Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều điều tiết vĩ mô nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1996-2000

A. Lời nói đầu Tiền tệ là một trong những đầu vào quan trọng của nền kinh tế hàng hoá xét theo quan điểm hệ thống. Tiền tệ vừa là sản phẩm, vừa là công cụ phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Chính sách tiền tệ nhằm điều tiết mức độ tiền tệ hoặc rộng hơn là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nước trong quản lý điều hành vĩ mô nền kinh tế. Thông qua các công cụ của mình như: lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc; nghiệp vụ thị trường mở, … Chính sách tiền tệ tác động trực tiếp và gián tiếp đến cá

doc44 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều điều tiết vĩ mô nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1996-2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c mục tiêu như tăng trưởng kinh tế; kiềm chế lạm phát; giải quyết việc làm, …. Không những thế, chính sách tiền tệ còn giữ vai trò quan trọng, chủ chốt trong việc cũng cố và tăng cường tiềm lực tài chính, mở rộng các quan hệ tài chính với các tổ chức và các nước trên thế giới; thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế – tài chính đi đúng hướng tích cực và an toàn; nâng cao vị thế của đất nước trên chính trường quốc tế. Do vậy, trong bối cảnh đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Chính sách tiền tệ đòi hỏi phải được xây dựng phù hợp với sự vận động của thực tiễn khách quan, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Làm được điều này đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu nghiêm túc về chính sách tiền tệ trong thời gian qua, xem xét đánh giá những mặt được và chưa được của việc điều hành chính sách tiền tệ để từ đó đưa ra các phương hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ sao cho phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010. Xuất phát từ cơ sở đó mà em chọn đề tài “Vai trò của chính sách tiền tệ trong điều điều tiết vĩ mô nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1996 – 2000 “. Với kết cấu gồm những nội dung chính sau: Chương I : Tổng quan về chính sách tiền tệ. Chương II : Chính sách tiền tệ trong điều tiết nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1996 – 2000. Chương III : Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ để tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế giai đoạn 2001 – 2010. Mặc dù đã cố gắng tìm tài liệu để tham khảo nhưng do nhận thức và thời gian nghiên cứu hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo của các thầy cô. Và em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Giáo viên Tiến sĩ – Nguyễn Thị Kim Dung người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết để em hoàn thành tốt bài viết này!. Em xin chân thành cảm ơn! B. nội dung Chương I: Tổng quan về chính sách tiền tệ I. Khái niệm và đặ trưng của chính sách tiền tệ. 1. Khái niệm: Hoạt động ngân hàng liên quan đến sự ổn định hay thay đổi của tiền tệ về lưu thông, chi phí và giá trị, dẫn đến sự tác động vào giá cả hàng hoá và giá trị tài sản, thu nhập của nhân dân, làm chuyển biến mức sống của họ theo hai hướng: khó khăn, đắt đỏ hay thuận lợi tiện nghi. Vì vậy, để đạt được sự biến động về đời sống và sinh hoạt kinh tế của cả cộng đồng người, người ta có thể bắt đầu bằng tác động vào tiền tệ. Mối quan hệ đó đã làm cho những biến động về tiền tệ được gọi là " Chính sách tiền tệ". Điều 2, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định " Chính sách tiền tệ quốc gia là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân". Trong một khoảng thời gian, Chính sách tiền tệ có thể được hoạch định theo hai hướng: ỉ Chính sách tiền tệ mở rộng: Tăng lượng tiền cung ứng, khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm. Trong trường hợp này, Chính sách tiền tệ mhằm chống suy thoái kinh tế và thất nghiệp. ỉ Chính sách tiền tệ thắt chặt: Giảm lượng tiền cung ứng, hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá