Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh Việt Nam đang thực sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới bằng việc trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế của nước ta tiếp tục được khẳng định, nâng cao trên trường quốc tế. Điều này đem lại nhiều cơ hội thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó là những thách thức không nhỏ buộc chúng ta phải nỗ lực hết mình để có thể vượt qua những khó khăn trong bước đầu hội nhập. Chính trong thời điểm này đòi hỏi tất cả các doanh ng

doc122 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệp, các thành phần kinh tế đều phải có những kế hoạch, định hướng phát triển phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động đầu tư cũng được chú trọng. Hiện nay, để phát triển các doanh nghiệp đã và đang tiến hành rất nhiều dự án đầu tư. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thường đòi hỏi vốn lớn và thời gian thực hiện lâu dài nên hầu hết các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư thực hiện các dự án đều không thể tự tài trợ toàn bộ vốn cho một dự án. Một trong những biện pháp quan trọng là đi vay vốn tại các ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì vai trò của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng trong việc việc đảm bảo cho hoạt động lưu thông tiền tệ được thông suốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu về vốn cho nền kinh tế nói chung và cho hoạt động đầu tư nói riêng. Đối với ngân hàng thương mại, nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu là hoạt động cho vay. Phương châm hoạt động của các ngân hàng là an toàn – chất lượng – hiệu quả và tăng trưởng bền vững. Nhưng một đặc trưng của các dự án đầu tư là luôn chứa đựng các yếu tố rủi ro. Khi rủi ro xảy ra, không chỉ dự án bị ảnh hưởng mà ngân hàng và xã hội cũng sẽ gặp nhiều tổn thất. Trước thực tế đó, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và đảm bảo an toàn về vốn cho mình, công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư được cho vay vốn đối với ngân hàng thương mại, trong quá trình thực tập tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội, em đã nghiên cứu đề tài: “ Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội.” Chuyên đề của em gồm 3 chương: Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro và quản lý rủi ro. Chương II: Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý rủi ro các dự án đầu tư với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên chuyên đề của em chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo, các cô chú, anh chị trong Phòng Tín dụng 4 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội để bài viết hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà, các cô chú và anh chị Phòng Tín dụng 4 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua. Sinh viên Nguyễn Thị Thúy Mai CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN LÝ RỦI RO Rủi ro đối với các dự án đầu tư. Dự án đầu tư có đặc trưng là: Có sự tham gia của nhiều bên như: Chủ đầu tư, nhà thầu, cơ quan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước. Môi trường hoạt động của dự án là: “va chạm”, có sự tương tác phức tạp giữa dự án này với dự án khác, giữa bộ phận quản lý này với bộ phận quản lý khác. Dự án có tính chất bất định và rủi ro cao, do đặc điểm mang tính chất dài hạn của hoạt động đầu tư phát triển. Những đặc trưng trên cho thấy hoạt động đầu tư vào các dự án luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro ở tất cả các giai đoạn của dự án là giai đoạn lập dự án (rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài), giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn vận hành khai thác dự án. Một dự án đầu tư có thể gặp những rủi ro sau: Một dự án đầu tư có thể gặp rất nhiều rủi ro khác nhau. Nhưng nhìn chung, có thể liệt kê một số vấn đề sau : Thời gian thực hiện dự án lâu hơn dự kiến (do chậm giải phóng mặt bằng, do không huy động đủ vốn, do mua thiết bị không đúng chủng loại, tiến độ đấu thầu bị kéo dài…) Xảy ra khó khăn không lường trước (Ví dụ: Dịch SARS xảy ra làm khách du lịch đến Việt Nam giảm đáng kể. Rất nhiều chương trình làm việc của các doanh nghiệp bị phá vỡ do đối tác nước ngoài không đến, các dự án hoạt động khó khăn). Xảy ra các sự kiện bất ngờ (Một trận hỏa hoạn đã xảy ra và làm cháy một thiết bị quan trọng và khó kiếm. Do đó tất cả các hoạt động của dự án liên quan đến thiết bị này đều phải hủy bỏ). Xảy ra những biến động ngắn hạn và áp lực cạnh tranh sẽ gây biến động hoạt động chung (Dự án nhà máy sản xuất mắm tép đặc sản đang chuẩn bị được đưa vào sản xuất thì có tin đồn thất thiệt là mắm tôm và mắm tép gây ra dịch tả. Mặc dù tin đồn này sau đó đã được đính chính lại nhưng cũng đã gây tâm lý hoang mang cho người dân khi ăn mắm tép một thời gian. Điều này đã làm ảnh hưởng tới kế hoạch của dự án). Sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan rất lỏng lẻo (thị trường đã xác định, sản xuất đã tăng công suất, trong khi mạng lưới phân phối vẫn chưa hình thành). Rủi ro tín dụng. Khái niệm rủi ro tín dụng. Ngân hàng thương mại là loại doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt – hàng hóa tiền tệ. Hoạt động của ngân hàng luôn tiềm ẩn những yếu tố rủi ro. Rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi, là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế, chứ không thể loại trừ. Đặc biệt là đối với hoạt động cho vay các dự án đầu tư càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn, bởi bản thân các dự án đầu tư như trên đã nói vốn đã chứa đựng rất nhiều rủi ro. Đối với loại rủi ro khi cho các dự án đầu tư vay vốn ngân hàng đã giành riêng cho một tên gọi là “rủi ro tín dụng”. Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Theo giáo trình Ngân hàng thương mại của PGS.TS. Phan Thị Thu Hà: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.” Rủi ro tín dụng gắn với hoạt động quan trọng nhất của ngân hàng, có quy mô lớn nhất của ngân hàng thương mại đó là hoạt động tín dụng. Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cho các dự án đầu tư, ngân hàng luôn cố gắng phân tích các yếu tố của người vay, của dự án sao cho độ an toàn cao nhất. Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác tất cả các vấn đề có thể xảy ra. Khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Một số nhóm nguyên nhân có thể đưa ra ở đây là : Các nguyên nhân rủi ro đối với các dự án đầu tư. Những nguyên nhân từ các nhân tố vĩ mô: Môi trường chính trị: Rủi ro này bao gồm các bất ổn tài chính và bất ổn chính trị. Có thể liệt kê một số rủi ro chính trị chính sau đây: Rủi ro thuế: Sự thay đổi về thuế đã làm cho dòng tiền hàng năm của dự án bị thay đổi từ đó NPV và IRR của các dự án bị thay đổi theo, nguồn trả nợ của dự án từ đó cũng bị ảnh hưởng. Hạn ngạch, thuế quan hoặc các giới hạn thương mại khác làm giảm sản lượng hoặc tăng chi phí của các dự án. Ví dụ: thuế nhập khẩu thép tăng lên làm tăng chi phí nguyên vật liệu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án. Chính sách tuyển dụng lao động: những thay đổi về quản lý và tuyển dụng lao động như thay đổi quy định về mức lương tối thiểu, chính sách với lao động nữ, hạn chế lao động nước ngoài,… đều ảnh hưởng tới hiệu quả của dự án đầu tư cũng như năng trả nợ của dự án. Kiểm soát ngoại hối: hạn chế chuyển tiền ra nước ngoài ảnh hưởng tới hoạt động cung ứng hoặc tiêu thụ sản phẩm của dự án cũng như quyền lợi của các nhà đầu tư. Lãi suất: Khi chính phủ đưa ra chính sách lãi suất để kiểm soát lạm phát có thể làm cho hoạt động đầu tư tăng lên hoặc giảm đi. Độc quyền: Sự độc quyền kinh doanh của Nhà nước ở một số lĩnh vực có thể làm hạn chế đầu tư vào các bộ phận khác trong xã hội và thường dẫn đến sự kém hiệu quả trong đầu tư. Môi trường, sức khỏe và an toàn: những quy định liên quan đến kiểm soát chất thải, quy trình sản xuất để bảo vệ sức khỏe cộng đồng có thể làm hạn chế nhiều dự án cũng như làm tăng chi phí của các dự án. Quốc hưu hóa. VD năm 2007 ở Cuba đã đưa ra việc quốc hữu hóa các tổ chức kinh tế. Môi trường kinh tế: Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường kinh tế xã hội. Môi trường kinh tế không thuận lợi sẽ làm cho các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, mỗi đồng vốn không phát huy được hết hiệu quả của nó, làm cho khả năng trả nợ vay cuả dự án bị hạn chế, dẫn đến rủi ro cho các khoản cho vay của ngân hàng. Trong một nền kinh tế tăng trưởng mạnh, tiềm năng sản xuất, tiêu dùng của xã hội còn lớn thì hoạt động sản xuất còn có nhiều điều kiện tốt để phát triển. Nhưng một nền kinh tế bị khủng hoảng, tỷ lệ lạm phát cao, sản xuất bị đình trệ, đầu tư bị giảm sút, tất cả tác động đến khả năng thu hồi vốn tín dụng của ngân hàng. Không chỉ giới hạn trong môi trường kinh tế của một nước mà các tác động tới hoạt động tín dụng của ngân hàng, nhất là khi quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng. Môi trường và xã hội: Môi trường và xã hội là nhân tố lớn ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Môi trường bao gồm những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả nhưng không bị chi phối bởi người ra quyết định. Những rủi ro do môi trường và xã hội gây ra như: Rủi ro về những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh, dẫn đến dự án phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc xử lý chất thải, thậm chí dự án có thể bị dừng hoạt động. Rủi ro có thể xảy ra khi thị hiếu của xã hội thay đổi. Ví dụ như: do dân trí nâng cao, người