Vai trò của huyện Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM T.P HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC THỊNH VAI TRÒ CỦA HUYỆN LỘC NINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 -1975) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM T.P HỒ CHÍ MINH PHAN NGỌC THỊNH VAI TRÒ CỦA HUYỆN LỘC NINH TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1954 -1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

pdf108 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Vai trò của huyện Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ XUÂN ĐÀN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 Lời cam đoan. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của PGS.TS Võ Xuân Đàn. Các số liệu, tài liệu nêu trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả Lời cảm ơn! Để hoàn thành đề tài này, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Võ Xuân Đàn kính mến đã chỉ bảo, dìu dắt tôi từ những ngày đầu cho đến khi hoàn thành đề tài này. Tôi rất bIết ơn đến Ban tuyên giáo huyện Lộc Ninh, Ban chỉ huy quân sự huyện Lộc Ninh, cán bộ trong bảo tàng tỉnh Bình Phước đã nhiệt tình cung cấp tư liệu liên quan đến đề tài cho tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Phòng sau Đại học, Khoa Lịch sử, Phòng công nghệ và môi trường Quân khu 7, thư viện trường, thư viện khoa học Tổng hợp Tp.HCM, Trường THPT Lộc Ninh đã hỗ trợ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tác giả MỤC LỤC 3TPHẦN MỞ ĐẦU3T ........................................................................................................................ 1 3TI.3T 3TLÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU3T .................................................... 1 3TII.3T 3TLỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ3T ....................................................................................... 2 3TIII.3T 3TNGUỒN TƯ LIỆU3T .................................................................................................................. 4 3TIV.3T 3TGIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU3T ............................................................................... 5 3TV.3T 3TPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3T .......................................................................................... 5 3TVI.3T 3TĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI3T .............................................................................. 6 3TVII.3T 3TCẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN3T ............................................................................................. 6 3TPHẦN NỘI DUNG3T ..................................................................................................................... 8 3TCHƯƠNG I3T ................................................................................................................................ 8 3T ỔNG QUAN VỀ HUYỆN LỘC NINH3T ..................................................................................... 8 3T1.1.3T 3TĐịa lí tự nhiên3T........................................................................................................................... 8 3T1.2.3T 3TĐịa lí hành chính3T ...................................................................................................................... 9 3T1.3.3T 3TDân cư và truyền thống yêu nước của nhân dân huyện Lộc Ninh trong lịch sử3T .................12 3T1.3.1.3T 3TCộng đồng dân cư3T ..................................................................................................... 12 3T1.3.2.3T 3TKhái quát phong trào đấu tranh chống Pháp nhân dân Lộc Ninh đến năm 19543T ......... 14 3TCHƯƠNG II3T ............................................................................................................................. 19 3TGÓP PHẦN TỪNG BƯỚC ĐÁNH BẠI CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN QUÊ HƯƠNG (1954 -1972)3T ................. 19 3T2.1.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh đấu tranh giữ gìn lực lượng, đấu tranh bảo vệ phong trào cách mạng và tham gia phong trào Đồng khởi (1954 -1960)3T .......................................................19 3T2.1.1.3T 3TChính sách của Mỹ ngụy ở Lộc Ninh sau Hiệp định Genève3T ..................................... 19 3T2.1.2.3T 3T ổ chức lại lực lượng và hoạt động của chi bộ Đảng ở Lộc Ninh3T ................................................ 23 3T2.1.3.3T 3TPhong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, thi hành Hiệp định Genève, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” và tham gia phong trào đồng khởi của quân và dân Lộc Ninh3T ............................................................................................................................ 25 3T2.2.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 -1965)3T ....................................................................................................................28 3T2.2.1.3T 3TÂm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ ở Lộc Ninh3T........................................................... 28 3T2.2.3.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh góp phần đánh bại âm mưu bình định, phá tan hệ thống ấp chiến lược của Mỹ - Diệm (1961 - 1965)3T ....................................................................... 33 3T2.3.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh góp phần làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 - 1968)3T ..............................................................................................................38 3T 2.3.1.Chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở Lộc Ninh ......................................................38 3T2.3.2.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh phối hợp cùng bộ đội chủ lực đánh Mỹ, diệt ngụy, mở rộng và giữ vững vùng giải phóng3T ...................................................................................... 39 3T2.4.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh kiên trì bám trụ, phục hồi và xây dựng lực lượng phục vụ chiến đấu, tham gia giải phóng hoàn toàn quê hương (1969 -1972)3T ............................................45 3T2.4.1.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh kiên cường, bám trụ, xây dựng lực lượng3T ................................................ 45 3T2.4.2.3T 3TQuân và dân Lộc Ninh cùng bộ đội chủ lực tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, giải phóng hoàn toàn quê hương3T......................................................................................... 50 3TCHƯƠNG III3T ............................................................................................................................ 55 3TLỘC NINH TRỞ THÀNH THỦ PHỦ CỦA CHÍNH PHỦ LÂM THỜI CỘNG HÒA MIỀN NAM VIỆT NAM, CĂN CỨ ĐỊA CỦA BỘ CHỈ HUY MIỀN VÀ LÀ HẬU PHƯƠNG TRỰC TIẾP CỦA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH (1972 -1975)3T .............................. 55 3T .1.3T 3TLộc Ninh sau ngày giải phóng3T ...............................................................................................55 3T .1.1.3T 3TXây dựng, củng cố chính quyền và phát triển lực lượng vũ trang3T ................................................ 55 3T .1.2.3T 3T ình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế3T .................................................................. 56 3T .2.3T 3TXây dựng Lộc Ninh trở thành trung tâm chính trị, căn cứ địa vững chắc của Bộ chỉ huy Miền3T ..........................................................................................................................................59 3T .3.3T 3TLộc Ninh – Hậu phương trực tiếp của chiến dịch Hồ Chí Minh3T..........................................68 3TKẾT LUẬN3T .............................................................................................................................. 74 3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ......................................................................................................... 80 3TPHỤ LỤC3T ................................................................................................................................. 88 3TPHỤ LỤC 13T .....................................................................................................................................89 3TPHỤ LỤC 23T .....................................................................................................................................98 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Lộc Ninh là một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, là một huyện thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, có đường biên giới dài hơn 100km tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Lộc Ninh giữ một vị trí quan trọng, cố Thượng tướng Trần Văn Trà viết “Lộc Ninh trở thành một chiến trường trọng điểm của miền Đông, cuộc chiến đấu luôn sôi động…. đóng góp xứng đáng phần mình trong suốt 2 cuộc kháng chiến trương kì đi đến thắng lợi trọn vẹn giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất tổ quốc. Một vinh dự lớn đối với đồng bào, chiến sỹ Lộc Ninh là trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ, nơi đây trở thành trung tâm chính trị quan trọng, nơi đặt cơ quan lãnh đạo của trung ương cục miền Nam, chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Lộc Ninh còn là đoạn cuối của con đường Hồ Chí Minh lịch sử nổi tiếng nối liền hậu phương lớn với tiền tuyến lớn” [30; tr 6]. Trong tác phẩm “Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta”, đồng chí Võ Nguyên Giáp viết “Nói đến đấu tranh vũ trang đến xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng thì không thể không nói đến vấn đề căn cứ địa cách mạng, vấn đề hậu phương của chiến tranh cách mạng”. Đó là “những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng dựa vào đó để tích lũy và phát triển lực lượng của mình về mọi mặt, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh cách 2 mạng; trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng ” [41; tr 89 - 90]. Với những tính chất trên và do có vị trí quan trọng, nên từ khi được giải phóng năm 1972, huyện Lộc Ninh đã được chọn làm trung tâm chính trị, căn cứ của Bộ chỉ huy Miền, “Lộc Ninh được giải phóng năm 1972 cùng với toàn tỉnh Phước Long được giải phóng đầu năm nay đã trở thành một căn cứ quan trọng của ta, hiện nay trở thành một địa bàn rộng lớn rất thuận lợi cho cuộc Tổng tiến công vào Sài Gòn sắp tới” [28; tr 81]. Trong thắng lợi chung của quân dân miền Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, quân và dân Lộc Ninh đã có những đóng góp khá quan trọng của mình. Tuy nhiên vai trò này của huyện Lộc Ninh chưa được đi sâu nghiên cứu và không được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu lịch sử. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, đặc biệt Lộc Ninh là một huyện biên giới Tây nam của Tổ quốc, việc nhận thức và giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân, niềm tự hào về những đóng góp của quê hương vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống Mỹ là hết sức cần thiết. Đã có một số công trình nghiên cứu về huyện Lộc Ninh, nhưng chưa phản ánh toàn diện và có tính tổng kết. Vì vậy luận văn muốn đi sâu vào nghiên cứu để tìm hiểu vấn đề này, đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu và giáo dục lịch sử địa phương trên địa bàn huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước, nơi mình sinh sống và công tác là công việc hết sức cần thiết. Đó cũng là lí do và cũng là mục đích tôi chọn đề tài “Vai trò của huyện Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)” để nghiên cứu. II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Đã có một số công trình nghiên cứu, các bài viết trên các tạp chí về huyện Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đó là: Ban thường vụ tỉnh ủy Sông Bé, Lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tập 1, 2, 1995. Công trình viết về lịch sử Đảng bộ tỉnh Sông Bé. Truyền thống lực 3 lượng vũ trang tỉnh Sông Bé (1944 -1984), Ban lịch sử quân sự, 1984. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945 - 1975), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002. Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam - BCH Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-1975)(sơ thảo), Ban thường vụ tỉnh ủy ấn hành, 2000. Là một huyện của tỉnh Sông Bé (sau là Bình Phước), các công trình trên có đề cập đến huyện Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Lộc Ninh, Lộc Ninh lịch sử và truyền thống, In nội bộ, 1987. Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Bình Phước- BCH Đảng bộ Huyện Lộc Ninh được viết lại trên cơ sở của bản sơ thảo năm 1987: Lộc Ninh lịch sử và truyền thống (1930 -2000), NXB Tp.HCM, 2001. Hai công trình trên chủ yếu viết về lịch sử đấu tranh cách mạng của Huyện dưới sự lãnh đạo của Đảng. Hà Minh Hồng (cb) với tác phẩm: Đại đội 31 Lộc Ninh anh hùng, NXB Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh, 2003. Là công trình viết về lịch sử đại đội 31 Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Viết về căn cứ trong kháng chiến chống Mỹ có tác phẩm: Căn cứ của quân ủy và bộ chỉ huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), NXB Quân đội nhân dân, Sở văn hóa thông tin Sông Bé, Hà Nội, 1995. Công trình có một chương viết về căn cứ của Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh đó chính là căn cứ Lộc Ninh từ 1973 -1975. Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Hà Thị Vân Anh , Góp phần tìm hiểu căn cứ cách mạng Lộc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Trường ĐHSP Tp.HCM, 2008. Bước đầu tìm hiểu về căn cứ Lộc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ Luận án tiến sĩ lịch sử của Trần Thị Nhung, Căn cứ địa ở miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chông Mỹ (1954 -1975), Viện KHXH tại 4 TPHCM, 2001. Có đề cập đôi nét đến căn cứ Lộc Ninh trong giai đoạn cuối của chiến tranh. Ngoài ra còn có các bài viết về Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lộc Ninh của Bảo tàng tỉnh Bình Phước đó là bài tác giả Tô Thị Huê: Lộc Ninh – đoạn cuối đường Hồ Chí Minh. Ban tuyên giáo Huyện Lộc Ninh có bài Căn cứ Lộc Ninh (1973 - 1975). Đây là bài viết về căn cứ Lộc Ninh từ 1973 -1975. Thiếu tướng Đoàn Văn Khoan với bài Lộc Ninh trận đánh mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, Thông tin khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, Số 35 tháng 6-2002. Viết về diễn biến của trận đánh giải phóng Lộc Ninh. Các công trình nghiên cứu trên giúp hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của huyện Lộc Ninh.Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trên chưa nghiên cứu một cách cụ thể và đánh giá về vai trò của một huyện trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Đó cũng là một vấn đề chưa được quan tâm thỏa đáng. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trên, luận văn đi vào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về vai trò của huyện Lộc Ninh nói chung ở miền Đông Nam bộ và ở huyện Lộc Ninh- tỉnh Bình Phước nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975). III. NGUỒN TƯ LIỆU Tài liệu về lý luận chiến tranh, căn cứ địa và hậu phương trong chiến tranh được đề cập trong các tác phẩm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, của các đồng chí lãnh tụ. Các bài nghiên cứu được công bố trên các công trình khoa học và các tạp chí, các luận án tiến sĩ lịch sử, các công trình sử học về cuộc kháng chiến chống Mỹ của trung ương, địa phương đã được xuất bản và được lưu giữ trong các thư viện. Các văn bản, tài liệu trong chiến tranh chống Mỹ có liên quan đến đề tài được lưu giữ tại Phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, 5 Ban chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước, Ban chỉ huy quân sự huyện Lộc Ninh, bảo tàng tỉnh Bình Phước. IV. GIỚI HẠN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Về phạm vi nghiên cứu: - Về thời gian nghiên cứu của đề tài là từ khi Hiệp định Genève được kí kết, bắt đầu có hiệu lực (ngày 20 tháng 7 năm 1954), và kết thúc là ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, miền Nam hoàn toàn giải phóng. - Về không gian nghiên cứu của đề tài là trên địa bàn của huyện Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tên gọi và địa giới hành chính của Huyện có nhiều thay đổi, tuy nhiên phạm vi hành chính được xác định là trong phạm vi hành chính của huyện Lộc Ninh theo sự phân chia địa giới hiện nay. Về nội dung nghiên cứu: luận văn tập trung giải quyết những nội dung chính sau: - Tham gia đấu tranh trên các lĩnh vực quân sự, chính trị, đồng thời xây dựng và phát triển lực lượng của quân và dân huyện Lộc Ninh, tiến tới giải phóng Huyện, góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. - Sau khi được giải phóng năm 1972, huyện Lộc Ninh được xây dựng thành trung tâm chính trị và căn cứ địa vững chắc của Bộ chỉ huy Miền, đồng thời trở thành hậu phương cho chiến trường miền Nam trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh, góp phần làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Đó là những nội dung chính mà luận văn đề cập đến. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình làm luận văn tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp Logic là phương pháp chủ yếu. Bên cạnh hai phương pháp đó tôi cón sử dụng phương so sánh, phân tích, tổng hợp để xác định tính chính 6 xác của tư liệu, từ đó làm sang tỏ nội dung nghiên cứu. Và để hiểu mối liên hệ giữa Lộc Ninh với chiến trường Nam Bộ tôi sử dụng phương pháp so sánh lịch sử. Đặc biệt, khi nghiên cứu về một huyện, một vấn đề khó khăn trong nghiên cứu đó là có rất ít tư liệu thành văn để lại. Do đó tôi phải kết hợp với phương pháp khảo sát điền dã để sưu tầm tư liệu đồng thời liên hệ trực tiếp với một số nhân chứng lịch sử đang sinh sống tại Lộc Ninh và có tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lộc Ninh, những nhà nghiên cứu về Lộc Ninh và Bình Phước để thẩm định tư liệu. Ngoài ra tôi còn sử dụng phương pháp liên nghành mà các nghành khoa học khác để lại như : địa lý quân sự, khoa học quân sự…. để nghiên cứu và trình bày luận văn. VI. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Bước đầu tìm hiểu và đánh giá vai trò của huyện Lộc Ninh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Trên cơ sở luận văn góp phần làm phong phú hơn tư liệu lịch sử dân tộc thời kì kháng chiến chống Mỹ. Đồng thời cũng góp phần làm phong phú tư liệu về lịch sử huyện Lộc Ninh, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy lịch sử ở địa phương, nhằm phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của quân và dân trên địa bàn Huyện, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. VII. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Đi vào khái quát về địa lí, sự thay đổi hành chính của huyện Lộc Ninh qua các thời kỳ lịch sử và truyền thống đấu tranh của nhân dân huyện Lộc Ninh. 7 Chương II: Quá trình đấu tranh chống Mỹ và tay sai của nhân dân huyện Lộc Ninh từ năm 1954 đến khi giải phóng huyện ngày 7 tháng 4 năm 1972. Chương III: Từ sau khi được giải phóng, huyện Lộc Ninh được chọn làm trung tâm chính trị, căn cứ của Bộ chỉ huy miền trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chống Mỹ. 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LỘC NINH 1.1. Địa lí tự nhiên Huyện Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây - Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100km tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Có 1 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Phía Tây và phía Bắc giáp Campuchia. Một phần nhỏ ranh giới phía Tây – Nam giáp tỉnh Tây Ninh. Phía Đông giáp huyện Bù Đốp và huyện Phước Long. Phía Nam giáp với huyện Bình Long. Lộc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52haP0F1P. Lộc Ninh có 7/16 đơn vị hành chính có biên giới với Vương quốc Campuchia, đây là một trong những lợi thế quan trọng về vị trí địa lý, thuận lợi cho giao thương kinh tế với nước bạn Campuchia trong phát triển kinh tế - xã hội thông qua cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Lộc Ninh có địa hình cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Phần lớn đất ở Lộc Ninh là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. Lộc Ninh có 2 con sông lớn chạy qua là sông Măng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Campuchia, sông Bé tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lộc Ninh với huyện Phước Long. Ngoài ra còn có Suối Cần Lê là ranh giới giữa huyện Lộc Ninh với huyện Bình Long và trên 20 con suối lớn nhỏ trên địa bàn huyện. Với nguồn nước phong phú, thời tiết 2 mùa mưa nắng rõ 1 Số liệu do Ban tuyên giáo huyện Lộc Ninh cung cấp. 9 rệt, đặc biệt thích hợp cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao như cao, hồ tiêu, cà phê…. Trên địa bàn Huyện Lộc Ninh có nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa kinh tế lớn, như đá vôi, đá xây dựng, đất sét làm gạch ngói, cao lanh, cát sỏi… Mỏ đá vôi Tà Thiết có trữ lượng lớn, khoảng 360 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy sản xuất xi măng khoảng 2 triệu tấn/năm. Đá xây dựng phân bố ở các xã Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Quang, Lộc An. Đất sét có thể làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng: gạch, ngói phân bố ở các xã Lộc Hưng, Lộc Quang, Lộc Thành. Lộc Ninh có hệ thống giao thông thuận lợi. Từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Thủ Dầu Một nối sang Campuchia. Ngoài ra còn có nhiều con đường nối với quốc lộ 13 chạy lên biên giới, đi sang Tây Ninh, qua Phước Long…. Nhiều con đường ở Lộc Ninh ngày nay đã từng là những con đường trong hệ thống giao liên, vận tải của đường mòn Hồ Chí Minh lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với điều kiện tự nhiên hội đủ những yếu tố thuận lợi: sông suối, thổ nhưỡng, khí hậu, giao thông nên Lộc Ninh đã trở thành một địa bàn chiến lược quan trọng trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, đóng vai trò là cửa ngõ phía bắc của chiến trường miền Đông Nam bộ. Lộc Ninh là một vùng lý tưởng để xây dựng căn cứ kháng chiến cho cách mạng, là bàn đạp tấn công rất thuận lợi về trung tâm đầu não của địch ở Sài Gòn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Do đó từ sau khi giải phóng Huyện năm 1972, Lộc Ninh đã được chọn làm trung tâm chính trị của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, nơi đặt cơ quan lãnh đạo của Trung ương cục và Bộ chỉ huy Miền, một vùng chiến lược quan trọng cả về quân sự, chính trị và kinh tế [3; tr 13]. Và ngày nay, là một huyện biên giới, Lộc Ninh còn giữ vai trò đặc biệt trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. 