Phân tích thực trạng & đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt may Hà Nội

mục lục lời mở đầu Với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách rất lớn phải vượt qua. Trước bối cảnh đó để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các nhà quản lý cần trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh nhằm biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, biết phân tích có hệ thống các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh từ đó

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1362 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích thực trạng & đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả Sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề xuất các giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng xấu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Dệt May Hà Nội bản thân sinh viên đã nghiên cứu tìm hiểu một số tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty, qua đây cũng phần nào cho thấy bức tranh chung nhất, khái quát nhất về tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nói chung và Tổng công ty Dệt May Hà Nội nói riêng trong một số năm gần đây. Chính vì vậy em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích thực trạng và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt may Hà Nội” làm đồ án tốt nghiệp của em. Đồ án tốt nghiệp của em gồm 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công ty Dệt May Hà Nội Chương III: Đề xuất biên pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội Thông qua đồ án tốt nghiệp của mình em tập trung làm rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp, đồng thời hy vọng với những phân tích và đánh giá của mình để đóng góp một tiếng nói chung, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Để hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này, em nhận được sự giúp đỡ của cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty và sự nhận xét bổ sung nhiệt tình của các thầy, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và đặc biệt sự tận tình hướng dẫn chỉ bảo của cô Trịnh Thu Thuỷ giảng viên trong Khoa Kinh tế và Quản lý. Do điều kiện, thời gian tìm hiểu tình hình thực tế và trình độ bản thân còn hạn chế nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để bản đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày tháng năm 2007 Sinh viên Khương Danh Lam Chương I Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả là tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá mọi hoạt động kinh tế xã hội. Hiệu quả là phạm trù có vai trò đặc biệt và có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế cũng như trong khoa học kinh tế. Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động đề ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng và thời gian. Công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra (I.1) Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Còn các yếu tố đầu vào bao gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, con người, vốn chủ sở hữu, vốn vay. Công thức này phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào được tính cho tổng số và cho phần riêng gia tăng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh lại có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Yếu tố đầu vào (I.2) Kết quả đầu ra Công thức trên phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có được một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí ở đầu vào. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, là nơi kết hợp các yếu tố cần thiết để sản xuất và bán các sản phẩm dịch vụ tạo ra với mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp thể hiện hai chức năng cơ bản là thương mại và cung ứng sản xuất được gọi chung là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Vấn đề xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh được đề cập nhiều ở việc xác định các loại mức sinh lợi trong phân tích tài chính. Mức sinh lợi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp về hoạt động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng chỉ tiêu tương đối khi so sánh giá trị kết quả thu được với giá trị của các nguồn lực đã tiêu hao để tạo ra kết quả. Hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp được đề cập đến trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng hiệu quả tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu mức sinh lợi và luôn được xem là thước đo chính. Từ những khái niệm ở trên, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu và nguồn vốn) để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả là một thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế của từng khu vực, quốc gia nói chung. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất đầu tư tài sản cố định, nâng cao mức sống của công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc với hiệu suất cao hơn, góp phần từng bước cải thiện nền kinh tế quốc dân trong mỗi quốc gia. 1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Căn cứ vào nội dung và tính chất của kết quả cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu người ta đưa ra hiệu quả sản xuất kinh doanh thành hai loại hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác. 1.2.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực, tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất xã hội trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ khác, gồm các hiệu quả sau: * Hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ và chi phí cho việc sản xuất kinh doanh khối lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ đó. * Hiệu quả do các hoạt động khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết quả của các hoạt động kinh tế khác. 1.2.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả đạt được trong sản xuất kinh doanh biểu thị qua việc đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, dưới dạng tổng quát là mức thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận có đóng góp cho nền kinh tế, xã hội trên những khía cạnh: * Tăng sản phẩm xã hội. * Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, góp phần ổn định tăng trưởng nền kinh tế. * Tạo việc làm cho nhiều lao động. * Tăng nguồn thu cho ngân sách. 1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Thông thường để đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp người ta thường hay quan tâm tới các số liệu ở các báo cáo tài chính. Tuy nhiên để có thể đưa ra được một cách nhìn khái quát phù hợp về mọi hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị kinh tế không chỉ quan tâm tới các số liệu trong báo cáo tài chính đơn thuần mà còn quan tâm tới một lượng khá lớn các chỉ số tài chính để giải thích cho các mối quan hệ tài chính. 1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao trùm mọi chỉ tiêu khác. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra (K) (I.3) Giá trị đầu vào (C) Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, còn chi phí đầu vào bao gồm tư liệu lao động, lao động, đối tượng lao động, vốn cố định, vốn lưu động. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được tính theo công thức sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Giá trị đầu vào (C) (I.4) Kết quả đầu ra (K) Công thức (I.3) phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào. Công thức (I.4) phản ánh hao phí của chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí. 1.3.2 Các chỉ tiêu hiệu quả của các yếu tố thành phần 1.3.2.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (HLĐ) Nhóm chỉ tiêu này gồm hiệu suất sử dụng lao động và tỷ suất lợi nhuận lao động. * Hiệu suất sử dụng lao động (HN) được tính bằng công thức (I.5). Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ tạo ta được bao nhiêu đồng doanh thu. Về thực chất đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động (W). Hn = Tổng doanh thu trong kỳ = W (I.5) Tổng số lao động trong kỳ * Tỷ suất lợi nhuận lao động RN được tính bằng công thức (I.6): RN = Lợi nhuận trong kỳ (I.6) Tổng số lao động trong kỳ Tỷ suất lợi nhuận lao động phản ánh một lao động trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hai chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau theo công thức dưới đây: RN = L = L x DT = Rdt x HN (I.7) N DT N Trong đó: L: Lợi nhuận trong kỳ. DT : Tổng doanh thu trong kỳ. N: Tổng số lao động trong kỳ. Rdt = L/Dt : Là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (doanh lợi) biểu thị một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.3.2.2 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh * Hiệu suất sử dụng vốn (Hv) là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ (DT) và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ: Hv = Tổng doanh thu trong kỳ (I.8) Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu, nghĩa là biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao hiệu quả kinh tế càng lớn. Vốn sản xuất kinh doanh gồm có vốn cố định (Vcđ) và vốn lưu động (Vlđ) nên ta có thêm các chỉ tiêu sau: HVCĐ = Tổng doanh thu trong kỳ (I.9) Tổng vốn cố định trong kỳ HVLĐ = Tổng doanh thu trong kỳ (I.10) Tổng vốn lưu động trong kỳ Khi phân tích, đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh thì việc phân tích, đánh giá tốc độ luân chuyển vốn lưu động cũng rất quan trọng. Vốn lưu động vận động không ngừng và thường xuyên qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường dùng các chỉ tiêu sau: + Số vòng quay của vốn lưu động Vlđ = Tổng số doanh thu thuần (I.11) Vốn lưu động bình quân Trong đó: Vlđ là số vòng quay vốn lưu động, cho biết vốn lưu động quay được (luân chuyển) mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi theo một tên gọi khác là Hệ số luân chuyển. + Thời gian của một vòng luân chuyển (TLC) TLC = Thời gian của kỳ phân tích (I.12) Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng ngắn thì thể hiện tốc độ luân chuyển càng lớn, đồng nghĩa với hiệu quả cao. Ngoài ra khi đánh giá hay phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động người ta còn dùng chỉ tiêu Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động (Hđn) Hđn = Vốn lưu động bình quân (I.13) Tổng số doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho ta biết được rằng để có được một đồng doanh thu doanh nghiệp cần có bao nhiêu đồng vốn lưu động luân chuyển. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. * Tỷ suất lợi nhuận vốn (Rv) Rv = Tổng lợi nhuận trong kỳ (I.14) Tổng vốn trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh trong kỳ sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Trong nhóm này ta có quan hệ Rv = L = L x DT = Rdt x Hv (I.15) V DT V 1.3.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu quả sử dụng chi phí (HC) HC = Tổng doanh thu trong kỳ (I.16) Tổng chi phí trong kỳ RC = Tổng Lợi nhuận trong kỳ (I.17) Tổng chi phí trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu - lợi nhuận. Trong nhóm này ta có mối quan hệ: Rv = L = L x DT = Rdt x HC (I.18) C DT C Như vậy, tỷ suất lợi nhuận chi phí bằng tích số của tỷ số lợi nhuận doanh thu và hiệu suất sử dụng chi phí. Sơ đồ dưới đây cho ta thấy để phản ánh hiệu quả của một chi phí nào đó (lao động, vốn hoặc giá thành) có hai chỉ tiêu hiệu quả tương ứng đó là chỉ tiêu về lợi nhuận và chỉ tiêu về năng suất. Từ hệ thống các chỉ tiêu ta có thể nhận thấy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ta hãy xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này Sơ đồ I.1: Sơ đồ biểu diễn các chỉ tiêu hiệu quả của doanh nghiệp Kết quả Lợi nhuận Doanh thu L Rn Hn Chi phí V Rv Hv Z Rz (Rc) Hz (Hc) a) Mối quan hệ giữa hiệu quả lao động và hiệu quả vốn Mối quan hệ giữa hai nhóm chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ nhất định giữa lao động sống và lao động vật hoá. Lao động sống trong quá trình phát triển sản xuất cùng với sự ứng dụng của tiến bộ khoa học công nghệ dần được thay thế bằng lao động vật hoá. Cùng với quá trình này, toàn bộ chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm ngày càng giảm. Đây là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động và thể hiện rõ nhất trong việc nâng cao chỉ tiêu trang bị vốn cho lao động. Như vậy, muốn giảm chi phí về lao động, kể cả lao động sống và lao động vật hoá cho một đơn vị sản phẩm cần phải thực hiện được một khối lượng sản xuất lớn bằng số vốn và tài sản vật chất được trang bị, tức là phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó suy ra các chỉ tiêu hiệu quả của lao động và các chỉ tiêu hiệu quả vốn có mối quan hệ mật thiết: Rv = LN = LN x V = RN x VL (I.19) L V L Vậy HL = HV x VL Ta thấy rằng ở đây trang bị vốn cho lao động VL và năng suất vốn là nguyên nhân tổng hợp chủ yếu của năng suất lao động. Lợi nhuận vốn RV là nguồn gốc của lợi nhuận lao động Rn. Ngoài ra, chỉ tiêu trang bị vốn cho lao động là chỉ tiêu liên kết giữa hiệu quả lao động và hiệu quả vốn. Việc khảo sát mối quan hệ giữa hai loại chỉ tiêu hiệu quả lao động và hiệu quả vốn như trên là một căn cứ để đánh giá sự tăng trưởng của hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định trong điều hành sản xuất kinh doanh. b) Quan hệ giữa hiệu quả vốn và hiệu quả giá thành Chỉ tiêu hiệu quả vốn và hiệu quả chi phí khác nhau ở chỗ là với hiệu quả vốn đó là mức vốn, còn đối với hiệu quả chi phí đó là tiêu hao về lao động vật hoá và lao động sống. Quan hệ giữa vốn và chi phí thường xuyên trong giá thành được thể hiện đặc trưng qua tốc độ luân chuyển vốn: TCV = Z (I.20) V Nâng cao chỉ tiêu này là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả bởi nó có nội dung kinh tế là sự giảm sử dụng vốn đối với một đơn vị sản phẩm. Tốc độ chu chuyển vốn cố định lưu động có khác nhau. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động cho phép tiết kiệm vốn và có thể sử dụng vốn đó cho việc đầu tư tài sản cố định. Còn tốc độ chu chuyển vốn cố định có thể tác động làm giảm nhu cầu vốn đầu tư và trong điều kiện tăng khối lượng sản xuất sẽ góp phần hạ chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Có thể nói rằng, hiệu quả vốn càng lớn khi vốn được sử dụng càng nhanh và kết quả sản xuất càng lớn so với tiêu hao về lao động vật hoá và lao động sống trong giá thành sản phẩm. Từ công thức: Rv = LN = LN x Z = RZ x TCV (I.21) L Z V Tương tự ta có HV = HZ x TCV Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn có vai trò liên kết giữa các chỉ tiêu hiệu quả vốn và hiệu quả giá thành. Như vậy, giữa các nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng chi phí trong doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi chỉ tiêu hiệu quả trong nhóm này có thể được xem xét trong tác động qua lại với nhiều chỉ tiêu hiệu quả khác. Tổng hợp các mối quan hệ đó cho ta sơ đồ (I.2) dưới đây: Sơ đồ I.2: Sơ đồ liên kết giữa các chỉ tiêu hiệu quả Rn ----------- Rdt ------------ Hn Hiệu quả lao động | | VL VL | | RV ----------- Rdt ------------ HV Hiệu quả vốn | | TCV TCV | | RZ ----------- Rdt ------------ HZ Hiệu quả chi phí Lợi nhuận Năng suất 1.4 Phân biệt chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu thời đoạn và chỉ tiêu thời điểm 1.4.1 Chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh * Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chất lượng của công tác kinh doanh trong thời kỳ đang xét, là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các chỉ tiêu hiệu quả chính bao gồm hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, lao động, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng chi phí. * Chỉ tiêu kết quả phản ánh về mặt số lượng công việc đã thực hiện trong một thời kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. 1.4.2 Chỉ tiêu thời đoạn và chỉ tiêu thời điểm Chỉ tiêu thời đoạn phản ánh kết quả đạt được sau một thời đoạn sản xuất kinh doanh. Số lượng của chỉ tiêu thời đoạn được phép cộng dồn với nhau. Các chỉ tiêu hiệu quả, kết quả cuối cùng của doanh nghiệp đều là các chỉ tiêu thời đoạn. Chỉ tiêu thời điểm phản ánh số lượng các yếu tố đầu vào tại một thời điểm nào đó. Số lượng của các chỉ tiêu này không được phép cộng dồn. Khi so sánh với chỉ tiêu thời đoạn với các chỉ tiêu thời điểm, tất cả các chỉ tiêu thời điểm phải lấy số bình quân để so sánh. Khi tính tỷ số giữa hai đại lượng, một đại lượng mang tính thời điểm, một đại lượng mang tính thời đoạn, đại lượng mang tính thời điểm phải lấy trung bình. Việc lấy trung bình đối với các chỉ tiêu tập hợp theo năm đòi hỏi phải có số liệu đầu năm và cuối năm. Như vậy muốn biết xu thế biến động của các tỷ số tài chính cần có số liệu của 3 năm liên tiếp. Nếu chỉ có thể thu thập được số liệu của 2 năm liên tiếp, có thể tính các tỷ số tài chính theo kiểu sau: các chỉ tiêu thời điểm không lấy bình quân mà lấy theo số cuối kỳ. Về nguyên lý, cách tính như vậy không chính xác, nhưng nó là một thực hành được chấp nhận trong tài chính. 1.5 Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể phân tích theo nhiều phương cách khác nhau phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp đó nhưng luôn phải tiến hành một số công việc chủ yếu dưới đây: * Phân tích hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu. * Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. * Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. * Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản. * Phân tích hiệu quả của các hoạt động tài chính. Trong quá trình phân tích, ngoài việc tính toán và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả còn cần thiết phải xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả (kiểm soát được và không kiểm soát được - chủ quan và khách quan). 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Môi trường tổng quát mà doanh nghiệp gặp phải có thể chia thành 3 mức độ: Môi trường vĩ mô, môi trường ngành (môi trường tác nghiệp) và hoàn cảnh nội bộ trong doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh, nhưng không theo một cách nhất định. Môi trường ngành gây ảnh hưởng tới mọi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đó. Hai môi trường này thường được gọi chung là môi trường bên ngoài hay môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Riêng hoàn cảnh nội bộ trong doanh nghiệp hoàn toàn doanh nghiệp có thể điều chỉnh được. * Môi trường vĩ mô bao gồm 5 nhóm yếu tố chính là: Yếu tố kinh tế; Yếu tố chính phủ và chính trị; Yếu tố xã hội; Yếu tố tự nhiên; Yếu tố công nghệ. * Môi trường ngành bao gồm các yếu tố và lực lượng can thiệp nằm bên ngoài tổ chức. Môi trường ngành định hình và tạo nên mối tương quan kinh doanh của các tổ chức, ảnh hưởng tới sự thành công của mỗi loại sản phẩm và dịch vụ của ngành. Các yếu tố chủ yếu trong môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới hoạt động cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Hoàn cảnh nội bộ doanh nghiệp bao gồm các yếu tố nội tại của doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất kinh doanh chính, doanh nghiệp đã tạo ra chúng và có thể kiểm soát chúng. Bao gồm: nhân tố lao động, trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp, cơ sở vật chất, công tác Marketing và tài chính và kế toán. Các nhân tố trong nội bộ doanh nghiệp chính là những nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây cũng là những nhân tố mà doanh nghiệp có thể trực tiếp điều chỉnh được theo hướng có lợi nhất cho mình. 1.7 Phương pháp phân tích 1.7.1 Thế nào là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả Muốn biết doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả phải tiến hành so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp giữa thực tế và kế hoạch; giữa năm sau với năm trước; giữa doanh nghiệp với bình quân ngành; giữa doanh nghiệp với nền kinh tế chung. * So sánh giữa thực tế và kế hoạch: Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả sẽ có các kết quả đạt được trong thực tế cao hơn so với kế hoạch. Các con số, chỉ tiêu doanh nghiệp đề ra trên kế hoạch là những căn cứ rất quan trọng để đánh giá tình hình của doanh nghiệp. Các nhà hoạch định, phân tích dựa vào khả năng thực có để đưa ra các kế hoạch nhằm thực hiện. Chính vì vậy, việc thực tế vượt so với kế hoạch là một dấu hiệu rõ nét chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. * So sánh giữa năm sau với năm trước: Mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đều nhằm tới là mục tiêu lợi nhuận. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng mong muốn có thể tồn tại và phát triển hơn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chính vì lẽ đó, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả bao giờ kết quả của năm sau cũng lớn hơn năm trước. * So sánh doanh nghiệp với mức bình quân của ngành: Mỗi doanh nghiệp với quy mô khác nhau, mỗi ngành nghề lĩnh vực kinh doanh khác nhau sẽ có những tiêu thức đánh giá khác nhau. Vì vậy để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không phải so sánh doanh nghiệp với mức bình quân chung của toàn ngành sản xuất đó. * So sánh doanh nghiệp với nền kinh tế chung: Các doanh nghiệp hoạt động, ngoài mục đích tìm kiếm lợi nhuận cho các chủ đầu tư, những người chủ doanh nghiệp, còn góp phần cải thiện nhiều mục đích xã hội khác như tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp các khoản thuế cho nhà nước nhưng khi xét đơn thuần mục tiêu kinh tế thì để đánh giá doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không người ta thường so sánh doanh nghiệp với nền kinh tế chung, cụ thể là với lãi suất ngân hàng. 1.7.2 Các phương pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh để đánh giá hiệu quả, so sánh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kỳ phân tích với kỳ trước hay với kế hoạch của doanh nghiệp; hoặc so sánh với các chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác trong ngành. Sau khi đã có được những đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta đi phân tích cụ thể từng yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới quan hệ sản xuất kinh doanh như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định để từ đó tìm ra được những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong doanh nghiệp. Trong toàn bộ quá trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, các phương pháp tính các chỉ tiêu cũng như thống nhất đơn vị tính toán cả về khối lượng, thời gian, giá trị 1.7.2.1 Phương pháp so sánh Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. *Mục tiêu so sánh: trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối hay tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức độ biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số tuyệt đối của chỉ tiêu trong hai kỳ: kỳ phân tích C1 và kỳ gốc C0 ± ΔC = C1 - C0 Trong đó: ± ΔC là mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc C1 là số liệu kỳ phân tích (báo cáo) C0 là số liệu kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế C1 với số gốc C0 đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy định quy mô của các chỉ tiêu phân tích. % ΔC = C1 - C0 x 100% (I.22) C0 Trong đó: ΔC: Là mực chênh lệch tương đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc C1 : Là số liệu kỳ phân tích (báo cáo) C0 : Là số liệu kỳ gốc 1.7.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn (Phương pháp loại trừ) Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích qua việc thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố thay đổi. Sau đó lấy kết quả trừ đi chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố nghiên cứu sẽ xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố này. * Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Lập mô hình toán học biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu và các nhân tố ảnh hưởng. - Theo thứ tự sắp xếp các nhân tố (từ số lượng đến chất lượng) ta đặt đối tượng phân tích trong điều kiện giả định khác. Sau đó lần lượt thay thế các số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế để tính ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích. - Mỗi nhân tố chỉ thay thế một lần, giữ nguyên số thực tế đã thay thế ở các bước trước. - Khi kiểm tra sự chính xác của các số liệu phân tích, áp dụng công thức: Sxi = sự biến động của toàn bộ đối tượng phân tích Trong đó: xi : là mức độ ảnh hưởng của nhân tố i đến đối tượng phân tích Để xác định sự ảnh hưởng của từng nhân tố, ta có thể lượng hoá các yếu tố dưới dạng hàm số toán học f (x,y,z) và thực hiện tính toán theo công thức sau: Δ Cx = f (x1,y0,z0) - f (x0,y0,z0) Δ Cy = f (x1,y1,z0) - f (x1,y0,z0) Δ Cz = f (x1,y1,z1) - f (x1,y1,z0) Từ những công thức trên ta thay thế lần lượt để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng như sau: ± Δ C = Δ Cx + Δ Cy + Δ Cz *Ưu điểm của phương pháp: Đơn giản, dễ hiểu, dễ tính toán hơn so với các phương pháp khác dùng để xác định nhân tố ảnh hưởng. *Nhược điểm: Các mối quan hệ của các yếu tố phải được giả định là có quan hệ theo mô hình tích số trong khi thực tế các nhân tố có thể có mối quan hệ theo nhiều dạng khác nhau. Hơn nữa, khi xác định nhân tố nào đó ta phải giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng trong thực tế điều này hoàn toàn không xảy ra. Việc sắp xếp trình tự các nhân tố từ số lượng đến chất lượng trong nhiều trường hợp rất dễ dẫn đến sai lầm, gây thiếu chính xác. 1.7.3 Các số liệu sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Để phân tích được một cách chính xác kết quả và xu hướng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi phân tích cần thu thập được ít nhất số liệu của 2 năm liên tiếp (thường sử dụng số liệu của 3 năm liên tiếp) từ các báo cáo tài chính và các sổ sách chứng từ có liên quan. * Kết quả kinh doanh: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách. (bảng báo cáo kết quả kinh doanh và các bảng biểu có liên quan) * Các yếu tố đầu vào: Lao động, chi phí, tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. (bảng báo cáo tình hình lao động và sử dụng thời gian lao động, bảng giá thành sản phẩm, bảng cân đối kế toán và các bảng biểu kế toán chi tiết khác) . 1.8 Phương hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp để có thể tồn tại thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tối thiểu cũng phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí bỏ ra. Muốn doanh nghiệp phát triển ngày càng đi lên thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những phải bù đắp được chi phí mà còn phải dư thừa ra một khoản để doanh nghiệp có thể tích luỹ cho tái đầu tư sản xuất mở rộng. Đạt được như vậy chính là doanh nghiệp phải hoàn thành được mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Có một số phương hướng chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau: 1.8.1 Tăng kết quả đầu ra, giữ nguyên đầu vào Như ta đã biết ở trên, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa những kết quả thu về với toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Do đó phương cách đầu tiên để doanh nghiệp có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là giữ nguyên các yếu tố đầu vào đồng thời tìm biện pháp nâng cao, tăng kết quả đầu ra để thu về phần chênh lệch nhiều hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể áp dụng hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh này khi doanh nghiệp đã có một vị thế tốt trên thị trường. Khi đó doanh nghiệp mới có thể có những điều chỉnh nhằm tăng kết quả đầu ra như tăng giá bán của các sản phẩm, dịch vụ sản xuất và cung ứng cho thị trường mà vẫn có thể giữ nguyên mức chi phí như trước đó. Trong trường hợp doanh nghiệp chỉ thuộc mức trung bình trong ngành hoặc n._.hư trong một số ngành sản xuất kinh doanh có mức độ cạnh