Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội

Tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội: LỜI MỞ ĐẦU. V iệc phân tích và tìm ra các yếu kém trong tình hình tài chính của công ty, đặc biệt là về cấu trúc tài chính của công ty để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty là một việc làm hết sức cần thiết. Đứng trước một công ty đang hoạt động, làm thế nào nhận biết cấu trúc tài chính của công ty đó có thuận lợi hay không?, cấu trúc tài chính công ty này chưa được tốt là do yếu tố nào gây ra?, với tình trạng như vậy liệu công ty có thu hút được các nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế... Ebook Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hay không?, yếu tố nào khiến các nhà cung cấp tín dụng có thể yên tâm khi quyết định cung cấp tín dụng cho công ty?,..Tất cả các câu hỏi trên đã khiến cho em suy nghĩ và từ đó tìm hiểu về những vấn đề này. Đây cũng là một trong các lý do khiến em lựa chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp kết thúc khoá học. Ngoài ra, để bắt đầu cho kỳ thực tập của mình em đã lựa chọn cho mình một công ty cụ thể để có được cơ sở cho việc tìm hiểu của mình. Đó là Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Đây là một công ty cổ phần có quy mô lớn, có mối quan hệ làm ăn với các nước trên thế giới. Vì vậy việc thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư bên ngoài là yếu tố cần thiết. Công ty phải quan tâm tới cấu trúc tài chính của mình để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư này. Từ các yếu tố trên đã hình thành nên đề tài của em với tên đầy đủ như sau: “Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội”. Kết cấu của đề tài này gồm có 3 phần: Phần I - Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Phần II - Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Phần III - Nhận xét và các giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Trong thời gian thực hiện đề tài, ngoài sự nổ lực và cố gắng của bản thân, em còn nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo - TS. Ngô Hà Tấn, cùng sự quan tâm, chỉ bảo nhiệt tình của cô chú trong phòng Tài chính - Kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Em xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến thầy Tấn và các cô chú trong Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội trong suốt thời gian qua. Sự ân cần của thầy và các cô chú không những giúp em hoàn thành xong đề tài, học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm làm việc mà còn để lại ấn tượng tốt đẹp trong em khi em vào đời. Em xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, tháng 05 năm 2007. Sinh viên thực hiện. Nguyễn Thị Vận. PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. I. Khái quát về tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 1. Khái niệm, bản chất tài chính doanh nghiệp. 1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện qua quá trình “huy động” và “sử dụng vốn” để tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. “Huy động” còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình tạo ra quỹ tiền tệ từ các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động trong lâu dài với chi phí thấp nhất. “Sử dụng vốn” còn gọi là đầu tư, liên quan đến việc phân bổ vốn ở đâu?, lúc nào?,... sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả nhất. 1.2. Bản chất tài chính doanh nghiệp. Bản chất của tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế tiền tệ thông qua hoạt động huy động và sử dụng vốn. Việc nhìn nhận bản chất của doanh nghiệp rất quan trọng khi nước ta đang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước. Đối với nhà phân tích, nhận thức vấn đề này là cơ sở để xây dựng hướng phân tích đúng đắn trên cơ sở cơ chế tài chính hiện hành. 2. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn (cân bằng tài chính) của doanh nghiệp. Cấu trúc tài chính có liên quan đến chính sách tài trợ của doanh nghiệp. Cấu trúc tài sản: là tỉ lệ % của từng loại tài sản tương ứng chiếm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn: là tỉ lệ % của từng loại nguồn vốn tương ứng chiếm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Cân bằng tài chính: xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. 3. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõ những dấu hiệu về cân bằng tài chính. Như vậy, phân tích cấu trúc tài chính là quá trình sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác hình thành các chỉ tiêu phân tích phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp qua đó tìm ra phương cách tốt nhất để kết hợp giữa tài sản và nguồn vốn, đánh giá thực trạng cân bằng tài chính của doanh nghiệp. 4. Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp: Các nhà quản trị tài chính ở doanh nghiệp quan tâm đến phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, qua đó phát hiện những đặc trưng trong việc sử dụng vốn, huy động vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đưa ra những chính sách tài trợ phù hợp. Phân tích cấu trúc tài chính còn được các nhà quản trị sử dụng như là công cụ khảo sát cơ bản trong lựa chọn quyết định đầu tư, là công cụ đánh giá của các nhà quản trị. Phân tích cấu trúc tài chính để thấy được khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp đang ở giai đoạn nào?. Từ đó tìm biện pháp giải quyết để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đây chính là công cụ giúp các nhà quản trị dự đoán được những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với bên ngoài doanh nghiệp: Phân tích cấu trúc tài chính không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với riêng doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, nhà cung cấp tín dụng (ngân hàng), các cơ quan quản lý nhà nước... Đối với nhà cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp (ngân hàng): đối tượng này sẽ đặc biệt quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo các nhà cung cấp tín dụng này, cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp đi vay sẽ thể hiện mức độ rủi ro tiềm ẩn hay mức độ an toàn có thể có đối với khoản tín dụng mà ngân hàng sẽ cung cấp hay nói cách khác các nhà cung cấp tín dụng muốn biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản vay đáo hạn. Đối với các nhà đầu tư: đối tượng này sẽ quan tâm tới thời gian hoàn vốn, khả năng thanh toán vốn. Vì vậy vấn đề họ cần tìm hiểu cũng là cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp sẽ là một phương tiện để họ lựa chọn đối tác đầu tư phù hợp. Đối với các nhà cung cấp: đối tượng này phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp trong thời gian sắp đến được mua hàng chịu hay không? Và mức nợ tối đa có thể cho phép là bao nhiêu?. Muốn đưa ra quyết định một cách chính xác và đúng lúc các nhà cung cấp phải nắm rõ khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Do đó, đối tượng này cũng cần đến việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Đối với cơ quan quản lý nhà nước hay các cổ đông, người lao động...: Tất cả các đối tượng này đều có những mối quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dù ở góc độ này hay ở góc độ khác. Vì vậy phân tích cấu trúc tài chính cũng là công cụ phần nào giúp họ nắm bắt rõ hơn tình hình tại doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin, đánh giá đúng sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. II.Tài liệu sử dụng, phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 1. Tài liệu sử dụng. 1.1. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT). a. Khái niệm. Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thái tiền tệ tại một thời điểm nhất định. Thời điểm đó thường là ngày cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Khi phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp thì số liệu trên bảng cân đối kế toán ở nhiều thời điểm khác nhau (qua nhiều năm) vì vậy có thể đánh giá biến động tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp như thế nào?. Việc sử dụng bảng cân đối kế toán để làm tài liệu phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp cũng cần xem xét thị trường có biến động về giá hay không? (do lạm phát kinh tế hay giá trị doanh nghiệp giảm thấp vì nguyên nhân kinh doanh không hiệu quả). Bởi vì bảng cân đối kế toán thể hiện giá gốc, do đó nhà phân tích cần điều chỉnh theo giá hiện hành khi xây dựng các chỉ tiêu phân tích để có thể đánh giá xác thực thực trạng tài chính của doanh nghiệp. b. Kết cấu. Theo chế độ báo cáo kế toán hiện hành, kết cấu của bảng cân đối kế toán được chia thành 2 phần: tài sản và nguồn vốn. Và được thiết kế theo kiểu 1 bên hoặc 2 bên. Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tài sản được sắp xếp theo khả năng hoán chuyển thành tiền theo thứ tự giảm dần hoặc theo độ dài thời gian để chuyển hoá tài sản thành tiền. Phần nguồn vốn: Phản ánh toàn bộ nguồn hình thành tài sản hiện có ở doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các loại nguồn vốn được sắp xếp theo trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn đối với các chủ nợ và chủ sở hữu. c. Ý nghĩa. Bảng cân đối kế toán có ý nghĩa cả về mặt kinh tế và pháp lý. Về mặt kinh tế: Số liệu phần tài sản cho phép nhà phân tích đánh giá một cách tổng quát quy mô và kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Số liệu phần nguồn vốn phản ánh các nguồn tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp, qua đó đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý: Số liệu phần tài sản thể hiện giá trị các loại tài sản hiện có mà doanh nghiệp có quyền quản lý và sử dụng lâu dài để sinh lợi. Số liệu phần nguồn vốn thể hiện phạm vi trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp về tổng số vốn kinh doanh với chủ nợ và chủ sở hữu. 1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. a. Khái niệm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ (quý, năm) chi tiết theo các loại hoạt động, tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. b. Kết cấu. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: Phần I - Lãi, lỗ thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp theo 3 hoạt động. + Hoạt động sản xuất. + Hoạt động tài chính. + Hoạt động bất thường. Phần II - Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác (phí, lệ phí). Phần III - Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa: phần này phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ cuối kỳ. Số thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại và còn được hoàn lại cuối kỳ. Số thuế GTGT được miễn giảm, đã miễn giảm và còn được miễn giảm cuối kỳ. c. Ý nghĩa. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, thu nhập, chi phí và kết quả từng loại hoạt động cũng như kết quả chung toàn doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và là dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là một trong các nguồn thông tin rất bổ ích cho người ngoài doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư vào doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho phép đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác, đặc biệt là thanh quyết toán thuế GTGT, qua đó đánh giá phần nào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. 