BÁO CÁO THỰC TẬP LẦN 1
---------------
1. TỔng quan vỀ tình hình ngân hàng:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
- Tên đơn vị: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bắc Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – North Hanoi Branch.
- Tên gọi tắt: Agribank – North Hanoi Branch.
- Tên viết tắt: VBARD – North Hanoi Branch.
- Trụ sở chính: 217 Đội cấn, quận Ba Đình, Hà Nội.
* Lịch sử hình thành và phát triển:
Ngân
24 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1472 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) Việt Nam - Chi nhánh Bắc Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) được thành lập vào ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/NĐBT với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Phát triển Nông thôn Việt Nam. Năm 1990, theo Quyết định số 400/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Ngày 15/10/1996, theo Quyết định số 280/QĐ-NH5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng lại được đổi tên thành tên gọi như hiện nay.
Điều 43/QĐ 117/2002/QĐ/HĐQT-NHNo quy định về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng như sau:
1. Sở Giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và một số chức năng có liên quan đến các Chi nhánh theo ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp.
2. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp theo ủy quyển của Ngân hàng Nông nghiệp (Chi nhánh cấp 1).
3. Chi nhánh của Chi nhánh cấp 1 là đơn vị phụ thuộc của Chi nhánh cấp 1, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Chi nhánh cấp 1 theo ủy quyền của Chi nhánh cấp 1 (Chi nhánh cấp 2).
4. Chi nhánh của Chi nhánh cấp 2 là đơn vị phụ thuộc của Chi nhánh cấp 2, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần các hoạt động của Chi nhánh cấp 2 theo ủy quyền của Chi nhánh cấp 2 (Chi nhánh cấp 3).
5. Văn phòng đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Nông nghiệp. Văn phòng đại diện không thực hiện hoạt động kinh doanh.
6. Đơn vị sự nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có don dấu, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nông nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Ngân hàng Nông nghiệp giao phù hợp với quy định của pháp luật
7. Tổ chức bộ máy kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của các Sở Giao dịch, Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp được cụ thể hóa trong Quy chế Tổ chức và hoạt động của đơn vị do Hội đồng quản trị quyết định.
Chi nhánh Bắc Hà Nội là chi nhánh cấp I của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, được thành lập trong Quyết định này. Đến nay, Chi nhánh đã có 3 chi nhánh cấp II với nguồn vốn bình quân 400 tỷ đồng/chi nhánh và 05 phòng giao dịch kinh doanh có hiệu quả, có phòng giao dịch đạt nguồn vốn tới 100 tỷ đồng.
1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng:
1.2.1. Cơ cấu tổ chức nhân sự:
Đến 31/12/2007 toàn chi nhánh có 145 lao động.
Trong đó:
+ Trình độ từ thạc sỹ trở lên: 8
+ Trình độ đại học: 84
+ Trình độ cao đẳng: 53
1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Nhiệm vụ cơ bản của các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh:
Phòng Kế hoạch nguồn vốn
Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn, đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý hệ số an toàn theo qui định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.
Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng kinh doanh của NHNo
Đầu mối thu thập và quản lý thông tin về kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thông phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo qui chế, qui trình quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ.
Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch đến các chi nhánh trực thuộc.
Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quí, năm. Dự thảo các báo cáo sơ kết, tổng kết.
Phòng Tín dụng:
Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng tín dụng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp ủy quyền.
Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong và ngoài nước. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ, ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong địa bàn, theo dõi, đánh giá, tổng kết và đề xuất Giám đốc cho phép nhân rộng.
Phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
Marketing tín dụng: thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ đến khách hàng, tiếp nhận yêu cầu và ý kiến phản hồi từ khách hàng.
Quản lý hồ sơ tín dụng, tổng hợp, phân tích, bảo mật thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ khác theo qui trình tín dụng; tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong qui trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng, nhiệm vụ của phòng.
Giúp Giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh trực thuộc trên địa bàn.
