Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU

Tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU: ... Ebook Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU

doc81 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1486 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài - Việt Nam và EU ngày càng có quan hệ chặt chẽ về cả kinh tế và chinh trị, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế khi mà Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. - Đối với lĩnh vực kinh tế việc xuất nhập khẩu hàng thuỷ hải sản giữa Việt Nam và EU chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng kim ngạch ngoại thương giữa hai bên. - Việc nghiên cứu thực trạng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhà nước và các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Mục đích nghiên cứu -Từ việc phân tích thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang EU nhằm đề ra các giải pháp quản lý về phía nhà nước và các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU - Phạm vi nghiên cứu là tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU từ năm 2000 đên nay (2008) và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường này Phương pháp nghiên cứu - Vận dụng phưương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, phưong pháp thống kê, so sánh đối chiếu, quy nạp diễn dịch để nghiên cứu đề tài. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: - Chương I: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hoá và sự cần thiết của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU - Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU - Chương III: Triển vọng, định hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản Việt Nam sang thị trường EU. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 1.1. Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 1.1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa * Khái niệm về xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là một hoạt động ngoại thương của một quốc gia, trong đó có sự di chuyển hàng hóa và dịch vụ sang quốc gia khác để bán. * Vai trò của xuất khẩu hàng hóa - Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn quan trọng để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất Hoạt động xuất khẩu kích thích cho các ngành kinh tế phát triển, góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất,tăng thu nhập cho nền kinh tế... Ngoại tệ thu được từ xuất khẩu sẽ là nguồn vốn quan trọng để mua máy móc, thiết bị, công nghệ... phục vụ cho sản xuất, cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Đồng thời đây cũng là nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng, là điều kiện cần thiết để giúp cho quá trình ổn định nội tệ và chống lạm phát. - Xuất khẩu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Xuất khẩu tạo ra khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế nhằm cải tạo nâng cao năng lực sản xuất, từ đó sản xuất thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao hơn góp phần cho tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Ngoài ra, để hàng xuất khẩu cạnh tranh được với thị trường về giá cả và chất lượng đòi hỏi phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích ứng được với thay đổi của thị trường. Do đó xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển nền kinh tế của đất nước. - Xuất khẩu đóng vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất - Xuất khẩu có vai trò chủ yếu cho nhập khẩu công nghệ, máy móc và những nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. - Xuất khẩu được đẩy mạnh sẽ tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh của đất nước Theo lý thuyết thương mại thì các quốc gia nên tập trung chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mình có lợi thế sau đó trao đổi với quốc gia khác. Sau đó xuất khẩu lại có vai trò tác động trở lại làm sức cạnh tranh của hàng hóa được nâng lên, tăng trưởng kinh tế trở nên ổn định và bền vững và hơn nhờ các nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả hơn. - Xuất khẩu làm cho sản phẩm sản xuất của một quốc gia sẽ tăng thông qua việc mở rộng thị trường tiêu thụ ra thị trường thế giới. Hoạt động sản xuất của quốc gia phát triển không những đáp ứng được nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài các mặt hàng mà quốc gia đó có lợi thế. Ngoài ra, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo điều kiện cho ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi như là các ngành cung cấp nguyên liệu đầu vào, ngành công nghiệp chế tạo thiết bị, ngành công nghiệp phụ trợ hàng xuất khẩu. Như vậy, các sản phẩm sản xuất của quốc gia sẽ tăng lên nhờ hoạt động xuất khẩu. - Đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao mức sống của nhân dân, giải quyết vấn đề việc làm. Khi sản xuất phát triển, nhiều sản phẩm được xuất khẩu, quy mô sản xuất tăng lên, thu hút nhiều yếu tố đầu vào hơn trong đó có yếu tố lao động. Người lao động có việc làm nên có thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày càng phong phú nhu cầu của người dân. Họ có cơ hội để lựa chọn đa dạng sản phẩm, tiếp cận những sản phẩm tốt, chất lượng cao. Đồng thời, xuất khẩu còn tác động tích cực đến trình độ tay nghề của người sản xuất và thay đổi thói quen tiêu dùng. - Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nhà nước, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế. Quan hệ ngoại giao là cơ sở cho các hoạt động thương mại phát triển trong đó có xuất khẩu. Khi các quan hệ thương mại phát triển thì việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế gắn liền với nó là xuất xứ của sản phẩm. Sản phẩm xuất khẩu ngày càng phát triển thì vị trí của quốc gia đó trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao. Mỗi bước phát triển của sản phẩm xuất khẩu là một bước tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia đó. 1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa * Yếu tố về vốn Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng mà bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải có. Vốn dùng để xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất, mua nguyên liệu đầu vào, thuê nhân công...Vốn có thể là từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn góp của các cổ đông, vốn vay từ ngân hàng, các tổ chức tín dụng, từ các nguồn khác... * Yếu tố lao động Lao động là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất. Lao động phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu thủy sản đòi hỏi trình độ không quá cao trong đánh bắt thủy sản. Trong nuôi trồng, chế biến, kiểm tra chất lượng hàng thủy sản đòi hỏi trình độ cao hơn. Nguồn nhân lực nước ta dồi dào, đa số các ngư dân có tay nghề trên ngư trường. * Yếu tố nguyên liệu Nguyên liệu cũng là một trong những yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu nói chung và hoạt động sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu nói riêng. Nguyên liệu cho hàng thủy sản phải tươi, đảm bảo về chất lượng cao vì nhiều thị trường rất khắt khe trong vấn đề kiểm tra. Nguồn nguyên liệu có thể đánh bắt ngoài biển hoặc do ngư dân nuôi trồng. * Yếu tố kinh tế Muốn xuất khẩu được thì phải có người tiêu dùng hay còn gọi là sức mua. Sức mua lại này lại ảnh hưởng bởi các thông số kinh tế như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của một quốc gia. Một yếu tố cơ bản được phản ánh kích thước của thị trường tiềm năng đó là dân số, quan trọng hơn là so sánh tốc độ tăng GNP với tốc độ tăng dân số để dự đoán khả năng mở rộng thị trường của quốc gia đó. Đồng thời các nhà nghiên cứu thị trường nước ngoài còn phải chú ý đến mức phân phối theo tuổi, mật độ, sự phân bố, đặc tính phân phối thu nhập. Tùy vào trình độ phát triển của quốc gia mà hoạt động xuất khẩu phát triển mạnh hay không. Những quốc gia mà nền kinh tế chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân để tồn tại thì cơ hội cho hoạt động xuất khẩu của các công ty ít. Còn các quốc gia thường xuất khẩu nguyên liệu thô, có nền kinh tế đang công nghiệp hóa hay đang công nghiệp sẽ tạo điều kiện triển vọng, mở ra nhiều thời cơ cho các công ty kinh doanh quốc tế. Do vậy, những nhà xuất khẩu này có thể dự đoán tình hình thị trường quốc tế sẽ giúp họ giảm được những chi phí không đáng có và vượt qua được những biến động kinh tế. * Môi trường văn hóa- xã hội Đây là môi trường hình thành các niềm tin cơ bản, các giá trị và những tiêu chuẩn, đồng thời đây cũng là nơi xác định mối quan hệ giữa người với người. Các đặc tính văn hóa ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh quốc tế ở những khía cạnh sau: - Tính bền vững của những giá trị văn hóa cốt lõi: Người dân trong bất cứ một xã hội nào cũng lưu giữ một số giá trị và niềm tin, chúng mang tính bất di bất dịch khá cao. Do đó các nhà xuất khẩu khi xuất khẩu phải lựa chọn các mặt hàng phù hợp với họ, phải thích nghi hóa. Còn để tiêu chuẩn hóa thì đòi hỏi rất cao về mặt sản phẩm cũng như tài chính của công ty để thay đổi họ. - Các tiểu văn hóa và sự biến chuyển trong các giá trị văn hóa thứ cấp: Tùy từng nơi mà có thể theo tôn giáo, phật giáo... Những ngôn ngữ khác nhau trong cùng một quốc gia sẽ dẫn tới những bản sắc văn hóa của từng dân tộc và những phong tục tập quán khác nhau. Mặc dù các giá trị văn hóa khá bền vững, những biến đổi văn hóa cũng có thể xảy ra do đó nhà xuất khẩu phải phán đoán những thay đổi sẽ xảy ra để chọn những tiểu văn hóa làm thị trường trọng điểm của mình. * Môi trường chính trị - pháp luật Môi trường này có ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn mặt hàng và thị trường xuất khẩu. Nếu nhà xuất khẩu sang một thị trường mà chính trị đầy biến động thì nhà xuất khẩu sẽ gặp rất nhiều rủi ro về vận chuyển, thanh toán... Vì vậy các nhà xuất khẩu thường chọn thị trường có môi trường chính trị ổn định. Môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nên nhà xuất khẩu quan tâm không chỉ là pháp luật ở nước mình mà còn pháp luật ở nước xuất khẩu đến. Có pháp luật nước nhập khẩu quy định những mặt hàng nào được và không được xuất khẩu (nước đến là nước nhập khẩu) và có những quy định gì về vệ sinh an toàn hay không, những mặt hàng nào phải xin phép, môi trường pháp lý có ổn định không, thuận lợi không,... Đặc biệt là định hướng xuất khẩu và các công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước. Nhà xuất khẩu cần phải nghiên cứu yếu tố này, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu sẽ biết được mặt hàng nào được ưu tiên hay không được ưu tiên. Những mặt hàng nào nằm trong định hướng xuất khẩu sẽ được chính phủ tạo điều kiện thuận lợi hơn, hay những thị trường mà chính phủ đang coi là cần phát triển, mở rộng thì có những ưu đãi đặc biệt thông qua những công cụ quản lý xuất khẩu của nhà nước. Các công cụ biện pháp mà các nước thường sử dụng là: - Thuế xuất khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu của mỗi quốc gia. Do vậy loại thuế này có tác động rất lớn đến giá cả hàng hóa xuất khẩu và ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu. Vì thế mà các doanh nghiệp quan tâm đến loại thuế này. Thuế quan là một loại công cụ quan trọng mà chính phủ dùng để khuyến khích hay hạn chế nhập khẩu. - Công cụ phi thuế quan Cũng giống như công cụ thuế, công cụ phi thuế quan là một trong những công cụ quan trọng mà chính phủ dùng để khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. + Hạn nghạch Là những quy định của nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép xuất khẩu hay nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức giấy phép. Công cụ này gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của nhà xuất khẩu. Vì khi nước xuất khẩu đưa ra số lượng hàng hóa đươc xuất khẩu hay nước nhập khẩu đưa ra hạn nghạch nhập khẩu thì đều làm hạn chế hàng hóa xuất khẩu. + Hạn chế xuất khẩu tự nguyện Là biện pháp hạn chế xuất khẩu mà theo đó một quốc gia nhập khẩu đòi hỏi quốc gia xuất khẩu sang nước mình một cách tự nguyện, nếu không sẽ bị trả đũa. + Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật Đây là những quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, đo lường, an toàn lao động, bao bì đóng gói, đặc biệt là các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường sinh thái. Trong giai đoạn hiện nay khi các rào cản thương mại đang dần được xóa bỏ thì công cụ đang được nhiều quốc gia khai thác để bảo vệ cho nền sản xuất của nước mình. Vì vậy các nhà xuất khẩu cần phải có thông tin đầy đủ về các quy định này, đảm bảo chất lượng. + Ngoài ra, nhà nước còn sử dụng các công cụ khác như: xúc tiến thương mại, tỷ giá hối đoái, áp dụng các biện pháp chống phá giá. Tất cả những điều này đòi hỏi nhà xuất khẩu quan tâm để hạn chế hay tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra. Đây là một trong những yếu tố mà nhà xuất khẩu cần quan tâm đặc biệt quan tâm ngay từ khi lựa chọn mặt hàng, thị trường xuất khẩu. * Yếu tố cạnh tranh Trong giai đoạn hiện nay, các quốc gia đều tiến hành mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế. Thương mại tự do ngày càng phát triển, các rào cản thương mại ngày càng giảm. Các hiệp định song phương, đa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nước ngoài tràn vào. Vì vậy nhà xuất khẩu sang một nước sẽ gặp không ít các đối thủ cạnh tranh, các đối thủ có thể là các tập đoàn kinh tế lớn đa quốc gia, xuyên quốc gia có khả năng cạnh tranh rất cao. Các nhà xuất khẩu nếu không xem xét đến yếu tố cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh và khả năng của mình có thì rất khó có thể xâm nhập thị trường đó một cách suôn sẻ. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam * Nuôi trồng thủy sản - Con giống + Phần lớn giống các loài nuôi như tôm hùm, sò và nghêu đều khai thác từ tự nhiên. + Trái lại, trai lấy ngọc có nguồn giống nhân tạo là chủ yếu, nhờ công nghệ tiên tiến của Nhật Bản chuyển giao cho một số liên doanh với Việt Nam. Sinh sản nhân tạo tuy đã thành công nhưng đang trong giai đoạn sản xuất thử nghiệm và từng bước chuyển giao công nghệ nên chưa thực sự đáp ứng đủ giống cho nuôi đại trà. Các loài cá nuôi biển cũng chủ yếu khai thác giống từ tự nhiên hoặc nhập khẩu từ nước ngoài. Do thiếu nguồn giống các loài nên việc nhập khẩu con giống là tất yếu. Tuy nhiên, việc kiểm dịch con giống còn rất hạn chế, gần như chưa kiểm soát và loại trừ hết con giống mang mầm bệnh. - Hình thức nuôi: + Nuôi biển đang là một hướng mở mới cho Ngành Thuỷ sản. Các hình thức nuôi lồng, bè trên biển với các đối tượng nuôi như tôm hùm, cá giò, cá mú, cá tráp, trai ngọc... là tiền đề ban đầu để đẩy mạnh nghề nuôi biển trong thời gian tới. + Nuôi thuỷ sản nước ngọt đang phát triển rất mạnh. Từ sản xuất nhỏ tự túc, nuôi nước ngọt đã chuyển sang sản xuất hàng hoá, đặc biệt trong nhiều năm gần đây, nghề nuôi cá tra, cá basa đã trở thành một lĩnh vực sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị xuất khẩu lớn. + Nuôi thuỷ sản cũng đã phát triển tới tận các vùng sâu, vùng xa, không chỉ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm, mà còn góp phần xoá đói giảm nghèo. - Diện tích nuôi Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn lợ vẫn tiếp tục tăng, nhưng đã chậm lại, diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt có xu hướng giảm do nhiều ao, hồ nhỏ bị san lấp cho mục đích xây dựng. - Thức ăn Hiện nay, thức ăn công nghiệp chủ yếu phục vụ cho nuôi tôm. Về cơ bản, các nhà máy hiện đại, có công suất lớn như Cargill của Mỹ, Pronconco-Pháp, CP-Thái Lan, Công ty phát triển nguồn lợi thuỷ sản Đà Nẵng… đã đáp ứng đủ lượng thức ăn nuôi tôm. Nuôi cá biển và tôm hùm hầu như không dùng thức ăn công nghiệp mà phần lớn là thức ăn tự chế từ cá tạp. - Môi trường và dịch bệnh Tại các vùng nuôi phát triển, môi trường và dịch bệnh là vấn đề khó khăn nhất mà các nhà quản lý cũng như các chủ cơ sở, hộ nuôi rất khó kiểm soát và hoàn toàn bị động khi đối phó. Có những thời điểm đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi, trong đó nghề nuôi tôm sú và tôm hùm bị ảnh hưởng khá lớn. - Công nghệ nuôi Công nghệ nuôi nhìn chung đang ở trình độ thấp. Thiết bị lồng bè chủ yếu là tự tạo, lắp ghép bằng vật liệu sẵn có, chưa có thiết bị chuyên dụng. Các hệ thống lồng bè quy mô công nghiệp mới chỉ đưa vào thí nghiệm, chưa có sức thuyết phục để phát triển đại trà. Chưa hình thành các yếu tố công nghiệp phụ trợ như phương tiện vận chuyển, hệ thống sản xuất thức ăn, thiết bị phân tích môi trường, kiểm soát dịch bệnh tại chỗ. - Thị trường Thị trường cho hải sản nuôi biển còn rất bấp bênh, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Hồng Kông, Bắc Đài Loan và Nam Xingapo. Thị trường nội địa trở thành nguồn thu hút chính các sản phẩm nuôi biển, gắn với việc đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch. - Các yếu tố khác Môi trường, khí hậu và thời tiết là những yếu tố tác động mạnh đến nghề nuôi biển, vì có thể gây sốc mạnh cho các đối tượng nuôi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nuôi. * Khai thác thủy sản - Tàu thuyền đánh cá Tàu thuyền khai thác phần lớn là loại vỏ gỗ. Các loại tàu vỏ thép, xi măng lưới thép, composite chiếm tỷ lệ không đáng kể. Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, trong khi đó, thuyền thủ công giảm dần.. - Lao động trong khai thác hải sản Phần lớn lao động đều có kinh nghiệm đi biển, thành thạo nghề, chịu được sóng gió. Tuy nhiên, thanh niên vùng ven biển đang có xu hướng không muốn theo nghề khai thác, vì cường độ lao động cao, năng suất đánh bắt thấp và thu nhập giảm. Việc đẩy mạnh khai thác xa bờ đang gặp khó khăn về nguồn nhân lực. Đội ngũ thuyền trưởng, thuỷ thủ giỏi, có trình độ và kỹ thuật khai thác xa bờ rất thiếu, nhất là các tỉnh Bắc Bộ và Nam Bộ, dẫn tới nhiều nơi tàu đã đóng xong nhưng không tuyển được người có đủ trình độ ra khơi.    -Khu vực khai thác + Ở hồ Việt Nam có trên 200.000 ha mặt nước hồ, trong đó diện tích hồ tự nhiên trên 20.000 ha, còn lại là hồ chứa. + Ở vùng trũng ngập nước Các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ không có vùng trũng ngập nước lớn. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng ngập nước theo mùa rất lớn. + Ở trên sông Nước ta có hàng ngàn sông, rạch. Trước đây, nguồn lợi cá sông rất phong phú. Do khai thác quá mức, nên nguồn cá sông đã cạn kiệt. * Chế biến thủy sản - Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thủy sản Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. - Chất lượng nguyên liệu Nguyên liệu hải sản được đánh bắt từ nhiều loại tàu và ngư cụ khác nhau do đó sản phẩm đánh bắt được cũng có những đặc tính khác nhau. Nguyên liệu hải sản thường bị xuống cấp chất lượng do phương tiện và đầu tư cho khâu bảo quản còn quá ít, quá thô sơ. Các loại nguyên liệu từ nuôi trồng nước ngọt, lợ do gần nơi tiêu thụ hoặc là chủ động khai thác nên được đưa trực tiếp ra thị trường hoặc vào thẳng các nhà máy chế biến, hầu như không qua xử lý bảo quản, chúng thường đảm bảo độ tươi, chất lượng tốt. - Các cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phân bố theo vùng nguyên liệu của công nghiệp chế biến thủy sản Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến thuỷ sản phát triển khá nhanh. Phần lớn cơ sở chế biến thủy sản hiện nay đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và đã bước đầu tiếp cận được với trình độ công nghệ của thế giới. * Xuất khẩu thủy sản - Nguồn nguyên liệu xuất khẩu Các đơn vị xuất khẩu thuỷ sản trong vùng chưa thực sự năng động đổi mới, tìm kiếm thị trường, cộng thêm nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng và chế biến không đảm bảo chất lượng. - Chất lượng hàng xuất khẩu Những năm gần đây, các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu quan tâm nhiều đến đầu tư thiết bị sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu Mặt khác, các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh thực phẩm đang được các nước áp dụng gắt gao nên các đơn vị chế biến thủy sản ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. - Đăng ký nhãn hiệu và thương hiệu hàng thuỷ sản Vấn đề này cũng chưa được quan tâm đúng mức. Ngoài nước mắm Phú Quốc, chưa có nhãn hiệu hàng hoá nào được  đăng ký chính thức trên thị trường thế giới. Nếu có nhãn hiệu và thương hiệu chắc chắn sẽ tránh được nhiều rắc rối và nâng cao được uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thương trường. 1.3. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU Hiện Việt Nam đã được xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Tốc độ phát triển trong hoạt động Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển... Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước thành viên và với thể chế EU đã hình thành từ lâu. EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, trong đó có xuất khẩu thủy sản. Việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Sự ưu đãi về thuế quan, giảm hàng rào phi thuế quan, bình đẳng hơn trong tranh chấp thương mại... sẽ tạo điều kiện cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh để xâm nhập vào thị trường EU. 1.4. Kinh nghiệm của Trung Quốc - nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất trên thế giới Tổng giá trị thương mại thuỷ sản của Trung Quốc năm 2007 ước đạt 12,6 tỉ USD, trong đó, nhập khẩu đạt 3,6 tỉ USD và xuất khẩu đạt 9 tỉ USD, tăng lần lượt, 7%, 13% và 5% so với năm 2006. Thặng dư thương mại đạt 5,4 tỉ USD, tương đương với mức năm 2006. Năm 2007, thuỷ sản tiếp tục là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Mặc dù vậy, năm 2007, khối lượng xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc chỉ tăng gần 3%, thấp hơn nhiều so với mức 17% năm 2006. Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm này là Mỹ thắt chặt kiểm soát nhập khẩu kể từ tháng 6/2007 sau khi thuỷ sản của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều đợt thanh tra của các nước nhập khẩu lớn trên thế giới. Tiếp tục tăng nhập khẩu để chế biến Nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc tiếp tục đà tăng trưởng từ mức 2,4 triệu tấn năm 2007, tăng 9% so với năm 2006. Kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản đạt 3,6 tỉ USD, tăng 13% so với năm 2006, thuỷ sản chế biến chiếm tới 40% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc. Nhập khẩu để tiêu thụ nội địa cũng tăng nhưng với tốc độ khá chậm. Chính phủ Trung Quốc đã có chủ trương rất rõ ràng về việc ưu tiên mở rộng ngành chế biến để tạo việc làm cho người lao động. 10 tháng đầu năm 2007, Trung Quốc nhập khẩu 1,95 triệu tấn thuỷ sản, tăng so với 1,77 triệu tấn năm 2006, phần lớn được chế biến và tái xuất khẩu. Trong đó, nhập khẩu các loài thân mềm tăng 21%, chiếm 11% tổng giá trị nhập khẩu thuỷ sản, thuỷ sản đông lạnh tăng 9%, chiếm 75% tổng giá trị nhập khẩu. Nga sẽ tiếp tục là nhà cung cấp thuỷ sản hàng đầu cho Trung Quốc. Vị trí này đã được duy trì liên tiếp trong 7 năm qua. Tiếp theo là Mỹ và Nhật. Năm 2007, nhập khẩu thuỷ sản từ Nga vượt 1,3 tỉ USD, tăng 11% so với năm trước, chiếm 38% tổng nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc. Nhập khẩu từ Mỹ tiếp tục tăng trong năm 2007. Tổng giá trị nhập khẩu từ Mỹ ước đạt 450 triệu USD, tăng 10% so với năm 2006. Mỹ là nhà cung cấp thuỷ sản lớn thứ 2 cho Trung Quốc kể từ năm 2004. Thuỷ sản đông lạnh là mặt hàng nhập khẩu chủ lực của Trung Quốc với các loài gồm cá bơn (giá trị nhập khẩu đạt 123 triệu USD), cá hồi (113 triệu USD), cá tuyết (58 triệu USD), và nhuyễn thể (30 triệu USD). Nhập khẩu cá hồi từ Mỹ năm 2007 tăng mạnh (60%), đạt 125 triệu USD do nhu cầu chế biến và nhu cầu tiêu thụ nội địa loài thuỷ sản này tăng cao. Nhiều người tin rằng, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những thị truờng tiêu thụ cá hồi lớn nhất trên thế giới trong tương lai. Ngoài ra, nhu cầu đối với các sản phẩm chất lượng cao và có nguồn gốc tự nhiên của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng nhanh chóng với thu nhập tăng và vấn đề sức khoẻ ngày càng được coi trọng. Xuất khẩu các sản phẩm thủy sản GTGT tiếp tục tăng Năm 2007 theo Thông tin từ Bộ thuỷ sản Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Trung Quốc, tăng 5% so với 8,6 tỉ USD năm 2006 nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng 14% của 2 năm trước đây. 3 mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu chính của Trung Quốc gồm philê cá (HS code 0304), giáp xác chế biến sẵn hoặc đóng túi và nhuyễn thể (HS Code 1605), và cá và trứng cá chế biến sẵn hoặc đóng gói (HS Code 1604). Các mặt hàng này chiếm 79% tổng giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá và trứng cá chế biến sẵn hoặc đóng túi tăng 23%, cao hơn mức tăng 7% của xuất khẩu các sản phẩm philê, phản ánh rõ xu hướng tăng thêm giá trị cho các sản phẩm của ngành chế biến thuỷ sản Trung Quốc. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới, ngành thuỷ sản của Trung Quốc sẽ tiếp tục phát huy xu hướng này trong tương lai thông qua cải tiến công nghệ và phương thức quản lý. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc năm 2007 có nhiều thay đổi. 10 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm của nước này giảm 4%, do xuất khẩu sang Mỹ sụt giảm mạnh từ 243 triệu USD năm 2006 xuống còn 136 triệu USD. Trong khi đó, xuất khẩu sang Châu Á, và các nước khu vực Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Malaixia, Ôxtrâylia, Đài Loan tăng 26%, đạt 232 triệu USD. Xuất khẩu sang Nhật vẫn giữ mức tăng trưởng khá và giúp Nhật duy  trì vị trí nhà nhập khẩu thuỷ sản số một.  Năm 2007, xuất khẩu cá rôphi của Trung Quốc tăng trưởng ngoạn mục. 10 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cá rôphi của nước này đạt 369 triệu USD. Xuất khẩu rôphi chế biến sẵn có bảo quản đạt 153.887 tấn, tăng 694% so với cả năm 2006, chiếm 94% tổng giá trị xuất khẩu rôphi của nước này. Trong khi đó, xuất khẩu philê rôphi giảm mạnh, từ 85 triệu USD năm 2006 xuống còn 10 triệu USD năm 2007. Như vậy, xu hướng tập trung vào các sản phẩm giá trị gia tăng ngày càng rõ nét. Mỹ là nước tiêu thụ nhiều nhất cá rôphi Trung Quốc, chiếm 62% giá trị xuất khẩu và 58% về khối lượng. Ngoài ra, Nga cũng là thị trường tiêu thụ tiềm năng mặt hàng thuỷ sản này của Trung Quốc với giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt trên 45 triệu USD. Xuất khẩu tôm sông của Trung Quốc năm 2007 giảm xuống còn 150 triệu USD. Xuất khẩu sang các thị trường chính như Bỉ, Đan Mạch giảm tương ứng 59% và 15%. Xuất khẩu sang Mỹ cũng không tăng. Xuất khẩu cá chình của Trung Quốc trong năm này tăng 4% về giá trị. Xuất khẩu sang Nhật ổn định và tăng mạnh xuất khẩu sang Nga và Hồng Kông. (Bộ Ngoại giao Trung Quốc) Mở rộng thị trường xuất khẩu Năm 2007, Trung Quốc đã mở rộng thị trường xuất khẩu thuỷ sản sang 15 quốc gia khác với tổng giá trị xuất khẩu ước đạt 100 triệu USD. Nhật là thị trường nhập khẩu lớn nhất, tiếp theo là Mỹ và Hàn Quốc. Các sản phẩm chính xuất khấu sang Mỹ là philê cá, cá rôphi, và tôm sông chiếm lần lượt 27%, 62% và 83% tổng giá trị xuất khẩu sang nước này.(Nguồn: Báo Công Thương). Tổng giá trị thương mại thuỷ sản của Trung Quốc năm 2007 đạt 12,6 tỉ USD, trong đó, nhập khẩu đạt 3,6 tỉ USD và xuất khẩu đạt 9 tỉ USD, tăng lần lượt, 7%, 13% và 5% so với năm 2006. Thặng dư thương mại đạt 5,4 tỉ USD, tương đương với mức năm 2006. Năm 2007, thuỷ sản tiếp tục là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 2.1. Tổng quan về thị trường thuỷ sản EU 2.1.1. Đặc điểm thị trường EU - Về kinh tế EU với 27 nước thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người, GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006), là khu vực phát triển kinh tế cao. EU thực hiện một chính sách thương mại chung trong toàn khối và áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch bằng hàng rào phi thuế quan (tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm soát chất lượng…), thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp… Các thoả thuận thương mại của EU với các đối tác ngoài khối có thể được gắn với các yêu cầu phi thương mại như bảo vệ môi trường, điều kiện lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và thậm chí cả vấn đề nhân quyền. Ngay cả việc dành ưu đãi GSP cho các nước đang phát triển cũng được EU gắn với các vấn đề chính trị. EU sẽ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp dựa trên các nguyên tắc “minh bạch hoá và cạnh tranh công bằng”. Một số chính sách sẽ được áp dụng nhằm đơn giản hoá các thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng hơn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng khả năng tiếp cận vốn, trợ giúp tài chính và nguồn lao động cho các doanh nghiệp, gắn mọi hoạt động với nghĩa vụ bảo vệ môi sinh. Đây cũng là mục tiêu trọng tâm trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội của EU giai đoạn 2007 – 2013. EU rất cứng rắn trong các tranh chấp thương mại và thắt chặt quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu, kể cả với các đối tác lớn và quan trọng như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Trong thương mại quốc tế, bên cạnh mục tiêu hướng tới tự do hoá thương mại toàn cầu, EU sẽ tiếp tục áp dụng các biện pháp cân bằng thương mại được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép, như chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu… Trước đây, EU chủ trương chỉ tập trung vào quá trình tự do hóa thương mại toàn cầu trong khuôn khổ WTO. Nhưng gần đây, EU đã phải chấp nhận xu thế tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại song phương và khu vực qua việc tham gia đàm phán ký kết một số thỏa thuận, như: Hiệp định thương mại với 78 nước ACP (châu Phi, Caribe và Thái Bình Dương); thoả thuận hợp tác kinh tế xuyên Đại Tây Dương và Hiệp định “Bầu trời mở” với Mỹ; khởi động đàm phán các khu vực mậu dịch tự do (FTA) với Hàn Quốc, Ấn Độ, ASEAN và Trung Mỹ; tăng cường hợp tác năng lượng với các nước Trung Á và Balkan; thiết lập quan hệ "đối tác chiến lược" toàn diện với Brasil... EU là một trong những khu vực đầu tư ra nước ngoài cũng như thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhiều nhất trên thế giới. Xu thế từ nhiều năm nay là EU nhập siêu đối với hầu hết các nước, trừ Mỹ vẫn đang tiếp tục. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc luôn lớn nhất, chiếm gần 60% tổng nhập siêu của EU. Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn… Nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là nguyên, nhiên vật liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, nông sản, lương thực… Bảng 2.1: Trao đổi thương mại của EU đến hết tháng 4/2008                                                                            Đơn vị: tỉ Euro EU xuất khẩu EU nhậpkhẩu Cán cân Mỹ 83,5 62,0 21,5 Nga 32,9 57,6 -24,6 Nhật 14,5 26,4 -11,9 Hàn Quốc 9,0 13,1 -4,1 Trung Quốc 25,7 ._.74,6 -48,9 ASEAN 18,5 25,7 -7,2 (nguồn Eurostat) Do chưa được EU công nhận có nền kinh tế thị trường nên hàng hoá của Việt Nam chưa được hưởng hoàn toàn lợi ích của việc là thành viên WTO và phần nào bị đối xử kém thuận lợi so với một số nước khác, đặc biệt là trong các vụ kiện bán phá giá.  EU đã bắt đầu sử dụng vấn đề bảo vệ môi trường để hạn chế nhập khẩu một số loại hàng hóa nguồn gốc thiên nhiên. Điển hình là việc Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho cá kiếm của Việt Nam nhập khẩu từ tháng 12/2007  với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC). - Về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng Với gần 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU luôn là một thị trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì... Các doanh nghiệp nước ngoài muốn thâm nhập được thị trường EU phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp. Những thay đổi về xu hướng tiêu thụ là do những thay đổi về sở thích của người tiêu dùng và trong cơ cấu cung cấp sản phẩm. Vai trò của các siêu thị ngày càng tăng đã khiến cho thuỷ sản được quan tâm nhiều hơn. Hơn nữa, ngành thuỷ sản của các nước đã mở rộng chủng loại sản phẩm, mang lại thành công trong việc giới thiệu các sản phẩm mới như cá hồi nuôi và cá vược sông Nile với lợi ích kinh tế và sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng. - Người tiêu dùng ngày càng hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khoẻ, thích ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao. Thuỷ sản có hàm lượng prôtêin, các vitamin và chất khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thuỷ sản có chất lượng thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khoẻ. - Người tiêu dùng ngày càng hướng tới sự thuận tiện. Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. - Người tiêu dùng quan tâm hơn đến giá: Khoảng 2 năm trở lại đây, một số nước (Hà Lan, Anh và Pháp) đã trải qua thời kỳ gọi là chiến tranh về giá giữa các nhà bán lẻ. Ðức luôn được xem là thị trường quan tâm tới giá cả. Giá cả tăng khiến người tiêu dùng chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm có giá thấp hơn. Trong môi trường cạnh tranh, nhu cầu cho các sản phẩm đơn giản và giá rẻ được thể hiện rõ nét và thành công của các sản phẩm cá vược sông Nile, cá rô phi và cá tra, ba sa của Việt Nam. - Người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm của mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội của các công ty sản xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính phủ và các công ty quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề họ quan tâm đến nhiều nhất là: + Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thuỷ sản và sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên. + Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh, ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật. + Các khía cạnh xã hội trong nuôi trồng và khai thác như vấn đề về giới, vị thế của các nhà sản xuất thủ công. - Bên cạnh những xu hướng tiêu dùng chính, một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới thị trường thuỷ sản là các chuỗi bán lẻ. Việc bán các sản phẩm thuỷ sản thông qua đại lý truyền thống như những người buôn cá và các chợ đã giảm, thay vào đó là bán ở các siêu thị. Các siêu thị thường nhạy cảm với nhu cầu của khách hàng hơn các nhà sản xuất trong ngành thuỷ sản và họ thường đưa ra các sản phẩm có nhãn hiệu riêng của mình. 2.1.2. Tình hình nhập khẩu thuỷ sản của EU từ năm 2000 đến nay * Tình hình chung EU là là một trong những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Italy và Anh là những thị trường nhập khẩu chính, giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm vượt 1 tỷ USD và các nước này cũng chiếm gần 80% giá trị nhập khẩu thủy sản của EU. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, phần lớn sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu từ các nội bộ các nước trong khối. Ngoài ra, để bổ sung một số sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, chủ yếu là các sản phẩm thuỷ sản nước ấm, EU cũng nhập khẩu thuỷ sản từ hơn 180 nước khác trên thế giới. (Theo fistenet) * Nhập khẩu thủy sản của một số nước thành viên EU - Tây Ban Nha Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU. Giá trị nhập khẩu của Tây Ban Nha bằng 16,8% giá trị nhập khẩu thủy sản toàn EU. Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với sản lượng cao nhất hàng năm đạt 9,0 đến 9,6 tấn.Các thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaixia,…. (Nguồn : - Pháp Pháp là  nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới và thứ nhì trong khối EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm chiếm 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1% tổng giá trị nhập khẩu của Pháp. Có 3 nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính của thị trường Pháp là cá tươi và cá, giáp xác, nhuyễn thể đông lạnh; và thủy sản đóng hộp, thủy sản tẩm bột,... Trong các mặt hàng nhập khẩu thì cá philê đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tôm đông lạnh. Tiêu thụ tôm của Pháp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. (Nguồn : - Italy Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, trong khi với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch, Italy phải nhập khẩu hàng năm từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Italy là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU. Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh. Các nước cung cấp chủ yếu các sản phẩm này cho Italy là Thái Lan, Achentina, Êcuađo, Đan Mạch, Ấn Độ... (Nguồn : - Đức Hàng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa thông qua hệ thống nhập khẩu của trên 150 công ty vào 7 chuỗi siêu thị lớn, 10 ngàn nhà bán lẻ và gần 1 ngàn nhà hàng lớn nhỏ. Tôm nhập khẩu vào Đức khá đa dạng về chủng loại từ trên 80 nước, trong đó chủ yếu từ Banglađét, Ấn Độ, Bỉ, Anh, Inđônêxia,… Nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thuỷ sản và tôm. Tôm cũng là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở hệ thống các nhà hàng tại Đức hiện nay. (Nguồn : - Anh Tuy có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế biến (như cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm chủ yếu để phục vụ cộng đồng người châu Á sinh sống ở Anh, được nhập khẩu từ Ailen (chiếm khoảng 22% kim ngạch nhập khẩu), Bănglađét (14,4%), Ấn Độ (13,4%), Đan Mạch (8%)... (Nguồn : - Hy Lạp Theo thống kê gần đây nước cung cấp thủy sản cho Hy Lạp nhiều nhất là Đan Mạch với 32.700 tấn, Italy 14.900 tấn, Hà Lan 12.400 tấn. Nhập khẩu từ Đan Mạch chủ yếu gồm bột cá làm thức ăn chăn nuôi. Các nước thành viên EU thuộc Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các nước này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong khu vực. Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước này khá thấp (do dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân không có tập quán ăn nhiều hải sản) (Nguồn: 2.1.3. Các quy định pháp lý đối với thuỷ sản nhập khẩu vào EU Thị trường châu Âu là thị trường khó tính và nghiêm ngặt. Họ đưa ra hàng loạt các quy định pháp lý về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh để bảo vệ cho sức khoẻ người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định thành công khi thâm nhập thị trường này. Xuất khẩu thuỷ sản vào EU bắt buộc phải có chứng nhận chính thức dựa trên việc EU công nhận cơ quan thẩm quyền của các nước xuất khẩu. Các nước xuất khẩu phải có một cơ quan thẩm quyền chịu trách nhiệm về việc quản lý chính thức thông suốt cả hệ thống sản xuất. Tháng 4/2004, EU đã thông qua các quy định về kiểm soát thực phẩm mới và toàn bộ các quy định về vệ sinh. Từ 1/1/2006, EU đưa ra luật quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi mới gọi là đóng gói vệ sinh, trong đó quy định về tiêu chí vi sinh đối với thực phẩm, quy định về kiểm soát thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi cũng như quy định vệ sinh thức ăn cho vật nuôi tạo thành một bộ các quy định chặt chẽ và hài hoà khung hiệp định an toàn thực phẩm của EU. Quy định đóng gói vệ sinh rõ ràng hơn và nghiêm ngặt hơn về vệ sinh thực phẩm, các quy định vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, các quy định cụ thể về kiểm soát các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người + Quy định mới về vệ sinh thực phẩm Luật mới quy định tất cả các cơ sở kinh doanh thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, từ người nuôi, nhà chế biến đến người bán lẻ và dịch vụ nhà hàng đều phải chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo thực phẩm bán trên thị trường EU đáp ứng mọi tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm. Mọi khâu trong chuỗi thực phẩm kể cả khâu sản xuất nguyên liệu cũng phải tuân thủ phương pháp tiếp cận từ trại nuôi đến bàn ăn của EU về an toàn thực phẩm. Quy định đóng gói vệ sinh được chia làm 5 quy định và các chỉ thị thay thế cho 17 chỉ thị trước đây. Theo đó, tất cả các sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung như các sản phẩm của EU. -Quy định 852/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu về vệ sinh thực phẩm. Quy định này bao gồm cả những yêu cầu chung và yêu cầu kỹ thuật đối với sản xuất. -Quy định 853/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đề ra các nguyên tắc vệ sinh cụ thể đối với thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. -Quy định 854/2004 của Quốc hội châu Âu và Hội đồng châu Âu đề ra các nguyên tắc cụ thể đối với việc tổ chức quản lý có thẩm quyền đối với sản phẩm có xuất xứ từ động vật phục vụ cho tiêu dùng của con người. -Chỉ thị 2002/99/EC đề ra các nguyên tắc vệ sinh chi phối việc sản xuất, chế biến, phân phối và nhập khẩu các sản phẩm có xuất xứ động vật. -Chỉ thị 2004/41/EC thay thế cho 17 chỉ thị trước đây. Các biện pháp thực hiện theo các qui tắc vệ sinh mới -Quy định 2073/2005 của Uỷ ban châu Âu về các tiêu chí vi khuẩn, độc tố và các chất chuyển hoá (thuộc vi trùng học) đối với nguyên liệu là thực phẩm (1/1/2006). -Quy định 2074/2005 của Uỷ ban châu Âu về các biện pháp thực hiện đối với một số sản phẩm nhất định theo Quy định 853/2004, 854/2004 và 882/2004 và các văn bản hướng dẫn thực hiện theo Quy định 852/2004, phần bổ sung cho Quy định 853/2004 và Quy định 854/2004. -Ðến 31/12/2009, EU sẽ cho phép sắp xếp chuyển đổi để tạo thuận lợi cho giai đoạn chuyển tiếp giữa quy định vệ sinh thực phẩm mới và cũ. Các biện pháp chuyển đổi được đề ra trong Quy định 2076/2005. + Quản lý thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi Quy định 882/2004 của Hội đồng châu Âu thiết lập các hệ thống kiểm soát hài hoà của EU bao gồm cả an toàn thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi, các nguyên tắc về phúc lợi và sức khoẻ động vật. Liên quan đến việc kiểm soát nhập khẩu, các nước thứ ba sẽ phải đảm bảo rằng các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường EU phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cần thiết. + Quy định dán nhãn Ba quy định chính liên quan đến việc dán nhãn là Quy định 2000/104/EC, Chỉ thị 2000/13/EC và Quy định 2065/2001/EC. Tất cả các luật mới của EU đều (và sẽ) dựa trên quyền lợi của người tiêu dùng và sự an toàn theo phương thức người tiêu dùng sẽ không bị bất kỳ sản phẩm nào hay bao bì nào đánh lừa. Ðối với yêu cầu vệ sinh thực phẩm, đặc biệt là truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thuỷ sản, quy định của EU yêu cầu tất cả các sản phẩm đóng gói phải ghi nước xuất xứ. Nhãn mác phải được in lên gói hàng hoặc thùng các tông để tránh bị tẩy xoá hoặc rách khi sử dụng. Ngôn ngữ sử dụng phải chính thống và dễ hiểu. + Ðộc tố và chất gây ô nhiễm trong các sản phẩm thuỷ sản EU đã chi tiết hoá việc kiểm soát pháp lý đối với việc sử dụng và theo dõi các loại thuốc thú y và các loại thuốc khác có trong cá và thuỷ sản, việc kiểm soát pháp lý những chất bị cấm chỉ định trong động vật và kiểm soát các sản phẩm dự tính xuất khẩu phải có hiệu lực ở nước thứ ba. Quy định 466/2001 đưa ra mức độ tối đa cho phép đối với một số chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm. Ðối với thuỷ sản và thuỷ sản nuôi, mức độ tối đa được áp dụng với thuỷ ngân, cát mi và chì (kim loại nặng). Chỉ thị 96/22/EEC cấm sử dụng một số hoá chất nhất định có chứa hoóc môn và hoạt chất thyreostatic, trong đó có kháng thể β trong các sản phẩm nuôi. Quy định 2377/90 đặt ra mức độ cặn tối đa cho phép đối với các sản phẩm thuốc thú y. Quyết định 95/249/EC ấn định giới hạn tổng lượng Nitơ cơ bản dễ bay hơi (TVB-N) đối với các danh mục thuỷ sản nhất định và cụ thể hoá những phương pháp phân tích được sử dụng. 2.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam từ năm 2000 đến nay 2.2.1. Tình hình nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thuỷ sản của Việt Nam - Nuôi trồng Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nuôi trồng thuỷ sản là một thế mạnh của Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. + Vùng trung du miền núi phía Bắc có điều kiện sinh thái thích hợp với nuôi trồng các giống loài thuỷ sản cận nhiệt đới, ôn đới dòng Trung Hoa. + Vùng đồng bằng sông Hồng có các bãi bồi màu mỡ, đặc biệt thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. + Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích nuôi trồng thuỷ sản không lớn. + Duyên hải Nam Trung Bộ có khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản, nhất là các loài thuỷ sản ưa nóng như tôm. +  Vùng Tây Nguyên có địa hình thuận lợi cho phát triển nuôi mặt nước lớn (31.500 ha). + Vùng Đông Nam Bộ có ưu thế phát triển nuôi trồng thuỷ sản cả nước mặn, lợ và ngọt. + Vùng đồng bằng sông Cửu Long có thuỷ triều vào rất sâu, thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ. - Khai thác Nghề đánh bắt thuỷ sản đã hình thành từ cách đây hàng ngàn năm. Thời kỳ sơ khai, người dân đã đánh bắt cá ở các đầm, ao, hồ, dọc các cửa sông bằng những dụng cụ thô sô như lao, xiên, bẫy, sau đó di chuyển dọc các sông, hướng dần ra biển để khai thác hải sản ở vùng ven biển. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều hộ ngư dân đã có phương tiện đánh bắt, thậm chí một số hộ còn làm chủ nhiều phương tiện khai thác. Các thành phần kinh tế như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn cũng đã tham gia hoạt động khai thác hải sản. Phát triển khai thác hải sản xa bờ đã góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu nghề cá, giảm áp lực khai thác vùng gần bờ, tạo việc làm cho hơn 60.000 lao động, đồng thời hạn chế các tàu thuyền nước ngoài vào khai thác hải sản trái phép ở vùng biển Việt Nam, góp phần bảo vệ an ninh trên biển và chủ quyền vùng biển quốc gia. - Chế biến Chế biến thủy sản là khâu rất quan trọng của chu trình sản xuất, kinh doanh thủy sản. Các khía cạnh được đánh giá cụ thể như sau: + Nguồn nguyên liệu và cơ cấu sử dụng nguyên liệu cho chế biến thủy sản Do tổng sản lượng thuỷ sản tăng mạnh và công nghệ chế biến, thói quen tiêu dùng cũng có nhiều thay đổi nên lượng nguyên liệu được đưa vào chế biến ngày càng nhiều. + Chất lượng nguyên liệu Vì những lý do kinh tế, tài chính, kỹ thuật mà ngư dân chưa thể áp dụng những công nghệ bảo quản mới nên chất lượng nguyên liệu thuỷ sản chưa cao. + Các cơ sở vật chất kỹ thuật và sự phân bố theo vùng nguyên liệu của công nghiệp chế biến thủy sản Cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam phát triển khá nhanh. Phần lớn cơ sở chế biến thủy sản hiện nay đã ngang với trình độ công nghệ của các nước trong khu vực và đã bước đầu tiếp cận được với trình độ công nghệ của thế giới. +Vấn đề chất lượng, quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu những năm gần đây đã đạt được rất nhiều tiến bộ do hoạt động tích cực của bản thân các cơ sở chế biến thuỷ sản cũng như các trung tâm kiểm tra chất lượng thuỷ sản được bố trí đều khắp trên phạm vi toàn quốc. 2.2.2. Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 2.2.2.1. Quy mô, chất lượng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Trong các nhà xuất khẩu thuỷ sản, Việt Nam đựơc coi là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản nhanh nhất. Hiện nay hàng thủy sản Việt Nam đó cú mặt trên khắp 146 nước và vùng lónh thổ trờn thế giới. * Về kim ngạch xuất khẩu Kể từ năm 2000 trở lại đây, xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU có xu hướng tăng rất mạnh, gấp 6,5 lần về khối lượng từ mức 20.290 tấn năm 2000 lên 130.277 tấn năm 2005, tương tự tăng gấp 6 lần về giá trị xuất khẩu và lên 3,8 tỷ USD năm 2007 với sản lượng xuất khẩu đạt 925 nghìn tấn tương đương với mức tăng 157%. Dự kiến năm 2008 sẽ còn tăng trưởng vượt bậc. N¨m 2001 ®¹t kim ng¹ch xuÊt khÈu 1,778 tû USD víi s¶n l­îng kho¶ng 375,49 ngh×n tÊn, t¨ng 20,2% so víi n¨m 2000. Từ tháng 9/2001, VN cùng một số nhà sản xuất tôm châu Á (Trung Quốc, Inđônêxia, Thái Lan) bắt đầu phải đối phó với việc EU áp dụng các chính sách nghiêm ngặt về kiểm soát dư lượng kháng sinh, nhất là chloramphenicol trong sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu từ các nước này vào EU. Ðó là nguyên nhân chính dẫn đến kim ngạch xuất khẩu của VN vào khối thị trường này đã giảm sút trong năm 2002. Từ năm 2003, nhờ sự nỗ lực cải tiến và quản lý chất lượng, quy trình và điều kiện sản xuất thuỷ sản của các doanh nghiệp, xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU đã phục hồi và tăng trở lại. Bằng nhiều nỗ lực, ngành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được kết quả mong đợi. Ðến nay, số doanh nghiệp Việt Nam được công nhận đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) để xuất khẩu sản phẩm vào thị trường này đã đạt tới 209 doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vụ kiện chống bán phá giá cá tra và ba sa vào Mỹ năm 2004 đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này chuyển hướng vào thị trường châu Âu. Ðây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của VN vào thị trường EU từ năm 2004. Ngoài ra, sự kiện EU mở rộng lên 25 nước thành viên đã nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này năm 2004 đạt 231,5 triệu USD, tăng khoảng 88% so với năm 2003, chiếm tỷ trọng gần 10%. Mặc dù có những thăng trầm, nhưng EU vẫn giữ được ưu thế của khối thị trường lớn đối với thuỷ sản xuất khẩu của VN, chiếm khoảng 16% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005, đạt 433 triệu USD. năm 2006 xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 821, 68 nghìn tấn trị giá 3, 364 tỷ USD tăng 31,3% về khối lượng và 23,31% về giá trị so với năm 2005. Năm 2007, xuất khẩu thuỷ sản đạt 3, 8 tỷ USD tăng 12,96% so với năm 2006 tuy nhiên mức tăng này chưa đạt như kỳ vọng trong năm đầu tiên gia nhập WTO với lý do doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải đối mặt với quá nhiều rào cản vệ sinh an toàn thực phẩm của những thị trường vốn được coi là thế mạnh của Việt Nam nhất là thị trường Nhật Bản. Sản lượng thuỷ sản tháng 7/2008 đạt 427,5 nghìn tấn, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, trong đó nuôi trồng đạt 251 nghìn tấn, tăng 21,5%; khai thác đạt 176,5 nghìn tấn, tăng 2,7%. Nuôi trồng thuỷ sản hiện đang gặp nhiều khó khăn do giá thức ăn tiếp tục tăng trong khi giá cá thịt và giá xuất khẩu thuỷ sản chế biến giảm, cá tra đến thời kỳ thu hoạch nhưng không tiêu thụ được. Một số địa phương có lượng cá tồn đọng nhiều là: An Giang 25 nghìn tấn; Đồng Tháp trên 27 nghìn tấn; Cần Thơ 12 nghìn tấn; Vĩnh Long 11 nghìn tấn. Khai thác thủy sản thuận lợi hơn do đang vào vụ cá nam là vụ đánh bắt chính trong năm và chưa bị ảnh hưởng nhiều của mưa bão. Tính chung 7 tháng, sản lượng thủy sản đạt 2551,5 nghìn tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm trước (Cá đạt 1986,4 nghìn tấn, tăng 14,1%; tôm 231,6 nghìn tấn, tăng 1,5%), trong đó nuôi trồng 1296 nghìn tấn tăng 25%; khai thác 1255,5 nghìn tấn, tăng 0,1%. Trong nhiều năm liền, thuỷ sản duy trì được vị trí là một trong những mặt hàng đem lại nguồn ngoại tệ lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 8-11% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Với những kết quả đã đạt được, Việt Nam đặt mục tiêu năm 2008 phải đạt kim ngạch xuất khẩu 4,25 tỷ USD tăng 13,3% so với năm 2007 và lọt vào nhóm 5 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Trong 11 tháng đầu năm 2006, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của VN sang EU đạt hơn 649,4 triệu USD, chiếm khoảng 21,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của VN, đứng thứ 2 sau Nhật Bản (25%), vượt trên thị trường Mỹ (19,15%).(Nguồn FICEN) Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam qua các năm được thể hiện cụ thể trong bảng 2.2 và biểu đồ 2.3. Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản VN qua các năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tính đến8/2008 Sản lượng XK (nghìn tấn) 291,92 375,49 458,66 518,747 531,325 626,992 821,68 925 2551,5 KN XK (tỷ USD) 1,479 1,778 2,023 2,200 2,397 2,728 3,364 3,8 2,3 % tăng so với năm trước 20,2 13,8 8,7 8,98 13,81 23,31 12,96 17,7 % so với tăng KNXK của Việt Nam 8,7 10,3 11.0 9,6 9,04 8,28 8,49 7,79 6,23 (Nguồn: www.fistenet.gov.vn) Nguồn: www.fistenet.gov.vn * Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể, các loại thủy sản đông lạnh và các loại thủy sản khô. Cơ cấu các mặt hàng XK của nước ta ngày càng bổ sung thêm các mặt hàng có giá trị như cá ngừ, nghêu và một số đặc sản khác. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã có nhiều thay đổi trong thời gian hơn 2 thập kỷ qua. Năm 1986 hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu dưới dạng nguyên liệu sơ chế đông lạnh, trong đó tôm chiếm tới 64%, xuất khẩu cá không đáng kể. Từ đó đến nay, mặc dù khối lượng và giá trị xuất khẩu tôm vẫn liên tục tăng nhưng tỷ trọng trong tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu đã giảm dần do các mặt hàng khác tăng nhanh hơn, đặc biệt là cá. Do tình hình kinh tế thế giới có biến động, những nước nhập khẩu thuỷ sản lớn như Mỹ, Nhật Bản gặp khó khăn về kinh tế, thị hiếu tiêu dùng có thay đổi, chuyển sang tiêu thụ những sản phẩm kém xa xỉ, giá trung bình thấp tức là chuyển một phần tiêu thụ từ tôm sang cá. Mặt khác do các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất các mặt hàng cá theo hướng thuận tiện cho người sử dụng, chú ý nâng cao chất lượng sản phẩm từ nguyên liệu đến chế biến nên đã tận dụng được nguồn nguyên liệu đưa vào chế biến xuất khẩu. Đến năm 2003, xuất khẩu cá đã chiếm 1/3 khối lượng và 1/5 giá trị xuất khẩu. Năm 2005, Việt Nam xuất khẩu 258,25 nghìn tấn cá các loại (chiếm tới 40,91% khối lượng xuất khẩu) gồm các mặt hàng cá đông lạnh, cá khô, và sản phẩm cá trị gia tăng khác, thu về 691,94 triệu USD (25,36% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản). Trong năm 2006, tỷ trọng cá xuất khẩu còn tăng cao hơn nữa (33,1% giá trị xuất khẩu thuỷ sản) và xu thế này còn tiếp diễn trong thời gian tới. Tuy nhiên, tôm đông lạnh vẫn duy trì được vị trí là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu, chiếm gần 1/2 giá trị xuất khẩu, tiếp theo là cá đông lạnh với tỷ trọng xấp xỉ 22%. Con tôm đang được phát triển nuôi rất rầm rộ trên toàn thế giới, sản lượng tôm ngày càng tăng thỏa mãn tương đối tốt nhu cầu tiêu thụ chung của thế giới. Trong bối cảnh nguồn cung dồi dào, con tôm có thể nói là mặt hàng cạnh tranh gay gắt nhất trong các mặt hàng TS thương mại trên thế giới, con tôm Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để duy trì tiềm năng xuất khẩu. Năm 2007 XK tôm đạt gần 112 nghìn tấn, trị giá trên 1,067 tỷ USD, chỉ tăng rất nhẹ 1,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK tôm vẫn giữ vị trí là mặt hàng XK số 1, chiếm 39,4% tổng giá trị XKTS của nước ta. XK tôm tăng trưởng nhẹ là kết quả của nhiều yếu tố như sản lượng tôm nguyên liệu trong nước không tăng, giá tôm nguyên liệu luôn giữ mức cao so với nhiều nước sản xuất tôm trong khu vực và giá thành sản xuất nói chung tăng. Xu hướng của nhiều DN chế biến hiện nay là tăng tỷ trọng sản phẩm tôm GTGT, phù hợp với nhu cầu của các thị trường lớn như Nhật và Mỹ. Mấy năm gần đây con cá tra thể hiện rõ tiềm năng to lớn trên vùng sông nước ĐBSCL, tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản VN. Năm 2007, XK cá tra đạt trên 272,7 nghìn tấn, trị giá trên trên 709 triệu USD, tăng khá mạnh 37,2 % về giá trị so với cùng kỳ năm 2006. XK cá tra chiếm 26,2% tổng giá trị XKTS. Hiện nay, EU, Đông Âu và một số nước Bắc Mỹ vẫn có nhu cầu cao đối với philê cá tra đông lạnh, đây là sự thay thế thích hợp cho philê cá thịt trắng hiện đang sụt giảm dần sản lượng trên phạm vi toàn thế giới. Vì vậy, kết hợp với tiềm năng công suất nuôi đang tăng mạnh trong nước, giá nguyên liệu đang ở mức vừa hợp lý, xuất khẩu cá tra sẽ tiếp tục lập kỷ lục mới trong năm 2007. XK cá ngừ cũng đạt được tiến bộ lớn, đạt trên 39,2 nghìn tấn, trị giá trên trên 111 triệu USD, với sức tăng trưởng khá cao 27,8% so với cùng kỳ năm 2006. Đơn giá của cá ngừ đại dương khá cao, vì vậy đây cũng là đối tượng sản phẩm thu hút sự đầu tư phát triển của các ngư dân và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Một điểm đáng chú ý và lạc quan trong tình hình XKTS của VN là mặt hàng mực và bạch tuộc đông lạnh đạt mức tăng trưởng có thể nói là cao nhất trong mấy năm gần đây với 35,5% năm 2007 cao hơn về giá trị so với cùng năm 2006, đạt 60,4 nghìn tấn, trị giá 205,5 triệu USD, chiếm 7,7% tổng XKTS của nước ta. XK mặt hàng này đạt được kết quả khả quan một phần là nhờ sản lượng khai thác trong vài năm gần đây đã cải thiện lên khá nhiều. Bên cạnh các mặt hàng chủ lực, XK hàng khô và hải sản khác chỉ tăng ở mức khiêm tốn về giá trị và có giảm nhẹ về khối lượng. Tuy nhiên, tổng XK của các mặt hàng này cũng chiếm một phần đáng kể trong toàn bộ giá trị XK của TS VN với giá trị trên 365,6 triệu USD năm 2007. Cơ cấu sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam được thể hiện cụ thể trong bảng 2.4 dưới đây: Bảng 2.4: Cơ cÊu s¶n phÈm thuû s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam 2001 2002 2003 2004 2005 2007 10th¸ng®Çu 2008 Tên hàng Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch Số lượng (tấn) Kim ngạch SL Kim Ng¹ch SL (tÊn) Kim ng¹ch Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) (tấn ) GT (1000 USD) Tỷ trọg (%) GT (1000 USD) Tû Träng (%) Mực, Bạch tuộc đông lạnh 41653 115892 6,52 54879 140221 6,93 44813 112178 5,10 62415 167621 6,98 62535 184319 6,76 604000 205500 7,7 5100 20000 14,6 Cá đông lạnh 86832 275490 15,50 104782 352134 17,41 116757 372393 16,93 102537 288246 12,01 94542 292553 10,72 Cá tra, basa 1737 5051 0,28 27987 86975 4,30 32876 81071 3,69 83844 231536 9,64 141011 328886 12,06 272700 709000 550000 1200000 24.6 Các mặt hàng khác 123732 404011 22,73 115169 324112 16,02 141942 498104 22,65 108802 322502 13,43 132750 404581 14,83 Hàng khô 34281 196825 11,07 40289 154985 7,66 20866 77593 3,53 32606 122838 5,12 44857 158956 5,83 Tôm đông lạnh 87256 780218 43,89 115552 964394 47,68 124813 1058238 48,11 141122 1268039 52,82 155567 1358728 49,81 1112000 11067000 39.4 1158528 11300000 35,4 Tổng số 375491 1777486 100,00 458658 2022821 100,00 482067 2199577 100,00 531326 2400781 100,00 631261 2728023 100,00 Nguồn: Trung tâm tin học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2.1.2.2. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu Các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chính của Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc… Mỹ: Từ năm 1994, Mỹ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam. Thuỷ sản Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu sang thị trường này. Năm 2000, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến, đạt gần 300 triệu USD, gấp 2,14 lần so với năm 1999 và là mức tăng nhanh nhất trong số các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản vào Mỹ. Thị trường Mỹ đã trở thành thị trường quan trọng chiếm vị trí dẫn đầu, với thị phần tăng nhanh. Điều này có thể là kết quả của những tác động ban đầu của việc đàm phán và ký kết thành công Hiệp định Thương mại song phương Việt - Mỹ. Sau khi Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực tháng 12/2001, kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và Mỹ đã phát triển nhảy vọt, đưa Mỹ trở thành một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Năm 2001, Mỹ đã thay thế Nhật trở thành thị trường nhập khẩu thuỷ sản đứng đầu, chiếm 27,51% so với 26,21% thị phần của Nhật Bản. Mỹ tiếp tục duy trì vị trí này liên tục trong 3 năm liền (2001 – 2003). Việt Nam vươn lên vị trí 14 so với vị trí thứ 26 vào những năm 1990 trong số các nước xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ. Năm 2004, sau tác động của vụ kiện bán phá giá cá tra, basa và vụ kiện bán phá giá tôm, thị phần xuất khẩu sang thị trường Mỹ của Việt Nam bị thu hẹp và Nhật Bản trở lại vị trí là nước nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam . Nhật Bản:  Trước kia thị trường Nhật thường chiếm tỷ trọng 50 – 60% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, nhưng trong gần 10 năm trở lại đây chỉ còn trên dưới 30%. Mặc dù Bộ Thủy sản triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm bảo đảm vệ sinh sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, nhưng một số doanh nghiệp vẫn bị phát hiện sử dụng hoá chất, kháng sinh bị cấm. Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến Nhật Bản. Tháng 7/2006, Nhật Bản đã ban hành lệnh kiểm tra 50%, tiếp đến là 100% đối với các lô hàng sản phẩm cá mực sau khi họ phát hiện 2 doanh nghiệp Việt Nam có lô hàng nhiễm dư lượng kháng sinh Chloramphenicol. EU là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Tuy nhiên do chủ động thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh đáp ứng yêu cầu của thị trường này,._. Các doanh nghiệp Việt Nam yếu về khâu khai phá thị trường, hiểu biết về thị trường, đối tác và cả người tiêu dùng ở EU. - Bên cạnh khâu nghiên cứu thị trường, cách tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp cũng rất yếu. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chưa mạnh dạn, chủ động tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu. - Môi trường pháp lý trong hoạt động xuất khẩu và xúc tiến thương mại thiếu đồng bộ - Tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và kháng sinh trong sản xuất và nuôi trồng còn phổ biến - Năng lực cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới chưa thực sự cao so với các cường quốc thuỷ sản như Trung Quốc, Nauy, Nga… - Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng nhanh nhưng chưa bền vững - Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải hứng chịu nhiều thiệt hại khi bị áp dụng các quy định đối với nền kinh tế “phi thị trường”khi gặp các tranh chấp thương mại liên quan đến các biện pháp đối kháng và chống bán phá giá. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên, có thể kể đến một số nguyên nhân sau: - Do khó khăn về nguyên liệu, chi phí sản xuất tăng cao, chi phí kiểm tra tăng cao, tác động nặng nề của các vụ kiện chống phá giá ở Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với những diễn biến bất lợi ở thị trường EU. - Những rào cản kỹ thuật thương mại ngày càng chặt chẽ, các quy định về dư lượng kháng sinh về truy xuất nguồn gốc thủy sản. Quá trình kiểm dịch luôn là thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. - Hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh ở các doanh nghiệp cạnh tranh mua nguyên liệu, giảm giá bán để tranh khách hàng, lạm dụng hóa chất tăng trọng, vi phạm các quy định về ghi nhãn sản phẩm, mua các nguyên liệu không bảo đảm. -Việc quy hoạch và phát triển vùng sản xuất nông sản, thủy sản an toàn còn chậm, chưa có cơ chế chính sách về đầu tư, quy hoạch, xây dựng hạ tầng, sản xuất, tiêu thụ nông sản, thủy sản an toàn để khuyến khích các tổ chức, cá nhân... - Những tồn tại về tổ chức, biên chế về quản lý thanh tra VSATTP vẫn chưa được cải thiện, dẫn tới việc triển khai các hoạt động ở địa phương còn chậm trễ, không kịp thời và không đầy đủ. - Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thủy sản do VASEP tổ chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa có chiến lược định hướng lâu dài. Trong các chương trình hội chợ do VASEP tổ chức, khâu chuẩn bị trước, trong và sau hội chợ còn yếu kém. Công tác tìm hiểu thị trường thông qua Thương vụ, các kênh thông tin về thị trường và khách hàng trước khi chuẩn bị hội chợ, và những kế họach tiếp tục quan hệ với đối tác sau hội chợ còn chưa được coi trọng. CHƯƠNG III: TRIỂN VỌNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU 3.1. Triển vọng, định hướng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU 3.1.1. Triển vọng - Về phía EU EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác thương mại, nhất là xuất khẩu. Tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của Việt Nam nói riêng sang EU ngày càng tăng lên. + Thị trường EU 27 gồm hầu hết các nước châu Âu, người dân có thu nhập cao. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.( Theo nguồn Eurostat-2007) + Sự mở rộng liên tục làm khu vực này ngày càng trở nên giàu có, cho phép họ cải thiện đời sống và tiêu dùng. + Đồng tiền chung Châu Âu EURO khi so sánh với những đồng tiền mạnh khác như USD hay đồng Yên Nhật rõ ràng đồng EURO ổn định hơn và giá trị ngày càng tăng. Đồng EURO có thể trở thành đồng tiền thống lĩnh thế giới hay không vẫn chưa rõ nhưng hiện nay, nhiều công ty thuỷ sản trên thế giới bắt đầu thích giao dịch, thanh toán bằng đồng EURO. + Quan hệ kinh tế thương mại của Việt Nam với các nước thành viên và với thể chế EU đã hình thành từ lâu, phát triển mạnh vào những năm đầu của thập kỷ 1990, nhất là sau khi hai bên ký các Hiệp định về Hợp tác kinh tế, Thương mại, Khoa học kỹ thuật, cùng với các Hiệp định khác đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.Quan hệ thương mại giữa EU với Việt Nam đã bước sang thời kỳ phát triển mới, mạnh mẽ và toàn diện hơn. + Liên minh châu Âu đang cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế và luật pháp cho phù hợp với tình hình mới. Nét đặc trưng trong chính sách thương mại của EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Các yêu cầu về xuất xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm v.v... luôn được thực hiện nghiêm ngặt. + EU áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) dành cho 143 quốc gia và 36 vùng lãnh thổ, trong đó các nước chậm phát triển nhất được ưu đãi nhiều hơn theo sáng kiến "Mọi sản phẩm trừ vũ khí". + EU không có cơ chế bảo hộ. Nhiều mặt hàng thuỷ sản đã từng được xuất khẩu sang Mỹ nhưng hiện nay lại được đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu. Hiện nay, nhiều nước xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới sẵn sàng quay lưng lại với thị trường Mỹ và chuyển sang thị trường EU. + Nhân công giá rẻ gia tăng. Khu vực Đông Âu ngày càng chứng tỏ là một thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng. Đây cũng là trung tâm chế biến có chi phí nhân công giá rẻ ở Châu Âu. Nhó đó, nguồn cung thuỷ sản cho thị trường Châu Âu nói chung ngày càng tăng. Với những yếu tố nêu trên, có thể thấy rõ EU đang là thị trường có sức hấp dẫn nhất đối với các nước xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới trong đó có Việt Nam. - Về phía Việt Nam + WTO mang lại nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Hiện Việt Nam đã được xếp vào vị trí thứ 7 về xuất khẩu thủy sản trên thế giới và là một trong những cường quốc về thủy sản. Việc gia nhập WTO sẽ có nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp thủy sản, vì qua đàm phán đã dỡ bỏ bớt những chính sách bảo hộ sản xuất nông nghiệp nội địa của các thị trường lớn và có thể tham gia đấu tranh, chống lại những vụ kiện bất công. +Tốc độ phát triển trong hoạt động Xuất khẩu thủy sản là rất lớn, hứa hẹn nhiều cơ hội cho các Doanh nghiệp chế biến thủy sản phát triển. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam khá vững chắc và hiện đang ở vị trí một trong 10 nước có giá trị thủy sản xuất khẩu hàng đầu thế giới và nằm trong nhóm 4 ngành hàng có giá trị xuất khẩu hơn 3 tỷ USD của Việt Nam năm 2007. + Trong xu hướng mới của thế giới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm và để đáp ứng nhu cầu về quản lý chất lượng của hầu hết các thị trường nhập khẩu trọng điểm, nhiều mô hình liên kết ngang được thành lập, trong đó vai trò chủ đạo là DN chế biến, xuất khẩu. Như vậy nguồn nguyên liệu sẽ đạt tiêu chuẩn chất lượng cao hơn, tiến tới xây dựng hệ thống tiêu chuẩn các sản phẩm nuôi, các vùng nuôi để thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm. + Một tiềm năng khác góp phần không nhỏ vào sức tăng trưởng tương lai của XKTS là số lượng các nhà máy xây dựng mới tiếp tục tăng. Hiện nay, nhiều nhà máy chế biến thủy sản ở nước ta đã được trang bị những dây chuyền chế biến hiện đại, trình độ kỹ thuật và công nghệ cao, có thể ngang tầm khu vực và thế giới, vì vậy ngành chế biến hoàn toàn có khả năng NK nguyên liệu thô để chế biến và tái xuất các mặt hàng GTGT phù hợp với thị trường quốc tế nhằm khai thác triệt để tiềm năng thiết bị máy móc, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người dân. Về khách quan, thủy sản Việt Nam đang được biết đến nhiều hơn trên thị trường quốc tế, đáp ứng tốt hơn về mặt chất lượng và sự phong phú về chủng loại. Hơn nữa, các DN luôn luôn chủ động và tích cực mở rộng thị trường và tìm kiếm đối tác thông quan công tác phát triển thị trường thực hiện có tổ chức và chuyên nghiệp. Bên cạnh đó, nếu ngành thuỷ sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản đẩy mạnh hơn nữa khâu marketing thì cơ hội tiếp cận những thị trường mới hoặc khẳng định vị thế trên thị trường cũ là nằm trong tầm tay. Nhiều công ty cũng đang cố gắng nâng cao vị thế của mình trong ngành và trên thị trường tiêu thụ bằng các sản phẩm đặc trưng cũng như các sản phẩm mới. 3.1.2. Định hướngxuất khẩu hang thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010 