tranh khốc liệt thì việc doanh nghiệp tăng kết quả thu về trong khi vẫn giữ nguyên đầu vào gần như là điều không thể thực hiện. 1.8.2 Giảm đầu vào, giữ nguyên đầu ra Một hướng biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh khác cũng đang được khá nhiều các công ty, doanh nghiệp áp dụng, đó là giảm các chi phí đầu vào, giữ nguyên đầu ra. Những biện pháp như vậy có thể áp dụng ở hầu khắp trong mọi doanh nghiệp tại mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Nội dung chủ yếu của hướng thực hiện là tiết kiệm các nguồn lực, áp dụng các dây chuyền công nghệ mới nhằm tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, sức lao động cũng như các chi phí khác có liên quan. Giảm đầu vào trong khi giữ nguyên đầu ra không làm ảnh hưởng tới vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, hướng giải quyết này chỉ có thể dừng lại ở một mức tới hạn. Doanh nghiệp không thể liên tiếp giảm các yếu tố đầu vào, giữ ổn định các sản phẩm dịch vụ sản xuất ra mà không thay đổi về chất lượng. Hơn nữa để có thể tiết kiệm được đầu vào doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư những khoản kinh phí, nguồn vốn không nhỏ vào công tác nghiên cứu hay đầu tư vào trang thiết bị máy móc 1.8.3 Tăng đầu vào, đầu ra tăng với tốc độ nhanh hơn Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam ta hiện nay, các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau hết sức gay gắt và quyết liệt không chỉ về giá cả mà cả về chất lượng, dịch vụ. Do vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mỗi doanh nghiệp, tất nhiên, vẫn có thể áp dụng hai hướng thực hiện như trên và mang lại kết quả trong những trường hợp, tình huống cụ thể, nhưng có lẽ để mang lại hiệu quả lâu dài thì các doanh nghiệp sẽ thực hiện một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như ở phần thứ ba này. Để cạnh tranh có hiệu quả, doanh nghiệp thường áp dụng tổng hợp các biện pháp: Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, công tác Marketing, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; giảm giá thành, giảm giá bán, tăng lượng hàng hoá tiêu thụ (giảm lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm hàng hoá nhưng nhờ lượng hàng tiêu thụ tăng cao hơn nên tổng lợi nhuận tăng)… Chương II Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty dệt may hà nội 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty - Tên Tổng Công ty: Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 01 Mai Động, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai – Hà Nội - Điện thoại : 04 - 8621023 - 8624619 - 8627438 - Fax : 84-4-8622334 - Email : Hanosimex@hn.vnn.vn - Website : http\www.hanosimex.com.vn - Lôgô Tổng Công ty Dệt may Hà Nội là Doanh nghiệp Nhà nước, thành viên hạch toán độc lập của Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Tổng Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Dệt may Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam phê chuẩn. Bảng 2.1 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Tổng Công ty Mốc sự kiện Sự kiện/ Tình hình 7/4/1978 Ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB Đức) 2/1979 Công trình được khởi công xây dựng 21/11/1984 Chính thức bàn giao công trình, với tên gọi xí nghiệp Sợi Hà Nội 12/1987 Toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất 12/1989 Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I 4/1990 Đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội, tên giao dịch là Hanosimex. 10/1993 Sát nhập nhà máy sợi Vinh vào Xí nghiệp liên hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội 19/5/1994 Nhà máy Dệt kim đuợc khánh thành bao giồm 2 dây chuyền I và II 1/1995 Khởi công xây dựng nhà máy May Thêu Đông Mỹ, sáp nhập nhà máy Dệt Hà Đông vào Xí nghiệp liên hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội. 6/1995 Đổi tên Xí nghiệp thành Công ty Dệt Hà Nội 1999 Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội 1999 Xây thêm các nhà máy May I, II, III và May thời trang 2001 Xây dựng nhà máy dệt vải Denim 2003 Góp vốn cùng Vinatex xây dựng siêu thị và cùng kinh doanh thương mại 2005 Sáp nhập Công ty Hoàng Thị Loan và VINATEX Hải Phòng vào Công ty Dệt may Hà nội. Cổ phần hoá 3 đơn vị thành viên thành Công ty con cổ phần. 1/2007 Đổi tên thành Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Tổng Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước. Bao gồm nhiều đơn vị thành viên đóng trên nhiều địa bàn như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông và Thành phố Vinh. Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của Tổng Công ty luôn đạt chất lượng cao, uy tín trên thị trường đã được trao tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.2.1 Chức năng Tổng Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm như sau - Các loại sợi đơn và sợi xe của các hệ kéo sợi khác nhau: Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chỉ số từ Ne06 đến Ne60; các loại sợi kiểu và sợi co giãn - Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single. Lacost…; Các sản phẩm dệt may bằng vải dệt kim; dệt thoi. - Các loại khăn bông - Các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean. - May các loại áo dệt kim, vải ka ki theo đơn đặt hàng của khách hàng... Tổng Công ty luôn duy trì va phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. 2.2.2 Nhiệm vụ - Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy dệt trong nội bộ Tổng công ty. - Sản xuất và tiêu thụ các loại vải dệt kim dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ Tổng công ty. Sản xuất và tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn - May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước. - Sản xuất 1 số sản phẩm phụ: như lõi ống sợi, sáp, khuyên Parafin, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ Tổng công ty. - Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý. - Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cùng kinh doanh thương mại thông qua hệ thống siêu thị. - Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải Phòng. 2.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu Bông + Xơ PE Sợi mộc Xé trộn Sợi dọc Chải thô Sợi ngang Mắc Cúi chải Nhuộm – hồ Ghép cúi Dệt Kéo sợi thô Hoàn tất Kéo sợi con Kiểm Đánh ống Đóng kiện Đậu xe Nhập kho Đánh ống Sợi xe thành phẩm Sợi đơn thành phẩm Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi và vải * Quy trình công nghệ sản xuất sợi - ở công đoạn đầu bông, xơ PE được công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100 – 150g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất. - Từ máy bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải. - Ghép: Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. - Thô: Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô. - Sợi con: Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con. - Đánh ống: Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống. - Quả sợi là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho. * Quy trình công nghệ sản xuất vải - Sợi mộc đươc đưa lên giàn mắc, mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy vào loại vải yêu cầu. - Sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm, mỗi mẻ nhuộm thường là 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630, 4430, 4500… - Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tuỳ theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt, lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành vải mộc. - Vải sau khi dệt xong được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của Tổng công ty và khách hàng đề ra. - Vải sau khi hoàn tất xong đã là thành phẩm tiếp tục được kiểm tra ngoại quan và phân loại thành các loại theo chất lượng của vải và được đóng kiện, nhập kho. 2.