Tiền công - Thu nhập của người lao động ở DNTN trên địa bàn Thanh Hoá

LờI mở đầu I . sự cần thiết nghiên cứu đề tài: Đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước là việc làm thường xuyên của nhiều quốc gia, nhằm không ngừng củng cố và phát triển hệ thống các doanh nghiệp Nhà nước, làm cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động ngày một có hiệu quả hơn, đáp ứng quá trình kinh tế –xã hội của mỗi nước. Đối với nước ta việc đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước lại càng quan trọng hơn trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kin

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1226 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tiền công - Thu nhập của người lao động ở DNTN trên địa bàn Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Song song với việc sắp xếp doanh nghiệp thì việc sắp xếp bố trí lao động cũng được tiến hành, cụ thể theo các loại hình sắp xếp và được quy định cụ thể theo các quyết định, Nghị định của Chính phủ, đặc biệt là đợt sắp xếp theo Quyết định176/HĐBT ngày 09/10/1989 đã giải quyết khoảng 70 vạn lao động từ khu vực Nhà nước sang làm việc tại các khu vực kinh tế khác. Trong những năm gần đây nhất là từ khi chúng ta làm thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần và tiếp theo đó là hàng loạt doanh nghiệp Nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần và bước đầu thực hiện giao,bán, khoán kinh doanh và cho thuê doanh nghiệp, sắp xếp doanh nghiệp theo lộ trình đến 2005 thì việc sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về mặt tài chính cũng như chính sách đối với người lao động để giải quyết một lượng lao động đang quá tải trong các doanh nghiệp Nhà nước. Trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thì vấn đề lao động –việc làm có ý nghĩa quyết đinh đối với sự thành công của quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy việc nghiên cứu các cơ sở khoa khọc và thực tiễn cho việc đưa ra giải pháp chính sách để giải quyết lao động là rất cần thiết. II.mục đích nghiên cứu của đề tài: Phân tích và đánh giá thực trạng về các chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước từ đó xác định những chính sách đang áp dụng đối với người lao động qua số liệu thống kê,thu thập. Phân tích thực trạng về các chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước từ số liệu thống kê của Vụ Chính sách lao động việc làm –Bộ Lao động Thương binh và xã hội, để tìm ra những nguyên nhân hạn chế việc thực hiện các chủ trương chính sách và những vấn đề còn vướng mắc làm chậm quá trình chuyển đổi sở hữu các doanh nghiệp nhà nước. Qua sự phát triển hiện trạng về các chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và các nguyên nhân, đề xuất một số giải pháp về chính sách cho người lao động để góp phần hoàn thiện và đẩy nhanh việc thực hiện chính sách. III. phương pháp nghiên cứu: Kết hợp các phương pháp nghiên cứu: -phân tích, tổng hợp. -nghiên cứu lý thuyết. IV.kết cấu đề tài: Tên đề tài: “Những giải pháp về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước ở việt nam”. Phần I: Những luận cứ khoa học và tính tất yếu của việc sắp xếp lại lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. PhầnII: Đánh giá thực trạng về chính sách đối với người lao động trong qúa trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Phần III: Khuyến nghị các giải pháp cơ bản về chính sách đối với người lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. Em xin chân thành cảm ơn sự tận tình hướng dẫn của cô giáo Th.s Trần Thị Thu và sự giúp đỡ của các cán bộ Vụ Chính sách lao động việc làm, Bộ Lao động Thương binh và xã hội, để em được hoàn thành đề tài này. Phần thứ nhất Những luận cứ khoa học và tính tất yếu của việc sắp xếp lại lao động trong quá trình đổi mới và phát triển doanh nghiệp Nhà nước I. một số khái niệm cơ bản: Trong đề tài này sử dụng một số khái niệm cơ bản đã được quy định trong các văn bản pháp luật. 1. Doanh nghiệp Nhà nước: Là một tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nứơc giao theo luật doanh nghiệp Nhà nước quy định.(() Luật doanh nghiệp Nhà nước- NXB Chính trị Quốc gia 1995. ) 2. Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước: Là xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chuyển sang hạch toán kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tăng cường quyền tự chủ cho doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về kết qủa sản xuất kinh doanh của mình, hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật. 3. Tổ chức, sắp xếp và cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước: Là tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; tiến hành thành lập đăng ký lại và chia tách, sát nhập, giải thể, cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu nâng cao hoạt động có hiệu quả, vai trò chủ đạo đối với nền kinh tế, xóa bỏ doanh nghiệp thua lỗ, dân doanh hoá các doanh nghiệp không giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Xác định lại quy mô của doanh nghiệp theo hướng thành lập các tổng công ty có năng lực kinh tế mạnh hơn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, từng bước hình thành các tập đoàn kinh tế mạnh của quốc gia. 4. Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà trong đó: -Vốn điều lệ đựơc chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. - Cổ đông là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế tối đa. - Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp. - Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ cổ phần ưu đãi và một số trường hợp khác phải có sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông. - Có quyền phát hành chứng khoán theo pháp luật. 5. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước: Là chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhằm huy động vốn của toàn xã hội; tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp có cổ phần; thay đổi phương thức quản lý thúc đẩy doanh nghiệp phát triển có hiệu quả, tạo thêm viêc làm, thu nhập cho người lao động và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.((), (3), (4)(5) Luật doanh nghiệp Nhà nước- NXB Chính trị Quốc gia 1995. ) 6. Giao một doanh nghiệp Nhà nước cho tập thể người lao động: Là viêc chuyển doanh nghiệp Nhà nước và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp thành sở hữu của tập thể người lao động có diều kiện ràng buộc.( ) 7. Bán một số doanh nghiệp Nhà nước: Là việc chuyển đổi sở hữu có thu tiền toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Nhà nước sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác.( ) 8. Khoán kinh doanh một doanh nghiệp Nhà nước: Là phương thức quản lý doanh nghiệp Nhà nước mà bên nhận khoán được giao quyền quản lý doanh nghiệp, có nghĩa vụ thực hiện một số chỉ tiêu, bảo đảm cac điều kiện và được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng khoán.( ) 9. Cho thuê một doanh nghiệp Nhà nước: Là hình thức chuyển giao cho người nhận thuê quyền sử dụng taì sản và lao động trong doanh nghiệp theo các điều kiện ghi trong hợp đồng thuê.