Tìm hiểu moodle và xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Hutech online

Phần 1: Hướng dẫn cài đặt và cấu hình hệ thống 1.1 Cài đặt trên máy cục bộ: Trong phần này sẽ hướng dẫn cách cài đặt WAMP5 Server trên nền Windows: Đầu tiên bạn click vào file wamp5_1.6.5.exe để tiến hành cài đặt WAMP5 - Màn hình bắt đầu cài WAMP5 - Chọn Next để tiếp tục và thực hiện theo các hướng dẫn. Bạn phải chấp nhận License Agreement. Chọn thư mục để cài đặt WAMP, chọn Browse để dẫn đến thư mục thích hợp - Chọn thư mục cài đặt WAMP5 - Có thể chọn vào Auto Start để WAMP5 Server tự

doc48 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3232 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tìm hiểu moodle và xây dựng hệ thống hỗ trợ học tập trực tuyến Hutech online, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chạy mỗi khi máy tính khởi động Click vào Install để tiến hành quá trình cài đặt - Quá trình cài đặt WAMP5 đang tiến hành - Sau khi quá trình cài đặt kết thúc hệ thống sẽ cho bạn chọn thư mục chứa trang các web (web root). Bạn có thể để mặc định của hệ thống hoặc dẫn đến một nơi khác. Trong ví dụ này là C:\Wamp\www - Dẫn đến thư mục chứa các website - Chọn SMTP server (có thể nhập bằng hostname hay địa chỉ IP) và địa chỉ mail mặc được dùng để gửi mail - chọn SMTP sever - - nhập địa chỉ Email - Bước kế tiếp là chọn trình duyệt của hệ thống (explorer.exe – thường nằm trong thư mục X:\Windows\explorer.exe). Nếu bạn không chắc chắn cứ nhấn Open để tiếp tục, hệ thống sẽ sử dụng đường dẫn mặc định của Windows. Quá trình cài đặt WAMP5 Server đã thành công Sau khi đã cài đặt WAMP5 Server xong thì máy chủ web đã sẵn sàng hoạt động, các chương trình được cài kèm theo là PHP, MySQL, phpMyAdmin và SQLiterManager: : Địa chỉ trang chủ WAMP5 : Địa chỉ của phpMyAdmin, là một công cụ rất mạnh dùng để quản lí cơ sở dữ liệu MySQL bằng giao diện web : Địa chỉ của SQLiterManager Click chuột trái vào biểu tượng nằm trên khay hệ thống để kích hoạt menu chính của chương trình: Click chuột trái vào đây - Menu chính của WAMP5 - Việc tiếp theo của chúng ta là tiến hành cài đặt và cấu hình Moodle. Dùng công cụ PhpMyAdmin tạo một cơ sở dữ liệu rỗng (đặt tên là hutechonline) Đặt tên database và nhấn Create - Tạo một cơ sở dữ liệu mới - Chép thư mục moodle đã được giải nén vào thư mục chứa trang các web (web root) đã tạo ra từ trước (C:\wamp\www). Khi đó, trang web đã có thể truy xuất được thông qua địa chỉ (ví dụ này là HutechOnline) Cũng có thể truy xuất đến các trang web thông qua trang chủ của WAMP Tên của các trang web chứa trong thư mục C:\wamp\www - Trang chủ của WAMP5 - Tạo một thư mục mới đặt tên là HuOData để chứa những dữ liệu, file được tải lên từ các Client. VD: C:\wamp\HuOData Đây là nơi sẽ chứa những bài giảng, tài liệu của website và các khóa học Tiến hành cài đặt thông qua trình duyệt web bằng cách truy xuất vào địa chỉ Chọn ngôn ngữ hiển thị trong quá trình cài đặt. Chọn tiếng Việt Vietnamese(vi) - màn hình bắt đầu tiến hành cài đặt - Kiểm tra các cấu hình PHP Phiên bản PHP Bắt đầu tự động Session Magic Quotes Run Time Insecure Handling of Globals Chế độ an toàn File tải lên Phiên bản GD Giới hạn bộ nhớ Việc giới hạn bộ nhớ có thể thay đổi