Tình hình Xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua & ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới hoạt động Xuất khẩu

Chương I Những lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu 1. Khái niệm và những cơ sở ban đầu của hoạt động xuất khẩu 1.1.Khái niệm Xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán . Xuất khẩu là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế quan trọng, lâu đời và cơ bản nhất. Nó xuất hiện khá sớm khi mà hoạt động trao đổi quốc tế vẫn còn manh mún, phân tán với quy mô nhỏ theo kiểu con đường tơ lụa từ Trung Quốc sang Ba Tư.

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tình hình Xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua & ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới hoạt động Xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cho đến nay có thể nói không một quốc gia nào có thể tăng trưởng và phát triển kinh tế mà không đẩy mạnh xuất khẩu . Xuất khẩu là một trong những hoạt động cơ bản của Ngoại thương. Hình thức cơ bản của nó là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia và đến nay nó đã phát triển rất mạnh, biểu hiện dưới rất nhiều hình thức. Hoạt động xuất khẩu ngày nay diễn ra trên phạm vi toàn cầu, phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, trong tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế, từ vật phẩm tiêu dùng tới tư liệu sản xuất, từ các chi tiết linh kiện rất nhỏ bé đến các loại máy móc khổng lồ, các loại công nghệ kỹ thuật cao, không chỉ là hàng hoá hữu hình mà còn cả các loại hàng hoá vô hình với tỷ trọng ngày càng lớn . 1.2. Những cơ sở ban đầu của hoạt động xuất khẩu Các quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với hai lý do cơ bản , mỗi lý do đều liên quan đến lợi ích thu được từ hoạt động thương mại. Thứ nhất : các nước liên minh buôn bán với nhau bởi vì họ khác nhau. Cũng như cá nhân con người, các quốc gia có thể thu được lợi ích từ những sự khác biệt giữa họ bằng cách đạt được tới một sự dàn xếp mà theo đó mỗi nước sẽ làm những gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt hơn . Thứ hai : Các nước tiến hành với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất. Điều đó có nghĩa là nếu như mỗi nước đi vào chuyên môn hoá ở một số loại hàng hoá, nó có thể sản xuất mỗi loại hàng này ở quy mô lớn hơn và do đó hiệu quả hơn là trong trường hợp nước đó sản xuất tất cả mọi thứ . 1.2.1.Lập luận về lý do thứ nhất chúng ta có thể minh họa bằng nhiều lý thuyết như lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm .... những cách giải thích về lợi thế so sánh của G. Haberler hay Hecksher - Olin. Tuy nhiên ở đây chúng ta hãy quay lại với chính tác giả đã đưa ra khái niệm về lợi thế so sánh - Nhà kinh tế học cổ điển Anh : David Ricardo. Nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong sản xuất hầu hết các loại sản phẩm tổng hợp quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo lợi ích cho mình. ý tưởng vĩ đại của nhà kinh tế học người Anh này theo tư tưởng tự do trao đổi muôn năm của Adam Smith này có một sức mạnh ở chỗ là nó chứng minh được rằng trao đổi quốc tế sẽ có lợi cho cả hai nước, ngay cả khi một trong hai nước đó kém hiệu quả hơn trong tất cả các lĩnh vực bằng cách quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu những loại hàng hoá mà việc sản xuất chúng ít bất lợi nhất (những hàng hoá có lợi thế tương đối ) và nhập khẩu những loại hàng mà việc sản xuất chúng bất lợi lớn nhất . Mô hình lợi thế so sánh của Ricardo được xây dựng dựa trên năm giả thiết được đơn giản hoá sau đây : Thế giới chỉ có hai quốc gia và chỉ sản xuất hai mặt hàng ( mỗi quốc gia có lợi thế về một mặt hàng) . Lao động là yếu tố sản xuất có thể di chuyển trong mỗi nước, nhưng không di chuyển giữa các nước. Công nghệ sản xuất ở hai nước là cố định. Chi phí sản xuất cố định, không có chi phí vận tải. Thương mại hoàn toàn tự do giữa hai nước. Có thể minh họa mô hình về lợi thế so sánh của Ricardo áp dụng cho hai quốc gia là Việt Nam và Mỹ với hai loại hàng hoá là vải và gạo trong bảng sau đây : Bảng 1 : Minh hoạ lợi thế so sánh Quốc gia Mặt hàng Việt Nam Mỹ Vải ( m/giờ công) 1 6 Gạo (Kg/giờ công) 2 4 Bảng 1 cho chúng ta thấy rằng Mỹ có lợi thế tuyệt đối so với Việt Nam trong việc sản xuất cả hai mặt hàng nhưng Việt Nam cũng có lợi thế tương đối trong sản xuất gạo ( mặt hàng mà Việt Nam ít bất lợi nhất ) . Theo quy luật lợi thế so sánh thì cả Việt Nam và Mỹ đều có lợi nếu Việt Nam chuyên môn hoá sản xuất gạo còn Mỹ chuyên môn hóa sản xuất vải, sau đó tiến hành trao đổi cho nhau. Nếu tiến hành trao đổi 6 m vải lấy 4 kg gạo của Việt Nam thì Mỹ sẽ chẳng có lợi gì bởi vì tỷ lệ này trùng với tỷ lệ trao đổi nội địa của họ. Điều này cũng tương tự với Việt Nam khi mà chúng ta đổi 2 kg gạo lấy 1 vải. Do đó, tỷ lệ trao đổi quốc tế phải nằm giữa hai tỷ lệ trao đổi nội địa : < tỷ lệ trao đổi quốc tế Giả sử tỷ lệ trao đổi quốc tế là : 1m vải = 1kg gạo, trong trường hợp này nếu Mỹ trao đổi 6 vải lấy 6 gạo của Việt Nam thì Mỹ sẽ lợi được 2 kg gạo hay 0,5 giờ công, còn Việt Nam nhận được 6 vải mà bình thường phải mất 6 giờ công mới sản xuất được mà sản xuất 6 gạo chỉ trong 3 giờ công, do đó Việt Nam sẽ lợi được 3 giờ công . Qua ví dụ trên chúng ta thấy rằng hoạt động xuất khẩu mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia bằng cách xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế so sánh và nhập khẩu những hàng hoá không có lợi thế này. Sự chuyên môn hoá sản xuất và trao đổi hàng hoá cho phép sử dụng tốt nhất lợi thế của mỗi quốc gia và giúp cho những quốc gia này có thể sử dụng tối ưu nguồn lực của mình. Bên cạnh đó thương mại quốc tế cũng làm cho tổng sản phẩm thế giới tăng lên. 1.2.2.Lý do thứ hai mà các nước tiến hành các hoạt động thương mại quốc tế chính là nhằm đạt được lợi thế nhờ qui mô sản xuất. Lập luận này được minh họa bằng sơ đồ sau đây : Sơ đồ 1: Hiệu quả kinh tế nhờ quy mô Nhìn vào sơ đồ chúng ta thấy rằng khi mà sản xuất tăng trong một chừng mực nào đấy thì chi phí sản xuất cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống (P1đP2) . Việc xuất khẩu ra thị trường quốc tế giúp cho một quốc gia có thể đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất tối ưu, điều này sẽ gia tăng lợi ích cho các bên. Đây cũng chính là một động lực cơ sở cho hoạt động xuất khẩu. 2.Vai trò của xuất khẩu trong chiến lược hướng ngoại của Việt Nam 2.1 Chiến lược huớng ngoại - những nét khái quát Kể từ thập kỷ 50 trở lại đây, quá trình Công nghiệp hoá của các nước đang phát triển theo cơ chế thị trường được tiến hành theo hai hướng chiến lược : Chiến lược hướng nội còn gọi là "Công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu "và chiến lược hướng ngoại còn gọi là "Công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu". Thực tế phát triển ở các quốc gia đang phát triển theo chiến lược hướng ngoại đã cho thấy tính hơn hẳn của nó so với chiến lược hướng nội. Sự ra đời của chiến lược hướng ngoại đồng thời là lời tuyên cáo chung cho chiến lược hướng nội theo kiểu " Tự lực cánh sinh" với kết quả là sự ra đời của các nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs) vào cuối thập kỷ 70 đầu 80 với sự bùng nổ của các kinh tế Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore và sau này là Thái Lan và Malaysia ... Mặc dù ở mỗi giai đoạn khác nhau có những biểu hiện khác nhau về nhịp độ và dung lượng xuất khẩu nhưng nhìn chung các nước và vùng lãnh thổ này đều khẳng định những nỗ lực kiên trì của họ nhằm theo đuổi mô hình mà cốt lõi của nó là lấy các quan hệ kinh tế đối ngoại làm đòn bẩy cho chương trình Công nghiệp hoá quốc gia. Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là giải pháp để các nước này đạt đến độ trưởng thành về kỹ thuật, dẫn họ đến địa vị nước công nghiệp đầy tiềm năng. Trên bình diện vĩ mô thì chiến lược này nhấn mạnh ba nhân tố cơ bản : Thay cho kiểm soát nhập khẩu để tiết kiệm nguồn ngoại tệ và kiểm soát nguồn tài chính là mở rộng khả năng xuất khẩu. Hạn chế bảo hộ công nghiệp địa phương thực chất là hạn chế sự nuôi dưỡng nếp ỷ lại và thay vào đó là nâng đỡ và hỗ trợ đến mức tối đa cho các ngành xuất khẩu. Thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài bằng các chính sách ưu đãi. Trong chiến lược công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước Đảng ta nhấn mạnh " Chúng ta phải chủ trương xây dựng một nền kinh tế mở đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả, tranh thủ vốn, công nghệ và thị trường quốc tế để tiến hành CHH - HĐH đất nước ’’(1) : văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII-Đảng Cộng Sản Việt Nam -Trang 21 . Rõ ràng ở đây Chính phủ Việt Nam đã chủ trương kết hợp cả hai chiến lược : Hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu. Thực tế nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã khẳng định vai trò chủ đạo, tiên phong và tầm quan trọng của chiến lược hướng ngoại. Theo phân tích ba nhân tố cơ bản trên chúng ta thấy rõ tầm cỡ của xuất khẩu trong chiến lược hướng ngoại này. Vậy thực chất vai trò của xuất khẩu đối với chính sách kinh tế của Việt Nam là gì ? 2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu 2.2.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế và chính sách hướng ngoại Việt Nam Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế và chính sách hướng ngoại của Việt Nam biểu hiện trên những khía cạnh ở sơ đồ2. Sơ đồ 2 : Tác động của xuất khẩu tới nền kinh tế Tạo nguồn vốn cho nhập khẩu Tạo việc làm ,thu nhập nền kinh tế Xuất khẩu Cải thiện quan hệ kinh tế đối ngoại Kích thức sxpt - chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.2.1.1. Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ CNH - HĐH đất nước Giống như một cỗ máy muốn vận hành phải có nhiên liệu, nền kinh tế Việt Nam đang rất cần một lượng vốn lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại. Xét một cách khái quát thì nguồn vốn nhập khẩu có thể được đáp ứng từ các nguồn sau : - Các nguồn vốn nước ngoài ( FDI, ODA ...). - Các nguồn vốn thu từ các dịch vụ thu ngoại tệ trong nước. - Nguồn vốn huy động từ dân cư. - Nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu. ...... Song song cùng với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn từ hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng, quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Thật vậy ở Việt Nam, thời kỳ 1986- 1990 nguồn thu từ xuất khẩu bằng 75% tổng thu ngoại tệ, thu xuất khẩu năm 1990 đảm bảo 80% nguồn vốn cho nhập khẩu, năm 1995 là 65,9%, năm 1996 là 65% và năm 1997 là 73%. Nguồn vốn cho nhập khẩu này đã thổi vào nền kinh tế Việt Nam những nguồn sinh khí mới, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, góp phần vào việc thực hiện CNH - HĐH ở nước ta. 2.2.1.2. Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới thay đổi mạnh mẽ theo một xu hướng của một nền sản xuất hiện đại : Chuyển dịch cơ cấu dần từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Có hai cách tiếp cận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Thứ nhất : Chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Cách tiếp cận này còn có nhiều hạn chế, bó hẹp xuất khẩu trong một phạm vi rất hẹp, không phát huy được lợi thế so sánh của một quốc gia, hơn nữa các ngành sản xuất kinh doanh sẽ không có cơ hội phát triển. Thứ hai: Coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Cách tiếp cận này tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. Sự tác động này được thể hiện : Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành sản xuất nội địa có cơ hội phát triển. Ví dụ khi phát triển ngành dệt, may xuất khẩu các ngành khác như trồng bông, tẩy, sấy, nhuộm hấp, kéo sợi... sẽ có điều kiện phát triển. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu (gạo, dầu, thực vật, chè..) có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ nó. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần ổn định sản xuất công nghiệp hiện đại. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia. Nó cho phép một nước có thể tiêu dùng tất cả mặt hàng với số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn sản xuất của quốc gia đó. Xuất khẩu có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hóa sản xuất phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Xuất khẩu tạo điều kiện cho quốc gia có được ngoại tệ mạnh, góp phần làm tăng dự trữ của một quốc gia, giúp cho quốc gia đó có thể điều hòa được cung cầu về ngoại tệ . Xuất khẩu tạo điều kiện cho hàng hóa của một quốc gia thâm nhập và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường thế giới, mở rộng ảnh hưởng của quốc gia đó trên thế giới. 2.2.1.3. Xuất khẩu tạo việc làm và cải thiện đời sống nhân dân Xuất khẩu kích thích sản xuất phát triển và tạo việc làm cho hàng chục triệu lao động, tăng thu nhập và khả năng chi tiêu của họ. Điều này làm kích cầu và tác động tích cực ngược lại với nền sản xuất trong nước. Ngoài ra xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng nhu cầu đa dạng và phong phú của nhân dân. 2.2.1.4. Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có mối quan hệ tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Thực chất thì xuất khẩu cũng là một hoạt động chủ yếu, cơ bản và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế, tín dụng quốc tế ... Ngược lại sự phát triển của những ngành này cũng tác động ngược lại tới hoạt động xuất khẩu . Trên đây là những nét khái quát về tác động của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Bây giờ chúng ta hãy cùng phân tích tác động của nó trong một phạm vi nhỏ hẹp hơn, nhưng không kém phần quan trọng : Trong phạm vi doanh nghiệp. 2.2.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Ngày nay khi quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới diễn ra thì xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một tất yếu khách quan. Việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ ra nước ngoài đưa lại cho doanh nghiệp những lợi ích sau : Thông qua hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm và gia tăng lợi nhuận. Đồng thời chiến lược mở rộng và đa dạng thị trường sẽ giúp cho họ phân tán và hạn chế được rủi ro. Thông qua hoạt động xuất khẩu các doanh nghiệp có cơ hội gia tăng khả năng cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế. Điều này có thể làm tăng uy tín của doanh nghiệp, giúp sản phẩm của họ thâm nhập vào thị trường quốc tế, nhất là khi mà dung lượng thị trường nội địa còn rất hạn chế . Xuất khẩu đảm bảo cho doanh nghiệp luôn tăng cường các kỹ năng quản lý (quản lý hoạt động xuất khẩu, bán hàng, thiết lập các kênh phân phối. . .). Mặt khác, xuất khẩu cũng giúp cho doanh nghiệp thu được ngoại tệ để nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu . Xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp mở rộng quan hệ của mình, kịp thời nhận được những thông tin phản hồi để có thể điều chỉnh chiến lược sản phẩm của mình cho phù hợp (tính cập nhật). Với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhất là đối với ngành công nghiệp nhẹ (giầy dép..) khi mà nạn hàng giả và hàng lậu tràn vào khó kiểm soát gây ra ảnh hưởng tiêu cực cho việc tiêu thụ ở thị trường nội địa thì dường như xuất khẩu là con đường duy nhất để cho các doanh nghiệp này duy trì sản xuất và thu được lợi nhuận. 