Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội

MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài và lí do chọn đề tài: Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới và tiến bộ khoa học kĩ thuật thì mặt trái của nó, là những tác động tiêu cực đến môi trường đang là vấn đề nan giải mà chúng ta phải đối mặt. Môi trường ngày càng ô nhiễm buộc chúng ta cần phải có những biện pháp để hạn chế nó, nhất là đối với một nước đang diễn ra quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh mẽ như Việt Nam. Do đó, việc bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm của Đảng,

doc76 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà nước và toàn dân ta. Điều này đã được thể chế hoá thành Luật Bảo vệ Môi trường ra đời vào năm 1993 và đã được Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 8 thông qua Luật sửa đổi vào ngày 29/11/2005, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lý để điều chỉnh các hành vi của các cá nhân và tổ chức hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam về các tác động đến môi trường. Đối với vấn đề quản lý chất thải rắn, chương VIII Luật bảo vệ môi trường năm 2005 đã qui định như sau: “Tổ chức, cá nhân, có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ; Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quá trình xử lí thích hợp đối với từng loại chất thải,….”. Qua đó, chúng ta thấy được trách nhiệm quản lí chất thải rắn của cá nhân, tổ chức, các cơ quan quản lý nhà nước,…. được nâng cao và phân định rõ ràng. Sau gần 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam không ngừng tăng trưởng, tốc độ tăng GDP hàng năm đạt khoảng 7 – 8%, mạng lưới đô thị quốc gia được mở rộng và phát triển, Đảng và Nhà nước đang tập trung vào đầu tư xây dựng và phát triển đô thị bền vững, làm tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao mức sống của nhân dân. Trong đó, công tác xây dựng hạ tầng kĩ thuật đô thị nói chung, quản lí chất thải rắn nói riêng, đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là vấn đề quản lí chất thải rắn đô thị đang rất bức xúc. Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị rất đa dạng và số lượng không ngừng tăng lên theo nhịp độ đô thị hoá, tốc độ phát triển công nghiệp, cũng như mức độ tăng dân số, nhất là đối với thành phố Hà Nội, nơi đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá mạnh mẽ. Tình trạng thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị ở Hà Nội còn nhiều vấn đề đáng quan tâm và dường như chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển hiện nay. Đó là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng. Nếu chúng ta không quan tâm tới vấn đề này đúng mức thì sẽ là mối đe doạ đến tốc độ phát triển của thành phố trong tương lai. Hơn nữa, với đại bộ phận dân cư Việt Nam, từ xưa đến nay thường có suy nghĩ vấn đề bảo vệ môi trường là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước, chứ chưa có được nhận thức đúng đắn về vấn đề bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân, toàn cộng đồng. Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ môi trường sống của mỗi người dân, cần có ý thức tự giác tham gia của mọi người. Xuất phát từ những lí do đó, “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội” đã được chọn làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề. Mục đích và ý nghĩa của đề tài: Mặc dù trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước khởi sắc trong việc bảo vệ môi trường và quản lí chất thải rắn, thế nhưng theo các Báo cáo hiện trạng môi trường thì hiện tượng suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường vẫn tiếp tục gia tăng. Chất thải rắn từ các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các khu đô thị, các khu công nghiệp vừa và nhỏ, bệnh viện, cơ quan, trường học,… tuy đã được thu gom và có những biện pháp xử lí nhưng vẫn chưa được triệt để và hoàn toàn hiệu quả. Do đó, mục đích và ý nghĩa của đề tài là nghiên cứu thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó rút ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn, góp phần bảo vệ môi trường trong thời kì Việt Nam trên đường hội nhập kinh tế quốc tế. Câu hỏi nghiên cứu Từ mục đích đó, câu hỏi nghiên cứu của đề tài là: “Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn ở thành phố Hà Nội như thế nào? Giải pháp gì cần được áp dung để nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá thu gom chất thải rắn sau khi nghiên cứu thực trạng?” Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Chuyên đề đi sâu nghiên cứu các văn bản pháp luật, các cơ chế chính sách của thành phố và của quốc gia về công tác xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường; nghiên cứu thực trạng thu gom chất thải rắn của thành phố. Đồng thời chuyên đề cũng nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom chất thải rắn của một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu: Đây là một phương pháp thông dụng và thường xuyên được sử dụng khi cần có thông tin về vấn đề nghiên cứu. Trong chuyên đề, đã sử dụng phương pháp này để thu thập các tài liệu sau: Các văn bản pháp qui về môi trường, quản lí chất thải rắn, xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường và thu gom chất thải rắn. Các vấn đề về kinh tế chất thải. Kinh nghiệm thực hiện xã hội hoá thu gom chất thải rắn của một số quốc gia Thực trạng thu gom chất thải rắn và xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn. Phương pháp tổng hợp tài liệu: Sau khi tiến hành thu thập được các tài liệu cần thiết, thì các số liệu đó sẽ được phân tích rồi tổng hợp lại nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Nội dung và cấu trúc chuyên đề Tên chuyên đề: “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Nội dung của chuyên đề được cấu trúc như sau: Mở đầu Chương I: Một số vấn đề cơ bản về xã hội hoá trong hoạt động thu gom chất thải rắn. Chương II: Thực trạng công tác xã hội hoá hoạt động thu gom CTR trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương III: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá hoạt động thu gom chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội. Kết luận. Tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN Tổng quan về chất thải rắn (CTR): 1.1.1. Khái niệm CTR: Trước hết, chúng ta cần nghiên cứu về chất thải nói chung. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Có thể nói, chất thải là mọi thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên nhiên thải ra môi trường. Phần lớn chất thải ở thể rắn và có ở khắp mọi nơi. CTR là các loại vật chất ở thể rắn như các vật liệu, đồ vật bị thải ra từ một quá trình cụ thể của hoạt động sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt. CTR gồm các chất hữu cơ như: thức ăn thừa, giấy, các tông, nhựa, vải, cao su, da, lá rụng sân vườn, gỗ…. và các chất vô cơ như: thuỷ tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại khác, đất cát… Theo quan điểm mới: CTR đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) được định nghĩa là: Vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là CTR đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy. Theo quan điểm này, CTR đô thị có các đặc trưng sau: - Bị vứt bỏ trong khu vực đô thị; - Thành phố có trách nhiệm thu dọn. CTR thường tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu đô thị phát triển. Lượng rác thải đô thị và công nghiệp ngày càng tăng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. 