Báo cáo Thực tập tại Công ty Thương mại Bắc Ninh

Lời nói đầu ----------------------------------------------- Câu nói "Học đi đôi với hành" có thể khẳng định rằng, bất cứ lý thuyết nào trên sách vở hay trên trường lớp cũng đều hướng tới đích chung đó là để áp dụng vào thực tiễn, cụ thể là công cụ phục vụ cuộc sống , là sự tồn tại phát triển của xã hội, mà một trong những việc đó là công tác kế toán trong quản lý kinh tế, nhất là trong nền kinh tế hiện nay, làm thế nào để phát triển và tồn tại đang và vẫn là một vấn đề thời sự nóng bỏng của tấ

doc39 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Công ty Thương mại Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cả các doanh nghiệp. Chính vì vậy, sau quá trình học tập về chuyên ngành kế toán của Trường Cao Đẳng KT-KT CN I HN, tôi đã về thực tập tại Công ty Thương mại Bắc Ninh. Một Công ty kinh doanh thương mại trực thuộc Bộ Thương mại có trụ sở tại thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Qua đợt thực tập này, tôi đã kết hợp giũa lý luận với thực tiễn, giữa lý thuyết đã được học ở trường với thực tế công tác kế toán ở Công ty thương mại Bắc Ninh. Trong quá trình thực tập này, được sự quan tâm giúp đỡ tận tâm, nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo và Ban Giám đốc công ty cùng các cô, các chú trong Phòng kế toán cũng như các Phòng ban chức năng khác của Công ty, tôi đã thực hiện khảo sát thực tế công tác kế toán của Công ty một cách tổng hợp từ khâu mua hàng đến khau kết thúc một chu kỳ kinh doanh của Công ty. Điều này đã giúp cho kiến thức về công tác kế toán của tôi được củng cố, nâng cao một cách có hệ thống và toàn diện để hoàn thành bản "Báo cáo thực tập tốt nghiệp". Nội dung báo cáo thực tập của tôi gồm: Phần I: Giới thiệu chung về Công ty Thương Mại Bắc Ninh. Phần II: Tình hình tổ chức công tác tài chính của C.Ty Thương mại Bắc Ninh. Phần III: Tình hình hạch toán của một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong Công ty. Phần IV: Phân tích hoạt động kinh tế của Công ty Thương Mại Bắc Ninh. Phần V: Kết luận. Phần I: Giới thiệu chung về Công ty Thương Mại Bắc Ninh: I. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của Công ty: Công ty Thương mại Bắc Ninh là một Doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại du lịch Bắc Ninh, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Công ty được thành lập vào tháng 3 năm 1997 theo Quyết định của UBND tỉnh Bắc Ninh do chia tách tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Tiền thân của Công ty Thương mại Bắc Ninh là Công ty Thương mại Hà Bắc. Công ty gồm 15 đơn vị trực thuộc đóng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, với đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có khả năng, giàu kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc. Trong những năm mới thành lập, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Thương mại du lịch là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý của Bộ Thương mại, UBND tỉnh và Sở Thương mại Bắc Ninh. Doanh nghiệp có trụ sở đóng tại trung tâm tỉnh lỵ đường Lý Thái Tổ, phường Suối Hoa, thị xã Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Công ty thực hiện chức năng quản lý và phân phối theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, bán, bán buôn, bán lẻ hàng nội địa, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá. Hiện nay, Công ty Thương mại Bắc Ninh được phép của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bắc Ninh cho phép kinh doanh các loại hàng kim khí, điện máy, xe đạp, xe máy, phụ tùng, hàng bách hoá bông vải sợi, may mặc, công nghệ phẩm, tạp phẩm, dụng cụ gia đình, vật liệu xây dựng, chất đốt, vật liệu điện, vật tư nông nghiệp, vật tư thiết bị phương tiện vận tải, rượu bia, nước giải khát, ăn uống, than cám, than cục phục vụ cho sản xuất phát triển, cho tất cả các thành phần kinh tế trong tỉnh và trong cả nước cũng như xuất khẩu các mặt hàng ra nước ngoài nhằm kinh doanh có hiệu quả, nộp nghĩa vụ với Nhà nước và có tích luỹ đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên chức ngày càng được cải thiện. Thực hiện tính tự chủ trong kinh doanh, hoạt động phải có lợi nhuận để bảo toàn và phát triển được vốn. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty phải thường xuyên nắm bắt thông tin kinh tế trong cả nước và nước ngoài, chủ động vật tư tiền vốn, mua bán theo giá thoả thuận, tránh mọi sự thất thoát tài sản tiền vốn nhằm đạt được hiệu quả cao. Để đạt được mục đích trên thì Công ty phải tiến hành tổ chức mạng lưới kinh doanh, bố trí sắp xếp lao động hợp lý, tăng cường lực lượng cán bộ nhằm đẩy mạnh bán ra, nâng cao ý thức phục vụ tiết kiệm chi phí, sử dụng đồng vốn có hiệu quả. Mặt khác, Công ty mở rộng mạng lưới kinh doanh trực tiếp trong khu vực tỉnh Bắc Ninh, ngoài ra Công ty còn mở 2 Văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, thực hiện chức năng XMC trực tiếp cũng như uỷ thác nhằm tăng thêm lợi nhuận cho Công ty và tạo việc làm nâng cao đời sống của công nhân viên chức. II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty Thương Mại Bắc Ninh: - Để thực hiện được chức năng nhiệm vụ trên, Công ty đã tổ chức bộ máy quản kinh doanh như sau: * Ban Giám đốc gồm: 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. + Giám đốc: Có trách nhiệm quản lý công tác tổ chức tài chính, hoạt động và kết quả kinh doanh của toàn Công ty. Bên cạnh đó Giám đốc phải chịu trách nhiệm nắm bắt các chủ trương chính sách của Nhà nước, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và các cơ quan chức năng khác như mối quan hệ với Chính quyền địa phương….để ra Quyết định quy định cho toàn Công ty. + Phó Giám đốc: Thăm nắm thị trường, những biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh và phụ trách chỉ đạo kinh doanh. * Các Phòng ban: 1- Phòng Tổ chức hành chính: Quản lý và điều chỉnh nhân sự, đáp ứng nhu cầu của Công ty và các đơn vị trực thuộc. Thực hiện các công việc quản lý Hồ sơ, Công văn đối nội với Công ty và đối ngoại với các cơ quan quản lý cấp trên với các cấp Chính quyền địa phương cũng như soạn thảo công văn, giấy tờ, giúp cho công tác quản lý hành chính tỏ chức của Công ty. 2- Phòng Kế toán - tài chính: Gồm 7 người có chức năng quản lý tài sản vốn, hàng hoá, vật tư…của Công ty thông qua việc thu thập sử lý chứng từ có giá trị bằng tiền ở công tác kế toán, trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, theo dõi và phản ánh việc sử dụng tiền vốn tài sản của Công ty. Cuối niên độ kế toán, Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện công tác báo cáo kết quả kinh doanh với các cơ quan chức năng một cách chính xác, kịp thời, đồng thời tính toán với các khoản thuế phải nộp và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ với ngân sách Nhà nước. Thực hiện việc kiểm tra tài chính nội bộ, lập kế hoạch tài chính cho kỳ sau. 3- Phòng pháp chế kế hoạch nghiệp vụ: Có nhiệm vụ tham mưu giúp ban Giám đốc công ty kinh doanh đúng Pháp luật Nhà nước, sử lý, giải quyết các vấn đề liên quan trong việc tranh chấp hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch, giao chỉ tiêu cho từng đơn vị, báo cáo tiến độ sản xuất kinh doanh, kiểm tra đơn vị, ký kinh doanh. Giám sát và đôn đốc việc thực hiện các văn bản Pháp quy, các chế độ chính sách, các quy định của cấp trên. 4- Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm nắm bắt những chủ trương chính sách của Nhà nước, Bộ Thương mại, của các ngành chức năng để thực hiện đúng những yêu cầu đó, thăm dò thị trường, mở rộng mối quan hệ với khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu của Công ty, hạch toán kết quả kinh doanh khi kết thúc một lô hàng xuất hoặc nhập khẩu. 5- Hệ thống các Cửa hàng: Các trạm kinh doanh và chi nhánh văn phòng đại diện được lập ra; Để mở rộng mạng lưới, quy mô kinh doanh nhằm phục vụ nhân dân và thu hút khách hàng tăng doanh thu bán hàng, tăng nhanh vòng quay của vốn thu thêm lợi nhuận cho Công ty, phục vụ nhân dân trong tỉnh và ngoài tỉnh để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Về măt tổ chức quản lý kinh doanh: Các Cửa hàng đều chịu sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, các Phòng ban của Công ty. Ban Giám đốc Công ty hoặc lãnh đạo Phòng kinh doanh có quyền điều động cán bộ Công ty từ Cửa hàng này sang Cửa hàng khác. - Phòng Tổ chức hành chính có thể điều chỉnh cán bộ ở các Cửa hàng. Công ty Thương mại Bắc Ninh gồmg có 15 đơn vị trực thuộc. 