Nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tác động của sản xuất đến môi trường tại Công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng

Mở đầu Con người hiện nay đang đối mặt với một vấn đề lớn liên quan đến đời sống toàn cầu là sự suy thoái một cách trầm trọng của môi trường. Nhận thức như thế nào và làm gì trước thực tế đó là vấn đề quan tâm của tất cả chúng ta. Vấn đề môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu. Sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, sự phát triển kinh tế, sự thiếu hiểu biết về môi trư

doc75 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tác động của sản xuất đến môi trường tại Công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng đã gây nên mất cân bằng sinh thái, làm suy giảm tính đa dạng sinh học và suy kiệt các loại tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm và những hành động vô tình hay hữu ý gây tổn hại đến môi trường ngày càng suy thoái nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm môi trường là do hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải. Đối với các nước phát triển thì nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất là do quá trình sản xuất công nghiệp. Nước ta thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đương nhiên là kéo theo đô thị hóa. Theo kinh nghiệm của nhiều nước, tình hình ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Các loại ô nhiễm môi trường thường thấy tại các đô thị Việt Nam là ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm các khí SO2, CO2, NO2, ô nhiêm chì (Pd), chất thải rắn ( trong sinh hoạt, bệnh viện). Hiện nay việc sản xuất công nghiệp đang gây ảnh hưởng đến môi trường một cách nghiêm trọng, không chỉ các doanh nghiệp thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm, phần lớn các khu công nghiệp hiện đại cũng không có hệ thống xử lí nước thải tập trung và đang tiếp tục gây ô nhiễm nghiêm trọng. Nhận thức được vấn đề trên, để thực hiện nghiêm chỉnh luật bảo vệ môi trường do chủ tích nước Lê Đức Anh kí ngày 10/1/1994, Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về “ Hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường”, việc nghiên cứu khảo sát đánh giá tác động do quá trình sản xuất tại các xí nghiệp, các nhà máy là vấn đề rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu khảo sát đánh giá sự tác động của sản xuất đến môi trường tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng”. Mục tiêu của đề tài là khảo sát và đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ti tới môi trường, cụ thể là khảo sát môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, đo độ bụi, đo tiếng ồn, chỉ tiêu vi khí hậu tại cơ sở sản xuất của công ti cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng. Đây là xí nghiệp quốc doanh thành lập chính thức từ năm 1993, là một cơ sở gia công các vật liệu cao su - nhựa, tạo ra một số sản phẩm công nghiệp và dân dụng. Trong quá trình sản xuất nhà máy có thể thải ra môi trường các chất gây ô nhiễm, các chất này có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến môi trường, đến đời sống cán bộ và công nhân trong công nghiệp, cũng như đời sống của nhân dân xung quanh khu vực. Vì vậy việc xác định và định lượng các yếu tố gây độc là hết sức cần thiết để từ đó có biện pháp thích hợp trong quá trình sản xuất của công ti không gây ảnh hưởng đến môi trường, đến cuộc sống của cộng đồng nơi đây. Chương I môI trường, vấn đề ô nhiễm môI trường và phương pháp xử lí 1.1. Tổng quan về môi trường 1.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó. Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng diễn biến trong một môi trường nhất định [1]. 1.1.2. Sự ô nhiễm môi trường 1.1.2.1. Ô nhiễm môi trường nước Nước là cội nguồn chính của sự sống và bản thân nó cũng là môi trường sống cho mọi động thực vật sinh tồn. Ô nhiễm môi trường nước là sự làm thay đổi bất lợi cho môi trường nước, hoàn toàn hay tại bộ phận do các hoạt động khác nhau của con người tạo nên. những hoạt động trực tiếp hay gián tiếp đến những thay đổi về các mặt năng lượng, mức độ bức xạ mặt trời, thành phần vật lý hoá học của nước, và sự phong phú các loài sinh vật sống trong nước. Nguồn gốc gây ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. sự ô nhiễm nước tự nhiên là do mưa, tuyết tan. Còn nguồn gốc gây ô nhiễm nhân tạo chủ yếu do hoạt động của con người như sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải. đây là những nguyên nhân chủ yếu nhất gây nên hiện tượng ô nhiễm nguồn nước hiện nay. Hình1: Nước sinh hoạt của người dân bị ô nhiễm do các nhà máy thải ra Nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo. Nước là môi trường lan truyền chất ô nhiễm một cách nhanh chóng và rộng khắp. Do đó, nếu nước bị ô nhiễm thì con người và sinh vật sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã nhấn mạnh: đặc điểm ô nhiễm nước do hoá chất dù với cường độ nhỏ nhưng gây tác động chậm, không thấy rõ và mang tính mãn tính, rộng khắp. chính vì thế vấn đề ô nhiễm nguồn nước - nước ngầm hay nước mặt - đang là vấn đề rất được quan tâm. Hiện nay ở Việt Nam vấn đề ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt tại các lưu vực sông lớn, sông nhỏ, kênh rạch trong nội thành, nội thị. Hiện tượng ô nhiễm chủ yếu do các nguồn nước thải đô thị, công nghiệp, nước thải từ hoạt động nông nghiệp và nước thải từ các nguồn khác tại khu vực nông thôn. Tính đến đầu năm 2005 hằng ngày có khoảng 3.110.000 m3 nước thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện và nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp xả trực tiếp vào nguồn nước mặt, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như mĩ quan của các khu dân cư. Bảng 1: Tổng lượng nước thải sinh hoạt đô thị, bệnh viện và nước thải sản xuất từ các khu công nghiệp xả trực tiếp vào nguồn nước mặt – năm 2005 [2] Nguồn Lượng nước thải ( m3 ) Tỷ lệ (%) Nước thải sản xuất 980.000 m3 32% Nước thải bệnh viện 120.000 m3 4% Nước thải sinh hoạt 2.010.000 m3 64% Nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước rỉ từ các bãi chôn lấp rác thải ngầm xuống đất và xâm nhập gây ô nhiễm các tầng chứa nước dưới đất, đây là nguy cơ chính gây ô nhiễm kim loại nặng, nitơ và asen… trong nước ngầm. Tuy nhiên hiện nay việc xử lý nước thải đang còn là vấn đề bức xúc cho toàn xã hội. Theo thống kê sơ bộ chỉ khoảng 4,26% lượng nước thải công nghiệp được xử lý đảm bảo theo tiêu chuẩn môi trường, còn nước rò rỉ từ các bãi rác thải thì chỉ có một vài bãi chôn lấp rác có hệ thống xử lý nước thải hoạt động thường xuyên và đảm bảo tiêu chuẩn môi trường [2]. Do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động ở đô thị dẫn đến mức độ ô nhiễm ở tầng hạ lưu của các con sông lớn ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong khu vực nội thành của các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, hệ thống các ao hồ, kênh rạch và các sông nhỏ đều ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng vượt quá tiêu chuẩn cho phép 5-10 lần (đối với tiêu chuẩn nước mặt loại B theo TCVN 5942-1995). đặc biệt là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đang ở tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng chỉ số DO rất thấp còn chỉ số BOD5 quá cao (Hình 1). Hình 1: Diễn biến nồng độ BOD5 , DO tại một số sông, hồ và kênh nội thành 1.1.2.2. Ô nhiễm môi trường không khí Hình 2: Ô nhiễm môi trường không khí Không khí, có ý nghĩa sống còn để duy trì sự sống trên trái đất, trong đó có sự sống của con người. Nhưng môi trường không khí có đặc điểm là không thể chia cắt, không có biên giới, không thể sở hữu riêng, môi trường không khí không thể chở thành hàng hoá, do đó có nhiều người không biết giá trị vô cùng to lớn của môi trường không khí và chưa tích cực tham gia bảo vệ môi trường không khí. Ô nhiễm môi trường khí quyển là hiện tượng làm không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do bất cứ nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại đến thực vật hay động vật, đến các môi trường xung quanh, đến sức khoẻ con người [1]. Môi trường không khí hiện nay đang ở tình trạng ô nhiễm nặng. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí: hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đô thị, hạ tầng kĩ thuật, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn do nguồn ô nhiễm khác như cháy rừng. Các chất ô nhiễm trong không khí chính là: khí SO2, NO2, CO, H2S, bụi lơ lửng, bụi chì (PB) và các chất hữu cơ bay hơi (hơi xăng dầu). Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay đang là vấn đề bức xúc cho toàn xã hội: + Hoạt động giao thông vận tải là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm các chất độc hại: bụi hô hấp, oxit cacbon (CO), hơi xăng dầu (CmHn) và bụi chì (PB) trong môi trường không khí đô thị. Trong đô thị lớn của nước ta, lượng thải khí CO, CmHn do giao thông vận tải thải ra chiếm tỷ lệ từ 70%-90% tổng lượng thải ở đô thị, còn lượng thải các chất ô nhiễm này từ hoạt động công nghiệp, xây dựng và sinh hoạt đô thị chỉ chiếm tỷ lệ 10%-30% [2]. + Hầu hết các đô thị nước ta đều ô nhiễm bụi, nhiều nơi bị ô nhiễm trầm trọng tới mức báo động. Nồng độ bụi trong không khí ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trung bình cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 á3 lần; nút giao thông cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2 á5 lần; các khu xây dựng cao hơn tiêu chuẩn cho tiêu chuẩn cho phép từ 10 á 20 lần. Nồng độ bụi trong không khí đường phố chủ yếu là do bụi đường (khoảng trên 80%) [2]. + Tổng lượng thải khí SO2 ở đô thị hiện nay do các hoạt động công nghiệp và thủ công nghiệp gây ra là chính và chiếm tới trên 95%, do bản thân ống xả của xe cộ gây ra không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 1%-2% và từ sinh hoạt đô thị chỉ chiếm dưới 1% [2]. + Ô nhiễm các khí CO, NO2 và chì. Một số nút giao thông lớn trong đô thị, nồng độ khí CO, NO2 vẫn còn vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm chì thì từ sau khi không sử dụng xăng không pha chì, không khí ở các đô thị của nước ta không còn bị ô nhiễm chì [2]. + Môi trường không khí ở nông thôn nước ta còn tốt, trừ một số làng nghề. Không khí làng nghề bị ô nhiễm chủ yếu do khói từ lò nấu thủ công ở các làng nghề sử dụng than, củi toả ra nhiều bụi và các khí độc hại như CO, CO2 và SO2 [2]. Ô nhiễm không khí có tác động xấu đến sức khoẻ con người, nhiều bệnh hô hấp do môi trường không khí bị ô nhiễm bởi bụi, hơi khí độc CO, CO2, NO, chì. Các tác nhân này gây ra các bệnh: viêm nhiễm do vi khuẩn, virut, hen, lao, dị ứng, viêm phế quản mãn tính, ung thư,…. 1.1.2.3. Ô nhiễm môi trường đất Ô nhiễm môi trường đất là tất cả các hiện tượng, các quá trình làm ô nhiễm bẩn đất, thay đổi các tính chất vật lý hoá học tự nhiên của đất do các tác nhân gây ô nhiễm dẫn đến làm giảm độ phì của đất. Đất là một môi trường sinh thái rất đa dạng, trong đó luôn xảy ra mối quan hệ lẫn nhau giũa các thành phần cấu tạo phức tạp [1]. Nguồn gốc gây ô nhiễm đất chủ yếu do hoạt động của con người: sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải… ở Việt Nam hiện nay, do hoạt động của con người cùng với thiên tai đã làm cho môi trường đất ngày càng ô nhiễm và suy thoái. * Nguyên nhân của sự ô nhiễm đất là: + Do sử dụng phân bón hoá học không đúng kĩ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chưa sinh lý K2SO4, (NH4)2SO4, KCl, supe phôtphat còn tồn dư làm chua đất, nghèo kiệt các cation kiềm và xuất hiện độc tố như Al3+, Fe3+, Mn2+, giảm hoạt tính sinh học của đất và cây trồng [2]. + Do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật, tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước, tác dụng gây độc không phân biệt, tức là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo kết quả nghiên cứu, hiện nay mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng ở Việt Nam còn ít, trung bình từ 0,5 – 1,0kg/ha/năm, tuy nhiên ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất [2]. + Do hoạt động công nghiệp: Kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong các năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5á5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần [2]. *ảnh hưởng của suy thái và ô nhiễm đất: Sự suy thái đất sẽ dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học. Đồng thời chúng có tác động ngược lại càng làm cho quá trình xói mòn, thoái hoá đất diễn ra nhanh hơn. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Do sử dụng nhiều hoá chất trong công nghiệp, hiện nay tình trạng ngộ độc thực phẩm do các hoá chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Từ môi trường đất, nước và nông sản, thuốc bảo vệ thực vật sẽ xâm nhập vào cơ thể con người và tích tụ lâu dài, gây ra các bệnh ung thư, tổn thương về di truyền. Trẻ em nhạy cảm với thuốc bảo vệ thực vật cao hơn người lớn tới 10 lần. Đặc biệt thuốc bảo vệ thực vật làm cho trẻ thiếu oxy trong máu, suy dinh dưỡng, giảm trí thông minh, chậm biết đọc biết viết. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc (trong đó thực phẩm chiếm 23%, hoá chất chiếm 13%) với 3.580 người mắc, có 41 người tử vong [2]. 1.1.2.4. Sự suy giảm tầng ozon Sự suy giảm tầng ozon là hiện tượng giảm lượng ozon trong tầng bình lưu. Từ năm 1979 cho đến năm 1990 lượng ozon trong tầng bình lưu đã suy giảm vào khoảng 5%. Vì lớp ozon ngăn cản phần lớn các tia cực tím có hại không xuyên qua bầu khí quyển Trái đất, sự suy giảm ozon đang được quan sát thấy và các dự đoán suy giảm trong tương lai đã trở thành mối quan tâm toàn cầu. Các nhà khoa học thuộc cơ quan khí quyển và Đại dương (NOAA) công bố kết quả cảnh báo lỗ thủng tầng ozon vẫn đang mở rộng ở hai cực của trái đất nhưng ở Nam Cực nghiêm trọng hơn ở Bắc cực. Hình 3: Ô nhiễm môi trường do ô nhiêm tầng ozon Tháng 10/2006, các nhà khoa học thuộc cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã cảnh báo mức độ suy giảm tầng ozon ở Nam cực ở độ cao nhất định thường xuyên vượt quá 90% kể từ sau năm 1980 so với những thập kỉ trước đó và diện tích lỗ hổng tầng ozon ở Nam cực đã mở rộng tới 17,6 triệu km2, mức lớn nhất ghi nhận được từ trước tới nay. Trong khi đó, tình trạng suy giảm tầng ozon tại Bắc cực khi đạt đỉnh điểm cũng chỉ vượt 70% khi nhiệt độ giảm xuống rất thấp. Nguyên nhân của sự suy giảm tầng ozon là do việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo (CFCs – chlorofluorocacbons) cũng như các hoá chất hoá học gây suy giảm tầng ozon khác như: tetraclorit cacbon, các hợp chất của brom (halon), metylcloroform và oxit của nitơ (NO, NO2, NOx). Các CFCs được dùng trong các máy điều hoà nhiệt độ, các máy làm lạnh trước thập kỷ 1980, trong các quá trình làm sạch các thiết bị điện tử và là sản phẩm phụ của một số quá trình hoá học. Ozon có thể bị phá huỷ bởi các nguyên tử clo, flo hay brom trong bầu khí quyển. Các nguyên tố này có trong một số hợp chất bền nhất định, đặc biệt là CFCs, đi vào tầng bình lưu và được giải phóng bởi tia cực tím. Chính vì vậy năm 1987, thế giới đã đưa ra nghị định thư Montreal về các chất gây suy giảm tầng ôzôn nhằm hạn chế và cuối cùng chấm dứt hoàn toàn việc sử dụng và sản xuất các hợp chất cacbon của clo và flo ( CFCs) cũng như các chất hoá học gây suy giảm tầng ôzôn khác như tetraclorit cacbon, các họp chất của brom (halon) và methylcloroform. Hậu quả của giảm sút ôzôn do tầng ôzôn hấp thụ tia cực tím từ mặt trời, giảm sút tầng ôzôn dự đoán sẽ tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất, có thể dẫn đến nhiều thiệt hại bao gồm; gia tăng bệnh ung thư da, ảnh hưởng đến mùa màng vì vi khuẩn lam rất nhạy cảm với ánh sáng cực tím và có thể bị chết khi hàm lượng tia cực tím gia tăng dẫn đến giảm năng suất của cây trồng, bên cạnh các ảnh hưởng trực tiếp của bức xạ cực tím đối với sinh vật, gia tăng tia cực tím sẽ làm gia tăng lượng ôzôn ở tầng đối lưu vì qua tác dụng bức xạ cực tím đối với các khí khải từ xe cộ tạo ra ôzôn. ở mặt đất ozon thường được công nhận là một yếu tố gây nguy hiểm đến sức khoẻ vì ozon có tính chất oxy hoá mạnh [3,4,5]. 