Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015

Tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015: MỞ ĐẦU Việt Nam là một nước có 80% dân số sống trong khu vực nông nghiệp và trên 70% lao động xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - lâm - nghiệp. Nên có thể nói trong giai đoan hiện nay khu vực nông nghiệp truyền thống vẫn được coi là khu vực giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Sự phát triển như vũ bão của khoa học - công nghệ, thông tin và nhu cầu sinh hoạt của con người ngày càng tăng đã tác động mạnh tới ngành sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Từ đó ... Ebook Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015

doc94 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1691 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đòi hỏi sự thay đổi về chất cũng như về lượng.Trước xu thế hội nhập, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) năm 1996 và đang là đang là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Tuy rằng xu thế hội nhập sẽ tạo ra nhiều cơ hội để trao đổi hàng hoá, dịch vụ, thông tin... tạo cơ sở và động lực cho tăng trưởng kinh tế. Nhưng nông nghiệp Việt Nam cũng đang phải đối mặt trước những thách thức lớn về sự cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong môi trường tự do thương mại, mà trên thực tế Việt Nam chưa có mấy lợi thế, nhiều mặt còn yếu kém: về chất lượng, cơ cấu sản phẩm không phù hợp với thị trường thế giới... kinh nghiệm và uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó năng suất lao động xã hội và nông nghiệp còn thấp. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn dư thừa nhiều, thu nhập thấp, sức ép về dân số, việc làm đang trở nên những vấn đề lớn có tính bức xúc của xã hội. vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vấn đề tất yếu đối với nước ta hiện nay. Và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế này nó tác động mạnh tới toàn bộ các vùng trong cả nước. Và Huyện Yên Lập – Phú Thọ cũng nằm trong sự thay đổi mang tính tất yếu đó. Ngay từ khi thành lập Huyện Yên Lập luôn xác định ngành nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính trong quá trình phát triển. Huyện Yên lập đã sớm triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội để đặt mục tiêu phát triển cho những năm tiếp theo. Nhưng trên thực tế ngành nông nghiệp của Huyện Yên Lập vẫn phát triển một cách tự phát, thiếu kiểm soát và thiếu định hướng rõ dàng còn tồn tại nhiều bất cập khó khắc phục. Nhận thức từ thực tiễn em đã đi sâu vào nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề với đề tài sau : “Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội Đến năm 2015” Trong bài chuyên đề nêu lên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ năm 2000 cho tới nay, nhằm xem sét sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đồng thời những tác động của sự chuyển dịch đối với sự phát triển kinh tế của Huyện. Bài chuyên đề của em gồm có ba phần chính như sau : - Phần I : Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp - Phần II : Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ 2001-2006 - Phần III : Phương hướng và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ nhằm phát triển kinh tế xã hội đến năm 2015 Để hoàn thiện bản chuyên đề, em đã có sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và cán bộ phòng tài chính - kế hoạch Huyện Yên Lập, trực tiếp là chú Đỗ Đức Hà ( Trưởng phòng KH – TC Huyện Yên Lập ). Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của cô giáo cùng cán bộ hướng dẫn thực tập đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề này. Trong bài chuyên đề này em không tránh khỏi những điểm hạn chế và thiếu sót, mong được sự đóng góp thêm của cơ quan thực tập và các thầy cô giáo cùng các bạn để đề tài này được hoàn thành một cách tốt hơn. PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP I. Cơ cấu ngành và chuyển dịch cơ cấu ngành 1. Các khái niệm cơ bản 1.1. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế *Cơ cấu kinh tế Trên thực tế vẫn chưa có một nhà khoa học nào đưa ra một khái niệm chính xác và thỏa đáng nhất về cơ cấu kinh tế. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau và quan điểm khác nhau về khái niệm cơ cấu kinh tế. Sau đây là một số khái niệm về cơ cấu kinh tế của một số nhà khoa học - Theo C.Mark : Cơ cấu kinh tế là tổng thể một bộ phận hợp thành với vị trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi bộ phận và mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội . - Theo quan điểm duy vật biện chứng : Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ, nhưng tương tác qua lại cả về mặt số lượng và chất lượng trong những không gian thời gian và điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, vận động theo mục tiêu nhất định. - Hay : cơ cấu kinh tế là mối quan hệ giữa các bộ phận khác nhau của tổng thể kinh tế được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện các mối quan hệ của các ngành, các vùng và của các thành phần kinh tế. Mối quan hệ này phản ánh cả mặt số lượng và chất lượng của các yếu tố hợp thành. * Cơ cấu ngành kinh tế : Có thể có nhiều cách phân ngành khác nhau khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu ngành. Song cho đến nay chính thức tồn tại hai hệ thống phân ngành kinh tế theo hệ thống "Sản xuất vật chất"(Material Production System-MPS). Và hệ thống phân ngành theo Hệ thống tài khoản quốc gia (System of National Accounts-SNA). Trong hệ thống sản xuất vật chất, các ngành kinh tế được phân làm hai khu vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất. Khu vực sản xuất vật chất và không sản xuất được chia thành các ngành cấp I như công nghiệp, nông nghiệp... Các ngành cấp I được chia thành các ngành cấp II, chẳng hạn ngành công nghiệp lại bao gồm các ngành sản phẩm như điện năng, nhiên liệu... Đặc biệt trong các ngành công nghiệp, người ta cũng phân ra thành nhóm A và nhóm B (nhóm A là các ngành công nghiệp nặng, nhóm B là các ngành công nghiệp nhẹ). Theo hệ thống Tài khoản quốc gia các ngành kinh tế được phân chia thành 3 nhóm ngành ( hay ba khu vực) kinh tế lớn là Nông nghiệp , Công nghiệp- Xây dựng và dịch vụ - Thương mai. Ba ngành này bao gồm 20 ngành cấp I như: Nông nghiệp và lâm nghiệp, Thuỷ sản (nuôi trồng và khai thác), Khai mỏ và khai khoáng, chế biến... Các ngành cấp I lại chia nhỏ thành các ngành cấp II. Các ngành cấp II lại được phân nhỏ thành càc ngành sản phẩm. Cơ cấu ngành kinh tế : Là tổng thể các ngành kinh tế hợp thành với vị trí, tỷ trọng tương ứng của mỗi ngành và mối quan hệ tương tác giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tại một thời điểm nhất định. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế : Là quá trình phát triển của các ngành kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng khác nhau giữa các ngành và làm thay đổi mối tương quan giữa chúng so với một thời điểm trước đó. Theo định nghĩa này, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chỉ xẩy ra sau một khoảng thời gian nhất định (vì nó là một quá trình) và sự phát triển của các ngành phải dẫn đến thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của chúng (ở thời điểm trước đó). Trên thực tế, sự thay đổi này được biểu hiện ở những mặt sau: - Xuất hiện thêm những ngành mới hay mất đi một số ngành đã có, tức là cú sự thay đổi về số lượng cũng như loại ngành trong nền kinh tế. Sự kiện này chỉ có thể nhận biết được khi hệ thống phân loại ngành là đủ chi tiết. Trong trường hợp chỉ xét đến những ngành gộp thì không thể biết được những ngành sản phẩm mới hình thành hay ngành sản phẩm đó mất đi trong một ngành đã có. - Sự tăng trưởng về quy mô và nhịp độ khác nhau giữa các ngành. Sự thay đổi cơ cấu diễn ra hay nói cách khác có sự chuyển dịch cơ cấu ngành chỉ khi có sự phát triển không đồng đều giữa các ngành sau mỗi giai đoạn. Nhịp độ tăng trưởng ngành là chỉ tiêu xác định tốc độ biến đổi tương quan giữa các ngành kinh tế từ thời điểm t0 đến thời điểm t1: Trong đó: - gt : là tốc độ tăng trưởng của ngành trong thời đoạn t= t1-t0; - m1, m0: Quy mô của ngành ở thời điểm t0  và thời điểm t1 - D mt: Giá trị tăng thêm của quy mô sau thời gian t. Để đánh giá đúng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành trong mỗi thời kỳ, phải xem xét đồng thời cả tốc độ tăng trưởng và quy mô phát triển mà nó đạt được ở điểm xuất phát. - Sự thay đổi trong quan hệ tác động qua lại giữa các ngành, sự thay đổi này trước hết biểu hiện bằng số lượng các ngành có liên quan. Mức độ tác động qua lại giữa các ngành nay và các ngành khác thể hiện qua quy mô đầu vào mà nó cung cấp cho các ngành hay nhận được từ các ngành đó (biểu thị ở bằng độ lớn của các hệ số trong bảng I/O). Những sự thay đổi này thường liên quan đến thay đổi thay đổi nhu cầu xã hội trong những điều kiện mới. Như vậy, khi một ngành ra đời hay phát triển, do có mối quan hệ với ngành khác mà nó có thể tác động thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển các ngành có liên quan với nó. Sự tăng trưởng của các ngành dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành trong mỗi nền kinh tế. Cho nên, chuyển dịch cơ cấu ngành xảy ra như là kết quả của quá trình phát triển. Đó là quy luật tất yếu từ xưa đến nay trong hầu hết mọi nền kinh tế (xét ở mức độ phân ngành nào đó). Vấn đề đáng quan tâm là ở chỗ: sự chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra theo chiều hướng nào và tốc độ chuyển dịch nhanh chậm ra sao, có những quy luật gì?. 2. các tính chất cơ bản của cơ cấu kinh tế 2.1. Tính khách quan khoa học của cơ cấu kinh tế Tính khách quan cơ cấu kinh tế thể hiện ở chỗ cơ cấu ngành nông nghiệp được hình thành và vận động trên cơ sở tự nhiên và mức độ cải thiện điều kiện tự nhiên như đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, . . . Kinh tế - Xã hội có lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế. Nói chung, cơ cấu kinh tế tồn tại một cách khách quan không theo ý chủ quan của bất kỳ ai và nó tồn tại theo sự biến đổi của các điều kiện khách quan cùng với sự tác động tổng hòa của các điều kiện kinh tế - xã hội. Cơ cấu kinh tế được hình thành trên cơ sở khoa học là sự phân công lao động xã hội; Ngay nội tại bản thân sự phân công lao động xã hội cũng là một tất yếu khách quan. Thực chất tùy thuộc vào phân công lao động trong lĩnh vực nào thì hình thành nên cơ cấu thuộc lĩnh vực đó như : Phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu kinh tế ngành. Phân công lao động theo vùng lãnh thổ sẽ là cơ sở hình thành nên cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ, . . . có các ngành, các lĩnh vực kinh tế phát triển các lực lượng sản xuất nhất định sẽ hình thành một cơ cấu kinh tế với tỷ lệ tương ứng cân đối giữa các bộ phận, tỷ lệ đó được thay đổi thường xuyên và tự giác theo quá trình diễn biến khách quan của nhu cầu xã hội và khả năng đáp ứng yêu cầu đó. Như quan điểm của C.Mark nêu rằng: “ Trong sự phân công xã hội thì con số tỷ lệ là một tất yếu không sao tránh khỏi, một sự tất yếu thầm kín yên lặng . . .” Do đó, cơ cấu kinh tế là hiển nhiên của nền kinh tế . Do vậy, tính khách quan của cơ cấu kinh tế được thể hiện thành các quy luật, các xu hướng biến đổi hay chính là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung. Mỗi cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch riêng như : Đối vơi cơ cấu kinh tế ngành thì xu hướng chung là tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp nhưng vẫn tăng về qui mô và số tuyệt đối; Riêng tốc độ tăng của ngành dịch vụ sẽ nhanh hơn của nghành công nghiệp. Đối với cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ tỷ trọng dân số và lao động thành thị tăng và tỷ trọng dân số và lao động nông thôn giảm xuống. Đối với cơ cấu xuất nhập khẩu có xu hướng tăng tỷ trọng xuất khẩu, giảm tỷ trọng nhập khẩu, theo xu hướng hội nhập với khu vực và quốc tế,. . . Tuy xu hướng này mang tính tất yếu nhưng con người cũng cần nhận thức về chúng để không đi ngược lại qui luật đồng thời có những tác động nhằm thúc đẩy quá trình này diễn ra nhanh hơn hoặc cũng có thể gây chở ngại cho sự thay đổi này. Để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế diễn ra nhanh hơn thì trước tiên cần có đủ các điều kiện về kinh tế cũng như xã hội, sau đó đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa tao động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu này thuận lợi hơn; Đồng thời chuyển dịch cơ cấu phải dựa trên cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học rõ ràng, ví dụ như : Nếu một quốc gia hay một vùng không có hệ thống nước mặt mà lại thúc đẩy cơ cấu kinh tế lấy ngành thủy sản là chủ đạo, chiếm tỷ trọng và số lượng cao la không thể thực hiện được.Do vậy cần có kết hợp hoạt động theo qui luật, cần tôn trongjtinhs khách quan của cơ cấu kinh tế không phiến diện hay áp dặt chỉ tiêu cho cơ cấu kinh tế nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Nói chung tính khách quan là tính chất quan trọng nhất của chuyển dịch cơ cấu và tính chất lịch sử xã hội cũng không thể thiếu và kém phần quan trọng. 