bằng cách thay đổi các thuộc tính memory_limit post_max_size upload_max_filesize trong tập tin php.ini thuộc thư mục c:\wamp\Apache2\bin và c:\wamp\php - kiểm tra các thiết lập PHP - Xác nhận lại đỉa chỉ cài đặt Địa chỉ web: Địa chỉ dùng để truy xuất vào trang web Thư mục Moodle: Nơi lưu trữ trang web C:\wamp\www\HutechOnline Thư mục dữ liệu: Nơi chưa các dữ liệu của trang web C:\wamp/HuOData - xác nhận các thông tin thư mục cài đặt - Cấu hình các thông tin truy xuất cơ sở dữ liệu Type : Loại cơ sở dữ liệu (mysql hoặc postgres7) Host server: Tên của server chứa cơ sở dữ liệu (localhost) Cơ sở dữ liệu: Tên của cơ sở dữ liệu (hutechonline) Người dùng: Username dùng để kết nối với MySQL server Mật khẩu: Mật khẩu dùng để kết nối Các bảng cố định trước: Phần mở rộng đứng trước tên của mỗi bảng dữ liệu - điền các thông tin cấu hình cơ sở dữ liệu - Kiểm tra lần cuối cùng các thông tin về phiên bản của MySQL và PHP để chắc chắn rằng hệ thống của bạn vận hành chính xác và ổn định Bước kế tiếp hệ thống sẽ cho phép bạn download các gói ngôn ngữ để hiện thị trong website. Bạn có thể download sau hoặc chép gói ngôn ngữ trực tiếp vào thư mục dữ liệu của website (C:\wamp\HuOData\lang) Quá trình cấu hình đã thành công và một file lưu cấu hình config.php được tạo ra trong thư mục gốc của website (C:\wamp\www\HutechOnline\config.php) Chấp nhận thông báo bản quyền Sau khi đã đồng ý các điều kiện về bản quyền, hệ thống sẽ tiến hành thiết lập và tạo ra các bảng dữ liệu hu_config hu_config_plugins hu_course hu_course_categories hu_course_display … Thiết lập các thông số cấu hình hoạt động cho website Cấu hình các thông số mà nó ảnh hưởng đến hoạt động chung của site - thiết lập các thông số cấu hình - Interface : Giao diện Lang: chọn ngôn ngữ hiển thị cho trang web Timezone : chọn múi giờ Country : quốc gia … Security : Bảo mật Operating System Maintenance Mail User Permissions … Nếu vẫn chưa hiểu rõ được những thuộc tính cấu hình thì có thể bỏ qua, sau này ta có thể điều chỉnh lại trong phần quản trị website Các thiết lập Site Định nghĩa trang đầu của site trông như thế nào Tên Site đầy đủ Tên Site rút gọn Phần mô tả trang đầu Các định dạng khác…: từ thay cho giáo viên, từ thay cho học viên, hiển thị các mục tin tức của website - thiết lập site - Sau khi đã cấu hình xong cần nhấn nút Lưu những thay đổi để đến bước tiếp theo Cấu hình cho tài khoản Quản trị. Bước này rất quan trọng, bạn không nên bỏ qua Tên đăng nhập: mặc định là Admin Mật khẩu: nên thay đổi lại mật khẩu mới Họ và tên Địa chỉ Email: Địa chỉ Email này được hệ thống sử dụng khi gửi các email đến người dùng Thành phố Tên nước Ngôn ngữ Điện thoại … - các thông tin tài khoản Người quản trị - Sau khi nhấn nút Lưu thay đổi là bạn đã hoàn thành việc cài đặt Moodle trên một máy tính cục bộ. Việc cài đặt đã thành công, bạn sẽ được chuyển đến trang chủ của website - Giao diện trang chủ của website - ¯ Một số lưu ý: Bạn có thể xóa file config.php và tiến hành cài đặt lại Moodle (và cũng phải xóa cơ sở dữ liệu có sẵn). Các bước tiến hành tương tự như trên. Những thông tin liên quan đến cơ sở dữ liệu cũng như đường dẫn của các thư mục Moodle, thư mục dữ liệu đều được lưu trong file config.php. Vì vậy, khi có sử thay đổi thì bạn có thể điều chỉnh trong file này mà không cần phải cài lại toàn bộ hệ thống. 