(,(6) Luật doanh nghiệp Nhà nước- NXB Chính trị Quốc gia 1995. ) II. tính tất yếu của việc sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước dẫn tới việc sắp xếp lại lao động trong quá trình đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: 1. Sắp xếp doanh nghiệp là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: Một trong những chủ trương lớn trong công cuộc đổi mới của nước ta là phát triển kinh tế nhiều thành phần , nhằm giải phóng mọi tiềm năng của đất nước, tập trung để phát triển kinh tế và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Từ chỗ có 2 thành phần, nay 6 thành phần thì đương nhiên việc điều chỉnh thành lập các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác là khách quan và cần thiết. Đặc biệt từ khi có luật công ty (năm 1990) và luật doanh nghiệp (năm 1999), hàng loạt các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác được thành lập. Doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận trong hệ thống các doanh nghiệp của quốc gia. Vì vậy viêc thành lập mới, tổ chức sắp xếp lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Nhà nước cũng cần được tiến hành thường xuyên liên tục cho phù hợp với hoàn cảnh khách quan của đất nước, xu thế chung của thế giới và qui luật của kinh tế thị trường. Nhà nước chủ trương đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo những hướng cơ bản sau đây: - Chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước ở những doanh nghiệp phục vụ cho an ninh quốc phòng, doanh nghiệp then chốt của nền kinh tế quốc dân có ảnh hưởng và quyết định đến quốc kế dân sinh, những ngành lĩnh vực và những nơi ít thuận lợi mà các thành phần kinh tế khác không làm hoặc không có khả năng đầu tư. Số còn lại thưc hiện các hình thức chuyển đổi như cổ phần hoá, giao doanh nghiệp cho tập thể lao động, bán doanh nghiệp, cho thuê doanh nghiệp và khoán kinh doanh. - Chỉ thành lập doanh nghiệp Nhà nước mới khi thấy thật sự cần thiết và đảm bảo đủ các điều kiện, kiên quyết giải thể hoặc cho phá sản những doanh nghiệp không quan trọng trong nền kinh tế quốc dân làm ăn không có hiệu quả. Chủ trương này xuất phát từ: Số lượng doanh nghiệp quá nhiều. (Trước năm 1990 có khoảng 12000 doanh nghiệp hiện nay có khoảng 5317 doanh nghiệp ) Quy mô vốn quá nhỏ bé: Số doanh nghiệp Nhà nước có vốn dưới 5 tỷ đồng chiếm tới 65,45% số doanh nghiệp Nhà nước có vốn trên 10 tỷ đồng chỉ chiếm 20,89%. (Theo số liệu của Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương ).(() Nguồn: Vụ Chính sách lao động –việc làm,Bộ Lao động Thương binh và xã hội. ) Thiết bị và công nghệ lạc hậu: Số máy móc, thiết bị có tuổi thọ trung bình cao phần lớn nằm trong doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý.Theo đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường thì do không có vốn để thay đổi công nghệ mới nên các máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp Nhà nước lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm; mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50% và gần 38% trong số đó ở dạng thanh lý. c)Làm ăn kém hiệu quả, nợ nần lớn: Sản phẩm làm ra của doanh nghiệp Nhà nước chất lượng kém không có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chỉ có khoảng 15% sản phẩm đạt chất lượng xuất khẩu, năm 1999 chỉ có 70 doanh nghiệp Nhà nước được cấp chứng nhận ISO 9000. Một tỷ lệ lớn doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh bị thua lỗ. Do đó làm chồng chất thêm các khoản nợ mà đất nước không thể gánh chịu nổi. Tổng nợ năm1999 của doanh nghiệp Nhà nước lên tới 126336 tỷ đồng mà khả năng thanh toán là rất thấp. Theo báo cáo của Bộ tài chính tình trạng một bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước rất yếu kém và hoạt động không có hiêu quả là rất nghiêm trọng. Nhà nước đã luôn tìm biện pháp để tháo gỡ cho doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt trong ba năm 1997-1999, ngân sách Nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp Nhà nước gần 8000 tỷ đồng trong đó 6482 tỷ đồng cấp bổ sung vốn cho doanh nghiệp, 1464,4 tỷ đồng là bù lỗ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp để giảm bớt khó khăn về tài chính. Ngoài ra từ năm 1996 đến nay, Nhà nước còn miễn giảm thuế 2288 tỷ đồng, xoá nợ 1088,5 tỷ đồng, khoanh nợ 3392 tỷ đồng, giảm nợ 540 tỷ đồng, cho vay tiến dụng ưu đãi 8685 tỷ đồng. Tuy vậy, việc hỗ trợ này ở nhiều doanh nghiệp, nhiều địa phương không mang lại hiệu quả tương ứng. Số nộp vào ngân sách nhà nước ít hơn phần mà Nhà nước đã hỗ trợ cho doanh nghiệp loại này. d)Khả năng huy động vốn thấp: Một trong những thành công đáng kể của công cuộc đổi mới kinh tế nói chung, việc sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã đạt được những thành tựu bước đầu. Một mặt đã thu hẹp hơn 50% số đầu mối của doanh nghiệp nhà nước (từ 12000 doanh nghiệp nay chỉ còn khoảng 5317 doanh nghiệp )trong đó sát nhập trên 3100 doanh nghiệp, giải thể trên 3300 doanh nghiệp, còn lại là các hình thức khác. Mặt khác, doanh nghiệp Nhà nước sau khi sắp xếp tổ chức lại đã có bước phát triển mới, hoạt động ổn định hơn, đóng góp khoảng 40%GDP (1997-1999). Tuy giảm về số lượng nhưng nộp ngân sách không những không giảm mà còn tăng lên đáng kể (27,89% năm 1998 và 39,25% năm1999).(()Nguồn: Vụ Chính sách lao động –việc làm,Bộ Lao động Thương binh và xã hội. ) Một số nhân tố mới xuất hiện trong doanh nghiệp Nhà nước ,có triển vọng phát triển tốt nếu tiếp tục được giao quyền tự chủ mạnh hơn nữa. Cơ cấu vốn đã được cải thiện, số doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng đựơc tăng lên so với trước đây, từ 10% năm 1994 lên 20% năm 1998, tỷ suất lợi nhuận trên vốn Nhà nước năm 1998 cao hơn năm 1997. Tính đến năm 2000 đã thành lập 17 tổng công ty 91 và 76 tổng công ty 90, tạo điều kiện thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh, bước đầu thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ bộ chủ quản. Cấp hành chính chủ quản, tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, quy mô vốn của doanh nghiệp Nhà nước là rất nhỏ, khả năng tích tụ tâp trung không cao, nguồn vốn huy động còn hạn hẹp, trông chờ chủ yếu là nguồn vốn đầu tư của nhà nước. Khả năng đầu tư của Nhà nước hạn chế do trong một quá trình khá dài đầu tư tràn lan,bên cạnh đó các nguồn vốn khác trong xã hội đang còn nhiều khả năng thu hút rất lớn nếu chúng ta đẩy nhanh được tiến trình cổ phần hoá và chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước. 2. Sự cần thiết phải sắp xếp lại lao động trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dich cơ cấu lao động. Nền kinh tế chuyển từ 2 thành phần sang nhiều thành phần đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu lao động, sắp xếp lại lao đông xã hội, sắp xếp lại lao động giữa các thành phần kinh tế và ngay trong từng thành phần kinh tế, trong đó có sắp xếp lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, vịêc sắp xếp lại lao động là một việc làm thường xuyên, liên tục của mọi loại hình doanh nghiệp. Lao động trong doanh nghiệp nhà nước, do hậu quả của cơ chế quản lý cũ trong một thời gian khá dài nên nhìn chung về mặt biên chế là quá công kềnh. Tình trạng thiếu việc làm và dư thừa lao động đang là một khó khăn lớn ảnh hưởng đến quá trình đôỉ mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước. Phần lớn lao động trong doanh nghiệp Nhà nước mới qua hoặc đào tạo rất hạn chế, trình độ tay nghề yếu kém nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.