Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

LỜI NÓI ĐẦU Toàn cầu hóa là sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ, vốn, thông tin và văn hóa. Toàn cầu hóa loại bỏ sự cô lập, tăng sự giàu có và tự do, giúp nâng cao tiềm năng và kiến thức của con người trên toàn thế giới. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh hơn, tới mọi nơi trên toàn thế giới. Như bất kỳ hoạt động đầu tư nào khác, đầu tư ra nước ngoài không chỉ trực tiếp làm tăng thu nhập ch

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mỗi doanh nghiệp, mà nó còn có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân. Việt Nam đã đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện, không thể chỉ dừng lại ở việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài đã trở thành một xu thế tất yếu, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động, tranh thủ thời cơ để thâm nhập vào thị trường thế giới. Dự án đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài vào năm 1989. Ngày 14/4/1999, Nghị định số 22/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam được ban hành, cùng một số văn bản pháp luật liên quan đã tạo nên một khung pháp lý duy nhất cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến năm 2005. Nhưng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn nhiều những hạn chế, như thiếu chiến lược dài hạn, vốn đầu tư ít, quy mô còn nhỏ bé, các doanh nghiệp còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh quốc tế. Thêm vào đó, cơ chế chính sách của Nhà nước chậm đổi mới, thiếu nhiều chính sách để tạo môi trường thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Để nhìn nhận một cách cụ thể hơn về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Em đã quyết định chọn đề tài :”Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua”. Đề tài nhằm hệ thống hóa lý luận về việc đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và của các nước đang phát triển nói chung. Đồng thời xem xét và đánh giá các chính sách của Việt Nam và thực trạng hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Do tính chất mới mẻ của đề tài và hạn chế về kiến thức thực tế của người thực hiện, đề tài này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI I. Một số vấn đề lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài Khái niệm đầu tư và đầu tư ra nước ngoài Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, hoạt động đầu tư không ngừng được mở rộng và chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Đầu tư không còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng trên phạm vi toàn thế giới. Sự ra đời và phát triển của đầu tư nước ngoài là kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hóa và phân công lao động quốc tế. Chính vì lẽ đó, đầu tư có rất nhiều cách hiểu, sau đây chỉ là một số định nghĩa phổ biến: Theo hiệp hội Luật quốc tế (1966) “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của nước sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”. “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và luật pháp có liên quan”, theo Luật Đầu tư ra ngày 25 tháng 12 năm 2001. Về bản chất, đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả thu về đó có thể là tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, các của cải vật chất khác,…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong hoạt động đầu tư, ngoài việc đầu tư trong nước, các nhà đầu tư cũng thường hay thực hiện việc đầu tư ra nước ngoài. Nhất là trong quan hệ quốc tế hoá kinh tế như hiện nay, đây là hình thức đem lại lợi nhuận khá cao cho các chủ đầu tư. Theo tôi, đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ trong nước ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Các hình thức đầu tư ra nước ngoài Đầu tư gián tiếp (FPI) Đầu tư nước ngoài gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đặc điểm của đầu tư nước ngoài gián tiếp - Chủ đầu tư nước ngoài không kiểm soát các hoạt động kinh doanh. - Vốn đầu tư là của các tổ chức quốc tế thường đi kèm với các điều kiện ưu đãi và gắn chặt với thái độ chính trị của các chính phủ và tổ chức quốc tế khác. Còn nếu vốn đầu tư là của tư nhân thì bị giới hạn bởi tỷ lệ góp vốn theo luật đầu tư của nước sở tại, thường từ 10% - 25% vốn pháp định. - Chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua lãi suất cho vay hay lợi tức cổ phần. - Vốn đầu tư được phân tán trong vô số cổ đông và trái phiếu, nên chủ đầu tư có thể phân tán được rủi ro trong kinh doanh, hay độ rủi ro của đầu tư nước ngoài gián tiếp là thấp. FPI được thực hiện dưới các dạng sau: Viện trợ quốc tế không hoàn lại: Các chính phủ, các tổ chức tài chính, kinh tế xã hội của các nước thông qua các chương trình viện trợ không hoàn lại để trơ giúp các nước chậm phát triển. Chẳng hạn như chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình nước sạch, chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc,… của Việt Nam hiện nay, chương trình lương thực của thế giới,… VIện trợ quốc tế có hoàn lại: Chủ đầu tư, cũng giống như ở trên song các nước chậm phát triển phải đi vay (có hoàn lại) nhưng với lãi suất thấp hơn. Các doanh nghiệp tư nhân của nước này cho doanh nghiệp của nước khác vay (thông qua bán chịu hàng hoá với giá cao hơn giá theo quan hệ mậu dịch thông thường), hay là việc cá nhân người nước ngoài bỏ tiền mua trái phiếu của chính phủ, cổ phiếu của các công ty để hưởng tiền lãi. Đầu tư trực tiếp (FDI) Đây là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Về thực chất, FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua một phần, thậm chí toàn bộ cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làm chủ sở hữu toàn bộ hay một phần cơ sở đó. Trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành hoạt động đối với đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của cơ sở đó. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài - Chủ đầu tư nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định, tùy theo luật đầu tư nước ngoài của nước tiếp nhận vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy định. Quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn gắn liền với chủ đầu tư. - Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn của mỗi bên. Với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì chủ đầu tư toàn quyền quản lý doanh nghiệp. - Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và được phân chia theo tỷ lệ góp vốn. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện thông qua việc thành lập doanh nghiệp mới, mua lại toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ gắn liền với di chuyển vốn mà còn gắn với chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý, tạo ra thị trường mới cho cả phía đầu tư và phía tiếp nhận đầu tư. Vốn FDI không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định mà nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai và mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư trích từ lợi nhuận thu được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay gắn liền với các hoạt động kinh doanh quốc tế của các công ty đa quốc gia. - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra một nguồn vốn dài hạn cho nước chủ nhà và ít chịu sự chi phối của chính phủ cũng như các quan hệ chính trị giữa chủ đầu tư với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Trong thực tiễn, FDI được thực hiện dưới rất nhiều dạng, nhưng vì thời lượng có hạn nên em chỉ nêu ra một số dạng cơ bản, phổ biến ở nước ta: - Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập ở nước chủ nhà giữa các bên nước chủ nhà và nước ngoài trong đó các bên cùng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng quyền lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn. - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do người nước ngoài thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. - Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BBC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân - Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh - Chuyển giao (hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao – Kinh doanh (hợp đồng BTO) cung có đủ ba quá trình như hợp đồng trên nhưng có sự hoán đổi vị trí ở hai quá trình sau, thời gian kinh doanh đủ để nhà đầu tư thu hồi vốn và một phần lợi nhuận. - Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (hợp đồng BT), sau khi xây dựng Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện các dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng. Theo mục tiêu của chủ đầu tư, FDI được chia thành: - Đầu tư theo chiều rộng: Hình thức đầu tư mà chủ đầu tư có lợi thế cạnh tranh trong việc sản xuất một sản phẩm nào đó (lợi thế về công nghệ, kỹ năng quản lý…) và chuyển sản phẩm này ra nước ngoài. - Đầu tư theo chiều sâu: Chủ đầu tư thường chú ý đến việc khai thác nguồn tài nguyên vật liệu tự nhiên dồi dào và lao động rẻ ở nước ngoài để sản xuất các sản phẩm có thể nhập lại về nước mình hoặc xuất khẩu sang nước khác. Căn cứ vào chiến lược đầu tư, FDI có thể thực hiện theo hai hướng: Đầu tư mới (Greenfield Investment) là việc các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống của FDI và cũng là kênh chủ yếu để các nhà đầu tư của các nước phát triển đầu tư vào các nước đang phát triển. Mua lại và sát nhập (Mergers And Acquisitions) là hình thức khi các chủ đầu tư thông qua việc mua lại và sát nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh này chủ yếu ở các nước phát triển NICs (các nước công nghiệp mới). II. Đầu tư ra nước ngoài tại các nước đang phát triển Xu thế tất yếu của đầu tư nước ngoài Dòng đầu tư nước ngoài - xu thế không thể đảo ngược, các nước đều có những lợi thế so sánh về một hay một vài loại hàng hoá nào đó. Do tính chất của lợi thế so sánh, việc sản xuất hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài có lợi hơn trong nước. Theo lý thuyết của Haberler về lợi thế tương đối, chi phí cơ hội của một loại hàng hóa là việc cắt giảm để có được thêm các nguồn tài nguyên nhằm sản xuất thêm một đơn vị hàng hoá ban đầu. Như vậy, quốc gia nào có chi phí cơ hội thấp trong việc sản xuất một loại hàng hoá nào đó và không có lợi thế tương đối (còn gọi là lợi thế so sánh) trong việc sản xuất hàng hoá đó thì sẽ không có lợi thế tương đối trong việc sản xuất một vài loại hàng hoá khác. Chính vì thế việc đầu tư sang nước khác nhằm tận dụng lợi thế so sánh của nước được đầu tư nhằm thu lợi cho nhà đầu tư là hợp lý. Do khoảng cách về địa hình, địa lý giữa các nước làm hạn chế khả năng xuất, nhập khẩu sản phẩm vì các chi phí tương ứng cao hơn chi phí sản xuất trực tiếp. Nếu đầu tư ra nước ngoài sẽ giảm được chi phí vận chuyển từ đó tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Khi đó chủ đầu tư sẽ đầu tư ra nước ngoài, tiến hành sản xuất tại đó làm giảm đi một phần rất lớn chi phí vận chuyển. Khi chính phủ một nước muốn khuyến khích hàng hoá trong nước tạo ra sự cạnh tranh đối với hàng ngoại nhập, họ sẽ tạo ra hàng rào bảo hộ đối với hàng hoá sản xuất trong nước. Một trong các công cụ đó là thuế. Để tránh thuế nhập khẩu, hành động của các nhà đầu tư sẽ là đầu tư trực tiếp tại các nước khác để tận dụng biện pháp bảo hộ của nước nhận đầu tư. Hơn nữa việc đầu tư vào những mặt hàng thay thế nhập khẩu sẽ được hưởng thêm những ưu đãi của nước chủ nhà: thủ tục hành chính, vốn và những lợi thế khác (nguồn nhân lực và tài nguyên tại chỗ,…). Hàng hoá nội địa luôn có lợi thế hơn so với hàng hoá