dân nhận thấy rằng các thức ăn công nghiệp thực sự không tốt cho sức khỏe, họ chuyển sang dùng những thực phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên. Do vậy, những thực phẩm đóng hộp và những thực phẩm như gà công nghiệp, cá nuôi đều bị giảm nhu cầu, giá bán hạ, những dự án sản xuất những mặt hàng trên trở nên thua lỗ. Rủi ro cũng có thể xảy ra khi đạo đức của xã hội thay đổi. Nguyên nhân bất khả kháng: Ngoài các nguyên nhân khách quan trên, rủi ro tín dụng còn chịu tác động của các nhân tố khác như: thiên tai, chiến tranh, địch họa,… Những nhân tố này vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay. Những nhân tố này có thể xảy ra bất ngờ, tác động tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, dự án có thể bị tổn thất song vẫn đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên, khi các tác động của các nguyên nhân bất khả kháng đối với dự án là nặng nề thì khả năng trả nợ của dự án ít nhiều bị suy giảm. Ví dụ: một trận động đất lớn xảy ra làm phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất của một nhà máy. Nguyên nhân từ phía dự án. Nguyên nhân từ phía dự án đầu tư cho vay là một trong những nguyên nhân chính, điển hình gây ra rủi ro tín dụng. Theo thống kê cho thấy, khả năng xảy ra rủi ro tín dụng xuất phát từ phía dự án là phổ biến nhất bởi dự án mà đại diện là chủ đầu tư là người trực tiếp sử dụng vốn vay. Nguyên nhân từ phía dự án có thể xem xét trên các mặt sau: Dự án bị thua lỗ dẫn đến mất khả năng trả nợ. Nguyên nhân có thể do khả năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh, điều hành dự án, thực hiện dự án và vận hành dự án không tốt, do trình độ yếu kém của khách hàng trong việc dự đoán các vấn đề về kinh doanh như: Rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thành công trình: do khả năng quản lý của chủ đầu tư kém nên dẫn đến một trong các rủi ro sau: Chi phí xây dựng vượt quá dự toán. Công trình xây dựng không đảm bảo các yêu cầu của dự án. Hoàn thành không đúng thời hạn. Không giải tỏa được dân, phải thu hẹp hoặc hủy bỏ dự án. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: do dự đoán ban đầu về thị trường của dự án không chính xác nên dự án có thể rơi vào một trong só các tình trạng sau: cầu không đủ, sản lượng bán ra nhỏ hơn công suất của dự án, giá bán thấp hơn dự kiến ban đầu,…dẫn đến doanh thu của dự án thấp, không trang trải đủ cho các chi phí, không đảm bảo được khả năng trả nợ cho ngân hàng. Rủi ro về cung cấp đầu vào: Đầu vào của dự án bao gồm nguyên vật liệu, vốn, lao động, máy móc thiết bị,… do chủ quan của người lập dự án lúc đầu mà có thể dẫn đến tình trạng khi dự án đi vào giai đoạn vận hành khai thác thì nguồn cung nguyên vật liệu của dự án lại không đáp ứng được công suất của dự án. Ví dụ : dự án nhà máy cà chua xây dựng ở Hải Phòng, do công tác nghiên cứu thị trường đầu vào không tốt nên khi dự án đi vào sản xuất thì nguồn nguyên liệu cà chua ở Hải Phòng và các tỉnh lân cận chỉ đáp ứng được một phần nhỏ công suất của dự án, dự án luôn phải hoàn động cầm chừng, dưới công suất và cuối cùng đã phải tạm dừng. Rủi ro cũng có khể xảy ra khi dự đoán về giá cả, chất lượng nguyên vật liệu lúc đầu không còn chính xác. Ví dụ: dự án được lập vào năm 2006 khi mà giá xăng mới chỉ là 11.000đ/l, dự án dự kiến tiền chi phí vận chuyển mỗi chuyến hàng là 10.000.000đ, nhưng đến năm 2008 khi dự án chính thức đi vào hoạt động thì giá xăng đã tăng lên 14.000đ/l, chi phí cho việc vận chuyển mỗi chuyến hàng lúc này đã tăng lên 13.000.000đ. Tất cả những rủi ro do dự đoán không chính xác về nguồn cung cấp đầu vào trên đều gây khó khăn tới việc vận hành dự án cũng như thanh toán các khoản nợ. Rủi ro về kỹ thuật và vận hành: Khi các tiện ích (dây chuyền, thiết bị, hệ thống điều hành,…) của dự án không thể vận hành và bảo dưỡng ở mức độ phù hợp với thiết kế ban đầu. Ví dụ: Một công nghệ đặc biệt của dự án được nhập về từ châu Âu, nơi có khí hậu lạnh và khô, khi về tới Việt Nam do khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên các thông số ban đầu của công nghệ đã bị thay đổi, không thể vận hành như ở nơi nhập công nghệ. Rủi ro trên sẽ dẫn đến dự án phải tốn thêm chi phí để bảo dưỡng hoặc điều chỉnh lại công nghệ cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, thậm chí có thể dẫn tới bỏ hoàn toàn công nghệ. Điều đó sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng trả nợ của dự án. Khách hàng cố tình không tuân thủ các điều kiện trong hoạt động vay vốn, cố tình lừa đảo ngân hàng. Không ít khách hàng để đạt được mục tiêu vay vốn của mình đã tìm mọi cách để đối phó với ngân hàng như cung cấp thông tin không chính xác, giả tạo hồ sơ, hợp đồng mua bán vòng vo, mua chuộc cán bộ tín dụng nhằm vay vốn ngân hàng. Nhiều chủ đầu tư còn lập dự án ảo để vay vốn của ngân hàng sau đó sử dụng số tiền vay vốn đó vào mục đích khác. Thậm chí, nhiều dự án kinh doanh có lãi song không chịu trả nợ ngân hàng đúng hạn, chây ỳ với kỳ vọng quỵt nợ hoặc có thể sử dụng vốn vay càng lâu càng tốt. Đây là trường hợp tồi tệ nhất trong các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng, nó biểu hiện một hành động có chủ ý xấu của người vay đã được tính toán, chuẩn bị từ trước nhằm chiếm đoạt tiền vay, loại nguyên nhân này được coi là rủi ro về tư cách đạo đức của người vay. Rủi ro từ phía dự án cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là chủ yếu trong hoạt động tín dụng hiện nay. Việc phòng tránh cũng rất khó khăn, phức tạp vì khách hàng của ngân hàng rất đa dạng, trình độ khác nhau, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực do vậy ngân hàng cần nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư trước khi quyết định cho vay, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện khoản vay của các chủ đầu tư và đa dạng hóa đầu tư nhằm phân tán bớt rủi ro. Nguyên nhân từ phía ngân hàng. Thứ nhất, rủi ro xảy ra do những nguyên nhân xuất phát từ cơ chế, chính sách của ngân hàng còn chưa phù hợp. Chính sách tín dụng phản ánh cưong lĩnh tài trợ của ngân hàng đó và trở thành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách không phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng và có thể tạo nhiều rủi ro. Chẳng hạn, ngân hàng vì lợi nhuận mà mở rộng hoạt động tín dụng quá mức thì sẽ có rủi ro cao, nợ quá hạn gia tăng. Ngược lại, chính sách khách hàng không đa dạng, dẫn đến tập trung tài trợ cho một số khách hàng, lĩnh vực tạo nên nguy cơ rủi ro cao khi mà “bỏ trứng tất cả vào một giỏ”. Thứ hai, bộ máy tổ chức hoạt động quản lý rủi ro còn lạc hậu, yếu kém. Ngân hàng thiếu một cơ quan chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dụng tối đa cho từng khách hàng thuộc các ngành nghề, địa phương khác nhau để phân tán rủi ro. Chất lượng thông tin thấp, sự hợp tác giữa ngân hàng thương mại và trung tâm thông tin tín dụng không đồng bộ và chưa đạt hiệu quả cao cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến rủi ro. Thậm chí một số ngân hàng thương mại vì sợ cạnh tranh nên đã không thông tin cho trung tâm thông tin tín dụng và điều đó đã dẫn đến việc tìm hiểu khách hàng có quan hệ vay nợ tại các tổ chức tín dụng trở nên khó khăn. Chính vì vậy, ngân hàng rất khó giám sát khách hàng về việc họ có sử dụng khoản vay đúng mục đích hay không vì chưa có thông tin đầy đủ. Nếu thiếu một trong các yêu cầu đó thì ngân hàng sẽ không thể có được những quyết định phù hợp, có thể dẫn đến việc ngân hàng sẽ rót vốn vào những nơi thiếu tin cậy. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu kém, lỏng lẻo. Nhiều ngân hàng còn chưa quan tâm đến hướng dẫn quy trình nghiệp vụ, chỉ đạo quy trình chưa nghiêm túc, kém hiệu lực, thậm chí có những sai phạm. Thứ ba, sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ cũng như tư cách đạo đức của cán bộ tín dụng ngân hàng. Điều này được thể hiện: Cán bộ tín dụng yếu kém về trình độ, năng lực, nghiệp vụ, không có khả năng phân tích, thẩm định dự án, đánh giá khách hàng thiếu chính xác do công tác thông tin vừa yếu, vừa thiếu. Ngân hàng không có đủ các số liệu thống kê, các chỉ tiêu phân tích dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của dự án, thời hạn cho vay, thời hạn trả nợ không phù hợp với phương án kinh doanh. Việc cán bộ tín dụng thiếu năng lực còn dẫn đến tình trạng không phát hiện được những sai sót về mặt pháp lý trong hồ sơ xin vay của khách hàng, hay định giá tài sản đảm bảo không hợp lý có thể gây ra những tổn thất cho ngân hàng khi khách hàng không có khả năng trả nợ hoặc cố tình gán tài sản đó cho ngân hàng. Sự yếu kém và lơi lỏng của cán bộ tín dụng trong quá trình giám sát việc thực hiện các khoản vay cũng là một nguyên nhân rất quan trọng dẫn đến việc không phát hiện kịp thời hiện tượng vốn vay không được sử dụng đúng mục đích hoặc hành vi lừa đảo của khách hàng. Bên cạnh vấn đề là thiếu và yếu năng lực, đôi khi một bộ phận cán bộ ngân hàng yếu kém về tư cách đạo đức đã lợi dụng vị trí công tác để trục lợi, tham ô, nhanh hối lộ, cố tình cho vay sai nguyên tắc. Các cán bộ tín dụng quá dễ dàng cho vay đối với khách hàng là bạn bè, người quen thân, hoặc do lợi ích cá nhân mà bỏ qua các quy định cần thiết để đảm bảo an toàn. Cán bộ quản lý đôi khi vì lợi ích cá nhân hay vì lợi ích của một nhóm tập thể, trong công tác điều hành đã vô tình tạo điều kiện, kẽ hở cho loại rủi ro đạo đức ở cán bộ phát triển. Chẳng hạn khi nhà quản lý hay bộ phận nhóm cán bộ quản lý đã có quan hệ lợi ích với khách hàng, mặc dù điều kiện vay vốn có thể chưa hội tụ đủ, thậm