Những vấn đề xã hội - Nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI - NHÂN VĂN KHU VỰC NAM BỘ GIAI ĐOẠN 2005-2010 (Đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh trong lĩnh vực khxh-nv 2005-2010) Chủ nhiệm đề tài: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 3-2005 2 Ban soạn thảo: GS.TSKH. TRẦN NGỌC THÊM (trưởng ban) GS.TS. NGÔ VĂN LỆ PGS.TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG PGS.TS. NGUYỄN MINH HÒA TS. LÊ KHẮC CƯỜNG (thư k ý) 3 MỤC LỤC Mục lục 3 Lời nói đầu

pdf46 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1674 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Những vấn đề xã hội - Nhân văn khu vực Nam Bộ giai đoạn 2005 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5 I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam 6 1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại 9 1.3. Tiềm lực KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 12 1.4. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 15 II- KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV NAM BỘ 2.1. Nam Bộ nhìn trong không gian 16 2.2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi 17 2.3. Nam Bộ nhìn từ con người 21 2.4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu 25 III- MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN 3.1. Mục tiêu thực tiễn 27 3.2. Mục tiêu khoa học 28 3.3. Mục tiêu giáo dục và đào tạo 28 IV- NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN 4.1. Những lĩnh vực KHXH&NV khu vực Nam Bộ mà đề án quan tâm 29 4.2. Lĩnh vực Đô thị: Chương trình Những vấn đề xã hội - nhân văn trong phát triển đô thị ở khu vực Nam Bộ 29 4.3. Lĩnh vực Văn hoá: Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập ở khu vực Nam Bộ 33 4.4. Lĩnh vực Dân tộc và Tôn giáo: Chương trình Những vấn đề dân tộc - tôn giáo ở khu vực Nam Bộ 36 4 V- NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN VÀ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI 5.1. Phối hợp giữa 15 hướng đề tài thuộc 3 chương trình 38 5.2. Phối hợp giữa các đơn vị trong trường 39 5.3. Phối hợp giữa các nhà nghiên cứu trong và ngoài ĐHQG 40 5.4. Phối hợp giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng 40 5.5. Phối hợp giữa nghiên cứu khoa học và đào tạo 40 5.6. Kế hoạch triển khai 41 VI- NGUỒN TÀI CHÍNH PHỤC VỤ ĐỀ ÁN 6.1. Dự trù kinh phí cho đề án 42 6.2. Tận dụng các nguồn tài chính ngoài Đại học Quốc gia 42 VII- PHÁT HUY KẾT QUẢ CỦA ĐỀ ÁN. ĐỀ ÁN VÀ NHỮNG ĐỀ TÀI NGOÀI ĐỀ ÁN 7.1. Dự kiến sử dụng kết quả của đề án 43 7.2. Dự kiến phát triển đề án 43 7.3. Đề án và những đề tài ngoài đề án 43 Tài liệu trich dẫn 44 5 Lời nói đầu Đề án này là một trong 8 chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 5 năm 2005-20101. Định hướng giới hạn đối tượng nghiên cứu vào khu vực Nam Bộ được xác định trong dự thảo ban đầu của đề án này do cố PGS.TS. Nguyễn Văn Tài, nguyên phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH-NV phụ trách về NCKH & QHQT, chủ trì soạn thảo năm 2002 và đưa ra thảo luận trong cuộc toạ đàm ngày 23-2-2004. Với những ý kiến góp ý của các nhà khoa học tại buổi toạ đàm này, nhiều vấn đề trong dự thảo cần được sửa chữa lại. Song sự ra đi đột ngột của PGS.TS. Nguyễn Văn Tài đã khiến cho việc sửa chữa dự thảo trở nên không thực hiện được. Trước tình hình đó, cuối năm 2004, Ban KH-CN Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh đã làm việc với lãnh đạo Trường Đại học KHXH-NV về việc xây dựng lại đề án này. Và ngày 24-12-2004 lãnh đạo ĐHQG đã ký Quyết định thành lập Ban soạn thảo đề án mới gồm 5 thành viên để “tiếp tục triển khai xây dựng đề án” trong thời hạn 3 tháng. Cơ sở xuất phát của Ban soạn thảo là bản dự thảo Đề án do PGS.TS. Nguyễn Văn Tài chủ trì biên soạn, Báo cáo về kết quả cuộc toạ đàm ngày 23-2-2004 của Ban KHCN & QHQT, 14 bản góp ý của các nhà khoa học tại toạ đàm. Đề án này chỉ là một phần trong định hướng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn 2005-2010. Bên cạnh những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ, các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh còn có trách nhiệm dành một phần quan trọng trí tuệ và kinh phí cho việc tiếp tục thực hiện những nghiên cứu cơ bản phục vụ cho nhiệm vụ đào tạo đại học và sau đại học, và nghiên cứu các khu vực khác. Bản dự thảo mới của Đề án đã được nhóm biên soạn hoàn thành vào giữa tháng 4- 2005. Chiều ngày 7-5-2005 một cuộc toạ đàm đã được tổ chức với sự có mặt của 23 nhà khoa học trong và ngoài Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh (x. danh sách tại Phụ lục VIII). Các thành viên tham gia toạ đàm đã đóng góp nhiều ý kiến bổ ích. Trong phạm vi có thể, tất cả những ý kiến đó đã được nghiêm túc tiếp thu và phản ánh trong bản thảo cuối cùng này. Ban soạn thảo xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học đã tham gia góp ý, cảm ơn lãnh đạo ĐHQG và lãnh đạo Trường ĐH KHXH-NV đã chỉ đạo trong quá trình thực hiện. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8-5-2005 BAN SOẠN THẢO ĐỀ ÁN 1 Bảy chương trình còn lại là: Cơ khí và tự động hoá, Vật liệu mới và công nghệ nano, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Bảo vệ môi trường và tài nguyên, Nghiên cứu góp phần phát triển kinh tế - xã hội đồng bằng sông Cửu Long, Nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực KHTN có định hướng. 6 I- KHXH&NV: HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI 1.1. Đặc điểm của KHXH&NV và KHXH&NV ở Việt Nam 1.1.0. Để xây dựng một đề án nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thì việc trước tiên là phải hiểu rõ được những đặc điểm riêng của khoa học xã hội và nhân văn với tư cách là đối tượng nghiên cứu. Đối với khoa học xã hội và nhân văn việc làm này lại càng cần thiết, bởi chúng có những điểm đặc thù riêng khiến chúng khác rất xa các khoa học anh em là khoa học tự nhiên và công nghệ. Vậy mà việc này thường rất ít được chú ý và hay bị bỏ qua. Quan sát cho thấy rằng không chỉ những người làm trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ hiểu sai về khoa học xã hội và nhân văn mà nhiều nhà quản lý và ngay cả chính một số người làm việc trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn cũng không hiểu đúng và hiểu hết về những nét đặc thù của nhóm ngành này. 1.1.1. Đặc điểm thứ nhất của khoa học xã hội và nhân văn, theo chúng tôi, là tính phổ biến. Khoa học tự nhiên và công nghệ cũng mang tính phổ biến, nhưng tính phổ biến của khoa học xã hội và nhân văn thì cao hơn rất nhiều, bởi lẽ khoa học xã hội và nhân văn là khoa học về con người và cộng đồng người. Trong đời sống, không phải lúc nào ta cũng dùng đến những tri thức về lượng giác, về hoá học, v.v., nhưng xưa nay, phàm làm bất kỳ việc gì thì cũng phải động chạm đến những hiểu biết về con người và cộng đồng người, cho nên kiến thức khoa học xã hội và nhân văn hiện hữu ở khắp mọi nơi và cần đến ở khắp mọi nơi. Trong phạm vi một quốc gia, một công trình nghiên cứu khoa học tự nhiên và công nghệ giỏi lắm chỉ có vài trăm người đọc (in được vài trăm bản) thì một công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thường có tới vài nghìn, thậm chí vài vạn người đọc. Tất nhiên, nói đến tính phổ biến của khoa học xã hội và nhân văn đây là nhìn trên tổng thể, không phải mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn đều có tính phổ biến như nhau (chẳng hạn, khảo cổ học, ngôn ngữ học, Hán-Nôm có tính chuyên sâu khá cao). Trong mỗi ngành thì lại tuỳ theo phân môn, theo đề tài mà tính phổ biến sẽ khác nhau. Mặc dù thế, cũng không thể dựa vào tính chuyên sâu của một số ngành hoặc phân môn để phủ nhận tính phổ biến của các ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Đặc