1.1.2 Nguồn gốc phát sinh CTR: Nông nghiệp, hoạt động xử lý rác thải Chất thải rắn Nơi vui chơi, giải trí Bệnh viện, cơ sở y tế Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp Nhà dân, khu dân cư. Chợ, bến xe, nhà ga Giao thông, xây dựng. Cơ quan trường học Hình 1: Sơ đồ nguồn phát sinh chất thải rắn Theo hình trên, nguồn phát sinh CTR là rất đa dạng: CTR có nguồn gốc từ mọi hoạt động sống của con người như từ nhà dân, từ cơ quan, trường học, các nơi vui chơi giải trí, bệnh viện, chợ,…. Có thể nói, ở đâu có sự sống, ở đó có CTR. 1.1.3.Phân loại CTR: Các loại chất thải rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách. 1.1.3.1 Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ… 1.1.3.2 Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao su, chất dẻo… 1.1.3.3 Theo bản chất nguồn tạo thành - CTR được phân thành các loại: CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại. CTR sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả v.v… Theo phương diện khoa học, có thể phân biệt các loại CTR sau: - Chất thải thực phẩm bao gồm các thức ăn thừa, rau, quả… loại chất thải này mang bản chất dễ bị phân hủy sinh học, quá trình phân hủy tạo ra các chất có mùi khó chịu, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, các nhà hàng, khách sạn, ký túc xá, chợ … - Chất thải trực tiếp của động vật chủ yếu là phân, bao gồm phân người và phân của các động vật khác. - Chất thải lỏng chủ yếu là bùn ga cống rãnh, là các chất thải ra từ các khu vực sinh hoạt của dân cư. - Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: các loại vật liệu sau đốt cháy, các sản phẩm sau khi đun nấu bằng than , củi và các chất thải dễ cháy khác trong gia đình, trong kho của các công sở, cơ quan, xí nghiệp, các loại xỉ than. - Các CTR từ đường phố có thành phần chủ yếu là các lá cây, que, củi, nilon, vỏ bao gói… CTR công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp gồm: - Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện; - Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất; - Các phế thải trong quá trình công nghệ; - Bao bì đóng gói sản phẩm. Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình v.v…chất thải xây dựng gồm: - Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng; - Đất đá do việc đào móng trong xây dựng ; - Các vật liệu như kim loại, chất dẻo… Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước thiên nhiên, nước thải sinh hoạt , bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố. Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ… Hiện tại việc quản lý và xả các loại chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô thị của các địa phương. 1.1.3.4 Theo mức độ nguy hại - CTR được phân thành các loại: Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng , độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây cỏ. Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp. Chất thải y tế nguy hại: là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại với môi trường và sức khỏe của cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các bệnh viện, trạm xá và trạm y tế. Các nguồn phát sinh ra chất thải bệnh viện bao gồm: - Các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh, điều trị , phẫu thuật; - Các loại kim tiêm, ống tiêm; - Các chi thể cắt bỏ, tổ chức mô cắt bỏ; - Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân; - Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì, thủy ngân, Cadimi, Arsen, Xianua … - Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. Các chất nguy hại do các cơ sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính độc tính cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó. Các chất thải nguy hại từ các hoạt động công nghiệp chủ yếu là các loại phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần. Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và phát triển của sản xuất, sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành phố. Các loại khác Các hoạt động kinh tế xã hội của con người Các quá trình sản xuât Các quá trình phi sản xuât Hoạt động sống và tái sản sinh con người Các hoạt động quản lý Các hoạt động giao tiếp và đối ngoại Chất Thải Dạng lỏng Dạng khí Dạng rắn Bùn ga cống Chất lỏng dầu mỡ Hơi độc hại Chất thải sinh hoạt Chất thải công nghiệp Hình 2: Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải 1.1.4 Tác hại của CTR: CTR có tác động rất lớn đến cuộc sống của con người và tới môi trường nói chung. - Tác hại của CTR đối với sức khoẻ cộng đồng: Có thể nói, CTR có tác động rất lớn đối với sức khoẻ của cộng đồng, nghiêm trọng nhất là dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải. Chúng ta có thể bị mắc các bệnh đau mắt, bệnh về đường hô hấp, các bệnh về da,tiêu chảy, tả, thương hàn… nếu tiếp xúc với rác thải nói chung trong thời gian dài mà không có biện pháp bảo vệ. Sau đây là hình mô tả tác động của CTR với sức khỏe cộng đồng. Môi trường không khí Rác thải (Chất thải rắn) - Sinh hoạt - Sản xuất (công nghiệp, nông nghiệp, ...) - Thương nghiệp - Tái chế Nước mặt Nước ngầm Môi trường đất Người, động vật Bụi,CH4, NH3, H2S, VOC Qua đường hô hấp Qua chuỗi thực phẩm Ăn uống, tiếp xúc qua da Kim loại nặng, chất độc Hình3: Sơ đồ tác hại chất thải rắn đối với sức khoẻ con người. - CTR làm giảm mỹ quan đô thị. Nếu Hà Nội không thu gom rác hàng ngày thì đường phố sẽ tràn ngập rác. Khi đó thì hình ảnh Hà Nội thơ mộng, đẹp đẽ sẽ không còn trong mắt bạn bè quốc tế. Do đó, vấn đề môi trường rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta không làm tốt công tác bảo vệ môi trường thì sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều ngành kinh tế và cuộc sống của con người. - CTR làm ô nhiễm môi trường không khí. - CTR làm ô nhiễm môi trường đất. - CTR làm ô nhiễm môi trường nước. - Nước rò rỉ từ bãi rác: Mùi hôi thối, nguồn nước rỉ ra từ bãi rác vẫn làm ảnh hưởng đến môi trường sống của dân cư xung quanh; lượng nước rỉ ra từ bãi rác thấm vào nguồn nước ngầm đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước của thành phố. 1.1.5. Quản lí CTR: Nội dung của quản lí chất thải là các hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng chất thải và các hình thức xử lí chất thải, không để chất thải gây tác hại đến môi trường và cuộc sống. Hiện nay, ở Việt Nam thì quản lí CTR chủ yếu dựa trên các biện pháp sau: 1.1.5.1. Chôn lấp: Hiện nay, có thể nói phương pháp chôn lấp chất thải là phương pháp phổ biến nhất ở nước ta. Ưu điểm của phương pháp này là tương đối rẻ mà vẫn chấp nhận được về khía cạnh môi trường (nếu là chôn lấp hợp vệ sinh). Tuy nhiên, việc qui hoạch các bãi chôn lấp ở nước ta chưa được hợp lí, tỷ lệ các khu chôn lấp hợp vệ sinh là khá thấp: cả nước có 82 bãi chôn lấp chất thải đang vận hành thì chỉ có 8 bãi được coi là chôn lấp hợp vệ sinh (theo Báo cáo hiện trạng môi trường 2005). Nhiều bãi rác và bãi chôn lấp đang là mối hiểm hoạ về mặt môi truờng đối với nhân dân địa phương. Các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh và các bãi rác lộ thiên gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường cho các cộng đồng dân cư xung quanh, bao gồm cả vấn đề ô nhiễm nước ngầm và nước mặt do nước rác không được xử lí, các chất làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm mùi, ruồi, muỗi, chuột, bọ,…. 