Xây dựng website giới thiệu và quảng bá các tour du lịch cho Công ty xúc tiến thương mại và du lịch AG

LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin và việc tin học hóa được xem là một trong những yếu tố đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể tạo ra những bước đột phá mạnh mẽ, mang tính quyết định cho các công ty, tổ chức. Việc xây dựng các trang web để phục vụ cho các nhu cầu riêng của các tổ chức, công ty thậm chí các cá nhân không lấy gì làm xa lạ. Với một vài thao tác đơn giản, một người bất kì có thể trở thành chủ của một website giới thiệu về bất cứ gì anh ta quan tâm: một website gi

doc41 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Xây dựng website giới thiệu và quảng bá các tour du lịch cho Công ty xúc tiến thương mại và du lịch AG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới thiệu về bản thân và gia đình anh ta, hay là một website trình bày các bộ sưu tập hình ảnh các loại xe hơi mà anh ta thích chẳng hạn. Đối với các chính phủ và các công ty thì việc xây dựng các website riêng càng ngày càng trở nên cấp thiết. Nó đã trở thành một yêu cầu không thể thiếu đối với các tổ chức, doanh nghiệp. Thông qua những website này, thông tin về họ cũng như các công văn, thông báo, quyết định của chính phủ hay các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty sẽ đến với những người quan tâm, đến với khách hàng của họ một cách nhanh chóng kịp thời, tránh những phiền hà mà phương thức giao tiếp truyền thống thường gặp phải. Hoạt động của một công ty du lịch có quy mô khá lớn sẽ càng được tăng cường và mở rộng nếu xây dựng được một website tốt bởi đây chính là công cụ hữu hiệu nhất quảng bá hình ảnh công ty cùng với các dịch vụ, các tour du lịch và các danh lam thắng cảnh. Xuất phát từ ý tưởng đó, kết hợp với quá trình thực tập tại công ty cổ phần công nghệ phần mềm và truyền thông Việt Nam, em đã quyết định chọn đề tài “Xây dựng website giới thiệu và quảng bá các tour du lịch cho công ty xúc tiến thương mại và du lịch AG”. Nội dung đề tài của em bao gồm các phần: Phần mở đầu: Khái quát vai trò của CNTT trong đời sống hiện nay, đồng thời giới thiệu đề tài mà em thực hiện. Phần nội dung được chia làm 6 chương: Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty cổ phần công nghệ và truyền thông Việt Nam. Chương này sẽ giới thiệu một cách tổng quát về cơ sở em đã thực tập. Chương II: Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận chung về phát triển trang web thương mại điện tử. Chương này trình bày cách thức, công cụ (các ngôn ngữ lập trình) để xây dựng nên trang web thương mại điện tử. Chương III: Trình bày một cách khái quát về ngôn ngữ PHP – công cụ để thực hiện đề tài này. Chương IV: Phân tích và thiết kế hệ thống. Trong chương này ta sẽ tiến hành phân tích bài toán, từ đó thiết kế, xây dựng các chức năng cho hệ thống. Chương V: Thiết kế, mô tả giao diện, mô tả hoạt động của các trang được thiết kế và các quan hệ giữa chúng. Phần kết luận: Đánh giá & kết luận tóm tắt lại các chức năng đã xây dựng, đánh giá kết quả và đề ra một số hướng phát triển trong tương lai. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Bộ môn CNTT đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện đề tài, đặc biệt là Th.S Nguyễn Quỳnh Mai đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian em thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, chúng em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, góp ý kịp thời của các bạn cùng lớp. Do còn nhiều hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên đề tài này sẽ không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cô và các bạn để giúp em hoàn thiện nó tốt hơn. Hà Nội, ngày 16 tháng 3 năm 2008 Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thắng CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT NAM. 1.1. Giới thiệu chung về VIETCOM GROUP Công ty cổ phần công nghệ phần mềm và truyền thông Việt Nam (gọi tắt là VIETCOM GROUP) là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp, tư vấn các giải pháp thương mại điện tử và các dịch vụ có liên quan. Được sáng lập bởi những người có tâm huyết, có năng lực và kinh nghiệm ở mỗi ngành nghề khác nhau, đặc biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh nghiệm trong việc tư vấn và xây dựng web site cho các công ty, công ty lớn trong và ngoài nước, VIETCOM GROUP mong muốn hình thành và phát triển một công ty thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam. Mũi nhọn của VIETCOM GROUP là thương mại điện tử với các nhân viên có kinh nghiệm nhiều năm và hiểu biết rộng về lĩnh vực còn mới mẻ này ở Việt Nam. Công ty VIETCOM GROUP luôn đáp ứng được những yêu cầu công nghệ, kỹ thuật mới nhất, làm thỏa mãn những nhu cầu khó tính nhất của khách hàng. VIETCOM GROUP được thành lập theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103014947 của Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Tên công ty: Công ty Cổ phần công nghệ phần mềm và truyền thông Việt Nam Tên giao dịch: Viet Nam Commucation and software technology joint stock company Tên viết tắt: VIETCOM.VN .,JSC Địa chỉ trụ sở chính: Ô 12, lô 4, Khu đô thị Đền lừ, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội Văn phòng: số 96 Khương Thượng - Đống Đa – Hà Nội Điện thoại: 04.5641066 / 5641086 - Fax: 04.2755104 Email : info@vietcom.vn / Website : www.vietcom.vn , www.Tintuconline.com , www.Ecvietnam.com , www.vnn.hn , www.vietcomgroup.com 1.2. Chức năng của công ty VIETCOM GROUP Công ty VIETCOM GROUP là công ty chuyên cung cấp các giải pháp thương mại điện tử trọn gói và các dịch vụ có liên quan cho khách hàng. Quy trình dịch vụ tại VIETCOM GROUP được thực hiện như sau: Quá trình tư vấn Thiết lập yêu cầu: Giúp khách hàng hiểu sản phẩm làm được những gì và nó sẽ đáp ứng các yêu cầu cụ thể của khách hàng như thế nào. Xác định: Xác định các tính năng cụ thể của sản phẩm; các tính năng này phải đáp ứng được yêu cầu của một khách hàng cụ thể. Chi phí: Giúp khách hàng hiểu họ sẽ phải chi phí bao nhiêu cho sản phẩm, cho việc sử dụng sản phẩm; và các chi phí, tài nguyên liên quan khác. Đặt hàng: Khách hàng chấp nhận mua sản phẩm và ấn định các tính năng cụ thể của sản phẩm. Phương thức thanh toán: Thống nhất với khách hàng về phương thức và thủ tục thanh toán. Quá trình xây dựng Qui trình sản xuất: Giúp khách hàng hiểu được qui trình quản lý chất lượng của sản phẩm. Chứng minh cho khách hàng thấy họ sẽ có 1 sản phẩm có chất lượng cao nhất có thể Kế hoạch phát triển: Giúp khách hàng hiểu được tiến độ của dự án. Tài liệu thiết kế: Giúp khách hàng hiểu được sản phẩm sẽ được xây dựng như thế nào? Quá trình chuyển giao/Hủy bỏ Cài đặt: Chuyển giao và cài đặt sản phẩm cho khách hàng. Kiểm tra & chấp nhận: Chạy demo cho khách hàng, chứng minh cho khách hàng thấy là sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. Khách hàng sẽ có cơ hội chạy thử sản phẩm trước khi nghiệm thu. 1.3. Mục tiêu của công ty VIETCOM GROUP VIETCOM GROUP đặt ra mục tiêu là nhà trở thành nhà cung cấp các dịch vụ, giải pháp thương mại điện tử hàng đầu cho các tổ chức doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Muốn vậy, cần phải xây dựng được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm và các dịch vụ chất lượng cao. 1.4. Phương châm hoạt động của công ty Với phương châm "Đưa công nghệ vào cuộc sống – Mang thành công đến khách hàng", công ty luôn khuyến khích nhân viên phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mình. Chính vì vậy mỗi sản phẩm đều của công ty đều có những nét sáng tạo, độc đáo riêng. Hơn thế nữa, VIETCOM GROUP luôn đặt sự uy tín và tính chuyên nghiệp với khách hàng lên hàng đầu. Vì vậy mọi sản phẩm, dù lớn hay nhỏ, đều được sự bảo trì, hỗ trợ tối đa từ phía VIETCOM GROUP để đảm bảo công việc kinh