đà của nền kinh tế. Trong trường hợp này, Chính sách tiền tệ nhằm chống lạm phát. 2. Đặc trưng của Chính sách tiền tệ. Qua khái niệm của Chính sách tiền tệ, có thể rút ra một số đặc trưng cơ bản của Chính sách tiền tệ như sau: 2.1. Chính sách tiền tệ là công cụ thuộc tầm vĩ mô: Để đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô đã được hoạch định, Chính phủ cần phải sử dụng một hệ thống các công cụ. Nếu xét riêng về chính sách kinh tế, có bốn chính sách thông dụng được sử dụng: Chính sách tài khoá, Chính sách tiền tệ, Chính sách kinh tế đối ngoại và Chính sách thu nhập. Chính phủ sử dụng Chính sách tiền tệ để làm thay đổi lượng tiền cung ứng cho toàn bộ nền kinh tế, từ đó tác động đến lãi suất, ảnh hưởng đến đầu tư, và do vậy, Chính sách tiền tệ là một chính sách thuộc tầm vĩ mô. 2.2. Ngân hàng Nhà nước là người đề ra và vận hành Chính sách tiền tệ: Do Chính sách tiền tệ luôn luôn hướng vào việc thay đổi lượng tiền cung ứng, nên chủ thể nào thực hiện chức năng phát hành tiền và điều hoà lưu thông tiền tệ thì chính chủ thể đó phải hoạch định và thực thi Chính sách tiền tệ. Chủ thể đó không ai khác ngoài Ngân hàng Nhà nước. Đối với Việt Nam, mặc dù thẩm quyền quyết định Chính sách tiền tệ là Quốc hội, nhưng Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng dự án Chính sách tiền tệ quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội và là cơ quan trực tiếp tổ chức thực thi Chính sách tiền tệ sau khi đã được phê duyệt. 2.3. Mục tiêu tổng quát của Chính sách tiền tệ là ổn định giá trị đồng tiền và góp phần thực hiện một số mục tiêu kinh tế vĩ mô khác: Bất kì một nền kinh tế nào, vai trò ổn định của tiền tệ và nâng cao sức mua của đồng tiền trong nước cũng luôn được coi là mục tiêu có tính chất dài hạn. Trên cơ sở thực thi Chính sách tiền tệ, nhằm tác động đến lượng tiền cung ứng để từ đó tác động đến hàng loạt các yếu tố khác trong nền kinh tế như: lãi suất, lạm phát, đầu tư, việc làm…. 2.4. Chính sách tiền tệ là một bộ phận hữu cơ cấu thành nên chính sách kinh tế - tài chính quốc gia: Trong tổng thể các Chính sách kinh tế - tài chính của một quốc gia, mỗi chính sách đều có một vị trí và vai trò riêng. Trong đó, Chính sách tiền tệ luôn được coi là có vị trí trung tâm, gắn kết các chính sách lại với nhau. Người ta cho rằng, mức độ tiền tệ hoá cao hay thấp của một nền kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế của quốc gia đó. Do đó, tiền tệ đã thâm nhập và trở thành một yếu tố hết sức quan trọng trong mọi nền kinh tế. Chính vì vậy, Chính sách tiền tệ phải là một bộ phận, một bộ phận trung tâm của các chính sách kinh tế - tài chính quốc gia. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẳng định: Chính sách tiền tệ là một bộ phận của chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước. Với chính sách tài chính quốc gia, bên cạnh Chính sách tiền tệ còn có các chính sách khác như: Chính sách ngân sách, Chính sách kinh tế đối ngoại, Chính sách thu nhập, Chính sách tài chính doanh nghiệp…. II. Nội dung của Chính sách tiền tệ 1. Mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Mỗi quốc gia đều có Chính sách tiền tệ riêng, phù hợp với nền kinh tế đặc thù của mình. Nhưng, các Chính sách tiền tệ đều hướng vào những mục tiêu chủ yếu là giống nhau. Tuy nhiên, tuỳ từng giai đoạn khác nhau, tuỳ từng điều kiện thực tế của nền kinh tế để lựa chọn nhiều mục tiêu trọng tâm. Các mục tiêu của Chính sách tiền tệ bao gồm: 1.1. Tăng trưởng kinh tế: Để đo lường tăng trưởng kinh tế người ta dùng chỉ tiêu tỉ lệ tăng tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic product - GDP). Việc thay đổi khối lượng tiền tệ cung ứng sẽ tác động lớn đến nền kinh tế. Khi khối lượng tiền tệ tăng, lãi xuất thường giảm xuống, do vậy sẽ kích thích đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Mặt khác, tăng khối lượng tiền tệ sẽ làm tăng tổng cầu tổng hợp, sức mua hàng hoá trên thị trường tăng lên, hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp được tiêu thụ, làm tiền đề cho các doanh nghiệp gia tăng sản xuất dẫn đến GDP tăng. Ngược lại, khi khối lượng tiền tệ giảm xuống, lãi suất có xu hướng tăng lên, đồng vốn đầu tư đắt lên, đầu tư giảm dẫn đến tổng sản phẩm quốc nội giảm xuống. Mặt khác, khi giảm khối lượng tiền tệ, sẽ làm giảm tổng cầu, sức mua sẽ giảm, làm tăng hàng hoá tồn đọng của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp không có cơ sở để mở rộng sản xuất, vì vậy GDP giảm. Việc gia tăng khối lượng tiền tệ làm cho nền kinh tế trong thời kỳ đầu thường được các quốc gia sử dụng là hạn mức tín dụng. Nhưng khi nền kinh tế thị trường vận động một cách thuần thục thì việc cung ứng tiền chủ yếu được thực hiện thông qua các công cụ gián tiếp: Tỉ lệ dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở và lãi xuất tín dụng. 1.2. Kiềm chế lạm phát: Các nhà kinh tế cho rằng, lạm phát là căn bệnh kinh niên của nền sản xuất hàng hoá, đặc biệt là sản xuất hàng hoá phát triển mức độ cao (nền kinh tế thị trường). Lạm phát tác động đến nền kinh tế - xã hội theo 2 hướng: Tích cực và tiêu cực. Khi lạm phát tăng, nó tác động đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội, làm sai lệch các chỉ tiêu kinh tế; làm phân phối lại thu nhập; kích thích tâm lý đầu cơ tích trữ hàng hoá, bất động sản, vàng bạc, …, gây tình trạng khan hiếm giả tạo; giảm sức mua thực tế của dân chúng về hàng hoá tiêu dùng. Do đó, đời sống của người lao động sẽ khó khăn hơn; gây khó khăn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng vì ngân hàng sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi cho hoạt động của mình. Lịch sử đã ghi nhận sự tàn phá ghê gớm của lạm phát đối với nền kinh tế Đức (1922 - 1923), Nga (sau cách mạng tháng 10), Trung Quốc (sau thế chiến thứ 2). Tuy nhiên, bên cạnh những tác hại mà lạm phát gây ra cho nền kinh tế, trong chừng mực nào đó, với một tỷ lệ lạm phát vừa phải, lạm phát lại là yếu tố kích thích tăng trưởng kinh tế. Khi đó lạm phát trở thành công cụ điều tiết. Các nhà kinh tế học còn gọi đó là "liều thuốc bổ" cho tăng trưởng kinh tế. Do vậy, mà ổn định giá trị đối nội của đồng tiền trên cơ sở kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu của Chính sách tiền tệ. 1.3. Cân bằng cán thanh toán quốc tế và ổn định tỷ giá hối đoái: Trong nền kinh tế mở, tốc độ toàn cầu hoá nền kinh tế diễn ra rất nhanh. Tác động của hệ thống tài chính vượt ra khỏi ranh giới quốc gia để tác động đến hoạt động của các nền kinh tế khác. Sự tác động này lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ hướng ngoại của nền kinh tế đó. Một sự biến động của tỷ giá hối đoái sẽ tác động đến hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái quá thấp (đồng bản tệ có giá trị tăng lên so với đồng ngoại tệ) tác dụng khuyến khích nhập khẩu, gây bất lợi cho xuất khẩu vì lúc này hàng hoá xuất khầu trở nên đắt tương đối, khó bán cho nước ngoài. Do đó sẽ gây bất lợi cho những cuộc chuyển dịch ngoại tệ từ nước ngoài vào trong nước. Khi đó khối lượng dự trữ ngoại hối bị xói mòn. Ngược lại, một tỷ giá hối đoái cao (đồng bản tệ có giá trị thấp so với ngoại tệ) có tác dụng bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu vì làm cho hàng nhập khẩu đắt lên, hàng xuất khẩu rẻ đi, sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh, dễ tìm được thị trường hơn. Lưu lượng ngoại tệ có khuynh hướng chuyển vào trong nước khá hơn, khối lượng dữ trữ ngoại tệ có cơ hội gia tăng. Tuy nhiên gây khó khăn cho nhập khẩu làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp mà sản xuất phụ thuộc và nguồn nguyên liệu ngoại nhập, và các doanh nghiệp có ý định nhập khẩu máy móc thiết bị. Do vậy, một tỷ giá hối đoái cao hay thấp đều xuất hiện những tác động kép: Tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy, nhiệm vụ của Ngân hàng Trung Ương là sử dụng những công cụ, chính sách của mình để can thiệp giữ cho tỷ giá hối đoái không biến động lớn, tránh gây sự bất ổn cho nền kinh tế vừa nhằm khuyến khích