Phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nước này sang nước khác, thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Quá trình toàn cầu hóa là quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có sự xung đột lợi ích giữa các nước, các nhóm nước và là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm thiết lập một

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trật tự kinh tế thế giới hợp lý hơn, công bằng hơn. Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những mục đích riêng, nhưng nhìn chung thì các nước đều muốn hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống xã hội được cải thiện. Do đó toàn cầu hoá vẫn tiến về phía trước, như một tất yếu khách quan. Từ thực tế này, một câu hỏi được đặt ra trong chính sách thương mại và đầu tư của mỗi quốc gia là tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến trình ấy? Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư. Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như : trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, lưu chuyển vốn quốc tế,… tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ,… trong hoạt động kinh doanh. Việt Nam đã có những chủ động và đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ,… Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế . Trong lĩnh vực ngân hàng, với chức năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác. Trong lịch sử ngành ngân hàng, chưa có thời điểm nào các ngân hàng thương mại lại phát triển mạnh như hiện nay. Ngoài 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, còn có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 13 công ty tài chính, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và một hệ thống cả ngàn quỹ tín dụng nhân dân từ trung ương đến cơ sở. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải từng bước chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại.  Hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sự lớn mạnh này vẫn chưa đủ trong cuộc cạnh tranh với ngân hàng khu vực và trên thế giới. Dịch vụ ngân hàng được dự báo là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt khi vòng bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập, một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam là “ Phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ” chính là lý do mà tôi chọn đề tài này. 2. Xác định vấn đề Hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam sau một thời gian gia nhập WTO đã có những sự phát triển mạnh và rất nhanh, song nhìn chung dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, còn quá sơ khai và đi sau các nước khác rất nhiều, hạn chế về số lượng dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, hạn chế về chất lượng dịch vụ thật sự vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc chính thức gia nhập WTO đã đưa ngành ngân hàng thương mại Việt Nam vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng nước ngoài khi các ngân hàng thương mại trong nước chưa đủ sức để cạnh tranh như về qui mô vốn, trình độ quản lý, hệ thống công nghệ thông tin, sự hiểu biết các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại trên thế giới…. Vấn đề trọng tâm mà Luận văn muốn đề cập là làm thế nào để phát triển các dịch vụ để ngân hàng thương mại Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Việt Nam hội nhập quốc tế. Nghiên cứu thực trạng hệ thống dịch vụ ngân hàng thương mại trong nước và hệ thống dịch vụ ngân hàng nước ngoài để từ đó có thể đưa ra được những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại trong nước về số lượng cũng như chất lượng trong những năm tiếp theo. 3. Mục đích nghiên cứu Việt Nam có hơn 86 triệu dân và những người có thể tiếp cận với dịch vụ ngân hàng rất ít. Nhưng số lượng ngân hàng đang họat động và tiềm năng thực sự nhưng chưa được sử dụng hết. hầu hết các ngân hàng quy mô còn nhỏ, dịch vụ còn thô sơ. Ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia hội nhập trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế và công nghệ thấp, đặc biệt các dịch vụ ngân hàng còn hết sức nghèo nàn, chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là các dịch vụ mang tính truyền thống ( huy động vốn và cho vay ), chất lượng dịch vụ thấp, mức độ phổ biến của dịch vụ không cao, đối tượng sử dụng dịch vụ còn phân tán. Trong hoạt động ngân hàng, xu thế mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại đã và đang là mục tiêu phấn đấu, là lĩnh vực cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là sự đa dạng của các loại hình dịch vụ (chiếm hơn 50% trên tổng thu nhập) thì thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam. So sánh dịch vụ hiện có của các ngân hàng thương mại Việt Nam và dịch vụ của một số ngân hàng nước ngoài ở các nước phát triển như Citibank, HSBC, UOB, Wachovia, American Express …. qua đó đưa ra định hướng và giải pháp cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập chính là mục đích nghiên cứu của luận văn. 4. Phạm vi nghiên cứu luận văn Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu như mục tiêu đã đề ra, Luận văn tập trung xem xét, phân tích và đánh giá theo các phạm vi sau: - Thời gian được chọn nghiên cứu là 2003 – 2007. - Không gian: các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Hai đối tượng được xem xét như đại diện tiêu biểu để so sánh hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và ngân hàng nước ngoài là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB ) và ngân hàng HSCB Canada. Vì đây là hai trong số những ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất tại Việt Nam và trên thế giới tại thời điểm nghiên cứu. 5. Phương pháp nghiên cứu luận văn Dịch vụ ngân hàng là gì và vì sao phải phát triển dịch vụ ngân hàng khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập quốc tế Thực trạng của hệ thống dịch vụ ngân hàng Việt Nam khi so sánh với các nước phát triển và tìm hiểu nguyên nhân của nó nó Định hướng để phát triển dịch vụ ngân hàng và các giải pháp cụ thể Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận một cách có hệ thống của vấn đề cần nghiên cứu: Khi nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được vận dụng để đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong các năm qua cho đến hiện nay và so sánh với hệ thống ngân hàng của các nước phát triển khác. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, tức đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đã phân tích thực trạng và những nguyên nhân tồn tại của hệ thống dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm đánh giá được bản chất của vấn đề đang nghiên cứu. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài Dịch vụ ngân hàng hết sức đa dạng, với nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng cải tiến về chất lượng và phát triển về số lượng, nên không thể giới hạn hay nêu cụ thể tất cả các dịch vụ mà ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải thực hiện bởi môi trường hoạt động, năng lực hoạt động của mỗi ngân hàng là khác nhau. Đề tài nghiên cứu cần hướng đến là làm thế nào để dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên đa năng và hiện đại trong thời kỳ Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế. 7. Nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1 – Tổng quan về dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam. - Chương 2 – Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO. - Chương 3 – Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và đề xuất giải pháp phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 1.1. Ngân hàng thương mại : 1.1.1 Khái niệm Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa : “ Ngân hàng thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “ Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ họat động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước ”. 1.1.2 Các lọai hình ngân hàng thương mại 1.1.2.1 Phân lọai theo hình thức sở hữu - Ngân hàng thương mại quốc doanh - Ngân hàng thương mại cổ phần - Ngân hàng thương mại liên doanh - Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài - Ngân hàng thương mại nước ngoài 1.1.2.2 Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng - Ngân hàng bán buôn - Ngân hàng bán lẻ - Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ 1.1.2.3 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động - Ngân hàng chuyên doanh - Ngân hàng đa năng 1.2 Các dịch vụ ngân hàng : 1.2.1 Khái niệm 1.2.1.1 Nghiệp vụ ngân hàng Nghiệp vụ ngân hàng là việc cụ thể hóa các họat động chủ yếu mà Luật các tổ chức tín dụng cho phép ngân hàng thương mại có thể thực hiện. Các nghiệp vụ ngân hàng gồm : + Các nghiệp vụ trong bảng tổng kết tài sản + Các nghiệp vụ ngoài bảng tổng kết tài sản 1.2.1.2 Dịch vụ ngân hàng Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có một khái niệm nào được nêu cụ thể về dịch vụ ngân hàng. Có không ít quan niệm cho rằng dịch vụ ngân hàng không thuộc phạm vi kinh doanh tiền tệ và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng theo chức năng của một trung gian tài chính ( huy động tiền gởi, cho vay…), chỉ những hoạt động ngân hàng không thuộc nội dung trên mới gọi là dịch vụ ngân hàng như dịch vụ chuyển tiền, thu hộ ủy thác, mua bán hộ, môi giới kinh doanh chứng khoán … Một số khác lại cho rằng tất cả hoạt động của ngân hàng phục vụ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp đều gọi là dịch vụ ngân hàng. Ngay cả Hệ thống tài khoản kế toán của ngân hàng hiện nay cũng đã có sự phân biệt dịch vụ ngân hàng không có hoạt động từ tín dụng và các ngân hàng thương mại khi công bố thông tin về tỷ lệ thu dịch vụ trên tổng thu nhập cũng đã bao hàm thu dịch vụ không có thu nhập từ tín dụng. Đối với hoạt động huy động vốn và cho vay, các ngân hàng thường tránh né sử dụng thuật ngữ “dịch vụ” mà thay vào đó là cụm từ “sản phẩm”. Theo Luật các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, dịch vụ ngân hàng cũng không được định nghĩa và giải thích cụ thể. Tại khoản 1 và khoản 7, điều 20 thì hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng bao hàm cả ba nội dung: nhận tiền gởi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán, nhưng đâu là kinh doanh tiền tệ và đâu là dịch vụ ngân hàng thì vẫn chưa được phân định rõ ràng. Như vậy, dịch vụ ngân hàng sẽ được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, lĩnh vực dịch vụ ngân hàng là toàn bộ hoạt động tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối…của hệ thống ngân hàng đối với khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân ( nhưng không bao gồm hoạt động tự làm cho mình của các tổ chức tín dụng ). Quan niệm này được sử dụng để xem xét lĩnh vực dịch vụ ngân hàng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Quan niệm này phù hợp với cách phân ngành dịch vụ ngân hàng trong dịch vụ tài chính của WTO và của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, cũng như của nhiều nước phát triển trên Thế giới. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ ngân hàng chỉ bao gồm những hoạt động ngoài chức năng truyền thống của định chế tài chính trung gian ( huy động vốn và cho vay ). Quan niệm này chỉ nên dùng trong phạm vi hẹp, khi xem xét hoạt động của một ngân hàng cụ thể để xem các dịch vụ mới, phát triển như thế nào, cơ cấu ra sao trong hoạt động của mình. Khi nói lĩnh vực dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế, các nước đều quan niệm dịch vụ ngân hàng theo nghĩa rộng. Trong thực tế, một ngân hàng bán lẻ lớn thường có trên 300 dịch vụ khác nhau cho khách hàng cá nhân hay doanh nghiệp. Dịch vụ ngân hàng ngày càng hiện đại và không có giới hạn khi nền kinh tế ngày càng phát triển, xã hội ngày càng văn minh và nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng. Theo Tổ chức thương mại Thế Giới ( WTO ): một dịch vụ tài chính là bất kỳ dịch vụ nào có tính chất tài chính, được một nhà cung cấp dịch vụ tài chính cung cấp. Dịch vụ tài chính bao gồm mọi dịch vụ bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm, mọi dịch vụ ngân hàng và dịch vụ tài chính khác ( ngoại trừ bảo hiểm). Như vậy dịch vụ ngân hàng là một bộ phận cấu thành nên dịch vụ tài chính và cũng khó phân định rõ đâu là dịch vụ ngân hàng và đâu là dịch vụ tài chính như : - Nhận tiền gởi - Tất cả các loại hình cho vay - Cho thuê tài chính - Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền - Bảo lãnh và cam kết - Buôn bán cho chính tài khoản của mình hoặc cho tài khoản của người tiêu dùng hoặc là tại sở giao dịch, tại thị trường phi tập trung hoặc ở các nơi khác các sản phẩm sau: các công cụ của thị trường tiền tệ, ngoại tệ, các sản phẩm phái sinh, tỷ giá và các công cụ lãi suất, các chứng khoán chuyển nhượng được, các công cụ mua bán được khác và các tài sản chính - Tham dự vào tất cả các vấn đề liên quan đến chứng khoán, bao gồm nhận bảo lãnh và đầu tư như một đại lý và cung cấp các dịch vụ có liên quan - Môi giới tiền tệ - Quản lý tài sản - Các dịch vụ thanh toán đối với tài sản chính - Các dịch vụ tư vấn và phụ trợ khác - Cung cấp và chuyển thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính và phần mềm liên quan được cung cấp bởi các nhà cung ứng dịch vụ tài chính khác. Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ ( AFAS ) đã được ký kết cũng hiểu và phân loại dịch vụ tài chính ( trong đó có dịch vụ ngân hàng ) tương tự như WTO. Tóm lại, dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính và cần phải được hiểu theo nghĩa rộng như Luận văn đã đề cập ở phần trên. 1.2.1.3 Phân biệt nghiệp vụ ngân hàng và dịch vụ ngân hàng Nghiệp vụ ngân hàng là các công việc chuyên môn mà cán bộ, công nhân viên chức ngành ngân hàng phải thực hiện trong quá trình tác nghiệp. Dịch vụ ngân hàng là các công việc ngân hàng phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của các cá nhân, tổ chức và được thu phí. 1.2.2 Các loại dịch vụ ngân hàng Dịch vụ ngân hàng là một bộ phận của dịch vụ tài chính nên dịch vụ ngân hàng rất đa dạng. Với nhu cầu ngày càng cao của xã hội, dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển kể cả về mặt lượng và chất, nên không thể thống kê hết toàn bộ các dịch vụ ngân hàng. Mặt khác việc áp dụng từng loại dịch vụ ngân hàng còn tuỳ thuộc vào năng lực, quy mô… của từng ngân hàng khác nhau và tập quán, thói quen, cách sống, thu nhập của người dân nhưng cơ bản dịch vụ ngân hàng bao gồm những loại dịch vụ như huy động tiền gởi, cấp tín dụng, dịch vụ thanh toán và ngân quỹ và các dịch vụ khác. 1.2.2.1 Dịch vụ truyền thống của ngân hàng a/- Thực hiện trao đổi ngoại tệ. Lịch sử cho thấy rằng một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi ngoại tệ - một nhà ngân hàng đứng ra mua, bán một loại tiền này, chẳng hạn USD lấy một loại tiền khác, chẳng hạn Euro hay Pesos và hưởng phí dịch vụ. Sự trao đổi đó là rất quan trọng đối với khách du lịch vì họ sẽ cảm thấy thuận tiện và thoải mái hơn khi có trong tay đồng bản tệ của quốc gia hay thành phố họ đến. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn nhất thực hiện bởi vì những giao dịch như vậy có mức độ rủi ro cao, đồng thời yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao. b/- Chiết khấu thương phiếu và cho vay thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nhân địa phương những người bán các khoản nợ ( khoản phải thu ) của khách hàng cho ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó là bược chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ có vốn để mua vật tư, hàng hóa dự trữ hoặc mua sắm thiết bị sản xuất và xây dựng văn phòng . c/- Nhận tiền gửi. Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinh lợi được gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Trong lịch sử đã có những kỷ lục về lãi suất, chẳng hạn các ngân hàng Hy Lạp đã trả lãi suất 16% một năm để thu hút các khoản tiết kiệm nhằm mục đích cho vay đối với các chủ tàu ở Địa Trung Hải với lãi suất gấp đôi hay gấp ba lãi suất tiết kiệm. d/- Bảo quản vật có giá trị: Ngay từ thời Trung Cổ, các ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp hẫn là các giấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng ( ghi nhận về các tài sản đang được lưu giữ ) có thể được lưu hành như tiền – đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay, nghiệp vụ bảo quản vật có giá trị cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của ngân hàng thực hiện. e/- Tài trợ các hoạt động của Chính phủ. Trong thời kỳ Trung Cổ và vào những năm đầu cách mạng Công nghiệp, khả năng huy động và cho vay với khối lượng lớn của ngân hàng đã trở thành trọng tâm chú ý của các Chính phủ Âu – Mỹ. Thông thường, ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngân hàng huy động được. Các ngân hàng đã cam kết cho Chính phủ Mỹ vay trong thời kỳ chiến tranh. Ngân hàng Bank of North America được Quốc hội cho phép thành lập năm 1781, ngân hàng này được thành lập để tài trợ cho cuộc đấu tranh xóa bỏ sự đô hộ của nước Anh và đưa Mỹ trở thành quốc gia có chủ quyền. Cũng như vậy, trong thời kỳ nội chiến, Quốc hội đã lập ra một hệ thống ngân hàng liên bang mới, chấp nhận các ngân hàng quốc gia ở mọi tiểu bang miễn là các ngân hàng này phải lập Quỹ phục vụ chiến tranh. f/- Cung cấp các tài khoản giao dịch. Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ ngân hàng mới. Một dịch vụ mới, quan trong nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch ( demand deposit ) – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi tiền viết séc thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khỏan tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công nghiệp ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn và an toàn hơn. g/- Cung cấp dịch vụ ủy thác. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cá nhân và doanh nghiệp thương mại. Theo đó ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi là dịch vụ ủy thác ( trust service ). Hầu hết các ngân hàng đều cung cấp cả hai loại: dịch vụ ủy thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình; và ủy thác thương mại cho các doanh nghiệp. Thông qua phòng Ủy thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần. Thậm chí phổ biến hơn, các ngân hàng đóng vai trò là người được ủy thác trong di chúc quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá, đầu tư có hiệu quả, và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhan được khoản thừa kế. Trong phòng ủy thác thương mại, ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiền lương cho các công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng vai trò như những người đại lý cho các công ty trong hoạt động phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Điều này đòi hỏi phòng ủy thác trả lãi hoặc cổ tức cho chứng khoán của công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho người nắm giữ chứng khoán. 1.2.2.2 Những dịch vụ ngân hàng mới phát triển gần đây a/- Cho vay tiêu dùng. Trong lịch sử, hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói chung có quy mô rất nhỏ với rủi ro vỡ nợ tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Đầu thế kỷ này, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn. Và rồi sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngân hàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm năng. Cho tới những năm 1920 và 1930, nhiều ngân hàng lớn do Citicorp và Bank of America dẫn đầu đã thành lập những phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Mặc dầu vậy, tốc độ tăng trưởng này gần đây đã chậm lại do cạnh tranh về tín dụng tiêu dùng ngày càng trở nên gay gắt trong khi nền kinh tế đã phát triển chậm lại. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn tiếp tục là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tạo ra một trong số những nguồn thu quan trọng nhất. b/- Tư vấn tài chính: Các ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện hoạt động tư vấn tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ chuẩn bị về thuế và kế hoạch tài chính cho các cá nhân đến tư nhân về các cơ hội thị trường trong nước và ngoài nước cho các khách hàng kinh doanh của họ. c/- Quản lý tiền mặt. Qua nhiều năm, các ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ làm cho bản thân mình cũng có ích đối với các khách hàng. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó ngân hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoản sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Trong khi các ngân hàng có khuynh hướng chuyên môn hóa vào dịch vụ quản lý tiền mặt cho các tổ chức, hiện nay có một xu hường đang gia tăng về việc cung cấp các dịch vụ tương tự cho người tiêu dùng. Sở dĩ khuynh hướng này đang lan rộng là do các công ty môi giới chứng khoán, các tập đoàn tài chính khác cũng cấp cho người tiêu dùng tài khoản môi giới với hàng loạt dịch vụ tài chính liên quan. Một ví dụ là tài khoản quản lý tièn mặt của Merrill Lynch, cho phép khách hàng của nó mua và bán chứng khoán, di chuyển vốn trong nhiều quĩ tương hỗ, viết séc, và sử dụng thẻ tín dụng cho khoản vay tức thời. d/- Dịch vụ thuê mua thiết bị. Rất nhiều ngân hàng tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị, máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua, trong đó ngân hàng mua thiết bị và cho khách hàng thuê. Ban đầu các qui định yêu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ thuê mua thiết bị phải trả tiền thuê ( mà cuối cùng sẽ đủ để trang trải chi phí mua thiết bị ) đồng thời phải chịu chi phí sửa chữa và thuế. Năm 1987, quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu cho phép ngân hàng quốc gia sở hữu ít nhất một số tài sản cho thuê sau khi hợp đồng thuê mua đã hết hạn. Điều đó có lợi cho các ngân hàng cũng như khách hàng bởi vì bới tư cách là một người chủ thực sự của tài sản cho thuê, ngân hàng có thể khấu hao chúng nhằm làm tăng lợi ích về thuế. e/- Cho vay tài trợ dự án. Các ngân hàng ngày càng trở nên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao nên chúng thường được thực hiện qua một công ty đầu tư, là thành viên