Phân tích quan điểm của Mark: Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó

Câu hỏi: Phân tích quan điểm của Mark: Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó. Bài làm Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau, tuy nhiên để giải đáp những vấn đề chung nhất về con người thì phải kể tới triết học bởi vì đặc trưng của tư duy triết học là sự phản ánh tư duy của con người đối với chính bản thân mình. Các hệ thống triết học trong lịch sử đã đề cập nhiều đến vấn đề con người nhưng chỉ đến triết học Mark mới xem xét nó một các

doc6 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1700 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích quan điểm của Mark: Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhất quán, đầy đủ và sâu sắc trên cơ sở của lập trường duy vật triệt để nhất. Triết học Mark xuất phát từ con người, nhưng Mark đã vượt qua quan niệm trừu tượng về con người để nhận thức con người hiện thực. Theo Mark con người có đời sống hiện thực và biến đổi cùng với sự biến đổi đời sống hiện thực của nó. Trong Luận cương Phơ bách (1845), Mark đã đi tới luận đề: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Ngay bản thân quan niệm nói trên của Mark về con người đã phần nào khẳng định quan điểm của Mark: “Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó”. Quan điểm về con người của hệ thống triết học trước Mark Trước Mark, các nhà triết học chỉ tiếp cận con người trên phương diện cụ thể với quan điểm duy tâm về bản chất con người. Các nhà triết học trước Mark đã quy đặc trưng bản chất con người vào lĩnh vực ý thức tư tưởng hoặc xem bản chất con người là cái gì đó được quy định sẵn từ những lực lượng siêu tự nhiên. Tính chất siêu hình của các quan điểm trước Mark về bản chất con người biểu hiện ở chỗ coi bản chất đó là cái vốn có, trừu tượng, đặc trưng bản chất con người được quy định về bản tính tự nhiên, do đó nó trở nên bất biến. Họ không thấy được rằng, nó được hình thành và biến đổi trong quá trình biến đổi của đời sống xã hội. Quan điểm duy vật về con người của Mark Vượt lên cách tiếp cận trừu tượng, duy tâm về con người của các nhà triết học trước đó, triết học Mark với quan điểm duy vật triệt để và phương pháp biện chứng đã đưa ra một phương thức tiếp cận mới đó là con người hiện thực. Trong luận cương Phơ bách (1845), Mark đã đi tới luận đề: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Trong con người luôn tồn tại hai mặt thống nhất, hoà quyện với nhau đó là mặt sinh học và mặt xã hội của con người. Xét về phương diện con người sinh học thì con người là sản phẩm quá trình tiến hoá của tự nhiên, con người là một bộ phận của tự nhiên nên phải chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên. Điều đó được thể hiện ở chỗ con người phải chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên và chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Bên cạnh đó con người sinh học cũng có những nhu cầu sinh học như ăn, uống, tái sản xuất giống nòi. Như vậy xét trên phương diện sinh học thì con người thực chất chỉ là một loài động vật cao cấp. Tuy nhiên nếu chỉ xét trên phương diện sinh học thì sẽ không thể giải thích được tại sao xét về mặt sinh học thì cơ thể con người biến đổi rất chậm nhưng đời sống con người lại biến đổi rất nhanh; tại sao con người về mặt sinh học rất giống nhau nhưng lại có những biểu hiện sống khác nhau hay nếu chỉ xét về mặt sinh học thì tại sao con người lại khác động vật cao cấp đến vậy. Con người là một sinh vật – xã hội, “Bẩm sinh ra đã có tính xã hội”, do đó không thể hiểu bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên của nó. Xét về phương diện con người xã hội thì con người là sản phẩm của lao động