Bài giảng Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (Trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề)

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐẮK LẮK KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ ---------------oOo--------------- BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG ( dùng BCHK) NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ, TRUNG CẤP NGHỀ Người biên soạn: Phan Văn Kỳ Nguyễn Hữu Hoành Lưu hành nội bộ - 2014 Lưu hành nội bộ - 2014 2 LỜI NÓI ĐẦU Đối tượng sử dụng giáo trình: Cuốn giáo trình này được biên soạn để phục vụ cho giáo viên chuẩn bị nội dung bài giảng trước khi lên lớp giảng dạy ngh

pdf53 trang | Chia sẻ: Tài Huệ | Ngày: 20/02/2024 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Bài giảng Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (Trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề Công nghệ ô tô. Đây cũng là tài liệu để giáo viên bộ môn phát cho học sinh, sinh viên nghiên cứu học tập. Mục đích và yêu cầu đặt ra cho đối tượng sử dụng giáo trình: Là tài liệu cho các giáo viên giảng dạy các mô đun nghề thống nhất chuẩn bị nội dung bài giảng và kế hoạch lên lớp cho mô đun Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. Ngoài ra học sinh, sinh viên dùng để nghiên cứu theo dõi các nội dung giáo viên truyền đạt trong khi lên lớp và để nghiên cứu thêm khi về nhà. Yêu cầu khi sử dụng giáo trình: Người đọc cần nghiên cứu lần lượt các nội dung theo chương trình để dễ hiểu. Giáo trình này là tập hợp những kiến thức liên đến các mô đun trước, người đọc cần nắm vững những nội dung các mô đun trước để phục vụ tốt cho việc nghiên cứu giáo trình này. Cơ sở để biên soạn giáo trình: Tác giả biên soạn giáo trình này dựa trên chương trình khung được ban hành theo quyết định số 291/QĐ-CĐNĐL ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề Đắk Lắk, nguồn tài liệu tham khảo từ trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, chương trình đào tạo Kỹ thuật viên Toyota (Team 21), các giáo trình của Tổng cục dạy nghề... Đặc điểm mới của giáo trình: Giáo trình được biên soạn tập hợp những nội dung cơ bản về hệ thống nhiên liệu động cơ xăng dựa trên quá trình tư duy logic để có thể đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên. Mặc dù tác giả đã rất cố gắng để biên soạn giáo trình này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý chân tình của người đọc. Xin chân thành cảm ơn! 3 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .................................................................. Error! Bookmark not defined. Bài 1: THÁO LẮP , NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG ................ 4 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ ô tô ........................................... 4 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng ........................ 4 3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu đ/c xăng (dùng chế hòa khí) ...... 7 Bài 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG ................................. 8 1. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................................... 8 2. Bảo dưỡng bầu lọc và thùng chữa .................................................................................... 8 3. Bảo dưỡng bơm xăng .................................................................................................... 11 4. Bảo dưỡng BCHK ......................................................................................................... 14 BÀI 3: SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ ............................... Error! Bookmark not defined. 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại .......................................... Error! Bookmark not defined. 