Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005

Lời mở đầu Sau Đại hội Đảng VI (1986), nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Cùng với sự đổi mới đó cơ cấu nền kinh tế nước ta cũng đã có sự chuyển mình mạnh mẽ, chuyển đổi để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Từ nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế có tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng lên,còn tỉ trọng của nông nghiệp giảm xuống.Sự chuyển đổi đó đã tạo ra cơ hội phát triển mới cho đất nước

doc102 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1115 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Vận dụng Một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói chung và cho từng ngành nói riêng. Ngành du lịch là một ngành kinh tế xã hội dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi có hoặc không kết hợp với các hoạt động khác như: Công vụ, chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học...Trong những năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước, ngành du lịch đã được đầu tư phát triển rất mạnh và có những bước tiến đáng kể, thể hiện qua: Số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước tăng nhanh qua từng năm, đóng góp của ngành du lịch vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng, đặc biệt là chúng ta đã thu được một nguồn ngoại tệ lớn thông qua việc xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm hang hoá và dịch vụ, thu hút được rất nhiều lao động ở các trình độ khác nhau, tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế khác phát triển...Có được những thành công đó phải kể đến việc chúng ta đã thu hút được một số lượng khách du lịch rất lớn, đặc biệt là khách du lịch quốc tế bởi có được nhiều khách du lịch thì mới kéo theo sự phát triển của các dịch vụ du lịch khác như: Lữ hành, cơ sở lưu trú, hàng hoá lưu niệm… Do đó việc phân tích thống kê lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là rất cần thiết để có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả hoạt động của ngành cũng như có cơ sở để lập kế hoạch cho sự phát triển của ngành du lịch trong những năm tiếp theo Ngoài phần mục đích và kết luận, nội dung luận văn gồm: Chương I Khách du lịch và các chỉ tiêu thống kê khách du lịch I. Khái niệm về khách du lịch và nghiên cứu thống kê khách du lịch 1. Khái niệm về khách du lịch 2. Nghiên cứu thống kê khách du lịch II. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch Chương II Các phương pháp thống kê nghiên cứu lượng khách du lịch 1.Phương pháp số tương đối và số tuyệt đối 2.Phương pháp dãy số thời gian 3.Phương pháp hồi quy tương quan 4.Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2005 I. Tình hình chung về du lịch Việt Nam và công tác thống kê du lịch II. Phân tích biến động số lượng khách III. Dự đoán số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đến năm 2007 IV. Phương hướng thu hút khách du lịch quốc tế trong tương lai. Chương I Khách du lịch và các chỉ tiêu thống kê khách du lịch. I. Khái niệm về khách du lịch và nghiên cứu thống kê khách du lịch 1. Khái niệm về khách du lịch Đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về khách du lịch, định nghĩa đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp, theo đó khách du lịch là người thực hiện một cuộc hành trình lớn “Faire le grand tour”. Cuộc hành trình lớn là cuộc hành trình từ Paris đến Đông nam nước Pháp Năm 1800 tại Anh, khách du lịch cũng được định nghĩa là người thực hiện cuộc hành trình lớn trên đất liền xuyên nước Anh. Đầu thế kỷ XX, Iozef Stander- nhà kinh tế học người Áo cho rằng: Khách du lịch là khách xa hoa ở lại theo ý thích, ngoài nơi cư trú thường xuyên để thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế. Giáo sư Khadginicolov của Bungari đã đưa ra khái niệm về khách du lịch: Là người hành trình tự nguyện với những mục đích hoà bình, trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình. Một người Anh khác là Morval lại cho rằng: Khách du lịch là người đến đất nước khác theo nhiều nguyên nhân khác nhau, những nguyên nhân đó khác biệt với những nguyên nhân phát sinh để cư trú thường xuyên và để làm thương nghiệp, ở đó họ phải tiêu tiền kiếm ra ở nơi khác. Nhà kinh tế học người Anh Odgilvi khẳng định: Một người được coi là khách du lịch phải thoả mãn hai điều kiện: Phải xa nhà với khoảng thời gian dưới một năm và ở nơi đó phải tiêu những khoản tiền đã tiết kiệm ở nơi khác. Tuy nhiên tất cả các định nghĩa trên đều chưa đầy đủ, mang tính phiến diện, còn mang nặng tính chất phản ánh sự phát triển của du lịch đương thời, hạn chế nội dung thực của khái niệm “khách du lịch”. Để có thể tìm hiểu đúng và đầy đủ hơn chúng ta cần tìm hiểu và phân tích một số định nghĩa về khách du lịch được đưa ra từ các Hội nghị quốc tế về du lịch hoặc của các tổ chức quốc tế có quan tâm đến các vấn đề về du lịch. 1.1. Định nghĩa của các tổ chức quốc tế về khách du lịch a. Khách du lịch quốc tế: * Định nghĩa của Liên hiệp các quốc gia- league of nations Năm 1937, Liên hiệp các quốc gia đã đưa ra khái niệm về khách du lịch nước ngoài- Foreign tourist là:Bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ. Theo định nghĩa này ta thấy: - Những người được coi là khách du lịch là: Những người khởi hành để giải trí và vì những nguyên nhân gia đình, sức khoẻ. Những người khởi hành để gặp gỡ, trao đổi các mối quan hệ về khoa học, ngoại giao, tôn giáo, thể thao… Những người khởi hành vì mục đích kinh doanh Những người cập bến từ các chuyến hành trình du ngoạn trên biển, thậm chí cả khi họ dừng lại trong khoảng thời gian dưới 24 giờ. - Những người không được coi là khách du lịch: Những người đến lao động, kinh doanh có hoặc không có hợp đồng Những người đến với mục đích định cư Sinh viên hay những người đến học ở các trường Những người ở biên giới sang làm việc Những người đi qua một nước mà không dừng lại mặc dù cuộc hành trình đi qua nước đó có thể hơn 24 giờ. * Định nghĩa của Liên hiệp quốc tế của các tổ chức chính thức về du lịch- IUOTO (international union of official travel organizations- sau này là WTO) Năm 1950 IUOTO đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế có hai điểm khác với định nghĩa trên,thể hiện ở: Sinh viên và những người đến học ở các trường cũng được coi là khách du lịch. Và những người quá cảnh không được coi là khách du lịch trong cả hai trường hợp: Hoặc là họ hành trình qua một nước không dừng lại trong thời gian vượt qua 24 giờ, hoặc là họ hành trình trong khoảng thời gian dưới 24 giờ và có dừng lại nhưng không với mục đích du lịch. * Định nghĩa về khách du lịch được chấp nhận tại Hội nghị ở Roma (Italia) do LHQ tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế (1963). Khách du lịch quốc tế (international tourist) là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24 giờ (hoặc sử dụng ít nhất một buổi tối trọ). Động cơ khởi hành của họ là: Khởi hành để giải trí, chữa bệnh, học tập, với mục đích thể thao hoặc tôn giáo. Đi du lịch lien quan đến làm ăn, thăm gia đình, bạn bè, đi du lịch để tham gia các Hội nghị, đại hội. Với khái niệm trên, khách du lịch quốc tế gồm những người sau: Người nước ngoài, không sống ở nước đến thăm và đi theo các động cơ đã nêu trên. Công dân của một nước sống cư trú thường xuyên ở nước ngoài về thăm quê hương Nhân viên của các tổ lái (máy bay, tàu hoả, ôtô, tàu thuỷ) đến thăm, nghỉ ở nước khác và sử dụng phương tiện cư trú. Ở đây kể cả những người không phải là nhân viên của các hang giao thông vận tải mà là những lái xe tải, xe ca tư nhân. Những người sau không được coi là khách du lịch quốc