2.5.2 Cài đặt trên Internet: Khi muốn đưa một hệ thống Moodle vào hoạt động trên Internet thì điều trước tiên là bạn phải có được hosting và domain để làm nơi lưu trữ, và một điều quan trọng nữa là phải hỗ trợ PHP và MySQL. Việc này không hề khó chút nào, bạn có thể đi thuê hoặc dễ dàng tìm thấy được những hosting miễn phí trên Internet. Sau khi đăng kí thì chúng ta sẽ được cung cấp các username và password dành cho việc điều hành tài khoản hosting và quản lí cơ sở dữ liệu MySQL. FTP: dùng để đăng nhập vào phần quản trị website, upload trang web cũng như các tài nguyên khác lên host Server: tên server đăng kí Username: tên tài khoản hosting Password: mật khẩu MySQL: dùng để điều hành cơ sở dữ liệu MySQL Server: tên của MySQL server (có nhiều nơi để localhost) Username: tên tài khoản MySQL Password: Mật khẩu Database: tên của cơ sở dữ liệu được tạo ra Lúc này ta có hai lựa chọn để triển khai hệ thống Moodle trên Internet: Đưa hệ thống Moodle đã chạy ổn định từ máy đơn lên máy chủ hosting, Upload website và toàn bộ các dữ liệu liên quan kể cả dữ liện trong MySQL. Lựa chọn này giúp cho bạn triển khai hệ thống một cách nhanh chóng mà không cần phải cài đặt lại, cũng như không mất hết những dữ liệu đã có sẵn. Nhưng có một điểm lưu ý là bạn phải thay đổi file config.php bằng các thông tin tài khoản được cung cấp: $CFG->dbtype : loại cơ sở dữ liệu (mysql hay postgres7) $CFG->dbhost : tên của MySQL server $CFG->dbname : tên của cơ sở dữ liệu $CFG->dbuser : tài khoản MySQL $CFG->dbpass : mật khẩu MySQL … Tạo một hệ thống khác hoàn toàn mới và triển khai lại từ đầu bằng cách truy cập vào địa chỉ website trên Internet. Các bước khác thực hiện tương tự như cài đặt trên máy cục bộ. þ Một số công cụ dùng để upload website lên Internet: LeapFTP : SmartFTP : Total Commander … Phần 2: Hướng dẫn sử dụng công cụ soạn thảo bài giảng eXe – Elearning XHTML Editor Bạn có thể download chương trình cài đặt ngay trên website Hutech Online hay từ địa chỉ Hiện các mục, phần của bài giảng theo cấu trúc cây Nội dung chính của một trang, nơi chứa các đối tượng Các đối tượng chèn vào bài giảng Hình 1 - giao diện chính của chương trình eXe 2.1 Một số chức năng cơ bản của eXe : thêm vào một nhánh : xóa một nhánh : đổi tên một nhánh : chuyển nhánh lên một cấp : chuyển nhánh xuống một cấp : di chuyển nhánh lên trên (trong cùng cấp) : di chuyển nhánh xuống dưới (trong cùng cấp) a. Tạo một bài giảng mới: Vào menu File > chọn New hoặc nhấn Ctrl+N b. Thêm vào một trang, mục cho bài giảng Chọn nhánh cần thêm > nhấn Add page VD: thêm phần Mở đầu (xem hình 1) ta chọn vào Bài giảng 1 và nhấn Add page thêm Phần 1 trong Chương 1 ta chọn Chương 1 và nhấn nút Add page c. Đổi tên một trang, mục Chọn nhánh cần đổi tên > nhấn Rename > Đặt tên mới Thêm 1 trang mới Hình 2 – Đổi tên một nhánh d. Xóa một trang, mục Chọn nhánh cần xóa > nhấn Delete > Yes Lưu ý khi bạn xóa một nhánh cha thì toàn bộ những nhánh con có trong đó cũng sẽ bị xóa theo. e. Chuyển nhánh lện/xuống một cấp Chọn nhánh cần chuyển > nhấn vào nút hoặc để thực hiện việc chuyển Hình 3 VD: Cho Chương 1 làm mục con của Mở đầu