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc ........................................ Error! Bookmark not defined. 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa bộ chế hòa khí ...... 26 BÀI 4: SỬA CHỮA THÙNG CHỨA XĂNG VÀ ĐƯỜNG DẪN XĂNG ............................. 36 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng chứa xăng, bầu lọc và đường dẫn xăng............................... 36 2. Cấu tạo thùng nhiên liệu, bầu lọc và nguyên lý làm việc của đường dẫn xăng .................. 37 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng và phương pháp kiểm tra sửa chữa thùng nhiên liệu, bầu lọc và đường dẫn xăng ...................................................................................................... 41 4. Thực hành kiểm tra, sửa chữa thùng nhiên liệu, bầu lọc và đường dẫn xăng ..................... 43 5. Câu hỏi và bài tập .......................................................................................................... 43 BÀI 5: SỬA CHỮA BƠM XĂNG (CƠ KHÍ) ........................................................................ 45 1. Nhiệm vụ, yêu cầu. ........................................................................................................ 45 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bơm xăng ................................................................. 47 3. Hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa các sai hỏng của bơm xăng ................................................................................................................................. 49 4. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp bơm xăng ............................................................ 50 5. Sửa chữa bơm xăng ....................................................................................................... 51 6. Câu hỏi và bài tập ........................................................................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 53 4 Bài 1: THÁO LẮP , NHẬN DẠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống nhiên liệu xăng động cơ ô tô 1.1. Nhiệm vụ: Hệ thống nhiên liệu có tác dụng chuẩn bị và cung cấp kịp thời, đều đặn hỗn hợp không khí - nhiên liệu (hoà khí) có thành phần phù hợp với các chế độ làm việc cho các xi lanh động cơ để đốt cháy tạo ra công suất. Sau khi cháy, các sản vật cháy (khí xả) theo hệ thống xả ra ngoài. 1.2. Yêu cầu: + Cung cấp hỗn hợp hoà khí với thành phần và định lượng đồng đều với tất cả các xi lanh theo từng chế độ tải của động cơ; + Hệ thống làm việc có độ tin cậy và chính xác cao; + Thành phần hỗn hợp cung cấp cho động cơ ngoài việc đảm bảo động cơ có công suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu nhưng đồng thời thành phần khí thải phải ít độc hại nhất cho môi trường. 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng 2.1. Sơ đồ cấu tạo: Hình 1.1: Sơ đồ cấu tạo của hệ thống nhiện liệu động cơ xăng 1: Thùng xăng; 2: Ống dẫn; 3: Bình lọc xăng; 4: Ống tiêu âm; 5: Bơm xăng; 6: Đường ống xả; 7: Bộ chế hoà khí; 8: Bầu lọc không khí; 9: Đường ống nạp 9 8 7 6 5 4 3 2 1 5 Hình 1.2: Sơ đồ hoạt động của hệ thống cung cấp nhiên liệu xăng 2.2. Nguyên tắc hoạt động. Khi động cơ làm việc xăng từ thùng chứa, được bơm hút theo ống dẫn qua bình lọc xăng đến bộ chế hoà khí. Ở bộ chế hoà khí hay cacbuarator xăng được phân tán thành các hạt rất nhỏ như xương mù hay hơi rồi hoà trộn với không khí từ bên ngoài qua bầu lọc không khí 8 tạo thành hỗn hợp hoà khí theo đường ống nạp đi vào xilanh động cơ. Hoà khí cháy dãn nở do bugi phóng tia lửa điện ở cuối kỳ nén tác dụng vào pittông qua thanh truyền làm quay trục khuỷu sinh công. Khí cháy này sau khi đã