nước ngoài. Sản phẩm gần người tiêu dùng hơn sẽ giảm bớt chi phí dành cho quảng cáo, Marketing cho sản phẩm. Tuy nhiên trong một số trường hợp khách hàng lại ưa chuộng những sản phẩm có xuất xứ từ nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu thị trường kỹ là một bước khá quan trọng, nó giúp cho chủ đầu tư có thể đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mà ở đó sản phẩm sản xuất ra được người tiêu dùng ưa chuộng. Nếu như lựa chọn sai thị trường sẽ dẫn đến thiệt hại rất lớn cho chủ đầu tư. Biến động tỷ giá hối đoái cũng dẫn đến hành động đầu tư. Đúng vậy, tỷ giá giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ sẽ thay đổi theo thời gian. Việc đầu tư vào các nước mà ở đó đồng nội tệ có tốc độ tăng giá trị (so với đồng nội tệ ở nước đi đầu tư) sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư do khả năng sinh lời của đồng tiền ở đó cao hơn ở nước đi đầu tư. Ở một số nước, có một số loại sản phẩm quá nổi tiếng ở trong nước (như rượu, thuốc lá,…) đầu tư ở trong nước đã bão hoà, nếu đầu tư thêm, tỷ suất lợi nhuận biên đã ở mức thấp. Lúc này, muốn đầu tư vào sản xuất sản phẩm đó chỉ có thể đầu tư sang nước khác. Và đây cũng chính là lợi thế về sản phẩm truyền thống, có uy tín trên thị trường thế giới. Thực tế trong những thập kỷ qua cho thấy: không chỉ các nước giàu đầu tư sang các nước nghèo, mà bản thân các nước giàu cũng đầu tư sang nhau với tỷ trọng khá lớn, chiếm 3/4 vốn đầu tư ra nước ngoài của các công ty này. Các nước giàu đầu tư sang các nước khác không chỉ vì mục tiêu kinh tế tìm lợi nhuận mà cả vì mục tiêu chính trị. Các nước chậm phát triển không chỉ tiếp nhận đầu tư của các nước phát triển mà cũng đầu tư sang các nước khác, mặc dù vẫn thiếu vốn cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước (chẳng hạn Việt Nam đầu tư sang Lào, Campuchia, hay Thái Lan, Philipine,… đầu tư sang Việt Nam nhưng lại tiếp nhận vốn đầu tư của Mỹ và các nước phát triển khác. Mỹ đầu tư sang rất nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp, nhưng lại tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Nhật và một số nước tư bản khác. Nhật đầu tư sang nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam nhưng cũng tiếp nhận đầu tư trực tiếp của Mỹ). Nguồn gốc sâu xa của xu thế trên đây là do sự tác động đồng thời của bản thân hoạt động đầu tư đối với cả nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển Đặc điểm chung của các nước đang phát triển Danh từ “thế giới thứ ba” để chỉ các nước đang phát triển, trong sự phân biệt với các nước công nghiệp phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu có mức độ phát triển trung bình. Thế giới thứ ba là tất cả các nước đang phát triển bao gồm các nước Mỹ La tinh, vùng Caribe, Châu Phi, Trung Đông, Châu Á ( trừ Nhật Bản và các nước NICs). Các nước đang phát triển được chia thành ba loại: - Những nước có thu nhập thấp đạt mức GNP/người 600 USD. - Những nước có thu nhập trung bình thấp với mức GNP/người từ 600 USD đến 2000 USD. - Những nước thu nhập có mức trung bình cao từ 2000 USD đến 10000 USD. Dù ở các mức thu nhập khác nhau, song các nước đang phát triển đều có chung các đặc trưng sau: Về cơ cấu ngành kinh tế Ở các nước đang phát triển, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất nhỏ, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, kỹ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu. Lực lượng lao động trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu lực lượng lao động từ 65-75%, chỉ đóng góp 25-35% tổng sản lượng của nền kinh tế song vẫn tháp hơn sản lượng của ngành công nghiệp với chỉ 10-20% lực lượng lao động được phân bổ (trong ngành công nghiệp chế tạo, khai mỏ, xây dựng). Trải qua giai đoạn phát triển công nghiệp thay thế nhập khẩu, các nước đang phát triển tuy đã có được những ngành công nghiệp mới, nhưng phần lớn vẫn là những ngành sản xuất với kỹ thuật cổ truyền, trình độ kỹ thuật thấp.Trong khi các nước có nền kinh tế phát triển đã đạt tới trình độ công nghiệp tiên tiến với kỹ thuật sản xuất hiện đại, trình độ quản lý thành thạo, vượt xa trình độ công nghệ của các nước đang phát triển từ 3 đến 6 thập kỷ, khoảng cách công nghệ quá lớn cũng làm cho các nước đang phát triển khó tận dụng được lợi thể của các nước đi sau do quá trình phân công lao động quốc tế mới đưa lại. Về lực lượng lao động Các nước đang phát triển, lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 65-75% lực lượng lao động, lao động trong công nghiệp chỉ chiếm 10-20%, còn lại trong lĩnh vực dịch vụ. Dân số tăng nhanh đang đóng góp vào sự tăng trưởng lực lượng lao động ước tính theo mức 2,1% mỗi năm từ năm 1985 đến năm 2000 (mức tăng trưởng lực lượng lao động nhanh hơn nhiều so với châu Âu công nghiệp hóa vào thế kỷ 19 – dưới 1% mỗi năm). Sự tăng trưởng nhu cầu sử dụng lao động chậm hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của lực lượng lao động, làm cho nạn thất nghiệp tiếp tục tăng trưởng và ngày càng trầm trọng ở các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển có tỷ lệ người biết đọc biết viết là 55%, các nước thu nhập trung bình là 73%, các nước xuất khẩu dầu với thu nhập cao là 39% trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 99%. Khó có thể xác định giáo dục là nguyên nhân hay kết quả của sự phát triển kinh tế. Một công dân có giáo dục tốt sẽ đóng góp vào thu nhập và có năng suất lao động cao hơn, tiếp đó là đầu tư lớn hơn vào giáo dục sơ cấp và các chương trình giảng dạy văn hóa.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các tỷ lệ biết đọc biết viết và đi học không có tương quan với GNP bình quân đầu người như ta mong đợi. Tỷ lệ biết đọc, biết viết ở các nước như Arập, Iran, Iraq … ít chịu tác động bởi sự giàu lên nhanh chóng nhờ khai thác dầu. Ngược lại, các nước có GNP theo đầu người không lớn hơn 400 USD như Sri-lanka, Tanzania … đã đạt tỷ lệ biết đọc, biết viết tương ứng là 87%, 85%, đã đáp ứng nhu cầu giáo dục cho ngay cả bộ phận dân cư nghèo nhất. Lực lương lao động chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng trưởng nhu cầu sử dụng lao động chậm hơn rất nhiều so với sự tăng trưởng của lực lượng lao động, cùng với hệ thống giáo dục và đào tạo ở các nước đang phát triển kém phát triển, tương ứng là một lực lượng lao động tương đối kém về kỹ năng, hạn chế về trình độ chuyên môn. Tỷ lệ tích lũy Điều hiển nhiên là để có nguồn vốn tích lũy cần phải hy sinh tiêu dùng. Nhưng khó khăn là ở chỗ, đối với các nước đang phát triển, nhất là những có thu nhập nhấp, đã gần như chỉ có mức sống tối thiểu, vì vậy việc giảm mức tiêu dùng là rất khó khăn. Ở những nước có nền kinh tế tiên tiến thường để dành từ 20% đến 30% thu nhập để tích lũy. Trong khi đó ở các nước nông nghiệp chỉ có khả năng tiết kiệm trên, dưới 10% thu nhập. Nhưng phần lớn số tiết kiệm này lại phải dùng để cung cấp nhà ở và trang thiết bị cần thiết khác cho số dân số đang tăng lên. Do vậy càng hạn chế qui mô tiết kiệm cho tích lũy phát triển kinh tế. Các nhà kinh tế trên thế giới thường lấy mức thu nhập bình quân đầu người là 2000 USD làm mốc, đạt được mức này phản ánh sự biến đổi về chất trong hoạt động kinh tế và đới sống xã hội, phản ánh khả năng giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người. Có trên 100 nước đang phát triển trên thế giới có thu nhập dưới 2000 USD, trong đó gần một nửa có thu nhập bình quân 600 USD. Điều này phản ánh khả năng hạn chế của các nước đang phát triển trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người về vật chất, văn hóa, giáo dục, y tế … cũng như yêu cầu về vốn cho phát triển kinh tế. Nhận định chung Quá trình quốc tế hóa, phân công lao động xã hội đã mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Chính sách biệt lập đóng cửa đã không còn phù hợp với xu thế chung của thế giới nữa, thành tựu về khoa học kỹ thuật đã kéo con người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Với tỷ lệ tích lũy thấp của nền kinh tế, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào trong nước là mục tiêu hàng đầu cho phát triển kinh tế. Các nước đang phát triển không nên chỉ dừng lại ở các biện pháp thu hút vốn đầu tư mà nên tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài để tận dụng lợi thế so sánh của mình. Các đặc trưng trên phần nào phản ánh năng lực cạnh tranh thấp của các nước đang phát triển, đầu tư ra nước ngoài từ các nước đang phát triển để đảm bảo hiệu quả của đồng vốn đòi hỏi phải có sự hỗ trợ thường xuyên và liên tục của chính phủ. Với những đặc trưng của mình, hạn chế về nguồn vốn, các nước đang phát triển xuất khẩu vốn chủ yếu giữa các nước đang phát triển với nhau. Khối lượng vốn xuất khẩu thấp, không chứa nhiều hàm lượng khoa học và công nghệ. Mặc dù các nước đang phát triển đã có các dự án đầu tư trực tiếp sang các nước phát triển, nhưng chủ yếu với mục đích thăm dò và khảo sát thị trường. Vai trò xuất khẩu vốn đối với các nước đang phát triển Giờ đây, đầu tư trực tiếp đã trở thành một trong những hình thức kinh doanh quốc tế hữu hiệu nhất cho tất cả các quốc gia trên thế giới. FDI ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong sự phát triển của các nền kinh tế. FDI mang lại lợi nhuận cho cả nước phát triển và những nước đang phát triển, trong hoạt động xuất khẩu vốn cũng như tiếp nhận vốn đầu tư. Đối với các nước đang phát triển, vai trò của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồm Kiếm tìm lợi nhuận Xét trên góc độ toàn nền kinh tế, tăng cường thu hút vốn là một trong những điều kiện tiên quyết để các nước đang phát triển đầu tư để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Các nước đang phát triển luôn trong tình trạng “khát” vốn đầu tư, nhưng trên góc độ vi mô, một số ngành, một số lĩnh vực có hiệu quả sự dụng vốn thấp, tạo ra tình trạng thừa vốn trong nội bộ ngành. Do giới hạn về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên… mà tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư của một số ngành, một số lĩnh vực (như nông nghiệp, lâm nghiệp…) trong nền kinh tế không thể tăng trưởng hơn được nữa cho dù ta tiếp tục đầu tư vốn. Theo lý thuyết HO (Heckcher và Ohlin) dựa trên mô hình 2x2x2 (hai nước, hai sản phẩm và hai yếu tố sản xuất): Mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ở phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân dẫn đến đầu tư ra nước ngoài; nước đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn thấp (thừa vốn), trong khi đó nước nhận đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (điều này trong thực tế chỉ đúng với một ngành hoặc một số lĩnh vực – tức là có nước về ngành này có thể sử dụng vốn có hiệu quả hơn các nước khác còn các ngành khác thì không); chênh lệch hiệu quả dẫn đến dòng đầu tư giữa các nước. Biều đồ Macdougall-Kemp P O1 P O2 V N e mM U M E I II n Theo như mô hình, những nước dư thừa vốn đầu tư có năng suất cận biên của vốn đầu tư thấp hơn ở những nước thiếu vốn đầu tư, vì vậy sẽ xuất hiện dòng lưu chuyển vốn giữa các nước này. Giả sử trên thế giới có hai nước (I) và (II), giả sử nước (I) là nước thừa vốn và nước (II) là nước thiếu vốn. Tổng vốn đầu tư của hai nước là O1O2 trong đó vốn ở nước (I) là O1Q, ở nước (II) là O2Q. Năng suất cận biên của vốn ở nước (I) là O1M, ở nước (II) là O2m. Các đường MN và mn là giới hạn năng suất cận biên của vốn ở hai nước (nước (I) thấp hơn nước (II) và đều có xu hướng giảm dần. Trước khi có di chuyển vốn giữa hai nước, tổng sản phẩm của nước (I) là O1MNQ và tổng sản lượng của nước (II) là O2mUQ. Do có sự chênh lệch năng suất cận biên của vốn ở hai nước, vốn nước I chuyển sang II là SQ đến khi năng suất cận biên của vốn ở hai nước cân bằng tại điểm P (SP=O1E=O2e). Kết quả làm tăng sản lượng hai nước là PuN, phần dôi ra ngoài tổng sản lượng của hai nước trước khi có sự chuyển dịch vốn đầu tư. Mô hình MacDougall-Kemp(1964) và K. Kojima (1978) cho rằng, những ngành này nên trực tiếp xuất khẩu vốn, với lợi thế tương đối so với các doanh nghiệp cùng ngành ở các nước phát triển, các nước tiếp nhận đầu tư về mặt chi phí nhân công, công nghệ … để tăng hiệu quả sử dụng vốn khi đầu tư ra nước ngoài, tránh được tình trạng ứ đọng vốn trong nội bộ ngành, tạo động lực mới cho nền kinh tế. Ngành cao su đang trong quá trình phát triển thuận lợi, giá mủ cao su thiên nhiên trên thị trường quốc tế liên tục tăng và đứng ở mức cao trong vòng ba năm trở lại đây (giá cao su xuất khẩu bình quân của Geruco là 19,4 triệu đồng/tấn), song Việt Nam không còn đất thích hợp để trồng cao su. Vì thế đầu tư trồng cao su sang Lào là một giải pháp mang tính kinh tế cao.   