xuất khẩu vừa kiểm soát nhập khẩu. 1.4. Điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh và mở rộng sản lượng tiềm năng: Trong mỗi quốc gia sản lượng tiềm năng phụ thuộc vào các biến số như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực con người, tiềm năng khoa học kỹ thuật và vốn. Nền kinh tế có giới hạn tối đa về khả năng sản xuất cho nên mục tiêu chính của Chính sách tiền tệ là phải góp phần khai thác và phát triển các nguồn lực nói trên một cách có hiệu quả nhất. Để làm được điều này thì chính sách cung ứng tiền phải ngày cành linh động, chính xác và hiệu quả trong quản lý và điều tiết trong nền kinh tế. 1.5. Tạo việc làm, giảm thất nghiệp: Việc làm cho người lao động cũng là một trong các mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Chúng ta đã biết rằng nơi nào sức lao động là hàng hoá thì thất nghiệp là căn bệnh kinh niên. Để đạt được mục tiêu này, Chính sách tiền tệ hướng vào việc tác động đến đầu tư sản xuất kinh doanh, mở rộng các hoạt động kinh tế nhằm chống suy thoái, nhất là suy thoái chu kỳ, để đạt được mức tăng trưởng ổn định. Nhìn tổng quát, giữa lạm phát, tăng trưởng kinh tế và việc làm có mâu thuẫn đối nghịch nhau, đó là: + Khi kiềm chế được lạm phát thì nguy cơ tăng trưởng kinh tế giảm, để dẫn đến suy thoái và thất nghiệp. + Ngược lại, khi mở rộng đầu tư, khắc phục được suy thoái tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế thì lại khó kiềm chế được lạm phát. Các nhà kinh tế đã thừa nhận rằng: Nền kinh tế thị trường luôn có những thăng trầm, biến động mang tính chu kỳ của nó từ: Tăng trưởng kinh tế quá mức, nền kinh tế phát triển quá nóng dễ dẫn đến lạm phát. Từ lạm phát dễ rơi vào trạng thái ngưng trệ rồi suy thoái kinh tế. Một khối lượng tiền tăng thêm để cứu vãn tình thế có thể chuyển nền kinh tế sang giai đoạn phục hưng, rồi từ phục hưng có khả năng chuyển qua giai đoạn tăng trưởng mạnh…. Vấn đề đặt ra là đối với từng giai đoạn cụ thể, Chính sách tiền tệ phải tìm giải pháp để vừa có thể đạt được mục tiêu trọng tâm, vừa dung hoà được những mục tiêu trên. 2. Các công cụ của Chính sách tiền tệ. Để thực hiện việc đưa tiền vào lưu thông hay rút tiền từ lưu thông về nhằm thực hiện một số mục tiêu của Chính sách tiền tệ thì Ngân hàng Trung Ương thường sử dụng một số công cụ chủ yếu sau: 2.1. Công cụ tái cấp vốn: Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung Ương đối với các Ngân hàng Thương mại. Khi cấp một khoản tín dụng cho Ngân hàng Thương mại, một mặt Ngân hàng Trung Ương đã tăng lượng tiền cung ứng, mặt khác tạo cơ sở cho các Ngân hàng Thương mại tạo bút tệ cũng như khai thông được năng lực thanh toán của họ. Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện cho vay tái cấp vốn cho các Ngân hàng Thương mại theo các hình thức sau: + Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng. + Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn. + Cho vay trong thanh toán bù trừ. + Cho vay theo hình thức chỉ định. Với các công cụ này, Ngân hàng Trung Ương sẽ điều chỉnh tăng, giảm lãi xuất tái cấp vốn và lãi xuất chiết khấu phụ thuộc vào mục tiêu của Chính sách tiền tệ là thắt chặt hay nới lỏng tiền tệ. Từ đó tác động đến lượng tiền trong lưu thông. Qua công cụ tái cấp vốn, Ngân hàng Trung Ương là người cho vay cuối cùng, kiểm tra chất lượng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại, bán tiền ra lưu thông theo mức độ đã được khống chế để kiểm soát lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế. Đối với các Ngân hàng Thương mại, với tư cách là người đi vay để cho vay, khi vốn khả dụng bị đe doạ thì Ngân hàng Nhà nước là chỗ dựa, là cứu tinh của họ. Bởi vì, với số tiền Ngân hàng Nhà nước cung ứng, họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán. 2.2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi hoạt động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán (cho vay) các Ngân hàng Thương mại. Nếu khả năng thanh toán quá lớn (Ngân hàng Thương mại đang dư tiền) thì việc tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhằm giảm quy mô tín dụng từ đó giảm khối lượng tiền tệ. Ngược lại, nếu khả năng thanh toán thấp thì giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm tăng khả năng cho vay của các Ngân hàng Thương mại. Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của nền kinh tế. Theo luật Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ dự trữ từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi tổ chức tín dụng trong từng thời kỳ. ũ Cơ chế tính dụng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Thông qua công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước tác động đến cả khối lượng và giá cả tín dụng của các Ngân hàng Thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tác dụng và khả năng tạo tiền của hệ thống Ngân hàng Thương mại. + Về số lượng: Tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có nghĩa là giải phóng hay phong toả, cho hoặc không cho Ngân hàng Thương mại sử dụng khối lượng tiền tệ trung ương bị coi là thiếu hay dư thừa, cũng là thắt chặt hay nới lỏng khả năng tạo tiền của các Ngân hàng Thương mại. + Về chi phí: Giảm hay tăng dự trữ bắt buộc sẽ làm giảm hoặc tăng chi phí tín dụng của các Ngân hàng Thương mại. + Tăng hay giảm sản lượng tín dụng kép: Do tăng hay giảm lãi xuất cho vay, tăng hay giảm chi phí, dẫn đến tăng hoặc giảm dung lượng tín dụng. ũ Công cụ tỷ lệ dự trữ có một số ưu và nhược điểm sau: + Ưu điểm - Tác động đầy quyền lực đến khối lượng tiền cung ứng. - Tạo nên mối quan hệ máy móc giữa tạo tiền do Ngân hàng Thương mại thực hiện và nhu cầu tái cấp vốn của Ngân hàng Trung Ương. - Tăng cường quyền lực do Ngân hàng Trung Ương vì tuỳ theo mục đích của Chính sách tiền tệ và tuỳ theo mức vốn khả dụng của các Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Trung Ương có quyền điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và Ngân hàng Thương mại có trách nhiệm phải thực hiện - Tôn trọng sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vì nó áp dụng không phân biệt mọi ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng. - Đảm bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng Thương mại, giúp Ngân hàng Thương mại tránh được rủi ro do mất khả năng thanh toán. + Nhược điểm: - Mặc dù có thể đạt được những thay đổi trong cung ứng tiền tệ bằng những thay đổi nhỏ trong tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhưng lại khá tốn kém về chi phí quản lý. - Việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn đề khả năng thanh toán ngay đối với một số Ngân hàng có dự trữ vượt mức thấp. - Việc không ngừng thay đổi dự trữ bắt buộc cũng gây ra tình trạng kém ổn định cho các Ngân hàng Thương mại và làm cho việc quản lý khả năng thanh toán của các Ngân hàng này gặp khó khăn hơn. 2.3. Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động Ngân hàng Trung Ương mua, bán giấy tờ có giá ngắn hạn (tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, chứng chỉ tiền gửi...) trên thị trường tiền tệ, điều hoà cung - cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng Thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng Thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. - Bằng cách bán ra các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, Ngân hàng Trung Ương có thể thu hẹp tín dụng, giảm khối lượng tiền tệ theo ý muốn để ngăn chặn lạm phát. - Ngược lại khi Ngân hàng Trung Ương mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn, tăng khối lượng tiền tệ, mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế, tăng khả năng thanh toán của các Ngân hàng Thương mại. Công cụ thị trường mở đã thể hiện tính ưu việt của nó so với công cụ khác của Chính sách tiền tệ như sau: ũ Ngân hàng Trung Ương có thể chủ động can thiệp vào thị trường tiền tệ từ đó tác động trực tiếp vào khả năng cung ứng tín dụng của các tổ chức tín dụng. ũ Độ linh hoạt và chính xác cao, có thể sử dụng ở bất kì mức độ nào. Mong muốn mức thay đổi của dự trữ hoặc có số tiền