MỤC LỤC
2.1.4. Thực hiện thủ tục phâ tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại công ty A: 49
2.2.Thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng B 56
2.2.1.Giới thiệu về khách hàng B 56
2.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán đối với khách hàng B 56
2.2.3 Thực hiện thủ tục phân tích chi tiết trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với khách hàng B 70
2.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc và
97 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Thực trạng và giải pháp đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Ernst và Young Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát hành báo cáo kiểm toán 73
2.3 So sánh việc thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính giữa khách hàng A và khách hàng B 75
2.4 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 75
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 77
3.1 Nhận xét về quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 77
3.1.1 Những ưu điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 77
3.1.2. Những nhược điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 81
3.2 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 82
3.2.1 Sự cân thiết của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 82
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính 84
3.2.3 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam 86
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 90
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1 Số lượng nhân viên theo khu vực của Ernst & Young toàn cầu 5
Bảng 1.2 Doanh thu theo khu vực của Ernst & Young toàn cầu 5
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Ernst & Young Việt Nam 17
Biểu 2.1 Khái quát về khách hàng 33
Biểu 2.2 Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của khách hàng 36
Biểu 2.3 Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A 40
Biểu 2.4.phân tích chi phí tiền lương 44
Biểu 2.5 Phân tích soát xét kết quả hoạt động kinh doanh 49
Biểu 2.6 Phân tích soát xét Bảng cân đối kế toán 52
Biểu 2.7 Thu thập thông tin chung về khách hàng 57
Biểu 2.8 Phân tích soát xét bảng cân đối kế toán 61
Biểu 2.9 Phân tích soát xét báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 67
Biểu 2.11 các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty 73
Lời mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm vừa qua đã có những bước phát triển vượt bậc. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, xu hướng mở cửa, Việt Nam đã chứng kiến một sự bùng nổ trong số lượng các doanh nghiệp tham gia kinh doanh, đặc biệt là khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO - trở thành một thành viên trong sân chơi quốc tế rộng lớn và chấp nhận những quy định chung về giao lưu kinh tế, trao đổi thương mại của sân chơi này. Không những số lượng tăng nhanh mà loại hình các doanh nghiệp cũng rất đa dạng như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty một trăm phần trăm vốn nước ngoài. Thêm vào đó, ngành nghề kinh doanh cũng trở nên phong phú và phức tạp hơn rất nhiều. Quả thực, đó là những điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động kế toán kiểm toán ở Việt Nam. Hoạt động kiểm toán chỉ mới xuất hiện chính thức ở Việt Nam vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX với sự ra đời của các công ty kiểm toán độc lập nhưng đến nay nó đã phát triển một cách nhanh chóng và chứng tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong việc tăng cường nâng cao hiệu quả của nhà quản lý.
Các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam khá đa dạng do vậy mà hoạt động của các công ty này cũng có những nét khác biệt. Trong thời gian qua, em đã có cơ hội thực tập ở Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam - Một công ty kiểm toán độc lập rất nổi tiếng. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam là một thành viên của Ernst & Young toàn cầu, hoạt động rất chuyện nghiệp. Đây là một cơ hội tốt để em có thể tìm hiểu về công tác kiểm toán trong thực tế, bổ sung các kiến thức em đã được học trong trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chương II: Thực trạng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Chương III: Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Do kiến thức còn hạn chế và giới hạn về mặt thời gian nên chuyên đề thực tập của em còn nhiều điểm thiếu sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn.
Chương 1: Tổng quan về Công ty TNHH
Ernst & Young Việt Nam
Tên giao dịch : Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Địa chỉ : Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: tầng 8 - Trung tâm Sài Gòn Riverside - 2A-4A Tôn Đức Thắng - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng tại Hà Nội: tầng 15 – Toà nhà thương mại Daeha – 360 Kim Mã – Quận Ba Đình – Hà Nội.
Liên hệ : Tại Hà Nội Điện thoại : (84-4) 8315100
Tại Thành phố Hồ Chí Minh Điện thoại : (84-8) 8245252
Website :
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Ernst & Young.
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của Ernst & Young toàn cầu.
Tên công ty – Ernst & Young được hình thành từ tên của hai người có công thành lập công ty, đó là A.C. Ernst và Arthur Young. Họ xuất thân từ những hoàn cảnh rất khác nhau.
Young sinh ra ở Scotland vào năm 1863 và tốt nghiệp đại học Glasgow, một người sinh ra đã được hưởng khá nhiều đặc quyền. Sở thích của ông là đầu tư và ngân hàng, điều này đã dẫn đến niềm đam mê về kế toán. Ông nhập cư tại Mỹ, định cư ở Chicago và vào năm 1906 thành lập Arthur Young & Co.
Trái lại, Ernst sinh năm 1881 ở Mỹ, tại Cleveland, phải tự lao động để nuôi sống mình. Sau khi học trung học, ông đã làm việc tại một hiệu sách. Bốn năm sau, ông cùng với anh trai của mình Theodore, thành lập Ernst & Ernst.
Ernst là người đi đầu đưa ra ý tưởng rằng thông tin kế toán có thể là cơ sở để đưa ra các quyết định kinh doanh. Ông cũng là người đầu tiên quảng cáo về việc cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp. Young lại khá nổi bật trông việc phát triển các tài năng trẻ. Vào những năm 1920 ông đã thành lập một trường học cho các nhân viên và vào những năm 1930 công ty của ông là công ty đầu tiên tuyển dụng các sinh viên từ các trường đại học.
Cả hai công ty đều đã nhanh chóng đặt chân vào thị trường thế giới. Đầu năm 1924, họ liên minh với các công ty nổi tiếng của nước Anh, Young với Broads Paterson & Co., và Ernst với Whinney Smith & Whinney. Những liên minh bày là cở sở đầu tiên cho rất nhiều liên minh của hai hãng này trên toàn thế giới và là nền tảng của Ernst & Young toàn cầu ngày nay.
A.C. Ernst và Arthur Young đều mất vào năm 1948 và họ cũng chưa từng gặp nhau bao giờ. Nhưng năm 1989, các hãng mà họ thành lập đã hợp tác với nhau để tạo nên cái tên Ernst & Young. Tổ chức mới này đã nhanh chóng khẳng định được vị trí dẫn đầu của mình trước quá trình toàn cầu hoá và sự thay đổi không ngừng nghỉ của khoa học công nghệ và môi trường kinh doanh.
Cả A.C. Ernst và Arthur Young đã ra đi hơn một nửa thế kỷ nhưng những nỗ lực, niềm đam mê, sự quan tâm, lòng tin… của họ đã tạo nên nét văn hoá của Ernst & Young ngày hôm nay.
Hiện nay Ernst & Young là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu trên thế giới. Với khoảng 130,000 nhân viên tại 700 thành phố trên 140 quốc gia trên thế giới, công ty luôn nỗ lực để có thể đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu của thị trường và khách hàng trên cơ sở bề dày kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Ernst & Young được biết đến với vị trí dẫn đầu trong sáng kiến đổi mới các dịch vụ chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ quản lý và chuyển giao tri thức.
Hiện tại, các thành viên của Ernst & Young toàn cầu được chia theo 7 khu vực địa lý: Châu Mỹ; Bắc Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi; Trung Âu; Tây Âu; khu vực Viễn Đông; Châu Đại Dương; Nhật Bản. Số lượng các nhân viên làm việc tại các khu vực này như sau:
Bảng 1.1 Số lượng nhân viên theo khu vực của Ernst & Young toàn cầu
Khu vực
Năm 2007
Năm 2006
Mức tăng %
Châu Mỹ
40,635
38,591
5
Bắc Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi
25,581
22,792
12
Trung Âu
17,882
16,565
8
Tây Âu
13,254
12,738
4
Khu vực Viễn Đông
17,780
15,648
14
Châu Đại Dương
4,723
4,410
7
Nhật Bản
4,880
3,535
27
Tổng cộng
124,335
114,279
9
Ernst & Young là một trong những công ty có doanh thu đứng đầu trên thế giới trong lĩnh vực kiểm toán. Trong năm tài chính kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm 2007, doanh thu toàn hãng đạt 21,1 tỷ đô la Mỹ, với mức tăng 2,7 tỷ đô tương đương với tỷ lệ 15 %. Doanh thu này phân bổ theo các khu vực như sau:
Bảng 1.2 Doanh thu theo khu vực của Ernst & Young toàn cầu
Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ
Khu vực
Năm 2007
Năm 2006
Mức tăng %
Châu Mỹ
9,019
8,214
10
Bắc Âu, Trung Đông, Ấn Độ và Châu Phi
4,080
3,354
22
Trung Âu
3,297
2,850
16
Tây Âu
2,255
1,929
17
Khu vực Viễn Đông
1,010
796
27
Châu Đại Dương
718
617
16
Nhật Bản
725
599
21
Tổng cộng
21,104
18,359
15
Với phương châm “Quality in everything we do”, tại từng văn phòng ở các quốc gia, Công ty luôn lựa chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên tốt nhất, chú trọng phát triển và ứng dụng công nghệ để cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.. Công ty đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đặc biệt được bầu chọn là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn tài chính trong 10 năm liên tiếp trên mạng Internet, Ernst & Young ở Anh, Mỹ, Canada.. được bầu chọn là một trong những công ty tốt nhất để làm việc.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ernst & Young Việt Nam
Ernst & Young Việt Nam nằm trong khu vực Viễn Đông ( Far East). Khu vực này gồm có Ernst & Young Trung Quốc, Ernst & Young Hàn Quốc, Ernst & Young Philippin, Ernst & Young Guam, Ernst & Young Singapo, Ernst & Young Malaysia, Ernst & Young Thailand, Ernst & Young Sri Lanka và Ernst & Young Việt Nam. Đây là khu vực có mức tăng trưởng về doanh thu và số lượng nhân viên nhanh nhất. Tiềm năng về khách hàng của khu vực này cũng rất lớn.
