Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Bác Thành

Lời mở đầu ***** Sau 22 năm đất nước đổi mới ( 1986- 2008) nền kinnh tế của đất nước ta đã có nhiều chuyển biến khá vững chắc. Cơ chế thị trường tạo ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội mới, nhưng cũng đặt ra không ít những thách thức, khó khăn phải vượt qua để tồn tại và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường thì sự cạnh tranh rất khốc liệt, do đó các doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển được thì phải sử dụng các yếu tố, các nguồn lực của mình, đó là: sức lao động, đối tượng lao động và

doc63 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Bác Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư liệu lao động, sao cho có hiệu quả nhất. TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân nói chung. Đối với mỗi doanh nghiệp thì TSCĐ là một trong những bộ phận quan trọng, là điều kiên cần thiết để giảm nhẹ sức lao động, đặc biệt là khi khoa học, kỹ thuật trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp như ngày nay thì vai trò của TSCĐ ngày càng thể hiện rõ hơn. Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ nên công ty TNHH Bác Thành luôn quan tâm đến việc đầu tư cho TSCĐ và vấn đề sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả. Vì vậy công tác hạch toán TSCĐ luôn đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà quản lý tại công ty TNHH Bác Thành, làm thế nào để quản lý và sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Đã có nhiều ý kiến đưa ra để thảo luận, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu và đã có hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại vướng mắc, đòi hỏi các nhà quản lý tại công ty tiếp tục tìm ra phương hướng để hoàn thiện hơn, để việc sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả cao nhất để góp phần vào mục tiêu chung của toàn công ty là “tối đa hoá lợi nhuận”. Qua thời gian thực tập và tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty TNHH Bác Thành, cùng với kiến thức được trang bị trong nhà trường, đồng thời với sự giúp đỡ rất nhệt tình của cô giáo Quách Thu Thuỷ em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành”. Những kết quả mà em học hỏi trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Bác Thành, em xin trình bày nội dung của bài báo cáo này ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kết cấu gồm có 3 phần như sau: Phần I: Lý luận chung về việc hàch toán TSCĐ tại đơn vị sản xuất kinh doanh. Phần II: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành. Phần III: Những tồn tại và một số ý kiến hoàn thiện công tác quản lý và hạch toán TSCĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành. Với thời gian thực tập , nghiên cứu còn có hạn, trong khi các nghiệp vụ phát sinh còn phức tạp nên trong bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót . Em rất momg nhận được sự đóng góp phê bình để bài báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cô giáo Quách Thu Thuỷ, cùng các thầy cô giáo cũng như Ban giám đốc, cán bộ công nhân viên công ty TNHH Bác Thành đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Học sinh thực hiện : Lê thị Ngọc Phần I: Lý luận chung về hạch toán TSCĐ tại đơn vị sản xuất và kinh doanh I. Những vấn đề cơ bản về TSCĐ TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu , là điều kiện quan trọng trong việc tăng năng suất lao động và giúp cho doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy yêu cầu đặt ra đối với mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp cần phải quản lý thật tốt để sử dụng có hiệu quả TSCĐ… Nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty mình từ TSCĐ. 1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ 1.1. Khái niệm và đặc điểm của TSCĐ * Khái niệm: TSCĐ là bộ phận chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản dài hạn, phản ánh các nguồn lực kinh tế có giá trị ban đầu lớn và thời