Phòng kế toán - Ngân quỹ:
Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, quĩ tiền lương của chi nhánh.
Quản lý, giám sát và thực hiện các quĩ chuyên dùng theo qui định.
Thực các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong nước; chấp hành quy định về an toàn kho quỹ, định mức tiền mặt theo quy định
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán vá các báo cáo theo qui định.
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo qui định.
Phòng Điện toán:
Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, kế toán thống kê, hoạch toán nghiệp vụ và tín dụng.
Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thông tin theo qui định.
Quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa và làm dịch vụ tin học.
Phòng Hành chính quản trị:
Xây dựng và đôn đốc thực hiện chương trình công tác hàng tháng, quí và chương trình giao ban nội bộ của chi nhánh.
Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. Đầu mối quan hệ với cơ quan tư pháp tại địa phương.
Lưu trữ, phân tích, đánh giá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của chi nhánh.
Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh; thực hiện công tác văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh.
Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, công cụ lao động.
Theo dõi, quản lý mạng lưới chi nhánh; đề xuất việc mở rộng hoặc thu hẹp mạng lưới.
Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội qui lao động, thỏa ước lao động tập thể.
Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương theo quy chế; thực hiện công tác quản lý cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ; tổng hợp, theo dõi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch, đào tạo.
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ; tham mưu và làm đầu mối công tác tổ chức; ký hợp đồng lao động, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ theo quy định.
Phòng kinh doanh ngoại hối.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ. Thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng nông nghiệp.
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài
Phòng nghiệp vụ thẻ và phát triển sản phẩm:
Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất giải pháp.
Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin tuyên truyền, quảng bá.
Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo qui định. Quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ theo qui định của Ngân hàng Nông Nghiệp.
Xây dựng, triển khai kế hoạch quảng bá thương hiện, tiếp thị, tuyên truyền.
1.2.3. Cơ cấu mạng lưới:
Đến thời điểm 31/12/2007, Chi nhánh đã có 3 chi nhánh cấp II với nguồn vốn bình quân 400 tỷ đồng/chi nhánh và các phòng giao dịch hoạt động hiệu quả, đưa tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên 10 điểm. Một số chi nhánh và phòng giao dịch có nguồn vốn bình quân cao như:
+ Chi nhánh Kim Mã: Nguồn vốn 886 tỷ đổng, dư nợ 290 tỷ đồng
+ Chi nhánh Hoàng Quốc Việt: Nguồn vốn 858 tỷ, dư nợ 257 tỷ.
+ Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên: Nguồn vốn 371 tỷ, dư nợ 28 tỷ
+ Phòng giao dịch số 4: Nguồn vốn 27 tỷ đồng, dư nợ 45 tỷ
+ Phòng giao dịch số 5: Nguồn vốn 28 tỷ, dư nợ 22,5 tỷ
1.3. Đặc điểm kinh doanh của Ngân hàng:
Ngân hàng Agribank Bắc Hà Nội cung cấp những dịch vụ sau:
1.3.1. Dịch vụ tiền gửi:
Thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ
Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, kỳ hạn phong phú, lãi suất hấp dẫn
1.3.2. Dịch vụ tín dụng:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn tất cả các thành phần kinh tế
Cho vay vốn, đồng tài trợ
Cho vay cầm cố đối với các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, sản xuất kinh doanh dịch vụ trên các lĩnh vực
Cho vay tiêu dùng bằng đồng Việt Nam phục vụ nhu cầu đời sống đối với cán bộ, CNV và các đối tượng khác
Cho vay theo dự án, tài trợ, nhận làm dịch vụ uỷ thác - đầu tư các dự án trong nước và quốc tế.
1.3.3. Dịch vụ thanh toán trong nước:
Nhận tiền gửi thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR) cho các cá nhân và tổ chức kinh tế
Chuyển tiền điện tử, thanh toán trong nước
Thu, chi hộ
Chi trả lương qua tài khoản,.....
