Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn

Lời mở đầu Vải thiều là một đặc sản xuất hiện từ lâu và hiện đang trở thành một loại cây xoá đói giảm nghèo và làm giầu. Tuy nhiên tình hình sản xuất và tiêu thụ vải thiều đang đặt ra nhiều vấn đề quan tâm. Ngay trong thời kỳ Bắc thuộc cây vải thiều đã được nhắc đến như một thứ đặc sản. Cây vải thực sự phát triển trên đất Lục Ngạn từ năm 1986 và sau nhiều năm "thắng lợi" diện tích trồng vải tăng lên nhanh chóng và đến nay nhiều xã trong huyện đã phủ kín diện tích bằng cây vải. Trong những nă

doc89 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1914 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m qua được sự quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ cụ thể và trực tiếp của chính quyền các cấp, cây vải thiều nói chung và cây vải thiều Lục Ngạn nói riêng đã tỏ rõ thế mạnh cuả nó. Hơn 10 năm qua, cây vải thiều đã đóng góp rất lớn về mặt kinh tế cho nhân dân các dân tộc trong huỵện.Chất lượng tốt, giá cao làm cho diện tích vải thiều tăng lên nhanh chóng vải thiều hàng hoá đã góp phần cải thiện đời sống của nhân dân và tạo điều kiện để thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội khác. Hiện tại, Lục Ngạn đã trở nên quên thuộc với thị trường trong nước và ngoài nước như là tên gọi của vùng cây đặc sản tập trung lớn nhất cả nước:vải thiều Lục Ngạn . Tuy nhiên giá cả vải thiều trên thị trường hạ một các đáng lo ngại, giá vải thiều giảm từ đỉnh điểm 16000đ/kg vào thời điểm 1997-1998 xuống còn 3000đ/kgvào năm 2003, thậm chí giá vải thiều còn có xu hướng tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và tâm lý của ngươii sản xuất. Bên cạnh đó để tìm được thị trường tiêu thụ, chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước vẫn còn rất nhiều khó khăn. Từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại phòng nông nghiệp -địa chính huỵện Lục Ngạn em đã chọ đề tài: "Thực trạng và giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn ".Làm đề tài nghiên cứu viết báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp. 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài. - Phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thị trường tiêu thụ nông sản nói chung, thị trường vải thiều nói riêng. - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường tiêu thụ vải thiều hiện nay trên cơ sở đó rút ra những khó khăn, tồn tại trong quá trình tiêu thụ nói chung, xuất khẩu nói riêng và nguyên nhân cơ bản của nó - Đưa ra một số kiến nghị 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho vải thiều Lục Ngạn. Kết cấu đề tài bao gồm: Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo. Đề tài gồm 3 chương Chương I:Cơ sở lý luận về thị trường nông sản. Chương II:Thực trạng mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Chương III:Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn . Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hoàng Văn Định, Các thầy cô trong khoa Kinh Tế Nông nghiệp& Phát Triển Nông Thôn cùng toàn thể các cô chú ở phòng Nông Nghiệp- Địa Chính huyện Lục Ngạn đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này ChươngI Cơ sở lý luận về thị trường I. Bản chất-Vai trò - chức năng - của thị trường Nông nghiệp 1-.Bản chất thị trường nông nghiệp Xét về mặt lịch sử, thị trường xuất hiện và phát triển cùng với sự phát sinh, phát triển của sản xuất hàng hoá.Mới đầu là trao đổi trực tiếp bằng hiện vật. Mãi sau này khi tiền tệ ra đời và đóng vai trò trung gian, tiền tệ giữ chức năng định giá cho mọi hàng hoá trao đối trên thị trường. ở nước ta từ khi chuyển sang cơ chế kinh tế mới, thuật ngữ thị trường được sử dụng rộng rãi trong hoạt động thực tiễn và trên các sách báo kinh tế. Với những cách thức sử dụng thuật ngữ thị trường theo những ngụ ý khác nhau, đã hình thành những cụm từ đa dạng:Thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, thị trường phân bón , thị trường lúa gaọ... gần đây cũng xuất hiện những cụm từ tượng tự để chỉ những thị trường cao cấp đang hình thành ở nước ta như thị trường vốn, thị trường tài chính nông thôn, thị trường chứng khoán ...người ta lại cũng có thể sử dụng thuật ngữ thị trường thể hiện khía cạnh, vị trí không gian của sự trao đổi hàng hoá như: thị trường nông thôn, thị trường thành phố, thị trường nội địa, thị trường quốc tế, thị trường khu vực ASEAN...Xét về kết quả của các cuộc trao đổi hàng hoá, kể cả trong trao đổi hàng hoá,kể cả trong trao đổi hàng hoá giản đơn trực tiếp vật lấy vật hay trong trao đổi có dùng tiền làm trung gian, thì kết cục của mọi cuộc trao đổi trên thị trường đều là sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất định do họ thoả thuận đặt ra. Nói cách khác, nếu khi có sự chuyển giao quyền sở hữu một vật gì đó thì cần có sự định giá vật đó trên thị trường.Quá trình định giá vật trao đổi trên thị trường hàng hoá còn gọi là quá trình mặc cả hay đàm phán trong thương mại. Đương nhiên, đàm phán thương mại không chỉ là đàm phán giá mặc dù đàm phán giá cả là nội dung quan trọng nhất. Mọi cuộc đàm phán thương mại giữa hai bên mua và bán trong nền kinh tế thị trường phát triển cao đều mang lại kết quả là hình thành đựơc một tập hợp các thoả thuận cụ thể về việc mua bán một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể liên quan đến nông nghiệp. Như vậy, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế sử dụng với tính cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng.Cụm từ “thị trường nông nghiệp “được sử dụng với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Về bản chất kinh tế, thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau. Cũng giống như trong bất kỳ ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tuỳ thuộc trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của ngành và các vùng nông nghiệp. trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hoá chưa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân với người tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ nông dân đem các sản phẩm dư ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho người tiêu dùng khác. Ttong điều kiện nền kinh tế phát triển, nông nghiệp, người ta ít tiêu dùng nông sản thô hơn. Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khau chế biến nhất định về chất lượng,thẩm mỹ,dinh dưỡng,vệ sinh... với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ thống thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy là cùng với sự phát triển ngày càng cao của của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nông nghiệp, thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp. Tính chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân thành thị hay nông thôn. Tuy nhiên, nếu ta coi một loạt những biến đổi về quyền sở hữu và các quá trình kinh tế - kỹ thuật làm cho sản phẩm từ những nông nghiệp từ những người sản xuất nông nghiệp đến tay người tiêu dùng cuối cùng là dây chuyền marketing thì có rất nhiều dây chuyền khác nhau tuỳ thuộc đặc điểm sản xuất và tiêu dùng mỗi loại nông sản nhất định. Mỗi dây chuyền marketing nói trên tuy khác nhau nhiều về thời gian, không gian, hình thức biến đổi của sản phẩm, các chủ thể quan hệ mua bán ...nhưng chúng đều có thể được xem xét trên mặt: cơ cấu tổ chức của mỗi dây chuyền tuỳ thuộc loại hình kinh doanh của những người nắm quyền sở hữu sản phẩm ở điểm nào đó trên dây chuyền. Như vậy vấn đề có tính nguyên tắc thể hiện bản chất thị trường và do đó trọng tâm phân tích thị trường. là mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân bằng cung cầu trên thị trường. Giá mà thương nhân bán cho xí nghiệp chế biến gọi là giá bán buôn... Giá bán lẻ là giá hình thành ở làn chuyển giao cuối cùng quyền sở hữu từ người bán lẻ sang sang người tiêu dùng nông , lâm, thuỷ sản. Có rất nhiều khái niệm về thị trường, sau đây là một số khái niệm. Hễ ở đâu và khi nào có phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hóa thì ở đó và khi ấy có thị trường .Quy mô của thị trường gắn chặt với trình độ chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội” - Theo kinh tế học hiện đại: thị trường là quá trình mà người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hóa mua bán. Từ đó cho thấy hệ thống thị trường cần phải có đối tượng trao đổi sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ và đối tượng tham gia trao đổi là người mua và người bán mà biểu hiện là giá cả thị trường . - Khi nghiên cứu về chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội thì Lê-Nin đã khẳng định: Thị trường là phạm trù tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại phát triển sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa .Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển gắn liền với sự phát triển của phân công lao động xã hội, thị trường là kết quả của phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hóa . Do tác động của Khoa học công nghệ phát triển không ngừng, trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao nên thị trường tồn tại khách quan và ngay càng được mở rộng, bao gồm: thị trường các yếu tố sản xuất, thị trường sản phẩm hàng hóa, thị trường dịch vụ, thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Như vậy,theo nghĩa rộng thị trường nông nghiệp là lĩnh vục cụ thể của lưu thông hàng hóa nông nghiệp, là tổng hợp các điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, tâm lý, xã hội, tự nhiên để thực hiện giá trị hàng hóa, phản ánh quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Theo nghĩa hẹp, thị trường là” vị trí địa lý” thông qua đó sản xuất giáp mặt nhu cầu, người bán và người mua trực tiếp gặp nhau trao đổi mua bán sản phẩm cho nhau. Thị trường nói chung đều chứa đựng tổng số cung và tổng số cầu về một loại hàng hóa nào đó .Và bất cứ thị trường nào hoạt động cũng đổi ngang giá, tự do sản phẩm làm ra, gắn sản xuất với tiêu dùng, buộc sản xuất phục tùng nhu cầu thị trường. Sự trao đổi trên thị trường đều chịu sự tác động, chi phối của quy luật kinh tế hàng hóa. Trên thị trường số lượng hàng hóa bán ra biểu hiện thành cung, còn lượng hàng hóa mua về biểu hiện thành cầu. Giá cả thị trường tăng thì cung tăng, cầu giảm và ngược lại. Vì vậy giá cả thị trường là cái duy nhất quyết định lượng cung cầu trên thị trường. Thị trường nói chung với cơ chế của nó là một hình thức tổ chức kinh tế tinh vi và phức tạp, nó thích ứng với điều kiện kinh tế nhiều thành phần trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng tác động lẫn nhau theo sự dẩn dắt của”bàn tay vô hình”để giải quyêt 3 vấn đề thị trường của tổ chức kinh tế: đó là sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? một cách cân bằng, hiệu quả. 2. Vai trò của thị trường nông nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, thị trường vừa là mục tiêu của nhà sản xuất kinh doanh, vừa là môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá. Thị truờng cũng là nơi chuyền tải các hoạt động sản xuất kinh doanh. Thị trường còn là khâu trung gian cần thiết, là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Vai trò của thị trường được thể hiện ở những điểm sau. -Thứ nhất; Thị trường là sự sống còn đối với sản xuất kinh doanh hàng hóa. Mục đích của người sản xuất hàng hoá là để bán, thoả mãn nhu cầu người khác, bán khó hơn mua, bán là bứơc nhảy nguy hiểm, có nhiều rủi ro. Bởi thế thị trường còn là sản xuất kinh doanh mất thị truờng thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Thứ hai là;Thị trường phá vỡ gianh giới tự nhiên, tự cung, tự cấp để tạo thành sự thống nhất trong toàn nền kinh tế quốc dân. Qua trao đổi mua bán giữa các vùng sẽ biến kiểu tổ chức sản xuất khép kín thành các vùng chuyên môn hoá và sản xuất hàng hoá liên kết với nhau, chuyển kinh tế tự nhiên thành kinh tế hàng hóa. Thứ ba là; Thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh,các nhà sản xuất kinh doanh căn cư vào cung cầu, giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất bao nhiêu… Thứ tư là; Thị trường phản chiếu tình hình sản xuất kinh doanh. Nhìn vào thị trường sẽ thấy tốc độ, trình độ và quy mô sản xuất kinh doanh. Thứ năm là;Thị trường là nơi quan trong để đánh giá, kiểm nghiệm và chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách, biện pháp của cơ quan nhà nước,cảu các nhà sản xuất. Thị trường còn phản ánh các mối quan hệ xã hội, hành vi giao tiếp của con người, đào tạo, bồi dưỡng các nhà quản lý kinh doanh. 