tế: Những người ra nước ngoài để tìm kiếm việc làm hoặc làm ăn theo hoặc không theo hợp đồng Những cư dân ở vùng giáp biên giới sống ở nước bên này nhưng làm việc ở nước bên cạnh Những người dân di cư tạm thời hoặc cố định Những người tị nạn Những người tha phương cầu thực Các nhà ngoại giao Nhân viên các đại sứ quán, lãnh sự quán và các lực lượng bảo an. Năm 1968 Uỷ ban thống kê của LHQ-United nation statistical commission đã công nhận định nghĩa đó. * Năm 1989 tại hội nghị quốc tế về du lịch ở Hà Lan đã đưa ra khái niệm về khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình. Điểm đặc biệt nhất của định nghĩa này là quy định về thời gian của chuyến đi du lịch đối với khách du lịch quốc tế (<3 tháng). b. Khách du lịch trong nước: Tiểu ban về các vấn đề kinh tế xã hội trực thuộc Liên hiệp quốc cho rằng: Khách du lịch nội địa-Domestic tourist là công dân của một nước (không kể quốc tịch) hành trình đến một nơi trong đất nước đó, khác nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ, hay một đêm với mọi mục đích trừ mục đích hoạt động để được trả thù lao tại nơi đến. Sau khi nghiên cứu các định nghĩa trên ta thấy rằng chúng đều có một số điểm chung sau: - Khi đề cập đến khách du lịch luôn có 3 yếu tố: +Động cơ khởi hành: Tham quan, nghỉ dưỡng, thăm thân kết hợp kinh doanh trừ động cơ kiếm tiền. +Yếu tố thời gian +Những đối tượng được liệt kê là khách du lịch và không là khách du lịch. - Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, ở đây tiêu chí quốc tịch không quan trọng mà tiêu chí quan trọng là nơi cư trú thường xuyên). - Khách du lịch có thể khởi hành mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến. Những đối tượng sau không được coi là khách du lịch: +Những người đến để làm việc có hoặc không có hợp đồng lao động +Những người đi học +Những người di cư tị nạn +Những ngươi làm việc tại đại sứ quán, lãnh sự quán +Những người làm việc thuộc lực lượng bảo an cuả LHQ và một số đối tượng khác. - Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất la 24 giờ (hoặc có sử dụng ít nhất một tối trọ) nhưng không được quá 1 năm. 1.2. Định nghĩa về khách du lịch của Việt Nam Được quy định tại điều 20, chương IV của pháp lệnh du lịch Việt Nam 1999. a. Khách du lịch quốc tế: Là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch. Trên giác độ thống kê, thống kê du lịch định nghĩa rằng: Khách du lịch quốc tế là một khách đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích chính của chuyến đi không phải là để hoạt động mục đích kiếm tiền trong phạm vi đất nước tới thăm. b. Khách du lịch trong nước: Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Còn thống kê du lịch thì cho rằng: Khách du lịch trong nước là một khách cư trú ở một đất nước đi du lịch tới một địa phương trong nước đó nhưng ngoài môi trường thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không vượt quá 6 tháng và mục đích chính của chuyến đi không phải là để hoạt động thực hiện kiếm tiền trong phạm vi địa phương tới thăm. Trước tình hình có nhiều khái niệm của các nước và các tổ chức về du lịch trên thế giới, tổ chức du lịch thế giới đã đưa ra những thuật ngữ mang tính chất chung để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thống kê du lịch quốc tế, giúp các nước có thế dễ dàng trao đổi thông tin và kinh nghiệm với nhau trong lĩnh vực du lịch. Để phục vụ mục đích thống kê du lịch, nghị quyết của Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch họp ở Ottawa- Canada từ 24-28/6/1991 đã được đại hội đồng của tổ chức du lịch thế giới WTO thông qua kỳ họp thứ 9 tại Buenos Aires-Achentina từ 30/9 đến 4/10/1991 đã đưa ra định nghĩa về khách du lịch quốc tế như sau: Khách du lịch quốc tế là một người khách đi du lịch tới một đất nước không phải là đất nước mà họ cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian ít nhất là một ngày đêm nhưng không vượt quá một năm và mục đích chính của chuyến đi không phải để thực hiện hoạt động kiếm tiền trong phạm vi đất nước tới thăm Ngày 4/3/1993, theo đề nghị của tổ chức du lịch thế giới (WTO), Hội đồng thống kê Liên hiệp quốc (United nations statistical commission) đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việc soạn thảo thống kê du lịch: - Khách du lịch quốc tế (international tourist) gồm: + Khách du lịch quốc tế đến (inbound tourist): Bao gồm những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia. + Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (outbound tourist): Gồm những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài. - Khách du lịch trong nước (internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ của quốc gia đó đi du lịch trong nước. - Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế đến. - Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài. 2. Nghiên cứu thống kê khách du lịch 2.1. Ý nghĩa của việc thống kê khách du lịch Việc nghiên cứu thống kê khách du lịch có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi: Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch là những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá kết quả hoạt động của từng đơn vị kinh doanh du lịch cũng như của toàn ngành du lịch.Thông qua các chỉ tiêu thống kê khách du lịch còn có thể nghiên cứu quy mô của thị trường du lịch. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch là cơ sở để tính các chỉ tiêu phân tích khác, phản ánh đặc trưng về hoạt động du lịch; ví dụ như: các chỉ tiêu đặc trưng về lưu trú, chỉ tiêu sản phẩm dịch vụ… Các thông tin phân tích dự báo đối với chỉ tiêu thống kê khách du lịch là cơ sở để lập kế hoạch cho những chỉ tiêu quan trọng khác trong lĩnh vực dịch vụ; ví dụ: Lập kế hoạch về nhu cầu lưu trú, kế hoạch đầu tư cho các phương tiện giao thông vận tải du lịch, hệ thống các công trình phục vụ các hoạt động giải tri, bổ trợ… 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thống kê khách du lịch Cần xác định đúng, đủ kết quả hoạt động của đơn vị kinh doanh du lịch và của toàn ngành về số lượng và kết cấu khách du lịch, về doanh thu của hoạt động du lịch trong từng thời kỳ nhất định. Phân tích đặc điểm xu hướng và quy luật biến động của số lượng khách du lịch, căn cứ vào đó để xác định mô hình thích hợp dự đoán quy mô và kết cấu khách du lịch trong tương lai nhằm cung cấp thông tin cho công tác lập kế hoạch kinh doanh du lịch. II. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch 1. Một vài nét về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê 1.1. Chỉ tiêu thống kê Chỉ tiêu thống kê phản ánh lượng gắn với chất của các mặt, các tính chất cơ bản của hiện tượng số lớn trong điều kiện địa điểm và thời gian cụ thể. Tính chất của các hiện tượng cá biệt được khái quát hoá trong chỉ tiêu thống kê. Vì vậy chỉ tiêu thống kê phản ánh những mối quan hệ chung của tất cả các đơn vị hoặc nhóm đơn vị tổng thể. Mỗi một chỉ tiêu thống kê đều gồm có 2 phần: Khái niệm và mức độ. - Khái niệm: Nói về định nghĩa và giới hạn về thuộc tính, số lượng, thời gian của hiện tượng. - Mức độ: Có thể được biểu hiện bằng các loại thang đo khác nhau, phản ánh quy mô hoặc cường độ của hiện tượng. Có 2 loại chỉ tiêu thống kê: Chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng. Chỉ tiêu chất lượng: Biểu hiện các tính chất, trình độ phổ biến, các mối quan hệ của tổng thể.Tuy nhiên có một số chỉ tiêu chất lượng không thể biểu hiện được bằng các con số trực tiếp, chỉ dừng lại ở các khái niệm và phải biểu hiện một cách gián tiếp thông qua các chỉ tiêu khác. Chỉ tiêu khối lượng: Biểu hiện quy mô của tổng thể. 1.