của công sở hữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà thầu, là thành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư khác để chia sẻ rủi ro. Những ví dụ nổi bật về loại hình công ty đầu tư này là Bankers Trust Venture Capital and Citicorp Venture,Inc. f/- Bán các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiều năm nay, các ngân hàng đã bán bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó bảo đảm việc hòan trả trong trường hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế. Trong khi các quy định ở Mỹ cấm ngân hàng thương mại trực tiếp bán các dịch vụ bảo hiểm, nhiều ngân hàng hi vọng có thể đưa ra các hợp đồng bảo hiểm cá nhân thông thường và hợp đồng bảo hiểm tổn thất tài sản như ôtô hay nhà cửa trong tương lai. Hiện nay, ngân hàng thường bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc các thỏa thuận đại lý kinh doanh độc quyền theo đó một công ty bảo hiểm đồng ý đặt một văn phòng đại lý tại hành lang của ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận một phần thu nhập từ các dịch vụ ở đó. Một số bang như Delawake và South Dakota đã cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ bảo hiểm được quy định trên toàn quốc. Những ngân hàng hoạt động trên toàn quốc nếu được phép sẽ có thể cung cấp các dịch vụ về bảo hiểm thông qua các chi nhánh riêng biệt, những quy mô đầu tư của nó chỉ được giới hạn ở mức 10% tổng số vốn chủ sở hữu. Gần đây, Citicorp đã thông báo kế hoạch sáp nhập với công ty bảo hiểm Travelers tromg một số nỗ lực nhằm đưa ra các dịch vụ bảo hiêm đa dạng hơn. g/- Cung cấp các kế hoạch hưu trí: Phòng ủy thác ngân hàng rất năng động trong việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã nghỉ hưu hoặc tàn phế. Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí ( được biết như IRAS và Keogle ) cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khi người sở hữu các kế hoạch này cần đến. h/- Cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán. Trên thị trường tài chính hiện nay, nhiều ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “ bách hóa tài chính ” thực sự, cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thỏa mãn mọi nhu cầu tại một địa điểm. Đây là một trong những lý do chính khiến các ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp, các ngân hàng mua lại một công ty môi giới đang hoạt động ( ví dụ Bank of America mua Robertson Stephens Co.) hoặc thành lập các liên doanh với một công ty môi giới. i/- Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp. Do ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư ( investment products ) đặc biệt là các tài khoản của quỹ tương hỗ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai ( chẳng hạn ngày nghỉ hưu ). Ngược lại, quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ ( ví dụ: Tối đa hóa thu nhập hay đạt được sự tăng giá trị vốn ). Trong khi quá trình phát triển của các kế hoạch trợ cấp diễn ra khá chậm do những vụ kiện tụng bởi các đối thủ cạnh tranh chống lại sự mở rộng của ngân hàng sang lĩnh vực dịch vụ mới này thì việc cung cấp cổ phiếu trong quỹ vốn ngân hàng quản lý chiếm 15% tổng giá trị tài sản của quỹ tương hỗ trong những năm 90 của thế kỷ trước. Một vài ngân hàng đã tổ chức những chi nhánh đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này ( ví dụ: Citicorp’s Investment Services ) hoặc liên doanh với các nhà kinh doanh và môi giới chứng khoán. Gần đây, hoạt động cung cấp nghiệp vụ quỹ tương hỗ của ngân hàng đã có nhiều giảm sút do mức thu nhập không còn cao như trước, do những qui định nghiêm ngắt hơn và đồng thời do sự thay đổi trong quan điểm đầu tư của công chúng. j/- Cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và ngân hàng bán buôn. Ngân hàng ngày nay đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ ngân hàng bán buôn cho các tập đoàn lớn. Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua lại Công ty, mua bán chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: bảo lãnh phát hành chứng khoán ), cung cấp công cụ Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng. Các ngân hàng cũng dấn sâu vào thị trường bảo đảm, hỗ trợ các khoản nợ do chính phủ và công ty phát hành để những khách hàng này có thể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trường tự do hay từ các tổ chức cho vay khác. Ở Mỹ, các dịch vụ ngân hàng đầu tư ( như bảo lãnh phát hành chứng khoán ) liên quan tới việc mua bán cổ phiếu mới và nợ do ngân hàng thương mại thực hiện thay mặt cho các công ty đã bị cấm sau khi Quốc hội thông qua các Đạo luật Glass-Steagall năm 1933. Tuy nhiên, trước áp lực lớn từ các công ty ngân hàng trong nước hàng đầu, và do thành công của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài, vào những năm 80 của thế kỷ XX Cục Dự trữ liên bang đã bắt đầu nới lỏng các quy định đối với việc ngân hàng kinh doanh chứng khoán do khách hàng của chúng phát hành. Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, ngân hàng đã tạo cho các công ty một kênh huy động vốn mới bên cạnh hình thức cho vay vốn truyền thống. Nhiều công ty đã đánh giá rất cao nghiệp vụ này của ngân hàng, hơn cả hình thức cho vay truyền thống bởi vì nó cung cấp cho họ một nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp hơn. Cho tới cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã cấp cho hơn 40 ngân hàng đặc quyền cung cấp dịch vụ bảo lãnh p._.hát hành chứng khoán. Trên thực tế, điều này cho phép nhân viên tín dụng ngân hàng cộng tác chặt chẽ với giới kinh doanh chứng khoán trong quá trình tìm nguồn tài trợ cho khách hàng. Năm 1996, Cục quản lý tiền tệ Mỹ ra quy định mới cho phép các ngân hàng có giấy phép hoạt động trên toàn quốc có thể cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành nếu như dịch vụ này được thực hiện thông qua các công ty con, với điều kiện ngân hàng không được đầu tư quá 10% vốn cổ phần vào một công ty. Một sự nới lỏng hơn nữa trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và như vậy, ngân hàng có thể cung cấp toàn bộ dịch vụ tài trợ và tư vấn quản lý đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán. Một ví vụ gần đây là sự kiện ngân hàng NationBank mua Mortgetary Security Inc., Bank America mua công ty Robertson Stephens và ngân hàng Banker Trust of New York mua công ty Alex Brao. Tổng hợp tất cả các dịch vụ ngân hàng, rõ ràng là không phải tất cả mọi ngân hàng đều cung cấp nhiều dịch vụ tài chính như danh mục dịch vụ mà chúng tôi đã miêu tả ở trên, nhưng quả thật danh mục dịch vụ ngân hàng đang tăng lên nhanh chóng. Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được phát triển, các loại dịch vụ mới như giao dịch qua Internet và thẻ thông minh ( Smart ) đang được mở rộng và các dịch vụ mới ( như bảo hiểm và kinh doanh chứng khoán ) được tung ra hàng năm. Nhìn chung, dạnh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do ngân hàng cung cấp tạo ra sự thuận lợi rất lớn hơn cho khách hàng. Khách hàng có thể hoàn toàn thỏa mãn tất cả các nhu cầu dịch vụ tài chính của mình thông qua một ngân hàng và tại một địa điểm. Thực sự ngân hàng đã trở thành “ bách hóa tài chính ” ở kỷ nguyên hiện đại, công việc hợp nhất các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán… dưới một mái nhà chính là xu hướng mà người ta thường gọi là Universal Banking ở Mỹ, Canada và Anh, là Allginanz ở Đức, và là Bancassurance ở Pháp. 1.3 Tác động của quá trình toàn cầu hóa đến họat động và phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam 1.3.1 Hội nhập Quốc tế 1.3.1.1 Gia nhập WTO Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam không chỉ liên quan đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại mà còn tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tổ chức Thương mại thế giới ( WTO ) thành lập ngày 01/01/1995 là kết quả của vòng đàm phán Uruguay kéo dài trong suốt 8 năm ( 1986 – 1994 ). Sự ra đời của tổ chức này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thế giới. Nó kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và thương mại ( GATT ) năm 1947. Nhưng nó mở rộng các lĩnh vực thương mại về nông nghiệp, hàng dệt may, dịch vụ, đầu tư sở hữu trí tuệ mà GATT chưa đề cập đến. Sự ra đời của WTO tạo nên một cơ chế pháp lý tương đối hoàn chỉnh, điều chỉnh các quan hệ thương mại và hàng hóa toàn cầu. WTO là một tổ chức liên chính phủ hoạt động độc lập với tổ chức Liên hiệp quốc ( UN ). Cơ quan cao nhất củaWTO là Hội nghị Bộ trưởng kinh tế thương mại của tất cả các thành viên, thường hai năm họp một lần. Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào năm 1995 và chính thức gia nhập WTO vào tháng 11 năm 2006. Việc tiếp cận khu vực ngân hàng là do các quy định của GATS trong phụ lục về dịch vụ tài chính. Các lĩnh vực cam kết là: tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia. Nguyên tắc của WTO về tối huệ quốc ( MFN ) đòi hỏi tất cả các thành viên phải được đối xử như nhau. Điều này khiến cho các cam kết trong USVNBTA trở thành mức tối thiểu của GATS. Các trường hợp ngoại lệ về nguyên tắc tối huệ quốc vẫn được chấp nhận, nhưng thông thường đối xử theo MFN cần phải áp dụng vào một thời gian được xác định trong tương lai. 1.3.1.2 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được đại diện của hai Chính phủ ký ngày 13-7-2000, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn ngày 28-11-2001, và có hiệu lực vào ngày 10-12-2001. Các cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được đề cập chủ yếu tại Chương III: Thương mại dịch vụ ( cam kết chung ). Các cam kết cụ thể về ngành dịch vụ tài chính ngân hàng được thể hiện tại phụ lục F và G. Theo hiệp định, sau 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng Hoa Kỳ được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn Hoa Kỳ tại Việt Nam và hầu hết các hạn chế về hoạt động sẽ được bãi bỏ . Với trình độ công nghệ thông tin và truyền thống hoạt động có uy tín trên toàn thế giới sẽ cho phép các ngân hàng Hoa Kỳ chiếm ưu thế hơn so với các ngân hàng Việt Nam trong việc cung cấp thông tin tài chính và xử lý các dữ liệu tài chính của các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Đối với dịch vụ ngân hàng:. Việt Nam đồng ý thực hiện các biện pháp tự do như sau: Trong vòng 9 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, các ngân hàng của Mỹ được phép thành lập liên doanh với các đối tác Việt nam, trong đó phần vốn góp của Hoa Kỳ từ 30% đến 49% vốn pháp định của liên doanh. Sau 9 năm, được phép thành lập ngân hàng 100% vốn đầu tư của Hoa Kỳ. 1.3.1.3 Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ Hiệp định khung của ASEAN về dịch vụ ( AFAS ) được xây dựng vào năm 1995. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7 năm 1995. Các nước ASEAN là thành viên của WTO ( trong đó có Việt Nam ) cam kết thực hiện các yêu cầu như: - Xây dựng môi trường pháp lý về ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. - Không hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng. - Không hạn chế về tổng giá trị các giao dịch về dịch vụ ngân hàng. - Không hạn chế về tổng các hoạt động tác nghiệp hay tổng số lượng dịch vụ ngân hàng. - Không hạn chế về tổng số người được tuyển dụng của các tổ chức tài chính nước ngoài. - Không có các biện pháp hạn chế hay yêu cầu phải mang một hình thức pháp nhân nào cụ thể. - Không hạn chế việc tham gia góp vốn của bên nước ngoài dưới hình thức tỷ lệ phần trăm tối đa số cổ phiếu nước ngoài được nắm giữ theo nguyên tắc thoả thuận. Các thành viên mới như Việt Nam được phép có thêm thời gian để đạt được các cam kết chung trong hiệp định. Đối với Việt Nam, thời gian miễn trừ thực hiện đối xử tối huệ quốc là 3 năm. 1.3.2 Ảnh hưởng của việc hội nhập quốc tế đối với ngân hàng 1.3.2.1 Hội nhập ngân hàng là một phần của phát triển kinh tế Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vai trò của hội nhập quốc tế trong phát triển tài chính vẫn còn là điều đang còn nhiều tranh cải. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho một quốc gia và sự tham gia vào thị trường quốc tế của các ngân hàng trong nước đều tạo động lực và điều kiện để chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia với nhau. Đối với một số quốc gia với xuất phát điểm là không có hệ thống ngân hàng thương mại ( hệ thống ngân hàng nói chung là sự mở rộng của chính sách tài khoá của chính phủ trong nền kinh tế mệnh lệnh ), sự chuyển giao công nghệ diễn ra trên toàn bộ các dịch vụ ngân hàng. Đối với các nước khác, chuyển giao công nghệ là đưa ra các sản phẩm và kỹ thuật quản lý mới. Hệ thống tài chính và ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là những hệ thống tài chính tốt nhất cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Các cuộc tranh luận về tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính đều ủng hộ công cuộc cải cách nhằm tạo ra các điều kiện, theo đó sự cạnh tranh có thể lớn mạnh giữa các nhà cung cấp dịch vụ tài chính ngân hàng nước ngoài và trong nước được giám sát và quản lý an toàn. Bằng chứng rõ ràng là sự cạnh tranh sẽ làm cho hệ thống ngân hàng lớn hơn, hoạt động hiệu quả hơn và lành mạnh hơn. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Do vậy, các nước đang phát triển nói chung mong muốn cải thiện hệ thống ngân hàng như một phần nỗ lực của họ nhằm phát triển kinh tế. Cho phép các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng nước ngoài hoạt động ở thị trường trong nước thường là một cách hiệu quả để áp dụng cạnh tranh và đẩy mạnh phát triển tài chính. Hội nhập quốc tế là một phần quan trọng và không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế của một nước. Hội nhập toàn cầu sẽ mở ra và thúc đẩy sự phát triển và sử dụng nguồn lực tiềm năng và tạo ra các cơ hội tăng trưởng từ sự chuyên môn hoá, mà nếu không hội nhập sẽ không được khai thác sử dụng. 1.3.2.2 Tác động của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng Đối với ngành ngân hàng, hội nhập quốc tế mở ra nhiều cơ hội để trao đổi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng như hoạch định chính sách tiền tệ, đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro, qua đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong các giao dịch tài chính quốc tế. Ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều điều kiện để tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, có khả năng theo kịp yêu cầu phát triển thị trường tài chính trong nước và nước ngoài. Các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt buộc phải chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng chịu tác động mạnh từ thị trường tài chính quốc tế trong khi phải thực hiện nhiều nghĩa vụ và các cam kết quốc tế, chính điều này đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhiều thách thức: Thứ nhất, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh không chỉ bởi các ngân hàng nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm. Ngoài ra, việc phải loại bỏ dan những hạn chế đối với ngân hàng nước ngoài có nghĩa là các ngân hàng nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam. Thứ hai, cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài trong việc huy động vốn. Ngày 16.9.2004, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh tỷ lệ huy động vốn tiền gởi VNĐ đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Việt Nam từ 25% lên 50%. Việt Nam cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính- ngân hàng theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, các ngân hàng Mỹ sẽ được thành lập các ngân hàng liên doanh với số vốn từ 30% - 49%, tới năm 2010 được thành lập ngân hàng với vốn 100% của Mỹ. Hội nhập ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý…..Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc các ngân hàng Việt Nam phải tăng thêm vốn, đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán mà đặc biệt là cải tiến và phát triển dịch vụ ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Thứ ba, cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Mọi sự thành công của một doanh nghiệp đều xuất phát từ yếu tố con người. Hiện nay, chế độ đãi ngộ cho lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao ở các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa đủ sức thuyết phục để lôi kéo những lao động có trình độ chuyên môn cao. Thứ tư, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng ngày càng quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và huy động vốn thì dịch vụ ngân hàng cũng tạo nên sắc thái mới cho ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh và tạo thị phần cho mình. Do đó, các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho ngân hàng mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. 1.3.2.3 Hội nhập ngân hàng là xu thế tất yếu Việt Nam đã đi đúng con đường hội nhập quốc tế. Với Hiệp định thương mại song phương đã ký với Mỹ ( USVN BTA ), các nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp định khung về dịch vụ ASEAN và các cuộc đàm phán gia nhập Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO – GATS), Việt Nam cam kết nới lỏng các hạn chế đối với hoạt động của các ngân hàng nước ngoài. Chẳng hạn như, trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ cho phép ngân hàng và chi nhánh ngân hàng của Mỹ được phép huy động vốn bằng đVNĐ. Với tư cách là hội viên của WTO, không chỉ ngân hàng Mỹ mà các ngân hàng nước ngoài cũng có quyền tự do đó và có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam. Có rất ít các quốc gia không có kế hoạch hội nhập quốc tế đối với lĩnh vực ngân hàng. Những quốc gia không cố gắng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng thì ít có khả năng hội nhập ở những lĩnh vực khác trong nền kinh tế của mình. Một khi đã mở cửa thương mại, các doanh nghiệp sẽ yêu cầu được cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn, khách hàng được nhiều quyền lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mang tính cạnh tranh hơn. Các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của mình. Các nước Liên Xô cũ đang vật lộn với khó khăn, không tạo các điều kiện để khuyến khích hội nhập đã có những kết quả không tốt, trong khi đó nhiều nước Đông Au nhanh chóng hội nhập quốc tế đang phát triển rất tốt. Tóm lại, chương I đi sâu vào tìm hiểu thế nào là dịch vụ của ngân hàng thương mại, so sánh điểm khác biệt giữa nghiệp vụ và dịch vụ của ngân hàng thương mại, những dịch vụ truyền thống và các dịch vụ mới phát triển gần đây của một ngân hàng. Từ đó tìm hiểu lý do vì sao phải phát triển dịch vụ của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ CC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. Thực trạng về cc dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua: Nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm qua đã có nhiều bước tăng trưởng đáng kể, tốc độ tăng trưởng GDP tăng dần hàng năm như năm 2003 là 7,34%, năm 2004 là 7,79%, năm 2005 là 8,44%, năm 2006 là 8,17%, năm 2007 là 8,48%. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi giúp môi trường hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển. Hệ thống ngân hàng đã có những cải thiện đáng kể về năng lực, thể chế, tài chính, hoạt động, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động. Nhu cầu về số lượng và chất lượng dịch vụ ngân hàng Việt Nam ngày càng tăng. Một số dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được triển khai và xã hội chấp nhận ( ngân hàng điện tử: home banking, mobile banking, phone banking, thẻ ATM…). Số lượng các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng cùng với quá trình tự do hoá kinh tế và mở cửa thị trường tài chính trong nước. Trong thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã huy động và cho vay một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và giải quyết các vấn đề xã hội. Với vai trò nòng cốt trong hệ thống tài chính, hệ thống ngân hàng là kênh huy động và phân bổ nguồn lực tài chính chủ chốt, góp phần tạo nên những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Giai đoạn 2002 - 2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng bình quân 25% / năm, đạt qui mô tại thời điểm cuối năm 2006 và tăng trưởng tiền gửi bình quân 37% / năm, đạt qui mô tại thời điểm cuối năm 2006. Doanh số thanh toán trong nước tăng nhanh nhờ phát triển các hệ thống thanh toán điện tử ( thanh toán liên ngân hàng, bù trừ, chuyển tiền ), bình quân gần 34% / năm. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã đi vào hoạt động từ tháng 5 năm 2002, đạt khối lượng giao dịch thanh toán trung bình. Mặc dù có những bước tiến quan trọng về qui mô và trình độ phát triển, song hệ thống dịch vu ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và bất cập như: Hạn chế về số lượng và chất lượng dịch vụ: Dịch vụ của hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện còn khá thô sơ, chủng loại nghèo nàn, chủ yếu là những dịch vụ mang tính truyền thống như nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán. 2.1.1.1 Huy động vốn: Tính đến cuối năm 2007, tăng trưởng huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng đạt 47,64% so với năm 2006, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 53,99%, cao hơn so với mức 41,15% của năm 2006; huy động bằng ngọai tệ đạt 29,66% cao hơn so với mức 25,31% của năm 2006. Biểu đồ 2.1. Huy động vốn từ nền kinh tế (1) (1) Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước năm 2007 Nghiệp vụ huy động vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu dưới dạng tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn của khách hàng cá nhân ( bình quân chiếm hơn 70% tổng nguồn vốn huy động ), chỉ trừ một số ít ngân hàng như Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện là trung tâm thanh toán của các tổ chức tín dụng ( ngoài Ngân hàng Nhà Nước, phần lớn các tổ chức tín dụng đều mở tài khoản tại Ngân hàng Ngoại thương để tiện giao dịch ).Tiền gởi thanh toán chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng nguồn huy động với đa số là tiền gởi định kỳ. Một trong những ngân hàng thương mại lớn là TMCP Á Châu tỷ trọng tiền gửi thanh toán cũng khá thấp chưa đến 20%. Bảng 2.1. Tiền gởi của khách hàng và các TCTD khác tại Ngân hàng TMCP Á Châu (2) Chỉ tiêu Năm 2005 (triệu VNĐ) Năm 2006 (triệu VNĐ) Năm 2007 (triệu VNĐ) Tiền gởi của các TCTD khác: Tiền gởi không kỳ hạn (thanh toán) Tiền ký quỹ Tiền gởi có kỳ hạn Tiền gởi của các khách hàng: Tiền gởi không kỳ hạn (thanh toán) Tiền gởi có kỳ hạn Tiền gởi tiết kiệm Tiền gởi vốn chuyên dùng Tiền ký quỹ 3. Tỷ trọng tiền gởi không kỳ hạn 1.103.576 13.242 1.090.334 19.984.920 2.608.012 402.610 16.360.429 22.516 591.353 12% 2.733.133 17.895 2.715.238 33.606.013 4.283.482 1.869.963 26.648.920 166.142 637.506 11,8% 6.994.030 25.275 16.056 6.952.699 55.283.104 10.121.064 4.212.542 39.891.744 57.956 999.798 16% (2) Nguồn số liệu: Báo cáo thường niên của NHTMCP Á Châu năm 2005, 2006, 2007 Tiền gởi tiết kiệm vẫn chỉ chung chung cho mọi đối tượng sử dụng, chưa có sự phân biệt dành cho từng loại đối tượng khách hàng khác nhau ( như sinh viên học sinh ), dịch vụ huy động thiếu sự đa dạng về mục đích gởi tiền của khách hàng ( như tiết kiệm an sinh, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm du học, tiết kiệm mua nhà…). Bảng 2.2. Bảng so sánh các hình thức huy động tiền gởi dành cho khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Á Châu và Ngân hàng HSCB (3) NHTMCP Á Châu HSBC (Canada) 1. Bằng VNĐ - Tiền gởi thanh toán - Tiền gởi không kỳ hạn - Tiền gởi có kỳ hạn 2. Bằng USD - Tiền gởi thanh toán - Tiền gởi không kỳ hạn - Tiền gởi có kỳ hạn 3. Sản phẩm thẻ - Thẻ thanh ton và rút tiền nội địa - Thẻ tín dụnng nội địa - Thẻ tín dụng quốc tế 4. Bằng vàng - Tiền gởi có kỳ hạn - Kiểm định – Giữ hộ 5. Tiền gởi tích góp dự thưởng 1. Tiền gởi tiết kiệm ( Saving Account) - Tiết kiệm đầu tư (Investment Savings) - Tiết kiệm thông thường (Regular Savings) - Tiết kiệm ngoại tệ (Foreign Currency) 2.Tiền gởi thanh toán séc (Chequing Account) - Tài khoản trọn gói trực tiếp (Direct Banking Package) - Tài khoản cơ bản (Basic banking) Tài khoản trọn gói thực hiện (Performance Package) - Tài khoản đảm bảo kích hoạt (Performance Activity) - Tài khoản trọn gói chi phí thấp (Peak Performance Package) - Tài khoản cộng thêm (Performance PLUS) - Tài khoản 60 (Performance 60) (3) Nguồn: dữ liệu được lấy từ Website của 2 ngân hàng trên Ở các nước phát triển, mọi giao dịch của khách hàng đều liên quan đến một loại tài khoản thông dụng nhất là tài khoản séc (hay còn gọi là tài khoản tiền gởi thanh toán, tài khoản vãng lai). Bằng tài khỏan này, khách hàng được chi trả lương, sử dụng séc để thanh toán cho người thụ hưởng, sử dụng tài khoản để rút tiền từ ATM, để chuyển tiền thanh toán tiền điện, nước, điện thoại… Phương thức giao dịch và cung cấp dịch vụ huy động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam chủ yếu là tập trung và tiếp xúc trực tiếp, các hình thức giao dịch từ xa, phân phối dịch vụ phân tán dựa trên cơ sở nền tảng công nghệ thông tin và điện tử chưa phổ biến. Các dịch vụ ngân hàng điện tử như home banking, telephone banking … mới bắt đầu được đưa vào sử dụng tại một số ngân hàng nên chất lượng tiện ích và hiệu quả kinh tế chưa cao. Khách hàng vẫn chưa thể sử dụng các phương tiện này để thay thế cho toàn bộ các giao dịch phát sinh như mong muốn. Dịch vụ Internet banking chưa được thực hiện rộng rãi ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam nên khách hàng phải mất nhiều thời gian cho việc đi lại chuyển giao chứng từ, nộp tiền, rút tiền … Chính các tiện ích khi sử dụng dịch vụ tiền gởi thanh toán còn nhiều hạn chế nên lượng tiền mặt vẫn chưa thể giảm được trong lưu thông và chưa thu hút được tất cả các khách hàng sử dụng loại dịch vụ này. Bên dạnh đó các dịch vụ này còn đòi hỏi tính an toàn và bảo mật khá cao nhưng tại các ngân hàng Việt Nam chưa hề có dòng khuyến cáo nào về vấn đề này khi truy cập dịch vụ online banking. Mức độ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp khiến cho tiện ích ngân hàng chưa cao. Hệ thống máy ATM của các ngân hàng chưa kết nối giao dịch, thanh toán chung giữa các Ngân hàng thương mại trong nước hoặc các máy ATM vẫn chỉ sử dụng tập trung đối với loại thẻ nội địa mà chưa có gắn kết với các loại thẻ thanh toán thông dụng khác trên Thế giới. Tính năng của các máy ATM vẫn chưa được phát huy triệt để như dùng để nạp tiền, chuyển tiền, thanh toán tiền điện nước … mà chỉ được sử dụng cho nhu cầu rút tiền mặt là chủ yếu. 2.1.1.2 Cho vay: Nghiệp vụ tín dụng của các ngân hàng chủ yếu dưới hình thức cho vay như cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay mua sắm bất động sản, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay du học… Năm 2007, dư nợ cho vay của hệ thống Ngân hàng đối với nền kinh tế tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006 và mức tăng 31,1% của năm 2005. Biểu đồ 2.2. Tín dụng đối với nền kinh tế (4) (ĐVT: ngàn tỷ đồng) (4) Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước năm 2007. Trong khi đó , các loại hình cấp tín dụng khác vẫn chưa được triển khai phổ biến như: Cho thuê tài chính: chỉ một số ít các ngân hàng đã có Công ty cho thuê tài chính như Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, riêng Ngân hàng Công Thương thì liên kết thành lập Công ty cho thuê tài chính. Cấp tín dụng tâp trung chủ yếu dưới hình thức cho vay đã trở thành một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều rủi ro nhất cho các ngân hàng. Hầu hết tài sản có rủi ro chất lượng thấp nằm ở khối lượng nợ xấu ( tỷ lệ nợ xấu so tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ mức 7,2% năm 2002 xuống còn 2,65% năm 2006 theo tiêu chuẩn phân loại nợ của Việt Nam, nhưng tỷ lệ này sẽ cao hơn, đối với một số ngân hàng có thể lên tới hai con số theo tiêu chuẩn phân loại nợ quốc tế ). Trong khi đó, khả năng trích lập dự phòng rủi ro còn hạn chế một số ngân hàng chưa trích dự phòng rủi ro đầy đủ. 2.1.1.3 Những dịch vụ khác: Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trong hoạt động kinh doanh vốn, ngoại hối ( hoán đổi, kỳ hạn, tương lai, quyền chọn ), dịch vụ đầu tư, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn … chưa được triển khai hoặc đang trong giai đoạn nghiên cứu, thử nghiệm ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam. a/- Dịch vụ bảo hiểm: Dịch vụ bảo hiểm vẫn còn rất mới mẻ đối với thị trường Việt Nam, người dân vẫn chưa quen sử dụng các sản phẩm về bảo hiểm cũng như hiểu hết tính chất quan trọng của nó. Theo quy định tại Luật các Tổ chức tín dụng, các ngân hàng được phép thành lập công ty bảo hiểm độc lập nhưng cho đến nay các Ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia bảo hiểm vẫn ở tư cách là đại lý cho các Công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài hoặc chỉ góp vốn cổ phần ở các Công ty bảo hiểm trong nước. Chỉ mới một số ngân hàng thương mại hợp tác với công ty bảo hiểm để khai thác dịch vụ này nên bước đầu gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc đề nghị khách hàng chấp nhận mua bảo hiểm tại đúng đơn vị bảo hiểm mà ngân hàng hợp tác thay vì được tự do lựa chọn như trước đây. Hơn thế nữa, bản thân cán bộ ngân hàng không đủ thời gian và nghiệp vụ để giải thích những tiện ích của sản phẩm cho người mua bảo hiểm. b/- Dịch vụ đầu tư: Dịch vụ đầu tư còn hết sức mới mẻ đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam, các ngân hàng hiện nay chỉ thực hiện đầu tư cho chính mình như đầu tư kinh doanh chứng khoán nhằm hưởng chênh lệch giá, hùn vốn mua cổ phần vào các công ty cổ phần để hưởng cổ tức … nhưng vẫn chưa cung cấp dịch vụ đầu tư cho khách hàng. Ở các nước phát triển dịch vụ đầu tư đã được các ngân hàng thực hiện từ rất lâu, các ngân hàng cung cấp dịch vụ đầu tư cho khách hàng hay còn gọi là quản lý đầu tư cho khách hàng dưới dạng đầu tư chứng khoán, đầu tư tiền tệ, đầu tư chênh lệch lãi suất, đầu tư cho kế hoạch hưu trí, hay ngay cả đầu tư vào danh mục các công ty ở nước ngoài … nhằm đáp ứng cho mục đích tài chính nào đó của khách hàng trong ngắn hạn và kể cả trong dài hạn. Khi theo đuổi một chính sách đầu tư, ngân hàng nước ngoài luôn xem xét các yêu cầu đặc biệt của từng đối tượng khách hàng. Chính vì thế mà danh mục dịch vụ đầu tư của các ngân hàng nước ngoài thường rất phong phú và đa dạng. c/- Dịch vụ quyền chọn vàng, ngoại tệ: Với năng lực còn nhiều hạn chế nên dịch vụ tư vấn ở hầu hết các Ngân hàng thương mại Việt Nam còn bỏ ngỏ. Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trong hoạt động kinh doanh vốn, ngoại hối đã có nhiều ngân hàng áp dụng như quyền chọn vàng, ngoại tệ… nhưng chưa phát triển mạnh hoặc triển khai mang tính thăm dò và thử nghiệm là chính. 2.1.2 Hạn chế về thị trường: Thị trường dịch vụ ngân hàng phát triển dưới mức tiềm năng, mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội về dịch vụ ngân hàng còn thấp do sự hạn chế về số lượng, chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng. Nhiều dịch vụ ngân hàng quan trọng chưa được triển khai hoặc phát triển chưa đúng mức, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng cá nhân và dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Do tập quán thói quen về sử dụng tiền mặt trong lưu thông mà đại đa số người lao động chưa có thói quen sử dụng tài khoản. Việc chi trả lương vẫn còn thực hiện bằng tiền mặt hay ngay cả thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp vẫn bằng tiền mặt. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Chính phủ chỉ đạo thực hiện chi trả lương cho cán bộ công nhân viên chức thông qua tài khoản, nhưng sau khi lương vào tài khoản, nhân viên lại ồ ạt đến các điểm đặt máy ATM của ngân hàng để rút hết tiền sử dụng trong tiêu dùng của bản thân và gia đình như thanh toán tiền điện, nước, trả nợ vay … thay vì có thể thực hiện bằng phương thức chuyển khoản. Chính vì thế, giao dịch thực tế trên tài khoản không có hoặc có nhưng không đáng kể. Các ngân hàng chưa đáp ứng căn bản nhu cầu về dịch vụ ngân hàng của các nhóm đối tượng khác nhau, trong đó phải kể tới các đối tượng là người có thu nhập thấp, người nghèo và đối tượng không có tài sản bảo đảm rất khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Trong khi đó, một bộ phận người dân có thu nhập cao cũng chưa được thoã mãn về các nhu cầu dịch vụ ngân hàng cao cấp ( ngân hàng điện tử, quản lý tài sản, thanh toán, chuyển tiền quốc tế ). Ngoài ra, các thủ tục giao dịch tại ngân hàng hiện nay còn rườm rà, chưa thuận tiện cho khách hàng, phong cách phục vụ chưa mang tính chuyên nghiệp cao, thiếu sự trân trọng khách hàng ở một số ngân hàng cũng trở thành rào cản hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của một bộ phận khách hàng có nhu cầu chính đáng cũng như có khả năng sử dụng có hiệu quả các dịch vụ ngân hàng. Chính vì vậy, thị trường dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển ở mức độ chưa cao . 