Thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Tài liệu Thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội: ... Ebook Thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

doc119 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Tr­êng ®¹i häc N«ng nghiÖp hµ néi ---------------  TrÇn minh nguyÖt thÝ ®iÓm x©y dùng tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ chÊt l­îng ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o ®¹i häc cña tr­êng ®¹i häc n«ng nghiÖp hµ néi luËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: pgs.ts.quyÒn ®×nh hµ   Hµ néi – 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa từng được sử dụng và công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn. Tác giả luận văn Trần Minh Nguyệt LỜI CẢM ƠN Có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Quyền Đình Hà – Bộ môn Phát triển nông thôn – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người đã tận tình chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu khoa học. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Bộ môn Phát triển Nông thôn – Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn; Viện Sau đại học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ và có những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm Khảo thí & Đảm bảo chất lượng, lãnh đạo, các thầy cô giáo và các em sinh viên Khoa Nông học – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong việc tiến hành điều tra, nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, tháng 12 năm 2008 Tác giả luận văn Trần Minh Nguyệt MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục các bảng ix Danh mục các hình x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AACCUP Accrediting Agency of Chartered Colleges and Universities in the Philippines Tổ chức kiểm định chất lượng các trường đại học hiến chương Philippin AACSB American Association to Advance Collegiate Schools of Business Hiệp hội phát triển các trường kinh doanh Hoa kỳ ABET Accreditation Board for Engineering and Technology Hội đồng kiểm định chất lượng các ngành Kỹ sư và công nghệ APA American Psychological Association Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ AUN ASEAN University Network Mạng lưới trường đại học Đông Nam Á AUNP ASEAN – EU University network Programme Mạng lưới trường đại học Đông Nam Á và Châu Âu BVTV Bảo vệ thực vật CĐ Chưa đạt CT Cần thiết CTĐT Chương trình đào tạo ĐHNNHN Đại học Nông nghiệp Hà Nội EOQC European organization for quality control Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GTTB Giá trị trung bình HL Hài lòng INQAAHE International Network for Quanlity Assurance Agencies Tổ chức đảm bảo chất lượng quốc tế KCT Không cần thiết KHL Không hài lòng NCATE National Council for Accreditation of Teacher Education Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng đào tạo giáo viên ONESQUA Office for National Education Standards and Quality Assessment Cục tiêu chuẩn & đánh giá chất lượng giáo dục quốc gia PAASCU Philippines Accrediting Association of Schools, Colleges and Universities Hiệp hội kiểm định chất lượng trường phổ thông và trường đại học Philippin PACUCOA Philippines Association of Colleges and Universities Commission on Accreditation Hiệp hội kiểm định chất lượng các trường đại học Philippin RCT Rất cần thiết RHL Rất hài lòng RT Rất tốt T Tốt TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TB Trung bình THL Tạm hài lòng DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.1 Nhận xét của Đơn vị sử dụng về cựu sinh viên ngành Bảo vệ thực vật 45 4.2 Nhận xét của cựu sinh viên và sinh viên năm cuối về chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật 47 4.3 Cảm nhận chung của cựu sinh viên và sinh viên năm cuối về sự đáp ứng mục tiêu của nhà trường 48 4.4 Lời khuyên của người học đối với người thân, bạn bè muốn theo học ngành Bảo vệ thực vật của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội 48 4.5 Nhận xét của các bên liên quan về mức độ cần thiết của các môn học phần kiến thức giáo dục đại cương 52 4.6 Nhận xét của các bên liên quan về mức độ cần thiết của các môn học phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 53 4.7 Nhận xét của các bên liên quan về mức độ cần thiết của các môn học phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 54 4.8 Cảm nhận của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên khối kiến thức giáo dục đại cương 57 4.9 Cảm nhận của sinh viên về chất lượng giảng dạy của giảng viên khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 58 4.10 Cảm nhận của sinh viên về chất lượng các môn học (học phần) phần kiến thức giáo dục đại cương 60 4.11 Cảm nhận của sinh viên về chất lượng các môn học (học phần) phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 60 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Sự góp mặt của thị trường trong Giáo dục đại học 4 2.2 Vòng xoắn Juran 6 4.1 Mô hình mối quan hệ giữa các thành phần của thị trường dịch vụ giáo dục đại học trong quá trình đào tạo ngành bảo vệ thực vật 42 4.2 Số lượng sinh viên đầu vào ngành bảo vệ thực vật và toàn trường từ năm 2003 đến năm 2008 51 4.3 Nội dung gợi ý để xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT 62 4.4 Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo 64 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Toàn cầu hóa kinh tế đang là xu thế phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng giữa hai yếu tố này đang phát triển ở quy mô toàn cầu. Sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO tháng 11/2006 đã khẳng định bước hội nhập vào thương trường quốc tế với sự cạnh tranh khốc liệt về trí tuệ và hàng hóa. Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 70% dân số đang làm nông nghiệp và phụ thuộc vào nông nghiệp. Trong những thập kỷ gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu đáng kể về năng suất, sản lượng, chủng loại và quy mô sản xuất. Trong nhiều thập kỷ tới, sản xuất nông nghiệp vẫn có vị trí quan trọng nhất định trong nền kinh tế quốc dân. Hơn bao giờ hết, vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, tạo ra một nền nông nghiệp bền vững bằng khoa học công nghệ cao mang tính sống còn trong thời kỳ hội nhập. Trong bối cảnh đó, để kịp thời đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và đa dạng sinh học, cần thiết phải có đội ngũ cán bộ và kỹ thuật viên lành nghề. Do đó, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhân sự cho ngành nông nghiệp càng trở nên cần thiết. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (ĐHNNHN) với trên 50 năm xây dựng và trưởng thành, đã cung cấp cho xã hội trên 50.000 cán bộ khoa học có trình độ đại học và trên đại học phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Ý thức được trách nhiệm của mình đối với sự phát triển của quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa, Trường đã xây dựng kế hoạch chiến lược đến năm 2020 và thực hiện những chương trình hành động cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đại học. Để nâng cao chất lượng giáo dục đại học, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người học về tri thức và cung cấp cho xã hội lực lượng lao động phù hợp, có trình độ chuyên môn cao, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tham gia và hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học do Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) đề xuất. Trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ II. Tuy nhiên, việc sử dụng những kết quả kiểm định trường rất khó để nâng cao chất lượng từng chương trình đào tạo(CTĐT) do đánh giá chất lượng CTĐT theo tiêu chuẩn 3, 4 trong bộ 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học không phản ánh đầy đủ chất lượng của từng CTĐT. Trong khi đó, hoạt động kiểm định cấp chương trình có thể cung cấp các bằng chứng cần thiết giúp nhà trường đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực có các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề trong xã hội, điều mà kiểm định cấp trường không thực hiện được. Tuy vậy, kiểm định chất lượng CTĐT vẫn là một vấn đề mới đối với giáo dục đại học Việt Nam nói chung và với trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nói riêng. Để thực hiện kiểm định chương trình đào tạo, cần thiết phải có bộ tiêu chuẩn đánh giá. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài: “Thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Thí điểm xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT đại học của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nhằm làm cơ sở triển khai công tác kiểm định CTĐT. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học; - Nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo đại học ngành Bảo vệ thực vật của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội từ góc độ người học và người sử dụng lao động. - Thí điểm xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT đại học của Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội làm cơ sở triển khai công tác kiểm định CTĐT. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và thực tiễn xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo đại học; Chương trình đào tạo đại học ngành bảo vệ thực vật của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 1.3.2 Chủ thể nghiên cứu Đối tượng tiếp thu chương trình đào tạo (Sinh viên, cựu sinh viên ngành bảo vệ thực vật); Đối tượng truyền tải chương trình đào tạo (Đội ngũ giảng viên, Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học); Đối tượng sử dụng sản phẩm đào tạo cuối cùng (Doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước (Sở, Cục, Chi cục Bảo vệ thực vật), Viện nghiên cứu). 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian nghiên cứu Tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và các tỉnh phía Bắc Việt Nam. 1.4.2. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2008. 