Phân tích tác động của của cấu trúc chi phí đến rủi ro và kết quả hoạt động sản xuất kinh

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC CHI PHÍ ĐẾN RỦI RO VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX-XNK THỰC PHẨM SÀI GÒN LỜI MỞ ĐẦU NỘI DUNG PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG I. Một số vấn đề rủi ro 1. Khái niệm 2. Phân loại 2.1. Rủi ro kinh doanh 2.2. Rủi ro tài chính II. Cấu trúc chi phí và rủi ro kinh doanh 1. Một số khái niệm Cấu trúc chi phí và rủi ro kinh doanh Một số khái niệm Phương pháp phân tích điểm hòa vốn Những tác

doc16 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5490 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tác động của của cấu trúc chi phí đến rủi ro và kết quả hoạt động sản xuất kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng và hạn chế của phân tích hòa vốn 3. Độ nghiêng của đòn cân định phí (DOL) 4. Ý nghĩa của cấu trúc chi phí đối với quản lý III. Tác động của rủi ro kinh doanh đến tình hình tài chính Tác động của rủi ro kinh doanh đến cấu trúc vốn Cấu trúc vốn và rủi ro tài chính Độ nghiêng của đòn cân nợ (DFL) Độ nghiêng của đòn cân tổng hợp (DTL) Tác động của rủi ro đến tình hình tài chính Cấu trúc cơ cấu tài sản Khả năng thanh toán PHẦN II PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC CHI PHÍ ĐẾN RỦI RO VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SX-XNK THỰC PHẨM SÀI GÒN A- Giới thiệu về Công ty Cổ phần SX-XNK Thực Phẩm Sài Gòn Quá trình hình thành ,đặc điểm và sự phát triển của Công ty Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành B- Phân tích hiệu quả của cất trúc chi phí đối với doanh lợi và mức độ rủi ro kinh doanh tại Công ty thông qua điểm hòa vốn. Đánh giá chung tình hình hòa vốn Phân tích tác động của cấu trúc chi phí đến doanh lợi của Công ty Phân tích độ nghiêng của đòn cân định phí (DOL) mức độ rủi ro kinh doanh tại Công ty Mối quan hệ giữa DOL và Doanh số Nhận xét chung về hiệu quả của cấu trúc chi phí và các nhân tố gây ra rủi ro kinh doanh tại Công ty C- Tác động của rủi ro đến tình hình tài chính của Công ty Cổ Phần SX_XNK Thực Phẩm Sài Gòn Tác động của rủi ro kinh doanh đến tình hình tài chính Phân tích kết cấu Tài sản của Công ty PHẦN III : KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP KẾT LUẬN - Tài Liệu Tham Khảo I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ RỦI RO 1. Khái niệm: Thuật ngữ rủi ro được sử dụng khá phổ biến trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày. Có nhiều định nghĩa khác nhau : + Rủi ro là sự không chắc chắn về tổn thất. + Rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến việc xuất hiện một số biến cố không mong đợi. Tóm lại rủi ro là : + Sự không chắc chắn, yếu tố bất trắc. + Một khả năng xấu, một biến cố không mong đợi, tổn thất. Dưới góc độ tài chính doanh nghiệp, rủi ro được xem như là những sự cố có thể xảy ra và sẽ làm thiệt hại về mặt tài chính của doanh nghiệp mà cụ thể là mức sinh lợi, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Các rủi ro được xếp vào hai loại chính: rủi ro không hệ thống và rủi ro có hệ thống. + Rủi ro không hệ thống : (rủi ro có thể tránh được) Là loại rủi ro chỉ tác động đến một loại tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Nghĩa là loại rủi ro này chỉ liên quan đến từng doanh nghiệp cụ thể nào đó. Nguyên nhân thường là do kỷ năng quản trị, chiến lược kinh doanh không phù hợp của doanh nghiệp. + Rủi ro có hệ thống : (rủi ro không thể tránh được) Là loại rủi ro có tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Vì vậy mà người ta thường gọi là rủi ro thị trường. 