Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái

Tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái: ... Ebook Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái

doc192 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 5511 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên - Tỉnh Yên Bái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ NéI ---------------------------- Vò ThÞ Hång H¹nh x©y dùng b¶n ®å ®¬n vÞ ®Êt ®ai b»ng kü thuËt gis, phôc vô ®¸nh gi¸ ®Êt n«ng nghiÖp huyÖn V¨n Yªn - tØnh Yªn B¸i luËn v¨n th¹c sÜ N¤NG NGHIÖP Chuyªn ngµnh : Qu¶n Lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. Hå Quang §øc Hµ Néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Thị Hồng Hạnh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Quang Đức, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, lãnh đạo Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất cùng toàn thể cán bộ Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tạo điều kiện và trợ giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Yên Bái, UBND huyện Văn Yên, phòng tài nguyên và môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Văn Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009 Tác giả Vũ Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC Lời cam đoan i 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 2 1.3. Yêu cầu của đề tài 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất trên Thế giới 3 2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất đai theo FAO 17 2.3. Tình hình nghiên cứu phân hạng đất ở Việt Nam 20 2.4. Quá trình phát triển và ứng dụng của Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) 27 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 37 3.2. Nội dung nghiên cứu 37 3.3. Phương pháp nghiên cứu 38 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 4.1. Đặc điểm tự nhiên 40 4.1.1. Vị trí địa lý 40 4.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo 40 4.1.3. Đặc điểm khí hậu 41 4.1.4. Đặc điểm sông ngòi, thủy văn 42 4.1.5. Thảm thực vật cây trồng 42 4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 43 4.2.1 Dân số và lao động 43 4.2.2. Thực trạng phát triển các ngành 43 4.2.3. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện 47 4.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Văn Yên 47 4.4. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Văn Yên 50 4.4.1. Xác định các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 50 4.4.2. Xây dựng các bản đồ đơn tính 53 4.5. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 68 4.6. Mô tả các đơn vị đất đai 73 4.6.1. Đất phù sa cơ giới nhẹ, nghèo bazơ 73 4.6.2. Đất phù sa chua, cơ giới nhẹ 74 4.6.3. Đất phù sa chua, đọng nước 74 4.6.4. Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình 74 4.6.5. Đất xám đọng nước, cơ giới nhẹ 74 4.6.6. Đất xám đọng nước, có kết von 74 4.6.7. Đất xám đọng nước, nghèo bazơ 74 4.6.8. Đất xám sỏi sạn, nghèo bazơ 74 4.6.9. Đất xám nhiều sỏi sạn, rất chua 74 4.6.10. Đất xám điển hình, sẫm màu 74 4.6.11. Đất xám điển hình, nhiều sỏi sạn 74 4.6.12 Đất xám điển hình, nghèo bazơ 74 4.6.13 Đất xám điển hình, phong hóa mạnh 74 4.6.14 Đất xám điển hình, rất chua 74 4.6.15. Đất dốc tụ cơ giới nhẹ, đọng nước 74 4.6.16 Đất dốc tụ, nhiều sỏi sạn 74 4.6.17 Đất dốc tụ chua, glây 74 4.6.18 Đất dốc tụ chua, cơ giới nhẹ 74 4.6.19 Đất dốc tụ chua, đọng nước 74 4.6.20. Đất dốc tụ chua, nhiều sỏi sạn 74 4.7. Định hướng sử dụng đất và các giải pháp cơ bản về sử dụng đất 77 4.8. Nhận xét về công nghệ GIS trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 79 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 79 5.1. Kết luận 79 5.2. Đề nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 86 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CEC Dung tích hấp thu DEM Digital Elevation Model DTĐT Diện tích điều tra DTTN Diện tích tự nhiên ĐGĐĐ Đánh giá đất đai ĐVĐĐ Đơn vị đất đai FAO Food and Agriculture Orangization (Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc) GIS Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địa lý) LMU Land Mapping Unit LUT Loại hình sử dụng đất UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) WRB World Reference Base for Soil Resources (Tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới) DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Yên năm 2008 48 4.3: Phân chia các cấp thành phần cơ giới theo FAO 52 4.5: Các loại đất dùng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 55 4.6: Diện tích các cấp độ dốc 57 4.7: Diện tích khả năng tưới 59 4.8: Diện tích các cấp thành phần cơ giới huyện Văn Yên 60 4.9: Diện tích các cấp mức độ đá lẫn huyện Văn Yên 64 4.10. Diện tích các cấp độ dày tầng đất mịn huyện Văn Yên 66 4.12. Số lượng và các đặc tính đơn vị đất đai 70 4.12 (Tiếp). Số lượng và các đặc tính đơn vị đất đai 71 4.13. Các loại hình sử dụng đất huyện Văn Yên 76 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang 2.1 Quy trình đất giá đất đai của FAO 15 2.2 Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 18 4.1 Các bước xây dựng các bản đồ đơn tính bằng GIS 53 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Dữ liệu vector được biểu thị dưới dạng Arc 29 2.2. Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng Raster 30 2.3. Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính 31 2.4. Sự chuyển đổi dữ liệu giữa raster và vector 33 2.1. Địa hình huyện Văn Yên thể hiện dạng 3 chiều 41 1 . MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài sản quốc gia , là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Hiện nay, nhu cầu tăng trưởng kinh tế và sức ép về dân số ngày càng gây áp lực mạnh mẽ đối với vấn đề sử dụng quỹ đất quốc gia. Tiềm năng đất đai là có hạn, do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất, bảo vệ đất và môi trường cho sản xuất lâu dài đã, đang và sẽ cần được đặc biệt coi trọng. Sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và bền vững là vấn đề hết sức quan trọng cho đời sống nhân loại không những đối với hiện tại mà còn cả trong tương lai. Để làm được việc này, cần thiết phải tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên đất đai một cách toàn diện; trên cơ sở đó, đề xuất được hướng sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Trong đánh giá đất đai, việc xây dựng các đĐơn vị đất đai (Land unit) và bBản đồ đơn vị đất đai (Land Mapping Unit) lại là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, tạo cơ sở cho toàn bộ quá trình như: Đánh giá mức độ thích hợp, phân bố và quy hoạch sử dụng đất.Đất đai đóng vai trò cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là cơ sở tự nhiên và là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Để sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả thì đánh giá đất đai là một công tác có vai trò rất quan trọng. Đánh giá đất đai làm cơ sở cho việc phát huy tối đa tiềm năng của đất đai, đồng thời cải tạo hạn chế và sử dụng có hiệu quả và bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. Tuy có nhiều trường phái, quan điểm và phương pháp nghiên cứu khác nhau, song nhìn chung, công tác nghiên cứu và đánh giá đất đai đã đạt được nhiều kết quả to lớn góp phần tích cực trong việc sử dụng, quản lý cũng như bảo vệ một cách hệ thống nguồn tài nguyên đất ở các cấp hành chính khác nhau. Theo quy trình đánh giá đất đai của FAO, thì việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai là một trong những nội dung có ý nghĩa rất quan trọng, làm cơ sở để so sánh với các yêu cầu sử dụng đất của từng loại hình sử dụng đất. Trong quản lý tài nguyên, Việt Nam cũng như nhiều nước trên Thế giới đã ứng dụng công nghệ thông tin như là một công cụ lưu trữ, quản lý, phân tích và hỗ trợ giải pháp có hiệu quả cao. Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước nhưng cho tới nay đã được ứng dụng rộng khắp trên toàn Thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong những năm gần đây, GIS đã được nhiều cơ quan, tổ chức đã ứng dụng trong việc nghiên cứu nông nghiệp và đặc biệt là trong đánh giá đất đai. Văn Yên là một huyện miền núi vùng cao của tỉnh Yên Bái có nhiều tiềm năng trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên (DTTN) là là 139.154,11139.023,00 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp có là 121.538,68 ha, chiếm 87,34 % DTTN122.385,20209,20 ha (Chiếm 88,0387,90 % tổng diện tích đất tự nhiên của huyệnDTTN). Khí hậu, đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông - lâm nghiệp, khả năng khai thác đất đai còn khá lớn, là ưu thế phát triển nghề rừng, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả. Văn Yên đã hình thành vùng nguyên liệu sắn, chè, quế và đang triển khai xây dựng vùng nguyên liệu dứa nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc sử dụng đất đai trong nông lâm nghiệp còn thiếu quy hoạch, bố trí cơ cấu cây trồng còn manh mún cũng như đầu tư chăm sóc còn chưa hợp lý. Do đó, việc điều tra, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đánh giá chất lượng đất đai của huyện bằng kỹ thuật GIS nhằm đánh giá chính xác quỹ đất cả về số lượng lẫn chất lượng, làm cơ sở cho việc đề xuất mức độ thích hợpđánh giá chất lượng đất đai cho đối với từng nhóm cơ cấu cây trồng và quy hoạch sử dụng đất hợp lýhuyện Văn Yên là rất cần thiết.Ở đât mới chỉ dừng lại ở xây dựng bản đồ ĐV ĐĐ, chứ không phải đánh giá đất đai. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bằng kỹ thuật GIS, phục vụ đánh giá đất nông nghiệp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái” đã được lựa chọn để thực hiện. 1.2. Mục đích của đề tài - Nghiên cứu xác định các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1/25.000 theo phương pháp đánh giá của FAO. - Ứng dụng kỹ thuật GIS trong phân tích và chồng xếp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. 1.3. Yêu cầu của đề tài Trong điều kiện và khả năng cho phép, xác định yêu cầu đạt được của đề tài như sau: - Điều tra, tổng hợp các tính chất đất có liên quan tới việc xác định các đơn vị bản đồ đất đai của huyện Văn Yên. - Xác định các chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. - Xây dựng các bản đồ đơn tính bằng kỹ thuật GIS. - Sử dụng kỹ thuật GIS chồng xếp, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1/25.000 cho huyện Văn Yên theo chỉ dẫn của FAO. - Thống kê, mô tả các đơn vị đất đai theo các nhóm các yếu tố và theo đơn vị hành chính. - Từ kết quả xác định bản đồ đơn vị đất đai huyện Văn Yên, đưa ra một số định hướng, làm cơ sở đề xuất sử dụng đất nông nghiệp cho huyện Văn Yên. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá đấtở nước ngoài trên Thế giới 2.1.1. Tổng quan về đánh giá đất đaiSự cần thiết phải đánh giá đất đai Dân số ngày càng tăng đã gây sức ép mạnh trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai rất quý hiếm của nhân loại. