Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ gia cầm Đại Nam

Chương 3: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN GIỚI THIỆU VỀ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN MỘT VÀI CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Q.BÌNH TÂN PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG QUẬN BÌNH TÂN CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Giới thiệu Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Bình Tân Phòng Tài Nguyên và Môi Trường thuộc Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Tân là: Cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về t

doc20 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt tài liệu Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ gia cầm Đại Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài nguyên, môi trường trên địa bàn Quận Bình Tân; Thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân Quận và theo quy định của pháp luật; Góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý ngành môi trường hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương. (Nguồn: Quyết định thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Bình Tân) Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Bình Tân có nhiệm vụ và quyền hạn về lĩnh vực môi trường, bao gồm: Trình Ủy ban nhân dân Quận các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường; Trình Ủy ban nhân dân Quận quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, khai thác nguồn nước, khoáng sản và bảo vệ môi trường; Trình Ủy ban nhân dân Quận chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; Tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch, kế hoạch được xét duyệt; Quản lý các nghĩa trang và dịch vụ mai táng trên địa bàn theo phân cấp; Giúp Ủy ban nhân dân Quận thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân Quận; Giúp Ủy ban nhân dân Quận quản lý Nhà nước đối với các tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật; Bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục suy thoái, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ; Quản lý vệ sinh đô thị gồm quản lý hoạt động quét dọn, thu gom, vận chuyển rác và xử lý chất thải rắn; Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường trên địa bàn quận; thu thập, quản lý, lưu trữ thông tin, tư liệu tài nguyên và môi trường. Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc lập đường dây nóng, có tổ kiểm tra và thanh tra việc thi hành pháp luật; Giúp Ủy ban nhân dân Quận giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài nguyên và môi trường, sự cố môi trường theo quy định của pháp luật; Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; Tổ chức thực hiện dịch vụ công lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định pháp luật; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt; Báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về lĩnh vực công tác được giao cho Ủy Ban Nhân Dân Quận và Sở Tài Nguyên và Môi Trường; Được Sở Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, tham gia với Sở Tài Nguyên và Môi Trường trong việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý Tài Nguyên và Môi Trường, công chức phường; (Nguồn: Quyết định thành lập phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Bình Tân) Tình hình trang thiết bị phục vụ công tác quản lý môi trường của tổ môi trường vẫn còn hạn chế chỉ có 2 máy vi tính mặc dù nhân sự của tổ là 7 người, gây khó khăn cho tiến độ hoàn thành công tác. Bên cạnh đó Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận đã được trang bị một số máy móc phục vụ cho công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận, cụ thể trong bảng 3.1 về Các thiết bị phục vụ công tác quản lý môi trường Quận Bình Tân. Bảng 3.1: Các thiết bị phục vụ công tác quản lý môi trường Quận Bình Tân Thiết bị Số lượng Máy đo pH, DO 