Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ DUNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG NAI TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60. 31. 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh - 2011 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Kim Hồng đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn Tác giả xi

pdf113 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2498 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Địa lý, phòng Sau Đại học trường đại học Sư Phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành luận văn của minh. Đồng thời xin chân thành cảm ơn các cơ quan: Cục Thống Kê Đồng Nai, Sở Lao động và Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Nai đã nhiệt tình cung cấp tư liệu, số liệu cho phép tác giả hoàn thành tốt luận án của mình. Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình, những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm chia sẻ, giúp đỡ những khó khăn về tinh thần và vật chất để tác giả hoàn thành đề tài luận văn. MỤC LỤC 2TLỜI CẢM ƠN2T ................................................................................................................................. 2 2TMỤC LỤC2T ...................................................................................................................................... 3 2TPHẦN MỞ ĐẦU2T ............................................................................................................................. 6 2T1. Lý do chọn đề tài2T .................................................................................................................................. 6 2T . Mục tiêu và nhiệm vụ2T ........................................................................................................................... 6 2T .1. Mục tiêu2T ....................................................................................................................................... 6 2T .2. Nhiệm vụ2T ...................................................................................................................................... 6 2T3. Phạm vi nghiên cứu2T .............................................................................................................................. 7 2T3.1. Về mặt không gian2T ........................................................................................................................ 7 2T3.2. Về mặt thời gian:2T .......................................................................................................................... 7 2T4. Lịch sử nghiên cứu2T ............................................................................................................................... 7 2T5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu2T ........................................................................................... 7 2T5.1. Quan điểm nghiên cứu2T .................................................................................................................. 7 2T5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ2T .................................................................................................. 8 2T5.1.2.Quan điểm hệ thống2T ............................................................................................................... 8 2T5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh2T .................................................................................................. 8 2T5.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững2T ............................................................................ 8 2T5.2. Phương pháp nghiên cứu2T ............................................................................................................... 8 2T5.2.1.Phương pháp thống kê2T ............................................................................................................ 9 2T5.2.2.Phương pháp bản đồ - biểu đồ 2T ................................................................................................ 9 2T5.2.3. Phương pháp dự báo 2T .............................................................................................................. 9 2T5.2.4. Phương pháp phân tích và so sánh2T ......................................................................................... 9 2T5.2.5. Phương pháp thực địa2T ............................................................................................................ 9 2T6.Cấu trúc đề tài2T ....................................................................................................................................... 9 2TChương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG2T ............ 11 2T1.1. Một số khái niệm cơ bản2T ................................................................................................................. 11 2T1.1.1.Quan niệm về nguồn lao động2T ................................................................................................... 11 2T1.1.1.1 Dân số hoạt động kinh tế2T ................................................................................................... 12 2T1.1.1.2 Dân số không hoạt động kinh tế2T ......................................................................................... 12 2T1.1.1.3. Chất lượng nguồn lao động2T ............................................................................................... 13 2T1.1.1.4. Cơ cấu nguồn lao động2T ..................................................................................................... 15 2T1.1.2.Quan niệm về sử dụng lao động.2T ............................................................................................... 15 2T1.1.2.1. Sử dụng lao động theo ngành nghề2T ................................................................................... 16 2T1.1.2.2. Sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế2T................................................................... 17 2T1.1.3.Quan niệm về việc làm2T .............................................................................................................. 17 2T1.1.4. Quan niệm về thất nghiệp2T ......................................................................................................... 18 2T1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động2T ................................................ 19 2T1.2.1. Các nhân tố tự nhiên2T ................................................................................................................ 19 2T1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội2T ...................................................................................................... 20 2T1.2.2.1.Lịch sử khai thác lãnh thổ:2T ................................................................................................. 20 2T1.2.2.2.Dân số và sự gia tăng dân số 2T .............................................................................................. 20 2T1.2.2.3.Cơ cấu kinh tế2T ................................................................................................................... 21 2T1.2.2.4.Thị trường sức lao động2T ..................................................................................................... 22 2T1.2.2.5. Các chính sách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực2T ....................................................... 23 2T1.3 Ảnh hưởng của hội nhập đến nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động.2T ....................................... 23 2T1.3.1. Quan điểm về hội nhập2T ............................................................................................................ 23 2T1.3.2. Ảnh hưởng của hội nhập đến nguồn lao động và sử dụng lao động2T ........................................... 25 2T1.3.2.1. Tác động tích cực:2T ............................................................................................................ 25 2T1.3.2.2.Tác động tiêu cực2T .............................................................................................................. 27 2T1.4. Một vài nét về nguồn lao động và sử dụng lao động ở Việt Nam.2T .................................................... 28 2T1.4.1. Dân số và nguồn lao động2T ........................................................................................................ 28 2T1.4.2. Chất lượng đội ngũ lao động2T .................................................................................................... 29 2T1.4.3.Cơ cấu lao động có việc làm theo loại hình kinh tế2T ................................................................... 31 2T1.4.4.Cơ cấu lao động có việc làm theo ngành kinh tế2T ....................................................................... 31 2T1.4.5. Thất nghiệp2T .............................................................................................................................. 32 2T1.4.6. Dân số không hoạt động kinh tế2T ............................................................................................... 33 2TChương 2: THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở ĐỒNG NAI2T ....................................................................................................................................................... 36 2T .1. Khái quát tỉnh Đồng Nai và những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động.2T .... 36 2T .1.1. Khái quát tỉnh Đồng Nai.2T ......................................................................................................... 36 2T .1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động2T ............................................................................. 36 2T .1.2.1. Nhân tố tự nhiên2T ............................................................................................................... 36 2T .1.2.2.Nhân tố kinh tế - xã hội.2T .................................................................................................... 39 2T .2. THỰC TRẠNG NGUỒN LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP2T ............................................................................................................................. 59 2T .2.1. Nguồn lao động2T........................................................................................................................ 59 2T .2.1.1. Số lượng nguồn lao động2T .................................................................................................. 59 2T .2.1.2. Chất lượng lao động2T ......................................................................................................... 59 2T .2.1.3 Cơ cấu nguồn lao động2T ...................................................................................................... 65 2T .2.1.4. Phân bố lao động2T .............................................................................................................. 67 2T .2.1.5. Nhóm dân số không hoạt động kinh tế2T .............................................................................. 