Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty điện thoại Hà Nội I

MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I......................................6 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty điện thoại Hà Nội I....................6 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Công ty ........................................10 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.........................................19 II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TR

doc56 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1107 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty điện thoại Hà Nội I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
IỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I...............................................................................................................23 1. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án.......................................................23 2. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển......................................................24 3. Nội dung đầu tư.................................................................................................25 3.1 Đầu tư xây dựng cơ bản.......................................................................25 3.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực.......................................................28 3.3 Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng .......................31 3.4 Đầu tư cho hoạt động Marketing: khuyến mãi tiếp thị nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng......................33 3.5 Đầu tư theo chiều rộng và Đầu tư theo chiều sâu...............................34 II. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I 1. Những kết quả đạt được.................................................................................34 1.1 Hình thành tài sản cố định, nhà xưởng.............................................34 1.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực....................................................36 1.3 Công tác nghiên cứu phát triển........................................................37 1.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ...........................................38 . 2. Hiệu quả đầu tư phát triển tại công ty điện thoại Hà Nội I............................38 2.1 Hiệu quả tài chính.............................................................................38 2.2 Hiệu quả xã hội ...............................................................................41 3. Những hạn chế và tồn tại...............................................................................41 CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN Ở CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I I. LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 1. Đánh gía thị trường viễn thông năm 2007...............................................43 2. Xu hướng công nghệ và xu hướng thị trường..........................................43 3. Chiến lược và mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm...........................................44 II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I 1. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...............................................................................49 2. Về nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ.....................................................50 3. Về công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường............50 4. Đổi mới TCSX, đổi mới cơ chế quản lý và phát triển nguồn nhân lực.......51 5. Các giải pháp khác.......................................................................................52 III. . MỘT SỐ KIẾN NGHỊ..............................................................................53 KẾT LUẬN.......................................................................................................55 Danh mục tài liệu tham khảo..............................................................................56 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐT: ĐẦU TƯ BĐHN: BƯU ĐIỆN HÀ NỘI CBCNV: CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN ATLĐ: AN TOÀN LAO ĐỘNG SXKD: SẢN XUẤT KINH DOANH BHLĐ Bảo hộ lao động PCCN Phòng cháy chữa cháy LỜI MỞ ĐẦU Sau khi Việt Nam gia nhập Thương mại Thế giới (WTO), rất nhiều cơ hội và thách thức mới xuất hiện đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh để đáp ứng các nhu cầu không ngừng tăng cao của thị trường. Chúng ta đã xác định hai ngành mũi nhọn thúc đẩy kinh tế tăng trưởng và phát triển là công nghệ thông tin- truyền thông và công nghệ sinh học. Trong đó công nghệ thông tin, truyền thông đóng vai trò một ngành cung cấp hạ tầng phát triển cho nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, trao đổi tin tức, là một nhu cầu quan trọng bậc nhất trong xã hội hiện đại. Trong quá trình hình thành và phát triển, ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam vẫn luôn là ngành đi đầu trong đầu tư đổi mới các công nghệ hiện đại, thực hiện chủ trương đi tắt đón đầu, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trên thế giới để nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phát triển các sản phẩm mới để phục vụ cho nhu cầu tăng trưởng không ngừng của thị trường đồng thời chuẩn bị cho sự bùng nổ thị trường viễn thông trong nước cùng với sự tham gia ngày càng sâu rộng của các đối tác và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Không nằm ngoài xu thế đó, công ty Điện thoại Hà Nội I nói riêng và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam nói chung đã không ngừng phát triển các hoạt động đầu tư và kinh doanh để bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới, áp dụng các thành tựu tiên tiến, phát triển đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng quy mô và đi sâu vào các lĩnh vực kinh doanh mới. Em chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty Điện thoại Hà Nội I“ nhằm nhận thức rõ hơn các vần đề trong hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Điện thoại Hà Nội I, xem xét những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đưa ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển tại công ty, nâng cao hiệu quả đầu tư, làm cơ sở đề ra phương hướng và chiến lược của công ty trong thời gian tới. CHƯƠNG I THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I Quá trình hình thành và phát triển của công ty Điện thoại Hà Nội I Công ty Điện thoại Hà Nội I là một đơn vị trực thuộc Bưu điện Hà Nội.Bưu điện Thành phố Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc của Tổng Công Ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, được thành lập lại theo Quyết định số 483/TCCB-LĐ ngày 14-9-1996 của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông), có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ của mình.  Sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), Công ty Điện thoại Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Tại Đại hội thi đua ngành Bưu điện thời kỳ đổi mới năm 2000, Bưu điện Hà Nội có 2 Chiến sĩ thi đua toàn Quốc và 19 Chiến sĩ thi đua cấp ngành được biểu dương. Năm 2004, Bưu điện Hà Nội vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Hiện nay, về tổ chức của Bưu điện thành phố Hà Nội ngoài khối chức năng các phòng, ban quản lý, Bưu điện hệ I còn có các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trực thuộc gồm: (số liệu năm 2004) 5  Công ty: Điện thoại Hà Nội I; Điện thoại Hà Nội II; Viễn thông Hà Nội; Dịch vụ vật tư Bưu điện Hà Nội; Chuyển phát nhanh. 