Đặc biệt khi thay đổi công nghệ, các trang thiết bị, máy móc mới, người lao động không đủ trình độ để tiếp tục làm việc, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp còn thấp so với khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân. Dẫn đến tình trạng thừa lao động giản đơn, thiếu lao động kỹ thuật và lao có tay nghề cao. Chính sách đãi ngộ chưa hợp lý nên số lao động có trình độ khoa học, kỹ thuật tay nghề cao chưa phát huy hết khả năng và đang có xu hướng chuyển dịch ra khu vực kinh tế khác tạo ra tình trạng “chảy máu chất xám”. Thực trạng lao động như đã phân tích ở trên đang tiềm ẩn những nguy cơ sau đây: Số lượng lao động quá đông lại bất cập về tay nghề về tiếp thu công nghệ mới thì khả năng thiếu việc làm, chia đều việc để làm là thực tế khách quan dẫn đến năng suất thấp, chất lượng sản phẩm không cao, mất khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản và đóng cửa. Với chất lượng lao động thấp thì cho dù có vốn cũng không thể đầu tư để đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới, không thể hoà nhập được với kinh tế thế giới. Sản phẩm làm ra không cạnh tranh được dẫn đến doanh nghiệp không thể phát triển được,đi xuống và đình trệ sản xuất và phá sản doanh nghiệp. Khi thế giới đang chuyển dần sang kinh tế tri thức nếu doanh nghiệp vẫn còn tồn tại tình trạng lực lượng như đã nói ở trên thì không thể có được đội ngũ lao động mới,lao động trí tuệ và đất nước không thể phát triển,không thể hội nhập được với khu vực và quốc tế. Lực lượng lao động tay nghề kém cũng làm cản trở ngay đến quá trình đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước theo các hướng đã nêu trên. III. những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc sắp xếp lại lao động trong các doanh nghiệp nhà nước. 1.Quan điểm chung xử lý vấn đề lao động trong cải cách dnnn: Một số quan điểm có tính nguyên tắc: a)Vấn đề lao động trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước vừa là hệ quả, vừa là yếu tố tác động đến cải cách doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy việc giải quyết lao động trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước vừa là trách nhiệm của doanh nghiệp, vừa là trách nhiệm của Nhà nước. Nếu pháp luật không phù hợp với thực tiễn thì sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. b) Chính sách của Nhà nước đối với những người không bố trí được việc làm trong doanh nghiệp Nhà nước là thống nhất theo pháp luật hịên hành cho cả hai đối tượng đã không còn làm việc trong doanh nghiệp Nhà nước nhưng chưa được giải quyết chính sách và sẽ nghỉ do không bố trí được việc làm trong doanh nghiệp Nhà nước bao gồm cả nguyên nhân do sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. c) Việc sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước phải đảm bảo cả 2 mục tiêu phát triển doanh nghiệp là hiệu quả và vịêc làm cho người lao động. Để đảo bảo hai mục tiêu này, doanh nghiệp lập phương án toàn diện về sản xuất kinh doanh, tài chính, lao động, trình cơ quan có thẩm quyền, phê duyệt theo quy định của pháp luật để tránh những hậu quả của xã hội và gánh nặng ngân sách Nhà nước phải chịu. 2. Những nguyên tắc cơ bản trong việc sắp xếp lại lao động trong doanh nghịêp Nhà nước: a) Phải tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động. b)Phải kết hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội phương châm chủ yếu là đảm bảo việc làm cho người lao động. c)Phải bảo đảm quyền lợi của người lao động tự nguyện thôi việc ít nhất bằng mức quy định của pháp luật lao động, khuyến khích chính sách có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật. Ngoài những chính sách thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp, người lao động thôi việc còn được hưởng các chính sách của Nhà nước về dạy nghề, vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, được tư vấn miễn phí trong khi tìm việc làm và tự tạo việc làm. Các chính sách nêu trên thể hiện được mức độ nhất định quan điểm bồi thường và ưu đãi người lao động, bảo vệ lợi ích chính đáng của họ, nhất là đã thể hiện được quan điểm nhanh chóng đưa họ trở lại thị trường lao động, tạo điều kiện cho họ sớm có việc làm, thu nhập, ổn định đời sống. Tuy nhiên, mức trợ cấp theo các quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ để người lao động trang trải để tìm việc làm mới. Vì vậy, cần có chính sách để hỗ trợ thêm mức trợ cấp ngoài mức quy định của pháp luật để khuyến khích người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động, tạo điều kiện cho việc sắp xếp lại doanh nghiệp có hiệu quả. IV.kinh nghiệm giải quyết về chính sách đối với người lao động trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp nhà nước ở một số nước: 1.trung quốc:(()Nguồn: Nguyễn Minh Thông – “Các vấn đề lao trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước”. Xuất bản ngày 02/06/2000 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Tr 56. Vụ chính sách lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) Chính phủ chấp nhận chính sách khuyến khích việc hợp nhất và sáp nhập, phá sản, cho thôi việc và chuyển đổi lao động, tăng tính hiệu quả bằng việc giảm quy mô và triển khai chương trình tuyển dụng lao động để hình thành cơ chế cạnh tranh cho sự tồn tại của doanh nghiệp có hiệu quả nhất, cải cách doanh nghiệp Nhà nước đưa ra làm nảy sinh các vấn đề tồn tại về lao động dôi dư mà đã thu hút sự chú ý rộng khắp trong xã hội. Cuối năm 1998, tổng số lao động dôi dư trong doanh nghiệp nhà nước là 6,1 triệu người, trong đó: Nữ chiếm 44,6%; tuổi từ 35 đến 46 chiếm 41,1%, trên 47 tuổi chiếm 22,7%; chưa tốt nghiệp cấp 3 là 54,8%(khoảng 3,3 triệu người ). Giữa năm 2000 số lao động dôi dư có khoảng 15-20 triệu người chiếm 20% số lao trong doanh nghiệp nhà nước. Chính sách và biện pháp đảm bảo mức sống sinh hoạt tối thiểu đối với lao động dôi dư, thúc đẩy tuyển dụng lại lao động: a) Chính sách cơ bản để giải quyết lao động dôi dư: *Đưa người lao động dôi dư vào trung tâm tái tạo việc làm: Chính phủ đã quy địng tất cả các doanh nghiệp Nhà nước nếu có lao động dôi dư đều phải thành lập trung tâm tái tạo việc làm. Chức năng của trung tâm tái tạo việc làm là chịu trách nhiệm phân phối các khoản trợ cấp đảm bảo mức sống cơ bản cho người lao động dôi dư và thay mặt họ thanh toán các khoản đóng góp về bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức đào tạo lại nghề, đào tạo, hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho lao động dôi dư. Người lao động dôi dư có thể ở lại trung tâm tối đa là 3 năm, quyền lợi của họ được hưởng bao gồm: -Trợ cấp bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu; - Khoản đóng góp bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm thất nghiệp; - Đào tạo lại nghề và được giới thiệu việc làm miễn phí. Nguồn kinh phí để giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư với mức bảo đảm cuộc sống tối thiểu và các khoản đóng góp của họ theo nguyên tắc được huy động theo chế độ: 3/3 có nghĩa là 1/3 là ngân sách Nhà nước, 1/3 là nguồn của doanh nghiệp, 1/3 từ (một số từ quỹ Bảo hiển xã hội và các nhà tài trợ ). Thực tế những năm qua, các doanh nghiệp vẫn nhiều khó khăn và nguồn huy động xã hội cũng hạn chế nên ngân sách của Chính phủ phải chi chiếm gần 70%. Mức sống tối thiểu đối với người lao động dôi dư cao hay thấp là tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, mức sống của từng vùng, từng địa phương quy định cụ thể. Theo báo cáo của Bộ lao động và Bảo hiểm xã hội thì: mức sinh hoạt bình quân toàn quốc là 230 NDT/người/tháng, đước hưởng trong 3 năm đầu, (mức lương bình quân của người Trung Quốc hiện nay là 8.400NDT/năm, lương bình quân của doanh nghiệp Nhà nước là 5.000NDT/năm ). Theo báo cáo của Cục lao động và Bảo hiểm xã hội thành phố Bắc Kinh, mức sinh hoạt tối thiểu của sinh hoạt dôi dư là 286NDT/người/tháng. Ngoài ra, tiền đóng Bảo hiểm xã hội là 230 NDT/người/tháng, tổng số kinh phí giải quyết cho một lao động dôi dư một tháng là 516 NDT và tiến hành trợ cấp hàng tháng tại trung tâm tái tạo việc làm. *Người lao động dôi dư được hưởng trợ cấp thất nghiệp: Sau 3 năm người lao động dôi dư tại trung tâm tái tạo việc làm của doanh nghiệp không tìm được việc làm mới thì phải rời khỏi trung tâm. Lúc này người lao động thực sự cắt đứt quan hệ đối vơi doanh nghiệp để tiếp tục được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Chế độ trợ cấp thất nghiệp ở Trung Quốc được hình thành từ giữa những năm 80, thời kỳ đầu quỹ thất nghiệp do người sử dụng lao động đóng góp. Sau đó quy định người sử dụng lao động và