Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành ở Công ty May Thăng Long - Chương 2,3

Chương II: thực trạng tổ chức công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành ở Công ty may thăng long. 2.1. Đặc điểm tình hình chung của Công ty may Thăng Long 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Tên đơn vị: Công ty May Thăng Long Tên giao dịch: Thăng Long Garment Company. Tên viết tắt: Thaloga Trụ sở chính: 250 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà nội Công ty May Thăng Long (Thalog) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng Công ty dệt may Việt nam, được chính thức

doc68 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành ở Công ty May Thăng Long - Chương 2,3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thành lập vào ngày 08/05/ 1958, do Bộ ngoại thương ra quyết định, với tên gọi ban đầu là Công ty may mặc xuất khẩu thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm. Đây là Công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt nam, đặt trụ sở tại 15 Cao Bá Quát. Được chi bộ trực tiếp lãnh đạo cùng với sự ra đời của tổ chức đoàn và chi đoàn thanh niên, nên đến 15/12/ 1958, Công ty đã hoàn thành xuất sắc năm kế hoạch đầu tiên của mình, với tổng số lượng là 391.129 sản phẩm, đạt 112,8% so với kế hoạch. Giá trị tổng sản lượng tăng 840.880. Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1955 ) Công ty đã có một số chuyển biến lớn: chuyển tất cả các tổ hợp phân tán về cùng một địa điểm,. Trang bị thêm một số máy đạp chân và một số công cụ khác. (năm 1961 Công ty chính thức chuyển về 250 Minh Khai) thị trường xuất khẩu của Công ty trong những năm 60 đã được mở rộng đến các nước: Liên Xô, CHDC Đức, Mông Cổ, Tiệp Khắc. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ban lãnh đạo đã từng bước tháo gỡ, cố gắng hoàn thành kế hoạch đặt ra. Công ty đã phải 4 lần thay đổi cơ quan chủ quản, 4 lần thay đổi địa điểm, 5 làan thay cán bộ chủ trì. Tuy nhiên Công ty vẫn tiến những bước mạnh mẽ để bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai của một đất nước thống nhất. Năm 1980, cơ quan chủ quản đổi tên Công ty may Thành Liên các xí nghiệp may Thăng Long. Năm 1980 là thời kỳ xí nghiệp dành được nhiều thắng lợi. Mỗi năm xuất khẩu 5 triệu áo sơ mi và được Nhà nước tặng thưởng 2 huân chương lao động hạng b, một hương chương lao động hạng hai, một hương chương lao động hạng nhất cùng nhiều bằng khen giấy khen khác. Năm 1980 thị trường rộng lớn của Công ty bị tan rã (Đông Đức) kế tiếp là liên xô (1991) lần lượt là các thị trường Đông Âu khác. Trước tình hình đó, xí nghiệp đã quyết định đầu tư, trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ, đủ khả năng sản xuất những mặt hàng mới cao cấp, đồng thời phải tổ chức sắp xếp lại sản xuất, cải tiến các mặt quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới, đồng thời xí nghiệp không ngừng đẩy mạnh tiếp thị, chủ động tìm kiếm khách hàng, tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ cũng như mở rộng chủng loại mặt hàng, ngày 09/02 1991, xí nghiệp là đơn vị đầu tiên trong ngành may được Nhà nước cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, tạo thế chủ động giảm phiền hà tiết kiệm chi phí. Sau đó, ngày 04/03/1992, Bô công nghiệp nhẹ đã ký quyết định chuyển xí nghiệp may Thăng Long thành Công ty may Thăng Long - Công ty đầu tiên trong ngành may, với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là gia công hàng may mặc xuất khẩu, hàng nội địa, gia công hàng thêu, mài, cho các nhu cầu tập thể, cá nhân, tổ chức kinh doanh vật tư ngành may. Hàng năm, Công ty sản xuất từ 8 đến 9 triệu sản phẩm, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 95% và sản phẩm gia công chiếm 80 đến 90%. Cho đến nay, sau hơn 40 năm phát triển, Công ty May Thăng Long đã có thị trường ổn định, rộng lớn ở trên 30 nước trên thế giới, trong