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê là một khâu rất quan trọng trong mô hình nghiên cứu thống kê. Đối với những tiêu thức số lượng và chất lượng đơn giản của hiện tượng ta có thể có được ngay các chỉ tiêu thống kê và có sự mô tả trực tiếp hiện tượng nghiên cứu.Còn với những tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng cần phải trải qua các bước cụ thể hoá dần dần mới đi đến các chỉ tiêu thống kê; ví dụ: Sự tự tin của con người, trình độ thành thạo của lao động…Những tiêu thức thuộc tính phức tạp hoặc trừu tượng trước hết được phản ánh bằng các khái niệm cơ bản, sau đó khái niệm cơ bản này được chia nhỏ thành các khái niệm thành phần, mỗi khái niệm thành phần lại được chia nhở thành những khái niệm nhỏ hơn cho đến khi chúng trở thành các chỉ tiêu đơn giản. Quá trình đó gọi là thao tác hoá khái niệm hoặc thực hành hoá khái niệm. Để phản ánh chính xác các hiện tượng mà thống kê nghiên cứu cần phải xây dựng một hệ thống chỉ tiêu với các nguyên tắc sau: -Hệ thống chỉ tiêu thống kê phải phục vụ cho mục đích nghiên cứu. - Hiện tượng càng phức tạp, nhấtlà các hiện tượng trừu tượng, số lượng chỉ tiêu cần nhiều hơn so với các hiện tượng đơn giản - Để thu thập thông tin, chỉ cần điều tra các chỉ tiêu sẵn có ở cơ sở, nhưng cần hình dung trước số chỉ tiêu sẽ phải có nhằm phục vụ cho việc áp dụng các phương pháp phân tích, dự đoán sẽ dung ở giai đoạn sau. - Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đúng, đủ nhưng phải hết sức tiết kiệm chi phí. 2. Các chỉ tiêu thống kê khách du lịch 2.1. Số lượng khách du lịch: (K) -Nội dung của chỉ tiêu: Số lượng khách du lịch là tổng số lượt khách đến và tiêu dung các sản phẩm dịch vụ du lịch trong kỳ nghiên cứu. - Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ. Đơn vị tính: Lượt khách. - Cách tính: Tính riêng cho khách du lịch quốc tế và khách du lịch trong nước. * Số lượng khách du lịch quốc tế: +Phạm vi toàn ngành: Chúng ta không tổng hợp dữ liệu từ báo cáo khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp vì nều như vậy sẽ xảy ra tính trùng. Để khắc phục vấn đề tình trùng, chỉ tiêu này được xác định theo phạm vi lãnh thổ dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê tại cửa khẩu. Theo phương pháp đó, số khách du lịch quốc tế là tổng số lượt khách đến tại các cửa khẩu hang không, đường bộ, đường biển theo mục đích du lịch. Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ cục quản lí xuất nhập cảnh). +Phạm vi từng đơn vị kinh doanh du lịch: Số khách du lịch quốc tế là tổng số khách đến từ các quốc gia khác mà doanh nghiệp phục vụ trong kỳ. Nguồn dữ liệu được thu thập từ báo các đăng ký khách (xác định theo từng ngành và tổng hợp theo tháng, quý, năm). * Số lượng khách du lịch trong nước: +Phạm vi toàn ngành: Số khách du lịch trong nước được xác định theo dữ liệu tổng hợp từ các doanh nghiệp, kết hợp với kết quả điều tra chọn mẫu để xác định hệ số tính trùng. Số khách du lịch trong nước= Tổng số khách du lịch trong nước của các doanh nghiệp du lịch x hệ số tính trùng. +Phạm vi từng đơn vị kinh doanh du lịch: Số khách du lịch trong nước là tổng số lượt khách cư trú trong nước đến và tiêu dung các sản phẩm dịch vụ du lịch của doanh nghiệp trong kỳ. Nguồn số liệu được tổng hợp từ báo cáo của doanh nghiệp. - Ý nghĩa: Thống kê lượng khách du lịch quốc tế cho ta biết được tình hình hoạt động của ngành du lịch, biết được khả năng thu hút của từng điểm du lịch nói riêng và toàn ngành du lịch nói chung. Kết quả thu thập được có tầm quan trọng trong việc vạch ra kế hoạch hoạt động cụ thể cho ngành. 2.2. Số ngày khách du lịch: (N). - Nội dung của chỉ tiêu: Là số cộng dồn toàn bộ ngày du lịch của toàn bộ khách du lịch trong kỳ nghiên cứu. - Cách tính: Số ngày khách du lịch = quy mô đoàn khách thứ i x độ dài lưu trú của đoàn khách thứ i Khi tính chỉ tiêu này ít xảy ra vấn đề tính trùng, chỉ tiêu này không có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá kết quả hoạt động du lịch của toàn ngành. +Phạm vi từng doanh nghiệp: Số ngày khách du lịch là tổng số ngày khách cộng dồn mà doanh nghiệp phục vụ trong kỳ.Nguồn dữ liệu được tổng hợp từ báo cáo đăng ký khách theo 2 chỉ tiêu: Quy mô đoàn khách (K) và độ dài lưu trú (N). +Phạm vi toàn ngành: Số ngày khách du lịch là tổng cộng số ngày khách của các đơn vị kinh doanh du lịch qua các báo cáo thống kê định kỳ. - Ý nghĩa: Chỉ tiêu số ngày khách du lịch ngoài việc phản ánh kết quả hoạt động của đơn vị kinh doanh du lịch còn có tác dụng trong việc lập kế hoạch và tiếp thị vì nó chỉ rõ cần nhiều hay ít các phương tiện phục vụ cho công cộng, chỗ đậu xe, nhu cầu về sân chơi, bãi tắm, các khu vui chơi giải trí…Hơn nữa, có số liệu về ngày khách để hoạch định tầm cỡ của khách sạn hoặc mở mang xây dựng và sửa chữa các cơ sở vật chất. - Đây là chỉ tiêu tuyệt đối, thời kỳ. Đơn vị tính là ngày- khách. 2.3. Độ dài lưu trú:(n). - Nội dung của chỉ tiêu: Độ dài lưu trú là số ngày lưu trú bình quân một khách. - Cách tính: Trong đó: n: số ngày lưu trú bình quân một khách. N: tổng số ngày khách K: tổng số khách. Trong trường hợp tổng thể khách được chia theo các bộ phận khách, có thể căn cứ vào nguồn khách, mục đích chuyến đi…để tính độ dài lưu trú bình quân chung: Trong đó: : Số ngày khách của bộ phận thứ i : Số khách của bộ phận thứ i. - Đơn vị tính: Số ngày khách du lịch/ lượt khách. - Ý nghĩa: Là chỉ tiêu phản ánh đặc trưng về lưu trú của khách du lịch, có thể được sử dụng để so sánh về kết quả hoạt động du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch, địa phương và vùng du lịch. 2.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê kết cấu khách du lịch: Tổng số lượng khách du lịch là một tổng thể phức tạp và đa dạng vì mỗi người khách du lich có sở thích, nhu cầu và thói quen tiêu dùng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ khác nhau. Do đó cần phải phân chia số lượng khách du lịch thành từng nhóm khác nhau để có thể thực hiện tốt công việc nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch ở cả cấp tổng cục và các công ty du lịch. Thông thường người ta chia khách du lịch theo các dạng sau: * Cơ cấu khách du lịch theo nguồn khách: hay Trong đó: : số lượt khách theo từng khu vực : Tổng số lượt khách. Phương pháp này chia tổng số khách du lịch theo: Khách du lịch quốc tế chia theo quốc tịch và chia theo khu vực Khách du lịch trong nước được chia theo khu vực (ở nước ta có 7 khu vực). Ý nghĩa: Phân chia số lượng khách du lịch theo phương pháp này giúp tạo cơ sở cho việc lập kế hoạch phục vụ, đáp ứng nhu cầu của các nhóm đối tượng khách có đặc trưng tâm lí, thói quen tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ hàng hoá khác nhau. * Cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi: hay Trong đó: : số lượt khách theo mục đích : tổng số lượt khách. Mục đích chuyến đi và nhu câu du lịch có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau, do đó nghiên cứu cơ cấu khách du lịch theo mục đích chuyến đi là một việc hết sức quan trọng. Trên thế giới, khách du lịch theo mục đích chuyến đi thường gồm:Khách đi du lịch với mục đích vui chơi giải trí, đi công việc, đi thăm bạn bè và đi với mục đích khác. Còn ở Việt Nam thì thường phân chia khách du lịch theo mục đích chuyến đi thành 3 nhóm: Du lịch thuần tuý (vui chơi, giải trí, thăm thân…), du lịch kết hợp với nghề nghiệp (hội họp, kinh doanh…), du lịch với mục đích khác (đi du lịch kết hợp với chữa bệnh, quá cảnh…). Ý nghĩa: Phân loại khách du lịch theo phương pháp này là cơ sở để cung cấp các sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối tượng khách gắn với những mục đích du lịch khác nhau. * Cơ cấu khách du lịch theo nghề nghiệp: Nhóm