làm việc, được đưa ra khỏi máy theo đường ống xả, để giảm tiếng ồn khí cháy này trước khi ra môi trường còn phải qua một bộ tiêu âm. Thùng nhiên liệu Đường ống Lọc nhiên liệu Đường hồi nhiên liệu Bơm nhiên liệu Bộ chế hoà khí Tỷ lệ KK/NL Đường ống nạp Bộ thu hồi hơi NL Không khí 6 Hình 1.3: Nguyên tắc làm việc của họng khuếch tán Một số động cơ còn có bộ xúc tác, lắp trước bộ tiêu âm, khí thải được thải qua bộ xúc tác để khử và trung hoà các thành phần khí độc hại như oxitcacbon (CO), oxitnitơ (NOx) và thành phần nhiên liệu chưa cháy CmHn Một số động cơ còn sử dụng phương pháp luân hồi khí thải để giảm thành phần NOx trong khí thải, một phần khí thải trước khi đến bộ xúc tác được đưa qua van điều chỉnh lưu lượng mở lại đường ống nạp để nạp vào động cơ cùng khí nạp mới. Hình 1.4: Bộ xúc tác trung hoà khí thải 1. Vật liệu xúc tác; 2: đường khí vào từ động cơ; 3: lõi bộ xúc tác; 4: lớp cách nhiệt; 5: vỏ bộ xúc tác; 6: đường khí thải ra ngoài Khi khí thải đi qua, bộ xúc tác bị đốt nóng và trở nên hoạt tính trung hoà khí thải. Hình 1.5: Ống tiêu âm và lưu động của khí thải Khí thải có áp suất cao đi vào ống tiêu âm, dãn nở trong ống và đi theo đường gấp khúc nhiều lần nên tốc độ giảm dần, do đó giảm được âm thanh của dòng khí thải 7 3. Quy trình và yêu cầu kỹ thuật tháo lắp hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) 3.1. Quy trình tháo lắp các bộ phận ra khỏi động cơ a. Yêu cầu kỹ thuật: - Lựa chọn đúng dụng cụ và sử dụng thành thạo. - Sắp xếp các chi tiết theo thứ tự. - Phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ đối với chi tiết, dụng cụ, bàn lắp và chỗ làm việc. - Không được làm hỏng các chi tiết trong quá trình tháo, lắp. - Phải đảm bảo các quy tắc an toàn lao động. b. Các bước tháo lắp hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng B1: Tháo các đường ống nhiên liệu, ống chân không, ống không khí và các đường dây điện ra khỏi bộ chế hoà khí, chú ý bịt các đầu ống nối sau khi tháo, đánh dấu và ghi nhớ để khi lắp lại không bị nhầm lẫn; B2: Tháo bầu lọc gió ra khỏi bộ chế hoà khí; B3: Tháo các cần nối bướm gío và cần nối bướm ga; B4: Tháo các bulông bắt giữ bộ chế hoà khí trên cụm ống nạp và lấy bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ; B5: Làm sạch đệm cũ và keo dính còn bám trên mặt lắp ghép bộ chế hoà khí của cụm ống nạp rồi dùng giẻ sạch bịt lỗ lắp bộ chế hoá khí trên ống nạp để tránh bụi bẩn rơi vào động cơ; B6: Tháo hệ thống vận chuyển xăng gồm thùng xăng, bơm xăng, bầu lọc xăng và các ống dẫn xăng. Nâng xe lên để dễ thao tác từ phía gầm xe (nếu cần). 3.2. Làm sạch, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài Rửa sạch các chi tiết của bộ chế hoà khí, thông rửa toàn bộ các đường dẫn xăng và đường thông khí bằng dung dịch rửa hoá học chuyên dùng, nếu không có, có thể rửa bằng xăng nhưng chú ý phải đảm bảo an toàn khi dùng xăng rửa. Không dùng dây thép để thông rửa các gíclơ của bộ chế hoà khí để tránh gây mòn rộng, sau đó thổi khô bằng khí nén các đường xăng, đường không khí trong bộ chế hoà khí. Tiến hành nhận dạng các chi tiết của hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng: thùng xăng, bơm xăng, bộ chế hoà khí, bộ xúc tác và bộ tiêu âm. 3.3. Lắp các bộ phận lên động cơ. - Quy trình lắp ngược với quá trình tháo; - Không được lắp lẫn các chi tiết, nhất là các chi tiết có các bề mặt làm việc với nhau; - Đảm bảo an toàn trong quá trình lắp 8 BÀI 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG (dùng bộ chế hòa khí) Mục tiêu: - Trình bày được mục đích, nội dung và yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) - Bảo dưỡng được hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí) đúng quy trình, quy phạm, và đúng yêu cầu kỹ thuật bảo dưỡng - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Mục đích, yêu cầu 1.1. Mục đích: Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng nhằm mục đích duy trì tính năng làm việc của các chi tiết, ổn định công suất động cơ, phát hiện các hư hỏng đối với hệ thống nhiên liệu động cơ xăng để có biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời. 1.2. Nội dung bảo dưỡng: - Bảo dưỡng bầu lọc, thùng chữa. - Bảo dưỡng bơm xăng. - Bảo dưỡng BCHK. 2. Quy trình bảo dưỡng 2.1. Bảo dưỡng bầu lọc, thùng chữa 2.1.1. Quy trình tháo thùng chữa và bầu lọc : STT Các bước thực hiện và hình minh hoạ Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật A Tháo từ trên xe 1 Tháo thùng chứa 1.1 - Xả xăng trong thùng chứa - Tháo các đường xăng đến và đi từ thùng chứa tới các bầu lọc. Cơ lê, tuíp Nới đều các đai ốc, sau khi tháo đặt các chi tiết vào khay sạch. Cẩn thận tránh gãy vở 1.2 Lấy thùng chứa ra khỏi ô tô Tuýp + Cấm không dùng búa và đục để đóng 9 - Nới đều các bu lông, thao tác cẩn thận tránh va chạm mạnh xẩy ra hỏa hoạn 1.3 Tháo các lược lọc và ống thông hơi. Cơ lê Nới đều các bu lông, thao tác cẩn thận tránh va chạm mạnh xẩy ra hỏa hoạn 2 Tháo các bầu lọc Tháo từ trên xe 2.1 - Tháo các đường ống dẫn Dùng dụng cụ chuyên dùng thao: như kìm nhọn Thao tác nhẹ nhàng tránh rách vỡ ống. - Dùng khay sạch hứng dầu trong các đường ống tránh đổ ra nền xưởng gây hỏa hoạn và trơn trượt 2.2 - Lấy bầu lọc ra khỏi ô tô - Nới đều các bu lông Cơ lê Tránh làm rơi bầu lọc xuống nền xưởng. - Để ý vị trí đường ống dầu vào, dầu ra 2.3 - Tháo võ bầu lọc Dùng dụng cụ chuyên dùng thao - Dùng khay sạch hứng dầu trong các đường ống tránh đổ ra nền xưởng gây hỏa hoạn và trơn trượt 2.1.2. Làm sạch, kiểm tra và sửa chữa. STT Nội dung Dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 10 1 Làm sạch các chi tết trong nước xà phòng hoặc xịt nước có áp lực rồi thổi khô bằng máy nén khí Thao tác như hình vẽ Các chi tiết sau khi làm sạch phải để nơi khô ráo, che đậy cẩn thận tránh bụi bẩn khi chưa kiểm tra lắp ráp 2 Kiểm tra sửa chữa chi tiết 2.1 Kiểm tra sửa chữa thùng chứa nhiên liệu - Dùng mắt quan sát xem có rạn nứt, lủng móp méo, ren ốc bi biến dạng hay không. - Lược lọc có rách lủng hay không. Nếu rách thì thay mới. - Các đường ống thông hơi phải sạch sẽ. 2.2 Sửa chữa các vết móp biến dạng – Hàn thanh thép vò vị trí bị móp sau đó kéo ra và mài phẳng. – Vị trí bị nhô ra thì dùng búa cao su gò lại cho phẳng. 2.3 Sửa chữa vết thủng bằng phương pháp hàn: – Vẹ sinh thùng nhiên liệu thật sạch bằng hóa chất và bằng nước sôi dảm bảo không còn khí nhiên liệu. – Mở nắp nắp thúng chứa và đặt vào vị trí đảm bảo thông vói khí trời tránh gây nổ trong quá trình hàn. – Hàn xong kiểm tra bằng nước lạ xem kín hay không 2.4 Kiểm tra và sửa chữa bầu lọc: 2.5 Đối với bầu lọc lỏi lọc làm bằng kim loại – Tháo ra xúc rửa sạch, láp lại sử dụng bình thường 2.6 Đối với bầu lọc lỏi lọc làm bằng giấy 11 Xả nước ở cốc lọc và thay ruột lọc theo định kỳ khi tháo ra. 2.1.3. Lắp các bộ phận lên ô tô : Việc lắp ráp các chi tiết được thực hiện ngược lại khi tháo. Nhưng cần chú ý: – Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết trước khi lắp. – Ống thông hơi phải được thông với khí trời. 2.2. Quy trình bảo dưỡng bơm xăng. ( Bơm xăng cơ khí) 2.2.1. Tháo từ trên xe xuống - đóng khóa xăng từ thựng xăng đến bơm xăng lại. - tháo tất cả các ống dẫn nhiên liệu nạp và xả ra khỏi bơm xăng (dùng kìm tháo kẹp hoặc dùng tuốcnơ vit tháo vít). - dựng clờ đầu trũng hoặc dựng tuýp tháo hai bulụng bắt cố định bơm xăng vào thõn động cơ ra. sau đú dựng tay rỳt nhẹ bơm xăng và đưa xuống giỏ sửa chữa. chú ý: tránh làm hư hỏng đệm cách nhiệt giữa bơm xăng và thân động cơ. 2.2.2. Tháo rời bơm xăng Hình 2.1. Các chi tiết của bơm xăng 1-Kẹp giữ cốc