Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty UNIMEX

Tài liệu Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty UNIMEX: ... Ebook Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty UNIMEX

doc95 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty UNIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 1.1. Khái niệm kinh doanh xuất khẩu và nội dung của kinh doanh xuất khẩu. 1.1.1.Khái niệm và đặc điểm kinh doanh xuất khẩu. Khái niệm kinh doanh xuất khẩu Xuất khẩu hàng hóa dịch vụ là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên và cơ bản của các công ty tham gia kinh doanh quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá dịch vụ là hoạt động của các doanh nghiệp nhằm đưa hàng hoá dịch vụ ra khỏi biên giới quốc gia để tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Đặc điểm của kinh doanh xuất khẩu Việc kinh doanh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ về cơ bản có những đặc điểm giống kinh doanh hàng hoá nội địa, tuy nhiên có những đặc điểm riêng biệt đó là: Giao dịch với người có quốc tịch khác: Trong kinh doanh quốc tế, những người có quan hệ giao dịch với doanh nghiệp là những người có quốc tich khác nhau, cho nên thường dẫn đến sự bất đồng về ngôn ngữ, tập quán văn hoá, chính trị luật pháp. Điều này là sự khác biệt lớn nhất giữa kinh doanh xuất khẩu và kinh doanh nội địa. Thị trường rộng lớn khó kiểm soát: Thị trường tiêu thủan phẩm trên pham vị quốc tế với số lượng người tiêu dùng và sức mua lớn hơn rất nhiều so với thị trường tiêu thụ nội địa có nghĩa là mức độ phức tạp của thị trường cũng tăng lên tương ứng. Những biến động của thị trường tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy nhiệm vụ của các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phức tạp hơn nhiệm vụ của các nhà kinh doanh trong nước đơn thuần bởi các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu phải đương đầu với sự biến động của thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Do vậy, doanh nghiệp càng tham gia vào nhiều thị trường nước ngoài thì mức độ phức tạp của thị trường càng tăng. Việc phân phối, vận chuyển và bảo quản hàng hoá: Trong kinh doanh xuất khẩu, hàng hoá thường được vận chuyển ra nước ngoài và ngược lại. Phương thức vận tải gồm: vận tải đường biển, đường sắt, đường không, đường bộ. Do khoảng cách vận chuyển xa, thời gian vận chuyển dài, hàng hoá khối lượng lớn, cồng kềnh, giá trị cao cho nên cần được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn phù hợp với đặc điểm của hàng hoá tránh hư hao mất mát hư hỏng về chất lượng số lượng. Về thanh toán: Thanh toán là khâu quan trọng và kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu một phần lớn nhờ vào chất lượng của việc thanh toán. Do đặc điểm buôn bán với nước ngoài, nên thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế có liên quan đến việc trao đổi đồng tiền quốc gia này lấy đồng tiền quốc gia khác. Hơn nữa việc thanh toán quốc tế thường được tiến hành thông qua ngân hàng vì thế khi ký hợp đồng buôn bán quốc tế doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải hết sức lưu ý những vấn đề về đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán để tránh những rủi ro trong thanh toán Về giải quyết tranh chấp (nếu có): Trong kinh doanh xuất nhập khẩu thường xảy ra tranh chấp do sự bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, luật pháp và việc áp dụng nguồn luật nào để giải quyết tranh chấp là vấn đề khó xác định. Chính vì vậy để đảm bảo quyền lợicủa minh doanh nghiệp cần có cách giải quyết khéo léo đúng đắn để tránh thiệt thòi về phiá mình. Nội dung của kinh doanh xuất khẩu Lập phương án kinh doanh xuất khẩu: là việc xây dựng một chương trình kế hoạch cho hoạt động xuất khẩu để thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Phương án kinh doanh được xác lập dựa trên mục tiêu kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp, nó chỉ đạo các bộ phận trong doanh nghiệp đồng bộ thực hiện các chương trình đã được hoạch định hướng tới đạt được mục tiêu đó. Căn cứ để xác định phương án kinh doanh xuất khẩu: Căn cứ vào tình hình thị trường Căn cứ vào chiến lược kinh doanh tổng quát của doanh nghiệp Căn cứ vào tình hình đối thủ cạnh tranh trên thị trường Như vậy quá trình xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau: Bước 1: Phân tích lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh xuất khẩu. Trong bước này, doanh nghiệp phải phân tích đánh giá tổng quát tình hình hiện tại của môi trường và thị trường trong tương lai để nhận dạng các cơ hội và khó khăn, kết hợp với việc phân tích đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh để từ đó lựa chọn được thị trường và mặt hàng xuất khẩu phù hợp cho doanh nghiệp. Bước này bao gồm các công việc cụ thể sau: Nghiên cứu chính sách ngoại thương của quốc gia (chính sách mặt hàng, chính sách hỗ trợ, điều quan trọng là doanh nghiệp phải xác định xem chính sách ngoại thương của quốc gia có ổn định không) Xác định dự báo biến động của quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới Tìm hiểu hệ thống thông tin giá cả, phân tích cơ cấu các loại giá quốc tế và dự báo được sự biến động của giá cả quốc tế, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, điều kiện vận tải Bước 2: Xác định mục tiêu của doanh nghiệp như: doanh số, lợi nhuận, tỷ suất lãi trên vốn đầu tư và các mục tiêu khác (an toàn, phát triển, vị thế) Bước 3: Phác thảo các phương án kinh doanh, căn cứ việc phân tích môi trường trong doanh nghiệp, căn cứ vào các mục tiêu đề ra doanh nghiệp cần lập các phương án kinh doanh. Bước 4: Lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất Lựa chọn bạn hàng: Việc lựa chọn bạn hàng phải tuân thủ nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Thông thường khi lựa chọn bạn hàng kinh doanh một mặt nên duy trì các bạn hàng truyền thống, mặt khác phải mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Đối với các đối tác mới, cách tốt nhất là đặt quan hệ và thực hiện buôn bán với các công ty, những doanh nghiệp lớn đã có uy tín nhiều năm trên thị trường quốc tế. Đây là một trong những phương sách quan trọng để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh. Khi lựa chọn đối tác kinh doanh các doanh nghiệp cần chú ý tới một số vấn đề như: khả năng tài chính của đối tác, quan điểm và chiến lược của đối tác. Tuỳ theo nhiệm vụ mục tiêu, khả năng của doanh nghiệp về tài chính về nhân lực về thị trường… mà doanh nghiệp nên lựa chọn đối tác kinh doanh cho phù hợp. Doanh nghiệp có thể tự xem xét nhận định, đánh giá khả năng phù hợp của bản thân doanh nghiệp với đối tác ở 4 tiêu thức: mục tiêu chiến lược, đóng góp, tổ chức và quản lý. Tuy nhiên, cần lưu ý tới khả năng của hai bên trong việc điều chỉnh, thay đổi các nội dung ở cả 4 tiêu thức. Sự điều chỉnh có tính thiện chí là sự cần thiết để hai bên đến được với nhau. Lựa chọn phương thức giao dịch: Trong kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp có thể tìm hiểu và lựa chọn phương thức giao dịch phù hợp với mình và đối tác. Trên thực tế có nhiều phương thức giao dịch, mỗi phương thức giao dịch có nhiều ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy doanh nghiệp không nên lựa chọn một phương thức duy nhất nào, mà nên lựa chọn một số phương thức. Có một số phương thức giao dịch chủ yếu như giao dịch thông thường (giao dịch trực tiếp); giao dịch qua khâu trung gian ( sử dụng đại lý môi giới); giao dịch tại hội chợ; triển lãm quốc tế; giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá; buôn bán đối lưu; đấu giá đấu thầu quốc tế. Tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng kinh doanh xuất khẩu: có 3 hình thức tiến hành đàm phán đó là đàm phán qua thư tín, đàm phán bằng điện thoại và đàm phán trực tiếp. Tiếp sau các cuộc đàm phán, nếu có kết quả thì phải tiến hành ký hợp đồng. Khi ký hợp đồng kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tập trung vào các điều khoản chủ yếu như điều kiện tên hàng, điều kiện phẩm chất, điều kiện số lượng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán, điều kiện bất khả kháng, điều kiện vận tải, điều kiện trọng tài, điều kiện khiếu nại. Tổ chức thực hiện hợp đồng: Thực hiện hợp đồng xuất khẩu gồm các công việc chủ yếu sau đôn đốc mở L/C, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng xuất khẩu, kiểm tra chất lượng hàng xuất khẩu, thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán. Giải quyết tranh chấp khiếu nại (nếu có): Trong kinh doanh xuất khẩu cũng thường xảy ra những thiếu hụt tổn thất về số lượng, phẩm chất của hàng hoá mua bán. Khi xảy ra thiếu hụt, tổn thất doanh nghiệp có thể khiếu nại với bên kia. Thông thường, bên nhập khẩu khiếu nại với bên xuất khẩu hoặc người vận tải hoặc đơn vị bảo hiểm. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong trường hợp này là giải quyết hợp tình hợp lý và thoả đáng các tranh chấp khiều nại. Cách thức giải quyết khiếu nại có thể thông qua hoà giải hoặc nhờ trọng tài, toà án quốc tế giải quyết. Mọi chi phí khiếu nại do bên khiếu nại chịu. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại là một biện pháp quan trọng không những đáp ứng lợi ích của các bên theo hợp đồng đã ký, mà con đảm bảo cho đôi bên tiếp tục duy trì và ký kết hợp đồng buôn bán tiếp theo sau. Tuy nhiên cần phải lưu ý việc giải quyết tranh chấp phải được quan tâm ngay từ khi chuẩn bị và ký kết hợp đồng. Giải quyết tranh chấp khiếu nại là một trong khoản mục quan trọng của hợp đồng nhưng đôi khi bản thân người ký hợp đồng lại thường không để ý. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã phải trả bài học đắt giá do sự thiếu quan tâm này. Từ nội dung của kinh doanh xuất khẩu ta có thể khái quát quy trình kinh doanh xuất khẩu như sau: Hình 1.1: Quy trình kinh doanh xuất khẩu Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường Lập phương án kinh doanh Nghiên cứu thị trường Tạo nguồn hàng xuất khẩu Đàm phán- Giao dịch Đặt hàng- Ký kết hợp đồng Thực hiện hợp đồng - Lựa chọn mặt hàng - Lựa chọn thị trường - Giao hàng - Thanh toán - Hỗ trợ sau bán hàng Nguồn: Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Hường, NXB Thống kê Các nhân tố ảnh hưởng đến kinh doanh xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa của doanh nghiệp qua biên giới quốc gia để tiêu thụ hàng hoá ở thị trường nước ngoài. Do vậy, hoạt động kinh doanh xuất khẩu không chỉ diễn ra giữa các cá thể riêng biệt mà có sự tham gia của toàn bộ hệ thống kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và cũng chịu sự chi phối bởi chính những nhân tố này. 1.1.3.1. Các yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp Bộ máy quản lý của doanh nghiệp : luôn là vấn đề cơ bản và quyết định hiệu quả kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cũng vậy bộ máy quản trị đề ra chiến lược của hoạt động xuất khẩu đó là hoạt động xây dựng chiến lược xuất khẩu từ khâu xây dựng mặt hàng, chiến lược thị trường, giá cả sản phẩm xuất khẩu đến cách thức phân phối sản phẩm xuất khẩu đều được thực hiện bởi các cấp quản lý trong bộ máy doanh nghiệp. Bộ máy quản lý tổ chức không chỉ ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược xuất khẩu mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện chiến lược đó, từ khâu lập kế hoạch kinh doanh đến việc thực hiện các mục tiêu xuất khẩu đã đề ra đều do các cấp quản lý của doanh nghiệp phối hợp và phân cấp thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của mình. Do vậy, hoạt động xuất khẩu đang theo chiến lược nào hoạt động ra sao đều phụ thuộc vào cơ cấu bộ máy quản lý của doanh nghiệp cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ này. Máy móc dây chuyền sản xuất: có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng xuất khẩu, ảnh hưởng đến giá cả xuất khẩu do tác động đến năng suất lao động cũng như chi phí khấu hao tài sản cố định. Mặt khác nó còn ảnh hưởng đến sự đáp ứng của công ty theo các tiêu chuẩn điều kiện của thị trường xuất khẩu về trình độ máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm xuất khẩu sang thị trường đó. Nhà xưởng kho tàng: ảnh hưởng đến khả năng dự trữ nguyên vật liệu, cất trữ thành phẩm tới việc bố trí dây chuyền sản xuất. Do vậy nó ảnh hưởng đến năng suất lao động (tác động đến chi phí sản xuất) cũng như yêu cầu của thị trường nhập khẩu sản phẩm của công ty về môi trường lao động, điều kiện sản xuất sản phẩm. Khả năng về vốn: không chỉ nói đến vốn lưu động mà vốn cố định của doanh nghiệp phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, khả năng cung ứng số lượng sản phẩm xuất khẩu. Vốn là nhân tố ảnh hưởng đến quy mô sản xuất hàng xuất khẩu của doanh nghiệp, khả năng thực hiện các đơn hàng, nhất là các đơn hàng với số lượng lớn. Các yếu tố về lao động, nguyên vật liệu: ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu, năng suất lao động, chi phí sản xuất, thời hạn giao hàng cũng như việc đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về yếu tố lao động cũng như đặc điểm tính chất nguyên vật liệu tại một số thị trường. 