2. Phân loại: 2.1. Rủi ro kinh doanh: a) Khái niệm: Rủi ro kinh doanh là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về mức doanh lợi đạt được trong tương lai. b) Đặc điểm: Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn trong từng bản thân doanh nghiệp, nghĩa là chúng có thể giảm thiểu chứ không thể triệt tiêu. Rủi ro kinh doanh gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp bao gồm những điều kiện không chắc chắn xung quanh các khoản chi phí hoạt động và các khoản thu nhập. Những doanh nghiệp hoạt động cùng ngành thường có mức rủi ro kinh doanh giống nhau bởi vì các doanh nghiệp này phải đối mặt với những điều kiện kinh tế khá giống nhau. Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể giữ một vai trò kiểm soát quan trọng đối với mức độ rủi ro kinh doanh thông qua sự lựa chọn những dự án đầu tư công nghệ và các chiến lược đầu tư cụ thể. Những nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kinh doanh : + Rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn trong từng bản thân doanh nghiệp, số lượng những yếu tố có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp có thể nói là vô tận. Thậm chí những dự án đáng tin cậy nhất cũng không loại bỏ được những yếu tố không thể dự báo trước, có thể tác động mạnh mẽ đến doanh lợi. Những nhân tố tác động đến mức độ rủi ro kinh doanh có thể là : + Sự không chắc chắn về mức cầu trong tương lai. + Giá bán sản phẩm. + Giá mua nguyên vật liệu, nhiên liệu. + Cấu trúc chi phí. + Sự cạnh tranh. + Chính sách của Nhà nước. + Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. + ……………………… Nói riêng đối với từng doanh nghiệp ta có thể biết chính xác một số nhân tố ảnh hưởng đến mức độ rủi ro kinh doanh căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp. 2.2. Rủi ro tài chính: a) Khái niệm: Rủi ro tài chính xảy ra khi cấu trúc vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nhưng do doanh nghiệp hoạt động bị lỗ hoặc có lãi nhưng số lãi đạt được khong đủ khả năng thanh toán lãi vay. b) Đặc điểm: Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải đối phó với rủi ro tài chính mà rủi ro tài chính chỉ có thể xảy ra khi doanh nghiệp có sử dụng nợ vay trong cấu trúc vốn. Rủi ro tài chính là rủi ro gắn liền với quyết định tài trợ của doanh nghiệp, cụ thể hơn là rủi ro tài chính phụ thuộc vào nghệ thuật sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp hay phụ thuộc vào cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. II. CẤU TRÚC CHI PHÍ VÀ RỦI RO KINH DOANH 1. Một số khái niệm: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp biểu hiện thông qua việc xác lập quan hệ giữa cấu trúc chi phí và doanh số bán, cấu trúc chi phí được phân thành hai loại: định phí và biến phí. Ø Định phí (chi phí cố định): là những chi phí không thay đổi cùng với tình hình thay đổi của sản lượng như khấu hao tài sản cố định, tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên quản lý, chi phí quản lý, chi phí cố định khác… Chi phí này có ảnh hưởng rất lớn đến doanh lợi nếu không xét đến các hoạt động tài chính mà chỉ thuần túy xem xét về mặt kinh doanh. Bởi vì trong