Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA

Mục lục Trang Lời nói đầu Chương 1 Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam 1.1 Khu mậu dịch tự do ASEAN – AFTA 1.1.1 Sự ra đời của AFTA 1.1.2 Mục tiêu của AFTA 1.1.3 Nội dung chính 1.1.4 Cơ chế hoạt động và tiến trình thực hiện AFTA 1.1.4.1 Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung-CEPT 1.1.4.2 Loại bỏ các hạn chế định lượng và hàng rào phi thuế quan 1.1.4.3 Vấn đề hải quan 1.1.4.4 Các thể chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA 1.2 Tình hình triển khai AFTA tr

doc13 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1676 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong thời gian qua 1.2.1 Tình hình triển khai AFTA tại các nước ASEAN-6 1.2.2 Tình hình triển khai AFTA tại các nước ASEAN-4 1.3 Những cam kết của Việt Nam 1.3.1 Danh mục loại trừ hoàn toàn 1.3.2 Danh mục loại trừ tạm thời 1.3.3 Danh mục cắt giảm thuế ngay 1.3.4 Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến Chương 2 Những thách thức của Việt Nam trong tiễn trình hội nhập AFTA 2.1 Cơ hội cho Việt Nam 2.1.1 Cơ hội mở rộng thị trường 2.1.2 Thu hút nhiều đầu tư hơn 2.1.3 Nguồn đầu vào rẻ hơn 2.1.4 Tăng hiệu quả kinh tế 2.2 Thách thức 2.2.1 Thông tin và xử lý thông tin 2.2.2 Nguồn nhân lực và năng lực quản lý 2.2.3 Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 2.2.4 Trình độ phát triển và môi trường phàp lý 2.3 Tình hình thực hiện các cam kết hội nhập AFTA của Việt Nam 2.3.1 Lĩnh vực thuế quan 2.3.2 Nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi thuế quan 2.3.3 Hợp tác hải quan 2.4 đánh giá chung về tác động hội nhập AFTA 2.4.1 Tình hình ngoại thương trong khối ASEAN như sau 2.4.2 Một số ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi cắt giảm thuế Chương 3 Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng AFTA trong thời gian tới 3.1 Giải pháp 3.1.1 Thực hiện chiến lược cắt giảm htuế hợp lý và chặt chẽ 3.1.2 Đẩy mạnh hoạt động ngoại thương 3.1.3 Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ 3.1.4 Tích cực chuyển đổi cơ cấu phù hợp với CEPT 3.1.5 Cải thiện môi trương đầu tư 3.2 Triển vọng 3.2.1 Triển vọng của Việt Nam trong hợp tác ASEAN 3.2.2 Triển vọng của hợp tác ASEAN với một số quốc gia khác 3.2.2.1 Triển vọng hợp tác Đông Nam á và ba nươvs Bắc á 3.2.2.2 Hợp tác ASEAN –Nga 3.2.2.3 Hợp tác ASEAN-Mỹ và EU Kết luận Tài liệu tham khảo Lời nói đầu Việc tham gia các khối liên minh khu vực và thế giới là xu hướng chung của thời đại. Trong những mối liên kết đó, mỗi quốc gia đều có những cơ hội đạt được những lợi ích to lớn và họ chỉ tham gia khi họ thấy được những cơ hội đó. Tuy vậy, bất kỳ một sự lựa chọn nào cũng có hai mặt của nó. Đi đôi với cơ hội luôn là những thách thức đặt ra. Việc Việt Nam tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) là bước đầu tiên trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới. Tiến trình hội nhập này đang mở ra những cơ hội phát triển to lớn cho Việt nam nhưng đồng thời cũng chứa đựng rất nhiều thách thức. Trong giới hạn của một bài khoá luận tốt nghiệp, bài viết " Những thách thức của Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA" sẽ cố gắng giải quyết một phần vấn đề này. Bố cục bài viết được chia làm 3 chương: Chương 1: Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam. Chương 2: Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập AFTA. Chương3: Giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng hợp tác của Việt Nam trong thời gian tới. Chương 1 Hiệp định AFTA và những cam kết của Việt Nam Khu mậu dịch tự do ASEAN- AFTA. Phần này trình bày sự ra đời, các mục tiêu, nội dung chính và cơ chế hoạt động của AFTA. 1.1.1. Sự ra đời của AFTA: AFTA là khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN, được ra đời theo thoả thuận hợp tác kinh tế giữa 6 nước thành viên cũ của hiệp hội. Sự ra đời của AFTA do tác động của nhiều yếu tố cả ở bên trong và bên ngoài. 