Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam

Tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam: ... Ebook Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam

doc150 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2555 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC CHỮ VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ TMCP Thương mại Cổ phần OTC (Over the Counter Market) Thị trường phi tập trung TCTD Tổ chức Tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại FDI (Foreign direct investment) Đầu tư trực tiếp của nước ngoài ODA (Official Development Assistance) Quỹ Hỗ trợ phát triển chính thức EXIMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam VIETCOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam ACB Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu MBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội SACOMBANK Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín. HSBC Ngân hàng HongKong Shanghai Banking Corp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Lãi lỗ của chiến lược Short Straddle 32 Bảng 1.2: Bảng lãi lỗ chiến lược Short Strangle 35 Bảng 1.3: Lãi lỗ của chiến lược Long Put Butterfly 39 Bảng 2.1: Cơ cấu sản phẩm phái sinh trong tổng doanh thu và lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại 46 Bảng 2.2: Độ sâu tài chính M2/GDP tại một số quốc gia trong khu vực 61 Bảng 2.3: Doanh số thực hiện quyền chọn tiền tệ trong 2 năm 2006-2007 68 Bảng 2.4: Trạng thái ngoại tệ cuối năm của VCB 70 Bảng 2.5: Doanh số mua bán ngoại tệ - VND của Vietcombank 70 Bảng 2.6: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường quốc tế của Vietcombank 71 Bảng 2.7: Doanh số mua bán Ngoại tệ - Ngoại tệ trên thị trường trong nước của Vietcombank 71 Bảng 2.8: Doanh số mua bán ngoại tệ với NHNN và phục vụ xăng dầu của Vietcombank 72 Bảng 3.1: Doanh số hoạt động ngoại hối và hoạt động phái sinh ngoại hối của thế giới giai đoạn 1995 -2007 82 Bảng 3.2: Hoạt động của thị trường ngoại hối truyền thống 83 Bảng 3.3: Hoạt động của thị trường ngoại hối phái sinh 84 Bảng 3.4: Doanh số hoạt động ngoại hối theo cặp tiền tệ 85 Bảng 3.5: Doanh số hoạt động quyền chọn theo cặp tiền tệ 86 DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua 12 Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua 12 Hình 1.3 : Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn bán 13 Hình 1.4: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn bán 13 Hình 1.5: Mô hình chiến lược Short Straddle 30 Hình 1.6: Mô hình chiến lược Short Strangle 35 Hình 1.7: Mô hình chiến lược Long Put Butterfly 38 Hình 1.8: Mô hình chiến lược Long Condor 41 Hình 2.1: Biểu đồ Lãi từ kinh doanh ngoại hối năm 2003 – 2006 của Eximbank 64 Hình 2.2 : Quy trình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại Eximbank 65 Hình 2.3: Biểu đồ tỷ trọng doanh số giao dịch quyền chọn tiền tệ của Vietcombank 73 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên WTO vào tháng 112006 và bắt đầu thực hiện các cam kết với tổ chức này vào tháng 1-2007. Căn cứ theo lộ trình gia nhập WTO, những quy định hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài sẽ dần dần bị loại bỏ và một sân chơi bình đẳng đang hình thành ngày càng rõ nét. Sự cạnh tranh trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phải đổi mới trên nhiều lĩnh vực, tiến tới giành thế chủ động, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh. Đứng trước thực tiễn đó, các Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã và đang cố gắng đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thể hiện qua sự phong phú về sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống, các ngân hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong đó phải kể đến các nghiệp vụ tài chính phái sinh như: nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn, nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ... và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. Tháng 2/2003, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã chính thức cho thực hiện thí điểm tại Eximbank nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ mà trước tiên là quyền chọn ngoại tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Đây là một trong những nghiệp vụ phái sinh quan trọng góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp và đem lại lợi nhuận cho các ngân hàng. Hơn năm năm thực hiện, tuy đã có nhiều cố gắng trong việc giới thiệu và đưa công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng quyền chọn tiền tệ đến các đối tượng khách hàng nhưng nhìn chung đến nay nghiệp vụ này vẫn còn khá mới mẻ, chưa được triển khai rộng rãi tại các Ngân hàng. Trước thực tế này, chúng tôi đã chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương Mại Việt Nam” để tìm ra những tồn tại, khó khăn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải đối mặt trong quá trình triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, từ đó tìm ra hướng giải quyết, cũng như đưa ra đề xuất, kiến nghị về chính sách đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ có thể phát triển và phổ biến hơn ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Liên quan đến đề tài các công cụ tài chính phái sinh nói chung và đề tài Quyền chọn tiền tệ nói riêng, trên thế giới đã có những nghiên cứu của tác giả Robert Kolb với “How i trade options” và Giáo sư Jon Najarian với cuốn sách “Understanding Options” ... Ở  Việt Nam, những nghiên cứu về đề tài quyền chọn tiền tệ chủ yếu mang tính lý thuyết, khả năng ứng dụng vào nền kinh tế Việt Nam còn chưa cao. Với luận văn này, chúng tôi nghiên cứu thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam, đánh giá những thành tựu đã đạt được và những khó khăn, tồn tại mà các ngân hàng phải đối mặt từ đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ này tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ quyền chọn trên thế giới, thừa nhận các kết quả nghiên cứu về định giá quyền chọn, tìm hiểu các loại quyền chọn trong đó nghiên cứu sâu về quyền chọn tiền tệ. Trên cơ sở đó, phân tích thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ này tại Việt Nam. Từ những những phân tích đó, đề tài rút ra những hạn chế của các ngân hàng trong quá trình đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vào thị trường Việt Nam. Cuối cùng, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp thiết thực cũng như ứng dụng các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để khắc phục những hạn chế, tạo điều kiện phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu : Luận văn nghiên cứu về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ với vai trò là nghiệp vụ giúp phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp Việt Nam và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cho các ngân hàng thương mại. Để thực hiện việc nghiên cứu này, chúng tôi đã lựa chọn hai Ngân hàng thương mại là Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là những Ngân hàng đi đầu trong việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ các Ngân hàng thương mại Việt Nam, mục đích của luận văn là đề xuất các nhóm giải pháp vĩ mô và vi mô nhằm tháo gỡ khó khăn mà các Ngân hàng thương mại Việt Nam gặp phải, đưa nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ ngày càng phát triển mạnh mẽ và phổ biến tại Việt Nam. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sẽ thực hiện một số nhiệm vụ sau: 1) Nghiên cứu cơ sở lý luận về nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ; 2) Nghiên cứu thực tiễn việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam; 3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Nghiên cứu những khái niệm và thuật ngữ cơ bản về nghiệp vụ quyền chọn nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nói riêng. Nghiên cứu thực trạng và khả năng xây dựng, phát triển thị trường quyền chọn tiền tệ tại Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng quá trình triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại, những khó khăn, hạn chế và bất cập. Nghiên cứu một số giải pháp để khắc phục những hạn chế và sử dụng các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn để phát triển nghiệp vụ này tại các ngân hàng thương mại. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp cơ bản như sau: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hoá lý thuyết. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia. Nhóm phương pháp phụ trợ: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ quyền chọn và quyền chọn tiền tệ. Chương 2: Thực trạng triển khai và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ QUYỀN CHỌN VÀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN VÀ HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN Hợp đồng quyền chọn (Option Contract): là một thỏa thuận giữa bên mua và bên bán quyền chọn, theo đó bên bán quyền đồng ý trao cho bên mua quyền một quyền chọn, chứ không phải nghĩa vụ, để thực hiện quyền mua hoặc không mua, bán hoặc không bán một lượng hàng hóa cơ sở nhất định, có thể là ngoại tệ, hàng hóa, chứng khoán,…. theo một mức giá hoặc tỷ giá được thỏa thuận và định trước trong hợp đồng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định kể từ ngày mua quyền chọn. . Bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua quyền chọn. Quyền chọn mua (Call Option): là quyền được mua một lượng hàng hóa cơ sở nhất định tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Quyền chọn bán (Put Option): là quyền được bán một loại hàng hóa cơ sở nhất định tại tỷ tại một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian hoặc thời điểm đã xác định. Bên bán quyền chọn (Seller of options): là bên phát hành quyền chọn, sau khi đã thu phí quyền chọn có trách nhiệm phải thực hiện việc mua hoặc bán một lượng hàng hóa cơ sở, tại một thời điểm trong hạn định của hợp đồng khi người mua muốn thực hiện quyền chọn, theo tỷ giá đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán có vùng lời giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lỗ là vô hạn (Xem hình 1.2 và hình 1.4). Trên thị trường có hai loại người bán quyền chọn : người bán quyền chọn mua (Seller of a Call Option) và người bán quyền chọn bán (Seller of a Put Option). Bên mua quyền chọn (Buyer of options): là bên nắm giữ quyền chọn, và phải trả cho bên bán phí quyền chọn. Bên mua quyền chọn được quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chọn đã mua. Bên mua quyền chọn có vùng lỗ là giới hạn, tối đa là phí quyền chọn, còn vùng lời là vô hạn (Xem hình 1.1 và hình 1.3). Trên thị trường có hai loại người mua quyền chọn : người mua quyền chọn mua (Buyer of a Call Option) và người mua quyền chọn bán (Buyer of a Put Option). Hình 1.1: Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn mua Nguồn : [19] Hình 1.2: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn mua Nguồn : [19] Hình 1.3 : Biểu đồ lãi và lỗ của người mua quyền chọn bán Nguồn : [19] Hình 1.4: Biểu đồ lãi và lỗ của người bán quyền chọn bán Nguồn: [19] Thực hiện giao dịch (exercise): bao gồm các cách thể hiện: thực hiện hay tiến hành giao dịch, thực hiện hay tiến hành thanh toán, thực hiện hay tiến hành thanh toán hợp đồng. Thời hạn hết hiệu lực (Expiration date): là khoảng thời gian quyền chọn còn giá trị thực hiện. Tỷ giá giao dịch (Exercution price or strike sprice): tỷ giá áp dụng trong giao dịch quyền chọn được gọi là tỷ giá