3 Trung tâm: Dịch vụ khách hàng; Điều hành thông tin; Tin học; 6 Bưu điện trung tâm: 1; 2; 3; 4; 5 và 6 3 Bưu điện huyện: Đông Anh; Sóc Sơn; Từ Liêm. Đã chuyển đổi 3 đơn vị trực thuộc thành Công ty cổ phần: Công ty Xây lắp, Công ty Thiết kế và Trung tâm Niên giám-những trang vàng. Tổng số lao động của Bưu điện Hà Nội khoảng 6.000 người. Theo Điều lệ tổ chức hoạt động của Bưu điện thành phố Hà Nội, ban hành theo quyết định số 166 ngày 03 tháng 6 năm 1996 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, nhiệm vụ của Bưu điện thành phố Hà Nội gồm: Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng lưới Bưu chính-Viễn thông để kinh doanh và phục vụ theo quy hoạch, kế hoạch và phương hướng phát triển do Tổng công ty trực tiếp giao. Đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, phục vụ các yêu cầu thông tin trong đời sống, kinh tế, xã hội của các ngành và nhân dân trên địa bàn Thủ đô Hà Nội và các nơi khác theo quy định của Tổng công ty nhằm hoàn thành kế hoạch hàng năm được giao. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp chuyên ngành thông tin liên lạc Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh vật tư thiết bị chuyên ngành Bưu chính- Viễn thông và các ngành nghề khác trong phạm vi pháp luật cho phép. Vận chuyển giao nhận hàng hoá và kho vận. Về năng lực hoạt động trên mạng lưới, Bưu điện Hà Nội hiện đang quản lý, khai thác (Báo cáo tổng kết công tác năm 2004-Bưu điện TP Hà Nội): Hệ thống bưu chính: 126 bưu cục; 8 kiốt; 96 điểm Bưu điện văn hoá xã; 659 đại lý Bưu điện; 1.587 đại lý điện thoại công cộng. Bán kính phục vụ bình quân 0,60 km/điểm phục vụ. Số dân bình quân 3.370người/điểm phục vụ. Hệ thống viễn thông: Mạng điện thoại cố định có 16 tổng đài trung tâm (Host); 2 tổng đài Tandem; 123 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng lắp đặt 813.000 số, trong đó số đang khai thác chiếm 83%. Hệ thống truyền dẫn bao gồm 4 vòng rinh cấp II; 21 vòng ring cấp III, 17 tuyến PDH với tổng dung lượng truyền dẫn đang sử dụng là 10.199 PCM. Mạng điện thoại di động nội thị (Cityphone) có 1.347 CS; 66 trạm RP; 103 trạm CSC; Tổng dung lượng chuyển mạch 100.000 số; Đang khai thác 59.000 số. Mạng điện thoại dùng thẻ(Cardphone) có 1.484 trạm. Hệ thống Internet: Có 29.623 thuê bao đang hoạt động; Các dịch vụ Internet Mega VNN, WIFI đang mở rộng. Đã đưa Internet tới 100% các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Trung học phổ thông. Tổng số máy điện thoại do Bưu điện Hà Nội quản lý trên địa bàn Hà Nội hiện có 1.12 triệu máy (Bao gồm cả máy điện thoại di động trả trước). Đạt mật độ 37 máy/100 dân. Hiện nay Bưu điện thành phố Hà Nội đã hợp đồng hợp tác kinh doanh về viễn thông với NTT (Nhật Bản) và làm đại lý với một số hãng và doanh nhân nước ngoài để khai thác kinh doanh một số dịch vụ bưu chính như: DHL, FEDEX, OCS, UPS... Bước vào chặng đường mới – phát triển, hội nhập đồng thời cũng bước vào sự cạnh tranh gay gắt. Trên nền tảng truyền thống của bao thế hệ đã xây đắp nên, Bưu điện thành phố Hà Nội sẽ vững vàng tiến bước mạnh mẽ hơn. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng; những người dân của kinh kỳ ngàn năm văn hiến, Bưu điện thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng rộng khắp với công nghệ hiện đại, dung lượng lớn, tốc độ cao, chất lượng tin cậy làm nền tảng cho sự ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Thủ đô. Bên cạnh các dịch vụ truyền thống, trong những năm tới Bưu điện Hà Nội sẽ triển khai đầu tư hạ tầng cáp quang đến tận các khu văn phòng, các hộ dân, tạo thành xa lộ thông tin có dung lượng lớn, tốc độ cao, hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. Phổ cập các dịch vụ Internet tới mọi người dân Thủ đô với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp. Triển khai các chương trình đưa Internet tới các trường học góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập. Phát triển các dịch vụ bưu chính theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, nhằm cung cấp cho người tiêu dùng các dịch vụ bưu chính hiện đại, đa dạng, phong phú, đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ bưu chính. Bưu điện Hà Nội sẽ tiếp tục các chương trình ”Hướng tới khách hàng”, nhằm thoả mãn các yêu cầu của khách hàng, cung cấp tới khách hàng các dịch vụ bưu chính, viễn thông hiện đại, đa dạng, phong phú với giá cả thấp,...Đáp ứng mọi nhu cầu thông tin phục vụ kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng với chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao. Để phù hợp với sự phát triển lớn mạnh của Bưu điện Hà Nội, tháng 4 năm 2004 Bộ Bưu chính Viễn thông Viện Nam có quyết định chia tách Công ty Điện thoại Bưu điện Hà Nội thành Công ty Điện thoại Hà nội 1 và Công ty Điện thoại Hà nội 2. Công ty điện thoại Hà Nội 1 là đơn vị trực thuộc BƯU ĐIệN HÀ NộI. Công ty Điện thoại Hà Nội 1 là doanh nghiệp chủ đạo của nhà nước trong lĩnh vực xây dựng xây dựng và khai thác kinh doanh các dịch vụ Bưu chính viễn thông (viết tắt BCVT). Tại địa bàn Thành phố Hà nội, Công ty Điện thoại Hà nội 1 có nhiệm vụ xây dựng mạng lưới, khai thác kinh doanh các dịch vụ BCVT, tin học liên hoàn thành phố Hà nội và thống nhất trong cả nước, có mối liên hệ mật thiết với các đơn vị thành viên của VNPT. Công ty Điện thoại Hà nội 1 đã đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới BCVT hiện đại với hàng chục ngàn Km hệ thống cống bể cáp, cáp ngầm, cáp quang, cống bể cáp, hàng trăm Tổng đài kỹ thuật số hiện đại do các hãng nổi tiếng thế giới trang bị và cung cấp. Tổng kết phong trào thi đua sau 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986-1996), Công ty Điện thoại Hà Nội đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/3/2006, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Công ty điện thoại Hà Nội I là thành viên hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Bưu Điện Hà Nội- là một công ty nằm trong hệ thống của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư của công ty chủ yếu là nguồn vốn tái đầu tư được cấp bởi Bưu Điện Hà Nội. Tên đầy đủ : Công ty Điện Thoại Hà Nội I Trụ sở : 811 Đường Giải phóng - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt nam Điện thoại : 84.4.6646464 - Fax: 84.4.6645678. Các điểm giao dịch: 27 Hàng Hành 183 Đại La 22 Cửa Đông 171 Mai Hắc Đế Công ty Điện thoại HN 1 là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn thành phố Hà nội, với mạng lưới bao gồm 08 tổng đài Host, 01 tổng đài Transit và 74 tổng đài vệ tinh bao phủ toàn bộ khu vực 4 quận nội thành và các vùng Đông Anh Sóc Sơn, Đức Giang, Trâu Quỳ. Trong đó là tổng đài thuộc họ Alcatel, Neax, Ericson, Siemens… tổng đài local Tandem của hãng Ericson với dung lượng 1024 E1 chuyển tải toàn bộ lưu lượng mạng viễn thông đi ra các khu vực liên tỉnh và quốc tế. Tổng dung lượng xây lắp trên mạng là 401.000 thuê bao đang hoạt động trên mạng là 370.000 thuê bao. Hệ thống truyền dẫn trên mạng loại cáp quang đơn mode, đa mode đi dưới hệ thống cống bể cùng với các loại thiết bị truyền dẫn của các hãng khác nhau như Siemens, Alcatel, Nec trong đó gồm có 117 node truyền dẫn SDH, PDH các loại cụ thể: 02 vòng ring tốc độ 10 Gb/s, 04 vòng ring tốc độ 2.5Gb/s, 14 vòng ring tốc độ 622 Mb/s và các tuyến truyền dẫn SDH 155 Mbps cho các đơn vị ngoài như FPT, SPT,Vinaphone, Mobiphone… Hiện nay Tổng công ty Bưu chính Viễn thông là đơn vị có tiềm năng lớn nhất trong lĩnh vực Bưu chính Viễn Thông. Công ty đã và đang cung cấp hầu hết các dịch vụ viễn thông cho những khách hàng có nhu cầu chất lượng dịch vụ cao. Cơ cầu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty Điện thoại Hà Nội 1 được thành lập với bộ máy tổ chức gồm 7 Phòng ban Chức năng và 13 Đài, Đội trực thuộc. Sơ đồ 1 : Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ cấu sản xuất của Công ty Điện thoại Hà Nội I: Công ty Điện Thoại Hà Nội I GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng Tổ chức Lao động Tiền lương Phòng Quản lý Kỹ thuật Nghiệp vụ Phòng Kế toán Tài chính Phòng Kinh doanh Tiếp thị Phòng Hành chính Quản trị Phòng Đầu tư Phòng Quản lý Dự án Khối sản xuất: 13 Đài, Đội trực thuộc 2.1. Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương (TC-LĐTL) Tham mưu, giúp việc Giám đốc Công ty trong các lĩnh vực: Tổng hợp, Tổ chức, Cán bộ, Tiền lương, Chế độ, Thanh tra, Bảo vệ, Quân sự tự vệ, ATLĐ, PCCN, Thi đua, Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên với các nhiệm vụ cụ thể sau: 2.1.1. Lĩnh vực tổ chức sản xuất, tổ chức lao động: Giúp cho Giám đốc Công ty triển khai thực hiện mô hình tổ chức SX của Công ty theo mô hình quyết định của Bưu điện Hà nội, tham gia đề xuất sửa đổi những vấn đề chưa hợp lý. Tham mưu cho Giám đốc Công ty hình thành, thay đổi tổ chức bộ máy quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch lao động hàng năm phù hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc điều động lao động trong nội bộ công ty để đáp ứng cho yêu cầu sản xuất. Tiếp nhận và điều động lao động về Công ty làm việc. Trình Giám đốc thành lập các Hội đồng tư vấn, các Ban chỉ đạo. Tham mưu cho Giám đốc quyết định thành lập và giải thể các đơn vị không do Giám đốc BƯU ĐIệN HÀ NộI thành lập. - Tổ chức thống kê theo dõi tình hình phân công bố trí lao động theo chức danh công việc của từng đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc đề nghị BƯU ĐIệN HÀ NộI thay đổi chức danh cho công nhân trực tiếp SX và cán bộ quản lý của công ty phù hợp với yêu cầu kinh doanh và phục vụ. 2.1.2. Lĩnh vực tiền lương Tổ chức hướng dẫn việc xét nâng lương viên chức hàng quí, thi nâng bậc công nhân hàng năm, thi chuyển chức danh, thi công chức và trình Giám đốc Công ty ký quyết định nâng bậc lương của CBCNVC có hệ số lương dưới 2,98 sau khi có ý kiến của BƯU ĐIệN HÀ NộI. Tổ chức xây dựng và thực hiện các phương án trả lương, thu nhập cho CBCNVC của Công ty trên cơ sở phân phối lương của BƯU ĐIệN HÀ NộI, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chế độ tiền lương, phụ cấp. Tính trả lương chính sách, lương khoán, cài đặt chương trình tính lương cho các đơn vị theo quy định. Phối hợp với các phòng có liên quan để phân phối các khoản tiền lương, tiền thưởng (nếu có) Tổ chức xây dựng và bổ sung hoặc sửa đổi qui chế phạt chất lượng, các qui chế thưởng khuyến khích, hướng dẫn và tổng hợp danh sách đề nghị khen thưởng thu hút báo cáo Giám đốc. 2.1.3. Lĩnh vực công tác cán bộ Xây dựng qui hoạch cán bộ kế cận và nhận xét, bồi dưỡng, đề xuất việc đề bạt, miễn nhiệm cán bộ theo quy trình của BƯU ĐIệN HÀ NộI. Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc điều chuyển cán bộ đáp ứng kịp thời với nhiệm vụ phát triển của công ty theo quy định. 2.1.4. Trong lĩnh vực quản lý hồ sơ. Quản lý, lưu trữ và cập nhật biến động nhân sự kịp thời và bổ sung lý lịch hàng năm vào hồ sơ của CBCNVC thuộc diện Công ty quản lý (kể cả đương chức và đã nghỉ hưu). Xác nhận và cấp giấy giới thiệu cho CBCNVC. (Trừ xác nhận vay tiền ngân hàng hoặc vay các đơn vị kinh tế khác). Làm thủ tục chuyển HĐLĐ cho người lao động theo bộ luật lao động 2.1.5. Trong lĩnh vực đào tạo Hàng năm lập kế hoạch bổ túc, đào tạo, đào tạo lại cho CNVC của toàn Công ty và báo cáo BƯU ĐIệN HÀ NộI. Lập kế hoạch và tổ chức tự đào tạo nghiệp vụ kỹ thuật tại đơn vị cho CNVC, tổ chức kiểm tra đánh giá trình độ năng lực hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức thi hết thử việc cho CNVC đã qua việc tuyển chọn thi tuyển đầu vào của BƯU ĐIệN HÀ NộI. Tham mưu cho Giám đốc cử người đi học tập, tham quan theo chỉ tiêu trong, ngoài nước đúng quy định. 2.1.6. Lĩnh vực thi đua, khen thưởng, kỷ luật Chịu trách nhiệm lưu trữ, ghi chép lịch sử của công ty. Hướng dẫn và tổ chức các đợt phát động thi đua, hướng dẫn sơ kết, tổng kết, bình bầu khen thưởng thi đua theo chỉ đạo của Công ty và Bưu điện Hà nội. Thực hiện các chế độ khen thưởng của Ngành và Nhà nước theo quy định. Hướng dẫn các đơn vị tổ chức kiểm điểm những CBCNV vi phạm kỷ luật, tập hợp hồ sơ đề nghị Bưu điện TP HN xét kỷ luật. 2.1.7. Lĩnh vực bảo hiểm Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể 24/24 liên quan đến người lao động.Tổ chức quản lý, mua, đóng các loại bảo hiểm trên, lập, duyệt các loại sổ bảo hiểm theo quy định của nhà nước. Cắt chuyển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế khi CBCNVC điều động đi đơn vị khác theo chế độ hiện hành. Trình Giám đốc Công ty ký quyết định nghỉ hưu trí và thông báo nghỉ chế độ 3 tháng trước khi nghỉ hưu của CBCNV thuộc diện Công ty quản lý và trình Giám đốc BƯU ĐIệN HÀ NộI ký diện cán bộ BƯU ĐIệN HÀ NộI quản lý. Giải quyết đúng, đủ các chế độ hưu trí, mất sức, tuất, thôi việc theo chế độ hiện hành. 2.1.8. Lĩnh vực chính sách xã hội. Trình Giám đốc xét giải quyết hoặc đề nghị BƯU ĐIệN HÀ NộI trợ cấp khó khăn cho CBCNVC thuộc đơn vị quản lý. Trình Giám đốc giải quyết các chế độ thăm hỏi các đối tượng gia đình chính sách trong ngày lễ, ngày tết. Tổ chức thực hiện các chế độ nghỉ dưỡng sức, điều dưỡng, tham quan, nghỉ mát, ốm đau, hiếu, hỷ. 2.1.9. Lĩnh vực An toàn lao động (ATLĐ), Bảo hộ lao động (BHLĐ), (PCCN), Quân sự tự vệ Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch trang bị BHLĐ (đã được BƯU ĐIệN HÀ NộI duyệt) Tổ chức huấn luyện ATLĐ và thực hiện các biện pháp an toàn và BHLĐ cho người lao động. Tổ chức kiểm tra thường xuyên và đột xuất việc thực hiện các qui trình, qui phạm , nội qui kỹ thuật an toàn và chế độ báo cáo. Lập kế hoạch, làm thủ tục kiểm định và xin cấp giấy phép sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ Thực hiện các công việc đột xuất do BƯU ĐIệN HÀ NộI yêu cầu. 2.1.10. Lĩnh vực Thanh tra- bảo vệ. Xác minh các vụ việc khiếu tố, khiếu nại, tố cáo theo chỉ đạo của Giám đốc. 2.1.11. Lĩnh vực tổng hợp, đoàn thể. Tổng hợp tình hình SXKD hàng ngày, hàng tuần, quý, năm báo cáo Giám đốc Thực hiện chức năng thường trực cho các tổ chức Đoàn thể : Đảng uỷ, Công đoàn và Đoàn Thanh niên. 2.2. Phòng Quản lý Kỹ thuật - Nghiệp vụ Là đơn vị chức năng cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật và nghiệp vụ theo các nhiệm vụ cụ thể như sau : Tổ chức quản lý, khai thác, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống mạng viễn thông và hệ thống trang thiết bị kỹ thuật theo phân cấp. Nghiên cứu, đề xuất phương án qui hoạch, mở rộng và phát triển mạng lưới. Hướng dẫn, rà soát, kiểm tra kỹ thuật trong lập phương án và triển khai thực hiện công tác tu bổ, sửa chữa và nâng cấp mạng lưới. Thực hiện các báo cáo nhanh hàng ngày, các báo cáo viễn thông theo tuần, tháng, quý, năm, của công ty. Điều hành, phối hợp hỗ trợ xử lý khắc phục sự cố kỹ thuật. Theo dõi, đôn đốc điều hành công tác sửa chữa hư hỏng thuê bao trên mạng. Tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc cập nhật số liệu mạng lưới trong hệ thống AM/FM/GIS. Tổ chức quản lý mạng máy tính, các thiết bị tin học của công ty. Tổ chức, điều hành công tác phát triển thuê bao theo quy định của Bưu điện TP Hà nội và của công ty Điện thoại Hà nội 1. Điều hành và phối hợp đề xuất các phương án khắc phục hết cáp, hết số để phát triển thuê bao. Điều hành công tác phục vụ thông tin đột xuất và ngắn ngày (hội nghị, triển lãm, cầu truyền hình...) Quản lý dàn số điện thoại cố định, cấp số phục vụ phát triển thuê bao và cung cấp số liệu khác theo yêu cầu. Tổ chức, hướng dẫn thực hiện mở các mã số gọi mới, thực hiện các quy định nghiệp vụ cước phí viễn thông. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện thể lệ, thủ tục khai thác điện thoại và các dịch vụ gia tăng. Tổ chức đối soát các bảng biểu tính cước phí, doanh thu của Công ty, quản lý số liệu cước các máy điện thoại nghiệp vụ. Theo dõi, đôn đốc giải quyết khiếu nại của khách hàng về cước phí và về công tác sửa chữa thuê bao. Quản lý, cập nhật hồ sơ thuê bao. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các quy định, quy trình, quy phạm kỹ thuật và nghiệp vụ, biên soạn tài liệu và tham gia giảng dạy bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ. Thường trực công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công ty. Thường trực công tác phòng chống các hành vi trộm cắp cước và kinh doanh dịch vụ viễn thông trái phép bằng các phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ. Thường trực công tác phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai của công ty. 2.3. Phòng Kinh doanh Tiếp thị Là Đơn vị chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty Điện thoại Hà nội 1 trên một số lĩnh vực sau : 2.3.1. Công tác Kế hoạch sản xuất kinh doanh : Tổ chức triển khai công tác dự báo, lập và báo cáo kế hoạch SXKD hàng năm theo quy định của BƯU ĐIệN HÀ NộI. Căn cứ kế hoạch SXKD hàng năm của BƯU ĐIệN HÀ NộI giao cho Công ty Điện thoại Hà nội 1, cân đối, phân giao cho các Đơn vị trực thuộc triển khai. Lập biểu theo dõi số liệu SXKD của các đơn vị SX hàng tháng. Tổ chức theo dõi các số liệu kinh doanh được phân chia với các Bưu điện Trung tâm, Bưu điện Huyện. Phối hợp với các Đơn vị liên quan theo dõi chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đề xuất báo cáo Giám đốc tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các Đơn vị SXKD trong quá trình triển khai kế hoạch. Căn cứ vào các quy chế, quy định về công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, tham gia cùng các Đơn vị chức năng khác đánh giá tình hình hoàn thành kế hoạch của các Đơn vị sản xuất trực thuộc Công ty. 2.3.2. Công tác quản lý Nhà trạm : Lập kế hoạch, giao nhiệm vụ, thẩm định dự toán xây dựng, sửa chữa các công trình kiến trúc, nhà trạm, điện năng. Tổ chức triển khai việc ký kết các Hợp đồng thuê mặt bằng, nhà trạm, các địa điểm lắp đặt thiết bị viễn thông, điện nước phục vụ cho các Đơn vị sản xuất. 2.3.3. Công tác vật tư, thiết bị : Lập kế hoạch mua sắm, tổ chức quản lý theo quy định các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng linh kiện thay thế cho sản xuất, kinh doanh và trang bị bảo hộ đối với người lao động. Tổ chức việc cấp phát, trang bị các loại vật tư, thiết bị, bảo hộ lao động đối với các Đơn vị của Công ty. Thực hiện công tác soát xét, thẩm định giá đối với công tác mua sắm các vật tư, thiết bị của Công ty trình Giám đốc duyệt đảm bảo theo đúng nguyên tắc về Tài chính. 2.3.4. Công tác Tiếp thị Tổ chức công tác tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ theo quy định của Bưu điện Hà nội giao cho Công ty. Triển khai công tác quảng cáo, khuyến mại theo quy định, phân cấp của BƯU ĐIệN HÀ NộI. 2.4. Phòng Kế toán Tài chính Là đơn vị chức năng cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý Kế toán Tài chính của toàn Công ty bao gồm: quản lý doanh thu, chi phí, vốn, tài sản và công nợ với các nhiệm vụ cụ thể như sau: Tham mưu cho Giám đốc trong việc triển khai và thực hiện chế độ hạch toán kế toán theo đúng Pháp lệnh kế toán, thống kê; Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước; chế độ kế toán doanh nghiệp quy định cụ thể đối với Tổng Công ty và quy chế tài chính của BƯU ĐIệN HÀ NộI tại Công ty. Mở sổ sách theo dõi toàn bộ danh mục TSCĐ được giao của toàn Công ty trong quá trình sử dụng về tình hình biến động, tình trạng kỹ thuật, bộ phận quản lý và sử dụng tài sản. Định kỳ hàng quý, báo cáo Giám đốc BƯU ĐIệN HÀ NộI về tình hình biến động tài sản để thực hiện thủ tục tăng giảm tài sản. Thực hiện kiểm kê đánh giá phân loại tài sản hàng năm theo hướng dẫn của BƯU ĐIệN HÀ NộI để nhằm xác định chính xác tài sản, tiền vốn hiện có so với sổ sách kế toán, phát hiện tình trạng thừa thiếu, đề xuất biện pháp xử lý trình Giám đốc Công ty và báo cáo BƯU ĐIệN HÀ NộI. Thường xuyên kiểm tra, đối chiếu công nợ, xác định và phân loại các khoản nợ tồn đọng, phân tích khả năng thu hồi để có biện pháp xử lý thích hợp. Hạch toán đầy đủ, chi tiết doanh thu phát sinh của Công ty bao gồm: Doanh thu kinh doanh viễn thông và doanh thu khác phản ánh vào sổ kế toán theo quy định. Xác định và phản ánh rõ các khoản thuế GTGT cho từng hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật thuế GTGT và hướng dẫn của Tổng Công ty và BƯU ĐIệN HÀ NộI. Báo cáo đầy đủ doanh thu về BƯU ĐIệN HÀ NộI để xác định doanh thu tập trung. Thực hiện soát xét thanh quyết toán các khoản chi phí SXKD tại Công ty đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ và hợp pháp bao gồm: -Chi phí nguyên vật liệu, động lực. -Chi phí khấu hao TSCĐ. -Chi phí tiền lương. -Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ. -Chi phí dịch vụ mua ngoài. -Chi phí bằng tiền khác. Thực hiện soát xét và thanh quyết toán các công trình XDCB từ các nguồn vốn; quản lý và lưu trữ hồ sơ thanh quyết toán các công trình. Hạch toán đầy đủ phân phối quỹ khen thưởng, phúc lợi từ BƯU ĐIệN HÀ NộI và thực hiện các khoản chi từ quỹ các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hoá và khen thưởng các cá nhân, đơn vị đóng góp vào kết quả SXKD của Công ty. Kiểm tra việc thực hiện chế độ Kế toán Tài chính tại các đơn vị trực thuộc theo chỉ đạo của Giám đốc. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ kế toán toàn công ty. 2.5. Phòng Hành chính Quản trị Là đơn vị có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện và quản lý công tác hành chính quản trị với các nhiệm vụ sau: Quản lý trang thiết bị nội thất, phương tiện làm việc, mặt bằng sản xuất của các đài, trạm, phòng làm việc thuộc các đơn vị. Đảm bảo yêu cầu công tác và sinh hoạt trong công ty. Quản lý, giữ gìn tốt xe ô tô , sẵn sàng phục vụ công tác khi có yêu cầu. Lập kế hoạch sửa chữa, mua sắm trang thiết bị văn phòng thường xuyên và giải quyết những yêu cầu phát sinh đột xuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổng hợp các yêu cầu về sửa chữa, cải tạo nhà trạm và công trình vệ sinh công cộng, khảo sát cụ thể đề xuất ý kiến, tiến hành cho các đối tác lập dự toán thiết kế, báo cáo Giám đốc phê duyệt. Tìm chọn đối tác làm hợp đồng kinh tế, ký kết sửa chữa nhà trạm với công ty. Trình Giám đốc các công trình được thẩm định xong, chủ trì tổ chức giám sát thi công bàn giao nghiệm thu. Tổ chức phục vụ các cuộc hội họp, lễ tân, các hoạt động phong trào văn hoá thể thao theo chỉ đạo của Giám đốc. Tiếp nhận, phân phối công văn, tài liệu phục vụ công tác sản xuất. Chịu trách nhiệm bảo quản giữ gìn con dấu cẩn thận ; công văn tài liệu bảo đảm bí mật, an toàn Tổ chức hệ thống lưu trữ hồ sơ, tài liệu của Công ty. Quản lý việc sử dụng và giữ gìn tốt các trang thiết bị văn phòng, máy điện thoại di động, điện thoại cố định, máy fax nghiệp vụ và account Internet trong Công ty. Tiếp nhận quản lý, trình ký các hợp đồng sử dụng máy điện thoại di động điều hành sản xuất và giao nhận cho người sử dụng, theo dõi sửa chữa theo quy định của công ty. Hàng tháng phối hợp với các phòng liên quan làm thủ tục thanh toán cước vượt khoán điện thoại phát sinh ngoài quy định của công ty. Xây dựng nội qui trật tự, vệ sinh trong đơn vị. Tổ chức phổ biến, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nội qui, nhắc nhở các đơn vị giữ gìn vệ sinh, khang trang sạch sẽ nơi làm việc. 2.6. Phòng Đầu tư Xây dựng Cơ bản Tổ chức thực hiện các công tác Đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản : Tổ chức quản lý, điều hành, thực hiện công tác đầu tư XDCB, sửa chữa tài sản theo quy định của BƯU ĐIệN HÀ NộI và Công ty. Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các Đơn vị trực thuộc tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, Tổng Công ty BCVT Việt nam, Bưu điện Hà nội về công tác quản lý đầu tư và Xây dựng cơ bản. 2.7. Phòng Quản lý Dự án Lập, triển khai, giám sát dự án đầu tư mới và mở rộng sản xuất cho các nhà máy. Quản lý và giám sát tình hình sử dụng máy móc thiết bị, tài sản cố định. Xây dựng, ban hành và giám sát định mức kinh tế kỹ thuật. Nghiên cứu, đề xuất các phương án thiết kế xây dựng dự án, giám sát chất lượng dự án và theo dõi tiến độ thực hi._.ện dự án. Theo dõi công tác quản lý kỹ thuật. Lập kế hoạch và tổ chức đấu thầu để chọn lựa nhà cung cấp phù hợp, có chất lượng đáp ứng được tiêu chuẩn Công ty đề ra cho từng dự án. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 3.1.Tổng quan: Công ty Điện Thoại Hà Nội I hiện có một số hoạt động kinh doanh chủ yếu sau: Chủ quản kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác trên mạng điện thoại cố định do Công ty cung cấp tại địa bàn các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một phần các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân và Tây Hồ, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Quản lý, vận hành, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa và khai thác mạng viễn thông trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một phần các quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân và Tây Hồ, các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên. Kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông liên quan đến dịch vụ do Công ty cung cấp. Kinh doanh các ngành nghề khác khi được Tổng Công Ty cho phép. Với các ngành nghề kinh doanh như trên, công ty sẵn sàng đáp ứng được các loại sản phẩm dịch vụ sau: * Các dịch vụ chính trên đường cáp quang: + Internet tốc độ cao + Kết nối mạng (LAN, WAN, MAN) tốc độ cao + Mạng riêng ảo (VPN/MPLS) + Kênh thuê riêng + VoIP + Game trực tuyến + Video theo yêu cầu (Video on Demand) + Video conferencing..... + Leased lined : 64kb/s, 128kb/s, ….2Mb/s. + Mạng truyền số liệu DDN. + Mạng truyền dẫn tốc độ từ 2Mb/s đến nxSTM1. * Các dịch vụ chính trên đường cáp đồng : + Dịch vụ điện thoại cố định + Dịch vụ Telex + Dịch vụ gia tăng của tổng đài điện thoại + Dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng. + Các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới NGN 1800, 1900, 1719... + Dịch vụ điện thoại dùng thẻ + Dịch vụ ISDN + Dịch vụ ADSL (Mega VNN, Mega WAN) Tháng 4 năm 2004 Bộ Bưu chính Viễn thông Viện Nam có quyết định chia tách Công ty Điện thoại Bưu điện Hà Nội thành Công ty Điện thoại Hà nội 1 và Công ty Điện thoại Hà nội 2. Công ty điện thoại Hà Nội 1 là đơn vị trực thuộc BƯU ĐIệN HÀ NộI. Cho đến nay, các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đang trong quá trình chuyển sang hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế, Công ty Điện thoại Hà Nội I vẫn đang là một công ty hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Bưu điện Hà Nội. Nguồn vốn của công ty là nguồn vốn đầu tư và tái đầu tư do công ty mẹ phân bổ trực tiếp và đặt ra mục tiêu trọng tâm và kế hoạch năm tiếp theo. Quy trình quản lý đang dần được hoàn thiện và tiến tới triển khai mô hình công ty mẹ, công ty con. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Điện thoại Hà Nội 1. Đơn vị :tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2004 2005 2006 KH TH % KH TH % KH TH % Doanh thu viễn thông 670 675 100.7 728 695.8 95.56 775.6 742.6 95.7 Doanh thu khác 1.2 1.6 133.3 1.5 2.25 150 2 2.4 120 Phát triển thuê bao 42000 45233 107.7 42000 46781 111.4 37300 39404 105.6 * Các chỉ tiêu theo các năm ở trên lần lượt được tính theo : Kế hoạch được giao, Thực hiện trong năm và Phần trăm hoàn thành kế hoạch. Nguồn: Phòng kế toán tài chính 3.2. Năm 2004 - Ngay trong năm 2004, Công ty được Bưu điện thành phố Hà Nội giao thực hiện kế hoạch với các chỉ tiêu chính sau: -Doanh thu viễn thông : 670-690 tỷ đồng -Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác : 1,2 tỷ đồng -Phát triển thuê bao thực tăng: 42000-51000 máy điện thoại - Trong năm 2004 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực tập trung cho công tác sửa chữa, nâng cấp mạng lưới, hạ tỷ lệ hư hỏng của máy móc và hệ thống cáp. Kết quả đạt được trên 2 chỉ tiêu chính là: -Doanh thu viễn thông ước đạt : 675 tỷ đồng -Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác : 1,6 tỷ đồng -Phát triển thuê bao thực tăng: 45233 thuê bao điện thoại và ADSL 3.3. Năm 2005 - Bước sang năm 2005, công ty đã phát triển mới 46781 máy điện thoại thực tăng, vượt 11,41% kế hoạch Bưu điện Hà Nội giao, tăng 2,36% so với năm 2004. Thực hiện chuyển dịch 7710 máy điện thoại. Nâng tổng số thuê bao đang khai thác là 368445 máy điện thoại. Tổng doanh thu viễn thông đạt 695,8 tỷ đồng, bằng 95,56% kế hoạch giao, tăng 2,65% so với thực hiện năm 2004; Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đạt 2,25 tỷ đồng vượt 50% kế hoạch giao, tăng 16,56% so với doanh thu thực hiện năm 2004. Doanh thu cước bình quân một thuê bao đạt 168838 đ/máy/tháng giảm 11,14% so với năm 2004. -Tổng doanh thu viễn thông đạt 695,8 tỷ đồng -Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đạt 2,25 tỷ đồng -Phát triển thuê bao thực tăng: 46781 thuê bao điện thoại và ADSL 3.4. Năm 2006 Tình hình thực hiện các chỉ tiêu chính của công ty so với kế hoạch được giao trong năm 2006 như sau: Đầu năm 2006, Bưu điện Hà Nội tạm giao kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2006 cho Công ty về chỉ tiêu doanh thu ghi thu 745-765 tỷ đông; Đến hết tháng 7 năm 2006, Công ty thực hiện được 412,348 tỷ đồng, đạt 53,34% kế hoạch ở mức 745 tỷ đồng, bình quân tháng thực hiện được 58,9 tỷ đồng; 5 tháng cuối năm còn phải thực hiện là 332,652 tỷ đồng, bình quân 1 tháng phải đạt 66,53 tỷ đồng, tăng 12,9%. Ngày 21/09/2006, Giám đốc BƯU ĐIệN HÀ NộI điều chỉnh lại Kế hoạch SXKD năm 2006 trong đó chỉ tiêu doanh thu theo kế hoạch là 775.6 tỷ đồng và số thuê bao phát triển thực tăng 37300 máy. Trong báo cáo cuối năm ghi nhận kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2006 như sau: - Doanh thu phát sinh : 742,6 tỷ đồng, đạt khoảng 99.7% kế hoạch được giao. - Doanh thu thuần : đạt 425,6 tỷ đồng đạt khoảng 96% kế hoạch. - Thuê bao phát triển thực tăng: 39.404 thuê bao điện thoại và ADSL - Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác đạt 11,7 tỷ đồng. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY ĐIỆN THOẠI HÀ NỘI I Tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của công ty diễn ra trong bối cảnh có nhiều yếu tố mới xuất hiện tác động đến hoạt động của công ty, điển hình là một số nhân tố sau: Môi trường sản xuất kinh doanh đã bước vào giai đoạn cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ viễn thông. Lộ trình giảm cước các dịch vụ viễn thông của ngành đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu của công ty. Việc triển khai các dự án phát triển mạng lưới đạc biệt là các dự án phát triển mạng ngoại vi còn chậm và không đồng bộ nên không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng ở một số khu vực. Mạng lưới của công ty quản lý, khai thác trải rộng trong cả nội thành và ngoại thành nên nhiều tuyến cáp và đường dây thuê bao cách xa tổng đài nên việc quản lý triển khai và giám sát các dự án, công trình viễn thông và việc đầu tư nâng cao chất lượng mạng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là tại các đài điện thoại Sóc Sơn, Đông Anh và Trâu Quỳ. Công ty phải thực hiện rất nhiều dự án chuyển đổi, đấu chuyển thiết bị và các nhiệm vụ đột xuất nên ảnh hưởng rất nhiều đến tính ổn định của mạng lưới. Tình hình thực hiện vốn đầu tư theo dự án Đầu tư vào các dự án trong ngành viễn thông có một đặc điểm là vốn lớn, có thể chia các loại dự án ra thành các nhóm dự án đầu tư: đầu tư cho chuyển mạch, đầu tư cho hạng mục truyền dẫn, đầu tư cho mạng ngoại vi, đầu tư cho nhà xưởng, vật kiến trúc và đầu tư cho các hạng mục khác.Thông thường trong lĩnh vực viễn thông, đầu tư