Nghiên cứu đặc điểm sinh lý - Sinh thái cây đầu lân (Couroupita guianensis Aulb.) thuộc họ lộc vừng (Lecythidaceae) trong giai đoạn vườn ươm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH PHAN THỤY PHƯƠNG THẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ- SINH THÁI CÂY ĐẦU LÂN (Couroupita guianensis Aulb.) THUỘC HỌ LỘC VỪNG (Lecythidaceae) TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH: SINH THÁI HỌC Mã số: 60 42 60 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ MINH TRUNG TP.HCM, NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tất cả những số liệu và kết quả trình bày t

pdf100 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh lý - Sinh thái cây đầu lân (Couroupita guianensis Aulb.) thuộc họ lộc vừng (Lecythidaceae) trong giai đoạn vườn ươm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Phan Thụy Phương Thảo LỜI CẢM TẠ Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đạo tạo Thạc sĩ, hệ chính quy, khóa 2008 – 2011 của trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh. Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi của Ban Giám Hiệu và Phòng Sau Đại Học – Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Sài Gòn, Ban Giám Hiệu Trường Trung Học Thực Hành Sài Gòn, Ban Chủ Nhiệm và Thầy Cô Khoa Sinh Học – Đại Học Sư Phạm Tp. Hồ Chí Minh và Khoa Sư phạm Tự nhiên – Đại học Sài Gòn. Nhân dịp này tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước những sự quan tâm, giúp đỡ quý báu. Kết quả của luận văn này không thể tách rời sự chỉ dẫn nhiệt tình của người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Minh Trung. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ dẫn chân tình của Thầy hướng dẫn khoa học. Trong quá trình làm luận văn, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ và cổ vũ chân thành của Ba Mẹ, các em trong gia đình, các bạn đồng nghiệp và các Ni, Sư, Phật tử của chùa Tường Quang. Tác giả xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ sự giúp đỡ, cổ vũ vô tư đó. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 8 năm 2011 Phan Thụy Phương Thảo DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT APG : Angiosperm Phylogeny Group DR0 R: Đường kính cổ rễ DRt R: Đường kính tán H : Chiều cao ℓ : Kích thước lóng TpHCM: Thành phố Hồ Chí Minh R : Ruột bầu MỤC LỤC 1TLỜI CAM ĐOAN1T ................................................................................................................. 1 1TLỜI CẢM TẠ1T ....................................................................................................................... 2 1TDANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT1T ...................................................... 3 1TMỤC LỤC1T ............................................................................................................................ 4 1TChương 1 – Mở đầu1T ............................................................................................................. 6 1T .1.Tính cấp thiết của đề tài1T ...................................................................................................................... 6 1T .2.Mục tiêu nghiên cứu1T ........................................................................................................................... 6 1T .3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu1T ....................................................................................................... 6 1T .3.1.Đối tượng nghiên cứu:1T ................................................................................................................ 6 1T .3.2.Phạm vi nghiên cứu:1T ................................................................................................................... 7 1T .4.Đóng góp của luận văn1T ....................................................................................................................... 7 1T .5.Bố cục của luận văn1T............................................................................................................................ 7 1TChương 2 – Tổng quan tài liệu1T ............................................................................................ 8 1T2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên của khu vực nghiên cứu1T.................................................................. 8 1T2.1.1. Điều kiện tự nhiên1T ...................................................................................................................... 8 1T2.1.2. Các nguồn tài nguyên1T ................................................................................................................. 9 1T2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu1T .......................................................................................................... 11 1T2.2.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với cây gỗ non trong giai đoạn vườn ươm1T................... 11 1T2.2.2. Những nghiên cứu về gieo ươm các loài cây gỗ1T ....................................................................... 13 1T2.2.3. Tình hình nghiên cứu cây Đầu Lân trong và ngoài nước1T ........................................................... 15 1TChương 3 – Phương pháp nghiên cứu1T .............................................................................. 16 1T3.1. Cơ sở khoa học:1T ............................................................................................................................... 16 1T3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu1T .................................................................................................... 16 1T3.3. Vật liệu và phương tiện hỗ trợ nghiên cứu1T ....................................................................................... 16 1T3.4. Các phương pháp tiến hành thí nghiệm1T ............................................................................................ 17 1T3.4.1. Ngoài tự nhiên1T ......................................................................................................................... 17 1T3.4.2. Bố trí thí nghiệm trong vườn ươm1T ............................................................................................ 17 1T3.4.3. Phương tiện xử lý và phân tích số liệu1T ...................................................................................... 19 1TChương 4 – Kết quả và thảo luận1T ..................................................................................... 21 1T4.1. Đặc điểm hình thái của cây Đầu lân1T ................................................................................................. 21 1T4.2. Phân loại, vị trí loài trong hệ thống sinh giới1T ................................................................................... 25 1T4.3. Kết quả trồng cây con tại vườn ươm1T ................................................................................................ 25 1T4.3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến tăng trưởng của cây con1T.............................................................. 25 1T4.3.1.1. Trồng cây:1T ........................................................................................................................ 25 1T4.3.1.2.Kết quả:1T ............................................................................................................................. 