Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng

Tài liệu Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng: PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN. I Kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất. 1.Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị. Kế toán là công cụ không thể thiếu trong quản lý kinh tế với chức năng là cung cấp thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng thông tin khác nhau.Mục đích sử dụng thông tin kế toán của các đối tượng khác nhau nên thông tin mà kế toán cung cấp rất đa dạng và khác nhau về nội dung,phạm vi,mức độ,tính chất ... Ebook Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thời gian cung cấp kể cả pháp lý của thông tin.Sự khác nhau đó là tiêu thức để chia hệ thống thông tin kế toán thành 2 bộ phận.Một bộ phận luôn cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài gọi là Kế toán tài chính và một bộ phận cung cấp thông tin theo yêu cầu của các nhà quản trị trong nội bộ doanh nghiệp gọi là Kế toán quản trị.Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển và đa dạng thì sự tách biệt giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính nhằm cung cấp thông tin riêng biệt cho các nhà quản trị là tất yếu. *Kế toán quản trị: Là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống ké toán nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin hữu ích giúp các nhà doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch, điều hành, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. *Bản chất của kế toán quản trị : Kế toán quản trị không chỉ thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin về các nghiệp vụ kinh tế đã thực sự hoàn thành mà còn xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết định quản trị. Để có được các thông tin này, kế toán quản trị phải sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích, xử lý sao cho phù hợp với nhu cầu thông tin nhà quản trị. Kế toán quản trị chỉ cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp. Những thông tin đó chỉ có ý nghĩa với những bộ phận, những người điều hành, quản lý doanh nghiệp và không có ý nghĩa đối với đối tượng bên ngoài. Vì vậy, người ta nói rằng kế toán quản trị là loại kế toán dành cho những người làm công tác quản lý. Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai, nghĩa là cung cấp thông tin cho những dự đoán để đạt được mục tiêu tương lai. Kế toán quản trị là một bộ phận của công tác kế toán nói chung và là một bộ phận không thể thiếu được để kế toán trở thành một công cụ quản lý 2. Vai trò, mục đích và nguyên tắc của kế toán quản trị. Với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp luôn phải tìm cách để gia tăng hiệu quả tức là tìm cách hạ thấp chi phí và tăng hiệu quả. Kế toán quản trị là công cụ quản lý quan trọng trong quá trình hoạch định và kiểm soát chi phí, thu nhập và tính toán hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho các chức năng quản trị dưới đây: Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý Chức năng quản trị Quá trình kế toán Chính thức thành các chỉ tiêu kinh tế Lập các bảng dự toán Xác định mục tiêu Xây dựng kế hoạch Tổ chức, thực hiện Kiểm tra, đánh giá Thu thập kết quả thực hiện Lập các báo cáo thực hiện Sau khi doanh nghiệp xác định các mục tiêu chung, chúng sẽ được chính thức hoá thành các chỉ tiêu kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế này làm cơ sở để lập kế hoạch chính thức.Trên cơ sở đó, kế toán soạn thảo và triển khai để lập các dự toán chung và dự toán chi tiết.Các bản dự toán này lại là căn cứ để tổ chức thực hiện theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện. Sau đó, kế toán thu thập tất cả kết quả thực hiện soạn báo cáo cung cấp cho nhà quản trị để đánh gía nhằm kịp thời phát hiện và khắc phục yếu kém. *Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch mà nhà quản trị phải lập dưới hình thức là các dự toán. Để chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, có tính hiệu lực, hiệu quả và khả thi cao thì chúng phải dựa trên những thông tin hợp lý và có cơ sở, những thông tin này chủ yếu là do kế toán quản trị cung cấp *Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: Với chức năng tổ chức thực hiện, nhà quản trị phải biết cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức con người với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp lại với nhau để đạt các mục tiêu đề ra sẽ được thực hiện với kết quả cao nhất. Để thực hiện tốt các chức năng này, nhà quản trị cũng có nhu cầu về thông tin kế toán quản trị. Kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau của các phương án khác nhau để nhà quản trị có thể xem xét đề ra quyết định đúng đắn nhất. *Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra đánh giá: Bằng cách thiết kế và phân tích các thông tin trên báo cáo có dạng so sánh được. Các nhà quản trị sử dụng các báo cáo đó để kiểm tra đánh giá trong các lĩnh vực của mình để có thể điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. *Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Để có những thông tin thích hợp đáp ứng cho nhu cầu ra quyết định của quản lý, kế toán quản trị sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp, chọn lọc những thông tin cần thiết rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dể hiểu nhất và truyền đạt các thông tin này cho nhà quản trị, từ đó nhà quản trị có cơ sở lựa chọn ra quyết định kinh doanh. Mục đích và yêu cầu của kế toán quản trị: Dự đoán chính xác chi phí, cung cấp thông tin về chi phí chi tiết ở từng bộ phận; thiết lập và dự toán cho mọi mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Ngoài ra kế toán quản trị phải biết theo dõi thị trường để ổn định một chương trình sản xuất và tiêu thụ hợp lý,một mặt đáp ứng các nhu cầu do thị trường đòi hỏi,mặt khác tìm biện pháp cạnh tranh để tiêu thụ hàng hoá,nghiên cứu các chính sách giá cả,tính toán được các bước phát triển,mở rộng doanh nghiệp trong từng thời kỳ,từng giai đoạn,cung cấp các yếu tố cơ bản để làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định quản trị hợp lý nhằm phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng có lợi nhất. Nguyên tắc của kế toán quản trị là nhằm tính toán, đôn đốc và kiểm tra các khâu trong tiến trình hoạt động của doanh nghiệp. 3.Mối quan hệ giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính Về bản chất ,Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán.Kế toán tài chính và Kế toán quản trị là 2 bộ phận hợp thành hệ thống thông tin kế toán.Vì thế giữa Kế toán quản trị và Kế toán tài chính cũng có những điểm giống và khác nhau cơ bản được thể hiện tóm tắt qua bảng sau: Căn cứ phân biệt Kế toán quản trị Kế toán tài chính I.Giống nhau 1.Cùng nghiên cứu và cung cấp thông tin kinh tế-tài chính gắn liền với các quan hệ kinh tế,pháp lý để quản lý, điều hành tổ chức. 2.Cùng ghi nhận và thể hiện trách nhiệm,quyền lợi vật chất,pháp lý của tổ chức,nhà quản trị 3.Cùng sử dụng thông tin đầu vào trên hệ thống thông tin kế toán căn bản. II.Khác nhau Mục đích Phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh Phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính Đối tượng phục vụ Các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp Các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp Đặc điểm thông tin 1.Nhằm hướng về tương lai 2. Đặt nhu cầu tối ưu về linh hoạt,kịp thời 3. Được đo lường bằng bất kỳ các đơn vị hiện vật,thời gian lao động,giá trị. 1.Phản ánh quá khứ 2.Tuân thủ thống nhất về mặt định tính, định lượng thông tin theo các nguyên tắc,chuẩn mực của chính sách kế toán. 3.Chủ yếu thể hiện bằng thước đo giá trị Phạm vi báo cáo Thông tin kinh tế tài chính theo hoạt động từng bộ phận,khâu công việc,toàn doanh nghiệp nhưng chủ yếu là từng bộ phận,khâu công việc. Thông tin kinh tế tài chính hoạt động toàn doanh nghiệp . Kỳ báo cáo Thường xuyên,khi có nhu cầu Định kỳ theo quy định chung Quan hệ với các lĩnh vực chuyên môn khác Quan hệ nhiều với các lĩnh vực khác Ít quan hệ với các lĩnh vực khác Tính pháp lệnh Không mang tính chất pháp lệnh Mang tính chất pháp lệnh 4.Nội dung của Kế toán quản trị trong doanh nghiệp: Kế toán quản trị có nội dung rất rộng tuỳ thuộc yêu cầu của người quản lý, điều hành.Sau đây là những nội dung cơ bản: 4.1. Nội dung kế toán quản trị xét theo nội dung: Nội dung kế toán quản trị xét theo nội dung cung cấp các thông tin cho việc ra quyết định của các nhà quản lý,gồm: Kế toán quản trị các yếu tố sản xuất,kinh doanh(bao gồm:hàng tồn kho,tài sản cố định,lao động và tiền lương) Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm Kế toán quản trị về bán hàng và kết quả kinh doanh Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính Kế toán quản trị các khoản phải thu,phải trả Kế toán quản trị các hoạt động khác của doanh nghiệp Phân tích mối quan hệ giữa chi phí-sản lượng-lợi nhuận Phân tích các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định Chi phí tiêu chuẩn và đánh giá thực hiện Lập báo cáo kế toán quản trị Trong các nội dung nói trên,trọng tâm của kế toán quản trị là lĩnh vực chi phí và giá thành.Do vậy có người cho rằng kế toán quản trị là kế toán chi tiết chi phí và giá thành sản phẩm. 4.2. Nội dung kế toán quản trị theo quá trình quản lý: Nội dung kế toán quản trị xét theo quá trình kế toán quản trị và trong mối quan hệ giữa kế toán quản trị và chức năng quản lý,gồm: Chuyển hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế Lập dự toán chung và các dự toán chi tiết Thu thập,cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu Lập báo cáo kế toán quản trị Như vậy,thông tin của Kế toán quản trị không chỉ là thông tin quá khứ, thông tin hiện tại mà còn bao gồm các thông tin ước lượng về tương lai (kế hoạch,dự toán,...) và các thông tin về giá trị, hiện vật và thời gian lao động... 5.Phân loại Chi phí: 5.1.Khái quát về Chi phí: Chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp đó là lợi nhuận, do đó chi phí là một trong những yếu tố trung tâm trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà quản trị.Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lợi nhuận,tài sản,sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Nhận thức, tiên liệu một cách đúng đắn và khoa học về chi phí, kiểm soát chi phí là tiền đề để nhà quản trị đi đến những quyết định hợp lý. 5.1.1. Chi phí theo quan điểm kế toán tài chính: Theo kế toán tài chính thì chi phí được nhận thức như những khoản phí tổn phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được một sản phẩm,một dịch vụ,của cải nhất định.Nó được định hướng bằng lượng tiền chi ra,một mức giảm sút giá trị tài sản,một khoản nợ dịch vụ,thuế...hay nói cách khác chi phí được hiểu là một số tiền hoặc phương tiện mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt mục đích nào đó.Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy sự thu về.Với tính chất đặc trưng này,chúng ta có thể nhận biết chi phí thể hiện qua các tài liệu trong lĩnh vực kế toán tài chính,chúng thường được gắn liền với một chứng cứ nhất định(chứng từ) 5.1.2. Chi phí theo kế toán quản trị: Mục đích của Kế toán quản trị trong lĩnh vực chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp,hữu ích,kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị.Vì vậy, đối với kế toán quản trị không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như quan điểm kế toán tài chính,chi phí còn được nhận thức theo phương pháp nhận diện thông tin ra quyết định.Với lý do này,chi phí có thể là dòng phí tổn thực tế gắn liền với hoạt động hằng ngày khi tổ chức,thực hiện,kiểm tra,ra quyết định,chi phí cũng có thể là dòng phí tổn ước tính để thực hiện dự án,những phí tổn mất đi do lựa chọn phương án,hi sinh cơ hội kinh doanh... Nhận diện và hiểu được cách phân loại và ứng xử của từng loại chi phí là chìa khoá để đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của nhà quản trị. 5.2. Phân loại chi phí: 5.