Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chương `Động lực học chất điểm` Vật lý 10 THPT cơ bản với sự hỗ trợ của website dạy học

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM -----  ----- NGUYỄN THỊ TRÀ MY PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “ ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÝ 10 THPT BAN CƠ BẢN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE DẠY HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÝ MÃ SỐ: 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS. TS MAI VĂN TRINH TP HCM - 2010 LỜI CẢM ƠN Với tính cảm chân thành và lòng quí trọng, tác giả xi

pdf101 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3987 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong dạy học chương `Động lực học chất điểm` Vật lý 10 THPT cơ bản với sự hỗ trợ của website dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: PSG.TS Mai Văn Trinh- người thầy, người hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn; Ban lãnh đạo trường, Phòng quản lý sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Vật lí thuộc trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Quý Thầy Cô đã quan tâm và hết lòng giúp đỡ; Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trường THPT Trần Nguyên Hãn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu và tấm lòng của người thân, đồng nghiệp, bạn bè gần xa. Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứ u của đề tài có hạn, luận văn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Kính mong các Thầy giáo, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp góp ý, chỉ dẫn để tác giả tiếp tục hoàn thiện luận văn sau này. TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 20010 Nguyễn Thị Trà My DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTT : Công nghệ thông tin DH : Dạy học ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HĐNT : Hoạt động nhận thức HS : Học sinh MVT : Máy vi tính PP : Phương pháp PPDH : Phương pháp dạy học QTDH : Quá trình dạy học TN : Thực nghiệm TNSP : Thực nghiệm sư phạm THPT : Trung học phổ thông MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, đặc biệt trong lĩnh vực thong tin và truyền thông. Việt Nam đã được gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO)... Những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến hoạt động dạy học (DH) ở các trường phổ thông nói chung và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động DH môn Vật lí ở các trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng. Ngày 13/8/2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2008 – 2009, xác định là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Ngày 30/9/2008 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng đã có chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT, khẳng định: “Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu quả và sáng tạo…” Những văn bản chỉ đạo này đã đặt ra cho mỗi giáo viên (GV) các trường học nói chung, mỗi GV Vật lí nói riêng một nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong DH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh (HS) trong học tập bộ môn Vật lí. Phong trào ứng dụng CNTT trong các trường học của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang có xu hướng phát triển mạnh. Học sinh THPT trong tỉnh đã tiếp cận với CNTT và sử dụng nó trong sinh hoạt, vui chơi và học tập. Vấn đề đặt ra là đội ngũ thầy cô giáo cần phải tăng cường ứng dụng CNTT trong DH để đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng hiện đại hoá. Mặt khác để phát triển cho HS những kỹ năng sử dụng CNTT, phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu, chuẩn bị cho các em những năng lực cơ bản để tiếp tục học lên. Nhờ sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương, hiện nay các trường THPT ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã được trang bị khá đồng bộ về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác DH. Tuy nhiên, cho đến nay hiệu quả của việc khai thác sử dụng cơ sở vật chất thiết bị này trong đổi mới DH môn Vật lí vẫn còn rất hạn chế. Phần lớn mới sử dụng cho việc dạy bộ môn tin học, còn việc khai thác để giảng dạy bộ môn Vật lí thì vẫn còn mang tính tự phát. Có nhiều nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong DH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập bộ môn Vật lí. Song chúng tôi cho rằng nguyên nhân chủ yếu không phải xuất phát từ việc thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị CNTT, hay do trình độ CNTT của đội ngũ GV. Kết quả khảo sát cho thấy đa số các trường THPT ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đều được trang bị khá đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị về CNTT, đội ngũ GV đều tâm huyết, mong muốn được ứng dụng CNTT để nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập bộ môn Vật lí, nhưng lại lúng túng không biết nên ứng dụng cái gì, ứng dụng như thế nào và bắt đầu từ đâu ? Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lí lớp 10 THPT ban cơ bản với sự hỗ trợ của Website DH”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng một số PPDH tích cực vào giảng dạy chương “Động lực học chất điểm” chương trình lớp 10 THPT ban cơ bản với sự hỗ trợ của website DH nhằm góp phần nâng cao hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực của HS, qua đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học Vật lý ở trường THPT hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu - Các phương pháp dạy học tích cực; - Ứng dụng CNTT hỗ trợ dạy học môn Vật lí; - Các hoạt động dạy và học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT ban cơ bản.  Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu việc vận dụng các PPDH tích cực trong quá trình dạy học (QTDH) chương “Động lực học chất điểm” vật lí lớp 10 ban cơ bản THPT với sự hỗ trợ của website DH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS. - Trong khuôn khổ giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu các hoạt động dạy và học môn Vật Lý ở trường THPT Trần Nguyên Hãn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các quan điểm hiện đại về DH, những định hướng cơ bản của việc đổi mới PPDH ở bậc THPT trong giai đoạn hiện nay; - Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng tiến trình DH theo hướng phát triển các hành động nhận thức tích cực, tự lực của HS; - Nghiên cứu nội dung, chương trình phần Động lực học chất điểm Vật lý 10 THPT ban cơ bản trên cơ sở đó xác định mục tiêu về mặt trình độ nhận thức ứng với từng kiến thức mà HS cần đạt được; - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc ứng dụng CNTT trong DH, từ đó xây dựng website hỗ trợ DH chương “ Động lực học chất điểm” nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập; - Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính khả thi kết quả của đề tài. 5. Giả thuyết khoa học Nếu vận dụng các PPDH tích cực với sự hỗ trợ của website DH vào giảng dạy chương “Động lực học chất điểm” Vật Lý lớp 10 THPT ban cơ bản một cách hợp lý thì sẽ phát huy được tính tích cực, tự lực của HS trong QTDH góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 6. Phương pháp nghiên cứu đề tài 6.1. Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu luật giáo dục, các chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về những định hướng cơ bản của việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu các tài liệu về lý luận DH, các tài liệu về bồi dưỡng, đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay. - Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc ứng dụng CNTT trong dạy học. - Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên và các tài liệu tham khảo liên quan tới nội dung chương “Động lực học chất điểm” và tìm hiểu thực trạng khi DH chương này. 6.2. Phương pháp điều tra và khảo sát Tìm hiểu việc dạy và học (thông qua dự giờ; trao đổi với GV, HS; phiếu điều tra) ở trường THPT, phân tích kết quả nhằm đánh giá sơ bộ tình hình DH phần Động lực học chất điểm. 6.3. Nghiên cứu thực nghiệm - Thiết kế Website DH từ đó vận dụng vào giảng dạy một số kiến thức trong chương “Động lực học chất điểm” sách giáo khoa Vật Lý 10 THPT ban cơ bản nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm (TNSP) để kiểm tra tính hiệu quả của đề tài. 6.4. Thống kê toán học Dùng phương pháp thống kê mô tả và thống kê kiểm định để xử lý kết quả TNSP qua đó khẳng định giả thuyết sự khác biệt giữa kết quả học tập của nhóm đối chứng (ĐC) và nhóm thực nghiệm (TN) và khẳng định kết quả nghiên cứu của đề tài. 7. Cấu trúc của đề tài MỞ ĐẦU NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở lý luận của ứng dụng CNTT trong các PPDH tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS Chương 2. Xây dựng tiến trình DH chương Động lực học chất điểm nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS với sự trợ giúp của Website DH. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm KẾT LUẬN 8. Đóng góp của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng website DH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong học tập. - Thiết kế được Website hỗ trợ dạy học chương “Động lực học chất điểm” Vật lý 10 THPT ban cơ bản. - Cung cấp một số tiến trình DH chương “Động lực học chất điểm” làm tư liệu tham khảo cho các giáo viên giảng dạy ở trường phổ thông. NỘI DUNG CHƯƠNG I. CƠ SỞ CỦA VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE DẠY HỌC NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH 1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở THPT 1.1.1. Đổi mới PPDH theo hướng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Tính tích cực của HS trong quá trình học tập là yếu tố cơ bản, có tính quyết định đến chất lượng và hiệu quả học tập. Do đó, phương châm của việc đổi mới PPDH theo hướng này là đặt HS vào vị trí trung tâm của QTDH, hình thành kiểu DH “tập trung vào người học” thay thế cho kiểu “tập trung vào người dạy”. Phát huy cao độ vai trò của cá nhân HS, đánh thức những tiềm năng sáng tạo của mỗi HS, kích thích nhu cầu, hứng thú học tập, tạo không khí thi đua, độc lập suy nghĩ, giải quyết vấn đề hay cùng nhau hợp tác giải quyết vấn đề. 1.1.2. Đổi mới PPDH theo hướng kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực của PPDH truyền thống, kết hợp áp dụng có chọn lọc và sáng tạo các PPDH hiện đại cho phù hợp với thực tiễn giáo dục THPT Việt Nam. Chúng ta chưa bằng lòng với PPDH truyền thống bởi vì nó bộc lộ khác nhiều nhược điểm và tỏ ra không phù hợp với yêu cầu mới của nền giáo dục hiện đại. Và việc tiếp nhận các PPDH hiện đại để dần thay thế cho các PPDH truyền thống là tất yếu nhưng không thể ngày một ngày hai được. Do đó, trước hết, cần phải kế thừa những tinh hoa, giá trị của các PPDH truyền thống đồng thời chuyển đổi những gì có thể chuyển đổi được ngay, chuẩn bị và nhanh chóng tiến tới những bậc thang cao hơn, hiện đại hơn về PPDH. 1.1.3. Đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực tự học của HS. Mỗi PPDH có hiệu quả phải hướng vào việc phát huy cao độ năng lực tự học của HS, phải kích thích và tạo động lực cho người học: DH phải lấy tự học làm mục tiêu và làm động lực. Phát huy năng lực tự học theo các hướng như: huy động sự tham gia tích cực của HS trong quá trình học tập trên lớp; Tăng cường các hoạt động độc lập của HS ngoài lớp học; Tăng cường các hoạt động học tập của HS theo nhóm; Tăng cường các hoạt động học tập độc lập tìm kiếm tri thức; Khuyến khích các hoạt động ứng dụng tri thức vào thực tiễn; Khuyến khích tự đánh giá kết quả học tập và đánh giá lẫn nhau. 1.1.4. Đổi mới PPDH theo hướng cá biệt hóa HS. - Phát triển các PPDH nhằm kích thích và huy động tối đa sự tham gia của mỗi HS, của mọi HS. - Làm cho HS có thể học, làm việc, giải quyết vấn đề theo cách riêng, theo nhịp độ riêng. - PPDH phải đa dạng, linh hoạt sao cho thích ứng với mọi nhu cầu, khả năng, nhịp độ, nhiệm vụ…của từng cá nhân HS. - Huy động sáng kiến của từng cá nhân HS. 1.1.5. Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường phát triển kỹ năng thực hành. Mọi QTDH, mục đích cuối cùng là tạo ra năng lực thực tiễn cho mỗi cá nhân người học. Vì vậy, cần tăng cường các PPDH bằng hành động như: học tập qua hành động, học qua hành, hành mà học; học để hành, để làm (learning by doing, learning to do) 1.1.6. Đổi mới PPDH theo hướng tăng cường ứng dụng phương tiện kỹ thuật DH hiện đại. Sử dụng phương tiện kỹ thuật không chỉ giúp HS nâng cao hiệu suất, hiệu quả học tập mà còn hướng vào việc hình thành cho HS các năng lực sử dụng phương tiện thông tin để học suốt đời và hoạt động thực tiễn. Vì vậy, tăng cường ứng dụng phương tiện kỹ thuật DH là một phương hướng cơ bản để nâng cao chất lượng DH và là điều kiện cơ bản để thực hiện có hiệu quả nhiều PPDH. 1.1.7. Đổi mới các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng điều khiển kín QTDH nhằm đảm bảo tính chân thực, khách quan và phát huy tốt chức năng của đánh giá trong dạy học. Vì đánh giá là khâu cuối cùng của mọi QTDH nên các PP kiểm tra đánh giá là một khâu cơ bản trong sự đổi mới PPDH. Kiểm tra, đánh giá vừa là một loại hình PPDH và nếu thực hiện tốt thì nó sẽ là điều kiện cơ bản để đổi mới PPDH thành công. Trên đây là những định hướng đổi mới PPDH cơ bản nhưng trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu đổi mới PPDH theo hướng tích cực sử dụng CNTT. Vì ngày nay, việc ứng dụng CNTT trong DH là một xu thế, một giải pháp có hiệu quả trong việc đổi mới và phát triển PPDH ở các trường THPT. 1.2. Một số lý luận cơ bản về tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình dạy học 1.2.1. Tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình nhận thức 1.2.1.1. Tính tích cực nhận thức Tính tích cực nhận thức là thái độ cải tạo của chủ thể đối với khách thể thông qua sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết các vấn đề học tập. Nó vừa là mục đích hoạt động, vừa là phương tiện, vừa là điều kiện để đạt được mục đích, vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tính tích cực nhận thức biểu hiện ở những dấu hiệu như: hăng hái trả lời các câu hỏi của GV, bổ sung các câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước vấn đề nêu ra; hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẻ những vấn đề chưa rõ; chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng để nhận thức vấn đề mới; tập trung chú ý vào vấn đề đang học; kiên trì hoàn thành các bài tập, không nản lòng trước tình huống khó khăn… Người ta phân ra ba loại tính tích cực: - Tính tích cực tái hiện, bắt chước tính tích cực chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy tái hiện. - Tính tích cực tìm tòi được đặc trưng bằng sự bình luận, phê phán, tìm tòi tích cực về mặt nhận thức, lòng khát khao hiểu biết và hứng thú học tập. - Tính tích cực sáng tạo là mức độ cao nhất của tính tích cực. Nó đặc trưng bằng sự khẳng định con đường riêng của mình, không giống với con đường mọi người thừa nhận, đã trở thành chuẩn hóa để đạt được mục đích. 1.2.1.2. Tính tự lực nhận thức Tính tự lực nhận thức là hạt nhân của tính tích cực. Nó bao gồm nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Theo nghĩa rộng, bản chất của tính tự lực nhận thức là sự sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự tự học. Tức người học ý thức được nhu cầu học tập của mình và của tập thể, ý thức được mục đích học tập - Theo nghĩa hẹp, tính độc lập nhận thức là năng lực, nhu cầu học tập và tính tổ chức học tập cho phép HS tự học. Từ sự hiểu tính tích cực nhận thức đó có thể nhận thấy trong đó thể hiện sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực, giữa ý thức tình cảm và hành động, giữa động cơ, tri thức và PP hoạt động tự học. Vì vậy, tính tự lực nhận thức có các thành phần cấu trúc như sau: + Động cơ nhận thức. Thể hiện ở như cầu hứng thú nhận thức, động cơ có tính chất xã hội và thế giới quan. Thiếu động cơ nhận thức thì không thể diễn ra hoạt động nhận thức- học tập. + Năng lực học tập được đặc trưng bằng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vững vàng làm chỗ dựa cho hoạt động nhận thức, bằng sự phát triển trí tuệ, PP suy nghĩ. Nhờ đó mà HS có thể dễ dàng tự xác định được nhiệm vụ nhận thức thay đổi những cách thức hành động để phù hợp với những hoàn cảnh mới và biết đánh giá đúng những yêu cầu và nhiệm vụ đề ra. Do đó người học mới có thể tự lĩnh hội tri thức mới từ những nguồn nhận thức khác nhau. + Sự tổ chức học tập là sự thống nhất giữa PP suy nghĩ và PP lao động chung của hoạt động tự lực nhận thức.Vì PP lao động chung bao gồm việc lập kế hoạch, tổ chức kế hoạch học tập và tự kiểm tra. + Tính tự lực nhận thức là mặt hành động ý chí, thể hiện ở tính mục đích, tính kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn nhằm thực hiện có kết quả nhiệm vụ học tập. 1.2.1.3. Mối liên hệ giữ tính tích cực và tính tự lực nhận thức Tính tích cực nhận thức là điều kiện cần thiết của tính tự lực nhận thức và không thể nào có tính tự lực nhận thức mà thiếu tính tích cực nhận thức. Tính tích cực nhận thức cũng là kết quả và là sự biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển tính tự lực nhận thức. Trong tính tự lực nhận thức đã thể hiện tính tích cực nhận thức và đồng thời thể hiện tính tích cực đó lại có tác dụng hướng dẫn cá nhân đến tính tích cực nhận thức ở mức độ cao hơn. Song từ đó không thể đồng nhất khái niệm tính tự lực và tính tích cực nhận thức với nhau được. Để phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong QTDH thì GV cần phải tạo động cơ học tập cho các em để từ đó HS thích chú học tập thì mới dẫn đến sự tự giác và chủ động trong học tập, tức các em tích cực học tập. Bằng cách nào thực hiện được nhiệm vụ này? 1.2.2. Các biện pháp tăng cường tính tích cực, tự lực của học sinh Để có thể phát huy được tích tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập thì GV cần: Đảm bảo cho HS có điều kiện tâm lý thuận lợi để tích cực hoạt động; tạo điều kiện để HS có thể tự lực giải quyết những nhiệm vụ được giao. 1.2.2.1. Đảm bảo cho HS có điều kiện tâm lý thuận lợi để tích cực trong hoạt động a. GV phải xây dựng các tình huống “có vấn đề” để tạo mâu thuẫn nhận thức, gợi động cơ hứng thú tìm cái mới. Có thể tạo động cơ hứng thú bằng các tác động bên ngoài như sự khích lệ, khen thưởng, hứa hẹn một viễn cảnh tương lai tốt đẹp....Tuy nhiên, quan trọng nhất, có khả năng làm thường xuyên và có hiệu quả bền vững là sự kích thích bên trong bằng mâu thuẫn nhận thức, mâu thuẫn giữa nhiệm vụ mới phải giải quyết và khả năng hiện có của HS còn bị hạn chế, chưa đủ, cần phải cố gắng vươn lên tìm kiếm một giải pháp mới, kiến thức mới. Thường xuyên đặt HS vào vai trò chủ thể, tham gia giải quyết những mâu thuẫn nhận thức sẽ tạo cho HS một thói quen, lòng ham thích hoạt động trí óc có chiều sâu, tự giác, tích cực. b. Tạo môi trường sư phạm thuận lợi Để giờ học có hiệu quả, HS có tâm thế sẵn sàng khi bước vào giờ học và tâm thế ấy được duy trì trong suốt quá trình học thì GV phải tạo được bầu không khí học tập tích cực. Trong môi trường đó, HS dễ dàng bộc lộ những hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào QTDH, vì lúc đó tâm lý của các em rất thoải mái. GV vui vẻ, hài hước và biết chờ đợi, động viên, giúp đỡ và tổ chức lớp học sao cho các HS mạnh dạn tham gia thảo luận, phát biểu ý kiến của riêng mình, nêu thắc mắc, lật ngược vấn đề chứ không chỉ chờ sự phán xét của GV. Đặc biệt, bản thân GV phải khắc phục tâm lý sợ mất nhiều thời gian, phải kiên quyết dành nhiều thời gian hơn cho HS phát biểu, thảo luận, dần dần tốc độ phát biểu và suy nghĩ sẽ nhanh hơn. 1.2.2.2. Tạo điều kiện để HS có thể tự lực giải quyết những nhiệm vụ được giao HS là chủ thể của hoạt động nhận thức (HĐNT) cho nên sự thành công của họ trong việc giải quyết vấn đề học tập có tác dụng rất quan trọng làm cho họ tự tin, hứng thú, mạnh dạn suy nghĩ để giải quyết những vấn đề ngày càng khó hơn. Trong thực tế DH, nhiều HS tuy không kém thông minh nhưng vì không có kĩ năng, kĩ xảo cần thiết nên thất bại nhiều lần trong học tập, nếu không được kịp thời giúp đỡ thì sẽ trở thành tự ti, rụt rè, rối trí mỗi khi được giao nhiệm vụ. Để khắc phục tình trạng trên thì có thể thực hiện một số biện pháp sau đây : a. Nên lựa chọn một logic bài học thích hợp Trong một số trường hợp, nếu thấy cần thiết thì GV nên phân chia bài học thành những vấn đề nhỏ vừa với trình độ xuất phát của HS sao cho họ có thể tự lực giải quyết được với sự cố gắng vừa phải. Trong quá trình giảng dạy, GV không thể làm tràn lan, kiến thức nào cũng giao cho HS tự lực xây dựng, chiếm lĩnh. Cần phải có sự lựa chọn kĩ lưỡng một số vấn đề vừa sức và xác định mức độ mà HS có thể tham gia trong việc giải quyết từng vấn đề cụ thể. b. Thường xuyên rèn luyện cho HS kĩ năng thực hiện một số thao tác cơ bản, bao gồm thao tác chân tay và thao tác tư duy Trong học tập vật lí, những thao tác chân tay phổ biến là: Quan sát, sử dụng các thiết bị để đo lường một số đại lượng cơ bản, lắp ráp thí nghiệm,...Những thao tác tư duy hay dùng là phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, cụ thể hoá,...Thực tế, những thao tác chân tay thì có thể huấn luyện tương đối nhanh còn các thao tác tư duy thì đặc biệt khó khăn vì GV không quan sát được quá trình HS thực hiện. Để thực hiện có hiệu quả thì GV nên đưa ra các câu hỏi mà muốn trả lời được, HS phải thực hiện một vài thao tác nào đó. Căn cứ vào kết quả trả lời thì có thể biết được HS thực hiện đúng hay không đúng. Nếu HS chưa trả lời đúng thì GV phải đưa ra những câu hỏi đơn giản hơn, đòi hỏi thực hiện ít thao tác hơn. Nếu được làm thường xuyên thì HS sẽ tích luỹ được kinh nghiệm, thực hiện đúng và nhanh hơn công việc được giao. c. Cho HS tiếp cận với các PP nhận thức vật lí được sử dụng phổ biến Trong học tập vật lí, muốn cho HS quen dần với PP đi tìm chân lí mới trong quá trình học tập, nhất thiết phải dạy cho họ các PP nhận thức phổ biến. Bởi vậy, chủ trương giới thiệu cho HS một cách tường minh nội dung của một số PP nhận thức đang được chú trọng. Tuy nhiên, việc vận dụng các PP đó để nghiên cứu một hiện tượng, một tính chất, một định luật vật lí là một việc không dễ dàng. Chính vì thế, trong nhà trường, cần cố gắng làm cho HS biết được trên con đường đi tìm chân lí thì phải thực hiện những hành động nào, phải trải qua những giai đoạn nào; đồng thời tuỳ theo trình độ của HS và các điều kiện cụ thể của nhà trường mà tổ chức cho HS tham gia trực tiếp một số giai đoạn của PP nhận thức đó. Trong trường phổ thông hiện nay, những PP nhận thức vật lí hay gặp là: PP thực nghiệm, PP tương tự, PP mô hình, PP thí nghiệm lí tưởng. Tuy nhiên, khi áp dụng các PP nhận thức vật lí cần phải phối hợp sử dụng các PP suy luận logic như phân tích, tổng hợp, qui nạp, diễn dịch,...Những PP logic này được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của quá trình nhận thức nên GV cần chú ý rèn luyện cho HS một cách thường xuyên. 