1.2. Địa lí hành chính 10 Khoảng đầu công nguyên, vùng đất Nam Bộ bước vào thời kỳ lập quốc. Căn cứ vào những ghi chép trong các thư tịch cổ Trung Quốc thì vào khoảng thời gian đó ở phía Nam của Lâm Ấp (Chămpa), tương ứng với vùng đất Nam Bộ ngày nay, đã xuất hiên một quốc gia có tên gọi là Phù Nam [45; tr13 -14]. Vào cuối thế kỷ VI, đầu thế kỷ VII, nhân lúc Phù Nam suy yếu, các thuộc quốc lần lượt trở thành các vương quốc độc lập. Riêng Chân Lạp, nhân cơ hội đó đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ Phù Nam ở vùng hạ lưu sông Mê Kông. Vùng đất Nam bộ đã bị phụ thuộc vào Chân Lạp [45; tr 21]. Huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước là 1 vùng đất thuộc miền Đông Nam Bộ, như vậy có thể nói vào thời kỳ này thì Lộc Ninh thuộc Phù Nam, tiếp đó là Chân Lạp. Mãi tới năm 1698, miền Đông Nam bộ mới trở thành phủ huyện chính thức của Việt Nam [39; tr 161]. Địa bàn Sông Bé dưới thời chúa Nguyễn thuộc dinh Trấn Biên [39; tr 146]. Lúc này, Lộc Ninh thuộc dinh Trấn Biên. Từ năm 1801, triều Nguyễn bắt đầu cho thiết lập cơ cấu hành chính và hệ thống đồn ải để quản lý dân cư và lãnh thổ. Lúc bấy giờ, vùng Lộc Ninh thuộc huyện Phước Long, trấn Biên Hoà (sau đổi thành tỉnh Biên Hoà). Tháng 12 năm 1861, sau khi chiếm tỉnh thành Biên Hoà, thực dân Pháp đưa quân tiến chiếm Lộc Ninh. Đến năm 1867, 6 tỉnh Nam kỳ đều rơi vào tay Pháp. Thực dân Pháp đã nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị gồm 27 địa hạt hành chính trên toàn Nam Kỳ. Đến năm 1889 nâng các địa hạt hành chính lên thành tỉnh. Lúc này, Lộc Ninh trở thành một tổng của Phủ Phước Long, tỉnh Biên Hoà và đến năm 1893 Lộc Ninh là một tổng của quận Cần Lê. Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp lần lượt lập nên ở vùng Lộc Ninh - Hớn Quản các đại lý hành chính và đồn binh như đại lý hành chính Hớn QuảnP1F2P (1906), đồn binh Bù Đốp (1906) để xiết chặt ách kiểm soát. Năm 2 Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu trong Địa chí tỉnh Sông Bé là đại lý hành chính tên là Hớn Quảng [39; tr 223]. Hiện nay tên gọi là Hớn Quản. 11 1912, tỉnh Thủ Dầu Một được hình thành từ một phần tỉnh Biên Hoà và một phần của tỉnh Gia Định. Đến đây Lộc Ninh là một trong 12 tổng của Tỉnh Thủ Dầu Một. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giới tư bản áp bức bóc lột công nhân cao su và đồng bào cư ngụ trong vùng, thực dân Pháp giao bộ máy hành chính địa phương cho bọn chủ đồn điền quản lý. Đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ. Từ năm 1927, Lộc Ninh trở thành một xã của quận Bù Đốp, tỉnh Thủ Dầu Một, ngồm 11 làng và một số phum sóc đồng bào dân tộc. Cơ cấu hành chính này giữ nguyên cho đến năm 1954. Trong kháng chiến chống Pháp, theo hệ thống tổ chức của cách mạng từ năm 1946 đến năm 1951, Lộc Ninh là một xã thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Sau khi hợp nhất hai tỉnh Biên Hòa và Thủ Dầu Một thành tỉnh Thủ Biên vào tháng 5 năm 1951, Lộc Ninh vẫn là một xã của quận Hớn Quản thuộc tỉnh Thủ Biên. Tháng 10 năm 1956 chính quyền Ngô Đình Diệm tách một số quận Bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà để thành lập hai tỉnh mới tỉnh Bình Long và Phước Long. Từ tháng 10 năm 1957, theo cơ cấu hành chính của Mỹ - Diệm, Lộc Ninh là một đơn vị hành chính cấp Quận thuộc tỉnh Bình Long. Tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng và trở thành nơi đặt cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục Miền Nam và bộ chỉ huy Miền, là trung tâm chính trị của Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Ngày 30 tháng 1 năm 1971, Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập Phân khu Bình Phước. Cuối 1972, Phân khu Bình Phước giải thể, tỉnh Bình Phước chính thức được thành lập. Trong đó Lộc Ninh là 1 huyện thuộc tỉnh Bình Phước. Tháng 10 năm 1976 theo quyết định của Quốc hội khoá IV nước Cộng Hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, tỉnh Sông Bé được thành lập rên cơ sở các tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước trước đây, bao gồm 9 huyện, thị. Ba huyện 12 Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn thành hợp nhất thành huyện Bình Long, thuộc tỉnh Sông Bé. Đến tháng 3 năm 1978, Chính Phủ nước Cộng Hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách huyện Lộc Ninh ra khỏi huyện Bình Long và Bù Đốp ra khỏi huyện Phước Long để thành lập huyện Lộc Ninh mới. Ngày 1 tháng 1 năm 1997 tỉnh Sông Bé cắt các huyện Lộc Ninh, Chơn Thành, Đồng Phú, Phước Long, Bù Đăng, Bình Long để thành lập tỉnh Bình Phước. Thực hiện Nghị Định 17/NĐ-CP ngày 20 tháng 2 năm 2003 về việc thành lập huyện Bù Đốp, từ ngày 1 tháng 5 năm 2003 huyện Lộc Ninh được tách ra thành 2 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh. Sau khi chia tách, huyện Lộc Ninh gồm 12 xã và 1 thị trấn, đến năm 2008 thành lập thêm 3 xã mới nâng lên tổng số xã là 15 và 1 thị trấnP2F3P. 1.3. Dân cư và truyền thống yêu nước của nhân dân huyện Lộc Ninh trong lịch sử 1.3.1. Cộng đồng dân cư Từ xa xưa cho đến cuối thế kỷ XIX, Lộc Ninh còn là một vùng rừng núi hoang vu bạt ngàn. Các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ ở Lộc Ninh như ở Lộc Thắng, Lộc Khánh bước đầu xác định được Lộc Ninh từ xa xưa đã có con người cư trú khoảng từ 2500 cho đến 3000 trước (tương ứng với thời kỳ phát triển của văn minh Đông Sơn)[3; tr 10]. Đó là vài nhóm thuộc người Indonesien cổ nói tiếng Môn-Khmer, tổ tiên của người S’tiêng, Mạ, M’nông, Khmer hiện nay[30; tr 17]. Tại Lộc Ninh các nhà khảo cổ học đã phát hiện một trống đồng có niên đại cùng thời với trống đồng Đông Sơn [31; tr13]. Cho đến thế kỷ XVI, chủ nhân của vùng đất của Bình Phước là cư dân thuộc các dân tộc S’tiêng, Châu Ro, M’nông, Tà Mun…[31; tr14]. 3 Thông tin do Ban tuyên giáo huyện Lộc Ninh cung cấp. 13 Đến đầu thế kỷ XIX, Lộc Ninh chỉ có dân cư của các nhóm địa phương khác nhau thuộc các bộ tộc S’tiêng, Mạ, M’nông, Khmer… cư trú rải rác trên địa bàn huyện [30; tr 17]. Khi nhà Nguyễn cho thiết lập cơ cấu hành chính và hệ thống đồn ải để quản lý, kiểm soát cư dân và lãnh thổ vào năm 1808. Đến những năm 20, 30 đầu thế kỷ XIX, người Việt, trước tiên là binh lính đồn trú và gia đình họ, bắt đầu có mặt tại Lộc Ninh [30; tr 17]. Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Tư bản Pháp đổ xô vào chiếm đất lập đồn điền cao su. Năm 1911, Công ty cao su Xét Xô ra đời, đặt trụ sở tại Lộc Ninh. Nguồn nhân công tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu nên bọn địa chủ tư bản đã cấu kết cùng chính quyền thực dân sử dụng lực lượng cai mộ phu thực hiện các thủ đoạn lừa mỵ, mua chuộc và cưỡng bức nông dân miền Bắc, miền Trung vào làm công nhân trong các đồn điền. Từ năm 1917 đến năm 1928 hàng ngàn người các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam bị lùa vào vùng Lộc Ninh, Bù Đốp. Cho đến năm 1943, đã có hơn 20.000 đồng bào miền Bắc, miền trung vào và 8.000 đồng bào dân tộc làm công nhân cho đồn điền cao su ở Lộc Ninh [3; tr 11]. Dân số của huyện Lộc Ninh trước Cách mạng tháng Tám có khoảng 30.000 người [3; tr 13]. Sau hiệp định Geneve năm 1954, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam lập nên chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. Chính quyền Diệm dùng những biện pháp lừa bịp và cưỡng ép đồng bào Thiên chúa giáo di cư vào Nam, cải tổ việc bố trí dân cư và tổ chức bộ máy hành chính nhằm tạo lá chắn bảo vệ thủ đô Sài Gòn từ xa. Đồng thời để tạo bàn đạp cơ động tấn công các căn cứ kháng chiến, tách dân ra khỏi ảnh hưởng của cách mạng. Đồng bào Thiên chúa giáo ở xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm bị đẩy lên đây đã xây dựng các đồn điền Chu Ninh 1,2,3 ở Thiện Hưng, Tích Thiện, ở Lộc Khánh… Tiếp đó, nhiều gia đình vốn là dân vùng căn cứ kháng chiến khu 5, nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi 14 ._.cũng bị lùa vào định cư ở Lộc Ninh, tại những khu trọng điểm trong kế hoạch quân sự địa phương của Mỹ - Diệm. Sau khi được giải phóng năm 1972, Lộc Ninh là nơi tiếp nhận hàng vạn Việt kiều từ Campuchia chạy về tránh sự khủng bố, giết hại của bọn phản động Lon Nol đang cầm quyền. Dân số Lộc Ninh tăng vọt từ 30.000 người tăng vọt lên 60.000 người [30; tr 156]. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, hưởng ứng chủ trương của Đảng về việc phân bố lại dân cư, xây dựng các vùng kinh tế mới, dân nhiều địa phương thuộc Hà Sơn Bình, Bình Trị Thiên, Thành phố Hồ Chí Minh đến Lộc Ninh làm ăn sinh sống ngày càng nhiều [30; tr 21]. Trong thời gian gần đây việc di dân tự do của đồng bào các dân tộc vào định cư ở Lộc Ninh đã trở thành hiện tượng khá phổ biến. Dân số Lộc Ninh tăng nhanh chóng, từ 60.000 dân năm 1987 [30; tr 21] đến năm 2006, dân số huyện Lộc Ninh là 114.982 người, với trên 10 dân tộc anh em cùng sinh sống. Lộc Ninh là nơi đông đảo đồng bào các dân tộc S’tiêng, M’nông sinh sống trên địa bàn tỉnh Bình Phước và là nơi quy tụ dân cư của các miền đất nước đến đây làm ăn, sinh sống. Họ là những người lao động nghèo khổ, bị vua quan phong kiến, thực dân, đế quốc đàn áp, bóc lột. Do vậy, họ không phân biệt là những người từ nơi này hay nơi khác đến mà cùng đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để tồn tại và phát triển. Họ nêu cao tinh thần thượng võ, không sợ khó khăn gian khổ đấu tranh bất khuất trước mọi kẻ thù. Sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp giải phóng quê hương, dân tộc và độc lập của Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của con người. 1.3.2. Khái quát phong trào đấu tranh chống Pháp nhân dân Lộc Ninh đến năm 1954 Từ năm 1862, khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất cắt 3 tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tương) cho Pháp, đồng bào các dân tộc cư trú tại vùng đất Lộc Ninh bắt đầu gánh chịu ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. 15 Ngay từ đầu người dân Lộc Ninh đã nung nấu tinh thần đấu tranh chống giặc. Cuộc kháng chiến chống Pháp của Pu Côm Pô ở vùng biên giới Campuchia – Việt Nam và liên minh đoàn kết chiến đấu Pu Côm Pô – Trương Quyền, con trai của Trương Định diễn ra từ năm 1864 trên một địa bàn rộng lớn ở vùng rừng núi Biên Hòa dọc tuyến biên giới, đã có ảnh huởng tích cực và được sự hưởng ứng của đồng bào Khmer, S’tiêng tại Lộc Ninh [30; tr 23]. Sang đầu thế kỷ XX, với chương trình khai thác thuộc địa được thực dân Pháp đẩy mạnh trên toàn cõi Đông Dương. Ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ trong đó có huyện Lộc Ninh, sau khi thử nghiệm thành công 8000 cây cao su, bọn tư bản Pháp đổ xô vào việc chiếm đất lập đồn điền cao su với sự cướp đất đai của các đồng bào dân tộc. Đồng bào dân tộc ở Lộc Ninh buộc phải rời bỏ buôn sóc, vào vùng sâu hẻo lánh để bọn tư bản Pháp lấy đất lập đồn điền. Quá trình hình thành và phát triển các đồn điền cao su của thực dân Pháp gắn liền với việc cướp đoạt đất đai, nương rẫy của đồng bào các dân tộc và bóc lột thậm tệ đối với công nhân. Từ áp bức và bóc lột cùng cực của chủ đồn điền và tay sai, đã buộc người công nhân cao su đoàn kết với các dân tộc S’tiêng, M’nông, Châu Mạ, Châu Ro… đứng lên chống lại để bảo vệ quyền sống của mình. Năm 1908, ở Hớn Quản, Lộc Ninh, dưới sự lãnh đạo của ông Điểu Dố (người S’tiêng) đã nổi dậy đánh đuổi quân Pháp xâm chiếm buôn rẫy, tiêu diệt nhiều quân địch. Trước sức mạnh của kẻ thù, nghĩa quân của ông phải rút về Long Nguyên (Bến Cát), kiên cường chống giặc và ông đã anh dũng hy sinh[31; tr 29]. Năm 1924 – 1925, thực dân Pháp đưa Gatille lên làm quản đạo ở khu vực Bù Đốp và vùng tiếp giáp với biên giới Campuchia. Chính sách cai trị tàn bạo của Gatille đã làm thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của đồng bào S’tiêng sau một thời gian tạm lắng. Một thủ lĩnh khác, ông Rít Đinh đã tập hợp được các thủ lĩnh của người Stiêng, Mơ Nông kết hợp với phong trào đấu tranh của công nhân cao su, chiến đấu chống sự đàn áp dã man của thực dân Pháp và bọn chủ các đồn điền đối với đồng bào các dân tộc và công nhân cao su. Rít 16 Đing và nghĩa quân của ông đã phục kích, giết chết tên Gatille, đại úy quận trưởng Bù Đốp và một số lính Pháp đi với hắn, trong lúc y đang chỉ huy làm con đường số 14 vào năm 1925 [30; tr 25]. Bước sang thập niên 30 của thế kỷ XX, đồng bào các dân tộc ở Lộc Ninh lại tiếp tục nổi dậy. Tiêu biểu là những chiến công của nghĩa quân S’tiêng do Điểu Son, Điểu Giang, Điểu Mốt, Diểu Môn, Điểu Sung lãnh đạo [30; tr 25-26]. Mặc dù các cuộc nổi dậy vũ trang của đồng bào các dân tộc đều không thành công nhưng qua đó đã thể hiện truyền thống bất khuất, đoàn kết chống giặc của đồng bào các dân tộc ở Lộc Ninh. Các cuộc nổi dậy đó đã khởi dậy tinh thần yêu nước và ý chí chống ngoại xâm của đồng bào các dân tộc ở Lộc Ninh và các địa phương lân cận, đồng thời ít nhiều đã làm cho bọn thống trị thực dân và tay sai của chúng vô cùng lo ngại. Bên cạnh đó, phong trào đấu tranh của công nhân ở Lộc Ninh cũng bắt đầu nổ ra tiêu biểu là ngày 8 tháng 4 năm 1928, hàng trăm công nhân thuộc các làng Lộc Tấn đã đấu tranh và đưa ra yêu sách đòi cải thiện dân sinh [73; tr 6]. Tuy nhiên cuộc đấu tranh bị đàn áp và giải tán. Tháng 4 năm 1928, chi bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập gồm 5 hội viên do đồng chí Nguyễn Xuân Cừ làm Bí thư. Các hội viên này đã tích cực vận động đông đảo quần chúng lao động bước vào một thời kỳ đấu tranh có sự lãnh đạo của tổ chức chác mạng. Từ đó, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là phong trào đấu tranh của công nhân các đồn điền cao su.Tháng 10 năm 1929, trên cơ sở tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, chị bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đồn điền cao su Phú Riềng được thành lập. Đây là chi bộ cổng sản đầu tiên của tỉnh Thủ Dầu Một, đồng thời cũng là chi bộ cộng sản đầu tiên của ngành cao su Việt Nam. Từ đây phong trào cách mạng của nhân dân Lộc Ninh – Thủ Dầu Một đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhờ đó mà phong trào công nhân yêu 17 nước của các địa phương trong tỉnh có bước phát triển nhảy vọt, tiêu biểu là phong trào công nhân Phú Riềng với sự kiện “ Phú Riềng đỏ” tháng 2 năm 1930. Từ “Phú Riềng đỏ”, phong trào đấu tranh lan nhanh trong đó nhân dân và công nhân đồn điền cao su Lộc Ninh chịu ảnh hưởng trực tiếp. Trong nửa cuối năm 1930 và năm 1931, công nhân cao su trong các đồn điền Quản Lợi, Xa Cam, Xa Trạch, Lộc Ninh, Đa Kia… lần lượt nổi dậy đấu tranh trực diện với chủ đồn điền, buộc chúng phải giải quyết yêu sách của công nhân. Tháng 5 năm 1935, 500 công nhân thuộc các làng, sở, đồn điền cao su Lộc Ninh và Đa Kia đã bãi công biểu tình với tên chủ Đờ La-lăng với yêu sách: chủ không được giảm tiền lương và không được uy hiếp công nhân [3; tr 24]. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền cao su Lộc Ninh và Đa Kia đã giành được thắng lợi [31; tr 52]. Đến năm 1938 phong trào công nhân càng lên cao do Hội ái hữu đứng ra tổ chức, nhất là ở công ty Xét – xô. Ngày 21 tháng 12 năm 1938, hơn 30 công nhân từ các làng của đồn điền cao su Lộc Ninh tiếp tục tổ chức bãi công, biểu tình và cử đại diện công nhân đưa yêu sách cho Đờ La-lăng – chủ công ty Xét – xô, với nội dung: tăng lương cho công nhân, thi hành ngày làm việc 8 giờ, bớt từ 400 cây xuống 350 cây/ngày, công nhân bị bệnh phải có thuốc uống [31; tr 60 - 61]. Trước tình hình trên, buộc bọn chủ đành chấp nhận yêu sách và hứa giải quyết. Trong những năm 1938 đến 1944 phong trào đấu tranh của nhân dân và công nhân ở Lộc Ninh vẫn diễn ra sôi nổi. Đến tháng 2 năm 1944, chi bộ Đảng Lộc Ninh được thành lập gồm 3 đồng chí, do đồng chí Lê Đức Anh, ủy viên Ban cán sự Đảng tỉnh Thủ Dầu Một, phụ trách vấn đề dân tộc thiểu số kiêm Bí thư chi bộ [30; tr 41]. Đến đây, Lộc Ninh đã có một chi bộ cộng sản trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở địa phương. Sau khi thành lập, Chi bộ Lộc Ninh khẩn trương gây dựng và phát triển lực lượng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên 18 truyền cách mạng trong nhân dân và công nhân, chuẩn bị đón thời cơ phát động quần chúng công nhân và dân tộc vùng lên khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng huyện Lộc Ninh, phong trào cách mạng ở Lộc Ninh phát triển không ngừng. Trong khí thế cách mạng tháng Tám diễn ra trên cả nước, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lộc Ninh cũng diễn ra sôi nổi. Ngày 24 tháng 8 năm 1945, nhân dân Lộc Ninh đã nhất tề nổi dậy giành chính quyền [31; tr 80]. Lộc Ninh trở thành một trong những nơi giành chính quyền sớm nhất trong tỉnh Thủ Dầu Một [31; tr 80]. Thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa ở Lộc Ninh đã góp phần vào thắng lợi chung của toàn tỉnh, toàn Nam bộ và cả nước. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, mở ra trang sử mới trong lịch sử của nhân dân Lộc Ninh, đồng thời tạo ra những tiền đề quan trọng để nhân dân cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong những năm kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), nhân dân Lộc Ninh cùng nhân dân cả nước đã tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, đóng góp về sức người, sức của cho kháng chiến. Đưa cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Với tinh thần yêu nước, đoàn kết, nhân dân Lộc Ninh cũng đã góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi đậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Tiểu kết Chương I Là một huyện biên giới xa xôi của Tổ quốc, Lộc Ninh cũng có nhiều đặc thù về xã hội và lịch sử, các tầng lớp nhân dân Lộc Ninh đã sớm có sự cố kết cộng đồng. Ngay từ đầu khi giặc Pháp đến xâm lược, các tầng lớp nhân dân ở đây với tinh thần yêu nước nồng nàn đã anh dũng đứng lên chống kẻ xâm lược. 19 Có thể nói, ở Lộc Ninh đồng bào các dân tộc là những người đầu tiên chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm. Khi tư bản Pháp mộ phu, lập đồn điền cao su ở Lộc Ninh, khi giai cấp công nhân ở Lộc Ninh hình thành thì phong trào đấu tranh đã bùng nổ liên tục, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của toàn dân tộc. CHƯƠNG II GÓP PHẦN TỪNG BƯỚC ĐÁNH BẠI CÁC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, TIẾN TỚI GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN QUÊ HƯƠNG (1954 -1972) 2.1. Quân và dân Lộc Ninh đấu tranh giữ gìn lực lượng, đấu tranh bảo vệ phong trào cách mạng và tham gia phong trào Đồng khởi (1954 -1960) 2.1.1. Chính sách của Mỹ ngụy ở Lộc Ninh sau Hiệp định Genève Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương được kí kết, đánh dấu sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, mở ra bước ngoặt quan trọng trong lịch sử các mạng Việt Nam. Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, sau những năm tháng chiến đấu gian khổ, nhân dân Lộc Ninh cũng tưng bừng, phấn khởi mừng hoà bình. Đế quốc Mỹ đã nhòm ngó và có âm mưu thôn tính Việt Nam và Đông Dương từ lâu, nhằm khống chế vùng Đông Nam Á, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản, bao vây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện chiến lược toàn cầu của mình. Lợi dụng thực dân Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và đang trên đà suy yếu, đế quốc Mỹ dùng áp lực buộc Pháp trao trả toàn bộ chủ quyền ở miền Nam cho chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và là căn cứ quân sự của chúng. Để thực hiện mưu đồ trên, từ tháng 4 năm 1954, Mĩ thành lập một cơ quan viện trợ quân sự Mỹ (Military Assistance Advisory Group – viết tắt là MAAG) ở miền Nam Việt Nam dưới sự chỉ huy của John O'Daniel. Từ giữa tháng 7 năm 1954, cố vấn Mỹ tấp nập đến Sài Gòn. Cùng lúc này Mỹ gạt Bửu 20 Lộc ra khỏi ghế thủ tướng, đưa Ngô Đình Diệm lên thay.Tháng 11 năm 1954, Mỹ cử tướng L.Collins sang làm đại sứ đầu tiên bên cạnh chính quyền Ngô Đình Diệm, để trực tiếp điều khiển cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam. Từ tháng 9 năm 1954, Mỹ - Diệm gấp rút triển khai lực lượng ngụy quân, ngụy quyền trên khắp các địa phương ở miền Nam Việt Nam. Trong đó ở tỉnh Thủ Biên là vùng chiến khu cách mạng có căn cứ chiến khu Đ nổi tiếng nối liền với chiến khu Dương Minh Châu trước đây nên được Mỹ - Diệm chú trọng tập trung đánh phá ngay từ đầu. Ngày 28 tháng 9 năm 1954, chúng đưa Nguyễn Văn Sung, một tên tay sai về làm tỉnh trưởng. Tháng 10 năm 1954 Mỹ - Diệm đưa 2 sư đoàn chủ lực ngụy (sư đoàn 5 và sư đoàn 3) về đóng đồn bót và tiến hành càn quét đánh phá vào các vùng căn cứ của ta ở Đông Nam bộ. Sư đoàn 5 ngụy phần lớn là người dân tộc Nùng – Hoa phản động từ miền Bắc vào đóng từ Chơn Thành đến Lộc Ninh nhằm đánh phá chiến khu Đ và vùng rừng núi phía bắc. Sư đoàn đóng ở Bến Cát để đánh phá vùng Bến Cát, Dầu Tiếng, Tây Ninh. Tháng 3 năm 1955, trong khi đang tiếp tục thanh trừng vây cánh của Pháp, Diệm ban hành chính sách “ tố cộng” giai đoạn 1, đồng thời từng bước loại trừ Bảo Đại. Triển khai chính sách “tố cộng” giai đoạn 1, bọn tình báo, gián điệp và cảnh sát núp dưới danh nghĩa các đoàn “công dân vụ” xuống các xã ấp, để tổ chức điều tra, lập danh sách phân loại dân để chuẩn bị “tố cộng” giai đoạn 2 nhằm diệt phong trào cách mạng ở miền Nam. Tại Lộc Ninh chính quyền Diệm còn cho thành lập các chi khu quân sự và chi khu cảnh sát, tuyển lựa những tên ác ôn trong hàng ngũ tay sai cũ của Pháp vào bộ máy cai trị mới. Lực lượng quân sự địch đóng ngay tại thị trấn Lộc Ninh. Dọc quốc lộ 13 và 14A, Mỹ ngụy lập nhiều đồn bót để chốt giữ: Đồng Tâm, Lộc Ninh, Hoa Lư, Bù Đốp. Ở các làng cao su và các phum, sóc của đồng bào dân tộc, địch cũng tổ chức từ 1 đến 2 tiểu đội dân vệ và cho xây đồn bót để kìm kẹp nhân dân. Bộ máy tề xã được củng cố lại và bắt đầu điều tra, lập danh sách những cán bộ, đảng viên và những cơ sở cách mạng, những 21 người kháng chiến, gia đình có người đi tập kết…. Đặc biệt là trong vùng đồn diền cao su, được chủ đồn điền Xét –xô là Đờ La-lăng giúp đỡ, bọn tay sai mới là Hồ Văn Tiến đã cho chụp hình, nhận mặt, lập hồ sơ và khủng bố tinh thần của công nhân cao su. Ở các làng sở và phum sóc đồng bào dân tộc, chúng cho theo dõi, lập “ sổ bìa đen” đối với những người trước đây có quan hệ cách mạng, thiết lập “ngũ gia, liên bảo” để kiểm soát nhân dân. Đưa các đoàn “công dân vụ” vào sống ở các làng công nhân, gài người của chúng vào từng địa phương để theo dõi. Chính quyền Mỹ - Diệm đang ráo riết chuẩn bị và thực hiện việc trả thù những người kháng chiến cũ, đồng thời cho thành lập các chi khu quân sự, trung tâm huấn luyện biệt kích, trại bảo an binh. Bọn tề ấp và quân ngụy ngày đêm lùng sục, bắt bớ, quản lý chặt chẽ các gia đình có người đi tham gia kháng chiến. Tháng 10 năm 1955, Mỹ bày trò “ trưng cầu dân ý” để phế truất Bảo Đại và đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống để thành lập chế độ thân Mỹ là “ Việt Nam cộng hoà”. Từ cuối năm 1955 trở đi, Mỹ - Diệm bắt đầu triển khai mạnh chiến dịch “tố cộng, diệt công” ở Nam