1.4.3. Nội dung nghiên cứu Tổ chức khảo sát ý kiến đánh giá của người học và cơ quan sử dụng lao động về chất lượng đào tạo trình độ đại học, nghiên cứu trường hợp ngành bảo vệ thực vật. Trên cơ sở nghiên cứu các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cùng với việc nghiên cứu thực trạng đào tạo ngành bảo vệ thực vật qua góc nhìn của người học và cơ quan sử dụng lao động, bước đầu xây dựng những tiêu chuẩn phù hợp với chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang phát triển theo quy luật kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giáo dục được xếp vào khu vực kinh tế dịch vụ. Nghị Quyết 14 của Chính phủ về Đổi mới Giáo dục đại học Việt Nam đã khẳng định có thêm một nhân vật thứ 3: “Thị trường” [15] trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Quá khứ: “Buồn tẻ” Hiện tại: “Sống động” Nhà nước Đại học Nhà nước Đại học Thị trường Hình 2.1: Sự góp mặt của thị trường trong Giáo dục đại học Nguồn: Tài liệu tập huấn, hội thảo nâng cao năng lực kiểm định, đánh giá chất lượng trường đại học, cao đẳng, Hà nội, tháng 11 năm 2007 [15] Điều này khẳng định việc Việt Nam đã chấp nhận quan niệm thị trường dịch vụ giáo dục và những mâu thuẫn tồn tại trong thị trường: Mâu thuẫn giữa nhu cầu học vấn ngày càng tăng của nhân dân đối với khả năng đáp ứng có hạn của hệ thống giáo dục. Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển giáo dục với khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Mâu thuẫn giữa số lượng, chất lượng, trình độ được đào tạo của sinh viên với khả năng thu hút, sử dụng của thị trường lao động xã hội. Mâu thuẫn giữa nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục lỗi thời với sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất xã hội, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự bùng nổ thông tin. Mâu thuẫn giữa hệ thống giáo dục chính qui và không chính quy. Mâu thuẫn giữa giáo dục mang tính chất chuẩn bị tiềm năng lâu dài với giáo dục mang tính phổ cập [14, tr60-61]. Những mâu thuẫn này tạo nên độ lệch chất lượng đào tạo giữa nhu cầu xã hội và việc thỏa mãn nhu cầu xã hội. Để giải quyết được vấn đề này, chúng ta cần thực hiện công tác đánh giá đào tạo. Vấn đề cốt lõi trong đánh giá đào tạo là đánh giá chương trình đào tạo. Tuy nhiên, đánh giá chương trình đào tạo là một vấn đề mới đối với giáo dục đại học Việt Nam, chưa có bộ tiêu chuẩn thống nhất đánh giá các CTĐT. Do vậy, mỗi trường đại học nếu muốn tự đánh giá chất lượng đào tạo cần phải tự xây dựng nên bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT thích hợp với hoàn cảnh của mình. 2.1.1. Chất lượng chương trình đào tạo 2.1.1.1. Khái niệm về chất lượng chương trình đào tạo Chương trình đào tạo là một loại hình sản phẩm dịch vụ. Việc quản lý chất lượng chương trình đào tạo cũng giống như quản lý chất lượng sản phẩm. “Quản lý chất lượng thực chất là một quá trình quản lý về mặt lượng, mặt chất và con người, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là: Khai thác mọi tiềm năng, sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm nhất các nguồn lực để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm dịch vụ, thỏa mãn tối đa nhu cầu xã hội với chi phí thấp nhất”[11, tr22]. Chất lượng sản phẩm là một thuật ngữ được khái quát bằng nhiều định nghĩa. Theo tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Âu EOQC, “chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu dùng”. Theo Tổ chức đảm bảo chất lượng quốc tế INQAAHE, “chất lượng là sự phù hợp với mục đích”. Còn theo quan niệm của Việt Nam, định nghĩa của TCVN 5200 – ISO 9000, “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm hoặc dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đề ra hoặc định trước của người tiêu dùng”. Nhìn chung, các quan niệm về chất lượng đều có chung một ý tưởng: chất lượng là sự thỏa mãn một yêu cầu nào đó. Trong sản xuất, chất lượng của một sản phẩm được đánh giá qua mức độ đạt được các tiêu chuẩn chất lượng đã đề ra của sản phẩm. Còn trong đào tạo, chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã đề ra đối với một chương trình đào tạo. 2.1.1.2. Độ lệch chất lượng chương trình đào tạo Thực tế cho thấy, luôn tồn tại một khoảng cách giữa mục tiêu đề ra và kết quả cuối cùng. Hiệu quả chất lượng của cả quá trình dịch vụ quyết định khoảng cách này. Người ta gọi đó là độ lệch chất lượng. Chu kỳ sống của sản phẩm và độ lệch chất lượng được Tiến sĩ J.M.Juran biểu diễn chi tiết theo hình 2.2. Quản lý và đảm bảo chất lượng là một trong những biện pháp để điều chỉnh độ lệch đó. Tổ chức dịch vụ Dịch vụ sau tiêu thụ MARKETING MARKETING Thỏa mãn nhu cầu xã hội Nhu cầu xã hội Độ lệch chất lượng Sản xuất Tiêu thụ sản phẩm Sản xuất thử Hình 2.2: Vòng xoắn Juran Nguồn: Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm – Trường Đại học Thương mại [11, tr23] Sản phẩm dịch vụ là chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên các thông tin từ quá trình marketing điều tra nhu cầu xã hội. Chất lượng chương trình đào tạo được dự đoán từ khi xây dựng phương án sản phẩm, khi thiết kế, lập kế hoạch, trong quá trình đào tạo. Chất lượng chương trình đào tạo được đảm bảo suốt từ khi chuẩn bị đào tạo và đào tạo theo những chỉ tiêu đã đề ra trong thiết kế. Quá trình tổ chức dịch vụ là quá trình đào tạo những sinh viên đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định tạo ra những sinh viên đầu ra có những phẩm chất thỏa mãn nhu cầu xã hội. Quá trình tiêu thụ sản phẩm là quá trình những sinh viên đầu ra được chấp nhận công tác tại các tổ chức kinh tế hoặc tự tạo việc làm cho chính mình. Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ sau tiêu thụ đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng sinh viên đủ điều kiện được cấp bằng. Điều này đòi hỏi cơ sở giáo dục phải xác định được mức độ sản phẩm thỏa mãn nhu cầu xã hội qua quá trình marketing. Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các cơ sở đào tạo muốn đứng vững thì sản phẩm dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao, phải rút ngắn được độ lệch chất lượng, đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của xã hội về mọi mặt mà vẫn đảm bảo tính tiết kiệm. Muốn vậy cơ sở giáo dục phải có một hệ thống đảm bảo chất lượng trong có những biện pháp nâng cao chất lượng từng chương trình đào tạo. Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là một trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được những thắng lợi trong sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường dịch vụ giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, duy trì và phát triển cơ sở giáo dục. 2.1.2. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo 2.1.2.1. Khái niệm đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Đánh giá CTĐT là những hoạt động có tính hệ thống nhằm kiểm tra toàn bộ các khía cạnh hoặc một khía cạnh của chương trình: đầu vào, quá trình đào tạo, đầu ra và việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu. Nghĩa là đánh giá xem chương trình đào tạo đó thực hiện được đến đâu mục tiêu giáo dục của nó. 2.1.2.2. Vị trí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Đánh giá CTĐT là một trong số các khâu của quy trình kiểm định. Quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo thông thường bao gồm các giai đoạn sau: - Chuẩn: tổ chức kiểm định cùng với các cơ sở giáo dục xây dựng chuẩn. - Tự đánh giá: Chương trình tự đối chiếu mình với các chuẩn kiểm định - Đánh giá ngoài: Một nhóm đánh giá của tổ chức kiểm định đến đánh giá chương trình để xác định liệu chương trình có đáp ứng chuẩn hay không. - Công bố: Khi xác định rằng chương trình đã đạt chuẩn thì cơ quan kiểm định công bố vị thế thành viên chuẩn bị được kiểm định của chương trình trong các tài liệu văn bản chính thức. - Giám sát: Tổ chức kiểm định giám sát chương trình trong suốt quá trình được kiểm định để kiểm tra việc tiếp tục đáp ứng các chuẩn đề ra. - Đánh giá lại: Cơ quan kiểm định thực hiện việc đánh giá lại chương trình theo chu kỳ để xem xét việc tái kiểm định chương trình.[27] Theo quy trình trên, để thực hiện kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, hai bước đầu tiên là xây dựng bộ tiêu chuẩn và thực hiện tự đánh giá. 2.1.2.3. Ý nghĩa của việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Thực hiện việc đánh giá chương trình đào tạo giúp trường đại học thực hiện tốt sứ mạng, mục tiêu của mình: Đưa ra bức tranh thực cho nhà trường về các điều kiện thực hiện một chương trình đào tạo, điều mà kiểm định trường không thể đưa ra được. Đánh giá được mức độ mà mỗi chương trình đáp ứng yêu cầu về sứ mạng, mục tiêu của nhà trường. Thấy được điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện chương trình đào tạo để đề ra những giải pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục những tồn tại. Thực hiện tốt trách nhiệm giải trình với xã hội về những vấn đề liên quan đến ngành đào tạo. [25] 2.1.2.4. Các thành phần tham gia đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Việc đánh giá toàn diện chất lượng chương trình đào tạo cần phải được tiến hành từ nhiều góc độ, từ góc độ người sử dụng sản phẩm đào tạo, từ góc độ người tiếp thu dịch vụ đào tạo, từ góc độ người truyền tải và quản lý dịch vụ đào tạo. Theo đó, thành phần tham gia đánh giá chất lượng chương trình đào tạo bao gồm những người quan tâm đến chất lượng chương trình đào tạo. a, Khách hàng Khách hàng trong thị trường dịch vụ giáo dục chính là các cơ quan sử dụng lao động. Mong muốn của họ là tìm kiếm được nguồn nhân lực đủ chất lượng đáp ứng các vị trí công tác ở cơ quan. Như vậy, vấn đề họ quan tâm ở các cơ sở giáo dục là các nhân tài tốt nghiệp, ứng dụng sản phẩm nghiên cứu khoa học mới và sử dụng các dịch vụ khác được cung cấp từ cơ sở giáo dục. b, Người học Người học là những người đã, đang và sẽ tiếp thu dịch vụ đào tạo. Người học là nhân vật trung tâm của quá trình đào tạo. Chất lượng người học sau khi ra trường là biểu hiện rõ nhất của chất lượng chương trình đào tạo. Mục đích chính của những sinh viên theo học bất kỳ một chương trình đào tạo nào là mong muốn có khả năng đáp ứng yêu cầu việc làm, phát triển nghề nghiệp và biết cách tự nâng cao năng lực. Để đào tạo được theo nhu cầu xã hội, việc đào tạo không chỉ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mà còn phải phù hợp với khả năng tiếp thu và nguyện vọng nâng cao hiểu biết của người học. c, Nhà đầu tư Nhà đầu tư trong thị trường dịch vụ giáo dục bao gồm Nhà nước, các thành phần kinh tế, gia đình và cá nhân. Họ đầu tư cho CTĐT vì mục đích lợi nhuận và lợi ích khác nhau. Lợi nhuận trong đầu tư cho giáo dục có hai phần: phần của các cá nhân và phần của xã hội, tạo ra lợi ích cá nhân, doanh nghiệp và lợi ích xã hội [14, tr37-38]. Nhà nước đầu tư cho giáo dục để mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các thành phần kinh tế đầu tư cho giáo dục để tăng chất lượng người lao động, từ đó tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng sức cạnh tranh. Gia đình và cá nhân đầu tư cho giáo dục để tăng năng lực hiểu biết, cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập cá nhân do tăng năng suất lao động và khả năng kiếm được việc làm có mức lương cao hơn. Thị trường dịch vụ giáo dục của Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính chất độc quyền nhà nước. Điều 13 chương I Luật giáo dục 2005 quy định “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. “Ngân sách Nhà nước phải giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục” [35]. d, Nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ Các cơ sở giáo dục như Đại học, Trường đại học, Viện, Học viện chính là nơi cung cấp sản phẩm dịch vụ trong thị trường dịch vụ giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực theo mục tiêu đã đề ra của Luật giáo dục. Các sản phẩm dịch vụ được cung ứng là các chương trình đào tạo và các nguồn lực trong cơ sở hỗ trợ quá trình thực hiện chương trình đào tạo. 2.2. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 2.2.1. Các thuật ngữ về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo 2.2.1.1. Chương trình đào tạo Trong thị trường dịch vụ giáo dục, chương trình đào tạo là một loại hình sản phẩm dịch vụ đặc biệt. Thuật ngữ “chương trình đào tạo” ở Việt Nam hiện đang sử dụng với hai cách hiểu, tương ứng với hai ý nghĩa khác nhau trong bảng từ vựng về giáo dục [23], [25]. Theo cách hiểu thứ nhất, “chương trình đào tạo” là một văn bản quy định mục đích và mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, thời lượng dành cho mỗi môn học, tổng thời lượng mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo học một ngành học. Nghĩa này tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh “Curriculum”. Theo cách hiểu thứ hai, “chương trình đào tạo” là nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định, thường được ký hiệu là mã ngành. Nghĩa này tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh “Program”. Chương trình học là một yếu tố cơ bản của chương trình đào tạo, là tất cả nội dung kiến thức kỹ năng nghề nghiệp, các hoạt động xã hội, phương pháp giảng dạy, học tập, nghiên cứu mà người học được tiếp nhận trong một chương trình đào tạo. “Chương trình đào tạo” trong bài viết này được sử dụng theo cách hiểu thứ hai. Để tránh nhầm lẫn, chúng tôi xin tạm gọi “Chương trình đào tạo” theo cách hiểu thứ nhất là “chương trình học”. Đơn vị đào tạo ở đây thường là cấp khoa hoặc bộ môn tùy theo cơ cấu tổ chức của từng đơn vị. Đối với Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, đơn vị đào tạo là cấp khoa. 2.2.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng CTĐT là mức độ các yêu cầu và điều kiện cần phải đạt được mà các CTĐT của nhà trường phải đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định. Các điều kiện này bao gồm các mong đợi về chất lượng, sự đạt được chất lượng đó, sự hiệu quả, kết quả đầu ra và tính bền vững của các kết quả đó. 2.2.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Tiêu chí chất lượng CTĐT là các tiêu chuẩn dùng để kiểm định hay để cấp giấy chứng nhận cho một trường hoặc một chương trình đào tạo bao gồm các mong đợi về chất lượng, mức độ hiệu quả, khả năng tài chính, tuân thủ các qui tắc và qui định quốc gia, kết quả đầu ra và tính bền vững của các kết quả đó. Theo quan niệm của Việt Nam, tiêu chí được hiểu là các tiêu chuẩn con có tính định lượng nhiều hơn, được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn tiêu chuẩn, nằm trong các tiêu chuẩn. Bên trong mỗi tiêu chí có các chỉ tiêu chất lượng được thiết kế và sử dụng như một loạt các đo lường có tính xác thực nhằm làm minh chứng cho mức độ đạt được các tiêu chí. 2.2.1.4. Trọng số của các tiêu chí Mọi tiêu chuẩn và tiêu chí đều quan trọng và thể hiện những mặt khác nhau của chất lượng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, có những tiêu chí hay tiêu chuẩn thuộc về chủ quan hoặc khách quan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các tiêu chí và tiêu chuẩn không có vai trò như nhau trong việc quyết định hay ảnh hưởng đến chất lượng trường đại học. Do vậy, cần dùng trọng số khác nhau cho tiêu chí và tiêu chuẩn. Vấn đề đặt ra là gắn trọng số bao nhiêu cho những tiêu chí nào? 2.2.1.5. Số mức và số cấp Số mức để đo mỗi tiêu chí và số cấp để đánh giá kết quả kiểm định nói lên sự lượng hóa của thang đo. Sự lượng hóa này càng tăng thì phép đo càng trở nên phức tạp nhưng sẽ cho kết quả chính xác và mang tính phân biệt hơn. Để xác định CTĐT đạt được cấp nào, cần lượng hóa và tính điểm cho từng tiêu chí và tính tổng điểm cho cả bộ tiêu chuẩn. Theo quan điểm của quản lý chất lượng sản phẩm, tổng điểm đánh giá sản phẩm chính là hệ số chất lượng, được tính theo công thức: K = åci.vi với åci = 1; i = [1,n] Trong đó, K: hệ số chất lượng vi: trọng số; ci: điểm của từng tiêu chí; Nguồn: Giáo trình Quản lý chất lượng sản phẩm – Trường Đại học Thương mại [11, tr27] 2.2.2. Phân loại tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Đánh giá tổng thể chất lượng chương trình đào tạo là việc đánh giá chất lượng toàn bộ quá trình đào tạo, từ chất lượng của các yếu tố đầu vào, chất lượng của quá trình dịch vụ đến chất lượng các yếu tố đầu ra và việc đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng nhân lực trên thị trường lao động. 2.2.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá đầu vào Đầu vào trong giáo dục đại học được quản lý từ hai thành phần chính là gia đình và cơ sở giáo dục. Đầu vào từ các gia đình là đội ngũ sinh viên nhập học. Đầu vào trong cơ sở giáo dục bao gồm: nguồn nhân lực, tài nguyên vật chất, chương trình. Như vậy, các tiêu chuẩn đánh giá đầu vào bao gồm các thành tố: Sinh viên nhập học; Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, tư liệu giảng dạy và nghiên cứu khoa học; Chương trình đào tạo. 2.2.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá quá trình Trong giáo dục đại học, thời gian để hoàn thành một chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy dài hạn kéo dài từ 4 đến 6 năm. Quá trình đào tạo cũng có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng chương trình đào tạo. Các tiêu chuẩn đánh giá quá trình bao gồm: Phương pháp và quy trình đào tạo; Quá trình dạy và học; Quy trình kiểm tra đánh giá; Quản lý đào tạo. 2.2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá đầu ra Sản phẩm đầu ra của giáo dục đại học bao gồm sản phẩm đào tạo, sản phẩm nghiên cứu khoa học và các dịch vụ phục vụ xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu của đào tạo trình độ đại học là đào tạo được các chuyên gia làm việc trong các chuyên ngành. Do đó, sản phẩm chính của đào tạo trình độ đại học chính là chất lượng sinh viên tốt nghiệp hay còn gọi là sản phẩm đào tạo. Sản phẩm đầu ra của giáo dục vừa mang thuộc tính hình thái ý thức xã hội, vừa mang thuộc tính hàng hóa [14, tr59]. Trong quá trình giáo dục đào tạo, sản phẩm giáo dục mang thuộc tính hình thái ý thức xã hội. Hoạt động giáo dục có tính chất xã hội. Khi gia nhập thị trường lao động, sản phẩm giáo dục mang thuộc tính hàng hóa, nó bị chi phối và điều tiết bởi quy luật thị trường. 2.3. CÁC QUAN NIỆM TRONG XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo là một khâu trong quy trình kiểm định chất lượng chương trình đào tạo. Xây dựng chuẩn và các tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo là việc xây dựng công cụ để làm thước đo trong đánh giá chất lượng chương trình đào tạo, hiện đang tồn tại hai quan niệm: 2.3.1. Áp dụng bộ tiêu chuẩn sẵn có Theo quan niệm này, có hai cách làm: 2.3.1.1. Áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo đã có Năm 2005, Đại học quốc gia Hà Nội là cơ sở đầu tiên ở Việt Nam thí điểm áp dụng Bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo trong khuôn khổ của chương trình Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á – Châu Âu (AUNP) để tổ chức cho 2 đơn vị trực thuộc viết báo cáo tự đánh giá về 4 chương trình đào tạo: Trường Đại học Khoa học tự nhiên tự đánh giá chất lượng 2 chương trình đào tạo ngành toán học (chương trình chuẩn và chương trình dành cho sinh viên tài năng). Khoa Công nghệ tự đánh giá chất lượng 2 chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (chương trình chuẩn và chương trình chất lượng cao). Nội dung bộ tiêu chuẩn được trình bày ở phần tiếp theo. Có một số lĩnh vực có liên quan đến chất lượng đào tạo ở Việt Nam không được đề cập trong bộ tiêu chuẩn AUNP nên Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn phù hợp hơn và đang xúc tiến thử nghiệm áp dụng bộ tiêu chuẩn mới với chương trình đào tạo cử nhân tài năng, cử nhân chất lượng cao. 2.3.1.2. Sử dụng chung bộ tiêu chuẩn đánh giá cho cả trường đại học và chương trình đào tạo Chương trình đào tạo được thực hiện bởi một đơn vị đào tạo trực thuộc một trường đại học. Việc đánh giá chất lượng chương trình đào tạo có thể căn cứ vào các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng nhà trường do các lĩnh vực cần xem xét khi đánh giá chất lượng một trường đại học cũng liên quan đến chất lượng các chương trình đào tạo. Đây là cách làm mà những nước mới triển khai công tác kiểm định chất lượng thực hiện như Thái Lan, Malaysia, Philippin. 2.3.2. Xây dựng bộ tiêu chuẩn mới trên cơ sở kế thừa Theo quan niệm này, việc xây dựng bộ tiêu chuẩn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Dựa trên các tài liệu tham khảo về kiểm định chất lượng chương trình của các nước, kết hợp với việc nghiên cứu tình hình thực tế ở Việt Nam để dự thảo các tiêu chuẩn. Tiếp theo, cần tổ chức lấy ý kiến góp ý về bản dự thảo từ phía giảng viên, nhà quản lý cấp nhà nước về ngành đào tạo, các nhà quản lý c._.ấp trường, khoa, bộ môn, sinh viên, cựu sinh viên, người sử dụng sinh viên tốt nghiệp. Sau khi hoàn thiện bộ tiêu chuẩn, cần thử nghiệm áp dụng với một vài chương trình đào tạo nhất định để xem mức độ phù hợp với thực tế của bộ tiêu chuẩn và xem mức độ chính xác trong đánh giá theo bộ tiêu chuẩn. Cách làm này được cho là phù hợp nhất đối với Việt Nam. Chúng tôi tán thành quan niệm thứ hai này và tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo dành cho Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội theo quan niệm này. 2.4. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo ở Việt Nam Việt Nam mới bắt đầu làm quen với cụm từ “Kiểm định chất lượng giáo dục” cách đây hơn 10 năm, trong bối cảnh của yêu cầu đổi mới – nâng cao chất lượng giáo dục, hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa. Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2001 -2010” đã yêu cầu ngành giáo dục và đào tạo phải khẩn trương xây dựng và triển khai hệ thống kiểm định chất lượng ở mọi cấp học, bậc học và hình thức đào tạo. Tháng 12/2004, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành “Qui định tạm thời về Kiểm định chất lượng trường đại học”, trong đó có 10 tiêu chuẩn, 53 tiêu chí, bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động của một trường đại học. Sau hai năm tiến hành đánh giá thử nghiệm cho 20 trường đại học đầu tiên và thông qua một số hội thảo rút kinh nghiệm, bộ tiêu chuẩn đã được tiến hành chỉnh sửa. Ngày 01/11/2007, Bộ Giáo dục và đào tạo chính thức ban hành “Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học” theo Quyết định số 65/2007/QĐ-BGD ĐT với 10 tiêu chuẩn và 61 tiêu chí. Bộ tiêu chuẩn này được xây dựng theo cách tiếp cận đánh giá tập trung nhiều vào đầu vào và quá trình. Có 42 tiêu chí đánh giá nằm trong các tiêu chuẩn 1,2,3,4,5,9 và 10 thể hiện các khía cạnh đầu vào và quá trình đào tạo. Chỉ có khoảng 19 tiêu chí đánh giá đầu ra trong các tiêu chuẩn 6, 7 và một số tiêu chí của tiêu chuẩn 8. Cho đến nay, việc kiểm định chất lượng CTĐT ở Việt Nam chưa được thực hiện. Tuy nhiên, việc đánh giá CTĐT đã bắt đầu được các trường đại học quan tâm. Năm 2005, Đại học Quốc gia Hà Nội đã thí điểm áp dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT AUNP để thực hiện tự đánh giá. Trong năm 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) của Pháp áp dụng trong một số trường đại học xây dựng và công nghệ ở Việt Nam như đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Xây dựng Hà Nội, Đại học Kỹ thuật Đà Nẵng, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Cũng trong năm này, các chương trình đào tạo giáo viên tiểu học được tổ chức đánh giá. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn, quy trình và kết quả đánh giá chưa được công bố rộng rãi. Ngày 30/11/2007, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã chính thức Quyết định ban hành “Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo Đại học Quốc Gia Hà Nội” với sự tham gia biên soạn trong vòng 3 năm của trên 20 cán bộ có kinh nghiệm nghiên cứu từ nhiều năm về lĩnh vực này. Bộ tiêu chuẩn này được thử nghiệm áp dụng với chương trình đào tạo cử nhân tài năng, cử nhân chất lượng cao bắt đầu từ cuối tháng 9/2008. Dự kiến công tác tự đánh giá sẽ được thực hiện trong vòng 19 tuần và đến giữa năm 2009 Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ hoàn thành tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn này. Ngày 04/02/2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học. Bộ tiêu chuẩn này được bắt đầu thử nghiệm áp dụng từ tháng 11/2008 đối với các chương trình đào tạo ở một số trường đại học khối Sư phạm. 2.4.1.1. Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo Đại học Quốc Gia Hà Nội Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 5 tiêu chuẩn, 22 tiêu chí. Mỗi tiêu chí có 4 mức [9]. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và kết quả dự kiến của chương trình đào tạo Tiêu chí 1.1. Mục tiêu của chương trình đào tạo xác định rõ các chuẩn mực về kiến thức, thái độ, kỹ năng mà người tốt nghiệp cần đạt được, đảm bảo người tốt nghiệp có năng lực đảm nhiệm vị trí công tác được giao. Tiêu chí 1.2. Kết quả dự kiến của chương trình đào tạo đối với người tốt nghiệp phù hợp sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thị trường lao động quốc tế. Tiêu chuẩn 2: Thiết kế, cấu trúc, nội dung CTĐT và việc tổ chức thực hiện Tiêu chí 2.1. Việc thiết kế chương trình đào tạo đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các bên liên quan và định chuẩn theo chương trình tiên tiến quốc tế. Tiêu chí 2.2. Cấu trúc chương trình đào tạo thể hiện sự cân đối, hợp lý và được đánh giá tích cực từ phía các bên liên quan . Tiêu chí 2.3. Nội dung chương trình đào tạo đảm bảo triết lý sư phạm, tính khoa học và được cập nhật. Tiêu chí 2.4. CTĐT đặt ra các yêu cầu về phương pháp giảng dạy và học tập. Tiêu chí 2.5. Việc tổ chức thực hiện chương trình đào tạo đảm bảo đạt hiệu quả. Tiêu chí 2.6. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học được tiến hành theo quá trình, đánh giá được từng giai đoạn và toàn bộ quá trình học tập Tiêu chuẩn 3: Người học và công tác hỗ trợ người học thực hiện CTĐT Tiêu chí 3.1. Chất lượng người học tuyển vào ngành, chuyên ngành đào tạo được đảm bảo và nâng cao. Tiêu chí 3.2. Tiến trình học tập và tu dưỡng của người học được theo dõi một cách có hệ thống trong quá trình đào tạo. Tiêu chí 3.3. Người học được hỗ trợ kịp thời và có hiệu quả trong quá trình học tập. Tiêu chí 3.4. Công tác tư vấn giới thiệu việc làm cho người học được thực hiện có hiệu quả. Tiêu chí 3.5. Người tốt nghiệp có năng lực tác nghiệp đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tiêu chuẩn 4: Giảng viên, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên và nhân viên thực hiện CTĐT Tiêu chí 4.1. Đảm bảo đủ số lượng giảng viên có trình độ và năng lực triển khai đào tạo theo nhiệm vụ và yêu cầu được giao trong chương trình đào tạo. Tiêu chí 4.2. Đảm bảo đủ cán bộ quản lý và chuyên viên tham gia thực hiện CTĐT đạt trình độ và có kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ và yêu cầu được giao. Tiêu chí 4.3. Đảm bảo đủ kỹ thuật viên và nhân viên thành thạo các yêu cầu về nghiệp vụ hỗ trợ hiệu quả cho việc thực hiện chương trình đào tạo. Tiêu chí 4.4. Giảng viên, cán bộ quản lý, kỹ thuật viên và nhân viên tham gia thực hiện chương trình đào tạo được đánh giá chất lượng và được đáp ứng các nhu cầu phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tiêu chuẩn 5. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ CTĐT Tiêu chí 5.1. Diện tích, tính năng và chủng loại giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng thực hành và phòng máy tính đáp ứng các yêu cầu thực hiện CTĐT. Tiêu chí 5.2. Trang thiết bị trong các phòng học, phòng thực hành và phòng thí nghiệm đáp ứng các yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo. Tiêu chí 5.3. Tư liệu giảng dạy, nghiên cứu và học tập đáp ứng các yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo. Tiêu chí 5.4. Công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình đào tạo. Tiêu chí 5.5. Môi trường dạy và học đáp ứng các yêu cầu thực hiện CTĐT. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo hệ thống mức như sau: Mức 0: Chưa đạt mức 1: Chưa đạt mức 1, căn cứ trên những phân tích nội hàm của các minh chứng, Hội đồng tự đánh giá rút ra kết luận chưa đạt mức 1. Mức 1: Nội hàm các minh chứng đủ chứng minh tiêu chí đạt mức 1. Khi tự đánh giá, nếu đạt đủ các yêu cầu của mức 1 mới xem xét đến các yêu cầu của mức 2. Mức 2: Nội hàm các minh chứng đủ chứng minh tiêu chí đạt mức 2. Khi tự đánh giá, nếu đạt đủ các yêu cầu của mức 2 mới xem xét đến các yêu cầu của mức 3. Mức 3: Nội hàm các minh chứng đủ chứng minh tiêu chí đạt mức 3. Khi tự đánh giá, nếu đạt đủ các yêu cầu của mức 2 mới xem xét đến các yêu cầu của mức 4. Mức 4: Nội hàm các minh chứng đủ chứng minh tiêu chí đạt mức 4. Mức 9: Không thu thập đủ minh chứng để kết luận. Bộ tiêu chuẩn này không sử dụng phương pháp tính điểm để tổng hợp kết quả. 2.4.1.2. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên Trung học phổ thông trình độ đại học Bộ tiêu chuẩn này bao gồm 7 tiêu chuẩn, 40 tiêu chí [7]. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác đánh giá hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học quy định tại Luật Giáo dục và mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm trình độ đại học. Mục tiêu đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng tiêu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương; có nội dung cụ thể, rõ ràng; được định kỳ rà soát, bổ sung, cập nhật và điều chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng. Có cơ cấu hợp lý để tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông; thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng hiệu quả. Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường đại học, được phân định rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn trong từng cán bộ quản lý. Các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông được định kỳ đánh giá và cải tiến nâng cao chất lượng. Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông CTĐT được xây dựng trên cơ sở chương trình khung khối ngành sư phạm trình độ đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông và đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương và xã hội. CTĐT được thiết kế theo hướng chuyển dần sang hình thức tích lũy tín chỉ; được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, nhà tuyển dụng; đảm bảo tính hệ thống và có cấu trúc hợp lý; cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu. Có đầy đủ kế hoạch đào tạo, chương trình học, đề cương chi tiết cho các học phần, môn học; định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh theo hướng liên tục cải tiến chất lượng. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học nhằm phát triển năng lực giảng dạy, năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Hằng năm tổng kết đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học. Thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá người học, đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, công bằng và khách quan trong đánh giá. Hằng năm lấy ý kiến phản hồi từ người học và thực hiện cải tiến chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá. Hoạt động thực tập sư phạm được tổ chức có hiệu quả. Hằng năm lấy ý kiến phản hồi từ cơ sở thực tập, người thực tập, người hướng dẫn thực tập và có biện pháp cải tiến chất lượng hoạt động thực tập sư phạm. Kết hợp các hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Đảm bảo an toàn, chính xác và khoa học trong lưu trữ kết quả học tập và rèn luyện của người học; thuận lợi cho việc phổ biến, quản lý, truy cập, tổng hợp báo cáo. Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ giảng viên tham gia CTĐT giáo viên trung học phổ thông Có đủ số lượng, có cơ cấu chuyên môn phù hợp với yêu cầu đào tạo, quy mô đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Đạt trình độ chuẩn đào tạo của nhà giáo đối với giáo viên trung học phổ thông và các kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đạt tiêu chuẩn về phẩm chất tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo và sức khỏe. Đảm bảo thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình đào tạo, có kế hoạch bài giảng cá nhân được phê duyệt, đồng thời tham gia xây dựng kế hoạch đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy của khoa, bộ môn. Hằng năm, tham gia nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nước. Được phân công giảng dạy theo chuyên môn được đào tạo, được tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, ngoại ngữ, tin học. Được đảm bảo các quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật. Được định kỳ đánh giá năng lực giảng dạy, được hỗ trợ tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học và hướng dẫn thực tập sư phạm. Thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà trường, các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tiêu chuẩn 4: Người học và công tác hỗ trợ người học thuộc chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông Người học được đảm bảo tuyển chọn công bằng và khách quan. Được phổ biến các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp do Bộ GD&ĐT ban hành và các quy định khác có liên quan của Nhà trường. Được tạo điều kiện học tập và tham gia nghiên cứu khoa học. Được tạo điều kiện rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tham gia tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể khác theo quy định của pháp luật. Được cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ăn, ở và giải trí; được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội theo quy định; được tạo điều kiện nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và được đảm bảo về dịch vụ y tế học đường. Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện đạo đức, tư tưởng chính trị, lối sống và đạt kết quả tốt. Tiêu chuẩn 5: Học liệu, thiết bị dạy học và cơ sở vật chất khác hỗ trợ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông Hệ thống học liệu của khoa, trường đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Có các thiết bị giáo dục đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và quản lý điều hành. Có hệ thống phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành có đủ số lượng, diện tích, đảm bảo quy cách và được sử dụng có hiệu quả. Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng nhu cầu tập luyện và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và phát triển thể chất cho người học. Định kỳ đánh giá và có các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất, phòng chức năng, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành. Đảm bảo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp, an toàn, không bạo lực, không tệ nạn xã hội. Tiêu chuẩn 6: Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá, báo cáo về tài chính theo quy định. Có các nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ hoạt động đào tạo. Thực hiện công khai tài chính và có cơ chế để cán bộ, giảng viên tham gia kiểm tra, giám sát tài chính. Tiêu chuẩn 7: Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm thuộc chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông Thực hiện đánh giá phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực của sinh viên tốt nghiệp; đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan trong đánh giá. Thực hiện theo dõi và đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu về sinh viên của trường. Triển khai các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Bộ tiêu chuẩn này không phân mức đánh giá mà chỉ đánh giá trên cơ sở mức độ đạt hay không đạt của các chỉ báo. Mỗi tiêu chí được coi là 1 chỉ báo. Khi tổng hợp, nếu số tiêu chí “đạt” dưới 80% thì chương trình đào tạo được coi là chưa đạt chuẩn; nếu số tiêu chí “đạt” từ 80% trở lên thì chương trình đào tạo được coi là đã đạt chuẩn. 2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của các nước trong khu vực Đông Nam Á Các quốc gia ở Đông Nam Á đều là những nước mới triển khai công tác kiểm định chất lượng, thường dùng cùng một bộ tiêu chuẩn để đánh giá cả trường đại học và chương trình đào tạo. 2.4.2.1. Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN Bộ tiêu chuẩn chất lượng AUN (tháng 11/2004) bao gồm tổng cộng 6 tiêu chí “Criteria” [15] như sau: Tiêu chí 1: Hệ thống đảm bảo chất lượng. Tiêu chí 2: Giảng dạy và học tập. Khía cạnh 1: Chương trình đào tạo. Khía cạnh 2: Đội ngũ cán bộ giảng viên. Khía cạnh 3: Đánh giá sinh viên. Khía cạnh 4: Quá trình học tập. Khía cạnh 5: Các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh môi trường. Khía cạnh 6: Tài nguyên học tập. Tiêu chí 3: Nghiên cứu. Tiêu chí 4: Dịch vụ. Tiêu chí 5: Đạo đức. Tiêu chí 6: Phát triển nguồn nhân lực. 2.4.2.2. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Thái Lan Kiểm định chất lượng mới được triển khai trong vòng chưa đầy 10 năm trở lại đây ở Thái Lan. ONESQUA được thành lập năm 2000 chịu trách nhiệm kiểm định cả cấp trường và cấp chương trình đào tạo. Bộ tiêu chuẩn bao gồm những nội dung sau: Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng, mục tiêu và lập kế hoạch. Tiêu chuẩn 2: Giảng dạy và học tập. Tiêu chuẩn 3: Các hoạt động nghiên cứu của sinh viên. Tiêu chuẩn 4: Nghiên cứu. Tiêu chuẩn 5: Dịch vụ đào tạo cho xã hội. Tiêu chuẩn 6: Bảo tồn văn hóa và nghệ thuật. Tiêu chuẩn 7: Quản lý. Tiêu chuẩn 8: Ngân sách. Tiêu chuẩn 9: Đảm bảo chất lượng và nâng cao chất lượng [15]. 2.4.2.3. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Malaysia Ở Malaysia, “Hội đồng kiểm định Quốc gia” kiểm định các chương trình và trường đại học tư thục; “Cục văn bằng Malaysia” đánh giá chương trình và trường đại học công lập. Tiêu chuẩn đánh giá do chính phủ đề ra, có tham vấn ý kiến của các cá nhân, tổ chức có liên quan. Bộ tiêu chuẩn bao gồm những nội dung sau [15]: Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu Tiêu chuẩn 2: Kết quả học tập, thiết kế và thực hiện chương trình Tiêu chuẩn 3: Tuyển chọn sinh viên và các dịch vụ hỗ trợ Tiêu chuẩn 4: Hệ thống đánh giá sinh viên Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên Tiêu chuẩn 6: Các nguồn lực giáo dục Tiêu chuẩn 7: Theo dõi và đánh giá chương trình Tiêu chuẩn 8: Lãnh đạo và quản lý Tiêu chuẩn 9: Việc cải tiến chất lượng tổng thể. 2.4.2.4. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Philippines Ở Philipines, tổ chức AACCUP chịu trách nhiệm kiểm định chương trình đào tạo và trường đại học công lập; PAASCU kiểm định cấp chương trình đào tạo, bao gồm cả việc đánh giá các hoạt động giáo dục lẫn công tác nghiên cứu khoa học; PACUCOA tập trung đánh giá các chương trình đào tạo liên quan chủ yếu đến việc mở rộng trí tuệ, không đơn thuần đào tạo về kỹ thuật hoặc nghề nghiệp, các chương trình đào tạo về giáo dục, thương mại, biển. Bộ tiêu chuẩn bao gồm những nội dung sau [15]: Tiêu chuẩn 1: Sứ mạng, mục đích và mục tiêu Tiêu chuẩn 2: Đội ngũ giảng viên Tiêu chuẩn 3: Chương trình và việc giảng dạy Tiêu chuẩn 4: Sinh viên Tiêu chuẩn 5: Nghiên cứu khoa học Tiêu chuẩn 6: Việc mở mang và lôi cuốn cộng đồng Tiêu chuẩn 7: Thư viện Tiêu chuẩn 8: Cơ sở vật chất Tiêu chuẩn 9: Các phòng thí nghiệm Tiêu chuẩn 10: Quản lý 2.4.3. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo AUNP Bộ tiêu chuẩn gồm 5 tiêu chuẩn, 20 tiêu chí [39], [40], nội dung như sau: Tiêu chuẩn 1: Mục đích và mục tiêu Mục đích và các mục tiêu cụ thể Sự chuyển tải các mục tiêu vào chương trình Tiêu chuẩn 2: Chương trình 2.1. Nội dung của chương trình 2.2. Cấu trúc của chương trình 2.3. Phương pháp giảng dạy 2.4. Thiết kế chương trình giảng dạy 2.5. Kiểm tra – đánh giá Tiêu chuẩn 3: Đầu vào 3.1. Sinh viên 3.2. Cán bộ, giảng viên và nhân viên 3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị 3.4. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong Tiêu chuẩn 4: Đầu ra 4.1. Kết quả đầu ra (sinh viên tốt nghiệp) 4.2. Tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học 4.3. Thời gian trung bình của khóa đào tạo 4.4. Chi phí tính trên một sinh viên Tiêu chuẩn 5: Sự hài lòng 5.1. Ý kiến của sinh viên 5.2. Liên hệ với cựu sinh viên đã tốt nghiệp 5.3. Ý kiến của thị trường lao động 5.4. Ý kiến của xã hội 5.5. Ý kiến của cán bộ, giảng viên và nhân viên 2.4.4. Tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Hoa Kỳ Theo Wikipedia Encyclopedia, Hoa Kỳ có khoảng 52 tổ chức kiểm định chương trình trong đó có hội đồng kiểm định chất lượng các ngành Kỹ sư và công nghệ ABET, Hiệp hội phát triển các trường kinh doanh Hoa kỳ AACSB, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ APA và Hội đồng quốc gia kiểm định chất lượng đào tạo giáo viên NCATE. Các chương trình đào tạo của một trường đại học đã được kiểm định có thế được đánh giá bởi nhiều tổ chức kiểm định nghề nghiệp khác nhau. Mỗi tổ chức kiểm định đều xây dựng bộ tiêu chuẩn kiểm định riêng. 2.4.4.1. Tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo của ABET Tiêu chuẩn 1: Sinh viên. Tiêu chuẩn 2: Các mục tiêu của chương trình. Tiêu chuẩn 3: Đầu ra của chương trình. Tiêu chuẩn 4: Liên tục nâng cao chất lượng. Tiêu chuẩn 5: Chương trình. Tiêu chuẩn 6: Giảng viên. Tiêu chuẩn 7: Phương tiện. Tiêu chuẩn 8: Các hoạt động hỗ trợ. Tiêu chuẩn 9: Các tiêu chuẩn chương trình.