1- Cửa hàng Thương nghiệp tổng hợp Gia Bình. 2- Cửa hàng Thương nghiệp tổng hợp Lương Tài. 3- Cửa hàng Thương nghiệp tổng hợp Thuận Thành. 4- Cửa hàng Thương nghiệp tổng hợp Quế Võ. 5- Cửa hàng Thương nghiệp tổng hợp Yên Phong. 6- Trung tâm Thương mại Tiên Sơn. 7- Bách hoá Tổng hợp Bắc Ninh. 8- Cửa hàng may đo. 9- Cửa hàng Đáp Cầu. 10- Cửa hàng Thị Cầu. 11- Cửa hàng nông sản thực phẩm. 12- Trạm kinh doanh tổng hợp. 13- Cửa hàng vật liệu xây dựng. 14- Chi nhánh tại Hà Nội. 15- Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Ban giám đốc Phòng KD XNK Phòng Pháp chế KH Phòng KT - TC Phòng TC - KH 1 2 3 4 5 15 14 13 12 11 10 9 8 7 6 III. Công tác kế toán ở Công ty Thương mại Bắc Ninh. Công ty Thương mại Bắc Ninh có mạng lưới kinh doanh thương mại tương đối rộng lớn, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, điều kiện kế toán thủ công. Do đó Phòng kế toán Công ty áp dụng theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ: Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Mô hình kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung mỗi đội trực thuộc Công ty đều có 1 kế toán theo dõi tình hình xuất nhập dự trữ hàng hoá, tồn kho hàng hoá và các chi phí liên quan đến hoạt động của đơn vị đó. ở các đơn vị này thực hiện kế hoạch kế toán theo hình thức hạch toán phụ thuộc cuối tháng. Cuối kỳ, kế toán báo cáo tình hình tồn kho chi phí và tính kết quả kinh doanh nộp báo cáo về Phòng kế toán Công ty , Phòng kế toán Công ty căn cứ vào các báo cáo kế toán của các đơn vị để tổng hợp việc hạch toán và quyết toán hàng tháng, hàng quý. Hàng tồn kho của Công ty được áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên, hàng hoá xuất kho, nhập kho theo giá thực tế, tình hình nhập xuất hàng hoá được kế toán theo dõi từng lần phát sinh kể cả về số lượng và đơn giá. Công ty nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ khi mua hàng hoá và thuế VAT đầu vào được khấu trừ, khi bán hàng hoá có thuế VAT đầu ra phải nộp. Đến cuối tháng khấu trừ thuế VAT đầu vào, đầu ra để xác định thuế VAT đầu ra phải nộp hoặc thuế VAT đầu vào còn được tiếp tục khấu trừ. Cũng như về mặt tổ chức của các Cửa hàng thuộc sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Công ty và các Phòng thì về mặt công tác kế toán các Cửa hàng chịu sự quản lý của Công ty. Vì vậy, có thể khái quát bộ máy tổ chức của Phòng kế toán công ty Thương mại Bắc Ninh theo sơ đồ sau: Phòng kế toán tài chính Cửa hàng và các chi nhánh Phòng Tổ chức Hành chính Phòng pháp chế Kế hoạch Phòng kinh doanh XNK Phần II: Công tác tài chính I. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tài chính của Công ty Thương mại Bắc Ninh: Công ty Thương mại Bắc Ninh được thành lập vào tháng 3 năm 1997, trong tình hình chia tách tỉnh Hà Bắc để tái lập 2 tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Trước tình hình đó, Công ty Thương mại Bắc Ninh gặp rất nhiều khó khăn và phải ổn định toàn bộ bộ máy quản lý, cơ sở vật chất của Công ty Thương mại Hà Bắc bàn giao làm 2 Công ty Thương mại Bắc Ninh và Công ty Thương mại Bắc Giang. Trong thời kỳ này, Nhà nước thực hiện chính sách mới, thời kỳ mới theo hình thức kinh tế thị trường cho phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Công ty Thwong mại Bắc Ninh phải tìm hiểu và nghiên cứu thị trường vì sự thay đổi này nó có tác động đến hoạt động kinh doanh và có vai trò quyết định đối với hoạt đông jtài chính của các doanh nghiệp nói chung và Công ty Thương mại Bắc