1.1.3.2. Các nhân tố thuộc bên ngoài doanh nghiệp. Yếu tố kinh tế chính trị luật pháp: nó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu bởi một doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh xuất khẩu không chỉ bị chi phối của các yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia về xuất khẩu như mặt hàng xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu, thuế xuất khẩu, thủ tục xuất khẩu. Bên cạnh đó doanh nghiệp khi kinh doanh xuất khẩu còn phải tuân thủ các quy định và tập quán quốc; các vấn đề về pháp lý, các văn bản quốc tế về xuất nhập khẩu như điều kiện cơ sở giao hàng INCOTERM, các quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc tế UCP500 Yếu tố văn hóa xã hội: nói đến yếu tố văn hoá xã hội không thể không nói đến đặc điểm dân số, sự phát triển của xã hội, khả năng tiếp nhận cái mới. Chính nền văn hoá tạo nên cách sống của một cộng đồng, quyết định cách thức tiêu dùng, tiêu thụ ưu tiên cho các nhu cầu muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của con người sống trong xã hội đó. 1.2. CÁC ỨNG DỤNG CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU. 1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử và vai trò của TMĐT. 1.2.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử. Thương mại điện tử (Electronic Commerce) là việc sử dụng các phương pháp điện tử để tiến hành quá trình làm thương mại; nói cách khác TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung không cần in ra giấy tờ trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Theo đạo luật mẫu về TMĐT do Uỷ ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) thuật ngữ thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề nảy sinh từ mối quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm bất cứ giao dịch thương mại nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hoá dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý thương mại, uỷ thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing), xây dựng các công trình, tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering), đầu tư, cấp vốn, ngân hàng, bảo hiểm, thoả thuận khai thác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh, chuyên chở hàng hoá hay hành khách hoặc đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như vậy, thương mại trong TMĐT không chỉ là buôn bán hàng hoá dịch vụ theo cách hiểu thông thường mà bao quát một phạm vi rộng hơn nhiều, do vậy việc áp dụng TMĐT sẽ làm thay đổi hình thái hoạt động của một phần không nhỏ tất cả các hoạt động kinh tế. Theo ước tính đến nay, TMĐT có tới trên 1400 các lĩnh vực ứng dụng, trong đó buôn bán hàng hoá dịch vụ chỉ là một trong các lĩnh vực ứng dụng đó. TMĐT đã mở ra một cơ hội mới cho các nước trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Vượt qua thách thức để phát triển TMĐT có hiệu quả chính là một con đường ngắn nhất để tiến tới nền kinh tế tri thức. TMĐT chỉ có thể thực hiện qua Internet hay hệ thống các máy tính nối mạng, nhưng không phải giao dịch nào trên Internet cũng được gọi là thương mại điện tử. Các ứng dụng kinh doanh trên Internet được chia làm 4 mức độ khác nhau: Quảng cáo trên Internet (Brochureware): đó là việc đưa thông tin lên mạng dưới một Website giới thiệu công ty, sản phẩm. Thương mại điện tử (eCommerce) là các ứng dụng cho phép trao đổi giữa người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng hoàn toàn trên mạng. Đây là hình thức giao dịch giữa người bán và người mua (B2C). Kinh doanh điện tử (eBusiness) là ứng dụng cho phép thực hiện giao dịch giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và khách hàng của doanh nghiệp đó (B2B). Doanh nghiệp điện tử (eEnterprise) một số doanh nghiệp ứng dụng cả B2B và B2C. Các doanh nghiệp này được gọi là eEnterprise. Qua đây ta thấy TMĐT và KDĐT hoàn toàn khác nhau. 1.2.1.2. Vai trò của TMĐT đối vói doanh nghiệp. Vai trò của thương mại điện tử rất to lớn và bao quát, nó thể hiện ở một số mặt chính sau: Nắm bắt được thông tin phong phú TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường nhờ đó có thể xây dựng được chiến lược sản xuất và kinh doanh thích hợp với xu thế phát triển của thị trường trong nước, khu vực và thị trường quốc tế. Điều này, đặc biệt có ý nghiã đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện nay đang được nhiều nước quan tâm, coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế. Giảm chi phí sản xuất TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều, chi phí tìm kiếm chuyển giao tài liệu giảm nhiều lần (trong đó khâu in ấn gần như được bỏ hẳn) theo số liệu của hãng General Electricity của Mỹ, tiết kiệm theo hướng này đạt tới 30%. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ có thể tập trung nghiên cứu phát triển, sẽ đưa đến những lợi ích to lớn lâu dài. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị TMĐT giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng phương tiện Internet/Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catologue điện tử (electronic catologue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catologue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời. Theo số liệu của hãng máy bay Boeing của Mỹ, nay đã có tới 50% khách hàng đặt mua 9% phụ tùng qua Internet và còn nhiều hơn nữa các đơn đặt hàng về lao vụ kỹ thuật và mỗi ngày giảm được 600 cú điện thoại. Giảm chi phí giao dịch TMĐT qua Internet/ Web giúp người tiêu thụ và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch (giao dịch được hiểu là quá trình từ quảng cáo tiếp thị, tiếp xúc ban đầu, giao dịch đặt hàng, giao dịch giao hàng, giao dịch thanh toán). Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện, chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ bằng 10% tới 20% chi phí thanh toán theo lối thông thường. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành tố tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua mạng nhất là dùng Internet/Web các thành tố tham gia: người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ, có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau (liên lạc trực tuyến) gần như không còn khoảng cách địa lý và thời gian nữa. Nhờ đó cả sự hợp tác lẫn sự quản lý đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh mới được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, toàn khu vực, toàn thế giới, và có nhiều cơ hội để lựa chọn hơn. 1.2.2. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử trong kinh doanh xuất khẩu. 1.2.2.1. Thanh toán điện tử. Thanh toán điện tử là quá trình thanh toán dựa trên hệ thống thanh toán tài chính tự động mà ở đó diễn ra sự trao đổi các thông điệp điện tử với chức năng là tiền tệ, thể hiện giá trị của một cuộc giao dịch. Trong số các phương thức thanh toán điện tử trên Internet có nhiều phương thức tương tự với các phương thức thường dùng trong các hệ thống bán hàng trong các cửa hàng, theo đó người mua hàng thanh toán tiền mua hàng tại một điểm của cửa hàng, có thể bằng các công cụ thanh toán khác nhau như tiền mặt, thr tín dụng,… và đại diện nhận tiền của cửa hàng đó có thể là người hoặc các dạng máy đọc thẻ khác nhau. Khác nhau cơ bản là mọi thứ được tổ chức trên Internet thông qua sử dụng máy tính cá nhân của khách hàng và máy chủ của cửa hàng (hình1.2) Khách hàng qua máy tính điện tử để điền các đơn mua hàng và cung cấp các thông tin về phương thức thanh toán của mình chẳng hạn thẻ tín dụng, tiền mặt số, séc điện tử. Sau đó các phần mềm trên máy chủ phải xử lý các giao dịch bao gồm xác nhận đơn đặt mua hàng (đối chiếu sơ bộ với catologue của cửa hàng), nhận uỷ quyền chuuyển tiền từ ngân hàng hoặc ngân hàng thanh toán. Thông thường bước cuối cùng này được thực hiện thông qua một bộ chuyển đổi trung gian kết nối với ngân hàng thông qua Internet hoặc qua một mạng riêng của ngân hàng. Khách hàng Thông tin thẻ tín dụng Thông tin tài khoản thanh toán Tiền mặt số Quản lý hoá đơn Nhà buôn Máy chủ, phần mềm Quản lý trả lại tiền, hàng Nhận thanh toán Bộ chuyển đổi giữa Nhà buôn và Ngân hàng Ngân hàng nhận Uỷquyền/ thanh toán Ngân hàng phát hành Uỷquyền/ thanh toán Mạng ngân hàng Hình1.2: Quy trình thanh toán trên Internet. Báo cáo hàng tháng, giao dịch khác giữa ngân hàng và khách hàng Nguồn: Thương mại điên tử, Chủ biên TS.Nguyễn Ngọc Hiến, NXB Lao động 1.2.2.2. Giao gửi số hoá các dung liệu Dung liệu (Content) là các hàng hoá mà cái ngưòi ta cần đến là nội dung của nó (hay nói cách khác chính nội dung là hàng hoá) mà không phải là bản thân vật mang nộidung như (phim ảnh, âm nhạc các chương trình truyền hình). Trước đây, dung liệu được giao dưới dạng hiện vật, ngày nay được số hoá và truyền gửi theo mạng gọi là “giao gửi số hoá” 1.2.2.3. Bán lẻ các hàng hoá hữu hình Người mua hàng sử dụng Internet/Web tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hoá hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền. Ngày nay, người ta hay sử dụng phần mềm mua hàng gọi là “xe mua hàng” hoặc “giỏ mua hàng” mà trên màn hình có dạng tương tự như “giỏ mua hàng” hoặc “xe mua hàng” thật mà người mua thường dùng khi vào cửa hàng siêu thị. Xe hoặc giỏ mua hàng này đi theo người mua suốt quá trình chuyển từ trang Web này sang trang Web khác để chọn hàng, khi tìm được món hàng nào vừa ý người mua nhấn phím “hãy bỏ vào xe/giỏ”; các xe/giỏ này có nhiệm vụ tự động tính tiền (kể cả thuế, cước vận chuyển) để thanh toán với khách mua. 1.2.2.4. Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) Là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin. 1.2.2.5. Thư tín điện tử Các đối tác (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan Chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách trực tuyến thông qua mạng, gọi là thư tín điện tử (electronic mail hay còn goi là email). Đây là một thứ thông tin ở dạng phi cấu trúc, nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận. 1.2.3. Nội dung tiến hành ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu. 1.2.3.1. Các cấp độ ứng dụng TMĐT Việc ứng dụng cấp độ TMĐT nào vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty phụ thuộc vào loại hình kinh doanh và nguồn lực của công ty. Cấp độ 1.1: Sử dụng thư điện tủ (email) Đây là cấp độ ứng dụng TMĐT sơ đẳng nhất. Thay vì sử dụng các phương thức giao dịch thông thường như gửi thư truyền thống, gửi fax, điện thoại TMĐT cho phép thực hiện các giao dịch thông qua mạng Internet Cấp độ này được ứng dụng trong hầu hết các quy trình kinh doanh xuất khẩu từ việc giới thiệu sản phẩm cho khách hàng, đàm phán giao dịch, đặt hàng đến khâu cuối cùng là hỗ trợ sau bán hàng. Thư điện tử là loại hình trao đổi thông tin phổ biến nhất trên mạng Internet, ở Việt Nam xu hướng sử dụng email trong công tác giao dịch, trao đổi công việc cũng như các nhu cầu cá nhân đang ngày càng trở nên phổ biến. Khi sử dụng email có thể gửi nhiều tài liệu trực tuyến từ máy tính cá nhân và tất nhiên là tiện lợi hơn fax ở chỗ là không phải in ra và gửi qua máy fax, đồng thời người nhận có thể đọc được từ bất kỳ máy tính nào có nối mạng ở trên toàn Thế giới. Điều này rất tiện lợi và nhanh hơn nhiều so với gửi qua bưu điện. Ngoài văn bản ra có thể gửi âm thanh hình ảnh, các phần mềm…có thể dễ dàng cùng một lúc gửi tài liệu đến nhiều người. Thực tế cho thấy, email nhanh và rẻ hơn, linh hoạt so với máy fax, dịch vụ bưu điện thông thường. Đây là loại hình dùng để liên lạc trao đổi thông tin với nhà cung cấp, khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Gửi kèm email có thể là các files văn bản hoặc bảng tính như đơn đặt hàng, tài liệu về quy cách sản phẩm, báo giá, bảng tính chi phí hoặc thông tin hỗ trợ quảng cáo. Cũng có thể gửi kèm một đoạn âm thanh hoặc hình ảnh động. Việc sử dụng email có thể được minh hoạ bằng hình ảnh như sau: Hình 1.3:Ví dụ về việc sử dụng Email Nguồn: Cấp độ 1.2: Sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin Hiện có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng, tổ chức sử dụng Internet vào việc tìm kiếm thông tin. Những thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh tranh, tin tức về các ngành công nghiệp khác, nghiên cứu dự án, thông tin tài chính, tìm kiếm thông tin về khách hàng tiềm năng. Cấp độ này được ứng dụng chủ yếu trong việc nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh, việc tạo nguồn hàng xuất khẩu. Có rất nhiều công cụ để tìm kiếm thông tin trên Internet như google, yahoo, alvista…Sau đây em xin đưa ra hình ảnh minh hoạ cho một công cụ tìm kiếm phổ biến Hình 1.4: Công cụ tìm kiếm phổ biến Nguồn: Cấp độ 2: Website quảng cáo ở cấp độ này Website của doanh nghiệp có chức năng như một chương trình quảng cáo về doanh nghiệp trên mạng. Doanh nghiệp cần có trang Web chứa dữ liệu về doanh nghiệp, một số thông tin cơ bản về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp các thông tin liên lạc như : địa chỉ, số điện thoại, fax, địa chỉ email.. Cấp độ này Website của doanh nghiệp có chức năng như một chương trình quảng cáo về doanh nghiệp trên mạng. Hình 1.5 : Ví dụ về Website quảng cáo Nguồn: ttp://artexdandt.com Cấp độ 3.1: Đặt hàng trực tuyến và sử dụng dịch vụ trực tuyến Doanh nghiệp có thể không có được một Website riêng nhưng doanh nghiệp vẫn có thể là một thành viên tích cực của TMĐT. Bước xuất phát điểm đầu tiên là đặt hàng trực tuyến tới nhà cung cấp, kiểm tra xem nhà cung cấp đã có trang Web để phát triển TMĐT chưa để chúng ta tiến hành giao dịch với họ. Cấp độ này phục vụ chủ yếu cho khâu tạo nguồn hàng xuất khẩu. Cấp độ 3.2: Website với đơn đặt hàng trực tuyến Doanh nghiệp đưa thêm chức năng “xe mua hàng” vào Website. Phần mềm “xe mua hàng” cho phép khách hàng lựa chọn hàng hoá cho vào rổ và đề nghị được mua hàng trực tuyến. Khi được chọn và được đặt trong “xe mua hàng”. Khi kết thúc giao dịch, đơn đặt hàng được chấp nhận cùng với những chi tiết về thanh toán (chủ yếu là việc cung cấp số thẻ tín dụng). Doanh nghiệp sẽ xác nhận lại việc hàng hoá và việc thanh toán được thực hiện ở một tiến trình không trực tuyến. Việc xây dựng Website với đơn đặt hàng trực tuyến đã thay thế cho hầu hết các bước trong quy trình kinh doanh xuất khẩu nhất là việc đặt hàng- ký kết hợp đồng xuất khẩu. Cấp độ 4.1: Website giao dịch Website giao dịch bao quát toàn bộ tiến trình từ việc lựa chọn hàng hoá, đặt hàng, chuyển hàng và xác nhận chuyển hàng tới việc thanh toán trực tuyến. Thanh toán trực tuyến nghĩa là khi người mua chấp nhận những điều kiện về thanh toán bằng thẻ tín dụng thì việc thanh toán ngay lập tức được chuyển qua để ngân hàng tiến hành thanh toán. Trong trường hợp này, website cần phải được kết nối với hệ thống thanh toán điện tử ngân hàng. Cấp độ 4.2: Website có khả năng đáp ứng yêu cầu về thông tin cho khách hàng Việc cung cấp thông tin về sản phẩm và đặt hàng trực tuyến là rất quan trọng nhưng đây là những công đoạn tốn rất ít thời gian và không quá phức tạp. Công đoạn tiêu tốn thời gian chính là dịch vụ phục vụ khách hàng, đặc biệt là trong việc đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng. Thông tin về hiện trạng của sản phẩm và việc cung cấp các loại hoá đơn cùng các dữ liệu khác qua mạng bởi một phần của website được bảo vệ bằng mật khẩu đã làm giảm các yêu cầu bằng điện thoại và giấy tờ. Bằng cách này, khách hàng có thể kiểm tra các thông tin bất kể lúc nào họ muốn. Trong thực tế, có rất nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chức năng này cho website trước khi đưa vào các chức năng như đặt hàng trực tuyến vì tính tiện lợi cho khách hàng và tiết kiệm chi phí. Cấp độ 5: Giải pháp toàn diện về TMĐT Đây là cấp độ ứng dụng TMĐT cao nhất nó cho phép áp dụng CNTT vào toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đạt đến cấp độ này doanh nghiệp có thể thay thế toàn bộ quy trình kinh doanh xuất khẩu truyền thống bằng một quy trình mới thông qua Internet (tất nhiên trừ việc chuyển giao hàng hoá hữu hình). Giải pháp toàn diện về thương mại điện tử thể hiện ở những điểm sau: * Internet là một công cụ thông tin liên lạc cho phép doanh nghiệp đưa sản phẩm tới khách hàng trên toàn cầu. * Để có thể hoạt động thương mại qua Internet và gia nhập thế giới kinh doanh. * Công đoạn đặt hàng là trọng tâm của TMĐT: các đối tác thương mại muốn có thể xem qua các dữ liệu sản phẩm trước khi đưa ra yêu cầu. Đồng thời, doanh nghiệp phải kiểm soát được hoá đơn và thanh toán bằng phương pháp điện tử. Người mua hàng cũng muốn biết về thời gian giao hàng. * Các công đoạn hỗ trợ công đoạn đặt hàng phải được liên kết và tạo thành hệ thống hoàn chỉnh thống nhất. Công đoạn sau cần phải được nối tiếp công đoạn trước và sau đó nối với hệ thống kế toán và kiểm kê. Trong trường hợp bán lẻ, hệ thống cho phép đặt hàng tự động cần được liên kết với hệ thống quản lý kiểm kê, một hệ thống đặt hàng tự động khác nối với nhà cung cấp. Khi lượng hàng doanh nghiệp giảm dưới mức cho phép, đơn đặt hàng mới lập tức được tạo ra chuyển tới nhà cung cấp. 1.2.3.2. Tiến trình ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp. TMĐT là một phương thức kinh doanh mới, do đó khi áp dụng các doanh nghiệp cần phải có những bước đi, trình từ phù hợp vơi khả năng của doanh nghiệp. Bước 1: Nhận thức được TMĐT đang làm thay đổi hoạt động kinh doanh như thế nào. TMĐT đang làm thay đổi phương pháp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các phương pháp kinh doanh truyền thống có thể không còn được áp dụng được lâu trong môi trường điện tử. Mỗi doanh nghiệp cần tìm kiếm một lĩnh vực kinh doanh trọng điểm để có thể tồn tại. Các đối tác kinh doanh phải liên kết hoạt động của họ lại vì các đối thủ mới có thể thu hút mất khách hàng thông qua việc ứng dụng TMĐT. Bước 2: Nghiên cứu tiến trình kinh doanh và lập kế hoạch cho sự thay đổi Khi tiến hành ứng dụng doanh nghiệp cần phải trả lời các câu hỏi sau: công việc kinh doanh của bạn liên quan như thế nào đến các nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên?; Công đoạn nào có thể cải tiến bằng cách sử dụng Internet? Tiếp đó doanh nghiệp cần phải tiến hành lập quỹ tài chính, nghiên cứu khả năng ứng dụng, chương trình ứng dụng, nghiên cứu môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Với những thông tin này, các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch chiến lược, quyết định bắt đầu ứng dụng công đoạn nào và cấp độ ứng d._.ụng (mức độ sự thay đổi mà doanh nghiệp cần). Bước 3: Sử dụng nhân lực trong và ngoài doanh nghiệp Khi quyết định ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xem xét trình độ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, kiểm tra xem đã có chuyên viên kỹ thuật để thực hiện việc ứng dụng TMĐT chưa. Từ đó có kế hoạch thuê chuyên gia bên ngoài đồng thời có kế hoạch đào tạo cho phù hợp. Việc này là cần thiết để đảm bảo hệ thống đáp ứng được sự mong đợi và đòi hỏi. Bước 4: Thiết kế- cần sự đơn giản hài hoà Thiết kế hệ thống làm sao cho tiến trình hoạt động có hiệu quả và tiết kiệm chi phí là đòi hỏi cao nhất cả người lãnh đạo doanh nghiệp. Do đó, mô hình hoạt động TMĐT cần đáp ứng được yêu cầu thay đổi và những vấn đề mang tính thực tế nảy sinh Bước 5: Đưa tiến trình hoạt động vào đúng vị trí Trong khi còn đang thiết kế trang Web và tìm kiếm các giải pháp kỹ thuật, hoạt động của doanh nghiệp cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với chiến lược về TMĐT. Tiến trình hoạt động cần được đặt trong mối liên hệ mật thiết đến các bộ phận của doanh nghiệp, các yếu tố bên trong và bên ngoài, đặc biệt là sự an toàn và tính chất bí mật cá nhân. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp. Bước 6: Liên tục cập nhật và cải tiến: Doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu cải tiến hiện đại hoá và bảo dưỡng hệ thống. Khuyến mãi hết thời hạn, truy cập vào trang Web bị ngắt quãng hay việc trả lời khách hàng bị chậm trễ sẽ làm xấu đi hình ảnh về doanh nghiệp. Mong muốn của khách hàng và điều kiện thị trường luôn thay đổi nên chiến lược ứng dụng của doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi cho phù hợp. Bước 7: Cung cấp sự hỗ trợ cho khách hàng Doanh nghiệp phải cung cấp một dịch vụ hỗ trợ khách hàng tốt, hướng dẫn họ ngay khi họ gặp phải những vấn đề trong việc sử dụng hệ thống. Chẳng có gì đảm bảo cho khách hàng của doanh nghiệp hơn việc doanh nghiệp cho khách hàng thấy sự toàn vẹn và tin cậy trong hoạt động kinh doanh như trả lại tiền thừa hay bảo hành sản phẩm Bước 8: Quảng cáo và khuyến khích sử dụng Hoạt động Marketing cũng rất quan trọng trong lĩnh vực TMĐT. Marketing có thể được thực hiện thông qua các biểu mẫu điện tử chẳng hạn việc đặt các mục quảng cáo tại các trang Web phổ biến hoặc quảng cáo truyền thống như quảng cáo qua báo chí, tivi, thư thông báo cho đối tác…Khách hàng truy cập trang Web và tham quan hệ thống của DN là chưa đủ. Khách hàng cần phải bị cuốn hút vào việc mua hàng hoá và dịch vụ mà DN cung cấp hoặc thấy thân thiện với DN của bạn hơn. Điều này có thể thực hiện bằng cách đưa ra các ưu đãi như hoa hồng, sản phẩm miễn phí hoặc dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng. 1.2.3.3. Điều kiện để ứng dụng TMĐT Song song với những lợi ích rõ rệt có thể mang lại, TMĐT đã và đang đặt ra hàng loạt vấn đề phải giải quyết, trên tất cả các bình diện doanh nghiệp, quốc gia, quốc tế. Những điều kiện đặt ra của TMĐT là một tổng thể của hàng chục vấn đề phức tạp đan xen trong một mối quan hệ hữu cơ bao gồm: Hạ tầng cơ sở công nghệ TMĐT vừa là đỉnh cao của quá trình tự động hoá quy trình thương mại truyền thống vừa là hệ quả tất yếu của kỹ thuật số nói chung và CNTT nói riêng. Điều đó muốn nói rằng, để có thể triển khai TMĐT và triển khai thành công cần thiết phải có được một hạ tầng cơ sở CNTT vững chắc bao gồm tính toán điện tử và truyền thông điện tử. Để đảm bảo yêu cầu cơ bản đó, hạ tầng cơ sở CNTT cần phải đảm bảo tính tuân theo chuẩn. Hệ thống các chuẩn cần thiết phải được xem như một phần trong hệ thống CNTT và đạt tới mục tiêu chung là mọi thành viên tham gia