1.1.2.5.Hiệu ứng nhà kính Hình 4: Khí thải gây hiệu ứng nhà kính Khí nhà kính: khí nhà kính bao gồm cacbon dioxit, metan, hơi nước, nitơ oxit. Những loại khí này xuất hiện một cách tự nhiên trong môi trường, nhưng cũng do các quá trình sản xuất công nghiệp tạo nên. Khí CFCs là dạng khí khác của khí nhà kính, loại khí này cũng do quá trình công nghiệp tạo nên. Hiệu ứng nhà kính: Các khí nhà kính cho phép các tia bức xạ từ mặt trời chuyển động xuyên qua bầu khí quyển của trái đất. Trái đất hấp thụ các tia bức xạ này sau đó phản chiếu lại. Trong quá trình này độ dài của sóng bức xạ sẽ thay đổi, khi các bức xạ phát ra ngoài sẽ gặp những phân tử nhà kính và những phân tử khí này sẽ hấp thụ các tia bức xạ, khiến các khí nhà kính trở nên nóng dần. Do vậy, trên diện rộng, tất cả các khí nhà kính xung quanh trái đất sẽ trở thành tấm chăn ấm bao bọc lấy hành tinh làm cho khí hậu toàn cầu nóng lên, quá trình này gọi là hiệu ứng nhà kính. Những khí nhà kính sẽ hấp thụ năng lượng mặt trời, làm ấm lên bầu khí quyển gần bề mặt trái đất, giữ trái đất luôn đủ ấm để hỗ trợ cuộc sống muôn loài. Nhưng các nhà khoa học kết luận rằng sự phát thải khí nhà kính ngày càng tăng lên sẽ tích tụ quá nhiều năng lượng khiến nhiệt độ toàn cầu ra tăng. Các khí như, metan, CFCs sẽ có khả năng tích tụ năng lượng lớn hơn khí CO2 là loại khí chiếm lĩnh một phần lớn bầu khí quyển. Quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí tự nhiên) là nguyên nhân chính tạo ra sự phát thải cacbon dioxit. Hiệu ứng nhà kính đã làm cho trái đất ngày càng nóng lên, gây nhiều biến động về khí hậu và hậu quả của nó đối với cuộc sống sinh vật là khó có thể dự đoán được. Nó còn tác động đến tầng ozon, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường sống của mọi loài sinh vật [6]. 1.1.2.6.Đa dạng sinh học Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa, đa dạng về địa hình, khí hậu, do đó có tính chất đa dạng rất cao, đặc biệt trong hệ sinh thái rừng, đất ngập nước và biển. Tuy nhiên, đa dạng sinh học của nước ta hiện đang đối mặt với nguy cơ suy thoái. Nguyên nhân là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất thiếu quy hoạch, khai thác và sử dụng không bền vững tài nguyên sinh học, quản lý nhiều bất cập, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại, ô nhiễm môi trường, cháy rừng và thiên tai. Trong đó ô nhiễm môi trường do các nguồn thải khác nhau là nguyên nhân quan trọng đang đe dọa đa dạng sinh học: Gây chết, làm giảm số lượng cá thể, phá vỡ cấu trúc quần thể, huỷ hoại nơi cư trú của các loài sinh vật. 1.2.ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường và phương pháp xử lý 1.2.1.Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường Dân số tăng và sự tiến bộ của khoa học là nguyên nhân cơ bản của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường cũng gia tăng nhanh chóng. Thật vậy, công nghiệp đã tiêu thụ một lượng phóng xạ, nhiên liệu và nguyên liệu một cách vượt bậc làm cạn kiệt nguồn dự trữ cho tương lai. Mặt khác quá trình sản xuất công nghiệp đã làm suy thoái môi trường: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm đất do các hoạt động sản xuất thải ra môi trường: khí thải, nước thải và rác thải. Hiện nay nước ta là nước đang phát triển do trình độ kĩ thuật còn kém phát triển dẫn đến một số cơ sở sản xuất thiết bị cũ, lạc hậu đã gây tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bên cạnh đó còn một số công nghiệp hiện đại nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và đang tiếp tục gây ô nhiễm trầm trọng. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta, với 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với tổng số 611 nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp, thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 1.130 tấn BOD5 (làm giảm nhu cầu oxy sinh hoá), 1.789 tấn COD (làm giảm nhu cầu oxy hoá học),104 tấn Nitơ, 15 tấn photpho và kim loại nặng. Lượng chất thải này gây ô nhiễm cho môi trường nước của các con sông vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho một địa bàn dân cư rộng lớn, làm ảnh hưởng đến các vi sinh vật và hệ sinh thái vốn là tác nhân thực hiện quá trình phân huỷ và làm sạch các dòng sông. Theo thống kê, hiện nay tại các KCN ở Tp Hồ Chí Minh các nhà máy có hệ thống xử lý nước thải rất ít, do đó tình trạng ô nhiễm vẫn ở mức đáng lo ngại. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp gây nên chủ yếu là các hợp chất chứa lưu huỳnh (H2S, SO2, SO3), các hợp chất chứa cacbon (CO,CO2), chứa Nitơ (NO,NO2), các loại bụi, chất thải và chất rắn lơ lửng… 1.2.1.1.Các hợp chất của lưu huỳnh Các hợp chất chứa lưu huỳnh chủ yếu trong khí quyển là SO2, SO3, H2S, H2SO4 và các muối sunfat. Trong đó H2S, SO2, SO3 là những tác nhân chính gây ô nhiễm [1,9]. Hidro sunfua (H2S) Khí H2S là một loại khí rất độc, nó là chất khí không màu có mùi trứng thối, tan trong nước tạo dung dịch axit. Trong không khí hàm lượng H2S chỉ 0,1% đã gây độc nặng. Khí H2S làm rụng lá cây, làm giảm sự sinh trưởng của cây trồng, H2S gây nhức đầu mệt mỏi, làm giảm trí nhớ, ở nồng độ cao gây hôn mê, có thể làm chết người (ở nồng độ 700-900ppm). Trong khí quyển H2S được hình thành do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, xác động vật và thực vật. Nó còn được sinh ra ở những vùng núi lửa, ở nơi khai thác các mỏ than. Ngoài ra H2S còn được sinh ra trong khí thải của các nhà máy, các phương tiện giao thông, vận tải, từ công nghệ chế biến dầu mỏ, quá trình gia công cao su và khí tự nhiên. Lưu huỳnh (IV) oxit (SO2) và lưu huỳnh (VI) oxit (SO3) Lưu huỳnh (IV) oxit hay còn gọi là lưu huỳnh dioxit là tác nhân gây hại đứng thứ 2 sau CO và chiếm khoảng 20% tất cả các tác nhân gây ô nhiễm không khí. Khí SO2 là khí không màu, có vị cay và mùi khó chịu, gây đau đầu nhức mắt và cảm giác nóng trong cổ họng. Khi nồng độ của SO2 trong khí quyển không quá 1ppm thì gây cay mắt, khi nồng độ khoảng 3ppm có mùi vị gây kích thích phát cáu. Đối với thực vật SO2 gây tổn hại tế bào biểu bì dẫn đến hiện tượng bạc lá, làm rụng lá, giảm năng suất chất lượng cây trồng. Khí SO2 được sinh ra từ các hợp chất chứa S, từ quá trình sản xuất axit sunfuric, quá trình lưu hoá cao su, hoạt động của núi lửa, các phương tiện giao thông vận tải. Trong khí quyển khí SO2 bị oxi hoá thành SO3 theo quá trình oxi hoá xúc tác hay oxi hoá quang hoá. Một tác động rất quan trọng của ô nhiễm SO2, SO3 là phản ứng của nó với hơi nước trong khí quyển để tạo các dạng axit đặc biệt là SO3. Khi chúng rơi xuống mặt đất cùng với mưa gây nên