1 Máy đo ồn 1 Máy đo bụi 1 Máy xác định kim loại nặng 1 Máy giữ mẫu 1 Máy đo độ rung 1 Máy phá mẫu COD 1 Máy quay kỹ thuật số 1 (Nguồn: Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường quận Bình Tân) Một vài công tác quản lý môi trường tại Quận Bình Tân Sơ đồ hệ thống quản lý Lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Bình Tân gồm: 01 Trưởng Phòng và 02 Phó Trưởng Phòng. Các tổ của phòng gồm: Tổ Tài Nguyên: Giải quyết các hồ sơ về lĩnh vực đất đai; Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đo đạc, bản đồ, địa giới hành chính; Các hồ sơ liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng,… Tổ Môi Trường: Giải quyết các vấn đề môi trường; Phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên tai; Giải quyết kịp thời các khiếu nại phản ánh các vấn đề nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn, ô nhiễm (do các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp gây ra), thu phí môi trường; Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn thi hành pháp luật và các quy định về bảo vệ môi trường; Quản lý vệ sinh đô thị (quản lý vệ sinh đường phố, công tác thu gom vận chuyển rác (rác sinh hoạt, rác y tế, rác công nghiệp), dịch vụ mai táng. Tổ Tổng Hợp – Pháp Chế: Tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ liên quan đến công tác của tổ chuyên môn. Giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về đất đai; Các tranh chấp, khiếu nại tố cáo về môi trường, tài nguyên nước, khoáng sản, khí tượng, thủy văn; Phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thanh tra, kiểm tra thi hành pháp luật về môi trường. (Nguồn: Quyết định thành lập Phòng Tài Nguyên Và Môi Trường Quận Bình Tân) Các biện pháp quản lý Căn cứ vào các đơn khiếu nại của người dân thì ô nhiễm công nghiệp, ô nhiễm kênh rạch và rác được xem là ba vấn đề hàng đầu trong công tác quản lý môi trường ở Tp.HCM nói chung và quận Bình Tân nói riêng. Quản lý môi trường các cơ sở sản xuất Công tác quản lý môi trường của tổ Môi trường đã kiểm soát được cơ bản tình hình ô nhiễm môi trường ở một số ngành công nghiệp: hoá chất, dệt, giày da, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên … Để quản lý môi trường ở cơ sở sản xuất, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện kiểm soát, thanh tra môi trường. Công tác này được thực hiện định kỳ từ 1-2lần/ năm, ngoài lần kiểm tra định kỳ này nếu có khiếu nại phòng sẽ tổ chức thanh tra lại theo quy trình giải quyết khiếu nại. Từ tình hình thực tế, Phòng đã có sáng kiến mới trong việc quản lý môi trường các cơ sở sản xuất, phối hợp với Công ty điện lực Bình Phú đề ra biện pháp cưỡng chế cắt điện nhằm nâng hiệu quả của công tác quản lý môi trường. Ngoài biện pháp cưỡng chế Phòng đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn 1-2 lần/năm cho cán bộ các doanh nghiệp và cán bộ các phường với nguồn kinh phí hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ Môi trường. Lập kế hoạch Danh sách cơ sở sản xuất Thanh tra Lập biên bản k.tra địa điểm Cam kết khắc phục: thời hạn 30 – 45 ngày. Phúc tra Ghi nhận khắc phục Cưỡng chế: Cắt điện hoặc di dời Tổng hợp báo cáo lãnh đạo Khắc phục Chưa Ô nhiễm Lập biên bản phạt hành chính, quyết định phạt từ 7-10ngày. Không hoặc chưa có Bản cam kết đạt tiêu chuẩn MT Giấy phép khai thác nước ngầm Pháp lý Nhắc nhở Phạt vi phạm hành chính Lưu hồ sơ (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Q.Bình Tân) Hình 3.1: Quy trình thanh tra, kiểm tra môi trường cơ sở sản xuất Quận Bình Tân Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận trong quý I/2006 đã triển khai công tác kiểm tra, phúc tra và thu được những kết quả: Bảng 3.2: Kết quả công tác kiểm tra, phúc tra quý I/2006 STT Nội dung Số đơn vị kiểm tra Số đơn vị vi phạm Hướng giải quyết Nhắc nhở Đình chỉ Phạt hành chính 1 Kiểm tra 47 41 04 - 37 2 Phúc tra 11 03 - 03 - (Nguồn: Báo cáo hoạt