Bộ, nhằm tập trung mọi nỗ lực tiêu diệt các lực lượng cách mạng còn lại ở đây, trọng tâm là các vùng kháng chiến ở Đông Nam Bộ. Trong 2 năm (1956 - 1957), địch tiến hành chiến dịch Trương Tấn Bửu và chiến dịch Nguyễn Trãi ở miền Đông Nam Bộ, với phương châm “tiêu diệt nội gián, diệt trừ nội tâm, đạp lên oán thù, thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”, địch đã tập trung mọi lực lượng để tiêu diệt lực lượng cách mạng của ta. Trước tình hình trên đã đặt những người cộng sản và nhân dân miền Đông Nam Bộ nói chung và Lộc Ninh nói riêng phải đương đầu với nhũng khó khăn thử thách, rất khắc nghiệt do chính sách khủng bố đàn áp dã man của Mỹ - Diệm gây ra. Bọn lính ngụy tràn vào các làng cao su, rải quân, đóng đồn bót và buộc dân phải hội họp “tố cộng”. “ Hàng đêm, bọn lính ngụy và bọn hương chính, tề điệp lùng sục khắp hang cùng ngõ hẻm, để kiểm tra sổ nhân khẩu đã có trong danh sách phát gạo của chủ đồn điền. Bọn cai đội chỉ điểm nhiều cơ 22 sở cách mạng của ta. Việc đi lại của đồng bào trở nên hết sức khó khăn. Trên trục lộ 13 và 14, đồn địch đóng chốt các điểm xung yếu và kiểm tra căn cước từng người. Ở Tính Thiện, Chu Ninh địch đưa đồng bào di cư vào lập khu dinh điền để chia cắt vùng căn cứ Bù Đốp của ta. Chúng ra lệnh giải thể “Hội lao công tương tế” của ta và buộc dân phải tham gia “ Liên đoàn đồn điền miền Đông”. Ở các phum, sóc người dân tộc, đồng bào phải làm căn cước và đi nương, đi rẫy đều phải kiểm tra. Chúng bắt dân phải trình báo hàng ngày những người lạ mặt qua phum sóc. Chúng dùng tiền, vải, muối mua chuộc một số đồng bào dân tộc nhẹ dạ để làm tay sai, chỉ điểm cho chúng. Tại quận lỵ, địch thành lập thêm lực lượng dân vệ, bắt người địa phương tham gia để tăng cường hiệu quả trong việc đánh phá và kìm kẹp nhân dân. Còn bọn cai – đội và chủ đồn điền kiểm tra gắt gao số công nhân và nhân thân của họ qua việc điểm danh mỗi sáng, mỗi chiều. Đến cuối năm 1956, Mỹ - Diệm đã bắt giam hàng chục cán bộ, đảng viên và cơ sở cách mạng của Lộc Ninh. Một số đảng viên và cơ sở cách mạng khác bị địch theo dõi, phát hiện đã buộc phải xa dân và lẩn tránh trong rừng cao su, chịu cảnh truy lùng ráo riết, đói cơm, khát nước. sự liên lạc giữa dân và cở sở cách mạng trở nên rất khó khăn [30; tr 83 - 84]. Về tổ chức chiến trường, tổ chức hành chính, để tăng cường kiểm soát, triệt phá các căn cứ kháng chiến, đồng thời nắm chắc vùng rừng núi nối liền Đông Nam Bộ với Tây nguyên và Campuchia, một địa bàn chiến lược bắc đông – bắc Sài Gòn. Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh thay đổi địa giới các tỉnh, trong đó cắt tỉnh Thủ Dầu Một ra làm hai tỉnh: Bình Dương, Bình Long. Tách Biên Hòa thành ba tỉnh Biên Hòa, Phước Thành và Phước Long. Lộc Ninh là một trong 3 quận của tỉnh Bình Long. Bù Đốp là 1 quận của tỉnh Phước Long. Sau chiến dịch Trương Tấn Bửu, Mỹ- Diệm đưa một số người từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào các khu dinh điền Tích Thiện, Chu Ninh nhằm xây 23 dựng vành đai dọc các trục lộ chiến lược 13, 14 và các vùng xung yếu giáp biên giới để ngăn chặn các lực lượng cách mạng [30;tr 86]. 2.1.2. Tổ chức lại lực lượng và hoạt động của chi bộ Đảng ở Lộc Ninh Theo các điều khoản của Hiệp định, các đơn vị của ta ở miền Nam sẽ tập kết chuyển quân ra miền Bắc trong thời hạn 80 ngày sau khi hiệp định có hiệu lực. Theo đó các cán bộ chiến sĩ chiến đấu ở Lộc Ninh cũng sẽ tập trung về chiến khu Đ để tập kết chuyển quân ra miền Bắc [3; tr 56]. Ở Lộc Ninh sau khi chuyển quân đi tập kết, cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng còn lại rất ít. Ở Lộc Ninh sau hiệp định, các đảng viên được phân công ở lại đã tổ chức ra cập ủy mang mật danh là K do đồng chí Sáu Su lãnh đạo. Đầu tháng 1 năm 1955, thực hiện chủ trương của Xứ uỷ, tỉnh Thủ Biên trong chống Pháp được chia thành hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa.[3; tr 57], Đảng bộ tỉnh Thủ Biên cũng được tách ra thành hai đảng bộ là: Đảng bộ Biên Hòa và Đảng bộ Thủ Dầu Một cho phù hợp với địa lý hành chính mới. Vùng Lộc Ninh được đặt dưới sự lành đạo của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một. Để gây dựng lại phong trào, Tỉnh ủy đã bố trí một số cán bộ đi vào hoạt động trong đồng bào dân tộc và công nhân cao su Lộc Ninh. Ngày 26 tháng 2 năm 1955 chi bộ Đảng đầu tiên trong chống Mỹ ở Lộc Ninh được thành lập do đồng chí Nguyễn Văn Tuyết làm bí thư [3; tr 58]. Việc thành lập lại chi bộ có ý nghĩa quan trọng, nhằm gắn kết phong trào công nhân cao su với đồng bào các dân tộc trong toàn vùng [30; tr 80]. Chỉ trong một thời gian ngắn, chi bộ đã tổ chức được “Hội lao công tương tế” [3; tr 58]. Ngay sau khi thành lập, chi bộ Lộc Ninh đã tổ chức và vận động nhiều công nhân cao su đồn điền Xét – xô tham gia vào các hoạt động củng cố lực lượng, giữ vững phong trào. Việc xây dựng và phát triển cơ sở Đảng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của phong trào cách mạng ở Lộc Ninh lúc này. Trong thực tiễn đấu tranh, chi bộ Đảng Lộc Ninh đã giáo dục, bồi dưỡng được nhiều nhân tố tích cực làm nòng cốt, trên cơ sở đó đã kết nạp được một số đảng viên 24 mới. Đến tháng 9 năm 1955, từ một chi bộ ban đầu, ở Lộc Ninh đã phát triển thêm 4 chi bộ Đảng ở các vùng: Xóm Bưng, nhà máy cao su, làng 3, làng 5. Một số nơi như: làng 2, 4, 7, 9, 10, Brelin đều đã có đảng viên hoạt động. Phong trào cách mạng của nhân dân Lộc Ninh dần dần được khôi phục.[30; tr 83]. Đến cuối năm 1956, trước tình hình truy lùng gắt gao của Mỹ - Diệm, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một thực hiện chủ trương “Điều lắng cán bộ” nhằm thực hạn chế mức tổn thất lực lượng. Những đảng viên bị lộ thì được điều đi nơi khác hoặc tập hợp thành từng Chi bộ lộ rồi rút ra vùng căn cứ. Những Đảng viên chưa bị lộ thì nằm im để qua mắt địch hoặc thành lập các Chi bộ bí mật tiếp tục hoạt động công khai, hợp pháp. Nhưng trong thời kỳ này, địch khủng bố, đàn áp rất khốc liệt, do đó chỉ trong một thời gian ngắn lực lượng cán bộ và cơ sở cách mạng ở Lộc Ninh bị tổn thất lớn. Một số đảng viên bị địch theo dõi và bị bắt, nhiều chi bộ mới thành lập vào cuối năm 1955, nay không còn đảng viên nào. Ở các làng 2, 4,7,9 và 10 cũng không còn đảng viên hoạt động. Để phù hợp với các tỉnh mới ra đời theo tổ chức hành chình của chế độ ngụy, đầu năm 1959 Tỉnh ủy Thủ Dầu Một được chia thành 3 tỉnh ủy mới: Bình Long, Phước Long và Bình Dương. Đến cuối năm 1959, Ban cán sự Đảng của Lộc Ninh được thành lập. Ban cán sự Đảng Lộc Ninh tổ chức hai đội công tác hoạt động bám cơ sở, xây dựng phong trào. Khối đồng bào các dân tộc ở ven biên giới trước đây chưa được quan tâm đầy đủ, nay ban cán sự tổ chức hẳn một mũi, gồm những đồng chí thành thạo địa hình, biết nới tiếng dân tộc và phong tục tập quán của đồng bào Khmer, S’tiêng để dễ hoạt động. Mũi công tác này do đồng chí Út Nhỏ, Ba Dừa phụ trách. Một mũi khác do các đồng chí đã có kinh nghiệm hoạt động trong công nhân, được cắt cử thâm nhập trở lại thị trấn và các làng sở trong đồn điền[30; tr 87]. Do chính sách kìm kẹp và khủng bố gắt gao của địch, các mũi công tác khi trở lại bám dân gặp rất nhiều khó khăn. Trong những ngày khó khăn ấy, những người cộng sản và cơ sở cách mạng đã vượt qua mọi thử thách, hy sinh để kiên trì bám dân, gây dựng phong 25 trào. Đến cuối năm 1959, hầu hết các thành viên của các mũi công tác đã về ở hẳn trong dân. Các cơ sở Đảng và các tổ chức thanh niên đã hình thành ở nhiều xã. Ở các xã như Lộc Tấn, Ninh Thái, Lộc Thành, làng 2 và làng 9 đều có từ 5 đến 8 thanh niên tham gia vào chi đoàn thanh niên. Đến đầu năm 1960, chi bộ phố chợ Lộc Ninh được thành lập. Các làng 2, 3, 5, Cốc Rưới và Xóm Bưng mỗi nơi có 1 chi đoàn thanh niên[30; tr 89]. Tháng 5 năm 1960, một tổ tuyên truyền vũ trang do đồng chí Năm Trực phụ trách thuộc lực lượng của xứ ủy đã đươc giao nhiệm vụ về hoạt động ở khu vực Lộc Ninh [3; tr 69], nhằm soi đường và xây dựng cơ sở cách mạng, phát triển các tổ chức đoàn thể cách mạng trong các làng, phum sóc ở Lộc Ninh, xây dựng hành lang trên toàn địa bàn Lộc Ninh – Bù Đốp. 2.1.3. Phong trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, thi hành Hiệp định Genève, chống chính sách “tố cộng, diệt cộng” và tham gia phong trào đồng khởi của quân và dân Lộc Ninh Sau Hiệp định Genève 1954 về Đông Dương, Đảng ta xác định đường lối đấu tranh bằng phương pháp hòa bình, đi đến thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trên cả nước. Tuy nhiên kẻ thù mới là đế quốc Mỹ đã thay chân Pháp thực hiện âm mưu thôn tính miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới, dựng lên chính quyền tay sai, thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đàn áp khốc liệt lực lượng cách mạng và yêu nước. Tình thế đó đã đặt ra cho cách mạng miền Nam không còn con đường nào khác là bạo lực chính trị kết hợp với bạo lực vũ trang. Tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết về “tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách của Đảng”, xác định nhiệm vụ của nhân dân ta trên cả hai miền là đấu tranh thực hiên Hiệp định Genève, ra sức củng cố miền Bắc, giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam, nhằm củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trên cả nước. 26 Trên tinh thần đấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cuộc chiến đấu mới của nhân dân Lộc Ninh đã diễn ra gay go khốc liệt, từ đấu tranh chính trị, dân sinh đến đấu tranh đối đầu chống chính sách “tố cộng, diệt cộng”, chống đàn áp, phải xây dựng lực lượng chính trị, khôi phục lực lượng vũ trang để hỗ trợ đấu tranh chính trị, chống đàn áp tiến lên đồng khởi, góp phần tạo điều kiện chuyển sang chiến tranh cách mạng. Trong khi quân và dân cả nước ta đang thực thi nghiêm chỉnh Hiệp định Genève thì Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại Hiệp định Genève, ráo riết chuẩn bị và tiến hành những âm mưu thủ đoạn của chiến tranh mới nhằm dìm phong trào cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ. Ở Lộc Ninh sau năm 1954 có trụ sở của Ủy ban kiểm soát quốc tế về việc thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ. Nhiều đơn tố cáo tội ác của Mỹ- Diệm đã tới được tay của đoàn Ba Lan trong Ủy ban quốc tế và góp phần vạch trần bộ mặt phá hoại hiệp định của Mỹ - Diệm trước công luận quốc tế. Trên địa bàn Lộc Ninh phần lớn lực lượng ở lại đều hòa mình trong dân, làm đủ các ngành nghề để vừa kiếm sống vừa cùng đồng bào đấu tranh, một số cán bộ được bố trí vào các đồn điền cao su để lãnh đạo phong trào công nhân. Ngày 13 tháng 3 năm 1955, 12.000 công nhân do “ Hội lao công tương tế” trong đồn điền cao su Xét-xô làm nòng cốt đã bãi công, tổ chức thành cuộc biểu tình lớn kéo về thị trấn Lộc Ninh để buộc chủ đồn điền phải tăng lương 20%, phải trả lương cho công nhân người Thượng bằng lương công nhân người Kinh, đòi tăng phụ cấp dắt đở lên 30 %, đòi giảm giờ làm, đòi tự do đi lại, hội họp…. Để phối hợp với công nhân đấu tranh, gần 5000 công nhân và đồng bào người dân tộc ở các phum, sóc kéo vào thị trấn hỗ trợ cho 12.000 công nhân đang đấu tranh. Gần 17.000 công nhân và đồng bào các dân tộc vây kín các con đường dẫn đến nhà chủ đồn điền sở Xét – xô[30; tr 82]. Trước sự đấu tranh của công nhân ở Lộc Ninh, địch phải điều động 1 tiểu 27 đoàn lính sư đoàn 5 lên đàn áp phong trào, nhưng trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng, buộc chủ đồn điền Xét-xô phải chấp nhận và thoả mãn một số yêu sách của công nhân: tăng