Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Thực trạng và giải pháp

LỜI NÓI ĐẦU š & › Sau những năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chủ động tiến hành hoạt động kinh doanh của mình và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt kinh doanh của mình. Mở cửa nền kinh tế đã làm cho quá trình hợp tác về mọi mặt giữa những nền kinh tế khác nhau. Mặt khác, bên cạnh những thuận lợi thì cũng không thể không nói đến những khó khăn mới về nguồn lực đầu vào để tiến hà

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà Nội. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh hoạt động hoạt động sản xuất kinh doanh, khó khăn trong cạnh tranh v.v… Như vậy sẽ đồng thời xuất hiện những cơ hội và thách thức mới cho mỗi doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội. Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là đơn vị kinh doanh các mặt hàng bê tông phục vụ cho các công trình xây dựng trong nước. Trong những năm qua công ty đã đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt phục vụ cho các công trình xây dựng và trong hoạt động kinh doanh công ty đã tạo được niềm tin đối với bạn hàng và đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, nâng cao thương hiệu Vibex đối với bạn hàng quốc tế. Những năm qua công ty đã thu được nhiều thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn gặp một số khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để có thể theo kịp với xu thế hội nhập và nâng cao hơn nữa khả năng tiêu thụ sản phẩm thì Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội phải tự đổi mới mình và hoàn thiện, nâng cao khả năng cạnh tranh với những với công ty cùng ngành. Để có thể nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm thì một mặt công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà nội phải có một chiến lược phát triển lâu dài có thể là 5 năm cũng có thể là 10 năm, mặt khác công ty cần phải xây dựng được đội ngũ nhân viên có trình độ và năng động có thể bắt kịp được với nhu cầu của thị trường. Sau quá trình thực tập tại công ty em đã được tìm hiểu về công ty và đã chọn đề tài là: “Tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội. Thực trạng và giải pháp”. Chuyên đề bao gồm các nội dung sau: Chương I: Lý luận chung về tiêu thụ sản phẩm và giới thiệu khái quát về công ty. Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ tại công ty. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI I. Cơ sở lý luận tiêu thụ sản phẩm 1. Các quan điểm tiêu thụ sản phẩm Thực tiễn cho thấy, thích ứng với mỗi cơ chế quản lý công tác tiêu thụ sản phẩm được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Quan hệ giữa các ngành là quan hệ dọc, được kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm… Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kì này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do nhà nước định sẵn. Tóm lại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm sản xuất cái gì? Bằng các nào? Cho ai? Đều do nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả đã ấn định trước Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định 3 vấn đề trung tâm cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa hẹp và cả nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng… nhằm mục đích đạt được hiệu quả cao nhất. Theo hiệp hội kế toán quốc tế thì tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền hàng. 2. Nội dung cơ bản tiêu thụ sản phẩm Thứ nhất: Nghiên cứu và phân tích thị trường kinh doanh Điều cơ bản nhất quyết định sự thành công của một sản phẩm là sự chấp nhận của người mua sản phẩm hoặc sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ. Làm thế nào biết được khách hàng có thích hay không thích, chấp nhận hay không chấp nhận? Chỉ có cách duy nhất, chính xác nhất và cũng là một kỹ thuật xưa như trái đất là hỏi chính khách hàng người được cho là sẽ mua sản phẩm, hoặc/và người dù không trực tiếp mua nhưng có ảnh hưởng tác động đến quyết định mua sản phẩm. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường ngày càng được phát triển tinh vi hơn, người ta tranh thủ mọi cơ hội để thu thập thông tin khách hàng, thị trường. Nghiên cứu thị trường được chia ra làm hai dạng: Nghiên cứu định tính. + Tìm hiểu động cơ, những yếu tố thúc đẩy. + Ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Bằng cách nào? Tại sao? + Dựa trên số lượng nhỏ. Nghiên cứu định lượng. + Đo lường. + Phân khúc và so sánh. + Dựa trên số lượng lớn và nội dung phỏng vấn được sắp xếp có chủ ý. Thứ hai: Xây dựng và lựa chọn chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm a. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc lập và phải tự mình giải quyết cả 3 vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Lợi nhuận là mục tiêu sống còn của doanh nghiệp. Muốn có lợi nhuận, doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp phải phù hợp với nhu cầu của thị trường. Để tồn tại và phát triển lâu dài thì mỗi doanh nghiệp cần xác định được chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Chiến lược tiêu thụ sản phẩm là định hướng hoạt động có mục tiêu của doanh nghiệp và hệ thống các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện được mục tiêu đề ra trong tiêu thụ. Mục tiêu của chiến lược tiêu thụ thường bao gồm: Mặt hàng tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hóa lợi nhuận, mở rộng thị trường, nâng cao uy tín doanh nghiệp. Chiến lược tổng quát có nhiệm vụ xác định các bước đi và hướng đi cùng với những mục tiêu cần đạt đến. Nội dung của chiến lược tổng quát thường đươc thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể như: phương hướng sản xuất, loại sản phẩm, dịch vụ lựa chọn, thị trường tiêu thụ; nhịp độ tăng trưởng và các mục tiêu về tài chính… Tuy nhiên vấn đề quan trọng là phải xác định được mục tiêu then chốt cho từng thời kỳ. Đó là nội dung của chiến lược tổng quát. Bên cạnh đó, chiến lược tiêu thụ sản phẩm của công ty bao gồm các chiến lược bộ phận sau: * Chiến lược sản phẩm: Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu của khách hàng trong từng thời kì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nội dung của chiến lược sản phẩm là nhằm trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ gì, bao nhiêu cho ai? * Chiến lược giá cả: Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả đã nhường vị trí hàng đầu cho cạnh tranh bằng chất lượng và dịch vụ nhưng giá cả vẫn có vai trò quan trọng nhất định. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định được một chiến lược giá cả phù hợp cho từng loại sản phẩm và từng thời kì hoạt động của doanh nghiệp. * Chiến lược phân phối: Chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ là phương hướng thể hiện cách thức doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường mục tiêu. Chiến lược phân phối có mối quan hệ chặt chẽ với chiến lược sản phẩm và chiến lược giá cả. Chiến lược phân phối chịu ảnh hưởng của chiến lược giá cả nhưng đồng thời nó cũng tác động quay trở lại đối với việc xây dựng và triển khai hai chiến lược này. * Chiến lược giao tiếp và khuếch trương: Chiến lược giao tiếp và khuếch trương là chiến lược sử dụng kỹ thuật yểm trợ bán hàng nhằm mục đích thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. Trong nền kinh tế chỉ huy, người sản xuất kông cần quan tâm xây dựng chiến lược giao tiếp khuếch trương, bởi lẽ họ chỉ là người giao nộp chứ không phải là người bán. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của người bán là lợi nhuận, do vậy phải thu hút khách hàng, thực hiện các hoạt động yểm trợ bán hàng. Vì vậy, vai trò của chiến lược giao tiếp và khuếch trương trở nên cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiêu thụ. Chiến lược giao tiếp khuếch trương là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho chiến lược sản phẩm, giá cả và phân phối. b. Lựa chọn và quyết định chiến lược tiêu thụ sản phẩm Việc đánh giá và lựa chọn chiến lược dự kiến là công việc cuối cùng có tầm quan trọng quyết định đến mức độ đúng đắn của chiến lược tiêu thụ. Khi thẩm định chiến lược tiêu thụ sản phẩm phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: chiến lược tiêu thụ phải bảo đảm mục tiêu bao trùm của doanh nghiệp. Trong kinh doanh thường có nhiều mục tiêu, các chiến lược tiêu thụ dự kiến có thể khác nhau về số lượng và mức độ các mục tiêu nhưng không khác nhiều về mục tiêu bao trùm. Nguyên tắc 2: chiến lược tiêu thụ phải có tính khả thi, phải phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp. Nguyên tắc 3: chiến lược tiêu thụ phải đảm bảo giải quyết được mối quan hệ về mặt lợi ích giữa doanh nghiệp và thị trường. Thứ ba: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì xây dựng chiến lược kinh doanh là giai đoạn vô cùng quan trọng tuy nhiên để có thể thực hiện được chiến lược đã đề ra thì cần phải lập kế hoạch tiêu thụ cho từng thời kì và phù hợp với tình hình cụ thể của doanh nghiệp. Thứ tư: Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, người ta chia ra hai cách tiêu thụ trực tiếp và tiêu thụ gián tiếp. Tiêu thụ trực tiếp: Là hình thức người sản xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua các trung gian. Tiêu thụ gián tiếp là hình thức người sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các trung gian, bao gồm: Người bán buôn, người bán lẻ, đại lý. Trong nền kinh tế hàng hóa, nhà sản xuât, người bán buôn, bán lẻ, đại lý môi giới hình thành một cách khách quan, họ cần phải kết hợp với nhau để bảo đảm sự thông suốt từ sản xuất đến tiêu dùng. Tùy theo thế mạnh của từng người, tùy theo điều kiện và đặc điểm của doanh nghiệp, của sản phẩm mà lựa chọn những người cụ thể để hợp tác trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của mình. Mạng tiêu thụ sản phẩm bao gồm: Mạng 1: Trực tiếp. Mạng sản xuất Người tiêu dùng cuối cùng. Mạng 2: Gián tiếp kênh ngắn. Nhà sản xuất Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng. Mạng 3: Gián tiếp kênh dài. Nhà sản xuất Người bán buôn Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng. Thứ năm: Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp có thể làm cách nào để đảm bảo và mở rộng tiêu thụ của mình trước những cản trở của thị trường (thị trường dư thừa, nhu cầu tiêu dùng thay đổi, sản phẩm cạnh tranh…)? Điều kiện tiên quyết cho việc nghiên cứu thị trường có hiệu quả để có thể đem lại cho doanh nghiệp những thông tin cần thiết khi quyết định về mức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Vì thế lãnh đạo doanh nghiệp phải sử dụng những công cụ Marketing như: Quảng cáo và khuyến khích bán hàng; chất lượng và mẫu mã sản phẩm; mức giá bán và tổ chức bán hàng. Quảng cáo và khuyến khích bán hàng: Mục đích của quảng cáo là tạo điều kiện để các cá nhân và tập thể người tiêu dùng thuận tiện mua sản phẩm của doanh nghiệp quảng cáo. Vì thế những thông tin về sản phẩm trong quảng cáo phải nhằm mục đích bán được hàng. Điều đó có nghĩa là: trước tiên nó phải nhằm cơ khuyến khích mua hàng chứ không phải tạo cơ hội để người mua so sánh một cách có hệ thống giữa sản phẩm của họ với sản phẩm khác. Chất lượng và mẫu mã sản phẩm: Không chỉ những nhà kỹ thuật mà cả nhân viên bán hàng đều có ảnh hưởng đến mẫu mã và chất lượng sản phẩm. thông qua việc thay đổi thường xuyên về kiểu dáng mà không phải thay đổi về tình trạng kĩ thuật đã xuất hiện tình trạng làm mới mặt hàng một cách giả tạo. Điều đó có nghĩa là giá trị sử dụng về mặt thời gian bị giảm. Quyết định giá: giá đòi hỏi không những bù đắp được chi phí trong sản xuất mà còn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì thế doanh nghiệp phải nắm chắc thông tin về chi phí sản xuất thông qua hạch toán giá thành. Doanh nghiệp cũng phải biết rõ sản phẩm cần phải bán được với giá như thế nào. Để tăng sản lượng bán ra thì việc định giá cũng giữ vai trò quan trọng. Nên chọn giá nào và giá nào được thị trường chấp nhận, điều này không chỉ phụ thuộc vào thực tế. Nếu có nhiều người cùng chào hàng một loại sản phẩm thì sẽ khó khăn hơn trong việc bán trên giá so với trường hợp chỉ có một người chào hàng. Vì thế các doanh nghiệp thường phải tìm cách hạn chế cạnh tranh giá một cách “đau đớn” bằng cách thương lượng với bên cạnh tranh. Thứ sáu: Tổ chức thực hiện nghiệp vụ bán hàng Bán hàng xét về mặt kỹ thuật kinh doanh thì đó là sự chuyển hóa hình thái của vốn kinh doanh từ hàng thành tiền, xét về mặt kỹ thuật, bán hàng là quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua hàng trên cơ sở quyền lợi thỏa đáng và lâu dài của cả hai bên. Quá trình bán hàng căn bản bao gồm ba giai đoạn Giai đoạn 1: Là giai đoạn chuẩn bị bao gồm + Nhận diện và xác định phẩm chất khách hàng tương lai + Lên kế hoạch thực hiện Giai đoạn 2: Tiến hành thực hiện + Tiếp cận + Thực hiện bán hàng + Xử lý các ý kiến + Kết thúc bán hàng Việc bán hàng được coi như là kết thúc khi mà doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng. Nếu khách hàng tiềm năng chấp nhận việc mua bán và trình bày mong muốn mua hàng thì nhân viên được thực hiện theo hai cách: Kết thúc bán hàng hoặc kết thúc gián tiếp. Giai đoạn 3: là giai đoạn hình thành hợp đồng mới + Xử lý sau khi bán + Đánh giá 3. Khó khăn và cách khắc phục về vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp * Khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp Trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, sản phẩm cần tiêu thụ có tới hàng ngàn, hàng vạn loại khác nhau. Có những sản phẩm vừa mới ra đời, thậm chí vẫn còn trong trứng nước thì đã có những sản phẩm khác ưu việt hơn xuất hiện, làm cho nhu cầu tiêu dùng của con người cũng thường xuyên thay đổi. Hôm qua, người ta có thể đắc chí khi mua được 1 chiếc xe đạp ngoại làm phương tiện đi lại thì hôm nay, người ta chỉ có thể hài lòng nếu nó là xe gắn máy. Cũng như mấy năm gần đây, chiếc tivi đen trắng còn là nỗi ước ao của bao gia đình thì hôm nay, không mấy ai ở thành phố còn nghĩ đến nó nữa thay vào đó là những tivi màu với nhiều kiểu dáng bắt mắt. Cho nên, trong nền kinh tế thị trường, tiêu thụ sản phẩm là việc vô cùng khó khăn. Trong thực tế, tiêu thụ sản phẩm là việc vô cùng khó khăn. Trong thực tế, có những doanh nghiệp sản phẩm tồn đọng đến hàng ngàn tỷ đồng, để thu hồi vốn đành ngậm đắng nuốt cay khi phải chịu bán phá giá, chấp nhận sự thua lỗ. Vì sao có tình trạng vậy? Thực tiễn kinh doanh trên thương trường quốc tế cũng như ở nước ta từ khi chuyển đổi cơ chế quản lý cho thấy, những nguyên nhân dẫn đến việc sản phẩm không tiêu thụ được thường bao gồm: - Sản phẩm kém chất lượng. - Sản phẩm không hợp thị hiếu khách hàng và xu thế tiêu dùng của thời đại. - Định giá sản phẩm bán quá cao không phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng. - Không tìm đúng nhu cầu của thị trường, nên đã sản xuất quá nhiều sản phẩm tạo ra khủng hoảng thừa. - Sản phẩm không tiếp cận được với người tiêu dùng. - Chưa làm cho người tiêu dùng hiểu rõ về giá trị sử dụng của sản phẩm. * Cách khắc phục các khó khăn trong vấn đề tiêu thụ Để khắc phục những nguyên nhân trên, giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường, các doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm đến những vấn đề chủ yếu sau đây: 1. Phải nghiên cứu, nắm bắt tình hình thị trường sản phẩm, hàng hóa để kịp thời chuyển hướng sản xuất, thay đổi sản phẩm nhằm chiếm lĩnh thị trường. 