Văn phòng đại diện của Ernst & Young xuất hiện ở Việt Nam ngay từ giữa năm 1989. Ernst & Young chính thức đi vào hoạt động và trở thành công ty kiểm toán và dịch vụ chuyện nghiệp quốc tế đầu tiên thành lập công ty 100% vốn nước ngoài trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 448/GP ngày 3/11/1992 với tên giao dịch “ CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM ”, số vốn đầu tư ban đầu là 1 tỷ đô la Mỹ.
Theo giấy phép điều chỉnh số 448/GPDC1 ngày 23/01/2002 do Uỷ ban nhà nước và hợp tác đầu tư, nay là Bộ Kế Hoạch và đầu tư cấp, “CÔNG TY TƯ VẤN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM ” đã đổi tên thành “CÔNG TY TNHH ERNST & YOUNG VIỆT NAM ” với tên giao dịch quốc tế là “ERNST & YOUNG VIET NAM LIMITED ”.
Năm 2004, Nghị định 105NĐ/CP 2004 về kiểm toán độc lập đã tạo ra một môi trường pháp lý hết sức thuận lợi cho các công ty kiểm toán độc lập gia nhập thị trường và Ernst & Young cũng đã tận dụng được điều này. Từ đó đến nay công ty đã phát triển hết sức nhanh chóng.
Khi mới thành lập, Công ty mới có 10 nhân viên(năm 1992), sau đó là 15 nhân viên ( năm 1995) thì hiện nay Công ty đã có khoảng 280 nhân viên với 1 Tổng Giám Đốc (Partner Country), 9 Chủ phần hùn ( tương đương Phó Tổng Giám Đốc) (Partner) và Giám đốc (Director), 2 văn phòng đại diện ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đội ngũ nhân viên của công ty luôn được trang bị những kiến thức cần thiết cho công việc thông qua các chương trình đào tạo chính thức của Ernst & Young Việt Nam, Ernst & Young khu vực và Ernst & Young toàn cầu hay thông qua các chương trình phi chính thức ( đào tạo ngay trong công việc). Đặc biệt Công ty cũng rất tạo điều kiện cho nhân viên thi lấy các chứng chỉ nghề nghiệp như ACCA, CPA Úc, CPA Việt Nam để phát triển trình độ chuyên môn của mình.
Công ty Ernst & Young cung cấp các dịch vụ hết sức đa dạng:
Dịch vụ kiểm toán:
Dịch vụ kiểm toán là một trong những hoạt động chính, là điểm mạnh của công ty. Nguyên tắc hoạt động của công ty là duy trì tiêu chuẩn chất lượng chuyên môn và kỹ thuật quốc tế của Ernst & Young toàn cầu đồng thời với việc cố vấn những vấn đề thực tiễn giúp khách hàng tăng cường hiệu quả kinh doanh. Dịch vụ kiểm toán bao gồm:
- Kiểm toán các báo cáo tài chính theo luật định và kiểm toán các báo cáo tài chính tập đoàn
- Dịch vụ đánh giá rủi ro an toàn công nghệ
- Đánh giá tài chính và kiểm toán cho mục đích đặc biệt
- Kiểm toán phân tích và đánh giá doanh nghiệp
- Soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ
- Soát xét đặc thù và đưa ra ý kiến
- Soát xét báo cáo hàng quý và nửa năm
- Dịch vụ kiểm toán nội bộ
Việc kiểm toán được thực hiện dựa trên các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế, hệ thống pháp luật Việt Nam… tuỳ thuộc vào từng hợp đồng kiểm toán và nhu cầu của khách hàng.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp
Mục tiêu cung cấp dịch vụ này là đem đến tính hiệu quả và hiệu năng cho hoạt động kinh doanh và quản lý của khách hàng. Các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ phân tích nguồn lực của khách hàng để nhận thấy hướng phát triển và con đường đi đến thành công của khách hàng.
Công ty có thể tư vấn khách hàng về các vấn đề như:
- Nghiên cứu khả thi và xin giấy phép đầu tư
- Thực hiện cơ cấu đầu tư
- Lựa chọn thiết kế và triển khai phần mềm
- Triển khai hệ thống thông tin
- Triển khai hoạt động – Phân tích, tái cơ cấu, cải thiện và thay đổi quy trình kinh doanh
- Chiến lược doanh nghiệp
- Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp
- Các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp: đưa ra thị trường loại hình kinh doanh mới, kế hoạch kinh doanh, ngân sách, xâm nhập thị trường quốc tế
- Các dịch vụ hỗ trợ kế toán
- Sáp nhập và mua lại công ty, liên doanh, liên kết
- Định giá doanh nghiệp, bất động sản và tài sản vô hình
- Tài chính và huy động vốn
- Niêm yết trên thị trường chứng khoán và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng
- Chiến lược tái cơ cấu, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước
- Cổ phần hóa
Dịch vụ thuế
Công ty tập trung vào các kế hoạch thuế, xem đó là một chiếc chìa khoá quan trọng để có thể tận dụng được các lợi ích từ thuế và dự đoán được các vấn đề tiềm năng có thể xảy ra. Công ty đưa ra các lời tư vấn giúp cho khách hàng thực hiện được tốt nhất nghĩa vụ thuế của mình. Các dịch vụ về thuế bao gồm:
- Chiến lược thâm nhập thị trường
- Tư vấn về tác động của thuế trực thu và gián thu đối với hoạt động kinh doanh hiện tại cũng như theo kế hoạch đề xuất
- Cung cấp các dịch vụ kê khai thuế
- Lập kế hoạch nhằm giảm thiểu thuế phải nộp
- Lập và nộp các báo cáo thuế cho các cơ quan chức năng
- Liên hệ và giải trình với các cơ quan thuế
Các nhân viên làm việc trong lĩnh vực này là những chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, họ am hiểu các vấn đề về thuế, các loại thuế, các hoạt động chuyển giao, các hiệp định quốc tế về thuế, đầu tư..
Các dịch vụ khác
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và được ứng dụng trong nhiều hoạt động. Bộ phận công nghệ thông tin của công ty được thành lập và một trong những chức năng của nó là tư vấn, nghiên cứu về xây dựng, cài đặt cho các doanh nghiệp các chương trình như phần mềm kế toán, mục tiêu là giúp khách hàng có được sự hỗ trợ tốt nhất của công nghệ thông tin trong công tác quản lý kế toán.
Bên cạnh đó, công ty cũng cung cấp dịch vụ đào tạo ngắn ngày nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ, chuyên môn kế toán, các lớp tập huấn phổ biến nội dung các chính sách, quy định của nhà nước mới ban hành cho các khách hàng có nhu cầu. Công tác này đem lại các thông tin, kinh nghiệm hữu ích cho khách hàng về kế toán, tài chính, thuế.. giúp cho họ hoạt động tốt hơn.
Ernst & Young Việt Nam cùng với các công ty khác trong Big4 chiếm giữ một thị phần khá lớn trong thị trường kiểm toán và tư vấn tài chính. Mức độ tăng trưởng của thị trường cũng khá ổn định bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, họ muốn lựa chọn một công ty kiểm toán tốt như Ernst & Young. Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà ngay cả các doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn bản báo cáo tài chính của mình được kiểm toán bới một công ty có danh tiếng tốt và Ernst & Young hoàn toàn có đủ điều kiện để đáp ứng nhu cầu đó. Công ty Ernst & Young Việt Nam cũng là một trong số ít các công ty được Bộ Tài Chính cho phép kiểm toán trên thị trường chứng khoán.
Với những lý do như trên, có thể thấy khách hàng của công ty Ernst & Young Việt Nam khá đa dạng. Có thể kể tên một số khách hàng lớn như: Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Kinh đô, Tập đoàn Bảo hiểm AA của Mỹ, Phở 24, quỹ Vina Capital, Bút bi Thiên Long, Yamaha Việt Nam, các dự án của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam….Có thể nói công ty phát triển mạng lưới khách hàng rộng khắp Việt Nam trong nhiều lĩnh vực kinh doanh và thương mại như ngân hàng, khách sạn, sản xuất, chế biến, tài chính, bảo hiểm... Bên cạnh đó, công ty cũng hỗ trợ khách hàng trong cải cách kinh tế như cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Tái cơ cấu các tổng công ty nhà nước và ngân hàng thương mại quốc doanh. Được sự hỗ trợ của Ernst & Young toàn cầu, năm 2007 mạng lưới khách hàng trong nước đã được mở rộng hơn nhiều so với năm 2006, tuy nhiên trong những năm tới công ty vẫn tiếp tục tăng cường hơn nữa số lượng khách hàng nội địa và củng cố thêm các hợp đồng với các khách hàng ở các thị trường lân cận như Lào và Campuchia.
Với mạng lưới khách hàng ổn định, đa dạng và ngày càng mở rộng, công ty đã có sự tăng trưởng nhanh chóng về mặt doanh thu. Tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm hơn 10 %, công ty luôn ở trong tốp dẫn đầu trong tốp 10 công ty kiểm toán có doanh thu cao nhất Việt Nam. Doanh thu năm 2005 của Công ty đạt gần 90 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên đến hơn 137 tỷ chỉ đứng sau Công ty Pricewaterhouse&Cooper.