Ninh nói riêng. Địa bàn Công ty Thương mại Bắc Ninh cách không xa thủ đô Hà Nội, nên hoạt động kinh doanh Thương mại của Công ty bị chèn ép rất nhiều, nguồn vốn kinh doanh còn thiếu, Công ty phải huy động vốn và thường xuyên vay thêm Ngân hàng để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. Chính vì thế Công ty còn có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động kinh doanh thương mại, ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á và các nước trong khu vực, có nhiều chiều hướng giảm xong chưa trở lại mức bình thường như đầu năm 1997, dẫn đến sức mua giảm, thị trường XNK bị thu hẹp đúng giá vẫn ở mức cao, do đó việc tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. hơn nữa, từ 01 tháng 1 năm 1999 Nhà nước bắt đầu thi hành Luật thuế VAT và thuế thu nhập Doanh nghiệp. Đây là luât thuế mới lần đầu tiên được áp dụng ở nước ta. Do vậy, cũng còn có nhiều bất cập mà vừa làm Nhà nước vừa phải nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp các doanh nghiệp nói chung. Khi áp dụng Luật thuế mới cũng còn có nhiều bỡ ngỡ, lúng túng trong khi ghi chép và hạch toán, do vậy cũng làm cho thị trường những tháng đầu năm có phần nào mất ổn định theo xu thế chậm lại, sức mua giảm, người bán, người mua có tư tưởng chông chờ, nghe ngóng. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, Sở Thương mại - Du lịch những tháng đầu năm qua, Công ty Thương mại Bắc Ninh đã lãnh chỉ đạo các Phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc đã có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Bằng sự lãnh đạo nhiệt tình, năng động sâu sát với thực tế từ Công ty xuống các đơn vị cộng với sự quyết tâm cao của tập thể CNV lao động trong toàn Công ty. Những tháng qua, hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty vẫn duy trì từ mức tăng trưởng khá và đạt được những kế quả sau đây: Tổng doanh thu: 75.850 triệu đồng đạt 75% kế hoạch so với cùng kỳ năm 2001 đạt 165% Trong đó: + Kinh doanh hàng nội địa: 35.850 triệu đồng đạt 71% kế hoạch. + Kim ngạch XNK là: 2.209.000 USD đạt 70% kế hoạch. Trong đó: - Xuất khẩu: 609.000 USD. - Nhập khẩu: 1.600.000 USD. Tổng nộp ngân sách: 16.608 triệu đồng. Trong đó: - Thuế VAT là: 4.353 triệu đồng. - Nộp tại địa phương: 696 triệu đồng. Đạt 137 % kế hoạch so với cùng kỳ năm 2001 đạt 166%. - Lợi nhuận thực hiện: 60 triệu đồng đạt 66 % kế hoạch so với cùng kỳ năm 2001 đạt 157%. - Thu nhập bình quân là: 400.000đ/người/tháng đạt 100% kế hoạch, so với cùng kỳ năm 2001 đạt 115%. II. Tình hình tổ chức công tác quản lý tài chính Công ty: 1- Sự phân cấp quản lý tài chính của Công ty: Vốn của Công ty đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo hình thức tập trung: Vốn công ty Các cửa hàng Phòng kinh doanh và các chi nhánh - Các loại tài sản, vật tư, hàng hoá, công cụ, dụng cụ của Công ty được Phòng kế toán Công ty quản lý tập trung, Công ty đưa vốn xuống các Phòng Kinh doanh, các chi nhánh và Cửa hàng dưới dạng tiền mặt hoặc hàng hoá cvật tư đã được Công ty mua về. Để quản lý chặt chẽ số tiền vỗn của Công ty trong quá trình mua, bán hàng hoá và các chi phí liên quan đến quá trình hoạt động kinh doanh. Công ty đã bố trí mỗi đơn vị trực thuộc có 1 Tổ trưởng kế toán theo dõi chung. Kế toán theo hình thức hạch toán độc lập với Phòng kế toán Công ty, tình hình XNK, tồn kho hàng hoá, công nợ và nộp tiền bán hàng về Cửa hàng, sau đó cuối tháng Cửa hàng quyết toán với Phòng kế toán Công ty. 2- Công tác kế hoạch tài chính của Công ty: - Xuất phát từ tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, Công ty có quyền chủ động quyết định hoặc sáng tạo trong qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tự điều hành vốn, thực hiện nguyên tắc kinh doanh phải có lãi và có lợi nhuận ngày càng cao. Kết hợp với việc tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động. Muốn đạt được những mục tiêu đó, đòi hỏi Công ty phải lập kế hoạch tài chính hàng năm vào cuối quý III, đầu quý IV, Phòng kế toán