Tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tựtheo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Giang Biên –Long Biên – Hà Nội

Tài liệu Tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tựtheo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Giang Biên –Long Biên – Hà Nội: ... Ebook Tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tựtheo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Giang Biên –Long Biên – Hà Nội

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tựtheo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Giang Biên –Long Biên – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- NGUYỄN VĂN THUẦN TÌNH HÌNH PHÁT SINH GÂY HẠI BIẾN ĐỘNG MẬT ĐỘ CỦA SÂU HẠI CHÍNH TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ THEO HƯỚNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP) VỤ ĐÔNG XUÂN 2008 – 2009 TẠI GIANG BIÊN –LONG BIÊN – HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Mã số: 60.62.10 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.NGƯT. HÀ QUANG HÙNG HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Văn Thuần Lêi c¶m ¬n Trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ viÕt luËn v¨n, chóng t«i ®· nhËn ®­îc sù quan t©m gióp ®ì, t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi cña c¸c thÇy, c« vµ c¸n bé cña bé m«n C«n trïng, Khoa N«ng häc, Ban chñ nhiÖm, c¸n bé ViÖn ®µo t¹o sau ®¹i häc tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi vµ c¸n bé Chi côc B¶o vÖ thùc vËt Hµ Néi; cïng c¸n bé vµ c«ng nh©n C«ng ty Hµ An – ph­êng Giang Biªn – quËn long Biªn – Hµ Néi. §Æc biÖt trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n tèt nghiÖp chóng t«i ®· nhËn ®­îc sù chØ dÉn s©u s¾c, tËn t×nh cña GS.TS.NGUT Hµ Quang Hïng, Bé m«n C«n trïng - Khoa N«ng häc - Tr­êng §¹i häc N«ng nghiÖp Hµ Néi. Nh©n dÞp nµy t«i xin c¶m ¬n tÊt c¶ b¹n bÌ, ng­êi th©n ®· lu«n ®éng viªn vµ t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i trong qu¸ tr×nh häc tËp, thùc hiÖn vµ hoµn thµnh luËn v¨n. Chóng t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n vµ ghi nhËn nh÷ng gióp ®ì quý b¸u ®ã. Hµ Néi, th¸ng 9 n¨m 2009 T¸c gi¶ NguyÔn V¨n ThuÇn MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục bảng vi Danh mục hình viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BPHH BiÖn ph¸p ho¸ häc BVTV B¶o vÖ thùc vËt c/m2 Con trªn mÐt vu«ng CT C«ng thøc Ctv Céng t¸c viªn §C §èi chøng EC Nhò dÇu FAO Tæ chøc L­¬ng thùc vµ N«ng nghiÖp Liªn HiÖp quèc QLTH Qu¶n lý tæng hîp HHTT Hä hoa thËp tù HH Ho¸ häc HTX Hîp t¸c x· IPM Intergrated Pest Management KHNN Khoa häc n«ng nghiÖp KT Kü thuËt m2 MÐt vu«ng ND N«ng d©n NST Ngµy sau trång PTNT Ph¸t triÓn n«ng th«n SH Sinh häc WP Bét thÊm n­íc WG H¹t thÊm n­íc DANH MỤC BẢNG STT Tªn b¶ng Trang 4.1. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội 31 4.2. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch sâu hại rau HHTT vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên -Hà Nội 33 4.3. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch của sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên. 34 4.4. Diễn biến mật độ của sâu tơ trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên – Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 35 4.5. Diễn biến mật độ của sâu xanh bướm trắng trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên – Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 37 4.6. Diễn biến mật độ của sâu khoang (Spodoptera litura) trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông - Xuân năm 2008-2009 38 4.7. Diễn biến mật độ của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông - Xuân năm 2008-2009 40 4.8. Diễn biến mật độ của rệp xám (Brevicoryne brassicae) trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông - Xuân năm 2008-2009 41 4.9. Diễn biến mật độ sâu hại ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 44 4.10. Tính toán hiệu quả kinh tế ở hai công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 50 4.11. Hiệu lực của thuốc BVTV nguồn gốc sinh học mới đối với sâu xanh bướm trắng. 51 4.12. Hiệu lực của thuốc BVTV nguồn gôc sinh học mới đối với sâu tơ 52 4.13. Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ nhảy 52 4.14. Một số biện pháp BVTV ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 53 4.15. Diễn biến mật độ sâu hại chính ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 54 4.16. So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 55 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 4.1. Tỷ lệ thành phần loài sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội 32 4.2. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch của sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên. 34 4.3. Diễn biến mật độ của sâu tơ trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên – Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 36 4.4. Diễn biến mật độ của sâu xanh bướm trắng trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên – Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 37 4.5. Diễn biến mật độ của sâu khoang (Spodoptera litura) trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông - Xuân 2008-2009 39 4.6. Diễn biến mật độ của bọ nhảy sọc cong (P. striolata) trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 40 4.7. Diễn biến mật độ của rệp xám (Brevicoryne brassicae) trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 42 4.8. Ảnh ruộng thí nghiệm phân bón trên cải bắp 43 4.9. Diễn biến mật độ sâu tơ ở các công thức thí nghiệm vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội 44 4.10. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng ở các công thức thí nghiệm vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội 45 4.11. Ảnh ruộng rau cải thí nghiệm phân bón 46 4.12. Diễn biến mật độ bọ nhảy sọc cong ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 46 4.13. Diễn biến mật độ sâu xanh bướm trắng ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 47 4.14. Ảnh ruộng thí nghiệm phòng trừ sâu tơ bằng bẫy pheromone 48 4.15. Diễn biến số lượng trưởng thành sâu tơ vào bẫy tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 49 4.16. Diễn biến mật độ sâu non sâu tơ ở các công thức thí nghiệm tại Giang Biên, Long Biên, vụ Đông Xuân 2008-2009 49 4.17. Ảnh thí nghiệm hiệu lực của thuốc BVTV mới đối với sâu tơ 51 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Sự cần thiết của đề tài Việt Nam là một nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn của thế giới như gạo, điều, cà phê, cao su,... Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO: World Trade Organization) là một bước ngoặt lớn. WTO là một sân chơi lớn cho nền nông nghiệp nước ta với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95% GDP, 95% giá trị thương mại thế giới và một kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỉ USD/năm (Nguyễn Quốc Vọng, 2007) [31], là một tổ chức có mục đích khuyến khích sự mua bán giữa các nước thành viên thông qua việc giảm thiểu hoặc loại bỏ những rào cản thương mại. Như vậy đây là một cơ hội tốt để Việt Nam hay cụ thể hơn là những mặt hàng nông sản Việt Nam hội nhập vào thị trường nông sản to lớn của thế giới. Sản xuất nông nghiệp nước ta có nhiều cơ hội và thách thức để các mặt hàng nông sản có thể thâm nhập với thị trường các nước dễ dàng hơn, đặc biệt là những quốc gia khó tính cần có sự bảo đảm về chất lượng và an toàn sản phẩm như châu Âu, Mỹ và Nhật; đồng thời các mặt hàng nông sản trong nước có thể cạnh tranh được với mặt hàng nhập khẩu từ các nước như Thái Lan, Mỹ. Để làm được những điều đó, buộc Việt Nam phải áp dụng quy trình nông nghiệp an toàn hay những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Trong xu thế hiện nay, vấn đề phát triển bền vững được đặt lên hàng đầu, để cho nông nghiệp và nông thôn phát triển bền vững, vấn đề áp dụng những biện pháp thực hành nông nghiệp tốt càng trở nên bức bách hơn. Thực hành nông nhiệp tốt (Good Agricultural Practices – GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng đến khi sử dụng (EUREPGAP, Version, 2.1, Oct/2004, trích dẫn của Nguyễn Văn Hòa, 2007) [15]. Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng rộng rãi VietGAP trong sản xuất rau an toàn ở nước ta nói chung, ở Hà Nội nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn do sản xuất rau manh mún không tập trung, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập, trình độ người sản xuất còn hạn chế,.... Hơn thế nữa, việc đưa vào nhiều giống rau mới có năng suất, chất lượng cao và không ngừng tăng vụ, đầu tư thâm canh nhằm tăng năng suất. Các vụ rau được trồng gối nhau liên tục trong năm để tăng hệ số quay vòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh ngày càng gia tăng, việc phòng trừ gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có các loài sâu hại trên rau họ hoa thập tự. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: ”Tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) vụ Đông Xuân 2008 – 2009 tại Giang Biên –Long Biên – Hà Nội”. 1.2 Mục đích và yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục đích của đề tài Trên cơ sở xác định tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của các loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự (HHTT) sản xuất theo hướng GAP, từ đó đề xuất biện pháp phòng chống chúng hợp lý. 1.2.2 Yêu cầu của đề tài - Điều tra xác định thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự sản xuất theo hướng GAP tại phường Giang Biên – quận Long Biên – Hà Nội. - Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự theo hướng GAP. - Bước đầu đề xuất biện pháp phòng chống sâu hại chính trong sản xuất rau theo hướng GAP. 1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1 Cơ sở khoa học của đề tài: Các công trình nghiên cứu về sinh thái học đều khẳng định trong hệ sinh thái đồng ruộng luôn tồn tại nhiều mối quan hệ giữa các sinh vật với cây trồng và điều kiện môi trường. Chúng có mối quan hệ khăng khít, không ngừng tác động qua lại lẫn nhau để tồn tại. Số lượng quần thể của mỗi loài không thể tăng lên hay giảm đi vô hạn mà được điều hoà bởi các yếu tố vô sinh như nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, lượng mưa… và các yếu tố hữu sinh như cây trồng, thiên địch,…cũng như các tác dộng của con người (Phạm Văn Lầm, 1995 [19], Vũ Quang Côn, 1990 [8], 1998 [9]; Phạm Bình Quyền, 1994 [27]). Quần thể sâu hại rau HHTT cũng chịu ảnh hưởng như vậy, trong đó tác động của con người có ảnh hưởng mạnh đến chúng thông qua việc bố trí thời vụ gieo trồng, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là việc sử dụng thuốc BVTV. Việc điều khiển quần thể sinh vật theo hướng có lợi cho con người dựa vào sự hiểu biết đầy đủ về đặc điểm sinh học của sâu hại chính cũng như các qui luật tương tác trong quan hệ của chúng với các nhân tố môi trường xung quanh. Số lượng cá thể của nhiều loài côn trùng thường có sự dao động lớn từ thế hệ này sang thế hệ khác (Phạm Bình Quyền, 1994 [27]). Những nghiên cứu của De Geer từ 1752 đã ghi nhận vai trò to lớn của côn trùng thiên địch. Theo ông “ chúng ta không khi nào có thể phòng chống côn trùng thành công mà không có sự giúp đỡ của các côn trùng khác” (Dẫn theo Lê Thị Kim Oanh, 1997 [24] ) Với sự phát triển nhanh chóng của nông nghiệp nói chung, nghề trồng rau nói riêng đã tạo điều kiện cho nhiều loài sinh vật gây hại phát sinh, là mối hiểm hoạ, thách thức lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Để bảo vệ cây trồng trước sự phá hoại của các loài dịch hại con người đã sử dụng nhiều biện pháp tác động, trong đó biện pháp hoá học (BPHH) được coi là biện pháp chủ lực. Các nước Châu Âu và Châu Mỹ đã dần hình thành thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thụưc vật (BVTV) như là một biện pháp không thể thiếu được trong qui trình canh tác nhiều loại cây trồng. Đặc biệt để trừ sâu hại trên rau đã có hàng trăm chế phẩm thuốc trừ sâu đã được khảo nghiệm và sử dụng rộng rãi. Để trừ sâu tơ trên rau mỗi vụ nông dân Philippin đã phun thuốc ít nhất 7 – 10 lần, nông dân Costa Rica phải phun đến 16 lần (Keith, Andrew et al., 1985 [45], Andrew et al., 1990 [35]). Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV đã tạo điều kiện cho dịch hại nói chung, sâu hại nói riêng hình thành tính kháng thuốc, điều này buộc người nông dân phải tăng nồng độ thuốc, khiến cho việc phòng trừ chúng đã khó khăn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Mặt khác sử dụng thuốc trừ sâu thường xuyên và liên tục đã dẫn đến việc tiêu diệt phần lớn các loài thiên địch, khiến cho chúng không còn đủ khả năng khống chế sự phát triển của sâu hại nên sâu hại càng phát sinh với mật độ cao hơn trước. Đồng thời nhiều loài sâu hại thứ yếu phát triển trở thành đối tượng gây hại chủ yếu. Sử dụng thuốc trừ sâu còn gây hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người, kể cả người sản xuất và người sử dụng sản phẩm thu hoạch. Trong quá trình sử dụng một phần thuốc BVTV bị rửa trôi thấm sâu vào đất, nguồn nước sinh hoạt,… gây ô nhiễm độc với môi trường. Trong quá trình sử dụng vì chạy theo lợi nhuận kinh tế nhiều người dân đã không quan tâm tới thời gian cách ly của thuốc, phun thuốc trước khi thu hái sản phẩm 1 – 2 ngày, đây là nguyên nhân dân đến các vụ ngộ độc do ăn phải rau có dư lượng thuốc BVTV vượt quá qui định cho phép. Như vậy, chúng ta cần phải có những nghiên cứu cụ thể về tình hình phát sinh gây biến động mật độ của các loài dịch hại trên rau và các loài thiên địch của chúng trên cơ sở đó có các biện pháp phòng trừ hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng Nghiên cứu đánh giá tình hình phát sinh gây hại biến động mật độ của sâu hại chính và thùc nghiÖm mét sè biÖn ph¸p phßng chèng s©u h¹i rau tại vùng trồng rau theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) làm cơ sở đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, môi trường và xã hội. 1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại chính hợp lý góp phần hạn chế tác hại của chúng trên rau HHTT tạo sản phẩm rau an toàn đạt tiêu chuẩn GAP cung cấp cho xã hội và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. 1.3.3 Ý nghĩa khoa học - Bổ sung những dẫn liệu sinh học sinh thái của một số loài sâu hại chính trên rau HHTT trồng theo chương trình GAP. - Xây dựng cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trừ sâu hại rau HHTT theo một cách họp lý. 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu - Sâu hại trên rau họ hoa thập tự trồng theo hướng GAP. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu - Trên nền sản xuất rau HHTT theo hướng GAP ở Giang Biên – Long Biên – Hà Nội, phạm vi nghiên cứu cụ thể: - Thành phần sâu hại chính rau HHTT - Diễn biến mật độ của sâu hại chính. - Biện pháp phòng trừ thích hợp. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 2.1.1 Hệ thống tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP 2.1.1.1 Tiêu chuẩn EUREPGAP EUREPGAP được dịch ra từ tiếng Anh là nhóm (tổ chức) bán lẻ châu Âu quy định ra tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP). Đây là tài liệu chuẩn tắc được tổ chức quốc tế chứng nhận. EUREPGAP là một phương tiện kết hợp giữa các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) và quản lý mùa màng tổng hợp (ICM) trong khuôn khổ các sản phẩm nông nghiệp và thương mại. Mục đích là sử dụng càng ít thuốc trừ sâu hóa học càng tốt, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của dư lượng hóa chất tới con người và môi trường. Bằng việc cung cấp các khung đánh giá chung trên thế giới về hầu hết các ngành trong sản xuất nông nghiệp, EUREPGAP là tổ chức nắm vai trò quan trọng trên toàn cầu về tiêu chuẩn đánh giá các sản phẩm rau quả. Các nhà bán lẻ mua các sản phẩm trên khắp toàn cầu đang phải đối mặt với các thách thức ngày càng gia tăng, các áp lực về lợi nhuận và các quy định ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt trong những năm gần đây vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đã trở thành sự ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp bán lẻ. Đồng thời các tổ chức sản xuất trên thế giới đã xin gia nhập EUREPGAP, tìm ra giải pháp có hiệu quả và thống nhất để đảm bảo phân phối đảm bảo ATVSTP. EUREPGAP có cơ hội để phát triển chương trình thống nhất và hài hoà trên toàn cầu. Việc này chỉ có thể thành công với sự ủng hộ mạnh mẽ của châu Âu và hệ thống uỷ nhiệm toàn cầu. Với mục tiêu giảm thiểu sự rủi ro về vấn đề ATVSTP trong nông nghiệp và giám định khách quan các phương pháp tốt nhất với các điểm liên quan để nó được thực hiện và nhất quán trên toàn cầu các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GAP. Hiện nay GAP đang được tập trung chủ yếu trên rau quả tươi, hoa cây cảnh. Các tiêu chuẩn cho các sản phẩm nông nghiệp khác như từ thịt đang được xây dựng [19]. Quy định của EUREPGAP bao gồm 14 vấn đề sau: 1. Truy nguyên nguồn gốc 2. Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ 3. Giống cây trồng 4. Lịch sử và quản lý vùng đất 5. Quản lý đất và các chất nền. 6. Sử dụng phân bón 7. Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới 8. Bảo vệ thực vật 9. Thu hoạch 10. Vận chuyển sản phẩm 11. Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sử dụng chất thải 12. Sức khoẻ, an toàn và an sinh của người lao động 13. Vấn đề môi trường 14. Đơn khiếu nại. Mỗi vấn đề có nhiều yếu tố liên quan. Tổng cộng có 209 yếu tố, mỗi yếu tố có 3 cấp độ: chính yếu, thứ yếu và đề nghị. 2.1.1.2 Tiêu chuẩn ASEANGAP Trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn EUREPGAP, các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN) đã hội thảo và thống nhất đưa ra hệ thống tiêu chuẩn ASEANGAP phù hợp với phương thức canh tác, cơ sở hạ tầng và điều kiện thời tiết của các nước khu vực Đông Nam Á. Mục đích của ASEANGAP tăng cường việc hài hoà các chương trình GAP trong khu vực ASEAN. Điều này sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên ASEAN và hướng tới thị trường toàn cầu, nhằm cải thiện cơ hội phát triển cho người nông dân và góp phần duy trì nguồn cung cấp sản phẩm an toàn cũng như bảo vệ môi trường. Quy mô của ASEANGAP bao trùm lên các khâu sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các loại rau quả tươi tại trang trại, cơ sở sơ chế, chế biến. Các sản phẩm có nguy cơ cao về ATVSTP như rau giá, hoa quả tươi cắt miếng không thuộc phạm vi của ASEANGAP, ASEANGAP có thể sử dụng cho tất cả các dây truyền sản xuất nhưng nó không phải là một tiêu chuẩn cho cấp chứng chỉ với các sản phẩm hữu cơ hay các sản phẩm từ cây chuyển gen. Quy định của ASEANGAP bao gồm 7 vấn đề sau: 1. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất 2. Vật liệu gieo trồng 3. Phân bón và chất phụ gia cho đất 4. Tưới tiêu 5. Bảo vệ thực vật 6. Thu hoạch và xử lý rau quả 7. Quản lý trang trại Mỗi vấn đề có nhiều yếu tố và hoạt động liên quan. 2.1.2 Nghiên cứu về sâu hại và thiên địch trên rau HHTT 2.1.2.1 Nghiên cứu về sâu hại trên rau HHTT Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới (Lim, 1986 [48]) và trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển chúng bị nhiều loài sâu gây hại. Nghiên cứu về tình hình gây hại của các đối tượng sâu hại trên rau đã được các nhà khoa học ở các nước trên thế giới quan tâm trong thời gian qua. Số lượng và mức độ gây hại của những loại sâu hại quan trọng ở mỗi quốc gia sản xuất rau là rất khác nhau. Ở vùng đảo Thái Bình Dương sâu tơ là đối tượng gây hại phổ biến nhất. Các loài khác như: Crocidolomia binotalis, Hellula rogatalis, Hellula undalis cũng khá phổ biến ở vùng này nhưng ít quan trọng hơn so với sâu tơ (Waterhouse, 1992 [56]). Ở Jamaica có 17 loài sâu hại trong đó 7 loài là sâu hại chính, riêng sâu tơ Plutella xylostella L. và sâu khoang Spodiptera litura F. có tỷ lệ gây hại từ 74 – 100% năng suất cây bắp cải (Alam, 1992 [34]). Ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1987 – 1990 đã ghi nhận có 6 loài sâu hại chủ yếu trên bắp cải (Avciu, 1994 [36]). Tại Canada có 3 loài sâu hại chính (Harcourt, 1985 [44]); Mỹ có 4 loài (Shelton et al., 1982 [53], 1990 [54]); Nhật Bản có 5 loài (Koshihara, 1985 [46]); Trung Quốc có 7 loài (Chang et al., 1983 [38]; Liu et al., 1995 [49]); Indonesia có 7 loài (Lim et al., 1984 [47]). Tuy số loài gây hại chủ yếu có khác nhau nhưng sâu tơ, sâu khoang đều được coi là đối tượng gây hại quan trọng nhất ở hầu hết các nước. Khi nghiên cứu về sinh học, các kết quả cho thấy vòng đời của sâu tơ khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện môi trường. Ở Canada: 14 – 21 ngày (Harcourt, 1963) [43], vùng Tây Bắc ấn Độ : 24 – 35 ngày (Chelliah và Srrinivasan, 1986) [39]; Brazil: 35 ngày (Salinas, 1985) [52]. Nhiệt độ không khí càng cao thì vòng đời của sâu tơ càng ngắn. Koshihara (1985) [46] đã chỉ ra rằng ở nhiệt độ 20OC thì vòng đời của sâu tơ là 23 ngày, nhưng khi nhiệt độ tăng lên 25OC thì vòng đời của sâu tơ rút ngắn chỉ còn 16 ngày. Về ký chủ của sâu tơ theo Ooi (1985) thì sâu tơ là côn trùng ăn hẹp (Oligophagous), chúng chỉ sống và phá hại trên rau họ hoa thập tự. 2.1.2.2 Nghiên cứu về thiên địch trên rau HHTT Với mục tiêu tìm ra các giải pháp hạn chế sự phát sinh gây hại của các đối tượng sâu hại, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, trong những năm qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã quan tâm, nghiên cứu về thiên địch của sâu hại và thấy rằng thành phần của chúng rất phong phú bao gồm các loài ong ký sinh, côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi khuẩn, virus. Việc xác định thành phần thiên địch, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng chúng trong phòng trừ dịch hại. Tùy theo từng vùng sinh thái khác nhau thì số lượng các loài thiên địch cũng được phát hiện khác nhau. Thompson (1946) [55] đã ghi nhận ở Anh có 48 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài ký sinh sâu khoang. Goodwin (1979) [41] cho biết có 90 loài ký sinh trứng, sâu non và nhộng của sâu tơ. Thành phần thiên địch của sâu hại cũng được nhiều nhà khoa học tại châu Âu quan tâm nghiên cứu. Fitton et al. (1992) [40] đã cho biết thành phần thiên địch trên rau HHTT ở Anh gồm 41 loài ong ký sinh, 6 loài nấm và 6 loài virus. Mustata (1992) [50] đã phát hiện tại Rumani tập đoàn ong ký sinh sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonidae và Braconidae. Ở Ấn Độ, Chelliah và Srinivansan (1986) [39] cho biết sâu tơ thường bị ký sinh bởi Brachymeria excrinata với tỷ lệ 59,9% và Tetratichuss sokolowskii với 18,2%. Theo Lim et al. (1984) [47] ở Malaysia tỷ lệ ký sinh sâu tơ do A.plutellae là 78,7%. 