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Một mặt, đất đai phải dành cho sản xuất nông nghiệp, đủ bảo đảm nhu cầu lương thực và thực phẩm nuôi sống con người. Mặt khác, khi dân số tăng, nhu cầu về đất ở và các hạ tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt cũng phải tăng theo nên làm giảm diện tích đất canh tác. Để thỏa mãn nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm, sản xuất nông nghiệp phải đi theo hai hướng: Thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng hoặc mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa dạng nhữững cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, trong đó các yếu tố tác động một cách tương hỗ cùng tồn tại và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong lành [297, 21]. Hiện nay trên Thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai thác được 1,5 tỷ ha; còn lại đa phần là đất xấu, đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn [174]. Mặt khác hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ do thoái hoóaá và xói mòn. Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng gira tăng, thì con người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp Trùng lặp [3125]. Bên cạnh đó, việc ngăn chặn nhữưng suy thoái về tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết của con người gây ra, và hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả trong tương lai thì công tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất cần thiết. Hiện nay công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu quan trọng trong việc quản lý tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng đất (FAO, 1994). Đánh giá đất đai là nội dung nghiên cứu không thể thiếu cho hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững [52927]. 2.1.2 . Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, việc đánh giá khả năng sử dụng đất được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Xuất phát từ những nỗ lực riêng lẻ của từng quốc gia, về sau phương pháp đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) được nhiều nhà khoa học hàng đầu trên Thế giới và các tổ chức quốc tế quan tâm. Do vậy đã trở thành một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và đặc biệt gần gũi với những nhà quy hoạch, người hoạch định chính sách đất đai và người sử dụng (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, 1995) [331732]. Mấy chục năm gần đây đánh giá đất đai đã được nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên Thế giới quan tâm, tập trung nghiên cứu nhằm tìm ra những cơ sở khoa học cho công tác ĐGĐĐ. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác ĐGĐĐ trong việc quản lý, sử dụng, cải tạo và bảo vệ được nguồn tài nguyên đất, t. Từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nhà khoa học của nhiều nước trên Thế giới đã tập trung nghiên cứu nhằm xây dựng một phương pháp ĐGĐĐ chung, có tính khoa học cao, đồng thời khắc phục được tình trạng chưa thống nhất trên Thế giới về công tác đánh giá đất đai. Năm 1972, đề cương ĐGĐĐ đã được phác thảo và được công bố vào năm 1973. Sau đó, năm 1975 tại Hội nghị ở Rome đề cương ĐGĐĐ năm 1973 đã được các chuyên gia hàng đầu về ĐGĐĐ bổ sung, biên soạn lại và hình thành nội dung phương pháp ĐGĐĐ đầu tiên của FAO được công bố năm 1976 và sau đó liên tục được bổ sung, chỉnh sửa và từng bước hoàn thiện. Tùy theo mục đích và điều kiện cụ thể, mỗi nước đã đề ra nội dung phương pháp ĐGĐĐ cho từng mức độ chi tiết trên từng tỷ lệ bản đồ của mình. Theo tổng kết của Đào Châu Thu, hiện nay có 3 phương pháp ĐGĐĐ chính: - ĐGĐĐ theo định tính, chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán. - ĐGĐĐ theo phương pháp thông số. - ĐGĐĐ theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định hướng. Tập trung nói về ĐGDD thế giới thì tôt hơn Nhìn chung công tác ĐGĐĐ trên Thế giới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công tác nghiên cứu khoa học cũng như áp dụng ngoài thực tế sản xuất nông, lâm nghiệp. Hiện nay, những kết quả và thành tựu về ĐGĐĐ đã được tổng kết trong phạm vi hoạt động của các tổ chức Liên hợp quốc và coi đó như tài sản trí thức chung của nhân loại. Có thể khái quát một số phương pháp ĐGĐĐ của các nước trên thế giới như sau: 2.1.2.1. Tình hình đánh giá đất đai ở Liên Xô (cũ) Ở Liên Xô cũ việc phân hạng và ĐGĐĐ đã bắt đầu xuất hiện từ trước thế kỷ 19, tuy nhiên đến những năm 60 của thế kỷ XX, việc phân hạng và ĐGĐĐ mới được quan tâm và triển khai trên cả nước theo quan điểm ĐGĐĐ của Dokuchaev (1846 - 1903). Phương pháp ĐGĐĐ của Liên Xô (cũ) được ứng dụng theo 2 hướng là đánh giá chung và riêng. Đơn vị ĐGĐĐ là các chủng, loại đất. Quy định đánh giá đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ thâm canh và cỏ chăn thả [527]. Nguyên tắc đánh giá mức độ sử dụng đất thích hợp là phân chia khả năng sử dụng đất đai trên toàn lãnh thổ theo các nhóm và các lớp thích hợp. - Nhóm đất thích hợp được phân chia theo điều kiện vùng sinh thái đất đai tự nhiên trên phạm vi vùng rộng lớn. - Lớp đất thích hợp là những vùng được tách ra theo sự khác biệt về loại hình thổ nhưỡng như: Điều kiện địa hình, mẫu chất, thành phần cơ giới và chế độ nước. Trong cùng một lớp sẽ có sự tương đồng về điều kiện sản xuất, khả năng ứng dụng kỹ thuật cũng như các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. Quy trình ĐGĐĐ này bao gồm 3 bước: Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng, khả năng sản xuất của đất đai và kinh tế sử dụng đất. - Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (So sánh các loại thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên). - Đánh giá khả năng sản xuất của đất (Yếu tố được xem xét kết hợp với yếu tố khí hậu, độ ẩm, địa hình). - Đánh giá kinh tế đất (Chủ yếu là đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất). Phương pháp này quan tâm nhiều đến khía cạnh tự nhiên của đất đai, chưa xem xét kỹ các khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất. Quan điểm ĐGĐĐ của Dokuchaev là áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố, đánh giá trên cơ sở thang điểm đã được xây dựng thống nhất. Ngoài những ưu điểm trên, phương pháp ĐGĐĐ của Dokuchaev vẫn còn một số hạn chế như: Quá đề cao khả năng tự nhiên của đất, hay đánh giá không dung hòa quy luật tối thiểu với phương pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, phương pháp cho điểm cụ thể chỉ đánh giá được đất hiện tại mà không đánh giá được trong tương lai, tính linh động kém vì chỉ tiêu ĐGĐĐ ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó không thể chuyển đổi việc ĐGĐĐ giữa các vùng khác nhau (Nguyễn Văn Thân, 1995) [2526]. 2.1.2.2. Tình hình đánh giá đất đai ở Bungari Bungari tiến hành ĐGĐĐ theo từng loại cây trồng (Lúa mỳ, khoai tây…). Đối với mỗi loại cây trồng, các tính chất có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng được xác định (Thành phần cơ giới đất, mức độ mùn và độ dày tầng mùn, độ dày tầng đất, tính chất lý, hoáóa học của đất…), trên cơ sở đó xác định các yêu cầu thích hợp cho từng loại cây trồng thông qua các thang điểm đánh giá (Tối đa là 100 điểm) thuộc 5 nhóm: Rất tốt; tốt; trung bình; xấu và không sử dụng được. 2.1.2.3. Tình hình đánh giá đất đai ở Anh: Ở Anh có 2 phương pháp ĐGĐĐ là: Dựa vào sức sản xuất thực tế của đất đai và dựa vào sức sản xuất tiềm tàng của đất. +- ĐGĐĐ dựa vào thống kê sức sản xuất thực tế của đất: Việc xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất phụ thuộc vào 3 nhóm yếu tố chính đó là: Nhóm các yếu tố tự nhiên của đất; nhóm các yếu tố đòi hỏi các biện pháp đầu tư lớn mới khắc phục được; nhóm các yếu tố đòi hỏi người sử dụng đất thực hiện các biện pháp thông thường như cải tạo độ chua, cung cấp chất dinh dưỡng để khắc phục đất. + - ĐGĐĐ dựa vào thống kê sức sản xuất tiềm năng của đất: Phương pháp này chia đất thành các hạng, mỗi hạng được mô tả trong quan hệ và tác động giữa các yếu tố hạn chế của đất với sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. 2.1.2.4. Tình hình đánh giá đất đai ở Hoa Kỳ Ở Hoa Kỳ, ngay từ đầu thế kỷ XX đã chú ý tới công tác phân hạng đất, nhằm mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã xây dựng được một phương pháp đánh giá phân hạng đất đai có tên là “Đánh giá tiềm năng đất đai”. Đánh giá tiềm năng đất đai dựa trên các yếu tố hạn chế khá phổ biến như: Độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, xói mòn, tính thấm, khí hậu và các yếu tố khác để phân chia đất đai thành các cấp, cấp phụ và đơn vị. Hệ thống đánh giá phân loại đất đai theo tiềm năng của Hoa Kỳ được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đề xuất vào những năm 1960 và hiện nay có 2 phương pháp đánh giá đất đai được ứng rộng rãi và đó là: +- Phương pháp ĐGĐĐ tổng hợp: Phương pháp này chia lãnh thổ thành các tổ hợp đất (Đơn vị đất đai) và tiến hành đánh giá đất theo năng suất bình quân của cây trồng trong nhiều năm (Thường lớn hơn 10 năm) và chú ý đánh giá đất cho từng loại cây trồng, qua đó xác định mối tương quan giữa đất và các giống để từ đó đề ra các biện pháp tăng năng suất. +- Phương pháp ĐGĐĐ từng yếu tố: Cách tiến hành là thống kê các yếu tố tự nhiên của đất (Thành phần cơ giới, dinh dưỡng, địa hình…) để xác định tính chất và phương pháp cải tạo đất, qua đó xác định hạng đất đồng thời cũng thống kê các yếu tố kinh tế chi phối tới sản xuất (Chi phí sản xuất, tổng lợi nhuận, lợi nhuận thuần tuýúy…) lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (Hoặc 100 %) để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau. Như vậy việc phân hạng đất đai của Hoa Kỳ mới chỉ tập trung vào các loại cây trồng chính mà chưa đưa ra được những yêu cầu của các loại hình sử dụng đất cụ thể nào đang được ứng dụng trong sản xuất. Tuy nhiên phương pháp này rất quan tâm đến những yếu tố hạn chế trong quản lý và sử dụng đất có tính đến vấn đề môi trường. Đây chính là điểm mạnh của phương pháp nhằm mục đích duy trì và sử dụng đất bền vững. 2.1.2.5. Tình hình đánh giá đất đai ở Ấn Độ và một số nước nhiệt đới ẩm Châu Phi Ở Ấn Độ và một số nước nhiệt đới ẩm Châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến, có tính đến sự phụ thuộc của một số tính chất đất đối với sức sản xuất. Các tác giả đi sâu phân tích về các đặc trưng thổ nhưỡng có ảnh hưởng đến sức sản xuất của đất như: Sự phát triển của phẫu diện đất (Sự phân tầng, cấu trúc đất, CEC...), màu sắc đất, độ chua, bazơ, hàm lượng mùn. Kết quả phân hạng đánh giá đất thể hiện ở dạng cho điểm, hoặc phần trăm (%) điểm (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [527]. * Nhận xét về đánh giá đất đai trên Thế giới: ĐGĐĐ làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và bền vững. Mỗi phương pháp ĐGĐĐ trên Thế giới đều có sự khác nhau về mức độ chi tiết, phương thức và hệ thống phân vị. Tuy nhiên các phương pháp ĐGĐĐ của các nước đều có những điểm giống nhau như sau: - Đều nhằm mục đích chung là hướng tới quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và lâu bền. - Hệ thống phân vị khép kín cho phép ĐGĐĐ từ khái quát đến chi tiết, trên quy mô lãnh thổ quốc gia, vùng, các đơn vị hành chính và cơ sở sản xuất [174]. - Mỗi phương pháp đánh giá đều có những thích ứng linh hoạt, trong việc xác định các đặc tính và các yếu tố hạn chế có liên quan trong quá trình đánh giá đất đaiĐGĐĐ. Do đó có thể điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương [2011]. - Đối tượng ĐGĐĐ là toàn bộ quỹ đất với các mục đích sử dụng khác nhau. Các phương pháp đánh giá đều coi đất đai là một vật thể tự nhiên gồm các yếu tố: Thổ nhưỡng, địa hình, khí hậu và động, thực vật. Việc nhấn mạnh những yếu tố bất lợi của đất và xác định các biện pháp bảo vệ đất theo phương pháp đánh giá đất của Hoa Kỳ là rất có ý nghĩa trong việc tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững. 2.1.3. Phương pháp đĐánh giá đất theo chỉ dẫn của FAO Theo FAO, đánh giá đất đai (Land Evaluation) là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạn vật, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể cho các đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tuỳ thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai sơ lược, bán chi tiết hoặc chi tiết. Trước tình hình suy thoái đất diễn ra mạnh mẽ và ngày một tăng, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp Quốc (FAO) đã có quá trình thử nghiệm ĐGĐĐ tại nhiều vùng khác nhau trên Thế giới và đã thu được kết quả nhất định. Từ những năm 70, nhiều quốc gia trên Thế giới đã cố gắng phát triển hệ thống ĐGĐĐ của họ nhằm có những giải pháp hợp lý trong sử dụng đất trên phạm vi toàn cầu. Kết quả là Uỷ ban Quốc tế nghiên cứu đánh giá đất của tổ chức FAO được thành lập tại Rome (Ý) đã phác thảo về đánh giá đất đai lần đầu tiên vào năm 1972. Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác đánh giá và phân hạng đất, tổ chức FAO với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành đã tổng hợp kinh nghiệm ở nhiều nước để xây dựng lên bản “Đề cương đánh giá đất đai” (FAO. – 1976) [41]. Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia về đất đã nhận thấy cần có những cuộc thảo luận quốc tế nhằm đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hóa các phương pháp. Nhận thức rõ vai trò quan trọng của ĐGĐĐ làm cơ sở cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai, FAO đã tổng hợp các kết quả và tổng hợp kinh nghiệm của nhiều nước, đề ra phương pháp ĐGĐĐ dựa trên cơ sở Phân loại Thích hợp Đất đai (Land Suitability Classification). Cơ sở của phương pháp này là so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng đất, gắn với phân tích các khía cạnh về kinh tế - xã hội, môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tối ưu. Đó chính là đề cương đánh giá đất đai được công bố năm 1976 [41]. Tài liệu này được cả Thế giới quan tâm thử nghiệm, vận dụng và đã được chấp nhận và công nhận là phương tiện tốt nhất để đánh giá tiềm năng đất đai. Tiếp theo đó, FAO đã xuất bản hàng loạt các tài liệu hướng dẫn về ĐGĐĐ trên từng đối tượng cụ thể: - ĐGĐĐ cho nông nghiệp nhờ nước trời (FAO - 1983) [42]. - ĐGĐĐ cho các vùng (FAO - 1984).Tài liệu tham khảo - ĐGĐĐ cho vùng nông nghiệp được tưới (FAO - 1985) [43]. - ĐGĐĐ cho phát triển nông thôn (FAO – 1988) [45]. - ĐGĐĐ cho đồng cỏ (FAO - 1989) [46]. - ĐGĐĐ cho mục tiêu phát triển (1990).Tài liệu tham khảo - ĐGĐĐ và phân tích hệ thống canh tác cho việc quy hoạch sử dụng đất (FAO - 1994) [47]. Theo hướng dẫn của FAO, việc ĐGĐĐ cho các vùng sinh thái và các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Như vậy, ĐGĐĐ phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, và điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Đặc điểm ĐGĐĐ của FAO là những tính chất đất đai có thể đo lường hoặc ước lượng, định lượng được. Cần thiết có sự lựa chọn chỉ tiêu ĐGĐĐ thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng/khu vực nghiên cứu. Khi tiến hành ĐGĐĐ cụ thể cho từng đối tượng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thì tùy thuộc vào yêu cầu, điều kiện của vùng, khu vực nghiên cứu để lựa chọn mức độ đánh giá đất đai ở các mức sơ lược, bán chi tiết và chi tiết. 2.1.3.1. Một số khái niệm đánh giá đất đai của FAO: - Đất đai (Land): Đất đai được định nghĩa là một vùng lãnh thổ mà đặc tính của nó được xem như những thuộc tính tự nhiên quyết định đến khả năng khai thác được hay không và ở mức độ nào đối với vùng đất đó. Thuộc tính của đất bao gồm: Khí hậu, thổ nhưỡng, lớp địa chất bên dưới, thuỷ văn, giới động thực vật, những tác động của con người ở hiện tại và quá khứ. - Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT): Là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật được xác định. - Hệ thống sử dụng đất (Land Use System - LUS): Là sự kết hợp giữa đơn vị đất đai và các loại hình sử dụng đất, mỗi hệ thống sử dụng đất được coi là một hợp phần của hệ thống canh tác (FAO - 1993). 2.1.3.24. Mục đích của đánh giá đất đai theo FAO Đánh giá đất đai nhằm tăng cường nhận thức và hiểu biết về phương pháp ĐGĐĐ trong khuôn khổ quy hoạch sử dụng đất trên quan điểm tăng cường lương thực cho một số nước trên Thế giới và giữ gìn nguồn tài nguyên đất không bị thoái hóa, sử dụng đất được lâu bền (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [527]. 2.1.3.35. . Yêu cầu đạt được trong đánh giá đất đai theo FAO + Thu thập được những thông tin phù hợp về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu. + Đánh giá được sự thích hợp của vùng đất đó với các mục tiêu sử dụng khác nhau theo mục tiêu và nhu cầu của con người. + Phải xác định được mức độ chi tiết đánh giá đất theo quy mô và phạm vi quy hoạch là toàn quốc, tỉnh, huyện hay cơ sở sản xuất. + Mức độ thực hiện đánh giá đất đai phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ. (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [527].TLTK 2.1.3.46. Nguyên tắc đánh giá đất đai theo FAO + Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể. + Việc đánh giá khả năng thích hợp đất đai yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận với đầu tư cần thiết trên các loại đất khác. + Yêu cầu có một quan điểm tổng hợp, có sự phối hợp và tham gia đầy đủ của các nhà nông học, lâm nghiệp, kinh tế - xã hội học. + Việc ĐGĐĐ phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng. + Khả năng thích hợp đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở sử dụng đất bền vững. + ĐGĐĐ có liên quan tới so sánh các loại hình sử dụng. (Hội Khoa học Đất, 1999) [1112].TLTK 2.1.7. Đánh giá khả năng thích hợp Theo FAO khả năng thích hợp đất đai là thước đo phản ánh mức độ thích hợp như thế nào, của một ĐVĐĐ đối với một loại hình sử dụng đất được xác định. Khả năng này có thể xem xét ở điều kiện hiện tại hoặc trong tương lai, sau khi đã áp dụng các biện pháp cải tạo đất đai [18].TLTK Cấu trúc phân loại khả năng thích hợp đất đai theo FAO dùng 4 cấp phân vị trong ĐGĐĐ, gồm: Bộ (Order), Lớp (Class), Lớp phụ (Subclass) và Đơn vị (Unit) thể hiện trong bảng cấu trúc (Sơ đồ 2.1). * Bộ thích hợp - gồm 3 lớp thích hợp S1- Thích hợp cao (Highly Suitable): Đặc tính đất đai không thể hiện những yếu tố hạn chế hoặc chỉ thể hiện ở mức độ nhẹ, rất dễ khắc phục và không ảnh hưởng đến năng suất của các loại sử dụng đất. Sản xuất trên các hạng đất này dễ dàng, thuận lợi và cho năng suất cao. S2- Thích hợp trung bình (Moderately Suitable): Đặc tính đất đai có thể hiện một số yếu tố hạn chế ở mức độ trung bình có thể khắc phục được bằng các biện pháp kỹ thuật hoặc tăng mức đầu tư. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S1 nhưng vẫn có thể cho năng suất khá. S3- Ít thích hợp (Marginally Suitable): Đặc tính đất đai đã thể hiện nhiều yếu tố hạn chế hoặc một yếu tố hạn chế nghiêm trọng khó khắc phục. Sản xuất trên các hạng đất này khó khăn hơn hoặc đầu tư tốn kém hơn S2 nhưng vẫn có thể cho năng suất và có lãi. * Bộ không thích hợp - gồm 2 lớp N1- Không thích hợp hiện tại (Currently not Suitable): Đặc tính đất đai không thích hợp với các loại sử dụng đất hiện tại vì có yếu tố hạn chế nghiêm trọng. Tuy nhiên yếu tố hạn chế đó có thể khắc phục được bằng các biện pháp cải tạo đất đồng bộ, đầu tư lớn trong tương lai để nâng lên hạng thích hợp. N2- Không thích hợp vĩnh viễn (Permanently not Suitable): Đặc tính đất đai thể hiện nhiều yếu tố hạn chế nghiêm tr._.ọng, hiện tại không thể khắc phục được và cũng không nên đưa vào sử dụng trong tương lai vì không có hiệu quả (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [527].TLTK 2.1.3.58. Các phương pháp thực hiện quy trình đánh giá đất đai theo FAO Sự liên hệ giữa những khảo sát tài nguyên và phân tích kinh tế - xã hội cũng như đối chiếu với cách thức mà các loại hình sử dụng đất được xây dựng có thể tiến hành theo phương pháp 2 bước (Two Stages) hoặc phương pháp song hành (Paralell). - Phương pháp 2 bước: Bao gồm bước thứ nhất chủ yếu là đánh giá điều kiện tự nhiên, sau đó là bước thứ 2 bao gồm những phân tích về kinh tế - xã hội. - Phương pháp song hành: Trong phương pháp này, sự phân tích mối liên hệ giữa đất đai và loại hình sử dụng đất được tiến hành đồng thời với phân tích kinh tế - xã hội. Phương pháp hai bước thường được dùng trong các cuộc thống kê tài nguyên cho mục tiêu quy hoạch rộng lớn và các nghiên cứu để đánh giá tiềm năng sản xuất sinh học. Phân hạng thích hợp đất đai ở bước đầu tiên được dựa vào khả năng thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất đã được chọn ngay từ đầu cuộc khảo sát. Sự đóng góp của phân tích kinh tế - xã hội ở bước này chỉ nhằm kiểm tra sự thích ứng của các loại hình sử dụng đất. Sau khi giai đoạn một đã hoàn tất, kết quả sẽ được trình bày dưới dạng bản đồ và báo cáo. Những kết quả này có thể sau đó tùy thuộc vào bước thứ hai (Bước phân tích chi tiết các hiệu quả kinh tế - xã hội). Trong phương pháp song hành việc phân tích kinh tế - xã hội các loại hình sử dụng đất được tiến hành song song với khảo sát và đánh giá các yếu tố tự nhiên, các yêu cầu về số liệu và cách phân tích thay đổi khác nhau theo từng kiểu sử dụng. Phương pháp song hành thích hợp cho các đề xuất rõ ràng trong các dự án phát triển ở mức độ chi tiết và bán chi tiết, đòi hỏi thời gian ngắn hơn so với phương pháp hai bước và thích hợp với quy hoạch sử dụng đất đai. 2.1.3.69. Nội dung chínhQuy trình của đánh giá đất đai theo FAO + Xác định các loại hình sử dụng đất. + Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. + Xây dựng hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai. + Phân hạng thích hợp đất đai. Về nội dung phương pháp đánh giá đất đai của FAO biên soạn gắn liền ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất, coi ĐGĐĐ là một phần của quá trình quy hoạch sử dụng đất. Tiến trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất được minh họa ở Phụ lục 1Xem lại , trong đógồm các bước sau: 8 Quy ho¹ch sö dông ®Êt 4 X¸c ®Þnh §¬n vÞ ®Êt ®ai 1 X¸c ®Þnh môc tiªu 2 Thu thËp tµi liÖu 3 X¸c ®Þnh lo¹i h×nh sö dông ®Êt 5 §¸nh gi¸ kh¶ n¨ng thÝch hîp 6 X¸c ®Þnh hiÖn tr¹ng KT-XH vµ m«i tr­êng 7 X¸c ®Þnh lo¹i h×nh sö dông ®Êt thÝch hîp nhÊt 9 ¸p dông cña viÖc ®¸nh gi¸ ®Êt Sơ đồ 2.1: Quy trình đất giá đất đai của FAO Bước 1: Xác định mục tiêu của việc ĐGĐĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung của các cấp hành chính. Bước 2: Thu thập các tài liệu của vùng nghiên cứu nhằm hiểu rõ các đặc thù về tài nguyên thiên nhiên cũng như kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu. Đồng thời kế thừa và tham khảo các tài liệu sẵn có phục vụ công tác ĐGĐĐ. Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất. Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất phù hợp với chính sách, mục tiêu phát triển, các điều kiện sinh thái về tự nhiên, điều kiện chung về kinh tế - xã hội, tập quán đất đai của khu vực nghiên cứu (Đặc biệt là các hạn chế sử dụng đất). Xác định yêu cầu của mỗi loại hình sử dụng đất đã lựa chọn. Bước 4: Xác định các đơn vị đất đai dựa vào các yếu tố tác động và các chỉ tiêu phân cấp. Bước 5: Đánh giá khả năng thích hợp đất đai thông qua việc so sánh, đối chiếu giữa các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã lựa chọn với các đặc tính đất đai của vùng nghiên cứu, qua đó phân loại khả năng thích hợp của từng đơn vị đất đai đối với mỗi loại sử dụng đất, gồm có: - Khả năng thích hợp trong điều kiện hiện tại. - Khả năng thích hợp trong điều kiện đất đai sẽ được cải tạo. Bước 6: Phân tích những tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội và môi trường tới tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất đai được đánh giá. Bước 7: Dựa trên phân tích tính thích hợp của các loại hình sử dụng đất trên từng đơn vị đất đai, xác định và đề xuất loại hình sử dụng đất thích hợp nhất trong hiện tại và tương lai. Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất. Trên cơ sở đánh giá tính thích hợp của cây trồng, các mục tiêu phát triển để bố trí sử dụng đất thích hợp. Bước 9: Áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tế sản xuất. Đề cương hướng dẫn của FAO khái quát toàn bộ những nội dung, các bước tiến hành, những gợi ý và các ví dụ nêu ra để minh họa, tham khảo. Trên cơ sở đó, tùy theo điều kiện cụ thể của từng vùng, từng quốc gia mà vận dụng cho thích hợp (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [275].TLTK Trong nghiên cứu này, chỉ đề cập chi tiết việc xác định các đơn vị đất đai và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (Từ bước 1 đến bước 4). * Ưu điểm của phương pháp ĐGĐĐ theo FAO: - Phương pháp ĐGĐĐ theo FAO là sự kết hợp hài hòa giữa hai trường phái đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và đánh giá đất của Mỹ. Phương pháp ĐGĐ theo FAO khắc phục được những nhược điểm chủ quan trong ĐGĐ. Vì nó đưa ra các chỉ dẫn thích hợp về đất đai cho từng loại hình sử dụng đất cụ thể. - ĐGĐ theo FAO nhấn mạnh các yếu tố hạn chế trong sử đất, có tính đến các vấn đề môi trường và đánh giá chi tiết đối với từng loại hình sử dụng đất. Phương pháp ĐGĐ theo FAO đánh giá được các yếu tố rõ ràng hơn, kết quả thu được khách quan hơn và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường sinh thái trên những vùng đất dễ bị suy thoái [11].TLTK - ĐGĐ theo FAO ngoài việc đề cập đến các chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên đối với đất đai, còn đề cập tới các chỉ tiêu kinh tế xã hội có liên quan tới khả năng sử dụng đất. Đặc biệt ĐGĐ theo FAO rất coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy trì và bảo vệ tài nguyên đất đai, nhằm tập trung giải quyết cho mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp bền vững trên phạm vi toàn Thế giới. Tóm lại, phương pháp đánh giá đất theo FAO là sự so sánh giữa yêu cầu sử dụng đất với chất lượng của đất, gắn với việc phân tích các khía cạnh kinh tế - xã hội và môi trường để lựa chọn phương án sử dụng đất tốt nhất. 2.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất đai theo FAO 2.2.1. Khái niệm về bản đồ đơn vị đất đai Bản đồ đơn vị đất đai (Land Unit Mapping Unit - LMU) được định nghĩa là một vạt hay một khoanh đất được xác định cụ thể, được thể hiện trên bản đồ, có những đặc tính và tính chất đất đai riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng điều kiện quản lý đất, cùng một khả năng sản xuất và cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng đủ để tạo nên một sự khác biệt với các đơn vị đất đai khác nhằm đảm bảo sự thích hợp của chúng với các loại sử dụng đất khác nhau (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [527].TLTK Các đơn vị bản đồ đất đai được xác định cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau: - Đảm bảo tính đồng nhất tối đa, các chỉ tiêu phân cấp phải được xác định rõ. - Có ý nghĩa thực tiễn trong đánh giá thích hợp cho các loại hình sử dụng đất được lựa chọn. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải thể hiện được trên bản đồ. - Các đơn vị bản đồ đất đai phải được xác định một cách đơn giản dựa trên các đặc điểm của nó. - Các đặc tính và tính chất của các đơn vị bản đồ đất đai phải là các đặc tính, tính chất khá ổn định. 2.2.2. Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ) gồm 4 bước: X¸c ®Þnh vµ ph©n cÊp chØ tiªu c¸c yÕu tè X©y dùng c¸c b¶n ®å ®¬n tÝnh Chång ghÐp, x©y dùng b¶n ®å §V§§ Thèng kª, m« t¶ c¸c §V§§ Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Bước 1: Xác định và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. + Lựa chọn các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Xác định các chỉ tiêu phân cấp của bản đồ ĐVĐĐ có ý nghĩa đảm bảo tính chính xác của bản đồ ĐVĐĐ và phản ánh đúng điều kiện đất đai đối với nhu cầu của các loại hình sử dụng đất. Cơ sở lựa chọn chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào phạm vi chương trình ĐGĐĐ như: Phạm vi vùng lãnh thổ, tỉnh, huyện... và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa yêu cầu đánh giá đất (chi tiết, bán chi tiết, tổng thể...) với tỷ lệ bản đồ cần thể hiện. Ví dụ: Để ĐGĐĐ cho một vùng với mức độ chi tiết trên bản đồ 1/25.000 thì các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ gồm: Đất, độ dốc, địa hình tương đối, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ phì nhiêu... ở các tỷ lệ bản đồ 1/5.000 hay lớn hơn thì ngoài các yếu tố xây dựng bản đồ ĐVĐĐ kể trên còn có thêm các yếu tố thể hiện mức độ chi tiết hơn của quá trình ĐGĐĐ như: Độ dày tầng canh tác, điều kiện sản xuất, chế độ mặn, phèn... + Phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Dựa vào yêu cầu, mục đích của chương trình đánh giá đất, kết hợp với các nguồn tài liệu sẵn có hoặc bổ sung thêm để lựa chọn được chỉ tiêu phân cấp phù hợp với mục đích, yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp đất đai. Bước 2: Xây dựng các bản đồ đơn tính. Bản đồ đơn tính là bản đồ chỉ thể hiện duy nhất một yếu tố đơn lẻ, mỗi yếu tố đó là một chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ đã được lựa chọn (loại đất, độ dày tầng đất, địa hình, độ dốc, lượng mưa, điều kiện tưới, tiêu...). Trong xây dựng bản đồ ĐVĐĐ, ở các mức độ và phạm vi nghiên cứu khác nhau, chủ đề thể hiện của các bản đồ đơn tính cũng khác nhau. Bước 3: Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. Các bản đồ đơn tính được biên soạn trên cùng một phép chiếu (Projection), được chồng ghép Thống nhất từ này để tạo thành bản đồ ĐVĐĐ. Kỹ thuật GIS là một công cụ đắc lực trong việc xây dựng bản đồ ĐVĐĐ. GIS thực hiện phép chồng ghép nhanh chóng, có độ chính xác cao đồng thời hỗ trợ nhiều phép xử lý, phân tích không gian (Spatial Analysis) phức tạp nhưng lại rất thuận tiện. Phần mềm GIS quản lý các ĐVĐĐ đã tạo bằng các đơn vị không gian (Polygons trong kỹ thuật Vector và Grid Cells trong kỹ thuật Raster) và mô tả chúng bằng các trường dữ liệu thuộc tính (Attribute Data Fields). Bước 4: Mô tả bản đồ ĐVĐĐ. Theo “Sổ tay điều tra, phân loại đánh giá đất” của các tác giả Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt, Nguyễn Khang và Nguyễn Văn Tân (1999) [297], TLTK các ĐVĐĐ được mô tả theo các chỉ tiêu thể hiện các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của đơn vị đất đai đó. Nội dung và mức độ chi tiết mô tả các ĐVĐĐ tùy thuộc vào các chỉ tiêu lựa chọn và phân cấp của mỗi loại ĐVĐĐ. Trong mô tả bản đồ ĐVĐĐ, phải chỉ rõ được: + Số ĐVĐĐ, diện tích từng đơn vị. + Số khoanh, diện tích, mức độ phân tán... của từng ĐVĐĐ. + Mô tả các đặc điểm (Đặc tính, tính chất) của từng ĐVĐĐ (Đặc điểm khí hậu, địa hình, thủy văn, thực vật, động vật và đặc điểm đất). Xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là bước đầu tiên, không thể thiếu trong quy trình đánh giá đất đai theo FAO. Bản đồ ĐVĐĐ là cơ sở, xuất phát điểm cho toàn bộ quá trình đánh giá đất đai. Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa phạm vi điều tra, tỷ lệ bản đồ và các loại bản đồ cần có để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ trong đánh giá Yêu cầu đánh giá Tỷ lệ bản đồ Bản đồ cần có Rất chi tiết > 1/10.000 Bản đồ giải thửa, đất, hiện trạng đường đất, địa hình chi tiết Chi tiết 1/10.000 - 1/25.000 Bản đồ giải thửa, đất, nước ngầm, hiện trạng đường đất, địa hình chi tiết Bán chi tiết 1/25.000 - 1/100.000 Bản đồ đất, hệ thống đất đai, địa lý nhân văn, địa hình, hiện trạng sử dụng đất Kế hoạch tổng thể (Master plan) 1/100.000 - 1/250.000 Bản đồ phân vùng địa lý tự nhiên, đơn vị đất đai, phân vùng khí hậu, hiện trạng sử dụng đất Thăm dò 1/250.000-1/1.000.000 Bản đồ các đơn vị đất đai. Hiện trạng sử dụng đất Tổng quan <1/1.000.000 Bản đồ phân vùng địa lý, khí hậu, HTSD đất, thực bì, địa hình, địa mạo, sinh thái NN, ĐVĐĐ (Nguồn: Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [5].TLTK 2.3. Tình hình nghiên cứu phân hạng đất ở Việt Nam Từ xa xưa, trong quá trình sản xuất nhân dân ta đã đánh giá đất đai với cách thức hết sức đơn giản như đất “tốt”, đất “xấu”... Dưới thời phong kiến, đất được đánh giá theo kinh nghiệm để quản lý, đánh thuế, mua bán... Đến thời phong kiến thực dân đã có một số công trình nghiên cứu về đất do một số nhà khoa học người Pháp chủ trì với ý đồ lập đồn điền, trang trại... (Nguyễn Văn Thân, 1995) [2526].TLTK Sau năm 1954, ở miền Bắc, Vụ Quản lý Ruộng đấtĐất đai, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu, phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp (Áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của Dokuchaev). Các chỉ tiêu chính để phân hạng là tính chất và điều kiện sinh thái của vùng sản xuất nông nghiệp. Kết quả đã phân chia đất thành 4 đến 7 hạng (Theo yêu cầu sử dụng đất) bằng cách phân hạng đất theo giá trị tương đối của đất. Từ sau năm 1975, việc đánh giá tài nguyên đất đai trở thành yêu cầu bức thiết của các nhà khoa học đất và quản lý đất đai. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được xây dựng cùng với một hệ thống phân loại đất có thuyết minh chi tiết kèm theo. Bên cạnh đó, nhiều công trình khoa học về nghiên cứu đơn vị đất đai cũng đã được công bố. 2.3.1. Ứng dụng phương pháp đánh giá đất đai theo FAO, xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở Việt Nam Quỹ đất sản xuất nông nghiệp của nước ta khá hạn chế, dân số ngày càng tăng đã gây sức ép mạnh trong việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai quý báu đó. Năm 1983, Tổng cục Quản lý Rruộng đất đã ban hành dự thảo “Phương pháp phân hạng đất lúa nước cấp huyện”. Theo phương pháp này, đất đai lúa nước được chia làm 8 hạng, chủ yếu dựa vào năng suất cây trồng là chính, ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu như: Độ dày tầng canh tác, địa hình, thành phần cơ giới... [2830]. Từ những năm 1990 trở lại đây, các nhà khoa học đất Việt Nam đã nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể của nước ta. Các kết quả thu được từ những nghiên cứu này đã cho thấy tính khả thi cao của phương pháp ĐGĐĐ của FAO và khẳng định việc vận dụng phương pháp này như là một tiến bộ kỹ thuật cần được áp dụng rộng rãi vào Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, áp dụng phương pháp ĐGĐĐ của FAO để đánh giá tài nguyên đất đai ở các phạm vi khác nhau: Cấp quốc gia: Theo công trình ĐGĐĐ toàn quốc ở tỷ lệ 1/500.000 của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1993 - 1994), có 7 chỉ tiêu phân cấp bản đồ đơn vị đất đai được dựa vào, gồm: Thổ nhưỡng (13 nhóm đất); Tầng dày của đất (3 cấp); Độ dốc (3 cấp); Lượng mưa năm (3 cấp); Thuỷ văn nước mặt (trong đó có 4 cấp chế độ ngập và 4 cấp xâm nhập mặn); Tưới tiêu (2 cấp); Tổng tích ôn (3 cấp). Các tác giả xây dựng bản đồ đất đai riêng cho từng vùng sinh thái ở tỷ lệ 1/250.000, sau đó tổng hợp lên cấp miền và cấp toàn quốc ở tỷ lệ 1/500.000. Kết quả đã xác định được 270 ĐVĐĐ ở miền Bắc và 196 ĐVĐĐ ở miền Nam, nhưng khi tổ hợp lên cấp toàn quốc thì chỉ còn 373 ĐVĐĐ do tính đồng nhất của một số yếu tố tự nhiên như lượng mưa, chế độ thủy văn, độ dốc... ( Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998) [527].TLTK? Cấp vùng lãnh thổ: Chương trình đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai vùng Tây Bắc đã xây dựng được 230 ĐVĐĐ. Các tác giả thống kê được 157 ĐVĐĐ trên đất trống đồi trọc chưa sử dụng với diện tích 3.246.395 ha. ĐVĐĐ có diện tích nhỏ nhất là 164 ha, lớn nhất là 264.068 ha. Các ĐVĐĐ cũng được thống kê theo cấp độ dốc và tầng dày của đất (Lê Thái Bạt, 1995) [141].TLTK? Theo Phạm Dương Ưng, Nguyễn Khang, Đỗ Đình Đài [1416]TLTK? vùng Tây Nnguyên có 195 ĐVĐĐ, trong đó những đơn vị có tiềm năng NN lớn gồm 45 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất đỏ bazan, 32 ĐVĐĐ thuộc nhóm đất bồi tụ và đất đen vùng đồng bằng và thung lũng, 35 ĐVĐĐ có độ dốc từ 0 - 150O, tầng dầy trên> 100 cm. Bản đồ ĐVĐĐ vùng Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000 được xây dựng từ 7 chỉ tiêu, gồm: Đất và địa chất, địa mạo, độ dốc, độ dày tầng đất, khả năng tưới tiêu, lượng mưa trung bình năm, tổng nhiệt độ (Lê Quang Vịnh, 1998) [1236]..TLTK? Công trình ĐGĐĐ của Nguyễn Văn Nhân (1996) [25] TLTK? ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xác định được 6 chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là: Nhóm đất, tình trạng xâm nhập mặn, độ sâu ngập, khả năng tưới, lượng mưa trung bình năm và thời gian canh tác nhờ mưa được thể hiện ở tỷ lệ 1/250.000. Trên cơ sở các chỉ tiêu đó, tác giả đã xác định được 123 ĐVĐĐ, bao gồm 63 ĐVĐĐ ở các vùng đất phèn, 10 ĐVĐĐ ở vùng đất mặn, 22 ĐVĐĐ ở vùng đất phù sa không có hạn chế và 18 ĐVĐĐ ở vùng đất khác. Cấp tỉnh: Vũ Cao Thái và tập thể các nhà khoa học đất đã ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất tỉnh Đồng Nai (1996) [3024], TLTK? xây dựng bản đồ ĐVĐĐ ở tỷ lệ 1/50.000 gồm 66 đơn vị bản đồ đất đai dựa trên 6 chỉ tiêu (Loại hình thổ nhưỡng, khả năng tưới, độ dày tầng đất hữu hiệu, độ dốc, xâm nhập mặn, lượng mưa). Các tác giả đã mô tả chi tiết đặc tính của các ĐVĐĐ theo 15 nhóm đất và thống kê diện tích của chúng theo các đơn vị hành chính. Nguyễn Đình Bồng (1995) [174] đã vận dụng phương pháp đánh giá đất thích hợp của FAO để đánh giá tiềm năng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cho đất trồng đồi núi trọc ở Tuyên Quang ở tỷ lệ 1:50.000. Kết quả đánh giá đã xác định và đề xuất 153.172 ha đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai đối với đất trống, đồi núi trọc của tỉnh được phân thành 125 ĐVĐĐ trên cơ sở xác định 5 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ ĐVĐĐ là: tổ hợp đất, địa hình, độ dốc, độ dày tầng đất, tổng lượng mưa và tổng nhiệt độ/năm. Trong 125 ĐVĐĐ được đưa ra, thì có 70 đơn vị có nhiều hạn chế đối với sản xuất nông, lâm nghiệp về độ dốc và tầng dày, còn lại 55 đơn vị là ít bị hạn chế. Việc khai thác diện tích đất trống đồi núi trọc có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường. Cấp huyện: Các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ ĐVĐĐ huyện Ô Môn - Cần Thơ ở tỷ lệ 1/265.000 được Đặng Kim Sơn và nhóm tác giả (1995) [723] TLTK? xác định gồm: Độ sâu tầng phèn (4 cấp), độ dày tầng mùn (2 cấp), độ sâu ngập nước lũ (3 cấp), thời gian ngập lụt (5 cấp), thời gian kênh nước nhiễm chua (2 cấp). Bản đồ ĐVĐĐ huyện Gia Lâm tỷ lệ 1/ 25.000 của Vũ Thị Bình (1995) [323] có 20 ĐVĐĐ với gần 200 khoanh đất được xác định với 6 chỉ tiêu phân cấp gồm: Loại đất (G), thành phần cơ giới (T), điều kiện tưới (I), điều kiện tiêu (F), ngập úng (L), độ phì (P) (Lê Quang Vịnh, 1998) [1236]. Theo nghiên cứu của Đoàn Công Quỳ, 2000) [822], tổng diện tích đất điều tra của huyện Đại Từ - Thái Nguyên là 48.801,20 ha bao gồm 680 khoanh và 52 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 8 chỉ tiêu phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai bao gồm: nhóm đất, thành phần cơ giới, địa hình tương đối, độ dốc, độ cao, độ dày tầng đất, chế độ tưới tiêu. Đỗ Nguyên Hải, 2000 [911] đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá đất và hướng sử dụng đất bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh”. Nghiên cứu này đã xác định được 25 đơn vị đất đai trên cơ sở xác định 6 chỉ tiêu phân cấp, đó là: lLoại đất, thành phần cơ giới, địa hình, độ phì, chế độ tưới và ngập úng. Từ năm 1998 đến 2008, Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tiến hành xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ở tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000 cho nhiều huyện thuộc các tiểu vùng khác trong chương trình ĐGĐĐ và quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, đã xác định một số chỉ tiêu như sau: Loại hình thổ nhưỡng; độ dốc (Đối với vùng đồi núi); địa hình tương đối; độ sâu xuất hiện tầng glây (Đối với vùng đồng bằng); thành phần cơ giới đất; khả năng tưới, tiêu; độ phì nhiêu của đất, v.v [343], [34], [35]. Các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả tiến hành trên nhiều đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau đã chứng tỏ việc xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên của từng vùng. Các vùng khác nhau có số lượng cũng như loại chỉ tiêu xây dựng bản đồ ĐVĐĐ cũng khác nhau. Các chỉ tiêu được lựa chọn phản ánh đặc thù của vùng nghiên cứu đồng thời cũng phản ánh mức độ và phạm vi nghiên cứu. 2.3.2. Xác định các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Việc lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp cho xây dựng bản đồ đơn vị đất đaiĐVĐĐ phục vụ cho đánh giá và quy hoạch phát triển nông nghiệp là rất quan trọng. Nó yêu cầu phản ánh được ở mức cao nhất các yếu tố liên quan đến chất lượng đất đai (đặc tính và tính chất) nhằm trả lời các đòi hỏi về yêu cầu của các loại hình sử dụng đất, trên cơ sở dựa vào các dữ liệu về đất đai trong hệ thống sử dụng đất của vùng nghiên cứu. Cơ sở lựa chọn các chỉ tiêu và phân cấp tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu và phạm vi sử dụng của chương trình đánh giá đất đai, song phải đảm bảo được các nguyên tắc chung trong xác định các ĐVĐĐ mà FAO đã đề ra. Theo chỉ dẫn của FAO, để đánh giá các đặc tính đất đai ở phạm vi vùng có diện tích không lớn lắm và có các đặc điểm khí hậu tương đồng, thì có thể đi sâu lựa chọn các yếu tố thổ nhưỡng như: Tính chất của đất (loại đất, các tính chất vật lý, hóa học của đất), các đặc tính về địa hình (độ dốc, dáng đất, địa hình tương đối, độ cao), các tính chất về nước (tình hình tưới, tiêu, úng ngập), tính chất phân bố của thực vật và động vật. Các yếu tố trên có ý nghĩa ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất và khả năng sử dụng đất. Trong đó có những yếu tố ảnh hưởng rất mạnh (yếu tố trội), và cũng có những yếu tố ảnh hưởng yếu (yếu tố thường) tới khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Nếu sử dụng được nhiều yếu tố để xác định các ĐVĐĐ đơn vị đất đai, thì kết quả cho rathu được các ĐVĐĐ được nhiều yếu tố để xác định các đơn vị đất đai thì cho ra các ĐVĐĐ có khả năngđộ chính xác cao hơn và sẽ có nhiều đơn vị bản đồ đất đai. Tuy nhiên, cũng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá và phân hạng thích hợp, vì có quá nhiều đơn vị bản đồ đất đai mặc dù sự sai khác về tính chất đất giữa chúng là không đáng kể và điều này không mang ý nghĩa lớn cho thực tiễn sử dụng đất. 2.3.3. Những nghiên cứu về đất trước đây của huyện Văn Yên Nguồn tài liệu về đất đã có của huyện từ trước là Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Yên Bái tỷ lệ 1/100.000, do Ty Nông nghiệp tỉnh Yên Bái và Vụ Quản lý Rruộng đất và Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng và hoàn thành tháng 12 năm 1970. Bản đồ thổ nhưỡng được xây dựng theo hệ phân loại đất của Việt Nam. Theo tài liệu này, đất đai của huyện Văn Yên được chia thành 3 nhóm với 18 loại đất chính như sau: I. Đất Nnúi: Đất feralít trên độ cao từ 700 - 2.800 m 1. Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi phát triển trên phiến mica. 2. Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi phát triển trên đá granít. 3. Đất Feralít mùn vàng nhạt trên núi phát triển trên đá gơ nai. 4. Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên phiến mica. 5. Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá philít. 6. Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên gơ nai. II. Đất đồi: Đất feralít điển hình nhiệt đới ẩm 7. Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên đá philít. 8. Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên phiến mica. 9. Đất Feralít đỏ vàng phát triển trên gơ nai. 10. Đất Feralít vàng đỏ phát triển trên đá phiến sét. 11. Đất Feralít vàng nhạt phát triển trên dăm kết, cuội kết. 12. Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ. III. Đất ruộng: III.1. Đất feralít biến đổi do trồng lúa: 13. Đất feralít biến đổi do trồng lúa nước. III.2. Đất dốc tụ: 14. Đất lúa nước trên sản phẩm dốc tụ. III.3. Đất thung lũng: 15. Đất lúa thung lũng. III.4. Đất phù sa: 16. Đất phù sa ngòi suối. 17. Đất phù sa sông Hồng được bồi. 18. Đất phù sa sông Hồng không được bồi. Nguồn tài liệu về đất gần đây của huyện là Bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 do Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa) hoàn thành tháng 12 năm 2006. Bản đồ đất được xây dựng theo hệ phân loại của FAO-UNESCO-WRB. Theo tài liệu này, đất nông nghiệp huyện Văn Yên được chia thành 3 nhóm đất, với 9 đơn vị đất và 20 đơn vị đất phụ và 27 đơn vị dưới đơn vị đất phụ. Nhìn chung, các tính chất vật lý và các đặc tính hình thái đều khá phù hợp với các yêu cầu của đất trồng trọt. 2.4. Quá trình phát triển và ứng dụng của Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) 2.4.1. Khái quát về Hệ thống Thông tin Địa lý Hệ thống Thông tin Địa lý (Geographic Information System - GIS) là một công nghệ máy tính tổng hợp tuy mới chỉ ra đời vào thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng cho tới nay nó đã được ứng dụng rộng khắp trên toàn Thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ các thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính lưu trữ ta có thể dễ dàng tạo ra các loại bản đồ và tài liệu để cung cấp một sự nhìn nhận có hệ thống và tổng thể, nhằm thu nhận và quản lý thông tin vị trí có hiệu quả, cho phép các nhà lãnh đạo thực hiện tốt hơn công việc lập kế hoạch và trợ giúp quyết định. Hệ thống Thông tin Địa lý quản lý vị trí địa lý gắn liền với các số liệu riêng rẽ khác liên quan đến nó. Định nghĩa về GIS rất đa dạng. Nhìn chung, GIS là một tập hợp có tổ chức của các phần cứng, phần mền máy tính, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhận, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ tThế giới thực để giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con người đặt ra. Trong đó, thành phần quan trọng nhất là người sử dụng, nhân tố điều hành hoạt động của hệ thống GIS. Các thông tin của tThế giới thực được đưa vào GIS quản lý và xử lý theo mục đích của người sử dụng. Hiện nay GIS đang được sử rộng rãi ở cácnhiều nước đã và đang phát triển, đặc biệt ởtrong các lĩnh vực quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường, sử dụng đất đai, rừng và quản lý đô thị... Trong nông nghiệp, GIS được ứng dụng để lập kế hoạch cũng như đấtánh giá sử dụng đất. Theo Burrough, 1986 định nghĩa: GIS là một tập hợp các công cụ cho việc thu nhập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi các dữ liệu mang tính chất không gian từ thế giới thực nhằm giải quyết các bài toán ứng dụng phục vụ mục đích cụ thể [40]. 2.4.2. Quản lý và phân tích dữ liệu trong GIS Thông thường, bước đầu tiên trong việc phát triển một ứng dụng GIS là thống kê về các chủ đề nghiên cứu trên một vùng địa lý như: Đất, cây trồng, cơ sởkết cấu hạ tầng... Những chủ đề này được mô tả trong GIS bằng các lớp dữ liệu chuyên đề. ở Ở bước cơ sở này, GIS được sử dụng như một công cụ, phương pháp kết hợp giữa dữ liệu không gian (Bbản đồ, ảnh viễn thám...) và các bảng số liệu (Ddân số, đất, khí hậu...) trong bộ cơ sở dữ liệu. Trong đó, các lớp dữ liệu riêng rẽ có thể được khôi phục, cập nhật, hiển thị và in ấn. Từ các bộ cơ sở dữ liệu, GIS cho phép tiến hành các truy hỏi đơn giản đến phức tạp và thực hiện các phân tích bậc cao trên nhiều lớp dữ liệu. GIS có hàng loạt các công cụ phân tích không gian để quản lý các lớp bản đồ và dữ liệu liên kết của chúng. Về ứng dụng quản lý, GIS có những phân tích không gian bậc cao hơn và kỹ thuật mô hình hóa (Mmodeling) hướng vào các vấn đề cụ thể trong Tthế giới thực. Trong đó, GIS có thể làm việc độc lập hoặc liên kết với các công cụ khác để đưa ra các kết quả hỗ trợ quyết định cho các nhà làm chính sách, quy hoạch... Bản chất cơ sở dữ liệu của hệ thống thông tin địa lý là một nhóm xác định các dữ liệu không gian và phi không gian được quản lý bởi các phần mềm của GIS. Số liệu trong GIS bao gồm những mô tả số của hình ảnh bản đồ, số liệu thể hiện đặc tính của hình ảnh, mối quan hệ logic giữa chúng và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí địa lý xác định. 2.4.2.1. Quản lý số dữ liệu không gian Số liệu không gian là những mô tả số của hình ảnh bản đồ. Chúng gồm toạọa độ, quy luật và các ký hiệu thể hiện một hình ảnh cụ thể trên bản đồ giấy. Nhìn chung, GIS mô tả các loại số liệu không gian bằng các dạng: Đđiểm (Point), đường (Line), vùng (Region), ô lưới (Grid Ccell), điểm ảnh (Pixel). Đối tượng điểm thể hiện các vị trí rời rạc có kích thước quá nhỏ, không thể hiện được diện tích trên bản đồ như vị trí phẫu diện đất, các điểm khảo sát, trạm khí tượng... Thông thường, đối tượng điểm được biểu diễn bằng các ký hiệu đặc biệt trên bản đồ. Đối tượng đường là một hay một tập hợp của nhiều đoạn thẳng có phương, chiều và toạọa độ xác định, biểu diễn các đối tượng có chiều dài nhưng không thể hiện được diện tích. Ví dụ như: Đđường giao thông, các con suối nhỏ, đường bình độ... Đối tượng vùng là một tập hợp của các đoạn thẳng khép kín, chứa thuộc tính diện tích, vị trí và quan hệ của các đối tượng. Ví dụ như: Aao, hồ, các khoanh đất... Số liệu không gian được lưu trữ dưới hai dạng Vector và Raster: Mô hình dữ liệu Số liệudạng Vector : Trong mô hình này, thực thể không gian được biểu thị thông qua các phần tử cơ bản là điểm, đường, vùng và các quan hệ topo giữa các đối tượng với nhau. là chuỗi tọa độ (x, y) của các điểm được nối với nhau theo quy luật, tạo thành các đối tượng trong một hệ toạ độ xác định. Vị trí không gian của các thực thể được xác định bởi hệ tọa độ chung trong một hệ tọa độ thống nhất toàn cầu. Điểm dùng cho các đối tượng không gian được biểu thị như một cặp tọa độ (X,Y). Ngoài giá trị tọa độ (X,Y) điểm còn thể hiện điểm, màu, hình dạng và dữ liệu thuộc tính đi kèm. Đường dùng để biểu diễn tất cả các thực thể dạng tuyến từ 2 hoặc nhiều hơn 2 cặp tọa độ (X,Y). Vùng là một đối tượng hình học hai chiểu, vùng có thể là một đa giác đơn giản hay hợp của nhiều đa giác đơn giản. Như vậy mô hình dữ liệu dạng vectơ sử dụng các điểm rời rạc hay các điểm để nhận biết các vị trí của thế giới thực. Hình 2.1: Dữ liệu vector được biểu thị dưới dạng Arc Mô hình Sdốữ liệu dạng Raster : Trong mô hình này thực thể không gian được biểu thị không gian được thông qua ô (cell) hoặc ô ảnh (picel) của một lưới các ôđược tạo thành bởi các ô lưới có kích thước và tọa độ. Bản đồ Raster là một ma trận của các ô lưới có độ lớn phụ thuộc vào độ phân giải xác định và tỷ lệ bản đồ. Trong cấu trúc này, điểm được xác định bởi các cell, đường được xác định bởi một số cell kề nhau theo một hướng, vùng được xác định bởi một số cell mà trên đó thực thể phủ lên. Hình 2.2: Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng Raster Thông thường, cả hai loại số liệu không gian Vector và Raster của GIS hay còn gọi là cơ sở dữ liệu bản đồ được quản lý theo các lớp đối tượng, mỗi một lớp chứa các hình ảnh bản đồ liên quan đến một chức năng, ứng dụng cụ thể. 2.4.2.2. Quản lý số liệu phi không gian Số liệu phi không gian hay còn gọi là thuộc tính của bản đồ, là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại các vị trí xác định. Thông thường đối tượng bản đồ được mô tả trong GIS qua 4 loại thuộc tính: - Đặc tính của đối tượng liên kết chặt chẽ với c._.,8 24,7 25,1 25,0 24,6 23,7 21,7 18,2 15,0 Cò Nòi Sơn La 14,0 15,9 19,8 22,8 24,4 24,7 24,6 24,1 23,2 20,9 17,5 14,3 Bắc Yên Sơn La 13,5 15,0 18,7 22,2 24,4 25,0 25,0 24,5 23,5 21,2 17,6 14,5 Phù Yên Sơn La 15,0 17,3 20,7 24,2 26,9 27,7 27,8 27,0 25,9 23,5 20,1 16,6 Phụ lục 3. Số liệu diễn biến lượng mưa hàng tháng của các trạm khí tượng Tên trạm Thuộc tỉnh Lượng mưa trung bình tháng (mm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bắc Hà Lao Cai 18,1 30,4 42,7 120,6 165,4 259,9 328,8 362,6 237,5 124,7 64,2 19,1 Bắc Quang Hà Giang 68,8 8,1 86,5 244,3 821,2 900,9 893,8 626,4 424,4 384,1 194,8 88,8 Lục Yên Yên Bái 31,2 45,0 61,7 138,9 202,8 300,6 372,6 419,6 287,1 167,2 66,8 32,6 Hàm Yên Tuyên Quang 26,7 38,5 55,9 127,3 211,5 310,5 331,8 355,3 219,9 125,0 50,4 22,7 Tuyên Quang Tuyên Quang 20,6 31,6 44,2 102,0 211,4 253,7 284,7 304,5 214,1 111,5 44,4 18,7 Phú Hộ Vĩnh Phú 31,5 39,8 50,3 108,9 202,3 247,9 382,5 328,5 219,4 159,7 54,3 24,9 Thanh Sơn Phú Thọ 25,4 23,8 35,8 116,9 169,7 216,3 273,0 282,2 297,8 158,9 46,5 13,6 Sa Pa Lao Cai 55,8 79,2 105,5 197,2 353,2 392,9 453,0 478,1 332,7 208,7 121,6 55,1 Than Uyên Lao Cai 33,7 39,3 56,5 166,0 238,7 391,2 409,4 406,8 176,0 78,6 49,9 20,8 Qùynhuỳnh Nhai Sơn La 28,8 33,9 51,0 142,3 192,6 312,8 318,0 349,9 175,4 78,9 52,8 23,2 Mù Cang Chải Yên Bái 25,3 37,1 49,9 135,5 211,2 345,5 371,4 351,9 152,2 75,9 40,4 17,1 Pha Đin Lai Châu 31,1 30,7 60,2 132,3 224,0 301,3 327,0 369,6 181,2 88,4 51,0 21,0 Văn Chấn Yên Bái 14,7 19,1 36,9 98,6 144,8 217,1 232,4 342,3 267,1 127,8 32,7 13,9 Sơn La Sơn La 16,4 26,0 39,8 116,5 170,8 253,8 277,2 279,5 155,3 61,8 34,5 12,7 Cò Nòi Sơn La 15,9 19,0 31,3 118,8 154,3 215,7 231,5 295,5 136,2 62,6 28,2 10,5 Bắc Yên Sơn La 32,2 22,4 42,0 112,8 197,6 271,1 263,8 311,9 212,9 94,3 45,8 20,8 Phù Yên Sơn La 21,0 21,2 32,6 124,2 183,5 221,8 229,7 305,0 234,3 107,9 43,8 11,6 Yên Bái Yên Bái 32,1 49,6 73,7 131,2 225,9 306,9 346,0 399,8 288,5 167,1 59,4 26,3 Phụ lục 4. Bảng phân loại đất và Chú dẫn bản đồ đất vùng sản xuất nông nghiệp tỷ lệ 1/25.000 Ký hiệu Tên đất Diện tích FAO - UNESCO - WRB VIỆT NAM Ha % FL 1. FLUVISOLS ĐẤT PHÙ SA 1.692,22 12,53 FLar 1.1. Arenic Fluvisols Đất phù sa cơ giới nhẹ 461,94 3,42 FLar.vt 1. Veti- Arenic Fluvisol Đất phù sa cơ giới nhẹ, nghèo bazơ 461,94 3,42 FLdy 1.2. Dystric Fluvisols Đất phù sa chua 800,90 5,93 FLdy.ar 2. Areni- Dystric Fluvisol Đất phù sa chua, cơ giới nhẹ 337,12 2,50 FLdy.st 3. Stagni- Dystric Fluvisol Đất phù sa chua, đọng nước 463,78 3,43 FLeu 1.3. Eutric Fluvisols Đất phù sa ít chua 429,38 3,18 FLeu.sl 4. Silti- Eutric Fluvisol Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình 429,38 3,18 AC 2. ACRISOLS ĐẤT XÁM 9.937,33 73,56 ACst 2.4. Stagnic Acrisols Đất xám đọng nước 2.287,10 16,93 ACst.ar 5. Areni- Stagnic Acrisol Đất xám đọng nước, cơ giới nhẹ 469,32 3,47 ACst.fr 6. Ferri- Stagnic Acrisol Đất xám đọng nước, có kết von 70,54 0,52 ACst.vt 7. Veti- Stagnic Acrisol Đất xám đọng nước, nghèo bazơ 1.747,24 12,93 Acsk 2.5. Skeletic Acrisols Đất xám nhiều sỏi sạn 1.462,37 10,82 ACsk.vt 8. Veti- Skeleti Acrisol Đất xám nhiều sỏi sạn, nghèo bazơ 561,13 4,15 ACsk.dyh 9. Hyperdystri- Skeleti Acrisol Đất xám nhiều sỏi sạn, rất chua 901,24 6,67 ACha 2.6. Haplic Acrisols Đất xám điển hình 6.187,86 45,80 ACha.um 10. Umbri- Haplic Acrisol Đất xám điển hình, sẫm màu 422,41 3,13 ACha.sk 11. Skeleti- Haplic Acrisol Đất xám điển hình, nhiều sỏi sạn 1.299,18 9,62 ACha.vt 12. Veti- Haplic Acrisol Đất xám điển hình, nghèo bazơ 1.355,80 10,04 Tiếp Phụ lục 4. Bảng phân loại đất và Chú dẫn bản đồ đất nông nghiệp huyện Văn Yên tỷ lệ 1:/25.000 Ký hiệu Tên đất Diện tích FAO - UNESCO - WRB VIỆT NAM ha % ACha.flh 13. Hyperferrali- Haplic Acrisol Đất xám điển hình, phong hóa mạnh 553,14 4,09 ACha.dyh 14. Hyperdystri- Haplic Acrisol Đất xám điển hình, rất chua 2.557,33 18,93 RG 3. REGOSOLS ĐẤT DỐC TỤ 1.879,69 13,91 RGar 3.7. Arenic Regosols Đất dốc tụ cơ giới nhẹ 323,56 2,40 RGar.st 15. Stagni- Arenic Regosol Đất dốc tụ cơ giới nhẹ, đọng nước 323,56 2,40 RGsk 3.8. Skeletic Regosols Đất dốc tụ nhiều sỏi sạn 180,47 1,34 RGsk.dy 16. Dystri- Skeletic Regosol Đất dốc tụ nhiều sỏi sạn, chua 180,47 1,34 RGdy 3.9. Dystric Regosols Đất dốc tụ chua 1.375,66 10,18 RGdy.gl 17. Gleyi- Dystric Regosol Đất dốc tụ chua, glây 301,75 2,23 RGdy.ar 18. Areni- Dystric Regosol Đất dốc tụ chua, cơ giới nhẹ 229,84 1,70 RGdy.st 19. Stagni- Dystric Regosol Đất dốc tụ chua, đọng nước 545,92 4,04 RGdy.sk 20. Skeleti- Dystric Regosol Đất dốc tụ chua, nhiều sỏi sạn 298,15 2,21 Tổng diện tích đất điều tra: 13.509,24 100,00 Tổng diện tích đất không điều tra: 125.513,76644,87 TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN: 139.023,00154,11 Nguồn: Viện Thổ nhưỡng Nông hoáóa. 