Xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CƠNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH KHOA MƠI TRƯỜNG VÀ CƠNG NGHỆ SINH HỌC ------------o0o----------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM DL ÔNG KÈO HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI NGÀNH HỌC: MƠI TRƯỜNG MÃ NGÀNH: 108 GVHD: TH.S LÊ THỊ VU LAN SVTH  : NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN MSSV : 103108070 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 12 / 2007 BỘ GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆTNAM ĐẠI HỌC DL KTCN TPHCM ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC NHIỆM V

doc120 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch - Tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ụ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHOA : MƠI TRƯỜNG VÀ CƠNG NGHỆ SINH HỌC BỘ MƠN: QUẢN LÝ MƠI TRƯỜNG HỌ VÀ TÊN : NGUYỄN THỊ TUỆ HIỀN MSSV: 103108070 NGÀNH HỌC : MƠI TRƯỜNG LỚP : 03ĐHMT3 1. Đầu đề Đồ án tốt nghiệp Xây dựng chương trình hoạt động dlst tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. 2.Nhiệm vụ yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu Tự khảo sát 3.Ngày giao Luận văn tốt nghiệp 1/10/2007 4.Ngày hồn thành nhiệm vụ 25/12/2007 5.Họ và tên người hướng dẫn Thạc sỹ Lê Thị Vu Lan Nội dung và yêu cầu ĐATN đã được thơng qua Bộ mơn Ngày …...tháng….năm 2006 Chủ nhiệm bộ mơn Người hướng dẫn chính PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MƠN Th.S Lê Thị Vu Lan Người duyệt (chấm sơ bộ):…………………………… Đơn vị :……………………………………………….. Ngày bảo vệ:………………………………………….. Điểm tổng kết:………………………………………... Nơi lưu trữ Luận văn tốt nghiệp:……………………... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ ................................................................................................................ Điểm số bằng số___________Điểm số bằng chữ._______________ TP.HCM, ngày….tháng….năm 2007 Thạc Sỹ Lê Thị Vu Lan LỜI CẢM ƠN Hồn thành Đồ án tốt nghiệp này em xin chân thành Cảm ơn Cơ Lê Thị Vu Lan, Cơ hướng dẫn trực tiếp Luận văn tốt nghiệp, đã tận tình chỉ giảng, hướng dẫn em trong thời gian qua . Cảm ơn các cán bộ làm việc tại UBND huyện Nhơn Trạch, xã Vĩnh Thanh tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu, thu thập tài liệu về hoạt động kinh tế và du lịch của huyện Nhơn Trạch . Cảm ơn các thầy cơ Khoa Mơi Trường đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt hơn bốn năm qua để giúp em cĩ kiến thức thực hiện đồ án tốt nghiệp này. Cảm ơn các bạn học, gia đình đã động viên và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. TP Hồ Chí Minh, tháng 12/2006 SV Nguyễn Thị Tuệ Hiền MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU. 1 Đặt vấn đề 1 Mục đích nghiên cứu 1 Mục tiêu nghiên cứu 2 Nội dung của đề tài 2 Phương pháp nghiên cứu 3 Phương pháp luận 3 Phương pháp cụ thể 4 Giới hạn của đề tài 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 Tổng quan về DLST 7 Khái niệm chung về DLST 7 Những nguyên tắc của DLST 7 Một số mô hình DLST bền vững 11 Sơ bộ DLST trên Thế giới và Việt Nam 15 Tình hình DLST hiện nay trên Thế giới và Việt Nam 15 Thực trạng phát triển DLST tỉnh Đồng Nai 20 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST TẠI CỤM DL ÔNG KÈO HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI 45 Tình hình phát triển du lịch huyện Nhơn Trạch 45 Tình hình chung 45 Phương hướng 46 Kiến nghị – Giải pháp 48 Sơ lược về cụm du lịch Ông Kèo 49 Lịch sử hình thành và phát triển cụm du lịch Ông Kèo 49 Vài nét về cụm du lịch Ông Kèo 51 Chức năng và nhiệm vụ 53 Tổ chức nhân sự 53 Tài nguyên tự nhiên 54 Tài nguyên nhân văn 56 Kết quả khảo sát 65 Một số nguyên nhân làm giảm khách du lịch 65 Đánh giá mô hình hoạt động hiện tại 66 Đề xuất chương trình hoạt động 68 Bảng thống kê về các phiếu điều tra thu được 68 Đề xuất chương trình 70 Quy hoạch các phân khu chức năng 75 Phương thức hoạt động cho từng phân khu 79 Đánh giá hiệu quả PTBV của KDL sau khi áp dụng chương trình hoạt động DLST 84 Về sinh thái môi trường đặc thù 84 Về thẩm mỹ sinh thái 85 Về kinh tế 86 Về xã hội 87 Tính khả thi và hiệu quả áp dụng mô hình quy hoạch cho cụm DL Ông Kèo 87 Tính khả thi 88 Hiệu quả áp dụng mô hình 89 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 90 Kết luận 90 Kiến nghị 91 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐATN Đồ án tốt nghiệp KDL Khu du lịch DLST Du lịch sinh thái DLBV Du lịch bền vững DLSTBV Du lịch sinh thái bền vững KDLST Khu du lịch sinh thái KDLBCV Khu du lịch Bị Cạp Vàng KDLBLT Khu du lịch Bằng Lăng Tím KDLĐHG Khu du lịch Đảo Hoa Giĩ KDLSTV Khu du lịch Sư Tử Vàng KDLTGV Khu du lịch Tam Giác Vàng KDLHĐ Khu du lịch Hương Đồng KCN Khu cơng nghiệp ECOMOST European Community Models Of Sustainable Tourism Mơ hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Lượng khách du lịch tỉnh Đồng Nai 35 Bảng 2: Doanh thu DLST tỉnh Đồng Nai 35 Bảng3: Dự báo doanh thu du lịch và lượt khách đến năm 2010 36 Bảng 4: Đơn vị kinh doanh và số hộ tư nhân kinh doanh du lịch 36 Bảng 5: Bảng thống kê tỉ trọng trình độ lao động so với tổng lao động 37 Bảng 6: Thống kê hoạt động du lịch tháng 2 - 10 năm 2007 66 Bảng 7: Thống kê phiếu điều tra cho người dân địa phương 68 Bảng 8: Thống kê phiếu điều tra cho khách du lịch 69 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1 : Vị trí phát phiếu điều tra cho du khách 5 Hình 2 : Vị trí phát phiếu điều tra cho dân địa phương 5 Hình 3 : Cụm du lịch Ông Kèo 49 Hình 4: Sông Đồng Nai khu vực cụm du lịch 55 Hình 5: Cây xanh trong cụm du lịch 56 Hình 6: Đền thờ Liệt sĩ Nhơn Trạch 57 Hình 7: Đình Phú Mỹ 58 Hình 8: Bia- Công viên tưởng niệm Giồng Sắn 61 Hình 9: Khu ẩm thực tại KDL Bò Cạp Vàng 62 Hình 10: Hoạt động vui chơi sông nước 63 Hình 11: Hoạt động chúc Tết khách du lịch 64 Hình 12: chương trình hoạt động cho KDLST 72 Hình 13: KDLST sau khi thực hiện chương trình hoạt động 78 Hình 14: Sơ đồ thu gom và xử lý rác 84 Hình 15: PTBV cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường 92 PHỤ LỤC Phiếu điều tra cho người dân địa phương Câu Nội dung 1 Anh chị cĩ nghe đến Du lịch sinh thái ? a.Cĩ b.Khơng 2 Anh chị cĩ thấy quan tâm khi khu vực lân cận nhà mình sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái ? a.Rất nhiều b.Cĩ nghĩ đến c.Khơng quan tâm 3 Anh chị cĩ ý định sẽ kinh doanh sản phẩm du lịch nếu được gợi ý hay khơng? a.Sẽ kinh doanh b.Khơng đủ điều kiện C. Khơng nghĩ đến 4 Nếu là họat động kinh doanh du lịch, anh chị sẽ phải trả thuế và theo anh chị thì mức thuế đĩ nên: a.Nhỏ b.Trung bình c.Cao 5 Nếu cĩ Khu Du lịch sinh thái trong địa phương thì anh chị nghĩ thu nhập gia đình tăng lên: a.Nhiều b.Vừa phải c.Ít d. Khơng thay đổi 6 Gia đình anh chị cĩ sử dụng loại máy mĩc phục vụ sinh hoạt hằng ngày a.Máy lạnh b.Quạt máy c.Ti vi d. Khơng dùng 7 Gia đình anh chị sử dụng loại nước gì ? a.Nước giếng b.Nước máy c. Nước sơng 8 Anh chị thải bỏ rác sinh họat gia đình bằng cách nào ? a. Đào đất sau vườn để làm hố rác b. Đổ xuống sơng b. Bỏ rác theo chương trình đổ rác của cơng ty Dịch vụ cơng ích địa phương. 9 Gia đình anh chị cĩ thường đi du lịch khơng ? a.Thường xuyên b.Thỉnh thoảng c.Khơng bao giờ 10 Anh chị cĩ vào cụm DLST ông Kèo lần nào chưa? a.Nhiều lần b.Vài lần c.Chưa lần nào Phiếu điều tra cho du khách Câu Nội dung câu hỏi 1 Theo anh chị , anh chị yêu thích loại hình du lịch nào ? a. Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng b.Du lịch tại các khu vui chơi nhân tạo. c.Phiêu lưu thám hiểm d.Thể thao 2 Anh chị đã hay cĩ dự định vào cụm DLST ông Kèo ? a.Khơng cĩ ý định vào b.Dự định vào c.1 lần d. Nhiều lần 3 Anh chị đi theo hình thức nào? a. Địan cơng ty du lịch b. Gia đình,bạn bè tự túc c. Hình thức khác 4 Trong một khu du lịch bất kì , điều gì làm anh chị thích thú nhất? a.Cảnh quan b. Dịch vụ, phục vụ c. Giá cả d. Giao thơng thuận tiện 5 Những điều làm anh chị khơng hài lịng trong một khu du lịch hoặc trong quá trình đi du lịch tại KDL Ơng Kèo? Trình độ phục vụ khơng cao Cảnh quan ít thu hút Các hoạt động vui chơi cịn ít Đã phù hợp 6 Mơ hình hiện tại của cụm DLST ông Kèo, anh chị cĩ muốn thêm họat động hoặc dịch vụ hay cảnh trí nào vào gì nữa khơng? ( Du khách tự điền vào) Nhà hàng, khách sạn Khu vui chơi trẻ em Sân gold Khơng cần thay đổi nhiều 7 Anh chị thấy giá cả trong cụm DLST ông Kèo này thế nào ? a.Hợp lý b.Quá cao c.Rẻ 8 Mức độ phục vụ tại cụm DLST ông Kèo này anh chị thấy thế nào ? a. Đáp ứng được yêu cầu b. Khả năng phục vụ chỉ tương đối c. Cần hướng dẫn nhiều hơn về phục vụ 9 Nhận xét của anh chị về hệ thống đường giao thơng đi đến cụm DLST ông Kèo này a. Thuận tiện b. Cần dịch vụ đưa đĩn khách c.Khĩ khăn khơng đáng kể 10 Anh chị thường đi du lịch vào dịp nào? a.Lễ tết b.Cuối tuần c.Cuối năm d.Thời gian rảnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2005 - Sở Thương Mại & Du lịch Đồng Nai, 2005 BÁO CÁO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH NĂM 2005 CỦA HUYỆN NHƠN TRẠCH TỈNH ĐỒNG NAI DU LỊCH SINH THÁI – Lê Huy Bá – NXB ĐHQG TP.HCM -2005 QUY HOẠCH DU LỊCH – G.Cazes & R.Lanquar & Y.Raynouard (Đào Đình Bắc dịch ) – NXB ĐHQG Hà Nội , 2005 TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM - Phạm Trung Lương – NXB ĐHQG Hà Nội ,2000 DU LỊCH BỀN VỮNG - Nguyễn Đình Hịe, Vũ Văn Hiếu - NXB ĐHQG Hà Nội,2001 DU LỊCH SINH THÁI, HƯỚNG DẪN CHO CÁC NHÀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ QUẢN LÝ - Kred Lindberg - Cục Mơi Trường Xuất bản,1999 QUY HOẠCH DU LỊCH – Bùi Thị Hải Yến – NXB Giáo Dục, 2006 Các website : www.dulichvietnam.com.vn www.dulichdongnai.com.vn www.ecotourism.org www.saigontourist.com www.dongnai.gov.vn CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Tỉnh Đồng Nai là vùng đất trù phú, là nơi có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp cũng như dịch vụ các loại trong đó có du lịch. Hiện nay, ở Đồng Nai đã có một số KDL đang hoạt động, rất nhiều các công viên, các khu vui chơi giải trí cũng như nhiều khu di tích lịch sử văn hoá truyền thống đang dần khẳng định vị trí trong ngành du lịch của tỉnh. Sự can thiệp của con người vào tài nguyên môi trường ngày một làm cho tài nguyên môi trường ở đây suy thoái nhanh chóng, giới hạn sinh thái bị phá vỡ dẫn đến các thành phần môi trường bị suy thoái và trở nên ô nhiễm nghiêm trọng. Để tránh khỏi sự suy thoái này thì có rất nhiều phương cách bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Với tiềm năng của nguồn tài nguyên thiên nhiên thì du lịch sinh thái là cách đưa mọi người về với cội nguồn để họ hiểu được lợi ích của thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Du lịch sinh thái bền vững không những là công cụ bảo vệ tài nguyên môi trường tốt mà còn mang lại việc làm cho nhiều người lao động trong vùng. Cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai là nơi có hội đủ điều kiện tài nguyên tự nhiên và nhân văn để phát triển Du Lịch Sinh Thái. Với những lý do nêu trên kết hợp với những kiến thức được tích lũy trong quá trình học tập và cuộc sống em mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai”. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tiềm năng của cụm DL Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Dựa trên tiêu chí của tỉnh, xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm DL ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai phù hợp với địa hình, tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá dân tộc đặc trưng. Với các điều kiện tài nguyên tự nhiên và nhân văn sẵn có của các KDL riêng lẻ, đề tài nhằm liên kết thành một KDLST hoạt động thống nhất về phương thức quản lý và tăng hiệu quả bảo vệ môi trường phát triển bền vững. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài đạt mục tiêu về Sinh thái- môi trường, xem xét khả năng chịu tải của vùng sinh thái, tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinh thái. Phát triển DLST đi đôi với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Đưa ra mô hình có những nét đổi mới riêng tạo nên sự thu hút. Xây dựng khâu tổ chức quản lý hoàn hảo kết hợp giữa Du lịch và Sinh thái nhằm tăng hiệu quả bảo vệ môi trường phát triển bền vững. Qua hoạt động DLST xây dựng công tác giáo dục nhân văn, tuyên truyền bảo vệ môi trường sinh thái. Giải quyết vấn đề việc làm cho người dân trong địa phương. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI Tìm hiểu thực trạng phát triển DLST tỉnh Đồng Nai. Đề xuất chương trình phát triển DLST đến 2010 và định hướng đến 2020 Xây dựng chương trình hoạt động DLST tại cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Khảo sát thị hiếu của du khách với các khu du lịch sẵn có hiện nay. Khảo sát quan điểm của người dân địa phương về cụm du lịch hiện tại. Đánh giá tiềm năng phát triển của của khu du lịch. Xây dựng chương trình hoạt động cho cụm du lịch Ông Kèo. Nhận định về hiệu quả khi áp dụng chương trình. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp luận DLST được tạo bởi hai thành phần chính du lịch và sinh thái. Trong phần sinh thái còn nhiều phần nhỏ cấu tạo nên như đất, nước, không khí, sinh vật và con người…Trong phần Du lịch có các phần nhỏ tạo nên là: cơ sở hạ tầng, người quản lý, người hướng dẫn…Đề tài đặc biệt chú ý đến sự tương hỗ giữa hai yếu tố này. Không xem nhẹ thành phần nào trong toàn bộ hệ thống. “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai”. Sự phát triển bền vững kinh tế xã hội nói chung và bất kỳ ngành nào cũng cần đạt ba mục tiêu cơ bản là: - Bền vững kinh tế. - Bền vững tài nguyên môi trường. - Bền vững về văn hoá và xã hội. Sự bền vững tài nguyên và môi trường đòi hỏi khai thác, sử dụng tài nguyên để đáp ứng cho nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai. Đối với văn hoá xã hội thì sự phát triển bền vững cần đảm bảo đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao mức sống của người dân và sự ổn định xã hội, đồng thời giữ gìn các bản sắc văn hoá dân tộc. Xu thế phát triển ngày nay thì du lịch sinh thái được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là một loại hình du lịch có trách nhiệm với thiên nhiên, và là loại hình duy nhất hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo tồn thiên nhiên, giữ gìn các giá trị văn hoá bản địa, phát triển cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Phương pháp cụ thể Thu thập tài liệu Tham khảo tổng hợp các tài liệu: Tài liệu du lịch sinh thái, du lịch bền vững, quy hoạch du lịch, bài giảng của GSTS – KH Lê Huy Bá, Th.S Lê Thị Vu Lan …và các sách vở tài liệu có liên quan đến các vấn đề hoạt động và quản lý tại các KDL hiện tại . Các báo cáo về quy hoạch tổng thể du lịch tỉnh Đồng Nai thời kì 2003-2020 và các dự án cải tạo nâng cấp các khu du lịch tỉnh Đồng Nai . Các wesbsite : htttp://wwwsaigontourist.com…… Khảo sát thực địa Đi thực tế tại KDL để quan sát, chụp ảnh. Trong quá trình đi tham quan, quan sát, ghi chép lại tất cả những điều thu nhặt được. Lập phiếu điều tra, thống kê và phân tích Lập phiếu điều tra khảo sát từ chính nhân dân trong khu vực lân cận và du khách đang nghỉ ngơi ở KDL để nắm được khả năng hình thành và tình hình phát triển của KDLST này. Lập phiếu điều tra và phát phiếu điều tra cho những người dân địa phương trong vùng, những du khách có mặt trong KDL trong suốt thời gian đi khảo sát. Lập tất cả 100 phiếu cho mỗi loại. Tổng phiếu phát ra là 200 phiếu. Tổng số phiếu thu lại là 200 phiếu. Thống kê phần trăm số phiếu và phân tích cụ thể để đưa ra kết quả gần đúng về các yêu cầu nêu ra trong bảng phiếu điều tra. Từ đó có những kết luận cho việc quy hoạch du lịch sinh thái cho DL Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai . 2 1 3 4 6 5 7 Cổng vào KDLBCV Khu nghỉ dưỡng KDLBCV Cổng vào KCL.BLT Khu nghĩ dưỡng KDL.DHG SÔNG ĐỒNG NAI Cổng vào KDL TGV Cổng vào KDLSTV Khu nghỉ dưỡng KDLHĐ Hình 1 : Vị trí phát phiếu điều tra cho du khách SÔNG ĐỒNG NAI NaiNAI Hình 2 : Vị trí phát phiếu điều tra cho dân địa phương HƯƠNG LỘ 19 CỤM DU LỊCH ĐƯỜNG VÀO KHU DU LỊCH Phương pháp mô hình hoá Tham khảo các chương trình hoạt động DLST từ các khu DLST khác trong các khu vực lân cận và các nơi có thể đi thực tế để từ đó tổng hợp ra một chương trình. Chương trình này có thể sử dụng cho cụm du lịch Ông Kèo thông qua việc tham quan xem xét một số KDL đang hoạt động trong tỉnh như KDL Bửu Long, Khu Green Club Resort, KDL Hoà Bình, KDL Thác Giang Điền. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Giới hạn về thời gian Đề tài được nghiên cứu và xây dựng trong thời gian 3 tháng (từ tháng 09/2007-tháng 12/2007) Giới hạn về không gian Phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu để xây dựng DL theo hướng bền vững cho cụm DL Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai, không xây dựng cho toàn tỉnh. Giới hạn về nội dung Đề tài chỉ khảo sát thực trạng du lịch tỉnh Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch, tình hình hoạt động hiện tại của cụm du lịch để từ đó xây dựng chương trình DLST cụm du lịch Ông Kèo huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Không xây dựng phát triển tổng thể tất cả các khu du lịch sinh thái của tỉnh Đồng Nai. CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU TỔNG QUAN VỀ DLST Khái niệm chung về DLST Tại hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển DLST ở Việt Nam” từ 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra định nghĩa: “DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”. Vậy du lịch sinh thái là: - Loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên phát huy giá trị tài nguyên. - Loại hình du lịch hướng tới giáo dục môi trường, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho tất cả các đối tượng có liên quan. - Du lịch trực tiếp mang lại nhiều nguồn lợi ích về kinh tế và cải thiện phúc lợi cho cộng đồng. - Loại hình du lịch phải coi trọng việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Giảm tối đa tác hại của du lịch đến môi trường tự nhiên. Trong nền công nghiệp du lịch đương đại, cả năm yếu tố trên gắn bó chặt chẽ với nhau, khẳng định du lịch sinh thái là loại hình du lịch bền vững cùng với vai trò phát triển cộng đồng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. (Nguồn: Lê Huy Bá - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, 2005) Những nguyên tắc của DLST Cơ sở của nguyên tắc DLST Với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của du khách, giảm thiểu các tác động lên môi trường sinh thái và đem lại phúc lợi (sinh thái, kinh tế, xã hội) cho cộng đồng địa phương, DLST lấy một số cơ sở sau để phát triển: - Tìm hiểu và bảo vệ các giá trị thiên nhiên, văn hoá . - Giáo dục môi trường. - Phải có tổ chức về nghiệp vụ du lịch, hạn chế ở mức thấp nhất tác động xấu đến môi trường. - Phải hỗ trợ cho bảo vệ môi trường. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003) Những nguyên tắc của DLST Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù làm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bền vững. Khi quy hoạch hay thiết kế các khu du lịch sinh thái hay muốn phát triển DLSTBV cần phải tuân theo 4 nguyên tắc sau: Nguyên tắc thứ nhất: Yếu tố môi trường sinh thái đặc thù Khu du lịch sinh thái phải thực sự đại diện cho một loại hình sinh thái nhất định, có đủ sức hấp dẫn du khách. Mặt khác, các nhà quản lý cũng cần xem xét khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái đó như thế nào. Khả năng chịu tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu, trong thời gian là bao lâu. Do vậy, cần đánh giá tác động lên hệ sinh thái một cách nghiêm túc, không thể qua loa như loại hình du lịch khác. Vì chúng ta biết, đối với các khu bảo tồn thêm một quãng đường đi là rút ngắn năm lần quãng đường sinh tồn của nó. Nguyên tắc thứ hai: Yếu tố thẩm mỹ sinh thái Những câu hỏi về thẩm mỹ trong DLST cần phải được nêu ra và giải quyết trọn vẹn trước khi quy hoạch và phát triển hành động. Mặt khác cũng nên phân loại du khách theo các hình thức du lịch nghiên cứu, thưởng ngoạn hay vui chơi, thậm chí kể cả xác định lượng khách tối đa cho mỗi lần tham quan để không gây xáo trộn mỹ quan sinh thái, số người tham quan du lịch nếu quá đông sẽ làm giảm sự hứng thú và mong đợi. Nếu thẩm mỹ sinh thái bị phá hoại thì du khách sẽ chán nản và không muốn quay trở lại khu du lịch này. Nếu muốn tăng sự hấp dẫn thì phương pháp cổ điển nhất là làm phong phú các loại hình du lịch sinh thái, điều này sẽ dễ gây ra việc xâm hại các mỹ quan sinh thái. Do đó các nhà quy hoạch và thiết kế khu du lịch sinh thái phải thật sự cân nhắc kỹ các yếu tố thẩm mỹ sinh thái này. Nguyên tắc thứ ba: Yếu tố kinh tế Phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn nói chung, ở các khu du lịch sinh thái nói riêng phải chịu nguyên tắc chi trả phí tài nguyên và phí sinh thái. Mặc khác, du lịch sinh thái cũng nhằm mục đích nâng cao đời sống kinh tế của cư dân bản địa. Cần tính đến việc huấn luyện dân địa phương biết chuyên môn về sinh thái du lịch, tạo công ăn việc làm cho họ. Nguyên tắc thứ tư: Yếu tố xã hội Điều có thể xảy ra là có sự bất hoà giữa cư dân địa phương, truyền thống văn hoá, tập tục sinh hoạt của cư dân địa phương bị du khách, nhất là du khách không có ý thức cao làm xáo trộn, tổn hại đến sinh thái nơi này. Phải gắn những hoạt động du lịch với việc nâng cao nhận thức xã hội cho các cư dân địa phương. Vì vậy, cần khai thác các nguyên tắc trên theo cơ cấu du lịch sinh thái như sau: - Tăng cường nôã lực bảo vệ lợi ích của du lịch sinh thái ở khu vực đó bằng cách mời đại diện địa phương tham gia vào các dự án bảo tồn khu vực, tôn trọng nền văn hoá bản địa. - Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại khu du lịch một cách bền vững và có hiệu quả. - Hạn chế tối đa những tác động môi trường do rác và các chất thải gây nên làm mất vẻ mỹ quan của khu du lịch và gây ô nhiễm môi trường tại những nơi khai thác du lịch sinh thái. - Tận dụng các hình thức tiếp thị, kích thích các nhu cầu của du khách tìm về khu du lịch đó. - Đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch sinh thái để có thể hiểu biết sâu sắc về văn hoá, lịch sử và các vấn đề về kinh tế - xã hội tại địa phương, nhất là kiến thức về sinh thái. - Tránh buôn bán các loại động thực vật thuộc phạm vi khu du lịch. Tăng cường số lượng động vật bằng cách thả vào đó những động vật đặc trưng có thể kiểm soát. - Tìm hiểu những nội quy và cách thức bảo vệ cho một khu du lịch. - Quy hoạch hệ thống giao thông, tránh tạo ra quá nhiều đường xáù không cần thiết, tránh gây ra những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động giao thông đi lại. - Tạo khoảng cách an toàn đối với các loại động vật trong khu vực. - Từ những cơ sở ban đầu, những thành quả từ du lịch sinh thái nhất là những nguyên cứu quý giá của các tổ chức du lịch trên quy mô rộng đã có những thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái phát triển đúng hướng thì cần thiết thì cần phải quan tâm nhiều hơn về mặt sinh thái. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003) Cơ sở của sự phát triển bền vững trong DLST Giảm đến mức thấp nhất việc khánh kiệt tài nguyên môi trường: đất, nước ngọt, các thuỷ vực, khoáng sản… đảm bảo sử dụng lâu dài các dạng tài nguyên không tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, sử dụng ít hơn hoặc thay thế chúng. Như vậy, cần phải sử dụng tài nguyên theo nguyên tắc “ nhu cầu sử dụng không vượt quá khả năng bù đắp ( tái tạo) tài nguyên đó ”. Bảo tồn tính da dạng sinh học, bảo tồn tính di truyền của các loài động vật và thực vật nuôi trồng cũng như hoang dã . Đảm bảo việc sử dụng lâu bền bằng cách quản lý phương thức và mức độ sử dụng, làm cho các nguồn tài nguyên đó vẫn còn có khả năng hồi phục. Duy trì các hệ sinh thái thiết yếu, đảm bảo cho cuộc sống cộng đồng và nên nhớ rằng sức chịu đựng của các hệ sinh thái trên trái đất là có giới hạn. Nếu có điều kiện thì duy trì các hệ sinh thái tự nhiên. Hoạt động trong khả năng chịu đựng của trái đất . Phục hồi lại môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái. (Nguồn: Lê Huy Bá, Lê Thị Vu Lan - Bài giảng Du lịch sinh thái - Tp. Hồ Chí Minh, 2003) Một số mô hình DLST bền vững Làng DLST ở Australia Làng DLST bền vững dựa trên tiêu chuẩn chọn lựa đặc trưng: - Điển hình cho một vùng, có chùa, đền hay nhà thờ. - Độ cao nhà cửa phải thấp hơn 3 tầng. - Kiến trúc nhà cửa phải xây theo kiểu mới hoặc kiểu cổ nhưng phải hài hòa và cân bằng. Dựa trên tiêu chuẩn sinh thái : Nông lâm nghiệp cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụng hoá chất nông nghiệp. Chất lượng không khí và tiếng ồn phải cách xa đường ô tô ít nhất 3 km, đặc biệt là đường cao tốc. Giao thông đường dành cho đường bộ, xe đạp hay phương tiện vận chuyển công cộng. Hàng hoá và chất thải tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì không cần thiết và bán các đặc sản địa phương. Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng phải xây dựng hoà hợp với môi trường và phù hợp với dân địa phương và trẻ em. Tiêu chuẩn xã hội và du lịch : Dân số nhiều nhất của làng là 1500 người. Nhà nghỉ nhiều nhất bằng 25% số nhà dân có trong địa phương. Số giường nghỉ cực đại 1500 tương ứng mỗi người 1 giường. Tránh xây khách sạn lớn. Cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào các quyết định phát triển du lịch. Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc có rất ít cơ sở phục vụ như làm dầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách giúp du khách dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường như hệ thống đường mòn, đường đi dạo. (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG HN, 2001) Du lịch bền vững ở Châu Aâu ECOMOST ECOMOST ( European Community Models Of Sustainable Tourism) Đây là mô hình đựơc xây dựng thử nghiệm tại Mallorka, Tây Ban Nha. Đây là một trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu và phát triển được là nhờ du lịch, trong đó 50% thu nhập là nhờ du lịch cuối tuần. Để khắc phục tình trạng suy thoái ngành du lịch ở Mallorka, một chương trình nghiên cứu xây dựng mô hình DLSTBV đã đựơc tiến hành. Theo ECOMOST thì phát triển bền vững cần gắn kết ba mục tiêu chính là : Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học, phát triển du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái. Bền vững về văn hóa-xã hội: Bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy phải có sự tham gia của cộng đồng trong mọi quyết định. Bền vững về kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai. Ba yêu cầu chính nhằm duy trì KDL: Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ lại được bản sắc văn hóa. Cảnh quan cần được duy trì để hấp dẫn du khách. Không làm gì gây hại cho môi trường sinh thái. Muốn đạt được ba yêu cầu trên phải bắt buộc có một yêu cầu thứ tư: Có một cơ chế hành chính hiệu quả. Cơ chế này phải nhằm thực hiện các nguyên tắc phát triển bền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp với sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch. ECOMOST đã duy trì chia nhỏ các mục tiêu của DLSTBV thành các thành tố và sau đó các thành tố được nhận diện và đánh giá qua các chỉ thị: Thành tố văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế xã hội và bảo tồn bản sắc văn hoá. Thành tố du lịch: thoả mãn nhu cầu du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí. Thành tố sinh thái: bảo đảm khả năng chịu tải, bảo tồn và sự quan tâm đến môi trường. Thành tố chính sách: Đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướng sinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợi trong quá trình quy hoạch. Theo đó ECOMOST xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành động dựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức có liên quan. (Nguồn: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu – Du lịch bền vững – NXB ĐHQG HN, 2001) DLST bền vững ở Hoàng ._.Sơn – Trung Quốc Hoàng Sơn là một vùng núi có phong cảnh đẹp ở tỉnh An Huy miền Đông Trung Quốc. Sự tăng trưởng nhanh của du lịch ở vùng Hoàng Sơn đầy danh lam thắng cảnh này đã dẫn đến 5 vấn đề xuống cấp về môi trường như: - Số loài động, thực vật giảm xuống. Sự xây dựng các công trình, đường xá và đường cáp treo qua núi cùng với dự án thuỷ lợi đã làm mất đi hoặc làm tổn hại đến thảm thực vật rừng. - Xây dựng và phát triển đã làm giảm đi vẻ đẹp thiên nhiên. Xây dựng tràn lan ở điểm du lịch cảnh quan nổi tiếng đã làm giảm đi vẻ đẹp của nó. - Sự cấp nước sinh hoạt cho du khách đã làm lệch các hệ thống thuỷ văn. Các hồ chứa nước và các công trình chứa nước được xây dựng để đảm bảo cung cấp nước cho khách du lịch. - Một vài điểm tham quan bị quá tải với số lượng du khách. Ở vào thời kỳ cao điểm, hàng ngày có đến 8.000 khách tới tham quan. - Chất thải rắn và nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Một số rác thải sinh hoạt lại đang chảy tự do xuống các thung lũng và vào các dòng sông gây tác hại cho chất lượng nguồn nước. Để đối phó và quản lý các tác động môi trường tiêu cực gây ra, chính quyền đã xây dựng một chiến lược bảo vệ khu du lịch bao gồm 10 điểm: - Củng cố chương trình tổng hợp để lồng ghép các hành động hành chính và kế hoạch cần thiết. - Giám sát chất lượng nước, cung cấp và quản lý hệ thống nước. - Phân tán du lịch ra một khu rộng lớn. - Sử dụng hình thức tour tham quan đặt trước để điều tiết số khách đến tham quan một khu du lịch cụ thể nào đó. - Dừng hoạt động du lịch ở các khu có hệ sinh thái đang bị tổn hại để các hệ sinh thái nơi đây tự phục hồi qua các quá trình tiến triển tự nhiên. - Thực hiện quản lý nghiêm ngặt hoạt động xây dựng trong khu du lịch. Như vậy, cảnh quan sẽ không bị hư hại và ô nhiễm sẽ được giảm tối đa. - Các công trình xây dựng phải được thiết kế hài hoà với cảnh quan và các đặc tính của địa phương. - Thực hiện các biện pháp quản lý có lợi cho môi trường và đề cao sự giảm áp lực đến hệ sinh thái. - Tạo lập vườn thực vật và khu dự trữ nguồn gen để có thể phục vụ cho công việc bảo tồn gen và cho dự án khôi phục thảm thực vật. - Lập đài quan sát môi trường để phát hiện ra những biến đổi môi trường. Khu du lịch Hoàng Sơn vẫn còn tồn tại một vài biểu hiện suy thoái, nhưng các biện pháp kế hoạch cần thiết để đạt được một sự phát triển du lịch bền vững đã được lập và thi hành. (Nguồn:Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu - Du lịch bền vững - NXB ĐHQGHN, 2001) SƠ BỘ DLST TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Tình hình DLST hiện nay trên Thế giới và Việt Nam Thế giới Hiện nay DLST đang trở thành hiện tượng nóng bỏng trên toàn thế giới. Dạo sơ một vòng quanh thế giới, ta có thể thấy hầu hết tất cả các nước đều tiến hành công nhận du lịch của quốc gia sẽ trở thành DLST. Và hiện nay các KDL ở các quốc gia đều có xu hướng được chuyển đổi thành Khu DLST. Ở các quốc gia Trung và Nam Mỹ, các khu rừng cấm, các vườn quốc gia, các sở thú … đều có chương trình hành động thực hiện nhằm hướng xu thế du lịch của quốc gia đi theo con đường mới mẻ này. Sơ bộ về khu vực Nam Trung Mỹ có thể nhận thấy điển hình nhất là khu vực dãy Andes và rừng rậm Amazon ở Brazil và Ecuador được mở rộng cho du khách tới tham quan nghiên cứu nhiều hơn. Trước đây rừng rậm nằm dọc theo bờ sông Amazon là khu vực cấm của Brazil. Ngày nay, Amazon đã được chính phủ Brazil cho phép một phần trở thành nơi du lịch thám hiểm, DLST và phiêu lưu mạo hiểm cho du khách cũng như các nhà khoa học nghiên cứu thiên nhiên và động vật hoang dã. Ngoài ra, Đảo Los Roques ở Venezuela trước đây là một hoang đảo, trong vòng hơn chục năm lại đây đã được khai thác và trở thành một đảo du lịch vô cùng lý tưởng cho du khách trên toàn thế giới. Đặc biệt hiện nay các quốc gia luôn tiến hành việc giữ gìn các khu bảo tồn thực vật động vật hoang dã, ở khu vực Nam Trung Mỹ có thể kể đến là Rừng Cristalino ở Brazil, Wakanki Botanical Garden (vườn thực vật Wakanki) ở Machu Picchu hay khu Wildland Adventure ở Argentina và Chile. Rảo qua vùng Bắc Mỹ và Canada cũng thấy nhiều Khu bảo tồn và Khu DLST mọc lên với sự quan tâm đúng mức của chính phủ. Du khách đến các khu này sẽ được tìm hiểu khám phá thiên nhiên mà không hề gây ra bất cứ tác hại nào đối với môi trường nơi đây. Ở Châu Phi chủ yếu là các hoang mạc và rừng rậm cùng với các động vật hoang dã đang được tìm hiểu để bảo vệ chúng. Có thể đến Rwanda và tham quan các dòng sông trong vắt họăc các dòng thác, các con suối…. cũng nằm trong các khu bảo tồn này. Còn ở đất nước Nam Phi hiện nay rất nổi tiếng với mô hình DLST trọn gói đến các hoang mạc cùng vui chơi với các động vật như voi, hươu sao, hươu cao cổ… Với Châu Âu, du khách hiện nay ưa chuộng đến Đức, Pháp, Anh, Thụy Sỹ, Phần Lan, Ba lan cùng một số nước lân cận vì môi trường các nước này khá trong lành. Các khu DLST và khu bảo tồn ngày càng tân tiến và hấp dẫn du khách. Bên cạnh các Vườn quốc gia khu bảo tồn thì hàng loạt các khu nghỉ mát, resort cao cấp hay trung cấp cũng mọc lên với mục tiêu phục vụ tiện nghi cho du khách đồng thời hướng du khách đến với thiên nhiên. Với Châu Á, Trung Quốc và Ấn độ hiện nay là hai nước thu hút nhiều du khách trên thế giới nhất. Một số nước khác trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng đang tiến hành những biện pháp bảo tồn và xây dựng các KDLST thật tốt để phục vụ khách du lịch. Có thể lấy ví dụ điển hình như Campuchia, đất nước Chùa Tháp, họ dựa vào truyền thống và văn hóa dân gian của mình để tạo ra những khu du lịch, những tour du lịch kết hợp rất có ý nghĩa như tham quan du lịch xuyên quốc gia đến đền Angkor Wat. Du khách vừa được tham quan nghỉ ngơi giải trí