khách cao cấp của Chính phủ: Nhóm này có nhu cầu cao về sản phẩm dịch vụ, lưu trú, ăn uống. Nhóm các nhà quản lí: Có nhu cầu cao về dịch vụ bổ sung, đặc biệt là hệ thống thông tin. Nhóm khách du lịch là các thương gia, các nhà nghiên cứu khoa học, nhà báo, kiến trúc sư: Thường khai thác trực tiếp các yếu tố tài nguyên thiên nhiên. Các nghề nghiệp khác như nhân viên, người lao động trực tiếp thì chủ yếu là đáp ứng các yêu cầu cơ bản. Nghề nghiệp có liên quan mật thiết với trình độ và thu nhập, do đó những người có nghề nghiệp khác nhau thường có xu hướng về nhu cầu du lịch khác nhau. * Cơ cấu khách du lịch theo độ dài thời gian du lịch: Tuỳ theo sở thích, điều kiện của mỗi người mà thời gian du lịch của mỗi loại khách là khác nhau, người ta thường chia thời gian du lịch thành các nhóm sau: - Đi du lịch trong vòng 1 tháng. Từ 1-3 ngày Từ 4-6 ngày Từ 7-15 ngày Từ 16-30 ngày - Từ 31-90 ngày - Từ 91-180 ngày - Từ 181-365 ngày (đối với khách du lịch quốc tế). Chỉ tiêu này chỉ tính cho lượt khách, không tính cho ngày khách.Thông qua chỉ tiêu này chúng ta có thể biết được các điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch, đồng thời nó còn thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Kết hợp độ dài thời gian du lịch với mục đích chuyến đi, với nguồn khách có thể đánh giá đặc trưng của từng bộ phận khách khác nhau. * Cơ cấu khách du lịch theo độ tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ hình thành nhu cầu, sở thích du lịch khác nhau. Nhóm dưới 17 tuổi thì đặc trưng cơ bản là du lịch phụ thuộc gia đinh. Nhóm tuổi từ 18-25 có đặc trưng là mức thu nhập chưa cao nhưng chủ động trong du lịch và thường du lịch theo đoàn, dễ bỏ qua khiếm khuyết vế điều kiện lưu trú, di chuyển, nhưng có nhu cầu cao với các dịch vụ giải trí. Nhóm từ 26-45 tuổi có thu nhập ổn định hơn, thường du lịch theo gia đình, có đòi hỏi yêu cầu ăn, ở, phương tiện đi lại với chất lượng cao. Nhóm tuổi từ 46-60 và trên 60 tuổi có mức thu nhập cao, có nhu cầu cao về sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, không khí trong lành, yên tĩnh. Khi nghiên cứu cơ cấu của khách du lịch người ta thường kết hợp tiêu thức tuổi và nghề nghiệp với tiêu thức giới tính để có thể nghiên cứu sâu hơn vì giữa nam và nữ có những nhu cầu khác nhau về du lịch. * Cơ cấu khách du lịch theo phương tiện đi lại: Để xác định được lượng khách du lịch quốc tế hay trong nước chúng ta cần tìm hiểu phương tiện của họ đi đến là gì.Hiện nay phương tiện đi lại thường được phân thành: Đường không, đường bộ, đường thuỷ. Khách quốc tế đến chủ yếu đi bằng đường hàng không, còn khách du lịch trong nước chủ yếu đi bằng các phương tiện đường bộ như ô tô. *Cơ cấu khách du lịch theo hành vi hiện thực: (chính là thói quen tiêu dùng). Thông qua hành vi hiện thực ta có thể biết được nhu cầu của khách du lịch theo 4 tiêu thức sau: -Cơ cấu khách đến lần đầu hoặc đến lại: Nghiên cứu cơ câú khách này để biết xem sức hấp dẫn của điểm du lịch đối với khách du lịch. -Cơ cấu khách theo các kiểu lưu trú: Qua cơ cấu khách theo các kiểu lưu trú có thể biết được bao nhiêu khách ở khách sạn, bao nhiêu khách ở nhà nghỉ... để từ đó có những phương án thích hợp để xây dựng cơ sở vật chất cho ngành du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách. -Cơ cấu khách theo phương tiện vận chuyển -Cơ cấu khách biết đến sản phẩm du lịch theo các phương tiện quảng cáo khác nhau. * Cơ cấu khách theo đặc tính tinh thần: -Cơ cấu khách du lịch cá nhân hay tập thể: Khách đi du lịch cá nhân hay tập thể có những nhu cầu khác nhau. -Cơ cấu khách du lịch theo quyết định của bản thân hay phụ thuộc vào người khác: Khách đi du lịch theo quyết định của bản thân có thể tự chọn cho mình những loại hình dịch vụ cho phù hợp, còn khách đi du lịch tập thể thì phải theo quyết định của tập thể, không thể tuỳ ý mình được. Trên đây là một số tiêu thức cơ bản để nghiên cứu cơ cấu khách du lịch, trong đó khi nghiên cứu theo hai tiêu thức hành vi hiện thực và đặc tính tinh thần là khó thu thập thông tin, tốn kém, khi tổng kết thông tin đòi hỏi người tổng hợp phải là người có trình độ cao tầm hiểu biết lớn nhưng lại thường chỉ là theo kinh nghiệm hay ý kiến chủ quan của người tổng hợp.Còn lại các tiêu thức khác khi nghiên cứu thì dễ dàng thu thập được thông tin và các thông tin này tương đối chính xác vì nó tuân theo một logic riêng nên có thể kiểm tra được, do đó các tiêu thức này được sử dụng một cách thường xuyên trong thống kê du lịch. Chương II Các phương pháp thống kê nghiên cứu lượng khách du lịch Trong ngành du lịch số lượng khách du lịch có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó có ảnh hưởng lớn đến quy mô, kết quả hoạt động của ngành.Do đó việc tiến hành thống kê nghiên cứu lượng khách du lịch có ý nghĩa rất lớn. Thông qua đó chúng ta có thể thấy được tình hình hoạt động và dự đoán tình hình phát triển của các doanh nghiệp du lịch nói riêng và cả ngành du lịch trong tương lai. Sau đây là một số phương pháp thống kê thường được sử dụng trong nghiên cứu thống kê lượng khách du lịch: I. Phương pháp số tương đối và số tuyệt đối 1. Số tuyệt đối * Khái niệm số tuyệt đối Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện số đơn vị trong một tổng thể hoặc trị số của một chỉ tiêu khối lượng nào đó. Trong thống kê lượng khách du lịch, số tuyệt đối thường dùng để biểu hiện số lượng khách, số ngày khách. * Số tuyệt đối có những đặc điểm sau: Thứ nhất: Số tuyệt đối trong thống kê thường bao hàm nội dung kinh tế- xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Thứ hai: Số tuyệt đối trong thống kê không phải tuỳ ý lựa chọn mà phải qua điều tra và tổng hợp chính xác mới có được. Ví dụ: Muốn có được số lượng khách du lịch quốc tế của toàn ngành thì phải tổng hợp đầy đủ và chính xác qua các cửa khẩu hải quan, nhưng nếu tổng hợp số ngày khách của toàn ngành thì phải cộng dồn các số ngày khách có trước đó với nhau. * Tác dụng của số tuyệt đối: Thông qua số tuyệt đối ta có thể đánh giá được tình hình thực tế một cách chính xác nhất. Số tuyệt đối còn là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu thống kê và là cơ sở để tiến hành các phương pháp phân tích thống kê trong giai đoạn sau. Các loại số tuyệt đối trong thống kê: - Số tuyệt đối thời kỳ: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng trong độ dài thời gian nhất định. Số tuyệt đối thời kỳ có sự tích luỹ về lượng qua thời gian vì vậy có thể cộng các số tuyệt đối thời kỳ thuộc cùng một chỉ tiêu ở các thời gian khác nhau để có số tuyệt đối của thời kỳ dài hơn. - Số tuyệt đối thời điểm: Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng ở những thời điểm nhất định. Do số tuyệt đối thời điểm không có sự tích luỹ về lượng qua thời gian nên không thể cộng các số tuyệt đối thời điểm ở các thời điểm với nhau được. Trong nghiên cứu lượng khách du lịch người ta thường dùng số tuyệt đối thời kỳ để có thể nghiên cứu trong thời kỳ dài hơn. 2. Số tương đối trong thống kê 2.1. Khái niệm chung về số tương đối * Khái niệm về số tương đối: Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng nghiên cứu. - So sánh 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về thời gian - So sánh 2 mức độ cùng loại nhưng khác nhau về không gian - So sánh 2 mức độ khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau Số tương đối trong thống kê là một trong những chỉ tiêu phân tích thống kê,qua số tương đối để biểu hiện tình hình thực tế trong trường hợp cần giữ bí mật số tuyệt đối. * Đặc điểm của số tương đối: Số tương đối không trực t._.iếp thu thập được qua điều tra mà là kết quả có được dựa trên số