người lao động cùng đóg góp, theo quy định hiện nay thì người sử dụng lao động đóng góp 2% và người lao động là 1% (ở thủ đô Bắc Kinh qui định người sử dụng lao động là 1,5%, người lao động là 0,5%). * Người lao động dôi dư được hưởng trợ cấp xã hội tối thiểu ở thành thị: Sau thời gian tối đa 2 năm được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn chưa tìm được việc làm mới thì được chuyển sang hưởng trợ cấp xã hội tối thiểu ở thành thị. b. Chính sách hỗ trợ và mở rộng các kênh tạo chỗ làm viec mới và tuyển dụng lại lao động: Tốc độ tăng GDP nhanh và tiếp tục mở rộng phạm vi việc làm mới, ở Trung Quốc cứ tăng 1% GDP thì giải quyết được từ 80 vạn đễn 1 triệu lao động, năm 1999 tăng 7% GDP đã giải quyết được khoảng 7 triệu lao động có chỗ làm việc. - Điều chỉnh kết cấu sản phẩm, phát triển mạnh mẽ ngành dịch vụ, đặc biệt các ngành dịch vụ cộng đồng để khuyến khích việc tuyển lại lao động dôi dư, phát triển ngành kinh tế có nhiều thành phần sở hữu, nhất là phát triển ngành kinh tế cá thể (năm 1991 đã ban hành luật kinh doanh cá thể). - Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những kênh quan trọng để thu hút lao động vào làm việc. Phát triển kinh tế hợp tác, kinh tế tư nhân và cá nhân, khuyến khích lao động dôi dư tự tạo việc làm cho mình hoặc kết hợp với nhau tổ chức lấy việc làm. c. Chính sách thị trường lao động và đào tạo lại nghề: Chính phủ yêu cầu các trung tâm việc làm mở các dịch vụ để cung cấp miễn phí hướng dẫn nghề và các dịch vụ hợp với việc làm cho người lao động dôi dư. Chính phủ sẽ cung cấp khoản trợ cấp cho những tổ chức đào tạo lại nghề cho lao động dôi dư. Bộ lao động và bảo đảm xã hội có chương trình đào tạo năm 1998 – 2000 cho 10 triệu lao động dôi dư, cho đến nay đã vượt con số dự kiến. d. Một số chế độ đối với lao động dôi dư trong doanh nghiệp phá sản và giải thể: - Đối với lao động dôi dư trong doanh nghiệp phá sản, giải thể thì cũng phải thành lập trung tâm tái tạo việc làm do cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm các chức năng đã nói ở trên, nếu người lao động dôi dư có nguyện vọng hưởng trợ cấp trọn gói thì doanh nghiệp giải quyết mức trọn gói khoảng 30 nghìn – 40 nghìn NDT, còn lại giải quyết theo chế độ tại trung tâm tái tạo việc làm. - Chế độ nghỉ hưu sớm chỉ áp dụng cho doanh nghiệp phá sản và được giảm 5 năm so với qui định, chỉ áp dụng cho các ngành dệt, hoá chất, ngành nghề đặc biệt nặng nhọc. Năm 1999 Nhà nước không khuyến khích nghỉ hưu sớm vì quỹ bảo hiểm xã hội không đáp ứng được. 2. ấn độ:(( ),(11) Nguồn: Nguyễn Minh Thông – “Các vấn đề lao trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước”. Xuất bản ngày 02/06/2000 của Viện nghiện cứu quản lý kinh tế trung ương,Tr 60. Vụ Chính sách Lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) Năm 1991 Ân Độ có chương trình nhằm giúp việc tái cơ cấu lao động trong khu vực Nhà nước, nhằm hỗ trợ cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp Nhà nước bị tuyên bố là yếu kém hoặc có vài năm thua lỗ cộng dồn một chương trình cắt giảm tự nguyện ở các doanh nghiệp dệt yếu kém trong khu vực Nhà nước đã loại ra khoảng 7 vạn lao động trong năm 1993 – 1994. Chi phí trung bình cho một lao động khoảng 17.000 USD, được tính theo phương thức là tính 30 ngày lương cho một năm làm việc với khoản đền bù quá cao như vậy, số tiền để chi cho giải quyết lao động bị cắt giảm hoảng 276 triệu USD theo giá hiện hành. Khoản tiền đền bù cao là phản ánh một phần những tác động của luật cứng rắn chống việc sa thải lao động. Với những biện pháp khuyến khích khoản trợ cấp thôi việc cao làm cho người lao động rời khỏi chỗ làm việc một cách tự nguyện có thể có quyền hưởng thụ lâu dài. Những kết quả điều tra mẫu cho thấy tất cả những lao động bị cắt giảm vẫn thuộc lực lượng lao động và 80% trong số đó được thuê lại và có 32% là lao động làm có trả lương, 1/4 làm việc trong cùng ngành số còn lại là 48% tự tạo việc làm. 3. Hungary:( ) Mục tiêu chính của tư nhân hoá ở Hungary: - Hình thành nền kinh tế thị trường trên cơ sở tư nhân xử lý quan hệ sở hữu. - Tăng hiệu quả kinh doanh. - Tham gia tích cực vào quá trình phân công lao động quốc tế. - Hỗ trợ việc phát triển làm ăn trong nước. - Duy trì và tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Thúc đẩy người lao động mua tài sản, mua cổ phần. - Mở rộng phạm vi các nhà đầu tư nhỏ trong nhân dân, giao tài sản phù hợp với só tiền được đền bù. Để đạt được mục tiêu Hungary đã hình thành một hệ thống pháp lý cho tư nhân hoá, đây là một điều kiện cơ bản, quan trọng nhất cho tư nhân hoá thành công là phải có được Nhà nước pháp quyền. Sự an toàn pháp lý và mang lại cho cá nhân, cho người sở hữu được đảm bảo và bảo vệ. Trong giai đoạn 1990 – 1992 khu vực Nhà nước có khoảng 1,7 triệu lao động chiếm 8,7% lực lượng lao động trong cả nước bị sa thải đây là con số rất lớn, khoản tiết kiệm từ lương hàng năm chiếm khoảng 298 triệu USD, nhưng lại bị thâm hụt lớn do sự tăng lên trong chi tiêu bảo đảm hàng năm là 858 triệu USD. Năm 1994 có cuộc điều tra cho thấy những lao động bị cắt giảm vẫn nằm trong lực lượng lao động, kết quả là đa số họ được thuê lại trong khu vực tư nhân, ngành thương mại, dịch vụ . v.v. Tiền lương trung bình trong khu vực tư nhân khoảng 70% so với khu vực doanh nghiệp Nhà nước. 4. Đài loan:(()Nguồn: Nguyễn Minh Thông – “Các vấn đề lao trong cải cách doanh nghiệp Nhà nước”. Xuất bản ngày 02/06/2000 của Viện nghiện cứu quản lý kinh tế trung ương.Tr 63. Vụ Chính sách Lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) * Mục tiêu đổi mới doanh nghiệp Nhà nước của Đài loan là: - Nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội có nghĩa là sử dụng hợp lý nguồn vốn của quốc gia. - Nâng cao sức cạnh tranh giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài. - Thu hồi vốn cho ngân sách, phân phối lại tài sản quốc gia cho mọi người, tăng tốc độ đầu tư vào các công trình công cộng nâng cao mức sống cho nhân dân. - Thu hút nguồn tài chính trong dân, giảm gánh nặng cho ngân sách. - Tăng cường quyền chủ động cho doanh nghiệp giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước vào các doanh nghiệp. Các xí nghiệp được công nhận là dân doanh khi mà tỷ trọng vốn dân doanh chiếm trên 55,1% tổng số vốn của doanh nghiệp, số vốn của Nhà nước chỉ còn lại dưới 20%. * Chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên mua cổ phiếu: - Không cho vay hay bán hạ giá mà chỉ dành cho cán bộ công nhân viên trong công ty có quyền đặt mua trước, giá cổ phiếu bán ưu tiên mua trước là giá có bảo lãnh và giá thoả thuận, giá bảo lãnh được hiểu như cổ phần ưu đãi có mức lợi tức cổ phần ổn định. - Số lượng cổ phần mà cán bộ công nhân viên được đặt mua trước là một số lượng hạn chế. Tổng số cổ phiếu đặt mua không qúa 24 lần tổng quỹ lương của doanh nghiệp và không quá 35% tổng số cổ phần của Nhà nước còn lại. - Xí nghiệp sẽ xác định số cổ phần được phép đặt mua cho mỗi cán bộ đang làm việc dựa trên các yếu tố như thâm niên công tác, chức vụ, hiệu quả công tác. - Nhà nước còn khuyến khích những cán bộ nhân viên giữ cổ phiếu lâu năm được mua cổ phiếu ưu tiên tuỳ theo số năm và giá trị cổ phiếu hiện giữ. - Ngoài ra chính phủ Đài loan cũng quy định cụ thể việc đền bù cho người lao động trong quá trình dân doanh hoá như phụ cấp thôi việc, hưu trí, thuyên chuyển, bảo hiểm . Kinh nghiệm của một số nước được đưa ra để chúng ta học tập và rút ra kinh nghiệm từ những nước đi trước và áp dụng vào thực tiễn nước ta trong quá trình chuyển đổi hiện nay. Phần thứ hai đánh giá thực trạng về chính sách đối với người lao động trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước A. Các chính sách hiện hành của việt nam đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước. I. Chính