Cùng với sự phát triển của thị trường, sự ra đời của các công ty kiểm toán Việt Nam ngày càng nhiều, chính vì vậy mà tính cạnh tranh ngày càng cao. Trong tương lai, mục tiêu của công ty là tiếp tục giữ vững vị thế trên thị trường kiểm toán, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp hơn nữa dưới sự hỗ trợ của Ernst & Young toàn cầu để đáp ứng nhu cầu trong nền kinh tế hội nhập quốc tế đang phát triển ở Việt Nam, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các công ty kiểm toán khác. Công ty cũng tiếp tục mở rộng, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp, đồng thời định hướng phát triển tăng số lượng khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, phù hợp với chiến lược tài chính, phát triển xã hội ở Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty cũng tiếp tục đầu tư vật chất, cải tạo mạng lưới thông tin nội bộ, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm với các công ty Ernst & Young ở các nước khác để cải thiện hiệu qủa công việc. Đặc biệt, công ty chú trọng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân viên, nhằm thu hút nhân tài và nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên bởi yếu tố con người chính là yếu tố hết sức quan trọng giúp công ty thực hiện được mục tiêu của mình.
1.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty Ernst & Young Việt Nam
1.2.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Công ty Ernst & Young Việt Nam là một công ty kiểm toán độc lập – là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan.
Hoạt động kinh doanh của công ty được thực hiện bởi ba phòng nghiệp vụ: Phòng kiểm toán và tư vấn kinh doanh, Phòng thuế và Phòng tư vấn doanh nghiệp. Trong mỗi phòng này, các nhân viên sẽ làm việc theo từng nhóm. Việc phân nhóm phụ thuộc vào yêu cầu của hợp đồng và tính chất của công việc. Phòng kiểm toán và tư vấn kinh doanh được chia thành nhiều bộ phận nhỏ theo sự phân công chuyên môn hoá về chuyên môn là bộ phận kiểm toán ngân hàng, bộ phận kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất, kiểm toán bảo hiểm, kiểm toán các dự án. Phòng thuế và Phòng tư vấn doanh nghiệp không phân chia.
Đối với bất kỳ công ty kiểm toán nào, bộ máy kiểm toán đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát hoạt động của công ty. Bộ máy kiểm toán ở Ernst & Young được tổ chức khá khoa học và hợp lý, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng, phù hợp với trình độ, khả năng và kinh nghiệm làm việc của từng nhân viên. Mỗi hợp đồng kiểm toán được ký kết, sẽ có một đội kiểm toán được tổ chức một cách thích hợp. Một đội kiểm toán thường bao gồm:
Trợ lý kiểm toán ( Staff/ Assistant)
Trưởng nhóm kiểm toán ( Senior)
Quản lý bộ phận kiểm toán trong từng lĩnh vực: sản xuất, ngân hàng, khách sạn..(Manager)
Trưởng bộ phận kiểm toán (Senior Manager)
Chủ phần hùn ( Partner)
Người kiểm tra độc lập ( Independent Reviewer)
Trợ lý kiểm toán ( Staff/ Assistant): được chia thành 2 cấp, trợ lý kiểm toán cấp 1 và trợ lý kiểm toán cấp 2.
Trợ lý kiểm toán cấp 1 là những nhân viên mới tuyển dụng, thời gian lam việc tại công ty dưới 1 năm.
Trợ lý kiểm toán cấp 2 thường là nhân viên có thời hạn làm việc từ 1-2 năm, có kinh nghiệm trong công việc
Trợ lý kiểm toán là những người tham gia trực tiếp vào việc thực hiện hợp đồng kiểm toán, với bất kỳ khách hàng nào. Họ tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết và các thử nghiệm kiểm soát đơn giản dưới sự giám sát thích hợp. Các trợ lý kiểm toán thực hiện và tôn trọng các quy định của công ty toàn cầu về vị trí, vai trò đã được thiết lập cho chức danh của mình.
Có thể khái quát tổ chức bộ máy kiểm toán của Công ty theo sơ đồ sau
Người kiểm tra độc lập
Chủ phần hùn
Trưởng bộ phận kiểm toán
Quản lý bộ phận kiểm toán theo lĩnh vực
Trưởng nhóm kiểm toán
Trợ lý kiểm toán viên cấp 1
Trợ lý kiểm toán viên cấp 2
Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam
Trưởng nhóm kiểm toán ( Senior): là những người có kinh nghiệm làm việc và có khả năng tổ chức công việc trong một cuộc kiểm toán, phân công nhiệm vụ cho các trợ lý kiểm toán viên, nắm bắt tình hình chung của cuộc kiểm toán, có khả năng lập báo cáo tổng hợp.
Trưởng nhóm kiểm toán là nguời thực hiện các rà soát chi tiết, thiết kế các thủ tục kiểm toán và trực tiếp theo dõi công việc của toàn đội. Họ là những người chuyên nghiệp, chịu trách nhiệm phổ biến các công việc kiểm toán, phát triển chiến lược kiểm toán, quản lý đội kiểm toán và các chuyên gia hỗ trợ ý kiến kiểm toán. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm đảm bảo rằng quá trình thực hiện, ghi chép và đưa ra kết luận kiểm toán tuân thủ những quy tắc của công ty. Họ bắt đầu xây dựng quan hệ với khách hàng và có điều kiện mở rộng hiểu biết của mình thông qua trao đổi với khách hàng về các vấn đề kế toán, kiểm toán.
Quản lý bộ phận kiểm toán trong từng lĩnh vực: sản xuất, ngân hàng, khách sạn..(Manager)/Trưởng bộ phận kiểm toán (Senior Manager):Họ có hai vai trò khác biệt nhau: họ vừa là các chuyên gia kiểm toán vừa là những nhà quản lý. Họ chịu trách nhiệm cho đội kiểm toán thực hiện các chiến lược và công việc kiểm toán và đảm bảo rằng công việc đáp ứng được đầy đủ chất lượng, mà căn cứ vào đó chủ phần hùn có thể đưa ra ý kiến rằng công việc tuân thủ đúng các quy định và chính sách của hãng.
Quản lý bộ phận kiểm toán trong từng lĩnh vực: sản xuất, ngân hàng, khách sạn..(Manager)/Trưởng bộ phận kiểm toán (Senior Manager) tiếp xúc với lãnh đạo cấp cao của khách hàng và đưa ra những tư vấn đối với những vấn đề kế toán phức tạp, những vấn đề kinh doanh cho khách hàng. Họ cũng chịu trách nhiệm nâng cao doanh thu thông qua việc theo đuổi các mục tiêu và các hợp đồng cạnh tranh.
Chủ phần hùn ( Partner): Là người chịu trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán và ý kiến kiểm toán được đưa ra. Người này cũng chịu trách nhiệm về việc cuộc kiểm toán đã tuân thủ đúng các quy định về quản lý rủi ro, các chính sách chất lượng của công ty và của hãng. Chủ phần hùn cũng chịu trách nhiệm quản lý các mối quan hệ với các nhà quản lý cao cấp của khách hàng. Chủ phần hùn cũng phải đảm bảo rằng các thành viên trong đội được giám sát và hướng dẫn một cách thích hợp.
Người kiểm tra độc lập ( Independent Reviewer): thường là một chủ phần hùn khác, thực hiện việc kiểm tra các kết luận của đội kiểm toán. Người này kiểm tra hệ thống phương pháp kiểm toán được áp dụng, có thể thực hiện lại hoặc thử thách quy trình này. Người này cũng sẽ kiểm tra ý kiến kiểm toán cuối cùng trên báo cáo tài chính để xem xét sự nhất quán giữa các kết luận đưa ra với các công việc đã được thực hiện. Người này cũng có thể đề nghị kiểm tra các tài liệu, các ghi chép mà kiểm toán viên đã thu thập làm căn cứ để đưa ra ý kiến kiểm toán.
1.2.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty Ernst & Young Việt Nam
Nhìn chung, mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Ernst & Young Việt Nam được áp dụng theo mô hình Ernst & Young toàn cầu, có thay đổi để phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Bộ máy quản lý của công ty gồm có ban giám đốc giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô và các phòng ban chức năng. Chức năng của từng người, từng bộ phận được xác định như sau
Tổng giám đốc (Partner Country) là người quản lý toàn diện các mặt hoạt động của công ty tại Việt Nam, quyết định các chiến lược kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ cung cấp. Tổng giám đốc cũng là người chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tài chính và pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.
Phó Tổng giám đốc (Partner) là người chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của văn phòng Hà Nội, thực hiện theo kế hoạch chiến lược chung của công ty, tổ chức thực hiện các dịch vụ tại văn phòng Hà Nội, báo cáo tình hình hoạt động. Phó Tổng giám đốc là người có tiềm năng lên Tổng giám đốc.
Ban giám đốc với sự trợ giúp của các phòng ban chức năng, tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề phức tạp. Thành viên Ban giám đốc là các chủ phần hùn, trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, ký kết hợp đồng kiểm toán, thực hiện soát xét cuối cùng đối với hồ sơ kiểm toán và là người đại diện công ty ký và ban hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Hệ thống phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc được chia thành hai bộ phận chính là bộ phận hành chính và bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận hành chính: bao gồm các bộ phận hỗ trợ cho hoạt động nghiệp vụ và đảm bảo cho mọi hoạt động của công ty diễn ra một cách bình thường.
- Bộ phận kế toán
- Bộ phận tin học chịu trách nhiệm cung cấp các thiết bị phần cứng, phần mềm quản lý, đảm bảo hoạt động mạng nội bộ, trợ giúp nhân viên khi máy tính có nhu cầu sửa chữa. Khi thực hiện kiểm toán, nếu khách hàng có một hệ thống tin học khá phức tạp thì bộ phận tin học của công ty cũng sẽ tham gia đánh giá hệ thống công nghệ thông tin của khách hàng để kiểm soát rủi ro.
- Bộ phận văn phòng có chức năng quản lý công văn, các văn bản hành chính, các quyết định quản lý, phối hợp với bên kế toán về vấn đề nhân sự, chuẩn bị và cung cấp cho nhân viên công ty các văn phòng phẩm cần thiết.
Bộ phận nghiệp vụ
Bộ phận nghiệp vụ của công ty bao gồm bộ phận kiểm toán, bộ phận tư vấn doanh nghiệp và bộ phận thuế.