điểm này dẫn đến một số hệ quả và nghịch lý. Hệ quả thứ nhất là do tính phổ biến mà ở khoa học xã hội và nhân văn có hiện tượng ai cũng đọc được (khác với khoa học tự nhiên và công nghệ nhìn thấy công thức là không thể đọc tiếp được rồi!). Mà đã đọc được thì sẽ nghĩ là mình hiểu được, và do vậy mà ai cũng có thể phê phán được. Một số báo chí do không hiểu hết đặc thù của khoa học xã hội và nhân văn nên đã cho đăng tải tuỳ tiện và thiếu khách quan (chẳng hạn như đăng bài nói đi mà không cho đăng bài nói lại), gây nên tình trạng nhiễu thông tin. Hệ quả thứ hai là do có độ phổ biến lớn như vậy nên khoa học xã hội và nhân văn xưa nay rất hay bị coi nhẹ (xa thương gần thường), bị coi nhẹ tới mức bất công so với các khoa học tự nhiên và công nghệ. 7 Đây đồng thời cũng là một nghịch lý: phổ biến thì quan trọng, nhưng phổ biến quá (đến mức không thể thiếu) thì lại bị coi thường. Nghịch lý này chẳng khác gì việc con người không thể sống thiếu không khí một phút một giây, song cũng vì thế mà người ta thường nhớ đến việc ăn, việc ngủ hơn là việc thở. Có lúc, trong suốt hàng chục năm, khoa học xã hội và nhân văn không được cử đi đào tạo ở nước ngoài, vì có những người có trách nhiệm đã quan niệm một cách đơn giản rằng “Việt Nam đã đánh Mỹ được thì khoa học xã hội của Việt Nam là giỏi nhất, thế giới phải đến mà học Việt Nam chứ Việt Nam không phải đi học ai!”. Ngay hiện nay, trong một bộ, một sở khoa học và công nghệ, công việc khoa học xã hội và nhân văn nhiều lắm cũng chỉ chiếm một vụ, một phòng, trong khi có vô số vụ, vô số phòng lo các vấn đề khoa học tự nhiên và công nghệ. Ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương, chi phí nghiên cứu cho một đề tài khoa học tự nhiên và công nghệ có thể tới hàng tỷ đồng là chuyện bình thường, trong khi chi phí cho các đề tài khoa học xã hội và nhân văn thì cực kỳ ít ỏi: Một đề tài khoa học xã hội và nhân văn trọng điểm với vài trăm triệu đồng đã phải xét lên xét xuống rất khó khăn. Cứ thử xem ngay trong phạm vi Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, ta thấy trong tổng kinh phí cấp cho các đề tài trọng điểm cấp Bộ của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh năm 2004 là 3.443 triệu đồng thì các đề tài khoa học xã hội và nhân văn (bao gồm cả Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa Kinh tế) chỉ chiếm có 560 triệu (1/6); trong tổng kinh phí cấp cho các đề tài không trọng điểm cấp Bộ là 1.794 triệu đồng thì các đề tài khoa học xã hội và nhân văn chỉ chiếm có 260 triệu (1/7)2. Có người đã tính ra rằng tổng số chi phí dành cho khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam trong suốt lịch sử không bằng tiền chi cho một lỗ khoan thăm dò dầu khí bỏ đi. 1.1.2. Đặc điểm thứ hai của khoa học xã hội và nhân văn là tính đặc thù. Trong khi khoa học tự nhiên và công nghệ mang tính phổ quát, chung cho toàn nhân loại thì khoa học xã hội và nhân văn mang tính đặc thù, riêng của từng dân tộc. Tuy rằng trong khoa học xã hội và nhân văn cũng có phần lý luận đại cương nhưng đối với nhiều ngành, những lý luận đại cương được rút ra từ thực tiễn phương Tây hầu như không áp dụng được với thực tiễn phương Đông. Tính đặc thù và tính phổ biến của khoa học xã hội và nhân văn không hề mâu thuẫn với nhau: phổ biến là xét về phạm vi sử dụng (có mặt ở khắp mọi nơi), còn đặc thù là xét về nội dung (thể hiện ở mỗi dân tộc mỗi khác). Khoa học xã hội và nhân văn phổ biến trong phạm vi một dân tộc, quốc gia nhưng kém phổ quát trên phạm vi thế giới; còn khoa học tự nhiên và công nghệ thì ngược lại, phổ quát trên phạm vi thế giới nhưng kém phổ biến trong phạm vi dân tộc, quốc gia. Đối tượng với tên gọi “Việt Nam học” mà ngày nay đang được thế giới hết sức quan tâm chủ yếu bao gồm những thành tựu nghiên cứu về Việt Nam của các ngành khoa học xã hội và nhân văn chứ không phải khoa học tự nhiên và công nghệ. Đặc điểm “tính đặc thù” này dẫn đến hệ quả là thành tựu khoa học xã hội và nhân văn giữa các quốc gia nhìn chung chỉ có thể tham khảo, trong khi đó thì khoa học tự nhiên và công nghệ do mang tính phổ quát nên có thể dễ dàng liên thông giữa các quốc gia, thành tựu của chúng có thể được dạy, được học, được chuyển giao. Như vậy, về 2 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2004-2005 của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tr. ix. 8 mặt này, việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn gặp khó khăn hơn rất nhiều so với khoa học tự nhiên và công nghệ. Nếu một giáo trình về khoa học tự nhiên và công nghệ chủ yếu chỉ mang tính chất biên soạn thì một giáo trình về khoa học xã hội và nhân văn lại là một công trình khoa học, và trong nhiều trường hợp, còn là công trình khoa học lớn. Nhà ngôn ngữ học Thuỵ Sĩ đầu tk. XX F. de Saussure, nhà ngôn ngữ học Xô-viết A.A.Reformatski trở nên nổi tiếng đều là nhờ các giáo trình ngôn ngữ học đại cương và dẫn luận ngôn ngữ học của mình. Công trình làm cho Học giả Việt Nam Đào Duy Anh trở nên nổi tiếng cũng chính là giáo trình “Việt Nam văn hoá sử cương”. 1.1.3. Đặc điểm thứ ba của khoa học xã hội và nhân văn là tính tổng hợp. Trong khi khoa học đòi hỏi tư duy phân tích, mọi thứ phải được phân lập rạch ròi thì tri thức về bất kỳ một ngành khoa học xã hội và nhân văn nào cũng đều đồng thời liên quan đến nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Văn hoá phương Đông chủ yếu là văn hoá nông nghiệp nên tư duy mang tính tổng hợp, và do vậy phương Đông có truyền thống mạnh về những tri thức liên quan đến con người. Vì mang tính tổng hợp cho nên những tri thức này có đặc điểm “văn sử triết bất phân”; vì bất phân nên tuy những tri thức này chính là tri thức khoa học xã hội và nhân văn, nhưng trong lịch sử chúng không tách được ra thành từng khoa học. Đặc điểm tính tổng hợp này dẫn đến hệ quả là khoa học xã hội và nhân văn có một lợi thế lớn mà các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ không có được – đó là bản thân đối tượng đã tiềm ẩn khả năng hợp tác đào tạo và nghiên cứu liên ngành rất cao. 1.1.4. Đặc điểm thứ tư của khoa học xã hội và nhân văn là đối tượng của nó mang tính phiếm định. Khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về con người và xã hội, nhưng con người đây không phải là con người vật chất, con người sinh học, mà là khía cạnh tinh thần của con người và những mối quan hệ, những hoạt động, những ứng xử của con người – tất cả đều là những đối tượng khó xác định rõ ràng. Không chỉ đối tượng nghiên cứu không rõ ràng, mà ngay cả hiệu quả của việc nghiên cứu cũng không rõ ràng dễ thấy, không hiển hiện tức thời. Cái đúng/sai và giá trị của nhiều công trình nghiên cứu KHXH&NV nhiều khi phải đợi 5-10 năm, thậm chí mấy chục năm sau mới ngã ngũ. Đặc điểm này dẫn tới hệ quả thứ nhất là tri thức khoa học xã hội và nhân văn nếu không được trình bày thật chặt chẽ thì dễ có nguy cơ trở nên mơ hồ, thiếu rõ ràng. Cũng do vô hình và nhiều khi mơ hồ, thiếu rõ ràng nên có hệ quả thứ hai hiện tượng bất đồng ý kiến trong khoa học xã hội và nhân văn cao hơn rất nhiều so với khoa học tự nhiên và công nghệ. Và cũng bởi vậy mà có hệ quả thứ ba là các nhà khoa học xã hội và nhân văn thực tế khó cộng tác với nhau hơn so với các nhà khoa học tự nhiên và công nghệ. Hệ quả này đã triệt tiêu nhu cầu hợp tác đào tạo và nghiên cứu liên ngành rất cao tiềm ẩn trong bản thân đối tượng đã nói đến ở trên. Lại cũng chính do đặc điểm này nên mới có chuyện là ở một số nước và cả ở Việt Nam, một số ngành khoa học xã hội và nhân văn có lúc đã rơi vào tình trạng minh hoạ (hệ quả thứ tư). Một khi việc nghiên cứu khoa học không được tiến hành một cách nghiêm túc theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt của khoa học mà được viết ra với 9 những kết quả định trước theo đơn đặt hàng thì sẽ không còn tính khách quan, điều đó đồng nghĩa với việc khoa học không còn là khoa học nữa, nó tạo ra một môi trường tồn tại cho những “công trình” mang tính “nguỵ khoa học”, khiến vàng thau lẫn lộn, khiến nhà quản lý và xã hội không đánh giá đúng và đánh giá hết được giá trị của các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. 