quá trình sản xuất, tiêu thụ đảm bảo có lãi và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Hiện nay, Công ty đang mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để mua sắm trang bị thêm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Trong những năm gần đây, Công ty đã đạt được một số chỉ tiêu tài chính sau đây: TT Chỉ tiêu 1999 2000 2001 Vốn sản xuất kinh doanh 66.539.101 74.902.650 107.182.724 Vốn Lưu Động 31.180.034 40.871.865 57.674.478 Vốn cố định 35.413.067 34.030.785 49.508.247 Doanh thu thuần Trong đó: DT trước thuế 94.050.690 70.128..640 104.822.657 81.014.789 116.247.908 95.837.890 Lợi nhuận trước thuế 1.004.650 1.132.356 1.413.600 Tổng nộp NSNN 1.278.011 1.350.367 1.160.643 Số CNV (người) 2.501 2.412 2.200 Thu nhập bình quân 920 1.000 1.100 Lợi nhuận ròng sau thuế 406.681 491.187 360.792 2.1.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty May Thăng Long: Công ty may Thăng Long có hình thức hoạt động là: sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu với các loại sản phẩm chủ yếu: Quần áo bò, quần báo sơ mi bò dài, áo sơ mi cao cấp, áo Jiacket áo khoác các loại quàn áo trẻ em các loại… Đặc điểm chủ yếu là sản xuất và gia công hàng may mặc theo đơn đặt hàng nên quá trình sản xuất ở Công ty thương mang tính hàng loạt, số lượng sản phẩm tương đối lớn, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẽ, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn công nghệ chế biến phức tạp kiểu liên tục theo một trình tự nhất định tự cắt, may là, đóng gói, đóng hòm, nhập kho. Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty được bố trí như sau: + Công ty có 8 xí nghiệp may trong đó: 6 Xí nghiệp may đóng tại Hải Phòng 1 Xí nghiệp may đóng tại Nam Hải (Nam Định.) Các xí nghiệp có cùng mô hình sản xuất, với dây chuyền công nghệ khép kín, chia thành các bộ phận khác nhau: Văn phòng xí nghiệp, tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ bảo quản. + Một xí nghiệp phụ trợ gồm 1 phân xưởng thêu và một phương xưởng mài có nhiệm vụ mài, tẩy ép đối voéi những sản phẩm cần gia cố và trung đaịo tu máy móc thiết bị. Sơ đồ1: Hình tổ chức sản xuất của Công ty Công ty XN II XN III XN IV XN V XN VI XN may HP XN may Nam Hải XN phu trợ CH thời trang Văn phòng XN Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thiện Tổ bảo quản PX thêu PX mài XN I + Một xưởng thời trang, chuyên nghiên cứu năm mới và sản xuất những đơn đặt hành nhỏ dưới 1000 sản phẩm. Các xí nghiệp may chính được chuyên môn hoá theo từng mặt hàng: XN1 và XN2 chuyên may áo sơ mi XN3 Chuyên may quần áo bò. XN4 chuyên may áo veston áo măng tô. XN5 liên doanh với nước ngoài. Mô hình tổ chức sản xuất ở Công ty May Thăng Long (sơ đồ1) * Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. May thăng long là Công ty công nghiệp chế biến, đối tượng là vải, được cắt may thành nhiều mặt hành khác nhau, kỹ thuật sản xuất, các cỡ vải của mỗi chủng loại mặt hành có mức độ phức tạp khác nhau, phụ thuộc voà số lượng chi tiết của loại hàng đó. Dù mỗi mặt hàng, kể cả các cỡ của mỗi mặt hàng đó có yêu cầu kỹ thuật sản xuất riêng về loại vải cắt, thời gian hoàn thành những đều được sản xuất trên cùng một dây chuyền, chỉ không tiến hành đồng thời trong cùng một thời gian. Do vậy, quy trình công nghệ của Công ty là quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục có thể được mô tả như sau: Sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng, phòng kế hoạch lập bảng định mức vật liệu và mẫu mã của từng sản phẩm. Phòng kế hoạch cân đối lại vật tư, ra lệnh sản xuất cho từng XN và cung cấp NVL cho từng XN. Tổ kỹ thuật của XN Căn cứ vào mẫu mã do phòng kỹ thuật đưa xuống sẽ ráp sơ đồ để cắt. Trong khâu cắt bao gồm nhiều công đoạn từ trải vải, đặt mẫu để pha cắt, cắt gọt, đánh số, đồng bộ. Đối vơío những sản phẩm yêu cầu thêu hay in thì được thực hiện sau khi cắt rời mới đưa