tuyệt đối đã có.Các loại số tương đối thường sử dụng trong phân tích thống kê lượng khách du lịch: Trong thống kê nói chung thường sử dụng một sô loại số tương đối sau: Số tương đối động thái Số tương đối kế hoạch Số tương đối thực hiện kế hoạch Số tương đối kết cấu Số tương đối cường độ Số tương đối không gian 2.2. Các loại số tương đối thường dùng trong thống kê khách du lịch - Số tương đối động thái: Được dùng để tính chỉ số phát triển về biến động của khách du lịch theo các tiêu thức khác nhau: theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo phương tiện đi đến… theo thời gian. - Số tương đối kết cấu: Dùng để xác định và phân tích biến động cơ cấu khách du lịch theo các tiêu thức khác nhau: theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo phương tiện đi đến…trong một tổng thể. Trong đó: :Số lượng khách du lịch, số ngày khách du lịch theo quốc tịch, theo mục đích chuyến đi, theo phương tiện đi đến… : Tổng số lượng khách du lịch, tổng số ngày khách du lịch. - Số tương đối cường độ: Trong nghiên cứu khách du lịch được dùng để biểu hiện trình độ phổ biến của các chỉ tiêu như: độ dài du lịch bình quân một khách, số ngày lưu trú bình quân một khách… Khi phân tích chúng ta nên sử dụng kết hợp giữa số tuyệt đối và số tương đối vì số tương đối được tính ra từ số tuyệt đối, các số tương đối khác nhau tuỳ thuộc vào gốc so sánh tuyệt đối khác nhau và ý nghĩa của số tương đối còn phụ thuộc vào trị số tuyệt đối mà nó phản ánh. Khi vận dụng số tương đối và số tuyệt đối phải xét đến đặc điểm của hiện tượng để đưa ra kết luận cho chính xác. II. Dãy số thời gian Muốn nghiên cứu được số lượng khách du lịch đạt hiệu quả cao thì việc sử dụng các công cụ thống kê là hết sức cần thiết, đặc biệt là phương pháp dãy số thời gian. Từ số liệu thực tê, qua việc sử dụng dãy số thời gian cho phép chúng ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu, phân tích, tìm ra các quy luật, kết luận về số lượng khách du lịch ở hiện tại và dự đoán cho tương lai. 1. Khái niệm chung về dãy số thời gian 1.1. Khái niệm và tác dụng của dãy số thời gian: - Khái niệm: Dãy số thời gian là một dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. - Kết cấu của dãy số thời gian: Gồm 2 thành phần: + Thời gian: Có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm; độ dài giữa 2 khoảng thời gian liền nhau được gọi là khoảng cách thời gian. + Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu: Gồm tên chỉ tiêu và trị số của chỉ tiêu.Các trị số được gọi là các mức độ của dãy số thời gian; các mức độ này có thể là số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân. - Tác dụng của dãy số thời gian: Cho phép thống kê nghiên cứu các đặc điểm của sự biến động của hiện tượng qua thời gian và vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển của hiện tượng. - Phân loại dãy số thời gian: + Căn cứ vào đặc điểm của hiện tượng qua thời gian: * Dãy số thời kỳ: Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng trong từng khoảng thời gian nhất định (với dãy số tuyệt đối). Ví dụ : Dãy số về số lượng khách du lịch, dãy số về số ngày khách du lịch... * Dãy số thời điểm: Biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tại mỗi thời điểm nhất định. + Căn cứ vào các loại chỉ tiêu: * Dãy số chỉ tiêu tuyệt đối: Là dãy số mà các mức độ của nó là số tuyệt đối. ). Ví dụ : Dãy số về số lượng khách du lịch, dãy số về số ngày khách du lịch... * Dãy số tương đối: Là dãy số mà các mức độ của nó là số tương đối như dãy số về tỷ trọng khách du lịch của từng nước trong tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. * Dãy số bình quân: Là dãy số mà các mức độ của nó là số bình quân. 1.2. Yêu cầu khi xây dựng một dãy số thời gian Khi xây dựng một dãy số thời gian cần phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số: Phải thống nhất về mặt nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian Thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ thì phải bằng nhau. 2.Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian Để nêu lên đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch theo thời gian ta cần tính các chỉ tiêu sau đây: 2.1. Mức độ trung bình theo thời gian Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đại biểu của tất cả các mức độ trong dãy số hoặc phản ánh mức độ điển hình trong cả một thời kỳ. Cách tính: - Đối với dãy số thời kỳ: + Với dãy số tuyệt đối: Trong đó: :Số lượng khách du lịch trong từng năm (i=). : Số lượng khách du lịch trung bình trong n năm. n: Số năm. +Với dãy số tương đối: Phải căn cứ vào từng chỉ tiêu cụ thể để có cách tính thích hợp theo phương pháp số bình quân; Chẳng hạn như với chỉ tiêu tốc độ phát triển phải tính theo trung bình nhân. - Đối với dãy số thời điểm: Thường chỉ có dãy số tuyệt đối. + Với dãy số có khoảng cách thời gian bằng nhau + Với dãy số có khoảng cách thời gian không bằng nhau: Trong đó : : Là độ dài thời gian có số lượng khách du lịch là tương ứng. Tuy nhiên trong thống kê khách du lịch thường không có dãy số thời điểm nên không sử dụng những công thức này. 2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Phản ánh sự thay đổi về quy mô của số lượng khách du lịch qua thời gian. Vì số lượng khách du lịch thường xuyên thay đổi có thể trong một khoảng thời gian rất ngắn,do đó trong du lịch thường nghiên cứu sự thay đổi của số khách du lịch theo từng thời kỳ, ta có lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: Thường dùng với những chỉ tiêu như số khách, số ngày khách. Chỉ tiêu này phản ánh sự thay đổi về quy mô của số lượng khách du lịch giữa 2 thời gian liền nhau. với i= Trong đó: : Số lượng khách du lịch ở kỳ nghiên cứu. : Số lượng khách du lịch ở kỳ liền trước đó. : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc: Được dùng để phản ánh sự thay đổi về quy mô của số lượng khách du lịch trong một thời gian dài.Thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định. với i= Trong đó: : Số lượng khách du lịch của năm i : Số lượng khách du lịch của năm đầu tiên. Ta nhận thấy Muốn biết trong một khoảng thời gian nhất định, số lượng khách du lịch trung bình theo thời gian tăng hoặc giảm bao nhiêu người ta tính lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: Chú ý: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình chỉ nên tính khi dãy số có cùng xu hướng.Nếu dãy số không có cùng xu hướng thì phải phân tích kết hợp với lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn. 2.3.Tốc độ phát triển Tốc độ phát triển là một số tương đối, thường biểu hiện bằng số lần hoặc %.Chỉ tiêu này cho biết tốc độ và xu hướng biến động của số lượng khách du lịch theo thời gian là bao nhiêu. Người ta còn sử dụng chỉ tiêu này để so sánh kết quả hoạt động giữa các đơn vị kinh doanh du lịch với nhau. - Tốc độ phát triển liên hoàn: Phản ánh sự phát triển của số lượng khách du lịch giữa hai thời gian liền nhau. với - Tốc độ phát triển định gốc: với Tốc độ phát triển định gốc phản ánh sự thay đổi của số lượng khách du lịch trong khoảng thời gian dài, thường lấy mức độ đầu tiên làm gốc cố định. Giữa tốc độ phát triển định gốc và tốc độ phát triển liên hoàn có mối quan hệ với nhau: + Quan hệ tích số: + Quan hệ thương số: - Tốc độ phát triển bình quân: Do tốc độ phát triển ở các thời gian khác nhau là khác nhau nên để có thể so sánh kết quả hoạt động của các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch người ta tính chỉ tiêu tốc độ phát triển trung bình. Tốc độ phát triển bình quân phản ánh tốc độ phát triển đại diện trong cả một thời kỳ dài do đó tốc độ phát triển trung bình phải tình bằng trung bình nhân. Cũng như lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, tốc độ phát triển trung bình chỉ nên tính với các dãy số có cùng xu hướng. 