1.3.4. Dịch vụ kinh doanh đối ngoại:
Ngân hàng đang phát triển mạnh mẽ các dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng trên nền công nghệ kỹ thuật và hệ thống thanh toán hiện đại - an toàn - tin cậy đạt hiệu quả với chuẩn mực quốc tế.
Thanh toán xuất nhập khẩu theo các hình thức: Thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A,DP,CAD), chuyển tiền(TTR)
Mua bán ngoại tệ, Thanh toán phi thương mại.
Chi trả kiều hối và Western Union, chi trả cho người lao động xuất khẩu.
Thanh toán, chuyển tiền biên giới
Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh trong nước và quốc tế
Thu đổi ngoại tệ.
1.3.5.Các sản phẩm dịch vụ khác:
Thu tiền tại nơi yêu cầu của Khách hàng khi số dư tiền gửi đạt triên 100 triệu đồng.
Cung cấp dịch vụ chi trả lương cho Cán bộ công nhân viên chức của các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
Phát hành, chấp nhận thanh toán các loại thẻ ATM, thẻ tín dụng nội địa và quốc tế.
Các dịch vụ Ngân hàng hiện đại khác....
2. Tình hình hoẠt đỘng kinh doanh cỦa Ngân hàng:
2.1.Những thuận lợi khó khăn:
2.1.1.Thuận lợi:
- Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước quyết tâm đổi mới các chính sách và hệ thống tài chính – tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững.
- Nền kinh tế của Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Công nghiệp phát triển kéo theo dịch vụ tăng nhanh, nhất là trong các lĩnh vực lưu chuyển, bán lẻ hàng hóa, du lịch, vận tải, bưu chính, viễn thong, internet, xuất nhập khẩu.
- Năm 2007 vừa qua, Hà Nội đã thực hiện quyết liệt 5 nhiệm vụ trọng tâm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt so với kế hoạch: tăng trưởng GDP đạt 12,1%, là mức cao nhất từ 10 năm trở lại đây, sản xuất công nghiệp tăng 21,1%. Đầu tư FDI tăng 31,8%, khu vực kinh tế dân doanh tăng 27,7%. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục giữ ở mức cao với 4,28 tỷ USD, tăng 20%.
- Chi nhánh nhận được sự quan tâm, hỗ trợ có hiệu quả của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam, cũng như sự quan tâm ủng hộ mạnh mẽ của Quận ủy, UBND quận Ba Đình.
2.1.2. Khó khăn:
- Thị trường có nhiều biến động, giá vàng, giá dầu tăng mạnh, đồng USD mất giá so với đồng EUR… cũng đã làm ảnh hưởng tới nền kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng.
- Thị trường chứng khoán mới hình thành nhưng đã phát triển, năm 2007 nhiều Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa với số lượng vốn rất lớn, đã thu hút khá nhiều nguồn vốn của dân cư.
- Các Ngân hàng thương mại cổ phần đồng loạt tăng Vốn điều lệ, tiếp tục mở rộng mạng lưới hầu hết các phường, quận trên địa bàn Hà Nội. Cạnh tranh về lãi suất, công nghệ, dịch vụ sản phẩm trở nên gay gắt.