2.1.3 Các biện pháp trong quản lý dịch hại Trong thời gian qua đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới về các biện pháp phòng trừ sâu hại trên rau HHTT. Việc gieo trồng luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một vùng sản xuất là biện pháp rất có hiệu quả để hạn chế sâu hại. Việc xen canh cải bắp với cà chua tại Ấn Độ, Philippines và Đài Loan đã làm giảm, hạn chế sự phát sinh gây hại của nhiều loài dịch hại, trong đó có sâu tơ. Nghiên cứu sử dụng cây Neem (Azadizachta indica, họ Meliaceae) có xuất xứ từ Ấn Độ làm thuốc trừ sâu ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản. Chất Azadizachta chiết xuất từ hạt xoan Ấn Độ có độc tố diệt sâu mạnh, vừa có tác dụng ức chế sinh trưởng và gây ngán ăn đối với nhiều loài sâu hại. Một số chất chiết xuất từ hạt hoặc nhân hạt cây neem có thể phòng trừ có hiệu quả đối với sâu tơ hại cải bắp, đôi khi ở nồng độ rất thấp. Tuy nhiên việc xử lý neem trên cải bắp có thể gây một số ảnh hưởng tiêu cực như làm thay đổi màu sắc lá và giảm kích thước của cây cải bắp Sử dụng chế phẩm Bt (Bacillus thurigiensis) đã được ứng dụng trên nhiều loại cây trồng trong phòng trừ nhiều loài sâu hại như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu xanh, sâu róm,… Clark (1976) đã phòng trừ sâu tơ bằng Thuricide HP tại miền nam Victoria, Australia đạt hiệu quả cao khi so sánh với thuốc hoá học Methomyl. Tại Hoa kỳ, Liên Xô cũ và một số nước ở châu Âu, châu Á đã sử dụng rộng rãi chế phẩm dẫn dụ côn trùng (pheromone giới tính) nhằm mục đích dự tính dự báo đề phòng trừ sâu hại như sâu xám, sâu khoang, sâu keo (Kovalev, 1979; Smetnik,1987, Trematerra et al, 1996) [18]. Biện pháp hoá học (BPHH) là một biện pháp rất quan trọng trong sản xuất rau HHTT, nó vẫn giữ vị trí chủ đạo về quy mô và hiệu quả sử dụng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, thống kê về sử dụng thuốc hoá học phòng trừ sâu tơ trên rau HHTT như nông dân ở Philippine sử dụng 7-10 lần, 16 lần ở Costarisca (Charito P.Medina, 1985) [7]. Nếu sử dụng đúng BPHH sẽ đem lại hiệu quả kinh tế to lớn, góp phần ổn định năng suất cây trồng. Nhiều nhà khoa học cho rằng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp muốn thành công không thể thiếu sự hỗ trợ của thuốc hoá học và việc sử dụng thuốc cần phải được cân nhắc một cách thận trọng trong việc xác định ngưỡng gây hại kinh tế, ngưỡng phòng trừ cũng như là loại thuốc sử dụng (Blair, 1975) [37]. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 2.2.1 Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau an toàn tại Việt Nam (VietGAP) Từ tháng 12 năm 2005, chính phủ Việt Nam, cơ quan phát triển quốc tế của Mỹ (USAID) và cơ quan phát triển quốc tế của Úc (AUSAID) đã ký kết hợp tác với Viện nghiên cứu rau quả miền Nam về một dự án GAP. Dự án giúp đỡ giới thiệu hệ thống Europe GAP (EUREPGAP) tới những người làm vườn ở 2 tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, cụ thể là cho những người trồng Thanh Long nhằm mục đích cuối cùng là giúp cho trái Thanh Long đủ tiêu chuần Europe GAP (EUREPGAP) để xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Nam Mỹ. Việt Nam nhận thức được rằng muốn xuất khẩu trái cây hay nông sản phải đảm bảo những yêu cầu về trái cây và nông sản sạch, sản phẩm khi đưa ra thị trường phải đảm bảo 3 yêu cầu: an toàn cho môi trường, người sản xuất và an toàn cho người tiêu dùng. Có thể nói dự án áp dụng GAP cho cây Thanh Long ở 2 tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang bước đầu đã thu được kết quả. Đó là những người nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận đã có thể xuất khẩu Thanh Long vào thị trường EU nhờ quá trình áp dụng hệ thống tiêu chuẩn Europe GAP trong thời gian qua, có thể nói đây cũng là một quá trình phát triển về nhận thức từ thực tế của người dân Bình Thuận. Bình Thuận là một nơi canh tác Thanh Long lớn nhất cả nước, hàng năm thu được từ 150 đến 180 tỷ đồng tiền bán và xuất khẩu trái thanh long, đem lại nguồn lợi cho hơn 9.500 hộ nông dân của 6 huyện, thị trong tỉnh (An Huy, 2006). Với những kết quả đó, nó sẽ góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh. Quy trình thùc hµnh s¶n xuÊt n«ng nghiÖp tèt cho rau qu¶ t­¬i an toµn t¹i ViÖt Nam (VietGAP) ®· ®­îc Bé N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 379/Q§-BNN-KHCN ngµy 28/01/2008 ®¸nh dÊu b­íc ngoÆt lín trong viÖc hoµn thiÖn ph¸p chÕ, héi nhËp thÕ giíi. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. VietGAP ra đời là chìa khoá, là điều kiện thuận lợi cho rau quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Nội dung của VietGAP bao gồm 12 điều sau: Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất Giống và gốc ghép Quản lý đất và giá thể Phân bón và chất phụ gia Nước tưới Hóa chất (bao gồm cả thuốc BVTV) Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch Quản lý và xử lý chất thải Người lao động Ghi chép, lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm Kiểm tra nội bộ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Mỗi điều gồm có nhiều các yếu tố liên quan quy định cụ thể, kèm theo đó là 13 biểu mẫu hướng dẫn việc ghi chép nhật ký phục vụ lưu giữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc. 2.2.2 Thành phần sâu hại, thiên địch của chúng trên rau HHTT 2.2.2.1 Nghiên cứu về sâu hại trên rau HHTT Cũng như các nước, ở Việt Nam, sâu tơ gây hại nặng trên các loại rau thuộc nhóm cải bắp (Brassica oleracea) như bắp cải, súp lơ, su hào. Số lứa sâu tơ trên đồng ruộng cũng khác nhau giữa các nước, theo tác giả Nguyễn Đình Đạt (1980) [12] thì trên bắp cải trồng tại Hà Nội có 9 lứa sâu tơ phát sinh gây hại từ tháng 8 năm trước đến tháng 3 năm sau. Theo tác giả Nguyễn Duy Nhất (1970) [22] đã chỉ ra rằng ở Việt Nam, với nhiệt độ không khí là 20oC thì thời gian phát dục của sâu khoang bị kéo dài, còn ẩm độ dưới 78% thì quá trình phát dục của sâu bị ảnh hưởng nhất là sâu tuổi 1 - 2. Điều kiện thích hợp cho phát dục của sâu khoang là 28 - 30oC và ẩm độ không khí là 85 - 92%. Độ ẩm thích hợp cho sâu hoá nhộng là 20%. Theo tác giả Lê Văn Trịnh (1997) [30], vòng đời của sâu khoang từ 22 - 30 ngày, trong đó giai đoạn trứng của trưởng thành từ 1 - 3 ngày. Tiềm năng sinh sản của sâu khoang cũng rất lớn. Lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 125 – 1524 trứng tuỳ thuộc vào điều kiện thời tiết và lượng thức ăn cho sâu non. Viện Bảo vệ thực vật (1976) [33] tiến hành điều tra sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Bắc đã xác định trên rau họ hoa thập tự có 23 loài sâu hại thuộc 13 họ và 6 bộ. Kết quả điều tra năm 1977 – 1979 ở các tỉnh phía Nam cũng đã phát hiện số loài sâu hại tương tự (Nguyễn Văn Cảm và ctv, 1979) [7]. Tuy nhiên mật độ và thời gian phát sinh của từng loài có khác nhau rõ rệt ở phía Nam và phía Bắc. Trong 23 loài gây hại ở các tỉnh phía Bắc thì chỉ có 14 loài gây hại rõ rệt. Theo Nguyễn Công Thuật (1996) [28] trên bắp cải có 4 loài gây hại chủ yếu và 12 loài thứ yếu. Kết quả điều tra 3 năm 1995 – 1997 ở vùng đồng bằng sông Hồng của Lê Văn Trịnh (1997) [30] đã xác định được 31 loài côn trùng gây hại trên rau họ hoa thập tự với mức độ khác nhau, trong đó có 12 loài gây hại rõ rệt và quan trọng nhất là 3 đối tượng: sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, Hồ Thu Giang (1996, 2002) [13] [14]; Hoàng Anh Cung và ctv (1997) [10]; Lê Thị Kim Oanh (1997) [24] đều cho biết tại khu vực phía bắc số lượng loài sâu hại là khá phong phú trong đó có một số loài gây hại quan trọng là: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp xám… Qua kết quả điều tra cơ bản của Chi cục BVTV Hà Nội năm 2002 (6) cũng như kết quả điều tra của một số cơ quan khác trên cây họ hoa thập tự ở Hà Nội xuất hiện 8 đối tượng sâu hại chính là: Sâu tơ (Plutella xylostella), Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), Sâu Khoang (Spodoptera litura), Bọ nhảy sọc vỏ lạc (Phyllotreta vittata), Giòi đục lá (Phytomyza atricornis), Rệp muội (Brevicoryne brassicae), Sâu đo xanh (Plusia eriosoma), Sâu xám (Agrotis ypsilon). Trong các loại sâu hại trên thì sâu tơ (Plutella xylostella), bọ nhảy sọ vỏ lạc (Phyllotreta vittata) là các đối tượng quan trọng thường xuyên xuất hiện gây hại. 2.2.2.2 Nghiên cứu về thiên địch của sâu hại rau HHTT Theo Lê Văn Trịnh, (1997) [30] thiên địch của sâu khoang bao gồm các loại nhện, ong kén nhỏ Braconidae, nấm ký sinh (Beauveria) và bệnh chết nhũn. Đáng chú ý là nấm Beauveria ký sinh trên sâu non và nhộng vào tháng 1, 2 và tháng 3 hàng năm với tỷ lệ cao từ 2,0 – 50%, cao nhất vào đầu tháng ._.2 tới 100%. Tỷ lệ sâu non, sâu khoang bị ký sinh cao trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 7, kết hợp bệnh chết nhũn phát sinh trong mùa mưa nóng gây chết hàng loạt sâu non đã góp phần làm giảm đáng kể các lứa sâu trong tháng 7, 8. Năm 1990, Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn thực hiện thống kê nguồn gen côn trùng có ích vùng Hà Nội đã điều tra thành phần côn trùng ký sinh gồm 29 loài ong ký sinh chúng, 67 loài ong ký sinh sâu non, 67 loài ong ký sinh nhộng trên những sâu hại chính của những cây trồng chủ yếu vùng Hà Nội (dẫn theo Lê Thị Kim Oanh, 1997) [25]. Nguyễn Quý Hùng và ctv (1994) [17] khi nghiên cứu theo dõi sâu tơ trên ruộng cải bắp đã phát hiện có một loài ong ký sinh (C. plutellae), một nấm ký sinh, 2 loài nhện, một loài bọ ba khoang (Ophionae sp). Ong ký sinh C. plutellae xuất hiện phổ biến từ tháng 12 trở đi và mật độ đạt tới 6,2 – 8,4 kén/cây vào cuối vụ bắp cải muộn. Hồ Thị Thu Giang (1996) [13] đã thu thập 29 loài côn trùng bắt mồi, 18 loài nhện bắt mồi, 6 loài côn trùng ký sinh, (2002) [14] 77 loài côn trùng ký sinh, côn trùng bắt mồi và nhện bắt mồi. Lê Thị Kim Oanh năm 