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế: Theo tiêu thức này chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp được tồn tại dưới các yếu tố sau: 5.2.1.1.Chi phí nhân công(Chi phí lao động-labour cost): Yếu tố chi phí nhân công bao gồm: Các khoản tiền lương phải trả cho người lao động Các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn,bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế của người lao động Tổng chi phí nhân công là tổng quỹ lương,bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.Như vậy,sự nhận thức này cũng chính là cơ sở để nhà quản trị hoạch định mức tiền lương bình quân cho người lao động,tiền đề điều chỉnh chính sách lương để đạt được sự cạnh tranh lành mạnh về nguồn lực lao động. 5.2.1.2.Chi phí nguyên vật liệu(materials cost): Yếu tố chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua và chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động kinh doanh trong kỳ kế toán.Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính:là giá mua và chi phí mua của nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Nó là thành phần cấu thành nên cơ sở vật chất chính của sản phẩm,hoặc giữ vai trò quan trọng trong giá thành sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu phụ:là giá mua và chi phí mua của những loại nguyên vật liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền,vẽ thẩm mỹ của sản phẩm hoặc những loại nguyên vật liệu dùng trong công việc hành chính,văn phòng,máy thiết bị.Ngoài ra còn có chi phí nhiên liệu,phụ tùng thay thế,chi phí nguyên vật liệu khác... Sự nhận thức yếu tố chi phí nguyên vật liệu giúp cho nhà quản trị xác định được tổng vốn nguyên vật liệu cần thiết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong kỳ.Trên cơ sở đó,nhà quản trị sẽ hoạch định tổng mức luân chuyển,tổng mức dự trữ cần thiết của nguyên vật liệu để tránh tình trạng ứ đọng vốn hoặc thiếu nguyên vật liệu thiết yếu để doanh nghiệp chủ động trong công tác cung ứng vật tư. 5.2.1.3.Chi phí công cụ dụng cụ(tools and supplies cost): Yếu tố này bao gồm giá mua và chi phí mua của tất cả công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán.Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền đề để nhà quản trị hoạch định mức luân chuyển qua kho, định mức dự trữ,nhu cầu thu mua công cụ dụng cụ hợp lý. 5.2.1.4.Chi phí khấu hao tài sản cố định(deprectation cost): Yếu tố này bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán.Tổng mức chi phí khấu hao giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi,cung ứng các dịch vụ đơn vị tốt hơn. 5.2.1.5.Chi phí mua ngoài(services rendered cost): Yếu tố này bao gồm giá mua từ bên ngoài cung cấp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tổng chi phí này giúp cho nhà quản trị hiểu rõ hơn tổng mức dịch vụ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để thiết lập quan hệ trao đổi,cung ứng các dịch vụ đơn vị tốt hơn. 5.2.1.6.Chi phí bằng tiền khác(sundry cost paid in cash): Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp.Nhận thức yếu tố này,hạn chế những tồn đọng tiền mặt,tránh những tổn thất,thiệt hại trong quản lý vốn bằng tiền. 5.2.2. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí: Mục đích của cách phân loại chi phí này trong kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và điều tiết chi phí phù hợp. Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành: chi phí biến đổi, chi phí cố định, chi phí hỗn hợp. 5.2.2.1. Chi phí biến đổi (biến phí). Biến phí là những khoản mục chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận với biến động về mức độ hoạt động. Biến phí tính trên một đơn vị thì nó ổn định. Biến phí sẽ biến đổi theo căn cứ được xem là nguyên nhân phát sinh ra chi phí đó- thường gọi là hoạt động căn cứ. Các hoạt động căn cứ thường được dùng: sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, số giờ máy vận hành, số giờ lao động trực tiếp, số km vận chuyển… Xét về tính chất tác động, biến phí chia thành hai loại: biến phí tỷ lệ và biến phí cấp bậc. a. Biến phí tỷ lệ: Là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của mức độ hoạt động căn cứ. TVC Mức độ hoạt động Chi phí Ví dụ: Nhiên liệu tỷ lệ thuận với số giờ máy chạy, hoa hồng /doanh thu. b. Biến phí cấp bậc: là những chi phí thay đổi với một mức cố định chứ không thay đổi tỷ lệ khi hoạt động thay đổi. Nói cách khác, chi phí loại này cũng có quan hệ tỷ lệ nhưng không tuyến tính với mức độ hoạt động thay đổi. Chi phí X1 Mức độ hoạt động X2 X3 X4 Y2 Y4 Y3 Y1 Ví dụ: doanh nghiệp trả hoa hồng cho bộ phận bán hàng theo doanh thu. Cứ doanh thu từ 0 đến 50 triệu thì hoa hồng là 500.000 đồng, từ 50 triệu đến 100 triệu thì hoa hồng là 1.000.000 đồng. 5.2.2.2. Chi phí bất biến (Định phí). Định phí là những chi phí mà xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức độ hoạt dộng thay đổi trong một phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động Chi phí bất biến Chi phí Minh hoạ Định phí có thể chia làm 2 loại: Định phí bắt buột và định phí tuỳ ý a.Định phí bắt buộc: Là những chi phí không thể thay đổi nhanh chóng bằng hoạt động quản trị vì chúng liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệp. b. Định phí tuỳ ý: Là những chi phí có thể thay đổi nhanh chóng bằng hoạt động quản trị . Nói cách khác, các nhà quản lý sẽ quyết định quy mô của các loại định phí này trong các kế hoạch hằng năm. 5.2.2.3. Chi phí hỗn hợp - là những chi phí mà bản thân nó bao gồm cả yếu tố biến phí lẫn yếu tố định phí. Ở mức độ hoạt động cơ bản chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí, quá mức đó thì nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí. - Chúng ta cần lượng hoá, tách riêng yếu tố bất biến, khả biến trong chi phí hỗn hợp. phương trình để lượng hoá chi phí hỗn hợp là: y= a+bx y:Là chi phí hỗn hợp b: Tổng chi phí bất biến cho mức hoạt động trong kỳ a: Chi phí khả biến cho 1 đơn vị hoạt động. x: Số lượng đơn vị hoạt động Trong đó: - Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành yếu tố khả biến, bất biến: a.Phương pháp cực đại, cực tiểu. Thực chất của phương pháp này là quan sát mức độ cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp. Sau đó, chi phí khả biến được xác định bằng cách lấy chênh lệch chi phí ở mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất chia cho chênh lệch của mức độ hoạt động của hai điểm này. Chi phí khả biến đơn vị mức hoạt động = Chi phí ở mức hoạt động cao nhất - Chi phí ở mức hoạt động thấp nhất Mức hoạt động cao nhất - Mức hoạt động thấp nhất Chi phí bất biến = Tổng chi phí ở mức cao nhất (thấp nhất) - [Mức khối lượng cao nhất (thấp nhất) x Biến phí đơn vị] - Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, tuy nhiên chỉ sử dụng hai điểm nên kết quả không chính xác trong việc phân tích chi phí hỗn hợp, trừ khi hai điểm này xảy ra đúng vị trí để phản ánh đúng mức trung bình của tất cả các giao điểm của chi phí và các mức độ hoạt động. b.Phương pháp đồ thị phân tán (The scatter graph method) Là phương pháp mà việc phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với mức độ hoạt động. X1 Mức độ hoạt động Chi phí X2 X3 X4 Y2 Y4 Y3 Y1 - Ưu điểm của phương pháp này: là công cụ phân tích chi phí hỗn hợp rất hữu ích. Nó mô tả được những đặc trưng, đồng thời cũng chỉ rõ những sai lệch của chi phí hỗn hợp ở một số trường hợp do ảnh hưởng bởi điều kiện hay sự thay đổi thất thường của chi phí hỗn hợp. c.Phương pháp bình phương bé nhất (Least- squares regssion method) Phương pháp bình phương bé nhất chặt chẽ hơn phương pháp đồ thị phân tán. Phương pháp bình phương bé nhất thiết lập đường biểu diễn qua thuật toán thống kê. Phương trình chi phí hỗn hợp: y= a +bx y: là biến phụ thuộc a: là yếu tố bất biến b: là tỷ lệ khả biến x: biến số độc lập Trong đó: Từ phương trình này, tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ thống phương trình sau: y: Chi phí hỗn hợp a: là chi phí bất biến b: là tỷ lệ khả biến x: Mức độ hoạt động n: Số đơn vị quan sát Với: Giải hệ thống phương trình này sẽ xác định được a,b và lập được phương trình hồi quy thích hợp. Ưu điểm của phương pháp này là: cho kết quả chính xác hơn vì nó sử dụng phân tích thống kê để xác định đường hồi quy cho các điểm. 5.2.3. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế: Theo tiêu thức này,chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp tồn tại dưới các khoản mục sau: 5.2.3.1.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp(direct material costs) Khoản mục này bao gồm toàn bộ những khoản chi phí liên quan đến chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xúât sản phẩm. Đây chính là chi phí nguyên vật liệu chính như hạt nhựa trong ngành chế biến nhựa,gỗ trong sản xuất bàn ghế...Ngoài chi phí nguyên vật liệu chính,chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu phụ(kể cả nhiên liệu)dùng trực tiếp trong sản xuất sản phẩm.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được thiết lập định mức từng loại trong chế tạo từng sản phẩm;chi phí vật liệu phụ không liên quan trực tiếp vì vậy khó thiết lập định mức theo từng loại,chúng thường được ước tính tỷ lệ trên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí trực tiếp. 5.2.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp(directs labour costs): Khoản mục chi phí này bao gồm: Tiền lương của công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất Các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất của công nhân trực tiếp thực hiện quy trình sản xuất như kinh phí công đoàn,bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội. 5.2.3.3.Chi phí sản xuất chung(factory overhead costs): Chi phí sản xuất chung có thể định nghĩa bao gồm tất cả các chi phí sản xuất không thuộc hai khoản mục trên.Như vậy,chi phí sản xuất chung thường bao gồm: Chi phí lao động gián tiếp,phục vụ tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị,phục vụ sản xuất Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất Chi phí khấu hao máy móc thiết bị,tài sản cố định khác dùng trong sản xuất Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện nước,sửa chữa,... Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều thành phần có đặc điểm khác nhau,chúng thường liên quan đến nhiều quá trình sản xuất sản phẩm, ít biểu hiện một cách cụ thể qua mối quan hệ nhân quả. 5.2.3.4. Chi phí bán hàng(selling expenses): Chi phí bán hàng còn được gọi là chi phí lưu thông,là những dòng phí tổn cần thiết để đảm bảo cho việc thực hiện chính sách bán hàng.Khoản mục chi phí bán hàng thường bao gồm: Chi phí về lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng,vận chuyển hàng hoá tiêu thụ Chi phí về nguyên vật liệu,nhiên liệu dùng trong việc bán hàng,vận chuyển hàng hoá tiêu thụ Chi phí về công cụ,dụng cụ thường dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng luân chuyển,các quày hàng... Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như:thiết bị đông lạnh,phương tiện vận chuyển,cửa hàng, nhà kho... Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo,hội chợ,bảo trì,bảo hành,khuyến mãi... Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng 5.2.3.5.Chi phí quản lý doanh nghiệp(general and administration expenses): Khoản mục chi phí này gồm tất cả các dòng phí tổn liên quan đến công việc hành chính,quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp.Cụ thể gồm: Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương tình vào chi phí của người lao động,quản lý ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp Chi phí vật liệu,năng lượng,nhiên liệu dùng trong hành chính quản trị văn phòng Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong công việc hành chính quản trị văn phòng Chi phí khấu hao thiết bị,tài sản cố định khác dùng trong công việc hành chính quản trị văn phòng Chi phí dịch vụ điện nước, điện thoại,bảo hiểm phục vụ chung cho toàn doanh nghi ệp Các khoản thuế,lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản dùng trong sản xuất kinh doanh do biến động thị trường như dự phòng nợ phải thu khó đòi... 5.2.3.6. Chi phí khác(other cost): Ngoài những chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp,trong thành phần của chi phí của doanh nghiệp còn tồn tại những dòng chi phí khác.Về cơ bản đây là dòng chi phí hoạt động tài chính,chi phí hoạt động bất thường.Dòng chi phí này chiếm tỷ lệ nhỏ. 5.2.4.Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động: Căn cứ vào tính chất,mục đích của từng loại hoạt động trong doanh nghiệp chi phí được chia ra thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất 5.2.4.1. Chi phí sản xuất: Là các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra liên quan đến việc chế tạo các sản phẩm hay cung cấp dịch vụ.Chi phí sản xuất gồm:Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung 5.2.4.2. Chi phí ngoài sản xuất: Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.2.5. Các cách phân loại chi phí khác: 5.2.5.1. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp a.Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí,chúng ta có thể quy nạp hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp... Đối với loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí.Tuy nhi ên,chúng dễ được nhận dạng và hạch toán chính xác,vì vậy sai lầm về định lượng,quyết định về chi phí trực tiếp ít xảy ra. b. Chi phí gián tiếp: Là những mục chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ,chi phí quảng cáo... Đối với chi phí gián tiếp,nguyên nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng vì vậy chúng ta cần phải tập hợp chúng,sau đó mới lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng gánh chịu chi phí. Điều này đặt ra vấn đề cần phải khắc phục ,hạn chế những sai lầm bằng những kỷ thuật phân bổ hoàn hảo hơn. 5.2.5.2. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với thời kỳ kết quả,chi phí có thể chia thành hai loại: a.Chi phí sản phẩm: Là những mục chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào.Chi phí sản phẩm luôn gắn liền với sản phẩm và chỉ được thu hồi khi sản phẩm được tiêu thụ,khi sản phẩm chưa được tiêu thụ thì chúng nằm trong các đơn vị sản phẩm tồn kho.Chi phí sản phẩm phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều kỳ báo cáo.Do đó khi xác định chi phí chúng ra cần xem xét giai đoạn chuyển tiếp và mức độ chuyển tiếp của chúng. b.Chi phí thời kỳ: Chi phí thời kỳ có thể hiểu đơn giản là những dòng phí tổn phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một thời kỳ.Chi phí thời kỳ không phải là những chi phí tạo thành thực thể sản phẩm hoặc nằm trong các yếu tố cấu thành giá vốn của hàng hoá mua vào,mà là những khoản chi phí hoàn toàn biệt lập với quá trình sản xuất sản phẩm hay mua vào hàng hoá. Chi phí thời kỳ bao gồm các loại lưu thông và chi phí quản lý doanh nghiệp 5.2.5.3. Chi phí chênh lệch: Để thực hiện chức năng ra quyết định,nhà quản trị thường phải so sánh nhiều phương án khác nhau và mỗi phương án lại có các loại chi phí riêng,khác nhau về lượng và loại chi phí.Chi phí chênh lệch được hiểu là những khoản chi phí nào có ở phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có ở phương án khác 5.2.5.4. Chi phí chìm: Chi phí chìm là những dòng chi phí luôn xuất hiện trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh.Chi phí chìm không bao giờ thích hợp với việc ra quyết định vì chúng không có tính chênh lệch 5.2.5.5. Chi phí cơ hội: Trong kinh doanh,một khoản mục chi phí phát sinh đều được phát sinh và theo dõi trên sổ sách kế toán,tuy nhiên có một loại chi phí hoàn toàn không được phản ánh trên sổ sách kế toán nhưng lại rất quan trọng,phải xem xét,cân nhắc mỗi khi doanh nghiệp cần lựa chọn phương án kinh doanh đó là chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội có thể được định nghĩa là một nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh để lựa chọn,thực hiện hoạt động này thay thế cho một hành động khác.Hành động khác ở đây là phương án tối ưu nhất có sẵn so với phương án được chọn. II.Một số khái niệm cơ bản về phân tích mối quan hệ chi phí-sản lượng-lợi nhuận: Phân tích mối quan hệ Chi phí-sản lượng-lợi nhuận(CVP) là quá trình tiến hành các kỹ thuật phân tích cho phép đánh giá mối quan hệ giữa những biến động bên trong của các loại chi phí,sản lượng và ảnh hưởng của những sự biến động này đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 1. Số dư đảm phí - Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận. - Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các sản phẩm, một sản phẩm, một đơn vị sản phẩm. Q: sản lượng tiêu thụ P: Giá bán VC: Chi phí khả biến đơn vị TFC: Chi phí bất biến - Nếu gọi: Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau: Doanh thu Tổng số Đơn vị PQ P Chi phí khả biến VC.Q VC Số dư đảm phí (P-VC).Q (P-VC) Chi phí bất biến TFC Lợi nhuận (P-VC).Q -TFC Từ báo cáo thu nhập trên ta xét các trường hợp sau: -Khi Q =0 thì lợi nhuận LN= -TFC, nghĩa là công ty lỗ bằng chi phí bất biến -Tại sản lượng Qhv (sản lượng hoà vốn) mà ở đó số dư đảm phí bằng chi phí bất biến thì LN= 0, nghĩa là công ty đạt điểm hoà vốn. TFC P-VC Qhv = (P-VC).Qhv= TFC nên -Tại sản lượng Q1> Qhv thì lợi nhuận LN1= (P- VC).Q1 – TFC -Tại sản lượng Q2 > Q1> Qhv thì lợi nhuận LN2= (P- VC).Q2 – TFC Như vậy khi sản lượng tăng một lượng là DQ= Q1 – Q2 ÞLN tăng một lượng là DLN = LN1 –LN2 =(P –VC).(Q1 –Q2) Vậy DLN = (P –VC).(Q1 –Q2) Kết luận: Thông qua khái niệm số dư đảm phí ta biết được mối quan hệ giữa sản lượng và lợi nhuận. Nghĩa là khi sản lượng tăng lên một lượng thì số dư đảm phí tăng lên một lượng bằng sản lượng tăng lên nhân với số dư đảm phí đơn vị. Nếu định phí được bù đắp hết thì phần số dư đảm phí tăng thêm đó chính là lợi nhuận tăng thêm. Như vậy nhờ vào số dư đảm phí ta nhanh chóng xác định được lợi nhuận. Tuy nhiên, việc sử dụng số dư đảm phí có nhược điểm sau: + Không giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát giác độ toàn công ty vì sản lượng từng sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn công ty. + Làm cho người quản lý dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định vì tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng. Để khắc phục những nhược điểm của số dư đảm phí ta sử dụng khái niệm tỷ lệ số dư đảm phí. 2. Tỷ lệ số dư đảm phí Là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí = số dư đảm phí Doanh thu X 100% Tỷ lệ số dư đảm phí = P-VC P X 100% Với dữ kiện trên ta có: - Tại sản lượng Q1 Þ doanh thu P.Q1 Þ LN1 =(P- VC).Q1- TFC - Tại sản lượng Q2> Q1 Þ doanh thu P.Q2 Þ LN2 =(P- VC).Q2- TFC Như vậy khi doanh thu tăng một lượng P.Q2- P.Q1 Þ LN tăng một lượng là DLN= LN2- LN1 DLN= (P- VC).(Q2- Q1) (P- VC).(Q2- Q1). P P DLN= Vậy Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ s._.ố dư đảm phí ta rút ra được mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. nghĩa là khi doanh thu tăng lên một lượng thì lợi nhuận tăng lên một lượng bằng doanh thu tăng lên nhân với tỷ lệ số dư đảm phí. Như thế bộ phận nào có số dư đảm phí lớn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều. 3. Kết cấu chi phí - Kết cấu chi phí là mối quan hệ tỷ trọng của từng loại chi phí kế hoạch khả biến, chi phí bất biến chiếm trong tổng chi phí. - Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí kế hoạch khả biến chiếm tỷ trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, nếu tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận tăng giảm nhiều hơn. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những công ty có mức đầu tư lớn nếu doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh và ngược lại. - Qua kết cấu chi phí ta thấy được mối quan hệ giữa chi phí-doanh thu-lợinhuận. 4. Đòn bẩy kinh doanh: ĐBKD = % thay đổi của lợi nhuận % thay đổi của doanh thu Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ thay đổi của lợi nhuận với tốc độ thay đổi của doanh thu. ĐBKD = SDĐP LN Tại một điểm hoạt động thì 5.Hạn chế của mô hình phân tích chi phí- sản lượng- lợi nhuận. Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận thể hiện ở những giả định khi phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận. Cụ thể những giả định này tập trung ở những điểm sau: - Mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi nhuận được giả định là quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi hoạt động. - Các chi phí phải được phân thành biến phí và định phí. - Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh được giả định cố định trong quá trình thay đổi các yếu tố chi phí, sản lượng tiêu thụ. - Tồn kho sản phẩm là không thay đổi hoặc quá trình sản xuất và tiêu thụ cùng một mức độ. - Công suất máy móc thiết bị, năng suất của công nhân không thay đổi trong suốt thời kỳ. - Giá trị đồng tiền không đổi hay nói cách khác là nền kinh tế không xảy ra lạm phát. Như vậy, qua phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận và những hạn chế của mô hình này chỉ rõ cho chúng ta một cách suy nghĩ về mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận hơn là cách tính toán chính xác để tìm ra sản lượng, doanh thu…Vì vậy để đảm bảo tính khả thi, sự chính xác khi ra quyết định dựa vào mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận cần phải hội tụ những điều kiện giả thuyết. III. Nội dung của phân tích mối quan hệ chi phí -sản lượng- lợi nhuận 1.Phân tích điểm hoà vốn: là một nội dung trong phân tích mối quan hệ c- v-p. nó giúp cho người quản lý xác định sản lượng, doanh thu hoà vốn, từ đó xác định được vùng lãi lỗ của công ty. 1.1.Khái niệm điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí, hoặc tổng số dư đảm phí bằng tổng chi phí bất biến. 1.2 Ý nghĩa của việc phân tích điểm hoà vốn - Giúp nhà quản trị doanh nghiệp định rõ mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu? Lúc nào? Doanh nghiệp phải hoạt động ở mức nào của công suất thì đạt điểm hoà vốn? hoặc giá cả tiêu thụ có thể đạt được mức tối thiểu là bao nhiêu để không bị lỗ?. Mức an toàn của doanh nghiệp trên thị trường cạnh tranh như thế nào?… Từ đó giúp nhà quản lý có các chính sách và biện pháp tích cực chỉ đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. 