P.hướng H.động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng trong H.động thăm dò & khai thác dầu khí..

Phần I lí luận chung về bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí Đặc điểm của ngành dầu khí Dầu khí là một nguồn tài nguyên quý hiếm, đã được phát hiện từ cách đây hơn 130 năm, tuy rằng dầu khí là nguồn năng lượng được phát hiện sau rất lâu so với năng lượng than song nó đã sớm khẳng định vị trí cũng như tần quan trọng hơn hẳn của mình so với các nguồn năng lượng đã được phát hiện trước đây. Càng ngày khoa học công nghệ càng phát triển và vai trò của dầu khí càn

doc72 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu P.hướng H.động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng trong H.động thăm dò & khai thác dầu khí.., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g không thể thiếu trong các quá trình sản xuất, chế biến,… Đặc biệt là cho tới nay dầu khí đang giữ vị trí then chốt đối với công nghiệp hàng không vũ trụ. Ngoài sản phẩm dầu khí được chế biến từ dầu thô, các chế phẩm khác của dầu khí cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng không thể thiếu trong một số lãnh vực mấu chốt như :Giao thông vận tải, công nghiệp chế tạo, công nghiệp sản xuất,… và một số ngành nghề quan trọng khác. Ngành dầu khí Việt Nam là một ngành công nghiệp còn rất mới mẻ vì Việt Nam mới chỉ được xếp vào danh sách 44 quốc gia trên thế giới có dầu lửa cách đây không lâu. Dâu khí được tìm thấy ở thềm lục địa nước ta vào năm 1986 và cho đến nay sản lượng khai thác hàng năm đạt khoảng 10 tỉ tấn dầu thô và hàng tỉ m3 khí đóng góp một phần không nhỏ vào việc làm tăng GDP và thu ngoại tệ về cho đất nước. Dâu khí là nguồn tài nguyên quý giá đó là điều không thể phủ nhận được, song để có được sản phẩm này cũng không phải là dễ dàng. Bởi vì dầu khí là nguồn tài nguyên nằm sâu trong lòng đất mà phần lớn là nằm dưới lòng đại dương do vậy việc tìm kiếm và khai thác gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém, không những nó đòi hỏi công nghệ hiện đại mà nhiều khi xác suất rủi ro xảy ra rất lớn thậm trí còn mang tính thảm họa. Để khai thác được dầu khí phải trải qua các công đoạn hết sức phức tạp: Dâu khí là ngành có nhu cầu về vốn rất lớn, một dự án dầu khí hoàn chỉnh trung bình cần 300 – 400triệu USD. Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, mỗi dự án trên phạm vi 1 –2lô đã được vạch định thì chi phí đã lên tới 45 – 50 triệu USD cho thời gian 3 – 5 năm, tất nhiên đây mới chỉ là chi phí cho một trong nhiều thời kì của một dự án hoàn chỉnh và nếu phát hiện ra dầu khí thì giai đoạn khai thác tiếp theo sẽ kéo ít nhất là 20 năm. Nếu ngược lại không tìm thấy dầu khí hoặc lượng không đáng kể cho khai thác (Tức là chi phí cho khai thác lớn rất nhiều so với sản phẩm khai thác được) thì coi như toàn bộ quá trình thăm dò và khai thác bị thất bại. Điều này đồng nghĩa với việc mất trắng các chi phí đã bỏ ra để tìm kiếm và thăm dò và còn nhiều chi phí khác có liên quan. Sang giai đoan khai thác, lượng vốn đầu tư cũng đòi hỏi rất lớn. Hầu hết các mỏ của chúng ta đều nằm xa bờ nên việc vận chuyển dầu khí vào bờ là rất khó khăn. Để làm được việc này,chúng ta cần có hệ thống chuyên dụng để thu gom và vận chuyển dầu và khí với các phương tiện kĩ thuật hiện đại như giàn nén trung tâm và có một đội tàu với số lượng và công suất lớn 15 chiếc từ 400 – 8000 mã lực và một đường ống phục vụ việc vận chuyển này.Một dự án xây dựng công trình đường ống dẫn khí và sử dụng khí từ mỏ vào đất liền cần một lượng vốn đầu tư tối thiểu là 400 triệu USD. Không những vậy, do vị trí của các giếng dầu thường nằm dưới lòng đất, phần dưới nằm trong lòng đại dương cho nên những chấn động của trái đất, thiên tai, lũ lụt, sóng thần,… Có ảnh hưởng tới các mỏ dầu khí này, nó bao gồm cả con người, tài sản, trách nhiệm dân sự,… Đồng thời “dầu khí là ngành công nghiệp được chính trị hoá cao độ nhất” nhiều sự kiện chính trị lớn xảy ra trên thế giới đã chứng minh nhận định trên. Chứng minh rõ ràng nhất là khu vực Trung Đông. Đây là đất nước của những “ông vua dầu lửa” , có tác động rất lớn đối với thế giới. Chỉ tính riêng năm 1970 khi khủng hoảng dầu lửa xảy ra, nhiều nước không nhữngđã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng mà còn rơi vào tình trạng bất ổn chính trị. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, gây thiệt hại lớn cho hầu hết các nước trên thế giới. Qua phân tích trên ta thấy bên cạnh những đóng góp quy báu của ngành dầu khí, một nguồn tài nguyên quý giá mà thiên nhiên ban tặng, còn tiềm ẩn những rủi ro đối với tài sản, con người, trách nhiệm,… mà mỗi một rủi ro đó đều đòi hỏi một chi phí rất lớn thậm chí nhiều khi lên tới hàng tỉ USD. Đồng thời đối với công việc khó khăn và đòi hỏi kĩ thuật cao và nguy hiểm này nếu không có sự đảm bảo thì liệu có ai dám làm công việc này không ? Vì vậy trong các quá trình hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí đòi hỏi phải có một sự đảm bảo chắc chắn và đó chính là sự bảo vệ của bảo hiểm. Như ta đã biết bảo hiểm có nguồn gốc từ rất xa xưa trong lịch sử văn minh nhân loại mà thậm chí cho tới hiện giờ người ta vẫn chưa xác định được chính xác bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ. Chúng ta dễ dàng có thể tìm được phế tích của những ngôi nhà, tác phẩm nghệ thuật hoặc những dấu tích còn sót lại của các nền văn minh xưa kia, tuy nhiên việc tái hợp một cách chính xác cách thức mà những người thị dân đầu tiên đã sử dụng để tổ chức các dịch vụ trong nền kinh tế lại là một điều khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên trong số những dấu tích vật chất gây ấn tượng của văn minh thời Tiền sử, thời Cổ đại, thời Trung cổ, thời Cận đại. Có các kho lúa nơi mọi người dự trữ lương thực để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Kinh nghiệm cho thấy rằng đôi khi cũng xảy ra mất mùa hoặc quân xâm lược ngăn cản người dân ở một số thành phố thu hoạch ở một số vùng xung quanh. Mặc dù mỗi hộ gia đình có thể tự dự trữ dự phòng cho những trường hợp xấu trên. Tuy nhiên, những thị đã sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung hoặc theo từng cộng đồng có hiệu quả hơn. Mỗi người có khả năng sẽ phải đóng góp vào khoản thuế nhỏ trong những năm được mùa, khi giá lương thực xuống thấp. Người ta thực hiện việc thu mua lương thực có thể dự trữ chủ yếu là lúa mì. Nông dân thấy hài lòng do họ có thể bán nhiều hơn (Với giá cao hơn) so với khi cơ quan thuế không thực hiện việc thu mua lương thực trên thị trường. Khi gặp mất mùa, hoặc khi thành phố bị vây hãm cơ quan thuế sẽ xuất ra lương thực dự trữ để nuôi sống cư dân thành phố. Vì vậy ý tưởng hình thành một quỹ chung (trong trường hợp này là quỹ lương thực) đã xuất hiện trong tiềm thức con người. ý tưởng này tỏ ra rất phù hợp đặc biệt là cùng với sự xuất hiện của khái niệm rủi ro. Để xác định chính xác sự ra đời của bảo hiểm là rất khó. Đến nay chưa ai khẳng định nó ra đời khi nào. Tuy nhiên nói đến sự xuất hiện của bảo hiểm căn cứ vào hai thời điểm sau: Thời kì nguyên thuỷ, các bộ lạc đi săn bắn hái lượm người ta luôn tích trữ những khoản ngũ cốc và con thú phòng khi trời mưa bão để có cái để sinh sống. Đầu thời kì chiếm hữu nô lệ, các thương nhân Trung Quốc và ấnĐộ là những người đi làm ăn buôn bán trên thế giới, sản phẩm chính là hàng tơ lụa. Do điều kiện đi lại khó khăn phần lớn bằng tàu thuyền do vậy nhiều thương nhân bị tổn thất làm khánh kiệt tài sản. Số này diễn ra thường xuyên và họ đã nghĩ ra cách để khắc phục khó khăn này là chia hàng hoá ra làm nhiều phần và ai cũng làm như vậy, vì vậy mỗi con thuyền, tàu chở hàng hoá của nhiểu người thương nhân khác nhau. Nếu không may gặp rủi ro thì họ chỉ mất một phần trong số đó. Những hiện tượng trên là mầm mống của bảo hiểm, tự bảo hiểm. Tuy vậy do nền kinh tế xã hội của mỗi nước ngày càng phát triển dẫn đến giao lưu thương mại giữa các nước ngày càng tăng, nhu cầu về bảo hiểm ngày càng rõ. Vì vậy vào thế kỉ 13 hợp đồng bảo hiểm ra đời đầu tiên ở nước ý . Tiếp đến là những hợp đồng bảo hiểm ra đời ở Anh, Đức, ý, Mỹ. Đặc biệt vào năm 1666 một vụ cháy lớn ở Anh được ghi vào lịch sử của thế giới đã thiêu trụi hầu như một phần Luân Đôn. Hơn 13000 ngôi nhà bị cháy, 87 nhà thờ bị thiêu trụi và sau đó một năm công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời. Ngành bảo hiểm hàng hải và bảo hiểm nhân thọ ra đời trước đấy. Đặc biệt là 1876 công ty bảo hiểm Lloy’d đã ra đời và đến nay nó trở thành một thị trường trên toàn thế giới. Cuối thế kỉ 19 đầu thể kỉ 20 ngành bảo hiểm đã phát triển chưa từng thấy ở tất cả các châu lục. Đặc biệt là vào đầu những năm của thế kỉ 20 bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tiếp tục ra đời và đến nay đã trở thành một lãnh vực không thể thiếu ở mỗi quốc gia trên thế giới. Bản chất của bảo hiểm là sự chấp nhận rủi ro bất ngờ nhưng đứng ở mỗi góc độ khác nhau bảo hiểm cũng được định nghĩa theo các cách khác nhau: + Đứng trên góc dộ tài chính (ở Pháp định nghĩa): Bảo hiểm thực chất là dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi. + Đứng trên góc độ pháp lí (ở Đức họ định nghĩa): Bảo hiểm thực chất là bản cam kết giữa người tham gia với người bảo hiểm mà trong đó người tham gia cam kết nộp tiền bảo hiểm và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người tham gia khi họ gặp rủi ro gây thiệt hại. + Đứng trên góc độ kinh tế xã hội: Bảo hiểm là tổng thể những mối quan hệ kinh tế xã hội giữa người tham gia với người bảo hiểm nhằm mục đích ổn định cuộc sống sản xuất cho người tham gia khi họ gặp những rủi ro bất ngờ gây hậu quả thiệt hạivà đáp ứng những nhu cầu khác. Như vậy dù định nghĩa như thế nào đi nữa thì bản chất của bảo hiểm là sự san sẻ rủi ro cho những người tham gia, nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội. Bảo hiểm dầu khí đã hình thành ở Việt Nam kể từ khi tìm thấy dầu khí tại thềm lục địa nước ta vào năm 1986. Tuy nhiên nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí chỉ thực sự phát triển kể từ năm 1988 sau khi chính phủ ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 và các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu tham gia vào hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam. Từ 1995 đến 2000 bảo hiểm đã đạt được những bước tiến bộ đáng kể đặc biệt là 1996 đánh dấu một bước phát triển quan trọng ở Việt Nam đó là việc công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVIC) ra đời. Đây là công ty bảo hiểm dầu khí chuyên ngành đầu tiên ở Việt Nam. Sự ra đời của công ty là phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời đáp ứng được mong muốn thiết tha của ngành dầu khí nói riêngvà của toàn xã hội nói chung. Những hoạt động bảo hiểm trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí Trước khi tìm hiểu hoạt động bảo hiểm trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí ta cần phải xem xét tình hình thị trường bảo hiểm dầu khí trong nước và quốc tế để có cái nhìn chung nhất cho lãnh vực hoạt động này. Trên thế giới hàng năm có hàng tỉ USD bỏ ra để tìm kiếm dầu thô một nguồn tài nguyên chiến lược của hầu hết các quốc gia. Khi con người còn cần đến dầu mỏ thì nguy cơ còn cheo lơ lửng trên đầu các nhà khai thác và vận chuyển dầu thô. Cùng với nó hàng năm có hàng tỉ USD bỏ ra để tìm kiếm dầu thô và còn hơn thế nữa chi phí cho những tổn thất về lãnh vực này. Những người hoạt động trong lãnh vực dầu khí hẳn còn nhớ đến hoặc còn biết đến những thảm hoạ như : FlixboroughU.K.