gian hữu dụng dài. Doanh nghiệp phải thu hồi dần bằng cách tính dần vào chi phí sản xuát kinh doanh trong nhiều kỳ kinh doanh dưới hình thức khấu hao. * Đặc điểm của TSCĐ: - TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức khấu hao. - TSCĐ giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu từ khi bắt đầu sử dụng cho đến khi hư hỏng hoặc là hết thời gian khấu hao. -Thời gian sử dụng phải lớn hơn hoặc bằng một năm. - Giá trị đủ lớn theo quy định của cơ chế hiện hành( hiện nay giá trị đó là lớn hơn hoặc bằng mười triệu ) 1.2. Phân loại TSCĐ * Theo hình thái biểu hiện: gồm 2 loại sau: - TSCĐ hữu hình : Là những tư liệu lao động có hình thái vật chất cụ thể, do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho sản xuất kinh doanh , phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình cụ thể gồm những loại sau: +Nhà cửa, vật kiến trúc: gồm những công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, vật kiến trúc, các công trình giao thông, các cơ sở hạ tầng… +Máy móc thiết bị: Là các loại máy móc thiết bị dùng trong sản xuất kinh doanh, máy móc phục vụ cho công tác quản lý hoặc là máy móc phục vụ cho công tác bán hàng hoá, dịch vụ… +Thiết bị phương tiện vận tải truyền dẫn: Là các phương tiện để vận chuyển các loại đầu máy, đường ống… + Thiết bị dùng cho công tác quản lý: Gồm các thiết bị đo lường, máy tính, máy điều hoà… + Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm… + Tác phẩm nghệ thuật có giá trị lớn. + TSCĐ hữu hình khác. - TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, nhưng xác định được giá trị và do doanh ngiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh hoặc cho đối tượng khác thuê. TSCĐ có nhiều loại, gồm: + Quyền sử dụng đất. + Bản quyền bằng sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hoá. + Phần mềm máy tính. +Giấy phép và giấy chuyển nhượng. + TSCĐ vô hình khác. * Theo quyền sở hữu: - TSCĐ tự có: Là những TSCĐ do doanh nghiệp tự xây dựng, tự mua sắm, tự chế tạo bằng nguồn vốn của doanh nghiệp do ngân sách cấp, tự bổ sung, do đơn vị khác góp vốn liên doanh, hoặc bằng nguồn vốn vay. - TSCĐ thuê ngoài: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng thuê. Đối với loại tài sản này doanh nghiệp không có quyền định đoạt. TSCĐ thuê ngoài gồm 2 loại là: TSCĐ thuê tài chính tức thuê trong một khoảng thời gian dài và TSCĐ thuê hoạt động là thuê trong một khoảng thời gian ngắn. * Theo tính chất và mục đích sử dụng: - TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những tài sản phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Khi trích khấu hao thì doanh nghiệp bắt buộc phải tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. - TSCĐ sử dụng vào mục đích phúc lợi, an ninh, quốc phòng: Là những TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc phúc lợi và được mua sắm bằng nguồn kinh phí sự nghiệp hoặc quỹ phúc lợi. Khi trích khấu hao thì chi phí này không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh mà chỉ xác định giá trị hao mòn . - TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp hoặc dùng cho dự án. * Theo nguồn hình thành : - TSCĐ được hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu. - TSCĐ được hình thành từ nguồn vốn vay. 2. Vai trò của TSCĐ TSCĐ là tư liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp. Nó có vai trò quyết định đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Vì vậy, TSCĐ là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất kinh của doanh nghiệp. Hịên nay, với xu thế tất yếu: “Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Và sản xuất như thế nào?” luôn là câu hỏi đặt ra và đòi hỏi các nhà quản trị doanh nghiệp phải tìm ra cho được câu trả lời thoả đáng. Vì vậy doanh nghiệp phải tìm hiểu thị trường để lựa chọn loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất cũng như quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Vậy: TSCĐ là bộ phận then chốt trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doang nghiệp. TSCĐ thể hiện một cách chính xác năng lực, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của toàn doanh nghiệp. 