TMĐT, kể cả người tiêu dùng cá thể phải tuân theo. Hạ tầng cơ sở CNTT phải đạt tới một độ ổn định cao cho dù các sản phẩm CNTT (cứng, mềm) được sản xuất trong nước hoặc mua của nước ngoài. Yếu tố phải tính đến sự ổn định phù hợp quá trình nâng cấp phát triển sản phẩm, sự ổn định về mức chi phí phù hợp với người tiêu dùng. Hạ tầng cơ sở CNTT liên quan chặt chẽ với an toàn thông tin, một vấn đề công nghệ vừa là cốt lõi, vừa là thách thức khó vượt qua của phần còn lại của thế giới từ các nước phát triển. Hạ tầng cơ sở nhân lực, trình độ công nghệ thông tin Để triển khai và thực thi TMĐT, vì đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu mọi người tham gia thương mại phải có ý thức thói quen sử dụng nó, điều này cũng một phần muốn nói tới vai trò quan trọng của hệ thống giáo dục đào tạo. ở mức đơn giản nhất, có thể thấy mọi người phải có thói quen sử dụng Internet và mua hàng qua Internet. ở mức cao hơn, vận hành hệ thống TMĐT, dù trên phạm vi quốc gia hoặc toàn cầu, cần thiết phải có một đội ngũ các nhà tin học đủ khả năng vận hành đồng thời nắm bắt và triển khai các công nghệ mới phục vụ chung. Cần thiết phải có một “ngôn ngữ chung” cho xã hội mạng theo một cách nào đó. Có hai cách để thiết lập ngôn ngữ chung: cách thứ nhất là xây dựng một ngôn ngữ mới chung cho xã hội mạng, tuy nhiên cách này khó thực hiện. Cách thứ hai là sử dụng ngôn ngữ chung sẵn có là tiếng Anh bởi trên thế giới số người sử dụng thành thạo tiếng Anh ngày một tăng lên, các thành tựu khoa học công nghệ đều được thể hiện thông qua tiếng Anh. Tuy nhiên về mặt này hiện tại ta chưa có được một tình trạng tốt như các nước khác trên thế giới. Điều này cũng muốn nói tới gánh nặng của hệ thống giao dịch và đào tạo của mọi quốc gia và cộng đồng quốc tế. Bảo mật và an toàn Giao dịch thương mại dựa trên các phương tiện điện tử, đặt ra các đòi hỏi rất cao về bảo mật và an toàn, đặc biệt là trên Internet. Bản chất của giao dịch TMĐT là gián tiếp, bên mua và bên bán ít biết, thậm chí không biết về nhau, giao dịch với nhau thông qua các kênh truyền hình hoàn toàn không xác định được. Điều này dẫn đến tình trạng là cả người mua và người bán đều có những lo ngại riêng về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại của mình. Chẳng hạn, người mua sợ số thẻ tín dụng của họ khi truyền đi trên mạng có thể bị kẻ xấu, thậm chí cả bên bán lợi dụng và sử dụng bất hợp pháp; còn người bán lo ngại về khả năng thanh toán và quy trình thanh toán của bên mua… Hệ thống thanh toán Thực thi TMĐT yêu cầu phải có hệ thống thanh toán tự động. Khi chưa có hệ thống TTĐT, TMĐT chỉ sử dụng được phần trao đổi thông tin, quảng cáo tiếp thị…các hoạt động thương mại vẫn chỉ kết thúc bởi hình thức thanh toán trực tiếp. Có một đặc trưng của hệ thông thanh toán, cho dù là truyền thống hoặc điện tử đòi hỏi chế độ bảo mật rất cao. Chính vì vậy, các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhằm vào lĩnh vực này ngày càng nhiều. Ngoài ra, hệ thống TTĐT cũng luôn đi kèm với hệ thống mã hoá sản phẩm trên phạm vi toàn cầu. Bảo vệ sở hữu trí tuệ Xu hướng hiện nay cho thấy, giá trị sản phẩm thể hiện ở khía cạnh chất xám của nó, mà không phải bản thân nó, tài sản cơ bản của từng đất nước, từng tổ chức và từng con người đã và đang chuyển thành tài sản chất xám là chủ yếu, thông tin trở thành tài sản, và bảo vệ tài sản cuối cùng sẽ có nghĩa là bảo vệ thông tin. Vì vậy, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên Web (các hình thức quảng cáo, các nhãn hiệu thương mại, các CSDL, các dung liệu truyền gửi qua mạng…) là một vấn đề đáng quan tâm. Điều đó có nghĩa là hệ thống pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ về sở hữu trí tuệ sẽ phải được thay đổi phù hợp. Bảo vệ người tiêu dùng Trong TMĐT, thông tin về hàng hoá đều là thông tin số, nói đơn giản là người mua không có điều kiện nếm thử hoặc dùng thử hàng trước khi mua, khả năng rơi vào thị trường mà tại đó, người bán không có cách nào để thuyết phục người mua về chất lượng hàng của cùng một loại hàng hoá. Ngoài ra còn chưa kể tới khả năng bị nhầm lẫn các CSDL, bị lừa gạt bởi các thông tin và các tổ chức phi pháp có mặt trên mạng. Vì thế, đang xuất hiện nhu cầu phải có một trung gian đảm bảo chất lượng hoạt động hữu hiệu và ít tốn kém, đây là một khía cạnh cơ chế đáng quan tâm của TMĐT trước thực tế các rủi ro ngày càng gia tăng đánh vào quyền lợi của người tiêu dùng. Cơ chế đảm bảo chất lượng đặc biệt có ý nghĩa với các nước phát triển nơi mà dân chúng có thói quen tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa để kiểm tra (nhìn, sờ, nếm, ngửi…) để thử (mặc thử, đội thử, đi thử…) trước khi mua. Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý Môi trường quốc gia: Trước hết, Chính phủ từng nước phải quyết định xem xã hội thông tin nói chung và Internet nói riêng là một hiểm hoạ hay là một cơ hội. Từ khẳng định mang tính nhận thức chiến lược ấy mới quyết định thiết lập môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội cho nền kinh tế số nói chung và cho TMĐT nói riêng và đưa các nội dung của kinh tế số vào văn hoá giáo dục các cấp. Riêng về pháp lý có hàng loạt vấn đề phải xử lý: Thừa nhận tính pháp lý của giao dịch TMĐT Bảo vệ pháp lý các thanh toán điện tử Quy định pháp lý đối với các dữ liệu có xuất xứ từ nhà nước, chính quyền địa phương, DNNN. Bảo vệ pháp lý đối với sở hữu trí tuệ Bảo vệ bí mật riêng tư một cách “thích đáng” Bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập Tất cả những việc trên đây chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở mỗi quốc gia trước hết phải thiết lập một hệ thống mã nguồn cho tất cả các thông tin số, bắt đầu từ chữ cái của ngôn ngữ nước đó trở đi, tiếp đó Nhà nước sẽ phải định hình một chiến lược chung về hình thành và phát triển một nền kinh tế số tiếp đó đến các chính sách đạo luật và các quy định cụ thể tương ứng được phản ánh trong toàn bộ chính thể của hệ thống nội luật. Môi trường quốc tế: các vấn đề môi trường kinh tế, pháp lý và xã hội quốc gia cũng sẽ in hình mẫu của nó vào vấn đề môi trường kinh tế pháp lý và xã hội quốc tế, cộng thêm với các phức tạp khác của kinh tế thương mại qua biên giới, do đó làm mất đi tính ranh giới địa lý vốn là đặc tính cố hữu của ngoại thương truyền thống, dẫn tới những khó khăn to lớn về luật áp dụng để điều chỉnh hợp đồng về thanh toán đặc biệt là thu thuế. Vấn đề lệ thuộc công nghệ Không thể không thừa nhận rằng nước Mỹ đang khống chế toàn bộ công nghệ thông tin quốc tế, cả phần cứng cũng như phần mềm (phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng) chuẩn công nghệ Internet cũng là chuẩn của Mỹ, các phần mềm tầm cứu và Web chủ yếu cũng là của Mỹ, nước Mỹ cũng đi đầu. Điều này có thể thấy rằng, những nước ít phát triển hơn đã rất chậm chân, rất có thể mãi mãi phải ở một tầm thấp dưới và bị phụ thuộc hoàn toàn về công nghệ vì điều kiện thực tế vĩnh viễn không cho phép họ đuổi kịp nữa. Vì lẽ đó, TMĐT đang được các nước xem xét một cách chiến lược, sự du nhập vào nó là không thể tránh được hơn thế còn là cơ hội nhưng nếu chỉ vì bị bức bách mà tham gia hay chỉ tham gia vì các lợi ích kinh tế vật chất cụ thể thì không đủ, mà phải có một chiến lược thích hợp để khỏi trở thành quốc gia thứ cấp về công nghệ. Do phạm vi nghiên cứu và thời gian có hạn, những trình bày của em về TMĐT ở trên mới chỉ là những kiến thức cơ bản về TMĐT, vì vậy để có thể hiều sâu hơn về TMĐT có thể truy cập vào các trang Web sau: 1.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU. TMĐT đang phát triển nhanh trên bình diện toàn cầu. Tuy hiện nay được áp dụng chủ yếu ở các nước công nghiệp phát triển (riêng Mỹ chiếm khoảng 1/2 tổng doanh số TMĐT thế giới) nhưng các nước đang phát triển cũng bắt đầu tham gia. Cách nhìn nhận, đánh giá, cách chuẩn bị triển khai và bước đi khác nhau tuỳ đặc điểm và ý đồ của từng nước, từng doanh nghiệp, kinh nghiệm nước ngoài cho thấy: để có thể tham gia vào TMĐT và tránh được các rủi ro khả dĩ, mỗi nước; mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược chung về TMĐT, chương trình tổng thể, phương án, hành động từng bước. 1.3.1. Ứng dụng thương mại điện tử trên thế giới. Nhiều doanh nghiệp trên Thế giới từ rất lâu đã và đang mở rộng từ việc bán hàng qua điện thoại sang bán hàng dựa trên Web. Với Web họ cung cấp cho khách hàng nhiều thông tin về sản phẩm hơn, đồng thời doanh nghiệp có thể tích hợp việc xử lý đơn mua hàng, thanh toán thông qua các phần mềm bán hàng. Ơ Mỹ doanh nghiệp Gateway 2000 chuyên bán sản phẩm máy tính (PC) cho khách hàng là một ví dụ điển hình. Thành lập năm 1985, Gateway chuyên bán trực tiếp PC cho khách hàng. Đến năm 1996 Gateway quyết định dùng Web như một kênh bán hàng khác. Giống như các trang Web bán hàng trực tuyến khác nhưng Gateway đã cung cấp cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo trong việc lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh catologue điện tử đưa ra nhiều lựa chọn khác nhau về sản phẩm mà qua đó khách hàng có thể chọn một hệ thống PC đầy đủ chưa lắp ráp hoặc có thể bổ sung thêm một số bộ phận. Phần hỗ trợ kỹ thuật sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin về kỹ thuật ví dụ như chương trình sửa lỗi. Ngoài ra còn có từ điển máy tính, phòng đọc sẽ mô tả cho khách hàng một vài công nghệ máy tính PC mới nhất; thông tin nội bộ có thể cho phép khách hàng liên lạc với lãnh đạo công ty; tạp chí Gateway- một vùng bán hàng trực tuyến xen kẽ có thể đưa ra sản phẩm như bàn chạy chuột, tách cà phê và các sản phẩm khác có biểu tượng con bò của Gateway(hình 1.3). Không chỉ ứng dụng TMĐT trong việc xây dựng các cửa hàng trực tuyến, trong đó thông tin số là chất liệu cơ bản của TMĐT với tư cách là hàng hoá. Các doanh nghiệp sử dụng thông tin để điều khiển các quy trình trong đó bao gồm cả sản xuất và phân phối hàng hoá hữu hình. Ví dụ như doanh nghiệp Actiwear của hãng FL ( Fruit of the Loom) chấp nhận nhiều cạnh tranh trong phân phối. FL đã duy trì một hệ thống có thể gắn kết điện tử toàn bộ mạng lưới phân phối của FL sao cho các nhà phân phối và các doanh nghiệp, cửa hàng (cửa hàng ảnh lụa, xưởng in áo sơ mi, cửa hàng đồ thêu ren) có thể nhận được thông tin họ cần để đặt mua hàng. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ có thể kiểm tra lượng hàng trong kho của nhà phân phối và trạng thái các đơn đặt hàng của họ một cách thực tế hơn, mà hệ thống cũng có thể gợi ý các khả năng thay thế khác nhau cho một sản phẩm đã hết trong một kho và tìm kiếm trong một kho khác đang chứa mặt hàng mong muốn. Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức cơ bản và nội dung chính của trang Web của doanh nghiệp Gateway 2000. - Góc hài hước - Thông tin liên quan đến Gateway - Trang Web chứa thông tin máy tính hấp dẫn Trang chủ Gateway Catologue sản phẩm Hỗ trợ kỹ thuật Thông tin nội bộ Từ điển Phòng đọc Tạp chí Gateway Nguồn: Thương mại điên tử, Chủ biên TS.Nguyễn Ngọc Hiến, NXB Lao động 1.3.2. Ứng dụng TMĐT ở Việt Nam. Trên thực tế, TMĐT là phương thức kinh doanh mới (chưa đầy đủ và hoàn thiện theo đúng nghĩa) ngay cả đối với các nước phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…Ở Việt Nam, khỏi niệm TMĐT cũng chỉ mới được đề cập và triển khai ứng dụng trong một vài năm trở lại đõy. Riờng đối với khối doanh nghiệp, nhận thức về TMĐT cũng mới ở bước sơ khởi. Hiện nay, nước ta cú khoảng hơn 6000 doanh nghiệp Nhà nước và 38000 cụng ty TNHH, doanh nghiệp tư nhõn, số doanh nghiệp ứng dụng CNTT, tham gia TMĐT chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Theo số liệu tổng hợp từ 3 cụng ty (VASC, VDC, FPT) cú 1241 doanh nghiệp trong cả nước đủ mọi thành phần mới chỉ ứng dụng TMĐT ở cấp độ sơ đẳng nhất đú là việc thuờ hoặc nhờ đặt trang Web của mỡnh lờn serve của cỏc nhà cung cấp dịch vụ (ISPs) này nhằm mục đớch giới thiệu thụng tin tiếp thị lờn Internet. Nhỡn chung, số lượng khỏch truy nhập vào cỏc trang Web này là khụng đỏng kể vỡ số trang Web của mỗi doanh nghiệp ớt, “khụ cứng” (hầu như khụng cập nhật). Hầu hết cỏc doanh nghiệp đỏnh giỏ khụng cao hiệu quả tiếp thị trờn Internet hoặc do TMĐT đem lại. Vỡ vậy, họ đầu tư vào xõy dựng Website giới thiệu thụng tin về mỡnh như chỉ như một sự thăm dũ, chỉ cú một số ớt cỏc doanh nghiệp tạo ra được hiệu quả kinh tế từ khi tham gia Internet. Trong số đú tiờu biểu là dịch vụ bỏn hàng qua mạng của Tiền phong_VDC. Với giao diện bắt mắt, cửa hàng “ảo” bỏn sỏch và đồ lưu niệm của VDC thực sự thu hỳt nhiều lượt khỏch hàng truy cập. Trang Web này cung cấp cho khỏch hàng nhiều loại sản phẩm như sỏch (gồm cú sỏch thiếu nhi, giỏo khoa, khoa học…) và cỏc loại bưu thiếp, quà lưu niệm kốm theo đú là thụng tin chi tiết về sản phẩm như số trang, giỏ cả…cũn cú thờm cả những thụng tin về khuyến mói để thu hỳt khỏch hàng. Ngoài ra, việc thanh toỏn cũng khỏ thuận tiện khỏch hàng cú thể thanh toỏn bằng tiền mặt, sộc, thẻ tớn dụng…khỏch hàng (cỏ nhõn hoặc doanh nghiệp) cú thể đặt hàng trực tuyến qua mạng bằng việc cung cập thụng tin về tờn, địa chỉ, phương thức thanh toỏn và mặt hàng mà minh chọn. Tuy đõy chỉ là một lĩnh vực hoạt động nhỏ của VDC nhưng cũng cú thể coi đõy như là một vớ dụ tham khảo cho cỏc doanh nghiệp chuẩn bị kinh doanh bằng TMĐT. Đối với việc ứng dụng TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ, nhỡn chung cỏc doanh nghiệp thủ cụng mỹ nghệ mới chỉ ứng dụng TMĐT ở cấp độ ban đầu và cũn mang tớnh chất thăm dũ thử nghiệm. Tiờu biểu chỉ cú hai doanh nghiệp đú là Cụng ty XNK mỹ nghệ Thăng Long và Cụng ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Bỏt Tràng (Hamico), trờn cơ sở nhận thức được hiệu quả cụng tỏc marketing trờn mạng Internet, họ đó xõy dựng Website riờng nhằm quảng bỏ về doanh nghiệp và sản phẩm. Tuy nhiờn, Website của hai doanh nghiệp núi trờn thường “tĩnh”, “khụ cứng” và “đơn điệu”, chỉ đơn thuần cung cấp thụng tin cơ bản về doanh nghiệp và giới thiệu sản phẩm, chưa cú chức năng liờn kết dữ liệu, trao đổi thụng tin hai chiều trực tuyến giữa doanh nghiệp và đối tỏc, hầu như chưa cú catologue trực tuyến, thụng tin cũn nghốo nàn (do khụng được cập nhật thường xuyờn). Đõy cũng là mặt hạn chế của doanh nghiệp bởi đội ngũ nhõn viờn trong doanh nghiệp hầu như chưa đủ trỡnh độ để cập nhật thụng tin vào Website sẵn cú hoặc đưa thờm cỏc sản phẩm mới vào catologue trực tuyến. Đồng thời, do suy nghĩ “xõy dựng Website chỉ cần đầu tư lỳc đầu” nờn hai doanh nghiệp thường khụng mấy lưu tõm đến việc đầu tư nõng cấp Website trong quỏ trỡnh vận hành nú. Đặc biệt, vừa qua Phũng thương mại cụng nghiệp Việt Nam (VCCI) cựng với sự tham gia của cụng ty điện toỏn và truyền số liệu (VDC), cụng ty phỏt triển phần mềm (PT), ngõn hàng cụng thương Việt Nam (ICB) đó chớnh thức khai trương sàn giao dịch TMĐT Việt Nam. Trong giai đoạn đầu, Vnemart sẽ đi vào hoạt động với sự tham gia của 27 doanh nghiệp kinh doanh hàng thủ cụng mỹ nghệ Việt Nam với gần 2000 mặt hàng kinh doanh trờn mạng. Vnemart đó đưa vào chức năng “rổ hàng” (tương dương với “xe mua hàng”) tại cỏc trang giao dịch và giới thiệu sản phẩm của cỏc doanh nghiệp song cấp độ này cũng chưa được hoàn thiện theo đỳng chức năng của việc ứng dụng TMĐT. Tức là chưa phải hoàn toàn là “giao dịch trực tuyến” mà là “giao dịch bỏn trực tuyến”. Điều đú, cú nghĩa là tất cả cỏc cụng đoạn từ khi khỏch hàng xuất hiện nhu cầu, thoả thuận với doanh nghiệp về cỏc điều khoản giao nhận, thanh toỏn…được thực hiện trực tuyến song với cỏc cụng đoạn tiếp theo như: ký kết hợp đồng, chuyển hàng…vẫn phải thực hiện theo phương thức thương mại truyền thồng. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY UNIMEX 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY UNIMEX 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty Công ty XNK & Đầu tư Hà Nội (UNIMEX Hà Nội) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội với tên gọi ban đầu là Công ty XNK Hà Nội. Chức năng chính khi thành lập là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thương mại cho thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận. Trong thời kỳ bao cấp, với ưu thế độc quyền về chức năng kinh doanh XNK và thị trường (Liên Xô và các nước thuộc khối XHCN cũ), UNIMEX đó từng là một cụng ty cú tờn tuổi của thành phố Hà Nội cú quan hệ ngoại thương với trên 40 quốc gia, doanh số kinh doanh hàng năm từ 10-15 triệu USD. Lực lượng cán bộ kinh doanh phần lớn có trỡnh độ Đại học Ngoại thương. Đến thời điểm trước 1987 công ty cú 287 cỏn bộ cụng nhõn viờn. Ngay sau khi khối XHCN tan vỡ, thời điểm 1987 công ty mất hẳn đi khối thị trường lớn nhất, dẫn đến thiếu việc làm, dư thừa nhiều lao động và phải đưa 40 lao động giản đơn ra nghỉ chờ việc. Cùng với chủ trương chia tách sắp xếp lại công ty của thành phố, công ty đưa ra chế độ khuyến khích về hưu với cán bộ gần tuổi về hưu, lực lượng cán bộ sau thời điểm 1987 cũn lại 187 người. Tiếp đến những năm đầu mở cửa nền kinh tế, các công ty và các thành phần kinh tế bung ra, rất nhiều công ty tham gia vào hoạt động XNK, UNIMEX Hà Nội mất dần thế độc quyền, đây là yếu tố thứ hai khiến công ty mất dần thị trường, khách hàng. Với nền kinh tế thị trường, công ty thiếu sức cạnh tranh lực lượng lao động tỏ ra kém nhạy bén, kém thích ứng vỡ quen mọi thứ cú sẵn, chứ khụng phải lo tỡm việc, tỡm hàng. Cụng ty chưa đưa ra được những chiến lược kinh doanh phát triển dài hơn, những dự án đầu tư vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Những năm đầu 1990, công ty bổ sung chức năng hoạt động đầu tư và có tên gọi mới là Công ty XNK & Đầu tư Hà Nội. Công ty tham gia vào đầu tư góp cổ phần liên doanh khách sạn Sofitel Metropole Hanoi và là một trong ba cổ đông sáng lập liên doanh này. Trong những năm gần đây công ty tiếp tục duy trỡ việc kinh doanh XNK những mặt hàng chủ lực của Việt Nam và mở rộng việc kinh doanh thông qua việc đầu tư và cung cấp một số dịch vụ: Xuất khẩu: gạo, lạc, cà phê, cao su, tiêu, chè; dược liệu, gia vị; than; hàng thủ công mỹ nghệ. Nhập khẩu: nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, thương mại; mỏy múc thiết bị; ụ tụ; xe mỏy; hoỏ chất. Hiện nay, công ty đó mở rộng quan hệ kinh doanh buụn bỏn với rất nhiều quốc gia trờn hầu hết cỏc vựng lónh thổ như: các quốc gia Asean; các quốc gia Đông Âu và EU; các quốc gia vùng Châu Phi; Bắc Mỹ và Austrilia. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Chức năng Tổ chức mua gia công, chế biến, trực tiếp xuất khẩu các loại hàng hoá và dịch vụ: hàng nông sản, dược liệu, TCMN, may mặc… Tổ chức liên doanh liên kết với các bạn hàng trong và ngoài nước tạo ra nguồn hàng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu Thực hiện đầu tư và kinh doanh các loại dịch vụ khác như: cho thuê mặt bằng, liên doanh khách sạn. Nhiệm vụ: Tổ chức nghiên cứu và phát triển thị trường trong và ngoài nước, tạo cho công ty từng bước vững chắc có thị trường ổn định và có mặt hàng kinh doanh phù hợp với thị trường. Căn cứ vào nhu cầu thị trường tiêu thụ, trên cơ sở đảm bảo hiệu quả kinh tế bảo toàn vốn cần nghiên cứu triển khai một số dự án đầu tư các xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu nhằm tạo ra chân hàng xuất khẩu bền vững lõu dài. Đưa ra những biện pháp kinh tế phù hợp để khuyến khích và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đồng thời có những chính sách phù hợp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đối với các dự án đó được đầu tư. Tăng cường cụng tỏc quản lý tài chớnh: thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước, Bộ tài chính đảm bảo cho việc kinh doanh bảo toàn vốn kinh doanh có lói. Thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ về thuế đối với Nhà nước, đồng thời từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhõn viờn chức toàn cụng ty. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và chức năng nhiệm vụ, các bộ phận trong công ty. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Xem hình 1.1 sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. Chức năng cụ thể của một số phòng ban. Ban giám đốc: Giám đốc công ty phụ trách chung mọi mặt hoạt động của công ty đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp về đầu tư, tài chính và nhân sự. Hai phó giám đốc phụ trách sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu. Bộ phận quản lý phục vụ: Gồm 4 phũng với chức năng nhiệm vụ như tên gọi của phũng mỡnh gồm: phũng Tổ chức- Đảng uỷ- Công đoàn; phũng Kế toỏn- Bộ phận quản lý phục vụ: gồm 4 phũng với chức năng nhiệm vụ như tên gọi của phũng mỡnh gồm: phũng Tổ chức - Đảng uỷ- Công đoàn; phũng Kế toỏn-Tài vụ; phũng Kế hoạch- Tổng hợp; phũng Hành chớnh. Đây là các phũng ban chức năng phục vụ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận sản xuất, kinh doanh : Gồm năm phòng kinh doanh đặt tại trụ sở chính của công ty; hai chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng; Tổng kho Cầu Diễn, Tổng kho chùa Vẽ; Xưởng sản xuất Chè và Xưởng sản xuất Gạo. Chức năng của các bộ phận này là sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, kinh doanh dịch vụ kho và đầu tư. 2.2. THỰC TRẠNG KINH DOANH XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ Ở CÔNG TY UNIMEX 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu Thủ cụng mỹ nghệ là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của UNIMEX mặc dự chưa chiếm tỷ lệ thật cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu nhưng cú nhiều tiềm năng để phỏt triển cựng với sự khởi sắc của hàng thủ cụng mỹ nghệ Việt Nam núi chung. Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty từ 2001-2003 TT Năm Kim ngạch xuất khẩu % Tăng, giảm 1 2001 1834 2 2002 2499 36.1 3 2003 1913 -23.45 4 2004(*) 3061 60 (*): Số liệu dự kiến Nguồn: Phũng tổng hợp của Cụng ty Hỡnh 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty XNK & Đầu tư Hà Nội Giám đốc TỔNG KHO CẦU DIỄN XƯỞNG SẢN XUẤT CHÈ TỔNG KHO CẦU DIỄN CHI NHÁNH HẢI PHÒNG TỔNG KHO CHÙA VẼ PHÒNG KINH DOANH 5 PHÒNG KINH DOANH 1 PHÒNG KINH DOANH 3 PHÒNG KINH DOANH 2 PHÒNG KINH DOANH 4 TỔNG KHO CẦU DIỄN XƯỞNG SẢN XUẤT GẠO CHI NHÁNH HCM Phũng tổ chức Đảng uỷ công đoàn Phũng kế toỏn tài vụ Phũng kế hoạch tổng hợp Trung tõm phỏt triển thụng tin Phũng hành chớnh Phó giám đốc 1 Phó giám đốc 2 Nguồn: Phũng hành chớnh tổng hợp Qua bảng 2.2, ta thấy kim ngạch xuất khẩu của cụng ty từ 2001-2003 cú nhiều biến động. Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu của cụng ty là 2.499.029 USD tăng 36,1% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2001 là 1.836.065 USD. Sở dĩ cú sự tăng trưởng như vậy là do cụng ty đó khắc phục được những khú khăn trong xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ cụ thể như cụng ty đó chủ động về nguồn hàng đảm bảo về số lượng chất lượng, thời gian giao hàng, hạ giỏ thành, đưa ra nhiều mẫu mó mới do vậy đó làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trờn thị trường. Nhưng sang đến năm 2003, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty lại chỉ cũn 1.913.046 USD giảm 23,45% so với năm 2002. Nguyờn nhõn là do tiến trỡnh mở cửa và hội nhập đặt ra những thỏch thức khụng nhỏ cho cụng ty vỡ phải cạnh tranh gay gắt với cỏc doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ trong nước và nước ngoài. Mặt khỏc, do đặc điểm của hàng thủ cụng mỹ nghệ là được sản xuất ở quy mụ vừa và nhỏ, sản xuất bằng tay là chủ yếu nờn cỏc sản phẩm cú chất lượng khụng đồng đều khú tiờu chuẩn hoỏ. Là một cụng ty kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp khụng trực tiếp sản xuất hàng hoỏ nờn việc kiểm soỏt chất lượng chưa được đảm bảo đú là nguyờn nhõn chớnh ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của cụng ty trong thời gian này. Nhận thức được khú khăn đú, để chủ động nguồn hàng xuất khẩu trong năm 2004, cụng ty đó quyết định thành lập xớ nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Phỳ Diễn, triển khai sửa chữa kho tàng và xõy dựng nhà điều hành sản xuất với quyết tõm sẽ cú sản phẩm xuất khẩu trong năm 2004. Chớnh vỡ điều đú, kế hoạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty năm 2004 dự kiến sẽ tăng 60% so với năm 2003. Mặc dự kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty cú nhiều sự biến động, giỏ trị xuất khẩu chưa cao so với việc kinh doanh cỏc mặt hàng như gạo, hải sản…Nhưng để đạt được những kết quả trờn là do sự cố gắng nỗ lực của toàn thể CBCNV cụng ty trong việc tỡm kiếm thị trường, thu gom hàng xuất khẩu…nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Mức độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty thời kỳ 2001-2003 được minh hoạ rừ hơn qua biểu đồ sau: Hỡnh 2.2: Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty thời kỳ 2001-2003. Nguồn: Báo cáo xuất khẩu trực tiếp hàng năm của công ty 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng thủ cụng mỹ nghệ xuất khẩu của cụng ty Là cỏc mặt hàng thuộc cỏc ngành nghề truyền thống, mang đậm yếu tố văn hoỏ dõn tộc, hàng thủ cụng mỹ nghệ khụng chỉ đỏp ứng nhu cầu sử dụng hàng ngày mà cũn là những vật phẩm phục vụ đời sống tinh thần. Chỡnh vỡ thế sự lựa chọn của khỏch hàng đối với hàng thủ cụng mỹ nghệ thường rất kỹ lưỡng cụng phu và thiờn về đỏnh giỏ trờn gúc độ nghệ thuật, giỏ trị thẩm mỹ của sản phẩm. Nắm bắt được đặc điểm đú, từ khi bước vào sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ UNIMEX luụn khai thỏc tốt cỏc nguồn hàng xuất khẩu trong nước, để thu mua được những sản phẩm bền đẹp, phong phỳ về kiểu dỏng, mẫu mó. Hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty tập trung vào 5 nhúm hàng: hàng mỹ nghệ (gồm cú gốm sứ mỹ nghệ, đồ gỗ mỹ nghệ, đồ đồng mỹ nghệ), hàng thờu ren, hàng mõy tre, thảm cỏc loại, cũn cỏc mặt hàng khỏc gồm cú hàng tơ tằm, cỏc loại đồ chơi, quà tặng tỳi xỏch… Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng thủ cụng mỹ nghệ của cụng ty TT Nhúm hàng Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Giỏ trị Tỷ trọng (%) Giỏ trị Tỷ trọng (%) Giỏ trị Tỷ trọng (%) 1 Hàng mỹ nghệ 1522744 82.94 1281971 51.30 346451 18.11 2 Hàng thờu ren 17804 0.97 2777 0.11 532 0.03 3 Hàng mõy tre 267686 14.58 749035 29.97 1388895 72.60 4 Thảm cỏc loại 2155 0.12 52336 2.09 57241 2.99 5 Cỏc hàng khỏc 25676 1.40 412910 16.52 119927 6.27  Tổng 1836065 100 2499029 100 1913046 100 Nguồn: Báo cáo xuất khẩu trực tiếp hàng năm của công ty Hỡnh 2.3: Tỷ trọng cỏc mặt hàng TCMN xuất khẩu qua cỏc năm Nguồn: báo cáo xuất khẩu trực tiếp của công ty qua các năm Trong đú xuất khẩu hàng mỹ nghệ vượt trội hơn so với cỏc mặt hàng thủ cụng mỹ nghệ khỏc của cụng ty. Trung bỡnh mỗi năm tỷ trọng nhúm hàng mỹ nghệ trong kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cụng mỹ nghệ là 50,77% cú giỏ trị cao nhất là năm 2001 với 1.522.744 USD (tương đương 82,9%) sau đú giỏ trị mặt hàng này liờn tục giảm. Đõy là do cụng ty bị mất đi 3 thị trường nhập khẩu lớn là Bỉ, HụngKụng, Thỏi Lan đồng thời cũng bị hàng mỹ nghệ của cỏc nước khỏc cạnh tranh như Trung Quốc, Thỏi Lan, Indonexia…và của chớnh doanh nghiệp xuất khẩu thủ cụng mỹ nghệ trong nước. Ngược lại với sự giảm sỳt của nhúm hàng mỹ nghệ xuất khẩu đú là sự “lờn ngụi” của hàng mõy tre đan với tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này liờn tục tăng từ 14,58% (năm 2001) đến 30% (năm 2002) và đến năm 2003 là 72,6% tương đương 1.388.895 USD. Sở dĩ hàng mõy tre đan cú được thành cụng hơn cỏc mặt hàng khỏc, trước hết là do chủng loại sản phẩm. Nếu như hàng thảm của cụng ty chỉ gồm 2 loại thảm len và thảm đay, cũn hàng mỹ nghệ chủ yếu là gồm sứ mỹ nghệ gồm lọ hoa, bỡnh…thỡ hàng mõy tre đan xuất khẩu của cụng ty gồm mũ lỏ, rổ, l._.: Thay đổi về cơ cầu tổ chức các bộ phận có liên quan của công ty. Khi tiến hành ứng dụng TMĐT, thường các quy trỡnh kinh doanh hiện tại của cụng ty đều không thay đổi. Chỉ các bộ phận có sử dụng thông tin trực tiếp từ website là phũng kinh doanh, phũng kỹ thuật (nếu cú) sẽ cú một số thay đổi. Phũng kinh doanh phải bố trớ thờm nhõn lực chuyờn trỏch cho cỏc nhiệm vụ này để đảm bảo thông tin luôn được cập nhật và chăm sóc khách hàng qua mạng tốt hơn. Phũng kỹ thuật cũng sẽ phải bố trớ nhõn lực để phục vụ các yêu cầu hỗ trợ kỹ thuật thông qua website. Các công việc liên quan đến các bộ phận khác như phũng kế toỏn, phũng kế hoạch vẫn thực hiện như cũ. Mối quan hệ của phũng kỹ thuật với cỏc phũng chức năng khác vẫn không thay đổi. Bước 6 & 7: Kiểm tra các điều kiện kỹ thuật, mỹ thuật và ứng dụng TMĐT trong công ty. Đây là bước thẩm định lại quá trỡnh xõy dựng trước khi đưa ra hoạt động ứng dụng trên mạng với đối tác. Nó giúp công ty kịp thời phát hiện và điều chỉnh những sai sót không đáng có trước khi website chính thức hoạt động. Kiểm tra chủ yếu tập trung vào xem xột mặt kỹ thuật (xõy dựng phần nộidung) và xem xột mặt mỹ thuật (xõy dựng phần hỡnh thức). Qua quỏ trỡnh tỡm hiểu thức tế, nhận thấy cụng ty mới bắt đầu ứng dụng TMĐT từ 2002. Trong thời gian đó công ty đó thực hiện được những việc sau: - Bước đầu công ty cũng đó nhận thức được TMĐT đang thay đổi hoạt động kinh doanh của mỡnh theo hướng hiệu quả hơn. - Trên cơ sở nhận thức được vai trũ quan trọng của TMĐT, các doanh nghiệp cũng đó bắt tay vào nghiờn cứu tiến trỡnh kinh doanh và lập kế hoạch cho sự thay đổi từ phương thức kinh doanh truyền thống sang phương thức kinh doanh mới- TMĐT. - Công ty lập phương án phân bổ và sử dụng các nguồn lực, trong đó đặc biệt là nguồn lực con người và tài chính. 3.2.2. Giải pháp để ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Căn cứ vào tiến trỡnh ứng dụng TMĐT và kết quả đó làm được của công ty UNIMEX Hà nội, em xin đưa ra một số giải pháp sau: Giải phỏp 1: Công ty phải tích cực tham gia các khoá đào tạo, các hội thảo về TMĐT và CNTT nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT. Cơ sở của giải pháp: Xuất phát từ thực tế ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty chỉ ra rằng: công ty đó cú được nhận thức bước đầu cơ bản về vai trũ, lợi ớch của TMĐT. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc, chưa có hệ thống. Vỡ vậy, giỏi phỏp đầu tiên có tính chất quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN của công ty là giải pháp nâng cao nhận thức của toàn thể công ty. Mục tiờu: Làm cho toàn thể cụng ty (Ban lónh đạo và CBCNV công ty) nhận thức đúng đắn về vai trũ, tớnh tất yếu và xu thế phỏt triển của TMĐT. Từ đó giúp họ nhận thấy được lợi ích to lớn, lâu dài khi tham gia ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới như hiện nay. Kế hoạch triển khai giải phỏp: Như chúng ta đó biết lợi ớch mà TMĐT mang lại cho công việc kinh doanh là rất to lớn, khó có thể kể hết các lĩnh vực có thể ứng dụng TMĐT lại càng không thể kể hết các hoạt động mà khi ứng dụng TMĐT rất có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng TCMN Việt Nam việc nhận thức và ứng dụng TMĐT trong kinh doanh xuất khẩu hàng TCMN phải xuất phát từ chính các nhà lónh đạo. Cần có sự thay đổi trong cách nghĩ về hỡnh thức kinh doanh truyền thống, nếu chỳ ý tới sự phỏt triển của kinh tế thế giới, cỏch thức làm kinh doanh của cỏc nước phát triển chúng ta sẽ nhận thấy tốc độ của các giao dịch truyền thống. Trong bối cảnh như vậy hoạt động kinh doanh của chúng ta cần thay đổi để có hiệu quả nếu như không muốn nói là tụt hậu và thất bại. TCMN một ngành hàng rất có triển vọng kinh tế của chúng ta, cần thiết phải được áp dụng hỡnh thức thương mại mới đó là TMĐT. Khi đó nhận thức được lợi ích và ý nghĩa của TMĐT thỡ con đường để tiến hành nó là áp dụng CNTT vào hoạt động kinh doanh. Các nhà lónh đạo các doanh nghiệp cần thiết phải có chủ trương kế hoạch phát triển trong dài hạn. Thực tế hiện nay các khoá đào tạo, hội thảo về TMĐT được tổ chức chủ yếu bởi các cơ quan nghiệp vụ phát triển TMĐT ở nước ta như: Dự án quốc gia về TMĐT (Bộ Thương mại), Trung tâm xúc tiến phát triển phần mềm doanh nghiệp (VCCI)…Thông thường các khoá đào tạo và hội thảo này thường diễn ra trong thời gian ngắn (2-5 ngày), đối tượng tiếp cận chủ yếu là lónh đạo các công ty có tầm cỡ, có khả năng phát triển việc ứng dụng TMĐT. Tuy nhiên, với thời gian đào tạo ngắn, đối tượng tiếp nhận thông tin về TMĐT hẹp thỡ khả năng nâng cao sự hiểu biết về TMĐT của các công ty cũn nhiều bất cập. Bảng 3.1: Mức phí đào tạo về TMĐT (2-5 ngày của VCCI) STT Mức phí (đồng/DN) Ghi chỳ 1 500.000 Nếu được VCCI tài trợ kinh phí tổ chức 2 2.000.000 Nếu được VCCI đồng tổ chức cùng IBM, INTEL..(riêng đối với doanh nghiệp là thành viên của VCCI được giảm 10%) 3 3.000.000 Nếu DN cú nhu cầu tổ chức khoá đào tạo tại DN (áp dụng đối với DN ở Hà nội) 4 >3.000.000 Cỏc DN ngoại tỉnh Nguồn: Sau khi tham gia khoá đào tạo về CNTT và TMĐT công ty sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn, toàn diện hơn về TMĐT. Từ đó đề ra bước đi đúng đắn cho toàn công ty trong tiến trỡnh ứng dụng TMĐT. Kết quả dự kiến đạt được: Sau khi tham gia khoá đào tạo về CNTT và TMĐT công ty sẽ có những hiểu biết sâu sắc hơn toàn diện hơn về TMĐT. Từ đó đề ra bước đi đúng đắn cho toàn công ty trong tiến trỡnh ứng dụng TMĐT. Giải pháp 2: Đào tạo và nâng cao trỡnh độ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của TMĐT. Cơ sở của giải pháp: TMĐT không hoàn toàn là một lĩnh vực khó nhưng vấn đề đào tạo lại là khâu quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng TMĐT. Với công ty UNIMEX có thể coi đây là một vấn đề lớn trong quá trỡnh ứng dụng TMĐT vỡ một số lớ do: Phần lớn nhân viên trong công ty chưa có kỹ năng sử dụng và khai thác thông tin, sử dụng mạng máy tính một cách thành thạo, đồng thời vẫn chưa bỏ được thói quen cố hữu trong thương mại truyền thống đó là sử dụng giấy tờ trong mọi hoạt động của công ty mà chưa phát huy hết hiệu quả của mạng nội bộ LAN. Mặt khỏc, một số cỏn bộ của cụng ty cú trỡnh độ kỹ thuật CNTT, công nghệ mạng thường không phải là những người trong các phũng nghiệp vụ kinh doanh, mà chỉ đơn thuần là người chuyên về kỹ thuật. Cần phải hiểu thêm rằng việc đào tạo không chỉ dừng lại ở các cán bộ chuyên về CNTT mà nhân viên ở các bộ phận bán hàng và Marketing cũng cần phải có trong dự án đào tạo. Tuy trỡnh độ của các cán bộ công nhân viên trong công ty là cao (đại học, sau đại học) nhưng để thực sự có thể trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT thỡ cần phải được đào tạo bồi dưỡng thêm. Mục tiờu của giải phỏp: Đề ra được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có trỡnh độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng hoạt động thành thạo trên mạng, thường xuyên bắt kịp các ứng dụng CNTT mới, có khả năng thiết kế các công cụ phần mềm đáp ứng được nhu cầu đũi hỏi của quỏ trỡnh ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty. Kế hoạch triển khai giải phỏp: Để thực hiện được giải pháp này, trước tiên công ty phải xác định đối tượng cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trỡnh độ. Đó phải là những người đó có những hiểu biết cơ bản về lĩnh vực kinh doanh, có trỡnh độ tin học và ngoại ngữ bởi đây là đối tượng có những điều kiện tiền đề về chất, bước đầu sẽ đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động ứng dụng TMĐT. Từ đó công ty