3. Chức năng của thị trường nông nghiệp. a-Chức năng thừa nhận: - Tức là người mua và người bán chấp nhận quan hệ trao đổi, mua bán sản phẩm cho nhau. - Thực hiện chức năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt đỗng sản xuất nông sản hàng hóa và mua bán chúng theo yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường . b-Chức năng thực hiện: - Thực hiện giá trị hàng hóa thông qua hành vi trao đổi, mua bán tuân theo quy luật kinh tế hàng hóa. - Chức năng này thể hiện ở chổ, thị trường thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu tầng loại hàng hóa, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các loại nông sản phẩm. c- Chức năng điều tiết kích thích: - Thông qua nhu cầu thị trường mà người sản xuất có thể điều tiết lại cơ cấu và quy mô sản xuất cho phù hợp với thị trường. Khi thị trường phát triển nó sẽ là động lực kích thích sản xuất phát triển theo. - Thực hiện chức năng này, thị trường có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực khan hiếm của đất nước vào sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như từng phân ngành của nông nghiệp nói riêng. d- Chức năng thông tin: - Thông tin qua thị trường mà người sản xuất biết được mình sản xuất cái gì?cơ cấu ra sao?giá cả và chất lượng thế nào? để mà quyết định phương hướng sản xuất kinh doanh, để chọn giải pháp phù hợp. Các chức năng trên của thị trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, làm cho thị trường thể hiện đầy đủ vai trò, bản chất của mình. Trong đó, chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyết định. Chừng nào chức năng này được thực hiện thì các chức năng khác mới phát huy tác dụng. II. Phân loại thị trường. có rất nhiều cách phân loại thị trường khác nhau, sau đây là một số cách phân loại thị trường 1.Phân loai theo yếu tố sản xuất: Người ta có thể chia thị trường thành hai loại: Thị trường các yếu tố đầu vào của sản xuất và thị trường đầu ra. 1.1. Thị trường các yếu tố đầu vào. Thị trường này còn gọi là thị trường tư liệu sản xuất, đây là 1 dạng thị trường của các doanh nghiệp nông nghiệp - thị trường tư liệu sản xuất của nông nghiệp là tập hợp những cá nhân, tổ chức mua và bán các tư liệu sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, giống …phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm. Khách hàng mua sắm tư liệu sản xuất thường là những người chuyên nghiệp và thường có quan hệ mua bán trực tiếp với người với người sản xuất hơn là qua các tổ chức trung gian. 1.2. Thị trường sản phẩm hay còn gọi là thị trường hàng tiêu dùng: Đây là thị trường chủ yếu để tiêu thụ phần lớn nông sản hàng hoá do các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất ra. Khách hàng của thị trường sản phẩm là những cá nhân hay gia đình mua hàng hoá nông sản để phục vụ cho lợi ích cá nhân. Thị trường sản phẩm rất da dạng về chủng loại, mẫu mã và phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của người tiêu dùng. Những nguời tiêu dùng khác nhau về tuổi tác, nghề nghiệp, mức thu nhập, trình độ học vấn, tôn giáo, khu vực ở. Sở thích và thị hiếu của họ cũng rất phức tạp. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường tiêu dùng rất cần thiết và đòi hỏi nhiều công sức, thời gian, tiền của đối với các doanh nghiệp. Giữa thị trường tư liệu sản xuất và thị trường sản phẩm khác nhau đó là: Thị trường tư liệu sản xuất có số lượng người mua tham gia vào thị trường ít hơn nhiều so với số lượng những người mua hàng tiêu dùng và thường tập trung theo vị trí địa lý. Số lượng khách hàng ít nhưng tầm cỡ lớn nên mối quan hệ mua –bán giữa người cung ứng và ngưòi tiêu thụ ở thị trường tư liệu sản xuất thường gần gũi hơn. cầu về hàng hoá tư liệu sản xuất co giãn theo giá ít hơn các hàng hoá tiêu dùng. Nông nghiệp là một trong những ngành vừa tạo ra thị trường tư liệu sản xuất, lại vừa tạo ra thị trường sản phẩm. Bởi vì những sản phẩm nông nghiệp là yếu tố đầu vào cho một số ngành công nghiệp chế biến, đồng thời phần lớn sản phẩm nông nghiệp sau khi thu hoạch có thể tham gia ngay vào thị trường hàng hoá tiêu dùng như thị trường hàng hoá tiêu dùng như hoa quả tươi, rau, lương thực, các sản phẩm chăn nuôi như thịt, cá, trứng… *Nếu chúng ta phân loại thị trường tiêu thụ sản phẩm theo các đối tượng tiêu dùng nông sản sẽ có các loại thị trường sau. -Thị trường lương thực, thực phẩm. -Thị trường đồ ăn phục vụ cho các cơ quan, xí nghiệp và các tổ chức -Thị trường công nghiệp - Thị trường chính phủ - Thị trường quốc tế. 2.Phân loại theo vai trò của thị trường: - Gồm thị trường chính và thị trường phụ. 3. Phân loại theo phạm vi hoạt động: - Gồm thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. 4. Phân loại theo mức độ cạnh tranh: -Gồm thị trường cạnh tranh hoàn hảo và thị trường cạnh tranh độc quyền. 4.1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường mà ở đó mà số người tham gia vào thị trường khá lớn và không ai có ưu thế để cung ứng một số lượng sản phẩm khả dĩ ảnh hưởng đến giá cả. Người mua và người bán đều không thể quyết định giá mà chỉ chấp nhận giá. Các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mua bán trên thị trường này là đồng nhất, không có sự di biệt. Điều kiện tham gia và rut khỏi thị trường là dễ dàng, các doanh nghiệp, người bán có thể tự do di chuyển dễ dàng từ ngành này sang ngành khác để tìm kiếm con đường làm ăn có lợi nhất, có như vậy đường cung và đường cầu mới thay đổi được vị trí để điều chỉnh số lượng sản xuất và giá cả. Nói chung thị trường cạnh tranh hoàn hảo khó có thể tìm kiếm trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên thị trường nông sản có thể coi là thị trường cạnh tranh hoàn hảo. 4.2.Thị trường cạnh tranh mang tính độc quyền: Đây là thị trường bao gồm nhiều thị trường nhỏ dễ tham gia và cũng dễ rút lui, mỗi doanh nghiệp sản xuất ra một loại hàng hoá có sự khác nhau. Cũng một sản phẩm chia ra nhiều loại, thậm chí còn được chia nhỏ hơn có thể với các nhãn hiệu khác nhau. Đường cầu của loại thị trường này phần nào bị dốc xuống vì lẽ hàng hoá không hoàn toàn giống nhau và cũng vì khả năng tăng giá mà không bị phá sản. Việc mua bán cũng được thực hiện trong bầu không khí vừa độc quyền, vưa cạnh tranh. Điều này khác hẳn với thị trường cạnh tranh hoàn hảo.Người bán"Dụ dỗ, lôi kéo"khách hàng bằng nhiều hình thức khác nhau như quảng cáo, chiêu hàng, cung cấp dịch vụ tín dụng. 4.3. Thị trường độc quyền: Có nghĩa là thị trường chỉ có một loại hàng hoá hay dịch vụ đặc thù mà những người bán và người khác không thể có, hoặc không thể làm được. Họ kiểm soát hoàn toàn số lượng sản phẩm và dịch vụ bán ra trên thị trường. Đường cầu của xã hội là đường cầu của hãng. Tình trạng độc quyền chỉ có thể xẩy ra nếu không có sản phẩm nào thay thế sản phẩm độc quyền. Điều kiện gia nhập hoặc rút khỏi thị trường độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền bí quyết, kỹ thuật công nghệ. Thị trường này không cạnh tranh về giá bán mà người bán hoàn toàn quyết định giá. Nhà sản xuất độc quỳên tìm moi cách tối đa hoá lợi nhuận. Độc quyền cũng có ưu điểm nhất định như tập trung được vốn đầu tư lớn, phát triển sản xuất, phát triển khoa học kỹ thuật và cải tiến công nghệ, song độc quyền cũng mang lại những bất lợi cho người tiêu dùng. 5. Phân theo cấp thị trường. - Gồm thị trường thứ cấp và thị trường cao cấp. III. Thị trường sản phẩm nông nghiệp 1.Khái niệm và vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp. khái niệm thị trường sản phẩm nông nghiệp. Thị trường sản phẩm là thị trường đầu ra của sản xuất,có vai trò quan trọng trong hệ thống thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển. Thị trường sản phẩm nông nghiệp có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là "vị trí địa lý"hay thường goi là chợ nông sản thông qua đó sản xuất nông sản giáp mạt với nhu cầu, nguowif mua vầ người bán trực tiếp gặp nhau để mua bán sản phẩm hàng hoá cho nhau. Thị trường tiêu thụ san phẩm là cầu nói giữa sản xuất và tiêu dùng vì vậy nó tác động đến nhiều mặt của quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm. 1.2.vai trò của thị trường sản phẩm nông nghiệp. Thị trường này đóng vai trò quyết định đốivới sản xuất,là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ, quy mô, nhịp độ tăng trưởng kinh tế nói chungvà kinh tế nông thôn nói riêng. Nếu sản xuất mà không có thị trường tiêu thụ, không bán được sản phẩm thì sản xuất không thể phát triển mà sẽ bị đình trệ. Ngược lại thị trường tiêu thụ thuận lợi sẽ có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Người sản xuất trong cơ chế thị trường sẽ phải thực hiện phương trâm "sản xuất- kinh doanh cái mà thị trường cần"nên phải tìm hiểu thị trường để quyết định. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò quyết định đến việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá ngày càng cao.Do tính đa dạng của nhu cầu thị trường tác động làm cho sản xuất biến đổi về mặt cơ cấu sản phẩm để phù hợp với tính đa dạng của nhu cầu thị trường. Đồng thời thông qua việc trao đổi mua bán hàng hoá trên thị trường làm cho các vùng chuyên môn hoá ngày càng phát triển và liên kết với nhau để khai thác tôt lơi thế của từng vùng, sản xuất ra nhiều hàng hoá đáp ứng nhu câù thị trường. Thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm mà có tác động đến việc hướng dẫn qua strình sản xuất kinh doanh páht triển đúng hướng. Những người sản xuất kinh doanh luôn căn cứ vào cung, cầu và giá cả trên thị trường để quyết định sản xuất kinh doanh của mình cho phù hợp nhằm hạn chế tốiđa những rủi ro tác động của thị trường gây ra. Thị trường sản phẩm còn có vai trò quan trọng để kiểm nghiệm và chứng minh tính đúng đắn của các chủ trương, chính sách và biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh của các cơ quan nhà nước và các nhà sản xuất. Thị trường còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vi của con người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá, phản ánh việc đào tạo, bồi dưỡng nhà quản lý, kinh doanh và những người sản xuất đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hoá 2.Đặc điểm của thị truờng sản phẩm nông nghiệp. Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng hàng nông sản, thị trường nông sản là thị trưòng đa cấp. Vấn đề trọng tâm của việc phân tích thị trường nông nghiệp là phân tích trạng thái cân bằng ở mỗi cấp thị trường. Mỗi loại nông sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt: Thời gian, không gian, giá cả, chất lượng sản phẩm ...Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia trên dây chuyền marketing cần bỏ ra những chi phí nhất định để đáp ứng những đòi hỏi trên của thị trường 2.1. Đặc điểm chung của thị trường: - Hệ thống thị trường nông nghiệp nói chung ở nước ta hình thành và phát triển còn thiếu đồng bộ,thể hiện thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường chứng khoán còn sơ khai và chưa phát triển. - Thị trường còn bị chia cắt giữa các vùng, chưa thể hiện được tính thống nhất trong cả nước. Vì do sự kém phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng mà trước hết là giao thông. Vì thế hàng hóa khó lưu thông giữa các vùng. Ngoài ra còn do tâm lý tự cung tự cấp của những người sản xuất và người tiêu dùng, do hậu quả của cơ chế bao cấp. - Thị trường khu vực nông thôn rộng lớn nhưng còn hoang sơ, sức mua thấp và Nhà nước chưa có chính sách thỏa đáng để phát triển thị trường nông thôn.Thực tế có lúc còn thả nổi để mặc người nông dân tự lo tiêu thụ hàng hóa và mô hình liên kết 4 nhà trông tiêu thụ sản phẩm chưa phát huy tác dụng, trong đó vai trò các thương lái chưa được coi trọng đúng mức. - Thị trường xuất khẩu các loại nông sản nước ta ngày càng được mở rộng ra nhiều nước trên thế giới song thị trường này còn gặp khó khăn. Biểu hiện: thị trường xuất khẩu chưa ổn định; một số thị trường lớn giàu tiềm năng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao ta chưa đáp ưng được và sản xuất còn ít; công nghệ sản xuất và chế biến của chúng ta thấp làm cho sức cạnh tranh của sản phẩm chúng ta kém. 2.2. Đặc điểm về cầu nông sản trên thị trường: - Cầu nông sản trên thị trường là lượng hàng hóa nông sản mà người mua có khả năng mua và sẵn sàng mua ở mỗi mức giá nhất định trong một thời điểm nhất định. - Cầu nông sản trên thị trường nội địa còn yếu do tỷ lệ dân cư dô thị và công nghiệp ít,mới khoảng 20% dân số cả nước. Dân cư nông thôn đông 80% dân số cả nước nhưng do sản xuất hàng hóa chưa phát triển, thu nhập của người dân ở khu vực này thấp làm cho sức mua của thị trường nông thôn yếu - Cầu nông sản trên thị trường rất đa dạng về số lượng, chất lượng và chủng loại hàng hóa và đang có xu hướng phát triển nhanh các loại nông sản hàng hóa có chất lượng cao. 2.3. Đặc điểm về cung nông sản trên thị trường: - Cung nông sản trên thị trường là lượng hàng hóa nông sản có khả năng sản xuất và sẵn sàng bán ở mổi mức giá trong mỗi thời điểm nhất định. - Mức cung nông sản trên thị trường đang có xu hướng tăng lên một cách ổn định do sản xuất phát triển theo hướng ngày càng bền vững hơn.Tuy nhiên trong điều kiện nhất định của sản xuất và sự biến động của thị trường nó làm cho cung một số nông sản có xu hướng vượt cầu diễn ra ở một số vùng, ở một số thời điểm đối với một số hàng hóa. - Nguồn cung nông sản nhìn chung còn phân tán và mang tính thời vụ rõ do ảnh hưởng của trình độ sản xuất thấp dẫn đến tình trạng có sản phẩm có lúc chưa đến mùa đã khan hiếm và vừa vào vụ thu hoạch đã ế thừa còn phổ biến. - Cung chưa phù hợp với cầu thị trường, điều đó chứng tỏ sản xuất vẩn theo lối xuất phát từ kinh nghiệm và truyền thống chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường.Từ đó dẩn đến sản phẩm làm ra khó tiêu thụ. - Công tác kiểm dịch vệ sinh thực phẩm chưa tốt, vấn đề an toàn thực phẩm ngày cang bức xúc -Vấn đề tổ chức các kênh lưu thông sản phẩm còn bất hợp lý, gây lãng phí lớn cho xã hội. 2.4. Đặc điểm về giá trên thị trường: - Giá nông sản còn biến động mang tính thời vụ và tính vùng. Thể hiện ở trình độ phát triển sản xuất hàng hóa, ở trình độ cơ sở vật chất kỉ thuật yếu kém, ở chính sách lưu thông hàng hóa còn bất cập - Sự biến động của giá cả nông sản thường chậm hơn so với sự biến động giá hàng công nghiệp vì do chu kì sản xuất nông nghiệp kéo dài, sản xuất nông nghiệp còn phải thích ứng với điều kiện tự nhiên, tâm lý sản xuất tự cung tự cấp. Với những lý do trên làm cho người sản xuất thường bị thua thiệt về giá khi tiêu thụ nông sản. - Giá cả trên thị trường nội địa còn thấp hơn trên thị trường thế giới vì mặt bằng giá trong nước thấp, do một số yếu tố đầu vào của sản xuất nông nghiệp còn được Nhà nước hổ trợ, do giá lao động trong nước thấp, do điều kiện tự nhiên nước ta có nhiều ưu đãi hơn. - Do tác động của thị trường ngoài nước có lúc làm cho giá nông sản ở thị trường nội địa xuống thấp, người sản xuất gặp khó khăn do lãi thấp hoặc không có lãi. Vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải coi trọng phát triển thị trường trong nước làm cho sức mua thị trường trong nước tăng lên, để chúng ta không quá phụ thuộc vào thị trường ngoài nước, để hạn chế những thua thiệt về giá đối với người sản xuất do tác động của thị trường ngoài nước. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó chính là quá trình thực hiện giá trị của sản phẩm, là giai đoạn làm cho sản phẩm ra khỏi quá trình sản xuất và bước vào lưu thông, đưa sản phẩm từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực tiêu dùng. 3. Cơ cấu tổ chức thị trường nông nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường sản phẩm nông nghiệp. 3.1- Cơ cấu tổ chức thị trường sản phẩm nông nghiệp: Gồm các nhóm chủ thể kinh tế cùng với các chức năng của nó trong hệ thống thị trường nông nghiệp: Người sản xuất đNgười bán buônđNgười chế biếnđNgười bán lẻđNgười tiêu dùng. - Người sản xuất gồm những doanh nghiệp nhà nước, hộ gia đình, trang trại.. có chức năng: Tạo ra sản phẩm trên cơ sở sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất ; Tạo ra giá trị mới bổ sung vào giá trị cũ được chuyển từ các yếu tố đầu vào - Người bán buôn gồm các doanh nghiệp thương mại nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình… có chức năng: Đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi chế biến; Do phải thu gom, bảo quản, chế biến sản phẩm do đó tạo thêm giá trị mới bổ sung vào sản phẩm làm tăng giá trị sản phẩm. - Người chế biến gồm doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, hộ gia đình… có chức năng: Chế biến sản phẩm từ dạng thô sang dạng sản phẩm mang tính công nghiệp, làm tăng chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, làm tăng giá trị sản phẩm. - Người bán lẻ gồm doanh nghiệp nhà nước, tập thể, tư thương…có chức năng: Đưa sản phẩm từ nơi chế biến đến người tiêu dùng; Do phải chi phí cho hoạt động thương mại do đó làm cho giá trị sản phẩm tăng thêm -Người tiêu dùng cuối cùng có nhiệm vụ phải hoàn trả toàn bộ chi phí từ khâu sản xuất đến khâu dịch vụ sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ.Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì người tiêu dùng phải trả chi phí cho phần sản xuất sản phẩm thô sẽ giảm còn chi phí trả cho khâu dịch vụ tăng. Nhận xét: *) Cơ cấu tổ chức thị trường nông nghiệp có thể gồm các khâu chủ yếu trên nhưng tùy thuộc vào trình độ phát triển của sản xuất hay của nền kinh tế nói chung mà số lượng các khâu trên có thể giảm đi hoặc tăng thêm cho phù hợp *) Quá trình lưu thông sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu tiêu dùng cuối cùng trải qua nhiều lần chuyển quyền sở hữu và mỗi lần chuyển lại là một lần bổ sung thêm giá trị vào sản phẩm và ở đó lại có một giá cả mới cho phù hợp. Và ở đó củng hình thành các cấp thị trường cụ thể như từ người sản xuất sang bán buôn hình thành thị trường nông trại và giá bán nông trại. Từ người bán buôn sang người chế biến hình thành thị trường cấp 2 và giá bán cấp 2. Từ người chế biến sang người bán lẻ hình thành thị trường cấp 3 và giá bán cấp 3. Từ người bán lẻ sang người tiêu dùng cuối cùng hình thành thị trường bán lẻ và giá bán cho người tiêu dùng. 3.2. các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường sản phẩm nông gnhiệp a- Giá bản thân nông sản đó. Khi giá nông sản tăng thì cung nông sản đó tăng và ngược lại khi giá nông sản giảm thì lượng cugn nông sản cũng giảm. Khi giá tăng thì lượng cầu giảm và khi giá giảm thì lượng cầu tăng. Cầu về một loại nông sản có quan hệ tỷ lệ nghịch với giá của nó b. Giá sản phẩm thay thế: Giá sản phẩm thay thế tăng có thể làm cung nông sản chính giảm và ngược lại. Giá của nông sản thay thế tăng thì cầu nông sản chính sẽ tăng và ngựơc lại C. giá của sản phẩm song đôi: khi giá của một trong hai sản phẩm song đôi tăng lên thì cung của sản phẩm thứ hai sẽ tăn._.g theo. d. Sự biến động giá cả các yếu tố đầu vào: - Giá cả các yếu tố đầu vào tăng (giảm) sẽ làm tăng (giảm) giá thành và tác động làm giảm (tăng) cung nông sản. Các yếu tố đầu vào bao gồm: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, lao động, máy móc, công cụ, điện, xăng, thủy lợi… e. Năng suất cây trồng, vật nuôi: - Năng suất cây trồng, vật nuôi càng cao sẽ tác động làm tăng cung và ngược lại. Năng suất cây trồng, vật nuôi cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng giống, quy trình kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, chăm sóc… e.Mức độ rủi ro: - Đặc điểm quan trọng của quá trình sản xuất nông sản hàng hoá là mức độ rủi ro rất cao, đặc biệt đối với nền sản xuất nông nghiệp trình độ kỹ thuật yếu kém như nước ta hiện nay. Các rủi ro thường gặp trong công tác nuôi trồng có thể kể đến là: dịch , hạn hán, lũ lụt ,rủi ro thị trường ... Trong nền kinh tế thị trường, những khả năng thiệt hại do rủi ro thiên tai cũng như rủi ro thị trường cần phải được tính đến như một khoản chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. f. Quy mô dân số: Quy mô dân số tỉ lệ thuận với cầu nông sản hàng hóa. g. Thu nhập của người tiêu dùng: Thu nhập của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu có khả năng thanh toán của người tiêu dùng.Thu nhập tăng lên thì sẽ làm tăng cầu có khả năng thanh toán của những hàng hoá mà nhu cầu tiêu dùng chưa dược thoả mãn đầy đủ, tiếp đến nó tác động đến cơ cấu tiêu dùng và theo xu hướng ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng với nững sản phẩm có chất lượng cao hơn. Với mức thu nhập ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng nông sản hàng hó nói chung và nhu cầu đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm nói riêng sẽ chuyển dần từ việc thoả mãn đủ ăn, ăn no và tiến tới ăn ngon..Tóm lại với mức thu nhập ngày càng tăng, xu hướng ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao. h.Chất lượng nông sản hàng hóa: Dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến cầu nông sản hàng hóa. Các yếu tố chủ yếu quyết định tới chất lượng nông sản là giống, công nghệ nuôi trồng, công nghệ chế biến, bảo quản… Khả năng chế biến của ngành công nghiệp chế biến: Công nghiệp chế biến là khu vực tiêu thụ nông sản với vai trò là nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chế biến càng cao, quy mô mở rông sản xuất chế biến. Trình độ côngnghệ chế biến càng cao, quy mô mở rộng thì khối lượng nông sản hàng hoá được qua chế biến càng lớn. Đứng trên góc độ sản xuất nông sản hàng hoá thìcông nghiệp chế biến là bộ phận tiêu dùng rất lớn. Trình độ công nghệ và quy mô của khu vực công nghiệp chế biến phụ thuộc rất lớn vào các chính sách đầu tư, chánh sách thuế... l.Phong tục tập quán: Như các quy định trong lễ giáo, những thói quen tiêu dùng của các dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng…Chẳng hạn như các nhà sư thì chỉ tiêu dùng các sản phẩm từ thực vật, không dùng những sản phẩm từ động vật.. Các yếu tố làm tăng khả năng xuất khẩu: Xuất khẩu nông sản là một kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá rất lớn, do đó những yếu tố tác động làm tăng hoặc giảm khả năng xuất khẩu cũng sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với nông sản hàng hoá trong nước. Các yếu tố đó là: sự biến động về sản lượng cung cấp của các quốc gia xuất khẩu ;sự biến động nhu cầu của các nước nhập khẩu; chính sách của các tổ chức thương mại quốc tế, của các quốc gia co liên quan... Khả năng xuất khẩu tăng hoặc giảm sẽ làm tăng hoặc giảm nhu cầu đối với nông sản trong nước. Xuất khẩu phụ thuộc vào nhu cầu của các nước nhập khẩu, lượng cung của các nước xuất khẩu, chính sách của các nước, khả năng cạnh tranh.. n. Các yếu tố tác động tới khối lượng nhập khẩu nông sản hàng hoá cùng loại hoặc có khả năng thay thế :Mức độ nhập khẩu nông sản tăng lên, ngay lập tức sẽ tác động làm giảm cầu nông sản tại thị trường nội địa. Theo các cam kết hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, việc sử dụng các biện pháp thuế quan và phi thuế quan đẻ bảo vệ hàng sản xuất trong nước sẽ không còn được thực hiện. Điều này có nghĩa là Nông sản hàng hoá của ta sẽ cạnh tranh vói nông sản của các nước ngay trên thị trường nội địa Khi ta nhập khẩu nông sản từ nước khác ngay lập tức sẽ tác động làm giảm cầu nông sản nội địa. Điều này đòi hỏi nông sản nội địa phải không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh để có thể tồn tại được trên thị trường. Chương II Thực trạng mở rộng thị trường vải thiều Lục Ngạn I.