1.2. KHXH&NV trong thế giới hiện đại 1.2.1. Sự đan cài của nhiều đặc điểm và tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn nói đến ở trên đã dẫn đến tình trạng phát triển không đồng đều của các khối ngành khoa học trong mấy thế kỷ qua. Trong mấy thế kỷ qua, đặc biệt là tk. XX, trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ, nhân loại đã phát triển với tốc độ phi thường tạo nên biết bao sự kiện chấn động: nào là việc con người đã và đang chiếm lĩnh khoảng không vũ trụ một cách đầy tự tin, nào là cú đột phá ngoạn mục của công nghệ sinh học với sự thành công của sinh sản vô tính, nào là sự tiến bộ như vũ bão của công nghệ tin học với sự xâm nhập của máy vi tính vào khắp mọi ngõ ngách và nối mạng tất cả hành tinh... Thế nhưng, trong khi khoa học tự nhiên và công nghệ bay với tốc độ tên lửa thì khoa học xã hội và nhân văn – mặc dù cũng đạt được khá nhiều thành tựu – nhưng so với khoa học tự nhiên và công nghệ thì vẫn là đi với tốc độ của cỗ xe bò. 1.2.2. Hệ quả đập vào mắt của tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và sự chậm trễ của nó là tri thức về khoa học xã hội và nhân văn ở thanh thiếu niên và học sinh sinh viên nói chung hiện nay đáng báo động đỏ. Do đầu tư ít và do do tính đặc thù mà chất lượng của sách giáo khoa các môn khoa học xã hội và nhân văn trong nhà trường phổ thông chưa cao. Do nội dung đôi khi mơ hồ, thiếu chặt chẽ, còn giáo viên phổ thông thì sợ sai nên giảng dạy thiếu tính sáng tạo và sức hấp dẫn. Kết quả là ở Pháp, 30% thanh niên không biết Victor Hugo là ai, trên 50% không biết Hitler là ai3. Ở Mỹ có những thanh niên cho rằng cư dân châu Mỹ La-tinh nói tiếng La-tinh, còn Toronto (một thành phố Nam Canada – láng giềng nước Mỹ) thì nằm ở Ý [Hirsh 1987]. Theo một cuộc điều tra mới đây ở Nhật Bản thì 25% học sinh sinh viên không biết nước láng giềng CHDCND Triều Tiên nằm ở đâu, gần 60% không biết Iraq (nước được nhắc đến hầu như hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng mấy năm qua) nằm ở đâu4. Ở Việt Nam, theo kết quả của một cuộc điều tra5 ở Tp. Hồ Chí Minh năm 1994, 39% thanh niên không biết Hùng Vương là ai, 49% không biết Trần Quốc Toản, 64,6% không biết Trương Công Định. Học sinh phổ thông quay lưng lại với khoa học xã hội và nhân văn đến nỗi khi lớp 12 tiến hành phân ban thì chỉ những em nào kém nhất mới chịu vào ban C. 1.2.3. Tình trạng coi thường việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn và sự chậm trễ của nó còn để lại nhiều lỗ hổng lớn. 3 Theo tin trên báo Sài Gòn giải phóng số 128, ngày 26-6-1993. 4 Theo tin của hãng Reuteurs đăng trên báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24-2-2005. 5 Cuộc điều tra trong 1.800 thanh niên Tp.HCM thực hiện vào năm 1994 [Nguyễn Minh Hòa 1995: 22]. 10 Lỗ hổng lớn nhất là nhân loại chưa thực sự hiểu hết về bản thân mình. Không hiểu hết về mình thì cũng không hiểu hết về những gì mình làm được. Bản chất của khoa học - đặc biệt là khoa học tự nhiên - là tư duy phân tích cho nên khi mà khoa học tự nhiên phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến hậu quả là Con Người thường thiếu toàn diện và rất dễ sinh ra chủ quan, làm được một số việc rồi thì cứ tưởng là mình tài giỏi lắm. Và mọi tai hoạ bắt đầu từ đó, để rồi lúc ân hận thì đã muộn. Những người lập trình cho máy tính những năm 50 đâu có nghĩ rằng sáng kiến viết tắt tên năm bằng hai số cuối để tiết kiệm bộ nhớ đã khiến cho thế kỷ 21 được khởi đầu bằng một đại dịch Y2K gây tốn kém khổng lồ về vật chất và bao lo lắng về tinh thần. Các nhà hóa học phát minh ra biết bao nhiêu thứ thuốc đâu có ngờ rằng vì chúng mà biết bao loài động vật trên cạn và dưới nước đã và đang tuyệt chủng. Những cha đẻ của công nghiệp và đô thị đâu nghĩ rằng sự phát triển của chúng chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến những biến động khôn lường về thời tiết và khí hậu, gây hạn hán và lụt lội trầm trọng trên khắp hành tinh (trong đó có miền Trung Việt Nam). Khoa học hiện đại không phải không nghiên cứu được sóng thần, các chính phủ và quốc gia không phải không đủ tiền của để xây dựng các hệ thống cảnh báo sóng thần, song vấn đề là ở chỗ thế giới hiện đại đã không ngờ rằng thảm hoạ sóng thần có thể đạt đến quy mô lớn tới mức trong giây phút, có thể cướp đi sinh mạng hàng chục vạn người, san bằng nhiều thành phố của nhiều quốc gia. Những cha đẻ của ngành du hành vũ trụ cũng đâu có ngờ rằng vũ trụ mênh mông đang có nguy cơ biến thành một bãi rác, một bãi tha ma… Lỗ hổng nghiêm trọng thứ hai là khi mà khoa học tự nhiên phát triển quá mạnh, còn khoa học xã hội và nhân văn bị coi thường thì phạm trù đạo đức cũng ít được chú ý, điều đó sẽ trở thành đại hoạ nếu nó xảy ra ở những người nắm giữ quyền lực. Nhà khoa học vĩ đại nhất thế kỷ 20 Albert Einstein khi phát minh ra năng lượng nguyên tử đâu có ngờ rằng, rơi vào tay những người đứng đầu Nhà Trắng, nó đã gây nên thảm họa nguyên tử khủng khiếp chưa từng có ở Hirosima và Nagasaki. Các nhà hoá học, sinh học đâu có ngờ rằng những phát minh của họ đã tạo nên những vũ khí sinh học, vũ khí hoá học (điển hình là chất độc màu da cam) có sức huỷ diệt cực lớn và để lại hậu quả hết sức nặng nề cho nhiều thế hệ. Nước Mỹ siêu cường đầy tự tin đâu có thể ngờ rằng chiến tranh huỷ diệt quy mô lớn có thể xảy ra ngay trong lòng nước Mỹ một cách dễ dàng đến không ngờ bằng máy bay Mỹ và những phi công do chính Mỹ đào tạo. Không phải ngẫu nhiên mà khi thí nghiệm về con cừu Đôly thành công, hàng loạt nguyên thủ quốc gia đã phải hốt hoảng ra lệnh cấm tiệt việc tiến hành thực hiện sinh sản vô tính đối với con người. Lỗ hổng thứ ba là khi mà nhiều lĩnh vực của khoa học xã hội và nhân văn không được đầu tư nghiên cứu một cách nghiêm túc thì đó chính là mảnh đất màu mỡ cho các “tôn giáo - tín ngưỡng hiện đại” lan tràn. Một nghịch lý của thế giới hiện đại là ở những nước càng phát triển như Mỹ, Nhật thì càng có nhiều những “tôn giáo” quái dị xuất hiện mà trong số những tín đồ mù quáng của họ đáng tiếc là có cả những người trí thức và nhà khoa học (điển hình là vụ giáo phái Aum ở Nhật Bản những năm 90). 1.2.4. Hiển nhiên, các phát minh không có lỗi. Có lỗi chăng chính là ở những con người sử dụng chúng. Toàn bộ vấn đề là ở chỗ nhân loại chưa được chuẩn bị đầy đủ để đón nhận và sử dụng các phát minh của mình. 11 Nghịch lý lớn nhất là trong khi mỗi chúng ta đang phát triển về mặt này thì cũng chính mình lại đang tụt lùi thảm hại về mặt khác. Cho nên, mỗi bước tiến đến văn minh, là một bước thụt lùi về năng lực: Có giày dép, con người mất khả năng đi chân đất. Có xe máy, con người mất khả năng đi bộ. Có máy tính, con người mất khả năng tính nhẩm. Có nhiều thuốc, con người mất khả năng đề kháng. Có tivi, phim ảnh, con người lười đọc sách. Có máy vi tính, con người lười viết tay. Có điện thoại, con người lười đến thăm nhau… 1.2.5. Cho nên, dự báo về sự phát triển của khoa học trong thế giới hiện đại của thế kỷ XXI đã có sẵn trong lòng thế kỷ XX. Một khi trong thế kỷ XX, khoa học tự nhiên đã phát triển vượt bậc và chi phối mọi mặt của đời sống con người thì trong tương lai, khoa học xã hội và nhân văn sẽ phải phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Không những thế, một xã hội LOÀI NGƯỜI phải là xã hội có khoa học