Công ty đã xây dựng kế hoạch tài chính trình cấp trên và được phê duyệt kế hoạch năm như sau: a/ Tổng doanh thu: 101.000 triệu đồng. Trong đó kinh doanh hàng nội: 50.000 triệu đồng. b/ Kim ngạch XNK: 3.000.000 USD. Trong đó xuất khẩu: 1.000.000 USD. c/ Tổng nộp ngân sách Nhà nước: 800 triệu đồng. d/ Lợi nhuận thực hiện: 100 triệu đồng. e/ Thu nhập bình quân: 400.000đ/người/tháng. Căn cứ vào kế hoạch cấp trên duyệt giao Công ty triển khai nhiệm vụ cho từng đơn vị cơ sở. Đối với những lô hàng mua vào với giá trị cao và với hàng XNK, các đơn vị phải lập phương án kinh doanh và quyết toán từng lô hàng. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm Công ty báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với cơ quan chức năng. Nói tóm lại, công tác xây dựng kế hoach tài chính ở Công ty Thương mại Bắc Ninh mới chỉ là kế hoạch tài chính ngắn hạn chưa có tầm phát triển chiến lược trong hoạt động kết quả kinh doanh lâu dài trong những năm tói của Công ty. 3- Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty: Theo số liệu trích từ Bảng cân đối kế toán ở thời điểm 30/6/2001, số liệu đầu năm 2002 và số liệu 30/6/2002 (là số cuối kỳ) cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty như sau: Bảng cân đối kế toán Bảng 1: Cơ cấu tài sản. Đơn vị tính: đồng Số TT Tài sản Quý II/2001 Quý II/2002 Quý II/2002/Quý II/2001 Số tiền Tỷ lệ % A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 14.403.782.096 23.231.173.377 8.827.391.281 61,28 1. Tiền 1.034.406.398 965.827.377 - 768.579.021 - 74,30 2. Các khoản phải thu 1.960.222.797 16.556.657.645 15.162.718.490 1.131,59 3. Hàng tồn kho 10.416.768.567 5.712.605.043 - 4.704.163.524 - 45,15 4. TSCĐ 992.384.334 686.382.777 - 306.601.557 - 30,83 B TSCĐ và đầu tư dài hạn 3.198.070.413 37.383.220.777 540.149.764 16,88 1. TSCĐ 3.196.170.813 3.701.144.925 504.974.912 15,79 2. Chi phí XDCB dở dang 1.899.600 37.075.252 35.175.652 1.851,73 Cộng 17.601.852.509 26.969.394.889 9.362.541.780 53,19 Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn. Đơn vị tính: đồng Số TT Nguồn vốn Quý II/2001 Quý II/2002 Quý II/2002/Quý II/2001 Số tiền Tỷ lệ % A Nợ phải trả 14.434.178.971 23.332.611.876 8.898.432.905 61,64 1. Nợ ngắn hạn 12.754.252.771 21.271.312.344 8.517.059.573 66,77 2. Nợ dài hạn 1.673.321.200 1.667.862.908 - 5.458.292 - 0,32 3. Nợ khác 6.605.000 393.436.624 386.831.624 5.856,64 B Nguồn vốn chủ sở hữu 3.167.673.538 3.636.782.431 469.108.875 14,80 1. Nguồn vốn quỹ 3.167.673.538 3.636.782.431 469.108.875 14,80 Cộng 17.601.852.509 26.969.394.289 9.362.541.780 53,19 Nhận xét: - Tỷ trọng tài sản của Công ty: Tổng TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ trọng TSCĐ = x 100 Tổng tài sản Quý II/2001 = x 100% = 18,16%. Quý II/2002 = x 100% = 13,86%. - Tỷ trọng TSCĐ và đầu tư ngắn hạn: Quý II/2001 = 100% - 18,16% = 81,84% Quý II/2002 = 100% - 13,86% = 86,14% Qua bảng cơ cấu tài sản của Công ty trên, quýII/2002 so với quý II/2001 đi lên là: 9.362.541.780đ, với tỷ lệ tăng 53,19%. Việc tăng lên của Công ty là do: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 8.827.391.281đ, với tỷ lệ tườn ứng là 61,28%. TSCĐ và đầu tư dài hạn quýII/2002 so với quý II/2001 tăng 540.149.764đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 16,88%. Mặt khác trong tổng giá trị tổng số thì TSCĐ và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng ít, còn chủ yếu là TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Điều đó là phù hợp với Công ty kinh doanh Thương mại. Tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của Công ty: Tổng nợ phải trả lên nguồn vốn Mức độ chiếm dụng = x 100 Tổng tài sản Quý II/2001 = x 100% = 82%. Quý II/2002 = x 100% = 13,86%. Tổng các khoản phải thu lên tài sản Mức độ chiếm dụng vốn = x 100 Tổng tài sản Quý II/2001 = x 100% = 1,61%. Quý II/2002 = x 100% = 61,40%. Qua bảng cơ cấu nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của công ty quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 