3. Yêu cầu quản lý TSCĐ Về nguyên tắc để quản lý TSCĐ, theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành quy định: mỗi TSCĐ trong doanh nghiệp phải được: - Xuất phát từ đặc điểm, vai trò quan trọng của TSCĐ nên TSCĐ phải được quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị ở từng đơn vị sử dụng cũng như toàn doanh nghiệp: + Về giá trị: Phải bảo quản sử dụng hợp lý tránh hỏng hóc, mất mát , thường xuyên tiến hành sửa chữa đảm bảo năng lực sử dụng và hiệu quả cao nhất có thể của TSCĐ. Phải quản lý từ khâu mua sắm, xây dựng hoàn thành, lắp đặt chạy thử, đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý. + Về hiện vật: phải quản lý chặt chẽ tình hình hao mòn, việc tính phân bổ khấu hao và cách tính khấu hao hợp lý để tiện cho việc thu hồi vốn đầu tư, phục vụ cho việc tái đầu tư. Xác định giá trị còn lại của tài sản một cách chính xác giúp doanh nghiệp kịp thời đổi mới trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. 4. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ - Kế toán phải ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời tình hình bién động tăng, giảm của TSCĐ, tính khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Lập các dự toán sửa chữa lớn TSCĐ, đồng thời ghi chép phản ánh kịp thời chi phí đầu tư xây dựng cơ bản. - Kiểm tra việc tuân thủ các chế độ thể lệ liên quan đến TSCĐ và đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghịêp. Kiểm tra tình hình kế hoạch trang bị, sửa chữa lớn TSCĐ, các dự toán về khấu hao. Kiểm tra việc bảo quản và sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng TSCĐ ở doanh nghiệp. Gíup lãnh đạo phân tích đánh gía hiệu quả sử dụng TSCĐ. 5. Nguyên tắc kế toán TSCĐ - Xác định được đối tượng ghi TSCĐ hợp lý: Là những TSCĐ riêng biệt có kết cấu độc lập hoặc có thể là những tổ hợp của nhiều bộ phận cùng thực hiện một chức năng. - Nguyên tắc ghi nhận giá trị: + TSCĐ phải được kế toán theo dõi dưới dạng nguyên giá và giá trị còn lại, trong đó: Giá trị còn lại = Nguyên giá TSCĐ- Giá trị hao mòn +Nguyên giá TSCĐ được ghi nhận căn cứ vào các trường hợp tăng tài sản trong doanh nghiệp, cụ thể: +) Nếu TSCĐ tăng do mua ngoài: NG TSCĐ = Giá mua+ CFthu mua + CF lắp đặt + Thuế - Chiết khấu giảm chạy thử nhập khẩu giá được hưởng +) Nếu TSCĐ tăng do tự xây dựng, chế tạo: NG TSCĐ = Giá trị + CF lắp đặt + Các chi phí khác quyết toán chạy thử ( nếu có) +) Nếu TSCĐ tăng do nhận liên doanh: NG TSCĐ = Giá thoả thuận của các + CF lắp dặt, chạy thử bên tham gia liên doanh (nếu có ) +) Nếu TSCĐ tăng do cấp trên cấp: NG TSCĐ = Giá trị ghi sổ + CF vận chuyển, lắp đặt tại đơn vị cấp ( nếu có) +) Nếu TSCĐ tăng do nhận viên trợ, biếu tặng: NG TSCĐ = Giá thị trường của TSCĐ tương đương cùng thời điểm đó - Giá trị hao mòn của TSCĐ thì phụ thuộc vào nguyên giá và phương pháp tính khấu hao trong doanh nghiệp. NG tính khấu hao = NG TSCĐ + CF thanh lý – Giá trị ước tính thu hồi 6. Đánh giá TSCĐ Đánh giá TSCĐ : Là việc xác định gía trị của TSCĐ để ghi sổ kế toán. Nguyên tắc chung để đánh giá TSCĐ ở các doanh nghiệp là phải phản ánh đúng giá vốn thực tế của TSCĐ. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại: - Nguyên giá là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Giá vốn thực tế của TSCĐ mới mua hoặc tự chế thì được xác địnhbằng tổng số vốn thanh toán mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được TSCĐ đó. Trị giá vốn của TSCĐ mới mua vào được gọi là nguyên giá hoặc giá gốc của TSCĐ. - CF cấu thành giá gồm trị giá mua thực tế của tài sản cộng với toàn bộ chi phí thu mua, lắp đặt, chạy thử trước khi đưa vào sử dụng. - Giá trị hao mòn luỹ kế: Khi đưa TSCĐ vào sử dụng thì dưới tác động của thị trường và của môi trường giá trị của tài sản bị hao mòn dần đi, các doanh nghiệp cần tiến hành trích khấu hao TSCĐ để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhằm thu hồi lại vốn đầu tư ban đầu. Giá trị hao mòn lũy kế là tổng số tiền đã trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu sử dựng tài sản đến cuối kỳ này. - Giá trị còn lại cuả TSCĐ: Đây là phần vốn thực tế mà doanh nghiệp còn khai thác được khi còn sử dụng TSCĐ đó: Giá trị còn lại = Nguyên giá của TSCĐ - Giá trị hao mòn - Giá trị đánh giá lại TSCĐ: Là giá dùng để đánh giá lại TSCĐ khi có quyết định của nhà nước hoặc đem tài sản đi góp vốn liên doanh. Nếu đánh giá lại theo quyết định của nhà nước thì phải thành lập hội đồng đánh giá lại TSCĐ để xác định cho từng đối tượng TSCĐ theo hướng dẫn của nhà nước. Đánh giá lại để góp vốn liên doanh thì giá để đánh giá lại là do các bên thoả thuận. II. Tổ chức hạch toán TSCĐ 1. Hạch toán chi tiết Xuất phát từ nhu cầu quản lý tổ chức khai thác nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đáp ứng yêu cầu hach toán kinh doanh nội bộ của từng doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo cung cấp thông tin chi tiết về TSCĐ. Vì vậy mỗi doanh nghiêp phải theo dõi chi tiết TSCĐ theo cơ cấu TSCĐ. Nhằm bảo vệ tài sản, cung cấp kịp thời các thông tin theo yêu cầu quản lý hạch toán, cung cấp về tình hình khấu hao và giá trị còn lại của TSCĐ ở mọi thời điểm khi cần thiết. * Nội dung chính của việc theo dõi chi tiết TSCĐ: - Đánh số mã hoá TSCĐ là vịêc quy định cho mỗi TSCĐ một số hiệu theo những nguyên tắc nhất định để tiện theo dõi, quản lý. - Tổ chức kế toán chi tiết tại các đơn vị bộ phận: Việc này thực hiện theo từng đối tượng ghi TSCĐ ở các bộ phận kế toán và tại các đơn vị bộ phận trực tiếp bảo quản, sử dụng TSCĐ theo cả hai chỉ tiêu giá trị và hiện vật. Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện dựa vào các chứng từ: + Mẫu số 01- TSCĐ: Bien bản giao nhận TSCĐ. + Mẫu số 02- TSCĐ: Thể TSCĐ. + Mẫu số 03 - TSCĐ: Biên bản thanh lý TSCĐ. + Mẫu số 04- TSCĐ: Biên bản giao nhận sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành. + Mẫu số 05- TSCĐ: Biên bản dánh giá lại TSCĐ. Ngoài ra còn sử dụng các tài liệu như : Hồ sơ kỹ thuật, hồ sơ kế toán, bảng tính và phân bổ khấu hao, sổ theo dõi TSCĐ và CCDC. Chứng từ gốc ở trên là căn cứ để hhi kế toán chi tiết TSCĐ và kế toán tổng hợp TSCĐ, để từ đó theo dõi và đối chiếu chính xác những nhầm lẫn, sai sót. 2. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ * Việc thực hiện kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp phải được thực hiện theo chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành: - Điều 149/ 2001/ QĐ- BTC ngày 31/12/2001. - Thông tư hướng dẫn 89 BTC ngày 31/12/2001. - Chuẩn mực kế toán 03-TSCĐ hữu hình. - Chuẩn mực kế toán 04- TSCĐ vô hình. * Mọi việc tăng giảm TSCĐ điều phải làm thủ tục chứng từ đầy đủ, các chứng từ này gồm: - Biên bản nghiệm thu TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ. - Biên bản thanh lý TSCĐ. - Biên bản nhượng bán TSCĐ. - Biên bản giao nhận TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành. - Biên bản đanhds giá lại TSCĐ. - Thẻ TSCĐ. - Biên bản kiểm kê TSCĐ. - Hồ sơ kỹ thuật TSCĐ. - Hồ sơ kiểm kê. - Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính. * Tài khoản sử dụng: - TK211: “ TSCĐ hữu hình” dùng để phản ánh nguyên giá của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện có, biến động tăng giảm trong kỳ. Kết cấu: + Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng TSCĐ hữu hình theo nguyên giá (mua sắm, xây dựng, cấp phát). + Bên có: phản ánh các nghiệp vụ làm giảm TSCĐ hữu hình, theo nguyên giá ( thang lý, nhượng bán, điều chuyển…) + Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ hữu hình hiện có. TK 211 chi tiết thành 6 tiểu khoản cấp 2 sau đây: + TK 211.1: Nhà cửa, vật kiến trúc. + TK 211.2: Máy móc, thiết bị. + TK 211.3: Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn. + TK 211.4: Thiết bị, dụng cụ quản lý. + TK 211.5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc cho sản phẩm. + TK 211.8: TSCĐ khác. -TK 213: “ TSCĐ vô hình” dùng để theo dõi tình hình biến động tăng, giảm, tình hình hiện có theo nguyên giá của TSCĐ vô hình. Kết cấu của TK 213: + Bên nợ: Phản ánh nguyên giá của TSCĐ vô hình tăng lên. + Bên có: Phản ánh nguyên giácủa TSCĐ vô hình giảm trong kỳ. + Dư nợ:Phản ánh nguyên giáTSCĐ vô hình hiện có. TK 213 chi tiết thành 6 tiểu khoản cấp 2 sau đây: + TK 213.1: Quyền sử dụng đất. + TK 213.2: Quyền phát hành. + TK 213.3: Bản quyền, bằng sáng chế. + TK 213.4: Nhãn hiệu hàng hoá. + TK 213.5: Phần mềm máy vi tính. + TK 213.6: Giấy phép và giấy phép nhượng quyền. + TK 213.8: Tài sản cố định vô hình khác. Sơ đồ hạch toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình, vô hình TK 211, TK213 TK 111, 112, 331, 461 (1a) TK133 TK 811,466 TK214 (2a) TK333 TK711 (3a) TK411 (4a) TK241 (5a) TK 338.1 (6) TK214 TK128,222,223 (7) TK212 (8) TK411 (1b) (2b) TK214 TK411,138,466 (3b) TK214 TK811 (5b) TK623,641,642 TK214 TK128,223.222 TK214 (4b) Nghiệp vụ (1a): Mua sắm TSCĐ. Nghiệp vụ (2a): Nhập khẩu TSCĐ. Nghiệp vụ (3a): TSCĐ được tặng, biêú tặng. Nghiệp vụ (4a): Nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ. Nghiệp vụ (5a):TSCĐ được hình thành do xây dựng cơ bản bàn giao. Nhgiệp vụ (6) : TSCĐ phât hiện thừa khi kiểm kê. Nghiệp vụ (7) : Nhận lại TSCĐ do góp vốn liên doanh. Nghiệp vụ (8) : Chuyển TSCĐ thuê tài chính thành TSCĐ của doanh nghiệp. Nghiệp vụ (1b): Thanh lý nhượng bán TSCĐ. Nghiệp vụ (2b): Trả lại TSCĐ cho các bên tham gia góp vốn. Nghịêp vụ (3b): TSCĐ bị thiếu, mất khi kiểm kê. Nghịêp vụ (4b): TSCĐ chuyển thành công cụ dụng cụ. Nghiệp vụ (5b): Đem TSCĐ đi góp vốn liên doanh. 3. Kế toán khấu hao TSCĐ Trong quá trình sử dụng TSCĐ, dưới tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện làm việc cũng như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, TSCĐ bị hao mòm dần. Để thu hồi giá trị bị hao mòn TSCĐ,người ta tiến hành trích khấu hao bằng cach chuyển phần giá trị hao mòn của TSCĐ vào giá trị sản xuất làm ra. * Tài khoản sử dụng: - TK 214: “ Hao mòn TSCĐ” dùng để theo dõi tình hình hiện có, biến động tăng giảm hao mòn củatoàn bộ TSCĐ tai doanh nghiệp ( trừ TSCĐ thuê ngắn hạn). Kết cấu: ( TK 214 là tài khoản điều chỉnh nên nó có kết cấu ngược) + Bên nợ: Phản ánh các nghiệp vụ làm giảm giá trịhao mòn của TSCĐ (thanh lý, nhượng bán…) + Bên có: Phản ánh các nghiệp vụ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐ ( do trích khấu hao, đánh giá tăng…) + Dư nợ : Giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có. TK 214 phân tích thành 4 tiểu khoản cấp 2: + TK 214.1: Hao mòn TSCĐ hữu hình. + TK 214.2: Hao mòn TSCĐ đi thuê tài chính. + TK 214.3: hao mòn TSCĐ vô hình. + TK214.7: Hao mòn bất động sản đầu tư. Sơ đồ kế toán khấu hao TSCĐ TK 214 TK 211,213 TK 623,627,641,642 (1) TK811 TK211,213 (3) TK142,335 TK411 TK211,213 (2) (4) Nghiệp vụ (1): Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao khi thanh lý. Nghiệp vụ (2): Ghi số khấu hao phải nộp cấp trên. Nghiệp vụ (3): Hàng tháng trích khấu hao TSCĐ. Nghiệp vụ (4): Nhận lại TSCĐ nội bộ đã khấu hao. 4. Kế toán sửa chữa TSCĐ * Tài khoản sử dụng: - TK 241: “ Xây dựng cơ bản dở dang” phản ánh các chi phí đầu tư xây dựng cơ bản và tình hình quyết toán công trình, quyết toán vốn đầu tư ở các doang nghiệp có tiến hành công tác xây dựng cơ bản, tình hình chi phí và quyết toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ của doang nghiệp. Kết cấu: + Bên nợ: Phản ánh chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sữa chữa lớn TSCĐ của doang nghiệp. + Bên có: Phản ánh giá trị sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí quyết toán được duyệt. + Dư nợ: Phản ánh chi phí đầu tư và sửa chữa lớn bàn giao đưa vào sử dụng. TK 241 có 3 tiểu khoẩn cấp 2sau: + TK 241.1: Mua sắm. + TK 241.2: Xây dựng cơ bản. + TK 241.3: Sửa chữa lớn. Sơ đồ kế toán sửa chữa lớn TSCĐ TK 152,153 TK 241.3 TK 335 TK 