2.2. Tính lịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế Sự phát triển của các quốc gia, của các địa phương là khác nhau cũng như các giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Điều này thể hiện ở tính chất trình độ phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cùng với sự kết hợp giữa quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất ở các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thống lịch sử,. . . riêng biệt. Các mác nói rằng : “ Trong sự sản xuất xã hội ra đời của mình con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với hợp với trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy cũng hợp thàng cơ cấu kinh tế của xã hội”. Do vậy, sự hình thành nên cơ cấu hợp lý nhất và đặc chưng riêng cho mỗi quốc gia hay khu vực của mình mang tính chất kịch sử xã hội của cơ cấu kinh tế. Ví dụ như : Một nước là cái nôi và đi tiên phong diễn ra nhiều cuộc công nghiệp như nước anh thì sẽ có xu hướng phát triển ngành công nghiệp hơn ngành nông nghiệp, ngược lại Việt Nam là nước nông nghiệp truyền thống lâu năm thì hiện nay vẫn còn là nước có nền nông nghiệp là chính và giữ vai trò khá cao; Hoặc là, một địa phương có ngành truyền thống là ngành thủ công mỹ nghệ thì trong hiện tai và tương lai vẫn phát triển ngành nghề của mình và tại đây cơ cấu ngành của địa phương này sẽ theo hướng chú trọng vào ngành thủ công mỹ nghệ . . . Kết luận lại sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn gắn với sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và nhu cầu chính trị - xã hội. Do vậy trong quá trình phát triển, các nước hay các khu vực cần xác định đúng cơ cấu hợp lý cho từng quốc gia hay khu vực của mình. Cơ cấu kinh tế của mỗi nước được đặc chưng bởi một số nội dung chủ yếu sau : - Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu nội bộ ngành kinh tế. - Cơ cấu vùng lãnh thổ. - Cơ cấu thành phần kinh tế - Cơ cấu xuất nhập khẩu - Ngoài ra, còn có cơ cấu lao động, cơ cấu vốn đầu tư, . . . Trong giáo trình kinh tế học Mác – Lênin viết : “ Cơ cấu kinh tế quốc dân là tổng thể các cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu các thành phần kinh tế. Trong hệ thống các cơ cấu đó, cơ cấu ngành là quan trọng nhất ”. Dưới đây nghiên cứu cụ thể về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. II. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp 1. Cơ cấu ngành nông nghiệp 1.1. Khái niệm cơ cấu ngành nông nghiệp Cơ cấu ngành nông nghiệp của một nền kinh tế là tập hợp tất cả các nhóm ngành nông nghiệp (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các ngành: nông - lâm - ngư nghiệp; theo nghĩa hẹp bao gồm: trồng trọt và chăn nuôi) và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng. Nói cách khác giữa các ngành nông nghiệp gồm các yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế nhất định. Cơ cấu ngành nông nghiệp luôn thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Đó là sự thay đổi quan hệ tỷ lệ giữa các ngành (tỷ lệ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi; giữa nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản . . . và nội bộ mỗi ngành nhỏ lại có tỷ lệ riêng ), các vùng, các thành phần (do sự xuất hiện một số ngành ngoài nông nghiệp như: tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dich vụ nông thôn...) hay do sự gia tăng hoặc giảm sút tốc độ tăng trưởng giữa các yếu tố cấu thành cơ cấu ngành nông nghiệp là không đồng đều. Sự thay đổi của cơ cấu ngành nông nghiệp từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với môi trường phát triển được gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp Do điều kiện phát triển cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp vận động và biến đổi theo yêu cầu của đất nước đối với nông nghiệp ở các giai đoạn khác nhau, thời kỳ khác nhau nên vị trí của các bộ phận cấu thành nông nghiệp cũng khác nhau. Chính vì vậy, để thấy rõ được vị trí của các bộ phận cấu thàng nông nghiệp có hợp lý và hiệu quả hay không cần có những chỉ tiêu đánh giá cụ thể để có thể lượng hóa được chúng. Sau đay là một số chỉ tiêu sử dụng trong bài viết : Thứ nhất, đánh giá về cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ câu ngành của một nước ( hay của một địa phương ) trên khía cạnh ( nội dung ) chính như sau : - Cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp trong tổng GTSX nền kinh tế sử dụng chỉ tiêu : Tỷ trọng (tỷ lệ %) giá trị sản xuất của ngành nông – lâm – thủy sản trong tổng GTSX của nền kinh tế. - Cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong tổng lưc lượng lao động nền kinh tế sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng lao động trong các ngành nông – lâm – thủy sản. Thứ hai, đánh giá cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ngành nông – lâm – thủy sản của một nước ( hay một địa phương ) đánh giá về : - Cơ cấu trồng trọt – chăn nuôi – dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp sử dụng các chỉ tiêu về tỷ trọng của GTSX trồng trọt /GTSX ngành nông nghiệp thuần ,tỷ trọng GTSX chăn nuôi / GTSX ngành nông nghiệp thuần và tỷ trọng GTSX dịch vụ nông nghiệp/GTSX ngành nông nghiệp thuần túy Trong đó, mỗi tiểu ngành nông nghiệp lại sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng của chúng trong đó như : + Trong ngành trồng trọt sử dụng một số tỷ lệ phần trăm giá trị sản lượng nhóm cây lương thực, nhóm cây thực phẩm, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày, nhóm cây lâu năm/ tổng giá trị sản lượng ngành trồng trọt. Bên trong đó sử dụng các chỉ tiêu sau : ٧ Nhóm cây lương thực sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của cây lúa, giá trị sản lượng của cây ngô, khoai, sắn/ tổng giá trị của cây lương thực ٧ Nhóm cây thực phẩm sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của cây khoai tây, cây rau các loại, giá trị sản lượng đậu đỗ các loại/ tổng giá trị sản lượng của nhóm cây thực phẩm. ٧ Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của cây lạc, mía, cây đậu tương/tổng giá trị sản lượng cây công nghiệp ngắn ngày ٧ Nhóm cây lâu năm sử dụng các chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng của cây chè, cây ăn quả, cây dâu tằm / tổng giá trị sản lượng của nhóm cây lâu năm. + Ngành chăn nuôi ٧ Tỷ trọng số lượng đàn trâu ,bò/số lượng đàn gia súc. ٧ Tỷ trọng số đàn lợn đàn gia cầm/ tổng số đàn lợn và gia cầm. - Đánh giá cơ cấu lâm nghiệp trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng GTSX của trồng và nuôi rừng, GTSX khai thác lâm sản/ tổng GTSX của ngành lâm nghiêp. - Đánh giá cơ cấu thủy trong cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng giá trị sản lượng thủy sản khai thác và thủy sản nuôi trồng/ giá trị sản lượng ngành thủy sản 2. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Nghành nông nghiệp trước hết cung cấp lương thực thực phẩm cho con người, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, cung cấp lao động cho cac ngành công nghiệp và dịch vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ( cung cấp nguyên liệu, đất đai, lao động, vốn, thị trường, cho công nghiệp phát triển ). Còn nông nghiệp hiện đại là nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp có năng xuất và hiệu quả cao, có giá trị sử dụng thiêt yếu không thể thay thế được, tạo ra giá trị gia tăng lớn. Sau đây là những vai trò mang tính chất cụ thể về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm phát huy được các lợi thế của vùng và địa phương. Mỗi vùng có những điều kiện thuận lợi riêng về kinh tế, xã hội, do đó mỗi vùng có những đặc chưng riêng. Trong quá trình phát triển mục đích cao nhất là có thể tận dụng và phát huy cao nhất lợi thế của vùng mình. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp sẽ tạo ra cơ sở cho việc thúc đẩy các lợi thế đó một cách tốt nhất. Trước kia, kinh tế phát triển một cách tự phát thì các điều kiện, tiềm năng sẵn có không được phát huy tối đa; Sau khí chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp diễn ra, kinh tế hoạt động theo quĩ đạo, ổn định thì mô hình vị trí hoạt động hiệu quả của chúng sẽ được đặt đúng chỗ; Mỗi sự vật hiện tượng khi được đặt đúng chỗ thì chúng cũng hoạt động năng động hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cũng chính là quá trình chuyển sự vât, hiện tượng, công việc theo đúng tính chất của chúng. Do vậy, cơ bản chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp cũng chính là điều kiện tốt nhất cho việc phát huy lợi thế của các vùng và đia phương trong cả nước. 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cách thức chuyển giao công nghệ Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng cần có sự tác động của khoa học - công nghệ, ngược lại chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp lại là nhân tố thúc đẩy cho việc thực hiện khoa học, công nghệ được thuận lợi. Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là cách thức để cho khoa học công nghệ được đưa vào khu vực nông nghiệp, nông thôn một cách tốt nhất. Đó cũng là cách thức thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện nhất. Giữa hai mặt này chúng có mối quan hệ liên kết chặt chễ với nhau. 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống, giảm nghèo Trong thời kỳ nền kinh tế nước ta đang chuyển mình hòa nhập chung với nền kinh tế thế giới, thì việc giải quyết vấn đề xã hội sao cho thoả đáng, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế được xem là một khâu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Thu nhập chính ở nông thôn có được là từ sản xuất nông nghiệp. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đúng hướng sẽ tác động tới cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ( tăng sản lượng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị cao ) và từ đó đem lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định. Cơ sở hạ tầng được cải thiện tạo môi trường thuận lợi cho nông dân yên tâm tiến hành sản xuất vì thế năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tạo ra một số ngành nghề mới góp phần tăng thêm thu nhập cho nông dân, giải quyết tình trạng thất nghiệp đang có dấu hiệu tăng trong khu vực nông thôn. Từ đó dần khắc phục được tình trạng đói nghèo, tăng phúc lợi công cộng, y tế, giáo dục. III. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Yên Lập – Phú Thọ 1. Điều kiện tự nhiên 1.1. Vị trí địa lý Yên lập là huyện miền núi ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố trung tâm Việt Trì khoảng 70km; phía Đông giáp huyện Cẩm Khê và huyện Tam Nông (Phú Thọ), phía Tây giáp huyện Văn Chấn (Yên Bái), phía Nam giáp huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) và phía Bắc giáp huyện Hạ Họa (Phú Thọ). Yên Lập có 16 xã và 1 thị trấn với tổng dân số (đến 31/12/2006) là 81.953 người. Trên địa bàn huyện không có đường quốc lộ và không có sông lớn chảy qua. Có 05 tuyến đường tỉnh (313, 321, 321B, 313D, 321C) dài tổng cộng 107,1 km, trong đó chỉ có 26,7 km là đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa. Do nằm ở vị trí khá xa trung tâm tỉnh lỵ, cùng với hệ thống giao thông cơ bản chưa phát triển nên huyện yên Lập có nhiều khó khăn, bất lợi so với các huyện lân cận trong giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ. 1.2. Địa hình Yên Lập là huyện miền núi cao, địa hình đa dạng và phức tạp, có nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn, hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc laik phân bố không đều làm cho địa hình bị phân cách mạnh. Địa bàn Huyện có thể phân thành 4 tiểu vùng chính. -Tiểu vùng 1: các xã vùng hạ huyện (vùng thấp): là vùng địa hình núi thấp, đồi cao gồm các xã Minh Hòa, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Ngọc Lâp, Phúc Khánh phù hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm (chè) và cây nguyên liệu giấy, đồng thời sản xuất chế biến vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, do địa hình phân cách nên việc phát triển hệ thống thủy lợi gặp nhiều khó khăn. -Tiểu vùng 2: các xã vùng Trung huyện (vùng giữa) gồm các xã Xuân Viên, Xuân Thủy, Hưng Long, Đồng Thịnh, Thương Long, Thị trấn Yên Lập.Đây là vùng thung lũng được đào tạo bởi hai sườn núi cao phía đông và tây huyện, đất được hình thành do bồi tụ trong quá trình phong hóa có thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nặng, phù hợp cho phát triển sản xuất cây lương thực (lúa, ngô) theo hướng chuyên canh va thâm canh cao, phát triển những giống lúa chất lượng cao; đồng thời phát triển công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ. -Tiểu vùng 3: Các xã vùng Thượng huyện, gồm Mỹ Lung, Mỹ Lương, Lương Sơn, Xuân an. Đây là vùng địa hình bị phân cách mạnh, đất có độ dốc lớn trên 25, về mùa mưa thường xảy ra lũ quét, về mùa khô lại hay bị hạn, do vậy phù hợp với phát triển lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp; phát triển dịch vụ du lịch và có thể khai thác quặng sắt ở Lương Sơn, Xuân An. -Tiểu vùng 4: Các xã vùng cao gồm Trung Sơn, Nga Hoàng địa hình phân cách mạnh, đất có độ dốc lớn trên 25 thường xảy ra lũ quét, do vậy phù hợp với phát triển lâm nghiệp với các loại cây lấy gỗ, cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. 1.3. Khí hậu, thủy văn và sông ngòi Yên Lập nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 22,5, cao nhất 39°và thấp nhất 4-5. Có hai mùa chính: mùa đông lạnh và khô hạn, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau với nhiệt độ trung bình 14,2- 18; mùa hè nóng và mưa nhiều, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình 28-30. Lượng mưa trung bình năm là 1.570 mm. Độ ẩm trung bình trong năm là 86- 89%, cao nhất lên đến 90% vào tháng 7.8 và thấp nhất đến 62% thường vào tháng 12 hàng năm. Chế độ thủy văn phụ thuộc vào cấu tạo địa hình. Mực nước trong các suối, khe, ngòi, hồ chứa trong địa bàn huyện lên xuống thất thường, đột ngột phụ thuộc vào các trận mưa lớn trong mùa mưa. Mực nước tại các suối hàng năm là +25,45m, mực nước lũ lịch sủ từng đạt đến +56,62 m. Hàng năm thường xảy ra lũ ống gây ngập lụt cục bộ, có thể kéo dài đến 2 ngày thuộc vào từng trận mưa lớn. Trên địa bàn Huyện không có sông chảy qua, chủ yếu có các suối nhỏ đổ ra ngòi (Ngòi Lao, Ngòi Giành). Ngòi Lao bắt nguồn từ Mũi Kim (tỉnh Yên Bái) chảy qua các địa phận các xã Mỹ Lung, Mỹ Lương. Ngòi Giành bắt nguồn từ Nghĩa Tân (tỉnh Yên Bái) chảy qua địa phận các xã Trung Sơn, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn, sang xã Phượng Vĩ (huyện Cẩm Khê) rồi đổ ra sông Thao. Nhìn chung, chế độ khí hậu và thủy văn trên địa bàn tương đối khắc nghiệt, gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và cho đời sống của người dân trong Huyện. 1.4. Các nguồn tài nguyên thiên nhiên 1.4.1. Quỹ đất đai Tổng diện tích tự nhiên của Yên Lập là 43.746,5 ha, chiếm 12,41% diện tích tự nhiên của tỉnh Phú Thọ. Trong tổng diện tích đất tự nhiên năm 2007, đất nông nghiệp là 36.778.82 ha chiếm 84,07%. Trong tổng diện tích đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp là 8382,54 Ha chiếm 22,79%; đất lâm nghiệp là 27.987,99 ha chiếm 76,09% và đất nuôi trồng thủy sản là 408,17 ha chiếm 1,1%. Trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm là 4334,19 ha, chỉ chiếm 51,7%, còn lại là đất trồng cây lâu năm. Đất phi nông nghiệp của Huyện có 3.228.37 ha, chiếm 7,38% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ở là 613,61 ha; đất chuyên dùng là 2067,32 ha, chủ yếu là đất quốc phòng an ninh với 1196,47 ha và đất dùng vào mục đích công cộng 777.19 ha. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chỉ có 82,34 ha, chiếm 3,98% đất chuyên dùng. Đất chưa sử dụng của Huyện còn khá nhiều 3739,31 ha, chiếm 8,54% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất bằng có 260,1 ha, còn lại là đất đồi núi chưa sử dụng. Bảng số 1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2005 – 2007 Đơn vị: ha TT Loại đất Năm 2005 Năm 2007 Biến động Tổng diện tích đất tự nhiên 43746,5 43746,5 0 1 Đất nông nghiệp 37504,06 36778,82 -725,24 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8438,56 8382,54 -56,02 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 4403,14 4334,19 -68,95 1.1.1.1 Đất trồng lúa 3797,78 3780,79 -16,99 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 8,61 +8,61 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 605,36 544,79 -60,57 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 4035,42 4048,35 +12,93 1.2 Đất lâm nghiệp 28626,56 27978,99 -638,57 1.2.1 Đất rừng sản xuất 9548,83 9528,99 -19,84 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 19077,73 18459 -618,73 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 0 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 438,82 408,17 -30,65 1.4 Đất làm muối 0 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác 0,12 0,12 0 2 Đất phi nông nghiệp 2440,67 3228,37 +787,7 2.1 Đất ở 600,65 613,61 +12,96 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 557,64 569,32 11,68 2.1.2 Đất ở tại đô thị 43,01 44,29 +1,28 2.2 Đất chuyên dùng 1292,58 2067,32 +774,74 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 11,29 11,32 +0,03 2.2.2 Đất an ninh quốc phòng 437,64 1196,47 +758,83 2.2.3 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 76,65 82,34 +5,69 2.2.4 Đất có mục đích công cộng 767 777,19 +10,19 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 3,93 3,93 0 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 95,23 95,23 0 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 448,28 448,28 0 2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0 0 0 3 Đất chưa sử dụng 3801,77 3739,31 -62,46 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 260,37 260,1 -0,27 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3217,94 3155,75 -62,19 3.3 Núi đá không có rừng cây 323,46 323,46 0 Nguồn: Phòng Tài Nguyên – Môi Trường Yên Lập Với quỹ đất như trên, huyện Yên Lập có nhiều thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lâm nghiệp và cây công nghiệp lâu năm. Quỹ đất chưa sử dụng còn nhiều, có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng quỹ đất chuyên dùng để xây dựng kết cấu hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội trong Huyện trong tương lai. 1.4.2. Tài nguyên khoáng sản, nước Trên địa bàn huyện Yên Lập có 19 mỏ và điểm quặng với trữ lượng không nhiều, nằm rải rác ở các xã trong huyện, trong đó có 10 mỏ đá (ở xã Phúc Khánh, Ngọc Lậ, Xuân Thủy, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Trung Sơn); 2 mỏ than bùn (ở Thị trấn Yên Lập và xã Nga Hoàng); 3 mỏ quặng sắt (ở Lương Sơn, Xuân Thủy và thị trấn Yên Lập) ; 3 mỏ chì kẽm (ở Đồng Thịnh, Phúc Khánh); 1 mỏ chì bạc (ở Thượng Long). Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số khoáng chất công nghiệp, khoáng sản làm vật liệu xây dựng như Đolomit, Pirit, cát, sỏi…). Với nguồn khoáng sản này, Huyện có tiềm năng phát triển công ng._.hiệp khai thác khoáng sản qui mô nhỏ trong tương lai nhằm phục vụ cho nhu cầu đời sống nhân dân trong Huyện nói riêng và phát triển kinh tế đất nước nói chung. Nguồn nước ngầm trong địa bàn có trữ lượng nhỏ, chủ yếu được khai thác tự phát trong các khu dân cư để đáp ứng nhu cầu dân sinh, chưa được quản lý sử dụng một cách có hiệu quả. 1.4.3. Tài nguyên động, thực vật Yên lập có tiềm năng lớn về tài nguyên rừng, chỉ đứng sau huyện Thanh Sơn (cũ). Trong tập đoàn cây rừng trên địa bàn, có một số loài có giá trị kinh tế cao như gỗ xưa, gỗ hương. Trên địa bàn Huyện có giống lúa nếp gà gáy, có thịt dê núi là đặc sản thơm ngon đậm đà, có tiềm năng phát triển tốt. 1.5. Cảnh quan môi trường Yên Lập là huyện miền núi cơ bản chưa bị ô nhiễm do khói bụi công nghiệp, cùng với diện tích cây lâm nghiệp có khả năng tự làm sạch tốt nên môi trường không khí khá trong lành. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.1. Dân số và nguồn lao động Năm 2005 Yên Lập có số dân là 81.433 người, trong đó nữ 41.239 người, chiếm 50,64%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2001-2005 là 1,07%/năm. Mật độ dân số 187 người/Km2, là Huyện thưa dân thứ hai của tỉnh Phú Thọ (chỉ sau huyện Thanh Sơn cũ). Trong địa bàn huyện chủ yếu có ba dân tộc an hem Kinh, Mường, Dao chung sống, trong đó người Mường chiếm khoảng 70%. Nguồn lao động của Huyện có 40.935 người, chiếm 99.4% tổng số dân trong Huyện. Nguồn lao động cơ bản có chất lượng thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào thói quen, kinh nghiệm; khả năng áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Một bộ phận đáng kể lao động còn chưa biết chữ nên khó tiếp cận kiến thức mới phục vụ sản xuất và đời sống. Đời sống của người dân trong huyện còn rất khó khăn. Số hộ nghèo năm 2005 là 9500 hộ, chiếm 52,5% tổng số hộ trong toàn Huyện. Đây là một khó khăn, thách thức lớn cho Huyện trong phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ quy hoạch và trong những năm tiếp sau. Bảng 2: Dân số lao động và đời sống dân cư của huyện Chỉ tiêu ĐV tính 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Dân số trung bình Người 76762 77660 78464 79314 80142 80949 - Trong đó : Nữ Người 38727 39189 39583 40071 40508 40948 Số lao đông trong độ tuổi Người 37088 38668 40919 41322 41753 42174 - LĐNN Người 35948 36595 38152 38377 38446 38045 - Tỷ trọng LĐNN % 95,08 94,64 93,24 92,87 92,08 90,21 Tổng số hộ Hộ 16528 17068 17164 17541 17791 18494 - Trong đó hộ N-L-TS Hộ 15556 15552 16034 16299 15454 15927 Số hộ nghèo Hộ 6657 1513 Tỷ lệ hộ nghèo % 39 9,5 Số xã đặc biệt khó khăn Xã 16 16 16 16 16 16 Tổng sản lượng lương thực bình quân đầu người Kg/người 304,7 344,9 396,6 410,1 415,2 403,9 Nguồn phòng thống kê Yên Lập 2.2. Điều kiện về thị trường Với vị trí địa lý xa trung tâm đô thị lớn; hệ thống giao thông, nhất là giao thông nội bộ chưa phát triển nên khả năng giao lưu hàng hóa của Yên Lập với các địa phương khác trong tỉnh với các tỉnh khác trong vùng còn nhiều hạn chế. Đây là một bất lợi lớn cho Huyện trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, nếu hệ thống giao thông được nâng cấp thì khả năng tiếp cận thị trường của Huyện sẽ được tăng cường, cơ hội phát triển cho sản xuất hàng hóa được mở rộng sẽ góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống của người dân. Ngoài ra, với quy mô dân số dự kiến sẽ tăng dần và đạt khoảng 97.385 người vào năm 2020, cùng với mức thu nhập ngày càng được cải thiện thì sức mua của người dân trong huyện cũng tăng lên. Đây cũng là một tiềm năng lớn cho sự phát triển kinh tế của huyện. PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN YÊN LẬP TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001-2006 I. Tổng quan về hoạt động kinh tế- xã hội Huyện Yên Lập giai đoạn 2001-2006 1. Đánh giá chung về thực hiện các mục tiêu kinh tế 1.1. Những mục tiêu chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005 Những mục tiêu kinh tế chung được xác định cho giai đoạn 2001-2005 được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây : Bảng 3: Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2001-2005 Đơn vị %, triệu Những mục tiêu chủ yếu Đơn vị KH 2001-2005 Thực hiện 2001-2005 TH so với KH A.Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế chung (Giá 1994) % 9,74 12,72 +2,98 GTSX bình quân đầu người (Giá1994) Triệu 2,5 2,6 +0,1 +Tăng sản lượng GTSX N-L-TS % 6,9 10,92 +4,02 +Tăng trưởng GTSX CN-XD % 24 26,67 +2,67 +Tăng trưởng GTSX các ngành DV % 13,1 20,54 +7,44 Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Lập Qua bảng biểu ta thấy cho tới năm 2005 thì tất cả các mục tiêu kinh tế đều vượt so với mục tiêu đề ra cho giai đoạn 2001-2005. Điều này chứng tỏ trong giai đoạn 2001-2005 huyện Yên Lập có tốc độ tăng trưởng khá cao. Xét riêng nền kinh tế do Huyện quản lý thì tốc độ tăng trưởng của Huyện trong giai đoạn 2001-2005 là 12,72%/năm (Đạt cao hơn so với mục tiêu đề ra là 2,98%). Nếu xét từng ngành, ngành CN-XD có tốc độ phát triển cao nhất(tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 là 26,67%/năm vượt 2,67% so với mục tiêu đề ra), ngành dịch vụ tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2001-2005 là 20,54%/năm vượt so với mục tiêu đề ra là 7,44%. 1.2. Tăng trưởng kinh tế Kết quả hoạt động kinh tế huyện Yên Lập giai đoạn 2000-2006 đã có những bước chuyển tích cực. Điều này được thể hiện dưới bảng sau : Bảng số 4 : Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập Tổng GTSX địa bàn Nông, lâm, thủy sản Công nghiệp Dịch vụ 2000 124200 100664,4 7536 5999,9 2001 143100 125561,5 9687 7851,5 2002 180200 146691,7 17217,17 16291,13 2003 203800 172289,3 21803 9707,7 2004 218850 171658,4 24284 22907,6 2005 242322 183168,5 26552,2 32602,1 2006 254448 186052,3 43549,5 24819,2 BQ(%) 14,3 11,6 28,64 40,29 Nguồn : Phòng thống kê huyện Yên Lập Qua bảng trên ta thấy GTSX của huyện Yên Lập tăng dần qua các năm. Qua 8 năm GTSX bình quân huyện tăng với tốc độ bình quân 14,3%/năm. Điều này chứng tỏ kinh tế của Huyện đã có sự tăng trưởng nhất định. Nếu xét về từng ngành thì thấy rằng : Ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh nhưng lại không ổn định ( so với năm 2000 thì cho tới năm 2002 ngành dịch vụ tăng 10291,2 triệu đồng, nhưng cho so với năm 2002 thì năm 2003 ngành dịch vụ giảm 6583,43 triệu đồng rồi lại tiếp tục tăng mạnh vào những năm tiếp theo và cho tới năm 2006 thì ngành dịch vụ lại giảm 7782,9 so với năm 2005 ). Nếu xét tốc độ phát triển bình quân thì ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao nhất ( qua giai đoạn 2001-2006 thì tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đat 40,29% ), đây là tốc độ khá cao thể hiện rằng ngành dịch vụ có sự phát triển đáng kể. Tuy vậy nhưng sự đóng góp của ngành dịch vụ vào kinh tế chung của huyện còn hạn chế ( năm 2005 ngành có mức tăng trưởng cao nhất nhưng cũng chỉ đóng góp vào kinh tế chung của Huyện 32602,1 triệu đồng. Ngành công nghiệp - xây dựng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,62%/năm và là ngành có tốc độ tăng trưởng tăng dần qua các năm ( năm tăng nhanh nhất là năm 2006 tăng 16997,3 triệu đồng so với năm 2005), ngành nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân qua các năm là 11,6%/ năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân như vậy ta thấy tốc độ tăng trưởng này còn thấp so với tốc độ phát triển của các ngành. Tuy vậy nhưng ngành nông nghiệp vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn và giữ vị trí khá quan trọng trong đóng góp vào kinh tế của huyện Yên Lập (năm 2006 đóng góp 186052,3 triệu đồng vào kinh tế Huyện ). Biểu đồ 1: Tăng trưởng GTSX địa bàn huyện yên lập 1.3. Gíá trị sản xuất bình quân đầu người Nhờ tăng trưởng kinh tế huyện quản lý đạt tương đối cao, nên mặc dù dân số tăng khá nhanh ( Bình quân đạt 1,07%/năm ) nhưng giá trị sản xuất bình quân đầu người ( Tính theo giá cố định ) năm 2006 vẫn đạt 2,6 triệu đồng, tăng 0,1 triệu đồng so với mục tiêu đề ra và tăng 1,088 triệu đồng so với năm 2000 ( năm 2000 giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 1,152 triệu đồng ) Xét trên địa bàn huyện thì giá trị sản xuất bình quân đầu người ( tính theo giá cố định năm 94 ) năm 2000 mới đạt 1,618 triệu đồng, nhưng tơi năm 2007 đã tăng lên 2,99 triệu đồng, tăng 1,372 triệu đồng. Tính theo giá thực tế thì giá trị sản xuất bình quân đầu người trên địa bàn năm 2000 đạt 1,72 triệu đồng, đến năm 2007 đã đạt 4,467 triệu đồng, tăng gấp 2,59 lần. 1.4. Cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Nhìn chung, cơ cấu kinh tế ngành của Huyện Yên Lập cũng đang có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tăng dần tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Tuy nhiên sự chuyển dịch này khá chậm, nhất là với ngành dịch vụ. Do vị trí địa lý nằm xa khu vực trung tâm tỉnh, lại không thuận tiện về giao thông, sức mua cua người dân còn hạn chế nên tiềm năng phát triển dịch vụ còn hạn chế, nganh dịch vụ còn đóng vai trò hết sức trong nền kinh tế Huyện Yên Lập. Nông, lâm nghiệp và thủy sản là nhóm ngành có tiềm năng và lợi thế phát triển nhất và vì vậy nhóm ngành này đang là nhóm ngành đóng vai trò quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của Huyện Yên Lập. Tuy nhiên, tỷ trọng nhóm ngành này đang có xu hướng giảm, từ chiếm 81,9% vào năm 2000 xuống còn chiếm 73,9% trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn vào năm 2006. Xét nền kinh tế Huyện quản lý thì nhóm ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 82,6% vào năm 2000 và tăng lên tới 84,56% vào năm 2005 nhưng cho tới năm 2006 thì tỷ trọng nhóm ngành này lại giảm hơn so với năm 2000 xuống còn 77,01% trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn Huyện. Nhóm ngành này vẫn sẽ là nhóm ngành quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng chung của Huyện Yên Lập. Bảng biểu số 5: GTSX và cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện Giá thực tế GTSX(triệu đồng ) Cơ cấu GTSX(%) 2000 2001 2005 2006 2000 2001 2005 2006 Tổng GTSX 132010,1 160840,9 361602,2 382809,6 100 100 100 100 Nông, lâm, thủy sản 108159,6 131239 281001,7 280552,7 81,9 81,6 77,7 73,3 CN-XD 9087 10474,5 57364,9 62696 6,88 6,51 15,8 16,3 DV 14763 19127,3 23235,6 39560,9 11,2 11,8 6,43 10,3 Nguồn: Phòng thống kê Huyện Yên Lập 2. Đánh giá thực hiện mục tiêu xã hội của Huyện Trong giai đoạn 2001- 2005 các mục tiêu phát triển xã hội Huyện Yên Lập đặt ra hầu hết đã hoàn thành và vượt mức đề ra. Các mục tiêu xã hội được thể hiện cụ thể dưới bảng sau : Bảng 6: Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội giai đoạn 2001-2005 Đơn vị : % Những mục tiêu chủ yếu Đơn vị Kế hoạch 2001-2005 Thực hiện 2001-2005 TH so KH Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % < 1 1,07 - 0,07 Tỷ lệ trẻ < 5 tuổi suy dinh dưỡng % < 25 23 +2 Số máy điện thoại / 100 dân Cái 1,4-1,6 2,1 + 0,5 Phủ sóng phát thanh trên địa bàn dân cư % 100 95 -5 Phủ sóng truyền hình trên địa bàn dân cư % 90 90 0 Số xã có điện % 100 100 0 Số hộ được dùng điện % 75 96,2 +21,1 Giải quyết việc làm Người 4000 4000 0 Tỷ lệ hộ nghèo % < 10 9,5 +0,5 Hộ gia đình văn hóa % 50 66,2 +16,2 Số trạm y tế có bác sỹ % 100 89 -11 Số xã trường lớp cao tầng % 70 96 +26 Trường tiểu học đạt tiêu chuẩn quôc gia % 25-30 31 +6 Nguồn : Báo cáo chính trị của BCH đảng bộ Yên Lập khóa XX Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ số trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng, tỷ lệ hộ nghèo đang có chiều hướng giảm ( số trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 2% so với kế hoạch , số hộ nghèo giảm 0,5% so với kế hoạch ). Bên cạnh đó số máy điện thoại/ 100 dân, số hộ được dùng điện đang có chiều hướng tăng dần ( tăng 0,5% so với kế hoạch đặt ra ). Điều này thể hiện đời sống của người dân đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó tăng trưởng dân số tự nhiên vẫn còn cao so với dự kiến, vẫn còn có trạm y tế chưa có bác sỹ. do vậy vấn đề y tế, kế hoạch hóa gia đình vẫn cần tiếp tục chú trọng trong thời gian tới. II. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Yên Lập- Phú Thọ 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông, lâm ,thủy sản Nhìn chung cơ cấu kinh tế nông, lâm, thủy sản của Huyện Yên Lập trong những năm gần đây dần đi vào ổn định. Cơ cấu ngành nông – lâm – thủy – sản của Huyện Yên Lập được phản ánh ở bảng sau : Bảng 7: Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản Đơn vị : Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2000 2001 2005 2006 Cơ cấu GTSX(%) 2000 2001 2005 2006 Tổng GTSX địa bàn huyện (Giá 94) 108159 131239 281001,7 280552,7 100 100 100 100 NN 97299,1 119554 239213,3 242710,2 89,9 91,1 85,13 86,51 LN 7815 8310 31195,4 28479 7,23 6,33 11,1 10,15 TS 3045,5 3375 10593 9363,5 2,82 2,57 3,77 3,34 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua bảng biểu ta thấy ngành nông nghiệp thuần vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông – lâm – thủy sản, tuy đang có xu hướng giảm vào những năm gần đây : Năm 2000 ngành nông nghiệp chiếm 89,9% và tăng thêm 1,2% vào năm 2001, cho tới năm 2005 tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 85,13% giảm 4,77% so với năm 2000 và năm 2006 tỷ trọng ngành này lại tăng thêm ( tăng 1,38% so với năm 2005) nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó, lâm nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Tỷ trọng ngành lâm nghiệp có xu hướng tăng nhưng vẫn chậm, năm 2005 tăng 3,87% so với năm 2000 có được kết quả này là do : Công tác tuyên truyền lâm luật và quản lý bảo vệ rừng được triển khai sâu rộng. Đặc biệt là sự chuyển biến của nhân dân về trồng và bảo vệ rừng, nên rừng của huyện đã được bảo vệ và phát triển tốt , vào năm 2007 tỷ lệ rừng che phủ đạt 60%. Trong ngành thủy sản, tỷ trọng ngành có xu hướng tăng nhưng còn hạn chế ( tỷ trọng ngành vào năm 2005 tăng 0,52% so với năm 2000 ) .Nguyên nhân là do Huyện Yên Lập không có diện tích mặt nước nhiều. Hoặc có thì cũng nhỏ hẹp, manh mún, không tập trung nên khai thác và nuôi trồng thủy sản là rất khó khăn. Do vậy ngành thủy sản vẫn chưa phát triển mạnh, tỷ trọng ngành vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ. Như vậy, có thể kết luận rằng, với tỷ trọng ngành nông nghiệp thuần chiếm trên 85% tổng giá trị nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản thì Huyện Yên Lập vẫn là Huyện thuần nông. 2. Chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp 2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trồng trọt và chăn nuôi Ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp gồm cả ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp thuần. Ở Huyện Yên Lập cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng của trồng trọt, tăng tỷ trọng của chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy vậy trên thực tế sự chuyển dịch này trên địa bàn Huyện Yên Lập diễn ra còn rất chậm và chưa đi vào quĩ đạo. Thể hiện cụ thể qua bảng sau : Bảng số 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Lập Đơn vị : Triệu đồng,% Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.GTSXNN(Giá TT) 97299,1 119554 149846 175660 207208 236063 238454 Trông trọt 67321 83024 94707 100174 112447 