Thẩm định dự án tại Sở Giao dịch 3 Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU LỜI NÓI ĐẦU Chương I : Tổng quan về Sở giao dịch 3 I. Qúa trình hình thành và bộ máy tổ chức của Sở giao dịch 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch 3 2. Bộ máy tổ chức 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức 2.2. Nhân sự 3. Chức năng nhiệm vụ của sở giao dịch 3 II. Thực trạng hoạt động c

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thẩm định dự án tại Sở Giao dịch 3 Ngân hàng đầu tư và phát triển (BIDV) Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa Sở giao dịch 3 trong thời gian qua 1. Công tác huy động vốn 2. Hoạt động tín dụng 3. Các hoạt động khác 3.1. Các hoạt động đầu tư 3.1.1.Hoạt động đầu tư 3.1.2.Hoạt động đầu tư chứng khoán 3.2. Hoạt động dịch vụ 3.2.1.Các dịch vụ dành cho khối định chế tài chính 3.2.2. Dịch vụ mở tài khoản và thanh toán 3.2.3.Dịch vụ bảo lãnh 3.2.4. Dịch vụ ngân hàng quốc tế Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3 1. Công tác thẩm định tại Sở giao dịch 3 1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định 1.1.1.Mục đích 1.1.2.Căn cứ thẩm định 1.2.Quy trình thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 1.3.Nội dung thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp 1.3.1 Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án 1.3.2.Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án 1.3.3.Thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào 1.3.4.Thẩm định kĩ thuật 1.3.4.1. Địa điểm xây dựng 1.3.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án 1.3.4.3.Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án 1.3.4.4: Công nghệ và thiết bị 1.3.4.5: Yếu tố môi trường và phòng cháy chữa cháy 1.3.5 Thẩm định khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện 1.3.6.Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của phương án 1.3.6.1 Tổng vốn đầu tư của dự án 1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư 1.3.6.3.Nguồn vốn đầu tư 1.3.7.Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 1.3.7.1 Cơ sở để tính toán 1.3.7.2.Phương pháp tính toán 1.3.8 Thẩm định khía cạnh rủi ro của dự án 1.4.Các phương pháp thẩm định vay vốn của Sở giao dịch 3 1.4.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự 1.4.2.Phương pháp so sánh đối chiếu 1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy 1.4.4.Phương pháp dự báo 1.4.5.Phương pháp triệt tiêu rủi ro 2 .Ví dụ minh họa 2.1. Giới thiệu khách hàng 2.2 Nôi dung thẩm dịnh dự án 2.2.1 Thẩm định hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp 2.2.2.Thẩm định hồ sơ xin vay vốn 2.2.2.1Thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án đầu tư 2.2.2.2.Thẩm định về mặt thị trường 2.2.2.3Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh 2.2.2.4.Về thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn vốn 2.2.2.5.Thẩm định tài chính của dự án 2.2.2.6. Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay II. Kết quả và hiệu quả của thẩm định 1. Kết quả 1.1.Kết quả 1.2. Những kết quả hoạt động của khối định chế tài chính của hoạt động tín dụng 1.3.Những kết quả của hoạt động đầu tư 1.4. Các dịch vụ dành cho khối khách hàng doanh nghiệp 1.4.1. Hoạt động thanh toán và tài trợ thương mại : 1.4.2. Hoạt động bảo lãnh: 1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy 2.Hiệu quả Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm đinh dự án tại Sở giao dịch 3 I. Đánh giá tình hình thẩm định dự án vay vốn của SGD 3 1. Những thành tựu đạt được 2 .Những hạn chế và nguyên nhân 2.1 Những hạn chế 2.2. Nguyên nhân 2.2.1 Đối với nguyên nhân từ phía khách hàng 2.2.2. Đối với nguyên nhân từ phía ngân hàng 2.2.3.Nguyên nhân từ môi trường pháp lí II.Định hướng phát triển của sở 3 1. Định hướng phát triển cho toàn chi nhánh 2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định 2.1 Nâng cao vị trí của công tác thẩm định 2.2 Hoàn thiện phương pháp thẩm định 2.3. Hòan thiện nội dung thẩm định 2.3.1. Đối với nội dung kĩ thuật của dự án 2.3.2.Về khía cạnh thị trường 2.2.3.Về khía cạnh hiệu quả tài chính 2.4. Nâng cao năng lực cán bộ thẩm định 2.5 Nâng cao chất lựơng thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định 2.6 .Từng bước cải thiện và nâng cao cơ chế tổ chức trong công tác thẩm định dự án đầu tư DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 SGD Sở giao dịch 2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 3 HĐQT Hội đồng quản trị 4 P.QLDA Phòng quản lí dự án 5 P.QLRR Phòng quản lí rủi ro 6 P.TĐ – QLTD Phòng thẩm định và quản lí tín dụng 7 P.DVKH Phòng dịch vụ khách hàng 8 P.CNTT Phòng công nghệ thông tin 9 P.KT- TC Phòng kế toán tài chính 10 P.TCHC Phòng tổ chức hành chính 11 VNĐ Việt Nam đồng DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU 1 Bảng1. 1: Công tác huy động vốn của sở 3 2 Bảng 1.2 : Tăng trưởng của công tác huy động vốn 3 Bảng 1.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng 4 Bảng 1.4: Tỉ trọng cho vay theo nghành nghề 5 Bảng 1.5: Hoạt động cho vay của SGD 3 6 Bảng 1.6: Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề ( không bao gồm các liên doanh) 7 Bảng1.7: Quy mô đầu tư 8 Bảng 2.1: Tăng trưởng về quy mô và tổng lãi 9 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 10 Bảng 2.3: Số lượng một số mặt hàng khô, hàng rời xuất nhập khẩu năm 2006, 2007của Việt Nam 11 Bảng 2.4: Sản lượng vận tải đừơng biển các năm qua của tổng công ty hàng hải Việt Nam 12 Bảng2.5: Cơ cấu tín dụng theo loại tiền tệ 13 Bảng 2.6: Hiệu quả hoạt động của sở 14 Bảng 3.1: Cơ cấu tín dụng theo ngành nghề 15 Bảng 3.2: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm qua cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế trong nước và thế giới.Các ngân hàng tại Việt Nam cũng đang ngày càng phát triển và hội nhập theo.Số lượng các ngân hàng thương mại ra đời ngày càng nhiều khiến cho việc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn, các ngân hàng đã đưa ra nhiều dịch vụ mới, thuận lợi ưu tiên cho khách hàng. Nhằm để tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác thì SGD 3 cũng như nhiều ngân hàng khác trong khối các ngân hàng thương mại luôn chú trọng việc nâng cao công tác thẩm định, bởi đây là một hoạt động quan trọng ảnh hưởng đến kết qủa kinh doanh không chỉ của ngân hàng mà cả của khách hàng đi vay.Chính vì tầm quan trọng của công tác thẩm định trong ngân hàng.Nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Thẩm định dự án tại sở giao dịch 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam .Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề tốt nghiệp Bố cục bài viết của tôi gồm 3 phần Chương I : Tổng quan về Sở giao dịch 3 Chương 2: Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam Chương 3. Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác thẩm đinh dự án tại Sở giao dịch 3 Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Ths.Lương Hương Giang và các anh chị trong phòng quan hệ khách hàng tại sở 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã giúp tôi hoàn thiện bài viết này Chương I Tổng quan về Sở giao dịch 3 I. Qúa trình hình thành và bộ máy tổ chức của Sở giao dịch 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Lịch sử 50 năm xây dựng, trưởng thành của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi hào hùng và gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam... Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nước (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nước (1975-1989) và thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là người lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư phát triển của đất nước... Thời kỳ từ 1957- 1980: Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) - tiền thân của BIDV - được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Quy mô ban đầu gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực Thời kỳ 1981- 1989: Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Thời kỳ 1990 - nay: Thời kỳ 1990- 1994: Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụ đầu tư phát triển. Từ 1/1/1995 Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước. Thời kỳ 1996 - nay: Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,… 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của sở giao dịch 3 Sở giao dịch 3 là một trong những sở giao dịch của BIDV được thành lập theo quyết định số 285/QĐ –TTg ngày 18/4/2002 của Thủ tướng chính phủ.và theo quyết định số 39/QĐ – HĐQT ngày 02/7/2002 của hội đồng quản trị ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Là một trong các đơn vị thành viên lớn nhất của BIDV. Sở giao dịch 3 luôn cung cấp tất cả các dịch vụ của ngân hàng đến mọi đối tượng khách hàng, là đầu mối quản lí các nguồn vốn ưu đãi của các tổ chức tài chính quốc tế trong hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. Được Word Bank đánh giá là ngân hàng chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc giải ngân nguồn vốn dự án tài chính nông thôn. Hoạt động ngân hàng trên cơ sở nền tảng công nghệ hiện đại Hiện nay SGD 3 đã vượt qua những khó khăn ban đầu và khẳng dịnh được vị thế vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ .Mặt khác SGD 3 còn thường xuyên tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tư phục vụ phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Để thực hiện chiến lược đa dạng hóa các phương thức, hình thức giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hóa các hình thức kinh doanh và đầu tư, từ mấy năm trở lại đây SGD 3 đã thu được nhiều kết quả trong hoạt động sản suất kinh doanh, từng bước khẳng đinh mình trong môi trường kinh doannh mới đầy tính cạnh tranh 2. Bộ máy tổ chức 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Khối QLDA Khối Tín dụng Khối DVKH Khối Qlý nội bộ Khối các đơn vị trực thuộc P. QLRR P. LCĐC P. TĐịnh các tiểu DA bán buôn P. Môi Trường P. Tín dụng P. TĐ&QLTD P. DVKH P. Tiền tệ kho quỹ P. KT-TC P. KHNV Các Phòng Giao dịch Các Quỹ Tiết kiệm P. TTQT P. TCHC P. CNTT P. ĐLUT Hiện tại SGD3 có 5 khối chính là: khối quản lí dự án, khối tín dụng, khối dịch vụ khách hàng, khối quản lí nội bộ, khối các đơn vị trực thuộc . Trong đó mỗi khối đều có những phòng ban chức năng riêng của khối mình .Sau đây là chức năng của một số các phòng ban quan trọng trong SGD 3 Phòng khách hàng Chức năng Là phòng trực tiếp giao dịch với các khách hàng là các doanh nghiệp lớn các doang nghiệp vừa và nhỏ về khai thác vốn bằng Việt Nam đồng và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của BIDV. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng Phòng kế toán Chức năng: Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính chi tiêu nội bộ tại sở giao dịch. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xủ lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của nhà nước và của BIDV. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng Phòng quản lí rủi ro Chức năng Phòng quản lí rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh và công tác quản lí rủi ro của SGD, quản lí giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư bảo đảm các danh mục tín dụng cho vay từng khách hàng . Thẩm định hoặc tái thẩm định từng khách hàng, đưa ra phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lí rủi ro cho tất cả các hoạt động của ngân hàng theo chỉ đạo của BIDV .Chịu trách nhiệm về xử lí các khoản nợ có vấn đề tại các phòng có cho vay Phòng thanh toán xuất nhập khẩu: Chức năng: Là phòng nghiệp vụ tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thoanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của ngân hàng BIDV Phòng tiền tệ kho quỹ Chức năng Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và ngân hàng BIDV. Ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn Phòng tổ chức hành chính Chức năng Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại sở theo đúng chủ trương chính sách nhà nước và quy định của ngân hàng BIDV. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn tại sở Phòng thông tin điện toán Chức năng Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại sở. Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh Phòng thẩm định tín dụng Chức năng Thẩm định dự án cho vay, bảo lãnh trung và dài hạn và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng, tham gia ý kiến về quyết định cấp tín dụng đối với các dự án trung và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởng phòng tín dụng Nhiệm vụ Thẩm định đề xuất hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng Thẩm định đánh giá về tài sản đảm bảo nợ vay Làm thư kí hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý rủi ro của sở giao dịch Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loại rủi ro tín dụng của khách hàng vay, đánh giá phân loại xếp hạng doanh nghiệp, Định kì kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngân vốn vay và kiểm tra theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng Quản lý kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn sở giao dịch Kiểm soát, giám sát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảo và khác khoản vay đã đến hạn Theo dõi hoạt động tín dụng tại sở giao dịch Phân tích hoạt động các ngành kinh tế, cung cấp thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng, tham mưu xây dựng các chính sách tín dụng Quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng, đầu mới trực tiếp quản lý bảo cáo, tham mưu xử lý nợ xấu Giám sát tự tuân thủ các quy định của xã hội nhà nước, quy định chính sách của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về tín dụng các quy định chính sách liên quan đến tín dụng ở các phòng tín dụng Thu thập cung cấp thông tin và đánh giá các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật Đầu mối tổng hợp thực hiện báo cáo tín dụng 2.2. Nhân sự Tính đến thời điểm 30/6/2008 SGD 3 có tất cả là 107 cán bộ. Đều là những cán bộ có trình độ đại học và sau đại học . Tất các các nhân viên trong sở đều được đào tạo có đúng chuyên ngành. Có nghiệp vụ chuyên môn sâu, được tham gia đầy đủ các khóa đào tạo ngắn hạn của ngân hàng BIDV để nâng cao trình độ chuyên môn Phòng tín dụng của SGD 3 gồm có 10 thành viên , đều là những cán bộ trẻ có năng lực tại SGD 3. Trong đó có 3 thành viên là thạc sĩ. Được đào tạo từ các khối trường kinh tế như Kinh tế quốc dân, ngân hàng, học viện tài chính… 3. Chức năng nhiệm vụ của SGD 3 Các nhiệm vụ của SGD 3 Trực tiếp làm chủ dự án (tài chính nông thôn I, II & III), quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ tổ chức quốc tế, các đối tác nước ngoài tới các định chế tài chính (PFI), các tổ chức vi mô Thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại theo Luật các tổ chức tín dụng, theo điều lệ và quy định của BIDV Thực hiện dịch vụ ngân hàng đại lý, quản lý vốn đầu tư cho các dự án và các nghiệp vụ khác theo ủy nhiệm của tổng giám đốc