Tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11

Tài liệu Tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11: LỜI MỞ ĐẦU e á f Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp ở Việt Nam dù lớn hay nhỏ cũng không thể đứng ngoài vòng ấy được. Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp phải tự lo lấy vốn, tự cân đối giữa đầu vào và đầu ra các chi phí hoạt động kinh doanh sao cho chi phí thấp nhất và đạt được mục tiêu lợi nhuận tối đa. Trong nền kinh tế tự do cạnh tranh mà ở đó các doanh nghiệp theo đuổi quyền lợi của mình bằng cách cố gắng làm cho mình càng nhiều... Ebook Tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1280 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
càng tốt theo khả năng của họ, có rất ít sự can thiệp của Nhà nước về chức năng quản trị doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải thích nghi được. Để đáp ứng được các yêu cầu này của các nhà quản lý đòi hỏi kế toán cung cấp thông tin một cách thường xuyên, liên tục và hữu ích phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của các nhà quản trị ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính những yêu cầu về tính tốc độ, linh hoạt, kịp thời, hữu ích của thông tin kế toán nên kế toán tài chính không thể đảm trách được, vì thế kế toán quản trị ra đời như là một tất yếu khách quan của cơ chế thị trường. Với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay, kế toán quản trị ngày càng được ứng dụng phổ biến trong công tác quản lý và điều hành nội bộ của doanh nghiệp. Trong Kế toán quản trị thì Kế toán quản trị chi phí và giá thành là nội dung quan trọng nhất, là trợ thủ đắc lực của các nhà quản trị. Nhà máy sản xuất Ximăng COSEVCO 11 tuy là một đơn vị nhỏ trực thuộc Công ty sản xuất vật liệu và xây dựng COSEVCO I nhưng đóng góp vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên tình hình Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại đây chưa được chú trọng lắm. Như vậy làm thế nào để việc tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành được tại Nhà máy được tốt hơn? Làm thế nào để cho những thông tin về chi phí và giá thành của Nhà máy luôn được cung cấp đầy đủ, kịp thời, phù hợp với yêu cầu quản trị? Cùng với những câu hỏi như vậy và nhận thức tầm quan trọng của Kế toán quản trị chi phí và giá thành, trong thời gian thực tập tại Nhà máy em đã mạnh dạn chọn đề tài “ Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11” để làm đề tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm có ba phần: Phần I: Cơ sở lý luận về Kế toán quản trị và giá thành trong các doanh nghiệp. Phần II: Thực tế tình hình tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11. Phần III: Hoàn thiện tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy COSEVCO 11 Mặc dù có mặt trong công tác Kế toán nước ta khá lâu nhưng công tác Kế toán quản trị vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm, kiến thức về Kế toán quản trị vẫn có nhiều điều mới mẻ đối với các nhân viên Kế toán xét trên bình diện rộng. Đối với bản thân em do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế còn ít nên nghiên cứu đề tài này khá khó khăn. Với những kiến thức đã học và tìm hiểu tại Nhà máy, thông qua việc thực hiện đề tài em mong đóng góp một phần nhỏ bé của mình để việc tổ chức Kế toán quản trị và giá thành tại Nhà máy được tốt hơn. Em xin chân thành cám ơn thầy giáo hướng dẫn – TS Hoàng Tùng cùng các cô,các chú trong phòng Kế toán đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này. Quảng Bình, tháng 5 năm 2007 Sinh viên thực hiện Lê Thị Thành Nguyên PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP A - VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ ĐỐI VỚI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.Khái niệm Kế toán quản trị Theo Khoản 3, điều 4, Luật Kế toán: Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ kế toán. Kế toán quản trị là công việc của từng doanh nghiệp, Nhà nước chỉ hướng dẫn các nguyên tắc, cách thức tổ chức và các nội dung, phương pháp Kế toán quản trị chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện. 2.Vai trò của Kế toán quản trị trong quản lý doanh nghiệp Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của nhà quản trị là ra quyết định, mà ra quyết định có khả năng đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của tổ chức và kiểm soát việc thực hiện các quyết định đó. Như vậy Kế toán quản trị thích hợp ở chỗ nào? Kế toán quản trị là một trong tổng số các nguồn cung cấp thông tin dành cho quản lý nhưng mà là một nguồn quan trọng. Kế toán quản trị là kế toán theo chức năng quản lý vì thế Kế toán quản trị có vai trò cung cấp các thông tin kinh tế hữu ích cho việc lập kế hoạch, thực hiện, kiểm tra đánh giá và ra quyết định. Điều khó khăn là khi cung cấp thông tin phải cố gắng lượng giá mọi kết quả hoạt động về tài chính cuả doanh nghiệp mà các đối tượng sử dụng thông tin kế toán đều quan tâm vì các kết quả đó thường khách quan và chính xác. Kế toán thường cung cấp số lượng thông tin lớn so với nguồn thông tin khác cung cấp nên thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp mà Kế toán cung cấp được thừa nhận có tầm quan trọng đàng kể. Để tiến hành sản xuất thì doanh nghiệp phải lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đó. Các nhà quản trị doanh nghiệp điều hành hoạt động kinh doanh thông qua các chức năng quản trị còn Kế toán quản trị sử dụng các phương pháp riêng có của mình để thiết kế, tổng hợp, phân tích và truyền đạt thông tin kế toán, đặt chúng trong bối cảnh của các mục tiêu khác nhau cung cấp những thông tin thật sự hữu ích cho các chức năng quản trị đó. Kế toán quản trị có vai trò cung cấp thông tin cho các chức năng quản trị dưới đây: Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: Lập kế hoạch là xây dựng các mục tiêu phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt các mục tiêu đó. Những thông tin mà Nhà quản trị cần cho việc lập Kế hoạch chủ yếu do kế toán quản trị cung cấp thông qua việc lượng hoá các mục tiêu của quản lý dưới dạng các chỉ tiêu về số lượng và giá trị. Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: Kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin hàng ngày cho các tình huống khác nhau như tình hình hoạt động của đơn vị, tình hình tài sản, chi phí, … cả về mặt hiện vật và giá trị để phục vụ nhà quản trị ra quyết định đúng đắn nhất trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất phù hợp mục tiêu chung. Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá: Kế toán quản trị có vai trò thiết kế và phân tích các báo cáo có dạng so sánh được, so sánh giữa kế hoạch và thực tế, qua đó phát hiện các khâu, các chỗ chưa đạt được của việc thực hiện, các chỉ tiêu kế hoạch chưa hợp lý, từ đó có những điều chỉnh cho thích hợp, kịp thời nhằm đạt mục tiêu đề ra. Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Với chức năng ra quyết định đòi hỏi nhà quản trị phải lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án đặt ra. Để ra được một quyết định thì cần phải có thông tin thật cụ thể, chi tiết, đầy đủ, kịp thời, không chỉ ở trong quá khứ mà còn ở hiện tại và tương lai, những thông tin phần lớn được cung cấp từ Kế toán quản trị. Như vậy vai trò chủ yếu của Kế toán quản trị là làm trợ thủ đắc lực cho nhà quản trị trong việc cung cấp các thông tin định lượng cho việc ra các quyết định, góp phần tổ chức cải tiến công tác quản lý của doanh nghiệp. 3.Nhiệm vụ của Kế toán quản trị trong các doanh nghiệp: Chức năng của Kế toán quản trị là cung cấp thông tin tài chính để cho nhà quản trị ra quyết định. Để làm tốt chức năng của mình thì Kế toán quản trị phải làm tốt các nhiệm vụ sau: Thu thập xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung Kế toán quản trị của đơn vị từng thời kì. Muốn vậy Kế toán quản trị phải sử dụng các chứng từ và hệ thống sổ sách để ghi chép một cách hệ thống hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hàng ngày. Kiểm tra, giám sát các kết quả định mức, tiêu chuẩn, dự toán. Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo quản trị để có các quyết định kinh doanh hợp lý. Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định của Ban lãnh đạo của doanh nghiệp. 4. Vai trò của Kế toán chi phí và giá thành đối với quản lý doanh nghiệp Mục tiêu của các nhà quản trị là đạt lợi nhuận tối đa. Hiện nay để thực hiện mục tiêu này thì phương án mà các nhà quản trị áp dụng đó là tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm. Kế toán quản trị là trợ thủ đắc lực của các nhà quản trị để thực hiện được mục tiêu này. Kế toán quản trị có vai trò phân loại các loại chi phí, tổng hợp, phân tích chi phí và giá thành để từ đó các nhà quản trị tìm ra các nguyên nhân tăng giảm chi phí và đưa ra quyết định hợp lý cho việc hạ giá thành sản phẩm. B - TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH I - NhỮng vẤn ĐỀ cơ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH I.1. Khái niệm chi phí và giá thành I.1.1. Khái niệm chi phí Dù ở phương thức nào của quá trình sản xuất thì để tạo ra một sản phẩm cũng cần phải có các yếu tố: đối tượng lao động, công cụ lao động và con người. Ba yếu tố này kết hợp lại sẽ hình thành nên quá trình sản xuất, con người cùng với tư liệu lao động tác dụng lên đối tượng lao động để cho ra sản phẩm. Trong quá trình đó các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra một khoản tiền để thuê lao động, mua tư liệu lao động, đối tượng lao động. Khoản hao phí đó được gọi là chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận như vậy thì chi phí được hiểu là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp phải chi ra trong một thời kì nhất định và đựoc biểu hiện bằng tiền. Theo chế độ Kế toán ( Chuẩn mực kế toán 01-Chuẩn mực chung ) thì chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kì kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu. I.1.2 Khái niệm giá thành Giá thành là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc đơn vị sản phẩm ( công việc, lao vụ ) do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành. I.