sách của nhà nước đối với người lao động trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, nước ta đã tiến hành sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước qua nhiều đợt: Theo Quyết định 315/HĐBT ngày 01/09/1990, Nghị đinh 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng bộ trưởng( nay là Chính phủ ), quyết định 90/TTg, quyết định 91/TTg ngày 07/03/1994, bước đầu thực hiện chỉ thị 20/TTg ngày 21/04/1998 của Chính phủ và mới đây là Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/04/2002 của Chính phủ. 1.Các quyết định của Chính phủ: a. Quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành ngày 14/01/1._.987 về đổi mới kế hoạch hoá và hạch toán kinh doanh, Nhà nước đã cho phép các xí nghiệp quốc doanh có quyền tự chủ trong mọi lĩnh vực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề lao động tiền lương. Xí nghiệp có quyền trực tiếp tuyển chọn lao động theo tiêu chuẩn và nhu cầu của xí nghiệp; thực hiện chuyển dần từng bước từ chế độ tuyển dụng theo biên chế Nhà nước sang chế độ hợp đồng lao động được ký kết giữa giám đốc và ngưòi lao động. Người lao động có quyền xin thôi việc hoăc chấm dứt hợp đồng lao động. Giám đốc có quyền cho thôi việc đối với lao động. Từ đây việc giải quyết vấn đề lao động dôi dư ở doanh nghiệp Nhà nước đã bắt đầu đươc đặt ra. b. Quyết định số 176/HĐBT: Để tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh việc sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước và giải quyết vấn đề lao động dôi dư đảm bảo quyền lợi của người lao động khi thôi việc. Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 176/HĐBT ngày 10/9/1989 về việc sắp xếp lại lao động trong các đơn vị kinh tế quốc doanh. Quyết định này đã đưa ra phương hướng sắp xếp lại lao động và các chính sách trợ giúp người lao động khi thôi việc. Theo quyết định này, việc sắp xếp và bố trí lại số lao động dôi dư tại các doanh nghiệp Nhà nước được thưc hiện theo các hướng sau: - Bố trí người lao động làm việc không trọn tháng, trọn tuần hoặc trọn ngày (nghỉ luân phiên) hoặc người lao động nghỉ dài hạn không lương. - Điều chỉnh người lao động từ nơi thừa sang nơi thiếu nhất là lao động kỹ thuật. - Tổ chức đào tạo và đào tạo lại người lao động. - Đối với lao động không có nhu cầu sử dụng thì từng bước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế. Cũng theo Quyết định 176/HĐBT, đối với lao động phải thôi việc (lâu dài và tạm thời) thì được hưởng các chế độ sau: - Chế độ thôi việc trợ cấp một lần: Đối với lao động nghỉ việc thì cứ mỗi năm công tác liên tục được trợ cấp một tháng lương cơ bản cộng với phụ cấp nếu có. Mức trợ cấp tối thiểu là 3 tháng lương. Nguồn trợ cấp là do doanh nghiệp trả. Nhà nước trợ giúp một phần đối với các đơn vị có nhiều khó khăn, nhưng tối đa không quá 1/2 số tiền trả trợ cấp thôi việc. Phần trợ giúp này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể. Cơ chế này được chi trả trực tiếp một lần cho người lao động. - Chế độ trợ cấp tạm ngừng việc( từ 1 đến 3 tháng): người lao động tạm ngừng việc từ 1 đến 3 tháng được hưởng trợ cấp từ nguồn của xí nghiệp. Người lao động phải nghỉ việc quá 3 tháng thì có thể chuyển sang chế độ thôi việc được trợ cấp một lần. - Các chế độ liên quan đến người nghỉ hưu sớm và trợ cấp mất sức: Nhà nước cho phép doanh nghiệp giảm tuổi nghỉ hưu, thực hiện chế độ trợ cấp mất sức lao động. Các chế độ của quyết định này có hiệu lực trong 2 năm(từ 1989 đến 1990). Nhưng trong thực tế, các chế độ của quyết định này đã được thực hiện đến năm 1992, nhằm áp dụng để giải quyết lao động của các doanh nghiệp bị giải thể theo Quyết định 315/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng. c. Quyết định 315/HĐBT ngày 01/09/1990 về việc chấn chỉnh và tổ chức lại sản xuất kinh doanh trong khu vực quốc doanh đã quy định một số điểm cơ bản về thủ tục giải thể xí nghiệp quốc doanh bị thua lỗ và các điều khoản liên quan đến quyền lợi của người lao động. Theo đó giá trị thu được từ việc bán tài sản của xí nghiệp bị giải thể được ưu tiên sử dụng theo các thứ tự sau: - Thanh toán tiền lương và tiền bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp còn nợ cán bộ công nhân viên. - Phần còn lại đem sử dụng để giải quyết quyền lợi cho người lao động theo Quyết định 176/HĐBT. Nếu phần giá trị còn lại này không đủ giải quyết quyền lợi của ngưòi lao động thì ngân sách tỉnh, thành phố tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể dành một khoản chi phí hợp lý để hỗ trợ cho việc giải quyết những quyền lợi chính đáng của người lao động. Cũng theo quyết định này, người lao động mất việc làm do xí nghiệp quốc doanh giải thể nếu cần tìm việc làm mới thì đến ghi tên tại các cơ quan lao động địa phương và được ưu tiên bố trí việc làm tại các xí nghiệp quốc doanh khác, được ưu tiên đào tạo hay đào tạo lại nghề nghiệp. Nhìn chung trong giai đoạn 1989-1992, giải pháp áp dụng đối với lao động thôi việc từ các doanh nghiệp Nhà nước bất kể là do sắp xếp lại lao động hay do giải thể, đều được áp dụng hình thức trợ cấp thôi việc theo Quyết định 176/HĐBT. d. Nghị định 388/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng: Từ đầu năm 1990, bằng nhiều biện pháp, chính sách khác nhau, các doanh nghiệp Nhà nước được từng bước cơ cấu lại một cách thận trọng, vững chắc để thực sự phát huy vai trò trong nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả và thực hiện đúng các mục tiêu do Nhà nước giao cho doanh nghiệp. Ngày 20/11/1991 Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị định 388/HĐBT ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định này quy định tất cả các doanh nghiệp Nhà nước đã thành lập trước ngày ban hành Nghị định này phải làm thủ tục để thành lập và đăng ký theo quy định của Nghị định này. Các doanh nghiệp muốn đăng ký lại phải thoã mãn các điều kịên sau đây: - Phải bảo đảm đủ việc làm. - Phải nộp đủ các khoản cho Nhà nước theo luật định - Phải bảo toàn và phát triển vốn - Trả đủ lương theo quy định của nhà nước - Phải có lãi Việc ban hành nghị định này nhằm khắc phục tình trạng phát triển doanh nghiệp Nhà nước một cách tràn lan trước đây của cơ chế cũ bất chấp quy mô và hiệu quả. Lần đầu tiên Nghị định đã đưa ra được tiêu thức cơ bản để thành lập một doanh nghiệp Nhà nước, xác định doanh nghiệp có quyền tự chủ kinh doanh theo pháp luật. Thông qua việc thực hiện Nghị định 388/HĐBT đã tiến hành kiểm kê và đăng ký lại cho doanh nghiệp Nhà nước đủ tiêu chuẩn, xử lý các doanh nghiệp thua lỗ, làm ăn kém hiệu qủa. Cùng với Nghị định388/HĐBT, các Quyết định 315/HĐBT, 330/HĐBT, 143/HĐBT, Chỉ thị 500/TTg đã quy định việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, giảm mạnh số lượng, sáp nhập, giải thể các doanh nghiệp Nhà nước yếu kém, thua lỗ kéo dài, không có hiệu quả, không có tác dụng tích cực tới nền kinh tế, thành lập các tổng công ty nhà nước mạnh trong một số ngành, lĩnh vực. 2. Chính sách tạo môi trường thuận lợi cho người lao động khi rời khỏi doanh nghiệp Nhà nước: * Các chính sách theo Quyết định 126/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm: - Tổ chức các địch vụ việc làm trong thị trường lao động - Tổ chức dạy nghề gắn với việc làm - Tổ chức cho vay vốn giải quyết việc làm * Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia *Lồng ghép các chương trình, dự án khác như: Chương trình trồng rừng, chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005 số 143/2001/QĐ- TTg ngày 27/09/2001. Để tạo ra thêm nhiều chỗ làm việc mới cho lao động xã hội. * Khuyến khích bằng các hình thức ưu đãi một số chính sách đối với các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế khi thu hút được số lao động không bố trí được việc làm từ các doanh nghiệp Nhà nước vào làm việc tại doanh nghiệp trong thời gian ít nhất là 3 năm: - Được vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, với mức vay là khoảng 10 triệu đồng /1 người. - Được giảm thuế đóng góp cho Nhà nước trong 3 năm đầu, với mức bình quân tính theo đầu người thu hút được trong năm của doanh nghiệp. - Người sử dụng lao động phối hợp với công đoàn cơ sở động viên người lao động giảm tiền lương trong thời gian đầu khi doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. II. Chính sách đối với người lao động không bố trí được việc làm: 1.Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động: Tháng 06/1994 Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật thống nhất đã điều chỉnh mọi quan hệ lao động trong giai đoạn này. Pháp luật lao động đã quy định cụ thể quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ lao động: a. Đối với người lao động không bố trí được việc làm khi doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, sắp xếp lại lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh: - Trường hợp người lao động bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 17 Bộ luật Lao động: Người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ một năm trở lên, bị mất việc làm thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào công việc mới, nếu không thể giải quyết được việc làm mới phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc được hưởng 1 tháng lương, nhưng thấp nhất cũng phải bằng 2 tháng lương. Nguồn kinh phí doanh nghiệp lấy từ nguồn quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm và được trích từ lợi nhuận còn laị của doanh nghiệp sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, mức trích là 5%, nhưng tối đa không vượt quá 6 tháng lương thực hiện. -Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng trợ cấp thôi việc theo Khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động: Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan tổ chức từ một năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi vịêc cứ mỗi năm làm việc là 1/2 tháng lương cộng với phụ cấp lương nếu có. Nguồn kinh phí chi trả thực hiện theo Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 198/CP được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông. b. Đối với người lao động không bố trí được việc làm trong trường hợp doanh nghiệp phá sản: - Điều 39 Luật phá sản doanh nghiệp quy định thứ tự ưu tiên khi phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp, đó là thứ tự ưu tiên thứ 2 với các khoản: Nợ lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc và các khoản khác bằng tiền được ghi trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể. - Nghị định 92/CP ngày 19/12/1995 của Chính phủ về giải quyết quyền lợi đối với người lao động ở doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là: Tiền lương, trợ cấp thôi vịêc, các trợ cấp khác bằng tiền đã được thoả thuận trong thoả ước lao động tập thể. Các khoản này được coi là khoản nợ và được ưu tiên thanh toán khi phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp. c.Chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá: - Thông tư số 11/1998/TT-BLĐTBXH ngày 21/08/1998 của Bộ lao động Thương binh – Xã hội về chính sách đối với người lao động khi chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP. Người lao động được chuyển toàn bộ sang làm việc tại công ty cổ phần; được tiếp tục thực hiện hợp đông lao động đã ký trước đó cho đến khi hai bên thoả thuận thay đổi nội dung hoặc ký kết hợp đồng lao động mới; mọi quyền lợi khác theo luật định. Người lao động được đảm bảo việc làm chí ít là 12 tháng. Đối với người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động thì quyền lợi của họ được giải quyết theo chế độ hiện hành. Người lao động được có cổ phần trong doanh nghiệp: + Nhà nước có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển doanh nghiệp. + Người lao động được chia số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi bằng tiền không phải nộp thuế thu nhập để mua cổ phần (Điều 13-NĐ44). + Người lao động được mua cổ phần ưu đãi tại doanh nghiệp cổ phần hoá, được sở hữu cổ phần này và được hưởng các quyền lợi của nó (Điều 14-NĐ44; TT11/LĐTBXH). Theo quy định này, người lao động được mua cổ phần giảm giá 30% so với các đối tượng khác. Mỗi năm làm việc cho Nhà nước được mua 10 cổ phần ưu đãi, đặc biệt người lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi nhưng được hoàn trả trong 3 năm đầu để hưởng cổ tức và trả dần tối đa trong 10 năm không phải chịu lãi suất. + Người lao động được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại để tìm việc làm mới. Nhà nước dành một phần tiền bán cổ phần để doanh nghiệp đào tạo lại nghề giải quyết việc làm mới cho người lao động. d.Chính sách đối với người lao động tronh doanh nghiệp chuyển sang hình thức khác: Khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang các hình thức khác như: Chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp hoặc trong trường hợp sáp nhập, phân chia doanh nghiệp được pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động, cụ thể tại các Điều 31, 52, 66 của Bộ Luật Lao động, được chi tiết và cụ thể hoá tại: Nghị định 103/199/NĐ-CP ngày 10/09/1999 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp Nhà nước; Thông tư số 07/2000/TT-BLĐTBXH ngày 29/03/2000 của Bộ Lao động Thương binh-xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ đối với người lao động là: Đối với doanh nghiệp giao: Người lao động được bảo đảm việc làm tối thiểu là 3 năm(Điều 10-NĐ 103). Số lao động trong doanh nghiệp giao được người sử dụng lao động cam kết sử dụng hết, trừ trường hợp người lao động tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động (Điều 12-NĐ103) . Người lao động được sở hữu một phần giá trị doanh nghiệp với số cổ phần tương ứng với số năm làm việc cho Nhà nước, được hưởng cổ tức trên số cổ phần được giao đó và có quyền thừa kế nhưng không được chuyển nhượng trong thời gian tối thiểu là 3 năm sau khi giao doanh nghiệp (K2-Đ13-NĐ103). Được đào tạo lại để giải quyết việc làm mới. - Đối với doanh nghiệp bán: Người lao động được hưởng các chính sách: Về bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành của pháp luật (K2a-Đ21-NĐ103). Được trợ cấp mất việc làm trong các trường hợp mất việc(K5-Đ21-NĐ103). Được trợ cấp thôi việc trong các trường hợp thôi việc (K2b-Đ21-NĐ103). Nếu số tiền bán doanh nghiệp không đủ thanh toán nợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc cho người lao động thì số tiền thiếu được trích từ quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 177/1999/QĐ-TTg ngày 30/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. - Đối với doanh nghiệp khoán kinh doanh, cho thuê: Được người sử dụng lao động đảm bảo theo hợp đồng thuê và hợp đồng khoán về quyền lợi của người lao động không trái với quy định của pháp luật hiện hành theo Điều 9-NĐ 103 và Điều 31-BLLĐ. -Đối với doanh nghiệp Nhà nước quan trọng được giữ lại: Theo phân loại của chỉ thị 20/1998/CT-TTg là những doanh nghiệp quan trọng, cần duy trì hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước để pháy huy vai trò nòng cốt và dẫn dắt trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đó là những doanh nghiệp cần duy trì 100% vốn Nhà nước thì được tập trung chỉ đạo, kiện toàn về tổ chức, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được Nhà nước hỗ trợ bổ sung vốn để phát triển(K1-Đ2-QĐ177). e. Vận dụng chế độ hưu trí: - Đối với người lao động có đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng còn thiếu 5 năm tuổi đời hoặc thiếu 1 năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 25 và 