3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu Kinh doanh quốc tế (KDQT) chịu ảnh hưởng rất lớn bởi rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan. Trong một môi trường luôn thay đổi và rất khẵc nghiệt KDQT muốn thành công thì phải thích nghi với các nhân tố tác động đến nó (các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh). Nhìn một cách tổng thể thì toàn bộ mô hình kinh doanh quốc tế được khái quát bằng sơ đồ sau : Sơ đồ 3 : Hoạt động kinh doanh quốc tế Mục tiêu +Môi trường luật pháp +Môi trường kinh tế +Môi trường chính trị +Môi trường địa lý v.v. +Xuất khẩu +Nhập khẩu +Đại lý đặc quyền +Buy back v.v. Nhìn vào sơ đồ 3 có thể thấy xuất khẩu là một trong những phương tiện cơ bản thực hiện các mục tiêu của kinh doanh quốc tế. Do đó, nó cũng chịu ảnh hưởng đầy đủ bởi các nhân tố của môi trường kinh doanh. Sự tác động này được minh họa bằng sơ đồ 4. Sơ đồ 4 : các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu Các yếu tố thuộc về sản phẩm Tỷ giá hối đoái Các yếu tố luật pháp Các yếu tố chính trị Các yếu tố kinh tế Xh vận động kq của thế giới Hoạt động xuất khẩu Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp Các yếu tố văn hoá Các yêú tố cạnh tranh Nhập khẩu Khoa học công nghệ 3. 1. Các yếu tố văn hóa xã hội Văn hóa được hiểu như một tổng thể phức tạp. Nó là một tập hợp bao gồm ngôn ngữ, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, phong tục... Văn hóa qui định hành vi của mỗi con người, thông qua mối quan hệ giữa người với người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong môi trường văn hóa, những nhân tố nổi lên giữ vị trí cực kỳ quan trọng là tập quán, lối sống, tôn giáo và ngôn ngữ. Các nhân tố này được coi như những hàng rào vô hình ngăn cản các hoạt động KDQT. Mỗi quốc gia, thậm chí trong từng vùng, các dân tộc khác nhau có tập quán, lối sống và ngôn ngữ riêng, do đó các nhà kinh doanh phải hiểu rõ và thích ứng với những yếu tố văn hóa này. Ví dụ chúng ta không thể đem bán thịt bò ở ấn Độ hoặc bán thịt lợn ở Irẵc, Syri bởi vì như thế là đã vi phạm tôn giáo, phong tục và tập quán của những nước này. Để hiểu thêm về điều này, chúng ta hãy phân tích thị hiếu tiêu dùng xe máy của người dân Việt Nam thì hầu hết họ đều thích nhãn hiệu Honda (chiếm 80% thị phần) cho dù Suzuki, Yamaha... cũng là những nhãn hiệu có uy tín trên thị trường thế giới. Hay chiến lược sản phẩm của Coca-Cola, ở Việt Nam là hương vị cà phê, rồi ở các nước khác là hương cam, dừa.... Điều này nói lên tầm quan trọng của thị hiếu (yếu tố văn hóa)... Tóm lại, điều cần thiết ở đây là tính linh loạt, thích ứng của doanh nghiệp đối với từng thị trường. Một doanh nghiệp muốn thành công phải phải nghiên cứu kỹ yếu tố này (đặc biệt trong khi hoạch định chiến lược để mở rộng thị trường) để từ đó đưa ra quyết định chính xác. 3.2. Các yếu tố luật pháp Một trong những bộ phận của môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Tham gia vào hoạt động KDQT doanh nghiệp phải chịu tác động của hệ thống luật quốc gia và luật quốc tế. Những hệ thống luật này có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Nói một cách khác, luật pháp sẽ qui định và cho phép những lĩnh vực hoạt động và hình thức kinh doanh phù hợp mà doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh và những lĩnh vực, hình thức, mặt hàng... doanh nghiệp không được phép kinh doanh hoặc kinh doanh hạn chế ở quốc gia đó cũng như khu vực nói chung. Trên thế giới hiện nay tồn tại ba hệ thống luật : Hệ thống luật theo tập quán, hệ thống luật dân sự, hệ thống luật thần quyền. Tuy nhiên dù quốc gia có theo một hệ thống pháp luật nào đi chăng nữa thì những hệ thống này đều ảnh hưởng đến hoạt động KDQT nói chung và xuất khẩu nói riêng trên những mặt sau : - Các qui định về giao dịch, hợp đồng, bảo hộ quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế, bí quyết công nghệ... - Các qui định về môi trường, sức khỏe và an toàn, tiêu chuẩn chất lượng, bao bì kỹ mã hiệu. - Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. - Các qui định về qui chế lao động, tiền lương, tiền thưởng, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, đình công, bồi dưỡng.... - Qui định về cạnh tranh và chống độc quyền. - Qui định về giá cả, các loai thuế xuất - nhập khẩu, thuế lợi tức, doanh thu, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài.. - Qui định về quảng cáo Marketing, hướng dẫn sử dụng. Như vậy, có thể khẳng định rằng các yếu tố luật pháp qui định những quyền và nghĩa vụ cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó chỉ có trên cơ sở nắm vững các yếu tố luật pháp mới cho phép doanh nghiệp đưa ra những quyết định chính xác trong việc lựa chọn quốc gia, khu vực kinh doanh, hình thức, mặt hàng kinh doanh và kinh doanh ở đâu, cái gì là chủ yếu nhằm gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. 3.3. Các yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu. Sự ảnh hưởng này có thể xét trên cả giác độ vĩ mô và vi mô. Trên giác độ vĩ mô, nó tác động tới đặc điểm và sự phân bố các cơ hội KDQT cũng như qui mô trên thị trường quốc tế. Điều này thể hiện trước hết ở chính sách kinh tế và hệ thống kinh tế của quốc gia đó, Việt Nam trong thời kỳ trước 1986 là một nền kinh tế kế hoạch tập trung, khập khiễng trên tất cả các lĩnh vực trong đó có xuất khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm một tỷ trọng nhỏ bé, nền kinh tế bó hẹp trong khuôn khổ quốc gia do đó xuất khẩu không phát huy được vai trò của mình và điều này làm kìm hãm sự phát triển của đất nước. Hiện nay đối với các quốc gia, chính sách thương mại của họ theo xu hướng tự do hóa thương mại hay bảo hộ mậu dịch sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu. Việc sử dụng các công cụ như thuế quan, hành chính (quota, qui định về giấy phép..), hạn chế xuất khẩu tự nguyện hay việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật như các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, bao bì, mẫu mã, vệ sinh... với các quốc gia kém phát triển rõ ràng hạn chế xuất khẩu của họ. Hay ngược lại những đòn bẩy kinh tế như các biện pháp hỗ trợ đầu tư, tín dụng ưu đãi, trợ giá... sẽ tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Tinh ổn định hay bất ổn định của môi trường kinh tế rõ ràng là ảnh hưởng đến hoạt động KDQT nói chung và xuất khẩu nói riêng. Tính ổn định về môi trường kinh tế trước hết và chủ yếu là ổn định nền tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát. Đây là điều mà các doanh nghiệp rất quan tâm và ái ngại vì nó trực tiếp liên quan đến kết quả kinh doanh của họ. Một sự điều chỉnh tỷ giá hợp lý có thể dẫn tới việc đẩy mạnh xuất khẩu và ngược lại... chính sách phá giá thành công đồng Won 100% (1964) của Hàn Quốc đã kích thích cho xuất khẩu nước này phát triển. Tuy nhiên, chính sách này cũng có tính hai mặt của nó mà chúng ta sẽ phân tích kỹ trong chương III. Thực tế là để phân tích những tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động xuất khẩu không đơn giản mà đây là tổng thể những tập hợp các chính sách, do đó trong giới hạn của bài viết chúng ta chỉ nêu một cách khái quát nhất. 3.4. Các yếu tố chính trị Chính trị và kinh tế luôn có mối quan hệ mật thiết và gắn bó với nhau. Tính ổn định và sự phát triển của quan hệ chính trị có thể làm tiền đề cho những quan hệ kinh tế đối ngoại phát triển và ngược lại cũng có thể hạn chế sự phát triển của các quan hệ này. Các doanh nghiệp không thể tiến hành KDQT tại những quốc gia mà ở đó sự ổn định chính trị luôn bị vi phạm với những xung đột sát tộc như Kampuchia, Serbia hiện nay... hay những rối loạn về chính trị như ở nước Liên Xô (1989) đã làm cho hãng Samsung (HànQuốc) mất đi khoảng 100 triệu USD khi hệ thống XHCN bị sụp đổ ở nước này. Sự bất ổn định về chính trị luôn là một yếu tố chứa đựng những rủi ro cao nhất cho hoạt động KDQT, không có sự ổn định về chính trị thì sẽ không có điều kiện để ổn định và phát triển kinh tế. Sự ảnh hưởng của chính trị tới các hoạt động KDQT nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng còn thể hiện ở mối quan hệ bang giao giữa quốc gia này với các quốc gia khác hoặc với các tổ chức quốc tế. Một điều hiển nhiên là trước khi Mỹ tuyên bố bỏ lệnh cấm vận Việt Nam thì quan hệ song phương giữa hai nước này không chính thức tồn tại. Lúc đó thì doanh nghiệp Việt Nam hay các công ty của Mỹ không thể công khai xuất nhập khẩu hàng hóa của nhau được. Hay như hiện nay khi mà xu hướng quốc tế hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra, việc Việt Nam gia nhập ASEAN (1995) và tham gia vào NAFTA, APEC (1998), quan hệ ngoại giao với trên 156 quốc gia... thì hiển nhiên điều này tác động tối hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Trong một tương lai gần nếu chúng ta quan hệ tốt với Mỹ thì với việc được hưởng qui chế tối huệ quốc (MFN) của Mỹ, việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) sẽ giúp cho Việt Nam tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế quốc tế của mình. Tóm lại chính trị có ảnh hướng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu, do đó khi hoạch định chiến lược xuất khẩu của mình các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới yếu tố này đề ra những quyết định kinh doanh hợp lý. 3.5. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và sản phẩm 3.5.1.Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp Các yếu tố nội tại của doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bất kể là kinh doanh trong nước hay KDQT. Tuy nhiên với KDQT doanh nghiệp sẽ phải kinh doanh trong một môi trường xa lạ, động và nhiều rủi ro, do vậy doanh nghiệp phải tạo cho mình một năng lực nội sinh mạnh mẽ. Các yếu tố nội tại của một doanh nghiệp thường gồm : + Năng lực tài chính. + Vốn và khoa học công nghệ. + Khả năng quản lý, kinh nghiệm KDQT. + Đội ngũ cán bộ, chuyên gia, công nhân kỹ thuật + Quan hệ của doanh nghiệp.. ở đây, cần phải khẳng định một điều rằng yếu tố con người là quan trọng nhất, con người có thể làm nên những điều kỳ diệu cũng như có thể đạp đổ những thành quả nếu ta sử dụng không hợp lý, không hiệu quả. Theo như lời ông chủ tịch tập đoàn Unilever (Anh) thì : “ Vấn đề quan trọng nhất đối với chúng ta đã là và sẽ là vấn đề tổ chức con người ”, do đó doanh nghiệp muốn thực hiện tốt hoạt động KDQT hay hoạt động xuất khẩu thì họ phải thực hiện tốt vấn đề con người .Với một đội ngũ chuyên gia về nghiên cứu và phân tích, xử lý thị trường, ký kết hợp đồng cũng như thiết lập kênh phân phối, bán hàng tốt... thì những doanh nghiệp đó chắc chắn sẽ thành công trong kinh doanh . 3.5.2.Các yếu tố thuộc về sản phẩm Bên cạnh yếu tố con người thì còn có một yếu tố cũng không kém phần quan trọng : Đó là sản phẩm .Chúng ta tiếp cận với yếu tố này qua hai khía cạnh : Đặc tính và chất lượng sản phẩm . Về chất lượng sản phẩm : Ngay cả khi có một bộ máy với những chuyên gia giỏi nhất về các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thị trường... cũng không có tác dụng nếu như sản phẩm của doanh nghiệp kém chất lượng. Ngày nay với thu nhập ngày càng cao, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng hướng tới những sản phẩm có chất lượng cao .Với một chất lượng tốt, giá cả hợp lý sản phẩm của doanh nghiệp chắc chắn sẽ thâm nhập vào thị trường quốc tế một cách thuận lợi. Về đặc tính của sản phẩm thể hiện ở lợi ích của nó đối với người tiêu dùng cũng sẽ quyết định xem liệu nó có tồn tại trên thị trường hay không ? ví dụ, đối với ngành dệt may thì với xu hướng tiêu dùng ngày càng phát triển với sự gia tăng của thu nhập sẽ là một mặt hàng triển vọng khác hẳn với những mặt hàng khác mà khi thế giới phát triển, thu nhập tăng thì người ta không còn dùng tới nó nữa . 3.6. Các yếu tố về cạnh tranh Cạnh tranh là một đặc tính tất yếu của nền kinh tế thị trường. Không có cạnh tranh không thể tồn tại một thế giới phát triển như ngày nay. Quy luật đào thải khắc nghiệt của thị trường từ cạnh tranh dường như chính là sức hấp dẫn, vẻ đẹp của kinh tế thị trường. Cạnh tranh ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinh tế trên thế giới đặc biệt là các hoạt động kinh doanh quốc tế. Theo mô hình sức mạnh của Michael .E. Porter trong tác phẩm Compettive strategy, Techniques for Analyzing Industries and Competiors (1980) thì ông khái quát hóa những nhân tố cạnh tranh sau đây : Sơ đồ 5 : Môhình 5 sức mạnh của Michael Porter Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Sức ép của người cung cấp Sức ép của người tiêu dùng Cạnh tranh nội bộ ngành Sản phẩm,dịch vụ thay thế Cạnh tranh của các đối thủ mới có sức mạnh tiềm tàng : Đó là sự xuất hiện của nhiều công ty mới tham gia vào thị trường nhưng có khả năng mở rộng sản xuất chiếm lĩnh thị phần của các công ty khác. Sức ép của người cung cấp : Nhà cung cấp có thể chi phối đến hoạt động của công ty do sự thống trị hoặc khả năng độc quyền của họ. Nhà cung cấp có thể đe dọa tới các doanh nghiệp do tầm quan trọng của sản phẩm của họ, do đó sự thay đổi chi phí đầu vào của sản phẩm sẽ tạo cho doanh nghiệp một sức ép nặng nề đặc biệt là khi doanh nghiệp chưa tìm được nhiều đối tác cung cấp đầu vào cho mình. Sức ép của người tiêu dùng : Theo Samuelson thì người tiêu dùng là một “ông vua” có quyền tối cao và mọi quyết định của ngài đều luôn luôn đúng. Khách hàng có thể thu hẹp hay mở rộng qui mô tiêu dùng, buộc các nhà sản xuất hoặc xuất khẩu phải giảm giá, nâng cao chất lượng sản phẩm mà không được tăng giá sản phẩm. Một khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì hoạt động của sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Sức ép của các sản phẩm và dịch vụ thay thế : Khi giá cả của sản phẩm, dịch vụ tăng lên thì khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm dịch vụ thay thế, đây là nhân tố làm đe dọa tới thị phần của công ty có thể dẫn tới việc công ty phải thu hẹp hoạt động xuất khẩu của mình. Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành : Khi hoạt động trên thương trường quốc tế, ngoài những sức ép nêu trên doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh từ nhiều đối thủ cùng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ nhất là từ những đối thủ thuộc nhiều tập đoàn lớn hoặc những công ty mà được Chính phủ hậu thuẫn đằng sau. Mặt khác, các đối thủ này thường có xu hướng liên kết để ngăn chặn sự thâm nhập của các công ty mới, đây là một hàng rào vô hình ngăn cản sự xâm nhập của doanh nghiệp vào thị trường mới. Thông thường các công ty cạnh tranh khốc liệt về giá cả, chất lượng, sự khác biệt về sản phẩm, các dịch vụ sau bán hàng... .Do đó các công ty phải có chiến lược cạnh tranh với từng thị trường, với từng sản phẩm. 3.7. Các yếu tố khác Bên cạnh những yếu tố trên, hoạt động xuất khẩu còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác. Như những xu hướng phát triển của thế giới hiện nay : Sự phát triển của khoa học công nghệ, sự phát triển của hàng loạt các quốc gia trong khu vực châu á - Thái Bình Dương đã tạo ra một môi trường hấp dẫn cho khu vực này. Thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu á - Thái Bình Dương, do đó hoạt động ngoại thương của các quốc gia trong khu vực sẽ phát triển tạo ra một sức bật mạnh mẽ cho các quốc gia này. Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực cần phải xác định cho mình một hướng đi đúng để có thể bắt nhịp với sự thay đổi tích cực của khu vực này. Hay như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á đã tác động tiêu cực tới xuất khẩu Việt Nam.... 4. Những sai lầm doanh nghiệp thường mắc phải khi hoạch định chiến lược xuất khẩu Có một điểm chung đối với nhiều quốc gia kém, đang phát triển là họ thường gặp nhiều sai lầm trong quá trình hoạch định chiến lược xuất khẩu. Những sai lầm thường mắc phải đó là : Những sai lầm do cố gắng bám theo những lời khuyên về xuất khẩu và phát triển marketing quốc tế trước khi bắt đầu k._.inh doanh xuất khẩu . Do những ủy thác không đầy đủ, do đó khó vượt qua những khó khăn ban đầu và những yêu cầu về tài chính. Thiếu cẩn thận trong việc lựa chọn các đầu tư, các nhà phân phối ở nước ngoài. Theo đuổi nhiều đơn đặt hàng thay cho việc hình thành những cơ sở hoạt động có hiệu quả . Không để ý tới những thay đổi trong kinh doanh - xuất khẩu khi các thị trường lớn bùng nổ. Trục trặc do cố làm cho các nhà phân phối quốc tế cân bằng với các nhà phân phối nội địa. Không muốn thay đổi sản phẩm cho phù hợp với những qui định, đặc điểm văn hóa của một nước. Nhiều công ty thực hiện tiêu chuẩn hóa sản phẩm nên không chú ý tới thị hiếu tiêu dùng của khách hàng ở từng quốc gia khác nhau. Trục trặc trong việc sử dụng ngôn ngữ địa phương trong các giao dịch kinh doanh hay trong việc dịch các hợp đồng, các cuộc đàm phán từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Sai lầm trong việc lựa chọn một công ty xuất nhập khẩu hoặc một công ty Marketing khác, khi Công ty này không có các chuyên gia thực hiện chức năng xuất nhập khẩu chuyên môn. Trục trặc trong việc cân nhắc lựa chọn các hình thức kinh doanh, yếu tố này đặc biệt chú ý ở các nước có giới hạn nhập khẩu. 5. Những bài học kinh nghiệm từ chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc Đẩy mạnh xuất khẩu luôn là một mục tiêu chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhìn nhận một cách khách quan thì Việt Nam có những nét rất tương đồng với Hàn Quốc trong những năm 60,70 (Bảng 2) .Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc, trong 30 năm qua đất nước này đã thực hiện lần lượt các chiến lược : Phát triển công nghiệp nhẹ theo hướng xuất khẩu (1962 - 1971), phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất (1972 - 1978). Trong thời gian này GDP của Hàn Quốc tăng 12 lần, nếu năm 1963 GDP/ người của Hàn Quốc là 100 USD thì 32 năm sau con số này đã tăng 1000 lần. Không còn nghi ngờ gì nữa, công cuộc thực hiện chiến lược xuất khẩu đã đem đến cho Hàn Quốc một vị thế trên trường quốc tế, đưa nước này vào hàng ngũ 15 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới . Bảng 2 : So sánh Việt Nam và Hàn Quốc Nước Chỉ tiêu Việt Nam Hàn Quốc Tốc độ tăng GDP 1994 - 8,8% 1970 : 8,8 % GDP / người 1994 : 214 USD 1969: 210 USD Cơ cấu kinh tế 1994 Nông nghiệp: 27,6% Công nghiệp: 22% Xây dựng : 7,6% Dịch vụ : 42,8 % 1969 Nông nghiệp: 27,9% Công nghiệp: 21,7% Xây dựng : 7,2% Dịch vụ : 43,2 % Hệ số Gini 1993 :0,37 1970 : 0,332 Nguồn: Công nghiệp hóa và chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu Viện chiến lược phát triển (1997). Như vậy chúng ta có thể rút ra được những bài học gì từ chính sách đẩy mạnh xuất khẩu của Hàn Quốc ? Từ những năm đầu của thập kỷ 60, hệ thống kích thích xuất khẩu phần nào đã được đưa vào và được củng cố từ năm 1964. Ngay từ đầu năm 1964, đồng WON đã được phá giá 100% và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi thống nhất có hiệu lực từ tháng 3/1965, lãi suất đối với các nhà xuất khẩu giảm xuống còn 6,5% vào tháng 9/ 1965, trong khi đó lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại tăng từ 16 lên 20%. Năm 1965 cho phép chiết khấu hao hụt đối với nguyên liệu nhập khẩu để làm hàng xuất khẩu và cho phép cả mức điện năng ưu đãi. Thuế hải quan đối với nhập khẩu thiết bị được miễn vào năm 1964. Năm 1966, hệ thống kết hợp xuất nhập khẩu cho phép các nhà xuất khẩu nhập các hàng hóa mà trước đây không được bán trong nước.. Khấu hao gia tăng đối với tài sản cố định được ban hành vào năm 1968 và cho vay ngoại tệ để nhập khẩu thiết bị, máy móc cũng được thực hiện vào năm 1967. Cải cách thuế quan cũng được tiến hành vào cuối năm 1967 và một lần nữa vào năm 1973, giảm mức thuế quan trung bình đối với nhập khẩu. Ngoài những ưu đãi về tín dụng, thuế quan.. cũng như chính sách phá giá thành công đồng Won kể trên, Chính phủ Hàn quốc còn tỏ ra hết sức nhạy bén và khôn ngoan khi họ chuyển sang khuyến khích công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất trong những năm 1970 : Đó là bởi vì họ nhận thấy không thể tiếp tục dựa trên xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động với sự bảo hộ cao của các nước phát triển. Đây là một bài học rất quý giá đối với các nhà hoạch định chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. ** ** Tóm lại trên đây là những lý luận cơ bản cũng như những bài học kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh xuất khẩu Việt Nam. Qua đây chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của xuất khẩu trong chiến lược công nghiệp hóa - Hiện đại hóa của Việt Nam, xuất khẩu giống như đầu máy kéo cả đoàn tàu Việt Nam tăng tốc nhằm bắt kịp với sự thay đổi thần tốc của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang chịu nhiều biến động lớn do cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á gây ra thì liệu đoàn tàu này có thể vượt qua được cơn bão để tiếp tục tiến tới đích được không ? Câu trả lời chúng ta sẽ dành cho những phần tiếp theo. chương II Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới hoạt động xuất khẩu * * * * Phần I : tình hình xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua Như trong chương I đã phân tích, chúng ta thấy rằng hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng hoạt động trong một môi trường động với những yếu tố tác động luôn biến đổi. Do đó trong từng giai đoạn, hoạt động xuất khẩu cũng khác nhau và có những đặc trưng riêng. Trong chương này chúng ta sẽ đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong hai giai đoạn : Giai đoạn (1991-1997) và giai đoạn những tháng đầu năm 1998. 1. Giai đoạn (1991 - 1997) Đây là giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam với những bước đột phá mạnh mẽ và sâu sắc kể từ năm 1986. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, thị trường thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt nhưng hoạt động xuất khẩu của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể thể hiện trên những mặt sau : 1.1.Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua từng năm, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua từng năm. Nếu năm 1996 xuất khẩu đạt 7,255 tỷ USD tăng 33,2% so với năm 1995, gấp 3 lần năm 1990 và 9,1 lần năm 1986 thì năm 1997 xuất khẩu ước đạt 8,9 tỷ USD tăng 22,7% so với năm 1996. Tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất khẩu hàng năm trong thời kỳ này là 22,3% trong đó riêng các năm 1994, 1995, 1996 liên tục tăng trên 30% ( Bảng 3) . Trong thời kỳ này, tốc độ tăng xuất khẩu gấp 4 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Nếu ta so sánh tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 1986 là 10,5% thì đến năm 1995 đã là 23,2 % và năm 1997 lần đầu tiên đạt 34% cao hơn mức 31,1% của năm 1996. Kim ngạch xuất khẩu tính theo bình quân đầu người liên tục tăng qua các năm cụ thể là năm 1991 (30 USD/người ), 1995( 73 USD/người ), năm 1996 (106 USD/người ) và năm 1997 là 115 USD/người (Bảng 4 ). Bảng 3: Kết quả hoạt động xuất khẩu Việt Nam (1992 - 1997) Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Tổng kim ngạch XNK 5120 6904 9880 12800 17932 20155 Xuất khẩu 2580 2980 4054 5448 7255 8900 Tốc độ tăng (%) 22,85 15,5 36 34,39 33,2 22,7 Nguồn: (1) Tư liệu ASEAN - Tổng cục Thống kê 1996-1997 (2) Thời báo kinh tế Việt Nam (số 2.1998) Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy có một dấu hiệu là xuất khẩu của năm 1997 so với năm 1994, 1995, 1996 giảm xuống. Tuy nhiên với những gì đã đạt được, xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua đã có những thành công đáng kể, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của nền kinh tế. Bảng 4 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong GDP và tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên bình quân đầu người (1995-1997) Năm 1995 1996 1997 Tỷ lệ kim ngạch xk trong GDP (%) 23,2 31 34 Kim ngạch