1996 – 1997 thu thập ở xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Tây 37 loài thiên địch trong đó có 18 loài côn trùng bắt mồi, 5 loài côn trùng ký sinh và 14 loại nhện bắt mồi trên rau hoa thập tự. Phạm Văn Lầm, 1999 đã thu thập được 56 loài thiên địch trên rau HHTT. Một số loài thiên địch đã được nghiên cứu như loài bọ rùa 6 vằn, bọ rùa 2 mảng đỏ, ruồi ăn rệp (Hồ Thu Giang, 1996) [13]. Đây là lực lượng thiên địch có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng nhiều loài sâu hại rau HHTT. 2.2.2.3 Biện pháp phòng chống sâu hại trên rau HHTT Nguyễn Công Thuật (1996) [28] cho rằng: “Thật sai lầm nếu quan niệm phòng trừ tổng hợp là không sử dụng thuốc hoá học”. Thực vậy, trong quá trình sinh trưởng của cây trồng, khi mật độ sâu hại vượt quá ngưỡng kinh tế sẽ dễ gây ra những trận dịch hại, gây tổn thất đến năng suất, các biện pháp canh tác, thủ công, sinh học…đều không có khả năng dập dịch nhanh chóng, lúc đó thuốc hoá học là vũ khí tốt nhất để bảo vệ cây trồng (Phạm Văn Lầm, 1994) [18]. Chính vì vậy, biện pháp hoá học là một trong các nội dung quan trọng trong hệ thống quản lý tổng hợp. Theo Phạm Văn Lầm (1994) [18] thuốc BVTV hoá học là phương tiện không thể thiếu trong thâm canh cây trồng và chưa có một nhà khoa học nghiêm túc nào trên thế giới dám dự đoán được thời điểm không cần sử dụng thuốc BVTV hoá học. Nguyễn Trần Oánh (1992) [26] cho biết thuốc hoá học dùng hiện nay không có tính chọn lọc cao, số lần sử dụng nhiều. Phạm Bình Quyền và Nguyễn Văn Sản (1995) điều tra ở vùng rau hoa thập tự Từ Liêm, Hà Nội người dân phun tời 28 – 30 lần/ vụ. Theo Nguyễn Duy Trang (1996) [29], nguyên nhân của hiện tượng này là do trình độ hiểu biết về dịch hại và kỹ thuật sử dụng thuốc của người dân còn quá thấp nên họ thường phun rất tuỳ tiện, phun định kỳ, phun theo tập quán, hoặc bắt chước nhau. 100% số hộ nông dân vùng trồng rau thường hỗn hợp các thuốc trừ sâu trong quá trình sử dụng. Các hộ nông dân cho rằng việc pha trộn thuốc là biện pháp nâng cao hiệu lực của thuốc, mở rộng phổ tác động, giảm giá thành (do không phải mua thuốc đắt tiền). Do hỗn hợp theo cảm tính, liều lượng thường áng chừng nên lượng thuốc thực tế cao hơn 2 - 3 lần so với khuyến cáo. Trong giai đoạn hiện nay, người sản xuất không chỉ quan tâm đến hiệu lực phòng trừ của thuốc BVTV đối với sâu hại mà còn quan tâm một cách toàn diện đến chất lượng sản phẩm, sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo an toàn môi trường sinh thái. Để khắc phục, hạn chế tác hại của thuốc BVTV hoá học gây ra, người ta đã đưa vào sử dụng nhiều loại thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh học thế hệ mới với nhiều ưu điểm như: tính chọn lọc cao, lượng thuốc dùng ít, không lưu tồn lâu trong môi trường, ít độc với độc vật máu nóng và môi sinh nhưng có hiệu lực đối với dịch hại. Đồng thời áp dụng triệt để các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, ICM trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau an toàn nói riêng. Một trong những công trình nghiên cứu các biện pháp phòng chống các đối sâu hại trên rau họ thập tự và đem lại thành công, được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất là biện pháp dùng bẫy pheromone giới tính phòng chống sâu tơ (Viện BVTV), sử dụng chế phẩm Metavina phòng trừ bọ nhảy của Bộ môn côn trùng – Trường Đại học Nông nghiệp I,…Tuy nhiên từ trước đến nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu về thành phần sâu hại, thiên địch của chúng và các biện pháp phòng chống trên rau họ hoa thập tự tại các vùng sản xuất rau an toàn theo hướng GAP. 3. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Địa điểm nghiên cứu - Giám định mẫu sâu hại được thực hiện tại phòng thí nghiệm - Bộ môn côn trùng, khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. - Các biện pháp phòng chống sâu hại trên đồng ruộng được triển khai tại vùng sản xuất rau an toàn theo hướng GAP - Giang Biên và một số vùng trồng rau trên địa bàn Hà Nội. 3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài được tiến hành từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009. Tuy nhiên do trận mưa vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 năm 2008 đã làm toàn bộ diện tích rau bị ngập úng và chết nên thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 11 (lứa rau mới), kéo dài đến tháng 5 năm 2009. 3.3 Vật liệu nghiên cứu - Cây trồng : các loại rau họ hoa thập tự tại điểm nghiên cứu bao gồm cải xanh, cải ngọt, cải bắp, súp lơ xanh, trắng, su hào,... - Sâu hại : Một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự: sâu tơ (Plutella xylostella L.), sâu khoang (Spodoptera litura F.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata), rệp xám (Brevicoryne brassicae L.)… - Các dụng cụ nghiên cứu gồm có : + Túi nylông đựng mẫu, giấy lọc, giấy bản, hộp nhựa, hộp petri, giá nuôi sâu, lồng nuôi sâu, các dụng cụ pha thuốc trừ sâu, bình phun thuốc (loại 2,5 lít, 10 lít và 12 lít), cọc thí nghiệm và bảng biểu… + Kính lúp cầm tay, kính hiển vi, kính lúp hai mắt, pince, bút lông, thước đo, sổ sách, bút ghi số liệu điều tra. + Cồn 70 và Formol 5% để ngâm mẫu. + Vật liệu thu thập mẫu khác: máy ảnh. + Chủng loại thuốc bảo vệ thực vật: (Đưa vào các loại thuốc sử dụng trong các thí nghiệm) " Nhóm thuốc sinh học: Delfin WG, Crymax 35WP , Xentari 15FC, Crymax 35 WP,... " Nhóm thuốc nguồn gốc sinh học: Kuraba WP, Kuraba 3.6 EC , Tập kỳ 1.8 EC, Song mã 24,5 EC, Vertimec 1.8 EC/ND,... " Nhóm thuốc hoá học: Dylan 2 EC, Match 050 EC, Oshin 20WP, Ammate 150 SC, Susupes 1.9EC, Peran 50EC, … (Trong các nhóm thuốc dự kiến trên sẽ được bổ sung các chủng loại thuốc mới khi được đăng ký trong danh mục). 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Điều tra thành phần sâu hại rau HHTT sản xuất theo hướng GAP Điều tra thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự được tiến hành theo phương pháp điều tra tự do, ngẫu nhiên thu bắt mẫu vật bằng tay, vợt, để mẫu trong hộp petri, lọ đựng mẫu riêng từng đợt điều tra, mỗi lọ mẫu có nhãn ghi ngày điều tra cây trồng, ruộng điều tra, các giai đoạn sinh trưởng (lộc, hoa, quả, thu hoạch…) của cây trồng. Từ đó dựa vào tài liệu để phân loại chúng (Nhật Bản côn trùng chí – Sâu hại và thiên địch trên cây rau họ hoa thập tự - Úc – Phân loại côn trùng vùng Vân Nam – Trung Quốc – Các loại thiên địch sâu hại của Nhật Bản). Ngoài ra để giám định chính xác thành phần các loài sâu hại chúng tôi còn nhờ vào sự giúp đỡ của các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng, khoa Nông học, trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên đồng ruộng được đánh giá bằng chỉ tiêu tần suất bắt gặp: Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài Tần suất bắt gặp = x 100 Tổng số lần điều tra. Trong đó: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); - : rất ít gặp (tần suất bắt gặp < 5%). 3.4.2 Điều tra tình hình diễn biến mật độ, tỷ lệ hại của một số loại sâu chính trên rau thập tự tại vùng sản xuất theo hướng GAP tại Giang Biên - Hà Nội Cụ thể * Đối với nhóm sâu ăn lá: + Thời gian điều tra: Định kỳ 7 ngày /lần theo tuyến điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thừ tư hàng tuần và điều tra bổ sung vào trước hoặc trong các cao điểm lứa sâu gây hại. + Điểm điều tra: Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo cua khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét. + Số mẫu điều tra của 1 điểm: Đối với rau trồng thưa (dưới 50 cây/m2): 1m2/điểm. Đối với rau trồng dày (trên 50 cây/m2) gieo: 1 khung (40 x 50cm)/ điểm. + Cách điều tra: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng sâu có trên từng cây trong điểm điều tra. + Chỉ tiêu theo dõi: con/m2. + Công thức tính: Tổng số sâu điều tra Mật độ sâu (con/m2)= Tổng số m2 điều tra * Đối với nhóm chích hút và bọ nhảy: + Thời gian điều tra: Định kỳ 7 ngày /lần theo tuyến điều tra cố định ngay từ đầu vụ vào các ngày thứ ba, thừ tư hàng tuần và điều tra bổ sung vào trước hoặc trong các cao điểm lứa sâu gây hại. + Điểm điều tra: Mỗi yếu tố điều tra 10 điểm ngẫu nhiên trên đường chéo cua khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 2 mét. + Số mẫu điều tra của 1 điểm: 10 cây/điểm + Cách điều tra: Quan sát từ xa đến gần, sau đó đếm trực tiếp số lượng cây bị hại và phân cấp hại các cây đó. Phân cấp cây bị hại theo 3 cấp sau: Đối với rệp, nhện, bọ trĩ: ~ Cấp 1: Nhẹ (rệp/nhện/bọ trĩ phân bố rải rác trên cây). ~ Cấp 2: Trung bình (rệp/nhện/bọ trĩ phân bố dưới 1/3 diện tích c ủa cây) ~ Cấp 3: Nặng (rệp/nhện/bọ trĩ phân bố trên 1/3 diện tích c ủa cây) (Coi diện tích toàn bộ lá, thân của cây là 100% - gọi chung là diện tích của cây). Đối với bọ nhảy: ~ Cấp 1: Nhẹ (dưới 1/3 diện tich lá cây có vết hại). ~ Cấp 2: Trung bình (1/3 - 1/2 diện tich lá cây có vết hại). ~ Cấp 3: Nặng (trên 1/3 diện tich lá cây có vết hại). (Coi toàn bộ diện tích lá của cây là 100% - gọi chung là diện tích của cây). + Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ, chỉ số cây bị hại (%). + Công thức tính: Tổng số cây bị hại Tỷ lệ cây bị hại (%)= x 100 Tổng số cây điều tra [(N1x1) + (N2x2) + (N3x3)] Chỉ số cây bị hại (%) = ———————————— x100 N x n Trong đó : N : Tổng số cây điều tra n : Cấp hại cao nhất (n = 3) N1,N2,N3 : là số cây có cấp hại tương ứng với các cấp 1, 2, 3. Ngoài ra trong thời gian nghiên cứu, ngoài việc tiến hành điều tra tại các điểm cố định chúng tôi còn tiến hành điều tra bổ sung từ 2 - 3 đợt trong một vụ rau tại một số vùng sản xuất rau lân cận để tăng độ tin cậy cho các số liệu điều tra định kỳ. 3.4.3 Thí nghiệm một số biện pháp phòng chống sâu hại rau trong sản xuất rau theo GAP 3.4.3.1 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả ứng dụng các lọai phân bón mới (đặc biệt phân vi sinh hữu cơ vi sinh…) trong sản xuất RAT a. Địa điểm: Vùng sản xuất rau theo GAP tại Giang Biên – Long Biên. b. Thời gian: Tháng 11/2008- tháng 02/2009. c. Đối tượng nghiên cứu: Cây cải bắp, cải xanh. d. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp bố trí thí nghiệm: - Mỗi thí nghiệm bố trí từ 4 công thức, trong đó từ 3 công thức bón các loại phân bón mới thu thập được và 01 công thức đối chứng (bón theo tập quán nông dân trong vùng). - Các thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo nghiệm đồng ruộng diện hẹp do ngành BVTV quy định. Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi lần nhắc từ 30 - 50m. * Phương pháp điều tra theo dõi: - Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày/lần. - Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm theo đường chéo góc, mỗi điểm điều tra từ 1-3 cây tuỳ loại rau. Thường xuyên kiểm tra các diễn biến bất thường để xử lý kịp thời. * Chỉ tiêu theo dõi: - Đánh giá sinh trưởng cây ở các công thức (chiều cao cây, số lá xanh, đường kính bắp,.... ở các kỳ điều tra). - Nhận xét về phát sinh sâu, bệnh hại chính ở các công thức. - Đánh giá năng suất, hiệu quả kinh tế khi thu hoạch. 