Tổ chức công tác Kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình

Tài liệu Tổ chức công tác Kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình: CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở DOANH NGHIỆP Từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, để thích ứng với điều kiện mới, cơ chế quản lý và hệ thống quản lý đã có những bước thay đổi cơ bản, trong đó có kế toán. Ngày nay, hệ thống thông tin kế toán phải được tổ chức đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu cung cấp bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, lãnh đạo doanh nghiệp ... Th... Ebook Tổ chức công tác Kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác Kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tin kế toán không chỉ hướng vào các quá trình và các sự kiện kinh tế đã xảy ra, mà còn phải hướng đến những diễn biến trong tương lai nhằm giúp nhà quản trị hoạch định đúng đắn phù hợp với mục tiêu đã xác lập. Một hệ thống kế toán đáp ứng được nhu cầu thông tin như thế phải là một hệ thống bao gồm hai phân hệ: kế toán tài chính và kế toán quản trị. 1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Kế toán có vai trò đặc biệt quan trong không chỉ với hoạt động tài chính Nhà nước, mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Chức năng của kế toán là cung cấp thông tin cần thiết về tình hình và sự vận động của tài sản trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng thông tin, với các mục đích sử dụng khác nhau. Đối với một doanh nghiệp, đối tượng quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp rất đa dạng, tuy nhiên có thể chia làm 02 nhóm đối tượng chính là những người ngoài doanh nghiệp và nội bộ doanh nghiệp. Đây là hai nhóm đối tượng khác nhau nên yêu cầu về thông tin được cung cấp cũng khác nhau. Kế toán tài chính cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán tài chính liên quan đến quá trình báo cáo hoạt động của một tổ chức doanh nghiệp cho các đối tượng bên ngoài thông qua các báo cáo tài chính. Mục tiêu của báo cáo tài chính là cung cấp một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính của doanh nghiệp như tổng hợp về tình trạng và sự biến đổi của tài sản, cơ cấu nguồn vốn, tình hình nợ, các khoản phải nộp, kết quả hoạt động kinh doanh và phân phối kết quả hoạt động kinh doanh ... Qua đó, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện được chức năng quản lý, kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh của các ngành, các lĩnh vực, các nhà đầu tư, ngân hàng ... Có thể ra các quyết định liên quan đến việc đầu tư và trợ cấp tài chính. Như vậy, thông tin từ kế toán tài chính là công khai. Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị là bộ phận cung cấp thông tin cho những nhà quản lý tại doanh nghiệp thông qua các báo cáo kế toán nội bộ nhằm giúp các nhà quản trị ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Tại mỗi doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh gồm nhiều quá trình và nhiều hoạt động khác nhau. Để điều hành một cách có hiệu quả, các nhà quản trị phải có thông tin về tình hình và kết quả của từng quá trình, từng hoạt động và toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh. Thông tin kế toán quản trị cung cấp sẽ là cơ sở cho việc kiểm tra, phân tích đánh giá các hoạt động và lập kế hoạch kinh doanh của các nhà quản trị. Khái niệm kế toán quản trị được Hiệp hội Kế toán Mỹ đinh nghĩa như sau: "Kế toán quản trị là quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban giám đốc để lập kế hoạch, đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ một doanh nghiệp, đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản này" (Giáo trình KTQT - Trường Đại học kinh tế Quốc dân). Thông tin mà kế toán tài chính cung cấp là các tài liệu phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ đã qua, cho nên số liệu có tính lịch sử, không đủ đáp ứng nhu cầu quản lý của nhà quản trị ở trong doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ở nướ ta hiện nay. Khác với kế toán tài chính, thông tin do kế toán quản trị cung cấp đặt trọng tâm cho tương lai, đó là những thông tin cần thiết một cách trực tiếp và thường xuyên đối với nhà quản trị. Yêu cầu của kế toán quản trị là phải xây dựng dự toán, thu nhận và xử lý thông tin về chi phí, giá thành, thu nhập, kết quả ... của từng nhóm sản phẩm, sản phẩm, đánh giá trách nhiệm quản lý các bộ phận, tiến hành phân tích kịp thời các thông tin làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp, những quyết định đúng đắn để đối phó kịp thời với những diễn biến của thị trường, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Kế toán quản trị có quan hệ chặt chẽ với kế toán tài chính trong việc sử dụng các số liệu chi tiết, song kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết, nhu cầu thông tin chính của các nhà quản trị không chỉ là thông tin chi tiết mà phải là các bảng biểu, các bảng tóm tắt, phân tích các thông tin chi tiết từ sổ sách kế toán. Khi sử dụng các báo cáo này, nhà quản trị sẽ có được thông tin mà họ quan tâm. Kế toán quản trị sử dụng các báo cáo của riêng mình để thiết kế, tổng hợp, phân tích và truyền đạt thông tin kế toán, đặt chúng trong bối cảnh các mục tiêu đã được xác định với các tình huống khác nhau nhằm cung cấp thông tin phù hợp, hữu ích theo yêu cầu của nhà quản trị. Nội dung thông tin mà kế toán quản trị cung cấp cho nhà quản lý sẽ bổ sung cho phần thông tin thiếu sót mà kế toán tài chính không cung cấp được. Như vậy, kế toán quản trị về bản chất là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của hệ thống kế toán, vì đều làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kinh tế trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị trực tiếp cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong tổ chức kinh tế - người có trách nhiệm điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của tổ chức đó. 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của Kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin - Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch (dưới hình thức dự toán) - Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: Với chức năng tổ chức thực hiện cùng với sự liên kết giữa con người và các nguồn lực. Kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin để nhà quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh. Để hoàn thành tốt chức năng của mình, kế toán quản trị phải làm tốt các nhiệm vụ sau: + Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ. Muốn vậy kế toán phải sử dụng hệ thống các chứng từ và sổ sách để ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hằng ngày. + Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán. + Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế toán quản trị. + Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá: Phương pháp kiểm tra, đánh giá thường được sử dụng là phương pháp so sánh. Số liệu thực hiện được so sánh với số liệu kế hoạch, có tác dụng như một thông tin phản hồi giúp nhà quản trị nhận diện những vấn đề còn tồn tại cần có tác động của quản lý. - Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà là sự kết hợp cả 3 chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá, tất cả đều đòi hỏi phải có những quyết định. Tuy nhiên để có thông tin cung cấp một cách có hiệu quả thì việc lựa chọn những thông tin thích hợp, loại bỏ những thông tin không quan trọng để đáp ứng nhu cầu ra quyết định của quản lý là cần thiết. Do đó, kế toán quản trị đã sử dụng những phương pháp phân tích, chọn lọc những thông tin cần thiết rồi tổng hợp, trình bày chúng theo những tiêu thức, trình tự nhất định, dễ hiểu nhất và truyền đạt các thông tin này cho nhà quản trị doanh nghiệp. Kế toán quản trị giúp các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, từ đó nhà quản lý có sơ sở để lựa chọn ra quyết định kinh doanh thích hợp nhất với điều kiện và trình độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn chung trình tự thực hiện các công việc của Kế toán quản trị như sau: Đưa ra các chỉ tiêu cần thực hiện Tình hình hoạt động kinh doanh Thu thập thông tin 1 2 Xử lý thông tin Truyền đạt thông tin 6 3 Ra quyết định 5 4 Sơ đồ 1.1 - Trình tự thực hiện các công việc của Kế toán quản trị 1.1.3. Kế toán quản trị với các chức năng quản lý Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp, trách nhiệm thựôc về các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp đó. Các chức năng cơ bản của quản lý được khái quát bằng sơ đồ sau: Lập kế hoạch Ra quyết định Đánh giá Thực hiện kế hoạch Kiểm tra Sơ đồ 1.2 - Các chức năng cơ bản của quản lý Qua sơ đồ trên, có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định. Như vậy, để làm tôt chức năng quản lý, nhà quản trị phải có thông tin cần thiết để có thể ra quyết định đúng đắn. Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó. Vai trò của kế toán quản trị thể hiện trong các khâu của quá trình quản lý được thể hiện cụ thể như sau: - Trong giai đoạn lập kế hoạch và dự toán: Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được những mục tiêu đó. Dự toán cũng là một kế hoạch nhằm liên kết các mục tiêu và chỉ rõ cách huy động, sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đề ra. Để chức năng lập kế hoạch và dự toán được thực hiện tốt, đảm bảo tính khoa học và khả thi dựa trên những thông tin thích hợp, đầy đủ và có cơ sở. Kế toán quản trị sẽ cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin đó để lựa chọn phương án tối ưu nhất, như chọn được sản phẩm sinh lợi cao nhất, huy động các nguồn lực hợp lý, định được giá bán hợp lý và có tính cạnh tranh. - Trong giai đoạn tổ chức thực hiện: Cung cấp thông tin để ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong quá trình điều hành, chỉ đạo thực hiện các quyết định thực hiện hhằng ngày về tình hiành hoạt động của doanh nghiệp như tình hình tài sản, thu nhập, chi phí ... các quyết định ngắn hạn để hỗ trợ đắc lực cho nhà quản lý trong điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các kế hoạch đầu tư dài hạn cũng cần phải có các thông tin cần thiết và đầy đủ. - Trong giai đoạn kiểm tra và đanh giá: Kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch và dự toán, xác định những sai biệt, nhà quản trị cần được các kế toán viên quản trị cung cấp các báo cáo thực hiện để nhận diện các vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý. Kiểm tra và đánh giá là hai chức năng có liên quan chặt chẽ với nhau. Kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin thông qua việc thiết kế các bảng báo cáo dưới dạng so sánh được, so sánh giữa kế hoạch với quán trình thực hiện kế hoạch. Từ đó phát hiện ra những khâu, những chỗ của kế hoạch mà thực tế không thực hiện được cũng như những chỉ tiêu chưa hợp lý trong kế hoạch đã được lập, từ đó tìm ra nguyên nhân và phương hướng khắc phục. - Trong khâu ra quyết định: Các nhà quản trị cần phải có thông tin đầy đủ đáng tin cậy và thích hợp. Để có thông tin thích hợp, đáp ứng nhu cầu thích hợp của quản lý, kế toán quản trị sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn và những thông tin này thường không có sẵn, chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho các nhà quản trị. Ra quyết định bản thân nó không phải là một chức năng độc lập, nói cách khác thông qua chức năng quyết định nhà quản lý thực hiện các chức năng còn lại của mình. Nhưng để ra quyết định nhà quản lý cần rất nhiều thông tin hết sức cụ thể, chi tiết, thật đầy đủ, kịp thời và chính xác không chỉ trong quá khứ mà còn ở hiện tại và tương lai; không chỉ đo lường về mặt giá trị mà cả đo lường về hiện vật. Những thông tin như vậy thì phần lớn được cung cấp bởi kế toán quản trị. Kế toán quản trị không chỉ giúp nhà quản trị trong quá trình ra quyết định bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn bằng cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào các tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn ra quyết định thích hợp nhất. Tóm lại, chu kỳ quản lý và quá trình kế toán là một chu kỳ khép kín, vận động liên tục lặp đi lặp lại nhưng không ngừng cải tiến để nâng cao chất lượng để ngày càng quản lý tốt hơn và doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. Các nhà quản trị điều hành hoạt động kinh doanh thông qua các chức năng quản lý còn Kế toán quản trị sử dụng các phương pháp riêng có của mình để thiết kế, tổng hợp, phân tích và truyền đạt thông tin kế toán, đặt chúng trong bối cảnh các mục tiêu đã xác định với các tình huống khác nhau nhằm cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho các chức năng quản trị. Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho các chức năng của quản trị dưới đây: Các chức năng quản lý Quá trình kế toán Xác định mục tiêu Chính thức hoá thành các chỉ tiêu kinh tế Lập kế hoạch Lập dự toán chung và các bản dự toán chi tiết Thu thập các kết quả thực hiện Tổ chức thực hiện Soạn thảo báo cáo thực hiện Kiểm tra, đánh giá Sơ đồ 1.3 - Mối quan hệ giữa Kế toán quản trị với các chức năng quản trị 1.1.4. Các phương pháp của Kế toán quản trị Là một bộ phận của kế toán doanh nghiệp, kế toán quản trị tất yếu cũng áp dụng các phương pháp của kế toán nói chung, tuy nhiên việc vận dụng các phương pháp này có đặc điểm khác so với kế toán tài chính. Kế toán quản trị được hình thành và phát triển nhằm đáp ứng công tác quản lý nội bộ doanh nghiệp. Vì vậy, phương pháp lựa chọn tuỳ theo điều kiện cụ thể từng doanh nghiệp. - Phương pháp chứng từ: Bên cạnh những chứng từ theo quy định bắt buộc, kế toán quản trị còn tự xây dựng hệ thống chứng từ theo các yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Việc thu thập, xử lý, luân chuyển chứng từ cũng được xác lập theo một cách riêng, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin cụ thể, nhanh chóng và thích hợp. - Phương pháp tài khoản kế toán: Để có số liệu một cách tỷ mỷ, kế toán quản trị phải sử dụng những tài khoản chi tiết đáp ứng yêu cầu quản lý từng chỉ tiêu cụ thể như chi tiết tài khoản theo từng địa điểm phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm ... - Phương pháp tính giá: Đối với kế toán quản trị, việc tính giá các loại tài sản mang tính linh hoạt và gắn với mục đích sử dụng các thông tin về giá theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Phương pháp tổng hợp cân đối: Các báo cáo kế toán - hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối trong kế toán quản trị - là các bảng cân đối bộ phận. Các báo cáo này còn được gọi là báo cáo kế toán nội bộ được lập theo kỳ hạn ngắng hơn các báo cáo tài chính. Ngoài các chỉ tiêu về tiền tệ, các bảng cân đối bộ phận còn sử dụng rộg rãi các thước đo về hiện vật và thời gian lao động. - Phân loại chi phí: Là chia nhỏ chi phí thành từng bộ phận riêng biệt theo các tiêu thức khác nhau để nhận biết bản chất, sự biến động và tác động của từng bộ phận chi phí. Việc phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau giúp kế toán quản trị nhận diện, tổ chức thu thập và trình bày thông tin về chi phí được phù hợp, tạo điều kiện cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý. - Phương pháp tập hợp chi phí: Để tập hợp chi phí phù hợp với đối tượng kế toán chi phí, kế toán quản trị trước hết phải nhận diện chi phí theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng chi phí. Tuỳ thuộc vào chi phí và khả năng quy nạp chúng, kế toán áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp hay phương pháp phân bổ gián tiếp. - Phương pháp trình bày chi phí: Để thuận lợi cho quá trình xử lý thông tin và cung cấp thông tin một cách đơn giản, dể hiểu. Thông tin kế toán quản trị thương được thiết kế dạng so sánh được, trình bày bằng bảng biểu, đồ thị và phương trình. - Các phương pháp khác: Do thông tin kế toán quản trị hướng về tương lai nên ngoài nguồn số liệu được xử lý từ kế toán tài chính, kế toán quản trị còn sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ hệ thống hạch toán nghiệp vụ kỹ thuật, hạch toán thống kê, và sử dụng những phương pháp của phân tích kinh doanh như phương pháp so sánh, phân tích tương quan, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tổ. Ngoài ra, Kế toán quản trị cũng sử dụng nhiều đến thông tin quá khứ khi lập dự toán, vì đó là cơ sở để ước đoán doanh thu, chi phí và kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, các phương pháp của kế toán quá trình cũng thường theo cách ước đoán, mô phỏng, gần đúng, dự báo xu hướng, biến động đánh giá trên cơ sở sản xuất trong doang nghiệp và môi trường xung quanh. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ 1.2.1. Bản chất chi phí Chi phí có thể nhìn nhận một cách trừu tượng chính là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kỳ nhất định, hoặc là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động phải phát sinh gắn liền với mục đích kinh doanh. Đây chính là bản chất chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp là nó phải mất đi để đổi lấy một kết quả, kết quả có thể dưới dạng vật chất hoặc không vật chất. 1.2.2. Phân loại chi phí Một trong những thông tin quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp là các thông tin về chi phí, vì mỗi khi chi phí tăng thêm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do vậy, các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí của doanh nghiệp, để quản lý được chi phí cần thiết phải làm rõ cách phân loại chi phí khác nhau trong kế toán quản trị, vì mỗi cách phân loại chi phí đều cung cấp những thông tin dưới nhiều góc độ để nhà quản trị ra quyết định. Trong kế toán tài chính, chi phí được định nghĩa như một khoản hao phí bỏ ra để thu được một số sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bản chất của chi phí phải mất đi để lấy một khoản thu về. Trong Kế toán quản trị, chi phí được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau phục vụ cho yêu cầu quản trị chi phí trong doanh nghiệp. Một số cách phân loại chính là phân loại theo chức năng hoạt động, phân loại theo cách ứng xử, phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính (BCTC) ... - Phân loại theo chức năng hoạt động: Mục đích của phân loại theo chức năng hoạt động trong Kế toán quản trị là nhằm xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp, đồng thời là căn cứ để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng như cung cấp thông tin một cách có hệ thống cho việc lập các báo cáo tài chính. Theo cách phân loại này, chi phí bao gồm: + Chi phí sản xuất: Là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ phục vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung + Chi phí ngoài sản xuất: Là những chi phí phát sinh ngoài sản xuất liên quan đến quản lý và tiêu thụ như chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN). - Phân loại theo mối quan hệ với Báo cáo tài chính: Bao gồm: + Chi phí sản phẩm: Là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đơn vị sản phẩm được sản xuất ra bởi một doanh nghiệp sản xuất hoặc được mua vào bởi một doanh nghiệp thương mại. + Chi phí thời kỳ: Là những chi phí khi nó phát sinh làm giảm lợi tức của doanh nghiệp. Tuy nhiên cả hai cách trên chỉ mới nhận diện được chi phí theo những tiêu thức khác nhau nhưng chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động. Vì vậy, người ta sử dụng một cách phân loại nữa và là cách sử dụng chính trong kế toán quản trị, phân loại theo cách ứng xử của chi phí. - Phân loại theo cách ứng xử: Đây là cách phân loại chi phí theo khả năng phản ứng hoặc thay đổi như thế nào của chi phí khi có những thay đổi xảy ra trong các mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại chi phí nay, chi phí được chia thành ba loại: + Chi phí khả biến (biến phí): Là những chi phí mà về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sự thay đổi của mức độ hoạt động của doanh nghiệp nhưng chi phí tính cho từng đơn vị sản phẩm thì hầu như không thay đổi. + Chi phí bất biến (định phí): Là những chi phí mà xét về tổng số sẽ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi nhưng chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của mức độ hoạt động. + Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao hàm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động này, chi phí biểu hiện đặc điểm của định phí nhưng ở một mức độ hoạt động khác chi phí biểu hiện đặc điểm của biến phí. Ngoài ra, còn có các cách phân loại chi phí khác nhằm mục đích ra quyết đinh như: - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp: + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí tự bản thân nó hiển nhiên được chuyển vào đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ, lao vụ. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phải được phân bổ vào từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. - Chi phí chênh lệch: Là những chi phí hiện diện trong phương án này nhưng chỉ hiện diện một phần hoặc hoàn toàn không có mặt trong phương án khác. - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được: Là những khoản chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của nhà quản trị các cấp với chi phí đó. Một chi phí được xem là kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này có thẩm quyền định ra chi phí đó. Ngược lại, chi phí được xem là chi phí không kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó nếu cấp này không có thẩm quyền định ra chi phí đó. - Chi phí cơ hội và chi phí chìm: + Chi phí cơ hội: Là lợi nhuận tiềm tàng bị mất hoặc hi sinh khi chọn một phương án này để thay thế một phương án khác. + Chi phí chìm: Là những chi phí phát sinh trong quá khứ mà doanh nghiệp phải chịu và vẫn còn phải chịu trong tương lai bất kể doanh nghiệp lựa chọn phương án kinh doanh nào. 1.3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP Tại Việt Nam, kế toán quản trị vẫn là lĩnh vực khá mới mẻ tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì yêu cầu phải tổ chức bộ phận kế toán quản trị đã trở nên đặc biệt cấp thiết. Để thực hiện được công tác kế toán quản trị tại mỗi doanh nghiệp, các công việc chính cần triển khai là: - Tổ chức bộ máy đảm nhận công tác kế toán quản trị - Tổ chức thu nhận thông tin - Xây dựng nội dung công việc kế toán quản trị - Thiết lập hệ thống báo cáo kế toán quản trị Mối quan hệ giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính: Kế toán quản trị và kế toán tài chính là hai bộ phận của hệ thống kế toán trong tổ chức. Kế toán tài chính hay kế toán quản trị đều làm nhiệm vụ tổ chức hệ thống thông tin kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp. Giữa chúng có mối quan hệ sau đây: - Cả hai cùng liên hệ với hệ thống thông tin kế toán. Kế toán tài chính cung cấp thông tin tổng quát, kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các số liệu ghi chép hằng ngày của kế toán tài chính nhằm cụ thể hoá các số liệu, phân tích một cách chi tiết để phục vụ yêu cầu quản lý cụ thể. - Cả hai đều gắn với trách nhiệm quản lý trên các góc độ khác nhau. Kế toán tài chính liên quan đến trách nhiệm quản lý chung, toàn doanh nghiệp còn kế toán quản trị liên quan đến trách nhiệm quản lý ở từng bộ phận, từng hoạt động, từng loại chi phí, thu nhập và kết quả cụ thể ... Song chúng có sự bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phục vụ mục đích quản lý và phát triển doanh nghiệp. 