động môi trường Quận Bình Tân) Mục đích kiểm tra cơ sở nhằm nhắc nhở các cơ sở ý thức chấp hành luật môi trường, giúp cơ sở nhận biết và có phương hướng khắc phục đối với những hoạt động gây ô nhiễm. Đồng thời thông báo đến cơ sở về các mức phạt hành chính và cưỡng chế khi cơ sở gây ô nhiễm không có biện pháp khắc phục, yêu cầu các cơ sở hoạt động phải tuân thủ theo giấy phép kinh doanh, các cơ sở có khai thác sử dụng nước ngầm phải đăng ký giấy phép sử dụng, phổ biến và hướng dẫn cho các cơ sở đăng ký cam kết môi trường (theo Luật bảo vệ môi trường). Bảng 3.3: Tiêu chí xác định cơ sở sản xuất – kinh doanh nhỏ nằm xen lẫn trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường: Các tiêu chí Các yếu tố xác định Dấu hiệu nhận biết, đánh giá mức độ vi phạm Chất thải của cơ sở sản xuất kinh doanh Khí thải Tiêu thụ nhiều nhiên liệu Lượng khí thải lớn, chứa nhiều khí độc, khói bụi. Không có hệ thống xử lý khí thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo – tiêu chuẩn qui định. Gây khói bụi nhiều. Mùi khó chịu, Khó thở. Rám lá cây, hoa quả. Gây cháy nổ. Nước thải Tiêu thụ nhiều nước. Nước thải ô nhiễm hữu cơ cao Chưa có hệ thống xử lý hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Có màu khác thường Có mùi hôi, tanh, thối. Có váng dầu mỡ Chết động thực vật dưới nước Gây dịch bệnh, đục nước Phát triển côn trùng, ruồi muỗi… Chất thải rắn Lượng chất thải rắn lớn Tạo ra nhiều chất thải độc hại Không có hệ thống thu gom, xử lý hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường Đổ bừa bãi Gây bệnh cho gia súc, gia cầm Phát triển ruồi muỗi… Bồi lấp dòng chảy, ao hồ, … Gây hư hại công trình. Tiếng ồn, độ rung Gây ồn ào, chấn động lớn Thời gian kéo dài và liên tục Gây tâm lý khó chịu cho cộng đồng. Gây sụt lún, hư hỏng công trình, nhà cửa. Môi trường xung quanh Ý kiến cộng đồng Tác động xấu tới sức khỏe con người Tác động mạnh và lâu dài tới môi trường xung quanh Nhiều đơn kiện Nhiều người mắc bệnh Bệnh thường xảy ra Hư hại môi trường nước, khí, đất, thảm thực vật, công trình Vị trí đặc trưng của cơ sở sản xuất Nằm trong diện quy hoạch tổng thể phát triển của địa phương Nằm nơi có khả năng gây ô nhiễm , gây ô nhiễm đến sức khỏe và môi trường Công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu Dây chuyền công nghệ không đồng bộ Đã gây tác động MT nhiều năm Đầu hướng gió Đầu nguồn nước Nơi có cấu trúc địa chất bị phá hủy Nơi hiệu suất hoạt động các thiết bị <hoặc = 50% (Nguồn: Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường-2003) Bảng 3.4: Chỉ tiêu xác định cơ sở sản xuất kinh doanh loại trung bình, lớn, … khác gây ô nhiễm môi trường Các tiêu chí Các yếu tố xác định Hệ số Dấu hiệu nhận biết, đánh giá mức độ Chất thải của cơ sở sản xuất kinh doanh Khí thải Tiêu thụ nhiên liệu: xăng, dầu, than, củi… 2 Đốt trên 500kg nhiên liệu (dầu, than, cao su, vải…)/ngày Tạo luồng khói bụi kéo dài 500 –1000m Tạo mùi khó chịu Khó thở Rám lá cây, hoa quả Lượng khí thải lớn 1 Chứa nhiều khí độc, có bụi 3 Chưa có hệ thống xử lý khí thải/ có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định 1 Nước thải Tiêu thụ nhiều nước 1 Thải trên 500m3/ngày Có nhiều mùi hôi, tanh, thối… Có màu khác thường Có váng dầu mỡ Gây đục nước Phát triển côn trùng, sâu bọ, ruồi muỗi… Chết cây cối, động thực vật Bạc màu đất đai, gây bệnh dịch Nước thải ô nhiễm hữu cơ cao 3 Nước thải có chứa nhiều thành phần độc hại 3 Chưa có hệ thống xử lý khí thải hoặc có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định 2 Chất thải rắn Lượng chất thải lớn 1 Đổ bửa bãi Gây bệnh dịch cho gia súc, gia cầm, và con người Phát triển ruồi muỗi… Bồi lấp dòng chảy, khối nước mặt, nhà cửa, và thiệt hại cho các công trình… Gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm. Chứa nhiều chất độc hại 3 Chưa có hệ thống xử lý khí thải/ có nhưng chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định. 