26 1T4.3.2.Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tăng trưởng của cây con:1T ................................................. 44 1T4.3.2.1.Trồng cây:1T ......................................................................................................................... 44 1T4.3.2.2.Kết quả:1T ............................................................................................................................. 44 1TChương 5 – Kết luận và kiến nghị1T..................................................................................... 62 1T5.1. Kết luận1T ........................................................................................................................................... 62 1T5.1.1.Về phân loại:1T............................................................................................................................. 62 1T5.1.2.Đặc điểm hình thái:1T ................................................................................................................... 62 1T5.1.3.Cách thu hạt:1T ............................................................................................................................. 62 1T5.1.4.Trong vườn ươm:1T ...................................................................................................................... 62 1T5.2. Kiến nghị:1T ....................................................................................................................................... 64 1T ÀI LIỆU THAM KHẢO1T ................................................................................................. 65 1TPHỤ LỤC1T ........................................................................................................................... 69 Chương 1 – Mở đầu 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Cây xanh – Một phần không thể thiếu tại các thành phố lớn như Tp Hồ Chí Minh. Cây xanh không chỉ giúp làm giảm ô nhiễm không khí, giảm tiếng ồn, cho bóng mát, tăng vẻ mỹ quan mà còn có thể giúp tinh thần bớt căng thẳng và sảng khoái. Trên đường phố, công viên và nhất là trong trang trí ngoại thất, việc lựa chọn cây xanh phù hợp làm nguyên liệu thiết kế đóng vai trò quan trọng. Cây Đầu lân (Couroupita guianensis Aubl.) thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceae) là loài cây che bóng, có hoa đẹp, nở quanh năm, hương thơm thanh thoát và có ý nghĩa về tâm linh Phật giáo. Do đó, hiện nay, cây được trồng rải rác trong 1 số công viên như Tao Đàn, Bình Quới, Thảo Cầm Viên… và trồng nhiều ở các chùa Kỳ Quang, Tường Quang, Xá Lợi, Vĩnh Nghiêm, Trung tâm Tịnh xá… Ngoài ra, đây cũng là loài cây có quả và lá được dùng làm dược liệu chữa các bệnh thông thường. Từ những ưu điểm nêu trên của loài cây này, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý - sinh thái cây Đầu lân (Couroupita guianensis Aubl.) thuộc họ Lộc vừng (Lecythidaceae) trong giai đoạn vườn ươm” để nghiên cứu sâu hơn về quá trình sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm và tiến tới phát triển loài cây có giá trị trang trí ngoại thất cao và có ý nghĩa Phật giáo đặc biệt này. 1.2.Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả các đặc điểm hình thái, minh họa bằng hình ảnh các bộ phận của cây như thân, lá, hoa, quả... - Xác định được các điều kiện thích hợp cho cây con phát triển ở giai đoạn vườn ươm như: + Xác định thành phần hỗn hợp ruột bầu khi gieo ươm + Xác định độ che bóng phù hợp 1.3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1.Đối tượng nghiên cứu: Cây Đầu lân (Couroupita guianensis) trong tự nhiên và được nhân giống trong vườn ươm. 1.3.2.Phạm vi nghiên cứu: + Nghiên cứu hình thái các bộ phận của cây Đầu lân để từ đó tra cứu theo các khóa tra mà định danh tên khoa học của loài. + Nghiên cứu các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Đầu lân với các điều kiện ánh sáng, thành phần hỗn hợp ruột bầu khác nhau để chọn ra công thức gieo ươm tốt nhất. 1.4.Đóng góp của luận văn - Bước đầu cung cấp một số thông tin làm cơ sở cho việc gieo ươm cây Đầu Lân con. - Miêu tả cụ thể, định danh và đặc điểm sinh lý của cây tại TpHCM. 1.5.Bố cục của luận văn Chương 1 – Mở đầu Chương 2 – Tổng quan tài liệu Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu Chương 4 – Kết quả và thảo luận Chương 5 – Kết luận và kiến nghị Chương 2 – Tổng quan tài liệu 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên của khu vực nghiên cứu 2.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý: Với tổng diện tích đất tự nhiên là 543,8884 ha, Hiệp Thành mang hình dáng của một tứ giác lồi về hướng Tây và Tây Bắc, nằm gọn giữa khúc lưng của Quận 12 – Thành phố Hồ Chí Minh, bốn hướng tiếp giáp với: Hướng Đông : Phường Thới An – Quận 12 Hướng Tây : Phường Tân Chánh Hiệp – Quận 12 và xã Thới Tam Môn – Hóc Môn Hướng Nam : Phường Tân Chánh Hiệp và phường Tân Thới Hiệp – Quận 12 Hướng Bắc : Xã Đông Thạnh – Huyện Hóc Môn. b. Địa hình, địa mạo: Hiệp Thành thuộc vùng đồng bằng Nam bộ, mang 2 dạng địa hình : thấp và cao. - Địa hình thấp : tương đối thấp và bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,6 – 0,8 m. - Địa hình cao : độ cao trung bình là 4,5 – 5 m. Với những đặc điểm trên, Hiệp Thành có khả năng phát triển cả về canh tác nông nghiệp cũng như thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng – kỹ thuật. c. Khí hậu: - Nằm trong vùng xích đạo nhiệt đới gió mùa của nước ta nên Hiệp Thành mang nét đặc trưng của khí hậu Đông Nam Bộ có 2 mùa rõ rệt : mùa khô và mùa mưa. + Mùa khô bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4, chiếm 10% lượng mưa cả năm. + Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11, với số ngày mưa khoảng 132 ngày, với lượng mưa bình quân là 1980 mm/ năm, chiếm 90% lượng mưa cả năm. - Nhiệt độ bình quân là 29P0PC, độ ẩm không khí trung bình 61%. - Hai hướng gió chủ đạo là Đông Nam và Tây Bắc, với vận tốc trung bình 2,5 m/s. d. Thủy văn : Phường được bao bọc về hướng Tây Bắc bởi kênh Trần Quang Cơ và rạch Cầu Dừa. Ngoài ra toàn lãnh thổ của phường không còn sông suối chảy qua nên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp, gây ít nhiều ảnh hưởng đến mùa màng ở địa phương. 2.1.2. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của phường Hiệp Thành là 543,8884 ha được chia theo từng loại đất như sau: - Đất nông nghiệp : 200,6440 ha - Đất ở : 195,7374 ha - Đất chuyên dùng : 147,5070 ha Hiện nay, trên địa bàng phường, toàn bộ diện tích đất đã được đưa vào sử dụng. Vì vậy, phần diện tích đất chưa sử dụng là 0,0 ha. Trong đó, về thổ nhưỡng có 3 thành phần đất chính: - Đất xám bạc màu - Đất cát pha - Đất xám trên phù sa cổ Ngoài ra có một phần nhỏ diện tích đất phù sa nhiễm phèn nhiều. Bảng 2: Phân loại đất đai phường Hiệp Thành, quận 12 Ký hiệu Phân loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) FAO/UNESCO Việt Nam ACd Dystric Acrisols Đất xám bạc màu 208,99 38,53 ACf Ferric Acrisols Đất nâu vàng trên phù sa cổ 207,16 38,20 ACh Haplic Acrisols Đất xám trên phù sa cổ 119,84 22,10 FLtp Protothionic Fluvisols Đất phù sa nhiễm phèn nhiều 6,36 1,17 (Nguồn : Bản đồ đất quận 12 – TP. Hồ Chí Minh) Điều này tạo điều kiện cho Hiệp Thành phát triển đa dạng về thành phần kinh tế, tuy vậy cũng gây hạn chế cho việc phát triển đồng đều, cân đối giữa các ngành dựa trên tiềm lực sẵn có ở địa bàn. b. Tài nguyên nước : Ở đây, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước ngầm với mực nước giếng đào sâu từ 8 - 10m. Nhìn chung, chất lượng nước tương đối tốt nên đại đa số hộ dân trong phường đều sử dụng hầu hết là giếng khoan, chỉ một số ít hộ dùng giếng đào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. 