(1974); Abqaip Saudi Arabia(1977); Bantry Bay Fair(1979);Shuiaiba Kuwait(1981); Mexico City Mexico(1983); Bhopal Indian(1984); Pasal Texas(1987);… gắn liền với những tổn thất hàng triệu USD. Nhưng quy mô của những vụ tổn thất này không thể sánh được với thảm hoạ Pier Alpha Platform North Sea năm 1988, thảm hoạ này đưa tới cho bảo hiểm dầu khí khiếu nại lên tới 1,5 tỉ USD – một con số khổng lồ vào lúc đó. Bảng các vụ tổn về bảo hiểm năng lượng ngoài khơi trên thế giới(1990 - 1999). STT Tên quốc gia Số sự cố Số bồi thường 1 Mêhico 3 46500000 2 Brunei 1 4539718 3 Trung Quốc 11 90777470 4 ấn Độ 31 227480601 5 Inđônêxia 12 170046931 6 Nam triều tiên 1 6100000 7 Malayxia 15 47119996 8 Philippines 1 9402225 9 Singapo 3 15150000 10 Srilanca 1 1200000 11 Đài Loan 4 58774751 12 Mĩ 1 120000000 13 Anh 1 13000000 14 Canada 1 6206705 15 Việt Nam 21 175134196 Tổng 140 991432593 Hiện nay do khoa học kinh tế phát triển mạnh, dầu khí vẫn là nguồn năng lượng chủ yếu cung cấp cho quá trình phát triển của thế giới do vậy nhu cầu tiêu dùng tăng dẫn đến nhu cầu khai thác cùng các quy trình khác tăng lên. Đồng thời do tình trạng ô nhiễm môi trường dẫn đến việc thay đổi khí hậu là tác nhân chính làm tăng các rủi ro của ngành dầu khí. Do nhu cầu sử dụng dầu khí ngày càng tăng cho nên để đáp ứng nhu cầu đó quy mô khai thác cũng như quy mô vận chuyển ngày càng lớn điều này đồng nghĩa với nếu có rủi ro xảy ra đối với ngành dầu khí thì giá trị tổn thất xảy ra sẽ ngày càng lớn thậm chí còn mang tính thảm hoạ của thế giới … Còn nhớ năm 1990 khi chiến tranh xảy ra ở Irăc, chỉ tính riêng các chi phí về môi trường do dầu đổ ra biển cũng lên tới hàng tỉ USD và mới đây 4/2001, một giàn khoan bị gãy làm dầu đổ tràn ngoài những tổn thất về tài sản, con người,…còn gây thiệt hại lớn cho môi trường.Hiện vẫn chưa có con số thiệt hại chính thức là bao nhiêu. Đối với những thảm họa lớn, xảy ra ngày càng nhiều và chi phí bồi thường ngày càng lớn như vậy thì hiển nhiên số phí bảo hiểm thu được không đủ để chi trả các tổn thấtvà chắc chắn không cho phép các công ty bảo hiểm lập quỹ dự trữ dự phòng để bồi thường cho các thảm họa tự nhiên khó tránh khỏi trên toàn thế giới và rằng khi áp dụng các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm sẽ dẫn tới việc làm tăng mức phí và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thị trường bảo hiểm dầu khí rơi vào giai đoạn cung không đủ đáp ứng cầu, tuy rằng nhìn vào con số tuyệt đối ta thấy mức chịu đựng rủi ro của thị trường tăng lên nhưng so với quy mô của ngành bảo hiểm thì có xu hướng giảm xuống. Trong những năm gần đây (1994-2000) thị trường bảo hiểm dầu khí đã không ngừng gia tăng dẫn tới cung lớn hơn cầu. Năng lực bảo hiểm năm 1994 –2000 STT Năm Năng lực bảo hiểm năng lượng ngoài khơi(Tỉ USD) Năng lực bảo hiểm năng lượng trên bờ(Tỉ USD) 1 1994 2 1.85 2 1996 3.04 2.66 3 1998 3.5 4.8 4 2000 3.4 3.9 Nhìn chung trên thế giới hiện nay, (1994 - nay) thị trường bảo hiểm năng lượng tương đối ổn định, các vụ tổn thất giảm tới mức thấp nhất mà thị trường có thể chấp nhận được. Tổn thất trung bình không đổi ở mức 10 triệu USD trên toàn thế giới. Cũng vì đặc điểm riêng có của ngành bảo hiểm đó là giá trị bảo hiểm rất lớn tương ứng với nó là những rủi ro gây thiệt hại lớn nhiều khi còn mang tính thảm họa cho nên quá trình bảo hiểm dầu khí luôn gắn liền với tái bảo hiểm. Đây là nghiệp vụ không thể thiếu. Do trong những năm trước đây, rủi ro xảy ra nhiều thiệt hại lớn làm cho mức độ chịu đựng rủi ro của thị trường giảm xuống. Trong những năm gần đây (Từ 1994 đến nay) thị trường bảo hiểm dầu khí hoạt động ổn định hơn.Theo con số thống kê của môi giới tái bảo hiểm INCHIBROCK thì trên thế giới hiện nay có năm nhà nhận tái bảo hiểm đứng đầu thế giới hiện nay là: STT Các nhà nhận tái bảo hiểm Quốc gia Tổng phí giữ lại (Triệu bảng) Tổng vốn hoạt động (Triệu bảng) 1 Munich Re Đức 9606 44.346 2 Allian Đức 3323 35.194 3 General Re Mĩ 2541.1 8056.3 4 Zurich Ins. Thụy Sĩ 1257 14819.1 5 Tokio Marine & Fire Nhật Bản 826.6 11513.9 Nếu như thị trường tái bảo hiểm đang bước vào quá trình ổn định thì các nhà môi giới lại phải đối mặt với những khó khăn sau: Hoa hồng môi giới giảm do phí giảm. Giảm giá thành để có được bài thầu với giá cạnh tranh. Chi phí dịch vụ cho các dịch vụ vừa và nhỏ nhiều khi cao hơn mức phí thu được. Nguyên nhân một phần do sức cạnh tranh trên thị trường tăng lên và để thu hút được khách hàng, các công ty bảo hiểm đã giảm phí kéo theo các chi phí liên quan buộc phải giảm xuống tương ứng (vì nguồn thu chính của công ty bảo hiểm là phí bảo hiểm). Chi phí môi giới không nằm ngoài khoản này. Thứ hai, giữa các công ty môi giới với nhau cũng có sự cạnh tranh gay gắt do vậy để giành được bài thầu các công ty này thực hiện biện pháp giảm phí. Con nữa, đối với bất kì dịch vụ nào lớn nhỏ đều phải được thực hiện theo các giai đoạn sau: Khai thác, thẩm định, … như nhau do vậy nếu giảm phí hạ giá thành để thu hút khách hàng thì các chi phí dịch vụ cho các dịch vụ vừa và nhỏ lớn hơn mức phí thu được từ nghiệp vụ này. Những biến động của thị trường bảo hiểm khống chế giếng có tác động trực tiếp đến thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam . Đối với thị trường trong nước Giai đoạn trước năm 1999 Năm 1961 trước những phát hiện mới trong lãnh vực địa chất và định hướng chuẩn bị cho phát triển trong tương lai đối với lĩnh vực dầu khí của đất nước. Đoàn địa chất 36 đã được thành lập với nhiệm vụ là là tìm kiếm và thăm dò dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam. Cho đến năm 1975, khi Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hoàn toàn thống nhất . Việc thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam mới được triển khai thực sự, đánh dấu một bước phát triển mới cho ngành dầu khí là việc thành lập Tổng cục dầu khí 3/9/75. Từ đó đến nay ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam liên tục lớn mạnh và mục tiêu của ngành dầu khí Việt Nam trong tương lai là sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển để trở thành tập đoàn lớn mạnh. Song song với sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam, ngành bảo hiểm dầu khí đã có những bước phát triển để bắt kịp sự phát triển của ngành dầu khí đồng thời thúc đẩy ngành công nghiệp mũi nhọn này phát triển. Từ 1986 kể từ khi tìm thấy dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam cũng là khi bảo hiểm dầu khí xuất hiện ở Việt Nam đến nay bảo hiểm dầu khí đã có những bước tiến bộ đáng kể đặc biệt 1996 khi công ty Bảo Hiểm Dầu Khí Việt Nam kinh doanh ra đờivà kể từ 1993, thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể. STT Năm Phí (triệu USD) 1 1995 17.341 2 1996 9.8 3 1997 6.51 4 1998 5.7 5 1999 3.67 Năm 1995 xảy ra rủi ro đâm va vào đường ống dẫn khí ở ngoài khơi Vũng Tàu gây thiệt hại 2 triệu USD Năm 1996 xảy ra tổn thất đường ống dẫn dầu thiệt hại550,000 USD. Năm 1997 xảy ra tổn thất thiết bị kẹt trong giếng khoan (JVPC)thiệt hại70,000 USD. Năm 1998 xảy ra ba vụ tổn thất do tắc nghẽn thiết bị giàn khoan của JVPC, tổng thiệt hại là1750,000 USD. Năm 1999 xảy ra sự cố giàn khoan Tam Đảo, tổng thiệt hại là 31400 USD, vụ đứt dây xích neo số một phao nổi “Calm Body” mỏ Đại Hùng là 51700 USD. Như vậy từ 1995 đến 1999 mức phí thu từ bảo hiểm dầu khí giảm dần đi đôi với nó là những tổn thất xảy ra cũng có xu hướng giảm tương đối từ 1996 –1999 có xu hướng ổn định. Tình hình bảo hiểm dầu khí ở Việt Nam năm 2000: .Thị trường khai thác: Năm 2000 ngoài việc tái tục hợp đồng bảo hiểm cho những khách hàng truyền thống như xí nghiệp liên doanh VietsoPetro, JVPC, Petronas carigali, BP&PVGC…, các công ty bảo hiểm Việt Nam đặc biệt là PVIC và Bảo Việt đã cố gắng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao cho các nhà thầu trong nước và nước ngoàinhư bảo hiểm khống chế giếng, trách nhiệm đối với người thứ ba, và thiết bị cho công ty giám sát hợp đồng phân chia sản phẩm thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam khoan thăm dò giếng PV – 103 –HOL –1X tại lô 103, công ty liên doanh dầu khí Cửu Long khoan thăm dò giếng Sư Tử Đen – 1X tại lô 15.1 bảo hiểm xây dựng lắp đặt cho dự án cải tạo nâng cấp giàn RBDPA của petronas carigali MODUN nhà ở và tàu chứa nổi “VSPI ” vừa mới mua của xí nghiệp liên doanh VSP với trị giá 83 triệu USD. PVIC và Bảo Việt hợp tác có từ 1996 trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí và nắm giữ quyền chủ động trong lãnh vực khai thác và cấp đơn bảo hiểm cho hầu hết các công ty dầu khí nước ngoài, công ty liên doanh dầu khí đang có hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam cũng như các công ty thành viên của PetroVietnam. Chỉ có một vài đơn lẻ tẻ là do các công ty bảo hiểm khác cấp. Theo số liệu thống kê sơ bộ tổng phí nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí của thị trường năm 2000 tính theo năm tài chính ước đạt khoảng 4.472 triệu USD tăng gần 22% so với cùng kì năm trước. Tổn thất và giám định: Năm 2000 xảy ra 5 sự cố tổn thất phát sinh có liên quan đến đơn xin bảo hiểm của hai năm nghiệp vụ 1999 – 2000 trong đó có ba sự cố thuộc năm nghiệp vụ 1999 với tổng bồi thường ước tính 6 triệu USD. Sự cố lớn nhất xảy ra ngày 3/2/2000 là thiệt hại hệ thống khớp nối trên phao đơn số ba dùng để neo tàu chứa dầu Ba Vì được bảo hiểm theo đơn trọn gói của VSP thời hiệu 1999/2000 với số tiền bồi thường ước tính trên 4,6 triệu USD. Tiếp theo là những sự cố như : Thiệt hại thiết bị do mắc kẹt trong giếng khoan của nhà thầu JVPC với số tiền đã bồi thường là 716777 USD (U/Y 2000). Hư hỏng máy móc của động cơ khí trên giàn nén nhỏ của xí nghiệp liên doanh VSP, sự cố giếng phụt khí của nhà thầu Moeco trong khi đang khoan thăm dò tại thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam với số tiền khiếu nại ước tính khoảng 800.000 USD tính trên cơ sở 100% quyền lợi (U/Y 1999) nhưng rất may là không có thiệt hại về con người, tài sản và thiệt hại cầu tàu trên sông Thị Vải do va chạm với tàu trở cát. Trong năm 2000 PVIC và Bảo Việt đã giải quyết bồi thường gần 1 triệu USD bao gồm cả chi phí giám định cho xí nghiệp liên doanh VSP đối với hai vụ tổn thất sụt chân đế giàn tự nâng Tam Đảo và thiệt hại đường ống mềm trên phao neo đơn số 3 thuộc đơn bảo hiểm trọn gói và hàng hải thời hiệu 1998/1999. Tính đến nay tổng số tiền bồi thường chưa giải quyết của nghiệp vụ dầu khí trong năm nghiệp vụ 1997, 1998 và 1999 còn khoảng 8 triệu USD, tỉ lệ tổn thấttrung bình trong sáu năm từ 1995 – 2000 vẫn ở mức khả quan 37,69%. Bảng phí bảo hiểm và tổn thấtnghiệp vụ bảo hiểm dầu khí Việt Nam 1995-2000 Từ thực tế thị trường như vậy, ta xem xét các hoạt động bảo hiểm trong lãnh vực bảo hiểm dầu khí bao gồm: 1.Thăm dò. Công việc đầu tiên của bất kì công ty dầu khí nào là tiến hành thăm dò, đây là công việc mang tính chất sống còn của mỗi công ty dầu khí bởi vì công đoạn này quyết định cho toàn bộ công đoạn tiếp theo. Một khi công đoạn thăm dò đã hoàn thành, tiến thành khoan giếng là rất tốn kém không loại trừ là giếng khô hay giếng có dầu. Đồng thời trong quá trình thăm dò, rủi ro cũng có thể xảy ra đối với các thiết bị thăm dò, con người và trách nhiệm. Bảo hiểm đối với giếng khoan: Rủi ro liên quan đến giếng khoan bao gồm: Giếng bị mất khả năng khống chế hoặc phải tiến hành khoan lại. Vì vậy bảo hiểm đối với giếng khoan bao gồm: Bảo hiểm khống chế giếng: Là những chi phí về vật liệu, dịch vụ cung ứng của cá nhân hay hãng chuyên về khống chế giếng và những chi phí cho việc khoan giếng giải áp hoặc các hoạt động tương tự cần thiết làm cho giếng có thể khống chế trở lại. Chi phí khoan lại: Là những chi phí khoan lại giếng đã bị tổn thấtcó liên quan đến một số hiểm hoạ như : Phụt nổ, phun trào, cháy phụt lửa. Bảo hiểm thiết bị giàn khoan: Trong quá trình khoan thăm dò có sử dụng đến các thiết bị giàn khoan. Rủi ro liên quan đến các thiết bị giàn khoan được bảo hiểm bao gồm rủi ro trong lắp đặt, tháo dỡ, hay trong khi vận chuyển (Trường