xã hội và nhân văn phát triển đến mức chi phối mọi mặt của đời sống con người. Tính nhân bản phải chiến thắng sự sa sút đạo đức, chiến thắng những dục vọng điên rồ sùng bái đồng tiền và quyền lực. Sự lên ngôi của khoa học xã hội và nhân văn là một điều chắc chắn vì chỉ có thế mới lập lại được thế cân bằng trong đại vũ trụ nói chung, và trong mỗi con người, trong tiểu vũ trụ nói riêng. Thực ra, sự lên ngôi của khoa học xã hội và nhân văn trong thế giới hiện đại mà chúng ta đang bước vào đã được chuẩn bị sẵn từ trong thế kỷ XX. Đó là việc hiện đại hóa, chính xác hóa (toán học hóa, tin học hóa) các khoa học xã hội và nhân văn, khởi đầu từ ngôn ngữ học vào đầu tk. XX (bởi vậy mà ngành này được coi là “khoa học hoa tiêu” - pilot science – của khoa học xã hội). Đó là sự hình thành và phát triển của những ngành khoa học xã hội và nhân văn mới có tầm quan trọng rất lớn như xã hội học (sociology6), nhân học (anthropology), và văn hóa học (culturology). Sự lên ngôi của khoa học xã hội và nhân văn là một thực tế đã và đang diễn ra, khi mà càng ngày càng có nhiều người nhận ra rằng nguồn gốc của những yếu kém hiện nay nằm ở con người chứ không phải ở máy móc, kỹ thuật. Các chính khách và các nhà khoa học quân sự Mỹ cay đắng nhận ra rằng Mỹ thua Việt Nam là do chưa hiểu hết văn hoá Việt Nam. Liên Xô và phe XHCN sụp đổ là do bệnh chủ quan và duy ý chí trong việc sử dụng con người. Ở Việt Nam những năm gần đây, sự kiện Thái Bình, sự kiện Tây Nguyên cũng như những vướng mắc tồn đọng trong việc tổ chức và quản lý đô thị đều nằm ở nhân tố con người. Các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội, các tổ chức nhân đạo càng ngày càng phát triển. Càng ngày càng có nhiều lời kêu gọi coi trọng việc giảng dạy sử học, văn hoá học, đạo đức học. Những ngành đào tạo đang thu hút đông thí sinh nhất hiện nay phần lớn đều là những ngành khoa học xã hội và nhân văn như luật học, báo chí, kinh tế, ngoại ngữ, ngoại thương, Đông phương học... 1.3. Tiềm lực KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM Để xây dựng được định hướng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh cần đánh giá đúng tiềm lực nghiên cứu của mình. Đội ngũ CBGD và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh thời gian qua nhìn chung có thể nói là đã phát triển vượt bậc. Tại 6 Trước những năm 90, ngành xã hội học đã không được Liên Xô và các nước XHCN thừa nhận. 12 thời điểm tháng 4-1975, Đại học Văn khoa có 11 ban, đào tạo 11 ngành hệ cử nhân, với khoảng 110 giáo viên. Mười một ban và ngành đào tạo đó là: ban Việt văn, ban Hán văn, ban Triết học Đông phương, ban Triết học Tây phương, ban Sử học, ban Địa lý, ban Tâm lý học, ban Xã hội học, ban Nhân văn, ban Anh văn, và ban Pháp văn7. Trong thời kỳ Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh), vào thời điểm năm 1996 (trước khi tách trường) có 198 CBGD với 9 khoa (số khoa giảm xuống so với số ban trước 1975), đào tạo 19 ngành. Sau khi gia nhập Đại học Quốc gia và tách trường, các ngành đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã phát triển nhanh chóng: hiện nay (2004), Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn có 386 CBGD với 14 khoa, 5 bộ môn trực thuộc và 5 trung tâm, đào tạo 32 ngành hệ cử nhân (x. Bảng 1). Stt TIÊU CHÍ 4-1975 (ĐHVK) 1996 (ĐHTH) 2004 (ĐHQG) 1. Số đơn vị ĐT & NC KHXH-NV 11 ban 9 khoa 14 khoa, 5 BMTT, 5 TTNC 2. Số ngành ĐT CN 11 19 32 3. Số CBGD (người) ≈ 110 198 386 Bảng 1: Sự phát triển của đội ngũ KHXH&NV Tuy nhiên, nếu so với yêu cầu của thực tế và trong mối tương quan với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thì lực lượng này của khoa học xã hội và nhân văn vẫn là rất mỏng. Tỷ lệ SV/CBGD của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là 33,8 SV/CBGD [ĐHQG Tp.HCM 2004: ii]. So với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ thì tương quan lực lượng như sau [ĐHQG Tp.HCM 2002; Lê Trọng Ân 2004] (x. Bảng 2 và hình 2): ĐH KHXH&NV Stt Số lượng 2002 2004 ĐH KHTN (2002) ĐH KHCN (2002) 1. GS, PGS 6 19 32 34 2. TS, TSKH 63 63 96 172 3. ThS 89 125 118 229 4. Tổng CBGD 264 386 427 824 Bảng 2: So sánh đội ngũ CB đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV với KHTN&CN 7 Theo số liệu trong [Lê Trọng Ân 2004] thì chỉ có 2 ban (ban văn-sử-triết và ban ngoại ngữ) với 7 ngành đào tạo hệ cử nhân. 13 0 500 1000 GS&PGS TS&TSKH ThS CBGD KHXH-NV KHTN KHCN KHXH-NV KHTN KHCN Hình 1: Biểu đồ so sánh đội ngũ CB đào tạo và nghiên cứu KHXH&NV với KHTN&CN Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn phân bố theo các khoa và bộ môn trực thuộc (không kể BM Giáo dục Thể chất) tính đến tháng 12-2004 như sau (x. Bảng 3, số liệu của Lê Trọng Ân [2004], có điều chỉnh một đôi chỗ): stt Khoa, bộ môn TT GS PGS TS,TSKH Th.S CN 1 Ngữ văn – Báo chí - 3 15 7 28 2 Lịch sử - 3 9 5 32 3 Triết học - 4 11 6 9 4 Địa lý 1 - 2 16 13 5 Thư viện – Thông tin - - 2 3 7 6 Đông phương học - 1 7 5 14 7 Xã hội học - 1 4 2 9 8 Giáo dục học - - 1 6 1 9 Việt Nam học - 1 1 9 5 10 Ngữ văn Anh - - 1 24 28 11 Ngữ văn Pháp - - - 7 5 12 Ngữ văn Nga - - 1 6 12 13 Ngữ văn Trung Quốc - - - 1 19 14 Ngữ văn Đức - (1)8 - 2 9 15 Văn hoá học 1 2 4 2 2 16 Nhân học 1 2 4 4 6 17 Quan hệ quốc tế - 1 2 2 6 18 Tin học - - - 2 6 Bảng 3: Đội ngũ CBGD thuộc Trường KHXH&NV (2004) 8 Không thuộc biên chế Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 14 Trong 18 khoa & bộ môn trực thuộc của Trường ĐH KHXH&NV nêu trên, có 7 đơn vị không có một GS/PGS nào, 4 đơn vị không có một TS nào. Số đơn vị có ít nhất từ 1 GS/PGS và 3 TS trở lên chỉ có 7 đơn vị là: 1) Khoa Ngữ văn - Báo chí 2) Khoa Lịch sử 3) Khoa Triết học 4) Khoa Đông phương học 5) Khoa Xã hội học 6) Bộ môn Văn hoá học 7) Bộ môn Nhân học. Đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như vậy nhìn chung so với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ là quá mỏng. Với một lực lượng mỏng như vậy và gánh nặng đào tạo như vậy, yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn là một việc sẽ rất khó khăn. 1.4. Giải pháp đẩy mạnh nghiên cứu KHXH&NV của ĐHQG TP.HCM 1.4.1. Như vậy, chúng ta đang đứng trước vô vàn nghịch lý nhỏ và một nghịch lý lớn liên quan đến khoa học xã hội và nhân văn. Nhỏ, chẳng hạn như nghịch lý chọn nghề: trong khi ở trường phổ thông chỉ những em dốt nhất mới chịu vào ban C thì đến khi thi đại học lại rất đông người đâm đơn vào các ngành khoa học xã hội. Lớn, chẳng hạn như nghịch lý cung-cầu: trong khi nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng đang nhận thức ra rằng phần lớn nguyên nhân của những vướng mắc và yếu kém là nằm ở nhân tố con người, và trong khi khoa học xã hội và nhân văn đang ngày càng có giá và lên ngôi, thì do sự coi nhẹ và thiếu đầu tư đúng mức lâu nay mà khoa học xã hội và nhân văn hiện nay chưa đủ khả năng đáp ứng ở mức độ cao những yêu cầu của xã hội. Tình trạng này không thể tiếp tục kéo dài. 1.4.2. Căn cứ vào những đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn, triển vọng của khoa học xã hội và nhân văn cùng thực trạng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đã trình bày trên, có thể thấy có ít nhất là 4 biện pháp cấp bách giúp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn như sau: Thứ nhất, bản thân các nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phải tự đổi mới mình để sao cho các tri thức phải được phát hiện và trình bày theo những tiêu chuẩn chặt chẽ của phương pháp luận khoa học, hạn chế tối đa những ý tưởng mơ hồ, những trình bày không rõ luận điểm, những lập luận thiếu chứng minh, v.v. nhằm nâng cao tính thuyết phục và tính khoa học của công trình. Thứ hai, các nhà quản lý cần phải đổi mới nhận thức về khoa học xã hội và nhân văn trên cơ sở hiểu rõ những đặc thù của nó, từ đó có sự đầu tư kinh phí đúng mức để tạo điều kiện cho nó phát triển. Thứ ba, trong sự đầu tư đó, cần đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường đội ngũ cán bộ đào tạo và nghiên cứu khoa h._.