2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2006:
2.2.1.Tình hình nguồn vốn:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tổng nguồn vốn
4.046
100
4.558
100
512
Nội tệ
3.444
85,1
4.096
89,9
652
Ngoại tệ
(quy đổi VNĐ)
603
14,9
462
10,1
(-141)
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội)
2.2.2.Tình hình sử dụng vốn:
Doanh số cho vay và thu nợ:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Doanh số cho vay:
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
890
720
110
60
1.780
1.540
170
70
Doanh số thu nợ:
Ngắn hạn
Trung hạn
Dài hạn
780
657
96
27
1.450
1.292
105
52
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội 2005-2006)
Tình hình dư nợ:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tổng dư nợ
1.013
100
1.491
100
478
Nội tệ
896
88,45
1.114,5
74,75
218.5
Ngoại tệ (Quy đổi VNĐ)
117
11,54
376,9
25,28
259,9
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội 2005-2006)
Tình hình nợ xấu:
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Chênh lệch
Tổng dư nợ
1.013
100
1.491
100
478
Nợ xấu
31,4
3,1
34,8
2,3
-3,4
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp Bắc Hà Nội 2005-2006)
Trích lập dự phòng rủi ro, xử lý và thu từ xử lý rủi ro:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Trích lập dự phòng rủi ro:
Dự phòng chung
Dự phòng cụ thể
15.565
1.500
14.065
26.356
2.000
24.356
Xử lý rủi ro
Thu hồi nợ từ xử lý rủi ro
2.2.3.Kết quả tài chính:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Tổng thu
300.342
391.212
Tổng chi
256.910
334.526
Chênh lệch thu – chi
43.432
56.940
Quỹ tiền lương cả năm
6.255
9.422
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn Bắc Hà Nội
Năm 2007 mặc dù có nhiều khó khăn, xong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0 & PTNT Bắc Hà Nội vấn đạt những kết quả khả quan; cụ thể:
2.3.1. Nguồn vốn
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 đạt 5.409 tỷ đồng tăng so với đầu năm 851tỷ động với tỷ lệ tăng 18,6%. trong đó nguồn vốn nội tệ 4.904 tỷ động, tăng so với đầu năm 893 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 90,7% tổng nguồn; nguồn vốn ngoại tệ (qui đổi VND) đạt 505 tỷ động, tăng 43 tỷ động so với đầu năm chiếm tỷ trọng 9,3% tổng nguồn vốn. Cơ cấu nguồn vốn phân ra như sau:
- Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian:
+ Nguồn vốn không kỳ hạn đạt 2.252 tỷ động, chiếm tỷ trọng 41,6% so với tổng nguồn vốn trong đó ngoại tệ qui đổi đạt 79 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn có kỳ hạn dưới 12 tháng đạt 669 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ qui đổi 242 tỷ đồng
+ Nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng đến <24 tháng đạt 543 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10% tổng nguồn vốn. Trong đó ngoại tệ qui đổi đạt 69 tỷ đồng
+ Nguồn vốn có kỳ hạn >= 24 tháng đạt 1.945 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35,9 % tổng nguồn vốn. Trong đó ngoaij tệ qui đổi đạt 115 tỷ đồng.
- Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế:
+ Nguồn vốn dân cư:755 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 13,9% tổng nguồn. Trong đó ngoại tệ qui đổi đạt 190 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn TCKT: 4.470 tỷ đồng, tăng 1.377 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 82,6 % tổng nguồn. Trong đó ngoại tệ qui đổi 130 tỷ đồng;
+ Nguồn vốn tiền gửi, tiền vay TCTD: 185 tỷ đồng, trong đó ngoại tệ qui đổi 185 tỷ đồng.
2.3.2. Sử dụng vốn:
2.3.2.1. Doanh số cho vay phải thu nợ:
- Doanh số cho vay:4,357tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 3.768 tỷ đồng, trung hạn là 361 tỷ đồng và dài hạn là 227 tỷ đồng;
- Doanh số thu nợ:3.797 tỷ đồng, trong đó ngắn hạn là 3.542 tỷ đồng, trung hạn là 194 tỷ đồng và dài hạn là 60 tỷ đồng.
2.3.2.2. Dư nợ:
Tổng dư nợ đến 31/12/2007 đạt 2,052 tỷ đồng, chiếm 37,9% tổng nguồn vốn; trong đó nội tệ 1,545tỷ chiếm tỷ trọng 75.3%; ngoịa tệ qui đổi 507 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,7% trên tổng dư nợ, cụ thể:
- Cơ cấu dư nợ phân theo thời gian: dư nợ ngắn hạn 1.150 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 56% trong tổng dư nợ, trong đó ngoại tệ qui đổi 308 tỷ đồng; dư nợ trung dài hạn 902 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 44% tổng dư nợ, trong đó ngoại tệ qui đổi đạt 199 tỷ đồng.
- Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế: dư nợ cho vay DNN là 348 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 16,9 %; dư nợ cho vay DNNQD là 1.118 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,5%, dư nợ DN có vốn nước ngoài là 357 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,4% và dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân l;à 229 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11,2%.
2.3.2.3. Nợ xấu:
Tổng số nợ xấu đến thời điểm 31/12/2007 là 23,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1,15% trên tổng dư nợ.
2.3.3. Nghiệp vụ ngân hàng quốc tế:
+ Thanh toán hàng nhập khẩu: trong 207 chi nhánh đã thanh toán 1.306 món hàng nhập khẩu với tổng trị giá 182,47,319 USD và 916.631.00 CNY, tăng 138 món so với năm 2006.
+ Thanh toán hàng xuất khẩu: tổng số 57 món với tổng trị giá là 2,395,425.00 USD, tăng 9 món so với năm 2006.
+ Doanh số mua - bán ngoại tệ: tổng doanh số mua bán ngoại tệ là 135,417,499.00 USD, trong đó doanh số mua 67,809,423.00.00 USD và doanh số bán 67,608,026.00 USD. Tăng gần 100% so với năm 2006.
+ Phục vụ dự án: chi nhánh đã khai thác thêm 2 dự án ngân hàng phục vụ: dự án thí điểm cho dự án điện ngoài lưới nối do Bộ công thương làm chủ đầu tư với số vốn là 2,3 triệu USD và dự án phát triển giao thông đô thi Hà Nội do sở giao thông công chính Hà Nội làm chủ đầu tư với số vốn là 164,8 triệu USD. Tổng số vốn rút qua tài khoản đặc bỉệt phục vụ dự án năm 2007 là 3,700,000.00 USD.
+ Chi trả kiểu hối: tổng số 922 món với tổng trị giá 1,001,998.00 USD trong đó qua kênh Wertern Union 818 món với số tiền 618,145.00 USD tăng 33,4% so với năm 2006 và qua tài khoản cá nhân 104 món với số tiền 1,025,560.00 USD tăng 38% năm 2006.
+ Mở các đại lý thu đổi ngoại tệ: tổng số bàn thu đổi ngoại tệ của chi nhánh đến thời điểm 31/12/2007 là 15 bàn, tăng 1 bàn so với năm 2006. Trong năm 2007 chi nhánh đã mua được từ các bàn đại lý được 3,2 triệu USD.
2.3.4. Thanh toán trong nước:
- Doanh số chuyển tiền trong nước: tổng thanh toán thực hiện đạt 106.472 tỷ đồng; trong đó thanh toán không dùng tiền mặt đạt 99.232 tỷ đồng; chiếm 93,2 % tổng mức thanh toán.
- Thu, chi tiền mặt (bao gồm cả ngoại tệ qui đổi):doanh số thu, chi tiền mặt là 18.233 tỷ đồng.
- Công tác ngân quỷ được đảm bảo an tpoan đuúng chế độ, không để sai xót nhầm lẫn. Trong năm, Bộ phận ngân quỷ đã phát hiện và thu giữ 13.740.000 đồng tiền giả, coa 385 lượt cán bộ trả tiền thừa cho khách hàng, với số tiền 173.911.000 VNĐ.
2.3.5. Về khách hàng:
Đến thời điểm 31/12/2007, có hơn 600 doanh nghioệp thuộc mọi thành phần kinh tế và hơn 19000 khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có quan hệ giao dich với chi nhánh. Trong đó gần 11000 khách hàng mở và giao dich thẻ ATM. Trong đó 171 doanh nghiệp vủa quan hệ tiền gửi thanh toán, vừa quan hệ tín dụng.