đầu lớn hay nhỏ thế nào. NHTW cũng có thể thực hiện được bằng cách mua, bán một số khối lượng lớn, nhỏ chứng khoán. ũ Ngân hàng Trung Ương dễ dàng đảo ngược tình thế khi có một quy định sai lầm về việc sử dụng công cụ này bằng cách lập tức đảo ngược lại việc sử dụng công cụ đó. Thí dụ nếu Ngân hàng Trung Ương thấy rằng cung ứng tiền tệ quá nhanh do nó mua quá nhiều giấy tờ có giá trị trên thị trường mở thì nó có thể sửa chữa ngay bằng cách tiến hành nghiệp vụ bán trên thị trường mở. ũ Việc thực hiện có thể hoàn thành nhanh chóng, không gây nên những chậm trễ về mặt hành chính. Khi muốn thay đổi cơ số tiền tệ hoặc dự trữ, Ngân hàng Trung Ương có thể quy định và thực hiện ngay trong phiên giao dịch. 2.4. Công cụ lãi suất tín dụng: Lãi suất được xem là công cụ gián tiếp thực hiện chính sách tiền tệ trong việc cung ứng tiền vào lưu thông hoặc rút bới tiền ra khỏi lưu thông. Sở dĩ nói rằng lãi suất là công cụ gián tiếp, bởi lẽ lãi suất không trực tiếp làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Nhưng sự tăng giảm lãi suất có thể kích thích sản xuất hoặc kìm hãm sản xuất. Vì vậy, nó là công cụ rất lợi hại, có sức phản công ghê gớm. Để lãi suất đóng vai trò như một công cụ hữu hiệu thì việc điều hành lãi suất phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: ũ Lãi suất tín dụng bình quân phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân. ũ Lãi suất danh nghĩa phải lớn hơn lãi suất thực (bằng lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát) ũ Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn bằng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. ũ Lãi suất đồng ngoại tệ phải bằng lãi suất đồng nội tệ. ũ Lãi suất dài hạn phải lớn hơn lãi suất ngắn hạn. ũ Lãi suất được áp dụng chung cho mọi thành phần kinh tế. ũ Lãi suất cho vay bình quân phải lớn hơn lãi suất huy động bình quân. Hiện nay trên thế giới có 2 quan điểm về cơ chế hình thành lãi suất: + Quan điểm 1: ấn định lãi suất, tức là Ngân hàng Trung Ương phải ấn định lãi suất đối với các ngân hàng trung gian. + Quan điểm 2: Thả nổi lãi suất, tức là lãi suất do thị trường quy định. ở các nước công nghiệp phát triển, hầu hết Ngân hàng Trung Ương thực hiện chính sách tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, ít khi áp dụng biện pháp ấn định lãi suất. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp Ngân hàng Trung Ương cùng ấp định một lãi suất trần (celling) - lãi suất tối đa áp dụng cho tiền gửi. Hiện nay vẫn còn một số nước đang áp dụng ấn định lãi suất đối với Ngân hàng trung gian. Theo đó, Ngân hàng Trung Ương quy định lãi suất trần tối đa đối với tiền gửi và lãi suất sàn tối thiểu đối với tiền cho vay. Mặc dầu, việc áp dụng lãi suất trần cứng nhắc đã làm cản trở sự tăng trưởng về tiết kiệm tài chính và giảm thiểu hiệu năng của đầu tư. Chính phủ nhiều nước đang phát triển ngày càng thừa nhận lãi suất chịu sự quản lý của nhà nước có thể có hại. Họ đang có xu hướng dựa trên thị trường. Song trong điều kiện sự ổn định kinh tế vĩ mô chưa được thiết lập thì nhà nước có thể tiếp tục quản lý lãi suất. Thực tiễn việc hoạch định chính sách điều hành Chính sách tiền tệ ở Việt Nam thời gian qua đã cho thấy chính sách lãi suất là một bộ phận quan trọng của Chính sách tiền tệ. Sự thay đổi của chính sách lãi suất có tác dụng nhanh và mạnh đến thị trường tiền tệ, tín dụng, tạo ra các hiệu ứng rõ rệt đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng và tác động đối với nền kinh tế. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, lãi suất chưa được nhìn nhận, sử dụng một cách đầy đủ như một đòn bẩy kinh tế nhằm điều khiển kinh tế. Chuyển sang cơ chế thị trường, lãi suất được phát huy mạnh mẽ vai trò của nó với tư cách là giá cả của vốn và chịu tác động của quy luật cung cầu về vốn tín dụng. 2.5. Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan giữa sức mua của đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của nội tệ, vừa là biểu hiện của quan hệ cung - cầu ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái lại là công cụ, đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhậy bén và hết sức mạnh mẽ đến sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá, tình trạnh tài chính – tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư, dữ trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá hối đoái không phải là một công cụ điều hành Chính sách tiền tệ. Chính vì vậy, trong hệ thống công cụ của Chính sách tiền tệ quốc gia không có công cụ này. Nhưng ở Việt Nam, tỷ giá lại có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam. Khi mà trên đất nước Việt Nam chưa hoàn toàn tiêu tiền Việt Nam, người dân Việt Nam và các tổ chức kinh tế còn được quyền giữ ngoại tệ. Nếu tỷ gía hối đoái không được xác định một cách hợp lý và quản lý tốt sẽ dẫn đến hiện tượng đầu cơ tiền tệ, nâng tỷ giá, tự phá giá đồng Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước can thiệp vào thị trường ngoại tệ (bằng cách mua hoặc bán) sẽ làm tăng hoặc giảm khối lượng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế. Vì vậy, đối với Việt Nam, tỷ giá được sử dụng với tư cách là một công cụ của Chính sách tiền tệ - một giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu của Chính sách tiền tệ. Chương II: Chính sách tiền tệ trong điều tiết nền kinh tế Việt Nam thời kỳ 1996 - 2001 i. chính sách tiền tệ của Việt Nam thời kỳ 1996 – 2000. 1. Quá trình nới nỏng việc điều tiết lãi suất. 1.1. Đối với lãi suất kinh doanh của khu vực trung gian tài chính: ¯ Giai đoạn sử dụng lãi suất trần (1996 – t8/2000): Trong giai đoạn này thì lãi suất đã biến đổi theo chiều hướng sau: ỉ Giai đoạn 96 – 97: Là giai đoạn áp dụng lãi suất thực dương với một số đặc điểm sau: + Xoá bỏ lãi suất cho vay thoả thuận, dựa trên lãi suất tín dụng khu vực nông thôn và khu vực quỹ tín dụng vào hệ thống lãi suất cho vay. + Xoá bỏ việc quy định lãi suất tiền gửi. áp dụng chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra. ỉ Năm 1998: Năm 1998 lãi suất có một số đặc điểm sau: + Thống nhất lãi suất tín dụng giữa khu vực thành thị và nông thôn. + Tự do hoàn toàn lãi suất đầu vào (xoá bỏ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra). ỉ Năm 1999 –4/8/2000: Có thể nói năm 2000 chính sách lãi suất của chúng ta biến đổi rất nhiều nhất với 5 lần điều chỉnh trần lãi suất. Nguyên nhân chính của sự thay đổi là do nền kinh tế của chúng ta giai đoạn này có tốc độ tăng trưởng chậm lại, do khó khăn do khủng hoảng tài chính khu vực mang lại nên vốn đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn. Đây chính là trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế. Vì thế những lần điều chỉnh lãi suất đều nhằm mục đích: - Đảm bảo tính phù hợp giữa mặt bằng lãi suất với tình hình lạm phát. - Giảm bớt khó khăn cho người vay, góp phần kích thích nền kinh tế phát triển, đảm bảo cân đối cung cầu về tín dụng, đẩy mạnh cho vay vốn của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, đồng thời cũng tạo nên khuôn khổ đủ rộng để tổ chức tín dụng thuộc các loại hình khác nhau; năng lực tài chính khác nhau; độ rủi ro khác nhau, định ra các mức lãi suất huy động và cho vay hợp lý. - Giảm bớt các trần lãi suất; chuẩn bị điều kiện tiến tới áp dụng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản như luật “Ngân hàng Nhà nước” đã quy định. Nội dung điều chỉnh của luật: + Giảm dần trần lãi suất cho vay ngắn hạn từ 1,2%/tháng và cho bay trung hạn và dài hạn từ 1,25%/tháng xuống còn 0.85%/tháng và áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng cho vay ngắn, trung và dài hạn ở khu vực thành thị và nông thôn. Riêng quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay thành viên vẫn cần phải giữ nguyên ở mức 1,5%/tháng. + Các mức lãi suất cho vay ưu đãi gồm: Cho vay hộ nghèo, cho vay sinh viên từ quỹ tín dụng đào tạo; cho vay khắc phục bão lụt, hạn hán, giữ nguyên như mức hiện nay. + Lãi suất cho vay khu vực miền núi; hải đảo, vùng đồng bào khơ me tập trung giảm 30% so với lãi