xuống tổ may. Mỗi công nhân chỉ may một phận nào đó rồi chuyển cho người khác. May xong, đối với xn sản phẩm cần tẩy, mài sẽ được đưa vào giặt, tẩy mài. Sản phẩm qua các khâu trên sẽ được hoàn chỉnh, là gấp. đóng gói, nhập kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. NVL (vải) Cắt Trải vải Đặt mẫu Cắt phá Cắt gọt Đánh số Đồng bộ May May thân May tay …….. Ghép thành Thành phẩm Thêu Tẩy mài Vật liệu phụ Là Đóng gói, kiểm tra Bao bì đóng kiện Nhập kho 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty May Thăng Long Công ty May Thăng Long là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, trực thuộc tổng Công ty dệt may Việt nam, tổ chức quản lý theo hai cấp: * Cấp Công ty: Bao gồm ban giám đốc Công ty chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo trực tiếp giúp việc cho giám đốc có các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của Công ty gồm: + Văn phòng Công ty gồm: Văn thư, hành chính, bảo vệ, tổ chức nhân sự, dân quân tự vệ. + Phòng kế toán tài vụ: chịu trách nhiệm toàn bộ công tác hạch toán trong Công ty: có nhiệm vụ đôn đốc, kiểm tra các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, tính đúng, tính đủ phục vụ cho việc hạch toán kế toán, đảm bảo chính xác, nhắc nhỏ việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, quản lý sản xuất ở các Xí nghiệp thành viên. + Phòng kế hoạch thị trường: đặt ra các chỉ tiêu sản xuất hàng tháng, hàng năm, điều động sản xuất, ra lệnh sản xuất tới các phân xưởng, nắm kế hoạch của từng xí nghiệp. Có trách nhiệm tổng hợp. Cân đối vật tự, mua NVL xây dựng phương án kinh doanh. Đồng thời, tìm nguồn khách hàng để ký kết hợp đồng gia cong, mua bán, làm thủ tục xuất nhập khẩu, mở L/C, giao dịch đàm phán với bạn hàng. + Phòng kỹ thuật: Khi có kế hoạch thì triển khai thiết kế mẫu thử mẫu thông qua khách hàng duyệt rồi mang xuống Xí nghiệp để sản xuất hàng loạt, xác định mức hao phí nguyên vật liệu, tính tiết kiệm nguyên vật liệu, hướng dẫn cách đongs gói cho các Xí nghiệp sản xuất. + Phòng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm loại bỏ sản phẩm hỏng, lỗi trước khi đưa vào nhập kho thành phẩm, kiểm tra chất lượng của nguyên phụ liệu, từ Công ty đến Xí nghiệp, + Phòng kho: có nhiệm vụ xuất NVL theo yêu cầu sản xuất, đo đếm nguyên phụ liệu khi nhập kho, quản lý thành phẩm nhập kho, máy móc hỏng không dùng, chờ thanh lý. + Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm (39 Ngô Quyền): Trưng bày và giới thiệu, bán các sản phẩm của Công ty, làm công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng. + Cửa hàng thời trang: ở đây các mẫu mã quần áo được thiết kế riêng ởe xưởng thời trang, mang tính chất giới thiệu sản phẩm là chính. Các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy đến các Xí nghiệp, nhưng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện tiến độ sản xuất, các quy trình, quy phạm, các tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật, các chế độ quản lý giúp ban giám đốc nắm được tình hình đơn vị. * Cấp xí nghiệp. ở các Xí nghiệp thành viên có ban giám đốc Xí nghiệp gồm giám đốc Xí nghiệp, ngoài ra để giúp cho ban giám đốc còn có các tổ trưởng sản xuất, nhân viên tiền lương, cấp phát, thống kê, cấp phát NVL.. Dưới các trung tâm và cửa hàng có cửa hàng trưởng và các nhân viên cửa hàng. Mô hình tổ chức bộ máy qủan lý ở Công ty may Thăng Long được trình bày theo sơ đồ 2: 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. 