1.3. Phương pháp phân tích điểm hoà vốn 1.3.1. Xác định điểm hoà vốn bằng phương trình hoà vốn Doanh thu P.Q Chi phí khả biến VC.Q Chi phí bất biến TFC Tổng chi phí VC.Q +TFC Với dữ kiện ở phần trên ta có : Tại điểm hoà vốn thì tổng doanh thu = tổng chi phí Gọi Qhv là sản lượng hoà vốn: P.Qhv= VC.Qhv+TFC Sản lượng hoà vốn = TFC P- VC (1) Chi phí bất biến Số dư đảm phí đơn vị ÞQhv= Chi phí bất biến Doanh thu hoà vốn = Tỷ lệ số dư đảm phí Þ P.Qhv= TFC P- VC P Từ (1) hay 1.3.2. Xác định điểm hoà vốn bằng số dư đảm phí Sản lượng hoà vốn = Chi phí bất biến Số dư đảm phí đơn vị Phương pháp này thực chất là sự biến dạng của phương pháp trên TFC P- VC ( Qhv = ) TFC Doanh thu hoà vốn = (Shv) Qhv. P = TFC P- VC . P = P- VC P = TFC P. Q- VC.Q P. Q = TFC Tỷ lệ số dư đảm phí ÞQhv = Shv P 1.3.3. Xác định điểm hoà vốn bằng đồ thị - Xác định đường tổng định phí: TFC (đường //ox) - Xác định đường tổng biến phí: TVC= Q x VC - Xác định đường tổng chi phí: TC =TFC +Q x VC - Xác định đường doanh thu: S = Q . P - Điểm hoà vốn là điểm mà đường doanh thu và đường chi phí cắt nhau a, Đồ thị điểm hoà vốn Chi phí Qhv Điểm hoà vốn Đường chi phí bất biến Y= TFC Q Đường chi phí khả biến Y= Q. VC Đường tổng chi phí khả biến TC= TFC +Q .VC b)Đồ thị sản lượng - lợi nhuận. Đây là một loại đồ thị khác về mối quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận. Đồ thị này có ưu điểm là dễ vẽ và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận tuy nhiên không phản ánh được mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. Chi phí Đường lợi nhuận Y= (P-VC). Q- TFC Q - TFC Điểm hoà vốn Qhv = TFC SDĐPđv 1.3.4. Xác định điểm hoà vốn trong trường hợp kinh doanh nhiều sản phẩm. ¨Trường hợp kết cấu theo sản lượng. Qhvc = TFC S ĐPđvbq å = SDĐPđv spi x kết cấu spi SDĐP bq Qhv spi = Qhvc x Kết cấu spi ¨Trường hợp kết cấu theo doanh thu: TFC Tỷ lệSDĐPbq Shv = Tỷ lệSDĐPbq = Tỷ lệ SDĐPspi x Kết cấu spi å 1.4 Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với giá bán. Trường hợp thay đổi giá bán thì điểm hoà vốn sẽ bị ảnh hưởng: Giá bán tăng sản lượng hoà vốn giảm, giá bán giảm sản lượng hoà vốn tăng. Trong trường hợp phải thay đổi giá bán, thì phải tính toán tăng sản lượng lên bao nhiêu để đạt mức lãi mong muốn. 1.5. Phân tích điểm hoà vốn trong mối quan hệ với kết cấu hàng bán. Ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận và doanh thu hoà vốn thông qua tỷ lệ số dư đảm phí của mặt hàng khác nhau. Lợi nhuận sẽ nhiều hơn nếu các sản phẩm có số dư đảm phí cao, chiếm tỷ trọng cao trong doanh số và ngược lại lợi nhuận sẽ ít đi nếu các sản phẩm có số dư đảm phí thấp. Doanh thu hoà vốn = Chi phí bất biến Tỷ lệ SDĐPbq 2. Xác định công suất hoà vốn và thời gian hoà vốn 2.1 Công suất hoà vốn Công suất hoà vốn là mức năng lực sản xuất cần huy động để đạt điểm hoà vốn Qhv x 100% h% = Qcông suất Tại điểm hoà vốn, với công suất hoà vốn là h%, ta có: TFC x 100% h% = Qmax(P - VC) Hay Thông qua h% người quản lý có thể đánh giá được doanh nghiệp có thể đạt điểm hoà vốn trong kỳ hay không?. Nếu h% càng nhỏ hơn 100% càng thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp rất dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép doanh nghiệp có thể khai thác công suất trên mức hoà vốn lớn; do đó, khả năng đem lại lợi nhuận cao. Ngược lại, nếu h% càng tiến gần đến 100% càng thể hiện tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư cố định, thể hiện sự bất cập về qui mô và tình trạng lạc hậu của tài sản cố định, hiệu suất đầu tư cố định thấp. Nếu h% lớn hơn 100%, công suất thiết kế không cho phép doanh nghiệp đạt đến điểm hoà vốn. Như vậy, thông qua công suất hoà vốn có thể đánh giá doanh nghiệp có thể đạt được điểm hoà vốn trong kỳ hay không. Có thể tóm tắt mối quan hệ giữa công suất hoà vốn và điểm hoà vốn tại doanh nghiệp như sau - Nếu h% > 100%: Doanh nghiệp không đạt được điểm hoà vốn trong kỳ, nói cách khác là doanh nghiệp bị lỗ vì để đạt được điểm hoà vốn doanh nghiệp phải huy động công suất lớn hơn công suất hiện có tối đa tại doanh nghiệp. - Nếu h% < 100%: Trong trường hợp này, doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn mà không cần huy động tối đa công suất hiện có tại công ty. Nếu h% càng nhỏ thì khả năng đạt được điểm hoà vốn càng cao và khoảng chênh lệch giữa công suất tối đa và công suất hoà vốn ( 1- h%) được gọi là khoảng cách an toàn về công suất. - Nếu h% = 100%: Để đạt được điểm hoà vốn, doanh nghiệp phải huy động tối đa năng lực sản xuất tại đơn vị 2.2.Thời gian hoà vốn Với công suất được huy động tối đa, thời gian hoà vốn là khoảng thời gian mà công ty cần có để đạt được điểm hoà vốn Gọi n ( tháng) là thời gian để doanh nghiệp đạt điểm hoà vốn ( n< 12 tháng) Qhv x 12 n = = Qcông suất Qhv Qcông suất bình quân tháng Mối quan hệ giữa thời gian hoà vốn (n) và công suất hoà vốn (h%) n = h% x 12 Như vậy, thời gian hoà vốn và công suất hoà vốn có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Khi h% càng tiến gần đến 100% thì thời gian cần sản xuất để hoà vốn càng tiến gần về 12 tháng hay khi Qhv càng tiến đến Qcông suất thì doanh nghiệp càng huy động nhiều thời gian sản xuất hơn để hoà vốn. 3. Xác định doanh thu an toàn và tỷ lệ doanh thu an toàn. Doanh thu an toàn là chênh lệch giữa doanh thu đạt được so với doanh thu hoà vốn. Doanh thu an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hoà vốn Doanh thu an toàn của các công ty khác nhau do kết cấu chi phí của các công ty khác nhau. Những công ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí chiếm tỷ trọng lớn, do vậy nếu doanh thu giảm thì lỗ phát sinh nhanh hơn và những công ty đó có số doanh thu an toàn thấp hơn. Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng doanh thu an toàn, cần kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ doanh thu an toàn. Tỷ lệ doanh thu an toàn = Doanh thu an toàn Doanh thu 4. Phân tích đòn bẩy kinh doanh. ĐBKD = % thay đổi của lợi nhuận % thay đổi của doanh thu 4.1 Khái niệm đòn bẩy kinh doanh: là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa tốc độ thay đổi của lợi nhuận với tốc độ thay đổi của doanh thu. ĐBKD = SDĐP LN Tại một điểm hoạt động thì 4.2 Ứng dụng của đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh là công cụ để nhà quản trị dự kiến lợi nhuận theo công thức: Tốc độ gia tăng lợi nhuận = Độ lớn đòn bẩy kinh doanh x Tỷ lệ % thay đổi về doanh thu ( sản lượng tiêu thụ) Như vậy khi muốn gia tăng lợi nhuận, doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ % thay đổi của doanh thu (sản lượng tiêu thụ). 4.3. Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh. - Là công cụ đo lường rủi ro: đòn bẩy kinh doanh lớn thì rủi ro lớn. - Là công cụ dự đoán lợi nhuận. + Khi doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận tăng ĐBKD%. + Khi doanh thu giảm 1% thì lợi nhuận giảm ĐBKD%. IV. Một số ứng dụng khác của phân tích mối quan hệ C- V- P 1. Phân tích sản lượng tiêu thụ cần thiết để đạt được mức lợi nhuận mong muốn. - Trường hợp không quan tâm đến thuế thu nhập doanh nghiệp LNtrước thuế =doanh thu- Tổng biến phí- Tổng định phí Qcần thiết = TFC+ LNtt P -VC (LNtt =DT- TVC- TFC). LNtt = P .Q- VC . Q- TFC Qcần thiết x (P- VC) = TFC + LNtt Þ (TFC +LNtt).P P- VC Þ Doanh thu cần thiết =Qcần thiết . P = - Trường hợp quan tâm đến thuế thu nhập doanh nghiệp LNtrước thuế = LNsau thuế 1- Tsuất Qcần thiết = LNsau thuế 1- Tsuất TFC + P- VC LNsau thuế = LNtrước thuế -LNtrước thuế .Tsuất. Như vậy, dựa vào công thức trên, khi biết chi phí bất biến, số dư đảm phí hoặc tỷ lệ sô dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định được sản lượng, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược lại. 2. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi các yếu tố khác thay đổi. 2.1.Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi biến phí và sản lượng thay đổi. Khi có sự thay đổi giá cả các yếu tố đầu vào, hoặc doanh nghiệp có chiến lược khuyến mãi… thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu và tác động đến lợi nhuận. Với chương trình khuyến mãi…để tăng sản lượng bán ra như thế biến phí và doanh thu thay đổi làm cho số dư đảm phí thay đổi. Trong trường hợp này ta có mô hình tổng quát lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi thay đổi biến phí, sản lượng tiêu thụ và các nhân tố khác không đổi như sau: (X1) Số dư đảm phí phương án mớido thay đổi biến phí, sản lượng = Sản lượng tiêu thụ phương án kinh doanh cũ x [100% +Tỷ lệ tăng sản luợng] x Số dư đảm phí mới của một sản phẩm Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu X1£ X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 2.2 Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi định phí và sản lượng thay đổi. Để tăng sản lượng bán ra doanh nghiệp có thể tăng chi phí quảng cáo sản phẩm ,hoặc mua sắm thêm máy móc thiết bị, nhà xưởng, thay đổi phương pháp trả lương…sẽ làm cho định phí thay đổi. Khi sản lượng tiêu thụ tăng làm cho số dư đảm phí tăng từ đó lợi nhuận tăng. Trong trường hợp này sự gia tăng của lợi nhuận của phương án chính là chênh lệch giữa sự gia tăng số dư đảm phí với sự gia tăng định phí. Trong trường hợp này ta có mô hình tổng quát lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi thay đổi định phí, sản lượng tiêu thụ và các nhân tố khác không đổi như sau: (X1) Mức gia tăng số dư đảm phí phương án mới do thay đổi sản lượng = Doanh thu phương án cũ x Tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ x Tỷ lệ số dư đảm phí phương án cũ Gọi X0 là mức tăng định phí phương án mới Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu X1£X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 2.3. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi biến phí, định phí và sản lượng tiêu thụ thay đổi. Doanh nghiệp tăng chi phí nhân công, chi phí hoa hồng bán hàng, thay đổi chế độ trả lương cố định sang hình thức trả lương theo sản phẩm…đã làm cho sản lượng tiêu thụ thay đổi, làm cho số dư đảm phí thay đổi và lợi nhuận thay đổi. Trong trường hợp này ta có mô hình tổng quát lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi thay đổibiến phí định phí, sản lượng tiêu thụ và các nhân tố khác không đổi như sau: (X1) Số dư đảm phí phương án mới do thay đổi biến phí, sản lượng = Sản lượng tiêu thụ phương án cũ x [100% + Tỷ lệ gia tăng sản luợng] x Số dư đảm phí mới của một sản phẩm Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ Tổng tăng giảm định phí phương án mới (DB). = Tổng tăng giảm định phí ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý. Nếu [(X1-X0)-DB] >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu [(X1-X0)-DB] £0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 -DB 2.4. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi định phí, giá bán và sản lượng tiêu thụ thay đổi. Doanh nghiệp giảm giá bán sản phẩm đồng thời tăng cường chi phí quảng cáo làm cho sản lượng bán ra tăng dẫn đến doanh số sẽ tăng. Đây là chiến lược kinh doanh nhằm khuếch trương sản phẩm và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi đó ta có thể dùng mô hình sau: (X1) Số dư đảm phí phương án mới do thay đổi giá bán, sản lượng = Sản lượng tiêu thụ phương án cũ x [Tỷ lệ tăng sản lượng] x Số dư đảm phí một sản phẩm phương án mới Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ Tổng tăng giảm định phí phương án mới (DB). = Tổng tăng giảm định phí ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, bán hàng. Nếu (X1-X0-DB) >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu (X1-X0-DB]£0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 -DB 2.5. Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh khi biến phí, định phí, giá bán và sản lượng tiêu thụ thay đổi. Doanh nghiệp kết hợp các yếu tố trên cũng nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận. Nhà quản trị dự đoán khi thay đổi kết cấu chi phí, giảm giá bán sản phẩm thì doanh số tăng lên bao nhiêu. Chú ý rằng kết cấu chi phí thay đổi sao cho lượng tăng (giảm) của số dư đảm phí phải lớn hơn so với phần tăng giảm của định phí. Khi đó ta có thể sử dụng mô hình sau: (X1) Tổng số dư đảm phí do biến động biến phí, giá bán sản lượng = Sản lượng tiêu thụ phương án cũ x [100% +Tỷ lệ tăng sản luợng] x Số dư đảm phí một sản phẩm phương án mới Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ, tổng mức tăng giảm định phí (DB) Tổng tăng giảm định phí phương án mới (DB). = Tổng tăng giảm định phí ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý. Nếu [(X1-X0)-DB] >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu [(X1-X0)-DB] £0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 -DB £0 PHẦN HAI: THỰC TẾ VỀ MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ- SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG A.Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng (DRC) I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng 1.Quá trình hình thành và phát triển: Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam, được thành lập với tên cũ là Nhà máy Cao su Đà Nẵng theo quyết định số 340/PTT của Hội đồng chính phủ vào ngày 4/12/1975. Sau đó chính thức thành lập lại theo quyết định số 320/QĐ/TCNSĐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công nghiệp nặng. Tên giao dịch nước ngoài là Danang rubber joint stock company (viết tắt là DRC) , địa chỉ: số 1 - Lê Văn Hiến -Quận Ngũ Hành Sơn- Thành phố Đà Nẵng. Công ty được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh số 106904 ngày 24/6/1993 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Hơn ba mươi năm xây dựng và phát triển, Công ty đã có cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang hiện đại. Sản phẩm của Công ty đã đi khắp mọi miền tổ quốc và được cả thị trường thế giới đón nhận. Huy chương vàng tại Hội chợ triển lãm kinh tế kỹ thuật toàn quốc và được nhận chứng chỉ ISO 9001 là minh chứng hùng hồn về chất lượng sản phẩm của Công ty. Quá trình phát triển của Công ty chia làm ba giai đoạn: + Giai đoạn 1: Từ khi thành lập đến năm 1989, đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý bao cấp. Sản phẩm sản xuất theo kế hoạch nhà nước và đầu ra cũng do nhà nước mua lại, vốn cũng được nhà nước cấp theo chỉ tiêu. Giai đoạn này, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp hơn năng lực của Công ty mặc dù vốn đầu tư tăng. + Giai đoạn 2: Từ năm 1989 đến 2005, đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước. Lúc đầu còn bỡ ngỡ nhưng đến năm 1988, sản lượng lốp xe đạp cao nhất với 1.600.000 chiếc. Mặc dù Công ty gặp không ít khó khăn về tình hình kinh tế và thị trường tiêu thụ gặp nhiều trở ngại nhưng với sự lãnh đạo tuyệt vời của cán bộ Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình đã giúp Công ty vượt qua khó khăn vươn lên đạt kết quả khả quan, tạo đà cho những năm kế tiếp. Năm 2002 với doanh thu là 481.550.614.252đồng, năm 2003 doanh thu là :606.056.326.020 đồng, năm 2004 với doanh thu là 730.064.104.444 đồng, năm 2005 với doanh thu 728.515.401.054 đồng,năm 2006 với doanh thu là 930.892.069.377 đồng + Giai đoạn 3: Ngày 01/01/2006 Công ty Cao Su Đà Nẵng chính thức trở thành Công ty cổ phần với tên đầy đủ là Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng theo quyết định số 1446/QĐ-TCCB ngày 18/4/2005 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. 2.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1. Chức năng: Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng chịu sự quản lý của Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam.Công ty chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất để kinh doanh các mặt hàng sản xuất từ cao su như: Săm lốp xe đạp,săm lốp xe máy,săm lốp ô tô mới, ô tô đắp phục vụ chủ yếu cho các ngành công nghiệp và dân dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông vận tải.Ngoài ra Công ty còn phát triển các sản phẩm phục vụ nông nghiệp như ống hút,curoa,cao su kỹ thuật,... 2.2. Nhiệm vụ: Với chức năng hoạt động như trên, trong phạm vi quyền hạn được phân cấp,Công ty có các nhiệm vụ chủ yếu sau: -Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực đã đăng ký,thực hiện chế độ quản lý kinh tế tài chính,chế độ hạch toán thống kê theo quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm hiệu quả kinh doanh,cạnh tranh lành mạnh,bảo vệ và phát triển nguồn vốn,chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định của Nhà nước. -Tìm hiểu và đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng trong cả nước và mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài. -Xây dựng kế hoạch toàn diện hàng năm trình cấp trên phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất,tận dụng khả năng kinh doanh. -Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng năng lực sản xuất và mở rộng mạng lưới kinh doanh.Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. -Đào tạo và bồi dưỡng lực lượng lao động nhằm nâng cao tay nghề của người lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.Thực hiện chế độ làm việc theo quy định của Nhà nước,phân phối đầy đủ chế độ tiền lương, đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh lao động,bảo vệ tài nguyên môi trường thể hiện ở việc xử lý chất thải công nghiệp. -Thực hiện đầy đủ các trách nhiệm đối với xã hội. II. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 1.Đặc điểm sản xuất kinh doanh: Sản phẩm của Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng sản xuất được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước nhằm phục vụ cho các ngành công nghiệp,nông nghiệp,giao thông vận tải và tiêu dùng xã hội.Qua từng thời kỳ sản phẩm của Công ty luôn luôn được cải tiến về quy cách,chủng loại,mẫu mã để phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. - Sản xuất các sản phẩm từ cao su với các sản phẩm chủ yếu như: Săm lốp xe đạp, Săm lốp xe máy, ôtô, ống hút, ống cao su các loại… - Xuất khẩu sản phẩm cao su sang các nước khác. - Nhận gia công các sản phẩm từ cao su. - Hình thức sở hữu vốn là: Cổ phần. - Chịu sự quản lý của Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam. 2. Thị trường, thị phần và khả năng cạnh tranh Trong nhiều năm qua Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng đã xây dựng được hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm mạnh và rộng lớn, hiện công ty đang có trên 150 nhà phân phối được phân bố đều khắp trên 64 tỉnh, thành trong cả nước. Sản phẩm săm lốp ôtô, mặt hàng chủ lực của công ty, hiện đang có thị phần lớn nhất tại Việt Nam. Riêng đối với lốp ôtô đặc chủng (OTR), cho đến nay ở Việt Nam chỉ có duy nhất DRC sản xuất thành công mặt hàng này. Bên cạnh thị trường trong nước, đến nay sản phẩm DRC đã có mặt ở các nước trong khu vực Đông Nam Á; Nam Á; Tây Á và một số quốc gia tại khu vực Trung Đông, kim ngạch xuất khẩu năm 2006 đạt trên 4,5 triệu USD tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Hiện nay Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng đang tiếp tục đầu tư xây dựng thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp và hệ thống các nhà phân phối trong và ngoài nước theo hướng chuyên nghiệp cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường để không ngừng mở rộng thị phần thương hiệu DRC. 3. Bộ máy tổ chức sản xuất : Với chất lượng cao, giá cả hợp lý cộng với chiến lược Marketing phù hợp nên sản phẩm của Công ty không những được tiêu thụ trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài như Lào, Nhật Bản,…Năm 1998, sản phẩm của Công ty đạt huy chương vàng hội chợ Quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam và tháng 1/2004 nhận chứng chỉ ISO 9001. Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng tổ chức sản xuất theo mô hình Công ty, dưới Công ty là các xí nghiệp thành viên. Mỗi xí nghiệp tiến hành sản xuất độc lập và chịu sự điều hành của giám đốc xí nghiệp. Trong mỗi xí nghiệp đều có mỗi giám đốc đứng đầu và có bộ phận giúp việc. Hiện nay, Công ty tổ chức thành 5 xí nghiệp. - Xí nghiệp cán luyện: Có nhiệm vụ sản xuất ra các loại bán thành phẩm theo các đơn pha chế để cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất ra bán thành phẩm - Xí nghiệp săm lốp xe đạp- xe máy: Có nhiệm vụ nhập bán thành phẩm liên quan đến săm lốp xe đạp, xe máy và các vật tư nguyên liệu khác từ kho công ty về phục vu sản xuất. Xí nghiệp này chia làm 3 bộ phận: Bộ phận sản xuất lốp xe đạp , bộ phận sản xuất săm xe đạp, bộ phận sản xuất săm lốp xe máy . - Xí nghiệp săm lốp ô tô :Có nhiệm vụ nhận bán thành phẩm từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho của công ty về sản xuất thành sản phẩm săm lốp ô tô . - Xí nghiệp đắp lốp:nhận BTP từ xí nghiệp cán luyện và vật tư nguyên liệu khác từ kho về gia công phần đắp và hấp.Ghi sổ từng quy cách và đắp xong nhập kho, sau đó đưa cho khách. - Xí nghiệp Cơ khí-Năng lượng:Có nhiệm vụ phục vụ sửa chữa và chế tạo mới khuôn mẫu và phụ tùng thay thế cho các xí nghiệp khác đồng thời cung cấp năng lượng điện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo xử lý kịp thời sự cố về nguồn điện. Sơ đồ tổ chức sản xuất Công ty XN săm lốp ô tô Các xí nghiệp khác XN săm lốp XĐ-XM XN cán luyện Bộ phận sản xuất săm yếm ô tô Bộ phận sản xuất lốp ô tô Bộ phận sản xuất săm lốp xe máy Bộ phận sản xuất lốp xe đạp Bộ phận sản xuất săm xe đạp Các tổ sản xuất III.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng: 1. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý: Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu một cấp trực tuyến. Đứng đầu tổ chức bộ máy quản lý Công ty là hội đồng quản trị, dưới hội đồng quản trị là Ban giám đốc và ban kiểm soát. Tổng Giám đốc công ty là người trực tiếp điều hành hai phó Tổng giám đốc (PTGĐ Sản xuất, PTGĐ kinh doanh), kế toán trưởng và các phòng ban (phòng hành chính, phòng tổ chức, phòng kỹ thuật cao su, phòng KCS, phòng bán hàng, phòng kỹ thuật cơ năng, ban đầu tư phát triển , đội bảo vệ). -PTGĐ Sản xuất: Điều hành các xí nghiệp: XN săm lốp xe đạp – xe máy, XN Cán Luyện, XN săm lốp ô tô, XN Năng lượng- Cơ khí, XN đắp lốp. -PTGĐ kinh doanh: Điều hành phòng bán hàng, chi nhánh Miền Bắc, chi nhánh Miền Nam. -Kế toán trưởng: Điều hành phòng tài vụ. 2.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý: HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG PTGĐ SẢN XUẤT PTGĐ BÁN HÀNG KT TRƯỞNG P.HÀNH CHÍNH P. TC LĐTL BAN ĐẦU TƯ BAN ISO P. KT CƠ NĂNG VÀ AN TOÀN XN SL Ô TÔ XN CÁN LUYỆN XN ĐẮP LỐP XN CK &NL P. KH VẬT TƯ P. BÁN HÀNG CN MIỀN NAM CN MIỀN BẮC TT MIỀN TRUNG P. TCKT P.KCS P.KT CAO SU IV.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng 1. Tổ chức bộ máy kế toán 1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán Căn cứ vào quy mô đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của đơn vị, căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, địa bàn hoạt động, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Tất cả các công việc như kiểm tra phân loại chứng từ gốc, định khoản kế toán, ghi sổ chi tiết và tổng hợp, hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất , lập báo cáo kế toán đều tập trung ở phòng kế toán tài chính. Tại các xí nghiệp sản xuất trực thuộc công ty không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ biên chế nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ thống kê, thu thập chứng từ sau đó gởi về phòng kế toán Công ty xử lý và ghi sổ. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty như sau: Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán tính giá thành Kế toán tiền & công nợ Kế toán tiêu thụ Kế toán vật tư và tiền lương Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ Các thống kê xí nghiệp Kế toán các chi nhánh Thống kê tổnghợp 1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán - Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán trước Ban giám đốc công ty, chỉ đạo thực hiện công tác kế toán và thống kê tại Công ty. Cuối kỳ tập hợp sổ sách báo cáo trước hội đồng quản trị về tình hình kinh tế tài chính của Công ty. Ngoài ra còn phải phân tích hoạt động kinh tế góp phần cung cấp nguồn vốn cho các công trình sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư; tổ chức tập huấn, hội thảo, tổ chức các đợt thanh tra tài chính theo định kỳ và đột xuất. Tham gia trong công tác tổ chức sắp xếp cán bộ và bộ máy kế toán của cơ quan Công ty và các đơn vị trực thuộc. - Phó phòng kiêm kế toán TSCĐ: là người chịu trách nhiệm về công tác kế toán trước kế toán trưởng, lập kế hoạch tài chính, theo dõi tình hình tăng giảm, biến động toàn bộ TSCĐ của Công ty; hằng năm đăng ký với chi cục thuế về việc tăng giảm nguồn khấu hao. - Kế toán tiền: theo dõi tình hình tiền gửi, tiền vay ngân hàng, quỹ tiền mặt. - Kế toán tiêu thụ: Xác định doanh thu, lập bảng kê nộp thuế, theo dõi và thanh toán công nợ với người mua. - Kế toán vật tư và tiền lương: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu, công cụ, dụng cụ, tính giá vật liệu nhập xuất, phân bổ vào chi phí sản xuất đồng thời theo dõi phân tích và lập bảng tổng hợp tiền lương hàng tháng trong Công ty. - Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí và tính giá thành - Kế toán thanh toán: Với nhiệm vụ quản lý việc sử dụng tiền gởi, tiền vay ngân hàng và quỹ tiần mặt, thanh toán trong nội bộ công ty và với bên ngoài theo yêu cầu mua bán vật tư sản xuất - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý,thu chi tiền mặt của Công ty.Hàng tháng,thủ quỹ thu,nộp,rút tiền ngân hàng và báo cáo tồn quỹ. - Thống kê tổng hợp: lập báo cáo thống kê hàng ngày ra Tổng Công ty,tổng hợp sản lượng hàng tháng và lên báo cáo sản lượng quy định của Tổng Cục thống kê. Ngoài các phần hành kế toán,các nhân viên thống kê bố trí ở các xí nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc xí nghiệp,theo dõi quản lý vật tư,sản lượng sản xuất làm cơ sở cho việc tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho từng đối tượng sản phẩm,làm cơ sở cho việc hạch toán nội bộ. 2.Tổ chức kế toán tại công ty 2.1 Hình thức kế toán Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức kế toán trên máy theo trình tự ghi sổ là Nhật ký chứng từ. Công ty sử dụng phần mềm FAST 2002 vào công tác tổ chức hạch toán kế toán, giữa các máy vi tính được nối mạng. Chương trình tiến hành cập nhập chứng từ vào máy, máy tự động lên các bảng kê hoá đơn bán hàng, bảng tổng hợp xuất sản phẩm, sổ tổng hợp chi tiết tài khoản, sổ cái, báo cáo tài chính. Với sự trợ giúp của máy tính nên việc nhập chứng từ, trình tự luân chuyển chứng từ khoa học, hợp lý, kịp thời, chính xác 2.2 Trình tự luân chuyển chứng từ: Hàng ngày, kế toán cập nhập chứng từ gốc vào máy thì máy sẽ tự động vào sổ chi tiết tài khoản ( sổ nhật ký chứng từ) theo thứ tự thời gian, bảng kê, tờ kê chi tiết có liên quan. Đối với các trường hợp ghi vào bảng kê, tờ kê chi tiết, cuối tháng tổng hợp số liệu ở các tờ kê chi tiết ghi vào nhật ký- chứng từ hoặc bảng kê có liên quan và tổng hợp số liệu ở bảng kê ghi vào nhật ký- chứng từ có liên quan. Cuối tháng từ sổ chi tiết tài khoản( sổ nhật ký - chứng từ) ghi vào sổ tổng hợp tài khoản rồi lên sổ cái; Từ các sổ chi tiết tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp số liệu với các tài khoản tương ứng trên sổ cái. Cuối cùng từ số liệu của sổ cái, bảng tổng hợp chi tiết, nhật ký- chứng từ ta lập các báo cáo kế toán B.Thực tế về mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận (C-V-P) tại Công ty Cổ phần Cao Su Đà Nẵng và những điều kiện cần và đủ để phân tích C-V- P. Để tiến hành phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty cao su Đà Nẵng thì trước hết ta phải xem xét công ty phân loại chi phí ra sao rồi sau đó phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Bởi chỉ có cách phân l._.hợp ở trên, ta lập bảng xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh của các nhóm sản phẩm như sau Biểu số 5: Tên sản phẩm Số dư đảm phí TFC Độ lớn ĐBKD Lốp xe đạp 9.158.513.957 8.658.908.277 18,331 Lốp xe máy 4.434.491.269 3.268.279.288 3,802 Lốp ô tô 70.380.026.578 66.772.716.892 19,510 ……. ……. …….. ………. Sản phẩm khác 1.088.052.318 974.972.918 9,622 Tổng 15,763 Nhận xét: Ta thấy định phí chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng chi phí (11,54%) nên đòn bẩy kinh doanh nhỏ. Vì thế mức độ an toàn của công ty là rất cao. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh của tất cả các sản phẩm là 15,763 có nghĩa là khi doanh thu thay đổi 1% thì lợi nhuận thay đổi 15,763%. Trường hợp khi doanh thu gặp nhiều điều kiện thuận lợi doanh thu tăng lên thì lợi nhuận tăng lên không đáng kể. ngược lại khi gặp khó khăn, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm không đáng kể. Xét cụ thể, lốp ô tô có đòn bẩy kinh doanh lớn nhất cũng bởi công ty đã đầu tư tài sản cố định nhiều nhất, dây chuyên sản xuất phức tạp hơn. Điều đó cũng cho thấy rằng sản phẩm lốp ô tô sẽ đem lại lợi nhuận nhiều nếu doanh thu tăng nếu không nó sẽ là sản phẩm gặp rủi ro lớn nhất và lốp xe đạp cũng vậy. Đối với lốp xe máy đòn bẩy kinh doanh là nhỏ nhất, cũng đồng nghĩa với việc doanh thu tăng, giảm ít ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chuyển sang công ty cổ phần, công ty cổ phần DRC cũng đang có kế hoạch đầu tư nâng cao năng suất dây chuyền sản xuất lốp ô tô tải nhẹ theo công nghệ Radial; phấn đấu đến năm 2008 đạt công suất trên 200.000 bộ/ năm. Như đã phân tích độ lớn đòn bẩy kinh doanh tỷ lệ với định phí. Do đó với việc đầu tư như vậy sẽ làm cho đòn bẩy kinh doanh của mặt hàng ô tô càng lớn. Đây là hướng đi đúng của DRC bởi thị trường tiêu thụ của mặt hàng này là rộng lớn và công ty thường xuyên nhận được đơn đặt hàng lớn từ Châu Âu và Nam Mỹ. Ta có thể hy vọng vào sự đóng góp lớn vào lợi nhuận của lốp ô tô. Thiết nghĩ công ty cần có các chính sách về bán hàng, khuyến mãi, chiết khấu, tiếp thị mở rộng thị trường trong nước để giành lấy thị phần cho lốp xe máy đang dần mất vị thế trong cạnh tranh.. Đầu tư trang thiết bị cho lốp xe máy để nâng cao đòn bẩy kinh doanh và từ đó làm tăng lợi nhuận. III. Một số ứng dụng khác của phân tích mối quan hệ C-V-P tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng: 1. Xem xét độ nhạy của các yếu tố chi phí đến lợi nhuận của công ty : 1.1.Phân tích độ nhạy, xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi của biến phí và sản lượng tiêu thụ đến lợi nhuận của công ty : Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng hoàn thành cổ phần hoá. Năm 2007, công ty có nhiều chính sách bán hàng nhằm tăng sản lượng tiêu thụ để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Một trong những chính sách đó là chi phí hoa hồng bán hàng. Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ của lốp ô tô 900-20, công ty quyết định tăng chi phí hoa hồng bán hàng 1000đ/sản phẩm và dự đoán sản lượng tiêu thụ lốp ô tô này tăng 10%. Khi đó số dư đảm phí đơn vị phương án mới = 132.792 – 10.000 = 122.793 Tổng số dư đảm phí đơn vị phương án mới = 530.000 x 10% x 122.793 = 71.588.319.000 Định phí không đổi nên sự gia tăng lợi nhuận chính là sự gia tăng của số dư đảm phí = 71.588.319.000 – 70.380.026.578 = 1.208.292.422 Vì vậy, công ty nên tiến hành phương án mới. Căn cứ vào kết quả trên ta nên có mô hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh khi có sự thay đổi của biến phí và số lượng: (X1) Số dư đảm phí phương án mới do thay đổi biến phí, sản lượng = Sản lượng tiêu thụ phương án kinh doanh cũ x [100% +Tỷ lệ tăng sản luợng] x Số dư đảm phí mới của một sản phẩm Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu X1£ X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 1.2.Phân tích độ nhạy, xem xét ảnh hưởng của sự thay đổi định phí và sản lượng tiêu thụ: Để thực hiện quảng bá thương hiệu DRC, cũng như đẩy mạnh công tác tiêu thụ vào đối tượng lắp rắp ô tô, khách hàng sử dụng lốp ô tô chuyên dùng, đây là một lợi thế riêng của DRC. Công ty đã lên kế hoạch thực hiện đợt quảng cáo với chi phí là 1,80 tỷ và dự tính sản lượng tiêu thụ tăng 15%. Phân tích: Sản lượng tăng 3%, đơn giá bán không đổi, doanh thu gia tăng 3% số dư đảm phí phương án mới tăng lên một lượng: 581.395.690.000 x 3% x 12.105% = 2.111.338.448 Định phí gia tăng thêm 1.800.000.000 đồng Trong trường hợp này, sự gia tăng lợi nhuận của phương án chính là sự chênh lệch giữa sự gia tăng số dư đảm phí với sự gia tăng định phí: 2.111.338.448 – 1.800.000.000 = 311.338.448 đồng Như thế phương án mới đã làm tăng lợi nhuận 311.338.448 đồng. Vậy công ty nên tiến hành phương án kinh doanh mới. Căn cứ vào phân tích trên ta xây dựng mô hình trong trường hợp thay đổi định phí và sản lượng. (X1) Mức gia tăng số dư đảm phí phương án mới do thay đổi sản lượng = Doanh thu phương án cũ x Tỷ lệ tăng sản lượng tiêu thụ x Tỷ lệ số dư đảm phí phương án cũ Gọi X0 là mức tăng định phí phương án mới Nếu X1> X0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu X1£X0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 1.3.Phân tích độ nhạy, xem xét sự thay đổi của định phí, biến phí và sản lượng: Theo nghiên cứu và phân tích của bộ phận chuyên môn của công ty cổ phần DRC thì thị trường Tây Nguyên là thị trường tiềm năng trong việc tiêu thụ lốp xe máy. Công ty có kế hoạch thuê thêm năm chửa hàng để giới thiệu sản phẩm ở những vị trí trọng điểm của Tây Nguyên. Dự toán rằng chi phí này là 120.000.000 đồng Đặc biệt với lốp xe máy đang được sản xuất có tính năng chống mòn cao nên có thể sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 15%. Để đạt được tính năng này, công ty cho rằng phải tăng chi phí vật tư, chi phí nguyên vật liệu, chi phí dầu nhờn mỡ máy và cả chi phí lương nữa lên 35.000 đồng/ sản phẩm. Công ty muốn biết lợi nhuận từ việc thay đổi này là bao nhiêu * Phân tích: + Biến phí tăng lên : 35.000 đồng. + Số dư đảm phí đơn vị mới = 41.993,34 – 35.000 = 6.993,34 + Tổng số dư đảm phí phương án mới = 610.000SP x 115% x 6.993,34 = 4.905.828.010 đồng + Tổng số dư đảm phí phương án cũ = 4.434.491.269 đồng + Mức gia tăng số dư đảm phí = 4.905.828.010 – 4.434.491.269 = 471.336.741 đồng + Mức tăng định phí: 120.000.000 đồng + Lợi nhuận tăng: 471.336.741 – 120.000.000 = 351.336.741 đồng Như vậy công ty nên tiến hành phương án mới. Từ đó, em đưa ra mô hình tổng quát lựa chọn phương án kinh doanh khi thay đổi biến phí, định phí và sản lượng như sau: (X1) Số dư đảm phí phương án mới do thay đổi biến phí, sản lượng = Sản lượng tiêu thụ phương án cũ x [100% +Tỷ lệ gia tăng sản luợng] x Số dư đảm phí mới của một sản phẩm Gọi X0 là số dư đảm phí phương án cũ Tổng tăng giảm định phí phương án mới (DB). = Tổng tăng giảm định phí ở các khâu sản xuất, tiêu thụ, quản lý. Nếu [(X1-X0)-DB] >0 nên tiến hành phương án mới sẽ gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Nếu [(X1-X0)-DB] £0 không nên tiến hành phương án mới vì lợi nhuận không gia tăng và giảm một khoản X1- X0 -DB 2. Thiết lập thông tin nội bộ và báo cáo bộ phận: 2.1 Thiết lập thông tin nội bộ: Để lập được báo cáo bộ phận thì nhất thiết: khi phát sinh chi phí của bộ phận nào phải được tập hợp riêng biệt cho bộ phận đó còn chi phí gián tiếp thì phải qua quá trình phân bổ theo tiêu thức thích hợp. Tiêu thức phân bổ phải được lựa chọn một cách thích hợp nếu không sản phẩm này có thể gánh định mức của sản phẩm kia hoặc ngược lại dẫn đến việc xác định