xăng 16-Trụ bơm 12 2-Cốc xăng 17 - Lò xo 3-Đệm lót 18-Bệ đỡ lò xo 4-Lưới lọc 19-Phớt dầu trụ bơm 5-Nắp bơm xăng 20- Vòng đệm phớt dầu 6-Ốc vít bắt chặt nắp bơm 21-Bulông bắt bơm vào thân động cơ 7-Van xăng 22-Lò xo cần bơm 8-Phiến tỳ van xăng 23-Tấm đệm van xăng 9-Ốc vít cố định phiến tỳ 24-Thân bơm 10- Cụm màng bơm 25-Lò xo cần bơm tay 11-Vòng đệm màng bơm 26- Đệm lót 12-Tấm bảo vệ phía trên 27-Thanh truyền cần bơm 13- Màng bơm 28-Bạc chốt cần bơm 14-Tấm bảo vệ phía dưới 29-Chốt cần bơm 15 -Vòng đệm 30-Cần Bơm STT Nội dung công việc Dụng cụ Chú ý 1 Vệ sinh sạch sẽ phía ngoài của bơm xăng.. Dùng chổi mềm và xăng. 2 Nới lỏng đai ốc kẹp cốc xăng ra sau đó lấy cốc xăng, lưới lọc và đệm lót ra ngoài. Dùng tay. Tránh làm vỡ cốc xăng, móp bẹp, rách lưới lọc và đệm lót. 3 Tháo các nắp vít bắt chặt nắp bơm với thân bơm(vỏ bơm) để tách thân và nắp ra, rồi đưa nắp bơm ra ngoài. Clê đầu tròng hoặc tuôcnơvit. Cần đánh dấu vị trí lắp ghép giữa nắp bơm và thân bơm cùng màng bơm trước khi tháo rời chúng. Tránh làm rách màng bơm. 4 Tháo các vít bắt cố định phiến Dùng Với các loại bơm xăng dùng 13 tỳ của các van xăng vào, ra, rồi dùng kẹp gắp các van xăng vào và van xăng ra cùng với tấm đệm của các van xăng ra ngoài. tuôcnơvit và kẹp (kìm nhọn) trên xe Din 150 thì dùng kìm nhọn tháo nút các van ra sau đó mới lấy các van cùng lò xo, tấm đệm ra ngoài, tránh làm cong vênh van xăng và rách tấm đệm. 5 Ép cụm màng bơm và trụ bơm xuống phía dưới, quay một góc 1520 theo ngược chiều kim đồng hồ và lấy cả cụm màng bơm, trụ bơm ra sau đó lấy lò xo, phớt dầu trụ bơm và vòng đệm phớt dầu ngoài. Dùng tay Tránh làm nhăn, rách màng bơm và các phớt dầu. 6 Ép lò xo cần bơm máy lại và lấy nó ra. Dùng kìm Tránh làm gẫy, xoắn lò xo 7 Tháo chốt cần bơm máy ra sau đó rút cần bơm máy ra. Dùng êtô và đột phù hợp, búa Tránh làm cong chốt cần bơm và hỏng lỗ chốt. 8 Tháo chốt cần bơm tay rồi lấy cần bơm tay cùng bánh lệch tâm ra. Dùng đột phù hợp 9 Rửa sạch và dùng khí nén thổi khô tất cả các chi tiết. Dùng xăng Kiểm tra xem lỗ thoát xăng ở thân bơm có bị tắc không, nếu bị tắc cần phải thông ra rồi rửa sạch, đồng thời tránh nhầm lẫn, mất mát các chi tiết. . Quy trình lắp : - Ngược lại với quy trình tháo: chi tết nào tháo trước lắp sau. - Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: càng bơm, màng bơm, lò xo, các van và vỏ bơm.. + Vô mở trục và bạc 14 2.2.3.Trình tự lắp bơm xăng Sau khi tháo rời bơm xăng để kiểm tra, sửa chữa, việc lắp bơm vào tiến hành ngược lại với qui trình tháo. Nhưng khi lắp có một số điều cần chú ý sau: - Không được lắp sai chiều van xăng vào và ra. - Dùng tay ấn cần bơm xuống dưới cùng để cho màng bơm ở phía trên nằm đúng dấu đã đánh, sau đó mới vặn chặt đồng đều và chéo góc của các vít bắt chặt nắp bơm và thân bơm. - Khi lắp cốc xăng, dùng lực của một tay để vặn chặt đai ốc của kẹp giữ cốc xăng, không được dùng kìm để vặn. - Lắp bơm xăng trở lại động cơ cần phải lắp đệm cách nhiệt có chiều dầy phù hợp để cần bơm xăng không ép vào bánh lệch tâm trục cam gây nhanh mòn đầu cần bơm. Nếu cần bơm đã hàn lại thì khi lắp nên quay trục khuỷu để cho phần cao nhất của bánh lệch tâm hướng ra phía ngoài, sau đó mới đặt cần bơm vào, dùng tay đẩy bơm xem thân bơm có tiếp xúc khít với thân động cơ không, nếu không thì tăng chiều dầy đệm lên. 2.3. Bảo dưỡng bộ chế hòa khí 2.3.1. Điều chỉnh mức xăng trong buồng phao. . Hình 2.2: kiểm tra mức xăng trong buồng phao. a- Có cửa sổ kiểm tra. b- Không có cửa sổ kiểm tra. *Kiểm tra: - Quan sát mức xăng trong buồng phao thông qua cửa sổ kiểm tra. Mức xăng phải ở vị trí quy định ( mức xăng ở khoảng giữa cửa sổ kiểm tra). - Nếu không có lỗ kiểm tra ta dùng một ống chữ U để kiểm tra 15 ( Hình vẽ ). Vận hành động cơ cho chạy ở chế độ không tải mức xăng phải đúng quy định cho từng loại. - Một số loại xe mức xăng được kiểm tra thông qua chiều cao phao xăng khi ta lật ngửa bộ chế hoà khí lên. ( Động cơ 4A-FE : Mức phao cao 7.2 mm). * Điều chỉnh: - Mức xăng trong buồng phao được điều chỉnh thông qua cựa gà điều chỉnh. 