2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán ở doanh nghiệp: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn ở phòng kế toán của Công ty, ở các Xí nghiệp thành viên và các bộ phận trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên hạch toán thống kê. Tại Công ty May Thăng Long bộ máy kế toán được tổ chức như sau: * Tại phòng kế toán - tài vụ của Công ty: Nhiệm vụ: Tổ chức hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xách những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty. Từ đó tham mưu cho ban giam đốc để ra biện pháp, các quyết định phù hợp với đường lối phát triển của Công ty. Trên cơ sở quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của Công ty, mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán tài vụ được biên chế 12 người và được tổ chức theo các phần hành kế toán như sau: - Đứng đầu là kế toán trưởng kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác của Công ty, theo dõi quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán. Đồng thời, tổng hợp số liệu để ghi vào các sổ tổng hợp toàn Công ty, lập BCKT. Tiếp đó là hai phó phòng kế toán, các nhân viên và thủ quỹ. - Kế toán tiền (kế toán thanh toán): Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu, phiếu chi (đối vói tiền mặt) viết séc uỷ nhiệm thu, chi… (Đối với TGH) hàng tháng, lập bảng kê tổng hợp séc, và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền lương gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý các TK111. 112 và các chi tiết của nó. Cuối tháng lập NKCT số1, số 2 bảng kê số 1, số 2, NKCT4. - Kế toán vật tư: làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết NVL, CCDC theo phương pháp ghi thẻ song song. Cuối tháng, tổng cộng số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế toán tính giá thành. Phụ trách TK152. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán NVL và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê. - Kế toán TSCĐ và nguồn vốn: quản lý các TK 211, 212, 213, 214.411,.412, 415, 416, 441. Phân loại TSCĐ hiện có của Công ty theo dõi tình hình tăng giảm, tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính, theo dõi các nguồn vốn và các quỹ của Công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ số 3 NKCT số 09. - Kế toán tiền lương và các khoản BHXH: Quản lý TK 334, 338 (3382, 3383, 3384), 627, 641,642. Hàng tháng, căn cứ vào sản lượng của các Xí nghiệp và đơn giá lương của các Xí nghiệp và hệ số lương gián tiếp đồng thời nhận các bảng thanh toán lwng do các nhân viên hạch toán ở Xí nghiệp gửi lên, tổng hợp số liệụ, lập bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty, bảng phân bổ số 1. - Kế toán công nợ: theo dõi các khoản nợ công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa Công ty với khách hàng. Phụ trách TK 131, 136,138, 141, 331, 333. 336, 338… Ghi sổ kế toán chi tiết cho từng đối tượng. Cuối tháng lập NKCT số 5 NKCT số 10 và bảng kê số 11. - Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm; hàng tháng nhận các báo cáo từ Xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo NVL. Căn cứ vào bảng phân bổ số 1 bảng tập hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi vào bảng kê số 4. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. Cuối quý, lập bảng kê số 4, NKCT số 7. - Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thanh phẩm; theo dõi tình hình nhập xuất - tồn kho thành phẩm, tính giá trị hàng hoá xuất, ghi sổ chi tiết TK 155. Cuối tháng lập bảng kê số 8 và bảng kê số 11, ghi vào sử sổ cái tK có liên uqan. Bộ phận kế toán này gồm 3 phần: một người phụ trách phần tiệu thụ nội địa, một người phụ trách phần xuất khẩu, một người phụ trách phần gia công. - Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt Công ty. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi.. hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Cuối ngày, đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt. * Tại các Xí nghiệp thành viên. Tại kho: thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào “ phiếu nhập kho” và “ phiếu xuất kho” đeửe ghi vào thẻ kho. Cuối tháng, lập báo cáo” nhập - xuất - tồn” và chuyển lên phòng kế toán Công ty. Ngoài ra, các nhân v iên này phải chấp hành nội quy hạch toán nội bộ của Công ty về cấp phát NVL. Theo định mức, công tác đo đếm NLV trước khi nhập và xuất kho. Nhân viên thống kê tại Xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi NVL đưa vào sản phẩm đến lúc giao thành sản phẩm cho Công ty. Cụ thể, theo dõi. + Từng chủng loại NVL đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của Xí nghiệp. + Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tiònh hình nhập – xuất kho thành phẩm và các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho CNV. + Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ sản xuất vào đầu ngành và số lượng bán thành phẩm nhập vào cuối ngày. Cuối tháng nhân viên thống kê Xí nghiệp lập “ báo cáo nhập – xuất - tồn kho NVL” báo cáo chế biến nguyên liệu” và báo cáo hàng hoá” chuyển lên phòng kế toán Công ty, cũng như căn cứ vào sản lượng thành phẩm nhập kho, đơn giá gia công trên một đơn vị sản phẩm và tỷ giá hiện hành lập” bảng doanh thu chia lương” gửi lên phòng kế toán Công ty. Nhân viên thống kê phân xưởng còn phải lậop các báo cáo thanh quyết toán hợp đồng” (như báo cáo tiết kiệm nguyên liệu) và gửi lên cho Công ty tính thưởng. Công ty nhập lại số VVL này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn giá thị trường. Đồng thời, kế toán cũng hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho Công ty, kế toán tiónh thưởng 50% giá trị phế liệu thu hồi cho Xí nghiệp. Về mặt quản lý, các nhân viên thống kế chịu sự quản lý của giám đốc Xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra. Đây là một hướng tổ chức hoàn toàn hợp lý, gắn chặt quyền lợi trách nhiệm của nhân viên thống kê với nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính chính xác, khách quan của số liệu. Tổng giám đốc Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật Phòng tổ giám đốc điều hành sản xuất Phòng tổng giám đốc điều hành nội chính Phòng kỹ thuật Phòng KCS Văn phòng Phòng kế hoạch thị trường Phòng kho Phòng kế toán tài vụ TTTN và GTSP Cửa hàng thời trang Xí nghiệp diịch vụ đời sống Giám đốc các xí nghiệp thành viên Cửa hàng trưởng Nhân viên thống kê các XN Nhân viên thống kê PX XN1 XN2 XN3 XN4 XN5 XN5 XN may HP XN nam Hải XN phụ trợ XN thiết kế thời trang, kỹ thuật Kho ngoại quan Xưởng sản xuất nhựa PX mài PX thêu Sơ đồ4: Mô hình cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty may Thăng Long Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty. Kế toán Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán lương và BHXH Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Kế toán tiêu thụ thành phâmt Kế toán thanh toán Kế toán công nợ Thủ quý Kế toán tổng hợp Nhân viên hạch toán xí nghiệp 2.1.4.2. Đặc điểm về công tác kế toán. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty , công tác kế toán giữa vai trò quan trong thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình, phảni ánh giám đốc quá trình hình thành và vận động của tài sản. Công tác kế toán của Công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toán, từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Công ty có trang bị máy vi tính nhưng công việc kế toán không hoàn toàn trên máy mà đó chỉ là phần trợ giúp, Công ty đang từng bước hoàn thiện công tác kế toán máy. Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ và TK trong hệ thống chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Hiện nay, Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho. Nhờ đó, kứ toán theo dõi phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tìn hình nhập - xuất - tồn kho trên sổ kế toán và có thể xác điọnh oả bấy kỳ thời điểm nào. Phương phápi tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, kế toán khấu hao TSCĐ the phương pháp khấu hao tuyến tính, kế toán chi tiết NVL và TSCĐ là phương pháp ghi thẻ song song. Công ty đang áp dụng hình thức kế toán NKCT với hệ thống sổ sách tương đối phù hợp với công tác kế toán của Công ty, nội dung theo đúng chế độ quy định đảm bảo công tác kế toán được tiến hành thường xuyên, liên tục. Trình tự ghi sổ kế toán giá thành theo hình thức NKCT ở Công ty May Thăng Long Chứng từ chi phí (báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt, bá cáo tổng hợp nguyên liệu. Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất ) Bảng phân bổ Bảng kê số 4 Sổ tính Bảng kê Bảng kê số 5 NKCT số Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 Ghi cuối quý 2.2. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tính giá thành và phân tích giá thành sản phẩm ở công ty may Thăng Long. *2.2.1. Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Theo mục (1.2.1) đã trình bày nguyên tắc hạch toán chi phí vào tính giá thành theo qui định của chế độ hiện hành. Với đặc điểm sản xuất kinh doanh thực tế công ty: Công ty có hai loại hình sản xuất chủ yếu là sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng theo đơn đặt hàng đã ký kết và sản xuất theo hình thức mua đứt bán đoạn có nghĩa là công ty tự tìm nguồm nguyên vật liệu trong và ngoài nước đồng thpì tự tìm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Tương ứng với hai loại hình sản xuất này trên các khoản mục chi phí trong giá thành cũng có những nét khác biệt nhất định. Cụ thể, các khoản mục chi phí trong giá thành. Chí phí nguyên vật liệu trực tiếp. + Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp: Gồm chi phí các loại vải ngoài., vải lót, vải mex, xốp dựng, bông… + Chi phí vật liệu phụ trực tiếp: Chi phí các loại, khuy, nhãn, mác, chun, khoá… Đặc biệt, đối với hàng gia công, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành. Công ty chỉ tính vào khoản mục này chi phí vận chuyển của nguyên phụ liệu dùng sản xuất trong kỳ mà công ty đã chi ra từ cảng Hải Phòng về kho công ty. + Bao bì đóng gói: Nếu được phía khách hàng chuyển giao cho công ty cùng với vật liệu phụ trực tiếp thì chi phí vận chuyển tính hết cho vật liệu phụ, cũng có những trường hợp hai bên thoả thuận trong hợp đồng, công ty mua bao bì và phía khách hàng sẽ hoàn trả lại. Lúc này, khoản chi bao bì được theo dõi riêng, không tính vào giá thành. Đối với hàng xuất khẩu thường chi bao bì được tính vào giá thành sl căn cứ vào “ Báo cáo đai, nẹp, hòm, hộp” mà hàng tháng các xí nghiệp gửi lên cho công ty thể hiện số bao bì hỗn hợp đã xuất thực tế cho từng mã hàng và số tồn. - Chí phí nhân công trực tiếp: Gồm chi phí tiền lương công nhân sản xuất, và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất. - Chi phí sản xuất c hung: Gồm tiền lưpng, BHXH của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí chữa TSCĐ, chi phí NVL, CCDC dùng cho xí nghiệp và các chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Ngoài ra, công ty tính gộp cả chi phí nhiên liệu, năng lượng vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành do tỷ trọng của những khoản này nhỏ (dưới 2% tổng chi phí sản xuất). - Chi phí thuê gia công: Công ty may Thăng Long không chỉ nhận gia công cho khách hàng mà đôi khi do yêu cầu phức tạp của sản phẩm hoặc để tiết kiệm thời gian đảm bảo đúng tiến độ sản xuất, công ty còn có thể đi thuê đơn vị khác gia công một vài chi tiết hoặc cả sản phẩm hoàn chỉnh. Lúc này, kế toán phải hạch toán kho9ản này là một khoản chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung, nhưng do yêu cầu quản lý, hạch toán cũng như phương pháp tính giá thành doanh nghiệp áp dụng nên kế toán công ty tập hợp chi phí này riêng và chi tiết cho từng mã hàng có chi phí thuê gia công, cuối quý, khi sản phẩm hoàn thành, khoản chi phí này được tập hợp trực tiếp vào giá thành. 2.2.2. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm may mặc công ty lại được thừa nhận theo từng mã hàng nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất hiện nay ở công ty được xác định là toàn bộ quy trình công nghêk sản xuất của tất cả các loại sản phẩm. 2.2.3. Tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất theo các đối tượng. 