ọc xã hội và nhân văn về số lượng và nâng cao 15 hơn nữa về chất lượng. Đồng thời, cần tính đến việc bổ sung những ngành khoa học xã hội và nhân văn quan trọng còn thiếu (như nghệ thuật học, du lịch học, luật học, ngoại thương). Đặc biệt, cần tính đến việc thành lập một đơn vị nghiên cứu KHXH&NV cấp ĐHQG (kiểu như Viện Nghiên cứu KHXH&NV). Trong khi các khối ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đều đã có nhiều viện nghiên cứu cấp ĐHQG, còn khối ngành KHXH&NV hoàn toàn chưa có một viện nào, thì đây là một giải pháp mang tính tổ chức - hành chính rất thích hợp cho phép tăng cường biên chế nghiên cứu (là điều mà hiện nay hoàn toàn chưa có) để trực tiếp thúc đẩy công việc nghiên cứu KHXH&NV. Thứ tư, trong điều kiện lực lượng nghiên cứu mỏng như hiện nay, định hướng nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong 5-10 năm tới cần giới hạn địa bàn, tập trung mũi nhọn vào một khu vực. Khu vực này thoả đáng nhất là nửa phía Nam của đất nước, từ Huế-Đà Nẵng trở vào. Song trong thời gian 5 năm thì địa bàn này có thể vẫn là quá rộng. Theo xác định trong dự thảo ban đầu của đề án này do cố PGS.TS. Nguyễn Văn Tài, nguyên phó hiệu trưởng phụ trách về NCKH & QHQT của Trường ĐH KHXH-NV, thì giới hạn hợp lý hơn cả là khu vực Nam Bộ. Trên cơ sở bối cảnh chung về việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn vừa trình bày, đề án này tập trung vào những đề tài cấp thiết trong phạm vi khu vực Nam Bộ phù hợp với tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 16 II- KHU VỰC NAM BỘ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU KHXH&NV NAM BỘ 2.1. Nam Bộ nhìn trong không gian Không gian khu vực Nam Bộ phân chia rõ rệt thành hai tiểu vùng là miền Đông và miền Tây. 2.1.1. Miền Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương là Tp. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, với diện tích 23.545 km2, chiếm hơn 7,15% diện tích cả nước. Đông Nam Bộ nằm trên vùng bình nguyên và đồng bằng, là nơi chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng sông Cửu Long, phía nam (nơi thấp nhất) có độ cao trung bình 20-200m. Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất là dầu khí với trữ lượng lớn. Trên đất liền có các loại đá ốp-lát, sét gạch ngói, cát thuỷ tinh, cao lanh, titan, puzlan. Địa hình này rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp. Phần lớn đất có chất lượng tốt (đó là đất nâu đỏ và nâu vàng trên nền bazan và đất xám trên nền phù sa cổ). Thuộc vùng khí hậu tương đối điều hoà, ít thay đổi, ít có thiên tai; lượng mưa dồi dào, trung bình khoảng 1.500-2.000 mm/năm. Đất này rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp. Với sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba ở Việt Nam có trữ lượng nước đủ cung cấp nước sinh hoạt và công nghiệp cho cả vùng; trữ lượng thuỷ điện có khả năng cung cấp hàng năm gần 10 tỷ KWh. Với đường bờ biển dài gần 100m với nhiều ngư trường lớn và bãi biển đẹp, vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng thuỷ sản và tiềm năng du lịch rất phong phú [Lê Thông (Cb) 2004: 507-512]. 2.1.2. Miền Tây Nam Bộ gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, và Kiên Giang. Diện tích tự nhiên toàn vùng là 39.717,3 km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Tây Nam Bộ là vùng đồng bằng châu thổ do sông Cửu Long (Mê-kông) tạo nên, với độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ là 3-5m, độ dốc trung bình là 1 cm/km. Đây là một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu của Đông Nam Á và thế giới (trong đó đất phù sa chiếm 29,7% diện tích toàn vùng, đất phèn chiếm 40%, đất mặn chiếm 16,7%, đất xám và các loại đất khác chiếm 13.6%), là vùng cây ăn trái nhiệt đới, vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước. Miền Tây Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới ẩm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24- 270C; lượng mưa trung bình từ 1.700-2.000 mm/năm. Ở đây có hệ thống kênh rạch dày đặc, tổng lượng nước trong năm của hệ thống sông Cửu Long là 500 tỷ m3, rất thuận tiện cho giao thông đường thuỷ và cho nuôi trồng thuỷ sản. Cùng bờ biển dài trên 736 km2 với nhiều đảo và quần đảo, Tây Nam Bộ trở thành vùng thuỷ sản lớn nhất nước, có hệ sinh thái rừng ngập mặn điển hình nhất nước. Đây là vùng tận cùng phía tây nam của Việt Nam, tiếp giáp với biển của các nước Đông Nam Á (Singapor, Thái Lan, Malaisia, Philipine, Indonesia), nằm trong khu vực có nhiều đường giao thông 17 hàng hải quốc tế quan trọng, nối Nam Á với Đông Á, châu Úc và các quần đảo trong Thái Bình Dương [Lê Thông (cb) 2004: 533-539]. 2.1.3. Tóm lại, nhìn trong không gian thì Nam Bộ có những đặc điểm liên quan đến các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn như sau: BÌNH DIỆN ĐÔNG NAM BỘ TÂY NAM BỘ Địa hình & tài nguyên Cao & dầu khí: phù hợp cho xây dựng cơ bản và phát triển công nghiệp Thấp & đồng bằng châu thổ: phù hợp cho phát triển nông nghiệp Đất đai & khí hậu Đất nâu, khí hậu điều hoà: thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp Đất phù sa, mưa nhiều: thuận lợi cho trồng cây ăn trái và sản xuất lương thực Thiên nhiên & bờ biển Có nhiều ngư trường lớn và bãi biển đẹp: tiềm năng thuỷ sản và du lịch biển Kênh rạch, vùng ngập mặn, biển: Tiềm năng thuỷ sản và du lịch sinh thái 2.2. Nam Bộ nhìn trong thời gian. Vấn đề tên gọi 2.2.1. Nói về Nam Bộ, người ta thường nghĩ ngay rằng đây là một vùng đất mới với lịch sử 300 năm. Song tầm nhìn khoa học xã hội và nhân văn không thể dừng ở cái mốc lịch sử 300 năm này mà phải vượt qua nó, bao quát cả toàn bộ lịch sử của vùng đất. Cách ngày nay 4-5.000 năm, ở vùng đất cao là miền Đông Nam Bộ đã có con người cư trú, tạo nên nền văn hoá Đồng Nai. Cuộc khai quật ở Cầu Sắt (Xuân Lộc, Đồng Nai) năm 1976 cho thấy từng có một nền văn hoá đá mới, gốm tồn tại ở đây cách nay khoảng 5.000 năm. Một nền văn hoá đồng cách nay khoảng 4.000-3.000 năm được tìm thấy ở di chỉ núi Gốm, ở Hàng Gòn (Xuân Lộc, Đồng Nai) và Dốc Chùa (Tân Uyên, Sông Bé). Ở miền Đông Nam Bộ số lượng các di tích có thể tính được trên 150 địa điểm, trong đó ở lưu vực sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông có mật độ các di tích cư trú dày đặc [TTNC KCH 1997; Viện BTLS 1998]. Muộn hơn một chút, vùng đất thấp hơn ở miền Tây Nam Bộ cũng đã được chinh phục. Từ thế kỷ II đến thế kỷ VII sau công nguyên, một nền văn hoá Óc Eo (lấy theo tên di chỉ Óc Eo ở chân núi Ba Thê, An Giang) đã phát triển rực rỡ ở đây, trải dài trên một địa bàn rộng lớn từ miền Tây đến miền Đông và vùng duyên hải. Ở đây từng có hoạt động nông nghiệp và giao thông đường thuỷ rất phát triển: di tích hệ thống trên 30 sông đào tỏa khắp miền tây sông Hậu, sông dài nhất tới 80km, di tích Đá Nổi (Kiên Giang) là điểm tụ của 11 sông đào tạo thành một hệ thống hình nan hoa. Sau khi nền văn hoá Óc Eo lụi tàn và vương quốc Phù Nam suy vong vào cuối tk. VII, khu vực Nam Bộ bước vào thời kỳ suy thoái: Từ tk 6 Phù Nam bị Chân Lạp (vốn là một thuộc quốc của Phù Nam, ở phía nam Lào hiện nay) thôn tính. Và cho đến tk XV, khu vực Nam Bộ trở thành vùng đệm của những cuộc tranh chấp liên miên: 18 Cuối tk. VII - đầu VIII, tranh chấp Thuỷ Chân Lạp - Lục Chân Lạp: các cộng đồng dòng dõi Phù Nam do các quý tộc Phù Nam đứng đầu tại vùng Nam Bộ đã liên minh lại tạo thành Thuỷ Chân Lạp để đối lập với Lục Chân Lạp. Như vậy, Thuỷ Chân Lạp là Phù Nam bị Chân Lạp đô