2.4. Tốc độ tăng (giảm) Dựa vào tốc độ tăng (giảm) các đơn vị kinh doanh du lịch sẽ thấy được trong kỳ số lượng khách du lịch tăng hoặc giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu %. - Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: với Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng (giảm) của lượng khách du lịch giữa hai thời gian liền nhau. Nếu tính bằng % thì - Tốc độ tăng (giảm) định gốc: với . - Tốc độ tăng (giảm) trung bình: Chỉ tiêu này phản ánh nhịp điệu tăng (giảm) của lượng khách du lịch trong một thời kỳ nhất định. 2.5.Giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng(giảm) liên hoàn Phản ánh sự kết hợp giữa số tương đối và số tuyệt đối. Cụ thể nó biểu hiện cứ 1% tăng hoặc giảm liên hoàn thì nó tương ứng với một đơn vị số tuyệt đối là bao nhiêu. 3.Các phương pháp biểu hiện xu hướng biến động của lượng khách du lịch (xu thế và thời vụ) 3.1. Các phương pháp biểu hiện xu thế biến động của lượng khách du lịch Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian chịu sự tác động của hai nhóm nhân tố: Các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng phát triển của hiện tượng và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên làm cho hiện tượng sai lệch với xu hướng. Do đó cần phải sử dụng các biện pháp thích hợp nhằm loại bỏ các nhân tố ngẫu nhiên, từ đó nêu rõ tính quy luật và xu hướng phát triển của hiện tượng. Tuy nhiên khi sử dụng các biện pháp đó cần phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ của hiện tượng trong dãy số. a. Mở rộng khoảng cách thời gian Khách du lịch là chỉ tiêu tuyệt đối thời kỳ nên ta có thể sử dụng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian. Khi nghiên cứu lượng khách du lịch hàng tháng nếu thấy tăng, giảm thất thường, không rõ xu hướng biến động ta có thể sử dụng phương pháp này chuyển tháng sang quý để nghiên cứu xu hướng biến động được rõ ràng hơn. Do ghép nhiều khoảng thời gian vào thành một nên số lượng các mức độ trong dãy số được tính bằng cách lần lượt loại trừ dần các mức độ đầu đồng thời thêm vào các mức độ tiếp theo sao cho số luợng các mức độ tham gia tính số bình quân là không đổi. Tuy nhiên phương pháp này không được ứng dụng nhiều trong thực tế vì độ chính xác không cao. b. Số bình quân trượt Số bình quân trượt là số trung bình cộng của một nhóm cố định các mức độ của dãy số tính được bằng cách thay thế các mức độ đầu bằng những mức độ tiếp theo sao cho tổng lượng các mức độ tham gia tính số trung bình không đổi. Giả sử có một dãy số thời gian về lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: Nếu tính số bình quân trượt với 3 mức độ thì ta có: Trong đó: : Là số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam theo thời gian. : Là số bình quân trượt của từng nhóm trong dãy số. Đến đây ta có dãy số bình quân trượt: . Ta có thể tính dãy số bình quân trượt lần 2 trên cơ sở dãy số bình quân trượt lần 1.Và dãy số bình quân trượt lần 2 có xu hướng tốt hơn lần1 Việc xác định có bao nhiêu mức độ của dãy số tham gia vào tính số bình quân trượt phải dựa vào đặc điểm biến động của hiện tượng và số lượng các mức độ trong dãy số vì khi tính trung bình trượt càng nhiều mức độ thì càng có tác dụng san bằng hay loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên càng lớn nhưng điều này lại làm cho dãy số trung bình trượt càng ít mức độ, làm cho kết quả không được chính xác. Nếu sự biến động của hiện tuợng qua thời gian tương đối ổn định và số lượng các mức độ ít thì tính số bình quân trượt với 3 mức độ như trên là hợp lí. Cả 2 phương pháp trên chỉ nên dùng với dãy số theo năm và các dãy số theo tháng, quý không có yếu tố thời vụ. c.Hồi quy theo thời gian Phương pháp hồi quy trong dãy số thời gian là một phương pháp toán học được vận dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của những hiện tượng có nhiều dao động ngẫu nhiên như sự thay đổi của lượng khách du lịch theo thời gian. Từ dãy số thời gian về lượng khách du lịch, căn cứ vào đặc điểm biến động của dãy số ta tìm một phương trình hồi quy để xác định trên đồ thị một đường xu thế có tính chất lí thuyết thay thế cho đường gấp khúc thực tế, trong đó biến độc lập là thứ tự thời gian. Dạng mô hình tổng quát: Trong đó () là các tham số của hàm xu thế và chúng được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. : Là thứ tự thời gian. Chú ý rằng đặt sao cho =0 để tiện cho việc tính toán. Nếu số mức độ của dãy số là số lẻ thì lấy thời gian ở giữa bằng 0, các thời gian đứng trước lần lượt là -1,-2… và các thời gian đứng sau lần lượt là 1,2… Nếu số mức độ của dãy số là số chẵn thì lấy thời gian đứng ở giữa là -1 và 1, các thời gian đứng trước lần lượt là -3,-5…, các thời gian đứng sau là 3,5… * Phương pháp lựa chọn dạng hàm: Để lựa chọn dạng hàm đúng đắn ta phải chú ý một số điểm sau: -Phân tích đặc điểm biến động của số lượng khách du lịch qua thời gian - Căn cứ vào quan sát trên đồ thị - Dựa vào sai phân (lượng tăng, giảm tuyệt đối). - Phương pháp bình phương nhỏ nhất Nghĩa là dựa vào sai số chuẩn của của mô hình hồi quy để lựa chọn dạng đúng đắn của phương trình hồi quy: đạt giá trị nhỏ nhất. Trong đó: : là số lượng các tham số của mô hình : Là số lượng các mức độ trong dãy số Một số dạng hàm thường sử dụng: Ta giả sử có một dãy số thời gian về số lượng khách du lịch: - Dạng hàm xu thế tuyến tính: . Dạng hàm này được áp dụng khi các sai phân bậc 1 xấp xỉ bằng nhau: (). Bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất ta có thể xác định được các tham số nhờ giải hệ phương trình: - Dạng hàm bậc hai: Hàm bậc hai áp dụng khi các sai phân bậc 2 xấp xỉ bằng nhau: Các tham số được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất và phải thoả mãn hệ phương trình. - Dạng hàm bậc ba: Hàm bậc ba được áp dụng khi các sai phân bậc 3 xấp xỉ bằng nhau: Tóm lại: Khi các sai phân bậc k xấp xỉ bằng nhau thì phương trình hồi quy theo thời gian là đa thức bậc k.Trên thực tế chúng ta phải kiểm định các mô hình hồi quy này và lựa chọn mô hình hồi quy nào mô tả gần đúng nhất xu thế phát triển thực tế của hiện tượng. - Phương trình hàm mũ: Hàm có dạng: Hàm mũ thường được sử dụng khi dãy số có các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Các tham số được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất: 3.2.Các phương pháp biểu hiện biến động thời vụ của lượng khách du lịch Trong các ngành kinh tế thì có thể thấy rằng ngành du lịch là ngành có quy luật thời vụ rõ nét nhất.Biến động thời vụ làm cho hoạt động của ngành lúc thì khẩn trương, lúc thì thu hẹp quy mô.Vào các tháng đầu năm và các tháng 6,7,8,9 là khoảng thời gian thường diễn ra lễ hội và kỳ nghỉ hè nên số lượng người đi du lịch rất đông, ngược lại thì vào các tháng còn lại trong năm thì ngành du lịch lại tương đối nhàn rỗi. Để có thể chủ động hơn trong công tác chuẩn bị nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch cần phải nghiên cứu biến động thời vụ. Muốn nghiên cứu biến động thời vụ thường dựa vào nguồn số liệu trong nhiều năm (ít nhất là 3 năm) và phương pháp hay được sử dụng trong thống kê du lịch là phương pháp chỉ số thời vụ. a.Trường hợp 1: Với dãy số thời gian có các mức độ tương đối ổn định, các mức độ cùng kỳ từ năm này qua năm khác không có biểu hiện tăng giảm rõ rệt. ( nếu là tháng; nếu là quý). là số bình quân của các mức độ cùng tên i. là số bình quân của tất cả các mức độ trong dãy số. Ý nghĩa của chỉ số thời vụ: Nếu coi mức bình quân chung của tất cả các kỳ là 