1 Tiếng ồn, độ rung Gây ồn ào chấn động lớn 1 Gây tâm lý khó chịu cho cộng đồng xung quanh Gây sự lún, hư hại các công trình, nhà cửa Thời gian kéo dài, liên tục 2 (Nguồn: Nghiệp Vụ Quản Lý Nhà Nước Về Tài Nguyên Và Môi Trường-2003) Quản lý chất thải rắn đô thị và chất thải rắn công nghiệp Hiện nay Quận Bình Tân đang thực hiện cơ chế chính sách xã hội hóa trong công tác thu gom rác sinh hoạt, phân cấp cho Ủy ban nhân dân phường xây dựng và quản lý lực lượng thu gom rác dân lập để thực hiện hợp đồng thu gom rác sinh hoạt với người dân. Quận Bình Tân là một quận mới, diện tích đất rộng, dân nhập cư đông gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý môi trường của quận, và đặc biệt nhạy cảm là vấn đề rác thải sinh hoạt. Cơ sở sản xuất trên địa bàn có cơ cấu ngành nghề đa dạng, số lượng cơ sở nhiều nên chất thải công nghiệp và nguy hại cũng là vấn đề lớn. Tuy nhiên công tác quản lý chưa chặt chẽ, ý thức của người dân về việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị chưa cao làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, đồng thời vẫn còn các trường hợp lực lượng thu gom rác dân lập thu gom cả rác thải công nghiệp nguy hại trong rác sinh hoạt. Hệ thống thu gom rác thải tập trung vào 3 lực lượng chính: Tư nhân (thu gom rác dân lập), Công ty Môi trường Đô thị thành phố và Công ty Dịch vụ Công ích huyện Bình Chánh. Công nghệ thu gom rác còn thô sơ như: dùng chổi quét gom rác bỏ vào thùng 660 lýt, hoặc thùng chứa xe tay được công nhân vệ sinh chuyển bằng xe tay đưa đến các điểm hẹn trên đường phố hay các bô, trạm. Công trường xử lý rác Gò Cát nằm trong dự án nâng cấp công trường xử lý rác tại phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân (Tp.HCM), là lợi thế cho việc tổ chức thu gom và xử lý lượng lớn chất thải rắn trên địa bàn. Tận dụng ưu thế này của quận để áp dụng biện pháp phân loại rác tại nguồn sẽ tạo hiệu quả lớn trong việc quản lý nguồn chất thải rắn trên địa bàn quận trong thời gian tới. Tuy nhiên trong công tác quản lý môi trường cần có biện pháp quản lý thích hợp công trường tránh ảnh hưởng môi trường xung quanh. Quản lý về tài nguyên nước Ủy Ban Nhân Dân Quận Bình Tân đã chủ trì cuộc họp về việc xử lý tình trạng ô nhiễm Kênh 19/5 với sự tham dự của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Môi trường đô thị, Xí nghiệp Quản lý khai thác dịch vụ thủy lợi, Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hoà, đề xuất các giải pháp: Giao Ủy ban nhân dân phường Bình Hưng Hòa phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức thực hiện vớt rác trên kênh để lưu thông dòng chảy; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân dọc trên tuyến kênh không vứt rác xuống dòng kênh, giữ gìn môi trường, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp cố tình vi phạm; Giao UBND phường Bình Hưng Hoà làm chủ đầu tư dự án xây dựng hàng rào bảo vệ dọc tuyến kênh 19/5. Thành lập tổ công tác xử lý các trường hợp lấn chiếm đất công tại khu xử lý rác Gò Cát. Khai thác nước dưới đất để đáp ứng cho sinh hoạt, sản xuất là nhu cầu cần thiết. Nhưng việc khai thác nước tràn lan không kiểm soát được như hiện nay đang gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng: chất lượng nước suy giảm; nước mặn xâm nhập… Đáng lo ngại hơn là tình trạng sụt lún đất. Việc lún đất sẽ gây nên tình trạng ngập lụt gia tăng, làm hỏng công trình ngầm và hệ thống thoát nước, phá hủy hệ thống giao thông… hiện nay đã phát hiện tình trạng sụt lún đất cục bộ xung quanh các giếng khoan tại một số khu vực thuộc Bình Tân, nhưng đến nay vẫn chưa có một giải pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan hiện nay. Cán bộ P.TNMT Q.BTân Cơ sở sản xuất, kinh doanh Số lượng giếng khoan Lưu lượng khai thác Hồ sơ đăng ký khai thác giếng Xét duyệt Cấp phép khai thác giếng Thanh tra, kiểm tra Khai báo Hướng dẫn Hợp lệ Bổ sung hồ sơ Không hợp lệ Lưu hồ sơ Lập kế hoạch (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường quận Bình Tân) Hình 3.2: Qui trình quản lý khai thác nước ngầm Công tác quản lý nguồn tài nguyên nước là một công tác khó khăn đối với hầu hết các quận huyện và cần sự hỗ trợ từ địa phương và các phòng ban khác. Để bảo vệ nguồn tài nguyên nước chủ yếu xuất phát từ ý thức của người dân và các biện pháp để ngăn chặn các hành vi thiếu ý thức. Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Bình Tân cần quan tâm hơn nữa đến nguồn tài nguyên nước trên địa bàn và phối hợp cùng Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Bình Tân thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân. Thanh tra, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm hành chính về môi trường Công tác giải quyết khiếu nại được Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Bình Tân thực hiện theo qui trình cụ thể, bao gồm qui trình thanh tra về tài nguyên môi trường và qui trình giải quyết khiếu nại, công tác giải quyết khiếu nại của phòng trong 3 tháng đầu năm 2006 (Quí I/2006) đã thu được các kết quả sau: Bảng 3.5: Kết quả công tác giải quyết khiếu nại quý I/2006 Tổng đơn nhận Chuyển phường giải quyết Tổng đơn giải quyết Kết quả giải quyết Đang giải quyết Chưa giải quyết Nhắc nhở Đình chỉ Phạt hành chính 18 07 10 10 - - - 01 (Nguồn: Báo cáo hoạt động môi trường Quận Bình Tân) Với lòng nhiệt tình các cán bộ môi trường Quận Bình Tân đã giải quyết thỏa đáng các khiếu nại của người dân, giải quyết khiếu nại bằng quy trình kiểm tra và phân tích dựa trên thực tế, đưa ra chứng cứ thuyết phục đối với cơ sở bị khiếu nại và người dân, tạo dựng lòng tin của người dân đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận từ đó sẽ giúp cho công việc giáo dục tuyên truyền bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư đạt hiệu quả hơn. Quy trình giải quyết khiếu nại Được tiến hành theo hình 3.4 Qui trình giải quyết khiếu nại Tiếp nhận đơn, thư khiếu nại và xử lý sơ bộ. Chuẩn bị giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền: giao nhiệm vụ cho cán bộ của phòng thụ lý ban đầu, kiểm tra tài liệu, thẩm tra xác minh; Giải quyết khiếu nại: chuẩn bị tài liệu về phương án giải quyết, các hoạt động tác nghiệp; biên bản giải quyết khiếu nại; ra quyết định giải quyết khiếu nại; kiến nghị xử lý hình sự (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền; thông báo kết quả giải quyết khiếu nại cho các bên. Thi hành quyết định, giám sát việc thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, hoàn chỉnh và lưu hồ sơ. Bộ phận tiếp nhận đơn của Quận Phản ánh trực tiếp đến Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Tổ môi trường Cán bộ giải quyết khiếu nại Thanh tra thực tế tình trạng môi trường Biên bản thanh tra cơ sở Phúc đáp Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Yêu cầu khắc phục Phúc tra Phúc đáp Cưỡng Chế Phúc đáp Khắc phục Không khắc phục Không ô nhiễm Ô nhiễm Lãnh đạo phòng Lưu hồ sơ (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận Bình Tân) Hình 3.3: Qui trình giải quyết khiếu nại Quy trình thanh tra về tài nguyên và môi trường Bước 1: Ra quyết định thanh tra Những căn cứ để ra quyết định thanh tra: Chương trình, kế hoạch thanh tra được lập theo yêu cầu công tác quản lý của cơ quan Nhà nước. Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền của cơ quan Nhà nước, tổ chức thanh tra. Bước 2: Chuẩn bị thanh tra Xây dựng đề cương, kế hoạch. Bố trí lực lượng. Chuẩn bị thủ tục hành chính và điều kiện làm việc. Phổ biến quy chế làm việc cho người tiến hành thanh tra. Bước 3: Tiến hành thanh tra Tiến hành điều tra làm rõ sự việc, Tiến hành kiểm soát kết quả điều tra. Bước 4: Kết luận thanh tra Báo cáo kết luận thanh tra được trình lên người ra quyết định thanh tra, sau đó công bố với đối tượng thanh tra. Khi công bố kết luận phải có biên bản ghi rõ ý kiến tiếp thu, giải trình hoặc khiếu nại của đối tượng thanh tra (nếu có). Một vài công cụ quản lý môi trường của Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Bình Tân Hiện nay, nước ta có 36 chương trình về bảo vệ tài nguyên và môi trường. Các chương trình này sẽ được thực hiện trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2005 – 2010. Nhằm kiểm soát ô nhiễm môi trường - Ngày 12/12/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010. Từ các công cụ được hướng dẫn quận ứng dụng vào tình hình thực tế và phát triển thêm công cụ phù hợp với đặc trưng của quận. Giáo dục Nhằm nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng trong việc khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước và thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, Quận Bình Tân đã có Kế hoạch số 414/KH-UBND triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia nước sạch, vệ sinh môi trường và kỷ niệm ngày Môi trường Thế giới. “Sa mạc và hoang mạc hóa” được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) chọn làm chủ đề cho ngày Môi trường Thế giới 5/6/2006. Từ 20/4/2006 đến 5/6/2006 các ban, ngành, đoàn thể quận và các phường đã tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ môi trường; thực hiện các công trình làm sạch đẹp địa bàn dân cư, xí nghiệp, công sở, trường học, khu vui chơi công cộng… Tổ chức trồng cây nhớ ơn Bác Hồ; tổng vệ sinh thu gom rác, nạo vét kênh mương thông thoáng dòng chảy, tăng cường giữ gìn đường phố sạch đẹp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều hình thức như: tổ chức các cuộc vận động không xả nước, tháng hành động môi trường xanh, ngày chủ nhật xanh... qua đó, giáo dục được ý thức người dân không xả rác, giữ vệ sinh chung nơi công cộng. Thu phí nước thải Thu phí nước thải cũng là một biện pháp nhằm hạn chế tình trạng xả thải chất ô nhiễm ra môi trường, Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Quận chỉ chịu trách nhiệm nhận bản kê khai xả thải của doanh nghiệp để gửi cho Chi cục Bảo vệ Môi trường, và nhận thông báo thu phí từ Chi cục Bảo vệ Môi trường gửi cho các doanh nghiệp và nhắc nhở doanh nghiệp nộp phí vào kho bạc nhà nước đúng hạn. Hiện nay công tác thực hiện thu phí nước thải vẫn chưa được chú trọng thỏa đáng và cần được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa. Thu phí nước thải là công cụ bảo vệ môi trường dựa vào kinh tế, cần sử dụng hiệu quả hơn công cụ này để tận dụng nguồn kinh phí cho các dự án bảo vệ môi trường, thông qua việc thu phí nhắc nhở các cơ sở hạn chế xả thải ra môi trường. Xử phạt vi phạm hành chính về môi trường Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường chủ yếu áp dụng cho các trường hợp vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận. Sau khi thanh tra tình hình môi trường của cơ sở tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà lập biên bản và quyết định xử phạt với mức phạt khác nhau đối với các cơ sở. Quyết định xử phạt được lập và định mức phí căn cứ vào nội dung của Nghị định 81/2006/NĐ-CP như sau: Chính phủ ban hành Nghị định 81/2006/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định quy định các hình thức vi phạm bao gồm: vi phạm các quy định về thực hiện cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường; vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm suy thoái, sự cố môi trường. Có hai hình thức xử phạt là cảnh cáo và phạt tiền, trong đó mức quy định phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện có thời hạn các biện pháp bảo vệ môi trường do cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường yêu cầu; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường do hành vi vi phạm gây ra; buộc đưa khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường; buộc tiêu huỷ hàng hoá, vật phẩm gây ô nhiễm môi trường. Cơ sở sản xuất, kinh doanh Lập biên bản vi phạm hành chính về môi trường Báo cáo trình lãnh đạo Thanh tra, kiểm tra Ô nhiễm Lưu hồ sơ Quyết định xử phạt: qui định thời hạn và mức phí chịu phạt Cán bộ P.TNMT Q.BTân (Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi TRƯỜNG quận Bình Tân) Hình 3.4: Quy trình xử phạt vi phạm hành chính Nghị định nêu rõ một số nguyên tắc xử phạt: Một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường chỉ bị xử phạt hành chính một lần; Một người, một tổ chức cá nhân thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; Nhiều người, nhiều tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt. Tuy nhiên, nguyên tắc xử phạt cũng quy định, không xử phạt vi phạm trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi... Cưỡng chế Tùy thuộc vào mức độ vi phạm, loại hình sản xuất, và ngành nghề mà Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận đưa ra biện pháp cưỡng chế phù hợp. Hiện nay Phòng đưa ra hai mức cưỡng chế là cắt điện và di dời. Đối với các ngành nghề gây ô nhiễm không thuộc các ngành nghề cần di dời, ban đầu sẽ nhắc nhở, phạt hành chính. Nếu cơ sở tiếp tục không cải thiện tình trạng môi trường của cơ sở thì quận sẽ phối hợp cùng Công ty điện lực Bình Phú thực hiện biện pháp cưỡng chế cắt điện đối với cơ sở. Biện pháp cưỡng chế buộc di dời là hình phạt cao nhất đối với những cơ sở vi phạm hành chính về môi trường nghiêm trọng, không có biện pháp khắc phục hiệu quả. Một trường hợp cụ thể mà phòng buộc phải đưa ra quyết định cưỡng chế di dời là các hộ (phường Bình Trị Đông A) chuyển, chứa và phơi rác nylon phế thải gây mùi hôi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại khu vực. Hiệu quả của các biện pháp quản lý Hiện nay, tình trạng gây ô nhiễm môi trường dưới nhiều hình thức tại một số khu vực trên địa bàn Quận Bình Tân là mối đe dọa ảnh hưởng sức khoẻ của người dân. Việc thực hiện biện pháp cưỡng chế là giải pháp tình thế và nhiều vất vả, nhưng đó là nỗ lực lớn của lãnh đạo và cán bộ Ủy ban nhân dân Quận Bình Tân và các phường, trong quá trình góp phần xây dựng địa phương ngày thêm văn minh-sạch-đẹp theo xu thế chung của thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, quận đã có nhiều nỗ lực cho công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn trong sản xuất, đồng thời có kế hoạch di dời các xí nghiệp sản xuất có chất thải làm ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư. Riêng các nhà máy trong khu công nghiệp Tân Tạo đã đầu tư các hệ thống xử lý nước thải, góp phần giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường xung quanh. Ngoài ra, thông qua các chương trình làm xanh, sạch, đẹp, môi trường do quận phát động, mọi người dân đã nhận thức tốt và tích cực tham gia hưởng ứng, như: chương trình kiểm tra thuốc bảo vệ thực vật, chương trình vệ sinh môi trường và nước sạch nông thôn, chương trình thu gom rác y tế, tổ chức ngày Chủ nhật xanh kết hợp làm sạch môi trường… Bên cạnh kết quả bước đầu trong công tác quản lý môi trường của Phòng Tài Nguyên và Môi Trường Q.Bình Tân đạt được, việc di dời các đơn vị gây ô nhiễm môi trường ở hầu hết các ngành, địa phương vẫn còn một số khó khăn nhất định… Nguyên nhân của việc di dời chậm do các cơ sở chưa tìm được địa điểm mới, thiếu nguồn vốn để di dời và cải tạo trang thiết bị sản xuất… Đối với biện pháp giáo dục và tuyên truyền của Quận chưa đạt hiệu quả cao do thiếu nguồn kinh phí tổ chức, trình độ dân trí thấp vì phần lớn là dân nhập cư , cần nhiều thời gian để người dân tiếp thu và thực hiện theo. Việc thu phí nước thải không do quận trực tiếp quản lý nên hiệu quả của công tác còn hạn chế, không quản lý được khối lượng nước thải trên địa bàn và các cơ sở không thực hiện đúng qui định về nộp phí nước thải. Công cụ xử phạt vi phạm hành chính vẫn còn những điều hạn chế đối với một số trường hợp như các hộ tái chế phế liệu bao nylon… Mức phạt vi phạm hành chính vẫn còn