Giảm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm gồm: định phí và biến phí. Khi định phí không thay đổi, thì việc đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ tận dụng được những ưu đãi của nước tiếp nhận đầu tư (về thuế …) giảm chi phí vận chuyển, chi phí quảng cáo và Marketing (do sản phẩm ở gần người tiêu dùng và thị trường tiêu thụ), tức giảm biến phí. Hạn chế bớt khó khăn thiếu vốn của các nước đang phát triển khi đầu tư ra nước ngoài do giảm tổng chi phí sản xuất. Đầu tư mua lại một công ty Mỹ hay châu Âu và đặt trụ sở sản xuất tại các nước này, các công ty ở Ấn Độ hay Trung Quốc muốn giảm chi phí về sản xuất và vận chuyển hàng hoá đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở các nước phát triển. Việc một công ty quyết định đầu tư hay chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất của nó tới một quốc gia khác dựa trên những tính toán về chi phí sản xuất (đất đai, lao động, vốn) và các điều kiện cho phép (hạ tầng cơ sở, hành chính và môi trường kinh doanh). Với các công ty đa quốc gia hoạt động ở Trung Quốc hay Ấn Độ, sự cạnh tranh đối với thị trường nội địa đã rất gay gắt. Vì thế các công ty Trung Quốc và Ấn Độ muốn đặt một số khâu trong quy trình sản xuất của họ ở nước ngoài nhằm tạo ra một thị trường cạnh tranh rộng lớn hơn trong khi vẫn có lợi thế đối với việc sản xuất các khâu khác của sản phẩm rẻ hơn ở trong nước. Tạo nguồn cung cấp nguyên vật liệu mới Nhu cầu về nguồn nhiên liệu tự nhiên, thị trường và đặc biệt là những "tài sản" có giá trị chiến lược khác như kỹ thuật, công nghệ và thương hiệu đã khiến nhiều công ty của Trung Quốc và Ấn Độ tiến hành mua lại các công ty của phương Tây. Ví dụ điển hình nhất là thông báo mới đây của tập đoàn Lenovo - nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất của Trung Quốc - mua lại quyền sản xuất máy tính nổi tiếng của hãng IBM với giá 1,25 tỷ USD. Do giới hạn về điều kiện tự nhiên (như ngành lâm nghiệp không còn đất thích hợp để trồng cao su), nên đầu tư ra nước ngoài đã là một giải pháp kinh tế cao. Trong đầu tư ra nước ngoài, hiện ngành cao su đang triển khai những dự án lớn tại Lào. Đầu tháng 7/2005, dự án trồng cao su ở Nam Lào trị giá 32,3 triệu Đôla Mỹ, trong thời hạn 50 năm, của Công ty Cao su Daklak được cấp phép. Năm ngoái, dự án phát triển 10.000 héc ta cao su tại tỉnh Champasak của Công ty Cổ phần Cao su Việt - Lào (CSVL) (100% vốn đầu tư của Tổng công ty Cao su Việt Nam - Geruco) trị giá 25,8 triệu Đôla Mỹ đã được triển khai. Điều kiện tự nhiên, đất đai ở Lào rất thích hợp cho cây cao su, nên có thể đạt năng suất mủ bình quân 1,8-2 tấn/héc ta (năng suất bình quân của Geruco hiện nay khoảng 1,7 tấn/héc ta), đồng thời giá thành đầu tư thấp hơn so với trồng cao su ở Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Hợp tác và liên kết để cùng nhau phát triển Ở Ấn Độ, năm 2003, Tata Motors đã mua lại Công ty xe hơi thương mại Daewoo Hàn Quốc với giá 188 triệu USD, trong khi Infosys Technologies Ltd mua lại Expert Information Services Pty Ltd của Australia với giá 22,9 triệu USD và Ranbasy trả 70 triệu USD để mua lại Aventis… đã nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Ấn Độ và doanh thu của các doanh nghiệp đã được mở rộng trên toàn cầu. Đối với Việt Nam, vai trò hợp tác và liên kết để cùng nhau phát triển được thể hiện rõ nhất trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của ngành dầu khí. Dầu khí là ngành có nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, một dự án dầu khí hoàn chỉnh trung bình cần 300 – 400 triệu USD. Trong giai đoạn tìm kiếm thăm dò, mỗi đề án trên phạm vi 1 - 2 lô đã được vạch định, chi phí đã lên tới 45 – 50 triệu USD cho thời gian 3 – 5 năm chưa kể đến gian đoạn khai thác tiếp theo khi phát hiện ra dầu, khí. Liên kết và hợp tác là không thể thiếu trong các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí, trong hợp đồng khai thác dầu khí lô SK305, ngoài khơi Sarawak, Malayxia, tổng vốn đầu tư 6,8 triệu USD song tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam chỉ chiếm 30%. Tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trong hợp đồng thăm dò dầu khí lô NE Madura I, II ở Indonexia cũng chỉ chiếm 20%, nhưng tổng vốn đầu tư từ phía Việt Nam đã lên tới 9,4 triệu USD. Vai trò này của FDI giúp các nước đang phát triển hạn chế bớt sự cạnh tranh không cần thiết, đồng thời còn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ về vốn, công nghệ từ đối tác tham gia liên kết, cũng như những ưu đãi về thuế … của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. III. Các nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Các nhân tố từ Việt Nam Nhận thức về tình hình quốc tế hóa nền kinh tế Xu hướng đối thoại giữa các nước: Được hiểu là việc giải quyết xung đột giữa các nước được thực hiện thông qua dàm phán. Đây là yếu tố quan trọng, tác động tích cực tới luồng đầu tư trên thế giới. Điển hình là Liên Xô cũ, năm 1986 chính phủ thực hiện khuyến khích các nhà đầu tư phương Tây vào nước mình, đến năm 1996, đã có 18000 dự án liên doanh với nước ngoài với trị giá hơn 10 tỷ USD. Liên kết khu vực: Tạo ra các khối thị trường chung, thuận lợi cho các TNCs chuyển địa điểm sản xuất và phân phối giữa các nước thành viên trong khối, các chính sách tự do hóa thương mại đã xóa bỏ rào cản giữa các nước, nhờ đó thúc đẩy dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau khi là thành viên chính thức của ASEAN, FDI vào Việt Nam đã tăng mạnh, từ 3,756 tỷ USD năm 1994 lên 6,607 tỷ năm 1995 và 8,640 tỷ năm 1998. Hệ thống chính sách pháp luật Chính sách tài chính, tiền tệ tác động mạnh đến lãi._. suất, làm tăng hoặc giảm khả năng tạo lợi nhuận của các nhà đầu tư. Thay đổi chính sách tiền tệ sẽ làm ảnh hưởng đến lạm phát, lạm phát cao có nghĩa đồng tiền nội tệ mất giá, hạn chế hoạt động đầu tư ra nước ngoài và ngược lại. Các ưu đãi khuyến khích xuất khẩu trong các hiệp định thương mại sẽ khiến cho hàng hóa và dịch vụ của nước đi đầu tư có cơ hội thuận lợi thâm nhập thị trường nước khác, vì thế động cơ đầu tư ra nước ngoài để vượt qua rào cản thương mại sẽ giảm mạnh. Đối lập với ưu đãi xuất khẩu, các nước đầu tư hạ mức rào cản đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, sẽ tạo nhiều cơ hội để tiến hành đầu tư ra nước ngoài, nhằm khai thác tối đa lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế đối với các nhà đầu tư trong nước. Nếu nước ta nới lỏng các chính sách quản lý ngoại hối theo hướng tự do hóa thị trường vốn thì các nhà đầu tư được quyền tự do chuyển vốn ra nước ngoại và chính sách ngoại hối thắt chặt sẽ hạn chế việc chuyển vốn ra nước ngoài của các chủ đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài và tạo việc làm trong nước có mối quan hệ ngược với nhau, tăng cường đầu tư ra nước ngoài dẫn tới giảm đầu tư nội địa, làm giảm cơ hội tạo việc làm trong nước, tăng tình trạnh thất nghiệp và gia tăng tệ nạn xã hội. Đòi hỏi Việt Nam phải có những chính sách trợ cấp xã hội tốt, đặc biệt là trợ cấp thất nghiệp sẽ làm giảm áp lực của làn sóng phản đối đầu tư ra nước ngoài Các hoạt động thúc đầy đầu tư ra nước ngoài Bao gồm các hiệp định đầu tư song phương, đa biên, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, hỗ trợ tài chính, bảo hiểm đầu tư và các chính sách đối ngoại của nước đầu tư. Việc ký kết các hiệp định đầu tư với nước ngoài là cơ sở pháp lý quan trọng hàng đầu để đảm bảo tin tưởng cho các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư ở nước ngoài. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư tạo ra sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư, giảm chi phí sản xuất bởi chỉ phải chịu một lần thuế ở nước nhận đầu tư. Mặt khác, việc nước đi đầu tư áp dụng các chính sách bảo hiểm vốn đầu tư là một yếu tố tác động mạnh đến luồng đầu tư ra nước ngoài. Các nhân tố tại nơi đầu tư Vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, dân số quyết định đến việc lựa chọn lĩnh vực đầu tư và khả năng sinh lợi của dự án. Nguồn nguyên vật liệu đầu vào phong phú sẽ thu hút các nhà đầu tư, giảm chi phí và giá thành, tăng lợi nhuận cho chủ đầu tư. Dân số đông, tài nguyên thiên nhiên dồi dào là nguyên nhân quan trọng, quyết định dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực này liên tục ra tăng, từ 159 tỷ USD năm 2002, 173 tỷ USD năm 2003 đã tăng lên ước tính đạt 255 tỷ USD năm 2004 (bảng 3). Chính sách, pháp luật Tình hình ổn định chính trị của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở quan trọng hàng đầu để thực hiện các cam kết bảo đảm an toàn sở hữu tài sản và các khuyến khích đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài. Ổn định chính trị tạo sự ổn định về kinh tế xã hội, giảm bớt độ rủi ro cho các nhà đầu tư quốc tế. Một nước khó thu hút đầu tư nước ngoài nếu tình hình chính trị luôn luôn mất ổn định. Với nguồn tài nguyên dầu mỏ vô cùng phong phú song tình hình bất ổn ở Irắc là một rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành tiếp cận đầu tư vào thị trường này. Việt Nam đã có một dự án thăm dò dầu khí ở Irắc lên tới 100 triệu USD nhưng chưa thể thực hiện được. Quá trình đầu tư liên quan đến rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong một thời gian dài, một môi trường pháp lý ổn định và có hiệu lực là một yếu tố quan trọng để quản lý và thực hiện đầu tư một cách có hiệu quả. Hệ thống chính sách, quy định, luật pháp cần thiết đảm bảo sự nhất quán, không mâu thuẫn, chồng chéo và hiệu lực cao. Chính sách sở hữu để kiểm soát hoạt động của nhà đầu tư, khống chế mức độ sở hữu là biện pháp quan trọng để hạn chế sự can thiệp của nhà đầu tư nước ngoài. Bangladesh cho phép hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực, Trung Quốc chỉ cho phép hình thức này trong lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất hàng xuất khẩu. Việc chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước có những quy định khác nhau, như Malayxia năm 1998 khi xảy ra khủng hoảng kinh tế đã không cho phép chuyển ngoại tệ ra khỏi nước mình. Trong quá trình hình thành và phát triển dự án, chủ đầu tư phải sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền đại diện cho nước chủ nhà từ khâu cấp giấy phép, thẩm định dự án đến quản lý việc thực hiện dự án. Khâu thẩm định dự án được tiến hành theo mọi khía cạnh như tài chính, kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, công nghệ … nên cần có sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên ngành, để một dự án được chấp nhận, quá trình thẩm định thường kéo dài, gây không ít khó khăn cho nhà đầu tư. Một môi trường pháp lý hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có các chính sách, quy định hợp lý và tình hiệu lực cao trong thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình kinh tế, xã hội Đặc điểm văn hóa xã hội của nước chủ nhà được coi là hấp dẫn đầu tư nước ngoài nếu có trình độ giáo dục cao và nhiều sự tương đồng về ngôn ngữ, tôn giáo, các phong tục tập quán với các nhà đầu tư nước ngoài. Các đặc điểm này không chỉ giảm được chi phí đào tạo nguồn nhân lực cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho họ hòa nhập vào cộng đồng nước sở tại. Trình độ phát triển kinh tế Trình độ phát triển kinh tế của nền kinh tế là các mức độ phát triển về quản lý kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, chất lượng cung cấp dịch vụ cho các hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và mức độ cạnh tranh của thị trường nước chủ nhà. Những nước có trình độ quản lý vĩ mô kém thường dẫn đến tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà, nạn tham nhũng … là nguyên nhân tiềm ẩn của khủng hoảng. Cơ sở hạ tầng cứng bao gồm các yếu tố như sân bay, cảng biển, giao thông, điện lực, viễn thông. Còn cơ sở hạ tầng mềm bao gồm chất lượng lao động, dịch vụ công nghệ, hệ thống tài chính. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng và dịch vụ sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi và giảm chi phí phát sinh cho các hoạt động đầu tư. IV. Kinh nghiệm đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc Chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc Trước khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc đã trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và thực dân phong kiến. Vốn là quốc gia đất rộng, người đông, địa hình đa dạng, tài nguyên thiên nhiên phong phú, nhưng sự thống trị của phong kiến và thực dân phong kiến đã kéo dài làm cho nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu. Từ năm 1992, Trung Quốc chủ trưởng đẩy nhanh nhịp độ mở cửa để thực hiện chiến lược tăng tốc trong phát triển kinh tế. Trung Quốc đã được biết đến nhiều như là mảnh đất có sức hút lớn vốn đầu tư nước ngoài ( 1978 đến năm 1998, Trung Quốc phê chuẩn tổng số vốn đầu tư nước ngoài là 522 tỷ USD, riêng năm 2003 đã có tổng cộng 53,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc ). Bên cạnh những chính sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc được chính phủ Trung Quốc đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ nhằm tạo các kênh xuất khẩu vật tư và thiết bị, giúp các doanh nghiệp Trung Quốc dễ dàng xâm nhập vào môi trường kinh doanh quốc tế. Trung Quốc đang trở thành một quốc gia xuất khẩu vốn lớn trên thế giới. Tháng 2 năm 1999, chính phủ Trung Quốc đã ban hành các biện pháp khuyến khích các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài, các biện pháp này tập trung chủ yếu ở một số điểm sau đây: - Cấp thêm vốn từ quỹ phát triển xuất khẩu chính thức cho các công ty đầu tư ra nước ngoài. - Cho phép các doanh nghiệp đã đầu tư tách cả số lợi nhuận thu được từ các nhà máy lắp ráp ở nước ngoài trong vòng 5 năm đầu (trước đây, điều này bị cấm). - Ưu tiên cấp vốn vay xuất khẩu cho các công ty lắp đặt các dây chuyền lắp ráp và xuất khẩu linh kiện. - Chính phủ thanh toán 25 lãi suất trả cho vay bằng ngoại tệ… - Trình tự phê duyệt cho phép mua ngoại tệ được đơn giản hóa, các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài được phép quyết định sử dụng lợi nhuận để tăng thêm vốn hoặc tái đầu tư tại nước ngoài. - Hội đồng nhà nước sẽ không giữ những vai trò quyết định mang tính truyền thống trước đây, thay vào đó trao quyền lớn hơn cho Bộ Thương mại và các công ty ở các địa phương trong việc đánh giá tính hiệu quả của các quyết định đầu tư. Hội đồng nhà nước vẫn giữ vai trò là người trọng tài cuối cùng nhưng chỉ thực hiện quyền đó khi một quyết định đầu tư có tầm kinh tế vĩ mô quan trọng hoặc có liên quan đến đối ngoại của quốc gia. Mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc nhận được rất nhiều sự hậu thuẫn của các tổ chức tài chính - ngân hàng trong nước cũng như các cơ quan chức năng khác. Tính đến năm 2004, Ngân hàng Export -Import of China đã cho vay tổng cộng gần 300 tỷ nhân dân tệ (36 tỷ USD) gồm các khoản vay và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp có dự án đầu tư ở nước ngoài [8]. Tổng cục Ngoại hối quốc gia hiện vẫn tiếp tục đẩy mạnh việc nới lỏng thủ tục đầu tư ra nước ngoài cho các doanh nghiệp. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc Lật ngược chiều hướng nước ngoài đầu tư vào đất nước đông dân nhất thế giới trong 2 thập kỷ qua, giờ đây các nhà đầu tư Trung Quốc, cả nhà nước lẫn tư nhân, đang vươn ra nước ngoài tìm thị trường, trước hết là châu Âu và Mỹ Năm 2004, có khoảng 7.500 doanh nghiệp lớn, trung bình của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn ước khoảng 15 tỷ USD. Tổng kim ngạch đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc tính đến tháng 4 năm 2006 đã đạt gần 50 tỷ USD, chiếm 0,9% tổng lưu lượng vốn đầu tư toàn cầu. Chỉ tính riêng năm 2004, Trung Quốc đã đầu tư ra nước ngoài 5,5 tỷ USD, tăng 93% so với cùng kỳ năm 2003. Trung Quốc đã đứng thứ 5 về nguồn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới, chỉ sau Mỹ, Đức, Anh và Pháp Những doanh nghiệp Trung Quốc đi tiên phong và tích cực đầu tư ra nước ngoài có thể kể đến: China National Petroleum Corporation, China Petroleum & Chemical Corporation, China Worldbest Group & Broad Air Conditioning, Haier, Konka, TCL... Lĩnh vực mà Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài cũng khá đa dạng từ thương mại, tàu biển, kinh doanh nhà hàng đến khai thác khoáng sản, dầu khí, tài chính, bảo hiểm... Đến năm 2002 Trung Quốc đầu tư ở 160 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó Châu Âu là khu vực mà các doanh nghiệp Trung Quốc có mặt nhiều nhất (91% số nước ở châu lục này đã có mặt của các doanh nghiệp Trung Quốc). Vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tập trung chủ yếu tại Hồng Kông, Mỹ, Nhật, Nga, Australia, Đức, trong đó Hồng Kông là điểm đầu tư hấp dẫn nhất của các doanh nghiệp Trung Quốc khi chiếm tới 17% tổng lượng vốn đầu tư. Xét về mặt chiến lược, các tập đoàn lớn của Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực khai thác khoáng sản, dầu khí... để đảm bảo một phần quan trọng nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong nước. Australia (với trữ lượng dồi dào về tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, khí đốt...) chính là địa chỉ thu hút nhiều dự án và vốn đầu tư của Trung Quốc với hơn 500 triệu USD. 52,8 % vốn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc vào lĩnh vực than đá. Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến nguồn dầu lửa ở châu Phi, hiện là nước nhập khẩu dầu thô thứ 2 của châu Phi sau Mỹ. Trung Quốc đã cho Angola vay khoản tín dụng đặc biệt 2 tỷ USD để giúp ổn định tình hình ở đây. Các doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra những dự án với giá cả thách thức mọi cạnh tranh nên đã giành được hợp đồng xây dựng phần lớn đập thuỷ điện ở Sudan, xây dựng công sở ở Gabon, một đường sân bay ở Algeria, một hệ thống điện thoại ở Ethopia. Các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu của Trung Quốc đang áp dụng phương thức liên doanh hoặc mua lại những đối tác nước ngoài sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. Tháng 2-2004, tập đoàn gang thép của Bảo Cương Thượng Hải (Baosteel) trở thành nhà đầu tư ở nước ngoài lớn nhất khi tham gia một dự án liên doanh gang thép 1,4 tỉ USD của Brazil. Trước đó, tháng 12-2003, tập đoàn hóa chất Lam Tinh Thượng Hải (Blue Star) đã ký hợp đồng mua cổ phần 1 tỉ USD của nhà máy ô tô Sangyong của Hàn Quốc. Hai hợp đồng lớn này đã vượt mức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài bình quân hằng năm 2,3 tỉ USD của Trung Quốc trong thập kỷ 90. Sự phát triển “quá nóng” của nền kinh tế trong nước đã khiến đầu tư trực tiếp ở nước ngoài là biện pháp tối ưu trong thúc đẩy kinh tế của Trung Quốc, giảm sức ép cho đồng Nhân dân tệ và ưu thế cạnh tranh của thị trường với giá nhân công rẻ. Cách làm của Công ty Thép Bảo Cương Thượng Hải tại Brazil là một ví dụ. Bảo Cương có công lớn làm tăng sản lượng thép của Trung Quốc từ 80 triệu tấn năm 1995 lên 250 triệu tấn năm 2003. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu thép lớn nhất thế giới. Bảo Cương mở rộng hoạt động sản xuất bằng việc liên doanh với Công ty Valedo Rio Doce của Brazil, tập đoàn khai thác quặng sắt lớn nhất thế giới, trong dự án xây dựng một nhà máy đúc thép lớn. Sản phẩm của nhà máy sẽ được cung cấp cho thị trường Trung Quốc. Một hình thức đầu tư nữa của Trung Quốc là mua thương hiệu của nước ngoài. Công ty TCL International Holding Ltd’s (TCL) mua công ty Schneider Electroics của Đức trong năm 2002 với giá 8 triệu USD. TCL đã mua 55% vốn cổ phần của bộ phận kinh doanh của điện thoại di động của hãng Alcatel với giá 55 triệu USD. Tháng 11 năm 2003, Tập đoàn sản xuất hàng điện tử gia dụng lớn nhất Trung Quốc TCL đã ký hợp đồng liên doanh với Tập đoàn Thomson (Pháp) để trở thành tập đoàn sản xuất máy thu hình màu lớn nhất thế giới với doanh thu ước đạt 3,78 tỷ USD/năm (TCL có các nhà máy ở Trung Quốc, Việt Nam, Đức, còn Thomson có các cơ sở sản xuất ở Thái Lan, Ba Lan, Mexico). Công ty Shanghai Automotive mua cổ phần chi phối hãng Ssanyong Motor của Hàn Quốc với giá 500 triệu USD. Công ty Chalkis, hãng chế biến cà chua lớn thứ hai Trung Quốc, đã mua 55% vốn cổ phần của công ty Conserves de Provence (Pháp) với giá 7 triệu euro. Tương tự, tập đoàn Huayi của Thượng Hải đã mua công ty Moltech Power Systems của Mỹ với giá 20 triệu USD, công ty China Netcom Corp mua Asia Netcom (trước đó là Asia Global Crossing) với giá khoảng 80 triệu USD. Tập đoàn Dầu mỏ Hải ngoại quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đã đầu tư tại 14 nước. Ngày 8/12/2004, tập đoàn Lenovo Group, nhà sản xuất máy tính cá nhân lớn nhất Trung Quốc đã ký thoả thuận mua bộ phận kinh doanh của hãng máy tính khổng lồ IBM (Mỹ) với giá 1,75 tỷ USD. Với việc mua bán này, Lenovo trở thành hãng kinh doanh máy tính cá nhân lớn thứ ba thế giới. Bên cạnh những thành tưu kể trên, Trung Quốc hiện đang khó khăn trong việc triển khai chính sách đầu tư của mình.Trong năm 1998, 1/3 số doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài bị thua lỗ và 1/3 doanh nghiệp hoà vốn. Các công ty trên, chủ yếu tập trung ở các nước châu Âu, Mỹ, Nam Phi, Pakitstan, Ấn Độ. Các tỉnh Tây Nam Trung Quốc giữ vai trò chủ yếu trong quan hệ kinh tế với các nước phía Nam không phát huy được lợi thế trong các mối quan hệ thương mại và đầu tư ở Tây Nam Á. Với các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Trung Quốc có tổng vốn vượt quá 30 triệu USD đều phải được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phê duyệt mới được triển khai thực hiện, đang là một khó khăn về mặt thủ tục cho các doanh nghiệp Trung Quốc khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài mở rộng thị trường với quy mô lớn. Việc các công ty Trung Quốc thâu tóm tài sản nước ngoài vẫn là vấn đề cần được Chính phủ thông qua và cần có sự hỗ trợ của các cấp chính quyền theo nhiều cách. Trong khi việc thâu tóm các tài sản của tư nhân cũng xảy ra, song các doanh nghiệp này quy mô nhỏ vì phải chịu nhiều hạn chế trong hoạt động. Với hơn 100 hiệp định thương mại và đầu tư song phương hoặc đa phương mà chính phủ Trung Quốc đã ký kết. Các doanh nghiệp Trung Quốc nhanh nhạy khi đón nhận các cơ hội thị trường, họ đã tận dụng tối đa lợi thế so sánh của mình trong các ngành, các lĩnh vực có khả năng xuất khẩu vốn. Lợi thế về chí phí sản xuất thấp, chất lượng dịch vụ, công nghệ tốt là cơ sở đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Trung Quốc trước các doanh nghiệp mạnh ở nước chủ nhà. Gia nhập WTO năm 2001 là một thuận lợi lớn trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu vốn của các doanh nghiệp Trung Quốc. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Qua kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài chúng ta có thể rút ra bài học cho mình: Việc tiếp cận và khai thác thị trường thế giới, mở rộng hoạt động sản xuất - kinh doanh, tìm kiếm các nguồn cung cấp, thúc đẩy xuất khẩu, tiếp thu công nghệ tiên tiến, nâng cao khả năng cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế quyết liệt, là xu hướng của chung của tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, đặc biệt quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển trong việc phát huy những lợi thế của mình. Sự hậu thuẫn của chính phủ ở Trung Quốc được thể hiện ở hai cấp là chính sách và doanh nghiệp. Ở cấp doanh nghiệp, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đang là động lực cho hoạt động mua bán tài sản nước ngoài, đặc biệt là tại Trung Quốc, nơi các ngân hàng, các đơn vị nhà nước và chính phủ đã nỗ lực một cách có hệ thống để tạo dựng các tài sản ở nước ngoài. Tại Ấn Độ, xu hướng đầu tư ra nước ngoài đi theo con đường khác với Trung Quốc. Ở nước này, các dòng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chủ yếu do các doanh nghiệp tư nhân thực hiện. Hiện tại các công ty tư nhân phát triển mạnh hoạt động này là Tatas, Ambanis và Premijis. Ở cấp chính sách chính phủ ở cả hai nước này đã có nhiều nỗ lực tạo thuận lợi cho các dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Điều đó khẳng định, để thành công trong hoạt động xuất khẩu vốn, ở các nước đang phát triển đòi hỏi cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và doanh nghiệp trong đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, thuận lợi về mặt cơ chế chính sách, các quan hệ quốc tế, hỗ trợ về vốn, thị trường … để thúc đầy các doanh nghiệp phát huy tối đa lợi thế so sánh của mình trong đầu tư, kinh doanh quốc tế. Chương 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA I. Thực trạng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua Khái quát tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nước trên thế giới Xu thế quốc tế hóa ngày một mạnh mẽ, các nhà đầu tư hiện nay có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường hơn, có thể đầu tư ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Do đó, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước, các khu vực ngày càng tăng. Theo số liệu ước tính của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước trên thế giới ngày một tăng, từ 1.757 tỷ USD lên tới 8.131 tỷ USD năm 2003. Nổi bật là trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đã tăng lên đến gần 6 tỷ USD (năm 2000), hơn 106% so với năm 1995. Quy mô vốn đầu tư ra nước ngoài trên thế giới tăng bình quân hàng năm hơn 400 tỷ USD. Sơ dĩ có sự tăng trưởng vượt bậc như thế là do: Cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm trình độ phát triển của các nước trên thế giới thay đổi một cách nhanh chóng. Một số nước những chính sách kinh tế, chính trị hợp lý đã có bước nhảy vọt về kinh tế như một số nước NICs, hay biết cách sử dụng lợi thế sẵn có về dầu lửa của mình như các nước APEC. Tình hình chính trị xã hội trên thế giới dần đi vào ổn định, các nước chuyển dần quan hệ từ thù địch sang quan hệ hợp tác hòa bình các bên cùng có lợi. Điều này đã tạo cơ hội thông thoáng cho các nhà đầu tư tiến hành hoạt động đầu tư của họ. Bên cạnh đó, các nước đã nhận thấy sự quan trọng của lượng vốn đầu tư vào nước ngoài cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhất là các nước đang phát triển, họ đã có những chính sách thông thoáng, “trải thảm đỏ” cho các nhà đầu tư nước ngoài vào như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia. Bên cạnh đó, “hiện tượng cạnh tranh toàn cầu trong nhiều lĩnh vực công nghiệp buộc các nhà sản xuất phải tìm cách tăng tính cạnh tranh của sản phẩm do mình làm ra. Hai trong số các biện pháp phổ biến là : phát triển hoạt động sản xuất ngay tại các thị trường mới nổi, có tỷ lệ tăng trưởng mạnh, nhằm tăng doanh số ; hợp lý hóa hoạt động sản xuất để khai thác triệt để hình thái kinh tế nhiều cấp độ và giảm giá thành sản xuất” là nguyên nhân kích thích các nước đầu tư ra nước ngoài. Và còn rất nhiều lý do khác nữa đã làm tăng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước. Bảng 1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài trên thế giới thời kỳ 1990 - 2003 Đơn vị: tỷ USD Năm 1990 1995 2000 2002 2003 Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài 1.757,601 2.891,413 5.957,112 7.151,633 8.131 Tốc độ (%) 64,509 106,028 20,052 13,694 Nước phát triển 1.629,040 2.582,789 5.163,815 6.355,130 7.272,319 Tỷ trọng (%) 92,685 89,326 86,683 88,863 89,439 Tốc độ (%) 58,547 99,932 23,070 14,432 Nước đang phát triển 128,561 308,624 793,297 796,503 858,681 Tỷ trọng (%) 7,315 10,674 13,317 11,137 10,561 Tốc độ (%) 140,060 157,043 0,404 7,806 (Nguồn: UNCTAD, tháng 1/2005). Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài trong năm 2003 tăng lên ở tất cả các khu vực trên thế giới. Tuy nhiên các nước phát triển vẫn khắng định vị trí đi đầu của mình do có sự dồi dào về vốn. Trong năm 2003, các nước này vẫn đầu tư sang các nước khác 7.272 tỷ USD (chiếm 89,439% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của tất cả các nước trên thế giới), gấp 9 lần so với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển vẫn chưa có nhiều biện pháp nhằm tăng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài. Một mặt, do bản thân thị trường nội địa nước đó vẫn đang cần rất nhiều vốn cho công cuộc phát triển đất nước. Mặt khác, khi đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ phải chấp nhận sự cạnh tranh khốc liệt cũng như những rủi ro ở thị trường mới. Mà điều này các doanh nghiệp của các nước đang phát triển không thể bì kịp với các nước phát triển. Ngoài ra, việc giá nguyên vật liệu tăng cũng là nguyên nhân giải thích vì sao lượng vốn đầu tư ra nước ngoài lại nhằm vào những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu lửa và mỏ khoáng sản (FDI vào Nga : 12 tỷ USD ; Nigeria, Angola, Guinea xích đạo, Sudan và Ai Cập thu hút tổng cộng 8,6 tỷ USD, trong đó, từ 64 % - 90 % FDI là đầu tư trực tiếp vào công nghiệp dầu lửa). Nguồn đầu tư này chủ yếu là từ các nước phát triển, song gần đây cũng đã có sự xuất hiện của chủ đầu tư ở các nước đang phát triển vào những nước này. Các quốc gia đang phát triển cũng đang là nguồn cung cấp vốn ngày càng quan trọng, thể hiện ở tỷ trọng của các nước đang phát triển và các quốc gia thuộc Trung và Đông Âu trong tổng đầu tư ra nước ngoài tăng từ 7,3% năm 1990 lên 10,5% năm 2003. Trong đó, các nhà đầu tư Nam, Đông và Đông Nam Á (đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc) có tốc độ tăng trưởng cao nhất, chiếm đến 70,74% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển, và chiếm 7,4% lượng vốn toàn cầu. Bảng 2: Tình hình đầu tư ở các nước Nam, Đông và Đông Nam Á thời kỳ 1990 - 2003 Năm 1990 1995 2000 2002 2003 Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (tỷ USD) 41,042 181,812 577,763 560,966 607,488 Tốc độ tăng (%) 342,990 217,780 -2,907 8,293 Tỷ trọng trong các nước đang phát triển (%) 31,924 58,911 72,831 70,429 70,747 (Nguồn: UNCTAD, tháng 1/2005) Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Châu Á tại các nước đang phát triển với quyết tâm tiếp cận các thị trường, các nguồn lực, các công nghệ và tài sản chiến lược là lý do khiến đầu tư ra nước ngoài của khu vực này tăng mạnh. Xu hướng chuyển hoạt động sản xuất sang những nơi có chi phí thấp tăng cường đầu tư trực tiếp trong khu vực và giữa các khu vực với nhau cũng là nguyên nhân khuyến khích các nước đang phát triển đầu tư ra nước ngoài. Chính sách đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam Trong xu thế hội nhập, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã thực sự quan tâm đến sự vươn ra thị trường quốc tế và không ít doanh nghiệp đã gặt hái được thành công. Dự án đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài là vào năm 1989 với số vốn 563.380 USD nhưng không được thực hiện. Trong giai đoạn 1989 -1998, mỗi năm Việt Nam có một vài dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều nhất là năm 1993 có 5 dự án. Trước đây chúng ta đã có nhiều nghị định về đầu tư ra nước ngoài được ban hành. Nhưng đầu năm 2006, việc ra đời Luật Đầu tư (Luật số 59/2005/QH11 có hiệu lực từ 1/7/2006) đã đầu tư ra nước ngoài vào chương VIII. Theo đó “Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư”. Theo Luật, Nhà nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư ra nước ngoài tiếp cận, sử dụng nhiều nguồn vốn hơn so với trước đây; mở rộng lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy chưa có văn bản thi Hướng dẫn thi hành Luật nhưng trong Luật đã nêu ra những quyền lợi cũng như điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Mặt khác, tại phiên họp thứ 35 ngày 13/12/2005, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua dự thảo Pháp lệnh ngoại hối (có hiệu lực từ 1/6/2006) đã có nhiều quy định được nới lỏng hơn so với trước. Nó giúp cho các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư ra nước ngoài dễ dàng hơn trong việc chuyển vốn, ngoại tệ giưa Việt Nam với các nước tiếp nhận đầu tư. Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Việc ra đời Luật Đầu tư chung với một chương riêng, cộng với một lộ trình vừa được công bố về các giải pháp đẩy nhanh tiến độ, thẩm định, cấp phép, các biện pháp hỗ trợ dự án sang nước láng giềng, các doanh nghiệp Việt Nam đã có khá đủ những điều kiện khả quan trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài, một xu hướng tất yếu giúp luân chuyển, kích thích hiệu quả đồng vốn đầu tư. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, tính đến hết năm 2005, tổng số dự án đầu tư ra nước ngoài đã lên 140 dự án với tổng vốn hơn 320 triệu USD, quy mô bình quân của mỗi dự án đạt hơn 2 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam là công nghiệp và xây dựng. Và Irắc chính là quốc gia được đầu tư nhiều nhất trong tổng vốn đầu tư 100 triệu USD. Các dự án của các doanh nghiệp vào Irắc chủ yếu là thăm dò, khai thác dầu khí. Trong thời gian qua, số lượng dự án đầu tư đã tăng lên đáng kể so với các năm trước. Bước đầu đã có dự án hoạt động hiệu quả, tăng vốn đầu tư và mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, số lượng dự án và quy mô đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài còn nhỏ do năng lực tài chính và kinh nghiệm còn hạn chế. Vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư ra nước ngoài Việt Nam đã đến ngưỡng cửa của hội nhập toàn diện, không thể chỉ dừng lại ở việc tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đầu tư ra nước ngoài đã trở thành một xu thế tất yếu, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động, tranh thủ thời cơ để thâm nhập vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không tận dụng được sân chơi toàn cầu mà các nước sẽ mở rộng cửa cho các doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nếu không có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ, và đầu tư ra nước ngoài chính là một trong những hoạt động thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam khi hòa mình vào nền kinh tế thế giới và phần nào khẳng định sự lớn mạnh của Việt Nam kể từ khi mở cửa hội nhập. Nó giúp chúng ta khẳng định được tiềm lực kinh tế cũng như khẳng định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường mới. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong những năm qua đã có sự thay đổi nhất định. Với gần 400 triệu USD xuất khẩu vốn ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 1989 cho đến năm 2005, cho thấy đây là con số quá nhỏ so với tổng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài trên toàn thế giới, và cũng chỉ là con số khiêm tốn so với 40 tỷ USD vốn đầu tư ra nước ngoài của các nước đang phát triển năm 2004, và 16 tỷ đôla trong năm 2002; phần lớn nguồn vốn này xuất phát từ các nước Brazil, Trung Quốc, Mêhicô, và Nga. Bảng 3: Đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến tháng 4 năm 2006 Đơn vị: USD STT Năm cấp Số dự án Tổng vốn đầu tư Vốn pháp định Đầu tư thực hiện Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện 1 1989 1 563.380 563.380 - 2 1990 1 - - - 3 1991 3 4.000.000 4.000.000 2.000.000 50,00% 4 1992 3 5.282.051 5.282.051 1.300.000 24,61% 5 1993 5 690.831 690.831 - 6 1994 3 1.306.811 706.811 - 7 1998 2 1.850.000 1.850.000 1.500.000 81,08% 8 1999 10 12.337.793 6.773.182 - 9 2000 15 6.865.370 6.682.370 1.210.160 17,63% 10 2001 13 7.696.452 7.696.452 2.522.000 32,77% 11 2002 15 172.826.576 155.528.200 2.213.558 1,28% 12 2003 25 27.309.485 26.214.012 1.956.412 7,16% 13 2004 17 11.596.114 9.919.861 2.376.186 20,49% 14 2005 37 368.452.598 153.975.284 200.000 0,05% 15 T4/2006 3 34.498.843 34.498.843 - Tổng số 153 655.276.304 414.381.277 15.278.316 2,33% (Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch Đầu tư), Năm 1989 duy nhất có một dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Đến năm 1990 cũng chỉ có duy nhất một dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư chỉ hơn 500 nghìn USD... Đến năm 1993, chúng ta đã có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư gần 700 nghìn USD. Con số dự án đầu tư ra nước ngoài liên tục tăng lên hàng năm. Và đến tháng 4 năm 2006 đã có153 dự án được cấp phép với tổng mức vốn đầu tư lên đến 655 triệu USD. Nhất là năm 2005, do có những chính sách hợp lý, nâng cao hiểu biết cũng như có hành động phù hợp, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã có sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc. Trong năm có tất cả 37 dự án với tổng số vốn lên đến 368 triệu USD, chiếm hơn 50% trong tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của nước ta từ trước đến nay. Nhưng tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện rất ít so với tổng vốn đầu tư, và tỷ lệ này không đồng đều trong các năm. Chỉ có trong năm 1991 thực hiện 50% và trong năm 1998 là 81%, còn những năm khác con số này đều rất thấp, đặc biệt có những năm không thực hiện. Ngày 14/4/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định 22/1999/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, phạm vi đầu tư được mở rộng. Riêng trong năm 1999, Việt Nam đã có 10 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn 12,337 triệu USD. Bảng 3.1: Tốc độ tăng của Vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam._.thay đổi của tình hình thế giới hiện nay, cũng như quan hệ ngày càng tốt đẹp hơn giữa Việt Nam với một số nước (đặc biệt là các nước Đông Nam Á) và việc bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ đã tạo hành làng thông thoáng cho các doanh nghiệp đầu tư sang các nước này. Thật vậy, 18 dự án đầu tư ra nước ngoài trong tháng 08 năm 2006 chủ yếu là sang các nước Lào, Campuchia, Hoa Kỳ, Malaysia và Singapo. Trong đó có một số các dự án tương đối lớn như Dự án đầu tư sang Angiêri của Tổng Công ty dầu khí Việt Nam với tổng vốn đầu tư tăng thêm 208 triệu USD; dự án Trung tâm thương mại Việt Nam tại Moscow có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD (cấp ngày 21/08/2006); dự án trông cây công, nông nghiệp tại Lào có vốn là gần 22 triệu USD; dự án đóng mới, quản lý điều hành và cung cấp dịch vụ tàu FSO tại Singapo có tổng vốn đăng ký là 21,94 triệu USD; xây dựng Bệnh viện Chợ rẫy Phnôm Pênh có vốn đầu tư 10,5 triệu USD. Trong đó, đặc biệt chú ý là dự án đầu tư lớn nhất của Việt Nam ra nước ngoài từ trước đến nay là dự án Xây dựng nhà máy thủy điện Xekman 3 tại tỉnh Sê Kông, Lào. Công trình có tổng số vốn hơn 270 triệu USD này vừa được Chính phủ Việt Nam và Lào tổ chức lễ khởi công ngày 05/04/2006 đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam cũng như thắt chặt tình đoàn kết giữa hai dân tộc Việt – Lào. Dự án thủy điện Xekaman 3 có công suất 250 MW, cung cấp sản lượng điện trung bình hằng năm hơn 1 tỷ kWh. Công trình do Tổng công ty Sông Đà thiết kế và làm tổng thầu xây dựng, thi công lắp đặt toàn bộ các hạng mục. Dự kiến đến đầu năm 2009, tổ máy số một sẽ phát điện và hoàn thành toàn bộ vào cuối năm. Sản lượng điện của Xekaman 3 sẽ cung cấp cho các tỉnh Nam Lào và xuất khẩu sang Việt Nam. Đây là dự án thủy điện đầu tiên tại Lào nằm trong chương trình hợp tác phát triển năng lượng điện giữa hai Chính phủ đã ký kết năm 1998. Theo đó, Lào sẽ cung cấp năng lượng điện cho Việt Nam năm 2003-2010 với sản lượng 2.000 MW. Tuy nhiên, các dự án đầu tư chủ yếu vẫn là từ các công ty nhà nước, trong đó dẫn đầu là rất nhiều dự án của tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Ngay trong năm nay, dự án tăng thêm vốn của tổng công ty Dầu khí sang Angiêri là 208 triệu USD, chiếm gần 2/3 trong tổng lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2006. Hay như là dự án có lượng vốn lớn nhất là dự án xây dựng nhà máy thủy điện Xekaman (Lào) cũng do tổng công ty Sông Đà thực hiện. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lượng vốn của các công trình này là quá lớn, chỉ có những tổng công ty lớn mới có đủ khả năng về tài chính cũng như nguồn lực để thực hiện. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy được đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Những tổng công ty với những dự án lớn chính là những đầu tàu đi tiên phong, mở đường cho các doanh nghiệp khác có những điều kiện bước đầu để tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Tóm lại, tuy chỉ trong thời gian rất ngắn, nhưng việc sự bổ sung thay đổi một loạt hệ thống luật pháp cũng như sự cam kết của rất nhiều các cơ quan chức năng đã làm cho các nhà đầu tư tự tin hơn rất nhiều khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài, mà các số liệu về tổng vốn của tất cả các dự án trong 8 tháng đầu năm 2006 đã thể hiện phần nào. Giờ đây, các doanh nghiệp có thể yên tâm hơn, chủ động hơn trong việc tìm kiếm các hình thức kinh doanh, hình thức đầu tư, trong đó có đầu tư ra nước ngoài. Từ đây sẽ mở ra một con đường mới, một bước tiến mới cho các doanh nghiệp, một khả năng đầu tư còn rất mới mẻ song rất tiềm năng, hứa hẹn nhiều thành công sau này. Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM I. Xu thế quốc tế hóa nền kinh tế và yêu cầu tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả đầu tư ra nước ngoài Xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế xã hội, kết quả của quá trình phân công lao động xã hội mở rộng trên phạm vi toàn thế giới đã lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong xu thế đó, chính sách biệt lập đóng cửa là không thể tồn tại vì chính sách này kìm hãm quá trình phát triển của xã hội. Một quốc gia, vùng lãnh thổ khó tách biệt khỏi thế giới vì những thành tựu khoa học kỹ thuật đã kéo con người ở khắp nơi trên thế giới xích lại gần nhau hơn và dưới tác động của quốc tế hoá buộc các nước phải mở cửa với bên ngoài. Vì vậy, đầu tư ra nước ngoài là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế khá hữu hiệu hiện nay của các nước, đã và đang trở thành phổ cập tại rất nhiều nước. Ngày nay, việc huy động vốn đầu tư ra các nước khác nhằm thu được lợi nhuận đang được các công ty áp dụng ngày càng rộng rãi hơn. Nó là một trong các yếu tố khá quan trọng trong cơ cấu phát triển của một quốc gia nhằm thu hút lợi nhuận, một hình thức quan trọng và phổ biến trong mối quan hệ kinh tế quốc tế. Đầu tư ra nước ngoài góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn, công nghệ và lao động của các nước. Nước nhận đầu tư sẽ có được nhiều vốn hơn để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Còn nước đi đầu tư có thể khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực tiềm năng ở những nước nhận đầu tư, thu về những kết quả kinh doanh mà nếu như thực hiện đầu tư ở trong nước sẽ chỉ thu được hiệu quả nhất định. Đầu tư ra nước ngoài còn góp phần cải thiện mối quan hệ chính trị giữa các quốc gia, các quan hệ về hợp tác thương mại, vấn đề môi trường, các quan hệ văn hoá xã hội khác, tạo nên tiếng nói chung giữa các cộng đồng và khu vực. Như vậy, trong bối cảnh quốc tế hoá nền kinh tế như hiện nay, vấn đề cần thiết đối với tất cả các nước, không phân biệt tình hình kinh tế xã hội là việc tăng cường khuyến khích, thực hiện đầu tư ra nước ngoài hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, theo quan điểm hiện nay của rất nhiều người, nước ta là một nước đang phát triển, nền kinh tế đang cần rất nhiều vốn. Chính vì thế, vấn đề đầu tư ra nước ngoài có thực sự cần thiết hay không. Để trả lời cho câu hỏi đó, chúng ta hãy nhìn vào xu hướng hiện nay trên thế giới, nhìn vào hoạt động đầu tư của một số nước đang phát triển khác. Chẳng hạn như Thái Lan, Philipone hay Trung Quốc, Malaysia,… luôn có những chính sách khuyến khích thu hút đầu tư từ các nước phát triển nhưng vẫn có những hoạt động đầu tư sang Việt Nam. Đó cũng chỉ là một trong rất nhiều lý do khiến chúng ta cần có nhiều biện pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài. Thực tế ở Việt Nam hiện nay, năm 2006 được coi là năm chứng kiến nhiều hoạt động đối ngoại quan trong của nước ta, nổi bật là việc Viẹt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Năm APEC2006, mà trung tâm là Tuần lễ cấp cao APEC diễn ra từ 12 đến 19/11/2006. Bên cạnh đó, Hội nghị Thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 6 (ASEM 6) diễn ra thành công tại Helsinki (Phần Lan) ngày 10 và 11/9/2006 và việc ký kết hiệp định thương mại Việt – Mỹ cũng là một mốc quan trọng. Việc đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO sẽ thúc đẩy kinh tế nước ta phát triển, trong đó có hoạt động đầu tư ra nước ngoài. II. Giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Nhóm giải pháp của Chính phủ nhằm nâng cao khả năng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Thay đổi nhận thức về đầu tư ra nước ngoài Hầu như ở tất cả các nước đang phát triển, do thiếu rất nhiều vốn đầu tư phát triển nên họ chỉ coi trọng dòng vốn chảy vào chứ ít quan tâm đến luồng vốn chảy ra, nhất là dòng đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp. Đây thực sự là một quan điểm phiến diện. Bởi trong lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh rằng, dòng đầu tư ra ngoài càng mạnh thì nước đó càng có nhiều khả năng mở rộng thị trường, tăng cơ hội kinh doanh, từ đó tăng việc làm, tăng động lực phát triển kinh tế đất nước, góp phần thu hút dòng vốn đầu tư vào trong nước. Đối với Việt Nam, vấn đề đầu tư ra nước ngoài vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn rất nhiều khoảng trống, bất cập. Mà trước hết là về nhận thức của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương, của các cơ quan quản lý của Nhà nước. Lý do của họ là nếu khơi thông dòng vốn đổ ra bên ngoài sẽ khiến đầu tư trong nước bị giảm sút, và cũng có không ít lo ngại về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, khó cạnh tranh ngay chính thị trường trong nước thì không thể sản xuất kinh doanh có lãi ở thị trường nước ngoài được. Những lập luận trên chỉ đúng một phần, nhưng còn rất nhiều tác dụng mà đầu tư ra nước ngoài đem lại thì họ chưa hiểu một cách cặn cẽ. Vì trên thế giới hiện có rất nhiều nền kinh tế có trình độ và kỹ năng sản xuất ngang bằng nước ta; Việt Nam lại có những lợi thế riêng có, những mặt hàng truyền thống, những bí quyết sản xuất một số mặt hàng. Do đó, trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, với những hiệu quả tích cực mà hoạt động đầu tư ra nước ngoài đem lại trong thời gian qua, chúng ta cần nhanh chóng nâng cao nhận thức về đầu tư ra nước ngoài. Về phía các cơ quan quản lý của Nhà nước, cần coi đầu tư ra nước ngoài là hoạt động tất yếu, cần thiết trong xu thế phát triển của kinh tế hiện đại, là một bộ phận quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Các doanh nghiệp cần coi đầu tư ra nước ngoài là kênh đầu tư quan trọng để phân tán rủi ro và tăng cường thực lực, sức mạnh cạnh tranh và tỷ suất lợi nhuận đầu tư của mình. Và cũng cần có những kế hoạch hợp lý để mở rộng thị trường thông qua hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp mình. Nhóm giải pháp về chính sáchvà thủ tục hành chính Xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, góp phần mở rộng và nâng cao hiệu quả của hợp tác kinh tế, kỹ thuật, thương mại với nước ngoài, tạo lập một môi trường pháp lý ổn định, thì việc hoàn thiện chính sách đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là một đòi hỏi tất yếu. - Hoạt động đầu tư ra nước ngoài gắn với chuyển nguồn vốn từ trong nước ra nước ngoài, có liên quan tới quản lý ngoại hối, an ninh tài chính, việc làm cho người lao động. Hơn nữa, việc đầu tư ra nước ngoài cần có qui hoạch, nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cho xã hội. Do vậy, cần sửa đổi bổ sung qui định các lĩnh vực khuyến khích đầu tư như xuất khẩu nhiều lao động, phát huy có hiệu quả các ngành nghề truyền thống của Việt Nam, mở rộng thị trường và sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, tăng khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ. Đồng thời cũng qui định cụ thể những lĩnh vực cấm và hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Hoàn thiện chính sách với mục tiêu khắc phục sự thiếu thống nhất, tạo lập tính cụ thể, rõ ràng giữa các văn bản pháp qui liên quan đến đầu tư ra nước ngoài; Chính sách phải được thể hiện theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đồng thời có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho đầu tư ra nước ngoài mà ta có thế mạnh. đầu tư ra nước ngoài phải nằm trong tổng thể qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Và do vậy, việc đưa ra Luật Đầu tư với một chương về đầu tư ra nước ngoài là một yêu cầu cấp thiết. Và mới đây nhất là việc Thủ tướng Chính phủ thông qua Nghị định 78 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hàng rào luật pháp cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền khác như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động thương binh xã hội, và các Bộ, ban ngành khác liên quan cũng cần có những sự bổ sung hợp lý cho phù hợp với Nghị định 78 nói riêng, và hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.  Doanh nghiệp phải có báo cáo tình hình tài chính có kiểm toán của doanh nghiệp trong một năm gần nhất khi đăng ký giấy phép đầu tư ra nước ngoài là không cần thiết. Thay đổi những chính sách ràng buộc về vốn, công nghê, nhân lực đối với các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp này dễ dàng có được sự ủng hộ của các cấp ngành liên quan, giúp họ nhanh chóng thực hiện những dự án đó. Theo đanh giá hiện nay của các doanh nghiệp, thì thủ tục cấp giấy phép đầu tư ra nước ngoài hiện nay của Việt Nam còn khá rườm rà, mất nhiều thời gian do khâu thẩm định dự án cần xin ý kiến tham gia của nhiều cơ quan. Do đó sẽ làm giảm tiến độ, làm nhỡ mất những cơ hội của các doanh nghiệp. Các chính sách, chế độ và cơ chế điều chỉnh đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam cần được quy đinh rõ ràng, ngắn gọn, nhưng phản ánh được các chỉ tiêu cần thiết như: số vốn thực hiện, tình hình sản xuất kinh doanh, thu hút lao động, xuất khẩu, lợi nhuận,… Đồng thời cần có các chế tài đủ mạnh đối với các doanh nghiệp không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không kịp thời tình hình hoạt động ở nước ngoài. Nhóm giải pháp về thị trường Các cơ quan quản lý nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước trong việc hỗ trợ về thị trường quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế từ Nhà nước, trung ương đến địa phương, các ngành nghề. Việc tổ chức, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài không thể thực hiện tự phát, nhất thời khoán trắng cho một vài đơn vị, tổ chức, cá nhân, mà cần được tiến hành có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, liên tục với sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp của một hệ thống các tổ chức, các cấp, các ngành, đơn vị và cá nhân có liên quan.Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư ra nước ngoài từ phía nhà nước, nhất là những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế so sánh. Việt Nam cần sớm đàm phán, ký kết các hiệp định đầu tư đa phương, khu vực và song phương nhằm tăng cường thúc đẩy cũng như bảo vệ các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tư ra nước ngoài. Chúng ta cần tham gia đầy đủ các Công ước quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài như Công ước Washington năm 1965, Công ước liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ và đẩy nhanh quá trình đàm phán gia nhập WTO, AFTA. Ngoài ra Việt Nam cũng cần tăng cường đàm phán ký kết các Hiệp đinh đầu tư song phương (BIT) với các đối tác chủ yếu. Vì nội dung của BIT rất phong phú, nhưng tựa chung lại có những điểm cơ bản sau: Định nghĩa về đầu tư rộng và còn để mở để có thể đưa vào những hình thức đầu tư mới. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Thực hiện đối xử công bằng và thỏa đáng. Các nước đảm bảo tự do chuyển các khoản thanh toán ra nước ngoài liên quan đến đầu tư. Quy định những nguyên tắc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư và nước nhận đầu tư. Cấm đặt ra yêu cầu về hàm lượng nội địa, yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu và các yêu cầu về tuyển dụng lao động như một điều kiện để cho phép đầu tư. Trên chính trường quốc tế, chúng ta luôn khẳng định đường lối của Đảng và Nhà nước Việt Nam là “ Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Tuyên ngôn này thể hiện rất kiên định quan điểm của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với bất lợi của một nước chậm phát triển, Việt Nam đang thực hiện lộ trình hội nhập của mình với tốc độ thích hợp, tránh “sốc” cho nền kinh tế. Nhưng trong quá trình này, không nên để những quan điểm cũ, lạc hậu, những tư tưởng bảo thủ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Phải nhất quán quan điểm liên tục mở rộng hợp tác quốc tế trên mọi lĩnh vực từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, môi trường, xã hội,… Từ đó mở rộng các liên kết quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới một cách chủ động, thiết thực và hiệu quả. Những hiệp định được ký kết với các nước sẽ góp phần mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị quốc tế của Việt Nam, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đưa công nhân kỹ thuật của Việt Nam đến làm việc tại đó, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng, nhà hàng, việc chuyển nguồn nhân lực trong nước ra nước ngoài không những tạo việc làm có thu nhập cao cho lao động trong nước mà còn tận dụng lợi thế so sánh về tiền lương, nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp xuất khẩu vốn. Hỗ trợ và cùng với doanh nghiệp tìm kiếm và khai thác thông tin thị trường, khai thác tối đa những lợi thế tương đối mà các doanh nghiệp có được để tìm kiếm những cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh quốc tế. Tăng cường công tác hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Đề nghị Chính phủ giao các cơ quan ngoại giao và thương vụ, tham tán kinh tế Việt Nam ở nước ngoài có báo cáo định kỳ về chính sách và cơ hội đầu tư của nước sở tại. Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Nhóm giải pháp về quản lý vốn, nâng cao năng lực tài chính cho các doanh nghiệp Sửa đổi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14-4-1999 trong việc mở rộng quy mô vốn của các dự án khi đầu tư ra nước ngoài. Cho phép các doanh nghiệp tự do lựa chọn quy mô vốn, phù hợp với quy mô từng dự án khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài. Sửa đổi Nghị định số 22/1999/NĐ-CP, quy định về các hoạt động đầu tư gián tiếp như mua cổ phần, hoạt động thuê mua, đấu thầu quốc tế, đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. Tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư và cơ hội thâm nhập thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhà nước cần ban hành các lĩnh vực, ngành nghề … khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, trong đó có hỗ trợ về thị trường, về chính sách và đặc biệt là hỗ trợ về vốn, nhất là đối với những làng nghề, ngành nghề truyền thống của Việt Nam đã ít nhiều khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế (trường hợp làng thêu ren ở Thanh Hà là ví dụ điển hình). Chúng ta cần có những biện pháp thúc đẩy thị trường vốn (phát triển hệ thống các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, quỹ đầu tư, thị trường chứng khoán,…), phát triển các loại công cụ tài chính cần thiết, tạo hàng hóa (cổ phiếu, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công trình,…) thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, khuyến khích và thúc đẩy phát triển các định chế tài chính trung gian như các công ty đầu tư tài chính, công ty thuê mua tài chính,.. để tăng cường việc huy động và luân chuyển vốn trên thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng nguồn vốn tín dụng bằng cách giữ lãi suất ổn định ở mức hợp lý, đơn giản thủ tục vay vốn, đa dạng hóa các hình thức vay vốn như bảo lãnh tín dụng, thuê mua tài chính. Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng thông qua bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng; đồng thời chia sẻ rủi ro giữa quỹ bảo lãnh tín dụng với các tổ chức tín dụng khi doanh nghiệp vay vốn gặp rủi ro bất khả kháng không thể trả nợ được. Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế thông thoáng trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài. Cho phép các doanh nghiệp có thể huy động nhiều nguồn vốn hơn, nhất là cho phép các doanh nghiệp liên doanh có thể thực hiện dễ dàng việc đầu tư ra nước ngoài của mình. Vì tuy các doanh nghiệp này có phần nhiều vốn FDI nhưng họ thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam, do đó họ được hưởng các quyền lợi như các doanh nghiệp nội địa, được theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư, dù vốn đầu tư đó được sử dụng ở Việt Nam hay ở bất kỳ một quốc gia nào khác. Nhóm giải pháp cụ thể đối với các doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài Hoàn thiện, nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư và chuẩn bị nhân lực cho dự án Chúng ta cần có những biện pháp cần thiết để nâng cao hiệu quả của hoạt động lập dự án. Hiện nay, công việc lập dự án của các doanh nghiệp Việt Nam còn mang nặng tính hình thức, để hợp thức hóa thủ tục hành chính, chỉ để xin phép đầu tư, còn việc thực hiện lại khác. Đây cũng là lý do mà tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua còn khá thấp. Do đó, cần nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp, cho họ thấy được tầm quan trọng của hoạt động lập dự án. Những hoạt động đầu tư hiện nay rất phong phú và đa dạng, vì thế xuất hiện rất nhiều loại dự án khác nhau như dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô hiện có; dự án xây lắp, dự án mua sắm thiết bị; dự án thực hiện chiến dịch Marketing, đầu tư đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,… trong những linh vực khác nhau, có yêu cầu đặc trưng khác nhau. Và để lập dự án nhanh, chính xác, đáp ứng yêu cầu cần quan tâm nhiều đến từng loại dự án cụ thể, tránh làm lại nhiều lần. Vì thế các doanh nghiệp cần có sự nghiên cứu kỹ, cụ thể các loại dự án mà doanh nghiệp đã, đang và sẽ thực hiện giúp cho doanh nghiệp giảm bớt chi phí cũng như thời gian lập dự án, tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Và các doanh nghiệp cũng cần tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ lập dự án có chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao. Và không chỉ ở khâu lập dự án, trong tất cả các khâu khác, con người luôn là yếu tố cơ bản, muốn đầu tư ra nước ngoài thì phải có con người có đủ khả năng thực hiện nó. Đội ngũ cán bộ của Việt Nam phải được nâng cao hơn về trình độ hiểu biết, đặc biệt là ngoại ngữ và khả năng đóng góp vào việc hoạch định cũng như nghiên cứu, đưa ra các định hướng và thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất. Thật vây, kinh nghiệm trong tiến trình mở cửa với bên ngoài là danh ưu tiên cho đào tạo nhân lực. Những nước mới tham gia vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới như Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến nhân tố con người. Và ngoài việc đào tạo trực tiếp cán bộ tại nội địa, các doanh nghiệp nên cử cán bộ đi đào tạo về hình thức đầu tư, thường xuyên đi tập huấn cập nhật những quan điểm mới. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp ngay trong thị trường nội địa, quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp khi vươn ra thị trường quốc tế. Năng lực cạnh tranh đó bao gồm rất nhiều yếu tố như khả năng cạnh tranh của sản phẩm, năng lực của nguồn nhân lực, năng lực công nghệ của doanh nghiệp, thương hiệu,.... Với các doanh nghiệp Việt Nam, để nâng cao hiệu quả và tăng cường đầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp cần phải: Có một chiến lược đầu tư và phát triển đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp. Đầu tư khoa học công nghệ, hoàn thiện và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất. Xây dựng các kế hoạch, chiến lược đầu tư dài hạn, trên thị trường cũ cũng như kế hoạch xâm nhập thị trường mới. Mở rộng hợp tác liên minh bạn hàng rộng rãi và thân thiết, bao gồm cả các bạn hàng trong nước và bạn hàng quốc tế, bạn hàng truyền thống, bạn hàng mới … Tích cực quảng bá hình ảnh của mình trong nước cũng như quốc tế thông qua các hội chợ thương mại, các website của doanh nghiệp …. Xây dựng một website nối mạng quốc tế và các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp hoạt động trên phạm vi toàn quốc và toàn cầu để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài như: cung cấp thông tin thị trường; thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh; thông tin về môi trường đầu tư; các dịch vụ xúc tiến thương mại; các dịch vụ hỗ trợ tư pháp về đăng ký và xử lý tranh chấp thương hiệu, tư vấn kế toán, thuế... Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích, tạo môi trường thuận lợi cho việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh. Góp phần nhằm nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiến kịp với trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới. Có chính sách ưu đãi, khen thưởng kịp thời để khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh để nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Cho phép các doanh nghiệp áp dụng biện pháp khấu hao nhanh để đổi mới công nghệ và hạch toán các khoản chi cho hoạt động nghiên cứu khoa học và đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào giá thành sản phẩm. Mở rộng hoạt động nghiên cứu triển khai, gắn các trường Đại học, Viện nghiên cứu với doanh nghiệp. Tăng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư vào khoa học công nghệ, đưa tổng mức đầu tư của toàn xã hội cho khoa học công nghệ đạt 1,5% GDP vào năm 2010. Hoàn thiện các chính sách bảo vệ quyền sở hữu trí tụê để khuyến khích nghiên cứu khoa học công nghệ. Mở rộng, khuyến khích trao đổi công nghệ giữa Việt Nam và nước ngoài. Tiếp tục loại bỏ những trở ngại về pháp luật đối với việc chuyển giao công nghệ. Đơn giản hóa và giảm bớt các phí tổn đối với việc xuất nhập cảnh cho cán bộ kỹ thuật, các nhà khoa học và người điều hành kinh doanh. Cùng với đó là việc âm thầm tạo ra những ràng buộc cá nhân cũng như xã hội đối với họ đảm bảo rằng sau khi tiếp thu được những kinh nghiệm tiên tiến ở các nước khác, đội ngũ này sẽ trở lại Việt Nam phục vụ Tổ quốc. Họ sẽ là những nhân tố mới góp phần vào công cuộc phát triển doanh nghiệp nói riêng cũng như đối với nền kinh tế nói chung. Mặt khác, các doanh nghiệp luôn luôn phải thực hiện các biện pháp marketing, quảng bá sản phẩm của mình tại các thị trường mới. Hành động này se tạo tiền đề, lợi thế cho các doanh nghiệp trước và trong khi tiến hành hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngoài việc đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng ở các nước mà doanh nghiệp đầu tư, chúng ta cũng nên đưa sản phẩm đến với các thị trường lân cận, tạo tiền đề xuất khẩu hàng hóa hoặc cho những dự án đầu tư tiếp theo có khả năng được thực hiện dễ dàng, hiệu quả hơn. Nhóm giải pháp trong quản lý của mỗi doanh nghiệp Việc đầu tư ra nước ngoài luôn luôn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Trước tiên là những rào cản về thủ tục hành chính của mỗi quốc gia, mối quan hệ giữa các quốc gia với nhau. Tiếp theo sẽ là nhu cầu của nền kinh tế ở nước tiếp nhận đầu tư. Dự án đầu tư muốn được thực hiện phải đúng luật và muốn thu được kết quả tốt thì cần phù hợp với sự vận động và phát triển của nền kinh tế. Tiến hành đầu tư ra nước ngoài đồng nghĩa với việc phải chấp nhận hai hệ thống pháp luật, hai chính sách phát triển kinh tế xã hội khác nhau. Do đó việc nghiên cứu và tìm hiểu tình hình chính trị xã hội cũng như xu thế của nền kinh tế là yêu cầu quyết định sự thành bai của một dự án đầu tư và đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định sự thành bại của dự án đầu tư. Làm tốt công tác này sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của dự án ở các bước tiếp theo. Từ những nghiên cứu cụ thể đó mà chúng ta có được kế hoach đầu tư cụ thể, sát thực. Vào được thị trường nước ngoài đã là một thành công đối với các chủ đầu tư của Việt Nam nhưng ngay lập tức dự án đã phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các dự án đến từ những nước khác và ngay cả của chính nước nhận đầu tư. Các đối thủ cạnh tranh không chỉ tạo sức ép về thời hạn hoàn thành và thực hiện kết quả đầu tư. Đối với bất kỳ một dự án nào, vấn đề thời gian là nhân tố khá quan trọng, nó quyết định thời cơ đưa dự án vào hoạt động. Nếu như dự án bắt đầu quá sớm thì sẽ không thu được hiệu quả cao nhất, còn nếu quá muộn thì sẽ lỡ mất cơ hội và dự án sẽ nhanh chóng gặp phải những thất bại. Do đó việc thực hiện dự án đầu tư phải kịp thời, theo đúng kế hoạch. Và việc vận hành kết quả đó phải được quản lý chặt chẽ và có những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng suất hoạt động. Vì nền kinh tế, văn hóa ở mỗi nước là khác nhau, nên chủ đầu tư phải có những biến đổi hợp lý, linh hoạt. Do những yêu cầu trên mà nhất thiết mỗi doanh nghiệp nên có những biện pháp cụ thể nhằm sử dụng có hiệu quả đồng vốn mang đi đầu tư: - Nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức trách nhiệm của đội ngũ lập kế hoạch đầu tư. Giúp họ nhận thức được vai trò then chốt của mình trong toàn bộ dự án. Mỗi người phải có ý thức trách nhiệm trong mỗi quyết định được đưa ra. - Tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý. Tạo lập được đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư trung thành từ trong nước và coi đó là nòng cốt trong việc phát triển nhân sự ở nơi đầu tư. Quy định rõ trách nhiệm cá nhân của từng vị trí công tác cũng như việc thực hiện chính sách phù hợp đối với từng người lao động. Do đặc thù của dự án là sử dụng cả những người lao động sẵn có (từ nước đi đầu tư) và những người lao động bản xứ. Giữa họ có sự khác biệt về nhận thức, văn hoá nên cần có những hình thức đối xử khác nhau. - Các quy chế thưởng phạt cũng như việc bố trí nhân sự một cách hợp lý cũng là một yêu cầu khá cần thiết. Việc này đòi hỏi người quản lý phải có những quyết định đúng, tránh cho người lao động có những cảm giác phân biệt giữa những quốc gia khác nhau. KẾT LUẬN Quá trình quốc tế hóa, phân công lao động xã hội đã mở rộng trên phạm vi toàn thế giới, lôi kéo tất cả các nước và các vùng lãnh thổ từng bước hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Hoà chung vào bối cảnh đó, các nước đang phát triển đã chỉ dừng lại ở các biện pháp thu hút vốn đầu tư vào trong nước cho phát triển kinh tế, mà còn tiến hành đầu tư trực tiếp nước ngoài để tận dụng lợi thế so sánh của mình và đã dành được không ít thành công, điển hình là trường hợp của Trung Quốc và Ấn Độ. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về đầu tư ra nước ngoài và thực tiễn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam tính đến tháng 4 năm 2006 có thể kết luận rằng : Không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam đã biết phát huy được những lợi thế so sánh của mình về một số ngành như dầu khí, cao su, xây dựng trong việc thúc đầy hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Bên cạnh những thành công bước đầu, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc mở rộng phạm vi và khu vực đầu tư. Không chỉ hạn chế về năng lực mà cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài của chính phủ .. . hiện đang “trói chân” các doanh nghiệp trong việc tiếp cận thị trường khu vực và thế giới. Vì thế sự khuyến khích của Nhà nước cần được đẩy mạnh hơn nữa thông qua việc hoàn thiện khung pháp lý và đơn giản các thủ tục hành chính nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Em hi vọng, chính phủ cũng như các doanh nghiệp Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc khuyến khích và sử dụng hiệu quả đồng vồn xuất khẩu của mình, nhằm tạo ra động lực mới cho nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như củng cố vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. MỤC LỤC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0055.doc
Tài liệu liên quan