1.1.5.2. Thiêu đốt: Thiêu đốt là quá trình chất thải dễ bị cháy bị chuyển thành chất cặn bã chứa các chất hầu như không cháy được và các chất khí phát tán vào khí quyển. Chất bã còn lại và khí thải ra thường phải tiếp tục xử lí. Nhiệt phát sinh trong quá trình này được thu hồi và sử dụng cho các mục đích khác nhau. Tuy có ưu điểm là không tốn một diện tích lớn để chôn lấp như biện pháp trên nhưng thiêu đốt có một nhược điểm là chi phí khá cao. Ngoài chi phí về kỹ thuật cao thì trong nhiều trường hợp, công đoạn cuối của quá trình đốt cần nhiều nhiên liệu bổ sung, làm đội chi phí cao lên khá nhiều. Hoặc một nhược điểm nữa là làm ô nhiễm không khí. Do đó, thực ra đây không phải là phương pháp phổ biến ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Theo thống kê thì nước ta hiện nay chủ yếu sử dụng phương pháp thiêu đốt trong công tác xử lí chất thải y tế và chất thải công nghiệp. Tính đến tháng 3/2005, nước ta có 35 tỉnh, thành phố được trang bị lò đốt chất thải y tế, trong đó có 2 lò đốt công suất lớn (>1000kg/h) được đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Một số khu công nghiệp đã bắt đầu tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại tại các lò đốt đơn giản. 1.1.5.3. Tái sử dụng và tái chế: Tái sử dụng và tái chế là phương pháp phổ biến ở các hộ gia đình. Theo kết quả nghiên cứu về các hộ gia đình thì người dân thường có thói quen tích trữ và bán lại cho những người thu mua đồng nát các loại rác thải có khả năng tái chế hoặc tái sử dụng được (nhựa, giấy, kim loại….). Các chất thải có khả năng tái chế sẽ được họ phân loại và bán lại cho các cơ sở tái chế. Tiềm năng tái chế chất thải của Việt Nam khá lớn. Ít nhất có 80% chất thải công nghiệp không nguy hại có khả năng tái chế được và sẽ có khả năng tiết kiệm chi phí khá lớn. 1.1.5.4. Chế biến rác thành phân bón hữu cơ: Đây là một hình thức tái chế rất hữu hiệu các chất thải hữu cơ thành các sản phẩm làm màu đất, không gây ô nhiễm. Hiện nay, ở Hà Nội có nhà máy chế biến rác thải thành phân hữu cơ Cầu Diễn, bắt đầu hoạt động từ 1992 và được mở rộng năm 2002. Công suất của nhà máy này khoảng 140 tấn/ ngày. Sản phẩm gồm 3 loại với giá bán là 800, 1200, và 2000 đồng/kg. (theo Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam 2004- Chất thải rắn) 1.1.5.5. Xử lí rác thải sinh hoạt bằng công nghệ Seraphin: Công nghệ Seraphin do Công ty cổ phần Phát triển công nghệ Môi trường Xanh nghiên cứu và chế tạo. Với chi phí đầu tư không lớn nhưng công nghệ Seraphin có thể xử lí đến 90% rác thải và đã chế biến thành nhiều sản phẩm có giá trị. Hiện nay sản phẩm của công nghệ này bao gồm 2 nhóm. Nhóm sản phẩm compost có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực như dung làm phân bón cho nông nghiệp hay sử dụng như các sản phẩm sinh học trong xử lí môi trường. Nhóm các sản phẩm Seraphin rất đa dạng như là ống nước thải, cốp pha, tấm ván, các dụng cụ chứa hàng và nhiều sản phẩm dạng khối rất hữu dụng trong xây dựng. 1.2 Tổng quan về công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR: 1.2.1 Khái niệm công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR: Trước đây với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mọi hoạt động kinh tế và xã hội đều do các tổ chức của nhà nước tổ chức thực hiện, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng, nên đã có nhiều bất cập. Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở của, chuyển sang nền kinh tế thị trường, thì ngoài vai trò của nhà nước còn có vai trò của các nhân tố phi nhà nước, tức là vai trò của thị trường và cộng đồng dân cư. Những năm gần đây, việc huy động các nhân tố thị trường và cộng đồng dân cư vào việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội được chúng ta gọi chung là xã hội hóa. Trong lĩnh vực môi trường, việc thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường, ta gọi là xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó, hoạt động thu gom rác thải là một phần của hoạt động BVMT. Hiểu một cách đơn giản, xã hội hoá công tác BVMT là nâng cao nhận thức môi trường của cộng đồng, thực hiện công tác BVMT với sự tham gia của cộng đồng, huy động tối đa nguồn lực trong xã hội cũng như tạo ra các điều kiện thuận lợi để cộng đồng thực hiện được các hoạt động BVMT từ các việc làm thường xuyên, cụ thể hàng ngày tại địa phương đến việc được tham gia ý kiến vào các quyết định chính sách, kế hoạch chủ trương có liên quan đến bảo vệ môi trường ở địa phương. Đây cũng là việc thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước trong các hoạt động kinh tế và xã hội của nước ta hiện nay. Còn xã hội hoá dịch vụ thu gom rác thải là một mô hình mới trong chủ trương quản lý CTR đang được nhà nước, thành phố và các ngành quan tâm với mục đích huy động sự tham gia của cộng đồng vào vấn đề bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, giảm gánh nặng ngân sách, xây dựng các cộng đồng dân cư tự lực với cách thức chủ động về tài chính, cân đối thu chi trong các dịch vụ công. Nói tóm lại, công tác xã hội hoá trong hoạt động BVMT (hay trong hoạt động thu gom CTR) là việc huy động các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động này nhằm chia sẻ gánh nặng,tạo ra hiệu quả cao hơn trong hoạt động BVMT (và thu gom CTR). 1.2.2 Sự cần thiết và lợi ích của công tác xã hội hoá trong hoạt động thu gom CTR: Môi trường và các hoạt động BVMT, trong đó tiêu biểu và gắn liền với cuộc sống là việc thu gom rác thải, tự nó đã mang lại tính xã hội cao. Vì vậy, xã hội hoá công tác BVMT, cụ thể là thu gom rác thải là việc làm cần thiết và phù hợp. Không có sự tham gia của cộng đồng thì không thể thực hiện tốt được sự nghiệp BVMT. Chúng ta đang đẩy mạnh tốc độ phát triển đất nước nên phải thực hiện nhiều mục tiêu chiến lược. Các nguồn lực nhà nước chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề ở cấp vĩ mô, khi triển khai đến cơ sở có nhiều bất cập. Do đó, cần phải bổ sung bằng các nguồn lực cộng đồng về các mặt lao động, kiến thức, vật chất và tiền của…. Nhà nước ta đã nêu phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong việc phát triển kết cấu hạ tầng, nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và “cơ chế phát huy dân chủ ở cơ sở” để huy động cộng đồng dân cư tích cực tham gia vào các hoạt động công ích, hạn chế các nạn quan liêu, tham nhũng. Đồng thời tạo điều kiện để người dân phát huy quyền dân chủ đóng góp vào các chủ trương, chính sách trong BVMT. Mặt khác, qua các hoạt động này, người dân càng thấy được vai trò và trách nhiệm của mình đối với môi trường, qua đó tạo được những chuyển biến tích cực về thói quen và nếp sống thân thiện với môi trường, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Khi các hoạt động BVMT được xã hội hoá sẽ đem lại nhiều lợi ích như: Khi nguồn lực về con người và vật chất được thu hút thêm, kết cấu hạ tầng sẽ có điều kiện phát triển nhanh hơn, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách; tham gia giải quyết những công việc còn bất cập ở cơ sở mà Nhà nước chưa có khả năng làm tốt. Khi việc cung ứng dịch vụ hạ tầng được xã hội hoá sẽ nâng cao được hiệu quả đầu tư xây dựng và vận hành kết cấu hạ tầng, hạn chế được thất thoát trong đầu tư xây dựng và cải thiện được chất lượng dịch vụ… Tạo được sự năng động xã hội trong bảo vệ môi trường, tăng cường tính tự lực và tính chủ động của cộng đồng, tự lo toan cùng nhau góp phần giải quyết các vấn đề môi trường xảy ra hàng ngày tại địa