Tăng cường công tác tiêu thụ dòng sản phẩm Snack tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc

MỤC LỤC Danh mục từ viết tắt CPCBTP Cổ phần chế biến thực phẩm HĐQT Hội đồng Quản trị TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNTN Doanh nghiệp tư nhân NPP Nhà phân phối TM & DV Thương mại và Dịch vụ DNTM Doanh nghiệp thương mại gr gram Danh mục bảng biểu - Sơ đồ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức theo ma trận của Công ty Kinh Đô Miền Bắc Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Cosy Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất Kẹo choco cho

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tăng cường công tác tiêu thụ dòng sản phẩm Snack tại Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
co Sơ đồ 5: Quy trình phân phối sản phẩm của Công ty Sơ đồ 6: Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu Sơ đồ 7: Quy trình công nghệ sản xuất Snack mặn Sơ đồ 8: Quy trình công nghệ sản xuất Snack ngọt Sơ đồ 9: Hệ thống kênh phân phối của Công ty Bảng 1: Số liệu cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các năm Bảng 2: Một số máy móc và dây chuyền của Công ty Bảng 3: Một số nhà cung cấp chính của Công ty Bảng 4: Sự điều chỉnh vốn của Công ty Bảng 5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2008 Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack qua các năm Bảng 7: Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Snack qua các năm Bảng 8: Kết quả tiêu thụ theo kênh qua các năm Bảng 9: Các cửa hàng Bakery trên địa bàn Hà Nội Bảng 10: Một số nhà phân phối của Công ty Bảng 11: Các chủng loại sản phẩm của Công ty hiện nay Bảng 12: Giá một số sản phẩm Snack năm 2009 Biểu đồ 1: Số liệu cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các năm Biểu đồ 2: Cơ cấu nhân sự của Công ty năm 2009 Biểu đồ 3: Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2005-2008 Biểu đồ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack qua các năm LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế hội nhập mở ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp phải chớp được thời cơ nhanh chóng và chủ động đối mặt trước những thách thức. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi doanh nghiệp thu về nhiều lợi nhuận. Để làm được điều đó, các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ phải được tiến hành thường xuyên và không ngừng đổi mới. Người tiêu dùng ngày càng khó tính cả về chất và hình thức mẫu mã sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến thay đổi, tung ra các sản phẩm mới. Có thể nói, Bánh kẹo là một trong những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng các yêu cầu khác nhau như biếu tặng, tiêu dùng cá nhân,... Nghành bánh kẹo đang ngày càng lớn mạnh với sự gia nhập của đông đảo các đối thủ nước ngoài và các doanh nghiệp mới gia nhập ngành, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Dù mới đi vào hoạt động nhưng Công ty Cổ phần chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc đã là một thương hiệu mạnh, có uy tín và đang dẫn đầu trên thị trường. Để có được sự công nhận này là nhờ Công ty đã nỗ lực không ngừng và có nhiều chính sách hoạt động đúng đắn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc cho em thấy được thực trạng cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm Snack của các đối thủ trong nghành, khả năng mở rộng và thu được lợi nhuận là rất khó, vì vậy em quyết định lựa chọn đề tài: ”Tăng cường công tác tiêu thụ dòng sản phẩm Snack tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc” làm chuyên đề thực tập cho mình. Hoạt động thức đảy tiêu thụ ở Công ty còn khá yếu. Vì thế, qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị về thực trạng và giải pháp trong hoạt động tiêu thụ của Công ty. Chuyên đề thực tập được trình bày theo 3 chương: - Chương 1: Tổng quan về Công Ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. - Chương 2: Thực trạng công tác tiêu thụ dòng Snack của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. - Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác tiêu thụ sản phẩm Snack tại Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 1.1. Giới thiệu chung và quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 1.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc Tên công ty: Công Ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc. (Công ty CP CBTP Kinh Đô Miền Bắc) Tên viết tắt: Công Ty Cổ phần Kinh Đô Miền Bắc (Công ty CP Kinh Đô Miền Bắc hay Kinh Đô Miền Bắc). Tên giao dịch quốc tế: North Kinh Do Food Joint-Stock Company. Mã niêm yết/ Mã OTC: NKD. Địa chỉ: Km22, Quốc lộ 5, Thị trấn Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên. Điện thoại: 0321942128(6 line) Fax: 03213943146 Email: pmsckd@hcm.fpt.vn Website: www.kinhdofood.com Công ty Cổ phần CBTP Kinh Đô Miền Bắc là một công ty cổ phần được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp Việt Nam theo Quyết định số 139/QĐ-UB ngày 19 tháng 8 năm 1999 của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Hưng Yên và Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 050300001 ngày 28 tháng 1 năm 2000 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên. Công ty có trụ sở chính tại Thị trấn Bần Yên Nhân, Huyện Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên và hoạt động chính của công ty là sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại, mua bán lương thực, thực phẩm,rượu bia các loại, thuốc lá điếu sản xuất trong nước và cho thuê nhà xưởng. Với tổng diện tích mặt bằng hiện nay của công ty là hơn 120,000m2. Công ty có một chi nhánh tại số 200 Thái Hà, Quận Đống Đa, Hà Nội. Chi nhánh công ty được thành lập theo giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh số CN103000154 do Sở Kế hoạch và Đầu tư của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cấp ngày 21 tháng 6 năm 2002. Hoạt động của Chi nhánh là sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm công nghệ và bánh cao cấp các loại, mua bán lương thực, thực phẩm. Công ty có một công ty con là Công ty Cổ phần Thương mại và Hợp tác Quốc tế Hà Nội( HTIC), trong đó công ty chiếm 75,73% quyền sở hữu. Hoạt động chính của công ty Cổ phần Thương mại và Hơp tác Quốc tế Hà Nội là cho Công ty thuê lại mặt bằng và nhân viên để kinh doanh. 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CPCBTP Kinh Đô Miền Bắc Công ty CPCBTP Kinh Đô Miền Bắc nằm trong hệ thống của Công ty Cổ phần Kinh Đô( Kinh Đô). Hiện nay cả hệ thống Kinh Đô bao gồm có 8 nhà máy và 11 công ty thành viên chuyên sản xuất bánh kẹo, kem, nước giải khát, xây dựng địa ốc với tổng vốn điều lệ hơn 2,300 tỷ đồng, với hơn 7600 lao động. Trong đó trọng tâm chính là hoạt động về kinh doanh nghành Thực phẩm. Và trên thị trường bánh kẹo nội địa, Kinh Đô đang sở hữu hệ thống bán lẻ rộng khắp Việt Nam với hơn 200 nhà phân phối và khoảng 70,000 điểm bán lẻ. Công ty Cổ phần Kinh Đô thành lập từ năm 1993. Ban đầu chỉ là phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên. Lúc bấy giờ, Công ty CP Kinh Đô có chức năng sản xuất và kinh doanh các mặt hàng bánh Snack - một sản phẩm mới đối với người tiêu dùng trong nước. Năm 1993 và 1994 là cột mốc cho sự trưởng thành của Kinh Đô, qua việc thành công trong sản xuất, kinh doanh bánh Snack (thị trường bánh Snack tại thời điểm đó chủ yếu là của Thái Lan). Sau quá trình nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường, Ban Giám Đốc Kinh Đô đã quyết định tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750,000 USD. Việc sản xuất và tung ra sản phẩm Bánh Snack Kinh Đô với giá rẻ, mùi vị đặc trưng. Năm 1996, Kinh Đô tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 14,000m². Năm 1999, Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự kiện nổi bật là sự ra đời của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 1 vốn là một khu đất của dự án đầu tư không triển khai được (do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương). Nhận ra tiềm năng kinh doanh của khu vực này, Ban Giám Đốc Công ty CP Kinh Đô đã mạnh dạn đầu tư xây dựng thành Trung tâm thương mại Savico-Kinh Đô với những cửa hàng sang trọng, phục vụ du khách tham quan mua sắm. Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery lần lượt ra đời. Được thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển, Kinh Đô Bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô. Sau khi đã khẳng định vị trí hàng đầu ở thị trường các tỉnh phía Nam, Kinh Đô xác định thị trường miền Bắc là một thị trường có tiềm năng lớn và đã đầu tư thành lập Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô miền Bắc vào ngày 28/01/2000. Góp vốn vào Kinh Đô miền Bắc còn có các thành viên sáng lập của Kinh Đô trong đó Kinh Đô nắm giữ 60% vốn cổ phần tại thời điểm thành lập. Kinh Đô miền Bắc ngay sau ngày thành lập, các hoạt động xây dựng nhà xưởng, mua sắm và lắp đặt dây chuyền sản xuất, nghiên cứu thị trường và xây dựng kênh phân phối, xây dựng đội ngũ nhân sự chủ chốt, tuyển dụng và đào tạo lao động đã gấp rút được tiến hành để đưa Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh Đô miền Bắc chính thức hoạt động kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2001, với số vốn điều lệ ban đầu là 10,000,000,000 VNĐ. Kinh Đô miền Bắc là công ty đầu tiên trong hệ thống Kinh Đô niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày 8/12/ 2004. Với những nỗ lực đổi mới công nghệ nâng cao trình độ quản lý, Kinh Đô Miền Bắc đã vinh dự đón nhận chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 do tổ chức BVQI cấp vào năm 2004 và hệ thống đảm bảo về chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm HACCP do tổ chức Quacert vào năm 2005. Và do người tiêu dùng bình chọn, Kinh Đô là thương hiệu 13 năm liền lọt vào danh sách “Hàng Việt Nam chất lượng cao” và là một trong 30 DN đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia - chương trình do Bộ Công Thương tổ chức. Năm 2008, Kinh Đô được bình chọn TOP 10 “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 2008” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Công ty nghiên cứu thị trường ACNielsen và Công ty Truyền thông Cuộc sống tổ chức. 1.2. Các đặc điểm kỹ thuật chủ yếu của Công ty CPCBTP Kinh Đô Miền Bắc 1.2.1. Sản phẩm và thị trường a. Sản phẩm - Sản phẩm của công ty là sản phẩm chế biến từ nhiều loại nguyên vật liệu rất khó bảo quản như: đường, sữa, bơ, trứng, các loại phụ gia… - Bánh kẹo là sản phẩm có tính chất thời vụ, được tiêu thụ mạnh vào những dịp lễ tết, mùa cưới xin, ngày hội…Nó cũng có chu kỳ sống ngắn, chủng loại phong phú có thể thay thế lẫn nhau, đặc điểm này đòi hỏi Công ty phải không ngừng đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình, đồng thời phải nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác. Một số loại sản phẩm của công ty: Bánh mì: Bánh mỳ Scotty nhân bơ sữa, Bánh mỳ Scotty nhân socola sữa, Bánh sandwich các loại, Bánh Aloha các loại,... Crackers: Bánh mặn AFC các loại, Bánh hình cá, Bánh PC animal, Bánh Cream sandwich, Bánh Cosy Cracker, Bánh Cosy marie các vị, Bánh Future Choice, Bánh First Pie, Bánh Trung thu nhân các loại,, Bánh kem tươi,… Quế: Fancy Wafer Rolls, Creamity Wafer Rolls các vị, Good Choice Wafer các vị, Good Choice bánh quế nhân các loại,… Kẹo các loại: Kẹo cứng, Kẹo mềm các loại, Kẹo Chocolate, Kẹo Jelly thỏ, Kẹo Jelly Gấu, Kẹo Jelly Ngôi sao, Kẹo Nougat Sầu riêng, Kẹo Nougat Tim,… Snack: Snack shachi các vị, Slide các vị.. Solide: Layer cakes các vị, Cupcake các loại, Swiss Roll các vị,… Cookies: Korento, Fruity cookies, Rosette,… b. Thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty là khu vực Phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra bao gồm 28 tỉnh thành và được chia làm 4 khu vực. Công ty Cổ phần đã từng bước đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc bằng các sản phẩm bánh kẹo có chất lượng cao, hương vị hấp dẫn và chủng loại phong phú. Công ty đặc biệt chú trọng đến mức thu nhập của người tiêu dùng, thói quen mua sắm, sở thích về ẩm thực và nhu cầu dinh dưỡng của họ, qua đó đã áp dụng những đổi mới về sản phẩm, hương vị, giá bán, mẫu mã, bao bì sản phẩm và phương thức bán hàng để ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng. Tùy vào từng dòng sản phẩm khác nhau mà Công ty nhắm tới khách hàng mục tiêu của mình như: Dòng bánh Fresh cake bao gồm các sản phẩm Bánh tươi và các mặt hàng Bánh mỳ công nghiệp thì đối tượng phục vụ chủ yếu là Công nhân, Học Sinh, Đối tượng khối văn phòng ăn vào các buổi sáng hoặc giờ giải lao… Còn đối với dòng Snack là sản phẩm ăn chơi, ăn lúc nào cũng được và đối tượng khách hàng mà Công ty nhắm tới là những người có độ tuổi từ 5- 30 tuổi… Nhìn chung, với thị trường khu vực phía Bắc này thì người tiêu dùng thường thích các sản phẩm có độ ngọt vừa phải, có hương vị đặc biệt, có màu sắc tươi sáng, thường quan tâm đến khối lượng bao gói sản phẩm. Thu nhập của người dân khu vực này đã ở mức tương đối, nhưng cũng chưa cao, mà đặc biệt thói quen tiêu dùng của họ khá tiết kiệm, chi li nên họ thích những các loại sản phẩm bánh kẹo có chất lượng mà giá cả lại vừa phải. Sản phẩm của Công ty đã được phân phối rộng rãi đến người tiêu dùng thông qua một hệ thống kênh phân phối sâu rộng qua các cửa hàng bakery, các siêu thị, các nhà phân phối lớn và các nhà phân phối nhỏ. Mục tiêu hoạt động của Công ty trong những năm hoạt động tới là duy trì vị thế một nhà cung cấp hàng đầu các sản phẩm bánh kẹo tại thị trường miền Bắc. Hiện nay, thị trường tiêu thụ bánh kẹo của Việt Nam vẫn còn lớn, nhất là khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức WTO. Vì thế nên các sản phẩm của Công ty không chỉ chịu áp lực cạnh tranh với các sản phẩm trong nước mà còn phải cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu, hay các sản phẩm của các Công ty liên doanh với nước ngoài, Công ty nước ngoài sản xuất tại Việt Nam(Orion của Hàn Quốc, Liwayway…). Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong nghành trên nhiều lĩnh vực: giá cả, mẫu mã, chất lượng sản phẩm, các sản phẩm thay thế, tỉ lệ chiết khấu, chính sách ưu đãi,… đối với người mua. Trong khi đó các sản phẩm bánh kẹo nhập ngoại lại thường có nhiều chủng loại đa dạng, mẫu mã đẹp, hương vị hấp dẫn, khác biệt, dù có giá đắt hơn trên thị trường nhưng nhiều khách hàng vẫn rất thích và chấp nhận như sản phẩm bánh Choco-pie của Orion là một sản phẩm bánh phủ socola rất được người tiêu dùng ưa chuộng từ trẻ nhỏ đến người già. Hay như sản phẩm bánh Staff nhân ruốc của một Công ty trong nước như Công ty Bánh kẹo Hữu Nghị là Công ty có sản phẩm bánh mì công nghiệp đang dẫn đầu thị trường về chất lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng. Qua đó cho thấy đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mạnh, mỗi một đối thủ lại có các lợi thế riêng của mình để tăng khả năng canh tranh, nâng cao khả năng mức tiêu thụ đòi hỏi Công ty cần phải tiếp tục nâng cao cải tiến công nghệ, đàu tư nghiên cứu sản phẩm mới lạ, đặc sắc, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, tăng cường công tác quảng cáo, công tác quản lý,… 1.2.2. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Kinh Đô Miền Bắc được tổ chức và hoạt đông theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam và các Luật khác có liên quan và theo điều lệ của Công ty. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty đúng theo mô hình của công ty cổ phần như theo sơ đồ dưới đây: (Nguồn: Phòng phát triển nguồn nhân lực) + Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và/hoặc người được cổ đông uỷ quyền. Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát. + Hội đồng Quản trị Hội đồng Quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, quản trị giữa hai kỳ đại hội. Các thành viên của HĐQT là cổ đông, được Đại hội đồng cổ đông bầu, cơ cấu HĐQT hiện gồm 5 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm. Hội đồng Quản trị đại diện cho tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của Công ty, có toàn quyền nhân danh các cổ đông này quyết định mọi vấn đề liên quan đến lợi ích của các cổ đông và tương lai phát triển của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông. + Ban Kiểm soát Ban Kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên với nhiệm kỳ 3 năm và có thể kéo dài thêm 45 ngày để giải quyết những công việc chưa hoàn thành. Ban Kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật hiện hành về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của mình. + Ban Tổng Giám đốc Ban Tổng Giám đốc của Công ty bao gồm Tổng Giám đốc điều hành và một số Phó Tổng Giám đốc giúp việc cho Tổng Giám đốc. Ban Tổng Giám đốc do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm,có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty theo những chiến lược và kế hoạch đã được Hội đồng Quản trị và Đại hội cổ đông. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức theo ma trận của Công ty Kinh Đô Miền Bắc (Nguồn: Phòng Phát triển nguồn nhân lực) Hiện nay hệ thống tổ chức hiện nay của Công ty thuộc hệ thống tổ chức kiểu ma trận. Công ty chia thành 7 ngành hàng (Ngành Bun, Cake, Chocolate, first pie, Snack, Bakery và Others) và coi mỗi nghành hàng là một dự án. Công ty xây dựng theo hệ thống ma trận này cho phép làm việc trực tuyến giữa các bộ phận của từng dự án với các phòng ban chức năng; mỗi bộ phận của các dự án và các phòng ban chức năng đều có quyền ra mệnh lệnh về các vấn đề có hàng quan. Với hệ thống tổ chức như hiện nay Công ty vẫn tạo ra sự phối hợp nhất định giữa bộ phận của dự án và phòng ban chức năng và tổ chức tốt hệ thống thông tin trong phạm vi toàn Công ty. 1.2.3. Nguồn nhân lực Đặc điểm nổi bật là ngành sản xuất bánh kẹo là có tính mùa vụ. Xuất phát từ đặc điểm trên nên nguồn nhân lực của Công ty luôn có sự biến động. Ngoài số công nhân viên chức hợp đồng chính thức, vào các mùa vụ (đầu năm, cuối năm, dịp lễ tết, mùa cưới, Trung thu,…) Công ty còn ký các hợp đồng tuyển thêm công nhân thời vụ, số lượng công nhân tuyển phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất và nhu cầu của thị trường. Bảng 1: Số liệu cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các năm Năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Số người 951 1027 1494 1815 1837 2000 (Nguồn: Phòng phát triển nguồn nhân lực) Biểu đồ 1: Số liệu cán bộ công nhân viên trong Công ty qua các năm (Nguồn: Phòng phát triển nguồn nhân lực) Qua bảng 1 ta thấy số lượng lao động của Công ty tăng có xu hướng tăng lên hằng năm do các hoạt động mở rộng sản xuất, mở rộng các hệ thống phân phối sản phẩm, khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty,… ngày càng tăng cao. Để đáp ứng được các yêu cầu đó Công ty hằng năm tuyển dụng thêm cả số lượng công nhân sản xuất và nhân viên các bộ phận khác,… một cách kịp thời. Từ năm 2006 số lượng lao động trong Công ty tăng 45,6% số công nhân viên chức trong toàn Công ty từ 1027 người năm 2005 lên 1494 người trong năm 2006 và tiếp đó năm 2007 lại tăng thêm 321 người nữa. Còn trong hai năm trở lại đây số lượng cán bộ công nhân tăng lên tương đối thấp như trong năm 2008 tăng thêm 22 người, năm 2009 tăng thêm 63 người. Biểu đồ 2: Cơ cấu nhân sự của Công ty năm 2009 (Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự ) (Nguồn: Phòng phát triển nguồn nhân lực) Tổng số lao động hiện nay của Công ty là 2000 người. Vì đây là Công ty sản xuất nên số lượng công nhân trong khối Sản xuất chiếm số lượng lớn, chiếm 60.6% trên tổng số toàn lao động trong công ty, tức là có 1212 công nhân. Còn khối Kinh doanh chiếm 24.8% tổng số lao động , có 496 người, còn khối Hỗ trợ chiếm 14.3%, 286 người, khối ban Tổng giám đốc chiếm 0.3% còn lại là 6 người. 1.2.4. Đặc điểm công nghệ, cơ sở vật chất và trang thiết bị sản xuất Hiện nay, Công ty có riêng một phòng QC chuyên đảm nhiệm về các vấn đề quy trình công nghệ chế biến sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Cơ bản hệ thống máy móc thiết bị mà Công ty đang sử dụng là đồng bộ, khép kín và được ứng dụng những tiến bộ của công nghệ tin học, đó là việc cài đặt những thông số kỹ thuật của từng loại sản phẩm bằng phần mềm và khả năng điều chỉnh bằng màn hình tinh thể lỏng, nhưng một phần trang thiết bị máy móc cũng được chuyển giao từ Công ty cổ phần Kinh Đô trong Miền Nam chuyển ra. Trong đó hệ thống máy đánh bột, định hình sản phẩm, lò nướng và máy đóng gói của Kinh Đô miền Bắc được nhiều chuyên gia đánh giá là hiện đại và linh hoạt cho việc sản xuất nhiều loại sản phẩm ánh kẹo khác nhau. Hệ thống máy móc thiết bị được bảo trì thường xuyên, đội ngũ kỹ thuật sản xuất của Công ty với sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài luôn có những cải tiến kỹ thuật cho phù hợp hơn nữa với thực tế hoạt động của Công ty. Bên cạnh hệ thống máy móc thiết bị, Công ty cũng rất chú trọng đến công nghệ chế biến các sản phẩm bánh kẹo. Khác biệt với nhiều doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo khác, Kinh Đô miền Bắc tự pha trộn các loại phụ gia và nguyên vật liệu được kiểm tra đầu vào nghiêm ngặt. Quá trình sản xuất sản phẩm đều được kiểm soát chặt chẽ theo từng điểm nút của quy trình chế biến, từ sơ chế nguyên liệu, sản xuất sản phẩm, đóng gói đến lưu kho, vận chuyển... Vì vậy chất lượng sản phẩm của Công ty luôn có độ ổn định cao, không bị biến động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Tháng 8/2008, Công ty đã chính thức triển khai dự án SAP theo kế hoạch triển khai phần mềm hàng đầu thế giới cho toàn hệ thống Kinh Đô, là một giải pháp phần mềm tổng thể giúp liên kết, kết nối các phòng ban chức năng trong Công ty với nhau,kết nối Công ty với thị trường và giữa các Doanh nghiệp với nhau, đã được nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới áp dụng. Phần mềm này giúp các nhà quản lý cấp cao trong Công ty có thể ra các quyết định quản lý, điều hành dựa trên một hệ thống thông tin xuyên suốt, kịp thời và chính xác. Đồng thời các nhân viên trong toàn Công ty cũng sử dụng để quản lý công việc tốt hơn. Bảng 2: Một số máy móc và dây chuyền của Công ty TT Tên thiết bị Năm nhập Xuất xứ 1 Dây chuyền đóng gói tự động 2003 Taiwai 2 Máy kiểm tra chất lượng bao bì 2004 ĐàiLoan 3 Máy sàng không khí model PG N080 2003 Đài Loan 4 Hệ thống lò nướng 3 ngăn 2003 Đan Mạch 5 Thiết bị phòng ủ bánh mì 2002 Đài Loan 6 Máy in phun hiệu DOMINO 2004 Việt Nam 7 Máy chia nhân Bánh Trung thu 2003 Đài Loan 8 Máy chia bột và định hình đa năng 2003 Đài Loan 9 Máy sấy nguyên liệu Snack 2003 Đài Loan 10 Máy bơm nhân Bông lan 2001 Đài Loan 11 Dây chuyền Layer cake và Mini roll 2003 Italia (Nguồn: Phòng IT) - Quy trình công nghệ sản xuất bánh Cosy Chuẩn bị NVL Trộn NVL Cán và xếp lớp Nướng Định hình Bao gói Phun dầu, mùi Làm nguội (Nguồn: Phòng QC) Sơ đồ 3: Quy trình công nghệ sản xuất bánh Cosy - Quy trình sản xuất Kẹo choco choco Đánh bóng Áo kẹo Bao áo cho kẹo Nghiền tương Chuẩn bị NVL Bao gói Lưu trữ (Nguồn: Phòng QC) Sơ đồ 4: Quy trình sản xuất Kẹo choco choco - Quy trình phân phối sản phẩm của Công ty Phân xưởng sản xuất Kho thành phẩm Bakery Kho trung chuyển (Kiểm tra sản phẩm không đạt tiêu chuẩn) Nhà phân phối Siêu thị (Nguồn: Phòng QC) Sơ đồ 5: Quy trình phân phối sản