hộ. Tk. VIII-IX, tranh chấp Java - Chân Lạp: triều đại Salendra (Vua Núi - truyền thống Phù Nam) thuộc vương quốc Srivijaya ở Java (hình thành từ cuối tk. VII sau khi Phù Nam tan rã) đánh vào Chân Lạp, Chămpa, Giao Châu; Chân Lạp gần như trở thành thuộc quốc của Srivijaya. Đầu tk IX (năm 802), lợi dụng sự suy thoái của triều đại Salendra, hoàng tử Chân Lạp Jajavarman II thuộc dòng dõi Phù Nam, sống lưu vong tại Java, trở về giải phóng và thống nhất Thuỷ và Lục Chân Lạp, lập nên vương triều Ăng Co. Tk. XII-XIII, tranh chấp Ăng Co với Champa & Chân Lạp. Từ 1145-1149, Ăng Co chiếm đóng một phần Champa. Ăng Co đạt đỉnh cao vào tk XII (xây dựng Ăng Co Vat) rồi suy thoái. Năm 1177, Champa tiến vào chiếm đóng Ăng Co. Đầu tk. XIII, Chân Lạp lại phục hồi, tái chiếm Champa đến 1220 mới rút. Tk. XIV, tranh chấp Thái - Chân Lạp. Giữa tk XIII, khi bị Mông Cổ tấn công, nước Nam Chiếu của người Thái ở thượng nguồn sông Mê Công bị tan rã, người Thái chạy xuống sống ở lưu vực sông Mê Nam. Cuối tk XIII dần dần hình thành một loạt quốc gia Thái trên địa bàn này: Vương quốc Lan Na ở miền Bắc (1296); vương quốc Sukhothay ở miền Trung. Cuối tk XIII, Sukhothay trở thành một trong những lực lượng mạnh nhất khu vực, thống trị Miến Điện, tk. XIV xâm lăng Chân Lạp; đất đai Chân Lạp bị thu hẹp một cách đáng kể. Những cuộc tranh chấp liên miên đã khiến cho khu vực Nam Bộ, với tư cách là vùng đệm, trở thành kiệt quệ. Là vùng đệm, bởi vậy trong những giai đoạn hưng thịnh ngắn ngủi, nó do xa trung tâm nên không được hưởng. Nhưng là vùng đệm, nó vẫn phải hứng chịu gánh nặng của chiến tranh, cướp bóc, và đóng góp, cung tiến người vật cho trung tâm (Ăng Co, Chân Lạp). Kết quả là dân cư dòng dõi Phù Nam gốc đã phiêu bạt di tản tới những vùng yên ổn hơn, khiến cho vùng này dần dần trở thành hoang vắng. Đó là tình trạng mà vào tk 13, khi sứ thần nhà Nguyên là Châu Đạt Quan trên đường tới kinh đô Angkor đã thấy: “Nhìn lên bờ chúng tôi thấy toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng, lau sậy trắng, thoáng qua không dễ gì biết được lối vào”. Đó cũng là tình trạng mà lưu dân người Việt đã thấy khi tới đây: Đồng Nai xứ sở lạ lùng, Dưới sông sấu lội, trên bờ cọp um. Tk. 15-16 phương Tây bắt đầu nhòm ngó Đông Nam Á. Từ cuối tk 16, người Việt đã đến khai phá lập nghiệp, lập nên những thôn ấp người Việt từ Bà Rịa tới Đồng Nai, Sài Gòn, tới tận Phnôm-pênh. Tk.17, tại vùng Sài Gòn nay có 2 thị trấn nhỏ Prei Nokor (= Sài Gòn = Chợ Lớn nay) và Kas Krobey (= Bến Nghé = Sài Gòn nay) thuộc Chân Lạp [Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: 119, 135]. Năm 1623, chúa Sãi viết thư cho vua Chân Lạp mượn hai thị trấn này để đặt các thương điếm và được vua Chân Lạp, sau khi hỏi ý kiến các đại thần, gửi quốc thư thông báo chấp thuận [Trần Văn Giàu và nnk (cb) 1987: 118-19, 146-47]. Từ đó, lưu dân Việt đến vùng này ngày càng đông hơn, mở đầu cho một giai đoạn mới. 19 2.2.2. Năm 1698, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho lập phủ Gia Định. Đó là tên gọi đầu tiên chỉ chung cả khu vực Nam Bộ. Từ đó đến nay, vùng đất Nam Bộ trong lịch sử đã từng có rất nhiều tên gọi, tên gọi chung cho toàn khu vực và tên gọi riêng cho từng địa phương trong đó. Năm 1802, vua Gia Long đổi phủ thành trấn. Đến năm 1808, chia nước làm ba khu vực hành chánh lớn: khu vực phía ngoài là Bắc thành, khu vực giữa (miền Trung) là kinh đô Huế, khu vực phía trong là Gia Định thành. Gia Định thành gồm năm trấn là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Đứng đầu là tổng trấn Lê Văn Duyệt. Năm 1832, Lê Văn Duyệt tạ thế; vua Minh Mạng bỏ chức tổng trấn, xóa tên “Gia Định thành”, đổi trấn thành tỉnh, 5 trấn được chia lại thành 6 tỉnh là Phiên An, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Năm 1834, Minh Mạng đổi tên gọi ba khu vực của đất nước thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và Nam Kỳ. Nam Kỳ có sáu tỉnh nên tên gọi “Nam Kỳ Lục tỉnh” hình thành từ đây đã trở thành một tên gọi đầy ấn tượng hằn sâu trong lòng mọi người. Năm 1835, tỉnh Phiên An đổi tên thành tỉnh Gia Định. Năm 1867, thực dân Pháp chiếm trọn Nam Kỳ, giữ lại tên gọi chung này, nhưng xoá bỏ cách phân chia hành chính của triều Nguyễn, tách sáu tỉnh thành nhiều tỉnh nhỏ. Trải qua rất nhiều thay đổi, đến năm 1899 Nam Kỳ bao gồm 21 tỉnh (province) với sự phân chia như sau: Gia Định chia thành 5 tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Gò Công. Biên Hoà chia thành 4 tỉnh Biên Hoà, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu (Cap Saint Jacques). Định Tường đổi thành Mỹ Tho. Vĩnh Long chia thành 3 tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. An Giang chia thành 5 tỉnh Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ. Hà Tiên chia thành 3 tỉnh Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu. Sau khi phát xít Nhật lật đổ thực dân Pháp (9-3-1945), tháng 5-1945 báo chí Việt Nam đã dùng tên gọi Nam Bộ thay cho Nam Kỳ để nhấn mạnh rằng Nam Bộ là một phần của đất nước ở phía Nam (bộ = một phần của toàn thể). Khi thực dân Pháp trở lại Nam Bộ, do muốn tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam, nên họ đã sử dụng lại tên gọi Nam Kỳ và “đẻ” ra “Chính phủ Cộng hòa Nam Kỳ Tự trị” với ba đời “thủ tướng”: Nguyễn Văn Thinh (1.6.1946 – 9.11.1946); Lê Văn Hoạch (15.11.1946 – 29.9.1947) và Nguyễn Văn Xuân (1.10.1947 – 19.5.1948). Thông qua “Chính phủ” do Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng và Bảo Đại làm “quốc trưởng”, từ 1948 thực dân Pháp chia Việt Nam làm Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần. Đến 1949 thì đổi thành Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt. Từ sau hiệp định Genève (1954), từ vĩ tuyến 17 trở ra là miền Bắc; từ vĩ tuyến 17 trở vào là miền Nam, bao gồm Nam Bộ và một phần phía nam của Trung Bộ trước kia. Đó là khái niệm “miền Nam” và “miền Bắc” theo nghĩa rộng; bên cạnh đó, vẫn song hành khái niệm “miền Nam” và “miền Bắc” theo nghĩa hẹp: khi nói “ba miền Bắc- Trung-Nam” thì miền Nam là Nam Bộ; miền Trung là Trung Bộ và miền Bắc là Bắc Bộ. Trong khi đó thì từ năm 1956, với sắc lệnh 144a/TTP, chính quyền Sài Gòn đổi các tên gọi Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt (1949) trở lại thành Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần như thời Nguyễn Văn Xuân (1948) [Lê Anh Dũng 1996: 26-31]. 20 Tuy nhiên do thói quen nên trong thực tế trên các sách báo xuất bản ở Sài Gòn trước năm 1975, ta vẫn có thể gặp tên gọi “Nam Việt” với hai nghĩa: thứ nhất là “Nam Việt” = “miền Nam” theo nghĩa rộng, thứ hai là “Nam Việt” = Nam Bộ. Sau giải phóng 30-4-1975, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tên gọi “miền Nam” ít dùng dần: “Miền Nam” theo nghĩa rộng được đổi thành “các tỉnh phía Nam”, còn “miền Nam” theo nghĩa hẹp thì được gọi là Nam Bộ. Như vậy, khi sử dụng tài liệu nghiên cứu thuộc các giai đoạn khác nhau, cần chú ý để tránh lẫn lộn trong việc đồng nhất giữa tên gọi và khái niệm. 2.2.3. Tóm lại, nhìn trong thời gian thì Nam Bộ có những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn chủ yếu cần tiếp tục làm sáng tỏ như sau: GIAI ĐOẠN ĐG N.BỘ TÂY NAM BỘ Cổ trung đại Văn hoá Đồng Nai Văn hoá Óc Eo - Phù Nam. Thuỷ Chân Lạp và quan hệ của nó với Lục CLạp. Cận đại Ảnh hưởng của văn hoá Pháp & phương Tây và sự tiếp biến của văn hoá - xã hội Nam Bộ. Hiện đại Ảnh hưởng của văn hoá Mỹ & phương Tây. Những vấn đề KHXH-NV Nam Bộ trước và sau 1975. 