1.3. Nguồn thông tin khác. Ngoài những tài liệu được lấy từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong nhiều năm liền kề, còn sử dụng đến nguồn thông tin khác để phân tích được chính xác, thuyết phục và mở rộng được nhiều vấn đề hơn. Các nguồn thông tin khác được chia thành 3 nhóm thông tin như sau: a. Thông tin liên quan đến tình hình kinh tế . - Những thông liên quan đến tình hình kinh tế bao gồm: + Thông tin về tăng trưởng và suy thoái kinh tế. + Thông tin về lãi suất ngân hàng, trái phiếu kho bạc, tỷ giá ngoại tệ... + Thông tin về tỉ lệ lạm phát. + Thông tin về các chính sách kinh tế lớn của Chính phủ, chính sách chính trị, ngoại giao của Nhà nước... b. Thông tin theo ngành. - Những thông theo ngành bao gồm: + Mức độ và yêu cầu của ngành. + Mức độ cạnh tranh và quy mô của thị trường. +Tính chất cạnh tranh của thị trường hay mối quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp và khách hàng. + Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành. + Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng. c. Thông tin về đặc điểm hoạt động của ngành. - Những thông tin về phương hướng và đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm: + Mục tiêu và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp gồm cả chiến lược tài chính và chiến lược kinh doanh. + Đặc điểm quá trình luân chuyển vốn trong các khâu kinh doanh ở từng loại hình doanh nghiệp. + Tính thời vụ, tính chu kỳ trong hoạt động kinh doanh. + Mối liên hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng và các đối tượng khác... + Các chính sách hoạt động khác. 2. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 2.1. Phương pháp so sánh. Trong phân tích cấu trúc tài chính thì phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến và hiệu quả nhất. Bằng cách tiến hành so sánh chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với chỉ tiêu đã chọn làm gốc so sánh. Phương pháp này được vận dụng trong phân tích cấu trúc tài chính bao gồm đầy đủ 3 vấn đề: tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, và kỹ thuật so sánh. Tiêu chuẩn so sánh (số gốc): Được chọn làm căn cứ so sánh trong phân tích. Trong phân tích tài chính nhà phân tích thường sử dụng các số gốc sau: + Số quá khứ: sử dụng số liệu ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Số quá khứ trong tiêu chuẩn so sánh sẽ cho thấy được trước mức tăng trưởng hoặc tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu. Thông thường số liệu phân tích được tổ chức ở 3-5 năm liền kề. + Số kế hoạch: để đánh giá doanh nghiệp có đạt tới mục tiêu tài chính trong năm hay không?. Khi các nhà quản trị muốn xây dựng các chiến lược hoạt động cho doanh nghiệp thì các nhà phân tích sẽ sử dụng số gốc là số kế hoạch này để phân tích. + Số trung bình ngành: để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến ngành. Như vậy sử dụng số liệu trung bình ngành để phân tích sẽ cho thấy được vị thế của doanh nghiệp trong phạm vi tài chính. Trường hợp không có số liệu trung bình ngành các nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của 1 doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích. Điều kiện so sánh: + Điều kiện so sánh theo thời gian: khi so sánh các số liệu các nhà phân tích cần phải chú ý tới các điều kiện cần thiết sau đây: - Cùng một nội dung kinh tế. - Cùng phương pháp tính. - Cùng một đơn vị đo lường, tính toán. + Điều kiện so sánh theo không gian: ngoài các điều kiện so sánh theo thời gian khi so sánh giữa các doanh nghiệp còn phải đảm bảo điều kiện là các doanh nghiệp phải cùng một loại hình kinh doanh và qui mô tương tự nhau. Như vậy việc so sánh mới có ý nghĩa. Kỹ thuật so sánh: Có các dạng so sánh: so sánh ngang và so sánh dọc. + So sánh ngang: là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối của từng chỉ tiêu phân tích qua nhiều kỳ liên tiếp, từ đó có thể xác định được mức biến động của từng chỉ tiêu. + So sánh ngang: chọn một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính làm quy mô chung và tính các tỉ lệ % của các chỉ tiêu có liên quan so với chỉ tiêu quy mô chung đó. Từ đó có thể đánh giá cấu trúc của từng chỉ tiêu đó. Trong các dạng so sánh trên thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: + So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số tương đối: là thương số giữa trị số kỳ phân tích và trị số kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Việc so sánh này biểu hiện mối quan hệ, tốc độ phát triển... của các chỉ tiêu phân tích. 2.2. Phương pháp loại trừ. 2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. + Trình tự của phương pháp thay thế liên hoàn : - Phải biết được số lượng các nhân tố ảnh hưởng. - Sắp xếp các nhân tố theo trình tự số lượng, kết cấu (nếu có), chất lượng. Trong trường hợp có nhiều nhân tố số lượng và chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước, thứ yếu xếp sau. - Lần lượt thay thế từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Khi thay thế một nhân tố thì phải cố định các nhân tố còn lại (nhân tố nào đã thay thế rồi cố định ở kỳ phân tích, nhân tố nào chưa thay thế thì cố định ở kỳ gốc). - Sau khi thay thế một nhân tố phải tính ra kết quả, lấy kết quả đó trừ kết quả trước đó liền kề thì được một số chênh lệch. Đó chính là ảnh hưởng của nhân tố vừa được thay thế. - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng phải bằng đúng đối tượng phân tích. * Minh hoạ : Giả sử có một phương trình kinh tế có dạng : A = a . b . c * Đối tượng phân tích : ΔA = A1 – A0 Trong đó : + Kỳ thực tế : A1 = a1 . b1 . c1 + Kỳ kế hoạch : A0 = a0 . b0 . c0 * Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới A: + Ảnh hưởng của nhân tố a (ΔA(a)): ΔA(a) = a1 . b0 . c0 - a0 . b0 . c0 + Ảnh hưởng của nhân tố b (ΔA(b)): ΔA(b) = a1 . b1 . c0 - a1 . b0 . c0 + Ảnh hưởng của nhân tố c (ΔA(c)): ΔA(c) = a1 . b1 . c1 - a1 . b1 . c0 * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến A: ΔA = ΔA(a) + ΔA(b) + ΔA(c) = A1 – A0 2.2.2. Phương pháp số chênh lệch. Phương pháp số chênh lệch là một dạng khác - dạng đơn giản hơn của phương pháp thay thế liên hoàn dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số. 2.3. Phương pháp liên hệ cân đối. Khi phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp thường vận dụng phương pháp liên hệ cân đối để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích. Các nhà phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp thường vận dụng các cân đối được biểu hiện dưới dạng tổng số hay hiệu số: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu ... ... ... 2.4. Phương pháp phân tích tương quan - hồi quy. Giữa các số liệu trên báo cáo tài chính thường có mối tương quan với nhau. Sự biến động của chỉ tiêu này có thể kéo theo sự thay đổi các chỉ tiêu liên quan. Chẳng hạn, khi giá trị của khoản đầu tư xây dựng cơ bản gia tăng sẽ làm cho giá trị tài sản cố định tăng theo, tức là tiềm lực về tài sản cố định trong thời gian tới sẽ có sự thay đổi. Như vậy phân tích sự tương quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các chỉ số tài chính được phù hợp hơn và phục vụ công tác dự báo tài chính ở doanh nghiệp hiệu quả hơn. Tóm lại: Trên đây là các phương pháp thường vận dụng trong công tác phân tích cấu trúc tài chính. Việc áp dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào từng đối tượng phân tích cụ thể. II. Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. 1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, sử dụng phương pháp so sánh và tài liệu phục vụ chính cho việc phân tích là bảng cân đối kế toán. Việc so sánh các số liệu trên bảng cân đối kế toán được trình bày theo quy mô chung. Với cách so sánh này 1 chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ tính theo tỉ lệ phần trăm trên chỉ tiêu quy mô chung đó. Như vậy để có thể đánh giá cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp thì chỉ tiêu được chọn làm quy mô chung là tổng tài sản. Các chỉ tiêu có liên quan đến chỉ tiêu quy mô chung (tổng tài sản) bao gồm: tiền, đầu tư tài chính, hàng tồn kho, các khoản phải thu, tài sản cố định.... Thực tế có rất nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tuỳ thuộc vào mục tiêu của người phân tích. Tuy nhiên, nguyên tắc chung để thiết lập chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản là: Ki = Giá trị thuần tài sản i x 100 (%) Tổng tài sản Trong đó: Ki : Tỉ trọng tài sản Giá trị thuần của tài sản i: giá trị của tài sản sau khi đã loại trừ phần hao mòn luỹ kế và dự phòng. Từ nguyên tắc chung trên ta hình thành các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản cơ bản như sau: a. Tỉ trọng tiền (K1). Tỉ trọng tiền (K1) = Tiền x 100 (%) Tổng tài sản - Giá trị của tiền được lấy từ mã số 110 trên BCĐKT. - Giá trị của tổng tài sản được lấy từ mã số 270 trên BCĐKT. Ý nghĩa: Chỉ tiêu trên cho biết lượng tiền chiếm tỉ lệ bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu K1 lớn: tức là lượng tiền tại doanh nghiệp lớn. Điều này sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc thanh toán, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với lượng tiền như thế cũng làm cho doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro mất mát, thất thoát, hoặc xảy ra tình trạng bị ứ đọng vốn kinh doanh. Nếu K1 nhỏ: ngược lại với trường hợp trên, lượng tiền ít giúp doanh nghiệp dễ dàng trong việc bảo quản tiền, ít gặp rủi ro do mất mát, thất thoát và tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh không xảy ra. Tuy nhiên, như thế thì việc chi tiêu của doanh nghiệp không được thuận lợi, nhu cầu chi tiêu được đáp ứng chậm. Vì vậy, việc phân bổ K1 hợp lý, vừa phải là điều cần thiết trong doanh nghiệp. Việc này tuỳ thuộc vào quy mô và tuỳ thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào khả năng quản lý của doanh nghiệp... b. Tỉ trọng giá trị đầu tư tài chính (K2). Tỉ trọng đầu tư tài chính (K2) = Giá trị thuần đầu tư tài chính x 100 (%) Tổng tài sản -Giá trị thuần đầu tư tài chính được lấy từ mã số 120 và mã số 250 trên BCĐKT. Ý nghĩa: Cho biết giá trị đầu tư tài chính chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu K2 lớn: số vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp nhiều và doanh nghiệp sử dụng lượng vốn này đầu tư ra bên ngoài nhiều. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có quy mô lớn, mối liên hệ, liên kết tài chính với các doanh nghiệp, tổ chức bên ngoài chặt chẽ. Kết quả của quá trình đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp, đồng thời mức độ rủi ro cũng theo đó tăng theo. Tuy nhiên, khi đầu tư tài chính ra bên ngoài nhiều thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về vốn khi cần mở rộng sản xuất kinh doanh. Nếu K2 nhỏ: số vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp ít, đồng nghĩa với lượng vốn đầu tư ra bên ngoài nhỏ. Do đó mức độ liên hệ, liên kết tài chính với các doanh nghiệp bên ngoài hoặc các tổ chức tài chính không chặt chẽ. Ngoài ra còn có thể do doanh nghiệp không muốn mạo hiểm, họ muốn bảo toàn lượng vốn nhàn rỗi của mình một cách chắc chắn. Do vậy lợi nhuận tìm kiếm trong những trường hợp này không cao. Vì vậy, lượng vốn nhàn rỗi dùng để đầu tư tài chính trong doanh nghiệp cần phải hợp lý. Bởi vì, nó thể hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng là nguồn lợi lớn của doanh nghiệp. c. Tỉ trọng các khoản phải thu (K3). Tỉ trọng các khoản phải thu (K3) = Giá trị các khoản phải thu x 100 (%) Tổng tài sản - Giá trị thuần các khoản phải thu được lấy từ mã số 130 và mã số 210 trên BCĐKT. Ý nghĩa: Cho biết giá trị các khoản phải thu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu K3 lớn: các khoản phải thu của doanh nghiệp nhiều. Điều này thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp lớn, nhưng khả năng thu hồi nợ chậm hoặc khả năng quản lý nợ của doanh nghiệp chưa tốt. Do đó với tình trạng này vốn của doanh nghiệp sẽ bị chiếm dụng trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Nếu K3 nhỏ: các khoản phải thu của doanh nghiệp ít. Điều này thể hiện công tác thu hồi nợ và quản lý nợ của doanh nghiệp thực hiện tốt. Do đó khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp nhanh, giúp cho doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn. Vì vậy, việc quản lý nợ phải thu tại doanh nghiệp phải được thực hiện tốt để đảm bảo số dư nợ phải thu ở mức độ hợp lý. d. Tỉ trọng hàng tồn kho (K4). Tỉ trọng hàng tồn kho (K4) = Giá trị thuần hàng tồn kho x 100 (%) Tổng tài sản -Giá trị thuần hàng tồn kho được lấy từ mã số 140 trên BCĐKT. Ý nghĩa: cho biết giá trị hàng tồn kho chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu K4 lớn: doanh nghiệp đã dự trữ nhiều hàng tồn kho. Doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc dự trữ nhiều sẽ gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp, mặc khác chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ lượng hàng tồn kho lớn sẽ rất tốn kém. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ rất thấp. Nếu K4 nhỏ: Lượng hàng tồn kho dự trữ quá ít không đủ cho việc cung cấp hàng khi cần thiết. Vì thế sẽ ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, cần có kế hoạch dự trữ hàng tồn kho hợp lý, với lượng hàng vừa đủ và chi phí cho việc bảo quản là thấp nhất. Điều này còn phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, phụ thuộc vào từng chính sách dự trữ và tính thời vụ của doanh nghiệp. Và một điều không thể bỏ qua đó là tuỳ thuộc vào sự tăng trưởng của chính doanh nghiệp đó. e. Tỉ trọng tài sản cố định (K5). Tỉ trọng tài sản cố định (K5) = Giá trị còn lại của tài sản cố định x 100 (%) Tổng tài sản - Giá trị còn lại của tài sản cố định được lấy từ mã số 220 trên BCĐKT. Ý nghĩa: cho biết giá trị tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Nếu K5 lớn: doanh nghiệp thường xuyên mua sắm mới tài sản cố định và thời điểm mua sắm là gần đây. Lượng vốn cố định lớn thể hiện giá trị tài sản của doanh nghiệp lớn. Việc này đồng nghĩa với thời gian để hoàn vốn của doanh nghiệp là khá lâu. Nếu K5 nhỏ: tài sản cố định còn lại đã lạc hậu, lỗi thời, giá trị tài sản đã bị giảm thấp gây nguy cơ sản xuất kinh doanh trì trệ, năng suất kém. Nhưng nếu doanh nghiệp có dự định chuyển đổi cơ cấu kinh doanh thì tình trạng tài sản cố định như vậy sẽ có lợi cho doanh nghiệp trong giai đoạn này. Vì vậy, muốn K5 ở mức hợp lý phải xem xét đến chu kỳ tăng trưởng của doanh nghiệp, đồng thời phải lưu ý đến phương pháp tính khấu hao của tài sản cố định mà doanh nghiệp đang áp dụng. Còn một yếu tố nữa quyết định mức tài sản cố định phù hợp đó là loại hình doanh nghiệp lựa chọn kinh doanh. 2. Phân tích từng loại tài sản của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số trong phân tích khái quát cơ cấu tài sản chỉ cho phép ta đánh giá khái quát chung tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp như thế nào mà chưa đi vào chi tiết từng loại tài sản, chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các thời kỳ. Do vậy, để đánh giá rõ hơn khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản ta sẽ phân tích sự biến động của từng loại tài sản qua nhiều kỳ. Mỗi loại tài sản được cấu thành từ nhiều khoản mục nhỏ. Ví dụ như tài sản cố định sẽ chịu ảnh hưởng của các yếu tố như khấu hao luỹ kế, nguyên giá..., hay đầu tư tài chính sẽ bao gồm đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn. Từ việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của từng yếu tố đó sẽ cho thấy được nguyên nhân thay đổi cụ thể của từng loại tài sản trong doanh ngiệp. Nhờ đó sẽ giúp các nhà quản trị xác định được mức độ thay đổi và đưa ra các biện pháp cải thiện. Như vậy phân tích từng loại tài sản của doanh nghiệp sẽ bổ sung được những thông tin cần thiết mà chưa được thể hiện rõ trong phân tích khái quát cơ cấu tài sản. IV. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Do vậy, việc phân tích cấu trúc nguồn vốn phải xem xét đến nhiều mặt và trên cơ sở mục tiêu của doanh nghiệp đặt ra để có thể đánh giá đúng và hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp nếu xét theo nguồn hình thành tài sản về cơ bản bao gồm 2 bộ phận lớn: nguồn vốn vay nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Về mặt pháp lý tính chất của 2 nguồn vốn này hoàn toàn khác nhau về trách nhiệm đối với bên góp vốn: Đối với nguồn vốn vay nợ (nợ phải trả): doanh nghiệp phải cam kết thanh toán với các chủ nợ số nợ gốc và các khoản chi phí sử dụng vốn (nếu có) theo thời hạn đã quy định. Khi có trường hợp rủi ro phá sản, giải thể phải thanh lý tài sản thì các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận các khoản thanh toán từ tài sản thanh lý. Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán đối với người góp vốn với tư cách là người chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu thể hiện phần tài trợ của người chủ sở hữu đối với toàn bộ tài sản ở doanh nghiệp. Vì vậy, xét trên khía cạnh tự chủ về tài chính nội dung phân tích này thể hiện năng lực vốn có của người chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. Để thể hiện được tính tự chủ về tài chính, khi phân tích sử dụng các chỉ tiêu sau: a. Tỉ suất nợ (P1). Tỉ suất nợ (P1) = Nợ phải trả x 100 (%) Tổng nguồn vốn - Giá trị nợ phải trả được lấy ở mã số 300 bao gồm mã số 310 và mã số 330 trên BCĐKT. - Giá trị tổng nguồn vốn được lấy ở mã số 440 trên BCĐKT. Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nợ phải trả chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu P1 lớn: nợ phải trả trong doanh nghiệp nhiều. Trường hợp trong tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp nếu nợ ngắn hạn chiếm đa số thì doanh nghiệp sẽ bị áp lực trong việc thanh toán. Còn ngược lại nếu khoản nợ dài hạn chiếm đa số thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Như vậy, việc thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh doanh gặp nhiều trở ngại. Nếu P1 nhỏ: nợ phải trả của doanh nghiệp không đáng kể. Doanh nghiệp không bị áp lực trong việc thanh toán cũng như có cấu trúc nợ thuận lợi đối với các nhà đầu tư. Doanh nghiệp có điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư, do đó lượng vốn huy động trong tương lai sẽ khả quan. b. Tỉ suất tự tài trợ (P2). Tỉ suất tự tài trợ (P2) = Nguồn vốn chủ sở hữu x ._. 100 (%) Tổng nguồn vốn - Giá trị nguồn vốn chủ sở hữu được lấy ở mã số 400 bao gồm mã số 410 và mã số 430 trên BCĐ KT. Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang có nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu P2 lớn: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có tính độc lập về tài chính không bị sức ép đối với các chủ nợ. Do vậy, doanh nghiệp dễ dàng thu hút các nhà đầu tư để tiếp tục phát triển kinh doanh. Nếu P2 nhỏ: vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả lớn. Tình trạng này của doanh nghiệp sẽ tạo ra sự không an tâm đối với các chủ đầu tư khi quyết định đầu tư. Như vậy, doanh nghiệp muốn thu hút các nhà đầu tư vốn thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác quyết định. c. Tỉ suất nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu (P3). Tỉ suất NPT/VCSH (P3) = Nợ phải trả x 100 (%) Nguồn vốn chủ sở hữu Ý nghĩa: cho biết mức độ đảm bảo nợ bởi nguồn vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp. Nếu P3 lớn: mức độ đảm bảo nợ phải trả bởi nguồn vốn chủ sở hữu không an toàn. Doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng đông cứng và có nhiều khả năng sẽ không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài tài trợ. Nếu P3 nhỏ: nợ phải trả hoàn toàn được đảm bảo thanh toán bởi nguồn vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng vay nợ để phát triển kinh doanh trong phạm vi cho phép và việc tìm kiếm nguồn tín dụng từ bên ngoài trong trường hợp này cũng dễ dàng hơn. 2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ trong doanh nghiệp. Phân tích tính tự chủ tài chính thể hiện mối quan hệ giữa vốn vay nợ và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, trong công tác quản trị tài chính, mỗi nguồn vốn đều có liên quan đến thời hạn sử dụng và chi phí sử dụng vốn. Vì vậy, sự ổn định về nguồn tài trợ là mối quan tâm khi đánh giá cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Theo yêu cầu đó nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời: Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào quá trình hoạt động kinh doanh, trong tương lai gần doanh nghiệp không bị áp lực trong việc thanh toán. Như vậy, nguồn vốn thường xuyên bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản vay trong dài hạn. Về nguyên tắc thì nguồn vốn thường xuyên sẽ được sử dụng để tài trợ cho những tài sản dài hạn. Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào quá trình hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc thì nguồn vốn tạm thời được sử dụng để tài trợ cho những tài sản ngắn hạn. Như vậy, để phân tích sự ổn định về nguồn tài trợ thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau: a. Tỉ suất nguồn vốn tạm thời (P4). Tỉ suất nguồn vốn tạm thời (P4) = Nguồn vốn tạm thời x 100 (%) Tổng nguồn vốn - Giá trị nguồn vốn tạm thời được lấy ở mã số 300 trên BCĐKT. Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì nguồn vốn mang tính chất tạm thời chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu P4 lớn: nguồn vốn tạm thời trong doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp có những khoản nợ vay đến hạn cần phải thanh toán. Vì vậy, tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp rất thấp. Nếu P4 nhỏ: nguồn vốn tạm thời trong doanh nghiệp ít. Nguồn vốn trong doanh nghiệp đa số là nguồn vốn thường xuyên. Do đó, doanh nghiệp sẽ không bị áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ vay trong tương lai gần. Và tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp tương đối ổn định trong thời gian dài. b. Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên (P5). Tỉ suất nguồn vốn thường xuyên (P5) = Nguồn vốn thường xuyên x 100 (%) Tổng nguồn vốn - Giá trị nguồn vốn thường xuyên được lấy ở mã số 400 và mã số 330 và mã số 310 với các khoản nợ ngắn hạn có thời hạn trên 1 năm trên BCĐKT. Ý nghĩa: cho biết trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nguồn vốn mang tính chất thường xuyên chiếm bao nhiêu phần trăm. Nếu P5 lớn: nguồn vốn thường xuyên lớn. Nguồn vốn thường xuyên có tính chất ngược lại nguồn vốn tạm thời, do vậy P5 lớn cũng đồng nghĩa với P4 nhỏ. Khi đó, tính ổn định của nguồn tài trợ cao trong thời gian nhất định. Nếu P5 nhỏ: nguồn vốn thường xuyên nhỏ. Điều này đồng nghĩa với P4 lớn. Như vậy, tính ổn định của nguồn tài trợ trong doanh nghiệp thấp. c. Tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên (P6). Tỉ suất VCSH/NVTX (P6) = Vốn chủ sở hữu x 100 (%) Nguồn vốn thường xuyên Ý nghĩa: cho biết vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần trăm của nguồn vốn thường xuyên. Nếu P6 lớn: nguồn vốn chủ sở hữu lớn. Đây là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có tính tự chủ về tài chính cao. Mặc khác khi nguồn vốn chủ sở hữu lớn chứng tỏ các khoản nợ dài hạn trong doanh nghiệp không nhiều. Tính ổn định về nguồn tài trợ trong doanh nghiệp là bền vững trong một thời gian nhất định. Nếu P6 nhỏ: nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ. Nguồn vốn đang có trong doanh nghiệp phần lớn là vốn vay dài hạn. Do vậy, doanh nghiệp có tính tự chủ thấp, đồng thời doanh nghiệp cũng phải lo trả các khoản nợ dài hạn nên tính ổn định về nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng thấp. Doanh nghiệp có nguy cơ mất cân bằng tài chính trong dài hạn. Tóm lại: Bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn vốn, phân tích cấu trúc nguồn vốn có nhiều ý nghĩa trong việc ra quyết định của các đối tượng sau: Đối với nhà tài trợ, đầu tư: phân tích cấu trúc nguồn vốn góp phần đảm bảo tín dụng cho doanh nghiệp cần và giảm thiểu các rủi ro phát sinh do doanh nghiệp không thanh toán được. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể ước tính được khả năng nợ của mình để quyết định huy động vốn bằng hình thức nào là hợp lý (vay nợ hay tăng vốn góp) thông qua sự đối chiếu các tỉ suất liên quan đến nợ của doanh nghiệp với các hạn mức của ngân hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng được cấu trúc nguồn vốn hợp lý, giảm thiểu đến mức thấp nhất có thể về chi phí sử dụng vốn, tối đa hoá giá trị của doanh nghiệp. V. Phân tích cân bằng tài chính. 1. Khái quát chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp. Cân bằng tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính doanh nghiệp nhằm đảm bảo một sự cân đối giữa các yếu tố của nguồn tài trợ với các yếu tố của tài sản. Do sự vận động của tài sản tách rời với thời gian sử dụng của nguồn vốn nên nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ ra được sự an toàn, tính bền vững và cân đối trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mối quan hệ đó thể hiện cân bằng tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu cân bằng tài chính nhằm hướng đến 1 mục đích cuối cùng là phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc tiềm tàng của sự mất cân bằng tài chính. Nội dung của cân bằng tài chính có thể được nhìn nhận theo 2 cách khác nhau nhưng không đối kháng nhau. Thứ nhất: cân bằng tài chính hướng đến những ràng buộc về pháp lý và những mối quan tâm chủ yếu của các chủ nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán thông qua khả năng sử dụng ngay các yếu tố thuộc tài sản ngắn hạn để có thể đáp ứng các khoản nợ đến hạn trả (nợ ngắn hạn). Mối quan hệ trong trường hợp này thường thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thứ hai: cân bằng tài chính còn xem xét duy trì cân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ tương ứng của nó. Mối quan hệ trong trường hợp này thể hiện qua các phương thức, chính sách tài trợ tài sản dài hạn. Tóm lại: cân bằng tài chính là một đòi hỏi cấp bách, thường xuyên và doanh nghiệp cần duy trì tình trạng cân bằng tài chính để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo một khả năng thanh toán an toàn. Phân tích cân bằng tài chính còn là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài trợ phù hợp. 2. Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. 2.1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn. Để đánh giá được mức độ cân bằng tài chính trong dài hạn của doanh nghiệp, các nhà quản trị dựa vào số liệu thông qua chỉ tiêu vốn lưu động ròng. Vốn lưu động ròng chính là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Có 2 phương pháp tính vốn lưu động ròng như sau: Cách 1: vốn lưu động ròng là phần chênh lệch giữa nguồn vốn thường xuyên và tài sản dài hạn. Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn thường xuyên - Tài sản dài hạn Chỉ tiêu này thể hiện cân bằng giữa nguồn vốn ổn định với những tài sản có thời gian chu chuyển dài. Chỉ tiêu này thể hiện nguồn gốc của vốn lưu động hay còn gọi là phân tích bên ngoài về vốn lưu động. Cách 2: vốn lưu động ròng là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn tạm thời. Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn tạm thời Chỉ số này thể hiện cách thức sử dụng vốn lưu động ròng. Vốn lưu động được phân bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho.... Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Phân tích theo cách này nhấn mạnh đến phân tích bên trong về vốn lưu động. Dựa vào cách 1, khi phân tích vốn lưu động ròng có các trường hợp cân bằng tài chính trong dài hạn như sau: Trường hợp 1:vốn lưu động ròng âm Û nguồn vốn thường xuyên < tài sản dài hạn. NVTT TSNH TSDH NVTX VLĐR = NVTX - TSDH < 0 Nguồn vốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn, phần thiếu hụt được bù đắp bằng một phần của nguồn vốn tạm thời. Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt bởi vì doanh nghiệp luôn chịu những áp lực về thanh toán nợ vay ngắn hạn. Þ Doanh nghiệp cần có những điều chỉnh dài hạn để tạo ra 1 cân bằng mới theo hướng bền vững. Trường hợp 2: vốn lưu động ròng bằng 0 Û nguồn vốn thường xuyên = tài sản dài hạn. TSDH NVTX TSNH NVTT VLĐR = NVTX - TSDH = 0 Toàn bộ tài sản dài hạn được đầu tư bởi nguồn vốn thường xuyên. Cân bằng tài chính có tiến triển và bền vững hơn so với trường hợp 1 nhưng độ an toàn chưa cao, có nguy cơ mất tính bền vững trong tương lai. Þ Doanh nghiệp sẽ mất cân bằng tài chính do khả năng thanh toán nếu việc huy động và sử dụng vốn không được hợp lý. Trường hợp 3: Vốn lưu động ròng > 0 Û nguồn vốn thường xuyên > tài sản dài hạn. TSDH NVTX TSNH NVTT VLĐR = NVTX - TSDH >0 Trường hợp này nguồn vốn thường xuyên không chỉ sử dụng để tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn sử dụng để tài trợ cho 1 phần tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt và an toàn trong thời gian dài. Þ Đây là trường hợp tốt nhất trong 3 trường hợp trên. Doanh nghiệp đạt tình trạng cân bằng tài chính bền vững và an toàn. Tuy nhiên, do sử dụng nguồn vốn thường xuyên để tài trợ cho tài sản ngắn hạn nên làm cho chi phí sử dụng lớn hơn so với sử dụng nguồn vốn tạm thời. 2.2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Với vốn lưu động ròng được sử dụng để phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn thì khi phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn ta sử dụng chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng để phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn (không bao gồm nợ vay). Chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động ròng trong kinh doanh một cách tổng quát được tính như sau: Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu (Ngắn hạn) - Các khoản phải trả (Ngắn hạn, không nợ vay) - Giá trị hàng tồn kho được lấy ở mã số 140 trên BCĐKT. - Giá trị các khoản phải thu được lấy ở mã số 130 và mã số 150 trên BCĐKT. - Giá trị các khoản phải trả được lấy ở mã số 310 loại trừ mã số 311 và mã số 315 trên BCĐKT. Phân tích cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa nhu cầu vốn lưu động ròng với vốn lưu động ròng làm xuất hiện phần chênh lệch gọi là ngân quỹ ròng. Ngân quỹ ròng xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn bằng nguồn vốn thường xuyên còn lại sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn. Ngân quỹ ròng được tính như sau: Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng Phân tích mối quan hệ trên có các trường hợp sau: Trường hợp 1: ngân quỹ ròng > 0 Û vốn lưu động ròng > nhu cầu vốn lưu động ròng. Þ Nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính an toàn. Doanh nghiệp không phải vay để bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu vốn lưu động ròng. Mặt khác, doanh nghiệp không gặp tình trạng khó khăn trong thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi để sinh lợi. Trường hợp 2: ngân quỹ ròng = 0 Û vốn lưu động ròng = nhu cầu vốn lưu động ròng. Þ Toàn bộ các khoản vốn bằng tiền và đầu tư ngắn hạn được hình thành từ các khoản vay ngắn hạn. Đây là dấu hiệu sẽ cho thấy tình trạng mất cân bằng tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Trường hợp 3: ngân quỹ ròng < 0 Û vốn lưu động ròng < nhu cầu vốn lưu động ròng. Þ Nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp không được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Đây là trường hợp mất an toàn và bất lợi đối với doanh nghiệp bởi vì doanh nghiệp phải sử dụng nhiều đến các khoản vay ngắn hạn. Tóm lại: khi phân tích cân bằng tài chính trên khía cạnh xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng có vai trò quan trọng trong công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Đó là cơ sở để doanh nghiệp huy động các khoản vốn vay tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng với chi phí thấp nhất nhưng vẫn đạt được trạng thái tài chính an toàn. PHẦN II. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. A. Đặc điểm tình hình chung về Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. I. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội được chính thức thành lập vào ngày 17/11/1998 theo Giấy phép số 3829/GP-UB của Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà Nội và chính thức đi vào hoạt động ngày 1/1/1999, thời gian hoạt động của Công ty là 50 năm tính từ ngày được cấp giấy phép thành lập. - Tên Công ty là : Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. - Tên giao dịch quốc tế là: HANOI MARITIME HOLDING COPANY. - Tên viết tắt là : MARINA HANOI. - Trụ sở chính tại : P 703 - toà nhà OceanPark 01 Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà Nội. - Telephone : 84.04.942.520/06 - Fax : (84).04.9425208 - Mail : marina.han@fpt.vn - Web : www.oceanparkdbuilding.com : www.marinahanoi.com Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, có các quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam theo các quy định của pháp luật, điều lệ Tổng Công ty và điều lệ Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam là đại diện sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội và giữ cổ phần đặc biệt trong Công ty. Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại các ngân hàng trong và ngoài nước; được phát hành cổ phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật hiện hành. Cụ thể Công ty có các tài khoản tại 5 ngân hàng chính: + Ngân hàng Á Châu ACB. + Ngân hàng thương mại Hàng hải. + Ngân hàng đầu tư và phát triển. + Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. + Ngân hàng XNK Cần Thơ. Số lượng cổ phiếu phát hành của Công ty là 500.000 cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 VNĐ. Công ty đã đi vào hoạt động được hơn 8 năm và là một thành viên của Công ty Hàng hải Việt Nam nhưng Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là một doanh nghiệp hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có bảng cân đối kế toán riêng và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Hiện nay Công ty đã có 6 chi nhánh tại các tỉnh: Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Quãng Ninh, Nghệ An, Quãng Ngãi, Cần Thơ và một Công ty con là Công ty quản lý và kinh doanh bất động sản Hà Nội. Vốn điều lệ tại Công ty tại thời điểm thành lập được xác định theo giá trị bằng tiền VNĐ là 67.056.400.000 VNĐ, sau hơn 2 năm hoạt động công ty đã quyết định tăng số vốn điều lệ lên 120.000.000.000 VNĐ tại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 056428 ngày 31/12/2000 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Quyết định này cho thấy Công ty đã kinh doanh có hiệu quả và việc mở rộng quy mô sản xuất là phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như sẽ làm tăng lợi nhuận cho Công ty trong những năm tiếp theo. Tại thời điểm này cơ sở vật chất của Công ty bao gồm: 1 tàu biển Ocean Park, 4 xà lan biển, 2 tàu kéo, 26 đầu xe ô tô, 1 kho bãi. 2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 2.1. Chức năng kinh doanh của Công ty. Với tư cách là một doanh nghiệp dịch vụ vận tải, chức năng chủ yếu của Công ty bao gồm kinh doanh những mãng sau: - Vận tải đường thuỷ, đường bộ: loại hình doanh nghiệp này mang lại cho doanh nghiệp nhiều doanh thu nhất (chiếm từ 50%-60% trong tổng doanh thu của Công ty). - Dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hoá, kinh doanh bến bãi. - Buôn bán, xuất khẩu, nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất, tiêu dùng. Chủ yếu là nhập khẩu các thiết bị, máy móc phục vụ cho tiêu dùng của Công ty. - Đại lý mua, đại lý bán, ký gởi hàng hoá: Công ty đứng ra đóng vai trò là người trung gian nhận hàng từ chủ hàng. Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng thì Công ty sẽ chuyển đến tận nơi khách hàng yêu cầu. - Đại lý hàng hải, xây dựng công trình hàng hải. - Dịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị: Công ty kinh doanh cho thuê Cao ốc văn phòng quốc tế OCEAN PARK BUILDING. Với chức năng kinh doanh trên, Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối các hoạt động vận tải hàng hoá trong chu trình khép kín, góp phần cơ giới hoá, tin học hoá các cơ sở bốc xếp, tăng năng suất xếp dỡ hàng hoá. Đồng thời góp phần nhanh chóng lưu thông hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tạo điều kiện hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải trong nước và quốc tế. Ngoài ra còn tạo nhiều việc làm mới cho xã hội. Công ty đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế và sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước. 2.2. Nhiệm vụ của Công ty. Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Điều hành Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh và dịch vụ theo đúng lĩnh vực đã đăng ký. - Thực hiện đúng chế độ kế toán do nhà nước quy định. - Tổ chức quản lý, huy động và sử dụng có hiệu quả vốn do các cổ đông đóng góp, cùng với đất đai và tài nguyên được giao sử dụng cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ vận tải - thương mại hàng hải và các lĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa. Tăng lợi tức cho các cổ đông. - Chăm lo và không ngừng cải thiện , nâng cao đời sống vật chất - tinh thần cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty. - Bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn trong kinh doanh, giữ gìn trật tự an ninh xã hội. - Đóng góp cho ngân sách nhà nước theo đúng quy định. - Phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh, tạo được mối quan hệ giao dịch rộng rãi trên thị trường quốc tế. 2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thuận lợi, khó khăn của Công ty. 2.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là một Công ty hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ vận tải. Do đó sản phẩm chính của Công ty không có hình thái vật chất cụ thể, nó thể hiện qua sự thoả mãn yêu cầu dịch vụ của khách hàng. Các loại hình kinh doanh dịch vụ của Công ty chủ yếu là: vận tải đường bộ, vận tải đường thuỷ, các dịch vụ giao nhận, kho vận hàng hoá, kinh doanh bến bãi và một số loại hình dịch vụ khác. Đây là những mặt hàng dịch vụ có phạm vi hoạt động rộng lớn và là những nhu cầu thường xuyên, liên tục trên thị trường. Khách hàng của Công ty có thể là bất cứ doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân hoặc các cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu về vận tải hàng hóa. Đến nay, Công ty có các khách hàng thường xuyên như: Công ty bê tông vật liệu xây dựng Việt Trì, Công ty ORION HANEL, Calofic, Crown Vinalimex, Công ty cao su Sao vàng... Do đặc điểm loại hình dịch vụ Công ty đang kinh doanh nên cở sở vật chất của Công ty cũng mang tính chất đặc thù của loại hình doanh nghiệp vận tải. Các phương tiện vận tải chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản cố định của Công ty: phương tiện vận tải đường bộ ( ô tô, công-ten-nơ...), phương tiện vận tải đường thuỷ (xà lan, tàu biển...), các bến bãi, kho hàng phục vụ cho việc vận tải hàng hoá. Các thị trường Công ty đã khai thác được trong thời gian qua bao gồm: + Vận tải nội địa tuyến Bắc - Nam để phục vụ cho phát triển sản xuất trong nước và đời sống nhân dân. + Vận tải hàng hoá tuyến Việt Nam đi các cảng của các nước Đông Nam Á. Đông Á và Nam Á phục vụ cho việc vận chuyển hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. + Tham gia vận tải trên các tuyến quốc tế để từng bước chia sẽ thị trường vận tải khu vực, tăng khả năng cạnh tranh của đội tàu, khai thác tối đa hiệu quả cao của hình thức xuất khẩu dịch vụ hàng hải và lao động hàng hải. 2.3.2. Những thuận lợi và khó khăn trong kinh doanh hiện nay. a. Thuận lợi: Tình hình kinh tế - xã hội ổn định cho phép đất nước thực hiện phát triển kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa. Do vậy, ngoài các doanh nghiệp sản xuất ngày càng được mở rộng thì loại hình kinh doanh dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Điều này cho thấy lĩnh vực hoạt động của Công ty đang có nhiều thuận lợi và mang tính lâu dài. Cơ sở vật chất của Công ty ngày càng được trang bị đầy đủ và hiện đại tạo điều kiện cho công tác vận chuyển có hiệu quả hơn mang lại nhiều lợi ích cho Công ty. Công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ban lãnh đạo Công ty đã nghiên cứu, tìm hiểu những phương thức cung cấp dịch vụ một cách tối ưu, vừa nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian vừa thoả mãn được yêu cầu của người vận tải và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội còn có một ưu thế trong việc quản lý một đội ngũ nhân viên trẻ, tràn đầy nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn cao. b. Khó khăn: Môi trường cạnh tranh gay gắt là khó khăn đầu tiên trong kinh doanh. Đặc biệt là cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì càng phức tạp hơn. Sự xuất hiện của các công ty vận tải trong và ngoài nước ngày càng nhiều làm cho cung ngày càng lớn hơn cầu, thị trường bị chia sẽ gây khó khăn trong việc phát triển kinh doanh, giành vị thế trên thị trường lại càng khó hơn. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động. Công ty hoạt động dựa trên 7 nguyên tắc chính: + Công ty được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các cổ đông. + Công ty hoạt động theo tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọng pháp luật. + Các cổ đông của Công ty cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng phần vốn đã góp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của Công ty trong phần vốn của mình đã góp vào Công ty. + Các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm riêng của mỗi cổ đông độc lập hoàn toàn với quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty, cho dù được phát sinh từ trước hay sau khi Công ty thành lập. + Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại Hội Đồng cổ đông. + Đại Hội Đồng cổ đông bầu Hội Đồng Quản Trị để quản trị Công ty giữa hai kỳ họp đại hội, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. + Điều hành hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là Gám đốc do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo trình tự thủ tục quy định tại điều lệ Công ty. 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Hội Đồng Quản Trị: thực hiện các chức năng quản lý Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty và là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về công tác điều hành hoạt động Công ty. Giám đốc do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỹ luật. Các Phó Giám đốc: là người trực tiếp quản lý và điều hành các công việc trong phạm vi công việc của mình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội Đồng Quản Trị về những việc được phân công, uỷ quyền. Trong trường hợp Giám đốc Công ty vắng mặt tại trụ sở, không thể trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty, thì Giám đốc uỷ quyền cho một Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc quản lý, điều hành Công ty. Người được uỷ quyền chịu trách nhiệm cá nhân về mọi hoạt động của Công ty trong khoảng thời gian này. Ban kiểm soát: là tổ chức do Hội Đồng Quản Trị quyết định thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội Đồng Quản Trị. Hoạt động của ban kiểm soát phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước, điều lệ, quy chế của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội và các quyết định của Hội Đồng Quản Trị. Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị và Giám đốc trong lĩnh vực do bộ phận mình phụ trách và thực hiện các phần việc khác theo sự phân công cụ thể của Giám đốc Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội được trình bày qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ bảng ngang. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban: Phòng Kinh doanh: chuyên phụ trách việc quảng cáo, giới thiệu về Công ty với các khách hàng cũng như tìm hiểu về khách hàng và khi khách hàng có nhu cầu sẽ liên lạc với nhân viên phụ trách việc quản lý khách hàng. Cuối ngày, phòng Kinh doanh sẽ tổng hợp khối lượng và trình tự công việc rồi liên hệ với các chi nhánh để tổ chức, sắp xếp các chuyến hàng. Phòng Thương vụ: phụ trách việc thu thập các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và hợp pháp trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sau đó chuyển hoá đơn sang phòng Tài chính-Kế toán. Phòng Nghiên cứu và Phát tiển: giúp Ban Giám đốc trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường, đề xuất với Ban Giám đốc các lĩnh vực kinh doanh mới mà Công ty có thể tham gia. Phòng Tài chính-Kế toán: là phòng nghiệp vụ quản lý tài chính của Công ty, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày, giúp Ban Giám đốc trong việc lập kế hoạch và quản lý vốn bao gồm: vay vốn, theo dõi các khoản công nợ, tiền mặt, tiền gởi ngân hàng... Phòng Hành chính: phụ trách việc lập và theo dõi hợp đồng lao động cũng như đăng lý nộp Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội của toàn Công ty, cung cấp văn phòng phẩm theo yêu cầu đăng ký của các phòng. Ngoài ra, phòng còn thực hiện các công việc sửa chữa thường xuyên các thiết bị văn phòng, điện, nước, điện thoại và các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty. Hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện: hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Công ty. Nhiệm vụ của các chi nhánh là tiếp nhận các thông tin về khách hàng do Công ty chuyển xuống, từ đó tổ chức các đội tàu, đội xe thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. II. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty tổ chức kế toán độc lập chỉ mở một hệ thống sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hoạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng Kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo các phân tích và tổng hợp của đơn vị. Các phần hành kế toán được phân chia rõ ràng cho các kế toán viên trong phòng. Chính vì vậy công tác kế toán dần dần được chuyên môn hoá, phù hợp với khố lượng công việc và đáp ứng được nhu cầu quản lý. Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội được mô tả khái quát qua sơ đồ như sau: Sơ đồ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁ N CỦA CÔNG TY. Kế toán trưởng Kế toán công nợ ,tiền lương, thuế Kế toán thu, chi, quỹ (Chi nhánh H. Phòng, Q. Ninh, N. An ), kế toán tổng hợp Kế toán thu, chi, quỹ (Chi nhánh Q. Ngãi, HCM, C. Thơ), kế toán vật tư - TSCĐ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: Kế toán trưởng: tổ chức, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán. Tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính, và chỉ đạo công tác kinh doanh. Quản lý danh sách cổ đông. Kế toán công nợ, tiền lương, thuế: theo dõi các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, các khoản vay trong doanh nghiệp. Tính và thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động. Tính và lập báo cáo thuế. Kế toán thu - chi - quỹ (Chi nhánh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An), kế toán tổng hợp: theo dõi doanh thu, chi phí, tình hình tiêu thụ theo báo cáo của kế toán tại các chi nhánh. Tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh. Kế toán thu - chi - quỹ (Chi nhánh Quảng Ngãi, Cần Thơ,TP HCM), kế toán vật tư - TSCĐ: theo dõi chi phí, doanh thu, tình hình tiêu thụ theo báo cáo của kế toán tại các chi nhánh. Theo dõi chi tiết tình hình TSCĐ, vật tư, tính khấu hao, lập báo cáo nội bộ về tăng giảm TSCĐ. Kế toán thanh toán: giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của Công ty, ghi chép, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các tài khoản vốn bằng tiền, ghi chép tổng hợp và chi tiết các khoản tiền vay, các khoản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Cuối kỳ lập báo cáo cho các bên hữu quan (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Thuế, Ngân hàng...). Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản và lưu giữ tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trước khi thực hiện thu hoặc chi. Nhận và gởi các chứng từ ngân hàng, cùng với cán bộ kinh doanh thu nợ các khách hàng trả tiền mặt, quản lý các loại ấn chỉ mới chưa phát hành (hoá đơn, séc...). Định kỳ lập báo cáo sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế. 2. Liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung tại Công ty. a. Tiếp nhận hoá đơn, chứng từ: Cán bộ phòng Thương vụ, phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ các khách hàng, các bộ phận liên quan và ký vào sổ giao chứng từ. b. Kiểm tra hoá đơn, chứng từ: Cán b._.y sẽ trở thành lãng phí một khoản chi phí, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. II. Một số giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội. Sau thời gian thực tập, tìm hiểu về cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, kết hợp với những kiến thức em đã tiếp thu được tại nhà trường cùng với sự giúp đỡ của cô chú trong Công ty, em đã nghiên cứu và cũng xin nêu ra một số giải pháp về cấu trúc tài chính mà theo em sẽ giúp cho Công ty nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian đến. 1. Quản lý khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty. Đối với các khoản vốn bằng tiền của Công ty hiện nay đã được dự trữ ở mức cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của Công ty. Nhưng với lượng tiền nhiều như trên Công ty cũng cần có các biện pháp quản lý cho phù hợp để có thể đảm bảo cho Công ty có được cấu trúc tài sản tốt và tồn tại lâu dài hơn. Ngoài ra khi quản lý tốt các khoản vốn bằng tiền này cũng làm giảm các rủi ro về tiền khiến cho cấu trúc tài sản cũng được đảm bảo hơn. Để có thể quản lý tốt Công ty cần phải lập dự toán vốn bằng tiền, thông qua đó sẽ theo dõi được các dòng tiền thu vào và các dòng tiền chi ra cùng các khoản nợ tới hạn của Công ty. Từ đó Công ty có thể dự đoán được các nguồn thu chi trong tháng để có kế hoạch huy động vốn cho phù hợp. Ta có thể lập dự toán tiền như sau: DỰ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN. Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 I. Dòng tiền thu vào 2. Thu từ cung cấp dịch vụ 3. Thu nợ quý trước 4. Thu nợ 2 quý trước 5. Thu khác 6. Tổng thu II. Dòng tiền chi ra 7. Chi mua thiết bị 8. Trả lương 9. Thuế 10. Chi linh tinh 11. Tổng chi 12. Chênh lệch thu - chi 13. Tồn quỹ đầu kỳ 14. Tồn quỹ cuối kỳ 15. Tồn quỹ mong muốn 16. Số tiền thừa ( thiếu) Khi lập dự toán vốn bằng tiền hợp lý tức là Công ty đã giải quyết được vấn đề lượng tiền dự trữ như thế nào là phù hợp với hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở cân đối tiền thu chi cho từng hoạt động, đảm bảo mức tiền tồn quỹ cần thiết Công ty còn có thể xác định được kế hoạch vay ngắn hạn kịp thời khi lượng tiền mặt thiếu hoặc đầu tư sinh lợi khi lượng tiền mặt thừa. Như vậy nếu Công ty bội chi thì Công ty sẽ xác định được ngay kế hoạch vay tiền mặt ở ngân hàng. Nếu bội thu thì Công ty có thể trả bớt các khoản nợ vay hoặc đem đầu tư tài chính ngắn hạn. Đây cũng chính là biện pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài sản của Công ty ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn. Theo tìm hiểu tình hình quản lý các khoản mục vốn bằng tiền tại Công ty hiện nay thì Công ty đã chưa thực hiện biện pháp quản lý như trên. Qua đó, nếu Công ty thực hiện biện pháp này sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn trong cách quản lý. Cụ thể có thể hình dung cách thức thực hiện biện pháp này như sau: Ta tiến hành lập dự toán vốn bằng tiền trong quý 2 năm 2007 theo trình tự như sau: Doanh thu cung cấp dịch vụ trong từng tháng và thu khác lần lượt là: Tháng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Doanh thu 50.247.156.224 52.726.243.412 57.246.789.112 Thu khác 2.548.566.542 2.124.257.269 2.413.795.224 Theo kế hoạch tình hình thu tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng như sau: 20 % doanh thu ghi nhận trong tháng thu được tiền trong tháng. 70 % doanh thu ghi nhận trong tháng này sẽ thu được tiền trong tháng sau. 10 % doanh thu ghi nhận trong tháng này sẽ thu được tiền trong 2 tháng sau. Các khoản chi tiền ra tại Công ty bao gồm: Chi mua tài sản chiếm 60 % doanh thu. Nhà cung cấp cho phép Công ty trả chậm tiền mua tài sản trong vòng 30 ngày. Ngoài ra còn có các khoản chi bao gồm: Tháng Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Trả tiền mua hàng hoá 15.125.685.111 14.568.792.123 16.412.775.542 Trả lương 4.150.568.114 4.025.146.224 4.224.142.766 Thuế 1.900.234.675 2.020.113.457 2.170.222.413 Chi phí khác 1.500.241.117 1.520.276.142 1.092.176.113 Số dư tiền hàng tháng tối thiểu là 6.000.000.000 và Công ty dự tính số tiền tồn quỹ cuối quý 1 năm 2007 là 7.844.189.338 . Công ty tiến hành lập dự toán về tiền trong quý 2/2007 theo bảng sau: bảng báo cáo dự toán tiền Qua cách lập dự toán vốn bằng tiền tại Công ty trong quý 2 năm 2007 cho thấy: với kế hoạch kinh doanh của Công ty như thế thì lượng tiền cần thiết tại Công ty là hợp lý. Công ty đã dự toán được lượng tiền ở mức dư thừa trong quý 2 là trên 4 tỷ đồng. Với con số này có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra thuận lợi đồng thời đáp ứng được những biến động bất thường tại Công ty. Như vậy, khi thực hiện bảng báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền Công ty có thể dự toán được lượng tiền hợp lý tại Công ty trong tương lai gần. Từ đó giúp Công ty có thể dự trữ được lượng tiền vừa đảm bảo được khả năng thanh toán trong kinh doanh vừa có thể sử dụng hiệu quả vốn của Công ty. Đây là một biện pháp rất khả thi và dễ dàng thực hiện và kiểm tra. Do đó, Công ty Cổ phần Hàng hải nên thực hiện nhằm quản lý khoản mục tiền hiệu quả tại Công ty. 2. Quản lý khoản phải thu tại Công ty. Khoản phải thu liên quan trực tiếp đến nhu cầu vốn lưu động ròng của Công ty. Do vậy biến động của khoản phải thu này sẽ làm cho tình hình cân bằng tài chính thay đổi theo. Từ đó Công ty quản lý tốt các khoản phải thu là một biện pháp hiệu quả để nâng cao khả năng cân bằng tài chính của Công ty. Qua tìm hiểu hoạt động của Công ty em xin đề xuất một số biện pháp liên quan đến cấu trúc tài sản của Công ty thông qua việc quản lý các khoản phải thu như sau: Qua việc phân tích ta thấy hầu hết các khoản phải thu của Công ty là các khoản phải thu khách hàng. Do đó, Công ty nên có các chính sách để việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng được thuận lợi và nhanh chóng. + Công ty cần thường xuyên đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn bằng cách trực tiếp đến tận nơi khách hàng thu tiền nợ đối với các khách hàng ở gần. Gởi thư, điện tín hay nhờ ngân hàng thu hộ đối với khách hàng ở xa. + Đối với những khoản nợ chưa đến hạn trả, Công ty cũng cần có các chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán trước kỳ hạn với các điều kiện phù hợp như chiết khấu thanh toán với lãi suất hấp dẫn. + Đối với các khoản nợ quá hạn Công ty nên tạm ngừng việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tiến hành các thủ tục để thu được nợ nhanh nhất nhằm hạn chế các khoản vốn bị chiếm dụng trong thời gian lâu dài. + Khi quyết định cho khách hàng nợ hay không thì Công ty cần phải xem xét uy tín của khách hàng đó đối với Công ty và uy tín của họ trên thị trường, phải xem xét kỹ khả năng thanh toán của họ trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết. + Nên áp dụng hình thức đặt cọc hoặc ứng trước một phần giá trị của cước dịch vụ khi khách hàng yêu cầu dịch vụ. Ngoài ra Công ty cũng cần có báo cáo chi tiết các khoản phải thu khách hàng để có thể kiểm soát được các khoản phải thu này chặt chẽ và kịp thời. Có thể lập bảng báo cáo như mẫu sau: BÁO CÁO CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG. Chỉ tiêu Đầu kỳ PS trong kỳ Cuối kỳ Nợ khó đòi Tổng cộng Nợ quá hạn Tăng Giảm Tổng cộng Nợ quá hạn 1 - Khách hàng A 2 - Khách hàng B 3 - Khách hàng C ..... Hiện nay Công ty chưa áp dụng quản lý các khoản nợ khách hàng theo biện pháp này. Vì vậy trong phần giải pháp em đưa ra biện pháp này để có thể cải thiện hơn tình hình phải thu khách hàng của Công ty hiện nay. Theo như tình hình hiện tại của Công ty ta có thể lập báo cáo các khoản phải thu chi tiết theo từng khách hàng nợ như bảng dưới đây: bảng báo cáo các khoản phải thu khách hàng Qua bảng báo cáo được theo dõi như trên Công ty có thể kiểm soát được khách hàng nào của Công ty còn nợ bao nhiêu?, và các khoản nợ này có khả năng mất thanh toán cụ thể là bao nhiêu?,...Nếu Công ty thực hiện được việc lập báo cáo như trên thì Công ty có thể nắm bắt được tình hình nợ cụ thể của từng khách hàng. Ví như đối với khách hàng là Công ty bê tông vật liệu xây dựng đã nợ của Công ty một khoản nợ là 100.000.000 mà đối với Công ty đây là khoản nợ đã mất khả năng thanh toán hoặc Công ty Crown Vinalimex nợ quá hạn thanh toán cho Công ty là 20.000.000 nguyên nhân do tranh chấp. Như vậy, khi Công ty nắm bắt một cách chi tiết về từng khoản nợ của khách hàng thì Công ty mới có thể đưa ra các biện pháp cụ thể và phù hợp với từng đối tượng cũng như phù hợp với trường hợp của việc mất khả năng thanh toán này. Như vậy, đây là một biện pháp đơn giản mà hiệu quả mang lại không nhỏ đối với Công ty. Mặt khác, khi Công ty thực hiện việc lập báo cáo này cũng có nghĩa là Công ty phải hiểu rõ khả năng thanh toán của khách hàng của mình. Đây cũng là một lợi thế của Công ty trong việc quản lý các khoản phải thu khách hàng. Theo như kết quả của biện pháp này mang lại thì khả năng Công ty sẽ nâng cao được hiệu quả của việc thu hồi nợ tại Công ty. Như vậy là đã góp phần hoàn thiện hơn cấu trúc tài sản của Công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty trong tương lai. 3. Quản lý tài sản cố định tại Công ty. Hiện nay tình hình tài sản cố định của Công ty đang có xu hướng giảm mạnh (giảm từ 80.683.287.685 xuống còn 56.630.008.819). Do vậy, Công ty cần tìm hiểu thị trường về các phương tiện mới, hiện đại để thay thế hoặc gia tăng tài sản cố định. + Ý thức bảo quản tài sản cố định, giữ gìn tài sản chung của Công ty. + Có kế hoạch thay thế các tài sản cố định cũ kỹ, không đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu khách hàng. + Nâng cao trình độ và tay nghề của các công nhân trực tiếp sử dụng các phương tiện kỹ thuật của Công ty nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất. + Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tài sản cố định tránh sự mất mát và phá hoại. MỤC LỤC. Trang. Lời mở đầu............................................................................................................. 1 Phần I - Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp............... 3 I - Khái quát về tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp.......................... 3 1 - Khái niệm, bản chất tài chính doanh nghiệp.................................................. 3 1.1 - Khái niệm tài chính doanh nghiệp.......................................................... 3 1.2 - Bản chất tài chính doanh nghiệp............................................................ 3 2 - Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp................................................... 3 3 - Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp............................................... 4 4 - Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp................................. 4 II - Tài liệu sử dụng và phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp...................................................................................................................... 5 1 - Tài liệu sử dụng............................................................................................. 5 1.1 - Bảng cân đối kế toán.............................................................................. 5 1.2 - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.......................................... 7 1.3 - Nguồn thông tin khác............................................................................. 8 2 - Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính...................................................... 9 2.1 - Phương pháp so sánh.............................................................................. 9 2.2 - Phương pháp loại trừ.............................................................................. 10 2.3 - Phương pháp liên hệ cân đối.................................................................. 11 2.3 - Phương pháp phân tích tương quan........................................................ 12 III - Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.............................................. 12 1 - Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp..................................... 12 2 - Phân tích từng loại tài sản.............................................................................. 16 IV - Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp........................................ 17 1 - Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp..................................... 17 2 - Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ........................................................ 19 V - Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp.................................................. 22 1 - Phân tích chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp.................................... 22 2 - Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp............................................. 22 2.1 - Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn............................................. 22 2.2 - phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn.......................................... 25 Phần II - Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội 27 A - Đặc điểm tình hình chung về Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội.............. 27 I - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty................ 27 1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty............................................. 27 2 - Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty......... 28 2.1 - Chức năng kinh doanh của Công ty........................................................ 28 2.2 - Nhiệm vụ của Công ty............................................................................ 29 2.3 - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thuận lợi, khó khăn của Công ty.............................................................................................................................. 30 3 - Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty.............................................................. 31 3.1 - Nguyên tắc tổ chức hoạt động................................................................ 31 3.2 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty........................................... 32 II - Tổ chức công tác kế toán tại Công ty............................................................ 35 1 - Tổ chức bộ máy kế toán................................................................................. 35 2 - Liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung tại Công ty.................................................................................................................... 37 3 - Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty.......................................................... 41 3.1 - Giới thiệu phần mềm kế toán máy áp dụng tại Công ty......................... 41 3.2 - Các bước thực hiện công tác kế toán trên máy....................................... 41 B - Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội........... ............................................................................................................... 42 I - Phân tích cấu trúc tài sản tại Công ty............................................................. 42 1 - Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội................... 42 2 - Phân tích từng loại tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội............... 45 II - Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại Công ty.................................................... 49 1 - Phân tích tính tự chủ về tài chính của Công ty.............................................. 49 2 - Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ........................................................ 51 III - Phân tích cân bằng tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội....... 52 1 - Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn tại Công ty ............................... 52 2 - Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn tại Công ty............................. 53 3 - Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính tại Công ty ......... 54 Phần III - Nhận xét và các giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội............................. 57 I - Một số nhận xét về cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội........................................................................................................................... 57 1 - Những ưu điểm.............................................................................................. 57 2 - Những mặt còn hạn chế................................................................................. 59 II - Một số giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội...................................................... 60 1 - Quản lý khoản mục tiền tại Công ty. 61 2 - Quản lý khoản phải thu tại Công ty. 64 3 - Quản lý tài sản cố định tại Công ty. 67 KẾT LUẬN. T rong thời gian qua Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội đã ngày càng lớn mạnh, quy mô ngày càng mở rộng. Điều đó được thể hiện ở việc Công ty đã có nhiều chi nhánh nằm ở khắp các địa bàn tỉnh thành trong cả nước, ngoài ra Công ty còn trang bị được phương tiện kỹ thuật hiện đại và thường xuyên mua sắm mới. Đó cũng là cơ sở cho việc cạnh tranh được thuận lợi. Mặt khác hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm này luôn đem lại lợi nhuận, chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty là tốt. Hiện nay cấu trúc tài chính của Công ty là tương đối tốt và thuận lợi, tuy nhiên Công ty vẫn phải không ngừng phát triển và cải thiện để có được cấu trúc tốt hơn. Như thế mới đảm bảo cho Công ty có thể cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Đó mới chính là mục tiêu phát triển cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Vì vậy trong thời gian đến Công ty phải tận dụng triệt để các lợi thế có sẵn, và tìm các biện pháp khắc phục những vấn đề còn bất hợp lý hay ảnh hưởng xấu đến cấu trúc tài chính làm cho cấu trúc tài chính của Công ty ngày càng hoàn hiện hơn. Khi thực hiện đề tài này do thời gian hạn chế, hơn nữa kiến thức chỉ dừng lại ở mức học được ở trường lớp, do vậy không có kinh nghiệm thực tế để có thể đi sâu vào vấn đề này hơn. Vì vậy mong các thầy cô và các cô chú trong Công ty có thể đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thiện đề tài này hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình và sự quan tâm giúp đỡ, hổ trợ em của thầy giáo - TS. Ngô Hà Tấn và các cô chú trong Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội trong thời gian thực tập này. Tuy thời gian nhận được sự chỉ bảo này rất ngắn nhưng đã đem lại cho em nhiều kiến thức bổ ích, giúp em có thể cũng cố kiến thức của mình trước khi vào đời. Đà Nẵng, tháng 5 năm 2007. Sinh viên thực hiện. Nguyễn Thị Vận. PHỤ LỤC. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. Ngày 31/12/2004, 31/12/2005, 31/12/2006. CHỈ TIÊU MÃ SỐ THUYẾT MINH NĂM 2004 NĂM 2005 NĂM 2006 TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN. 100 74.833.664.307 82.527.786.432 97.252.481.553 I - Tiền và các khoản tương đương tiền 110 22.331.412.030 31.376.757.351 25.205.573.412 1 - Tiền. 111 V.01 790.862.718 31.376.757.351 16.355.523.412 2 - Các khoản tương đương tiền. 112 21.540.549.312 - 8.850.050.000 II - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. 120 - - - 1 - Đầu tư ngắn hạn. 121 - - - 2 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. 129 - - - III - Các khoản phải thu khách hàng. 130 44.972.267.237 42.149.065.431 52.838.090.264 1 - Phải thu khách hàng 131 37.725.244.199 33.523.926.014 45.013.047.698 2 - Trả trước cho người bán. 132 438.250.000 410.800.000 1.347.535.594 3 - Phải thu nội bộ ngắn hạn khác. 133 - - - 4 - Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐXD 134 - - - 5 - Các khoản phải thu khác 135 V.03 6.959.985.934 8.357.052.313 8.245.013.369 6 - Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 -151.212.896 -142.712.896 -1.767.506.397 IV - Hàng tồn kho. 140 6.337.637.490 7.357.712.413 16.516.948.386 1 - Hàng tồn kho 141 V.04 6.337.637.490 7.357.712.413 16.516.948.386 2 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 - - - V - Tài sản ngắn hạn khác. 150 1.192.347.550 1.644.251.237 2.691.869.491 1 - Chi phí trả trước ngắn hạn 151 - - - 2 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 - - 1.270.825.572 3 - Thuế và các khoản khác phải thu nhà nước. 154 - - 1.803.756 4 - Tài sản ngắn hạn khác 158 1.192.347.550 1.644.251.237 1.419.240.163 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 142.573.591.632 125.042.076.821 97.028.221.243 I - Các khoản phải thu dài hạn 210 - - - II - Tài sản cố định 220 88.685.642.046 80.683.287.685 56.630.008.819 1 - TSCĐ hữu hình 221 V.08 68.998.305.611 56.197.528.515 36.256.858.344 - Nguyên giá 222 120.787.657.950 137.905.890.068 125.904.524.484 - Giá trị hao mòn luỹ kế 223 -51.789.352.339 -81.708.361.553 -89.647.666.140 2 - Tài sản thuê tài chính 224 V.09 19.687.336.435 17.023.560.158 11.268.722.954 - Nguyên giá 225 25.687.240.950 28.774.185.950 28.774.185.950 - Giá trị hao mòn luỹ kế 226 -5.999.904.515 -11.750.625.792 -17.505.462.996 3 - Tài sản cố định vô hình 227 - - - - Nguyên giá 228 - - - - Giá trị hao mòn luỹ kế 229 - - - 4 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 V.11 7.300.620.878 7.462.199.012 9.104.427.521 III - Bất động sản đầu tư 240 - - - IV - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 250 45.523.714.124 39.338.676.325 38.473.382.314 1 - Đầu tư vào công ty con 251 - - - 2 - Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 V.13 42.941.303.708 32.146.726.105 32.146.726.105 3 - Đầu tư dài hạn khác 258 V.13 2.582.410.416 7.191.950.220 6.326.656.209 4 - Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 259 - - - V - Tài sản dài hạn khác 260 1.063.614.584 5.020.112.811 1.924.830.110 1 - Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 1.063.614.584 5.020.112.811 1.812.473.853 2 - Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 - - - 3 - Tài sản dài hạn khác 268 - - 112.356.257 Tổng tài sản 270 217.407.255.939 207.569.863.253 194.280.702.796 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 122.423.309.196 105.367.489.809 88.373.609.950 I - Nợ ngắn hạn 310 51.402.445.170 44.742.145.614 49.166.679.680 1 - Vay và nợ ngắn hạn 311 V.15 14.369.470.915 14.554.021.883 14.995.444.748 2 - Phải trả người bán 312 17.637.429.789 22.443.701.987 21.523.774.886 3 - Người mua trả tiền trước 313 1.772.726.695 908.128.125 54.664.359 4 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 V.16 5.674.358.261 1.327.288.037 3.040.079.134 5 - Phải trả người lao động 315 2.646.554.674 1.611.853.282 4.602.272.456 6 - Chi phí phải trả 316 V.17 4.495.001.543 3.046.765.749 3.486.732.988 7 - Phải trả nội bộ 317 - - - 8 - Phải trả theo tiến độ hợp đồng xây dựng 318 - - - 9 - Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 V.18 4.806.903.293 850.386.551 1.463.711.109 II - Nợ dài hạn 330 71.020.864.026 60.625.344.195 39.206.930.270 1 - Phải trả dài hạn người bán 331 - - - 2 - Phải trả dài hạn nội bộ 332 V.19 - - - 3 - Phải trả dài hạn khác 333 30.250.479.574 30.275.479.574 23.437.394.602 4 - Vay và nợ dài hạn 334 V.20 40.770.384.452 29.900.799.197 15.260.831.680 5 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 335 - - - 6 - Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 - 449.065.424 508.703.988 7 - Dự phòng phải trả dài hạn 337 - - - B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 94.983.946.743 102.202.373.444 105.907.092.846 I - Vốn chủ sở hữu 410 V.22 93.252.746.563 100.176.460.719 104.267.830.434 1 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 73.889.797.593 67.056.400.000 67.056.400.000 2 - Thặng dư vốn cổ phần 412 - - - 3 - Vốn khác của chủ sở hữu 413 - - - 4 - Cổ phiếu ngân quỹ 414 - - - 5 - Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 - - - 6 - Chênh lệch tỉ giá hối đói 416 - - - 7 - Quỹ đầu tư phát triển 417 - 12.711.511.495 17.450.249.170 8 - Quỹ dự phòng tài chính 418 2.482.353.943 3.282.633.943 4.000.019.635 9 - Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 - - - 10 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 16.880.595.027 17.125.915.281 15.761.161.629 II - Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1.731.200.180 2.025.912.725 1.639.262.412 1 - Quỹ khen thưởng phúc lợi 431 1.731.200.180 2.025.912.725 1.639.262.412 2 - Nguồn kinh phí 432 - - - 3 - Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 - - - Tổng nguồn vốn 440 217.407.255.939 207.569.863.253 194.280.702.796 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. Diễn giải Mã số Thuyết minh 2005 2006 1.Doanh thu cung cấp hàng hoá, dịch vụ 01 VI25 162.115.429.966 223.879.670.209 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 02 VI26 - - 3.Doanh thu thuần từ hàng hoá và dịch vụ 10 VI27 162.115.429.966 223.879.670.209 4.Giá vốn hàng hoá và dịch vụ 11 VI28 133.778.454.348 200.737.902.640 5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 28.336.975.618 23.141.767.569 6.Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI29 7.356.575.792 5.086.179.595 7.Chi phí tài chính 22 VI30 4.799.537.105 3.242.560.754 8.Chi phí bán hàng 24 817.641.050 547.604.635 9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 13.431.258.172 14.514.221.300 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 16.645.115.083 9.923.560.475 11.Thu nhập khác 31 1.679.418.134 10.194.266.168 12.Chi phí khác 32 249.229.559 2.012.192.604 13.Lợi nhuận khác 40 1.430.188.575 8.182.073.564 14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 18.075.303.658 18.105.634.039 15.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 51 VI31 1.863.794.906 2.435.391.146 17.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 16.211.508.752 15.670.242.893 18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu 70 2.418 2.342 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1 - Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (Phần II). Đại học Đà Nẵng - Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 2 - Giáo trình Kế toán quản trị. Trường Đại học Duy Tân - Khoa kế toán. Chủ biên: ThS. Hồ Văn Nhàn - ThS. Nguyễn Thị Lãnh. 3 - Bài giảng phân tích tài chính doanh nghiệp. Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hoài Thương. 4 - Tài liệu tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 5 - Tạp chí Hàng hải. 6 - Trang web của Công ty. 7 - Một số tài liệu khác. NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP. Sơ đồ 1 - SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY. Ban kiểm soát Hội Đồng Quản Trị Phòng Kinh doanh Phòng giao nhận vận tải quốc tế Phòng Thương vụ Hệ thống các chi nhánh Phòng Hành chính, nhân sự Phòng Tài chính - Kế toán Ban quản lý (phụ trách mua và làm thủ tục đăng kiểm cho TSCĐ của Cty, giám sát việc thực hiện Pháp chế an toán hàng hải). Phó Giám đốc tài chính Phó Giám đốc kinh doanh Giám đốc Chỉ tiêu Đầu kỳ PS trong kỳ Cuối kỳ Nợ khó đòi Ghi chú Tổng cộng Nợ quá hạn Tăng Giảm Tổng cộng Nợ quá hạn 1 - Công ty bê tông vật liệu xây dựng Việt Trì 1.000.000.000 100.000.000 12.364.010.559 9.000.000.000 4.364.010.559 100.000.000 100.000.000 Mất khả năng thanh toán 2 - Công ty ORION HANEL 5.548.300.000 - 45.425.336.900 25.000.000.000 25.973.636.900 - - 3 - Công ty cao su Sao Vàng 500.000.000 - 12.502.462.466 2.456.218.438 10.546.244.028 - - 4 - Crown Vinalimex 3.640.000.000 500.000.000 45.242.133.544 29.004.611.315 19.877.522.229 20.000.000 20.000.000 Tranh chấp ....... ....... ........ ........... ......... ........... ......... ........... ......... BÁO CÁO CÁC KHOẢN PHẢI THU KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. Đơn vị tính: Đồng. Chỉ tiêu Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 I - Dòng tiền thu vào 1- Doanh thu 53.751.446.225 56.891.156.223 50.247.156.224 52.726.243.412 57.246.789.112 2 - Thu từ cung cấp dịch vụ 10.750.289.245 11.378.231.245 10.049.431.245 10.545.248.682 11.449.357.822 3 - Thu từ nợ qúy trước 37.626.012.358 39.823.809.356 35.173.009.357 36.908.370.388 4 - Thu nợ từ 2 quý trước 5.375.144.623 5.689.115.622 5.024.715.622 5 - Thu khác 2.548.566.542 2.124.257.269 2.413.795.224 6 - Tổng thu 10.750.289.245 49.004.243.602 57.796.951.765 53.531.630.931 55.796.239.057 II - Dòng tiền chi ra 7 - Chi mua tài sản 32.250.867.735 34.134.693.734 30.148.293.734 31.635.746.047 34.348.073.467 38.195.688.877 8 -Trả tiền mua hàng hoá 15.125.685.111 14.568.792.123 16.412.775.542 9 - Trả tiền mua tài sản 32.250.867.735 34.134.693.734 30.148.293.734 31.635.746.047 10 - Trả lương 4.150.568.114 4.025.146.224 4.224.142.766 11 - Thuế 1.900.234.675 2.020.113.457 2.170.222.413 12- Chi phí khác 1.500.241.117 1.520.276.142 1.092.176.113 13 - Tổng chi 45.433.191.506 42.233.190.436 44.989.814.199 14 - Chênh lệch thu - chi 12.363.760.259 11.298.440.495 10.806.424.858 15 - Tồn quỹ đầu kỳ 7.844.189.338 8.829.718.353 10.078.727.603 16 - Tồn quỹ cuối kỳ 8.829.718.353 10.078.727.603 10.339.903.779 17 - Tồn quỹ mong muốn 6.000.000.000 6.000.000.000 6.000.000.000 18 - Số tiền thừa 2.829.718.353 4.078.727.603 4.339.903.779 DỰ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN. BẢNG PHÂN TÍCH TỪNG LOẠI TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch năm 2005/2004 Chênh lệch năm 2006/2005 2004 2005 2006 Mức +/- % +/- Mức +/- % +/- (1) (2) (3) (4)=(2) - (1) (5)=(4) / (1) (6)=(3) - (2) (7)=(6) /(2) 1 - Tiền 22.331.412.030 31.376.757.351 25.205.573.412 9.045.345.321 40,51% -6.171.183.939 -19,67% 2 - Đầu tư tài chính ngắn hạn - - - 0 0 3 - Đầu tư tài chính dài hạn 45.523.714.124 39.338.676.325 38.473.382.314 -6.185.037.799 -13,59% -865.294.011 -2,20% 4 - Các khoản phải thu ngắn hạn 44.972.267.237 42.149.065.431 52.838.090.264 -2.823.201.806 -6,28% 10.689.024.833 25,36% 5 - Các khoản phải thu dài hạn - - - 0 0 6 - Hàng tồn kho 6.337.637.490 7.357.712.413 16.516.948.386 1.020.074.923 16,10% 9.159.235.973 124,48% 7 - Tài sản cố định 88.685.642.046 80.683.287.685 56.630.008.819 -8.002.354.361 -9,02% -24.053.278.866 -29,81% Tổng tài sản 217.407.255.939 207.569.863.253 194.280.702.796 -9.837.392.686 -4,52% -13.289.160.457 -6,40% ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18061.doc
Tài liệu liên quan