hiện tượng mưa axit, pH của nước mưa hạ thấp tới 5,4 và thậm chí tới 2,5. Mưa axit có tác hại lớn đối với sinh vật sống trong đất và trong các ao hồ. ở pH nhỏ hơn 4 tất cả các động vật có xương sống, đa số động vật không có xương sống đều chết. Mưa axit gây hao mòn các công trình kiến trúc, hoà tan vào trong đất những khoáng chất độc và đưa vào nước những ion kim loại có hại cho sinh vật như Al3+, Na+, Hg2+… 1.2.1.2.Các hợp chất của cacbon Trong sản xuất công nghiệp việc dùng cacbon làm nhiên liệu và nguyên liệu với một lượng lớn đã sinh ra một lượng đáng kể các khí CO, CO2 thải ra môi trường, chúng là những tác nhân gây ô nhiễm môi trường lớn [1,9]. Cacbon monoxit (CO) CO là một chất khí không màu, không mùi, không vị. Nó hoá lỏng ở nhiệt độ -1920C và không tan trong nước. CO là chất gây ô nhiễm phổ biến trong phần dưới của tầng khí quyển, nguồn CO nhân tạo chủ yếu được sinh ra từ quá trình cháy không hoàn toàn các nhiên liệu hoá thạch như than, dầu, và một số chất hữu cơ khác. Khí thải từ các động cơ xe máy là nguồn gây ô nhiễm CO chủ yếu ở các đô thị lớn. Độc tính của CO phát huy đối với con người khi nó kết hợp với hemoglobin trong hồng cầu làm mất chức năng vận chuyển O2 của máu: Hb.O2 + CO ắ> Hb.CO + O2 Nhiễm độc bởi CO cơ thể thường bị đau đầu chóng mặt, ù tai, buồn nôn, mệt mỏi, co giật và thậm chí bị hôn mê. Trong không khí có nồng độ CO khoảng 250ppm con người bị đầu độc tử vong. Khí CO không độc với thực vật vì cây xanh có thể chuyển hoá CO thành CO2 và sử dụng cho quá trình quang hợp. Vì thế thảm thực vật được xem là tác nhân tự nhiên có tác dụng làm giảm ô nhiễm CO. Cacbon dioxit (CO2) CO2 là loại khí phổ biến trong tự nhiên có tên là cacbonic, là chất khí không màu, dễ hoá lỏng và dễ hoá rắn, ở áp suất 6atm và ngay ở nhiệt độ bình thường nó biến thành chất lỏng không màu và linh động, khi được làm lạnh đột ngột chất lỏng này biến thành khối màu trắng giống như tuyết gọi là tuyết cacbonic có tác dụng khử trùng, dùng bảo quản và chuyên chở đồ chóng hỏng. CO2 không có tác dụng độc nhưng không duy trì sự sống, với nồng độ lớn hơn 3% trong không khí trung ương thần kinh người đã bị rối loạn, đến 10% có thể mất trí nhớ và tử vong. Bên cạnh đó CO2 còn là khí chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính, góp phần ổn định nhiệt cho trái đất và làm cho bầu khí quyển nóng dần lên khi hàm lượng khí này tăng lên. Với hàm lượng 0,03% trong khí quyển, CO2 là nguyên liệu cho quá trình quang hợp tổng hợp sinh khối ở thực vật: CO2 + 2H2O ắ> CH2O + O2 + H2O Cùng với lượng CO2 hoà tan trong nước biển đây chính là cách thức tự nhiên duy trì sự cân bằng CO2 trong khí quyển. Hiện nay, do sự gia tăng các hoạt động của con người mà chủ yếu là đốt nguyên liệu hoá thạch và phá rừng đã làm tăng lượng khí cacbonic cao hơn với mức tiêu thụ gây nên tình trạng mất cân bằng và ảnh hưởng xấu đến khí hậu toàn cầu. Hidrocacbon Hidrocacbon là những hợp chất hữu cơ chứa cacbon và hidro. Trong khí quyển hidrocacbon sinh ra từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu như than đá, dầu mỡ, gỗ…hoặc từ quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ trong tự nhiên. Mức độ ô nhiễm do hidrocacbon được đánh giá phụ thuộc sản phẩm tạo ra từ các phản ứng của chúng. Do vậy nồng độ hidrocacbon tổng cộng không chỉ là một chỉ thị chính xác về khả năng ô nhiễm. 1.2.1.3.Các hợp chất của Nitơ Các hợp chất của nitơ có ảnh hưởng tới môi trường chủ yếu là NO, NO2 và NH3 [1,9]. Nitơ oxit (NO) Nitơ oxit là chất khí không màu, rất độc, khó hoá rắn, khó hoá lỏng và ít tan trong nước. Trong khí quyển, NO được sinh ra từ nguồn tự nhiên và đốt cháy nhiên liệu hoá thạch ở nhiệt độ cao và sấm sét. Bởi vậy trong khí thải của ôtô, nhà máy lọc dầu và các nhà máy nhiệt luôn luôn có khí NO. Tác động độc hại của NO với môi trường thể hiện khi nó kết hợp với oxi và nước trong không khí góp phần gây ra hiện tượng mưa axit. Mặt khác, khí NO cùng với những hidrocacbon chưa cháy hết của nhiên liệu dưới tác dụng của tia tử ngoại của ánh sáng mặt trời gây nên hiện tượng “khói quang hoá” tác động tới sức khoẻ con người và chất lượng của công trình. Cũng giống như CO, NO cũng có khả năng kết hợp với hemoglobin trong máu làm mất chức năng chuyển O2 của máu, nhưng tác động của NO mạnh gấp 1500 lần so với CO. Nitơdioxit (NO2) NO2 được tạo ra với lượng nhỏ cùng với NO và cũng tạo ra trong khí quyển bởi sự oxi hoá NO bằng oxi trong không khí: 2NO + O2 ắ> 2NO2 Cũng như NO, NO2 cũng là chất gây ô nhiễm không khí. Tuỳ theo nồng độ NO2 trong không khí mà nó ảnh hưởng độc hại đến sức khoẻ con người. Khí NO2 với nồng độ 100ppm có thể gây chết người và động vật sau vài phút tiếp xúc, với nồng độ 15-50ppm gây nguy hiểm cho tim, phổi, gan sau vài giờ tiếp xúc, với nồng độ 0,06ppm có thể gây bệnh phổi cho người tiếp xúc lâu dài. Amoniac (NH3) Amoniac chủ yếu được tạo ra từ nguồn tự nhiên trong quá trình phân huỷ xác động thực vật và sự phân huỷ urê trong các chất bài tiết của sinh vật. NH3 là chất khí ở điều kiện thường, mùi khai, sốc, nhẹ hơn không khí và tan tốt trong nước. NH3 được coi là một chất gây ô nhiễm sinh ra với lượng đủ để tạo ra những nồng độ cục bộ lớn hơn nồng độ khác xung quanh. Ngoài NO, NO2, NH3 các hợp chất chứa nitơ trong tự nhiên còn có các loại oxit, các muối nitrat, nitrit và amoni. Tuy nhiên, ở các dạng này thường không lo ngại về nguy cơ ô nhiễm. 1.2.1.4. Các loại bụi Bụi là một tập hợp chất vô cơ hoặc hữu cơ có kích thước nhỏ bé tồn tại trong không khí ở dạng bụi bay, bụi lắng và các hệ khí gồm hơi, khói, mù. Có nhiều cách để phân biệt loại bụi: theo nguồn gốc bao gồm bụi hữu cơ như bụi thực vật, bụi động vật; bụi vô cơ như khoáng chất thạch anh, bụi kim loại. Căn cứ vào tác hại của bụi người ta chia làm 5 loại: + Bụi gây nhiễm độc chung: Pb, Hg, As,… + Bụi gây dị ứng viêm mũi, hen, nổi ban: bụi bông gai, phấn hoa… + Bụi gây ung thư: bụi quặng, tóc… + Bụi gây nhiễm trùng: lông, tóc… + Bụi gây xơ phổi: Bụi amiăng, bụi thạch anh… 1.2.1.5 .Chất thải rắn Thành phần chất thải rắn bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa hay giấy bìa…Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và sản xuất. Tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 40%-65% tổng lượng chất thải. Chất thải rắn khu công nghiệp hầu hết tập trung chủ yếu khu công nghiệp và đô thị. Bảng 2: Tổng hợp về khối lượng chất lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trong các vùng kinh tế trọng điểm năm 2003 [2] Địa phương Tổng (tấn/năm) Địa phương Tổng (tấn/năm) Hà Nội 97.030 Tp. Hồ Chí Minh 130.380 Hải Phòng 28.470 Đồng Nai 24.935 Quảng Ninh 20.471 Bình Dương 23.400 Hải Dương 11.855 Bà Rịa-Vũng Tàu 29.700 Tổng toàn vùng 157.773 Tổng toàn vùng 208.415 Trong đó vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại chủ yếu. Điển hình là ở các tỉnh Đồng Nai, Tp Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Các ngành công nghiệp nhẹ, hoá chất và cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất. 1.2.2.Các phương pháp xử lý chất thải Như các phần trên đã trình bày, thực trạng môi trường hiện nay đòi hỏi phải có những biện pháp thích hợp nhằm kiểm soát một cách có hệ thống. Những biến đổi về chất lượng môi trường và ô nhiễm môi trường đồng thời để đề những phương thức xử lý chất thải gây ô nhiễm đến mức cần thiết trước khi thải vào môi trường [1,7,8,17]. 