2.3. Nam Bộ nhìn từ con người 2.3.1. Chủ nhân nền văn hóa Óc Eo là cư dân Phù Nam, chủ yếu là người Indonesien. Theo sách Tấn thư thì những người này “đen và xấu xí, tóc quăn, ở trần, đi đất, tính tình mộc mạc, thẳng thắn, không trộm cắp”. Ngoài ra còn có người Môn, Mã lai, Ấn Độ, Trung Á [Nguyễn Công Bình và nnk 1990: 171, 174]. Người Phù Nam vẫn tiếp tục sống ở vùng đất này dưới thời Chân Lạp: họ chính là người Thuỷ Chân Lạp, đối lập với người Lục Chân Lạp. Từ cuối tk XVI, người Việt từ khắp mọi miền đất nước, xuất thân từ đủ mọi ngành nghề đã đến Nam Bộ khai phá lập nghiệp. Họ cùng với người Khmer, người Hoa và các dân tộc anh em khác trở thành chủ nhân của vùng đất này. Các dân tộc ở xen lẫn nhau mà vẫn thừa nhận và tôn trọng phong tục tập quán của nhau. Lưu dân người Hoa thì phần lớn cũng đều là những tầng lớp dưới của xã hội (mang văn hóa bình dân), lại gốc chủ yếu từ các tỉnh ven biển phía nam Trung Hoa nên dễ hòa nhập với văn hóa truyền thống Việt. Những người bỏ quê hương ra đi là đã chấp nhận cuộc sống đầy biến động, từ bỏ cuộc sống khép kín trong các luỹ tre làng, họ ở trong những làng xóm mở (không có luỹ tre, cánh cổng), không tụ lại mà tản ra dọc theo những con kênh, con lộ để tiện làm ăn, tạo nên một tính cách văn hóa đặc biệt Nam Bộ. 2.3.2. Hiện nay dân số vùng Đông Nam Bộ là 10,9 triệu người. Vùng này có mức tăng dân số cơ học cao (bình quân 2-2,4%/năm). Mật độ dân số trung bình ở Đông Nam Bộ là 465 người/km2, tập trung cao ở các đô thị và các khu công nghiệp (riêng Tp. Hồ Chí Minh là 2.615 người/km2). 21 Hệ thống đô thị của vùng gồm 3 thành phố là Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu, và 4 thị xã là Đồng Xoài, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Bà Rịa cùng 40 thị trấn. Tỷ lệ dân số đô thị miền Đông Nam Bộ là 25% (ở các vùng khác trong cả nước, tỷ lệ này dao động trong khoảng trên dưới 20%, chẳng hạn ở đồng bằng sông Hồng là 21%). Riêng ở 7 tỉnh thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỷ lệ dân số đô thị đạt tới 51% với tốc độ gia tăng là 4-6%/năm. Dân số nữ nhiều hơn nam. Tỷ lệ nữ ở Đông Nam Bộ là 51,1%, ở Tp. Hồ Chí Minh tỷ lệ này là 51,9% (trong khi toàn quốc là 50,8%). Tỷ lệ dân số biết chữ ở độ tuổi từ 15 trở lên là 98%. Đông Nam Bộ là địa bàn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với 7 tỉnh, thành phố là Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Bình Phước với hạt nhân là tam giác “Tp. Hồ Chí Minh - Biên Hoà - Vũng Tàu”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Đông Nam Bộ trong những năm 90 khoảng 11-12% (cả nước là 8,2%). Tỷ trọng GDP của vùng so với cả nước vào năm 2002 là 36,6%. Cơ cấu kinh tế của vùng đang tiếp tục dịch chuyển theo hướng giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, thuỷ sản và tăng tỷ trọng công nghiệp (tỷ trọng công nghiệp tăng từ 37,5% năm 1990 lên 59,2% vào năm 2002). Đến tháng 11-2003 trên toàn vùng đã có 43 khu công nghiệp có quyết định thành lập [Lê Thông (cb) 2004: 512-530]. 2.3.3. Vùng Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long) vào năm 2002 có dân số khoảng 16,7 triệu người, chiếm 21% dân số cả nước, với mật độ trung bình 421 người/km2 (mật độ trung bình cả nước là 242 người/km2), tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên là 2,3%. Tây Nam Bộ có cơ cấu dân số rất trẻ: 53% dưới 20 tuổi, 24,3% từ 20- 34 tuổi, chỉ có 22,7% từ 35 tuổi trở lên. Phụ nữ ở đây chiếm tỷ lệ còn cao hơn cả miền Đông (52,6%). Về thành phần dân tộc, chủ yếu là người Việt (Kinh), người Khmer chiếm 6,1%, người Hoa chiếm 1,7%, các dân tộc còn lại chiếm 0,2%. Đây là vùng có truyền thống tôn giáo rất phong phú và đa dạng. Vùng Tây Nam Bộ có mức đô thị hoá thấp. Cả vùng có 4 thành phố (Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau), 13 thị xã và 109 thị trấn. Trung bình cứ 414 km2 mới có một điểm đô thị. Đô thị gọi là lớn ở vùng này chỉ bằng hoặc thậm chí nhỏ hơn đô thị loại hai ở miền Đông (như Biên Hoà). Cần Thơ chỉ có 34 vạn dân; Long Xuyên 26,2 vạn; Mỹ Tho và Cà Mau khoảng 17-18 vạn. Tỷ lệ dân số nội thị là 16%, cao nhất là Cần Thơ cũng chỉ có 41% [Lê Thông (cb) 2004: 541-543]. 2.3.4. Dưới đây là bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo chỉ số phát triển con người HDI (số liệu năm 1999; trích từ [Báo cáo 2001: 118, 134]): Stt Tỉnh / thành phố Xếp hạng HDI toàn quốc Chỉ số HDI (phát triển con người) GDP bình quân đầu người (PPP9, USD) Chỉ số GDP (tổng sản phẩm quốc nội) Tuổi thọ (năm) Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục (%) Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%) Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân) 1 Bà Rịa - VT 1 0,749 14470 0,58 74,3 70,5 92,6 1310 2 Tp. HCM 3 0,796 5209 0,66 75,7 77,1 94,0 3531 3 Bình Dương 6 0,726 2589 0,54 71,8 71,6 92,4 1174 9 PPP (Propotional Purching Power) - sức mua tương đương dựa trên giả định rằng 1 USD có sức mua ở VN tương đương như ở Mỹ. 22 4 Đồng Nai 7 0,714 2180 0,51 71,5 71,1 92,5 961 5 Vĩnh Long 13 0,695 1506 0,45 73,3 68,3 90,1 556 6 Long An 16 0,686 1589 0,46 72,2 61,4 90,9 488 7 Tiền Giang 18 0,684 1461 0,45 72,5 62,4 90,8 439 8 Cà Mau 20 0,680 1619 0,46 71,1 56,4 92,2 386 9 Kiên Giang 21 0,678 1660 0,47 72,1 57,6 88,4 391 10 Cần Thơ 24 0,670 1577 0,46 70,8 60,2 87,9 884 11 Bến Tre 27 0,668 1410 0,44 70,0 64,2 89,7 449 12 Tây Ninh 28 0,666 1376 0,44 70,3 61,9 90,1 728 13 Trà Vinh 36 0,656 1500 0,45 70,0 64,6 82,5 322 14 Sóc Trăng 37 0,654 1443 0,45 69,6 58,6 86,7 205 15 An Giang 38 0,653 1602 0,46 69,8 54,3 85,4 552 16 Bạc Liêu 39 0,649 1325 0,43 69,7 59,0 86,0 456 17 Đồng Tháp 40 0,648 1161 0,41 71,7 55,3 85,7 363 18 Bình Phước 47 0,632 861 0,36 69,7 61,6 88,2 332 Trên cơ sở những thông tin này, Phụ lục I cung cấp Bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo GDP bình quân đầu người (tính theo sức mua tương đương PPP bằng USD) và Bảng xếp hạng các tỉnh thành Nam Bộ theo số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân). 2.3.5. Còn dưới đây là số liệu tổng hợp của hai vùng Đông và Tây Nam Bộ so sánh với 8 vùng trong toàn quốc lấy từ [Báo cáo 2001: 119, 135]) được chúng tôi xếp hạng theo Chỉ số phát triển con người (HDI): Stt Vùng Chỉ số HDI (phát triển con người) Tuổi thọ (năm) GDP bình quân đầu người (PPP, USD) Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục (%) Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%) Số người có trình độ đại học trở lên (trên 10 vạn dân) 1 Đông Nam Bộ 0,751 72,9 3809 69,5 92,1 1910 2 ĐB sông Hồng 0,723 73,7 1616 79,3 94,5 2430 3 D.hải nam T.Bộ 0,676 70,7 1238 72,8 90,6 1045 4 Bắc Trung Bộ 0,662 70,2 939 75,2 91,3 830 5 Tây Nam Bộ 0,669 71,1 1496 59,6 88,1 477 6 Đông Bắc 0,641 68,2 941 70,2 89,3 951 7 Tây Nguyên 0,604 63,5 1102 65,2 83,0 627 8 Tây Bắc 0,564 65,9 695 59,9 73,3 563 TB toàn quốc 0,696 70,9 1,860 69,8 90,3 1265 Trên cơ sở những thông tin này, Phụ lục II cung cấp các bảng xếp hạng theo tuổi thọ, theo theo GDP (tổng sản phẩm quốc nội) bình quân đầu người, theo Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục, theo Tỷ lệ biết chữ của người lớn, và theo Số người có trình độ đại học trở lên. 23 2.3.6. Tổng hợp lại, thứ hạng của hai vùng Đông và Tây Nam Bộ trong so sánh với 8 vùng của cả nước trên 6 phương diện là như sau (tính toán của chúng tôi - TNT): Stt Vùng GDP bình quân đầu người (PPP, USD) Tuổi thọ (năm) Chỉ số HDI (phát triển con người) Tỷ lệ biết chữ của người lớn (%) Số người có trình độ ĐH trở lên (trên 10 vạn dân) Tỷ lệ nhập học của các cấp giáo dục (%) Thứ hạng trung bình 1 ĐB sông Hồng 2 1 2 1 1 1 1,3 2 Đông Nam Bộ 1 2 1 2 2 5 2,2 3 D.hải nam T.Bộ 4 4 3 4 3 3 3,5 4 Bắc Trung Bộ 7 5 4 3 5 2 4,3 5 Đông Bắc 6 6 6 5 4 4 5,2 6 Tây Nam Bộ 3 3 5 6 8 8 5,5 7 Tây Nguyên 5 8 7 7 6 6 6,5 8 Tây Bắc 8 7 8 8 7 7 7,5 Như vậy, vùng Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về kinh tế (xét theo GDP bình quân đầu người), bỏ xa vùng đứng thứ hai là đồng bằng