phẩm của Công ty 1.2.5. Đặc điểm nguyên vật liệu - Nguyên vật liệu chính gồm bột mỳ, đường, trứng, sữa, dầu ăn, muối, bơ shortening,… Vật liệu phụ gồm các loại bao bì đóng gói sản phẩm từ chất liệu polypropylene, các chất phụ gia, xúc tác, ca cao, socola, các hương liệu, tinh dầu,vani, leecothin, NaHCO3 bao gói đóng hộp… Các thành phần nguyên vật liệu cần dùng cho sản xuất của công ty được cung cấp bởi các nhà cung cấp cả trong và ngoài nước, tuy vào từng nguyên liệu cụ thể. Ví dụ như Trứng và sữa là nông sản từ gia cầm và bò, đường kính đang được sản xuất với qui mô lớn và sử dụng rộng rãi tại thị trường Việt Nam, nên các nhà cung cấp mà công ty đặt hàng như tại công ty TNHH Charoen Pogphan Việt Nam và Công ty TNHH Thương Mại và Tổng hợp Thanh Trì,…về nguồn Trứng hay đối với nguồn sữa tươi, sữa bột thì tại Công ty TNHH Hương Việt…Còn đối với Bột mì, bơ shortening,…là sản phẩm tuy Việt Nam không sản xuất được do điều kiện tự nhiên nhưng rất phổ biến trên thế giới và hoạt động thương mại quốc tế hiện nay làm cho sản phẩm này đang được cung cấp rộng rãi bởi nhiều công ty nhập khẩu cung cấp hàng cho Công ty. Bảng 3: Một số nhà cung cấp chính của Công ty STT Tên NVL Nhà cung cấp 1 SỮA TƯƠI, SỮA BỘT Chi nhánh Công ty Sữa Việt Nam Công ty Giống bò sữa Mộc Châu Công ty TNHH Thanh An Công ty Thương mại và Dịch vụ Phú Sĩ Công ty TNHH Hương Việt 2 TRỨNG Công ty TNHH Charoen Pogphan VN 3 ĐƯỜNG Công ty TNHH TM và Tổng hợp Thanh Trì TCT Mía đường I - Công ty TM Tư vấn & Đầu tư 4 DẦU ĂN Công ty Dầu thực vật Cái Lân Trạm Kinh doanh Thương mại Hải Phòng 5 BƠ SHORTENING Công ty Dầu thực vật Cái Lân Trạm Kinh doanh Thương mại Hải Phòng Anh Trần Văn Minh - Hà Nội 6 BAO BÌ Công ty Cổ phần Kinh Đô Sài Gòn Công ty In và Bao bì Bảo Tiến Công ty TNHH Hoa Việt Công ty Công nghiệp Tân Á (Nguồn: Phòng Quản lý đơn hàng) Đối với ngành chế biến thực phẩm thì nguồn nguyên vật liệu ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sản phẩm, trong đó công tác quản lý nguyên liệu, vật tư cũng ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguyên vật liệu. Công ty đã luôn chú trọng tới công tác quản lý và sử dụng nguyên vật liệu để hoạt động sản xuất có hiệu quả và tránh được lãng phí nguyên vật liệu. Để xây dựng định mức tiêu dùng vật liệu Công ty căn cứ vào: Định mức của nguyên vật liệu, tình hình thực hiên của các kỳ trước, tình hình dự báo mức tiêu dùng sản phẩm của thị trường, thành phần, chủng loại sản phẩm, trình độ của công nghệ. Công ty cũng thường xuyên rà soát và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý tiết kiệm và đồng thời kết hợp sản xuất trên cùng một dây chuyền sản xuất hay trong một phân xưởng khi các dòng sản phẩm có cùng nhu cầu sử dụng một chủng loại nguyên vật liệu như nhau hay các sản phẩm khác được sản xuất dựa trên nguồn phế liệu từ các sản phẩm đã chế biến xong. - Công tác quản lý kho: Mỗi kho chứa các loại nguyên vật liệu khác nhau và được thủ kho trực tiếp quản lý, hệ thống thiết bị quản lý kho bao gồm: xe đẩy vận chuyển, cân, hệ thống đảm bảo ở nhiệt độ thích hợp để bảo quản nguyên vật liệu được tốt nhất, trang thiết bị chống cháy nổ. Nguyên liệu được nhập về kho có kèm theo các hóa đơn chứng từ đảm bảo đầy đủ số lượng và chất lượng. Nguyên vật liệu được bố trí theo nguyên tắc hợp lý, thông thoáng, dễ lấy, dễ bốc xếp… Những nguyên vật liệu không còn đạt tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dung sẽ bị loại bỏ. - Công tác cấp phát nguyên vật liệu: Công tác cấp phát được tiến hành theo hình thức cấp phát hạn mức. Hàng tháng, Phòng quản lý đơn hàng nhận đơn hàng từ Phòng Kinh doanh sau đó chuyển tới Phòng Cung ứng vật tư. Tại đây Phòng Cung ứng vật tư xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng là bao nhiêu, ước lượng để dự trữ và thời điểm cung cấp nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất hợp lý và kịp thời. Sơ đồ 6: Sơ đồ cung ứng nguyên vật liệu Kho Tổng Kho Nilon Nguồn cung ứng (trong và ngoài nước) Kho nguyên liệu nặng (Bột mì, Đường, Sữa,…) Phân xưởng SX - PX 1 - PX 2 - PX 3 - PX 4 Kho nguyên liệu nhẹ (Hương liệu, Hóa chất,…) Kho bao bì Carton Kho khác (Nguồn: Phòng QC) 1.2.6. Đặc điểm về vốn Vốn là một yếu tố rất quan trọng đói với mọi hoạt động của một công ty. Nó có ảnh hưởng lớn đến quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều này đặc biệt quan trọng đối với một công ty sản xuất như Kinh Đô Miền Bắc. Vốn điều lệ ban đầu của Công ty là 10,000,000,000 đồng Viêt Nam bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô. Kể từ khi thành lập, vốn cổ đông của Công ty đã qua 8 lần điều chỉnh tại các thời điểm sau: Bảng 4: Sự điều chỉnh vốn của Công ty Số TT Ngày Nội dung chính Lần 1 11/08/2000 Tăng vốn điều lệ lên 13,000,000,000 Đồng Lần 2 30/01/2002 Tăng vốn điều lệ lên 23,700,000,000 Đồng Lần 3 28/01/2003 Tăng vốn điều lệ lên 28,440,000,000 Đồng Lần 4 08/06/2004 Tăng vốn điều lệ lên 50,000,000,000 Đồng Lần 5 12/12/2005 Tăng vốn điều lệ lên 70,000,000,000 Đồng Lần 6 27/07/2006 Tăng vốn điều lệ lên 84,000,000,000 Đồng Lần 7 02/07/2007 Tăng vốn điều lệ lên 100,797,850,000 Đồng Lần 8 3/10/2008 Tăng vốn điều lệ lên 122,967,320,000 Đồng (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) 1.2.7. Các hoạt động quản trị 1.2.7.1. Công tác nghiên cứu và phát triển Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm luôn được công ty chú trọng và được đẩy mạnh qua các năm để trở thành lợi thế cạnh tranh của công ty. Vì thế năm 2007 phòng Nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty được thành lập. Nguồn nhân sự được đào tạo bài bản trong và ngoài nước,các trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu cũng đã được đầu tư tương đối đầy đủ. Đến nay Công ty đã cho ra đời nhiều mẫu mã mới, cải tiến chất lượng, phát triển thêm nhiều mùi vị mới, đa dạng quy cách mẫu mã bao bì đẹp đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Như trong năm 2008 Công ty đã nghiên cứu phát triển 49 sản phẩm mới trong đó tập trung chủ yếu vào các sản phẩm tiêu thụ tại hệ thống Bakery. 1.2.7.2. Quản trị chất lượng Mục tiêu của Công ty tạo ra các biện pháp, thao tác thực hành sẽ tuân thủ các nguyên tắc, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm để mang lại sự hài lòng cao nhất cho người tiêu dùng. Chính vì thế Công ty đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chuẩn GMP( Good Manufacturing Practies Quy phạm sản xuất) và SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure Quy phạm vệ sinh) là hai điều kiện tiên quyết của quá trình xây dựng hệ thống HACCP. Vào đầu năm 2006 Công ty đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành đánh giá và chính thức trao chứng chỉ HACCP cho Công ty. Đây là hệ thống mang tính phòng ngừa, áp dụng rộng rãi trong ngành thực phẩm quốc tế, đòi hỏi độ an toàn và vệ sinh cao. Đây là chứng chỉ có giá trị quốc tế về an toàn vệ sinh thực phẩm do tổ chức Quacert đánh giá và cấp chứng nhận. Sự kiện quan trọng này đã đánh dấu một bước tiến mới cho các sản phẩm của Công ty trong việc khẳng định chất lượng cao cấp đối với thị trường. Một chiến lược đúng đắn với thương hiệu, nhãn hiệu được khẳng định kết hợp với thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực mạnh, sản phẩm chất lượng cao đảm bảo thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc tế như Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do tổ chức BVQI cấp năm 2004. HACCP,ngày càng tạo nên sức mạnh vững chắc cho công ty phát triển. 