cho hạng mục chuyển mạch luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong 3 năm từ năm 2004 đến năm 2006, tổng vốn đầu tư vào nhóm hạng mục công trình chuyển mạnh lên đến 506.8 tỷ đống, chiếm tới 40% tổng vốn đầu tư viễn thông. Hạng mục truyền dẫn cũng chiếm một tỷ lệ vốn lớn với 21% tổng vốn đầu tư. Chuyển mạch và truyền dẫn là các hạng mục tối quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ và số thuê bao mà nhà cung cấp viễn thông có thể phục vụ được với chất lượng tiêu chuẩn nằm trong phạm vi cho phép. Do đó việc bỏ ra một lượng vốn lớn và sử dụng các công nghệ mới để đầu tư cho các hạng mục chuyển mạch và truyền dẫn là cần thiết. Công ty điện thoại Hà Nội I đã rất chú trọng đầu tư vào hai nhóm hạng mục này nhằm phục vụ cho giai đoạn phát triển tăng tốc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm dịch vụ của công ty trong thời gian sắp tới. Vốn đầu tư cho mạng ngoại vi cũng khá lớn, lên đến khoảng 15.6% tổng vốn đầu tư viễn thông. Các hạng mục kiến trúc, công trình nhà xưởng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 2.3% tổng vốn đầu tư cho viễn thông. Vốn đầu tư cho các hạng mục công trình khác chiếm khoảng 21.1% tổng vốn đầu tư viễn thông. Nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển Công ty điện thoại Hà Nội I là công ty hạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Nguồn vốn của công ty là từ Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và bao gồm nhiều loại nguồn vốn: nguồn vốn vay, nguồn vốn tái đầu tư, nguồn lợi nhuận để lại, nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác như vay tín dụng nhà nước, BBC, ODA... Có một lưu ý là trong những năm gần đây, nguồn vốn của tổng công ty chủ yếu huy động từ nguồn đi vay và các nguồn vốn huy động khác để đầu tư cho mạng lưới viễn thông. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp là không đáng kể. Nguồn vốn đầu tư của tổng công ty tuy đa dạng nhưng nguồn vốn vay lại chính là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất của tổng công ty. Tỷ trọng của nguồn vốn vay hàng năm trong tổng vốn đầu tư của công ty thường nằm trong khoảng từ 50% đến 75%. Đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng nhất của tổng công ty trong thời gian vừa qua, đồng thời nó cho thấy xu hướng phát triển nhanh của ngành viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông. Đồng thời nó chứng tỏ uy tín và sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của tổng công ty đang trong giai đoạn phát triển mạnh của mình, chuyển sang kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của tổng công ty là viễn thông kết hợp với công nghệ thông tin và truyền thông. Nguồn vốn tái đầu tư cũng là một nguồn vốn đầu tư quan trọng của tổng công ty. Nguồn vốn này thường chiếm từ 20 đến 30% tổng nguồn vốn đầu tư. Các nguồn vốn khác như vốn vay tín dụng nhà nước, nguồn vốn BBC, ODA... cũng được tổng công ty huy động một cách hiệu quả để thực hiện các chiến lược tăng tốc trong đầu tư phát triển. Sắp tới, nằm trong kế hoạch cổ phần hoá tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam theo mô hình tập đoàn kinh tế, tổng công ty sẽ từng bước mở rộng các hình thức và phương tiện huy động vốn. Nguồn vốn cho đâu tư phát triển của tổng công ty sẽ tiến tới huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ khu vực dân cư và các nhà đầu tư chiến lược thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu với lãi suất và thời hạn hấp dẫn. Công ty sẽ từng bước gia nhập sâu rộng và hiệu quả thị trường vốn trong và ngoài nước để huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển. Nội dung đầu tư Đầu tư xây dựng cơ bản Xây dựng cơ bản là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư. Đầu tư xây dụng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. Một trong những hoạt động kinh doanh quan trọng của công ty là kinh doanh dịch vụ điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác trên nền mạng cố định. Do đó đầu tư cho hệ thống hạ tầng thông tin là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình kinh doanh của công ty. Hoạt động đầu tư của công ty từ năm 2004 đã tuân theo các Nghị định của chính phủ, các quy chế quản lý công tác đầu tư- xây dựng cơ bản, quy chế đấu thầu ( nay tuân theo Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu) và các văn bản hướng dẫn của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam và của Bưu điện Hà Nội. Công ty đã từng bước kiện toàn các quy trình mua sắm, cấp phát và quản lý vật tư. Quy trình quản lý đầu tư- xây dựng cơ bản được kiện toàn theo hướng chuyên môn hoá đến từng chuyên viên. Công tác đầu tư- xây dựng cơ bản của Công ty đã sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các đối tác trong công tác phát triển mạng lưới và công tác sửa chữa nhằm nâng cao chất lượng mạng, đáp ứng sử dụng các dịch vụ mới. *Bảng 2 :Tình hình đầu tư tài sản cố định của Công ty điện thoại Hà Nội I Năm 2004 2005 2006 Loại công trình Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư sửa chữa tài sản Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư sửa chữa tài sản Đầu tư xây dựng cơ bản Đầu tư sửa chữa tài sản Số dự án 238 928 306 93 78 930 Tổng kinh phí 10,4 5,8 182,938 6,77 50,593 15,842 Trong năm 2004, Công ty đã thực hiện, triển khai đảm bảo đúng tiến độ các dự án, kết quả cụ thể như sau: -Thực hiện 238 công trình thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản với tổng kinh phí 10,4 tỷ đồng. -Thực hiện 928 công trình sửa chữa tài sản với tổng kinh phí 5,8 tỷ đồng. - Công ty còn thực hiện thành công dự án đầu tư và đưa vào sử dụng 52600 đôi cáp gốc; 82678 km ống cống bể; Đưa tổng năng lực mạng ngoại vi lên 499800 đôi cáp chính; 708404 km ống cống bể, 179 tuyến cáp quang với tổng chiều dài cáp quang là 6081 km sợi. - Các dự án kiện toàn, quy chuẩn hoá các tổng đài HOST và vệ tinh đã được thực hiện thành công qua đó đưa các ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng các dịch vụ băng thông rộng đảm bảo tiến độ và chất lượng đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Trong năm 2005, Công ty đã thực hiện, triển khai đảm bảo quy định về công tác đầu tư cho các dự án, cụ thể là: đã thực hiện 306 công trình thuộc vốn đầu tư xây dựng cơ bản với tổng kinh phí 182,938 tỷ đồng, đã thực hiện 93 công trình sửa chữa tài sản với tổng kinh phí 6,77 tỷ đồng. Năm 2005 với nhiều yếu tố khách quan như: các nghị định, quy chế về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản có nhiều thay đổi dẫn đến việc triển khai các dự án trở nên chậm chạp và khó khăn hơn. Giá cả vật tư đặc biệt là giá cáp đồng các loại tăng cao. Tốc độ triển khai các dự án chậm đã làm cho việc đầu tư phát triển mạng không đáp ứng được yêu cầu. Nhiều dự án đấu thầu vật tư, đấu thầu xây lắp dù đã được điều chỉnh nhiều lần nhưng vẫn chậm triển khai thực hiện. Trong năm 2006, Công ty đã trình Bưu điện Hà Nội phê duyệt quyết toán cho 78 công trình xây dựng cơ bản với tổng giá trị là 50,593 tỷ đồng. Đồng thời quyết toán được 930 công trình vốn sửa chữa tài sản với tổng giá trị quyết toán là 15,842 tỷ đồng. Sang năm 2006, Công ty vẫn phải thực hiện nhiều quy định mới liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đồng thời sự biến động của giá nguyên nhiên vật liệu nên các dự án cũng phải điều chỉnh lại, làm chậm tiến độ thực hiện nên tiến độ triển khai không đáp ứng được theo dự kiến. Cụ thể là: -Công ty có dự án phát triển mạng cáp gốc lên 100.000 đôi, thực tế chỉ phát triển được 27.730 đôi. -Các dự án lắp đặt thiết bị dự kiến lắp được 124.500 đường dây lines, xong thực tế chỉ triển khai lắp mới 06 tổng đài với dung lượng 9000 số; mở rộng 53 lượt tổng đài với tổng dung lượng 92.500 số. -Dự án điều chuyển thiết bị ADSL cũng chỉ thực hiện được 60 lượt với tổng cộng 4.008 cổng