chọn Chương 1 > nhấn nút (phần 1 và phần 2 cũng sẽ chuyển theo) Sau đó, nếu nhấn một lần nữa thì Chương 1 sẽ trở thành mục con của Giới thiệu f. Di chuyển nhánh lên/xuống Chọn nhánh cần chuyển > nhấn nút hoặc để thực hiện di chuyển VD: Cho Kết luận làm mục con của Phần 1 ta tiến hành như sau Nhấn nút > nhấn nút > nhấn nút > nhấn nút một lần nữa Hình 4 2.2 Một số đối tượng sử dụng trong bài giảng Trước tiên ta phải chọn một trang để tiến hành soạn thảo nội dung. a. Attachment: Thêm một file đính kèm vào bài giảng Click chọn vào Attachment trong danh sách các đối tượng để tiến hành chèn một file đính kèm vào bài giảng. Sẽ xuất hiện phần soạn thảo trong bài giảng: Chọn đường dẫn cho file Hình 5 – Soạn thảo một file đính kèm Sau khi đã nhập các thông tin nhấn nút để đồng ý hoặc để hủy bỏ Hình 6 – kết quả Nhấn nút khi bạn muốn thay đổi, điều chỉnh đối tượng b. External Web site: Chèn một website bên ngoài vào bài giảng Địa chỉ website Kích thước khung hiển thị Hình 7 – Website hiển thị trong bài giảng c. Flash with text: Chèn một file Flash (.swf) vào nội dung trang Kích thước hiển thị Chọn đường dẫn file Flash Hình 8 – Chèn vào một file Flash Hình 9 – File flash hiển thị trong nội dung trang d. Free text: Soạn thảo một đoạn văn bản Bạn sẽ được cung cấp một bộ công cụ soạn thảo khá tốt, có nhiều chức năng tương ứng với Microsoft Word nên rất dễ dàng sử dụng. Ngoài ra còn có hỗ trợ thêm chức năng Paste from Word giúp tạo ra một trang mới từ một văn bản có sẵn nhanh chóng nhất. Hình 10 – Soạn thảo một đoạn văn bản Chèn hình vào trong văn bản: Trong bộ soạn thảo văn bản này không cung cấp các chức năng chèn hình ảnh vào bài viết, vì vậy để có thể đưa được hình ảnh vào trang văn bản bạn cần làm theo những bước sau đây: Bước 1: Upload hình ảnh lên website Đăng nhập Vào môn học do bạn quản lí và cũng làm môn học bạn muốn đưa bài giảng lên (bạn phải là giáo viên của môn học) Vào chức năng Các tài liệu Upload file hình từ máy cục bộ, có thể đưa vào một thư mục Hinhanh để dễ quản lí Sau khi Upload xong click vào tên file để hiển thị hình ảnh Click chuột phải lên hình > chọn Copy để sao chép vào clipboard Bước 2: Đưa hình ảnh vào trang băn bản Mở công cụ eXe Chọn đối tượng Free text Tiến hành soạn thảo văn bản như bình thường Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần chèn hình và nhấn Ctrl+V e. MP3 file: chèn một file âm thanh .mp3 vào trang nội dung Chọn Some emphasis để hiện biểu tượng MP3 Hình 12 – Hiển thị và chơi nhạc MP3 f. Quiz: tạo câu hỏi trắc nghiệm trong bài học Đáp án 2 Phản hồi đúng hay sai Đáp án 1 Chọn đáp án đúng Gợi ý Nội dung câu hỏi Đặt tên câu hỏi Hình 14 – soạn thảo một câu hỏi trắc nghiệm - : thêm một câu hỏi khác - : thêm một đáp án trả lời khác - Để xóa đi một câu hỏi hay một lựa chọn click vào nút tương ứng. Hình 15 – Hiển thị câu hỏi cho người dùng chọn i. SCORM Quiz Chức năng này tương tự như Quiz nhưng có nhiều tính năng cải tiến hơn. Đó là cung cấp các chức năng soạn thảo câu hỏi và đáp án mạnh hơn. Đồng thời cũng thêm chức năng chấm điểm cho bài trắc nghiệm. Tỉ lệ trả lời đúng được phép Hình 16 – Soạn thảo SCORM Quiz Tỉ lệ trả lời đúng được phép tức là yêu cầu người làm bài phải đạt trên tỉ lệ % đã chọn Hình 17 – Chọn câu trả lời và hiển thị tỉ lệ trả lời đúng 2.3 Lưu và đóng gói Sau khi đã hoàn thành giai đoạn soạn thảo cho bài giảng bạn vào menu File > Save để lưu lại bài giảng (.elp) Nhưng để có thể đưa bài giảng này lên website sử dụng thì bạn phải đóng gói theo chuẩn SCORM hoặc IMS content package. Cách thực hiện: Vào menu File Chọn Export > SCORM 1.2/IMS Content Package Đặt tên > OK. Và bài giảng được đóng gói sẽ lưu ở định dạng .zip Cách hiển thị một gói SCORM sẽ hướng dẫn chi tiết trong phần sau. Phần 3: Hướng dẫn tạo bài giảng sử dụng công cụ Microsoft Power Point Microsoft Power Point là một công cụ hỗ trợ soạn thảo bài giảng rất mạnh trong bộ phần mềm văn phòng Microsoft Office. Nó cho phép tạo các bài giảng dưới dạng các Slide. Bạn có thể đưa vào các Slide rất nhiều loại thông tin như văn bản, hình ảnh, bảng tính, biểu đồ v.v…kể cả âm thanh, video…Cách sử dụng Power Point rất đơn giản nhưng hiệu quả đạt được lại rất cao. Nhưng ở đây sẽ không hướng dẫn cách sử dụng chi tiết Power Point như thế nào mà chỉ hướng dẫn làm thế nào trích xuất những Slide có sẵn (.ppt) để có thể đưa lên sử dụng trên trang web. (tham khảo thêm tài liệu Power Point tại: Hình 18 – Giao diện chương trình Power Point ? Các bước trích xuất bài giảng sử dụng trên website Mở file bài giảng có sẵn (.ppt) Vào menu File > chọn Save as Webpage Trong hộp thoại Save As, chọn đường dẫn lưu Webpage. Nhấn nút Change Title : Đổi tiêu đề cho trang Đặt tên trong phần File name Hình 19 – Hộp thoại Save As Nhấn nút Publish hiển thị hộp thoại Publish as Webpage Xuất bản website Hình 20 – Hộp thoại Publish as Webpage Trong hộp thoại Publish as Webpage nhấn nút Web Options… Hộp thoại Web Options xuất hiện Chọn ở đây Hình 21 – Hộp thoại Web Options Trong tab General chọn Black text on while của mục Colors Trong tab Encoding, mục Save this document as, chọn Unicode (UTF-8) Hình 22 – Chọn Encoding Unicode UTF-8 Chọn OK và nhấn Publish để tiến hành xuất bản webpage. File sẽ được lưu dưới định dạng .mht Phần 4: Hướng dẫn sử dụng các chức năng của hệ thống Hutech Online Phần này sẽ hướng dẫn sử dụng chi tiết các chức năng chính quan trọng nhất của hệ thống nhằm phục vụ cho công tác dạy và học. Sau khi đăng nhập thì giáo viên có thể quản lí các khóa học mình đang phụ trách 3.1 Bật/Tắt chế độ chỉnh sửa: Để có thể thêm vào một hoạt động hay tài nguyên bất kì thì giáo viên cần phải chọn vào nút Bật chế độ chỉnh sửa nằm ở góc trên bên phải trang chủ môn học. Nút cho phép giáo viên xem trang môn học như là một học viên, dễ dàng có những thay đổi điều chỉnh thích hợp. Sau khi bật chế độ chỉnh sửa thì trên trang giao diện chính của môn học do giáo viên quản lí sẽ xuất hiện thêm những chức năng cho phép thiết lập, tinh chỉnh môn học hay thêm vào những tài nguyên, hoạt động cho môn học đó. Hình 23 – trang chủ môn học ở Chế độ chỉnh sửa Một số nút chức năng chỉnh sửa: Di chuyển sang phải hoặc trái Di chuyển lên xuống Soạn thảo, điều chỉnh Xóa Ẩn/hiện đối với sinh viên Đánh giấu, làm nổi bật Đóng/mở khối Trợ giúp Di chuyển đến đây 4.2 Điều chỉnh các thiết lập môn học Cho phép định dạng, điều chỉnh các thiết lập cho môn học (tương tự như khi Người quản trị tạo ra một môn học mới) Click vào chức năng