2.1.3 Hạn chế về tính cạnh tranh: Tính cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng chưa chuyên nghiệp, phương thức cạnh tranh chủ yếu còn thô sơ hay chỉ chú trọng cạnh tranh về số lượng nhưng thiếu hẳn chất lượng hoạt động như mở rộng mạng lưới, cạnh tranh giá, giảm phí, hay đua nhau tăng lãi suất huy động tiết kiệm để thu hút nguồn tiền gởi. Chưa bao giờ mà các điểm giao dịch của các Ngân hàng thương mại hiện nay lại bùng phát dữ dội như trong thời gian gần đây, điều này dẫn đến sự lãng phí về chi phí và của cải của xã hội. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng tranh nhau tăng lãi suất huy động tiền gởi, điều này đã được Ngân hàng Nhà Nước cảnh báo rất nhiều lần, với lãi suất đầu vào tăng thì lãi suất đầu ra chắc chắn cũng phải tăng theo đã ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng và tác động không tốt đối với nền kinh tế. Vốn của các ngân hàng còn quá nhỏ bé. Cạnh tranh không bình đẳng giữa các ngân hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vẫn tồn tại khá phổ biến do sự phân biệt đối xử giữa các loại hình ngân hàng, giữa các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài ( giới hạn về phạm vi hoạt động, hình thức cung cấp, huy động vốn, hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà Nước ). Chất lượng dịch vụ chậm đổi mới. Sự đơn điệu trong họat động dịch vụ khiến các ngân hàng không tận dụng được lợi thế về mạng lưới, về khách hàng, về kênh phân phối và công nghệ. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa trở nên phổ biến, khiến thị trường dịch vụ ngân hàng thiếu ổn định và dễ xảy ra các cuộc đua tăng lãi suất và cạnh tranh mở rộng mạng lưới một cách lãng phí. Mặt khác, không ít các ngân hàng có chiến lược kinh doanh theo kiểu “ phong trào ”, thiếu sự liên kết, hợp tác đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung. 2.1.4 Hạn chế về tỷ trọng các loại dịch vụ ngân hàng: Tại các ngân hàng nước ngoài, thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, lãi kinh doanh ngoại hối, dịch vụ đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thẻ, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác trừ tín dụng thường chiếm tỷ trọng trên 40% trên tổng thu nhập của ngân hàng. Đối các ngân hàng tại Việt Nam, một số dịch vụ mới ra ._. những bước phát triển mới của thị trường dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam. Đac biệt, hiện nay, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đã được các ngân hàng thương mại quan tâm và tập trung khai thác. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng khẳng định: Các phương tiện thanh toán và dịch vụ thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại đã và đang tạo ra một diện mạo mới cho dịch vụ thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Như vậy, bên cạnh kênh tín dụng truyền thống, kênh dịch vụ cũng đã trở thành một nguồn thu không nhỏ trong cơ cấu lợi nhuận của các ngân hàng. Với định hướng trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hiện đại, ngân hàng thương mại Kỹ Thương Việt Nam ( Techcombank ) đã dành phần lớn ngân sách đầu tư vào trong ứng dụng, tích hợp công nghệ vào lĩnh vực sản phẩm dịch vụ của mình. Tính đến cuối tháng 6, Techcombank đã phát hành gần 500.000 thẻ thanh toán, trong đó gần 80.000 thẻ VISA Debit và VISA Credit. Đồng thời, ngân hàng cũng đẩy mạnh phát triển các sản phẩm liên kết như sản phẩm tiết kiệm tích lũy bảo gia, tiết kiệm giáo dục hay các sản phẩm bảo hiểm hàng hóa, kho vận… Mới đây nhất, ngày 08/08, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín ( Sacombank ) và Citibank đã hợp tác với Cty Prudential Việt Nam triển khai dịch vụ “Thanh toán phí bảo hiểm Prudential Việt Nam” trên hệ thống Sacombank cho các khách hàng, đại lý và nhân viên Prudential tại Việt Nam. Các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, đại lý và nhân viên Prudential có thể thanh toán phí bảo hiểm và thực hiện các giao dịch khác tại các điểm giao dịch của Sacombank mà không phải trả thêm bất kỳ chi phí nào. 3.2.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng Định hướng phát triển một số dịch vụ ngân hàng chủ yếu sẽ bao gồm: định hướng phát triển dịch vụ huy động vốn, phát triển dịch vụ tín dụng và đầu tư, phát triển dịch vụ thanh toán, phát triển dịch vụ ngoại hối và nghiệp vụ đầu tư của các tổ chức tín dụng trên thị trường tài chính, phát triển thị trường ngân hàng và xác định đối tượng phục vụ của hệ thống ngân hàng và cuối cùng là phát triển các dịch vụ khác 3.2.2.1 Định hướng phát triển dịch vụ huy động vốn Mục tiêu trước mắt cũng như về lâu dài, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cần đảm bảo vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội…Mỗi ngân hàng phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển vốn dài hạn phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình, đặc biệt chú trọng khai thác huy động vốn trong dân cư - thị trường đầy tiềm năng. Một số định hướng về phát triển dịch vụ huy động vốn trong dân cư là: Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để huy động tối đa các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư hiện nay đang được tích trữ dưới dạng vàng, các loại ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế đồng thời làm chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng tiền đồng trong tổng nguồn vốn. Cần tiếp tục đưa ra các loại sản phẩm huy động vốn mới có hàm lượng công nghệ cao và mang nhiều tiện ích cho khách hàng như: sản phẩm tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm bảo hiểm, Autobank deposit ( hiện nay đã có ngân hàng Vietcombank triển khai), tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, huy động vốn chi trả tại nhà với mức từ 50 triệu đồng trở lên ( đã có một số ngân hàng cổ phần triển khai )… trong đó chú trọng tới việc giảm chi phí huy động vốn, cải cách các thủ tục giao dịch ngân hàng đảm bảo nhanh, gọn nhưng phải đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tăng cường mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, mở các trung tâm liên hệ giữa ngân hàng với khách hàng để có thể phục vụ các tầng lớp dân cư một cách tốt nhất. Cần đào tạo và xây dựng hệ thống nhân viên ngân hàng thông thạo về nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học, nâng cao mức độ tư vấn của cán bộ ngân hàng đối với khách hàng …để có thể đủ điều kiện làm việc được tốt nhất, tăng cường quảng bá rộng rãi, tập trung tiếp thị, chào bán sản phẩm đối với các khách hàng cá nhân, có các chính sách thưởng đối với các khách hàng truyền thống nhằm khuyến khích, động viên mọi người dân gửi tiền qua ngân hàng thông qua những hình ảnh tốt đẹp của ngân hàng, những dịch vụ tiện ích, phù hợp nhu cầu thiết thực của người dân. 3.2.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ tín dụng trong dân cư: Phát triển rộng rãi dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong đó chú trọng phát triển các dịch vụ tín dụng tiêu dùng như cho vay thế chấp nhà, cho vay tín chấp, cho vay trả góp, cho vay thấu chi qua thẻ tín dụng, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm…Cần có một chính sách khách hàng nhất quán để có thể quản lý tập trung và phân đoạn khách hàng theo từng mạng lưới chi nhánh; Phát triển các sản phẩm tín dụng mới dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại như: tài khoản cá nhân kết hợp với các dịch vụ gia tăng như trả lương, thẻ, sao kê, trả các hoá đơn dịch vụ; các sản phẩm đầu tư, quản lý tài sản, tài khoản đầu tư tự động, quản lý vốn tập trung, phát triển các tiện ích mới của thẻ ATM , phát triển các dịch vụ cho vay bảo lãnh, các sản phẩm cho vay cầm cố, thế chấp. Tiếp tục mở rộng tín dụng và tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay thuộc mọi thành phần kinh tế đặc biệt cho đối tượng là các tầng lớp dân cư, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng trên nguyên tắc thị trường. Xoá bỏ bao cấp tín dụng, từng bước thu hẹp đối tượng vay vốn ưu đãi, tách bạch một cách rõ ràng tín dụng chính sách và tín dụng thị trường. Bảo đảm để đa số các khoản vay được thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính chứ không phải từ các quyết định mang tính chính trị kể cả các khoản cho vay đối với khu vực tư nhân để bảo đảm tính hợp lý và khả năng thanh toán của hệ thống tài chính vì lợi ích lâu dài của toàn bộ nền kinh tế. Đa dạng hoá các dịch vụ tín dụng dành cho các doanh nghiệp và dân cư, tạo cơ hội cho mọi tổ chức cá nhân có nhu cầu vay vốn, làm ăn hợp pháp và có đủ điều kiện trả nợ ngân hàng đều được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng một cách thuận lợi. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai các chương trình tín dụng dành cho khu vực kinh tế tư nhân. Các tổ chức tín dụng mở rộng kinh doanh đến mọi đối tượng, đặc biệt chú trọng tới khu vực nông nghiệp và nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để các tầng lớp dân cư có điều kiện tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng. Đồng thời các tổ chức tín dụng phải nghiêm túc tuân thủ tuyệt đối các giới hạn về an toàn hoạt động ngân hàng. Đổi mới cơ chế, chính sách tín dụng, thủ tục cấp tín dụng theo hướng đơn giản, thuận tiện, phù hợp với đặc điểm kinh doanh và nhóm khách hàng của tổ chức tín dụng. Những qui định và thủ tục rõ ràng, đơn giản hơn cũng sẽ làm giảm đi những chi phí giao dịch, tránh được tâm lý e ngại của khách hàng khi vay vốn. 3.2.2.3 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở hệ thống công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán ngân hàng hiện đại, an toàn, tin cậy, hiệu quả, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nâng cao các tiện ích thanh toán qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt là các tầng lớp dân cư sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng nhằm giảm thiểu lưu thông tiền mặt. Ngành Ngân hàng phải sớm hình thành Trung tâm thanh toán quốc gia để nhất thể hoá phương tiện thanh toán điện tử qua Ngân hàng - Tăng cường sự liên kết và hợp tác của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán, đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất để trung tâm này sớm thực sự trở thành trung tâm kết nối thanh toán giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với cá nhân, giữa cá nhân với nhau và giữa ngân hàng với ngân hàng. Đồng thời, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ cần phải được tăng nhiều hơn nữa để đảm bảo cho các chủ thẻ có thể dùng thẻ của mình thanh toán ở tất cả các trung tâm thương mại, nhà hàng, siêu thị…bằng cách có sự kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ, hàng hoá tiêu dùng trong xã hội. Các ngân hàng cần thường xuyên xem xét và điều chỉnh các quy định liên quan đến các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để luôn phù hợp với điều kiện thực tế, làm cho khách hàng cảm thấy thực sự tiện lợi và an toàn khi sử dụng các phương tiện đó. Các ngân hàng cũng phải có những phương án cụ thể để ứng phó với những trường hợp khẩn cấp, tạo niềm tin cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Phải có các biện pháp an toàn mạng, đảm bảo bí mật cá nhân trong giao dịch điện