9.367.541.780đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 53,19% việc tăng lên của nguồn vốn là do: Nợ phải trả quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 8.898.432.950đ tỷ lệ tăng tương ứng là 61,64%. Do đó, đã làm cho nguồn vốn tăng lên nhưng sự tăng này là không tốt do đó Công ty phải xem xét. Nguồn vốn chủ sở hữu quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 469.168.875đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 14,8% do đó đã làm cho nguồn vốn tăng. điều này là tốt cho Công ty. Bảng 3: bảng đánh giá hiệu quả sử dụng. Đơn vị tính: đồng Số TT Các chỉ tiêu Quý II/2001 Quý II/2002 Quý II/2002/Quý II/2001 Số tiền Tỷ lệ % 1. Tổng doanh thu 32.838.425.479 51.485.344.417 18.646.918.938 56,78 2. Tổng lãi gộp 1.344.378.808 2.386.303.661 1.041.924.853 77,50 3. Tổng giá trị tài sản sử dụng bình quân 3.676.170.813 2.601.145.725 1.075.025.088 29,24 4. Hệ số phụ việc (d1/d3) 8,93 19,79 10,86 5. Hệ số sinh lợi (d2/d3) 0,36 0,91 0,55 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy Tổng giá trị TSLĐ sử dụng bình quân tròn quý II/2002 giảm - 1.075.025.088đ tỷ lệ giảm - 29,24%. Trong khi đó doanh thu quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 18.646.918.938đ, tỷ lệ tăng 56,78% làm cho lãi gộp tăng 1.041.924.853đ tỷ lệ tăng 77,5%. Tổng giá trị TSCĐ sử dụng bình quân giảm, tổng doanh thu tăng, tổng số lãi gộp tăng làm cho hệ só phục vụ tăng 10,86đ và hệ số sinh lợi tăng 0,55đ. Hệ số phục vụ quý II/2002 so với quý II/2001 cho biết cứ 1 đồng TSCĐ của Công ty đưa vào kinh doanh sẽ tạo thêm được 0,55đ lãi gộp so với quý II/2001 Bảng 4: bảng đánh giá hiệu quả sử dụng tslđ. Đơn vị tính: đồng Số TT Các chỉ tiêu Quý II/2001 Quý II/2002 Quý II/2002/Quý II/2001 Số tiền Tỷ lệ % 1. Tổng doanh thu 32.838.425.479 51.485.344.417 18.646.918.938 56,70 2. Tổng doanh thu thuần 32.544.040.214 51.417.283.367 18.873.243.153 58,00 3. Tổng lãi gộp 1.344.378.808 2.386.303.661 1.041.924.853 77,50 4. Tổng nợ ngắn hạn bình quân 2.125.708.713 3.888.768.646 1.763.059.933 82,93 5. Tổng giá trị TSLĐ sử dụng bình quân 5.473.070.913 8.580.890.736 3.107.819.823 56,78 6. Hệ số phục vụ (d1/d5) 6,0 6,02 7. Hệ số đảm nhiệm (d5/d2) 0,17 0,17 8. Hệ số sinh lợi (d3/d5) 0,245 0,278 9. Hệ số thanh toán (d5/d4) 0,57 2,20 Nhận xét: Do tổng giá trị sản lượng TSLĐ sử dụng bình quân quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 8.107.819.823đ với tỷ lệ tăng 56,78%. Tổng doanh thu tăng 18.646.918.938đ so với quý II/2001 đối với tỷ lệ tương ứng là 56,78% và doanh thu thêm cũng tăng 58%. Nợ ngắn hạn bình quân quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 1.763.059.933đ tỷ lệ tăng 82,93% là bình thường làm cho hệ số thanh toán TSLĐ giảm đi không đáng kể. Hệ số đảm nhiệm và hệ số sinh lợi đều thấp cho ta thấy việc sử dụng TSLĐ của Công ty chưa tạo ra nhiều kết quả kinh doanh cho công ty và chứng tỏ các khoản cho chi phí của Công ty vẫn còn cao, Công ty cần có biện pháp khắc phục. Bảng 5: một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của công ty quý ii/2001 và quý ii/2002. Đơn vị tính: đồng Số TT Các chỉ tiêu Quý II/2001 Quý II/2002 Quý II/2002/Quý II/2001 Số tiền Tỷ lệ % 1. Tổng doanh thu 32.838.425.479 51.485.344.417 18.646.918.938 56,78 2. Chi phí 1.339.174.624 2.278.146.546 938.971.928 78,53 3. Tổng lợi nhuận 25.295.372 137.560.258 112.264.886 443,81 4. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu 0,077 0,26 0,18 5. Tỷ suất chi phí doanh thu 4,07 4,42 0,35 6. Thu nhập bình quân đầu người 295.000 400.000 105.000 35,59 Nhận xét: So với quý II/2001, quý II/2002 doanh thu tăng 18.646.918.938đ với tỷ lệ tăng là 56,7% làm cho tổng lợi nhuận tăng 112.264.886đ đạt tỷ lệ 443,81%. Mặc dù số tiền lợi nhuận đạt được so với doanh thu chiếm tỷ suất nhỏ, quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 0,18%. tổng doanh thu tăng nhưng tổng chi phí quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 938.917.928đ với tỷ lệ tăng 78,0. Vì tỷ lệ tăng ủa doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ tăng của chi phí, do đó làm cho tỷ suất chi phí so với doanh thu quý II/2002 so với quý II/2001 tăng 0,35%. điều này là không tốt. Mặt khác tổng doanh thu tăng làm cho thu nhập bình quân đầu người quý II/2002 so với quý II/2001 ở Công ty tăng là 105.000đ/người/tháng với tỷ lệ tăng tương ứng là 35,59%. Điều này là rất tốt , nó đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên toàn công ty. Bảng 6: tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Nhận xét: Căn cứ vào Bảng tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, nhìn chung quý II/2002 so với quý II/2001 Công ty cũng đã thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước song kết quả hoàn thành chưa cao. Các khoản phải nộp khác đã hoàn thành như BHXH, KPCĐ, BHYT. Còn các loại thuế giao nộp còn thấp. 4- Công tác kiểm tra tài chính của Công ty: - Kiểm tra tài chính là công việc cần thiết nhằm kiểm tra toàn bộ công tác tài chính của Công ty từ khi lập kế hoạch đến khi kết thúc một qúa trình kinh doanh. Cuối niêm độ kế toán thông qua các báo cáo kế toán Công ty thực hiện việc kiểm tra tài chính nội bộ và báo cáo kết quả đại hội công nhân viên chức của Công ty. Hàng năm, sau khi Côgn ty nộp báp cáp kế toán cuối năm lên các cơ quan chức nặng như: Cục thuế Cục vốn, các đơn vị này trực tiếp kiểm tra 1 số chỉ tiêu quyết toán chính của Công ty như: Vốn, nguồn vốn, kết quả kinh doanh, tình hình công nợ…của Công ty. Sau khi áp dụng hình thức thuế VAT, Công ty Thương mại Bắc Ninh đã thực hiện đầy đủ. Qua công tác kiểm tra tài chính quý II/2001 và quý II /2002 của cơ quan quản lý cấp trên cho thấy Công ty đã thực hiện doanh thu có lãi, bảo toàn được vốn không có quỹ trái phép, nộp đủ thuế, khoản thu nhập của cán bộ CNV, côgn tác quản lý vốn chặt chẽ, không có sự thất thoát tài sản của Nhà nước và được đánh giá là đơn vị xuất sắc trong công tác tài chính. Phần III: Tình hình hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của Công ty Thương mại Bắc Ninh. Để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ, các sổ sách mà Công ty đã sử dụng là: - Các bảng kê dùng để tập hợp phát sinh nợ, các tài khoản: 111, 112 - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để theo dõi các đối tượng cần hạch toán chi tiết như công nợ với người mua, người bán, theo dõi tạm ứng. - Nhật ký chứng từ: dùng để phản ánh phát sinh có các tài khoản. - Sổ cái: Dùng để ghi tổng hợp các tài khoản theo từng tháng mà Công ty đã sử dụng. 1- Kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng: Mua hàng là khâu đầu tiên trong quá trình kinh doanh thương mại. Những loại hàng mua của Công ty chủ yếu là hàng nội địa và một phần là hàng nhập khẩu chủng loại và chất lượng hàng mua là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, đối với những lô hàng lớn do Giám đốc và Kế toán trưởng duyệt mua trên cơ sở, phương án kinh doanh hợp lý. Thủ tục mua hàng và thanh toán tiền hàng đều được Công ty thực hiện theo đúng những quy định của nhà nước hàng mua đều có hoá đơn kiểm phiếu xuất kho của người bán, nếu là hàng mua chuyển bán thẳng theo phương thức chuyển hàng hoặc theo hình thức giao tay ba thì phải có chấp nhận nợ của người mua, Công ty mới giao hoá đơn bán hàng. Kế toán nghiệp vụ mua hàng của Công ty áp dụng theo phương pháp kê khai thường xuyên: Tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho hàng hoá của Công ty được ghi chép, phản ánh hàng ngày theo từng lần phát sinh khi có phát sinh nghiệp vụ mua hàng, kế toán vào Bảng kê và Sổ theo dõi chi tiết tình hình nhập hàng và số theo dõi công nợ với người bán (Nếu Công ty mua hàng chưa thanh toán). Các tài khoản mà Công ty áp dụng để hạch toán các nghiệp vụ mua hàng là tài khoản: 156, 157, 331, 111, 112, 138, 141, 133, 331, 338, 632 (Hàng mua của Công ty kể cả hàng nhập khẩu, không hạch toán qua tài khoản 151 - Hàng mua đang đi trên đường). Sau đây là một số