hợp này có quy định khoảng cách vận chuyển nhất định ). Nếu vận chuyển dài ngày trên biển có khoảng cách lớn hơn quy định trong đơn bảo hiểm thiết bị giàn khoan thì được bảo hiểm theo một hợp đồng bảo hiểm hàng hải riêng biệt. Đơn bảo hiểm thiết bị giàn khoan là đơn bảo hiểm theo điều kiện mọi rủi ro song cũng có một số điểm loại trừ: Rủi ro hư hỏng do sử dụng. Tổn thất về giếng khoan hay chi phí khống chế giếng. Thiết bị dưới giếng khoan. Trong hợp đồng bảo hiểm các thiết bị giàn khoan loại trừ các trường hợp một phần hay toàn bộ thiết bị giàn khoan đã được bảo hiểm trong đơn bảo hiểm khác để tránh bảo hiểm trùng. Trong quá trình khoan, rủi ro kẹt mũi khoan là phổ biến nhất và loại này thường không được bảo hiểm song trường hợp kẹt mũi khoan do tác động của một sự cố được bảo hiểm gây ra thì vẫn được bồi thường… Bảo hiểm rủi ro cho các thiết bị khoan nổi: Nghiệp vụ này bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến trang thiết bị khai thác bất kể là đang được sử dụng hay đang vận chuyển. Loại trừ trường hợp bảo hiểm trùng ở bất kì một hợp đồng khác hiện đang có hiệu lực. Bảo hiểm trách nhiệm: Bảo hiểm trách nhiệm là bảo hiểm cho tất cả các rủi ro gây khiếu nại. Đối mỗi công ty dầu khí, do tính chất của công việc, do đặc điểm của ngành và đặc điểm của ngành dầu khí, cho nên rủi ro dễ trở thành mục tiêu gây khiếu nại của người dân vì rất rủi ro đó rất dễ gây ra những tổn thấtcho họ và môi trường xung quanh. Đối với mỗi châu lục khác nhau, mỗi quốc nhau có mức quy định trách nhiệm khác nhau. Song mức trách nhiệm đó là rất lớn bất kể quy định đó là rộng hay hẹp. ở mỗi một quy trình tìm kiếm và thăm dò khác nhau lại phát sinh các trách nhiệm khác nhau và công việc càng phức tạp khó khăn thì mức độ của các rủi ro ngày càng tăng lên. Trong giai đoạn thăm dò được chia làm hai giai đoạn chính là: Quá trình tìm kiếm: Quá trình này được tiến hành để nghiên cứu các cấu tạo địa chất, cấu trúc thượng tầng của khối đất đá nơi được xác định, dự đoán là có tài nguyên. Quá trình này diễn ra có sử dụng một số trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, trang thiết bị thông tin, thâm trí còn sử dụng cả thuốc nổ.Tuy giai đoạn này được tiến hành ở những nơi xa khu dân cư ít gây rủi ro gây khiếu náiong không phải là không có rủi ro xảy ra đối với bên thứ ba. Do đó có trách nhiệm phát sinh đối với nhà thầu. Qua trình thăm dò: Qúa trình này được thực hiện sau khi tìm hiểu tìm kiếm và phân tích kĩ vùng địa chất, đánh dấu để tiến hành khoan. Đây là khâu quan trọng nhất của quá trình thăm dò và đây cũng là khâu dễ gây lên khiếu nại nhất, mức trách nhiệm ở đây cũng cao nhất. Mặc dù đây là hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm song vẫn có những quy định các điều khoản loại trừ: Rủi ro gây ô nhiễm trừ trường hợp rủi ro bất ngờ. Tổn thất gây thiệt hại tới nguồn dự trữ hay nguồn tài nguyên dưới lòng đất. Bảo hiểm tai nạn cho công nhân: Trong bất kể giai đoạn nào cũng cần có sự lao động của công nhân do vậy xác suất rủi ro xảy ra đối với tài sản và với người công nhân đang lao động là như nhau vì vậy công ty dầu khí ngoài trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động cho công nhân còn phải có trách nhiệm bảo hiểm tai nạn cho công nhân. 2.Khai thác: Sau khi hoàn thành khâu thăm dò, tiến hành khai thác thì ngoài những rủi ro được bảo hiểm ở khâu thăm dò thì khâu khai thác còn phát sinh thêm rủi ro về chi phí khác. Do yêu cầu của quá trình khai thác nên rủi ro phát sinh thêm ở một số cơ sở vật chất khác như: Hệ thống vận chuyển sản phẩm (Bao gồm đường ống dẫn dầu, tàu trở dầu, cảng đỗ,…), kho chứa và một số cơ sở hạ tầng,… Các cơ sở này cần phải có một hợp đồng bảo hiểm bởi vì giá trị cũng như xác suất rủi ro xảy ra đối với các cơ sở này là không nhỏ. Trong quá trình khai thác cũng phát sinh những khiếu nại về trách nhiệm thậm trí số lượng còn nhiều hơn và quy mô còn lớn hơn nhiều so với giai đoạn thăm dò bởi vì trong giai đoạn khai thác rất dễ xảy ra các sự cố về cơ sở vật chất như thiết bị giàn khoan, cháy nổ, hở khí ga, giếng mất khả năng khống chế … Ngoài ra còn có các rủi ro xảy ra đối với các thiết bị phụ trợ cho quá trình khai thác, cho cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất có liên quan đến trách nhiệm đối với người thứ ba. Qua trình khai thác cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ công nhân viên chức lao động khá lớn bao gồm những cán bộ kĩ sư lành nghề và các công nhân. Tai nan có thể xảy ra đối với họ bất cứ lúc nào. Công ty bảo hiểm phải có trách nhiệm bảo hiểm tai nạn đối với họ. Các loại hình liên quan đến hoạt động này là: Bảo hiểm tài sản Bảo hiểm trách nhiệm Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Bảo hiểm tai nạn cho người lao động. Khi có sự cố xảy ra tất yếu sẽ dẫn đên việc đình trệ sản xuất tại nơi xảy ra sự cố đó, nếu sự cố đó là nhỏ, thời gian đình trệ là không đáng kể, chi phí cho nó là không lớn. Song nếu sự cố đó xảy ra gây đình trệ sản xuất dài ngày có thể kéo theo các bộ phận khác cũng phải ngừng sản xuất thì sẽ gây thiệt hại lớn bao gồm cả chi phí do gián đoạn kinh doanh và chi phí khởi động để tiếp tục hoạt động sau khi đã khắc phục sự cố (nếu có). Ta hãy làm một phép tính đơn giản: Trung bình một năm chúng ta khai thác khoảng 10 tỉ tấn dầuvà hơn 3 tỉ m3 khí vậy nếu bị đình trệ trong một ngày thì chi phí là bao nhiêu. Ngoài ra còn chi phí lương công nhân, sức cạnh tranh, uy tín,… của công ty. Suy cho cùng sự cố gây gián đoạn kinh doanh cũng có thiệt hại không thua kém so với các thiệt hại khác do vậy cần được bảo hiểm để khắc phục phần nào thiệt hại này. 3. Sản xuấtvà chế biến Khi hoàn tất quá trình khai thác, ta đã có được sản phẩm dầu thô trong tay. Việc xuất khẩu dầu thô tuy có thể thu được nguồn vốn ngay song với sản phẩm qua chế biến thì giá của sản phẩm dầu thô xuất khẩu rẻ hơn rất nhiều trong khi đó sản phẩm đã qua tinh chế ngoài sản phẩm chính là dầu và khí ra còn có các chế phẩm khác như : Nhựa đường, nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế tạo máy móc, giao thông vận tải,…quá trình chế biến dầu mỏ lại được tiến hành trên đất liền nên các rủi ro về trách nhiệm tăng lên đáng kể. Tuy các số lượng các rủi ro tăng song không đáng kể gì với quy mô của các thiệt hại, chỉ cần một sơ xuất nhỏ cũng có thể gây ra những thảm hoạ như: cháy nổ trên quy mô rộng vì bản chất của quá trình này không phải chỉ gây thiệt hại lớn với giá trị cực lớn mà khả năng xảy ra rủi tổn thấtcũng lớn do qua trình này diễn ra dưới áp xuất và nhiệt độ cao.Do tính bản chất của qua trình này cho nên những rủi ro xảy ra đối với con người cũng tăng lên đáng kể. Việc bảo hiểm cho người lao động là cần thiết. Tóm lại, các công ty dầu khí cần phải bảo vệ mình trước nguy cơ tổn thấtnày bằng cách tham gia các loại hình bảo hiểm liên quan đến lĩnh vực này là: Bảo hiểm tài sản. Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh. Bảo hiểm cháy nổ. Bảo hiểm trách nhiệm. Bảo hiểm tai nạn con người Ngược lại các công ty bảo hiểm trước khi bảo hiểm cho các công ty dầu khí cần phải nghiên cứu giám định chi tiết để có những điều khoản bảo hiểm phù hợp. 4. Quá trình bán hàng: Đây là công việc cuối cùng của một công ty dầu khí, quyết định lỗ lãi của hoạt động kinh doanh trong cả giai đoạn từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác chế biến đến bán sản phẩm. Trong quá trình này công ty dầu khí gặp phải những rủi ro như: Giá sản phẩm hạ, ô nhiễm, cháy nổ,… Các loại hình bảo hiểm được áp dụng cho giai đoạn này là: Bảo hiểm tài sản. Bảo hiểm trách nhiệm. Bảo hiểm vốn. Nói tóm lại, mỗi một giai đoạn của một qua trình dầu khí có những loại hình bảo hiểm khác nhau và mức trách nhiệm khác nhau. Tuỳ theo từng yêu cầu của từng giai đoạn, mức độ nguy hiểm, xác suất rủi ro đối với từng loại hình và còn tuỳ thuộc vào nhu cầu của người được bảo hiểm mà tính phí bảo hiểm khác nhau. III. Sự cần thiết phải bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí: Đối với lãnh vực dầu khí thì nghiệp vụ cơ bản của bảo hiểm dầu khí là bảo hiểm khống chế giếng. Có thể nói đây là nghiệp vụ quan trọng nhất trong toàn bộ nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí bởi vì những lí do sau đây: Trong toàn bộ quá trình hoạt động của một công ty bảo hiểm dầu khí, bất kì một rủi ro nào xảy ra vớ._.i bất kì một bộ phận nào, giai đoạn nào cũng là rât lớn. Đặc biệt là rủi ro xảy ra đối với các giếng dầu ,giếng khí. Nếu giếng bị mất khả năng khống chế sẽ gây ra những hậu quả không lường trước đượcgây cháy nổ do áp suất lớn kéo theo là cháy, rò rỉ … các rủi ro này liên quan đến các chi phí thuê chuyên gia khống chế lại, chi phí gián đoạn kinh doanh, chi phí đền bù cho tai nạn con người, trách nhiệm …Để khống chế được giếng đòi hỏi chi phí lớn và không có cách nào ước lượng được chi phí tối đa là bao nhiêu, ngoài ra nếu giếng đó sau một thời gian giải quyết được sự cố đưa giếng tiếp tục vào sản xuất thì các chi phí bỏ ra có thể được thu hồi dần, nếu giếng đó không thể khôi phục lại được thì kể như nhà thầu bị mất trắng. Giếng bị mất khả năng khống chế có thể gây ô nhiễm môi trường do việc đổ dầu ra biển, gây nguy hại trực tiếp cho các sinh vật dưới biển và gián tiếp hoặc trực tiếp ảnh hưởng đối với con người. Chi phí làm sạch và tiền phạt thậm chí còn vượt quá khả năng tài chính của công ty. Để khống chế giếng cần chuyên gia kĩ thuật cao và dũng cảm tương ứng với nó là vừa phải trả công cao vừa phải đảm bảo an toàn cho họ. Giếng mất khả năng khống chế còn gây ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân do làm gián đoạn kinh doanh, giảm thu nhập cho công ty dầu khí kéo theo giảm thu nhập cho nền kinh tế quốc dân vì đấy là ngành đóng góp một phần không nhỏ vào nền tổng thu nhập quốc dân. Chính vì những lí do trên ta thấy bảo hiểm khống chế giếng là rất quan trọng đối với cả nhà thầu, người lao động và nền kinh tế quốc dân, nó góp phần ổn định tài chính cho nhà thầu,đảm bảo cuộc sống và sự an toàn cho người lao động, góp phần không nhỏ cho tổng thu nhập quốc dân của đất nước. ở Việt Nam ngành công nghiệp dầu khí mới phát triển chủ yếu trong lãnh vực thăm dò và khai thác năng lượng ngoài khơi trong đó nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng là loại hình bảo hiểm cơ bản nhất, quan trọng nhất, mang lại thu nhập chủ yếu cho Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVIC). IV. Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng Quá trình thăm dò khai thác dầu khí được chia thành các giai đoạn khác nhau, để cho dễ dàng trong việc xác định hình thức, phạm vi, và đối tượng bảo hiểm, bảo hiểm cho ngành dầu khí cũng được chia thành các giai đoạn khác nhau. Trong nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng, có một số thuật ngữ chuyên ngành ta cần phải tìm hiểu như Dòng phụt ngầm: Dòng phụt ngầm là dòng dung dịch dầu, khí hoặc các dòng dung dịch khoan mất khả năng khống chế đi từ túi dầu hoặc vùng đất đá ở sâu tới một nơi khác qua thân giếng. Giếng mất khả năng khống chế: Một giếng được coi là mất khả năng khống chế khi có một dòng dung dịch khoan, dầu khí hoặc nước từ giếng phun ra trên mặt đất hoặc dưới đáy nước mà không có chủ định khidòng phun đó không thể ngay lập tức: Chặn lại bằng các thiết bị tại chỗ và/hoặc các phương tiện chống giếng phụt, các van an toàn và các thiết bị khác mà các điều khoản về sự mẫn cán cần thiết và điều khoản về cam kết đòi hỏi/hoặc: Chặn lại bằng việc tăng trọng lượng khối lượng dung dịch khoan hoặc bằng việc sử dụng các vật liệu xử lí giếng có trong giếng/hoặc: Chuyển sang sản xuất một cách an toàn/hoặc: Dòng phụt đó được cơ quan chức năng tuyên bố là mất khả năng khống chế. Giếng đã được khống chế trở lại:Một giếng mất khả năng khống chế sẽ được coi là đã được khống chế trở lại tại thời điểm mà: Dòng phụt trên mặt đất hoặc dưới đáy nước có thể dẫn tới khiếu nạỉ ở đây tự dừng lại, tự chặn lại một cách an toàn/hoặc: Các hoạt động khoan, làm sâu thêm, bảo dưỡng, tu bổ, hoàn tất cải tạo hoặccác công việc tương tự khác đang tiến hành ở giếng đó ngay trước khi xảy ra sự cố đẫn tới khiếu lại ở đây được khôi phục trở lại hoặc có thể được khôi phục trở lại/hoặc: Giếng hoặc các giếng đó được đưa trở lại hoặc có thể được đưa trở lại trạng thái sản xuất, trám kín các trạng thái tương tự khác đã tồn tại ngay trước khi xảy ra sự cố dẫn đến khiếu nại ở đây/hoặc: Dòng phụt ở đây có thể chuyển sang trạng thái sản xuất an toàn. 