điều kiện doanh nghiệp bị lỗ tức doanh nghiệp không bù đắp được định phí, số lỗ mà doanh nghiệp phát sinh bằng đúng với số định phí mà doanh nghiệp chưa bù đắp được định phí. Trong thực tế không có chi phí nào là cố định thật sự đối với tất cả mức độ sản lượng hoặc tất cả các khoản thời gian cho nên trong phần phân tích điểm hòa vốn, giả định rằng trong khoảng thời gian ngắn với sự thay đổi của sản xuất một lượng không đáng kể, chi phí cố định là những chi phí không thay đổi theo sản lượng. Ø Biến phí (chi phí biến đổi): là những chi phí thay đổi cùng với tình hình thay đổi sản lượng như chi phí nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm, chi phí tiền lương công nhân sản xuất, hoa hồng bán hàng hay chi phí biến đổi khác… Chi phí này tuy ảnh hưởng không lớn đến doanh lợi nhưng nếu không tính toán theo định mức cũng sẽ làm giảm doanh lợi. Ø Chi phí hổn hợp: là chi phí bao gồm các yếu tố của định phí và biến phí. Ở mức độ hoạt động căn bản chi phí hổn hợp thường thể hiện các đặc điểm của định phí. Ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản chi phí hổn hợp thường thể hiện các đặc điểm của yếu tố biến phí. Như vậy khi xem xét các loại chi phí này cần phải phân biệt rõ phần định phí và biến phí. Tuy nhiên trong thực tế để làm được điều này thì rất khó, nghĩa là chúng ta không thể phân tích một cách chính xác định phí và biến phí. Cấu trúc chi phí hợp lý: là sự kết hợp giữa định phí và biến phí để đạt doanh lợi mong muốn. Ở đây chúng ta không thể đưa ra được một công thức chung để xác định cấu trúc chi phí hợp lý cho tất cả các doanh nghiệp bởi vì các nhân tố: đặc điểm ngành, giai đoạn phát triển, sản lượng tiêu thụ… đều tác động đến lợi nhuận. Khi nghiên cứu tác động của định phí, biến phí, giá bán ảnh hưởng như thế nào đến lãi trước thuế và lãi vay (EBIT) ta cần nghiên cứu đến đòn cân định phí. v Đòn cân định phí: là loại đòn cân dùng để đo lường tác động của hoạt động kinh doanh trong kỳ có ảnh hưởng như thế nào đến doanh lợi, nói cách khác đòn cân định phí xem xét tác động của hoạt động kinh doanh đến chỉ tiêu EBIT. Vì vậy có thể nói đòn cân định phí là loại đòn bẩy dùng để đo lường tác động của định phí, biến phí và giá bán với EBIT. EBIT = Doanh Thu Thuần – Tổng Chi Phí Hay EBIT = Doanh Thu Thuần – (Tổng CP Cố Định + Tổng CP Biến Đổi) Ta có công thức: EBIT = Q ( P – V ) – F Với Q : Số lượng sản phẩm tiêu thụ V : Biến phí đơn vị F : Tổng chi phí P : Đơn giá thuần 2. Cấu trúc chi phí và rủi ro kinh doanh: 2.1. Một số khái niệm: - Điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. - Bằng kỹ thuật phân tích hòa vốn sẽ giúp các doanh nghiệp dự tính các khoản lợi nhuận sẽ thu được trong tương lai và thời gian khi nào có thể thu hồi được số vốn đã bỏ ra. - Điểm hòa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng với chi phí bỏ ra. Nghĩa là tại điểm này doanh nghiệp sản xuất kinh doanh không lời và không lỗ. - Tại điểm hòa vốn EBIT = 0 nghĩa là doanh thu còn lại sau khi trừ biến phí vừa đủ để bù đắp định phí. Định phí có tác động rất lớn đến EBIT, cụ thể là khi doanh nghiệp chưa bù đắp đủ định phí (EBIT 0), và vượt qua điểm hòa vốn thì doanh nghiệp có lời. 2.2. Phương pháp điểm hòa vốn: Công thức xác định điểm hòa vốn như sau: Điểm hòa vốn theo sản lượng: F Qhv = P – V Với Qhv : Sản lượng hòa vốn. F : Tổng biến phí. P : Đơn giá bán sản phẩm. V : Biến phí trên một đơn vị sản phẩm. Công thức này áp dụng cho những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm duy nhất. Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ với Q < Qhv : doanh nghiệp bị lỗ. Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ với Q = Qhv : doanh nghiệp hòa vốn. Khi doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ với Q > Qhv : doanh nghiệp có lãi. Điểm hòa vốn theo doanh thu: Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm thì có thể xác định theo công thức: Shv = Qhv x P Nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm thì có thể áp dụng theo công thức: F Shv = TV 1 – TP Với Shv : Doanh thu hòa vốn. TP : Doanh thu bán hàng một năm. TV : Tổng biến phí. Thời gian hòa vốn: là số ngày cần thiết để đạt được doanh thu hòa vốn được tính theo công thức như sau: Shv Thv = TP 360 2.3. Những tác dụng và hạn chế của phân tích hòa vốn: a) Tác dụng: - Đánh giá rủi ro của một doanh nghiệp hoặc một dự án: Phân tích hòa vốn thường được sử dụng để đánh giá rủi ro của một doanh nghiệp bằng cách chỉ ra tác động của chúng lên EBIT khi có những thay đổi của môi trường kinh doanh. - Lựa chọn những phương án sản xuất khác nhau: Việc lựa chọn và sử dụng những phương án sản xuất khác nhau là nguyên nhân làm thay đổi cấu trúc chi phí và giá bán, do đó phân tích hòa vốn thường được sử dụng để phân tích những sự lựa chọn khác nhau và dự báo những hậu quả có thể xảy ra của chúng đối với hoạt động của doanh nghiệp. - Đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của một phương án sản xuất sản phẩm mới: Phân tích hòa vốn đối với sản phẩm mới có được kết hợp với sự phân tích kỹ thuật và thông tin thị trường về giá cả. b) Hạn chế: - Hầu hết kết cấu chi phí đều rất phức tạp và bao gồm nhiều khoản mục nên không thể phân chia rạch ròi thành định phí và biến phí, do vậy rất khó khăn khi áp dụng phân tích hòa vốn đối với kết cấu chi phí đó. - Trong thực tế kinh doanh, rất ít doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm, và khi đó có nhiều loại sản phẩm cùng được sản xuất, chúng ta có thể coi chúng là một sản phẩm hỗn hợp, tuy nhiên điều này làm cho việc phân bổ chi phí và xác định số lượng đơn vị hàng bán được rất khó khăn. - Phân tích hòa vốn không quan tâm tới thời giá của tiền tệ. Chẳng hạn : chi phí ổn định có thể phân bổ trước khi các loại chi phí biến đổi được tính toán và trước khi tạo ra được thu nhập. Khi phân tích hòa vốn được áp dụng đối với những khoảng thời gian ngắn thì việc bỏ qua thời giá tiền tệ của thị trường không gây hậu quả trầm trọng. Nhưng nếu nó được áp dụng đối với những khoảng thời gian dài, chi phí và doanh thu phải quy đổi về hiện tại, điều này đòi hỏi phải áp dụng hình thức phân tích độ nhạy cảm với yêu cầu tính chính xác xề doanh số hàng bán được. - Tóm lại, phân tích hòa vốn là một công cụ hữu ích để phân tích đòn cân định phí của một doanh nghiệp hay một dự án đầu tư trong những tình huống đơn giản. Tuy nhiên trong những tình huống phức tạp, tính hữu dụng của nó bị hạn chế và phải được hổ trợ bằng những công cụ hoạch định tài chính khác. 3. Độ nghiêng của đòn cân định phí (DOL): - DOL dùng để đo lường sự thay đổi của doanh số ảnh hưởng như thế nào đối với sự thay đổi của EBIT hay nói cách khác DOL đánh giá tỷ lệ phần trăm thay đổi của EBIT do kết quả thay đổi 1% doanh số. Ta có công thức: Tỷ lệ % thay đổi của