623,627,641,642 TK 331 TK 142,242 (2) (3a) (1) (5) (4a) (4b) (3b) Nghiệp vụ (1): Trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Nghiệp vụ (2): Chi phí sửa chữa lớn phát sinh. Nghiệp vụ (3a): Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ( trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ). Nghiệp vụ (3b): Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ( trường hợp không trích trước chi phis sửa chữa lớn TSCĐ). Nghiệp vụ (4a): Trích bổ sung nếu chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số đã trích trước. Nghiệp vụ (4b): Định kỳ phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Nghiệp vụ (5): Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thuê ngoài. 5. Kế toán cho thuê và đi thuê TSCĐ * Tài khoản sử dụng: - TK212: “TSCĐ thuê tài chính” dùng để phản ánh tình hình hiện có và biến động của TSCĐ thuê taif chính theo nguyên giá. Kêt cấu của TK 212: + Bên nợ: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đi thuê dài hạn tăng lên. + Bên có: Phản ánh nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn giảm đi do trả bên cho thuê hoặc mua lại. + Dư nợ: Nguyên giá TSCĐ đang thuê dài hạn. Sơ đồ kế toán TSCĐ thuê tài chính TK111,112 TK 335 TK 342 TK 212 TK 133 TK 635 (3) (2) (1) Nghiệp vụ (1): Nhận TSCĐ thuê tài chính. Nghiệp vụ (2): Xác định số tiền thuê trả kỳ này cho bên thuê. Nghiệp vụ (3): Hàng tháng trả tiền thuê TSCĐ. 6. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ Phân tich sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp là phương pháp so sánh số đầu kỳ với số cuối kỳ để đánh giá tình hình biến động của TSCĐ về số lượng hay nguyên giá. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ được thực hiện bằng cách tính toán một số chỉ tiêu sau: 6.1. Chỉ tiêu về cơ cấu TSCĐ Tổng giá trị thuần của TSCĐ Tỷ suất đầu tư TSCĐ =—————————————— Tổng giá trị tài sản Đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ so sánh giũa tổng giá trị TSCĐ ( giá trị còn lại ) với tổng giá trị của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghệp. Tỷ xuất đầu tư TSCĐ có thể biến động qua các kỳ, phụ thuộc vào việc tăng giảm TSCĐ của từng doanh nghiệp qua từng thời kỳ. Đồng thời nó cho biết năng lực sản xuất cũng như xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 6.2. Chỉ tiêu về tình hình sử dụng TSCĐ Để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ thì phải so sánh các chỉ tiêu của TSCĐ tại thời điểm đầu kỳ với cuối kỳ, ttừ đó thấy được sự tăng giảm của các chỉ tiêu: nguyên giá, hao mòn luỹ kế, giá trị còn lại của TSCĐ để thấy được quy mô tăng giảm cũng như tình hình đầu tư đổi mới hay thu hồi vốn cuả TSCĐ. Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ - Hệ số tăng TSCĐ = ————————————————— Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ - Hệ số giảm TSCĐ = ——————————————————— Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ - Hệ số đổi mới TSCĐ = —————————————————— Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ Nguyên giá TSCĐ bị loại bỏ trong năm - Hệ số loại bỏ TSCĐ = —————————————————— Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ Tổng mức khấu hao TSCĐ - Hệ số hao mòn TSCĐ = ————————————————— Nguyên giá TSCĐ + Nếu hệ số hao mòn của TSCĐ càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ củ doanh nghịêp đã cũ, do đó doanh nghiệp phải chú trọng tới việc đổi mới và hiên đại hoá TSCĐ. + Nếu hệ số hao mòn của TSCĐ càng nhỏ hơn 1, chứng tỏ TSCĐ của doan nghiệp đã được đổi mới. 6.3. Phân tích chỉ tiêu tình hình trang bị TSCĐ Chỉ tiêu này dùng để đánh giá trình độ trang bị thêm TSCĐ cho công nhân nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Nguyên giá TSCĐ Mức độ trang bị TSCĐ/ 1 lao động = ———————————— Số lao động 6.4. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả sử dụng TSCĐ. Từ đó có biện pháp nhằm phát huy hết hiệu quả của TSCĐ. Lợi nhuận trước thuế Sức sinh lợi của TSCĐ = —————————————— Tổng tài sản Theo chỉ tiêu này thì cứ một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doan thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả. Giá trị sản lượng sản phẩm Hiệu suất sử dụng TSCĐ = —————————————— Nguyên giá bình quân của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp đầu tư một đồng nguyên giá bình quân của TSCĐ tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng sản lượng sản phẩm, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ việc quản lý sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp càng có hiệu quả. Trong doanh nghiệp, TSCĐ luôn biến động theo sự biến đọng của thị trường và của tiến bộ khoa học kỳ thuật. Vì vậy trong quá trình sử dụng phải nghiên cứu sự biến động của TSCĐ qua các thời kỳ để có biện pháp quản lý tốt nhằm nâng cao hiệu quả sử dung TSCĐ. Trên đây là những lý luận cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành Phần II: Thực trạng tổ chức công tác kế toán TSCĐ với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty TNHH Bác Thành I. Khái quát trung về công ty TNHH Bác Thành 1. Lịch sử hình thành và phát triển Trụ sở chính: 51 Võng Thị- Tây Hồ- Hà Nội. Tel: ( 844) 7538232 ; (844) 7538299. Fax: (844) 7535581. Email: bacthanh@. Fpt. Vn. Giám đốc công ty: Nguyễn Đức Kiên ( sinh năm 1956) ( Số điện thoại di động: 0923 283 795) Công ty TNHH Bác Thành ra đời vào ngày 26 tháng 12 năm 2000 theo giấy phép ĐKKD số 0102001706 do sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp. Ban đầu công ty chỉ có 3 người cán bộ, với số vốn đăng ký kinh doanh là 500000000 đồng. Công ty bắt đầu hoạt động tư vấn quản lý. Trong hoạt động tư vấn quản lý, công ty tập trung vào cung cấp dịch vụ tư vấn các hệ thống quản lý và tư vấn về tài chính kế toán. Thông qua hoạt động về tư vấn, công ty đã tiếp cận được nhu cầu về các thiết bị kỹ thuật và vật tư cho một số ngành công nghệ. Chính vì vậy công ty đã phát triển hoạt động thương mại bao gồm từ việc chọn các nhà cung cấp trong và ngoài nước, tổ chức mua và phân phối. Qua quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty đã phát hiện ra một số lĩnh vực hàng tiêu dùng có thể tổ chức sản xuất và mang lại hiệu quả. Vì vậy từ giũa năm 2004 công ty đã xây dựng xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và đưa vào hoạt động từ tháng 1 năm 2005. Để đáp ứng sự mở rộng của công ty, từ tháng 5 năm 2005 công ty đã nâng mức vốn đăng ký kinh doanh lên thành 1 000 000 000 đồng. Cũng chính trong quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp, công ty đã phát hiện ra nhu cầu nâng cao kỹ năng làm việc cho các hạc sinh, sinh viên,sắp hoặc vừa tốt nghiệp các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học. Xuất phát từ nhu cầu này, từ tháng 6 năm 2004, công ty đã nghiên cứu và phát triển dịch vụ thực hành và thực tập sinh. Trải qua ba năm từ khi phát triển dịch vụ mới này, đã có hơn 1000 học viên đã trở thành khách hàng của công ty. Cũng chính từ dịch vụ thực hành và thực tập sinh đã đem lại thuận lợi lớn trong việc tuyển chọn và tăng cường nguồn nhân lực cho công ty. Ban lãnh đạo của công ty đã quyết định đây sẽ là hướng phát triển ưu tiên trong nảm tới. Để hỗ trợ cho hướng hoạt động này, công ty đang nghiên cứu nhằm phát triển dự án “ Du lịch học đường” và dự án “ Kết nối đào tạo và tuyển dụng”. Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên cùng đồng lòng nhận thức : “ Con người là nguồn lực quan trọng nhất để sáng tạo ra mọi sự phát triển”. Và vì vậy một trong những sứ mệnh của công ty là góp phần nhỏ bé của mình cho những con người- khách hàng của công ty trở nên sáng giá hơn. 2. Các lĩnh vực đăng ký hoạt động - Tư vấn quản lý doanh nghiệp, tư vấn quản lý dự án, tư vấn đầu tư, tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn đào tạo. - Đào tạo và dậy nghề quản lý kinh doanh, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng giao tiếp,ngoại ngữ và tin học. - Sản xuất buôn bán vật tư, thiết bị công nghệ, hàng tiêu dùng. - Kiểm tra chất lượng hàng hoá, thiết bị, sản phẩm, chế tạo, công trình xây dựng. - Giám sát thi công các công trình xây dựn. - Thi công xây lắp các công trình xây dựng. - Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật và dây truyền công nghệ. - Dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, cho thuê văn phòng. - Dịch vụ quảng cáo và dịch thuật. 