doanh của khách hàng không bị gián đoạn. 1.5. Cơ cấu tổ chức của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Số người : 08 BAN GIÁM ĐỐC Số người : 02 PHÒNG HC-KT Số người : 02 PHÒNG KINH DOANH Số người: 06 PHÒNG MARKETING Số người: 08 PHÒNG LẬP TRÌNH Số người: 05 PHÒNG THIẾT KẾ Số người: 03 PHÒNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG Số người: 02 CỘNG TÁC VIÊN Số người : 48 Hiện nay, tổng số nhân viên chính thức đang hoạt động tại VIETCOM.VN .,JSC là : 28 nhân viên trong đó bao gồm : Thạc sỹ : 02 người Cử nhân : 04 người Kỹ sư : 08 người Cao đẳng, trung cấp: 14 người. Ngoài ra, công ty còn có mạng lưới cộng tác viên chuyên nghiệp với 48 thành viên là những con người năng động, kinh nghiệm, không ngừng học hỏi đang học tập và công tác trong môi trường tốt nhất trong và ngoài nước. Trong nền công nghệ tri thức hiện nay, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một doanh nghiệp. Nhận thức sâu sắc được điều này, VIETCOM luôn tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên công ty có thể tiếp cận với các công nghệ mới của, các dự án phức tạp, được gặp gỡ với các chuyên gia CNTT hàng đầu trên thế giới. Bên cạnh đó, công ty thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nhằm trau dồi các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng thích ứng môi trường, kỹ năng ngoại ngữ,... cho nhân viên, nhằm chuẩn bị một nguồn lực tài nguyên và con người phong phú có tính chuyên nghiệp cao, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu đa dạng của khách hàng. 1.6. Giải pháp và dịch vụ tại VIETCOM GROUP Các dịch vụ tại VIETCOM GROUP gồm có: Tư vấn, thiết kế & phát triển website Website cá nhân Website doanh nghiệp Website thương mại điện tử Website tin tức, thông tin Phát triển ứng dụng internet Ứng dụng web-based Ứng dụng cơ sở dữ liệu Giải pháp thương mại điện tử Giải pháp bán hàng trực tuyến Giải pháp cổng giao dịch thương mại điện tử Thanh toán trực tuyến Tên miền và lưu trữ web Đăng ký tên miền Việt nam (.vn , .com.vn …) Đăng ký tên miền quốc tế (.com, .net, .org …) Giải pháp lưu trữ web & email Thiết kế và phát triển multimedia Thiết kế flash, movie (2D, 3D…) Thiết kế CD Presentation Thiết kế eCatalog, eBrochure Thiết kế và In ấn Thiết kế banner, poster Thiết kế logo Thiết kế name card, brochure Sản xuất, gia công, phát triển phần mềm Phần mềm quản lý bán hàng Phần mềm quản lý nhân sự Phần mềm quản lý tài chính Tư vấn và triển khai ERP (Enterprise Resource Planning) Kế toán/ Tài chính Quản lý mua hàng Quản lý kho Quản lý bán hàng Quản lý Sản xuất Dịch vụ bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy tính Bảo trì máy tính Sửa chữa máy tính Bảo trì, đổ mực máy in Cứu dữ liệu, khôi phục dữ liệu ổ cứng Cung cấp giải pháp mạng, lắp đặt hộ thống mạng máy tính Giải pháp mạng Lắp đặt mạng máy tính Hệ thống máy chủ Các giải pháp trọn gói tại VIETCOM GROUP bao gồm: Giải pháp bán hàng và thanh toán trực tuyến VIETCOM Shop: là một giải pháp thương mại điện tử thông minh của công ty VIETCOM GROUP. Nếu doanh nghiệp bạn cần một website vừa có chức năng giới thiệu sản phẩm vừa là cửa hàng bán sản phẩm trực tuyến, thay vì đặt hàng cho các công ty thiết kế và lập trình website, VIETCOM GROUP cung cấp giải pháp trọn gói VIETCOM Shop cho bạn, VIETCOM Shop là dạng phần mềm ứng dụng web, được phát triển nhằm mục đích tạo ra các website thương mại điện tử ở mọi ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh... Giải pháp tờ báo điện tử VIETCOM News: cho phép doanh nghiệp/cá nhân sở hữu một website tin tức trực tuyến chuyên nghiệp và đầy đủ chức năng (như Vnexpress, Tuổi Trẻ Online...). Giải pháp sử dụng phần mềm VIETCOM News, là phần mềm thuộc bản quyền công ty VIETCOM GROUP, VIETCOM News cho phép cài đặt và xây dựng một website tin tức cực kỳ nhanh chóng và hiệu quả. VIETCOM Portal: là một cổng giao dịch thương mại điện tử chạy trên nền