tạo điều kiện hỗ trợ về thời gian và kinh phí cho họ tham dự các lớp học ngắn hạn, tham gia các hội thảo về TMĐT hoặc liên hệ với các doanh nghiệp khác để học hỏi. Hơn thế công ty không lưu tâm đến việc đào tạo cả những nhân viên ở bộ phận bán hàng, marketing đồng thời cần đào tạo và sử dụng các hoạ sỹ và người thiết kế trang web. Công ty phải quan tâm đầy đủ tới thời gian quản lý, đội ngũ tiếp thị hỗ trợ dự án, đội ngũ bán hàng, việc phỏt triển cập nhật và duy trỡ website. Nội dung đào tạo: Vấn đề cơ bản về TMĐT và ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Kỹ năng Marketing đối với sản phẩm, hàng hóa trên mạng. Kỹ năng tác nghiệp trong môi trường TMĐT. Thực hành ứng dụng TMĐT qua xây dựng website hoặc tỡm hiểu cỏc website khỏc. Ngoài ra công ty cần có kế hoạch cụ thể để thu hút nhân tài hoặc có thể phối hợp, hợp tác với các trường đại học đầu ngành như: Đại học bách khoa, Ngoại thương, Kinh tế quốc dân để tuyển những sinh viên tốt nghiệp làm việc cho mỡnh hoặc phối hợp với cỏc trường đó để đào tạo nhân viên cho mỡnh. Kết quả dự kiến: Với việc xây dựng được chiến lược, kế hoạch cụ thể công ty có thể có được đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ kinh doanh, thành thạo trong việc sử dụng các ứng dụng của Internet đặc biệt là ứng dụng của TMĐT. Giải phỏp 3: Xõy dựng Website Cơ sở của giải phỏp: TMĐT là việc trao đổi thông tin thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trỡnh giao dịch. Chớnh vỡ vậy việc ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhất thiết phải xây dựng một Website TMĐT với các chức năng cần thiết cho một giao dịch mua bán: quảng bá, giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh, sản phẩm; đặt hàng; ký kết hợp đồng điện tử; thanh toán. Mặt khác, xuất phát từ thực tiễn của quá trỡnh ứng dụng TMĐT ở công ty đồng thời căn cứ mục tiêu Ban giám đốc đề ra trong năm 2004 đó là xây dựng Website của công ty để chuẩn bị kinh doanh qua mạng. Mục tiờu của giải phỏp: Xây dựng website đảm bảo các chức năng sau: cho phép duyệt, xem tỡm kiếm cỏc mặt hàng hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp; giới thiệu về công ty và khả năng buôn bán; cung cấp thông tin liên lạc với doanh nghiệp lưu lại thông tin góp ý chi tiết của khỏch hàng để doanh nghiệp hỗ trợ; cho phép khách hàng chọn và đặt hàng ngay trên mạng (trực tuyến); Cung cấp các phương thức thanh toán đảm bảo cơ chế bảo mật trong các giao dịch; Hẹn ngày giao hàng và cung cấp các dịch vụ sau khi bán hàng như tư vấn, bảo trỡ. Kế hoạch triển khai: Cụng ty cú thể tự xõy dựng website hoặc thuờ cỏc chuyờn gia thiết kế web, phí xây dựng web giao động từ 20 triệu-30 triệu đồng/website; Phí cập nhật thông tin vào website giao động từ 5 triệu- 10 triệu đồng/năm. Tuy nhiên khi xây dựng website công ty cần chú ý: - Việc lưu trữ trang web: Nên đăng ký tờn doanh nghiệp dưới dạng tên miền của cỏc ISPs, dạng hoặc Đây la cách tiết kiệm chi phí lưu trữ trang web do sử dụng dịch vụ free webpage hosting của cỏc ISPs. - Đăng ký tên miền cho doanh nghiệp: Nên đăng ký tờn miền theo chuẩn quốc tế tiện cho việc thõm nhập và mở rộng thị trường dạng - Thiết kế trang web: Nên đơn giản dễ hiểu với những chỉ dẫn không quá khó song phải đảm bảo đầy đủ thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về các chính sách ưu đói bỏn hàng, hiển thị thụng tin bằng hai thứ tiếng Việt-Anh thỡ càng tốt. - Quảng cáo website: Với mục đích để các trang web quảng cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thỡ bản thân hoạt động kinh doanh cũng phải quảng bá cho website đó. Điều này có nghĩa là địa chỉ của website phải được đưa vào trong mọi tài liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh như: Danh thiếp của các thành viên trong doanh nghiệp, Email, tờ rơi, quần áo , phương tiện vận tải của doanh nghiệp. Cách phổ biến để quảng bá website của mỡnh là đăng ký vào cỏc cụng cụ tỡm kiếm. Đây là một hỡnh thức quảng cỏo miễn phớ hiệu quả vỡ số lượng người sử dụng công cụ tỡm kiếm rất lớn. Vớ dụ như các công cụ tỡm kiếm phổ biến sau: Yahoo.com; Altavista.com; Excite.com, Google.com. Ngoài ra cụng ty nờn quảng cỏo website của mỡnh trờn cỏc website khỏc và trờn phương tiện thông tin đại chúng như; Báo chí, vô tuyến truyền hỡnh, Rađio… - Tim hiểu kinh nghiệm thực tế của cỏc doanh nghiệp đó ứng dụng TMĐT. Cập nhật vào địa chỉ website của các doanh nghiệp khác, kinh nghiệm đầu tư phần cứng, phần mềm hiệu quả cũng như những vấn đề nảy sinh khi ứng dụng sẽ giúp các doanh nghiệp đi sau có được bài học bổ ích trong quá trỡnh xõy dựng web và triển khai ứng dụng TMĐT. Kết quả dự kiến đạt được: Việc thiết kế và xây dựng Website như trên hy vọng sẽ mang lại cho công ty nhiều khách hàng mới, đồng thời cũng tạo cho công ty những cơ hội kinh doanh trên các thị trường mới. Giải phỏp 4: Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo yêu cầu của phương thức kinh doanh mới-TMĐT. Cơ sở của giải pháp: Trong lĩnh vực CNTT nói chung và TMĐT nói riêng, đặc trưng của quá trỡnh tổ chức là phải đảm bảo sự gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả nhằm đưa ra các quyết định chuẩn xác, đúng đắn, tận dụng được thời cơ kinh doanh. Đồng thời,cũng sớm đưa ra sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường. Vỡ vậy, cụng ty nờn định hướng về tổ chức quản lý theo kiểu mụ hỡnh ớt tầng lớp nhằm giảm bớt cỏc khõu trung gian, tăng cường hiệu lực quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty theo kiểu trực tuyến. Đặc trưng của kiểu cơ cấu này là mối quan hệ của nhân viên trong tổ chức được thực hiện theo một đường thẳng, cấp dưới chỉ nhận và thi hành mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp, cấp trên chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả hoạt động của cấp dưới mà mỡnh phụ trỏch. Ưu điểm của mô hỡnh tổ chức theo kiểu này: tớnh thống nhất và tập trung trong quỏ trỡnh quản trị là rất cao, khả năng giải quyết nhanh và đơn giản các vấn đề. Tuy nhiên kiểu cơ cấu này có nhược điểm dễ độc đoán, hạn chế việc phát huy tính chủ động của cấp dưới tận dụng được trí tuệ của các bộ phận tư vấn đồng thời đũi hỏi người lónh đạo phải có kiến thức tổng hợp và năng lực quản trị tốt Mục tiờu của giải phỏp: Cơ cấu bộ máy quản trị công ty và quản trị sản xuất phải gọn nhẹ, năng động hiệu quả, theo kịp và nắm bắt được những yêu cầu của phương thức kinh doanh mới-TMĐT. Kế hoạch triển khai giải phỏp:Để thực hiện giải pháp này em xin đưa ra một mụ hỡnh tổ chức mới cho cụng ty theo kiểu trực tuyến chức năng như sau: Hỡnh 3.2:Cơ cấu tổ chức theo phương thức kinh doanh mới_TMĐT sử dụng mạng nội bộ LAN Lónh đạo cụng ty Web site của cụng ty Tư vấn thiết kế bên ngoài Cỏc phũng ban tham mưu Sản phẩm Khối sản xuất Khối kinh doanh Tham mưu Tham mưu Thuờ ngoài xõy dựng Cụng ty tự xõy dựng Giải pháp 5: Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh mới. Cơ sở của giải phỏp: Để thực hiện việc ứng dụng TMĐT, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ cũng phải sắp xếp, cơ cấu lại bộ máy điều hành và ứng dụng tiến bộ của CNTT trong tất cả các lĩnh vực. TMĐT không chỉ là một quá trỡnh cú giới hạn mà là một quỏ trỡnh xử lý bằng cụng nghệ hiện đại để công việc kinh doanh tốt hơn. Đó là lý do tại sao cụng ty luụn phải xem xột chiến lược, phương thức kinh doanh dưới góc độ mới của công nghệ. TMĐT mở ra cho công ty một môi trường kinh doanh mới. Đó là môi trường toàn cầu không phân biết ranh giới quốc gia, khụng phõn biệt quốc tịch ... Chớnh vỡ lẽ đó đó tạo ra nhiều cơ hội cũng như những thách thức đặt ra đũi hỏi cụng ty phải xỏc định được điểm mạnh điểm yếu của mỡnh khi ứng dụng TMĐT. Mục tiờu của giải phỏp: Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội nguy cơ của môi trường kinh doanh mới nhằm xác định nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khi ứng dụng TMĐT. Trên cơ sở đó, xây dựng lợi thế cạnh tranh của công ty trên các chiến lược cấp công ty, chiến lược kinh doanh. Kế hoạch triển khai giải phỏp: Với thực trạng của công ty hiện nay chưa có đủ điều kiện vật chất và nhân lực để tham gia vào TMĐT, vỡ thế cụng việc trước mắt hiện nay là doanh nghiệp phải đánh giá được những tác động của các dự án kinh doanh TMĐT cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến những dự án này như đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các chương trỡnh tiếp thị…Tuy nhiờn nhỡn một cỏch tổng thể, để tham gia vào TMĐT công ty nên tiến hành xây dựng chiến lược của công ty theo các bước sau: * Phõn tớch mụi trường kinh doanh để xác định cơ hội và nguy cơ. * Phân tích đánh giá môi trường nội bộ công ty, xác định các điểm mạnh và yếu. * Xây dựng các lợi thế cạnh tranh của công ty dựa trên chiến lược cấp doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh và chiến lược chức năng. Bên cạnh việc phân tích môi trường kinh doanh để xác định cơ hội và thách thức thỡ cụng ty cũng phải quan tõm tới việc phõn tớch đánh giá môi trường nội bộ công ty để xác định điểm mạnh điểm yếu của bản thân công ty. Bảng 3.2- Phân tích môi trường kinh doanh-Xác định cơ hội, thách thức. Cơ hội Thỏch thức Sự phát triển mạnh mẽ của TMĐT ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật …và các khu vực như: Singapore, Malaysia…đem lại những kinh nghiệm quý bỏu cho việc phỏt triển TMDT ở Việt Nam. CNTT đang phát triển như vũ bóo. Vỡ vậy việc lựa chọn cụng nghệ nào, ứng dụng nào cho phỏt triển TMĐT để đảm bảơ cho sự phát triển lâu dài, ổn định là một thách thức lớn. Sự quyết tâm của Chính phủ các nước trong khu vực đẩy mạnh sự phát triển của CNTT, nền kinh tế tri thức nói chung và TMĐT nói riêng tạo nhiều thuận lợi và ưu đói cho doanh nghiệp nào tham gia TMĐT. Đôi khi những khó khăn lớn trong việc phát triển CNTT và TMĐT không nằm ở những tồn tại trong hệ thống thương mại hiện hành.Những rào cản tồn tại trong hệ thống thương mại giữa các quốc gia cũng chính là những rào cản đối với thương mại trong thế giới ảo-TMĐT. Giá cước Internet giảm mạnh, cùng với việc phát triển nhanh chóng của CNTT trong nước tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp và người tiêu dùng tham gia vào TMĐT. Nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về ứng dụng TMĐT ở Việt Nam hiện cũn rất hạn chế. Phỏt triển TMĐT trong điều kiện như vậy la một thách thức lớn đối với doanh nghiệp (đặc biệt là đối với DN vừa và nhỏ). Sự quan tâm đặc biệt của Đàng và Nhà nước ta trong việc phát triển TMĐT tạo những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển TMĐT tại DN. Phát triển đầy đủ các yếu tố cần thiết cho việc ứng dụngTMĐT, đặc biệt là yếu tố về thanh toán trực tuyến hiện nay đũi hỏi những đầu tư và nỗ lực rất lớn mà không thể giải quyết trong ngày một ngày hai. Dựa trên những cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu; công ty cần xây dựng cho mỡnh một chiến lược kinh doanh phù hợp. Bảng 3.3: Xác định điểm mạnh điểm yếu trong kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cña công ty UNIMEX Hà nội. Điểm mạnh Điểm yếu Thủ công mỹ nghệ là ngành nghề hiện đang được khuyến khích phát triển bởi tiềm năng xuất khẩu lớn, khả năng thu hút nguồn ngoại tệ dồi dào. Sự thiếu hiểu biết về thị trường xuất khẩu kinh nghiệm và đầu tư cho Marketing yếu…là những khó khăn cho công ty trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu. Nguồn nguyên vật liệu phong phú, có sẵn trong nước; giá nhân công rẻ; công nghệ sản xuất không đũi hỏi kỹ thuật cao…là những yếu tố tạo nờn sự cạnh tranh về giỏ cho hàng thủ công mỹ nghệ nước ta. Mẫu mó sản phẩm chưa phong phú; độ bền đẹp của sản phẩm chưa được đảm bảo; uy tín công ty chưa cao…gây những khó khăn lớn trong việc ký kết hợp đồng với các đối tác. Sẵn sàng đầu tư và thử nghiệm ứng dụng TMĐT trong quỏ trỡnh quản lý sản xuất và quản lý cụng ty nhằm thu được hiệu quả cao và lâu dài. Nhận thức về TMĐT cũn nhiều hạn chế; trỡnh độ nhân viên chưa đáp ứng được nhu cầu công nghệ mới là những khó khăn gây cản trở quá trỡnh ứng dụng. 3.3.KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 3.3.1. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật cho TMĐT. Xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông tương thích với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế: Để phát triển TMĐT cần có một mạng viễn thông toàn cầu, thông suốt và hiện đại, không chắp vá và có hệ thống các thiết bị máy tính, thiết bị thông tin cần thiết để kết nối với mạng đó. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều quốc gia các chính sách về lĩnh vực viễn thông đó kỡm hóm sự phỏt triển của cỏc mạng kỹ thuật số tiờn tiến. Cỏc khỏch hàng nhận thấy cỏc dịch vụ viễn thông thường quá đắt, băng thông liên lạc bị hạn chế, các dịch vụ tiên tiến không được cung cấp hoặc khôngt tin cậy. Không những thế các hàng rào đối với thiết bị thông tin nhập khẩu như linh kiện máy tính, thiết bị viễn thông vẫn duy trỡ ở mức cao khiến cho các thương gia và các khách hàng khó mà mua được các máy tính và thiết bị thông tin cần thiết để tham gia vào TMĐT. Chính vỡ vậy, nhằm khuyến khớch và phỏt triển TMĐT. Về mạng viễn thụng: Tận dụng lợi thế của một nước đi sau, Việt Nam hiện đó và đang xây dựng một hạ tầng công nghệ tương đối hiện đại, có thể đáp ứng được những yêu cầu hoạt động của TMĐT, song vẫn chưa đủ để có thể đáp ứng được cho việc áp dụng TMĐT trên quy mô lớn. Sự thành công của TMĐT phụ thuộc nhiều vào mạng viễn thông hiện đại được số hoá ở mức độ cao bởi đây là hạ tầng thiết yếu cho việc truyền đưa các giao dịch điện tử. Các dịch vụ viễn thông phải mang tính phổ cập cao, không quá đắt để đại đa số dân chúng có khả năng sử dụng hàng ngày. Thúc đẩy và duy trỡ cạnh tranh trong ngànhviễn thông để giảm và duy trỡ mức chi phớ hợp lý đối với việc cài đặt, thuê bao mạng và giảm cước điện thoại, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia đầu tư ở một mức nhất định. Nghiờn cứu xõy dựng, dự thảo và ban hành tiờu chuẩn hạ tầng công nghệ thông tin quốc gia nhằm tạo thuận lợi cho việc kết nối và vận hành qua lại với mạng thông tin trong khu vực và các nước trên thế giới. Tiếp tục tổ chức thực hiện việc kiểm tra, kiểm định và điểu chỉnh cần thiết các tiêu chuẩn hạ tầng thông tin quốc gia. Về lĩnh vực CNTT: hiện nay, lĩnh vực này trở thành một lĩnh vực thiết yếu của đời sống kinh tế xó hội Việt Nam.Nhưng khi CNTT trở nên phổ biến đất nước ta lại đứng trước những thách thức mới của TMĐT và nhiều vấn đề khác có liên quan đến nền kinh tế số. Vậy làm thế nào để ứng dụng TMĐT-một cách hiệu quả vào hoạt động của các doanh nghiệp trên một môi trường kinh doanh cũng luôn thay đổi, luôn xuất hiện những nhu cầu mới? Để thực hiện được điều này cần chú ý đến một số vấn đề cơ bản sau: * Đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với CNTT. Các tiêu chuẩn đó phải phù hợp với khả năng trong nước và đảm bảo khai thác có hiệu quả các công nghệ đó trên phạm vi toàn cầu. * Tiếp tục khuyến khích phát triển công nghệ phần mềm, coi đây là một đũn bẩy thỳc đẩy kinh tế chiến lược để phát huy nội lực trong nước, tạo đà tăng trưởng cao cho thị trường CNTT và TMĐT. * Các quy định chính sách quản lý phải bảo đảm sự trung lập về mặt công nghệ (đảm bảo có thể quản lý các công nghệ đó, đang và sẽ có) và không ngăn cản sự phát triển của TMĐT; đồng thời cắt giảm thuế cho các lĩnh vực thuộc CNTT. * Tham gia các cuộc hội thảo, thảo luận quốc tế ; tham gia liên kết và hợp tác quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực nghiên cứu, hỗ trợ… cho ngành CNTT. Thiết lập hệ thống thanh toán điện tử TMĐT ở nước ta mới trong giai đoạn hỡnh thành, chớnh vỡ vậy với sự phỏt triển nhanh chúng của cụng nghệ, hệ thống thanh toỏn điện tử cũng sẽ thay đổi rất nhanh. Vỡ vậy, cỏc quy chế cứng nhắc cho thanh toỏn điện tử về lâu dài sẽ không thể phù hợp, thậm chí là có hại. Trước mắt chúng ta nên sử dụng biện pháp thí điểm thực hiện dịch vụ này để tiếp thu được công nghệ cũng như kinh nghiệm lâu năm của họ. Vừa qua, phũng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), công ty điện toán và truyền số liệu (VDC), công ty tin học (PT) cùng với ngân hạng Công thương Việt Nam (ICB) cũng đang xây dựng và đưa vào thử nghiệm hệ thống thanh toán thẻ tín dụng tự động góp tạo tiền đề cho việc xây dựng hệ thống thanh toán điện tử. 3.3.2. Phát triển cơ sở hạ tầng phỏp lý. Một trong những vấn đề cần thực hiện trước khi đưa TMĐT vào hoạt động đó là phải tạo ra được một sự công nhận về mặt pháp lý cho nó. Đây là một vấn đề có tính chất bắt buộc đối với tất cả những cơ sỏ về mặt pháp lý đảm bảo cho các hoạt động của TMĐT được thực hiện một cách thông suốt và thống nhất. Để khuyến khích TMĐT phát triển, Chính phủ nên tích cực tham gia vào việc phát triển khung pháp lý thương mại thống nhất cho mỗi quốc gia cũng như toàn cầu. Khung pháp lý thương mại này sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thừa nhận và đảm bảo hiệu lực pháp lý cho các giao dịch điện tử trên toàn cầu. Từ đó, các bên mua bán có thể tự nguyện thoả thuận trong hợp đồng việc chon khung pháp lý thống nhất này để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Để hoàn thành nhiệm vụ tạo ra nền tảng pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử, Chính phủ nên tạo điều kiện cho dự án xây dựng khung pháp lý cho TMĐT sớm kết thúc có hiệu quả. Hiện nay, UNCITRAL đó hoàn thành một đạo luật mẫu về TMĐT mở đường cho việc sử dụng các thủ tục điện tử, góp phần xây dựng sự thừa nhận về pháp lý đối với TMĐT. Đây có thể coi là một Dự thảo luật mẫu về những vấn đề chủ yếu và cốt lừi nhất của thương mại.Chúng ta đang trong quá trỡnh nghiờn cứu xõy dựng khung phỏp lý cho TMĐT, dự án này do Viện nghiên cứu phỏp lý (Bộ Tư pháp) xúc tiến. Để đáp ứng yêu cầu của UNCITRAL và sự thay đổi nhanh chóng của thị trường dự án này cần phải xây dựng được một khung pháp lý thống nhất ổn định và linh hoạt điều chỉnh hoạt động của TMĐT . Xây dựng các định chế điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong hành vi thương mại mới này như: giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử và các thông điệp dữ liệu, vấn đề bảo vệ sở hữu trí tuệ và bản quyền của các thông tin trên Web, chống xâm nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu,chế tài đối với các hành vi đặt hàng khống… Bên cạnh đó, phải xây dựng những hợp đồng mẫu chính xác, đầy đủ và rừ ràng làm cơ sở dữ liệu về pháp lý cho cỏc giao dịch thương mại. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều không có kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường quốc tế, đăc biệt là thị trường TMĐT. Chính vỡ vậy, việc cú cỏc hợp đồng mẫu rừ ràng, dễ tỡm kiếm sẽ giỳp chỳng ta trỏnh được nhiều rủi ro và tranh chấp. Hợp đồng mẫu trên mạng sẽ giúp các doanh nghiệp và người sử dụng Việt Nam có thể áp dụng một cách dễ dàng vỡ nó có thể được sử dụng rất thuận tiện để tham chiếu trong hợp đồng TMĐT giữa họ và đối tác. Nhờ đó, các bên không nhất thiết phải truyến dữ liệu về luật nước mỡnh cho đối tác nước khác như trước, điều này vừa giúp giảm chi phí giao dịch, vừa giúp ngăn ngừa và tránh nguy cơ xảy ra tranh chấp rủi ro. 3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực đi đôi với thông tin tuyên truyền về TMĐT Một nguồn lực chủ yếu để phát triển TMĐT là nhân lực. Giáo dục và nghiên cứu triển khai về TMĐT sẽ đóng góp vai trũ quan trọng, một khi muốn thế hệ trẻ trở thành một thế hệ của CNTT. Những giải pháp cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực là: * Xây dựng chính sách phát triển nguồn nhânlực cho ngành công nghiệp phần cứng và phần mềm của Việt Nam thông qua việc đầu tư mở rộng cả chiều sâu lẫn chiều rộng cho khoa CNTT các trường đại học. * Thực hiện liên kết đào tạo với nước ngoài, tỡm kiờm nguồn học bổng hỗ trợ cho sinh viờn CNTT cú điều kiện cập nhật kiến thức, gửi sinh viên đi tu nghiệp ở nước ngoài. * Xõy dựng chớnh sỏch nhằm thu hỳt những chuyờn gia là Việt kiều trong lĩnh vực CNTT trở về đóng góp cho chiến lược phát triển CNTT của Việt Nam. Mặt khác, cần tăng cường giáo dục, thông tin tuyên truyền về lợi ích và vai trũ của TMĐT, giúp cho người dân thực sự thấy được lợi ích to lớn khi họ tham gia vào TMĐT. Chính phủ cần cho phép và khuyến khích hỗ trợ đưa các báo chí, trung tâm thông tin, tra cứu trên mạng, các doanh nghiệp và cá nhân có thể dùng Internet để tra cứu thông tin, tỡm bạn hàng, quảng cỏo thụng tin về mỡnh. 3.3.4.Cải thiện chớnh sỏch thuế Trong nhiều năm qua các quốc gia đó cựng nhau đàm phán để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển thương mại quốc tế cả bề rộng lẫn bề sâu. Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi quốc gia dù trỡnh độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với xu thế chung của nền văn minh nhân loại. Không nằm ngoài quy luật đó, để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển, các nước đó cú sự khuyến khích, cam kết không đánh thuế vào các giao dịch điện tử, tránh tạo ra hàng rao ngăn cản TMĐT. Tuy nhiên với một quốc gia như Việt Nam, thuế là nguồn thu chính của ngân sách nên việc không đánh thuế TMĐT chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ. Nhằm đảm bảo phát triển TMĐT tại Việt Nam, thuế đánh vào TMĐT phải quán triệt nguyên tắc rừ ràng, minh bạch và cụng bằng. Khụng ỏp đặt các loại thuế mới riêng cho TMĐT. Hàng hóa và dịch vụ mua bán qua mạng và vận chuyển đến người tiêu dùng phải được đánh thuế theo quy định thông thường. Bên cạnh đó nên giảm thuế cho các hàng hoá dịch vụ trong TMĐT và không nên đánh thuế đối với việc luân chuyển hàng hoá và dịch vụ đó nhằm khuyến khích các giao dịch qua mạng, thúc đẩy sự phát triển của TMĐT. Mặt khác, do hoạt động TMĐT rất khó kiểm tra xuất xứ và được thực hiện với tốc độ cao nên có nhiều nguy cơ trốn hoặc lậu thuế. Vỡ vậy, cỏc giao dịch cần được khai báo nhằm đảm bảo nguồn thu của chính phủ và ngăn chặn sự lũng đoạn thị trường. Thuế gián thu, đặc biệt là thuế VAT, là loại thuế có thể tạo ra sự ổn định cho ngân sách, dễ xác định đối tượng chịu thuế, tránh thất thu và đảm bảo công bằng. Chính vỡ vậy, việc ỏp dụng thuế đối với hàng hoá và dịch vụ trong TMĐT nên dùng thuế gián thu. Chính phủ cũng cần phải có cơ quan chuyên trách liên tục kiểm nghiệm các phản ánh của người sử dụng TMĐT để có một chế độ thuế thích hợp, tương ứng. 3.3.5. Từng bước cải cách cơ cấu thủ tục hành chính Trước hết cần có sự đổi mới nhanh chóng trong cơ cấu hành chính của Nhà nước và các doanh nghiệp trong nước. Có nghĩa là cả các cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh chứ khụng được phép duy trỡ lối làm ăn trỡ trệ, quan liờu như hiện nay. Cần xác định khi áp dụng TMĐT, sẽ có một ngày với một khối lượng công việc khổng lồ hơn nhiều so với trước.Chính vỡ thế, phải bố trớ cụng việc hợp lý phỏt triển nhõn lực và đặc biệt có đội ngũ nhân viên giỏi về kỹ thuật máy tính, tác phong làm việc năng động, có tính sáng tạo và cú tinh thần tập thể cao. Hơn nữa, nhanh chóng ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào các hoạt động kinh doanh, tăng cường áp dụng các công nghệ tiên tiến để quản lý dữ liệu, thụng tin và thiết lập một bộ mỏy giải quyết linh hoạt hiệu quả. Mặt khác, cần rà soát lại các thủ tục hành chính có liên quan đến các thủ tục cấp phép và quản lý tờn miền, đăng ký cung cấp dịch vụ Internet…đảm bảo thông thoáng, kịp thời và nhanh chúng. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0388.doc
Tài liệu liên quan