giao dịch. Tỷ giá quyền chọn không chỉ phụ thuộc vào yếu tố cung cầu mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn cao hay thấp. Giá quyền chọn (Premium): là khoản tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn. Các trạng thái của quyền chọn: có 3 trạng thái của quyền chọn[19]. - Ngang giá quyền chọn (At the money – ATM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn dù có thực hiện hay không thực hiện quyền chọn cũng không làm phát sinh một khoản lãi hay lỗ nào. Tức là lúc này, giá thị trường cũng chính bằng với giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn (Exercution price or strike sprice). Quyền chọn ở trạng thái ngang giá được gọi là Quyền chọn ở điểm hòa vốn. Được giá quyền chọn (In the money – ITM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ thu lãi khi thực hiện quyền chọn. Tức là lúc này, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn. Giảm giá quyền chọn (Out of the money – OTM): là trạng thái mà nếu bỏ qua phí quyền chọn, thì người nắm giữ quyền chọn sẽ chịu lỗ nếu thực hiện quyền chọn tức là lúc nay, đối với hợp đồng quyền chọn mua thì giá thị trường thấp hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn, đối với hợp đồng quyền chọn bán thì giá thị trường cao hơn giá giao dịch của hợp đồng quyền chọn. 1.2. VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN TRONG NỀN KINH TẾ 1.2.1. Vai trò của thị trường các sản phẩm phái sinh 1.2.2.1. Phòng ngừa rủi ro Vì giá của sản phẩm phái sinh có quan hệ chặt chẽ với giá của tài sản cơ sở trên thị trường giao ngay, các sản phẩm phái sinh có thể được sử dụng để làm giảm hay tăng rủi ro của việc sở hữu tài sản giao ngay. Ví dụ, mua một tài sản giao ngay và bán một hợp đồng giao sau hay một quyền chọn mua sẽ làm giảm rủi ro của nhà đầu tư. Nếu giá hàng hoá giảm xuống, giá của quyền chọn cũng sẽ giảm. Khi đó nhà đầu tư có thể mua lại hợp đồng với giá thấp hơn, do đó nhận được một khoản lợi nhuận ít nhất có thể bù đắp phần nào mức lỗ từ tài sản cơ sở. Dạng giao dịch này gọi là phòng ngừa rủi ro. Các hợp đồng quyền chọn cung cấp một cơ chế hiệu quả cho phép phòng tránh rủi ro và dịch chuyển rủi ro từ những người không thích rủi ro sang những người ưa thích mạo hiểm và chấp nhận rủi ro để kiếm lời. Ngược lại với phòng ngừa rủi ro là đầu cơ. Trừ khi người phòng ngừa rủi ro tìm được một người phòng ngừa rủi ro khác có nhu cầu đối lập hoàn toàn với mình, rủi ro của người phòng ngừa rủi ro phải được hấp thụ bởi các nhà đầu cơ. Thay vì giao dịch cổ phiếu hoặc trái phiếu cơ sở, nhà đầu tư có thể giao dịch sản phẩm phái sinh.Việc đầu cơ dễ dàng hơn bằng sản phẩm phái sinh lại tạo điều kiện cho việc phòng ngừa rủi ro ít tốn kém hơn. 1.2.2.2. Vai trò định giá Các thị trường quyền chọn là nguồn thông tin rất quan trọng đối với giá cả. Đặc biệt, thị trường quyền chọn được xem như một công cụ chủ yếu để xác định giá giao ngay của tài sản. Vàng, dầu và hàng hoá giao dịch ở nhiều nơi khác nhau và ở các thời điểm khác nhau. Ứng với mỗi loại tài sản, có rất nhiều xếp hạng khác nhau về chùủng loại và chất lượng. Vì vậy, có rất nhiều mức giá “giao ngay” có thể xảy ra đối với tài sản. Thị trường quyền chọn tổng hợp tất cả các thông tin vào một dạng thống nhất, phản ánh giá giao ngay của một tài sản riêng biệt, là cơ sở của hợp đồng quyền chọn. Giá của hợp đồng giao sau đáo hạn sớm nhất thường được xem là giá giao ngay. Giá hợp đồng quyền chọn cũng chứa những thông tin về những gì mà người ta mong đợi về giá giao ngay trong tương lai. Thị trường quyền chọn không cung cấp những dự báo về giá giao ngay trong tương lai một cách trực tiếp. Tuy nhiên, chúng cung cấp những thông tin quý giá về độ bất ổn, và cũng là rủi ro của tài sản cơ sở giao ngay. Vai trò định giá: thị trường không trực tiếp phản ánh dự đoán về giá giao ngay trong tương lai mà phản ánh sự biến động giá của hàng hóa cơ sở, điều này cũng có nghĩa là phản ánh độ rủi ro gắn liền với mỗi tài sản cơ sở. 1.2.2.3. Tiết kiệm chi phí giao dịch Các thị trường sản phẩm phái sinh nói chung và thị trường quyền chọn nói riêng cung cấp rất nhiều lợi thế về hoạt động. Thứ nhất chúng có chi phí giao dịch thấp hơn. Điều này làm cho việc sử dụng giao dịch trên các thị trường này thay thế hoặc bổ sung cho các giao dịch trên thị trường giao ngay trở nên dễ dàng và hấp dẫn hơn. Thứ hai, thị trường quyền chọn có tính thanh khoản cao hơn so với thị trường giao ngay. Mặc dù thị trường giao ngay nói chung có tính thanh khoản rất cao đối với các chứng khoán của các công ty lớn, chúng không thể hấp thụ được các giao dịch có giá trị lớn mà không gây ra biến động giá đáng kể. Tính thanh khoản cao hơn một phần là do mức vốn yêu cầu để tham gia vào thị trường sản phẩm phái sinh nói chung và quyền chọn nói riêng là thấp hơn. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro có thể được điều chỉnh ở bất cứ mức độ nào như mong muốn, nhưng vì cần ít vốn hơn nên các thị trường này có thể hấp thu nhiều giao dịch hơn. Thứ ba, các thị trường quyền chọn cho phép các nhà đầu tư bán khống dễ dàng hơn. Thị trường chứng khoán áp đặt nhiều giới hạn được thiết kế để hạn chế hoặc không khuyến khích việc bán khống, nhưng những giới hạn này thì không được áp dụng cho giao dịch sản phẩm phái sinh. 1.2.2.4. Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển Các thị trường giao ngay có thể vẫn hiệu quả ngay cả khi không có thị trường sản phẩm phái sinh. Tuy nhiên một số cơ hội kinh doanh chênh lệch lãi suất có thể đem lại lợi nhuận vẫn tồn tại, ngay cả trong thị trường thường xuyên hiệu quả. Sự tồn tại của những cơ hội này có nghĩa là giá của một số tài sản tạm thời vi phạm các quy luật. Các nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận vượt hơn mức hợp lý của thị trường ứng với mức rủi ro cho trước. Việc giao dịch dễ dàng hơn và chi phí thấp hơn trên các thị trường này tạo điều kiện cho giao dịch kinh doanh chênh lệch giá và những điều chỉnh nhanh chóng về giá sẽ loại trừ ngay lập tức những cơ hội lợi nhuận này. Vai trò thúc đẩy thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển: thị trường quyền chọn đem lại cho những nhà đầu tư thích mạo hiểm tỷ suất sinh lợi cao, do đó có sức hấp dẫn mạnh với các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, giúp hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm, huy động thêm nhiều nguồn lực trong xã hội. Ngoài ra, việc tham gia thị trường quyền chọn không đòi hỏi chi phí quá lớn đã cho phép các nhà đầu tư có thể dễ dàng tham gia vào thị trường, điều này khiến cho thị trường trở nên sôi động hơn và góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính và thị trường chứng khoán trong nền kinh tế. 1.3. PHÂN LOẠI QUYỀN CHỌN 1.3.1. Phân loại theo quyền của người mua Có 2 loại quyền chọn: Quyền chọn mua (Call Option): là hợp đồng quyền chọn trong đó bên mua quyền chọn mua có quyền mua hoặc không mua một đồng tiền, hàng hóa, chứng khoán… theo mức giá thỏa thuận, trong một khoảng thời gian quy định. Bên bán quyền chọn mua phải thực hiện nghĩa vụ bán loại hàng hóa cơ sở này khi người mua quyết định thực hiện trong thời gian quy định của hợp đồng. Quyền chọn bán (Put Option): là hợp đồng quyền chọn trong đó người mua quyền chọn bán có quyền bán hoặc không bán một đồng tiền, hàng hóa, chứng khoán… theo một mức giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định. Bên bán quyền chọn bán phải thực hiện nghĩa vụ mua loại hàng hóa cơ sở này khi người mua quyền chọn quyết định thực hiện trong thời gian quy định. 1.3.2. Phân loại theo thời gian thực hiện quyền chọn Có 2 loại quyền chọn: Quyền chọn kiểu Mỹ (American - style Option): cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn vào bất kỳ ngày nào trong thời hạn hợp đồng đến trước ngày đáo hạn. Quyền chọn kiểu Châu Âu (European - style Option): chỉ cho phép người nắm giữ quyền chọn thực hiện hợp đồng quyền chọn tại đúng ngày đến hạn. 1.3.3. Phân loại theo tài sản cơ sở Quyền chọn về chứng khoán Quyền chọn chứng khoán là một hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ với tài sản cơ sở là các loại chứng khoán. Người nắm giữ quyền chọn có quyền mua hay bán 100 cổ phiếu với mức giá thực hiện xác định và có hiệu lực đến ngày đáo hạn. Quyền chọn về chỉ số chứng khoán Một quyền chọn chỉ số chứng khoán là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các chỉ số chứng khoán phổ biến, hợp đồng quyền chọn về chỉ số chứng khoán cho phép người nắm giữ quyền chọn được quyền mua hoặc bán một khối lượng bằng 100 nhân với chỉ số ở mức giá thực hiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng và có hiệu lực trong một khoản thời gian xác định. Quyền chọn tiền tệ Quyền chọn tiền tệ là một hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các loại tiền tệ, trong đó cho phép người nắm giữ quyền chọn tiền tệ được quyền mua hoặc bán một lượng ngoại tệ nhất định theo một tỷ giá thỏa thuận trong một khoảng thời gian xác định. Quyền chọn về hợp đồng tương lai Là hợp đồng quyền chọn với tài sản cơ sở là các hợp đồng tương lai. Người nắm giữ quyền chọn về hợp đồng tương lai được quyền chứ không phải nghĩa vụ mua hoặc bán tham hợp đồng tương lai cơ sở với mức giá tương lai xác định vào một thời điểm nhất định. Ngày đáo hạn của hợp đồng quyền chọn này thường là đúng hoặc trước một vài ngày so với ngày giao hàng sớm nhất của hợp đồng tương lai. Có 2 loại quyền chọn về hợp đồng tương lai: − Mua quyền chọn về hợp đồng tương lai: là quyền tham gia hoặc không tham gia hợp đồng tương lai cơ sở với vị thế là người mua, với mức giá xác định. vào thời điểm nhất định. Khi quyền chọn loại này được thực hiện, người nắm giữ nó thu từ người phát hành có trạng thái trường trên hợp đồng tương lai cùng với số tiền bằng mức vượt trội giá tương lai trừ giá thực hiện. − Bán quyền chọn về hợp đồng tương lai: là quyền tham gia hoặc không tham gia hợp đồng tương lai cơ sở ở vị thế người bán, với một mức giá xác định. Khi quyền chọn loại này được thực hiện, người nắm giữ nó thu từ người phát hành có trạng thái đoản trên hợp đồng tương lai cộng với số tiền bằng mức vượt trội giá thực hiện trừ giá tương lai. Quyền chọn về hợp đồng tương lai có một số ưu điểm như sau : Hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao và dễ giao dịch hơn tài sản cơ sở khác. Bên cạnh đó, giá tương lai được biết ngay lập tức trên thị trường tương lai, vì thế quyền chọn về hợp đồng tương lai được các nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Việc thực hiện quyền chọn về hợp đồng tương lai không dẫn đến việc giao nhận hàng hóa vì hợp đồng tương lai được đóng trước ngày chuyển giao hàng hóa. Do đó, quyền chọn về hợp đồng tương lai thường được thanh toán bằng tiền mặt. Đây là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư vì họ có thể tránh được những khó khăn trong việc tăng vốn để mua tài sản cơ sở nếu phải thực hiện quyền chọn. Bên cạnh đó, các hợp đồng tương lai và quyền chọn về hợp đồng tương lai được giao dịch trên những sàn giao dịch cạnh nhau trong cùng một trung tâm. Do đó, tạo thuận lợi cho các hoạt động mua bán, bảo hộ, kinh doanh chênh lệch giá… Nhờ vậy mà thị trường hoạt động có hiệu quả hơn. − Quyền chọn về hợp đồng tương lai thường có chi phí giao dịch thấp hơn so với quyền chọn giao ngay. Quyền chọn về lãi suất Đây là một dạng của quyền chọn về hợp đồng tương lai trong đó tài sản cơ sở là các hợp đồng tương lai về lãi suất. Khi quyền chọn lãi suất được thực hiện, cùng với thu nhập