vừa biết thêm rất nhiều về nền văn hóa người bản địa. Thái Lan cũng là một đất nước có những cảnh đẹp tuyệt vời đầy bản chất thiên nhiên, vẫn còn rất hoang sơ và mang tính xa xưa, rất có giá trị trong những hoạt động du lịch kết hợp nghiên cứu. Đảo quốc Singapore là một hành tinh xanh, hay quốc gia sạch nhất thế giới, là một nơi đáng để tham quan học hỏi về vấn đề giữ gìn sự trong sạch cho môi trường. Việt Nam Việt Nam, cũng là một trong những quốc gia đang cố gắng tạo mọi điều kiện để phát triển DLST. Cả ba miền Bắc, Trung và Nam Việt Nam hầu như tỉnh nào cũng có các khu DLST, vườn quốc gia, khu bảo tồn…. Sơ lược có thể kể đến như ở miền Bắc: Tại Thanh Hóa có rất nhiều danh lam thắng cảnh có vẻ đẹp nên thơ. Đây là thế mạnh để phát triển DLST, từ động Từ Thức đến Hang Treo, có vườn quốc gia Bến En và khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông rất đẹp. ngoài ra Thanh Hóa còn có quần thể di tích lịch sử và thắng cảnh Hàm Rồng. Tuy nhiên môi trường du lịch thường hỗn loạn với cảnh cạnh tranh mua bán, níu kéo giành giật khách tham quan. Tệ hơn là các nạn vứt rác bừa bãi ở các điểm tham quan, khu di tích, làm mất vẻ đẹp cảnh quan và gây ô nhiễm trầm trọng đến môi trường khu du lịch. Tại miền Bắc còn có thành phố Hải Phòng sạch đẹp với những hàng phượng xanh rì quanh năm và đỏ rực suốt mùa hè. Hải Phòng còn nổi tiếng với bãi biển đẹp nhất Việt Nam là Đồ Sơn….. Vườn quốc gia Cát Bà nơi đây thật sự là một vườn quốc gia và bảo tồn đúng nghĩa. Tuy nhiên nếu đựơc quan tâm đúng mức thì nơi này sẽ là một trong những vườn quốc gia nổi tiếng trong khu vực. Dọc theo eo biển miền Trung là hàng loạt các bờ biển nổi tiếng trong nước và thế giới như biển Cửa Lò Nghệ An, biển Ninh Chữ ở Ninh Thuận, Hòn Tằm Nha Trang …. thật sự đã trở thành những khu DLST, những bờ biển sinh thái rất đẹp. Một số vườn quốc gia nổi tiếng ở Việt Nam như vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng ở Đà Nẵng, Cúc Phương, VQG Bái Tử ở Quảng Ninh, Bạch Mã ở Huế, Kon Ka Kinh ở Gia Lai, Công viên quốc gia Ba Vì , và Vườn quốc gia Nam Cát Tiên ở Đồng Nai, đây là Vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam và được công nhận là khu sinh quyển của thế giới . Dọc theo phía miền Nam, miền cao nguyên có thể tham quan Khu sinh thái Hồ Tuyền Lâm ở Đà Lạt, hay rừng ngập mặn Vàm Sát ở Cần Giờ, hướng về phía Mũi Cà Mau, Hà Tiên có thể thưởng thức bãi biển Hà Tiên tuyệt đẹp với Hòn Phụ Tử giữa biển, hay Thạch Động và giếng Tiên trong các gầm đá trong bờ ….Nói về Việt Nam thì với nhiều cảnh quan đặc sắc không thể nào tả xiết. Mỗi nơi một vẻ, từ nét chân thực của thiên nhiên cho đến những nét nhân tạo từ bàn tay con người, tất cả đều tạo cho Việt Nam một vẻ đẹp hài hòa trong sáng. Và các vườn quốc gia, các khu DLST, các khu bảo tồn đều cùng bắt tay tạo cho Việt Nam thành một nơi hấp dẫn du khách trong nước và thế giới đến tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam. Bình Châu - Khu du lịch sinh thái bền vững nhất thế giới Suối khoáng nóng Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cùng rừng ngập mặn Vàm Sát (TP HCM) vừa được Tổ chức du lịch thế giới công nhận là hai trong 65 khu du lịch sinh thái bền vững nhất trên thế giới. Đây là "cú hích" quan trọng đối với ngành du lịch Việt Nam. Năm 1928, bác sĩ người Pháp tên là Salle trong chuyến khảo sát vùng Đông Nam Bộ, đã phát hiện ra khu suối khoáng này với 70 điểm phun nước lộ thiên hình thành hệ thống suối, các hồ lớn nhỏ luôn tỏa nhiệt độ bốc hơi từ 37 độ đến 82 độ theo từng khu vực. Cạnh bên khu rừng nguyên sinh Bình Châu là biển Hồ Cốc với dốc cát thoải dài đón từng đợt sóng biển… Trước điều kiện thiên nhiên ưu đãi về sự phát triển loại hình nghỉ dưỡng và chữa bệnh đặc trưng theo kiểu du lịch sinh thái nên từ năm 1989, ngành du lịch đã bắt đầu khai thác Bình Châu. Hàng loạt các khu vực dành cho việc nghỉ dưỡng chữa bệnh bằng suối khoáng nóng đã hình thành như khu hồ ngâm Suối Mơ, Hà Nội - Huế - Sài Gòn, khu giếng trời dành luộc trứng bằng nước khoáng nóng, cụm tắm bùn khoáng… Tất cả đều nằm ẩn mình, yên tĩnh trong rừng cây đã được dự án phủ xanh đồi trọc từ trước. Ngoài ra còn những cụm công trình khép kín trong dịch vụ giải trí thể thao dành cho du khách nghỉ cuối tuần như sân tập golf, bóng chuyền, hồ bơi và cả khu vườn Trăng với sân khấu 1.000 chỗ ngồi… Những cây rừng đều được Ban quản lý đặt bảng chỉ dẫn nói rõ giá trị sinh thái của chúng trong việc điều hoà hệ sinh thái. Những người yêu thích lãng mạn có thể ngủ trong những nhà gỗ được thiết kế bằng các vật liệu phù hợp với môi trường sinh thái như tre, nứa… và tham gia những chuyến săn đêm trong khu vực thú rừng được dự án thả nuôi. Vào những ngày cuối tuần khách muốn đến nghỉ tại đây phải đăng ký đặt chỗ trước 2 tuần. Trong tương lai, dự án Bình Châu còn phát triển ra hướng Đông, khu đất 55 ha tại bãi biển Hồ Cốc sẽ được đầu tư thành khu nghỉ mát cao cấp để (đón đầu) dòng chảy khách quốc tế và trong nước… Thực trạng phát triển DLST tỉnh Đồng Nai Đặc điểm tự nhiên_xã hội Đặc điểm tự nhiên Vị trí Đồng Nai có vị trí địa hình thuận lợi nhiều mặt. Đồng Nai nằm ở 10o22’30” đến 11036’ vĩ Bắc và 10604’15” đến 107010’ kinh Đông, giao thoa giữa cao nguyên Trung bộ và đồng bằng Bắc bộ; phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Bắc giáp Lâm Đồng, Tây giáp Thái Bình Dương, Bình Phước; Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh, Nam giáp Bà Rịa Vũng Tàu; có quốc lộ trực tiếp đến các đô thị trong khu vực, đường sắt xuyên Việt qua địa bàn Đồng Nai dài 85km, sân bay quốc tế Long Thành nối liền các trung tâm thương mại cả nước, khu vực và quốc tế qua đường hàng không; bến cảng Thị Vải đủ để giao thương với tàu từ 15-20 ngàn tấn. Với vị trí này, Đồng Nai như là nút giao thông, giao lưu kinh tế – văn hóa trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam… Địa hình Địa hình Đồng Nai thuộc dạng địa hình trung du chuyển tiếp từ cùng cao nguyên (cao nguyên Nam Trung bộ) đến đồng bằng (đồng bằng Nam bộ), khá bằng phẳng, độ dốc không cao, chỉ 8% đất có độ dốc lớn hơn 150 đến 82,09% đất có độ dốc nhỏ hơn 80. Độ cao trung bình không quá 100m so với mặt biển, giảm dần từ Đông Bắc sang Tây Nam. Nhìn chung, có thể phân địa hình Đồng Nai thành các dạng tiêu biểu: địa hình đồng bằng với độ cao trung bình 5-10m so mặt biển (đồng bằng thấp và đồng bằng cao), địa hình bậc thềm độ cao trung bình 10-45m, địa hình đối 45-200 mét, địa hình đồi núi thấp với độ cao trung bình trên 300 mét. Trong đó địa hình đồi núi được xem là đặc trưng của tỉnh. Sự phong phú và đa dạng về địa hình làm cho Đồng Nai có những điều kiện thuận lợi về tự nhiên để phát triển du lịch. Nó thể hiện qua việc phân phối một số lượng lớn núi đồi, thác, đảo, cù lao trên địa bàn tỉnh mà trong đó nhiều điểm có giá trị lớn về kinh tế du lịch. Ở góc độ này có thể nói, Đồng Nai được thiên nhiên ưu đãi. Khí hậu Khí hậu ở Đồng Nai thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam, ngoài ra còn chịu sự chi phối của tuyến không khí Thái Bình Dương từ tháng 4 đến tháng 10, rõ rệt hai mùa mưa nắng. Mùa khô kéo dài từ 5 đến 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau), mùa khô 6 hoặc 7 tháng (từ tháng 4 hoặc 5 đến tháng 11). Nhiệt độ trung bình tháng từ 24,1-28,70C. Tổng số ngày mưa trong năm từ 80-103 ngày (tiêu chuẩn vùng nhiệt đới 150 – 160 ngày) với tổng lượng mưa trong năm 1.984mm – 2.554mm. Phân bố lượng mưa ở Đồng Nai giảm dần từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa lớn nhất trên 2.500mm/năm. Độ ẩm trung bình 81-85%, trong mùa khô thấp hơn mùa mưa khoảng 10-12%, giữa vùng này với vùng kia có khác nhau nhưng chênh lệch không lớn. Khí hậu Đồng Nai với chế độ nắng, gió, mưa, nhiệt, ẩm ở tỷ lệ cao, ổn định và phân bố khá đồng đều giữa các vùng là điều kiện tốt cho sản xuất, nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và sinh hoạt, văn hóa du lịch. Tài nguyên nước - Tài nguyên đất - Tài nguyên rừng Tài nguyên nước : Đồng Nai có 16.666 ha sông suối chiếm tỷ lệ 2,8% diện tích tự nhiên, là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá phát triển. Hàng năm có một khối lượng nước khổng lồ 30,2 – 109 m3. Với khối lượng nước này, đủ tạo bầu không khí trong lành, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt và làm ra điện với công xuất lý thuyết hơn 500.000 KW. Nguồn nước ngầm của tỉnh Đồng Nai thuộc vào loại trung bình và có trữ lượng động bình quân toàn tỉnh là 840m3/ngày/km2. Phục vụ tưới đạt yêu cầu 98%. Nước nóng – nước khoáng ở mức độ nhả, có ở một số nơi như Suối Nho, Phú Hiệp, Rừng Lá. Hệ thống sông hồ, suối thác không những là nguồn cung cấp tài nguyên nước cho tỉnh mà còn là yếu tố quan trọng tạo ra tiềm năng về du lịch của tỉnh. Trước hết có thể kể đến sông Đồng Nai, sông La Ngà, đây là một trong những ưu thế du lịch có thể khai thác do các tài nguyên du lịch phân bố ven sông rất nhiều và trải dài qua các địa phương trong tỉnh. Ngoài ra, các hồ (hồ Trị An, hồ Đa Tôn, hồ Sông Mây, thác (thác Mai, thác Trời, thác Giang Điền, thác Ba Giọt…), suối (suối Mơ, suối Nước Trong, suối Reo…), khá nhiều tiềm năng du lịch về sông nước nếu khai thác tốt sẽ tạo ra những ưu điểm du lịch mang nét sông nước đặc trưng của Đồng Nai. Tài nguyên đất : Địa hình đa dạng dẫn đến cấu tạo đất ở Đồng Nai cũng đa dạng, với 10 loại đất chính, tập trung thành 3 nhóm chủ yếu : - Đất hình thành trên đá Bazan gồm đất đá bọt, đất đen, đất đỏ… có chất lượng độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích, phân bố chủ yếu ở huyện Tân Phú, Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc… phù hợp với nhiều loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày. - Đất hình thành trên phù sa cổ và phiến sét bao gồm đất xám, nâu xám, đất loang lổ… có chất lượng đất kém hẳn so với đất hình thành trên đá bazan thường chua, nghèo chất hữu cơ, thiếu lân và kali, chiếm diện tích 41,9%, phân bố ở các huyện Xuân Lộc, Long Thành, Thống Nhất, Nhơn Trạch, Biên Hòa, đông Vĩnh Cửu, phù hợp với các loại cây ngắn ngày, nhất là đậu và cây ăn trái. - Đất thủy thành bao gồm đất phù sa, đất gley, đất cát, đất tầng mỏng. Nhóm đất này hình thành trên các trầm tích sông, trầm tích biển, trầm tích sông biển hoặc trầm tích biển đầm lầy, tuổi còn trẻ, có phần bị phèn hoặc nhiễm mặn cần cải tạo mới sử dụng được. Chất lượng nhóm đất này khá tốt, phù hợp các loại cây lương thực, hoa màu và cây ăn trái, chiếm diện tích 9,9%, phân bố chủ yếu ở Tây Nam huyện Nhơn Trạch, Tây Vĩnh Cửu, Biên Hòa, Long Thành. Với đặc tính của nhóm này, Đồng Nai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn trái, cây lương thực ngắn ngày và dài ngày, có giá trị kinh tế cao. Nhìn chung, Đồng Nai là một tỉnh điển hình của Việt Nam về các điều kiện tự nhiên, đặc tính thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất đai. Nó có gần hết các loại đất hiện diện ở Việt Nam (trừ 2 nhóm đất trên núi cao), đồng thời rất đa dạng các loại hình sử dụng đất. Tài nguyên rừng : Đến năm 2004, Đồng Nai có 586.030 ha rừng tự nhiên, độ che phủ 26,2%. Diện tích đất lâm nghiệp là 197.953,1 ha. Trong đó, diện tích có rừng là 153.585,9 ha, rừng tự nhiên 110.293,5 ha ở các huyện Trảng Bom, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, rừng trồng là 43.292,4 ha, đất trống là 24.570,3 ha, đất khác trong lâm nghiệp là 19.796,8 ha, đất khác ngoài lâm nghiệp là 388.077,1 ha. Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động thực vật phong phú đa dạng, giàu nguồn gen, nhiều hệ sinh thái trong đó nổi bật là hệ sinh thái nguyên sinh (rừng trồng) và hệ sinh thái rừng ngập mặn (rừng Sác). Các loài động thực vật quí hiếm ở Đồng Nai chiếm tỷ lệ cao trong tài sản động thực vật quí hiếm của quốc gia. Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên có 636 loài thực vật và 592 loài động vật. Rừng Đồng Nai trước đây là rừng nguyên sinh được hình thành dưới ảnh hưởng tương tác và tổng hợp của những điều kiện tự nhiên trong vùng như đặc điểm về vị trí địa lý, sự đa dạng trong cấu tạo địa hình và tính chất thổ nhưỡng kết hợp với chế độ khí hậu ẩm nhiệt đới góp phần hình thành và phát triển hệ thực vật và động vật phong phú. Vườn quốc gia Cát Tiên có nhiều loại gỗ quý như cẩm lai, trắc, gõ đỏ, giáng hương, nhiều loại thú quý hiếm như bò tót, voi, công xanh, trĩ, sao, tê giác, cá sấu… không chỉ có giá trị kinh tế, tài nguyên rừng còn đem lại nguồn dược liệu quý hiếm, khoảng 240 cây lá thuốc và hàng trăm động vật là dược liệu tốt cho Đông y. Các khu rừng cảnh quan như rừng ven Hồ Trị An, rừng Thác Mai – Hồ nước nóng ở Lâm trường Tân Phú, rừng Sác ở Nhơn Trạch, Long Thành… có tiềm năng du lịch sinh thái. Các cảnh quan hệ sinh thái rừng Đồng Nai gắn liền với các di tích lịch sử của nhiều căn cứ địa cách mạng, giữ vị trí chiến lược quan trọng về mặt quốc phòng trong hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và Pháp. Tiêu biểu cho di tích này là Căn cứ khu ủy miền Đông (Vĩnh Cửu) và Chiến khu rừng Sác (Long Thành, Nhơn Trạch). Có thể thấy, tài nguyên rừng Đồng Nai là một món quà vô giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng. Sự đa dạng sinh vật và các hệ thực vật mang lại nhiều lợi ích cho đời sống nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những hậu quả của việc khai thác rừng quá mức để thu được lợi ích kinh tế sẽ không thể lường hết. nếu làm tổn hại đến rừng, làm suy giảm tính đa dạng thì không chỉ làm mất nguồn tài nguyên động thực vật mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của còn người. Đặc điểm tự nhiên thúc đẩy phát triển DLST tỉnh Đồng Nai Sự đa dạng phong phú về địa hình đã mang đến cho Đồng Nai tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch thiên nhiên. Đồng Nai đã có hầu như mọi loại địa hình đặc biệt lý tưởng cho việc phát triển du lịch xanh. Du lịch sinh thái Đồng Nai có thể phát triển như sau: Du lịch sinh thái: gồm vườn quốc gia Cát Tiên, khu bảo tồn gen rừng miền Đông Nam Bộ. Đây là các khu mang tính bảo tồn sự đa dạng sinh học, tài nguyên rừng, và cũng là nơi tập trung, hội tụ các tài nguyên sinh học ở mức độ cao. Đặc biệt tiềm năng Vườn Quốc Gia Cát Tiên còn mang tầm vóc của một khu dự trữ sinh quyển thế giới. Do đó, việc định hình và nhất quán việc phát triển loại hình du lịch sinh thái cho các khu này là phù hợp. Du lịch vui chơi giải trí: gồm Trung Tâm Văn Hóa Du Lịch Bửu Long, khu du lịch câu lạc bộ xanh, khu du lịch Thác Giang Điền … là những trung tâm vui chơi giải trí có thể phát triển thành những điểm du lịch giải trí riêng của tỉnh. Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng: gồm Thác Mai – hồ nước nóng, đảo Ó – đồng trường phù hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng. Du lịch hành hương: gồm Núi Chứa Chan – Chùa Gia Lào, Chùa Oâng, Chùa Đại Giác, Chùa Long Thiền … là những nơi phù hợp phát triển loại hình du lịch hành hương. Du lịch thể thao: gồm sân Golf Long Thành, sân golf sông Mây là những khu vui chơi giải trí cao cấp tiêu biểu, phục vụ nhu cầu thể thao của các chuyên gia của các khu công nghiệp, mang lại nguồn thu lớn cho tỉnh. Du lịch sông: gồm Cù Lao Hiệp Hòa, Cù Lao Ba Xê, Cù Lao Cỏ, Cù Lao Tân Vạn, khu du lịch vườn Long Hưng, Tam An, khu du lịch Ông Kèo, khu du lịch Long Tân Phú Hội … các khu, điểm du lịch này hứa hẹn khả năng hình thành các sản phẩm du lịch sông, vui chơi giải trí dưới nước hấp dẫn độc đáo. Du lịch làng nghề; gồm các làng nghề nổi tiếng của Đồng Nai như Gốm Hóa An (Biên Hòa), Gỗ Tân Hòa (Biên Hòa), Đan Lát An Bình (Biên Hòa), Làng Bưởi Tân Triều (Vĩnh Cửu), làng trồng Dâu tằm xã Nam Cát Tiên, Tân Phú… Đặc điểm xã hội Dân số Theo niên giám thống kê 2005 của cục thống kê Đồng Nai, dân số toàn tỉnh có 2.218.900 người, mật độ 376,42người/km2. Đồng Nai là một trong những tỉnh công nghiệp có tốc độ tăng trưởng đứng đầu cả nước, là cửa ngõ giao lưu giữa thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ nên nguồn lực của tỉnh Đồng Nai không chỉ bao gồm lao động tại chỗ mà còn là lực lượng từ các tỉnh, thành lân cận khác. Năm 2001, Đồng Nai có 962.979 người trong độ tuổi có khả năng lao động. Đến năm 2005, có khoảng 1,124.678 người, tăng 16,79 so với năm 2001. Sản xuất Công_ Nông_Lâm nghiệp Sản xuất công nghiệp Là ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Đồng Nai, góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng kinh tế hàng năm của tỉnh với 57% (năm 2005) cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh. Trong những năm 2001-2005, tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân trên địa bàn Đồng Nai là 18,75%/năm. Tổng sản lượng công nghiệp năm 2005 (theo giá cố định năm 1994) là 42.476.735 tỷ đồng. Sự phát triển công nghiệp đã có tác động tích cực đến phát triển nông nghiệp và đổi mới khu vực nông thôn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp. Nông lâm nghiệp Trong những năm qua, nông nghiệp Đồng Nai phát triển khá, giá trị sản lượng tăng bình quân hằng năm trong giai đoạn 2001-2005 là 5,37%. Sự phát triển nông nghiệp qua các năm đã làm hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày với diện tích đáng kể như cây cao su, cà phê, điều, một số vùng chuyên canh cây bắp, đậu nành, mía, cà phê… từng bước gắn với công nghiệp chế biến, phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Về lâm nghiệp, từ năm 1997, ngành lâm nghiệp đã chấp hành nghiêm túc chỉ thị của tỉnh và quyết định của UBND về việc đóng cửa rừng. Hàng năm có kế hoạch với địa phương phòng chống cháy rừng và ngăn chặn khai thác rừng bừa bãi. Tích cực đẩy mạnh trồng rừng gắn với việc phát triển nông nghiệp nông thôn theo các chương trình quốc gia. Mạng lưới giao thông nông thôn đã được nâng cấp, phát triển với 100% xã, phường có đường ôtô đến trung tâm. Điện lưới quốc gia đã đến 100% xã phường với trên 88% số hộ dân đã sử dụng điện lưới quốc gia. Hiện nay, số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 100% số xã phường có trường tiểu học và y tế. Thương mại _ Dịch vụ du lịch Trong những năm qua ngành thương mại đã có bước chuyển biến sâu sắc cả về cơ chế lẫn quản lý, phương thức hoạt động trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Thương mại nội địa đã góp phần thực hiện tốt chức năng lưu thông hàng hóa, vật tư phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư và các ngành sản xuất. Mạng lưới kinh doanh thương mại dịch vụ bao gồm cả khu vực doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã và tư nhân, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ năm 2005 đạt 17.200.000 tỷ đồng, bình quân tăng 23,06% năm (thời kỳ 2001-2005). Hoạt động xuất khẩu trong tỉnh phát triển mạnh. Thời kỳ 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng bình quân 17,16% năm. Kim ngạch xuất khẩu từ 1,58 tỷ USD năm 2001 tăng lên 3,17 tỷ USD vào năm 2005, trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ lệ trên 90% kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch nhập khẩu năm 2005 là 4,25 tỷ USD, chủ yếu do nhập khẩu nguyên vật liệu và thiết bị phục vụ sản xuất. Ngành du lịch có sự phát triển nhất định. Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước được nâng cấp và xây mới. Một số khu, điểm du lịch đang hoạt động ổn định. Tỉnh cũng đã mời gọi được một số nhà đầu tư kinh doanh du lịch. Hiện tại, nhiều khu du lịch có vốn đầu tư lớn đang trong quá trình xây dựng. Đến năm 2006, khi các đơn vị này đi vào hoạt động sẽ góp phần làm phong phú sản phẩm du lịch của tỉnh. Các dịch vụ khác như vận tải, bưu chính viễn thông … cũng đã có nhiều bước tiến vượt bậc, ngày càng nâng cao chất lượng để tăng khả năng cạnh tranh góp phần phục vụ nhu cầu của người dân. Giáo dục_Y tế_ Văn hoá Giáo dục Các trường chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn được cũng cố, mở rộng. Thành Lập Trường Đại Học Dân Lập Lạc Hồng, sát nhập trường trung học sư phạm vào trường cao đẳng sư phạm, liên kết với các trường Đại Học, cao đẳng ở các địa phương khác để mở thêm nhiều khóa học tại chức, chuyên tu…tạo điều kiện cho các đối tượng theo học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm các trường chuyên nghiệp dạy nghề trên địa bàn đã tạo khoảng 10.000 người, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành kinh tế – xã hội. Y tế Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Mạng lưới y tế cơ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ nhân viên y tế không ngừng phát triển, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Về mạng lưới y tế cơ sở đã phát triển 2 trung tâm y tế huyện và 1 phòng khám đa khoa khu vực. 100% xã, phường trong tỉnh có trạm y tế và có 100% số trạm y tế có bác sĩ công tác, trong đó có 49,7% trạm y tế có bác sĩ công tác lâu dài trong định biên. Đến năm 2005 đã có 20% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế. Văn hoá Nhiều công trình văn hóa đã được đầu tư, tôn tạo và xây dựng mới như lăng mộ Trịnh Hoài Đức, đài kỷ niệm Biên Hòa, đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh, đền thờ Nguyễn Tri Phương, di tích trung ương cục Miền Nam, tượng đài chiến thắng sân bay Biên Hòa, tượng đài đặc công rừng Sác, đền thờ liệt sĩ Nhơn Trạch, tượng đài đặc công Long Bình. Tượng đài chiến thắng La Ngà… đã góp phần làm phong phú môi trường văn hóa lịch sử của mình. Thực hiện nghị quyết trung ương 5 về xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, đời sống văn hóa ở cơ sở đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở vật chất cho vùng núi, đồng bào dân tộc ít người đã được đầu tư nhiều hơn. Công tác sưu tầm, bảo tồn di tích văn hóa, lịch sử được thực hiện tích cực, nhưng cũng còn gặp nhiều khó khăn, bất cập như nhân lực, kinh phí và qui hoạch khảo cổ, đầu tư ngân sách cho ngành văn hóa thông tin còn thấp so với nhu cầu phát triển của ngành, đến nay toàn tỉnh có 29 di tích lịch sử và văn hóa được xếp hạng trong đó có 24 di tích cấp quốc gia và 5 di tích cấp tỉnh. Tài nguyên nhân văn Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo, bao gồm các tài nguyên văn hóa vật thể (các công trình văn hóa di tích lịch sử) và các tài nguyên văn hóa phi vật thể (lễ hội, phong tục tập quán, điệu múa, câu hát …) Dân cư, dân tộc Do lịch sử hình thành các cộng đồng cư dân và điều kiện kinh tế xã hội địa phương, xã hội Đồng Nai được tổ chức theo truyền thống người Kinh nhưng không rập khuôn, không xa cội, quên nguồn mà đậm nét phong cách rộng mở, dễ tiếp thu