1.1.2. Mục tiêu của AFTA: Thứ nhất, tự do hoá trong nội bộ khối, tăng cường trao đổi buôn bán trong nội bộ khối bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Thứ hai, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựng một thị trường thống nhất. Đây là mục tiêu trung tâm của AFTA , nó sẽ tạo ra một nền tảng thống nhất trong ASEAN, điều đó cho phép hợp lý hoá sản xuất, chuyên môn hoá nội bộ khu vực và khai thác thế mạnh của các nền kinh tế thành viên khác nhau. Thứ ba, làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do hoá thương mại. 1.1.3. Nội dung chính của AFTA. Chương trình thực hiện thoả thuận AFTA được hoàn thành trong vòng 15 năm và được hoàn thành vào năm 2008 và chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) do Inonêxia đưa ra sẽ được dùng làm công cụ chính để thực hiện AFTA. Nội dung chính được trình bày trong mục 1.1.3 của bài luận và lộ trình cho từng nước thành viên cũng được trình bày trong mục này. 1.1.4. Cơ chế hoạt động và tiến trình thực hiện AFTA. 1.1.4.1. Hiệp định thuế quan có hiệu lực chung-CEPT. CEPT thực chất là một thoả thuận giữa các thành viên ASEAN về việc giảm thuế quan trong nội bộ các nước này xuống còn 0-5%. Chương trình CEPT này bao gồm kênh giảm thuế nhanh, kênh giảm thuế bình thường. 1.1.4.2. Loại bỏ hạn chế về định lượng về hàng rào phi quan thuế. Chương trình này được thực hiện theo 3 bước, nội dung cụ thể được trình bày trong phần 1.1.4.2 của bài khoá luận. 1.1.4.3. Vấn đề hải quan. 1.1.4.4. Các thể chế phối hợp trong tiến trình thực hiện AFTA. 1.2. Tình hình triển khai AFTA trong thời gian qua. 1.2.1. Tình hình triển khai tại các nước ASEAN 6. Kết quả thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan của 6 nước thành viên cũ tính đến tháng 7 năm 2001 đạt 92,8% có thuế suất 0-5% với tổng số 40859 dòng thuế. Mức thuế theo CEPT trung bình hiện nay của những nước này là 3,21%. Dự tính năm 2002, sáu nước ASEAN cũ có 44059 dong thuế, chiếm 98,39 % tổng số dòng thuế có thuế suất từ 0 đến 5%. 1.2.2. Tình hình thực hiện AFTA của ASEAN 4. Đối với các nước thành viên mới, việc đẩy nhanh thực hiện CEPT – AFTA được đặt ra là tối đa hoá số dòng thuế có thuế suất 0-5% vào năm 2003 đối với Việt nam và 2005 đối với Lào và Miama. Với mục tiêu này, Việt nam sẽ hoàn thành khoảng 75% vào cuối năm 2003. Lào và Miama đạt 87 và 83% vào năm 2005. Đến năm 2006, Việt nam tăng số dòng thuế có thuế suất 0% đạt 33,7%. Đến năm 2008, Lào tăng 73% dòng thuế suất 0%, của Mianma là 3,86%; Campuchia là 45,66% tổng số các dong thuế. 1.3. Những cam kết của Việt nam. 1.3.1. Danh mục loại trừ hoàn toàn. Danh mục bao gồm các nhóm mặt hàng có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, cuộc sống và sức khoẻ con người, động thực vật, các giá trị lịch sử nghệ thuật, khảo cổ như các loại động vật sống, thuốc phiện, thuốc nổ, vũ khí... Danh mục này gồm 213 nhóm mặt hàng chiếm 6,6% tổng số nhóm mặt hàng của biểu thuế nhập khẩu. 1.3.2. Danh mục loại trừ tạm thời. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất hơn 20% và 1 số mặt hàng có thuế suất hơn 20%. Danh mục này gồm 1317 nhóm mặt hàng, chiếm 40,9% tổng số các dòng thuế trong biểu thuế nhập khẩu. Trong đó có: Các loại ô tô. Xe đạp, các loại đồ chơi trẻ em. Các loại máy gia dụng. Các loại mỹ phẩm và đồ dùng không thiết yếu. Các loại sắt thép. Các sản phẩm cơ khí thông dụng. 1.3.3. Danh mục cắt giảm thuế nhanh. Danh mục này chủ yếu bao gồm các mặt hàng có thuế suất dưới 20% với tổng số 1661 nhóm mặt hàng, chiếm 51,6% tổng số mặt hàng trong biểu thuế nhập khẩu của Việt nam. 1.3.4. Danh mục các mặt hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm. Danh mục này gồm 1496 nhóm mặt hàng nhập khẩu, phần lớn có thuế suất 0-5%. Những chi tiết cụ thể được trình bày trong phần 1.3 Chương 2 Những thách thức của Việt nam trong tiến trình hội nhập AFTA. 2.1. Cơ hội cho Việt nam. 2.1.1. Cơ hội mở rộng thị trường. 2.1.2. Thu hút nhiều đầu tư hơn. 2.1.3. Nguồn đầu vào của Việt nam sẽ rẻ hơn. 2.1.4. Tăng hiệu quả kinh tế. AFTA là động lực mạnh mẽ thúc đẩy Việt nam loại bỏ những quyết định đã lỗi thời về thể chế điều tiết. Nếu Việt Nam áp dụng một cơ chế mậu dịch đồng nhất hơn với mức định thuế hợp lý hơn cho một số mặt hàng phù hợp hơn với AFTA sẽ mang lợi lợi ích lớn hơn: quản lý thuế dễ dàng hơn, có hiệu quả hơn, cơ cấu thuế đó giúp chính phủ không phải thường xuyên sửa đổi thuế suất. Thị trường rộng lớn sẽ cho phép các công ty khai thác các lợi ích tăng dần theo quy mô, đẩy nhanh quá trình chuyên môn hoá giữa các ngành công nghiệp trong nước, từ đó làm tăng các hoạt động thương mại giữa các ngành. Giảm thuế qua dẫn tới cạnh tranh trong nước, làm tăng năng suất lao động và đẩy mạnh về đổi mới công nghệ, thông tin giữa các doanh nghiệp trong nước. Nhờ vậy thúc đẩy hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế. 2.2. Thách thức. 2.2.1. Thông tin và xử lý thông tin. Đây cũng là một trong những thách thức hết sức to lớn đối với Việt nam. Việt Nam gia nhập ASEAN khá muộn so với các nước khác, các thông tin về hợp tác cũng như các thông tin về các thành viên còn lại khác đều không đầy đủ và cập nhập. Hạn chế này thực tế đã làm giảm hiệu quả của công tác tuyên truyền thông tin trong nước, dẫn tới những hiểu biết sai lầm của nhiều doanh nghiệp về quá trình hội nhập AFTA. Nhưng vấn đề khó khăn hơn đối với Việt nam là ngay bản thân hệ thống thông tin trong nước cũng chưa hoàn hảo. Mức độ phổ cập thông tin tới doanh nghiệp và người dân thấp, người dân chưa có thói quen theo dõi và sử dụng thông tin. 2.2.2. Nguồn nhân lực và năng lực quản lý. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý của Việt Nam chưa được chuẩn bị tốt và tranh bị đầy đủ ngoại ngữ, kiến thức và phương pháp làm việc trong môi trường vừa mang tính đa phương, vừa mang tính cụ thể, trực tiếp như các hoạt động của ASEAN. 2.2.3. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Thách thức này có nguồn gốc từ bản thân nội bộ nền kinh tế. Hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đều rất kém linh hoạt, không thích ứng với sự thay đổi của thị trường. Các doanh nghiệp tư nhân thì chưa có đủ đội ngũ quản lý và môi trường kinh doanh thông thoáng. Có thể khẳng định rằng năng lực cạnh tranh hiện nay của các doanh nghiệp Việt nam rất thấp. 2.2.4. Trình độ phát triển và môi trường pháp lý. 2.3. Tình hình thực hiện cam kết AFTA của Việt nam. Phần này chủ yếu điểm qua những kết quả mà Việt nam đạt được trong tiến trình thực hiện các cam kết hôị nhập. Một số mặt có thể kể ra là thuế quan, nghĩa vụ loại bỏ hàng rào phi thuế quan, vấn đề hợp tác hải quan... Trong đó, quan trọng nhất là những cam kết cắt giảm thuế quan. Tính đến năm 2002, Việt nam đã đưa 5505 mặt hàng vào danh mục cắt giảm theo hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT, còn lại trên 600 mặt hàng khác sẽ tiếp tục được đưa vào danh mục cắt giảm trong năm 2003 này. Trong số 5505 mặt hàng đó có 3325 mặt hàng có thuế suất không quá 5%. 