1.2.2.1.Xử lý khí thải Tuỳ theo hoạt động của mỗi nhà máy, xí nghiệp mà khí thải các thành phần khác nhau, dưới đây chỉ đề cập đến xử lý bụi, chất ô nhiễm dạng khí và xử lý có lẫn hơi kim loại nặng. * Xử lý bụi: Có nhiều phương pháp xử lý bụi. + Với phương pháp trọng lực, các hạt bụi lơ lửng đước tách ra bởi lực trọng trường bằng thiết bị và phòng lắng bụi. + Lắng bụi bằng li tâm là phương pháp được ._.xử dụng rộng rãi có hiệu suất lớn. Hạt bụi chịu tác động của 3 lực: Lực li tâm, lực cản môi trường, trọng lực của hạt. + Phương pháp lọc điện dùng tách những hạt bụi có kích thước nhỏ (0,2-0.5mm). Hạt bụi bị nhiễm điện bám vào các điện cực trái dấu và được gõ rơi xuống. + Phương pháp hấp bụi: phương pháp này xử lý khí thải bằng cách cho dòng có chứa bụi đi qua thiết bị hấp thụ. Chất ô nhiễm bị giữ lại trên bề mặt chất mang thường là cacbon hoạt tính silicagen. * Xử lý khí thải chứa axit: Chúng ta chỉ tập trung xử lý SO2, CO2, NO, H2S. Có các phương pháp sau: 1, Phương pháp xử lý tại nguồn Mục đích của phương pháp này là giảm ngay tại nguồn phát sinh. Chủ yếu tập trung vào việc thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới ít ô nhiễm hơn. Ví dụ: Đối với quá trình sản xuất axit sunfuric có phát thải SO2 thay thế phương pháp tiếp xúc một lần bằng cách sử dụng phương pháp tiếp xúc kép-SO2 được chuyển hoá 2 lần. Hiệu suất của phương pháp này đạt tới 99,2% và hàm lượng SO2 trong khí thải gần bằng 0,8%. Với dây chuyền sản xuất HNO3 có phát thải NOx: Hiệu suất quá trình phụ thuộc vào phản ứng hấp thụ H2O và phản ứng oxi hoá. 2NO + O2 ắ> 2NO2 3NO2 + H2O ắ> 2HNO3 + NO Quá trình trên khi thực hiện ở áp suất thường bắt buộc phải xử lý khí NO thải ra. Trong kĩ thuật mới, phản ứng được tiến hành ở áp suất cao và dùng biện pháp phát triển chiều cao của ống khói đã làm giảm đáng kể lượng NO phát thải vào không khí. 2, Phương pháp hấp thụ Nguyên tắc của phương pháp này dùng nước, dung dịch xút hoặc axit trong tháp hấp thụ giữ lại các khí thải sau đó có thể tái sinh. - Xử lý SO2: Các chất dùng để hấp thụ SO2 có thể là: Dung dịch có gốc sôđa với nồng độ 25%, dung dịch muối amoni, MgO huyền phù trong dung dịch nước hoặc có thể dùng trực tiếp nước để hấp thụ và dung dịch đệm để xử lý tiếp. + Dung dịch có gốc sôđa: 2Na2CO3 + SO2 + H2O ắ> 2NaHCO3 + Na2SO3 Sản phẩm sau khi cô cạn dung dich là Na2SO3.7H2O + Dung dịch muối amoni: (NH4)2SO3 + SO2 + H2O ắ> 2NH4NSO3 + Dùng MgO huyền phù trong nước: MgO +SO2 +6H2O ắ>MgSO3.6H2O [1] - Xử lý NOx: Để hấp thụ NOx người ta thường dùng dung dịch hấp thụ là nước hoặc các dung dịch muối để chuyển tất cả các khí thải NOx thành thương phẩm. 2NO2 + M2CO3 ắ> MNO3 + MNO2 + CO2 N2O3 + M2CO3 ắ> 2MNO2 + CO2 Các muối nitrit thường độc nên phải chuyển chúng thành muối nitrat. Có thể thay thế các muối bằng dung dịch NaOH 20% ngoài ra có thể dùng dung dịch H2SO4 hoặc HNO3 để hấp thụ NOx [1]. - Xử lý CO2: Trong khí quyển lượng CO2 cân bằng với CO2 trong nước biển và CO2 trong quá trình quang hợp. Có 3 phương pháp dùng để xử lý là dùng nước, dung dịch etanolamin và hấp thụ bằng zeolit: + Phương pháp dùng nước có ưu điểm rẻ tiền, hiệu quả; nhược điểm là tổn thất khí lớn và phải dùng nhiều nước để xử lý. + Dùng dung dịch etanolamin: 2RNH2 + CO2 + H2O ắ> (RNH3)2CO3 Thông thường trong công nghiệp dùng monoetanol amin (HO-CH2-CH2-NH2) do hiệu quả kinh tế của nó. + Hấp thụ bằng zeolit: đây là phương pháp hiệu quả nhất để hấp phụ chon lọc khí CO2 ra khỏi hỗn hợp khí thải công nghiệp. Quá trình hấp thụ thực hiện đơn giản bằng đun nóng zeolit ở nhiệt độ cao. Gần đây, tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại còn dùng CaO để hấp thụ SO2, CO2 trong khí thải. Trong các buồng xử lý bụi có dùng lưới đế CaO cho khí CO2 và SO2 đi qua bị hấp thụ [1]. - Xử lý H2S: Có nhiều phương pháp xử lý khí thải có H2S. + Dùng dung dịch Na2CO3 H2S + Na2CO3 ắ> NaHCO3 + NaHS 2NaHS + O2 ắ> 2NaOH + 2S + Dùng hợp chất của asen (V) Na4As2S5O2 + H2S ắ> Na4As2S6O + H2O 2Na4As2S6O + O2 ắ> 2Na4As2S5O2 + 2S + Dùng phương pháp hidroquinon-kiềm + Dùng phương pháp ADA (anthraquinon disunfonic axit) kèm theo một số chất khác như Na2CO3 H2S + Na2CO3 ắ> NaHS + NaHCO3 NaHS + NaHCO3 ắ> H2S + Na2CO3 + Muối natri của axit 9,10 - anthraquinon - 2,6 - disunfonic + Ngoài ra có thể dùng than hoạt tính, oxit sắt, hay zeolit để hấp thụ [7]. 3, phương pháp oxi hoá khử Theo phương án xử lý chất ô nhiễm không khí (đặc biệt chất có mùi hôi) của Cty Công nghệ và hoá chất Châu á (ACE). Trước hết, người ta cho luồng khí thải qua dung dịch H2SO4 để hấp thụ amin và amoniac, rồi cho luồng khí tiếp tục đi qua dung dịch kiềm để hấp thụ axit cacbonxylic mercaptan Natrihipoclorit để oxi hoá andehit, H2S, xeton… Theo phương pháp này thì cần phải làm lạnh khí thải đến 40-500C để tăng cường khả năng hấp thụ các khí trong dung dịch nước [1,7]. ã Xử lý kim loại nặng: - Xử lý thuỷ ngân(Hg): Thuỷ ngân là một kim loại ở thể lỏng. ở nhiệt độ thường thăng hoa mạnh và có tính độc rất cao. Nguồn gây ô nhiễm thuỷ ngân chủ yếu là từ các ngành công nghiệp luyện kim, đèn huỳnh quang, nhiệt kế, thuốc trừ sâu… Nhiễm độc Hg gây khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi, giảm trí nhớ. Xử lý hơi Hg có 1 số phương pháp sau đây: + Phương pháp dùng MnO2 ở trong quặng tự nhiên 2Mg + MnO2 ắ> Hg2MnO2 xử lý tiếp bằng hoá chất 2SO2 + 2 H2O + O2 ắ> 2H2SO4 Hg2MnO2 + 2H2SO4 ắ> Hg2SO4 + MnSO4 +H2O + Phương pháp dùng Cl2 Hg + Cl2 ắ> HgCl2 2Hg + Cl2 ắ> Hg2Cl2 nếu dư clo: Hg2Cl2 + Cl2 ắ> HgCl2 + Dùng dư lưu huỳnh Hg ( độc) + S ắ> HgS (không độc) - Xử lý chì (Pb) Chì rất độc với con người, động thực vật mà nó còn làm ngộ độc xúc tác. Khi bị nhiễm độc thì cơ thể cảm thấy đau bụng, táo bón, huyết áp cao, suy nhược thần kinh, rối loạn cảm giác… Phương pháp xử lý đơn giản nhất là ngưng tụ trực tiếp dòng khí thải bằng nước hoặc kết tủa các hợp chất chì: Cho dòng khí có chứa tạp chất của chì ở dạng hợp chất, sục qua dung dịch Na2S hoặc K2S hay (NH4)2S. Pb2+ + S2- ắ> PbS¯ Phương pháp tạo phức chelat với BAL – 2,3 dimercapto propanol Sự tạo phức vòng càng làm cho phép kéo được Pb ra khỏi các enzim đã bị nhiễm độc. 1.2.2.2. Xử lý nước thải Để xử lý nước thải người ta dùng cơ học, hoá học, hoá lý học và sinh học [ 1,8 ]. Về mặt công nghệ các phương pháp trên được gộp lại và chia thành các công đoạn: + Xử lý cấp một + Xử lý cấp hai. + Xử lý cấp ba. Xử lý cấp một - xử lý cơ học: ở công đoạn này những phân tử rắn gồm những chất lơ lửng và các chất lắng đọng có bản tính vô cơ hay hữu cơ được loại bỏ. Nước thải được lọc qua các bể lắng và các vách ngăn bằng vật liệu xốp. Chất rắn lơ lửng dạng huyền phù được giữ lại bằng trọng lực, bằng quán tính, hấp thụ vật lý, hấp thụ hoá học… - Xử lý cấp hai bao gồm các phương pháp hoá học, hoá lý và sinh học. Giai đoạn này thu hồi các chất quý trong nước thải hoặc để khử chất độc hay các chất có ảnh hưởng xấu trước khi xả vào môi trường. Phương pháp hoá học: có 2 phương pháp hoá học chính là oxi hoá khử và trung hoà. + Phương pháp oxi hoá khử: sử dụng các chất oxi hoá mạnh để sử lý nước thải như Clo, Ozon, Kalipemanganat, Clorua vôi. + Phương pháp trung hoà: trộn lẫn nước thải có môi trường axit với nước thải có tính kiềm hoặc dùng hoá chất để trung hoà. Ví dụ: hấp thụ khí axit bằng nước thải kiềm hoặc hấp thụ NH3 vào nước thải có tính axit, lọc nước thải có tính axit qua các vật liệu có tính trung hoà. Phương pháp này thường kèm theo quá trình đông tụ và những hiện tượng vật lý khác. Phương pháp hoá lý: những phương pháp hoá lý để xử lý nước đều dựa trên cơ sở ứng dụng các quá trình: tụ keo, hấp thụ, bay hơi, tuyển nổi, trao đổi ion, tinh thể hoá, điện thẩm tích… Phương pháp sinh học: phương pháp này thường dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hữu cơ hoà tan. Nguyên lý của phương pháp là dựa vào tác động của các vi sinh vật phân huỷ, bẻ gãy các đại phân tử hữu cơ thành hợp chất đơn giản, đồng thời vi sinh vật cũng sử dụng các chất có trong nước thải của chúng là nguồn dinh dưỡng như cacbon, nitơ, photpho. 