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành Chi phí sản xuất trong kì là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm.Việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ dẫn đến việc giá thành giảm hay tăng. Về bản chất thì chi phí và giá thành đều giống nhau là cùng thể hiện khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá của một doanh nghiệp. Về giá trị chi phí sản xuất có thể bằng hoặc có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá thành sản phẩm của kì đó. Bởi vì chi phí sản xuất bao gồm cả những chi phí dở dang cuối kì ( là chi phí của những sản phẩm chưa hoàn thành chuyển cho kì sau), còn giá thành thì bao gồm chi phí dở dang của năm trước chuyển sang (chi phí dở dang đầu kì ), chi phí chưa sử dụng kì này nhưng được trích trước và tính vào giá thành kì này, chi phí các kì truớc chưa sử dụng hết và được phân bổ tính vào giá thành kì này. Như vậy thì chi phí liên quan trong một thời kì nhất định còn giá thành thành phẩm thì liên quan đến cả kì trước và kỳ sau. - + = Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ I.2. Bản chất của Kế toán quản trị chi phí và giá thành Kế toán quản trị chi phí và giá thành là một phần của Kế toán quản trị nhằm cung cấp thông tin về chi phí và giá thành để phục vụ các chức năng của nhà quản trị như lập kế hoạch, kiểm tra, ra quyết định. Kế toán quản trị chi phí và giá thành không những cung cấp các thông tin trong quá khứ mà còn cung cấp các thông tin trong tương lai thông qua các bảng dự toán trên cơ sở các định mức chi phí nhằm kiểm soát tình hình chi phí và giá thành thực tế giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng cho kế hoạch sản xuất của kỳ kế tiếp. I.3. Các kĩ thuật nghiệp vụ sử dụng trong Kế toán quản trị chi phí và giá thành Ngoài các phương pháp sử dụng chung trong Kế toán, Kế toán quản trị chi phí và giá thành còn sử dụng các kĩ thuật nghiệp vụ khác để thực hiện chức năng của mình như: Phương pháp phân loại chi phí: nhận diện các cách phân loại chi phí sao cho hữu ích và thích hợp với yêu cầu quản lý. Sử dụng các bảng số liệu: số liệu được trình bày dưới dạng biểu và phải đảm bảo tính so sánh được. Sử dụng các phương trình đại số, đồ thị và mô hình để biểu diễn mối quan hệ giữa các thông tin Sử dụng các kĩ thuật phân tích để cung cấp thông tin có dạng đặc thù. II. NỘI DUNG CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ thÀNH II.1.Tổ chức phân loại chi phí và giá thành II.1.1 Phân loại chi phí Để có được các thông tin có giá trị làm cơ sở tổng hợp lập báo cáo sử dụng cho các hoạt động quản trị thì bắt buộc các Kế toán viên quản trị phải phân loại chi phí. Chi phí được phân loại theo nhiều cách nhưng các Kế toán viên quản trị phải căn cứ vào yêu cầu của nhà quản trị và nội dung của báo cáo mà phân loại chi phí cho thích hợp. II.1.1.1. Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động Mục đích của việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động trong Kế toán quản trị là nhằm xác định rõ vai trò, chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là căn cứ để tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm cũng như cung cấp thông tin một cách có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính. Theo chức năng hoạt động, chi phí được phân thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là chi phí có liên quan đến việc chế tạo sản trong một kì nhất định. Chi phí sản xuất gồm ba khoản mục sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí của những loại nguyên vật liệu cấu thành thực thể của thành phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một cách tách biệt, rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp có thể tính cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của những người lao động trực tiếp chế tạo sản phẩm. Khả năng và kĩ năng của lao động trực tiếp có ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, có thể xác định rõ ràng, cụ thể, tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí cần thiết khác để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm 3 loại chi phí, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và chi phí khác. Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết khác để vận hành phân xưởng, ví dụ: chi phí thuê nhà xưởng, chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, chi phí điện nước,… Chi phí sản xuất chung có đặc điểm là: .- Các yếu tố chi phí sản xuất chung đều có tính gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào đơn vị sản phẩm. - Bao gồm nhiều chi phí khác nhau. Chi phí sản xuất chung được nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát. Chi phí sản xuất chung cũng được tính vào sản phẩm cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp nhưng chúng được tính vào sản phẩm thông qua việc phân bổ theo các tiêu thức thích hợp. Chi phí ngoài sản xuất Để tổ chức và thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm,doanh nghiệp còn phải thực hiện một số chi phí ở khâu ngoài sản xuất, được gọi là chi phí ngoài sản xuất.Chi phí ngoài sản xuất bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo thực hiện các đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các chi phí như: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí hoa hồng, … Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm toàn bộ những chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí như: chi phí văn phòng phẩm, chi phí lương cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, … Ở tất cả các doanh nghiệp đều có chi phí này. II.1.1.2. Phân loại theo mối quan hệ với báo cáo tài chính Theo cách phân loại này thì chi phí được chia thành hai loại là chi phí sản phảm và chi phí thời kì. a. Chi phí sản phẩm Chi phí sản phẩm là những chi phí liên quan đến việc sản xuất sản phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất) hoặc mua các sản phẩm ( đối với các doanh nghiệp thương mại). Đối với các sản phẩm sản xuất thì chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung và sau đó là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và cuối cùng là thành phẩm nhập kho. Đối với các sản phẩm mua vào thì chi phí sản phẩm là giá trị của hàng mua vào. Các chi phí sản phẩm được xem là gắn liền với sản phẩm khi đang còn tồn kho chờ bán và khi chúng đựơc đem đi tiêu thụ thì được xem là những phí tổn và sẽ làm giảm lợi tức bán hàng của doanh nghiệp. Chi phí sản phẩm được trình bày trên Bảng cân đối Kế toán dưới khoản mục Hàng tồn kho. b. Chi phí thời kì Chi phí thời kì là những chi phí phát sinh trong một thời kì và làm giảm lợi tức của doanh nghiệp. Chi phí thời kì ngay khi phát sinh đã được xem là những phí tổn trong kì. Chi phí thời kì bao gồm chi phí bán hàng, chi phí quản lý và giá vốn hàng bán. Chi phí thời kì được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. c.Mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kì Chi phí sản phẩm được trình bày dưới các khoản mục hàng tồn kho của Bảng cân đối Kế toán và khi là thành phẩm, hàng hoá được tiêu thụ thì chi phí sản phẩm này trở thành chi phí thời kì thể hiện ở giá vốn hàng xuất bán được trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. II. 1.1.3. Phân loại chi phí theo cách ứng xử Cách phân loại này chỉ ra những chi phí gắn liền với mức độ hoạt động ( số lượng sản phẩm sản xuất hay tiêu thụ được, số giờ máy hoạt động,…) như thế nào. Việc xem xét chi phí thay đổi như thế nào khi mức độ hoạt động thay đổi gọi là sự ứng xử của chi phí. Trên quan điểm về cách ứng xử người ta chia chi phí thành 3 loại: - Biến phí ( còn gọi là chi phí khả biến hay chi phí thay đổi ) - Định phí ( còn gọi là chi phí bất biến hay chi phí không đổi ) - Chi phí hỗn hợp a.Biến phí Biến phí là những chi phí mà về mặt tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với sự biến đổi của mức độ hoạt động nhưng nếu tính trên một đơn vị hoạt động thì nó lại không đổi. Ví dụ: Để sản xuất 5 sản phẩm thì cần 100.000 đồng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi tăng mức sản xuất lên 10 sản phẩm thì chi phí nguyen vật liệu tăng lên 200.000 đồng . Tuy nhiên, chi phí cho một đơn vị sản phẩm vẫn là 20.000 đồng. Các biến phí trong doanh nghiệp thường là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng,…Xét về bản chất hoạt động biến phí đựơc chia làm hai loại: Biến phí thực thụ và biến phí cấp bậc. Biến phí thực thụ (Biến phí tỉ lệ ): Là những chi phí có quan hệ tỉ lệ thuận trực tiếp biến động của mức độ hoạt động. Biến phí thực thụ được biểu diễn trên đồ thị bằng một đường thẳng. Ví dụ : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…là các biến phí thực thụ vì chúng biến đổi tuyến tính với số lượng sản phẩm sản xuất ra. Biến phí cấp bậc: Là những chi phí không biến đổi tuyến tính với mức độ hoạt động. Những chi phí này khi mức độ hoạt động thay đổi ít thì nó sẽ không thay đổi, nó chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi ở mức độ đáng kể và rõ ràng. Ví dụ : Tại một doanh nghiệp cứ một nhân viên thì bảo trì 5 máy sản xuất, như thế lương nhân viên bảo trì máy sẽ là biến phí cấp bậc, bởi vì nếu doanh nghiệp trên có từ một đến 5 thiết bị chi trả lưong cho một nhân viên bảo trì nhưng nếu doanh nghiệp tăng lên 6 đến 10 máy thì doanh nghiệp phải trả lương cho hai nhân viên bảo trì. b.Định phí Định phí là những chi phí mà tổng của nó không đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. Vì tổng số không đổi nên khi mức độ hoạt động thay đổi thì định phí trên một đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của mức độ hoạt động. Định phí sẽ được xem là thay đổi theo mức độ hoạt động khi mức độ hoạt động nằm trong giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Định phí khác biến phí cấp bậc ở chỗ: Biến phí cấp bậc có thể thay đổi khi các điều kiện thay đổi còn định phí thì thường bị ràng buộc ít nhất là đến hết kì kế hoạch mới thay đổi được. Ngày nay, xu hướng của các doanh nghiệp là tăng dần định phí và giảm biến phí vì hiện nay khi trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì chi phí lao động ngày càng giảm để thay chỗ cho các chi phí khấu hao. Tuy nhiên, tỉ trọng của biến phí và định phí trong một doanh nghiệp còn tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp. Căn cứ vào mức độ cần thiết của định phí thì định phí được chia làm loại: Định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý. Định phí bắt buộc: Là những chi phí không thể không có cho dù doanh nghiệp có mức độ hoạt động xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động.Ví dụ như chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí ban quản lý,… Định phí bắt buộc có đặc điểm là có bản chất lâu dài và không thể giảm đến không. Vì vậy khi ra quyết định liên quan đến định phí nhà quản lý cần phải cân nhắc kĩ. Định phí tuỳ ý: Là những chi phí có thể thay đổi trong từng kỳ kế hoạch của nhà quản trị doanh nghiệp. Ví dụ như chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên trong đơn vị,…Những chi phí này có đặc điểm là có bản chất ngắn hạn và trong những truờng hợp cần thiết có thể thay đổi. Phân biệt định phí bắt buộc và định phí tuỳ ý: Định phí tuỳ ý được lập trong thời kì ngắn còn định phí định phí bắt buộc lập trong dài hạn, bao hàm nhiều năm. Định phí tuỳ ý có thể cắt giảm trong trường hợp cần thiết còn với định phí bắt buộc thì nhà quản lý không thể cắt giảm. Ví dụ chi phí khấu hao máy móc thiết bị hàng năm không thể cắt giảm xuống khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp xuống thấp nhưng doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí quảng cáo cho sản phẩm. Định phí và phạm vi phù hợp: Phạm vi phù hợp là phạm vi được quy định bởi mức sản xuất tối thiểu và mức sản xuất tối đa của đơn vị (còn gọi là giới hạn năng lực sản xuất ). Như trên đã nghiên cứu, định phí chỉ được xem là không đổi trong phạm vi phù hợp. Khi doanh nghiệp mở rộng mức độ hoạt động, mua sắm thêm trang thiết bị thì định phí sẽ tăng lên.Tuy nhiên định phí chỉ nghiên cứu trong phạm vi phù hợp và trong phạm vi này nó sẽ không đổi khi phạm vi hoạt động thay đổi. c. Chi phí hỗn hợp Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường biểu diễn đặc điểm của định phí, ở mức độ hoạt động vượt mức căn bản chi phí hỗn hợp lại biểu diễn đặc điểm của biến phí. Sự pha trộn giữa định phí và biến phí có thể theo những tỷ lệ nhất định. Trong doanh nghiệp loại chi phí này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Ví dụ: chi phí điện thoại là chi phí hỗn hợp với biến phí là phần chi phí tính trên số lần gọi, phần định phí là phần thuê bao mỗi tháng. Phần định phí của chi phí hỗn hợp phản ánh phần chi phí căn bản, tối