Nội dung và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội

bộ giáo dục và đào tạo trường đại học quản lý và kinh doanh hà nội khoa luật tiểu luận luật đề tài : nội dung và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội họ tên sinh viên : Đặng Thu Hằng lớp : 6A11 Mã sinh viên : 2001D403 Lời nói đầu Xã hội nào trên thế giới , trên con đường phát triển của mình cũng luôn hướng tới sự phồn thịnh , ấm no về vật chất cùng với sự bảo đảm công bằng và phúc lợi xã hội . Mỗi hoạt động đều có những đặc thù và chức năng riêng của mình . Nhưng có một hoạt động khô

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1475 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Nội dung và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chỉ đem lại hoạt động kinh tế mà ý nghĩa xã hội của nó cũng không thể phủ nhận . Đó là bảo hiểm- mỗi hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù ít .Hàng năm nó mang lại một nguồn thu lớn cho nhà nước , lợi nhuận cho người kinh doanh bảo hiểm , đồng thời góp phần ổn định đời sống , sản xuất cho người tham gia bảo hiểm. Nhờ có bảo hiểm , những thiệt hại về thiên tai , tai nạn bất ngờ xẩy ra với một số ít người sẽ được bù đắp , san sẻ từ những khoản đóng góp của nhiều người . Do đó bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người , mọi tổ chức giúp họ yên tâm trong đời sống hàng ngày cũng như trong sản xuất kinh doanh . BHXH là một ngành quan trọng trong ngành bảo hiểm nói chung, nó là một chính sách lớn của đảng và nhà nước ta , nó là xương sống bảo đảm xã hội , nó thể hiện sự phồn thịnh của nền kinh tế , sự vững chắc của thể chế chính trị và sự nhân văn sâu sắc . BHXH góp phần ổn định đời sống vật chất , tinh thần cho người lao động khi gặp rủi ro và các khó khăn khác. BHXH cũng là một chính sách tài chính nhằm huy động đóng góp của người lao động đang làm việc để hình thành quỹ tài chính tập trung được bảo toàn và tăng trưởng để thực hiện các chế độ . Đó cũng chính là lý do để em chọn đề tài "Nội dung và ý nghĩa của bảo hiểm xã hội " làm tiểu luận cho môn luật. Trứơc hết ta phải hiểu thế nào là BHXH : BHXH là một chế độ pháp định bảo vệ người lao động và sự tài trợ của nhà nước nhằm trợ cấp vật chất cho người được bảo hiểm trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập bình thường do gặp tai nại rủi ro bất ngờ . i bảo hiểm xã hội trong đời sống kinh tế xã hội : Bảo hiểm xã hội ( BHXH) là tổng thể những mối quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với ngời lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do bị giảm hay mất thu nhập . BHXH là mội chính sách lớn mang tính xã hội rộng rãi và trong đời sống của mỗi quốc gia thì BHXH có ý nghĩa rất to lớn : Đối với người lao động : nó góp phần ổn định cuộc sống cho bản thân họ hoặc gia đình khi gặp khó khăn do bị mất hoặc giảm thu nhập . Đặc biệt BHXH ra đời còn góp phần tạo ra một tâm lý ổn định trong cuộc sống cũng như lao động , họ không phải lo lắng khi ốm đau , thai sản hoặc khi hết tuổi lao động . Từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động trong xã hội . Đối với người sử dụng lao động : BHXH góp phần ổn định sản xuất kinh doanh , làm cho họ đỡ phải bỏ ra một khoản tiền lớn , khi người lao động mà họ sử dụng gặp khó khăn trong cuộc sống . Nhất là trong trường hợp ốm đau , tai nạn hàng loạt . Đối với nhà nước: BHXH ra đời góp phần bảo đảm an toàn cho xã hội , đặc biệt quỹ bảo hiểm xã hội là một trong những nguồn đầu tư lớn góp phần phát triển và tăng trưởng kinh tế quốc gia . Đối với cả ba bên :BHXH ra đời tạo lập được mối quan hệ bền vững , ổn định để từ đó góp phần điều hoà mâu thuẫn giữa giới chủ và giới thợ . Chính vì những