1.2.2.3.Xử lý phế thải rắn a. Xử lý phế thải rắn sinh hoạt: Quá trình xử lý bao gồm thu gom, vận chuyển, tập trung thành bãi và xử lý. Hiện nay, việc xử lý rác thải theo dây chuyền công nghệ đã trở nên phổ biến trên thế giới. Các công đoạn của quá trình này bao gồm: + Thu gom tập trung và phân loại rác + Tái sử dụng trực tiếp, tái sử dụng theo mục khác, tái chế… + Phần không tái chế được sử lý bằng phương pháp khác nhau tuỳ theo loại: Phương pháp xử lý sơ bộ (tách, phân loại, giảm thể tích phế thải) Phương pháp sinh học (ủ hiếu khí, yếm khí nhờ vi sinh vật) Phương pháp hoá học (phân huỷ, thuỷ phân, chưng không có không khí phế thải) Phương pháp cơ học (nén, ép phế thải để vận chuyển và sử dụng) Phương pháp dùng nhiệt( đốt rác) Chọn biện pháp xử lý phế thải rắn cho sinh hoạt dựa trên các điều kiện cụ thể của địa phương, và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác. Các biện pháp hiện nay thường dùng là nhà máy chế biến rác, ủ rác và chôn lấp. [8]. b.Xử lý rác thải công nghiệp Phế thải rắn công nghiệp rất đa dạng vì thế các phương pháp xử lý cũng khác nhau. Các phế thải rắn tạo nên trong quá trình sản xuất công nghiệp có thể sử dụng lại làm nguyên liệu thứ cấp cho quá trình sản xuất khác. Các phế thải không sử dụng lại được, tuỳ theo mức độ gây ô nhiễm và độc hại đối với môi trường và con người có thể xử lý theo các phương pháp sau: Bảng 3: Phân loại mức độc hại của chất thải rắn và biện pháp xử lý Mức độ độc hại Đặc điểm phế thải Phương pháp xử lý I Không bẩn và không độc hại Dùng để san nền hoặc làm lớp phân cách ủ phế thải sinh hoạt II Chất hữu cơ để oxi hoá sinh hoá Tập trung và xử lý cùng phế thải sinh hoạt III Chất hữu cơ ít độc và khó hoà tan trong nước ủ cùng phế thải sinh hoạt IV Các chất chứa dầu mỡ Đốt cùng phế thải sinh hoạt V Độc hại đối với môi trường không khí Tập trung trong các poligon đặc biệt VI Độc hại Chôn hoặc khử độc trong các thiết bị đặc biệt 1.3. Giáo dục môi trường 1.3.1. Các chiến lược bảo vệ môi trường 1.3.1.1.Các chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường Năm 1980 UPEP phối hợp với IUCN và WWF ban hành chiến lược bảo tồn thế giới , được coi như tuyên bố chính trị chung đầu tiên về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững vơi một thông điệp - Bảo tồn không đối lập với phát triển. Nó nhấn mạnh rằng loài người tồn tại như một bộ phận của tự nhiên và họ sẽ không có tương lai nếu tài nguyên thiên nhiên không được bảo vệ. Với 3 mục tiêu : Duy trì các quá trình sinh thái quan trọng của các hệ bảo đảm sự sống Bảo tồn tính đa dạng di truyền Sử dụng bền vững bất kì một loài hay một hệ sinh thái nào. Tháng 6/1992 do sự cấp bách của vấn đề môi trường, những người đứng đầu của hơn 170 quốc gia trên thế giới đã họp hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển bền vững tại Rio de Janiero(Brasil). Hội nghị có tầm quan trọng lịch sử này đã đề ra mục tiêu rõ ràng, cụ thể trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trên cơ sở nhưng mục tiêu chung đó, mỗi quốc gia sẽ tự thiết lập những chương trình hành động riêng của mình. Đồng thời tại hội nghị này các nhà lãnh đạo đã đề ra chín nguyên tắc để xây dựng xã hội bền vững: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng Cải thiện chất lượng của cuộc sống con người Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất Quản lí những nguồn tài nguyên không thể tái tạo được Tôn trọng khả năng chịu đựng của trái đất Thay đổi tập tục và thói quen của cá nhân có tác động xấu tới môi trường của mình Để cho cộng đồng tự quản lí môi trường của mình Tạo khuân mẫu Quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ Xây dựng một khối liên minh toàn cầu Cùng với thế giới, Việt Nam cũng tham gia tích cực vào công ước bảo vệ tự nhiên, môi trường. 1.3.1.2. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường là bản chính sách quản lí môi trường toàn diện cho giai đoạn 2001-2010. Mục đích tổng thể của Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường 2001-2010 là : Bảo vệ và cải thiện môi trường nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo phát triển bền vững của quốc gia Mục đích của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được chi tiết thông qua 3 mục tiêu chiến lược sau: Ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học Cải thiện chất lượng môi trường ở các vùng đô thị, công nghiệp và nông thôn Bản chiến lược môi trường quốc gia có 9 mục tiêu cụ thể liên quan đến 3 nội dung chính : đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nguồn nước quốc tế. Nội dung cụ thể của các mục tiêu: Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững rừng Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững biển, ven biển và hải đảo Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và nâng cao qui hoạch và quản lí môi trường trong tất cả các vùng tự nhiên và kinh tế dưới sự hướng dẫn của các kế hoạch môi trường trong tất cả các vùng tự nhiên và kinh tế dưới sự hướng dẫn của các kế hoạch môi trường vùng Nâng cao quản lí môi trường của khu vực công nghiệp thông qua sản xuất sạch hơn và các biện pháp khác Bảo vệ khí quyển Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên và nâng cao quản lí, qui hoạch môi trường ở tất cả các ngành phát triển Bảo vệ, bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn nước 1.3.2. Giáo dục môi trường Con người hiện nay đang đối mặt với một vấn đề lớn liên quan đến đời sống toàn cầu là sự suy thoái một cách trầm trọng của môi trường. Nhận thức như thế nào và làm gì trước thực tế đó là vấn đề quan tâm của tất cả mọi người, trong đó có lực lượng tham gia công tác giáo dục : giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường đã được Đảng và Chính phủ coi là một yếu tố quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chỉ thị 36-CT ngày 25.6.1998 của BCH TW Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ mục tiêu tăng cường công tác bảo vệ môi trường: “ ngăn ngừa ô nhiêm môi trường, phục hồi và cải thiện môi trường của những nơi, những vùng đã bị suy thoái, bảo tồn đa dạng sinh học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường ở các khu công nghiệp, đô thị và nông thôn, góp phần phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân”. Đồng thời chỉ thị cũng đưa ra các giải pháp để thực hiện mục tiêu: Thường xuyên giáo dục,tuyên truyền, xây dựng thói quen nếp sống và phong trào quần chúng bảo vệ môi trường. Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường. Chủ động phòng chống ô nhiễm và sự cố môi trường, khắc phục tình trang suy thoái môi trường Khai thác sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên. Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường Tăng cường công tác quản lí nhà nước về bảo vệ môi truờng từ trung ương đến địa phương Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đào tạo cán bộ, chuyên gia về lĩnh vực bảo vệ môi trường Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường Giáo dục môi trường nhằm đạt đến mục đích cuối cùng là: mỗi người được trang bị một ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của trái đất, một khả năng biết đánh giá vẻ đẹp của thiên nhiên và một giá trị nhân cách sâu sắc bởi một nền tảng đạo lí về môi trường. Có như vậy mới hi vọng ý thức và trách nhiệm trở thành thói quen và nếp sống hàng ngày, hàng giờ trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Một trong những biện pháp tức thời là : Giảm tiêu thụ, tái sử dụng, tái chế. Bên cạnh đó, cần giáo dục ý thức tiết kiệm lâu bền : tiết kiệm nước, tiết kiệm điện, tiết kiệm nhiên liệu…ở đây, giáo dục vì môi trường không nhằm giải quyết vấn đề suy thoái môi trường mà đề cập đến nguồn gốc của suy thoái môi trường bằng cách hướng thái độ, hành vi của mọi người đối với môi trường. Chương 2 ảnh hưởng của quá trình gia công sản phẩm cao su đến môi trường 2.1. Cấu tạo và tính chất vật lý của cao su thiên nhiên (CSTN) 2.1.1. Cấu tạo CSTN là một polyisopren trong đó 98% các mắt xích là cis-1,4-isopren: Khối lượng phân tử trung bình của CSTN là 1,3.106, mức độ dao động phân tử từ 105 đến 106. 2.1.2. Tính chất vật lý Khối lượng riêng 913 kg/m3 Nhiệt độ hoá thuỷ tinh - 700C Hệ số giãn nở thể tích 6,56.10-2 Nhiệt dẫn riêng 0,14w/m.K Nhiệt dung riêng 1,88 Kj/kg.K Cao su thiên nhiên có màu vàng nhạt, không độc do đó có thể sử dụng trong y tế, công nghiệp thực phẩm,... [13]. 2.2. Cao su tổng hợp Ngoài cao su thiên nhiên chiết xuất từ mủ cây cao su, còn có cao su nhân tạo chủ yếu được tổng hợp từ các dien liên hợp, như cao su Buna; cao su Buna-S; cao su Buna-N; cao su isopren; cao su clopren [13, 20]. Ngành công nghiệp cao su tổng hợp phát triển được là dựa trên cơ sở phản ứng trùng hợp các dien liên hợp như butadien, isopren, cloropren và phản ứng đồngtrùng hợp chúng với monome khác: - Cao su Buna: - Cao su Buna-S: - Cao su Buna-N: - Cao su isopren: - Cao su clopren: Cao su tổng hợp thường không đàn hồi bằng cao su thiên nhiên, nhưng lại có thể điều chỉnh thành phần để tạo ra những tính chất khác vượt trội hơn cao su thiên nhiên. Chẳng hạn cao su Buna-N bền với dầu mỡ, cao su Buna-S có độ bền cơ học cao,... 2.3. Các chất phối hợp cho cao su Cao su chưa lưu hoá có độ bền cơ học thấp. Biến dạng đàn hồi chưa được hình thành. Các tính chất cơ lý phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ và môi trường sử dụng. Để nâng cao tính chất cơ lý của cao su, người ta thường phối trộn với nhiều loại hoá chất. Trong đơn phối trộn cao su thường có các thành phần sau: * Chất lưu hoá * Chất xúc tiến lưu hoá * Chất phòng lão * Chất hoá dẻo * Chất độn * Chất tạo màu cho cao su 2.3.1. Chất lưu hoá và xúc tiến lưu hoá 2.3.1.1. Chất lưu hoá Lưu hoá được hiểu theo nghĩa rộng là quá trình chuyển đổi cấu trúc của cao su sang mạng lưới không gian, đồng thời chuyển đổi tính chất đặc trưng cho trạng thái biến dạng dẻo, dạng chảy nhớt của vật liệu ban đầu, sang tính chất đặc trưng cho trạng thái biến dạng đàn hồi của vật liệu. * Lưu huỳnh: Lưu huỳnh tồn tại trong tự nhiên ở 3 dạng với mức độ ổn định nhiệt khác nhau. Dạng tồn tại nhiều là dạng a, các tinh thể hình thoi, màu vàng trong suốt. Khối lượng riêng là 2070kg/m2, tnc = 112,80C. Hoạt động hoá học của lưu huỳnh trong cao su phụ thuộc vào sự có mặt của chất xúc tiến lưu hoá. * Các peoxit hữu cơ: Để lưu hoá các loại cao su mà mạch đại phân tử của nó không chứa liên kết đôi hoặc chứa rất ít liên kết đôi (cao su silicon, cao su flor và cao su butyl) trong công nghệ gia công cao su sử dụng các peoxit hữu cơ làm chất lưu hoá. Các chất này có độ ổn định nhiệt lớn (~ 1000C) nhưng cũng rất dễ dàng phân huỷ thành các gốc ở nhiệt dộ lưu hoá (³ 1300C). Ví dụ các peoxit hữu cơ sau: + Peoxit đi tret-Butyl: Có thể lưu hoá ở nhiệt độ từ 1400C á 1700C. + Peoxit đicumyl: Có thể lưu hoá ở nhiệt độ từ 1350 á 2600C + Peoxit benzoin: Có thể lưu hoá ở nhiệt độ từ 1000C á 3000C * Nhựa phenol foocmaldehyt: Nhựa phenol foocmaldehyt dùng để lưu hoá các loại cao su mạch cacbua hydro no hoặc chứa rất ít liên kết đôi trong mạch (cao su butyl). Nhựa phenol foocmaldehyt dùng để lưu hoá cao su có cấu tạo chung như sau: Một trong những điều kiện quan trọng cho phép loại nhựa này có khả năng lưu hoá là hàm lượng các nhóm metylol và các ete metylic ³ 3%. 2.3.1.2. Chất xúc tiến lưu hoá + Dithiocacbamat: Dithiocacbamat là nhóm siêu xúc tiến có hoạt tính cao ở nhiệt độ thấp và có công thức hoá học chung là: R, R – Các gốc hydro cacbon K – Kim loại hoặc NH+4 n – Hoá trị của K Do hoạt tính của nhóm Dithiocacbamat rất cao ở nhiệt độ thấp nên xúc tiến loại này thường dùng nhiều trong lĩnh vực làm keo tự lưu với hàm lượng nhỏ. Ngoài ra Dithiocacbamat là nhóm xúc tiến rất hiệu quả để lưu hoá cao su có hàm lượng không no nhỏ như cao su butyl và cao su tổng hợp etylen propilen. + Thiuram sunfit: Các hợp chất nhóm Thiuram sunfit là xúc tiến lưu hoá có hoạt động hoá học cao và được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp gia công cao su đặc biệt trong công nghiệp sản xuất dây dẫn điện. Trong cao su cách điện Thiuram sunfit còn được sử dụng như chất lưu hoá. Trong công nghệ gia công cao su sử dụng rộng rãi 3 loại Thiuram sunfit: Thiuramonosunfit, Thiuramdi sunfit và Thiurampoly sunfit. Ví dụ: Tetrametylthiuramono sunfit (thiaram MM) Thiaram MM có nhiệt độ nóng chảy trong khoảng 1010C á 1070C. Hoà tan tốt vào rượu, clorofooc. Nó dùng để hoạt hoá quá trình lưu hoá hỗn hợp cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp khác và các loại mủ cao su. + Xúc tiến lưu hoá nhóm thiazol: Xúc tiến lưu hoá nhóm thiazol được sử dụng rất nhiều trong công nghiệp gia công cao su vì thiazol là nhóm xúc tiến lưu hoá có độ hoạt động hoá học rất phù hợp để lưu hoá cao su thiên nhiên và các loại cao su tổng hợp. Ví dụ: 1. Mercaptobenzothiazol (captak): Captak có nhiệt độ nóng chảy thay đổi từ 1650C á 1780C. Hoà tan tốt vào CHCl3, benzen, rượu, axeton, este nhưng không hoà tan trong xăng công nghiệp. Captak là xúc tiến lưu hoá hoạt tính cao và sử dụng rộng rãi trong công nghiệp gia công cao su. 2. Mercaptobenzothiazol thiolat kẽm: Là xúc tiến lưu hoá không độc nên được sử dụng để lưu hoá các sản phẩm cao su trong y học và thực phẩm. + Xúc tiến lưu hoá nhóm sunfenamit: Nhóm này có nhiều tính chất quý báu nên được sử dụng rộng rãi trong sản xuất công nghiệp. Nhóm sunfenamit cho phép lưu hoá các sản phẩm nhiều lớp như băng chuyền, băng tải, dây curon, lốp ôtô, môtô,... mà vẫn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các lớp cao su, đảm bảo tính đồng nhất của sản phẩm cao su. Ví dụ: 1. Sunfenamix hay xantakiu: Sunfenamix dùng rộng rãi trong công nghiệp gia công cao su để sản xuất các sản phẩm chịu tác dụng lực động học như xăm lốp ôtô, xe máy,... 2. Sunfenamix M hay xantakiu Mor: Sunfenamix M cũng tạo cho cao su khả năng chịu tác dụng lực động học vì vậy lĩnh vực sử dụng chủ yếu của xúc tiến này là công nghiệp sản xuất xăm lốp ôtô, xe máy, máy bay,... 2.3.2. Các chất độn và các chất phụ gia khác * Chất trợ xúc tiến lưu hoá: Để các chất xúc tiến lưu hoá hữu cơ trong quá trình lưu hoá cao su hoạt tính hơn và tạo cho cao su có tính năng kỹ thuật cao người ta cho vào hợp phần xúc tiến lưu hoá một số oxit và hydroxit của một vài kim loại hoá trị cao như ZnO, PbO, MgO, CaO,... những chất này gọi là trợ xúc tiến lưu hoá. * Các chất hãm lưu hoá: Ví dụ như anhydric ftalic, N-Nitrozodifenylamin, N-xiclohexyl thioflalimid,... * Các chất phòng lão: Như farafin, phenol, dẫn xuất của phenol, amin,... * Chất hoá dẻo: Như nhựa ide-camaron, nhựa thông, etylenglycol,... * Chất độn: Ví dụ như than hoạt tính, SiO2, CaCO3,... * Chất tạo màu: Ví dụ như FeO, C,... 