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến sản xuất và mở rộng thị trưòng tiêu thụ vải thiều của huyện Lục Ngạn. 1.Đặc điểm tự nhiên. 1.1.về vị trí địa lý. Huyện Lục Ngạn là một huyện miền núi nằm trên trục quốc lộ 31, trung tâm huyện cách tỉnh lỵ Bắc Giang 40km về phía đông bắc, cách thủ đô Hà Nội 91km.- Phía bắc giáp huyện Chi Lăng và huyện hữu lũng của tỉnh Lạng Sơn.- Phía Nam và phía tây giáp huyện Lục Nam của tỉnh Bắc Giang.- Phía đông giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc giang và huyện Lộc bình của tỉnh Lạng Sơn. Huyện Lục Ngạn có diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha. Dân số có 185.506 người. Mật độ trung bình 180người/km2, phân bố dân số không đều. ở các xã vùng núi cao trung bình chỉ có 110người/km2. Trung tâm huyện lỵ, đặt tại thị trấn chũ nằm trên trục đường quốc lộ 31, là vị trí tương đối trung tâm của toàn huyện. Lục Ngạn có diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 20,52%. Trong đó diện tích trồng cây lương thực chỉ có 6,78% so với đất tự nhiên nên sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên huyện Lục Ngạn lại có lợi thế có nhiều đất đồi núi thấp, thích nghi vơí các loại cây ăn quả lâu năm như vải thiều, nhãn, hồng, na, dứa… Đặc biệt là cây vải thiều đang phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao. Lục Ngạn là một huyện miền núi bao bọc bởi hai dải núi Bảo Đài và huyền Đinh nên địa hình được chia thành hai vùng rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp.Vùng núi cao bao gồm 12 xã, vùng này chiếm gần 60% diện tích tự nhiên của toàn huyện, vùng này chủ yếu là các dân tộc ít người, mật độ dân số thấp kinh tế chưa phát triển , tiềm năng đất đai còn nhiều, có thể phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc và cây ăn quả. Vùng núi thấp gồm có 17 xã còn lại và một thị trấn, diện tích chiếm trên 40%, vùng này đất bị xói mòn, trồng cây lương thực năng suất thấp, thường bị thiếu nguồn nướcc tưới cho cây trồng. Nhưng ở vùng này dất đai lại thích hợp trồng các loại cây ăn quả như hồng, nhãn, vải thiều, đặc biệt là cây vải thiều, vùng này đang phát triển thành vùng chuyên canh cây vải thiều lớn nhất miền Bắc. Nhìn chung Lục Ngạn tuy là huyện miền núi nhưng có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu với các trung tâm kinh tế, xã hội quan trọng trong vùng, qua đó có thể tiếp cận nhanh chóng với thị thị trường khu vực phía bắc, đông bắc bộ và các địa phương khác trong cả nước. 1.2 Về thời tiết khí hậu. Lục Ngạn nằm trọn trong vùng đông bắc Việt Nam nên chịu ảnh hưởng của vùng nhiệt đới gió mùa, trong đó có tiểu vùng khí hậu mang nhiều nét đặc trưng của vùng miền núi, có khí hậu tương tự tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên. Theo tài liệu của trạm khí tượng thuỷ văn cho thấy: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1321mm, lượng mưa cao nhất 1780mm vào các tháng 6, 7, 8. Lượng mưa thấp nhất là 912mm, tháng có ngày mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1. So vơi các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, Lục Ngạn thường có lượng mưa ít hơn. Đây là khó khăn cho phát triển cây trồng và vật nuôi. Nhiệt độ trung bình cả năm bình quân là 23,5oc, vào tháng 6 cao nhất là 27,8oc, tháng 1và tháng 2nhiệt độ thấp nhất là 18,8oc. Bức xạ nhiệt trung bình so với các vùng khí hậu nhiệt đới, số giờ nắng bình quân cả năm là 1729 giờ, số giờ nắng bình quân trong ngàu là 4,4 giờ. Với đặc điểm bức xạ như vậy là điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng . Độ ẩm không khí trung bình là 81%, cao nhất là 85% và thấp nhất là 72%. Gió bão: Lục Ngạn chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, vào mùa đông tốc độ gió bình quân là 2,2 m/s, mùa hạ có gió mùa đông nam. Lục Ngạn là vùng ít chịu ảnh hưởng của bão. Lục Ngạn có lượng mưa hàng năm thấp nhất so với các vùng khác trong tỉnh Bắc Giang, là huyện miền núi có diện tích rừng tự nhiên lớn, địa hình dốc từ 8o-15 o, có nơi dốc hơn 25o nên ít bị ảnh hưởng của lũ lụt. 1.3. Về nguồn nước. Tài nguyên nước của huyện gồm có hai nguồn:Nước mặt và nước ngầm. a. Nguồn nước mặt: Trên địa bàn huyện có sông Lục Nam chảy qua dìa gần 60km từ Đèo Gia xuống Mỹ An đến Phượng Sơn. Nước sông chẩy quanh năm với lưu lượng khá lớn.mức nước sông trung bình vào mùa lũ khoảng 4,5m, lưu lượng lũ lớn nhất là 1300m3/s-1400m3/s. Lưu lượng mùa kiệt là 1m3/. Ngoài sông Lục nam còn có nhiều sông suối nhỏ nằm rải rác ở các xã vùng núi cao. Nhân dân các địa phượng đã đắp đập ngăn nước tạo ra nhiều hồ chứa nhỏ. Trong huyện còn có hồ cấm sơn với diện tích mặt nứơc 2700ha và hồ Khuôn thầncó diện tích mặt nước 140ha. Đây là 1 tài nguyên nứơc mặt rất lớn. Để khai thác nguồn nước mặt, huyện đã có 9 công trình thủy nông như :Hồ Khuôn Thần,làng Thum, Đồng man, Đá mài, Dộc bấu, trại muối, Đồng cốc, Bầu lầy, Lòng thuyền và 50 trạm bơm với trên 180 hồ đập nhỏ b. Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa được khoan thăm dò để đánh giía trữ lượng và chất lượng,nhưng qua kháo sát sơ bộ. ở các giếng nước của dân đào ở một số vùng thấp trong huyện cho thấy giếng khoan sâu từ 20-25m thì xuất hiện có nước ngầm, chất lượng nước khá tốt. Tóm lại tài nguyên nước của Lục Ngạn ở sông Lục Nam và hai hồ chứa lớn là Cấm sơn và Khuôn thần cùng nhiều hồ nhỏ có tiềm năng rất lớn. 1.4 Về đất đai. Lục Ngạn có tổng diện tích đất tự nhiên là 101.223,72 ha, trừ diện tích mặt nước ao hồ, diện tích núi đá và một số diện tích khu dân sư, còn lại diện tích được điều tra thổ nhưỡng là 94.911,64ha, chiếm 93,76% diện tích đất tự nhiên. Theo kết quả điều tra bổ sung gần đây cho thấy Lục Ngạn có 6 nhóm đất chính và 14 nhóm đất phụ. 6 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa sông suối có diện tích là 2148,15 ha, chiếm 2,15% diện tích đất điều tra. Nhóm đất bùn lầy có diện tích 18,79 ha chiếm 0,02% diện tích đất điều tra phân bố ở vùng trũng thường xuyên bị ngập úng. Nhóm đất Feralit mùn vàng nhạt ở trên núi có độ cao từ 700m-900m so với mặt nước biển có diện tích là 1728,72 ha chiếm 1,82% diện tích đất điều tra phân bố ở vùng trũng thường xuyên bị ngập úng. Nhóm đất Feralit trên núi ở độ cao từ 200-700m so với mặt nước biển có diện tích 23154,73h, chiếm 24,40%diện tích đất điều tra. Nhóm đất Feralit ở vùng đồi thấp, ở dộ cao từ 25-200m có diện tích là 56878,42ha chiếm 59,93% diện tích đất điều tra. Nhóm đất feralit ở vùng đồi thấp có diện tích là 10982,83 ha chiếm 11,5%so với diện tích đất điều tra. Lục Ngạn tuy là huyện miền núi, nhưng có khoảng hơn 10 ngàn ha đất tương đối bằng , chiếm 10% so với diện tích đât tự nhiên. Đây là một thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và hoa mầu. Lục Ngạn cón có hơn 30% đất có độ đốc từ 8o-25o, phân bố ở các vùng đồi thấp. Đây là tiềm năng phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả, đặc biệt là cây vải thiều đang có xu hướng phát triển mạnh. 2.Đặc điểm kinh tế- xã hội có ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều của huyện. 2.1 về vốn, cơ sở hạ tầng của huyện. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện năm 2002 là 21.212 triệu đồng, năm 2003là 43.848 triệu đồng. cụ thể như sau: Biểu 1:Các hình vốn đâu tư xây dựng cơ bản của huyện Lục Ngạn Đơn vị tính:Triệu đồng Hình thức vốn Năm 2002 Năm 2003 Tổng số 21.212 43.848 Phân theo hình thức quản lý. +Trung ương quản lý. + Địa phương quản lý. Tỉnh quản lý. Huyện, thị xã quản lý. --------- 20.652 19.652 1.560 -------- 43.848 42.248 1.600 Phân theo nguồn vốn. +Vốn ngân sách nhà nước. + Tỉnh. + Huyện, thị xã +vốn của dân cư và tư nhân 20.652 19.652 1.000 560 43.848 42.248 1600 … Phân theo cấu thành. + Xây lắp. + Thiết bị. + XDCB khác. 21.212 20.797 415 … 43.848 43.423 425 … Phân theo hình thức quản lý: Vốn do Trung ương quản lý bình quân hàng năm khoảng 8500 triệu đồng, nhưng không tăng liên tục mà có năm giảm, năm tăng. Từ năm 1996-2000vốn đầu tư toàn xã hội liên tục tăng, năm 1996 đạt 9320 triệu/năm. Năm 1997 đạt 14100triệu, năm 1998 đạt 29950 triệu; năm 1999đạt 39829 triệu; năm 2000 đạt 42350 triệu đồng. Bình quân từ năm 1996-2000 tăng 50,50% đặc biệt năm 1998 so với năm 1997 tăng 112%, nguồn vốn đầu tư nà chủ yếu do ngân sách trung ương và tỉnh cấp. Thu ngân sách của huyện gia đoạn 1991-2000 cũng tăng liên tục. Năm 1991 thu ngân sách được 2376 triệu đồng, năm, năm 1995 thu được 7852 triệu, năm 1999 thu được 7917 triệu, năm 2000 thu được 8507 triệu. Nhìn chung tốc độ tăng thu ngân sách hàng năm không ca, chỉ dưới 10%. Trong khi đó tốc độ tăng nhu cầu vốn đầu tư hàng năm lại tăng rất mạnh dẫn đến mất cân đối lớn giữa nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vôn ngân sách của huyện có thể dáp ứng. Còn nguồn vốn trong dân những năm gần đây có vai trò quan trọng trong đầu tư phát triển.Năm 2000 nhân dân đã tự bỏ vốn xây dựng cơ sở vật chất phục vụ đới sống ước tính đạt khoảng 30tỷ đồng và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 65- 70 tỷ đồng. Ngoài ra các tổ chức tín dụng cho vay phát triển sản xuất khoảng 150 tỷ đồng 2.2. Cơ sở hạ tầng. Những năm gần đây huyện đã có nhiều cố gắng cộng với sự giúp đỡ của Trung Ương và của tỉnh Bắc Giang một số cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội được bổ sung, cải tạo, nâng cấp đáng kể đã góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhưng hiện nay vẫn còn một số cơ sở với quy mô nhỏ bé, lạc hậu xuống cấp không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của huyện. + về mạng lưới đường giao thông. Mạng lưới đường bộ có các tuyến chạy qua huyện gồm: Quốc lộ 31 dài 40km, quốc lộ 279 dài 25km, mặt cắt ngang hẹp 7m trải cấp phối ải thâm nhập nhựa chất lượng không cao. -Mạng đường tỉnh lộ qua huyện có đường 285 dài 26 và dường 290 dài 15km. - Mạng lưới đường huyện, xã có tổng chiều dài là 757km chạy đến tất cả các xã trong huyện, chất lượng mặt đường chủ yếu là cấp phối đá dăm. vẫn còn khoảng 18/30 xã đường đến trung tâm xã là đường đất. - Giao thông đường thuỷ. Lục Ngạn có hệ thống giao thông đường thủy trên sông Lục Nam, chiều dài khoảng 45km có thể vận chuyển hàng hóa đi Hải Dương, Hải Phòng. Tóm lại mạng lưới giao thông đường thủy, Đường bộ của huyện đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng còn thấp. + Mạng lưới điện. - Lục Ngạn là huyện miền núi nên việc đưa điện về các xã vùng cao gặp nhiều khó khăn song huyện đã cố gắng đầu tư cho mạn lưới điện ngày càng mở rộng, tăng dung lượng các trạm biến áp. Tính đến ngày 31/12/2003 số xã có điện lưới quốc gia là 26/30 so với năm 2002 có 24/30 xã.Các nguồn điện khác năm 2002 có 6 xã,năm 2003 còn 4 xã. Số xã , thị trấn chưa có điện năm 2002còn 6 