ý nghĩa nêu trên cho nên BHXH luôn luôn là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhất của một quốc gia và trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay BHXH là mội chính sách không thể thiếu được và ngày càng phát triển . Ii những nội dung cơ bản về bhxh. Bản chất của BHXH. Đối tượng của BHXH. BHXH là một lĩnh vực mang tính chất xã hội rất lớn vì nó có đối tượng là một bộ phận rất lớn trong xã hội , đó là người lao động mà cụ thể là một bộ phận rất lớn và nghĩa vụ của một công dân theo những tiêu chuẩn luật pháp của nhà nước và có việc làm dưới các hình thức khác nhau , tạo ra thu nhập để đảm bảo đời sống và tham gia vào BHXH như người lao động làm việc trong những doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc dân có sử dụng từ 10 lao động trở lên , người lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , khu chế xuất ... người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp , cơ quan Đảng , đoàn thể thuộc các lực lượng vũ trang ... Các đối tượng trên đi học , thực tập , công tác , điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương và tiền công thì thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc . Vai trò và tính chất của BHXH. 1.2.1 Vai trò của BHXH. BHXH bảo đảm ổn định kinh tế cho người lao động và gia đình khi họ gặp rủi ro , hoặc mất thu nhập . BHXH đảm bảo được tính công bằng trong xã hội và thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giưá những người tham gia BHXH . BHXH đã gắn kết lợi ích của người lao động , người sử dụng lao động và nhà nước . BHXH góp phần đảm bảo an toàn xã hội , gắn bó người lao động với xã hội . 1.2.2 Tính chất của BHXH . Tính kinh tế : người lao động đóng góp phí BHXH hình thành nên quỹ BHXH . Từ quỹ này trợ cấp cho người lao động khi an toàn kinh tế của họ bị đe doạ . Sự đóng góp này đã góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước . Từ quỹ nhàn rỗi và phần giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước là nguồn vốn đầu tư cho nền kinh tế nhằm đảm bảo tồn tại và phát triển quỹ và giảm bớt sự đóng góp của người lao động. Tính xã hội : thể hiện người lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động và có nhu cầu có quyền được hưởng BHXH và người sử dụng lao động cũng như nhà nước có trách nhiệm BHXH cho người lao động đó . Tính xã hội thể hiện tính cộng đồng rất cao . Tính dịch vụ : BHXH thoả mãn nhu cầu được tham gia BHXH của người lao động có khả năng và có nhu cầu lao động . quỹ bhxh. Quỹ BHXH là tổng hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH , và phần sinh lời tăng trưởng tiền nhàn rỗi hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm . Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng , đồng thời là một quỹ dự phòng , nó vừa mang tính kinh tế , vừa mang tính xã hội rất cao , và là điều kiện cơ sở vật chất quan trọng nhất bảo đảm cho toàn bộ BHXH tồn tại và phát triển . Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo ra khả năng giải quyết rủi ro của tất cả những người tham gia BHXH với tổng dự trữ ít nhất giúp cho việc giàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều , không gian và thời gian , đồng thời giúp giảm tới mức thấp nhất những thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động , tiết kiệm chi cho ngân sách nhà nước và ngân sách gia đình người lao động . Quỹ BHXH được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau , trước hết là sự đóng góp của người lao động , người sử dụng lao động và nhà nước , đây là khoản thu chính, chiếm tỷ trọng lớn của quỹ BHXH . Hai là được hình thành từ khoản thu hoạt động tài chính của một phần nhàn rỗi của quỹ . Thứ ba là phần thu từ những tổ chức và cá nhân vi phạm điều lệ về BHXH , ngoài ra còn có các khoản thu khác như viện trợ của nước ngoài hợp tác về BHXH . Quỹ BHXH đảm nhận những khoản chủ yếu như trợ cấp theo các chế độ BHXH ( khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn ) , chi phí cho bộ máy hoạt động BHXH ( tiền lương của các bộ nhân viên ngành BHXH , tiền đào tạo cán bộ ...) . Mức đóng góp của mỗi người vào quỹ BHXH gọi là phí BHXH . Phí BHXH có thể có nhiều loại tuỳ theo cách phân loại cụ thể theo quá trình lao động , phí bảo hiểm chia làm 2 loại : Phí BHXH dài hạn tạo thành nguồn quỹ để chi trả trợ cấp BHXH dài hạn như : hưu trí , mất sức lao động , tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Phí BHXH ngắn hạn tạo thành nguồn quỹ ngắn hạn để chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn như : thai sản , ốm đau và tai nạn lao động nhẹ . Quỹ BHXH được quản lý trong cơ chế cân bằng thu chi ,phần quỹ nhàn rỗi phải được đem đầu tư sinh lợi . Hệ thống các chế độ BHXH . BHXH ra đời từ thế kỷ 13 ở Nam Châu Âu – khi nền kinh tế hàng hoá bắt đầu phát triển . Nửa cuối thế kỷ 19 ở Đức và một vài nước công nghiệp phát triển ở Châu Âu đã xuất hiện BHXH . Những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 , BHXH đã lan ra hầu hết Châu Âu và các nước Bắc Mỹ . Đến sau chiến tranh thế giới ;lần thứ II , BHXH có nhiều thay đổi về chất , phát triển phong phú đa dạng trên 100 nước trên thế giới và được nhiều tổ chức khác trên quốc tế quan tâm . Lúc đầu các chế độ BHXH chỉ được thực hiện dưới dạng quỹ ốm đau để đề phòng khi mất thu nhập vì bệnh tật . Dần dần đã mở rộng các chế độ BHXH thành bảo hiểm rủi ro nghề nghiệp , bảo hiểm bệnh tật và tuổi già ... Đến ngày 28/6/1952 hội nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế đã nhất trí tập hợp tất cả các chế độ hiện có về BHXH của các nước trên thếgiới thành một hệ thống bao gồm 9 chế độ sau : Chế độ chăm sóc y tế . Chế độ trợ cấp ốm đau . Chế độ trợ cấp thất nghiệp . Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Chế độ trộ cấp tuổi già . Chế độ trợ cấp gia đình . Chế độ trợ cấp sinh đẻ . Chế độ trợ cấp khi tàn phế . Chế độ trợ cấp cho những người còn sống . Tại hội nghị này tổ chức lao động quốc tế đồng thời tuỳ theo điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà thực hiện các chế độ BHXH nói trên . Nhưng bắt buộc phải thực hiện các chế độ sau : Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Chế độ trợ cấp sinh đẻ . Chế độ trợ cấp cho những người còn sống . Theo số liệu thống kê ở 140 trên thế giới tính đến năm 1993 cho thấy có 33 nước thực hiện cả 9 chế độ , có 34 nước chưa thực hiện chế độ thứ 3, có 62 nước chưa thực hiện chế độ thứ 3 và thứ 6 . Điều kiện và mức hưởng các chế độ trợ cấp BHXH tuỳ theo sự thực hiện của mỗi nước do mỗi nước có nguyên tắc , kinh tế , chủ nghĩa khác nhau . Công ước chỉ đề ra tiêu chuẩn tối thiểu để các quốc gia phê chuẩn và thực hiện . iii. ý nghĩa của việc triển khai bhxh ở việt nam . 1. Sự xuất hiện của BHXH ở Việt Nam . Từ thời Pháp thuộc những năm 30 BHXH xuất hiện ở Việt Nam , lúc đầu còn hạn hẹp với mức trợ cấp ít ỏi . Năm 1962 Đảng và nhà nước cho thực hiện các chế độ BHXH ở nước ta bao gồm 6 chế độ : Chế độ trợ cấp ốm đau . Chế độ trợ cấp tai nạn lao độngvà bệnh nghề nghiệp . Chế độ trợ cấp thai sản . Chế độ trợ cấp hưu trí . Chế độ trợ cấp mất sức lao động . Chế độ trợ cấp tử tuất . Qua hơn 30 năm thực hiện đã có rất nhiều văn bản sửa đổi và bổ sung. Nhưng kết quả cho thấy BHXH Việt Nam đã có những thành công nhất định và ngày càng phát triển . 