chí không đủ điều kiện và đã được cán bộ thẩm định ghi rõ nguyên nhân trong báo cáo thẩm định là không duyệt cho vay. Thông thường những khoản vay đó sẽ không được phê duyệt, nhưng vì một lý do tế nhị nào đó, nhà quản lý đã bằng cách này hay cách khác, hướng dẫn khách hàng hợp thức hóa hồ sơ, thậm chí còn yêu cầu cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định phải thực hiện theo ý kiến chỉ đạo (trên thực tế thì rất ít cán bộ có thể bảo vệ ý kiến ban đầu của mình). Do đó, rủi ro xảy ra với các dự án đầu tư vay vốn là không thể tránh khỏi, là khách quan. Rủi ro là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng hoặc hạn chế chứ không thể loại trừ. Sự tiếp cận các yếu tố, nguyên nhân gây rủi ro trên đây giúp chúng ta nhìn nhận một cách đầy đủ, toàn diện, khách quan hơn, từ đó có được đề xuất phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của các dự án đầu tư một cách hữu ích, thiết thực hơn. Quản lý rủi ro các dự án đầu tư tại ngân hàng. Hoạt động tín dụng là quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại, bao gồm 2 mặt: Sinh lời và rủi ro. Phần lớn các thua lỗ của các ngân hàng là từ hoạt động tín dụng. Song ở đây không có cách nào để loại trừ rủi ro xảy ra hoàn toàn mà phải quản lý thật cẩn thận. Đứng trước quyết định tài trợ vốn cho các dự án, cán bộ ngân hàng phải cân nhắc mâu thuẫn giữa sinh lời và rủi ro. Vì vậy, quản lý rủi ro tín dụng (đặc biệt là đối với cho vay các dự án đầu tư) được coi là nội dung quản lý quan trọng của ngân hàng thương mại. Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng: “Quản lý rủi ro tín dụng là việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm soát chất lượng tín dụng, hạn chế hậu quả xấu trong hoạt động tín dụng, giảm thiểu sự tổn thất không để hoạt động ngân hàng lâm vào tình trạng đổ vỡ.” Sự cần thiết phải quản lý rủi ro các dự án đầu tư. Rủi ro đối với cho vay các dự án đầu tư là rủi ro phức tạp nhất trong hoạt động ngân hàng. Nó có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ khi nào. Ảnh hưởng của rủi ro tới nền kinh tế. Trước tiên, rủi ro xảy ra làm cho ngân hàng chậm hoặc không có khả năng thu hồi vốn để tiếp tục cho vay. Vì vậy rủi ro sẽ làm giảm vòng quay sử dụng vốn của ngân hàng, giảm khả năng cung cấp vốn và làm chậm tốc độ lưu chuyển vốn trong nền kinh tế. Kết quả là sản xuất bị đình đốn, nền kinh tế không phát triển được, xã hội bị rối loạn. Sau đó, nếu việc quản lý rủi ro của các tổ chức tín dụng không tốt sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nếu tình trạng này kéo dài đến một mức độ nào đó nó sẽ là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến đỗ vỡ, phá sản của tổ chức tín dụng đó và lớn hơn là sự đổ vỡ dây chuyền của các tổ chức tín dụng mà hậu quả của nó dẫn đến khủng hoảng kinh tế, tài chính. Điều này không chỉ diễn ra ở một quốc gia mà nó còn lan truyền đến nhiều nước, nhiều khu vực trên toàn thế giới. Nó không chỉ là sự khủng hoảng về kinh tế, nó còn dẫn đến sự khủng hoảng về chính trị. VD: khủng hoảng ở Anbani năm 1997, khủng hoảng ở Thái Lan và khu vực Đông Nam Á 1997. Ảnh hưởng của rủi ro tới bản thân ngân hàng cấp tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và nó quyết định sự tồn tại cũng như sự phát triển của ngân hàng. Khi rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư, trước tiên nó sẽ làm gây ra những khoản nợ khó thu hồi, vốn của ngân hàng sẽ không thể quay vòng, lãi không thể thu. Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó đòi sẽ phát sinh các khoản chi phí phát sinh như giám sát, thu nợ,… Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động. Kết quả là lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút. Ngân hàng bao giờ cũng lên kế hoạch cân đối giữa dòng tiền ra và dòng tiền vào tại các thời điểm được xác định sẵn trong tương lai. Khi các khoản vay không thu hồi được như kế hoạch sẽ dẫn đến sự mất cân đối, gây ra sự suy yếu và hạn chế cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán cho các khoản tiền ra. Nếu tình trạng mất khả năng chi trả của ngân hàng diễn ra quá nhiều lần, hay những thông tin về rủi ro tín dụng của nội bộ ngân hàng bị rò rỉ ra bên ngoài thì uy tín của ngân hàng bị giảm sút. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng cũng yếu đi, do đó việc huy động tiền gửi sẽ gặp nhiều khó khăn, việc thiết lập các giao dịch với các doanh nghiệp và các ngân hàng khác cũng sẽ không được thuận lợi. Uy tín đối với khách hàng là một tài sản vô hình hết sức quý giá của ngân hàng, một khi đã mất đi thì rất khó có thể lấy lại hoặc nếu có thì cũng phải tốn nhiều tiền của cũng như thời gian. Nếu mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chịu đựng được thì ngân hàng có thể bù đắp bằng các quỹ dự phòng rủi ro hoặc vốn tự có, còn nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nghiêm trọng thì sự bù đắp của các quỹ dự phòng cũng không thay đổi được tình hình. Thu nhập không thể bù đắp được chi phí, các dòng tiền vào không thể cân đối với dòng tiền ra, khả năng thanh toán của ngân hàng bị giảm sút dẫn đến rủi ro thanh toán, thậm chí gây phá sản nếu không có sự can thiệp kịp thời của Ngân hàng Nhà nước. VD: Ngân hàng Đông Nam Á năm 2001. Như vậy, rủi ro khi cho vay các dự án đầu tư xảy ra dù ở mức độ nào cũng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng nói riêng và sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, quản lý rủi ro khi cho các dự án đầu tư vay vốn không chỉ là trách nhiệm riêng của ngân hàng mà là của toàn nền kinh tế. thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro phù hợp sẽ làm giảm tổn thất cho ngân hàng cũng như nền kinh tế, lành mạnh hóa hệ thống tài chính ngân hàng, tăng cường sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng. Nội dung quản lý rủi ro. Sơ đồ 1: Quy trình quản lý rủi ro chung Phát hiện rủi ro Đánh giá rủi ro Quản trị rủi ro Tránh rủi ro Hạn chế rủi ro Tự bảo hiểm Phong tỏa rủi ro Chuyển giao rủi ro Phát hiện rủi ro. Đây là công việc mang tính thiết yếu, quan trọng bởi nếu nó được làm tốt thì các bước tiếp theo của nội dung quản lý rủi ro mới được tiến hành, mới đạt kết quả tốt. Việc phát hiện rủi ro phải được tiến hành xem xét một cách tổng thể đối với mọi dự án đầu tư nói chung và trên mọi giai đoạn, mọi khía cạnh của dự án đầu tư dựa trên mọi dấu hiệu có liên quan. Nguồn thông tin mà ngân hàng có thể dựa vào để phát hiện rủi ro là: Thông tin từ hồ sơ dự án. Thông tin ngân hàng tự thu thập, điều tra và tổng hợp được từ việc phỏng vấn chủ đầu tư, kiểm tra thực tế dự án hay khai thác thông tin từ trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước. Thông tin từ tổ chức tín dụng khác có quan hệ với khách hàng, thông tin từ báo chí, dư luận, internet và các cơ quan quản lý khác. Đánh giá rủi ro của một dự án đầu tư. Tìm hiểu, đo lường và phân tích là những bước tiếp theo sau khi đã phát hiện được dự án đầu tư có những nguy cơ rủi ro để đánh giá rủi ro. Trên thực tế những bước này có liên kết khá chặt chẽ với nhau và thường được gộp chung lại. Mục tiêu của các bước này là giúp cho bộ máy quản trị rủi ro hiểu chính xác và nhất quán nguy cơ rủi ro đã xác định, phân tích rõ nguyên nhân của rủi ro và quan trọng nhất là lượng hóa được mức độ rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng. Để xác định mức độ rủi ro của một dự án đầu tư, có thể áp dụng một số mô hình cụ thể đánh giá rủi ro. Mô hình chất lượng 6C: Character (tư cách chủ đầu tư): Tiêu chuẩn này thể hiện tinh thần trách nhiệm, tính trung thực, mục đích rõ ràng và thiện chí của chủ đầu tư trong việc đầu tư thực hiện dự án cũng như vay nợ ngân hàng. Cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích thực hiện dự án cũng như mục đích xin vay vốn của chủ đầu tư có phù hợp với chính sách pháp luật của nhà nước cũng như chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không, đồng thời phải xem xét về lịch sử hoạt động kinh doanh, lịch sử đi vay và trả nợ của khách hàng. Ngân hàng cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để đánh giá được chính xác. Thậm chí khi mục đích thực hiện dự án và mục đích xin vay tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xem xét chủ đầu tư có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có trả lời các câu hỏi một cách trung thực, có thiện chí và nỗ lực hết sức để dự án hoạt động có hiệu quả và hoàn trả khoản vay đúng hạn. Nếu phát hiện chủ đầu tư giả dối trong kế hoạch sử dụng và trả nợ vốn vay như đã thỏa thuận thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay, nếu không thì khả năng xảy ra rủi ro sẽ là rất cao. Capacity (năng lực của người vay): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người xin vay phải có đủ năng lực, hành vi cũng như năng lực pháp lý để thực hiện dự án cũng như ký kết hợp đồng. Ngân hàng phải căn cứ vào các giấy phép thực hiện của dự án. Cash (thu nhập của dự án): Dự án đầu tư có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ hay không? Đây là một câu hỏi mà ngân hàng luôn tìm cách trả lời. Nhìn chung, dự án có ba nguồn để tạo tiền đó là: dòng tiền từ doanh thu bán hàng, dòng tiền từ phát hành chứng khoán và dòng tiền từ bán hàng thanh lý tài sản. Bất cứ nguồn thu nào từ ba nguồn thu trên đều có thể dùng để trả nợ vay. Tuy nhiên khi xem xét khả năng trả nợ của dự án người ta thường ưu tiên nguồn thứ nhất hơn cả và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ. Có sự ưu tiên này vì việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực tài chính của dự án đầu