phương. Tạo cơ hội mới về việc làm, giảm bớt thất nghiệp ở địa phương. Khi người dân được tham gia ý kiến vào các quyết định, chính sách bảo vệ môi trường (nhất là các vấn đề trực tiếp liên quan đến cộng đồng địa phương) sẽ giúp cho người ra quyết định cân nhắc kĩ hơn để có các quyết sách phù hợp. Mặt khác, đó cũng là điều kiện làm tăng thêm tính khả thi và đồng thuận xã hội đối với việc thực hiện các chủ trương chính sách của nhà nước. 1.2.3.Kinh nghiệm thực hiện công tác xã hội hoá trong việc thu gom CTR của một số nước trên thế giới: Trên thế giới, nhất là đối với các nước có nền kinh tế phát triển thì việc huy động toàn thể nhân dân thực hiện công tác bảo vệ môi trường đã được thực hiện từ lâu và đem lại nhiều hiệu quả. Kinh nghiệm cho thấy, việc BVMT dựa trên phát huy sức mạnh của cộng đồng đem lại nhiều lợi ích: vừa giữ gìn được môi trường trong sạch, vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên việc áp dụng xã hội hoá trong BVMT không phải là một việc đơn giản. Sau đây sẽ là một số kinh nghiệm về công tác xã hội BVMT và thu gom CTR ở một số quốc gia trên thế giới và bài học cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam và đại diện nghiên cứu ở đây là thủ đô Hà Nội. 1.2.3.1. Kinh nghiệm của Hà Lan: Hà Lan được dư luận thế giới rất chú ý về công tác BVMT đạt hiệu quả cao, đặc biệt về công tác xử lí CTR. Việc xử lí CTR ở Hà Lan thu hút sự tham gia của chính quyền, xã hội, cũng như các cơ quan chuyên môn. CTR được xử lí bằng nhiều phương pháp, phần lớn được thiêu huỷ và tái chế. Hàng năm, Hà Lan phát sinh 21 triệu tấn chất thải, 60% được đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được thiêu huỷ hoặc tái chế. Trước kia, trong một thời gian dài, CTR của Hà Lan được đưa ra nước ngoài xử lí. Hiện nay, biện pháp này không được tiếp tục thực hiện nên vấn đề cơ bản là phải mở rộng các lò thiêu huỷ. Nhiệt năng sinh ra từ các lò thiêu huỷ sẽ phục vụ cho mục đích dân sinh hoặc sản xuất công nghiệp. Hà Lan thành công trong công tác quản lí CTR nói riêng và BVMT nói chung phần lớn nhờ các biện pháp tuyên truyền giáo dục. Các trường học, cơ sở công nghiệp, người nội trợ và toàn cộng đồng được giáo dục về ý nghĩa và sự cần thiết của môi trường sống, nhờ đó mà việc phân loại CTR tại nguồn đạt hiệu quả cao, góp phần tích cực vào quá trình xử lí CTR. 1.2.3.2. Kinh nghiệm của Nhật Bản: Sau khi thua trận ở chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản mới bắt tay vào xây dựng đất nước. Với đống đổ nát của chiến tranh cộng với nguồn tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, đây thực sự là sự khởi đầu vô cùng khó khăn. Thế nhưng, chỉ chưa đầy 30 năm sau, Nhật Bản cùng với Mỹ và Tây Âu đã trở thành cường quốc về kinh tế trên thế giới. Đó là sự nỗ lực vươn lên của cả một dân tộc, nhờ có sự định hướng đúng đắn về việc phát triển nguồn lực và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn không mấy được ưu đãi của mình. Trong đó, có một quan niệm rất đúng đắn là “rác thải cũng chính là tài nguyên quí giá”. Nhật Bản có chủ trương vận động nhân dân cùng xây dựng một xã hội tái chế chất thải. Chính phủ nước này đã có những chính sách rất hiệu quả nhằm thúc đẩy và khuyến khích việc quản lí CTR trên cơ sở sự tham gia tích cực của cộng đồng. Mọi người dân đều có ý thức phân loại rác thải tại nguồn hợp lí, tạo điều kiện để tái chế chất thải thành các sản phẩm cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của chính mình, thậm chí như quần áo, bàn ghế…cũng là các sản phẩm tái chế. Ở Nhật Bản có rất nhiều nhà máy tái chế mà sản phẩm cuối cùng là phân bón và vật liệu xây dựng. Việc sử dụng túi nilon hay các sản phẩm khó phân huỷ là điều rất hiếm gặp ở Nhật Bản. Thành công lớn nhất là Nhật đã xây dựng được một hệ thống chính sách về môi trường rất hợp lí và hiệu quả, đặc biệt là các chính sách ưu đãi trong hệ thống chính sách về kinh tế. Chính sách ưu đãi bao gồm chi ngân sách nhà nước cho các công trình kiểm soát ô nhiễm và hỗ trợ tài chính, kĩ thuật cho cộng đồng và doanh nghiệp. - Về hỗ trợ cho các công trình kiểm soát ô nhiễm từ ngân sách chính phủ: Trong thời kì 1986-1991, chi phí trung bình hàng năm của chính phủ cho kiểm soát ô nhiễm là 2,875 tỷ yên, chiếm 0,74% GNP và 7,7% tổng đầu tư công cộng của chính phủ. Trong khoản đầu tư công cộng này thì tới 45% đầu tư cho thiết bị xử lí CTR đô thị (chủ yếu là lò đốt) và chỉ áp dụng cho hai lĩnh vực là quản lí CTR và quản lí nước thải. Việc xây dựng, điều hành và duy tu các công trình xử lí CTR (và các công trình kiểm soát ô nhiễm công cộng khác) thuộc về trách nhiệm của chính quyền địa phương. Tuỳ theo khả năng tài chính của chính quyền mỗi địa phương mà chính quyền trung ương sẽ cấp các khoản tài trợ không hoàn lại và các khoản vay lãi suất ưu đãi để có đủ chi phí xây dựng hệ thống xử lí CTR, nước thải, hệ thống cống rãnh…. -Về hỗ trợ tài chính và kĩ thuật: Năm 1992, Tập đoàn môi trường Nhật Bản (JEC) chính thức ra đời trên cơ sở của các tổ chức tiền thân hoạt động từ năm 1963. JEC đã trở thành công cụ chính sách chủ yếu của chính phủ để khuyến khích áp dụng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong ngành công nghiệp. Hiện tại, phạm vi công việc của tập đoàn bao gồm xây dựng và chuyển giao địa điểm, hỗ trợ tài chính và tư vấn kĩ thuật. Nhờ có qui hoạch khu đất riêng cho từng doanh loại hình doanh nghiệp nên công trình xử lí chất thải chung có khoảng cách với khu dân cư xung quanh, không làm ảnh hưởng tới cuộc sống người dân. Ngoài các biện pháp trên thì Nhật Bản còn áp dụng các chính sách khác như: khấu hao nhanh (khấu hao đặc biệt), ưu đãi thuế, trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu và phát triển. Các chính sách này có tác dụng rất lớn trong việc thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào hoạt động bảo vệ môi trường. Có thể nói, Nhật Bản đã và đang là quốc gia đi đầu trong việc thu hút các nguồn lực tham gia vào các hoạt động BVMT. Nhắc đến môi trường thì không thể không nhắc đến Nhật Bản với các hoạt động như 3R, sự tham gia của cộng đồng vào việc đầu tư cho môi trường, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Nhờ đó, Nhật Bản trở thành một cường quốc vững mạnh về kinh tế với nguồn tài nguyên không được ưu đãi. Thực tế, rác đã trở thành nguồn tài nguyên đối với nhân dân của đất nước mặt trời mọc này. Qua nghiên cứu về cách thức xã hội hoá bảo vệ môi trường của Nhật Bản, chúng ta có thể sẽ có thay đổi lớn về nhận thức, rác không chỉ là rác, là chất thải vô tác dụng nữa. 1.2.3.3 Kinh nghiệm của Singapo: Singapo có diện tích lãnh thổ là 619 km² với 2,6 triệu dân. Tất cả CTR đều được phân loại ngay tại nguồn phát sinh ._.và thu gom bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế được như: giấy, chai lọ, đồ hộp…được đưa về nhà máy tái chế. Tất cả các CTR được đưa về nhà máy tiêu huỷ có tổng công suất là 6.500 tấn/ ngày. Năm 1993, Singapo xây dựng nhà máy thứ 5 với công suất 2.500 tấn/ ngày. Nhiệt năng sinh ra từ quá trình tiêu huỷ chất thải được dùng để phát điện. Công nghệ tiêu huỷ chất thải đang được áp dụng là công nghệ hiện đại, đảm bảo được các tiêu chuẩn BVMT. Luật BVMT tại Singapo rất chặt chẽ, chế tài xử phạt nghiêm khắc. Hành vi vứt giấy kẹo, mẩu thuốc lá… ra đường phố sẽ bị phạt 150 đô la Singapo. Các công trình xây dựng nếu để ôtô vận chuyển đất cát làm bẩn đường phố sẽ bị phạt tối thiểu là 20.000 đô la Singapo (tương đương 14.000 USD). Các công trình xây dựng đều được che phủ kín để chống bụi, vi phạm sẽ bị phạt ít nhất 20.000 đô la Singapo, tuỳ theo mức độ vi phạm. Việc thu gom CTR do các công ty tư nhân đảm nhiệm, nhà nước hỗ trợ tiền xây dựng các nhà máy tiêu huỷ chất thải. Bộ môi trường sẽ giám sát chặt chẽ việc quản lí CTR trên phạm vi toàn quốc. Hàng tháng, người dân có nghĩa vụ đóng nộp phí thu gom chất thải, mỗi gia đình nộp 6 USD/ tháng, nếu căn hộ có sân vườn nộp 11 USD/ tháng. 