Thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH ở VN, nguyên nhân và giải pháp

Phần Mở Đầu Nước ta đã trải qua một thời gian rất dài chìm trong chiến tranh. Đã phải bỏ ra biết bao nhiêu thời gian, đổ biết bao mồ hôi, xương máu mới giành lại được độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vện lãnh thổ. Tiến nên xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gặp biết bao khó khăn, thử thách. ở trong nước nền kinh tế vẫn còn rất nghèo nàn, lạc hậu, cơ sở hạ tầng cho chủ nghĩa xã hội hầu như không có, người dân vẫn trong tình trạng đói kém và dễ bị mua chuộc dụ dỗ. Chính trị xã

doc15 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thời kỳ quá độ đi lên xây dựng CNXH ở VN, nguyên nhân và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hội chưa thật ổn định: các thế lực phản động vẫn thường xuyên kích động quần chúng nhân dân nổi dậy chống phá Đảng và những chủ trương, đường lối của Đảng gây mất trật tự trị an và tinh thần đoàn kết dân tộc. Bên ngoài nước nhiều thế lực thù địch không ngừng lăm le, đe doạ kích động một bộ phận xấu lực lượng trong nước gây rối loạn lòng dân hòng có cơ hội xâm chiếm đất nước ta một lần nữa. Một mặt khác, chúng tiến hầnh bao vây kinh tế cùng các hoạt động cấm vận làm cho đất nước khó có khả năng vực dậy sau chiến tranh. Khó khăn là như vậy nhưng ta vẫn kiên quyết một lòng theo định hướng đã chọn-quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hiện nay ta đã và đang tiến hành công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì việc nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng về thời kỳ quá độ sẽ giúp ta có những hướng đi đúng đắn tạo tiền đề và tiềm lực tốt cho xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này. Ngoài ra nó còn giúp ta khắc phục được những khó khăn, biến khó khăn ấy thành lợi thế nhờ sự đi trước của các nước xã hội chủ nghĩa khác. Cũng từ đây giúp ta có những bài học xương máu được đúc rút ra từ kinh nghiệm thực tế. Vì vậy nghiêm cứu về thời kỳ quá độ là một nhiệm vụ cấp thiết cho chính đất nước ta. Là một sinh viên kinh tế, tôi cũng muốn tìm hiểu kỹ về thời kỳ quá độ vvề nhiệm vụ và tính tất yếu của nó để có điều kiện đưa ra những ý kiến đúng đắn góp tiếng nói chung vào đường lối của Đảng. Tôi còn muốn góp một phần nhỏ bé những gì mà tôi học được về thời kỳ quá độ như những hình thức sở hữu, kinh doanh trong thời kỳ quá độ, những hướng đi kinh tế cho thời kỳ này sẽ giúp cho nền kinh tế có thể phát triển hơn. Như vậy khi đất nước đang trải qua thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một thời điểm khó khăn thì đề tài về thời kỳ quá độ được nêu ra là một điều cấp thiết cần được giải quyết. Phần nội dung Những lý luận chung về thời kỳ quá độ 1- Các khái niệm Việc đầu tiên chúng ta cùng nhau trả lời các câu hỏi: Thế nào là quá độ? thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là như thế nào? Như chúng ta đã biết lịch sử xã hội đã phát triển qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau tương ứng là một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Đến nay đã trải qua bốn hình thái kinh tế – xã hội: Cộng sản Nguyên Thuỷ, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội – giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản. Do những hoàn cảnh khác nhau mà không phải quốc gia nào cũng trải qua tất cả các hình thái kinh tế – xã hội có tính chất tuần tự từ thấp lên cao theo một sơ đồ chung. Do những điều kiện khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài chi phối đã bỏ qua một hình thái kinh tế –xã hội nào đó được gọi là quá độ. Chúng ta có thể thấy trên thực tế như Mỹ không trải qua thời kỳ phong kiến; Ba Lan, Nga, Đức có chế độ phong kiến ra đời không phải từ chế độ chiếm hữu nô lệ. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác LêNin thì thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để, toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó diễn ra từ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thành công những cơ sở của chủ nghĩa xã hội cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. Còn thời kỳ quá độ là thời kỳ diễn ra cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản quyết liệt, quanh co, khúc khỉu và phức tạp. nước ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. Vậy bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là gì? Phải chăng là phủ định sạch trơn chế độ tư bản chủ nghĩa? Bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:“ bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học công nghệ để phát triển nhanh lục lương quan hệ sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”1. Nhưng không phải lúc nào cũng đều có thể quá độ lên chủ nghĩa xã hội mà cần có những điều kiện cụ thể riêng đó là: Điều kiện bên trong: Có Đảng Cộng Sản lãnh đạo giành được chính quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều kiện bên ngoài: Có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản ở các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản. 2-Tính tất yếu về thời kỳ quá độ Nước ta trải qua thời kỳ quá độ là một tất yếu khách quan vì: Thứ nhất: phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan của lịch sử. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội. Thứ hai: Phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của thời đại mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ ngắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ làm cho nền dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu với mọi quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng nó lại có đặc điểm riêng đối với mỗi quốc gia do điều kiện xuất phát riền của mỗi quốc gia đó quy định. Mặt khác, chủ nghĩa xã hội không thẻ tự phát ra đời trong lòng chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa tư bản chỉ tạo tiền đề vật chất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội cũng không nẩy sinh ngay lập tức sau khi giai cấp công nhân giành chính quyền mà là kết quả của quá trình đấu tranh, cải tạo và xây dựng lâu dài của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học đã nêu ra có hai kiểu quá độ lên chủ nghĩa xã hội là quá độ trực tiếp từ chủ nghĩa tư bản và quá độ gián tiếp từ những xã hội tiền tư bản. Nhưng dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải trải qua thời kỳ quá độ. Do diều kiện lịch sử kinh tế, xã hội ở mỗi nước khác nhau mà độ dài ngắn của thời kỳ quá độ đó là khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm chung: Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ là những nhân tố của xã hội mới và tàn tích của xã hội cũ tồn tại đan xen lẫn nhau, đấu tranh với nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tư tưởng... tập quán trong xã hội Cái bản chất của thời kỳ quá độ là sự quá độ về chính trị. ậ đó nhà nước chuyên chính vô sản được thiết lập, củng cố và ngày càng được hoàn thiện. Xét về mặt kinh tế: là nền kinh tế nhiều thành phần bên cạnh các thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa còn có các thành phần kinh tế khác trong đó có các thành phần kinh tế đối lập. thích ứng với nền kinh tế nhiều thành phần là một cơ cấu giai cấp – xã hội phức tạp trong đó coa những giai cấp mà lợi ích cơ bản của họ đối lập nhau. Về mặt xã hội: Trong thời kỳ này còn có sự khác biệt khá cơ bản giữa thành thi và nông thôn, giữa các miền, giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Về mặt văn hoá, tư tưởng: Bên cạnh nền văn hoá mới và hệ tư tưởng mới còn tồn tại những tàn tích của văn hoá cũ, hệ tư tưởng cũ, lối sống cũ lạc hậu. Việt Nam chúng ta đang tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nó thuộc loại hình quá độ gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội. 3-Nhiêm vụ của thời kì quá độ Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản của nó : Thứ nhất : Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kì quá độ nhằm xây dựng cơ xở vật chất của chủ nghĩa xã hội. Trong đó cơ xở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học và công nghệ thông tin. Ngoài ra, chúng ta cần phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người. Coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Thứ hai : Từng bước xây dựng quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ này phải đảm bảo các yêu cầu sau: quan hệ sản xuất mới được xây dựng phải dựa trên kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất; quan hệ sản xuất mới phải được xay dựng đồng bộ trên cả ba mặt là sở hữu tư liệu sản xuất, tổ chức quản lí và phân phối sản phẩm; tiêu chuẩn để đánh giá tính đúng đắn của quan hệ sản xuất mớitheo định hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó là thúc đẩy lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội Thứ ba: Mở rộng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế. Chúng ta phải không ngừng tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của quốc tế, tận dụng khai thác triệt để có hiệu quả các quan hệ hợp tác đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế trong nước, tạo mối quan hệ hoà hữu đối với bạn bè quốc tế. Các nhiệm vụ đó sẽ được chúng ta dần dần hoàn thành trong một tương lai không xa với một ý trí quyết tâm. Điều này được thể hiện qua những phương hướng củađảng để xây dựng Việt Nam- đất nước xã hội chủ nghĩa, văn minh, giàu đẹp. Đảng ta xác định rõ bảy phương hướng cơ bản của quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Một là :“Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do đảng cộng sản lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân giữ nghiêm kỉ cương xã hội, chuyên chính với mọi hoạt động xâm phạm lợi ích của tổ quốc và của nhân dân.” (2) Hai là: “Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ chung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ xở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.” (3) Nước ta di lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế kém phát triển nhưng trong hoàn cảnh có cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, loài người đã bắt đầu bước vào một thời dại văn minh tin học thì việc phát triẻn lực lượng sản xuất của chủ nghĩa xã hội với tư cách là một xã hội ở nấc thang cao hơn so với chủ nghĩa tư bản ở thời hiện đại tất yếu phải thông qua công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp với với cơ cấu công nghiệp – dịch vụ – nông nhiêp. Nói cách khác mụch tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là đưa nước ta tới dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, xã hội văn minh. Ba là: “ Tiến hành cách mạng xã hội công nghiệp trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá. Làm cho thế giới quan Mac- Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình đọ tri thức đạo đức, thể lực và thẩm mĩ ngày càng cao. Chóng tư tưởng văn hoá phản tiến bộ trái với truền thống tốt đẹp của dân tộc và những giá trị cao quý của loài người.” (4) Bốn là : “Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh. Thực hiện chính sách đối ngoại, hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước. Trung thành với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, đoàn kết với các nước xã hội chủ nghĩa, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới. ” (5) ở đây đại đoàn kết bao gồm hai nội dung là đoàn kết các dân tộc trong nước và đoàn kết quốc tế. Kế thừa và phát triển tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, đảng và nhà nước ta trước sau nhất quán, quán triệt quan điểm “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng” trong đường lối chính sách của mình. Năm là: “ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầ nhiẹm vụ xây dựng đất nước, nhân ta luôn luôn nêu cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tổ quốc và thành quả cách mạng.” (6) Sáu là: “ Xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ bảo đảm cho đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.” (7) Bảy là: Tiếp tục đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước cần phải chú trọng bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong quá trình xây dựng, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là nhiệm vụ mang tính chiến lược của đất nước. Trong điều kiện nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một điểm xuất phát thấp thì công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ. Đây là con đường duy nhất đảm bảo chống diễn biến hoà bình thành công, khắc phục được sự lạc hậu và tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tóm lại bảy phương hướng nói trên vừa mang tính nguyên tắc, bảo đảm không chệch hướng xã hội chủ nghĩavừa quán triệt tinh thần đổi mới, sáng tạobảo đảm không để lặp lại những sai lầm cũ. Đó là kết quả của sự dày công suy nghĩ và đóng góp trí tuệ chung của toàn đảng, toàn dân cơ xở tính đến những bài học kinh nghiệm thành công cũng như không thành công của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta và các nước khác. II – Thực trạng của thời kì quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nguyên nhân và giải pháp. 1 – Thực trạng xã hội Việt Nam. Từ sau đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ sáu năm 1986 đảng và nhà nước ta quyết định đưa đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy thời gian diễn ra chưa lâu mới chỉ được có hơn hai mươi năm nhưng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Có năm thành tựu khas nổi bật mà chúng ta cần phải kể đến ngay sau đây là: Thứ nhất: Nền kinh tế đã vượt qua thời kì suy giảm,đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Tổng sản phẩm trong nước GDP năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong năm năm 2001 – 2005 là 7,51%,đạt mức kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định các quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế (tích luỹ – tiêu dùng, thu – chi ngân sách...) được cải thiện, việc huy động các nguồn vốn nội lực cho phát triển có chuyển biến tích cực, tỉ lệ huy động GDP vào ngân sách nhà nước vượt dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh đã làm tăng đáng kể năng lực sản xuất kinh doanh, tạo nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh, hoàn thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn về kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, tăng cường tiềm lực và cơ sở vật chất – kĩ thuật của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá.Đến năm 2005 tỉ trọng giá trị nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp trong GDP còn 20,9% ( kế hoạch là 20-21%) công nghiệp và xây dựng là 41% (kế hoạch là 38-39%) dịch vụ 38,1% (kế hoạch là 41-42%). Cách thành phần kinh tế đang phát triển . Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có bước tiến mối rất quan trọng. Xuất nhập khẩu có tốc độ tăng trưởng khá, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 50% GDP. Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) liên tục tăng cho các năm. Đã có một số dự án đầu tư ra nước ngoài. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được xây dựng. Thị trường hàng hoá phát triển tương đối nhanh, một số loại thị trường mới được hình thành. Hai là: văn hoá và xã hội có nhiều bước tiến trên nhiều mặt, việc gắn phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội có chuyển biến tốt, đời sống các tầng lớp nhân dân được cải thiện. Giáo dục và đào tạo tiếp tục được phát triển và đàu tư được nhiều hơn. Cơ xở vật chất được tăng cường. Quy mô đào tạo được mở rộng nhất là ở bbậc trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trình độ dân trí được tăng lên. Khoa học và công nghệ góp phần tích cực vào việc hoạch định đường lối chính sách, điều tra đánh giá tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới phục vụ cho phát triển kinh tế- xã hội và quốc phòng an ninh. Công tác xoá đói giẩm nghèo được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp, đến cuối năm 2005 tỉ lệ hộ nghèo còn 7% so với năm 2001 là 17,5% , kế hoạch là 10%. Đã kết hợp tốt các nguồn lực của nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hoá, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi và các vùng dân tộc. Trong năm năm tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 5,7 (triệu /năm) năm 2000 lên trên (10 triệu /năm) năm 2005. Công tác bảo vệ chăm sóc sức khẻo cho nhân dân đạt nhiều kết quả ; mở rộng mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở ; khống chế đẩy lùi một số dịch bệnh nguy hiểm ; tuổi thọ trung bình ở nước ta tăng từ 67,8 (năm 2000) đến 71,5 (năm 2005). Hoạt động văn hoá, thông tin, báo trí, thể dục, thể thao... có tiến bộ trên một số mặt. Cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, các phong trào đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng, bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, các hoạt động nhân đạo, từ thiện... thu hút sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp nhân dân. Thứ ba: Chính trị xã hội- ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường, quan hệ đối ngoại có bước phát triển mới. Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Quân đội nhân dân và công an nhân dân có nhiều thành tích trong xây dựng lực lượng nâng cao tinh thần chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu. Việc kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng ở một số địa bàn có hiệu quả. Thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân được củng cố. Hoạt động đối ngoại của đảng, nhà nước và nhân dân phát triển góp phần giữ vững mặt trận hoà bình, phát triển kinh tế xã hội nâng cao uy tín của nhân dân trong khu vực và trên thế giới đã giải quyết một số vấn đề biên giới, lãnh thổ, vùng chống lấn trên biển với một số quốc gia, chủ động tích cực tham gia các diễn đàn thế giới; tổ chức thành công nhiều cuộc hội nghị quốc tế và khu vực tại Việt Nam. Thứ tư : Việc xây dựng những nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy. Quốc hội có những đổi quan trọng trong công tác lập pháp, tiếp tục sửa đổi, bổ sung hiến pháp và hệ thống pháp luật, cải tiến quy trình xây dựng luật, đã thông qua 58 luật và 43 pháp lệnh mới, tạo cơ sở pháp lí cho hoạt đọng quản lí nhà nước, vận hành nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Đã tăng cường một bước tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; phân định cụ thể hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính phủ, các bộ ngành và chính quyền địa phương các cấp đồng thời thực hiện sự phân cấp nhiều hơn. Các hoạt động tư pháp và công tác cải cách tư pháp có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt động của mặt trận tổ quốc và các đoàn thể của nhân dân ngày càng thiết thực. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ xở được mở rộng và có nhiều kết quả hơn nhất là ở xã, phường. Công tác dân tộc,tôn giáo, vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều tiến bộ. Thứ năm : Công tác xây dựng đảng đạt một số kết quả nhất định, tích cực. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công tác tổ chức và cán bộ, xây dựng tổ chức cơ xở đảng gắn với xây dựng hệ thống thống trị ở cơ xở phát triển. Đảng, công tác kỉm tra có nhiều chuyển biến mới. Đa số cán bộ, đảng viên phát huy vai trò tiên phong, năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Tóm lại đẻ đạt được những thành tựu như trên là nhờ đường lối đúng đắn của đảng, sự quản lý thống nhất theo pháp luật của nhà nước,điều hành năng động của chính phủ và nỗ lực của toàn đảng, toàn dân, toàn quân của các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. đó còn là do tác động tích cực của cơ chế, chính sách đã ban hành; kết quả đầu tư trong nhiều năm qua đã làm cho năng lực sản xuất của nhiều ngành và toàn bộ nền kinh tế phát triển khá. Tuy nhiên chúng ta còn những khưýết điểm kém Một là : tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranhcủa nền kinh tế còn kém, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Các cân đối vĩ mô trong nền kinh tế chưa thật vững chắc, dễ bị ảnh hưởngbởi những biến động bên ngoài. Trình độ khoa học- công nghệ, năng suất lao động thấp, giá thành nhiều sản phẩm còn cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Nhiều nguồn lực và tiềm năng trong nước chưa được huy động và khai thác tốt. Đầu tư còn dàn trải, hiệu quả chưa cao, thất thoát nhiều. Lãng phí trong chi tiêu ngân sách và tiêu dùng xã hội còn nghiêm trọng. Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị huỷ hoại,ô nhiễm nặng. Lĩnh vực dịch vụ phát triển chậm. Nội dung và các biện pháp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn chưa cụ thể. Chất lượng nguồn nhân lực thấp, lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao. Hoạt động kinh tế đối ngoại còn hạn chế. Việc hoạch định các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển và vận hành hệ thống thị trường chưa thật đồng bộ, tư duy bao cấp chưa được khắc phục triệt để, nguên tắc của thị trường bị vi phạm. Phân hoá giàu nghèo ở nước ta tăng lên. ỏ khu vực nông thôn vẫn thường diễn ra đói nghèo ở nhiều nơi trầm trọng nhất là khu vực trung du miền núi, miền cao, vùng sâu vùng xa. Vùng căn cứ kháng chiến cũ, vùng cơ xở cách mạng trước đây vẫn còn rất nghèo nàn và chậm phát triển. Các nhu cầu thiết yếu về học hành, tiêu dùng vật chất, y tế, đi lại, nhà ở, hưởng thụ văn hoá càng khó khăn. Thất nghiệp gia tăng, hàng năm có tới 1,5 triệu thanh niên đến tuổi lao động cần giải quyết việc làm. Do dân số hàng năm vẫn gia tăng, lượng quân nhân giải ngũ, học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp chưa có việc làm lại không nhỏ, sự di dân ồ ạt của nông dân từ nông thôn ra thành thị làm mất cân bằng trong cơ cấu lao động làm cho vấn đề việc làm càng trở lên gay gắt. Trình độ dân trí trên mặt bằng xã hội còn thấp so với thế giới. Giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá vẫn tiếp tục bị thương mại hoá. Hai là : Cơ chế chính sách về văn hoá- xã hội chậm đổi mới, nhiều vấn đề xã hội bức súc còn chưa được giải quyết tốt. Kết quả xoá đói giảm nghèo chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tầng lớp, các vùng có xu hướng tăng. Chất lượng giáo dục đào tạo còn thấp. Khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Quản lí nhà nước còn nhiều hạn chế và yéu kém. Tệ nạn quan liêu tham nhũng, lãng phí còn diễn ra nghiêm trọng. Tội phạm và một số tệ nạn xã hội có chiều hướng tăng. Tai nạn giao thông gây nhiều thiệt hại về người và của. Ba là : Các lĩnh vực quốc phòng an ninh còn một số mặt hạn chế. Sức mạnh tổng hợp và khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượngvũ trang chưa phát huy đầy đủ. Một số địa bàn còn nhiều yếu tố gây mất ổn địnhchính trị xã hội. Công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh, đối ngoại chưa theo kịp diễn biến của tình hình. Sự phối hợp giữa an ninh quốc phòng và đối ngoại trong việc giải quyết một số vấn đề cụ thể thiếu chặt chẽ. Bốn là : Tổ chức và hoạt đọng của nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân còn một số khâu chậm đổi mới. Tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm ở một bộ phận công chức nhất là các cơ quan giải quyết công việc của dân, doanh nghiệp chậm được khắc phục. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương còn nhiều bất cập. Cải cách hành chính chưa đạt yêu cầu. Dân chủ bị vi phạm, kỉ cương kỉ luật ở nhiều nơi không nghiêm. Năm là : Công tác xây dựng chỉnh đốn đảng ở nhiều nơi chưa đạt yêu cầu. Tình trạng suy thái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, tệ nạn quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong một bộ phận cán bộ công chức diễn ra nghiêm trọng. Công tác tư tưởng còn thiếu tính thuyết phục. Chất lượng và hiệu quả kiểm tra giám sát chưa cao. Những khuyết điểmvà yếu kém nói trên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan đó là : Tư duy của đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới, chậm thích ứng với từng thời kì. Sự chỉ đạo tổ chức tới từng cán bộ đảng viên cơ xở trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của đảng thực hiện chưa tốt. Một bộ phận cán bộ đảng viên, kể cả một số cán bộ chủ chốt yếu kém về phẩm chất và năng lực. 2 – Giải pháp cho thời kì quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Để khắc phục những yếu kém đã xảy ra và đình hình cho đất nước phát triển một cách bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa ta cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Trong quá trình đỏi mới phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mac- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa có bước đi, hình thức, cách làm phù hợp. Đổi mới phải vì lợi ích của nhân dân phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, xuất phát từ thực tiễn, nhạy bén với cái mới. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức. Nang cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa . Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Phần kết Thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là giai đoạn cực kì quan trọng, được đánh giá là mốc then chốt trong suốt quá trình phát triển đất nước của Việt Nam. Để đi đến sự ổn định về mặt chính trị cũng như sự phát triển vững vàng về mặt kinh tế. Tuy trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội gặp phải rất nhiều khó khăn về tình hình trong nước cũng như quốc tế. Thì nhà nước ta vẫn nỗ lực xây dựng đất nướcphát triển một cách toàn diện, trên mọi mặt cả về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao...có sự phối hợp, đan xen, hỗ trợ cho nhau tạo động lực thúc đẩy nhau cùng phát triển. Nhằm tạo ra Việt Nam là một nước có chính trị ổn định, kinh tế phát triển mạnh, thân thiện hoà hữu đối với bạn bè quốc tế. Trong hoàn cảnh như vậy, chúng ta cần phải không ngừng tranh thủ sự ủng hộ cũng như sự hỗ trợ về mặt kinh tế của bạn bè khắp năm châuđể phát triển đất nước mình. Tuy nhiên ta cũng phải tự lực cánh sinh, đặt vận mệnh đất nước ở ngay trong chính bàn tay mình từng bước, từng bước đưa nó đi lên. Về mặt kinh tế : Một mặt ta phải tăng cường nền kinh tế thị trường, đa dạng hoá môi trường đầu tư, đa phương hoá các mối quan hệ kinh tế quốc tế làm cho hàng hoá của ta không chỉ có chỗ đứng trong nước mà còn đứng vững được trên chiến trường quốc tế. Mặt khác phải tiếp tục công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo một phần cơ xở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Cần nâng cấp, làm mới một loạt hệ thống cơ xở hạ tầng phục vụ cho quá trình sản xuất vật chất để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài trong một thời gian dài. Bên cạnh đó phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lựcViệt Nam. Về mặt chính trị, xã hội : Cần không ngừng tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em trong nước, để tránh hiện tượng các thế lực thù địch lợi dụng tình hình gây mất đoàn kết, lòng tin của nhân dân vào đảng. Giữ vững ổn định chính trị là cơ xở cho một Việt Nam toàn diện. Chúng ta còn cần phải đổi mới trong tư tưởng để xác định được những hướng đi đúng đắn. Cho đến hiện nay thì quá trình xây dựng đất nướcViệt Nam xã hội chủ nghĩa ta gặp không ít những khó khăn nhưng cũng không ít những thuận lợi về vị trí địa lí, truyền thống dân tộc, con người Việt Nam vì thế chúng ta phải triệt để khai thác những lợi thế đó và từng bước khắc phục khó khăn để tiếp tục đi theo định hướng đã chọn. Trong suốt quá trình xây dựng đất nước đã để lại cho ta không ít những bài học kinh nghiệm quí báu trong đó có bài học phải giữ vững độc lập tự chủ về đường lối đồng thời phải khéo léo, mềm dẻo, kiên quyết, sáng tạo về sách lược trên mọi mặt trận kinh tế cũng như ngoại giaođưa tới thắnh lợi cho quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhờ tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mac- Lênin làm nền tảng cho những đường lối, chính sách của đảng đã làm cho nền kinh tế nước ta từng bước phát triển vững chắc tạo tiền đề cho quá trình đi lên chủ nghĩa cộng sản sau này. Phần phụ lục : 1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb chính trị quốc gia. 2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thừi kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxbsự thật, HN, 1991, Tr.9. 3. GS- TS Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia,Tr.9. 4,5 .GS- TS Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia,Tr.10. 6. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, HN, 1991,Tr.10. 7. GS- TS Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề lí luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia, Tr.11. Danh mục tài liệu tham khảo : 1- Giáo trình kinh tế chính trị, Nxb chính trị quốc gia. 2- Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb giáo dục. 3- Giáo trình triết học Mac- Lênin, Nxb chính trị quốc gia. 4- GS – TS Nguyễn Duy Quý, Những vấn đề lí luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã ở Việt Nam, Nxb chính trị quốc gia. 5- Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb chính trị quốc gia. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc27046.doc
Tài liệu liên quan