bằng tiền mặt, người nắm giữ quyền chọn sẽ có vị thế dài hạntrạng thái trường trên hợp đồng tương lai cơ sở, và người phát hành quyền chọn thì có vị thế ngắn hạntrạng thái đoản tương ứng. Trên thị trường có tổ chức, quyền chọn lãi suất phổ biến là quyền chọn trên hợp đồng tương lai về trái phiếu kho bạc dài hạn và quyền chọn trên hợp đồng tương lai về Eurodollar. Trên thị trường OTC, quyền chọn lãi suất được các NHTM và công ty tài chính đưa ra nhằm chuyển đổi một cách hiệu quả các khoản vay và cho vay từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định; phổ biến là các loại: hợp đồng Caps – call quyền chọn lãi suất với mức trần lãi suất, hợp đồng Floor – Put quyền chọn lãi suất với mức sàn lãi suất, giao dịch Collars – kết hợp một hợp đồng Cap và một hợp đồng Floor, quyền chọn hoán đổi lãi suất - Swap option. Một số loại quyền chọn khác - Quyền chọn linh hoạt (flex option): đúng như tên gọi, quyền chọn linh hoạt là một loại quyền chọn trên thị trường chính thức nhưng linh hoạt về một số điều kiện như giá thực hiện, ngày đáo hạn khác với những quy định phổ biến. - Các loại quyền chọn ngoại lai (Exotic options): Quyền chọn có rào chắn (Barrier option): thường giao dịch nhiều nhất là 2 loại: Knock-Out option và Knock-In option. Knock-Out option: là một loại option trong đó hợp đồng quyền chọn sẽ hết tồn tại nếu giá tài sản cơ sở trong hợp đồng đạt đến một mức cụ thể được quy định, đó chính là rào chắn. Knock-In option: cũng là một loại quyền chọn trong đó hợp đồng quyền chọn chỉ tồn tại nếu giá tài sản cơ sở trong hợp đồng đạt đến một mức rào chắn. Binary option: (thường gọi là quyền chọn đôi) là loại quyền chọn có khoản thanh toán gián đoạn. Đối với vị thế là người nắm giữ quyền chọn mua thì có 2 loại như sau: Cash-or-nothing call option: là loại quyền chọn sẽ có khoản thanh toán bằng một lượng tiền cố định nếu giá tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện của quyền chọn và bằng zero nếu giá tài sản cố định thấp hơn giá thực hiện của hợp đồng. Asset-or-nothing call option: là loại quyền chọn sẽ có khoản thanh toán bằng giá tài sản cơ sở nếu giá tài sản cơ sở cao hơn giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn và bằng zero nếu giá tài sản cơ sở thấp hơn giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn. Đối với vị thế là người nắm giữ quyền chọn bán thì cũng có 2 loại Cash-or-nothing put option và Asset-or-nothing put option với định nghĩa tương tự như trên. Quyền chọn theo người chọn (Chooser option): là loại quyền chọn mà trong một vài ngày trước thời điểm đáo hạn, người nắm giữ có thể chọn đó là mua quyền chọn mua hay quyền chọn bán. Quyền chọn kép (Compound option): là loại quyền chọn của quyền chọn, bao gồm: quyền chọn mua để thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn mua để thực hiện quyền chọn bán, quyền chọn bán để thực hiện quyền chọn mua, quyền chọn bán để thực hiện quyền chọn bán. Quyền chọn chứng khoán dành cho nhân viên (Employee stock option): Đây là loại quyền chọn chứng khoán thường do các công ty cổ phần phát hành cho các nhân viên của họ. Nhân viên có quyền mua hoặc không mua chứng khoán của công ty theo một mức giá được xác lập trước trong một khoảng thời gian quy định. Đây cũng là một hình thức khuyến khích các nhân viên gắn bó với công ty và thu hút nhân tài về đây làm việc. 1.4. KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CHỌN TIỀN TỆ 1.4.1. Khái niệm Quyền chọn tiền tệ (foreign currency option) là một hợp đồng trong đó cho phép người mua quyền chọn (the buyer) có quyền, chứ không phải nghĩa vụ, mua hoặc bán một lượng ngoại tệ trong một khoảng thời gian nhất định (cho đến ngày đáo hạn – time to the maturity date). 1.4.2 Các chủ thể tham gia trên thị trường quyền chọn Nhà nhập khẩu (Importer): có nhu cầu mua ngoại tệ và lo ngại sự biến động của tỷ giá. Nhà nhập khẩu chấp nhận một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một tỷ giá cố định. Nhà xuất khẩu (Exporter): có nhu cầu bán ngoại tệ và lo ngại sự biến động về tỷ giá làm giảm giá trị lượng ngoại tệ sẽ có trong tương lai. Nhà xuất khẩu chấp nhận một khoản phí cho hợp đồng quyền chọn để đổi lấy một tỷ giá cố định. Các nhà đầu cơ (Speculator): là một nhóm có tính chất quyết định tham dự thị trường quyền chọn. Họ tham dự với mục đích thu lợi nhuận chênh lệch. Bên cạnh đó còn có sự tham gia quan trọng của các NHTM, ngân hàng đầu tư, công ty tài chính…với vai trò là nhà phát hành quyền chọn.. 1.4.3 Giá quyền chọn tiền tệ và các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn tiền tệ Như đã định nghĩa tại phần 1.1, giá quyền chọn (Premium) là khoản tiền mà bên mua quyền chọn phải trả cho bên bán quyền chọn để có được quyền chọn. Giá quyền chọn là tổng của 02 thành phần là giá trị nội tại (Instrinsic value) và giá trị thời gian (Time value), ta có : Giá quyền chọn tiền tệ (Premium)= Giá trị nội tại (Instrinsic value) + Giá trị thời gian (Time value) [19]. Trong đó giá trị nội tại là khoản lãi có thể thu được nếu thực hiện quyền chọn tại một thời điểm nhất định. Như vậy, đối với quyền chọn mua tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch tỷ giá giao ngay và tỷ giá quyền chọn tại một thời điểm nhất định. Ngược lại, đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ, giá trị nội tại chính là chênh lệch tỷ giá quyền chọn và tỷ giá giao ngay tại một thời điểm nhất định. Đối với hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ: Giá trị nội tại= Tỷ giá giao ngay - Tỷ giá quyền chọn Đối với hợp đồng quyền chọn bán tiền tệ: Giá trị nội tại= Tỷ giá quyền chọn - Tỷ giá giao ngay Giá trị thời gian (hay còn gọi là giá trị ngoại lai –extrinsic value): của hợp đồng quyền chọn là hiệu số giữa phí quyền chọn và giá trị nội tại, nó phản ánh một thực tế là hợp đồng quyền chọn có thể có giá trị lớn hơn giá trị nội tại. Điều này ngụ ý rằng, do sự biến động của tỷ giá giao ngay trong tương lai làm cho giá trị của hợp đồng quyền chọn cũng thay đổi, tức có giá trị thời gian. Giá trị thời gian của quyền chọn tiền tệ thể hiện khả năng giá trị nội tại của nó sẽ tăng lên trước khi hết hiệu lực và khả năng này phụ thuộc nhiều vào sự biến động tỷ giá. Tuy nhiên giá của bất kỳ quyền chọn tiền tệ nào cũng gồm 6 yếu tố tác động đến, đó là: 1.4.3.1. Tỷ giá kỳ hạn (forward rates) Mặc dù tỷ giá giao sau ảnh hưởng không nhiều đến phí quyền chọn nhưng nó cũng cung cấp những thông tin hữu ích để những nhà kinh doanh quyền chọn xác định giá trị của hợp đồng quyền chọn. Nếu tỷ giá giao sau cao hơn nhiều so với tỷ giá giao ngay, điều đó có thể ảnh hưởng đến phí hợp đồng quyền chọn mua tiền tệ sẽ cao. Ví dụ: Tỷ giá giao ngay USD/VNĐ= 17.000 Trường hợp 1 :Tỷ giá giao sau 3 tháng USD/VNĐ = 18.000 Trường hợp 2 : Tỷ giá giao sau 3 tháng USD/VNĐ = 17.500 Như vậy người mua quyền chọn mua USD với thời hạn 3 tháng sẽ phải trả phí quyền chọn trong trường hợp 1 cao hơn trong trường hợp 2 vì khả năng khi mua hợp đồng mua USD trong trường hợp 1 người mua có khả năng có lãi nhiều hơn trong trường hợp 2 và ngược lại người bán quyền chọn mua (các ngân hàng) khả năng bị lỗ ở trường hợp 1 là lớn hơn, tất nhiên còn phụ thuộc vào tỷ giá của hợp đồng quyền chọn. 1.4.3.2. Tỷ giá giao ngay (spot rates) Đối với một quyền chọn mua, tỷ giá giao ngay và giá của quyền chọn mua tăng (giảm) cùng chiều. Đối với một quyền chọn bán thì ngược lại, đó là mối quan hệ tăng giảm ngược chiều. 1.5.1. Các yếu tố cấu thành nên giá quyền chọn Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn - Intrinsic Value. Giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn là giá trị của hợp đồng ở trạng thái “được giá quyền chọn” - ITM. Nói cách khác, giá trị nội tại là chênh lệch giữa tỷ giá quyền c._.họn và tỷ giá hiện hành của thị trường. Ví dụ: Hợp đồng quyền chọn mua USD với tỷ giá quyền chọn là VND/USD = 20 000, có 100 điểm giá trị nội tại so với tỷ giá kỳ hạn hiện hành là 20 100, như sau: Tỷ giá kỳ hạn USD hiện hành Tỷ giá quyền chọn mua USD Giá trị nội tại của hợp đồng Phí của hợp đồng quyền chọn sẽ là một số không nhỏ hơn giá trị nội tại của hợp đồng, bởi vì nếu nhỏ hơn thì sẽ phát sinh hoạt động kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage). Thật vậy, giả sử phí của hợp đồng được yết là 40 điểm, nhỏ hơn giá trị nội tại là 100 điểm. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá xảy ra như sau: Bảng 1: Arbitrage xảy ra nếu yết phí quyền chọn nhỏ hơn giá trị nội tại. Các giao dịch Luồng tiền USD VNĐ 1. Mua quyền chọn mua USD với phí 40 điểm VNĐ Phí hợp đồng = 40x 1 -40 Thực hiện quyền chọn mua USD +1 -20 000 2.Bán kỳ hạn tại tỷ giá 20.100 -1 +20 100 Lãi ròng 0 +60 Nguồn : Giao dịch quyền chọn tiền tệ - Nguyễn Văn Tiến Do đó, một hợp đồng quyền chọn có giá trị nội tại càng lớn thì phí hợp đồng quyền chọn phải càng cao. Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn - Extrinsic Value. Giá trị ngoại lai của hợp đồng quyền chọn là giá trị còn lại của phí hợp đồng sau khi đã trừ đi giá trị nội tại. Giá trị ngoại lai = Phí hợp đồng - Giá trị nội tại Giá trị ngoại lai được biết đến như là giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn (Option Time Value) hay là giá trị biến thiên của quyền chọn (Option Volatility Value). Giả sử, phí hợp đồng là 360 VND/USD và giá trị nội tại là 100 VND/USD, ta tính được giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn, như sau: Phí hợp đồng (= phí quyền chọn) Trừ đi: Giá trị nội tại Giá trị thời gian của quyền chọn + 360 - 100 + 260 1.4.3.3. Nếu một hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ATM hay OTM sẽ không có giá trị nội tại. Nếu người nắm giữ hợp đồng tiến hành quyền chọn ngay lập tức, thì sẽ không phát sinh một khoản lãi nào. Do đó, toàn bộ phí của hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ATM hay OTM đều là giá trị thời gian của hợp đồng. Rõ ràng là, giá trị thời gian là một bộ phận của phí hợp đồng quyền chọn; và nó phát sinh từ khả năng có thể xảy ra tại một thời điểm trong tương lai rằng, hợp đồng quyền chọn sẽ có giá trị nội tại cao hơn so với thời điểm hiện hành. Do đó, nếu tỷ giá thị trường biến động càng mạnh thì giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn càng lớn, cho nên giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn còn được biết đến như là giá trị biến thiên của hợp đồng quyền chọn (Option Volatility Value). Hơn nữa, tỷ giá thị trường biến động càng mạnh, thì các cơ hội thực hiện quyền chọn có lợi cho người nắm giữ hợp đồng càng lớn và chi phí mà người bán phải chịu càng tăng, bởi vì, do tỷ giá thị trường biến động, cho nên tại một thời điểm trong tương lai nó có thể lớn hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn mua hoặc có thể thấp hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn bán. Kết quả là, người mua hợp đồng sẵn sàng trả phí quyền chọn cao hơn và người bán cũng yêu cầu phí quyền chọn cao hơn nếu tỷ giá thị trường biến động càng mạnh. 1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn Thời hạn của hợp đồng (Time to maturity) Thời hạn đến hạn của hợp đồng quyền chọn càng dài thì càng có nhiều khả năng tỷ giá thị trường biến động trên mức tỷ giá quyền chọn đối với hợp đồng quyền chọn mua và thấp hơn tỷ giá quyền chọn của hợp đồng quyền chọn bán. Do đó, thời hạn hợp đồng càng dài, thì người mua sẵn sàng trả phí hợp đồng quyền chọn càng lớn và người bán yêu cầu phí quyền chọn càng cao. Đối với các quyền lựa chọn kiểu Mỹ (cả quyền chọn mua và chọn