tư yếu đi, khiến cho ngân hàng và chủ nợ ít được đảm bảo. Collateral (tài sản đảm bảo): Một khoản tín dụng được đảm bảo bằng tài sản cầm cố hay thế chấp sẽ gắn chặt trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ của người đi vay. Khi rủi ro xảy ra, dự án không trả được nợ thì tài sản cầm cố, tài sản thế chấp sẽ trở thành nguồn thu nợ thứ 2 của ngân hàng. Chính vì vai trò quan trọng này của nó mà tài sản thế chấp, cầm cố phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định. Ngoài các tài sản tự có của chủ đầu tư đem cầm cố, thế chấp, ngân hàng còn cho phép dự án đầu tư được dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp, cầm cố. Khi đó vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào dự có thể chỉ là 15% đã được vay vốn thực hiện dự án. Một tỷ lệ rất thấp nên dễ nảy sinh tâm lý chủ quan, rủi ro cao cho ngân hàng. Vì vậy, khi đánh giá giá trị tài sản bảo đảm, cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản. Khía cạnh công nghệ cũng phải đặc biệt chú ý tới bởi nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị sẽ bị giảm sút rất nhiều và rất khó tìm được người mua khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày. Conditions (các điều kiện). Các điều kiện này bao gồm điều kiện bên trong (chính sách tín dụng từng thời kỳ của ngân hàng, việc mua sắm, đầu tư, chính sách lương thưởng…) và các điều kiện bên ngoài (định hướng phát triển xã hội của Nhà nước, chính sách thuế, tiêu chuẩn về công nghệ môi trường…) Mô hình điểm số Z. Mô hình này do nhà kinh tế E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp và dự án vay vốn: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1 = Vốn lưu động / Tổng tài sản. X2 = Lợi nhuận chưa chia / Tổng tài sản. X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản. X4 = Giá thị trường của tổng tài sản / Giá trị hạch toán của tổng nợ. X5 = Doanh thu / Tổng tài sản. Theo mô hình này, nếu trị số Z càng cao thì dự án có xác suất vỡ nợ càng thấp. Theo mô hì._.nh của Altmat: Nếu Z > 2,675 ---> Mức độ rủi ro thấp. Nếu 1,8 Mức độ rủi ro trung bình. Nếu Z Mức độ rủi ro cao. Mô hình này có ưu điểm là giúp nhanh chóng định lượng được rủi ro của doanh nghiệp cũng như dự án. Tuy nhiên, bên cạnh đó, mô hình này cũng có những hạn chế: Chỉ cho phép phân biệt dự án, khách hàng “vỡ nợ”, và “không vỡ”. Trong thực tế vỡ nợ được chia thành nhiều loại. Vì vậy, để có thể phân biệt chính xác dự án, doanh nghiệp thuộc loại nào thì mô hình cần có nhiều thang điểm hơn tương ứng với các mức vỡ nợ khác nhau. Trong công thức không tính đến nhiều yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng đáng kể tới mức độ rủi ro của dự án nhưng khó lượng hóa. Quản trị rủi ro. Các biện pháp được ngân hàng dùng để quản trị rủi ro các dự án đầu tư là: Tránh rủi ro: không cho vay các dự án đầu tư cảm thấy khả năng rủi ro cao, tính khả thi thấp. Hạn chế rủi ro: Thực hiện các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và trong các Nghị định của Ngân hàng Nhà nước. Các quy định nêu rõ trường hợp cấm các ngân hàng không được tài trợ, điều kiện ngân hàng phải thực hiện khi tài trợ. Xác định danh mục các dự án tài trợ với mức độ rủi ro khác nhau. Các loại khách hàng khác nhau, các đối tượng cho vay khác nhau, các loại dự án khác nhau,… sẽ có rủi ro khác nhau. Xây dựng chính sách tín dụng và quy trình phân tích tín dụng. Hoạt động tín dụng liên quan tới nhiều bộ phận trong ngân hàng, đòi hỏi phải có sự kết hợp và chỉ đạo chung thông qua chính sách, quy tắc và kiểm soát chung. Các chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro như: Chính sách tài sản đảm bảo, chính sách đồng tài trợ,…Quy trình phân tích tín dụng thể hiện những nội dung mà cán bộ tín dụng phải thực hiện khi cho vay nhằm hạn chế rủi ro như phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, thẩm định dự án vay vốn, lịch sử của người vay, mục đích vay, kiểm soát trong khi cho vay,…. Xác định dấu hiệu của khoản cho vay có vấn đề, giới hạn các khoản tín dụng và đa dạng hóa. Quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn, hỗ trợ hoạt động các dự án như cho vay thêm, gia hạn nợ, giảm lãi,… Quản lý nợ quá hạn, nợ khó đòi, các khoản nợ có vấn đề. Rủi ro là tất yếu của quá trình kinh doanh. Do vậy, ngân hàng luôn xây dựng chính sách sống chung cùng với rủi ro: Hạn chế rủi ro, chấp nhận rủi ro, khai thác hoặc thanh lý nợ quá hạn, nợ khó đòi hoặc nợ có vấn đề. Tự bảo hiểm: Mua bảo hiểm tín dụng. Ngân hàng có thể mua bảo hiểm cho các khoản cho vay của mình tại các công ty bảo hiểm để trường hợp xấu nhất là khi xảy ra rủi ro thì người chịu rủi ro là công ty bảo hiểm chứ không phải ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn yêu cầu dự án tham gia đầy đủ các loại bảo hiểm. Đây vừa là cách để các dự án giảm thiểu rủi ro cho mình và cũng là cho chính ngân hàng. Phong tỏa rủi ro. Chuyển giao rủi ro: Bán nợ. Ngân hàng khi thấy các dự án không còn có khả năng thu hồi nợ thì có thể bán khoản nợ đó cho các công ty mua bán và quản lý nợ. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Hà Nội. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (BIDV Hà Nội) được thành lập vào ngày 27/5/1957 với tên gọi ban đầu là Chi nhánh Ngân hàng Kiến thiết Thành phố Hà Nội. Đây là chi nhánh có lịch sử hình thành lâu đời nhất so với các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Hà Nội. Nhiệm vụ ban đầu của ngân hàng là nhận vốn từ Ngân hàng Nhà nước để tiến hành cấp phát và cho vay trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Năm 1982, Ngân hàng Kiến thiết Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Tháng 5/1990, Hội đồng Nhà nước ban hành hai Pháp lệnh về ngân hàng: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Theo quy định của Pháp lệnh, Việt Nam chỉ được thành lập Ngân hàng Đầu tư và Phát triển quốc doanh. Ngày 26/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo quyết định số 401 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và có trụ sở đóng tại 194 Trần Quang Khải – Hà Nội với số vốn điều lệ là 1100 tỷ đồng và có các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Theo đó, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Hà Nội đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thành phố Hà Nội. Từ khi thành lập đến năm 1995, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trải qua 3 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1957 – 1960: phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh chống Pháp và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Giai đoạn 1960 – 1975: phục vụ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ leo thang ra đánh phá Miền Bắc và đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất Tổ quốc. Giai đoạn 1975 – 1995: phục vụ công cuộc phục hồi, phát triển kinh tế trong cả nước. Ngày 1/1/1995, bộ phận cấp phát vốn ngân hàng tách khỏi Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành Tổng cục đầu tư và phát triển trực thuộc Bộ Tài chính. Như vậy, từ khi thành lập cho đến 1/1/1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam không hoàn toàn là một ngân hàng thương mại mà chỉ là một Ngân hàng quốc doanh có nhiệm vụ nhận vốn từ Ngân sách Nhà nước và tiến hành cấp phát cho vay trong lĩnh vực Đầu tư xây dựng cơ bản. Và từ ngày 1/1/1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội nói riêng thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có nhiệm vụ huy động các nguồn vốn ngắn hạn, trung và dài hạn từ các thành phần kinh tế, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, dân cư, các tổ chức nước ngoài bằng VNĐ và USD để tiến hành các hoạt động cho vay ngắn, trung và dài hạn đối với mọi tổ chức, mọi thành phần kinh tế và dân cư. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là một đơn vị thành viên trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) được phân cấp hoạt động theo mô hình chi nhánh cấp I, xếp hạng doanh nghiệp hạng I (theo quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam). Mô hình tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được xây dựng theo mô hình hiện đại hoá ngân hàng, theo hướng đổi mới và tiên tiến, phù hợp với quy mô và đặc điểm hoạt động của chi nhánh. Với mô hình tổ chức đến đầu năm 2006, tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là 317 người, trong đó trên 80% cán bộ đạt trình độ Đại học và trên Đại học. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội là đơn vị thành viên trong hệ thống BIDV với đầy đủ chức năng nhiệm vụ của một đơn vị thành viên trong hệ thống BIDV. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội được trình bày theo sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà NộiBan Giám đốc Phòng tài chính kế toán Phòng tiền tệ KQ Phòng TD 3 Phòng TD1 Phòng TD 4 Phòng TD 2 Khố tín dụng Khối dịch vụ khách hàng Khối hỗ trợ kinh doanh Khối quản lý nội bộ Các đơn vị trực thuộc Phòng DVKHDN Phòng kế hoạch nghiệp vụ Phòng tổ chức CB Phòng DVKHCN Phòng TĐ- QLTD Văn phòng Các phòng giao dịch 1,2,6,10,12,17,18 Phòng thanh toán quốc tế Phòng KTKTNB Phòng điện toán Căn cứ theo mô hình và mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội với 23 đầu mối bao gồm Ban giám đốc và các Phòng ban liên quan, mạng lưới hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trải đều xung quanh địa bàn Thủ đô Hà Nội. 08 phòng giao dịch hoạt động theo chức năng ngân hàng bán lẻ cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đại tới khách hàng. Ban Giám Đốc của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội hiện nay gồm 6 người: Giám đốc ông Ngô Văn Dũng: là người đứng đầu và chịu mọi trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam về điều hành chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Các Phó giám đốc: 5 người Bà Trần Mỹ Phương. Bà Phạm Thị Minh Châu. Ông Võ Thọ Hùng Bà Nguyễn Thị Thuý Vân. Bà Bùi Thị Huyền Trang. Các Phó giám đốc được Giám đốc phân công phụ trách một số công việc và trực tiếp chỉ đạo một số phòng thuộc bộ máy của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội (gọi tắt là phụ trách khối). Hiện nay, tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội có hai phòng trực tiếp làm công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư là Phòng Tín dụng và Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng. Chức năng chính của hai phòng này như sau: Phòng tín dụng. Mỗi phòng tín dụng là một đơn vị thuộc Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Các phòng tín dụng 1,2,4 có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế trung ương (Phòng tín dụng 1 và 4) và kinh tế địa phương (Phòng tín dụng 2) bằng cả nội tệ và ngoại tệ (Công tác tham mưu do phòng Thẩm định làm). Phòng tín dụng 3 vừa làm công tác tham mưu vừa tổ chức thực hiện việc kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các đơn vị và cá nhân thuộc thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt coi trọng các doanh nghiệp cổ phần hóa trong nền kinh tế. Phòng Thẩm định và quản lý tín dụng. Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng có các nghiệp vụ: Phổ biến, tập huấn hướng dẫn về chính sách, chế độ thể lệ, quy trình nghiệp vụ và chỉ đạo của Tổng Giám đốc trong công tác tín dụng, công tác thẩm định dự án đầu tư và tư vấn đầu tư. Là đầu mối tập hợp những vướng mắc, kiến nghị trong quá trình thực hiện công tác tín dụng tại chi nhánh, tổng hợp, đề xuất các giải pháp trình Giám đốc xử lý. Thẩm tra hồ sơ tín dụng đầu tư trung dài hạn, thẩm tra các hồ sơ tín dụng vay vốn, bảo lãnh theo sự phân cấp của Giám đốc giao, tham mưu cho Giám đốc quyết định. Theo chỉ đạo của Giám đốc kiểm tra các dự án vay vốn hoặc bảo lãnh hợp đồng tín dụng đã ký kết và đánh giá hiệu quả của các dự án sau đầu tư. Thẩm tra quyết toán dự án đầu tư, các công trình, hạng mục công trình vay vốn tại chi nhánh nhằm đảm bảo tiết kiệm vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả dự án đầu tư. Thẩm tra dự toán, quyết toán xây dựng cơ bản theo yêu cầu. Thẩm định các dự án đầu tư theo yêu cầu của Giám đốc: thẩm định đánh giá để tham mưu cho Giám đốc quyết định việc liên doanh, liên kết, đầu tư chứng khoán dài hạn của Chi nhánh hoặc bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu cho doanh nghiệp. Thực hiện các dịch vụ, tư vấn có liên quan đến đầu tư theo yêu cầu của khách hàng và theo chỉ đạo của Giám đốc trong phạm vi chức năng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Nghiên cứu các chế độ quản lý xây dựng cơ bản, quản lý vốn đầu tư và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để phục vụ cho công tác tín dụng, công tác thẩm định và tư vấn đầu tư tại Chi nhánh và của toàn ngành. Tình hình hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội trong giai đoạn 2002- 2007. Những hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức thuộc mọi thành phần dưới nhiều hình thức. Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. Đại lý uỷ thác cấp vốn, cho vay từ nguồn hỗ trợ chính thức của chính phủ, các nước và các tổ chức Tài chính tín dụng nước ngoài đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư dưới hình thức hùn vốn liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền nhanh, thanh toán trong nước qua mạng vi tính và thanh toán quốc tế qua mạng thanh toán toàn cầu SWIFT. Thực hiện thanh toán giữa Việt Nam với Lào. Đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, JCBcard, cung cấp du lịch, ATM. Thực hiện các dịch vụ ngân qũy: Thu đổi ngoại tệ, thu đổi ngân phiếu thanh toán, chi trả kiều hối, cung ứng tiền mặt đến tận nhà. Kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh. Thực hiện các dịch vụ về tư vấn đầu tư . Tình hình hoạt động huy động vốn. Trong năm 2007, việc huy động vốn trên thị trường tiền tệ là một vấn đề nóng bỏng bởi sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, bởi hoạt động của thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản cũng đang thu hút rất nhiều vốn đầu tư vào đó. Mặc dù vậy, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội dưới sự chỉ đạo chung của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thực hiện nghiêm chỉnh các chính sách vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước, bám sát diễn biến thị trường trong nước và quốc tế để có những quyết định kịp thời đảm bảo giữ vững được nguồn vốn và tăng trưởng tốt so với các đơn vị khác. Bằng việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới cung cấp cho khách hàng và bằng uy tín lâu năm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng cơ bản đã giúp cho Chi nhánh thu hút được khá đông các tổ chức cá nhân đến với ngân hàng và đã hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao cho. Bảng 1: Tình hình huy động vốn của BIDV - Hà Nội Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Nguồn vốn 4.350 4.490 5.332 6.762 Tiền gửi dân cư 1.670 1.766 1.930 2.284 Tiền gửi TCKT 2.680 2.724 3.402 4.478 (Nguồn: Phòng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội) Tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong những năm gần đây của Chi nhánh liên tục tăng lên, năm 2007 tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh là 6.762 tỷ đồng tăng 1.430 tỷ đồng (26.82%) so với năm 2005, đây là một tỷ lệ tăng trưởng khá lớn. Trong tổng số nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn. Sở dĩ như vậy là do: Nằm trong chiến lược phát triển chung của cả hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, với khẩu hiệu “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển”, khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp luôn được Chi nhánh quan tâm với việc nỗ lực đưa ra các sản phẩm mới cho khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng là doanh nghiệp rất đa dạng như: dịch vụ tài khoản, trả lương nhân viên, thanh toán xuất nhập khẩu, bảo lãnh, dịch vụ quản lý vốn…Tình hình huy động vốn từ đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp của Chi nhánh trong những năm gần đây liên tục tăng. Năm 2004 vốn huy động đối tượng này chiếm 60,67% trong tổng số nguồn vốn huy động với số lượng là 2.724 tỷ đồng thì đến năm 2006 con số này đã tăng lên 4.478 tỷ đồng chiếm 66,22% trong tổng số nguồn vốn huy động được. Nguồn vốn từ dân cư mặc dù liên tục tăng qua các năm nhưng lại có xu hướng giảm dần tỷ trọng (Năm 2004 là 39,33%, năm 2006 là 33,78%), đây cũng là xu hướng tất yếu. Tình hình hoạt động sử dụng vốn. Trong tất cả mọi hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam thì hoạt động tín dụng là một hoạt động truyền thống quan trọng nhất. Đây là một trong những nghiệp vụ chính đem lại thu nhập cho ngân hàng. Ngân hàng luôn tìm các biện pháp để tăng cường hoạt động này. Trong những năm qua, do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên nhu cầu về vốn cho đầu tư cũng tăng lên làm cho hoạt động tín dụng cũng sôi động hơn. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội luôn phải tìm cách từng bước xóa bỏ sự mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tình hình hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: Tình hình dư nợ tín dụng của BIDV – Hà Nội. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng dư nợ 2.880 3.647 4.082 4.335 4.850 Cho vay ngắn hạn 2.070 2.568 2.951 3.433 3.850 Tỷ trọng cho vay ngắn hạn 71,9% 70,4% 72,3% 79,2% 79,4% Cho vay trung dài hạn 810 1.079 1.131 902 1.000 Tỷ trọng cho vay trung dài hạn 28,1% 29,6% 27,7% 20,8% 20,6% (Nguồn: Phòng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội) Trong những năm vừa qua, nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh liên tục mở rộng, dư nợ tín dụng năm sau cao hơn năm trước. Trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh ta thấy tự năm 2005 tới đây cho vay ngắn hạn có xu hướng tăng lên, cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm xuống. Năm 2005 vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 72,3%, nhưng đến năm 2006 tỷ lệ này đã tăng lên là 79,2%, năm 2007 là 79,4%. Cho vay trung và dài hạn trên thị trường vốn có độ rủi ro lớn, để đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trên nguyên tắc kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp và ngân hàng phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế của Thủ đô. Do vậy, cơ cấu cho vay các dự án đầu tư theo các ngành nghề cũng có xu hướng thay đổi Biểu 1: Cơ cấu dư nợ các dự án đầu tư theo các ngành nghề. Sở dĩ có được kết quả tăng trưởng tín dụng như trên là do: trong thời gian qua, Chi nhánh đã thực hiện những biện pháp để tăng cường công tác tín dụng, đáp ứng yêu cầu của thời đại mới như thực hiện quảng cáo, tiếp thị, tăng cường công tác phát triển dịch vụ,…Nền kinh tế phát triển mạnh, các doanh nghiệp cũng cần nhiều vốn hơn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động đầu tư sôi nổi đặc biệt là hoạt động xây dựng nên nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng lên. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội. Trước khi cho vay: Thẩm định xét duyệt vay vốn, đánh giá dự án. Đây là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình xét duyệt vốn vay và cũng là một trong những biện pháp phòng ngừa rủi ro xảy ra tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Với khâu đầu tiên thực hiện trước khi cho vay này, các cán bộ tín dụng xem xét, phân tích, đánh giá tư cách, tình hình tài chính cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng cũng như tính khả thi, hiệu quả kinh tế, xã hội, khả năng hoàn trả nợ của dự án đầu tư. Quy trình tiếp nhận hồ sơ dự án và thẩm định đánh giá vốn vay được thực hiện theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3: Quy trình tiếp nhận hồ sơ dự án và thẩm định đánh giá vốn vay. Sơ đồ 4: Lưu đồ quy trình thẩm định dự án đầu tư Phòng tín dụng Cán bộ thẩm định Trưởng phòng thẩm định Nhận lại hồ sơ và kết quả thẩm định Lập Báo cáo thẩm định Bổ sung, giải trình Đưa yêu cầu, giao hồ sơ vay vốn Lưu hồ sơ/ tài liệu Thẩm định Nhận hồ sơ để thẩm định Chưa đủ điều kiện thẩm định Chưa rõ Tiếp nhận hồ sơ Kiểm tra sơ bộ hồ sơ Chưa đạt yêu cầu Kiểm tra, kiểm soát Đạt Đánh giá tư cách khách hàng. Khi xem xét tư cách khách hàng, các cán bộ tín dụng có thể nhận được ý đồ, thiên chí hợp tác của chủ dự án. Đối với khách hàng có thái độ hợp tác, đó là điều kiện cung cấp cho ngân hàng những thông tin liên quan một cách đầy đủ, chính xác, nhanh chóng. Còn đối với những khách hàng có thái độ nóng vội, trì hoãn cung cấp thông tin thì Chi nhánh có biện pháp cân nhắc phù hợp đối với sự dự án xin vay vốn. Nội dung thẩm định, đánh giá khách hàng vay vốn gồm: Năng lực pháp lý của khách hàng. Ngành nghề sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Mô hình tổ chức, bố trí lao động. Quản trị điều hành. Quan hệ của khách hàng với các Tổ chức tín dụng. Tình hình sản xuất và tài chính của khách hàng. Đánh giá dự án xin vay vốn. Các cán bộ ngân hàng đều xem xét, phân tích, đánh giá dự án một cách chi tiết, chặt chẽ. Phân tích một cách cẩn thận các chỉ tiêu tài chính của dự án, dòng tiền dự án, thị trường đầu vào và đầu ra của dự án, tư cách và năng lực của chủ đầu tư. Đề ra các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án từ đó đánh giá tính khả thi của dự án. Chỉ những dự án đầu tư có tính khả thi cao mới được chấp nhận cho vay vốn. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần phải tiến hành phân tích, đánh giá gồm: Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án: Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án. Đánh giá các nguồn cung cấp sản phẩm. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh sản phẩm của dự án. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật: Địa điểm xây dựng. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án. Công nghệ, thiết bị. Quy mô, giải pháp xây dựng. Môi trường, phòng cháy chữa cháy. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư dự án. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ dự án. Nguồn vốn đầu tư. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Trên cơ sở những nội dung đánh giá và phân tích ở trên, Cán bộ Thẩm định phải thiết lập các bảng tính toán hiệu quả và các chỉ tiêu tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản, yêu cầu bắt buộc phải thiết lập, hoàn chỉnh kèm theo Báo cáo thẩm định gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh ( báo cáo lãi, lỗ). Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Đánh giá rủi ro. Phân tích, đánh giá, nhận định các rủi ro thường xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư và sau khi dự án đi vào hoạt động; đưa ra các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu theo các loại rủi ro thường xảy ra: Rủi ro cơ chế chính sách. Rủi ro xây dựng, hoàn tất. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán. Rủi ro về cung cấp. Rủi ro về kỹ thuật và vận hành. Rủi ro môi trường và xã hội. Rủi ro kinh tế vĩ mô. Sau đây là một số biện pháp cơ bản ngân hàng có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên. Đối với rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án. Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, ...). Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án. Hỗ trợ/bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau: Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm. Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình. Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng. Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán. Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng. Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên. Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm: thị trường không chấp nhận hoặc không đủ Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi phí của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. Dự kiến Cung - Cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan). Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu). Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất... Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính (nếu có). Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có). Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có). Rủi ro về cung cấp: Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Trong quá trình xem xét dự án, Cán bộ thẩm định phải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án. Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào. Những hợp đồng/thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín. Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng. Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng. Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh. Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành. Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án. Tuân thủ các qui định về môi trường. Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất,... Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản. Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm. Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng). Đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được). Ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án đầu tư xin vay vốn của khách hàng, để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, Cán bộ thẩm định cần phải tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến dự án thông qua các nguồn: Đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án. Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra của dự án. Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng máy tính...); từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp,... Tìm hiểu qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về từng ngành nghề. Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại. Cán bộ thẩm định tại Chi nhánh phối hợp với Cán bộ tín dụng (trong trường hợp cần thiết đối với Cán bộ thẩm định tại Hội sở chính) phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về: Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng; Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Địa điểm, hạ tầng nơi sẽ đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khó khăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện so với dự kiến. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có). Ngoài ra Chi nhánh còn trực tiếp tư vấn các cho các dự án đầu tư mà Chi nhánh cho vay vốn, điều đó sẽ hạn chế đầu tư các dự án thiếu tính khả thi và mạo hiểm. Sau khi cho vay Đánh giá rủi ro định kỳ, xếp loại khách hàng. Đối với các đự án đã được vay vốn, đầu mỗi năm, Chi nhánh đã tiến hành đánh giá toàn diện tình hình tất cả các khách hàng cũng như dự án định đầu tư với các phân tích chi tiết về tình hình sử dụng vốn vay, tiến độ dự án, tình hình tài chính (các chỉ tiêu tài chính, khoản phải thu, nợ phải trả, tồn kho,…), tình hình sản xuất kinh doanh (doanh thu, lỗ lãi, các chi phí,…), phân tích và dự báo dòng tiền, về quan hệ tín dụng với Chi nhánh, về tài sản đảm bảo tiền vay, về phương hướng hoạt động trong năm tới,…Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả nợ cho ngân hàng. Chính vì vậy mà yếu tố này luôn được các cán bộ tín dụng và thẩm định của Chi nhánh phân tích một cách chi tiết, cụ thể trên nhiều khía cạnh, dùng các chỉ tiêu đo lường khác nhau. Từ đó ta thấy được tình hình thu nhập hiện tại của khách hàng và so sánh với thu nhập dự kiến của khách hàng sau khi tiến hành đầu tư vào dự án có khả thi hay không, hay thu nhập hiện tại của dự án với thu nhập dự kiến ban đầu của dự án có chênh lệch nhiều không? Việc đánh giá rủi ro của dự án đầu tư một cách thường xuyên giúp cho Chi nhánh có điều kiện theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro của từng dự án và từ đó phân tích, đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời. Thực hiện chủ trương của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh đã xếp loại khách hàng thông qua hệ thống các tiêu chí tài chính và phi tài chính, thông qua phương pháp xếp loại khách hàng bằng các thang điểm. Thông qua công tác đánh giá rủi ro và xếp loại khách hàng, kết quả đạt được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Thứ nhất, việc thực hiện đánh giá đã góp phần đánh giá rủi ro ở các khâu: đánh giá phân tích khách hàng và dự án vay vốn; phê duyệt cho các dự án vay vốn, quản lý và giám sát các dự án sau khi cho vay. Thứ hai, việc đánh giá rủi ro là cơ sở để đánh ._.làm giàu thông tin của mình. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm theo hướng bắt buộc các ngân hàng thành viên phải thực hiện vai trò cung cấp thông tin của mình, đảm bảo chất lượng, trung thực, đầy đủ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng cần liên hệ với các tổ chức nước ngoài để khai thác thông tin về các đối tác nước ngoài có ý định đầu tư vào Việt Nam để kịp thời thông tin cho các ngân hàng thương mại trong nước, hạn chế những rủi ro đáng tiếc do thiếu thông tin. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại. Trên thực tế, hoạt động của ngân hàng thương mại sẽ càng phát huy hiệu quả khi nó được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Kết quả của việc kiểm tra chính là những dấu hiệu vô cùng quan trọng trong việc ngăn chặn những xu hướng tiêu cực có thể xảy ra. Sự kiểm soát thường xuyên của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và sự kiểm toán định kỳ của cơ quan kiểm toán phải được thực hiện cùng với các biện pháp bắt buộc ngân hàng thương mại tuân thủ nghiêm túc các kiến nghị hay xử lý sau công tác thanh tra, kiểm tra. Với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ đơn độc một ngân hàng thì không thể khắc phục được. Cho nên cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm, hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước tới toàn hệ thống ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro định hướng thông lệ quốc tế. Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của dự án cũng như mô hình định lượng để xác định số vốn được vay trên cơ sở mức độ rủi ro của dự án, xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần sớm xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin quản lý đảm bảo cập nhật, chính xác và đầy đủ. Hệ thống thông tin này được tập trung tại Hội sở chính, kết nối trực tuyến với các chi nhánh trên cơ sở mạng máy tính nội bộ. Nội dung hệ thống này bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. Mặt khác, hệ thống thông tin này lại còn phải phù hợp với các yêu cầu báo cáo chung của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần tạo điều kiện cho các Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho các Cán bộ tín dụng. LỜI KẾT Hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng luôn gắn liền và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đặt các doanh nghiệp trước các nguy cơ rủi ro ngày một cao hơn và nặng nề hơn. Ngân hàng là người cho các doanh nghiệp vay vốn để tiến hành các dự án đầu tư, do vậy cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Khi các dự án đầu tư gặp rủi ro sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới ngân hàng. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi không những chỉ các doanh nghiệp phải chú trọng tới công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư mà bản thân các ngân hàng cũng phải tổ chức quản lý rủi ro thật tốt các dự án này để có thể tồn tại lâu dài. Trên cơ sở lý luận về rủi ro, qua thực tiễn triển khai các biện pháp hạn chế rủi ro xảy ra đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội và các kết quả đã đạt được, tác giả đã đánh giá, từ đó rút ra những thành công, hạn chế, nguyên nhân của hoạt động này tại Chi nhánh. Kết quả là đã đề ra một số giải pháp và kiến nghị có tính khả thi nhằm tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội. Rất mong rằng những giải pháp và kiến nghị của tác giả sẽ có thể phần nào đóng góp được cho Ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro các dự án đầu tư nói riêng cũng như cho sự phát triển của Ngân hàng nói chung. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Vũ Hoài Chang (2005), “ Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 8, tr. 36 – 42. Nguyễn Đức Đương (2005), “Thông tin tín dụng trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, số 10, tr 1 – 6. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân. TS. Nguyễn Hồng Minh (2007), Bài giảng “Quản trị rủi ro trong đầu tư”. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2003), Quy trình thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Hà Nội (2007), 50 năm xây dựng và phát triển. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: NỘI DUNG CHI TIẾT THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ Các nội dung chi tiết cần thẩm định khi thẩm định một dự án đầu tư là: Xem xét, đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án: Mục tiêu đầu tư của dự án. Sự cần thiết đầu tư dự án. Qui mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm. Qui mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư theo các tiêu chí khác nhau (xây lắp, thiết bị, chi phí khác, lãi vay trong thời gian thi công và dự phòng phí; vốn cố định và vốn lưu động); phân khai/phương án nguồn vốn để thực hiện dự án theo nguồn gốc sở hữu: vốn tự có, vốn được cấp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết ... Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, Cán bộ thẩm định cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm: Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Định dạng sản phẩm của dự án. Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định. Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án có thể bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên các phương diện như: Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm. Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế). Đánh giá về cung sản phẩm Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,...) đến thị trường sản phẩm của dự án. Đưa ra số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, Cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: Thị trường nội địa : Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không. Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu của người tiêu thụ, xu hướng tiêu thụ hay không. Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có rẻ hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không. Thị trường nước ngoài: Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,...) Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu. Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không. Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối Xem xét, đánh giá trên các mặt: Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo ph-ơng thức nào, có cần hệ thống phân phối không. Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa, mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không. Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ thẩm định cũng phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án. Phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu cầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả dự án. Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể xẩy ra việc bị ép giá hay không. Nếu đã có đơn hàng cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án. Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, Cán bộ thẩm định phải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: Sản lượng sản xuất, tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm. Diến biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm. Việc dự đoán này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án. Trên cơ sở hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu...) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: Nhu cầu về nguyên nhiên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. Các nhà cung ứng nguyên liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm. Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên nhiên liệu đầu vào (nếu có). Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. Tất cả những phân tích đánh giá trên nhằm kết luận được hai vấn đề chính sau: Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật Địa điểm xây dựng Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về mặt giao thông hay không, có gần các nguồn cung cấp: nguyên vật liệu, điện, nước và thị trường tiêu thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không. Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào; đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án: Công suất thiết kế dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ,... hay không. Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường. Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào. Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không. Công nghệ, thiết bị: Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới. Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này. Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không. Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không. Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không. Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không. Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không. Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm đã tích luỹ của mình, Cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà chuyên môn, trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với Lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác và cụ thể. Quy mô, giải pháp xây dựng Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không. Tổng dự toán/dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không. Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không. Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước... Môi trường, PCCC: Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, Cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hay không. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. Xem xét năng lực, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị, công nghệ,...