100% thì chỉ số thời vụ của kỳ nào lớn hơn 100% thì đó là lúc bận rộn và ngược lại. b.Trường hợp 2: Với dãy số thời gian có xu hướng rõ rệt. Nếu mức độ cùng kỳ của hiện tượng từ năm này qua năm khác có biểu hiện tăng, giảm rõ rệt (có cả yếu tố thời vụ và yếu tố xu thế) muốn tính chỉ số thời vụ trước hết phải điều chỉnh dãy số bằng phương trình hồi quy để tính ra mức độ lí thuyết rồi sau đó dùng mức độ này làm căn cứ so sánh. 4.Phân tích các thành phần của dãy số thời gian Mỗi mức độ của dãy số thời gian thường gồm nhiều yếu tố tạo thành, thông thường và đầy đủ nhất gồm có 4 yếu tố sau: - Xu thế (): Nói lên xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng, một sự tiến triển kéo dài theo thời gian. - Biến động thời vụ :) : Là sự biến động lặp đi lặp lại trong những khoảng thời gian nhất định hàng năm. - Chu kỳ : Là sự biến động mang tính chất lặp đi lặp lại sau một thời gian dài. - Thành phần ngẫu nhiên () : Là các sai lệch ngẫu nhiên, không có tính quy luật. Không phải lúc nào một dãy số cũng đều có đủ cả 4 thành phần, tuỳ theo đặc điểm của dãy số và khoảng cách thời gian mà có thể có 2,3 hoặc cả 4 thành phần trên. Nếu dãy số không có biến động thời vụ và tính chu kỳ thì dãy số chỉ có thành phần xu thế và biến động ngẫu nhiên. Nếu dãy số có biến động thời vụ thì chỉ có 3 thành phần là xu thế, thời vụ và biến động ngẫu nhiên. Nếu dãy số đủ lớn hết chu kỳ vận động của hiện tượng thì sẽ có đủ cả 4 thành phần: Xu thế, thời vụ, chu kỳ và biến động ngẫu nhiên. Các thành phần trên có thể kết hợp theo dạng cộng, dạng nhân và dạng hỗn hợp. Trong đó dạng cộng phù hợp với biến động thời vụ có biên độ ít và không đổi. Dạng nhân phù hợp với biến động thời vụ có biên độ biến đổi tăng. Trên thực tế người ta thường nghiên cứu mô hình kết hợp thành phần xu thế, thời vụ và ngẫu nhiên. Trong chuyên đề này sẽ phân tích các thành phần của dãy số thời gian theo dạng cộng. Giả sử có một dãy số thời gian về lượng khách du lịch. Một số giả thiết: - Dãy số theo tháng, theo quý () và theo năm (). - Xu thế của dãy số là dạng tuyến tính. - Dãy số có biến động thời vụ. - Biến động ngẫu nhiên có độ lệch bình quân bằng 0. Ta có sự kết hợp của 3 thành phần trên ở dạng cộng là: Khi phân tích ta thấy không có quy luật nên khó khăn trong việc mô hình hoá, do đó người ta thường quan tâm đến 2 thành phần xu thế và thời vụ. Từ đó ta có mô hình: . Trong đó các tham số và hệ số thời vụ được xác định bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất, được tính toán qua bảng Buys-Ballot. Bảng 1: Bảng Buys- Ballot. Năm (j) Tháng (i) 1 2 … i … n 1 … … 2 … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … … m … … … … … … … … Trong đó: : Bình quân của các tháng trong năm : Bình quân của 1 tháng trong năm : Trung bình tháng của tổng thể. Dựa vào bảng trên ta tính được các giá trị sau: III. Hồi quy tương quan Du lịch là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các điều kiện chủ quan và khách quan khác.Đó là các điều kiện tự nhiên: Bão, lũ, sóng thần… và các điều kiện kinh tế-xã hội: GDP/người,vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài… Nhận thấy tầm quan trọng của các mối quan hệ đó, người ta đã dùng phương pháp hồi quy tương quan để nghiên cứu các mối liên hệ đó để giúp cho ngành du lịch và các đơn vị kinh doanh du lịch chủ động hơn trong hoạt động của mình. 1. Một vài nét chung về phương pháp hồi quy tương quan: Căn cứ vào trình độ chặt chẽ của mối liên hệ người ta chia mối liên hệ giữa các hiện tượng ra làm 2 loại: Liên hệ hàm số và liên hệ tương quan. Liên hệ hàm số là mối liên hệ hoàn toàn chặt chẽ, khi hiện tượng này thay đổi có tác dụng quyết định đến sự thay đổi của hiện tượng có liên quan theo một tỉ lệ xác định và biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ, cụ thể là sự thay đổi của hiện tượng này có thể làm cho hiện tượng có liên quan thay đổi theo nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định và không biểu hiện rõ nét trên từng đơn vị cá biệt. Để biểu hiện mối liên hệ trên ta dùng phương pháp hồi quy tương quan. Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện và phân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng kinh tế-xã hội. Phương pháp hồi quy tương quan tương quan nghiên cứu các vấn đề sau: -Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 và nhiều tiêu thức số lượng -Liên hệ tương quan phi tuyến giữa 2 và nhiều tiêu thức số lượng. Nhưng trong chuyên đề này chỉ đề cập đến liên hệ tương quan giữa 2 tiêu thức số lượng. 2. Liên hệ tương quan tuyến tính giữa 2 tiêu thức số lượng Giả sử ta muốn tìm hiểu xem mối quan hệ giữa lượng khách du lịch (x) và GDP (y) như thế nào? Trước hết ta sẽ tiến hành phân tích xem mối liên hệ đó là mối liên hệ thuận hay nghịch, tìm hiểu xem cái nào là nguyên nhân, cái nào là kết quả: Kết quả phân tích cho thấy đây là mối liên hệ thuận, lượng khách du lịch là kết quả và GDP là nguyên nhân. Sau đó thăm dò mối liên hệ bằng các phương pháp thống kê như: Phương pháp đồ thị, phương pháp quan sát 2 dãy số song song…cho thấy lượng khách du lịch và GDP có mối quan hệ tuyến tính. Phương trình tuyến tính biểu hiện mối quan hệ: Ở đây phải được xác định sao cho đường hồi quy lí thuyết mô tả gần đúng nhất mối liên hệ thực tế thông qua phương pháp bình phương nhỏ nhất. , : Là tham số tự do, nói lên ảnh hưởng của các nguyên nhân khác ngoài GDP tới sự biến động của lượng khách du lịch. : Là hệ số hồi quy biểu hiện ảnh hưởng của tiêu thức nguyên nhân GDP tới tiêu thức kết quả lượng khách du lịch, cụ thể mỗi khi GDP tăng thêm 1 đơn vị thì lượng khách du lịch thay đổi trung bình đơn vị. Để có thể đánh giá được trình độ chặt chẽ của mối liên hệ trên người ta dùng hệ số tương quan: Các tính chất của hệ số tương quan: - Hệ số tương quan nằm trong khoảng (-1,1) Nếu >0 thì đó là mối liên hệ tương quan tuyến tính thuận Nếu <0 thì đó là mối liên hệ tương quan tuyến tính nghịch. - Nếu =+,- 1 thì đó là mối liên hệ hàm số - Nếu =0 thì không có mối liên hệ tương quan tuyến tính giữa x và y càng gần 1 thì mối liên hệ càng chặt chẽ. Để đánh giá sự phù hợp của mô hình người ta dùng hệ số xác định .Hệ số xác định cho biết tỉ lệ % thay đổi của y được giải thích bởi mô hình. 3. Liên hệ tương quan phi tuyến giữa 2 tiêu thức số lượng a. Phương trình bậc 2: Dạng hàm này thường được sử dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng và giảm với một lượng đều nhau thì tiêu thức kết quả biến động với một lượng không đều nhau. Phương trình tổng quát; Các tham số của phương trình được xác định theo phương pháp bình phương nhỏ nhất : b. Phương trình hypebol: Vận dụng khi tiêu thức nguyên nhân tăng thì tiêu thức kết quả giảm với tốc độ không đều. Phương trình có dạng: được xác định theo hệ phương trình: c. Phương trình hàm mũ: Thường vận dụng khi trị số của tiêu thức kết quả thay đổi theo cấp số nhân.Phương trình hồi quy: Các tham số phải thoả mãn hệ phương trình sau: IV. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn trong dự đoán lượng khách du lịch 1. Vài nét chung về dự đoán thống kê - Khái niệm về dự đoán thống kê: Theo nghĩa rộng, dự đoán thống kê là một thuật ngữ chỉ một nhóm các phương pháp thống kê để xây dựng các dự đoán số lượng. Theo nghĩa hẹp, dự đoán thống kê là sự tiếp tục của quá trình phân tích thống kê, trong đó sử dụng các phương pháp sẵn có của thống kê để xây dựng các dự đoán số lượng. Dự đoán trong tương lai thực chất là một quá trình nhận thức của con người, nó phụ thuộc vào sự hiểu biết sẵn có của con người về các quy luật phát triển kinh tế- xã hội, do đó dự đoán luôn có nhiều phương án. Các hiện tượng kinh tế và xã hội chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố với các mức độ và chiều hướng khác nhau. Theo thời gian có những yếu tố mất đi, có những nhân tố mới xuất hiện nhưng trong tương lai chúng sẽ là những nhân tố chủ yếu vì vậy khó có thể đưa ra một dự đoán chính xác cho tương lai, nên dự đoán còn có tính xác suất. - Có 3 loại dự đoán thống kê: + Dự đoán thống kê dài hạn: Dự đoán cho 10,20,30 năm hoặc nhiều hơn nữa,hay còn gọi là dự đoán mục tiêu chiến lược. +Dự đoán thống kê trung hạn: Thường dùng để dự đoán cho các chương trình kinh tế trung hạn và các mục tiêu nhỏ. + Dự đoán thống kê ngắn hạn: Dùng để dự đoán cho các chỉ tiêu ở các phạm vi khác nhau. Trong chuyên đề này chúng ta chỉ nghiên cứu dự đoán thống kê ngắn hạn vì ngành du lịch nói chung và số lượng khách du lịch nói riêng chịu tác động rất lớn của các nhân tố khách quan và chủ quan do đó nó rất dễ bị thay đổi trong một thời gian nhất định nào đó. Dự đoán thống kê ngắn hạn là việc dự đoán quá trình tiếp theo của hiện tượng trong những khoảng thời gian tương đối ngắn: ngày, tuần, tháng, quý, năm; kết quả của dự đoán thống kê ngắn hạn là căn cứ để tiến hành điều chỉnh kịp thời các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài liệu thường dùng trong dự đoán thống kê ngắn hạn là dãy số thời gian vì khối lượng tài liệu không yêu cầu nhiều, việc xây dựng các mô hình tương đối đơn giản và thuận tiện trong kỹ thuật tính toán. Một dãy số thời gian như thế nào thì được coi là một tài liệu tốt trong dự đoán thống kê ngắn hạn? Đẩu tiên dãy số đó phải chính xác, đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Thứ hai là số lượng các mức độ trong dãy số: Nếu dãy số có quá nhiều mức độ thì sẽ làm cho mô hình dự đoán không phản ánh được đầy đủ sự thay đổi của các nhân tố mới tới sự biến động của hiện tượng.Nếu dãy số có quá ít mức độ thì sẽ khiến cho mô hình không chú ý tới tính chất tương đối ổn định của các nhân tố cơ bản. - Ý nghĩa của dự đoán thống kê ngắn hạn: Các yếu tố tác động đến ngành du lịch nói chung và lượng khách du lịch nói riêng luôn biến đổi không ngừng, đôi khi chúng ta không thể lường trước được.Vì vậy chúng ta cần phải tiến hành dự đoán thống kê ngắn hạn số lượng khách du lịch và các yếu tố của nó để có thể xây dựng các chiến lược phát triển của ngành, đơn vị kinh doanh du lịch dựa vào kết quả dự đoán để làm cơ sở lập các loại kế hoạch một cách khoa học, khả thi và có thể cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước. - Nhiệm vụ của dự đoán thống kê ngắn hạn: Đó là xây dựng các phương pháp dự đoán các chỉ tiêu cụ thể để phục vụ cho các mục tiêu nói trên. 2. Một số phương pháp dự đoán thống kê ngắn hạn thường dùng trong du lịch Trong dự đoán thống kê ngắn hạn có rất nhiều phương pháp, dưới đây là một trong các phương pháp thường dùng nhất: 2.1.Dự đoán dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình: Điều kiện vận dụng: Áp dụng trong trường hợp dãy số có các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán códạng: Trong đó: : Là thời hạn dự đoán (tầm xa dự đoán). : Là trị số dự đoán tại thời điểm thứ : Là lượng tăng (giảm )tuyệt đối bình quân. : Là mức độ dùng làm gốc để ngoại suy. có thể bằng mức độ cuối cùng của dãy số, có thể là mức độ bình quân của vài thời kỳ cuối cùng trong dãy số. Phương pháp này phù hợp với vịêc nghiên cứu lượng khách du lịch do yêu cầu về tài liệu khá đơn giản, tuy nhiên mức độ chính xác chưa cao do phụ thuộc vào mức độ đẩu và cuối, bỏ qua sự biến động về các hiện tượng trong thời gian nghiên cứu. 2.2. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân: Phương pháp này được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ bằng nhau. Mô hình dự đoán có dạng: : Là tốc độ phát triển bình quân. Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân hàng năm có thể mở rộng cho những khoảng thời gian dưới một năm Khi đó mô hình dự đoán như sau: :Mức độ dự đoán ở thời gian thứ I thuộc năm j : Là tổng các mức độ cùng tên i. 2.3. Dự đoán dựa vào hàm xu thế phát triển: Mô hình dự đoán có dạng: - Dự đoán điểm: - Dự đoán khoảng: Trong đó là sai số dự đoán : Số lượng các mức độ trong dãy số thời kỳ : Độ lệch chuẩn của mô hình : Tầm xa dự đoán. 2.4. Dự đoán dựa vào hàm xu thế và biến động thời vụ: Mô hình dự đoán: : Tháng, quý; : Năm; : Mức độ dự đoán của thời gian thứ I thuộc năm j : Là mức độ dự đoán của năm j. : Là chỉ số thời vụ của thời gian thứ i 2.5. Phương pháp dựa vào mô hình Buys- Ballot: Trong ngành du lịch hiện nay phương pháp này được sử dụng tương đối phổ biến bởi nó phản ánh khá chính xác sự biến động của tổng số lượng khách, đặc biệt là số lượng khách quốc tế đến Việt Nam qua các năm do có sự kết hợp của 2 yếu tố thời vụ và xu thế. Tuy nhiên phuơng pháp này đòi hỏi phải có số liệu của từng tháng, quý Chương III Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 1995-2004. I. Tình hình chung về du lịch Việt Nam và công tác thống kê du lịch ở nước ta 1. Tình hình chung về du lịch Việt Nam 1.1. Những thành tựu đã đạt được: 45 năm hình thành và phát triển, được Đảng và Nhà nước quan tâm, các ngành, các cấp phối hợp giúp đỡ cùng với sự cố gắng của toàn ngành Du lịch Việt Nam đã có những tiến bộ đáng ghi nhận trong việc chuẩn bị hành trang vững bước tiến lên với vai trò ngành kinh tế mũi nhọn trong thế kỉ 21. Những năm 60 của thế kỉ 20, cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất thiếu, đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ chưa nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế nhưng ngành du lịch đã cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước, các chuyên gia nước ngoài và nhiều đoàn khách du lịch được ký kết theo nghị định thư với các nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975), đất nước thống nhất, non sông thu về một mối, hoạt động du lịch được mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Ngành du lịch đã tăng cường phát triển nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị điều kiện để mở rộng quy mô và đa dạng hoá các hình thức hoạt động, từng bước thích nghi với cơ chế mới và khẳng định vai trò, vị trí một ngành kinh tế tổng hợp. Những năm gần đây, hoà nhập với công cuộc đổi mới đất nước, ngành du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, huy động nội lực và tranh thủ nguồn lực quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được những thành tựu vô cùng quan trọng. - Chúng ta đã đón được một số lượng lớn khách du lịch. Từ 1990-2004 lượng khách quốc tế tăng hơn 10 lần, từ 250000 vào năm 1990 tăng lên 2927873 lượt khách. Lượng khách nội địa tăng hơn 12 lần, từ 1 triệu lượt khách tăng lên hơn 12 triệu lượt khách. Năm 2003 là năm du lịch Việt Nam đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch SARS, chiến tranh tại Irăc, nạn khủng bố đe doạ khắp mọi nơi nhưng ngành du lịch nước ta đã lấy lại nhịp tăng trưởng khá ấn tượng: Lượng khách du lịch tăng 25% so với cùng kỳ năm 2002, số lượng khách theo quốc tịch Mĩ tăng 11%, theo quốc tịch Đài loan tăng 40%, theo quốc tịch Hàn Quốc tăng 71%...ước tính cả năm đón được hơn 2,6 triệu lượt khách quốc tế và hơn 12 triệu lượt khách trong nước, thu nhập du lịch đạt khoảng 20000 tỉ đồng. - Đã có một hệ thống các văn bản mang tính chất pháp lí và các cơ chế chính sách để tạo điều kiện tốt hơn cho hoạt động của ngành. Điều đầu tiên phải kể đến đó là sự ra đời của luật du lịch. Sáng ngày 12/7/2005 tại văn phòng chủ tịch nước diễn ra họp báo về lệnh số 14/2005/CTN của Chủ tịch nước ký ngày 27/6/2005 công bố luậ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docS0027.doc
Tài liệu liên quan