thiểu để duy trì phục vụ và để giữ dịch vụ đó sẵn sàng phục vụ. Phần biến phí của chi phí hỗn hợp phản ánh phần chi phí thực tế hay chi phí vượt quá định mức. Do đó yếu tố biến phí sẽ biến thiên tỷ lệ thuận với dịch vụ phục vụ hay sử dụng quá định mức. Như vậy chi phí hỗn hợp rất quan trọng vì nó phục vụ cho nhiều loại hình doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định các thành phần của nó? Do đó nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và chủ động điều tiết chi phí hỗn hợp ta cần phải phân tích chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí. Phương trình dùng lượng hoá chi phí hỗn hợp là: y = ax + b Trong đó: y: chi phí hỗn hợp; x: số lượng đơn vị hoạt động a: biến phí đơn vị; b: Tổng định phí cho mức hoạt động trong kỳ Các phương pháp sử dụng phân tích chi phí hỗn hợp là: phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán, phương pháp bình phương bé nhất. Phương pháp cực đại - cực tiểu: Là phương pháp đòi hỏi nhà phân tích phải quan sát chi phí phát sinh ở mức độ cao nhất và thấp nhất của hoạt động trong phạm vi phù hợp của doanh nghiệp. Để xác định phần biến phí người ta lấy phần chi phí chênh lệch giữa mức độ hoạt động cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất. Lấy kết quả này đem chia cho chênh lệch giữa mức độ hoạt động cao nhất so với mức độ hoạt động thấp nhất sẽ xác định được biến phí đơn vị. Chi phí ở mức độ Chi phí ở mức độ Biến phí hoạt động cao nhất - hoạt động thấp nhất đơn vị = hoạt động Mức độ hoạt động cao nhất - Mức độ hoạt động thấp nhất Xác định định phí trong chi phí hỗn hợp như sau: Tổng chi phí ở Mức hoạt động Định phí = mức cao nhất - cao nhất x Biến phí đơn vị ( thấp nhất ) (thấp nhất ) Ưu điểm: đơn giản, dễ tính, dễ áp dụng dẫn đến cung cấp thông tin nhanh chóng. Nhược điểm: Kết quả ít chính xác vì chỉ sử dụng hai điểm cực đại và cực tiểu để phân tích. Do vậy cần sử dụng phương pháp khác để phân tích. b) Phương pháp đồ thị phân tán: phương pháp này cũng đòi hỏi phải có các số liệu về mức độ hoạt động đã được thống kê qua các kỳ hoạt động kinh doanh và cuối cùng đi đến xây dựng phương trình hồi quy của chi phí hỗn hợp: y =ax +b Phương pháp này tiến hành việc phân tích thông qua việc sử dụng đồ thị biểu diễn tất cả các giao điểm của chi phí với múc độ đã hoạt động. Chi phí được quan sát ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau và đựơc đánh dấu lên đồ thị, kẻ một đường thẳng giữa các điểm đã đánh dấu ta sẽ có được đường biểu diễn chi phí hỗn hợp. Đường thẳng này sẽ cắt trục tung tại một điểm đó chính là định phí của chi phí hỗn hợp Ưu điểm: phương pháp này biểu diễn được mọi biến động của chi phí cho phép nhà quản lý thấy được mô hình của chi phí, phát hiện được các biến động bất thường hoặc tính thời vụ của chi phí để từ đó có những quyết định thích hợp. Nhược điểm: phương pháp này đòi hỏi tính chính xác cao nên khó htực hiện và chỉ dành cho những nhà phân tích có kinh nghiệm. c) Phương pháp bình phương bé nhất: là phương pháp sử dụng các phương pháp của kế toán thống kê. Khái niệm bình phương bé nhất có nghĩa là tổng của các bình phương của các độ lệch giữa các điểm với đường hồi quy là nhỏ nhất so với bất kỳ đường biểu diễn nào khác. Từ phương trình chi phí hỗn hợp y =ax +b và kết hợp n phần tử quan sát được ta có hệ phương trình: = b + a2 = nb + a Giải hệ phương trình này ta tìm được a và b, từ đó lập phương trình hồi quy . Nhận xét: So với hai phương pháp trên phuơng pháp này tinh vi hơn, chính xác hơn và thích hợp với dự đoán tương ứng. II.1.1.4.Các cách phân loại chi phí khác a.Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp - Chi phí trực tiếp là những chi phí phát sinh được tính trực tiếp vào đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ, lao vụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh thì cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp vào từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. Ví dụ như chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp vì nó sẽ được phân bổ vào sản phẩm theo số giờ lao động trực tiếp hoặc số sản phẩm sản xuất,… b. Chi phí chênh lệch Chi phí chênh lệch là chi phí có mặt ở phương án này nhưng chỉ xuất hiện một phần hoặc không có trong phương án khác. Sở dĩ có những chi phí như vậy vì để đưa ra quyết định nhà quản trị thường có nhiều phương án và so sánh chúng với nhau mà trong mỗi phương án đều có chi phí nên khi chọn một phương án nào đó thì sẽ xuất hiện các chi phí chênh lệch. c. Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được - Chi phí kiểm soát được ở một cấp quản lý nào đó là chi phí mà nhà quản lý cấp này có quyền quyết định. - Chi phí không kiểm soát ở một cấp nào đó là chi phí mà nhà quản lý cấp đó không có quyền quyết định. d.Chi phí cơ hội Chi phí cơ hội là phần lợi nhuận tiềm tàng bị mất đi khi chọn phuơng án này thay cho phương án khác. e. Chi phí chìm (chi phí lặn, ẩn ) Chi phí lặn là chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá khứ và vẫn phải chịu trong tương lai dù doanh nghiệp chọn phương án kinh doanh nào. II.1.2 Phân loại giá thành Để tiến hành quản lý và lập kế hoạch, xây dựng giá bán và phân tích giá thành người ta tiến hành phân loại giá thành theo những tiêu thức khác nhau. Sau đây là hai cách phân loại phổ biến trong các doanh nghiệp: II.1.2.1 Phân loại theo số liệu tính toán + Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp. + Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức có tác dụng giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn và việc thực hiện các giải pháp quản lý kinh tế - kỹ thuật, đồng thời để phân tích, đánh giá các tình hình thực hiện các định mức chi phí. + Giá thành thực tế: là giá thành được tính trên cơ sở tập hợp các chi phí sản xuất thực tế phát sinh cho sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành thực tế là cơ sở cho nhà quản trị đánh giá việc thực hiện kế hoạch sản xuất và hạ giá thành của đơn vị mình. Giá thành thực tế phản ánh tình hình quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp. II.1.2.2 Phân loại theo các khoản mục chi phí Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng ): là tập hợp các chi phí phát sinh tại phân xưởng sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành, bao gồm các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Giá thành toàn bộ: là giá thành tính trên cơ sở toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ được tính bằng cách lấy giá thành sản xuất cộng với các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Loại giá thành này thường tính cho lao vụ dịch vụ tiêu thụ và là cơ sở để tính kết quả lãi, lỗ tiêu thụ sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Do vậy người ta còn gọi là giá thành tiêu thụ hay giá thành đầy đủ. II.2. Tập hợp chi phí và tính giá thành II.2.1 Tập hợp chi phí Chi phí trong doanh nghiệp phải được tập hợp theo các tiêu thức thích hợp để phục vụ cho việc tính giá thành. Yêu cầu của công tác kế toán quản trị chi phí là phải tập hợp chi phí một cách chính xác. Để thực hiện điều này đòi hỏi phải thực hiện việc ghi chép, tính toán và phản ánh từng loại chi phí phát sinh theo từng thời điểm và theo từng đối tượng phải chịu chi phí. ._. Khi tập hợp chi phí có liên quan đến hàng tồn kho thì phải được tiến hành theo đúng phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn ( Kê khai thường xuyên hay Kiểm kê định kỳ). Khi tập hợp chi phí sản xuất chung thì phải theo đúng quy định chung của kế toán và phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức thích hợp. Các tiêu thức phân bổ thường là: số giờ làm việc của nhân công trực tiếp, số giờ máy hoạt động, tiền luơng của nhân công trực tiếp. Công thức phân bổ là: Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm i = Tổng tiêu thức cần phân bổ cho sản phẩm i Tiêu thức phân bổ cho sản phẩm i x Chi phí sản xuất chung cần phân bổ Hoạt động Mua nguyên vật liệu Lao động tực tiếp Chi phí phát sinh cho phân xưởng Tập hợp chi phí Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí vận động đến và qua Sản phẩm dở dang Thành phẩm tồn kho Giá vốn hàng bán Ta có quá trình tập hợp chi phí sẽ theo dòng vận động của chi phí như sau Các phương pháp tập hợp chi phí trong kế toán quản trị là: phương pháp tập hợp theo công việc và tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất. II.2.1.1 Tập hợp chi phí theo công việc Phương pháp xác định chi phí theo công việc là phương pháp theo dõi, ghi chép số lượng nguyên vật liệu, lao động,và chọn các căn cứ để phân bổ cho chi phí sản xuất chung cho từng công việc. Phương pháp này được sử dụng trong các doanh nghiệp chế biến sản phẩm theo đơn đặt hàng hoặc là những sản phẩm có giá trị cao hoặc có kích thước lớn. Như vậy theo phương pháp này đối tượng tập hợp chi phí là từng công việc hay từng đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất cho một sản phẩm sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung đã được phân bổ theo tiêu thức phù hợp. Cần phải chú ý là chi phí sản xuất chung cần đựoc phân bổ theo đơn giá kế hoạch chứ không phải là đơn giá thực tế vì: chi phí sản xuất chung thường có định phí lớn hơn biến phí nên có xu hướng ổn định qua các thời kỳ, tỏng khi việc đặt hàng thường không đều qua các kỳ nên nếu dựa vào chi phí phát sinh thực tế thì sẽ không hợp lý giữa các kỳ. Mặt khác, đến cuối kỳ mới tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh mà nhà quản trị thường xuyên cần các thông tin về chi phí để quyết định giá bán kịp thời nên phải phân bổ chi phí sản xuất chung theo kế hoạch. Vấn đề đặt ra khi phân bổ chi phí sản xuất chung theo kế hoạch là đến cuối kỳ kế toán phải điều chỉnh chi phí sản xuất chung thực tế so với kế hoạch: - Nếu chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh nhỏ hơn chi phí sản xuất chung phân bổ kế hoạch thì ghi giảm giá vốn hàng bán và ghi giảm chi phí sản xuất chung phân bổ theo kế hoạch phần chênh lệch này. - Nếu chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung phân bổ kế hoạch thì điều chỉnh ngược lại. Mỗi công việc cần mở sổ sách theo dõi riêng nhằm tập hợp chi phí và tính giá thành riêng cho từng công việc. II.2.1. 2.Tập hợp chi phí theo quy trình sản xuất Tập hợp chi phí theo quy trình sản xuất là phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo từng công đoạn hay theo từng phân xưởng sản xuất khác nhau của doanh nghiệp. Phương pháp này được áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất đại trà một sản phẩm và quá trình sản xuất qua nhiều công đoạn khác nhau. Đặc điểm của sản phẩm là đồng nhất, có giá trị thấp, có kích thước nhỏ và sản xuất theo hợp đồng. Sự vận động của chi phí là quá trình luân chuyển của chi phí qua các giai đoạn công nghệ khác nhau từ khi nguyên vật liệu đưa vào sản xuất cho đến khi kết thúc quá trình sản xuất. Ta có mô hình vận động của chi phí theo quá trình sản xuất như sơ đồ sau: Mô hình vận động của chi phí theo quá trình sản xuất Chi phí nguyên liệu trực tiếp Chi phí sản xuất dở dang phân xưởng 1 Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất dở dang phân xưởng 2 Bán thành phẩm Chi phí sản xuất Thành phẩm Giá vốn hàng bán Đối tượng tập hợp chi phí theo phương pháp này là từng phân xưởng (công đoạn ) của quy trình công nghệ. Phương pháp này đặt trọng tâm vào việc lập báo cáo sản xuất của từng phân xưởng sản xuất, mà báo cáo sản xuất lại coi trọng vào việc xác định sản lượng tương đương. Việc tính sản luợng tương đương lại liên quan đến các phương pháp đánh giá hàng tồn kho. Trong kế toán quản trị thường sử dụng hai phương pháp là phương pháp nhập trước-xuất trước và phương pháp bình quân gia quyền. Báo cáo sản xuất là tài liệu quan trọng của nhà quản trị trong việc kiểm tra đánh giá hoạt động ở từng phân xưởng. Báo cáo sản lượng tương đương theo phương pháp bình quân gia quyền: Theo phương pháp này sản lượng tương đương của một phân xưởng được tính như sau: Sản lượng tương đương = = Số lượng sản phẩm hoàn thành + Số lượng sản phẩm tương đương cuả sản phẩm dở dang cuối kỳ Số lượng sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ = Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x Mức độ % hoàn thành của sản phẩm dở dang cuối kỳ Báo cáo sản xuất theo phương pháp bình quân gia quyền được lập như sau: BÁO CÁO SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP BÌNH QUÂN GIA QUYỀN Khoản mục Khối lượng Khối lượng tương đương NVLTT NCTT SXC A.Kê khối lượng và xác định khối lượng tương đương - Khối lượng hoàn thành - Khối lượng dở dang cuối kỳ Cộng (1) B.