Các thiết lập trong menu điều hành môn học. Hình 24 – Màn hình soạn thảo các thiết lập Một số thuộc tính thiết lập: Danh mục: Nơi môn học được lưu, có thể chuyển môn học sang danh mục khác Tên đầy đủ: Tên đầy đủ của môn học Tên rút gọn: Tên rút ngắn của môn học Tổng kết: Mô tả ngắn gọn về môn học Ngày bắt đầu khóa học: Chọn ngày bắt đầu cho khóa học Số tuần/chủ đề Khóa truy cập: Khóa truy cập dành cho học viên dùng để kết nạp vào môn học Khách truy cập: Có cho phép khách vào hay không Định dạng: Tùy theo đặc trưng và yêu cầu của môn học sẽ có những lựa chọn định dạng riêng Định dạng SCORM SCORM : Định dạng theo chuẩn SCORM, mỗi môn học sẽ hiển thị theo cấu trúc cây từ một gói SCORM đã được soạn thảo sẵn và Upload lên server. Nếu chưa có trang web sẽ tự động chuyển đến trang soạn thảo SCORM. Định dạng có tính chất xã hội : Tạo môn học dưới dạng một diễn dàn thảo luận chung về những vấn đề đặt ra của môn học Định dạng chủ để Định dạng các chủ đề : Định đạng môn học dưới dạng các chủ đề thảo luận Học theo tuần Định dạng theo tuần : Chia môn học ra thành nhiều tuần, trong mỗi tuần sẽ cho phép Upload bài giảng hay giáo trình riêng Ngoài ra còn có một số các thuộc tính khác như: kích thước tải file tối đa, ngôn ngữ, giao diện v.v… 4.3 Quản lí các tài liệu của Site Quản lí các thư mục, tập tin, các tài liệu của môn học được upload lên. Để tạo một danh mục mới làm nơi lưu trữ các tài liệu click vào nút và sau đó nhập vào tên của danh mục cần tạo. Lưu ý khi bạn muốn tạo một danh mục con nằm trong một danh mục khác thì bạn click chọn vào danh mục đó (danh mục cha) và làm các bước tương tự. Để hiển thị nội dung (các danh mục con và các file) của một danh mục thì click chọn vào tên của danh mục đó. Và khi muốn trở về danh mục cha thì click chọn vào mục “parent folder” Menu chức năng Xóa các file và danh mục: chọn vào các file và danh mục muốn xóa sau đó chọn “Xóa hoàn toàn” trong ComboBox Ngoài ra, hệ thống còn cho phép chức năng nén và giải nén đối với các danh mục và tập tin bằng cách chọn “Tạo file nén ZIP” trong ComboBox và sau đó đặt tên cho file nén. Sau khi đã nén thành file ZIP hay upload một file ZIP từ máy cục bộ lên máy chủ thì sẽ xuất hiện thêm một số chức năng dành riêng cho định dạng ZIP Giải nén : Giải nén những thư mục và tập tin trong file ZIP Danh sách : Liệt kê các thư mục và tập tin trong file ZIP Khôi phục : Chức năng khôi phục dữ liệu (chỉ dành riêng cho những file ZIP được nén bằng chức năng Sao lưu) Để tải file lên máy chủ dùng chức năng . Sau đó dẫn đến nơi chứa file trên máy cục bộ và tải lên. 4.4 Quản lí các câu hỏi Soạn thảo danh mục Chọn chức năng Các câu hỏi trong menu điều hành môn học Chọn danh mục chứa câu hỏi Thêm câu hỏi Bạn có thể click vào nút Soạn thảo danh mục hoặc chuyển sang tab Các danh mục để thêm, xóa, chỉnh sửa các danh mục câu hỏi. Chọn danh mục cha Thay đổi danh mục cha Sau khi nhập tên danh mục, các thông tin mô tả, chọn danh mục cha thì nhấn nút Thêm để tiến hành thêm danh mục. Nhấn nút để xóa danh mục, để điều chỉnh và để ẩn đi. Khi chọn một danh mục trong Combobox thì sẽ hiện thị các câu hỏi chứa trong danh mục đó. Và bạn có thể thêm vào danh mục các câu hỏi khác bằng cách chọn loại câu hỏi trong