Phát triển ngành thuỷ sản tiếp tục là ngành đi đầu trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, phấn đấu đến năm 2020 trình độ công nghệ chế biến thuỷ sản tương đương với các nước phát triển, đưa thuỷ sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước. - Mở rộng thị trường: Theo Bộ Thủy sản, xúc tiến thương mại tìm các thị trường mới là ưu tiên hàng đầu. Bộ Thương mại cũng đã dành khoản chi phí khá lớn cho việc xúc tiến này của ngành Thủy sản. Bên cạnh đó vẫn tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu thủy sản. Đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường lớn, trong đó đặc biệt quan tâm đến thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng; đồng thời, chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu để kịp thời điều tiết khi có biến động về thị trường. Phấn đấu để ổn định thị phần xuất khẩu tại các thị trường chính: Nhật Bản 25%, Mỹ khoảng 23 - 25% trong những năm trước mắt và trên 30% những năm cuối của giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo, EU từ 20 - 22%, Trung Quốc + Hồng Kông 7 - 9%, Hàn Quốc khoảng 8%. - Nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU: Tiếp tục đổi mới và tăng cường năng lực chế biến theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đầu tư chiều sâu để gia tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Phấn đấu đến năm 2010, 100% doanh nghiệp chế biến thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản đồng thời tăng thêm năng lực cấp đông khoảng 250 tấn/ngày để đáp ứng mục tiêu xuất khẩu. Đẩy mạnh sản xuất sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao, để đến năm 2010 đạt 65 - 70% trong tổng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản Việt nam sang thị trường EU 3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ a) Tăng cường khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu - Để tiếp tục nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trên lĩnh vực kinh tế, thương mại, tăng cường hợp tác quốc tế một cách toàn diện cần thực hiện tốt các điều ước quốc tế đã ký và đang có hiệu lực, xây dựng đồng bộ cơ chế đối ngoại và đối nội để tăng cường kiểm tra và đôn đốc thực hiện các cam kết về kinh tế, thương mại. Doanh nghiệp Việt Nam cần mạnh dạn, chủ động tham gia vào các hội chợ lớn ở Châu Âu, khai phá thị trường, tìm hiểu về thị trường, đối tác và cả người tiêu dùng ở các nước trong Liên minh Châu Âu. - Khuyến khích việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư nuôi trồng thủy sản, sản xuất thức ăn và phát triển giống nuôi thủy sản, đổi mới công nghệ nuôi, công nghệ khai thác và chế biến thủy sản xuất khẩu. - Bộ Thủy sản phối hợp với Bộ Kế hoạch và Ðầu tư và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tranh thủ nguồn tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế để có thêm nguồn vốn cho chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản, trước mắt ưu tiên cho các dự án về nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu. b) Nâng cao khả năng cạnh tranh Để nâng cao sức cạnh tranh thị trường của hàng thủy sản nước ta, trong thời gian tới, Bộ Thủy sản tập trung làm tốt công tác quy hoạch phát triển; tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đẩy mạnh nuôi, trồng thủy sản làm nguồn chính cung cấp nguyên liệu sạch cho chế biến xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh cải tiến nghề nghiệp, công nghệ khai thác và bảo quản sau đánh bắt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ xuất khẩu. Ngành chủ trương nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa là một hướng đi quan trọng nhằm giảm dần khai thác vùng biển gần bờ và chủ động nguồn nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Theo đó, một số vùng sản xuất hàng hóa theo các nhóm sản phẩm chủ lực phục vụ xuất khẩu như tôm sú, cá tra, cá ba sa, tôm càng xanh với công nghệ nuôi mới, nuôi công nghiệp tuần hoàn khép kín không thay nước, sử dụng thức ăn công nghiệp, dần sử dụng các chế phẩm sinh học thay thế cho các hóa chất và thuốc phòng, chữa bệnh cho thủy sản dùng trong nuôi trồng có ảnh hưởng đến môi trường. Người dân của các nước EU ngày càng quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm truy xuất cũng như thủy sản sinh thái, đây là hình thức xúc tiến xuất khẩu thủy sản thiết thực nhất và cũng rất hiệu quả cần được coi trọng ở nước ta, phải được xây dựng từ khâu nuôi trồng, đánh bắt đến khi trở thành sản phẩm xuất ra thị trường. c) Xây dựng và phát triển hạ tầng phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản - Nhóm giải pháp về thị trường + Tập trung xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường,nhất là các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho các nhóm sản phẩm chủ lực: tôm, cá tra, cá ba sa, cá ngừ... + Tham dự các hội chợ trong và ngoài nước để các doanh nghiệp duy trì quan hệ bạn hàng cũ, tiếp xúc, tìm kiếm, và thu hút các khách hàng mới, giới thiệu các sản phẩm mới cho người tiêu dùng và khách hàng, đẩy mạnh việc xúc tiến quảng bá sản phẩm. + Từng bước tiến hành xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm thủy sản Việt Nam tại nước ngoài để chủ động điều phối hàng hoá tại các thị trường lớn. Xây dựng mối quan hệ liên kết, hợp tác kinh doanh với nhà phân phối lớn, các hệ thống siêu thị và tổ chức dịch vụ thực phẩm lớn ở các thị trường. + Các chương trình xúc tiến xuất khẩu thủy sản do VASEP tổ chức cần có chiến lược định hướng lâu dài cókhâu chuẩn bị trước, trong và sau hội chợ. Công tác tìm hiểu thị trường thông qua Thương vụ, các kênh thông tin về thị trường và khách hàng trước khi chuẩn bị hội chợ, và những kế họach tiếp tục quan hệ với đối tác sau hội chợ cần được coi trọng. + Đổi mới phương thức công tác phát triển thị trường theo hướng chuyên nghiệp hoá, đa dạng hóa và mở rộng các hình thức xúc tiến thương mại; + Nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế của đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại và của các doanh nghiệp để hội nhập kinh tế quốc tế, chủ động đối phó và đấu tranh với những tranh chấp, rào cản thương mại do chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu. - Nhóm giải pháp về nguyên liệu + Chú trọng việc tổ chức lại sản xuất, nhất là tổ chức lại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng liên kết sản xuất với các nhà khoa học, nhà quản lý, tạo ra sản lượng hàng hoá lớn và kiểm soát được chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh. Trong khai thác thủy sản, tổ chức lại sản xuất trên biển theo tổ đội, hợp tác, gắn với sử dụng tàu hậu cần dịch vụ, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác đưa vào chế biến xuất khẩu; + Xây dựng và thực hiện tốt các chương trình phát triển các sản phẩm chủ lực và các sản phẩm mới có tiềm năng về thị trường. + Áp dụng các công nghệ bảo quản tiên tiến cùng với việc hình thành hệ thống cảng cá, chợ cá để giảm thiểu thất thoát sau thu hoạch; đồng thời, tổ chức lại hệ thống nậu vựa, phát huy vai trò tích cực và hạn chế các mặt tiêu cực của hệ thống này nhằm từng bước quản lý tốt thị trường nguyên liệu; + Tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, với cơ cấu thích hợp phục vụ chế biến tái xuất đáp ứng yêu cầu cơ cấu sản phẩm của thị trường, khắc phục tình trạng cung cấp nguyên liệu theo mùa vụ của sản xuất trong nước. - Nhóm giải pháp về chế biến thuỷ sản + Tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP..., đảm bảo 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đạt tiêu chuẩn ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm; + Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, cơ giới hoá và tự động hoá dây chuyền chế biến. Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành chế biến để tiếp cận nền công nghiệp chế biến hiện đại của thế giới; + Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển và đổi mới sản phẩm tại các doanh nghiệp. Mở rộng chủng loại và khối lượng các mặt hàng thuỷ sản chế biến có giá trị gia tăng, hàng phối chế, hàng ăn liền, đạt tỷ trọng 60 - 65% sản phẩm giá - Nhóm giải pháp về an toàn vệ sinh thực phẩm + Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cộng đồng, trong đó đặc biệt chú trọng đến cộng đồng những người sản xuất và cung ứng nguyên liệu; + Hoàn thiện và tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, thanh tra, kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm từ trung ương đến địa phương. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, huy động sự tham gia của tất cả cộng đồng. Nâng cao năng lực kiểm nghiệm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm; + Xây dựng và thực hiện hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Trước mắt, sớm triển khai thực hiện mã hoá các vùng nuôi, tạo tiền đề để thực hiện truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ doanh nghiệp chế biến tăng cường năng lực kiểm soát và phát hiện dư lượng kháng sinh, hoá chất trong nguyên liệu, áp dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm; + Tăng cường hoạt động liên ngành trong công tác bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm. Duy trì hoạt động kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản nuôi và hoạt động kiểm soát vệ sinh an toàn vùng thu hoạch nhuyễn thể 2 mảnh vỏ. Tăng cường hoạt động phòng, chống đưa tạp chất vào nguyên liệu thuỷ sản. trị gia tăng trong cơ cấu giá trị xuất khẩu thuỷ sản. - Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ, khuyến ngư và đào tạo + Xây dựng và tuân thủ hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng từ ao nuôi đến chế biến sản phẩm xuất khẩu. Hoàn thiện mô hình nuôi an toàn, nuôi thuỷ sản thân thiện môi trường theo GAP, COC. Phổ biến kiến thức và tổ chức áp dụng trong cả nước, phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 50% các vùng nuôi thủy sản tập trung thực hiện hệ thống quản lý theo GAP hoặc các hệ thống quản lý đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế; + Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sản xuất giống chất lượng cao, kháng bệnh. Ưu tiên nhập công nghệ sản xuất giống thuỷ sản các loài có giá trị cao, tăng đối tượng phục vụ cho xuất khẩu. Tăng cường nghiên cứu và hướng dẫn để ứng dụng công nghệ mới trong chế biến thuỷ sản; + Thông qua các hình thức khuyến ngư, đa dạng hoá các hình thức chuyển tải thông tin, tuyên truyền và phổ biến kiến thức về công nghệ nuôi, khai thác, bảo quản và chế biến thuỷ sản, các kỹ thuật cơ bản về xử lý, bảo quản thủy sản cho các chủ tàu, ngư dân trực tiếp khai thác trên biển và các chủ nậu vựa thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; + Tăng cường các hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về marketing, giỏi về nghiệp vụ và am hiểu về luật lệ và các chính sách kinh tế, thương mại của các nước và quốc tế để tăng cường và bổ sung đội ngũ các nhà doanh nghiệp kinh doanh thuỷ sản giỏi trên thương trường quốc tế. Đồng thời chú ý đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật, hướng dẫn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của ngành. - Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách + Nhà nước có chính sách khuyến khích và huy động các thành phần kinh tế trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, nhằm tập trung vốn đầu tư xây dựng hình thành các trung tâm nghề cá lớn, trong đó có các trung tâm chế biến thuỷ sản ở các tỉnh trọng điểm; đầu tư hệ thống chợ thuỷ sản tại các vùng và địa phương trọng