2.3.6. Tổ chức - Cán bộ - Đào tạo:
+ Tổ chức: Năm 2007, chi nhánh đã xác nhập phòng Thẩm định về phòng tín dụng, thành lập thêm 1 nghiệp vụ thẻ và PTSP, tại hội sở chính coa 7 phòng nghiệp vụ chuyên môn. Thành lập thêm hai phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Kim Mã và chi nhánh Nguyễn Văn Huyên đưa tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên 10 điểm. Hoạt động của các đơn vị đã đi vào ổn định và phát huy hiệu quả tốt, có tác dụng hộ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
+ Cán bộ và đào tạo: đean 31/12 2007 toàn chi nhánh có 145 lao động trong đó có 8 lao động co trình độ từ thạc sĩ trở lên, 106 lao động có trình độ đại học.
Tự đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kể cả cán bộ quản lý luôn luôn được xác định là nhiệm vụ sống còn và thường xuyên của chi nhánh. Chi nhánh đã tổ chức và vận toàn bộ cán bộ công nhân viên thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học ngoại ngữ... bằng mọi hình thức và khả có thể, đặc biệt chú trọng đến chất lượng học và có chế độ khen thưởng những ngưoiừ học tập đạt kết quả cao.
2.3.7. Về mạng lưới:
Đến thời điểm 31/12/2007, chi nhánh có 3 chi nhánh cấp 2 và 3 phòng giao dich trực thuộc hội sở, có 4 thuộc phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp 2 với kết quả hoạt động như sau:
* Một số chỉ tiêu cơ bản của các chi nhánh và phòng giao dịch:
- Chi nhánh Kim Mã: nguồn vốn 886 tỉ đồng dư nợ 290 tỉ đồng.
- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt: nguồn vốn 858 tỉ ; dư nợ 257 tỉ.
- Chi nhánh Nguyễn Văn Huyên nguồn vốn 371 tỉ đồng dư nợ 195 tỉ đồng
- Phòng giao dịch số 2: nguồn vốn: 60 tỉ đồng; dư nợ 28 tỉ đồng.
- Phòng giao dịch số 4: nguồn vốn: 27 tỉ đồng; dư nợ 43 tỉ đồng.
- Phòng giao dịch số 5: nguồn vốn: 28 tỉ đồng; dư nợ 22,5 tỉ đồng.
2.3.8 Công tác đoàn thể và các phong trào thi đua:
Quan hệ giữa cấp uỷ, chuyên môn và các đoàn thể chặt chẽ . Công đoàn, đoàn thanh niên, ban nữ công được quan tâm tạo điều kiện hoạt động theo đúng tôn chỉ mục đích của từng tổ chức. Nhiều phong trào thi đua được phát động với các hình thức và nội dung đã thu hút người lao động tham gia.
Trong năm 2007, ngoài việc tham gia tích cực và đầy đủ các đợt hội thao do NHNo & PTNT Việt Nam tổ chức, chi nhánh đã tổ chức phát động các phong trào như: học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, các phong trào thi đua thực hiện các mục tiêu kinh doanh, phong trào thi đua tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; phong trào văn nghệ - thể thao ; học tập nghiệp vụ; phong trào thực hiện nếp sống văn hoá doanh nghiệp.
Năm 2007, cán bộ công nhân trong chi nhánh đã đánh góp 2 ngày lương để ủng hộ đồng bào miền Trung bị bảo lũ.
2.4.Tổng kết các giải pháp đã thực hiện và những mặt hạn chế:
2.4.1. Những mặt đã thực hiện được:
Tổ chức:
Năm 2007 vừa qua, chi nhánh đã sát nhập phòng Thẩm định về phòng Tín dụng, tại Hội sở chính có 7 phòng nghiệp vụ chuyên môn. Thành lập thêm 02 phòng giao dịch đưa tổng số điểm giao dịch của chi nhánh lên 10 điểm. Hoạt động của các đơn vị đã đi vào ổn định và phát huy hiệu quả tốt, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Nguồn nhân lực:
Tự đào tạo và đào tạo lại cán bộ, kể cả cán bộ quản lý luôn luôn được xác định là nhiệm vụ sống còn và thường xuyên của chi nhánh. Chi nhánh đã tổ chức và vận động toàn bộ cán bộ công nhân viên thường xuyên học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, trình độ tin học, ngoại ngữ … bằng mọi hình thức và khả năng có thể, đặc biệt chú trọng đến chất lượng học tập và có chế độ khen thưởng những người học tập đạt kết quả cao.