bán), thời gian đáo hạn càng dài thì giá của quyền càng cao, vì giá của tài sản cơ sở có khả năng biến động để cho quyền chọn trở thành có lãi và đem lại lợi nhuận cho người sở hữu. Đối với các quyền chọn kiểu Châu Âu, ảnh hưởng của thời gian cho đến khi đáo hạn phụ thuộc vào việc quyền chọn là quyền chọn mua hay quyền chọn bán. 1.4.3.4. Sự biến động của tỷ giá (volatility) Tỷ giá của thị trường biến động càng mạnh, thì xác suất tỷ giá giao ngay vượt tỷ giá giao dịch tại thời điểm hợp đồng đến hạn càng lớn, do vậy phí quyền chọn mua càng cao. 1.4.3.5. Quyền chọn kiểu Mỹ hay kiểu châu Âu và yếu tố chênh lệch lãi suất (interest diferentials) Trước hết, hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ là linh hoạt hơn quyền chọn kiểu châu Âu, do đó, người mua hợp đồng kiểu Mỹ sẵn sàng trả phí quyền chọn cao hơn cho hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ có cùng tỷ giá quyền chọn và kỳ hạn với hợp đồng quyền chọn kiểu châu Âu. Thật vậy, với mức tỷ giá quyền chọn, mức độ biến động của tỷ giá và kỳ hạn đến hạn của hợp đồng thì hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ luôn được định phí cao hơn (có phí cao hơn) hợp đồng kiểu châu Âu. Hơn nữa, nếu đồng tiền chọn mua có lãi suất cao hơn đồng tiền chọn bán, thì người nắm giữ hợp đồng quyền chọn mua sẽ quan tâm đến việc thực hiện quyền chọn trước khi hợp đồng đến hạn nhằm thu được lãi suất cao hơn. Lợi thế về lãi suất này khiến cho phí của hợp đồng kiểu Mỹ cao hơn phí của hợp đồng kiểu châu Âu. Nếu lãi suất của đồng tiền chọn mua thấp hơn lãi suất của đồng tiền chọn bán thì lợi thế về lãi suất của quyền chọn kiểu Mỹ đối với người mua không còn nữa mà lợi thế này sẽ trở thành lợi thế tiềm năng thuộc người bán nếu người mua tiến hành giao dịch. Do đó, về nguyên tắc trong trường hợp đồng tiền chọn mua có lãi suất thấp hơn thì người bán có thể giảm phí hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ so với hợp đồng kiểu châu Âu. Tuy nhiên, người bán không nhất thiết phải giảm phí, bởi vì: thứ nhất, do không có lợi thế về lãi suất nên người mua sẽ không thực hiện giao dịch và do đó lợi thế tiềm năng của người bán không trở thành hiện thực; thứ hai, lãi suất là yếu tố của thị trường nên có thể thay đổi vào bất cứ thời điểm nào trong tương lai. Điều này khiến cho lãi suất của đồng tiền chọn mua có thể cao hơn tại một thời điểm nhất định trong tương lai và do đó lợi thế tiềm năng của lãi suất sẽ chuyển từ người bán sang người mua. Cho nên ảnh hưởng của sự biến động lãi suất lên phí quyền chọn có thể được xem xét theo các góc độ sau: Nếu người bán quyền chọn dự tính rằng lãi suất của đồng tiền trong hợp đồng chọn mua luôn ở mức thấp hơn đồng tiền chọn bán, thì người mua tính phí quyền chọn đối với các hợp đồng kiểu Mỹ là giống như phí quyền chọn trong các hợp đồng kiểu châu Âu. Nếu người bán dự tính rằng lợi thế lãi suất tiềm năng sẽ chuyển từ người bán sang người mua trong tương lai, thì sẽ nâng mức phí quyền chọn lên cao hơn. Ngoài ra, việc xác định một hợp đồng quyền chọn ở trạng thái ITM, ATM, hay OTM là một phần không thể thiếu được trong khâu định phí quyền chọn. Do đó, nếu chỉ tiến hành so sánh tỷ giá quyền chọn với tỷ giá giao ngay thì sẽ bỏ sót ảnh hưởng của yếu tố điểm kỳ hạn lên giá cả ngoại hối. Kết quả là, phí của quyền chọn chịu ảnh hưởng của điểm tỷ giá kỳ hạn, hay nói cách khác các mức lãi suất của hai đồng tiền tham gia quyền chọn có ảnh hưởng lên phí quyền chọn. 1.4.3.6. Tỷ giá thực hiện ( alternative option strike price) Tại mỗi mức mức tỷ giá giao ngay, nếu tỷ giá thực hiện của hợp đồng quyền chọn tiền tệ mua càng cao, thì xác suất xảy ra thực hiện quyền chọn càng thấp, do đó phí quyền chọn mua càng thấp. 1.4.4. Mô hình định giá quyền chọn tiền tệ 1.4.4.1. Định giá quyền chọn theo mô hình Black – Scholes[10]. Mô hình này là do hai nhà kinh tế Fischer Black và Myron Scholes nghiên cứu và trình bày vào năm 1973. Mô hình này đặt ra một số giả định sau: - Tài sản được giao dịch liên tục với sự biến động giá ngẫu nhiên và liên tục. Nhà đầu tư có thể tiếp tục giao dịch trên thị trường và tài sản được giao dịch liên tục. - Lãi suất phi rủi ro áp dụng cho các khoản vay và cho vay không thay đổi trong suốt thời gian hiệu lực của quyền chọn. Áp dụng phân phối log chuẩn cho giá kỳ hạn của tài sản và phân phối chuẩn cho giá giao ngay của tài sản, phương sai hàm phân phối này không đổi trong suốt dòng đời của tài sản. - Không có thuế và chi phí giao dịch. Công thức Black-Scholes: C = SN(d1) – EN(d2)e-rT P = e-rTEN(-d2) – SN(-d1) Trong đó: C: giá trị quyền chọn mua P: giá trị quyền chọn bán S: tỷ giá giao ngay E: tỷ giá thực hiện T: thời hạn hết hiệu lực (%/năm) e: hàm mũ e=2,71828 N(x): hàm mật độ tích lũy chuẩn r: lãi suất phi rủi ro :% biến động của tỷ giá ; d2=d1- Theo mô hình Black-Scholes, có 5 yếu tố tác động lên giá quyền chọn đó là: tỷ giá giao ngay, tỷ giá thực hiện của quyền chọn, thời hạn của quyền chọn, lãi suất của 2 đồng tiền và quan trọng nhất là độ biến động của tỷ giá. 1.4.4.2 Hạn chế của công thức Black-Scholes và công thức bổ sung Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số hạn chế, cụ thể: các giả định của mô hình gần như là những giả định của một thị trường vốn hiệu quả. Điều này thường không thể xảy ra trên thực tế khi diễn ra các cuộc khủng hoảng tài chính. Lúc đó, lạm phát của đồng tiền quốc gia đang gặp khủng hoảng sẽ tăng cao và có thể trở thành phi mã, làm cho giả định về tính ổn định của lãi suất phi rủi ro không còn tồn tại. Thêm vào đó, nếu việc phá giá hoặc nâng giá tiền tệ xảy ra thì có thể dẫn đến một biến động đột ngột, điều này trái với giả thuyết tỷ giá biến động dần dần. Dựa trên những kết quả đạt được của mô hình định giá Black-Scholes, năm 1983 hai nhà kinh tế Garman và Kohlhagen đã bổ sung vào công thức trên yếu tố lãi suất của hai đồng tiền : rf: lãi suất ngoại tệ (%/năm tính cho kỳ hạn bằng kỳ hạn của quyền chọn) rd: lãi suất nội tệ (%/năm tính cho kỳ hạn bằng kỳ hạn của quyền chọn) C = e-rfTSN(d1) – EN(d2)e-rdT P = e-rdTEN(-d2) – SN(-d1)e-rfT ; d2 = d1 - Trên thực tế, người ta đã tin học hóa các công thức trên để tiện sử dụng. Ngày nay chúng ta chỉ cần nhập số liệu vào, chương trình sẽ tự động chạy và cho kết quả giá quyền chọn. Danh mục Giá trị hiện tại ST >X A S0 ST ST B Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T X (ST – X) +X = ST Thu nhập từ danh mục B luôn ít nhất là bằng với thu nhập của danh mục A và đôi khi còn lớn hơn. Các nhà đầu tư sẽ nhận thấy điều này và định giá danh mục B tối thiểu cũng bằng với danh mục a, có nghĩa là: Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T S0 Ce(S0,T,X) S0 - X(1+r)-T Nếu S0 - X(1+r)-T là âm, chúng ta xem giá trị thấp nhất của quyền chọn mua là 0. Kết hợp các kết quả này cho ta một giới hạn dưới: Ce(S0,T,X) Max(0, S0 - X(1+r)-T) Nếu giá quyền chọn mua thấp hơn giá cổ phiếu cơ sở trừ đi hiện giá của giá thực hiện, chúng ta có thể xây dựng một danh mục kinh doanh chênh lệch giá. Chúng ta mua quyền chọn mua và trái phiếu phi rủi ro và bán khống tài sản cơ sở. Danh mục này có dòng tiền ban đầu dương vì giá quyền chọn cộng với giá trái phiếu thấp hơn giá cổ phiếu. Khi đáo hạn, thu nhập của danh mục là X – ST nếu C > ST và bằng 0 nếu ngược lại. Danh mục có dòng tiền dương ngay bây giờ và có dòng tiền hoặc bằng không hoặc dương khi đáo hạn. Hình 5: Đường cong biểu diễn giá của quyền chọn mua kiểu Châu Âu 0 Giá quyền chọn mua Ce(S0,T,X) Max(0,S0 – X) X X(1+r)-T Giá cổ phiếu (S0) Max(0,S0 – X(1+r)-T) Hình 1.5 thể hiện kết quả của quyền mua kiểu Châu Âu. Đường cong là giá quyền chọn mua, nằm trên đường giới hạn dưới. Khi thời gian đáo hạn đến gần, thời gian đến khi đáo hạn giảm đến mức mà đường giới hạn dưới di chuyển sang bên phải. Giá trị thời gian cũng giảm xuống đối với quyền chọn và di chuyển theo đường giới hạn dưới, tất cả đều dần về giá trị nội tại, Max(0,S0 – X), khi đáo hạn. Quyền chọn mua kiểu Mỹ so với kiểu Châu Âu Ca(S0,T,X) Ce(S0,T,X) 1.6.2. Nguyên tắc định giá quyền chọn bán 1.6.2.1. Giá trị nhỏ nhất của quyền chọn bán Một quyền chọn bán là một quyền chọn cho phép bán một cổ phiếu. Một người sở hữu quyền chọn bán không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn và sẽ không làm vậy nếu việc thực hiện làm giảm giá trị tài sản. Vì vậy một quyền chọn bán không bao giờ có giá trị âm: P(S0,T,X) 0 Một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể thực hiện sớm. Vì vậy Pa(S0,T,X) Max(0,X - S0) Giá trị Max(0,X - S0) được gọi là giá trị nội tại của quyền chọn bán. Chênh lệch giữa giá quyền chọn bán và giá trị nội tại là giá trị thời gian hay giá trị đầu cơ. Giá trị thời gian được định nghĩa là Pa(S0,T,X) - Max(0,X - S0). Giá trị thời gian phản ánh những gì mà một nhà đầu tư sẵn sàng trả cho sự không chắc chắn của kết quả cuối cùng. Hình 6: Giá trị tối thiểu của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và kiểu Mỹ 0 Giá cổ phiếu (S0) (a) Giá quyền chọn kiểu Châu Âu Gi¸ quyÒn chän b¸n (b) Giá quyền chọn kiểu Mỹ X X Gi¸ quyÒn chän b¸n Giá cổ phiếu (S0) 0 Max(0,X -S0) Trong hình 1.6, giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu nằm trong khu vực được tô màu sậm trong đồ thị a. Giá quyền chọn bán kiểu Mỹ nằm trong khu vực được tô màu sậm trong đồ thị b. Đặc điểm về giá trị nội tại, Max(0,X - S0) không đúng cho quyền chọn bán kiểu Châu Âu vì quyền chọn phải có thể được thực hiện đối với nhà đầu tư thực hiện các giao dịch kinh doanh chênh lệch lãi suất. 1.6.2.2. Giá trị lớn nhất của quyền chọn bán Khi đáo hạn, thu nhập từ một quyền chọn bán kiểu Châu Âu là Max(0,X - ST). Hiện giá của giá thực hiện là giá trị lớn nhất có thể đạt được của quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Vì quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện sớm vào bất cứ lúc nào, giá trị lớn nhất của nó là giá thực hiện Pe(S0,T,X) Pa(S0,T,X) X Hình 7: Giá trị tối thiểu và tối đa của quyền chọn bán kiểu Châu Âu và Mỹ Giá cổ phiếu (S0) 0 Giá quyền chọn bán X(1+r)-T (a) Quyền chọn kiểu Châu Âu 0 Giá quyền chọn bán X (b) Quyền chọn kiểu Mỹ X Max(0,X-S0) Giá cổ phiếu (S0) 1.6.2.3. Giá trị của quyền chọn bán khi đáo hạn Vào ngày đáo hạn quyền chọn bán không còn giá trị thời gian. Quyền chọn bán kiểu Mỹ vì vậy cũng giống như quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Giá trị của cả hai loại quyền chọn bán này phải bằng giá trị nội tại. Vì vậy P(ST,T,X) = Max(0,X – ST) Nếu X>ST và giá quyền chọn bán thấp hơn X – ST, các nhà đầu tư có thể mua quyền chọn bán và cổ phiếu, rồi thực hiện quyền chọn bán ngay lập tức để kiếm lợi nhuận phi rủi ro. Nếu quyền chọn bán đáo hạn dưới giá (X<ST), nó không có giá trị. Hình 8: Giá trị quyền chọn bán tại thời điểm đáo hạn Giá quyền chọn bán X X 0 P(ST,0,X) Max(0,X– ST) Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST) 1.6.2.4. Tác động của thời gian đến khi đáo hạn Xét hai quyền chọn bán kiểu Mỹ, một quyền có thời gian đáo hạn là T1 và quyền chọn còn lại có thời gian đến khi đáo hạn là T2, với T2>T1. Bây giờ giả định ngày hôm nay là ngày đáo hạn của quyền chọn bán có thời hạn đáo hạn ngắn hơn. Giá cổ phiếu là . Quyền chọn bán đang đáo hạn có giá trị Max(0,X - ). Quyền chọn bán khác, với thời gian còn lại đến khi đáo hạn là T2 – T1, có giá trị thấp nhất là Max(0,X - ). Vì vậy, vào thời điểm 0, chúng ta phải có: Pa(S0,T2,X) Pa(S0,T1,X) Các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn bán giống với các nguyên tắc về giá trị thời gian của quyền