136573 139515 Chăn nuôi 29987,1 36529 55139 72908 92146 95821 95243 DV NN 2577 2614 3668 3695 B.Cơ cấu NN(%) Trồng trọt 69,19 69,44 63,2 57,03 54,27 57,85 58,51 Chăn nuôi 30,82 30,56 36,8 41,51 44,47 40,59 39,94 DV NN 0,00 0,00 0,00 1,47 1,26 1,55 1,55 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua các năm tron giai đoạn 2000-2006 giá trị sản xuất tăng lên ở tất cả các ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp. Tuy nhiên ngành trồng trọt vẫn là ngành có GTSX cao nhất và tỷ trọng chính trong cơ cấu nông nghiệp thuần. So với năm 2000, năm 2005 GTSX trồng trọt tăng thêm 69252 ( triệu đồng ); Tỷ trọng ngành trồng trọt có giảm nhưng chậm và chưa ổn định, so với năm 2000 thì tới năm 2005 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm 11,34% , nhưng cho tới năm 2006 thì tỷ trọng này lại có xu hướng tăng ( tăng 0,66% so với năm 2005 ). Trong khi đó GTSX của ngành chăn nuôi chỉ tăng thêm 65.833, 9 ( triệu đồng ) và tỷ trọng ngành chăn nuôi có dấu hiệu tăng dần nhưng không ổn định ( năm 2004 tăng 13,65% trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp so với năm 2000; Nhưng tới năm 2005,2006 tỷ trọng ngành này lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân là do dịch bệnh hoành hành, cụ thể là dịch cúm gia cầm đã gây tổn hại rất lớn cho ngành chăn nuôi của cả nước nói chung và Huyện Yên Lập nói riêng ). Ngành dịch vụ nông nghiệp là một ngành mới của Huyện và đang có chiều hướng tăng dần và ổn định ( từ 0,00% vào năm 2000 thì cho tới năm 2005, năm 2006 tỷ trọng ngành này đã tăng lên 1,55% ). Tuy vậy ngành dịch vụ nông nghiệp vẫn là ngành có tỷ trọng thấp và đóng góp không nhiều vào nền kinh tế chung của toàn Huyện. Qua bảng số liệu và qua phân tích ở trên có thể rút ra kết luận xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có chiều hướng tốt nhưng vẫn chậm và chưa ổn định . Tỷ trọng ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nội bộ ngành nông nghiệp thuần, chứng tỏ ngành trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế chung của Huyện. 2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt Trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nói chung và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói riêng, Huyện Yên Lập rất coi trọng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt. Vì như đã phân tích ở trên trồng trọt là ngành rất quan trọng đối với kinh tế Huyện Yên Lập, giá trị sản xuất của ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao. Để thấy rõ sự phát triển của ngành trồng trọt nói riêng xem xét thông qua bảng dưới đây : Bảng 9: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt huyện Yên Lập Đơn vị : Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu Cây lương thực Cây thực phẩm Cây CNNN Cây lâu năm Cây ăn quả 2001 GTSX 50.000 3.100 5.400 3.300 10.400 Tỷ trọng 67,8 4,2 7,3 4,5 14,1 2002 GTSX 55.800 3.300 6.600 3.600 14.200 Tỷ trọng 65,6 3,9 7,8 4,5 16,7 2003 GTSX 58.700 4.300 6.700 3.600 10.900 Tỷ trọng 68 5 7,8 4,2 12,6 2004 GTSX 59.700 4.700 6.600 4.800 12.900 Tỷ trọng 65,7 5,2 7,3 5,3 14,2 2005 GTSX 58.500 5.200 6.400 5.900 12.900 Tỷ trọng 64,3 5,7 7 6,5 14,2 2006 GTSX 58.300 6.400 6.000 7.600 12.900 Tỷ trọng 62,2 6,85 6,4 8,1 13,8 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua bảng số liệu trên ta thấy : Giá trị sản xuất cây lương thực cho tới năm 2006 tăng 8.300 triệu đồng so với năm 2001.Tỷ trọng của cây lương thực cho tới năm 2006 vẫn chiếm tỷ trọng cao trong ngành trồng trọt ( chiếm 62,2% ), điều đó chứng tỏ nhóm cây lương thực vẫn giữ vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt nói riêng và nền kinh tế toàn Huyện nói chung. Tuy vậy tỷ trọng ngành này trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm dần ( năm 2006 giảm 5,6% so với năm 2001 ). Bên cạnh đó sản lượng cũng như tỷ trọng nhóm cây thực phẩm và cây lâu năm đang có xu hướng tăng đều qua các năm : Nhóm cây thực phẩm có GTSX tăng thêm ( năm 2006 tăng thêm 3.300 triệu đồng so với năm 2001 ); Tỷ trọng của nhóm cây thực phẩm cũng đang có chiều hướng tăng dần ( năm 2006 tăng 3,3% so với năm 2001) và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế chung của huyện; Nhóm cây lâu năm cũng đang có chiều hướng tích cực năm 2006 tổng GTSX đạt 7.600 triệu đồng, tăng 4.300 triệu đồng so với năm 2000. Năm 2003 tỷ trọng của nhóm cây lâu năm có xu hướng giảm ( giảm 0,3% so với năm 2001,2002) và trong năm này GTSX của nhóm cây lâu năm không thay đổi, nguyên nhân là trong năm này phần lớn rừng chưa tới kỳ khai thác. Tuy vậy cho tới năm 2006 GTSX và tỷ trọng ngành này tăng mạnh ( GTSX tăng 7.600 triệu đồng, tỷ trọng tăng 4,8% so với năm 2001) và tỷ trọng nhóm cây lâu năm vẫn giữ vị trí thứ 2 trong nhóm ngành trồng trọt; Nhóm cây CNNN có giá trị và tỷ trọng giảm dần vào những năm gần đây nguyên nhân chính của hiện tượng này là do trong những năm gần đây thường xuyên xảy ra lũ lụt trên địa bàn Huyện gây ngập phần lớn diện tích canh tác cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, lạc. . .trồng phần lớn tại các bãi bồi ). Bên cạnh đó, sản lượng cũng như tỷ trọng của nhóm cây ăn quả có sự tăng giảm không ổn đinh .Nói tóm lại chuyển dịch cơ câu trong nội bộ ngành trồng trọt Huyện Yên Lập đang đi đúng xu hướng chung của toàn quốc : Giảm dần tỷ trọng của cây lương thực tăng dần tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp. Tuy vậy sự chuyển dịch này vẫn chậm và chưa ổn định, nhóm cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng và GTSX cao trong nội bộ ngành trồng trọt. 2.1.1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây lương thực Như đã phân tích ở trên, cây lương thực vẫn là cây trồng chính và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu trồng trọt của Huyện Yên Lập. Tuy vậy trong cơ cấu trồng trọt tỷ trọng cây lương thực đang có chiều hướng thay đổi dần, điều đó thể hiện ngay cả trong nội bộ nhóm cây lương thực. Bảng 10: Cơ cấu sản lượng cây lương thực huyện Yên Lập Đơn vị : Tấn,% Sản phẩm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Sản lượng Lúa 23979,4 27198,3 26955,5 27093,3 26914 27395,5 Ngô 2807,1 3917,7 5574,9 6180,6 5784 4839,1 Khoai 2846,8 2669,3 2889,2 2595,7 2749,8 3319,8 Sắn 7306,3 7049,5 7704,7 7584,6 7183,1 7434 B.Tỷ trọng Lúa 64,92 66,61 62,51 62,35 63,13 63,73 Ngô 7,59 9,59 12,93 14,22 13,57 11,25 Khoai 7,707 6,54 6,69 5,97 6,45 7,72 Sắn 19,78 17,26 17,87 17,45 16,85 17,29 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua bảng trên ta thấy cây lúa vẫn là cây lương thực chính, chiếm tỷ trọng lớn trong nhóm ngành cây lương thực. Sản lượng cũng như tỷ trọng cây lúa tăng giảm bất ổn nhưng có biến động không lớn lắm (năm 2002 tỷ trọng tăng 1,96% so với năm 2002, còn lại từ năm 2003 cho tới năm 2006 tỷ trọng tăng giảm chỉ dưới 1% ). Đứng ngay sau cây lúa là cây ngô, cây ngô có sản lượng và tỷ trọng thay đổi theo xu hướng dõ dàng hơn. Sản lượng và tỷ trong cây ngô tăng dần qua các năm ( Từ năm 2001 cho tới năm 2004), cho tới năm 2005 trở đi sản lượng cũng như tỷ trọng cây ngô đang có chiều hướng giảm (so với năm 2004, năm 2005 tỷ trọng cây ngô giảm 0,65% và giảm 2,9% vào năm 2006 ). Nguyên nhân chính dẫn tới sản lượng cũng như tỷ trọng cây ngô giảm như vậy là vì diện tích trồng ngô giảm mạnh, phần lớn diện tích cây ngô chuyển thành đất thổ canh và ao hồ nuôi cá. So với năm 2001cho tới năm 2002 cây khoai có tỷ trọng và sản lượng giảm ( Tỷ trọng giảm 1,17%). Từ năm 2003 trở đi biến động về tỷ trọng cây khoai là nhỏ và cho tới năm 2007 thì cây khoai lại chiếm lại tỷ trọng của nó vào năm 2001. Cây sắn sản lượng cũng như tỷ trọng có xu hướng ổn định gần như không thay đổi . Qua bảng biểu và những phân tích ở trên ta có thể kết luận : Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu nhóm cây lương thực diễn ra vẫn chậm, tỷ trọng và sản lượng các cây trong nhóm cây thực phẩm thay đổi không lớn lắm qua các năm. Cây lúa tuy có sự thay đổi không ổn định về sản lượng cũng như tỷ trọng nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nhóm cây lương thực. Các cây ngô, khoai,sắn cũng có sự thay đổi trong cơ cấu nhưng tương đối ổn định và ít biến động đặc biệt là cây sắn. 2.1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây thực phẩm Nhóm cây này phần lớn là cây ngắn ngày trồng xen canh như rau quả, đậu đỗ các loại. Sự chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nhóm cây thực phẩm thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 11: Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập Đơn vị : Tấn , % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Sản lượng Cây rau xanh 2566,3 2529,5 2848,2 3579,7 4163,4 4709,9 5978,9 Cây đậu đỗ 90,5 130,5 110 180,3 166,4 151,1 155,3 B.Tỷ trọng Cây rau xanh 96,59 95,09 96,28 95,2 96,16 96,89 97,47 Cây đậu đỗ 3,41 4,91 3,7 4,8 3,84 3,11 2,53 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của các cây trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm có sự chênh lệch rõ rệt : Cây rau xanh vẫn là cây trồng chính chiếm đến trên 95% trong cơ cấu nhóm cây thực phẩm. Tỷ trọng cây rau xanh có sự tăng giảm không ổn định cho tới năm 2004, nhưng từ năm 2004 trở đi sự tăng giảm này ổn định hơn. Điều này thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu nhóm cây thực phẩm đã có định hướng rõ ràng . Qua bảng số liệu và phân tích ở trên ta thấy nhóm cây thực phẩm vẫn mang tính đơn độc thiếu sự phong phú về chủng loại. Trong những năm tới Huyện cần phát triển thêm các cây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn như cây khoai tây , giảm dần tỷ trọng cây rau xanh, tăng dần tỷ trọng của các cây thực phẩm khác , phát triển cây rau xanh theo phương hướng chiều sâu ( rau sạch) 2.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện Yên Lập chủ yếu là các loại cây như : Cây đậu tương, cây lạc, cây vừng . Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện được thể hiện dưới bảng sau Bảng 12: Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập Đơn vị : Tấn,% Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Sản lượng Cây đậu tương 28,6 38,9 150,8 213,8 145,7 32,2 80,5 Cây lạc 1550,3 1458,4 1376,8 1361,3 1475,7 1423,3 1359,8 Cây vừng 1,9 2.8 8 4.1 2.7 5.2 6.8 B.Tỷ trọng Cây đậu tương 1,809211 2,59316 9,820266 13,5385 8,971122 2,204423 5,56285 Cây lạc 98.0706 97.22019 89.65877 86.20187 90,86263 97,43958 93,96724 Cây vừng 0,120192 0,186654 0,520969 0,259625 0,166246 0,355994 0,469905 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua bảng biểu ta thấy, nhìn chung tỷ trọng của nhóm cây công nghiệp ngắn ngày tăng giảm không ổn định : Cây lạc chiếm tỷ trọng cao nhất điều này chứng tỏ cây lạc là cây trồng chính trong nhóm cây công nghiệp ngắn ngày của huyện. Tỷ trọng cây lạc tăng giảm bất ổn, so với năm 2000 thì cho tới năm 2003 tỷ trọng của cây lạc có chiều hướng giảm dần, cho tới năm 2004, 2005 thì tỷ trọng cây lạc lại có chiều hướng tăng lên và rồi lại giảm tỷ trọng vào năm 2006. Điều này chứng tỏ huyện vẫn chưa có bước đi rõ ràng trong chuyển dịch cơ cấu cây lạc. Bên cạnh sự tăng giảm bất ổn của cây lạc tình hình chuyển dịch cơ cấu cây đậu tương và cây vừng cũng không có kết quả khả quan hơn : Cây đậu tương tỷ trọng tăng rất nhanh vào năm 2003 ( Tăng 11,7% so với năm 2000), nhưng lại có chiều hướng giảm dần các năm 2004,2005 rồi lại tăng vào năm 2006; Cây vừng cũng có sự tăng giảm bất ổn qua các năm nhưng những năm gần đây đang có sự ổn định gần trở lại và có chiều hướng tăng dần. Nói tóm lại chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập đã đi theo đúng yêu cầu đặt ra của Huyện là giữ vững tỷ trọng của các cây hoa màu (đặc biệt là cây lạc ), giảm dần tỷ trọng của các loại cây khác ( vì tỷ trọng ít nên không đưa vào bảng số liệu), nhưng sự chuyển dịch này cẩn rõ ràng hơn để đưa chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp ngắn ngày của Huyện đi theo đúng quĩ đạo chung của toàn tỉnh. 2.