(nếu đã có thông tin). Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường dự kiến bị mất. Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. Tổng vốn đầu tư dự án: Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ,... Thông thường, kết quả phê duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...), Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án: Cán bộ thẩm định cần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không, thông th-ờng vốn tự có phải tham gia đầu tư trước. Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lãi vay trong thời gian thi công và xác định thời gian vay trả. Nguồn vốn đầu tư: Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ thẩm định rà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả. Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định sẽ thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ). Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có: Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thưòng tính bằng 50-70%). Khấu hao cơ bản. Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án. Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: NPV. IRR. ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia). Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. Nguồn trả nợ hàng năm. Thời gian hoàn trả vốn vay. DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như : khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể. PHỤ LỤC 2: CÁC BẢNG TÍNH VỀ CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD1 Bảng 1: Tình hình SXKD Đơn vị: Triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Quý II/2005 Kế hoạch 2005 Sản lượng 199,000 235,000 204,643 265,000 Tổng doanh thu 100.410 153.091 88.989 172.000 Doanh thu thuần 100.345 153.091 88.983 Giá vốn hàng bán 94.971 145.102 83.751 LN từ hoạt động SXKD 2.138 3.943 3.173 LN từ hoạt động tài chính -251 1.024 761 LN bất thường 97 36 367 Lợi nhuận trước thuế 1.984 5.003 4.301 4.800 Lợi nhuận sau thuế 1.349 3.602 4.301 Chỉ tiêu p/a k/năng sinh lời (%) ROA 3,07 4,5 5,73 ROE 9,7 20,9 38,9 Chỉ tiêu p/a hiệu quả hoạt động Vòng quay vốn lưu động (Vòng) 1,73 1,48 1,25 Vòng quay các khoản phải thu (vòng) 8,03 21,82 16,78 Vòng quay hàng tồn kho (vòng) 2,82 1,79 1,44 Bảng 2: Tình hình tài chính Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Quý II/2005 Tăng, giảm N04/N03 (%) Tăng giảm tuyệt đối N04/N03 Tổng tài sản 89.027 133.522 150.078 49,98 44.495 TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 81.539 125.916 142.224 54,42 44.377 Tiền 15.904 9.427 7.851 -40,73 -6.477 Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0,00 0 Các khoản phải thu 5.449 8.582 10.679 57,50 3.133 - Phải thu khách hàng. 1.332 2.572 6.319 93,09 1.240 - Trả trước người bán 16 70 530 337,50 54 -Phải thu nội bộ 0 0 0 - 0 Hàng tồn kho 57.401 104.657 115.654 82,33 47.256 - Sản phẩm dở dang 57.401 104.657 115.654 82,33 47.256 Tài sản lưu động khác 2.785 3.250 8.040 16,70 465 TSCĐ và đầu tư dài hạn 7.488 7.606 7.854 1,58 118 Tài sản cố định 7.388 7.386 7.516 -0,03 -2 Đầu tư dài hạn 100 100 100 0,00 0 XDCB dở dang 0 120 238 0,00 120 Tổng nguồn vốn 89.026 133.522 150.078 49,98 44.496 Nợ phải trả 72.492 115.506 127.989 59,34 43.014 Nợ ngắn hạn 72.492 115.461 127.936 59,27 42.969 - Vay ngắn hạn 1.285 12.689 36.654 887,47 11.404 - Phải trả người bán 11.604 2.197 2.468 -80,14 -8.867 - Người mua ứng trước 3.373 41.512 37.193 1.131 38.139 - Phải trả các đơn vị nội bộ 54.262 53.770 48.262 -98 -182 - Phải trả phải nộp khác 1.896 4.095 3.156 180 768 Nợ dài hạn 0 0 0 0,00 0 Vốn chủ sở hữu 16.534 18.016 22.089 8,96 1.482 Vốn kinh doanh 15.000 15.000 15.000 0,00 0 Lợi nhuận chưa phân phối 0 961 4.301 0,00 961 Các quỹ 1.162 1.580 2.559 35,97 418 Cơ cấu tài sản, nguồn vốn (%) TSLĐ/Tổng TS 91,59 94,30 94,77 Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 81,43 86,51 85,28 Tỷ suất đầu tư 0,08 0.06 0,05 Tỷ suất tự tài trợ 18,57 13.49 14,72 Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần) K/n thanh toán hiện hành 1,12 1.09 1,11 K/n thanh toán nhanh 0,33 0.18 0,21 Khả năng thanh toán dài hạn (lần) Mức trích KHCB hàng năm TSCĐ hình thành từ vốn tự có 7,388 7.386 7,516 TSCĐ hình thành từ vốn vay 0 0 0 Hệ số thanh toán nợ dài hạn - - - Bảng 3: Tình hình công nợ Đơn vị: triệu đồng Khoản mục Năm 2003 Năm 2004 Quý II/2005 A. Các khoản phải thu 6,426 11,589 20,686 Phải thu khách hàng 1,332 2,572 6,319 Trả trước cho người bán 16 70 530 Thuế GTGT khấu trừ 3,883 5,932 5,933 Phải thu nội bộ khác 0 0 0 Phải thu khác 218 127 212 Phải thu tạm ứng 977 2,888 7,692 B. Các khoản phải trả 72,474 115,505 127,987 Vay ngắn hạn 1,285 12,689 36,654 Nợ phải trả người bán 11,046 2,197 2,468 Người mua trả tiền trước 3,373 41,512 37,193 Phải trả thuế 186 4 -3 Phải trả CNV 426 1,194 204 Phải trả các đơn vị nội bộ 54,262 53,770 48,262 Phải trả khác 1,896 4,095 3,156 Chi phí phải trả 0 44 53 PHỤ LỤC 3: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN Bảng 1: Bảng tính toán lãi vay ngân hàng Tổng vốn vay: 2,188,000,000 đồng Đơn vị: đồng Năm Gốc vay Lãi vay ngân hàng Số tiền phải trả hàng năm Gốc và lãi vay phải trả 1 2.188.000.000 252.057.600 729.333.333 981.390.933 2 1.458.666.667 168.038.400 729.333.333 897.371.733 3 729.333.333 84.019.200 729.333.333 813.352.533 Bảng 2: Chi phí nhân công Đơn vị: đồng STT Nội dung Số lượng Lương tháng Tổng lương 1 năm 1 Thợ vận hành 5 1.500.000 90.000.000 2 Lái xe, lái cẩu 2 1.500.000 36.000.000 3 Kỹ sư quản lý 1 3.500.000 42.000.000 4 Kỹ sư cơ khí 1 2.800.000 33.600.000 5 Thợ điện 2 1.500.000 36.000.000 6 Công nhân kỹ thuật 1 1.200.000 14.400.000 7 Kế toán thống kê 3 2.000.000 72.000.000 8 Thủ kho 1 1.200.000 14.400.000 9 Bảo vệ 2 1.000.000 24.000.000 10 Công nhân phụ trợ 2 800.000 19.200.000 Tổng cộng 20 17.000.000 381.600.000 Bảng 3: Chi phí vật liệu Đơn vị: đồng Năm Công suất SX (md/n) Đơn giá Thành tiền 1 13.200 229.000 3.022.800.000 2 14.025 229.000 3.211.725.000 3 14.850 229.000 3.400.650.000 4 16.500 229.000 3.778.500.000 5 16.500 229.000 3.778.500.000 6 16.500 229.000 3.778.500.000 7 16.500 229.000 3.778.500.000 Bảng 4: Doanh thu dự kiến Đơn vị: đồng Năm Công suất SX (md/n) Đơn giá Thành tiền 1 13.200 399.048 5.267.433.600 2 14.025 399.048 5.596.648.200 3 14.850 399.048 5.925.862.800 4 16.500 399.048 6.584.292.000 5 16.500 399.048 6.584.292.000 6 16.500 399.048 6.584.292.000 7 16.500 399.048 6.584.292.000 Bảng 5: Chi phí nhiên liệu và năng lượng năm đầu Đơn vị: đồng STT Nội dung Định mức NL Đơn giá (đồng) Số giờ làm việc trong tháng Tổng chi phí năm đầu 1 Dây chuyền trạm trộn bê tông vàphụ kiện đi kèm(20M3/h) 25 KWh 1.200 208 74.880.000 2 Dây chuyền sản xuất cống BTCT và phụ kiện đi kèm 50 KWh 1.200 208 149.760.000 3 Xe ô tô tải 52 lít/tháng 6.500 4.056.000 4 Nhà xưởng, kho bãi 5 KWh 1.200 208 14.976.000 Tổng cộng 243.672.000 Bảng 6: Dự kiến kết quả sản xuất - kinh doanh NỘI DUNG NĂM VẬN HÀNH DỰ ÁN Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Sản lượng SX 13.200 14.025 14.850 16.500 16.500 16.500 16.500 Tổng doanh thu 5.267.433.600 5.596.648.200 5.925.862.800 6.584.292.000 6.584.292.000 6.584.292.000 6.584.292.000 Chi phí 4.988.894.168 5.141.013.699 5.269.338.029 5.656.484.405 5.656.484.405 5.656.484.405 5.656.484.405 Nhân công 381.600.000 381.600.000 381.600.000 381.600.000 381.600.000 381.600.000 381.600.000 Vật liệu 3.022.800.000 3.211.725.000 3.400.650.000 3.778.500.000 3.778.500.000 3.778.500.000 3.778.500.000 Nhiên liệu, năng lượng 243.672.000 258.901.500 274.131.000 304.590.000 304.590.000 304.590.000 304.590.000 Chi phí SCBD 54.365.384 54.365.384 54.365.384 93.970.392 93.970.392 93.970.392 93.970.392 Chi phí văn phòng 22.880.000 24.310.000 25.740.000 28.600.000 28.600.000 28.600.000 28.600.000 Chi phí thuê nhà xưởng 163.636.364 163.636.364 163.636.364 163.636.364 163.636.364 163.636.364 163.636.364 Chi phí thuê trạm trộn 84.000.000 84.000.000 84.000.000 84.000.000 84.000.000 84.000.000 84.000.000 Khấu hao cơ bản 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 Lãi vay ngân hàng 252.057.600 168.038.400 84.019.200 0 0 0 0 Chi phí khác 71.229.955 73.053.435 74.876.914 80.378.236 80.378.236 80.378.236 80.378.236 Chi phí quản lý công ty 191.880.545 197.731.296 202.666.847 217.557.092 217.557.092 217.557.092 217.557.092 Lợi nhuận trước thuế 278.539.432 455.634.501 656.524.771 927.807.595 927.807.595 927.807.595 927.807.595 Thuế TNDN 77.991.041 127.577.660 183.826.936 259.786.127 259.786.127 259.786.127 259.786.127 Lợi nhuận sau thuế 200.548.391 328.056.841 472.697.835 668.021.469 668.021.469 668.021.469 668.021.469 (Doanh thu và chi phí không có VAT) Bảng 7: Bảng tính giá trị hiện tại ròng NPV Tổng vốn đầu tư 3.665.566.241 đồng (không có VAT) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Lợi nhuận sau thuế 200.548.391 328.056.841 472.697.835 668.021.469 668.021.469 668.021.469 668.021.469 Khấu hao cơ bản 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 523.652.320 Dòng tiền ròng từ dự án 724.200.711 851.709.161 996.350.155 1.191.673.789 1.191.673.789 1.191.673.789 1.191.673.789 HSCK = 11% 12% NPV 945.510.904 Bảng 8: Tỷ suất thu hồi vốn nội bộ Chỉ tiêu Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Dòng tiền ròng từ DA -3.665.566.241 724.200.711 851.709.161 996.350.155 1.191.673.789 1.191.673.789 1.191.673.789 1.191.673.789 HSCK 1 18% NPV1 117.330.366 HSCK 2 19% NPV2 1.599.816 IRR 19,0142% MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33420.doc
Tài liệu liên quan