Trong năm, chi nhánh đã hoàn thành chương trình đào tạo lại và bổ sung cho 5 chuyên đề: Kế hoạch, tín dụng, Kế toán-Ngân quỹ, Thanh toán quốc tế và nghiệp vụ thẻ. Tổng số ngày đào tạo bình quân 34 ngày/người/năm.
Về phát triển thị phần, thị trường:
Với chiến lược phát triển khách hàng, tập trung ưu tiên phát triển khách hàng là Doanh nghiệp vùa và nhỏ có chất lượng, khách hàng tiêu dung và khách hàng thẻ ATM. Chi nhánh bố trí tăng thêm cán bộ tín dụng, khuyến khích các phòng Giao dịch đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, thành lập phòng thẻ và phát triển sản phẩm.
Đến cuối năm 2007, có hơn 500 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và gần 18.000 khách hàng là hộ gia đinh, cá nhân có quan hệ giao dịch với chi nhánh. Trong đó gần 10.000 khách hàng mở và giao dịch thẻ ATM.
Trong đó có 171 doanh nghiệp vừa quan hệ tiền gửi thanh toán, vừa quan hệ tín dụng và hơn 2.450 khách hàng hộ gia đình và các nhân với tổng dư nợ 2.052 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 1,2%/tổng dư nợ trên địa bàn.
2.4.2.Những mặt hạn chế:
- Công tác tiếp thị phát triển thị trường và thị phần còn yếu. Số lượng khách hàng phát triển mới chưa nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra.
- Công tác triển khai ứng dụng tin học và công nghệ mới, sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn. Chủ yếu áp dụng các sản phẩm dịch vụ mà Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đưa ra.
- Các hình thức huy động vốn và cấp tín dụng chưa đa dạng, phong phú, chưa có nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
- Trình độ chuyên môn của cán bộ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhất là khả năng thẩm định dự án, phương pháp thu thập thông tin, kinh nghiệm giao tiếp phục vụ khách hàng cũng như kinh nghiệm quản lý món vay…đặc biệt là trình độ tin học và tiếng anh chưa bắt kịp với hệ thống công nghệ mới – IPCAS.
- Cơ chế khoán và phân phối tiền lương chưa gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc, không khuyến khích động viên được người lao động tích cực, chủ động, sáng tạo và làm việc có hiệu quả cao.
3.MỤc tiêu, giẢi pháp kinh doanh năm 2008:
3.1. Mục tiêu kinh doanh năm 2008:
3.1.1. Định hướng chung:
Tiếp tục thực hiện định hướng kinh doanh đã lựa chọn, điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tăng trưởng đều và vững chắc. Mở rộng quy mô gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh. Đa dạng các hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn vốn có tính ổn định, có mức lãi suất đầu vào hợp lý. Thực hiện cho vay có chọn lọc trong phạm vi khả năng kiểm soát, ưu tien cho vay tiêu dùng, cho vay hộ sản xuất và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Củng cố sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình mới. Tích cực đào tạo nâng cao trình độ cán bộ để tạo ra ưu thế trong cạnh tranh bằng “chất lượng nguồn nhân lực”, đảm bảo ổn định việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống người lao động trong chi nhánh.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tổng nguồn vốn huy động: Từ 6.382 – 6.490 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng từ 18-20%.
- Tổng dư nợ: 2.380 – 2.421 tỷ đồng. đạt tốc độ tăng trưởng 16-18%. Trong đó dư nợ ngắn hạn 55%/tổng dư nợ; trung và dài hạn 45%/trên tổng dư nợ.
- Phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro theo quy định.
- Thu dịch vụ: tăng từ 12-15 % so với năm 2007;
- Thu nhập cho người lao động tăng trên 10%.
3.2. Các giải pháp chủ yếu:
3.2.1. Về nguồn vốn:
Tích cực mở rộng khách hàng nguồn vốn cả về quy mô và chất lượng, kết hợp giữa việc mở thêm khách hàng mới với việc củng cố và tạo lập được mối quan hệ bền chặt với khách hàng hiện có. Thường xuyên nghiên cứu phân tích toàn diện, phân loại khách hàng theo nhóm đối tượng để tìm biện pháp tiếp cận, vận động phù hợp với điều kiện khả năng của chi nhánh. Tiếp tục điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đảm bảo nâng cao tỷ trọng nguồn trong dân cư, nguồn vốn trong thanh toán để hạ lãi suất đầu vào lợi thế trong cạnh tranh.
3.2.2. Về tín dụng:
Quán triệt, làm chuyển biến nhận thức trong cán bộ điều hành và tác nghiệp vệ chất lượng tín dụng, phải coi chất lượng tín dụng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của chi nhánh và là tiêu chuẩn để đánh giá trình độ cán bộ. Áp dụng cơ chế ưu đãi với các đối tượng khách hàng như: khách hàng truyền thống, khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, khách hàng thực hiện thanh toán nhiều qua chi nhánh Bắc Hà Nội. Chú trọng cho vay các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, có tài sản bảo đảm, chấp nhận mức lãi suất hợp lý. Hạn chế cho vay đối với các khách hàng không có tài sản bảo đảm hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Kết hợp giữa quản lý và giáo dục tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác, trung thực, kỷ cưởng cho cán bộ tín dụng với tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý các khoản cho vay thông qua việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.
3.2.3. Đổi mới và phát triển các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng và mở rộng các hoạt động dịch vụ như: thu chi tiền mặt, thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối, làm dịch vụ cho vay các dự án nước ngoài, đại lý chứng khoán, dịch vụ cho sàn giao dịch bất động sản… để tăng nguồn thu từ dịch vụ.
3.2.4. Từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức. Phát triển thêm điểm giao dịch mới tại các khu đô thị mới để mở rộng khách hàng, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư. Đặc biệt quan tâm điều chỉnh hoạt động của các phòng giao dịch trực thuộc đảm bảo đi đúng định hướng và tôn chỉ mục đích khi thành lập.
3.2.5. Tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện cơ chế “khoán và phân phối tiền lương” áp dụng trong toàn chi nhánh để tạo động lực mới trong việc tổ chức và triển khai thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Khuyến khích tính năng động sáng tạo trong lao động của mọi thành viên trong chi nhánh.
3.2.6. Rà soát sắp xếp lại lao động, nhất là các đơn vị hoạt động bên ngoài hội sở, đảm bảo đủ số lượng cán bộ cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc theo chức năng nhiệm vụ được giao, vừa đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Chấn chỉnh tác phong lề lối làm việc trong tất cả các phòng ban vì lợi ích của toàn Chi nhánh.
3.2.7. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại để bổ sung kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tác nghiệp, kết hợp với kiểm tra trình độ cán bộ để bố trí công việc phù hợp với khả năng. Tăng cường công tác tập huấn về cơ chế nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp, kiến thức kinh tế ngoại ngành để nâng cao trình độ và khả năng độc lập giải quyết công việc cho cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng.
3.2.8. Củng cố hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, nâng cao trách nhiệm kiểm tra chuyên đề của cá phòng nghiệp vụ tại Hội sở đảm bảo kiểm tra thường xuyên, xử lý kịp thời và toàn diện các mặt công tác của chi nhánh.
3.2.9. Phát huy truyền thống đoàn kết, tiếp tục mở rộng dân ch._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25081.doc