1.2.3.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc: Trung Quốc là quốc gia láng giềng gần gũi với Việt Nam, với diện tích rộng lớn và số dân bằng 1/6 dân số thế giới, thế nên vấn đề quản lí chất thải rắn dựa vào cộng đồng của quốc gia này là vấn đề rất đáng quan tâm. Ở thành phố Thượng Hải, việc thu gom rác thải được diễn ra trực tiếp, tức là người dân sẽ tập trung rác thải của mình vào các thùng rác gần khu dân cư của mình. Mỗi thùng rác này thường phục vụ 100-300 hộ gia đình. Sau đó, Phòng Vệ sinh môi trường Quận sẽ có trách nhiệm thu gom chất thải này. Hội đồng phường có trách nhiệm quét dọn, làm sạch đường phố. Chi phí làm sạch này Chính phủ chỉ cung cấp một tỷ lệ nhỏ, còn các hộ dân sẽ phải tự đóng góp. Với số dân đông nên nếu huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau là một lợi thế. Nhà nước Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp có điều kiện áp dụng các loại hình đầu tư tài chính như chế độ cổ phần hay cổ phiếu có niêm yết trên thị trường chứng khoán… vào ngành Bảo vệ môi trường, thực hiện nhiều dạng đầu tư, nhiều phương thức đầu tư, nhanh chóng hình thành cục diện đầu tư đa dạng nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia. Ở các thành phố, cơ chế thu phí được áp dụng trên cơ sở đầu tư tài chính theo phương thức BOT và cũng được áp dụng theo chế độ cổ phần, do Nhà nước, doanh nghiệp và cá nhân cùng bỏ vốn xây dựng và vận hành. Trung Quốc cũng có các chính sách ưu đãi về kinh tế cho các doanh nghiệp tư nhân sản xuất các sản phẩm tận dụng nguyên liệu tái chế từ CTR như: Các doanh nghiệp sản xuất vật liệu thô sử dụng cho ngành xây dựng trong thành phần có từ 30% trở lên gồm quặng hay xỉ than có thể được miễn thuế giá trị gia tăng. Ưu đãi này cũng dành cho các vật liệu xây dựng được tận dụng từ các chất phế thải khác. Các doanh nghiệp có sản phẩm sử dụng nguyên liệu sản xuất chính là rác thải (và cả nước thải, khí thải) được giảm thuế thu nhập hoặc miễn thuế trong 5 năm. Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2001, Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi đối với sản phẩm điện từ rác sinh hoạt thành phố. Phần lớn các thành phố của Trung Quốc đều bị thiếu điện, gây ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và đời sống hàng ngày của nhân dân. Liên Bộ kế hoạch và Bộ khoa học công nghệ trung quốc đã ban hành thông tư liên Bộ qui định: Ngành điện phải mua và cho hoà vào mạng lưới điện quốc gia sản lượng điện của các nhà máy điện sản xuất từ rác thải với giá cả hợp lí, đảm bảo nguyên tắc “hoàn vốn+ lợi nhuận hợp lí”. 1.2.3.5 Kinh nghiệm của Ai Cập: Cai-rô, thủ đô của Ai Cập có 12 triệu dân, hàng ngày thải ra khoảng 6000 tấn rác thải. Hiện nay, thủ đô Cai-rô đang ngổn ngang với các công trình xây dựng . Để làm sạch thủ đô có nhiều nguồn thải như vậy, thủ đô Cai-rô đã thành lập các đội công nhân vệ sinh biên chế lên đến 45.000 người, chia làm 3 ca quét dọn, thu gom rác thải. Thành phố đã xây dựng nhà máy chế biến phân bón hữu cơ công suất 200 tấn/ ngày, sản phẩm chủ yếu để cải tạo sa mạc. Ở Cai-rô, nhiều công ty tư nhân tham gia vào lĩnh vực thu gom và xử lí CTR. Các công ty này phát túi nilon đến các hộ gia đình, các gia đình bỏ rác vào túi, sau đó các công ty cho xe đến chở đi và thu lệ phí hàng tháng. Các công ty này còn có quyền kinh doanh chất thải và tái chế thành sản phẩm. Hiện nay, thủ đô Cai-rô có tới 44 công ty tư nhân thu gom và xử lí CTR như vậy. 1.2.3.6 Bài học kinh nghiệm: Qua nghiên cứu các nước điển hình trong công tác thu gom CTR trên thế giới như trên, chúng ta có thể rút ra được một số kinh nghiệm quí báu cho Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng, trong việc thực hiện xã hội hoá thu gom CTR như sau: Coi các biện pháp về giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là biện pháp quan trọng hàng đầu: Giáo dục, nâng cao nhận thức cho cộng đồng luôn luôn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đối với các nước có nền kinh tế phát triển cao như Nhật Bản, Hà Lan, Singapo… thì xã hội hoá thu gom chất thải rắn thực chất là một hình thức tư nhân hoá, là việc huy động các công ty tư nhân tham gia vào các công đoạn của quá trình như: thu gom, vận chuyển, xử lí,…rác thải. Do đó, việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức để mọi người dân đều có ý thức, trách nhiệm, coi đó là công việc mà họ cần tham gia, chứ không phải là điều bắt buộc. Hầu hết các nước đã nêu ra ở trên đều có hệ thống giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường ngay trong trường phổ thông, mọi thành phần dân cư, từ người về hưu, người nội trợ… đều có hiểu biết cơ bản về môi trường và đều có tinh thần sẵn sàng tham gia vào hoạt động này. Xây dựng hệ thống cơ chế,chính sách đồng bộ: Đa số các nước đã xây dựng được hệ thống chính sách khá chi tiết, phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương mình. Ví dụ như Ai Cập có Qui chế quản lí chất thải năm 2000. Một số nước như Nhật Bản và Hàn Quốc, trong luật bảo vệ môi trường đều có các luật quản lí chất thải cụ thể. Ở những nước này, nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quản lí, khuyến khích, thúc đẩy, đồng thời giám sát việc quản lí CTR. Vai trò của nhà nước thể hiện qua các hoạt động của các cơ quan quản lí về môi trường như: Cụ bảo vệ môi trường, Bộ Môi trường… Các hoạt động khuyến khích xã hội hoá trong công tác bảo vệ môi trường của các nước cũng có sự quan tâm của Nhà nước, thông qua các cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoạt động… Do đó, việc có một hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ là một việc vô cùng cần thiết. Điều này thể hiện được sức mạnh của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành các dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực BVMT. Hơn nữa, hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động của mọi đối tượng tham gia vào lĩnh vực này. Xây dựng và duy trì sự hoạt động hiệu quả của các Quĩ môi trường: Quĩ môi trường được hình thành qua 2 hình thức: một là do các công ty có thải ra chất thải tự đóng góp hoặc được hình thành từ ngân sách của trung ương và địa phương. Đối với các nước phát triển thì các quĩ môi trường được hình thành bằng sự tự nguyện đóng góp của các doanh nghiệp là khá phổ biến. Điều này làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, xã hội và cộng đồng. Xây dựng và phát triển xã hội hoá công tác tái chế chất thải: Lợi ích chủ yếu của việc tái chế là làm giảm lượng chất thải phải xử lí, đồng thời các chất thải có thể tái chế thành các sản phẩm có ích, tạo ra lợi ích về kinh tế. Các nước có hoạt động tái chế phát triển như Nhật Bản với chiến lược 3R mà Việt Nam ta đang học tập kinh nghiệm. Việc tái chế chất thải phải được tuyên truyền rộng rãi trong dân chúng, huy động mọi người đều coi đây là trách nhiệm của mình. Thiết nghĩ, đây là một phần trong chiến lược quản lí CTR của nước ta. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ HOẠT ĐỘNG THU GOM CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1.Tình hình kinh tế- xã hội của thành phố Hà Nội Hà Nội nằm ở bờ phải của con sông Hồng, có vị trí khoảng 21°2' Bắc, 105°51' Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 1760 km. Hà Nội nằm trong vùng châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáp với 6 tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây. 2.1.1 Tốc độ gia tăng dân số: Dân số của thành phố Hà Nội tính đến 31 tháng 12 năm 2004 là 3.118.200 người. Trong đó dân số 9 quận nội thành là 1.950.500 người, dân số 5 huyện ngoại thành là 1.167.700 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,224%, trong đó nội thành là 0,956%, ngoại thành là 1,155% Mật độ dân số trong khu vực nội thành trung bình là 10.910 người/km², ngoại thành là 1.573 người/km². Biểu 1: Diễn biến tốc độ gia tăng dân số đô thị giai đoạn 2000-2004 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trên biểu đồ ta thấy, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Hà Nội sau một thời gian ổn định từ 1,06%-1,09% (giai đoạn 2000-2002) đã có sự gia tăng 1,25% năm 2003 và giảm nhẹ xuống 1,22% năm 2004 (giảm 0,03% so với năm 2003). Ngược lại, gia tăng cơ học về dân số (do làn sóng người nhập cư đổ về thành phố) có xu thế giảm từ 2,01% năm 2000 xuống còn 1% năm 2003. Sau đây là bảng tổng hợp diện tích- dân số- đơn vị hành chính của Hà Nội: Bảng 1: Diện tích - dân số - đơn vị hành chính của Hà Nội đến 1-1-2004 Diện tích Dân số Mật độ dân số Đơn vị hành chính Quận Huyện Phường Xã Thị trấn 920,97 3055,3 3317 9 5 122 99 8 (Theo Tổng Cục Thống kê) 2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây: 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế: Trong 5 năm gần đây (2000-2004), Hà Nội đạt mức tăng trưởng GDP bình quân năm là 10,73% (cả nước là 6,7%), trong đó giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp xây dựng là 13,06%, dịch vụ tăng 9,71%, ngành nông lâm nghiệp tăng 3,51%. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2001 đạt 13,1%; năm 2002 đạt 10,31%; năm 2003 đạt 11,1% và năm 2004 đạt 11,12% Mức sống của người dân đã dần được cải thiện. GDP bình quân đầu người khoảng 18,2 triệu đồng/ năm (2004). Mặc dù chỉ chiếm 3,9% về dân số và khoảng 0,3% diện tích lãnh thổ, Hà Nội đóng góp 8,4% vào GDP cả nước, 8,3% giá trị kim ngạch xuất khẩu, 8,2% giá trị sản xuất công nghiệp, 9,6% tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, 10,2% vốn đầu tư xã hội, 14,1% vốn đầu tư nước ngoài đăng ký và 14,9% thu ngân sách nhà nước. Bảng 2: Chỉ tiêu tăng trưởng của Hà Nội giai đoạn 2006-2010 Chỉ tiêu KH 2006 - 2010 1. Dân số trung bình năm 2010 3,5 triệu người 2. Tốc độ tăng GDP bình quân/năm 10,5 – 11,5% 3. GDP bình quân đầu người 2.300 USD 4. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm công nghiệp bình quân/năm 10,5 – 11,5% 5. Tốc độ tăng giá trị thêm dịch vụ bình quân/năm 11 – 12% 6. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm nông, lâm, ngư nghiệp bình quân/năm 1 – 2% 7. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân/năm. Trong đó: xuất khẩu địa phương 16 – 18% 17 – 18% 8. Cơ cấu kinh tế theo GDP - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp 58% 40,2% 1,8% 9. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân/năm 1,05 – 1,1% 10. Tỷ lệ thất nghiệp đô thị <5,5% 11. Tỷ lệ lao động qua đào tạo 60 – 65% 12. Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2010 <4,5% 13. Tỷ lệ phổ cập phổ thông trung học và tương đương đến năm 2010 >90% 14. Nhà ở đô thị bình quân đầu người 8 – 8,5% 15. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng 35 – 40% 16. Cấp nước sạch đô thị/người/ngày đêm 170 lít 17. Diện tích cây xanh bình quân đầu người 7 – 8m2 (Nguồn: tổng hợp từ trang web của Bộ Khoa học công nghệ) 2.1.2.2. Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của thủ đô chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp. Các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Tỷ trọng của công nghiệp, xây dựng trong GDP đã tăng từ 38,4% năm 2000 lên 40,4% năm 2004; trong khi đó, tuy giá trị tuyệt đối của ngành nông, lâm nghiệp và dịch vụ tăng, nhưng tỷ trọng trong GDP lại giảm. Tính đến cuối năm 2004, giá trị GDP theo các thành phần kinh tế như sau: công nghiệp- xây dựng 40,4%, dịch vụ 57,5%, nông lâm nghiệp 2,1%. Ngoài ra còn có một số thành tựu như: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 21,9%; Xuất khẩu tăng 22%, so với mức tăng bình quân 15,3% cho giai đọan 2000-2005; (Hà Nội đã mở quan hệ giao thương với trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ) Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 22%; Thu ngân sách tăng 19,2%; Hàng hóa vận chuyển tăng 8,4%; 365 triệu lượt khách đi xe buýt; 2.1.3 Tình hình phát triển công nghiệp: Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp Thủ đô duy trì mức tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp mở rộng bình quân giai đoạn 2000-2004 đạt 13,06%/ năm, giá trị sản xuất đạt 18,35%. Các doanh nghiệp thực hiện cơ cấu lại sản phẩm có sự chuyển biến: ngoài những sản phẩm công nghiệp truyền thống được củng cố như quạt điện, máy công cụ, động cơ điezen…, xuất hiện một số sản phẩm mới sử dụng công nghệ cao như máy in phun Canon, công nghiệp phần mềm…. Tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng tăng, trong khi các ngành khai thác mỏ, sản xuất, ,phân phói điện nước có xu hướng giảm. Một số ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao: trong 5 năm (2000-2004) sản xuất sản phẩm kim loại tăng trung bình 40,1%/năm, sản xuất thiết bị văn phòng tăng 34,4%, sản xuất phương tiện vận tải tăng 31,4%. Sức cạnh tranh của một số sản phẩm được nâng cao, đứng vững ở thị trường trong nước và không ngừng tăng lượng xuất khẩu như máy in phun, hang điện tử. Theo thống kê của Sở công nghiệp, đến tháng 6/2005 Hà Nội có tổng số 16.250 cơ sở sản xuất công nghiệp (trong đó, số cơ sở công nghiệp trung ương quản lí là 150, công nghiệp địa phương là 80, 15.870 cơ sở ngoài quốc doanh và 150 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Năm 2001, UBND thành phố Hà Nội đã công bố danh sách các khu công nghiệp theo điều chỉnh qui Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 với tổng số 23 khu công nghiệp vừa và nhỏ có tổng diện tích trên 3.700 ha. Nhằm tạo mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, nhiều khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn đã được triển khai xây dựng. Đến cuối năm 2004, thành phố Hà Nội đã cơ bản cải tạo 9 khu công nghiệp cũ, xây dựng mới 6 khu công nghiệp tập trung và 8 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, giải quyết cho khoảng 130 doanh nghiệp cho thuê đất, trong đó có 80 doanh nghiệp được di dời từ nội đô. 2.2.Một số chính sách về công tác xã hội hoá trong công tác BVMT và quản lí CTR ở Hà Nội: 2.2.1 Các chính sách về quản lí CTR đô thị: 2.2.1.1. Chiến lược quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quản lí CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” tại quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999 và “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tại Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2/12/2003. Đây là những văn bản rất quan trọng, có vai trò là cơ sở pháp lý để kế hoạch hoá công tác BVMT nói chung và quản lí CTR nói riêng trong những