BIDV II. Thực trạng hoạt động của SGD 3 trong thời gian qua 1. Công tác huy động vốn Bảng 1.1: Công tác huy động vốn của sở 3 (đơn vị triệu VNĐ) Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 31/12/2007 Tổng nguồn vốn huy động 57.259 58.584 67.967 Cơ cấu nguồn vốn huy động - Tiền gửi tổ chức kinh tế 22.044 24.512 33.215 - Tiền gửi dân cư 35.214 34.072 34.752 Phân theo loại tiền gửi - Tiền gửi bằng VNĐ 46.992 46.603 57.331 - Tiền gửi bằng ngoại tệ (quy VNĐ) 10.266 11.981 10.636 ( theo nguồn sở 3) Bảng 1.2 : Tăng trưởng của công tác huy động vốn ( đơn vị %) Chỉ tiêu 2006 so 2005 2007 so 2006 Tổng nguồn vốn huy động 102,3 116,02 Cơ cấu nguồn vốn huy động Tiền gửi từ tổ chức kinh tế 111,19 135,5 Tiền gửi dân cư 96,755 101,99 Phân loại tiền gửi Tiền gửi bằng VNĐ 99,17 123,02 Tiền gửi bằng ngoại tệ 116,7 88,77 (Theo nguồn sở 3) Như vậy nhận thấy trong thời gian qua tổng nguồn vốn mà sở 3 huy động được có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006 tăng 102,3% so với năm 2005, còn năm 2007 tăng 116% so với năm 2006. Đó là do công tác huy động vốn của sở đã được cải thiện, lãi suất tiền gửi luôn được điều chỉnh sao cho phù hợp với nền kinh tế chung. Tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng vốn tiền gửi, nhưng những năm trở lại đây tiền gửi từ các tổ chức kinh tế vào sở đang ngày càng gia tăng và chiếm tỉ trọng gần bằng tiền gửi từ khối dân cư( năm 2007). Lượng tiền gửi bằng ngọai tệ đã có sự ra tăng, góp phần tăng lên nguồn ngoại tệ cho sở 2. Hoạt động tín dụng Hoạt động tín dụng của SGD 3 trong những năm vừa qua đã có những chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về chất lượng, cơ cấu tín dụng đều đạt được kết quả tốt hơn so với các năm trước. Với định hướng phát triển thành một ngân hàng bán lẻ, trong những năm qua danh mục các sản phẩm tín dụng bán lẻ của SGD đã liên tục được bổ sung. Một số nghành đựơc SGD ưu tiên tập trung như điện, xi măng, bất động sản, chế biến gỗ xuất khẩu, chế biến thủy hải sản xuất khẩu đều tăng trưởng dư nợ về tỉ trọng và về số tuyệt đối. Song song với việc chuyển đổi tích cực các tỉ lệ trong cơ cấu tín dụng, SGD cũng đã tập trung xây dựng, phát triển nền khách hàng bền vững, bao gồm các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn của đất nước, các khách hàng này đang tập trung đầu tư vào những nghành, lĩnh vực then chốt có vai trò quan trọng phát triển kinh tế đất nước như điện lực, xi măng, xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng …Với định hướng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, trong thời gian qua SGD cũng đã thiết lập và tạo mối quan hệ với các công ty, và tập đoàn kinh tế tư nhân như :Tập đoàn Vĩnh Phúc, tập đoàn Khải Vi… Về quan hệ khách hàng của SGD đang tiến triển theo xu hướng hợp tác toàn diện từ quan hệ tín dụng kết hợp với hoạt động đầu tư, góp vốn, quan hệ cổ đông chiến lược …Đây là một xu hướng quan hệ sẽ phát triển trong những năm tới, tạo sự gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng Bảng 1.3: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo khách hàng ( Đơn vị %) Chỉ tiêu 2006 2007 Doanh nghiệp nhà nứớc 49,3 39,2 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 3,9 2,4 Doanh nghiệp ngoài quốc doanh khác 34,2 44,0 Cá nhân 10,1 13,1 Cho vay khác 2,5 1,3 ( Theo nguồn SGD 3) Nếu năm 2006 cho vay nhiều nhất là các doanh nghiệp nhà nước chiếm 49,3% thì đến năm 2007 cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn nhất 44,0%.Đặc biệt từ quý 4 năm 2007 sở 3 cũng như BIDV đã triển khai thành công chương trình tín dụng tài trợ xuất khẩu và nhập khẩu nhằm thu hút khách hàng và gia tăng thị phần tín dụng trong lĩnh vực này .Bên cạnh việc tích cực triển khai công tác tín dụng, các biện pháp quản lí chất lượng tín dụng cũng được sở 3 quan tâm . Sở đã thực hiện nhiều biện pháp để thực hiên phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro, kiểm soát nợ xấu đảm bảo việc phân loại nợ một cách chính xác theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Diễn biến tỉ lệ nợ xấu và nợ quá hạn ngày càng giảm thấp và ổn định cho thấy chất lượng tín dụng đựoc nâng lên, khả năng kiểm soát chất lượng tín dụng chủ động chính xác và an toàn Cơ cấu khách hàng đã được chuyển dịch cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, đó là ưu tiên phát triển tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng tỉ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỉ trọng cho vay trung và dài hạn. Cho vay theo ngành nghề cũng dần đẩy mạnh sang các lĩnh vực sinh lợi cao, hạn chế cho vay trong lĩnh vực nhiều rủi ro như nghành xây dựng, cơ sở hạ tầng. Cho vay xây dựng mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong trong tổng dư nợ song đã giảm mạnh trong những năm qua, thể hiện từ năm 2005 chiếm 36,5% đến năm 2007 còn 23,6% thay vào đó là cho vay trong các nghành nghề nhiều tiềm năng như ngân hàng- tài chính –bảo hiểm, hóa chất, bưu chính viễn thông, hàng không, năng lượng, tài nguyên, khoáng sản Bảng 1.4:Tỉ trọng cho vay theo nghành nghề ( Đơn vị %) Ngành nghề 2005 2006 2007 Xây dựng 36,5 24,9 23,6 Sản xuất phân phối điện , khí đốt và nước 9,00 9,16 7,26 Sản xuất và chế biến 13,7 24,52 19,20 Côngnghiệp khai thác 5,50 4,87 3,49 Nông lâm nghiệp và thủy sản 14,50 6,34 6,04 Giao thông 3,50 3,71 4,54 Thương mại và dịch vụ 15,80 25,07 34,49 Ngành khác 1,50 1,43 1,3 Tổng 100 100 100 ( theo nguồn SGD 3) Như vậy nhận thấy trong những năm qua vốn cho vay ngành xây dựng đang có xu hướng giảm, xong vẫn chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng vốn vay. Khối ngành thương mại dịch vụ đang có xu hướng tăng từ 15,8% năm 2005 lên 34,49% năm 2007, đó cũng là xu hướng chung trong nền kinh tế hiện nay Trong năm 2007 , sở tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đối tượng xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được mở rộng từ những khách hàng có dư nợ trên 5 tỉ VNĐ (năm 2006) đến toàn bộ khách hàng doanh nghiệp (năm 2007) chứng tỏ sở ngày càng kiểm soát chặt chẽ danh mục tín dụng theo thông lệ quốc tế Trong năm 2007, sở đã thực hiện thành công việc kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lí nợ xấu như: đánh giá khách hàng và phân loại nợ chính xác theo thông lệ quốc tế là 5,05%. So sánh tỉ lệ nợ xấu của năm 2007 với năm 2005(31,3%)và năm 2006 (9,6%)có thể thấy được nổ lực cũng như hiệu quả trong việc kiểm soát chất lượng tín dụng , xử lí nợ xấu, làm sạch bảng cân đối của SGD Bảng 1.5:Hoạt động cho vay của SGD 3 Phân loại dư nợ 2006(triệu VND) 2007(triệu VNĐ) Tăng trưởng cho vay % dư nợ năm 2006 % dư nợ 2007 1.Nợ đư tiêu chuẩn 9.138 16.141 76,64 52,1 69,53 2.Nợ cần chú ý 6.753 5898 -14,50 38,5 25,41 3.Nợ dưới chuẩn 867 598 -45,01 4,94 2,57 4.Nợ nghi ngờ 300 220 -36,33 1,47 0,95 5.Nợ không thu hồi được 525 356 -47,4 2,99 1,54 6.Nợ xấu(nhóm 3+4+5) 1692 1174 -45,26 Tổng 17538 23213 100 100 (Theo nguồn sở 3) Như vậy nhận thấy một điểm nổi bật là đến năm 2007 thì 69,53% danh mục dư nợ thương mại của SGD là nợ đủ tiêu chuẩn .Tất cả các danh mục dư nợ từ dưới chuẩn tới không thu hồi được đều giảm mạnh, xuống mức chấp nhận được. Nợ nhóm 2 đã giảm từ 38,5% năm 2006 xuống còn 25,41% năm 2007, là do sở đã kiểm soát chất lượng tín dụng chặt chẽ bằng các biện pháp thích hợp 3. Các hoạt động khác 3.1. Các hoạt động đầu tư 3.1.1.Hoạt động đầu tư Hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh và mua cổ phần được xác định là một trong những trọng tâm của SGD 3 nhằm mục đích đa dạng hóa danh mục tài sản hiện có, nâng cao hiệu quả kinh doanh và góp phần mở rộng hoạt động của SGD Trong những năm qua hoạt động đầu tư của SGD đã đi đúng định hướng, tập trung vào những nghành nghề, lĩnh vực có tiềm năng và hiệu quả cao như : năng lượng, tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng… Bảng1.6:Cơ cấu đầu tư theo ngành nghề ( không bao gồm các liên doanh) ( Đơn vị %) Chỉ tiêu 2006 2007 Tài chính ngân hàng bảo hiểm 57,92 26,55 Năng lượng 19,53 10,70 Xây dựng , bất động sản 19,23 16,77 Bưu chính viễn thông, hàng không 2,22 20,87 Tài nghuyên khoáng sản 1,1 0,26 Hóa chất 0 24,24 khác 0 0,61 ( theo nguồn SGD 3) Cùng với sự phát triển của các lĩnh vực theo từng thời kì phát triển kinh tế. Sở 3 đã lựa chọn danh mục đầu tư của mình sao cho phù hợp nhất .