Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tăng số lượng chồi cây chè ở giai đoạn thu hoạch

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KĨ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC ------000----- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG THỰC VẬT ĐỂ TẠO CHỒI CÂY CHÈ Ở GIAI ĐOẠN SAU THU HOẠCH Chuyên ngành: Công Nghệ Sinh Học Mã số ngành: 111 GVHD : Th.S. Trịnh Thị Lan Anh SVTH : Nguyễn Thái Sơn MSSV : 105111055 Tp.HCM, tháng 7 năm 2010 HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN THÁI SƠN MSSV: 105111055 NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC LỚP: 05DSH CỘNG HÒA XÃ HỘI

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2566 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tăng số lượng chồi cây chè ở giai đoạn thu hoạch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC ------------000------------ KHOA: MT & CNSH BỘ MÔN: CÔNG NGHỆ SINH HỌC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KTCN TPHCM NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp: “Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè ở giai đoạn sau thu hoạch”. 2. Nhiệm vụ: Thế kỉ 20 là thế kỉ của “ công nghệ sinh học” bởi ngay từ những thập niên đầu tiên của thế kỉ này nhân loại đã được chứng kiến những khám phá mang tính đột biến của chúng. Đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp với cuộc cách mạng xanh đã mang lại cho con người một lượng lương thực khổng lồ. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dần dần được định dạng và sản xuất trên quy mô công nghiệp. Nhờ có chất điều hòa sinh trưởng mà con người đã chủ động hơn trong sản xuất, con người có thể can thiệp vào đời sống sinh lí của thực vật bắt chúng phải phục vụ các nhu cầu đa dạng của con người. Trong đề tài này chúng tôi quan tâm đặc biệt đến 3 chất điều hòa sinh trưởng Auxin(NAA), cytokinin(BAP), gibbereline(GA3) và ứng dụng chúng vào việc sản xuất PHÂN BÓN LÁ đặc hiệu cho cây chè nhằm mục đích tăng số lượng búp thu hoạch được đồng thời rút ngăn thời gian phát sinh chồi.Bước đầu đã thu được những kết quả khả quan: + Tỉ lệ tối ưu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong quá trình phát sinh chồi là: NAA: 1mg/l, BAP: 10mg/l, GA3: 2mg/l + Tỉ lệ phối hợp tối ưu của auxin/cytokinin trong quá trình tạo chồi là : 1/10 + Năng xuất thu hoạch mỗi vụ tăng trung bình 20-30%, mỗi năm có thể tăng thêm một lứa thu hoặch. 3. Ngày giao Đồ án tốt nghiệp: ngày 5 tháng 4 năm 2010. 4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 28 tháng 6 năm 2010. 5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn Th.S. Trịnh Thị Lan Anh toàn bộ Đồ án Nội dung và yêu cầu LVTN đã được thông qua Bộ môn. Ngày 5 tháng 7 năm 2010 CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Trịnh Thị Lan Anh PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN Người duyệt (chấm sơ Bộ):…………………………………. Đơn vị:……………………………………………………… Ngày bảo vệ:…………………………………………………. Điểm tổng kết:………………………………………………. Nơi lưu trữ Đồ án tốt nghiệp:………………………………… LỜI CẢM ƠN Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Kĩ Thuật Công Nghệ TP Hồ Chí Minh cùng các Quý Thầy Cô Khoa Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt quãng thời gian theo học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn cô – Th.S. Trịnh Thị Lan Anh đã tân tình hướng dẫn bảo ban em trong quá trình thực hiện Đồ án tốt nghiệp. Xin trân thành cảm ơn công lao to lớn của bố mẹ đã không quản gian nan vất vả nuôi dưỡng con nên người. Xin gửi lời cảm ơn tha thiết nhất đến tập thể lớp 05 DSH, những người bạn tốt, những người đồng hành cùng tôi trong 4 năm qua. Và cuối cùng tôi xin có lời cám ơn sâu sắc đến Ban Giám Đốc cùng toàn thể các nhân viên của Công Ty TNHH SX – TM Long Phú đã ủng hộ giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực tập và thực hiện Đồ án tốt nghiệp này. Vì đây cũng là lần đầu tiên em tham gia nghiên cứu khoa học, một lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên môn cao cùng với tính kiên nhẫn tỉ mỉ do đó không thể tránh khỏi những sai xót nhầm lẫn mong Quý Thầy Cô trong hội đồng chấm bảo vệ Đồ án cùng bạn đọc tham gia góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn và có khả năng ứng dụng rộng rãi hơn. TP. HCM, tháng 7 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thái Sơn MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 1.4. Giới hạn của đề tài 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ 3 2.1.1. Giá trị của cây chè trong nền kinh tế quốc dân 3 2.1.2. Thị trường chè 4 2.1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới 6 2.1.4. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam 7 2.1.5. Đặc điểm hình thái của cây chè 8 2.1.5.1. Nguồn gốc 8 2.1.5.2. Phân loại 9 2.1.6. Đặc điểm hình thái học và sinh vật học của cây chè 13 2.1.7. Đặc điểm sinh trưởng sinh sản của cây chè 19 2.1.8. Khái niệm về phát dục các thể của cây chè 21 2.1.8.1. Tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây 21 2.1.8.2. Chu kỳ phát dục hàng năm 22 2.1.9. Đặc tính sinh hóa của chè 22 2.1.10. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 27 2.1.11. Cơ sở khoa học của việc bón phân cho chè 30 2.2. TỔNGQUAN VỀ CÁC CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG CÂY TRỒNG 30 2.2.1. Auxin 31 2.2.1.1. Lịch sử phát hiện ra auxin 32 2.2.1 .2. Phân loại và cấu tạo 33 2.2.1.3. Tính chất sinh lý của auxin 35 2.2.1.4. Cơ chế tác dụng của auxin lên sự sinh trưởng của cây 39 2.2.1.5. Quá trình tổng hợp và phân giải Auxin trong cây trồng 40 2.2.2. Cytokinin 41 2.2.2.1. Lịch sử hình thành 41 2.2.2.2. Phân loại 42 2.2.2.3. Tính chất sinh lý 43 2.2.2.4. Quá trình tổng hợp và phân hủy cytokinin trong cây trồng 45 2.2.3. Gibberelin 46 2.2.3.1. Lịch sử 46 2.2.3.2. Về mặt hóa học 47 2.2.3.3. Phân loại 47 2.2.3.4. Chức năng 48 2.2.3.5. Gibberellin trong cây trồng 50 2.2.4. Các chất ức chế tăng trưởng 50 2.2.4.1. Các chất có nguồn gốc phenol 50 4.2. Acid abscisic 51 2.2.5. Ethylene 52 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 53 3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài 53 3.2. Vật liệu 53 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu 53 3.2.2. Trang thiết bị, máy móc, dụng cụ và hóa chất 53 3.2.3. Bố trí thí nghiệm 55 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 60 4.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch. 60 4.2.Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp vớiNAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch 71 4.3. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên thời gian hình thành chồi và số lượng chồi chè thu hoạch. 82 4.4. Kết luận 88 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91 5.1 Kết luận 91 5.2. Kiến nghị 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ATP: Adenosine triphosphate BAP: 6-benzyl-aminopurine GA3: gibberellin A3 MAP: mononamonium photphat NAA: α-Naphthalene acetic acid OPEC: Organization of Petroleum Exporting Countries. SA: sunphatamon USD: United States dollar DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Sự thay đổi hàm lượng cafein dưới tác dụng của việc bón phân 25 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên sự tạo chồi chè 56 Bảng 3.2. Khối lượng các chất trong quá trình pha trộn các nghiệm thức 57 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ auxin/cytokinin lên quá trình tạo chồi chè 57 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian tạo mới chồi chè. 61 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày 66 Bảng 4.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè. 72 Bảng 4.4. Số lượng búp chè thu hoạch ở các ngiệm thức thí nghiệm sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm (ở giai đoạn thu hoạch). 77 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp lên cây chè đến thời gian hình thành chồi. 82 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến thời gian hình thành chồi. 83 Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp lên cây chè đến thời gian hình thành chồi. 86 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến số lượng chồi thu hoạch. 86 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Cây chè trung quốc lá nhỏ 10 Hình 2.2. Cây chè shan 11 Hình 2.3. Cây chè Ấn Độ 12 Hình 2.4. Thân và cành cây chè 13 Hình 2.5. Mầm đỉnh của cây chè 15 Hình 2.6. Mầm nách của cây chè 15 Hình 2.6. Mầm nách của cây chè 17 Hình 2.7. Lá của cây chè 31 Hình 2.8. Auxin 32 Hình 2.9. Bao lá mầm của cây nhạy cảm với ánh sáng 32 Hình 2.10. Sự hình thành và phân bố chất Auxin ở đỉnh mầm 33 Hình 2.11. Cấu trúc IBA 33 Hình 2.12. Cấu trúc IAA 33 Hình 2.13. Cấu trúc không gian của IAA 33 Hình 2.14. Cấu trúc của 4-CI-IAA 34 Hình 2.15. Cấu trúc của PAA 34 Hình 2.16. Cấu trúc IBA 34 Hình 2.17. Cấu trúc 2,4-D 35 Hình 2.18. Cấu trúc α-NAA 35 Hình 2.19. Cấu trúc 2-Methoxy-3,6-dichlorobenzoic acid (dicamba) 35 Hình 2.20. Cấu trúc 2,4,5-T 36 Hình 2.21. Quá trình giãn nở của tế bào dưới tác động của auxin 37 Hình 2.22. Tính hướng địa của cây 37 Hình 2.23.Tính hướng ánh sáng của cây 38 Hình 2.24. Khi cắt bỏ chồi ngọn hoặc rễ chính thì chồi bên, rễ bên được giải phóng khỏi ức chế và lập tức sinh trưởng 39 Hình 2.25. Auxin tác động tạo quả không hạt 40 Hình 2.26. Quá trình tổng hợp auxin trong cây trồng 41 Hình 2. 27. Sơ đồ quá trình thủy phân auxin 41 Hình 2.28. Sơ đồ quá trình trao đổi chất của auxin trong cây 42 Hình 2.29. Cấu trúc 6 furfuryl-aminopurine 42 Hình 2.30. Cấu trúc 6-benzyl-aminopurine 43 Hình 2.31. Cấu trúc của một số cytokinin thường gặp 43 Hình 2. 32. Phát triển do có cytokinin (a); Đột biến thiếu cytokinin (do thừa cytokinin oxydase) (b). 44 Hình 2.33. Cơ chế tác động của cytokinin 44 Hình 2.34. Tác dụng kìm hãm quá trình thoái hóa của cytokinin (a) Có cytokinin; (b) Không có cytokinin 45 Hình 2.35. Tác dụng đối kháng tính ưu thế chồi non của cytokinin 45 Hình 2.36. Quá trình chuyển hóa qua lại của các cytokinin 46 Hình 2.37. Quá trình phân giải cytokinin trong cây trồng 47 Hình 2.38. Kauren (hợp chất trung gian của GA ) 48 Hình 2.39. Cấu trúc của môt số gibbereline 48 Hình 2.40. Tác dụng kì diệu của gibberelin 49 Hình 2.41. Tác dụng của gibberelin lên sự ra hoa 49 Hình 2.42. Tác dụng của gibbereline tạo quả không hạt 50 Hình 2.43. Tác dụng gibberelin trong việc thức tỉnh chồi non 53 Hình 3.1. Bãi chè thực hiện thí nghiệm trước khi thu hái. 58 Hình 3.2. Cây chè sau khi thu hoạch dùng để tiến hành thí nghiệm. 62 Hình 4.1. Các chồi non hình thành ở nghiệm thức A3 64 Hình 4.2. Chồi non biến dị hình thành ở nghiệm thức A9 và nghiệm thức A10 68 Hình 4.3. Cây chè ở giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức A3 76 Hình 4.4. Cây chè đến giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức B3. 