nhân tố mới, nhạy bén với khoa học kỹ thuật, năng động trong cách nghĩ cách làm, không gò bó trong những khuôn khổ chật hẹp. Sự giao lưu văn hóa của nhiều dân tộc trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo cho vùng đất này một nền văn hóa mang những nét đặc trưng riêng của mình đồng thời vẫn thể hiện được những dấu ấn văn hóa của các dân tộc khác. Sự đa dạng, phong phú này là cơ sở cho việc hình thành và phát triển một nền văn hóa Đồng Nai hiện đại. Các di tích lịch sử, văn hoá Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 18 di tích lịch sử cách mạng và 5 di tích thắng cảnh, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ. Các di tích lịch sử tập trung phần lớn tại thành phố Biên Hòa, các di tích lịch sử, cách mạng bao gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng như chùa, đình, đền (chùa Cô Hồn, đình Tân Lân, đền Nguyễn Hữu Cảnh…) và các công trình từng là “chứng nhân” lịch sử về một thời quá khứ hào hùng của miền đất Đồng Nai anh dũng (nhà Xanh, nhà lao Tân Hiệp, tân cứ khu ủy miền Đông, địa đạo Nhơn Trạch, khu căn cứ rừng Sác…) nhóm di tích lịch sử, cách mạng là cơ sở để phát triển những tour chuyên đề về nguồn, giáo dục truyền thống cách mạng, học tập và nghiên cứu lịch sử. Các di tích được xếp vào nhóm thắng cảnh, kiến trúc, nghệ thuật khảo cổ chứa đựng những giá trị to lớn về nhiều mặt. Nổi bật trong nhóm này là mộ cổ Hàng Gòn (di tích khảo cổ), trung tâm văn hóa du lịch Bửu Long (di tích danh thắng), khu đá Ba Chồng (di tích thắng cảnh), đình Tân Lân (di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật)… theo quy hoạch du lịch tổng thể vùng Nam Trung Bộ đến 2010, mộ cổ Hàng Gòn được xác định là điểm du lịch văn hóa cấp quốc gia. Trung tâm văn hóa Bửu Long và khu đá Ba Chồng, với những giá trị cao về văn hóa và tự nhiên có thể định hướng phát triển thành những trọng điểm du lịch của tỉnh. Ngoài các yếu tố cần đánh giá thêm điều kiện và khả năng phát triển thực tế của các di tích vì không phải mọi di tích được xếp hạng đều thích hợp với việc tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn chỉnh. Nó còn phụ thuộc vào mức độ được nhà nước quan tâm đầu tư, tính thu hút, hấp dẫn, tính đặc thù, khả năng bảo tồn, phát triển trong tương lai… của di tích. Nhìn chung, các di tích văn hóa lịch sử trên địa bàn Đồng Nai tập trung với mật độ tương đối cao ở thành phố Biên Hòa. Do vậy khi xây dựng các chương trình du lịch của Đồng Nai, cần dựa trên quan điểm phát triển hài hòa giữa các địa phương. Lễ hội + Lễ hội mang tính quốc gia : Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, giỗ tổ Hùng Vương, giỗ tổ Đức Thánh Trần Hưng Đạo … + Lễ hội làng xã truyền thống : cúng đình, cúng vía trời đất, cúng bà, tá tài phán… + Lễ hội của các dân tộc ít người : cúng lúa mới, cầu được mùa, đâm trâu, cầu an… + Lễ hội tôn giáo : Giáng Sinh, Phục Sinh, Phật Đản, Vu Lan, Thượng Nguyên, Ramada… + Lễ hội kỷ niệm những ngày lễ quốc._. điều tra cho dân địa phương cho thấy: - Họ ít quan tâm đến vấn đề du lịch của địa phương nhất là về DLST. Tuy nhiên việc địa phương mở rộng lãnh vực DLST sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và kinh tế của người dân. Và người dân mong muốn cơ quan chính quyền mở rộng quy mô hoạt động của cụm du lịch dưới sự đầu tư của nhà nước, để từ đó, tạo điều kiện mở rộng hiểu biết hơn về DLST và tạo điều kiện việc làm cho người lao động, đồng thời tạo cơ hội kinh doanh cho dân địa phương. +Với câu hỏi số 10 ” Anh chị có vào cụm du lịch Ông Kèo lần nào chưa ?”, có tới 43% người dân địa phương trong đợt khảo sát trả lời “ Chưa lần nào ”, điều này chứng tỏ người dân chưa quan tâm đến cụm du lịch cho dù nơi này hoạt động khá lâu, và thu hút nhiều khách du lịch từ nhiều nơi đến. +Hay với câu hỏi số 3 “Anh chị có ý định kinh doanh sản phẩm du lịch hay không?” thì 50% trả lời “Không đủ điều kiện” và 40% trả lời “ Sẽ kinh doanh”, như vậy người dân địa phương ở đây rất mong muốn sự xuất hiện của một khu du lịch trên quê hương mình, từ đó có thể tạo thêm thu nhập trong gia đình, nhưng cũng có một phần là không có điều kiện dù có dự định do đó khi xây dựng mô hình hoạt động mới tại đây cần quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kinh doanh sản phẩm địa phương. Một mặt tăng thu nhập gia đình, một mặt duy trì nét văn hoá riêng của địa phương. - Nếu địa phương có KDLST thì họ sẽ sẵn sàng tham gia du lịch, chưa có ý định sẽ đi DLST tại địa phương khác. - Ý thức về bảo vệ môi trường của dân cư nơi này chưa cao lắm do còn thải rác xuống sông và lân cận nơi sinh hoạt. - Chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. - Dân ở đây chủ yếu làm nông và buôn bán nên vẫn chưa nghĩ nhiều tới việc đi du lịch. Du lịch vẫn còn xa lạ trong cuộc sống của người dân địa phương. Ä Qua đánh giá và thống kê về số phiếu điều tra khách du lịch cho thấy: - Du khách đang có mặt tại cụm du lịch đến đây vì yêu thích cảnh quan thiên nhiên và môi trường KDL này. - Họ hài lòng về cảnh quan có sẵn và yêu cầu được có thêm nhiều cảnh quan khác tương tự và phát triển du lịch quy mô hơn. - Giá cả trong KDL này vừa phải và thích hợp không đắt đỏ. Những người đến đây yêu thích du lịch dưới nhiều hình thức, mong muốn du lịch tới những nơi đẹp. - Điều họ không hài lòng là về chất lượng dịch vụ còn yếu, cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu. + Câu 1 hỏi về các loại hình du lịch mà du khách yêu thích thì có tới 63 % khẳng định thích loại hìnhh du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, trong khi đó chỉ có 2% yêu thích du lịch thể thao. Như vậy nhu cầu được lui tới các khu DLST của du khách là rất lớn. Đề xuất chương trình hoạt động Việc mở rộng quy hoạch cụm du lịch ông Kèo là một điều cần thiết mang đến những tác động tích cực cho nền kinh tế và văn hoá xã hội của địa phương. Đồng thời phát triển được lượng du khách từ nhiều nơi đến và chính người dân trong vùng cũng có thể đến KDL này để nghỉ mát cuối tuần, thưởng thức cảnh đẹp của chính quê hương mình. Từ những nhu cầu bức thiết này, việc quy hoạch Cụm du lịch Ông Kèo trở thành một Cụm du lịch sinh thái trên cơ sở liên kết các khu du lịch riêng lẻ sẵn có thành Cụm du lịch sinh thái với tầm vóc lớn hơn tốt đẹp hơn là điều hoàn toàn cấp thiết. Qua khảo sát thực tế cụm du lịch cùng với việc lập phiếu điều tra cho du khách, ngoài ra còn dựa theo một số chương trình tham khảo từ các khu du lịch trong tỉnh, và một số chương trình khác, xin đề xuất chương trình DLST chung cho cụm du lịch Ông Kèo là: Bảo tồn thiên nhiên kết hợp nghỉ dưỡng và nâng cao nhận thức cộng đồng về môi trường. Yếu tố chính phục vụ du khách là khi du khách đến đây vừa được tận hưởng các tiện nghi từ cuộc sống, vừa hòa mình vào môi trường thiên nhiên sinh thái có sẵn mà không bị ảnh hưởng gì từ việc kết cấu xây dựng làm mất đi tính tự nhiên thiên nhiên. Bên cạnh đó còn có thêm tầm hiểu biết về môi trường, về lòng yêu thiên nhiên và khả năng bảo vệ môi trường của mỗi thành viên trong đoàn hay từng thành viên riêng lẻ. Hình 12: Chương trình hoạt động cho KDLST CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH 3 Thu hút khách du lịch CHƯƠNG TRÌNH 2 Bảo tồn tài nguyên môi trường và nhân văn CHƯƠNG TRÌNH 4 Giáo dục môi trường CHƯƠNG TRÌNH 1 Thu hút nguồn tài chính Chương trình 1 : Thu hút nguồn tài chính Chương trình 1 được thực hiện bởi các khu sau: Khu quản lý Khu thực hiện tuyên truyền quảng bá Thu hút nguồn tài chính từ cơ quan chính quyền, các tổ chức bảo vệ môi trường trong nước, đầu tư của các doanh nghiệp . Để thực hiện được điều này, cần cho cho các nhà đầu tư cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn sẵn có của địa phương. Thực hiện: tổ chức buổi gặp gỡ, mời các chuyên gia, nhà đầu tư bàn luận và đầu tư vào xây dựng KDLST Ông Kèo. Với nguồn tài chính KDL có được. KDL không ngừng xây dựng những chương trình hoạt động mới, tạo hiệu quả về mặt kinh tế, cảnh quan môi trường. KDL tạo được sự thu hút, không gây nhàm chán đối với du khách. Chương trình 2 : Bảo tồn tài nguyên môi trường và nhân văn Chương trình 2 được thực hiện bởi các khu sau: Nhà bảo tàng Khu bảo tồn cây trồng lâu năm Khu vườn cây ăn trái Thảm cỏ Xây dựng cơ sở hạ tầng (phủ xanh toàn bộ khu du lịch, hạn chế xây dựng các công trình nhân tạo, đường mòn…) Xây dựng các công trình bên trong KDL theo lối kiến trúc xưa, mang nét đặc trưng của địa phương. Sưu tầm các hiện vật lịch sử trong tỉnh Đồng Nai, xây đựng nhà bảo tàng bên trong KDL. Kêu gọi các chuyên gia môi trường nhằm thực hiện công tác bảo vệ môi trường, loại trừ các yếu tố dẫn đến suy thoái và tác động cảnh quan thiên nhiên, trực tiếp kiểm soát quá trình phục hồi, xây dựng và nâng cấp hệ sinh thái thảm thực vật. Bao lại vùng quy hoạch, cung cấp cây con, cây giống, chăm bón các cây trồng lâu năm. Kiểm tra theo định kỳ nước sông tại khu vực này để có biện pháp ngăn chặn nếu hiện tượng ô nhiễm xảy ra (thay đổi dòng chảy, mở cống ông Kèo, vớt rác, rong…). Chương trình 3 : Thu hút khách du lịch Chương trình 3 được thực hiện bởi các khu sau: Khu vui chơi giải trí Khu tắm sông, trò chơi nước Khu cắm trại Khu nghỉ dưỡng Khu sân khấu Khu ẩm thực, nhà hàng Xây dựng các khu vui chơi dành cho trẻ em, khu nghỉ dưỡng – sinh hoạt dành cho khách du lịch đi theo nhóm, tập thể. Xây dựng nhà hàng phục vụ du khách các món ăn của địa phương, đồng thời kết hợp các món ăn khắp nơi trong và ngoài nước nhằm không gây nhàm chán. Tổ chức các chương trình ca nhạc, trò chơi dân gian, trò chơi vui nhộn dựa trên lợi thế về sông nước. Tạo nét đặc sắc cho hệ sinh thái tự nhiên nơi đây, thu hút sức tham quan của du khách. Nâng cao trình độ phục vụ của nhân viên. Bên cạnh đó, nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với du khách, truyền đạt tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên để du khách có thiện cảm với môi trường từ đó có ý thức bảo vệ môi trường. Sử dụng nhãn sinh thái cho KDL vừa nhằm mục đích quảng bá KDL vừa mục đích xây dựng ý thức môi trường cho du khách từ những hình ảnh gần gũi nhất ( nhãn sinh thái sẽ in trên vé vào cổng, vé tham gia trò chơi, trên chén đũa sử dụng trong nhà hàng……). Chương trình 4 : Giáo dục môi trường Chương trình 4 được thực hiện bởi các khu sau: Khu quản lý. Khu thực hiện tuyên truyền quảng bá. Đội ngũ nhân viên đã qua lớp đào tạo môi trường. Thực hiện các chiến dịch quét dọn lòng lề đường, khai thông cống rãnh. Các hoạt động này do KDL tổ chưcù cho nhân viên trong KDL thực hiện và kêu gọi sự tham gia của quần chúng nhân dân. Tổ chức các buổi hướng dẫn người dân địa phương vệ sinh nhà cửa, đổ rác đúng nơi quy định, tránh chặt phá cây xanh. Trong buổi giao lưu sẽ tổ chức các trò chơi mang tính giáo dục ý thức động đồng, phát những tờ bướm nội dung về tầm quan trọng của môi trường tự nhiên để người tham gia nắm bắt được nội dung của chương trình. Đồng thời các tờ bướm này sẽ được chuyển tay đến những người không có điều kiện tham gia buổi họp. Hỗ trợ vốn cho các hộ gia đình lân cận KDL có ý định kinh doanh các mặt hàng địa phương, phục vụ khách du lịch. Đài phát thanh của huyện sẽ được sử dụng để tuyên truyền, kêu gọi người dân có trách nhiệm với môi trường. Hoạt động này