2.2.3.1.Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Hàng gia công ở công ty may Thăng Long có đặc điểm là chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong giá thành. Vì toàn bộ nguyên vật liệu, kể cả bao bì đều do khách hàng (bên đặt hàng) cung cấp theo điều kiện CIF tại cảng HP (chi phí vận chuyển từ nước của người đặt hàng đến cảng, bảo hiểm cho lượng nguyên phụ liệu đều do khách hàng chịu) hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công. Số lượng nguyên vật liệu chuyển cho công ty được tính trên cơ sở sản lượng sản phẩm đặt hàng và định mức tiêu hao của từng loại nguyên vật liệu cho từng sản phẩm. Định mức tiêu hao này được công ty và khách hàng cùng nghiên cứu, xây dựng phù hợp với mức tiêu hao thực tế và dựa trên điều kiện cụ thể4 của mỗi bên. Ngoài nguyên vật liệu tính toán theo định mức trên, khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty 3% sô nguyên liệu để bù số hao hụt kém phẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển vật liệu. Trong loại hình sản xuất gia công, kế toán chỉ quản lý về mặt số lươngk của lượng nguyên vật liệu nhập kho nói trên theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất cung cấp nguyên vật liệu cho xí nghiệp, kế toán không hạch toán giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ,à chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số vật liệu đó từ cảng về kho vào khoảm mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để tính giá thành sản phẩm trong kỳ, được đo đếm lại và có lập biên bản cụ thể cho từng cây vải bị thiếu) và phần nguyên vật liệu xuất kho của xí nghiệp vì những lý do khác. - “ Báo cáo chế biến”: Được lập căn cứ vào” phiếu theo dõi bàn cắt”, thể hiện số lượng bán thành phẩm ( đã đánh số và đồng bộ) xí nghiệp được cắt trong tháng là bao nhiêu, thực tế tiêu hao bình quân một đơn vị bán thành phẩm là bao nhiêu. -“ Báo cáo hàng hoá”: Thể hiện số lượng bán thành phẩm đã cắt dược trong kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang còn đang gia công chế biến ở giai đoạn nào đó trên dây chuyền công nghệ. Báo cáo này theo dõi theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Cuối tháng, 3 báo cáo này được gửi lên bộ phận kế toán nguyên vật liệu ở phòng kế toán công ty để xử lý số liệu, nhập đơn giá rồi gửi sang bộ phận kế toán chi phí. Kế toán chi phí tổng hợp số liệu và lập” Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt”: báo cáo tổng hợp chế biến” Báo cáo tổng hợp hàng hoá vào cuỗi mỗi quý. - “ Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt:” (biểu số 1) căn cứ vào” báo cáo nhập - xuất - tồn nguyên liệu “ hàng tháng các Xí nghiệp thành viên gửi lên, kế toán lập báo cáo này để phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên liệu có liên quan đến các mã hàng sản xuất trong quý trong phạm vi toàn Công ty. Cột” tiền” chính là tiện vận chuyển nguyên liệu vật liệu từ cảng HP về kho của Công ty được phân bổ cho từng loại nguyên vật liệu (hàng gia công), và là trị giá nguyên vạt liệu (giá mua + chi pohí lưu mua) (hàng mua đứt, bán đoạn). Cột” lương” cho biết số lượng nguyên liệu mỗi loại mà các xí nghiệp may nhận về trong quý. Nguyên liệu và các xí nghiệp chế biến, xuất khác trong quý, nguyên liệu tồn cuói quý là bao nhiêu. Lượng nguyên vật liệu theo dõi trong báo cáo này không chi tiết cho từng mã hàng mà chỉ chi tiết cho từng loại nguyên vật liệu sử dụng mà thôi. “ Báo cáo tổng hợp chế biến” (biểu số 2) căn cứ vào số liệu từ các” Báo cáo chế biến” báo cáo nhập xuất tồn nguyên liệu” của các Xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phí lập báo cáo này theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Báo cáo tổng hợp chế biến cho biết số bán thành phẩm mà các Xí nghiệp thực hiện được, số lượng mỗi loại nguyên vật