tử. Có chế độ an ninh hữu hiệu chống sự xâm nhập của các hacker để đảm bảo việc sử dụng các phương tiện thanh qua các giao dịch điện tử. Tuyên truyền về các tiện ích trong thanh toán không dùng tiền mặt cho các tầng lớp dân cư; Cần lập kế hoạch cùng với các tổ chức khác trong việc hỗ trợ, nâng cao trình độ dân trí nhằm tạo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng trên thị trường. Mặc dù để thay đổi thói quen cũ của người dân, giúp họ tự giác tiếp cận với dịch vụ hiện đại không phải dễ dàng nhưng khách hàng dù là cá nhân hay doanh nghiệp sẽ đón nhận các dịch vụ thanh toán không bằng tiền mặt như chuyển tiền, chi trả, hỗ trợ tư vấn…khi họ thực sự thấy được lợi ích của những hoạt động này mang lại tiêu chí như rẻ, nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi. 3.2.2.4 Định hướng phát triển dịch vụ ngoại hối: Tập trung tối đa các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để đáp ứng tốt nhất các nhu cầu chi tiêu ngoại tệ hợp lý của các doanh nghiệp và cá nhân, đồng thời kiểm soát một cách có hiệu quả chu chuyển ngoại tệ trong nền kinh tế để góp phần giảm bớt tình trạng đô la hoá. Bảo đảm quyền sở hữu, mua, bán và sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân theo quy định của pháp luật. Tiếp tục tạo điều kiện khuyến khích tối đa luồng tiền kiều hối chuyển về nước. Đa dạng hoá các hình thức huy động kiều hối chuyển về như qua ngân hàng, qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân…;đẩy mạnh quan hệ hợp tác với nước ngoài, nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng như chuyển nhanh, chuyển trả trực tiếp, giảm phí chuyển tiền, đơn giản hoá các thủ tục nhận tiền, mạng lưới chi trả phát triển rộng khắp; Song song với quá trình tăng cường các tiện ích trong quản lý ngoại hối, cần hạn chế, tiến tới xoá bỏ tín dụng ngoại tệ, trước mắt là tín dụng ngoại tệ ngắn hạn. Về mặt dài hạn để chống tình trạng đôla hoá, cần thực hiện chính sách kiều hối cho phép người thụ hưởng nhận bằng ngoại tệ nhưng chỉ được rút ra bằng tiền đồng đi kèm chính sách tỷ giá hợp lý khuyến khích người thụ hưởng bán cho hệ thống ngân hàng thông qua chế độ tỷ giá linh hoạt. Bên cạnh đó chính sách tiết kiệm ngoại tệ cũng phải thống nhất chỉ cho phép người gửi tiết kiệm ngoại tệ tại ngân hàng, số ngoại tệ trên tài khoản được phép chi tiêu ở nước ngoài hoặc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng để bảo toàn vốn nhưng khi rút ra để chi tiêu trong nước chỉ thực hiện bằng tiền đồng với tỷ giá hợp lý, khuyến khích khách hàng bán cho ngân hàng. 3.2.2.5 Định hướng phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng khác: Phát triển các dịch vụ tài chính phi ngân hàng ( kinh doanh bảo hiểm; kinh doanh chứng khoán - môi giới; tự doanh; bảo lãnh phát hành; cho vay; quản lý tiền mặt; quản lý danh mục đầu tư; tư vấn tài chính và đầu tư, lưu ký; bảo quản tài sản; dịch vụ quản lý tài sản theo uỷ quyền của khách hàng; kinh doanh vàng…) và coi đây là các dịch vụ bổ trợ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam nhằm đa dạng hoá cơ cấu nguồn thu, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, mở rộng cơ sở khách hàng góp phần nâng cao khả năng chuyển đổi, phòng ngừa rủi ro, tăng thu nhập cho ngân hàng. Phát triển hệ thống dịch vụ ngân hàng đa dạng gắn kết với các dịch vụ tài chính phi ngân hàng; hình thành nên hệ thống dịch vụ ngân hàng trọn gói, đa dạng đáp ứng nhu cầu của xã hội về dịch vụ tài chính để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tiết kiệm và đầu tư có hiệu quả các tài sản tiết kiệm trên cơ sở mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ tài chính, ngân hàng và cơ hội kinh doanh. Thậm chí phát triển dịch vụ kinh doanh hộ khách hàng trên cơ sở thoả thuận với chủ tài khoản ngoại tệ của khách hàng tại Ngân hàng. Tóm lại, thị trường tài chính Việt Nam đã đang và sẽ ngày càng phát triển cả về qui mô, hình thức, chất lượng và cấu trúc tham gia thị trường. Theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam đang và sẽ thực hiện đối xử công bằng giữa các tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài về các dịch vụ ngân hàng theo hướng loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước; Hoàn thiện các loại hình tổ chức tín dụng, phương thức và hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng có hiệu quả để bảo đảm khả năng tiếp cận của các thành phần khách hàng đến với dịch vụ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên có khả năng tạo ra tăng trưởng và năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư là một bộ phận cấu thành trong yếu trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung nhằm cải thiện rõ rệt nền văn minh ngân hàng ở Việt Nam và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hoá, dịch vụ đời sống trong xã hội với các dịch vụ ngân hàng. 3.2.3 Đề xuất giải pháp “ Phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam” : Như trên đã noi, trong thị trường dịch vụ ngân hàng đầy sôi động và cạnh tranh như hiện nay thì Chất lượng - Tiện ích - Tính đa dạng sản phẩm - Mạng lưới phân phối rộng khắp là điều mà khách hàng đòi hỏi ở dịch vụ Ngân hàng nhiều hơn là giá cả dịch vụ. Bởi vậy, những đề xuất dưới đây thiết tưởng vừa là giải pháp cụ thể vừa là những vấn đề thực tiễn cấp thiết, cần nghiên cứu triển khai ngay mới mong khẳng định và phát triển thị phần dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam khi mà cuộc chạy đua dịch vụ đang bước vào giai đoạn bứt phá quyết liệt. - Một là phải nhận thức về sự sống còn và ưu thế của dịch vụ ngân hàng trong xu thế phát triển nền kinh tế dịch vụ cũng như cánh cửa hội nhập, so với kinh doanh tín dụng, dịch vụ có những ưu thế quá rõ như: ít rủi ro, tính an toàn cao hơn, chi phí đầu tư chủ yếu là đầu tư dài hạn cho thiết bị, công nghệ, ít chi phí trực tiếp, tỷ suất phí dịch vụ bình quân bằng hoặc cao hơn lãi suất cho vay, phí dịch vụ hầu như thu ngay. - Hai là trong phát triển dịch vụ, không thụ động ngồi chờ khách hàng đến, mà phải chủ động đến với khách hàng, tạo ra nhu cầu dịch vụ để thu hút khách hàng. Khắc phục ngay tình trạng nhiều văn bản hướng dẫn triển khai dịch vụ của ngân hàng đã ban hành đủ nhưng ngân hàng chỉ triển khai cầm chừng hoặc lãng quên; khảo sát thị trường, triển khai các biện pháp, kế hoạch cụ thể, sát hợp thực tế, đồng thời thông qua thực tiễn mà hoàn thiện những mặt tồn tại. Từ hai nhận thức trên, xin được đưa ra những giải pháp cụ thể: 3.2.3.1 Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam: a/- Giải php “ Bổ sung chỉ tiêu định lượng trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch”: Trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, cần nghiên cứu bổ sung thêm các chỉ tiêu định lượng về một số sản phẩm dịch vụ cơ bản như: Doanh số các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, số lượng phát hành thẻ ATM, thẻ tín dụng quốc tế ... - Nhanh chóng đúc kết thực tiễn, kinh nghiệm tại các đơn vị đã triển khai tốt từng sản phẩm, dịch vụ để hoàn thiện thành quy trình, sau đó có thể cho triển khai thí điểm tại một số nơi rồi nhân ra toàn hệ thong. - Tại Sở giao dịch, chi nhánh ngân hàng thương mại cấp I, cần có ngay mô hình tổ công tác phát triển sản phẩm dịch vụ, thị trường. Nhiệm vụ của họ là khảo sát, nghiên cứu thị trường, marketing, quảng bá, tìm kiếm nhu cầu khách hàng và đưa sản phẩm dịch vụ đến khách hàng, nhất là dịch vụ mới, dịch vụ ngân hàng cá nhân. Đồng thời qua thực tiễn, có đúc kết, phản anh với lãnh đạo đơn vị, về tín hiệu thị trường, đánh giá của khách hàng đối với dịch vụ ngân hàng để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện chất lượng dịch vụ. Điều này là vô cùng quan trọng bởi muốn đạt hiệu quả trong phát triển sản phẩm dịch vụ nhất thiết phải có đội ngũ tiếp thị, đưa sản phẩm đến khách hàng bằng “mắt thấy, tai nghe, tay sờ và có thực tế kiểm nghiệm”. - Xây dựng đội ngũ cán bộ tín dụng thực sự là “ đại sứ thiện chí ” của ngân hàng thương mại, giới thiệu đến khách hàng và khai thác khép kín tất cả các sản phẩm dịch vu của ngân hàng thương mại. - Về các sản phẩm cụ thể, xin đề nghị ngân hàng thương mại Việt Nam sớm hoàn chỉnh các tiện ích dịch vụ, quy trình công nghệ, quy trình nghiệp vụ liên quan và triển khai đồng bộ đến mạng lưới điểm giao dịch đủ điều kiện tại ngân hàng thương mại. Trước mắt cần tập trung triển khai một số dịch vụ Ngân hàng đang có sức hút mạnh để chiếm lĩnh thị phần như: + Dịch vụ thẻ ATM: Khai thác tất cả các lợi thể tiện ích của thẻ C, S, G - card về các ưu điểm: không phí thường niên, giảm hầu hết phí giao dịch tại máy ATM, trả tiền dịch vụ cung ứng qua thẻ, các chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng đi kèm. Đặc biệt khai thác ưu thế công nghiệp thẻ chip. Sử dụng triệt để các phương thức khuyến mãi, tạo giá trị gia tăng để khai thác khách hàng tập thể tại các trường học, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức..., phát triển mạnh dịch vụ trả lương qua ATM. Đi đôi với tăng lượng máy ATM, soát xét lại từng vị trí đặt máy bảo đảm các yêu cầu hiệu quả như: thuận tiện cho khách, có sức thu hút, tăng tối đa thời gian giao dịch, bảo đảm an toàn, trang trí maquette đẹp, thống nhất đặc trưng thương hiệu thẻ của đơn vị và khai thác triệt để khả năng quảng cáo hình ảnh thương hiệu trên màn hình chờ của máy. Chọn đối tác ngân hàng thương mại tiềm năng tiềm năng, sớm hoàn thiện các giải pháp kỹ thuật, nghiệp vụ để tích hợp hệ thống thanh toán thẻ Banknet. Nếu xét thấy thời gian gia nhập Banknet còn lâu thì có thể nghiên cứu giải pháp tích hợp thanh toán với 1, 2 ngân hàng thương mại có thị phần thẻ tiềm năng. + Dịch vụ ngoại hối và thẻ tín dụng quốc tế: Củng cố bàn đổi ngoại tệ trưc tiếp tại các chi nhánh ngân hàng thương mại cấp II, phòng giao dịch. ngân hàng căn cứ tỷ giá thông báo đầu ngày của Hội sở để yết giá mua, bán từng loại ngoại tệ hợp lý, có tính cạnh tranh trên địa bàn nhằm thu hút khách hàng giao dịch ngoại tệ cả tiền mat lẫn chuyển khoản. Các quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch đủ điều kiện nên kết hợp tổ chức bàn đổi ngoại tệ. Trong mô hình INCAS toàn hệ thống sau này cần nghiên cứu mô hình Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân, tổ chức đủ các dịch vụ Ngân hàng cá nhân khép kín như: trương mục tiết kiệm, đổi ngoại tệ, séc du lịch, phát hành và thanh toán các loại thẻ, dịch vụ Ngân hàng về du học, chuyển và chi trả kiều hối, mua bán, cất giữ giấy tờ có giá, đại lý chứng khoán, ...; Phát triển mạng lưới bàn đổi ngoại tệ đại lý, đại lý chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế. + Dịch vụ Ngân hàng về du học: Nghiên cứu, tổng kết mô hình dịch vụ du học khép kín tại Sở giao dịch II ngân hàng Công thương Việt Nam từ nghiệp vụ cho vay, phát hành thư bảo lãnh đến nghiệp vụ chuyển tiền học phí ra nước ngoài, các dịch vụ hỗ trợ dịch thuật..., từ đó triển khai thành quy trình nghiệp vụ chung trong toàn hệ thống. + Dịch vụ kiều hối: Khai thác các ngân hàng đại lý nước ngoài để thu hút nguồn kiều hối chuyển về qua Hội sở. Kết hợp các chính sách phí, tỷ giá, khuyến mại, chăm sóc khách hàng hữu hiệu để thu hút khách hàng. b/- Giải pháp “ Về công tác marketing, chăm sóc khách hàng” : Bên cạnh việc nâng cao chất và lượng của sản phẩm dịch vụ, ngân hàng thương mại Việt Nam cần coi trọng hoạt động marketing bằng nhiều hình thức như tuyên truyền, quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng, tăng cường hoạt động khuyến khích tài trợ... để quảng bá thương hiệu, khai thác khách hàng hiện hữu và tiềm năng. Thiết nghĩ các hoạt động trên mang lại những giá trị gia tăng tương lai vô hình can tiếp tục phát huy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. - Chủ động xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển thương hiệu và xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng văn minh – hiện đại, bằng cách đẩy mạnh các hoạt động marketing, tuyên truyền, quảng cáo dịch vụ ngân hàng trên thị trường đến khách hàng .  