26 điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995, thì ngân sách Nhà nước hỗ trợ để đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho thời gian còn thiếu đó (mức đóng hàng tháng bảo hiểm xã hội là: 15%; bảo hiểm y tế là: 3%). - Những người tự nguyện nghỉ hưu sớm với mức lương hưu thấp hơn được miễn giám định suy giảm sức khoẻ. - Khi nghỉ việc Nhà nước hỗ trợ thêm 1 tháng lương cơ bản cho 1 năm làm việc hoặc khi nghỉ hưu sớm được trợ cấp một khoản kinh phí tương ứng với số năm nghỉ hưu sớm so với độ tuổi quy định. f. Đối với người lao động tự nguyện xin thôi việc: - Nhà nước hỗ trợ thêm 1 tháng lương cơ bản cho một năm làm việc. - Người lao động có thể nhận chế độ bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu trong thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Nếu có nguyện vọng tham gia đóng bảo hiểm xã hội thì được tiếp tục đóng hàng tháng cho đến khi đủ điều kiện nghỉ hưu, mức đóng hàng tháng là 15% tiền lương do người lao động tự túc nguồn kinh phí. - Người lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo một lần là 10 tháng lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước tại thơì điểm xin nghỉ (tương ứng với một khoá học 6 tháng ). g. Đối với số lao động không bố trí được việc làm còn lại: - Người lao động có sức khỏe mà tuổi đời dưới 45 nếu có nguyện vọng thì được doanh nghiệp tạo điều kiện cho đi đào tạo lại hoặc đào tạo nghề mới, được Nhà nước hỗ trợ 6 tháng lương cơ bản tại thời điểm đi đào tạo để bố trí việc làm mới. Nếu không bố trí được việc làm mới cho người lao động thì doanh nghiệp cho họ nghỉ và hưởng lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3 Điều62 Bộ luật Lao động. - Đối với người lao động không thuộc diện đi đào tạo thì cho nghỉ và hưởng lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động. h. Nghị định số 41/2002/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 11/04/2002: Về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước: - Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn: Đủ 55 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được nghỉ hưu, nhưng không trừ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi. Và được hưởng thêm hai khoản trợ cấp sau: trợ cấp 03 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và trợ cấp 5 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho 20 năm đầu công tác có đóng bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ 21 trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp thêm 1/2 tháng lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng. Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hôị tối đa 1 năm, thì được nhà nước đóng một lần số tiền bảo hiểm xã hội cho những tháng còn thiếu với mức 15% tiền lương tháng để giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng. Các đối tượng còn lại thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng các chế độ như sau: + Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng tiền lương, phụ cấp lương đang hưởng. + Được hỗ trợ thêm hai khoản sau: trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho mỗi năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước. Và trợ cấp một lần với mức 5 triệu đồng. + Được hưởng 6 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng để đi tìm việc làm. trường hợp người lao động có nguyện vọng học nghề thì ngoài khoản tiền được hưởng đi tìm việc làm nói trên còn được đào tạo tối đa 6 tháng tại các cơ sở dạy nghề do nhà nước quy định. Nhà nước cấp kinh phí cho các cơ sở dạy nghề này để đào tạo lao động dôi dư. + Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định trên còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định hiện hành. - Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm thì chấm dứt họp đồng lao động và được hưởng các chế độ sau: + Trợ cấp mất việc làm được tính theo số năm thực tế làm việc trong khu vực nhà nước, cứ mỗi năm được trợ cấp 1 tháng tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng. + Trợ cấp 70% tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp lương đang hưởng cho những tháng còn lại chưa thực hiện hết hợp đồng lao động đã giao kết, nhưng tối đa cũng không quá 12 tháng. + Người lao động còn thiếu tối đa 5 năm tuổi nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần, ngoài việc được hưởng các chế độ quy định còn được tự đóng tiếp bảo hiểm xã hội với mức 15% tiền lương tháng trước khi nghỉ việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội tại nơi cư trú cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu để hưởng chế độ hưu trí và tử tuất. Trường hợp chưa đủ điều kiện để đóng tiếp bảo hiểm xã hội nói trên thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm hoặc hưởng trợ cấp một lần theo quy định. - Người lao động đã nhận trợ cấp tại nghị định này nếu được tái tuyển dụng làm việc ở doanh nghiệp đã cho thôi việc, hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác thì phải hoàn trả lại số tiền trợ cấp này. Doanh nghiệp tuyển dụng lao động có trách nhiệm thu hồi số tiền nêu trên từ người lao động và nộp toàn bộ vào quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. - Người lao động dôi dư được tạo điều kiện vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm để tự tạo việc làm và được giới thiệu tìm việc làm mới theo quy định của pháp luật. B. đánh giá thực trạng về vịêc thực hiện chính sách đối với người lao động trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian gần đây: I. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1986-1991 : 1. Vai trò của Nhà nước và quyền tự chủ doanh nghiệp trong sử dụng lao động: Như đã phân tích, doanh nghiệp Nhà nước ở việt nam được hình thành trên cơ sở thành lập mới, quốc hữu hoá và cải tạo công thương sau khi thống nhất tổ quốc kèm theo nó, sự hình thành đội ngũ lao động trong hệ thống các doanh nghiệp là tuyển mới hoàn toàn (xây dựng doanh nghiệp mới )và tuyển bổ sung thêm. Mấy chục năm qua, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, chính sách tuyển dụng lao động chủ yếu nhằm cung ứng lao động cho khu vực Nhà nước dưới các hình thức sau: - Tuyển dụng vào cơ quan, xí nghiệp theo chỉ tiêu biên chế được duyệt. -Tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp và dạy nghề sau đó phân phối học sinh tốt nghiệp theo chỉ tiêu phân phối được duyệt; -Thuyên chuyển và điêù động công tác theo yêu cầu của tổ chức và cá nhân (kể cả chuyển vùng). Tuyển quân sau đó chuyển ngành ra các cơ quan xí nghiệp; -Tuyển thanh niên xung phong. Quan hệ lao động diễn ra chủ yếu giữa Nhà nước và người lao động (quan hệ trực tiếp) theo phương thức tuyển dụng vào biên chế suốt đời và được kế hoạch hoá đến từng người lao động theo chỉ tiêu biên chế được duyệt. Tuy nước ta chính thức chuyển sang cơ chế thị trường bắt đầu từ Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 6 (1986)và bước mạnh hơn là từ năm 1989. Nhưng chế độ tuyển dụng này được thực hiện trong một giai đoạn khá dài và nó được phấp luật hoá bằng Nghị định số 24/CP năm 1963 và được tiếp tục thực hiện đến năm 1990 khi quốc hội ban hành pháp lệnh hợp đồng lao động và Nghị định số165/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng(nay là Chính phủ). Đây là một cái mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản từ chế độ biên chế suốt đời sang chế độ hợp đồng lao động, thông thoáng hơn tạo điều kiện thụân lợi hơn cho người lao động và cho người sử dụng lao động thực hiện quan hệ lao động bình đẳng hơn. Tiếp đó năm1995 việc tuyển dụng lao động theo chế độ hợp đồng lao động được nâng cao và hoàn thiện thêm một bước bằng việc thông qua Bộ Luật Lao động ngày 23/06/1994 và có hiệu lực thi hành từ 1/1/1995. Như vậy, quan hệ lao động được xác lập, các quyền và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động được thoả thuận và ghi trong hợp đồng lao động. II. Việc thực hiện các chính sách từ giai đoạn 1991 đén nay: 1.Thực hiện các chính sách theoquyết định của chính phủ : Thực hiện theo Quyết định 176/HĐBT đã giải quyết trên khoảng 70 vận lao động thôi việc (không kể hành chính sự nghiệp ) từ các doanh nghiệp thuộc khu vực quốc doanh sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác và tổng số kinh phí giaỉ quyết chế độ chính sách cho người lao động khoảng 300 tỷ đồng. Trong đó ngân sách Nhà nước hỗ trợ 168 tỷ chiếm 56% tổng kinh phí, còn lại do địa phương và doanh nghiệp chi trả.