79 Hình 4.5. Các búp chè ở giai đoạn thu hoạch của nghiệm thức B10 80 Hình 4.6. Rau cháy lá do chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở nồng độ cao 89 Hình 4.7. Cây chè sau khi xử lý chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ cao vẫn bình thường 89 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên thời gian tạo mới chồi chè 61 Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của việc thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng độ cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày 67 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày 72 Biểu đồ 4.4. Thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày phun thí nghiệm chế phẩm phối trộn chất điều hòa sinh trưởng thực vật với chất nền NPK. 73 Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm 77 Biểu đồ 4.6. So sánh thời gian hình thành chồi ở thí nghiệm phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK 83 Biểu đồ 4.7. So sánh số lượng chồi thu hoạch ở thí nghiệm phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK 87 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Chè là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao được trồng ở Việt Nam từ rất lâu đời. Bộ phận sử dụng của chè là lá chè và đặc biệt là lá ở các búp non. Trong thành phần của lá chè có chứa rất nhiều các chất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là các tanin, ankaloit, cafein giúp người uống có cảm giác sảng khoái tỉnh táo hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi. Thói quen uống trà đã ngày càng phổ biến hơn không chỉ ở những người lớn tuổi mà ngay cả ở lớp trẻ, không chỉ ở các nước Châu Á mà ngay cả ở các nước Châu Âu (các nước phát triể ). Ngày nay người ta quan tâm rất nhiều đến thức uống có lợi cho sức khỏe. Các loại nước uống đơn thuần chỉ để giải khát như cocacola hay pepsi đã dần dần được thay thế bằng các loại nước uống có lợi cho sức khỏe có nguồn gốc từ trà xanh như “trà xanh 0o” hay “ C2 ”. Do đó nhu cầu về chè là vô cùng lớn. Mặc dù có đủ điều kiện cần thiết để phát triển cây chè nhưng trên thực tế tổng kết cho thấy sản lượng chè chúng ta sản xuất ra rất khiêm tốn chỉ đủ để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu một ít ra nước ngoài. Nguyên nhân đơn giản vì chúng ta chưa tâm huyết với cây chè, nhà nước chưa quan tâm đúng mức tới loại cây rất kinh tế này. Chúng ta vẫn chỉ dừng lại ở phương thức sản xuất thủ công tự phát và chủ yếu vẫn đang sản xuất theo kiểu kinh tế gia đình nhỏ lẻ không tập trung, chưa ứng dụng phát triển của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất. Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ sinh học, đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh vực nông nghiệp, các nhà khoa học đã nghiên cứu đã và sản xuất ra các loại phân bón tốt, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đã được tinh sạch hơn và bước đầu được áp dụng trên cây chè. Tuy có rất nhiều các lợi thế để phát triển cây chè nhưng Việt Nam vẫn chưa được xếp vào các nước xuất khẩu chè trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ… Vì vậy việc ứng dụng được những tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tế sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Để tìm hiểu về tác động của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật lên sự tạo chồi ở cây chè ngoài đồng ruộng nhằm tăng số lượng búp chè thu hoạch, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Ứng dụng một số chất điều hòa sinh trưởng thực vật để tạo chồi cây chè ở giai đoạn sau thu hoạch”. Mục đích của đề tài Quá trình phát triển của cây chè trải qua rất nhiều giai đoạn, để tạo ra được một lứa chè ngon năng xuất cần đầu tư nhiều công đoạn chăm sóc. Sản phẩm thu hoạch của chè là lá đặc biệt là các búp non, do vậy để có được năng xuất cao cần phải tăng số lượng chồi non hình thành và rút ngắn thời gian tạo chồi. Do vậy, chúng tôi đã sử dụng 3 loại chất điều hòa sinh trưởng là auxin (NAA), cytokinin (BAP), gibbereline (GA3) áp dụng trên đối tượng là cây chè nhằm tăng số lượng chồi, cụ thể: - Tìm được nồng độ tối ưu của các chất như auxin, cytokinin và gibbereline trong sự tạo chồi mới ở cây chè sau giai đoạn thu hoạch và rút ngắn thời gian thu hoạch của một lứa chè nhằm tăng số lần thu hoạch chè trong một năm. - Tìm ra được tỉ lệ phối hợp auxin và cytokinin tối ưu trong sự tạo chồi. 1.3. Yêu cầu của đề tài – Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phải được mua ở nơi đáng tin cậy, có độ tinh khiết cao ít chứa tạp chất. – Quá trình pha chế, phối hợp phải đảm bảo độ chính xác đúng kĩ thuật để đảm bảo độ tin cậy của thí nghiệm. – Các thao tác thực hiện phải đúng yêu cầu kĩ thuật, quá trình thu nhận kết quả phải tỉ mỉ cận thận đảm bảo tính khách quan, khoa học. 1.4. Giới hạn của đề tài Vì thời gian thực hiện đề tài có hạn chỉ kéo dài trong khoảng 3 tháng nên đề tài này chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu trên cây chè Thái Nguyên, giống chè cành 777 (một giống chè ngon đặc sản có giá trị cao). Thời gian nghi nhận số liệu sau khoảng 10 ngày kể từ khi phun các chất điều hòa. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÈ 2.1.1. Giá trị của cây chè trong nền kinh tế quốc dân 2.1.1.1. Giá trị sử dụng Chè là thức uống lí tưởng có nhiều giá trị về dược liệu. Hỗn hợp Tanin chứa trong chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn… Theo M.N. Zaprometop thì Catechin của chè có tác dụng làm thông các mao mạch. Cafein và một số hợp chất Alkaloit khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích vỏ đại não làm cho hệ thần kinh thêm minh mẫn, nâng cao tinh thần làm việc, giảm mệt nhọc khi công việc căng thẳng. Chè chứa nhiều vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, PP và nhiều nhất là vitamin C. Các chất này có tác dụng quan trọng đối với đời sống con người, đặc biệt gần đây nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Nhật Bản cho thấy uống chè xanh có tác dụng chống phóng xạ và ung thư da. Các nhà nghiên cứu đến từ trường Đại học Western, nước Úc đã thí nghiệm trên chuột cho thấy dầu của cây chè có thể ngăn chặn sự phát triển của các khối u trên da.(07/2010). Hiện nay chè là thức uống phổ biến không chỉ là uống chè đơn thuần mà là chế biến ra các dạng thực phẩm, nước uống từ chè. Nhu cầu tiêu thụ chè tỉ lệ thuận với tốc độ phát triển công nghiệp vì thế chè ngày càng được sử dụng với nhu cầu lớn, điển hình như khả năng tiêu thụ ở một số nước G8 và OPEC. 2.1.1.2. Giá trị kinh tế Chè là cây công nghiệp lâu năm, có chu kì kinh tế dài nhưng nhanh cho sản phẩm thu hoạch. Đảng và Nhà nước ta coi cây chè là cây xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh lẻ. Trồng chè còn thu hút một lực lượng lao động đáng kể, góp phần giải quyết việc làm, là một trong những cây có giá trị cao ở trung du miền núi phía bắc và tây nguyên góp phần thúc đẩy trung du và miền núi có điều kiện hòa hợp với miền xuôi về kinh tế, văn hóa và xã hội. Chè là cây trồng dễ áp dụng rộng rãi vào các loại hình kinh tế, đặc biệt là kinh tế trang trại. Trồng chè sẽ mở rộng diện tích canh tác ở các vùng cao, góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc tạo sự ổn định cân bằng sinh thái vùng. Ở nước ta, chè là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng. Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 1999 khoảng 50 triệu USD. Những tháng đầu năm 2010 tình hình xuất khẩu chè đã tăng đột biến. Như vậy, hai quý đầu năm, toàn ngành xuất khẩu được 60 nghìn tấn, kim ngạch 80 triệu USD, tăng 25% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Theo Vitas, kim ngạch xuất khẩu chè tăng là do thời gian qua, giá chè xuất khẩu của nước ta tăng lên 1.340 USD/tấn, cao nhất từ trước tới nay. 2.1.2. Thị trường chè 2.1.2.1. Thị trường thế giới (xuất khẩu) Khu vực trung Cận Đông là vùng sử dụng chè nhiều nhất vì khu vực đạo Hồi cấm các thức uống có cồn, ít uống café. Với Iraq chúng ta đã xuất khẩu năm cao nhất là 6.600 tấn, với Iran chỉ nhập các loại chè đen cao cấp 3000-3500 tấn/năm, với mức giá 1400-1550 USD/tấn. Với LiBi và Giocdani chúng ta đã và đang xuất khẩu các loại chè tốt với bao bì thành phẩm 100-500g/hộp các tông giá từ 1800-1900 USD/tấn. Khu vực Châu Âu, chủ yếu là Đông Âu đã nhập chè của nước ta gần 40 năm nay với các loại chè đen, có năm đến 12.000 tấn giá 1200-1450 USD/tấn, chè xanh từ 2000-3000 tấn, giá khoảng 1800-1900 USD/tấn. Tây Âu, nhất là nước Anh có năm nhập 2000 tấn. Thị trường Mỹ tiêu thụ các loại chè xanh cao cấp với bao bì đẹp, giá từ 3000-6000 USD/tấn, chè đen từ 1150-1550 USD/tấn. Thị trường Châu Á như Pakistan, Singapore, Nhật Bản và Đài Loan nhập chè xanh năm cao nhất 4000 tấn, giá từ 800-4500 USD/tấn. Năm 1999 Việt Nam đã xuất khẩu 35.000-37.000 tấn vượt so với chỉ tiêu 5.000-7.000 tấn. Năm 1999 là năm thứ 3 liên tiếp xuất khẩu chè Việt Nam tăng mạnh, chỉ trong vòng 2 năm đã từ hơn 3 vạn tấn lên gần 4 vạn tấn, nâng thị phần chè Việt Nam từ 1,7 % những năm 1995 lên 3,2-3,4 % các năm 1997-1998 và hiện nay là 4 %. Cả nước hiện nay có 102 đầu mối xuất khẩu chè trong đó tổng công ty chè Việt Nam chiếm 46.5 % về giá trị tổng kim ngạch 50 triệu USD. Tỉ trọng các thị trường trên tổng số 42.145 tấn chè xuất khẩu được chia ra như sau: + Châu Á và trung Cận Đông 36.226 tấn = 85,35% (20 nước) trong đó: Iraq : 16.412 tấn Đài Loan : 9.071 tấn Pakistan : 2091 tấn Singapore : 1617 tấn Nhật Bản : 998 tấn Hồng Kông : 888 tấn + Châu Âu 7044 tấn = 16,54 % (13 nước), trong đó: Nga : 1547 tấn Anh : 899 tấn Hà Lan : 818 tấn Đức : 755 tấn + Hoa Kỳ, Canada – 1161 tấn = 2,57% trong đó: Canada : 585 tấn Hoa Kỳ : 576 tấn + Nam Mỹ và Châu Úc 71 tấn + Các nước Châu Phi và các nước khu vực khác 42 tấn Thời gian gần đây chúng ta có nhiều nước là thị trường mới như Áo, Bỉ, Lúc Xăm Bua, Séc, Tây Ban Nha, Panama, Paragoay… 2.1.2.2. Thị trường trong nước (nội tiêu) Chè tiêu thụ trong nước khoảng 20.000tấn/năm, chè xanh, chè hương được chế biến theo phương pháp thủ công và bán cơ giới do tư thương kinh doanh là chủ yếu. Giá chè nội tiêu không ổn định và thường cao hơn giá chè xuất khẩu. Giá chè nội tiêu thường tăng đột biến vào các dịp lễ, tết. Thị trường trong nước hiện nay với hơn 80 triệu dân theo dự toán tương lai sẽ có khoảng 100 triệu dân. Bình quân các nước uống chè nhiều như Anh, Mỹ, Nga là khoảng 4,3kg/người/năm. Nếu Việt Nam chỉ ước tính bình quân là 0,5kg/người/năm thì nhu cầu sẽ là 40.000-50.000 tấn/năm. Xu hướng sử dụng chè nội tiêu hiện nay đòi hỏi chè chất lượng cao, thể hiện ở các thành phố, thị trấn, thị xã và khu công nghiệp vì thế vấn đề đặt ra cho các nhà sản xuất chè nội tiêu là chú ý đến công nghệ chế biến nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 2.1.3. Tình hình sản xuất chè trên thế giới Chè là cây công nghiệp dài ngày được trồng nhiều ở hơn 30 nước trên thế giới và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 1995 diện tích trồng chè toàn cầu là 2.500.000 ha, sản lượng 2.590.000 tấn khô, năng xuất bình quân 5,5 tấn tươi/ha. Trong 30 năm qua sản xuất chè trên thế giới phát triển nhanh, diện tích tăng 1.200.000 ha, bình quân mỗi năm tăng 40.000 ha, sản lượng tăng 1.580.000 tấn, bình quân mỗi năm tăng 52.000 tấn khô. Sản xuất chè trên thế giới tập trung ở một số nước chủ yếu sau: + Trung Quốc: Nghề trồng chè ở Trung Quốc có lịch sử lâu đời, cây chè được phân bố ở phạm vi địa lý rất rộng từ 18- 35 độ vĩ Bắc và 99-122 độ kinh Đông. Điều kiện tự nhiên khí hậu Trung Quốc rất thích hợp cho việc trồng chè. Chế độ nhiệt hàng năm ở các vùng trồng chè khoảng 15-18oC, lượng mưa hàng năm trên 1000 mm. Diện tích trồng chè Trung Quốc hiện nay khoảng 1,2 triệu ha với sản lượng khoảng 680.400 tấn. + Ấn Độ: Ấn Độ bắt đầu trồng chè vào khoảng năm 1834-1840, do điều kiện thích hợp và ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, cơ giới hóa ngành chè vì vậy Ấn Độ đang đứng đầu trên thế giới về xuất khẩu chè. Sản lượng chè Ấn Độ năm 1999 đạt 805.612 tấn. Chè ở Ấn Độ tập trung ở hai vùng rõ rệt, vùng phía bắc chè tập trung ở các bang Atxam, Kachar, Duvars và Darjiling. Atxam và Darjiling là hai khu vực chè nổi tiếng trên thế giới. Vùng chè ở phía nam tập trung ở hai bang Kerala và Madras. + Srilanca: Srilanca bắt đầu trồng chè vào khoảng năm 1837-1840 nhưng thực sự phát triển mạnh từ năm 1867-1873. Chè Srilanca tập trung ở các tỉnh miền trung, miền tây và tây bắc. Chế độ nhiệt trung bình 18-19oC lượng mưa dưới 1860 mm. Sản lượng chè năm 1999 đạt khoảng 283.716 tấn. + Nhật Bản: Nhật Bản là nước đầu tiên nhập giống chè từ Trung Quốc (năm 805-814), chè trồng tập trung ở giữa 35-38 vĩ độ Bắc. Một số ít diện tích trồng ở 40 vĩ độ Bắc. Chè Nhật Bản trồng chủ yếu ở nơi đất bằng, độ cao so với mặt biển không quá 80-100m, khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, lượng mưa tương đối lớn 2150 mm/năm. Sản phẩm chè chủ yếu là chè xanh, giống trồng chủ yếu Yabukita, Merỵaku, Youkon và Gurikha. + Indonesia: Bắt đầu trồng chè từ thể kỉ 19. Chè được trồng tập trung ở miền tây đảo Java nơi có độ cao so với mặt nước biển 2300m, ở miền đông bắc và nam Xumatra có độ cao so với mặt biển 900m. Cả 2 đảo này nằm trong vùng nhiệt đới, lượng mưa hàng năm 2500-4000mm, phân bố đồng đều, vì vậy chè được thu hoạch quanh năm, năng xuất cao, bình quân lớn hơn 9 tấn/ha. Sản phẩm chế biến chủ yếu là chè đen. 2.1.4. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam Ở Việt Nam cây chè có từ lâu đời, uống chè trở thành nhu câu thiết yếu hàng ngày của nhân dân ta. Với đất đai khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây chè, Việt Nam là một trong 7 vùng chè cổ xưa của thế giới. Chất lượng chè búp tươi ở một số vùng trong nước không thua kém các nước sản xuất và xuất khẩu nhiều như Ấn Độ, Trung Quốc và Srilanca… Đến hết năm 1999 dự tính chè cả nước có 82.000 ha, trồng mới được 4900 ha, năng xuất chè búp tươi đạt 4,32 tấn/ha. Tổng sản lượng chè các loại đạt 60.000 tấn, trong đó tiêu dùng trong nước đạt 18.000 tấn, xuất khẩu 42.000 tấn. Sự phát triển của nghành chè rất quan trọng đảm bảo cung cấp chè đủ uống cho nhân dân, đồng thời xuất khẩu đạt 50 triệu USD (năm 1999) và giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái ở nhiều địa phương. Cây chè được trồng chủ yếu ở vùng trung du phía bắc và tây nguyên. Người trồng chè chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Việc phát triển cây chè cùng với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp chế biến thời gian qua đã giải quyết việc làm cho hơn 20 vạn lao động, ổn định đời sống cho hơn 10 vạn hộ gia đình, tạo ra trung tâm công nghiệp dịch vụ gắn với nông nghiệp góp phần cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các tỉnh trung du miền núi và tây nguyên. 2.1.5. Đặc điểm hình thái của cây chè 2.1.5.1. Nguồn gốc Nhiều công trình nghiên cứu và khảo sát trước đây cho rằng nguồn gốc của cây chè là vùng cao nguyên Vân Nam Trung Quốc, nơi có khí hậu ẩm ướt và ấm. Theo các tài liệu của Trung Quốc thì cách đây khoảng 4.000 năm, người Trung Quốc đã biết dùng chè để làm dược liệu và sau đó mới dùng để uống. Cũng theo các nguồn tài liệu này thì vùng biên giới Tây Bắc nước ta nằm trong vùng nguyên sản của giống chè tự nhiên trên thế giới. Năm 1823 R.Bruce phát hiện được những cây chè dại, lá to ở vùng Atxam (Ấn Độ), từ đó các học giả người Anh cho rằng nguyên sản của cây chè là ở Ấn Độ chứ không phải là ở Trung Quốc. Trong tất cả các tài liệu gần đây hầu như không thấy có sự nhất quán về nơi xuất xứ của cây chè. Chúng ta biết rằng muốn xác định vùng nguyên sản của một cây trồng cần căn cứ vào những điều kiện tổng hợp, trong đó cây dã sinh chỉ là một điều kiện mà điều chủ yếu cần xét đến tập quán sử dụng, lịch sử trồng trọt và tình hình phân bố các loại hình sản xuất có quan hệ tới cây trồng đó. Những công trình nghiên cứu của Đjêmukhatze (1961 - 1976) về phức catechin của lá chè từ các nguồn gốc khác nhau, so sánh về thành phần các chất catechin giữa các loại chè được trồng trọt và chè mọc hoang dại đã nêu lên luận điểm về sự tiến hóa sinh hóa của cây chè và trên cơ sở đó xác minh nguồn gốc cây chè. Đjêmukhatze kết luận rằng: những cây chè mọc hoang dại từ cổ xưa, tổng hợp chủ là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat, ở chúng phát triển chậm khả năng tổng hợp (-) epigalo catechin và các galat của nó để tạo thành (+) galocatechin. Nghiên cứu các cây chè dại ở Việt Nam cho thấy chúng cũng tổng hợp chủ yếu là (-) - epicatechin và (-) - epicatechin galat (chiếm 70% tổng số các loại catechin). Khi di thực những cây chè dại này lên phía Bắc, với các điều kiện khắc nghiệt hơn về khí hậu, chúng sẽ thích ứng dần với các điều kiện sinh thái bằng cách có thành phần catechin phức tạp hơn, cùng với sự tạo thành (-) epigalocatechin và các galat của nó. Điều này có nghĩa là sự trao đổi chất ở đây hướng về phía tăng cường quá trình hydroxyl hóa và galin hóa. Từ những biến đổi sinh hóa này của lá các cây chè mọc hoang dại và cây chè được trồng trọt chăm sóc, cho phép đi tới một kết luận mới "Nguồn gốc của cây chè chính là ở Việt Nam". Hiện nay chè được phân bố khá rộng trong những điều kiện tự nhiên rất khác nhau từ 30 độ vĩ Nam (Natan - Nam Phi) đến 45 độ vĩ Bắc (Gruzia - Liên Xô) là những nơi có điều kiện tự nhiên khác rất xa vùng nguyên sản. Chè được trồng ở Nhật Bản năm 805 - 814, Indonesia 1684, Liên Xô 1833, Xrilanca 1837 - 1840, Ấn Độ 1834 -1840 và Tasmania (Châu đại dương) năm 1840. Những thành tựu gần đây của các nhà nông học Liên Xô cũng như một số nước khác đã tạo ra nhiều giống chè mới có khả năng thích ứng trong những điều kiện khí hậu khác nhau mở ra nhiều triển vọng cho sự nghiệp trồng chè trên thế giới. 2.1.5.2. Phân loại Cây chè nằm trong hệ thống phân loại thực vật như sau: - Ngành : hạt kín (Angiospermae) - Lớp : song tử diệp (Dicotyledonae) - Bộ : chè (Theales) - Họ : chè (Theaceae) - Chi : chè Camellia (Thea) - Loài : Camellia sinensis (Thea sinensis). Tên khoa học của cây chè được nhiều nhà khoa học công nhận là: Camellia sinensis (L) O. Kuntze và có tên đồng nghĩa là: Thea sinensis L. Chú thích: Năm 1753 Linê đặt tên khoa học cho cây chè là Thea sinensis, sau đó lại đặt tên là Camellia sinensis. Sau Linê có nhà thực vật học xếp cây chè thuộc chi Thea, có tác giả khác xếp cây chè thuộc chi Camellia. Tên khoa học của cây chè được viết là Thea sinensis hoặc Camellia sinensis. Hơn một trăm năm, tên khoa học của cây chè vẫn là một vấn đề tranh luận. Từ trước cho tới nay có 20 cách đặt tên khoa học cho cây chè. Diễn biến chủ yếu như sau: + Năm 1807 f. Sims. Thea sinensis Sims. + 1822 H.F. Link. Camellia sinensis Link. + 1854 W. Griffim. Camellia theifera Griff. + 1874 D. Brandis. Camellia thea Brandis. + 1874 W. T. T. Dyer. Camellia theifera Dyer. + 1908 G. Watt. Camellia thea (Link) Brandis. + 1919 C. P. Cohen Stuart. Camellia thiefera (Griff) Dyer. + 1933 C. R. Harler. Thea sinensis (L) Sims. + 1956 C. R. Harler. Camellia sinensis (L) O. Kuntze. - Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá... - Cơ quan sinh sản: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái. - Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định. Dưới đây giới thiệu phân loại của Cohen Stuart (1919). Cách phân loại này được nhiều người chấp nhận. Tác giả chia Camellia sinensis L. làm 4 thứ (varietas): 2.1.5.2.1. Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea) Hình 2.1. Cây chè trung quốc lá nhỏ Đặc điểm: Cây bụi thấp phân cành nhiều. Lá nhỏ, dày nhiều gợn sóng, màu xanh đậm, lá dài 3,5 - 6,5cm. Có 6 - 7 đôi gân lá không rõ, răng cưa nhỏ, không đều. Búp nhỏ, hoa nhiều, năng suất thấp, phẩm chất bình thường. Khả năng chịu rét ở độ nhiệt -12oC đến -15oC. Phân bố chủ yếu ở miền đông, đông nam Trung Quốc, Nhật Bản v._.à một số vùng khác. 2.1.5.2.2. Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. macrophylla) Đặc điểm: Thân gỗ nhỡ cao tới 5m trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên. Lá to trung bình chiều dài 12 - 15 cm, chiều rộng 5 - 7 cm, màu xanh nhạt, bóng, răng cưa sâu không đều, đầu lá nhọn. Có trung bình 8 - 9 đôi, gân lá rõ. Năng suất cao. Phẩm chất tốt. Nguyên sản ở Vân Nam, Tứ Xuyên (Trung Quốc). 2.1.5.2.3. Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan) Hình 2.2. Cây chè shan Đặc điểm: Thân gỗ, cao từ 6 đến 10m. Lá to và dài 15 - 18cm màu xanh nhạt, đầu lá dài, răng cưa nhỏ và dày. Tôm chè có nhiều lông tơ, trắng và mịn trông như tuyết, nên còn gọi là chè tuyết. Có khoảng 10 đôi gân lá. Có khả năng thích ứng trong điều kiện ấm ẩm, ở địa hình cao, năng suất cao, phẩm chất thuộc loại tốt nhất. Nguyên sản ở Vân Nam - Trung Quốc, miền bắc của Miến Điện và Việt Nam. 2.1.5.2.4. Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. atxamica) Hình 2.3. Cây chè Ấn Độ Đặc điểm: Thân gỗ cao tới 17m phân cành thưa. Lá dài tới 20 - 30cm, mỏng, mềm, thường có màu xanh đậm, dạng lá hình bầu dục, phiến lá gợn sóng, đầu lá dài. Có trung bình 12 - 15 đôi gân lá. Rất ít hoa quả. Không chịu được rét hạn. Năng suất, phẩm chất tốt. Trồng nhiều ở Ấn Độ, Miến Điện, Vân Nam (Trung Quốc) và một số vùng khác. Bốn thứ (varietas) chè trình bày trên đây đều có trồng ở Việt Nam, nhưng phổ biến nhất là hai thứ C. sinensis var. macrophylla và C. sinensis var. Shan. - Camellia sinensis var. macrophylla được trồng nhiều nhất ở các tỉnh trung du với các tên gọi của địa phương (tùy theo màu sắc của lá) như: Trung du lá xanh, Trung du lá vàng, v.v... Tỷ lệ trồng các giống chè trung du ở miền bắc đạt tới 70%. Năng suất búp trong sản xuất đại trà khi chè 5 - 19 tuổi thường đạt 4 - 5 tấn/ha. Các giống chè Trung du chịu được đất xấu, nhưng nhiều sâu hại: rầy xanh, bọ cánh tơ..., ở vùng cao thường bị bệnh phồng lá. Chè Trung du thường để chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt. - Camellisa sinensis var. Shan được trồng ở miền núi các tỉnh miền bắc và ở miền nam Tây Nguyên (Lâm Đồng). Ở mỗi địa phương có các giống khác nhau như: Shan Mộc Châu, Shan Tham Vè, Shan Trấn Ninh ... Năng suất búp thường đạt 6 - 7 tấn/ha. Búp chè có nhiều tuyết, dùng chế biến chè xanh, chè đen đều cho phẩm chất tốt nhưng thích hợp với chế biền chè xanh hơn. 2.1.6. Đặc điểm hình thái học và sinh vật học của cây chè 2.1.6.1. Thân và cành Hình 2.4. Thân và cành cây chè Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Do đặc điểm sinh trưởng và do hình dạng phân cành khác nhau, người ta chia thân chè ra làm ba loại: thân gỗ, thân nhỡ (thân bán gỗ) và thân bụi. Thân gỗ là loại hình cây cao, to, có thân chính rõ rệt, vị trí phân cành cao. Thân nhỡ hay thân bán gỗ là loại hình trung gian, có thân chính tương đối rõ rệt, vị trí phân cành thường cao khoảng 20 - 30cm ở phía trên cổ rễ. Đặc điểm của thân bụi là cây không có thân chính rõ rệt, tán cây rộng thấp, phân cành nhiều, vị trí phân cành cấp 1 thấp ngay gần cổ rễ. Trong sản xuất thường gặp loại chè thân bụi. Vì sự phân cành của thân bụi khác nhau nên tạo cho cây chè có các dạng tán: tán đứng thẳng, tán trung gian và tán ngang. Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành, trên cành chia làm nhiều đốt. Chiều dài của đốt biến đổi rất nhiều (từ 1 - 10cm) do giống và do điều kiện sinh trưởng. Đốt chè dài là một trong những biểu hiện giống chè có năng suất cao. Từ thân chính, cành chè được phân ra nhiều cấp: cành cấp 1, cấp 2, cấp 3... Hoạt động sinh trưởng của các cấp cành trên tán chè rất khác nhau. Theo lý luận phát dục giai đoạn thì những mầm chè nằm càng sát phía gốc của cây càng có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Còn những cành chè càng ở phía trên ngọn (mặt tán) thì càng có giai đoạn phát dục già, sức sinh trưởng yếu, khả năng ra hoa kết quả mạnh. Những cành chè ở giữa tán hoặc trên mặt tán, hoạt động sinh trưởng thường mạnh hơn các cành ở rìa tán và ở phía dưới tán. Thân và cành chè tạo nên khung tán của cây chè. Với số lượng càng thích hợp và cân đối ở trên tán, cây chè cho sản lượng cao. Vượt quá giới hạn đó, sản lượng không tăng và phẩm chất giảm xuống do búp mù nhiều. Tương quan giữa mật độ cành và sản lượng búp là một tương quan không chặt. Theo Bakhơtatje, hệ số tương quan giữa mật độ cành với sản lượng là r = 0,071. Trong sản xuất, cần nắm vững đặc điểm sinh trưởng của cành để áp dụng các biện pháp kỹ thuật đốn, hái hợp lý mới có thể tạo ra trên tán chè nhiều búp, đặt cơ sở cho việc tăng sản lượng. 2.1.6.2. Mầm chè Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh sản. Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh sản phát triển thành nụ hoa và quả. Mầm dinh dưỡng gồm có: Mầm đỉnh Mầm nách Mầm ngủ Mầm bất định (mầm ở cổ rễ) Mầm đỉnh: Hình 2.5. Mầm đỉnh của cây chè Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát triển trên trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng mạnh và thường có tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới nó (ưu thế ngọn). Trong một năm, mầm đỉnh hình thành búp sớm nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mùa xuân của cây. Búp được hình thành từ các mầm đỉnh là các búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù. Mầm nách: Hình 2.6. Mầm nách của cây chè Trong điều kiện sinh trưởng tự nhiên, phần lớn chúng ở trạng thái nghỉ do sự ức chế của mầm đỉnh. Khi hái các búp đỉnh, mầm nách phát triển thành búp mới. Tùy theo vị trí của lá ở trên cành, khả năng phát triển thành búp và chất lượng búp ở các nách lá rất khác nhau. Những mầm ở nách lá phía trên thường hoạt động sinh trưởng mạnh hơn, do đó cho búp có chất lượng tốt hơn các mầm ở nách lá phía dưới. Những búp được hình thành từ mầm nách của các lá năm trước gọi là búp đợt 1, có thể là búp bình thường hoặc búp mù. Mầm ngủ: là những mầm nằm ở các bộ phận đã hóa gỗ của các cành một năm hoặc già hơn. Những mầm này kém phân hóa và phát triển hơn hai loại mầm trên, cho nên sự hình thành búp sau khi đốn đòi hỏi một thời gian dài hơn. Kỹ thuật đốn lửng, đốn đau, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của mầm ngủ, tạo nên những cành chè mới, có giai đoạn phát dục non, sức sinh trưởng mạnh. Búp được hình thành từ mầm ngủ có thể là búp bình thuờng hoặc búp mù. Mầm bất định: Vị trí của loại mầm này không cố định trên thân chè thường ở sát cổ rễ. Nó chỉ phát triển thành cành lá mới khi cây chè được đốn trẻ lại. Trong trường hợp ấy cành chè tựa như mọc ở dưới đất lên. Búp được hình thành từ các mầm bất định cũng có hai loại: búp bình thường và búp mù. Mầm sinh sản: mầm sinh sản nằm ở nách lá. Bình thường mỗi nách lá có hai mầm sinh sản nhưng cũng có trường hợp số mầm sinh sản nhiều hơn và khi đó ở nách lá có một chùm hoa. Các mầm sinh sản cùng với mầm dinh dưỡng phát sinh trên cùng một trục, mầm dinh dưỡng ở giữa, mầm sinh sản ở hai bên, vì vậy, quá trình sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản thường có những mâu thuẫn nhất định. Khi mầm sinh sản phát triển nhiều ở trên cành chè, thì quá trình sinh trưởng của các mầm dinh dưỡng yếu đi, do sự tiêu hao các chất dinh dưỡng cho việc hình thành nụ hoa và quả. Trong sản xuất chè búp cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp để hạn chế sự phát triển của các mầm sinh sản. 2.1.6.3. Búp chè Búp chè là đoạn non của một cành chè. Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng, gồm có tôm (phần lá non ở trên đỉnh của cành chưa xòe ra) và hai hoặc ba lá non. Búp chè trong quá trình sinh trưởng chịu sự chi phối của nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của nó. Kích thước của búp thay đổi tùy theo giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác khác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt. Búp chè là nguyên liệu để chế biến ra các loại chè, vì vậy nó có mối quan hệ trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của chè. Nghiên cứu của Bakhơtatje (1947) cho thấy tương quan giữa số lượng búp trên một đơn vị diện tích và năng suất là một tương quan rất chặt chẽ r = 0,956. Búp chè gồm có hai loại: búp bình thường và búp mù. Búp bình thường (gồm có tôm + 2, 3 lá non), có trọng lượng bình quân 1 búp từ 1g đến 1,2g đối với giống chè Shan, từ 0,5 đến 0,6g đối với giống chè Trung du, búp càng non phẩm chất càng tốt. Hệ số tương quan giữa tỷ lệ phần trăm búp bình thường với hàm lượng tanin và cafein trong lá chè là r = 0,67 và r = 0,48 . Búp mù là búp phát triển không bình thường, trọng lượng bình quân của một búp mù thường bằng khoảng 1/2 trọng lượng búp bình thường và phẩm chất thì thua kém rõ rệt. Nguyên nhân xuất hiện búp mù rất phức tạp. Một mặt do đặc điểm sinh vật học của cây trồng, mặt khác do ảnh hưởng xấu của các điều kiện bên ngoài hoặc do biện pháp kỹ thuật không thích hợp. Búp chè hoạt động sinh trưởng theo một quy luật nhất định và hình thành nên các đợt sinh trưởng theo thứ tự thời gian. Thời gian của mỗi đợt sinh trưởng phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu. 2.1.6.4. Lá chè Hình 2.7. Lá của cây chè Lá chè mọc cách trên cành, mỗi đốt có một lá. Lá thường có nhiều thay đổi về hình dạng tùy theo các loại giống khác nhau và trong các điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Lá chè có gân rất rõ. Những gân chính của lá chè thường không phát triển ra đến tận rìa lá. Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy theo giống. Số đôi gân lá là một trong những chỉ tiêu để phân biệt các giống chè. Lá vảy ốc: là những lá vảy rất nhỏ, có màu nâu, cứng. Lá vảy ốc là bộ phận bảo vệ đỉnh sinh trưởng của mầm khi nó ở trạng thái ngủ. Số lượng lá vảy ốc thường là 2 - 4 lá ở mầm mùa đông, và 1 - 2 lá ở mầm mùa hè. Lá cá: về hình dạng bên ngoài thì lá cá là một lá thật thứ nhất nhưng phát triển không hoàn toàn thường dị hình hoặc có dạng hơi tròn, không có hoặc có rất ít răng cưa quanh rìa lá, diện tích lá nhỏ. Cấu tạo giải phẫu lá cá có số lớp mô dậu và mô khuyết ít hơn lá thật. Số lượng lục lạp ít hơn và cấu trúc của nó rất nhỏ. Lá cá tồn tại như một lá bình thường trên cành chè. Nó có khả năng tích lũy glucid như lá bình thường còn hàm lượng tanin thì thấp hơn từ 1 - 2%. Lá thật: cấu tạo giải phẫu của lá thật gồm có: + Lớp biểu bì: gồm những tế bào nhỏ, dày và cứng xếp thành một lớp: có chức năng bảo vệ lá. + Lớp mô dậu: gồm từ 1 - 3 lớp tế bào sắp xếp đều nhau, chứa nhiều diệp lục. + Lớp tế bào mô khuyết: chiếm phần chính của lá các tế bào sắp xếp không đều nhau. Ở trong có nhiều thạch tế bào và tinh thể oxalat canxi. Tỷ lệ mô dậu/ mô khuyết càng lớn, biểu hiện tính chống chịu điều kiện ngoại cảnh càng cao. Lá chè mọc trên cành theo các thế khác nhau, tức là góc giữa lá và cành chè lớn nhỏ khác nhau. Trong sản xuất thường gặp 4 loại thế lá như sau: thế lá úp, nghiêng, ngang và rủ. Thế lá ngang và rủ là đặc trưng của giống chè năng suất cao Tuổi thọ trung bình của lá chè là một năm. 2.1.6.5. Rễ chè Cây chè sống nhiều năm trên một mảnh đất cố định, do đó việc nghiên cứu đặc điểm của bộ rễ có ý nghĩa rất quan trọng để đặt cơ sở cho các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Rễ chè phát triển tốt tạo điều kiện cho các bộ phận trên mặt đất phát triển. Hệ rễ chè gồm có: rễ trụ (rễ cọc), rễ bên và rễ hấp thu. Quá trình sinh trưởng và phát triển của bộ rễ có những đặc điểm: Khi hạt mới nảy mầm rễ trụ phát triển rất nhanh. Vào khoảng 3 - 5 tháng sau khi trồng thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ bên phát triển mạnh Thời kỳ cây chè còn nhỏ, rễ trụ luôn luôn phát triển dài hơn phần thân trên mặt đất. Đến năm thứ 2 và thứ 3 thì tốc độ sinh trưởng giữa phần thân trên đất và phần rễ mới cân bằng. Rễ bên và rễ phụ trong thời kỳ này rất phát triển, tốc độ lớn lên và phân cấp của chúng cũng rất nhanh. Đặc điểm này có quan hệ rất lớn đến chế độ làm đất ban đầu khi trồng chè mới. Sự phát triển của rễ chè và thân chè có hiện tượng xen kẽ nhau, khi thân lá phát triển mạnh thì rễ phát triển chậm lại và ngược lại. Theo kết quả nghiên cứu của Trung Quốc, trong điều kiện của Chiết Giang, một năm có 3, 4 lần phát triển xen kẽ nhau giữa thân, lá và rễ. Đặc điểm sinh trưởng đó thay đổi tùy theo điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác cụ thể ở mỗi nơi. Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1m, ở những nơi đất xốp, thoát nước nó có thể ăn sâu tới 2 - 3m. Rễ hấp thu được phân bố tập trung ở lớp đất từ 10 - 40cm thời kỳ cây chè lớn, rễ tập trung ở gữa hai hàng chè, tán rễ so với tán cây lớn hơn 2 - 2,5 lần. Sự phân bố của rễ chè trong đất phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ canh tác. Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ, nhất là lượng đạm. Rễ chè kỵ vôi, do đó yêu cầu đất có phản ứng chua. Canxi cần cho cây chè, nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như chóp rễ, ngọn cây, là thành phần của màng tế bào... Hàm lượng canxi trong lá chè khoảng 0,55%. Nếu nhiều canxi quá rễ chè không phát triển được. Chè yêu cầu đất có phản ứng chua là do cây chè yêu cầu một số nguyên tố hiếm và nguyên tố vi lượng mà phần lớn những nguyên tố này bị kết tủa trong môi trường kiềm. Vì vậy, chè trồng ở những nơi đất có phản ứng kiềm thường không sinh trưởng được. Mặt khác căn cứ vào những nghiên cứu về sinh lý, thấy rằng năng lực hoãn xung trong dịch tế bào rễ chè tốt nhất ở môi trường pH = 5 và yếu dần khi độ pH tăng lên. Khi pH = 5,7 thì khả năng hoãn xung của dịch tế bào rễ chè đã giảm xuống rất nhỏ. 2.1.7. Đặc điểm sinh trưởng sinh sản của cây chè Sau khi gieo hạt khoảng 2 năm, cây chè cho hoa quả lần thứ nhất. Từ 3 đến 5 năm cây chè hoàn chỉnh về đặc tính phát dục. Trên mỗi nách lá chè thường có một mầm dinh dưỡng ở giữa và 2 hoặc nhiều mầm sinh sản ở hai bên. Hoa chè được hình thành từ các mầm sinh sản. Hoa chè lưỡng tính, đài hoa có 5 - 7 cánh. Trong một hoa có rất nhiều nhị đực, từ 200 - 400. Noãn sào thường có 3 - 4 ô. Trong điều kiện tự nhiên ở Vĩnh Phú, mầm hoa chè được hình thành và phân hóa sau tháng 6. Hoa nở rộ vào tháng 11 - 12. Phương thức thụ phấn chủ yếu là giao phấn, tự thụ phấn chỉ 2 - 3%. Trong một ngày, hoa thường nở từ 5 - 9 giờ sáng. Nhị đực thường chín trước nhị cái 2 ngày. Hạt phấn hoa chè sống khá lâu: sau 5 ngày kể từ khi hoa nở rộ, hạt phấn vẫn còn khả năng nảy mầm tới 70%. Khả năng thụ tinh tốt nhất của hạt phấn là sau khi hoa nở 2 