EBIT DOL = Tỷ lệ % thay đổi doanh thu Q ( P – V ) DOL = Q ( P – V ) – F Hay Q : Sản lượng tiêu thụ ; P : đơn giá bán V : Biến phí đơn vị ; F : Tổng định phí EBIT + F DOL = EBIT Công thức này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp. Nó cho thấy rằng DOL chịu ảnh hưởng lớn bởi cấu trúc chi phí. Q DOL = Q – Qhv Công thức này áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm. - Tóm lại, rủi ro kinh doanh là loại rủi ro tiềm ẩn gắn liền với doanh nghiệp là do sự thay đổi của thị trường về giá cả, lạm phát… sự thay đổi này ảnh hưởng đến cấu trúc chi phí từ đó ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Vì vậy DOL là việc sử dụng tiềm năng của định phí để khuyếch đại tác động đến việc thay đổi của EBIT. - Đòn cân định phí giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy được tác động của biến đổi doanh thu và lợi nhuận. Nếu độ nghiêng của đòn cân định phí cao thì chỉ một biến động nhỏ trên doanh thu sẽ đem lại ảnh hưởng to lớn đến lợi nhuận. Nếu doanh thu có chiều hướng gia tăng sẽ làm lợi nhuận tăng theo với tốc độ mạnh mẽ; ngược lại doanh thu có xu hướng giảm sẽ làm cho lợi nhuận giảm, thậm chí không có lời hoặc bị lỗ. 4. Ý nghĩa của cấu trúc chi phí đối với quản lý: - Trong thực tế, quản lý của công ty có thể tác động đến đòn cân định phí thông qua các quyết định làm thay đổi tỷ trọng của định phí và biến phí trong cấu trúc chi phí của công ty. Chẳng hạn quản lý công ty có thể thay đổi lao động thủ công bằng máy móc, làm tăng tỷ trọng của định phí lên, kết quả là DOL cũng tăng lên. Việc chuyển dịch tỷ trọng chi phí theo cách này không những đáp ứng được nhu cầu của quản lý về tăng năng suất lao động mà còn cải thiện được tình hình lợi nhuận của công ty. - Tuy nhiên, nếu cấu trúc chi phí thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng định phí cũng đồng thời làm tăng rủi ro kinh doanh của công ty, nếu thị trường về sản phẩm hay dịch vụ của công ty có xu hướng giảm sút thì việc thay đổi cấu trúc chi phí nhằm tăng tỷ trọng định phí từ đó làm DOL tăng cũng sẽ không cải thiện được nhiều về lợi nhuận. Hơn thế nữa, nếu doanh số bán hàng và dịch vụ của công ty bị giảm thì lợi nhuận sẽ bị giảm rất nhanh. Khi đó dù rằng năng suất lao động có thể tăng thì quản lý công ty vẫn có xu hướng trì hoãn việc thay đổi cơ cấu chi phí từ chi phí biến đổi sang chi phí cố định. - Nắm được cơ cấu của chi phí trong kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong quản lý, đặc biệt trong quyết định về phương án sản xuất kinh doanh. Quản lý của công ty có thể lựa chọn giải pháp cắt giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Với các công ty mà DOL thấp thì việc tăng doanh thu bán hàng không làm lợi nhuận tăng nhanh như các công ty DOL có doanh thu cao, vì vậy mà các công ty này thường trung vào việc quản lý và kiểm soát chi phí nhằm giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Còn các công ty có DOL cao thì thường tập trung nổ lực nhằm tăng doanh số vì lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn. III. TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO KINH DOANH ĐẾN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1. Tác động của rủi ro kinh doanh đến cấu trúc vốn: 1.1. Cấu trúc vốn và rủi ro tài chính : Ví dụ : Xét cấu trúc vốn và tình hình hoạt động của công ty A trong hai trường hợp. Trường hợp 1: Trường hợp Nguồn