2.3.2. Điều chỉnh tốc độ không tải . * Điều kiện khi diều chỉnh: - Các thiết bị như điều hoà nhiệt độ đèn pha , sấy kính , tay lái để ở vị trí chạy thẳng (với hệ thống lái có trợ lực ) - Góc đánh lửa điều chỉnh đúng . - Tay số ở vị trí số 0(với loại MT) hoặc với số N (với loại AT). - Nhiệt động cơ độ đạt giá trị định mức . - Mức xăng trong buồng phao đúng qui định . - Bướm gió mở hoàn toàn . - Bầu lọc gió tốt ( không bị tắc). - Các hệ thống khác làm việc bình thường. * Điều chỉnh: - Để điều chỉnh tốc độ không tải ta điều chỉnh thông qua vít điều chỉnh hỗn hợp và vít định vị bướm ga. -Vặn vít hỗn hợp vào hết và vặn ngược ra 1.5 đến 2 vòng. Vặn vít định vị bướm ga 1 đến 2 vòng - Tính từ khi vít tác dụng vào cam ga Hình 2.3 Vít điều chỉnh xăng không tải - Khởi động động cơ cho chạy đến khi đạt nhiệt độ định mức. - Nới vít định vị bướm ga cho số vòng quay giảm xuống nhỏ nhất động cơ làm việc không rung giật, ổn định. - Bảo dưỡng: + Tháo và kiểm tra chi tiết: Thân, đế, nắp và các cơ cấu, các cần dẫn động.. + Làm sạch các chi tiết, các đường ống và thay đệm. + Lắp bộ chế hòa khí và điều chỉnh không tải 16 BÀI 3: SỬA CHỮA BỘ CHẾ HÒA KHÍ Mục tiêu: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ chế hòa khí - Giải thích được cấu tạo và nguyên lý làm việc của bộ chế hòa khí - Tháo lắp, nhận dạng, kiểm tra và sửa chữa được bộ chế hòa khí đúng yêu cầu kỹ thuật - Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại Trong động cơ xăng, các quá trình phun nhiên liệu, nhiên liệu bốc hơi, hơi nhiên liệu trộn với không khí đều được thưc hiện trong một thiết bị đặt trên đường ống nạp, bên ngoài buồng cháy của động cơ gọi là bộ chế hòa khí. 1.1. Nhiệm vụ. Chuẩn bị và cung cấp hỗn hợp đốt (gồm xăng dưới dạng hạt rất nhỏ trộn đều với không khí sạch) có thành phần thích hợp với mọi chế độ cho động cơ. 1.2. Yêu cầu. - Cung cấp tỉ lệ nhiên liệu phù hợp theo chế độ làm việc - Cung cấp mức nhiên liêu như nhau cho mỗi xilanh 1.3. Phân loại. 1.3.1. Các loại họng khuyếch tán: Có 3 loại: - Họng khuyếch tán cố định - Họng khuyếch tán thay đổi - Họng khuyếch tán bướm gió. Loại được xử dụng phổ biến hiện nay nhất là họng khuyếch tán cố định. Họng khuyếch tán thay đổi dùng hệ thống mà diện tích bề mặt họng khuyếch tán được điều khiển phù hợp với lượng khí nạp. Các bộ chế hoà khí kiểu “V” được dùng trong các động toyota sử dụng họng khuyếch tán thay đổi. Các bộ chế hoà khí kiểu “N” được dùng trong trong động cơ tôyota hiện nay sử dụng họng khuyếch tán bướm gió. Chúng sử dụng một hệ thống mà việc mở bướm gió được điều khiển phù hợp với lượng khí nạp Hình 3.1.Các loại họng khuếch tán 1.3.2. Hướng hút 17 Các chế hoà khí mà hỗn hợp nhiên liệu khí nhiên liệu đi xuống phía dưới gọi là bộ chế hoà khí hút xuống, nếu đi sang cạnh gọi là bộ chế hoà khí hút ngang. Hiện nay sử dụng phổ biến nhất là bộ chế hoà khí hút xuống, các bộ chế hoà khí hút ngang được dùng trên các động cơ có công suất lớn, các bộ chế hoà khí “SU” và “SULEX” của toyota là loại này Hình 3.2. Hướng hút 1.2.3. Số họng Đường truyền của hỗn hợp nhiên liệu dẫn từ họng khuyếch tán tới cửa vào bộ chế hoà khí được gọi là họng. Nếu có 1 họng gọi là họng đơn, nếu 2 họng gọi là họng kép Hình 3.3 Số họng khuếch tán Kiểu 1 họng (họng đơn) Kiểu 2 họng (họng kép) 2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc 2.1. Hệ thống phun chính 2.1.1. Cấu tạo Hình 3.4. Hệ thống phun chính 2.1.2. Nguyên lý Khi động cơ làm việc, nhiên liệu từ buồng phao đi vào gíclơ chính và phun ra ở miệng vòi phun. Không khí qua gíclơ không khí vào trong ống phun là giảm độ chân không ở gíclơ chính. Không khí hoà trộn với xăng tạo thành bọt xăng (nhũ tương) phun ra ở miệng vòi phun, do đó thành phần hỗn hợp bị nghèo đi nhờ sự hãm nhiên liệu bằng không khí. 2.2. Hệ thống không tải 18 2.2.1. Cấu tạo Hình 3.5. Hệ thống không tải 2.2.2. Nguyên lý Khi động cơ làm việc ở chế độ không tải, cánh bướm ga đóng gần kín. không khí đi qua ống khuếch tán, không đủ sức kéo xăng ra khỏi vòi phun chính. Do đó phải cần đến mạch xăng cầm chừng. Xăng được hút từ bầu phao qua gíclơ chính và gíclơ không tải theo đường xăng không tải. Trên đường rãnh dẫn xăng được hoà trộn với không khí qua gíclơ không khí tạo thành hỗn hợp dạng nhũ tương, theo rãnh dẫn xuống phun ra ở lỗ phun phía dưới bướm ga. Cung cấp hỗn hợp cho động cơ chạy ở chế độ không tải, còn lỗ phun ở phía trên bướm ga hút một ít không khí từ ngoài vào, trộn với xăng ở đường hỗn hợp tránh hiện tượng quá đậm. Khi bướm ga mở chuyển chế độ chạy không tải sang có tải, độ chân không phía dưới bướm ga giảm dần. Lúc này cả hai lỗ đều nằm phía dưới bướm ga, nên cả hai lỗ đều phun nhiên liệu làm cho hỗn hợp cung cấp cho động cơ tăng lên, giúp cho động cơ chuyển từ chế độ không tải sang có tải bình thường. 2.3. Hệ thống khởi động 2.3.1. Cấu tạo Hình 3.6. Hệ thống khởi động 1. Gic lơ không tải; 2. Mạch xăng không tải; 3. Lỗ phun dầu không tải;4. Vít điều chỉnh;5. Gic lơ không tải 2.3.2. Nguyên lý Khi khởi động động cơ, người lái kéo tay bướm gió thông qua cần linh động, bướm gió đóng lại, bướm ga hé mở. Do sức hút của động cơ ở dưới bướm gió có độ chân không lớn, xăng 19 được hút ra ở cả vòi phun chính và lỗ phun không tải tạo ra hỗn hợp đậm đặc để động cơ dễ khởi động. Khi động cơ bắt đầu làm việc, số vòng quay tăng, sức hút của động cơ lớn, nếu bướm gió mở thì lúc này van khí phụ sẽ làm việc cung cấp thêm không khí vào động cơ để tránh tình trạng động cơ bị chết máy do thiếu không khí. Khi khởi động xong bướm gió lại mở hoàn toàn. 2.4. Cơ cấu làm đậm 2.4.1. Kiểu dẫn động cơ khí 2.4.1.1. Cấu tạo. Hình 3.7. Kiểu dẫn động cơ khí 2.4.1.2. Nguyên tắc hoạt động. Khi động cơ làm việc ở chế độ toàn tải cánh bướm ga mở hoàn toàn cần kéo đi lên, cần đẩy đi xuống phía dưới, làm mở van tiết kiệm, xăng qua van bổ sung thêm một lượng nhiên liệu để làm đậm vào ống phun sau gíc-lơ chính, phun ra ở miệng vòi phun, tạo ra hỗn hợp đậm đặc hơn, cung cấp cho động cơ làm việc ở chế độ toàn tải phát huy được công suất. 2.4.2. Kiểu dẫn động bằng chân không 2.4.2.1. Cấu tạo Hình 3.8. Hệ thống làm đậm dẫn động chân không 1- Vòi phun chính; 2- Họng khuếch tán; 3- Bướm ga ; 4 -Giclơ làm đậm; 5- Van làm đậm; 6- Đường ống chân không; 7- Kim van làm đậm; 8- Gíclơ chính; 9-Lò xo cần làm đậm; 10- Xi lanh; 11-Piston; 12-Buồng phao; 13-ống chân không. 2.4.2. Nguyên lý Khi bướm ga mở chưa hết độ chân không dưới bướm ga lớn thông qua đường ống chân không nối với xi lanh làm đậm làm cho buồng trên độ chân không lớn. Piston đi lên thắng 20 sức căng lò xo làm cho lò xo bị ép lại, cần đẩy đi lên không tác động vào van làm đậm, lò xo van đẩy cho van đóng kín. Do vậy không có lượng xăng bổ sung vào đường xăng chính. Khi bướm ga mở hết, độ chân không ở dưới bướm ga nhỏ làm cho độ chân không ở buồng trên piston nhỏ không thắng được sức căng lò xo. Lúc đó lò xo cần piston đẩy piston đi xuống tác động vào đuôi van làm đậm lò xo van bị nén lại nhờ vậy có một lượng xăng từ buồng phao qua van làm đậm qua giclơ làm đậm đi vào vòi phun chính cung cấp thêm một lượng xăng để động cơ có công suất cực đại. Khi bướm ga mở nhỏ, độ chân không sau bướm ga là rất lớn, tác dụng lên không gian phía trên của piston 6, thắng được sức căng của lò xo 7 kéo piston 