3.4.3.2 Thí nghiệm đánh giá phòng trừ sâu hại bằng bẫy pheromone a. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Phường Giang Biên - quận Long Biên - Hà Nội. - Thời gian thực hiện: Tháng 2 - tháng 5 năm 2009. b. Vật liệu nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Đối tượng cây trồng: Cây su hào. + Đối tượng sâu hại: Sâu tơ (Plutella xylostella L.) - Bẫy pheromone: Bẫy pheromone đối với sâu tơ được làm bằng bát nhựa có đường kính 18 - 22 cm, được đục 3 - 4 lỗ nhỏ, luồn dây thép qua lỗ nhỏ đó tạo thành quang treo để treo bẫy vào giá đỡ. Tại điểm mút của quang treo có một đoạn dây thép ngắn dùng để buộc mồi, mồi được buộc cách bề mặt nước trong bát từ 3 - 5 cm. Trong bát nhựa đựng nước xà phòng 0,1% để khi bướm rơi vào bẫy sẽ không bay lên được và chết. - Mồi pheromone: Sử dụng mồi pheromone sâu tơ do Trung tâm Sinh học thuộc Viện Bảo vệ thực vật sản xuất. c. Phương pháp bố trí thí nghiệm: - Công thức thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 2 công thức: + Công thức I: Sử dụng bẫy pheromone Bẫy pheromone được sử dụng theo phương pháp bẫy với số lượng đủ lớn trên ruộng (100 bẫy/ha) để thu hút hầu hết trưởng thành sâu hại vào bẫy khi chúng vừa di chuyển từ nơi khác đến hoặc vừa vũ hoá trưởng thành. Mồi pheromone được buộc theo chiều úp miệng xuống dưới để tránh đọng nước làm giảm thời gian hiệu lực của mồi. Mồi pheromone được thay thế theo hướng dẫn của viện BVTV kết hợp quan sát khi hiệu lực thu hút trưởng thành giảm. Kỹ thuật đặt bẫy: Bẫy pheromone đối với sâu tơ được treo cao hơn bề mặt cây rau 20 - 30 cm. Các bẫy được đặt đều nhau với khoảng cách 10 x 10 mét. Định kỳ 2-3 ngày một lần, kết hợp vớt ngài trong bẫy thì tiến hành đổ thêm nước xà phòng vào bẫy, không để bẫy bị cạn nước. Chú ý khi đặt bẫy hoặc bổ sung nước xà phòng không được để mồi pheromone bị dính vào nước sẽ làm giảm thời gian hiệu lực của mồi pheromone. + Công thức II: Đối chứng (Phòng trừ sâu bệnh hại theo tập quán nông dân). - Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 1 lần không nhắc lại. Diện tích các công thức như sau: + Công thức I: 1.800 m2 (5 sào Bắc Bộ). + Công thức II: 720 m2 (2 sào Bắc Bộ) Giữa công thức I và công thức II cách nhau khoảng 100 mét để đảm bảo đủ không gian cách ly cho việc sử dụng bẫy trong phòng trừ sâu tơ. d. Phương pháp điều tra theo dõi: - Điều tra trưởng thành vào bẫy ở công thức I: Tiến hành điều tra, phân loại các loại côn trùng vào bẫy từ 2-3 ngày/lần. Đếm số lượng trưởng thành sâu tơ vào bẫy ở các kỳ điều tra. - Điều tra diễn biến phát sinh gây hại của sâu tơ và các đối tượng sâu, bệnh chính khác và một số loại thiên địch chính theo quy định tại tiêu chuẩn ngành số 10 TCN 923: 2006 quy định về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại rau họ hoa thập tự. Phương pháp điều tra cụ thể như sau: + Thời gian điều tra: Định kỳ 7 ngày/lần. + Điểm điều tra: Điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo của khu ruộng thí nghiệm. Đơn vị điều tra của 1 điểm là m2 (đối với sâu hại) và 10 thân, lá, củ, quả, ... (đối với bệnh hại và một số đối tượng côn trùng chích hút). e. Chỉ tiêu theo dõi - Tình hình áp dụng các biện pháp BVTV trên 2 công thức. - Diễn biến trưởng thành sâu tơ vào bẫy ở công thức I - Diễn biến sâu non sâu tơ phát sinh và tương quan với trưởng thành vào bẫy. - Diễn biến phát sinh một số đối tượng sâu bệnh khác và thiên địch chính. - Đánh giá năng suất và hiệu quả kinh tế. f. Phương pháp tính toán số liệu: Kết quả điều tra về số lượng trưởng thành (TT) vào bẫy, mật độ sâu, tỷ lệ bệnh, mật độ thiên địch,... được tính toán theo các công thức sau: - Số lượng TT vào bẫy (con/bẫy) = Tổng số TT vào bẫy Tổng số bẫy điều tra - Mật độ sâu hại (con/m2) = Tổng số sâu điều tra Tổng số m2 điều tra - Tỷ lệ bệnh (%) = Tổng số cây (lá, cành, ...) bị bệnh Tổng số cây (lá, cành, ...) điều tra - Mật độ thiên địch (con/m2) = Tổng số thiên địch điều tra Tổng số m2 điều tra 3.4.3.3. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu hại bằng một số loại thuốc BVTV Để có cơ sở xây dựng biện pháp phòng trừ sâu hại rau HHTT chúng tôi đã tiến hành thực hiện các thí nghiệm về đánh giá hiệu lực của các loại thuốc BVTV thế hệ mới đang được bán trên thị trường đối với các đối tượng sâu hại. a. Địa điểm: Các vùng trồng rau thuộc các quận, huyện Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên,... b. Thời gian: Tháng 6/2008 - tháng 12/2008. c. Đối tượng nghiên cứu: Các đối tượng sâu hại trên rau họ hoa thập tự như sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy sọc vỏ lạc,... d. Chủng loại thuốc thí nghiệm: TT Tên thuốc Hoạt chất Thời gian cách ly 1 Emaben 2.0 EC Emamectin benzoate 3 ngày 2 Emaben 3.6WG Emamectin benzoate 3 ngày 3 Sokonec 0.36AS Matrine 0,36% 3 ngày 4 Sokotin 0.3EC Azadirachtin 5 ngày 5 Gold mectin 50EC Abamectin 48,9g/l, Azadirachtin 0,2% 5 ngày 6 Aramectin 300EC Abamectin 5g/l, Petroleum oil 295g/l 5 ngày 7 Pesta 5SL Eucalyptol 5%, phụ gia 95% 3 ngày 8 ESKA 250 EC Emamectin benzoate 3 - 5 ngày 9 Mopride 20 WP Acetamiprid 7 ngày 10 Otoxes 200 SP Acetamiprid 7 ngày 11 Rholam 20EC Emamectin benzoate. 7 ngày 12 Marigold 0.36AS Matrine 3 ngày 13 Javitin 18EC Abamectin 7 ngày 14 Trusach 2,5EC Rotenone 3 ngày 15 Sausto 1.0EC Emamectin Benzoate 3 ngày 16 Biomax 1.0EC Azadirachtin 0.6%; Matrine 0.4% 5 ngày e. Phương pháp nghiên cứu: * Phương pháp bố trí thí nghiệm - Mỗi thí nghiệm bố trí từ 4 - 6 công thức xử lý các loại thuốc BVTV mới thu thập được (trong đó có 01 công thức xử lý loại thuốc BVTV đang sử dụng phổ biến cho đối tượng nghiên cứu để so sánh hiệu lực). - Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo nghiệm thuốc BVTV đồng ruộng diện hẹp do ngành BVTV quy định. Mỗi công thức thí nghiệm bố trí 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc có diện tích từ 30 - 50m2. * Phương pháp điều tra theo dõi - Điều tra trước phun và sau phun 1, 3, 5, 7 ngày. - Mỗi ô thí nghiệm điều tra 5 điểm, mỗi điểm điều tra 1 m2 (đối với sâu kích thước lớn); từ 1-3 lá (đối với bọ trĩ, nhện đỏ, rầy xanh, rệp ...). - Kiểm tra ảnh hưởng của thuốc đến tình hình sinh trưởng, phát triển của rau và các diễn biến bất thường khác để xử lý kịp thời. f. Chỉ tiêu theo dõi: - Mật độ sâu hại (con/m2, con/lá, nụ, hoa ...); tỷ lệ, chỉ số bệnh (%) - Đánh giá hiệu lực thuốc: Để tính hiệu lực của các loại thuốc BVTV với sâu hại chúng tôi sử dụng công thức Henderson-Tilton. Ta x Cb H (%) = 1- x 100 Tb x Ca Trong đó: + H: hiệu lực của thuốc. + Ta: số lượng cá thể sống ở công thức xử lý thuốc sau khi thí nghiệm. + Tb: số lượng cá thể sống ở công thức xử lý thuốc trước khi thí nghiệm. + Ca: số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng sau khi thí nghiệm. + Cb: số lượng cá thể sống ở công thức đối chứng trước khi thí nghi - Đánh giá ảnh hưởng của thuốc đến cây rau: Màu sắc lá, sinh trưởng, ảnh hưởng của thuốc (nếu có). 3.4.3.4 Thí nghiệm so sánh hiệu quả của các biện pháp phòng trừ sâu hại trên rau họ hoa thập tự a. Địa điểm : Vùng sản xuất rau theo GAP tại Giang Biên – Long Biên. b. Thời gian : Tháng 2 - 5/2009. c. Đối tượng nghiên cứu: Bắp cải. d. Bố trí thí nghiệm : Thí nghiệm gồm 5 công thức, mỗi công thức áp dụng một biện pháp phòng trừ, cụ thể như sau: - Công thức I: Phun thuốc sinh học: Chỉ xử lý các loại thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh học khi xuất hiện các đối tượng sâu hại. - Công thức II: Phun thuốc hoá học: Lựa chọn các loại thuốc hoá học đặc hiệu để xử lý. - Công thức III: Phòng trừ tổng hợp: Tùy theo mức độ sâu hại và giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để lựa chọn các biện pháp xử lý thích hợp trong số các biện pháp: thủ công, sinh học, hoá học. - Công thức IV: Nông dân tự xử lý sâu bệnh (Theo truyền thống). - Công thức V: Đối chứng không xử lý. Diện tích mỗi công thức thí nghiệm là 50 m2, nhắc lại 3 lần. e. Phương pháp điều tra : Theo phương pháp điều tra của ngành qui định. Thời gian điều tra: định kỳ 7 ngày/lần. f. Chỉ tiêu theo dõi : - Tình hình sử dụng biện pháp BVTV ở các công thức. - Diễn biến sâu bệnh trên các công thức, đánh giá hiệu quả phòng trừ. - Đánh giá sinh trưởng của cây. - Hạch toán hiệu quả kinh tế. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Xác định thành phần, mức độ phổ biến của sâu hại và thiên địch chính trên rau họ hoa thập tự sản xuất theo GAP 4.1.1 Thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự tại vùng sản xuất rau theo hướng GAP tại phường Giang Biên – quận Long Biên - Hà Nội khá phong phú. Qua kết qua điều tra và phân loại chúng tôi đã thu thập được trong vụ rau Đông - Xuân tại điểm nghiên cứu có 22 loài sâu hại thuộc 7 bộ và 14 họ khác nhau. Kết quả điều tra thành phần và mức độ phổ biến của sâu hại chính trên rau họ ho thập tự được trình bày tại bảng 4.1 và hình 4.1. Trong các loài sâu hại đã phát hiện được, chúng tôi thấy nổi lên một số loài có mức độ gây hại nhiều và phổ biến như bộ Lepidoptera có sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang, bộ Coleoptera có bọ nhảy sọc cong và bộ Homoptera có rệp xám. Các đối tượng sâu hại khác có xuất hiện trên đồng ruộng nhưng mật độ và mức độ gây hại thấp hơn. Qua kết quả bảng 4.1 chúng tôi đã xác định, thu thập và ghi nhận được 22 loài sâu hại trên cây rau họ hoa thập tự trong vụ Đông Xuân 2008-2009 tại Giang Biên, Long Biên, Hà Nội. Trong 22 loài sâu hại chính có 5 loài gây hại chủ yếu đó là sâu tơ (Plutella xylostella L.), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.), bọ nhảy sọc cong (Phyllotreta striolata Fabr), sâu khoang (Spodoptera litura Fabr) và rệp xám (Brevicoryne brassicae L.). Các loài sâu hại còn lại có xuất hiện trên ruộng rau nhưng có mật độ và mức độ gây hại thấp hơn so với các loài trên. Bảng 4.1: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội TT Tên loài Họ Mức độ phổ biến Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ Coleoptera 1 Bọ nhảy đen Colaphellus bowringi Baly Chrysomelidae + 2 Bọ nhảy sọc thẳng Phyllotreta rectilinaeta Chen Chrysomelidae + 3 Bọ nhảy sọc cong Phyllotreta striolata Fabricius Chrysomelidae +++ 4 Ban miêu khoang vàng Mylabris phalerata Pallas Meloidae + Bộ Diptera 5 Dòi đục lá Liriomyza sativae Blanchard Agromyzidae ++ Bộ Hemiptera 6 Bọ xít vân Eurydema pulchra West. Pentatomidae + 7 Bọ xít xanh vai vàng Neraza torquata Fabricius Pentatomidae + 8 Bọ xít gai nâu Neraza torquata Fabr. Pentatomidae + Bộ Homoptera 9 Rệp xám Brevicoryne brassicae Linnaeus Aphididae +++ 10 Rệp đào Myzus persicae Sulzer Aphididae + 11 Bọ phấn Bemisia tabaci Gennadius Aleyrodidae + Bộ Hymenoptera 12 Ong lá cải Athalia rosea japanensis Rh. Tenthredinidae + Bộ Lepidoptera 13 Sâu róm nâu Amsacta lactinea Cramer Arctiidae + 14 Sâu xám Agrotis ypsilon Hufnagel Noctuidae + 15 Sâu đo xanh Anomis flava Fabricius Noctuidae ++ 16 Sâu khoang Spodoptera litura Fabricius Noctuidae +++ 17 Sâu xanh da láng Spodoptera exigua Hubner Noctuidae + 18 Sâu xanh bướm trắng Pieris rapae Linnaeus Pieridae +++ 19 Sâu tơ Plutella xylostella Linneaus Yponomeutidae +++ Bộ Orthoptera 20 Cào cào nhỏ Atractomorpha chiensis Bolivar Acrididae + 21 Dế dũi Gryllotalpa orientalis Burmeister Gryllotalpidae + 22 Châu chấu Oxya chinensis Thunberg Acrididae + Ghi chú : +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); Mức độ gây hại các loài sâu trên mỗi loại rau là khác nhau. Trên bắp cải, su hào thì sâu tơ và sâu xanh bướm trắng gây hại mạnh và làm ảnh hướng khá lớn đến năng suất, chất lượng rau. Bọ nhảy cũng xuất hiện nhiều nhưng chỉ gây hại ở một mức độ nhất định, làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng rau cải xanh, ngọt. Rệp xám phát sinh gây hại nặng trên các loại rau cải đông dư, cải bẹ trắng; các loại rau bắp cải, su hào chỉ bị hại nặng ở giai đoạn đầu vụ. Ngoài ra còn có sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xám (Agrotis ypsilon) cũng xuất hiện với mật độ thấp. Hình 4.1. Tỷ lệ thành phần loài sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội 4.1.2 Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch trên rau họ hoa thập tự sản xuất theo GAP Trong quá trình điều tra trên đồng ruộng, ngoài phát hiện các loài sâu hại rau HHTT chúng tôi cũng đã thu thập được một số loài côn trùng có ích là thiên địch của các loài sâu hại rau HHTT. Danh mục các loài này được thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2: Thành phần và mức độ phổ biến của các loài thiên địch sâu hại rau HHTT vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên -Hà Nội TT Tên loài Họ Mức độ phổ biến Tên Việt Nam Tên khoa học Bộ Araneae 1 Nhện lưới vàng Agriope sp. Araneidae + 2 Nhện gập lá Clubiona japonica Boes et Str. + 3 Nhện sói Lycosa pseudoannulate Boes et Strand Lycosidae ++ 4 Nhện linh miêu Oxyopes javanus Thorell Oxyopidae ++ 5 Nhện nhảy Plexippus petersi Karch Salticidae + 6 Nhện hàm dài Tetragnatha maxillosa Thorell Tetragnathidae + Bộ Coleoptera 7 Chân chạy Agonum chalcomum Bates. Carabidae + 8 Chân chạy viền trắng Chlaenius inpos Chaudoir Carabidae + 9 Chân chạy nâu Chlaenius naeviger Morawitz Carabidae + 10 Bọ 3 khoang Ophinonea indica Thunberg Carabidae ++ 11 Bọ rừa chữ nhân Coccinella transversalis Fabr. Coccinellidae + 12 Bọ rùa 2 đốm đỏ Cryptogonus orbicutus Gyllenhal Carabidae + 13 Bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus Fabr Coccinellidae + 14 Bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr. Coccinellidae ++ 15 Bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabr. Coccinellidae + 16 Bọ rùa vàng Lei axyridis pallas Coccinellidae + 17 Bọ cánh cộc đỏ Paederus fuscuipes Curt. Staphyllinidae ++ Bộ Dermaptera 18 Bọ đuôi kìm Labidura sp Labiduridae ++ Bộ Diptera 19 Ruồi ăn rệp bụng nâu vàng Episyrphus baltearus De Geer Syrphidae ++ 20 Ruồi ăn rệp vân bụng đen Ischiodon scutellaris Fabricius Syrphidae ++ Bộ Hemiptera 21 Bọ xít nhật nguyệt Peirates cinctiventris Horvath Reduviidae + Bộ Hymenoptera 22 Ong kí sinh rệp Diaeretiella rapae M’Intosh Aphidiidae ++ 23 Ong đen kén trắng Cotesia plutellae kurdjumov Braconidae ++ 24 Ong cự nâu vàng Diadromus collaris Gravenhorst Ichneumonidae + 25 Ong kí sinh dòi đục lá Quadratichus liriomyzae Hansson Eulophidae ++ 26 Ong mắt đỏ Trichogramma sp. Trichogrammatidae ++ 27 Kiến đỏ Camponotus sp. Formicidae + Ghi chú: +++ : rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%); ++ : phổ biến (tần suất bắt gặp 25 – 50%); + : ít phổ biến (tần suất bắt gặp 5 - 25%); Qua kết quả bảng 4.2 chúng tôi đã thu thập được 27 loài thiên địch của sâu hại rau HHTT thuộc 5 bộ và 14 họ. Trong đó phổ biến nhất là các loài thuộc bộ Coleoptera (11 loài), bộ Dermaptera (1 loài), bộ Araneae (6 loài) và bộ Hymenoptera (6 loài) (hình 4.2). Như vậy có thể nói rằng so với sâu hại, các loài thiên địch có số lượng loài phong phú hơn. Trong số các đối tượng thiên địch trên, có 6 loài xuất hiện với tần xuất cao là: bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabr; bọ cánh cộc đỏ Paederus fuscipes Curt; ong ký sinh rệp cải Diaeretiella rapae M, Intosh; ong ký sinh sâu tơ, nhện sói và nhện linh miêu. Trong quá trình điều tra thu thập trên đồng ruộng chúng tôi cũng nhận thấy tại vùng sản xuất RAT theo hướng GAP tại Giang Biên thì tần xuất bắt gặp các loài thiên địch có sự khác nhau so với vùng sản xuất rau truyền thống bên ngoài. Kết quả điều tra tại các vùng sản xuất rau an toàn theo GAP có tần xuất bắt gặp các loài thiên địch cao hơn so với các vùng sản xuất tự do. Bảng 4.3. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch của sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên. TT Bộ Họ Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Araneae 3 20,0 6 22,2 2 Coleoptera 3 20,0 11 40,7 3 Dermaptera 1 6,7 1 3,7 4 Diptera 1 6,7 2 7,5 5 Hemiptera 1 6,6 1 3,7 6 Hymenoptera 6 40,0 6 22,2 Hình 4.2. Tỷ lệ thành phần loài thiên địch của sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP vụ Đông -Xuân 2008-2009 tại Giang Biên - Long biên. 4.2 Diễn biến mật độ của một số đối tượng sâu hại chính trên rau HHTT vụ Đông - Xuân năm 2008-2009 tại Giang Biên - Long Biên – Hà Nội Thành phần các loài sâu hại trên rau họ hoa thập tự rất phong phú, tuy nhiên tần xuất xuất hiện cũng như sự gây hại của các loài là rất khác nhau. Kết quả điều tra tại vùng sản xuất rau an toàn theo hướng GAP – Giang Biên – Long Biên cho thấy trên rau họ hoa thập tự thường xuyên xuất hiện một số đối tượng sâu hại chính, gây ảnh hưởng đáng kể tới năng suất cây rau như: sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, bọ nhảy sọc cong, rệp muội… 4.2.1 Diễn biến mật độ gây hại của sâu tơ (Plutella xylostella) trên cải bắp, súp lơ Sâu tơ được coi là một trong những đối tượng gây hại chính đối với rau HHTT, mật độ sâu tơ có thể đạt tới số lượng hàng trăm con trên một cây rau bắp cải, đặc biệt nguy hại hơn vì sâu tơ là đối tượng có khả năng kháng thuốc rất cao so với các loài sâu hại khác trên đồng ruộng được trình bày trong bảng 4.4 và hình 4.3. Bảng 4.4: Diễn biến mật độ của sâu tơ trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên – Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 Chỉ tiêu TGĐT NĐT Sâu tơ (con/m2) Trung bình Cao 7 NST (29/11/2008) 0 0 14 NST (06/12/2008) 2,0 2,2 21 NST (13/12/2008) 3,6 4,3 28 NST (20/12/2008) 4,4 6,5 35 NST (27/12/2008) 4,8 7,0 42 NST (03/01/2009) 5,1 8,5 49 NST (10/01/2009) 5,4 8,7 56 NST (17/01/2009) 6,2 9,2 63 NST (24/01/2009) 7,1 12,0 70 NST (31/01/2009) 8,4 15,5 77 NST (07/02/2009) 10,1 18,3 Ghi chú: TGĐT: thời gian điều tra; NĐT: ngày điều tra; NST: ngày sau trồng Hình 4.3: Diễn biến mật độ của sâu tơ trên cải bắp, súp lơ tại Giang Biên – Long Biên, vụ Đông Xuân năm 2008-2009 * Nhận xét: Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy sự phát sinh mật độ sâu tơ xuất hiện khi cây cải bắp, súp lơ sau trồng 14, 21 ngày với mật độ thấp và tăng dần qua các kỳ điều tra, sự thay đổi là không rõ rệt. Kết quả điều tra cho đồng nghĩa với sự tăng dần sâu tơ từ tháng 11 năm trước và đạt đỉnh cao mật độ vào tháng 2 năm sau (cây bước vào giai đoạn cuốn._.ng trừ sâu hại đã thực hiện, biện pháp phòng trừ tổng hợp có hiệu lực phòng trừ sâu hại tốt nhất, hiệu quả kinh tế sau khi trừ chi phí BVTV đạt 96 triệu đồng/ha,cao hơn biện pháp hoá học 1 triệu đồng/ha và chỉ kém công thức nông dân tự làm 0,8 triệu đồng/ha trong khi số lần sử dụng thuốc BVTV ít hon 5 lần nên đã đảm bảo an toàn cho sản phẩm, bảo vệ thiên địch và môi trường sinh thái. Công thức I (chỉ sử dụng thuốc sinh học) cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp nhất 39.240 kg/ha và 74,6 triệu đồng/ha. 4. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, các thí nghiệm đồng ruộng và thực tiễn ứng dụng công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất trên rau họ hoa thập tự tại mô hình thực hành nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP tại phường Giang Biên – quận Long Biên trong năm 2008 -2009, chúng tôi đã đề xuất dự thảo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên cây cải bắp, cải xanh – cải ngọt ở vùng Hà Nội. 5.2 Đề nghị - Tiếp tục hoàn thiện quy trình quản lý dịch hại tổng hợp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP trên các chủng loại rau khác nhau, từng bước ứng dụng diện rộng. -Tăng cường tuyên truyền tập huấn hướng dẫn nông dân kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo VietGAP. - Lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới nhanh phân huỷ, độ độc thấp và thời gian cách ly ngắn ngày trong danh mục để khuyến cáo nông dân sử dụng, đảm bảo thời gian cách ly của thuốc và tạo ra sản phẩm rau thực sự an toàn cung cấp cho xã hội. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT: Bộ môn côn trùng (2004). Giáo trình côn trùng học chuyên khoa. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Bộ Nông nghiệp&PTNT (2006). Quyết định số 4094QĐ/BNN - KHCN ngày 29/12/2006 về”Quy định về phương pháp điều tra phát hiện sinh vật hại rau họ thập tự”. Bộ Nông nghiệp&PTNT (2003). Quyết định số 82/2003/QĐ/BNN ngày 4/9/2003 về”Quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng”. Bộ Nông nghiệp&PTNT (2001). Tuyển tập tiêu chuẩn nông nghiệp Việt Nam (Tập II, quyển 1). Bộ Nông nghiệp và PTNT (2008), Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Chi cục BVTV Hà Nội (2002). Tìm hiểu quy luật phát sinh gây hại của sâu bệnh chính trên rau xuân hè, các giống dưa leo và xây dựng quy trình phòng trừ tổng hợp, Báo cáo kết quả đề tài khoa học. Nguyễn Văn Cảm, Hà Minh Trung và ctv (1979), Kết quả điều tra sâu bệnh hại cây trồng ở các tỉnh phía Nam 1977 – 1979, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Vũ Quang Côn (1990), “Lợi dụng các tác nhân sinh vật để hạn chế số lượng sâu hại, một trong các biện pháp quan trọng của phòng trừ tổng hợp”, Tạp chí Bảo vệ thực vật (số 6), Tr. 19 – 21. Vũ Quang Côn (1998), “Biến động số lượng côn trùng”, Bài giảng cho chương trình đào tạo sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Hoàng Anh Cung và ctv (1997), Nghiên cứu tính kháng thuốc của sâu tơ với các nhóm Lân hữu cơ và Pyrethroid, Báo cáo khoa học, Hà Nội, 1997, 8 tr. Đường Hồng Dật (2007). Sâu bệnh hại rau và biện pháp phòng trừ. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội Nguyễn Đình Đạt và ctv (1980), “Một số kết quả nghiên cứu tính chống thuốc và biện pháp phòng trừ sâu tơ ”, Kết quả nghiên cứu KHKT 1969 – 1979, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Hồ Thu Giang (1996), Thành phần thiên địch sâu hại rau họ thập tự. Đặc tính sinh vật và sinh thái học của bọ rùa 6 vằn và ong ký sinh rệp cải vụ Đông xuân 1995 – 1996 tại Gia Lâm – Hà Nội, Luận án thạc sĩ KHNN, Trường đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, 1996. Hồ Thu Giang (2002), Nghiên cứu về thiên địch rau họ thập tự, đặc điểm sinh học, sinh thái của 2 loài ong Cotesia pluteallae (Kurdjiumov) vaf Diadromus collaris Gravenhost (Linnaeus) trên sâu tơ ở ngoại thành Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Văn Hòa (2007). "Hướng dẫn và giới thiệu thực hành tiêu chuẩn EUREPGAP cho quả hàng hóa". Sổ tay sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn GAP. TP Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp. trang 45 – 89. Thúy Hải. (2007), Gần một năm Việt Nam gia nhập WTO: Thành tựu lớn nhất là có 50 tỷ USD vốn FDI chờ vào Việt Nam [online]. Báo Sài gòn giải phóng. Đọc từ: (Đọc ngày 27/10/2007). Nguyễn Quý Hùng, Lã Phạm Lân, Huỳnh Công Hà (1994), “Kết quả nghiên cứu phòng trừ sâu tơ hại rau họ hoa thập tự tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nông nghiệp Công nghiệp thực phẩm. Phạm Văn Lầm (1994), “Biện pháp hoá học trong IPM“, Tạp chí BVTV (số 6), Tr. 22 - 23. Phạm Văn Lầm (1995), Biện pháp sinh học trong phòng chống sâu hại nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Phạm Văn Lầm (1998), “Nghiên cứu sử dụng ong cự đen để trừ sâu tơ trên thế giới”, Tạp chí Bảo vệ thực vật (số 6). Phạm Văn Lầm (1999), “Kết quả xác định tên khoa học của thiên địch thu được trên rau họ hoa thập tự”, Tạp chí Bảo vệ thực vật (số 3), Tr.27- 9 Nguyễn Duy Nhất (1970), “Đặc tính sinh vật học, qui luật phát sinh và những yếu tố ảnh hưởng đến mật độ sâu koang trên đồng ruộng vùng Hà Nội”, Tạp chí KHKT Nông nghiệp ( số 6), Tr. 674-697. Quách Thị Ngọ, Nguyễn Thị Hoa (2002). Kết quả nghiên cứu sinh học, sinh thái 2 loài rệp muội: Myzus persicae (sulz) Brevicoryne brassicae (linn.) (Homoptera: Aphididae) haị rau họ thập tự và biện pháp phòng trừ”. Báo cáo khoa học hội nghị côn trùng học toàn quốc (lần thứ 4). Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. Trang 334 -341. Lê Thị Kim Oanh (1997), Nghiên cứu sử dụng một số thuốc phòng trừ sâu hại rau họ thập tự và an toàn đối với thiên địch của chúng tại vùng Song Phương, Hoài Đức, Hà Tây vụ Đông xuân 1996 – 1997, Luận án Thạc sỹ KHNN, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Lê Thị Kim Oanh (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đến diễn biến số lượng quần thể, đặc điểm sinh học của một số loài sâu hại rau họ hoa thập tự và thiên địch của chúng ở ngoại thành Hà Nội và phụ cận, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội. Nguyễn Trần Oánh (1992), “Tình hình quản lý, cung ứng và sử dụng thuốc BVTV ở Việt Nam”, Tạp chí hoạt động khoa học, (số 6), Tr. 28- 31. Phạm Bình Quyền (1994), Sinh thái học côn trùng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Công Thuật (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng, Nghiên cứu và ứng dụng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. Nguyễn Duy Trang (1996), “ Nghiên cứu xây dựng qui trình phòng trừ tổng hợp phòng trừ dịch hại trong sản xuất rau sạch ”, Báo cáo khoa học trong hội nghị rau sạch toàn quốc, Hà Nội ngày 17 – 18/6/1996. Lê Văn Trịnh (1997), Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của một số sâu hại rau họ thập tự vùng đồng bằng sông Hồng, Luận án TS Nông nghiệp, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Nguyễn Quốc Vọng (2007). ‘Thách thức của ngành trái cây rau quả việt nam trong thời kỳ hôi nhập WTO’. Tập huấn quản lý chất lượng, công nghệ sau thu hoạch và quy trình nông nghiệp an toàn (GAP) cho sản xuất rau công nghệ cao. Trường Đại học Cần Thơ. Nguyễn Quốc Vọng (2006). Nông nghiệp Việt Nam trước ngưỡng cửa WTO [online]. Tạp chí quê hương trên internet. Đọc từ: (Đọc ngày 26/03/2007). Viện Bảo vệ thực vật (1976), Kết quả điều tra côn trùng cơ bản trên cây trồng nông nghiệp năm 1967 – 1968, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. II. TIẾNG ANH Alam M. (1992), “Diamond back moth and its nutural enemies in Jamaica and some other Caribean islands ”, In: Talekar N.S. and Griggs T.D. (eds.). Management of Diamond back moth and other crucifur pest, Proceeding of the second International Workshop, AVRDC, Shanhua Taiwan, AVRDC, pp. 233 – 244. Andrew, K.L and J.W. Benley (1990), IPM and resource – poor Central American farmers, Global Pestic, Monitor 1, pp. 7 – 9. Avciu, Ozbeck H. (1994), “Lepidopterous cabbage pest and their parasitoids in Erzirum”, In: Review of Agricultural, Entomology, 82 (6), pp.620. Blair B.D. (1975), “The importance of Pesticide in Successful Pest Management Programs”, Department of Entomology The Oshi State University Columbus, Oshi, pp. 505-509. Chang H. Wang B.S. (1983), “Occurence patteen of Agrotis ipsilon in Heilonggang” (Hebei, China), Rev. Appl. Ent. Vol. 71. 2441, pp. 289. Chelliah S. And K. Srinivasan (1986), “Bio ecology and management of iomand bach moth in India”, Proceeding of the first International Workshop, pp.63. Fitton M. and walker, A. (1992), “Hymenopterous parasitoids associated with Diamond back moth the toxonomic dilemona”, In: Talekar, N.S. (ed): Management of Diamond back moth and othet crucifer pests. Proceeding of the second International Workshop, Shuanhua, Tainan, Taiwan, AVRDC, pp. 225 – 232. Goodwin S. (1997), “Changes in numbers in the parasitoid complex associated with the Diamond back moth Plutella maculipennis (curt.), Sensory relationship of ovipositor of the adult female”, Entomo. Exp. April.3, pp. 305 - 314. Ha Quang Hung (2001), “Morphological, biological and ecological characteristics of Dacnusa sibirica Telanga (Hym Braconidae) Parasitizing Liriomyza sativa Blanchard (Dipt: Agromyzidae) on vegetable and Legumes in Hanoi Region”, Proceedings Biological Control of Crop Pests,Vietnames Norwegian Workshop 2001,pp.13-18. Harcourt D.G. (1963), “Major mortality factors in the population dynamics of the Diamond bach moth, P. Maculipennis (Lepidoptera, Plutellidae)”, Can.Ent. Soc. Mem. 32, pp. 55-56. Harcourt D.G. (1985), “Population dynamics of the Diamond back moth in Southern Ontario”. Proc.1st . Inter. Worshop, Shaunhua, Taiwan. AVRDC, pp. 3 - 15. Keith L. Andrew, Reynaldo J. Sanchez and Ronald D. Cave (1985), Management of Diamon back moth in Central America, Proceeding of the first International Workshop 1985, pp. 488-494. Koshihara T. (1985), “Diamond back moth and its control in Japan”, Proc.1st. Inter. Workshop, shanhua, Taiwan, AVRDC, pp. 43 – 45. Lim et al. (1984), “Intergrated pest management concept: Perception and implication in Malaysia”, IPM in Malaysia, MAPPS, pp. 19 – 35. Lim, G.S and A. Sivapragasam and Ruwaida (1986), Impact assessment of Apantales plutellae on the Diamond bach moth. In: Talekar, N.S. and Griggs T.D. Diamond bach moth management, Proceedings of the first International worshop. AVRDC, Shanhua, Tainan. AVRDC. Liu et al. (1995), “Intergrated pest management in Brassica vegettable crops”. ACIAR workshop report.Hangzhou, China, CRC-TPM, pp.1-69. Mustata G. (1992), “Role of parasitoid complex in limiting the population of Diamond back moth in Moldonia, Romania”, In Talekar, N.S.ed: Management of Diamond back moth and other crucifer pests, Proceeding of the second International Workshop, Taiwan,pp.203 - 212. Ooi P.A.C. (1985), “Diamond back moth in Malaysia”, Proc. 1st Inter. Workshop. Shanhua, Taiwan, AVRDC, pp. 26 - 34. Salinas P.J. (1985), “Studiets on Diamond back moth in Venezuela with reference to other Latin – American countries”, Proc. 1st. Inter. Workshop. Shanhua, Taiwan, AVRDC, pp.18-24. Shelton A.M. and Andaloro J.T. (1982), “Effect of Lepidoptera larvae populations on processed cabbage grades”, Rev. Apl. Ent. Series A. Vol. 70 (10). 6072, pp.748) Shelton A.M.,J.A. Wyman (1990), “Insecticide resistance of Diamond back moth in North American”, Proccedings of the second international workshop, Tainan, Taiwan, 10 – 14 December 1990, pp. 447 – 454. Thompson, W.R. (1946), “A catalogue of the parasites predators of insect pest”. Imperial parasite service, Belleville, Canada, CIA. London, Section 1, part 8: 386 – 523. Waterhouse D.F. (1992), “Biology control of Diamond back moth management. Taleka, N.S. (ed.). Diamond back moth and other crucifur Pests”. Proceedings of the second international Worshop. Tainan, Taiwan, 10 – 14 Dec. 1992, The Asian vegetable research and development centre, publication, pp. 213 – 221. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tỷ lệ thành phần loài sâu hại trên rau HHTT sản xuất theo GAP tại Giang Biên - Long biên - Hà Nội TT Bộ Họ Loài Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Coleoptera 2 15,4 4 18,2 2 Diptera 1 7,7 1 4,6 3 Hemiptera 1 7,7 3 13,6 4 Homoptera 2 15,4 3 13,6 5 Hymenoptera 1 7,7 1 4,6 6 Lepidoptera 4 30,7 7 31,8 7 Orthoptera 2 15,4 3 13,6 Phụ lục 2. Tình hình sinh trưởng cây cải bắp ở các công thức Chỉ tiêu TGĐT Chiều cao cây (cm) Đường kính bắp (cm) CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 7 NST 4,3 4,3 4,2 4,1 - - - - 14 NST 5,2 5,0 4,7 4,4 - - - - 21 NST 9,8 9,5 8,6 8,3 - - - - 28 NST 15,7 14,6 12,2 10,20 - - - - 35 NST 19,6 18,7 17,5 13,7 6,2 5,8 5,3 4,5 42 NST 22,5 21,8 19,3 17,8 8,8 8,3 7,6 7,3 49 NST 25,3 24,1 23,8 19,5 12,3 11,6 11,3 9,6 56 NST 28,7 26,3 25,8 22,6 15,2 14,5 13,8 12,5 63 NST 29,2 28,8 27,2 24,2 18,3 17,2 16,4 15,4 70 NST 31,2 30,5 29,6 28,6 22,8 21,5 21,1 19,8 77 NST 33,5 32,7 30,3 27,5 24,6 24,0 22,5 22,1 Ghi chú: TGĐT: thời gian điều tra; NST: ngày sau trồng - CT1: Bón phân Sao xanh (SX14). - CT2: Bón phân Organmix. - CT3: Bón phân Hiteda - CT4: Đối chứng (bón theo tập quán) Phụ lục 3. So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế ở các công thức bón phân trên cây cải bắp TT Chỉ tiêu Công thức Chi phí phân bón (1000đ/ha) Năng suất (kg/ha) Giá trị thu được Tổng thu (1000đ/ha) Trừ chi phí phân bón (1000đ/ha) 1 CT1: Sao xanh (SX14) 10.883 39.068 97.670 86.787 2 CT2: Organmix 8.145 37.150 92.875 84.730 3 CT3: Hiteda 8.645 34.122 85.305 76.660 4 CT4: Đối chứng 8.846 33.310 83.275 74.429 Phụ lục 4. So sánh năng suất và hiệu quả kinh tế ở các công thức bón phân trên cây cải xanh TT Chỉ tiêu Công thức Chi phí phân bón (1000đ/ha) Năng suất (kg/ha) Giá trị thu được Tổng thu (1000đ/ha) Trừ chi phí phân bón (1000đ/ha) 1 CT1: Omix 5.615 20.155 60.465 54.850 2 CT2: Organmix 6.366 19.515 58.545 52.179 3 CT3: Hiteda 6.614 17.903 53.709 47.095 4 CT4: Đối chứng 5.699 17.097 51.291 45.592 Phụ lục 5. Tình hình sinh trưởng của cây cải xanh ở các công thức Chỉ tiêu TGĐT Chiều cao cây (cm) Số lá xanh (lá) CT1 CT2 CT3 CT4 CT1 CT2 CT3 CT4 7 NST 