luơng đắt đỏ cho công nhân lên 30%, nhưng mặc cả nếu giá cả sinh hoạt ở Lộc Ninh hạ sẽ cắt phần trăm đắt đỏ đó; huỷ bỏ chế độ đánh đập công nhân nhưng vẫn duy trì hình thức cúp phạt; cho xe chở công nhân đi làm, không đủ nên phát cho mỗi người không có xe 5 đồng 1 ngày; trả lương cho công nhân Thượng ngang lương công nhân kinh [3; tr 59]. Cuộc đấu tranh thắng lợi đã làm cho uy tín của “ Hội lao công tương tế” được nâng cao. Để chống lại những âm mưu và thủ đoạn của địch, phong trào đấu tranh của nhân dân Lộc Ninh không chỉ biết sử dụng pháp lý hiệp định để đấu tranh chính trị, mà còn từng bước vũ trang tự vệ để giữ gìn lực lượng còn lại của mình. Từ năm 1957, ở Lộc Ninh bắt đầu hình thành các tổ vũ trang, tự vệ. Thành phần chủ yếu là số đảng viên và cơ sở bị lộ phải rút ra rừng, tự trang bị dao găm, mã tấu để tự vệ[30; tr 86]. Đến năm 1958 phong trào đấu tranh của công nhân ở Lộc Ninh liên tục nổ ra. Trong suốt tháng 8 và tháng 9 năm 1958, công nhân ở đồn điền Lộc Ninh đã tổ chức các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, chống sa thải và chống đàn áp khủng bố. Bọn chủ đồn điền Xét-xô buộc phải chấp nhận nhiều yêu sách của công nhân. Bước sang năm 1959, phong trào đấu tranh đòi quyền dân sinh dân chủ, chống khủng bố của Lộc Ninh được phục hồi. Công nhân ở Brelin, Lộc Tấn, làng 3, 5, 11, Cốc Rưới đã đấu tranh chống cắt lương và đòi chủ trả lương cho những người bị bắt oan. Ở làng 2, chợ Lộc Ninh, nhân dân đấu tranh đòi được tự do đi lại. Ở các phum, sóc và làng cao su, nhân dân đòi bọn bảo an, dân vệ phải cho đồng bào tự do vào rừng, ra rẫy, được mang gạo, muối để nấu ăn khi đi làm [30; tr 89]. Nhìn chung phong trào đấu tranh ở Lộc Ninh tuy không rầm rộ, nhưng lại diễn ra liên tục và có hiệu quả, buộc địch phải chấp nhận nhiều yêu sách 28 hợp lý của đồng bào, nhờ vậy mà ách kìm kẹp của Mỹ - Diệm ở Lộc Ninh đã bị nới lỏng. Tháng 9 năm 1959, Xứ ủy Nam bộ phổ biến nghị quyết 15 của Ban chấp hành trung ương Đảng đến các bí thư tỉnh ủy. Ngày 31 tháng 1 năm 1960, Tỉnh ủy Bình Long họp hội nghị Ban chấp hành để quán triệt nghị quyết 15 và bàn kế hoạch khởi nghĩa trong toàn tỉnh. Tỉnh ủy quyết định lấy ngày 25 tháng 2 năm 1960 làm ngày đồng khởi trong toàn tỉnh [40; tr 90]. Nơi nào không tham gia đồng khởi được, các tổ vũ trang phải đẩy mạnh hoạt động diệt trừ gian để uy hiếp tinh thần địch [5; tr 39] Hòa chung với phong trào đồng khởi trong toàn tỉnh, giữa tháng 3 năm 1960 cuộc nổi dậy đồng khởi ở Lộc Ninh – Bù Đốp cũng đã nổ ra [30; tr 90]. Công nhân ở đồn điền cao su Lộc Ninh cùng nổi dậy đòi quyền lợi. Ban đêm công nhân các làng đánh mõ, gõ thùng báo động. Các tổ vũ trang truy lùng bọn tề điệp, ác ôn. Ở Cốc Rưới, chợ Lộc Ninh , làng 3 và ở Lộc Tấn, bọn dân vệ phát hiện thấy dân đốt lửa, gõ mõ, nhưng chúng bỏ lơ và không dám hành động [30; tr 90] Phong trào đồng khởi ở Lộc Ninh tuy diễn ra không quyết liệt như những nơi khác, nhưng vẫn tạo được một khí thế cách mạng mới cho địa phương. Hệ thống kìm kẹp của địch bị phá lỏng, tạo thế hoạt động dễ dàng cho các mũi vũ trang tuyên truyền và các cơ sở Đảng, đoàn thanh niên hoạt động. việc liên lạc, đi lại, tiếp tế giữa dân và các cán bộ, đảng viên được thuận lợi hơn trước. Bọn ác ôn trong tề xã và cảnh sát hoảng sợ không dám hung hăng khủng bố như trước. Nhờ vậy, phong trào cách mạng địa phương có những bước phát triển vững chắc hơn. 2.2. Quân và dân Lộc Ninh góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 -1965) 2.2.1. Âm mưu và thủ đoạn mới của Mỹ ở Lộc Ninh Sau phong trào đồng khởi, nhân dân miền Nam đã dồn địch vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Mâu thuẫn trong nội bộ chín._. Minh. “ Bộ chính trị đồng ý chiến dịch giải phóng Sài Gòn lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh” [27; tr 391]. Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Một bộ phận của Bộ chỉ huy chiến dịch - Bộ chỉ huy tiền phương rời Tà Thiết về đóng chỉ huy sở tại Cămxe (Bến Cát). Sở chỉ huy cơ bản vẫn đóng tại Tà Thiết để giải quyết toàn bộ tình hình và chiến trường chung [7; tr425]. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, chiến dịch Hồ CHí Minh kết thúc thắng lợi. 73 Tiểu kết chương III Sau khi Lộc Ninh được hoàn toàn giải phóng, đã mở ra thời kỳ mới trong lịch sử đấu tranh cách mạng của huyện Lộc Ninh, thời kỳ Lộc Ninh trở thành “ thủ phủ của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ”, hậu phương trực tiếp của chiến trường Nam bộ, căn cứ địa của Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Quân và dân huyện Lộc Ninh đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử của mình trong những năm cuối của cuộc chiến tranh, trở thành nơi dự trữ hậu cần chiến lược cho cả vùng Nam bộ, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam. 74 KẾT LUẬN Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng của quân và dân huyện Lộc Ninh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Nằm trong đặc điểm chung của chiến trường toàn miền Nam, chiến trường Đông Nam Bộ, Lộc Ninh có những nét riêng và những nét riêng ấy chi phối sâu sắc đến quá trình phát triển của cuộc kháng chiến ở địa phương. Là một huyện miền núi, ở đây đồng bào dân tộc thiểu số chiếm một bộ phận lớn trong cấu trúc cư dân. Công cuộc kháng chiến ở Lộc Ninh do đó gắn liền với hoạt động tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc ít người và mối liên hệ đoàn kết giữa họ với các lực lượng kháng chiến trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù chung. Đồng thời, Lộc Ninh có số lượng đông đảo công nhân làm thuê. Đồng bào dân tộc thiểu số và công nhân cao su là hai thành phần cư dân chính ở địa phương tham gia kháng chiến và điều này tạo ra sắc thái riêng ở Lộc Ninh trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 21 năm qua. Mặc dù ký kết Hiệp định Genève, nhưng đế quốc Mỹ đã ngang nhiên xé bỏ Hiệp định, trực tiếp nhảy vào miền Nam Việt Nam, thay chân Pháp tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược dưới hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Trong điều kiện lịch sử mới, quân và nhân dân huyện Lộc Ninh đã kiên trì gìn giữ lực lượng cách mạng, đấu tranh chống địch “tố cộng diệt cộng”, đòi địch thi hành Hiệp định Genève, đòi quyền dân sinh, dân chủ trong các đồn điền cao su. Từ trong phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từng bước và dưới nhiều hình thức, các đơn vị vũ trang của huyện từng bước được hình thành. Những hoạt động đấu tranh vũ trang hỗ trợ cho đấu tranh chính trị tiến tới cao trào Đồng khởi đã góp phần làm thất bại chính sách “tố cộng diệt cộng” của Mỹ - Diệm Sau thất bại của chính sách “tố cộng diệt cộng”, Mỹ - Diệm chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, ráo riết bình định miền Nam với quốc sách “ấp chiến lược”. Cùng với quân và dân toàn miền Nam, quân và dân Lộc Ninh khẩn trương xây dựng và ổn định tổ chức chiến trường và 75 lực lượng, phát triển thế trận chiến tranh nhân dân. Các lực lượng vũ trang cùng nhân dân đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược bằng cả ba mũi giáp công, tổ chức hàng loạt trận phục kích trên quốc lộ 13, góp phần đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ngụy. Từ giữa năm 1965, đế quốc Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cùng với toàn tỉnh, quân và dân Lộc Ninh đã tổ chức đánh Mỹ, diệt ngụy, đẩy mạnh thành phong trào rộng khắp trong toàn huyện, góp phần làm suy yếu địch. Cùng với lực lượng chủ lực của trên, lực lượng vũ trang và nhân dân địa phương nỗ lực chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần đánh bại hai cuộc phản công chiến lược “tìm diệt” và “bình định” của địch trong các mùa khô 1965-1966, 1966-1967, tham gia Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Với những thắng lợi của quân và dân Lộc Ninh đã góp phần làm nên những chiến công vang dội của quân và dân ta trên mặt trận đường 13, góp phần vào chiến thắng chung của quân và dân ta trong việc đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ. Thất bại trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, địch buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đẩy mạnh “quét và giữ”, “bình định” giành dân, mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Chúng ồ ạt tổ chức các cuộc hành quân vào Lộc Ninh, gây cho huyện rất nhiều khó khăn, tổn thất. Vượt qua mọi cam go thử thách, bộ đội, du kích, nông dân, công nhân trong đồn điền cao su, đồng bào dân tộc thiểu số ở Lộc Ninh đã kiên cường bám trụ, chiến đấu đánh địch càn quét, lấn đất giành dân, giữ vững lực lượng, giữ vững địa bàn. Và, cùng với lực lượng chủ lực của Miền, của Khu, quân và dân Lộc Ninh đã vượt lên, tham gia chiến dịch Nguyễn Huệ, giải phóng hoàn toàn huyện Lộc Ninh, tạo địa bàn cho việc xây dựng thủ phủ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ của Bộ chỉ huy Miền cùng các cơ quan đầu não kháng chiến ở Nam Bộ trong giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh. 76 Như vậy, trước năm 1972, Lộc Ninh đã thực hiện vai trò của cuộc chiến tranh nhân dân địa phương giống như những vùng khác trên chiến trường Nam bộ. Những đóng góp và những chiến công của quân và dân Lộc Ninh đã từng bước góp phần làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của địch ở Lộc Ninh nói riêng và toàn Miền nói chung. Góp phần vào việc giải phóng huyện năm 1972, trở thành huyện giải phóng đầu tiên của chiến trường Nam bộ. Quân và dân Lộc Ninh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong giai đoạn này 2. Sau khi giải phóng năm 1972, huyện Lộc Ninh giữ vai trò 1 căn cứ lớn của chiến trường miền Đông Nam Bộ cũng như toàn chiến trường B2. Huyện được chọn là nơi đặt trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam; là đại bản doanh của quân giải phóng; Là nơi tập kết lực lượng, vật lực cho chiến dịch Hồ Chí Minh; đồng thời là nơi đóng của Bộ chỉ huy chiến tranh trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Mặc dù đã ký Hiệp định Paris về Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, ra sức phá hoại Hiệp định. Địch liên tục ném bom Lộc Ninh, sẵn sàng gây lại chiến tranh lớn. Quân và dân Lộc Ninh một mặt nỗ lực xây dựng vùng giải phóng Lộc Ninh - thủ đô của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam vững mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội, mặt khác chủ động đánh địch vi phạm Hiệp định. Nằm ở cực bắc miền Đông Nam Bộ, trên triền thoải cuối cùng của cao nguyên Trung Bộ xuống miền Nam, có chung đường biên giới với Campuchia, lại án ngữ trên trục lộ 13 và hành lang Đông - Tây của Đông Nam Bộ, Lộc Ninh có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng. Điều đó làm cho nơi đây trở thành đầu mối cuối cùng của hệ thống đường vận tải chiến lược Bắc - Nam trên bộ, nơi hoàn chỉnh thêm hệ thống tuyến đường Hồ Chí Minh. Do đó, sau khi giải phóng Lộc Ninh đã trở thành một trong những căn cứ địa chiến lược, hậu phương tại chỗ, thủ phủ của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các cơ quan đầu não kháng chiến. 77 Quân và nhân dân huyện Lộc Ninh, trong đó đông đảo công nhân cao su và đồng bào các dân tộc thiểu số đã đấu tranh giữ vững và phát triển mạng lưới trong hệ thống đường Hồ Chí Minh Bắc - Nam trên bộ ở Lộc Ninh, tạo điều kiện để tiếp nhận sức người, sức của từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa với quy mô lớn. Có thể nói, huyện Lộc Ninh giữ vai trò là “thủ đô kháng chiến” trong giai đoạn cuối của cuộc chiến. Quân và dân Lộc Ninh đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng hoàn toàn miền Nam. 3. Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân Lộc Ninh đã góp phần cùng quân và dân cả nước giành được thắng lợi vẻ vang. Thành công của quân và dân Lộc Ninh trong 21 năm kháng chiến bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Thứ nhất là do các tổ chức Đảng bộ ở Lộc Ninh đã vận dụng một cách đúng đắn, linh hoạt đường lối và phương pháp cách mạng sáng suốt, tài tình của Đảng Cộng sản, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trực tiếp là Xứ ủy Nam Bộ, Trung ương Cục miền Nam và Khu ủy miền Đông để đề ra chủ trương, nhiệm vụ và biện pháp tổ chức thực hiện thích hợp, có hiệu quả ở địa phương. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, dựa vào đặc điểm địa bàn rừng núi, Đảng bộ Lộc Ninh đã nỗ lực gây dựng và phát triển lực lượng, duy trì sự lãnh đạo vững chắc của Đảng từ sau khi thực hiện Hiệp định Genève. Trong những ngày địch phản kích quyết liệt sau sự kiện Mậu Thân 1968, Đảng bộ ở Lộc Ninh vẫn kiên cường bám trụ lãnh đạo quân và dân địa phương chủ động tiến công và phản công địch, đấu tranh quyết liệt ở vùng bị địch tạm chiếm và vùng tranh chấp, trên tất cả các mặt quân sự, chính trị và binh vận. Xây dựng và phát triển lực lượng, xác định quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tham gia chống trả các cuộc phản công mùa khô và hành quân bình định nông thôn của địch, tham gia cuộc tập kích chiến lược năm 1972 góp phần giải phóng huyện nhà, xây dựng vùng giải phóng cả về quân sự chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội 78 trên một địa bàn huyện trước ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đảng bộ Lộc Ninh đã xây dựng nhiệm vụ kế hoạch và tổ chức lãnh đạo thực hiện một cách sáng tạo, đầy hiệu quả. Thứ hai, do toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở Lộc Ninh đoàn kết một lòng, dám chấp nhận gian khổ hy sinh, kiên quyết vượt qua mọi khó khăn thử thách để kháng chiến chống xâm lược, giải phóng quê hương, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ở Lộc Ninh , ngay từ khi cuộc kháng chiến bùng nổ cho đến ngày kết thúc thắng lợi, toàn thể nhân dân thuộc mọi tầng lớp xã hội, không phân biệt già, trẻ, trai, gái, thành phần dân tộc, tôn giáo đều tham gia kháng chiến. Đó là lực lượng công nhân cao su ở các đồn điền, nông dân làm rẫy, đồng bào các dân tộc ít người S’tiêng, Khmer, M’nông, …. Vì mục đích chung chống thực dân xâm lược bảo vệ nền độc lập dân tộc vừa giành được, tất cả đoàn kết thống nhất dưới ngọn cờ kháng chiến do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Quân và dân Lộc Ninh đã lần lượt vượt qua mọi khó khăn thử thách, sáng tạo ra muôn vàn cách đánh linh hoạt, sáng tạo trên nền tảng cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện, lần lượt góp phần đánh bại các thủ đoạn chiến lược chiến tranh của địch, làm nên thắng lợi chung. Những nguyên nhân thắng lợi nêu trên cũng chính là những bài học lịch sử mà quân và dân Lộc Ninh đã dày công rèn đúc trong 21 năm trường kỳ kháng chiến. Những bài học lịch sử đó cần tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Lộc Ninh – một trong những pháo đài biên cương của Tổ quốc ở miền Đông Nam Bộ. 4. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi kiến nghị một số vấn đề : Thứ nhất, cần phải làm rõ hơn về số liệu cụ thể những đóng góp của quân và dân Lộc Ninh trong thời kỳ chống Mỹ mà tác giả chưa có điều kiện tiếp cận tư liệu để làm rõ. Thứ hai là giáo dục thế hệ trẻ và nhân dân ở địa phương về truyền thống cách mạng của huyện là một việc hết sức cần thiết trong công cuộc xây 79 dựng và bảo vệ đất nước hiện nay, đặc biệt Lộc Ninh lại là một huyện biên giới Tây Nam của Tổ quốc. Thứ ba, là một huyện có nhiều di tích lịch sử của tỉnh Bình Phước, trong đó riêng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ có 4 di tích cấp quốc gia, cần được quan tâm và phát huy hơn nữa vai trò của các di tích lịch sử ở địa phương trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân địa phương cũng như việc đầu tư, tôn tạo và quảng bá các di tích lịch sử đó để phát triển ngành du lịch ở địa phương. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hà Thị Vân Anh (2008), Góp phần tìm hiểu căn cứ cách mạng Lộc Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975), Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSP Tp.HCM, Tp. HCM. 2. Nguyễn Quang Ân (2003), Việt Nam những thay đổi địa danh và địa giới các đơn vị hành chính 1945 -2002, NXB thông tấn, Hà Nội. 3. Ban chấp hành Đảng bộ Đảng cộng sản Việt Nam, Huyện Lộc Ninh (1987), Lộc Ninh lịch sử và truyền thống, In nội bộ. 4. Ban thường vụ tỉnh ủy Sông Bé (1995), Lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tập 1. 5. Ban thường vụ tỉnh ủy Sông Bé(1996), Lịch sử Đảng bộ Sông Bé, tập 2. 6. Ban tuyên giáo Huyện Lộc Ninh, Căn cứ Lộc Ninh (1973 - 1975), Tài liệu đánh máy. 7. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Phước, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước (2002), Lịch sử Bình Phước kháng chiến (1945 - 1975), NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước: thắng lợi và bài học (lưu hành nội bộ), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Ban lịch sử Quân sự, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé (1984), Truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Sông Bé (1944 -1984)(sơ thảo), Ban lịch sử quân sự. 10. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Diễn biến tình hình địch ta trong giai đoạn chiến lược “chiến tranh phi Mĩ hóa” (1969-1972), Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL4577. 11. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Diễn biến chiến dịch Nguyễn Huệ từ ngày 1/4/1972 đến ngày 19/1/1973, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL1589. 81 12. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật chỉ đạo hiệp đồng qua diễn biến trận đánh Lộc Ninh, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL1591. 13. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1977), Thời kì cuối của cuộc chống Mĩ cứu nước ở B2, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL4494. 14. Ban tổng kết chiến tranh B2 (1978), Những diễn biến tình hình địch ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân trên chiến trường miền Đông Nam bộ từ 1966 đến 1968, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL4575. 15. Ban thường vụ Tỉnh ủy, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sông Bé, Sông Bé lịch sử chiến tranh nhân dân 30 năm (1945 -1975), NXB Tổng hợp Sông Bé, 1990. 16. Bộ tham mưu B2 (1975), Chiến cuộc mùa khô 1975. Đợt 2 từ tháng 3 trở đi chỉ đạo của Bộ tư lệnh Miền. Diễn biến trên toàn chiến trường B2, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL2898. 17. Bộ tư lệnh Quân khu 7 (1982), Diễn văn của Bộ tư lệnh Quân khu 7 tại lễ kỉ niệm chiến thắng Lộc Ninh, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL7113. 18. Bộ chỉ huy Sư đoàn 5, Báo cáo binh chủng hợp thành đánh cộng sự vững chắc tiêu diệt cụm cứ điểm địch ở Lộc Ninh từ ngày 5/4 đến ngày 7/4/1972 của FBB5, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL1070. 19. Bộ tư lệnh Miền (1974), Tổng kết bình định của Mỹ ngụy từ 1954 - 1974 trên toàn miền Nam, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL60. 82 20. Bộ tư lệnh Miền (1968), Quyết tâm và diễn biến chiến dịch Tây Ninh – Bình Long đợt T3/1968, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL3732. 21. Bộ chỉ huy Miền (1970), Âm mưu bình định của địch từ 1954 đến 1970, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL208/3. 22. Bình Phước (1974), Báo cáo tình hình tháng 8/1974 về tình hình hoạt động của ta và địch ở Bình Phước, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số TL2669. 23. Báo cáo của phái viên B51 về tình hình xây dựng LLVT địa phương ở Lộc Ninh – Bù Đốp tháng 7 năm 1972, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL 17264. 24. Cục tham mưu Miền (1972), Tiểu đoàn 2006B làm nhiệm vụ tác chiến bảo vệ khu giải phóng Bù Đốp- Lộc Ninh, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số TL6837. 25. Ma Xuân Chương (1969), Báo cáo trận vận động phục kích của E14 công trường 7 hồi 14h50’ ngày 13/9/1969 tại Tây Nam Lộc Hòa, Đông bắc làng 9 và cao điểm 224, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL15402/2. 26. Trần Đức Cường (cb) (2006), Biên niên lịch sử chính phủ Việt Nam 1945-2005,T.5 : Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam Việt Nam và chính phủ cách mạng lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 27. Lê Duẩn (1985), Thư vào Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội. 28. Văn Tiến Dũng (1977), Đại thắng mùa xuân, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 29. Đảng cộng sản Việt Nam, Những văn kiện Đảng về chống Mỹ cứu nước, tập 1, NXB Sự Thật, 1985. 83 30. Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Bình Phước- BCH Đảng bộ Huyện Lộc Ninh (2001), Lộc Ninh lịch sử và truyền thống (1930 - 2000), NXB Tp.HCM. 31. Đảng bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam - BCH Đảng bộ tỉnh Bình Phước (2000), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Phước (1930-1975)(sơ thảo), Ban thường vụ tỉnh ủy ấn hành. 32. Đảng bộ Xã Lộc Thái (1999), Bản tóm tắt thành tích của nhân dân và lực lượng vũ trang xã Lộc Thái trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 33. Mạc Đường (cb) (1985), Vấn đề dân tộc ở Sông Bé, NXB Tổng hợp Sông Bé. 34. Đường mòn Hồ Chí Minh- Một sáng tạo chiến lược của Đảng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. 35. Hồ Sơn Đài (cb) (1997), Lịch sử chiến khu Đ, NXB Đồng Nai. 36. Hồ Sơn Đài (cb) (2004 ), Lịch sử Bộ chỉ huy Miền (1961 -1976), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Sơn Đài, Trần Nam Tiến; Cao Tự Thanh, Hồng Duệ, Hoàng Mai (2007),Chiến dịch Hồ Chí Minh, NXB Tổng hợp Tp.HCM, Tp.HCM. 38. Đoàn pháo binh Biên Hòa (1972), Pháo binh chi viện binh chủng hợp thành vây lấn tiêu diệt cứ điểm địch ở Lộc Ninh từ 5/4 đến 7/4/1972, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL9494. 39. Trần Bạch Đằng (cb) (1991), Địa chí tỉnh Sông Bé, NXB Tổng hợp Sông Bé. 40. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu đại bạ triều Nguyễn: Biên Hòa (Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa, Vũng Tàu), NXB Tp.HCM. 41. Võ Nguyên Giáp (1970), Mấy vấn đề về đường lối quân sự của Đảng ta, NXB Sự thật, Hà Nội. 84 42. Hà Minh Hồng (2000), Phong trào chống phá bình đinh nông thôn ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1969 -1972), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 43. Hà Minh Hồng(cb) (2003), Đại đội 31 Lộc Ninh anh hùng, NXB Tổng hợp T.P. Hồ Chí Minh, Tp.HCM. 44. Lê Hùng (1971), Báo cáo của phân khu Bình Phước gửi cục tham mưu về tình hình địch năm 1971, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL2673. 45. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2008), Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội. 46. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ (2003), Lịch sử Đảng bộ miền Đông Nam bộ lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975 ), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 47. Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Sông Bé, Phụ nữ Sông Bé 45 năm đấu tranh giải phóng, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1991. 