2. Không ngừng cải tiến hình thức, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra những mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và kĩ thuật và lối sống hiện đại. 3. Phải bằng mọi cách cải tiến tổ chức quản lý, nâng cao năng suất lao động, hạ giá sản phẩm để tạo điều kiện giảm giá bán nếu sản phẩm thực sự không có sự cải tiến gì về hình thức và chất lượng. 4. Tăng cường việc quảng cáo và giới thiệu sản phẩm gây tiếng tăm nhằm thu hút khách hàng. Đồng thời phải thực hiện việc hướng dẫn tiêu dùng có thể thay đổi tập quán và lối sống của xã hội. 5. Mở rộng mạng lưới tiêu thụ với nhiều hình thức phong phú và đa dạng nhất là hệ thống các trung gian, tạo thành cầu nối vững chắc giữa sản xuất và tiêu dùng. 6. Áp dụng linh hoạt các hình thức và phương thức thanh toán, kết hợp với việc sử dụng hệ thống giá linh hoạt, mềm dẻo nhằm mục đích tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng trong mua bán, trên cơ sở đó, kích thích nhu cầu tiêu dùng và tạo điều kiện khai thác triệt để các nhu cầu tiềm năng. 7. Tạo dựng và giữ gìn sự tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm nói riêng và doanh nghiệp nói chung. 8. Và cuối cùng là đón bắt nhu cầu tiềm năng của khách hàng đối với từng loại sản phẩm cụ thể của doanh nghiệp để chuẩn bị cho tương lai. Nói tóm lại, để có thể tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán; phải xây dựng được một phương án tiêu thụ đúng đắn, hoàn chỉnh chứ không thể vô tư trước sự thiên biến vạn hóa của thị trường. II. Giới thiệu khái quát công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội 1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Bê tông xây dựng Hà nội 1.1. Lịch sử hình thành Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là công ty cung cấp các sản phẩm bê tông tại Việt Nam, được thành lập từ ngày 6/5/1965, tiền thân là nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội, thuộc Bộ xây dựng được thành lập theo quyết định số 472/BKT của Bộ kiến trúc: Diện tích rộng: 12.6 ha. Tên giao dịch là: Công ty Bê tông xây dựng Hà nội. Tên viết tắt là: Vibex. Tên giao dịch tiếng anh: Hanoi Construction Concrete Joint Stock Company. Địa chỉ công ty: Xã Động Ngạc – Huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. 1.2. Sơ lược quá trình phát triển của công ty + Giai đoạn từ năm 1961 – 1981: Trong giai đoạn này, dưới sự chỉ đạo của Bộ kiến trúc, nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước. Các sản phẩm chủ yếu mà nhà máy sản xuất là: Cột điện: 27799 (mét khối) Ống nước: 26745 (mét khối) Panel: 85399 (mét khối) Cấu kiện: 54188 (mét khối) + Giai đoạn từ năm 1982 – 1984: Nhà máy thuộc tổng Công ty xây dựng Hà nội (theo quyết định của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng số 324/CT-HĐBT ngày 11/12/1982 thành lập tổng công ty xây dựng Hà nội trong đó có nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội). Ngoài nhiệm vụ chủ yếu trên, nhà máy còn được trang bị một dây chuyền sản xuất các nhà ở tấm lợp nhằm phục vụ cho các công trình nhà ở tại Hà nội. Các sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là: Cột điện: 3127 (mét khối) Ống nước: 26745 (mét khối) Panel: 2441 ( mét khối) Cấu kiện: 31308 (mét khối) Cấu kiện khác: 3875 (mét khối) + Giai đoạn từ năm 1985 – 1988: Nhà máy bê tông đúc sẵn có thêm nhiệm vụ đúc sẵn xây lắp gồm nhà ở, tấm lợp và cấu kiện nhỏ (quyết định thành lập lắp ghép nhà ở tấm lợp thuộc nhà máy bê tông đúc sẵn Hà nội số 96/TCT-TCCB ngày 16-3-1985 của công ty xây dựng hà nội). Từ năm 1986 với chủ trương của Nhà nước là chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp xang nền kinh tế thị trường, thì nhiệm vụ của nhà máy Bê tông đúc sẵn Hà nội đó là ổn định sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động. Các sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là: Cột điện: 7782 (mét khối) Ống nước: 4367 (mét khối) Panel: 14278 (mét khối) Cấu kiện: 3138 ( mét khối) Cấu kết khác: 3875 (mét khối) + Giai đoạn từ năm 1989 đến nay: Nhà máy tách khỏi tổng công ty xây dựng Hà nội phát triển thành xí nghiệp liên hiệp Bê tông xây dựng Hà nội, trực thuộc Bộ xây dựng theo quyết định số 857/BXD-TCLD ngày 16-10-1989 của Bộ xây dựng. Sản phẩm chủ yếu trong giai đoạn này là: Cột điện các loại (60 loại), cột điện ly tâm Các ống nước ly tâm: 200 loại Panel: 130 loại Cấu kiện khác: 150 loại sản phẩm khác nhau. 2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban chức năng 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là doanh nghiệp nhà nước sản xuất các sản phẩm phục vụ thi công các công trình dân dụng và công nghiệp, với các sản phẩm chính là: Cột điện và ống nước. Công ty có cơ cấu tổ chức như sau: Công ty có 8 xí nghiệp thành viên, với 2 chi nhánh, 1 trung tâm nghiên cứu công nghệ bê tông nhiệt đới, 3 phân xưởng với các nhiệm vụ và chức năng khác nhau: Xí nghiệp bê tông đúc sẵn Chèm: Là đơn vị sản xuất lớn nhất của công ty, chủ yếu sản xuất công nghệ như: Cột điện, ống thoát nước, panel, các cấu kiện như: cọc, sàn móng, dải phân cách đường. Xí nghiệp kinh doanh bê tông thương phẩm: Chuyên sản xuất bê tông trộn sẵn cung cấp trong công ty và ký hợp đồng cung cấp các công trình. Xí nghiệp cơ khí sửa chữa và điện nước: Chuyên thực hiện các hợp đồng gia công cơ khí, sửa chữa máy móc, thiết bị cho công ty và cho các khách hàng bên ngoài: khai thác và quản lý điện nước cho công ty. Xí nghiệp kinh doanh vật tư và dịch vụ: Chuyên khai thác các loại vật tư phục vụ cho sản xuất công ty. Quản lý và làm dịch vụ cho công ty và khách hàng. Xí nghiệp xây dựng số 1: Thực hiện các công trình xây dựng và công nghiệp, xây dựng đô thị, trang thiết bị điện nước dân dụng, thực hiện các hợp đồng hoàn thiện và trang thiết bị nội thất. Xí nghiệp xây dựng và phát triên nông thôn: Chuyên đầu tư xây dựng và phát triển nhà ở kinh doanh, thi công xây dựng các công trình dân dụng và hạ tầng cơ sở. Ngoài ra còn có: 3 xí nghiệp xây dựng, 2 phân xưởng tạo hình, 1 đội xe bơm và đặc biệt công ty có 2 chi nhánh: 1 ở thành phố Hồ Chí Minh, 1 ở Quảng Ngãi. CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG XÂY DỰNG HÀ NỘI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC Phòng kỹ thuật-bảo hộ lao động Phòng tổ chức -hành chính Phòng kinh tế và dự án Phòng y tế Phòng thanh tra bảo vệ Trường mầm non ngựa gióng Phòng tài chính kế toán Xn bê tông thuơng phẩm Xn bê tông thương phẩm chèm 1 Xn bê tông thương phẩm chèm 2 Xn bê tông thương phẩm chèm 3 Xn bê tông li tâm Xn bê tông đúc sẵn chèm Xn kinh doanh vật tư và dịch vụ Xn bê tông quảng ngãi Xn cơ khí sửa chữa & điện nước Xn xây dựng số 1 Xn xây dựng & pt nông thôn Tt n/c CNBT nhiệt đới Xưởng bê tông xây lắp 2 chi nhánh tại QN & HCM Đội bơm bê tông 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty và các phòng ban a. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội. + Sản xuất cấu kiện bê tông, ống cấp thoát nước, phụ kiện nước và phụ kiện kim loại. + Sản xuất vật liệu xây dựng (gạch nung, gạch lát…). + Xây dựng công trình công cộng, công nghiệp, nhà ở và xây dựng khác. + Trang trí nội thất, kinh doanh nhà và thiết kế mẫu nhà phục vụ cho nhiệm vụ kinh doanh, kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng… + Xây dựng công trình giao thông (cầu, đường, bến cảng). + Xây dựng công trình thủy lợi (đê, đập, kè chắn, kênh mương). + Xây dựng lắp đặt trạm biến thế và đường dây tải điện. + Kinh doanh nhà. + Tư vấn xây dựng các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các công trình kỹ thuật hạ tầng bao gồm: Lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, khảo sát xây dựng, thí nghiệm, thiết kế, thẩm định dự án đầu tư, thẩm tra thiết kế tổng dự toán, kiểm định chất lượng, quản lý dự án, xây dựng thực nghiệm, trang trí nội ngoại thất và các dịch vụ tư vấn khác. b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. - Hội đồng quản trị: Gồm 1 chủ tịch và 4 ủy viên. Có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. - Ban kiểm soát: Gồm 3 người, 1 kiểm soát trưởng và 2 ủy viên. Có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty, giám sát hội đồng quản trị và giám đốc trong việc điều hành điều lệ của công ty, quyết định đại hội đồng cổ đông. - Ban lãnh đão công ty: Gồm 1 tổng giám đốc và 3 phó giám đốc Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước. Phó giám đốc: Là trợ lý cho tổng giám đốc và toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. - Phòng hành chính y tế: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người lao động, gồm: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; về các dịch vụ khác. + Thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động. + Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm về việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án y tế đã được phê duyệt; công tác truyền thông, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người lao động. + Có nhiệm vụ phục vụ cho công tác văn phòng, lưu trữ công văn giấy tờ của xí nghiệp, quản lý con dấu hành chính. - Phòng thanh tra bảo vệ: Phòng thanh tra bảo vệ quân sự có chức năng nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để triển khai chỉ đạo kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các công tác bao gồm: công tác thanh tra, kiểm tra, xét giải quyết khiếu nại tố cáo. Bảo vệ an ninh kinh tế và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản. Công tác quốc phòng của công ty nhằm tăng cường hiệu quả quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo: + Hướng dẫn kiểm tra, thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra, công tác xét và giải quyết khiếu nại tố cáo nhằm ngăn ngừa mức thấp nhất khi sự việc xảy ra. + Giúp Lãnh đạo tổ chức tiếp dân, có phương án giải quyết trình HĐQT và Tổng giám đốc xem xét xử lý. + Nghiên cứu trình HĐQT, Tổng giám đốc công ty giải quyết khiếu nại, khiếu tố. + Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch và chính sách pháp luật của công ty. Công tác bảo vệ: Thực hiện các biện pháp bảo vệ an ninh kinh tế và trật tự xã hội, bảo vệ chính trị nội bộ và bảo vệ tài sản của công ty. - Phòng kỹ thuật – bảo hộ lao động: Phụ trách về mặt kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ, thí nghiệm nguyên vật liệu, kiểm tra vữa bê tông, cường độ bê tông, giám sát kỹ thuật và các sản phẩm ở các đội sản xuất, đồng thời tham mưu giúp việc cho HĐQT, Tổng giám đốc để chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh môi trường trong quá trình SXKD của công ty tới các đơn vị thành viên nhằm cải thiện điều kiện lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bảo vệ sức khoẻ người lao động và thực hiện các chế độ chính sách theo nội dung Bộ luật lao động và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước về BHLĐ. + Xây dựng các chương trình ứng dụng khoa học phát triển công nghệ của công ty. + Thông tin phổ biến các quy trình quy phạm kỹ thuật mới. Biên soạn và hướng dẫn quy trình kỹ thuật nội bộ. + Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp sáng kiến cải tiến, áp dựng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chủ trì xem xét những sáng kiến có giá trị làm lợi lớn hoặc có giá trị áp dụng rộng. + Hướng dẫn, đôn đốc về các vấn đề liên quan đến xây dựng công trình, sản phẩm chất lượng cao. Thường trực công tác xây dựng các công trình, sản phẩm chất lượng cao. Chủ trì đánh giá chất lượng cao của các công trình để báo cáo cấp trên phê duyệt. + Triển khai kế hoạch BHLĐ, thực hiện chế độ tự kiểm tra AT-VSLĐ, tự chịu trách nhiệm việc điều tra, phân tích, thống kê, báo cáo về TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, thực hiện các quy định của pháp luật về vệ sinh môi trường và đánh giá tác động môi trường, lập hệ thống hồ sơ pháp lý về AT-VSLĐ tại công trình xây dựng và cơ sở sản xuất của đơn vị. + Xây dựng phương án PCCC của công ty, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công tác PCCC. - Phòng tài chính kế toán: Phòng tài chính - kế toán (TC-KT) có chức năng tham mưu giúp việc cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc để triển khai tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế ở công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo điều lệ của công ty và pháp luật Nhà nước. + Thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho ban giám đốc về chế độ, chính sách kế toán của Nhà nước để quyết định điều hành sản xuất kinh doanh. + Hạch toán quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. + Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Với kết quả phân tích hoạt động tài chính của công ty nhằm giúp cho ban giám đốc thực hiện các chức năng điều hành sản xuất, quản lý tình hình tài chính của công ty. Bộ máy kế toán của công ty như sau: + Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trợ giúp và làm tham mưu cho ban giám đốc về tình hình công tác chuyên môn của bộ phận kế toán, đồng thời phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về việc chấp hành chính sách, thể lệ tài chính về vốn, tiến hành theo đúng chế độ tài chính hiện hành và cuối kì xác định kết quả của công ty và lập báo cáo tài chính theo từng thời kì hạch toán. + Phó phòng kế toán: Kiêm kế toán thanh toán, kế toán tiền lương, theo dõi tiền lương, theo dõi công nợ và có trách nhiệm theo dõi và phản ánh các khoản thu chi của công ty, đồng thời tính toán và phân bổ hợp lý, chính sách tiền lương và các khoản trích khác theo lương cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. + Kế toán giá thành kiêm kế toán đội xe bơm: Căn cứ vào kế hoạch sản phẩm, sản lượng thực tế và định mức, để xác định mức chi phí, hạch toán tổng hợp và chi tiết cho từng đối tượng và tính giá thành thực tế của thành phẩm. + Kế toán vật tư theo dõi công nợ của 2 chi nhánh: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ tính toán và phân bổ chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kì. Đồng thời theo dõi việc thanh toán công nợ của hai chi nhánh. + Kế toán tài sản lưu động và Ngân hàng: Theo dõi kho thành phẩm của công ty, tình hình nhập xuất tồn hàng._. tháng, theo dõi thanh lý hợp đồng, đồng thời phụ trách kế toán phân xưởng trộn 1. + Thủ quỹ kiêm kế toán phân xưởng 2: quản lý các khoản vốn bằng tiền của công ty. Thực hiện các việc thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ thu chi tiền mặt. Căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, cuối ngày đối chiếu với sổ thanh toán tiền mặt. đồng thời kiêm phụ trách kế toán phân xưởng trộn 2. Thống kê tổng hợp kiêm kế toán phân xưởng 3: Chịu trách nhiệm về tổng hợp các số liệu do kế toán viên cung cấp, làm nhiệm vụ tổng hợp các khoản mục kinh tế phát sinh trong tháng. Đồng thời kiêm kế toán phân trưởng trộn 3. SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN Kế toán TSCD và ngân hàng Thống