- Bộ phận kiểm toán thực hiện dịch vụ kiểm toán cho một khối lượng lớn các khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Đây là bộ phận có số lượng nhân viên khá lớn trong công ty.
- Bộ phận tư vấn doanh nghiệp thực hiện tư vấn kế toán và tư vấn tài chính doanh nghiệp, kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, tư vấn quản lý rủi ro, thẩm định vốn, cơ cấu vốn.. theo yêu cầu của khách hàng
- Bộ phận tư vấn thuế giúp khách hàng quản lý thuế có hiệu quả hơn
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Bộ phận hành chính
Bộ phận nghiệp vụ
Tư vấn thuế
Tư vấn tài chính
Kiểm toán
Văn Phòng
Tin học
Kế toán
Sơ đồ 1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Ernst & Young Việt Nam
1.2.3 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam
Năm tài chính của công ty bắt đầu vào ngày 1 tháng 7 và kết thúc vào ngày 30 tháng 6 năm sau.
Báo cáo tài chính của công ty được lập vào ngày 30 tháng 6 là ngày kết thúc năm tài chính. Các báo cáo được lập tuân thủ các chuẩn mực về báo cáo của Việt Nam và Ernst & Young toàn cầu. Báo cáo của công ty được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập.
Một số chứng từ công ty sử dụng: phiếu thu , phiếu chi, Timesheet, Overtime Reporting, Advance Request, Travel Request, Car Rental Request, Expenses Reporting, Business Advance Clearing, Các hợp đồng lao động, Các hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết với khách hàng…
Hình thức ghi sổ kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký chung được áp dụng trên phần mềm ACCPR.
Công ty áp dụng phương pháp ghi nhận chi phí và doanh thu theo từng khách hàng cụ thể. Đối với từng hợp đồng, bộ phận kế toán sẽ hạch toán tất cả chi phí phát sinh (tiền lương nhân viên, chi phí đi lại, phương tiện làm việc và các chi phí phát sinh khác), doanh thu thu được vào một mã khách hàng. Việc xác định các chi phí phát sinh là một cơ sở quan trọng để Ban giám đốc quyết định mức phí dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Do được sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại nên bộ máy kế toán của công ty khá gọn nhẹ. Kế toán tại Văn phòng Hà Nội hạch toán theo hình thức báo sổ cho phòng kế toán của Công ty trong Thành phố Hồ Chí Minh.
1.3 Quy trình kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam
Ernst & Young Việt Nam áp dụng quy trình kiểm toán của Ernst & Young toàn cầu, gọi tắt là EY GAM (Ernst & Young Global Audit Methodology). EY GAM là một hướng dẫn cơ bản mang tính toàn cầu cho tất cả các nhân viên của Ernst & Young trên toàn thế giới và được áp dụng trong mọi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên EY GAM cũng được xem xét và sửa đổi cho thích hợp trong từng cuộc kiểm toán cụ thể, ở những quốc gia khác nhau. Một trong những điều căn bản của EY GAM là việc đánh giá rủi ro tổng hợp sau đó quyết định nội dung, phạm vi, thời hạn của các thủ tục kiểm toán dựa trên những đánh giá rủi ro đó. EY GAM dựa trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán quốc tế và được bổ sung các chuẩn mực địa phương bởi các thành viên ở dịa phương để phù hợp với chuẩn mực của nơi đó.
EY GAM được chia thành 4 giai đoạn.
Lập kế hoạch và nhận diện các rủi ro
Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết luận và phát hành báo cáo kiểm toán
1.3.1 Lập kế hoạch và nhận diện các rủi ro
Bước 1 Tìm hiểu về ._.nguyện vọng của khách hàng, các yêu cầu dịch vụ để nhận diện phạm vi của dịch vụ từ đó quyết định giới hạn kiểm toán ban đầu và thiết lập đội kiểm toán.
Để tìm hiểu nguyện vọng của khách hàng và các yêu cầu của dịch vụ, các kiểm toán viên của công ty sẽ tiến hành tiếp xúc với những người ra quyết định chính của khách hàng ( Ban giám đốc, uỷ ban kiểm toán, những đại diện
Tìm hiểu các yêu cầu của dịch vụ quyết định giới hạn kiểm toán và thiết lập đội kiểm toán
Xem xét việc chấp nhận khách hàng hoặc tiếp tục kiểm toán
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh
Đánh giá độ phức tạp của môi trường IT và sự cần thiết của các chuyên gia
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ
Xác định những rủi ro do gian lận và quyết định phản ứng
Họp nhóm kiểm toán
Quyết định PM, TE, SAD và NA
Xác định các tài khoản quan trọng các giải trình và cam kết có liên quan
Họp triển khai kế hoạch kiểm toán
Nhận dạng các lớp nghiệp vụ quan trọng và các ứng dụng công nghệ hỗ trợ chúng
Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ
Thực hiện thủ tục kiểm tra từ đầu đến cuối
Tìm hiểu và đánh giá quy trình làm báo cáo
Lựa chọn các thủ tục kiểm soát để kiểm tra
Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát bằng công nghệ của khách hàng
Thực hiện đánh rủi ro kết hợp
Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
Thiết kế các trắc nghiệm kiểm tra các bút toán ghi sổ, các thủ tục phát hiện gian lận
Thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Thiết kế các thử nghiệm kiểm toán chung
Chuẩn bị ASM
Rà soát clại cuộc kiểm toán giữa kì
Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện các thử nghiệm phát hiện gian lận
Cập nhật các thử nghiệm kiểm soát và các trắc nghiệm kiểm tra hệ thống kiểm soát bằng IT của khách hàng từ sau đợt kiểm toán giữa kỳ đến thời điểm kết thúc năm tài chính
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Thực hiện các thủ tục kiểm toán chung
Đánh giá lại rủi ro kết hợp
Chuẩn bị kết thúc hợp đồng
Chuẩn bị SAD
Rà soát lại báo cáo tài chính lần cuối
Chuẩn bị SRM
Hoàn thiện các rà soát và phê chuẩn cho các giấy tờ cần thiết
Chuản bị và phát hành báo cáo
Ghi chép lưu trữ giấy tờ làm việc, thanh lý hợp đồng
Lập kế hoạch và nhận diện rủi ro
Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Kết luận và phát hành báo cáo
QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY ERNST& YOUNG VIỆT NAM
của khách hàng trước pháp luật). Sau khi đã đạt được những hiểu biết nhất định, công ty sẽ liên lạc với khách hàng và thống nhất về phạm vi cũng như các yêu cầu của dịch vụ. Thêm vào đó, những cuộc thảo luận ban đầu với các giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh của khách hàng cũng thường được tổ chức để xác định các vấn đề hiện tại của khách hàng. Điều này sẽ cung cấp thông tin liên quan đến việc tiến hành kiểm toán như thời hạn kiểm toán, phạm vi hỗ trợ của khách hàng, và có thể cung cấp những dấu hiệu đầu tiên về những vấn đề mà kiểm toán cần quan tâm.
Để quyết định giới hạn kiểm toán ban đầu, công ty sẽ xem xét các yêu cầu của dịch vụ cũng như các yếu tố, quy định có tác động đến hoạt động của khách hàng: các chi nhánh, phòng ban, công ty con; môi trường kiểm soát và báo cáo kiểm soát nội bộ; các vấn đề quan trọng của khách hàng; những người có thể điều khiển hợp đồng kiểm toán; thống nhất về trách nhiệm của công ty kiểm toán; các thủ tục kiểm toán tổng quát có thể áp dụng; hệ thống kiểm toán nội bộ của khách hàng.
Sau khi đã quyết định được các giới hạn kiểm toán ban đầu, Ernst & Young sẽ thiết lập đội kiểm toán và xem xét các vấn đề về đạo đức cũng như tính độc lập của các thành viên trong đội. Trong quá trình thiết lập đội, vị trí vai trò của từng thành viên trong đội cũng sẽ được phân công một cách rõ ràng. Đồng thời cũng sẽ xác định xem có cần thuê chuyên gia để hỗ trợ cho kiểm toán hay không.
Bước 2 Xem xét việc chấp nhận khách hàng hoặc tiếp tục kiểm toán.
Những thủ tục kiểm toán thích hợp liên quan đến việc chấp nhận khách hàng hoặc tiếp tục kiểm toán cần phải được thực hiện và các kết luận đưa ra phải phù hợp dựa trên những hiểu biết tình hình hoạt động của khách hàng và lĩnh vực mà khách hàng tham gia.
Những yếu tố cần xem xét khi quyết định chấp nhận khách hàng hoặc tiếp tục kiểm toán là tính trung thực của ban giám đốc khách hàng, rủi ro về danh tiếng hoặc liên quan đến vấn đề tài chính khi hợp tác với khách hàng và khả năng thực hiện công việc của công ty kiểm toán.
Bước 3 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Kiểm toán viên cần đạt được những hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, môi trường mà khách hàng hoạt động từ đó nhận diện các rủi ro kinh doanh có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh của khách hàng bao gồm các yếu tố:
Bản chất của hoạt động kinh doanh, hình thức sở hữu, các loại hình và kế hoạch đầu tư của khách hàng, sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng sản xuất, cung cấp, môi trường công nghệ thông tin, chính sách kế toán áp dụng..
Các nhân tố thị trường và các sức mạnh thị trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới khách hàng
Các cổ đông lớn của khách hàng và kỳ vọng của họ
Mục tiêu và chiến lược hoạt động của khách hàng
Việc tìm hiểu về lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên xác định các tài khoản quan trọng, các giải trình quan trọng và các chu trình nghiệp vụ quan trọng.
Trong bước này kiểm toán viên sẽ thực hiện các thủ tục phân tích tổng quát đối với các thông tin tài chính và phi tài chính để có thể khoanh vùng các khu vực có rủi ro cao.