Để theo kịp với sự phát triển kinh tế. Nếu như năm 2006 vốn đầu tư chủ yếu đổ vào nghành tài chính ngân hàng chiếm tới 57,92% tổng vốn đầu tư, thì cơ cấu vốn đã giảm hẳn vào năm 2007 chỉ còn 26,55% cùng với đó là sự tăng lên cơ cấu đầu tư vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, hóa chất phù hợp với những biến động kinh tế trong thời gian qua Sở 3 đã cùng hợp tác với nhiều công ty, tổng công ty hình thành các tổ hợp đầu tư để triển khai các dự án chung. Sở 3 đã tham gia chủ động và tích cực trên nhiều giác độ như : góp vốn, tài trợ và thu xếp tín dụng, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Bảng1.7: Quy mô đầu tư ( đơn vị tỉ VNĐ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Quy mô đầu tư 12 23,5 50 Tổng lãi thu đầu tư 10 14,4 36,8 ( theo nguồn sở 3) Bảng 1.8: Tăng trưởng về quy mô và tổng lãi ( đơn vị %) Chỉ tiêu 2006 so 2005 2007 so 2006 Quy mô đầu tư 195,83 212,76 Tổng lãi thu đầu tư 144 255,55 Như vậy qua bảng số liệu trên nhận thấy tổng giá trị danh mục đầu tư tại 40 đơn vị năm 2007 so với năm 2006 tăng 212,76%. Bên cạnh quy mô đầu tư, hiệu quả hoạt động đầu tư cũng có những kết quả tăng trưởng khá . Tổng thu nhập từ hoạt động đầu tư năm 2007 là 36,8 tỉ tăng 255,55 % so với năm 2006 3.1.2.Hoạt động đầu tư chứng khoán Trong những năm qua thị trường chứng khóan Việt Nam đã có nhiều những diễn biến phức tạp và chịu sự tác động khá mạnh mẽ của những chính sách và sự kiện quan trọng.Tuy nhiên hoạt động kinh doanh chứng khoán của sở vẫn có những kết quả khả quan, hoàn thành chỉ tiêu vượt mức kết quả kinh doanh và có những buớc tăng trưởng.Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh chứng khoán năm 2007 là 17854 triệu VNĐ tăng gấp 1,6 lần năm 2006. Cho thấy hoạt động đầu tư chứng khoán của sở đã phát triển vững biết lựa chọn đầu tư những chứng khoán tốt, có tiềm năng tăng trưởng 3.2. Hoạt động dịch vụ 3.2.1.Các dịch vụ dành cho khối định chế tài chính Sở 3 đã thực hiện thành công dự án Tài chính nông thôn I, II, với giá tri tương đương là 350 triệu USD, và được ngân hàng thế giới tiếp tục lựa chọn làm ngân hàng bán buôn cho dự án tài chính nông thôn III với tổng vốn đầu tư là 200 triệu USD,với mục tiêu là : khuyến khích đầu tư khu vực kinh tế nông thôn, nâng cao năng lực tài chính nông thôn Việt Nam, tăng khả năng tiếp cận của người nghèo nông thôn đến các dịch vụ tài chính chính thức. Các bên tham gia gồm : + Sở giao dịch 3 được chính phủ giao là ngân hàng bán buôn + Định chế tài chính vay vốn để cho vay lại tới nguời cho vay cuối cùng : các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng nhân dân trung ương và các định chế tài chính khác + Người vay cuối cùng: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp ở khu vực nông thôn có tiểu dự án hợp lệ Cơ chế vay vốn + SGD 3 cho vay bán buôn đến các định chế tài chính + Các định chế tài chính cho vay bán lẻ trực tiếp đến những người vay cuối cùng Lợi ích từ dự án tài chính nông thôn mang lại đối với SGD 3 là rất lớn, có được nguốn vốn trung và dài hạn ổn định, có thể lên tới 15 năm với lãi suất tương đối hợp l, góp phần nâng cao uy tín trong quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế 3.2.2. Dịch vụ mở tài khoản và thanh toán SGD 3 đã thực hiện các dịch vụ tài khoản giúp khách hàng mở các loại tài khoản Tiển gửi thanh toán Tiền gửi có kì hạn Tiền gửi chuyên dùng ( tài khoản đặc biệt / tạm ứng…) Bằng các loại tiền VND, USD, EUR, và các loại ngoại tệ khác .Thưchiện các giao dịch trên tài khoản như Nộp tiền mặt, rút tiền mặt Chuyển khoản, chuyển tiền , thanh toán lương tự động Phục vụ các yêu cầu đặc thù của các dự án , chương trình ODA đối vói các tài khoản đặc biệt / tạm ứng 3.2.3.Dịch vụ bảo lãnh Bảo lãnh là một dịch vụ truyền thống và thế mạnh không những của SGD 3 mà của toàn hệ thống ngân hàng BIDV do khả năng tài chính và uy tín trong hoạt động tài trợ vốn cho các dự án lớn, đồng thời do cơ cấu khách hàng của sở 3 thường là những tổng công ty, các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực xây dựng . Thu từ dịch vụ bảo lãnh tính đến 31/12/2007 là 54 tỉ VND tăng trưởng 56% so năm 2006 , chiếm tỉ trọng 35,9% trong tổng thu dịch vụ ròng của ngân hàng .Với các loại hình bảo lãnh Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thanh toán và thư tín dụng dự phòng Bảo lãnh vay vốn Bảo lãnh đối ứng Xác nhận bảo lãnh Bảo lãnh bảo đảm chất lựong sản phẩm Bảo lãnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp 3.2.4. Dịch vụ ngân hàng quốc tế SGD 3 ngân hàng dầu tư phát triển Việt Nam đã cam kết mang lại cho khách hàng dịch vụ thanh toán quốc tế nhanh nhất với chi phí hợp lí nhất, với một hệ thống các ngân hàng đại lí trên thế giới Còn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ: là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các sản phẩm kinh doanh ngoại tệ, đặc biệt là các sản phẩm phái sinh, sở 3 hỗ trợ tích cực các doanh nghiệp trong việc tìm ra phương phán phòng ngừa rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất một cách hiệu quả nhất Các sản phẩm kinh ._.doanh ngoại tệ Giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay (SPOT) Giao dịch mua bán ngoại tệ kì hạn (FORWARD) Giao dịch hoán đổi ngoại tệ Các sản phẩm phái sinh Giao dịch quyền chọn tiền tệ (OPTION) Giao dịch hoán đổi lãi suất Các dịch vụ này đã mang lại cho khách hàng những lợi ích như tỉ giá giao dịch cạnh tranh, thủ tục đơn giản, thuận tiện . Cung cấp miến phí thông tin tỉ giá, bản tin phân tích , dụ báo thị trừờng.Tư vấn chuyên nghiệp về sản phẩm và phương án phòng ngừa rủi ro tỉ giá , lãi suất Chương 2 Thực trạng công tác thẩm định dự án tại Sở giao dịch 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam I. Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch 3 1. Công tác thẩm định tại Sở giao dịch 3 1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định 1.1.1.Mục đích Trong công tác thẩm định dự án đầu tư thì mục đích là nhằm giúp cho các cấp lãnh đạo ra quyết định, cấp giấy phép đầu tư và chủ đầu tư của dự án có được sự lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất. Nhằm đưa ra quyết định đầu tư có hiệu quả và đạt được những lợi ích kinh tế xã hội. Còn đối với ngân hàng thì hoạt động thẩm định dự án đầu tư sẽ giúp cho ngân hàng đưa ra được những quyết định chính xác nhất .Ví dụ như : Đưa ra được những kết luận chính xác nhất về hiệu quả kinh tế về tính khả thi, về rủi ro mà dự án có thể gặp phải để từ đó ngân hàng sẽ đưa ra quyết định là có cho dự án đó được vay hay không Ngân hàng đưa ra các ý kiến để góp ý với chủ đầu tư nhằm đảm bảo hiệu quả cho vay, để hạn chế thấp nhất mức rủi ro có thể gặp phải, đảm báo dự án trả nợ gốc và lãi đúng hạn Qua hoạt động thẩm định ngân hàng sẽ có đuợc căn cứ để kiểm tra xem việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay không . Tránh tình trạng vốn vay sử dụng sai mục đích sai đối tượng Công tác thẩm định sẽ gíup cho ngân hàng tích lũy được nhiều kinh nghiệm .Từ đó sẽ thẩm định những dự án sau tốt hơn Thẩm dịnh sẽ giúp cho ngân hàng có cơ sở để xác định được số tiền cho vay, mức thời gian được vay… để tạo điều kiện cho doanh nghiệp vay vốn hoạt động có hiệu quả nhất Như vậy cán bộ thẩm định phải thu thập đầy đủ các thông tin về dự án, về khách hàng vay vốn, các văn bản pháp luật liên quan đến công tác thẩm định để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất 1.1.2.Căn cứ thẩm định Căn cứ vào pháp lí : Trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn cán bộ thẩm định cần phải căn cứ vào các yếu tố pháp luật .Đó là các kế hoạch các chính sách mà nhà nước hoặc địa phương ban hành hoặc các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư Căn cứ vào hồ sơ dự án: Hồ sơ dự án là một tài liệu rất quan trọng, từ đó cán bộ thẩm định có căn cứ để tiến hành thẩm định dự án.Trong một hồ sơ dự án thường có hai phần là phần thiết kế cơ sở, và phần thuyết minh dự án.Trong đó phần thuyết minh dự án gồm các nội dung như sự cần thiết đầu tư dự án , nguồn vốn của dự án, các phương án trả vốn, các giải pháp về kĩ thuật, công nghệ, môi trường … đưa ra các chỉ tiêu về tài chính quan trọng, các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội . Đối với phần thiết kế cơ sở bao gồm các nội dung như bản vẽ và thuyết minh để cán bộ thẩm định có thể dựa vào đó xác định được tổng mức vốn đầu tư Căn cứa vào các định mức, tiêu chuẩn, quy phạm trong từng lĩnh vực cụ thể: Cán bộ thẩm định khi tiến hành thẩm định phải căn cứ vào các quy định các tiêu chuẩn đối với từng lĩnh vực công trình cụ thể, các quy phạm về vấn đề sử dụng đất, các tiêu chuẩn về kĩ thuật, công nghệ môi trường…cụ thể cho từng ngành khi tiến hành thẩm định Căn cứ vào thông lệ và quy ước quốc tế: Các hiệp định, các điều ước mang tính quốc tế giữa các nước hoặc giữa các tổ chức quốc tế về việc quy định các vấn đề như thủ tục xuất nhập khẩu, hàng hải, hàng không, bảo hiểm, bảo lãnh …sẽ là căn cứ để cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định dự án đầu tư 1.2.Quy trình thẩm định dự án tại SGD 3 Công tác thẩm định của SGD 3 ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thực hiện theo quy trình sau Bước1 :Tiếp nhận hồ sơ và thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng Đối với 2 diện khách hàng là khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu và khách hàng đã có quan hệ tín dụng thì sẽ có quá trình thẩm định khác nhau Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng từ trước thì lúc này cán bộ cần tiến hành đối chiếu thông tin, hoàn thiện thêm các nội dung còn thiếu trong hồ sơ vay vốn để có thể tiếp nhận hồ sơ của khách hàng Còn đối với khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng thì cán bộ thẩm định lại phải làm nhiều việc hơn. Phải hướng dẫn khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết đó là các thông tin về các nhân, các điều kiện để vay vốn.Tiếp đó là cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ theo các bước để có được một bộ hồ sơ hợp lệ Sau khi cán bộ thẩm định hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ hợp lí thì cần phải tiến hành kiểm tra các bộ hồ sơ đó xem đã hợp lí hay chưa, còn thiếu nội dung nào không, nếu thiếu cần yêu cầu khách hàng bổ sung thêm để có thể tiếp tục tiến hành thẩm định Bước 2: Thẩm định các điều kiện cần để vay vốn Tại bước này cán bộ thẩm định cần xem xét tại các khía cạnh sau Cán bộ thẩm định cần tiến hành kiểm tra kĩ hồ sơ vay vốn và mục đích mà khách hàng vay vốn, xem có hợp lí hay không Thẩm định về khách hàng vay vốn Xem xét phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng Xác minh lại xem các nguồn thông tin đã chính xác chưa Đưa ra các dự kiến của ngân hàng trong trường hợp phê duyệt khoản vay Thẩm định tài sản mà khách hàng dùng để đảm bảo tiền vay Bước 3:Xác định phương thức và cách thức vay vốn Tùy vào đặc điểm của khách hàng vay vốn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng luân chuyển nguồn vốn mà cán bộ thẩm định lựa chọn phương thức cho vay phù hợp .Bên cạnh đó cán bộ thẩm định cần thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp vay vốn Bước 4: Tiến hành đánh giá khả năng về nguồn vốn, điều kiện thanh toán và mức lãi xuất cho vay Tại bước này cán bộ thẩm định cần phải đánh giá về nguồn vốn nhằm mục đích cân đối lại nguồn vốn đối với những khoản vay có quy mô lớn, còn đối với những khoản vay thanh toán bằng tiền ngoại tệ cần phải đưa ra đựoc mức ước tính khả năng chuyển đổi ra ngoại tệ.Cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét cân nhắc một cách hợp lí để đưa ra mức lãi suất cho vay phù hợp. Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì cán bộ thẩm định cần phải kết hợp với phòng thanh toán xuất nhập khẩu để xác định được hình thức thanh toán hợp lí Bước 5: Lập tờ trình thẩm định Tại bước này cán bộ thẩm định sẽ trình cấp có thẩm quyền về tờ trình .Tùy theo từng dự án mà cán bộ sẽ lựa chọn những nội dung chính và quan trọng để có thể thể hiện rõ hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của khách hàng trong tờ trình Bước 6:Tiến hành tái thẩm định khoản vay Trong buớc này giám đốc sở sẽ cử một vài cán bộ thẩm định khác chưa tham gia thẩm định lần một sẽ tiến hành tái thẩm định. Cán bộ tái thẩm định sẽ thực hiện kiểm tra lại hồ sơ vay vốn của khách hàng sau đó sẽ lập tờ trình nêu ý kiến của mình về quyết định cho vay để trình lên cấp trên Tuy nhiên mọi vấn đề phát sinh trong quá trình tái thẩm định, dẫn đến việc đưa ra các quyết định khác nhau ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định cuối cùng là có cho vay hay không đều phải trình lên giám đốc sở hoặc những người ủy quyền Theo quy định của sở thì thời gian để thực hiện khâu tái thẩm định là trong khoảng năm ngày đối với những dự án trung và dài hạn và không quá 3 ngày đối với dự án vay ngắn hạn và không được tính vào thời gian thẩm định lần đầu Bước 7: Tiến hành trình duyệt khoản vay Khi tiến hành trình duyệt khoản vay sẽ có các trường hợp xảy ra như Trường hợp 1:Khi không quy định khoản vay cần thông qua hội đồng thẩm định cơ sở Cán bộ thẩm định lúc này sau khi đã làm việc nghiêm túc, hoàn thành hết các khoản thẩm định và chịu trách nhiệm về độ chính xác và hợp pháp thì sẽ tiến hành trình cho cán bộ cấp trên tờ trình thẩm định và tái thẩm định cũng như toàn bộ hồ sơ về khách hàng vay vốn. Lúc này cán bộ thẩm định cần nêu rõ ý kiến của mình về khoản vay, và nêu ra ý kiến có cho vay hay không sau khi đã tiến hành thẩm định theo quy định của SGD 3 Sau khi nhận đựoc những giấy tờ do cán bộ thẩm định gửi, thì cán bộ cấp trên sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các nội dung trên theo quy định trên, rồi nghi rõ ý kiến của mình là có quyết dịnh cho vay hay không trên tờ trình thẩm định. Trong đó cán bộ thẩm định sẽ tập trung đưa ý kiến về tính hợp lệ, khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra của sở đối với khoản vay, nêu rõ ý kiến là có cho dự án vay vốn nữa hay không. Bứơc tiếp theo là sẽ trình lên giám đốc sở phê duyệt lại toàn bộ hồ sơ lần cuối và cam kết chịu trách nhiệm về hiệu quả cũng