tài trợ Tổng TN Trả nợ và lãi vay Thu nhập của công ty Tỷ suất (%) Sinh lợi trên Nợ Vốn CSH Tổng vốn 1 1000 1000 1200 1200 20 2 500 500 1000 1200 550 650 30 3 600 400 1000 1200 660 540 35 Chú thích : Ÿ Trường hợp 1 : Cấu trúc không sử dụng nợ. Ÿ Trường hợp 2:Cấu trúc sử dụng 50% nợ (hệ số nợ 50% tổng vốn đầu tư). Ÿ Trường hợp 3:Cấu trúc sử dụng 60% nợ (hệ số nợ 60% tổng vốn đầu tư). Nhận xét: - Việc thay đổi trong cấu trúc vốn (hệ số nợ từ 0% - 50% - 60%) đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thay đổi theo hướng gia tăng từ 20% - 30% - 35%. Như vậy việc sử dụng đòn cân nợ là tốt. Vì qua việc sử dụng và gia tăng đòn cân nợ trong cấu trúc vốn làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đã cao càng cao hơn nữa. Trường hợp 2: Công ty hoạt động bị lỗ Trường hợp Nguồn tài trợ Tổng TN Trả nợ và lãi vay Thu nhập của công ty Tỷ suất (%) Sinh lợi trên Nợ Vốn CSH Tổng vốn 1 1000 1000 950 950 -5 2 500 500 1000 950 550 400 -20 3 600 400 1000 950 660 290 -27.5 Chú thích : Ÿ Trường hợp 1 : Cấu trúc không sử dụng nợ. Ÿ Trường hợp 2 :Cấu trúc sử dụng 50% nợ(hệ số nợ 50% tổng vốn đầu tư). Ÿ Trường hợp 3 :Cấu trúc sử dụng 60% nợ(hệ số nợ 60% tổng vốn đầu tư). Nhận xét: - Việc thay đổi trong cấu trúc vốn (hệ số nợ từ 0% - 50% - 60%) đã làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu thay đổi theo hướng giảm nhanh. Như vậy việc sử dụng đòn cân nợ trong trường hợp này là không tốt. Vì qua việc sử dụng và gia tăng đòn cân nợ trong cấu trúc vốn làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đã thấp lại càng thấp hơn nữa. Lúc này công ty phải đối phó với rủi ro tài chính. Như vậy khả năng của việc sử dụng đòn cân nợ mang tính chất hai mặt: + Một mặt làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đã cao lại càng cao khi gia tăng đòn cân nợ trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động có lời. + Một mặt là làm cho tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu đã thấp lại càng thấp hơn khi gia tăng đòn cân nợ trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động bị lỗ. Kết luận rằng: - Đòn cân nợ là đòn bẩy kinh tế sử dụng chi phí tài chính cố định (lãi vay, lợi tức cổ phiếu ưu đãi, chi phí thuê tài chính…) để khuyếch đại lợi tức của chủ sở hữu doanh nghiệp. - Rủi ro tài chính xuất phát từ việc sử dụng đòn cân nợ nhưng do doanh nghiệp hoạt động bị lỗ hoặc có lãi nhưng số lãi đạt được không đủ khả năng thanh toán lãi vay. - Lưu ý rằng nhiều doanh nghiệp trong những ngành khác nhau (có cấp độ khác nhau về đòn cân định phí) có thể khác nhau về đòn cân nợ. Nhìn chung, các doanh nghiệp có mức độ rủi ro kinh doanh cao có khuynh hướng sử dụng nhiều nợ vay sẽ có mức rủi ro tài chính cao hơn doanh nghiệp ít sử dụng nợ. Tuy nhiên, những khuynh hướng trên là bình thường vì có thể doanh nghiệp chấp nhận đối phó với mức độ rủi ro cao để khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận. 1.2. Độ nghiêng của đòn cân nợ (DFL) : - Khái niệm về đòn cân nợ: là tỉ lệ giữa tổng số nợ so với tổng tài sản của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. - Khái niệm về độ nghiêng đòn cân nợ: độ nghiêng đòn cân nợ đánh giá mức độ nhạy cảm của lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do kết quả của việc thay đổi EBIT. Hay DFL đánh giá tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận vốn chủ sở hữu từ kết quả thay đổi 