xã, năm 2003 còn 4 xã. Số hộ dùng điện cũng tăng từ 20% lên đến 90%. Hiện nay dung lượng các trạm biến áp trong huyện có công suất 9580 KVA, sản lượng điện tiêu thụ cũng tăng lên. + Hệ thống thủy lợi. Toàn huyện có 9 công trình thủy nông với 84km kênh mương chính và 200km kênh mương nhánh. Nếu theo thiết kế thì năng lực tưới rất khá:Vụ mùa tưới được 3610ha, vụ chiêm tưới được 2450ha, tưới cho màu 800ha. + Nước sinh hoạt . ở các xã vùng cao chủ yếu vẫn dùng nước suối tự chảy, còn ở các xã vùng thấp chủ yếu dùng nước giếng đào. Chưa có hệ thống nước sạch cung cấp cho nhân dân. Riêng tại thị trấn Chũ, hệ thống cung cấp nước sạch đã ó nhưng công suất còn nhỏ. + Tình hình sử lý môi trường. Chưa có hệ thống sử lý môi trường. Do mật độ dân cư thấp lại phân tán nên các chất thải lỏng và các chất thải rắn vẫn thải tự do quanh nha ở. Một số cơ sở sản xuất, đặc biệt là cơ sở sản xuất thực phẩm, đồ uống chưa có biện pháp sử lý chất thải. 2.3. Dân số và nguồn nhân lực của huyện. Dân số tính đến năm 2003 toàn huyện có 194.968 ngưòi. Trong đó có khoảng 90.000 người trong độ tuổi lao động. Lao động nông nghiệp có 77513 người,chiếm 86,12%. Lao động phi nông nghiệp có 12487 người, chiếm 13,87% so với tổng số lao động. Trình độ văn hóa của nhân dân Lục Ngạn đã từng bước được nâng lên. Năm 2003 30 xã, thị trấn đã có trường tiểu học, 30 xã, thị trấn đã được công nhận xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Trình độ lao động từng bước được nâng lên, thông qua các hoạt động khuyến nông, đa số đã tiếp thu được kiến thức và kinh nghiệm về trồng trọt và chăn nuôi. Các hộ trồng cây vải thiều được tập huấn kỹ thuật trồng cây và chăm sóc, nên năng suất và chất lượng vải thiều ngày càng cao. Một số hộ đã mạnh dạn đầu tư khoa học- kỹ thuật như áp dụng cơ giới hóa vào trồng trọt,chăm bón, thu hoạch, chế biến và bảo quản hoa quả. Số lao động ở thị trấn đa số hoạt động ngành nghề thương mại- dịch vụ, một số ít làm nghề xây dựng nhưng tay nghề thấp nên năng suất và chất lượn công trình chưa cao. Trình độ cán bộ cấp xã nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu công tác quản lý nhà nước ở cấp cơ sở. Đội ngũ cán bộ cấp huyện cói chung được đào tạo cơ bản qua các truờng lớp. Đa số cán bộ chủ chốt của huyện đều có trình độ Đại Học, đã và đang phát huy tốt năng lực hiện có vaò công tác lãnh đạo quản lý nhà nước của huyện. Tuy nhiên trong những năm tới sự phát triển về khoa học công nghệ ngày càng cao thì huyện còn thiếu một số cán bộ có trình độ Đại Học về các chuyên nghành quản lý dự án, kỹ sư xây dựng, kỹ sư giao thông, thủy lợi và các ngành kinh tế kỹ thuật khác. Với 86% lao động của Lục Ngạn là người dân có sức khỏe, cần cù và kinh nghiệm sản xuất các cây công nghiệp lâu đời, nếu được trang bị kiến thức khoa học về trồng trọt, chăm sóc cây trồng thì đây là một nguồn lực lớn để phát triển nông nghiệp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền Lục Ngạn nông thôn đang đẩy mạnh phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giầu bằng các mô hình sản xuất VAC, mô hình kinh tế trang trại trồng cây ăn quả, các miệt vườn vải thiều, kết hợp với phát triển du lịch sinh thái sẽ là những nhân tố mới quan trong phát triển kinh tế nông nghiệp. 2.4. Cơ cấu kinh tế của huyện Lục Ngạn. Giá trị sản xuất của huyện bao gồm giá trị nông,lâm, ngư nghiệp,công nghiệp-xây dưng, thương nghiệp- dịch vụ.Từ tình hình sản xuất của huyện,ta có cơ cấu kinh tế của huyện được biểu hiện qua bảng số liệu sau. Biểu 2: Tổng giá trị sản xuất của huyện Lục Ngạn qua các năm. Đơn vị:Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm2003 Năm2004 Năm2005 Nông,Lâm,Ngư nghiệp 394,633 473,635 555,493 1021,288 1051,927 Công nghiệp,xây dựng 87,2 101,7 176,17 174,8 203,773 Thương nghiệp,dịch vụ 130 153 197,808 229,457 260 Tổng giá trị sản xuất 611,833 672,635 929,471 1425,547 1515,7 Qua bảng trên ta thấy tổng giá trị sản xuất của huyện Lục Ngạn ngày càng tăng, trong đó giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng nhiều nhất, sau đó đến thương nghiệp dịch vụ,giá trị công nghiệp, xây dựng chiếm tỷ trọng ít nhất. Về nông,lâm, ngư nghiệp:Giá trị nông,lâm ngư nghiệp chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất, giá trị nông nghiệp bình quân chiếm sấp xỉ 70% tổng giá trị sản xuất, Giá trị sản xuất nông, lâm ngư nghiệp tăng qua các năm nhưng từ năm 2004 giá trị sản xuất nông,lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm, năm 2004 chiếm 71,64% nhưng dự kiến đến năm 2005 nó chỉ còn 69,40%.Trong đó Tăng mạnh nhất là từ năm 2003đến năm 2004 giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 465,795tỷ đồng, tương ứng tăng 83,85% Sở dĩ giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như vậy là vì ời dân ở đây đa phần hoạt động trong lĩnh vực này,ngành này cũng được quan tâm nhiều hơn, và huyện lục Ngạn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông,lâm ngư nghiệp. Về Công nghiệp, xây dựng: Giá trị của công nghiệp xây dựng vẫn còn chiếm tỷ lệ nhỏ,giá trị công nghiệp,xây dựng từ năm 2001 đến năm 2003 tăng qua các năm từ 14,25%năm 2001 tăng lên đến 15,11%vào năm 2002 và năm 2003 là 18,95%, nhưng đến năm 2004 giá trị công nghiệp, xây dựng giảm xuống chỉ còn 12,26%.Do huyện là tỉnh miền núi chưa được quan tâm nhiều đến công nghiệp xây dựng, các ngành sản xuất công nghiệp của huyện chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp.Công nghiệp, xây dựng vẫn ở quy mô nhỏ. Về thương nghiệp-dịch vụ Giá trị sản xuất của ngành chiếm khoảng 19%.Từ năm 2001-2003 giá trị thương nghiệp-dịch vụ chiếm hơn 20%.Năm 2004 giá trị của ngành chỉ chiếm có 16,32%,đến năm 2005 dự kiến giá trị của ngành sẽ tăng lên tới 17,15%. Giá trị của ngành còn thấp vì hoạt động thương nghiệp-dịch vụ ở huyện chưa phát triển,đời sống của nhân dân chưa cao cho nên nhu cầu về dịch vụ và tiêu dùng còn hạn chế, hoạt động thương nghiệp-dịch vụ mới chỉ tập trung o khu vực thị trấnChũ. Vì vậy trong những năm tới huỵện cần phải thực hiện phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.Thực hiện đầu tư phát triển công nghiệp, xây dựng, thương nghiệp -dịch vụ để tăng tỷ trọng của các ngành đó lên trong tổng giá trị sản xuất của huyện. II. Tình hình sản xuất vải thiều ở huyện Lục Ngạn. Thống kê đến nay toàn tỉnh Bắc Giang có 44.811 ha cây ăn quả lâu năm, riêng vải nhãn có 34000 ha cho thu hoạch , tạo thành vùng cây ăn quả hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao, góp phần quan trọng vào chương trình xóa đói giảm nghèo& chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Quá trình hình thành sản xuất, phát triển cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng. Trong những năm gần đây diện tích cây vải thiều ở các tỉnh phía bắc noi chung, ở Lục Ngạn nói riêng phát triển khá nhanh, sản lưọng thu hoạch tăng nhanh. 1.Về diện tích trồng vải. Huyện Lục Ngạn có đến hơn 95% số hộ có vườn hoặc trang trại trồng vải thiều, trong đó 80% diện tích cây ăn quả là vải thiều. Diện tích vải thiều Lục Ngạn tăng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây và vẫn chưa thoát khỏi tình trạng manh mún. Diện tích trồng vải thiều trong những năm đầu thập niên 90 chỉ khoảng vài chục ha đã tăng lên con số14000ha vào năm 2004. Theo số liệu tại phòng thống kê của huyện ta có diện tích trồng vải của huyện trong một số năm qua và kế hoạch năm tới như sau: Biểu 3: Diện tích trồng vải thiều qua các năm: Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng diện tích đất trồng cây ăn quả ha 14809 15062 15620 16000 Diện tích đất trồng vải thiều ha 9860 10035 14000 14000 Tỷ trọng % 66,58 66,62 89,63 87,5 Qua đó ta thấy diện tích vải thiều năm 2003 tăng lên 175ha so với năm 2002, hay tăng 1,78%. Diện tích năm 2004 đã tăng 3965ha, tương đương 39,51%, Năm 2004 là năm có diện tích trồng vải thiều nhiều nhất. Từ năm2002 tỷ lệ diện tích trồng vải thiều so với tổng diện tích cây ăn quả là 66,58%, nhưng dến năm 2004 nó đã tăng lên tới 89,63%. Giá vải thiều lên đến đỉnh điểm 16000-17000đ/kg năm 2000 đã khuyến khích người nông dân mở rộng bằng nhiều cách. Mở rộng diện tích, chuyển đổi vùng trồng câynông nghiệp khác, khai hoang một cách tự phát không chỉ ở Lục Ngạn mà còn ở các khu vực khác trong huyện trong huyện như Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, có thể nói diện tích vải thiều ở Lục Ngạn và các khu vực ngoài đã lớn hơn con số thống kê. Do diện tích trồng vải thiều tăng lên nhanh chóng đã làm cho diện tích trồngvải thiều trở nên bão hoà. Vì vậy trong những năm tới đây huyện sẽ không tăng diện tích trồng vải thiều mà chú trọng vào các biện pháp kỹ thuật nhằm nầng cao năng suất chất lượng vải thiều. Trong những năm tới đây sẽ quy hoạch diện tích trồng vải là 14000ha và sẽ cố định diện tích này vào những năm tiếp theo. Tình trạng sản xuất vải thiêu hàng hóa manh mún cũng gây khó khăn cho vấn đề sản xuất và tiêu thụ. Thực hiện chủ trương giao đất giao rừng, đất được chia nhỏ cho các hộ nông dân. Việc làm này có tác dụng nhất định trong một thời gian nhưng đến nay tỏ ra có một số điểm tồn tại như khó áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trên diện rộng khó quản lý về mặt chất lượng, gây khó khăn cho doanh nhân khi ký kết hợp đồng trực tiếp với người dân. 2. Về sản lượng. Xét về mặt sản lượng, Lục Ngạn là vùng có sản lương tập trung lớn nhất.Sản lượng 22698 tấnvào năm 2000, gấp 3 lần so với khoảng 8000tấn tại Thanh Hà. Năm 2004 đạt 75000tấn,gấp hai lần so với 2003 Biểu 4: Sản lượng vải quả của huyện Lục Ngạn qua các năm. Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Kế hoạch Năm 2005 Tổng sản lượng trái cây Tấn 36128 37728 82787 85000 Sản lượng quả vải thiều Tấn 29496 32120 75000 70000 Tỷ trọng của vải thiều % 81,64 85,135 90,59 87,5 Qua đó ta thấy năm 2003 sản lượng tăng 2624 tấn so với năm 2002, hay đã tăng 8,89%. Năm 2004 sản lượng tăng 42880 tấn, hay đã tăng 133,49% so với năm 2003. Năm 2004 là năm có sản lương cao nhất, chiếm 90,59% so với tổng sản lượng trái cây của huyện. Sản lượng ngày càng tăng do người dân đã mở rộng diện tích trồng vải, do thời tiết thuận lợi và do người dân đã bước đầu áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất vải thiều. Dự báo năm 2005 sản lượng sẽ chỉ còn 75000 tấn, giảm 5000 tấn so với năm 2004. Cùng với sự tăng trưởng về diện tích và năng suất, sản lượng vải thiều tăngnhanh, mạnh và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của huyện Lục Ngạn. Năm 2005 thời tiết khí hậu, mưa thuận, gió hòa, theo dự báo của cơ quan chức năng sản lượng vải thu hoạch năm 2005 của toàn tỉnh Bắc Giang, và của các huyện trong tỉnh như sau. Biểu 5: Sản lượng vải thiều của các huyện Đơn vị: Tấn Địa điểm Sản lượng Tỷ trọng Toàn tỉnh Bắc Giang 150.000 100% Huyện Lục Ngạn 70.000 46,67% Huyện Lục Nam 30.000 20% Huyện Yên Thế 23.000 15.33% Huyện Lạng Giang 13.000 8,67% Huyện Sơn Động 6.000 4% Huyện Tân Yên 8.000 5,33% Sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn chiếm tới 46.67% còn lại các huyện khác chỉ chiếm 53.33%. Mặt khác sản lượng vải thiều của huyện Lục Ngạn tăng nhanh đó là một thách thức không nhỏ cho công tác tiêu thụ vải thiều. Chính vì vậy chính quyền huyện Lục Ngạn cần phải có những biện pháp cụ thể để quy hoạch sản xuất và tiêu thụ vải thiều một cách tốt nhất. 3. Chất lượng vải thiều. Từ lâu vải thiều đã trở thành một loại đặc sản được người dân trong và ngoài nước ưa thích. Tuy nhiên hiện nay vấn đề chất lượng hàng hóa đang đặt ra hai vấn đề đó là việc tiêu chuẩn hóa chất lượng và tính đồng đều của chất lượng hàng hóa. Theo ý kiến của phòng Địa Chính - Nông Nghiệp huyện Lục Ngạn, do