3,3 3,3 3,2 3,0 2,0 2,0 2,0 2,0 14 NST 10,8 8,3 7,7 7,6 4,3 4,2 3,8 3,5 21 NST 18,5 16,2 15,6 14,8 7,2 7,0 6,4 6,1 28 NST 33,6 31,6 28,5 25,3 9,3 9,1 8,2 7,2 Ghi chú: TGĐT: thời gian điều tra; NST: ngày sau trồng - CT1: Bón phân Omix. - CT2: Bón phân Organmix. - CT3: Bón phân Hiteda - CT4: Đối chứng (bón theo tập quán) Phụ lục 6. Tình hình sinh trưởng cây cải bắp ở các công thức Chỉ tiêu TGĐT Chiều cao cây (cm) Đường kính bắp (cm) CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 CT1 CT2 CT3 CT4 CT5 7 NST 4,0 4,3 4,2 4,2 3,8 - - - - - 14 NST 4,6 5,0 5,1 5,0 4,0 - - - - - 21 NST 8,8 9,5 9,6 9,3 7,3 - - - - - 28 NST 13,7 14,6 14,2 14,3 10,2 - - - - - 35 NST 17,6 18,7 18,5 18,2 13,7 6,2 5,8 5,3 5,4 4,5 42 NST 20,5 21,8 21,3 21,6 17,8 8,8 8,3 7,6 8,1 7,3 49 NST 22,3 24,1 23,8 24,0 18,5 12,3 11,6 11,3 11,4 9,6 56 NST 25,7 26,3 25,8 26,1 22,6 15,2 14,5 13,8 14,2 12,5 63 NST 26,2 28,8 28,2 28,5 23,2 18,3 17,2 16,4 17,0 15,4 70 NST 28,2 30,5 29,9 30,2 25,6 22,8 21,5 21,1 21,2 19,8 77 NST 29,5 32,7 31,3 32,4 26,5 24,6 24,0 22,5 23,8 22,1 Ghi chú: TGĐT: thời gian điều tra; NST: ngày sau trồng Phụ lục 7: Xử lý thống kê 1) Hiệu lực của thuốc BVTV nguồn gốc sinh học mới đối với sâu xanh bướm trắng (%). BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE SAUXANH 12/ 8/** 15:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau xanh buom trang (%) VARIATE V003 HLT_1N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 17.4880 8.74400 0.34 0.725 3 2 CT$ 4 1155.76 288.939 11.20 0.003 3 * RESIDUAL 8 206.352 25.7940 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1379.60 98.5426 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE SAUXANH 12/ 8/** 15:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau xanh buom trang (%) VARIATE V004 HLT_3N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 53.6920 26.8460 0.65 0.551 3 2 CT$ 4 1328.78 332.196 8.05 0.007 3 * RESIDUAL 8 329.968 41.2460 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1712.44 122.317 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE SAUXANH 12/ 8/** 15:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau xanh buom trang (%) VARIATE V005 HLT_5N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 19.6920 9.84600 0.47 0.646 3 2 CT$ 4 408.624 102.156 4.86 0.028 3 * RESIDUAL 8 168.208 21.0260 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 596.524 42.6089 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE SAUXANH 12/ 8/** 15:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau xanh buom trang (%) VARIATE V006 HLT_7N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 24.5280 12.2640 0.67 0.544 3 2 CT$ 4 300.516 75.1290 4.08 0.043 3 * RESIDUAL 8 147.312 18.4140 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 472.356 33.7397 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SAUXANH 12/ 8/** 15:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau xanh buom trang (%) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N 1 5 70.2000 89.8000 95.0000 95.2000 2 5 67.6000 94.2000 97.4000 98.2000 3 5 68.4800 93.2600 94.9400 95.9200 SE(N= 5) 2.27130 2.87214 2.05066 1.91906 5%LSD 8DF 7.40648 9.36577 6.68699 6.25787 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N Emaben 3 74.4000 100.000 100.000 100.000 Sokotin 3 51.8000 83.5000 90.6000 92.7000 Sokonec 3 69.7000 78.6000 88.3000 89.5000 Pesta 5SL 3 71.6000 100.000 100.000 100.000 Kuraba 3 76.3000 100.000 100.000 100.000 SE(N= 3) 2.93224 3.70792 2.64739 2.47750 5%LSD 8DF 9.56172 12.0912 8.63286 8.07887 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SAUXANH 12/ 8/** 15:44 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau xanh buom trang (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HLT_1N 15 68.760 9.9269 5.0788 7.4 0.7252 0.0026 HLT_3N 15 92.420 11.060 6.4223 6.9 0.5507 0.0070 HLT_5N 15 95.780 6.5275 4.5854 4.8 0.6460 0.0281 HLT_7N 15 96.440 5.8086 4.2912 4.4 0.5436 0.0434 2) Hiệu lực của thuốc BVTV nguồn gôc sinh học mới đối với sâu tơ (%) BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE SAUTO 12/ 8/** 15:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau to (%) VARIATE V003 HLT_1N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 73.5520 36.7760 2.72 0.125 3 2 CT$ 4 358.044 89.5110 6.62 0.012 3 * RESIDUAL 8 108.128 13.5160 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 539.724 38.5517 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE SAUTO 12/ 8/** 15:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau to (%) VARIATE V004 HLT_3N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 .688004 .344002 0.05 0.953 3 2 CT$ 4 162.576 40.6440 5.75 0.018 3 * RESIDUAL 8 56.5520 7.06900 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 219.816 15.7011 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE SAUTO 12/ 8/** 15:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau to (%) VARIATE V005 HLT_5N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 3.47200 1.73600 0.38 0.698 3 2 CT$ 4 89.3640 22.3410 4.91 0.027 3 * RESIDUAL 8 36.3680 4.54600 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 129.204 9.22886 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE SAUTO 12/ 8/** 15:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau to (%) VARIATE V006 HLT_7N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 3.07200 1.53600 0.42 0.676 3 2 CT$ 4 94.8240 23.7060 6.43 0.013 3 * RESIDUAL 8 29.4880 3.68600 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 127.384 9.09886 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SAUTO 12/ 8/** 15:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau to (%) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N 1 5 40.6000 84.4000 92.8000 94.2000 2 5 44.0000 84.6000 91.8000 94.2000 3 5 38.6400 84.0800 92.8400 95.1600 SE(N= 5) 1.64414 1.18903 0.953520 0.858604 5%LSD 8DF 5.36138 3.87732 3.10933 2.79982 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N Emaben 3 47.2000 88.5000 95.8000 98.3000 Marigold 3 32.5000 81.5000 92.4000 94.7000 Sokonec 3 41.6000 79.7000 88.3000 90.5000 Pesta 5Sl 3 43.8000 85.2000 92.3000 95.3000 Kubara WP 3 40.3000 86.9000 93.6000 93.8000 SE(N= 3) 2.12258 1.53504 1.23099 1.10845 5%LSD 8DF 6.92151 5.00559 4.01413 3.61455 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SAUTO 12/ 8/** 15:58 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi sau to (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HLT_1N 15 41.080 6.2090 3.6764 8.9 0.1246 0.0122 HLT_3N 15 84.360 3.9625 2.6588 3.2 0.9528 0.0180 HLT_5N 15 92.480 3.0379 2.1321 2.3 0.6978 0.0273 HLT_7N 15 94.520 3.0164 1.9199 2.0 0.6763 0.0133 3) Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV đối với bọ nhảy (%) BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_1N FILE BONHAY 12/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi bo nhay (%) VARIATE V003 HLT_1N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 24.7000 12.3500 0.82 0.476 3 2 CT$ 4 1028.28 257.070 17.12 0.001 3 * RESIDUAL 8 120.160 15.0200 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1173.14 83.7957 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_3N FILE BONHAY 12/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi bo nhay (%) VARIATE V004 HLT_3N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 336.252 168.126 6.41 0.022 3 2 CT$ 4 780.924 195.231 7.45 0.009 3 * RESIDUAL 8 209.728 26.2160 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1326.90 94.7789 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_5N FILE BONHAY 12/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi bo nhay (%) VARIATE V005 HLT_5N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 41.2320 20.6160 1.07 0.390 3 2 CT$ 4 1751.96 437.991 22.63 0.000 3 * RESIDUAL 8 154.808 19.3510 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1948.00 139.143 ----------------------------------------------------------------------------- BALANCED ANOVA FOR VARIATE HLT_7N FILE BONHAY 12/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 4 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi bo nhay (%) VARIATE V006 HLT_7N % LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 NLAI 2 150.592 75.2960 3.02 0.105 3 2 CT$ 4 1639.88 409.971 16.44 0.001 3 * RESIDUAL 8 199.448 24.9310 ----------------------------------------------------------------------------- * TOTAL (CORRECTED) 14 1989.92 142.137 ----------------------------------------------------------------------------- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE BONHAY 12/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 5 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi bo nhay (%) MEANS FOR EFFECT NLAI ------------------------------------------------------------------------------- NLAI NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N 1 5 45.4000 71.8000 75.8000 87.6000 2 5 45.8000 61.0000 77.0000 83.6000 3 5 42.9000 70.0600 79.7600 79.8400 SE(N= 5) 1.73321 2.28980 1.96728 2.23298 5%LSD 8DF 5.65181 7.46682 6.41511 7.28152 ------------------------------------------------------------------------------- MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HLT_1N HLT_3N HLT_5N HLT_7N Emaben2.0EC 3 43.6000 66.7000 72.9000 83.3000 Sokotin0.3EC 3 40.0000 68.0000 74.6000 86.4000 Trusach2.5EC 3 32.3000 54.7000 61.2000 64.0000 Mopride20WP 3 53.6000 73.4000 88.2000 91.5000 Otoxes200SP 3 54.0000 75.3000 90.7000 93.2000 SE(N= 3) 2.23756 2.95612 2.53975 2.88276 5%LSD 8DF 7.29645 9.63962 8.28188 9.40040 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE BONHAY 12/ 8/** 16: 4 ---------------------------------------------------------------- PAGE 6 Hieu luc cua thuoc BVTV nguon goc sinh hoc moi doi voi bo nhay (%) F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |NLAI |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | | NO. BASED ON BASED ON % | | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | | HLT_1N 15 44.700 9.1540 3.8756 8.7 0.4762 0.0007 HLT_3N 15 67.620 9.7354 5.1202 7.6 0.0219 0.0088 HLT_5N 15 77.520 11.796 4.3990 5.7 0.3905 0.0003 HLT_7N 15 83.680 11.922 4.9931 6.0 0.1046 0.0008 Phụ lục 8. Số liệu khí tượng Tháng Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ thấp nhất (oC) Nhiệt độ cao nhất (oC) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) Độ ẩm (%) 10/2008 26,5 24,2 30,3 15,2 3,0 80,0 11/2008 21,4 18,9 25,2 8,6 4,9 76,0 12/2008 18,1 14,8 22,6 4,5 7,9 73,1 01/2009 15,59 12,36 19,86 0,09 3,74 71 02/2009 22,060 19,623 25,915 0,288 3,265 76,1 3/2009 39,12 18,750 23,286 1,214 2,189 84,1 4/2009 23,4 21,993 27,782 1,625 3,561 79,6 5/2009 26,774 24,308 30,512 10,8 5,22 84,3 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn up.doc
Tài liệu liên quan