6 đi lên.Lò xo phục hồi của hệ kim điều chỉnh 4 đóng giclơ làm đậm 2. Lúc này chỉ có hệ thống chính làm việc cung cấp hỗn hợp cho động cơ với thành phần nhạt dần. Khi bướm ga mở lớn, độ chân không sau bướm ga nhỏ. áp lực này không thắng được sức căng của lò xo 7. Lực đàn hồi của lò xo 7 đẩy piston 6 đi xuống, thông qua hệ thống đòn dẫn động 5 nâng kim 4 lên. Tiết diện lưu thông của giclơ 2 tăng lên, xăng qua giclơ 2 vào vòi phun chính cungcấp thêm nhiên liệu cho động cơ hoạt động. Độ chân không sau bướm ga không những phụ thuộc vào độ mở bướm ga mà còn phụ thuộc vào tốc độ vòng quay n của động cơ. Khi n tăng, độ chân không sau bướm ga cũng tăng. Do đó , thời điểm bắt đầu làm đậm không chỉ phụ thuộc vào độ mở bướm ga mà còn phụ thuộc vào tốc độ vòng quay n của động cơ. Khi n nhỏ, với độ chân không sau bướm ga đã đủ nhỏ nên piston 6, dưới tác dụng của sức căng lò xo 7, đi xuống điều khiển giclơ 2 làm đậm hỗn hợp. Đây chính là ưu điểm của hệ thống làm đậm chân không. Tuy nhiên độ ổn định của hệ thống là kém. Vì vậy một số bộ chế hoà khí sử dụng cả hai hệ thống để tận dụng ưu điểm của hai hệ thống này. Hình 3.9 . Sơ đồ nguyên lý hoạt động hệ thống làm đậm chân không 1-bướm ga;2-giclơ làm đậm; 3-giclơ chính; 4-kim điều chỉnh làm đậm; 5-đòn dẫn động; 6- piston; 7-lò xo; 8-vòi phun chính. 2.5. Cơ cấu tăng tốc 2.5.1. Cấu tạo 21 Hình 3.10. Cơ cấu tăng tốc 2.5.2. Nguyên lý Khi bướm ga mở đột ngột, lượng không khí hút vào tăng nhanh. Trong lúc xăng nặng hơn chưa ra kịp làm cho động cơ bị khựng lại, để khắc phục nhược điểm trên bộ chế hoà khí có bố trí bơm tăng tốc. Qua cần dẫn động, nối với cần bướm ga do có sự di chuyển đột ngột làm cần đẩy và piston đi xuống phía dưới tạo ra áp lực của nhiên liệu, đẩy van xăng vào đóng lại, xăng theo đường tăng tốc làm van xăng ra mở ra, nhiên liệu phun ra đập vào thành ống khuyếch tán tạo thành những phần tử rất nhỏ làm cho hỗn hợp đậm đặc để động cơ tăng tốc không bị chết máy. Khi bướm ga mở từ từ, piston bơm tăng tốc cũng đi xuống từ từ, do đó không tạo ra được áp suất đột ngột trong xi lanh, nên xăng vào đóng không kín. Xăng trong xi lanh qua van xăng vào quay trở lại buồng phao. 2.6. Cơ cấu hạn chế tốc độ 2.6.1. Cấu tạo Bộ hạn chế tốc độ kiểu li tâm chân không gồm bộ truyền dẫn được lắp ở phía đầu trục cam gồm có vỏ, rô to. Trong rô to có van cùng với lò xo và vít điều chỉnh. Trên vỏ có bắt hai đầu nối để bắt với ống dẫn khí. Bộ phận điều khiển gồm cơ cấu màng ngăn, phía trên màng thông với bộ truyền dẫn li tâm và gíclơ trên bướm ga, phía dưới màng thông với gíclơ dưới bướm ga và có cần đẩy nối với trục của bướm ga. 22 Hình 3.11. Cơ cấu hạn chế tốc độ trên động cơ xe Zil 130 2.6.2. Nguyên tắc hoạt động 2.6.2.1. Cấu tạo Khi tốc độ của trục khuỷu và trục cam thấp, lực li tâm nhỏ lò xo của bộ truyền dẫn ly tâm kéo van mở. Buồng chân không phía trên màng ngăn thông với họng hút của bộ chế hoà khí qua van đang mở phía trên bướm ga. Buồng chân không phía dưới màng thông với phía dưới bướm ga, sức hút ở đây mạnh kéo màng lóm xuống, lúc này trục bướm ga quay tự do về phía mở. Khi vận tốc của trục cam tăng, lực ly tâm đẩy van đóng kín lỗ rô to làm buồng chân không phía trên màng ngăn không thông với họng hút. Toàn bộ sức hút phía dưới ống khuyếch tán, truyền lên phía trên màng ngăn, kéo màng đi lên điều khiển trục bướm ga đóng bớt lại để giảm tốc độ trục khuỷu. 23 Hình 3.12. Bộ hạn chế tốc độ kiểu li tâm a) bộ truyền dẫn; b) bộ phận khí áp 1-thân bộ phận truyền dẫn;2-khoảng không gian trên màng; 3-màng;4-ống dẫn;5-rãnh; 6- ổ đỡ; 7-thân bộ phận li tâm; 8-rôto; 9-nắp; 10-quả văng; 11-t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_bao_duong_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co_xan.pdf
Tài liệu liên quan