ngày. Khả năng ra nụ, ra hoa của chè rất lớn nhưng tỷ lệ kết quả thường thấp hơn 12%. Sau khi thụ tinh quả chè được hình thành, thời gian phát dục của quả khoảng 9 đến 10 tháng. Quả chè thuộc loại quả nang. Mỗi quả thường có 2 - 3 hạt. Hình dạng bên ngoài của quả phụ thuộc vào số lượng hạt trong quả. Quả có 3 hạt thì có hình 3 góc, quả có 4 hạt thì có hình 4 góc... Trọng lượng hạt, tỷ lệ hạt/quả thay đổi tùy theo giống. Theo kết quả nghiên cứu của Bakhơtatze thì trọng lượng 1000 hạt chè thay đổi như sau: + Giống chè Nhật Bản: 1.100g + Giống chè Trung Quốc: 1.250g + Giống lai Trung An: 1.400g + Giống chè Ấn Độ (Manipua): 1.700g + Trọng lượng 1.000 hạt chè Trung du Việt Nam thường vào khoảng 2.000g. Hạt chè không có nội nhũ. Lá mầm của hạt chè rất phát triển chiếm 3,4 trọng lượng của hạt. Phần lớn các chất dinh dưỡng dự trữ cần thiết cho hạt nảy mầm đều dự trữ trong lá mầm. Thành phần hóa học của hạt chè, theo phân tích của Khupera và Bakhơtatze (1948) như sau: dầu 22,9%, anbumin 8,5%, saponin 9,1%, tinh bột 32,5%, glucid khác 19,9%, cellulose 3,8%, muối khoáng 3,3%. Hàm lượng dầu thay đổi tùy theo giống, ví dụ giống Ấn Độ: 43 - 45%, Trung Quốc: 30 - 35%, Nhật Bản: 24 - 26%, Gruzia: 36%. Sau khi hạt nảy mầm, lá mầm của hạt chè có khả năng hình thành diệp lục tố và tiến hành quang hợp. Theo V.V.Kutubitje (1974) thì hạt chè có hiện tượng đa phôi. Hiện tượng này xuất hiện với tỷ lệ thấp ở chè, chiếm 0,19% số lượng hạt. Trong tương lai, hiện tượng đó có thể được ứng dụng vào công tác chọn giống và nghiên cứu tế bào học. 2.1.8. Khái niệm về phát dục các thể của cây chè Phát dục cá thể của cây chè là quá trình từ lúc thụ tinh cho đến khi cây già cỗi tự chết, đó cũng là chu kỳ sinh sống cá thể của cây. Chè là cây lâu năm có chu kỳ sinh sống rất dài có thể đạt 100 năm hoặc lâu hơn. Tổng chu kỳ phát dục là từ khi thụ tinh hình thành quả cho đến khi tự chết. Hàng năm từ lúc mầm đỉnh bắt đầu sinh trưởng, hình thành búp lá rồi ra hoa kết quả cho đến năm sau trước lúc mầm đỉnh lại bắt đầu sinh trưởng gọi là chu kỳ phát dục hàng năm. Nhiều chu kỳ phát dục hàng năm tạo thành tổng chu kỳ phát dục của cây. Sự bắt đầu chu kỳ phát dục cá thể của cây không chỉ dựa vào hạt mà còn dựa vào những mầm dinh dưỡng của cây ở bất kỳ tuổi nào để nhân giống đời sau, thực hiện tổng chu kỳ phát dục cá thể. 2.1.8.1. Tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây Theo các tài liệu của Trung Quốc, tổng chu kỳ phát dục cá thể của cây chè chia làm 5 giai đoạn: Giai đoạn phôi thai: là giai đoạn phôi hạt hoặc phôi của các mầm dinh dưỡng. Giai đoạn phôi hạt là quá trình hình thành hạt: từ lúc cây ra hoa thụ phấn cho đến lúc quả chín, quá trình này đòi hỏi một năm. Giai đoạn phôi của các mầm dinh dưỡng là từ lúc phôi mầm phát dục phân hóa cho đến khi hình thành một búp (cành) mới, nếu tách rời cây mẹ thì nó có khả năng mọc rễ để hình thành một cá thể mới. Quá trình này cần 60 - 80 ngày. Giai đoạn cây con: từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi cây ra hoa kết quả lần đầu tiên, cần trên dưới 2 năm. Trong điều kiện của Việt Nam thường là cuối năm thứ nhất. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng phát triển mạnh, tán cây vươn theo chiều cao mạnh hơn phân cành, đặc điểm sinh trưởng là ưu thế đỉnh ở hai đầu. Giai đoạn cây non: từ lúc cây ra hoa kết quả lần đầu tiên cho đến lúc cây được định hình (cây có một bộ khung tán rõ), khoảng 2 - 3 năm. Trong điều kiện của Việt Nam: từ năm thứ 2 đến năm thứ 4. Thời kỳ này sinh trưởng dinh dưỡng vẫn chiếm ưu thế, thân chè đã có một số cành nách, bộ rễ cũng đã phát triển, có nhiều rễ bên. Giai đoạn cây chè lớn: sự phát dục của các cá thể cây trồng đạt mức cao nhất. Sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh sản mạnh nhất, biểu hiện những đặc trưng tốt xấu của một giống. Thời kỳ này khoảng 20 - 30 năm, dài ngắn tùy theo điều kiện giống, đất đai, trình độ quản lý, chăm sóc và khai thác. Giai đoạn cây chè già: cá thể cây trồng đã bắt đầu già yếu, khả năng sinh lý giảm, khả năng ra hoa tết quả ở thời kỳ đầu nhiều, sinh trưởng dinh dưỡng kém. Bộ phận tán cây có hiện tượng chết dần. Khả năng sinh sản ở thời kỳ cuối cũng giảm thấp. Cổ rễ bắt đầu mọc một số cành vượt, lóng dài, da đỏ, dấu hiệu của sự thay đổi bộ khung cũ: nếu đốn trẻ lại thì cây có khả năng phục hồi sinh trưởng. 2.1.8.2. Chu kỳ phát dục hàng năm Chu kỳ này bao gồm hai giai đoạn: sinh trưởng và tạm ngừng sinh trưởng. Trong giai đoạn sinh trưởng, các loại mầm dinh dưỡng sẽ phát triển hình thành búp, lá non và những đợt búp chè mới; hệ rễ tiếp tục phát triển hình thành các rễ bên và rễ hấp thụ. Các mầm sinh thực phát triển thành nụ, hoa và quả. Sinh trưởng dinh dưỡng cũng như sinh trưởng sinh sản phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện ngoại cảnh, trình độ quản lý chăm sóc. Giai đoạn sinh trưởng dài hay ngắn chủ yếu tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của mỗi vùng 2.1.9. Đặc tính sinh hóa của chè Phẩm chất của chè thành phẩm được quyết định do những thành phần hóa học của nguyên liệu và kỹ thuật chế biến. Thành phần sinh hóa của chè biến động rất phức tạp nó phụ thuộc vào giống, tuổi chè, điều kiện đất đai, địa hình, kỹ thuật canh tác và mùa thu hoạch... Trên cơ sở nắm được những đặc điểm chủ yếu về mặt sinh hóa của nguyên liệu sẽ đặt cơ sở cho một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao sản lượng đồng thời giữ vững và nâng cao chất lượng của chè. Những thành phần chủ yếu trong búp chè gồm có: 2.1.9.1. Nước Nước là thành phần chủ yếu trong búp chè, nước có liên quan đến quá trình biến đổi sinh hóa trong búp chè và đến hoạt động của các enzyem, rất quan trọng không thể thiếu được để duy trì sự sống của cây. Hàm lượng nước trong búp chè thay đổi tùy theo giống, tuổi cây, đất đai, kỹ thuật canh tác, thời gian hái và tiêu chuẩn hái... Trong búp chè (tôm + 3 lá) hàm lượng nước thường từ 75 - 82%. Để tránh khỏi sự hao hụt những vật chất trong búp chè qua quá trình bảo quản và vận chuyển, cần tránh sự giảm bớt nước trong búp chè sau khi hái. 2.1.9.2. Tanin Tanin là một trong những thành phần chủ yếu quyết định đến phẩm chất chè. Tanin còn gọi chung là hợp chất phenol, trong đó 90% là các dạng catechin. Tỷ lệ các chất trong thành phần hỗn hợp của tanin chè không giống nhau và tùy theo từng giống chè mà có sự thay đổi. Những hợp chất này dựa vào tính chất của chúng có thể phân thành: Dạng tan được trong este: phân tử lượng 320 - 360. (đvc) Dạng tan trong nước hoặc xeton: phân tử lượng 420 - 450. (đvc) Dạng kết hợp với protein (chỉ sau khi dùng dung dịch NaOH 0,5% để xử lý, mới có thể hòa tan trong dung dịch). Thành phần hóa học của tanin trong búp chè Gruzia, theo phân tích của Cuaxanop và Djaprometop (1952) như sau: + Quá trình hình thành các hợp chất polyphenol trong cây chè là quá trình phức tạp và có nhiều giả thuyết. Theo MM. Đjapromêtôp thì các đường có chứa 6 carbon (glucose, fructose...) trong quá trình chuyển hóa thông qua dạng sản phẩm trung gian mà hình thành nên các chất polyphenol. Sự biến động của hàm lượng tanin nói chung và catechin nói riêng trong chè rất lớn. Nó phụ thuộc vào giống, tiêu chuẩn hái, mùa hái, điều kiện độ vĩ, địa hình, kỹ thuật canh tác,... Trong điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, các giống chè Shan thường cho hàm lượng tanin cao hơn các giống chè khác hiện đang trồng. Hàm lượng tanin biến động rất lớn tùy theo vị trí lá trên búp. Tanin giữ vai trò quan trọng trong quá trình sinh lý của cây, nó tham gia vào quá trình oxy hóa khử trong cây: + AH2 octhokinon H2O + A catechin 1/2 O2 Các dạng catechin như epicatechin galat, epigalocatechin galat tham gia vào quá trình sinh trưởng của cây. Về mặt phẩm chất chè, tanin giữ vai trò chủ yếu trong việc tạo thành màu sắc, hương vị của chè (nhất là đối với việc chế biến chè đen), vì vậy trong quá trình trồng trọt cần chú ý nâng cao hàm lượng tanin trong nguyên liệu. Tanin được dùng trong y học để làm thuốc cầm máu, nó có khả năng tăng cường sức đề kháng của thành huyết quản trong cơ thể động vật, tăng cường sự tích lũy và đồng hóa sinh tố C. 2.1.9.3. Ankaloit Trong chè có nhiều loại ankaloit nhưng nhiều nhất là cafein. Hàm lượng cafein ở trong chè có từ 3 - 5% thường nhiều hơn cafein ở trong lá cà phê từ 2 - 3 lần. Nó không có khả năng phân ly ion H+ tức là không có tính acid mà chỉ có tính kiềm yếu. Cafein chỉ hòa tan trong nước với tỷ lệ 1/46, rất dễ hòa tan trong dung môi chloroform. Cafein có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích thích hoạt động của tim và có tác dụng lợi tiểu. Cafein rất bền vững trong chế biến. Nó có khả năng kết hợp với tanin để tạo thành hợp chất tanat cafein có hương vị dễ chịu. Theo tài liệu của Roberto (08/2009), hợp chất tanat cafein được tạo thành chủ yếu từ cafein, teaflavin, tearubigin và teaflavingalat. Ngoài ra còn có sự tham gia của ECG và EGCG. Sự thay đổi hàm lượng cafein trong chè nguyên liệu phụ thuộc vào giống, Ví dụ: Giống chè Trung Quốc: 2,29 - 2,31%. Chè ấn Độ: 4,05 - 4,30%. Chè Gruzia : 2,47 - 2,66%. Hàm lượng cafein còn phụ thuộc vào tuổi của lá: Lá thứ nhất: 3,39% - lá thứ tư: 2,10%. Lá thứ hai: 4,20% - lá già: 0,79%. Lá thứ ba: 3,40% - cọng chè: 0,36%. Thời vụ thu hoạch khác nhau, điều kiện canh tác khác nhau, đều ảnh hưởng đến hàm lượng cafein trong búp chè. Bón đạm, hàm lượng cafein tăng lên rõ rệt: theo số liệu của Vôrônxôp (08/2009), hàm lượng cafein thay đổi như bảng sau: Bảng 2.1. Sự thay đổi hàm lượng cafein dưới tác dụng của việc bón phân nitơ Không bón N (Đối chứng) Bón 100 kg N/ha Bón 210 kg N/ha Hàm lượng cafein (%) 3,13 3,16 3,24 (trích nguồn Vôrônxôp) 2.1.9.4. Protein và acid amin Protein là hợp chất hữu cơ phức tạp chứa N, phân bố không đều ở các phần của búp chè và thay đổi tùy theo giống, thời vụ, điều kiện canh tác và các yếu tố khác. Protein có thể trực tiếp kết hợp với tanin, polyphenol tạo ra những hợp chất không tan làm ảnh hưởng xấu đến phẩm chất chè đen. Do đặc điểm của việc chế biến chè xanh là bất hoạt enzyme ngay từ đầu, nên hàm lượng tanin trong chè ít bị thay đổi và còn khá cao làm cho chè có vị đắng. Protein kết hợp với một phần tanin làm cho vị chát và đắng của chè giảm đi. Vì thế trong một chừng mực nào đó, protein có lợi cho phẩm chất chè xanh. Ngày nay người ta đã tìm thấy trong chè có 17 acid amin, các acid amin này kết hợp với đường và tanin tạo thành andehyde có mùi thơm của chè đen và làm cho chè xanh có dư vị tốt. 2.1.9.5. Glucid và pectin Trong lá chè chứa rất ít glucid hòa tan, trong khi đó các glucid không hòa tan lại chiếm tỷ lệ lớn. Cellulose và hemicellulose cũng tăng lên theo tuổi của lá, vì vậy nguyên liệu chè càng già chất lượng càng kém. Hàm lượng đường hòa tan ở trong chè tuy ít nhưng rất quan trọng đối với hương vị chè. Đường tác dụng với protein hoặc acid amin tạo nên các chất thơm. Pectin thuộc về nhóm glucid và nó là hỗn hợp của các polysaccharide khác nhau và những chất tương tự chúng. Ở trong chè, pectin thường ở dạng hòa tan trong nước, tan trong acid oxalic và tan trong amoni oxalate. Pectin tham gia vào việc tạo thành hương vị chè, làm cho chè có mùi táo chín trong quá trình làm héo. ở mức độ vừa phải, pectin làm cho chè dễ xoăn lại khi chế