sẽ do một chuyên viên môi trường trong KDL thực hiện vào cuối giờ chiều mỗi ngày. Bố trí hệ thống băng rôn trên các hệ thống đường chính của hyện. Các băng rôn này có nền xanh và thể hiện nội dung bằng hình ảnh, người điều khiển xe khi đi qua cũng nắm được nội dung tuyên truyền ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. Phát tặng các hộ gia đình thùng rác sử dụng trong nhà, nhằm kêu gọi mọi người không vứt rác bừa bãi. Các thùng rác được phát cho người dân có in nhãn sinh thái. Quy hoạch các phân khu chức năng Để có thể quy hoạch được CDL thành khu DLST trước hết chủ tư nhân đang hoạt động kinh doanh du lịch riêng lẻ phải nhượng quyền sử dụng đất và quyền quản lý khu vực cho Sở Thương Mại Du lịch tỉnh, trên cơ sở đó tỉnh sẽ có các hướng đầu tư cho nơi này bằng chính ngân sách của tỉnh hay kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân để nhằm bảo tồn và duy trì một khu vực mang đầy nét sinh thái thiên nhiên trong vùng do tỉnh quản lý. Do đó về mặt các cơ quan chuyên ngành cần hổ trợ, khuyến khích những hộ bỏ vốn đầu tư phát triển loại hình kinh doanh trên thông qua các cơ chế chính sách của nhà nước mang tính ưu đãi để khuyến khích. Mặt khác cần tranh thủ sự hướng dẫn của các cơ quan chuyên ngành của tỉnh, để từng bước đưa hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn đi vào nề nếp, đảm bảo các điểm hoạt động kinh doanh trên tuân thủ đúng những qui định và pháp luật hiện hành, kinh doanh đúng ngành nghề mà họ đăng ký nhằm tránh gây thất thu cho ngân sách và có thể phát sinh những vấn đề phức tạp khác gây khó khăn trong việc quản lý của nhà nước. Phát triển du lịch góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực từ nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ, gắn liền nâng cao đời sống văn hóa và vật chất cho nhân dân trong huyện, giữ gìn bản sắc văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái bền vững. Các khu du lịch tại cụm du lịch Ông Kèo có diện tích hiện tại là: Tam Giác Vàng : 1,9 ha Sư Tử Vàng : 1,3 ha Hương Đồng : 2 ha Đảo Hoa Gió:1,2 ha Bằng Lăng Tím : 2,5 ha Bò Cạp Vàng : 6ha Với quy hoạch mở rộng, Cụm Du Lịch sẽ mở rộng ra thành 15 ha, liên kết các chủ tư nhân dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước. Dựa theo các đặt điểm sẵn có, có thể phân khu Cụm Du Lịch như sau : Khu vui chơi giải trí Khu tắm sông, trò chơi nước Khu cắm trại Sân khấu Khu nghỉ dưỡng Khu ẩm thực, nhà hàng Khu vườn cây ăn trái Khu nhà điều hành quản lý, Xử lý chất thải, rác thải … Tiêu chí hàng đầu trong khu du lịch này là đưa du khách hoà mình vào thiên nhiên và chất lượng phục vụ. Ngoài những gì sau quy hoạch khu du lịch có được, phải tuyệt đối tránh đưa du khách va chạm đến những nhầm lẫn hoăc khó chịu trong quá trình du lịch. Một trong những giải pháp cho vấn đề này chính là sự xuất hiện của các bảng biểu hướng dẫn rõ ràng trong toàn khu, một bản đồ thật lớn về toàn cảnh Khu du lịch gần ngay cổng chào, và theo đó từng phân khu sẽ có rất nhiều bản biểu và hướng dẫn rõ ràng cũng như lối đi hay vị trí nơi cần tìm, các trụ điện thoại công cộng liên lạc nội bộ khu vực và hệ thống nhà vệ sinh chung trong từng phân khu, hệ thống thùng rác …. Tất cả đều cần phải được thiết kế và lắp đặt sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho du khách. Hình 13: KDLST sau khi thực hiện chương trình hoạt động Khu đón khách _vui chơi giải trí Khu vui chơi giải trí cho trẻ em, người lớn Khu trò chơi dành cho trẻ em Khu trò chơi dân gian Khu tắm sông, trò chơi nước Khu ven sông Nhà chòi nghỉ dưỡng Câu cá Các sinh hoạt tập thể , ăn uống, ca hát Khu cắm trại Dựng lều Đốt lửa trại Sinh hoạt ngoài trời Sân khấu Tổ chức các lễ hội Chương trình âm nhạc vào ngày nghỉ lễ Khu nghỉ dưỡng Nhà hàng, khách sạn Khu y tế Khu ẩm thực, nhà hàng Món ăn dân gian Món ăn Châu Âu Khu bảo tồn thực vật _ vườn cây ăn trái Giữ nguyên hệ thực vật cũ Thêm vào những giống mới Khu nhà điều hành quản lý, Xử lý chất thải, rác thải … Nhà máy xử lý nước thải Bãi chứa rác và bãi xe vận chuyển rác. Hệ thống phòng quản lý điều hành kỹ thuật của toàn bộ khu du lịch. Nhà kho chứa hàng hóa. Bãi giữ xe cho du khách. Phương thức hoạt động cho từng phân khu Khu ven sông Hoạt động chính tại phân khu này là giúp du khách tận hưởng những vẻ đẹp thiên nhiên. Đi dạo quanh sông. Trò chơi trượt nước. Chèo thuyền. Câu cá giải trí. Nghỉ mát tại nhà chòi ven sông, ăn uống, sinh hoạt tập thể. Bảo tồn thực vật Tham quan toàn bộ cụm du lịch bằng xe điện, theo từng khu vực trồng từng loại cây khác nhau. Dạo chơi trong vườn hoa . Tìm hiểu về hoạt động sống và sinh trưởng của thực vật trong khu. Tìm hiểu về các giống cây có ích cho con người. Tổ chức các hoạt động trò chơi, các cuộc thi tranh giải hiểu biết về thực vật cho các đoàn du khách học sinh sinh viên. Hoạt động hội trại giữa thung lũng cho các đoàn du khách là thanh niên. Phục vụ du khách Nhà hàng phục vụ các món ăn đủ yêu cầu của khách và đặc biệt là những món ăn địa phương. Khách sạn nhiều hạng có sức chứa 600 khách, đầy đủ tiện nghi. Nhà sàn quanh bờ hồ phục vụ cho những ai yêu thích cảnh hồ buổi sớm tinh mơ. Nhà sảnh đón khách là nơi tiếp nhận khách và đặt chỗ cho khách trong KDL. Khu vui chơi cho trẻ em như đu quay, tàu lượn, cầu tuột, xúch đu, trò chơi điện tử… Khu vui chơi cho người lớn như quán bar, vũ trường, cà phê, sân tennis, hồ bơi. Vườn cây ăn trái Du khách sẽ tham gia hoạt động hái trái cây tự túc hoặc thưởng thức trái cây do những người phụ trách đảm nhận. Trái cây ở đây gồm nhiều loại phù hợp với khí hậu nhiệt đới và chủ yếu là cây trái địa phương. Câu cá và nấu nướng tại chỗ cũng được tổ chức ở đây. Khu xử lý ô nhiễm môi trường Hoạt động chính là thu gom rác thải từ khắp nơi trong KDL. Thu gom nước thải theo hệ thống ống cống ngầm dưới đất. Bãi chứa rác hoạt động về đêm, có những xe chở rác chuyên dụng. Nhà kho chứa hàng hóa phục vụ hoạt động trong KDL. Bãi giữ xe chiếm diện tích khá lớn giữ xe cho du khách. Bộ phận nhà quản lý kỹ thuật về điện nước, các yêu cầu kỹ thuật khác và về môi trường trong KDL. Đây cũng là nơi điều phối nhân viên vệ sinh trong toàn KDL. Hoạt động quản lý, xử lý ô nhiễm môi trường tại cụm du lịch Cụm du lịch hoạt động trên nguyên tắc giữ gìn và bảo vệ môi trường là chính. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng được xây dựng tại những khu vực không có Nhà hàng, khách sạn để tránh gây bối rối cho du khách và chính nhân viên của KDL vì diện tích toàn khu khá rộng. Hoạt động giáo dục môi trường, không thải rác bừa bãi, không dẫm đạp lên hoa cỏ, không bẻ cành cây… luôn được đề cập trong các bảng biểu và băng rôn treo những nơi gây chú ý cho du khách. KDL luôn có những bảng hướng dẫn chỉ đường và giúp đỡ cũng như các buồn điện thoại công cộng cần thiết cho du khách liên hệ với Ban quản lý trong các trường hợp cần thiết. Duy trì chế độ chăm sóc cho cơ sở hạ tầng xây dựng và bảo tồn hệ thực vật theo tiêu chuẩn của quốc gia, có sự tham gia của các chuyên gia về các lĩnh vực chuyên biệt. Về rác thải Công nhân vệ sinh liên tục thu gom rác trong và ngoài thùng rác mang về bãi chứa rác. Rác thải sẽ không xử lý trong KDL mà được vận chuyển ra bãi rác theo tuyến đường riêng và vào giờ riêng. Đặt ra những bảng biểu quy định Du khách không được mang thực phẩm thức ăn từ khu vực nhà hàng vào các khu vực khác trong KDL để hạn chế tối đa việc thải bỏ rác bừa bãi. Để thực hiện nguyên tắc trên, hoạt động du lịch cần phải áp dụng tiêu chí 3R (Reuse, Reduce, Recycle) của phát triển bền vững: - Quản lý tốt để đảm bảo việc sử dụng tiết kiệm nhất tài nguyên, có giải pháp nhằm giám sát và ngăn chặn việc tiêu thụ quá mức tài nguyên của khách hàng. - Khuyến khích sử dụng công nghệ mới nhằm giảm mức tiêu thụ tài nguyên và hạn chế chất thải. - Ở những nơi không thể giảm bớt lượng rác thải thì khuyến khích việc tái sử dụng rác thải nhằm phục vụ lợi ích của ngành du lịch và cộng đồng địa phương. Điều này sẽ làm giảm sức ép đối với việc sử dụng tài nguyên cũng như tác động đến môi trường. - Có trách nhiệm phục hồi đối với những tổn thất về tài nguyên và môi trường. - Phát triển trên cơ sở quy hoạch và tuân thủ các quy định nhằm hạn chế chất thải ra môi trường. Nhưng bên cạnh đó cũng cần áp dụng thêm một số biện pháp sau: - Kiểm kê chất thải trong khu du lịch, xem xét chi phí thu gom, lượng thải hàng năm, tuỳ theo kiểu loại các chất thải độc hại cần phải xử lý riêng. - Tìm cách giảm phát xả riêng cho từng loại: giảm lượng sử dụng, tăng cường tái sử dụng, tái chế, xử lý rác hợp vệ sinh. - Bố trí các sọt rác một cách thẩm mỹ dọc theo tuyến đường đi của du khách. - Không đặt sọt rác nằm phía trong những bãi cỏ công viên khu trung tâm để tránh không cho du khách bước vào dẫm lên thảm cỏ. - Hạn chế tối đa thức ăn và vật dụng của du khách mang vào từ bên ngoài bằng cách ban quản lý nên điều chỉnh giá cả bên trong khu du lịch hợp lý. - Bố trí đội ngũ thu gom rác ngay cả nhà dân, giáo dục người dân nơi đây ý thức không được đổ rác xuống biển, rạch… - Xây dựng một chương trình hành động “ít xả thải”, “cái gì mang vào sẽ được mang ra”. Hình 14: Sơ đồ thu gom và xử lý rác Xe chuyên chở Rác Bãi xử lý Phân loại Tái sử dụng Sử dụng vào mục đích khác Bãi rác Thành phố Không tái sử dụng được Đốt Rác thải được nhận từ các thùng chứa rác dọc khu du lịch, bằng xe kéo vận chuyển rác đến bãi xử lý của khu du lịch này, khu này có trách nhiệm phân loại, loại rác không tái sử dụng được thì xử lý bằng phương pháp đốt, chôn lấp và phần rác nào khó xử lý thì chuyển về thành phố xử lý còn loại rác nào có thể tái sử dụng được thì khu du lịch sẽ sử dụng nó vào nhiều mục đích khác. Về nước thải Phân khu nhà hàng khách sạn phải có đường ống dẫn nước thải đến nhà máy xử lý nước thải, trong này sẽ thiết kế dây chuyền xử lý nước thải sinh hoạt theo đúng tiêu chuẩn. Nước thải sau xử lý dùng các công nghệ tiên tiến của nước ngoài để làm sạch và cấp sử dụng cho việc tưới cây trong KDL. Hệ thống nước tưới với vòi phun tự động sẽ được lắp đặt bên dưới đất để tiện việc tưới cho thực vật khắp nơi trong KDL, hạn chế sức người trong việc tưới cây. Điều này tiết kiệm một khoảng chi phí đáng kể mà cây cối được tưới đều đặn, người công nhân chỉ cần bón phân khi cần thiết đối với những giống cây cần phân bón. Về tiếng ồn Trong KDLST này sau khi xe của du khách đậu vào bãi xe thì không còn tiếng động cơ ngoại trừ hệ thống máy phát điện và máy bơm xử lý nước thải. Trong KDL không sử dụng xe máy, mọi di chuyển bằng đi bộ, xe đạp và xe điện cho du khách, đối với nhân viên trong KDL thì sử dụng xe đạp để di chuyển. Do khu du lịch nằm cách xa đường giao thông nên đảm bảo yên tĩnh, các xe vận chuyển hàng hoá mang vào KDL sẽ đi theo con đường riêng dành cho các xe chuyên dụng để vận chuyển rác thải. Các xe vận chuyển hàng hoá sẽ hoạt động trong ngày. Còn các xe chở rác hoạt động về đêm. Về năng lượng Với các khu nhà sàn quanh sông không sử dụng hệ thống máy lạnh hay quạt máy vì nhiệt độ ở đây thấp, rất mát mẻ và dễ chịu. Một số phòng hạng sang trong Khu Nhà hàng Khách sạn thì sử dụng máy lạnh để đáp ứng những du khách khó tính. Tuy nhiên trong Nhà hàng và Khách sạn sẽ bố trí thiết kế hệ thống thông gió tốt nhất để hạn chế việc sử dụng máy lạnh. Điều này sẽ làm giảm thiểu môi trường bị ô nhiễm, bảo đảm cho du khách luôn luôn được hít thở không khí trong lành. Hạn chế được việc sử dụng năng lượng không cần thiết. Tuy nhiên hệ thống máy phát điện vẫn phải bảo đảm phục vụ. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PTBV CỦA KDL SAU KHI ÁP DỤNG CHƯƠNG TRÌNH HOẠT ĐỘNG DLST Để phát triển KDLST một cách bền vững mà vẫn giữ được cảnh quan môi trường, quá trình hoạt động của khu du lịch luôn tuân thủ bốn yếu tố sau một cách cụ thể theo từng trường hợp. Về sinh thái môi trường đặc thù KDLST Ông Kèo đại diện cho một loại hình du lịch sinh thài đặc thù với sông nước là đặc trưng nhất của nơi đây. Nghỉ dưỡng kết hợp với tìm hiểu văn hoá lịch sử đặc trưng của vùng đất Đồng Nai là vùng đất cổ với nhiều di tích lịch sử, có truyền thống văn hóa dân gian phong phú, có nhiều tài nguyên du lịch xã hội nhân văn và sinh thái tự nhiên đa dạng, ngoài ra vẫn có thể tận hưởng những tiện nghi tốt nhất từ cuộc sống hiện đại. Về thẩm mỹ sinh thái Thiên nhiên vô cùng tươi đẹp và quý giá và đặc điểm hay nhất của thiên nhiên là có khả năng tự phục hồi trong mức tác động cho phép của con người. Con người tác động ở đây không chỉ có du khách mà tất cả những ai hoạt động trong đây đều làm ảnh hưởng tới thiên nhiên. Ngoài ra những công trình xây dựng trong quá trình hoàn thành KDL như cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật… cũng gây ra nhiều tác động vô cùng có hại cho môi trường nơi đây. Diện tích sử dụng toàn bộ là 15ha, KDLST thật sự là một nơi có sức chứa lớn nhưng phải có chế độ điều chỉnh du khách, chế độ điều tiết khi du khách đăng ký đến du lịch nghĩ dưỡng và tham quan tại đây. Nếu không có biện pháp quản lý số du khách trong một ngày thì việc du khách quá tải sẽ gây hại nhiều đến môi trường, đến tất cả các hệ sinh thái trong từng phân khu và toàn bộ KDLST. Một biện pháp khác kích thích du khách không quá ồ ạt trong những dịp nhất định như lễ tết, đó là mở ra các chương trình khuyến mãi về chi phí trong DL cho các ngày trong tuần để hạn chế khách đăng ký quá nhiều trong ngày cuối tuần. Một môi trường trong lành khi và chỉ khi mọi người trong khu vực có đủ không khí tươi mát để hít thở. Liên tục xây dựng các chương trình giáo dục môi trường cho nhân viên , quản lý trong KDL bên cạnh những chương trình dành riêng cho du khách .Đào tạo những đội ngũ hướng dẫn viên du lịch hoà đồng vui vẻ với du khách đồng thời có kiến thức am hiểu về môi trừơng để hướng dẫn du khách đến việc nói “Có”với bảo vệ môi trường, nói “Không” với những hành động gây hại môi trường như phóng uế bừa bãi, xả rác không đúng nơi quy định. Các hướng dẫn viên là những người rất quan trọng vì họ là người theo sát du khách, hướng dẫn nhiệt tình về mọi thứ trong KDL, chính họ có thể tổ chức các chương trình dạo chơi tham quan và học hỏi cho những du khách yêu cầu. Có những loại hình phạt thích đáng với bất cứ du khách nào vi phạm nội quy KDL đã đưa ra trên mỗi biển thông báo, băng rôn và bảng hướng dẫn. Luôn mời những chuyên gia về môi trường hàng đầu đến tư vấn và giải quyết những hành động có liên quan đến môi trường và xử lý chất thải nhằm giữ cho môi trường nơi này luôn trong xanh nhất. Tuyển đội ngũ nhân viên chuyên về quét dọn và vệ sinh trong từng phân khu riêng lẻ, họ sẽ chịu trách nhiệm vệ sinh môi trường trong mỗi phân khu của mình. Về kinh tế Để bảo vệ và phát triển tốt KDL thì trước hết phải có khoảng kinh phí lớn đầu tư, sau khi đưa vào hoạt động buộc yếu tố kinh tế phải luôn dồi dào để có thể duy trì tốt những yếu tố còn lại. KDL hoạt động tốt có nghĩa là kinh tế phát triển đầy đủ và nền kinh tế của địa phương cũng được phát triển theo từng bước thông qua việc nộp ngân sách và cải thiện đời sống người dân địa phương như mua hàng hoá của họ để sử dụng trong KDL, hay tìm những đặc sản địa phương phục vụ cho du lịch, đào tạo nhân lực của chính địa phương mang nghề nghiệp ổn định và thích hợp cho một số người dân … Điều này ngoài sự cố gắng của Đội ngũ quản lý KDL mà còn có sự hợp tác thiện chí của chính quyền địa phương, tạo ra những điều kiện tốt nhất nhằm thu hút khách du lịch đến tham quan, vừa mang kinh tế về cho địa phương, vừa giới thiệu được bản sắc văn hoá vùng cho du khách. Việc này được đánh giá là tầm quan trọng không thể thiếu trong phát triển du lịch. Về xã hội Việc phát triển DLST phải gắn liền với việc nâng cao nhận thức xã hội của tất cả mọi người có liên quan. Du lịch là môi trường giúp con người giao lưu văn hoá, đóng góp văn hoá. Bên cạnh việc bổ sung văn hoá nhiều nơi khác thì việc củng cố làm đẹp thêm văn hoá địa phương của chính mình là điều rất nên làm. Địa phương có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào thì cần phải khai thác để làm đẹp quê hương mình hơn, điều này trông cậy vào khả năng sáng tạo phát huy từ cái cũ và tiếp thu nhìn nhận cái mới theo hướng tích cực, từ đó sẽ có nhiều địa phương đẹp hơn trong mắt người du khách. Đào tạo đội ngũ nhân viên và quản lý có tâm huyến với công việc, có nhiệt tình với du khách và có đầy đủ kiến thức để bảo vệ môi trường cũng như để truyền bá lòng yêu thiên nhiên cho mọi người. Thực hiện quảng bá hình ảnh KDL trên nhiều phương tiện truyền thông đại chúng bằng nhiều cách khách nhau nhưng với mục đích là giơí thiệu và mời gọi mọi người đến tham quan dù chỉ một lần để thấy được Việt Nam ta còn nhiều nét đẹp chưa khai phá. Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tính tiện nghi của hàng hoá trên mọi phương diện bên cạnh tài nguyên cảnh quan đã khai thác. Trong chiến lược phát triển du lịch thì giá cả vả dịch vụ chiếm một phần rất lớn trong công cuộc quyết định tính thu hút du khách của KDL. TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUY HOẠCH CHO CỤM DL ÔNG KÈO Tính khả thi Về mặt quy hoạch và kiến trúc cho KDLST này là hoàn toàn khả thi dựa trên tất cả những điều kiện nêu ra, đây là yếu tố đầy đủ để đáp ứng cho việc hình thành nên KDLST này nếu được đầu tư kinh phí và tính toán chính xác. Hiệu quả áp dụng mô hình Hiệu quả về kinh tế Phát triển du lịch cho địa phương nhờ vào lượng du khách đến thị xã hàng ngày. Nhu cầu tiêu dùng của nhiều loại hàng hoá nâng cao, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế địa phương để có thể theo kịp đà phát triển của du lịch. nhiều loại hình phát triển kinh tế khác ra đời để phục vụ cho du lịch như giặt ủi, mua bán các loại hàng hoá sử dụng trong nhà hàng khách sạn… Môi trường địa phương sẽ ngày càng tươi đẹp, không phải tốn nhiều khoảng chi phí cho những việc xử lý ô nhiễm môi trường, chính quyền có thể sử dụng khoảng lợi ích đó nhằm phát triển các mặt khác của kinh tế địa phương. Hiệu quả về xã hội Thúc đẩy văn hoá địa phương, phong trào đi tham quan, quan sát và yêu mến chính quê hương đất nước của mình cho người dân. Tăng cường sự giao lưu và truyền bá văn hoá giữa các nước (đới với du khách nước ngoài ) và trong nước đối với du khách trong và ngoài tỉnh. Tiếp nhận nhiều ý kiến đóng góp để phát triển KDLST hơn nhưng vẫn giữ nét nguyên thuỷ đặc trưng sinh thái của vùng. Tăng lao động trong địa phương, hạn chế tệ nạn xã hội. Đóng góp nhiều cho các hoạt động có ích cho xã hội khác như trẻ mồ côi, viện dưỡng lão, học bổng học sinh nghèo hiếu học, trợ cấp xoá đói giảm nghèo… Hiệu quả về môi trường Giúp môi trường của địa phương ngày càng trong sạch. Bảo vệ những tài nguyên có sẵn trong vùng và làm cho chúng tốt đẹp hơn. Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, yêu thiên nhiên , quê hương cho người dân địa phương, cho nhân viên làm việc trong KDL và nhiều nhất là cho du khách những người đến với nơi này để tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoài cổ. Với những chương trình giáo dục môi trường và bảo vệ thiên nhiên trong KDLST này sẽ làm cho người dân lẫn du khách sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của sự trong xanh của thiên nhiên, từ đó sẽ nảy sinh ý thức và quyết tâm bảo vệ môi trường nơi mình sinh sống và làm việc. CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Về tiềm năng Theo những nghiên cứu trong ĐATN đã nêu ra thì KDL hiện tại đã mang rất nhiều tiềm năng để phát triển thành một KDLST thật sự. Với những tiềm năng đó, kết hợp với những sự đầu tư có mục đích thì KDLST sẽ phát triển mạnh. Địa hình và vị trí địa lý của KDL này rất thích hợp cho việc hình thành nên một KDLST có quy mô lớn. Về tài nguyên Tài nguyên du lịch dồi dào nhưng sau quy hoạch cần phải sử dụng hợp lý và hiệu quả. Tài nguyên thực vật cũng như đất, nước, khí hậu, môi trường và cảnh quan … nơi đây rất tốt. Ngoài việc khai thác để tôn tạo KDL thì việc bảo tồn và quan tâm chăm sóc cho tài nguyên là điều không thể thiếu trước, trong và sau quá trình quy hoạch cụm du lịch thành KDLST. Bên cạnh việc dựa vào tài nguyên thiên nhiên để tạo ra KDL cho địa phương, thì một ảnh hưởng tốt khác về môi trường mà hoạt động này đem lại là mang đến danh tiếng du lịch cho tỉnh Đồng Nai. Cụm du lịch thật sự là một nền tảng tốt cho việc phát triển và quy hoạch KDLSTBV cho vùng. Hai yếu tố cần và đủ cho kết quả này chính là Nhân Văn và Thiên nhiên. nơi đây đều đáp ứng đủ. Chỉ cần có thêm sự kết hợp hoàn chỉnh về kinh tế, xây dựng và quản lý từ các nhà chức trách, tỉnh Đồng Nai sẽ được tô điểm ngày phát triển vững mạnh hơn . Về kết quả đạt được sau khi thực hiện chương trình hoạt động DLST Về bảo vệ môi trường: tạo mối quan hệ gắn bó hơn giữa con người với thiên nhiên. Giáo dục nhận thức, nâng cao ý thức của người dân cũng như khách du lịch đến KDLST về tầm quan trọng của tài nguyên tự nhiên. Về phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội: thoả mãn đời sống tinh thần, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của người dân trong và ngoài tỉnh. Góp phần nâng cao trình độ nhận thức của nhân dân địa phương, cộng đồng về việc phát huy, giữ gìn và bảo vệ giá trị văn hoá truyền thống. Giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo. KIẾN NGHỊ Hiện nay ngành du lịch ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung đang rất được quan tâm, du lịch bền vững càng được quan tâm nhiều hơn. Vì vậy, có một số kiến nghị như sau để phát triển nhiều khu du lịch thành khu DLBV: Đánh thức sự quan tâm của các nhà tổ chức, lãnh đạo cấp cao về tình hình du lịch, nhất là DLST. Tranh thủ sự chú ý của chính quyền để phát triển Quy hoạch DLST cho vùng. Trong quá trình xây dựng khai thác vẫn phải tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử, văn hoá truyền thống của địa phương. Giáo dục môi trường sống cho nhân dân. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tham gia vào hoạt động du lịch mọi nơi cho nhân dân. Bảo đảm an ninh khu vực và an toàn du lịch tối đa cho du khách. Ngoài ra nếu có điều kiện và cơ hội thì cần phát triển xây dựng thêm nhiều KDLST và khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động du lịch này. Xây dựng phát triển KDL phải đảm bảo ba yếu tố MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ và VĂN HOÁ XÃ HỘI phát triển đồng đều với nhau. Hình 15: PTBV cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docchuong HOAN CHINH.doc
Tài liệu liên quan