2006. Phụ lục 5.4: Diện tích các đơn vị đất đai theo xã (ĐV tính: Ha) ĐVĐĐ TT, Mậu A Lang Thíp Lâm Giang Châu Quế Thượng Châu Quế Hạ An Bình Quang Minh 1 - - - - 61,48 - - 2 - - - - - - - 3 63,63 - 31,89 - - - - 4 - 12,10 21,13 - 37,75 - - 5 - - 35,01 - - - - 6 - 25,01 31,82 23,33 - 62,32 - 7 - 14,23 - - - - - 8 - - 37,49 - - - - 9 - 98,50 19,22 24,12 - 17,48 - 10 10,54 35,96 25,02 130,40 32,52 64,05 - 11 - - - 2,21 1,46 - - 12 - - - - - - - 13 - - 11,69 - - - - 14 - - 64,77 18,29 13,16 - - 15 - - 18,73 12,10 - - - 16 - - 113,78 - - - - 17 - - - - - - - 18 - - 50,71 - - 1,73 - 19 - - 20,61 2,31 - 46,16 - 20 - 5,65 86,63 - - - - 21 - - 70,87 - - - - 22 - - - - 96,17 2,59 - 23 - - - - - 202,00 - 24 - - 215,44 120,21 78,83 - - 25 - 17,14 64,80 - 22,67 - 26,85 26 - - 12,92 - 46,83 - - 27 - 13,51 107,73 - 3,41 - 23,72 28 - - 8,92 - 6,07 - 74,77 29 - - - - - 11,17 - 30 - 24,33 - - 7,31 - - 31 - - - 13,25 - - 11,49 32 - - - 38,50 - - - 33 - 16,94 - 50,43 2,03 129,81 - 34 - - - 6,07 5,61 37,66 - 35 24,65 - - - - - - 36 18,77 - - - - - 7,98 37 - - - - - 49,54 - 38 - 14,69 9,32 27,28 32,85 9,04 8,06 39 - 31,70 - - 11,26 44,18 - 40 17,27 24,58 16,95 - 43,93 - 14,54 41 62,85 77,05 54,38 - 51,35 123,58 - 42 - 152,83 50,55 11,10 20,69 89,25 2,92 43 - 139,05 23,14 - 7,10 30,45 - 44 - - - - - - 18,28 45 - - - - - - - 46 - 5,10 41,74 - - - - 47 34,01 - 18,81 - - - - 48 27,14 16,34 27,37 - 25,47 - 30,76 49 - 56,50 44,56 - 30,45 - 4,31 50 - - - - - - 26,21 Tổng cộng 258,86 781,21 1.336,01 479,58 638,41 921,00 249,88 (Tiếp Phụ lục 5).: Diện tích các đơn vị đất đai theo xã (ĐV tính: Ha) ĐVĐĐ Đông An Đông Cuông Mậu Đông Phong Du Hạ Xuân Tầm Tân Hợp Ngòi A Yên Thái 1 60,57 8,69 - 34,71 - - - - 2 70,60 28,80 8,35 3,25 - 19,42 - - 3 - 51,02 10,26 3,81 - 1,04 - - 4 - - - - - - - - 5 - 7,64 17,46 - - - - - 6 49,44 18,75 - - - - - - 7 35,86 - - - - - - - 8 - - - - - - - - 9 - 207,66 - - - - - 6,63 10 140,96 68,49 24,33 6,39 7,77 50,21 - 34,77 11 4,57 - 9,05 31,09 21,72 18,87 7,75 4,77 12 - - - - - - - - 13 - - 22,29 - - - - - 14 - - - 0,39 4,62 - - - 15 - - - - 7,85 - - - 16 3,11 22,39 - - - - - - 17 - 48,70 - - - - - - 18 - - - - 4,94 3,80 - - 19 90,91 62,17 - - 66,91 - - 12,49 20 - - - - 15,22 - - - 21 - - - - 31,09 - - - 22 54,69 - - 6,17 - 8,73 - - 23 - - - - - - - - 24 55,10 - 22,99 - - 24,92 - 16,09 25 2,13 - - - - 1,29 - 3,00 26 - - - - - - - - 27 168,93 - 49,55 - - 11,73 - - 28 - - - - - 4,14 - - 29 73,18 - 72,75 - - 34,39 2,17 - 30 - 86,20 41,07 - - - 8,87 - 31 - - 3,74 4,12 - - 4,88 - 32 - 73,70 - 16,13 - - 7,85 3,39 33 - - - 31,64 - 11,19 - 18,06 34 - - - - - - 29,17 - 35 - 10,07 - - - 20,66 - - 36 15,82 5,98 - - - - - - 37 70,69 - - - - - 16,46 - 38 171,66 62,30 31,73 - - 7,06 - 11,22 39 2,77 - - - - 14,87 - 7,39 40 45,55 118,64 15,75 16,58 - 23,61 19,95 45,98 41 58,82 26,63 21,63 - 9,45 55,64 - - 42 - - 9,24 0,74 2,33 6,84 15,82 - 43 - - - 12,47 4,79 - 23,54 - 44 - 61,56 63,20 48,71 - - 11,56 29,69 45 - - - 3,05 - - - 49,58 46 - 52,64 3,88 - - - 80,15 - 47 12,41 - - 26,59 - - 9,82 45,15 48 - - 44,80 - - 54,49 - 18,44 49 21,30 - - 16,27 - 69,40 - - 50 26,77 81,40 - 3,16 - 12,60 43,81 - Tổng cộng 1..235,85 1.103,44 472,05 265,27 176,69 454,91 281,81 306,66 (Tiếp Phụ lục 5).: Diện tích các đơn vị đất đai theo xã (ĐV tính: ha) ĐVĐĐ An Thịnh Phong Du Thợng Đại Pác Yên Phú Yên Hợp Yên Hưng Nà Hẩu Đại Sơn 1 - 42,25 - 14,93 3,12 - - 28,75 2 13,63 41,88 - 10,21 - - - - 3 66,45 - 77,37 - - - - - 4 - 18,19 161,38 168,07 22,79 22,37 - - 5 51,28 - - - 27,02 - - - 6 - 5,53 - - 4,03 - - - 7 151,91 - - 24,68 - - - 46,79 8 24,56 - - - - - - - 9 10,50 2,60 - 57,93 89,12 12,36 - - 10 40,71 163,07 - 13,47 56,40 13,67 - 22,77 11 - - - 1,68 - - - - 12 - - - - 135,57 - - - 13 19,63 - - - - - - - 14 - - 38,70 - - - - 12,41 15 - - 10,51 - - - - 1,81 16 - - - - 19,47 - - - 17 - - - - - - - - 18 - - - - - - - - 19 - - - - - - - - 20 - - - - - - - - 21 - - - - - - - - 22 - - - - 18,42 - - - 23 - - - - - - - - 24 36,45 - - - - - - - 25 - - - - 2,93 - - - 26 - - - - - - - - 27 12,67 - - - - - - - 28 - 26,92 - - - - - - 29 4,20 - - 16,86 59,44 25,23 - - 30 - - - - - - - - 31 6,91 - - - - 2,81 - 9,81 32 - 45,01 - - - 19,17 47,25 2,55 33 - 27,79 - - - 2,05 - - 34 - 18,98 - - - - - - 35 8,99 - - 2,60 15,27 9,82 3,38 - 36 4,92 - - - - - - - 37 29,63 - - - - - 169,45 4,30 38 17,44 - - 23,09 67,68 42,14 - - 39 52,46 1,42 - - - - - - 40 15,62 - - - 6,79 4,66 - - 41 - 18,99 - 1,11 - - - 12,17 42 9,79 88,69 - - - - - - 43 - 6,89 - - - - - - 44 - - - - - - 90,57 - 45 - 27,62 - - 26,02 - 74,20 - 46 37,67 - - - 22,14 58,42 - - 47 23,19 6,84 2,45 - 17,45 - - - 48 - - - - - - - - 49 - - - 7,46 5,42 - - - 50 8,45 17,66 - 48,07 11,36 - - 10,38 Tổng cộng 647,06 560,36 290,42 390,16 610,42 212,69 384,85 151,74 (Tiếp Phụ lục 5).: Diện tích các đơn vị đất đai theo xã (ĐV tính: ha) ĐVĐĐ Xuân Ái Hoàng Thắng Mỏ Vàng Viên Sơn Diện tích Tỷ lệ 1 - - - - 254,50 1,88 2 - 8,85 2,43 - 207,41 1,54 3 - 12,58 19,07 - 337,13 2,50 4 - - - - 463,77 3,43 5 16,40 12,12 - - 166,92 1,24 6 - 35,24 6,99 - 262,46 1,94 7 90,27 - - 105,60 469,35 3,47 8 8,49 - - - 70,54 0,52 9 15,19 29,27 28,06 - 618,66 4,58 10 5,73 13,77 47,58 5,26 1.013,85 7,50 11 6,36 - 5,24 - 114,75 0,85 12 - - - - 135,57 1,00 13 - - 6,79 - 60,40 0,45 14 - - - 2,63 154,98 1,15 15 - - 153,09 6,10 210,19 1,56 16 - - - - 158,75 1,18 17 - - - - 48,70 0,36 18 - - - - 61,18 0,45 19 - - 25,50 - 327,07 2,42 20 - - 82,00 - 189,49 1,40 21 - - 14,09 - 116,05 0,86 22 - 33,63 - - 220,40 1,63 23 - - - - 202,00 1,50 24 - - - - 570,02 4,22 25 - - 1,96 - 142,78 1,06 26 - - - - 59,74 0,44 27 - - 14,58 - 405,84 3,00 28 - - - - 120,81 0,89 29 20,81 - - - 320,18 2,37 30 10,22 - - 15,29 193,30 1,43 31 6,36 - - - 63,38 0,47 32 22,89 - 19,14 19,68 315,26 2,33 33 - - 34,44 33,24 357,64 2,65 34 - - 8,63 - 106,12 0,79 35 4,47 34,82 - - 134,73 1,00 36 - 24,89 - - 78,37 0,58 37 - - - - 340,05 2,52 38 - - - - 535,56 3,96 39 - 7,95 - - 174,00 1,29 40 - 2,91 - 2,64 435,94 3,23 41 - 6,58 4,80 25,72 610,74 4,52 42 - - 25,74 - 486,52 3,60 43 - - 45,24 21,73 314,41 2,33 44 - - - - 323,57 2,40 45 - - - - 180,48 1,34 46 - - - - 301,74 2,23 47 33,12 - - - 229,84 1,70 48 16,58 - - - 261,40 1,93 49 15,44 - 7,55 5,87 284,52 2,11 50 - - - 8,29 298,15 2,21 Tổng cộng 272,32 222,60 552,91 252,05 13.509,21 100,00 Phụ lục 56. Diện tích các cấp độ dốc theo đơn vị hành chính Đơn vị tính (ha) STT Tên xã Chia theo cấp độ dốc Tổng 0 – 30 3 – 80 8 – 120 12 – 150 15 – 250 1 TT. Mậu A 124,77 53,96 80,12 - - 258,86 2 Lang Thíp 146,28 205,33 115,14 175,41 139,05 781,21 3 Lâm Giang 195,18 553,91 328,07 164,83 94,02 1.336,01 4 Châu Quế Thượng 24,12 301,21 74,55 73,63 6,07 479,58 5 Châu Quế Hạ 124,70 312,06 160,15 28,79 12,71 638,41 6 An Bình 17,48 193,35 221,01 421,05 68,11 921,00 7 Quang Minh 75,25 47,20 49,75 77,69 - 249,88 8 Đông An 135,62 660,76 439,46 - - 1.235,85 9 Đông Cuông 470,62 351,69 281,13 - - 1.103,44 10 Mậu Đông 139,59 223,50 99,72 9,24 - 472,05 11 Phong Du Hạ 120,03 32,08 68,31 32,38 12,47 265,27 12 Xuân Tầm - 7,77 107,64 25,40 35,88 176,69 13 Tân Hợp 68,14 250,94 113,65 22,18 - 454,91 14 Ngòi A 145,34 11,03 56,90 15,82 52,71 281,81 15 Yên Thái 149,50 72,47 66,63 18,06 - 306,66 16 An Thịnh 349,46 222,99 64,83 9,79 - 647,06 17 Phong Du Thượng 115,17 211,91 64,00 143,40 25,88 560,36 18 Đại Pác 241,21 - 38,70 10,51 - 290,42 19 Yên Phú 313,68 73,69 2,78 - - 390,16 20 Yên Hợp 219,00 384,63 6,79 - - 610,42 21 Yên Hưng 93,14 90,86 26,64 2,05 - 212,69 22 Nà Hẩu 164,77 3,38 216,70 - - 384,85 23 Đại Sơn 85,93 22,77 41,24 1,81 - 151,74 24 Xuân Ái 171,55 65,16 35,61 - - 272,32 25 Hoàng Thắng 53,97 159,15 9,48 - - 222,60 26 Mỏ Vàng 47,13 73,29 69,26 295,26 67,96 552,91 27 Viên Sơn 113,88 26,42 50,67 39,34 21,73 252,05 Tổng cộng 3.905.51 4.611,52 2.888,95 1.566,64 536,59 13.509,21 Phụ lục 67. Diện tích khả năng tưới theo đơn vị hành chính Đơn vị tính (ha) STT Tên xã Chế độ tưới Tổng Tưới chủ động Tưới bán chủ động Tưới nhờ trời 1 TT. Mậu A 159,96 36,04 62,85 258,86 2 Lang Thíp 278,43 97,75 405,02 781,21 3 Lâm Giang 672,60 157,06 506,34 1.336,01 4 Châu Quế Thượng 325,33 15,45 138,80 479,58 5 Châu Quế Hạ 395,52 133,46 109,43 638,41 6 An Bình 166,65 95,45 658,91 921,00 7 Quang Minh 87,62 60,86 101,40 249,88 8 Đông An 775,66 141,53 318,66 1.235,85 9 Đông Cuông 681,42 259,53 162,49 1.103,44 10 Mậu Đông 299,73 91,91 80,41 472,05 11 Phong Du Hạ 152,11 51,79 61,37 265,27 12 Xuân Tầm 7,77 26,66 142,27 176,69 13 Tân Hợp 302,92 62,43 89,55 454,91 14 Ngòi A 147,51 57,92 76,39 281,81 15 Yên Thái 211,58 61,14 33,94 306,66 16 An Thịnh 495,44 129,16 22,46 647,06 17 Phong Du Thượng 325,66 1,42 233,28 560,36 18 Đại Pác 241,21 - 49,21 290,42 19 Yên Phú 387,37 1,68 1,11 390,16 20 Yên Hợp 600,70 9,72 - 610,42 21 Yên Hưng 184,00 7,47 21,22 212,69 22 Nà Hẩu 168,16 169,45 47,25 384,85 23 Đại Sơn 108,69 14,11 28,94 151,74 24 Xuân Ái 226,49 22,94 22,89 272,32 25 Hoàng Thắng 180,28 35,75 6,58 222,60 26 Mỏ Vàng 111,67 13,99 427,25 552,91 27 Viên Sơn 125,01 17,93 109,11 252,05 Tổng cộng 7.819.48 1.772,60 3.917,13 13.509,21 Phụ lục 78. Diện tích thành phần cơ giới theo đơn vị hành chính Đơn vị tính (ha) STT Tên xã Phân cấp thành phần cơ giới Tổng Thịt nặng Limon Limon pha sét và cát Limon pha cát 1 TT. Mậu A 134,08 27,14 - 97,64 258,86 2 Lang Thíp 620,72 90,59 30,65 39,24 781,21 3 Lâm Giang 277,82 435,66 504,99 117,53 1.336,01 4 Châu Quế Thượng 303,36 2,31 150,59 23,33 479,58 5 Châu Quế Hạ 216,12 189,83 170,98 61,48 638,41 6 An Bình 606,21 252,48 - 62,32 921,00 7 Quang Minh 44,98 35,07 151,55 18,28 249,88 8 Đông An 584,01 170,02 252,93 228,89 1.235,85 9 Đông Cuông 712,32 133,26 81,40 176,46 1.103,44 10 Mậu Đông 233,16 44,80 