48. Đoàn Văn Khoan (2002), Lộc Ninh trận đánh mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ 1972, Thông tin khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7(35), tr49- 52. 49. Lịch sử binh đoàn Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999. 50. Phan Ngọc Liên (cb) (2005), Hậu phương lớn tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 -1975), NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 51. Trịnh Nhu (cb)(2008), Lịch sử biên niên xứ ủy Nam Bộ và Trung ương cục miền Nam 1954 -1975, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Trần Thị Nhung (2001), Căn cứ địa ở miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), Luận án tiến sĩ Lịch sử, Viện KHXH, Tp.HCM. 85 53. Hoàng Phương (cb) (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 -1975), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 54. Sở văn hóa thông tin Sông Bé (1995), Căn cứ của quân ủy và bộ chỉ huy Miền trong chiến tranh chống Mỹ (1954-1975), NXB Quân đội nhân dân, , Hà Nội. 55. Sở văn hóa thông tin tỉnh Sông Bé (1990), Quê hương Sông Bé, Sông Bé. 56. Nguyễn Viết Tá (cb) (1993), Miền đông Nam Bộ kháng chiến(1945- 1975), tập 2, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 57. Sư đoàn 9 bộ binh (1974), Báo cáo trận vận động tấn công kết hợp chốt chặn diệt trung đoàn thiết giáp số I tại Lộc Tấn (Bắc thị trấn Lộc Ninh), Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL553/1. 58. Sư đoàn bộ binh 5, Báo cáo binh chủng hợp thành đánh cộng sự vững chắc tiêu diệt cụm cứ điểm địch ở Lộc Ninh từ ngày 5/4 đến ngày 7/4/1972 của sư đoàn bộ binh 5, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL1066. 59. Sư đoàn bộ binh 9 (1973), Báo cáo trận vận động tấn công kết hợp chốt chặn tiêu diệt trung đoàn thiết giáp số I(thiếu chi đoàn 2/1) D74 biệt động quân biên phòng D2/9 FBB5 hồi 3h ngày 5/4, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL2164/6. 60. Tọa đàm chiến thắng Lộc Ninh 1972, Thành phần: Thượng tướng Trần Văn Trà,thiếu tướng Lương Văn Nho, Trần Hải Phụng, Lê Thanh, Út Liêm, Đào Sơn, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số TL15437. 61. Hoàng Thám (1968), Báo cáo chiến đấu chốt điểm kết hợp vận động của DBB7/EBB19 ở đông thị trấn Lộc Ninh 2500m ngày 23/8/1968, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL5409/2. 86 62. Thư viện BKN (1974), Biên bản cuộc họp về kế hoạch xây dựng vùng giải phóng và căn cứ Bình Phước năm 1974, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL3605. 63. Thường vụ trung ương Đảng, Bộ tư lệnh Quân khu 7 (1995), Lịch sử sư đoàn 5, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 64. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự Bộ quốc phòng (1996), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. 65. Trung tâm từ điển bách khoa quân sự Bộ quốc phòng, Từ điển địa danh lịch sử quân sự (2006), NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 66. Trần Văn Trà (1982), Kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm (Hồi kí), NXB văn nghệ TP. HCM, Tp.HCM. 67. Vài nét về đặc điểm truyền thống lịch sử xã Lộc Khánh - tỉnh Sông Bé, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường Quân khu 7, số TL15687. 68. 4TVăn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng (4T2005)4T,4T Đại thắng mùa xuân 1975 - văn kiện Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin (1995), Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam 1954 -1975, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Viện lịch sử Đảng (1985), Những sự kiện lịch sử Đảng, tập 3, NXB thông tin lý luận. 71. Viện lịch sử Quân sự (1990), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975), tập 1, NXB Sự Thật. 72. Viện lịch sử Quân sự (1990), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975), tập 2, NXB Sự Thật. 73. Viện bảo tàng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (1983), Sơ thảo lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng xã Lộc Tấn, Huyện Lộc Ninh, Tỉnh Sông Bé, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số TL15565. 87 74. Việt Nam đất nước anh hùng, NXB Sự Thật, Hà Nội, 1975. 75. V. Lênin, J. Stalin (1966), Tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, NXB Sự thật, Hà Nội. 76. Đinh Thu Xuân (1983), Sơ thảo lịch sử truyền thống xã Thiện Hưng, Huyện Lộc Ninh,tỉnh Sông Bé, Tài liệu phòng khoa học công nghệ và môi trường QK7, số TL7104. 88 PHỤ LỤC 89 PHỤ LỤC 1 Bản đồ, tranh ảnh Lộc Ninh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975) ( Nguồn Ban tuyên giáo huyện Lộc Ninh ) 90 ( Nguồn Ban tuyên giáo huyện Lộc Ninh ) 91 ( Nguồn Ban tuyên giáo huyện Lộc Ninh ) 92 ( Nguồn Bảo tàng tỉnh Bình Phước) 93 Báo chí xuất bản ở Sài Gòn ngày 1/1/1960. (Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Phước) Nhân dân Lộc Ninh và các vùng lân cận đón tiếp những người chiến thắng từ nhà tù Mỹ trở về năm 1973. (Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Phước) 94 Sân bay quân sự Lộc Ninh năm 1973. (Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Phước) Nhân dân Lộc Ninh chào mừng đoàn đại biểu quân sự tại sân bay Lộc Ninh (Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Phước) 95 Trụ sở của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam tại Lộc Ninh năm 1973. Ngày nay là nhà bảo tàng tỉnh Bình Phước. (Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Phước) Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh họp tại căn cứ Tà Thiết năm 1975. (Ảnh tư liệu Bảo tàng tỉnh Bình Phước) 96 Máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Lộc Ninh Máy bay Mỹ bị bắn rơi tại Lộc Ninh năm 1972. Hiện vật tại bảo tàng. năm 1973. Hiện vật tại bảo tàng. (Ảnh tác giả) (Ảnh tác giả) Xe tăng Mỹ bị bắn hạ tại Lộc Ninh năm 1972. Hiện vật tại bảo tàng. (Ảnh tác giả) 97 Ảnh tác giả 98 PHỤ LỤC 2 Các di tích lịch sử của huyện Lộc Ninh trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) 1. Nhà giao tế Lộc Ninh - di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng vào ngày 12 tháng 12 năm 1986. Nhà Giao Tế. (Ảnh tác giả) Một góc phòng trưng bày. (Ảnh tác giả) Nhà Giao tế Lộc Ninh nằm cạnh quốc lộ 13 và gần với sân bay Lộc Ninh trên mặt đất bằng phẳng, cao ráo với lối kiến trúc nhà sàn 2 tầng, ẩn mình trong những hàng cây xanh cao bóng mát. Được biết, nhà Giao tế do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát - một nhà cách mạng nổi tiếng ở nước ta xây dựng, kết hợp hài hòa giữa nhà và không gian chung quanh, giữa hiện đại và dân tộc: Thể hiện sự bền vững và đậm đà bản sắc dân tộc nơi miền núi cao. Ngôi nhà được thiết kế cầu thang lên xuống ở hai bên tạo sự bình dị, thân thương, gần gũi với nhân dân của một cơ quan quyền lực. Bên trong ngôi nhà với những hiện vật còn sót lại từ chiếc bàn, chiếc ghế, tủ, bục, vật trang trí và bao hiện vật còn lại khác, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng làm cho ta cảm nhận được thế đứng của cách mạng của ngày hôm qua, có thể hiểu vì sao Việt Nam dám đánh Mỹ và thắng Mỹ. Những nòng pháo cao cao giữa bầu trời xanh, những chiếc xe tăng vẫn còn đó cùng bao di tích khác đã cho chúng ta cảm nhận được phần nào của lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc ta. Nhà Giao tế đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc bằng những sự kiện trọng đại, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và cuộc sống của bao con 99 người. Với nhà Giao tế, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có trụ sở, có nơi tiếp các phái đoàn của Ủy ban quân sự bốn bên theo tinh thần Hiệp định Paris mà đặc biệt nơi đây chỉ cách Sài Gòn - nơi đầu não của chế độ Mỹ ngụy hơn 100km. Ngày nay Nhà Giao Tế trở thành Nhà bảo tàng tỉnh Bình Phước. 2. Kho xăng dầu Lộc Quang - Lộc Ninh. Kho xăng dầu VK98. (Ảnh tác giả) Đầu năm 1974 đường ống xăng dầu chi viện từ miền Bắc về đến Bù Gia Mập huyện Phước Long được thiết lập và từ đây bằng các phương tiện, xăng dầu được chuyển về chứa tại Lộc Ninh dọc theo các con đường từ Bù Đốp đến ngã ba Lộc Tấn, trong đó tổng kho xăng dầu VK 98 tại xã Lộc Quang (7 bồn) là có quy mô lớn nhất. Mỗi bồn xăng cao 3,5m đường kính 10m với sức chứa 250.000lít/bồn đủ nói lên tầm vóc quy mô của Tổng kho xăng dầu này. Ngày 21 tháng 04 năm 1989 được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định số 451/VH-TT công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. 3. Sân bay quân sự Huyện Lộc Ninh - Di tích lịch sử cấp quốc gia được công nhận ngày 12 tháng 12 năm 1986. 100 Sân bay quân sự Lộc Ninh.( Ảnh tác giả) Sân bay nằm trên một khu đồi bằng phẳng rộng trên 5000m2 . Trước đây là sân bay quân sự của Mỹ ngụy, sau ngày Lộc Ninh được giải phóng, sân bay thuộc về chính quyền cách mạng lâm thời. Sân bay này là nơi đánh dấu sự kiện sáng sớm 31tháng 1năm 1973, Thượng tướng Trần Văn Trà dẫn đầu phái đoàn quân sự Chính phủ Cách mạng lâm thời Miền Nam Việt Nam bay về Sài Gòn dự phiên họp đầu tiên của Ban Liên hiệp quân sự bốn bên và cũng tại đây ngày 12 tháng 2 năm 1973, ngày 12 tháng 9 năm 1973 ta đón đoàn Uỷ ban quốc tế về làm việc cũng như các vị đại sứ, trưởng phó đoàn của Ủy ban quốc tế về thăm Lộc Ninh. Sân bay quân sự Lộc Ninh là nơi ta tiến hành trao trả tù binh cho địch và đón nhận những người con ưu tú, trung kiên của cách mạng đã nêu cao khí phách kiên cường, bất khuất của dân tộc từ các nhà tù của địch trở về theo Hiệp định Paris. 101 4. Căn cứ Tà Thiết. Bếp Hoàng Cầm trong căn cứ Tà Thiết. Rừng Tà Thiết (Ảnh tác giả) (Ảnh tác giả) Tà Thiết - nằm trên địa bàn xã Lộc Thành. Ngày trước, người dân trong vùng quen gọi nơi này là “rừng chính phủ” - chính là căn cứ của Quân ủy và Bộ Tư lệnh các lực lượng giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh, thường gọi là Căn cứ Tà Thiết. Tiền thân nơi đây là sở Chỉ huy tiền phương của chiến dịch Nguyễn Huệ năm 1972. Ngày 7 tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh là huyện đầu tiên của miền Nam được giải phóng, Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh miền quyết định dời căn cứ Quân ủy Miền từ Sóc Con Trăng (Tây Ninh) về đóng tại Tà Thiết. Tại đây, dưới những tán cây lớn, xung quanh là những rừng le đan chằng chịt là những công trình nhà làm việc của các đồng chí chỉ huy cao cấp trong Bộ Tư lệnh miền: Tư lệnh Trần Văn Trà, phó Tư lệnh Nguyễn Thị Định, Chính ủy Phạm Hùng, phó Tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Lê Đức Anh…riêng nhà ở và làm việc của thượng tướng Nguyễn Văn Trà lại được dựng ngoài một trảng trống theo kiến trúc nhà sàn của đồng bào dân tộc Khmer nằm đan xen giữa hơn mười nóc nhà của đồng bào để đánh lạc hướng địch. Cùng với nhà ở và làm việc là hệ thống các công trình phục vụ khác như bếp Hoàng Cầm, nhà Chính ủy, hầm giao ban, hội trường... tất cả đều được xây dựng theo lối nhà bán âm (nửa chìm nửa nổi) để về đêm hạn chế ánh sáng đèn phát ra ngoài; bên trên được lợp bằng lá trung quân để tránh bị máy bay 102 địch phát hiện, bốn xung quanh mỗi công trình đều có hệ thống giao thông hào để thoát hiểm. Các hầm trú ẩn thường được làm kế cận nhà, chìm vào lòng đất, trên đặt mái bằng. Những hầm đặc biệt như hầm chỉ huy, hầm thông tin, hầm quân y… thường được làm khá rộng để tiện hoạt động, phòng khi trên mặt đất không an toàn.. Giao thông hào chỉ dành cho một số hầm đặc biệt nói trên, không phổ biến toàn căn cứ. Các hạng mục cách nhau từ 50 đến 200 mét. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5858.pdf
Tài liệu liên quan