sông Hồng (3809 USD/người/năm so với 1616 USD/người/năm), một phần là nhờ thu nhập về dầu khí được tính vào cho Bà Rịa - Vũng Tàu. Và chính điều này này góp phần làm cho Đông Nam Bộ cũng dẫn đầu cả nước luôn về chỉ số phát triển con người (HDI)10, tuy rằng xét về Tuổi thọ, Tỷ lệ biết chữ của người lớn và Số người có trình độ đại học trở lên thì Đông Nam Bộ đều đứng thứ 2, sau đồng bằng sông Hồng; còn xét về Tỷ lệ nhập học của các cấp, Đông Nam Bộ còn tụt xuống tận hàng thứ 5. Do vậy, xét trung bình theo cả 6 bình diện xã hội - nhân văn này thì Đông Nam Bộ đứng hàng thứ 2, sau đồng bằng sông Hồng. Còn vùng Tây Nam Bộ xét về kinh tế và sức khoẻ thì có chỉ số khá tốt, đứng hàng thứ ba, chỉ sau Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng (cần lưu ý là đồng bằng sông Hồng bao gồm cả Hà Nội). Nhưng khi xét về Tỷ lệ biết chữ của người lớn thì Tây Nam Bộ tụt xuống thứ 6. Xét về Tỷ lệ nhập học của các cấp và Số người có trình độ đại học trở lên thì Tây Nam Bộ tụt tiếp xuống vị trí cuối cùng (thứ 8). Như vậy, tình hình giáo dục của Tây Nam Bộ là ở mức báo động đỏ. Do vậy, chỉ số phát triển con người (HDI) của Tây Nam Bộ nói chung đứng hàng thứ 5. Xét trung bình theo cả 6 bình diện xã hội - nhân văn thì Đông Nam Bộ đứng hàng thứ 6, chỉ trước có Tây Nguyên và Tây Bắc. 2.3.7. Trên cơ sở những phân tích trên, có thể thấy rằng xét về phương diện con người thì Nam Bộ có những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn cần tiếp tục làm sáng tỏ như sau: a) Các vấn đề phát triển kinh tế ở cả hai miền Đông và Tây Nam Bộ. b) Vấn đề đô thị hoá ở Nam Bộ nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng. 10 Chỉ số phát triển con người (HDI) được tính dựa trên ba thông số chính là sức khoẻ (thể chất), tri thức (trí tuệ) và thu nhập (kinh tế). 24 c) Vấn đề di dân và tổ chức đời sống nhân dân vùng đô thị mới. d) Những vấn đề dân tộc và tôn giáo. e) Những vấn đề về đời sống văn hoá, tri thức và giáo dục ở Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng. f) Vấn đề tính cách, triết lý sống và quan niệm về hệ giá trị của người Nam Bộ. Ảnh hưởng của chúng đối với các vấn đề xã hội - nhân văn. *** Với một không gian không đồng nhất giữa hai miền Đông-Tây, với một diễn biến thời gian cực kỳ phức tạp, và với một cộng đồng cư dân đa dạng và đầy biến động của khu vực Nam Bộ như vừa nêu – tất cả những điều ấy nếu không được nghiên cứu kỹ lưỡng về mọi phương diện thì khó mà có thể hiểu được những diễn biến đã, đang và sẽ xảy ra ở khu vực này. Nhất là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, việc nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ là vô cùng cần thiết, nó là cơ sở cho việc hoạch định những chính sách phát triển vùng này. Vậy thì tình hình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ đã đạt được những thành tựu gì? 2.4. Nam Bộ: tình hình nghiên cứu 2.4.1. Về những thời kỳ xa xôi của văn hoá Đồng Nai và văn hoá Óc Eo, chủ yếu chỉ có khoa khảo cổ học mới có thể cung cấp thông tin cho chúng ta. Bắt đầu từ những phát hiện khảo cổ học của L.Malleret vào năm 1942, ngành khảo cổ học Việt Nam đã có nhiều khám phá. Gần đây, những kết quả này được công bố trong các cuốn: Văn hoá Óc Eo: những khám phá mới của Lê Xuân Diệm, Đào Linh Côn, Võ Sĩ Khải (Hà Nội, NXB KHXH, 1995: 472 tr.); Một số vấn đề khảo cổ học ở miền Nam Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học thuộc Viện KHXH tại Tp. Hồ Chí Minh, nay là Viện nghiên cứu KHXH vùng Nam Bộ (Hà Nội, NXB KHXH, 1997: 601 tr.); Khảo cổ học tiền sử và sơ sử Tp. Hồ Chí Minh của Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam & Bảo tàng Lịch sử Tp. Hồ Chí Minh (Tp.HCM, NXB Trẻ, 1998: 678 tr.). Vùng đất Thuỷ Chân Lạp (Nam Bộ) đã được miêu tả trong cuốn Chân Lạp phong thổ ký của sứ thần nhà Nguyên Châu Đạt Quan, người mà vào năm 1296 đã đặt chân đến kinh đô Angkor. Thế kỷ XVIII, cuộc sống của cư dân người Việt ở Nam Bộ được ghi lại trong Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn. Năm 1820 Trịnh Hoài Đức, một trong ba nhân vật của nhóm Gia Định tam gia, đã viết cuốn Gia Định thành thông chí, cho ta biết rất nhiều về đất và người nơi đây. Trong thời kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược miền Nam, đã có khá nhiều công trình của các nhà khoa học xã hội và nhân văn phương Tây nghiên cứu về Nam Bộ. Trong số đó, đóng góp nhiều nhất là các học giả người Pháp, sau đó là Mỹ. Bên cạnh các học giả nước ngoài, các nhà nghiên cứu người Việt cũng có nhiều đóng góp quan trọng, nổi bật có thể kể đến những tên tuổi như Sơn Nam, Nguyễn Hiến Lê, Bình Nguyên Lộc, Toan Ánh, Thái Văn Kiểm, Nguyễn Đăng Thục, Lê Văn Siêu, Lê Hương, 25 Nguyễn Văn Hầu, v.v. Các công trình nghiên cứu đề cập đến Nam Bộ, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, dưới nhiều góc độ như địa lý, kinh tế, xã hội, tổ chức hành chính, văn hoá, phong tục tập quán, lịch sử, khảo cổ, v.v. Từ sau ngày đất nước thống nhất đến nay việc nghiên cứu về Nam Bộ nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng tiếp tục được đẩy mạnh. Nhiều công trình nghiên cứu quan trọng tiếp tục ra đời. Một số chương trình và đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước về những vấn đề của Nam Bộ hoặc trong đó có những phần liên quan đến khu vực Nam Bộ cũng được thực hiện. Nhiều đề tài cấp sở về các vấn đề khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ trong phạm vi từng địa phương đã được thực hiện ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh trên địa bàn Nam Bộ. 2.4.2. Lẽ ra, cần phải có một khảo sát toàn diện nhằm lập một danh mục đầy đủ các công trình nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ trên phạm vi toàn quốc được thực hiện ở cả các trung tâm nghiên cứu lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh lẫn các thành phố khác và các tỉnh (đặc biệt là các tỉnh khu vực Nam Bộ) và công bố dưới mọi hình thức (kể cả các sách của các NXB và các cơ quan không phải NXB; các bài báo khoa học ở các tạp chí và các kỷ yếu hội nghị, các luận văn, luận án; các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp còn lưu trữ ở các cơ quan quản lý). Song đây là một công việc lớn mà, với những giới hạn về tài chính và thời gian, đáng tiếc là Ban soạn thảo đề án chưa làm được (việc này ít nhất phải được xem như một đề tài nằm trong khuôn khổ của đề án). Và ở đây, chúng tôi đành phải bằng lòng với những thông tin chưa đầy đủ. Năm 1981, Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh, nay là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ, đã xuất bản (lưu hành nội bộ) một thư mục khá đầy đủ về đồng bằng sông Cửu Long dày 556 trang [Viện KHXH tại Tp.HCM 1981], tập hợp 1.960 tên sách, luận văn khoa học và bài trong các tạp chí; cùng 803 tên bài báo đăng trên các báo tuần, báo ngày; 1.128 các tư liệu đã công bố và tài liệu văn khố, tổng cộng tất cả là 3.891 tên gọi. Để có khái niệm về tài liệu này, trong phụ lục I của đề án này chúng tôi giới thiệu trang bìa, hướng dẫn sử dụng, phần thư mục chung về những vấn đề khoa học xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và mục lục. Trong nhiều năm, Tạp chí khoa học xã hội của Viện Khoa học Xã hội tại Tp. Hồ Chí Minh (nay là Viện Khoa học Xã hội vùng Nam Bộ) cũng đăng tải rất nhiều bài viết có giá trị nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn khu vực Nam Bộ. Phụ lục V cung cấp thêm Danh mục một số tài liệu tham khảo về KHXH-NV Nam Bộ do PGS.TS. Nguyễn Văn Tài và một số cán bộ sưu tầm. Ngoài ra, ở phụ lục II, ta thấy trong số 79 đề tài khoa học xã hội cấp nhà nước (KX) thực hiện trong giai đoạn 2001-20._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA0507.pdf
Tài liệu liên quan