chọn mua. Giá trị thời gian lớn nhất khi giá cổ phiếu gần với giá thực hiện và nhỏ nhất khi giá cổ phiếu hoặc là rất cao hoặc là rất thấp so với giá thực hiện. Hình 9: Biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Mỹ Giá quyền chọn bán X X Pa(S0,T,X) 0 Max(0,X -S0) Giá cổ phiếu (S0) Mối quan hệ giữa thời gian đến khi đáo hạn và quyền chọn bán sẽ phức tạp hơn trong trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu việc mua một quyền chọn bán giống như trì hoãn việc bán cổ phiếu với giá thực hiện X. Thời gian cho đến khi đáo hạn càng xa, người sở hữu quyền chọn bán phải chờ lâu hơn để bán cổ phiếu và nhận được X. Điều này có thể khiến quyền chọn bán kiểu Châu Âu có thời hạn dài hơn có giá trị thấp hơn quyền chọn ván có thời hạn ngắn hơn. Điều này không đúng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, vì người sở hữu luôn luôn được thực hiện quyền chọn và nhận về X ngay hiện tại. Đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu, thời gian đến khi đáo hạn dài hơn vừa có lợi thế - giá trị thời gian lớn hơn – và bất lợi - phải đợi lâu hơn để nhận được khoản tiền bằng với giá thực hiện. Tuy nhiên hiệu ứng giá trị thời gian có xu hướng vượt trội hơn và trong hầu hết các trường hợp quyền chọn bán có thời hạn dài hơn sẽ có giá trị hơn so với quyền chọn bán có thời hạn ngắn hơn. 1.6.2.5. Tác động của giá thực hiện Tác động lên giá quyền chọn. Xét hai quyền chọn bán kiểu Châu Âu chỉ khác nhau giá thực hiện. Một quyền chọn bán có giá thực hiện là X1 và phí quyền chọn là Pe(S0,T,X1); quyền chọn còn lại có giá thực hiện là X2 và phí quyền chọn là Pe(S0,T,X2); X2>X1. Xét hai danh mục A và B. Danh mục A gồm một vị thế mua đối với quyền chọn bán có giá Pe(S0,T,X2) và một vị thế bán đối với quyền chọn bán có giá trị Pe(S0, T, X1). Danh mục B gồm một vị thế trường đối với trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá X2 – X1 và hiện giá là (X2 – X1)(1+r)-T Thu nhập khi đáo hạn của hai danh mục A và B Danh mục Giá trị hiện tại ST < X1 A -Pe(S0,T,X1) -X1 + ST 0 0 +Pe(S0,T,X2) X2 – ST X2 – ST 0 Tổng (A) X2 – X1>0 X2 – ST >0 0 B (X2 – X1)(1+r)-T X2 – X1>0 X2 – X1>0 X2 – X1>0 Đối với danh mục A, tất cả thu nhập đều không âm. Vì danh mục này không thể làm cho người sở hữu phải có dòng chi ra, giá của quyền chọn được mua phải không nhỏ hơn giá của quyền chọn được bán đi, nghĩa là: Pe(S0,T,X2) Pe(S0,T,X1) Đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ, thì quyền chọn bán có giá thực hiện thấp hơn có thể được thực hiện sớm. Nếu giá cổ phiếu vào thời điểm t trước khi đáo hạn là St, với St<X1. Nhà đầu tư sẽ thực hiện quyền chọn bán có giá thực hiện X1, sau đó thực hiện quyền chọn có giá thực hiện là X2. Dòng tiền từ hai giao dịch này là –(X1 – St) + (X2 – St) = X2 – X1, có giá trị dương. Việc thực hiện sớm sẽ không tạo ra dòng tiền âm. Vì vậy kết quả đúng cho cả quyền chọn bán kiểu Mỹ cũng như quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Giới hạn đối với chênh lệch phí quyền chọn. So sánh thu nhập của danh mục A và danh mục B. Chúng ta thấy rằng thu nhập của danh mục B không bao giờ thấp hơn danh mục A. Vì vậy không có nhà đầu tư nào trả nhiều hơn cho danh mục A so với danh mục B. Vậy (X2 – X1)(1+r)-T Pe(S0,T,X2) S- Pe(S0,T,X1) Tuy nhiên kết quả không đúng với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Nếu quyền chọn bán này là kiểu Mỹ và đều được thực hiện, nhà đầu tư sẽ nhận được X2 – X1. Khoản tiền này sẽ được đầu tư với trái phiếu phi rủi ro và sẽ thu được khoản lãi trong thời hạn còn lại của quyền chọn. Khi đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều hơn X2 – X1, tức là thu nhập của danh mục B. Vì chênh lệch của các giá thực hiện lớn hơn hiện giá của chênh lệch giá thực hiện, chúng ta có thể kết luận đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu X2 – X1 Pe(S0, T, X2) - Pe(S0, T, X1) Kết quả này đúng đối với cả quyền chọn bán kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu. Thật vậy, nếu ta xem trái phiếu của danh mục B có mệnh giá là (X2 – X1)(1+r)-T và hiện giá là (X2 – X1). Nếu như thực hiện sớm quyền chọn tại thời điểm t, hầu hết những người sở hữu danh mục A sẽ nhận được khi đáo hạn là (X2 – X1)(1+r)T-t. Người sở hữu danh mục B sẽ thu được khoản tiền lớn hơn, (X2 – X1)(1+r)T. Điều này chứng tỏ danh mục A sẽ không bao giờ đem lại lợi nhuận cao hơn danh mục B khi đáo hạn. Do đó giá trị hiện tại của danh mục A, Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1), không thể lớn hơn giá trị hiện tại của danh mục B, X2 – X1. Do đó X2 – X1 Pa(S0,T,X2) – Pa(S0,T,X1) 1.6.2.6.Giới hạn dưới của quyền chọn bán kiểu Châu Âu Chúng ta đã biết rằng giá trị nhỏ nhất của một quyền chọn bán kiểu Mỹ là Max(0,X – S0). Kết luận này không đúng đối với trường hợp quyền chọn bán kiểu Châu Âu, vì nó không thể được thực hiện sớm. Xét hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu. Danh mục B bao gồm một vị thế bán đối với một quyền chọn bán kiểu Châu Âu được định giá là Pe(S0,T,X) và một vị thế mua đối với một trái phiếu phi rủi ro có mệnh giá là X và giá hiện thời là X(1+r)-T. Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B Danh mục Giá trị hiện tại ST < X ST X A S0 ST ST B X(1+r)-T- Pe(S0,T,X) X – (X – ST) = ST X Thu nhập danh mục A ít nhất cũng tốt như danh mục B. Vì vậy sẽ không có người nào sẵn sàng trả cao hơn cho danh mục B so với danh mục A. Hiện giá của danh mục A phải không thấp hơn hiện giá của danh mục B; tức là S0 X(1+r)-T- Pe(S0,T,X) Pe(S0,T,X) X(1+r)-T – S0 Nếu hiện giá của danh mục thực hiện thấp hơn giá cổ phiếu, giới hạn dưới này sẽ có giá trị âm. Vì chúng ta biết quyền chọn bán không thể có giá trị thấp hơn 0, chúng ta có thể viết Pe(S0,T,X) Max(0,X(1+r)-T – S0) Hình 10: Đường biểu diễn giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu Giá cổ phiếu tại thời điểm Giá cổ phiếu tại thời điểm đáo hạn (ST) X X(1+r)-T 0 Giá cổ phiếu (S0) X Pe(S0,T,X) Giá quyền chọn bán Quyền chọn bán kiểu Mỹ và quyền chọn bán kiểu Châu Âu Tất cả mọi điều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Châu Âu đều có thể áp dụng đối với quyền chọn bán kiểu Mỹ. Ngoài ra một quyền chọn bán kiểu Mỹ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi đáo hạn. Vì vậy giá quyền chọn bán kiểu Mỹ ít nhất phải bằng với giá quyền chọn bán kiểu Châu Âu; tức là Pa(S0,T,X) Pe(S0,T,X) Ngang giá quyền chọn mua - Quyền chọn bán Đối với quyền chọn về cổ phiếu, giá quyền chọn mua và quyền chọn bán với cùng một cổ phiếu với cùng giá thực hiện và ngày đáo hạn có một mối quan hệ đặc biệt. Giá quyền chọn bán, quyền chọn mua, giá cổ phiếu, giá thực hiện, thời gian đến khi đáo hạn, và lãi suất phi rủi ro đều có liên hệ với nhau theo một công thức được gọi là ngang giá quyền chọn mua - quyền chọn bán. Có hai danh mục A và B. Danh mục A bao gồm một cổ phiếu và một quyền chọn bán kiểu Châu Âu. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là S0 + Pe(S0,T,X). Danh mục B bao gồm một quyền chọn mua kiểu Châu Âu với cùng giá thực hiện và một trái phiếu chiết khấu phi rủi ro thuần tuý có mệnh giá là X. Danh mục này sẽ yêu cầu một khoản đầu tư ban đầu là Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T Thu nhập khi đáo hạn của danh mục A và B Thu nhập từ Giá trị hiện tại ST X ST > X A Cổ phiếu Quyền chọn bán S0 Pe(S0,T,X) ST X – ST ST 0 Cộng X ST B Quyền chọn mua Trái phiếu Ce(S0,T,X) X(1+r)-T 0 X ST – X X Cộng X ST 1.4.5. Các mô hình chiến lược kinh doanh quyền chọn tiền tệ [27] 1.4.5.1.Chiến lược Short Straddle Nội dung lý thuyết chiến lược Short Straddle: Short Straddle là chiến lược kết hợp: { 1 hợp đồng bán quyền chọn bán 1 hợp đồng bán quyền chọn mua với cùng một số lượng ngoại tệ, cùng một mức giá (Strike price) và cùng một ngày đáo hạn (Expiration date). Áp dụng khi dự báo tỷ giá biến động không nhiều. Gọi: S : là mức giá giao ngay (Spot price) hiện hành trên thị trường. X : là mức giá thỏa thuận trên Hợp đồng quyền chọn (Strike Price) 1 hợp đồng bán quyền chọn bán 1 hợp đồng bán quyền chọn mua 1 hợp đồng bán quyền chọn mua tỷ giá Y p1: là mức phí quyền chọn (Option Premium) của hợp đồng bán quyền chọn bán p2: là mức phí quyền chọn (Option Premium) của hợp đồng bán quyền chọn mua. Khi tỷ giá trên thị trường biến động: Nếu S < X - ( p1 + p2 ) : đối tác mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Straddle sẽ bị lỗ do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí không đủ bù lỗ cho hợp đồng bán quyền chọn bán. Nếu S = X - ( p1 + p2 ) : đối tác mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Straddle sẽ hòa vốn do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí vừa bằng với khoản lỗ của hợp đồng bán quyền chọn bán. Nếu X - ( p1 + p2 ) < S < X : đối tác mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Straddle vẫn có lời do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn bán. - Nếu X = S : người sử dụng chiến lược Short Straddle có lợi nhuận tối đa bằng 2 khoản phí do cả 2 hợp đồng quyền chọn đều không thực hiện. - Nếu X < S < X + ( p1 + p2 ) : đối tác mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Straddle vẫn có lời do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. - Nếu S = X + (p1+p2) : đối tác mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn. Người sử dụng chiến lược Short Straddle hòa vốn do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. - Nếu S > X +(p1+p2) : đối tác mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Straddle lỗ do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí không đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Tổng hợp : Người sử dụng chiến lược Short Straddle ở các trạng thái sau : Lỗ : khi S X + ( p1 + p2 ) Hòa vốn : khi S = X ± (p1 + p2 ) Lãi : khi X – ( p1 + p2 ) < S < X + ( p1 + p2 ) Lãi tối đa : khi S = X Lãi Max = p1+p2 Nguồn: [27] Hình 1.5: Mô hình chiến lược Short Straddle Ứng dụng chiến lược Short Straddle sau khi bán quyền chọn mua ngoại tệ cho khách hàng: Khi ký kết hợp đồng bán quyền chọn mua ngoại tệ cho khách hàng, nếu nhận định tình hình biến động không nhiều, ngoài việc mua lại hợp đồng đối ứng để phòng ngừa rủi ro, ngân hàng có thể vận dụng lý thuyết chiến lược Short Straddle như trên để thực hiện tiếp tục một hợp đồng bán quyền chọn bán. Tham khảo các mức giá trên thị trường để ngân hàng có thể rao bán hợp đồng này ở thị trường trong hoặc ngoài nước. Tất nhiên, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro cao hơn, mức lỗ cao hơn so với các làm truyền thống không có rủi ro. Tuy nhiên, rủi ro càng cao thì lợi nhuận cũng càng cao. Ngược lại, khi ký kết hợp đồng bán quyền chọn bán cho khách hàng, các ngân hàng nhận định tình hình, nếu phù hợp có thể ứng dụng chiến lược này để thực hiện tiếp tục một nghiệp vụ bán quyền chọn mua. Ngoài ra trong trường hợp dự đoán xu hướng thích hợp, ngân hàng có thể chủ động thực hiện chiến lược này để tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ: Ngân hàng A vừa ký kết hợp đồng quyền chọn với Doanh nghiệp B có nội dung như sau : Ngân hàng A bán quyền chọn mua (call) EUR bán (put) USD Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá EUR/USD : 1.3880 Kỳ hạn : 1 tháng – Thu phí quyền chọn : 0.0040USD/1EUR Nhận định tình hình không biến động nhiều, Ngân hàng A ký kết tiếp tục một hợp đồng bán quyền chọn bán với ngân hàng ABC cũng với nội dung: Ngân hàng A bán quyền chọn bán EUR/USD Số lượng 100.000 EUR – tỷ giá EUR/USD : 1.3880 Kỳ hạn : 1 tháng – Thu phí quyền