những điểm chưa cụ thể. Biện pháp cưỡng chế thu giữ trang thiết bị hoạt động sản xuất vi phạm môi trường là biện pháp khó thực hiện và vẫn có trường hợp kém hiệu quả. Phương hướng quản lý môi trường Quận Bình Tân Phương hướng quản lý môi trường năm 2006 Hướng các hoạt động sản xuất kinh doanh theo xu thế chung, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Quận đồng thời đảm bảo được tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Định hướng công tác xử lý khắc phục ô nhiễm về môi trường sang công tác ngăn chặn phòng ngừa hoạt động sản xuất gây ô nhiễm, để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Ngăn chặn và xử lý các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, di dời và buộc ngưng hoạt động đối với các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh xen lẫn trong khu dân cư không có khả năng khắc phục ô nhiễm, từng bước nâng cao chất lượng môi trường sống đối với sức khỏe của cộng đồng dân cư. Mở rộng mạng lưới cấp nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân, qua đó bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt; hạn chế việc sử dụng nước sinh hoạt bằng giếng khoan của nhân dân có chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh. Phấn đấu giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước mặn ở các kênh rạch đảm bảo hệ thống thoát nước tốt trên địa bàn Quận. Tăng cường công tác quản lý vệ sinh đô thị xử lý các chất thải rắn trên địa bàn Quận để giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn Quận. Nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, chấp hành các quy định pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước và môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cộng đồng dân cư. Kiểm tra xử lý các đơn vị, cơ sở hoạt động sản xuất gây ô nhiễm nằm trên địa bàn Quận trong việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Giải quyết khiếu nại môi trường. Phối hợp với các Ban ngành liên quan trong công tác cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực môi trường. Mục tiêu, nhiệm vụ về bảo vệ môi trường từ năm 2006 – 2010 Mục tiêu Phát huy, nâng cao ý thức trong cộng đồng dân cư về vệ sinh và bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, phát huy tốt nhất nguồn lực trong nhân dân để cùng với nhà nước thực hiện chỉnh trang đô thị theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, triển khai kế hoạch chỉnh trang đô thị gắn với công tác vệ sinh và bảo vệ môi trường. Với mục tiêu đề ra là trong năm 2006 phải khắc phục tình trạng ô nhiễm trong cộng đồng dân cư, chấm dứt tình trạng xả rác, vứt rác xuống lòng sông, kênh, rạch tạo môi trường xanh – sạch – đẹp và đến năm 2010 không còn tình trạng ngập úng cục bộ và kéo dài trong các khu dân cư. Nhiệm vụ Tăng cường đổi mới chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với cán bộ công chức của các cơ quan, hệ thống chính trị từ đó phát triển nhân rộng công tác tuyên truyền trong cộng đồng nhân dân thông qua các cơ quan tổ chức, Đoàn thể nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư. Đưa công tác quy hoạch về môi trường lồng vào công tác quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành kinh tế để xây dựng sự phát triển kinh tế xã hội của Q._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHUONG 3.27-45F.doc
  • doc1.bia DA.doc
  • doc3.loi cam on.doc
  • doc4.MUC LUC.doc
  • doc5.DANH MUC.doc
  • doc7.PHU LUC.doc
  • docbia DA.doc
  • docCHUONG 1.1-6F.doc
  • docCHUONG 2.7-26F.doc
  • docCHUONG 4.46-62F.doc
  • docCHUONG 5.63-73F.doc
  • docCHUONG 6.74-102.doc
  • docCHUONG 7.103-104.doc
  • docDANH MUC.doc
  • docISO_9001_2000(2).doc
  • docISO_14001_2004.doc
  • docket qua dieu tra CS.doc
  • docket qua dieu tra QL.doc
  • docloi cam on-CQ.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPDT CS.doc
  • docPDT QL.doc
  • docPHU LUC.doc
Tài liệu liên quan