biến nhưng nó có ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo quản chè thành phẩm vì pectin dễ hút ẩm. Theo số liệu của Gôghia, hàm lượng pectin trong lá chè như sau: mầm và lá thứ nhất: 3,08%, lá thứ hai: 2,63%, lá thứ ba: 2,21% 2.1.9.6. Diệp lục và các sắc tố khác Trong lá chè có chứa diệp lục tố, caroten và xanthophin. Các sắc tố này biến động theo giống, theo mùa và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Trong chè thành phẩm diệp lục tố có ảnh hưởng xấu tới phẩm chất của chè bởi vì chúng làm cho sản phẩm có màu xanh, mùi hăng, vị ngái. 2.1.9.7. Dầu thơm Dầu thơm ở trong chè rất ít, hàm lượng của chúng trong lá chè tươi: 0,007% - 0,009% và trong chè bán thành phẩm: 0,024 - 0,025%. Hàm lượng dầu thơm trong lá chè, được tăng dần ở những địa hình cao, tuổi lá quá non chứa ít hương thơm. Dầu thơm ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị của chè do hương thơm tự nhiên và do quá trình chế biến tạo thành như sự lên men, oxy hóa và tác dụng của độ nhiệt cao. Các loại vitamin có trong chè rất nhiều. Chính vì vậy giá trị dược liệu cũng như giá trị dinh dưỡng của chè rất cao. Theo các tài liệu của Trung Quốc, hàm lượng một số vitamin trong chè tính theo mg/1.000g chất khô như sau: vitamin A: 54,6; B1: 0,70; B2: 12,20; PP: 47,0; C: 27,0... Đáng chú ý nhất là hàm lượng vitamin C ở trong chè, nhiều hơn trong cam chanh từ 3 đến 4 lần. Quá trình chế biến chè đen làm cho vitamin C giảm đi nhiều vì nó bị oxy hóa, còn trong chè xanh thì giảm đi không đáng kể. 2.1.9.9. Enzyme Enzyme là nhân tố quan trọng của sự sống. Nó quyết định chiều hướng của mọi phản ứng hóa sinh xảy ra trong cơ thể sinh vật. Trong búp chè non có hầu hết các loại enzyme, nhưng chủ yếu gồm hai nhóm chính: - Nhóm enzyme thủy phân: enzyme amylase, glucosidase, protease và một số enzyme khác. - Nhóm enzyme oxy hóa khử: chủ yếu là hai loại enzyme là peroxydase và polyphenol oxydase. 2.1.9.10. Chất tro Các nguyên tố tro giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của cơ thể sống, chúng là những nhân tố của sự thay đổi trạng thái các chất keo và ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất của tế bào. Hàm lượng tro trong chè tươi từ 4-5% và trong chè khô từ 5-6%. Trong chè, tro chia thành hai nhóm: hòa tan trong nước và không hòa tan trong nước. Chè thành phẩm loại tốt, hàm lượng tro ít hơn so với loại chè xấu nhưng tỷ lệ chất tro hòa tan lại nhiều hơn. 2.1.9.11. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè Chè cần rất nhiều chất dinh dưỡng, mỗi chất có vai trò quan trọng nhất định với sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng chè. - Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, acid nucleic và protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè. Thiếu đạm: cây sinh trưởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp. - Lân (P): là thành phần của acid nucleic và protein… quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất và lượng đường hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè. Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất và chất lượng đều thấp. - Kali (K): hoạt hóa enzyme liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratecarbon, protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng độ ngọt, độ đậm trong chè búp. Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm. - Lưu huỳnh (S): là thành phần của các acid amin chứa S và vitamin, biotin, thiamine và coenzyme A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất, chất lượng chè. Thiếu lưu huỳnh: xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong giai đoạn phát triển thiếu lưu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng suất và chất lượng đều thấp. Trong một số trường hợp, thiếu lưu huỳnh làm cây chết non. - Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzyme chuyển hóa hydratecarbon và acid nucleic. Thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô. Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm. - Canxi (Ca): Cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc thể, hoạt hóa enzyme, giải độc acid hữu cơ. Giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và đ._.Khi bổ sung kết hợp BAP (từ 5 đến 20 mg/l) với nồng độ NAA (1 mg/l), GA3 (2 mg/l), thì năng suất chè thu hoạch tăng từ 5,7 đến 18,8% so với các vườn chè không xử lý các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. 4.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch. 4.2.1. Thí nghiệm 2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè. Để các chất điều hoà sinh trưởng thực vật được hấp thụ vào cây chè dễ dàng dưới hình thức phân bón lá, chúng tôi tiến hành thí nghiệm phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng thực vật với lượng đã định (bảng 3.2. – chương 3. Vật liệu và phương pháp) vào chất nền NPK (tỉ lệ 27-10-15). Trong thí nghiệm này chúng tôi cố định lượng chất nền NPK, NAA và GA3, còn lượng BAP thì thay đổi, để khảo sát ảnh hưởng của việc kết hợp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật và chất nền NPK lên thời gian tạo mới chồi chè nhằm rút ngắn hơn nữa thời gian thu hoạch và tăng số lứa chè thu hoạch trong một năm. Trong thời gian từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 20 trên mỗi luống chè thí nghiệm, chọn ngẫu nhiên 10 cây chè quan sát, nhận xét về khả năng sinh trưởng của cây, ghi nhận thời gian hình thành chồi (bảng 4.3). Bảng 4.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè. Nghiệm thức Khối lượng chất nền NPK (kg) Khối lượng NAA (g) Khối lượng GA3(g) Khối lượng BAP (g) Thời gian hình thành chồi (ngày) B0 0 0 0 0 16,28± 0,70 B1 5 5 10 10 14,87 ± 0,59 B2 5 5 10 25 12,92± 0,51 B3 5 5 10 50 10,33 ± 0,45 B4 5 5 10 100 11,53 ± 0,54 B5 5 5 10 150 12,37± 0,85 B6 5 5 10 200 15,33± 0,73 B7 5 5 10 250 16,43± 0,54 B8 5 5 10 300 17,83± 0,56 B9 5 5 10 350 18,33± 0,69 B10 5 5 10 400 18,56± 0,78 Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày. Biểu đồ 4.3. Thời gian hình thành chồi chè sau 35 ngày phun thí nghiệm chế phẩm phối trộn chất điều hòa sinh trưởng thực vật với chất nền NPK. Nhận xét và thảo luận về thời gian hình thành chồi non: Dựa vào bảng 4.3., biểu đồ 4.3. và biểu đồ 4.4. về ảnh hưởng của việc thay đổi BAP kết hợp với lượng chất nền NPK, NAA và GA3 cố định lên thời gian hình thành chồi non ở các nghiệm thức từ B0 (nghiệm thức đối chứng) đến nghiệm thức B10, chúng tôi thấy: Ở các nghiệm thức B2, B3, B4 và B5 thời gian phát sinh và phát triển của chồi non là sớm hơn các nghiệm thức còn lại, cụ thể là nghiệm thức B2 hình thành chồi sau 12,92 ngày; nghiệm thức B3 hình thành chồi sau 10,33 ngày; nghiệm thức B4 hình thành chồi sau 11,53 ngày; nghiệm thức B4 hình thành chồi sau 12,37 ngày; nhìn chung ở các nghiệm thức này các búp non được hình thành rất rõ ràng bóng mượt, đẹp, kích thước lớn và đồng đều. Trong đó, nghiệm thức B3 thì thời gian hình thành chồi non là sớm nhất (sau 10,33 ngày), các chồi non hình thành nhiều, bóng đẹp, xanh mướt và rất đồng đều. Từ đó, chúng tôi nhận thấy nghiệm thức B3 là nghiệm thức cho thời gian hình thành chồi non tối ưu hơn nhất. Tỉ lệ tối ưu của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật khi phun ở dạng phân bón lá có chất nền NPK trong quá trình hình thành chồi non là: khối lượng chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g, BAP 50 g (nghiệm thức B3). Ở nghiệm thức đối chứng B0 (BAP 0 g), chồi non hình thành sau 16,28 ngày. Như vậy, khi bổ sung chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g kết hợp với lượng BAP thích hợp (25 g ở nghiệm thức B2, 50 g ở nghiệm thức B3, 100 g nghiệm thức B4 và 150 g ở nghiệm thức B5), thì thời gian hình thành chồi non được rút ngắn gần 4 ngày (nghiệm thức B2 so với đối chứng), gần 6 ngày (nghiệm thức B3 so với đối chứng), gần 5 ngày (nghiệm thức B4 so với đối chứng) và gần 4 ngày (nghiệm thức B5 so với đối chứng) . Tương tự như thí nghiệm 1.1. chúng tôi thấy các chất điều hòa sinh trưởng này có tác dụng rút ngắn thời gian hình thành chồi nhưng chỉ ở các nồng độ phù hợp (thường là nồng độ thấp) chúng mới thể hiện tác dụng kích thích sự tạo chồi. Khi tăng dần lượng BAP thì tác dụng làm rút ngắn thời gian hình thành chồi giảm dần, thậm chí kéo dài quá trình hình thành chồi, cụ thể: Ở nghiệm thức B6 (BAP 200 g), thời gian hình thành chồi là 15,33 ngày (chỉ rút ngắn được gần 1 ngày so với ở nghiệm thức đối chứng B0). Ở nghiệm thức B7 (BAP 250 g), thời gian hình thành chồi là 16,43 ngày (xấp xỉ bằng thời gian hình thành chồi ở nghiệm thức đối chứng B0). Khi tiếp tục tăng lượng BAP bổ vào chế phẩm phân bón lá từ 300 đến 400 g (các nghiệm thức từ B8 đến B10), thì hiệu quả ngược lại thay vì làm rút ngắn thời gian hình thành chồi, thì ở các nghiệm thức này chồi hình thành chậm hơn nhiều so với nghiệm thức đối chứng, cụ thể: Ở nghiệm thức B8 (BAP 300 g), thời gian hình thành chồi là 17,83 ngày (chậm hơn gần 2 ngày so với nghiệm thức đối chứng B0). Ở nghiệm thức B9 (BAP 350 g), thời gian hình thành chồi là 18,33 ngày và nghiệm thức B10 (BAP 400 g) thời gian hình thành chồi là 18,56 ngày (chậm hơn khoảng 2 ngày so với nghiệm thức đối chứng B0). Nhìn chung, ở các nghiệm thức từ B8 đến B10, các chồi hình thành chậm hơn các nghiệm thức còn lại, đa số các chồi ở các nghiệm thức này vẫn phát triển bình thường, chỉ một số ít có hình dạng bất thường (búp non hơi ngắn, cọng mảnh, lá hơi nhăn), tuy nhiên về mặt cảm quan chúng phát triển không tốt bằng các chồi ở các nghiệm thức B2, B3, B4, B5 và số chồi hình thành cũng ít hơn. Điều đó cũng cho thấy rằng ở nồng độ cao BAP làm tăng khả năng biến dị của chồi, tác động xấu đến sự phát triển của chồi và làm giảm số lượng chồi hình thành. Qua thí nghiệm này, chúng tôi nhận thấy chất nền NPK đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho các chất điều hòa sinh trưởng được hấp thu vào mô lá cây chè. Việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng và chất nền với liều lượng phù hợp giúp hấp thu dễ dàng vào mô lá và hạn chế khả năng thất thoát các chất này khi sử dụng ngoài đồng ruộng. Ngoài ra, việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng thực vật với chất nền NPK cũng làm hạn chế tác động xấu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến cây chè. Từ thí nghiệm này, chúng tôi đưa ra kết luận như sau: † Việc sử dụng BAP với liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK thích hợp có tác dụng tăng cường quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều do chất nền NPK giúp cho các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được hấp thu vào lá tốt hơn dạng phun trực tiếp chất điều hòa sinh trưởng không phối trộn với chất nền. Hơn nữa, việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng với chất nền còn hạn chế tác động xấu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến cây chè. † Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho khả năng hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch. † Ngưỡng BAP gây kéo dài thời gian hình thành chồi trên cây chè là khoảng từ 300 g trở lên. 4.2.2. Thí nghiệm 2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi chè thu hoạch. Sau thời gian 35 ngày kể từ khi tiến hành thí nghiệm này các búp chè phát