mà lao động là hoạt động xã hội do đó con người là sản phẩm của xã hội và chính từ lao động làm nảy sinh một loạt thuộc tính người đó là con người có ý thức, ngôn ngữ, sự giao tiếp xã hội, con người có văn hoá từ đó hình thành nên một loạt các quan hệ xã hội đó là các quan hệ kinh tế, chính trị, pháp luật, đạo đức…; quan hệ giữa quá khứ với hiện tại; quan hệ giữa cá nhân con người với một loạt các yếu tố như nhóm, giai cấp, cộng đồng, dân tộc, nhân loại…Con người chịu ảnh hưởng của môi trường xã hội và chịu sự chi phối của các quy luật xã hội. Con người có các nhu cầu xã hội. Đây là những biểu hiện chỉ có ở con người và nó tạo nên sự vượt trội của con người so với thế giới động vật. Sự thống nhất giữa hai mặt sinh học và xã hội trong mỗi con người. Con người sinh ra trước hết phải là một con người sinh thể, con người sinh học chính là tiền đề, là nền tảng cho con người xã hội. Chính những đòi hỏi nhằm thoả mãn nhu cầu sinh học đã tạo ra những điều kiện để phát triển các hoạt động xã hội của con người. Con người là một sinh vật – xã hội, “Bẩm sinh ra đã có tính xã hội”, do đó không thể hiểu bản chất con người chỉ ở mặt tự nhiên của nó. Phải thấy rằng, trong mỗi con người, cái sinh vật và cái xã hội không tồn tại cô lập mà chúng liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Xem xét con người ở mặt tự nhiên, sinh vật, ngoài mối liên hệ đó sẽ dẫn đến nhận thức trừu tượng, phiến diện về con người. Khi phê phán Phơ bách, Mark đã khẳng định bản chất con người “Chỉ có thể được hiểu là ‘loài’ là tính phổ biến nội tại, câm, gắn bó một cách tự nhiên đông đảo cá nhân lại với nhau”. Vì thế trên thực tế, con người lại là những con người ở những thời đại khác nhau, các dân tộc khác nhau, các giai cấp, các nhóm xã hội khác nhau, nên trong họ cái tự nhiên tồn tại trong sự tác động của cái xã hội. Năng khiếu bẩm sinh của một con người có thể được nuôi dưỡng hoặc thui chột đi tuỳ thuộc điều kiện, môi trường xã hội, do hoàn cảnh xã hội quy định. Hơn nữa không nên hiểu mặt tự nhiên của con người một cách thuần tuý sinh vật. Con người thực hiện đời sống sinh vật theo cách của mình, tạo thành văn hoá của một cộng đồng người và của toàn nhân loại. Quan điểm của Mark: “Con người cải tạo hoàn cảnh đến đâu thì cải tạo bản thân mình đến đó”. Quan điểm nói trên của Mark đã khẳng định con người có mối liên hệ phụ thuộc chặt chẽ vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh thay đổi sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới con người. Ngược lại bản thân con người cũng có thể có những tác động làm thay đổi, cải tạo hoàn cảnh từ đó mà cải tạo chính bản thân mình. Quan điểm trên của Mark được khẳng định qua một số cơ sở phân tích sau: Thứ nhất là theo quan điểm của Mark thì bản chất con người không phải là cái trừu tượng, cố hữu của các cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Bản chất con người không phải là cái trừu tượng mà là hiện thực, không phải là cái vốn có, có sẵn trong mỗi cá thể riêng biệt mà là tổng hoà của toàn bộ các quan hệ xã hội, không phải là cái tự nhiên sinh học mà là lịch sử, xã hội. Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, bản chất ấy chỉ hình thành và thể hiện trong các quan hệ xã hội, các quan hệ xã hội chi phối các quyết định hành vi của con người trong đời sống hiện thực các quan hệ. Hay nói cách khác hoàn cảnh có thể làm thay đổi bản chất con người, con người cải tạo hoàn cảnh được đến đâu thì cũng sẽ cải tạo bản thân mình đến đó. Thứ hai là con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử. Với tính chất là sản phẩm của hoàn cảnh thì chính lao động đã sáng tạo ra con người và cũng từ lao động đã hình thành nên một loạt các quan hệ xã hội. Do