2. Kết quả thấy được của BHXH Việt Nam . BHXH Việt Nam sau hơn 30 năm thực hiện đã tỏ ra có ưu thế và phát huy tác dụng về nhiều mặt đối với người lao động Việt Nam . Với 6 chế độ chi trả cơ bản trong 9 chế độ chuẩn của ILO đã ghi trong công ước phần nào đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người lao động đối với BHXH. Hơn 3 triệu người đã được hưởng chế độ hưu trí , gần 1 triệu người được hưởng chế độ mất sức lao động . Khoảng 40 vạn người được hưởng chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp dài hạn , hơn 1,2 triệu người được hưởng chế độ tai nạn và bệnh nghề nghiệp dài hạn , hơn 50 vạn lao động nữ được hưởng chế độ trợ cấp thai sản , hơn 8 triệu lượt người được hưởng chế độ ốm đau . Trong quá trình thực hiện BHXH thực sự trở thành chính sách xã hội cơ bản ở nước ta . Đối tượng tham gia BHXH không chỉ riêng công nhân viên chức mà còn là toàn bộ nhân dân lao động đều có thể tham gia . Do có BHXH mà người lao động được trợ cấp kịp thời để ổn định cuộc sống không những chỉ cho bản thân họ mà còn cho gia đình họ , khiến cho người lao động hoàn toàn yên tâm gắn bó với xã hội . Đồng thời nâng cao ý thức cộng đồng trách nhiệm giữa những người lao động với nhau và giữa người lao động với người sử dụng lao động và nhà nước XHCN. 3. Quỹ BHXH . Trong cơ chế mới , theo nghị định 43CP của chính phủ ra ngày 22/6/1993 quy định BHXH là quỹ tài chính độc lập , tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước do : Người sử dụng lao động đóng góp 15% quỹ lương . Người lao động đóng góp 5% tiền lương . Trợ cấp của ngân sách nhà nước . Ngoài ra quỹ này còn được bổ sung thêm phần lãi xuất do đầu tư mang lại và các tổ chức quốc tế , các nhà hảo tâm đóng góp . Iv. hệ thống các chế độ bhxh. Bắt đầu từ nghị định 43 trở lại đây , BHXH Việt Nam thực hiện 5 chế độ BHXH sau đây : 4.1 Chế độ trợ cấp ốm đau : Con người sinh ra , lớn lên và chết đi , đó là một quy luật vận động của tự nhiên , tất yếu của xã hội . Trong quá trình vận động đó con người nói chung và người lao động nói riêng không thể tránh khỏi ốm đau . Đặc biệt với người lao động , là người tạo ra của cải vật chất cho xã hội . Vì vậy khi họ bị ốm đau họ phải được nghỉ ngơi , điều trị an dưỡng . Trong thời gian này họ được xét hưởng trợ cấp xã hội thay vì tiền lương , mức hưởng trợ cấp được định như sau: Tất cả người lao động nghỉ việc và ốm đau , tai nạn rủi ro có xác nhận của tổ chức y tế bộ y tế quyết định được hưởng chế độ trợ cấp ốm đau , trừ những người tự huỷ hoại sứckhoẻ do say rượu hoặc dùng chất ma tuý thì không được trợ cấp ốm đau . Với những người lao động ở điều kiện bình thường thì được hưởng tối đa 30 ngày trong 1 năm , nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm . Được hưởng 40 ngày trong 1 năm nếu đã đóng BHXH từ 15 năm đến dưới 30 năm . Được hưởng 50 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH từ 30 năm trở lên . Đối với những người lao động làm việc ở các nghề hoặc công việc nặng nhọc , độc hại , làm việc ở những nơi có phụ cấp khu vực có hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH dưới 15 năm , 50 ngày trong 1năm nếu đã đóng BHXH từ 15 đến 30 năm và được hưởng 60 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH trên 30 năm . Mức tự cấp của những người mắc bệnh cần chữa từ 180 ngày trong 1năm trở lên bằng 65% - 70% mức lương hưởng trước khi ốm đau . Với người lao động có con thứ 1, thứ 2 dưới 7 tuổi bị ốm đau thì được nghỉ chăm sóc con và được hưởng trợ cấp BHXH . Và nếu người lao động thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá dân số thì thời gian nghỉ do bộ y tế quy định và cũng được hưởng trợ cấp BHXH . 