suất cho vay cùng loại. + Đối với lãi suất nợ quá hạn các loại, tính tối đa không quá 150% so với mức lãi suất khi cho vay. Nhận xét: Sau nhiều lần điều chỉnh lãi suất, trong giai đoạn này, từ chỗ nhiều trần lãi suất ngắn, trung và dài hạn, trần lãi suất cho vay khu vực thành thị và nông thôn khác nhau đã thống nhất trần lãi suất áp dụng chung cho các tổ chức tín dụng, không phân biệt tổ chức tín dụng quốc doanh hay ngoài quốc doanh. Đây là một bước tiến quan trọng trong chính sách lãi suất, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động hơn trong việc ấn định lãi suất tiền gửi và cho vay phù hợp với điều kiện về chi phí, cung cầu trên từng vùng khác nhau, và mức độ rủi ro của từng khoản vay. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất cũng gây cho các tổ chức tín dụng một số khó khăn nhất định, nhất là các tổ chức tín dụng hoạt động trên đại bàn nông thôn, do địa bàn nông thôn hoạt động khó khăn, cho vay món nhỏ, chi phí lớn, nguồn vốn hạn hẹp hơn các tổ chức tín dụng khác, đòi hỏi các tổ chức tín dụng này phải tiếp tục giảm chi phí, nâng cao chất lượng hoạt động để phục vụ nông nghiệp và nông dân với lãi suất thấp. ỉ Từ mùng 4 tháng 8 năm 2000 đến hết năm 2000. áp dụng chính sách lãi suất cơ bản. Mặc dù chính sách lãi suất đã liên tục điều chỉnh để phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, tạo điều kiện để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng thoát ra khỏi tình trạnh suy thoái, tốc độ tăng trưởng do cuộc khủng hoảng tài chính ở khu vực, nhưng trên thực tế, chính sách tài chính vẫn chưa thực sự là công cụ hoàn hảo của chính sách tiền tệ để thực hiện những mục tiêu của chính sách tiền tệ đã đề ra. Nguyên nhân chính là do việc quy định “trần” lãi suất đã và đang gây trở ngại, bỏ sót việc đưa vốn tới các dự án có độ rủi ro cao nhưng lại mang lại nhiều khả năng sinh lời lớn, lâu dài (như một số dự án đầu tư vào nông nghiệp, môi trường thuỷ sản, đánh bắt và chế biến thuỷ sản, công nghệ bậc cao, sinh học, hoá chất …). Ngược lại không ít dự án, phương án có mức rủi ro thấp, mức sinh lời không cao, nhưng lại tạo nhiều việc làm…, thì lại khó tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng (dự án trồng rừng, thuỷ năng, xây dựng đường giao thông, thủ công mỹ nghệ,…). Trần lãi suất không phản ánh đúng quan hệ cung cầu về vốn của nền kinh tế, chưa bao quát đủ mức rủi ro tiền tệ thông thường. Bằng chứng là lãi suất huy động, cho vay của nhiều ngân hàng thường xuyên sát trần, thậm chí đội trần. Lãi suất cho vay cuối cùng đến người nông dân còn cao (trường hợp nguồn tín dụng ưu đãi) chẳng qua đội phí trung gian vượt quá mức trần quy định. Trần lãi suất gò bó tính chủ động kinh doanh của từng ngân hàng thương mại, khó có thể giải quyết hài hoà 3 lợi ích thường xuyên đối lập nhau: giữa người cho vay, trung gian ngân hàng và nhà đầu tư. Trần lãi suất đối lập ngay với hạn mức tính dụng ấn định đến từng món vay, loại vay ở chỗ cho vay ít, vay nhiều, thậm chí cho vay vượt hạn mức tín dụng đều không có phân biệt lãi suất. Kết quả vốn tín dụng thì ít, cho vay thì giải mành phân tán, kém hiệu quả. Trần lãi suất tín dụng cố định tạo nguy cơ rủi ro tín dụng khi có tỷ giá hối đoái biến động do nó không cho ngân hàng khả năng linh hoạt hoá lãi suất để giảm thiểu thua thiệt do tỷ giá biến động gây ra… Chính do hạn chế của lãi suất trần, đồng thời để chính sách lãi suất phù hợp với mức độ hội nhập thị trường tài chính khu vực và quốc tế, lãi suất trong nước theo sát với lãi suất thị trường quốc tế nên ngày 4 tháng 8 năm 2000, ngân hàng Nhà nước đã thực hiện bước đổi mới cơ bản về điều hành lãi suất: Cơ chế điều hành lãi suất cho vay bằng lãi suất cơ bản thay cho lãi suất trần (theo khoản 12 điều 9 luật Ngân hàng Nhà nước quy định “lãi suất cơ bản là lãi suất do ngân hàng Nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”). Với cơ chế điều hành lãi suất này được coi là phù hợp với mứ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35326.doc