1.3. Một số vấn đề về PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh 1.3.1. Khái niệm về phương pháp dạy học tích cực Phương pháp hiểu theo nghĩa chung nhất của thuật ngữ này, là con đường, là cách thức (hay tập hợp những thủ pháp, những thao tác trí tuệ hay tay chân) nhằm thực hiện thành công một nhiệm vụ nào đó. Về mặt bản chất, PPDH là hệ thống những hành động và thao tác theo một trật tự nhất định của GV và HS trong mối quan hệ biện chứng với nhau nhằm giúp HS chiếm lĩnh được nội dung học vấn, đạt được mục đích dạy học đề ra. Như vậy, theo định nghĩa này, để hoàn thiện PPDH thì cần phải xác lập được một hệ thống các hành động, thao tác của thầy và trò tương ứng với những công cụ, những đơn vị nội dung DH theo tuyến tính thời gian để có thể đạt được từng mục đích DH nhất định. Có như thế, PPDH mới có khả năng chuyển giao và có tính thực thi. PPDH tích cực với phương châm là đặt HS vào vị trí trung tâm của QTDH, hình thành PPDH “tập trung vào người học”. Phát huy cao độ vai trò của cá nhân HS, đánh thức những tiềm năng sáng tạo của mỗi HS, kích thích nhu cầu, hứng thú học tập. HS càng tích cực bao nhiêu thì hiệu quả nhận thức càng cao bấy nhiêu. 1.3.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực 1.3.2.1. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS Trong DH tích cực thì HS vừa là đối tượng vừa là chủ thể của QTDH. HS được tích cực tham gia vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo. Được đặt vào tình huống có vấn đề, HS tự mình khám phá tri thức, trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của bản thân. 1.3.2.2. Dạy và học chú trọng rèn luyện PP tự học Theo cách này, QTDH cần rèn luyện cho người học có được PP, kỹ năng, thói quen ý chí tự học để từ đó khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi người, làm cho bản thân người học tìm kiếm, khám phá tri thức. 1.3.2.3. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác Đối với PPDH tích cực, trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức mới thì không chỉ chú ý tới vai trò của từng cá nhân mà ta phải cần thông qua tương tác giữa GV và HS, giữa HS với HS, giữa các nhóm HS với nhau. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến của mỗi cá nhận được bộ lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Người học được tạo điều kiện tiếp cận những quan điểm khác nhau về một vấn đề. 1.3.2.4. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Theo cách này, GV không chỉ hướng dẫn, tổ chức cho HS phát triển các kỹ năng tự đánh giá mà còn tạo điều kiện cho HS tham gia tương tác, đánh giá lẫn nhau. Mặc khác, ở đây việc kiểm tra - đánh giá không chỉ dừng lại ở mức độ, yêu cầu tái hiện tri thức mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo khi giải quyết vấn đề. Tóm lại, từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, GV không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tích cực, tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập để đạt được mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. GV thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của HS. 1.3.3. Những phương pháp dạy học tích cực ở trường THPT 1.3.3.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề a. Mục đích: Huy động sự tham gia của HS vào việc giải quyết các vấn đề một cách độc lập, sáng tạo, độc đáo; Phát triển khả năng đánh giá và tự đánh giá. b. Các bước tiến hành: Nhìn chung, có thể phân PPDH giải quyết vấn đề thành 4 bước như sau: Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề Bước 2: Hướng dẫn HS thảo luận, tìm chiến lược giải quyết vấn đề. Bước 3: Thực thi việc giải quyết vấn đề đã nêu theo phương hướng đã thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả, nêu kết luận chung. Như vậy, PPDH giải quyết vấn đề giúp cho HS: - HS nắm được kiến thức và cả phương pháp đi tới kiến thức đó, phát triển tư duy. - Chuẩn bị năng lực thích ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết các vấn đề nảy sinh. 1.3.3.2. Dạy học theo lý thuyết tình huống Phương pháp tình huống trong DH là một phương pháp mà GV tổ chức cho HS xem xét, phân tích, nghiên cứu, thảo luận để tìm ra các phương án giải quyết cho các tình huống, qua đó mà đạt được các mục tiêu dạy học đề ra. a. Mục đích - HS tham gia trực tiếp giải quyết những vấn đề thực tế của cuộc sống. - Tăng cường khả năng tư duy độc lập, tiếp cận tình huống dưới nhiều góc độ. - Hình thành các kỹ năng xử lý thông tin: thu thập và phân tích thông tin; xác định những thông tin cơ bản; loại bỏ thông tin không cần thiết… - Tăng cường tính sáng tạo để tìm giải pháp cho tình huống. - Phát triển kỹ năng đánh giá; dự đoán kết quả; kỹ năng giao tiếp. - Nâng cao lòng tự tin và khả năng giải quyết vấn đề trong tương lai, đánh giá được kết quả công việc của mình, hiểu biết về bản thân. b. Cách thức - Giai đoạn tổ chức tình huống học tập + GV làm cho HS hiểu rõ vấn đề và giao cho HS một nhiệm vụ nhận thức. Dưới sự hướng dẫn của GV, HS tích cực tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập. + Phương án và giải pháp ban đầu của HS đưa ra gặp khó khăn. Dưới sự hướng dẫn của GV, vấn đề được chính thức diễn đạt. - Giai đoạn giải quyết vấn đề là giai đoạn tìm hiểu điều chưa biết trong tình huống học tập. + HS tự nghiên cứu vấn đề, xác định phạm vi nghiên cứu vấn đề, vượt qua khó khăn dưới sự hướng dẫn của GV khi cần thiết. + HS đưa ra phương án giải quyết vấn đề, trao đổi tranh luận với những người trong nhóm khác về cách giải quyết vấn đề và kết quả thu được, qua đó chỉnh lý, bổ sung để hoàn thiện phương án giải quyết vấn đề nhận thức. + GV chính xác hóa, thể chế hóa kiến thức mới. - Giai đoạn vận dung kiến thức: HS vận dụng kiến thức vừa thu được nhằm kiểm tra lại và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn. Mặc khác mở rộng phạm vi hiểu biết, chuẩn bị cho những bước tiến đến một vấn đề mới, xa hơn. 1.3.3.3. Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là PPDH mà theo đó HS được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm được phân công giải quyết một nội dung công việc cụ thể hướng tới nội dung công việc lớn hơn; kết quả của mỗi nhóm sẽ được trình bày trước tập thể lớp để thảo luận trước khi GV đưa ra kết luận cuối cùng. a. Mục đích: - Động viên tất cả HS tham dự, kích thích sự suy nghĩ; - Các HS trong nhóm bám sát một chủ đề và tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó; - Thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân; - Tạo điều kiện cho HS trao đổi, chia sẻ tri thức, các chính kiến hay cách giải quyết sáng tạo; b. Cách thức - Bước 1: nêu nhiệm vụ, giao công việc cho các nhóm, yêu cầu cần đạt, ấn định thời gian, phân công, nêu cách thức làm việc, cung cấp thông tin cho các nhóm. - Bước 2: chia nhóm - Bước 3: làm việc theo nhóm. HS làm việc theo nhóm được phân công, GV quản lý, hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ cho các nhóm. - Bước 4: các nhóm trình bày kết quả - Bước 5: GV tổng kết và rút ra kết luận 1.3.3.4. Dạy học theo lý thuyết kiến tạo a. Mục đích - HS chủ động, tích cực, bộc lộ quan điểm riêng khi tham gia khám phá các huống học tập mới. - Thỏa mãn nhu cầu học tập của cá nhân từ đó điều chỉnh lại kiến thức sau khi lĩnh hội kiến thức mới. b. Các bước tiến hành - Bước 1: Điều tra HS: Có thể tiến hành điều tra một cách có qui mô bằng các trắc nghiệm hoặc đơn giản là bằng những câu hỏi đầu giờ học. - Bước 2: Vạch chiến lược DH: Nghiên cứu các phương án thí nghiệm, đặc câu hỏi làm sao tạo ra những tình huống trong đó HS bộc lộ những quan điểm của riêng mình và đưa chúng ra vận hành và dẫn đến mâu thuẫn. Cuối cùng nghiên cứu cách hướng dẫn HS tự xây dựng kiến thức mới. - Bước 3: Tổ chức tương tác nhóm: GV trao nhiệm vụ học tập cho nhóm, sau đó các nhóm tìm cách giải quyết vấn đề. - Bước 4: Tổ chứ._.c hợp thức hóa toàn lớp - Bước 5: GV đưa ra những câu hỏi kiểm tra hoặc bài trắc nghiệm để HS tự đánh giá mức độ nắm kiến thức của mình. Các câu hỏi này thường bắt HS vận dụng kiến thức vào tình hướng mới. Như vậy, trong DH theo lý thuyết kiến tạo thì GV vừa là người chuẩn đoán, người thiết kế và tổ chức giờ học, người giúp đỡ, hướng dẫn HS, còn HS trở thành người khám phá, nhà “thực nghiệm”, nhà “nghiên cứu” và cả nhà “tư tưởng” nữa. 1.4. Một số vấn đề về việc xây dựng và sử dụng website dạy học 1.4.1. Website dạy học Vật lí Website DH là một phương tiện DH dưới dạng phầm mền máy tính được tạo ra bởi các siêu văn bản ( đó là các tài liệu điện tử như: sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, các bài tập tự luận và trắc nghiệm, từ điển, các thư viện hình ảnh…về các lĩnh vực khoa học), trên đó bao gồm một tập hợp các công cụ tiện ích và các siêu giao diện (trình diễn các thông tin đa phương tiện như văn bản, hình ảnh, âm thanh...), để hỗ trợ cho các hoạt động quản lý, đào tạo, tự học và tham khảo của các nhà quản lý giáo dục, GV và HS. Website DH góp phần tích cực trong việc đổi mới PPDH, sử dụng Website DH đáp ứng được nhu cầu đa dạng hóa cách tiếp cận kiến thức cho HS, góp phần vào thành công chung của giáo dục hiện nay. 1.4.2. Ưu thế của Website trong dạy học Vật lí Cùng với sự phát triển rộng rãi của hệ thống đa phương tiện và mạng Internet trong DH thì Website càng được phát huy hơn bao giờ hết vai trò của của một phần mềm DH.  Với những ưu điểm nổi trội Website DH là nơi lưu trữ thông tin, cập nhật kiến thức, trình bày có hệ thống nội dung kiến thức chương trình và liên kết GV có thể đưa vào nhiều nội dung đa dạng, phong phú nhằm hỗ trợ hoạt động dạy và học như sau: + Các phần mềm thiết kế các thí nghiệm mô phỏng, các hình ảnh, các video clip… góp phần trực quan hóa những kiến thức mà HS được cung cấp trên lớp học, nhờ đó các em được quan sát kỹ hơn trong quá trình tự học ở nhà. + Các câu hỏi lý thuyết, các bài tập tự luận hoặc trắc nghiệm phong phú, đa dạng do GV sưu tầm, chọn lọc từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho HS phát huy khả năng tự học ở nhà của mình và giúp cho HS tự ôn tập, tự kiểm tra phù hợp với trình độ của bản thân trong quá trình học tập, có hướng điều chỉnh hoạt động học tập. + Những mẩu chuyện lịch sử này và gương sáng của các nhà vật lí chẳng những giúp cho HS tăng thêm hứng thú khi tiếp thu các kiến thức vật lí mà còn góp phần giáo dục cho HS lòng yêu khoa học. + Các thông tin hỗ trợ cho bài giảng -là những kiến thức không có trong sách giáo khoa giúp cho HS mở rộng nội dung bài học, nắm được những ứng dụng thực tiễn của các kiến thức vật lí trong khoa học, công nghệ và đời sống. + GV cũng có thể đưa vào Website nhiều nội dung phụ trợ khác như: các tra cứu vật lí, tên các tài liệu hoặc địa chỉ các trang Web tham khảo để giúp HS nhanh chóng xác định được nguồn thông tin cần thiết cho hoạt động tự tìm tòi, nghiên cứu của mình.  