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị - Chi phí dở dang đầu kỳ - Chi phí phát sinh trong kỳ Cộng chi phí (2 ) - Chi phí đơn vị ( 3) = (2)/(1) C. Cân đối chi phí - Nguồn chi phí + Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ Cộng (a) - Phân bổ chi phí + Chi phí hoàn tất chuyển đi + Chi phí đở dang cuối kỳ (b) Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Tổng cộng ( (a) + (b)) Báo cáo sản lượng tương đương theo phương pháp nhập trước -xuất trước: Sản lượng tương đương của từng phân xưởng xác định như sau: = Sản lượng tương đương + Phần công việc phải thực hiện kỳ này của sản phẩm dở dang đầu kỳ + Số lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ Báo cáo sản xuất lập theo phương pháp nhập trước -xuất trước như sau: BÁO CÁO SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG PHÁP NHẬP TRƯỚC -XUẤT TRƯỚC Nội dung Khối lượng Khối lượng tương đương NVLTT NCTT SXC A.Kê khối lượng và xác định khối lượng tương đương - Khối lượng dở dang đầu kỳ - Khối lượng bắt đầu sản xuất và hoàn tất trong kỳ - Khối lượng dở dang cuối kỳ Cộng (1) B.Tổng hợp chi phí và xác định chi phí đơn vị - Chi phí phát sinh trong kỳ (2) - Chi phí đơn vị ( 3) = (2)/(1) C. Cân đối chi phí - Nguồn chi phí + Chi phí dở dang đầu kỳ + Chi phí phát sinh trong kỳ Cộng - Phân bổ chi phí + Chi phí dở dang đầu kỳ (a) Kỳ trước Kỳ này: lao động trực tiếp Sản xuất chung Cộng + Bắt đầu sản xuất và hoàn tất trong kỳ (b) + Chi phí đở dang cuối kỳ (c) Nguyên vật liệu trực tiếp Nhân công trực tiếp Sản xuất chung Cộng Tổng cộng ( (a) + (b)) II.2.2. Tính giá thành sản phẩm II.2.2.1. Khái niệm: Tính giá thành sản phẩm là tính toán lượng hao phí về lao động cho một sản phẩm hoàn thành. II.2.2.2 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong Kế toán quản trị Trong Kế toán quản trị giá thành thường được tính theo hai phương pháp là phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp. II.2.2.2.1 Phương pháp toàn bộ Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ là phương pháp tính mà giá thành thành phẩm sẽ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Theo phương pháp này thì sau khi tập hợp các thông tin về chi phí phát sinh trong kỳ, chi phí dở dang đầu kỳ và chi phí dở dang cuối kỳ kế toán bắt đầu tính giá thành thành phẩm. Chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp theo một trong hai cách như đã trình bày ở phần tập hợp chi phí. Đối tượng tính giá thành được xác định theo phương pháp tập hợp chi phí. Nếu chi phí được tập hợp theo công việc thì đối tượng tính giá thành là các công việc hay các đơn đặt hàng. Nếu chi phí được tập hợp theo quá trình sản xuất thì đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm của từng phân xưởng và thành phẩm của phân xưởng sản xuất cuối cùng. Ta có công thức tính giá thành như sau: - + Giá thành Chi phí sản xuất dở Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất sản phẩm = dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Phương pháp tính giá thành theo phương pháp toàn bộ là phương pháp mang tính bắt buộc và được tính vào cuối kỳ. Thông tin từ phương pháp này được cung cấp cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhà quản trị muốn biết một cách cụ thể các thông tin về chi phí thì phương pháp tính này không thể cung cấp được. II.2.2.2.2. Phương pháp tính giá thành trực tiếp Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là cách tính mà giá thành của sản phẩm chỉ bao gồm các biến phí là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung. Để tính được giá thành theo phương pháp này thì chi phí sản xuất phải phân loại theo cách ứng xử của chi phí là phân thành biến phí và định phí. Chi phí được tập hợp theo cách ứng xử của chi phí. Đối tượng tính giá thành là các công việc, đơn đặt hàng hay các bán thành phẩm, các thành phẩm tại thời điểm mà nhà quản trị yêu cầu tính giá vì phương pháp này được tiến hành theo yêu cầu của nhà quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp tính này chỉ cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp. II.3. Lập dự toán chi phí Dự toán là những tính toán vế cách huy động và sử dụng toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện sản xuất kinh doanh. Để lập dự toán chi phí thì cần phải dựa vào các định mức chi phí và nhu cầu sản xuất II.3.1. Xây dựng định mức chi phí II.3.1.1 Khái niệm định mức Định mức là chi phí dự tính để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ cho khách hàng. Có hai tiêu thức cơ bản để xây dựng định mức đó là định mức về giá và định mức về lượng. - Giá định mức cho biết đơn giá của các chi phí là bao nhiêu để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ. - Lượng định mức cho biết số lượng cần thiết của các loại chi phí để sản xuất một sản phẩm hay thực hiện một dịch vụ là bao nhiêu. Định mức được xây dựng dựa trên kết quả đạt được của các kỳ trước và những thay đổi về điều kiện kinh tế, đặc điểm giữa cung và cầu và kĩ thuật để điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp. II.3.1.2 Xây dựng định mức chi phí II.3.1.2.1 Xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Định mức về giá: là những hao phí cần thiết để sản xuất một sản xuất một sản phẩm, bao gồm giá mua và chi phí mua sau khi đã trừ các khoản chiết khấu. - Định mức về lượng: là lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một sản phẩm, có những hao hụt không tránh được. II.3.1.2.2 Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp - Định mức về giá một giờ công lao động trực tiếp: bao gồm lương cơ bản, phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ ) của nhân công trực tiếp. - Định mức về thời gian lao động trực tiếp để hoàn thành một sản phẩm: là lượng thời gian cho phép để sản xuất một sản phẩm. Định mức về thời gian lao động trực tiếp thường được tính theo phương pháp bấm giờ cho tất cả các công việc để hoàn thành sản phẩm rồi cộng lại. II.3.1.2.3. Xây dựng định mức chi phí sản xuất chung Định mức sản xuất chung được xây dựng cho biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung để thuận tiện cho công việc kiểm soát chi phí. Định mức biến phí sản xuất chung cũng bao gồm định mức về giá và định mức về lượng. Định mức về giá là đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức về lượng là (ví dụ thời gian) số giờ hoạt động chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho một sản phẩm. Định mức định phí: cũng được xây dựng như định mức biến phí sản xuất chung. II. 3.2 Lập các dự toán chi phí II. 3.2.1 Lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Khi lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần phải căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ với lượng và giá thành định mức từng loại nguyên vật liệu, tình hình tồn kho nguyên vật liệu. Trước tiên xác định nhu cầu nguyên vật liệu sử dụng: Nguyên vật liệu sử Số lượng sản phẩm Định mức tiêu hao nguyên dụng theo dự toán = sản xuất theo dự toán x vật liệu cho một sản phẩm Tổng lượng nguyên Lượng nguyên Lượng nguyên Lượng nguyên vật liệu cần mua = vật liệu + vật liệu dự - vật liệu tồn kho trong kỳ sử dụng kiến cuối kỳ đầu kỳ = x Tổng chi phí mua Tổng lượng nguyên vật Đơn giá mua nguyên nguyên vật liệu trong kỳ liệu cần mua trong kỳ vật liệu Đối với doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm thì phải xây dựng định mức riêng cho từng sản phẩm. Ta có bảng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau: Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Cả quý Số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Định mức tiêu hao nguyên vật liệu Nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất Nhu cầu nguyên vật liệutồn kho cuối kỳ Tổng cộng nhu cầu nguyên vật liệu Tồn kho nguyên vật liệu đầu kỳ Nguyên vật liệu cần mua trong kỳ Đơn giá mua nguyên vật liệu Chi phí mua nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp II. 3.2.2 Lập dự toán nhân công trực tiếp Căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định mức nhân công trực tiếp trong kỳ để xây dựng dự toán chi phí nhân công trực tiếp. Công thức tính như sau: Tổng chi phí dự Nhu cầu sản Định mức thời gian Định mức giá toán nhân công = phẩm sản xuất x lao động trực tiếp x bình quân của 1 trực tiếp trong kỳ bình quân 1 sản phẩm giờ LĐ trực tiếp Do tính chất lao động của công nhân trực tiếp có cấp bậc tay nghề khác nhau nên đơn giá tính cho một giờ lao động trực tiếp cần xác định đơn giá bình quân để xây dựng dự toán. Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Cả quý Khối lượng sản phẩm cần sản xuất (sản phẩm ) Thờigian lao động trực tiếp (giờ) Tổng nhu cầu về thời gian lao động trực tiếp (giờ) Đơn giá 1 giờ công lao động trực tiếp Tổng chi phí nhân công trực tiếp II.3.2.3 Lập dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng theo biến phí và định phí sản xuất chung để tiện cho việc ra quyết định và kiểm soát chi phí. Dự toán chi phí sản xuất chung được xây dựng dựa trên đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung kế hoạch và tổng mức hoạt động dự toán. Ta có công thức phân bổ đơn giá chi phí sản xuất chung như sau: = Đơn giá phân bổ Tổng chi phí sản xuất chung dự kiến chi phí sản xuất chung Tổng mức hoạt động theo dự toán Ta có bảng dự toán chi phí sản xuất chung như sau: Chỉ tiêu Tháng Tháng Tháng Cả quý - Tổng thời gian lao động trực tiếp ( giờ) - Hệ số chi phí biến phí sản xuất chung -Biến phí chi phí sản xuất chung - Định phí sản xuất chung - Tổng chi phí sản xuất chung - Trừ khấu hao - Chi tiền cho chi phí sản xuất chung II.4. Phân tích biến động chi phí Phân tích biến động chi phí là việc làm quan trọng trong việc cung cấp thông tin để kiểm tra, kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.Việc phân tích chi phí được dựa vào định mức và dự toán của các khoản mục chi phí cùng với các vấn đề có tính ứng xử của chi phí. Tất cả các loại chi phí đều bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố là lượng và giá. Ta có công thức xác định biến động chi phí như sau: Tổng chi phí Sản Lượng dự toán các Mức giá định mức của dự toán các = lượng x yếu tố đầu vào x các yếu tố đầu vào của yếu tố đầu vào thực tế cho một sản phẩm một đơn vị tính x = Chi phí thực tế của các Lượng