kê tổng hợp kiêm kế toán phân xưởng trộn 3 Thủ quỹ kiêm kế toán phân xưởng trộn 2 Kế toán tiêu thụ thành phẩm kiêm kế toán phân xưởng 1 Kế toán giá thành kiêm đội xe bơm Kế toán vật tư kiêm theo dõi công nợ 2 chi nhánh Kế toán các xí nghiệp trong các chi nhánh 3. Quá trình sản xuất sản phẩm của công ty Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau, sản phẩm chính của công ty rất đa dạng và phong phú, mỗi loại có một quy trình sản xuất riêng. Có thể khái quát về quá trình sản xuất sản phẩm chính như: Cột điện, ống nước như sơ đồ sau: Phân xưởng sắt Phân xưởng định hình 1 Uốn Gia công kéo thẳng cắt uốn Thép cây trong kho Khu chứa cốt liệu sạch Rửa sàng, phân loại Cát, đá, sỏi mua về Lên khung cốt thép KCS Vữa bê tông Máy trộn bê tông Phễu cân cát, đá, sỏi Phân xưởng tạo hình 2 Bảo dưỡng Nhập kho KCS Tháo rỡ khuôn hoàn thiện CHƯƠNG II THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY I. Thực trạng kinh doanh của công ty Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO thì các công ty trong đó có công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội phải chấp nhận sự cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài khi mà không còn có được sự bảo hộ của chính sách thuế quan của Nhà nước nữa. Các công ty nước ngoài sẽ ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam và khi đó chỉ có những công có tiềm lực mạnh, cung cấp những sản phẩm tốt đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng mới có thể đứng vững trên thị trường và có thể mở rộng thị phần của mình. Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội cũng không ngoại lệ, khi mà các công ty có vốn 100% nước ngoài, các công ty liên doanh… đang ngày càng lớn mạnh thì công ty cần phải không ngừng nâng cao uy tín của công ty trước con mắt khách hàng và không ngừng hoàn thiện cơ cấu kinh doanh, tạo ra những sản phẩm mới để đáp ứng được tốt nhu cầu khách trong nước cũng như khách hàng quốc tế. Để có thể thấy được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và các chỉ tiêu khác. 1. Thực trạng thị trường của công ty Cổ phần xây dựng Hà nội Do nhu cầu sử dụng các chế phẩm bê tông và bê tông cốt thép ngày càng nhiều, nên hiện nay trên toàn quốc có 54 đơn vị chuyên sản xuất các chế phẩm bê tông, gồm bê tông đúc sẵn và bê tông tươi thương phẩm.. Tổng sản lượng bê tông của cả nước hiện nay đạt gần 4 triệu mét khối/năm. Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường này, gồm cả quốc doanh, tư nhân, liên doanh và các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, nhiều công trình lớn và cao tầng đã được xây dựng, đòi hỏi một khối lượng lớn bê tông thương phẩm. Nếu như trước năm 1986, thị trường của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội hầu như là toàn bộ thị trường Việt Nam, công ty không cần phải lo lắng về đầu ra vì đã có nhà nước lo. Trên thị trường hầu như doanh nghiệp không có đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất xây dựng bê tông, do đó có thể nói thời kì trước năm 1986 thì doanh nghiệp đã chiếm lĩnh hầu như toàn bộ thị trường trong nước. Nhưng đến giai đoạn tiếp đó, tức là giai đoạn chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang giai đoạn phát triển theo cơ chế thị trường thì công ty cổ phần bê tông xây dựng hà nội đã gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế mà sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì thị trường của mỗi doanh nghiệp đều bị thu hẹp lại do phải phân chia thị trường cho các đối thủ cạnh tranh khác có mặt trên thị trường, và công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội cũng không phải là ngoại lệ không còn được sự bao bọc của Nhà nước nữa nên thị trường đầu ra của doanh nghiệp cũng vì thế mà bị thu hẹp lại, nếu như trong thời kì bao cấp thì thị trường miền bắc hoàn toàn là thị trường của doanh nghiệp nhưng sau khi nền kinh tế có sự thay đổi từ bao cấp chuyển xang giai đoạn kinh tế thị trường, thì doanh nghiệp phải chia sẻ thị trường miền bắc của mình cho các doanh nghiệp cùng ngành khác. Có thể thấy được thông qua bảng đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội Bảng 1: bảng liệt kê các đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội Stt Tên công ty 1 Công ty cổ phần bê tông xây dựng vinaconex 2 Công ty cổ phần bê tông xây dựng Thanh Hóa 3 Công ty cổ phần bê tông xây dựng Thái Nguyên Ngoài ra còn có gần 600 doanh nghiệp xây lắp sản xuất bê tông bằng máy trộn đặt lưu động trên các công trường. Có thể thấy, hiện nay đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội là rất nhiều và có tiềm lực rất lớn chưa kể đến các công ty nước ngoài đang có ý định xâm nhập vào thị trường nước ta, vì vậy mà công ty cần phải có chiến lược sản xuất và kinh doanh đúng đắn hơn nữa và đặc biệt là nắm bắt được sự biến động của nhu cầu thị trường. 2. Thực trạng sản xuất của công ty Cổ phần xây dựng Hà nội Trong xử lý nền móng các công trình cao tầng, việc sử dụng cọc bê tông cốt thép đúc sẵn để đóng và ép đã dần bị hạn chế và được thay thế bằng cọc khoan nhồi. Nhiều công trình cần tới hàng trăm cọc dài tới 35-45 m, đường kính 0,6 - 1,4 m để gia cố nền móng, chưa kể khối lượng lớn bê tông tươi để thi công tại chỗ khung và sàn chịu lực của chúng. Ngoài bê tông đổ tại chỗ, các sản phẩm bê tông đúc sẵn được dùng rất đa dạng, từ các cấu kiện khung, sàn, cổ móng, cọc,... cho các công trình công nghiệp, dân dụng; cột điện bê tông cốt thép ly tâm, ống cống bê tông cốt thép có áp và không có áp cho các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; gạch bê tông cho lát nền, vỉa hè, đến các blốc bê tông bó vỉa hè và làm dải phân cách đường giao thông... Trình độ công nghệ sản xuất các sản phẩm bê tông ở công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội hiện nay rất khác so với các sản phẩm bê tông của các đối thủ cạnh tranh. Đối với công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội và một số công ty khác như: Xuân mai, Thủ đức… có thiết bị công nghệ tiên tiến, còn phần lớn các cơ sở sản xuất các sản phẩm bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn chỉ có thiết bị công nghệ cũ, không đồng bộ; các thiết bị đo lường kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khâu xuất xưởng thành phẩm cũng trong tình trạng còn lạc hậu. ở đây điều cần đặc biệt quan tâm là vấn đề tăng cường chất lượng sản phẩm bê tông nhằm đảm bảo chất lượng công trình cũng như các hiệu quả lâu dài của các dự án đầu tư. 3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả tốt, năm sau cao hơn năm trước và luôn đạt được những chỉ tiêu đề ra. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2004 – 2005 Đơn vị: VNĐ Stt Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 Dthu thuần về hoạt động bán hàng và dv 88.403.367.683 100.131.786.406 11.728.418.723 113.27 2 Giá vốn hàng bán 81.393.948.959 96.194.533.405 14.800.584.446 118.31 3 Lợi tức gộp về bán hàng và dịch vụ 7.009.418.724 3.937.253.001 (3.072.165.723) 54.74 4 Doanh thu hoạt động tài chính 2.420.307.278 4.233.430.671 1.813.123.393 172 5 Chi phí tài chính 5.669.007.859 3.227.229.439 (2441778420) 56.93 6 Chi phí bán hàng 1.042.715.099 1.017.511.871 (25203228) 107.17 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.419.714.731 3.265.610.533 845.895.802 134.96 8 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 298.288.313 570.458.001 272.169.688 191.24 9 Thu nhập khác 15.336.000 0 (15336000) 0 10 Chi phí khác 0 0 0 11 Lợi nhuận khác 15.336.000 0 (15336000) 12 Tổng lợi tức trước thuế 313.624.313 570.458.001 256.833.868 181.89 13 Thuế lợi tức phải nộp 100.359.780 159.728.240 59.368.460 159.16 14 Lợi tức sau thuế 213.264.253 410.729.761 197.465.508 192.59 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội Các chỉ tiêu đánh giá: Thứ nhất: Lợi tức gộp về bán hàng và dịch vụ = Doanh thu thuần về hoạt động bán hàng và dịch vụ - Giá vốn hàng bán. Thứ hai: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Lợi tức gộp về bán hàng và dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính – các chi phí (cp bán hàng, cp quản lý, cp tài chính). Thứ ba: Thu nhập trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác. Trong giai đoạn 2004 – 2005. Doanh thu bán hàng của công ty năm 2005 tăng hơn năm 2004 là 13,27%. Như vậy trong năm 2005 thì khả năng bán hàng của công ty là cao hơn so với năm 2004, có sự tăng trưởng này là do chi phí bán hàng năm 2005 đã giảm hơn so với năm 2004, mặt khác các chi phí khác của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể từ đó mà lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng đáng kể trong hai năm vừa qua. + Giá vốn hàng bán của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bán hàng của doanh nghiệp của doanh nghiệp, điều này là hoàn toàn phù hợp đối với ngành xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, doanh thu về bán hàng vẫn còn tăng chậm so với sự tăng của giá vốn đó là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao dẫn đến chi phí để sản xuất ra sản phẩm cũng tăng lên trong khi giá bán sản phẩm tăng cao không đáng kể. + Tỷ trọng về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2005 so với năm 2004 tăng: 91,24%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005 cao hơn so với năm 2004, đó là do chi phí kinh doanh của công ty giảm một cách đáng kể trong đó chi phí bán hàng giảm cao nhất. Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể, điều này cho thấy ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh ra thì doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến việc kinh doanh những mặt hàng mới. Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2004 – 2006 Đơn vị: VNĐ Stt Chỉ tiêu 31/12/2005 31/12/2006 So sánh Tuyệt đối Tương đối 1 Dthu thuần về hoạt động bán hàng và dv 100.131.786.406 118.137.424.502 18.005.638.096 17.98 2 Giá vốn hàng bán 96.194.533.405 114.234.521.411 18.039.988.006 18.75 3 Lợi tức gộp về bán hàng và dịch vụ 3.937.253.001 3.902.903.091 (34.349.910) 8.72 4 Doanh thu hoạt động tài chính 4.233.430.671 5.156.258.213 922.827.542 21.80 5 Chi phí tài chính 3.227.229.439 4.156.454.133 929.224.694 28.79 6 Chi phí bán hàng 1.017.511.871 1.000.654.346 (16.857.525) 1.65 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.265.610.533 3.089.799.855 (175.810.678) 5.38 8 Lợi tức thuần từ hoạt động kinh doanh 570.458.001 812.252.970 241.794.969 42.38 9 Thu nhập khác 0 0 10 Chi phí khác 0 0 11 Lợi nhuận khác 0 0 12 Tổng lợi tức trước thuế 570.458.001 812.252.970 241.794.969 42.38 13 Thuế lợi tức phải nộp 159.728.240 227.430.831 67.702.591 42.386 14 Lợi tức sau thuế 410.729.761 584.822.139 174.092.378 42.3861 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội Trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ năm 2005 – 2006, ta thấy năm 2006 doanh thu về hoạt động bán hàng và dịch vụ của công ty vẫn tăng so với năm 2005 18.005.638.096 (VNĐ), mặt khác giá vốn hàng bán năm 2006 tăng so với năm 2005 là 18.039.988.006 (VNĐ). Điều này là hoàn toàn đúng đối với doanh nghiệp sản xuất như công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội. Doanh thu về hoạt động tài chính cũng tăng cao tuy nhiên chi phí tài chính do đó mà cũng tăng lên. Chi phí quản lý doanh nghiệp đã có xu hướng giảm, chi phí quản lý tài chính năm 2006 giảm so với năm 2005 là 175.810.678 (VNĐ). Điều này chứng tỏ bộ máy quản lý doanh nghiệp đã có sự thay đổi theo hướng tích cực, bộ máy doanh nghiệp đã trở nên gọn nhẹ hơn và hiệu quả hơn do đó chi phí quản lý doanh nghiệp vì thế mà cũng giảm xuống đáng kể. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp cũng tăng lên, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2006 là 584.822.139 (VNĐ), như vậy tăng hơn so với năm 2005 là 174.092.378 (VNĐ). Điều này chứng tỏ chính sách sản xuất kinh doanh của công ty năm 2006 có hiệu quả hơn so với năm 2005. Đó là vì, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm nhiều so với năm 2005. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2006 đã có những chuyển biến theo hướng tích cực, để có được kết quả như trên thì không thể kể đến những đóng góp quan trọng của cán bộ lãnh đạo trong công ty và công nhân viên với sự nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của thị trường và sự năng động, nhiệt tình làm việc của mọi thành viên trong công ty. 4. Quản lý tài chính của công ty Tình hình tài chính của công ty thường được thể hiện chủ yếu thông qua bảng cân đối kế toán của công ty. Bảng 3: Bảng cân đối kế toán của công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà nội Đơn vị: VNĐ Stt Chỉ tiêu 31/12/2004 31/12/2005 So sánh Tuyệt đối Tương đối TÀI SẢN A Tài sản lưu động 101.100.274.319 120.624.313.148 19.524.038.829 119.31 I Tiền 2.099.781.266 1.369.488.850 (730.292.416) 65.22 II Các khoản phải thu 84.212.790.104 92.681.202.289 8.468.412.185 110.06 III Hàng tồn kho 3.399.126.776 6.357.699.529 2.958.542.753 187.04 IV Tài sản lưu động khác 11.388.576.173 20.215.952.480 8.827.376.307 177.51 B TSCĐ và ĐTDH 66.387.058.067 66.844.076.121 457.018.054 100.69 TỔNG TÀI SẢN 167.487.332.386 187.468.389.269 19.981.056.883 111.93 NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 153.136.659.621 172.868.622.304 19.731.962.269 112.89 I Nợ ngắn hạn 115.452.112.820 135.598.317.491 20.146.204.671 117.45 II Nợ dài hạn 13.059.154.056 12.647.869.947 (411.284.109) 96.85 III Nợ khác 24.625.392.745 24.622.434.866 2.957.879 99.99 B NVCSH 14.350.672.765 14.599.766.965 249.094.191 101.74 CỘNG NGUỒN VỐN 167.487.332.386 187.468.389.269 19.981.056.883 111.93 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính của công ty Các chỉ tiêu tài chính đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Tổng TSLĐ Thứ nhất: Khả năng thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn Doanh số Thứ hai: Số vòng quay vốn = Mức vốn lưu động bình quân Tổng TSLĐ – Hàng lưu kho Thứ ba: Khả năng thanh toán nhanh = Tổng nợ ngắn hạn Tổng TSLĐ Thứ tư: Vốn lưu động trong tổng nguồn vốn = Tổng tài sản Từ bảng cân đối kế toán trong hai năm 2004 và 2005, ta thấy các khoản tài sản của công ty đều tăng ngoại trừ tiền mặt và nợ dài hạn. Đối với tài sản: + Tài sản lưu động năm 2005 so với năm 2004 tăng 19,31%. + Tài sản cố định năm 2005 so với năm 2004 tăng 0,69%. Như vậy cả TSLĐ, TSCĐ và ĐTDH tính trong 2 năm đều tăng. TSLĐ tăng nhanh hơn so với TSCĐ, điều này chứng tỏ số quay vòng vốn cao. + Khoản tiền mặt của công ty giảm đó là do các khoản nợ phải thu của công ty tăng lên. Đối với nguồn vốn: + Nợ ngắn hạn năm 2005 so với năm 2004 tăng 17,45%. Trong năm 2004, nợ ngắn hạn chiếm 75,39% trong tổng số cộng nợ năm đó, còn năm 2005 chiếm 78,44% trong tổng số công nợ. Như vậy tốc độ tăng nợ ngắn hạn cũng rất lớn. + Nợ dài hạn năm 2004 chiếm 8,53% trong tổng số nợ, tuy nhiên đến năm 2005 giảm còn 7,32% so với năm trước. Tốc độ giảm nợ dài hạn là 96,85%/năm. Như vậy, khả năng thanh toán nợ của công ty là rất cao đó là do công ty đã chủ động trong việc thanh toán nợ nần. + Các khoản nợ phải thu của công ty trong năm 2005 tăng 8.468.412.185 (đồng) so với năm 2004. Dễ thấy các khoản phải thu của công ty còn cao, điều này chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của công ty còn chưa tốt, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tiền mặt của công ty trong năm 2005 giảm 730.292.416 (đồng). + Các khoản tài sản và nguồn vốn của công ty là rất cân bằng nhau, điều này là rất tốt, đảm bảo cho công ty ổn định việc sản xuất và kinh doanh. 