web, đóng vai trò như một hội chợ ảo, nơi các doanh nghiệp có thể giới thiệu về mình, cũng như sản phẩm, dịch vụ trực tuyến, cho phép thực hiện giao dịch giữa khách hàng với doanh nghiệp (B2C) hoặc giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B). VIETCOM Portal còn đóng vai trò là một cổng thông tin tích hợp đồng thời cung cấp khả năng tuỳ biến cho từng đối tượng sử dụng, cho phép khai thác thông tin hiệu quả nhất, nhanh nhất và thân thiện nhất. 1.7. Các khách hàng của công ty Dưới đây là một số khách hàng tiêu biểu của công ty: STT Tên công ty – Thông tin liên hệ 1. CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG HUD3 Địa chỉ : 123 Đường Tô Hiệu – Hà Đông – Hà Tây. Điện thoại : (03-4) 824572 – Fax : (03-4) 827991 Website : www.hud3.vn , www.hud3.com.vn 2. CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ PHẦN MỀM TRÒ CHƠI VI NA – VINAGAME Địa chỉ : 166 Cao Thắng, P 11, Q 10, TP Hồ Chí Minh Điện thoại : (84) 4 5575753 - Fax: (84) 4 5575754 Website  : www.vinagame.com.vn 3. Công ty Cổ phần Thương mại & Dịch vụ miền Bắc Địa chỉ : Phòng 1806 nhà 24T1 Trung Hòa – Nhân Chính – Hà Nội. Điện thoại : (84) 4. 2512019 Fax : (84) 4.2512018 Website : www.diendan1080.vn , www.diendan1080.com.vn 4. CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ - CFTD Địa chỉ : 639 Đường La Thành - Phường Thành Công - Hà Nội. Điện thoại : (84) 4. 942 9240 - Fax : (84) 4. 9428773 Website : www.cftd.com 5. Công ty Tư vấn và kiểm toán DCPA Địa chỉ : Số 82 Bạch Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội Tel : 04 6227449 Website : www.dcpa.com.vn 6. Công ty Du lịch khám phá Đất Việt Địa chỉ : Ngõ 90 Phố Hoa Bằng - Cầu Giấy – Hà Nội Tel : 04 7849589 Website : www.halongtrip.com 7. Công ty Điện thoại Đông Nam Địa chỉ : 356 Tây Sơn - Số 9Y Láng Hạ - Số 248 Khâm Thiên – Hà Nội Tel : 04 5638279 – Fax : 04 5640335 Website : www.dongnam.com.vn 8. Viện phát triển Ngôn Ngữ Học Địa chỉ : 212 Nguyễn Lương Bằng Tel : 5131180 Website : www.langins.org 9. Công ty Mỹ Phẩm TAC Perfume Địa chỉ : Số 07 Hàng Muối – Hoàn Kiếm – Hà nội Điện thoại : 0904 004 141 Website : www.tacperfume.com, www.tacperfume.vn 10. Công ty thời trang Piglet Địa chỉ : 298 Bạch Mai - Hai Bà Trưng - Hà Nội Điện thoại : 049430906 /0904 656 226 Website : www.pigletvn.com CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TRANG WEB THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 2.1. Tổng quan về Internet và World Wide Web 2.1.1. Internet 2.1.1.1. Lịch sử phát triển Mạng Internet ngày nay là một mạng toàn cầu, bao gồm hàng chục triệu người sử dụng, được hình thành từ cuối thập niên 60 từ một thí nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ. Tiền thân của mạng Internet là mạng ARPANET. ARPANET là một thử nghiệm phục vụ các nghiên cứu quốc phòng, một trong những mục đích của nó là xây dựng một mạng máy tính có khả năng chịu đựng được các sự cố (ví dụ một số nút mạng bị tấn công và phá huỷ nhưng mạng vẫn tiếp tục hoạt động). Mạng cho phép một máy tính bất kỳ trên mạng liên lạc với mọi máy tính khác. Giải pháp ban đầu được chọn là của Bolt Beranek và Newman (BBN). Giải pháp này bao gồm các nút mạng là tổ hợp cả phần cứng lẫn phần mềm vài đặt trên các máy tính mini. Đến năm 1969, bốn trạm đầu tiên (Viện nghiên cứu Stanford, Đại học tổng hợp California ở Los Angeles, Đại học University of California ở Santa Barbara và Đại học tổng hợp Utah) đã kết nối với nhau thành công, đánh dấu sự ra đời của ARPANET. Giao thức truyền thông dùng trong ARPANET lúc đó được đặt tên là NCP (Network Control Protocol). Giữa những năm 70, họ giao thức TCP/IP được Vint Cerf (Đại học Stanford) và Robert Kahn (BBN) phát triển, ban đầu cùng tồn tại với NCP và đến 1983 thì hoàn toàn thay thế NCP trong ARPANET. Thuật ngữ Internet được xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974 trong một tài liệu lập kế hoạch. Lúc đó mạng