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Tổng Công ty 2.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của Tổng Công ty Hình thức tổ chức sản xuất của Tổng Công ty theo sự chuyên môn hoá công nghệ của sản phẩm: Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi sản phẩm. Do đó không đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ lẻ, mà lại rất khó tính về chất lượng và mẫu mã hàng hóa. Một hình thức tổ chức sản xuất mà Tổng Công ty Dệt may Hà Nội áp dụng là sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi từng loạt sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn. 2.4.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất của Tổng Công ty Kho nguyên liệu Nhà máy Sợi Hà Nội, Cty CP Dệt May HTL và Cty CP Dệt HĐ Kho thành phẩm sợi Nhà máy Dệt nhuộm Nhà máy Dệt DENIM Cty CP Dệt Hà Đông Kho thành phẩm vải Nhà máy: May 1; May 2; May 3; May Thời trang; Cty CP May Đông Mỹ. Kho thành phẩm may Bộ phận Cơ Khí Bộ phận Động lực Trạm điện 35KV Bộ phận vận chuyển Hình 2.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Tổng công ty. Kết cấu sản xuất chính của Tổng Công ty * Các nhà máy chính : - 02 nhà máy sản xuất sợi : Nhà máy sợi Hà nội và nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan - 03 nhà máy dệt nhuộm : Nhà máy Dệt nhuộm, nhà máy Dệt vải Denim, Công ty cổ phần Dệt Hà đông - 05 nhà máy sản xuất hàng may mặc : Nhà máy May 1, May 2, May 3, May thời trang và Công ty Cổ phần May Đông Mỹ * Bộ phận phụ trợ : ồm 1 đơn vị là: Trung Tâm Cơ Khí - Tự Động Hoá - Sản xuất các sản phẩm phụ: lõi ống sợi, sáp Parafin phục vụ cho nhà máy sợi - Sản xuất gia công phụ tùng cơ khí, các thiết bị máy cho các đơn vị trong Tổng Công ty. 2.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.5.1 Số cấp quản lý Tổng Công ty Dệt May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Tổng Công ty Dệt May Hà Nội có hai cấp quản lý: - Cấp Tổng công ty: Tổng Giám đốc - Cấp nhà máy và các Công ty con cổ phần 2.5.2 Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Điều hành trực tuyến. Điều hành Hệ thống QLCL và Hệ thống TNXH. Tham gia quản lý điều hành, đại diện vốn nhà nước hoặc vốn của Hanosimex. Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc điều hành May Phó Tổng giám đốc điều hành Dệt nhuộm Phó Tổng giám đốc điều hành Sợi. Phó Tổng giám đốc điều hành Xuất nhập khẩu Phó Tổng giám đốc điều hành Tiêu thụ nội địa. Phó Tổng giám đốc điều hành Q.T . N Sự và Hành chính. Phũng KHTT Phũng KT ĐT Nhà mỏy Sợi Phũng XNK Phũng KTTC Phòng TCHC. Trung Tõm TN & KTCL SP. Nhà mỏy May 1 Nhà mỏy May 2 May Thời Trang Nhà mỏy May 3 Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối Đại diện lãnh đạo HT QL CL và HT QL TNXH May HP (Cty CP TM HP) Nhà mỏy DENIM Cty CP D ệt H à Đông Hanosimex Trung Tâm CNTT Trung Tõm CK -TĐH Cty CP D ệt May Hu ế Cty CP DM Hoàng Thị Loan Cty CP TM Hải Phũng Hanosimex Phòng Thương Mại. Siêu thị Vinatex Hà Đông Chi nhánh HCM Cty CP May Đông Mỹ Hanosimex Cty CP coffee Indochine. Phòng Đời sống Cty CP Yên Mỹ. Trung Tâm Y Tế. Đại diện lãnh đạo về AT & SK người LĐ Ghi chú: 2.5.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Tổng công ty Bảng 2.2: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý TT Chức danh/phòng ban Chức năng – nhiệm vụ Tổng giám đốc Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dài hạn. Nhận các nhiệm vụ do Tập đoàn Dệt May giao. Phòng Kế toán tài chính Quản lý nguồn vốn và tài sản công ty, thực hiện công tác tín dụng. Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của Tổng công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý. Phòng Xuất nhập khẩu Nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo Tổng công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu. Phòng Tổ chức hành chính Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính. Phòng Kỹ thuật - đầu tư Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho Tổng công ty. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công nghệ. Phòng Kế hoạch thị trường Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Phòng Thương mại Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. TTTN và KTCL Nghiên cứu, đề ra các biện pháp, phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất; Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Các đơn vị sản xuất Sản xuất sản phẩm, quản lý công nghệ, thiết bị, quản lý sản xuất, tổ chức sản xuất. Các Công ty cổ phần Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương hiệu của Tổng công ty mẹ 2.6 Phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.6.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bảng 2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 1 268 145 492 822 1 277 176 386 459 9 030 893 637 100,71 2. Các khoản giảm trừ 2 458 994 332 6 738 529 215 4 279 534 883 274,04 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 1 265 686 498 490 1 270 437 857 244 4 751 358 754 100,38 4. Giá vốn hàng bán 1 148 661 072 610 1 114 719 640 954 - 33 941 431 656 97,05 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 117 025 425 880 155 718 216 290 38 692 790 410 133,06 6. Doanh thu hoạt động tài chính 6 352 171 526 4 736 723 687 - 1 615 447 839 74,57 7. chi phí tài chính 35 730 128 117 45 320 106 016 9 589 977 899 126,84 - Trong đó: chi phí lãi vay 29 505 382 632 40 220 515 008 10 715 132 376 136,32 8. Chi phí bán hàng 53 814 999 802 59 554 502 701 5 739 502 899 110,67 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 27 718 900 817 45 056 314 816 17 337 413 999 162,55 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 6 113 568 670 10 524 016 444 4 410 447 774 172,14 11. Thu nhập khác 1 665 816 304 4 302 514 706 2 636 698 402 258,28 12. Chi phí khác 42 421 638 1 025 661 711 983 240 073 2 417,78 13. Lợi nhuận khác 1 623 394 666 3 276 852 995 1 653 458 329 201,85 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 7 736 963 336 13 800 869 439 6 063 906 103 178,38 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 2 166 349 734 3 864 243 443 1 697 893 709 178,38 