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu nhóm cây lâu năm Trong vài năm gần đây Huyện Yên Lập đã và đang chú trọng vào một số cây trồng lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế cao như cây chè, cây sơn và cây ăn quả. Sự biến đổi trong cơ cấu nhóm cây này được thể hiện qua bảng số liệu sau : Bảng 13: Sản lượng nhóm cây lâu năm Huyện Yên Lập Đơn vị : Tấn, % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 A.Sản lượng *Cây chè 1784.8 2211.1 2399.6 2413.2 3187.8 3913.6 5035.9 *Cây sơn 0 0 0 0 3.6 6.3 6.8 *Cây ăn quả 4935.6 5258.8 4995.1 5025 4728.5 5818.4 5349 B.Tỷ trọng *Cây chè 26.56 29.6 32.45 32.44 40.25 40.18 48.46 *Cây sơn 0 0 0 0 0.045 0.06 0.065 *Cây ăn quả 73.44 70.39 67.55 67.56 59.7 59.75 51.47 Nguồn : Phòng thống kê Huyện Yên Lập Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng cây lâu năm của Huyện Yên Lập chủ yếu tập chung vào cây chè và cây ăn quả, ngoài ra còn có cây sơn nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể. Cây chè từ bao năm nay vẫn là cây công nghiệp chiến lược của huyện, sản lượng chè tươi làm ra không chỉ cung cấp cho hai nhà máy lớn ở huyện mà còn mang bán sang các vùng lân cận. Qua bảng số liệu ta cũng thấy tỷ trọng cây chè không ngừng tăng lên qua các năm ( so với năm 2000 cho tới năm 2006 tỷ trọng cây chè tăng 21,9% ). Có được kết quả như vậy là do Huyện đã có định hướng rõ ràng ( Tăng dần tỷ trọng của cây chè, giảm dần tỷ trọng của các loại cây khác), và đầu tư cây chè theo hướng chiều sâu ( mở rộng diện tích trồng chè, đưa khoa học kỹ thuật vào trồng và thu hoạch chè ). Bên cạnh cây chè thì cây ăn quả cũng là cây trồng chính của Huyện ( Chiếm trên 50% tỷ trọng cây công nghiệp lâu năm của Huyện ). Nhưng qua bảng số liệu ta thấy : Tỷ trọng cây ăn quả đang có xu hướng giảm dần điều này chứng tỏ Huyện đang có chủ trương giảm dần tỷ trọng của loại cây này và tăng dần tỷ trọng cây chè và cây sơn . Nói tóm lại, chuyển dịch cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của Huyện Yên Lập đang có chiều hướng tốt, sự chuyển dịch của nhóm cây này đã có định hướng và những bước đi rõ ràng và trong những năm tới đây cây chè vẫn là cây trồng chủ đạo của Huyện. Qua sự phân tích ở trên ta có thể đưa ra kết luận rằng trước năm 2004 chuyển dịch cơ cấu trồng trọt còn không rõ nét và thiếu tính ổn định, sau năm 2004 trở đi chuyển dịch cơ cấu trồng trọt của Huyện Yên Lập đã dần có xu hướng cụ thể và hiệu quả hơn trước. Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu trồng trọt đã đáp ứng được một số mục tiêu sau : - Đảm bảo an toàn lương thực, đảm bảo cho cuộc sống thiết yếu và sản xuất nông sản hàng hóa như lúa, rau, cây ăn quả, cây chè . . . đều đạt chỉ tiêu đề ra và đáp ứng nhu cầu xã hội. Các loại cây như đậu đỗ, đậu tương, sắn, vừng có sự tăng giảm không ổn định nên khó có đủ điều kiện dự đoán chiều hướng phát triển. - Ngành trồng trọt năm qua chuyển hướng sản xuất tập chung, nâng cao chất lượng sản xuất nông sản hàng hóa, sản xuất nông sản thiết yếu và nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. - Sản phẩm đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng trong Huyện. Tuy vẫn còn một số những tồn tại đề ra trong qui hoạch, kế hoạch cụ thể về công tác bảo vệ thực vật, công tác tiêu thụ sản phẩm, công tác giống … để nâng cao hiệu quả cây trồng. - Cơ cấu của các loại cây tuy chưa được hợp lý nhưng đang đi dần vào ổn định, ngay mỗi nhóm cây trồng cũng có sự phù hợp hơn trước. Điều này cho thấy chuyển dịch cơ cấu cây trổng diễn ra mạnh mễ nhất trông cơ cấu trồng trọt của ngành nông nghiệp. Thực tế có sự chuyển dịch cơ cấu trong trồng trọt của Huyện Yên Lập là do một số nguyên nhân chủ yếu sau : 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chăn nuôi Chăn nuôi là ngành khá quan trọng trong nền kinh tế của Huyện Yên Lập va cũng đang là ngành mang lại hiệu quả cao cho người ._.t: * Định hướng chung phát triển ngành trồng trọt Ngành trồng trọt phát triển theo hướng đảm bảo an ninh lương thực, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng giá trị sản xuất ở diện tích các cây trồng hiện có bằng đầy mạnh thâm canh lúa, ngô, tăng chất lượng sản phẩm bằng những giống chất lượng cao, thực hiện tăng vụ, nhất là vụ đông với những loại rau màu thực phẩm có giá trị kinh tế cao. * Định hướng trồng lúa màu Trong thời kỳ 2006 -2020, cơ bản ổn định diện tích lúa được tưới tiêu chủ động ở quy mô 5800 ha. Tập trung nâng cao năng suất lúa phấn đấu đến năm 2010 đạt mức năng suất bình quân của tỉnh năm 2005 (48tạ/ha) và tiếp tục tăng năng suất trong giai đoạn tiếp theo. Để đạt được mức năng suát này, bên cạnh đầu tư thâmcanh cần chú trọng đặc biệt công tác giống, duy trì tỷ lệ diện tích lúa lai it nhất 40 – 45%, ngô lai trên 95%; mở rộng diện tích lúa cao sản, lúa chất lượng cao; chuyển dịch cơ cấu trà lúa, tạo điều kiện ổn định và nâng cao năng suất, mở rộng diện tích gieo trồng cây ngô vụ động và các cây rau màu thực phẩm khác. * Định hướng trồng cây công nghiệp lâu năm Trong thời kỳ 2006 -2020, tập trung cải tạo, thâm canh diện tích chè hiện có và chú trọng phát triển chè giống mới có năng suất, chất lượng cao ở các diện tích chè trồng dặm và trồng mới. Nâng cao năng suất chè để đạt mức năng suất bình quân của tỉnh năm 2005 vào những năm 2010 -2015. Mở rộng diện tích chè ở những nơi còn khả năng, nâng sản lượng chè tăng bình quân 8% - 10%/năm trong thời kỳ quy hoạch. * Định hướng trồng cây ăn quả Tập trung chỉ đạo cải tạo vườn tạp và mở rộng diện tích trồng mới các loại cây ăn quả có năng suất, chất lượng cao theo chủ trương của Tỉnh như hồng không hạt, nhãn, vải, cam, quyt…phấn đấu đến 2010 có 800ha, đến năm 2020 có từ 1300ha cây ăn quả trở lên. Nâng cao giá trị kinh tế lên khoản từ 2 – 3 lần so với năm 2005. Lĩnh vực chăn nuôi *Định hướng chung phát triển chăn nuôi Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi, đưa chăn nuôi phát triển tương xứng với ngành trồng trọt. Đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm, trâu, bò, dê tập trung theo hình thức kinh tế trang trại, gia trại tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường. Tiếp thu ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ về giống, thức ăn, chuồng trại, chăm sóc, thú y, phòng trừ dịch bệnh. Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng đàn vật nuôi nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường. * Định hướng phát triển các ngành chăn nuôi Định hướng phát triển chăn nuôi lợn : Lợn là vật nuôi chủ lực trong các loại vật nuôi của Huyện. Phát triển đàn lợn cần chú trọng cả về số đầu con, trọng lượng xuất chuồng và tỷ lệ nạc cao. Trong năm 2005, đàn lợn của Huyện đạt 49.959 con (trong đó có 3153 nái) và xuất được khoảng 3.083.4 tấn thịt lợn các loại. Dự kiến đàn lợn của Huyện sẽ đạt khoảng 60.000 con vào năm 2010 và tăng lên đến 70.000 con năm 2015 (gấp hơn 1,6 lần năm 2005, bình quân tăng 3,2%/năm về số đầu con). Phấn đấu sản xuất được ít nhất 5000 tấn thịt lợn các loại vào năm 2010 (tăng khoảng 10%/năm), 7000 tấn vào năm 2010 và trên 8000 tấn vào năm 2015. Chú trọng khâu giống, tăng tỷ lệ lợn hướng nạc đạt tiêu chuẩn lợn xuất khẩu, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Áp dụng công nghệ chế biếm chăn nuôi theo phương thức sản xuất hàng hóa tạo ra khối lượng cung cấp cho thị trường và tiêu dùng. Định hướng chăn nuôi gia cầm và thủy cầm: Đây cũng là vật nuôi có tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi gia cầm và thủ cầm cần được tổ chức theo hướng trang trại và gia trại, chú trọng cả về qui mô đàn và chất lượng đàn. Năm 2005 đàn gia cầm và thủy cầm của Huyện đã đạt mức 201.390 con. Năm 2003 qui mô cao nhất với 693.100 con. Năm 2005 đã xuất bán được 1.108,28 tấn thịt. Vì vậy định hướng cho năm 2010 đạt khoảng 700.000 con, đến năm 2015 sẽ đạt 820.000 con. Định hướng phát triển đàn trâu, bò, dê: Năm 2005 đàn châu bò có 13.777 con, đàn bò 4866 con, dê 2802 con. Năm 2006 -2010 Huyện sẽ tập chung phát triển đàn bò thịt và dê chất lượng cao. Khi nhu cầu thị hiếu thay đổi ( hiện vùng thịt châu được coi trọng hơn thịt bò ) đàn châu nên duy trì ở qui mô hiện tại. Dự tính cho tơi năm 2010 đàn châu ổn định qui mô khoảng 13000 con, đàn bò tăng lên 6200 con và năm 2010 đàn bò đạt khoảng 7000 con. III. Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập Tỉnh Phú Thọ tới năm 2015 Thực tế cho thấy rằng sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh chịu sự tác động của cơ chế chính sách của Nhà nước. Tuy được hướng dẫn chỉ đạo theo cùng một văn bản luật nhưng tùy thuộc vào việc áp dụng chúng vào trong thực tiễn, có nơi áp dụng hiệu quả có nơi lại áp dụng một cách sai lệch gây sự tác động méo mó của những chính sách đó. Chính vì vậy, việc hoàn thiện các chính sách từ phía TW nhằm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế nhưng đồng thời thực thi chính sách cho hiệu quả cao là hai vấn đề luôn đi kèm nhau, bổ trọ cho nhau và thúc đẩy nhau cùng tiến bộ. Việc hoàn thiện chính sách ngày càng được chú ý trong những năm gần đây. Hàng loạt các chính sách được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước ta trong mối quan hệ với cả nước, khu vực và trên thế giới. Đối với ngành nông nghiệpn có một số chính sách tác động mang tính chất trực tiếp như sau: 1.Nhóm giải pháp về chính sách 1.1.Đất đai Do đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt , có ý nghĩa quyết định trong phát triển sản xuất và thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chính sách đất đai của ta thời gian qua đã có tác dụng to lớn trong việc thúc đẩy các tổ chức, cá nhân sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giải phóng sức sản xuất, phát huy nội lực, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với tầm quan trọng như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm về vấn đề đất đai trong việc xây dựng các chủ trương chính sách nhằm phát huy tác dụng to lớn của đất đai trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Chính sách đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp do là địa bàn diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con nuôi trong nông nghiệp theo hướng khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, tiểu vùng. Điều này càng có ý nghĩa đối với một nước như Việt Nam, sản xuất nông nghiệp vẫn còn có vai trò và chiếm tỷ trọng quan trọng trong nền kinh tế, số người phụ thuộc vào nông nghiệp còn nhiều trong khi bình quân đất canh tác lại rất thấp thêm vào đó là sự phân bổ không đều giữa các vùng. Chính sách đất đai vừa tạo ra những thuận lợi cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhưng cũng nảy sinh nhiều khó khăn ảnh hưởng tới quá trình chuyển dịch cụ thể: Thứ nhất về những thuận lợi: - Nông dân được tự chủ trên đất được giao, yên tâm đầu tư thâm canh, cải tạo và nâng cao chất lượng đất, do đó nâng cao được giá trị thu hoạch/ha đất nông nghiệp lên triệu năm hay nói cách khác nguồn lực đất đai đang được đưa vào sản xuất với hiệu quả ngày càng cao đã bước đầu đi vào khai thác thế mạnh của từng vùng, tiểu vùng sinh thái thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng, đã hình thành nên các vùng chuyên canh quy mô tương đối lớ phục vụ cho sản xuất hàng hóa. - Việc trao các quyền về chuyển đổi, chuyển nhượng là tiền đề để thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa theo hướng khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng địa phương. Thứ hai là những khó khăn: - Diện tích đất giao khoán manh mún gây khó khăn cho việc quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu sản xuất của hộ gia đình. Các hộ đã tiến hành chuyển đổi ruộng đất cho nhau để tiện canh tác nhưng quá trình này còn diễn