xk /người (USD) 73 106 115 1.2. Nhiều mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn và có ảnh hưởng trên thị trường thế giới Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn và có khả năng gây tác động nhất định đối với thị trường thế giới như các mặt hàng dầu thô, gạo, hải sản, cà phê, dệt may, giày dép, hạt điều...Những hàng hoá này chủ yếu là hàng nông sản và hàng công nghiệp nhẹ (Bảng 5). Bảng 5: Những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thời kỳ (1991-1997) Đơn vị : Triệu USD Năm Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Dầu thô 580 840 866 976 1074 Dệt may 116 161 450 554 700 1150 1300 Thuỷ sản 225 305 427 441 620 651 760 Gạo 230 450 385 423 550 Giầy dép 15 16 24 100 250 530 995 Than đá 47 51 60 88 119 Cà phê 74 91 119 249 560 Cao su 51 64 71 143 77 Hạt điều 24 41 58 110 92 Lạc nhân 40 32 47 78 46 Nguồn: (1)Phương pháp tính toán một số mục tiêu chủ yếu của ngành nông nghiệp Việt Nam (1991-1995) theo các vùng kinh tế nông nghiệp - Viện qui hoạch và Thiết kế (1995). (2) Tổng hợp Riêng trong năm 1997, hầu hết các mặt hàng có kim ngạch lớn đều tăng so với năm 1996. Dầu thô đạt 9,65 triệu tấn tăng 10,9%, hàng dệt may đạt 1,3 tỷ USD tăng 13%, giầy dép đạt 955 triệu USD tăng 80,2%, hàng thuỷ sản là 760 triệu USD tăng 16,7%. Cà phê xuất khẩu tăng 13 năm liền, năm 1997 đạt 404000 tấn tăng 42,8% so với 1996. Các mặt hàng khác như cao su cũng tăng 6 năm liền, năm 1997 đạt 197000 tấn tăng 1,5%, chè đạt 31,5 nghìn tấn tăng 51%... đặc biệt là hàng điện tử đạt kim ngạch 400 triệu USD tăng 400% ( Biểu 1 ). Năm 1997, do lương thực bình quân tính theo đầu người đạt sấp xỉ 400 kg nên xuất khẩu gạo đã đạt trên 3,5 triệu tấn đứng vị trí thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái Lan và trên Mỹ, ấn Độ, Pakistan là những cường quốc xuất khẩu gạo ... Theo dự đoán của tổ chức Lương nông thế giới (FAO), năm 1998 xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt khoảng 4 triệu tấn. Biểu đồ 1: Mức tăng các mặt hàng chủ yếu 1997 so với năm 1996. Đơn vị: % Điều Giầy dép Chè Gạo Cà phê Thuỷ sản Dệt may Cao su 1.3. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng nhanh theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá Nếu từ năm 1990 trở về trước Việt Nam mới có quan hệ thương mại với 40 nước thì đến cuối năm 1997 đã tăng lên đến hơn 110 nước. Nếu như năm 1991 thị trường Châu á chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1997 chỉ còn 67,7%. Riêng thị trường Đông Bắc á, năm 1995 chiếm tới 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng đến năm 1997 chỉ còn chiếm 44,0 % . Thị trường xuất khẩu của Việt Nam phát triển theo hướng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là Tây Bắc Âu, thị trường liên bang Nga và các nước Đông Âu có dấu hiệu phục hồi. Nếu năm 1991 thị trường Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 7,9% thì đến năm 1994 đã tăng lên 2 lần, đạt tỷ trọng 17,16% và năm 1994 tiếp tục tăng lên 21,5%. Châu Mỹ mà đặc biệt là Mỹ là một hướng phát triển mới trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trước 1991 với tỷ trọng 0,61% quan hệ thương mại của Việt Nam với Châu Mỹ không đáng kể thì năm 1997 chiếm tới 4,48%. Thị trường Châu Đại Dương cũng được Việt Nam quan tâm (năm 1997 chiếm tỷ trọng 2,78% tổng kim ngạch xuất khẩu) (bảng 6). Bảng 6 : Cơ cấu khu vực thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991- 1997 Năm Khu vực thị trường 1991 1994 1995 1996 1997 Châu á: - Đông Bắc á - Đông Nam á Nam á và Trung Đông 79,94 75,80 72,40 50,0 21,0 1,4 69,6 49,0 19 1,6 67,7 44,0 22 1,7 Châu Âu: - Tây Bắc Âu - SNG và Đông Âu - Liên Bang Nga 9,79 8,67 17,17 17,80 15 2,8 1,48 16,80 13 3,8 2,36 21,50 19 2,5 1,37 Châu úc 0,96 1,07 1,04 0,82 2,78 Châu Phi 0,68 0,56 0,7 0,7 0,8 Châu Mỹ: - Bắc Mỹ - Mỹ La Tinh - Mỹ 0,16 0,16 2,76 2,59 0,17 4,33 3,46 0,93 3,10 4,22 3,70 0,52 3,43 4,48 3,80 0,68 3,21 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Nguồn : Tạp chí kinh tế số 239 - Tháng 4/1998 Đặc điểm và xu hướng chuyển dịch của thị trường xuất khẩu Việt Nam từ năm 1991 cho thấy thị trường xuất khẩu Việt Nam gia tăng cả về lượng và chất theo hướng chuyển dần cơ cấu thị trường từ các nước Châu á - Thái Bình Dương là chủ yếu sang các thị trường khác phù hợp với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá của kinh tế đối ngoại. Bên cạnh những thị trường truyền thống, Việt Nam đã phát triển những thị trường xa như thị truờng Tây Bắc Âu , Bắc Mỹ, Châu đại Dương ..... Trong đó việc mở rộng quan hệ với thị trường EU cũng đã có những kết quả khả quan. Chúng ta không chỉ phát triển và mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu tới các nước công nghiệp phát triển, các thị trường được coi là khó tính, có mức độ cạnh tranh cao. Năm 1995 thị trường nhóm G7 chiếm tỷ trọng 39,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, riêng Nhật chiếm tỷ trọng 26,8%, các nước còn lại chiếm 13%. Đến năm 1997 Nhật Bản chỉ còn chiếm tỷ trọng 19,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 6 nước còn lại chiếm 17,1%. Đây là những tín hiệu đáng mừng báo hiệu những cơn gió lành sẽ thổi vào xuất khẩu Việt Nam trong những năm tiếp theo. 1.3.2. Cơ cấu nước bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam Cùng với sự mở rộng phạm vi của khu vực thị trường , số nước bạn hàng của Việt Nam cũng tăng nhanh trong từng năm, đến nay Việt Nam đã xuất khẩu trên 110 nước trong đó có 10 bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng trên dưới 75% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam là: Nhật Bản , Singapore, Đài Loan, Trung quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, CHLB Đức,Thụy Sỹ, Mỹ, Thái Lan. Tuy nhiên thứ tự và tỷ trọng của 10 nước và khu vực bạn hàng này trong những năm qua đã có sự chuyển dịch và biến đổi (bảng 7). Bảng 7 : Danh mục 10 bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam giai đoạn (1994-1997) Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997 Tên nước % Tên nước % Tên nước % Tên nước % 1.Nhật Bản 28,46 1.Nhật Bản 28,61 1.Nhật Bản 22,88 1.Nhật Bản 19,54 2.Sing 16,42 2.Sing 13,68 2.Sing 12,20 2.Sing 12,98 3.TQuốc 7,42 3.Đài Loan 8,06 3.TQuốc 8,97 3.Đài Loan 9,08 4.Đài Loan 5,35 4.TQuốc 6,64 4.Đài Loan 8,24 4.TQuốc 5,51 5.HKông 4,86 5.HKông 4,71 5.HQuốc 5,55 5.HKông 5,51 6.Đức 4,61 6.HQuốc 4,31 6.HKông 3,80 6.HQuốc 4,13 7.Pháp 3,15 7.Đức 4,00 7.Mỹ 3,43 7.Đức 4,13 8.Thái Lan 2,88 8.Mỹ 3,11 8.Đức 3,24 8.T Sỹ 3,33 9. Nga 2,22 9.Pháp 3,10 9.Nga 2,36 9.Mỹ 3,21 10.HQuốc 2,19 10.Thái 1,85 10.Pháp 1,87 10.Thái 2,73 Tổng cộng 75,76 75,25 75,24 70,15 Một điều chúng ta dễ nhận thấy là số các nước Châu á trong 10 nước này chiếm đa số. Mặc dù tỷ trọng của các nước bạn hàng lớn nhất như Nhật, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có xu hướng giảm từ 60,7% năm1994 xuống còn 52,6% (1997) nhưng những nước này vẫn giữ những vị trí dẫn đầu. Một bạn hàng lớn đáng chú ý ở đây là Mỹ, tuy mới có quan hệ buôn bán với Việt Nam kể từ sau năm 1995 nhưng Mỹ đã lọt vào danh sách những nước bạn hàng xuất khẩu lớn nhất với tỷ trọng 2,21%. Các nước ASEAN chỉ có Singapore và Thái Lan là lọt vào đanh sách này trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Singapore là chủ yếu (chiếm 60% của toàn khối ASEAN) . 1.