(() Nguồn: Vụ Chính sách Lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) Có khoảng trên 12.000 người lao động rời khỏi doanh nghiệp Nhà nước theo quyết định 315/HĐBT. Có thể nói quyết định 176/HĐBT là một chủ trương lớn có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế xã hội. Quyết định này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn cho các đơn vị kinh tế quốc doanh sau một quá trình kéo dài của thời kỳ bao cấp chuyển sang kinh tế thi trường. Thông qua việc sắp xếp lại lao động theo quyết định này cũng thể hiện sự yếu kém của doanh nghiệp Nhà nước chưa thích ứng được với cơ chế thị trường khi cắt khỏi bao cấp nhiều doanh nghiệp đã tự mình không xoay sở được buộc phải thu hẹp sản xuất hoặc lâm vào tình trạng giải thể phá sản kéo theo hàng vạn lao động phải tạm thời nghỉ việc, bị mất việc làm. Mà cao điểm là tháng 2/1989 số lao động tạm thời nghỉ việc lên tới 25-30% cá biệt có đơn vị tới 40-50%. Quyết định 176/HĐBT đã có tác dụng quan trọng góp phần sắp xếp lại sản xuất kinh doanh và lao động trong doanh nghiệp Nhà nước. Đại bộ phận số lao động trong khu vực Nhà nước chuyển ra đã có việc làm và ổn định cuộc sống.Theo điều tra chọn mẫu của Bộ Lao động Thương binh –xã hội ở thời điểm sau 176 thì 70% số người lao động rời khỏi doanh nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định; 15% có vịêc làm và thu nhập chưa ổn định;15% lao động gặp nhiều khó khăn, chưa tìm được việc làm.Trong khi đó Nhà nước cũng chưa kịp thời có các chương trìng dự án giải quyết việc làm cho người lao động.(()Nguồn: Vụ Chính sách Lao động việc làm, Bộ LĐTBXH. ) Các đơn vị quốc doanh sau khi cho người lao động ra khỏi doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đầy đủ đén người lao động thôi việc, mất việc, nhất là đối tượng đặc biệt khó khăn để có biện pháp giúp đỡ. Một số doanh nghiệp Nhà nước sau khi sắp xếp lại theo Quyết định 176 lại tiếp tục đình đốn sản xuất, không đứng vững trong cơ chế thị trường buộc phải sắp xếp lại hoặc thu hẹp sản xuất và hậu quả là người lao động lại tiếp tục mất vịêc làm hoặc không có việc làm. Song do nguồn ngân sách thì có hạn không thể tiếp tục nguồn này để giải quyết số lao động dôi dư tiếp theo các doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn cũng không đủ kinh phí để có thể đảm bảo phần đóng góp của doanh nghiệp mình, chi trả cho người lao động theo quyết định 176/HĐBT. Vì vậy không thể tiếp tục giải quyết lao động dôi dư theo chế độ này ở giai đoạn tiếp theo. 2. Việc thực hiện các chính sách đối với lao động dôi dư hiện nay: a. Một số nguyên nhân chủ yêú dẫn đến lao động dôi dư: Qua phân tích tình hình sử dụng lao động trong đổi mới doanh nghiệp Nhà nước cho thấy lao động dôi dư tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản sau: - Khi chuyển sang cơ chế mới – cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Nhà nước ta đã mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong đó có quyền tuyển dụng lao động. Nhà nước không có cơ chế quản lý định biên lao động và định mức lao động gắn với công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh dẫn đến hiện tượng nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã tuyển dụng lao động nhiều hơn yêu cầu sản xuất kinh doanh kể cả lao động đảm nhiệm các sự nghiệp phúc lợi xã hội (nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, nhà điều dưỡng …). Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện nay làm ăn kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, sức cạnh tranh kém. - Nhiều doanh nghiệp Nhà nước do sản xuất gặp khó khăn không có lãi, thậm chí bị thua lỗ nên không có nguồn để giải quyết quyền lợi cho người lao động khi họ bị mất việc làm. Mặt khác, các chính sách hỗ trợ tài chính theo luật định để giúp các doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn chưa được các cơ quan có trách nhiệm của Nhà nước hướng dẫn thực hiện hoặc một số văn bản quy định nhưng thực tế không thể thực hiện được (Điểm c Khoản 3 Điều 10 của Nghị định số 198/CP ngày 31/12/1994” trường hợp đơn vị cũ đã giải thể hoặc thực sự khó khăn về tài chính thì khoản trợ cấp thôi vịêc do ngân sách Nhà nước chi trả’’; Khoản 4 Điều 17 Bộ Luật Lao động “ hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ ” ). Đây là yếu tố không tích cực, cần tìm mọi cách để khắc phục tình trạng thua lỗ của doanh nghiệp. - Phần đông người lao động không muốn rời khỏi doanh nghiệp mặc dù thu nhập có thấp hoặc thiếu việc làm vẫn hơn là phải về nghỉ hưu sớm hoặc hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm; hoặc vẫn muốn có tên trong danh sách để hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội, y tế và những quyền lợi khác. - Đối với người lao động đã vào làm việc trong doanh nghiệp trước năm 1995, gắn với hai cuộc kháng chiến nên theo luật lao động quy định đều thuộc loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn nên doanh nghiệp không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. - Chậm ban hành chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, nên những người lao động khi thôi việc ở các doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang làm việc tại các đơn vị không thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội dẫn đến họ vẫn muốn giữ tên trong danh sách của doanh nghiệp để tiếp tục được bảo hiểm xã hội. - Các chế độ trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, trợ cấp đào tạo nghề,… chưa khuyến khích người lao động tự nguyện đi tìm việc làm, tạo việc làm ở các đơn vị, các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài khu vực kinh tế Nhà nước. - Một nguyên nhân nữa không kém phần quan trọng đó là một bộ phận doanh nghiệp đã có đổi mới về công nghệ và sản phẩm. Việc áp dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh đã kéo theo việc phải đổi mới lao động và đã dẫn đến tình trạng có một số lao động bị dôi dư ra. Đây là yếu tố tích cực và tình trạng này còn tiếp diễn chưa thể dừng lại được vì tốc độ cơ giới hoá, hiện đại hoá ngày càng cao. b. Các chính sách hiện nay đang áp dụng đối với lao động dôi dư: - Chế độ khuyến khích người lao động tự nguyện nghỉ hưu sớm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Một số doanh nghiệp đã chủ động giải quyết theo hướng sau: * Đối với những người đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995: + Thưc hiện chế độ hưu trí theo điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Quà tặng của doanh nghiệp ( mức khoảng 1 triệu đồng / người). * Đối với những người đủ điều kiện giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 12/CP và đủ điều kiện nghỉ hưu theo Nghị định số 93/1998/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 1998: + Thực hiện chế độ hưu trí theo điều lệ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Trợ cấp thêm của doanh nghiệp cho mổi năm về hưu sớm theo độ tuổi Quy định số 12/CP (mức khoảng 500.000 đồng/ người). *Chế độ đối với các trường hợp chấ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3582.doc
Tài liệu liên quan