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 5 570 613 602 9 936 625 996 4 366 012 394 178,38 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2005 và 2006) Năm 2006 tổng doanh thu của Tổng công ty tăng thêm: 9.030.893.637 đồng, đạt mức tăng trưởng tương đối là: 100,71% so với năm 2005 qua đây cho thấy sự tăng trưởng của Tổng công ty chưa được tốt. Năm 2006 là năm có nhiều biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào như bông xơ, hoá chất và đặc biệt là điện, xăng dầu. Kèm theo đó là chi phí vận chuyển tăng cao nhưng Tổng công ty đã có các biện pháp nâng cao công tác quản lý để giảm chi phí nên đã giảm được chi phí giá vốn hàng bán xuống. Năm 2006 giá vốn hàng bán giảm so với năm 2005 là : 33.941.431.656 đồng So sánh giá vốn hàng bán 2006/2005 (tỷ lệ %) là: 97,05% Mặc dù tốc độ tăng doanh thu chưa được tốt, nhưng Tổng công ty lại kiềm chế và giảm giá vốn hàng bán xuống vậy nên hiệu quả đạt được là rất tốt. Bảng 2.4 Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của Tổng Công ty Mặt hàng ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh (%) Số lượng giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số lượng giá trị (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số lượng giá trị Sản phẩm sợi tấn 19 491 479 361 44,79 21 514 667 042 48,77 110,38 139,15 Vải + phôi dệt kim tấn 1 930 32 113 3,00 1 700 71 424 5,22 88,08 222,41 Sản phẩm dệt kim 1000SP 8 531 311 795 29,14 10 253 355 856 26,02 120,19 114,13 Sản phẩm khăn 1000SP 12 190 97 025 9,07 13 791 117 282 8,58 113,13 120,88 Vải Denim 1000m 5 730 103 801 9,70 5 118 110 133 8,05 89,32 106,10 Sản phẩm may vải dệt thoi 1000SP 732 46 037 4,30 786 45 860 3,35 107,38 99,62 Cộng 1 070 132 100,0 1 367 597 100,0 Sự tác động lớn nhất tới biến động về tổng doanh thu cũng như tổng chi phí của Tổng công ty Dệt may Hà Nội là sự tăng lên nhanh chóng của sản lượng hàng hoá. Các sản phẩm chính chiểm tỷ trọng cao đều tăng mạnh cả về số lượng và giá trị, cụ thể năm 2006 có mức tăng là: - Các sản phẩm Sợi sản lượng tăng 110,38%, giá trị tăng 139,15% - Các sản phẩm Dệt kim sản lượng tăng 120,19%, giá trị tăng 114,13% Qua trên cho ta thấy trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay một doanh nghiệp có sản lượng và doanh thu tăng nhiều là một điều rất tốt. Doanh nghiệp đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, mặc dù hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong và ngoài nước nhất là khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Một khi đời sống người dân được nâng cao thì việc mua sắm hàng hoá cho mình có sự lựa chọn khắt khe hơn cả về chất lượng và giá cả. Những yếu tố tích cực trên Tổng công ty cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới. Chính vì thế trong chiến lược phát triển của mình cũng như chính sách phân phối Tổng công ty có những chính sách cải tiến rõ rệt đầu tư chiều sâu nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác quản lý để hạ giá thành sản phẩm. 2.7 Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.7.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu hiệu quả của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1 Hiệu suất sử dụng vốn HV Lần 1,54 1,28 - 0,26 82,97 HVCĐ Lần 3,97 3,32 - 0,64 83,82 HVLĐ Lần 2,51 2,07 - 0,44 82,44 2 Hiệu suất sử dụng lao động HL Trđ/LĐ 201,20 199,00 - 2,20 98,91 3 Hiệu suất sử dụng chi phí HC Lần 1,00 1,01 0,01 100,74 4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu RD % 0,44 0,78 0,34 177,11 5 Tỷ suất lợi nhuận trên lao động RN Trđ/LĐ 0,88 1,55 0,66 175,18 6 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn RV % 0,68 0,99 0,32 146,95 7 Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí RC % 0,44 0,79 0,35 178,42 8 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH- ROE % 3,50 5,44 1,94 155,50 9 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ROA % 0,675 0,993 0,318 147,11 Qua (Bảng 2.5) ta nhận thấy có một số điểm cần xem xét để có thể đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Tổng công ty trong thời gian qua và để có thể đưa ra những phương hướng giải quyết kịp thời. a) Hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn của Tổng công ty Dệt May Hà Nội trong năm 2005 là: HV = 1,54 (cứ một đồng vốn kinh doanh trong năm sẽ tạo ra 1,54 đồng doanh thu), năm 2006 HV = 1,28, HV qua năm 2006 đã giảm đi chỉ bằng 82,97% so với năm 2005, Cụ thể hơn số vòng quay tài sản cố định và lưu động của năm 2006 đều giảm so với năm 2005, lần lượt chỉ bằng 83,82% và 82,44 % so với năm 2005. Đây là việc mà Tổng công ty cần có các biện pháp cải thiện tốt hơn nữa như tăng số vòng quay của vốn lưu động cho năm tới. Như đã phân tích ở trên mặc dù kho khăn do thị trường biến động nhưng Tổng công ty nâng cao công tác quản lý tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hoá nên mỗi đồng vốn kinh doanh Tổng công ty bỏ ra trong năm 2006, đã mang lại 0,99 đồng lợi nhuận so với năm 2005 là 0,68 đồng, tăng 146,95%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các chiến lược của Tổng công ty sau này. b) Hiệu suất sử dụng lao động Hiệu suất sử dụng lao động của Tổng công ty Dệt May Hà Nội trong năm 2006 đã giảm, Bình quân cứ 01 lao động năm 2005 làm ra 201,20 triệu đồng doanh thu thì năm 2006 bình quân cứ 01 lao động làm ra 199,00 triệu đồng doanh thu; giảm 2,2triệu đồng/lao động/năm, đạt 98,91%. Nhưng xét về tỷ suất lợi nhuận trên lao động thì năm 2006 tăng so với năm 2005 là 175,18%. c) Hiệu suất sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2006 của Tổng công ty Dệt May Hà Nội đã tăng lên so với năm 2005 là 0,01 (Năm 2005 là 1,00 và năm 2006 là 1,01). Nghĩa là năm 2005 cứ mỗi đồng chi phí mà Tổng công ty bỏ ra vào hoạt động kinh doanh thì sẽ mang lại 1,00 đồng doanh thu, thì năm 2006 cứ mỗi đồng chí phí Tổng công ty mang vào hoạt động kinh doanh thì mang lại 1,01 đồng doanh thu, và tương tự tỷ suất lợi nhuận trên chi phí đã tăng; năm 2005 là 0,44 và năm 2006 là 0,79; tăng 0,35 tương ứng tăng 178,42%. d) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Tổng công ty Năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội; là 5,44% tăng 1,94% so với năm 2005. So với một số doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE) trên chưa phải là cao nhưng hãy xét các doanh nghiệp khác ngang tầm và cùng ngành nghề cùng hoạt động trên lĩnh vực Dệt may như hiện nay thì Tổng công ty được xét là một trong những doanh nghiệp nằm trong tốp đầu của ngành Dệt may Việt nam. e) Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của Tổng công ty Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Năm 2006 là 0,993% năm 2005 là 0,675% tăng 0,318%. Cũng như tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE), thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản chưa phải là cao nhưng xét về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì Tổng Công ty cũng được xếp trong những doanh