điểm nghề cá, các chợ biên giới Việt - Trung, hiện đại hóa hệ thống thông tin nghề cá; + Ngân sách nhà nước hàng năm hỗ trợ kinh phí để thực hiện: các công việc liên quan đến kiểm soát an toàn vệ sinh thuỷ sản vì mục tiêu sức khoẻ của ngườì tiêu dùng; các hoạt động xúc tiến thương mại chung cho sản phẩm thuỷ sản Việt Nam (xây dựng thương hiệu, đăng ký bảo hộ, quảng bá thương hiệu chung cho các sản phẩm thuỷ sản chủ lực, đào tạo về marketting); hỗ trợ hình thành và hoạt động của các tổ chức xúc tiến đầu mối tại các thị trường trọng điểm; thực hiện các chiến dịch truyền thông và quảng bá sản phẩm thuỷ sản Việt Nam và các hoạt động khác về xúc tiến thương mại phục vụ cho lợi ích chung của ngành; + Khuyến khích các thành phần kinh tế, các nguồn lực đầu tư vào sản xuất nguyên liệu, chế biến thủy sản. 3.2.2. Các giải pháp về phía Ngành, Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (VASEP), các doanh nghiệp thủy sản a) Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu - Lập mạng lưới kiểm nghiệm, kiểm chứng sẽ làm tăng độ tin cậy về chất lượng thủy sản - Quy hoạch phát triển nuôi trồng và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản - Các giải pháp nhập khẩu nguyên liệu. - Các doanh nghiệp cần liên kết, phối hợp nhiều hơn với người nuôi trồng thủy sản để chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, Hiệp hội cũng xây dựng đề án nhập khẩu nguyên liệu, kiến nghị với Chính phủ: xem xét và điều chỉnh lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu thủy sản xuống 0% như Trung Quốc, Mỹ, EU và nhiều nước trong khu vực. Từ đó tạo điều kiện cần thiết để có nguyên liệu chế biến xuất khẩu ổn định. - Nuôi trồng thuỷ sản có tính chất quyết định đến việc tăng sản lượng, phương hướng lâu dài là phải sản xuất thâm canh. Khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp và cá nhân thả cá giống xuống biển để tái tạo các giống cá quý. Xây dựng cơ cấu mặt hàng thuỷ sản hợp lý và đạt hiệu quả kinh tế cao, chủ yếu là các mặt hàng thủy sản chủ lực như tôm, cua, ngao, cá tra, cá ba sa, cá chim trắng, ba ba, cá sấu; xây dựng cơ cấu đầu tư nhằm phát huy các lợi thế so sánh của từng địa phương và vùng lãnh thổ, dựa vào tình hình cung - cầu thuỷ sản trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. - Sản xuất và xuất khẩu thủy sản phải chuyển từ kinh tế khai thác tài nguyên, thương mại là chủ yếu sang kinh tế khai thác lao động kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghiệp chế biến sâu là chủ yếu.Chú trọng đánh bắt hải sản xa bờ; kết hợp phát triển kinh tế biển với việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của đất nước. - Không ngừng chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho xuất khẩu, chú ý đào tạo ứng dụng các kỹ năng nghiên cứu thị trường, marketing, kỹ năng đàm phán quốc tế, nghiệp vụ kỹ thuật ngoại thương, nâng cao trình độ luật pháp quốc tế, trình độ ngoại ngữ, ứng dụng tin học, nâng cao tay nghề. - Cải tiến việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, phát triển thị trường xuất khẩu nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác xúc tiến thương mại. Tăng cường vai trò và trách nhiệm của các cơ quan ngoại giao và đại diện thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc cung cấp thông tin và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, kênh phân phối nước ngoài... b) Giải pháp xây dựng mạng lưới phân phối - Khảo sát, đánh giá và phân loại khả năng cạnh tranh của hệ thống doanh nghiệp chế biến và quy hoạch lại hệ thống cơ sở chế biến, kho lạnh. Tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh thuỷ sản, gắn sản xuất - chế biến với thị trường, bên cạnh các cơ sở chế biến có các xí nghiệp cung ứng, dịch vụ. - Các đơn vị sản xuất kinh doanh thủy sản nên áp dụng mô hình kinh doanh:"sản xuất – mua gom - chế biến – tiêu thụ" đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu áp dụng thành công. Xây dựng mạng lưới bán thuỷ sản tươi và chế biến đạt tiêu chuẩn về: chủng loại, chất lượng, quy cách, vệ sinh thực phẩm, hệ thống bảo quản (quầy lạnh và kho lạnh)... các doanh nghiệp, thương nhân tích cực tìm kiếm nguồn thủy sản từ nhiều địa phương trong cả nước để bổ sung cho cơ cấu, chủng loại thủy sản thêm phong phú, đa dạng. - Tiếp tục xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy trình sản xuất chế biến thủy sản sạch. Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào sản xuất trên quy mô lớn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế, đồng thời gắn với các đơn vị chế biến để nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mới có hàm lượng công nghệ cao. Tập trung đổi mới bảo quản sau thu hoạch và khâu vận chuyển. - Tăng cường và mở rộng hình thức đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và cán bộ về xúc tiến thương mại. Đặc biệt là đào tạo về luật lệ và các chính sách kinh tế - thương mại quốc tế và của các nước. - Tiếp tục đổi mới tổ chức bộ máy và phương thức quản lý Nhà nước phù hợp với đặc điểm của sản xuất, chế biến và kinh doanh thuỷ sản. c) Giải pháp xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm Mặc dù các sản phẩm của Việt Nam rất da dạng, nhưng hầu hết tiêu thụ dưới nhãn hiệu của các nhà nhập khẩu, hay thương hiệu của hệ thống phân phối, siêu thị ở nuớc ngoài nên người tiêu dùng nước ngoài chưa biết thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. Bộ Thủy sản khuyến cáo các doanh nghiệp cần triển khai xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại vào EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đông Âu. Bên cạnh đó, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, tổ chức hội chợ, tuyên truyền quảng bá sản phẩm thủy sản. - Trước mắt, các doanh nghiệp cần tập trung ưu tiên cho bảo quản và cải tiến chất lượng sản phẩm, đây là điều kiện tiên quyết cho việc xây dựng thương hiệu của thủy sản Việt Nam. - Đẩy mạnh hoạt động thông tin, dự báo thị trường, xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu. - Xây dựng cơ cấu thị trường theo hướng đa dạng hoá thị trường, đa dạng hoá bạn hàng. Quan tâm nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thuỷ sản của các thị trường xuất khẩu chủ lực. Từ đó có những cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để phát triển, điều chỉnh cơ cấu chủng loại thuỷ sản xuất khẩu. Xây dựng và phát triển một số trung tâm thương mại, trung tâm thông tin, trung tâm kiểm tra chất lượng để cung ấp các thông tin về: kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản, con giống, đối tác thương mại và đầu tư, hệ thống tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm và chính họ cũng là đầu mối tiến hành các thương vụ buôn bán thuỷ sản trong nước cũng như xuất khẩu. - Hiện nay việc xây dựng thương hiệu các mặt hàng thủy sản vẫn còn mang tính tự phát, thiếu sự liên kết. Trước tiên, chúng ta cần khẳng định cái gốc của việc xây dựng thương hiệu là chất lượng sản phẩm, là sự tương thích giữa giá cả và giá trị sử dụng. Để đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu thủy sản, đã đến lúc chúng ta phải liên kết xây dựng thương hiệu trên cơ sở ổn định chất lượng và bảo đảm nguồn cung. Phải có tiêu chuẩn chung và mỗi doanh nghiệp nên có vùng nuôi, có khả năng chi phối để có vùng nguyên liệu ổn định. - Việc xây dựng thương hiệu thành công là một chuyện còn để bảo vệ thương hiệu lại là chuyện khác. Nếu đã xây dựng thành công mà mất uy tín với người tiêu dùng thì người tiêu dùng sẽ không quay trở lại. Cho nên trước tiên để xây dựng được thương hiệu tất cả phải cùng quan tâm đến chất lượng. Mỗi doanh nghiệp phải cùng tiếp tay để ra khơi, ra thị trường rộng lớn. Làm thế nào để trong WTO ngành thủy sản phải thắng lớn, phải tranh thủ được cơ hội và đoán trước các thách thức. KẾT LUẬN Liên minh châu Âu (EU) là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất. EU là thị trường lớn có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam cũng chính là những mặt hàng mà thị trường này có nhu cầu nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn, trong đó có thuỷ sản. Theo số liệu thống kê của EU, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình 54,2% thời kỳ 1996 - 1999. Đến năm 2007, hàng thuỷ sản là một mặt hàng có kim ngạch đứng thứ tư trong các số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU. Mặc dù kim ngạch tăng trưởng với tốc độ nhanh, nhưng hầu hết các mặt hàng thuỷ sản đều đang gặp trở ngại trên thị trường này do các quy định về quản lý nhập khẩu, quản lý về xuất xứ, dư lượng kháng sinh đối với thuỷ sản nhập khẩu, vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu EU không áp dụng quá khắt khe quy định về quản lý nhập khẩu, thì tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản nước ta vào EU không dừng ở con số 0,3 - 0,4% trị giá nhập khẩu thuỷ sản của toàn EU. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần tìm những giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời khắc phục những khó khăn, trở ngại trong quan hệ thương mại giữa hai phía. Hơn nữa, trong điều kiện giá nhiên liệu tăng cao, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, đồng đô - la giảm giá, những bất cập trong bước đầu hội nhập Kinh tế Quốc tế của Việt Nam, những sự suy giảm về xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada…. thì thị trường EU là một lựa chọn hợp lý. EU là một trong ba trụ cột kinh tế quan trọng của thế giới, có tốc độ tăng trưởng cao, tương đối ổn định, có đồng tiền riêng và khá vững chắc. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang EU nói chung và hàng thuỷ sản nói riêng phần nào có được sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương, về kim ngạch xuất khẩu mà không sợ xảy ra tình trạng xuất khẩu khó khăn vào một số thị trường trọng điểm, thực hiện được chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Vì vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề của kế hoạch dài hạn, mà còn là vấn đề hiện tại trước mắt đối với sự phát triển của kinh doanh Việt Nam, của Ngành sản Việt Nam. Để làm được việc này, chúng ta phải tập trung nghiên cứu những vướng mắc, trở ngại và tìm ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu tham khảo 1. Chủ biên: Nguyễn Anh Tuấn và Nguyễn Văn Lịch. Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam. 2. Chủ biên: Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thờng Lạng, Giáo trình kinh tế quốc tế. 3. Chủ biên: Nguyễn Thị Huờng. Giáo trình kinh doanh quốc tế. 4. Chủ biên: Vũ Trí Lộc, Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị tru?ng Châu Âu. 5. Chủ biên: Đoàn Thị Hồng Nhung, Thâm nhập thị truờng EU những điều cần biết. - Tạp chí tham khảo 1. Nghiên cứu châu Âu Eropean stadies Review (số 88/2008, số 08/2007) 2. Tạp chí Thuơng mại Châu Âu một điểm nhìn (số 06/20008) 3. Thời báo kinh tế Sài Gòn (12/06/2008) - Website: 1. Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU 2. Thị trường EU và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào EU- Số 4/2006 3. Eropestatic 4. Xu hướng tiêu thụ thủy sản của EU 5. Luật mới xuất khẩu thủy sản vào EU 6. Xuất khẩu thủy sản vào Eu tăng 67% 7. Chương trình phát triển xuất khẩu thuỷ sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 8. Quyết định phê duyệt chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020(Quyết định số 242/2006/QD-TTG ngày 25/10/2006) 9. 2008: Xuất khẩu vào EU có thể đạt hơn 10 tỷ USD ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc22689.doc
Tài liệu liên quan