1.2.7.3. Hoạt động quản lý nguồn nhân lực Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh, Kinh Đô miền Bắc luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân sự hợp lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực hiện tại, song song với việc cải thiện môi trường làm việc giúp người lao động nâng cao hiệu quả làm việc một cách tối đa. Nhằm thu hút một đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi và có tư tưởng cầu tiến, Kinh Đô miền Bắc đã và luôn có những chính sách đãi ngộ thích hợp nhằm phát huy khả năng, tính sáng tạo của._. nhân viên, giúp họ đạt được những thành công và tính chuyên nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cho Công ty và chính bản thân mỗi nhân viên như: - Về chính sách lương, thưởng: Công ty đã dùng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ công nhân viên nên đã tạo ra được tâm lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả và năng suất lao động được tăng lên rõ rệt. Công ty áp dụng các hình thức trả lương sau: - Trả lương theo bậc và theo sản phẩm cho người lao động. - Trả lương theo thời gian cho cán bộ quản lý. Bên cạnh đó công ty đang xây dựng chính sách cho nhân viên được sở hữu cổ phần của Công ty trả dần bằng thu nhập hàng tháng khi phát hành cổ phiếu mới, giá bán cho nhân viên sẽ được ưu đãi so với mức giá thị trường. Kinh Đô miền Bắc cũng có chính sách thưởng cho nhân viên vào những ngày lễ Tết trong năm như Ngày quốc tế lao động 1 - 5, Quốc khánh 2 - 9; thưởng cho nhân viên có thành tích trong học tập đào tạo, làm việc tốt hoặc có sáng kiến kỹ thuật đều được thưởng xứng đáng. - Về thời gian làm việc: Thời gian làm việc trong tuần hiện nay của Kinh Đô miền Bắc là 5,5ngày, nghỉ giữa trưa 1 giờ. Thực hiện nghỉ lao động vào chiều ngày thứ Bảy nhằm tăng thời gian tái sản xuất sức lao động cho nhân viên, tuy nhiên khi có yêu cầu về tiến độ kinh doanh thì nhân viên Công ty cũng có trách nhiệm làm thêm giờ và Kinh Đô miền Bắc có những quy định để vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Công ty, vừa đảm bảo đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động. - Về chế độ nghỉ phép, lễ Tết: Nhân viên được nghỉ lễ Tết với thời gian 8 ngày theo quy định của bộ Luật Lao động. Đồng thời theo Luật Lao động, nhân viên làm việc với thời gian 12 tháng tại Công ty được nghỉ phép 12 ngày và thời gian nghỉ phép đối với nhân viên không làm việc đủ 12 tháng được tính theo tỷ lệ thời gian làm việc. Ngoài ra cứ 5 năm làm việc tại Công ty, nhân viên tiếp tục được cộng thêm 01 ngày phép trong năm. - Về chế độ nghỉ ốm, thai sản: Nhân viên được nghỉ ốm 3 ngày (không liên tục) trong năm và được hưởng nguyên lương. Trong thời gian nghỉ thai sản, nhân viên nữ ngoài thời gian nghỉ 4 tháng với chế độ bảo hiểm theo đúng quy định, còn được hưởng thêm 4 tháng lương cơ bản do Bảo hiểm xã hội chi trả. - Về bảo hiểm và phúc lợi khác: Việc trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động được Công ty thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Hàng năm Kinh Đô miền Bắc đều tổ chức cho toàn thể nhân viên đi nghỉ mát với chi phí do Công ty tài trợ toàn bộ, Công ty cũng tổ chức các buổi họp mặt các gia đình để khen thưởng con em Cán bộ công nhân viên có thành tích học tập xuất sắc. - Về chính sách tuyển dụng và đào tạo Tuyển dụng : Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút nhân tài đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo chất lượng nhân sự. Tuỳ theo từng vị trí cụ thể sẽ có những tiêu chuẩn bắt buộc hay cần thiết đối với chức danh cần tuyển, cụ thể: - Nhân sự cao cấp: Ban Tổng Giám đốc phối hợp với Kinh Đô và các công ty dịch vụ nhân sự để tuyển dụng nhân sự giỏi. - Nhân sự trung cấp: Mở rộng nguồn tuyển dụng, ưu tiên các cá nhân xuất sắc từ các trường đào tạo, thu hút nhân sự giỏi từ các doanh nghiệp khác. - Nhân sự sơ cấp: Tuyển dụng trực tiếp tại địa phương. Đối với các vị trí quan trọng của Công ty, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, ngoài yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ứng viên phải có một số năm kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt phải có khả năng phân tích và có trình độ ngoại ngữ. Đào tạo: Ban Lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo nhân sự, coi trình độ nhân sự là nhân tố chủ đạo của sự phát triển. Mục tiêu đào tạo là trang bị những kiến thức cần thiết cho từng phòng ban, từng bước nâng cao hiệu quả công việc. Kế hoạch đào tạo của Công ty như sau: - Các chương trình đào tạo từ Trung tâm đào tạo của Kinh Đô. - Kết hợp đào tạo thông qua thực tế công việc (các bộ phận tự đăng ký). - Đào tạo thông qua thảo luận theo chuyên đề và cử nhân viên đi học. 1.2.7.4. Hoạt động Marketing Hoạt động Marketting của Công ty được chuyên trách bởi Phòng marketting, mục tiêu marketing của Công ty phải phù hợp với chiến lược phát triển thương hiệu và chiến lược giảm tính mùa vụ trong thời gian trung hạn. Các biện pháp để đạt được mục tiêu trên là áp dụng chính sách khuyến mại, mở rộng kênh phân phối sản phẩm, gia tăng hình ảnh của Công ty tại thi trường phía Bắc, nghiên cứu đưa ra các sản phẩm mới, duy trì quan hệ với khách hàng. Trong ngắn hạn, các chương trình khuyến mại luôn phát huy tác dụng nhanh chóng; việc khuyến mại thường dành cho người bán lẻ cuối cùng, vì đây chính là đầu mối phân phối sản phẩm trực tiếp đến với người tiêu dùng. Trong dài hạn, việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới đóng vai trò quan trọng vì thị trường thường rất nhạy cảm với các sản phẩm mới. Mặt khác, việc đa dạng hoá các sản phẩm và đáp ứng được thị hiếu ẩm thực của người tiêu dùng trong từng mùa cũng sẽ góp phần giảm tính thời vụ. Hiện nay, Công ty có một hệ thống các cửa hàng Kinh Đô Bakery tại Hà Nội và mạng lưới các đại lý bán hàng tại các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra. Việc mở rộng mạng lưới các đại lý khắp các tỉnh phía Bắc, việc tạo ra sự tràn ngập sản phẩm Kinh Đô khắp các quầy hàng là một cách làm hữu hiệu để phát triển hơn nữa thương hiệu Kinh Đô. Công ty thường xuyên tham gia các hoạt động Hội chợ Hàng Viêt Nam chất lượng cao tổ chức tại cá tỉnh thành, các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động bán hàng, kích thích người tiêu dùng, xây dựng hình ảnh các nhãn hàng chủ lực của Công ty như: Solite, Aloha, AFC,… Khách hàng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của Công ty, do đó Công ty luôn quan tâm tới chính sách duy trì và phát triển quan hệ với khách hàng. 1.2.7.5. Hoạt động hệ thống phân phối Hệ thống phân phối của Công ty chủ yếu thông qua 3 kênh chính: hệ thống Đại lý, hệ thống các siêu thị và hệ thống Bakery của Công ty với: - Hệ thống đại lý, nhà phân phối: tính đến năm 2008 Công ty đã nâng tổng số nhà phân phối tại Miền Bắc lên 51. Cũng đã phát triển thêm 1,500 điểm bán nâng tổng số điểm bán hàng của Công ty tại Miền Bắc lên 15,000 điểm.(Tính đến năm 2008) - Hệ thống siêu thị: Các sản phẩm của Công ty đã trở thành mặt hàng quen thuộc trong hầu hết hệ thống siêu thị trong các thành phố lớn. Việc bán hàng trên kênh Siêu thị đã được đẩy mạnh, doanh thu từ kênh này tăng 94% so với năm 2007.