68 2T .2.2. Thực trạng sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai trong thời kì hội nhập2T .......................................... 71 2T .2.2.1.Tình hình chung2T ................................................................................................................ 71 2T .2.2.2. Tình hình sử dụng lao động theo thành phần kinh tế2T ......................................................... 80 2T .2.2.3. Tình hình sử dụng lao động theo ngành kinh tế2T ................................................................. 80 2T .2.3. Ảnh hưởng của nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động của tỉnh2T ....................................... 90 2T .2.3.1. Thu nhập bình quân đầu người2T.......................................................................................... 90 2T .2.3.2. Công tác xóa đói giảm nghèo 2T ............................................................................................ 91 2TChương 3: DỰ BÁO NGUỒN LAO ĐỘNG – SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP2T ........ 92 2T3.1. Cơ sở dự báo nguồn lao động2T .......................................................................................................... 92 2T3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước đến năm 20202T ............................................ 92 2T3.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010 – 2020 của Đồng Nai.2T ................................ 93 2T3.1.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế:2T .......................................................................................................... 94 2T3.1.2.2. Các chỉ tiêu về xã hội2T ....................................................................................................... 95 2T3.1.2.3. Về môi trường:2T ................................................................................................................. 95 2T3.2.Dự báo nguồn lao động và sử dụng lao động Đồng Nai2T .................................................................... 96 2T3.2.1.Dự báo về dân số Đồng Nai.2T ..................................................................................................... 96 2T3.2.2. Dự báo về nguồn lao động và chất lượng lao động2T ................................................................... 97 2T3.2.3. Dự báo về sử dụng lao động.2T .................................................................................................... 98 2T3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế và sử dụng lao động hiệu quả.2T ........................................................ 99 2T3.3.1.Giải pháp phát triển kinh tế2T ....................................................................................................... 99 2T3.3.2. Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động2T ....................................................... 101 2T3.3.2.1. Các giải pháp về dân số và nguồn lao động2T ..................................................................... 102 2T3.3.2.2.Các giải pháp về chất lượng nguồn lao động2T .................................................................... 102 2T3.3.2.3.Các giải pháp về sử dụng lao động2T ................................................................................... 103 2TKẾT LUẬN2T ................................................................................................................................. 106 2T ÀI LIỆU THAM KHẢO2T .......................................................................................................... 108 2TPHỤ LỤC2T........................................................................................................................................ 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nguồn lao động là một trong những nguồn lực quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Chính vì vậy nguồn lao động có chất lượng và sử dụng lao động hiệu quả là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới Là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai trở thành tỉnh đầu tàu trong việc phát triển công nghiệp của cả nước – kết hợp với thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Dương tạo thành tứ giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Nam. Đây cũng là tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, xí nghiệp công nghiệp, tạo việc làm cho người lao động trong tỉnh cũng đồng thời thu hút hàng vạn lao động từ mọi miền đất nước. Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và những biến động lớn của nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ vào vấn đề lao động trong tỉnh. Chính vì thế, những năm vừa qua, thị trường lao động trong tỉnh đã hình thành và phát triển, lực lượng lao động khá dồi dào và đang thay đổi cả về chất và lượng. Do đó, việc đào tạo và sử dụng lao động hiệu quả là một trong những chiến lược phát triển kinh tế quan trọng của tỉnh. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài “ Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập”, góp phần cho việc đánh giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động nhằm thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ 2.1. Mục tiêu Phân tích được thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai Tìm hiểu, đề xuất những giải pháp và định hướng nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lao động của tỉnh, gắn liền với các định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan cơ sở lý luận về nguồn lao động và sử dụng lao động Xem xét các tác động của nhân tố tự nhiên và nhân tố kinh tế xã hội đến nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động. Tổng hợp các số liệu để phân tích thực trạng nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai Trên cơ sở dự báo phát triển kinh tế và nguồn lao động, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp và định hướng cho nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1. Về mặt không gian Tìm hiểu về nguồn lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai (gồm 11 đơn vị hành chính) 3.2. Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu nguồn lao động tỉnh Đồng Nai dựa vào nguồn số liệu điều tra chính thức của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam từ 1999 – 2009. Ngoài ra đề tài còn phân tích số liệu từ năm 1997 để so sánh và phân tích sự chuyển biến của nguồn lao động. 4. Lịch sử nghiên cứu Trong quá trình tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những vấn đề liên quan đến nguồn lao động và sử dụng lao động được nhiều nhà khoa học, nhiều ban ngành từ trung ương đến địa phương nghiên cứu và tìm hiểu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề này như: đề tài “Một số vấn đề về dân số, nguồn nhân lực ở Việt Nam” – 1996 và “ Thực trạng lao động – việc làm ở Việt Nam” của Bộ Lao động – Thương Binh – Xã hội. “ Nguồn nhân lực trong chiến lược kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2000” của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, hoặc những đề tài mang tính chất địa phương như “Nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở Bình Dương” – luận văn thạc sĩ của thạc sĩ Phạm Thị Bình – 2002. “ Nguồn lao động và sử dụng lao động thành phố Hồ Chí Minh” – luận án tiến sĩ của tiến sĩ Đàm Nguyễn Thùy Dương – 2004 Ở Đồng Nai, từ năm 1994 đã tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học “ Phát triển dân số và phát triển kinh tế xã hội ở Đồng Nai” của tác giả Trần Thị Kim Chi, luận văn thạc sĩ “ Thực trạng hiện nay và phương hướng đào tạo công nhân lành nghề cho các khu công nghiệp Đồng Nai đến năm 2000” của thạc sĩ Trần Viết Hà…Bản thân tác giả cũng từng nghiên cứu về chất lượng dân cư Đồng Nai trong luận văn tốt nghiệp. Đây là tiền đề và tài liệu tham khảo quý giá để tác giả nhiên cứu và giúp cho việ hoàn thành đề tài đã chọn một cách đầy đủ về nguồn lao động và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh. 5. Hệ quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1.Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Đồng Nai là một bộ phận của Việt Nam nói chung và của vùng Đông Nam bộ nói riêng, chính vì thế việc phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh không chỉ có ý nghĩa riêng đối với tỉnh mà còn có những ảnh hưởng to lớn đối với vùng và cả nước. Đồng thời những chính sách, chiến lược phát triển của cả nước và vùng Đông Nam bộ được xem là tiền đề để đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế trong tỉnh. Chính vì thế trong quá trình phân tích và nghiên cứu, chúng ta không thể tách rời địa bàn ra khỏi lãnh thổ của Việt Nam hoặc gần hơn là vùng Đông Nam bộ 5.1.2.Quan điểm hệ thống Nguồn lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống kinh tế - xã hội. Sự vận động và phát triển của nó mang tính quy luật riêng, tuy nhiên vẫn phụ thuộc vào các bộ phận tương ứng trong hệ thống kinh tế xã hội như hệ thống các ngành kinh tế, hệ thống dân cư… Coi các vấn đề lao động như một hệ thống con trong hệ thống kinh tế - xã hội hoàn chỉnh để có thể nắm bắt và đánh giá đúng bản chất cũng như sự thay đổi của nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh Khi đánh giá bất cứ hiện tượng tự nhiên hay kinh tế xã hội, ta cần phải có cái nhìn xuyên suốt từ quá khứ đến hiện tại, theo chuỗi thời gian để thấy được quy luật phát triển của chúng. Từ đó mới có cách nhìn nhận và đánh giá đúng về thực trạng và đưa ra những dự báo và sự phát triển của hiện tượng trong tương lai. Vận dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh, tác giả phân tích và đánh giá tình hình lao động và sử dụng lao động tỉnh Đồng Nai theo chuỗi thời gian, chú ý đến các thời điểm lịch sử quan trọng và những biến động thay đổi xu thế của thế giới và trong nước để đánh giá đúng thực trạng lao động của tỉnh trong từng giai đoạn nhất định. Qua đó, có thể dự báo và đưa ra những giải pháp cho vấn đề lao động và sử dụng lao động của tỉnh trong tương lai. 5.1.4.Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Khi nghiên cứu những vấn đề về lao động, phải dựa trên quan điểm sinh thái và phát triển bền vững. Phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động luôn phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tạo môi trường sống trong sạch lành mạnh cho người lao động. Xây dựng nguồn lao động phải hài hòa giữa các ngành, các khu vực để đảm bảo môi trường sống cũng như tiến bộ và công bằng xã hội. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1.Phương pháp thống kê Dựa vào cơ sở những nguồn số liệu đảm bảo giá trị pháp lý được sử dụng triệt để và khai thác tối đa phục vụ cho việc nghiên cứu. Số liệu được thu thập, xử lý, tổng hợp trên cơ sở dữ liệu và kết quả của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở, thống kê kinh tế xã hội của Tổng cục thống kê, Cục thống kê tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra tác giả cũng sử dụng các nguồn dữ liệu của các tổ chức, ban ngành, số liệu thống kê về dân cư, các ngành kinh tế… của các vùng và một số tỉnh lân cận để phân tích và so sánh 5.2.2.Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là phương pháp đặc trưng của ngành Địa lý, dùng để khái quát hóa số liệu, xây dựng các biểu đồ và bản đồ mang tính trực quan cao, dựa theo phần mềm Mapinfo 7.5 Dựa trên những số liệu đã thu thập và phân tích xây dựng những bản đồ, biểu đồ chuyên đề về phân bố dân cư, cơ cấu lao động nhằm phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý. 5.2.3. Phương pháp dự báo Bằng kiến thức thực tế và những số liệu, thông tin tổng hợp để dự báo, đưa ra những giải pháp phù hợp cho tương lai dựa trên sự phát triển có tính quy luật của sự vật và hiện tượng. 5.2.4. Phương pháp phân tích và so sánh Dựa trên những thông tin có sẵn, đề tài sử dụng phương pháp này để đánh giá tác động của nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội đến nguồn lao động và hiện trạng sử dụng lao động Đồng thời dựa vào những cơ sở dữ liệu thu thập được để so sánh các giai đoạn phát triển của nguồn lao động qua thời gian và với các tỉnh trong khu vực và trên cả nước. 5.2.5. Phương pháp thực địa Sử dụng phương pháp thực địa ngoài thu thập những số liệu thống kê, còn tiến hành thực địa phỏng vấn người lao động nhằm kiểm tra độ chính xác của nguồn thông tin và số liệu thu thập được. 6.Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở bài và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận chung về lao động và sử dụng lao động Chương 2: Thực trạng nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động ở Đồng Nai trong thời kì hội nhập. Chương 3: Dự báo nguồn lao động – sử dụng lao động và giải pháp Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.Quan niệm về nguồn lao động Trong quá trình phát triển của xã hội, nhân tố con người đóng vai trò quyết định, quan trọng nhất. Nó vừa là chủ thể, đồng thời cũng là động lực phát triển xã hội. Ở mỗi quốc gia, trong tất cả những nguồn lực phát triển, thì nguồn lực con người luôn luôn được đánh giá, tìm hiểu phân tích trong các quá trình, các chiến lược phát triển kinh tế. Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhưng không có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn. Như vậy, trước khi bàn về khái niệm “nguồn lực lao động”, cần tìm hiểu khái niệm “nguồn lực con người”. Khái niệm “nguồn lực con người” được sử dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 đến nay. Theo ý kiến của một số nhà khoa học tham gia chương trình KX - 07 “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” do Phạm Minh Hạc làm chủ biên, nguồn lực con người cần được hiểu là số dân và chất lượng con người bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất. Theo Phạm Văn Đức: nguồn lực con người chỉ khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động, đó không chỉ là số lượng và khả năng chuyên môn mà còn cả trình độ văn hoá, thái độ đối với công việc và mong muốn tự hoàn thiện của lực lượng lao động xã hội . Trong luận án tiến sĩ triết học: “Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, tác giả Đoàn Văn Khái xác định “nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả các đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội”. Có thể thấy, nguồn nhân lực bao gồm cả nguồn lao động trong đó, hay nguồn lao động là khái niệm thu nhỏ của nguồn nhân lực. Nguồn lao động được hiểu theo nghĩa rộng là chỉ toàn bộ dân số có khả năng lao động mà bộ phận chủ yếu là những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài tuổi lao động Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc thì nguồn lao động là bộ phận dân số trong tuổi lao động theo quy định của pháp luật. Theo khái niệm nguồn lao động được sử dụng trong điều tra mẫu quốc gia về lao động – việc làm của tổng cục thống kê Việt Nam năm 2009: nguồn lao động gồm những người từ đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang không có việc làm (thất nghiệp) hay đang làm nội trợ cho gia đình hoặc chưa có nhu cầu làm việc. Tùy theo thể trạng dân số và quy định của từng vùng, từng quốc gia, dân số trong độ tuổi lao động sẽ được giới hạn khác nhau. Tuổi lao động nhìn chung được giới hạn từ 15 tuổi đến 60 hay 65 tuổi. Ở nước ta, độ tuổi lao động được quy định từ 15 tuổi – 60 tuổi đối với nam và 15 tuổi – 55 tuổi đối với nữ Tuy nhiên thực tế cho thấy, nhóm dân số không thuộc nhóm tuổi lao động vẫn tiếp tục tham gia vào lực lượng lao động của xã hội. Chính vì thế, không thể xét nguồn lao động chỉ trong độ tuổi lao động. Như vậy, xem xét tình hình thực tế của Việt Nam, luận văn sử dụng quan niệm nguồn lao động của Tổng cục thống kê Việt Nam. Trong thực tế, không phải ai trong nguồn lao động đều tham gia vào các quá trình lao động hay các hoạt động kinh tế. Do đó, nguồn lao động được chia làm hai: dân số hoạt động kinh tế và dân số không hoạt động kinh tế. 1.1.1.1 Dân số hoạt động kinh tế Theo Bộ Lao động và Thương binh xã hội, nhóm dân số hoạt động kinh tế hay còn gọi là lực lượng lao động bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên đang có việc làm hoặc không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc trong một khoảng thời gian xác định. Như vậy, dân số hoạt động kinh tế tại nước ta không chỉ tính trong nhóm dân số trong độ tuổi lao động mà còn tính cả nhóm người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn tham gia lao động. Trong nhóm dân số hoạt động kinh tế chia ra 2 nhóm nhỏ dân số hoạt động kinh tế thường xuyên và dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên. Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên: là những người đủ 15 tuổi trở lên có tổng số ngày làm việc lớn hơn hoặc bằng 183 ngày, ngược lại nhỏ hơn 183 ngày là dân số không hoạt động kinh tế thường xuyên Số người có việc làm thường xuyên chiếm tỷ lệ càng cao, điều này chứng tỏ khả năng phát triển kinh tế của khu vực đó, đồng thời phản ánh hiệu quả của việc sử dụng lao động. 1.1.1.2 Dân số không hoạt động kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ số người đủ 15 tuổi trở lên không thuộc bộ phận có việc làm hoặc không có việc làm. Những người này không hoạt động kinh tế do những lí do khác nhau như đi học, nội trợ, già cả, mất sức, tàn tật và bao gồm cả những người không có nhu cầu làm việc… 1.1.1.3. Chất lượng nguồn lao động Nguồn lao động của một quốc gia không chỉ được đánh giá về số lượng, sức khỏe và tỷ lệ giới tính… một trong những tiêu chí quan trọng đối với người lao động và sử dụng lao động chính là trình độ của người lao động. Trình độ của người lao động được phản ánh qua trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, đồng thời đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia Để xác định trình độ dân trí của dân số người ta dựa vào thống kê tỷ lệ người biết chữ và số năm đi học của những người từ 15 tuổi trở lên. Trình độ học vấn đồng thời là thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng lao động. Đối với lực lượng lao động trình độ học vấn được tính bằng các cấp lớp từ tiểu học đến đại học, sau đại học. Trình độ học vấn của người lao động ảnh hưởng đến chất lượng các hoạt động đào tạo nghề, khả năng tiếp thu công nghệ mới, sự phát triển của các ngành kinh tế… Hiện nay ở nước ta tỷ lệ dân số trên 15 tuổi biết chữ ở nước ta là 93,5%. Có thể nói đây là tỷ lệ tương đối cao, điều này tạo thuận lợi cho việc đào tạo một đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề Trong đội ngũ lao động của quốc gia, có một bộ phận được gọi là lao động kỹ thuật. Khái niệm lao động kỹ thuật hiện nay cũng được tiếp cận từ nhiều góc độ rộng, hẹp khác nhau. Theo Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng lao động kĩ thuật (theo nghĩa rộng) là loại lao động qua đào tạo, được cấp bằng và chứng chỉ của các bậc đào tạo nói chung. Còn theo nghĩa hẹp, lao động kỹ thuật là lao động có kỹ thuật mang tính chất thực hành (nghề), để phân biệt với lao động chuyên môn (hàn lâm). Trên thế giới cũng đã có sự phân biệt tương đối rõ ràng trong hệ thống đào tạo: đào tạo hàn lâm để cung ứng lao động chuyên môn và đào tạo thực hành, để cung ứng lao động kỹ thuật mang tính chất thực hành gắn với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ. Từ đó có thể nêu khái niệm lao động kỹ thuậ._.t (theo nghĩa hẹp) như sau: Lao động kỹ thuật là loại lao động được đào tạo, được cấp bằng hoặc chứng chỉ của các bậc đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và có kỹ năng hành nghề để thực hiện các công việc có độ phức tạp với các công nghệ khác nhau, phù hợp với ngành, nghề ở các cấp trình độ khác nhau, trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phục vụ quốc kế dân sinh. Như vậy tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn là tỷ lệ lao động được đào tạo qua các cấp như sơ cấp nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng – đại học trở lên trong tổng số lao động. Khái niệm lao động kỹ thuật theo quan niệm mới phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 mà Chính phủ đã phê duyệt (Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó chỉ rõ cần hình thành hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, trong đó chú trọng đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ trình độ cao. Đồng thời, cũng phù hợp với Luật dạy nghề (2006), trong đó xác định, hình thành 3 cấp trình độ đào tạo (sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề), đáp ứng các nhu cầu khác nhau về nhân lực của các ngành kinh tế quốc dân. Lao động kỹ thuật (kể cả theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp) là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực và lực lượng lao động xã hội; là nguồn nhân lực cốt lõi tạo ra sản phẩm xã hội và là cơ sở để phát triển xã hội. Đội ngũ ngày cần được đào tạo , bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả. Nói cách khác, lao động kỹ thuật đòi hỏi phải được phát triển. Đó là quá trình biến đổi, nâng cao không ngừng năng lực xã hội và tính năng động xã hội của người lao động về mọi mặt (thể lực, trí lực và nhân cách), đồng thời phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trình độ chuyên môn của người lao động là một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Nhất là khi thế giới đang chuyển mình từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, khi đó nguồn lực con người không chỉ là lực lượng sản xuất mà còn là nguồn tài nguyên vô tận của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, nhất là trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nguồn lao động có trình độ chuyên môn góp phần không nhỏ vào trong quá trình chuyển biến nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nông nghiệp – tiếp thu các thành tựu mới về kinh tế và xã hội. Ở các nước phát triển lao động có trình độ chuyên môn chiếm tỷ lệ cao hơn các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn còn rất thấp năm 2099 chiếm 13,3%, lao động chưa có tay nghề là 86,7%. Với tỷ lệ này chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển kinh tế. Ngoài ra cần phải kể đến chất lượng của công tác đào tạo nghề của nước ta còn thấp kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Như vậy, có thể nói, hiện nay bài toán số lượng và chất lượng của lao động có trình độ chuyên môn ở nước ta là vấn đề hóc búa của xã hội. 1.1.1.4. Cơ cấu nguồn lao động Cơ cấu lao động là tỷ trọng của các bộ phận lao động hợp thành nguồn lao động. Cơ cấu lao động của một nước có thể được tìm hiểu theo nhiều tiêu chí khác nhau, tùy vào mục đích nghiên cứu và sử dụng như: cơ cấu