5. Tình hình sử dụng người lao động và chính sách đối với người lao động của công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội 5.1. Tình hình sử dụng người lao động Trong thời gian qua hoạt động của công ty đã đạt được những thành công nhất định và một yếu tố giúp cho công ty có những kết quả như trên thì không thể kể đến đỗi ngũ cán bộ và công nhân viên trong công ty. Họ chính là một nhân tố không thể thiếu được trong việc hoạch định các chính sách của công ty. Tính đến năm 2006 thì cán bộ, công nhân viên trong công ty là: 565 (người) Trong đó: + Thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân: 130 (người) + Cao đẳng, trung cấp: 56 (người) + Bộ phận gián tiếp: 66 (người) + Bộ phận trực tiếp: 499 (người) Như vậy, việc sử dụng lao động của công ty là rất năng động, lúc nào cũng có thể cung cấp đủ nhất lao động cho từng công việc cụ thể, cũng như những công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cao. 5.2. Chính sách của công ty đối với người lao động Trong nhiều năm qua công ty không ngừng nâng cao mức sống cho người lao động mà thể hiện rõ nhất đó là thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên hàng năm: Nếu như năm 2004 thu nhập của người lao động là: 960.000 ( ngàn đồng) thì đến năm năm 2005 là: 1.020.000 (ngàn đồng). Không những vậy, công ty cũng đã thực hiện rất nhiều chính sách như: + Khen thưởng cán bộ có nhiều cống hiến cho công ty, có năng xuất làm việc cao, có những sáng kiến về cải tiến kĩ thuật, công nghệ. + Có nhiều ưu đãi cho cán bộ, công nhân viên trong những dịp nghỉ lễ, những cuộc tham quan nghỉ mát. + Có điều kiện làm việc an toàn, có phòng y tế để chăm sóc, khám sức khẻo thường kì cho cán bộ, công nhân viên. V.v… 6. Hoạt động của công đoàn sau cổ phần hóa Hiện nay, tổ chức Công đoàn của Cty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội có gần 600 đoàn viên, được tổ chức thành 19 công đoàn bộ phận. Tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ VI (2003 - 2005), trong nhiệm kỳ VII (2005 - 2007), Công đoàn Cty đã xác định tiếp tục vận động CBCNV tham gia các phong trào thi đua lao động giỏi, người tốt, việc tốt, để hoàn thành vượt mức kế hoạch, chỉ tiêu hàng năm. Cụ thể: Năm 2005, Cty đã đạt 224,8 tỷ đồng giá trị sản xuất kinh doanh; doanh thu 204 tỷ; nộp ngân sách 2,3 tỷ đồng và bình quân thu nhập gần 1,4 triệu đồng/người/tháng. Năm 2006, chuyển sang Cty CP dự kiến phấn đấu đạt 350 tỷ đồng giá trị sản xuất kinh doanh; doanh thu 320 tỷ và nâng cao mức thu nhập bình quân của CBCNV. Cty tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Bảo đảm và nâng cao chất lượng công trình, sản phẩm xây dựng” với 3 sản phẩm đạt chất lượng cao của ngành Xây dựng Việt Nam. Vận động CBCNV phát huy sáng kiến cải tiến, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất các sản phẩm, chú trọng đến chất lượng của sản phẩm, bê tông thương phẩm, cấu kiện bê tông dự ứng lực… Từ khi Cty chuyển đổi hoạt động theo mô hình Cty CP, vai trò của Công đoàn Cty vẫn tiếp tục được khẳng định. Theo đó, đặc điểm nổi bật, đáng ghi nhận vị trí của Công đoàn Cty đó là sự tham gia quản lý, tìm kiếm công ăn việc làm và chăm lo đời sống công nhân lao động. Công đoàn đã cùng chuyên môn tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác kỹ thuật; hội thảo về sản phẩm mới, quy trình công nghệ mới và dự án mới; tổ chức tập huấn các hệ thống văn bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ… đối với người lao động; tổ chức đội tuyển dự thi an toàn vệ sinh viên cấp huyện đoạt giải cao. Ngoài ra, Công đoàn Cty còn tham gia với chuyên môn giám sát việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000. Để phát triển doanh nghiệp, xây dựng đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn ngày càng cao, Công đoàn Cty còn phối hợp chuyên môn tổ chức bồi dưỡng lý thuyết, luyện tay nghề cho người lao động, phấn đấu đạt bậc thợ bình quân là 4/7; xây dựng chính sách phù hợp tiếp nhận lao động trẻ có sức khoẻ và kiến thức để thay thế số lao động nghỉ theo chính sách cổ phần hóa (CPH). Sau khi CPH, Công đoàn Cty vẫn duy trì được sự phối hợp với chuyên môn tổ chức, quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết 07 của Chính phủ về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đồng thời thông qua các quy chế, nghị quyết nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của Cty trong sản xuất kinh doanh, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của toàn thể CBCNV. Tuy nhiên, cái khó của hoạt động Công đoàn sau CPH là chưa có quy định về mối quan hệ giữa tổ chức Công đoàn và Hội đồng quản trị; mối quan hệ giữa Ban Kiểm soát và Ban Thanh tra nhân dân. Đặc biệt là chức năng và nhiệm vụ của Công đoàn trong Cty CP. Vì vậy, những vấn đề nảy sinh từ thực tế hoạt động của Công đoàn trong Cty CP theo cơ chế thị trường cần sớm được điều chỉnh cho phù hợp. Có thể nói, trong quá trình 45 năm xây dựng và trưởng thành với truyền thống vẻ vang là đơn vị của ngành Xây dựng Việt Nam vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Nhà máy Bê tông Chèm (nay là Cty CP Bê tông Xây dựng Hà Nội), kể cả những giai đoạn khó khăn, thậm chí chao đảo, nhưng tổ chức Công đoàn cùng Ban lãnh đạo Cty đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và được Bộ Xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam tặng bằng khen: Đơn vị tổ chức tốt điều kiện sống và làm việc cho công nhân viên chức 5 năm (2001 - 2005). 7. Đánh giá công tác quản lý của công ty 7.1. Hoạt động quản trị tác nghiệp - Hoạt động bán hàng: Mặc dù trong hoạt động sản xuất kinh doanh tính cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập là rất gay gắt, nhưng công ty vẫn đạt được những kết quả theo hướng tích cực và hiệu quả. Hiện nay công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tuy nhiên tính đến năm 2006 thì công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ lớn từ Quảng Trị trở ra đến khắp các tỉnh phía bắc - Tình hình lao động: Trong năm vừa qua công ty đã đầu tư một số tài sản cố định và tài sản lưu động nhằm nâng cao và mở rộng chất lượng, chủng loại sản phẩm song bên cạnh đó một số lao động gián tiếp và lao động trực tiếp đã giảm nhưng không đáng kể. Tuy nhiên tình hình lao động vẫn là áp lực lớn đối với công ty. - Tình hình tài chính của công ty: Với tỷ lệ sở hữu nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn của công ty là khá nhỏ, trong khi đó các khoản nợ phải thu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Bên cạnh đó công ty vẫn phải vay tiền vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều đó cũng nói lên tình hình khó khăn về tiền vốn của công ty hiện nay. - Tình hình nộp NSNN: Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn luôn thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu nộp NSNN. 7.2. Hoạt động quản trị theo chức năng Công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội là một doanh nghiệp đa chức năng nhưng trong đó hoạt động kinh doanh vẫ là chủ yếu. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản trị doanh nghiệp vì nó quyết định yếu tố thành bại của doanh nghiệp. Về công tác hoạch định, hàng năm Bộ xây dựng vẫn giao các chỉ tiêu để hướng dẫn công ty thực hiện gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế cả nước theo hướng CNH – HĐH. + Bảo toàn vốn và phát triển vốn. + Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. + Thu nhập bình quân đầu người ổn định Tuy trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của công ty còn nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn tăng cường đầu tư bằng việc mua sắm và sửa chữa các TSCĐ và TSLĐ. Việc đầu tư trên khẳng định công tác hoạch định được thực hiện một cách đúng đắn là không ngừng phát triển quy mô doanh nghiệp nhằm hướng tới một thị trường rộng lớn. Về công tác lãnh đạo: Do làm tốt công tác tổ chức nên đã góp phần cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh từ trên công ty xuống dưới các đơn vị trực thuộc được thông suốt và nhịp nhàng, các phòng ban chức năng hoạt động theo mục tiêu chung của công ty có ý kiến đề xuất cùng Tổng giám đốc lập kế hoạch đề ra. Các xí nghiệp, các trung tâm hoạt động theo hình thức khoán chỉ tiêu nên đã phát huy được tính tự chủ và năng động trong công ty. Về công tác kiểm soát: Công ty đã thực hiện theo chế độ kiểm tra, kiểm soát thường xuyên thông qua báo cáo hàng tháng, hàng quý, hàng năm về hoạt động của các đơn vị để giám đốc và các phòng ban chức năng liên quan kịp thời phát hiện những vướng mắc, sai sót nhằm đề ra các biện pháp khắc phục để thực hiện mục tiêu đã đề ra. Các phòng ban chức năng thường xuyên phối hợp với nhau tổ chức kiểm tra các đơn vị trực thuộc nhằm phát hiện, uốn nắn những sai sót trong công tác quản lý giúp công ty thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước và của công ty đã đề ra. II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2005 – 2006 1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội Sản xuất ra sản phẩm chỉ là giai đoạn đầu trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, để có thể duy trì và phát triển thì doanh nghiệp cần phải có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của mình ra thị trường tiêu thụ, nếu như tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có chiều hướng đi xuống tức là sản phẩm của doanh nghiệp không được thị trường tiếp nhận và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự thua lỗ của các doanh nghiệp và nghiêm trọng hơn là doanh nghiệp có thể bị phá sản. Chính vì sự quan trọng của tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp cần có kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đúng đắn sao cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể tiêu thụ được và có thể bù đắp được chi phí và có lãi. Trong thời gian qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần bê tông xây dựng Hà nội đang có chiều hướng tăng dần. Có thể thấy được kết quả này thông qua bảng tiêu thụ sản phẩm của công ty giai đoạn 2004 – 2006 Bảng 4: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội trong giai đoạn 2005 – 2006 Đơn vị: M3 STT Tên sản phẩm 2005 2006 So sánh tuyệt đối 1 Cột điện 10.111 11.754 1.643 2 Ống nước 7.142 9.024 1.882 3 Panel 6 8 2 4 Cấu kiện 10.024 10.192 0.168 5 Bê tông thương phẩm 91.312 112 20.688 Nguồn: Thuyết minh báo cáo tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần bê tông xây dựng hà nội M3 Trong giai đoạn 2005 – 2006, ta thấy khối lượng các sản phẩm của công ty đều tăng lên: + Đối với cột điện, năm 2006 khối lượng tăng hơn so với năm 2005 là 1.643 (M3). + Trong năm 2006 ống nước tăng hơn so với năm 2005 là 1.882 (M3). + Trong năm 2006 Panel tăng hơn so với năm 2005 là 2 (M3). + Trong năm 2006 cấu kiện tăng hơn so với năm 2005 là 0.168 (M3) và bê tông thương phẩm tăng hơn so với năm 2005 là 20.688 (M3). Cột điện là sản phẩm tăng cao nhất so với các sản phẩm khác đó là do cột điện là sản phẩm chủ yếu của công ty. Tuy nhiên cũng thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm đối với các sản phẩm khác cũng tăng đáng kể. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty có sự tăng đột biến như vậy đó là do ban lãnh đạo công ty đã có những chính sách đầu tư đúng đắn và chính sách thu hút khách hàng rất tốt. + Công ty đã chú trọng hơn vào việc xây dựng chiến lược và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho từng thời kỳ. + Tăng cường ngân sách cho xúc tiến bán hàng và tiêu thụ sản phẩm, công ty đã xây dựng 2 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi để có thể đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại hai miền: miền nam và miền trung. Các nhà hoạch định chính sách của công ty đã nắm được nhu cầu của thị trường, khi mà hiện nay xu hướng xây dựng những nhà chung cư ngày càng cao thì đồng thời nhu cầu về bê tông cũng theo đó mà tăng lên thì đó chính là điều kiện để công ty mở rộng việc sản xuất, các nhà hoạch định chính sách của công ty đã nắm bắt được điều này và do đó tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2006 đã tăng cao hơn hẳn so với trong năm 2005. Khối lượng sản phẩm mà công ty sản xuất ra năm 2006 tăng hơn so với năm 2005, điều này chứng tỏ công ty đã thu hút được nhiều khách hàng hơn ngoài những khách hàng đã có từ lâu. Trong giai đoạn từ 2005 đến 2006, công ty đã có những chính sách thu hút khách hàng rất hiệu quả trong đó chính sách giữ khách hàng và đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền quảng cáo đến các khách hàng tiềm năng. Sau đây có thể kể một vài đơn đặt hàng của công ty: Bảng 7: Tình hình xuất hàng bán hàng hóa Sản phầm Ngày Số hóa đơn Khách hàng Địa chỉ Số lượng xuất Đơn giá Giá trị Đ100x1 15/5/2006 52309 Cty Cp Thanh xuân Ngọc Thanh Vphuc 10 441 4.410.000 9/6/2006 52478 Cty Cp Thanh xuân Ngọc Thanh Vphuc 4 441 1.764.000 Đ1000x1Đ 18/10/2006 58495 Cty Đầu tư & PT Thương phẩm 18 Yên Ninh Ba Đình Hà nội 4 756 3.024.000 Đ1000x1Đ1 12/5/2006 96647 XN 297 Cty 789 BQP 310 Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm Hà nội 19 724.5 13.765.500 10/10/2006 58478 Cty ĐTXD & KD nhà Đông Ngạc TL Hà nội 1 714 714 Nguồn: Tổng hợp xuất hàng bán hàng hóa của công ty Trong năm 2006, công ty đã có những đơn đặt hàng với giá trị lớn, đặc biệt là các đơn đặt hàng thường là liền nhau chứ không phải là rời rạc chứng tỏ trong năm 2006 vừa qua tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty là rất tốt. Các đơn xuất hàng bán hàng hóa thường là cho khu vực miền bắc như: Hà nội, Vĩnh Phúc, Hà Tây v.v… Còn khu vực miền nam thì chưa có nhiều chỉ có vài đơn đặt hàng tại khu vực Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi, nơi mà công ty đang đặt chi nhánh. Chính vì vậy, để có thể tăng thêm lượng tiêu thụ hàng hóa thì công ty cần phải có những chính sách nhằm thu hút khách hàng tại các khu vực miền nam và miền trung hơn nữa trong thời gian tới. Trong năm 2007, công ty đang có chính sách mở rộng mạng lưới phân phối của mình trên toàn đất nước, để có thể thực hiện được thì công ty cần phải đầu tư vào TSCĐ và TSLĐ mạnh hơn nữa. Tình hình tiêu thụ của công ty trong năm 2006 cao hơn so với năm 2005, trong đó có sự đóng góp rất lớn của xí nghiệp bê tông li tâm – công ty cổ phần bê tông xây dựng Hà nội. Có thể chứng minh được điều này thông qua báo cáo doanh thu tại xí nghiệp bê tông ly tâm thuộc công ty cổ phẩm bê tông xây dựng Hà nội. Bảng 5: Báo cáo doanh thu tại xí nghiệp bê tông ly tâm – công ty Cổ phần Bê tông xây dựng Hà nội năm 2006 Đơn vị: VNĐ Mã sản phẩm Tổng giá trị Trong đó Thanh toán Doanh thu Thuế 111 131 BT 2.583.000 2.460.000 123._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28226.doc
Tài liệu liên quan