nghiệp phát triển khá của Tập đoàn Dệt may Việt nam. 2.7.2 Mối quan hệ giữa các nhóm chỉ tiêu: * Quan hệ giữa nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn. Công thức phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn: RN = LN = LN x V = RV x VL L V L Trong đó : LN : Lợi nhuận của doanh nghiệp. L : Tổng số lao động trong Tổng công ty RV : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn. VL : Tỷ số trang bị vốn đối với người lao động trong Tổng công ty. VL 2005 = 824.668.865.031 = 130,838triệu đồng vốn /người lao động 6.303 VL 2006 = 1.001.037.834.641 = 155,973triệu đồng vốn /người lao động 6.418 Trong năm 2005 bình quân mỗi lao động trong Tổng công ty được trang bị vốn kinh doanh là 130,838 triệu đồng, đến năm 2006 bình quân mỗi lao động được trang bị số vốn kinh doanh là 155,973 triệu đồng; tăng 25,135 triệu đồng. Tuy nhiên lượng doanh thu mà mỗi người lao động tạo ra năm 2006 so với năm 2005 giảm 98,91% (Bảng 2.5). Điều này chứng tỏ Tổng công ty chưa có các biện pháp cải thiện tốt quỹ thời gian lao động và có những biện pháp nâng cao hợp lý hiệu quả sử dụng lao động trong khi số vốn kinh doanh bình quân trên một lao động của Tổng công ty hiện đã tăng 119,21%. * Quan hệ giữa nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng chi phí Công thức phản ánh mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng chi phí: RV = LN = LN x C = RC x TCV V C V Hay : HV = HC x TCV TCV = C/V : Là tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh Ta có: TCV 2005 = 1.265.967.522.984 / 824.668.865.031 = 1,535 vòng TCV 2006 = 1.265.676.226.188 / 1.001.037.834.641 = 1,264 vòng Năm 2006 tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh của Tổng công ty đã bị giảm xuống. Việc nâng cao được tốc độ chu chuyển vốn là một nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Để tăng được TCV thì doanh nghiệp cần sử dụng vốn có hiệu quả, bao gồm cả vốn cố định và vốn lưu động. Giảm lượng hàng tồn kho nhằm giảm chi phí sử dụng vốn, tăng vòng quay vốn lưu động đó là những biện pháp cụ thể mà trong thời gian tới Tổng công ty Dệt may Hà Nội có thể nghiên cứu áp dụng triển khai. 2.8 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.8.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của Tổng công ty Dệt May nói riêng, vốn kinh doanh luôn là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc sử dụng vốn kinh doanh hợp lý, hiệu quả chính là một trong những yêu cầu quan trọng của nhà quản lý, phải thường xuyên đáp ứng để mang lại hiệu quả chung cho toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bảng 2.6 Cơ cấu vốn kinh doanh của Tổng công ty ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1. Nguồn vốn KD 824 668 865 031 1 001 037 834 641 176 368 969 610 121,39 Trong đó: - VCĐ 319 716 785 776 384 165 045 892 64 448 260 116 120,16 - VLĐ 504 952 079 255 616 872 788 749 111 920 709 494 122,16 2.Vốn CĐ / Vốn KD 0,39 0,38 - 0,0039 3. Vốn LĐ / Vốn KD 0,61 0,62 0,0039 Qua (Bảng 2.6) năm 2006 vốn kinh doanh của Tổng công ty không có nhiều thay đổi so với năm 2005, vốn cố định của Tổng công ty tăng thêm: 64.448.260.116 đồng tăng 120,16% và chiếm tỷ trọng 38% trên tổng nguồn vốn. Qua đây cho thấy năm 2006 Tổng công ty có đầu tư thêm vào máy móc và trang thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển việc đầu tư trên là đúng hướng. Chính điều này cũng đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh như đã phân tích ở trên. Với đặc thù là ngành dệt may và doanh thu hằng năm xấp xỉ gần: 1.300tỷ đồng thì đòi hỏi số vốn lưu động là rất lớn, năm 2006 nguồn lưu động tăng thêm so với năm 2005 là 111.920.709.494 đồng tăng 122,16% và chiếm tỷ trọng 62% trên tổng nguồn vốn của Tổng công ty. a) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội Vốn kinh doanh chính là điều kiện để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, vì vậy khi bỏ vốn vào bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào người chủ sở hữu luôn quan tâm đến sự bảo toàn và phát triển của doanh nghiệp cũng như nguồn vốn chủ sở hữu nói trên. Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là một thước đo năng lực của nhà quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 1 268 145 492 822 1 277 176 386 459 9 030 893 637 100,71 2. Lợi nhuận sau thuế 5 570 613 602 9 936 625 996 4 366 012 394 178,38 3.Nguồn vốn CSH 159 309 036 203 182 746 358 507 23 437 322 304 114,71 4.Sức SX của vốn CSH 0,1256 0,1430 0,0174 113,85 5. Sức sinh lời của vốn CSH 0,0350 0,0544 0,0194 155,50 Trên (Bảng 2.7) ta thấy năm 2006 vốn chủ sở hữu của tổng công ty tăng so với năm 2005 là: 23.437.322.304 đồng, tăng 114,71%. Trong khi đó tổng doanh thu của tổng công ty chỉ tăng 100,71%, còn lợi nhuận năm 2006 tăng so với năm 2005 là 4.366.012.394 đồng, tăng 178,38% và mức tăng lợi nhuận nhanh hơn so với mức tăng của vốn chủ sở hữu. Mặc dù mức tăng doanh thu có nhỏ đôi chút nhưng qua đây cũng chứng tỏ Tổng công ty sử dụng vốn chủ sở hữu có hiệu quả hơn so với năm 2005. Năm 2006 sức sản xuất của vốn chủ sở hữu tăng 113,85% so với năm 2005, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng 155,5% so với năm 2005 b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động nên vốn lưu động luôn chịu sự ảnh hưởng và chi phối của tài sản lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty Dệt may Hà Nội ta sẽ tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính phản ánh sự vận động của vốn lưu động của doanh nghiệp đồng thời chỉ ra các nguyên nhân dẫn tới sự biến động đó nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng công ty trong thời gian tới. Bảng 2.8 Cơ cấu tài sản lưu động của Tổng công ty Dệt May Hà Nội Loại tài sản Năm 2005 Năm 2006 So sánh Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1. Tiền 12 900 514 814 2,55 29 850 015 958 4,84 16 949 501 144 231,39 2. Các khoản phải thu. 224 838 936 454 44,53 239 853 556 025 38,88 15 014 619 571 106,68 3. Hàng tồn kho 257 974 784 421 51,09 320 498 774 643 51,96 62 523 990 222 124,24 4. Tài sản ngắn hạn khác 9 237 843 566 1,83 26 670 442 123 4,32 17 432 598 557 288,71 Tổng cộng VLĐ 504 952 079 255 100,0 616 872 788 749 100,0 111 920 709 494 122,16 Phần lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Tổng công ty Dệt May Hà Nội là vốn lưu động. Qua bảng số liệu (Bảng 2.8) Cho ta thấy trong tổng lượng vốn lưu động của Tổng công ty thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng hoá tồn kho (hàng hoá lưu trữ tại hệ thống kho hàng của Tổng công ty). Năm 2005 lượng hàng tồn kho của Tổng công ty là 257.974.784.421 đồng, chiếm 51,09% tổng lượng vốn lưu động. Năm 2006 hàng tồn kho là 320.498.774.643 đồng tăng lên 62.523.990.222 đồng và tăng so với năm 2005 là 124,24%. Hàng tồng kho có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng vốn lưu động do các nguy._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0238.doc
Tài liệu liên quan