1650 mặt hàng có thuế suất từ 5 đến 20% sẽ phải rà soát để vào năm 2003, phần lớn phải ở mức thuế suất 0-5% và đến năm 2006, phần lớn chỉ ở mức 0%. Số 521 mặt hàng còn lại đang ở mức trên 25% sẽ được cắt giảm ngay xuống 20% và được xem xét liên tục hàng năm để cắt giảm sao cho đến 2006 chỉ ở mức không quá 5%. 2.4. Đánh giá chung về tác động của hội nhập AFTA đối với Việt nam. Phần này sẽ đánh giá tác động trên 2 lĩnh vực chủ yếu sau: tình hình xuất nhập khẩu giữa Việt nam và các nước ASEAN và mức độ tác động đến 1 số ngành khi tham gia AFTA. 2.4.1. Tình hình ngoại thương của Việt nam với các nước trong khối ASEAN. Về xuất khẩu, hai nhóm mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang các nước ASEAN là nông sản và dầu thô đều bị tác động mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu 2 nhóm sản phẩm này đều tăng mạnh do nông sản của chúng ta đã được hưởng các điều kiện ưu đãi về thuế quan. Tuy nhiên, một số loại hoa quả, chè và cà phê vẫn chưa được cắt giảm thuế nhập khẩu do một số nước vẫn áp dụng mức thuế như cũ. Lĩnh vực nhập khẩu khá ổn đinh và không có những thay đổi lớn nhưng Việt nam vẫn là nước nhập siêu trong số các nước ASEAN. Các số liệu và phân tích cụ thể về tác động của hội nhập đến ngoại thương của Việt nam được trình bày trong phần 2.4.1. chương 3 giải pháp đối mặt với thách thức và triển vọng AFTA trong thời gian tới 3.1 Giải pháp Các giải pháp chủ yếu đưa ra bao gồm các giải pháp để thực hiện chiến lược cắt giảm thuế quan hợp lý và chặt chẽ, đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp với CEPT, cải thiện môi trường đầu tư... Trong đó, chủ yếu tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ. Khả năng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ được đặt ra đối với cả phía Nhà nước và phía doanh nghiệp. Về phía Nhà nước, trước hết cần phải xây dựng môi trường pháp lý rõ ràng, nhất quán và ổn định nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, loại bỏ độc quyền và chống hành vi gian lận thương mại. Hai là, cần có chính sách toàn diện tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, trong đó đặc biệt chú trọng hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp, nới lỏng quy định về điều kiện kinh doanh. Mở rộng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp trong các lĩnh vực xác định giá, quảng cáo, quản lý nhân sự, quản lý tài chính tiền lương, chế độ khuyến khích, thành lập chi nhánh và văn phòng đại diện. Xoá bỏ các trở ngại hành chính, quan liêu, tăng cường tính minh bạch. Mở rộng cạnh tranh trong xây dựng và cung cấp các dịch vụ hạ tầng. Đồng thời có chính sách chọn lọc, củng cố một số DNNN thuộc các ngành kinh tế kỹ thuật then chốt có đủ sức cạnh tranh với các đối tác nước ngoài. Ba là, đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở cấp chính phủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến ở thị trường ngoài nước để có định hướng chiến lược lâu dài cho các doanh nghiệp. Xây dựng chiến lược xuất khẩu hướng vào ngành công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý. Bốn là, xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn để có một lực lượng lao động và cán bộ quản lý có trình độ cao, thích ứng với đòi hỏi của hội nhập. Năm là, tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về cạnh tranh. Sử dụng công cụ phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục, tuyên truyền nhằm ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và giám sát các hành vi lạm dụng ưu thế trên thị trường. Đối với doanh nghiệp, trước hết, phải nhận thức được cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập đặc biệt là áp lực cạnh tranh rất khốc liệt khi ta mở cửa thị trường. Hai là, xây dựng chiến lược phát triển ổn định lâu dài, thích ứng với điều kiện thị trường nhiều biến động, giảm ưu tiên, tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn mà giành thời gian để củng cố vị thế ( thương hiệu, sản phẩm …) nhằm từng bước tạo uy tín trên trường quốc tế. Ba là, có chiến lược sản phẩm , khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm , chọn lựa hệ thống quản lý tiên tiến, phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng hàng hoá. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, nắm bắt và phản ứng kịp thời của đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm những thị trường mới. Bốn là, nâng cao trình độ năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, tay nghề của người lao động, kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến, cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động doanh nghiệp. Năm là, tăng cường vai trò của các hiệp hội, ngành hàng, củng cố tổ chức này ngang tầm với những đòi hỏi của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Phần 3.2 chủ yếu tập trung phân tích những triển vọng của Việt nam trong hợp tác với các nước ASEAN cũng như với các nước khác ngoài khu vực trong thời gian tới. Kết luận Hội nhập cùng khu vực và thế giới, Việt Nam đã phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn và thách thức rất to lớn. Tiến trình hội nhập khu vực sẽ là một bước đầu tiên đưa Việt Nam thâm nhập vào gia đình chung thế giới. Việc nghiên cứu và tiến hành những bước đi táo bạo và thận trọng là cần thiết. Trong thời gian gần đây, việc Việt Nam nỗ lực trong việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA cũng là một trong những thử thách hết sức to lớn, nhiều công việc đặt ra. Chúng ta đã thực hiện nghiêm túc và khẩn trương những công việc đó. Nhất là trong thời điểm hiện nay khi mà thời điểm cắt giảm thúe theo thuế theo Hiệp định đã tới gần, Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực từ nhiều phía, ở nhiều cấp. Năm 2003 là một mốc hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, vì thế sức ép từ nhiều phía sẽ vừa là động lực, vừa là lực cản đối với chúng ta. Qua việc phân tích những thách thức của Việt Nam trên con đường hội nhập AFTA sẽ làm rõ thêm những yếu tố, vấn đề cần quan tâm trên những chặng đường tiếp theo của quá trình hội nhập. Có thể nói khó khăn thách thức còn rất nhiều và càng trở thành vật cản đối với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi khó khăn, thách thức lại giúp chúng ta thêm kinh nghiệm để gạt hái nhiều thành công hơn, và góp phần giảm đáng kể cho ta thời gian cũng như các chi phí khác khi mà mọi nguồn lực đều trở nên khan hiếm. Vượt qua những khó khăn trở ngại trong hội nhập cùng khu vực sẽ tạo đà cho Việt Nam thu nhận nhiều hơn nữa những thành cong trên qui mô quốc tế. Với khả năng và tầm nhìn của một sinh viên, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong các thầy cô và các bạn qan tâm và góp ý để bài viết thêm hoàn thiện. Tài liệu tham khảo Báo, tạp chí. - Chiến lược, chính sách công nghiệp 2/2003. - Châu Mỹ ngày nay. - Công nghiệp và thương mại. - Doanh nghiệp. - Kinh tế Châu á Thái Bình Dương. - Ngoại thương. - Nghiên cứu kinh tế. - Nghiên cứu Đông Nam á. - Ngoại thương. - Những vấn đề kinh tế thế giới. - Nghiên cứu quốc tế. - Thời báo kinh tế. - Thời báo tài chính. - Tạp chí tài chính. - Thời báo kinh tế Sài gòn. - Tin tức. - Tổng luận khoa học công nghiệp kinh tế. - Thông tin chiến lược phát triển khoa học kỹ thuật. - Tạp chí thị trường và giá cả. Sách tham khảo - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của ViệtNam. - Khu mậu dịch tự do ASEAN và các doanh nghiệp Việt Nam. - Lịnh trình giảm thuế của Việt Nam để thực hiện khu mậu dịch tự do AFTA. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34640.doc