94,83 99,26 472,05 11 Phong Du Hạ 119,16 22,43 6,61 117,07 265,27 12 Xuân Tầm 46,05 118,16 12,48 - 176,69 13 Tân Hợp 243,34 136,43 54,68 20,46 454,91 14 Ngòi A 216,63 - 43,81 21,38 281,81 15 Yên Thái 132,21 30,94 68,67 74,84 306,66 16 An Thịnh 263,39 - 77,20 306,46 647,06 17 Phong Du Thượng 373,46 18,19 72,20 96,50 560,36 18 Đại Pác - 161,38 49,21 79,82 290,42 19 Yên Phú 116,73 175,53 48,07 49,82 390,16 20 Yên Hợp 316,84 66,09 175,87 51,62 610,42 21 Yên Hưng 190,32 22,37 - - 212,69 22 Nà Hẩu 220,08 - 74,20 90,57 384,85 23 Đại Sơn 51,59 - 24,60 75,55 151,74 24 Xuân Ái 100,51 32,03 - 139,78 272,32 25 Hoàng Thắng 120,19 33,63 - 68,78 222,60 26 Mỏ Vàng 218,88 129,13 176,42 28,48 552,91 27 Viên Sơn 123,57 5,87 17,02 105,60 252,05 Tổng cộng 6.585.74 2.333,32 2.338,97 2.251,17 13.509,24 Phụ lục 89. Diện tích mức độ đá lẫn theo đơn vị hành chính Đơn vị tính (ha) STT Tên xã Phân cấp mức độ đá lẫn Tổng Không lẫn đá Lẫn ít đá Đá lẫn TB Nhiều đá lẫn 1 TT. Mậu A - 107,05 117,80 34,01 258,86 2 Lang Thíp 25,01 12,10 666,53 77,56 781,21 3 Lâm Giang 66,83 53,02 349,75 866,41 1.336,01 4 Châu Quế Thượng 23,33 - 195,11 261,15 479,58 5 Châu Quế Hạ - 99,23 353,25 185,93 638,41 6 An Bình 62,32 49,54 582,61 226,54 921,00 7 Quang Minh - 7,98 78,87 163,03 249,88 8 Đông An 49,44 217,68 536,18 432,55 1.235,85 9 Đông Cuông 26,39 104,56 597,93 374,56 1.103,44 10 Mậu Đông 17,46 18,60 223,60 212,39 472,05 11 Phong Du Hạ - 41,77 138,41 85,09 265,27 12 Xuân Tầm - - 46,05 130,64 176,69 13 Tân Hợp - 41,12 309,73 104,06 454,91 14 Ngòi A - 16,46 158,78 106,57 281,81 15 Yên Thái - - 158,90 147,76 306,66 16 An Thịnh 51,28 123,62 360,66 111,50 647,06 17 Phong Du Thượng 5,53 102,32 281,68 170,83 560,36 18 Đại Pác - 238,76 - 51,66 290,42 19 Yên Phú - 195,80 129,43 64,93 390,16 20 Yên Hợp 31,05 41,18 265,96 272,23 610,42 21 Yên Hưng - 32,18 131,24 49,26 212,69 22 Nà Hẩu - 172,83 90,57 121,45 384,85 23 Đại Sơn - 33,05 81,72 36,97 151,74 24 Xuân Ái 16,40 4,47 158,05 93,40 272,32 25 Hoàng Thắng 47,36 81,14 94,11 - 222,60 26 Mỏ Vàng 6,99 21,50 164,22 360,21 552,91 27 Viên Sơn - - 166,81 85,24 252,05 Tổng cộng 429.37 1.815,96 6.437,95 4.825,93 13.509,24 Phụ lục 910. Diện tích độ dày tầng đất theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha STT Tên xã Phân cấp tầng dày Tổng Rất dày >100cm Dày 70-100 cm Trung bình 70cm 1 TT. Mậu A 107,05 117,80 34,01 258,86 2 Lang Thíp 37,11 738,45 5,65 781,21 3 Lâm Giang 119,85 759,55 456,61 1.336,01 4 Châu Quế Thượng 23,33 423,56 32,69 479,58 5 Châu Quế Hạ 99,23 526,02 13,16 638,41 6 An Bình 111,85 761,25 47,89 921,00 7 Quang Minh 7,98 215,70 26,21 249,88 8 Đông An 267,12 835,51 133,22 1.235,85 9 Đông Cuông 130,96 757,83 214,65 1.103,44 10 Mậu Đông 36,06 413,70 22,29 472,05 11 Phong Du Hạ 41,77 190,30 33,20 265,27 12 Xuân Tầm - 46,05 130,64 176,69 13 Tân Hợp 41,12 397,39 16,40 454,91 14 Ngòi A 16,46 211,72 53,63 281,81 15 Yên Thái - 199,44 107,22 306,66 16 An Thịnh 174,90 420,89 51,28 647,06 17 Phong Du Thượng 107,85 400,38 52,13 560,36 18 Đại Pác 238,76 - 51,66 290,42 19 Yên Phú 195,80 146,28 48,07 390,16 20 Yên Hợp 72,23 328,33 209,86 610,42 21 Yên Hưng 32,18 180,51 - 212,69 22 Nà Hẩu 172,83 137,82 74,20 384,85 23 Đại Sơn 33,05 94,09 24,60 151,74 24 Xuân Ái 20,87 218,34 33,12 272,32 25 Hoàng Thắng 128,49 94,11 - 222,60 26 Mỏ Vàng 28,48 242,97 281,46 552,91 27 Viên Sơn - 235,03 17,02 252,05 Tổng cộng 2.245,34 9.093,02 2.170,85 13.509,21 Phụ lục 101. Diện tích độ phì nhiêu tầng đất theo đơn vị hành chính Đơn vị tính: ha STT Tên xã Phân cấp độ phì Tổng Khá Trung bình Thấp 1 TT. Mậu A 27,14 231,72 - 258,86 2 Lang Thíp 102,96 672,61 5,65 781,21 3 Lâm Giang 180,49 717,71 437,80 1.336,01 4 Châu Quế Thượng 23,33 423,56 32,69 479,58 5 Châu Quế Hạ 152,08 473,17 13,16 638,41 6 An Bình 266,90 606,21 47,89 921,00 7 Quang Minh 35,07 214,81 - 249,88 8 Đông An 125,43 1,016,40 94,03 1.235,85 9 Đông Cuông 79,03 891,15 133,26 1.103,44 10 Mậu Đông 66,13 383,62 22,29 472,05 11 Phong Du Hạ 22,43 242,44 0,39 265,27 12 Xuân Tầm - 46,05 130,64 176,69 13 Tân Hợp 132,63 318,48 3,80 454,91 14 Ngòi A 80,15 201,66 - 281,81 15 Yên Thái 18,44 275,72 12,49 306,66 16 An Thịnh 88,95 538,48 19,63 647,06 17 Phong Du Thượng 5,53 554,82 - 560,36 18 Đại Pác - 241,21 49,21 290,42 19 Yên Phú 7,46 382,69 - 390,16 20 Yên Hợp 77,02 378,36 155,03 610,42 21 Yên Hưng 58,42 154,27 - 212,69 22 Nà Hẩu - 384,85 - 384,85 23 Đại Sơn - 137,52 14,22 151,74 24 Xuân Ái 48,42 223,90 - 272,32 25 Hoàng Thắng 80,99 141,61 - 222,60 26 Mỏ Vàng 14,54 256,92 281,46 552,91 27 Viên Sơn 5,87 237,45 8,73 252,05 Tổng cộng 1.699,43 10.347,40 1.462,38 13.509,21 Phụ lục 121:. Thể hiện diện tích khoanh đất trên các tỷ lệ bản đồ khác nhau (FAO) Tỷ lệ 1 : 2.000.000 1 : 1.000.000 1 : 500.000 1 : 250.000 1 : 100.000 1 : 50.000 1 : 25.000 1 : 10.000 1 : 5.000 1 cm = 20 km 10 km 5 km 2,5 km 1 km 500 m 250 m 100 m 50 m Diện tích thể hiện 10000 ha 2500 ha 625 ha 156 ha 25 ha 6,25 ha 1,56 ha 0,25 ha 0,06 ha Nguồn: Suratman w.G.,1992. [30] bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp Hµ NéI ---------------------------- Vò ThÞ Hång H¹nh x©y dùng b¶n ®å ®¬n vÞ ®Êt ®ai b»ng kü thuËt gis, phôc vô ®¸nh gi¸ ®Êt n«ng nghiÖp huyÖn V¨n Yªn - tØnh Yªn B¸i luËn v¨n th¹c sÜ N¤NG NGHIÖP Chuyªn ngµnh :: Qu¶n Lý ®Êt ®ai M· sè : 60.62.16 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc : ts. Hå Quang §øc Hµ Néi - 2009 Môc lôc LỜI CAM ĐOAN - Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. - Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Vũ Thị Hồng Hạnh LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản luận văn này. Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hồ Quang Đức, Viện trưởng Viện Thổ nhưỡng Nông hoáhóa đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi nghiên cứu thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn sự góp ý chân thành của các Thầy, Cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Viện đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, lãnh đạo Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất cùng toàn thể cán bộ Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất - Viện Thổ nhưỡng Nông hóa đã tạo điều kiện và trợ giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn UBND tỉnh Yên Bái, UBND huyện Văn Yên, phòng tài nguyên và môi trường, phòng Nông nghiệp huyện Văn Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tại địa phương. Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2009 Tác giả Vũ Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục đích của đề tài 2 1.3 Yêu cầu của đề tài 2 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1 Tình hình nghiên cứu và đánh giá đất trên Thế giới 3 2.2 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai trong đánh giá đất đai theo FAO 16 2.3 Tình hình nghiên cứu phân hạng đất ở Việt Nam 20 2.4 Quá trình phát triển và ứng dụng của Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) 26 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37 3.1 Đối tượng nghiên cứu 37 3.2 Nội dung nghiên cứu 37 3.3 Phương pháp nghiên cứu 38 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 39 4.1 Đặc điểm tự nhiên 39 4.1.1 Vị trí địa lý 39 4.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo 39 4.1.3 Đặc điểm khí hậu 40 4.1.4 Đặc điểm sông ngòi, thủy văn 41 4.1.5 Thảm thực vật cây trồng 41 4.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41 4.2.1 Dân số và lao động 42 4.2.2 Thực trạng phát triển các ngành 42 4.2.3 Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện 45 4.3 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 46 4.4 Kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai huyện Văn Yên 49 4.4.1 Xác định các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 49 4.4.2 Xây dựng các bản đồ đơn tính 52 4.5 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 69 4.6 Mô tả các đơn vị đất đai 74 4.6.1 Đất phù sa cơ giới nhẹ, nghèo bazơ 74 4.6.2 Đất phù sa chua, cơ giới nhẹ 74 4.6.3 Đất phù sa chua, đọng nước 75 4.6.4 Đất phù sa ít chua, cơ giới trung bình 75 4.6.5 Đất xám đọng nước, cơ giới nhẹ 75 4.6.6 Đất xám đọng nước, có kết von 76 4.6.7 Đất xám đọng nước, nghèo bazơ 76 4.6.8 Đất xám sỏi sạn, nghèo bazơ 76 4.6.9 Đất xám nhiều sỏi sạn, rất chua 77 4.6.10 Đất xám điển hình, sẫm màu 77 4.6.11 Đất xám điển hình, nhiều sỏi sạn 77 4.6.12 Đất xám điển hình, nghèo bazơ 78 4.6.13 Đất xám điển hình, phong hóa mạnh 78 4.6.14 Đất xám điển hình, rất chua 79 4.6.15 Đất dốc tụ cơ giới nhẹ, đọng nước 79 4.6.16 Đất dốc tụ, nhiều sỏi sạn 79 4.6.17 Đất dốc tụ chua, glây 80 4.6.18 Đất dốc tụ chua, cơ giới nhẹ 80 4.6.19 Đất dốc tụ chua, đọng nước 80 4.6.20 Đất dốc tụ chua, nhiều sỏi sạn 81 4.7 Định hướng sử dụng đất và các giải pháp cơ bản về sử dụng đất 84 4.8 Nhận xét về công nghệ GIS trong việc xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 85 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 86 5.1 Kết luận 86 5.2 Đề nghị 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC 93 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CEC Dung tích hấp thu DEM Digital Elevation Model DTĐT Diện tích điều tra DTTN Diện tích tự nhiên ĐGĐĐ Đánh giá đất đai ĐVĐĐ Đơn vị đất đai FAO Food and Agriculture Orangization (Tổ chức Nông lương của Liên Hợp Quốc) GIS Geographic Information System (Hệ thống Thông tin Địa lý) LMU Land Mapping Unit LUT Loại hình sử dụng đất UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) WRB World Reference Base for Soil Resources (Tham chiếu Tài nguyên đất Thế giới) DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Văn Yên năm 2008 47 Bảng 4.3: Phân chia các cấp thành phần cơ giới theo FAO 51 Bảng 4.5: Các loại đất dùng trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 55 Bảng 4.6: Diện tích các cấp độ dốc 57 Bảng 4.7: Diện tích khả năng tưới 59 Bảng 4.8: Diện tích các cấp thành phần cơ giới huyện Văn Yên 62 Bảng 4.9: Diện tích các cấp mức độ đá lẫn huyện Văn Yên 65 Bảng 4.10: Diện tích các cấp độ dày tầng đất mịn huyện Văn Yên 67 Bảng 4.12. Số lượng và các đặc tính đơn vị đất đai 71 Bảng 4.12 (Tiếp). Số lượng và các đặc tính đơn vị đất đai 72 Bảng 4.13. Các loại hình sử dụng đất huyện Văn Yên 83 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Quy trình đất giá đất đai của FAO 151515 Sơ đồ 2.2: Quy trình xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 181818 Sơ đồ 4.1: Các bước xây dựng các bản đồ đơn tính bằng GIS 525352 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1. Dữ liệu vector được biểu thị dưới dạng Arc 292929 2.2. Sự biểu thị kết quả bản đồ dưới dạng Raster 303030 2.3. Mối quan hệ giữa thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính 313131 2.4. Sự chuyển đổi dữ liệu giữa raster và vector 333333 2.1. Địa hình huyện Văn Yên thể hiện dạng 3 chiều 404040 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHQL09015.DOC
Tài liệu liên quan