mục Tạo câu hỏi mới. Một số loại câu hỏi thông dụng: Câu hỏi đa lựa chọn: Đây là dạng câu hỏi thường được sử dụng nhất, nó cho phép bạn lựa chọn câu hỏi có một đáp án ( radiobutton) hay có nhiều đáp án ( checkbox) và số điểm cho mỗi đáp án. Tiều đề câu hỏi : nên đặt tên cho dễ phân biệt Nội dung câu hỏi : Đặt câu hỏi rõ ràng, có thể thêm hình ảnh vào câu hỏi nếu thấy cần thiết Hình ảnh để hiển thị : Không cần Điểm câu hỏi mặc định : Số điểm mặc định của mỗi câu hỏi (khi thêm câu hỏi vào đề thi thì có cho phép thay đổi số điểm. Mức phạt (trừ điểm) : Nên để là 0 Có một hay nhiều đáp án: Câu hỏi có thể có nhiều đáp án Trao đổi vị trí đáp án: nhắm tránh tình trạng nhớ vị trí Lựa chọn: đáp án của câu hỏi Điểm: Điểm của mỗi câu hỏi, khi người dùng chọn đáp án đó sẽ được số điểm tương ứng VD: Đối với câu có 2 đáp án đúng thì ta có thể cho mỗi đáp án 50% số điểm. Hay là trong câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, các đáp án khác khi chọn sẽ bị trừ 25% điểm v.v… Phản hồi: Thông tin phản hồi của đáp án (cho biết đúng hay sai, hoặc đánh giá cho câu trả lời của học viên) Câu trả lời ngắn: Dạng câu hỏi mà câu trả lời sẽ là một câu ngắn, học viên đọc câu hỏi và sẽ đánh câu trả lời vào trong một Textbox () Phân biệt dạng chữ: có phân biệt chữ hoa, chữ thường hay không Các thuộc tính khác tương tự như Câu hỏi đa lựa chọn Câu trả lời Đúng/Sai: Dạng câu hỏi mà câu trả lời là đúng hay sai (chỉ có 2 lựa chọn), hoc viên sẽ đọc câu hỏi và chọn trong Radiobutton () Đáp án đúng: Chọn đáp án đúng là Đúng hay Sai VD: Nếu bạn chọn đáp án đúng là Sai, mà học viên chọn câu trả lời là Đúng thì học viên sẽ bị sai (không có điểm) và xuất hiện câu thông báo phản hồi (sai) – tức là thông báo đã chọn không chính xác. 4.5 Thêm các hoạt động Chức năng này cho phép các giáo viên thêm vào các hoạt động cho môn học do mình phụ trách. Giáo viên có thể đưa ra nhiều hoạt động khác nhau giúp cho việc giảng dạy và học tập của học viên đạt được hiệu quả cao nhất. Diễn đàn Kiểu diễn đàn: Chọn kiểu diễn đàn cho phù hợp với nhu cầu, có 4 lựa chọn tuy nhiên bạn nên để mặc định. Có thể học viên gửi bài viết lên diễn đàn: cho phép học viên gửi các bài viết lên diễn đàn hay không Có các cuộc thảo luận và phúc đáp: Cho phép học viên tạo chủ đề mới và trả lời các chủ đề khác Không có các cuộc thảo luận, nhưng có các phúc đáp: Không cho phép tạo chủ đề mới, nhưng cho phép trả lời các chủ đề sẵn có Không có các cuộc thảo luận, không có phúc đáp: Không cho phép tạo chủ đề và trả lời, chỉ cho phép đọc Kích thước file đính kèm tối đa: giới hạn dung lượng tối đa khi upload một file lên server Cho phép đánh giá: chức năng cho phép đánh giá, chấm điểm bài viết, có thể không cần sử dụng, nên bỏ chọn chức năng này Những thuộc tính khác bạn có thể không cần dùng nên có thể để mặc định Bài tập Chức năng tạo ra các bài tập cho học viên thực hiện. Giáo viên có thể xem bài làm của học viên và chấm điểm cho họ. Mô tả: Nội dung yêu cầu của bài tập Điểm: Số điểm tối đa cho bài tập (thường dùng thang điểm 10) Bắt đầu làm/hạn cuối: Thời gian bắt đầu làm bài tập và thời hạn nộp bài Không cho nộp bài muộn: có cho phép những bài nộp quá hạn cuối hay không Kiểu bài tập: Upload dưới dạng một File: Học viên làm bài Offline và nộp bài cho giáo viên chấm điểm bằng cách Upload Kiểm tra trực tuyến: Học viên làm bài trực tuyến và nộp ngay sau khi hoàn thành Thực hiện Offline: Học viên tự làm bài nhưng không cần nộp Các thuộc tính khác để mặc định, bạn cũng có thể cho phép làm bài theo nhóm. SCORM Tạo một bài học theo định dạng SCORM, hiển thị theo cấu trúc cây Chọn gói SCORM Sau khi nhấn nút chọn gói SCORM sẽ hiển thị ra thư mục tài liệu của site để cho phép bạn chọn gói SCORM đã được Upload lên từ trước, hay nếu chưa có thì có thể tài lên (xem phần Quản lí tài liệu) Các thiết lập: Hiển thị cấu trúc khóa học: hiện cấu trúc bên cạnh bài học (nằm bên trái) Ẩn nút chuyển hướng: Các nút Kế tiếp, Trở về trước (không nên ẩn) Chọn hiển thị trong cùng cửa sổ (cửa sổ hiện hành) Độ rộng (95%), chiều cao(500) Đề thi Tạo ra các bài thi trực tuyến nhằm kiểm tra kiến thức của học viên Các thuộc tính thiết lập: Bắt đầu được phép truy cập/kết thúc truy cập: Định thời gian được phép làm bài cho đề thi Thời gian làm bài: tính theo phút. Hết thời gian sẽ tự động nộp bài Số câu hỏi mỗi trang: nếu số câu hỏi nhiều sẽ tự động phân trang Thay đổi vị trí câu hỏi: nên chọn có Tráo đổi vị trí đáp án: nên chọn có Số lần làm bài: có thể cho làm lại nhiều lần, tuy nhiên tốt nhấn chỉ nên để 2 lần Cộng điểm từ bài trước: Không Cách tính điểm: chọn các tính điểm phù hợp Cho phép làm bài dạng loại trừ và trừ điểm khi trả lời sai: Không Học sinh có thể xem lại đáp án, điểm, câu trả lời sau khi làm bài hoặc sau đó. Thời gian chờ giữa các lần làm bài …. Sau khi đã hoàn chỉnh bước thiết lập các cấu hình cho đề thi thì bạn sẽ được chuyển đến trang để nhập câu hỏi vào đề thi Xem trước đề thi Xóa câu hỏi khỏi đề thi Để thêm câu hỏi vào đề thi ta chọn các câu hỏi cần thêm và nhấn nút Đưa vào đề thi hoặc sử dụng nút . Cuối cùng nhấn Lưu những thay đổi để đề thi có hiệu lực. Bạn có thể xem trước đề thi bằng cách sử dụng chức năng Xem trước hay chọn Kết quả để xem các bài làm của học viên (đáp án, Câu trả lời, điểm v.v…) 4.6 Sử dụng các Đa phương tiện (Multimedia) Phần này sẽ hướng dẫn cách đưa một file âm thanh, file flash, hay một đoạn Video trình chiếu trên website, nhằm tăng tính hấp dẫn cho bài học Bước 1: Kích hoạt bộ lọc Đa phương tiện (chỉ dành cho Người quãn trị) Đăng nhập với quyền Quản trị > vào phần Cấu hình > Các bộ lọc > kích hoạt Các chương trình bổ sung hỗ trợ đa phương tiện Bật/tắt bộ lọc Bước 2: Trình chiếu các file đa phương tiện (dành cho giáo viên) Lựa chọn môn học do giáo viên phụ trách > Bật chế độ chỉnh sửa > Thêm một tài nguyên > Soạn thảo một trang web > Trong phần nội dung trang web, bôi đen đoạn text và nhấn vào nút Chèn kết nối web trên thanh công cụ. Chèn kết nối Nhấn vào để chọn file media trong tài liệu của site Chọn file media trên trong thư mục các tài liệu của môn học, nếu chưa có trên server thì có thể upload lên. Upload file Chọn file Như vậy là bạn đã hoàn thành việc chèn file media vào website. Tương tự như vậy, bạn có thể chèn các file E-book .pdf hay Word .doc cho các học viên có thể đọc Online. Bạn có thể chọn mở một cửa sổ mới cho tài liệu để dễ dàng hơn cho việc theo dõi. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMANUAL.doc