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hướng phát triển của một nền sản xuất hiện đại Thật vậy trong những năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu của nước ta có những thay đổi đáng khích lệ, theo hướng tiến bộ hơn, phản ánh diễn biến thuận chiều của nền sản xuất hàng hoá, xuất khẩu từ chỗ trông vào nguồn nông, lâm, thuỷ sản và tài nguyên thiên nhiên đã chuyển dịch tăng dần hàng chế biến công nghiệp (bảng 8). Bảng 8 : Cơ cấu xuất khẩu (1991 - 1996) Năm Cơ cấu xuất khẩu(%) 1991 1995 1996 Nông lâm thuỷ sản 53% 49% 44-45% CN và tiểu thủ CN 14% 22,5% 30-31% CN nặng, khoángsản 33% 28,5% 25% Trong năm 1997 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 2,399 tỷ USD tăng 14% so với năm 1996, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp đạt 3,259 tỷ USD ( tăng 55% so với 1996 ), nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản với 3,247 tỷ USD chỉ tăng 6,5% so với 1996. Trong khi đó tỷ trọng hàng chế biến đạt 30% so với 25% (1994) và 8,5% (1991).... Trên đây là những nét chính khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 1991-1997 . Bây giờ chúng ta đánh giá tình hình xuất khẩu của những tháng đầu năm 1998, những tháng mà xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam cũng như nền kinh tế thế giới đang hứng chịu hậu quả của cơn bão tiền tệ Châu á năm 1997. 2.Tình hình xuất khẩu Việt Nam những tháng đầu năm 1998 Năm 1997 qua đi để lại nhiều dấu ấn, tàn tích cho năm 1998 trên bình diện cả nền kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam cũng vậy, với những biến động của thị trường thế giới và khu vực, với sự khủng hoảng theo kiểu “Domino” đối với hàng loạt các bạn hàng đã làm cho sự phát triển trong lĩnh vực này gặp quá nhiều khó khăn. Tuy nhiên cùng với những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cho đến hết quí I/1998, xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt được nhiều thành công tuy còn khiêm tốn thể hiện trên những mặt sau : Thứ nhất : Kim ngạch xuất khẩu trong quí I /1998 đạt 2,2 tỷ USD, tăng 12% so với quí I/1997. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 33,8% ( đạt 420 triệu USD ), các doanh nghiệp trong nước tăng 8,1% ( đạt 1,78 tỷ USD ) . Thứ hai : Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm ngoái như gạo, hàng điện tử và linh kiện điện tử, hạt tiêu, cao su, chè, lạc nhân, than đá... thể hiện qua biểu đồ 2 : Biểu đồ 2 : Mức tăng một số mặt hàng so với quí I / năm 1997 Mức tăng ở hầu hết các mặt hàng chủ lực dường như đang phản ánh một tín hiệu đầy lạc quan cho xuất khẩu Việt Nam năm 1998. Đáng chú ý ở đây là hàng điện tử và linh kiện điện tử có mức tăng đáng kể : 120 triệu USD. Gạo, mặt hàng chủ lực của Việt Nam, cho đến thời điểm này cũng đã xuất khẩu được 2.110.990 tấn trong tổng mức dự định xuất là 4 triệu tấn trong năm 1998. Tuy nhiên do ảnh hưởng của hiện tượng El nino gây hạn hán mất mùa, do đó Chính phủ Việt Nam đang dùng những biện pháp hành chính và kinh tế để dự trữ khoảng 0,4 triệu tấn gạo đề phòng. Vấn đề ở đây là trong khi các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều tăng thì kết quả đạt được vẫn thấp so với kế hoạch mà Bộ thương mại đề ra là 100 triệu. Phải chăng đây là một chỉ tiêu quá cao ? Điều này không đúng, thực tế kim ngạch xuất khẩu quí I/1998 chỉ tăng 12,2% đạt mức thấp nhất trong cùng kỳ 6 năm qua (23,6%) tương ứng với 1,2 tỷ USD. Bảng 9 : So sánh mức tăng trưởng xuất khẩu quý I (1993-1998) Quí I năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Mức tăng (%) 16 18,1 33 24,8 22,5 12,2 Vậy thực tế điều nghịch lý này là do đâu ? Phải chăng nó xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan về quản lý, cơ chế .. hay là những lý do khách quan nào khác ? Chúng ta có thể mạnh dạn gạt bỏ yếu tố về cơ chế, chính sách sang một bên vì cho dù cơ chế quản lý có như thế nào thì trong hơn 6 năm qua tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn trên 20%. Tuy nhiên so với cùng kỳ từ năm 1991 và đặc biệt là so với quí I/1995 (33%), quí I/1996 (24,8%), quí I/1997 (22,5%) thì tốc độ tăng 12,2% của quí I/1998 (bảng 9) quả là một sự giảm mạnh và khá đột ngột. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã rất tích cực tạo ra một hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất khẩu , do đó đây chỉ có thể là do những nguyên nhân khách quan. Xét một cách tổng quát thì sự giảm đột ngột trên được gây ra bởi một tập hợp những nhân tố sau đây : Thứ nhất : Theo các chuyên gia phân tích thì xu hướng giảm giá của các mặt hàng xuất trong khu vực được xem là một trong những nguyên nhân chính làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu trong quí I không đạt như dự kiến. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều giảm giá so với cùng kỳ năm 1997. Thực trạng này được minh họa qua bảng10 : Bảng 10 : Một số các mặt hàng giảm giá trong quý I/1998 Mặt hàng Cao su Dầu thô Gạo Hạt điều Giảmgiá (USD/tấn) 30-40 20-30 30-40 60-70 Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ, với lượng gạo xuất khẩu trong hơn 4 tháng qua là 2.110.990 tấn và với mức giảm giá trung bình là 35USD / tấn thì kim ngạch xuất khẩu đã giảm một lượng là : 2.110.990 x 35 = 73,88 triệu USD. Hay mặt hàng dầu thô thì với lượng xuất khẩu là 2,7 triệu tấn và mức giảm giá trung bình là 25 USD thì kim ngạch xuất khẩu cũng giảm một lượng là 2,7 x 25 = 67,5 triệu USD. Đây là chúng ta còn chưa kể những mặt hàng khác như cao su, hạt điều.... Thứ hai : Sức mua của một số thị trường giảm sút đặc biệt là thị trường ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc ... Tại thị trường ASEAN, trước đây thường dẫn đầu chiếm tỷ trọng 25-30% xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên trong quí I/1998 tỷ trọng này chỉ vượt quá một chút con số 10%. Tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, theo thống kê sơ bộ thì đơn đặt hàng đã giảm tới 20% so với cùng kỳ. Một minh chứng điển hình là hàng dệt may Việt Nam, chúng ta biết rằng bên cạnh thị trường hạn ngạch thì thị trường phi hạn ngạch cũng chiếm tỷ trọng lớn khoảng 50% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may, trong đó Nhật Bản là thị trường nhập khẩu tới 70-80% hàng may mặc phi hạn ngạch của Việt Nam, nhưng trong những tháng gần đây thị trường này đã trở nên hết sức khó khăn do sức mua bị chững lại, hơn nữa Chính phủ Nhật Bản còn đánh tăng thuế những mặt hàng tiêu dùng trong đó có may mặc nhằm hạn chế nhập khẩu. Điều này lý giải tại sao hàng dệt may của Việt Nam trong quí I mặc dù được EU tăng hạn ngạch nhưng vẫn chỉ tăng 15%, rất khiêm tốn so với con số 30 - 40% hàng năm. Thứ ba : Do những nguyên nhân bất khả kháng Một ví dụ điển hình là hàng thuỷ sản Việt Nam. Trong năm 1997 ngành thuỷ sản đã phải phấn đấu khá chật vật vì cơn bão số 5 và vẫn ảnh hưởng đến quí I năm nay. Rồi hiện tượng El nino làm cho nước đại dương nóng lên làm cho một số loại cá rời xa bờ dẫn đến sản lượng đánh bắt hải sản của nước ta giảm do chúng ta chưa có nhiều phương tiện đánh bắt xa bờ. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của hải sản đạt mức so với năm 1997 đã khó, chưa nói gì đến việc tăng trưởng cao. Cũng bởi hiện tượng này sản lượng lương thực của Việt Nam năm 1998 có thể đạt không như kế hoạch, dẫn đến việc giảm số lượng gạo xuất khẩu .... Thứ tư : Một số mặt hàng giảm xuất chờ tăng giá do biến động cung Điển hình nhất là cà phê, một trong những mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Do sản lượng cà phê của một số nước xuất khẩu mạnh như Brazil, Indonesia, Colombia... giảm. Theo tờ “Time” hiện tượng El nino đã có tác động mạnh tới nền kinh tế thế giới và làm thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu 13,6 tỷ USD. Hậu quả rõ nét nhất là giá của cà phê, chè, ca cao tăng vọt . Do hạn hán mà sản lượng cà phê Robousta của Indonesia giảm , nguy cơ thiếu nước tưới cho các đồn điền cà phê ở Colombia và khu vực Trung Mỹ trực tiếp đe doạ tới chất lượng và phê hạt, những luồng khí nóng tràn vào Brazil tuy có ngăn chặn được tình trạng băng giá nhưng sau đó lại gây ra những trận mưa lớn làm hỏng mùa màng. Brazil sản lượng vụ 1997 - 1998 giảm 6,1 triệu bao ( 1bao = 60kg )... cung cà phê giảm làm cho giá cà phê trở nên tăng vọt. Nắm bắt được tình hình này, các doanh nghiệp Việt Nam có tâm lý găm hàng chờ tăng giá do vậy xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã giảm so với cùng kỳ năm 1997. Theo tổ chức cà phê quốc tế thì tháng 3/1998 xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 19 - 26% so với cùng kỳ năm 1997, tháng 4 tuy xuất khẩu cà phê có tăng lên 833000 bao nhưng vẫn giảm 12% so với cùng kỳ năm 97 (1) Thời báo kinh tế Việt Nam : Số 40 (1998) . Như vậy hiện tượng giảm đột ngột của xuất khẩu Việt Nam trong những tháng đầu năm 1998 là hệ quả của một tập hợp những nhân tố. Ngoài ảnh hưởng của những nhân tố bất khả kháng thì những biến động này bị ảnh hưởng chủ yếu là do rối loạn của nền kinh tế khu vực trong hơn 10 tháng qua mà hạt nhân là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á. Như vậy cơn lốc tiền tệ này có ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trên những phương diện nào ? Đây là mảng chính mà bài viết sẽ phân tích trong phần II . Phần II Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ - Nhân tố chính đe doạ tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam 1998 H * * * ình ảnh đau đớn của nền kinh tế Châu á được mô tả trong tờ Economist trông thật thảm hại : “ Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng , trong năm 1998 nhiều nước và lãnh thổ ở Châu á sẽ giống như “ cọp què chân” hay “ rồng lộn ngược”, tất cả sẽ phải siết dây lưng để buộc bụng lại và hàng loạt các công ty sẽ bị vỡ nợ, biến mất khỏi thương trường. Ngành địa ốc , một thời phồn thịnh sẽ nhúc nhích bò đi theo kiểu ốc sên , các cần cẩu từng vút lên trời cao và quay đều - Biểu tượng của tiến bộ kinh tế sẽ phải đứng im bất động ”(1) Thông tin chuyên đề VAPEC- Trang 15 ) . Theo tạp chí chuyên về thương mại và tài chính có uy tín hàng đầu thế giới Forbes, xuất bản ở Mỹ trong số ra ngày 06/04/1998 đã tiến hành cuộc điều tra về ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng đối với các tỷ phú Châu á. 57 tỷ phú Châu á trong vòng nửa năm trời đã mất đứt 462 tỷ HKD (61 tỷ USD). Một con số lớn gấp 3 lần kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam trong cả năm 1997. Quỹ tiền tệ quốc tế thì đã phải chi ra hơn 100 tỷ USD để cứu các nền kinh tế như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc... Một sự hỗn loạn lớn xảy ra với nền kinh tế Châu á và thế giới vào những năm cuối của thế kỷ 20 dường như chẳng hứa hẹn một điều gì tốt đẹp cả. Vậy nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng này là gì ? Diễn biến và ảnh hưởng của nó tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh doanh xuất khẩu của Việt Nam như thế nào ? 1. Diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu á Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã bùng nổ ở Thái Lan vào ngày 02/07/1997 mở đầu cho một loạt những cuộc khủng hoảng của các nền kinh tế khu vực theo phản ứng kiểu “ Domino “, cơn bão tiền tệ này dĩ nhiên không phải từ trên trời rơi xuống mà sức mạnh tàn phá của nó đã được dồn nén , tích luỹ từ nhiều năm tháng trước khi nó bột phát . Đồng Baht đã từng ba lần bị phá giá nhẹ nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu vào các thời điểm tháng 5/1981, tháng 7/1981 và tháng 11/1984. Kể từ đó cho đến năm 1997 là tình trạng lên giá tuyệt đối của đồng Baht với giá từ 27,15 Baht lên 25,07 Baht/USD. Nhưng từ cuối năm 1995 nền kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu sa sút và qua năm 1996 có dấu hiệu chững lại : Tốc độ tăng trưởng chỉ còn 6,4 % so với 8,5% vào năm 1995, kim ngạch xuất khẩu năm 1996 chỉ tăng 0,2% so với 25% của năm 1995. Thâm hụt tài khoản vãng lai của Thái Lan đạt tới mức báo động : 8,1 % GDP (1995) và 8,2% (1996) , số nợ nước ngoài liên tục gia tăng lên đến 52,4% GDP vào năm 1996 (1) Thông tin chuyên đề-VAPEC-Trang 4 , số nợ khó đòi của các ngân hàng và công ty tài chính vượt quá giới hạn cho phép : 33 tỷ USD. Tất cả những dấu hiệu trên đã gây sự lo ngại cho giới đầu tư và kinh doanh, họ và cùng với họ là những nhà đầu cơ tiền tệ bắt đầu phải tính toán đến sự phá giá của đồng Baht trong một tương lai rất gần và có lẽ trước hơn ai hết họ đã nhìn thấy mây đen cuồn cuộn ùn lên ở chân trời phía trước và đã cảm thấy ngọn gió đầu tiên của cơn bão kéo đến. Cuối cùng lời cảnh báo của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) với Chính phủ Thái Lan vào đầu năm 1997 về sự biến động của đồng Baht đã xảy ra. Với sức tấn công mạnh mẽ của những nhà đầu cơ, tâm lý của người dân Thái Lan, sự rút vốn ồ ạt ra khỏi Thái Lan của các nhà đầu tư nước ngoài như những đòn cuối cùng đánh vào hệ thống phòng thủ rệu rã và yếu ớt của Thái Lan buộc Chính phủ nước này ngày 02/07/1997 phải tuyên bố thả nổi đồng Baht chấm dứt thời kỳ tỷ giá hối đoái cố định kéo dài gần 14 năm. Giá đồng Baht giảm thê thảm nhất trong 12 năm qua với tỷ giá 29,55 Baht/USD. Ngày 10/8, 54 trong số 91 công ty tài chính và ngân hàng của Thái Lan đã bị đóng cửa. Ngày 15/10 so với trước khi được thả nổi đồng Baht đã bị mất giá hơn 40% và đạt mức 36,72 Baht /USD . Cuộc khủng hoảng ở Thái Lan đã nhanh chóng lan sang các nước khu vực mà “nạn nhân” đầu tiên là Philippines. Ngày 11/07 Chính phủ Philippines đã tuyên bố thả nổi đồng Peso, đồng này sụt giá ngay trong ngày đến 11,6% so với USD (29,45 Peso/USD ). Nạn nhân tiếp theo là Malaysia, ngày 11/08 đồng Ringgit đã bị tụt giá với tỷ giá 2,7060 Ringgit /USD và đến cuối tháng 10/1997 nó đã giảm giá lên tới 28,9%. Ngày 14/08 và 19/08 cuộc khủng hoảng cũng đã lan sang Indonesia và Singapore .Nếu như trong 4 tháng đầu cuộc khủng hoảng chỉ giới hạn trong khu vực Đông Nam á thì vào cuối tháng 10/1997 nó đã lan ra ngoài khu vực. Để giữ vững địa vị của đồng HKD vốn đã được trao đổi với tỷ giá quanh mức 7,8 HKD /USD trong 14 năm qua nhà cầm quyền Hồng Kông đã phải sử dụng những chính sách bất thường kể cả việc nâng lãi suất lên rất cao khiến cho giá cổ phiếu trong ngày 23/10/1997 giảm đột ngột gây ra rối loạn ở các thị trường chứng khoán khác trên thế giới . Chỉ số Hang Seng mất giá với mức kỷ lục trong 10 năm qua ( 10,4%) đã tác động dây chuyền tới các thị trường chứng khoán Frankfurt (Đức) giảm đến 4,6%, chỉ số CAC 40 (Pháp) giảm 3,442% , các thị trường chứng khoán khác của Nam Mỹ như thị trường chứng khoán Sao Paulo (Brazil) giảm đến 10,8% , thị trường Buenous aires (Argentina) giảm hơn 40% .... Sau “Ngày thứ năm đen tối ” 23/10/97 ở thị trường chứng khoán Hồng Kông, ngày 10/11 đồng Won Hàn Quốc đã bị mất giá từ hơn 900 Won /USD đã vượt qua 1000 Won /USD và đạt mức cao nhất là 1760 Won/ USD vào ngày 21/1/98. Cuộc khủng hoảng ở Hàn Quốc, một quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh thứ 11 trên thế giới và có quan hệ thương mại khá mật thiết với Nhật Bản như một cú đấm đã làm choáng váng “chàng khổng lồ” Nhật Bản. Ngày 24/11 cuộc khủng hoảng đã lan sang cường quốc Nhật Bản đánh dấu bằng sự sụp đổ của ngân hàng lớn thứ 4 của Nhật Bản Yamaichi sau đúng 100 năm hoạt động với một khoản nợ không thanh toán là 24 tỷ USD . “Cơn say rượu Sakê ” ở Nhật Bản làm cho Mỹ và cộng đồng thế giới không thể làm ngơ được nữa. Họ hiểu rằng cứu giúp cho Châu á chính là cứu bản thân mình. Cuộc khủng hoảng phần I đã bùng nổ và dường như đã lắng dịu sau khi IMF, Mỹ và cộng đồng quốc tế can thiệp với những khoản cho vay lên đến hàng trăm tỷ USD. Tuy nhiên trong những ngày gần đây việc đồng JPN đột ngột giảm giá với mức kỷ lục 146 JPN/USD vào ngày 17/6/1998, cả Châu á lại thường trực trong một nỗi lo trước nguy cơ bùng nổ của một cuộc khủng hoảng phần II với một sức tàn phá khủng khiếp hơn. Các nhà phân tích cho rằng mặc dù đã bị suy thoái trầm trọng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng vào năm ngoái nhưng các nước Indonesia, Thái Lan,Hàn Quốc - những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất vẫn chưa rơi đến đáy của cu._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0496.doc
Tài liệu liên quan