[28] 2.4.4.2. Tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo của NCATE Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng nghề nghiệp của tổ chức này có 6 tiêu chuẩn, họp thành 2 nhóm: Nhóm I: Thành tích học tập của người học (Candidate performance) Tiêu chuẩn 1: Kiến thức, kỹ năng, tính khí của người học. Tiêu chuẩn 2: Hệ thống đánh giá kết quả học tập của người học và đánh giá đơn vị đào tạo. Nhóm II: Khả năng của đơn vị đào tạo (Unit capacity) Tiêu chuẩn 3: Các hoạt động trong lĩnh vực nghề nghiệp và thực hành Tiêu chuẩn 4: Tính đa dạng Tiêu chuẩn 5: Trình độ, thành tích của giảng viên và việc phát triển giảng viên. Tiêu chuẩn 6: Quản lý đơn vị đào tạo và nguồn lực của đơn vị. [28] 2.5. NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA Kiểm định CTĐT đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ trên thế giới. Còn ở Việt Nam, kiểm định CTĐT còn rất mới mẻ, có nhiều thách thức do cơ chế hoạt động chưa hoàn thiện, thiếu chuyên gia có trình độ kiểm định chương trình, tốn kém về thời gian, công sức và kinh phí. Tuy vậy, Việt Nam là nước đi sau nên học tập được nhiều kinh nghiệm của các nước khác để vận dụng phù hợp vào hoàn cảnh của mình. Dựa trên những bộ tiêu chuẩn kiểm định chương trình đào tạo của các nước, và tình hình thực tế của Việt Nam, Bộ GD&ĐT, Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng nên những bộ tiêu chuẩn vừa đảm bảo tính hội nhập, vừa mang theo những sắc thái riêng của Việt Nam. Những bộ tiêu chuẩn này đều được xây dựng xuất phát từ việc trả lời cho câu hỏi: Chất lượng chương trình đào tạo biểu hiện như thế nào và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Biểu hiện của chất lượng chương trình đào tạo Mức độ đáp ứng về số lượng và chất lượng sinh viên tốt nghiệp với nhu cầu công việc ở thị trường lao động. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chương trình đào tạo Mục tiêu và kết quả dự kiến của chương trình đào tạo Chương trình học Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo Người học và công tác hỗ trợ Tài nguyên nhân lực Tài nguyên vật chất Tài chính Môi trường đào tạo Chất lượng chương trình đào tạo phụ thuộc vào chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng. Như vậy, nội dung đánh giá chương trình đào tạo là việc nghiên cứu, phân tích nội hàm của chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng của các yếu tố ảnh hưởng nêu trên. Nhìn chung, các bộ tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam và của Đại học Quốc Gia Hà Nội đã bao quát gần như toàn bộ các khía cạnh liên quan đến cơ chế quản lý cũng như các mặt hoạt động của chương trình đào tạo ở một trường đại học hiện đại, không mấy khác với bộ tiêu chuẩn của các nước trên thế giới; đều nhằm mục tiêu đảm bảo chất lượng chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và mục đích của các thành phần trong thị trường dịch vụ giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn được cụ thể bằng các tiêu chí. Mỗi tiêu chí lại được đánh giá theo các mức độ. Thông thường, trong các bộ tiêu chuẩn của các nước trên thế giới, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 2 mức. Mức 1 tương ứng đạt yêu cầu, mức 2 tương ứng đạt yêu cầu cao. Trong bộ tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT Việt Nam, mỗi tiêu chí được đánh giá theo 2 mức, đạt và không đạt. Việc phân chia mức độ đánh giá như vậy sẽ đơn giản hóa được khâu làm báo cáo đánh giá nhưng sẽ đánh đồng mức độ “đạt” vốn khác nhau của chất lượng các CTĐT. Điểm đặc biệt trong bộ tiêu chuẩn đánh giá của Đại học Quốc gia Hà Nội là mỗi tiêu chí được đánh giá theo 4 mức độ. Việc phân nhiều mức độ này giúp dễ dàng hơn trong việc phân loại chất lượng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, mức 3 và mức 4 trong một số tiêu chí không có ranh giới phân định rõ ràng sẽ gây khó khăn cho việc đánh giá. Ở một số tiêu chí, mức 4 quá cao, nhiều chương trình khó đạt được trong hiện tại và cả tương lai, không cần thiết đưa vào. Chúng ta có thể học tập cách làm của Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời dựa trên việc phân tích mối quan hệ giữa các thành phần trong thị trường dịch vụ giáo dục đại học với một loại hình sản phẩm dịch vụ cụ thể để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo cho trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ SỞ NGHIÊN CỨU 3.1.1. Thông tin chung về Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Bộ Giáo dục Đào tạo. Tên trường tiếng Việt: Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội. Viết tắt: ĐHNNHN. Tên trường tiếng Anh: Hanoi University of Agricultural; viết tắt: HUA. Những tên trước đây: - Trường Đại học Nông Lâm - Học Viện Nông Lâm - Trường Đại học Nông nghiệp - Trường Đại học Nông nghiệp I Địa chỉ trường: Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Thông tin liên hệ: Điện thoại 04 8276346, Số fax 04 8276554. E-mail: master@hua.edu.vn. Website: www.hua.edu.vn. Loại hình trường đào tạo: Trường công lập, trọng điểm quốc gia. 3.1.2. Lịch sử phát triển của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tiền thân là Trường Đại học Nông Lâm, Trường được thành lập theo Nghị định số 53/NĐ-NL ngày 12/10/1956 của Bộ Nông Lâm, gồm 3 khoa: Nông học, Chăn nuôi -Thú y, Lâm học; 5 ngành học, gồm: Trồng trọt, Cơ khí nông nghiệp, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp và 3 phòng Hành chính quản trị, Tổ chức cán bộ và Giáo vụ. Năm 1958, sáp nhập thêm Viện Khảo cứu trồng trọt, Viện Khảo cứu chăn nuôi, Phòng Nghiên cứu gỗ và Lâm sinh để trở thành Học viện Nông Lâm. Năm 1965, mở thêm ngành Nuôi trồng và đánh bắt chế biến thuỷ sản, Kinh tế nông nghiệp. Năm 1963, sau khi chuyển một phần cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thuật để thành lập Viện Khoa học Nông nghiệp và Trường Đại học Lâm nghiệp, Học viện đổi tên thành là Trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1967, theo Quyết định số 124/CP của Thủ trướng Chính phủ, Trường đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp I. Cũng trong năm này, Trường thành lập thêm khoa Kinh tế Nông nghiệp. Năm 1968, Trường tách khoa Thuỷ sản để thành lập Trường Đại học Thuỷ sản. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, năm 1975, Nhà trường đã chia sẻ đội ngũ cán bộ cốt cán, có trình độ vào tiếp quản và xây dựng Trường Đại học Nông nghiệp IV (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh); đồng thời cử hàng trăm cán bộ có kinh nghiệm, kỹ sư mới tốt nghiệp bổ sung đội ngũ cán bộ cho các ban ngành của các tỉnh phía Nam. Năm 1976, Trường thành lập thêm Khoa Quản lý ruộng đất, là khoa đầu tiên đào tạo cán bộ địa chính cho cả nước. Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, danh hiệu Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2005. Năm 2007, Trường thành lập thêm Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh. Năm 2008, Trường chính thức đổi tên thành Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Cũng trong năm này, Trường thành lập thêm Khoa Công nghệ sinh học. Khoa Sau đại học được nâng lên thành Viện Sau đại học. Sau hơn 50 năm thành lập và phát triển, Trường đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đào tạo từ trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đến đại học và sau đại học. Quy mô đào tạo không ngừng tăng, chất lượng từng bước được nâng cao, nhiều ngành nghề đào tạo mới được mở. Tính đến năm 2008, Trường có 38 chương trình đào tạo đại học, 30 chương trình đào tạo sau đại học. Trường đã đào tạo được hơn 50.000 kỹ sư, trên 2000 thạc sĩ, gần 300 tiến sỹ và nhiều cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp và kỹ thuật viên. Rất nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng trong thực tiễn, đóng góp tích cực cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhà trường đã phát huy được vị thế trường đầu ngành trong khối các trường đại học Nông - Lâm - Ngư. 3.1.3. Mục tiêu phát triển của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Xây dựng Trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội thành một cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao, có vai trò nòng cốt trong khối Nông - Lâm - Ngư, từng bước bắt kịp trình độ của khu vực và thế giới. - Xây dựng Trường Ðại học Nông nghiệp Hà Nội thành trường đại học đa ngành, đa bậc, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Hoàn chỉnh định hướng phát triển của Nhà trường, đổi mới công tác quản lý, tăng cường đội ngũ, phát huy hiệu quả các nguồn lực, không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, mở rộng hợp lý quy mô đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực đông đảo, đa dạng về ngành nghề, vững về chính trị, giỏi về chuyên môn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. 3.1.4. Đánh giá chương trình đào tạo ở Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Trong tiến trình thực hiện kiểm định cấp trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất, Trường ĐHNNHN đã hoàn thành tự đánh giá năm 2006, hoàn thành đợt thí điểm đánh giá ngoài năm 2007 và được công nhận là Trường đạt kiểm định cấp độ II. 3.1.4.1. Các tiêu chí đã được sử dụng trong đánh giá Công cụ sử dụng trong kiểm định Trường là bộ tiêu chuẩn được Bộ GD&ĐT ban hành năm 2004 “Qui định tạm thời về Kiểm định chất lượng trường đại học”, trong đó có 10 tiêu chuẩn, 53 tiêu chí, bao trùm tất cả các lĩnh vực hoạt động của một trường đại học[2]: Sứ mạng, mục tiêu (tiêu chuẩn 1). Tổ chức, cơ cấu, quản lý và đội ngũ (tiêu chuẩn 2 và 5). Chương trình và hoạt động đào tạo (tiêu chuẩn 3 và 4). Người học (tiêu chuẩn 6). Nghiên cứu khoa học (tiêu chuẩn 7). Quan hệ quốc tế (tiêu chuẩn 8). Cơ sở vật chất và tài chính (tiêu chuẩn 9 và 10). Nội dung tiêu chuẩn có chứa các tiêu chí. Mỗi tiêu chí được đánh giá theo hai mức: mức 1 và mức 2. Việc xem xét mức độ đạt được của từng tiêu chí dựa trên việc phân tích nội hàm của các minh chứng được chọn lọc đáp ứng những yêu cầu của từng mức; nếu đạt đủ các yêu cầu của mức 1 mới xem xét đến các yêu cầu của mức 2. Trong bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường đại học, tiêu chuẩn 3 và 4 dành cho chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo._. Hà Nội. Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (2005), Báo cáo tự đánh giá chương trình đào tạo đại học chính quy ngành Toán học, tháng 10/2005, Hà Nội. Trường Đại học Nông nghiệp I (2007), Báo cáo tự đánh giá (phục vụ cho đợt kiểm định chất lượng các trường đại học), tháng 6/2007, Hà Nội. Trường Đại học Nông nghiệp I (2007), Chương trình giáo dục đại học, Quyết định số 1660/QĐ-NN1 ngày 15/11/2007, Hà Nội. Viện Hàn lâm Quốc gia Hoa Kỳ (2007), Những quan sát về hiện trạng giáo dục trong ngành khoa học Nông nghiệp tại Việt Nam, tháng 1/2007. Võ Tòng Xuân (2008), “Việt Nam: Giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng trưởng”, Tạp chí nghiên cứu và thảo luận – Thời đại mới, số 13, tháng 3/2008. Vũ Quang Việt (2008), Giáo dục Việt Nam: nguyên nhân của sự xuống cấp và cải cách cần thiết. Vũ Thị Phương Anh (2008), Đảm bảo chất lượng giáo dục tại Việt Nam với yêu cầu hội nhập, 21/7/2008. PHỤ LỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội - ĐT: 8.276346 - Fax: 8.276.554 - Website: PHIẾU KHẢO SÁT CÁC CƠ QUAN Về chất lượng Sinh viên tốt nghiệp Tên Cơ quan : Địa chỉ: Điện thoại: Email: Người ghi phiếu: Chức vụ: 1. Thông tin về cơ cấu cán bộ cơ quan NHIỆM VỤ SỐ CÁN BỘ Tổng số Tốt nghiệp Trường ĐHNNI Tốt nghiệp ngành BVTV Cán bộ quản lý Từ tổ trưởng công tác trở lên Kỹ sư Chuyên viên Công nhân Các nhiệm vụ khác TỔNG SỐ 2. Đánh giá chung về chất lượng của các cán bộ tốt nghiệp từ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Tốt: Tốt TB: Trung bình Yếu: Yếu KNXĐ: Không nhận xét được TIÊU CHÍ NHẬN XÉT Tốt % TB % Yếu % KNXĐ % Tư cách đạo đức Ý thức tổ chức kỷ luật Ý thức tập thể, cộng đồng Sức khỏe Tinh thần học tập cầu tiến Mức độ đáp ứng yêu cầu công tác Kiến thức chuyên môn Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn Tính định hướng trong nghiên cứu Tính năng động, sáng tạo trong công việc Tính độc lập trong công việc Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Kỹ năng nghiệp vụ, tay nghề chuyên môn Kỹ năng giao tiếp, hợp tác Kỹ năng truyền thông Khả năng tư duy Khả năng quản lý Khả năng thăng tiến Những kiến thức, kỹ năng sinh viên tốt nghiệp cần được bồi dưỡng thêm để đáp ứng yêu cầu công việc của Quý cơ quan: ...................................................................................................................................................... …………………………………………………………………………………………………………………….................................................................................................................................................. 3. Đánh giá về chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật Để xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo đào tạo người học có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc tại Quý cơ quan, rất mong Quý cơ quan cho ý kiến đóng góp về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo.Trên cơ sở những ý kiến của Quý cơ quan, Nhà trường sẽ có biện pháp điều chỉnh chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật bao gồm: - Kiến thức giáo dục đại cương - Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp Phần 1: Kiến thức giáo dục đại cương TT Tên học phần Số ĐVHT Nhận xét về mức độ HP Ý kiến khác Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết A Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 22 1 2 3 4 5 Kinh tế chính trị Mác – Lênin Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học Mác Lênin Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh 5 4 6 4 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ B Khoa học xã hội 5 1 2 Pháp luật đại cương Xã hội học 3 2 ○ ○ ○ ○ ○ ○ C Nhân văn – Nghệ thuật 5 1 2 Tâm lý học đại cương soạn thảo văn bản 2 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ D Ngoại ngữ 10 ○ ○ ○ E Giáo dục thể chất 5 ○ ○ ○ G Giáo dục quốc phòng 165 tiết ○ ○ ○ H Khoa học tự nhiên 43 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hoá học Hoá phân tích Sinh học Vật lý Toán cao cấp Xác suất thống kê Tin học đại cương Phương pháp tiếp cận khoa học Sinh thái môi trường Thực vật học Lý sinh học 6 3 5 4 4 4 3 3 3 4 4 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Phần 2: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp TT Tên học phần Số ĐVHT Nhận xét về mức độ HP Ý kiến khác Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết A Kiến thức cơ sở 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khí tượng nông nghiệp Hoá sinh thực vật Sinh lý thực vật Di truyền thực vật Vi sinh vật học đại cương Phương pháp thí nghiệm Tin học ứng dụng Tiếng Anh chuyên ngành Côn trùng học đại cương Bệnh cây đại cương 3 4 5 3 3 3 2 2 5 5 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ B Kiến thức ngành 55 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Động vật hại nông nghiệp Côn trùng chuyên khoa Bệnh cây chuyên khoa Quản lý thuốc BVTV Dịch tễ học BVTV Kiểm dịch TV & dịch hại nông sản sau thu hoạch Chọn tạo giống cây trồng trong BVTV/ Miễn dịch học Cây lương thực Cây công nghiệp Rau hoa quả cây cảnh Canh tác học Đất và phân bón Hệ thống nông nghiệp Kinh doanh nông nghiệp (Quản lý nông nghiệp) Chọn tạo giống cây trồng Công nghệ sinh học BVTV Biện pháp sinh học Học phần tự chọn (chọn 1 trong 4 học phần) Khuyến nông , Bệnh hạt giống, Cây thuốc, Thuỷ nông 3 4 4 3 3 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3 2 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ C Kiến thức bổ trợ 10 1 2 3 4 Kinh tế tài nguyên (Nguyên lý kinh tế) Quản lý dịch hại tổng hợp (IMP) Bảo vệ tài nguyên môi trường (Sinh thái môi trường II) Dâu tằm ong mật 3 2 2 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ D Thực tập nghề nghiệp 5 ○ ○ ○ E Thực tập tốt nghiệp 15 ○ ○ ○ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Quý cơ quan. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PHIẾU NHẬN XÉT KHÓA HỌC (Dùng để lấy thông tin từ cựu sinh viên ngành BVTV) I. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên:............................................ Lớp:.................Năm tốt nghiệp:.............Giới tính: Nam Nữ ○ ○ Cơ quan anh(chị) đang công tác: ................................................................................................. Địa chỉ: ..................................................................................................................................................... Điện thoại:.....................................................................................Email:.................................................... Xếp loại học lực của anh (chị) trong toàn khóa học: XS Giỏi Khá TBK TB Yếu ○ ○ ○ ○ ○ ○ II. PHẦN NHẬN XÉT KHÓA HỌC STT Lĩnh vực 1: Mục tiêu và chương trình đào tạo Tốt Khá TB Chưa đạt 1 2 3 4 5 Mục tiêu và sự phù hợp với yêu cầu xã hội của ngành học Chương trình đào tạo mềm dẻo và thuận lợi cho sinh viên Nội dung và khối lượng của chương trình đào tạo Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành Thông tin về chương trình đào tạo ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 2: Đội ngũ giảng viên Tốt Khá TB Chưa đạt 6 7 8 9 10 Kiến thức chuyên môn và sự cập nhật Phương pháp sư phạm Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy Đánh giá trong kiểm tra, thi ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 3: Đáp ứng của khóa học Tốt Khá TB Chưa đạt 11 12 13 14 15 Sự đáp ứng các mục tiêu đào tạo của ngành Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết, cập nhật Giúp sinh viên phát triển đạo đức, nhân cách Giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp Sinh viên tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 4: Quản lý và phục vụ đào tạo Tốt Khá TB Chưa đạt 16 17 18 19 20 21 Công tác tổ chức đào tạo của Khoa, Trường Thái độ phục vụ sinh viên của cán bộ nhân viên các phòng ban Thư viện có đủ tài liệu tham khảo cho hầu hết các môn học Phòng học có đủ yêu cầu về chỗ ngồi, đủ ánh sáng, độ thông thoáng và đảm bảo vệ sinh học đường Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của nhà trường Trang thiết bị phục vụ thực tập, thực hành của nhà trường ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 5: Sinh hoạt và đời sống Tốt Khá TB Chưa đạt 22 23 24 25 26 Tác dụng của các hoạt động Đoàn, Hội Đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ của sinh viên Đáp ứng nhu cầu thể dục, thể thao của sinh viên Đáp ứng nhu cầu ăn, ở của sinh viên Chăm lo sức khỏe của sinh viên ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ III. Đánh giá về chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật Để xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo đào tạo người học có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, rất mong các anh (chị) cho ý kiến đóng góp về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo. Phần 1: Kiến thức giáo dục đại cương TT Tên học phần Số ĐVHT Nhận xét về mức độ HP Ý kiến khác Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết A Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 22 1 2 3 4 5 Kinh tế chính trị Mác – Lênin Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học Mác Lênin Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh 5 4 6 4 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ B Khoa học xã hội 5 1 2 Pháp luật đại cương Xã hội học 3 2 ○ ○ ○ ○ ○ ○ C Nhân văn – Nghệ thuật 5 1 2 Tâm lý học đại cương soạn thảo văn bản 2 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ D Ngoại ngữ 10 ○ ○ ○ E Giáo dục thể chất 5 ○ ○ ○ G Giáo dục quốc phòng 165 tiết ○ ○ ○ H Khoa học tự nhiên 43 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hoá học Hoá phân tích Sinh học Vật lý Toán cao cấp Xác suất thống kê Tin học đại cương Phương pháp tiếp cận khoa học Sinh thái môi trường Thực vật học Lý sinh học 6 3 5 4 4 4 3 3 3 4 4 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Phần 2: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp TT Tên học phần Số ĐVHT Nhận xét về mức độ HP Ý kiến khác Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết A Kiến thức cơ sở 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khí tượng nông nghiệp Hoá sinh thực vật Sinh lý thực vật Di truyền thực vật Vi sinh vật học đại cương Phương pháp thí nghiệm Tin học ứng dụng Tiếng Anh chuyên ngành Côn trùng học đại cương Bệnh cây đại cương 3 4 5 3 3 3 2 2 5 5 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ B Kiến thức ngành 55 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Động vật hại nông nghiệp Côn trùng chuyên khoa Bệnh cây chuyên khoa Quản lý thuốc BVTV Dịch tễ học BVTV Kiểm dịch TV & dịch hại nông sản sau thu hoạch Chọn tạo giống cây trồng trong BVTV/ Miễn dịch học Cây lương thực Cây công nghiệp Rau hoa quả cây cảnh Canh tác học Đất và phân bón Hệ thống nông nghiệp Kinh doanh nông nghiệp (Quản lý nông nghiệp) Chọn tạo giống cây trồng Công nghệ sinh học BVTV Biện pháp sinh học Học phần tự chọn (chọn 1 trong 4 học phần) Khuyến nông, Bệnh hạt giống, Cây thuốc, Thuỷ nông. 3 4 4 3 3 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3 2 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ C Kiến thức bổ trợ 10 1 2 3 4 Kinh tế tài nguyên (Nguyên lý kinh tế) Quản lý dịch hại tổng hợp (IMP) Bảo vệ tài nguyên môi trường (Sinh thái môi trường II) Dâu tằm ong mật 3 2 2 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ D Thực tập nghề nghiệp 5 ○ ○ ○ E Thực tập tốt nghiệp 15 ○ ○ ○ III. Ý KIẾN KHÁC Cảm nhận chung của anh (chị) về chất lượng đào tạo của khóa học: Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng ○ ○ ○ ○ Cảm nhận chung của anh (chị) về chất lượng môi trường sống, học tập tại Trường ĐH NN I : Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng ○ ○ ○ ○ Lời khuyên của anh (chị) đối với người thân, bạn bè muốn chọn Trường ĐH NN1 và ngành học mà anh chị đã theo đuổi : Nên theo học Nên học ngành khác Nên chọn trường khác Không có ý kiến ○ ○ ○ ○ Theo anh (chị), có những môn học nào trong chương trình đào tạo xét thấy không cần thiết? .............