vẫn được gọi là mạng ARPANET. Năm 1984, ARPANET đã được chia thành hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích quân sự. Giao thức TCP/IP ngày càng thể hiện rõ các ưu điểm của mình, đặc biệt là khả năng liên kết các mạng với nhau một cách dễ dàng. Chính điều này cùng với các chính sách mở cửa đã cho phép các mạng dùng cho nghiên cứu và thương mại kết nối được với ARPANET. Do đó thúc đẩy việc tạo ra một siêu mạng (SuperNework). Trong quá trình hình thành mạng Internet, NFSNET đóng một vai trò tương đối quan trọng. Nó là mạng liên kết các trung tâm máy tính lớn với nhau, được thực hiện bởi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF vào giữa thập kỷ 80. Ưu điểm của NFSNET là tốc độ đường truyền nhanh (1,5Mb/s thay vì 56Kb/s trong ARPANET) và cho phép mọi người cùng sử dụng. Trước NFSNET, chỉ có các nhà khoa học, các chuyên gia máy tính và nhân viên các cơ quan chính phủ có được kết nối Internet. Sự xuất hiện của mạng xương sống NFSNET và các mạng vùng đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng của Internet. Một “xa lộ” thông tin được hình thành và nhiều trường đại học, viện nghiên cứu đã tham gia vào cộng đồng Internet. Sau đó các tổ chức chính phủ và các giới kinh doanh cũng vào cuộc và ngày càng chiếm tỉ trọng đáng kể trong thế giới Internet. Như vậy, sau gần 20 năm hoạt động, ARPANET không còn hiệu quả nữa và đã ngừng hoạt động vào khoảng những năm 1990. Đến năm 1995, NFSNET thu lại thành một mạng nghiên cứu còn Internet vẫn tiếp tục phát triển. Với khả năng kết nối mở như thế, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế giới, mạng của các mạng. Ngày nay, Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực đời sống như: thương mại, chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội, giáo dục,… Từ đó các dịch vụ trên Internet cũng không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một kỉ nguyên mới: kỷ nguyên thương mại điện tử trên Internet. 2.1.1.2. Giao thức TCP/IP Trước hết, ta phải hiểu được giao thức là gì. Một giao thức mạng là tập hợp các quy tắc, quy ước về nhiều mặt, từ khuông dạng dữ liệu (cú pháp, ngữ nghĩa) cho tới các thủ tục gửi, nhận dữ liệu kiểm soát hiệu quả và chất lượng truyền tin; xử lý các lỗi và sự cố. Như vậy cũng có thể định nghĩa một giao thức như một ngôn ngữ hay một chuẩn chung cần được tuân thủ trong quá trình truyền dữ liệu chọn địa điểm đi và địa điểm đến. Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về giao thức TCP/IP. Giao thức TCP/IP được sử dụng phổ biến như cách thức mà dữ liệu được truyền tải thành công qua mạng Internet và Intranet. Thực chất, nó là một họ giao thức có liên quan tới nhau, phụ thuộc lẫn nhau, cùng làm việc với nhau tuân thủ một chuỗi những quy luật để thực hiện vai trò của mình là truyền dữ liệu trên mạng. Giao thức TCP/IP được đặt tên theo hai giao thức chính của nó là TCP (Transmisson control protocol) và IP (Internet protocol). Trong đó: IP là giao thức kiểu không liên kết (connectionless), tức là không cần giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu. Mỗi gói tin được xử lý không phụ thuộc vào các gói tin khác. Các gói tin được gửi từ máy này sang máy khác theo các đường khác nhau, có gói được chuyển nhưng cũng có gói bị mất. Mục đích chính của IP là cung cấp khả năng kết nối các mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu (cùng với các giao thức TCP,UDP..). Về mặt chức năng, IP có vai trò tương tự như tầng mạng (Network layer) trong mô hình tham chiếu OSI. Đơn vị dữ liệu dùng trong IP là datagram. TCP là kiểu giao thức có liên kết (connection-oriented), nghĩa là cần phải thiết lập liên kết logíc giữa một cặp thực thể TCP trước khi truyền dữ liệu với nhau. Đơn vị dữ liệu dùng trong TCP là segment (đoạn văn bản). Bây giờ chúng ta cùng xem xét thực chất dữ liệu đã được truyền tải như thế nào qua giao thức TCP/IP. Quá trình truyền dữ liệu