đầu vào Mức giá thực tế yếu tố đầu vào thực tế các yếu tố đầu vào Biến Lượng đầu vào Giá thực tế của 1 Giá định mức của 1 động giá = thực tế x đơn vị đầu vào - đơn vị đầu vào Biến Giá tiêu chuẩn của Lượng đầu vào Lượng đầu vào động lượng = đơn vị đầu vào x thực tế - dự toán Biến động giá phản ánh thay đổi về giá của một yếu tố đầu vào để sản xuất ra một sản phẩm. Biến động lượng phản ánh sự thay đổi về lượng tiêu hao vật chất và thời gian để sản xuất ra một sản phẩm. Phân tích biến động chi phí cần phải phân tích từng khoản mục chi phí riêng biệt. II.5. Phân tích giá thành sản phẩm : Giá thành sản xuất gồm ba khoản mục : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, do đó phần phân tích chi phí sản xuất ở trên là cơ sở để phân tích giá thành sản phẩm. Để đánh giá sự thay đổi của toàn bộ sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra trong kỳ ta tiến hành phân tích bằng cách so sánh giữa tổng giá thành thực tế với tổng giá kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế. Còn để đánh giá sự thay đổi của từng loại chi phí sản xuất ảnh hưởng đến thay đổi giá thành sản phẩm ta phân tích giá thành theo khoản mục và có dạng bảng . Việc phân tích giá thành theo khoản mục của sản phẩm có vị trí quan trọng, nó giúp nhà quản trị thấy được cơ cấu các khoản mục giá thành như vậy là hợp lý chưa. Thông qua tỷ trọng của từng khoản mục và mức thay đổi tỷ trọng sẽ đánh giá được sự thay đổi là do những nguyên nhân nào như đặc điểm quá trình sản xuất sản phẩm, trình độ trang bị công nghệ, chất lượng đội ngũ lao động .. Mục đích phân tích tình hình thay đổi các khoản mục giá thành nhằm đánh giá mức tiết kiệm hay vượt chi của từng khoản mục đến giá thành. Từ đó đối với mỗi khoản mục chi phí, nhà quản lý có biện pháp điều chỉnh khắc phục riêng để đảm bảo cho việc tổ chức quản lý và sử dụng chi phí một cách hiệu quả từ đó sẽ dẫn đến giảm chi phí và hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích giá thành của toàn bộ sản phẩm là đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm, đánh giá tình hình tăng, giảm giá thành qua các kỳ; qua đó chỉ ra hướng cần đi sâu phân tích về giá thành của một loại sản phẩm nào đó. BẢNG PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH Tháng…… Khoản mục Kế hoạch Thực tế Tổng giá thành tính theo sản lượng thực tế Chênh lệch KH TT Mức biến động Tỷ trọng mức ảnh hưởng đến giá thành Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC khả biến Chi phí SXC bất biến Giá thành sản phẩm PHẦN II: TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY XIMĂNG COSEVCO 11 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY COSEVCO 11 MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ NHÀ MÁY I.1. Giới thiệu chung về Nhà máy Nhà máy COSEVCO 11 được hình thành từ Xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Bắc Quảng Bình, trực thuộc sở xây dựng Quảng Bình. Tháng 10 năm 1994 được đổi tên là Xí nghiệp sản xuất vật liệu và xây dựng Quảng Bình đơn vị trực thuộc Công ty Xây dựng số 7 thuộc Bộ Xây dựng quản lý. Tháng 9 năm 1997 dự án Nhà máy Ximăng Thanh Trường do Công ty Xây dựng số 7 Chủ đầu tư giao cho Xí nghiệp sản xuất vật liệu & xây dựng Quảng Bình tiếp nhận quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản dự án này. Theo đó Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy Ximăng Thanh Trường. Từ ngày 22/04/2002 trở thành đơn vị thành viên trực thuộc Công ty sản xuất vật liệu và xây dựng COSEVCO I và mang tên mới là: Nhà máy Ximăng COSEVCO 11 Địa điểm Nhà máy đóng: Xã Thanh Trường, Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 052512905. Fax: 052512158 Trong suốt một thời gian rất ngắn Nhà máy đã thay nhiều tên giao dịch nên xảy ra rất nhiều biến chuyển, làm thay đổi cả về mặt chất và lượng của Nhà máy. Từ một Xí nghiệp nhỏ, quy mô lao động và tài sản không đáng kể nay đã thành một Nhà máy lớn mạnh. Nhà máy là một trong số ít nhà máy công nghiệp được đầu tư xây dựng trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình. Tuy chưa đầy 6 năm hoạt động nhưng sản phẩm của Nhà máy đang dần đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của 3 tỉnh Quảng Bình, Hà Tỉnh và Nghệ An và một số tỉnh khác của Miền Trung. Hiện nay mặc dù sản phẩm của Nhà máy gặp phải sự cạnh tranh của các Nhà máy khác nhưng Nhà máy vẫn đứng vững và ngày một phát triển, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ. Có được thành tích đó là nhờ sự nỗ lực làm việc của toàn bộ cán bộ và nhân viên toàn Nhà máy cùng với sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo Công ty COSEVCO I tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất của Nhà máy. I.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất của Nhà máy Lĩnh vực sản xuất của Nhà máy là sản xuất Ximăng. Sản phẩm của Nhà máy sản xuất ra được chuyển đến các đại lý của Công ty COSEVCO I. Thị trường tiêu thụ sản phẩm cuả Nhà máy chủ yếu là ba tỉnh Hà Tỉnh, Nghệ An và Quảng Bình, ngoài ra còn có một số tỉnh thành khác của Miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam,…Việc sản xuất được giao cho từng phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất một phần của Ximăng. Toàn Nhà máy có 3 phân xưởng sản xuất: Phân xưởng Bột liệu: chuyên sản xuất Bột liệu là bán thành phẩm đầu tiên. Phân xưởng Nung luyện: chuyên sản xuất Klinker Phân xưởng Thành phẩm: chuyên sản xuất Ximăng bột và đóng bao. Quá trình sản xuất được diễn ra theo chu trình liên tục và khép kín, sản phẩm của phân xưởng này đối tượng sản xuất chính của phân xưởng kia. I. 3. Chức năng - nhiệm vụ của Nhà máy I. 3.1. Chức năng của Nhà máy - Chức năng chính của Nhà máy là sản xuất Ximăng PCB30 - Tổ chức bán sĩ và lẻ các sản phẩm của Nhà máy sản xuất. - Tiến hành kí kết các hợp đồng xây dựng và các hợp đồng đặt hàng sản xuất. - Tổ chức tạo nguồn hàng và thu hút các nguồn hàng từ các thành phần kinh tế. I.3.2. Nhiệm vụ - Nhà máy có nhiệm vụ tiến hành sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề mình đăng ký, đúng mục đích thành lập, chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Quản lý có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh. - Xây dựng và thực hiên các kế hoạch mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. - Thực hiện đúng chế độ kế toán, lập Báo cáo Tài chính trung thực và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Thực hiện quản lý chặt chẽ tài sản của Nhà máy, bảo vệ quyền lợi và đảm bảo an toàn cho người lao động. - Hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy phải tuân thủ luật pháp và các quy định, chính sách và chế độ của Nhà nước cũng như của Công ty. - Tận dụng tối đa các năng lực sản xuất, không ngừng đổi mới máy móc thiết bị và áp dụng khoa học kĩ thuật mới vào sản xuất. - Thực hiện sản xuất đúng và đủ theo chỉ tiêu của Công ty giao. I.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 1.Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần bán hàng & cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng & cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí hoạt động tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Chi phí bán hàng 9. Chi phí quản lý 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11. Thu nhập khác 12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 15. Thuế TNDN phải nộp 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 29.152.408.403 1.060.536.890 28.091.871.513 20.560.780.340 8.531.091.170 1.201.951.757 1.201.951.757 4.189.934.795 633.653.703 1.505.550.915 1.505.550.915 421.554.456 1.083.996.659 32.536.490.800 1.450.200.350 31.086.290.450 22.345.670.500 8.740.619.950 1.799.732.630 1.799.732.630 3.846.583.166 1.107.804.596 1.986.499.558 1.986.499.558 556.219.876 1.430.279.682 KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY ĐVT: đồng Nhìn vào bảng “Kết quả kinh doanh” trong hai năm 2005 – 2006 của Nhà máy COSEVCO 11 ta thấy Nhà máy hoạt động ngày một hiệu quả. Cụ thể là doanh thu của năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005, giá vốn hàng bán và các chi phí cũng tăng. Có được kết quả như vậy là do Nhà máy đã tăng thêm vốn đầu tư sản xuất trong năm 2006 một cách hiệu quả. Nhà máy đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, sản phẩm của Nhà máy đã được thị trường chấp nhận. Để duy trì được sự phát triển như vậy thì Nhà máy cần phải không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo uy tín với khách hàng. I.5. Quy trình sản xuất tại Nhà máy Ximăng bao Quy trình SX bột liệu Vê viên trộn ẩm Bột liệu Nghiền Nguyên vật liệu Lò nung Quy trình SX Klinker Ximăng bột Thạch cao và đá phụ gia Klinker Vỏ bao Quy trình SX Ximăng bột và Ximăng bao a. Quy trình nghiền mịn hỗn hợp phối liệu: do phân xưởng Bột liệu thực hiện. - Gia công thô nguyên liệu chính và nạp vào hệ thống Xilô + Gia công đá hộc: Đá được đưa vào máy đập hàm lần 1 PE 400 x 600 đạt cỡ hạt £ 80 mm được băng tải cao su chuyển đến máy đập búa lần 2 PCL- 1250-3 đập tới kích thước £ 25 mm và được hệ thống gàu tải đổ vào Xilô chứa đá ( 2 Xilô chứa đá kích thước F 7x14m). + Gia công đất đỏ: Đất đỏ dự trữ trong kho được máy xúc lật xúc và nạp vào phễu nhờ hệ thốn băng tải cao su chuyển liệu để thực hiện quá trình sấy ở máy sấy thùng quay có kích thước F 2,2 x 12 m. Đất đỏ ra khỏi máy sấy đạt độ ẩm W £ 3% được gàu tải chuyển đến Xilô chứa có kích thước F 7x14m. + Gia công đá phụ gia: đá phụ gia được gia công đạt cở hạt £ 50 mm trước khi nhập kho. Hệ thống chuyển và sấy giống với quy trình sấy đất đỏ đạt độ ẩm W £ 3% được gàu tải chuyển lên Xilô chứa có kích thước F 7x14m. + Gia công than cám: than cám được sử dụng cho quá trình nung luyện Klinker. Than cám được nạp qua phễu và cấp liệu rụng xuống băng tải để vào máy sấy thùng quay F2,2x12 m., đạt độ ẩm W £ 3% được gàu tải chuyển lên Xilô chứa có kích thước F 7x14m. - Nghiền và đồng nhất phối liệu: Căn cứ vào đơn phối liệu, sau khi đã được phòng thí nghiệm kiểm tra chính xác các loại nguyên liệu chính bao gồm đá vôi, đất đỏ, đá phụ gia, than từ các Xilô chứa được định lượng nhờ hệ thống băng vi tính dưới đáy Xilô trước khi xuống băng tải cao su chuyển vào máy nghiền bi chu trình kín F2,2x12 m. Bột liệu ra khỏi máy được gàu tải nạp vào máy phân ly F4 m. Phần bột mịn đạt tiêu chuẩn kĩthuật được vít tải chuyển đến gàu tải đưa lên nạp vào 3 Xilô chứa F 7x14 m gồm Xilô bột liệu 1, Xilô bột liệu 2, Xilô bột liệu 3. Phần hạt thô được hồi lưu về máy nghiền lại. Trong quá trình đó bột liệu được đồng nhất bằng đảo trộn cửa hệ thống cấp liệu cánh và nạp vào Xilô chứa thứ 4 ( Xilô đồng nhất ). b.Quy trình nung luyện và ủ Klinker do phân xưởng Lò nung thực hiện - Vê viên phối liệu, nung luyện Klinker: Bột liệu từ Xilô đồng nhất được chuyển đến Bunker chứa trung gian và được định lượng bằng cân vít tải để tới máy trộn ẩm hai trục. Tại đây, ngoài mục đích vận chuyển cân đong, bột phối liệu còn được đồng nhất một lần nữa. Từ đó bột liệu được chuyển tới máy vê viên F 3,6 m có bổ sung thêm nuwocs điều khiển bằng hệ thống vi tính để đảm bảo viên phối liệu từ 12 % – 14 % và kích thước hạt của viên phối liệu từ 8 – 12 mm. Phối liệu vê viên được nạp vào lò nung F3,3x11m ( cơ giới hóa ) bằng băng tải cao su. Chế độ nung: nung theo phương pháp lò đứng, khi liệu liên tục cấp đều trên mặt lò có hệ thống quạt Root thổi gió từ đáy lò lên. Nhờ thế phần liệu trênmặt lò luôn được nung nóng với nhiệt