đó tổng hoà các quan hệ xã hội chi phối các quyết định hành vi của con người. Như vậy con người với tư cách là sản phẩm của hoàn cảnh thì sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoàn cảnh. Mặt khác con người là chủ thể của hoàn cảnh hay nói cách khác là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Bằng hoạt động thực tiễn con người đã tạo nên giới tự nhiên thứ hai, tạo nên sự biến đổi và phát triển xã hội. Như vậy với tư cách vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử, con người có thể chủ động cải tạo hoàn cảnh thông qua đó mà cải tạo chính bản thân mình. Khi nói con người thì không phải là nói con người trong trạng thái tự nhiên thuần tuý, mà là con người hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi đời sống xã hội, đồng thời cũng biến đổi chính bản thân mình. Đây là phát hiện có giá trị to lớn của Mark về bản chất con người. Mark đã đưa ra luận đề vạch rõ bản chất con người trong tính hiện thực của nó “là tổng hoà những quan hệ xã hội”. Như vậy ở đây Mark chỉ xem xét yếu tố cấu thành bản chất con người không những bằng các quan hệ xã hội, mà còn vạch ra bản chất con người trong tính hiện thực của nó. Đây là một luận đề hết sức khoa học, đầy đủ, nhưng nếu chỉ nhấn mạnh từng vế của vấn đề đó thì sẽ là cắt xén và làm sai lệch triết học Mark về con người. Cũng sẽ là xuyên tạc quan niệm của Mark về bản chất con người khi xem xét các quan hệ xã hội một cách giản đơn, thô thiển, thậm chí xem quan hệ xã hội chỉ là quan hệ giai cấp, quan hệ chính trị. Theo quan niệm duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất là cơ sở của các quan hệ xã hội khác, nhưng các quan hệ xã hội khác lại có tính độc lập tương đối. Bản thân quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội của con người trong sản xuất cũng hình thành và biến đổi với sự biến đổi quan hệ giữa con người với tự nhiên. Điều đó có nghĩa là các quan hệ xã hội quy định bản chất con người được triết học Mark xem xét không tách rời, cô lập với quan hệ giữa con người với tự nhiên. Hơn nữa phương pháp luận mácxít đòi hỏi phải xem xét các quan hệ xã hội cấu thành bản chất con người trong sự liên hệ “tổng hoà” của chúng. Mặt khác cũng phải hiểu rằng, không chỉ là sự tổng hoà các quan hệ kinh tế với chính trị, văn hoá, đạo đức và pháp quyền… mà còn phải xem xét mặt vật chất và mặt tinh thần, mặt không gian và mặt thời gian…của các quan hệ xã hội. Trong sự tổng hoà đó, đặc biệt cần thấy sự thống nhất cái chung toàn nhân loại với cái đặc thù giai cấp, dân tộc trong cái riêng của mỗi cá nhân con người. ở đây, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung, nhưng cái chung chỉ là “một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chất” của cái riêng. Sự xem thường cái cá nhân, cái nhân loại trong việc giải quyết những vấn đề chính trị – xã hội là biểu hiện xa lạ với quan điểm biện chứng mácxít. Mặt khác chúng ta cũng cần phê phán việc thổi phồng cái chung toàn nhân loại, hạ thấp vai trò cái đặc thù giai cấp, dân tộc…Nếu quan niệm trừu tượng về con người là mặt hạn chế của các học thuyết triết học trước Mark, thì ngày nay việc thổi phồng tính chung toàn nhân loại của con người thường lại là cách che đậy tính giai cấp của các quan điểm chính trị nhất định. Tóm lại triết học Mark đã vượt lên cách tiếp cận trừu tượng về con người của các nhà triết học trước đó, Mark đã đưa ra phương pháp tiếp cận mới đó là con người hiện thực. Trong con người luôn tồn tại hai mặt sinh học và xã hội, chúng thống nhất với nhau, hoà quyện với nhau làm nên con người. Con người có thể cải tạo bản thân mình thông qua việc cải tạo hoàn cảnh./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT0189.doc
Tài liệu liên quan