năm đầu thế kỉ 21. Nhằm đẩy mạnh hiệu quả quản lí nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lí CTR, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thành công “Chiến lược quản lí CTR tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải coi việc tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và khu công nghiệp là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, từ nay đến 2010 phấn đấu đạt được các mục tiêu cụ thể sau: Hoàn thành qui hoạch quản lí CTR cho các đô thị và khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hay vùng đặc thù, trong đó ưu tiên qui hoạch các bão chôn lấp CTR; xây dựng các công trình tái chế CTR. Hoàn thiện các hệ thống văn bản qui phạm pháp luật, tiêu chuẩn, qui phạm về CTR. Xây dựng xong các cơ chế, chính sách về công tác quản lí CTR. Khuyến khích 100% đô thị thực hiện xã hội hoá công tác quản lí, xử lí CTR thông qua cơ chế đặt hang hay đấu thầu dịch vụ trên cơ sở bảo đảm an toàn và an ninh môi trường. Thực hiện phân loại CTR tại hộ gia đình, 100% các đô thị được đầu tư xây dựng công trình tái chế CTR. Thu gom, vận chuyển và xử lí 90% tổng lượng CTR phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái sử dụng, tái chế chất thải, hạn chế tối đa khối lượng rác chôn lấp, đặc biệt là với các đô thị thiếu quĩ đất làm bãi chôn lấp rác. Xử lí 100% CTR y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp. Xử lí triệt để các bãi rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 2.2.1.2 Nghị định 59/2007/NĐ-CP: Nghị định này qui định về hoạt động quản lý CTR, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến CTR. Nội dung của quản lí nhà nước về CTR gồm có: Ban hành các chính sách, văn bản pháp luật về hoạt động quản lí CTR, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lí CTR và hướng dẫn thực hiện các văn bản này. Ban hành qui chuẩn và tiêu chuẩn kĩ thuật áp dụng cho hoạt động quản lí CTR. Quản lí việc lập, thẩm định, phê duyệt và công bố qui hoạch quản lí CTR. Quản lí quá trình đầu tư cho thu gom, vận chuyển, xây dựng công trình xử lí CTR. Thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lí CTR. Nghị định cũng có qui định chi tiết về qui hoạch, đầu tư quản lí CTR, phân loại CTR, thu gom, lưu giữ và vận chuyển CTR, xử lí CTR, chi phí quản lí CTR, thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm. 2.2.1.3. Các văn bản khác: Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng đã ban hành “Chiến lược BVMT ngành xây dựng” tại Quyết định số 301/QĐ-BXD ngày 14/3/2002 của Bộ trưởng bộ xây dựng . Trong đó, các nội dung cụ thể về giảm thiểu phát sinh CTR ngay tại nguồn, phân loại và thu hồi, tái chế CTR, xử lí theo công nghệ đạt tiêu chuẩn môi trường,… đã được xác định rõ. 2.2.2 Các chính sách về công tác xã hội hoá BVMT ở Hà Nội: 2.2.2.1 Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị Chỉ thị số 36 CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã đặt việc “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân” lên vị trí hàng đầu. Phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế trong việc BVMT và phát triển bền vững. Trong đó, giải pháp số 1 là thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong trào quần chúng bảo vệ môi trường cần được ưu tiên, cụ thể: Đưa các nội dung BVMT vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Tạo điều kiện và khuyến khích để người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường như một biện pháp cơ bản BVMT. Động viên, hướng dẫn nhân dân thực hiện nếp sống sạch hợp vệ sinh, giữa gìn vệ sinh công cộng Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào quần chúng Như vậy, phạm vi tác động của Chỉ thị 36 CT/TW rất rộng, bao gồm tất cả các thành phần, đối tượng nhằm mục đích nâng cao nhận thức môi trường, tạo ra các thói quen và hành vi thân thiện với môi trường cho người dân Hà Nội. Cho nên, xét một cách toàn diện thì đây là dạng văn bản định hướng, chiến lược, không phải là văn bản hướng dẫn nên không đưa ra các hoạt động cụ thể cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra. 2.2.2.2 Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ Chính trị và chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020: Trong nghị quyết số 41 – NQ/TW của Bộ Chính trị và Chiến lược quốc gia về BVMT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ mảng nội dung quan trọng về Giáo dục và Xã hội hoá hoạt động BVMT, coi giáo dục, nâng cao nhận thức môi trường trở thành ý thức thường xuyên, bản năng tự nhiên của mỗi công dân là một trong những giải pháp lớn. Nguyên tắc cơ bản để xây dựng chiến lược Giáo dục và xã hội hoá hoạt động BVMT là nêu những điều cơ bản nhất, các kết quả thực tế, sự kết hợp giữa các Bộ, ngành, sự tham gia mạnh mẽ của cộng đồng, thực hiện theo từng giai đoạn, phát triển dần từng bước. Do vậy, có thể nói Chiến lược BVMT quốc gia là tài liệu hướng dẫn cơ bản và định hướng lâu dài, toàn diện cho công tác Giáo dục và xã hội hoá hoạt động BVMT trong cả nước và Hà Nội. Mục tiêu xã hội hoá hoạt động BVMT trong 5 năm tới (2006-2010) và đến năm 2020: Hà Nội cần xây dựng được khung mạng lưới Xã hội hoá hoạt động BVMT trên phạm vi toàn thành phố; xây dựng một cơ chế tham gia của cộng đồng vào BVMT, xây dựng thói quen tốt về tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật BVMT nói riêng, coi BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, nâng cao năng lực của các bộ lãnh đạo các cấp, các ngành khi ra quyết định liên quan đến môi trường, phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách giỏi nghiệp vụ BVMT. Đến năm 2020, khi Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp thì đồng thời cũng là lúc Hà Nội có được mạng lưới hoàn chỉnh về Xã hội hoá hoạt động BVMT, từ đó nâng cao nhận thức môi trường của toàn thành phố lên một mức cao: coi BVMT như là một chuẩn mực đạo đức, là lẽ sống của người dân Hà Nội vì sự phát triển bền vững của cả quốc gia. 2.2.2.3. Quyết định số 1363/ QĐ-TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ Ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1363/ QĐ-TTg phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân; đẩy mạng đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ về môi trường và bảo vệ môi trường”. Mục tiêu của đề án là giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước về BVMT. Đồng thời tiến hành đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy, giáo viên, cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ và cán bộ quản lí về BVMT. Quyết định đã nêu rõ nội dung và phương thức giáo dục về BVMT phải mang tính toàn dân, toàn diện, áp dụng đối với từng bậc học, chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường. Đồng thời, nội dung giáo dục BVMT còn được thực hiện ngoài nhà trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn cộng đồng. Nội dung chính để đào tạo cán bộ về BVMT bao gồm những kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường, kỹ năng nắm bắt các vấn đề môi trường, kỹ năng dự báo, phòng ngừa và giải quyết những sự cố môi trường và những nội dung cần thiết về pháp luật BVMT. Việc đưa các nội dung vào chương trình đào tạo cán bộ BVMT phải căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, trình độ đào tạo để thiết kế chương trình và môn học, phải khai thác được các tri thức hiện có ở các môn học. Đối với số ngành đào tạo có thể biên soạn nôi dung về BVMT thành những môn học