bắt đầu khi người dùng chạy một ứng dụng trên Internet như trình duyệt mail hay tải files FTP nào đó. Cụ thể, sau khi người dùng gõ email vào trình duyệt, nhấn Send thì dữ liệu đã được chuyển đi. Trình duyệt email là một trong nhiều ứng dụng của giao thức TCP/IP. Lớp ứng dụng này cung cấp dữ liệu cần truyền tải tới giao thức điều khiển việc tải. Đây là nơi thiết lập lớp chuyển giao TCP/IP (Tranfer Layer). Lúc đó, TCP sẽ chia nhỏ dữ liệu thành các gói tin nhỏ gọi là packet và chuyển cho phương thức IP tiếp tục quá trình truyền. Ở đây, giao thức IP sẽ có cơ chế để đưa vào mỗi packet một số thông tin định dạng nhằm phân biệt các gói tin với nhau, chỉ rõ nguồn gốc, điểm đến của packet và cổng ứng dụng nào trên máy đích mà gói tin này cần đi qua. Mỗi packet như vậy bao gồm hai bộ phận: Phần tiêu đề (header): chứa địa chỉ IP gốc và địa chỉ IP đến, thời gian thông tin cần tồn tại và cả phương thức đã được sử dụng. Ngoài ra, còn có một thành phần kiểm tra tổng thể header hữu hiệu. Phần dữ liệu cần được truyền tải: TCP sẽ được chia nhỏ thành nhiều phần còn IP thì đưa vào thông tin vào mỗi phần thông tin IP và IP đến. Khi dữ liệu đến một server khác, IP sẽ nhường lại quyền điều khiển cho TCP, lúc đó TCP sẽ ghép các packet lại với nhau. Số thứ tự của cổng cũng được sử dụng nhằm làm cho dữ liệu biết gọi ứng dụng nào ra để chạy. Như vậy, về căn bản, quá trình dữ liệu được truyền tải thành công qua mạng có liên quan đến IP gốc, IP đích và các cổng được sử dụng. Bộ giao thức TCP/IP gồm 4 tầng: Tầng ứng dụng (Application layer): hỗ trợ các ứng dụng của người dùng như: HTTP, SMTP,… Cung cấp các ứng dụng để giải quyết sự cố mạng, vận chuyển file, điều khiển từ xa các hoạt động Internet. Đồng thời, nó còn hỗ trợ giao diện lập trình ứng dụng mạng (API), cho phép các chương trình được thiết kế cho một hệ điều hành nào đó có thể truy cập mạng. Tầng giao vận (Transport layer): đảm bảo việc truyền dữ liệu tin cậy và nhận dữ liệu theo đúng thứ tự truyền. Ngoài ra, nó giúp kiểm soát luồng dữ liệu, kiểm tra lỗi và xác nhận các dịch vụ cho liên mạng. Tầng này đóng vai trò giao diện cho các ứng dụng mạng. Tầng Internet (Internet layer): các hệ thống có thể kết nối được với các mạng khác nhau thực hiện các chức năng truyền thông xuyên suốt các mạng đa kênh. Thường được cài đặt ở các hệ thống đầu cuối và trên các bộ định tuyến Router. Cung cấp chức năng định tuyến để hỗ trợ việc vận chuyển liên mạng. Tầng truy cập mạng (Network Access Layer): trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống đầu cuối và mạng. Đồng thời, kiểm soát địa chỉ đích và thực hiện yêu cầu dịch vụ. Cung cấp giao diện tương tác với mạng vật lý. Định dạng dữ liệu cho bộ phận truyền tải trung gian và tạo địa chỉ dữ liệu cho các tiểu mạng dựa trên địa chỉ phần cứng vật lý. Cung cấp việc kiểm tra lỗi trong quá trình truyền dữ liệu. 2.1.1.3. Các dịch vụ trên Internet Cùng với sự phát triển của Internet, các dịch vụ đi cùng với nó cũng không ngừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Trước hết, phải kể đến dịch vụ thư điện tử E-mail (Electronic Mail) là một trong những tính năng quan trọng nhất của Internet. Ứng dụng này cung cấp một khả năng liên lạc không biên giới giữa người gửi và người nhận. Chỉ cần một chiếc máy tính có kết nối Internet, ta có thể chuyển một thông điệp cho người thân, bạn bè hoặc đối tác một cách nhanh chóng, cho dù người đó ở bất kì đâu trên thế giới. Đây là một phương pháp truyền văn bản rẻ tiền nhất có ở mọi nơi. Chỉ tốn vài cent để gửi một email đi bất kì nơi đâu, rẻ hơn rất nhiều so với giá cước bưu điện thấp nhất. Hơn nữa, tốc độ lưu chuyển của nó rất nhanh (tính bằng phút) giúp tiết kiệm cả về chi phí lẫn thời gian so với đường bưu điện. Vì vậy, email được hầu hết mọi người dùng và là một trong số những lựa chọn hàng đầu để liên lạc với nhau. Nhắc đến email, không thể không kể đến dịch vụ tin nhắn