1% EBIT. Công thức xác định: Q ( P – V ) – F DFL = Q ( P – V ) – F – R Tỷ lệ % thay đổi của EPS DFL = Tỷ lệ % thay đổi EBIT Hay: EPS : Lãi ròng R : Chi phí lãi vay EBIT DFL = EBIT – R Độ nghiêng của đòn cân tổng hợp (DTL): -Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải đối phó với hai loại rủi ro là Rủi ro kinh doanh và Rủi ro tài chính. Ta có mối quan hệ như sau: RRKD và RRTC RRKD RRTC Doanh số EBIT EPS DFL DOL DTL - Những doanh nghiệp mà bản thân phải chịu nhiều rủi ro trong kinh doanh có khuynh hướng sử dụng nợ ít hơn những doanh nghiệp mà rủi ro trong kinh doanh có giới hạn. Nhưng những doanh nghiệp trong trường hợp thứ hai có thể có nổ lực hướng tới rủi ro về mặt tài chính cao hơn so với trường hợp một. - Chỉ tiêu của độ nghiêng đòn cân tổng hợp (DTL) được sử dụng nhằm: + Giúp doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc chi phí, cấu trúc vốn hợp lý. Nói cách khác giúp doanh nghiệp lựa chọn phương thức sản xuất kinh doanh và phương thức tài trợ hiệu quả. + Giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính mà doanh nghiệp phải đối phó. + Đánh giá được mức độ nhạy cảm của phương thức sản xuất thông qua đòn cân tổng hợp. Khái niệm độ nghiêng đòn cân tổng hợp: - Độ nghiêng đòn cân tổng hợp đánh giá mức độ nhạy cảm của lợi nhuận vốn chủ sở hữu do tác động của doanh số. - Hay độ nghiêng đòn cân tổng hợp đánh giá tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận vốn chủ sở hữu do kết quả của sự thay đổi 1% doanh số. - Ta có công thức: Tỷ lệ % thay dổi của EPS DTL = Tỷ lệ % thay dổi của doanh số Q ( P – V ) DFL = Q ( P – V ) – F – R Công thức này áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm. EBIT + F DTL = EBIT - R Áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh một hay nhiều loại sản phẩm. Mối quan hệ giữa DOL, DFL, DTL DTL = DOL * DFL 2. Tác động của rủi ro đến tình hình tài chính: 2.1. Cấu trúc cơ cấu tài sản: Tài Sản Cố Định / Tổng Tài Sản Tài Sản Lưu Động / Tổng Tài Sản Tổng Tài Sản = Tổng Nợ + Vốn Chủ Sở Hữu (Vốn Cổ Phần) 2.2. Khả năng thanh toán: a) Khả năng thanh toán hiện hành – Rc: Tài Sản Lưu Động Rc = Nợ Ngắn Hạn Tỷ số Rc cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản để có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ có thể xảy ra. Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao có nghĩa là doanh nghiệp luôn luôn sẳn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên, nếu tỷ số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm hiệu quả sử dụng vốn lưu động kém. Một doanh nghiệp nếu dự trữ nhiều hàng tồn kho thì sẽ có tỷ số thanh toán hiện hành cao, mà hàng tồn kho là tài sản khó chuyển hoá thành tiền, nhất là hàng tồn kho ứ đọng, kém phẩm chất. Vì thế, trong nhiều trường hợp tỷ số thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. b) Khả năng thanh toán nhanh - Rq: Tài sản lưu động – hàng tồn kho Rq = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những tài sản lưu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tất cả tài sản lưu động trừ hàng tồn kho. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thật sự của doanh nghiệp./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUYEN DE TOT NGHIEP.doc
  • docCDTN SUA2.doc
  • docGIOI THIEU CTY.doc
  • docloi mo dau - ket luan.doc
  • docmuc luc cdtn.doc
  • docnhan xet.doc
  • docPHAN TICH.doc
  • docTieu de CDTN.doc