hình thức mua hàng và thanh toán tiền hàng chủ yếu của Công ty và phương pháp hạch toán. * Đối với hàng nội địa: - Mua hàng hoá nhập kho, kế toán Công ty phản ánh tài khoản: Nợ TK 156 - Giá mua chưa có thuế. Nợ TK 1331 - Thuế VAT đầu vào được khấu trừ. Có TK 331, 111, 112 - Tổng giá thanh toán có thuế. - Hàng mua gửi bán thẳng không qua kho, kế toán phản ánh: Nợ TK 157 - Giá mua chưa có thuế. Nợ TK 1331 - Thuế VAT đầu vào. Có TK 331,111,112 - Giá trị thanh toán. - Phản ánh doanh thu: Nợ TK 131,111,112 Có TK 5111 - Giá bán chưa có thuế. Có TK 3331 - Thuế VAT phải nộp. - Trường hợp mua được hưởng chiết khấu hoặc giảm giá, kế toán phản ánh: Nợ TK 331,111,112 - Số tiền chiết khấu được hưởng. Có TK 156 - Hàng hoá nhập kho. Hoặc Có TK 157 - Hàng gửi đi bán. Hoặc Có TK 632 - Hàng bán thẳng. Có TK 1331 - VAT được khấu trừ. - Trường hợp mua hàng phát sinh thừa thiếu ở Cong ty cũng được hạch toán vào 2 TK: TK 138 - Phải thu khác. TK 338 - Phải trả khác. Và được mở chi tiết theo TK cấp 2: 1381, 3381. Việc hạch toán được hạch toán như sau: a/ Đối với hàng thiếu: Căn cứ vào biên bản thiếu hàng, kế toán ghi: Nợ TK 1381 - Trị giá hàng thiếu. Có TK 111,112,331 - Trị giá hàng thiếu. Sử lý hàng thiếu: - Do bên bán xuất thiếu: Nợ TK 331,111,112 Có TK 1381 - Do hao hụt tự nhiên: Nợ TK 1562 - Hao hụt trong định mức. Nợ TK 821 - Hao hụt vượt định mức. Có TK 1381. Quy trách nhiệm bắt bồi thường: Nợ TK 111,334,1388. Có TK 1381. b/ Đối với hàng thừa: + Khi phát sinh hàng thừa, căn cứ vào biên bản: Nợ TK 156 - Trị giá hàng thừa. Có TK 3381- Trị giá hàng thừa. + Sử lý hàng thừa: Nợ TK 3381. Có TK 111,112,331 - Chấp nhận mua lô hàng thừa. Hoặc Có TK 156 - Không chấp nhận mua lô hàng thừa. Đồng thời ghi Có TK 002 - Trị giá hàng thừa nhận giữ hộ. + Do dôi tự nhiên: Nợ TK 3381. Có TK 721. Trường hợp phát sinh hàng thừa , thiếu mà xác định được nguyên nhân ngay thì kế toán Công ty hạch toán trực tiếp vào các TK có liên quan chứ không sử dụng TK 138, 338. * Đối với hàng nhập khẩu: Nhập khẩu hàng hoá cũng là hoạt động mua hàng của Công ty khi thực hiện nhập khẩu thì mà mở L/C tisight (Các hợp đồng nhập khẩu của Công ty thwongf thanh toán bằng phương pháp này). Để nhập khẩu 1 lô hàng Công ty trích tiền mặt gửi lại Ngân hàng để ký mở L/C. Nợ TK 144. - Tỷ giá hạch toán. Có TK 1121. - Tỷ giá hạch toán. Khi hàng về ghi nhận là hàng nhập khẩu: Nợ TK 156 - Tỷ giá thực tế. Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá. Hoặc Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá. Có TK 331 - Tỷ giá hạch toán. Khi tính thuế nhập khẩu phải nộp Tổng giá mua theo giá thực tế x Thuế xuất. Nợ TK 1522 Thuế nhập khẩu Có TK 3333 được tính vào giá mua. Thuế VAT phải nộp của hàng nhập khẩu: Nợ TK 13311. Có TK 33312. Khi nộp thuế nhập khẩu vào thuế VAT: Nợ TK 3333. Nợ TK 33312. Có TK 111,112. Khi thanh toán tiền cho người bán: Nợ TK 331. Có TK 144. Đồng ghi Có TK 007 nguyên tệ. Với những lô hàng có giá trị lớn, Công ty mua vào thanh toán ngay thì được hưởng chiết khấu tuỳ theo từng loại hàng mà mức được chiết khấu khác nhau, kế toán ghi: Nợ TK 1111. Có TK 156. Có TK 1331 Kế toán nghiệp vụ mua hàng của Công ty được phản ánh trên Nhật ký chứng từ số 5, tổng hợp tình hình thanh toán và công nợ với người bán hàng hoá, vật tư cho Công ty, cuối mỗi tháng Công ty khoá sổ Nhật ký chứng từ số 5 để xác định tổng số phát sinh Có TK 331 đối ứng với Nợ các TK liên quan và ghi vào sổ cái. 2- Kế toán hàng tiêu thụ: Hàng hoá của Công ty mua vào chủ yếu là để bán trong nước theo các hình thức bán buôn, hình thức chuyển hàng, bán lẻ ở các Cửa hàng theo giá thoả thuận nhận làm đại lý. Một phần hàng hoá được bán theo giá thoả thuận hình thức xuất khẩu. Căn cứ vào hoá đơn kiểm phiếu xuất kho của Bộ Tài chính được phát ra từ các Cửa hàng và các Phòng kinh doanh, sau khi hàng hoá bán đã thu được tiền về, hoặc người mua chấp nhận nợ, kế toán Công ty l._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25181.doc
Tài liệu liên quan