Đối với bài giảng điện tử chỉ dừng lại ở việc sử dụng MVT làm phương tiện nghe nhìn còn Website nó có thể giúp khai thác đồng thời nhiều chức năng khác phương tiện DH của MVT như: lưu trữ và truyền dẫn thông tin; hỗ trợ HS trong ôn tập; kiểm tra, đánh giá kiến thức HS …  Việc sử dụng Website hỗ trợ DH còn góp phần làm đa dạng, phong phú hơn hình thức sử dụng MVT làm phương tiện DH. Với Website hỗ trợ DH, HS có thể trực tiếp học tập trên MVT dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV hoặc có thể độc lập tự học theo nhịp độ phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân nhờ đó mà HS phát huy được tích tích cực, tự lực, sáng tạo.  Ngoài ra nếu được đưa lên mạng Internet, Website còn là một diễn đàn - nơi trao đổi thông tin giữa GV với GV, giữa GV và HS học giữa các HS với nhau. 1.4.3. Qui trình thiết kế Website Để thiết kế được Website DH, ngoài khả năng về trình độ tin học cơ bản để tạo một trang Web hiện đại và phù hợp với đối tượng truy cập, người thiết kế cần có kiến thức, trình độ lí luận sư phạm nhất định về lĩnh vực mà Website đề cập tới để có được nội dung phù hợp với chương trình mang tính sư phạm cao. Có thể thiết kế Website hỗ trợ DH tuân theo tuần tự các bước sau: Sơ đồ 1.1. Quy trình thiết kế Website dạy học Bước 1: Xác định mục tiêu của Website DH Mục tiêu của Website DH là những gì mà GV và HS đạt được sau QTDH với sự hỗ trợ của Website. Khi thiết kế Website, bước đầu tiên trong công đoạn thiết kế là xác định mục tiêu của nó. Tức mục tiêu dạy và học, mục tiêu về nội dung kiến thức cần có và kỹ thuật thiết kế được trình bày trong Website. Vì thế, người thiết kế cần phải nắm vững chương trình, nghiên cứu sách giáo khoa, kết hợp với các tài liệu tham khảo khác để đưa ra nội dung kiến thức nào cần đạt được trong quá trình DH. Bước 2: Xây dựng cấu trúc của Website Cấu trúc Website là toàn bộ cấu trúc liên kết giữa các site. Xây dựng cấu trúc của Website cũng là một bước quan trọng trước khi bắt tay vào thiết kế. Tùy thuộc vào nội dung, tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng và ý tưởng của tác giả mà mỗi Website có cấu trúc khác nhau. Xây dựng cấu trúc của Website Xây dựng, thu thập dữ liệu Xây dựng thư viện dữ liệu Website Thiết kế Website Sửa chữa và cập nhật thông tin Xác định mục tiêu của Website Bước 3: Xây dựng và thu thập dữ liệu cho Website Dựa vào việc phân tích nội dung DH chúng ta có thể xây dựng các nguồn dữ liệu mới (phần mềm văn bản, phần mềm xử lý hình ảnh…) hoặc có thể khai thác từ nhiều nguồn tư liệu khác ( từ Internet, phần mềm DH, từ đĩa CD…). Sau khi xây dựng và xử lý nguồn thông tin trên, người thiết kế cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản. Đây là kho chứa tất cả các thông tin được lưu trữ dưới dạng văn bản như: giáo án, bài tập trắc nghiệm, từ điển vật lí, cơ sở vật lí, tiểu sử các nhà bác học, thư giãn...Các dữ liệu này được xây dựng từ các tài liệu như sách GV, sách bài tập và các tài liệu tham khảo liên quan. Bước 4: Xây dựng thư viện dữ liệu Website Khi đã xây dựng và thu thập đầy đủ được các thông tin cần cho việc thiết kế Website, chúng ta cần phải sắp xếp lại thành hệ thống, đây chính là thư viện dữ liệu hay nói cách khác là cây thư mục các dữ liệu mội cách hợp lý để thuận tiện cho việc thiết kế, cập nhật dữ liệu và liên kết các trang Web trong Website. Bước 5: Thiết kế các trang Web Website DH là một phương tiện DH hiện đại bao gồm nhiều site chứa đựng những nội dung thông tin khác nhau hỗ trợ cho các giai đoạn trong QTDH. Mỗi site có đặc thù và chức năng riêng, tùy theo nội dung của từng site mà chúng ta thiết kế sao cho phù hợp với yêu cầu của trang đó về nội dung, về mặt sư phạm và về kỹ thuật. Khi thiết kế Website điều quan trọng là lựa chọn phần mềm sao cho phù hợp với khả năng hiểu biết của bản thân cũng như yêu cầu của Wesite cần thiết kế. Điều chúng ta cần lưu ý là chọn phần mềm có tính năng kỹ thuật cao đáp ứng mọi yêu cầu về tính năng tương thích trên trình duyệt Web, cũng như nâng cấp sau này. Bước 6: Sửa chữa và cập nhật thông tin. Để nội dung của Website DH luôn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của người truy cập, phù hợp với nội dung chương trình thì chúng ta phải thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cấp Website cho phù hợp với yêu cầu. Trong khi xây dựng Website không tránh khỏi những sai sót về mặt kỹ thuật cũng như nội dung nên vấn đề sửa chữa và cập nhật thông tin thường xuyên là rất cần thiết. Bên cạnh đó diễn đàn thông tin luôn mang đến những kiến thức mới nên việc cập nhật là không thể thiếu trong quy trình xây dựng Website. 1.4.4. Khả năng sử dụng website vào cácPPDH tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Vật lí  Tổ chức tình huống học tập Tình huống học tập trong DH vật lí là những hiện tượng, sự kiện vật lí và những mối quan hệ nhân quả mà ta phải nghiên cứu trong bài học. Vì thế, nếu GV tổ chức được các tình huống học tập thích hợp sẽ phát triển được năng lực giải quyết vấn đề của HS, giúp HS tự chủ chiếm lĩnh tri thức. Vật lí là môn khoa học TN, HS chỉ thực sự hiểu sâu sắc bản chất vật lí của một hiện tượng nào đó khi được quan sát một cách trực quan. Tuy nhiên không phải mọi quá trình xảy ra trong tự nhiên đều dễ quan sát. Vì vậy, MVT nói chung hay Website DH hỗ trợ biểu diễn hình ảnh, thông tin còn HS thì quan sát những diễn biến trên màn hình để thu nhận thông tin và tham gia vào quá trình xử lí thông tin. Mặc khác nó được dùng để mô phỏng, minh họa, hỗ trợ các thí nghiệm, hỗ trợ các bài giảng điện tử, hỗ trợ ôn tập, kiểm tra kiến thức của HS…Nhờ Website DH, thư viện các tranh ảnh, phim, thư viện bài giảng…có thể được sử dụng theo những mục đích giáo dục mong muốn mà các phương tiện khác trước đây không thể thực hiện được.  Tổ chức việc xây dựng mô hình giả thuyết Việc xây dựng mô hình giả thuyết giúp người nghiên cứu dựa trên một số tính chất đã biết của đối tượng nghiên cứu rồi xây dựng một hình ảnh đầy đủ về đối tượng từ đó thu được những kết luận về việc giải thích những hiện tượng vật lí, những định luật TN, tiên đoán hiện tượng mới...Do đó, trong QTDH, GV phải tổ chức sao cho HS có thể tự lực khám phá lại các định luật vật lí, xây dựng các mô hình với sự trợ giúp của GV tùy theo hoàn cảnh cụ thể về trình độ HS về vấn đề nghiên cứu. Với sự hỗ trợ của Website, các hình ảnh thực tế về đối tượng nghiên cứu được trực quan hóa trước HS. Bằng quan sát hình ảnh, HS xác định một tập hợp những tính chất của đối tượng nghiên cứu để hình thành một mô hình ban đầu cho đối tượng nghiên cứu. Sau đó, Website lại cung cấp các hiện tượng thực tế về đối tượng gốc để HS thấy sự phù hợp giữa đối tượng gốc và mô hình được xây dựng.  Tổ chức việc xây dựng sơ đồ tư duy Trong thực tế, nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kĩ năng tư duy, học bài nào biết bài đấy, cô lập nội dung của từng bài mà chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau. Vì vậy tư duy logic và tư duy hệ thống chưa được phát triển. Với phần mềm vẽ sơ đồ tư duy sẽ giúp HS củng cố bài học, khai thác kĩ năng sắp xếp logic bài học, phát huy được khả năng sáng tạo của HS. Để từ đó sau mỗi bài học mà HS tự vẽ ra được một sơ đồ tư duy tương ứng cho riêng mình thì điều đó đồng nghĩa với việc HS đã hệ thống được nội dung bài học theo cách nghĩ của HS và từ đó các em sẽ nhớ kiến thức một cách dễ dàng hơn.  Hướng dẫn học sinh tự học Website DH là tài liệu hỗ trợ cho HS tham khảo, giúp hệ thống hóa kiến thức đã được học, ôn tập bài cũ, tìm hiểu bài mới trong việc chuẩn bị bài ở nhà, kiểm tra kiến thức nắm được trên lớp thông qua các câu hỏi trắc nghiệm, các bài kiểm tra được thiết kế trong Website, phát huy khả năng tự học, suy nghĩ độc lập và tự chủ của HS. Mặc khác, Website DH còn cung cấp các thí nghiệm mô phỏng, các thí nghiệm ảo… rèn luyện phương pháp TN cho HS trong việc tự học ở nhà, HS sử dụng nội dung thí nghiệm để thực hành trên MVT như tiến trình thực ngoài thực tế, hình thành kỹ năng thực hành cho HS. Với nguồn tư liệu phong phú trên mạng Internet thì khả năng khám phá những thí nghiệm mới phù hợp với nội dung và khả năng của HS là rất lớn, giúp cho các em hiểu sâu hơn các hiện tượng liên quan đến nội dung của bài học thông qua các trang liên kết phù hợp nội dung có trong Website. 1.4.5. Lập sơ đồ tiến trình dạy học một kiến thức Vật lí với sự hỗ trợ của MVT Để áp dụng các PPDH tích cực khi dạy một kiến thức Vật lí mới nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS trước hết GV cần phải lập sơ đồ tiến trình dạy học kiến thức đó với sự hỗ trợ của MVT.[16]; [20] VẤN ĐỀ MỞ ĐẦU GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VẬT LÍ CƠ BẢN VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MVT KẾT LUẬN KIẾN THỨC CỦNG CỐ KIẾN THỨC BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA MVT VẬN DỤNG KIẾN THỨC VẤN ĐỀ VẬT LÍ CƠ BẢN Sơ đồ 12. Sơ đồ tiến trình tổ chức HĐNT kiến thức vật lí với sự hỗ trợ của MVT Tiến trình DH một kiến thức vật lí với sự hỗ trợ của MVT được thực hiện qua các bước sau: 1. Xuất phát từ thực tiễn, hoặc từ các kiến thức đã có, GV tạo ra cho HS tình huống mở đầu. Tình huống này đặt ra một vấn đề cần giải quyết. Công cụ để giải quyết vấn đề trên chính là kiến thức cần xây dựng. Nhưng với tình huống này, HS có thể chưa tìm được giải pháp ngay vì nó quá rộng. Vì vậy, GV phải có một tình huống vật lí cơ bản nhằm định hướng cụ thể hơn cho HS. Tác dụng của bước này là giúp cho HS phát hiện vấn đề và tạo động cơ nhận thức, kích thích HS tích cực tư duy. 2. Tình huống vật lí cơ bản đặt ra vấn đề vật lí cơ bản cần giải quyết. Việc tìm dữ kiện để giải quyết vấn đề chính là hành động dự đoán giải pháp tìm tòi xây dựng kiến thức mới. Tác dụng của nó là chỉ ra mục tiêu của hành động, làm cho HS tự chủ hành động xây dựng, tìm kiếm kiến thức mới. 3. Với sự hỗ trợ của MVT, HS tìm tòi, xây dựng kiến thức qua việc quan sát các hình ảnh, thí nghiệm đã được trực quan hóa, từ đó vấn đề vật lí cơ bản sẽ được giải quyết. Bằng hình ảnh trực quan sinh động, HS sẽ chủ động tìm hiểu kiến thức một cách tích cực, tạo động cơ hứng thú học tập cho HS 4. Kết quả của việc giải quyết vấn đề vật lí cơ bản được khái quát trở thành kiến thức mới. Tuy nhiên, kiến thức này còn phải được kiểm chứng bằng sự phù hợp giữa lí thuyết và TN. 5. GV sử dụng SĐTD để củng cố kiến thức cho HS. 6. HS vận dụng kiến thức tương ứng. Như vậy ta thấy rằng, trong QTDH với sự hỗ trợ của Website kết hợp với các PPDH tích cực sẽ tạo được cho HS một cách học thoải mái, nhẹ nhàng, phát huy được tính tích cực, tự lực của mỗi HS. Kết luận chương I Trên đây chúng tôi đã nghiên cứu và bổ sung cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực của HS với sự hỗ trợ của Website trong DH vật lí phần Động lực học chất điểm. Những vấn đề đã trình bày trong chương này có thể được tóm tắt trong các điểm chính như sau:  Trình bày sơ lược về định hướng đổi mới PPDH cơ bản ở THPT từ đó chúng tôi xác định tập trung nghiên cứu đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của HS với sự hỗ trợ của Website DH.  Nghiên cứu những lí luận cơ bản về việc phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình nhận thức từ đó nêu lên một số biện pháp để tổ chức hoạt động học tập cho HS có hiệu quả.  