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị Xuất phát từ yêu cầu thông tin của kế toán quản trị chỉ dùng để phục vụ cho các nhà quản trị tại doanh nghiệp trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, cho nên việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị của doanh nghiệp phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ máy kế toán phải gọn nhẹ, khoa học, hợp lý và hiệu quả cao trong việc cung cấp thông tin cho bộ máy lãnh đạo của doanh nghiệp. Tuỳ theo quy mô hoạt động của doanh nghiệp mà doanh nghiệp lựa chọn phưông thức tổ chức bộ máy kế toán quản trị. Đối với doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn có thể tổ chức một bộ phận chuyên đảm trách kế toán quản trị, ngược lại, với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phần hành kế toán quản trị có thể do các kế toán viên của phần hành kế toán tài chính kiêm nhiệm. Cho dù lựa chon phương thức tổ chức riêng biệt hay kết hợp phần hành kế toán quản trị với kế toán tài chính thì yêu cầu công tác kế toán quản trị vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ là lập dự toán, phân tích, lập báo cáo kế toán quản trị, xem xét đánh giá các dự án và cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định. Có thể tổ chức bộ máy kế toán quả trị theo sơ đồ sau: KẾ TOÁN KẾ TOÁN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Bộ phận kế toán nguồn vốn Bộ phận kế toán tài sản Bộ phận tổng hợp Bộ phận kế toán chi phí Bộ phận phải thu, phải trả Bộ phận dự toán Bộ phận phân tích, đánh giá Bộ phận tư vấn dự án Sơ đồ 1.4 - Tổ chức bộ máy kế toán quản trị Trong đó nhiệm vụ của bộ phận lập dự toán là tập hợp chi phí, phân tích biến phí, định phí, xây dựng các phương trình tính chi phí hỗn hợp, lập kế hoạch giá thành, giá bán, lập dự toán, phận tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP), phân tích thông tin hỗ trợ việc ra quyết định của nhà quản lý. Bộ phận phân tích giá có nhiệm vụ lấy báo cáo kế toán quản tri, so sánh, đánh giá kết quả thực hiện với kế hoạch đề ra, tìm ra nguyên nhân gây ra biến động. Kế toán viên sẽ xem xét chi phí, sản lượng tiêu thụ trong kỳ thực tế chênh lệch như thế nào so với kế hoạch, từ đó đề xuất phương án sửa đổi cho nhà quản trị. Bộ phận tư vấn dự cán có nhiệm vụ phân tích, đánh giá tính khả thi của các dự án đầu tư như sản xuất sản phẩm mới, mua sắm tài sản cố định và đề xuất các giải pháp. 1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin Thông tin kế toán quản trị là các số liệu tài chính và số liệu vật chất về các mặt hoạt động, các quá trình, các đơn vị kinh doanh, các loại sản phẩm, dịch vụ, khách hàng ... của một tổ chức. Muốn công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp đạt hiệu quả thì trước hết phải tổ chức được hệ thống thông tin cung cấp cho kế toán quản trị. Vì vậy phải tổ chức thu thập từ các đơn vị sản xuất. Bên cạnh đó, còn phải xây dựng mối liên hệ thông tin với bộ phận kế toán tài chính, với các phòng ban chức năng khác. Để thu nhận thông tin thì phải tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức để thu nhận thông tin cho phù hợp. - Đối với công nhận trực tiếp sản xuất hay nhà quản trị cấp cơ sở thì thông tin cần được cung cấp hằng ngày ngay sau mỗi công việc hoàn thành để người công nhận đánh giá được những chênh lệch giữa thực hiện so với định mức hoặc với thực hiên trước đây. Vì vậy, cần thu nhận những thông tin như: Thông tin số lượng về các yếu tố đầu vào mà họ đã sử dụng: số lượng nguyên liệu, vật liệu, thời gian lao động hap phí; kết quả đạt được: Số lượng sản phẩm hoàn thành, số lượng sản phẩm có khiếm khuyết phải làm lại .... - Đối với cấp quản lý trung gian như giám đốc các đơn vị trực thuộc, giám đốc một bộ phận, thông tin cần được cung cấp là thông tin cả về số lượng lẫn thông tin chi phí về các nguồn lực đã sử dụng và kết quản đạt được để họ đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực và nhận biết nên phân bổ các nguồn lực như thế nào để đạt được kết quả cao nhất. - Đối với cấp quản lý cáo nhất như Tổng Giám đốc, Uỷ viên hội đồng quản trị thì thông tin cần cung cấp là những thông tin về cơ hội thị trường, các nguy cơ cạnh tranh, thông tin về sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm cũng như đối với thái độ phục vụ hậu mãi của tổ chức và các tiến bộ về công nghệ có liên quan ... Đây là những thông tin có tính chiến lược nhằm định hướng các quyết định phát triển lâu dài của tổ chức. 1.3.2.1. Tổ chức theo dõi chi phí Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì quy trình sản xuất thường diễn ra tại các phân xưởng, các tổ sản xuất. Việc tổ chức theo dõi chi phí ở mỗi đơn vị sản xuất riêng thì chi phí sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn. Khi thực tế sai lệch so với kế hoạch thì kế toán cũng dễ dàng tìm ra sai lệch ở bộ phận nào, nguyên nhân dẫn đến sai lệch. Vì vậy để quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, đồng thời thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí của kế toán quản trị, cần phải lập bảng theo dõi chi phí tại các đơn vị sản xuất, ghi nhận tất cả chi phí phát sinh tại mỗi đơn vị sản xuất như: - Sổ theo dõi chi phí vật liệu trực tiếp tại phân xưởng. - Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếp tại phân xưởng. - Sổ theo dõi chi phí sản xuất chung tại phân xưởng. - Phiếu tính giá thành công việc. - vv ... Bảng 1.1 - Sổ theo dõi vật liệu trực tiếp tại xí nghiệp Đối tượng: ... Từ ngày ... đến ngày ... Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh nợ Tổng cộng Số Ngày PX X PX Y PX Z PX N Cộng PSN Cộng PSC Tổng cộng Bảng 1.2 - Sổ theo dõi chi phí nhân công trực tiếp tại xí nghiệp Đối tượng: ... Từ ngày ... đến ngày ... Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Phát sinh nợ Tổng cộng Số Ngày PX X PX Y PX Z PX N Cộng PSN Cộng PSC Tổng cộng Bảng 1.3 - Phiếu tính giá thành công việc Doanh nghiệp:................................................................................................................. (Tên khách hàng):............................(Địa chỉ)......................(Ngày đặt hàng) ............. Loại sản phẩm:...................................Ngày bắt đầu sản xuất:...................................... Mã số công việc:.................................(Ngày hẹn giao hàng) ...................................... Số lượng sản xuất:.............................Ngày hoàn thành: ............................................. Diễn giải Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí Số lượng SP hoàn thành Chứng từ Số tiền Chứng từ Số tiền Tỷ lệ đơn giá Căn cứ phân bổ Số phân bổ Chứng từ Số lượng Ngày Số hiệu Ngày Số hiệu Ngày Số hiệu Giá thành đơn vị × × × × × × × Còn đối với các doanh nghiệp thương mại thì chi phí phát sinh chủ yếu trong giai đoạn mua hàng và bán hàng. Vì vậy cũng phải theo dõi chi phí mua hàng và bán hàng theo từng mặt hàng. Trong nhiều trường hợp không thể theo dõi chi phí cho từng mặt hàng, từng nhóm hàng thì phải theo dõi chi phí chung rồi phân bổ cho từng mặt hàng hoặc nhóm hàng cụ thể. 1.3.2.2. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản ._.trị với kế toán tài chính Trong công tác kế toán quản trị, kế toán viên phải sử dụng thông tin từ nhiều nguồn cung cấp, trong đó nguồn thông tin chủ yếu do kế toán tài chính cung cấp. Chẳng hạn, nhiệm vụ của kế toán dự toán là tính biến phí, định phí rồi phân tích CVP, lập các bảng kế hoạch, tuy nhiên việc tính toán chi phí và lập dự toán có khi không sát với thực tế. Vì thế, kế toán dự toán cần dựa vào các báo cáo thực tế của kế toán tài chính cung cấp để có được số liệu chính xác cho kỳ tiếp theo như số liệu số lượng hàng tiêu thụ, về chi phí, giá thành ... Các báo cáo thực tế này sẽ giúp cho việc lập dự toán có ý nghĩa và hiệu quả hơn. Khi phân tích đánh giá, kế toán viên so sánh số liệu thực tế về lượng hàng hoá tiêu thụ, chi phí và giá thành sản phẩm ... với số liệu dự toán. Tìm ra điểm khác biệt và nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giữ thực tế và kế hoạch, từ đó mới đề xuất hướng sửa đổi. Như vậy, yêu cầu cấp thiết khi xây dựng kế toán quản trị ở doanh nghiệp là phải xây dựng "con đường" thu nhận thông tin từ kế toán tài chính phục vụ cho công tác kế toán quản trị một cách ngắn nhất, nhanh chóng và thuận lợi nhất. Nếu như kế toán tài chính liên quan đến trách nhiệm quản lý chung toàn doanh nghiệp, thì kế toán quản trị liên quan đến trách nhiệm quản lý từng bộ phận, từng hoạt động sản xuất kinh doanh hay từng loại chi phí, kết quả ... Kế toán quản trị cần các số liệu chi tiết khi tiến hành xử lý công việc. Do đó, để thuận lợi hơn cho việc kết xuất số liệu kế toán tài chính phục vụ cho công tác kế toán quản trị, kế toán viên cần phải mở sổ chi tiết và tài khoản chi tiết phản ánh doanh thu, chi phí kết quả theo sản phẩm, nhóm sản phẩm, địa điểm ... Tuỳ thuộc vào đặc điểm yêu cầu thông tin của từng doanh nghiệp cụ thể. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc xây dựng kế hoạch giá thành, giá bán, phận tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của các khoản mục chi phí, phân tích CVP cũng như đánh giá trách nhiệm của từng bộ phận. 1.3.2.3. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với các bộ phận chức năng khác Kế toán quản trị thường xuyên phải sử dụng một khối lượng thông tin phong phú được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Bao gồm các thông tin thực tế xảy ra và các thông tin dự đoán của tương lai. Bên cạnh nguồn số liệu được cung cấp từ kế toán tài chính, kế toán quản trị cần xây dựng mối liên hệ thông tin với các phòng ban khác. Mối liên hệ đó được thể hiện như sau: Để tạo được mối liên hệ thông tin thường xuyên liên tục, kế toán quản trị cần thiết lập các mẫu báo cáo định kỳ giữa kế toán quản trị và các phòng ban liên quan, bên cạnh đó các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. Kế toán quản trị Nhận thông tin Cung cấp thông tin Bộ phận dự toán Nhận các thông tin kế hoạch về số lượng hàng hoá, giá bán từ phòng kinh doanh, thông tin về định mức NVL, nhân công từ phòng kỹ thuật, tình hình vật tư từ phòng vật tư, tình hình sản xuất của các phân xưởng ... Cung cấp các dự toán cho các phòng ban, phân xưởng làm căn cứ tổ chức hoạt động. Cung cấp các thông tin về dự toán giá thành, giá bán, phận tích CVP cho lãnh đạo và câc phong liên quan. Bộ phận Phân tích, đánh giá Nhận các báo cáo thực hiện của các bộ phận để tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động của các trung tâm trách nhiệm. Cung cấp thông tin kết quả phân tích đánh giá cho các bộ phận kịp thời điều chỉnh hoạt động Bộ phận tư vấn dự án Nhận thông tin từ phòng kế hoạch, tổ chức nhân sự và bán giám đốc về các dự án. Cung cấp thông tin phân tích các phương án khác nhau của dự án. Để tạo được mối liên hệ thông tin thường xuyên liên tục, kế toán quản trị cần thiết lập các mẫu báo cáo định kỳ giữa kế toán quản trị và các phòng ban liên quan, bên cạnh các báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. 