Bước 4 Đánh giá mức dộ phức tạp của môi trường công nghệ thông tin của khách hàng và quyết định sự cần thiết có mặt các chuyện gia về công nghệ thông tin. Các chuyên gia về công nghệ thông tin sẽ phát triển các hiểu biết về môi trường công nghệ thông tin của khách hàng và hỗ trợ kiểm toán viên đạt được những hiểu biết ban đầu về rủi ro kinh doanh và các rủi ro trên báo cáo tài chính có liên quan đến công nghệ thông tin
Bước 5 Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Kiểm toán viên tìm hiểu về cách thức xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, tìm hiểu về 5 yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ là môi trường kiểm soát, rủi ro kiểm soát, thông tin và liên lạc, các hoạt động kiểm soát và điều hành.
Kiểm toán viên sẽ tiến hành đánh giá tổng quát về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả sẽ cung cấp bằng chứng rằng những thủ tục kiểm soát mà kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra trong cuộc kiểm toán giữa kỳ vẫn tiếp tục hoạt động tốt.
Bước 6 Thảo luận của nhóm kiểm toán thực hiện hợp đồng. Buổi thảo luận này nhằm chỉ ra khả năng có các sai phạm trọng yếu do gian lận hoặc sai sót của khách hàng và không phải thành viên nào tham gia cuộc kiểm toán cũng được tham dự cuộc thảo luận này.
Bước 7 Xác định những rủi ro do gian lận và quyết định câu trả lời.
Trách nhiệm của kiểm toán viên là lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được một sự đảm bảo có thể chấp nhận được là báo cáo tài chính không chứa đựng những sai phạm trọng yếu do gian lận và sai sót. Do vậy kiểm toán viên cần xác định rủi ro do gian lận làm báo cáo tài chính có sai phạm trọng yếu.
Kiểm toán viên thu thập các thông tin để nhận dạng rủi ro do gian lận từ nhiều nguồn khác nhau như phỏng vấn ban giám đốc khách hàng, xem xét các mối quan hệ bất thường hoặc các mối quan hệ không được mong đợi, kiểm tra báo cáo kiểm toán giữa kỳ, các thủ tục đã được thực hiện liên quan đến việc chấp nhận khách hàng…
Các rủi ro do gian lận thường là các rủi ro quan trọng, do vậy kiểm toán viên cần tìm hiểu và đánh giá xem liệu các chương trình và thủ tụckiểm soát đã được thiết kế có phù hợp, có được thực hiện để ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm hay không
Đối với mỗi rủi ro gian lận được phát hiện, kiểm toán viên cần quyết định các phản ứng thích hợp tuỳ vào bản chất và mức độ trọng yếu của rủi ro này
Bước 8 Quyết định PM, TE, SAD, NA
PM : Planning materiality là mức độ trọng yếu được xác định cho toàn bộ báo cáo tài chính.
TE: Tolerable Error là mức độ trọng yếu được xác định ở cấp độ tài khoản
SAD: Summary of Audit Differences là tổng hợp những chênh lệch phát hiện được trong quá trình kiểm toán
NA: Nominal Amount là một con số mốc dùng để xác định các chênh lệch sẽ được đưa vào SAD
TE, SAD, NA thường được xác định theo tỷ lệ phần trăm so với PM tuỳ theo từng cuộc kiểm toán, từng khách hàng.
Thông thường TE được xác định bằng 50% PM. NA được xác định từ 1 đến 5 % của PM.
Bước 9 Xác định các tài khoản quan trọng, các giải trình và các cam kết của nhà quản lý có liên quan.
1.3.2 Đánh giá rủi ro và xây dựng chiến lược kiểm toán
Bước 1 Tổ chức buổi họp bàn về kế hoạch của nhóm kiểm toán
Đây là một hoạt động mang tính chất bắt buộc. Buổi họp này sẽ giúp cập nhật các sự kiện đã xảy ra trong một khoảng thời gian có ảnh hưởng đến kế hoạch kiểm toán và những điểm thay đổi, bổ sung so với kế hoạch kiểm toán ban đầu.
Bước 2 Nhận dạng các lớp nghiệp vụ quan trọng và các ứng dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ cho việc thực hiện các nghiệp vụ đó
Bước 3 Tìm hiểu quy trình của các nghiệp vụ, xem nghiệp vụ đó diễn ra theo các bước như thế nào, được ghi chép theo trình tự ra sao. Từ đó, dự đoán các sai phạm có thể xảy ra ở khâu nào và nhận diện các thủ tục kiểm soát được thiết kế để ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm và đánh giá tính hiệu quả của các thủ tục này. Đây là một bước rất quan trọng, việc tìm hiểu về quy trình của các nghiệp vụ, cách thức các nghiệp vụ được thực hiện sẽ giúp kiểm toán viên xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp. Nhờ vậy mà kiểm toán viên có thể giảm bớt hoặc tăng thêm số lượng các kiểm tra chi tiết nếu cần thiết hoặc cần fải xem xét lại việc đánh giá rủi ro cho nghiệp vụ, chu trình đó.
Bước 4 Thực hiện thủ tục thực hiện lại từ đầu đến cuối.
Hình thức kiểm tra này sẽ giúp kiểm toán viên xác nhận những hiểu biết của mình về quy trình nghiệp vụ và những thủ tục kiểm soát được nhận diện thực sự đã được áp dụng trong thực tế. Kết quả của việc thực hiện lại sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá tính hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được khách hàng thiết kế. Hình thức kiểm tra này được tiến hành hàng năm.
Bước 5 Tìm hiểu và đánh giá quy trình làm báo cáo của khách hàng.
Quy trình làm báo cáo bao gồm các công việc như làm bảng cân đối thử, xem xét các báo cáo hợp nhất; cộng dồn, chuyển sổ; lên bản nháp báo cáo tài chính và các giải trình cần thiết.
Việc tìm hiểu và đánh giá quy trình này sẽ giúp kiểm toán viên thiết kế các thủ tục kiểm tra đối với quy trình lập báo cáo tài chính của khách hàng.
Bước 6 Lựa chọn các thủ tục kiểm soát để kiểm tra
Khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát, phạm vi của thử nghiệm kiểm soát phụ thuộc vào số lượng bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên thu thập được liên quan đến thủ tục kiểm soát đó. Kiểm toán viên có thể thực hiện thủ nghiệm kiểm soát giới hạn hoặc thử nghiệm kiểm soát đầy đủ. Quyết định thực hiện thử nghiệm kiểm soát giới hạn hay đầy đủ không ảnh hưởng đến thủ tục kiểm soát được lựa chọn để kiểm tra, nhưng sẽ ảnh hưởng đến phạm vi của thử nghiệm kiểm soát, số lượng bằng chứng và các thủ tục kiểm toán cơ bản.
Bước 7 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát bằng công nghệ thông tin của khách hàng. Hiện nay, công nghệ thông tin ngày càng thể hiện được vai trò hỗ trợ quan trọng trong lĩnh vực tài chính kế toán, do vậy việc tìm hiểu và đánh giá việc sử dụng công nghệ thông tin của khách hàng cũng rất quan trọng. Mỗi khách hàng sẽ áp dụng các phần mền khách nhau, mang tính đặc thù cho ngành nghề của doanh nghiệp. Do vậy thông qua quá trình này kiểm toán viên cũng bổ sung cho minh thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bước 8 Thực hiện đánh giá rủi ro kết hợp
Đánh giá rủi ro kết hợp bao gồm việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cho mỗi cam kết của nhà quản lý trên báo cáo tài chính đối với mỗi khoản mục và giải trình quan trọng.
Rủi ro kết hợp được đánh giá ở các mức độ như sau
Rủi ro kiểm soát
Thấp
Thử nghiệm kiểm soát đầy đủ -
hiệu quả
Trung bình
Thử nghiệm kiểm soát giới hạn - hiệu quả
Cao
Thủ tục kiểm soát không hiệu quả hoặc không thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Rủi ro tiềm tàng
Thấp hơn
Rất thấp
Thấp
Trung bình
Cao hơn
Thấp
Trung bình
Cao
Bảng 2.1 Bảng đánh giá rủi ro kết hợp
Rủi ro kết hợp ở mức độ
Rất thấp: kiểm toán viên có một số lượng bằng chứng đáng kể chứng minh rằng sai phạm trọng yếu có thể không xảy ra.
Thấp: kiểm toán viên có bằng chứng để kỳ vọng rằng sai phạm trọng yếu có thể không xảy ra, nhưng số lượng bằng chứng không đủ để kết luận rằng sai phạm trọng yếu không xảy ra
Trung bình: kiểm toán viên có bằng chứng để dự đoán rằng có một vài sai phạm trọng yếu đã xảy ra
Cao: kiểm toán viên có bằng chứng để dự đoán rằng sai phạm trọng yếu sẽ xảy ra.
Bước 9 Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên thiết kế thử nghiệm kiểm soát cho tất cả các cam kết có liên quan. Kiểm toán viên sử dụng hướng dẫn chung và phán đoán nghề nghiệp để quyết định nội dung, thời gian và phạm vi của thử nghiệm kiểm soát
Bước 10 Thiết kế các trắc nghiệm kiểm tra các bút toán ghi sổ, những sự điều chỉnh của nhà quản lý và các thủ tục phát hiện gian lận.
Bước 11 Thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Bước 12 Thiết kế các thủ tục kiểm toán chung
Các thủ tục kiểm toán chung nhiều khi không xuất phát từ việc đánh giá rủi ro mà do yêu cầu của các chuẩn mực chuyên nghiệp hoặc do chính sách của Ernst & Young và được thực hiện trong mọi cuộc kiểm toán.
Các thủ tục kiểm tra này thường liên quan đến việc rà soát các hợp đồng, biên bản, các bên liên quan, các sự kiện sau ngày lập báo cáo tài chính, nguyên tắc hoạt động liên tục..