lao động theo tuổi, cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, theo trình độ chuyên môn, cơ cấu lao động theo ngành… Việc tìm hiểu và xây dựng một cơ cấu lao động hợp lý có vai trò lớn trong việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của một quốc gia. a. Cơ cấu lao động theo độ tuổi Cơ cấu lao động theo độ tuổi được hiểu là sự tập hợp những nhóm người trong độ tuổi lao động được sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định Cơ cấu lao động theo tuổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ suất sinh, tỷ suất tử, y tế, giáo dục, chất lượng cuộc sống, tuổi thọ trung bình…Hiện nay, tỷ lệ sinh của nước ta có xu hướng giảm, dẫn đến cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi, nhóm tuổi lao động trẻ có xu hướng giảm, nhóm tuổi lao động già có xu hướng tăng. Năm 2002. nhóm lao động từ 15 – 40 tuổi chiếm 67.3% đến năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống còn 57.2%, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng tương đối cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và đào tạo lao động thuận lợi và đa dạng. Xét về hiện tại, sự thay đổi này ảnh hưởng không lớn đến quá trình sử dụng lao động, tuy nhiên nếu về lâu dài, tỷ lệ nhóm tuổi lao động già chiếm tỷ lệ cao và nhóm tuổi lao động trẻ chiếm tỷ trọng ngày càng thấ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Điều này đã xảy ra với một số nước phát triển như Nhật Bản, Liên Bang Nga... b. Cơ cấu dân số theo giới Là sự tương quan giữa lao động nam và lao động nữ hay tương quan giữa lao động nam hoặc lao động nữ/tổng số lao động Cơ cấu lao động theo giới ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, phản ánh tính chất, đặc điểm, loại hình công việc: đối với những ngành lao động nặng nhọc như khai khoáng, xây dựng… lao động nam chiếm ưu thế, ngược lại, đối với những ngành lao động mang tính chất nhẹ nhàng như dệt may, dịch vụ…lao động nữ lại chiếm ưu thế. Ngoài ra, cơ cấu lao động theo giới còn phản ánh mức độ bình đẳng nam – nữ và sự tiến bộ xã hội. Ở các nước kinh tế phát triển tỷ lệ lao động nữ xấp xỉ hay cao hơn tỷ lệ lao động nam. Ở các nước đang phát triển thì ngược lại. 1.1.2.Quan niệm về sử dụng lao động. 1.1.2.1. Sử dụng lao động theo ngành nghề a. Sử dụng lao dộng trong ngành nông – lâm ngư nghiệp Lao động nông – lâm – ngư nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất tùy thuộc vào mức độ công nghiệp hóa trong nông nghiệp (cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa) và diễn biến thời tiết thất thường hàng năm. Ở những nước phát triển, nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nên việc áp dụng máy móc, kĩ thuật vào nông nghiệp là phổ biến. Trình độ thâm canh và chuyên môn hóa cao nên tỷ lệ lao động hoạt động trong nông nghiệp thấp Ngược lại, ở những nước đang phát triển, như Việt Nam, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực này. Tính chất mùa vụ chi phối mạnh việc làm của lao động nông nghiệp. Vào thời gian gieo trồng, thu hoạch thì thu hút đông lao động nhưng vào lúc nông nhàn, lao động thiếu việc làm, tạo tình trạng thất nghiệp tạm thời. Do đó trong quá trình sử dụng lao động cần đưa ra các biện pháp để tận dụng thời gian nông nhàn cho người lao động đồng thời tạo ra thu nhập và tránh các vấn đề về xã hội. Hiện nay, theo xu hướng phát triển kinh tế chung, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đang có xu hướng giảm dần. Ở nước ta năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệp là 57,1%, đến năm 2009 giảm xuống còn 51,9%, nhưng tỷ lệ này vẫn còn cao trong cơ cấu lao động. Do đó ngoài nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động nông nghiệp, còn phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp địa phương… tạo việc làm cho nguồn lao động nông nghiệp trong thời kì nông nhàn. b. Sử dụng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng Lao động trong công nghiệp là loại hình lao động sản xuất tiên tiến, sử dụng máy móc hiện đại, năng suất lao động cao. Với đặc điểm là sản xuất theo dây chuyền, chuyên môn hóa và tự động hóa ngày càng cao, quy trình công nghệ hiện đại, đòi hỏi người lao động phải tuân thủ các thao tác kịp thời và chính xác. Nó tạo cho người lao động có tác phong công nghiệp và kỷ luật. Ngoài ra, sản xuất công nghiệp ít phụ thuộc vào tự nhiên, mang tính chất ổn định nên cũng tạo việc làm ổn định và thường xuyên cho người lao động. Phát triển công nghiệp sẽ tạo khả năng mở rộng thị trường lao động và tạo ra việc làm mới. Vì vậy, tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp ngày càng tăng, đặc biệt là những nước đang phát triển đang trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa như nước ta. Tỷ lệ lao động trong công nghiệp của nước ta tăng từ 18% năm 2005 tăng lên 21% năm 2009 nhưng sự chuyển dịch vẫn còn chậm nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ở các nước phát triển, xu hướng chuyển dịch lao động hiện nay là giảm tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng, chuyển lao động sang ngành dịch vụ. c. Sử dụng lao động trong ngành dịch vụ. Không giống như ngành công nghiệp và nông nghiệp, ngành dịch vụ không trực tiếp tham gia vào qúa trình sản xuất vật chất, nhưng nó có vai trò rất quan trọng trong việc là cầu nối và thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển. Cơ cấu ngành dịch vụ đa dạng bao gồm giao thông vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, bảo hiểm, bất động sản, y tế, giáo dục…Do đó, ngành dịch vụ có khả năng tạo ra khối lượng việc làm lớn cho người lao động. Hiện nay, xu hướng chung về sự phân bố lao động theo ngành là tăng tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ. Tuy nhiên, ở mỗi nhóm nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tỷ lệ lao động trong ngành này khác nhau. Ở các nước phát triển, tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao (thường trên 60%) trong cơ cấu lao động, và tỷ lệ này vẫn tiếp tục có xu hướng tăng. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, tỷ lệ lao dộng trong ngành dịch vụ nhìn chung còn thấp (dưới 50%) như Việt Nam, tỷ lệ lao động ngành dịch vụ năm 2009 chiếm 32.18%. 1.1.2.2. Sử dụng lao động theo các thành phần kinh tế Sử dụng lao động theo thành phần kinh tế phụ thuộc vào chế độ chính trị và sự đa dạng của nền kinh tế của từng quốc gia. Trước kia nước ta chỉ có hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể. Sau khi tiến hành Đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, gồm 6 thành phần: Nhà nước, tập thể, các thể, hỗn hợp và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tập hợp thành 3 khu vực: Nhà nước, khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Điều này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát huy hết mọi tiềm lực của nền kinh tế, đồng thời tạo việc làm cho người lao động , tạo điều kiện cho việc sử dụng lao động hợp lý và hiệu quả hơn. Hiện nay, ở nước ta, đang có sự chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Sự chuyển dịch hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế nước ta. 1.1.3.Quan niệm về việc làm Một trong những khái niệm quan trọng gắn với nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động chính là khái niệm việc làm. Có thể hiểu việc làm là mọi hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm nhằm tạo ra nguồn thu nhập hoặc giảm chi tiêu trong gia đình. Như vậy, việc làm ở một nghĩa rộng hơn là bao gồm những công việc làm công ăn lương trong tất cả những thành phần kinh tế từ quốc doanh đến tư nhân. Ngoài ra việc làm còn bao gồm cả viêc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái. Theo Bộ luật lao động của Việt Nam năm 1993 quy định: mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm Các hoạt động lao động được xác định là việc làm bao gồm: + Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hay vật chất + Những công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình nhưng không được trả công bằng tiền hay hiện vật cho công việc đó. Vấn đề tạo việc làm và duy trì việc làm cho lực lượng lao động đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển của mỗi quốc gia. Trước đây, theo cơ chế tập trung, xã hội thừa nhận người có việc làm là người được nhà nước phân công, bố trí sắp xếp công việc trong khu vực kinh tế quốc doanh và tập thể. Sau khi đổi mới, với khái niệm việc làm mở rộng đã góp phần không nhỏ vào việc mở rộng thị trường việc làm đa dạng phong phú hơn. Đồng thời, tạo điều kiện giúp cho việc sử dụng lao động dễ dàng và hiệu quả hơn. 1.1.4. Quan niệm về thất nghiệp Thất nghiệp và việc làm có mối tương quan với nhau. Thất nghiệp không chỉ biểu hiện sự mất cân bằng giữa nhu cầu việc làm và số việc làm của xã hội mà tỷ lệ thất nghiệp cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội nói chung. Thất nghiệp còn có nghĩa là sản xuất ít hơn. Giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội đầu tư cũng ít hơn. Theo tổ chức lao động quốc tế, thất nghiệp là tình trạng một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang được thịnh hành. Ở một số nước phát triển như Áo, Hà Lan, Canada… chế độ an sinh xã hội tương đối tốt thì xem những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có đăng kí lao động nhưng chưa tìm được việc làm và đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong quy định điều tra thực trạng lao động và việc làm áp dụng từ năm 1996 do Bộ Lao động và Thương binh tiến hành xác định những người thất nghiệp: là những người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm hoạt động kinh tế mà trong tuần lễ trước điều tra không có việc làm: + Có hoạt động tìm việc trong 4 tuần qua vì các lí do không biết tìm việc ở đâu hoặc tìm việc mãi mà không được + Hoặc trong tuần lễ tính từ thời điểm điều tra có tổng số giờ làm việc dưới 8 giờ, muốn và sẵn sàng làm việc thêm nhưng không tìm được việc. Có nhiều dạng thất nghiệp khác nhau Thất nghiệp tự nhiên: là tình trạng thất nghiệp của người lao động do không tích cực tìm kiếm việc làm ở mức lương hiện hành. Thất nghiệp tự nhiên là dạng thất nghiệp chấp nhận được của nền kinh tế, tức là mức thất nghiệp này nền kinh tế vẫn phát triển bình thường Thất nghiệp dài hạn: Là tình trạng thất nghiệp có thời gian kéo dài từ 1 năm trở lên Thất nghiệp chu kì là tình trạng thất nghiệp xảy ra trong giai đoạn đình trệ của chu kì sản xuất Thất nghiệp cơ cấu là do sự mất cân đối giữa cung và cầu lao động xảy ra cục bộ, ở một số ngành nghề hay một số vùng, loại thất nghiệp này cũng có ngay khi toàn bộ nền kinh tế cung và cầu lao động là cân đối Thất nghiệp tạm thời: là thất nghiệp trong thời gian thay đổi công việc, nơi làm việc do muốn tìm việc làm mới tốt hơn, loại thất nghiệp này xảy ra ngay cả khi nền kinh tế có đầy đủ việc làm 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động 1.2.1. Các nhân tố tự nhiên Vị trí địa lý tự nhiên: chi phối các điều kiện tự nhiên của lãnh thổ, ảnh hưởng đến hình thức cư trú và sản xuất của con người. Sự ảnh hưởng đó thể hiện qua các yếu tố như địa hình, khí hậu, đất, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản… Vị trí địa lý có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng lớn đến nguồn lao động cũng như sự phân bố lao động. Lịch sử phát triển kinh tế đã cho thấy, ở những khu vực có vị trí thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế. Điều này sẽ thu hút dân cư lao động đến sinh sống. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: có ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố và sử dụng lao động. Địa hình: ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư cũng như các hoạt động kinh tế, thường những khu vực có địa hình thuận lợi như đồng bằng, bán bình nguyên hoạt động kinh tế diễn ra sầm uất, lao động tập trung đông đúc tại đây như vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ…. Ngược lại, càng lên cao, mật độ lao động sẽ càng giảm dần như Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc. Ngoài ra, địa hình còn ảnh hưởng đến cơ cấu lao động. Ở vùng đồng bằng phát triển chủ yếu là kinh tế đa dạng nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, do đó cơ cấu lao động cũng đa dạng. Ngược lại, khu vực miền núi lao động tập trung chủ yếu ở ngành nông nghiệp. Nguồn nước: đây là nhân tố quan trọng cho sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế. Thực tế cho thấy, xã hội loài người phát triển thường gắn liền với lưu vực của những con sống lớn như nền văn minh sông Nile, nền văn minh sông Hằng…đồng nghĩa với việc khu vực nào có nguồn nước phong phú, khu vực đó dân cư tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dảo và ngược lại Khoáng sản: đây là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển công nghiệp. Sự phân bố của khoáng sản ảnh hưởng đến sự phân bố công nghiệp và lao động trong công nghiệp đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng – đây là ngành đòi hỏi lao động có sức khỏe và trình độ tay nghề nhất định. Chính vì thế những khu vực này tỷ lệ nam thường cao hơn tỷ lệ nữ và tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn cũng chiếm lệ cao hơn. Chẳng hạn như tại Thái Nguyên, Quảng Ninh 1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 1.2.2.1.Lịch sử khai thác lãnh thổ: Những vùng có lịch sử khai thác lâu đời thường là nơi tập trung dân cư và lao động đông đúc. So sánh hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu hơn nên mật độ dân cư (932 người/kmP2P) lớn hơn đồng bằng sông Cửu Long (425 người/kmP2P). Không những thế, vùng đồng bằng sông Hồng còn có kinh tế, cơ sở hạ tầng phát triển…nên trình độ lao động có chuyên môn kĩ thuật cũng cao hơn đồng bằng sông Cửu Long. 1.2.2.2.Dân số và sự gia tăng dân số Dân số và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ. Qui mô, cơ cấu, chất lượng và tốc độ tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội và ngược lại phát triển kinh tế xã hội có tác động mạnh mẽ đến mức sinh, mức chết, đến phân bố dân cư và chất lượng dân số. Hơn nữa dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động. Qui mô dân số lớn, cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng dân số cao sẽ tạo điều kiện phát triển nguồn lao động cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Thông thường, gia tăng dân số tự nhiên cao thì mức gia tăng nguồn lao động cao, việc bổ sung lực lượng lao động hằng năm dồi dào. Tuy nhiên, lực lượng lao động gia tăng nhanh, trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm sẽ dẫn đến hiện tượng dư lao động và thiếu việc làm, dẫn đến các vấn đề về thất nghiệp, giảm sút chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống…Đây cũng là tình trạng mà các nước đang phát triển gặp phải. Nhưng ngược lại, việc gia tăng dân số quá thấp, dẫn đến dân số và quy mô nguồn lao động ngày càng giảm dần, dẫn đến nguy cơ thiếu lao động trầm trọng trong tương lai, ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế của những quốc gia này. Đây là tình trạng của các nước phát triển, đặc biệt là các nước thuộc khu vực châu Âu. Như vậy, gia tăng dân số phù hợp và ổn định với sự phát triển kinh tế sẽ giúp cho nền kinh tế phát triển bền vững, giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động cũng như chất lượng cuộc sống của người lao động. Gia tăng dân số ở một vùng hay một nước còn phụ thuộc vào gia tăng cơ học. Gia tăng cơ học phụ thuộc vào số người xuất cư và nhập cư. Gia tăng cơ học sẽ giúp cho việc bổ sung nguồn lao động còn thiếu ở khu vực đó trong đó có cả lao động có trình độ kỹ thuật, vì thường đa phần người di cư là người trong độ tuổi lao động, tạo việc làm, giảm áp lực cho khu vực thừa lao động, nhờ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống, góp phần ổn định xã hội. Tuy nhiên, nếu gia tăng cơ học cao, không phù hợp sẽ dẫn đến dư thừa lao động cho khu vực nhập cư, tạo nên gánh nặng về thất nghiệp và các gánh nặng xã hội khác (thường là khu vực thành thị, đồng bằng). Ngược lại khu vực xuất cư lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động có trình độ (thường là ở khu vực nông thôn và miền núi). Điều này sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng, hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế của vùng. Hiện nay, ở Việt Nam, việc di cư dân từ nông thôn sang thành thị làm cho khu vực thành thị phải giải quyết bài toán hóc búa là dư thừa lao động không có tay nghề, nhưng ngược lại khu vực nông thôn lại đang trong xu hướng thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề. 1.2.2.3.Cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế quyết định cơ cấu lao động theo ngành và cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế, sự phân bố dân cư. Trong nền kinh tế nông nghiệp, tỷ lệ lao động trong ngành nông lâm ngư nghiệp cao, năng suất lao động thấp – thường đi đôi với chất lượng lao động thấp. Đối với nền kinh tế công nghiệp phát triển, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cao, lao động có trình độ và tay nghề cao – tạo đà cho sự phát triển kinh tế, tạo hiệu quả sử dụng lao động. Hiện nay, đang xuất hiện nền kinh tế mới là nền kinh tế tri thức, trong đó lấy tri thức làm nền tảng, nguồn tài nguyên để phát triển kinh tế, dẫn đến sự thay đổi lớn trong cơ cấu lao động và việc sử dụng lao động, trong đó lực lượng lao động có trình độ đóng vai trò quyết định đến phát triển kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế càng đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng sức lao động , tận dụng hết khả năng về vốn, sức và trình độ , khả năng cạnh tranh để tạo việc làm, tăng thu nhập cho bản thân và xã hội Cơ cấu lãnh thổ: ảnh hưởng đến sự phân bố theo lãnh thổ. Sự chuyên môn hóa của vùng kinh tế tạo nên sự chuyên môn hóa cũng như sự phân bố lao động của vùng. 1.2.2.4.Thị trường sức lao động Thị trường lao động có thể hiểu là nơi diễn ra quá trình tác động lẫn nhau giữa người mua và người bán sức lao động. Thị trường lao động là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa cung và cầu về lao động, giữa những người tìm việc, có nhu cầu về việc làm và những người hoặc tổ chức cần tuyển dụng Tuy nhiên, trên thị trường lao động, mối quan hệ cung cầu không chỉ đơn thuần giữa người mua và người bán bằng những quy định đơn thuần về giá cả, mà còn những thỏa thuận, thương lượng về vị trí, và thời hạn làm việc, các chế độ làm việc và nghỉ ngơi, các chính sách ưu đãi, đào tạo… Sức lao động là một trong những yếu tố cơ bản của sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động cũng trở thành hàng hóa. Thị trường biến đối theo thời gian và không gian, chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhau như chính sách của nhà nước, xu hướng phát triển kinh tế…Thị trường lao động có chức năng phân tích và định hướng nguồn lao động vào các ngành, lĩnh vực kinh tế, kích thích phát triển năng lực (nhất là kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp). Ngoài ra đây cũng là nơi đánh giá số lượng cũng như chất lượng lao động. Như vậy, thị trường lao động đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng đến cơ cấu, sự phân bố lao động đồng thời chất lượng của người lao động, có tác động mạnh mẽ đến những chính sách và giải pháp sử dụng lao động có hiệu quả. Trước đây, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế tập trung, sức lao động bị kìm nén, không phát huy được hết khả năng, dẫn đến việc sử dụng lao động kém hiệu quả. Kinh tế thay đổi, sức lao động được khai thác, tạo điều kiện cho người lao động tìm việc làm, nâng cao chất lượng. Nhưng hiện nay, thị trường sức lao động thay đổi, xu hướng cầu về nguồn lao động có trình độ ngày càng cao, thúc đẩy vấn đề giáo dục và đào tạo phát triển, đẩy chất lượng lao động ở nước ta lên. 1.2.2.5. Các chính sách sử dụng và phát triển nguồn nhân lực Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến xu hướng phát triển và sử dụng nguồn lao động. Các đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các chính sách cho người lao động nhập cư, đãi ngộ nhân tài, khuyến nông…không chỉ tạo điều kiện cho việc sử dụng lao động hợp lý, hiệu quả, khai thác triệt để khả năng của từng thành phần lao động mà còn nâng cao được chất lượng của người lao động. Các chính sách về giáo dục và y tế quyết định việc nâng cao chất lượng nguồn lao động cả về trí lực và thể lực giúp thúc đẩy quá trình chuyển đổi công nghệ, hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Ngoài những yếu tố trên ảnh hưởng đến nguồn lao động và sử dụng lao động còn có những yếu tố khác như: phong tục tập quán, dân tộc, tôn giáo, hợp tác quốc tế… 1.3 Ảnh hưởng của hội nhập đến nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động. 1.3.1. Quan điểm về hội nhập Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá ngày càng trở nên rõ nét và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới, nhất là đối với các nước đang phát triển. Ở Việt Nam, thuật ngữ hội nhập xuất hiện trong bối cảnh nước ta thúc đẩy mạnh mẽ chính sách mở cửa, đa dạng hoá và đa phương hoá các mối quan hệ quốc tế. Xu thế hội nhập không chỉ dừng ở hội nhập về kinh tế mà còn hội nhập trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, an ninh…trong đó hội nhập kinh tế vẫn đóng vai trò quan trọng nhất. Hội nhập kinh tế, theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Như vậy, có thể thấy rằng, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay, khi các thương nhân tìm cách mang hàng hóa của mình đi trao đổi buôn bán với nước ngoài từ đường bộ đến đường thủy và cách đây hai nghìn năm khi đế quốc La Mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho thuộc địa. Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thập niên 1960 và được nhiều người trong giới học thuật và các nhà lập chính sách chấp nhận. Thuật ngữ hội nhập bắt đầu được Đảng ta sử dụng đầu tiên trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng (1996): ''Xây dựng một nền kinh tế mở hội nhập với khu vực và thế giới''; Đến Đại hội IX của Đảng, thuật ngữ này được nhấn mạnh: ''Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa...'' và được sử dụng phổ biến trong các văn kiện khác về hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là quan điểm, chủ trương lớn trong chính sách đối ngoại, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta. Như vậy, có thể hiểu khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động, tự nguyện của các quốc gia tiến hành mở cửa để gắn kết các nền kinh tế với nhau theo những thể chế nhất định. Thể chế hội nhập sẽ tạo điều kiện cho quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thuận lợi hơn, nhưng cũng ràng buộc quan hệ phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn. Đây là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu. Thông thường, các quốc gia sẽ mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế theo 3 cấp độ lần lượt từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, là:  Hội nhập kinh tế song phương.  