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. Theo anh (chị), có những môn học nào trong chương trình đào tạo cần được tăng thêm thời lượng? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Theo anh (chị), có những môn học hoặc chuyên đề nào cần được bổ sung thêm vào chương trình đào tạo? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Theo anh (chị), để SV được học tập, rèn luyện và sinh hoạt tốt hơn thì Nhà trường cần làm những gì? ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những ý kiến khác ............................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PHIẾU NHẬN XÉT KHÓA HỌC (Dùng để lấy thông tin từ sinh viên năm cuối ) I. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Khoa:................................................................ 2. Ngành:............................................................... 3. Lớp:.................................. Giới tính: Nam Nữ ○ ○ 4. Tự đánh giá về học lực của anh (chị) trong toàn khóa học XS Giỏi Khá TBK TB Yếu ○ ○ ○ ○ ○ ○ Ghi chú: Sinh viên không cần ghi tên mình vào phiếu này, tô kín hoặc in đậm vào ô lựa chọn được yêu cầu lấy thông tin bằng bút bi hoặc bút mực. II. PHẦN NHẬN XÉT KHÓA HỌC STT Lĩnh vực 1: Mục tiêu và chương trình đào tạo Tốt Khá TB Chưa đạt 1 2 3 4 5 Mục tiêu và sự phù hợp với yêu cầu xã hội của ngành học Chương trình đào tạo mềm dẻo và thuận lợi cho sinh viên Nội dung và khối lượng của chương trình đào tạo Tỷ lệ phân bố giữa lý thuyết và thực hành Thông tin về chương trình đào tạo ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 2: Đội ngũ giảng viên Tốt Khá TB Chưa đạt 6 7 8 9 10 Kiến thức chuyên môn và sự cập nhật Phương pháp sư phạm Nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ sinh viên Đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy Đánh giá trong kiểm tra, thi ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 3: Đáp ứng của khóa học Tốt Khá TB Chưa đạt 11 12 13 14 15 Sự đáp ứng các mục tiêu đào tạo của ngành Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết, cập nhật Giúp sinh viên phát triển đạo đức, nhân cách Giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp Sinh viên tự tin về khả năng đáp ứng các yêu cầu của nghề nghiệp ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 4: Quản lý và phục vụ đào tạo Tốt Khá TB Chưa đạt 16 17 18 19 20 21 Công tác tổ chức đào tạo của Khoa, Trường Thái độ phục vụ sinh viên của cán bộ nhân viên các phòng ban Thư viện có đủ tài liệu tham khảo cho hầu hết các môn học Phòng học có đủ yêu cầu về chỗ ngồi, đủ ánh sáng, độ thông thoáng và đảm bảo vệ sinh học đường Trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập của nhà trường Trang thiết bị phục vụ thực tập, thực hành của nhà trường ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Lĩnh vực 5: Sinh hoạt và đời sống Tốt Khá TB Chưa đạt 22 23 24 25 26 Tác dụng của các hoạt động Đoàn, Hội Đáp ứng nhu cầu văn hóa, văn nghệ của sinh viên Đáp ứng nhu cầu thể dục, thể thao của sinh viên Đáp ứng nhu cầu ăn, ở của sinh viên Chăm lo sức khỏe của sinh viên ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ III. Đánh giá về chương trình đào tạo ngành Bảo vệ thực vật Để xây dựng chương trình đào tạo đảm bảo đào tạo người học có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu công việc, rất mong các anh (chị) cho ý kiến đóng góp về kết cấu và nội dung chương trình đào tạo. Phần 1: Kiến thức giáo dục đại cương TT Tên học phần Số ĐVHT Nhận xét về mức độ HP Ý kiến khác Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết A Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 22 1 2 3 4 5 Kinh tế chính trị Mác – Lênin Chủ nghĩa xã hội khoa học Triết học Mác Lênin Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Tư tưởng Hồ Chí Minh 5 4 6 4 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ B Khoa học xã hội 5 1 2 Pháp luật đại cương Xã hội học 3 2 ○ ○ ○ ○ ○ ○ C Nhân văn – Nghệ thuật 5 1 2 Tâm lý học đại cương soạn thảo văn bản 2 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ D Ngoại ngữ 10 ○ ○ ○ E Giáo dục thể chất 5 ○ ○ ○ G Giáo dục quốc phòng 165 tiết ○ ○ ○ H Khoa học tự nhiên 43 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Hoá học Hoá phân tích Sinh học Vật lý Toán cao cấp Xác suất thống kê Tin học đại cương Phương pháp tiếp cận khoa học Sinh thái môi trường Thực vật học Lý sinh học 6 3 5 4 4 4 3 3 3 4 4 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Phần 2: Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp TT Tên học phần Số ĐVHT Nhận xét về mức độ HP Ý kiến khác Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết A Kiến thức cơ sở 35 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khí tượng nông nghiệp Hoá sinh thực vật Sinh lý thực vật Di truyền thực vật Vi sinh vật học đại cương Phương pháp thí nghiệm Tin học ứng dụng Tiếng Anh chuyên ngành Côn trùng học đại cương Bệnh cây đại cương 3 4 5 3 3 3 2 2 5 5 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ B Kiến thức ngành 55 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Động vật hại nông nghiệp Côn trùng chuyên khoa Bệnh cây chuyên khoa Quản lý thuốc BVTV Dịch tễ học BVTV Kiểm dịch TV & dịch hại nông sản sau thu hoạch Chọn tạo giống cây trồng trong BVTV/ Miễn dịch học Cây lương thực Cây công nghiệp Rau hoa quả cây cảnh Canh tác học Đất và phân bón Hệ thống nông nghiệp Kinh doanh nông nghiệp (Quản lý nông nghiệp) Chọn tạo giống cây trồng Công nghệ sinh học BVTV Biện pháp sinh học Học phần tự chọn (chọn 1 trong 4 học phần) Khuyến nông, Bệnh hạt giống, Cây thuốc, Thuỷ nông. 3 4 4 3 3 3 3 3 3 4 3 3 2 3 3 3 3 2 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ C Kiến thức bổ trợ 10 1 2 3 4 Kinh tế tài nguyên (Nguyên lý kinh tế) Quản lý dịch hại tổng hợp (IMP) Bảo vệ tài nguyên môi trường (Sinh thái môi trường II) Dâu tằm ong mật 3 2 2 3 ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ D Thực tập nghề nghiệp 5 ○ ○ ○ E Thực tập tốt nghiệp 15 ○ ○ ○ Ý KIẾN KHÁC Cảm nhận chung của anh (chị) về chất lượng đào tạo của khóa học: Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng ○ ○ ○ ○ Cảm nhận chung của anh (chị) về chất lượng môi trường sống, học tập tại Trường ĐH NN I : Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng ○ ○ ○ ○ Lời khuyên của anh (chị) đối với người thân, bạn bè muốn chọn Trường ĐH NN1 và ngành học mà anh chị đã theo đuổi : Nên theo học Nên học ngành khác Nên chọn trường khác Không có ý kiến ○ ○ ○ ○ Theo anh (chị), có những môn học nào trong chương trình đào tạo xét thấy không cần thiết? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................... Theo anh (chị), có những môn học nào trong chương trình đào tạo cần được tăng thêm thời lượng? ............................................................................................................................................................................................................................................................................................... Theo anh (chị), có những môn học hoặc chuyên đề nào cần được bổ sung thêm vào chương trình đào tạo? .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Theo anh (chị), để SV được học tập, rèn luyện và sinh hoạt tốt hơn thì Nhà trường cần làm những gì? ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Những ý kiến khác ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh (chị) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN DẠY VÀ HỌC (Dùng để lấy ý kiến của sinh viên về giảng dạy học phần) Mã giảng viên Mã học phần Tên học phần: Học kì: Năm học: Ngành: Lớp: Họ và tên giảng viên: I. THÔNG TIN VỀ BẢN THÂN 1. Giới tính: Nam Nữ ○ ○ 2. Tự đánh giá mức độ tiếp thu của anh chị đối với học phần này: Tốt Khá TB Yếu ○ ○ ○ ○ 3. Xếp loại học lực kì vừa qua: XS Giỏi Khá TBK TB Yếu ○ ○ ○ ○ ○ ○ 4. Đối với học phần này anh chị thuộc diện: Học lần đầu Học lại ○ ○ II. THÔNG TIN VỀ GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN STT Nội dung truyền đạt Tốt Khá TB Chưa đạt 1 2 3 4 Phù hợp với nội dung chương trình Bảo đảm đủ thời lượng, giảng dạy theo phân phối chương trình Có nhiều kiến thức bổ ích, cập nhật thông tin mới Hướng dẫn, giới thiệu giáo trình và tài liệu tham khảo ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Phương pháp truyền đạt Tốt Khá TB Chưa đạt 5 6 7 8 9 Rõ ràng, dễ hiểu Sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học Nhiệt tình, tạo được sự hứng thú trong giờ học Khuyến khích sinh viên tư duy độc lập Khuyến khích sinh viên hỏi, trả lời và trao đổi các câu hỏi ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Ứng xử với sinh viên Tốt Khá TB Chưa đạt 10 11 12 Tác phong sư phạm Cách xử lý với những quan điểm khác nhau của sinh viên Sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ sinh viên về những vấn đề chuyên môn ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ Đánh giá, chất lượng thi và kiểm tra Tốt Khá TB Chưa đạt 13 14 15 Công bằng và khách quan trong kiểm tra đánh giá Thông tin về tiêu chí đánh giá kết quả học tập được công bố rõ ràng Đề thi phù hợp với nội dung giảng dạy, tổng hợp các phần khác nhau trong môn học và khuyến khích tính sáng tạo ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ ○ - Cảm nhận chung về chất lượng của học phần này: Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Không hài lòng ○ ○ ○ ○ III. Ý KIẾN KHÁC Theo anh chị, để nâng cao chất lượng của học phần này thì giáo viên và nhà trường cần phải làm gì? a. Giáo viên .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Nhà trường ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh chị . ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV chuan 21.1.2009doc.doc
Tài liệu liên quan