port. Đối mặt với tình trạng đó, Công ty đã chấn chỉnh những tồn tại trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện đồng bộ các biện pháp, quy trình để nâng cao chất lượng của hồ sơ xây dựng cơ bản. Đồng thời chỉ đạo thực hiện các biện pháp hoàn thiện và chi tiết hoá quy trình thẩm định các dự án, quy trình đấu thầu. Việc triển khai kịp thời, đồng bộ hoá các giải pháp đã giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh, khắc phục tình trạng chậm tiến độ các dự án đầu tư. Do yêu cầu từng bước kiện toàn và nâng cao trình độ quản lý, trong năm 2006 công ty đã hình thành phòng Đầu tư- Xây dựng cơ bản, tách biệt với Phòng Quản lý Dự án. Các đơn vị đã đi vào hoạt động ổn định, góp phần đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư Đầu tư- Xây dựng cơ bản được phân cấp triệt để, hoàn thiện quy trình thẩm định các hồ sơ. Là một đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực viễn thông, cùng đội ngũ nhân viên lành nghề, nhiệt tình công tác, Công ty đã xây dựng được hệ thống hạ tầng viễn thông hoàn chỉnh và đã tạo ra những điểm khác biệt về năng lực cung cấp dịch vụ viễn thông của Công ty với các doanh nghiệp khác. Bằng cách sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn tái đầu tư của Bưu Điện Hà Nội, công ty đã đầu tư hệ thống hạ tầng thông tin hoàn chỉnh: Công ty đã xây dựng được mạng cống bể trải khắp các tuyến đường, phố thuộc các quận nội thành cũng như các huyện ngoại thành. Toàn bộ hệ thống cáp đồng và cáp quang được đi trong hệ thống cống bể ngầm có độ bảo mật cao. Đặt biệt cáp quang đựơc bảo vệ an toàn tuyệt đối bởi 2 lần đi trong ống PVC 110 và ống PVC 34. Cáp đồng có chiều dài ngắn (800mét) nên chất lượng thông tin đảm bảo, không bị hiện tượng xuyên nhiễu, tiếng vọng hay xuy hao tín hiệu. Trên cùng một đôi dây điện thoại đã tích hợp nhiều dịch vụ như dịch vụ điện thoại, dịch vụ internet băng thông rộng ADSL, dịch vụ truyền số liệu ISDN... Cùng với tiến trình đô thị hóa của Thủ Đô, Công ty Điện thoại Hà nội 1 cũng đã góp phần xây dựng mạng viễn thông đồng bộ, hiện đại và đa dịch vụ tại các khu đô thị, các nhu nhà chung cư cao tầng cụ thể như: khu ĐTM Việt Hưng-Long Biên, Đặng Xá-Sài Đồng, toà nhà Vincom 191 Bà Triệu...Đối với các khu vực này công ty đầu tư mạng viễn thông tới từng căn hộ trong khu nhà cao tầng và đến chân tường rào với khu biệt thự và nhà chia lô. 3.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp là đòi hỏi tất yếu, vì vai trò quan trọng không thể thay thế của yếu tố con người trong sản xuất kinh doanh và nhằm đảm bảo tính đồng bộ với đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị. Để một doanh nghiệp vận hành tốt, tạo được nhiều sản phẩm có giá trị cao, chất lượng tốt, giá thành rẻ…thì cần phải có những yếu tố đầu vào cơ bản là máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng và lao động có trình độ. Trong số các nhân tố chủ quan trên, yếu tố con người là vô cùng quan trọng, vì rằng con người là chìa khoá để giải quyết mọi vấn đề, là nhân tố quyết định vì sự thành bại của doanh nghiệp.Ý thức được điều đó, đội ngũ lãnh đạo và cán bộ quản lý cấp cao của công ty đã đề ra chiến lược đúng đắn để phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Hoạt động đào tạo nguồn nhân lực đã được đặc biệt chú trọng. Năm 2004, công ty đã tổ chức cho 430 cán bộ công nhân viên dự các lớp học ngắn hạn, 7 người theo học đại học tại chức, 5 người học tập và công tác ở nước ngoài… Bên cạnh đó, công ty đã tổ chức tự đào tạo cho 88 người, bổ túc nghiệp vụ cho 72 tổ trưởng sản xuất. Sang năm 2005, công ty đã tổ chức cho 425 lượt cán bộ công nhân viên dự các lớp học ngắn hạn theo chuyên đề, 7 người học tập và công tác tại nước ngoài. Năm 2006, Công ty đã tổ chức đào tạo tại chỗ cho cán bộ công nhân viên Đài khai thác, phối hợp tổ chức 50 lớp học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, cử 796 lượt cán bộ công nhân viên dự các khoá đào tạo do Bưu điện Hà Nội tổ chức và đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất cho 54 cán bộ lãnh đạo chủ chốt của các đơn vị. Để đáp ứng yêu cầu sản xuất phát triển theo cả chiều rộng và chiều sâu, bên cạnh việc thu hút lao động có trình độ chuyên môn cao từ các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề... công ty còn tự đào tạo bồi dưỡng cán bộ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Đặc biệt công ty đã hình thành được quỹ đào tạo nghề để đẩy mạnh hoạt động đào tạo và đào tạo lại trong công ty. Tuy nhiên quy mô đào tạo cho hoạt động này chưa nhiều và không ổn định giữa các năm. Mặc dù nguồn vốn dành cho đào tạo nghề có tăng nhưng còn thấp, chưa tương xứng với chỉ tiêu đào tạo. Định mức chi phí cho đào tạo nghề hiện nay đang rất thấp, nhưng chỉ mới cấp được 60% và đầu tư còn dàn trải, phân tán, kém hiệu quả. Công ty cũng đã chú trọng đến hoạt động đào tạo chuyên sâu nhằm hình thành nên đội ngũ cán bộ giỏi, cán bộ quản lý cấp cao để họ có đủ năng lực, kiến thức và khả năng tư duy, suy nghĩ độc lập sáng tạo và làm việc trong những tình huống khó khăn phức tạp. Đây là lực lượng lao động nòng cốt và cũng là vũ khí cạnh tranh của công ty. Những đòi hỏi khắt khe do cạnh tranh gay gắt yêu cầu công ty phải có những đột phá trong chiến lược kinh doanh của mình. Nhận thức được điều này, Công ty đã có các hoạt động đầu tư cho nguồn nhân lực này một cách thoả đáng và có hiệu quả. Tiến trình sắp xếp, đổi mới, phát triển của công ty gắn liền với tiến trình sắp xếp lại tổ chức, bố trí lại lao động theo hướng sử dụng hiệu quả hơn và nâng cao năng suất lao động. Tiến trình đó, đi đôi với quá trình đầu tư theo chiều sâu, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, nên vấn đề lao động dôi dư là một thực tế khách quan cần được giải quyết. Do đó chi phí hỗ trợ đào tạo lại, hoặc đào tạo nghề mới cho lao động dôi dư cũng là những khoản đầu tư không nhỏ. Đây cũng là một thách thức của công ty trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, công ty còn xây dựng được một môi trường làm việc hướng đến sự phát triển, sẵn sàng tạo cơ hội cho cán bộ công nhân viên cống hiến năng lực và cơ hội thăng tiến khi đủ điều kiện. Năm 2004, công ty đã đề xuất Bưu điện Hà Nội bổ nhiệm 13 cán bộ quản lý, 30 cán bộ cấp tổ, điều động luân chuyển 66 lượt cán bộ công nhân viên. Công ty cũng đã xây dựng quy chế thưởng phạt, xét chất lượng một cách công bằng và nghiêm minh Năm 2005, công ty đã tổ chức thi nâng bậc và chuyển chức danh cho 216 cán bộ công nhân viên. Công ty đã tổ chức kiện toàn và bổ xung cán bộ chủ chốt cho các đơn vị, đồng thời căn cứ vào các định mức và định biên lao động để bố trí nhân lực phù hợp nhằm phát huy tối đa nguồn lực của công ty. Năm 2006, công ty đã triển khai cơ chế trả lương theo phương thức khoán tiền lương đi đôi với khối lượng công việc giao, do đó đã tạo được sự kích thích trong sản xuất và tạo tính chủ động cho các đơn vị trong điều hành sản xuất. Đồng thời công ty cũng đã lập các quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hội để khuyến khích cán bộ công nhân viên không ngừng nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến… từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đây chính là biểu hiện của phương pháp kinh tế trong quản lý. Phương pháp này có tác dụng khuyến khích người lao động hăng say làm việc một cách tự giác với chất lượng cao nhất. Công ty đã thực hiện đầy đủ các chính sách xã hội, chế độ đối với người lao động và an toàn vệ sinh lao động được thực hiện, đầy đủ, kịp thời, đời sống cán bộ công nhân viên ổn định. 3.3. Đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học kỹ thuật, tin học vào Sản xuất Kinh doanh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khi mà Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, thì thị trường viễn thông càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh. Đồng thời nhu cầu của thị trường ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng sản phẩm dịch vụ viễn thông. Do đó, để có thể giữ vững và tăng thị phần viễc thông, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, công ty đã đặt ra mục tiêu đẩy mạnh đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật, tin học vào sản xuất kinh doanh. Công ty Điện thoại Hà Nội I đã rất chú trọng đến khả năng đón đầu và ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt và có sự thay đổi rất nhanh từ nhu cầu người tiêu dùng, công tác đầu tư cho nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là không thể thiếu được. Ban lãnh đạo công ty hiểu rất rõ rằng đây là loại đầu tư không chỉ cho công tác nghiên cứu mà cho cả công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh. Công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật đã góp phần thực hiện nhiệm vụ gắn kết nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty. Đã có nhiều công trình sáng kiến cải tiến, đề tài nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, ứng dụng tin học hoá không chỉ phục vụ công tác học tập, tìm tòi sáng tạo mà còn tạo ra một môi trường trao đổi kiến thức học tập và kinh nghiệm làm việc của cán bộ công nhân viên, bước đầu tạo tiền đề hướng tới việc đổi mới mô hình làm việc, công tác quản lý, điều hành và sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua các đề tài nghiên cứu, cán bộ công nhân viên đã bước đầu nắm được công nghệ mới tiên tiến và hiện đại, hiểu được xu hướng phát triển của khoa học và công nghệ, xu hướng phát triển mạng lưới viễn thông trong tương lai. Công ty đã xây dựng và ứng dụng rất có hiệu quả Đề tài quản lý Lý lịch thuê bao tại các tổng đài vệ tinh. Tuy nhiên do chưa được phép đầu tư, nâng cấp đường truyền máy tính trong toàn Công ty nên vẫn chưa thể xây dựng được Cơ sở Dữ liệu tập trung để theo dõi lý lịch thuê bao, phục vụ cho các hoạt động thống kê phân tích tìm hiểu hành vi và nhu cầu của khách hàng. Ngay từ những ngày đầu mới tách ra từ Công ty Điện thoại Hà Nội năm 2004, Công ty đã đẩy mạnh công tác ứng dụng tin học vào sản xuất. Công ty đã xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng Website của Công ty đảm bảo các tiêu chí sinh động, phong phú về nội dung và hình thức. Từ đó làm cho việc tiếp cận và tìm hiểu khách hàng và đối tác trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Công ty cũng đã xây dựng các chương trình phục vụ quản lý, các chương trình tin học ứng dụng đã được khai thác bước đầu đã đạt được một số kết quả khả quan: Số liệu quản lý các thiết bị nguồn điện điều hoà được đưa lên mạng để theo dõi và xử lý để tự động đưa ra lịch bảo dưỡng định kỳ. Xử lý số liệu đo quét tại các tổng đài vệ tinh phục vụ công tác sửa chữa nhằm đánh giá thực trạng chất lượng của mạng lưới. Từng bước tin học hoá việc quản lý hồ sơ thuê bao tại các tổng đài vệ tinh. Tin học hoá trong công tác văn thư- lưu trữ. Công ty đã xây dựng và đưa vào xử dụng các phần mềm phục vụ điều hành sản xuất kinh doanh như quản lý khối lượng tu bổ/ thay dây, quản lý thiết bị trạm DSLAM, các chương trình báo cáo viễn thông, triển khai phầm mềm GCOMM/GTCAS, chương trình phát triển thiết bị mới, hỗ trợ dịch vụ ADSL. Ngoài ra Công ty cũng dành một lượng ngân sách đáng kể để tham gia vào các dự án tin học hoá của Bưu điện Hà Nội như Phát triển thiết bị, quản lý mạng cáp AM/FM/GIS… Phong trào đề xuất các ý tưởng mới và phát huy sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất cũng diễn ra rất sôi nổi. Chỉ trong năm 2006 vừa qua, Công ty đã xét duyệt 20 sáng kiến, hợp lý hoá sản xuất và đăng ký 5 sáng kiến lên Hội đồng sáng kiến Bưu điện Hà Nội.Công ty cũng đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bưu điện Hà Nội, có 47 sáng kiến đạt giải nhì Festival thanh niên sáng tạo Bưu Điện Hà Nội và có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng khác phục vụ cho cả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản lý. Hoạt động liên doanh liên kết, chuyển giao công nghệ cũng đã được ban lãnh đạo công ty xem xét và thúc đẩy để đẩy mạnh hoạt động đầu tư cho khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty. 3.4. Đầu tư cho hoạt động Marketing: Công tác khuyến mãi, tiếp thị, nghiên cứu thị trường và chăm sóc khách hàng Marketing được coi là một môn khoa học, là nghệ thuật kinh doanh, là công cụ quan trọng nhất giúp các doanh nghiệp hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh, phát triển sản phẩm, phát triển chiến lược thị trường và chiến lược cạnh tranh. Ngay trong khâu đầu tiên - hoạt động Marketing tiền sản xuất – đã đòi hỏi phải có hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để nắm bắt được nhu cầu của thị trường và đặc điểm của khách hàng mục tiêu để xây dựng kế hoạch kinh doanh một cách có hiệu quả. Công ty điện thoại Hà Nội I đã rất chú trọng đến đầu tư cho hoạt động Marketing. Nhờ có hoạt động marketing mà hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã hướng theo đòi hỏi của thị trường, lấy thị trường - nhu cầu và ứơc muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Công ty đã tích cực đổi mới công tác nghiên cứu thị trường, tập hợp đánh giá chính xác ý kiến của khách hàng đối với các dịch vụ. Các kết quả nghiên cứu thị trường sau khi được phân tích đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động chăm sóc khách hàng. Cùng với các hoạt động trên, Công ty cũng thường xuyên cập nhật các thông tin về chính sách của đối thủ cạnh tranh để đưa ra những quyết định kịp thời. Hoạt động kinh doanh của công ty đã nhắm đến các nhu cầu của một số khách hàng mục tiêu nhất định. Công ty đã tích cực bám sát nhu cầu của các chủ đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp để ký các biên bản thoả thuận cung cấp các dịch vụ viễn thông. Công ty cũng đã tăng cường công tác khảo sát và dự báo nhu cầu sử dụng điện thoại và các dịch vụ viễn thông khác tại các khu đô thị và điểm dân cư, đã triển khai nhiều chương trình điều tra phỏng vấn nhu cầu của khách hàng để kịp thời phát triển mạng lưới phù hợp. Do vậy, Công ty đã chủ động khai thác và giữ vững thị phần trong địa bàn quản lý. Hoạt động khuyến mại cùng các chương trình chăm sóc khách hàng cũng đã được công ty thực hiện tốt. Do đó đã nâng cao được chất lượng phục vụ và thái độ phục vụ, nâng cao chất lượng xử lý và giải quyết khiếu nại, đẩy mạnh công tác tiếp thị và giới thiệu dịch vụ đến người tiêu dùng. Các kênh thông tin của công ty đã phát huy có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền và quan hệ công chúng nhằm quảng bá về chất lượng dịch vụ, hệ thống kênh phân phối và tư vấn khách hàng. Công ty đã tích cực xây dựng thương hiệu của mình nhằm tạo niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu Với các hoạt động đầu tư theo chiều rộng đòi hỏi có lượng vốn lớn, để khê đọng lâu dài và thời gian hoạt động thu hồi vốn đủ lâu do đó đòi hỏi kỹ thuật phức tạp và có độ mạo hiểm cao. Hiện nay công ty có rất nhiều dự án đầu tư mang tính chất đầu tư theo chiều rộng. Đó là các dự án đầu tư phát triển mạng lưới, đặc biệt là mạng lưới ngoại vi. Nhiều tuyến cáp và trục đường dây đòi hỏi lượng vốn đầu tư ban đầu lớn và kỹ thuật hiện đại đang được lắp đặt hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả hoạt động sau này. Đòi hỏi bậc nhất của các dự án đầu tư này là một lượng vốn lớn và sự đầu tư đồng bộ đi đôi với việc quản lý triển khai và theo dõi các dự án thật chặt chẽ, nhất là về mặt tiến độ. Các dự án càng chậm được đi vào hoạt động sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế, mất cơ hội thị trường và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ chung của cả công._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4899.doc
Tài liệu liên quan