4.2. Chế độ trợ cấp thai sản . Như chúng ta đã biết phụ nữ có vai trò chủ yếu trong việc tái sản xuất con người , tạo ra những sản phẩm tinh thần cho xã hội , và chiếm hơn một nửa lao động trong xã hội . Do vậy trợ cấp thai sản cho lao động nữ là rất cần thiết và quan trọng , giúp lao động nữ sinh và nuôi con tốt hơn . Lao động nữ có thai sinh con lần thứ nhất , thứ hai được hưởng trợ cấp theo những nội dung sau : Trước khi sinh con , đối với người làm việc trong điềukiện bình thường được nghỉ 3 ngày trong 3 lần đi khám thai . Trong trường hợp người lao động có thai làm việc ở nơi xa tổ chức y tế hoặc người mang thai có bệnh lý , thai không bình thường thì được nghỉ 2ngày cho mỗi lần đi khám thai . Trường hợp xảy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng , 30 ngày nếu thai trên 3 tháng trở lên . Sau khi sinh con , với những người làm việc ở điều kiện bình thường thì được nghỉ 4 tháng . Còn trong điều kiện hệ số khu vực từ 0,5 – 0,7 thì được nghỉ 5 tháng . Nếu hệ số khu vực là 1 và làm việc ở điều kiện độc hại thì được nghỉ 6 tháng . Hết hạn nghỉ , muốn nghỉ thêm phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động và không được hưởng trợ cấp . Nếu đi làm trước thời hạn nghỉ thì phải báo trước 1 tuần lễ và được hưởng trợ cấp theo quy định . Người lao động là nam hay nữ nếu muốn nuôi con sơ sinh theo quy định của luật hôn nhân và gia đình thì được nghỉ việc và được hưởng trợ cấp BHXH 4 tháng , mức hưởng là 100% lương . 4.3. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp . Người lao động không may bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thì nhà nước hoặc cơ quan doanh nghiệp phải có trách nhiệm xét trợ cấp BHXH đẻ họ tiếp tục ổn định và tiếp duy trì cuộc sống . Những trường hợp sau được hưởng trợ cấp : Bị tai nạn trong giờ làm việc , tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ theo yêu cầu của người sử dụng lao động . Bị tai nạn ngoài giờ làm việc , khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động . Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về đến nơi làm việc . Người lao động được hưởng trợ cấp tuỳ theo mức độ suy giảm khả năng lao động được tính theo mức tiền lương tối thiểu , nếu bị suy giảm 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp 1 lần , nếu từ 31% đến 100% thì được hưởng trợ cấp hàng tháng . Mức độ hưởng phụ thuộc thuộc vào từng khoảng mất tỷ lệ lao động 4.4. Chế độ trợ cấp hưu trí . Người lao động khi hết tuổi lao động họ phải được nghỉ ngơi an dưỡng bởi lẽ sau một thời gian cống hiến cho nhà nước , cho cơ quan , doanh nghiệp thì sức khoẻ bị giảm sút nghiêm trọng . Tuy nhiên thời gian này có một số nhu cầu họ không giảm đi mà còn tăng lên , vì vậy họ vẫn tiếp tục được xét BHXH dưới hình thức tiền hưu trí . Quy định năm công tác đối với nữ là 55 và 60 tuổi đối với nam , nếu làm việc ở điều kiện nặng nhọc , độc hại thì công tác đóng BHXH hạ xuống 20 năm ( trước đây là 15 năm ) . Thay chế độ mất sức trước đây , điều kiện nghỉ hưu còn quy định 3 trường hợp được hưởng trợ cấp thấp hơn tuổi nghỉ hưu nam đủ 60 , nữ đủ 55 có 15 năm đóng BHXH hoặc nam đủ 50 , nữ đủ 45 có 20 năm đóng BHXH trong đó có 15 năm làm việc nặng nhọc , độc hại , mất sức 61% trở lên thì không phụ thuộc vào tuổi đời . Mức hưởng có sự tiến bộ hơn trước , điểm khởi đầu là 15 năm được hưởng 45% lương bình quân 5 năm về cuối và cao nhất 75% . 