chọn : 0.0035USD/1EUR Bảng 1.1: Lãi lỗ của chiến lược Short Straddle Đơn vị tính : USD Tỷ giá Quyền chọn mua Quyền chọn mua Tổng lãi/ lỗ 1.3800 - Không thực hiện - Lãi: 400 - Thực hiện - Lãi: 350 - Lỗ: 800 - Lỗ 50 1.3805 - Không thực hiện - Lãi: 400 - Thực hiện - Lãi: 350 - Lỗ: 750 - Hòa vốn 1.3850 - Không thực hiện - Lãi: 400 - Thực hiện - Lãi: 350 - Lỗ: 300 - Lãi: 450 1.3880 - Không thực hiện - Không thực hiện - Lãi max:750 1.3900 - Không thực hiện - Lãi: 400 - Lỗ: 200 - Không thực hiện - Lãi: 350 - Lãi: 550 1.3955 - Không thực hiện - Lãi: 400 - Lỗ: 750 - Không thực hiện - Lãi: 350 - Hòa vốn 1.3970 - Không thực hiện - Lãi: 400 - Lỗ: 900 - Không thực hiện - Lãi: 350 - Lỗ:550 1.4.5.2.Chiến lược Short Strangle Nội dung chiến lược Short Strangle: Short Strangle là chiến lược kết hợp: { 1 hợp đồng bán quyền chọn mua tỷ giá Y 1 hợp đồng bán quyền ch ọn bán tỷ giá Y với cùng một số lượng ngoại tệ, cùng một ngày đáo hạn, tỷ giá hiện hành ở khoảng giữa của X và Y. Áp dụng khi dự báo tỷ giá biến động không nhiều. Gọi: S : là mức giá giao ngay hiện hành trên thị trường. X < S < Y p1: là mức phí quyền chọn (Option Premium) của hợp đồng bán quyền chọn bán p2: là mức phí quyền chọn (Option Premium) của hợp đồng bán quyền chọn mua. Khi tỷ giá trên thị trường biến động: Nếu S < X - ( p1 + p2 ) : đối tác mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Strangle sẽ bị lỗ do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí không đủ bù lỗ cho hợp đồng bán quyền chọn bán. Nếu S = X - ( p1 + p2 ) : đối tác mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Strangle sẽ hòa vốn do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí vừa bằng với khoản lỗ của hợp đồng bán quyền chọn bán. Nếu X - ( p1 + p2 ) < S < X : đối tác mua quyền chọn bán sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Strangle vẫn có lời do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn bán. Nếu X ≤ S ≤ Y : người sử dụng chiến lược Short Strangle có lợi nhuận tối đa bằng 2 khoản phí do cả 2 hợp đồng quyền chọn đều không thực hiện. Nếu Y < S < Y + (p1+p2) : đối tác mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Strangle vẫn có lời do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Nếu S = Y + (p1+ p2) : đối tác mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Strangle hòa vốn do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Nếu S > Y + ( p1 + p2) : đối tác mua quyền chọn mua sẽ thực hiện quyền chọn. Lúc này người sử dụng chiến lược Short Strangle lỗ do lợi nhuận thu được từ 2 khoản phí không đủ bù đắp khoản lỗ từ hợp đồng bán quyền chọn mua. Tổng hợp : Người sử dụng chiến lược Short Strangle ở các trạng thái sau : Lỗ : khi S Y + ( p1 + p2 ) Hòa vốn : khi S = X - (p1 + p2 ) hoặc S = Y + ( p1 + p2 ) Lãi : khi X – ( p1 + p2 ) < S < Y + ( p1 + p2 ) Lãi tối đa : khi X ≤ S ≤ Y Lãi Max = p1 + p2 Nguồn: [27] Hình 1.6: Mô hình chiến lược Short Strangle Ứng dụng chiến lược Short Strangle: Tương tự như trong chiến lược quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán ngoại tệ cho khách hàng, nếu nhận định tình hình thuận lợi cho sử dụng mô hình này, ngân hàng tiến hành thực hiện tiếp một hợp đồng quyền chọn còn lại hoặc ghép 2 hợp đồng bán quyền chọn mua và bán quyền chọn bán với khách hàng theo nội dung như trên mà không thực hiện các hợp đồng đối ứng để phòng ngừa rủi ro. S1, S2 là khoảng biến thiên dự báo của tỷ giá ngoại tệ. Nếu tỷ giá biến động đúng như dự báo, ngân hàng sẽ có lợi nhuận và nếu tỷ giá biến động trong giữa khoảng X và Y thì lợi nhuận sẽ đạt tối đa bằng 2 khoản phí của 2 hợp đồng quyền chọn. Ngoài ra trong trường hợp dự đoán xu hướng thích hợp, ngân hàng cũng chủ động thực hiện chiến lược này để tối đa hóa lợi nhuận. So với chiến lược Long Straddle, chiến lược n._.ại tệ và hạn mức khách hàng đặc biệt khi thị trường phát triển với những quyền chọn đa dạng theo nhu cầu ngày càng nhiều của khách hàng. 3.2.2.5. Hoàn thiện các quy trình, quy chế của nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ Các quy trình, quy chế thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ hiện nay chưa hoàn chỉnh và cần sớm ban hành. Như trong chương 2 đã nêu về tình hình phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền ở Vietcombank, hiện nay Vietcombank vẫn đang trong quá trình xây dựng quy trình và dự kiến phải đến đầu năm 2009 mới có thể ban hành được quy trình về nghiệp vụ này. Tuy được bắt đầu thực hiện từ cách đây vài năm nhưng cho đến nay mới chỉ có thỏa thuận chung về nghiệp vụ này, quy trình, quy chế chính thức đang trong thời gian chỉnh sửa. Để phát triển hơn nữa nghiệp vụ này, các ngân hàng cần khẩn trương hoàn thiện để có sự quản lý chặt chẽ và thống nhất. Về quyền chọn tiền đồng, do vẫn trong thời gian thực hiện thí điểm nên phạm vi thực hiện nghiệp vụ này thường chỉ ở Hội sở chính của các ngân hàng. Trong thời gian tới, nên cho phép thực hiện quyền chọn tiền đồng ở các chi nhánh để tìm kiếm được nhiều khách hàng cũng như thuận lợi cho khách hàng ở các quận huyện trong thành phố cũng như ở các tỉnh thành. Bởi vì, rủi ro tỷ giá là rủi ro mà tất cả các doanh nghiệp, tổ chức đều phải đối mặt, vậy thì tại sao chỉ có các doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh mới có điều kiện thực hiện. Các doanh nghiệp ở địa phương muốn thực hiện thì quả là vất vả khi mà nghiệp vụ này chỉ thực hiện tại Hội Sở chính. 3.2.2.6. Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về những ưu việt của các công cụ phái sinh trong đó có quyền chọn tiền tệ Để hình thành và phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ thì điều cần thiết là các doanh nghiệp vừa là đối tác vừa là khách hàng của các NHTM phải được trang bị kiến thức nhất định về thị trường các công cụ phái sinh trong đó có quyền chọn tiền tệ, định giá các công cụ phái sinh, sử dụng các công cụ đó để phòng ngừa rủi ro nói chung và rủi ro về tỷ giá nói riêng.Vì vậy các NHTM cần phải tuyên truyền, hướng dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của nghiệp vụ này cũng như các vấn đề kỹ thuật có liên quan. Trên thực tế, nhiều NHTM trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm phái sinh trên các trang web của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với sản phẩm này. Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về công nghệ nên ngoài phương pháp giới thiệu sản phẩm trên mang, các ngân hàng có thể sử dụng các hình thức khác như xây dựng cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng…nhằm giới thiệu về những sản phẩm mới này. Bên cạnh đó, trung tâm đào tạo của các ngân hàng cũng có thể mở những lớp tập huấn ngắn ngày cho các khách hàng để họ hiểu được những kiến thức cơ bản về kỹ thuật, công dụng…của các nghiệp vụ phái sinh nói chung và nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ nói riêng. Các kiến nghị trên là những điều cơ bản, cần thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm công cụ phòng ngừa rủi ro hối đoái, cũng là bước chuẩn bị cho các doanh nghiệp quen dần với môi trường kinh doanh tài chính quốc tế. Đây cũng là vấn đề mang tính chất chiến lược góp phần vào việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. 3.2.2.7. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, công nghệ ảnh hưởng quyết định tới việc phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm và phương thức phân phối sản phẩm cũng như khả năng quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đặc biệt trong quá trình thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ, công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cung cấp, xử lý thông tin để đi đến quyết định trong các giao dịch, ảnh hưởng đến kết quả tính toán và quá trình thanh toán, cũng như quá trình kiểm soát rủi ro. Chính vì vậy, để hình thành và phát triển nghiệp vụ này đòi hỏi các NHTM cần có những đầu tư nhất định để hiện đại hoá công nghệ. Trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng, quá trình tin học hoá đang được nhanh chóng triển khai, các hoạt động ngân hàng được nối mạng với nhau cung cấp dịch vụ 24/24 giờ, đồng thời nâng cao được hiệu quả phục vụ khách hàng và quản lý vốn. Tuy nhiên, cho đến nay, so với các nước trong khu vực thì công nghệ của các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại yếu kém. Các NHTM chưa đủ trình độ thiết kế tổng thể, còn nhiều hệ thống ứng dụng tự phát triển và mang tính tạm thời để phục vụ yêu cầu trước mắt, đặc biệt là các NHTM cổ phần. Do đó, việc kiểm soát gặp nhiều khó khăn, hệ thống cơ sở dữ liệu chồng chéo và hệ thống có nhiều rủi ro. Đặc biệt là không có nền tảng để phát triển hoặc mở rộng các ứng dụng mới. Công nghệ lạc hậu không những hạn chế khả năng cung ứng các dịch vụ mới của các NHTM Việt Nam mà còn làm giảm đi hiệu quả quản lý của các nhà lãnh đạo ngân hàng. Chính vì vậy, hiện đại hoá ngân hàng là mục tiêu hết sức cấp thiết đối với NHTM trong thời gian tới để phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ. 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ Quyền chọn tiền tệ nói riêng và các nghiệp vụ phái sinh nói chung là loại hình kinh doanh còn nhiều mới mẻ, có những đòi hỏi khắt khe về môi trường pháp lý. Điều này là do tính hấp dẫn của bản thân đồng tiền và mức độ rủi ro luôn đi kèm trong hoạt động kinh doanh. Chính vì vậy, các văn bản pháp lý quản lý trong lĩnh vực này phải xây dựng đầy đủ nhưng cũng cần phải thường xuyên điều chỉnh và thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân kinh tế, từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các hoạt động ngoại hối và hoàn thiện hệ thống quản lý ngoại hối của Việt Nam, hiện nay Pháp lệnh Ngoại hối đã có hiệu lực thi hành từ tháng 06/2006, vì vậy các văn bản hướng dẫn như Thông tư cũng cần nhanh chóng ra đời để tạo hành lang pháp lý cụ thể, chi tiết cho các ngân hàng và các chủ thể tham gia trên thị trường ngoại hối Việt Nam. Vì nếu thực hiện kéo dài sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh, thực hiện đa dạng hóa các hình thức giao dịch ngoại tệ của các NHTM. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, chính sách ngoại hối lại càng có vị trí quan trọng, làm sao để vừa tranh thủ các nguồn vốn quốc tế, thúc đẩy các hoạt động thương mại, du lịch, kiều hối, đầu tư… nhưng lại bảo đảm được chủ quyền của đồng Việt Nam, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Trong những năm gần đây, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đã có những đổi mới quan trọng như giảm tỷ lệ kết hối xuống bằng 0%, các doanh nghiệp và các tổ chức có toàn quyền sử dụng số ngoại tệ trên tài khoản, người nhận kiều hối không bắt buộc phải bán ngoại tệ cho ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ủy quyền cho cho chi nhánh Ngân hàng Nhà nước cấp phép cũng như tăng hạn mức mang ngoại tệ ra nước ngoài, tự do hóa lãi suất ngoại tệ, nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá giữ NHTM với khách hàng…Những thay đổi đó đã đem đến những thành công rất ấn tượng như lượng kiều hối chuyển về nước tăng đột biến và đạt gần 7 tỷ USD trong năm 2007. Dự trữ ngoại hối quốc gia được tăng cường, từ chỗ đạt chỉ vài chục triệu USD trong những năm cuối thập kỷ 80 đến năm 2008 đã đạt trên 20 tỷ USD đảm bảo đủ để can thiệp thị trường khi có bất trắc. Tuy nhiên nhìn nhận lại thì chính sách quản lý ngoại hối của nước ta vẫn còn những bất cập nhất định so với yêu cầu của thực tiễn. Yêu cầu đặt ra về hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối là vừa phải khắc phục được những tồn tại, đồng thời phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế. Trước hết cần thiết phải có biện pháp về lãi suất, điều hành tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ… để tạo ra những hấp dẫn cần thiết về lợi ích kinh tế cho các doanh nghiệp để họ thực hiện các giao dịch về ngoại tệ với ngân hàng. Cần phải chấp thuận một thực tế là có thể giảm tình trạng Đô la hóa trong xã hội nhưng sẽ tăng tình trạng Đô la hóa tài sản có trong các NHTM. Tức là thu hút tối đa ngoại tệ trong xã hội vào ngân hàng và mở rộng cho vay, còn lợi hơn là để ngoại tệ lưu thông trôi nổi trong xã hôi, ngân hàng không quản lý được. Danh mục các đơn vị được phép bán hàng và dịch vụ thu bằng ngoại tệ cần giảm thiểu tới mức thấp nhất, đồng thời tăng cường kiểm tra và xử phạt thật nghiêm minh tình trạng tùy tiện mua bán bằng ngoại tệ. Giảm thiểu tới mức có thể chấp nhận được về các loại giấy phép có liên quan đến ngoại tệ, thay vào đó bằng điều kiện kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các NHTM trong kinh doanh ngoại hối, đa dạng hóa các nghiệp vụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Từng bước cải cách để thực hiện tự do hóa tài chính hơn nữa. Từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc ổn định và phát triển trên cơ sở từng bước thâm nhập thị trường kinh tế thế giới. Việt nam sẽ phải mở cửa thị trường ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có thị trường dịch vụ tài chính. Và chính tự do hóa tài chính sẽ là tiền đề để phát triển thị trường các công vụ ngoại hối phái sinh. Để làm được điều cần thiết phải thực hiện từng bước một, chậm rãi và chắc chắn, cụ thể như sau: Việt Nam nên tiếp tục tiến hành việc mở cửa dần thị trường tài chính với một phạm vi thích hợp và một trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực và khả năng cạnh tranh vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Sự thành công về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian qua đã cho thấy rằng, sự tham gia của các hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cũng đã mang lại lợi ích đáng kể như tăng cường sự cạnh tranh, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tăng thêm tích luỹ vốn cho nền kinh tế. Việc mở cửa thị trường dịch vụ tài chính không thể không gắn liền với một tiến trình cải cách liên tục hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta hiện nay. Mặc dù đã có 10 năm cải cách song hệ thống dịch vụ tài chính ở nước ta vẫn còn ở điểm xuất phát thấp, kém hiệu quả và vẫn mang nặng dấu ấn của thời kỳ bao cấp. Thực trạng đó không thể cứ tiếp tục duy trì thông qua việc bảo hộ bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế, mà cần phải được bảo hộ thông qua những cải cách triệt để trên cơ sở đó tạo ra năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi tiến hành hội nhập. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trên thế giới (cùng với những nguyên nhân khác) là sự yếu kém của chính bản thân hệ thống tài chính ngân hàng nội địa của các nước thi hành chính sách mở cửa. Do đó, đã không đối phó nổi những trận bão táp tài chính nảy sinh do hiệu ứng của đầu tư quốc tế mang lại. Việc mở cửa thị trường nếu quá đột ngột do không cho sự cải cách đáng kể để nâng cao năng lực của hệ thống tài chính nội địa trước khi tiến hành mở cửa sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng hỗn loạn, bất lợi và mất khả năng kiểm soát của chính phủ đối với lĩnh vực dịch vụ tài chính. Vì vậy, cải cách và loại bỏ dần tính hành chính bao cấp của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng với kinh tế thị trường trong môi trường quốc tế được coi là một trong những chiến lược mang lại sự thành công khi tham gia hội nhập. Cải cách hệ thống dịch vụ tài chính không có nghĩa chỉ là những cải cách về mặt cơ cấu tổ chức, năng lực nghề nghiệp, mà phải được tiến hành toàn diện cả về quan điểm và phương pháp điều hành vĩ mô của toàn bộ hệ thống gắn với những điều kiện quốc tế. Trong đó, những cải cách về hệ điều hành chính sách tỷ giá, quản lý ngoại tệ và chính sách lãi suất phải được coi là đặc biệt quan trọng vì chúng hết sức nhạy cảm đối với nền kinh tế. Cải cách tài chính song song với việc mở cửa dần dần thị trường dịch vụ tài chính cần phải được hỗ trợ đồng thời bằng việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, hiệu quả và minh bạch, tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo hướng đối xử quốc gia (national treatment). Trong đó, đặc biệt chú ý đến những cơ sở pháp lý đảm bảo quyền giám sát kiểm tra của chính phủ và các cơ quan bảo vệ pháp luật đối với các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo sự khống chế của nhà nước trong việc duy trì sự ổn định và sự lành mạnh của thị trường dịch vụ tài chính. Trước mắt cần xoá bỏ ngay sự đối xử ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhằm đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nói chung, đối với lĩnh vực ngân hàng và thị trường chứng khoán cần phải có những bước đi hết sức thận trọng, bằng những biện pháp bảo vệ thận trọng để tiến tới việc mở cửa một cách toàn diện khi đủ điều kiện cho phép. Tiếp nữa, cần điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu, cải thiện cán cân vãng lai hoàn thiện các chính sách quản lý vĩ mô. Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại của nước ta luôn trong tình trạng bội chi vì nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu, do vậy ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM. Như vậy, để củng cố và cải thiện cán cân thương mại nhằm củng cố giá trị VNĐ và tiến tới làm cho nó có khả năng chuyển đổi thì Nhà nước cần phải đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu, giảm nhập khẩu, đặc biệt giảm mạnh việc nhập các hàng hóa tiêu dùng trên cơ sở phải đầu tư nhiều hơn vào chất lượng hàng hóa xuất khẩu, thay đổi cơ cấu, chủng loại hàng hóa, đồng thời khai thác thị trường xuất khẩu. Để làm được điều này, Nhà nước cần đặc biệt chú trọng đến các chính sách tài trợ xuất khẩu, chính sách tỷ giá và các chính sách khác nữa. Cũng nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong việc mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại hối, Chính phủ cần quan tâm hỗ trợ một số vấn đề như: nhanh chóng giải quyết dứt điểm các khoản nợ tồn đọng và sớm bổ sung thêm vốn điều lệ cho các NHTM và tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước; sớm có chỉ đạo thống nhất tập trung nguồn thu chi ngoại tệ về đầu mối Ngân hàng Nhà nước nhằm tăng cường nguồn dự trữ ngoại tệ của quốc gia tại Việt Nam, phát huy vai trò can thiệp của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối từ đó đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng được tốt nhất. Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng Quyền chọn là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối đoái của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính – tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán. Trên cơ sở này, Bộ tài chính xác định phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Hình thành sàn giao dịch công cụ tài chính phái sinh Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Nhật và Singapre đều có sàn giao dịch công cụ tài chính phái sinh tập trung. Trong thời gian qua, giao dịch tài chính phái sinh ở Việt Nam chủ yếu là giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối như Hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn đều được thực hiện trên thị trường phi tập trung, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa khách hàng và NHTM. Do không có thị trường tập trung hoạt động nên tính thanh khoản của các công cụ tài chính phái sinh thấp. Khách hàng e ngại khi thấy công cụ phái sinh như Hợp đồng quyền chọn rất khó thanh lý khi cần. Việc giao dịch phi tập trung như hiện nay có nhiều nhược điểm và làm hạn chế nhu cầu giao dịch của khách hàng, thể hiện ở chỗ: chi phí tìm kiếm thông tin và tìm kiếm khách hàng thường cao nhưng khách hàng giao dịch lại không nhiều; khách hàng rất e ngại vì họ cho rằng họ không đủ mạnh về kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, thông tin …để có thể thương lượng giao dịch bình đẳng với các ngân hàng. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Nếu sử dụng sai mục đích và không được giám sát chặt chẽ, các công cụ phái sinh, từ chỗ là công cụ phòng chống rủi ro sẽ mang đến những mầm hoạ khôn lường cho nền kinh tế. Tuy nhiên làm thế nào để vừa không quản lý quá chặt cản trở sự phát triển của nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ vừa đưa nghiệp vụ về đúng quỹ đạo của nó, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng những trụ cột cơ bản đảm bảo việc triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ được phát triển bền vững Thứ nhất: Quy định về giới hạn và giá mua Quy định này nhằm khống chế các nhà đầu tư đưa ra những mức giá quá cao hay quá thấp làm cho thị trường bị xáo trộn hay bị bóp méo. Nói cách khác, đây là những quy định nhằm kiểm soát (không ngăn cấm) các nhà đầu cơ tác động lên giá cả. Việc kết hợp các chiến lược phòng ngừa rủi ro trong các quyền chọn tiền tệ là rất phong phú, nó cho phép các doanh nghiệp Việt Nam kết hợp vừa phòng ngừa (tỷ giá) vừa tiến công khi có cơ hội (đặc biệt đối với các định chế muốn tìm kiếm lợi nhuận). Dĩ nhiên là mặt trái của quyền chọn là đầu cơ rất cao vì các nhà đầu cơ có thể kích giá lên nhằm mục đích thu lợi nhuận cao nếu họ mua hợp đồng quyền chọn bán với giá cao hơn giá giao ngay. Các nhà đầu cơ có thể đầu cơ giá lên hoặc đầu cơ giá xuống bằng các quyền chọn mua và bán. Việc đầu cơ giá trên hợp đồng quyền chọn tiền tệ có thể làm cho tỷ giá biến động vượt ra khỏi biên độ dự kiến và do đó làm mất niềm tin của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vào hệ thống tỷ giá mà chúng ta đã hoạch định. Mặc dù vậy, vẫn chưa có những chứng cứ nào cho thấy việc đầu cơ vào các hợp đồng quyền chọn tiền tệ dẫn tới sự sụp đổ hoặc khủng hoảng tỷ giá ở các nước trên thế giới. Chế độ tỷ giá phụ thuộc chủ yếu vàọ sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế quốc gia. Trong những năm qua, Việt Nam được đánh giá rất cao về chỉ số ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, nỗi lo về tính bất ổn của tỷ giá khi mở rộng biên độ sẽ giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, chúng ta có thể triển khai các quyền chọn có điều kiện phù hợp với điều kiện các nước như Việt Nam đã từng áp dụng và thành công. Quyền chọn có điều kiện là một dạng quyền chọn lai tạp giữa các quyền chọn phức tạp ở các nước phát triển nhưng nó làm giảm nhẹ đi tính đầu cơ để tránh thua lỗ tối đa cho các nhà đầu tư và thậm chí các nhà đầu cơ có ham muốn sử dụng quyền chọn tiền tệ như một công cụ kiếm lời. Các quyền chọn tiền tệ có điều kiện đưa ra những quy định về các mức tỷ giá trần (tối đa) và sàn (tối thiểu). Nếu tỷ giá vượt quá các mức giá này thì quyền chọn sẽ không còn có giá trị. Những rào cản này sẽ làm nản lòng các nhà đầu cơ và do đó giảm đi đáng kể tính bất ổn do Ngân hàng Nhà nước mở rộng biên độ dao động tỷ giá. Các khống chế nêu trên có thể áp dụng cho toàn bộ các hàng hoá và tài sản trên thị trường Việt Nam. Thứ hai: Yêu cầu về vốn và thế chấp trong giao dịch Kể từ vụ sụp đổ của công ty Enron năm 2001, một công ty có thể mở ra một hay nhiều công ty con "dưới bóng" của mình. Công ty con dựa uy công ty mẹ để được vay vốn, để thắng thầu, để xây dựng thương hiệu. Công ty mẹ sử dụng công ty con để huy động vốn, để hứng chịu những hợp đồng đầy rủi ro, để giấu bớt những trách nhiệm nợ của mình, làm cho báo cáo tài chính "đẹp đẽ" hơn..., các nhà kinh tế đã bắt đầu thảo luận để đặt ra những qui định về thế chấp tài sản trên các hợp đồng phái sinh. Khi một công ty có những khó khăn về mặt tài chính hoặc thậm chí đang còn hoạt động rất tốt vẫn phải đưa ra những khoản thế chấp hay các mức duy trì đặt cọc cao để chắc chắn công ty sẽ tuân thủ hợp đồng mỗi khi có những biến động cao trong giá. Mức duy trì có thể là một khoản tối thiểu mà khi tài khoản ký quỹ giảm xuống một mức nào đó, thì cách tham gia hợp đồng bổ sung vào. Trong điều kiện Việt Nam, mức tài khoản ký quỹ và mức duy trì ắt phải là rất cao, có thể lên tới 30% hợp đồng (so với mức 5% trên các thị trường thế giới). Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh yêu cầu đầu tiên là phải có đủ vốn, mặc dù họ chỉ là những ngân hàng hoặc các công ty không trực tiếp tham gia vào các giao dịch phái sinh. Yêu cầu về vốn rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các ngân hàng Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới. Thứ ba: Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế Yêu cầu này nhằm khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được gánh chịu những rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn. Các ngân hàng chỉ là trung gian, đứng ra thu phí giữa người mua trong nước và sau đó đem bán lại trên thị trường thế giới. Quy định này được áp dụng trong hầu hết các nước phát triển, nhưng trong điều kiện Việt Nam chúng ta bắt buộc các ngân hàng về các giao dịch này còn hạn chế nhiều, đó là chưa kể đến những yếu kém về vốn trong hệ thống NHTM. Thứ tư: Yêu cầu mở cửa thị trường tự do cho tất cả các định chế triển khai các hợp đồng quyền chọn Mở cửa thị trường các công cụ tài chính phái sinh, để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là chính phủ chỉ cho phép một số ngân hàng làm thí điểm. Có thể nói “thí điểm” hiện nay là một căn bệnh của các cơ quan hoạch định chính sách. Trong những trường hợp như thế, giá trị hợp lý của các hợp đồng phái sinh sẽ chỉ là độc quyền của một số ngân hàng, và chắc chắn sẽ cao hơn trên thị trường thế giới. Tất cả những bóp méo giá trị các hợp đồng phái sinh sẽ đẩy sang phía người mua gánh chịu. Tác dụng ngược của các độc quyền là hoặc sẽ không tồn tại công cụ phòng ngừa rủi ro trên thực tế, do giá phí quá cao làm nản lòng các nhà đầu tư, hoặc là các nhà đầu tư sẽ càng chấp nhận mạo hiểm cùng tham gia canh bạc với cái giá phải trả rất cao với hy vọng gỡ gặc lại bằng cách hy vọng đầu cơ trên những thị trường bất đầu cơ trên không khí bất ổn của giá cả thị trường. Chính vì thế mà cần xem xét để tạo ra một thị trường tự do, để các định chế tài chính có đủ các điều kiện có thể cung cấp các hợp đồng quyền chọn. Và dĩ nhiên đi liền với đó là thiết lập khung quản lý chung cho các định chế này. Thứ năm: Yêu cầu về đăng ký và lập các Báo cáo tài chính Đây là một chuẩn mực bắt buộc nhằm làm tăng tính minh bạch cho tất cả thành viên tham gia thị trường. Tất cả các thành viên tham gia thị trường phái sinh phải hiểu hết về nhau trước khi tiến hành các giao dịch với nhau Chẳng hạn như một ngân hàng Việt nam đồng ý thực hiện một hợp đồng tương lai 1000 lượng vàng với người mua tương lai. Trong trường hợp này người mua tương lai cần phải có những thông tin rằng hiện nay ngân hàng Việt Nam hiện đang ký quỹ là bao nhiêu tại một ngân hàng nước ngoài để mua vàng thế giới bán lại cho người từ trong nước. Nói cách khác, trong cuộc chơi này trong cuộc chơi này ai cũng phải có thông tin lẫn nhau, để cuộc chơi tăng thêm phần minh bạch và có lợi cho thị trường giao dịch. Thứ sáu: Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của hợp đồng quyền chọn tiền tệ Nhà nước nên hoàn chỉnh khung pháp lý xác định rõ ràng nghiệp vụ giao dịch hợp đồng quyền chọn là một nghiệp vụ kinh doanh tài chính mang tính chất phòng ngừa rủi ro hối đoái của các doanh nghiệp không thuộc các tổ chức tài chính tín dụng, bảo hiểm, kinh doanh. Trên cơ sở này, Bộ tài chính xác định phí giao dịch quyền chọn là một khoản chi phí hợp lý, hợp lệ được tính vào chi phí khi tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế. Song song với việc triển khai các công cụ tài chính phái sinh thuần nhất, nên có những tiếp cận đối với các sản phẩm lai tạp. Các sản phẩm quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá, giá cả và cả rủi ro tín dụng đã xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Thời gian tới sẽ vẫn tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng của thị trường tài sản cơ cở. Từ đó, sẽ là cơ sở có thể định giá các sản phẩm phái sinh hiệu quả nhất. Thứ bảy: Chấm dứt giai đoạn thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng Cho phép các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại hối được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn tiền đồng. Nên tạo một sân chơi lớn, bình đẳng để các ngân hàng cạnh tranh và phát triển, còn khách hàng mới có cơ hội lựa chọn những dịch vụ tốt nhất cho mình, một thị trường nhiều người mua và nhiều người bán thì mới có thể sôi động và phát triển. Ngân hàng Nhà nước sớm nghiên cứu và mở rộng phạm vi giao dịch hợp đồng Quyền chọn, thay vì chỉ cho phép giao dịch giữa ngoại tệ với ngoại tệ, cho phép giao dịch cả VND với ngoại tệ. Không nên quá lo lắng các doanh nghiệp sẽ “đánh bạc” với nghiệp vụ giao dịch này cũng như lo lắng trình độ hiểu biết về các giao dịch ngoại hối của doanh nghiệp. Thực tế, các doanh nghiệp quan tâm đến nghiệp vụ này thường là các doanh nghiệp có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn, trong những năm gần đây các cán bộ quản lý tài chính ở những doanh nghiệp này đa số đã có sự chuẩn bị kiến thức để thực hiện những nghiệp vụ giao dịch hối đoái đa dạng. Tạo điều kiện giúp hoàn chỉnh và đẩy mạnh hoạt động của thị trường liên ngân hàng. Nới lỏng các quy định trong việc đáp ứng các nhu cầu mua ngoại tệ của các doanh nghiệp. Thứ tám, Ngân hàng Nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý Trên cơ sở xác định ngang giá trung tâm dựa trên tỷ giá thực tế với một dải băng có biên độ lớn hơn làm khung giao dịch Ngân hàng Nhà nước nên xác định chính sách tỷ giá giữa VND và USD một cách hợp lý, có như vậy tỷ giá VND mới có sự biến động theo tín hiệu của thị trường, Trên đây là một số giải pháp mang tính vĩ mô. Đó là những công việc mà nhà nước, chính phủ và các cơ quan liên quan cần có kế hoạch triển khai. Tuy nhiên, để thị trường ngày càng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả thì cần những nỗ lực của tất cả các chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng ngân hàng, những chủ thể cung cấp và sử dụng sản phẩm phái sinh. Và vấn đề cốt lõi chính là nhận thức của chính các chủ thể tham gia trực tiếp chứ không phải là các chủ thể quản lý. KẾT LUẬN Nghiệp vụ tài chính phái sinh nói chung và quyền chọn tiền tệ nói riêng vẫn còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ đối với các Ngân hàng thương mại và đối với khách hàng vì đây là một nghiệp vụ phức tạp, đòi hỏi phải có sự phát triển toàn diện về trình độ chuyên môn của các ngân hàng cũng như kiến thức về tài chính của khách hàng. Bên cạnh đó nghiệp vụ này còn đòi hỏi được triển khai trên nền tảng công nghệ hiện đại, hệ thống thông tin đồng bộ, xuyên suốt và cập nhập. Ngoài ra hành lang pháp lý cũng cần thiết phải được đổi mới để hỗ trợ tối đa hoạt động kinh doanh hợp pháp của các ngân hàng và khách hàng, không tạo ra những rào cản không cần thiết đối với việc thực hiện các giao dịch này. Với việc vận dụng kiến thức, hiểu biết và phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau: Thứ nhất, hệ thống hoá được các lý thuyết, mô hình về nghiệp vụ quyền chọn và quyền chọn tiền tệ. Thứ hai, khái quát được thực tiễn triển khai nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại một số Ngân hàng thương mại Việt Nam. Thứ ba, đề xuất nhóm giải pháp phù hợp với điều kiện Việt Nam để có thể phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Người viết hy vọng luận văn sẽ đóng góp được một phần nhỏ trong việc tìm ra giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ quyền chọn tiền tệ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và hoàn thiện để có thể đạt được những kết quả như đã trình bày, song do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn đọc quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT TS. Bùi Lê Hà, TS. Nguyễn Văn Sơn, TS. Ngô Thị Ngọc Huyền, Ths. Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Giới thiệu về thị trường Future và Option, NXB Thống Kê. TS. Nguyễn Ninh Kiều (1998), Thị trường ngoại hối, NXB Tài Chính. Nguyễn Đức Lệnh (2005), “Quyền chọn tiền tệ - Công cụ hạn chế rủi ro hối đoái đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”, Công nghệ ngân hàng (7), tr 15-18. Lê Quốc Lý (2004), Quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam, NXB Thống Kê. Ngân hàng Nhà nước (2007), Giải pháp phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam, NXB Văn hóa – Thông tin. Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (2006), Báo cáo thường niên. Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2007), Báo cáo thường niên. Lê Hoàng Nga (2003), Thị trường tiền tệ Việt Nam trong quá trình hội nhập, NXB Chính Trị Quốc Gia. Võ Trí Thanh (2002), Exchange Rate in Vietnam, NXB Thống Kê. TS. Trần Ngọc Thơ, TS. Vũ Việt Quảng (2007), Lập mô hình tài chính, NXB Lao động – Xã hội. Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Thanh Trúc, Nguyễn Thị Chiến (2001), Giáo trình Kinh doanh Ngoại hối, NXB Thống Kê. Nguyễn Văn Tiến (2004), Quyền chọn tiền tệ, NXB Thống Kê. Nguyễn Văn Tiến (2001), Tài Chính Quốc Tế hiện đại trong nền kinh tế mở, NXB Thống Kê, Hà Nội. Hồ Viết Tiến (2005), “ Tổng quan về thị trường các sản phẩm phái sinh”, Công nghệ ngân hàng(7), tr 18-22. GS.TS. Lê Văn Tư (2004), Tiền tệ Ngân hàng-Thị trường Tài chính, NXB Tài Chính. Website: www.eximbank.com.vn Website: www.vietcombank.com.vn Website: www.sbv.gov.vn TIẾNG ANH David K.Eiteman, Arthur I.stonehill, Michael H. Mofett (2004), Multinational business finance, Pearson Education, Inc. F. Peter Boer (2002), The real options Solution, John Wiley & Sons, Inc. John C.Hull (2000), Option, Future & Other Derivatives, Prentice Hal International,Inc. John F.Summa, Jonathan W.Lubow (2002), Options and Future-New trading strategies, John Wiley & Sons, Inc.. Jon Najarian (2002), How I trade options, John Wiley & Sons, Inc.. Leonard Yates (2003), High Performance Options Trading-Option Volatility & Pricing Strategies, John Wiley & Sons, Inc. Marion A.Brach (2003), Real Options in practice, John Wiley & Sons, Inc. Pilbean (1998), International Finance, London Macmillan Business. Robert W.Kolb (2002), Understanding options, John Wiley & Sons, Inc.. Stefano Lavinio (2000), The hedge fund handbook-A Definitie Guide for Analyzing and Evaluating Alternative Investment, MC Graw-Hill. Website: www.optiontradingtips.com Website: www.cboe.com Website: www.theoptionguide.com Website: www.options.com Website: www.learnmoney.co.uk Website: www.investorwords.com Website: www.forexnews.com Website: www.netdania.com ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVTS020.doc
Tài liệu liên quan