( Lấy số liệu năm 2008) - Hệ thống Bakery: Thông qua hệ thống chuỗi cửa hàng người tiêu dùng đã có thể mua được sản phẩm của Kinh Đô một cách thuận lợi nhất và đó cũng là cách mà Công ty muốn giới thiệu trực tiếp các sản phẩm do công ty sản xuất. Hệ thống phân phối này có triển vọng phát triển mạnh không chỉ ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,…mà còn ở các địa phương khác do việc triển khai mô hình kinh doanh nhượng quyền đang sắp được áp dụng. Hiện nay, tại Hà Nội Công ty đã nâng tổng số cửa hàng toàn hệ thống Kinh Đô Bakery của công ty lên 9 cửa hàng, nằm ở các tuyến phố chính như Thái Hà, Tôn Đức Thắng, Bạch Mai, Tôn thất Tùng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CPCBTP Kinh Đô Miền Bắc trong những năm gần đây 1.3.1. Kết quả kinh doanh Bảng 5: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2005-2008 (Đơn vị: Nghìn đồng) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 356,364,646 422,662,470 566,064,834 691,727,237 Các khoản giảm trừ doanh thu 1,576,042 3,233,602 4,548,606 2,389,715 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 354,788,603 419,428,867 561,516,227 689,337,522 Giá vốn hàng bán 262,152,204 306,080,901 429,413,750 526,246,362 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 92,636,399 113,347,966 132,102,476 163,091,159 Doanh thu hoạt động tài chính 1,443,783 4,206,216 47,339,485 6,850,940 Chi phí tài chính 5,498,747 4,669,738 13,781,140 80,189,737 Trong đó: Chi phí lãi vay 4,612,398 3,898,467 12,461,964 17,777,451 Chi phí bán hàng 30,655,400 33,130,459 43,666,443 62,425,620 Chi phí quản lý doanh nghiệp 18,156,672 24,712,057 24,592,903 25,964,438 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 39,769,362 55,041,927 97,401,474 1,362,303 Thu nhập khác 5,670,213 5,288,993 6,491,954 3,797,308 Chi phí khác 5,769,438 7,876,160 4,712,141 3,642,004 Lợi nhuận khác -99,224 576,852 -1,384,206 155,304 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 39,670,138 55,618,780 96,017,267 1,517,607 Chi phí thuế TNDN hiện hành 5,724,020 -5,125,761 23,697,242 538,858 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 33,946,117 60,744,541 72,320,025 978,749 Lợi ích của cổ đông thiểu số 33,378 31,731 12,746 26,793 Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ 33,912,739 60,712,809 72,307,278 951,956 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6 7 7 (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Nhìn vào bảng kết quả kinh doanh của công ty qua các năm ta thấy Tình hình kinh doanh của công ty trong thời gian qua tăng trưởng đều thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh đều tăng đáng kể qua các năm. Giai đoạn 2005 – 2008, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 25%/năm. Năm 2006, doanh thu thuần đạt 419 tỷ VNĐ, tăng đến 18% so với năm 2005, năm 2007 doanh thu thuần tăng lên 34% so với năm 2006 đó là do hệ thống phân phối tăng 22% điểm bán. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 18% làm tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần từ 14,56% năm 2006 giảm nhẹ còn 12,81%, nguyên nhân do trong năm 2007, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng. Và đến năm 2008 lại chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Kinh tế Toàn cầu làm cho nhu cầu tiêu dùng sản phẩm giảm, cộng thêm vào đó nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến doanh thu tăng có 22% so với năm 2007. Nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm đang kể từ 72 tỷ năm 2007 xuống chỉ thu được 0,979 tỷ VNĐ, tức giảm gần 71 tỷ VNĐ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Biểu đồ 3: Doanh thu thuần và Lợi nhuận sau thuế của Công ty từ năm 2005-2008 Đến năm 2009, mới kết thúc nửa năm Kinh Đô Miền Bắc đạt 271 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2008) và 27,6 tỷ đồng lợi nhuận (tăng 1,25% so với cùng kỳ năm 2008). Kinh Đô Miền Bắc đã hoàn thành 32,6% kế hoạch doanh thu và 46% kế hoạch lợi nhuận của cả năm. Đặc biệt trong quý 2/năm 2009 doanh thu đạt 141 tỷ tăng 9,3% so với quý 1/năm 2009 trong đó ngành hàng Cracker với những sản phẩm như: AFC, Cosy Marie....đã có mức tăng trưởng ấn tượng 95%. Đây là những con số hết sức tích cực bởi doanh thu và lợi nhuận hàng năm của Kinh Đô Miền Bắc thường tập trung vào hai quý cuối và chiếm khoảng 60% - 70% doanh thu cả năm của Kinh Đô Miền Bắc. Theo thông tin mới nhất sau khi kết thúc quý 3 thì doanh thu đạt được đã vượt kế hoạch đặt ra cho Doanh thu của cả năm 2009 ( Doanh thu thuần dự kiến là 830 tỷ VNĐ). 1.3.2. Các thành tích đạt được khác của Công ty - Công ty ngày càng đầu tư mở rộng thị trường ở phía Bắc, và các tỉnh lân cận Hà Nội. Hiện Kinh Đô Miền Bắc đang là nhà sản xuất bánh kẹo số 1 tại miền Bắc với 35% thị phần bánh quy cao cấp và bánh trung thu( bao gồm tất các sản phẩm mang thương hiệu Kinh Đô), có một mạng lưới gồm 51 nhà phân phối, 15.000 điểm bán hàng và hệ thống này đang hỗ trợ rất tốt cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Kinh Đô Miền Bắc. - Sự phục hồi của thị trường tài chính năm 2009 giúp Kinh Đô Miền Bắc được hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn và dài hạn. Khoản hoàn nhập này tính tới thời điểm cuối quý 2 là 15 tỷ. Khoản hoàn nhập này giúp lợi nhuận của công ty tăng lên so với cùng kỳ năm 2008. Tăng trưởng lợi nhuận bình quân hàng năm đạt trên 30%/năm. - Công ty liên tục trong nhiều năm liền đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn. Bên cạnh những thành tích đạt được Công ty cần có những điểm cần chú ý ở một số điểm như: - Thương hiệu và thị phần: Giống như những công ty khác trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng, Công ty cần chú trọng đến công tác quảng bá, phát triển thương hiệu hơn nữa. Một thương hiệu mạnh sẽ là cơ sở vững chắc để mở rộng thị phần do người tiêu dùng thường có xu hướng gắn bó với các sản phẩm quen thuộc. Ví dụ như về thương hiệu bánh Choco-Pie của Orion là một thương hiệu mạnh về dòng bánh Choco-Pie. Kinh Đô Miền Bắc cũng đã đầu tư hàng chục tỷ đồng đầu tư dây chuyền công nghệ để cho ra đời sản phẩm bánh First-Pie. Nhưng không thể vượt qua được đối thủ nặng ký chỉ sau một năm hoạt động dây chuyền đã dừng sản xuất. - Nghiên cứu phát triển: trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, các DN đều liên tục tung ra các sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, cải tiến mãu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm...Công ty cũng cần ngày càng tạo ra các chủng loại mặt hàng phong phú và đa dạng hơn nữa để giữ vững vị thế số một ở thị trường khu vực phía Bắc. Ví dụ như dòng bánh mỳ Staff của Hữu Nghị là sản phẩm đi sau dong bánh Aloha hay Scotty của Kinh Đô Miền Bắc nhưng nó lại chính là dòng bánh rất được người tiêu dùng ưa chuộng và có số lượng tiêu thụ rất lớn. - Hệ thống phân phối: một hệ thống nhà phân phối và bán lẻ rộng khắp sẽ là một lợi thế mà các đối thủ khác rất khó có thể sao chép. Tuy hệ thống phân phối của Công ty đang ngày càng được mở rộng nhưng cũng cần chú trọng nâng cao chất lượng của từng nhà phân phối, làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng một cách nhanh nhất, phục vụ ân cần chu đáo,…Ví dụ như ngay tại các hệ thống Bakery thì có thể nên có thêm bàn và ghế để cho khách có thể ngồi ăn ngay tại của hàng không như hiện nay khách chỉ vào mua bánh,… Chương 2 : Thực trạng công tác tiêu thụ dòng Snack của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 2.1. Đặc điểm về dòng Snack của Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc Snack là thuật ngữ chuyên môn được sử dụng nhiều trong thời gian gần đây nói về các loại thức ăn nhẹ, thức ăn nhanh và do được quảng cáo rầm rộ, dễ ăn nên được nhiều người ưa dùng từ lứa 5- 30 tuổi trong đó đặc biệt có nhóm trẻ nhỏ. Bắt đầu từ thập niên 90, với dây chuyền công nghệ trị giá trên 750.000 USD nhập từ Nhật, Công ty Kinh Đô non trẻ trong lĩnh vực thực phẩm đã bắt tay sản xuất bánh snack thuần Việt. Lúc đó, snack nhập từ Thái Lan đang là lựa chọn số một của đại đa số khách hàng. Thế nhưng, chỉ hai năm sau, thương hiệu Kinh Đô với bánh ăn nhanh Snack tràn ngập thị trường và được khách hàng ưa chuộng. Với ưu thế giá rẻ, mùi vị đăc trưng, gần với thị hiếu người Việt, lại có chiến lược quảng bá mang dấu ấn trẻ trung, năng động, snack Kinh Đô giành được thị phần đã bị hàng Thái Lan chiếm lĩnh. Dần dần, Kinh Đô đã thay đổi thói quen của khách hàng trong tiêu dùng thực phẩm. Nhìn chung hiện nay, các máy móc công nghệ chế biến và sản xuất sản phẩm Snack của Công ty đều đã cũ do máy móc được nhập về từ năm 1993 và