lợi nhuận sẽ không chính xác. Ở công ty cổ phần DRC thì tiêu thức thích hợp là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bởi chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đồng thời chi phí phải được phân thành biến phí và định phí như đã trình bày ở phần trên. 2.2. Báo cáo bộ phận theo các nhóm sản phẩm : Báo cáo sản phẩm của một đơn vị hoặc mặt hoạt động trong một tổ chức doanh nghiệp mà nhà quản trị cần quan tâm để họ có thể kiểm soát và quản lý chi phí và thu nhập của bộ phận đó. Với báo cáo này chỉ ra được thu nhập của toàn công ty và của từng bộ phận chủ yếu của nó. Trong báo cáo này định phí được phân thành định phí bộ phận và định phí chung. + Định phí bộ phận: là định phí phát sinh do sự tồn tại của một bộ phận và do đó có thể nhận diện cùng với bộ phận đó. Ví dụ như khấu hao máy móc thiết bị dùng riêng cho từng bộ phận…. + Định phí chung: Là định phí không thể xác định cho từng bộ phận riêng biệt nào mà phát sinh do hoạt động chung như chi phí quảng cáo cho lợi ích toàn công ty … Việc phân biệt định phí bộ phận và định phí chung rất quan trọng trong báo cáo bộ phận, do chỉ có định phí bộ phận mới chuyển đến các bộ phận còn định phí chung thì không.Việc tập hợp số liệu của định phí này cũng được trình bày ở phần II. Căn cứ vào số liệu đã được tập hợp ta lập báo cáo bộ phận cho các nhóm sản phẩm như sau Biểu số 6: BÁO CÁO BỘ PHẬN CHO CÁC NHÓM SẢN PHẨM NĂM 2007 Chỉ tiêu LỐP XE ĐẠP LỐP XE MÁY LỐP Ô TÔ …. SẢN PHẨM KHÁC TỔNG Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Doanh thu 76.310.400.000 100 30.050.430.000 100 581.395.690.000 100 10.130.400.000 100 828.000.000.000 2.Biến phí 67.151.886.043 88 25.615.938.731 85,2 511.015.663.422 87,9 9.042.347.682 89 726.724.972.918 3.Số dư đảm phí 9.158.513.957 12,002 4.434.491.269 14,757 70.380.026.578 12,105 1.088.052.318 11 101.265.027.082 4.Định phí trực tiếp 4.937.633.363 1.863.695.091 38.076.300.628 555.966.024 54.081.700.954 5.Số dư bộ phận 4.220.880.594 5,53 2.570.796.178 8,54 32.303.725.950 5,56 532.086.294 5,25 47.183.326.128 6.Định phí chung 40.758..975..458 7.Lợi nhuận 6.424.350.670 Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, khi doanh nghiệp đạt được điểm hoà vốn thì: tỷ lệ số dư đảm phí của lốp xe máy là lớn nhất sau đó đến lốp ô tô và xe đạp. Điều đó có nghĩa là khi doanh thu tăng lên thì lốp xe máy sẽ đóng góp vào lợi nhuận nhiều hơn. Cụ thể là: khi doanh thu tăng lên 100.00 đồng thì lốp xe máy đóng góp vào lợi nhuận là 14.757 đồng, còn lốp ô tô là 12.105 đồng và lốp xe đạp chỉ có 12.002 đồng. Như vậy, công ty cần có chính sách đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ của lốp xe máy để thu về lợi nhuận là lớn nhất. Trong báo cáo bộ phận trên: Số dư bộ phận là phần còn lại của số dư đảm phí bộ phận sau khi trừ đi tất cả định phí bộ phận. hay có thể nói số dư bộ phận là số tiền còn lại của doanh thu mà bộ phận đó kiếm được sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí phát sinh trực tiếp để tạo ra doanh thu đó. Như thế số dư bộ phận được xem là chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh thành quả của việc đầu tư vào một bộ phận, chỉ tiêu này giúp ta đánh giá quá trình sinh lời của từng bộ phận. Vì chỉ tiêu này phản ánh kết quả đạt được từ những chi phí trực tiếp phát sinh ở từng bộ phận. Ta thấy số dư bộ phận của lốp xe máy là lớn nhất (8,55%).Điều này đồng nghĩa với việc chi phí cần để tạo ra doanh thu của lốp xe máy là thấp nhất (sau đó là lốp ô tô,lốp xe đạp ). Do đó, xét về lâu dài kinh doanh lốp xe máy là mang lại hiệu quả nhất. Chỉ tiêu số dư bộ phận cho phép nhà quản trị có chiến lượt kinh doanh trong dài hạn như thay đổi tiềm lực, đánh giá dài hạn…Nhưng nếu như công ty Cổ Phần DRC muốn lợi nhuận trong ngắn hạn thì cần gia tăng sản xuất và tiêu thụ lốp ô tô bởi sản phẩm này có số dư đảm phí lớn nhất. 3. Xây dựng mẫu định giá bán sản phẩm trong trường hợp đặc biệt bằng cách tính theo phương pháp trực tiếp. Phạm vi đề tài của em là phân tích C-P-V năm 2007 (năm kế hoạch ) nhằm đưa ra các quyết định sản xuất và kinh doanh nhanh chóng chính xác dựa trên số liệu phân tích kế hoạch tại công ty , sau đó xử lý số liệu này thành biến phí và định phí để phân tích C-P-V. Do đó, em không đưa ra giá kế hoạch hay sản lượng tiêu thụ cấn thiết để đạt được lợi nhuận mong muốn. Ỏ đây, em chỉ đưa ra công thức để trong những trường hợp cụ thể công ty có thể phân tích nhanh chóng sản lượng tiêu thụ kế hoạch hay giá bán kế hoạch (trong điều kiện chi phí đã được phân loại theo cách ứng xử). Qtiêu thụ cần thiết(KH) P - vc LNmm + TFC = PKH LNmm + TFC QTiêu thụ cần thiết = + vc Hay Năm 2007, công ty DRC vừa nhận được đơn đặt hàng với số lượng lớn lốp xe máy , với giá đặc biệt trong điều kiện năng lực sản xuất còn nhàn rỗi (vì công ty cho rằng lốp xe máy đem lại lợi nhuận thấp so với các sản phẩm khác nên hạn chế việc sản xuất sản phẩm này). Công ty MIGASA của Australia vừa đặt mua 1000 chiếc lốp xe máy với giá đặc biệt 45.215 đồng/ chiếc. Công ty cần được tư vấn có thực hiện đơn đặt hàng vày hay không? Như vậy, đòi hỏi công ty phải có phương pháp xác định giá bán trong các trường hợp đặt biệt như vậy. Để xác định giá bán trong trường hợp như vậy, ta thường sử dụng cách tính trực tiếp (cách tính đảm phí) hơn là cách tính toàn bộ. Để thấy được điều này ta lập phiếu tính giá thành của một đơn vị sản phẩm lốp xe máy theo đơn đặt hàng ở trên theo hai cách tính như sau: Phương pháp toàn bộ Phương pháp trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 38.626,3 (1) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp 2.050,14 (2) Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 5.426,56 (3) Biến phí sản xuất chung Biến phí bán hàng và quản lý Tổng chi phí sản xuất 46.103 (4) Cộng chi phí khả biến 41.993,34(7) Số tiền tăng thêm(6,5%) 3.007 (5) Số tiền tăng thêm (16.94%) 7.116,68 (8) Giá bán 49.110 (6) Giá bán 49.110 (9) Giá bán sản phẩm = chi phí nền +số tiền tăng thêm *Theo phương pháp tính giá toàn bộ: - Chi phí nền:bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,chi phí sản xuất chung - Số tiền tăng thêm: phải đủ bù đắp chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo cho công ty có một mức lợi nhuận mong muốn. Tỷ lệ % số tiền tăng thêm = Chi phí BH +chi phí QL+ lợi nhuận mong muốn Tổng chi phí nền X 100% Số tiền tăng thêm = chi phí nền * tỷ lệ % số tiền tăng thêm * phương pháp tính giá trực tiếp: - Chi phí nền: gồm biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và quản lý - Số tiền tăng thêm: Phải đủ bù đắp định phí sản xuất chung, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp, và phải đảm bảo cho công ty có mức lợi nhuận mong muốn. Tỷ lệ % số tiền tăng thêm = Tổng chi phí bất biến+ lợi nhuận mong muốn Tổng chi phí nền x 100% * Ta có cách tính theo phương pháp toàn bộ:dòng (1)= tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản phẩm lốp xe máy /số lượng sản xuất lốp xe máy (tương tự cho dòng (2),(3)) Dòng (4)= dòng (1+2+3) Tỷ lệ% số tiền tăng thêm= 707.261.482 +1.116.211.981 623.112*41.993,34 X 100% = 6,5% Với chi phí bán hàng và quản lý dự tính cho năm 2007 cho lốp xe máy là 707.261.482 đồng, lợi nhuận mong muốn =1.116.211.981 Tổng chi phí nền= giá thành đơn vị * số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ ta có Số tiền tăng thêm (dòng 5) = 6,5%*46.103=3.007 Gía bán (dòng6)=dòng(4) +dòng (5) * Ta có theo phương pháp trực tiếp: Tổng chi phí bất biến= 3.268.279.288 (lấy từ bảng tổng định phí kế hoạch năm 2007). Tổng chi phí nền =41.993,34*623.112=26.166.554.074 Theo công thức trên ta tính được tỷ lệ =16,94%. Dòng (8)= 16,94%*41.993,34= 7.116,68 Giá bán(dòng(9))= dòng (7)+ dòngv(8) Nhận xét: - phương pháp tính giá toàn bộ: Công ty DRC có chấp nhận đơn đặt hàng này hay không khi công ty đang có năng lực sản xuất nhàn rỗi. Phiếu tính giá theo cách tính toàn bộ không cung cấp những thông tin hữu ích cho quá trình ra quyết định. Bởi vì nếu dựa vào cách tính giá thành này và giá đề nghị thì kết quả không được hấp dẫn. Cụ thể: + Doanh thu : 10.000sp x 45.215= 452.150.000 + Tổng chi phí sản xuất 10.000sp x 46.103 =462.103.000 + Lỗ từ đơn đặt hàng 8.880.000 Tuy nhiên trong điều kiện năng lực sản xuất nhàn rỗi thì có thể chấp nhận đơn đặt hàng này. Vấn đề đặt ra nhận hay không là tốt. Như thế với cách tính đảm phí sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn. - Cách tính theo phương pháp trực tiếp: Phiếu tính giá thành được xây dựng theo cách ứng xử của chi phí nên phù hợp với mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận, tạo điều kiện cho nhà quản lý đưa ra các quyết định mà không cần phải xem xét nghiên cứu các tài liệu chi phí. Doanh thu từ đơn đặt hàng này chỉ cần bù đắp biến phí, phần còn lại chính là lợi nhuận từ đơn đặt hàng, bởi vì khi năng lực sản xuất nhàn rỗi thì không cần phải tính trong quyết định chấp nhận hay không ?. Ta giả sử rằng biến phí /1 đơn vị sản phẩm tính cho đơn đặt hàng này không thay đổi trong điều kiện sản xuất bình thường của công ty . Lúc đó: + Doanh thu : 10.000sp x 48.150 = 452.150.000 + Chi phí khả biến: 10.000sp x 41.993,34 = 419.933.400 + Số dư đảm phí từ đơn đặt hàng: 32.216.600 Vì định phí không tăng thêm khi sản xuất 10.000sp nên lợi nhuận thu được là:32.216.600 Vậy, công ty nên chấp nhận đơn đặt hàng này. Sau đây là mô hình tổng quát: cách tính theo phương pháp trực tiếp để định giá. Mô hình tổng quát: Cách tính theo phương pháp trực tiếp để định giá Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xx Chi phí nhân công trực tiếp xx Biến phí sản xuất chung xx Biến phí bán hàng và quản lý xx Tổng biến phí xxx (nền) phạm vi linh động Số tiền tăng thêm xx Giá bán sp xx (Đỉnh) Trong mẫu định giá trên, giá bán sản phẩm có thể xác định từ nền đến đỉnh, trong đó giá bán tại đỉnh là giá bán mà nhà quản lý muốn đạt được. Nhưng nhà quản lý có thể linh động trong giới hạn từ nền đến đỉnh, giới hạn thấp nhất là nền trong một số trường hợp sau: Trường hợp 1: Khi công ty có năng lực sản xuất nhàn rỗi nhưng lại không sử dụng để tăng doanh thu. Công ty nên vận dụng vấn đề này trong trường hợp giá nhận từ đơn đặt hàng lớn hơn chi phí khả biến. Trường hợp 2: Khi công ty hoạt động trong điều kiện khó khăn, thị trường trở nên bất lợi đối với các sản phẩm do công ty sản xuất ra. Lúc này bất kỳ một khoản số dư đảm phí nào công ty thu được cũng đều tốt hơn là ngưng hoạt động. Trường hợp 3: Khi công ty hoạt động trong điều kiện cạnh tranh đấu thầu, mẫu định giá được xác định ở trên đặc biệt có ích trong trường hợp cạnh tranh đấu thầu vì phạm vi linh hoạt của giá từ đó đưa ra giá trúng thầu đảm bảo tăng lợi nhuận. Trong tình huống cạnh tranh, công ty có thể hạ giá vẫn có thể đạt hiệu quả sinh lời. Thậm chí ngay cả công ty hoạt động ở mức hạch toán lỗ (số dư đảm phí không bù đắp được định phí ), mẫu định giá trên vẫn cung cấp thông tin cho thấy rằng công ty nên hoạt động hơn là không có số dư đảm phí nào để bù đắp phần định phí đã đầu tư. IV. Một số biện pháp đưa ra nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. Thông qua việc phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận tại Công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng, em nhận thấy rằng để khắc phục những hạn chế hiện nay và tăng thêm lợi nhuận thì công ty nên có nhiều chính sách bán hàng, tiếp thị linh hoạt đồng thời khai thác và mở rộng thị trường trong nước. Đẩy mạnh công tác tiêu thụ vào các đối tượng lắp ráp ô tô, khác hàng sử dụng lốp ô tô chuyên dùng, đây là lợi thế riêng của DRC. Thêm vào đó công ty cần được thực hiện tiết kiệm tối đa các loại chi phí nhằm giảm mức tổng chi phí phát sinh trong kỳ. Đây là 2 công việc rất thiết thực nhằm giúp công ty nâng cao lợi nhuận. 1. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty em thấy đây là công ty có quy mô lớn về vốn và hoạt động kinh doanh của khu vực miền Trung nhưng chưa sử dụng hết những lợi thế sẵn có của mình. Công ty chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường Tây Nguyên nơi có vựa cà phê lớn nhất cả nước. Do đó, mở rộng thị trường lên các tỉnh Tây Nguyên và xây dựng mạng lưới tiêu thụ để tăng doanh số bán và lợi nhuận. 1.1 Mở rộng thị trường lên các tỉnh Tây Nguyên: Các tỉnh Tây Nguyên với hai thị trường mà công ty chưa có dịp khai thác: Thị trường Buôn Mê Thuột và Pleiku. Nền kinh tế ở khu vực này rất phát triển bởi đây là những vựa cà phê, tiêu, ca cao…lớn. Thu nhập bình quân đầu người cũng rất cao từ 500 - 550USD/người/năm. Từ đó kéo theo các mặt văn hoá xã hội cũng được nâng lên. Như thế đây là cơ hội lớn mà công ty cần nắm bắt và khai thác. Để mở rộng thị trường lên đó theo em công ty nên đặt cửa hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ đại diện giao dịch với khách hàng lớn. Việc thành lập cửa hàng không phải là việc dễ dàng vì thủ tục đăng ký và đầu tư vào phương án này phải có hiệu quả nếu không sẽ gây thiệt hại cho công ty.Nếu chưa chắc chắn có thể thuê cửa hàng để bán và giới thiệu sản phẩm và theo kết quả kinh doanh trong một thời gian rồi đó quyết định đầu tư theo phương án nào. Chú ý rằng khi thành lập cửa hàng thì phát sinh các khoản chi phí sau: - Chi phí thành lập và trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh cửa hàng. - Chi phí thuê nhà và kho chứa hàng - Chi phí thuê nhân viên: Công ty nên tuyển dụng tại địa phương và làm theo hợp đồng không nên đưa lao động chính thức của công ty lên để tránh trường hợp khó sa thải khi kinh doanh không có hiệu quả. - Chi phí vận chuyển hàng hoá - Chi phí điện, nước, điện thoại - Chi phí quà tặng khi khai trương cửa hàng - Chi phí quảng cáo Đó là toàn bộ chi phí chắc chắn sẽ phát sinh công ty cần nghiên cứu và lập kế hoạch cụ thể . Trên cơ sở tìm hiểu về thị trường công ty dự báo sản lượng tiêu thụ dựa trên các tiêu chí sau đây. - Khả năng chiếm thị phần của công ty về giá cả, chất lượng hàng hoá, chất lượng phục vụ. - Thu nhập bình quân đầu người, tình hình phát triển kinh tế để biết được mức tiêu dùng của họ. - Tình hình cạnh tranh trên thị trường này: hai thị trường này chưa có nhiều nhà đầu tư khai thác do đó đây là điều kiện rất thuận lợi cho công ty. Ở đây chỉ có một số cửa hàng nhỏ lẻ nên công ty yên tâm đầu tư vào thị trường này. - Căn cứ vào khả năng đáp ứng nhu cầu của các cửa hàng có cùng quy mô tại các vùng khác để có thể dự báo mức tiêu thụ ở cửa hàng này. Để đẩy nhanh tốc độ ở thị trường này: cần có chính sách hỗ trợ khách hàng. Bởi cửa hàng mới thành lập nên việc tiêu thụ gặp khó khăn. Do đó đối với đội ngũ nhân viên bán hàng tại đây, cần khuyến khích họ gia tăng sản lượng bán và doanh thu. Thưởng cho họ ngoài lương nếu họ bán vượt qua một mức doanh thu nào đó nhằm làm cho họ tích cực hơn trong việc tìm kiếm khách hàng. Đối với những khách hàng sử dụng sản phẩm lần đầu: công ty nên quy định chiết khấu cụ thể hoặc bán hàng trả góp nhằm tạo mối quan hệ với khách hàng. 1.2. Xây dựng mạng lưới đại lý tại khu vực Đà Nẵng: Hiện nay, công ty vẫn chưa chú trọng nhiều đến việc xây dựng mạng lưới đại lý. Ở Đà Nẵng vẫn còn rất ít các đại lý phân phối sản phẩm của công ty , nơi mà mọi nguồn lực của công ty đều tập trung ở đó. Việc thành lập đại lý có thể xem là biện pháp rẻ nhất trong các biện pháp. Bởi khi thành lập đại lý thì: * Về phía công ty + Không tốn chi phí thành lập ban đầu + Công ty cung cấp hàng với giá bán cố định của công ty và chỉ trả cho đại lý lương theo một tỷ lệ trên doanh số bán + Nếu kinh doanh không có hiệu quả thì công ty không lo về vấn đề cơ sở vật chất * Về phía chủ đại lý + Hưởng hoa hồng theo doanh số bán và nếu bán không hết thì trả lại cho công ty nên không sợ hàng bán không được. Đại lý không cần phải chi tiền mua hàng nên không tốn vốn đầu tư ban đầu. + Thông thường giá bán ở các đại lý sẽ thấp hơn các cơ sở tư nhân khác vì không phải qua trung gian. 1.3.Thu thập thông tin từ các thị trường: Công tác thu thông tin từ các thị trường được thực hiện chủ yếu qua các trung tâm thông tin. Các trung tâm thông tin ở đây chính là các hệ thống đại lý, các gian hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm, các chi nhánh trên toàn quốc. Từ đó để lắng nghe sự phản hồi kết quả từ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm của công ty. Tuy nhiên các khách hàng khác nhau trên những đoạn thị trường khác nhau sẽ cung cấp một mức giá khác nhau. Vì thế công ty nên tập trung vào ý kiến của khách hàng ở thị trường trọng điểm, tiềm năng. Một trong biện pháp thu thập thông tin từ các thị trường là thăm dò đối thủ cạnh tranh. Doanh nghiệp sẽ xem xét và so sánh giá cả, chủng loại, chất lượng và thăm dò chiến lược của đối thủ hiện hữu cũng như tiềm ẩn để từ đó đưa ra chính sách giá.Công ty có thể lập phiếu thăm dò từ khách hàng bằng cách đưa ra các câu hỏi trên phiếu câu hỏi: + Giá thấp nhất mà anh chị không mua sản phẩm này và cho rằng chất lượng không đảm bảo. + Giá cao nhất bắt đầu từ đó anh chị không mua sản phẩm này vì cho rằng nó quá đắt. Việc nghiên cứu, thăm dò, nắm bắt nhu cầu của khách hàng về sản phẩm mình đã và sẽ có cũng như đặc tính của nó… giúp cho công ty đánh giá đối thủ cạnh tranh cũng như những mặt hàng cạnh tranh trên thị trường. 1.4. Một số biện pháp khác nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ: - Không ngừng củng cố,ổn định hệ thống phân phối hiện có của công ty. Giữ vững và củng cố mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, có chính sách ưu đãi đặc biệt với họ. Đồng thời tăng cường thiết lập mối quan hệ với bạn hàng mới và dần biến họ thành khách hàng truyền thống như chiết khấu, thanh toán tiền hàng…Mặt khác, công ty cần có chính sách chào hàng cụ thể đến khách hàng tiềm năng. - Đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị để kích thích nhu cầu người tiêu dùng. - Khuyến khích các đại lý tích cực trong việc tìm kiếm thị trường, thưởng cho họ nếu vượt doanh số bán nào đó… 2.Các biện pháp tiết kiệm chi phí. Ngày nay, doanh nghiệp đang đứng trước sự cạnh tranh gay gắt. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp thường chọn chiến lược cạnh tranh là hạ giá thành sản phẩm. Bởi thế, các doanh nghiệp phải kiểm soát tốt chi phí đồng thời có những biện pháp nhằm giảm chi phí có hiệu quả. 2.1. Các kỹ thuật cần vận dụng trong tính giá thành sản phẩm . a.Kỹ thuật ABC (Activity Based Costing): Đây là phương pháp tính giá thành dựa trên mức độ hoạt động khi phân bổ chi phí chung cho các đối tượng chi phí dựa trên sự tiêu dùng các nguồn lực cho các hoạt động. Khác với phương pháp tính giá thành truyền thống tại công ty là phân bổ chi phí chung theo một tiêu thức. Phương pháp tính giá thành ABC phân bổ chi phí sản xuất chung không theo một tiêu thức nào cả mà căn cứ vào chi phí nguồn lực tiêu tốn mà phân bổ.Ví dụ như: số giờ máy chạy, % thời gian tiếp nhận, ngày sản xuất, thời gian đóng gói và vận chuyển…Việc tính giá thành không chính xác sẽ ảnh hưởng không tốt đến quản lý chi phí, tối ưu hoá sản xuất và định giá bán sản phẩm. Một khi vận dụng phương pháp ABC không những xác định đúng chi phí mà còn cung cấp thông tin xác thực kịp thời giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định kinh doanh. b.Kỹ thuật ABM (Activity Based Management):Là quản trị trên cơ sở hoạt động thực hiện việc phân tích các hoạt động và việc tạo ra giá trị của các hoạt động, xem xét, định lượng những tác động của các nguồn phát sinh chi phí. Với kỹ thuật ABM điều khiển và hoàn thiện các mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ việc phân tích hiệu quả của các hoạt động giúp nhà quản trị tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí. Mục tiêu của kỹ thuật này là ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong khi tốn nguồn lực của tổ chức ngày càng ít hơn. c.Kỹ thuật chi phí (Kai Zen Costing): Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến ở Nhật để cắt giảm và quản trị chi phí. Với kỹ thuật này gia tăng sản lượng và lợi tức nhỏ hơn là cải thiện chi phí lớn một lần và được ứng dụng trong suốt kỹ sản xuất. Nội dung cốt lõi của phương pháp này là khuyến khích công nhân đưa ra các sáng kiến kỹ thuật để cắt giảm chi phí. Bởi công nhân là người trực tiếp phục vụ dây chuyền sản xuất, am hiểu một cách tường tận nhất hoạt động cả từng công đoạn. Kỹ thuật trên gọi là: “Kai Zen Costing”. Cũng như với kỹ thuật ABM các nhà sản xuất thường quan tâm đến nhiều chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, xác định hoạt động nào tạo ra giá trị sản phẩm và hạn chế những hoạt động nào tiêu tốn nguồn lực của công ty mà không tạo ra giá trị sản phẩm. d.Kỹ thuật chi phí mục tiêu (Target Costing): Kỹ thuật chi phí mục tiêu giúp nhà quản trị quản tri chi phí chặt chẽ hơn, vừa đáp ứng được mức mà khách hàng mong đợi vừa đạt được lợi nhuận đề ra. Công cụ này hỗ trợ trong việc mở rộng thị trường, tăng khả năng cạnh tranh. Nếu bên trong tổ chức mà đạt được chi phí mục tiêu thì sẽ khuyến khích các bộ phận làm việc tích cực hơn, thông tin kịp thời từ đó góp phần thúc đẩy lợi nhuận của công ty. 2.2. Các biện pháp khác: Để tiết kiệm chi phí cần thực hiện: Kế hoạch hoá tốt hơn quá trình chế tạo sản phẩm . - Lựa chọn đầu tư hợp lý. - Lựa chọn công nghệ phù hợp mang lại hiệu suất cao. - Vận dụng hệ thống sản xuất kịp thời để loại trừ các chi phí phát sinh do chờ đợi các yếu tố sản xuất, chờ đợi một giai đoạn sản xuất nào đó. - Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện để tránh lãng phí chi phí. Các kỹ thuật vận dụng trong tính giá thành được nêu ra mang tính gợi ý và nếu doanh nghiệp quan tâm thì tìm hiểu. Thiết nghĩ đây là những kỹ thuật hay mà doanh nghiệp cần nên tìm hiểu để vận dụng làm vũ khí cạnh tranh nhằm nâng cao lợi nhuận cho mình. Đó cũng là một xu hướng tất yếu đối với quản trị một khi yêu cầu và tổ chức quản lý doanh nghiệp phát triển đến mức độ cần thiết. V. Về việc ứng dụng mô hình phân tích C-V- P tại công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng : Tuy mô hình C-V-P có những hạn chế nhất định, thế nhưng với điều kiện hiện tại của công ty thì có thể áp dụng được mô hình này. Bởi vì các chi phí được xem là biến phí tại công ty cũng đã được xây dựng trên định mức do đó rất dễ tập hợp, từ đó ta có thể tách thành định phí và biến phí. Cho dù chi phí đầu vào gần đây tăng nhưng do công ty có mối quan hệ rất tốt với nhà cung cấp nên vẫn được cung cấp nguyên vật liệu kịp thời với giá ưu đãi hơn; từ đó quá trình sản xuất không bị gián đoạn, sản lượng tiêu thụ tăng do chính sách bán hàng hợp lý làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng. Điều đó đồng nghĩa với việc mối quan hệ biến động của chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận là quan hệ tuyến tính. Hơn nữa công ty dự đoán việc tiêu thụ sản phẩm tương đối chính xác nên số lượng sản xuất thường như kế hoạch nên sản phẩm tồn kho là ít biến động. Thêm vào đó, công suất máy móc thiết bị và số lượng công nhân biến động nhỏ trong kỳ sản xuất. Như vậy, việc vận dụng mô hình phân tích C-V-P tại công ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng là có tính khả thi cao. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18043.doc
Tài liệu liên quan