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. 1.1. Đối tượng được bảo hiểm: Các giếng được bảo hiểm được định nghĩa là các giếng dầu, giếng khí hoặc giếng nhiệt năng: Đang khoan, đang làm sâu thêm, đang bảo dưỡng, tu bổ, hoàn tất hoặc đang cải tạo cho đến khi hoàn thành hoặc từ bỏ Đang sản xuất. Đang trong trạng thái tạm đóng. Đang ở trong trạng thái trám kín và từ bỏ. Mà Người được bảo hiểm đã tính chiều sâu của giếng bằng ft (dơn vị đo lường của Anh 1ft=?) 1.2. Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm khống chế giếng tương đối rộng, bao gồm cả các rủi ro sau: Cháy nổ, sét đánh, máy bay rơi Sóng thần, sóng lớn. Gió bão, gió xoáy, cơn lốc. Đâm va Trong quá trình bảo hiểm cho một giếng bất kì nào đó, công ty bảo hiểm thường gặp phải các trường hợp sau: Giếng có thể khống chế trở lại. Giếng không thể khống chế trở lại được Giếng bị mất khả năng khống chế dẫn tới việc dò gỉ gây ô nhiễm môi trường Tương ứng với mỗi rủi ro này là những chi phí của công ty bảo hiểm có những loại hình bảo hiểm chi phí cho bảo hiểm khống chế giếng, bảo hiểm cho chi phí khoan lại/chi phí bổ sung, bảo hiểm chochi phí làm sạch khử nhiễm.Cụ thể là: a. Bảo hiểm khống chế giếng: Người bảo hiểm sẽ bồi thườngcho Người được bảo hiểm những chi phí thực tế và/ hoặc những phí tổn mà Người được bảo hiểm phải chịu nhằm: - Khống chế trở lại hoặc cố gắng khống chế trở lại giếng hoặc các giếng được bảo hiểm ở đây bị mất khả năng khống chế do hậu quả cuả bất kì nguyên nhân nào, bao gồm cả bất kì giếng được bảo hiểm nào bị mất khả năng khống chế do hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp của một việc mất khả năng khống chế của một giếng khác không được bảo hiểm ở đây, nhưng chỉ bao gồm các chi phí, phí tổn phát sinh cho đến khi giếng đó được khống chế trở lại. Dập tắt hoặc cố gắng dập tắt . Đám cháy trên mặt đất hoặc đáy nước phát ra từ giếng được bảo hiểm ở đây hoặc phát ra từ bất kì giếng nào khác bị cháy do hậu quả trực tiếp của việc mất khả năng khống chế của giếng hoặc các giếng được bảo hiểm ở đây. . Lửa trên mặt đất hoặc đáy nước có thể gây nguy hiểm cho giếng hoặc các giếng được bảo hiểm ở đây. Mặc nhiên các giếng giải áp cũng được bảo hiểm với điều kiện Người được bảo hiểm phải thông báo cho Người bảo hiểm biết càng sớm càng tốt và phải thanh toán số phí bảo hiểm cho Người bảo hiểm chỉ định một cách đầy đủ. Người bảo hiểm sẽ không bồi thườnghoặc không chịu trách nhiệm đối với: Tổn thấthoặc thiệt hại đối với bất kì giếng (các giếng) nào, lỗ khoan (các lỗ khoan) nào. Tổn thất hoặc thiệt hại đối với bất kì thiết bị khoan hoặc thiết bị sản xuất nào. Tổn thất hoặc thiệt hại, chi phí gây nên bởi hay phát sinh từ sự trì hoãn (bao gồm cả trì hoãn sản xuất) và/hoặc sự mất khả năng sử dụng và/hoặc tổn thấthoặc thiệt hại về sản xuất (bao gồm cả tổn thấthoặc thiệt hại do giải áp suất bể chứa). Tổn thất hoặc thiệt hại đối với bất kì bể chứa hoặc áp xuất bể chứa. b. Bảo hiểm chi phí khoan lại chi phí bổ sung: Người bảo hiểm sẽ không bảo hiểm chi phí phục hồi hay khoan lại bất kì giếng nào mà có thể chuyển sang trạng thái sản xuất một cách an toàn bao gồm cả trường hợp thực hiện thông qua ống khoan có trong giếng được bảo hiểm, hoặc có thể được thực hiện thông qua một giếng giải áp được khoan vì mục đích khống chế giếng. Người bảo hiểm sẽ bồi thườngcho Người được bảo hiểm các chi phí thực tế và các phí tổn phát sinh một cách hợp lí nhằm phục hồi hoặc khoan lại một giếngbị tổn thất hoặc thiệt hại do hậu quả của một tai nạn hoặc sự cố được bảo hiểm do hậu quả của cháy hoặc giếng phun. Cụ thể: Người bảo hiểm sẽ bồi thườngcho Người được bảo hiểm những chi phí thực tế những phí tổn hợp lí để phục hồi và khoan lại giếng: - Đối với giếng sản xuất, tạm đóng hoặc bảo dưỡng trong mọi trường hợp trách nhiệm của người bảo hiểm ở đây không vượt qua 130% chi phí khoan giếng ban đầu và mỗi năm cộng thêm 10% chi phí cộng dồn đến năm trước đó tính từ ngày bắt đầu khoan giếng cho đến ngày xuất hiện sự cố dẫn đến khiếu nại phải bồi thườngnhưng tối đa không quá 250%. -Đối với giếng đang khoan, trong mọi trường hợp trách nhiệm của Người bảo hiểm ở đây sẽ không vượt quá 130% chi phí khoan giếng ban đầu đến độ sâu đã đạt được tại thời điểm giếng đó mất khả năng khống chế hoặc xảy ra cháy. Nhưng trong một số trường hợp Người bảo hiểm sẽ bồi thườngtoàn bộ cho chi phí khoan lại nếu có thoả thuận trước. Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm trong trường hợp: - Các chi phí khoan sâu hơn độ sâu đã đạt được khi giếng mất khả năng khống chế hoặc bị tổn thất do một rủi ro được bảo hiểm gây ra cho giếng đang khoan. - Các chi phí khoan sâu hơn tầng địa chất mà từ đó giếng bắt đầu sản xuất hoặc có khả năng tiến hành sản xuất đối với những giếng sản xuất hoặc giếng tạm đóng. Trách nhiệm của Người bảo hiểm đối với chi phí và phí tổn sẽ chấm dứt: - Nếu việc phục hồi hoặc khoan lại giếng không được bắt đầu trong vòng 540 ngày ( hoặc khoảng thời gian mà Người được bảo hiểm thoả thuận bằng văn bản) kể từ: Ngày xảy ra tai nạn hoặc sự cố dẫn đến việc đòi bồi thường Ngày huỷ bỏ hoặc hết hạn bảo hiểm tuỳ theo ngày nào xảy ra muộn hơn. -Trong mọi trường hợp khi độ sâu đã đạt được và giếng đó đã được phục hồi trở lại trạng thái có thể so sánh được với trạng thái trước khi có sự cố dẫn đến khiếu nại hoặc trạng thái cho phép sử dụng các thiết bị và công nghệ sẵn có. Người bảo hiểm sẽ không được bồi thườnghoặc không chịu trách nhiệm đối với : -Bất kì tổn thấthoặc thiệt hại nào xảy ra đối với bất kì giếng khoan hoặc thiết bị sản xuất nào . -Bất kì tổn thấthoặc thiệt hại, chi phí nào gây nên bởi hoặc phát sinh tự trì hoãn (bao gồm cả trì hoãn sản xuất )và/hoặc từ việc mất khả năng sử dụng, từ những thiệt hại về túi dầu hoặc áp suất túi dầu. -Các chi phí phục hồi hoặc khoan lạibất kì giếng giải áp nào hoặc bất kì bộ phận nào của giếng đó . -Việc khoan lại hoặc việc hoàn thiện lại các giếng đã được trám kín và từ bỏ trước khi xảy ra những tổn thấtvà thiệt hại được bảo hiểm ở đây vẫn tiếp tục được trám kín và từ bỏ tại thời điểm phát sinh tổn thấthoặc thiệt hại, cũng như thiết bị trong lỗ khoan của giếng đó. c. Bảo hiểm rò gỉ, ô nhiễm ngoài khơi, các chi phí làm sạch và khử nhiễm. Người bảo hiểm tuân theo các điều khoản, điều kiện đồng ý bồi thường cho Người được bảo hiểm : Tất cả các khoản tiền mà luật hoặc theo điều kiện của hợp đồngthuê hoặc giấy phép thăm dò khai thác dầu khí hoặc nhiệt năng, Người được bảo hiểm có trách nhiệm phải trả những chi phí điều trị và/hoặc tiền bồi thườngthương tật (chết người hoặc không chết người) và/ hoặc tiền bồi thường thiệt hại về tài sản và thiệt hại do mất khả năng sử dụng tài sản bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc rò rỉ ô nhiễm và nhiễm bẩn phát sinh từ gíếng hoặc tài sản được bảo hiểm và bắt nguồn từ tai nạn hoặc sự cố được bảo hiểm . Chi phí di chuyển vô hiệu hoá hoặc làm sạch các chất rò rỉ gây ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn bắt nguồn từ các giếng và/hoặc tài sản được bảo hiểm bao gồm cả chi phí ngăn chặn và/ hoặc chuyển hướng chảy các chất đó và/hoặc ngăn không cho các chất đó lan vào bờ. Các chi phí và phí tổn trong việc bào chữa chống lại bất kì khiếu nại nào về rò rỉ ô nhiễm hoặc nhiễm bẩn thực tế đã xảy ra hoặc đã được coi là thực sự phát sinh từ các giếng hoặc các tài sản được bảo hiểm , bao gồm các chi phí và phí tổn kiện tụng phải trả cho bên nguyên đơn chông lại Người được bảo hiểm dưới hình thức số tiền phải trả theo các phán quyết chi phí điều tra, tính toán tổn thất và các chi phí pháp lí (tuy nhiên loại trừ các chi phí đối với các chi phí đối với nhân viên được trả lương và luật sư thuê lâu dài và mọi chi phí văn phòng của Người được bảo hiểm )với điều kiện chi phí bào chữa này không làm tăng thêm giới hạn trách nhiệm của Người bảo hiểm theo điều khoản này. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thườngđối với : Bất kì tổn thấthoặc thiệt hại nào xảy ra đối với thiết bị khoan hoặc thiết bị sản xuất để tại vị trí của giếng được bảo hiểm. Những tổn thấtvề tài sản hoặc tổn thấtdo mất khả năng sử dụng tài sản hoặc chi phí làm sạch tài sản của Người được bảo hiểm hoặc những tài sản thuộc quyền quản lí trông nom kiểm soát của Người được bảo hiểm. Bất kì khiếu nại nào phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ việc vận chuyển hoặc lưu kho dầu hạc các chất tương tự bằng tàu, bất kể việc vận chuyển hoặc lưu kho đó có được bảo hiểm ở đây hay không. Bất kì khiếu nại nào về thương tổn tinh thần, về sự đau đớn và bị sốc trừ khi những hiện tượng đó bắt nguồn từ sự thương tổn về thể xác xảy ra đối với người khiếu nại. Trong đó: - Trong trường hợp có một hay nhiều khiếu nại phát sinh từ cùng một sự cố mà tổng số tiền khiếu nại có khả năng vượt qua mức giữ lại của Người được bảo hiểm nếu không có sự đồng ý của Người bảo hiểm và nếu không có sự đông ý của Người bảo hiểm thì Người được bảo hiểm sẽ coi những chi phí đó là một bộ phận của khiếu nai chính thức - Người được bảo hiểm không được thoả thuận thanh toán bất kì tổn thấthoặc thiệt hại nào nếu không có sự đồng ý của Người bảo hiểm khi mà tổng số tiền khiếu nại chính thức của Người được bảo hiểm vượt quá mức giữ lại cuả Người bảo hiểm . trong trường hợp Người bảo hiểm chọn con đường không kháng án chống lại một khiếu nại vượt quá mức giữ lại của Người được bảo hiểm thì Người bảo hiểm có thể khiếu nại bằng chi phí của mình Một số điểm loại trừ: Bất kì khoản tiền phạt nào phải nộp theo luật của bất cứ quốc gia nào hay nhà nước nào hoặc của bất kì thực thể chính phủ nào khác, hoặc của bất kì cơ quan đại diện hoặc chi nhánh cơ quan đại diện quốc gia, nhà nước hoặc chính phủ đó. Bất kì khoản bồi thường nào mang tính trừng phạt hoặc nêu gương bao gồm cả bất kì khoản bồi thường nào khác bắt nguồn từ việc nhân lên nhiều lần các khoản bồi thường tổn thất. Bất kì khiếu lại nào bắt nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp từ bất kì sự cố nào phát sinh toàn bộ hay một phần do vi phạm bất kì cam kết nào. Bất kì khiếu nại nào phát sinh trực tiếp từ rò rỉ, ô nhiễm, nhiễm bẩn nều sự rò rỉ, ô nhiễm, nhiễm bẩn đó: Là cố tình vi phạm về phía Người được bảo hiểm hoặc bất kì một người hoặc tổ chức nào khác hoạt động nhân danh Người được bảo hiểm /hoặc Là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hoặc không tuân thủ bất kì quy định nào của nhà nước hay pháp luật hiện hành. Những tổn thất, hư hỏng hoặc chi phí bắt nguồn từ: Chiến tranh, hành động thù địch hoặc quân sự. Vũ khí chiến tranh có sử dụng năng lượng phản ứng hoặc phóng xạ nguyên tử . Khởi nghĩa, bạo động, cách mạng, nội chiến, cướp chính quyền hoặc hành động của bất kì cơ quan chính phủ nào nhằm ngăn chặn biến cố đó. Bất kì khiếu nại nào gây nên bởi bắt nguồn từ hoặc phát sinh như hậu quả của: -Nổ của bất kì chất nổ nào. Vũ khí chiến tranh nào gây ra bởi bất kì người nào có hành động ác ý. Bất kì hành động nào nhằm mục đích chính trị hoặc khủng bố. Những tổn thất gây lên bởi tính không trung thực của Người được bảo hiểm. 2. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm a. Số tiền bảo hiểm : Số tiền bảo hiểm khống chế giếng là toàn bộ chí phí thực tế bỏ ra để khống chế lại giếng được bảo hiểm . Số tiền bảo hiểm chi phí khoan lại là chi phí thực tế bỏ ra để khoan lại giếng ban đầu . Giới hạn bồi thường bao gồm - Đối với giếng đang khoan : giới hạn này là 130% chi phí khoan giếng ban đầu - Đối với giếng sản xuất tạm đóng bảo dưỡng : giới hạn này là 130% chi phí ban đầu cộng thêm 10% chi phí cộng đồn mỗi năm tính đến năm trước đó kể từ ngày bắt đầu khoan giếng cho đến ngày xảy ra sự cố nhưng tối đa là 250% chi phí khoan giếng ban đầu. - Hạn mức trách nhiệm này dựa trên các yếu tố sau + Độ sâu của giếng + Chi phí khoan giếng ban đầu + Giếng dầu hay giếng khí. + Giếng đang khoan hay giếng sản xuất, giếng tạm đóng hay giếng bảo dưỡng. b. Phí bảo hiểm Việc xác định p hí bảo hiểm là vô cùng quan trọng đối với bất kì công ty bảo hiểm nào bởi vì nó quyết định đến kết quả hoạt động của công ty xác định phí chính xác sẽ giúp công ty vừacó sức cạnh tranh vừa đảm bảo khả năng bồi thường tổn thấtnếu có rủi ro xảy ra. Như ta đã biết nhân tố cơ bản để xác định phí bảo hiểm là xác suất rủi ro và xác suất rủi ro phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau tuỳ theo từng nghiệp vụ mà xác định. Đối với bảo hiểm khống chế giếng xác suất rủi ro phụ thuộc vào các nhân tố sau: Vùng địa lí Độ sâu của giếng kinh nghiệp của nhà thầu và đội khoan Loại giàn khoan được sử dụngđể tiến hành khoan Số liệu thống kê tổn thấtcủa các nhà thầu Kiểu khoan(khoan xiên hay khoan thẳng) Loại giếng. Cấu tạo địa tầng của nơi khoan giếng Phí bảo hiểm khi kí hợp đồng chỉ là phí bảo hiểm tạm tính. Nó dựa trên giá trị ước tính và độ sâu của giếng dự định khoan của Người được bảo hiểm nên chi phí này sẽ được điều chỉnh dựa vào giá trị và độ sâu thực tế của giếng 3. Giám định và bồi thường tổn thất Công tác giám định và bồi thườngtổn thấttrong nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng yêu cầu cán bộ giám định có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết sâu sắc cả lãnh vực dầu khí và lãnh vực địa chất. Do các điều kiên khách qua mà các công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu này đồng thời do đặc thù kĩ thuật của chuyên ngành cho nên công việc giám định thường phải thuê các giám định viên nước ngoài . Công việc giám định có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm dầu khí bởi vì: Kết quả giám định là cơ sở để tính phí bảo hiểm do đó giám định chính xác tạo điều kiện cho việc xác định phí bảo hiểm chính xác làm tăng sức cạnh tranh cũng như ổn đinh kinh doanh của công ty trên thị trường. Kết quả giám định là cơ sở để xét bồi thườngtổn thất , giám định đúng để có sự bồi thườngchính xác đầy đủ, tránh gây khiếu kiện vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh ở các bên (Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm) vừa đảm bảo uy tín cho công ty bảo hiểm dầu khí trên thị trường trong nước và quốc tế Kết quả giám định còn là cơ sở để xác định rủi ro và có kế hoạch để đề phòng hạn chế tổn thất có thể gây ra ở mức độ thấp nhất. Vì vậy các công ty bảo hiểm thường quy định khi gặp rủi ro gây tổn thấtNgười được bảo hiểm phải thông báo cho người cho Người bảo hiểm một cách nhanh chóng nhất trong đó phải nêu rõ thời gian địa điểm … đồng thời phải chứng minh và có bằng chứng về tổn thất. Sau khi nhận được thông báo tổn thấtNgười được bảo hiểm phải nhanh chong thông báo lại cho cho môi giới bảo hiểm hoặc các nhà nhận tái bảo hiểm để thoả thuận chỉ định giám định viên để tiến hành giám định tổn thất. Thông thường các công ty bảo hiểm thường quy định mức miễn thường nhằm buộc Người được bảo hiểm nâng cao trách nhiệm trong việc đề phòng và hạn chế tổn thấtvà tránh cho Người bảo hiểm phải bồi thườngcho những vụ tổn thấtnhỏ, chi phí không đáng kể,có chi phí hành chính vượt quá số tiền bồi thường. Nhưng không áp dụng mức khấu trừ trong trường hợp :tổn thất toàn bộ ước tính, tổn thấttoàn bộ thực tế, chi phí tổn thấtchung, chi phí hạn chế tổn thất , chi phí cứu hộ, chi phí tố tụng. Theo quy định giám định bồi thườngtổn thấtbao gồm các bước chính sau: Bước 1: Rà soát lại toànbộ hồ sơ khí tiến hành bảo hiểm đối chiếu hồ sơ Bước 2: Xác định nhanh chóng mức độ thiệt hại và nguyên nhân gây ra. Bước 3: Xác định các yếu tố có liên quan đến thời điểm, vị trí, nguyên nhân gây ra tổn thất. Bước 4: Lập hồ sơ giám định. Bước 5: Lập báo cáo gửi công ty bảo hiểm gốc và nhà đứng đầu tái bảo hiểm. Theo quy tắc thì quá trình giám định phải trải qua các giai đoạn như trên nhưng thông thường thì các bước trên có thể được giảm bớt hoặc thêm vào tuỳ theo từng hợp đồng quy định khác nhau hoặc tuỳ theo các rủi ro khác nhau mà có cách giải quyết khác nhau. V. Các quy định trong bảo hiểm khống chế giếng Hiện nay đơn bảo hiểm khống chế giếng đang được sử dụng trên thị trường bảo hiểm dầu khí Việt Nam là mẫu đơn tiêu chuẩn của Luôn Đon về bảo hiểm thăm dò và phát triển năng lượng 8/86 Energy Exploration and Developmentform 8/86, viết tắt là EED8/86. Theo đơn bảo hiểm này ngoài các quy định chính mà ta đã nghiên cứu ở trên còn có các điều khoảnchung và các điều khoản bổ sung khác có liên quan đến nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng là: 1. Các quy định chung Các bên có liên quan: đến đơn bảo hiểm hiểu và đồng ý tuân theo các điều kiện nêu trong đơn bảo hiểm có thể bảo hiểm cả quyên lợi các bên liên doanh (những người cùng sở hữu, các bên đối tác và các bên khác có quyền lợi tài chính và quyền lợi bảo hiểm trong các giếng được bảo hiểm )cũng như tất cả mọi người mà xét cả mặt cá nhân hoặc tập thể, không phải là người điều hành . ở đây gọi là “các bên liên doanh”. Điều khoản về quyền lợi riêng Điều khoản về thế quyền Điều khoản về sự mẫn cán cần thiết Điều khoản trọng tài Điều khoản bào chữa Thông báo chứng minh tổn thất Giá trị vật tư dư thừa Kiểm tra sổ sách Các khoản thu hồi và cứu vớt được Các cam kết Điều chỉnh phí bảo hiểm Huỷ bỏ đơn bảo hiểm Bắt đầu và kết thúc Mở rộng thời hạn chấm dứt hiệu lực bảo hiểm Kiện người bảo hiểm 2. Các điều khoản bổ sung Phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm này được mở rộng để bồi hoàn cho Người được bảo hiểm: a. Điều khoản bổ sung về làm cho giếng an toàn Đối với các giếng được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này, tuân theo các điều kiện, điều khoản và các điểm loại trừ quy định ở đây cũng như giới hạn trách nhiệm chung thông nhất áp dụng cho đơn bảo hiểm này thì phạm vi bảo hiểm khống chế giếng của đơn bảo hiểm nàyđược mở rộng để bồi hoàn cho người được bảo hiểm những chi phí thực tế phát sinh nhằm ngăn chặn các tổn thấtđược bảo hiểm theo đơn bảo hiểm này phát sinh vì những nguyên nhân như : - Sét cháy nổ trên mặt đất hoặc dưới đáy nước. -Bị các phương tiện vận chuyển trên đất liền, trên biển, trên không đâm vào. -Bão, sập sàn hoặc tháp khoan -Đình công, bãi công, nổi loạn dân sự hoặc hành động ác ý Với điều kiện là tuân theo quy định, quy tắc hoặc tập quán trong ngành công nghiệp này, làm như vậy là cần thiết để sử dụng những loại giếng đó hoặc có thể trám kín và từ bỏ các giếng đó. b. Điều khoản bổ sung về mở rộng chi phí phục hồi và khoan lại Các chi phí và phí tổn thực tế một cách hợp lí nhằm phục hồi hoặc khoan lại một giếng được bảo hiểm hoặc bất kì bộ phận nào của nó, bị tổn thấthoặc thiệt hại do hậu quả trực tiếp của một tổn thấthoặc thiệt hại vật chất xảy ra với thiết bị khoan và/hoặc thiết bị xử lí giếng và/ hoặc thiết bị sản xuất và/hoặc giàn khoan do các nguyên nhân sau: - Sét cháy nổ trên mặt đất hoặc dưới đáy nước. -Bị các phương tiện vận chuyển trên đất liền, trên biển, trên không đâm vào. -Bão, sập sàn hoặc tháp khoan -Đình công, bãi công, nổi loạn dân sự hoặc hành động ác ý -Động đất, núi lửa phun, sóng thuỷ triều. c. Điều khoản bổ sung về khống chế giếng phụt ngầm Chi phí và/hoặc cácphí tổn nhằm khống chế trở lại hoặc cố gắng khống chế trở lại dòng dầu, khí, nước và/hoặc các dung dịch khác phun không có chủ định từ một vùng ở dưới mặt đất này sang một vùng ở dưới mặt đất khác thông qua lòng giếng được bảo hiểm, ngăn cản sự tiếp tục của bất kì hoạt động nào hoặc trạng thái nào được nêu trên trong điều khoản này, trừ khi dòng phun đó đã được khống chế. d. Điều khoản bổ sung về đốt cháy giếng có chú ý: Bảo hiểm này sẽ không phương hại trong trường hợp một giếng bị phụt nổ sẽ tuân theo các điều khoản , điều kiện của đơn bảo hiểm này vì lí do an toàn nhằm tránh tổn thấtvề người và/hoặc thiệt hại tài sản cho bên thứ ba, buộc phải đốt cháy theo lệnh của cơ quan chính phủ hoặc các cơ quan quản lí khác. e. Điều khoản bổ sung về chi phí sơ tán Những chi phí hợp lí mà Người được bảo hiểm phải chịu trong việc sơ tán người (trừ nhân viên của Người được bảo hiểm ) súc vật và tài sản (trừ tài sản của nhà thầu chính và nhà thầu phụ của Người được bảo hiểm) nhưng chỉ ở nơi và mới mức độ mà việc sơ tán đó được thực hiện theo lệnh của chính phủ trung ương chính quyền địa phương hoặc của cơ quan chức năng hoặc cơ quan dịch vụ khẩn cấp công cộng và chỉ xảy ra tiếp theo một vụ giếng phụt không kiểm soát được như đã định nghĩa hoặc tiếp theo một vụ hoả hoạn, một vụ rò rỉ dầu, khí hoặc có nguy cơ chắc chắn rò rỉ dầu, khí dẫn đến hoặc có thể dẫn đến một khiếu nại lẽ ra đã được bồi thườngtheo một phần nào đó của đơn bảo hiểm này nếu mức giữ lại của Người được bảo hiểm ở đây bằng không. Phần II Tình hình bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở PVIC I. Một số nét về công ty bảo hiểm dầu khí Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam ngày 23/1/1996 theo quyết định thành lập công ty Căn cư quyết định số 38/CP ngày 30/5/1995 của chính phủ về việc phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam Căn cứ nghị quyết số 38/CP ngày 3/10/1995 của hội đồng quản trị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam về việc thành lập Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam Thành lập Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam trực thuộc Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, có tên giao dịch quốc tế là PetroVietnam Insurance Company, viết tắt là PVIC với Vốn điều lệ là 22.000.000.000 VND Vốn pháp định là20.000.000.000 VND Vốn kí quỹ là 2.000.000.000 VND Bảo hiểm dầu khí là doanh nghiệp thành viên, hạch toán độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà Nước Việt Nam . Nhiệm vụ của Công ty Bảo hiểm Dầu khí là: Tổ chức và thực hiện các loại hình kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm đối với khách hàng trong nước nước ngoài và các nhiệm vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm, liên quan tới hoạt động của ngành dầu khí. Tổ chức thực hiện hoặc hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các nhiệm vụ liên quan như giám định, điều tra, phân bổ tổn thất, xét giải quyết bồi thường. Tiến hành các nhiệm vụ bảo hiểm nhằm phục vụ sản xuất và đời sống cán bộ cùng công nhân viên chức ngành dầu khí không nhằm mục đích kinh doanh. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Tổng công ty Dầu khí uỷ quyền Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam Ban giám đốc Phòng Nghiệp vụ 1 Phòng Kế hoạch và đầu tư Phòng Bảo hiểm xây dựng lắp đặt Phòng Bảo hiểm tàu thuyền và hàng hoá Phòng Hành chính Phòng Tài Chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự Phòng tái bảo hiểm và triển khai nghiệp vụ mới Phòng bảo hiểm thăm dò và khai thác dầu khí Chi nhánh Đà Nẵng Văn phòng đại diện Quãng Ngãi Chi nhánh Vũng Tàu II. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam trong những năm qua 1. Kết quả . Công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh đất nước vẫn còn đang thực hiện công cuộc đổi mới. Thị trường bảo hiểm trong nước đang sôi động do có sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi và bổ sungvà được quốc hội thông qua năm 1996 quy định “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải bảo hiểm tài sản và trách nhiệm dân sự tại công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc công ty bảo hiểm khác được chính phủ cho phép hoạt động tại Việt Nam”(Trích điều 22, Luật đầu tư ). Từ khi thành lập cho đến nay(1996) bảo hiểm dầu khí đã có những phát triểnlớn mạnh không ngừng với phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng thể hiện ở chỗ thị phần của công ty liên tục tăng sau mỗi năm hoạt động Thị phần của công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam qua các năm hoạt động. 6,69% 4,96% Năm 1996 Năm 1997 6,89% 5,38% Năm 1999 Năm 1998 6,32% Năm 2000 Doanh thu của công ty trong những năm qua được thể hiện ở bảng sau: Bảng thông kê doanh thu phí bảo hiểm Đơn vị: Tỉ đồng STT Năm Doanh thu BH gốc kì kế hoạch Doanh thu bảo hiểm gốc kì thực hiện % so với kì kế hoạch 1 1996 45.394 49.242 108.47 2 1997 78.488 84.103 107.15 3 1998 87.77 92.018 104.84 4 1999 72.914 87.767 120.37 5 2000 93.879 102.507 109.19 Nguồn PVIC Doanh thu của công ty bảo hiểm dầu khí liên tục tăng qua các năm hoạt động trong đó doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí là nghiệp vụ chính của công ty đạt tỉ trọng lớn trong tổng doanh thu phí, chiếm khoảng 40 – 50% tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty . Trong năm nghiệp vụ, doanh thu phí của công ty luôn vượt mức kế hoạch đề ra từ 4% - 20% và mức trung bình là 10% đặc biệt là năm 1999 doanh thu thực tế của công ty là 87.767tỉ đồng so với kì kế hoạch đề ra là 72.914 tỉ đồng vượt mức kế hoạch là 20.37% đây là con số đáng kể được coi là số vượt mức kế hoạch đề ra lớn nhất kể từ khi hoạt động mặc dù phí thu được của năm 1999 là giảm so với các kì trước do thị trường trong nước cũng như quốc tế gặp khó khăn.Tuy vậy, sang năm 2000 mức phí thu được của nghiệp vụ bảo hiểm gôc lại tiếp tục tăng song so sánh kế hoạch đề ra với kì thực hiện thì chỉ đạt 109.19% , vượt mức kế hoạch là 9.19. Trong những năm qua, kết quả kinh doanh từ những hoạt động của công ty đã mang lại nguồn thu lớn cho công ty bảo hiểm dầu khí, cho Tổng công ty dầu khí Việt Nam và cũng như cho ngân sách Nhà Nước thể hiện ở con số thống kê sau đây:Tổng nộp Tổng công ty dầu khí Việt Nam là gần 2.177 tỉ đồng và tổng nộp ngân sách Nhà Nước là 41.404 tỉ đồng Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt không những trong thị trường trong nước mà cả thị trường quốc tế mà một công ty có mức doanh thu liên tục tăng đồng nghĩa với việc thị phần cuẩ công ty cũng liên tục tăng lên kể từ khi thành lập chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Với một công ty mới thành lập như PVIC điều này còn khẳng định PVIC là một công ty có năng lực, có phương thức làm ăn đúng đắn và việc thành lập công ty bảo hiểm dầu khí Việt Nam là điều tất yếu và đúng đắn. 2. Đánh giá chung Để đánh giá một quốc gia có phát triển hay không người ta thường nhìn vào lĩnh vực phúc lợi xã hội, đảm bảo xã hội … Một trong những tiêu thức đánh giá là sự phát triển của lãnh vực bảo hiểm . Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế đất nước. Thiết bị máy móc đang thay thế dần các công cụ thủ công, các sản phẩm dầu khí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chúng có mặt ở hầu hết các nơicác lĩnh vực sản xuất . Sản phẩm dầu khí có mặt trong các sản phẩm y tế, tiêu dùng hàng ngày trong các gia đình … bảo hiểm dầu khí cũng lớn mạnh cùng với sự lớn mạnh của các nhu cầu này. Nước ta triển khai thăm dò và khai thác dầu khí chỉ mới hơn 10 năm trở lại đây._.ông báo ngay cho người bảo hiểm trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố, nếu quá thời hạn kể trên mà người bảo hiểm không nhận được thông báo tổn thất người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về tổn thất đó. Sau khi nhận được thông báo tổn thất của người được bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ nhanh chóng thông báo cho các nhà nhận tái bảo hiểm để chỉ định giám định tổn thất. Hiện nay có hai công ty có uy tín được PVIC chỉ định làm giám định viên là Falconer Bryan & Associates Pte.LTD (FBA) và MathewsDaniel International Ltd. + Địa điểm xảy ra tổn thất +Thời gian xảy ra tổn thất +Nguyên nhân xảy ra tổn thất +Thiệt hại do tổn thấtgây ra +Các chi phí liên quan Sau khi xem xét thực tế, công ty giám định gửi báo cáo giám định của mình tới công ty bảo hiểm gốc và các nhà nhận tái bảo hiểm để xác định : người được bảo hiểm có được hưởng bồi thườngtheo quy định trong hợp đồng hay không (bao gồm cả trách nhiệm và quyền lợi của người được bảo hiểm), phí bảo hiểm sẽ được tính luôn vào vào số tiền bồi thườngrồi phân chia theo tỷ lệ phí. 5. Đánh giá chung về kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng Bảng kết quả & hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại PVIC TT Chỉ tiêu 96 97 98 99 00 I Tổng doanh thu (USD) 1912420 1797636 880068 776233 904496 1 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 1710720 1593863 766815 674497 787768 2 Chuyển nhượng tái bảo hiểm 196732 196938 99609 98935 116539 3 Thu từ hoạt động đầu tư 4890 6723 3562 2730 3106 4 Thu khác 78 112 81 71 83 II Tổng chi (USD) 1802738 1676531 808124 706530 823822 1 Phí nhượng tái bảo hiểm 1676505 1544453 739976 645493 757045 2 Chi kinh doanh 116565 121582 62477 55715 60756 3 Chi khác 9668 10496 5671 5322 6021 III Lợi nhuận (USD) 109682 121105 71944 69703 83674 VI Tỷ suất lợi nhuận 6,08 7,22 8,9 9,86 10,16 Nguồn: công ty bảo hiểm dầu khí PVIC Qua các phân tích trên ta có một cái nhìn bao quát cho việc thực hiện bảo hiểm khống chế giếng trong 5 năm qua của PVIC. Nhìn chung việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng trong những năm qua được tiến hành theo trình tự các bước đã được PVIC thực hiện tốt theo từng khâu và cũng đạt được những kết quả khả quan. Nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng là nghiệp vụ mang tính tích tụ rủi ro đồng thời 5 năm hoạt động là thời gian chưa nhiều để có thể đánh giá được chu kỳ rủi ro của giếng phụt. Do vậy, để đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng là rất khó khăn, song theo thống kê của bảng nêu trên ta có nhận xét sau về kết quả kinh doanh : Tổng doanh thu có xu hướng giảm dần qua các năm từ 96-99 song đến năm 2000 thì chững lại và có xu hướng tăng lên từ 96-99, tổng doanh thu từ 1912240 USD năm 96 xuống còn 776233 USD giảm đi 1136187 USD tức là giảm hơn một nửa so với năm 96, xu hướng tăng lên của năm 2000 là điều đáng mừng vì tỷ lệ tăng lên là 116,91% so với năm 99. Về nguyên tắc thì khoản thu chủ yếu của công ty bảo hiểm về kết quả kinh doanh ta có thu phí, nguồn chi lớn nhất của công ty bảo hiểm là chi bồi thườngsong nhìn vào bảng trên ta thấydoanh thu phí bảo hiểm gốc chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh thu, trung bình chiếm 87,79%, trong khi đó hoa hồng hoa hồng nhượng tái bảo hiểm chỉ chiếm trung bình 11,63% nhưng thực chất đây mới là nguồn tu chính của PVIC. Bởi vì tỷ lệ tái bảo hiểm của nghiệp vụ này rất cao từ 95-98%, thậm chí có những trường hợp tỷ lệ phí tái bảo hiểm lên tới hơn 99%, do vậy mức giữ lại là rất thấp tỷ lệ lợi nhuận giữ lại thấp tương ứng (tuy rằng chưa phải bồi thường song nếu có thì chi bồi thườngcũng thấp tương ứng). Doanh thu từ hoạt động đầu tư là nhỏ vì danh mục đầu tư của công ty còn hạn chế mới chỉ dừng lại ở nghiệp vụ gửi ngân hàng hoặc mua trái phiếu chính phủ với lãi suất trung bình 12%/năm. Về hiệu quả kinh doanh ta có: Hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận của PVIC liên tục tăng từ 6,08% năm 96 lên tới 10,16% năm 2000, tuy rằng tốc độ tăng giảm song đây cũng thể hiện năng lực, khả năng, nỗ lực của công ty trong quá trình hoạt động của giai đoạn khó khăn này. Nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng của PVIC là rất khả quan, khẳng định sự ra đời của PVIC, khẳng định hướng kinh doanh của công ty là đúng đắn phù hợp với thị trường, với nền kinh tế, với ngành dầu khí. Trong thời gian tới Công ty cần phát huy lợi thế của mình để tiếp tục phát triển hơn nữa. Phần III Phương hướng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí trong thời gian tới và kiến nghị. i- Đánh giá chung: 1. Thuận lợi Xem xét lịch sử công ty và quá trình hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng , có thể rút ra một số đặc điểm thuận lợi cho nghiệp vụ này tại công ty như sau: Thứ nhất: Công nghiệp dầu khí là một ngành khoa học tổng hợp sử dụng tất cả các thành tựu khoa học tiên tiến nhất của nhiều nước trên thế giới. Trong quá trình hoạt động thường xuyên xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến kĩ thuật và công nghệ, xuất hiện ngày càng nhiều những rủi ro gây thiệt hại lớn tương ứng với quy mô cũng như trình độ của nó. Vì vậy, nhu cầu bảo hiểm càng tăng cả về quy mô cũng như giá trị bảo hiểm. Thứ hai: PVIC ra đời luôn được sự chỉ đạo về nhiệm vụ cũng như sự giúp đỡ kinh phí từ phía tổng công ty. Với tầm nhìn vĩ mô, tổng công ty dầu khí Việt Nam luôn chỉ ra định hướng và từ đó giao nhiệm vụ cụ thể và sát thực. Đồng thời tổng công ty còn là nguồn kinh phí quý giá cho những dự án vượt quá khả năng tài chính của công ty. Sau đó tổng công ty có chế độ khen thưởng đích đáng đã là động lực mạnh cho các nhân viên về bảo hiểm đóng góp công sức vào lĩnh vực này. Thứ ba: Là không thể không kể đến nguồn TN dầu khí Việt Nam. Dù rằng không phải ai cũng dễ dàng lợi dụng được TN ,song rõ ràng nguồn TN khoáng sản phong phú đa dạng trữ lượng lớn, chất lượng cao là điều kiện vật chất, một tiền đề hết sức quan trọng giúp PVIC hoạt động ổn định, lâu dài. Cuối cùng là trong những năm đầu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng đã không xảy ra một vụ tổn thất nào phải bồi thường tạo tâm lý ổn định cho nhân viên tiếp tục làm việc đồng thời tạo cơ sở vật chất ban đầu cho công ty, tiếp thu dần các kinh nghiệm cho nghiệp vụ này. Thực hiện bảo hiểm khống chế giếng trong 5 năm qua ở PVK bước đầu đã mang lại những kết quả tốt đẹp, thực tế triển khai nghiệp vụ này trong những năm vừa qua không có tổn thất gây khiếu nại phải bồi thường nào cho công ty song không phải là không có khó khăn thậm chí khó khăn trong công tác này còn mang tính cấp thiết, yêu cầu phải khắc phục càng sớm càng tốt. Tỷ lệ tái bảo hiểm trong nghiệp vụ này rất lớn, thường là từ 94-98% trong tổng phí bảo hiểm thu được từ nghiệp vụ này thậm chí có nhiều trường hợp có giá trị bảo hiểm cao thì mức tái bảo hiểm còn chiếm hơn 98% mức giữ lại chỉ có 2-6%, một tỷ lệ giữ lại quá thấp. Tỷ lệ tái bảo hiểm Captive còn cao trong khi đó tái bảo hiểm theo phương pháp này mang lạihiệu quả rất thấp. PVIC chưa xây dựng được cho mình một biểu phí riêng cho nghiệp vụ này vì vậy rất thụ động trong việc chào phí tới khách hàng và tiến hành cấp đơn bảo hiểm. Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn sâu còn thiếu, trong nhiều trường hợp cần thiết công ty phải thuê chuyên viên nước ngoài vừa chi phí tốn kém vừa mất thời gian. 2. Khó khăn. Bên cạnh đó còn có những khó khăn do các điều kiện khách quan mang lại như: Hành lang pháp lý còn bất cập. Khả năng chịu đựng rủi ro ở nghiệp vụ này của thị trường thế giới giảm xuống. ii- Phương hướng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng của PVIC trong thời gian tới: Trong mỗi năm hoạt động, trên cơ sở đánh giá những điều kiện thuận lợi và thiếu sót còn tồn tại, PVIC có đề ra những phương hướng hoạt động sao cho có hiệu quả nhất cho mình để tạn dụng được tối ưu các điều kiện thuận lợi. Trong năm 2001, phương hướng phát triển của PVIC là : Tăng cường hợp tác quốc tế, tạo mối quan hệ lâu dài đối với các đối tác trong nước (BV, BM,…) và quốc tế. Hoàn thành tốt nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng cho toàn ngành dầu khí Việt Nam Mở rộng phạm vi khách hàng ra các nước trên thế giới Từng bước nâng cao tỷ lệ giữ lại Gắn hiệu quả kinh tế với việc phát triển kinh doanh, lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu để đánh giá kết quả kinh doanh Từng bước bổ sung & đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, ổn điịnh đời sống của công nhân viên chức. iii- Một số đề xuất kiến nghị: 1. Về luật: Hiện nay trên thị trường bảo hiểm thế giới, do sự bất ổn định đồng thời cạnh tranh gay gắt dẫn tới việc giảm phí, thậm chí đến năm 2000, phí bảo hiểm đã giảm tới mức thấp nhất trong 10 năm qua. PVIC là một công ty còn non trẻ, việc giảm phí chung này là khó khăn lớn đối với việc chào phí và kí kết hợp đồng với đối tác. Hầu hết các khách hàng của PVIC đều yêu cầu tái Captive với tỷ lệ khá cao, hơn 50% so với các năm trước đây và từ khi có quy định của Bộ tài chính thì tỷ lệ này luôn là cao nhất 50%. Trong khi đó tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc do Nhà nước quy định đối với mõi công ty bảo hiểm cho Vinare là 20% tổng phí. Vậy mức còn lại là 30% kể cả phần giữ lại cho công ty và tái Treaty. Thông thường tái Treaty bao giờ cũng có tỷ lệ cao nhất (ví dụ năm 2000 là hơn 24% phí tái bảo hiểm), song phần còn lại tái cho Treaty lại còn rất nhỏ. Các khó khăn bên ngoài cũng như nguyên nhân khách quan còn có nguyên nhân chủ quan như Khách hàng còn chưa tin tưởng vào hoạt động kinh doanh của PVIC cũng như thiếu tin tưởng vào thị trường Việt nam vì chưa có một hành lang pháp lý ổn định bảo vệ người tham giacũng như người bảo hiểm. Luật bảo hiểm đã được quốc hội thông qua, cần nhanh chóng đưa vào thi hành thực tế, tạo hành lang pháp lý an toàn hướng dẫn sự hoạt độngcủa các công ty bảo hiểm đồng thời tạo tâm lý an tâm cho những người tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt nam. Trong thời gian qua các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải áp dụngcác luật bảo hiểm quy địnhchung cho tất cả các doanh nghiệp trong hoạt động kinh tế và khoa học nói chung. Từ đó có cơ sở để nâng đỡ, bảo hộ một cách hợp lýcác doanh nghiệp bảo hiểm Việt nam còn non trẻ trước các công ty nước ngoài trên thị trường đầy tiềm năng trong nướcvà tạo cơ hội cho sự phát triển cao hơn nữa của các công ty bảo hiểm Việt nam. Hơn nữa, do đặc điểm riêng có của bảo hiểm và sản phẩm của bảo hiểm, đây là sản phẩm vô hình, chỉ khi nào có rủi ro xảy ra mới biết được chất lượng của sản phẩm với lại trong nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng, giá trị bảo hiểm là rất lớn, rủi ro xảy ra với bất kỳ một nhân tố nào trong bảo hiểm khống chế giếng cũng đưa lại thiệt hại lớn, rủi ro bồi thường do đó cũng rất lớn. Các nhf thầu dầu khí do đó rất e ngại bảo hiểm ở các công ty Việt Nam vì chưa có sự bảo đảm chắc chắn và khách quan của Nhà nước. Nhận rõ tầm quan trọng này Nhà nước đã có một số văn bản, nghị định nghị quyết ban hành điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm đối với cả công ty bảo hiểm song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập vì loại hình công ty này rất khác so với loại hình doanh nghiệp khác) 2. Tăng cường hợp tác: a. Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác quốc tế nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng là một cách hữu hiện giúp một nước đi sau như Việt Nam có thể tiép cận, học hỏi đồng thời có thể tranh thủ được nhiều nguồn tài chính khác nhau cho nguồn ngân quỹ vốn rất eo hẹp của PVIC. Trong thời gian qua PVIC đã tạo cho mình một số khách hàng và đối tác truyền thống : Khách hàng VSP, PIT, JVPC…và một số đối tác truỳên thống như Willis, Inchibuk, Munich Re, Allian, Aon… Một đặc điểm nổi bật trong hợp tác về lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm dầu khí, ngoài sự giúp nhau về tài chính thì việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này sẽ làm nâng cao uy tín của các thành viên. Với một công ty còn non trẻ như PVIC điều này là rất quan trọng. Với tầm quan trọng của hoạt động này, em có một số đề xuất sau để nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển hơn: Phát triển hơn mối quan hệ với các công ty bảo hiểm quốc tế có uy tín, thúc đẩy quá trình hoà nhập với khu vực và quốc tế. Trên cơ sở các mối quan hệ truyền thống đã có, mở rộng hoạt động bảo hiểm của mình ra khu vực và thế giới. Hợp tác trao đổi thông tin nghiệp vụ kỹ thuật với các công ty nước ngoài có kinh nghiệm đồng thời có kế hoạch trao đổi, đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao Tăng cường tìm kiếm, đối thoại đàm phán và kí kết các hoạt động bảo hiểm với bên nước ngoài… b. Tăng cường hợp tác trong nước: Triển khai nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng ở PVIC trong những năm qua đã mang lại một nguồn lợi lớn cho cả PVIC và cơ quan hữu quan liên quan. Nếu như hợp tác quốc tế sẽ mang lạicho công ty kinh nghiệm, cải thiện ngân quỹ thì hợp tác trong nước sẽ mang lạicho PVIC khả năng cạnh tranh, tăng mức giữ lạivà giúp đỡ nhau trong vấn đề hợp tác bảo hiểm hay hướng dẫn đào tạo cán bộ. Nên thành lập hiệp hội bảo hiểm trong nước về lĩnh vực bảo hiểm dầu khí. Vì như ta đã biết giá trị bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng là rất lớn do vậy việc hợp tác này sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp, việc đồng bảo hiểm cho các hợp đồng bảo hiểm tăng lên và sẽ làm giảm mức tái bảo hiểm ra nước ngoài, tăng mức giữ lại trong nước. Hiệp hội bảo hiểm được thành lập sẽ bảo vệ quyền lợi của các thành viên, đối với thị trường trong nước tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành viên hoạt động kinh doanh, cung cấp thông tin cho nhau đồng thời bảo đảm bí mật thông tin giữa các công ty thành viên. Tién hành trao đổi dịch vụ, kinh nghiệm cho nhau, hợp tác hỗ trợ nhau phát triển. Cần phát triển hơn nữa mối quan hệ hợp tác với các công ty trong nước như Bảo Minh, Bảo Việt, góp phần tạo ra một thị trường bảo hiểm khống chế giếng vững mạnh, có khả năng hoà nhập khu vực và quốc tế. Mở rộng mối quan hệ với các ngành kỹ thuật có liên quan để trao đổi thông ti, nghiệp vụ kỹ thuật, tạo sự gắn bó tin cậy trong hoạt động kinh doanh. Phát triển mối quan hệ lâu dài và tốt đẹp với các cơ quan liên quan như Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại…để có được những điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình. 3. Trong đàm phán: Trong lĩnh vực bảo hiểm, đàm phán đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hợp đồng và xác định mức phí bảo hiểm thoả thuận giữa các bên. Để làm tốt công việc đàm phán với khách hàng PVIC cần phải tận dụng những lợi thế nhất định của mình là công ty bảo hiểm chuyên ngành, tiến hành đàm phán với khách hàng nhằm khai thác được hợp đồng có giá trị và trước hết là khai thác được toàn bộ hợp đồng trong nước. Sau khi đã có được những lợi thế mang lại, khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm cho phép PVIC có thể tiến hành đàm phán với các công ty bảo hiểm có liên quan để tăng tỷ lệ phí bảo hiểm của ình lên. Yêu cầu tổng công ty giúp đỡ về vốn, uy tín trong đàm phán với khách hàng hoặc đối tác trong hợp đồng bảo hiểm. 4. Biểu phí: Hiện nay PVIC vẫn áp dụng biểu phí nước ngoài, chưa có biểu phí riêng cho mình nên trong quá trình khai thác đàm phán hoạt động bảo hiểm khách hàng là rất hạn chế và thụ động, mức phí không ổn định, thường thay đổi theo từng biến động của thị trường. Tuy rằng hiện nay PVIC chưa thể xây dựng cho mình một biểu phí mới bởi vì mới bước vào hoạt động, kinh nghiệm chưa nhiều; không có đủ thông tin, uy tín cũng như tiềm lực kinh tế mạnh để tiến hành thực hiện song để đảm bảo cho phát triển lâu dài và vững mạnh thiết nghĩ công ty nên tổ chức kế hoạch điều tra, cập nhật thông tin, học hỏi kinh nghiệm của các công ty có thâm niên trên thế giới để chuẩn bị cho việc xây dựng một biểu phí riêng cho mình trong tương lai (trên cơ sở biểu phí chung của toàn thế giới) 5. Tái bảo hiểm : Trong một mô hình kinh doanh còn mới mẻ với những giá trị lớn, ngay từ những ngày đầu hoạt động PVIC cũng như nhiều công ty khác trên thế giới xác định tái bảo hiểm là hoạt động cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng. Với một công ty còn non trẻ như PVIC, kinh nghiệm chưa nhiều, nguồn vốn hạn chế thì mức tái bảo hiểm lớn là không thể tránh khỏi để bảo đảm an toàn cho công ty. Song hiện nay qua 5 năm hoạt động về năng lực cũng như tiềm lực công ty đã vững mạnh, mức tái bảo hiểm từ 92-96% là rất lớn cần tận dụng hết thuận lợi và nỗ lực của mình để: Tăng mức giữ lại hợp lý và giảm mức tái bảo hiểm, trước hết để tăng nguồn lợi cho công ty cũng như tăng ngoại tệ cho đất nước. Qua 4 năm hoạt động, nghiệp vụ này không xảy ra tổn thất, đây có thể là cơ sở để PVIC tăng mức giữ lại nhiều hơn cho mình. Đồng thời PVIC luôn được sự hỗ trợ về vốn và uy tín của Tổng công ty dầu khí cho nên đây là điều kiện tốt để công ty tăng mức giữ lại cho mình mà không sợ quá mạo hiểm khi thị trường xảy ra. Để công tác tái bảo hiểm của công ty đạt kết quả tốt, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị: Kiến nghị với chính phủ cần ban hành nhanh chóng Luật bảo hiểm để có cơ sở điều chỉnh hoạt động kinh doanh và đồng thời chính phủ cần ban hành những quy định bảo vệ quyền lợi cho các công ty bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ trước sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty bảo hiểm lớn mạnh giàu kinh nghiệm trên thế giới Bộ Tài chính cần tăng tỷ lệ tái bảo hiểm bắt buộc cho VinaRe để tránh thiệt thòi cho PVIC trong hoạt động tái bảo hiểm (vì tỷ lệ tái bảo hiểm cho Treaty hiện nay là 25,7%) Kiến nghị với tổng công ty dầu khí Việt Nam tăng vốn, đảm bảo cho một số hợp đồng lớn để nâng cao uy tín của công ty, tạo lòng tin của khách hàng trên cơ sở đó đàm phán với khách hàng trong việc giảm tỷ lệ tái Captive (có tỷ lệ hoa hồng là thấp nhất ). Về phía công ty : Trước hết phải thực hiện tốt khâugiám định, đề phòng hạn chế thị trường nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng để đảm bảo giảm thiểu xác suất rủi ro xảy ra, tạo sự an toàn cho phần trách nhiệm giữ lại của mình. Cần có kế hoạch chào tái bảo hiểm linh hoạt và có hiệu quả để tìm ra nhà tái bảo hiểm có uy tín tỷ lệ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm theo hình thức khác có tỷ lệ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cao. Cần tạo cho mình ưu thế trong việc đàm phán tái bảo hiểm captive theo hình thức khác có tỷ lệ hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cao hơn. Hiện nay công ty có nhận tái bảo hiểm của một số công ty trong nước như BM, BL… cần mở rộng đối tác trong khâu tái bảo hiểm, không chỉ trong nước mà còn của các nước trong khu vực và quốc tế. 6. Về đầu tư. Đầu tư là một chức năng có tầm quan trọng sông còn đối với việc duy trì và phát triển hoạt động của một công ty bảo hiểm. Hoạt động đầu tư của PVIC cho đến này mới chỉ dừng lại ở hoạt động cho ngân hàng vay, mua cổ phiếu, trái phiếu của Chính phủ. Xét về trước mắt, do mới hoạt động nên PVIC còn do dự tìm hiểu thị trường, hoạt động cầm chừng, trước hết muốn ổn định để phát triển và hoàn chỉnh về công tác triển khai các nghiệp vụ của công ty. Cho đến nay đã 5 năm hoạt động tình hình triển khai các nghiệp vụ tương đối ổn định, PVIC đã có hướng mở rộng danh mục đầu tư. Hiện công ty đang tiến hành đàm phán để mua lại một toà nhà cho thuê, đây là bước đầu của sự phát triển của nghiệp vụ đầu tư. Tuy đã có những hoạt động mở rộng danh mục đầu tư, song vẫn còn hạn chế đối với đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực rủi ro có giá trị lớn như PVIC đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng, có giá trị bảo hiểm lớn, có tỉ trọng doanh thu cao trong tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của công ty. Hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới là giảm mức phí tái bảo hiểm và tăng mức giữ lại lên. Muốn làm được như vậy trước hết PVIC cần có kế hoạch sử dụng có hiệu quả mức giữ lại đó, suy cho cùng thì công ty cần có kế hoạch đầu tư mức giữ lại đó sao cho có hiệu quả. Để đảm bảo cho công tác đầu tư có hiệu quả em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị sau: Kiến nghị với nhà nước nhanh chóng đưa vào áp dụng Luật bảo hiểm đã được Quốc hội thông qua để điều chỉnh hoạt động đầu tư. 7. Nguồn nhân lực: Bảo hiểm khống chế giếng mang tính xã hội hoá và quốc tế hoá cao do vậy trong công tác bảo hiểm nó cũng đòi hỏi cán bộ, công nhân viên có trình độ nhất định về nghiệp vụ này và tình hình thị trường thị trường thế giới nói chung. Vì thị trường bảo hiểm khống chế giếng đối với Việt Nam còn khá mới mẻ ngay cả trên thế giới thì thị trường này cũng chỉ xuất hiện trước đây không lâu, do vậy các tài liệu về nghiệp vụ này còn ít và chủ yếu là tài liệu nước ngoài. Mang tính quốc tế hoá cao nên nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng đòi hỏi người lao động phải có một trình độ ngoại ngữ nhất định để giao tiếp cũng như để nghiên cứu tài liệu, quan hệ giao dịch với đối tác, khách hàng. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới “hội nhập kinh tế”, muốn vậy phải có một ngôn ngữ chung cho mọi người. Trong 5 năm hoạt động vừa qua công tác đào tạo cán bộ của PVIC đã đạt được những kết quả khả quan. Trong công ty phần lớn cán bộ công nhân viên là những người thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau, tỷ lệ cán bộ được đào tạo đúng chuyên ngành bảo hiểm chỉ chiếm khoảng 10% song qua các năm hoạt động công ty đã khẳng định được mình, các cán bộ công nhân viên của công ty đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, có được điều này do: PVIC rất chú trọng việc đào tạo, bổ sung và nâng cao kiến thức về bảo hiểm cho cán bộ công nhân viên, thường xuyên cung cấp thông tin cập nhật về thị trường bảo hiểm trong nước và thế giới, hằng năm công ty có tổ chức các khóa học ngắn hạn và dài hạn ở trong nước và nước ngoài. Tổ chức các cuộc hội thảo về chuyên ngành giữa cán bộ công nhân viên công ty và các chuyên gia giàu kinh nghiệm để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm hoạt động. Trong các năm hoạt động vừa qua, với sự nỗ lực của mình trong việc đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ công nhân viên, PVIC đã thu được kết quả sau: Tuy cán bộ có chuyên môn về kinh doanh bảo hiểm ít chỉ chiếm gần 10% song qua 3 năm hoạt độngvà phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên của PVIC đã được trang bị một cách cơ bản về kiến thức bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh của công ty. Do nắm bắt thị trường một cách nhanh nhạy cập nhật tạo cho cán bộ công nhân viên của PVIC có tác phong kinh tế, sử lí các tình huống kinh doanh của công ty một cách chính xác, linh hoạt đáp ứng được yêu cầu của thị trường Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty cũng gặp không ít những khó khăn như: Tuy đã được trang bị kiến thức về bảo hiểm một cách cơ bản, song cán bộ công nhân viên có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm về về nghiệp vụ bảo hiểm còn thiếu đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng một chuyên ngành tương đối mới đối với thị trường bảo hiểm trong nước. Khâu quản lí và đánh giá rủi ro của nghiệp vụ này còn yếu. Chưa có giám định viên riêng của công ty và hiện tại công ty vẫn phải thuê giám định viên nước ngoài, chi phí tốn kém. Đồng thời không có giám định viên riêng của mình công ty rất bất lợi trong việc đàm phán với khách hàng các nhà nhận tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm. Để khắc phục các hạn chế trên theo em PVIC nên: Đối với cán bộ quản lí cần liên tục bồi dưỡng các kiến thức về quản lí kinh doanh bảo hiểm bên cánh đó không ngừng bổ sung các kiến thức về bảo hiểm, kinh tế thị trường, cập nhật thông tin về mọi mặt. Đối với cán bộ chuyên ngành bảo hiểm: công ty nên tổ chức thường xuyên các lớp đào tạo trong và ngoài nước về lĩnh vực bảo hiểm đặc biệt là ngành dầu khí và cụ thể là nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng, một nghiệp vụ cơ bản của PVIC. Công ty nên đào tạo một cách đầy đủ, sâu sắc và chú trọng một cách nghiêm túc đến việc đào tạo cán bộ quản lí rủi ro bởi vì đây là nghiệp vụ tương đối quan trọng công việc này nếu làm tốt sẽ tránh cho công ty khỏi những rủi ro phải bồi thường mà nghiệp vụ này có thể hạn chế đề phòng được. Đối với cán bộ chuyên ngành dầu khí: Công ty cần đào tạo và bổ sung kiến thức về bảo hiểm đồng thời tổ chức các lớp học ngắn hạn và dài hạn trong nước và quốc tế về nghiệp vụ dầu khí, hướng họ theo học các lớp đào tạo giám định viên. Hợp tác giao lưu đào tạo với các công ty giám định có uy tín trên thế giới về trao đổi học tập kinh nghiệm cũng như kĩ thuật kĩ xảo trong khâu giám định. Công tác này sẽ đào tạo cho công ty một đội ngũ giám định viên có đầy đủ các kiến thức trình độ để tạo cho công ty lợi thế trong việc thoả thuận, đàm phán, kí kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với công tác đào tạo cán bộ là vậy thì với công tác tuyển chọn và sử dụng đúng đối tượng, đúng vị trí cũng là điều không thể thiếu để phát huy được tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên. Tuy mới thành lập song ngay từ khi bắt đầu hoạt động công ty đã xây dựng riêng cho mình tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ công nhân viên để đảm bảo ngay từ đầu PVIC đã có được một đội ngũ cán bộ công nhân viên tài năng. Mặc dù vậy, hiện nay công ty vẫn đang thiếu cán bộ công nhân viên có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đồng thời tiêu chuẩn tiêu chuẩn tuyển chọn cán bộ công nhân viên của PVIC chỉ phù hợp với giai đoạn đầu hoạt động đến nay không còn phù hợp, cần phải bổ sung và điều chỉnh một số tiêu chuẩn cho phù hợp. Vì vậy: Công ty cần xây dựng lại cho mình một tiêu chuẩn tiêu chuẩn mới phù hợp với tình hình thực tế của công ty cũng như của từng nghiệp vụ. Đối với cán bộ công nhân viên chuyên ngành dầu khí, công ty nên đề nghị Tổng công ty Dầu khí Việt Nam giúp đỡ bởi vì với kinh nghiệm hoạt động của mình Tổng công ty đã có sẵn các cán bộ công nhân viên giàu kinh nghiệm, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí, có thể đáp ứng yêu cầu của PVIC. Đối với cán bộ bảo hiểm tiến hành tuyển cán bộ trẻ có năng lực, đối với những vị trí quan trọng cần tuyển chọn kĩ, có thể tham khảo ý kiến hoặc hợp tác đào tạo với Bảo Việt. Việc tuyển chọn cán bộ công nhân viên luôn đi đôi với việc sử dụng và xắp xếp vị trí làm việc. Nếu xắp xếp không đúng vị trí không những không phát huy được hiệu quả mà còn trái lại với dụng ý ban đầu trong công tác tuyển chọn, làm cho công tác tuyển chọn ban đầu là vô ích và tốn kém. Việc xắp xếp sử dụng đúng vị trí, đúng đối tượng sẽ phát huy được năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ và đồng thời phát huy đọc lòng xay mê, yêu nghề của họ. Từ đó tạo cho họ ý thức làm việc, lòng trung thành đối với công ty và trên cơ sở này công tác đào tạo và bổ sung kiến thức cho cán bộ công nhân viên cũng dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn. Thực hiện tốt công tác này không những đưa lại cho công ty một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, làm việc có hiệu quả, trung thành với công ty mà còn làm giảm chi phí cho các công tác đào tạo và bổ sung kiến thức của cán bộ công nhân viên. Công cần phát huy tốt công tác này: Trên cơ sở kế hoạch của công ty, xây dựng kế hoạch tuyển chọn ban đầu Xắp xếp công việc cho cán bộ công nhân viên theo đúng chuyên ngành, lĩnh vực, đào tạo. 8. Về khách hàng. Công tác khách hàng là hoạt động nhằm thu hút khách hàng cũng như khẳng định vị trí của mình trên thị trường quốc tế. Nếu bỏ qua công tác này thì quả là một điều thiếu sót. Nhận thức được tầm quan trọng này đặc biệt là đối với nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng với giá trị bảo hiểm cũng như tổn thất (nếu xảy ra) là rất lớn. Nên trong những năm vừa qua công tác khách hàng ở PVIC đã được chú trọngvề nhiều mặt: Trên cơ sở của sự giới thiệu công ty đã chủ động gặp gỡ khách hàng mới và tự giới thiệu về mình. Đối với khách hàng truyền thống tham gia bảo hiểm lâu dài công ty có các hỗ trợ về quản lý rủi ro, đề phòng và hạn chê tổn thất . Công ty có những chính sách ưu đãi về phí đối với khách hàng tham gia bảo hiểm trọn gói, trả phí ngay từ đầu,… Tổ chức các cuộc gặp gỡ, hội nghị, hội thảo khách để giới thiệu nghiệp vụ. Tư vấn cho khách hàng về loại hình bảo hiểm phù hợp cho tình hình thực tế của khách hàng, giải quyết các thắc mắc của khách hàng về các vấn đề nảy sinh trong quá trình hoạt động. Bên cạnh đó PVIC gặp không ít những khó khăn như: Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm trọn gói còn ít, chỉ chiếm khoảng 25%. Việc quảng cáo giới thiệu dịch vụ bảo hiểm của công ty còn hạn chế, việc quảng cáo giới thiệu nghiệp vụ mới và những ưu đãi về phí của PVIC chỉ dừng lại ở trong nước và một số công ty nước ngoài có quan hệ hợp tác với PVIC như công ty tái bảo hiểm, công ty môi giới bảo hiểm. Để có được sự phát triển vững mạnh, công tác khách hàng của công ty cần được chú trọng hơn nữa: Công ty cần phải tiến hành quảng cáo, thông báo rộng rãi cho khách hàng biết đến bao gồm cả nghiệp vụ cũng như các ưu đãi về phí để khuyến khích khách hàng tham gia và tham gia theo các nghiệp vụ có chính sách ưu đãi theo mục đích của công ty. Thực hiện tốt dịch vụ sau bán hàng: Tư vấn khách hàng cách đề phòng hạn chế tổn thất, trích một phần phí của nghiệp vừa bảo hiểm cho khách hàng để làm công tác đề phòng hạn chế rủi ro cho khách hàng. Khi hết hạn hợp đồng PVIC phải nhanh chóng gửi giấy thông báo hết hạn hợp đồng cho khách hàng biết và mời khách hàng tiếp tục tái tục hợp đồng hoặc tham gia nghiệp vụ mới phù hợp hơn… Cần tiếp tục duy trì các cuộc hội nghị, hội thảo khách hàng để giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm khống chế giếng các điều kiện điều khoản để khách hàng có thể xem xét hiểu rõ bản chất, so sánh lợi hại khi tham gia. Công ty cần kiến nghị với nhà nước mở rộng danh mục đầu tư sang các thành phần khác mang tính ổn định, tạo điều kiện cho công ty bảo hiểm lựa chọn được hình thức đầu tư phù hợp. Vì nghiệp vụ này có tầm quan trọng sống còn đối với công ty bảo hiểm nên PVIC một mặt cần đào tạo và bổ sung kiến thức cho cán bộ đầu tư, cần thực sự quan tâm phát triển một mặt trưng dụng và ưu đãi với cán bộ đầu tư . Công ty nên đầu tư vào những hình thức đầu tư ngắn hạn và đa dạng hoá danh mục đầu tư vì trước mắt vốn hoạt động của công ty không nhiều, kinh nghiệm hoạt động đầu tư chưa cao. Song bên cạnh đó cần có kế hoạch cho các hình thức đầu tư dài hạn vì về lâu dài công ty cần có một hoạt động đầu tư ổn định. Công ty nên đầu tư vào lĩnh vực địa ốc. Minh chứng trên thế giới cho thấy, đầu tư vào địa ốc về lâu dài luôn mang lại nguồn lợi lớn, không những doanh thu cao mà đây còn là một hình thức quảng cáo cho công ty mà không phải mất chi phí cho hình thức quảng cáo này. Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời vào tháng 8/2000 là một cơ hội mới cho hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm nói chung và PVIC nói riêng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docD0041.doc
Tài liệu liên quan