2.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 2.2.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với cây gỗ non trong giai đoạn vườn ươm a. Ánh sáng Theo các tài liệu của Kimmins (1998) [40]; Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5]; Vũ Thị Lan (2007) [18]; Nguyễn Thị Hà Linh (2009) [19]; Trương Thị Cẩm Nhung (2010) [22]: Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quanh hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây gỗ. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây gỗ non diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh đươc những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn vườn ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/ đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con. b. Nước Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây gỗ non. Hệ rễ cây con trong bầu cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo ra môi trường quá ẩm ; kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không khí. Nếu cây thiếu nước, chất nguyên sinh sẽ bị mất nước, chúng có thể chuyển sang trạng thái coaxecva hoặc trạng thái gel và kèm theo giảm hoạt động sống của chúng. Đồng thời khi mất nước có thể làm giảm tính bền vững của keo nguyên sinh chất và ở mức độ có thể gây nên biến tính keo nguyên sinh chất và cây sẽ chết (Hoàng Minh Tấn và ctv, 1994) [29]. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây non vườn ươm là việc làm rất quan trọng ( Larcher, 1983) [17]; (Nguyễn Văn Sở, 2004 ) [28]. c) Thành phần hỗn hợp ruột bầu Theo Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5]; Nguyễn Văn Sở (2003) [27]; Nguyễn Văn Thêm, Phạm Thanh Hải (2004) [33]; Vũ Thị Lan (2007) [18]; Trương Thị Cẩm Nhung (2010) [22]: Thành phần hỗn hợp ruột bầu là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng cây con trong vườn ươm. Hỗn hợp ruột bầu tốt phải đảm bảo những điều kiện lý tính và hóa tính giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh và nhanh. Một hỗn hợp ruột bầu nhẹ, thoáng khí, khả năng giữ nước cao nhưng nghèo chất khoáng cũng không giúp cây phát triển tốt. Ngược lại, một hỗn hợp ruột bầu chứa nhiều chất khoáng, nhưng cấu trúc đất nặng, khó thấm nước và thoát nước cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và chất lượng cây con. Thành phần hỗn hợp ruột bầu bao gồm đất, phân bón (hữu cơ, vô cơ) và chất phụ gia để đảm bảo điều kiện lý hóa tính của ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu. Đất được chọn làm ruột bầu thịt nhẹ, pH trung tính, không mang mầm mống sâu bệnh hại. Theo Nguyễn Xuân Quát (1985) [23], để giúp cây con sinh trưởng và phát triển tốt, vấn đề bổ sung thêm chất khoáng và cải thiện tính chất của ruột bầu bằng cách bón phân là rất cần thiết. Trong giai đoạn vươm ươm, những nhân tố được đặt biệt quan tâm là đạm, lân, kali và các chất phụ gia. d) Kích thước bầu Kích thước bầu là chỉ tiêu phản ánh khoảng không gian sinh sống của cây con. Mỗi loài cây khác nhau đòi hỏi một khoảng không gian để sinh trưởng, phát triển tốt. Kích thước bầu chi phối không chỉ đến hàm lượng dinh dưỡng nhiều hay ít, mà còn đến ánh sáng và nước, hình dạng và tình trạng phát triển của hệ rễ và thân cây. Kích thước bầu còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và kĩ thuật trồng rừng. Kích thước bầu quá lớn sẽ gây bất lợi cho việc vận chuyển cây con tới nơi trồng rừng, tốn nhiều hỗn hợp ruột bầu…; do đó chi phí trồng rừng cao. Kích thước bầu quá nhỏ dẫn đến thu hẹp không gian sinh sống, làm giảm hàm lượng dinh dưỡng, ánh sáng, nước; kết quả cũng ảnh hưởng đến chất lượng cây con. Vì thế, trong giai đoạn vườn ươm kích thước bầu được nhiều tác giả quan tâm (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23]; (Nguyễn Minh Đường, 1985) [9]; (Nguyễn Văn Thêm, 2002) [30]; (2003) [31]; (Nguyễn Tuấn Bình, 2002) [5]; (Vũ Thị Lan, 2007) [18]. Kích thước bầu cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây: (1) giữ cây đứng vững, hệ rễ phát triển bình thường ; (2) cung cấp đầy đủ ánh sáng và chất khoáng cho cây con; (3) tiết kiệm không gian gieo ươm; (4) dễ vận chuyển và xử lý khi đem trồng. 2.2.2. Những nghiên cứu về gieo ươm các loài cây gỗ a. Trên thế giới: Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Khurama và Singh (2000) [39] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mấm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đáng giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea taluranh, Sovalis, Hopea helferei và Vatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Theo Thomas (1985) [41], chất lượng cây con có quan hệ với tình trạng chất khoáng. Nito và phốt pho cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá. Phân tích thành phần hóa học của mô là một cách duy nhất để đo lường mức độ thiếu hụt dinh dưỡng của cây con. b. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu gieo ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặc các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, đất, hỗn hợp ruột bầu, chế độ nước và kích thước bầu. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn của cây con đem trồng. Nghiên cứu gieo ươm thông nhựa (Pinus merkusii), Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] cũng đã tập trung xem xét ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu. Tương tự Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã thực hiện với loài Bần chua ở giai đoạn vươn ươm. Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] và Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã phân chia 5 mức che ánh sáng: không che (đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%. Để thăm dò phản ứng của cây con với phân bón, Nguyễn Xuân Quát (1985) [23] và Hoàng Công Đãng (2000) [8] đã bón lót super lân, clorua kali, sulphat amôn với tỷ lệ từ 0 – 6% so với trọng lượng ruột bầu. Đối với phân hữu cơ, các tác giả thường sử dụng phân chuồng (phân trâu, phân bò và phân heo) với liều lượng từ 0 – 25% so với trọng lượng bầu. Một số nghiên cứu cũng hướng vào xem xét phản ứng của cây gỗ non với nước. Tuy vậy, đây là một vấn đề khó, bởi vì hiện nay còn thiếu những điều kiện nghiên cứu cần thiết (Nguyễn Xuân Quát, 1985) [23]. Từ năm 1980 – 1985, Nguyễn Minh Đường [9] và nhiều tác giả khác cũng có những nghiên cứu chi tiết về gieo ươm và trồng rừng sao dầu ở rừng miền Đông Nam Bộ. Năm 1997, Nguyễn Thị Mừng [20] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườm ươm. Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 – 4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 – 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai có hàm lượng diệp lục a,b và tổng số cao hơn, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%. Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu về cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K.) trong giai đoạn 6 tháng tuổi cũng cho thấy độ che sáng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của Huỳnh liên là 60% (Nguyễn Thị Cẩm Nhung, 2006) [21]. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của kích thước bầu đến sinh trưởng của cây gỗ non cũng đã được nhiều tác giả quan tâm. Theo Nguyễn Tấn Bình (2002) [5], kích thước bầu thích hợp cho gieo ươm Dầu song nàng là 20 x 30 cm, đục 8-10 lỗ. Một vấn đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu là thành phần hỗn hợp ruột bầu. Theo Nguyễn Văn Sở (2004) [29], sự phát triển của cây con phụ thuộc không chỉ vào tính di truyền của cây mà còn vào môi trường sinh trưởng của nó (tính chất lý hóa của ruột bầu). Tuy nhiên không phải tất cả các loài cây đều cần một loại hỗn hợp như nhau, mà chúng thay đổi tùy thuộc vào đặc tính sinh thái học của mỗi loài cây. Theo Nguyễn Thị Mừng (1997) [20], thành phần ruột bầu được cấu tạo từ 79% đất + 18% phân chuồng + 0,5% N + 2% P + 0,5% K hoặc 80% đất + 15% phân chuồng + 1% N +3% P +1% K sẽ đảm bảo cho cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) sinh trưởng tốt trong giai đoạn vườn ươm. Khi nghiên cứu gieo ươm Dầu song nàng (Dipterrocarpus dyeri) của Nguyễn Tuấn Bình (2002) [5], Chiêu liêu nước (terminalia calamansanai) của Nguyễn Văn Thêm và Phạm Thanh Hải (2004) [33], cây Huỳnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) của Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [21], các tác giả đều đi đến kết luận: hỗn hợp ruột bầu có ảnh hưởng rất nhiều đến sinh trưởng của cây con. 2.2.3. Tình hình nghiên cứu cây Đầu Lân trong và ngoài nước a. Ở nước ngoài Cây Đầu lân được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet đặt danh pháp khoa học vào năm 1755. [45] Cây Đầu lân phổ biến trong khu rừng tân nhiệt đới, đặc biệt là ở lưu vực sông Amazon. Nó có nguồn gốc ở Guyana (Nam Mỹ). Ngày nay cây này có thể tìm thấy ở Ấn Độ, miền nam dãy núi Hy Mã Lạp, và về sau được trồng nhiều nơi ở Nam Á và Đông Nam Á. Đây còn là loại cây trồng đường phố khá phổ biến tại Thái Lan, Singapore… b. Ở Việt Nam Cây Đầu lân được người trong giới cây cảnh Việt Nam gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Cây Sala, cây Hàm rồng, cây Vô ưu, cây Ngọc kỳ lân. Cây được trồng trong các công viên và chùa chiềng. Cây đã được Trần Hợp mô tả về hình thái, phân bố và công dụng trong “Cây cảnh, hoa Việt Nam” xuất bản năm 2000 [10], “Cây xanh và cây cảnh Sài Gòn” [12] và “Tài nguyên cây gỗ Việt Nam” [11] xuất bản năm 2002. Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu 3.1. Cơ sở khoa học: Sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái; trong đó, một số nhân tố sinh thái giữ vai trò chủ đạo hay trội hơn nhân tố khác. Trong điều kiện vườn ươm, nhân tố chủ đạo thường là ánh sáng (hay độ tàn che), nước, thành phần hỗn hợp ruột bầu (dinh dưỡng), kích thước bầu (hay mật độ gieo ươm), độ sâu lấp đất… Mặt khác, theo quy luật giới hạn sinh thái của Shelford, 1913 (dẫn theo Nguyễn Tuấn Bình) [5], mỗi giai đoạn sống của cây chỉ thích ứng với một biên độ tác động nhất định của nhân tố sinh thái. Trong biên độ sinh thái của một loài, có một khoảng xác định của nhân tố sinh thái mà tại đó cho phép cây sinh trưởng tốt nhất. Vì thế, trong nghiên cứu một mặt phải xác định được biên độ thích ứng của cây con với các nhân tố sinh thái, mặt khác phải tìm được ngưỡng tác động thích hợp của nhân tố sinh thái mà tại đó, cây con sinh trưởng và phát triển tốt. Để giải quyết yêu cầu đặt ra, tác giả đã sử dụng phương pháp sinh thái học thực nghiệm. Bằng phương pháp thực nghiệm, trước hết xem xét phản ứng sinh trưởng của cây con theo một cấp biến đổi của nhân tố sinh thái. Sau đó, thông qua phương pháp phân tích đối chiếu, đi đến xác định ngưỡng tác động thích hợp của nhân tố sinh thái đối với sinh trưởng của cây con. 3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2011 - Địa điểm: + 1 số địa điểm có trồng cây Đầu lân trong Tp Hồ Chí Minh như: Thảo Cầm Viên, Tao Đàn, Trung tâm Tịnh xá, chùa Tường Quang… + Vườn ươm Hiệp Thành, Quận 12 (thuộc Công ty Công viên cây xanh Tp.Hồ Chí Minh) 3.3. Vật liệu và phương tiện hỗ trợ nghiên cứu - Vật liệu: + Hạt: Quả sau khi thu lượm tại các địa điểm ngoài tự nhiên, được tách riêng lấy hạt để chuẩn bị nguồn hạt gieo ươm cây con. + Đất trồng: Đất gieo ươm cây con được lấy từ Quận 12, sử dụng tầng đất mặt có chiều dày 20cm. + Hỗn hợp ruột bầu gieo trồng gồm đất trồng: phân chuồng: xơ dừa: tro trấu với tỷ lệ sử dụng theo các nghiệm thức. + Túi bầu poly etylen có kích thước 10x15cm và 20x30cm để cấy cây con. - Phương tiện hỗ trợ: + Máy ảnh kỹ thuật số: dùng để chụp và lưu lại các hình ảnh về các bộ phận của cây Đầu lân trong tự nhiên, trong gieo ươm và các hình ảnh khác trong quá trình thực hiện luận văn. + Thước thẳng, thước kẹp palme, cân để đo kích thước, khối lượng của quả, lá và thân cây con. 3.4. Các phương pháp tiến hành thí nghiệm 3.4.1. Ngoài tự nhiên a. Thu thập hình ảnh về hình thái của cây Đầu lân Sử dụng máy ảnh để chụp và lưu lại các bộ phận của cây Đầu lân ở một số địa điểm trong thành phố nhằm mục đích minh họa cho phần mô tả về hình thái của cây. b. Thu thập và ngâm hạt để gieo Sau khi thu lượm quả ngoài tự nhiên, cạo bỏ bớt phần thịt ở phía ngoài, tách riêng lấy hạt để gieo ươm. Nhằm kích thích cho hạt nảy mầm, dùng phương pháp phổ biến là ngâm hạt trong nước khoảng 6 – 8h. Sau đó là gieo hạt vào bầu. 3.4.2. Bố trí thí nghiệm trong vườn ươm a. Nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng cây con - Gieo hạt vào bầu, hỗn hợp đất bầu gồm đất và phân hữu cơ trộn theo tỷ lệ đất thịt nhẹ 90% + phân hỗn hợp 10%. - Sắp xếp bầu vào 4 lô thí nghiệm ở vườn ươm, mỗi lô gồm 100 bầu với chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện chiếu sáng khác nhau: + Lô 1 (che bóng 75%): dùng 3 lớp lưới phủ lên giàn để 25% ánh sáng lọt vào. + Lô 2 (che bóng 50%): dùng 2 lớp lưới phủ lên giàn để 50% ánh sáng lọt vào. + Lô 3 (che bóng 25%): dùng 1 lớp lưới phủ lên giàn để 75% ánh sáng lọt vào. + Lô 4 (ánh sáng 100%): không che bóng. - Mỗi lô gắn bảng chú thích và chụp hình định kỳ hàng tháng để so sánh kết quả giữa các lô. • Chỉ tiêu theo dõi và cách thức đo đếm: Mỗi lô thí nghiệm được tiến hành đo đếm với tổng số cây còn sống. Thời gian đo đếm được thực hiện theo định kỳ hàng tháng. o Tỷ lệ sống của cây: đếm tổng số cây còn sống của mỗi lô che bóng qua từng tháng. o Chiều cao cây (H, cm): đo từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây, bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm. o Đường kính cổ rễ (DR0R, mm): đo cách mặt bầu 5cm, bằng thước kẹp Palme với độ chính xác 0,1mm. o Đường kính tán (DRtR, cm): đo độ xòe tán rộng nhất của cây, bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm. o Số lá trên cây: đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi loại R o Kích thước lóng (ℓ, cm): đo bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1cm. o Tính sinh khối (B, g/cây) Sinh khối tươi và khô tuyệt đối được xác định bằng cách cân đo trọng lượng của 3 cây trung bình / lô thí nghiệm ở vào tháng thứ 6. Để đo trọng lượng tươi, các mẫu cây được nhổ lên, phun nước cho sạch đất, để ráo nước và cân tổng trọng lượng / cây. Sau đó, tách thành các bộ phận (thân, lá, rễ) và cân riêng. Để đo sinh khối khô, các mẫu cây được đưa vào tủ sấy ở nhiệt độ 105P0PC trong 20 phút; sau đó, hạ thấp nhiệt độ đến 80P0PC cho đến khi khô kiệt. Trọng lượng cây ._.(khô và tươi) được đo lặp lại 3 lần bằng cân phân tích với độ chính xác đến 0,01 gram; lấy kết quả trung bình của 3 lần đo. Tỷ lệ chất khô / sinh khối tươi được tính theo phần trăm. Phương pháp tính sinh khối được tiến hành tại khoa Sinh Hóa, trường Đại học Sài Gòn. b. Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây con - Thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm bao gồm đất + phân chuồng + xơ dừa + tro trấu được trộn theo tỷ lệ nghiệm thức. Các thành phần hỗn hợp ruột bầu được trộn đều rồi vô bầu. - Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên. - Theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây con sau gieo trong thời gian 6 tháng. Bảng 3. Thành phần hỗn hợp ruột bầu Ký hiệu nghiệm thức R1 R2 R3 R4 Đất đen (%) 90 90 90 90 Phân chuồng (%) 10 5 5 5 Xơ dừa (%) 0 5 0 2,5 Tro trấu (%) 0 0 5 2,5 Hình 3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lần lặp 1 R1 R2 R3 R4 Lần lặp 2 R4 R1 R2 R3 Lần lặp 3 R3 R4 R1 R2 • Chỉ tiêu theo dõi: Tương tự với các chỉ tiêu theo dõi ở nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần hỗn hợp ruột bầu gieo ươm đến sinh trưởng cây con. Gồm: o Tỷ lệ sống của cây o Chiều cao cây (H, cm) o Đường kính cổ rễ (DR0 R, mm) o Đường kính tán (DRtR, cm) o Số lá trên cây , kích thước lóng (ℓ, cm) o Tính sinh khối 3.4.3. Phương tiện xử lý và phân tích số liệu Tất cả các số liệu đo đếm về tỷ lệ sống của cây, chiều cao (H, cm), đường kính cổ rễ (DR0R, mm), đường kính tán (DRtR, cm), số lá trên cây, kích thước lóng (l, cm) và sinh khối của Đầu Lân ở các giai đoạn tuổi khác nhau trên các nghiệm thức đều được xử lý bằng phương pháp thống kê. Trước hết, tính các đặc trưng thống kê mô tả cho các tham số đường kính, chiều cao, sinh khối… (trị bình quân, phương sai, sai tiêu chuẩn mẫu, biến động…). Sau đó, thực hiện việc so sánh từng chỉ tiêu bằng phương pháp phân tích phương sai. Mô hình phân tích thống kê có dạng: Yij = µ + αRiR + βRjR + ɛRijR; trong đó: + Yij – biến phụ thuộc (H, DR0R…) + µ = ∑∑ == ni i r in 11 1 Yij + αRiR – tham số đặc trưng cho ảnh hưởng của yếu tố thí nghiệm, i = 1, 2 …a; + βRjR – tham số đặc trưng cho ảnh hưởng của khối, j = 1, 2 …r; + ɛRijR – sai số ngẫu nhiên, ɛ RijR có phân bố N(0, δP2P). Giả thuyết HR0R đặt ra là các nghiệm thức và các khối ảnh hưởng đồng đều đến kết quả thí nghiệm, nghĩa là: HR0R: αR1R = αR2R = … = αRrR = 0 hay µR1 R= µR2 R= … = µRr R= µ HRaR: µR1 R≠ µR2 R≠ …R R≠ µRr Những tính toán thống kê mô tả và kiểm định các giả thuyết được thực hiện bằng phần mềm thống kê Statgraphics 3.0 và bảng tính Excel. Sau đó, những kết quả tính toán được tổng hợp thành bảng và đồ thị để phân tích. Chương 4 – Kết quả và thảo luận 4.1. Đặc điểm hình thái của cây Đầu lân Dựa vào các tài liệu của Trần Hợp (2000) [10]; (2002) [11, 12]; Nguyễn Bá (2009) [2]; Hoàng Thị Bé (2004) [4]; Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2003) [25]; Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2005) [26] và các trang [42], [45] cùng với quá trình khảo sát đặc điểm hình thái cây Đầu Lân trong tự nhiên thì cây Đầu Lân có những đặc điểm sau: Cây: Cây gỗ lớn, cao 8 – 15m. Thân thẳng, vỏ màu xám, xốp mềm, nứt nông. Cành phân sớm, mập, cong queo. Cành mang hoa thường mọc thành 2 nhánh lớn đều nhau, buông rũ xuống, có thể dài đến 2m. Tán cây dạng nón và rậm rạp. Gốc cây to, có thể đạt 180cm. Lá: Lá đơn mọc chụm ở đầu cành, dạng thuôn hình bầu dục dài hay hình giáo, đầu tù rộng, nhọn. Gốc thuôn hẹp dần theo cuống, dài 15 – 30cm, bóng nhẵn, dai cứng và dầy. Lá non màu xanh mạ, khi già màu sậm hơn. Mép cứng nguyên. Gân lá thuôn đều, cong lại. Cuống lá ngắn 0,3 – 0,5 cm. Cây thay lá mùa thu. Hoa: Cụm hoa chùm mập, dài (có khi đến 3m) uốn cong ra, và tập trung ngay trên thân, cành già. Hoa lớn gần hình cầu, đường kính từ 7 – 10cm. Cánh hoa gồm 6 cánh, hợp ở gốc thành ống cao 1,5 cm, thùy dày rộng, cong úp lên nhau, nở ra tròn đều, có màu hồng đỏ ở trong, vàng ở mặt ngoài. 6 cánh đài dày ở gốc, dạng bầu dục nhọn. Nhụy cái nhiều, dính liền nhau thành một vòng, đường kính 3cm, toả tròn. Nhị đực kết chụm vòng lên, đối diện vào nhụy cái. Nhị đực vàng, nhiều, nhỏ, dính nhau trên 1 phiến rộng dày cong theo cánh hoa, xòe rộng, kín cả bọng hoa. Cánh hoa và nhụy hoa đều có mùi rất thơm và hương tỏa xa. Bầu hạ. Hoa có quanh năm. Hoa thức: * ♀ KR6 RCR6 RAR∞ RG R∞ Hoa đồ: Quả: Ở những cây lâu năm và đúng điều kiện sinh trưởng, cây mới có quả. Quả mọng mọc thành cụm, hình cầu lớn như trái đạn thần công nên tên tiếng Anh còn gọi là Canonball tree, màu nâu nhạt, mùi hắc khó ngửi, thịt nạc, hạt nhiều (200 – 300 hạt/quả). Quả non có màu nâu đỏ, khi chín, tự rụng. Quả chín rất hôi, mặt ngoài có màu nâu, vỏ quả già như quả dừa, đường kính có thể đạt hơn 60cm, nặng gần 5kg. Khi quả chín nẫu và mùi nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Quả già bổ ra, thấy có nhiều múi nạc bao hạt giống quả bình bát. Trong quá trình nhào nặn để lấy hạt, nạc quả chuyển từ màu vàng kem sang màu xanh tím, nhuộm vào tay. Hình 4.1. Các bộ phận của cây Đầu lân Couroupita guianensis Aulb. Hình 4.2. Cây Đầu lân Couroupita guianensis Aulb. 4.2. Phân loại, vị trí loài trong hệ thống sinh giới Trên cơ sở hệ thống phân loại, dựa vào định nghĩa hệ thống học của Simpson và các tài liệu Trần Hợp (2000) [10]; (2002) [11, 12]; Nguyễn Tiến Bân (1997) [3]; Hoàng Thị Bé (2004) [4]; Hoàng Thị Sản, Nguyễn Phương Nga (2003) [25]; Hoàng Thị Sản, Hoàng Thị Bé (2005) [26] và các trang [42], [43], [44], [45] vị trí của cây Đầu Lân trong hệ thống phân loại sinh giới được xác định như sau: Domain: Eukaryota (Whittaker & Margulis,1978) Giới Plantae (Haeckel, 1866) Phân giới Virideaplantae (Cavalier-Smith 1981) Ngành Magnoliophyta (A. Takhtajan, W.Zimm, 1966; A.Cronquist, 1981 & APG, 2003) Phân ngành Euphyllophytina Lớp Magnoliopsida (A. Takhtajan, 1980 & A.Cronquist, 1981) Phân lớp Rosidae (A. Takhtajan, 1980 & A.Cronquist, 1981) Bộ Myrtales (H.Reichenbach 1866, A.Cronquist, 1981 & APG, 2003) Họ Lecythidaceae (A.Rich, 1829; APG, 2003 & Mori et al., 2007) Chi 0TCouroupita (0TJ.F.Aulblet, 1755) Loài Couroupita surinamensis (J.F.Aulblet, 1755 & Mart. ex O. Berg, 1874) 4.3. Kết quả trồng cây con tại vườn ươm 4.3.1. Ảnh hưởng của ánh sáng đến tăng trưởng của cây con 4.3.1.1. Trồng cây: a. Chuẩn bị bầu: 3 tháng đầu, số lượng bầu được sử dụng là 400 bầu. Kích thước bầu 10 x 15cm. Vỏ bầu được làm bằng chất dẻo tổng hợp PE có đục lỗ tròn đường kính 5mm ở 2 bên và dưới đáy. Thành phần ruột bầu gồm: đất thịt (75%), đất cát (25%), phân hỗn hợp (10%). Sắp xếp 400 bầu vào 4 lô, mỗi lô rộng 1m5, dài 1m5, tưới nước cho ẩm, lượng nước tưới 10 - 15lít/mP2P. Mỗi bầu gieo 1 hạt, dùng que chọc lỗ trong đất bầu sau khoảng 1cm rồi cho hạt vào, lấp đất và ém nhẹ. 3 tháng sau, đảo bầu. Số lượng bầu sử dụng là 355 bầu tương ứng với số lượng cây còn sống. Kích thước 20 x 30cm, không đổi thành phần đất trong ruột bầu. Mỗi bầu cho đất vào ½ ruột. Sau đó, chuyển toàn bộ đất và cây từ bầu cũ sang bầu mới, rồi cho thêm đất vào bầu để ém chặt cây. b. Tiến hành che bóng: 3 tháng đầu, làm giàn che cao khoảng 50cm, dùng lưới phủ lên 3 lô, bố trí mỗi lô là 1 độ che phủ khác nhau (75%, 50% và 25%). 3 tháng sau, vẫn dùng 3 loại lưới trên nhưng làm giàn che cao lên 1m. c. Chăm sóc – Tưới nước: Trong 6 tháng thực hiện, hằng ngày, tưới nước bằng vòi sen 2 lần vào 2 buổi: sáng, chiều, mỗi lần 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ. 