thiếu vốn, thiếu các thiết bị khoa học và sự trợ giúp của các cơ quan và viện nghiên cứu trung ương nên chưa thể tiến hành nghiên cứu khoa học một cách đầy đủ về chất lượng của vải thiều. Điều đó dẫn đến khó tiêu chuẩn hóa chất lượng. Trong khi đó, để chào hàng, xuất khẩu hàng sang các thi trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản… thì đây là một yêu cầu không thể thiếu. Bên cạnh đó, chất lượng vải thiều các giữa các vùng không đồng đều. Nhưng đánh giá thường được đưa ra là: Độ ngọt của vải thiều, độ mịn của vỏ, mầu sắc và kích thước của quả rất khác nhau giữa các vùng trong huyện và các vùng khác. Điều đáng nói là các vùng thuộc huyện và tỉnh khác có thổ nhưỡng không thích hợp với việc trồng vải thiều nhưng cũng thực hiện trồng nên chất lượng rất kém, ảnh hưởng đến danh tiếng vải thiều Lục Ngạn. Vì vậy nếu để xuất khẩu thì nhà xuất khẩu khó tìm được số lượng lớn vải thiều đồng đều về chất lượng để đáp ứng nhu cầu của nhà nhập khẩu. 4. Chi phí sản xuất. Chi phí sản xuất – kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Nói cách khác chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Chi phí sản xuất cho 1kg vải thiều năm 2004 có thể được tính dựa vào các tiểu mục sau: Đất ( không tính vì phần lớn là đất được giao): 0 VND Cây giống (không tính vì chi phí nhỏ) : 0VND Phân bón : 400 VND/kg Thu hoạch : 200VND/kg Thuốc trừ sâu : 500VND/kg Chăm bón : 450VND/kg Chi phí vận chuyển đến địa điểm tiêu thụ : 100VND/kg Hiện nay cho thấy giá cước vận chuyển, giá thuê công nhân đều tăng so với các năm trước do giá xăng dầu và các chi phí tăng. Qua nghiên cứu lấy mẫu ở 20 hộ gia đình, tổng chi phí bình quân cho 1kg vải thiều là 1.550 VND/kg. Nhiều hộ gia đình cho biết chi phí đầu tư xây dựng cơ bản cho 1ha vải thiều đến khi thu bói (trong 3 năm) mất khoảng 14 đến 15 triệu đồng. Thời kỳ kinh doanh cho sản lượng bình quân 100 kg vải tươi trên một cây, mỗi ha trồng được khoảng 270 cây 5. Khả năng chế biến và bảo quản. Vải thiều có đặc điểm chín rộ, độ đường cực cao, khả năng lên men tự thối nhanh, thu hoạch trong một thời gian ngắn, chỉ tối đa là 40-45 ngày. Khả năng chế biến và bảo quản được áp dụng trong huyện còn hạn chế cả về hình thức và công suất.Năm 1998 xí nghiệp cơ khí Lục Ngạn tiếp nhân một dây truyền công nghệ sản xuất hoa quả hộp, chủ yếu là dứa hộp, vải thiều hộp do vốn tài trợ của Cộng Hòa Pháp cho huyện Lục Ngạn, với công suất 150-200tấn/năm, có một kho lạnh trên 403 trang bị công nghệ hiện đại đủ sức chứa 10-14 tấn quả tươi bảo quản trong moi điều kiện thời tiết. Tỉnh Bắc Giang có nhà máy chế biến hoa quả xuát khẩu Bắc Giang thuộc công ty Xuất Nhập Khẩu nông sản Hà Nội, có tổng vốn đầu tư 74 tỷ đồng, với công nghệ hiện đại, công suất chế biến đạt 40 nghàn tấn dứa, 8 ngàn tấn vải thiều, nhãn. Nhà máy chế biến hoa quả lớn nhất ở Lục Ngạn hiện nay thuộc công ty Xuất khẩu Bắc Giang ở xã Phượng Sơn, có công suất gần 500tấn /năm. Huyện Lục Ngạn ngoài những công ty chế biến trên còn có nhiều hợp tác xã. Cụ thể là hợp tác xã chế biến hoa quả Kim Biên. Hợp tác xã này là một hợp tác xã cổ phần duy nhất hiện nay ở Lục Ngạn, đảm nhận chức năng chế biến tiêu thụ hoa quả cho nông dân. HTX đã tạo lập cho mình một chiến lược hàng hóa, thị trường vững chắc, có sức cạnh tranh cao và vươn xa thị trường ngoài nước như Trung Quốc, Đài loan, Hà Lan. Thị trường trong nước hàng hóa của Kin Biên có mặt hơn 10 tỉnh thành. Vụ chế biến 2000 Kim Biên đã đưa ứng dụng dây chuyền công nghệ của Đức vào chế biến vải sấy khô đảm bảo chất lượng thương phẩm sạch và một số thành phẩm từ hoa quả, đáp ứng sự đa năng trong sản phẩm và nhu cầu tiêu dùng ở thị truờng hiện nay. Hiện nay hình thức bảo quản chế biến chủ yếu là tươi, sấy khô, vải thiều đóng hộp. Trong đó vải thiều tươi chiếm 45%, vải thiều sấy khô chiếm 45-50%, còn lại là vải thiều đóng hộp. Đối vớ._., kênh tữ nông nghiệp ->chế biến ->bán buôn ThPh-> bán lẻTh Ph ->tiêu dùng ThPh. Ba kênh nàyhoạt động dịch vụ cho người tiêu dùng thành thị vốn đông đúc và đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao hơn. +Cấp độ 3: Hai kênh dài nhất đó là: Kênh từ sản xuất nông nghiệp ->thu gom ->Ng xuất khẩu ->Ng Nhk ->Bán buôn nước ngoài ->bán lẻ nước ngoài ->Tiêu dùng nước ngoài, kênh từ sản xuất nông nghiệp->chế biến->Ngxk->NgNk->đại lý Nng->bán lẻ Nng->Tiêu dùng Nng. Hai kênh này làm nhiệm vụ phân phối hàng. Cần dựa vào đặc điểm sản phẩm và quy mô sản xuất của các đơn vị sản xuất kinh doanh để lựa chọn được kênh thích hợp. - Đối với những sản phẩm tươi sống phải chọn kênh ngắn trực tiếp được trang bị thiết bị bảo quản và chuyên chở, chuyên dùng. -Đối với những sản phẩm cồng kềnh, khó vận chuyển nên gắn trực tiếp giữa người nông dân với các công ty buôn bán, hoặc các nhà máy chế biến song hiện nay sản xuất còn đang phân tán trong các hộ các trang trại với khối lượng chưa lớn nên phải thông qua khâu thu gom trước đi đến nhà máy chế biến hoặc nhà bán buôn. Tổ chức mạng lưới kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp - Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. -Tiếp tục sắp xếp và đổi mới công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh,các xí nghiệp chế biến nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với người sản xuất, đưa công nghệ tiedn tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân. -Xây dựng chợ rau quả tại trung tâm huyện có đủ mặt bằng,cơ sở hạ tầng, có kiểm tra chất lượng, kho, hệ thống thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. Làm tốt công tác nghiên cứu thị trường và marketing tiêu thụ sản phẩm. cung- cầu sản phẩm trên thị trường. Cung cầu sản phẩm trên thị trường có mối quan hệ mật thiết lẫn nhau. Cung, cầu thể hiện mục đích giữa người mua và người bán. Cỗu về sản phẩm hàng hoá nào đó phụ thuộc vào thu nhập, cơ cấu dân cư ở vùng, ở khu vực, vào giới tính và sở thích... Trong đó yêú tố thu nhập ảnh hưởng đến cầu mạnh nhất. Về nguyên lýchung khi thu nhập dân cư tăng lên thì nhu cầu về mua sắm sản phẩm tăng lên. Bởi lẽ thu nhập cao, đời sống của dân cư tăng lên kéo theo những nhu cầu mới xuất hiện kích thích người dân mua sắm. Tuy nhiên đói với một số sản phẩm thiết yếu nhất là những sản phẩm nông nghiệp, khi thu nhập dân cư tăng lên có thể diễn ra chiều hướng tăng lên đối với sản phẩm cao cấp, còn những sản phẩm kém phẩm cấp thì nhu cầu sẽ giảm xuống. Ngoài ra cầu về sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ cấu dân cư.Đối với những vùng nông thôn, cư dân nông thôn là chủ yếu thì nhu cầu về tiêu dùng sản phẩm có phần hạn chế, chủ yếu là nhu cầu lương thực thực phẩm tiêu dùng. Còn nhữngvùng thành thị, thị trấn, thị xã các thnàh phố lớn, các khu công nghiệp tập trung dân cư thì nhu cầu tiêu dùng sản phẩm hàng hoá ngày càng lớn và có chất lượng cao. Việc cung ứng cho người tiêu dùng chủ yếu thông qua chợ, cửa hàng, ki ốt, đại lý. Các doanh nghiệp muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải nắm vững nhân tố ảnh hưởng đến cầu sản phẩm. Có đầy đủ những kiến thức xã hội, sự nhanh nhậy trong cảm nhận về lĩnh vực thu nhập, văn hoá thị hiếu, cơ cấu dân cư... từ đó có kế hoạch tiêu thụ phù hợp với những đặc điểm của từng thi trường riêng biệt. Cung, cầu sản phẩm hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sự không phù hợp giữa cung và cầu sản phẩm thể hiện ở giá cả thay đổi lên xuống thất thường xoay quanh giá trị. Cung, Cầu sản phẩm nói đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Khi nghiên cứu về cung sản phẩm, các doanh nghiệp một mặt cần xem xét lại khả năng sản xuất của loại sản phẩm mà mình sản xuất trên thị trường sao cho sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ hết. Chỉ như vậy mới tính đến hiệu quả kinh doanh và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm mới được thực hiện.. 3.2. Giá cả trên thị trường trong nước và ngoài nước. Giá cả có vai trò quan trong trên thị trường, giá cả quyết định lượng cung và lượng cầu. Khi giá cao thì lượng cung trên thị trường sẽ tăng lên và đến một lúc nào đó lượng cung quá nhiều sẽ làm cho giá sản phẩm đó trên thị trường giảm xuống. Đối với cầu khi giá giảm thì lượng cầu sẽ tăng lên.Nhưng không phải mọi mặt hàng đều như vậy mà còn phải xét đến các yếu tố khác ảnh hưởg đến cầu. 3.3. Tuyên truyền, quảng cáo,giới thiệu sản phẩm Trong điều kiện kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó nhan tố marketing quyết định chủ yếu đến khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Marketing bao gồm hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tìm hiểu phan tích đánh giá thị trường. - Quảng cáo sản phẩm có tác động mạnh đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Quảng cáo các sản phẩm có thể coi là hình thức truyền thống gián tiếp giới thiệu về sản phẩm cuả doanh nghiệp qua các phương tiện truyền tin để khách hàng có nhu cầu tiêu dùng hiểu biết hơn về chất lượng cũgn như công dụng của sản phẩm đối với họ. Một số sản phẩm mới khi bắt đầu tung ra thị trường thì thị trường chưa thể chấp nhận nó, vì thị trường không thể mạo hiểm sử dụng sản phẩm mà mình chưa biết thông tin nào về nó. Hầu hết những sản phẩm muốn tồn tại trên thị trường và có khả năng chiếm lĩnh thị trường nhanh thì cần phải được truyền tin qua hình thức quảng cáo. Qua hoạt động quảng cáo người sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về sản phẩm cho khách hàngbiết như là tính năng lợi ích cho người tiêu dùng, công dụng sản phẩm cũng như mức giá phải trả cho việc lựa chọn tiêu dùng sản phẩm. Quảng cáo sản phẩm có thể thông qua các hình thức -+Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp. +Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bầy hàng hóa, hội thảo để giới thiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với khách hàng trong và ngoài nước. +Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, tạo sự hấp dẫn của vải thiều Lục Ngạn với khách hàng. 4. Xây dựng thương hiệu vải quả và sản phẩm chế biến từ vải quả: Khẳng định nhãn hiệu vải thiều là vấn đề cấp bách và phải trở thành nhiệm vụ thường xuyên của bản thân người sản xuất và kinh doanh vải thiều. Mục đích của việc làm trên bao gồm: Nâng cao giá trị cảu vải thiều, phân biệt sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với các khu vực khác tạo khả năng cạnh tranh cao hơn nữa, tăng niềm tự hào và ý thức giữ gìn chất lượng của người dân. Làm thế nào để khẳng định được nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn? Trước hết UBND huyện nên hướng dẫn doanh nghiệp và thương nhân đăng ký ngay thương hiệu của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Kịnh nghiệm về cá basa, bia333… cho thấy vấn đề này không thể bị xem nhẹ. Thứ hai, huyện cũng cần phải đưa ra các tiêu chuẩn chung thống nhất về chất lượng vải thiều để dễ dàng trong việc quản lý và đăng lý thương hiệu. Thứ ba là,huyện liên kết với các vùng khác thực hiện phân loại khoanh vùng chất lượng tránh tình trạng sản phẩm của các vùng khác có chất lượng kém ảnh hưởng đến giá trị của vùng có chất lượng cao hơn. Thứ tư là, hoạt động tuyên truyền, vận động cần được thực hiện làm cho người dân hiểu được ý nghĩa cảu việc giữ gìn thương hiệu, tạo tâm lý cho họ làm ăn lâu dài cùng chính quyền thực hiện các chiến lược đề ra. 4. Các chính sách khuyến khích sản xuất và tiêu thụ vải thiều. Nhà nước vẫn tiếp tục có chính sách miễn thuế lưu thông hàng hóa đối với quả vải thiều, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến,tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tư nhân thu mua vải thiều tại các khu trung tâm thị trấn, thị tứ …để giúp người dân tiêu thụ vải thiều được thuận lợi. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước vào thu mua và chế biém vải thiều tại địa bàn huyện Lục Ngạn. - Tiếp tục thực hiện tự do lưu thông hàng hóa như các chính sách nhà nước đã ban hành nghiêm cấm tình trạng kiểm tra, kiểm soát sản phẩm vải thiều trên đường vận chuyển. Phối hợp tốt hơn nữa hoạt động của các ngành Công an, Thuế,Quản lý thị trường, Kiểm lâm để tạo điều kiện thông thương, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia tiêu thụ vải thiều. - ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thủy lợi để thâm canh tăng năng xuất cây trồng, giảm chi phí sản xuất. Phát triển hệ thống giao thông nông thôn đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, các xã bên sông… Đảm bảo thuận tiện đi lại trong vụ thu hoạch vải thiều. 5.Đào tạo nhân lực. Tiến hành nâng cao trình độ của cán bộ chế biến bằng cách đào tạo đọi ngũ công nhân chế biến mới hoặc là mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề Đào tạo lại và tuyển mới những cán bộ có đủ năng lực chuyên môn để làm nhiệm vụ thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Tổ chức các hình thức đào tạo và bồi dưỡng với nội dung thích hợp để nâng cao năng lực về kinh doanh và xúc tiến thương mại cho các chủ vườn và trang trại theo quản lý doanh nghiệp nhỏ trong nông nghiệp. 6. Hỗ trợ xúc tiến thương mại và xây dựng mạng lưới kinh doanh nông sản. Trước yêu cầu cấp bách của vấn đề tiêu thụ sản phẩm vải thiều hiện nay, cần triển khai một số nộ dung và công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại như sau. - Phối hợp tổ chức và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm nông nghiệp. - Tổ chức các buổi tham quan vùng sản xuất, nơi trưng bầy hàng hóa, hội thảo để giới thiệu sản phẩm vải thiều Lục Ngạn với khách hàng trong và ngoài nước. - Xây dựng chương trình tuyên truyền quảng cáo cho sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, tạo sự hấp dẫn của vải thiều Lục Ngạn với khách hàng. -Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc cho vay vốn tín dụng, ưu đãi cho các hộ gia đình, cá nhân,các tổ chức tham gia lưu thông sản phẩm vải thiều Lục Ngạn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. - Phát triển hợp tác xã tiêu thụ sản phẩm dưới nhiều hình thức, hướng các hợp tác xã nông nghiệp làm chức năng đại diện hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. -Tiếp tục sắp xếp và đổi mới công ty thương mại, hệ thống thương nghiệp quốc doanh,các xí nghiệp chế biến nông sản. Tập trung làm tốt công tác tìm kiếm thị trường, hướng dẫn ký hợp đồng với người sản xuất, đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và mẫu mã hợp lý, quan tâm xây dựng mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, cung ứng vật tư đến tận tay người nông dân. -Xây dựng chợ rau quả tại trung tâm huyện có đủ mặt bằng,cơ sở hạ tầng, có kiểm tra chất lượng, kho, hệ thống thông tin liên lạc và các dịch vụ khác. 7.Biện pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. 7.1. Triển vọng mở rộng tiêu thụ nội đia. Xuất khẩu đang là một trong những chiến lược được nhà nước ta đẩy mạnh và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian qua. Nhưng các doanh nghiệp không thể bỏ và không nên bỏ qua “sân nhà”. Cung cấp vải thiều cho thị trường trong nước không chỉ thỏa mãn hơn nữa nhu cầu hoa quả của nhân dân mà còn tạo ra sự ổn định tương đối về mặt thị trườngkhi có những biến đổi trên thị trường thế giới. Như vậy thị trường nội địa đối với mặt hàng nông sản nói chung và mặt hàng đặc sản như vải thiều nói riêng còn chứa rất nhều tiềm năng. Thứ nhất, Việt Nam là một trong những nước có dân số đông. Hiện tai dân số của Việt Nam hơn 80 triệu người. Nếu chỉ coi khoảng 30 triệu người có nhu cầu với vải thiều là mỗi người có khả năng mua 3kg/vụ thì số lượng vải thiều tiêu thụ được sẽ là 90.000tấn vải thiều. Thứ hai, dân số Việt Nam sống khá tập trung. Các điểm tập trung thường nằm ở các trung tâm kinh tế hay dọc theo quốc lộ. Điều này tạo điều kiện cho hoạt động phân phối.Do đó khả năng mở rộng thị trường là khá lớn. Thứ ba, thu nhập tăng sẽ làm tăng nhucầu về rau quả nói chung. Thu nhập trung bình của người Việt Nam là hơn 400 USD/1người/1năm, ở thành thị là hơn 1000USD/người/1năm. Với thu nhập như vậy và với giá cả 5000- 7000VND/kg vải thiềuthì khả năng 1 ngươi có thể tiêu thụ 1kg/vụ có khả năng trở thành hiện thực. 7.2 Các biện pháp cụ thể. Xét về mặt giá cả vải thiều, theo xu hướng hiện nay, doanh nhân sẽ khó có thể thao túng được trên diện rộng. Vậy doanh nhân phải làm gì và có biện pháp gì để tăng doanh thu và lơi nhuận. Thứ nhất là,đối với vấn đề nhận thức, thương nhân cần thay đổi quan điểm các biện pháp kinh tế hiện đại trong đó Marketing hiện đại là một nội dung quan trọng. Dựa trên những nghiên cứu mang tính khoa học cùng với những kiến thức kinh nghiệm thực tế, doanh nhân sẽ tiếp cận thị trường một cách khoa học hơn và do đó sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí. Nhưng trước khi có thể học tập và thực hiện được thì vấn đề đầu tiên là thay đổi nhận thức. Thứ hai là, khuyến khích người dân tiêu dùng trái cây nội địa. Thông qua chính thuế bằng cách áp dụng thuế suất cao cho cac loại trái cây nhập khẩu để tạo mức chênh lệch cáh xa về giá cả giữa trái cây nhập khẩu và trái cây nộiđịa. Thứ ba là, doanh nhân cần nghiên cứu thị trường cẩn thận trước khi đưa hàng hóa vào thị trường. Hiểu được thị trường, doanh nhân sẽ có những quyết địng đúng đắn, hợp lý. Chẳng hạn khi nắm rõ thị trường cần một số lượng bao nhiêu, mức độ chất lượng như thế nào thì doanh nhân sẽ có kế hoạch tương ứng đưa về một số lượng có chất lượng mà thị trường yêu cầu. Kết quả là loại hàng khó bảo quản như vải thiều sẽ có thể được tiieu thụ trong một thời gian ngắn và tránh đượ những chi phí không đáng có. Thứ tư là, hợp tác chặt chẽ với nông dân cũng sẽ đem lại lợi ích cho doanh nhân. Đầu tiên doanh nhân sẽ có được nguồn hàng ổn định, sau đó doanh nhân có thể giảm được giá thànhdo không phải thông qua trung gian. Thứ năm là, về mặt phân phối và xúc tiến, doanh nhân nên kết hợp cả chiến lược kéo và chiến lược đẩy: Kết hợp đưa hàng hóa đến các trung gian bán lẻ cùng với quảng cáo tiếp thị thu hút người tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt doanh nhân cần xây dựng kênh phân phối gọn nhẹ và hiệu quả, mở rộng khả năngđưa hàg hóa đến các phân đoạn thị trường thông qua các siêu thị, chợ lớn, chợ cóc, hay hàng rong. Thứ sáu là,tạo điều kiện lưu thông thông suốt giữa các thị trường nội địa phương trong nước. Do đặc điểm tụ nhiên của mõi vùng trong nước, chủng loại trái cây được trồng ở các vùng khác nhau.nhu cầu tiêu dùng sẽ gia tăng khi chủng loại trái cây đa dạng vì người tiêu dùng không bị nhàm chán.Giải pháp này còn thực sự có ý nghĩa vào những vụ trúng mùavì nó có khả năng tăng nhanh chóng cầu tiêu dùng nội địa, giải quyết được tình trạng dư thừa ở nơi này nhưng thiếu ở nơi khác. Cuối cùng là, doanh nhân nên tìm hiểu và tận dụng tối đa những ưu đãi của nhà nước và chính quyền các cấp. 8. Biện pháp mở rộng thị trường ngoài nước. Để có thể đẩy mạnh xuất khẩu thì trước hết cần nắm rõ đặc điểm của thị trường xuất khẩu và yêu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu. 8.1. Triển vọng xuất khẩu. Có thể nói, điều kiện hiện tại đang mở ra rất nhiều cơ hội để có thể đưa vải thiều ra nước ngoài. Thứ nhất là,trong thời gian tới sản lượng. Chất lượng sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cự. Thứ hai là,nhu cầu về hoa quả ngày càng cao do thu nhập ngày càng cao, nhất là các nước phát triển. Thứ ba là, Việt Nam hiện đang tham gia rất nhiều vào các hiệp định đa phương, song phương mở đường cho hoạt động xuất khẩu trong đó có mặt hàng nông sản như vải thiều. 8.2. Các giải pháp cụ thể. Các doanh nghiệp thương mại đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu vải thiều. Vai trò quan trọng đó chỉ được thực hiện tốt nếu các doanh nghiệp xây dựng được “chiếc cầu nối” vũng chắc giữa sản xuất và tiêu thụ nội địa. -Về phía doanh nghiệp *Trước hết về phía doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần tạo ra được nguồn hàng ổn định. Một số ngành hàng khác xuất hiện tình trạng “khóc dở mếu dở”, trong khi nông dân than phiền hàng hóa sản xuất ra không có nơi tiêu thụ, thì doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu ca là không có đủ hàng để xuất khẩu khi tìm kiếm được đơn đặt hàng. Tình huống đó xẩy ra là do doanh nghiệp và nông dân không có được mối liên hệ gắn bó. Để khắc phục hiện tượng này, doanh nghiệp và người nông dân tạo ra mối quan hệ gắn bó với nhau, sao cho doanh nghiệp thực sự là chiếc cầu nối. Nhờ đó người nông dân có thể sản xuất ra cái thị truờng cần, doanh nghiệp có thể có được thứ hàng có thể xuất khẩu được. Sau đó, doanh nghiệp nên liên kết với nhau xây dưng các chién lược thâm nhập thị trường phù hợp với từng khu vực thị trường. Khai phá một thị trường mới đòi hỏi nhiều nỗ lực và kinh phí, trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam thường có vốn đầu tương đối nhỏ so với bình diện thế giới và với số chi phí bỏ ra để khai phá thị trường mới. Tiếp theo doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối hiện tại ở thị trường cần thâm nhập. Giải pháp này mang tính”Nhất tiễn tam điêu”.”Điêu” thứ nhất là :Giảm được chi phí khi thâm nhập thị trường do tận dụng được cơ sở vật chất hiện có, và nhà phân phối nước nhập khẩu hiểu rõ thị trường nước họ hơn. “Điêu”thứ hai :Là dựa vào hệ thống phân phối này, doanh nghiệp có thể bám chắc vào thị trường, thực hiện được các mục tiêu tìm kiếm và xây dựng thị trường mang tính mang tính chất lâu dài và bền vững đã đề ra. “Điêu” thứ ba là: Vải Việt Nam được đi thẳng tới người tiêu dùng nước nhập khẩu chứ không phải đi qua một nước trung gian như thời gian qua. *Về phía nhà nước. -Trước hết nhà nước cần hỗ trợ nông dân tuyên truyền giới thiệu về quả vải cho nguời tiêu dùng ở cả thị truờng trong nước và thị trường ngoài nước. +ở trong nước thì tổ chức giới thiệu trên các phương diện thông tin đại chúng và tổ chức giới thiệu chào hàng với các tổ chức quốc tế có mặt tại Việt Nam. +ở nước ngoài thì thông qua thương vụ tại Đại sứ quán, thông qua các đại diện của Việt Nam tại nước ngoài để giới thiệu với họ về các sản phẩm của Việt Nam. Không loại trừ trường hợp bán được sản phẩm thông qua việc đàm phán Chính Phủ. -Cây vải hiện đã hình thành ở nhiền vùng trong cả nước, việc tiêu thụ nó đã trở thành vấn đề bức xúc. Có lẽ nên hình thành hiệp hội cây vải thiều để hiệp hội này giúp đỡ các thnàh viên lo tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. -Một số doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vải thiều áp dụng mô hình kinh doanh"lợi nhuận cùng hưởng, rủi ro cùng chia"với nông dân để đảm bảo cho vùgn cây vải thiều phát triển ổn định. Bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở chế biến giúp nông dân rải vụ tiêu thụ vải, giảm áp lực giảm giá vải thiều tươi trong vụ thu hoạch. -Nhà nước đầu tư kinh phí nghiên cứu cho các cơ quan chuyên môn nghành nông nghiệp để nghiên cứu các biện pháp bảo quản vải sau thu hoạch, các biện pháp kéo dài thời gian thu hoạch …nhằm tạo điều kiện cho người trồng vải không gặp tình trạng bị động như hiện nay. - Cần tổ chức việc thường xuyên thông báo tình hình giá cả thị trường cả trong nứơc và ngoài nước cho ngưới sản xuất để tránh xảy ra tình trạng nông dân không nắm được giá cả để định hướng đầu tư sản xuất kinh doanh. *Về phía Tỉnh: +Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, UBND tỉnh Bắc giang đã tổ chức đoàn công tác đi đến một số tỉnh biên giới đểb tìm kiếm thị trường tiêu thụ. +Đoàn công tác cần làm việc với các cơ quan chức năng của tỉnh Lào Cai, Hà Giang…các tỉnh bạn cũng đã chuẩn bị các điều kiện cho tiêu thụ vải thiều sang Trung Quốc. Thông qua làm việc với các cơ cơ quan chức năng phía Trung Quốc thống nhất việc tập kết hàng chính sách miễn thuế, tổ tư vấn để giúp các doanh nghiệp, tư nhân Việt Nam xuất hàng sang Trung Quốc. Trong những năm tới, trên cơ sở thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh, ngành nông nghiệp cần phố hợp với các ngành, doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản trên địa bàn, quy hoạch vùng sản xuất tập trung,có kế hoạch từng bước nâng cao chất lượng giống cây vải thiều, triển khai chuyển giao kỹ thuật mới tiên tiến vào sản xuất như kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, bảo quản, chế biến …nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, nâng năng suất chất lượng sản phẩm xuất khẩu, xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ cho quả vải thiều đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu và quảng bá mạnh mẽ cho vải thiều, đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở hạ tầng như chợ đầu mối tiêu thụ sản phẩm. *Về phía UBND địa phương. UBND huyện giao cho phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các ngành liên quan với các ngành liên quan, kế hoạch đầu tư thương mại, giao thông xây dựng… lập quy hoạch và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Phổ biến rộng rãi các chính sách và hướng dẫn mở rộng thị trường, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý phù hợp với yêu cầu thị trường, tổ chức tốt công tác thông tin, xúc tién thương mại và tiêu thụ nông sản hàng hoá trên thị trường. Hướng dẫn chủ các trang trại nhận thức rõ và thực hiện đúng quy định về chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo quy hoạch và chỉ đạo của cơ quan chuyên môn, áp dụng trình kỹ thuật tiên tiến.Phải nhanh chóng bổ sung cơ cấu giống chín sớm đã được các cơ quan khoa học đánh giá và kiểm định. Ngoài những ưu điểm về khả năng thích nghi cao hơn, phổ sinh thái rộng hơn so với giống chính vụ, các giống chín sớm rất có ưu thế về thị trường tiêu thụ và giá cả. *Về phía người sản xuất. -Cần phải nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Qua các phương tiện thông tin đại chúng người sản xuất có thể biết được những thông tin về thị trường như: Giá cả, quy cáh mẫu mã, khối lượng sản phẩm, nơi tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. Sau khi nắm bắt quy cách mẫu mã, khối lượng sản phẩm, nơi tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh. Sau khi nắm bắt được những thông tin cơ bản đó, người sản xuất tính toán xem nhiều loại sản phẩm có phù hợp với khả năng sản xuất của mình hay không? Sản xuất có mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Ngoài ra nguời sản xuất phải tự nâng cao kiến thức lý luận của mình về cơ chế thị trường qua các lớp huấn luyện, qua trao đổi kinh nghiệm trực tiếp giữa những người sản xuất với nhau. -Tạo lập các hiệp hội: Để đảm bảo hiệu quả của người sản xuất cần phải có môi trường thuận lợi để thực hiện nó và tốt nhất họ phải thành lập một tổ chức riêng cho mình trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh quả vải. Vì vậy nếu người sản xuất tập hợp vào một hiệp hội thì những thông tin sẽ cung cấp dễ dàng , thuận lợi hơn.Ngoài ra khi có các hiệp hội sẽ giảm bớt đựoc tình trạng cạnh tranh với nhau để bán qủa vải tươi, giá cả giảm quá thấp vào lúc thời vụ thu hoạch rộ khiến chính họ bị mất một phần thu nhập đáng kể.Các hội viên ngoài việc trao đổi kinh nghiệm về kỹ thuật trồng cây, còn có thể hỗ trợ nhau về vốn, đặc biệt trong việc tìm kiếm thị trường. 8.3.Một số vấn đề tiếp tục tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều mùa vụ 2005. Trong những năm qua đã có sự quan tâm của các ngành, các cấp, có sự phối hợp kết hợp đồng bộ của các tỉnh, đặc biệt là các tỉnh có cửa khẩu với Trung Quốc, nhiều giải pháp đã được đưa ra nhằm góp phần tạo thuận lợi cho các thương nhân, tiếp tục có sự phối kết hợp chặt chẽ để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều mù vụ năm 2005 và những năm tới, đó là: Thứ nhất: Nhằm từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng địng thương hiệu vải thiều Lục Ngạn cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, cải tạo, phát triển các loại giống cây tốt, cải tiến kỹ thuật thu hái, bảo quản, chế biến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; Đồng thời người trồng vải và các thương nhân cần làm tốt các khâu như:Phân loại hàng hóa trước khi đóng gói, chuẩn hóa về khối lượng tịnh; bao bì đóng gói cần được đóng gói trong các dụng cụ chắc chắn, đẹp, ghi nhãn mác. Thứ hai:Do mặt hàng vải thiều là những hoa quả tươi dễ bị dập náthu nhập, hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn, chất lượng xuống cấp nhanh, trong khi đó khoảng cách từ Bắc Giang đi cửa khẩu xa, đường giao thông tương đối hiểm trở nên thời gian vận chuyển dài. Trong khi đó các trạm kiểm tra liên ngành dọc tuyến còn gây kho khăn, phiền hà cho các thương nhân vận chuyển vải thiều. Do vậy đề nghị các ngành trong tỉnh và tỉnh bạn nghiên cứu các phương thức hợp lý giúp cho các thương nhân trên đường vận chuyển. Thứ ba:Mặc dù các tỉnh đã tích cực bố trí các bãi đỗ xe hàng ở khu vực cửa khẩu, nhưng những ngày cao điểm giữa vụ(cuối tháng 6 đầu tháng 7)mỗi ngày có khoảng 50-70 xe của Bắc Giang đưa hàng lên bán, các điểm đỗ xe không đủ, gây cản trở giao thông đường phố, vừa lộn xộn, vừa mất trật tự an ninh. Do đó cần tiếp tục được quy hoạch, bố trí khu đỗ xe chở hàng thuận tiện, tạo thuận lợi cho các thương nhân trong khi giao dịch và chờ bán hàng. Thứ tư: Thương nhân 2 phía tuy có hợp đồng khung(về lượng, giá cả, địa điểm giao nhận…) nhưng không có giá trị pháp lý, mà chủ yếu vẫn được thỏa thuận trực tiếp khi có hàng, do vậy có độ rủi ro cao; trong khi đó các thương nhân kinh doanh bán vải thiều diễn ra trong tình trạng tự phát, tùy tiện, tranh bán: Mặt khác trong giao dịch bán hàng phải thông qua lực lượng môi giới trung gian mất thêm chi phí. Bên cạnh đó các thương nhân Trung Quốc mua bán rất có nguyên tắc, có sự phối hợp rất chặt chẽ nên thương nhân của ta thường rơi vào tình thuế thua thiệt, bị động, ép giá. Đề nghị sở thương mại các tỉnh, các cơ quan Hải quan và các ngành liên quan của tỉnh bạn phối hợp với tỉnh Bắc Giang để giúp các thương nhân tìm đối tác Trung Quốc chuyên buôn bán vải thiều để có hợp đồng liên kết chặt chẽ hơn và nên có biện pháp hợp lý, chấn chỉnh phương thức, ý thức, trách nhiệm(phong tục, tập quán bán hàng) của các thương nhân Việt Nam bán vải thiều nơi cửa khẩu. Thứ năm: Trung Quốc thường xuyên thay đỏi cơ chế quản lý, các địa phương và các cửa khẩu của Trung Quốc cũng được vận dụng cơ chế khác nhau…Trong khi đó cơ chế quản lý điều hành hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch mặt hàng vải thiều chưa rõ ràng, việc duy trì kênh thông tin, nghiên cứu thị trường và chính sách biên mậu để tư vấn cho các thương nhân còn nhiều hạn chế, bạn hàng chưa ổn định và chưa có bạn hàng lớn. Do đó đề nghị các tỉnh cần thường xuyên có sự phối hợp, trao đổi thông tin về các chính sách biên mậu của Trung Quốc, tình hình thị trường, khách hàng tiêu thụ … giữa các tỉnh có cửa khẩu như: Lào cai, Lạng sơn, Hà giang với các tỉnh có vải thiều nói chung và Bắc giang nói riêng trong đó có Lục Ngạn. Thứ 6: Hải quan cửa khẩu làm việc theo giờ hành chính, trong khi đó hàng hóa vận chuyển lên vào ban đêm, nên thường hay bị ách tắc. Đã vậy hàng hóa thường bị xé nhỏ, lẻ, vận chuyển bằng phương tiện thô sơ qua biên giới , thời gian giao nhận kéo dài, dễ bị hư hỏng, chi phí cao, số lượng tiêu thụ xuất khẩu bị hạn chế. Do vậy đề nghị các cơ quan hữu quan của các tỉnh có biên giới giúp Bắc Giang liên hệ với biên mậu Trung Quốc phối hợp tìm biện pháp hợp lý để tháo gỡ khó khăn cho các thương nhân xuất khẩu vải thiều tươi sangTrung Quốc. Thứ 7: Xuất khẩu vải thiều khô tại thị trấn Đồng Đăng diễn ra quanh năm, suốt từ vụ vải thiều năm này sang vụ vải thiều năm sau. Với số lượng chiếm sấp xỉ 50% sản lượng thu hoạch của rỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên do các thương nhân thu mua hoặc người trực tiếp sấy khô vận chuyển lên cửa khẩu không trực tiếp bán được cho các đối tác Trung Quốc mà thường bán qua các trung gian ở các khu vực đường biên. Do vậy các thương nhân và người sấy vải thường bị động, bị ép giá…dẫn đến giá cả vải sấy khô lên xuống thất thường theo từng thời điểm, có lúc xuống rất thấp, thậm chí thấp hơn cả giá thành. Đây là vấn đề khó mà các thương nhân Bắc Giang nói chung, của huyện Lục Ngạn nói riêng đã tìm nhiều cách nhưng chưa giải quyết được. Do vậy rất cần các tỉnh quan tâm phối hợp hướng dẫn các tỉnh quan tâm phối hợp hướng dẫn các giải pháp hợp lý để giúp thương nhân trực tiếp tìm được đối tác Trung Quốc và tổ chức tiêu thụ quả vải thiều sấy khô. Thứ tám: Trong những năm qua sản vải thiều Bắc Giang nói chung, vải thiều Lục Ngạn nói riêng xuất khẩu qua các cửa khẩu rất lớn, tuy nhiên chưa được thống kê đầy đủ vào kết quả xuất khẩu của Bắc Giang. Mặt khác chưa có kênh thông tin cập nhật phản ánh tình hình thị trường, khó khăn tồn tại của các thưong nhân cho cac nhà quản lý. Do vậy trong thời gian tới cần có sự phối kết hợp, duy trì thông tin thường xuyên giữa các tỉnh có cửa khẩu với Bắc Giang. Trên cơ sở đó góp phần cho đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vải thiều. Kết luận Tóm lại,tiềm năng đối với vải thiều hiện nay khá lớn. Tuy nhiên, để khai thác hết tiềm năng đó, mở rộng được thị trường tiêu thụ, rất nhiều thách thức đặt ra đang cần phải bị phá vỡ. Vượt ra các thách thức ấy đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Vai trò quan trọng đó đặt lên vai của bốn nhà: nhà nông, nhà nứơc, nhà khoa học và doanh nhân. Bốn lực lượng ấy cần phải kết hợp chặt chẽ với nhau theo các hình thức khác "đa phương" và "song phương"một cách linh hoạt trên địa trên các bình diện không chỉ là huyện, ngành mà trên phạm vi quốc gia.Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ nêu trên, Việt Nam mới có thể thực hiện được những chính sách, chiến lược một cách toàn diện đồng bộ nhằm khai thác hết tiềm năng nội địa và vươn ra thị trường quốc tế. Hiện tại đòi hỏi phải có những hành động cụ thể trong một tương lai không xa, nhãn hiệu vải thiều Lục Ngạn- Việt Nam sẽ được thế giới biết đến với tư cách là một sản phẩm có các hình thức đa dạng. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình kinh tế thuỷ sản Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Giáo trình Marketting nông nghiệp. Giáo trình các giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. Sách:Bảo quản, chế biến và những giải pháp phát triển ổn định cây vải,nhãn: Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Dũng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội- huyện Lục Ngạn. Sách:Kinh nghiệm trồng vải thiều ở Lục Ngạn:Tiến sĩ Ngô Thế Dân. Tạp chí Thị trường giá cả và dự báo số7-2001, số 9-2000, số 3-2001. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn: Số 1-2005,Số 6-2004, số7-2004. Báo cáo xây dựng kế hoạch sản xuất nông, lâm, diêm nghiệp 5 năm 2006-2010. Báo cáo tình hình tiêu thụ vải thiều năm 2001. Báo cáo tình hình tiêu thụ vải thiều năm 2004. Báo cáo một số vấn đề tăng cường phối hợp để đẩy mạnh xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc. Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34184.doc
Tài liệu liên quan