Bước 13 Chuẩn bị ASM
ASM: Audit Strategies Memorandum là một bản tóm tắt kết quả các thử nghiệm đã thực hiện trong hai giai đoạn vừa qua. Nó tập trung vào những biến động quan trọng trong hoạt động của khách hàng, những thay đổi trong chiến lược kiểm toán so với năm trước.
1.3.3 Thực hiện kiểm toán
Bước 1 Rà soát lại cuộc kiểm toán giữa kỳ để
Xem xét kết quả của thử nghiệm kiểm soát và các thử nghiệm cơ bản đã được thực hiện
Quyết định xem liệu chiến lược kiểm toán ban đầu có còn phù hợp hay không
Xem xét xem kết quả của các thủ tục đã được thực hiện có ảnh hưởng đến các đánh giá về gian lận và các rủi ro quan trọng hay không
Bước 2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát và đánh giá kết quả của thử nghiệm kiểm soát.
Bước 3 Thực hiện các thử nghiệm phát hiện gian lận
Bước 4 Cập nhật các thử nghiệm kiểm soát và các trắc nghiệm kiểm tra hệ thống kiểm soát bằng công nghệ thông tin của khách hàng từ sau đợt kiểm toán giữa kỳ đến thời điểm kết thúc năm tài chính.
Bước 5 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Thử nghiệm cơ bản bao gồm
Thủ tục phân tích
Kiểm tra chi tiết
Thủ tục kiểm tra số dư từ thời điểm kiểm toán giữa kỳ đến thời điểm kết thúc năm tài chính.
Bước 6 Thực hiện các thủ tục kiểm toán chung
Bước 7 Đánh giá lại rủi ro kết hợp
1.3.4 Kết luận và phát hành báo cáo kiểm toán
Bước 1 Chuẩn bị kết thúc hợp đồng
Trong quá trình này, kiểm toán viên cần xem xét các vấn đề sau
Quyết định xem còn thủ tục kiểm toán nào cần thực hiện và trách nhiệm thực hiện thuộc về ai
Huỷ bỏ các giấy tờ làm việc không cung cấp bằng chứng làm căn cứ đưa ra kết luận.
Xem xét các con số được dùng để xác định mức trọng yếu
Xem xét lại việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro do gian lận.
Xem lại ASM để chắc chắn rằng tất cả các vấn đề quan trọng đã được giải quyết.
Thực hiện các thủ tục cho các sự kiện diễn ra sau ngày lập báo cáo
Thực hiện các hoạt động lên kế hoạch ban đầu cho năm tiếp theo
Đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Đánh giá hoạt động của cá nhân và của toàn đội
Bước 2 Chuẩn bị SAD
Tất cả các chênh lệch được phát hiện trong quá trình kiểm toán mà khách hàng chưa điều chỉnh sẽ được ghi vào SAD để đánh giá tính xem liệu báo cáo tài chính của khách hàng có sai phạm trọng yếu hay không
Bước 3 Rà soát lại báo cáo tài chính lần cuối
Mục đích của việc rà soát này là để đảm bảo rằng
Các con số và giải trình của khách hàng là hợp lý
Tất cả các giải thích cho những biến động quan trọng trong năm đã được thu thập.
Báo cáo tài chính tuân thủ các nguyên lý kế toán được chấp nhận rộng rãi và các chuẩn mực báo cáo khác được áp dụng.
Các xu hướng đặc biệt không chỉ ra một rủi ro do gian lận không được nhận diện
Bước 4 Chuẩn bị SRM
SRM : Summary Review Memorandum là bản tập hợp lại các kết quả và các kết luận cho các vấn đề quan trọng được tóm tắt trong ASM
Bước 5 Hoàn thiện các rà soát và sự phê chuẩn cho các giấy tờ cần thiết
Bước 6 Chuẩn bị báo cáo và phát hành báo cáo
Bước 7 Ghi chép, lưu trữ giấy tờ làm việc, thanh lý hợp đồng
Các bước trong bốn giai đoạn kể trên không nhất thiết phải thực hiện theo trình tự đã trình bày. Tuỳ từng cuộc kiểm toán các bước có thể được thực hiện song song hoặc theo một trình tự phù hợp.
Hồ sơ kiểm toán tại Công ty Ernst & Young Việt Nam
Hồ sơ kiểm toán là tài liệu do kiểm toán viên thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ trong một cuộc kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán chứa đựng đầy đủ thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán và là căn cứ để đưa ra ý kiến kiểm toán.
Tại công ty Ernst & Young, hồ sơ được lưu trữ và sắp xếp khoa học, bao gồm hồ sơ kiểm toán chung và hồ sơ kiểm toán năm. Mỗi hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng cần thiết cho cuộc kiểm toán, tuân theo quy trình, thứ thự quy định (các giấy tờ mang tính tổng hợp được sắp xếp trước, sau đó là các giấy tờ có chứa thông tin cung cấp bằng chứng cho tờ tổng hợp, các giấy tờ tổng hợp và giấy tờ chi tiết của tờ tổng hợp được đánh số tham chiếu rõ ràng để người đọc, kiểm tra có thể dễ dàng đối chiếu), có chữ ký của người thực hiện và người soát xét có thẩm quyền.
Hồ sơ kiểm toán chung bao gồm các thông tin cơ bản về khách hàng như giấy phép đăng ký kinh doanh, vốn điều lệ, cơ cấu bộ máy.. không thay đổi qua các năm và được cập nhật hàng năm.
Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm các thông tin cụ thể của cuộc kiểm toán năm đó. Hồ sơ kiểm toán năm bao gồm các phần được sắp xếp theo trình tự nhất định.
- Phần A: báo cáo tài chính năm của khách hàng, báo cáo kiểm toán với cam kết của chủ phần hùn, quản lý, trưởng nhóm kiểm toán, các loại hình bảo hiểm khách hàng tham gia..
- Phần B: Một số thông tin chung liên quan đến năm tài chính kiểm toán, phân tích rủi ro, mức trọng yếu xác lập, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, một số chu trình cơ bản
- Phần C -> T : kiểm toán các khoản mục cơ bản. Mỗi phần có một tờ tổng hợp số liệu lấy từ bảng cân đối kế toán của khách hàng và số liệu tương ứng sau điều chỉnh của kiểm toán viên (leadsheet), chương trình kiểm toán (audit program) và các bằng chứng thu thập được trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán. Cụ thể các phần như sau:
Phần C: Tiền
Phần D: Đầu tư ngắn hạn
Phần E: Phải thu khách hàng
Phần F: Công cụ dụng cụ
Phần G: Chi phí trả trước, tạm ứng
Phần H: Đầu tư
Phần I: Phải thu nội bộ
Phần J: Phải thu dài hạn, tài sản khác
Phần K: Tài sản cố định hữu hình
Phần L: Tài sản cố định vô hình
Phần M: Nguồn vốn
Phần N: Phải trả khác
Phần O: Thuế
Phần P: Tiền lương
Phần Q: Nợ dài hạn
Phần R: Dự phòng
Phần S: Doanh thu và giá vốn hàng bán
Phần T: Doanh thu và chi phí khác
Chương 2
Thực trạng thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng A
2.1.1. Giới thiệu về khách hàng A
Công ty A là một công ty 100% vốn nước ngoài.
Công ty hoạt động ở Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 191/GP – HN do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp ngày 15/08/2003.
Thời gian hoạt động của công ty là 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép hoạt động .
Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 100,000 đô la Mỹ và tổng vốn đầu tư là 150,000 đô la Mỹ.
2.1.2. Thủ tục phân tích sơ bộ trong giai đoạn lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán đối với khách hàng A
Trước hết kiểm toán viên cần thu thập những thông tin chung về khách hàng. Tại công ty TNHH Ernst & Young, những thông tin chung của khách hàng như cơ cấu tổ chức, loại hình kinh doanh, chế độ kế toán được lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán chung. Hàng năm khi tiến hành kiểm toán các thông tin liên quan đến hoạt động lâu dài của công ty như các lần sửa đổi giấy phép đầu tư, các hợp đồng thuê tài sản dài hạn, các hợp đồng vay nợ dài hạn sẽ tiếp tục được cập nhật trong hồ sơ kiểm toán chung. Các thông tin khác của khách hàng sẽ được cập nhật và lưu trong hồ sơ kiểm toán năm. Các thông tin này đều được thể hiện trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên.
Biểu 2.1 Khái quát về khách hàng
E
Khách hàng: A Người lập:
Chi tiết: Thông tin chung về khách hàng Người soát xét:
Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: B1/1
Số trang:
Mục đích: thu thập những thông tin về khách hàng, từ đó có thể giúp kiểm toán viên hiểu rõ hoạt động của khách hàng, nắm bắt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của khách hàng.
Thông tin thu thập được:
Những thông tin chung về khách hàng
Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động chính của công ty là cung cấp các dịch vụ lắp đặt, nhận đặt và nhận làm thang máy, bảo dưỡng, sửa chữa và tân trang thang lại các thang máy, cung cấp và thay đổi các bộ phận của thang máy, hỗ trợ kỹ thuật cho các dịch vụ của các công ty có yêu cầu.
Thị trường
Tổng vốn pháp định của A là 100,000 đô la Mỹ. Tổng vốn đầu tư là 150,000 đô la Mỹ.
Tại Việt Nam, thị trường mục tiêu của công ty là thị trường Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài hai thị trường mục tiêu này, công ty còn cung cấp dich vụ cho các công ty liên quan bên ngoài Việt Nam.
Khách hàng của công ty bao gồm khách hàng trong nước và khách hàng ngoài nước. Các khách hàng nước ngoài chủ yếu là các công ty liên quan, cung cấp cho A. Thông thường, chi phí mà A nhận được từ các bên liên quan cũng chiếm tới 70% doanh thu.