1.3.3. Nội dung công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp 1.3.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí Chi phí được định nghĩa như một khoản hao phí bỏ ra để đạt được một mục đích nào đó. Khoản hao phí này có thể bằng tiền hoặc một phương tiện khác. Trong các doanh nghiệp sản xuất có rất nhiều loại chi phí phát sinh, bao gồm những loại chủ yếu sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của những loại nguyên liệu cấu thành thực thể sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định đuợc một cách tách biệt, rõ ràng, cụ thể cho từng sản phẩm. - Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí tiền lương của những lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm. Tại các doanh nghiệp, hình thức trả lương phổ biến là trả lương theo khối lượng công việc cho tất cả công nhân trực tiếp làm ra sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí cần thiết khác dể sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp; bao gồm: + Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp: Là những yếu tố vật chất không tạo nên thành phẩm chính của sản phẩm. + Chi phí lao động gián tiếp: Là các chi phí tiền lương của tất cả lao động gián tiếp như: Đốc công, nhân viên kỹ thuật phân xưởng, nhân viên bảo vệ phân xưởng... + Các chi phí khác gồm chi phí khấu hao phân xưởng, chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí điện, nước dùng trong phân xưởng, chi phí bảo hiểm cháy nổ ... Ngoài ra, để tổ chức và thực hiện tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn phải thực hiện một số khoản phí ngoài sản xuất là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong đó chi phí bán hàng gồm chi phí tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, chi phí vận chuyển, đóng gói bao bì sản phẩm, lương nhân viên bán hàng, tiền hoa hồng bán hàng ... Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm lương cán bộ quản lý, tiền điện, điện thoại dùng cho quản lý văn phòng ... Đối với các doanh nghiệp thương mại thì chi phí không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vì một doanh nghiệp thương mại chi phí phát sinh gắn liền với quá trình vận động hàng hoá từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng. Các loại chi phí chủ yếu trong một doanh nghiệp thương mại là: - Giá vốn hàng bán gồm giá trị mua hàng theo hoá đơn và chi phí mua hàng như chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí lưu kho bãi, chi phí hao hụt ... - Chi phí tiền lương - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn: Là những khoản trả ngoài lương cho người lao động, nhưng không trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên mà nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. Chi phí được tính theo lương cơ bản. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Nhà cửa, máy vi tính, máy photocopy ... - Chi phí mua ngoài gồm tiền điện, điện thoại, tiền nước dùng cho Văn phòng công ty. - Phí công tác. - Chi phí văn phòng phẩm: Giấy, mực in ... - Chi phí lãi vay, chi phí dịch vụ chuyển tiền, phí thanh toán L/C (đối với các doanh nghiêph có hoạt động xuất - nhập khẩu) ... - Chi phí dự phòng phải thu khó đòi, chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho ... - Chi phí quảng cáo, marketing. - Thuế và lệ phí. ........... 1.3.3.2. Lập kế hoạch giá thành và định giá bán sản phẩm Hiện nay, công việc lập kế hoạch giá thành và định giá bán sản phẩm là một trong những nội dung cơ bản nhát của Kế toán quản trị đặc biệt là trong các doanh nghiệp sản xuất. Có nhiều phương pháp để xác định giá thành, giá bán, song đều xuất phát từ nguyên tắc chung: Giá bán phải bù đắp được tất cả các chi phí bỏ ra của doanh nghiệp gồm chi phí sản xuất, chi phí bảo hiểm và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Phương pháp tính giá thành: Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp đánh giá chất lượng nhiều mặt hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng quát về mặt kinh tế, kỹ thuật, tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Giá thành là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.Vì vậy, cần phải tính toán giá thành một cách chính xác và hợp lý. - Ở doanh nghiệp sản xuât: Giá thành sản phẩm chính là toàn bộ chi phí để sản xuất một sản phẩm, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là chi phí thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuât, có thể mở sổ theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng. Riêng đối với chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp có thể lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp như số lượng sản phẩm sản xuất, thời gian lao động ... - Ở doanh nghiệp thương mại: Già thành sản phẩm chính là giá vốn hàng xuất bán và được xác định: Giá vốn hàng xuất bán = Giá mua hàng xuất kho Các phương pháp tính giá hàng xuất kho trong các doanh nghiệp thương mại thông thường sủ dụng một trong bốn phương pháp sau: - Phương pháp Nhập trước - Xuất trước (FIFO). - Phương pháp Nhập sau - Xuất trước (LIFO). - Phương pháp Bình quân gia quyền. - Phương pháp Thực tế đích danh. + Phương pháp định giá bán: Có nhiều phuơng pháp định giá bán sản phẩm, thông thường người ta áp dụng phương pháp định giá theo chi phí cộng thêm. Giá bán được áp dụng như sau: Giá bán = chi phí nền + phần chi phí cộng thêm Trong đó chi phí cộng thêm được tính theo một tỷ lệ % nhất định dựa trên chi phí nền. Có 2 cách xác định chi phí nền là phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp (hay phuơng pháp biến phí), do đó chi phí cộng thêm cũng có hai cách xác định tương ứng. a) Đối với phương pháp toàn bộ: Ứng dụng cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động. Giá được tính: Giá bán = chi phí nền + chi phí cộng thêm Trong đó: - Chi phí nền bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí cộng thêm (CPCT) là khoản bù đắp chi phí bán hàng (CPBH), chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN), mức hoàn vốn hợp lý. CPCT = Tỷ lệ CPCT × Tổng chi phí nền CPBH + CPQLDN + Mức hoàn vốn Tỷ lệ chi phí cộng thêm = × 100% Tổng chi phí nền Mức hoàn vốn = ROI × Vốn đầu tư b) Đối với phương pháp biến phí: Ứng dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí. Giá được tính: Giá bán = chi phí nền + chi phí cộng thêm Trong đó: - Chi phí nền bao gồm biến phí sản xuất, biến phí bán hàng, biến phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí cộng thêm là khoản bù đắp định phí, bao gồm định phí sản xuất, định phí bán hàng, định phí quản lý doanh nghiệp và mức hoàn vốn. CPCT = Tỷ lệ CPCT × Tổng chi phí nền Định phí + Mức hoàn vốn Tỷ lệ chi phí cộng thêm = ×100% Tổng chi phí nền Mức hoàn vốn = ROI × Vốn đầu tư Tuy nhiên, việc xác định giá bán còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tác động của thị trường, tính độc quyền của sản phẩm, mục tiêu của nhà quản lý ... 1.3.3.3. Lập dự toán tổng thể Dự toán là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng vốn và các nguồn lực khác theo từng định kỳ và được biểu diễn một cách có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị. Dự toán là chức năng không thể thiếu được đối với các nhà quản lý trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Trong Kế toán quản trị, dự toán là nội dung quan trọng nhất, nó thể hiện mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp, của từng bộ phận đồng thời dự toán còn là cơ sở để kiểm tra kiểm soát cũng như ra quyết định trong doanh nghiệp. Do vậy, dự toán phải được xây dựng cho toàn doanh nghiệp và cho từng bộ phận trong doanh nghiệp. Dự toán tổng thể là tổ hợp của nhiều dự toán của mọi hoạt động của doanh nghiệp, có liên hệ với nhau trong một thời kỳ nào đó. Dự toán tổng thể có thể lập cho nhiều kỳ như tháng, quý, năm. Trình tự xây dựng dự toán tổng thể trong một doanh nghiệp sản xuất được biểu diễn quan sơ đồ sau: Dự toán tiêu thụ Dự toán tồn kho cuối kỳ Dự toán CPBH&QLDN Dự toán chi phí tài chính Dự toán sản xuất Dự toán CPNVLTT Dự toán CPSXC Dự toán CPNCTT Dự toán giá vốn hàng bán Dự toán tiền mặt Dự toán báo cáo KQHĐKD Dự toán lưu chuyển tiền tệ Dự toán bảng cân đối kế toán Sơ đồ 1.5 - Sơ đồ dự toán tổng thể - Dự toán tiêu thụ: Là khởi điểm đầu tiên của quy trình lập dự toán tổng thể, được xem là nền tảng của dự toán tổng thể doanh nghiệp. Dự toán này sẽ là cơ sở để lập các dự toán tiếp theo, vì vậy nếu lập dự toán tiêu thụ không chính xác thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự toán tổng thể. Dự toán tiêu thụ được lập trên dự báo tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ trình bày số lượng sản phẩm và doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Để lập được dự toán tiêu thụ cần dựa vào các căn cứ sau: + Số liệu về sản phẩm và doanh thu tiêu thụ ở kỳ trước. + Chính sách bán hàng của doanh nghiệp trong tương lai. + Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, chính trị, pháp lý ... Để phục vụ cho việc lập dự toán Tiền mặt thì cần kèm theo bảng dự toán tiêu thụ sản phẩm, lượng tiền tiêu thụ trong kỳ có liên quan đến việc bán hàng. Số tiền thu trong Doanh thu Doanh thu bán chịu kỳ liên quan đến = bán hàng thu + ở kỳ trước thu được bán hàng tiền ngay ở kỳ này - Dự toán sản xuất: Kế hoạch sản xuất là cơ sở để lập dự toán sản xuất. Dự toán sản xuất được lập nhằm xác định số lượng, chủng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản Số lượng sản phẩm cần sản = phẩm tiêu thụ + phẩm tồn kho - phẩm tồn kho xuất thụ dự kiến cuối kỳ đầu kỳ dự kiến Đối với doanh nghiệp thương mại không lập dự toán sản xuất, thông thường là lập dự toán mua hàng. Dựa vào bảng dự toán sản xuất trên, ta có thể lập dự toán mua hàng cho các doanh nghiệp thương mại dưới đây: Số lượng Số luợng Số lượng hàng Số lượng hàng hàng hoá cần = hàng hoá tiêu + hoá tồn kho - hoá tồn kho mua kỳ này thụ dự kiến cuối kỳ dự kiến đầu kỳ - Dự toán tồn kho cuối kỳ: Dự toán tồn kho cuối kỳ được lập sẽ cung cấp số liệu về giá trị hàng tồn kho vào lúc cuối kỳ (gồm có nguyên vật liệu và thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất và hàng hoá trong doanh nghiêph thương mại) để doanh nghiệp lập Bảng cân đối kế toán. Đồng thời nó cũng cung cấp thông tin về giá vốn của hàng xuất bán trong kỳ để doanh nghiệp trình bay trên Bảng kết quả kinh doanh. - Dự toán giá vốn hàng bán: Trên cơ sở xác đinh được dự toán tiêu thụ, dự toán giá vốn hàng bán được xác định như sau: Dự toán giá Số lượng Đơn giá mua vốn hàng bán = hàng hoá dự × hàng xuất bán trong kỳ kiến tiêu thụ trong kỳ - Dự toán chi phí bán hàng (CPBH) và quản lý doanh nghiệp (QLDN): Tuỳ điều kiện cụ thể của doanh nghiệp có thể tách riêng chi phí BH và chi phí QLDN thành 2 bảng dự toán khác nhau. Về cấu trúc chi phí, chi phí