2.4. Các chất sinh ra từ các chất lưu hoá và xúc tiến lưu hoá trong quá trình gia công cao su Để nâng cao tính cơ lý của cao su, trong công nghiệp sản xuất cao su người ta tiến hành lưu hoá cao su, để tạo mạng lưới không gian ba chiều. Các cầu nối (- S – S -) tham gia vào việc khâu các mạch đại phân tử lại với nhau. Trong công nghiệp người ta dùng chất lưu hoá là lưu huỳnh và hỗn hợp các chất xúc tiến lưu hoá hữu cơ như họ cacbamat, thiuram, xantogenat, nhóm thiozol, nhóm sunfenamid, ... Mục đích là tạo lưu huỳnh hoạt hoá để khâu mạch đại phân tử. Ví dụ: Quá trình lưu hoá cao su bằng lưu huỳnh với sự có mặt xúc tiến lưu hoá họ Cacbamat, Thiuram, Xantogenat: Trong chất phòng lão có amin và các dẫn xuất amin bậc 3 phản ứng với cacbamat kẽm tạo phức chất, phá cấu trúc vòng của cacbamat kẽm, phản ứng như sau: (Dialkyl dithiocacbamat kẽm) Sau đó lưu huỳnh S8 phản ứng với dialkyl dithiocacbamat kẽm để giải phóng lưu huỳnh hoạt hoá cho quá trình khâu mạch: Trong quá trình lưu hoá đều hình thành nên các gốc như , , , các khí như H2S,... các chất rắn như Zn, SiO2, PbS,... Đây chính là trung tâm hoạt động và một trong các tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường [13]. 2.5. Các chất sinh ra từ các chất độn và các chất phụ gia khác Như đã nêu ở trên trong quá trình gia công vật liệu cao su, ngoài những chất lưu hoá và xúc tiến lưu hoá người ta còn dùng các chất khác như: chất hãm lưu hoá, chất chống lão hoá, chất độn, chất tạo màu,... nhằm tăng tính bền của cao su với môi trường [13]. Chất phòng lão được sử dụng rộng rãi hơn cả là các chất hoá học có chứa hidro linh động như phenol, dẫn xuất của phenol, axit stearic, các amin,... các chất này dễ dàng tách hidro ra để tạo ra các gốc bền. Ví dụ: Các chất chống lão hoá thường dùng là than hoạt tính kỹ thuật, có tác dụng hấp thụ tất cả ánh sáng có bước sóng dài và ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường. Đồng thời phản xạ tốt ánh sáng ngắn và cực ngắn. Trong quá trình sơ luyện và hỗn luyện cao su trên máy khi đạt tới nhiệt độ xác định, do sự khuấy trộn ở môi trường không khí, ngoài oxi còn có một lượng nhỏ ozon nó sẽ tham gia phản ứng với các nối đôi trong phân tử cao su nên các gốc tự do. Các gốc tự do này tham gia vào phản ứng chuyển gốc sang mạch đại phân tử làm đứt mạch đại phân tử theo mọi hướng như một phản ứng dây chuyền. Ngoài ra còn đứt mạch hydrocacbon: Hoặc Trong quá trình sơ luyện tiếp theo các gốc chứa oxi được hình thành do phản ứng kết hợp với hydrocacbon, phản ứng phân huỷ các peoxit và hydroxit tiếp tục tham gia vào phản ứng chuyển gốc oxi hoá mạch đại phân tử. Như vậy trong quá trình sử dụng các chất lưu hoá, xúc tiến lưu hoá, chất độn, chất tạo màu,... đều có sự sinh ra gốc hoạt động, trong quá trình sơ luyện và hỗn luyện, có sinh ra bụi như bụi than, bụi oxit (ZnO, SiO2,...), các chất bay hơi (như phenol và dẫn xuất của nó, được sử dụng làm chất phòng lão). Bên cạnh đó còn có tiếng ồn trong quá trình vận hành máy móc. Chương 3 Phương pháp phân tích và những kết quả thẩm định môi trường tại cơ sở sản xuất công ty cao su – nhựa hải phòng 3.1. Những nhận xét, đánh giá về khả năng gây ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất tại công ty cổ phần Cao su – Nhựa Hải Phòng Xí nghiệp Cao su - Nhựa Hải Phòng được chính thức thành lập năm 1993 và nay lấy tên là công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng. Với diện tích mặt bằng là 7731 m2, trong đó diện tích nhà xưởng chiếm khoảng 50% diện tích bao gồm các phân xưởng sản xuất sau: Phân xưởng cán luyện cao su. Phân xưởng sản xuất dây curoa, các mặt hàng cao su kĩ thuật, săm xe. Phân xưởng sản xuất quả lô. Phân xưởng sản xuất lốp xe đạp. Phân xưởng cơ khí. Phân xưởng sản xuất nhựa. Thông qua việc khảo sát hiện trạng môi trường tại địa điểm thực hiện của công ty, chúng tôi thấy rằng nguồn nguyên liệu bao gồm CSTN (dạng crêp), nhựa PE,PP (dạng hạt) không gây độc hại cho môi trường, còn các loại bột độn và phụ gia của công nghệ cao su trong trong quá trình vận chuyển và sản xuất có thể gây bụi cho môi trường. Phế liệu như xỉ than, vải vụn, cao su phế thải nếu không được thu gom xử lí có thể gây bụi và làm ô nhiễm môi trường đất . Riêng sản phẩm của xí nghiệp không có tác động gì đến môi trường. Trong quá trình sản xuất, ở mỗi công đoạn mỗi bộ phận có đặc thù riêng và do vậy cũng có tác động khác nhau đến môi trường, đáng chú ý ở đây là các bộ phận xản xuất sau: - Bộ phận nồi hơi có thể gây bụi, tạo ra khí độc như CO,CO2,H2S,…. Và toả nhiệt vào môi trường. Bộ phận sơ chế, xử lí cao su phế thải gây bụi (do bột cao su và phụ gia được nghiền bay ra trong quá trình nghiền). Bộ phận cán - luyện có thể gây bụi ( bao gồm bụi bột độn như than đen, bột nhẹ, bụi của các chất phụ gia như các loại xúc tiến, tác nhân lưu hoá, bột màu,…). Mặt khác ở đây còn có thể toả nhiệt vào môi trường (nhiệt do lực ma sát trong quá trình cán, luyện sinh ra), tuy nhiên lượng nhiệt này không đáng kể. Ngoài ra còn có một tác động đáng kể ở khu vực này là tiếng ồn do máy chạy. Bộ phận lưu hoá có thể tạo ra các khí thải độc như CO2, SO2, một lượng nhỏ các chất hoá dẻo và các chất thấp phân tử khác cũng có thể thoát ra ở công đoạn này. Từ những nhận định trên, để nghiên cứu khảo sát đánh giá tác động của sản xuất đến môi trường tại công ty cổ phần Cao su - Nhựa Hải Phòng, chúng tôi tiến hành kiểm tra toàn bộ hiện trạng môi trường trên toàn bộ mặt bằng công tyvới các nội dung sau : Kiểm tra thành phần đất ở một số vị trí khác nhau trong công ty . Kiểm tra chất lượng nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất của công ti cũng như nước thải sản xuất sinh hoạt tại công ty. Đo các thành phần khí độc như CO, NO2, SO2, H2S cũng như độ bụi, độ ồn tại một số vị trí tiêu biểu trong toàn bộ mặt bằng công ty. Đo các chỉ tiêu vi khí hậu tại một số vị trí tiêu biểu trong công ty. Kiểm tra tình hình vệ sinh môi trường trên toàn mặt bằng công ty. 3.2. Phương pháp phân tích Các phương pháp phân tích dưới đây được tham khảo ở các tài liệu :[14],[15],[16],[17]. 3.2.1 Phương pháp phân tích môi trường đất 3.2.1.1. Quy trình lấy mẫu đất Mẫu đất dùng để phân tích là mẫu tổng hợp của khu vực nghiên cứu , nó được lấy đại diện theo các cạnh và đường chéo của hình chữ nhật. Đất được làm nhỏ, loại bỏ rễ cây, đá và các thành phần khác. Khi đã chuẩn bị mẫu xong ta tiến hành xác định các thành phần sau: 3.2.1.2. Xác định pH Cân 10g đất, hoà tan trong 100ml nước cất. Lọc lấy nước tiến hành xác định pH trên máy đo pH metrer. 3.2.1.3. Thành phần mất khi nung Thành phần mất khi nung bao gồm : nước ẩm, nước hidrat, chất hữu cơ và còn có sự biến đổi khối lượng trong thành phần của đất. ở nhiệt độ khoảng 1000C thì có sự thoát hơi nước ẩm, ở 1200C trở lên có sự mất nước hidrat. Các hợp chất hữu cơ cháy ở nhiệt độ 4000C và còn có sự chuyển hoá các hợp chất vô cơ trong thành phần của đất gây nên sự tăng hoặc giảm khối lượng. Ví dụ : 4FeO + O2 —> 2Fe2O3 4FeS + 7O2 —> 2Fe2O3 + 4SO2 3.2.1.4. Quy trình phá mẫu bằng phương pháp nung chảy với hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 Sự phá huỷ mẫu bằng Na2CO3 và K2CO3 dựa trên sự tạo thành các muối kiềm của axit silicic và hợp chất tan khác. K2O.Al2O3.SiO2… + Na2CO3 —> KAlO2 + Na2SiO3 + ….. Hỗn hợp nung được đựng trong chén platin, quá trình được thực hiện trong lò nung ở nhiệt độ 9000Cá10000C trong thời gian khoảng 30 phút. Khi hỗn hợp đã được chảy hoàn toàn cho vào cốc 250ml đem hoà tan trong nước và axit hoá bằng HCl 1:1 để hoà tan hỗn hợp chảy. Xác định hàm lượng silicdioxit (SiO2) Hàm lượng silicdioxit được xác định theo phương pháp so màu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28924.doc
Tài liệu liên quan