4.3.1.2.Kết quả: a. Về cây mầm: - Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm là 15 – 20 ngày. - Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt có thể bị lép, bị kiến ăn, ở những lô che bóng thì tỷ lệ hạt nảy mầm cao hơn. - Các cây con mọc ở lô được che bóng nhiều có lóng dài, thân nhỏ, lá to, sậm màu hơn so với lô không che bóng. - Các loại sâu bệnh: + Châu chấu, sâu xanh và sâu bướm ăn lá + Lá có đốm trắng, lá xoắn - Một số biện pháp đề nghị để cây phát triển tốt trong vườn ươm: + Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu, làm sạch cỏ ở xung quanh vườn ươm. + Thường xuyên kiểm tra và bắt sâu, cào cào gây hại cho cây. + Đối với lá có đốm trắng, lá xoắn thì hái bỏ, phơi khô và đốt. Hình 4.3. Các dạng sâu bệnh ở cây Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. A. Sâu ăn lá; B. Cào cào; C. Bệnh lá xoắn; D. Bệnh đốm trắng b. Tỉ lệ sống của cây con trong điều kiện vườn ươm: Kết quả thu được qua 6 tháng gieo ươm và theo dõi tỷ lệ sống của các cây con ở các lô che bóng: Bảng 4.1. Tỉ lệ sống của cây con ở 4 lô Lô Tháng 1 2 3 4 5 6 4 (không che nắng) 76 70 70 70 70 70 3 (che 25%) 99 99 97 97 97 97 2 (che 50%) 97 95 95 95 95 95 1 (che 75%) 99 93 93 93 93 93 Hình 4.4. Đồ thị tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 2 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.1 cùng đồ thị 4.4 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Tỷ lệ sống của cây con qua 3 tháng đầu đều trên 90%, đặc biệt là ở lô 2 và lô 3 (trên 97%). Điều này cho thấy với mức độ che sáng vừa phải từ 25% (lô 3) đến 50% (lô 2) thì tỷ lệ sống của cây con sẽ cao. Lô 1 (75%) độ ẩm cao cây con dễ chết, lô 4 (không che nắng) lượng nắng cao làm lá dễ bị vàng và sâu bệnh. Từ tháng thứ 3 trở đi, sức sống của cây đã hoàn toàn ổn định về số lượng. c. Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự tăng trưởng của cây con: 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 Tháng Số cây Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 * Tăng trưởng về chiều cao: + Về hình thái: Lô 1 có chiều cao cây con thấp nhất, còn các cây ở lô 4 lại cao nhất. + Về chiều cao: theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của cây con trong vườn ươm sau 3 tháng, kết quả tăng trưởng chiều cao của cây như sau: Bảng 4.2. Chiều cao trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng H (cm) Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 6.64 ± 1.53 7.16 ± 1.36 8.35 ± 2.12 8.92 ± 1.91 2 10.49 ± 2.12 10.06 ± 2.01 12.75 ± 2.98 12.43 ± 2.12 3 19.47 ± 4.67 15.29 ± 3.23 18.61 ± 5.54 17.72 ± 3.83 4 30.71 ± 6.77 16.31 ± 4.35 25.28 ± 5.63 22.75 ± 4.09 5 40.51 ± 13.29 20.70 ± 4.74 32.74 ± 8.24 27.20 ± 5.94 6 51.36 ± 13.99 40.75 ± 9.65 32.83 ± 8.21 29.82 ± 6.52 Bảng 4.3. Gia tăng chiều cao trung bình của cây ở mỗi tháng Tháng Gia tăng chiều cao trung bình Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 - - - - 2 3.85 2.9 4.4 3.51 3 8.98 5.23 5.86 5.29 4 11.24 1.02 6.67 5.03 5 9.8 4.39 7.46 4.45 6 10.85 20.05 0.09 2.62 8.94 6.72 4.90 4.18 Hình 4.5. Đồ thị tăng trưởng chiều cao của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 3 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.2, 4.3 cùng đồ thị 4.5 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 4 đối chứng (không che nắng), tháng đầu tiên, có chiều cao thấp nhất (6,64cm). Tháng thứ 2, bắt đầu có sự tăng trưởng khá mạnh, tăng 3,85cm. Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, lô 1 luôn có sự tăng trưởng mạnh và chiều cao luôn dẫn đầu so với 3 lô còn lại. Lô 3 (25%) có sự tăng trưởng chậm qua từng tháng nhưng ở tháng cuối có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 20,05cm. Lô 1, lô 2 có sự tăng trưởng đồng đều qua từng tháng. Riêng ở 2 tháng đầu, đây là 2 lô có chiều cao trung bình khá cao so với các lô còn lại. Nhưng vào 2 tháng cuối, sự tăng trưởng chiều cao lại không nhiều. Trong đó, có lô 1 đạt chiều cao thấp nhất (29,82cm). Như vậy, trong 2 tháng đầu, có thể che bóng cho cây theo mức độ giảm dần để cây tăng trưởng tốt về chiều cao. Từ tháng thứ 3 trở đi, cây không cần che bóng. * Tăng trưởng về đường kính cổ rễ Bảng 4.4. Đường kính cổ rễ trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng DR0R (mm) Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 4.32 ± 0.85 4.06 ± 0.89 3.95 ± 0.36 3.87 ± 0.42 2 5.14 ± 0.84 4.70 ± 0.56 4.81 ± 0.72 4.58 ± 0.91 3 5.94 ± 0.96 5.18 ± 0.74 4.84 ± 0.85 4.88 ± 0.90 4 6.80 ± 0.65 6.16 ± 1.35 5.89 ± 1.52 5.29 ± 0.92 5 7.93 ± 1.77 6.55 ± 1.27 6.21 ± 1.42 6.31 ± 1.1 6 11.21 ± 2.91 8.24 ± 2.58 7.03 ± 1.47 6.99 ± 1.56 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Tháng H (cm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Bảng 4.5. Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình của cây ở mỗi tháng Tháng Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 - - - - 2 0.82 0.64 0.86 0.71 3 0.8 0.48 0.3 0.3 4 0.86 0.98 1.05 0.41 5 1.13 0.39 0.32 1.02 6 3.28 1.69 0.82 0.68 1.38 0.84 0.67 0.62 Hình 4.6. Đồ thị tăng trưởng DR0R của cây con trong vườn ươm Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 4 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.4, 4.5 cùng đồ thị 4.6 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 4 luôn có đường kính cổ rễ lớn nhất và sự gia tăng đường kính cổ rễ gần như là mạnh nhất qua từng tháng. Tháng thứ 3, đường kính cổ rễ ở lô 4 đạt 5,94mm; tăng 0,8mm; tháng thứ 5, đạt 7,93mm; tăng 1,13mm; đặc biệt là tháng cuối đạt 11,21mm; tăng 3,28mm. Lô 3 và lô 2 có đường kính cổ rễ và sự gia tăng đường kính cổ rễ gần như tương đương nhau. Ở tháng thứ 1; lô 2 đạt 3,95mm; lô 3 đạt 4,06mm. Tháng thứ 2; lô 2 đạt 4,81mm; lô 3 đạt 0 2 4 6 8 10 12 1 2 3 4 5 6 Tháng Do (mm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 4,7mm. Tháng thứ 4; lô 2 đạt 5,89mm tăng 1,05mm; lô 3 đạt 6,16mm tăng 0,98mm. Tháng thứ 5; lô 2 tăng 0,32mm; lô 3 tăng 0,39mm. Lô 1 luôn có đường kính cổ rễ nhỏ nhất và sự gia tăng đường kính cổ rễ không được đều so với lô 4 đối chứng. Tháng thứ 1; lô 1 chỉ đạt 3,87mm; tháng thứ 2 đạt 4,58mm; tháng thứ 4 đạt 5,29mm; tháng thứ 6 đạt 6,99mm. Đây là 4 tháng mà lô 1 có đường kính cổ rễ đạt thấp nhất so với 3 lô còn lại. Về sự gia tăng đường kính cổ rễ, tháng thứ 2 tăng 0,71mm nhưng tháng thứ 3 chỉ tăng 0,3mm; tháng thứ 5 tăng 1,02mm nhưng tháng thứ 6 chỉ tăng 0,68mm. Như vậy, qua 6 tháng theo dõi, chúng tôi nhận thấy đường kính cổ rễ lớn và sự gia tăng đường kính cổ rễ đồng đều khi độ che bóng giảm. * Tăng trưởng về đường kính tán: Bảng 4.6. Đường kính tán trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng DRtR (cm) Lô 4 (0%) Lô 3 (25%) Lô 2 (50%) Lô 1 (75%) 1 10.20 ± 2.25 13.12 ± 1.84 12.19 ± 2.82 13.63 ± 2.15 2 17.54 ± 3.18 17.93 ± 3.45 18.88 ± 4.23 20.38 ± 3.27 3 25.24 ± 5.71 20.48 ± 4.02 24.37 ± 5.55 23.51 ± 4.32 4 26.86 ± 7.48 22.09 ± 3.19 23.95 ± 6.52 22.1 ± 2.57 5 31.14 ± 9.52 25.29 ± 4.23 24.35 ± 6.84 23.57 ± 5.43 6 38.5 ± 9.79 28.03 ± 4.37 27.07 ± 5.80 25.73 ± 5.34 Bảng 4.7. Gia tăng đường kính tán trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng DRt Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 - - - - 2 7.34 4.81 6.69 6.75 3 7.7 2.55 5.49 3.13 4 1.62 1.61 -0.42 -1.41 5 4.28 1.66 0.4 5.45 6 7.36 2.55 2.72 3.42 5.66 2.64 2.98 3.47 Hình 4.7. Đồ thị tăng trưởng DRtR của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 5 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.6, 4.7 cùng đồ thị 4.7 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Ở lô 1 (75%), đường kính tán phát triển