độ cao. Bột liệu chín dần thành Klinker và được xả ra tuần tự dưới đáy lò bằng hệ thống băng tải tấm nhờ gi quay dưới đáy lò. Chất lượng phối viên phải đảm bảo tiêu chuẩn TC 10 -98 và chất lượng Klinker phải đạt tiêu chuẩn TC 11 – 98 trước khi xả ra khỏi lò. Klinker được đưa lên Xilô chứa bằng hệ thống gàu tải TH351 múc từ đáy hố gàu lên Xilô chứa. Gia công thạch cao và các lọa phụ gia khác: Thạch cao và phụ gia đầy dự trự ở bãi chứa được chứa gia công đến cỡ hạt £ 25mm nhờ máy đập hàm 250 x 400 qua gàu tải vào hai nhánh Xilô chứa và mỗi loại được chứa vào một Xilô riêng biệt. Một xilô chứa thạch cao, một xilô chứa đá phụ gia. c. Nghiền Ximăng thành phẩm, đóng bao Ximăng do phân xưởng thành phẩm thực hiện: - Nghiền Ximăng : Klinker được ủ tối thiểu hai ngày tại 3 Xilô klinker vàtháo ra theo đơn phối liệu nghiền Ximăng cùng với phụ gia đầy và thạch cao nhờ hệ thống cân băng định lượng vi tính xuống băng tải cao su vào máy ngiền bi F2,2x7m chu trình kín. Ximăng bột ra khỏi máy nghiền được gàu tải đưa lên máy phân ly, ở đó Ximăng đạt độ mịn yêu cầu được vít tải đưa vào gàu tải chuyển lên nạp vào 3 Xilô chứa. Phần hạt thô được vít tải hồi lưu về máy nghiền để nghiền lại. - Đóng bao Ximăng: Ximăng bột chứa tại các Xilô 1,2,3được kiểm tra chất lượng rồi chuyển đến Xilô đồng nhất 4 theop đơn phối trộn để chuẩn bị đóng bao. Từ Xilô đồng nhất, nhờ hệ thống tháo liệu vít tải gàu nâng Ximăng được chuyển đến máy đóng bao, tự động ngắt khi trọng lượng Ximăng đủ 50 ±1 kg/ bao. Ximăng bao được xếp theo từng lô riêng biệt, khối lượng mỗi lô là 100 tấn, chiều cao mỗi chồng không quá 10 bao. d. Kiểm nghiệm và xuất kho do phòng KCS thực hiện: Ximăng bao được xếp theo lô được bộ phận KCS kiểm nghiệm chặt chẽ các chỉ tiêu theo TCVN 6260 – 1997. Lô Ximăng đạt yêu cầu kĩ thuật phòng công nghệ được cấp “ Giấy chứng nhận chất lượng Ximăng” để làm cơ sở xuất kho. Trong hóa đơn xuất kho phải ghi rõ số lô Ximăng. II- TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NHÀ MÁY II. 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy tổ chức quản lý của Nhà máy được thành lập và thay đổi nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nên tính tối ưu của nó phải thể hiện trên hai mặt là: đáp ứng được nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và phải đảm bảo tính gọn nhẹ, linh hoạt, hiệu quả. Trải qua quá trình hình thành và phát triển tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy Ximăng COSEVCO 11 được bố trí như sơ đồ sau: Giám đốc Phó Giám đốc kinh doanh Phòng Kế hoạch thị trường Phòng Tổ chức - Lao động Phòng Tài chính -Kế toán Phòng Quản lý kĩ thuật Phòng KCS Văn phòng Phòng tiêu thụ và tiếp thị sản phẩm Phân xưởng Bột liệu Phân xưởng Nung luyện Phân xưởng thành phẩm Phó Giám đốc kĩ thuật Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng: II.2.Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban - Giám đốc: là người trực tiếp lãnh đạo, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy, chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động sản xuất của nhà máy trước toàn bộ cán bộ, nhân viên của Nhà máy và lãnh đạo Công ty. - Phó Giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm chỉ đạo việc cung ứng các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, kiểm tra giám sát các phân xưởng sản xuất, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi Giám đốc đi vắng. - Phó giám đốc kĩ thuật: là người giúp Giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất của Nhà máy từ việc chuẩn bị sản xuất, giao nhiệm vụ sản xuất, kiểm tra đánh giá kết quả sản phẩm, tổ chức nghiên cứu và áp dụng kĩ thuật mới vào sản xuất,… - Phòng kinh tế._.chưa so sánh, phân tích tìm nguyên nhân gây ra sự tăng cao, thất thoát chi phí nguyên vật liệu và có biện pháp để điều chỉnh kịp thời. Công tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu chưa kịp thời, khi nguyên vật mua về thường không lập biên bản kiểm nghiệm để đánh giá chất lượng và số lượng. Nguyên vật liệu trong kho không bảo quản chặt chẽ. Đối với chi phí nhân công trực tiếp thì việc chấm công tại Nhà máy chỉ mang tính chấp hành mà chưa đi sát với thực tế như nhân viên buổi sáng đi làm nhưng giữa buổi có thể đi làm việc riêng, cuối giờ lại quay lại vẫn được chấm công đầy đủ…Đối với chi phí sản xuất chung Nhà máy chưa đi vào đánh giá, phân tích chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh so với kế hoạch nên cũng không phát hiện nhân tố ảnh hưởng để có biện pháp điều chỉnh thích hợp. II-NHẬN XÉT KẾ HOẠCH LẬP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA NHÀ MÁY. 1.Ưu điểm - Nhìn chung, hiện nay Nhà máy cũng đã xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu, tiêu hao nguyên vật liệu cho từng sản phẩm theo từng công đoạn. Đối với định mức này, Nhà máy đã xây dựng theo thực tế kỳ trước nên phần nào đó sát với thực tế. Tuy định mức chi phí nhân công trực tiếp Nhà máy vẫn chưa xây dựng theo số giờ công lao động nhưng Nhà máy đã xây dựng bảng đơn giá chi phí nhân công trực tiếp theo khối lượng hoàn thành của từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Chính việc này đã khuyến khích công nhân làm việc, hạn chế thời gian chết, qua đó giúp Nhà máy hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm của Nhà máy trên thị trường. 2.Nhược điểm: Trong công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất Nhà máy vẫn chưa lập các dự toán chi phí sản xuất phục vụ cho việc thực hiện sản xuất như các dự toán: dự toán tồn kho thành phẩm, dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, đối với chi phí nhân công trực tiếp do Nhà máy cũng chưa lập dự toán mà chỉ xây dựng đơn giá theo khối lượng hoàn thành, điều này cũng làm phát sinh nhiều hạn chế, đó là người lao động chỉ chạy đua theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Trong khi với điều kiện cạnh tranh như hiện nay, nếu chất lượng sản phẩm không được quan tâm thì chắc chắn Nhà máy rất dễ mất chỗ đứng trên thị trường. Nhà máy chưa tổ chức việc phân tích chi phí và giá thành một cách cụ thể, chi tiết để xem xét chi phí bỏ ra có phù hợp và đúng với thực tế tình hình sản xuất của Nhà máy hay không nên việc lập kế hoạch chi phí chưa được phù hợp. Riêng đối với định mức chi phí, cần phải hội đủ hai yếu tố đó là định mức về lượng và định mức về giá thì mới đánh giá được hết tình hình thực tế chi phí của Nhà máy. Vì vậy Nhà máy nên xây dựng định mức về lượng đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Ngoài việc lập dự toán chi phí sản xuất, Nhà máy cũng nên tiến hành lập dự toán tồn kho sản phẩm, điều này sẽ giúp Nhà máy rút ngắn thời gian khi thực hiện sản xuất góp phần tăng số lượng sản phẩm sản xuất và tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ. III – TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ VÀ GIÁ THÀNH TẠI NHÀ MÁY COSEVCO 11 1.Tập hợp và tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu cho công tác Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy Để quá trình vận dụng kế toán quản trị có hiệu quả ở Nhà máy, nhất thiết phải sử dụng triệt để các thông tin của kế toán tài chính, dựa trên các chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính kế toán, nhất là các chế độ hướng dẫn cùng với các phương pháp riêng có của kế toán quản trị và nhu cầu thông tin đòi hỏi làm cơ sở để xử lý, định hướng lập báo cáo và truyền đạt cho từng nhu cầu của người cần có thông tin. Để có thể tổ chức tốt kế toán quản trị, cần phải có sự kết hợp chặt chẽ kế toán quản trị với kế toán tài chính trong bộ máy kế toán, trong cùng một quá trình xử lý thông tin và trên cùng một hệ thống kế toán thống nhất. Thông tin về chi phí tại các bộ phận rất quan trọng đối với các nhà quản trị, Kế toán tài chính và Kế toán quản trị đều có chung một điểm xuất phát, cùng sử dụng một nguồn thông tin đầu vào. Do đó việc xử lý thông tin Kế toán nói chung hay Kế toán tài chính nói riêng cho Kế toán quản trị cần được xác Nhà máy xác lập. Dựa vào những thông tin đó, nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định hoặc xây dựng mức khoán hợp lý dựa trên số liệu được thu thập qua nhiều kỳ. Việc tổ chức, sắp xếp hệ thống dữ liệu về chi phí một cách khoa học để đưa ra thông tin một cách nhanh chóng và chính xác, đáp ứng yêu cầu của nhà quản trị là rất quan trọng. Bên cạnh đó còn giúp cho người thực hiện hoàn thành công việc được giao. Vì vậy Nhà máy cần phải tổ chức một hệ thống dữ liệu để quản lý chi phí sản xuất tại các phân xưởng một cách khoa học và hợp lý, mang lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Các loại chi phí trong hệ thống Tài khoản cần được phân loại thành biến phí và định phí để lập các Báo cáo quản trị phù hợp. Cơ sở dữ liệu tập hợp chi phí phải có tính linh hoạt và có ích cho Kế toán, phù hợp với vấn đề giải quyết ngay của Nhà máy. Toàn bộ hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc quản trị chi phí và tính giá thành tại Nhà máy có thể thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán vật tư và thành phẩm -Phiếu xuất kho - Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung -Bảng tính giá thành sản phẩm Phòng kế hoạch -Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh -Lập kế hoạch giá thành - Các phần hành khác - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng khấu hao TSCĐ Kế toán quản trị Phân loại chi phí theo cách ứng xử Xây dựng tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung và tiến hành phân bổ theo từng công đoạn sản xuất. - Phân tích biến động chi phí Bảng tổng hợp chi phí sản xuất Bảng tính giá thành sản phẩm 2.Hoàn thiện định mức chi phí Hiện nay tại Nhà máy chỉ xây dựng định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo hai tiêu thức lượng và giá. Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung chưa được xây dựng theo tiêu thức lượng định mức, vì thế cần phải xây dựng lại định mức cho hai loại chi phí này. Việc xây dựng định mức chi phí chỉ dựa vào tình hình thực tế của năm trước nên định mức năm nay sẽ không phù hợp nếu thực tế có sự thay đổi. Muốn xây dựng định mức phù hợp thì không những dựa vào thực tế năm trước mà còn phải dựa vào các thông số kĩ thuật sẽ áp dụng trong sản xuất năm nay do bên kĩ thuật cung cấp cùng với bản kế hoạch hoạt động cuả năm nay. Để xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp thì Nhà máy nên tiến hành tính đơn giá cho một giờ công lao động trực tiếp và định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm cho từng công đoạn sản xuất. Đơn giá cho một giờ công trực tiếp sẽ bao gồm tiền lương cơ bản của một giờ công, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương tương ứng. Vì ở mỗi công đoạn sản xuất tiền lương của mỗi công nhân khác nhau nên đơn giá một giờ công lao động trực tiếp sẽ phải tính bình quân tiền lương của công nhân sản xuất công đoạn đó. Đối với định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm: do thực tế tại Nhà máy mọi hoạt động sản xuất đều được vận hành bằng máy nên Nhà máy có thể xây dựng định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm theo từng công đoạn sản xuất như sau: - Thời gian đứng máy: 2,7 giờ - Thời gian giải lao và các nhu cầu cá nhân: 0,2 giờ - Thời gian di chuyển: 0,2 giờ - Thời gian lau chùi và chết máy: 0,3 giờ Định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm: 3,4 giờ Đơn giá cho một giờ công lao động là 2.524 đồng/giờ Định mức chi phí nhân công trực tiếp= Định mức đơn giá giờ công x Định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm = 2.524 đồng/giờ x 3,5giờ = 8.582 đồng Đối với chi phí sản xuất chung để thuận tiện cho việc phân tích chi phí sau này thì nên xây dựng định mức biến phí sản xuất chung và định mức định phí sản xuất chung riêng. Đối với định mức biến phí sản xuất chung bao gồm định mức giá và định mức lượng. Định mức giá là chi phí bỏ ra, định mức lượng là số giờ máy hoạt động hoặc số thời gian để tạo ra một sản phẩm. Định mức định phí sản xuất chung cũng được xây dựng như biến phí sản xuất chung. Giả sử theo kế hoạch đơn giá biến phí sản xuất chung là 3.408 đồng / giờ, đơn giá định phí sản xuất chung là 10.250 đồng / giờ. Tổng số giờ máy hoạt động là 3,4 giờ cho một đơn vị sản phẩm. Ta có định mức về các chi phí sản xuất chung như sau: Định mức biến phí sản xuất chung: 3, 4giờ x 3.408 đồng / giờ = 11.588 đồng Định mức định phí sản xuất chung: 3, 4giờ x 10.250 đồng / giờ = 34.850đồng Sau khi xây dựng các định mức chi phí ta tập hợp vào “Thẻ định mức chi phí” cho từng công đoạn sản xuất như sau Bảng số 20: THẺ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ CÔNG ĐOẠN SẢN XUẤT BỘT LIỆU Các khoản mục chi phí ĐVT Định mức lượng Định mức giá Chi phí định mức 1.CP NVLTT - Đá hộc - Đất đỏ - Than cám - Phụ gia 2. CP NCTT 3. CPSXC - Biến phí SXC - Định phí SXC đ/ kg đ/ kg đ/ kg đ/ kg đ/giờ đ/giờ đ/giờ đ/giờ 710 kg 130 kg 130 kg 45 kg 3,4 giờ 3,4 giờ 3,4 giờ 3,4 giờ 37,500 đ 11,500 đ 465,000 đ 35,000 đ 2.452 đ 13.658đ 3.408 đ 10.250 đ 90.145 26.625 1.495 60.450 1.575 8.582 46.438 11.588 34.850 Cộng 145.165 Với việc lập định mức chi phí hàng từng kỳ thì sẽ dàng hơn trong việc đánh giá, phân tích chi phí phát sinh thực tế và việc lập dự toán chi phí tại Nhà máy cũng sẽ thuận lợi hơn. 3. Tổ chức và kiểm soát chi phí Ngoài việc phân loại chi phí theo chức năng hoạt động như hiện nay Nhà máy áp dụng thì cần phân loại chi phí theo cách ứng xử. Việc phân tích chi phí theo cách ứng xử chi phí để bóc tách chi phí thành định phí và biến phí nhằm mục đích kiểm soát chi phí thuận tiện hơn, nhất là các khoản biến phí vì định phí là cố định, không thay đổi. Tại Nhà máy các chi phí sản xuất chung có thể phân loại thành biến phí và định phí như sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương phải trả được tính theo hệ số xếp loại lao động nên thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, chi phí này là biến phí. Các loại chi phí BHXH, BHYT tính theo tiền lương cơ bản nên nó là định phí, chi phí KPCĐ trả dựa trên tổng tiền lương phải trả nên nó là biến phí. - Chi phí khấu hao TSCĐ đây là định phí vì tại Nhà máy áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. - Chi phí nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác là chi phí hỗn hợp. Các nhà quản trị có thể xem xét các biến phí phát sinh có phù hợp với mức hoạt động hay không để từ đó có thể xây dựng các định mức chi phí phù hợp hơn nhằm tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả trong kinh doanh. Ngoài ra để phục vụ cho việc ra các quyết định khác nhau của nhà quản trị thì chi phí tại Nhà máy phải được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như phân loại chi phí thành chi phí gián tiếp, chi phí trực tiếp, chi phí kiểm soát được, chi phí không kiểm soát được, chi phí cơ hội...Tiến hành hạch toán chi phí đúng nguyên tắc. Chi phí phải được theo dõi chi tiết, cụ thể theo từng loại, ghi chép đầy đủ các chi phí phát sinh. Tính giá hàng tồn kho phải đúng phương pháp và phù hợp với tình hình theo dõi hàng tồn kho của Nhà máy... Việc tập hợp chi phí theo các yếu tố giá thành để lập báo cáo kiểm tra, đánh giá hoạt động sản xuất ở từng phân xưởng cần phải thực hiện. Để thuận tiện cho việc theo dõi và đánh giá chi phí thực tế phát sinh thì tại Nhà máy cần phải xây dựng các định mức chi phí để từ đó xây dựng các dự toán chi phí. Với việc xây dựng các dự toán chi phí, nhà quản lý của Nhà máy có thể lường trước được rủi ro khi ra quyết định sản xuất. Vào cuối mỗi kỳ phải tiến hành phân tích chi phí thực tế phát sinh tại Nhà máy so với dự toán chi phí đã lập để đánh giá tình hình sản xuất của Nhà máy từ đó có các quyết định hạ thấp giá thành sản xuất kỳ sau một cách hợp lý. Bên cạnh những đề xuất trên thì trong việc kiểm soát chi phí Nhà máy cần chú trọng những vấn đề sau: + Đối với chi phí nguyên vật liệu: Nhà máy nên đảm bảo tốt cung ứng nguyên vật liệu, cần lập kế hoạch dự trư vật tư để đảm bảo cung ứng kịp thời, thực hiện kiểm tra chất lượng và số lượng nguyên vật liệu khi mua về. Hệ thống kho cần phải đảm bảo được chất lượng của nguyên vật liệu. + Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Nhà máy cần tổ chức chặt chẽ việc chấm công cần tổ chức giám sát chặt chẽ hơn. Cần phải nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn của công nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động. + Đối với chi phí sản xuất chung: Đối với chi phí sản xuất chung thì phải xây dựng tiêu thức phân bổ phù hợp cho các công đoạn sản xuất. 4.Phân tích biến động chi phí Để phân tích biến động của chi phí tại Nhà máy cần phải xây dựng các định mức chi phí để lập các bản kế hoạch giá thành hoặc dự toán chi phí sản xuất để đánh giá tình hình chi phí thực tế của Nhà máy. Số liệu chi phí của Nhà máy trong quý IV được tập hợp như sau: Bảng số 21: BẢNG SỐ LIỆU PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUÝ IV NĂM 2006 ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Định mức Thực tế Lượng Giá Chi phí Lượng Giá Chi phí 1.NVLTT - Đá hộc - Đất đỏ - Đá phụ gia - Than cám 2.NCTT 3. SXC - BP SXC - ĐP SXC 710 kg 130 kg 45 kg 130 kg 3,4 giờ 3.4 giờ 3,4 giờ 3,4 giờ 37,5 11,5 35 465 2.524 13.658 3.408 10.250 90.145 26.625 1.485 1.575 60.450 8.582 46.438 11.588 34.850 713kg 130 kg 50 kg 135 kg 3,2 giờ 3,2 giờ 3,2 giờ 3,2 giờ 40,650 15,020 37,535 451,850 2.662 4.208 10.772 93.336 28.496 1.953 1.887 61.000 8.159 45.898 11.428 34.470 Cộng 145.165 147.753 Từ số liệu tập hợp được ta sẽ lập “Bảng phân tích chi phí” như sau Bảng số 22: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ QUÝ IV NĂM 2006 PX BỘT LIỆU Khoản mục chi phí Chi phí SX của 39.664 tấn Bột liệu Biến động thực tế /Dự toán Dự toán Thực tế Lượng Giá Tổng 1.NVLTT - Đá hộc - Đất đỏ - Đá phụ gia - Than cám 2.NCTT 3. SXC - BP SXC - ĐPSXC 3.613.466.500 1.056.037.500 60.214.000 62.475.000 2.434.740.000 340.381.592 1.841.916.832 459.626.432 1.382.290.400 3.702.060.220 1.150.557.600 74.438.100 78.644.720 2.398.419.800 337.910.992 1.820.514.494 1.367.206.137 453.308.357 45.667.500 5.62.5000 0 6.825.000 33.480.000 -20.022.387 -108.345.826 -27.034.626 -81.311.200 42.926.220 89.157.600 18.430.720 5.138.100 - 69.800.200 17.551.787 86.943.488 20.688.742 66.254.746 88.593.720 94.520.100 18.430.720 11.963.100 -36.320.200 - 2.470.600 -21.402.338 -6.345.884 -15.056.454 Cộng 5.795.764.924 5.860.485.706 -82.700.713 147.421.495 64.720.782 ĐVT: đồng Qua bảng phân tích ta thấy nhìn chung chi phí sản xuất trong giá thành của 39.664 tấn bột liệu tăng so với dự toán 64.720.782 đồng, việc tăng này là do khoản mục chi phí nguyên vật liệu tăng so với dự toán và chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung giảm so với dự toán. Xét về lượng và giá ảnh hưởng đến khoản mục giá thành cho ta thấy: - Nhân tố lượng: đã làm giảm thêm 82.700.713đồng là do lượng nguyên vật liệu tăng, còn lượng của nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung giảm. Đặc biệt biến phí và định phí sản xuất chung giảm mạnh ( 108.345.826 đồng ). Có tình trạng như vậy là do Nhà máy đã quản lý tốt giờ công lao động của công nhân và thời gian sản xuất nhưng lại chưa kiểm soát tốt tình hình nguyên vật liệu trực tiếp đưa vào sản xuất sản phẩm, định mức mà Nhà máy xây dựng là chưa hợp lý. Bên cạnh đó, Nhà máy được đầu tư thêm một số máy móc thiết bị mới nên làm giảm bớt nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và làm cho giờ sản xuất cũng giảm xuống. Điều này chứng tỏ công tác quản lý về giờ công đã thực hiện tốt và việc đầu tư các máy móc thiết bị mới cho sản xuất là đem lại hiệu quả. Nhưng Nhà máy cần xem xét lại tình hình sản xuất, phòng kĩ thuật của nhà máy cần phải tính toán lại lượng nguyên vật liệu trực tiếp tiêu hao cho từng loại sản phẩm để vừa tiết kiệm lượng nguyên vật liệu, vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm của Nhà máy. - Nhân tố giá: đã làm cho giá thành tăng thêm 147.421.495 đồng là do giá của phần lớn các loại nguyên vật liệu, giá giờ công lao động, giá của các loại chi phí sản xuất tăng. Đó là do giá thực tế của các loại nguyên vật liệu và giá thực tế giờ công lao động, chi phí sản xuất chung tăng lên, mà định mức của Nhà máy chưa điều chỉnh hợp lý. Do địa bàn mà Nhà máy đóng có cơ sở hạ tầng còn ở mức trung bình chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá nên Nhà máy phải chịu chi phí vận chuyển các loại chi phí vận chuyển nguyên vật liệu cao. Từ bảng phân tích ta thấy biến phí sản xuất chung của Nhà máy có giá tăng mạnh vì các biến phí sản xuất chung ở Nhà máy chưa kiểm soát tốt, các loại chi phí phát sinh bằng tiền chưa quản lý tốt, chưa hạch toán rõ ràng cho từng bộ phận sản xuất, còn phát sinh nhiều loại không cần thiết, thêm vào đó có một số chi phí Nhà máy đã hạch toán sai như các khoản chi phí nộp phạt do các nguyên nhân chủ quan, các khoản chi phí ủng hộ các cơ quan đoàn thể,...Thêm vào đó tại Nhà máy số máy móc thiết bị dùng sản xuất có nhiều thiết bị cũ, công tác bảo trì máy móc thiết bị chưa tốt dẫn đến lãng phí các chi phí về dầu, mỡ,… Nhà máy cần phải có biện pháp để quản lý các chi phí sản xuất chung tốt hơn. Như vậy qua việc phân tích biến động chi phí của Nhà máy ta thấy việc kiểm soát chi phí sản xuất của Nhà máy chưa được tốt, bên cạnh đó việc xây dựng chi phí định mức chưa được chú trọng cho nên chi phí thực tế phát sinh tăng lên nhiều so với chi phí dự toán. Do đó Nhà máy cần chú trọng hơn việc xây dựng các định mức chi phí và theo dõi, kiểm soát chi phí. Từ việc phân tích trên các nhà quản lý của Nhà máy có thể thấy được thực trạng của Nhà máy từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu điểm để hoạt động sản xuất của Nhà máy tốt hơn. 5. Hoàn thiện phương pháp tính giá thành trong kế toán quản trị Hiện nay tại Nhà máy đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp toàn bộ. Để việc tính giá thành của Nhà máy tốt hơn em xin có một số kiến đóng góp như sau: + Với phương pháp này để việc tính giá được tốt hơn thì kỳ tính Nhà máy nên có kỳ tính giá ngắn hơn, có thể một tháng tính giá thành một lần. + Muốn tính chính xác giá thành của sản phẩm thì cần chú trọng hơn việc tổ chức theo dõi để tính giá thành theo từng yếu tố chi phí và theo dõi chặt chẽ chi phí của các khoản thiệt hại. Hàng năm, Nhà máy cần lập định mức cho sản phẩm hỏng. Đến kỳ hạch toán chi phí những sản phẩm hỏng trong định mức sẽ được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ còn chi phí của những sản phẩm hỏng ngoài định mức sẽ được theo dõi riêng và xem là khoản phí tổn thời kỳ và trừ vào thu nhập của Nhà máy. Chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức có thể theo dõi trên TK138 hoặc TK 154,… + Các chi phí sản xuất chung phải được hạch toán rõ ràng và theo đúng nguyên tắc phân bổ. Chi phí khấu hao TSCĐ không thể gộp chung mà cần