BH và chi phí QLDN gồm 2 phần biến phí và định phí. Dự toán biến phí BH&QLDN trong kỳ = BH&QLDN đơn vị × Số lượng hàng hoá dự kiến tiêu thụ trong kỳ Dự toán định phí BH&QLDN trong kỳ = Định phí BH + Định phí QLDN Dự toán chi phí BH&QLDN Trong kỳ = Dự toán biến phí BH&QLDN + Dự toán định phí BH&QLDN - Dự toán tài chính: Chi phí tài chính bao gồm chi phí lãi vay, chi phí mua cổ phiếu, trái phiếu, chi phí đầu tư dài hạn khác, chi phí thuê tài chính ... Nhưng tại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí lãi vay. - Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh: Trên cơ sở các báo cáo dự toán bộ phận đã lập, bộ phận Kế toán quản trị lập dự toán báo cáo kết quả kinh doanh. Số liệu dự toán trên báo cáo này thể hiện kỳ vọng của nhà quản lý doanh nghiệp và đồng thời là công cụ ra quyết định về quản trị, nó cũng là cơ sở đánh giá tình hình thực hiện dự toán đề ra. Trong bảng dự toán này cần trình bày doanh thu trong từng kỳ và các chi phí tương ứng với các sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, từ đó tính ra các chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế trong kỳ. - Dự toán tiền mặt: Là bảng dự toán chi tiết về các khoản thu và chi trong một kỳ nhất định. Bảng dự toán tiền mặt gồm có 4 phần: + Phần thu: Phần này trìnhbày tất cả các khoản thu trong kỳ và số dư tiền mặt đầu kỳ. + Phần chi: Trình bày tất cả các khoản chi trong kỳ. + Cân đối thu - chi: Phần này chỉ cho doanh nghiệp thấy rằng trong từng kỳ doanh nghiệp bị thiếu tiền hay thừa tiền. + Phần tài chính: Trình bày các phương pháp xử lý của doanh nghiệp khi thiếu tiền hoặc thừa tiền. Thông thường bao gồm các nội dung như số tiền dự kiến đi vay, kế hoạch trả nợ vay và tiền lãi cũng như số tiền mà doanh nghiệp dự kiến đầu tư ngắn hạn và kế hoạch thu hồi chúng. Bảng dự toán tiền mặt dựa vào rất nhiều bảng dự toán mà doanh nghiệp đã lập trước đây và nhiều tài liệu chi tiết khác. - Dự toán bảng cân đối kế toán: Trên cơ sở các dự toán tiền mặt, tồn kho ... mà các bộ phận đã lập, cùng với số liệu trên bảng cân đối kỳ trước, kế toán lập bảng dự toán cân đối kế toán. - Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Cơ sở lập dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ là dự toán bảng cân đối kế toán, dự toán kết quả hoạt động kinh doanh ... 1.3.3.4. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các trung tâm. Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó được gắn trách nhiệm trực tiếp của một hà quản lý cụ thể. Nói cách khác mỗi trung tâm trách nhiệm trong tổ chức được giao cho một nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này la người chịu trách nhiệm điều hành trung tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm toàn bộ về kết quả đạt được của trung tâm. - Để thực hiện chức năng này hiệu quả hơn, nhà quản lý áp dụng nguyên tắc và kỹ thuật của kế toán trách nhiệm. Bước cơ bản của quá trình triển khai trách nhiệm là việc xác định trách nhiệm đối với từng loại chi phí, đây là điều quan trọng để đạt được ưu điểm của quá trình dự toán toàn diện. Trọng tâm của nội dung này là chuyển từ việc lập dự toán qua việc kiểm tra, đánh giá các kết quả thực tế trong mối quan hệ so với kết quả kế hoạch hoặc dự toán. Có 4 loại trung tâm trách nhiệm phổ biến: - Trung tâm chi phí: Là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền kiểm soát đối với chi phí phát sinh ở trung tâm, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Được xếp vào loại trung tâm chi phí là các phân xưởng sản xuất, có phòng ban chức năng. Để đánh giá trung tâm chi phí: + So sánh chi phí thực tế - chi phí định mức + So sánh chi phí thực tế - chi phí dự toán và kết quả tiêu thụ - Trung tâm doanh thu: Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị chỉ chịu trách nhiệm với doanh thu, không chịu trách nhiệm đối với chi phí và lợi nhuận. Ở trung tâm doanh thu nhà quản trị điều hành hoạt động của trung tâm sao cho có thể mang lại doanh thu nhiều nhất cho tổ chức. Việc thực thi trách nhiệm của nhà quản trị trung tâm doanh thu cũng được đánh giá dựa trên sự so ánh giữa doanh thu thực tế tạo ra và doanh thu được giao. Được xếp vào loại trung tâm doanh thu là phòng kinh doanh, bộ phận tiếp thị. Để đánh giá trung tâm doanh thu: + So sánh doanh thu thực tế - doanh thu dự toán + So sánh chi phí thực tế - chi phí dự toán và kết quả tiêu thụ - Trung tâm lợi nhuận: Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị phải chịu trách nhiệm với kết quả sản xuất và tiêu thụ của trung tâm. Do vây, nhà quản trị được quyền quyết định về những vấn đề như định giá, marketing, sản lượng sản xuất, nguồn cung cấp, cơ cấu hàng bán ... Nhà quản lý trung tâm lợi nhuận còn được giao quả lý và sử dụng một số vốn của tổ chức cùng với nhiệm vụ tạo ra lợi nhuận từ việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. Mọi sự đầu tư thêm vốn cho trung tâm đều nằm ngoài phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của nhà quản lý trung tâm lợi nhuận. Được xếp vào loại trung tâm lợi nhuận là các đơn vị kinh doanh trong tổ chức như công ty phụ thuộc, các chi nhánh ... Để đánh giá trung tâm lợi nhuận: + Trước tiên kế toán quản trị sẽ xác định phạm vi chi phí thuộc quyền kiểm soát của trung tâm lợi nhuận, trên cơ sở đó xác định mức ợi nhuận do trung tâm lợi nhuận tạo ra rồi thực hiện đánh giá theo các chỉ tiêu cơ bản sau: * Mức lợi nhuận thực hiện so với kế hoạch được giao về số tuyệt đối và số tương đối. Mức tăng/giảm lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận kế hoạch Lợi nhuận thực tế Tỷ lệ thực hiện kế hoạch lợi nhuận = Lợi nhuận kế hoạch * Tỷ lệ lợi nhuận/vốn sử dụng bình quân (ROI) Lợi nhuận bộ phận ROI = Vốn sử dụng bình quân Chỉ tiêu ROI có thể phân tích thành: Lãi kinh doanh bộ phận Doanh thu ROI = × Doanh thu (1) Vốn sử dụng bình quân (2) ROI = Tỷ lệ lãi trên doanh thu × Hệ số quay vòng vốn sử dụng Nhân tố (1) phản ánh khả năng sinh lợi của doanh thu. Nhân tố (2) phản ánh tính hiệu quả của việc sử dụng vốn. - Trung tâm đầu tư: Là trung tâm trách nhiệm mà nhà quản trị ngoài việc phải chịu trách nhiệm đối với chi phí, doanh thu và lợi nhuận của trung tâm còn phải chịu trách nhiệm với vốn đầu tư và khả năng huy động các nguồn tài trợ. Do vậy, nhà quản trị trung tâm đầu tư được quyền ra quyết định về đầu tư vốn và sử dụng vốn lưu động. Được xếp vào loại trung tâm đầu tư là Hội đồng quản trị, các công ty con độc lập ... Để đánh giá trung tâm đầu tư: sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá như sau: * Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế và trả lãi/Tài sản bình quân = Lợi nhuận trước thuế và trả lãi Giá trị tài sản bình quân * Giá trị của tài sản của doanh nghiệp. Hàng kỳ, các trung tâm phải làm báo cáo đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch công việc của mình. Các báo cáo trách nhiệm phải đạt được các mục tiêu sau: - Đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất trong mối quan hệ với kế hoạch tiêu thụ. - Đánh giá mức độ hoàn thành các định mức và dự toán chi phí. - Kiểm soát chi phí trong mối quan hệ với doanh thu ước tính, góp phần gia tăng lợi nhuận. - Xác định các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức, các dự toán chi phí. Để đạt được mục tiêu trên, các báo cáo trách nhiệm quản lý thường được thiết kế so sánh giữa mức độ thực hiện với kế hoạch, thực tế và dự toán. Bên cạnh đó, để đánh giá chính xác trách nhiệm của bộ phận quản lý đối với các chi phí thuộc phạm vi mình kiểm soát, chi phí phải được phận thành biến phí và định phí trong các báo cáo bộ phận, bởi vì ngoài các chi phí phát sinh mà bộ phận có thể kiểm soát được còn có phần định phí nằm ngoài tầm kiểm soát của bộ phận. 1.3.3.5. Phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp Quyết định ngắn hạn là những quyết định liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoản thời gian ngắn nhất là 1 năm. Ví dụ như quyết định về sự tồn tại hay giải thể một bộ phận kinh doanh trong kỳ kế hoạch, quyết định về sự lựa chọn các phương án kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp. Quyết định dài hạn là những quyết định liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một khoản thời gian hơn 1 năm. Ví dụ quyết định đầu tư tài sản cố định, xây dựng các phương án kinh doanh dài hạn ... * Phận tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận (CVP): Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Lợi nhuận là phần thưởng cho nhà doanh nghiệp, có lợi nhuận nhà doanh nghiệp mới gia tăng đầu tư nhà xưởng, máy móc, thiết bị, mở rộng sản xuất. Như chúng ta đã biết: Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí Nên để kiểm soát được lợi nhuận cần phải biết chi phí của một doanh nghiệp có quan hệ như thế nào với doanh thu của nó. Vì vậy, khi ra quyết định nhà quản trị phải xem xét mức độ hoạt động trong mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận. Phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ nội tại của các nhân tố: Giá bán, sản lượng, biến phí, định phí, kết cấu mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Phận tích mối quan hệ CVP có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như chọn dây chuyền sản xuất, định giá sản phẩm, chiến lược bán hàng ... Để phục vụ cho công tác quản lý, Kế toán quản trị cần ứng dụng phân tích CVP để có được thông tin hỗ trợ cho nhà quản trị trong nhiều tình huống khác nhau: + Sự thay đổi của định phí và doanh thu. + Sự thay đổi của biến phí và doanh thu. + Sự thay đổi trong định phí, đơn giá, doanh thu. + Sự thay đổi trong định phí, biến phí, doanh thu. + Sự thay đổi giá bán. Để phân tích CVP, Kế toán quản trị thường sử dụng các công cụ phân tích sau: - Số dư đảm phí (SDĐP): Là phần còn lại của doanh thu sau khi trừ các chi phí khả biến. SDĐP trước hết được dùng để bù đắp định phí, phần còn lại (nếu có) là lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu SD ĐP không đủ để trang trải chi phí bất biến thì doanh nghiệp sẽ bị lỗ trong kỳ. SDĐP đơn vị = Đơn giá bán - Biến phí đơn vị Tổng SD ĐP = Tổng doanh thu - Tổng biến phí - Tỷ lệ SDĐP: Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ so sánh giữa tổng số dư đảm phí với tổng doanh thu hoặc giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán sản phẩm. Tỷ lệ số dư đảm phí rất có ích vì nó phản ánh số dư đảm phí sẽ ảnh hưởng như thế nào khi có sự biến động trong doanh thu. Tổng SD ĐP SDĐP đơn vị Tỷ lệ SDĐP = = Tổng doanh thu Đơn giá bán - Kết cấu (hay cấu trúc) của chi phí: Là mối quan hệ tỷ lệ giữa biến phí và định phí trong tổng chi phí. Những doanh nghiệp kinh doanh trong những ngành khác thì có cấu trúc chi phí khác nhau. Vì vậy, một kết cấu chi phí phù hợp là kết cấu chi phí phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp. - Đòn bẩy kinh doanh (ĐBKD) hay đòn cân định phí: Là sự đo lường ở một mức doanh thu cho sẵn khi có 1% tăng (giảm) trong doanh thu thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận (lợi nhuận sẽ tăng (giảm) bao nhiêu %). Tổng SDĐP Tổng SD ĐP Độ lớn ĐBKD = = Lợi nhuận trước thuế Tổng SD ĐP - Tổng định phí * Phận tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là một điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí (gồm cả định phí và biến phí), hoặc là một điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí đúng bằng tổng định phí. Phận tích điểm hoà vốn là nội dung quan trọng trong phận tích mối quan hệ CVP. Quá trình phân tích điểm hoà vốn cung cấp cho nhà quản trị cách nhìn toàn diện về mối quan hệ này trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Điểm hoà vốn là cơ sở giúp nhà quản trị xây dựng kế hoạch và xác định các phương án kinh doanh một cách chủ động để đạt được kết quả dự kiến trong hnững điều kiện nhất định về doanh thu, giá bán và chi phí. Điểm hoà vốn gồm số lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn. Định phí Định phí Sản lượng hoà vốn = = Giá bán đơn vị - Biến phí đơn vị Số dư đảm phí đơn vị Trường hợp doanh nghiệp xác định được tỷ lệ SDĐP thì điểm hoà vốn có thể được xác định theo phương pháp sau: Định phí Doanh thu hoà vốn = Tỷ lệ SDĐP Trên cơ sở xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn, kế toán xác định tỷ lệ hoà vốn và xác định số dư (doanh thu) an toàn. Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng thì điểm hoà vốn được xác định: Tổng định phí Doanh thu hoà vốn = Tỷ lệ SDĐP bình quân Có hai phương pháp xác định tỷ lệ SDĐP bình quân: Cách 1: Tổng doanh thu - Tổng biến phí Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tổng doanh thu - Cách 2: Tỷ lệ SDĐP bình quân = ∑(Tỷ lệ SD ĐP mặt hàng i × Tỷ trọng mặt hàng i) Phận tích thông tin cho các quyết định đầu tư: Trong quá trình điều hành doanh nghiệp, nhà quản trị phải đương đầu với nhiều quyết định liên quan đến việc đầu tư một số vốn lớn nhằm thu được những tài sản, điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm kiếm một nguồn lợi kinh tế lâu dài như: Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị; thay thế cải tạo, nâng cấp máy móc thiết bị, cơ sỏ vật chất hạ tầng cũ; mở rộng quy trình công nghệ, phương án sản xuất kinh doanh; thuê, mua thiết bị ... Đây là bộ phận quan trọng của việc ra quyết định quản lý. Các quyết định này liên quan đến khoản chi hiện hành nhưng tạo ra lợi ích trong tương lại. Như vậy, các quyết định về đầu tư rất quan trọng đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai. Một số chỉ tiêu cơ bản để thẩm định hiệu quả tài chính của dự án đầu tư: Một dự án được đánh giá tốt và đang thực hiện khi dự án đó phải tạo ra mức sinh lời cao nhất và có thời gian hoà vốn nhanh để hạn chế những rủi ro, bất trắc. Xuất phát từ lý do này, các nhà quản trị thường sử dụng những chỉ tiêu sau đây để thẩm định hiệu quả tài chính của một dự án: - Chỉ tiêu hiệu quả ròng (thuần) (NPV) - Tỷ suất sinh lời nội bộ (IRR) - Kỳ hoàn vốn (K) ... 1.3.4. Hệ thống báo cáo Kế toán quản trị Báo cáo Kế toán quản trị là phương tiện để cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm đạt được những mục tiêu do tổ chức đề ra. Báo cáo Kế toán quản trị cung cấp thông tin phục vụ cho hai chức năng chủ yếu là hoạch định và kiểm soát. - Vai trò của báo cáo Kế toán quản trị đối với việc hoạch định: Việc hoạch định giúp cho một tổ chức đạt tới mục tiêu của mình. Những hiểu biết ngày càng tác động của một quyết định tới một tổ chức, cho phép các nhà quản trị thực hiện nhiều sự lựa chọn. Ví dụ, dự báo về doanh thu được quyết định cho việc quyết định số lượng sản phẩm sản xuất, việc thực hiện một cuộc khảo sát khách hàng sẽ cho phép đưa ra một dự báo chính xác hơn về doanh thu, dẫn đến những quyết định sản xuất đúng đắn hơn. những thông tin trên đều được cung cấp quan báo cáo Kế toán quản trị. - Vai trò của báo cáo Kế toán quản trị đối với việc kiểm soát: Thông tin trên báo cáo Kế toán quản trị tham gia vào việc kiểm soát bằng việc kết hợp quyền lợi của các thành viên của tổ chức với mục tiêu chung của tổ chức. Các thành viên được kích thích hướng tới mục tiêu chung của tổ chức thông qua hệ thống khen thưởng. Một số phương pháp đánh giá kết quả thường căn cứ trên các báo cáo Kế toán quản trị. Vai trò của báo cáo Kế toán quản trị phục vụ cho chức năng kiểm soát được biểu hiện như sau: + Chức năng kiểm soát việc quản lý: Thông tin trên báo cáo Kế toán quản trị được dùng để đánh giá kết quả động của các đơn vị được phận quyền trong doanh nghiệp như các bộ phận, các phòng ban. Các tiêu chuẩn đánh giá kết quả kinh tế cung cấp một sự kết nối giữa chiến lược của một doanh nghiệp và sự thi hành chiến lược đó bởi các đơn vị hoạt động riêng lẻ trong doanh nghiệp. + Chức năng kiểm soát hoạt động: Thông tin trên báo cáo Kế toán quản trị cũng là một trong những phương tiện chính mà thông qua nó các nhân viên, nhà quản trị nhận đuợc thông tin phản hồi về kết quả của họ, cho phép họ học hỏi từ quá khứ và cải thiện trong tương lai. Hệ th._.ột nội dung quan trọng trong công tác kế toán quản trị tại doanh nghiệp. Ngoài ra việc lập dự toán phải được tiến hành một cách thường xuyên vào đầu các kỳ như quý, tháng … và cho tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Trong hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh bao gồm rất nhiều dự toán. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên em chỉ nêu ra một số dự toán để Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình có thể tham khảo để cho công tác lập dự toán tại Công ty được đầy đủ hơn. + Dự toán tiêu thụ: Ngoài kế hoạch sản xuất kinh doanh mà Công ty đã lập, để quản lý công nợ phải thu khách hàng được chính xác và kịp thời cũng như có thể xác định số tiền chắc chắn thu ngay được khi bán hàng (dựa vào chính sách bán hàng của Công ty là 70% bán hàng thu tiền ngay và số tiền còn nợ lại chỉ thu được 30% ở kỳ kế tiếp), Công ty còn có thể lập bảng dự toán tiêu thụ theo mẫu dưới đây cho sản phẩm Ghế 833: Bảng 3.1 - Bảng dự toán tiêu thụ năm 2007 Sản phẩm: Ghế 833 Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 1.Số lượng bán (chiếc) 350 400 500 450 1700 2.Đơn giá bán (đ/kg) 220.000 220.000 220.000 220.000 220.000 3.Doanh thu tiêu thụ (1×2) (trđ) 77.000.000 88.000.000 110.000.000 99.000.000 374.000.000 4.Thuế VAT đầu ra (10%) 7.700.000 8.800.000 11.000.000 9.900.000 37.400.000 5.Giá thanh toán (3+4) 84.700.000 96.800.000 121.000.000 108.900.000 411.400.000 6.Bán hàng thu tiền ngay (trđ) 59.290.000 67.760.000 84.700.000 76.230.000 287.980.000 7.Số tiền còn nợ lại (5-6) 25.410.000 29.040.000 36.300.000 32.670.000 123.420.000 8.Số tiền thu nợ (trđ) 22.800.000 25.410.000 29.040.000 36.300.000 113.550.000 9.Tổng số tiền thu được (6+8) 82.090.000 93.170.000 113.740.000 112.530.000 401.530.000 (Biết số dư cuối năm 2006 của khoản phải thu khách hàng là 76.000.000 đồng) + Dự toán sản xuất: Xây dựng dự toán sản xuất sản phẩm Ghế 833 dựa vào chính sách tồn kho cuối kỳ của Công ty bằng 20% số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ ở kỳ kế tiếp. Bảng 3.2 - Dự toán sản xuất sản phẩm năm 2007 Sản phẩm: Ghế 833 Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Cả năm 1.Số lượng SP tiêu thụ 350 400 500 450 1700 2.Số lượng SP tồn kho cuối kỳ 80 100 90 60 60 3.Tổng nhu cầu sản phẩm 430 500 590 510 1760 4.Số lượng SP tồn kho đầu kỳ 70 80 100 90 70 5.Số lượng SP cần sản xuất (3-4) 360 420 490 420 1690 (Biết Công ty có chính sách tồn kho cuối năm sản phẩm Ghế 833 là 60 sản phẩm) 3.3.3.3. Xây dựng giá bán sản phẩm Quan điểm định giá thông thường cần trước hết nhận thức được rằng giá bán không chỉ phải bù đắp toàn bộ chi phí (sản xuất, bán hàng và quản lý) mà còn phải cung cấp một tỷ lệ hoàn vốn tối thiểu cho doanh nghiệp. Phương pháp định giá thường được vận dụng nhiều nhất là phương pháp cộng thêm chi phí vào chi phí cơ sở rồi sau đó xác định mức chi phí cộng thêm vào phần đó để hình thành giá bán. Phần chi phí cơ sở còn được gọi là chi phí nền vì nó là nền tảng của quá trình định giá. Giá bán = Chi phí cơ sở + Phần chi phí cộng thêm Có hai phương pháp định giá bán sản phẩm: - Định giá theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ. - Định giá theo phương pháp trực tiếp. ● Xây dựng giá bán cho 500 sản phẩm Bàn 1040 theo hai phương pháp trên như sau: a. Định giá theo phương pháp xác định chi phí toàn bộ Chi phí có liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ 500 sản phẩm Bàn 1040: Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Tính cho một sản phẩm Tính cho tổng số Nguyên liệu trực tiếp 251.582 125.791.000 Lao động trực tiếp 41.391 20.695.500 Biến phí sản xuất chung 37.662 18.831.000 Định phí sản xuất chung 19.287 9.643.500 Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 19.197 9.598.500 Định phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp 9.589 4.794.500 * Chi phí cơ sở xác định theo phương pháp toàn bộ gồm: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp: 251.582 - Chi phí lao động trực tiếp : 41.391 - Chi phí sản xuất chung : 56.949 Cộng : 349.922 Tại Công ty, có chính sách định giá bán sản phẩm là tính phần chi phí cộng thêm bằng 18% chi phí cơ sở thì giá bán cho sản phẩm Bàn 1040 trên được xác định như sau: - Chi phí cơ sở : 349.922 - Chi phí cộng thêm: 62.986 - Đơn giá bán : 412.908 Đơn giá bán được xây dựng là 412.908 đồng/1sản phẩm và trong kỳ Công ty tiêu thụ hết 500 sản phẩm trên theo đúng giá đã định thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dạng tóm tắt, lập theo phương pháp toàn bộ trong trường hợp này sẽ là: - Doanh thu (500 × 412.908) : 206.454.000 - Trừ: Giá vốn hàng bán : - 174.961.000 - Lãi gộp : 31.493.000 - Trừ: Chi phí bán hàng và quản lý: - 14.393.000 Phần chi phí cộng thêm - Lãi thuần : 17.100.000 b. Định giá theo phương pháp trực tiếp Dựa trên khoản mục chi phí sản xuất và tiêu thụ 500 sản phẩm Bàn 1040 nêu trên. Ta có chi phí cơ sở được xác định theo phương pháp này bao gồm: - Chi phí nguyên liệu trực tiếp : 251.582 - Chi phí lao động trực tiếp : 41.391 - Biến phí sản xuất chung : 37.662 - Biến phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: 19.197 Cộng: 349.832 Tại Công ty, có chính sách định giá bán sản phẩm là tính phần chi phí cộng thêm bằng 18% chi phí cơ sở thì giá bán cho sản phẩm Bàn 1040 trên được xác định như sau: - Chi phí cơ sở : 349.832 - Phần chi phí tăng thêm: 62.970 - Giá bán : 412.802 Đơn giá bán được xây dựng là 412.802 đồng/1 sản phẩm và trong kỳ Công ty tiêu thụ 500 sản phẩm trên theo giá đã định thì báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh lập theo phương pháp trực tiếp, dạng tóm tắt, trong trường hợp này là: - Doanh thu (500 × 412.802): 206.401.000 - Trừ: Biến phí (500 × 349.832): - 174.916.000 - Số dư đảm phí: 31.485.000 - Trừ: Định phí (500 × 28.876): - 14.438.000 Phần chi phí cộng thêm - Lãi thuần: 17.047.000 3.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị Thông tin mà các nhà quản lý quan tâm không chỉ là thông tin dự toán mà các nhà quản lý còn quan tâm đến những thông tin khác liên quan đến quá trình hoạt động của công ty. Báo cáo nhằm cung cấp thông tin kế toán tổng hợp tại công ty là báo cáo được lập theo các yêu cầu của nhà quản lý, các báo cáo chi tiết được lập và chỉ phục vụ chủ yếu cho việc quản lý tài sản và cho biết tình hình hoạt động kinh doanh trong kỳ của công ty. Đồng thời các báo cáo trên còn giúp cho các nhà quản lý của công ty xem xét, đánh giá làm cơ sở cho các biện pháp quản lý. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin cho việc của các nhà quản lý chưa được thực hiện rõ ràng, đầy đủ. Vậy loại báo cáo kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin cho nhà quản lý ra quyết định phải là mẫu báo cáo cung cấp các số liệu về tình hình hoạt động của công ty theo một hình thức mà có thể làm đơn giản theo công việc của nhà quản trị hơn. Vì vậy, vai trò của báo cáo kế toán quản trị rất quan trọng. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải được tổ chức, thiết kế đảm bảo yêu cầu cung cấp thông tin thích hợp, kịp thời, phù hợp theo từng đối tượng sử dụng thông tin. Với Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, việc lựa chọn mô hình kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính là phù hợp hơn cả. Trong mô hình này, sẽ vận dụng hệ thống chứng từ và sổ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành. Theo đó, có thể thiết kế, xử lý các thông tin cần thiết về chứng từ, sổ sách và báo cáo sử dụng theo yêu cầu mục tiêu quản trị. 3.3.4.1. Chứng từ kế toán Để thu thập thông tin xây dựng các báo cáo có tính đặc thù, Công ty cần phải chi tiết thêm các chỉ tiêu theo yêu cầu của quản trị trên chứng từ và sổ sách kế toán. Cụ thể như: Chi tiết biến phí và định phí, định phí cần được chi tiết thành định phí trực tiếp và định phí gián tiếp, theo từng bộ phận. Việc chi tiết này rất cần cho quá trình lập các báo cáo nhằm kiểm soát, đánh giá các bộ phận. Một số mẫu chứng từ cần thiết cho quá trình cung cấp thông tin cho kế toán quản trị: - Phiếu xuất kho theo hạn mức (Phụ lục 01) - Phiếu thanh toán lương sản phẩm (Bảng 2.13) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức NVLTT (Bảng 2.11) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức CPNCTT (Phụ lục 02) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức CPSXC (Phụ lục 03) - Bảng kê tình hình thực hiện định mức CPBH&QLDN (Phụ lục 04) - Bảng tính giá thành (Bảng 2.4) - Bảng phân bổ CPSXC (Phụ lục 05) - Bảng phân bổ CPBH&QLDN (Phụ lục 06) 3.3.4.2. Sổ sách kế toán Công ty không cần thiết phải thiết kế một hệ thống sổ sách dùng riêng cho kế toán quản trị. Công ty có thể sử dụng những sổ sách đã phù hợp và thiết kế thêm các loại sổ sách đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin thuận tiện cho kế toán quản trị. Các mẫu sổ cần phải đảm bảo các nội dung sau: Địa điểm phát sainh chi phí, đối tượng chịu chi phí, các nội dung hay các yếu tố chi phí. Một số mẫu cần thiết: - Sổ chi tiết CPNVLTT (Bảng 2.1) - Sổ chi tiết CPNCTT (Bảng 2.2) - Sổ chi tiết CPSXC (Phụ lục 07) - Sổ chi tiết CPBH, CPQLDN (Phụ lục 08) ... 3.3.4.3. Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị Mục tiêu xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị: Hệ thống báo cáo kế toán quản trị phải đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích nhất cho nhà quản lý, thiết kế đơn giản, dễ hiểu, thích hợp với mục tiêu hoạt động của công ty và phục vụ cho các chức năng quản lý. Mỗi loại hoạt động khác nhau thì mục tiêu và cách thức đạt đến mục tiêu cũng không giống nhau. Do đó, báo cáo kế toán quản trị cũng rất linh hoạt, nó thường thiết kế theo nhu cầu thông tin của các nhà quản trị và thường gắn với một bộ phận, một mặt hoạt động hoặc một quyết định cụ thể nào đó của công ty. Các báo cáo phục vụ cho chức năng lập kế hoạch Báo cáo dự toán là một kế hoạch hành động, nó lượng hoá cácmục đích của tổ chức theo các mục tiêu về tài chính và hoạt động của công ty. Nó vừa là căn cứ để triển khai mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa là cơ sở để đánh giá việc thực hiện tại từng bộ phận. Công ty cần có quy định về nội dung, phương pháp tính toán các chỉ tiêu, mẫu biểu về việc lập dự toán. Ngoài ra phải đảm bảo có thể lập dự toán ở các mức hoạt động khác nhau. Vì đây là vấn đề ứng xử của chi phí với biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường, rất cần cho hoạt động quản trị. Công ty có thể tham khảo một số mẫu báo cáo dự toán được trình bày ở phần lập dự toán. b. Báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát, đánh giá và ra quyết định của nhà quản trị - Các báo cáo chi phí và phân tích tình hình thực hiện chi phí: + Bảng phân tích tình hình thực hiện định mức biến phí Bảng phân tích tình hình thực hiện định mức biến phí được lập nhằm mục đích so sánh, phân tích biến động của các loại biến phí giữa kế hoạch và thực tế. Bảng 3.3 - Phân tích tình hình thực hiện định mức biến phí Quý 1 năm 2006 Mặt hàng: Bàn 1040 Khoản mục Biến phí Biến động thực hiện/định mức Định mức Thực hiện Tổng Lượng BPĐV 1 2 3 = 2 - 1 4 5 Số lượng 550 cái 500 cái Nguyên liệu chính 115.971.500 106.565.551 -13.405.949 -9.405.949 2.274 Vật liệu phụ 20.150.025 19.225.451 -1.924.574 -924.574 1.814 Chi phí nhân công trực tiếp 23.500.120 20.695.500 -4.819.550 -2.804.620 -1.336 Biến phí sản xuất chung 20.145.870 18.831.000 -4.633.100 -1.314.870 1.033 Biến phí BH&QLDN 10.102.500 9.598.500 -3.709.850 -504.000 829 * Cột (3) phản ánh mức biến động giữa chi phí thực tế phát sinh so với định mức xây dựng. * Cột (4) và cột (5) phân tích sự biến động giữa chi phí thực tế và kế hoạch chịu ảnh hưởng của nhân tố biến phí đơn vị thay đổi và số lượng thay đổi. Cột (4) được tính như sau: Biến động CP = BPĐV định mức × (số lượng thực hiện - số lượng định mức) Cột (5) được tính như sau: Biến động CP = Số lượng thực hiện × (BPĐV thực hiện - BPĐV định mức) Qua bảng phân tích trên ta thấy rằng, tất cả các khoản biến phí đều giảm nhưng nguyên nhân là do số lượng sản phẩm thực tế nhỏ hơn so với kế hoạch đề ra để làm giảm các khoản chi phí, không phải do kiểm soát tốt chi phí vì một số chi phí như biến phí đơn vị khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp, bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã tăng lên. + Bảng phân tích tình hình thực hiện định phí sản xuất chung: Hằng năm, hàng quý, Công ty đều dự đoán các khoản chi phí. Trong định phí sản xuất chung, các khoản chi phí khác như phụ cấp độc hại, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí sữa chữa máy móc thì kế hoạch và thực tế có thể thay đổi vì khi số giờ công tăng ở mức lớn thì các chi phí này cũng thay đổi. Vì vậy, ta cần phân tích định phí sản xuất chung giữa thực tế và kế hoạch để tìm ra khoản chênh lệch và nguyên nhân gây ra chênh lệch. Thông qua bảng phân tích tình hình thực hiện định phí sản xuất chung, ta có thể dễ dàng tổ chức phân tích hơn. Ví dụ: Kế hoạch của Công ty quý IV/2006 là 35.233 giờ công, nhưng vì số lượng sản phẩm trong kỳ giảm làm cho số giờ công giảm còn lại 28.130 giờ công, nó làm ảnh hưởng đến định phí sản xuất chung (ĐPSXC). Định phí sản xuất chung của kỳ thực tế và kỳ kế hoạch được tập hợp và phân tích qua bảng phân tích tình hình thực hiện ĐPSXC. Bảng 3.4 - Bảng phân tích tình hình thực hiện ĐPSXC Khoản mục Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số giờ công 35.233 28.130 Phụ cấp trách nhiệm 5.014.587 5.014.588 0 Phụ cấp độc hại 9.954.890 8.485.410 - 1.460.480 BHXH, KPCĐ 2.400.000 2.400.000 0 Khấu hao TSCĐ 52.282.552 52.282.553 0 Chi phí công cụ dụng cụ 5.112.960 4.375.501 - 737.459 Chi phí sữa chữa máy móc 10.989.915 9.100.951 - 1.888.964 Tổng cộng 85.745.904 81.659.003 - 4.086.901 Từ bảng trên, ta tiến hành phân tích các bước sau: * Tính giờ công định mức theo số lượng sản phẩm thực tế (34.194 giờ công) * Xác định ĐPSXC phân bổ cho 1 giờ công theo kế hoạch: Tổng ĐPSXC kế hoạch 107.345.904 ĐPSXC/ 1giờ = = = 3046,74 công kế hoạch Tổng số giờ công kế hoạch 35.233 - Tính tổng biến động ĐPSXC, được đánh giá bằng cách so sánh tổng định phí thực hiện với tổng định phí định mức. ĐPSXC định mức = Số giờ công định mức × ĐPSXC/ 1 giờ công kế hoạch Tổng biến động ĐPSXC = 103.259.003 - (34.194 × 3046,74) = - 921.225 Bảng 3.5 - Phân tích biến động định phí sản xuất chung Khoản mục ĐPSXC/ 1 giờ công kế hoạch ĐPSXC định mức Biến động ĐPSXC Chênh lệch Phụ cấp trách nhiệm 142.32 4.866.490 148.098 0 Phụ cấp độc hại 282.54 9.661.173 -1.175.763 -1.460.480 BHXH, BHYT 681.18 23.292.269 707.731 0 Khấu hao TSCĐ 1483.90 50.740.477 1.542.076 0 Chi phí công cụ dụng cụ 145.12 4.962.233 -586.732 -737.459 Chi phí sữa chữa máy móc 311.92 10.665.792 -1.564.841 -1.888.964 Tổng cộng 3046.97 104.188.092 -929.089 -4.086.901 Các báo cáo về CPBH và CPQLDN cũng được lập tương tự như CPSXC. - Báo cáo trách nhiệm: Định kỳ, mỗi bộ phận đều lập báo cáo các công việc thực hiện trong kỳ. Đây sẽ là căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng bộ phận. Trong trường hợp có sự sai biệt, nhà quản lý sẽ kịp thời đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, các báo cáo này còn là một chỉ tiêu quan trọng trong việc trả lương, thưởng cho người lao động. Bảng 3.6 - Báo cáo trách nhiệm của bộ phận sản xuất BÁO CÁO TRÁCH NHIỆM Bộ phận: Phân xưởng lắp ráp Kỳ thực hiện: Tháng 07 năm 2006 Chỉ tiêu Kế hoạch được giao Thực hiện Tỷ lệ TH/KH Nguyên nhân Mức độ hoàn thành + Số lượng * Ghế 758 2.550 2.550 100% * Ghế 1087 300 300 100% * Bàn 1040 110 110 100% + Chất lượng loại A loại A loại A + Thời gian 2.350 2.225 94.70% Bố trí lao động hợp lý Tình hình sử dụng NVLTT 371.467.120 364. 458.965 98.11% Tận dụng được một số vật tư Tình hình sử dụng NCTT 113.176.410 109.200.450 96.49% Tình hình sử dụng CPSXC 98.375.000 99.125.752 100.76% - Báo cáo đánh giá số dư bộ phận: Báo cáo bộ phận thường được lập theo cách ứng xử của chi phí vì cách này có tác dụng thiết thực, giúp cho việc phân tích, đánh giá các mặt hoạt động của bộ phận nói riêng và của toàn bộ tổ chức nói chung. Dưới đây là báo cáo thu nhập bộ phận theo số dư đảm phí quý II năm 2006: Bảng 3.7 - BÁO CÁO THU NHẬP BỘ PHẬN THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ Quý II năm 2006 Chỉ tiêu Tổng cộng Xí nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Ba Đồn Xí nghiệp cơ giới và xây dựng lâm nghiệp Xí nghiệp giống cây trồng Lâm nghiệp Doanh thu 5.463.562.292 3.120.855.668 1.922.456.249 420.250.375 Biến phí 3.231.062.238 1.794.498.833 1.139.051.342 297.512.063 Số dư đảm phí 2.232.500.054 1.326.356.835 783.404.907 122.738.312 Chi phí bất biến thuộc tính 1.796.095.269 980.504.501 680.245.768 135.345.000 Số dư bộ phận 436.404.785 345.852.334 103.159.139 (12.606.688) Chi phí bất biến chung 301.922.992 186.340.259 79.056.980 36.525.753 Thu nhập thuần tuý của công ty 134.481.793 159.512.075 24.102.159 (49.132.441) Theo thông tư 52 của Bộ Tài Chính ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2006. Để phù hợp với nhu cầu cung cấp thông tin, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty có thể vận dụng một số biểu mẫu Thông tư 52 của Bộ Tài Chính (Phụ lục: 09, 10, 11,12) Phụ lục 01: PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Ngày xuất: từ ngày ...... đến ngày ...... Xuất tại kho: Nợ TK...........Có TK Phân xưởng: STT Tên vật tư Mã số ĐVT Hạn mức Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày xuất ... Tổng cộng Cộng Phụ lục 02: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPNCTT Sản phẩm: Số lượng: Phân xưởng sản xuất: Nhận bán thành phẩm từ PX: Thời gian sản xuất: từ ngày ...... đến ngày: ...... STT Công đoạn sản xuất Định mức Thực hiện C/ lệch T.Tế &Đ.mức Ghi chú Tổng cộng Phụ lục 03: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPSXC Phân xưởng sản xuất: Thời gian: từ ngày ...... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí Tổng cộng Phụ lục 04: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPBH&QLDN Thời gian: từ ngày ....... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí I. CPBH II. CPQLDN Tổng cộng Phụ lục 05: BẢNG PHÂN BỔ CPSXC Tháng .... năm .... Đối tượng Phân xưởng Phân xưởng ...... Tổng cộng Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Phụ lục 06: BẢNG PHÂN BỔ CPBH&QLDN Tháng ..... năm .... Đối tượng CPBH CPQLDN Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Tổng cộng Phụ lục 09: SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ STT Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Doanh thu Các khoản giảm trừ Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi lỗ Số Ngày Số lượng Đơn giá Thành tiền Chiết khấu Giảm giá ... Tổng cộng Phụ lục 10: BÁO CÁO GIÁ THÀNH Tháng …. Quý ….. Năm …… Đơn vị tính ….. đ Chỉ tiêu Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) ....... Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này KH Thực hiện KH Thực hiện KH Thực hiện A 1 2 3 4 5 6 ....... ......... ....... ........ 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung + + + Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 4. Chi phí bán hàng phân bổ 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ 6. Ý kiến nhận xét - Nguyên nhân - Kiến nghị KẾT LUẬN Kế toán quản trị thực sự là công cụ đắc lực cung cấp thông tin chính xác, linh hoạt và tốc độ, hỗ trợ cho nhà quản trị trong công tác quản lý và nhất là khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Để tồn tại và phát triển thích ứng với nền kinh tế thị trường, Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình cần nhanh chóng tổ chức công tác kế toán quản trị tại đơn vị. Nó là một yếu tố khách quan khi công ty tham gia vào nền kinh tế thị trường. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình là vấn đề cần quan tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh hiệu quả. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã giải quyết được mốt số vấn đề sau: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán quản trị và tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. - Tập trung phản ánh, phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, làm cơ sở để thực hiện việc tổ chức công tác kế toán quản trị tại công ty. - Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình một cách toàn diện và đồng bộ hơn, phù hợp với điều kiện của công ty, bao gồm tổc chức bộ máy kế toán, xây dựng nội dung công việc kế toán quản trị và hệ thống báo cáo kế toán quản trị. Nhìn chung luận văn đã đáp ứng được những yêu cầu cơ bản các mục tiêu đề ra. Trong thời gian thực tập tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình, công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do thời gian thực tập, trình độ còn hạn chế và khả năng tiếp cận thực tế chưa nhiều nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong thầy, cô và các anh chị phòng kế toán công ty đóng góp ý kiến, đánh giá để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy Lế Đức Toàn cùng các cô, chú, anh chị trong phòng kế toán và các phòng ban khác của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Ở DOANH NGHIỆP 1.1. Khái quát về kế toán quản trị 1.1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán quản trị 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị trong việc cung cấp thông tin 1.1.3. Kế toán quản trị với các chức năng quản lý 1.1.4. Các phương pháp của kế toán quản trị 1.2. Khái quát về chi phí 1.2.1. Bản chất chi phí 1.2.2. Phân loại chi phí 1.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị trong doanh nghiệp 1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị 1.3.2. Tổ chức thu nhận thông tin 1.3.2.1. Tổ chức theo dõi chi phí 1.3.2.2. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với kế toán tài chính 1.3.2.3. Xây dựng mối liên hệ thông tin giữa kế toán quản trị với các bộ phận chức năng khác 1.3.3. Nội dung công tác kế toán quản trị ở doanh nghiệp 1.3.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí 1.3.3.2. Lập kế hoạch giá thành và định giá bán sản phẩm: 1.3.3.3. Lập dự toán tổng thể 1.3.3.4. Xây dựng các trung tâm trách nhiệm và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện tại các trung tâm. 1.3.3.5. Phân tích thông tin phục vụ cho các quyết định ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp 1.3.4. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát về Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.1.1. Mặt hàng kinh doanh 2.2.1.2. Các nhà cung cấp 2.2.1.3. Tổ chức mạng lưới kinh doanh 2.2.1.4. Khách hàng 2.2.2. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.2.2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3. Thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3.1. Công tác phân loại, hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình. 2.3.1.1. Phân loại chi phí trong hạch toán chi phí tại Công ty 2.3.1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành các sản phẩm: 2.3.2. Công tác lập kế hoạch giá thành và định giá bán tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3.3. Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 2.3.4. Kế toán quản trị chi phí tại Công ty 2.3.5. Hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách báo cáo tại Công ty CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY LÂM CÔNG NGHIỆP BẮC QUẢNG BÌNH 3.1. Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 3.1.1. Những ưu điểm 3.1.2. Những hạn chế 3.2. Những yếu tố đặc trưng của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán quản trị 3.3. Tổ chức công tác kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 3.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kết hợp kế toán tài chính và kế toán quản trị 3.3.2. Hoàn thiện xử lý thông tin kế toán tài chính sử dụng cho kế toán quản trị 3.3.2.1. Xác định lại đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 3.3.2.2. Tổ chức tài khoản chi tiết và sổ chi tiết 3.3.3. Tổ chức nội dung công việc kế toán quản trị tại Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình 3.3.3.1. Nhận diện và phân tích chi phí phát sinh tại công ty 3.3.3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán 3.3.3.3. Xây dựng giá bán sản phẩm 3.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán quản trị 3.3.4.1. Chứng từ kế toán 3.3.4.2. Sổ sách kế toán 3.3.4.3. Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 1 1 3 4 7 8 8 8 10 11 12 13 15 16 16 16 18 20 23 26 29 31 31 31 32 33 34 34 34 34 34 35 35 36 38 40 41 41 41 45 48 50 55 57 57 57 57 59 61 61 63 63 64 66 67 68 71 73 74 74 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Kế toán quản trị - Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Giáo trình kế toán quản trị - NXB Tài Chính Giáo trình Kế hoạch kinh doanh Ths. Bùi Đức Tuân - Trường đại học Quốc Dân Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp PTS. Phạm Văn Dược - Nhà Xuất Bản Thống Kê Thông tư 52 của Bộ tài chính Một số luận văn của Đại Học Kinh tế Đà Nẵng Một số báo cáo, sổ sách của Công ty Lâm Công Nghiệp Bắc Quảng Bình Phụ lục 01: PHIẾU XUẤT KHO THEO HẠN MỨC Ngày xuất: từ ngày ...... đến ngày ...... Xuất tại kho: Nợ TK...........Có TK Phân xưởng: STT Tên vật tư Mã số ĐVT Hạn mức Số lượng Đơn giá Thành tiền Ngày xuất ... Tổng cộng Cộng Phụ lục 02: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPNCTT Sản phẩm: Số lượng: Phân xưởng sản xuất: Nhận bán thành phẩm từ PX: Thời gian sản xuất: từ ngày ...... đến ngày: ...... STT Công đoạn sản xuất Định mức Thực hiện C/ lệch T.Tế &Đ.mức Ghi chú Tổng cộng Phụ lục 03: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPSXC Phân xưởng sản xuất: Thời gian: từ ngày ...... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí Tổng cộng Phụ lục 04: BẢNG KÊ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỊNH MỨC CPBH&QLDN Thời gian: từ ngày ....... đến ngày ..... STT Khoản mục chi phí Tên SP được phân bổ trực tiếp (hoặc gián tiếp) Chi phí định mức Chi phí thực tế Chênh lệch Biến phí Định phí Biến phí Định phí Biến phí Định phí I. CPBH II. CPQLDN Tổng cộng Phụ lục 05: BẢNG PHÂN BỔ CPSXC Tháng .... năm .... Đối tượng Phân xưởng Phân xưởng ...... Tổng cộng Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Phụ lục 06: BẢNG PHÂN BỔ CPBH&QLDN Tháng ..... năm .... Đối tượng CPBH CPQLDN Biến phí Định phí Tổng chi phí Biến phí Định phí Tổng chi phí Tổng cộng Phụ lục 09: SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG, KẾT QUẢ STT Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Doanh thu Các khoản giảm trừ Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN Lãi lỗ Số Ngày Số lượng Đơn giá Thành tiền Chiết khấu Giảm giá ... Tổng cộng Phụ lục 10: BÁO CÁO GIÁ THÀNH Tháng …. Quý ….. Năm …… Đơn vị tính ….. đ Chỉ tiêu Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) Sản phẩm (Bộ phận, lĩnh vực) ....... Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này Kỳ trước Kỳ này KH Thực hiện KH Thực hiện KH Thực hiện A 1 2 3 4 5 6 ....... ......... ....... ........ 1. Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 2. Chi phí nhân công trực tiếp 3. Chi phí sản xuất chung + + + Giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành 4. Chi phí bán hàng phân bổ 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ 6. Ý kiến nhận xét - Nguyên nhân - Kiến nghị Phụ lục 07: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG Ngày Số chứng từ Diễn giải Chi tiết theo yếu tố chi phí Chi tiết theo đối tượng phát sinh chi phí Lương Trích theo lương Phụ cấp Khấu hao CCDC Sữa chữa máy móc Điện ............ Phân xưởng Sản phẩm Số tiền T.cộng Phụ lục 08: SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ QLDN Ngày Số chứng từ Diễn giải Chi tiết theo yếu tố chi phí Chi tiết theo đối tượng phát sinh chi phí Lương Trích theo lương Phụ cấp Khấu hao CCDC Sữa chữa máy móc Điện ............ Sản phẩm Số tiền T.cộng (Công ty có thể mở sổ chi tiết CPBH tương tự sổ chi tiết CPQLDN) Phụ lục 11: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Sản phẩm..... Bộ phận....... Doanh thu Chi phí sản xuất kinh doanh Lãi trước thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế TNDN Ý kiến Nhận xét, nguyên nhân Kiến nghị, biện pháp Doanh thu bán hàng Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần Tổng cộng chi phí Trong đó Chiết khấu thương mại Giảm giá hàng bán Hàng bán bị trả lại Thuế TTĐB, XK, thuế GTGT phải nộp Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng phân bổ Chi phí quản lý phân bổ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 SP... (Bộ phận, lĩnh vực) Kỳ trước Kỳ này KH TH SP... (Bộ phận, lĩnh vực) Kỳ trước Kỳ này KH TH SP... .......... Tổng cộng Kỳ trước Kỳ này KH TH Phụ lục 12: BÁO CÁO TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU Tên, quy cách nguyên liệu, vật liệu Kế hoạch mua vào Thực hiên mua trong kỳ Thực xuất kho trong kỳ Số tồn kho trong kỳ Số tồn kho cuối kỳ Ý kiến Số Lượng Đơn giá Thành tiền Số Lượng Đơn giá Thành tiền Dùng SX SP Dùng cho quản lý Số Lượng Thành tiền Số Lượng Thành tiền Nhận xét, nguyên nhân Kiến nghị, biện pháp Số Lượng Thành tiền Số Lượng Thành tiền A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Tổng cộng ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18024.doc
Tài liệu liên quan