Nêu các PPDH tích cực giúp HS tham gia một cách tích cực vào tiến trình DH nhờ đó nâng cao chất lượng nắm vững, hiểu sâu kiến thức của HS, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho HS.  Nghiên cứu cơ sở lí luận về Website DH, nó làm cho QTDH thêm phong phú, tính chất nhiều hình, nhiều vẻ của nó tác động tích cực vào các giác quan của HS, nâng cao tính trực quan làm cho việc học tập của HS thêm sinh động và hứng thú, nhờ vậy HS luôn có nhu cầu chiếm lĩnh tri thức cho bản thân mình. Do đó, kiến thức mà HS thu nhận trong quá trình học tập bằng Website DH thường sâu sắc và khó quên. CHƯƠNG II. XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM” NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE DẠY HỌC 2.1. Phân tích chương động lực học chất điểm 2.1.1. Cấu trúc chương trình chương Động lực học chất điểm Chương “ Động lực học chất điểm” thuộc chương II trong chương trình Vật lý 10 THPT ban cơ bản. Nội dung chương này xét mối liên hệ giữa chuyển động và lực, HS tiếp tục nghiên cứu chuyển động và nguyên nhân thay đổi trạng thái chuyển động thông qua các định luật Niu-tơn, tìm hiểu về tổng hợp lực, các lực cơ học, chuyển động ném ngang. Chương này được giảng dạy với thời lượng 11 tiết (8 tiết lí thuyết, 2 tiết thực hành, 1 tiết bài tập). Căn cứ vào nội dung chương trình và sự phân bố kiến thức trong SGK, có thể xây dựng cấu trúc của chương này như sau: Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung chương Động lực học chất điểm 2.1.2. Cấu trúc nội dung cơ bản chương Động lực học chất điểm Bài học Nội dung cơ bản Tổng hợp và phân tích lực. 1. Lực. Cân bằng lực Điều kiện cân bằng của chất điểm 2. Tổng hợp lực. 3. Phân tích lực 4. Điều kiện cân bằng của chất điểm. 5. Phân tích lực Ba định luật Niu- tơn 1. Định luật I Niu-tơn 2. Quán tính 3. Định luật II Niu- tơn 4. Khối lượng 5. Trọng lực, trọng lượng 6. Định luật III Niu-tơn Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn 1. Lực hấp dẫn 2. Định luật vạn vật hấp dẫn 3. Trọng lực là trường hợp riêng của lực hấp dẫn Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc 1. Hướng và điểm đặt của lực đàn hồi của lò xo 2. Độ lớn lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc Lực ma sát 1. Lực ma sát ( trượt, lăn, nghỉ) 2. Vai trò của lực ma sát Lực hướng tâm 1. Lực hướng tâm 2. Chuyển động li tâm Bài toán về chuyển động ném ngang 1. Khảo sát chuyển động ném ngang 2. Xác định chuyển động của vật 3. Thí nghiệm kiểm chứng 2.1.3. Chuẩn kiến thức, kỹ năng chương động lực học chất điểm 2.1.3.1. Kiến thức - Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng vectơ. - Phát biểu được qui tắc tổng hợp các lực tác dụng lên một chất điểm và phân tích hai lực theo các phương xác định. - Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán tính. - Phát biểu được định luật I Niu-tơn. - Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn, viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được ví dụ và những đặc điểm của lực đàn hồi của lò xo (điểm đặt, hướng). - Phát biểu được định luật Húc và viết được hệ thức của định luật này đối với độ biến dạng của lò xo. - Nêu được đặc điểm của ma sát trượt, ma sát nghỉ, ma sát lăn. Viết được công thức tính lực ma sát nghỉ cực đại và lực ma sát trượt. - Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức . P mg  - Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính - Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu được các đặc điểm của lực và phản lực tác dụng - Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các lực tác dụng lên vật và viết được hệ thức : 2 2ht mvF m rr   2.3.1.2. Kỹ năng - Vận dụng định luật Húc để giải được bài tập về sự biến dạng của lò xo. - Vận dụng được công thức tính lực hấp dẫn để giải bài tập - Vận dụng được các công thức về lực ma sát để giải bài tập - Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể. - Vận dụng định luật I, II, III Niu-tơn để giải được các bài toán đối với một vật - Vận dụng được mối quan hệ giữ khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kỹ thuật. - Vận dụng qui tắc tổng hợp lực và phân tích lực để giải bài tập đối với vật chịu tác dụng của ba lực đồng qui. - Giải được bài toán về chuyển động của vật ném ngang. - Xác định được lực hướng tâm và giải được bài toán về chuyển động tròn đều khi vật chịu tác dụng của một hoặc hai lực. - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến lực quán tính li tâm. - Xác định hệ số ma sát trượt bằng thí nghiệm. 2.2. Nội dung của Website dạy học chương Động lực học chất điểm 2.2.1. Giới thiệu Website dạy học “Website DH Động lực học chất điểm Vật lí 10 THPT” là phương tiện hỗ trợ cho GV và HS nhằm nâng cao chất lượng trong QTDH Vật Lí. Trong Website, GV sẽ thực hiện có tốt việc giảng dạy thông qua hệ thống bài giảng điện tử, đảm bảo bám sát theo yêu cầu của chuẩn mực kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình Vật lí 10 THPT. Mặc khác, Website khai thác được các lợi thế của MVT về khả năng trực quan hóa các hiện tượng vật lí, khả năng hiển thị và truyền tải thông tin vì vậy nó sẽ tạo động cơ hứng thú, tích cực học tập, kích thích khả năng khám phá, đào sâu nội dung học tập của HS. Hình 2.2 Site Trang chủ 2.2.2. Nội dung các site chính trong Website Site Cơ sở vật lí Site “Cơ sở vật lí” cung cấp khá đầy đủ thông tin cơ bản liên quan đến chương “Động lực học chất điểm”. Nội dung trong site được trình bày lôgic, chi tiết, đi sâu vào bản chất vấn đề và có phần nâng cao so với nội dung kiến thức trong SGK. Các bài viết sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích đối với mỗi GV giảng dạy Vật lí ở PT và cũng là tài liệu tham khảo quý giá đối với HS và những ai yêu thích môn vật lí. Hình 2.3. Cơ sở vật lí Site Sách giáo viên Site Sách giáo viên nêu lên những nội dung trọng tâm của bài dạy. Mặc khác nó có thể phân tích và làm rõ một số nội dung khó và trọng tâm của bài. Mặc khác site còn gợi ý những sử dụng phương tiện DH cũng như các PPDH cho từng bài học cụ thể. Hình 2.4. Sách giáo viên Site Bài giảng điện tử: Bài giảng điện tử là toàn bộ hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học của HS đã được minh họa một cách sinh động nhờ sự hỗ trợ của các công cụ đa phương tiện. Trong Website, việc hình thành các site bài giảng điện tử đã thể hiện thế mạnh và hiệu quả trong thiết kế và trình diễn kịch bản của bài giảng, tổ chức tốt các slide trình chiếu phục vụ bài giảng như một giáo án, GV có thể hoàn toàn chủ động điều khiển bài giảng theo mục đích DH của mình. Hình 2.5 Bài giảng điện tử Site Bài tập và Site Ôn tập chương Ngoài các câu hỏi lý thuyết giúp HS xác định được những kiến thức cơ bản cần phải lĩnh hội sau khi học qua các bài học, Website còn cung cấp một số bài tập định tính và định lượng để giúp HS củng cố, mở rộng và khắc sâu thêm kiến thức. Sau mỗi bài học, dưới sự hướng dẫn ở lớp, về nhà HS sẽ vào site Bài tập chọn bài học tương ứng để làm bài tập vào vở mà GV yêu cầu. Hoặc HS tham khảo để tự kiểm tra, đánh giá khả năng của bản thân. Site Ôn tập chương giúp HS có cái nhìn bao quát về nội dung các bài học và kiểm tra lại khả năng nắm vững kiến thức sau khi kết thúc chương. Hình 2.6. Bài tập Site Từ điển Vật Lí Bao gồm những giải thích, giải nghĩa về các từ ngữ của chương “Động lực học chất điểm”. GV có thể sử dụng từ điển này để giảng giải, cắt nghĩa cho HS hiểu rõ ý nghĩa của từng từ trong chương. HS cũng có thể tham khảo để có thể hiểu sâu hơn kiến thức của chương. Hình 2.7. Từ điển Vật lí Site Thư viện dữ liệu “Thư viện” chứa những ảnh tĩnh, ảnh động minh hoạ cho nội dung các bài học. Ngoài ra, để giúp các em nắm được phương pháp tự học sao cho có hiệu quả, tôi đưa vào thư viện một số bài viết thu thập từ Internet bàn về phương pháp tự học. Hình 2.8 Thư viện dữ liệu Site Phiếu học tập Là những câu hỏi GV đưa cho HS chuẩn bị trước khi học một kiến thức nào đó hay để HS làm sau khi học xong một số kiến thức. Trong một bài học thường có hai hoặc ba phiếu học tập. GV có thể yêu cầu HS trả lời trước các phiếu học tập, thông qua đó, GV sẽ nắm được tình hình học tập của lớp cũng như HS có thể tự kiểm tra kiến thức của bản thân mình. Hình 2.9. Phiếu học tập Site Nhà Bác học Thông tin trong site giúp HS “làm quen” những nhà bác học có nhiều phát minh, cống hiến quan trọng trong lĩnh vực cơ học để hiểu thêm về lòng say mê khoa học và con đường đi đến khoa học và con đường đi đến khoa học của họ. Qua đó HS hiều hơn về các nhà khoa học và lịch sử phát minh tri thức khoa học, góp phần giáo dục tư tưởng, nhân cách cho HS, hình thành ở các em lòng say Hình 2.10. Các nhà bác học mê nghiên cứu khoa học. Site Vật lí và đời sống Nội dung của site là các bài viết về những hiện tượng vật lí quen thuộc trong tự nhiên và đời sống. Nhiều hiện tượng vật lí có liên quan đến kiến thức phần Động lực học chất điểm được giải thích cặn kẽ, có cơ sở khoa học tạo điều kiện cho HS hiểu được nhiều điều tưởng chừng bí ẩn, giải thích được bản chất của nhiều sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên trên cơ sở kiến thức đã học. Ngoài các hiện tượng vật lí, site này còn có mục vật lí vui chứa những câu chuyện vui về các nhà bác học vật lí, các chuyện cười liên quan đến kiến thức vật lí, thơ tình dân vật lí… sẽ tạo tâm lí thoải mái, thư giãn cho HS sau những giờ học căng thẳng. Hình 2.11. Vật lí vui Hình 2.12. Hiện tượng vật lí Site Liên hệ Site này cung cấp thông tin trao đổi giữa tác giả và bạn đọc. Qua trang này người đọc đăng nhập những thông tin cần thiết, soạn thảo những nội dung cần trao đổi, phản hồi về tác giả qua hộp thư thoại trong thư. Khi muốn trao đổi về vần đề gì thì người đọc điền đầy đủ thông tin cá nhân và nội dung cần trao đổi trong hộp thoại, gởi đến tác giả. Đây cũng là diễn đàn để những người truy cập chia sẽ thông tin với nhau, chia sẽ những kinh nghiệm trong việc học cũng như trong công tác giảng dạy, tạo thêm tính hấp dẫn cho Website. Hình 2.13. Liên hệ 2.3. Tìm hiểu thực trạng dạy học chương Động lực học chất điểm Để Website Động lực học chất điểm thực sự góp phần mang lại hiệu quả cao cho QTDH, trước khi thiết kế chúng tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng giảng dạy phần này ở 5 trường THPT trong tỉnh: 1. Trường THPT Trần Nguyên Hãn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 2. Trường THPT Xuyên Mộc, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Trường THPT Vũng Tàu, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 4. Trường THPT Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5. Trường THPT Lê Quí Đôn, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Mục đích điều tra: Tìm hiểu tình hình dạy - học chương “ Động lực học chất điểm” ở các trường THPT để biết được những vướng mắc, khó khăn và những bất cập của GV và HS khi dạy – học chương “Động lực học chất điểm” từ đó áp dụng phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học như thế nào cho phù hợp. 2.3.1. Nội dung tìm hiểu - Điều tra cơ sở vật chất: phòng học, phòng thực hành, phương tiện giảng dạy bộ môn vật lí. - Điều tra tình hình dạy - học, những khó khăn khi dạy – học chương “Động lực học chất điểm”. 