c/- Giải php “ Phát triển về công nghệ ngân hàng” : Đây là yêu cầu cơ bản trong việc phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng của hệ thống ngân hàng thương mại. Việc ứng dụng công nghệ mới trong ngành ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có điều kiện phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng. Các ngân hàng thương mại cần phải:  - Tăng cường liên doanh, liên kết và hợp tác giữa các ngân hàng với nhau và giữa ngân hàng các tổ chức kinh tế khác trong và ngoài nước nhằm tranh thủ sự hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.  - Hiện đại hóa đồng bộ hạ tầng kỹ thuật công nghệ trên phạm vi toàn hệ thống ngân hàng và ngay trong từng tổ chức tín dụng. Thực hiện các giao dịch liên chi nhánh trong toàn hệ thống một cách nhanh chóng, không còn sự khác biệt về cách thức, tốc độ xử lý giữa giao dịch nội bộ và giao dịch liên chi nhánh.   - Phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử ( internet banking, home banking, mobile banking,…, ) các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo hướng giao dịch tự động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả.   d/- Giải pháp “ Tăng cường năng lực hoạt động và tài chính của các ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng”: Các ngân hàng thương mại Việt Nam và các tổ chức tín dụng cần thiết phải xây dựng đề án tăng cường năng lực tài chính và xem đây là giải pháp giúp cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho việc phát triển các loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại. Tăng cường năng lực hoạt động tài chính có thể thực hiện theo hướng:  - Tăng vốn tự có bằng các hình thức huy động từ thị trường qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Nhà nước bổ sung vốn, lợi nhuận để lại, nâng cao chất lượng tài sản có,… Việc tăng vốn tự có sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới .  - Đẩy mạnh cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhằm giúp cho các ngân hàng sử dụng có hiệu quả hơn nguồn vốn và làm tăng thêm tiềm lực tài chính cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh.  - Xử lý nợ xấu theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, giảm nợ xấu phải gắn liền với việc xây dựng cơ chế kiểm soát, giám sát hữu hiệu chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại .   - Thực hiện tốt việc phối hợp, liên kết giữa các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng với nhau trong quá trình phát triển các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp cho các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạn chế được sự lãng phí và kém hiệu quả trong quá trình ứng dụng phát triển công nghệ hiện đại .  e/- Giải pháp “ Phát triển nguồn nhân lực”: Các giải pháp nói trên có được thực hiện tốt hay không là do con người, do vậy bên cạnh việc tăng vốn tự có bằng các hình thức huy động từ thị trường qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, Nhà nước bổ sung vốn, lợi nhuận để lại, đầu tư hiện đại hóa công nghệ, các ngân hàng thương mại cũng cần thiết hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thu hút nhân tài, cán bộ nghiệp vụ và cán bộ quản lý có trình độ cao đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong xu thế hội nhập thông qua xây dựng hệ thống khuyến khích và chế độ quản lý lao động phù hợp.  Để nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực, các ngân hàng có chiến lược chủ động đào tạo và đào tạo lại các nội dung về nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ ngân hàng có thể tiếp cận được công nghệ mới, quan tâm đến môi trường làm việc của cán bộ cũng như các chế độ đãi ngộ về vật chất và tinh thần cho nhân viên. 3.2.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tuy nhiên, để chiến lược phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng thực hiện có hiệu quả góp phần vào sự phát triển nền kinh tế xã hội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần giúp đỡ, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng phát triển các dịch vụ mới. Tóm lại, ở chương III luận văn đi sâu vào nghiên cứu khuynh hướng phát triển của hệ thống dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam và qua đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. KẾT LUẬN Dịch vụ là hướng phát triển chiến lược của các tập đoàn toàn cầu. Xu hướng này hình thành nên một nền kinh tế dịch vụ tại các nước phát triển và tại các nước đang phát triển như ở Việt Nam. Hơn nữa, dịch vụ luôn gắn liền với nhu cầu của con người mà nhu cầu của con người là vô hạn. Vì vậy, khả năng phát triển dịch vụ rất to lớn, phạm vi cho các doanh nghiệp khai thác và phát triển dịch vụ là vô tận. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy dịch vụ khách hàng hoàn hảo đã và đang trở thành vũ khí cạnh tranh mang tính chiến lược cho các doanh nghiệp. Do đó, các ngân hàng đang chạy đua nhau về chất lượng dịch vụ cả về quy mô phát triển, tiềm lực về vốn, bề rộng hệ thống mạng lưới, cũng như chiều sâu công nghệ. Với một ngân hàng hiện đại thì việc cung cấp kịp thời các dịch vụ tiện ích, đa dạng là điều kiện cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động. Các dịch vụ đó có thể chia làm hai nhóm: các dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các dịch vụ ngân hàng truyền thống có quá trình hình thành và phát triển lâu dài như cho vay thương mại, huy động vốn, chiết khấu thương phiếu, bảo quản vật có giá, tài trợ các hoạt động của Chính phủ, cung cấp các dịch vụ uỷ thác,… Các dịch vụ ngân hàng hiện đại thường là các dịch vụ gắn liền với sự phát triển, tiến bộ của công nghệ hiện đại như các dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng trực tuyến, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, các dịch vụ tư vấn và môi giới tài chính, bảo hiểm… Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại không hoàn toàn là sự thay thế các sản phẩm truyền thống mà nó mang tính kế thừa, thậm chí là sự nâng cấp của các sản phẩm truyền thống. Với các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại thì những quan hệ giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng ngày càng thu hẹp lại và thay thế vào đó là các giao dịch ngân hàng tại nhà ( Home Banking ), ngân hàng qua Internet ( Internet Banking ), ngân hàng qua điện thoại ( Phone / Mobile Banking )... Trong một nền kinh tế năng động, một xã hội phát triển và thịnh vượng thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam có thể thấy các nhu cầu này chưa nhiều, song trong định hướng lâu dài thì nhu cầu này sẽ không ngừng tăng lên theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, doanh số và lợi nhuận của mảng hoạt động này sẽ dần chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Đến năm 2010, thực hiện mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ ngân hàng; loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước, các giới hạn hoạt động ngân hàng ( qui mô, tổng số dịch vụ ngân hàng được phép...) đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài, thực hiện đối xử công bằng giữa tổ chức tín dụng trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài; giữa các tổ chức tín dụng nước ngoài với nhau theo các nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, đối xử quốc gia và các nguyên tắc khác trong Thoả thuận GATS / WTO và các thoả thuận quốc tế khác không mâu thuẫn với thoả thuận GATS / WTO. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các ngân hàng thương mại Việt Nam và chủ động hội nhập quốc tế có hiệu quả, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp mà trước hết là tiếp tục hoàn thiện văn bản pháp lý cho sự phát triển của thị trường dịch vụ ngân hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng là vấn đề sống còn trong cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính. Để nâng cao chất lượng dịch vụ tài chính các doanh nghiệp cần chú trọng các biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình; hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Vấn đề tiếp theo là cần phải nâng cao tiềm lực tài chính và sức cạnh tranh của các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng. Cụ thể, cần thực hiện các biện pháp để lành mạnh hoá tình hình tài chính của các tổ chức cung cấp dịch vụ ngân hàng, phát triển các chủ thể cung cấp dịch vụ ngân hàng trong các lĩnh vực dịch vụ mới dưới hình thức công ty cổ phần, công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện... Giải pháp cuối cùng là chủ động hội nhập thị trường ngân hàng khu vực và thế giới. Thị trường tài chính Việt Nam đã đang và sẽ ngày càng phát triển cả về qui mô, hình thức, chất lượng và cấu trúc tham gia thị trường. Theo lộ trình gia nhập WTO, Việt Nam đang và sẽ thực hiện đối xử công bằng giữa các tổ chức tín dụng trong nước và các tổ chức tín dụng ngoài nước về các dịch vụ ngân hàng theo hướng loại bỏ căn bản các hạn chế tiếp cận thị trường dịch vụ ngân hàng trong nước. Hoàn thiện các loại hình tổ chức tín dụng, phương thức và hình thức cung cấp dịch vụ ngân hàng có hiệu quả để bảo đảm khả năng tiếp cận của các thaành phần khách hàng đến với dịch vụ ngân hàng, đồng thời hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, đối tượng ưu tiên có khả năng tạo ra tăng trưởng và năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế. Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư là một bộ phận cấu thành trọng yếu trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung nhằm cải thiện rõ rệt nền văn minh ngân hàng ở Việt Nam và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường hàng hoá, dịch vụ đời sống trong xã hội với các dịch vụ ngân hàng. Đối với dịch vụ ngân hàng tài chính, các ngân hàng Việt Nam đã và đang củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ, sử dụng chất lượng dịch vụ như một công cụ cạnh tranh hữu hiệu từ đó hình thành nên nền tảng phát triển vững chắc, vững bước đi lên đáp ứng những yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới./. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA0570.doc
Tài liệu liên quan