liệu chính tiêu hao cho lượng Bảng số 1 Báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt (Quý IV/2001) Công ty may Thăng Long Phòng kế toán - Tài vụ Loại Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất chế biến Xuất đổi bán Xuất nguyên liệu Xuất tiêu thụ Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Vải ngoài 0 0 296.338,5 57.060.714 210.365,4 40.439.547 4,4 847.088 2.345,6 451.575 0 0 83.673,1 16.108 Vải lót thân mình 0 0 29.675 58.891.971 22.983,4 4.563.345 3,1 616.505 0 0 0 0 6.688,5 1.328 Vải phốt 210 T 0 0 8.000 62.025.436 20 155.063,59 0 0 7.892 61.188.092,61 0 0 188 682.2 …… Cộng 33.005.926 26.283.069.471 25.602.204.938 28.210.826 625.536.447 38.627.102 Biểu số2: Báo cáo tổng hợp chế bioến quý IV/2001 Công ty may Thăng Long Phòng kế toán - Tài vụ STT Nguyên liệu Mã hàng Số lượng BTP (chiếc) Lượng vải xcuất chế biến Bình quân tiêu hao Chi phí NVL chính Chi phí bình quân 1 đơn vị 1 Fanilon ….. cộng 028 DV12 ….. 18.971 2124 32.250,7 3.886,92 1,7 1,83 25.844.522 3.114.834 2 Vải ngoài …… cộng AT01 UJ 340 8000 56.000 16.080 105.840 2,01 1,89 2.623.130 17.265.679 3 Cộng 5755 8517,4 1,48 210.633.966 Biểu 03: Báo cáo tổng hợp hàng hoá quý IV/2001 Công ty May Thăng Long Phòng kế toán - Tài vụ XN Mã Đơn vị Tồn đầu kỳ Chế biến Cộng Thành phầm Tồn cuối kỳ Máy 1 AT01 Chiếc 0 8.000 8.000 8.000 0 ….. May 3 028 Chiếc 0 18.971 18.971 18.300 671 3520 Chiếc 0 5.755 5.7555 5.755 0 ….. May 5 DV12 Chiếc 0 2.124 2.124 2.124 2.124 18.300 5.755 UJ340 Chiếc 0 56.000 58.000 58.000 0 …… Bán thành phẩm được cắt trong quý là bao nhiêu và chi phí vận chuyểnh tương ứng với lượng nguyên vật liệu đó ( đối với sản phẩm gia công), hay giá trị thực tế của nguyên vật liệu tiêu hao (đối với sản phẩm mua đứt bán đoạn). Phần chi phí này đã đựơc thể hiện trên “báo cáo thanh toán nguyên liệu cắt”. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu chính được phân bổ theo số lựng vải ngoài của mỗi chuyến hàng đã xuất cho xí nghiệp mặc dù trong đó không chỉ có vải ngoài. - “Báo cáo tổng hợp hàng hoá”(biểu 3): được lập trên cơ sở “báo cáo hàng hoá” hàng tháng các xí nghiệp gửi lên,kế toán lập “ Báo cáo tổng hợp hàng hoá”chi tiết theo từng xí nghiệp, cho biết số lượng từng mã hàng đã nhập kho trong quý của từng xí nghiệp sản xuất là bao nhiêu. - Trên cơ sở các báo cáo, kế toán lập “Báo cáo tổng hợp nguyên vật liệu chính” thể hiện chi phí nguyên vật liệu chính tiêu hao của từng xí nghiệp, chi tiết cho từng mã hàng và số tông. Cột chế biến và thành phẩm nhập căn cứ vào “báo cáo tổng hợp hàng hoá”, cột nhập văn căn cứ vào “báo cáo tổng hợ chế biến”. Do đã được theo dõi theo từng mã hàng lên số liệu trên “báo cáo tổng hợp vật liệu chính”được tính là chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp để tính giá thành. * Đối v ới chi phí vật liệu phụ trực tiếp. Vật liệu phụ tuy không cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm may nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm: cúc, chỉ, khoá, nhãn, mác… Đối với các đơn vị đặt hàng gia công thông thường, bên đặt hàng sẽ cung cấp cho công ty cả phụ liệu, bao bì để hoàn thiệ sản phẩm trong trường hợp có sự thoả thuận của hai bên, về cơ bản, công tác kế toán đối với chi phí vật liệu phụ, bào bì cũng tương tự như nguyên liệu chính. Hàng tháng, nhân viên hạch toán xí nghiệp căn cứ vào “phiếu xuất vật liệu phụ” để lập “báo cáo phụ liệu” chuyển lên phòng kế toán công ty, kế toán nguyên vật liệu tính và phân bổ chi phí phụ liệu, bao bì cho các thành phẩm. Cuối quý, sau khi tính và phân bổ chi phí vật liệu phụ kế toán lập “báo ca tổng hợp vật liêu phụ (biểu 5)”thể hiện số lượng vật liệu phụ và chí phí vật liệu phụ mỗi loại xuất dùng trong quý cho các loaị sản phẩm là bao nhiêu. Biểu 4 Công ty may Thăng Long Báo cáo tổng hợp vật liệu chính P._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28651.doc
Tài liệu liên quan