do Công ty cổ phần Kinh Đô trong Miền Nam chuyển giao lại cho Kinh Đô Miền Bắc vào năm 2001. Và Kinh Đô Miền Nam đã thực hiện giai đoạn sấy 1 rồi sau đó vận chuyển bằng các contener ra cho Kinh Đô Miền Bắc thực hiện giai đoạn sấy 2 để tạo ra thành phẩm. Với quy trình sản xuất phức tạp và chi phí vận chuyển lớn này đã tác động tới chi phí giá thành cạnh tranh sản phẩm Snack của Kinh Đô Miền Bắc. - Quy trình công nghệ sản xuất Snack mặn Chiên Sấy 2 Chuẩn bị NVL Bán thành phẩm Phun tương Bao gói Phun dầu Sấy thành phẩm Sơ đồ 7: Quy trình công nghệ sản xuất Snack mặn - Quy trình công nghệ sản xuất Snack ngọt Ép đùn Sàng Nghiền Trộn- Phun tương Chuẩn bị NVL Sấy thành phẩm Bao gói Trộn- Phun dầu bột Sơ đồ 8: Quy trình công nghệ sản xuất Snack ngọt 2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm dòng Snack của Công ty qua các năm 2.2.1. Kết quả tiêu thụ sản phẩm qua các năm Bảng 6: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) Năm 2005 2006 2007 2008 Tỷ lệ tăng trưởng % 2006/2005 % 2007/20006 % 2008/2007 Doanh thu 21,697 28,180 34,789 26,329 130 123.4 75.7 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Biểu đồ 4: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack qua các năm (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty có chiều hướng giảm cụ thể: Năm 2005, Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack của Công ty đạt 21,697 triệu đồng. Năm 2006, Doanh thu tiêu thụ sản phẩm Snack là 28,180 triệu đồng, tăng 6,483 triệu đồng tương ứng tăng gần 30% so với năm 2005. Có sự gia tăng như vậy là do Công ty áp dụng các chương trình quảng cáo rầm rộ, các chương trình khuyến mãi khi mua sản phẩm nên thúc đẩy được hoạt động tiêu thụ mạnh. Năm 2007, Doanh thu của Snack đạt 34,789 triệu đồng tăng 6,609 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tăng 23,4% nhưng so với sự tăng trưởng của năm 2006 so với năm 2005 thì % lượng tiêu thụ sản phẩm đã giảm 6,6%. Nguyên nhân là do thời điểm năm 2007 này bắt đầu xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mạnh như Pepsico có chiến lược quảng cáo về công ty, kế hoạch sản xuất và sản phẩm của mình nên một phần sản lượng tiêu thụ giảm. Nhưng do trong năm này Công ty vẫn tung ra các chương trình hỗ trợ bán hàng cho các nhà phân phối như chiết khấu giảm giá nhiều hơn khi lấy nhiều và đầy đủ các mặt hàng, các chương trình khuyến mãi khác hoặc khi các nhà phân vượt chỉ tiêu tăng doanh số của chương trình là 40% thì sẽ có ưu đãi riêng nên đã kích thích được các nhà phân phối nhập hàng về nhiều và có các hoạt động thúc đẩy bán hàng. Năm 2008, là lại thấy rõ sự sụt giảm 8,460 triệu đồng doanh số tiêu thụ của sản phẩm Snack từ năm 2007 đạt 34,789 triệu đồng xuống còn 26,329 triệu đồng. Doanh số trong năm 2008 chỉ đạt 75% so với năm 2007, giảm 25%. Nguyên nhân chủ yếu là các sản phẩm của Pepsico, Orion đã thu hút được khách hàng bởi các chương trình khuyến mãi dùng thử tại các trường học, các siêu thị với sự đầu tư lớn và quy mô thì rộng khắp kết hợp với sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Với các chương trình quảng cáo phủ song trên tất cả các phương tiện truyền thông với mật độ dày đặc…Trong khi đó Kinh Đô Miền Bắc lại chuyển hướng đầu tư vào các mặt hàng thu được lợi nhuận cao hơn như bánh trung thu và cả kết hợp trong năm này các chương trình thúc đẩy bán hàng, quảng cáo khuyến mãi cho sản phẩm cũng không có nên phần nào đã bị mất thị phần, sụt giảm doanh số. 2.2.2. Kết quả tiêu thụ theo mặt hàng Hiện nay sản phẩm Snack của Công ty có khá nhiều loại, nhiều mùi, vị khác nhau có thể đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Với nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào trọng lượng của từng bao gói, nhưng các sản phẩm cùng loại mà có cùng trọng lượng với nhau thì có mức giá giống nhau. Bảng 7: Tình hình tiêu thụ theo mặt hàng Snack qua các năm (Đơn vị: Thùng) Sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thùng % Thùng % Thùng % Thùng % Snack loại 7gr 142,742 47,9 134,392 36,8 133,446 28,9 71,504 18,6 Snack loại 12, 16 gr 104,896 35,2 160,320 43,9 225,496 48,9 225,586 58,7 Snack loại 45, 50 gr 11,622 3,9 15,338 4,2 25,763 5,6 13,647 3,5 Sachi 16, 35 gram 38740 13 55,144 15,1 76,650 16,6 67,014 17,4 Slide - - - - - - 6,891 1,8 Tổng lượng 298,000 100 365,195 100 461,328 100 384,642 100 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các sản phẩm Snack loại 12gram có xu hướng tiêu thụ ngày càng tăng và ít có sự thay đổi lượng tiêu thụ qua 2 năm gần đây.Trong khi đó các sản phẩm snack loại 7gr có xu hướng ít được ưa chuộng từ năm 2005 chiếm tới 47,9% số lượng sản phẩm bán ra thì đến năm 2008 chỉ còn chiếm 18,6% số thùng bán ra của toàn nghành snack. Như xét trong hai năm 2007 và 2008 vị thế của Snack loại 12gram tăng lên từ 48,9% lên 58,7% tổng sản lượng tiêu thụ trong từng năm. Mặt khác, ta lại thấy tổng sản lượng tiêu thụ của Snack giảm đi 76,686 thùng từ 461,328 thùng của năm 2007 xuống 384,642 thùng năm 2008 tương ứng giảm 16,6% sản lượng. Điều đó cho thấy các sản phẩm snack khác đã bị sụt giảm sản lượng như dòng snack loại 7gram và loại 45, 50gram sụt giảm gần một nửa sản lượng 47% của năm 2008 so với năm 2007. Trong khi đó năm 2008 Công ty tung ra sản phẩm mới Slide potato, nhưng sản lượng tiêu thụ cũng không mấy khả quan chỉ chiếm 1,8% tổng sản lượng tiêu thụ của năm 2008. Các con số trên đã minh chứng cụ thể cho tình hình hoạt động tiêu thụ dòng sản phẩm Snack của Công ty đang ngày càng giảm sút. Qua đó, Công ty cần đánh giá và nhìn nhận lại để đề ra các chính sách và kế hoạch tiêu thụ cho các năm sau tốt hơn. 2.2.3. Kết quả tiêu thụ theo kênh phân phối Bảng 8: Kết quả tiêu thụ theo kênh qua các năm (Đơn vị: Nghìn đồng) Kênh Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 %2006/ 2005 %2007/ 2006 %2008/ 2007 Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Doanh thu % Nhà phân phối 21,046,090 97 27,193,700 96,5 33,327,862 95,8 24,828,247 94,3 129,2 122,6 74,5 Bakery 173,576 0,8 309,980 1,1 452,953 1,3 473,922 1,8 178,6 137,4 104,6 Siêu thị 477,334 2,2 676,320 2,4 1,008,185 2,9 1,026,831 3,9 141,7 149 101,5 Tổng cộng 21,697,000 100 28,180,000 100 34,789,000 100 26,329,000 100 129,9 123,4 75,7 (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh thu tiêu thụ các sản phẩm Snack thông qua 2 kênh phân phối là Bakery và Siêu thị ngày càng được người tiêu dùng lựa chọn hơn. Sản lượng tiêu thụ ở hai kênh này tăng trưởng từ 0,2-1% qua từng năm do người tiêu dùng ngày càng có xu hướng mua ở những nơi có uy tín và biết rõ được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Nên hàng năm Công ty lại mở thêm 1- 2 Bakery mới để ngày càng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nhưng kênh phân phối chính của Công ty vẫn là qua các nhà phân phối nên sản lượng tiêu thụ qua các nhà phân phối vẫn chiếm tỷ lệ cao, trên 90% tổng doanh thu của cả dòng Snack. Qua các số liệu trên, kênh nhà phân phối chính là kênh có hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhiều nhưng các kênh Bakery cũng như Siêu thị cũng ngày càng có xu hướng tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Vì vậy, Công ty cần có các chính sách đầu tư hợp lý, mở rộng thêm các cửa hàng Bakery có các hình thức phục vụ phong phú hơn,… tạo điều kiện kết nối và hợp tác với các Siêu thị và các nhà phân phối tốt hơn nữa. 2.3. Công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty 2.