tức thì (Instant messaging). Nó giúp hai người ở bất kì nơi đâu trên thế giới có thể trò chuyện trực tiếp với nhau qua màn hình máy tính bằng cách sử dụng bàn phím (chat) hoặc bằng hình ảnh (video conference). Dịch vụ mạng thông tin toàn cầu W W W (World Wide Web): đây là dịch vụ mới và mạnh nhất trên Internet. Nó giúp cho việc trao đổi thông tin thuận tiện và dễ dàng. Dịch vụ này cho phép thông tin được truyền đi hết sức sinh động dưới dạng hình ảnh, âm thanh… Dịch vụ truyền file FTP (Files Transfer Protocol): dùng để truyền tải các file dữ liệu giữa các host trên Internet. Công cụ để thực hiện dịch vụ truyền file là chương trình ftp, nó sử dụng giao thức của Internet là FTP. Giao thức này đảm nhận việc thực hiện truyền file từ máy tính này sang máy tính khác. Giao thức này cho phép thực hiện việc truyền file không phụ thuộc vào khoảng cách địa lý hay môi trường hệ điều hành giữa hai máy tính. Để truy cập và sử dụng dịch vụ này là cả hai máy cần phải cài phần mềm hiểu được giao thức FTP, điều này phụ thuộc vào từng hệ điều hành. Cụ thể, hệ điều hành Windows thì sử dụng trình duyệt IE còn hệ điều hành Unix thì sử dụng phần mềm ftp. Mỗi máy tính đều lưu trữ các thông tin quan trọng nên chúng được đặt mật khẩu để tăng tính bảo mật, hạn chế lượng người truy cập. Vì vậy, nếu không thể kết nối được với máy tính hỗ trợ ftp nào đó, cần phải xem lại Username và password. Dịch vụ Telnet: là dịch vụ cho phép ngồi tại máy tính của mình thực hiện việc kết nối với máy chủ ở xa (Remote host) và sau đó thực hiện các lệnh trên máy chủ ở xa này. Khi đã kết nối tới máy remote và thực hiện xong việc login, những gì ta gõ ở bàn phím sẽ được chuyển tới máy remote và có tác dụng như gõ ở bàn phím trên chính máy remote đó. Ngoài ra, ta có thể truy cập vào bất cứ dịch vụ nào mà máy remote cho phép các trạm cục bộ của nó truy cập. Dịch vụ Usenet: là dịch vụ cho phép người sử dụng trao đổi thông tin về vấn đề mà họ cùng quan tâm. Người dùng cần đăng ký các thông tin (subcribed) vào một số nhóm thông tin nào đó và sau đó có thể kết nối lên sever để xem các thông tin nhóm và tải (load) về trạm làm việc để xem chi tiết, họ cũng có thể gửi các ý kiến của mình lên các nhóm thông tin đó. Dịch vụ này cũng tương tự như dịch vụ email, ngoại trừ việc những thông điệp phải đánh địa chỉ cho cả nhóm thay vì cá nhân và bất kỳ ai muốn cũng có thể đọc được thông điệp này. 2.1.2. World Wide Web Đây là dịch vụ mới và mạnh nhất trên Internet. Nó được xây dựng dựa trên kĩ thuật có tên gọi là hypertext (siêu văn bản). Kĩ thuật này trình bày thông tin trên một trang và có một số từ có thể “nở” ra một trang thông tin mới với nội dung đầy đủ hơn. Thực chất của quá trình này là các trang web mà ta nhìn thấy trên màn hình máy tính có khả năng liên kết với các trang web khác, từ đó dẫn ta đến những nguồn thông tin khác. Khả năng này có được là do ta đã sử dụng các siêu liên kết (hyperlink). Thông qua các siêu liên kết này, các trang web có thể kết nối với nhau một cách dễ dàng, tạo thành một mạng lưới chằng chịt. Nhờ vậy, ta có thể tìm kiếm thông tin một cách đa dạng. Để có thể xem được các trang web, người dùng phải sử dụng trình duyệt web là Web Browser. Hiện nay, có hai trình duyệt web thông dụng nhất là Internet Explorer của Microsoft và FireFox của Moliza. Một trong những nét nổi bật của dịch vụ web so với các dịch vụ khác của Internet là nó cung cấp thông tin rất phong phú và đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh. Mọi thông tin đều có thể biểu diễn trên trang web, kể cả âm thanh hay hình ảnh động. Như vậy, web đã cho phép thay đổi cách biểu diễn thông thường bằng văn bản nhàm chán sang các kiểu thông tin sinh động với nhiều loại dữ liệu khác nhau như text, hình ảnh hay âm thanh. Với một trình duyệt có trang bị các tiện ích đồ họa, người dùng dễ dàng tạo ra những dòng chữ chạy nhấp nháy hay những hình ảnh bắt mắt nhằm thu hút người xem. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ và phát triển của web, con người đã biết vận dụng các ứng dụng của nó vào các lĩnh vực kinh tế, đời sống, văn hóa, xã hội,… Các website bán hàng trực tuyến ra đời đang ngày càng thu hút được mọi người tham gia do tiết kiệm được thời gian trong việc mua sắm. Chỉ cần vài thao tác nhỏ là ta có thể soạn xong bức thư đặt hàng và yêu cầu sẽ được đáp ứng một cách nhanh chóng. Do đó, giờ đây ý tưởng hình thành một xa lộ thông tin mua hàng ngay tại nhà đã có thể thực hiện được. Bên cạnh ứng dụng web bán hàng trực tuyến, ta còn có các website giới thiệu, quảng bá hình ảnh của các cơ quan, doanh nghiệp. Thông qua trang web của mình, các công ty, tổ chức có thể giới thiệu, quảng bá về bản thân từ đó tìm kiếm đối tác và các đơn đặt hàng. Web cũng là một công cụ tuyệt vời cho ngành công nghiệp giải trí “đánh bóng” hình ảnh của các ca sĩ hay diễn viên điện ảnh. Các ngôi sao có thể tạo cho mình những tư liệu, hình ảnh của mình qua các thời kì và lưu trữ trên một máy tính nào đó. Người hâm mộ chỉ cần tìm đến đúng thư viện đó là có thể tải về máy tính của mình. Như vậy, có thể thấy rằng web chính là một thư viện khổng lồ có thể lưu trữ tư liệu, hình ảnh về mọi mặt, mọi lĩnh vực xã hội. Tùy thuộc vào lĩnh vực nào mà nó có những ứng dụng hữu ích riêng. 2.2. Thương mại điện tử 2.2.1. Khái niệm Trên thực tế có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau về TMĐT. Theo các nhà kinh doanh: TMĐT là quá trình áp dụng công nghệ theo hướng tự động hóa các dịch vụ kinh doanh và trao đổi sản phẩm. Theo các nhà liên lạc viễn thông: TMĐT là sự phân phối thông tin, sản phẩm, dịch vụ hoặc là quá trình thanh toán thông qua hệ thống mạng máy tính, hệ thống điện thoại hoặc là một số thiết bị liên lạc khác bằng điện tử. Theo người cung cấp dịch vụ: TMĐT là một công cụ mà các công ty, các khách hàng, các nhà quản lý sử dụng nhằm giảm các chi phí đồng thời tăng chất lượng hàng, tăng tốc độ giao hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Theo các nhà trực tuyến: TMĐT cung cấp khả năng mua và bán sản phẩm cũng như thông tin trên Internet và các dịch vụ trực tuyến khác. Tóm lại, ta có thể định nghĩa một cách khái quát về TMĐT như sau: TMĐT (Electronic commerce) là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”). 2.2.2. Các đặc trưng về TMĐT So với các hoạt động thương mại truyền thống, TMĐT có một số điểm khác biệt sau: Các bên tiến hành trong giao dịch TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch TMĐT truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia còn TMĐT được thực hiện trong một môi trường không có biên giới. TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia ít nhất của ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. 2.2.2. Lợi ích của TMĐT Với các phương tiện điện tử như Internet, các doanh nghiệp nắm được nguồn thông tin phong phú về thị trường, từ đó có thể xây dựng chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển chung của thị trường. Hiện nay, TMĐT ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm và chú trọng phát triển bởi nó được coi là một trong những động lực chủ yếu để phát triển kinh tế. Điều này đã được chứng bằng các ích mà TMĐT đem lại cho các doanh nghiệp. Thông qua trang web của mình, doanh nghiệp có thể: Nâng cao uy tín bằng việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp một cách vững chắc và hiện đại hơn. Khuếch trương các sản phẩm và dịch vụ của mình. Quảng cáo được trên nhiều thị trường với chi phí thấp hơn trước. Trả lời câu hỏi về các sản phẩm và dịch vụ của mình. Rút ngắn thời gian trả lời cho khách hàng. Cung cấp các địch vụ ngay trong ngày hoặc các dịch vụ ngoài giờ làm việc bình thường. Sử dụng thư điện tử (e-mail) như là một công cụ để tiếp thị. Sử d._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33438.doc
Tài liệu liên quan