Để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, công ty A đều phải nhập các thiết bị từ nước ngoài như Pháp, Trung Quốc và nhà đầu tư chính từ Đức.
Mục tiêu và chiến lược của công ty
Mục tiêu
Chiến lược
Đạt mức doanh thu theo chỉ tiêu của ngân sách
Tiếp tục duy trì các hợp đồng với các công ty liên quan trong tập đoàn.
Tìm kiếm và mở rộng các khách hàng trong khu vực
Bao quát tất cả các chi phí hoạt động và bắt đầu có lợi nhuận
Tiếp tục giữ hợp đồng với các bên liên quan trong tập đoàn
Tìm kiếm và mở rộng thị trường các khách hàng trong khu vực
Tối thiểu hóa chi phí mà hoạt động vẫn hiệu quả
Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh
Những nhân tố về mặt chính trị
Hiện nay, nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam không ngừng sửa đổi và ban hành những quy định mới nhằm giảm bớt những thủ tục phức tạp, rườm rà, những thủ tục làm nản lòng nhiều nhà đầu tư khi đến Việt Nam. Những quy định mới này đã góp phần tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh đó, tình hình chính trị ở Việt Nam khá ổn định không có tình trạng khủng bố hay bạo loạn, điều này cũng làm cho các nhà đầu tư yên tâm hơn.
Những nhân tố về mặt kinh tế
Việt Nam là một trong những nước phát triển kinh tế nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng - điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Phát triển cở sở hạ tầng là ưu tiên hàng đầu tại nhiều địa phương. Trong xu thế phát triển cơ sở hạ tầng nói chung, không thể không nói đến sự xuất hiện hàng loạt của cá khu nhà cao tầng. Do đó nhu cầu về lắp đặt thang máy tăng vọt.
Những nhân tố về mặt xã hội
Cùng với sự phát triển của xã hội, mức sống của con người cũng ngày càng được cải thiện, nâng cao. Sống và làm việc trong các khu nhà cao tầng hiện đại, người dân ngày càng nhận thức được vai trò quan trọng của thang máy. Đây là điều có tác động tích cực tới hoạt động của công ty.
Những nhân tố về công nghệ
Hoạt động chủ yếu của công ty là cung cấp cá dịch vụ có liên quan đến thang máy. Do đó, sự thay đổi về công nghệ nhìn chung có thể không tác động trọng yếu đến sự hoạt động của công ty, ngoại trừ các yếu tố công nghệ từ phía tập đoàn.
Nguy cơ từ các công ty mới được thành lập và sự cạnh tranh trong ngành
Công ty chủ yếu cung cấp các dịch vụ liên quan đến thang máy cho các khách hàng Việt Nam của các công ty liên quan thuộc tập đoàn của công ty A. Do vậy, sự đe dọa từ các công ty mới và sự cạnh tranh của các công ty cùng ngành là không cao lắm.
Sức mạnh thỏa thuận của nhà cung cấp
Các nhà cung cấp chính của công ty A là các công ty liên quan do vậy, không có tác động trọng yếu nào đến báo cáo tài chính của việc thương lượng với các nhà cung cấp.
Sức mạnh thỏa thuận của người mua
Các khách hàng then chốt của công ty là các công ty liên quan. Hơn nữa, công ty cũng có một lượng khá lớn các khách hàng trong khu vực, do đó những bất lợi về khách hàng là thấp.
Việc tìm hiểu những nhân tố tác động đến hoạt động của công ty là rất quan trọng. Việc này sẽ giúp kiểm toán viên có một cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
Sau khi thu thập các thông tin tài chính và phi tài chính, kiểm toán viên tiến hành so sánh và phân tích. Việc này sẽ hỗ trợ kiểm toán viên trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chiến lược kiểm toán cho khách hàng. Tại Ernst & Young, kiểm toán viên thường so sánh đối chiếu số dư của năm nay với số dư của năm trước dựa trên bảng cân đối thử và bảng báo cáo kết quả kinh doanh do khách hàng cung cấp. Dựa trên những so sánh đó kiểm toán viên đưa ra những nhận xét sơ bộ với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị.
Biểu 2.2 Phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán của khách hàng
E
Khách hàng: A Người lập:
Chi tiết: Phân tích bảng cân đối kế toán Người soát xét:
Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A4/2
Số trang:
Đơn vị : ’000 VND
Số dư
30/9/200X
Số dư
30/9/200X-1
Chênh lệch
Số lượng
%
Tài sản ngắn hạn
1,712,950
1,289,449
423,501
33%
Tiền
707,676
889,221
(181,545)
-20%
Tiền mặt
15,477
62,120
(46,643)
-75%
Tiền gửi ngân hàng
692,199
827,101
(134,902)
-16%
[1]
Các khoản phải thu
275,571
204,403
71,168
35%
Phải thu khách hàng
266,191
195,279
70,912
36%
[2]
VAT được khấu trừ
256
-
256
100%
Phải thu khác
9,124
9,124
-
0%
Hàng tồn kho
721,303
190,425
530,878
279%
Hàng đang chuyển
-
13,692
(13,692)
-100%
Công cụ dụng cụ
9,363
-
9,363
100%
Sản phẩm dở dang
-
46,310
(46,310)
-100%
Sản phẩm thay thế
711,940
130,423
581,517
446%
[3]
Tài sản ngắn hạn khác
8,400
5,400
3,000
56%
Tài sản dài hạn
720,533
532,302
188,231
35%
Tài sản cố định
433,654
445,690
(12,036)
-3%
Tài sản cố định hữu hình
433,654
445,690
(12,036)
-3%
Nguyên giá
553,480
474,766
78,714
17%
[4]
Khấu hao lũy kế
(119,826)
(29,076)
(90,750)
312%
Trả trước dài hạn
286,879
86,612
200,267
231%
[5]
Tổng tài sản
2,433,483
1,821,751
611,732
34%
Các khoản phải trả
339,127
483,278
(144,151)
-30%
Nợ ngắn hạn
194,127
338,278
(144,151)
-43%
Nợ dài hạn đến hạn trả
7,000
84,000
(77,000)
-92%
[6]
Phải trả nhà cung cấp
4,698
(4,698)
-100%
Khách hàng ứng trước
42,790
15,000
27,790
185%
Thuế phải nộp cho nhà nước
6,557
38,714
(32,157)
-83%
[7]
Phải trả công nhân viên
2,536
-
2,536
100%
Phải trả nội bộ
39,225
46,495
(7,270)
-16%
Phải trả khác
41,210
15,904
25,306
159%
Chi phí phải trả
54,809
133,467
(78,658)
-59%
[8]
Nợ dài hạn
145,000
145,000
-
0%
Vay dài hạn
145,000
145,000
-
0%
[9]
Nguồn vốn
2,094,356
1,338,473
755,883
56%
Nguồn vốn kinh doanh
1,553,800
1,553,800
-
0%
Lợi nhuận sau thuế
540,556
(215,327)
755,883
-351%
Tổng nguồn vốn
2,433,483
1,821,751
611,732
34%
Ghi chú:
[1]: Tiền gửi ngân hàng chủ yếu là tiền gửi tại ngân hàng ANZ. Mặc dù công ty làm ăn có lãi nhưng do việc tăng hàng tồ kho, chi phí trả trước dài hạn và giảm nợ ngắn hạn là những nguyên nhân chính làm giảm tiền của công ty.
[2]: Số dư này thể hiện khoản phải thu từ khách hàng ( như khách sạn Hilton..). Số dư này bao gồm cả khoản 68,281,920 VND đặt trước cho tòa tháp VinCom cho việc thuê văn phòng trong vòng 3 năm ---> cần phân loại lại với ký quỹ dài hạn. Bản hợp đồng thuê văn phòng với Vincom là không thể hủy bỏ và kéo dài trong 3 năm, điều này cần được đề cập trong báo cáo tài chính.
[3] Trong năm, công ty ký hợp đồng với khách sạn Vinametrix Duxton, khách sạn Habourview và công ty xây dựng số 2 cho gói thầu bảo dưỡng gồm có việc thay thế các thiết bị lắp đặt. Không có rủi ri trọng yếu với các hàng đã cũ vì theo các hợp đồng này thì đây là các loại thang máy chung, phổ biến.
[4] Trong năm công ty mua thêm 1 máy photocopy và 1 máy tính xách tay
[5] Trả trước dài hạn phản ánh chi phí cho hợp đồng bảo dưỡng, mua lại của công ty Vietsin và Thiên Nam, một số đồ đạc mua trong năm. Công ty phân bổ chi phí cho hợp đồng mua lại căn cứ trên thời gian họ ghi nhận thu nhập.
[7] Số dư thuế chủ yếu phản ánh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp cho nhà nước, số thuế thu nhập doanh nghiệp cần tính thêm cho đến thời điểm cuối năm.
[8] Công ty chưa tính chi phí cho kiểm toán và quỹ hỗ trợ mất việc làm--> cần theo dõi thêm vào thời điểm cuối năm.
[6], [9] Khoản vay từ Techcombank được mang từ năm trước sang. Công ty đã trả 7 triệu hàng năm, do đó khoản 84 triệu VND cần phân loại lại sang phần còn lại của khoản vay dài hạn--> cần xem xét thêm vào thời điểm cuối năm.