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường Thị trường luôn luôn có một vai trò quan trọng đối với bất kì một công ty hay một tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường chính là môi trường mà một công ty tồn tại và phát triển. Thị trường bao gồm khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, các nhà cung cấp,…và các nhân tố đó ít hay nhiều đều tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy, muốn hoạt động kinh doanh hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì công tác nghiên cứu thị trường ngày càng trở nên càng quan trọng hơn và ngày càng được chú trọng hơn. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp cho các công ty tìm ra được các giải pháp thích hợp nhằm chiếm lĩnh thị trường và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Nhận thức được điều đó, Kinh Đô Miền Bắc cũng đã thực hiện các chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, do chưa có sự đầu tư đúng mức cho hoạt động nghiên cứu thị trường sản phẩm Snack trong những năm gần đây nên vẫn còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. a. Nghiên cứu cầu về sản phẩm Bất kì một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng đều phải nghiên cứu cầu. Nghiên cứu cầu sẽ giúp doanh nghiệp biết được khách hàng cảu mình là ai, họ ở đâu, họ có nhu cầu gì và họ cần bao nhiêu…Đây là một công việc quan trọng và nó có ảnh hưởng lớn tới hoạt động tiêu thụ của Công ty. Vì vậy, trong những năm qua Kinh Đô Miền Bắc thực hiện công tác nghiên cứu cầu dưới hai hình thức là nghiên cứu trực tiếp và nghiên cứu gián tiếp. Nghiên cứu trực tiếp: đây là phương pháp tiếp cận trực tiếp với để nghiên cứu thị trường thông qua các phiếu điều tra cho người tiêu dùng. Thường hoạt động nghiên cứu này Công ty thuê các công ty bên ngoài thực hiện. Kết hợp với đó tất cả các nhân viên phòng Kinh doanh và phòng Marketing cũng thường tổ chức các đợt công tác để giám sát tiến độ bán hàng và tìm hiểu các nhu cầu và kiến nghị của cả nhà phân phối và người tiêu dùng về sản phẩm của Công ty. Các nhân viên bán hàng tại các Bakery cũng có các bảng hỏi phát cho khách hàng để tìm hiểu về nhu cầu của người tiêu dùng và biết được cảm nhận của khách hàng khi họ sử dụng sản phẩm của Công ty. Những ý kiến này sẽ được tập hợp lại cho phòng Kinh doanh để có thể đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Nghiên cứu gián tiếp: đây là phương pháp thu thập thông tin của Công ty thông qua các thông tin ngoài thị trường, các cơ sở dữ liệu do Công ty tạo ra như các bản thống kê tiêu thụ sản phẩm, bảng so sánh kế hoạch tiêu thụ và kết quả đạt được, các số liệu của kế toán quản trị và kế toán tài chính…và được tập hợp lại cho phòng kinh doanh ra quyết định Trong những ngày đầu mới thành lập công tác nghiên cứu cầu về sản phẩm của Kinh Đô miền Bắc rất được chú trọng và thời điểm đó mặt hàng sản xuất chính của Công ty chính là dòng Snack. Công ty đã tạo ra được sản phẩm ưu thế giá rẻ, mùi vị đăc trưng, gần với thị hiếu người Việt để có thể chiếm lĩnh được thị trường từ tay người Thái. Nhưng trong những năm gần đây Công ty đã bị ế ngành hàng Snack do ngân sách của Công ty dành cho dàng Snack thực tế là không có mà thay vào đó Công ty đã chú trọng đầu tư cho các hoạt động hơn vào các nghành hàng mang lại lợi nhuận lớn. Nhưng do tâm lý người Việt Nam là không thể bỏ nguồn cội- Công ty đã đi lên từ sản phẩm Snack- nên cũng không muốn bỏ dòng Snack nhưng cũng không muốn đầu tư thêm. Đây chính là điều làm cho sản phẩm của Công ty đã không đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng liên tục thay đổi, ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn và xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm cùng loại hấp dẫn hơn, rẻ hơn, ngon hơn... b. Nghiên cứu cung Sự phát triển của khoa học công nghệ, các ngành hóa thực phẩm cũng có nhiều bước tiến vượt bậc, nhiều công thức, cách thức chế biến mới được phát minh tạo ra những hương vị, màu sắc độc đáo sản phẩm cho các sản phẩm Snack đầy sức hấp dẫn người tiêu dùng. Mặt khác thị trường Snack Việt Nam đang là một thị trường đang trong giai đoạn phát triển nên tạo cho môi trường kinh doanh ngày càng sôi động với sự góp mặt của các hãng nổi tiếng trong lĩnh vực khác cũng như các công ty nước ngoài mới gia nhập vào thị trường. Tuy mới tham gia vào thị trường nhưng các công ty này đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đẩy các công ty đi trước vào sự cạnh tranh gay gắt. Hiện nay, việc nghiên cứu cung của Công ty mới chỉ dừng lại ở việc điều tra và tìm hiểu các số liệu thống kê về các đối thủ cạnh tranh, quan sát các hoạt động kinh doanh, chính sách giá cả hay sản phẩm của họ, các chương trình xúc tiến và hỗ trợ bán hàng…để nhận định dòng sản phẩm Snack của công ty đang đi xuống so với các đối thủ chứ qua đó cũng chưa tạo ra một chiến lược cạnh tranh phù hợp. So sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu về sản phẩm Snack của Kinh Đô Miền Bắc 1. Pepsico (Snack Poca khoai tây, Poca vị cua rang me,…): - Sản phẩm ở phân khúc giá cao từ 2000>> 4000 vnđ. - Có đội ngũ Salesmen chuyên trách. - Hình ảnh tại các cửa hàng đẹp, vật dụng hỗ trợ đầy đủ. - Hình ảnh mẫu mã bao bì hấp dẫn, chất lượng sản phẩm cao. Như Poca khoai tây được làm từ củ khoai tây tươi trồng tại Đà Lạt. Pepsico Việt Nam trở thành công ty duy nhất trên thị trường có quy trình khép kín từ việc trồng khoai tây “sạch” cho đến các quy trình sản xuất “sạch” sau đó. Chính điều này làm cho snack khoai tây Poca đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao nhất. - Vị trí: hiện dẫn đầu về ngành hàng Snack ở phân khúc giá cao. - Trọng lượng gói: 22- 27 gram 2. Orion (O’star, Tunies,…) - Sản phẩm phân khúc ở phân khúc giá cao từ 2000>> 4000 vnđ. - Có salesmen chuyên trách. - Mẫu mã bao bì đẹp. - Vật dụng hỗ trợ cho điểm bán đầy đủ. - Vị trí: Hiện đứng thứ hai về nghành hàng Snack ở phân khúc giá cao. 3. Liwayway (Oishi cay, oishi ngô,…) - Sản phẩm ở phân khúc giá trung bình 500>>3000 vnđ. - Hệ thống phân phối: tự chảy, không có salesmen chuyên trách. - Hình ảnh mẫu mã bao bì hấp dẫn. - Vị trí: Hiện đứng ở vị trí thứ 1 về nghành hàng Snack ở phân khúc giá trung bình. - Trọng lượng gói: 9gram, 18gram,… 4. Tràng An, Hải Hà… - Sản phẩm ở phân khúc giá thấp phù hợp với khu vực thị trường ở các tỉnh xa(Nông thôn,miền núi) - Hệ thống phân phối: hỗn hợp cùng với các sản phẩm khác của công ty. - Hình ảnh mẫu mã sản phẩm hạn chế, chất lượng sản phẩm thấp. - Vị trí: Hiện tại không có thương hiệu đối với người tiêu dùng. 2.3.2. Xây dựng và quản trị hệ thống kênh phân phối Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường, Kinh Đô Miền Bắc đã từng bước xây dựng cho mình một mạng lưới giúp cho người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm của Công ty nhất. Hiện nay, Công ty sử dụng hai hệ thống kênh phân phối đó là: kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Sơ đồ 9: Hệ thống kênh phân phối của Công ty Nhà phân phối Bakery Người tiêu dùng Công ty Siêu thị (Nguồn: Phòng Kinh doanh) Các sản phẩm dòng Snack của Công ty chủ yếu có mặt ở địa bàn các tỉnh thành khác thông qua các nhà phân phối rồi từ các nhà phân phối đến trực tiếp cho người tiêu dùng. Còn riêng trên địa bàn Hà Nội các sản phẩm Snack xuất hiện chủ yếu trong các Bakery và các Siêu thị lớn. Hiện nay, Công ty đang tiêu thụ hàng hóa theo phương thức hỗn hợp do đó địa bàn hoạt động rộng lớn và không có người chuyên trách riêng về hoạt động phân phối Snack. Kênh phân phối qua các Bakery là hình thức phân phối trực tiếp. Công ty áp dụng hình thức này chính là thông qua các cửa hàng Bakery để giới thiệu các sản phẩm trực tiếp với người tiêu dùng và còn là đại diện hình ảnh về sản phẩm của Công ty. Hiện nay, tại Hà Nội Công ty có 9 cửa hàng Bakery, các cửa hàng này chủ yếu tiêu thụ các mặt hàng bánh tươi, bánh mỳ còn mặt hàng Snack lượng tiêu thụ rất ít do Snack cũng không phải là mặt hàng chính nên cũng chưa có sự ưu tiên v._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26455.doc