phân biệt theo các chức năng sản xuất và quản lý. Tại nhà máy các máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất có giá trị lớn nhưng Nhà máy chưa thực hiện việc lập kế hoạch sửa chửa tài sản cố định và trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định. Để sử dụng cho mục đích quản trị thì phương pháp toàn bộ còn một số hạn chế đó là: khi chi phí thực tế thay đổi thì chi phí cho một đơn vị sẽ thay đổi, phương pháp này chỉ thực hiện khi đến cuối kỳ sản xuất thêm vào đó kỳ tính giá thành tại Nhà máy lại dài nên khó có thể nắm đựoc tình hình giá thành sản phẩm một cách thường xuyên theo yêu cầu của nhà quản lý. Vì thế để phục vụ cho việc điều hành và ra quyết định của các nhà quản lý của Nhà máy thì nên áp dụng thêm phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này chi phí tại Nhà máy phải phân loại theo cách ứng xử như đã nói ở trên. Theo cách phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí thì biến phí và định phí sản xuất chung tại Nhà máy được tập hợp như sau: Bảng số 23: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THEO CÁCH ỨNG XỬ QUÝ IV NĂM 2006 Đơn vị tính: đồng TT Khoản mục chi phí Biến phí Định phí 1 2 3 4 5 6 Chi phí nhân viên phân xưởng Chi phí nguyên vật liệu Chi phí công cụ dụng cụ Chi phí khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác 47.599.142 82.936.995 8.676.980 956.578.655 9.592.200 2.141.109 90.000.000 10.432.000 1.756.621.818 1.500.000.000 20.000.000 Tổng 1.105.383.972 3.379.194.927 Sau khi tập hợp chi phí sản xuất thì Kế toan sẽ lập báo cáo chi phí sản xuất cho toàn Nhà máy. Tại Nhà máy tính giá hàng xuất kho theo phương pháp “Nhập trước – Xuất trước” nên sẽ lập báo cáo sản xuất theo phương pháp này. . Bảng số 24: BÁO CÁO SẢN XUẤT PHÂN XƯỞNG BỘT LIỆU QUÝ IV/ 2006 Đơn vị tính: Đồng Tổng Khối lượng tương đương và chi phí NVLTT NCTT BPSXC ĐPSXC A.Kê khối lượng & xác định KLTĐ + Khối lượng DDĐK + Khối lượng đưa vào & bắt đầu SXTK + Khối lượng DDCK Cộng B. Tổng hợp chi phí + Chi phí PSTK + Chi phí đơn vị C. Cân đối chi phí - Nguồn chi phí * Chi phí DDĐK * Chi phí PSTK Cộng - Phân bổ chi phí * CP DDĐK + Kỳ trước + Kỳ này: LĐTT(390 x 8464 ) BPSXC: (390 x11.266) ĐPSXC: (390 x 34.442) Cộng - Bắt đầu sản xuất và hoàn tất trong kỳ * DDCK: NVLTT NCTT BPSXC ĐP SXC Cộng tổng chi phí 650 tấn 39.014 tấn 746 tấn 40.410 tấn 5.874.774.444 83.626.316 5.874.777.444 5.971.013.250 83.626.316 3.308.787 4.393.920 13.432.356 21.135.063 5.755.724.327 97.918.054 69.629.586 4.428.684 5.881.092 17.978.6292 5.971.013.250 0 tấn 39.014 tấn 746 tấn 40.410 tấn 3.711.088.950 93.337.247 60.600.856 3.771.088.950 3.711.689.806 60.600.856 3.641.459.364 69.6289.586 3.771.689.806 390 tấn 39.014 tấn 522 tấn 39.926 tấn 338.734.960 8.484 3.604.716 338.734.960 344.313.910 3.604.716 3.308.787 330.997.489 4.428.684 344.313.910 390 tấn 39014 tấn 522 tấn 39.926 tấn 449.824.705 11.266 9.364.744 449.824.705 459.189.449 9.364.744 4.393.920 439.549.693 5.881.092 459.189.449 390 tấn 39014 tấn 522 tấn 39.926 tấn 1.375.128.829 34.442 10.056.000 1.375.128.829 1.385.184.829 10.056.000 13.432.356 1.343.717.781 17.987.692 1.385.184.829 Sau khi tập hợp các biến phí sản xuất tại thời điểm cần tính giá thành và lập báo cáo sản xuất thì Kế toán sẽ lập “Bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp” như sau: Bảng số 25: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP TRONG QUÝ IV NĂM 2006 Bán thành phẩm Bột liệu: số lượng: 39.760 tấn ĐVT: đồng Khoản mục chi phí Tổng giá thành Giá thành đơn vị CPNVLTT CPNCTT BPSXC 3.711.088.950 338.734.960 449.824.705 93.337 8.484 11.266 Cộng 4.499.648.615 113.087 Từ bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp thì nhà quản trị của Nhà máy có thể biết được giá thành của các sản phẩm sản xuất trong kỳ theo các chi phí thay đổi từ đó ước tính được các thay đổi của các khoản chi phí này để đưa ra quyết định hợp lý cho việc hạ giá thành sản phẩm. Với việc lập bảng tính giá thành theo phương pháp trực tiếp thì nhà quản lý của Nhà máy sẽ dễ dàng hơn trong việc tập hợp các thông tin để phân tích mối quan hệ chi phí, sản lượng và doanh thu và phân tích điểm hoà vốn của Nhà máy. Thêm vào đó tại Nhà máy quy trình sản xuất được thực hiện liên tục theo một chu trình khép kín nên việc thực hiện phương pháp tính giá thành cho mục đích quản trị là rất hợp lý. Trường hợp nếu Nhà máy nhận được đơn đặt hàng trong kỳ thì phương pháp tính giá thành theo phương pháp trực tiếp sẽ giúp cho Kế toán mau chóng cung cấp thông tin về giá thành sản xuất cho lãnh đạo Nhà máy các thông tin về giá thành của phẩm trong kỳ để đưa ra giá bán phù hợp. B - MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP KHÁC ĐỂ VIỆC TỔ CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI NHÀ MÁY TỐT HƠN. Qua quá trình thực tập tại Nhà máy em thấy công tác tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành nói riêng cũng như công tác Kế toán quản trị nói chung chưa được chú trọng. Để phục vụ cho mục đích quản trị của Nhà máy cần phải tổ chức tốt hơn công tác Kế toán quản trị. Sau đây em xin đưa ra một số ý kiến để tổ chức công tác Kế toán quản trị cũng như Kế toán quản trị chi phí và giá thành của Nhà máy được tốt hơn: - Nhà máy cần đào tạo một số nhân viên Kế toán có kiến thức về Kế toán quản trị. - Cần phải tổ chức lại bộ máy Kế toán để phù hợp với việc tổ chức, xây dựng mô hình Kế toán quản trị trong Nhà máy. - Để thông tin Kế toán được tập hợp và cung cấp nhanh hơn phục vụ kịp thời cho các yêu cầu của nhà quản lý thì Nhà máy nên đầu tư vi tính hoá cho công tác Kế toán. - Để có thể tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh được tốt thì phải xây dựng các tiêu chuẩn về các khoản mục chi phí. Điều này cũng giúp cho việc phân tích chi phí và giá thành của Kế toán quản trị chi phí và giá thành được dễ dàng hơn. - Để hạch toán chi phí và giá thành đúng nguyên tắc thì phải xây dựng các tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cũng như chi phí sản xuất chung phù hợp với tình hình của Nhà máy ( phải chọn căn cứ phân bổ cho phù hợp) - Để thực hiện tốt việc tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành được tốt thì phải tiến hành phân loại chi phí trên hệ thống Tài khoản Kế toán thành biến phí và định phí. Ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của nhà quản lý mà nên phân loại chi phí theo những tiêu thức khác nhau. Khi báo cáo các thông tin phục vụ cho các chức năng của nhà quản trị thì cần phải thiết kế các Báo cáo quản trị cho phù hợp, không nên chỉ sử dụng các Báo cáo Tài chính. LỜI KẾT e á f Quản trị chi phí và giá thành là một vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp đối với nhà Quản lý doanh nghiệp trong điều kiện nước ta hiện nay. Cạnh tranh gay gắt diễn ra từng phút từng giờ, khả năng tạo ra lợi nhuận ngày càng bị thu hẹp thì chính việc vận dụng Kế toán quản trị chi phí và giá thành ngày càng đóng vai trò quan trọng. Qua việc lập dự toán và phân tích nó sẽ giúp cho doanh nghiệp kịp thời phát huy các tiềm năng và chấn chỉnh các nhược điểm, từ đó đề ra các giải pháp để cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp có được chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong tình hình hiện nay với nhiều Công ty sản xuất Ximăng ra đời và cạnh tranh sản phẩm với Nhà máy Ximăng COSEVCO 11 thì việc tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm mà vẫn giữ được chất lượng là vấn đề cần quan tâm. Trong đề tài của mình em đã tìm hiểu về công tác Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy cùng với những nhận xét về công tác Kế toán chi phí tại Nhà máy. Với một số đề xuất của mình trong đề tài em hi vọng công tác tổ chức Kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Nhà máy sẽ tốt hơn. Tuy nhiên do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên chuyên đề của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy giáo hướng dẫn và của các cô, chú trong phòng Kế toán của Nhà máy để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo TS.Hoàng Tùng và các cô, chú trong phòng Kế toán của Nhà máy đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. PHỤ LỤC Bảng số1: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG NHÂN VIÊN QUẢN LÝ PHÂN XƯỞNG- THÁNG 10- NĂM 2006 ĐVT: đồng Họ và tên Tiền lương BHXH BHYT KPCĐ Tổng chi phí Cơ bản Thực nhận I.PX Liệu 1. Lê Văn An 2. Trần Ngọc Tú …… II. Phân xưởng Lò 1. Lê Văn Tâm ……… III.PX Thành phẩm 1.Hà Minh Trí ….. 707.000 623.000 …. 791.000 ….. 805.000 …. 1.902.573 1.525.104 …. 1.722.798 ….. 1.753.290 ….. 106.050 93.450 ….. 118.650 ... 120.750 ….. 14.140 12.460 …. 15.820 …. 16.100 ….. 38.050,74 30.502,08 …. 34.455,96 ….. 35.065,8 …. 2.060.777,74 1.661.516,08 ….. 1.891.723,96 ….. 1.925.205,8 ….. Cộng 14.077.549 629.738 83.965 261.551 15.052.803 Bảng số 2: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT DÙNG PHỤC VỤ SẢN XUẤT – QUÝ IV/ 2006 ĐVT: đồng TT Nội dung ĐVT Số lượng TK Nợ TK Có Số tiền 1 2 3 … Củi sấy Mỡ Dầu … tấn kg lít … 7,5 250 3.800 … 6272 6272 6272 …. 1523 1523 1523 …. 1.500.000 2.250.000 15.580.00 …… Cộng 172.936.995 Bảng số 3: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ CÔNG CỤ - DỤNG CỤ QUÝ IV/2006 ĐVT: đồng TT Tên CC- DC ĐVT Số lượng TK Nợ TK Có Số tiền 1. 2 3 … Áo quần bảo hộ lao động Cờ lê Rơ le nhiệt …. bộ cái cái … 10 11 2 … 6273 6273 6273 …. 153 153 153 … 928.000 54.000 1.020.000 …. Cộng 19.108.980 Bảng số 4: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI PHỤC VỤ SẢN XUẤT – QUÝ IV /2006 Chứng từ Nội dung Số tiền ( đồng) Số Ngày HĐ 20 HĐ 21 HĐ10 … 01/10 12/10 30/10 … Thuê ngoài sửa chửa Máy nghiền đá Tiền quấn mô tơ Tiền điện sản xuất tháng 10 ….. 30.850.000 440.000 2.000.000 …. Cộng 2.456.578.655 Bảng số 5: BẢNG TẬP HỢP CHI PHÍ BẰNG TIỀN PHỤC VỤ SẢN XUẤT QUÝ IV/ 2006 ĐVT: đồng Chứng từ Nội dung Số tiền Số Ngày PC 28 PC 30 PC 33 PC 36 ….. 10/10 15/10 22/10 30/10 ….. Thanh toán tiền pho to Tiền mua tài liệu Chi phí nấu nước phục vụ sản xuất Phân tích thử nghiệm xi măng …… 96.000 120.000 1.350.000 500.000 …… Cộng 29.592.000 Tài liệu tham khảo 1.Kế toán quản trị Tác giả: Th.S Hồ Văn Nhàn – Th.S Nguyễn Thị Lãnh – Khoa Kế toán Trường ĐH Duy Tân 2. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống kê Tác giả: Tập thể tác giả khoa kế toán- kiểm toán trường ĐH Quốc gia TP HCM, năm 2006 3. Kế toán quản trị. Lý thuyết căn bản và nguyên tắc ứng dụng trong quyết định kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2003 Tác giả: Nguyễn Tấn Bình 4. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Nhà xuất bản Tài chính Tác giả: Th.s Nguyễn Phú Giang ĐH Thương Mại, năm 2003 5. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Tài chính Tác giả: Trường ĐH Tài chính - kế toán Hà Nội 6. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản Thống kê Tác giả: Th.s Huỳnh Lợi- Th.s Nguyễn Khắc Tâm- TS. Võ Văn Nhị Trường ĐH kinh tế TP HCM, năm 2001 7. Kế toán quản trị doanh nghiệp. Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội- 1998 Tác giả: PGS.PTS. Đặng Văn Thanh, PTS Đoàn Xuân Tiến 8. Kế toán chi phí. Nhà xuất bản Thống kê Tác giả: Trường ĐH Kinh tế TP HCM, năm 2001 9. Hướng dẫn tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê, năm1998. Tác giả: PTS. Phạm Văn Dược 10.Kế toán quản trị, năm 2006 Tác giả: PTS. Phạm Văn Dược NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18023.doc
Tài liệu liên quan