2.3.2. Phương pháp tìm hiểu - Gặp gỡ và trao đổi với lãnh đạo trường, tổ trưởng chuyên môn, GV dạy môn vật lí, tiếp xúc trò chuyện với HS khối 10 để nắm bắt được điều kiện, nhu cầu học tập bộ môn. - Gửi và thu phiếu điều tra về tình hình dạy - học, những khó khăn khi dạy – học chương “Động lực học chất điểm”. 2.3.3. Kết quả tìm hiểu a. Hoạt động chủ yếu của giáo viên ở trên lớp: Mặc dù Vật lí là một môn khoa học thực nghiệm và ở hầu hết các trường phổ thông đều được trang bị đầy đủ dụng cụ nhưng việc làm thí nghiệm rất hạn chế. Đa số GV (khoảng 54,1%) chỉ thỉnh thoảng làm một số thí nghiệm (chủ yếu trong các tiết dạy thanh tra, chuyên đề), ở mức độ thường xuyên thì 8,3%, còn 6,3% không bao giờ làm thí nghiệm. Khoảng 14,6% GV thường xuyên hướng dẫn HS làm thí nghiệm (chủ yếu ở các tiết thí nghiệm được làm thực hành ở phòng thí nghiệm), khoảng 22,9% GV thỉnh thoảng hướng dẫn HS làm thí nghiệm, khoảng 58,3% GV đôi khi hướng dẫn HS làm thí nghiệm, còn lại (4,2%) là không bao giờ hướng dẫn HS làm thí nghiệm. Trong QTDH, GV chủ yếu sử dụng bảng, sách giáo khoa (100%) với các câu hỏi đàm thoại, 31,3% GV thỉnh thoảng có sử dụng ảnh, hình vẽ sẵn, phim giáo khoa hầu như không có (chỉ có 4,2% sử dụng trong các tiết dạy hội giảng trường, tỉnh). Các GV kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS thông qua kiểm tra miệng, giải bài tập và kiểm tra viết. Hầu như không có GV nào cho HS kiểm tra bằng việc thuyết trình. Khoảng 39,6% GV kiểm tra kỹ năng thực hành của HS. Việc kiểm tra miệng theo định kỳ vào đầu mỗi tiết học. Phần lớn GV đều cho HS làm bài tự luận khi kiểm tra 15 phút. Khoảng 62,5 % GV vừa ra đề tự luận kết hợp trắc nghiệm khi kiểm tra 1 tiết, theo yêu cầu của trường với thời gian phân bố hợp lý làm nâng cao chất lượng trong đánh giá kết quả học tập của HS hơn. Khi tổ chức HĐNT với sự hỗ trợ của CNTT, 100% GV cảm thấy thái độ và ý thức học tập của HS rất tốt. Đa số các GV đều nhận thấy được việc ứng dụng CNTT vào DH sẽ đóng góp rất nhiều vào việc phát huy tính tích cực, tự lực của HS cũng như lượng kiến thức nắm được nhiều hơn nhưng mỗi GV một vẽ, thiếu tính đồng bộ. 66,6% GV chỉ biết dùng để soạn giáo án bằng phần mềm Word. Khoảng 25% GV sử dụng CNTT chỉ vào những tiết dạy hội giảng hay thanh tra chuyên đề. Cũng có khoảng 10,4% GV tâm huyết, yêu thích thì thỉnh thoảng sử dụng CNTT vào DH. Nhiều tiết dạy còn quá lạm dụng CNTT (sử dụng một cách không khoa học, không sư phạm các hiệu ứng về hình ảnh, âm thanh) dẫn đến việc HS học tập với CNTT không hiệu quả, HS không biết ghi vở như thế nào. Một số GV sử dụng CNTT nhưng giờ giảng cũng chỉ dạy theo hướng truyền truyền thụ một chiều, áp đặt kiến thức, HS không phát huy được tính tích cực, tự lực sáng tạo. Việc sử dụng CNTT trong việc đánh giá xếp loại HS còn hết sức khiêm tốn. Hệ thống các đề kiểm tra do GV soạn ra đã được tập hợp lại, nhưng chưa tập hợp lại để mọi người cùng chia sẻ, khai thác. Như vậy ở các trường PT, việc sử dụng CNTT chưa thực sự phát huy hết hiệu quả và chưa được xem như một phương tiện DH để ứng dụng vào quá trình giảng dạy các môn học khác. b. Hoạt động chủ yếu của học sinh ở trên lớp - Việc học tập trên lớp của HS chủ yếu cũng chỉ là nghe giảng, ghi chép, một số ít thì thường xuyên trả lời câu hỏi của GV, tham gia giải quyết vấn đề cùng GV, thảo luận với nhau để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng. Sự tiếp thu kiến thức của HS chỉ ở mức hình thức, HS có thể giải được bài tập, tìm ra kết quả nhưng lại không hiểu bản chất vật lí, do đó vận dụng lý thuyết một cách khó khăn trong những trường hợp có sự sáng tạo. - Việc học tập của HS chủ yếu là học thuộc những gì đã ghi được trong vở và làm các bài tập về nhà được giao. Khi làm việc với MVT hay Internet thì HS chủ yếu là chơi game, mail-chat với bạn bè người thân, một số ít thì chỉ dùng để soạn đề cương. - Các em cho biết rất thích những giờ có thí nghiệm, các em thích tự mày mò để làm thí nghiệm, thích được trao đổi cùng nhau và trao đổi với GV để nắm vững kiến thức nhưng môi trường DH không phù hợp, các em vẫn e ngại khi trao đổi với GV mặc dù rất muốn, còn nếu trao đổi với bạn bè thì cho là nói chuyện riêng, không nghiêm túc trong học tập. c. Đối với việc DH chương Động lực học chất điểm - Đối với HS: 59,3% các em thấy kiến thức phần này khó hiểu, 3._. Như vậy việc tổ chức HĐNT cho HS với sự hỗ trợ của Website DH đạt hiệu quả cao hơn so với DH truyền thống. 3.4.4. Phân tích kết quả định lượng thu được: Qua kết quả thu được ở trên, có thể kết luận kết quả học tập ở các nhóm TN đều cao hơn các nhóm ĐC. Từ kết quả kiểm định giả thuyết thống kê, cho ta thấy nên kết quả đó có được là do hiệu quả của việc áp dụng Website DH thiết kế theo hướng DH tích cực đã áp dụng ở các nhóm TN chứ không phải do ngẫu nhiên. Qua đó, ta thấy được tính hiệu quả và tính khả thi cao của các giáo án này. Nếu các giáo án này được sử dụng rộng rãi sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. αt > t Kết luận chương III Qua quá trình TNSP, trên cơ sở của việc quan sát giờ học, lấy ý kiến nhận xét của GV và HS cùng với việc xử lí các kết quả TN về mặt định lượng đã cho phép chúng tôi khẳng định việc DH với Website DH theo hướng tích cực, phát triển tư duy của HS trong chương “ Động lực học chất điểm” làm cho QTDH trở nên sinh động, HS rèn luyện được khả năng tự học, tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và chủ động, góp đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực của HS. Cụ thể: + Qua các bài học có sử dụng Website DH, HS phát huy khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức thông qua nội dung có trong Web, giúp HS nhanh chóng nắm vững kiến thức cơ bản, hệ thống hóa kiến thức một cách chủ động. Đồng thời tạo trực quan sinh động cho bài học, có hệ thống câu hỏi và bài tập để HS tự đánh giá được kết quả học tập của mình để có hướng điều chỉnh thích hợp, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Qua sử dụng Website DH, HS có nhiều thời gian để thảo luận nhóm góp phần tăng cường HĐNT nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Vật lí của HS ở trường phổ thông. + Qua việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy kết quả học tập của lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng Website theo hướng DH tích cực chứ không phải do ngẫu nhiên. + Việc phân tích kết quả định tính cũng cho thấy HS ở lớp TN học tập tích cực và hứng thú hơn nhiều so với lớp ĐC. Cụ thể là HS ở lớp TN trả lời tốt những câu hỏi phải suy nghĩ, lập luận, mang tính trừu tượng và nắm vững các kiến thức liên quan đến thí nghiệm thực tế, ứng dụng thực tế hơn so với HS lớp ĐC. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng tôi nhận thấy còn một số hạn chế như:  Hệ thống máy tính và máy chiếu khuếch đại còn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới tính khả thi của đề tài.  GV phải có năng lực sư phạm cũng như sự đầu tư thời gian để chuẩn bị tiến trình DH một cách khoa học.  Nhiều HS ở nhà không có MVT nên việc học tập, tự nghiên cứu của các em còn nhiều khó khăn ảnh hướng tới tính khả thi của đề tài. KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học chương Động lực học chất điểm lớp 10 THPT Ban cơ bản dưới sự hỗ trợ của Website dạy học” ” đối chiếu với mục tiêu và nhiệm vụ cần giải quyết của đề tài, luận văn của chúng tôi đạt được các kết quả sau: 1. Đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc phát huy tính tích cực, tự lực của HS trong DH vật lí. Đề xuất các biện pháp để tổ chức HĐNT cho HS đạt hiệu quả với sự hỗ trợ của Website dạy học. 2. Phân tích cơ sở lí luận của việc sử dụng Website DH từ đó tìm hiểu kỹ thuật xây dựng Website hỗ trợ DH, người thiết kế cần hướng tới những mục tiêu cần đạt được trong Website về mặt sư phạm, về kĩ thuật, mỹ thuật và nội dung kiến thức. 3. Qua nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo... chúng tôi đã phân tích cấu trúc chương trình, cấu trúc nội dung, chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tìm hiểu thực trạng DH chương Động lực học chất điểm ở trường THPT từ đó có phát hiện những khó khăn khi DH để đưa ra giải pháp khắc phục khó khăn góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS. 4. Xây dựng được Website dạy học Chương Động lực học chất điểm Vật lí 10 trung học phổ thông với các Site mang nội dung hỗ trợ cho các giai đoạn của tiến trình DH bao gồm: - Các Site: Cơ sở vật lý, Thư viện, Từ điển với nội dung thông tin phong phú đảm bảo tính chính xác, khoa học và hệ thống, nhằm cung cấp và bổ sung kiến thức. - Site Sách GV là toàn bộ nội dung kiến thức trong SGV. - Site BGĐT gồm 8 BGĐT được trình bày bằng phần mềm Violet 1.5 và phần mềm PowerPoint 2003 - Site Bài tập- Ôn tập với ba nội dung chính là: Hệ thống bài tập từ bài, hệ thống hóa kiến thức cả chương, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức để giải bài tập kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. 5. Tiến hành thiết kế được bốn giáo án nhằm phát huy tính tích cực của HS dưới sự trợ giúp của Website DH. + Bài Ba định luật Niutơn + Bài Lực ma sát + Bài Bài toán về chuyển động ném ngang + Bài Ôn tập chương II 6. Qua kết quả TN, chúng tôi thấy rằng việc tổ chức HĐNT cho HS với sự trợ giúp của Website trong DH vật lí ở trường THPT đã góp phần đạt được mục tiêu đổi mới PPDH hiện nay, tăng cường sự hứng thú, tính tích cực, tự lực trong các hoạt động học tập của HS. Có thể nói rằng đây là một tài liệu hướng dẫn sử dụng và tham khảo tốt cho GV vật lí trong việc tổ chức HĐNT cho HS với sự hỗ trợ của Website DH ở trường THPT nhằm góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng học tập của HS. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu - Cần có các văn bản qui định và hướng dẫn cụ thể hơn về việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa HĐNT của HS dưới sự hỗ trợ của CNTT. - Tạo điều kiện về kinh phí cho các trường trong việc trang bị, khai thác, sử dụng, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất- thiết bị dạy học nhằm tăng cường hơn nữa việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH. - Tạo diễn đàn (forum) trên Website của Sở để GV có thể trao đổi các thông tin về đổi mới PPDH theo hướng hướng tích cực hóa HĐNT của học sinh dưới sự hỗ trợ của CNTT. Xây dựng “kho tài nguyên” các giáo án điện tử, các đề thì, kiểm tra phục vụ đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa HĐNT của HS dưới sự hỗ trợ của CNTT trên mạng của ngành Giáo dục- Đào tạo đề GV, HS có thể khai thác sử dụng. - Tạo điều kiện để cho cán bộ quản lý, GV được tham dự các hội thảo, các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH; tham quan học tập kinh nghiệm của các đơn vị điển hình về việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa HĐNT của HS dưới sự hỗ trợ của CNTT trong nước hay ở các nước trong khu vực. 2. Đối với giáo viên Việc đổi mới PPDH theo tích cực hóa HĐNT của HS dưới sự hỗ trợ của CNTT là một vấn đề hết sức mới mẻ, đòi hỏi sự năng động, nhạy bén, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của người GV. Do đó yêu cầu đặt ra đối với mỗi GV: + Phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và tin học để tiếp cận được những thành tựu mới của các ngành khoa học kỹ thuật trên thế giới. + Cần mạnh dạn, chịu khó để tự thiết kế và sử dụng Website DH cũng như ứng dụng những phần mền khác trong QTDH. + Thường xuyên trao đổi chuyên môn cùng các đồng nghiệp để nâng cao trình độ, học hỏi những kinh nghiệm lẫn nhau TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật lí, NXB Giáo dục, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông môn vật lí, NXB Giáo dục. 3. Bộ giáo dục và đào tạo (10/2000), Hội nghị tập huấn phương pháp dạy học Vật lý phổ thông, Hà Nội. 4. Dương Trọng Bái, Vũ Thanh Khiết (1999), Từ điển Vật lí phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội 5. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 6. TS. Phạm Thế Dân (2008), Bài giảng chuyên đề những cơ sở của lí luận dạy học hiện đại, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Nguyễn Đào- Quí Châu (2002), Những kỹ năng và lời khuyên thực tế để cải tiến phương pháp giảng dạy, NXB Lao động- Xã hội. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996),Văn kiện nghị quyết lần 2 Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 9. ThS.Bùi Minh Đức (2006), Dạy học nêu vấn đề kiểu dạy học hiện đại, tích cực,tạp chí dạy và học ngày nay số 04. 10. ThS.Nguyễn Văn Giang (08/2008), Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh bằng hình thức dạy học theo nhóm trong dạy học Vật Lý, Tạp chí giáo dục số 196. 11. Đoàn Duy Hinh, Nguyễn Phương Hồng, Lương Việt Thái, Vũ Trọng Rỹ (2007), Đổi mới phương pháp dạy học vật lí trung học cơ sở, Hà Nội. 12. PGS.TS. Phó Đức Hòa, TS. Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực, NXB Giáo dục. 13. GS-TS Trần Hoành (1/2000 ), Đổi mới PPDH ở THCS, Hà Nội. 14. Nguyễn Mạnh Hùng (2001), Phương pháp dạy học vật lí ở trường trung học phổ thông, Khoa Vật lí Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 15. Phạm Hữu Tòng (2004), DH vật lí ở trường phổ thông theo định hướng phát triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học, NXB ĐHSP. 16. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo, giải quyết vấn đề và tư duy khoa học, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT 2004-2007, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh. 17. Kỷ yếu hội thảo khoa học (04/2005), Đổi mới PPDH THCS theo chương trình SGK mới, trường CĐSP Thừa Thiên Huế. 18. Phùng Đình Mẫn, Trần Văn Hiếu, Hồ Văn Liên, Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thúy (2003), Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục THPT hiện nay, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT chu kỳ 2002-2006, Huế. 19. Phạm Đứa Quang- Phạm Trinh Mai (2008), Về phương pháp dạy học tích cực và dạy học theo dự án, Tạp chí Dạy và học này nay số 3. 20. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (2001), Tổ chức HĐNT cho học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2003), Phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm. 22. Bùi Gia Thịnh, Lương Tấn Đạt, Vũ Thị Mai Lan, Ngô Diệu Nga, Đỗ Hương Trà (2008),Thiết kế bài giảng vật lí 10 nâng cao theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, NXB Giáo dục. 23. Lê Công Triêm (2005), Sử dụng máy vi tính trong dạy học vật lí, NXB Giáo dục. 24. PGS.TS. Lê Công Triêm, ThS. Trần Huy Hoàng (2006), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vật lí 10, Dự án phát triển giáo dục THPT – Trường ĐHSP Huế. 25. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học vật lý ở trường THPT nhờ sử dụmg máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh 26. Viện khoa học giáo dục (2000), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, Hà Nội. Tiếng Anh 1. Jack Hassard (2005), The Art of Teaching Science, Georgia State University. Một số WEBSITE - - - - - - - - - - - - Phụ lục 1. Hướng dẫn sử dụng Website dạy học 1. Yêu cầu chung: - Cấu hình của máy vi tính: Để có thể sử dụng tốt Website này, yêu cầu máy tính phải đảm bảo tối thiểu cấu hình như sau: Cấu hình Tối thiểu CPU: Pentium4 2.6Mh RAM: 512 MB HDD còn trống: 3 GB Ổ đĩa CD: DVD Hệ điều hành: - Máy đơn:Windows XPProfesional Sp2 - Máy chủ: Windows Server 2000 - Cài đặt chương trình SSM: Trước khi chạy chương trình chúng ta cần cài đặt trước phần mềm quản lý trong trường phổ thông SSM, các bước cài đặt và chương trình được ghi trong thư mục SOFTWARE\ssm. - Cần cài đặt một số phần mềm audio, video và trình duyệt Web. 2. Cài đặt Website lên máy đơn: Chép thư mục WEB vào máy, chọn file index.html. Đây là trang chủ của Website, sau đó muốn đến trang nào thì chọn liên kết đến trang đó. 3. Các bước thực hiện cài đặt Website lên máy chủ của mạng máy tính: * Các bước cài đặt WampServer 2.0c vào máy chủ Nếu trước đó bạn đã cài đặt WAMP 5.1.x thì tốt nhất là gỡ nó đi sau đó mới cài WAMP Server 2.0 Nhấn [Next] và thực hiện các bước tiếp theo Nếu trên máy của bạn có cài trình duyệt Firefox và bạn muốn chọn Firefox làm trình duyệt mặc định khi mở thì nhấn [Yes] Điền các thông số để có thể gửi/nhận mail thông qua một SMTP server. Nếu không biết hãy để mặc định và nhấn [Next] Nhấn nút [Finish] để hoàn tất quá trình cài đặt * Hoàn tất việc cài đặt và chạy thử Sau khi cài đặt thành công, bạn sẽ thấy biểu tượng của WAMP ở góc màn hình như dưới đây:  Để chạy thử, nhấn vào mục "localhost" Hoặc mở trình duyệt và gõ địa chỉ Xuất hiện màn hình điều khiển của WampServer 1. Import Database MySQL vào phpmyadmin Dùng SQL Server mở tập tin sql, copy toàn bộ dòng lệnh Vào giao diện WampServer, chọn PhpMyadmin Mục Create new Database gõ vào LuanVan, mục collation chọn utf8_general_ci sau đó nhấn vào nút Create, xuất hiện màn hình giao diện mới Nhấn vào tab SQL Paste toàn bộ dữ liệu vừa copy ở tập tin SQL vào mục này, nhấn nút Go để kết thúc 2. Copy thư mục Website vào địa chỉ C:\wamp\www Mở lại trang chủ WampServer, sẽ xuất hiện thư mục LuanVan trong mục Your Projects Nhấn vào mục LuanVan để chạy trang web Phụ lục 2 I. Sơ đồ tiến trình dạy học bài Ba định luật Niu-tơn 1. Sơ đồ tiến trình dạy học kiến thức Định luật I Niu-tơn 2. Sơ đồ tiến trình dạy học kiến thức Định luật II Niu-tơn 3. Sơ đồ tiến trình dạy học kiến thức Định luật III Niu-tơn II. Sơ đồ tiến trình dạy học bài Lực ma sát III. Sơ đồ tiến trình dạy học bài Bài toán về chuyển động ném ngang Phục lục 3 PHIẾU HỎI Ý KIẾN ( Dành cho học sinh lớp thực nghiệm trường THPT Trần Nguyên Hãn thành phố Vũng Tàu) Các em vui lòng đọc rõ nội dung từng câu của phiếu điều tra và và khoanh tròn chữ cái có trong ô tương ứng) 1. Trong giờ học vật lý, khi các hoạt động nhận thức của các em được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, các em cảm thấy: Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Không hứng thú a. b. c. d. 2. Qua các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, khả năng tư duy của các em phát triển như thế nào so với giờ học truyền thống? Rất tốt Tốt Rất ít Không có tác dụng a. b. c. d. 3. Qua các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, các em hiểu bài và vận dụng kiến thức: Rất tốt Tốt Bìmh thường Kém a. b. c. d. 4. Trong các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, mức độ nhận thức của các em so với các giờ học truyền thống: Tốt hơn nhiều Tốt hơn Không tốt hơn Kém hơn a. b. c. d. 5. Trong các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, các em nhận thấy việc tiếp thu kiến thức mới như thế nào so với cách học truyền thống? Dễ hơn Bình thường Chỉ thuận lợi đối với HS khá, giỏi Khó hơn a. b. c d. Xin cảm ơn em ! Họ tên người góp ý (Không ghi cũng được) Phụ lục 2B PHIẾU TỔNG HỢP Ý KIẾN (Kết quả ứng dụng website vào dạy học chương Động lực học chất điểm đối với lớp thực nghiệm trường THPT Trần Nguyên Hãn) Tác giả đã gửi 160 phiếu trưng cầy ý kiến và nhận về đủ 160 phiếu, tất cả các phiếu thu về đều trả lời các nội dung được hỏi. Kết quả tổng hợp thể hiện theo tỉ lệ phần trăm như sau: TT Nội dung các vấn đề trong phiếu hỏi a. b. c. d. 1 Trong giờ học vật lý, khi các hoạt động nhận thức của các em được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, các em cảm thấy: 48.1 49.7 3.2 0 2 Qua các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, khả năng tư duy của các em phát triển như thế nào so với giờ học truyền thống? 24.4 70.7 4.9 0 3 Qua các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, các em hiểu bài và vận dụng kiến thức: 69.7 21.3 10.0 0 4 Trong các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, mức độ nhận thức của các em so với các giờ học truyền thống: 64.6 35.4 0 0 5 Trong các giờ học vật lý được tổ chức với sự hỗ trợ của máy vi tính, các em nhận thấy việc tiếp thu kiến thức mới như thế nào so với cách học truyền thống? 85.9 7.3 4.8 2.0 Phụ lục 3 PHIẾU HỎI Ý KIẾN ( Dành cho học sinh THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) Các em vui lòng đọc rõ nội dung từng câu của phiếu điều tra và và khoanh tròn chữ cái có trong ô tương ứng 1. Kiến thức trong chương Động lực học chất điểm: Trừu tượng, khó hiểu Bình thường, vừa sức Rất dể hiểu a. b. c. 2. Các dạng bài tập trong chương Động lực học chất điểm Khó Bình thường, vừa sức Rất dể a. b. c. 3. Khi dạy học chương Động lực học chất điểm, các thầy cô thường sử dụng phương tiện dạy học: Thường xuyên Thỉnh thoảng Không Bài giảng điện tử a. b. c. Phấn bảng a. b. c. Sử dụng thí nghiệm thật a. b. c. Ảnh, hình vẽ sẵn a. b. c. 4. Mức độ tiếp thu kiến thức của các em khi học chương Động lực học chất điểm bằng các phương tiện: 10%-30% 31%-70% 71%-100% Bài giảng điện tử a. b. c. Phấn bảng a. b. c. Sử dụng thí nghiệm thật a. b. c. Ảnh, hình vẽ sẵn a. b. c. 5. Các em muốn được học chương Động lực học chất điểm bằng phương tiện nào sau đây: Thích Bình thường Không thích Sử dụng máy vi tính a. b. c. Phấn bảng a. b. c. Sử dụng thí nghiệm thật a. b. c. 6. Em thường sử dụng, máy vi tính ( có hoặc không nối mạng Internet) cho mục đích gì? Mức độ nào? Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ Phục vụ cho học tập a. b. c. d. Đọc báo a. b. c. d. Mail- chat với người thân a. b. c. d. Chơi game, nghe nhạc a. b. c. d. Cho mục đích khác a. b. c. d. Xin cảm ơn em ! Họ tên người góp ý (Không ghi cũng được) Phụ lục 3B PHIẾU TỔNG HỢP Ý KIẾN ( Học sinh các trường THPT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) Tác giả đã gửi 412 phiếu trưng cầy ý kiến và nhận về đủ 412 phiếu, tất cả các phiếu thu về đều trả lời các nội dung được hỏi. Kết quả tổng hợp thể hiện theo tỉ lệ phần trăm như sau: TT Nội dung các vấn đề trong phiếu hỏi a. b. c. 1 Kiến thức trong chương Động lực học chất điểm: 52.2 45.4 2.4 2 Các dạng bài tập trong chương Động lực học chất điểm 46.2 50.2 3.6 Khi dạy học chương Động lực học chất điểm, các thầy cô thường sử dụng phương tiện dạy học: Bài giảng điện tử 23.7 60.6 15.7 Phấn bảng 99.5 0.5 0 Sử dụng thí nghiệm thật 18.9 66.8 14.3 3 Ảnh, hình vẽ sẵn 34.7 61.1 4.2 Mức độ tiếp thu kiến thức của các em khi học chương Động lực học chất điểm bằng các phương tiện: Bài giảng điện tử 6.1 22.4 71.4 Phấn bảng 22.3 35.5 42.2 Sử dụng thí nghiệm thật 13.1 27.4 59.5 4 Ảnh, hỉnh vẽ sẵn 52.5 37.1 10.4 5 Các em muốn được học chương Động lực học chất điểm bằng phương tiện nào sau đây 86.9 13.1 0 Em thường sử dụng máy vi tính ( có hoặc không nối mạng Internet) cho mục đích gì? Mức độ nào? Phục vụ cho học tập 17.7 56.8 25.5 Đọc báo 38.3 55.9 5.8 6 Mail- chat với người thân 32.8 58.9 8.3 Chơi game, nghe nhạc 47.3 36.0 16.7 13.8 30.9 55.3 Phụ lục 4 PHIẾU HỎI Ý KIẾN ( Dành cho giáo viên Vật lý tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) Để góp phần đánh giá đúng thực trạng về việc dạy và học chương Động lực học chất điểm ở trường THPT, xin quí thầy/ cô cho biết kiến của mình về các nội dung sau đây: 1. Quí thầy cô thường sử dụng phương tiện dạy học nào trong quá trình dạy học vật lý Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ Thí nghiệm thực hành ( do học sinh tiến hành) a. b. c. d. Bảng a. b. c. d. Sách giáo khoa a. b. c. d. Thí nghiệm biểu diễn ( do giáo viên tiến hành) a. b. c. d. Ảnh, hình vẽ sẵn a. b. c. d. 2. Khi tổ chức hoạt động cho học sinh với sự hỗ trợ của CNTT, thầy/cô nhận thấy ý thức, thái độ học tập của học sinh như thế nào so với cách dạy truyền thống? Rất tốt Tốt Có tác dụng ít Không có tác dụng a. b. c. d. 3. Quí thầy cô thường sử dụng phần mền nào sau đây để ứng dụng trong công tác dạy học Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ Microsoft Word, Excel a. b. c. d. Microsoft PowerPoint a. b. c. d. Các phần mềm thiết kế Web a. b. c. d. Các phần mềm khác a. b. c. d. 4. Khi sử dụng CNTT để dạy học, Quí thầy /cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây để lên lớp? Mức độ Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Chưa bao giờ Trình chiếu để thuyết giảng a. b. c. d. Thuyết giảng xen kẻ vấn đáp tích cực a. b. c. d. Nên và giải quyết vấn đề a. b. c. d. Hợp tác theo nhóm a. b. c. d. Phiếu học tập a. b. c. d. Sử dụng các phương pháp khác a. b. c. d. 5. Số lượng học sinh phát biểu xây dựng bài khi tổ chức hoạt động nhận thức với sự trợ giúp của CNTT Tăng nhiều Có tăng Bình thường Không tăng a. b. c. d. 6. Tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh với sự trợ giúp của CNTT trong dạy học đã đóng góp thế nào trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh? Rất đáng kể Bình thường Rất ít Không a. b. c. d. 7. Khi tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự trợ giúp của CNTT, việc khai thác kiến thức của thầy và trò như thế nào? Rất dễ dàng Bình thường Rất ít Khó khăn a. b. c. d. Xin chân thành cám ơn quí Thầy/Cô Họ tên người góp ý ( Không ghi cũng được) Phụ lục 4B PHIẾU TỔNG HỢP Ý KIẾN ( Giáo viên vật lý các trường THPT tỉnh BRVT) Tác giả đã gửi 48 phiếu trưng cầy ý kiến và nhận về đủ 48 phiếu, tất cả các phiếu thu về đều trả lời các nội dung được hỏi. Kết quả tổng hợp thể hiện theo tỉ lệ phần trăm như sau: TT Nội dung các vấn đề trong phiếu hỏi a. b. c. d. Quí thầy cô thường sử dụng phương tiện dạy học nào trong quá trình dạy học vật lý Thí nghiệm thực hành 14.6 22.9 58.3 4.2 Bảng 100 0 0 0 Sách giáo khoa 100 0 0 0 Thí nghiệm biểu diễn 8.3 31.3 54.1 6.3 1 Ảnh, hình vẽ sẵn 33.3 47.9 14.6 4.2 2 Khi tổ chức hoạt động cho học sinh với sự hỗ trợ của CNTT, thầy/cô nhận thấy ý thức, thái độ học tập của học sinh như thế nào so với cách dạy truyền thống? 27.1 72.9 0 0 Quí thầy cô thường sử dụng phần mền nào sau đây để ứng dụng trong công tác dạy học Microsoft Word, Excel 37.5 29.1 27.1 6.3 Microsoft PowerPoint 27.1 25.0 39.6 8.3 Các phần mềm thiết kế Web 0 2.1 4.2 93.7 3 Các phần mềm khác 6.3 10.4 48.0 35.3 Khi sử dụng CNTT để dạy học, Quí thầy /cô thường sử dụng phương pháp dạy học nào sau đây để lên lớp Trình chiếu để thuyết giảng 18.8 22.9 41.7 16.6 Thuyết giảng xen kẻ vấn đáp tích cực 22.9 37.5 31.3 8.3 Nên và giải quyết vấn đề 12.4 39.6 33.6 14.4 Hợp tác theo nhóm 10.4 27.1 50.0 12.5 4 Phiếu học tập 8.3 22.9 48.0 20.8 Sử dụng các phương pháp khác 6.3 25.0 49.9 18.8 5 Số lượng học sinh phát biểu xây dựng bài khi tổ chức hoạt động nhận thức với sự trợ giúp của CNTT 56.2 42.8 0 0 6 Tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh với sự trợ giúp của CNTT trong dạy học đã đóng góp thế nào trong việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh? 58.3 25.0 10.4 6.3 7 Khi tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh với sự trợ giúp của CNTT, việc khai thác kiến thức của thầy và trò như thế nào? 58.3 27.1 12.5 2.1 Phụ lục 5. Đề kiểm tra 15 phút phần Động lực học chất điểm TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 10 Thời gian làm bài: 15 phút (10 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên học sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................... Câu 1: Chọn phát biểu đúng về định luật II Newton. A. Lực tác dụng theo hướng nào thì vật sẽ chuyển động theo hướng đó. B. Gia tốc vật thu được luôn cùng phương và ngược chiều với lực tác dụng. C. Với cùng một lực, khối lượng vật càng lớn thì gia tốc thu được càng nhỏ. D. Với cùng một vật, lực tác dụng càng nhỏ thì gia tốc thu được càng lớn. Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về định luật III Newton ? A. Nội dung định luật III Newton là: “Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều”. B. Định luật III Newton thể hiện mối quan hệ giữa lực tác dụng và phản lực. C. Nội dung định luật III Newton là: “Những lực tương tác giữa hai vật là hai lực cân bằng, nghĩa là cùng độ lớn, cùng giá nhưng ngược chiều”. D. Định luật III Newton cho biết mối liên hệ về gia tốc khi các vật tương tác với nhau. Câu 3: Cho hai lực đồng qui có độ lớn bằng 12N và 16N, độ lớn và góc hợp bởi hai lực đó là: A. 3N ; 300. B. 20N; 900. C. 30N; 600. D. 40N; 450. Câu 4: Điều nào sau đây sai khi nói về lực và phản lực? A. Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời B. Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại. C. Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau D. Lực và phản lực không thể cân bằng nhau. Câu 5: Một vật có khối lượng 2kg đang chuyển động với vận tốc 18km/h bắt đầu chịu tác dụng của lực cản FC, sau 2s vật đi được quãng đường 5m. Độ lớn FC A. 15N B. 5N C. 12N D. 8N Câu 6: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính A. Xe ôto đang chạy, khi tắt máy xe vẫn chuyển động tiếp một đoạn nữa mới dừng hẵn. B. Vật rơi tự do C. Vật rơi trong không khí D. Một người kéo một cái thùng gỗ trượt trên sàn nằm ngang Câu 7: Một xe lăn chuyển động trên mặt phẵng nằm ngang với vận tốc 50cm/s. Một xe khác chuyển động với vận tốc 150 cm/s tới va chạm với nó từ phía sau. Sau va chạm cả hai xe cùng chuyển động với cùng một vận tốc 100cm/s. Kết quả nào sau đây là đúng khi so sánh khối lương của 2 xe? A. m 1 = m 2 B. m 1 = 2m 2 C. m 1 = 2 m 2 D. m 1 =½ m 2 Câu 8: Điều này sau đây là đúng khi nói về sự cân bằng lực? A. Vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau. B. Vật chuyển động thẳng đều là vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau. C. Hai lực cân bằng thì hai lực cùng tác dụng vào một vật, cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. D. Các phát biểu A, B và C đều đúng. Câu 9: Lực F truyền cho vật khối lượng m 1 gia tốc a 1 =6m/s2 truyền cho vật khối lượng m 2 gia tốc a 2 =3m/s2. Hỏi lực truyền cho vật khối lượng m=m 1 +m 2 một gia tốc bằng bao nhiêu? A. 2m/s2 B. 4,5m/s2 C. 9m/s2 D. 18m/s2 Câu 10: Chọn câu đúng A. Một vật đang đứng yên muốn chuyển động phải có lực tác dụng vào nó. B. Một vật bất kì chịu tác dụng tác dụng của một lự có độ lớn giảm dần thì sẽ chuyển động chậm dần. C. Một vật sẽ đứng yên nếu không có lực tác dụng vào vật. D. Một vật luôn chuyển động cùng phương, chiều với lực tác dụng vào nó.------------------------------- -------------- HẾT ---------- Phụ lục 6. Đề kiểm tra 1 tiết phần Động lực học chất điểm TRƯỜNG THPT TRẦN NGUYÊN HÃN ĐỀ KIỂM TRA MÔN VẬT LÍ 10 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề thi 132 Họ, tên học sinh:.......................................................................... Lớp:............................................................................... A. Phần trắc nghiệm Câu 1: Lực hấp dẫn giữa hai vật phụ thuộc vào: A. thể tích các vật B. khối lượng và khoảng cách giữ các vật C.môi trường giữa các vật D. khối lượng riêng của các vật. Câu 2: Lực đàn hồi không có đặc điểm nào sau đây: A. ngược hướng với biến dạng B. tỉ lệ với độ biến dạng C. không có giới hạn D. xuất hiện khi vật bị biến dạng Câu 3: Lực ma sát trượt xuất hiện khi: A. vật đứng yên. B. vật chuyển động có gia tốc. C. vật đặt gần mặt đất. D. vật có tính đàn hồi bị biến dạng. Câu 4:Trường hợp nào sau đây không liên qua đến quán tính của vật? A. Khi áo có bụi ta giũ mạnh, áo sẽ sạch bụi. B. Bút máy tắc, ta vẫy cho ra mực. C. Khi lái xe tăng ga, xe lập tức tăng tốc. D. Khi đang chạy nếu bị vấp, người sẽ ngã về phía trước. Câu 5: Thả một vật trượt từ đỉ mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi g là gia tốc trọng trường, α là góc nghiêng của mặt phẳng nghiêng, µ là hệ số ma sát trượt. Biểu thức gia tốc của vật là: A.a=g(sin α - µcosα) B. a=g(sinα + µcosα) C. a=g(cosα - µsinα) D. a=g(cosα + µsinα) Câu 6: Ở độ cao h nào so với mặt đất, trọng lực tác dụng vào vật chỉ còn bằng một nửa so với khi vật ở trên mặt đất? ( lấy 2 =1,41) A. h=1,5R B. h=0,5R C. h=0,41R D. h=0,28R. Câu 7: Khi một vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là: A. một trong các lực tác dụng lên vật. B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật. C. thành phần của trọng lực theo phương hướng vào tâm quỹ đạo. D. nguyên nhân làm thay đổi độ lớn của vận tốc. Câu 8: Một vật được ném ngang với vận tốc 30m/s ở độ cao h=80m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g=10m/s2. Tính tầm bay xa của vật có giá trị là: A. 120m B. 480m C. 30 8 m D. 80m Câu 9: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về tính chất của khối lượng? A. Khối lượng có tính chất cộng được. B. Khối lượng là đại lượng bất biến đối với mỗi vật. C. Trong hệ Si, đơn vị khối lượng là kilogam(kg). D. Khối lượng của vật càng lớn thì mức quán tính của vật càng nhỏ và ngược lại. Câu 10: Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật? A. Vận tốc ban đầu. B. Độ lớn của lực tác dụng. C. Khối lượng của vật. D. Gia tốc trọng trường. Câu 11: Một quả bóng, khối lượng 400g đang nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 200N. Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,01s. Quả bóng bay với tốc độ: A.5m/s B.2m/s C. 0,5m/s D. 0,2m/s Câu 12: Hai quả cầu, mỗi quả có khối lượng 200kg, bán kính 5m đặt cách nhau 100m. Lực hấp dẫn lớn nhất giữa chúng bằng A. 2,668.10-6N B. 2,668.10-7N C. 2,668.10-8N D. 2,668.10-9N B. Phần tự luận Câu 1: Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt ( coi là cung tròn) với tốc độ 36km/h như hình vẽ. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g=10m/s2. Tính áp lực của ô tô tác dụng vào mặt đường tại điểm cao nhất. Câu 2: Một lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 30cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia treo một vật có trọng lượng 10N. Khi ấy lò xo dài 35cm. Hãy xác định độ cứng của lò xo đó. Câu 3: Một vật có khối lượng 5kg đặt trên mặt bàn nằm ngang, hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,35. Tìm lực tối thiểu cần thiết tác dụng vào vật để nó chuyển động. ----------- HẾT ---------- Phụ lục 7. Sản phẩn hoạt động của học sinh Phụ lục 8. Hình thực nghiệm sư phạm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5364.pdf
Tài liệu liên quan