riêng. Các hoạt động để thực hiện đề án bao gồm xây dựng chương trình, giáo trình, bài giảng về giáo dục BVMT, tăng cường đào tạo đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ khoa học, quản lí về lĩnh vực môi trường, tăng cường cơ sở vật chất, thông tin giáo dục về BVMT trong nước, khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó, phải tổ chức các lớp tập huấn phổ biến luật BVMT, Qui định BVMT của thành phố và hướng dẫn các hoạt động BVMT cho các đối tượng là cán bộ quận, huyện, phường, xã, các cơ quan xí nghiệp, giáo viên phổ thông, nhà báo, cán bộ phụ nữ, cán bộ chuyên trách đoàn, nhằm tạo ra các cán bộ nòng cốt, hạt nhân đi đầu trong các hoạt động, phong trào BVMT. 2.2.2.4 Quyết định 64/2003/QĐ-TTg và nghị định 121/2004/NĐ-CP của Chính phủ Ngày 22/04/2003 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định 64/2003/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch xử lí triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đây là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương căn cứ vào đó để quản lí các cơ sở gây ô nhiễm và điều chỉnh các hoạt động. Ngày 12/05/2004, Chính phủ ban hành nghị định số 121/2004/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT. Nghị định này thay thế Nghị định 26/CP ngày 26/04/1996 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực BVMT. Văn bản này được coi là công cụ pháp lí quan trọng để cơ quan quản lí Nhà nước về môi trường áp dụng xử lí đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT. Nghị định gồm 5 chương, 35 điều, bao gồm các qui định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng bị xử phạt, nguyên tắc xử phạt, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính của các nhân, tổ chức gây ra. 2.2.2.5. Quyết định số 2578/QĐ-UBND Phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư của thành phố giai đoạn 2007-2010: Đề án “đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư của thành phố giai đoạn 2007-2010” tập trung vào các lĩnh vực: dịch vụ đô thị, giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, lĩnh vực thương mại, du lịch, phát triển hạ tầng đô thị và hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ đô thị với vấn đề xã hội hoá về môi trường luôn được đặt lên hàng đầu, thể hiện tầm quan trọng của hoạt động BVMT trong các lĩnh vực ưu tiên của thành phố. Đề án nêu rõ kết quả về vệ sinh môi trường như sau: thực hiện đấu thầu thu gom và vận chuyển rác thải trên địa bàn 5 quận mới; đặt hàng duy trì vệ sinh môi trường 4 quận nội thành cũ; hướng dẫn 5 huyện xây dựng phương án đấu thầu thu gom và vận chuyển rác thải. Đề án cũng qui định rõ mục tiêu, nhiệm vụ đẩy mạnh xã hội hoá và thu hút đầu tư trong lĩnh vực vệ sinh môi trường như sau: Tiếp tục thực hiện xã hội hoá công tác thu gom và vận chuyển 100% lượng rác thải trên địa bàn 9 quận theo phương thức đấu thầu, đặt hàng. Đấu thầu thu gom và vận chuyển 100% rác thải sinh hoạt đến bãi rác tập trung tại địa bàn thị trấn, thị tứ và các khu dân cư tập trung của các huyện ngoại thành; Thực hiện theo mô hình phù hợp xã hội hoá thu gom, vận chuyển rác trên 75% số xã của các huyện ngoại thành; xã hội hoá công tác xử lí rác thải công nghiệp, y tế 100%. 2.2.2.6 Chính sách khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia hoạt động BVMT bằng các giải pháp kinh tế, kĩ thuật Xây dựng Kế hoạch phòng ngừa ô nhiễm: Thành phố Hà Nội đã đưa qui hoạch môi trường vào qui hoạch phát triển khu công nghiệp ở Hà Nội: áp dụng các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn một cách hiệu quả, hoàn thiện chu trình kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, kiểm kê phân loại các cơ sở công nghiệp theo mức độ gây ô nhiễm môi trường, xây dựng và áp dụng các giải pháp quản lí môi trường đặc thù (cưỡng chế, công cụ kinh tế, áp lực từ cộng đồng). Ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích và hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và du lịch. Hỗ trợ các doanh nghiệp bảo vệ môi trường trong phạm vi doanh nghiệp như: áp dụng hệ thống EMS theo ISO 14001, thiết lập hệ thống quan trắc môi trường của các doanh nghiệp, đầu tư công nghệ thiết bị giảm thiểu và xử lí ô nhiễm. Quản lí ô nhiễm công nghiệp sẽ được triển khai theo cách tiếp cận mới- Sử dụng các công cụ kinh tế, công cụ Quản lí môi trường Bên cạnh các biện pháp mệnh lệnh, cưỡng chế (thông qua các hoạt động thanh tra và kiểm soát ô nhiễm) thì hang loạt các công cụ kinh tế (xử phạt, thu phí ô nhiễm, chính sách thuế, tín dụng ưu đãi, quỹ môi trường) và các công cụ quản lí môi trường như kí quĩ môi trường, người gây ô nhiễm phải trả tiền, người sử dụng phải trả tiển (đối với tài nguyên), côta ô nhiễm, phí môi trường, nhãn sinh thái cũng sẽ được sử dụng nhằm quản lí, giảm thiểu các tác động ô nhiễm môi trường. Quản lý và sử dụng tốt Quĩ môi trường Mục tiêu của quỹ là cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các cộng đồng địa phương vay vốn để khắc phục xử lí các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Tuỳ theo mức độ ô nhiễm, tính cấp thiết và nhu cầu của doanh nghiệp, tập thể mà quỹ có thể hỗ trợ kinh phí ở các hình thức khác nhau, có thể là tài trợ toàn bộ, tài trợ một phần hoặc cho vay với lãi suất thấp để giải quyết các vấn đề môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, tiết kiệm trong sản xuất, vận chuyển nhằm giảm thiểu tác động môi trường. Những doanh nghiệp áp dụng công nghệ sạch, công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, được khuyến khích bằng cách tuyên dương trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi nhận tham gia tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường của thành phố. 2.2.2.7 Hoà hợp chính sách thương mại với chính sách môi trường Hoà hợp chính sách thương mại với chính sách môi trường là một trong những chính sách xã hội hoá công tác BVMT trên địa bàn thành phố Hà Nội nhằm giảm thiểu các tác động môi trường do hoạt động thương mại gây ra. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp lí mà UBND thành phố ban hành và áp dụng, như: Luật khuyến khích đầu tư trong nước ban hành năm 1994 và sửa đổi năm 1998 đã đưa các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, cải thiện sinh thái và môi trường, vệ sinh đô thị vào diện ưu đãi về tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, về thuế suất thu nhập doanh nghiệp, về vay tín dụng trung hạn và dài hạn từ quĩ hỗ trợ đầu tư của nhà nước hoặc được trợ cấp một phần lãi suất cho các khoản vay từ các tổ chức tín dụng. Đối tượng áp dụng của Luật là các tổ chức, cá nhân Việt Nam, là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài thường trú ở Việt Nam đầu tư vào các dự án hạ tầng kể trên. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2000 khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo hợp đồng BOT, BTO và BO. Các văn bản hướng dẫn việc quản lí sản xuất và kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm: pháp lệnh chất lượng hàng hóa;qui chế đăng lí chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; pháp lệnh thú y; điều lệ kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y động thực vật. Để kiểm soát việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ nguy hiểm đối với môi trường và sức khoẻ con người cũng như động thực vật và triển khai, thành phố thi hà._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7531.doc
Tài liệu liên quan