triển đến kích thước tối đa, chúng tôi tiến hành thu hoạch chè và đếm số lượng các búp chè hình thành ở các nghiệm thức. Trong mỗi nghiệm thức, chúng tôi tiến hành chọn ra ngẫu nhiên 10 cây chè thu hoạch riêng và đếm số búp thu hoạch được, sau đó ghi nhận kết quả ở bảng 4.4. Hình 4.3. Các búp chè ở giai đoạn thu hoạch, sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm. Bảng 4.4. Số lượng búp chè thu hoạch ở các ngiệm thức thí nghiệm sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm (ở giai đoạn thu hoạch). Nghiệm thức Khối lượng chất nền NPK (kg) Khối lượng NAA (g) Khối lượng GA3(g) Khối lượng BAP (g) Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây) B0 0 0 0 0 172,4± 1,28 B1 5 5 10 10 175,0± 1,23 B2 5 5 10 25 186,4± 3,12 B3 5 5 10 50 215,4± 5,18 B4 5 5 10 100 206,6± 2,38 B5 5 5 10 150 188,8 ± 1,47 B6 5 5 10 200 173,8± 2,28 B7 5 5 10 250 151,4± 3,28 B8 5 5 10 300 151,6± 4,28 B9 5 5 10 350 147,4± 2,48 B10 5 5 10 400 149,4± 2,25 Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi thu hoạch sau 35 ngày tiến hành thí nghiệm. Nhận xét và thảo luận về số lượng búp hình thành sau 35 ngày: Từ bảng 4.4. và biểu đồ 4.4. về ảnh hưởng của việc thay đổi BAP kết hợp với lượng chất nền NPK, NAA và GA3 cố định lên số lượng chồi thu hoạch ở các nghiệm thức từ B0 (nghiệm thức đối chứng) đến nghiệm thức B10, chúng tôi nhận thấy: Các nghiệm thức B2 (25g BAP), B3(50g BAP), B4(100g BAP) và B5 (150 g BAP) cho số lượng búp thu hoạch nhiều hơn tất cả các nghiệm thức còn lại, đặc biệt ở nghiệm thức B3(50g BAP) cho số lượng chồi thu hoạch được là nhiều nhất. Ở các nghiệm thức này, các búp phát triển rất đồng đều, lá xanh non, búp có kích thước lớn biểu hiện phát triển tươi tốt, cọng mập, mềm dễ hái. Cụ thể là: nghiệm thức B2 (25g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 186,4 chồi/cây; nghiệm thức B3 (50g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 215,4 chồi/cây; nghiệm thức B4(100g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 206,6 chồi/cây; nghiệm thức B5 (150 g BAP) số lượng chồi thu hoạch được là 188,8 chồi/cây. Trong đó, nghiệm thức B3 cho số lượng chồi cho số lượng chồi thu hoạch nhiều nhất (215,4 chồi/cây), các chồi non hình thành nhiều, bóng đẹp, xanh mướt và rất đồng đều. Từ đó, chúng tôi nhận thấy nghiệm thức B3 là nghiệm thức cho số lượng chồi thu hoạch tối ưu nhất. Tỉ lệ tối ưu của các chất điều hoà sinh trưởng thực vật khi phun ở dạng phân bón lá có chất nền NPK cho quá trình hình thành và phát triển chồi là: khối lượng chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g, BAP 50 g (nghiệm thức B3). Hình 4.4. Cây chè đến giai đoạn thu hoạch ở nghiệm thức B3. Ở nghiệm thức đối chứng B0 (BAP 0 g), số lượng chồi thu hoạch là 172,4 chồi/cây, nghiệm thức B1 (BAP 10 g), số lượng chồi thu hoạch là 175,0 chồi/cây, có tăng (2,6 cây so với đối chứng). Như vậy, khi bổ sung chất nền NPK 5 kg, NAA 5 g, GA3 10 g kết hợp với lượng BAP thích hợp (25 g ở nghiệm thức B2, 50 g ở nghiệm thức B3, 100 g nghiệm thức B4 và 150 g ở nghiệm thức B5), số lượng chồi thu hoạch tăng 14 chồi/cây (nghiệm thức B2 so với đối chứng), tăng 43 chồi/cây (nghiệm thức B3 so với đối chứng), tăng 34,2 chồi/cây (nghiệm thức B4 so với đối chứng) và tăng 16,4 chồi/cây (nghiệm thức B5 so với đối chứng) . Tương tự như thí nghiệm 1.2. chúng tôi nhận thấy các chất điều hòa sinh trưởng này có tác dụng làm tăng số chồi thu hoạch nhưng chỉ ở các liều lượng phù hợp (từ 25 đến 150 g) chúng mới thể hiện tác dụng kích thích sự tạo chồi. Khi tăng dần lượng BAP thì tác dụng làm tăng số lượng chồi giảm dần, thậm chí làm giảm số lượng chồi so với đối chứng, cụ thể: Ở nghiệm thức B6 (BAP 200 g), số lượng chồi thu hoạch là 173,8 chồi/cây (chỉ nhiều hơn 1,4 chồi/cây so với ở nghiệm thức đối chứng B0). Ở nghiệm thức B7 (BAP 250 g), số lượng chồi thu hoạch là 151,4 chồi/cây (ít hơn 21 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0). Ở nghiệm thức B8 (BAP 300 g), số lượng chồi thu hoạch là 151,8 chồi/cây (ít hơn 20,6 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0). Ở nghiệm thức B9 (BAP 350 g), số lượng chồi thu hoạch là 147,4 chồi/cây (ít hơn 25 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0). Ở nghiệm thức B10 (BAP 400 g) số lượng chồi thu hoạch là 149,4 chồi/cây (ít hơn 23 chồi/cây so với nghiệm thức đối chứng B0). Nhìn chung, ở các nghiệm thức từ B8 đến B10, số lượng chồi thu hoạch được ít hơn so với các nghiệm thức còn lại. Ở các nghiệm thức này búp chè thu hoạch không đồng đều, có búp phát triển rất mạnh nhưng một số búp lại rất còi cọc, khó hái, chất lượng chè thu hoặch không đồng đều. Hình 4.5. Các búp chè ở giai đoạn thu hoạch của nghiệm thức B10. Như vậy, tuy có mặt chất nền NPK nhưng ở liều lượng cao, BAP vẫn gây ức chế sự hình thành chồi, gây hiện tượng sinh trưởng không đồng đều và làm giảm đáng kể số lượng chồi chè thu hoạch. Tỉ lệ auxin/cytokinin tối ưu cho quá trình hình thành chồi là: 1/10 Ở một số các công trình nghiên cứu khác, trên đối tượng khác như cây bông vải (Gossypium hirsutum) như nghiên cứu “Xây dựng quy trình tái sinh cây bông (Gossypium hirsutum) bằng cách tạo đa chồi” (Trương Thu Thủy và cộng sự., tháng2 năm 2003) các tác giả cũng thu được tỉ lệ auxin/cytokinin trong sự tạo chồi tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tuy các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được sử dụng trên từng đối tượng thực vật là khác nhau nhưng nhìn chung tỉ lệ auxin/cytokinin thường xấp xỉ: 1/10. Kết luận: † Việc sử dụng BAP ở các liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK có tác dụng gia tăng số lượng chồi thu hoạch. † Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho số lượng chồi thu chè thu hoạch là nhiều nhất (215,4 chồi/cây). † Với liều lượng từ 250 đến 400 g BAP làm sụt giảm số lượng chồi chè thu hoạch. † Cùng một chế độ dinh dưỡng, nếu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng với liều lượng thích hợp thì năng xuất thu hoạch chè tăng từ 20-30%. Kết luận chung: Ä Khi bổ sung kết hợp BAP ở liều lượng thích hợp (từ 25đến 150 g) với NAA (5 g), GA3 (10 g) và phối trộn với chất nền NPK (5 kg), làm rút ngắn thời gian hình thành chồi đáng kể so với trường hợp không phối trộn chất nền, làm gia tăng số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch. Ä Việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật có phối trộn chất nền NPK làm tăng cường khả năng hấp thu, các tác động tích cực của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cây chè và hạn chế các ảnh hưởng xấu (gây biến dị và làm chết chồi). Ä Ở các nghiệm thức (B2, B3, B4 và B4), thì các chồi hình thành sớm hơn và số lượng chồi nhiều hơn, do đó có thể rút ngắn thời gian thu hoạch và tăng sản lượng chè thu hoạch đáng kể so với đối chứng và so với thí nghiệm sử dụng trực tiếp chất điều hòa sinh trưởng phun lên cây chè. Ä Khi bổ sung kết hợp BAP (từ 25 đến 150 g) với nồng độ NAA (5 g), GA3 (10 g) và chất nền NPK (5 kg) thì năng suất chè thu hoạch tăng từ 8,1 đến 25% so với các vườn chè xử lý các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp lên cây chè không phối trộn với chất nền. 4.3. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên thời gian hình thành chồi và số lượng chồi chè thu hoạch. 4.3.1. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên thời gian hình thành chồi. Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp lên cây chè đến thời gian hình thành chồi. Nghiệm thức Thời gian hình thành chồi (ngày) A0 16,33± 0,60 A1 15,33 ± 0,50 A2 14,67± 0,50 A3 12,33 ± 0,48 A4 13,67 ± 0,52 A5 15,33± 0,55 A6 16,33± 0,53 A7 17.33± 0,54 A8 19,33± 0,56 A9 20± 0,00 A10 20± 0,00 Bảng 4.6. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến thời gian hình thành chồi. Nghiệm thức Thời gian hình thành chồi (ngày) B0 16,28± 0,70 B1 14,87 ± 0,59 B2 12,92± 0,51 B3 10,33 ± 0,45 B4 11,53 ± 0,54 B5 12,37± 0,85 B6 15,33± 0,73 B7 16,43± 0,54 B8 17,83± 0,56 B9 18,33± 0,69 B10 18,56± 0,78 Biểu đồ 4.5. So sánh thời gian hình thành chồi ở thí nghiệm phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK. Trong đó: Thí nghiệm A: các nghiệm thức thí nghiệm phun trực tiếp các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cây chè. Thí nghiệm B: các nghiệm thức thí nghiệm phun các chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên cây chè dưới dạng chế phẩm phân bón lá có phối trộn chất nền NPK. Nhận xét: Từ bảng 4.5, 4.6 và biểu đồ 4.5 cho thấy, nhìn chung ở các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dưới dạng phân bón lá có phối trộn chất nền NPK, thời gian hình thành chồi rút ngắn hơn so với các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trực tiếp, cụ thể: Nghiệm thức B1 thời gian hình thành chồi là 14,87 ngày (rút ngắn nửa ngày so với A1). Nghiệm thức B2 thời gian hình thành chồi là 12,92 ngày (rút ngắn gần 2 ngày so với A2). Nghiệm thức B3 thời gian hình thành chồi là 10,33 ngày (rút ngắn 2 ngày so với A3). Nghiệm thức B4 thời gian hình thành chồi là 11,53 ngày (rút ngắn hơn 2 ngày so với A4). Nghiệm thức B5 thời gian hình thành chồi là 12,37 ngày (rút ngắn gần 3 ngày so với A5). Nghiệm thức B6 thời gian hình thành chồi là 15,33 ngày (rút ngắn 1 ngày so với A6). Các nghiệm thức B7, B8, B9 và B10 nhìn chung thời gian hình thành chồi đều sớm hơn các nghiệm thức A7, A8, A9 và A10 từ 1 đến 2 ngày. Như vật, các chồi trong thí nghiệm B sinh trưởng và phát triển nhanh hơn các chồi trong thí nghiệm A. Kết quả này cho thấy việc sử dụng phối trộn chất nền với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật làm tăng khả năng hấp thu qua mô lá cây chè, tăng tác dụng kích thích đối với khả năng hình thành chồi chè. Trong khi đó việc sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp lên cây chè có thể gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi chè. Đặc biệt ở nồng độ cao, việc sử dụng các chất điều hòa trực tiếp còn gây hại đến cây, chúng làm kéo dài thời gian hình thành chồi (chậm hơn khoảng 4 ngày so với đối chứng), các chồi thường bị biến dị, hình dạng bất thường, không có khả năng sinh trưởng và nhanh chóng chết đi không cho thu hoạch. Trong khi đó, ở các nghiệm thức thí nghiệm B, các chồi ở các nghiệm thức sử dụng BAP với liều lượng cao, thời gian hình thành chồi có chậm hơn (khoảng 2 ngày so với đối chứng), nhưng số chồi biến dị, bất thường ít hơn so với thí nghiệm A. Các chồi này thường phát triển không đồng đều, có những chồi phát triển nhanh hơn các chồi còn lại, có những chồi còi cọc. Tuy nhiên, chúng không bị chết và vẫn tăng trưởng và cho thu hoạch (tuy nhiên sản lượng và chất lượng giảm sút). Điều này cho thấy việc sừ dụng chất nền NPK phần nào hạn chế tác động bất lợi của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở liều cao lên mô chè. 4.3.2. So sánh ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật phun trực tiếp với việc phối trộn chất điều hòa với chất nền NPK lên số lượng chồi thu hoạch. Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng phun trực tiếp lên cây chè đến thời gian hình thành chồi. Nghiệm thức Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây) A0 170,9± 2,25 A1 172,1± 1,35 A2 180,7± 1,52 A3 203,1± 4,31 A4 190,3± 3,39 A5 173,8 ± 2,87 A6 171,0± 4,23 A7 11,4± 1,21 A8 3,6± 0,78 A9 0 A10 0 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng có phối trộn chất nền NPK dưới dạng phân bón lá phun lên cây chè đến số lượng chồi thu hoạch. Nghiệm thức Số lượng chồi thu hoạch (chồi/cây) B0 172,4± 1,28 B1 175,0± 1,23 B2 186,4± 3,12 B3 215,4± 5,18 B4 206,6± 2,38 B5 188,8 ± 1,47 B6 173,8± 2,28 B7 151,4± 3,28 B8 151,6± 4,28 B9 147,4± 2,48 B10 149,4± 2,25 Biểu đồ 4.6. So sánh số lượng chồi thu hoạch ở thí nghiệm phun chất điều hòa sinh trưởng thực vật trực tiếp lên cây chè với thí nghiệm phun chất điều hòa dưới dạng phân bón lá phối trộn chất nền NPK. Nhận xét: Từ bảng 4.7, 4.8 và biểu đồ 4.6 chúng tôi nhận thấy, nhìn chung ở các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật dưới dạng phân bón lá có phối trộn chất nền NPK, số lượng chồi thu hoạch tăng đáng kể so với các nghiệm thức thí nghiệm sử dụng chất điều hòa sinh trưởng trực tiếp, cụ thể: Nghiệm thức B1 số lượng chồi thu hoạch là 175,0 chồi/cây (tăng 2,9 chồi/cây so với A1). Nghiệm thức B2 số lượng chồi thu hoạch là 186,4 chồi/cây (tăng 5,7 chồi/cây so với A2). Nghiệm thức B3 số lượng chồi thu hoạch là 215,4 chồi/cây (tăng 12,3 chồi/cây so với A3). Nghiệm thức B4 số lượng chồi thu hoạch là 206,6 chồi/cây (tăng 16,3 chồi/cây so với A4). Nghiệm thức B5 số lượng chồi thu hoạch là 188,8 chồi/cây (tăng 15 chồi/cây so với A4). Nghiệm thức B6 số lượng chồi thu hoạch là 173,8 chồi/cây (tăng 2,8 chồi/cây so với A6). Các nghiệm thức B7, B8, B9 và B10 có số lượng chồi tăng đột biến so với A7, A8, A9 và A10 từ 140 đến149,4 chồi/cây. Điều này là do trong các nghiệm thức của thí nghiệm A (từ A7 đến A10), các chồi trong quá trình hình thành hầu hết đều bị biến dị, hình dạng chồi bất thường, khả năng sinh trưởng và phát triển rất kém và thường chết đi, cho nên không cho thu hoạch. Như vật, các chồi trong thí nghiệm B có sức sống tốt hơn các chồi trong thí nghiệm A. 4.4. Kết luận Tóm lại, khi sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để xử lý rút ngắn thời gian hình thành chồi và tăng sản lượng chồi thu hoạch chúng ta nên sử dụng dưới dạng phối trộn với chất nền NPK để tăng khả năng hấp thu các chất này vào mô chè, hạn chế tác dụng bất lợi của các chất này đến mô. Qua quá trình thực nghiệm và chăm sóc trên cây chè, chúng tôi thấy rằng đặc tính sinh trưởng của cây chè rất khác so với các loại cây rau ăn lá khác. Các loại cây rau màu đặc biệt là các loại cây lấy thân và lá như rau muống, mồng tơi, rau dền, rau cần… đều rất nhạy cảm với các chất điều hoà sinh trưởng thực vật. Chúng thường có phản ứng rất nhanh và rất nhạy cảm với các chất điều hòa sinh trưởng ngay cả với những nồng độ rất thấp từ 1-5 mg/l chúng đã có những biểu hiện rất rõ ràng như hơi héo rũ, lá cụp lại hay vươn lên rất nhanh chỉ sau khoảng 24h. Nhưng đối với cây chè, mặc dù số lượng lá rất lớn, bề mặt tiếp xúc lớn nhưng chúng lại phản ứng chậm với các chất điều hòa sinh trưởng, chúng gần như không có biểu hiện gì bên ngoài sau 24h sử dụng thuốc. Khác với rau màu, cây chè cần thời gian khá dài có khi phải 3-5 ngày mới có biểu hiện rõ nét mà ta có thể quan sát được. Cây chè có khả năng chịu được chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ cao có thể lên đến hàng trăm mg/l dung dịch. Hình 4.6. Rau cháy lá do chất điều hòa Hình4.7. Cây chè sau khi xử lý chất điều hòa sinh trưởng thực vật ở nồng độ cao sinh trưởng ở nồng độ cao vẫn bình thường Thời gian phát sinh và phát triển của chồi non khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật có thể được rút ngắn rất nhiều. Một lứa chè trung bình kéo dài 35 ngày kể từ khi thu hái (lần trước), nhưng nếu có sự can thiệp của chất điều hòa sinh trưởng cộng với chế độ chăm sóc, canh tác hợp lí, có thể rút ngắn lại còn 27-30 ngày. Năng suất thu hoạch tăng từ 20-30%. Việc này rất có ý nghĩa đối với người sản xuất, nếu chăm sóc tốt mỗi năm có thể tăng thêm một vụ thu hoạch. Các chất điều hòa sinh trưởng ở nồng độ quá thấp 100 mg/l thì chúng lại gây độc, thể hiện tác dụng ức chế sự phát triển, làm cho cây bị héo úa, cháy lá và thậm chí còn có thể chết cây. Auxin và cytokinin khi sử dụng cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán cẩn thận, chỉ sử dụng ở nồng độ rất phù hợp (phải nghiên cứu thực nghiệm cho từng đối tượng cụ thề), vì các đáp ứng của cây trồng đối với các chất điều hòa sinh trưởng là rất khác nhau, thậm chí trên từng bộ phận mô của cùng một loài cũng đã khác nhau và cách thức xử lý khác nhau cũng mang lại hiệu quả khác nhau. Ngược lại các chất gibbereline (GA3) lại tỏ ra rất dễ chịu đối với cây trồng ở ngoài đồng ruộng, phần lớn các loại cây đều có khả năng sử dụng GA3 tốt. Ví dụ: người ta sử dụng GA3 với nồng độ 100-200 mg/l để kích thích tạo hoa đực, với nồng độ 200-300 mg/l để kích thích tạo hoa cái. Tỉ lệ tối ưu auxin/cytokinin trong quá trình phát sinh và phát triển của chồi non giao động trong khoảng 1/5- 1/20. Thông thường đối với cây chè là 1/10. Quá trình phát sinh chồi non chỉ thể hiện mạnh mẽ nhất sau 10 ngày kể từ ngày thu hoạch lần trước, giai đoạn trước đó gần như cây rơi vào tình trạng ngủ, các quá trình sinh lý và hấp thu chất dinh dưỡng diễn ra rất chậm. Ở giai đoạn này khả năng kháng sâu bệnh của cây kém, dễ bị sâu bệnh xâm nhập và đẻ trứng. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận 5.1.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch. 5.1.1.1. Thí nghiệm 1.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên thời gian hình thành chồi. † Việc sử dụng BAP ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều. † Nghiệm thức A3 (BAP 10 mg/l + NAA 1mg/l + GA3 2mg/l) cho thời gian hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch. † Ngưỡng gây ức chế của cytokinin BAP đối với cây chè là khoảng từ 70 mg/l trở lên. † Tỉ lệ auxin/cytokinin (NAA/ BAP) tối ưu cho quá trình tạo chồi là: 1/10. 5.1.1.2. Thí nghiệm 1.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi nồng độ BAP kết hợp với nồng cố định của NAA và GA3 lên số lượng chồi thu hoạch. † Việc sử dụng BAP ở nồng độ thích hợp có tác dụng kích thích quá trình tạo mới chồi, rút ngắn thời gian tạo chồi và tăng số lượng chồi thu hoạch, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp, đồng đều và dễ thu hái. † Nghiệm thức A3 (BAP 10 mg/l + NAA 1mg/l + GA3 2mg/l), cho số lượng chồi lúc thu hoạch là tối ưu nhất trên cây chè. † Khi tăng nồng độ BAP lên khoảng 50 mg/l đến 60 mg/l thì số lượng chồi ở giai đoạn thu hoạch sụt giảm nghiêm trọng, các chồi có biểu hiện bất thường (cọng chè thường ngắn, sần sùi, lá nhăn nheo, đọt thui chột, cứng và có màu xanh đậm). † Khi tăng nồng độ BAP lên khoảng 70 mg/l trở lên, thì ức chế quá trình hình thành và tăng trưởng của chồi làm chết chồi dẫn đến ở giai đoạn thu hoạch số lượng chồi bằng 0. 5.1.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên sự tạo mới chồi chè và thời gian thu hoạch. 5.1.2.1. Thí nghiệm 2.1. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên thời gian hình thành chồi chè. † Việc sử dụng BAP với liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK thích hợp có tác dụng tăng cường quá trình tạo mới chồi và rút ngắn thời gian hình thành chồi, cho các chồi mới có kích thước lớn, bóng đẹp và đồng đều do chất nền NPK giúp cho các chất điều hòa sinh trưởng thực vật được hấp thu vào lá tốt hơn dạng phun trực tiếp chất điều hòa sinh trưởng không phối trộn với chất nền. Hơn nữa, việc phối trộn các chất điều hòa sinh trưởng với chất nền còn hạn chế tác động xấu của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật đến cây chè. † Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho khả năng hình thành chồi non tối ưu nhất trên cây chè sau thu hoạch. † Ngưỡng BAP gây kéo dài thời gian hình thành chồi trên cây chè là khoảng từ 300 g trở lên. 5.1.2.2. Thí nghiệm 2.2. Ảnh hưởng của sự thay đổi BAP kết hợp với NAA, GA3 và chất nền NPK cố định lên số lượng chồi chè thu hoạch. † Việc sử dụng BAP ở các liều lượng thích hợp khi bổ sung vào chế phẩm phân bón lá có chứa chất nền NPK có tác dụng gia tăng số lượng chồi thu hoạch. † Nghiệm thức B3 (khối lượng chất nền NPK 5 kg + NAA 5 g + GA3 10 g + BAP 50 g) cho số lượng chồi thu chè thu hoạch là nhiều nhất (215,4 chồi/cây). † Với liều lượng từ 250 đến 400 g BAP làm sụt giảm số lượng chồi chè thu hoạch. † Cùng một chế độ dinh dưỡng, nếu sử dụng chất điều hoà sinh trưởng với liều lượng thích hợp thì năng xuất thu hoạch chè tăng từ 20-30%. 5.2. Kiến nghị – Vì quá trình thực hiện đồ án trong khoảng thời gian ngắn, các điều kiện thiết bị thực nghiệm chưa thật sự đầy đủ nên còn nhiều vấn đề liên quan vẫn chưa giải quyết hết được. – Cũng chính vì thời gian và điều kiện thực hiện đề tài còn hạn chế nên chưa khảo sát được trên diện rộng, do vậy cần khảo sát nghiên cứu trên nhiều giống chè cành ở các vùng khác nhau trước khi đưa ra ứng dụng rộng rãi trên đối tượng cây chè. – Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của tuổi các vườn chè đến khả năng phản ứng với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. – Để có được một kết quả đáng tin cậy hơn, ta cần chọn được một địa điểm thực thực hiện thuận lợi hơn: thổ nhưỡng tốt, đồng nhất, cây chè phát triển đồng đều khoảng cách giữa các cây đồng đều. – Cần tiến hành thu thêm số liệu về chiều dài chồi (cm), đường kính lá (cm), số lá trên một cọng chè, giải phẫu lát cắt dọc thân chồi, trọng lượng tươi (g/chồi), trọng lượng khô (g/chồi), ... để đi đến những kết luận chính xác, khoa học và thuyết phục. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Dương Công Kiên (2003), Nuôi cấy mô thực vật II, NXB Đại học quốc gia TP. HCM 2. Đặng Xuyến Như, Hoàng Thị Kim Hoa và cộng sự (1997).Nghiên cứu nhân nhanh giống cây trồng bằng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào (Báo cáo nghiệm thu đề tài cấp bộ) 3. Đỗ Ngọc Quý (2003), Cây Chè: Sản Xuất - Chế Biến - Tiêu Thụ, NXB Nghệ An. 4. Giáo trình sinh lý thực vật – GS.TS Hoàng Minh Tấn, GS.TS. Nguyễn Quang Thạch, PGS.TS Vũ Quang Sáng –NXBNN 2006 5.Nguyễn Thị Kim Linh, 2005. Đề cương thực hành môn Sinh lý thực vật. Tủ sách Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Hữu Bình. Kế hoạch phát triển bông đến 2005-2010 và những giải pháp chủ yếu. 2001. Công ty Bông Việt Nam. Tổng Công ty Dệt-May Việt Nam 7. Trần Văn Minh (1999), Giáo trình Công nghệ sinh học Thực vật, Viện sinh học nhiệt đới TÀI LIỆU TIẾNG NƯỢC NGOÀI 8. Edwin F. George (1993), Plant Propagation by Tissue Culture, part 1, Exegetics Ltd., Edington, Wilts. BA13 4QG, England 9. Sether, D. M., and Hu, J. S., 2002. Closterovirus infection and mealybug exposure are necessary for the development of mealybug wilt of pineapple disease. Phytopathology, 92: 928-935. 10.Sether D. M., Melzer M. J., Busto J., Zee F., HU J. S., 2004. Diversity of Pineapple mealybug wilt associated viruses in pineapple. Phytopathology 94: 1031. Publication no. P-2004-0803-Ama. 11.Sether D. M., Melzer M. J., Busto J., 2005. Diversity and Mealybug Transmissibility of Ampeloviruses in pineapple. Plant Dis. 89:450-456. 12. Umbeck P. 1985. Genetically transformed cotton (Gossypium hirsutum L.) plants. Biotechnology 5: 263-266. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docOK.DOC
Tài liệu liên quan