Hội nhập kinh tế khu vực.  Hội nhập kinh tế đa phương toàn cầu Nhìn lại quá trình đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, đặc biệt là từ sau Đại hội IX của Đảng đến nay, chúng ta đã có những bước biến đổi sâu sắc và đạt được nhiều kết quả quan trọng về ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, ra khỏi tình trạng bị bao vây cấm vận, cô lập, từng bước xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 150 nước; mở rộng quan hệ thương mại với gần 200 nước; là thành viên của ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998); ký 86 hiệp định thương mại song phương, 46 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư 40 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và tranh thủ đầu tư trực tiếp của các tập đoàn và các công ty thuộc 77 nước và vùng lãnh thổ và quan trọng nhất là ta đã gia nhập được vào tổ chức WTO (2007) Những thành tựu trên đã tạo đà thuận lợi cho việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nền kinh tế phát triển và đạt mức tăng trưởng cao. 1.3.2. Ảnh hưởng của hội nhập đến nguồn lao động và sử dụng lao động Hội nhập kinh tế đã và đang tác động đến nước ta trong nhiều lĩnh vực: kinh tế. văn hóa, khoa học, chính trị, an ninh…và ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lao động và vấn đề sử dụng lao động ở nước ta. Chính vì thế trong nghị quyết của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2001 đã nhấn mạnh, một trong 9 nhiệm vụ đề ra thì vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập vì đây là nguồn tiếp thu, đón đầu và thực hiện cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ đang diễn ra như vũ bão trên thế giới, nhờ đó đẩy nhanh được công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Hội nhập kinh tế có những tác động tích cực và tiêu cực đến các vấn đề lao động ở nước ta. 1.3.2.1. Tác động tích cực: a. Đối với nguồn lao động: Để đáp ứng những yêu cầu trong thời kì hội nhập, ta cần có quy mô, cơ cấu và sự phân bổ dân cư phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn hội nhập. Chính vì thế nhà nước thường xuyên đề ra những chính sách và biện pháp điều tiết tốc độ tăng dân số để vấn đề dân số trở thành nguồn lực lớn trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập của nước ta. Tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số của nước ta có sự thay đổi mạnh mẽ từ năm 1979 cho đến nay. Trong 10 năm (1999 - 2009), bình quân dân số nước ta chỉ tăng 1.2%/ năm (947.000 người), thấp hơn mức tăng trung bình 1.7%/ năm trong thời kỳ 10 năm trước (1989 - 1999). Năm 1979 tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam khoảng 50.49% lên 66.06% năm 2009, nghĩa là tăng thêm 16%, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành cần nhiều lao động, giá nhân công rẻ hấp dẫn các nhà đầu tư. b. Chất lượng lao động Hội nhập còn tạo cơ hội nâng cao chất lượng lao động: với xu thế mở cửa, tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ dễ dàng qua sự đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người lao động sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp được tiếp cận với những tri thức khoa học kỹ thuật, công nghệ mới. Do yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập, đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế phả._.69 51.7 924,926 48.3 2021 1927030 63 998159 51.8 928,871 48.2 2022 1938609 62.6 1005403 51.9 933,206 48.1 2023 1951591 62.3 1013239 51.9 938,352 48.1 2024 1966359 61.9 1021850 52 944,509 48 2025 1980374 61.7 1029864 52 950,510 48 2026 1996403 61.6 1038835 52 957,568 48 2027 2013755 61.6 1048371 52.1 965,384 47.9 2028 2031298 61.6 1057845 52.1 973,453 47.9 2029 2048177 61.5 1066823 52.1 981,354 47.9 2030 2062056 61.4 1074012 52.1 988,044 47.9 2031 2075339 61.4 1080767 52.1 994,572 47.9 2032 2087722 61.3 1087144 52.1 1,000,578 47.9 2033 2098897 61.2 1093314 52.1 1,005,583 47.9 2034 2108541 61 1099318 52.1 1,009,223 47.9 Nguồn : Dự báo dân số Việt Nam từ 2010 – 2034- Tổng cục thống kê Đối với chất lượng lao động, tỉnh tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tiếp tục phát triển thêm trường cao đẳng, trường đại học tập trung vào vấn đề đào tạo thực hành trong các lĩnh vực có nhu cầu lớn như kỹ thuật công nghiệp, công nghệ thông tin, kinh doanh thương mại, tài chính, quản lý kinh tế. Khuyến khích các trường đào tạo liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức đào tạo, giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tế. Dự kiến đến năm 2020, nhằm đáp ứng nhu cấu phát triển kinh tế của các ngành kinh tế, dự báo tỷ lệ nguồn lao động được đào tạo trên 50% và tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên đạt trên 20% và đến năm 2034 tỷ lệ này tăng lên khoảng trên 60%. 3.2.3. Dự báo về sử dụng lao động. Do kinh tế được dự báo tiếp tục phát triển theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ nên ảnh hưởng đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ ngày càng tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong nền kinh tế, cụ thể là tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp. Cơ cấu lao động công nghiệp-nông nghiệp-dịch vụ của tỉnh vào năm 2015, 2020 dự báo trong khoảng : 39.1%-30%-30.9%; 39.6%-21.8%-38.6% và đến năm 2034, cơ cấu lao động trong ngành lao động sản xuất phi vật chất tăng lên trên 50%. Lực lượng lao động tăng thêm từ dân số của tỉnh hàng năm khoảng 21-22 ngàn người trong độ tuổi lao động (bao gồm cả lực lượng học sinh, sinh viên ra trường), lực lượng lao động cần việc làm mới từ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khoảng 16-17 ngàn người/năm, lực lượng lao động thất nghiệp thành thị hiện có khoảng 27-28 ngàn người (năm 2010 tỷ lệ thất nghiệp thành thị chiếm 2.6% và tỷ lệ này ngày càng giảm), thu hút lao động từ các địa phương khác khoảng 10-12 ngàn lao động. Như vậy lực lượng lao động mỗi năm tăng thêm khoảng 75-80 ngàn người, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Về cơ bản đảm bảo cân đối nhu cầu lao động của doanh nghiệp và lao động tìm kiếm việc làm, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức thấp, gia tăng thời gian lao động nông thôn. 3.3. Các giải pháp phát triển kinh tế và sử dụng lao động hiệu quả. Để giải quyết và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động, cần phải có các giải pháp toàn diện mà trước tiên cần phát triển nền kinh tế phát triển mạnh và ổn định, toàn diện trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, để có thể khai thác tốt các nguồn lực lao động từ đó có thể sử dụng nguồn lao động hợp lý, tăng chất lượng cuộc sống của người lao động trong tỉnh. 3.3.1.Giải pháp phát triển kinh tế Phát triển toàn diện cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông nghiệp Chú trọng đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có lợi thế so sánh của địa phương. Tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế tạo, công nghiệp cơ khí sản xuất phụ kiện, phụ liệu thay thế nhập khẩu, công nghiệp dược, công nghiệp phụ trợ phục vụ các ngành công nghiệp chủ lực. Ưu tiên phát triển công nghiệp phục vụ nông nghiệp nông thôn. Thu hút đầu tư các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động về địa bàn nông thôn để góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động. Phân bố hợp lý sự phát triển công nghiệp trên các vùng của tỉnh và khai thác hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện có. Tập trung xây dựng và đưa vào hoạt động các khu công nghiệp công nghệ cao, khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học, khu công nông nghiệp Donataba, Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Phát triển mạnh lĩnh vực xây dựng, đầu tư máy móc, trang thiết bị đủ sức thực hiện các công trình lớn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu về xây dựng cho phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu của nhân dân. Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả trên cơ sở khuyến khích tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng kỹ thuật hiện đại vào sản xuất; bố trí lại cơ cấu cây trồng vật nuôi phù hợp đặc điểm sinh thái và tập quán sản xuất từng vùng; mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng các loại rau màu, cây ăn trái và cây công nghiệp. Gắn sản xuất với chế biến và thị trường; đặc biệt là thực hiện tốt việc gắn kết chặt chẽ trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích “4 nhà” (nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước). Tập trung xây dựng các khu nông nghiệp công nghệ cao. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế gia trại, hợp tác xã, tổ hợp tác có mức độ chuyên môn hoá và thâm canh cao. Tiếp tục phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến, an toàn dich bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường. Mở rộng diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ theo quy hoạch gắn với bảo vệ môi trường nước. Tăng cường quản lý đất đai, quản lý tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ diện tích rừng phòng hộ, đặc biệt là rừng ngập mặn khu vực Long Thành - Nhơn Trạch, rừng đầu nguồn sông Đồng Nai, hồ Trị An và các khu bảo tồn thiên nhiên; trồng rừng; đẩy mạnh trồng cây xanh trong khu vực doanh nghiệp và dân cư. Tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp, xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản hàng hóa có thế mạnh của tỉnh. Ưu tiên phát triển và hiện đại hóa các loại hình thương mại và dịch vụ chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, công nghệ - thông tin, viễn thông, bảo hiểm, y tế, tư vấn, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa thông tin, thể thao, dịch vụ y tế, việc làm và các dịch vụ an sinh xã hội. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển các loại hình du lịch theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tốt công tác thông tin thị trường, giá cả, quảng cáo. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tiếp thị đầu tư, tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng, đồng bộ, thuận lợi để kêu gọi thu hút đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên của tỉnh. Triển khai xây dựng tổng kho trung chuyển trên địa bàn tỉnh, cảng biển, cảng hàng không để góp phần phát triển ngành dịch vụ. Tổ chức xúc tiến thương mại trong nước và ngoài nước nhằm tăng cường quảng bá sản phẩm, hàng hóa của tỉnh. Đẩy mạnh xuất khẩu, gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm với tỷ lệ cao và bền vững, làm động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, theo hướng nâng cao hiệu qủa xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị gia tăng cao; tăng sản phẩm chế biến, sản phẩm có công nghệ cao. Chú trọng mở rộng hệ thống bưu chính - viễn thông ở khu vực nông thôn. Tiếp tục phát triển mạng lưới xe buýt theo quy hoạch, phát triển mạng lưới vận tải đường thủy nội địa. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ nhà ở, dịch vụ giải trí, văn hoá cho công nhân Phát triển mạnh dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục - đào tạo, văn hóa thông tin, thể thao, dịch vụ y tế, việc làm và các dịch vụ an sinh xã hội. 3.3.2. Giải pháp về nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động Qua phần chương 2. phân tích thực trạng lao động tỉnh Đồng Nai và dựa vào những cơ sở dự báo nguồn lao động ta thấy, mặc dù nguồn nhân lực có những bước phát triển đang kể nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, sử dụng nguồn lao động đáp ứng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh đòi hỏi phải có chiến lược đúng đắn, gắn với các mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá về chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao mức sống của người lao động và dân cư, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, tăng vượt bậc năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao về số lượng và chất lượng, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển an sinh xã hội... 3.3.2.1. Các giải pháp về dân số và nguồn lao động Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lý, quy mô gia đình ít con; giảm tỷ lệ sinh ở những nơi có tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao. Như vậy, mới đảm bảo được sự gia tăng ổn định của nguồn lao động, không gây sức ép về dân số và vấn đề giải quyết việc làm trong tương lai, đồng thời có thời gian và điều kiện để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và chất lượng. Do đó cần phải: Xây dựng gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con. Nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ, tinh thần đảm bảo cơ cấu dân số và phân bổ dân cư phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhân dân trong công tác kế hoạch hóa gia đình, nâng cao chất lượng dạy dỗ con cái. Chú trọng tăng cường chất lượng dân số và cân bằng giới tính. Quan tâm tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. 3.3.2.2.Các giải pháp về chất lượng nguồn lao động Chất lượng trình độ của người lao động hiện đang là vấn đề cấp bách không chỉ trong tỉnh mà còn trong cả nước. Do đó, cần có những biện pháp sau Phát triển giáo dục – đào tạo, đặc biệt là công tác đào tạo nghề : Nâng cao chất lượng và số lượng các trường dạy nghề đặc biệt là phần thực hành nhất là trong các lĩnh vực có nhu cầu lớn như kỹ thuật công nghiệp, công nghệ thông tin, kinh doanh thương mại, tài chính, quản lý kinh tế. Khuyến khích các trường đào tạo liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức đào tạo, giảng dạy phù hợp với yêu cầu thực tế, Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế các khu công nghiệp vừa đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Phát triển phong phú các hình thức đào tạo: vừa đào tạo dài hạn vừa bồi dưỡng ngắn hạn, vừa đào tạo trong nước vừa đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tại trường kết hợp với đào tạo tại doanh nghiệp. Khuyến khích các cơ sở đào tạo trong tỉnh liên kết với các cơ sở đào tạo có chất lượng cao (kể cả trong nước và nước ngoài) cùng hợp tác tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc tổ chức du học ở nước ngoài (nhất là đào tạo trên đại học và những lĩnh vực, ngành nghề có nhu cầu lớn như kỹ thuật công nghiệp, công nghệ thông tin, kinh doanh thương mại, tài chính, quản lý kinh tế). Thực hiện tốt việc gắn kết có hiệu quả giữa công tác dạy nghề với nhu cầu xã hội. Mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, nhất là khu vực nông thôn. Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác giáo dục hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho học sinh; công tác giáo dục thể chất, nâng cao sức khỏe học đường và vệ sinh y tế trường học Thực hiện các chương trình đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo. Chú trọng việc tập hợp và phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ. Có chính sách đãi ngộ, thu hút đội ngũ cán bộ chuyên gia đầu ngành, cán bộ quản trị doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Tiếp tục phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng; đặc biệt là tập trung đầu tư phát triển một số trường đạt trình độ đào tạo tương đương với khu vực, Nâng một số trường cao đẳng nghề lên thành trường đại học và nâng một số trung tâm dạy nghề ở các huyện thành trường trung cấp nghề. Hình thành và phát triển khu công nghệ cao chuyên ngành công nghệ sinh học. Xây dựng khu đô thị công nghệ cao Long Thành theo quy hoạch. Tạo ra môi trường văn hóa, sinh hoạt lành mạnh, bảo đảm các điều kiện về y tế, an toàn lao động, chăm sóc sức khỏe cho người lao động. 3.3.2.3.Các giải pháp về sử dụng lao động Đẩy mạnh phát triển kinh tế, có những chính sách kinh tế đúng đằn nhằm khai thác tối đa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực kinh tế xã hội tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu đúng đắn, để giải quyết việc làm cho người lao động; đầu tư phát triển công nghiệp gắn với phát triển dịch vụ và phát triển nông nghiệp; tích cực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước đầu tư phát triển sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có cơ chế chính sách phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, ổn định việc làm cho người lao động, tránh tình trạng sa thải công nhân hàng loạt. Tranh thủ nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế đầu tư công tác dạy nghề, dự án hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm cho người lao động. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, không những tạo việc làm cho người lao động đồng thời cũng nâng cao chất lượng lao động, nhất là trong các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao. Đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu lao động theo hướng đa dạng về quy mô cũng như các loại ngành nghề từ lao động đơn giản đến chuyên viên kĩ thuật cao, Để tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận đến nguồn việc làm dễ dàng cần phải thường xuyên cập nhật các thông tin về thị trường lao động cần: Phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm về chế độ, chính sách, pháp luật lao động; cải thiện điều kiện làm việc của người lao động; xây dựng quan hệ lao động ổn định, hài hòa, tiến bộ. Lao động của Đồng Nai đa số là người nhập cư đặc biệt trong các khu công nghiệp. Do đó, cần phải có những chính sách hợp lý để sử dụng hiệu quả nguồn lao động này. Trước hết cần phải nâng cao chất lượng lao động nhập cư bằng một số biện pháp như : Phối hợp với các tỉnh lân cận trong việc đào tạo và giới thiệu lao động cho các doanh nghiệp khu công nghiệp Đồng Nai. Tìm lao động cho Đồng Nai từ nguồn lao động dồi dào, chưa được khai thác hết của các tỉnh miền Tây Nam bộ như: tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh…được coi là triển vọng về hợp tác giải quyết cung-cầu lao động cho các khu công nghiệp cho tỉnh. Ngoài ra, để người lao động nhập cư có cuộc sống ổn định và bình đẳng với những người lao động bản địa đòi hỏi các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp phải quan tâm đến họ, tạo những điều kiện tối thiểu để họ có thể gắn bó hơn với các khu công nghiệp và tạo sức hút lao động, giảm bớt áp lực thiếu lao động hiện nay. Như Chính sách về hộ khẩu: Người nhập cư chỉ “lạc nghiệp”, khi họ được “an cư”. Hiện nay ở Đồng Nai, mặc dù có khoảng 70% lao động nhập cư có đăng ký hộ khẩu, nhưng chỉ có 4,5% được nhập hộ khẩu thường xuyên (KT1) còn lại khoảng 90% chỉ được đăng ký KT4. Chính sách về nhà ở, chính sách tạo ra sự công bằng xã hội: như chính sách về giáo dục, về dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe, về cung cấp thông tin, về hỗ trợ vốn, về bảo hiểm xã hội…. Các chính sách đó phải đảm bảo không có sự phân biệt giữa người lao động nhập cư và người lao động bản địa. Ngoài ra, ta cần mở rộng thị trường xuất khẩu lao động vừa để giải quyết căng thẳng trong vấn đề việc làm, vừa để nâng cao chất lượng và tác phong của người lao động, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động Thực hiện các chương trình cho vay vốn để giải quyết việc làm, đặc biệt là khu vực nông thôn, tiếp tục phát triển các ngành công nghiệp gắn liền với nông nghiệp, các ngành thủ công nghiệp như : đan cói, nuôi gà...để tận dụng thời gian nông nhàn của nông dân, tạo thu nhập. Cần xây dựng và phổ biến các Luật Việc làm, Luật Tiền lương tối thiểu, Luật Quan hệ lao động, Luật An toàn, vệ sinh lao động, hoàn thiện Luật Bảo hiểm xã hội; xây dựng Luật Bảo hiểm thất nghiệp …, trong đó mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, hoàn thiện hệ thống chính sách, bộ máy quản lý đủ mạnh để giải quyết vấn đề việc làm và chống thất nghiệp. Cần hướng đến mục tiêu về việc làm bền vững cho người lao động bảo đảm tiền lương- thu nhập thực tế của người lao động; tăng cường cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. KẾT LUẬN Nguồn lao động được xem là nhân tố chủ chốt, quan trọng nhất trong quá trình phát triển kinh tế. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai có nhiều lợi thế về nguồn lao động trẻ, dồi dào và có trình độ, góp phần vào việc hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Sau khi đổi mới, hòa cùng xu thế hội nhập kinh tế của thế giới và Việt Nam, Đồng Nai có nhiều bước chuyển biến lớn về kinh tế và xã hội. Từ một tỉnh nông nghiệp, hiện nay, Đồng Nai đã trở thành một trong những tỉnh có ngành công nghiệp phát triển nhất trong cả nước với ngành công nghiệp chiếm hơn 57% cơ cấu GDP của tỉnh. Theo đà đó chất lượng cuộc sống người dân có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Việc phát triển kinh tế cùng với những chính sách chủ trương của Đảng và chính quyền tỉnh, việc sử dụng lao động ở Đồng Nai khá hợp lý. Có thể thấy được những đặc điểm chính của những vấn đề về nguồn lao động tỉnh Đồng Nai như sau Nguồn lao động tăng nhanh, trẻ và đông đảo tạo mức cung lớn về lực lượng lao động cho các ngành kinh tế. Đồng thời việc phát triển các nhóm ngành đa dạng về cả ngành nghề và thành phần kinh tế thu hút và tạo nhiều việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, lực lượng lao động quá đông cũng gây áp lực cho cho vấn đề giải quyết việc làm dẫn tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như trật tự xã hội. Cơ cấu nguồn lao động theo ngành và theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Lao động của tỉnh có xu hướng tăng tỉ trọng ở ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động ngành nông nghiệp. Theo thành phần kinh tế, tăng tỉ trọng lao động trong khu vực ngoài nhà nước đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm tỉ trọng lao động trong khu vực nhà nước. Tuy nhiên, sự chuyển dịch còn diễn ra chậm chưa phù hợp, điều này là hệ quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của tỉnh còn chậm, chưa phù hợp với xu thế của thế giới. Chất lượng lao động của tỉnh nhìn chung được cải thiện, nhưng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cấu lao động cũng như yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Phân bố lao động chưa đồng đều cả về chất lượng và số lượng giữa các huyện thị và giữa thành thị, nông thôn. Đa phần lao động có trình độ tập trung nhiều ở thành thị, và các địa phương như Long Khánh, Biên Hòa, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch. Trong khi đó ở nông thôn và các huyện còn lại thiếu lao động có trình độ, Điều này phản ánh sự không cân đối trong phát triển kinh tế trong địa bàn tỉnh. Do đó, có những chính sách và biện pháp để sử dụng lao động trong tỉnh ngày càng hợp lý hơn đặc biệt là những biện phát trong phát triển kinh tế Bên cạnh đó, cần phải phát triển tốt công tác giáo dục, đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động trong tỉnh, đáp ứng nhu cầu lao động có trình độ để hoàn thành quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mạc Tiến Anh: Phát triển nhân lực kỹ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa đất nước, Bản tin 24/2010, Viện Khoa học, lao động và xã hội, 2. Bộ lao động thương binh - xã hội: Thực trạng lao động – việc làm Việt Nam – 1996, 2000, 2002 , Nxb Lao Động, Hà Nội 3. Phạm Thị Bình (2002): Nguồn lao động và sử dụng lao động ở Bình Dương – 2002 , Luận văn thạc sĩ Địa lý kinh tế 4. Cục thống kê Đồng Nai (2008): Mức sống dân cư và phân hóa giàu nghèo Đồng Nai 2008 5. Cục thống kê Đồng Nai, Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2001, 2003, 2006, 2009 6. Cục thống kê Đồng Nai (2009), Tổng quan Dân số và nhà ở tỉnh Đồng Nai năm 2009 7. TS, Nguyễn Hữu Dũng Về định hướng chiến lược lĩnh vực lao động, người có công và xã hội giai đoạn 2011 – 2020, Bản tin 24/2010, Viện Khoa học, Lao động và Xã hội 8. Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng (2007): Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 9. Đàm Nguyễn Thùy Dương (2004), Nguồn lao động và sử dụng lao động ở thành phố Hồ Chí Minh – 2004, Luận án Tiến sĩ Địa lý kinh tế - chính trị 10. PGS,TS Phan Văn Kha (2007): Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường, Nhà xuất bản Giáo Dục, Tp Hồ Chí Minh 11. 0TJoseph E, Stiglitz (2003): Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Lao động, Hà Nội 0T 12. PGS,TS, Lê Thanh Hà : Giải pháp nâng cap chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Bản tin 24/2010, Viện Khoa học, Lao động và Xã hội 13. 0T rần Thanh Hải (2009): Một số nét tổng quan về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, Văn phòng Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế 14. Nguyễn Thị Hạnh: Dân số Việt Nam – Thách thức và khuyến nghị, Bản tin 26/2011, Viện Khoa học, Lao động và Xã hội 15. Trần Văn Hoan : Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam các năm đến 2020 , Bản tin 24/2010, Viện Khoa học, Lao động và Xã hội 16. Phạm Xuân Hậu – Nguyễn Kim Hồng – Đặng Văn Phan (1995), Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam , Tập 1, Trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh 17. TS, Nguyễn Thị Lan Hương - ThS, Nguyễn Thị Thu Hương: Đánh giá tác động 3 năm gia nhập WTO đến lao động và xã hội và các định hướng trong thời kì tới, Bản tin số 24/2010, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 18. Nguyễn Thị Kim Ngân: Giải quyết việc làm trong thời kì hội nhập - Nguồn: Tạp chí Cộng sản, số 23 (143)/ 2007 19. PGS,TS,Nguyễn Bá Ngọc, Phát triển nguồn nhân lực – nhân tố quyết định cho thực hiện mục tiêu tăng trưởng công bằng, Bản tin số 24/2010, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 20. PGS,TS, Nguyễn Bá Ngọc , Định hướng phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Bản tin số 26/2011, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 21. PGS,TS,Nguyễn Bá Ngọc Thị trường lao động Việt Nam giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu: 3 vấn đề cơ bản, Bản tin số 29/2009, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 22. 0T S, Goran O, Hultin - Th,s Nguyễn Huyền Lê: Tình hình thiếu hụt lao động kỹ năng ở Việt Nam,0T Bản tin số 26/2011, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 23. Võ Xuân Tiến: Một số vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực , Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 5(40) – 2010 24. Nguyễn Văn Tài (2006): Nguồn nhân lực Việt Nam – vấn đề thu hút và sử dụng , Nhà xuất bản Lao Động – Xã hội 25. PGS,TS, Mạc Văn Tiến : Phát triển dạy nghề hiện đại hội nhập với khu vực và thế giới, Bản tin số 21/2009, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 26. Lê Bá Thảo (1998), Việt Nam lãnh thổ và các vùng kinh tế, Nxb Thế giới, Hà Nội 27. Tỉnh ủy Đồng Nai (2010) : Văn kiện Địa hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ IX nhiệm kì 2010 – 2015 , Lưu hành nội bộ 28. Tổng cục thống kê : Kết quả điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 29. Tổng cục thống kê : Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 – Giáo dục ở Việt Nam: phân tích các chỉ số chủ yếu (2011) 30. Tổng cục thống kê :Dự báo dân số Việt Nam 2009 31. Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (2002): Đồng Nai 25 năm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, Lưu hành nội bộ 32. 4TPGS,TS, Đức Vượng : Về nguồn nhân lực của Việt Nam trong năm 2010 và những năm sau4T, Bản tin số 24/2010, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội 33. Các website của Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, 2TUwww,gso,gov,vnU2T, 2TUwww,congdoanvn,org,vnU2T, 2TUwww,dangcongsan,vnU2T, 2TUwww,cpv,org,vnU2T, 2TUwww,dongnai,gov,vnU2T, 2TUwww,ilssa,org,vnU2T, 2TUwww,molisa,gov,vnU2T, 2TUwww,pso,hochiminhcity,gov,vnU2T PHỤ LỤC Bảng 1: Dân số 15 tuổi trở lên chia theo trình độ cao nhất đã tốt nghiệp và huyện thị tỉnh Đồng Nai – 2009 Khu vực Tốt nghiệp sơ cấp nghề Tốt nghiệp trung cấp nghề Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp Tốt nghiệp cao đẳng nghề Tốt nghiệp cao đẳng Tốt nghiệp đại học Tốt nghiệp thạc sỹ tốt nghiệp tiến sĩ KXĐ Tổng số 47591 35256 42608 4325 21293 63341 1436 104 332 Tp Biên Hòa 22645 14324 22262 1317 9261 36713 1161 62 TX Long Khánh 2857 1397 2130 213 1160 3562 39 5 15 Tân Phú 1502 1345 1680 237 1423 2834 8 - 21 Vĩnh Cửu 1587 1709 1415 256 972 2088 28 11 Định Quán 2630 1510 1981 136 1032 1822 23 37 Trảng Bom 4079 3285 2732 512 1273 2453 27 28 Thống Nhất 1846 1983 1407 199 11547 1791 23 4 41 Cẩm Mỹ 475 663 772 111 781 1245 22 7 Long Thành 4298 4551 4300 639 2120 5772 60 33 113 Xuân Lộc 2826 1466 1549 205 1188 1913 11 41 Nhơn Trạch 2848 3025 2382 501 929 2149 34 18 Bảng23: Số trung tâm giới thiệu việc làm, số phiên giao dịch việc làm, số lượt người được giới thiệu việc làm phân của một số tỉnh và thành phố trong năm 2009 Tỉnh/Thành phố Số lượng trung tâm Kết quả GTVL Số phiên giao dịch/năm (phiên) Tổng số Tr,đó: Nữ Tổng 128 365,697 195,769 504 Hà Nội 7 75,216 32.108 48 Hải Phòng 1 690 215 0 Đà Nẵng 4 34,850 14,230 12 Ninh Thuận 1 560 295 0 Bình Thuận 2 1,580 954 0 Bình Phước 3 196 54 12 Tây Ninh 3 108 21 0 Bình Dương 3 45,062 36,214 24 Đồng Nai 2 598 216 12 Bà Rịa - Vũng Tàu 2 1,036 471 12 Tp, Hồ Chí Minh 5 51,035 26,301 24 Nguồn: Cục việc làm Bảng 3: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng 1997 1999 2001 2003 2005 2006 2007 2008 Cả nước 6.01 6.74 6.28 5.78 5.31 4.82 4.64 4.65 A. Phân theo vùng ĐBSH 7.56 8.00 7.07 6.38 5.61 6.42 5.74 5.35 Đông Bắc 6.34 6.95 6.73 5.93 5.07 4.18 3.85 4.17 Tây Bắc 4.73 5.87 5.62 5.19 BTB 6.68 7.15 6.72 5.45 5.20 5.50 4.95 4.77 DHNTB 5.42 6.55 6.16 5.46 Tây Nguyên 4.99 5.40 5.55 4.39 4.23 2.38 2.11 2.51 Đông Nam Bộ 5.89 6.33 5.92 6.08 5.62 5.47 4.83 4.89 ĐBSCL 4.72 6.40 6.08 5.26 4.87 4.52 4.03 4.12 Nguồn: Tổng cục thống kê Bảng 4: Tỷ trọng của các tỉnh trong cơ cầu kim ngạch xuất nhập khẩu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Khu vực 2006 2007 2008 2009 Đồng Nai 23.26 22.98 21.81 21.66 Bình Dương 15.88 16.95 17.19 18.73 Bà Rịa – Vũng Tàu 3.62 2.83 2.87 3.32 Tp Hồ Chí Minh 54.15 54.18 54.48 51.97 Bình Phước 0.16 0.23 0.30 0.32 Tây Ninh 1.25 1.08 1.10 1.15 Long An 1.52 1.52 1.94 2.54 Tiền Giang 0.16 0.23 0.30 0.30 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai - 2009 Bảng 5: Dân số từ 15 tuổi trở lên phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật phân theo vùng và tỉnh Đồng Nai – 2009 Đơn vị hành chính Dân số từ 15 tuổi trở lên Trình độ học vấn Chung Chưa đào tạo CMKT Tốt nghiệp sơ cấp Tốt nghiệp trung cấp Tốt nghiệp cao đẳng Tốt nghiệp đại học + KXĐ TỔNG SỐ 64330730 55764920 1650866 3038685 1050054 2819396 6809 TD và MNPB 8039502 6972932 189631 511193 143801 221121 824 ĐBSH 15053614 12138485 529567 1028618 339347 1016188 1409 BTB và DHMT 13885444 12195109 290409 672033 230791 493990 3112 Tây Nguyên 3437025 3100447 65552 129059 44719 97122 126 Đông Nam Bộ 10921725 9216112 393718 414035 173666 723260 934 ĐBSCL 12993420 12141835 181989 283747 117730 267715 404 Nguồn: Tổng quan dân số và nhà ở tỉnh Đồng Nai – 2009 NHU CẦU LAO ĐỘNG TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2008 Trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật TÊN DOANH NGHIỆP Tổng số TS Kỹ Thuật Kinh tế Khác TS Cơ khí Điện,Đ.tử Hóa chất Dệt, may Mộc Khác LĐPT TOÀN TỈNH 54,212 3,268 1,728 825 611 31,795 6,798 4,611 2,720 13,147 1,170 3,249 19,089 I. TP BIÊN HÒA 26,587 1,643 918 451 274 16,312 4,543 3,313 956 5,427 182 1,891 8,632 KHU CÔNG NGHIỆP BIÊN HÒA 1 3,447 252 156 43 53 2,428 322 183 184 1,230 82 427 767 KCN BIÊN HÒA 2 VÀ CỤM TÂN TIẾN 14,003 1,002 560 289 153 8,321 2,874 2,501 400 1,637 0 909 4,680 KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 2,175 139 66 44 29 1,288 249 177 280 420 0 162 748 KHU CÔNG NGHIỆP LOTECO 3,962 125 64 34 27 2,425 948 322 92 570 100 393 1,412 CÁC VỊ TRÍ KHÁC 3,000 125 72 41 12 1,850 150 130 0 1,570 0 0 1,025 II. HUYỆN LONG THÀNH : 4,872 314 159 83 72 2,664 363 185 907 260 638 311 1,894 A.- KHU CÔNG NGHIỆP GÒ DẦU 732 55 31 16 8 409 36 26 195 0 30 122 268 B. KHU CÔNG NGHIỆP TAM PHƯỚC 3,270 141 75 43 23 1,834 184 110 513 260 608 159 1,295 C. KHU CÔNG NGHIỆP LONG THÀNH 870 118 53 24 41 421 143 49 199 0 0 30 331 III.- HUYỆN NHƠN TRẠCH 5,751 263 129 60 74 3,091 834 495 387 935 0 440 2,397 A.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH I 3,882 174 90 41 43 2,146 694 303 60 895 0 194 1,562 B.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH II 519 33 14 9 10 248 33 105 0 40 0 70 238 C.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH III 1,330 56 25 10 21 697 107 87 327 0 0 176 577 C.- KHU CÔNG NGHIỆP NHƠN TRẠCH V 20 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 20 IV. HUYỆN VĨNH CỬU 2,190 100 70 20 10 1,200 30 20 0 1,150 0 0 830 V. HUYỆN TRẢNG BOM 12,504 644 372 151 121 7,225 728 448 370 5,075 150 454 4,635 A.- KHU CÔNG NGHIỆP HỐ NAI 2,019 178 85 45 48 970 262 137 250 125 0 196 871 B.- KHU CÔNG NGHIỆP SÔNG MÂY 9,657 440 276 98 66 5,900 424 284 20 4,950 0 222 3,317 C- KHU CÔNG NGHIỆP BÀU XÉO 828 26 11 8 7 355 42 27 100 0 150 36 447 VI. HUYỆN LONG KHÁNH 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 VII. HUYỆN ĐỊNH QUÁN 8 4 0 0 4 3 0 0 0 0 0 3 1 IIX. DN HƯỞNG Q.CHẾ KCN-CX 300 100 50 30 20 100 10 10 80 0 0 0 100 CÁC DN SẼ HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2008 2,000 200 80 60 60 1,200 300 150 100 300 200 150 600 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5683.pdf
Tài liệu liên quan