3. Nguồn nhân lực - Nguồn nhân lực được phát triển liên tục, hịên tại bao gồm 85 cán bộ công nhân viên: + Đã tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng là 33 người. + Đã tôt nghiệp Trung cấp 18 người. + Kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật 34 người. 4. Phân bố nhân lực tại các bộ phận - Ban giám đốc: có 3 người, gồm giám đốc và 2 trợ lý. - Phòng tài chính kế toán: 2 người. - Phòng hành chính tổ chức: 3 người. - Trung tâm tư vấn các HTQL: 7 người. - Trung tâm tư vấn tài chính kế toán: 5 người. - Trung tâm thực tập sinh theo chức danh: 5 người. - Trung tâm kế toán thực hành: 9 người. - Phòng dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin: 3 người. - Trung tâm kinh doanh xuất nhập khẩu và phân phối: 21 người. - Xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: 27 người. 5. Sơ đồ tổ chức Ban giám đốc Phòng KTTC Phòng HCNS Trung tâm kế toán thực hành Trung tâm Tư vấn các HTQL Trung tâm Tư vấn TCKT Trung tâm thực tập sinh theo chức danh Phòng DV bảo trì bảo dưỡng thiết bị Trung tâm KD XNK và phân phối Xí nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng 6. Chức năng của từng bộ phận a. Ban giám đốc chịu trách nhiệm: - Xây dưng kế hoach phát triển. - Xây dựng và ban hành các quy chế hoạt động. - Xem xét và phê duỵet kế hoạch hoạt động, mục tiêu của các bộ phận trong công ty. - Giám sát hoạt động của các bộ phận. - Cung cấp nguồn lực: nhân lực và tài chính, trang thiết bị cho các phận… b. Phòng Kế toán- tài chính chịu trách nhiệm: - Thực hiện các công việc về kế toán theo quy định của nhà nước và quy chế của công ty. - Dự thảo các kế hoạch tài chính của công tỷ tình giám đốc xem xét và cho quyết định. - Thực hiện quản lý kế toán về tài sản, hàng hoá, doanh thu, chi phí công nợ… của công ty. - Quản lý quỹ tiền mặt của công ty. - Thực hiện các công tác khác về kế toán tài chính được giám đốc giao. c. Phòng hành chính- Tổ chức chịu trách nhiệm: - Thực hiện các công tác về hành chính của công ty. - Giúp giám đốc xây dựng các kế hoạch về tuyển dụng. - Quản lý hồ sơ nhân sự. - Giúp giám đốc thực hiện các chế độ của Công ty đối với cán bộ nhân viên. d. Trung tâm Tư vấn các HTQCL chịu trách nhiệm: - Xây dựng và cải tiến thường xuyên dịch vụ tư vấn các HTQLCL. - Tìm kiếm khách hàng, thương thảo các hợp đồng và trình Giám đốc xem xét, ký kết. - Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký kết. e. Trung tâm Tư vấn TCKT chịu trách nhiệm: - Xây dựng và tiến thường xuyên dịch vụ tư vấn tài chính cho doanh nghiệp - Tìm kiếm khách hàng, thương thảo các hựp đồng và trình Giám đốc xem xts, ký kết. - Tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký. f. Trung tâm Kế toán thực hành chịu trách nhiệm: - Phát triển các dịch vụ đào tao thực hành về kế toán doanh nghiệp. - Thực hiện các hoạt động quản bá. - Thực hiện đào tạo về thực hành kế toán. g. Trung tâm Thực tập sinh theo chức danh chịu trách nhiệm: - Xây dựng và phát triển các chương trình Thực tập sinh theo chức danh. - Thực hiện các hoạt động quảng bá. - Thực hiện hướng dẫn Thực tập sinh. h. Trung tâm dịch vụ bảo trì bảo dưỡng thiết bị CNTT chịu trách nhiệm: - Thực hiện việc bảo trì các thiết bị CNTT của công ty. - Tìm kiếm khách hàng, thương thảo, trình Giám đốc ký các hợp đồng thuộc lĩnh vực bảo trì, bảo dưỡng thiết bị CNTT. - Thực hiện các hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị CNTT do Công ty đã ký kết với khách hàng. i. Trung tâm kinh doanh thương mại chịu trách nhiệm: - Tìm kiếm nhu cầu khách hàng, tìm kiếm ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36733.doc
Tài liệu liên quan