như tính trung thực của công việc Bước cuối là giám đốc sở sẽ dựa vào những hồ sơ trên để tiến hành phê duyệt khoản vay .Giám đốc sở sẽ đựoc quyền quyết định cho vay và chi khoản vay trong thẩm quyền nếu như toàn bộ hồ sơ khách hàng là hợp lệ và có đầy đủ,hợp pháp .Nếu từ chối không cho dự án vay thì giám đốc sở phải nêu rõ lí do trong tờ trình thẩm định, và chuyển đến phòng quản lí rủi ro để tiến hành thông báo lại cho khách hàng Trường hợp 2:Khi quy định khoản vay không cần thông qua hội đồng thẩm định cơ sở xem xét Đối với trường hợp này cán bộ thẩm định sẽ có nhiệm vụ không thay đổi, vẫn thực hiện như trừơng hợp trên.Tuy nhiên nhiệm vụ của trửơng phòng rủi ro có chút thay đổi, thay vì phải trình tờ trình lên giám đốc thì sẽ đề nghị chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở mở cuộc họp hội đồng thẩm định cơ sở.Trong đó, phòng quản lí rủi ro sẽ có trách nhiệm chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ khoản vay cho cuộc họp và đồng thời cũng giữ vai trò là báo cáo viên thẩm định trong quá trình diễn ra cuộc họp Chủ tịch hội đồng thẩm định sẽ có trách nhiệm triệu tập và điều hành cuộc họp theo quy định .Chủ tịch hội đồng thẩm định cơ sở sẽ là nguời kí quyết định phê duyệt hay không phê duyệt, còn nếu khoản vay vượt quá thẩm quyền của sở thì sẽ tiến hành trình lên trụ sở chính của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam 1.3.Nội dung thẩm định dự án vay vốn của doanh nghiệp 1.3.1 Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án Đánh giá sơ bộ nội dung của dự án là việc cán bộ thẩm định kiểm tra lại sơ bộ các nội dung của dự án như Mục tiêu đầu tư của dự án Sự cần thiết phải đầu tư dự án Quy mô của dự án như công suất thiết kế, giải pháp công nghệ. Cơ cấu sản phẩm, các phương án tiêu thụ sản phẩm Quy mô về nguồn vốn đầu tư : Tổng vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đối với từng tiêu chí như xây lắp thiết bị … Kế hoạch về tiến độ triển khai dựa án Nội dung này được cán bộ thẩm định bằng phương pháp thẩm định theo trình tự. Bước đầu tiên, là kiểm tra về tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ dự án vay vốn. Sau khi nhận đủ hồ sơ, cán bộ thẩm định sẽ xem xét toàn bộ các nội dung và khía cạnh của dự án 1.3.2.Thẩm định thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án Đối với dự án thì thị trường tiêu thị sản phẩm đóng vai trò rât quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của dự án.Các cán bộ thẩm định sẽ xem xét thu thập các dữ liệu số liệu liên quan đến thị trường đầu vào và đầu ra của dự án .Thông qua các phương pháp được sử dụng khi thẩm định như trình tự, so sánh đối chiếu, và dự báo Các nội dung chính cần xem xét đánh giá a: Nhu cầu sản phẩm dịch vụ của dự án Trong nội dung này cán bộ thẩm định sẽ đánh giá các vấn đề như Mô tả sản phẩm của dự án và xác định đặc tính của nhu cầu đối với dịch vụ hay sản phẩm của dự án Dự tính nhu cầu về sản phẩm ở hiện tại và lên kế hoạch dự tính trong tương lai, ước tính được mức tiêu thụ sản phẩm đó gia tăng hàng năm ở thị trường nội địa là bao nhiêu, khả năng xuất khẩu sản phẩm dó .Ngoài ra còn lưu ý đến khả năng sản phẩm bị thay thế bới những sản phẩm có cùng công dụng khác Như vậy trên cơ sở phân tích mối quan hệ cung cầu về sản phẩm của dự án, để cán bộ thẩm định có thể đưa ra các nhận xét về thị trường tiêu thụ sản phẩm như: Sự cần thiết phải đầu tư dự án trong giai đoạn hiện nay, sự hợp lí của cơ cấu đầu tư, quy mô sản phẩm và sự hợp lí trong việc triển khai thực hiện đầu tư b: Cung sản phẩm của dự án Cán bộ thẩm định cần xác định rõ về thị trường trong nước của sản phẩm .Xác định được năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng nhu cầu của sản phẩm đối với thị trường trong nước. Cần xác định rõ sản phẩm đó đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu trong nước và cần nhập khẩu bao nhiêu. Xem xét sản phẩm nhập khẩu là do chất lượng hơn hay do nhu cầu sản xuất trong nước không đáp ứng được yêu cầu Cần dự đoán được những biến động của thị trường trong tương lai khi trên thị trường xuất hiện những sản phẩm mới cùng tham gia vào thị trường đầu ra sản phẩm, dịch vụ của dự án Xác định sản lượng sản phẩm đã được nhập khẩu trong những năm qua và dự kiến khối lượng đựoc nhập trong thời gian tới. Xem xét sự ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu sẽ tác động vào thị trường sản phẩm như thế nào khi nước ta tham gia vào các tổ chức quốc tế. Đưa ra con số dự kiến về sản lượng nhập khẩu thời gian tới, tổng cung và tốc độ tăng trưởng về cung của sản phẩm trong thời gian tới c:Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án Cán bộ thẩm định khi thẩm định dự án cần phải đưa ra các phương hướng để xác định thị trường mục tiêu của dự án. Xác định xem đó là thị trường trong nước hay thị trừong nước ngoài Nếu mục tiêu của dự án là thị trường trong nứơc.Thì khi đó cán bộ thẩm định cần phải xem xét các vấn đề như Xem xét về mẫu mã và chất lựơng của sản phẩm so với các sản phẩm khác đang có trên thị trường. Xem sản phẩm có những ưu điểm và nhược điểm nào Xem sản phẩm đưa ra thị trường có phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng hay không, có phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong tương lai hay không So sánh giá cả của sản phẩm với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường. Giá cả như thế là đã hợp lí chưa, có phù hợp với khả năng tiêu thụ và thu nhập của người dân trong nước hay không Nếu mục tiêu của thị trừơng sản phẩm là ngoài nước.Thì khi đó cán bộ thẩm định cần phải xem xét các khía cạnh sau Xem xét các tiêu chuẩn của sản phẩm như chất lượng, mẫu mã, giá cả …có đạt đựoc các yêu cầu để xuất khẩu hay không So sánh về mẫu mã, giá cả chất lượng của sản phẩm so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường dự kiến sẽ xuất khẩu Xem thị trừơng mà sản phẩm dự kiến sẽ xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn nghạch hay không Xem xét xem trên thị trường dự kiến xuất khẩu đã có sản phẩm nào của Việt Nam hay chưa và kết quả đạt đựơc của sản phẩm đó ra sao d:Cách thức tiêu thụ và mạng lưới để phân phối đầu ra sản phẩm của dự án Cán bộ thẩm định cần phải xác định rõ sản phẩm sẽ được tiêu thụ theo cách thức nào, có cần đến hệ thống phân phối hay không và nếu có thì cách thức phân phối đó có phù hợp với thị trường mục tiêu hay không Cần lưu ý nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng thì lúc này mạng lưới phân phối sản phẩm khá quan trọng nên cán bộ thẩm định cần xem xét kĩ.Cần phải ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối khi tính toán hiệu quả của dự án e: Dự kiến mức tiêu thụ sản phẩm dự kiến đầu ra của sản phẩm Các yếu tố như thị trường mục tiêu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, công suất thiết kế là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án.Mặt khác các yếu tố khác như mức sản xuất, tiêu thụ của sản phẩm hàng năm, giá bán sản phẩm trên thị trường cũng ảnh hưởng đến sự tiêu thụ sản phẩm. Xem xét sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm, xem liệu người tiêu dùng có thích nghi với sự thay đổi đó hay không 1.3.3.Thẩm định khả năng cung ứng nguyên vật liệu và yếu tố đầu vào Trên các cơ sở về hồ sơ dự án cán bộ thẩm định sẽ xem dự án sẽ gặp những khó khăn và thuận lợi như thế nào khi chủ động đựơc nguyên liệu đầu vào.Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu cơ bản của dự án Xem xét về nhu cầu nguyên vật liệu hàng năm của dự án phục vụ cho hoạt động sản xuất Xem có một hay nhiều nhà cung cấp nguyên vật liệu cho dự án .Xem xét mối quan hệ của nhà cung cấp với dự án là từ trước hay mới thiết lập và mức độ tín nhiệm như thế nào Nếu nguyên vật liệu phải nhập khẩu thì xem xét chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào, các biến động về giá, tỉ giá nhập khẩu Trong một số trường hợp đặc biệt dự án cần phải xây dựng vùng nguyên liệu thì khả năng này được cán bộ thẩm định đánh giá như thế nào 1.3.4.Thẩm định kĩ thuật Khi xem xét khía cạnh kĩ thuật thì cán bộ thẩm định cần phải nghiên cứu các dữ liệu các thông số kĩ thuật từ đó rút ra các kết luận về sự hợp lí về kĩ thuật của dự án 1.3.4.1. Địa điểm xây dựng Trong một dự án thì địa điểm xây dựng đóng một vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án. Do vậy cán bộ thẩm định phải xem xét rất kĩ, thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu sau Đánh giá về vị trí của địa điểm, xem địa điểm như thế có thuận lợi về mặt giao thông hay không? Thuận tiện trong việc vận chuyển nguyên vật liệu hay đưa sản phẩm đi tiêu thụ hay không? Xem địa điểm đó có nằm trong quy hoạch hay không Xem xét cơ sở vật chất hạ tầng của địa điểm đầu tư như thế nào. 1.3.4.2. Quy mô sản xuất của dự án và sản phẩm của dự án Khi cán bộ thẩm định đánh giá về sản phẩm của dự án thì cần phải xem xét các khía cạnh như Xem xét về công xuất thiết kế của dự án, xem công suất đó có phù hợp với nguồn vốn, trình độ quản lí và thị trường tiêu thụ sản phẩm hay không? Xem xét sự cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Xem sản phẩm đó là sản phẩm mới trên thị trường hay là đã có sẵn trên thị trường Quy cách, phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào và yêu cầu tay nghề công nhân sản xuất sản phẩm có cao không 1.3.4.3.Quy mô và giải pháp xây dựng của dự án Cán bộ thẩm định xem xét xem quy mô dự án, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không.Xem hạ tầng cơ sở vật chất như điện, nước, giao thông… có phù hợp và có tận dụng được các ưu thế của dự án hay không.Xem xét các hạng mục đầu tư của dự án, xem có hạng mục nào của dự án cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không 1.3.4.4: Công nghệ và thiết bị Khi thẩm định về khâu công nghệ và thiết bị thì cán bộ thẩm định cần phải thẩm định các yếu tố như Xem công nghệ mà dự án sử dụng có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay không. Liệu chủ dự án có nắm bắt được quy trình sử dụng công nghệ hay không Quy trình công nghệ có hiện đại hay không và nằm ở mức độ nào của thế giới Cán bộ thẩm định tiến hành xem xét công suất, chủng loại, quy cách, số lượng, cũng như giá cả của thiết bị cùng phương thức thanh toán Xem xét thời gian giao hàng có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay không .Uy tín của nhà cung cấp thiết bị như thế nào Như vậy khi đánh giá về mặt công nghệ của dự án thì cán bộ thẩm định ngoài dựa vào kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn của mình cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia để đánh giá các yếu tố công nghệ tiết bị một cách kĩ lưỡng nhất 1.3.4.5: Yếu tố môi trường và phòng cháy chữa cháy Cán bộ thẩm định cần xem xét xem dự án có các giải pháp về môi trường và phòng cháy chữa cháy hay không. Các giải pháp này có hợp lệ và an toàn hay không.Đã đựoc cơ quan có thẩm quyền xem xét haychưa. Trong quá trình thẩm định thì cán bộ thẩm định phải đối chiếu với các quy định hiện hành để quyết dịnh dự án có cần phải trình báo cáo đánh gía các tác động môi trường hay không 1.3.5 Thẩm định khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện Khi xem xét khía cạnh quản lí và tổ chức thực hiện dự án thì cán bộ thâm định cần phải xem xét đánh giá về trình độ kinh nghiệm quản lí dự án của chủ đầu tư .Cán bộ thẩm định đánh giá về các nhà thầu tham gia dự án, xem xét quy cách pháp lí của nhà thầu về uy tín và công nghệ thiết bị .Xem xét về nguồn nhân lực tham gia lao động của dự án về trình độ tay nghề, số lượng, kế hoạch đào tạo nguồn lao động cho dự án 1.3.6.Thẩm định tổng nguồn vốn đầu tư và đánh giá tính khả thi của phương án 1.3.6.1 Tổng vốn đầu tư của dự án Khi tiến hành thẩm định dự án thì cán bộ thẩm định phải đánh giá để có thể đưa ra được tổng mức vốn đầu tư hợp lí.Tránh việc khi dự án đi vào hoạt động có thể dẫn đến việc vốn của dự án tăng lên hoặcgiảm đi quá mạnh so với dự kiến ban đầu, ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả của dự án mà còn đến khả năng trả nợ của dự án . Cán bộ thẩm định phải đánh giá xem tổng vốn đầu tư của dự án đã hợp lí chưa. Đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng khác chưa như những yếu tố làm tăng chi phí của dự án, các yếu tố trượt giá, lạm phát, tỉ giá ngoại tệ thay đổi …Cán bộ thẩm định sẽ dựa trên những dự án tương tự đã thực hiện trước đó so sánh để làm rõ tính hợp lí của các giải pháp, nếu thấy có sự bất hợp lí ở nội dung nào thì phải tập trung phân tích làm rõ, từ đó đưa ra được cơ cấu vốn đầu tư hợp lí, xác định được mức cung vốn tối đa của ngân hàng Trong trường hợp dự án đang ở giai đoạn duyệt chủ trương hay tổng mức đầu tư mới ở dạng khái toán .Khi đó cán bộ thẩm định phải đựa vào các số liệu đã thống kê đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Để thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định được hiệu quả tài chính của dự án. Để có cơ sở thẩm định các giải pháp về nguồn vốn và xác định đuợc sự hiệu quả tài chính của dự án thì cán bộ thẩm định cũng cần phải xem xét đến nguồn vốn lưu động nhằm đảm bảo tốt cho hoạt động của dự án 1.3.6.2. Dựa vào tiến độ thực hiện dự án xác định nhu cầu vốn đầu tư Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cần phải xem xét về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn của dự án. Xem trong mỗi giai đoạn của dự án cần bao nhiêu vốn đầu tư là hợp lí nhất để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án , mặt khác có thể dựa vào đó để làm cơ sở tính lãi vay và tiến độ giải ngân vốn vay. Ngoài ra cán bộ thẩm định phải xem xét tỉ lệ từng loại nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lí hay không. Thông thường thì nguồn vốn tự có thường được tham gia đầu tư trước 1.3.6.3.Nguồn vốn đầu tư Có rất nhiều loại nguồn vốn cùng tham gia một dự án như nguồn vốn tự có, vốn vay, vốn được trợ cấp … Cán bộ thẩm định cần phải phân tích về cơ cấu vốn, điều kiện đi kèm và chi phí sử dụng từng loại nguồn vốn để từ đó có thể đánh gía hiệu quả tài chính của dự án. Phải cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư với với khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để có thể đánh giá tính khả thi của dự án 1.3.7.Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án 1.3.7.1 Cơ sở để tính toán Khi thẩm định dự án đầu tư thì cán bộ thẩm định thừơng sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích độ nhạy để kiểm tra đựơc tính vững chắc của dự án đầu tư khi có một số các yếu tố trong dự án thay đổi Những chỉ tiêu như chi phí vốn, chi phí bỏ ra đầu tư ban đầu, chi phí sữa chữa tài sản cố định, nợ phải trả, khấu hao tài sản cố định sẽ đựoc tính dựa vào những đánh giá về độ khả thi của cơ cấu nguồn vốn và nguồn vốn nói chung Còn đối với các chỉ tiêu như doanh thu dự kiến hằng năm, mức huy động công suất so với công suất thiết kế sẽ đựoc các cán bộ thẩm dịnh đánh giá dựa vào khía cạnh thị trường, phưong án và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của dự án Với các chỉ tiêu như tổng chi phí trực tiếp của dự án, giá thành của sản phẩm sẽ đựơc cán bộ thẩm định tính toán dựa vào những đánh giá phân tích về những đặc điểm của dây chuyền công nghệ, khả năng cung ứng nguyên liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm dự án Với chỉ tiêu như nhu cầu và chi phí vốn lưu động trong từng năm sẽ đựoc xác định dựa vào mức vốn tự có của chủ đầu tư và tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án 1.3.7.2.Phương pháp tính toán Để xác định đựoc hiệu quả của dự án cũng như khả năng trả nợ của dự án thì việc đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án là rất cần thiết, việc đánh giá này đựoc chia làm 2 nhóm gồm các chỉ tiêu cần tính toán Nhóm 1 gồm các chỉ tiêu về tỉ suất sinh lời của dự án, trong những chỉ tiêu cần xác định cụ thể gồm có NPV, ROE, IRR Nhóm thứ hai gồm có các chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, các chỉ tiêu cần xác định cụ thể gồm có : chỉ tiêu về đánh gí khả năng trả nợ của dự án DSCR, nguồn dùng để trả nợ hàng năm và thời gian cần thiết để trả nợ vốn vay Tuy nhiên cán bộ thẩm định cần xem xét từng từng dự án cụ thể trong mỗi hoàn cảnh riêng biệt để tiến hành tính toán cụ thể một số các chỉ tiêu khác như :khả năng đổi mới công nghệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đào tạo nguồn nhân lực, và khả năng tái tạo đồng ngoại tệ… 1.3.8 Thẩm định khía cạnh rủi ro của dự án Do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan mà một dự án đầu tư từ khi bắt đầu thực hiện đến khi vận hành luôn chứa nhiều các yếu tố rủi ro như Rủi ro xảy ra do sự thay đổi cơ chế chính sách luật pháp Rủi ro do sự sai lệch trong thanh toán, thu thập số liệu Rủi ro xảy ra trong khâu vận hành, sản xuất Rủi ro trong quá trình cung cấp Rủi ro trong giai đoạn xây dựng, và đưa dự án vào hoạt động Các vấn đề rủi ro thuộc về phạm trù vĩ mô Rủi ro do các yếu tố xã hội, môi trường tác động đến dự án Do vậy khi thẩm dịnh các yếu tố rủi ro cán bộ thẩm định thường sử dụng các biện pháp triệt tiêu rủi ro để giúp dự án đạt hiệu quả cao nhất . Các hiệu quả tài chính dự kiến đựoc đều không chịu ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro do vậy cần phải có biện pháp cắt giảm rủi ro tốt nhất Rủi ro xảy ra do cơ chế chính sách: những bất ổn tài chính như những hạn chế trong luật, các nghị quyết, nghị định, những sắc thuế mới do vậy cần có biện pháp giảm thiểu như chấp hành nghiêm chỉnh luật và các quy định hiện hành dựa trên mức tuân thủ của dự án, bảo lãnh cụ thể về việc cung cấp ngoại hối, hỗ trợ bảo hiểm tín dụng xuất khẩu… 1.4.Các phương pháp thẩm định vay vốn của Sở giao dịch 3 1.4.1.Phương pháp thẩm định theo trình tự Phương pháp thẩm định theo trình tự được sử dụng trong công tác thẩm định tại SGD 3 đây là phuơng pháp đánh giá từ tổng quát đến chi tiết .Đưa ra các kết luận mà kết luận sau phải dựa trên kết luận trước Đối với thẩm định tổng quát thì đánh giá dự án một cách chung nhất, khái quát nhất để thấy đựợc cái nhìn tổng quát của dự án .Thấy đựoc sự cần thiết phải thực hiện dự án.Tuy nhiên khi thẩm định tổng quát còn vấp phải nhược điểm là khó có thể tìm ra được các sai sót do nhìn nhận dự án ở tổng quát do vậy bước tiếp theo là xem xét dự án ở góc độ chi tiết .Thẩm dịnh dự án chi tiết là đánh giá dự án trên từng phương diện, từng nội dung cụ thể về vốn, kĩ thuật, tài chính, pháp lí, môi trường…Cán bộ thẩm định khi thẩm định ở bước này cũng cần phải xem xét một cách tỉ mỉ cẩn thận từng chi tiết nhỏ trong dự án , nếu như bác bỏ một số nội dung cơ bản của dự án thì có thể ngay sau đó bác bỏ và dừng thẩm định cả dự án . Tại SGD 3 – ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì các bước thẩm định tổng quát và chi tiết đều thực hiện tại phòng quan hệ khách hàng .Tại đây các cán bộ thẩm định sau khi tiếp nhận hồ sơ của khách hàng bao gồm hồ sơ về tư cách khách hàng vay vốn và hồ sơ của dự án vay vốn sẽ tiến hành thẩm định theo sự phân công của trưởng phòng khách hàng , các cán bộ thẩm định sẽ thẩm định độc lập và theo đúng quy trình thẩm định là đi từ tổng quát đến chi tiết của hồ sơ dự án 1.4.2.Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp so sánh đối chiếu được hiểu là là việc so sánh đối chiếu giữa các tiêu chuẩn, định mức, các thông lệ cũng như các kinh nghiệm thực tế với các chỉ tiêu của dự án để từ đó tiến hành phân tích lựa chọn phương án tốt nhất .Đây cũng là một trong những phương pháp thường xuyên được sử dụng thẩm định tại SGD 3. Một số những chỉ tiêu, mà cán bộ thẩm định tại sở thường áp dụng là Phân tích đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư, từ đó lựa chọn các phương án đầu tư hợp lí về tất cả các phương diện sau khi đã xem xét kĩ lưỡng Đánh giá các tiêu chuẩn về trang thiết bị công nghệ, về sản phẩm của dự án Đánh giá các tiêu chuẩn về thiết kế xây dựng … do nhà nước quy định, về các chuẩn mực tài chính dự án có thể thông qua Đánh giá các chỉ tiêu về mức vốn đầu tư, suất đầu tư sao cho hợp lí nhất, hay các tiêu chuẩn định mức về nguyên vật liệu, năng lượng, các khoản chi phí như tiền lương, chi phí khác .. Tùy theo từng phương án cụ thể mà trong quá trình thẩm định cán bộ sẽ tiến hành so sánh và sẽ linh hoạt trong việc vận dụng các kinh nghiệm của mình từ các dự án trước để so sánh tính hợp lí các phưong án đã lựa chọn Phương pháp này luôn được dùng để thẩm định các dự án vay vốn tại SGD 3 .Do là một trong 3 sở của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam nên khối lượng hồ sơ đến xin vay vốn tại SGD 3 là rất lớn do vậy khi thẩm định bằng phương pháp này cán bộ thẩm định ngoài việc nghiên cứu thực tế các số liệu thì còn phải dựa vào các số liệu điện tử có sẵn tại sở để làm căn cứ đối chiếu 1.4.3.Phương pháp phân tích độ nhạy Khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án tại SGD3 thì cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy để có thể đánh giá được tính hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Các chỉ tiêu như NPV, IRR, T,…thường được sử dụng để tính toán sự hiệu quả về mặt tài chính của dự án, xem xét các yếu tố này thay đổi như thế nào khi các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chúng thay đổi Qua việc phân tích các chỉ tiêu trên thì cán bộ thẩm định sẽ biết được những dự án nào có độ rủi ro cao, dự án nào có độ an toàn là cao nhất, ít gặp rủi ro nhất tạo thuận lợi cho việc ra quyết định đầu tư.Cán bộ thẩm định khi sử dụng phương pháp này phải đưa ra tất cả các khả năng của các yếu tố và sự biến động của chúng, sau đó thực hiện việc thay đổi lần lượt giá trị của các yếu tố để đánh giá sự biến động tầm ảnh hưởng của các biến cố đó đối với chỉ tiêu hiệu quả tài chính Tại SGD 3 ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam thì phương pháp phân tích độ nhạy luôn được sử dụng trong các bước thẩm định hồ sơ dự án, cán bộ thẩm định sẽ nghiên cứu các dữ liệu liên quan đến dự án, sau đó sẽ tiến hành đánh giá, lựa chọn phương án nào mang lại hiệu quả nhất, tiếp đó cán bộ thẩm định sẽ dự báo mức ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả của dựa án 1.4.4.Phương pháp dự báo Tại SGD 3 phương pháp dự báo thường được sử dụng để thẩm định các dự án đầu tư.Tại đây các cán bộ thẩm định sẽ dựa vào những số liệu vừa thống kê để có thể đưa ra đựơc những dự báo đối với sản phẩm của dự án .Các dự báo về cung cầu của sản phẩm hi._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21613.doc
Tài liệu liên quan