4.5. Chế độ trợ cấp tiền tuất . Người lao động không may bị chết thì nhà nước , cơ quan doanh nghiệp phải có trách nhiệm đối với những người còn sống trong gia đình họ bao gồm bố mẹ già không nơi nương tựa , con cái chưa đến tuổi trưởng thành . Nó có vai trò rất quan trọng thể hiện tính nhân đạo cao cả , sâu sắc của BHXH . Khi người lao động đang làm việc bị chết thì gia đình được hưởng 8 tháng lương tối thiểu . Hiện nay mức lương tối thiểu là 144.000VNĐ , nếu người lao động chết còn nuôi con dưới 15 tuổi hoặc 18 tuổi. Nếu người được người chết nuôi dưỡng , sau khi người lao động chết không còn ai nuôi dưỡng thì được nhận trợ cấp 70% lương tối thiểu hàng tháng . Trong trường hợp vẫn còn người nuôi dưỡng thì vẫn được hưởng 40% lương tối thiểu / tháng . Số người được nhận tiền tuất tối đa là 4 người . Nếu không có thân nhân của người chết thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì gia đình được hưởng trợ cấp 1 lần phụ thuộc vào thời gian đóng BHXH và phụ thuọc vào đã và đang hưởng trợ cấp hưu trí hoặc trợ cấp bệnh nghề nghiệp , tai nạn . Đây là chế độ mang tính nhân đạo nhất của BHXH . Vì thế khi tiến hành BHXH quốc gia nào cũng phải thực hiện chế độ này . Trên đây là 5 chế độ của BHXH . Ngoài 5 chế độ chi trả này nhà nước còn đề ra chế độ chi trả dành cho quản lý xã hội và sự nghiệp quản lý BHXH . V.doanh nghiệp tư nhân khả năng giải quyết việc làm và chính sách bhxh. Để tìm hiểu tiềm năng thu hút lao động tạo việc làm của doanh nghiệp tư nhân , viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội hợp tác với viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương và các chuyên gia của Ngân hàng thế giới đã điều tra chọn mẫu trên 400 doanh nghiệp tư nhân tại 6 tỉnh và thành phố trên ohạm vi cả nước:Hà Nội,Hải Phòng , Hà Tây , Tp Hồ Chí Minh , Bình Dương , Long An vào cuối năm 2001 . Cuộc điều tra đã đưa ra những số liệu dự đoán về khả năng thu hút lao động và giải quyết việc làm của loại hình doanh nghiệp này. + Chủ sự lao động trẻ và có trình độ: Các chủ sử dụng lao động ( chủ doanh nghiệp ) có tuổi đời trung bình 45 tuổi , trong đó người trẻ nhất là 21 tuổi và già nhất 71 tuổi . Trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật tương đối cao , gần 70% chủ doanh nghiệp đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng , 24% tốt nghiệp phổ thông trung học . Nhìn chung mặt bằng trình độ của chủ doanh nghiệp ở phía Bắc cao hơn phía Nam , ở thành thị cao hơn ở nông thôn . Đa số chủ doanh nghiệp đã được tôi luyện qua thực tế sản xuất kinh doanh và đã tích luỹ được kinh nghiệm trước khi thành lập doanh nghiệp. 15% chủ doanh nghiệp đã từng làm việc trong các Công ty tư nhân; số chủ doanh nghiệp phía Nam đã có kinh nghiệm làm việc trong khu vực tư nhân nhiều gấp 2 lần so với phía Bắc. Gần 50% chủ doanh nghiệp đã từng làm việc trong trong khu vực Nhà nước , trong đó hơn 40% làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước . Tỷ lệ này ở phía Bắc cũng cao hơn , ở thành thị 46,5% chủ doanh nghiệp đã từng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước , còn nông thôn tỷ lệ này chỉ có 29,9%. Khoảng 29% chủ doanh nghiệp đã từng làm việc trong khu vực phi kết cấu . Tỷ lệ chủ doanh nghiệp từng lam việc trong khu vực phi kết cấu ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Đặc biệt chủ doanh nghiệp là phụ nữ không lớn ( chưa đến 25%) và thường là chủ của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa . Đối với loại hình Công ty tư nhân thì chủ doanh nghiệp là nữ chiếm 38% , trong đó ở các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn ( như Công ty TNHH ) thì tỷ lệ chủ doanh nghiệp là nữ chỉ chiếm 18%,nhưng trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ cũng không có sự chênh lệch lớn giữa chủ doanh nghiệp là nam hay nữ . Tỷ lệ chủ doanh nghiệp là nữ ở nông thôn cao hơn ở thành thị. +Người lao động vẫn chịu sức ép việc làm: Nhìn chung trình độ học vấn của người lao động các doanh nghiệp tư nhân không đồng đều . Ngay trong lực lượng lao động trực tiếp cũng có dưới 10% là chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở . Tuy nhiên vấn đề đáng nói là trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp . Các chủ doanh nghiệp cho rằng: tìm được lao động có trình độ tay nghề phù hợp với yêu cầu công việc là rất khó , kể cả tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .Trong các doanh nghiệp tư nhân việc làm của người lao động thương không ổn định . Chỉ có 57% số lao động làm việc theo hợp đồng dài hạn ( trên 1 năm hoặc không xác định thời hạn ) . Số còn lại đều làm việc theo hợp đồng 3 tháng , 6 tháng hoặc theo thời vụ . Xây dựng là ngành thu hút đông lao động nhưng công việc lại không ổn định , phụ thuộc vào các hợp đồng thầu xây dựng , những biến động nhu cầu xây dựng trong xã hội từng thời điểm . Hầu hết công nhân xây dựng làm việc theo hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ , nên mặc dù công việc nặng nhọc , nguy hiểm công nhân vẫn không được bảo vệ bằng chính sách BHXH . Mặt khác,doanh nghiệp tư nhân hoạt động mang tính thời vụ cao , mà quy mô sản xuất lại nhỏ,hạn chế nguồn vốn và khả năng tài chính . Họ chỉ đảm bảo quyền lợi giữ lại một số cán bộ khung,khi có nhu cầu tăng sản lượng chạy cho kịp tiến độ , họ khuyến khích công nhân làm tăng giờ thuê lao động ngoài theo vụ việc hoặc hợp đồng ngắn hạn . Đó cũng là những kẽ hở của chính sách BHXH hiện hành , doanh nghiệp đang lợi dụng triệt để và người lao động chưa được bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Qua điều tra cho thấy số lao động thuê ngoài ở lúc cao điểm ngành nghề: ngành dịch vụ ăn uống,lao động nữ 76%,ngành dệt may 78%,trong khi ngành xây dựng chỉ có 11% và dịch vụ khác chiếm 34%. Cuộc điều tra cũng cho thấy , số công nhân lao động trực tiếp có việc làm ổn định thu nhập trung bình 840.000 đồng/tháng , bằng 80% tiền công của lao động làm công chuyên môn nghiệp vụ . Tiền công của lãnh đạo doanh nghiệp ( trưởng,phó phòng ban nghiệp vụ trở lên ) cao hơn 1,7 lần công của công nhân trực tiếp sản xuất . Trong lực lượng công nhân trực tiếp sản xuất thì lương công nhân ngành chế biến thấp nhất,cao nhất là trong ngành dịch vụ . Mức tiền công thấp nhất trả cho công nhân lao động trực tiếp là 230.000 đồng/tháng trả cho lao động quản lý là 500.000 đông/tháng.Mức công cao nhất trả cho lao động trực tiếp sản xuất là 2 triệu đồng/tháng,cho lao động quản lý là 5 triệu đồng/tháng.Khoảng cách về các mức tiền công đã tăng lên. Những đặc điểm về lao động , việc làm,tiền công và tiềm năng giải quyết việc làm , thu hút lao động của khối doanh nghiệp tư nhân sẽ là những căn cứ xác đáng để mở rộng và xây dựng chính sách BHXH phù hợp , đảm bảo quyền lợi cho đông đảo người lao động trong cả nước. tổng kết BHXH Việt Nam ra đời từ năm 1961 , tuy còn nhiều hạn chế nhưng từ khi thực hiện đến nay nó luôn là công cụ đắc lực cho đảng và nhà nước ta thực hiện các chính sách về bảo đảm cho xã hội . Trong giai đoạn hiện nay , khi mà nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điêù tiết của nhà nước thì hệ thống BHXH cũ đã bộc lộ rõ những điểm yếu của mình , đòi hỏi phải đổi mới cho phù hợp . Đáp ưng yêu cầu đó , hệ thống BHXH mới ra đời hoạt động đúng hướng trong nền kinh tế thị trường . BHXH vẫn tồn tại và phát triển là phù hợp với nhu cầu của mọi người dân lao động và sự ổn định về kinh tế – xã hội trong chính sách xã hội của mỗi quốc gia . Phát triển BHXH nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và thực hiện chính sách bảo đảm xã hội là một định hướng chiến lược của đảng và nhà nước , hoàn toàn phf hợp với xu hướng hiện nay của các nước , BHXH Việt Nam sẽ cùng với sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội , thực hiện dân giầu nước mạnh , xã hội công bằng văn minh . ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35574.doc