nhanh nhất ở 2 tháng đầu nhưng lại phát triển chậm nhất ở 2 tháng cuối. Tháng thứ 1, đường kính tán ở lô 1 đạt 13,63cm; tháng thứ 2 đạt 20,38 nhưng đến tháng thứ 5, đường kính tán ở lô 1 chỉ đạt 23,57cm; tháng thứ 6; đạt 25,73cm. Lô 2 (50%) và lô 3 (25%) có đường kính tán phát triển gần như tương đương nhau. Trong đó, lô 2 có đường kính tán nhỏ nhất vào tháng 3 chỉ đạt 20,48cm và tháng 4 đạt 22,09cm. Lô 4 (0%) đối chứng, phát triển đường kính tán chậm nhất trong 2 tháng đầu. Tháng thứ 1 chỉ đạt 10,20cm; tháng thứ 2 đạt 17,54cm. Từ tháng thứ 3 trở đi, lô 4 luôn có sự phát triển đường kính tán nhanh nhất so với 3 lô còn lại. Tháng thứ 3; lô 4 đạt 25,24cm; tháng thứ 4 đạt 26,86; tháng thứ 5 đạt 31,14cm; tháng thứ 6 đạt 38,5cm. Như vậy, đường kính tán cao khi che nắng cho cây ở 2 tháng đầu, những tháng sau, đường kính tán cao khi không che nắng. * Tăng trưởng về số lượng lá: Bảng 4.8. Số lượng lá trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng Số lượng lá trung bình Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 4.03 ± 1.01 3.90 ± 0.44 4.02 ± 0.35 3.90 ± 0.44 2 10.60 ± 1.50 9.29 ± 2.65 11.09 ± 2.38 7.59 ± 1.30 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng Dt (cm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 3 15.60 ± 3.58 13.94 ± 3.06 15.49 ± 4.01 11.76 ± 2.96 4 21.66 ± 7.79 17.63 ± 2.74 19.56 ± 3.84 17.11 ± 4.11 5 26.74 ± 6.49 20.39 ± 4.27 26.34 ± 4.03 18.48 ± 5.56 6 39.46 ± 10.24 30.6 ± 6.93 28.69 ± 6.17 38.47 ± 10.21 Bảng 4.9. Gia tăng số lượng lá trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng số lượng lá trung bình Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 - - - - 2 6.57 5.39 7.07 3.69 3 5 4.65 4.4 4.17 4 6.06 3.69 4.07 5.35 5 5.08 2.76 6.78 1.37 6 12.72 10.21 2.35 19.99 7.09 5.34 4.93 6.91 Hình 4.8. Đồ thị tăng trưởng số lượng lá của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 6 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.8, 4.9 cùng đồ thị 4.8 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 1 (75%) có số lượng lá hầu như là thấp nhất và sự tăng trưởng lá không đồng đều qua từng tháng. Tháng thứ 1; lô 1 chỉ đạt 3,9 lá. Tháng thứ 2 chỉ đạt 7,59 lá tăng 3,69 lá. Tháng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 Tháng Số lá Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 thứ 4 chỉ đạt 17,11 lá tăng 5,35 lá. Tháng thứ 5 chỉ đạt 18,48 lá tăng 1,37 lá. Tháng cuối cùng, đạt 38,47 lá tăng đến 19,99 lá. Lô 4 (0%) đối chứng có số lượng lá lớn nhất vào các tháng thứ 1 (4,03 lá), tháng thứ 4 (21,66 lá), tháng thứ 5 (26,74 lá) và tháng thứ 6 (39,46 lá). Ngoài ra, sự gia tăng số lượng lá ở lô 4 đồng đều, không đột ngột như lô 1. Lô 2 và lô 3 gần như tương đương nhau về số lượng lá và sự tăng trưởng số lượng lá. Như vậy, độ che bóng càng cao thì số lượng lá càng giảm và tăng trưởng về số lượng lá cũng không ổn định. * Tăng trưởng về kích thước lóng: Bảng 4.10. Kích thước lóng trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng ℓ (cm) Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 0.15 ± 0.05 0.19 ± 0.10 0.22 ± 0.10 0.31 ± 0.11 2 0.29 ± 0.10 0.33 ± 0.13 0.48 ± 0.20 0.56 ± 0.30 3 0.69 ± 0.32 0.81 ± 0.36 0.88 ± 0.45 1.02 ± 0.37 4 0.74 ± 0.37 0.94 ± 0.38 1.19 ± 0.50 1.06 ± 0.36 5 1.05 ± 0.46 1.08 ± 0.36 1.27 ± 0.49 1.18 ± 0.36 6 1.61 ± 0.78 1.19 ± 0.33 1.37 ± 0.46 1.19 ± 0.35 Bảng 4.11. Gia tăng kích thước lóng trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng kích thước lóng trung bình Lô 1 (0%) Lô 2 (25%) Lô 3 (50%) Lô 4 (75%) 1 - - - - 2 0.14 0.14 0.26 0.25 3 0.4 0.48 0.4 0.46 4 0.05 0.13 0.31 0.04 5 0.31 0.14 0.08 0.12 6 0.56 0.11 0.1 0.01 0.29 0.20 0.23 0.18 Hình 4.9. Đồ thị tăng trưởng ℓ của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 1, bảng 7 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.10, 4.11 cùng đồ thị 4.9 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Lô 1 (75%) có kích thước lóng dài nhất trong 3 tháng đầu: tháng thứ 1 đạt 0,31cm; tháng thứ 2 đạt 0,56cm; tháng thứ 3 đạt 1,02cm nhưng từ tháng thứ 4 thì sự tăng trưởng của lô 1 bắt đầu chậm lại. Đặc biệt ở tháng cuối, kích thước lóng chỉ đạt 1,19cm và tăng 0,01cm. Lô 2 (50%) luôn có sự tăng trưởng mạnh về kích thước lóng, đặc biệt vào tháng thứ 4 đạt 1,19cm tăng 0,31cm và tháng thứ 5 đạt 1,27cm tăng 0,08cm. Sau 6 tháng, đây là lô có kích thước lóng trung bình cao nhất 0,9cm. Lô 3 (25%) và lô 4 (0%) là 2 lô có kích thước lóng trung bình nhỏ nhất qua 6 tháng. Trong đó, lô 4 luôn có kích thước nhỏ nhất so với các lô còn lại: tháng thứ 1 chỉ đạt 0,15cm; tháng thứ 2 đạt 0,29cm; tháng thứ 3 đạt 0,69cm; tháng thứ 4 đạt 0,74cm; tháng thứ 5 đạt 1,05cm. Vậy, độ che bóng càng cao thì kích thước lóng càng dài. * Ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh khối của cây con: Bảng 4.12. Sinh khối của cây con ở từng lô sau 6 tháng Lô Sinh khối tươi (g/cây) Sinh khối khô (g/cây) Khô/Tươi (%) Rễ Thân Lá Tổng Rễ Thân Lá Tổng 4 4.95 5.23 10.81 20.99 1.93 2.26 3.47 7.66 36.49 3 4.76 4.22 9.19 18.17 1.56 2.08 2.81 6.45 35.5 2 4.52 3.74 8.35 16.61 1.44 1.85 2.43 5.72 34.43 1 2.34 2.47 5.11 9.92 0.76 0.89 1.75 3.4 34.27 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 1 2 3 4 5 6 Tháng l (cm) Lô 4 Lô 3 Lô 2 Lô 1 Hình 4.10. Đồ thị biểu hiện sinh khối của cây con ở từng lô sau 6 tháng Qua kết quả thống kê ở bảng 4.12 cùng đồ thị 4.10 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Qua bảng và hình, sinh khối tươi của cây con 6 tháng tuổi dưới các mức che bóng khác nhau dao động từ 9,92 – 20,99g/cây, còn sinh khối khô dao động từ 3,4 – 7,66g/cây. Tỷ lệ sinh khối khô so với sinh khối tươi ở các công thức thí nghiệm biến đổi từ 34,27 – 36,49%. Phân tích chi tiết cho thấy cả sinh khối tươi và sinh khối khô đều đạt cao nhất ở lô 4 (không che bóng) và thấp nhất ở lô 1 (che bóng 75%). Điều đó chứng tỏ với độ che bóng càng cao thì lượng sinh khối càng giảm. 0 5 10 15 20 25 1 2 3 4 Lô Sinh khối (g/cây) SKT SKK Hình 4.11. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 1 tháng tuổi Hình 4.12. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 2 tháng tuổi Hình 4.13. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 3 tháng tuổi Hình 4.14. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 4 tháng tuổi Hình 4.15. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 5 tháng tuổi Hình 4.16. Các lô Đầu lân Couroupita guianensis Aubl. 6 tháng tuổi 4.3.2.Ảnh hưởng của hỗn hợp ruột bầu đến tăng trưởng của cây con: 4.3.2.1.Trồng cây: a. Chuẩn bị bầu: Bảng 4.13. Thành phần ruột bầu Ký hiệu nghiệm thức R1 R2 R3 R4 Đất đen (%) 90 90 90 90 Phân chuồng (%) 10 5 5 5 Xơ dừa (%) 0 5 0 2,5 Tro trấu (%) 0 0 5 2,5 Sắp xếp phối ngẫu nhiên theo sơ đồ Hình 4.17. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Lần lặp 1 R1 R2 R3 R4 Lần lặp 2 R4 R1 R2 R3 Lần lặp 3 R3 R4 R1 R2 b. Chăm sóc – Tưới nước: Trong 6 tháng thực hiện, hằng ngày, tưới nước bằng vòi sen 2 lần vào 2 buổi: sáng, chiều, mỗi lần 10 lít/lô. Trong quá trình cây phát triển, thường xuyên làm cỏ và theo dõi sâu bệnh, khi cây có hiện tượng rễ phát triển ra ngoài bầu thì tiến hành đảo bầu và xén rễ. 4.3.2.2.Kết quả: a. Về cây mầm: - Thời gian hạt nảy mầm từ lúc ươm là 10 – 15 ngày, kết thúc nảy mầm là 15 – 20 ngày. - Tỉ lệ hạt bị hư hỏng khi đã ươm gieo là không đáng kể, các hạt có thể bị lép, bị kiến ăn - Tỉ lệ hạt nảy mầm cao và đồng đều giữa các lô. - Các loại sâu bệnh: + Châu chấu, sâu xanh và sâu bướm ăn lá + Lá có đốm trắng, lá xoắn - Một số biện pháp đề nghị để cây phát triển tốt trong vườn ươm: + Vệ sinh cỏ ở luống trước và sau khi đặt bầu, làm sạch cỏ ở xung quanh vườn ươm. + Thường xuyên kiểm tra và bắt sâu, cào cào gây hại cho cây. + Đối với lá có đốm trắng, lá xoắn thì hái bỏ, phơi khô và đốt. b. Tỉ lệ sống của cây con trong điều kiện vườn ươm: Bảng 4.14. Tỉ lệ sống của cây con ở 4 nghiệm thức Tháng Số cây còn sống R1 R2 R3 R4 1 58 56 57 60 2 58 56 57 59 3 58 56 57 57 4 58 56 57 57 5 58 56 57 57 6 58 56 57 57 Hình 4.18. Đồ thị tỉ lệ sống của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 9 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.14 cùng đồ thị 4.18 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Tỷ lệ sống của cây con ở 4 loại ruột bầu là trên 95%, trong đó các cây ở 3 loại R1, R2, R3 có tỷ lệ sống là 100%. Như vậy, thành phần ruột bầu nếu giảm đi lượng phân chuồng, thay vào đó là xơ dừa, hoặc tro trấu, hoặc cả xơ dừa và tro trấu thì tỷ lệ sống của cây con sẽ đạt 100%. 54 55 56 57 58 59 60 61 1 2 3 4 5 6 Tháng Số cây R1 R2 R3 R4 c. Ảnh hưởng của hỗn hợp R đến sự tăng trưởng của cây con: * Tăng trưởng về chiều cao: Bảng 4.15. Chiều cao trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng H (cm) R1 R2 R3 R4 1 6.79 ± 1.24 6.38 ± 1.26 6.93 ± 1.22 6.73 ± 1.70 2 11.72 ± 2.88 10.25 ± 2.79 11.46 ± 2.84 11.71 ± 3.49 3 18.00 ± 3.55 14.54 ± 4.17 16.68 ± 3.92 16.95 ± 3.51 4 26.88 ± 5.77 21.16 ± 5.44 20.61 ± 5.12 25.42 ± 5.24 5 41.93 ± 13.66 37.32 ± 10.04 47.19 ± 8.76 36.75 ± 10.83 6 49.59 ± 9.02 39.75 ± 13.29 48.79 ± 12.14 37.09 ± 14.22 Bảng 4.16. Gia tăng chiều cao trung bình của cây ở mỗi tháng Tháng Gia tăng chiều cao trung bình R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 4.93 3.87 4.53 4.98 3 6.28 4.29 5.22 5.24 4 8.88 6.62 3.93 8.47 5 15.05 16.16 26.58 11.33 6 7.66 2.43 1.60 0.34 8.56 6.67 8.37 6.07 Hình 4.19. Đồ thị tăng trưởng chiều cao của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 10 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.15, 4.16 cùng đồ thị 4.19 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Nghiệm thức R1 có chiều cao trung bình cao nhất (25,81cm) và sự gia tăng là lớn nhất (8,56cm). Tiếp đến là nghiệm thức R3 (25,28cm); R4 (22,44cm) và R2 (21,57cm). Như vậy, chỉ cần đất và phân chuồng cũng giúp cây tăng trưởng chiều cao tốt nhất, còn nếu trong thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa thì sẽ hạn chế sự tăng trưởng chiều cao của cây. * Tăng trưởng về đường kính cổ rễ: Bảng 4.17. Đường kính cổ rễ trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng DR0R (mm) R1 R2 R3 R4 1 4.00 ± 0.62 4.04 ± 0.60 3.98 ± 0.67 4.02 ± 0.57 2 5.47 ± 1.03 4.84 ± 0.65 5.35 ± 0.92 5.02 ± 0.57 3 5.78 ± 0.94 5.13 ± 1.21 5.54 ± 0.89 6.05 ± 1.23 4 7.19 ± 1.32 6.21 ± 1.00 6.58 ± 0.98 6.74 ± 0.97 5 7.98 ± 2.54 6.79 ± 1.60 7.11 ± 1.68 7.18 ± 2.16 6 12.76 ± 2.53 11.09 ± 2.38 10.44 ± 2.51 9.79 ± 2.02 Bảng 4.18. Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình của cây ở mỗi tháng Tháng Gia tăng đường kính cổ rễ trung bình R1 R2 R3 R4 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Tháng H (cm) R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 1.47 0.80 1.37 1.0 3 0.31 0.29 0.19 1.03 4 1.41 1.08 1.04 0.69 5 0.79 0.58 0.53 0.44 6 4.78 4.3 3.33 2.61 1.75 1.41 1.29 1.15 Hình 4.20. Đồ thị tăng trưởng DR0R của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 11 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.17, 4.18 cùng đồ thị 4.20 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: Nghiệm thức R1 có sự gia tăng đường kính cổ rễ nhiều nhất 1,75cm và cũng có đường kính cổ rễ lớn nhất 7,20cm. R3 và R4 có đường kính cổ rễ tương đương nhau lần lượt là 6,50cm và 6,45cm. Thấp nhất là R2 với đường kính cổ rễ trung bình là 6,35cm. Vậy thành phần ruột bầu chỉ có đất và phân giúp cây có đường kính cổ rễ lớn nhất, còn khi thành phần ruột bầu có thêm xơ dừa thì đường kính cổ rễ sẽ kém phát triển nhất. 0 2 4 6 8 10 12 14 1 2 3 4 5 6 Tháng D0 (mm) R1 R2 R3 R4 * Tăng trưởng về đường kính tán: Bảng 4.19. Đường kính tán trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng DRtR (cm) R1 R2 R3 R4 1 12.03 ± 2.57 11.39 ± 2.39 11.89 ± 2.20 12.28 ± 2.61 2 20.16 ± 3.61 17.63 ± 4.70 18.79 ± 3.27 18.14 ± 3.72 3 22.69 ± 7.14 21.25 ± 5.43 21.37 ± 3.68 21.95 ± 4.61 4 29.33 ± 8.62 27.16 ± 6.20 22.65 ± 2.60 25.07 ± 3.10 5 30.52 ± 5.35 32.98 ± 8.71 31.95 ± 7.95 27.67 ± 8.20 6 32.81 ± 5.13 35.89 ± 5.49 37.81 ± 5.51 30.23 ± 6.83 Bảng 4.20. Gia tăng đường kính tán trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng DRtR (cm) R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 8.13 6.24 6.90 5.86 3 2.53 3.62 2.58 3.81 4 6.64 5.91 1.28 3.12 5 1.19 5.82 9.3 2.6 6 2.29 2.91 5.86 2.56 4.16 4.90 5.18 3.59 Hình 4.21. Đồ thị tăng trưởng DRtR của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 12 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.19, 4.20 cùng đồ thị 4.21 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: 3 tháng đầu, cả 4 nghiệm thức đều có sự gia tăng đường kính tán gần như tương đương nhau. Tháng thứ 4, R1 có đường kính tán lớn nhất (29,33cm), R3 có đường kính tán nhỏ nhất (22,65cm). Tháng thứ 5, R2 đạt giá trị lớn nhất (32,98cm), R4 chỉ đạt 27,67cm. Tháng thứ 6, R3 đạt lớn nhất 37,81cm về đường kính tán, còn R4 cũng chỉ đạt 30,23cm nhỏ nhất so với 3 nghiệm thức còn lại. Qua 6 tháng, R1, R2, R3 có đường kính tán tương đương nhau. Trong đó, R3 có sự gia tăng đường kính tán trung bình nhiều nhất (5,18cm), còn R4 có đường kính tán nhỏ nhất (22,56cm) và sự gia tăng cũng nhỏ nhất (3,59cm). Vậy thành phần R có thêm tro trấu thì đường kính tán lớn và phát triển nhanh nhưng khi có thêm cả xơ dừa thì đường kính tán sẽ nhỏ và phát triển chậm. 0 5 10 15 20 25 30 35 40 1 2 3 4 5 6 Tháng Dt (cm) R1 R2 R3 R4 * Tăng trưởng về số lượng lá: Bảng 4.21. Số lượng lá trung bình của cây con ở mỗi tháng Tháng Số lượng lá trung bình R1 R2 R3 R4 1 5.97 ± 0.88 6.11 ± 0.80 5.96 ± 1.10 6.13 ± 0.72 2 11.38 ± 2.52 10.37 ± 2.53 11.44 ± 2.58 10.58 ± 3.52 3 15.76 ± 3.35 14.61 ± 3.66 14.70 ± 3.37 15.02 ± 3.17 4 22.55 ± 3.69 21.23 ± 5.36 19.51 ± 4.90 21.65 ± 7.49 5 33.62 ± 9.05 23.96 ± 4.05 27.58 ± 3.44 22.56 ± 3.89 6 38.00 ± 1.63 36.70 ± 6.84 38.61 ± 9.43 33.60 ± 10.26 Bảng 4.22. Gia tăng số lượng lá trung bình của cây qua mỗi tháng Tháng Gia tăng số lượng lá trung bình R1 R2 R3 R4 1 - - - - 2 5.41 4.26 5.48 4.45 3 4.38 4.24 3.26 4.44 4 6.79 6.62 4.81 6.63 5 11.07 2.73 8.07 0.91 6 4.38 12.74 11.03 11.04 6.41 6.12 6.53 5.49 Hình 4.22. Đồ thị tăng trưởng số lượng lá của cây con trong vườn ươm Qua kết quả phân tích ở bảng 8, bảng 13 (phụ lục) và kết quả thống kê ở bảng 4.21, 4.22 cùng đồ thị 4.22 đối với tỷ lệ sống của cây con trong vườn ươm, chúng tôi có một số nhận xét sau: 4 tháng đầu tiên, số lượng lá của 4 loại R gần như tương đương nhau. Tháng thứ 1, số lượng lá dao động trong khoảng từ 5 đến 6 lá. Tháng thứ 2, số lượng lá dao động trong khoảng từ 10 đến 11 lá. Tháng thứ 3, số lượng lá dao động trong khoảng từ 10 đến 15 lá. Tháng thứ 4, số lượng lá dao động trong khoảng từ 19 đến 22 lá. Sang tháng thứ 5, số lượng lá bắt đầu có sự chênh lệch rõ rệt. R1 có số lượng lá nhiều nhất là 33._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5602.pdf
Tài liệu liên quan