ra tự phát, chưa có sự hướng dẫn và tổ chức thực hiện thống nhất giữa các địa phương, nhiều nơi dân tự chuyển đổi ngầm cho nhau nên khó quản lý biến động về đất đai. - Việc đánh thuế sử dụng đất nông nghiệp theo hạng đất lúa là khôg công bằng giữa người trồng cây lương thực với trồng cây công nghiệp và giữa các loại cây công nghiệp với nhau. Ngoài ra, do quy luật của giá cả điều tiết , nhiều diện tích cây bị chặt bỏ để thay thế bằng cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn trong khi chưa có tính toán về nhu cầu thị trường nên gây lãng phí do trồng rồi chặt (khi giá hạ, sản phẩm không tiêu thụ được,… - Để sản xuất ra khối lượng sản phẩm lớn có giá trị kinh tế cao, có độ đồng đều về chất lượng, chủng loại và mẫu mã đòi hỏi phải có một quy mô nhất định. Nhưng hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp đều có quy mô diện tích không lớn, trong khi quá trình tích tụ tập trung ruộng đất diễn ra chậm chạp nhưng còn gặp cản trở về vấn đề hạn điền. - Chưa có quy hoạch rõ ràng đất đai dành cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng và phúc lợi ở địa phương. Điều này gây khó khăn cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, làm chậm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn nói chung và cơ cấu sản xuất nông nghiệp nói riêng. Giải pháp đối với việc thực hành chính sách ở Tỉnh Vĩnh Phúc được cụ thể hóa sau: -Tích cực triển khai việc giao ruộng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân, đặc biệt là các ruộng úng trũng, chuyển đổi phương hướng sản xuất sang nuôi trồng thủy sản. - Riêng việc cấp giấp chứng nhận quyền sử dụng đất cần thực hiện một cách triệt để, nhanh chóng nhằm tạo ra tâm lý an tâm và ổn định trong sử dụng quyền sử dụng đất của mình. - Tuyên truyền, hướng dẫn, tổ chức cho hộ nông dân thực hiện tốt quyền sử dụng đất. Đồng thời tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai. Cùng với việc hướng dẫn qui định cụ thể cho phép hộ nông dân nhận đất làm trang trại. - Cần sớm có cơ chế chính sách cụ thể cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất có hiệu quả kinh tế thấp nhất như đất lúa có năng suất thấp, bị hạn, úng, đất màu, đất gò đồi, đất bãi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như hoa, rau xanh, cây ăn quả, nuôi thả cá, để huy động các khả năng đầu tư cho sản xuất. - Bổ sung, sửa đổi chính sách đền bù đất hợp lý cho phù hợp với điều kiện của Tỉnh. - Cần khắc phục nhanh chóng tình trạng đất manh mún bằng cách “dồn điền, đổi thửa” trong nhân dân nhằm thực hiện vấn đề chuyên canh được nhanh chóng hơn. Đây là cơ sở ban đầu để thực hiện vấn đề chuyên canh nhanh nhất và hiệu quả nhất. Để thực hiện đầy đủ những chính sách này cần sự cố gắng của toàn dân, ý thức chuyển đổi cơ cấu của người dân, những định hướng cụ thể của lãnh đạo Huyện 1.2. Đầu tư tín dụng Vốn là yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất của mọi ngành, mọi lĩnh vực, do đó đầu tư là vấn đề cấp bách hàng đầu cho sản xuất, riêng ngành nông nghiệp lợi nhuận không cao rủi ro cao bởi các yếu tố tự nhiên nên đầu tư thấp lại càng cần lượng vốn đầu tư hơn nữa. Phần lớn nguồn vốn là vay trong dân và các quỹ tín dụng. Chính sách đầu tư và tín dụng được nhà nước chú trọng cải tạo tăng hiệu quả đưa nguồn vốn về cho người dân. Việc thực hiện chính sách này ở Tỉnh Vĩnh Phúc được định hướng: Khuyến khích toàn dân tiết kiệm để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Nhà nước dành phần đầu tư ngân sách thỏa đáng, đồng thời có chinh sách và hình thức huy động nguồn đầu tư của các thành phần kinh tế khác cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nông thôn. Mở rộng việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tỉnh có chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tần về giao thông, thủy lợi, điện, nước sinh hoạt, thông tin, cơ sở chế biến để khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân phát triển trang trại sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp. Trang trại phát triển sản xuất, kinh doanh được vay vốn tín dụng thương mại của các ngân hàng thương mại quốc doanh. Từng bước tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thô. Mở rộng tín dụng, đáp ứng yêu cầu vốn cho công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông – lâm – thủy sản trong và ngoài nước. Thực thi chính sách này cần ưu tiên các công việc: - Ưu tiên cho vốn phát triển kinh tế trang trại. Cho vay vốn phát triển các mò mổ tập trung chế biến và tiêu thụ nông sản. - Nhà nước thông qua tổ chức ngân hàng thực hiện cơ chế bảo lãnh tiền vay chứng từ thương mại, tiền mua và bán hàng trả chậm bảo lãnh nộp thuế, đảm bảo các hợp đồng đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân. - Thực hiện chính sách “có thời gian ân hận” không trả lãi tín dụng đầu tư trong thời gian công trình xây dựng chưa đưa vào hoạt động đầy đủ. Ưu tiên cung ứng ngoại tệ đối với các tổ chức cá nhân hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. - Điều chỉnh lãi suất tiền vay, thời gian vay phù hợp cho từng loại cây trồng vật nuôi theo chế độ vay hạn, trung hạn, dài hạn đảm bảo đúng chu kỳ sản xuất cho từng cây, từng con sát thực tế. Chính sách tín dụng ngày càng có ý nghĩa trong nông thôn bởi đây là loại vốn huy động phổ biến và có hiệu quả của nông dân. Nhưng lượng vốn mà nhà đầu tư cung cấp thì lại rất ít và không là nguồn vốn chủ lực. 1.3. Thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm là đầu ra quan trọng để kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó là khâu quan trọng để cho sản xuất được lưu thông không tắc nghẽn. Do vậy, thị trường tiêu thụ là nhân tố không thể thiếu trên thực tế, khi thị trường lưu thông là điều kiện động lực để phát triển sản xuất. Đối với thị trường nông thôn sức mua còn yếu, lại thêm sản phẩm nông nghiệp đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nên cần có giải pháp cụ thể nhằm tăng tính năng động của thị trường. Chính sách tiêu thụ nông sản hàng hóa được chú ý các mặt sau: Hình thành tổ chức dự báo thị trường. Mở rộng các hình thức thông tin kinh tế thích hợp. Bằng nhiều biện pháp đẩy mạnh giải quyết việc làm, tăng thu nhập để tăng sức mua của thị trường. Mở rộng lưu thông hàng hóa giữa các vùng, các miền trong và ngoài nước. Mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản. Mở rộng việc áp dụng giống mới và kỹ thuật canh tác tiến bộ, hiện đại hóa công nghệ chế biến, bao bì, nâng cao chất lượng và hạ giá thành. Miễn hoặc giảm thuế xuất khẩu để khuyến khích xuất khẩu nông sản. Phát triển các hình thức bảo hiểm để khắc phục rủi ro trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường, khuyến cao khoa học kỹ thuật, giúp định hướng sản xuất kinh doanh phù hợp với nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Huyện khuyến khích phát triển chợ nông thôn, các trung tâm giao dịch mua bán nông sản và vật tư nông nghiệp. Tăng cường công tác thị trường trong nước, nâng cao khả năng về thông tin, tiếp thị. 2. Nhóm giải pháp về mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Như trên cho thấy vai trò, vị trí của thị trường đối với việc tiêu thụ hàng hóa nông nghiệp, Huyện Yên Lập cũng nằm trong hệ thống đó cần nâng cao việc mở rộng thị trường nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho nông sản của Huyện Yên Lập. Với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, chuyển xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế sang sản xuất xuất khẩu sản phẩm tinh chế với chất lượng cao. Coi trọng thị trường trong nước là thị trường chính đối với Huyên Yên Lập, đồng thời cũng chú ý tới thị trường ngoài nước. Như vậy để đạt được mục tiêu đề ra cần tăng cả về qui mô và chất lượng sản phẩm. Hiện nay, điều kiện thị trường ngày càng khó tính, sức cạnh tranh lớn ngay cả trong nước và ngoài nước thì tiêu thủan phẩm lại càng trở nên vấn đề cơ bản cần giải quyết. Do đó, yêu cầu cấp bách hiện nay là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong Tỉnh mới có thể thu được lợi nhuận cao. Cần cố gắng: Mở rộng hệ thống chợ trong Huyện, chú trọng chợ bán buôn, chợ đầu mối, là nơi tập trung khối lượng lớn các hàng hóa nông sản cho các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện cho người sản xuất tiêu thụ các loại sản phẩm nông nghiệp, củng cố xây dựng các loại chợ. Tăng cường công tác tiếp thị tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm: - Nâng cao chất lượng sản phẩm giảm giá thành, cải tiến mẫu mã để đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Thực hiện đồng bộ các khâu tiếp thị, quảng cáo, thiết lập hệ thống phân phối. Tăng cường các hình thức liên kết, liên doanh với đối tác. - Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng để tiếp cận thị trường tránh tình trạng sản xuất ồ ạt trong khi chưa có nền tảng về thị trường. - Xây dựng chính sách khuyến mại, nhằm khuyến khích xuất khẩu dựa trên một số ưu đãi về vốn, thuế và các điều kiện phục vụ hoạt động kinh doanh. Thành lập quỹ khuyến mại nhằm hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu. - Tăng cường công tác thông tin kinh tế, nhất là thông tin về thị trường, giá cả để các tổ chức kinh tế, người sản xuất nắm bắt kịp thời xác định kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm một cách nhanh, nhạy, đáp ứng thị trường. Xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất từ cung ứng nguyên vật liệu, kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho đến lúc tiêu thụ sản xuất. Như vậy, thương nghiệp cần được sắp xếp tổ chức quản lý, phát triển theo hướng gắn với người sản xuất, hình thành đại lý cung ứng nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật, mua và tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là với sản phẩm xuất khẩu. - Trên cơ sở hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước phát triển, kết hợp với khuyến khích các hộ thành lập doanh nghiệp tư nhân thu mua nông sản, hình thành mạng lưới tiêu thụ lâu dài, nhằm tạo công ăn việc làm và mối quan hệ lâu bền giữa sản xuất và thương mại. Đó là những hướng cụ thể của Huyện nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho việc linh hoạt hơn trong sản xuất, gắn tiêu dùng và sản xuất không bị tách rời. 3. Nhóm giải pháp đầu tư và mở rộng việc ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và trong sản xuất nông nghiệp Khoa học – công nghệ là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, và phát triển kinh tế. Chúng góp phần tăng qui mô và tốc độ chuyển dịch. Đối với chính sách KHCN, Huyện Yên Lập cần tập trung vào một số nội dung sau: Tập trung nghiên cứu lai tạo, tuyển chọn các giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với các vùng sinh thái khác nhau.Đổi mới kỹ thuật canh tác. Thực hiện các biện pháp nông lâm kết hợp, nhanh chóng phủ xanh đất đồi núi trọc. Tận dụng công nghệ truyền thông và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển nông sản. Tăng cường đầu tư có trọng điểm cho nghiên cứu khoa học; Ứng dụng nhanh các thành tựu mới nhất của khoa học – công nghệ vào phát triển nông nghiệp – nông thôn. Tập trung ưu tiên ứng dụng các thành tựu công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ sinh học nhằm lai tạo, tuyển chọn giống cây, con mới có chất lượng cao và có giá trị kinh tế nhằm tạo ra bước phát triển mới về chất lượng trong nông nghiệp. Cụ thể là: - Giống cây trồng tập trung vào giống lúa, ngô, rau, hoa, cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. - Giống chăn nuôi là: Giống lợn nạc tỷ lệ cao, giống bò thịt, giống cá chất lượng cao, giống gà và ngan siêu thịt và siêu trứng, giống cá và tôm có năng suất cao. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác và các khâu phơi, sấy và bảo quản, chế biến nông sản. Ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh, nhanh chóng nhân rộng tiến bộ kỹ thuật về IPM. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai ứng dụng theo hướng tập trung yêu cầu đổi mới thiết bị, công nghệ, đưa nhanh các thành tựu công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Khuyến khích chủ trang trại góp vốn vào Quỹ hộ trợ phát triển khoa học, liên kết với cơ sở khoa học, đào tạo, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật áp dụng vào trang trại và làm dịch vụ kỹ thuật cho nông dân trong vùng. Ưu tiên đầu tư nâng cao và tăng cường công tác quản lý để nâng cao hiệu quả khai thác công trình đã có. Tập trung vốn hoàn thành các công trình xây dựng dở dang để sớm đưa vào sử dụng; đầu tư mới đối với những công trình thật sư cấp bách và có hiệu quả cao. Có chính sách khuyến khích nhân dân tham gia đầu tư và quản lý, khai thác các công trình thủy lợi. Xây dựng chương trình quản lý và bảo vệ môi trường trong nhân dân. Xây dựng các tiêu chuẩn, quy định, biện pháp bảo vệ môi trường mà trọng tâm là các khu vực sản xuất nông nghiệp gần các khu công nghiệp, gần khu đô thị nhằm đảm bảo chất lượng và số lượng nông sản. Đẩy mạnh hệ thống khuyến nông. Tăng cường công tác tập huấn phổ biến những tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các điểm trình diễn kỹ thuật và chuyên môn hóa sản xuất phù hợp với qui mô phát triển sản xuất. Bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi và điều khiển thời vụ sát với điều kiện từng mùa vụ. Chú trọng cải tạo mặt bằng đồng ruộng kết hợp với tăng thủy lợi nội đồng để tạo môi trường tốt cho phát huy các tác động kỹ thuật trên đồng ruộng. Xây dựng các trung tâm công nghệ cao cho phát triển sản xuất nông – lâm – thủy sản. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu và áp dụng giống mới. Nhà nước tạo điều kiện và khuyến khích phát triển công nghệ chế biến, bảo quản để giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ và tạo điều kiện để đẩy mạnh việc nghiên cứu, sản xuất các loại máy móc, thiết bị, công cụ phục vụ sản xuất chế biến nông, lâm thủy hải. Đẩy nhanh công tác đưa khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và đời sống của người nông dân Huyện Yên Lập. Muốn thế công tác điện khí hóa, cơ giới hóa, thủy lợi hóa, công nghiệp hóa, phải thực hiện tốt trước nhất. Chương trình kết hợp 4 nhà được mở rộng và là giải pháp căn bản nhất trong nông thôn ngày nay. Kêt hợp “ Nhà, nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà sản xuất” là phương thức nâng cao hiệu quả KHCN trong nông nghiệp. Chính sách khuyến nông, khuyến lâm đã giúp hàng triệu nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật và đặc biệt là công nghệ sinh học, góp phần tăng năng suất, giảm giá thành, phát triển nông nghiệp bền vững. 4. Một số giải pháp khác 4.1. Công nghệ chế biến Công nghệ chế biến nông sản giúp cho nông sản tăng về giá trị, đa dạng hóa hình thức chế biến sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm,…từ đó năng lực cạnh tranh của nông sản cũng tăng lên góp phần tiêu thụ sản phẩm của Tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó thúc đẩy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh lên. Thực hiện tốt việc này tỉnh chủ trương thành lập cơ sở chế biến thủy sản, khuyến khích các hộ gia đình phát huy các phương thức chế biến thủy sản truyền thống; Có kế hoạch phối hợp hoàn chỉnh cơ chế hoạt động với nhà máy chế biến rau quả để phát huy công suất chế biến dứa, hoa quả, rau Huyện Yên Lập; Đầu tư phát triển các xí nghiệp sản xuất phân bón hỗn hợp với qui mô vừa và nhỏ, dựa trên cơ sở khai thác các nguồn nguyên liệu tại chỗ và các phế thải của các ngành. Mở rộng hình thức liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước, xây dựng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến các loại thực phẩm phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 4.2. Phát triển dịch vụ trong nông nghiệp Phát triển dịch vụ trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh thương mại trong nông nghiệp, thúc đẩy tiêu thụ nông sản hiệu quả. Dịch vụ nông nghiệp phát triển thì cung ứng cho người tiêu dùng đúng với nhu cầu cần có của họ, đồng thời cung cấp nguồn nguyên liêu đầu vào được nhanh hơn, linh hoạt hơn. 4.3. Đào tạo lao động Trong nông thôn là nơi có trình độ lao động kém nhất trong mọi ngành nghề, dù nông nghiệp là lĩnh vực không đòi hỏi trình độ người lao động quá cao, lao động phổ thông nhưng trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển với hàng loạt tiến bộ khoa học kỹ thuật được đổi mới thường xuyên thì cũng đòi hỏi lao động có đủ trình độ để có thể tiếp nhận và cũng có thể áp dụng những tiến bộ đó vào trong sản xuất, chăm sóc và gieo trồng,…theo hướng nuôi trồng công nghiệp hóa. Nâng cao tay nghề lao động trong nghiên cứu công nghệ kỹ thuật mới, nâng cao tay nghề của lao động trong lĩnh vực tiếp thị. Tiếp tục hình thức đưa lao động nông thôn đi lao động nước ngoài với phương thức và hình thức đa dạng nhằm phân công lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động của Tỉnh. Chú ý phổ cập văn hóa cho người dân, đào tạo dạy nghề cho người dân 4.5. Tăng cường công tác khuyến nông mở rộng mô hình tổ chức sản xuất Công tác tăng cường công tác khuyến nông, mở rộng mô hình tổ chức sản xuất sẽ suy rộng cho toàn tỉnh thúc đẩy tăng năng suất cho từng lĩnh vực của sản xuất ngành nông nghiệp. Trước nhất, cần tăng cường công tác khuyến nông: Về tổ chức hoàn chỉnh hệ thống tổ chức hoạt động khuyến nông từ tỉnh đến xã gồm các mặt là đội ngũ cán bộ, quy chế hoạt động điều hành, quy chế đào tạo, chính sách khuyến khích,…Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, luôn tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông cập nhật thông tin về kỹ thuật sản xuất nông – lâm – thủy sản tiên tiến. Có chính sách đãi ngộ về vật chất tinh thần cho đội ngũ cán bộ khuyến nông tích cực tham gia phát triển nông nghiệp. Đề ra chương trình phổ cập kỹ thuật dây chuyền đào tạo, chương trình hỗ trợ kinh phí hợp lý. Tiếp theo, xây dựng mô hình tổng kết, hoàn thiện, nhân rộng trên cơ sở phù hợp với xu thế phát triển, phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh; mô hình áp dụng như nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp cho năng suất chất lượng cao và đang có đầu ra, trang trại nông hộ nuôi bò sữa, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao,…Cần thực hiện trên nguyên tắc hiệu quả cao. 4.6. Sản xuất sản phẩm có giá trị cao Việc sản xuất các mặt hàng có lợi thế, có giá trị hàng hóa cao, xây dựng các trạm trại giống kỹ thuật phục vụ cho ngành nông nghiệp trong nội bộ Tỉnh Vĩnh Phúc, nghiên cứu các hướng đi mới và hiệu quả cho sản phẩm ngành nông nghiệp của Tỉnh… - Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp nâng cao hiệu quả cao nhất cần xác định sản phẩm chính qua các thời kỳ cụ thể, các nhân tố tác động trong quá trình chuyển dịch cơ cấu,…Dù giai đoạn nào thì cây trồng cơ bản không thể thiếu được trong lĩnh vực trồng trọt chính là cây lương thực nhằm đảm bảo an toàn lương thực trước hết là của Huyện Yên Lập, cần xác định giống lúa, quy hoạch trồng cây lương thực hiệu quả cao. Bên cạnh đó, thúc đẩy sản xuất phục vụ cho mục đích sản phẩm có khả năng thay thế nhập khẩu; Nay Huyện Yên Lập xác định cây đậu tương có khả năng sản xuất để thay thế nhập khẩu vì năng suất, sản lượng tăng nhanh, nhằm tăng nguyên liệu cho chế biến thức ăn gia súc gia cầm hay có thể chế biến làm thức ăn sạch lại có nguồn dinh dưỡng cao. Cuối cùng, sản xuất những loại sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, Huyện Yên Lập xác định một số sản phẩm thuộc nhóm này là rau xanh, hoa, thịt lợn, dâu tằm, cây ăn quả, sữa bò, bò thịt (đây là những sản phẩm không những cung cấp cho Huyện mà còn có giá trị xuất khẩu, tạo khả năng tăng nhanh thu nhập cho người sản xuất nên cần chú trọng vào chúng ) KẾT LUẬN Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là vừa là vấn đề mang tính chủ quan, vừa là vấn đề mang tính khách quan. Nó là sự biến đổi tất yếu không ngừng của mọi sự vật hiện tượng. Đây là nhân tố mang tính tích cực và gây nhiều tác động tới sự phát triển kinh tế xã hội . Trong bài chuyên đề này đã nêu lên sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên lập từ năm 2000 tới năm 2006 . Sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đã làm ngành nông nghiệp phát triển mạnh, từ đó thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác trong phạm vi Huyện. Đời sống người dân được cải thiện, thúc đẩy phân công lại lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn dỗi, góp phần giải quyết phần nào tệ nạn xã hội. Thêm vào đó bài chuyên đề đã nêu ra quan điểm cũng như phương hướng và giải pháp cho chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Huyện Yên Lập tới năm 2015 một cách cụ thể về các mặt, các lĩnh vực có liên quan tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Nói tóm lại: Thực trạng các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Huyện Yên Lập đã được xem xét và những đề xuất được đưa ra khá ro ràng. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mong muốn và khả năng, giữa mục tiêu và kết quả, giữa lý thuyết và thực tế lớn hay nhỏ sẽ phụ thuộc không ít vào cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của các cấp lãnh đạo và sự đóng góp của người dân trong Huyện. Hy vọng rằng Huyện Yên Lập, với những tiềm năng sẵn có về đất đai, điều kiện tự nhiên và nguồn lao động, với định hướng phát triển kinh tế đúng đắn của các cấp lãnh đạo trong những năm tới sẽ taọ ra những sản phẩm nông nghiệp phong phú về chủng loại, với nhiều tầng về chất lượng để thúc đẩy kinh tế Huyện nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng phát triển mạnh mẽ và bền vững. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ Giáo trình kinh tế phát triển 2/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập khu vực và thế giới 3/ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành 4/ Báo và tạp chí: + Kinh tế phát triển + Thương mại + Nông nghiệp và phát triển nông thôn + Và một số báo khác… 5/ Niên giám thống kê Huyện Yên Lập 6/ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Huyện Yên Lập – tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. 7/ Báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ Huyện Yên Lập trình đại hội đại biểu đảng bộ huyện khóa XX ( Từ năm 2000 – 2005 ) MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng số 1: Tình hình đất đai của huyện Yên Lập năm 2005 – 2007 19 Bảng 2: Dân số lao động và đời sống dân cư của huyện 23 Bảng 3: Kết quả thực hiện các mục tiêu kinh tế giai đoạn 2001-2005 25 Bảng số 4 : Giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Yên Lập 26 Biểu đồ 1: Tăng trưởng GTSX địa bàn huyện yên lập 28 Bảng biểu số 5: GTSX và cơ cấu GTSX trên địa bàn Huyện 30 Bảng 6: Kết quả thực hiện các mục tiêu về xã hội giai đoạn 2001-2005 31 Bảng 7: Cơ cấu kinh tế ngành nông - lâm - thủy sản 32 Bảng số 8: Cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp huyện Yên Lập 34 Bảng 9: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt huyện Yên Lập 36 Bảng 10: Cơ cấu sản lượng cây lương thực huyện Yên Lập 38 Bảng 11: Sản lượng nhóm cây thực phẩm huyện Yên Lập 39 Bảng 12: Sản lượng và tỷ trọng nhóm cây công nghiệp ngắn ngày Huyện Yên Lập 40 Bảng 13: Sản lượng nhóm cây lâu năm Huyện Yên Lập 42 Bảng 14: Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Yên Yập 44 Bảng 15: Tổng hợp các phương án tăng trưởng kinh tế của Huyện đến năm 2015 56 Bảng 16 : Tổng hợp các phương án cơ cấu kinh tế ngành 61 Bảng 17 : Dự kiến tốc độ tăng trưởng GTSX ngành nông, lâm, thủy sản 68 Bảng 18: Dự kiến cơ cấu GTSX ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 71 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10053.doc
Tài liệu liên quan