Sau khi kiểm toán viên tiến hành phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán sẽ tiếp tục tiến hành phân tích sơ bộ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Biểu 2.3 Phân tích sơ bộ báo cáo kết quả kinh doanh của công ty A
E
Khách hàng: A Người lập:
Chi tiết: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Người soát xét:
Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A4/2
Số trang:
Đơn vị: ’000 VND
Chỉ tiêu
Số dư 30/8 200X-1
Số dư 30/8 200X
Ngoại suy 31/12/200X
Chênh lệch VND
% chênh lệch
Doanh thu
2,223,554
3,989,771,883
4,352,478
2,128,924
96%
Hàng bán bị trả lại
0
0
0
0
0
Doanh thu thuần
2,223,554
3._.hận) vào hệ thống Scala. Doanh thu được ghi nhận theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Canada, tiêu chuẩn EIC 141 và được phê chuẩn của giám sát tài chính (doanh thu được ghi nhận khi đại diện hãng tàu nhận vận chuyển nhận hàng)
Khi đó sẽ ghi nhận bút toán
Nợ tài khoản phải thu
Có tài khoản doanh thu
Sau khi nhận được báo cáo tinh lọc được xác nhận, kế toán chi phí sẽ so sánh hóa đơn thực sự ( hóa đơn từ nguồn bên ngoài) với pro-forma hóa đơn ( hóa đơn nội bộ) để tính toán chênh lệch, tiến hành điều chỉnh bút toán ghi nhận doanh thu và khoản phải thu trong hệ thống Scala.
Nếu giá trị của hóa đơn thực sự lớn hơn trên pro-forma hóa đơn
Nợ tài khoản phải thu
Nợ tài khoản phí tinh lọc
Có tài khoản doanh thu
Nếu giá trị của hóa đơn thực sự nhỏ hơn trên pro-forma hóa đơn
Nợ tài khoản doanh thu
Nợ tài khoản phí thanh lọc
Có tài khoản phải thu
Phân tích:
Nhìn trên bảng số liệu có thể thấy doanh thu năm 200X tăng khá nhiều, 351% so với năm 200X-1. Nguyên nhân là do trong năm 2006 công ty hoạt động trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, công ty bắt đầu hoạt động bình thường (có doanh thu) từ tháng 10 năm 2006.
Phân tích chi phí theo dòng sản phẩm
Quý I
Qúy II
Qúy III
Qúy IV
Tổng
Vàng
954,759.70
1,453,757.25
2,107,588.90
2,020,893.47
6,536,999.31
Bạc
4,135.14
6,660.21
8,938.39
9,411.46
29,145.21
Tổng
958,894.84
1,460,417.46
2,116,527.28
2,030,304.93
6,566,144.52
Biểu đồ phân tích biến động doanh thu theo dòng sản phẩm
Nhìn trên biểu đồ có thể thấy bản chất của hoạt động kinh doanh. Chỉ có hai sản phẩm đem lại doanh thu là vàng và bạc. Vàng là sản phẩm mang lại nguồn thu lớn nhất, doanh thu từ vàng chiếm 99% tổng doanh thu, bạc chỉ chiếm một phần trăm rất nhỏ trong tổng doanh thu. Tỷ lệ này sẽ không thay đổi trong tương lai do bản chất cảu hai dòng sản phẩm cũng như cấu tạo của mỏ Bồng Miêu.
Doanh thu từ vàng tăng từ quý I, quý II và quý III, đến quý IV bắt đầu ổn định.
Sau khi tiến hành phân tích xong những biến động ban đầu, kiểm toán viễn sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Thủ tục phân tích cũng được sử dụng trong việc kiểm toán các dòng chi phí, đặc biệt là các dòng chi phí mang tính thường xuyên ổn định.
2.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc và phát hành báo cáo kiểm toán
Thực hiện việc tính toán các chỉ số hoạt động của công ty
Biểu 2.11 các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty
E
Khách hàng: B Người lập:
Chi tiết: các chỉ số hoạt động và lợi nhuận Người soát xét:
Năm tài chính kết thúc vào: 31/12/200X Số tham chiếu: A6
Số trang:
Khả năng thanh toán
Đơn vị
200X
200X-1
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán hiện hành
%
366%
176%
Khả năng thanh toán nhanh
%
229%
119%
Khả năng thanh toán tức thời
%
34%
1%
Tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn
Sô ngày của các khoản phải thu
ngày
21.18
84.77
Vòng quay phải thu trung bình
lần
17.00
4.25
Vòng quay hàng tồn kho
lần
3.49
2.01
Chỉ tiêu lợi nhuận
200X
200X-1
Lợi nhuận
Lợi nhuận biên hoạt động
%
-16.02%
-40.27%
Lợi nhuận biên ròng
%
-16.18%
-448.30%
Hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng
Hiệu suất sử dụng tài sản
%
32.10%
8.41%
ROA
%
-5.14%
-3.39%
ROE
%
-40.31%
-22.45%
Hệ số đòn bẩy
200X
200X-1
Đòn bẩy nợ
Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu
%
-287.63%
-275.46%
Khả năng trả nợ
Tổng nợ trên tổng tài sản
%
153.30%
156.99%
Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
%
-53.30%
-56.99%
Nhìn trên hệ số đòn bẩy, có thể thấy cần quan tâm đến nguyên tắc họat động liên tục của công ty.
Sau khi tính toán các chỉ số hoạt động của công ty kiểm toán viến hành rà soát lại bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Sau khi tiến hành phân tích soát xét bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, nhận thất không có gì thay đổi so với những ghi nhận trong phần phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh.
2.3 So sánh việc thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính giữa khách hàng A và khách hàng B
Nhìn chung việc thực hiện thủ tục phân tích tại khách hàng A và khách hàng B đều được tiến hành theo những hướng dẫn chung của quy trình kiểm toán tại công ty Ernst & Young Việt Nam. Thủ tục phân tích đều được thực hiện trong cả 4 giai đoạn của quy trình kiểm toán: lập kế hoạc kiểm toán, xây dựng chiến lược kiểm toán, thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên do đặc điểm hoạt động của 2 công ty khác nhau, công ty A chuyên cung cấp dịch vụ, trong khi công ty B là công ty mang tính chất hoạt động sản xuất nên việc lựa chọn các phần hành để phân tích cũng rất khác nhau.
Về mặt quy trình, việc phân tích có thể tiến hành theo các bước giống nhau nhưng cách tiếp cận để tìm hiểu nguyên nhân sẽ đi theo các chiều hướng khách nhau phụ thuộc vào bản chất hoạt động kinh doanh của công ty
2.4 Quy trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Một cách tổng quát, thủ tục phân tích được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của một cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn lập kế hoạch, thủ tục phân tích được sử dụng để thu thập các thông tin về khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Kết hợp việc tìm hiểu những nhân tố đó cùng với việc phân tích sơ bộ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được những biến động bất thường ( trong dự đoán cũng như ngoài dự đoán), đánh giá tính hợp lý của những nguyên nhân được đưa ra cho những biến động này, khoanh vùng được những rủi ro và giảm bớt được thủ tục kiểm tra chi tiết.
Trong gia đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng trong từng phần hành cụ thể khác nhau. Thủ tục phân tích cũng được dùng để xác định những biến động bất thường trong từng phần hành cụ thể, qua đó xem xét lại rủi ro kết hợp đã được thiết lập. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng hết sức hiệu quả đối với những dòng daonh thu và chi phí mang tính chất thường xuyên, định kỳ. Sử dụng thủ tục phân tích trong những trường hợp như vậy sẽ giúp kiểm toán viên giảm bớt được số lượng các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích một lần nữa được sử dụng để xem xét tính hợp lý của những con số được đưa ra trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc tính toán những chỉ số hoạt động, lợi nhuận, hệ số nợ sẽ giúp kiểm toán viên có một cái nhìn cụ thể và toàn diện hơn đối với hoạt động của công ty. Kiểm toán viên cũng tiến hành so sánh các số liệu của năm được kiểm toán với năm trước hoặc số liệu của toàn ngành, như vậy sẽ thấy rõ hơn được thực trạng hoạt động của công ty khách hàng.
Quy trình đối với thủ tục phân tích cũng hết sức linh hoạt, kiểm toán viên cũng có thể thực hiện các bước đan xen nhau mà không cần fải thực hiện riêng rẽ trong từng giai đoạn ( ngoại trừ việc phân tích soát xét trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đối với bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau kiểm toán).
Chương III
Một số nhận xét và kiến nghị đối với thủ tục phân tích
trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
3.1 Nhận xét về quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
3.1.1 Những ưu điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm
Việc vận dụng thủ tục phân tích dù được hướng dẫn cụ thể trong hướng dẫn kiểm toán chung của công ty nhưng việc vận dụng thủ tục phân tích vào từng trường hợp cụ thể đòi hỏi nhiều vào kinh nghiệm nghề nghiệp và sự nhanh nhạy của người tham gia thực hiện kiểm toán. Trong những trường hợp cụ thể, những hướng dẫn phân tích thông thường không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính trong trường hợp như vậy sự sáng tạo của kiểm toán viên sẽ mang lại hiệu quả cao cho thủ tục phân tích.
Đội ngũ nhân sự tham gia công tác kiểm toán tại công ty đều là những kiểm toán viên có một nền tảng kiến thức khá vững chắc về các lĩnh vực kế toán, tài chính, ngân hàng, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán. Một số lượng không nhỏ các nhân viên của công ty đang là thành viên của tổ chức kế toán công chứng hành nghề uy tín của thế giới ACCA, và được cấp giấy phép hành nghề kiểm toán viên công chứng của Việt Nam.
Với những kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động dịch vụ kiểm toán, các quản lý cao cấp tại công ty có được những hiểu biết sâu sắc về thị trường kiểm toán Việt Nam cũng như những đặc điểm về các khách hàng của thị trường. Vận dụng các mối quan hệ và hiểu biết của mình về thị trường kiểm toán, Ban quản lý công ty đã tích cực mở rộng lượng khách hàng qua các năm thông qua những phương thức chào hàng rất tinh tế và khoa học, hàng năm công ty đều thực hiện gửi thư chào hàng tới khách hàng mục tiêu, Đồng thời với việc cung cấp những dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cũng như những đảm bảo về dịch vụ kiểm toán mà mình cung cấp, công ty đã tạo nên một danh tiếng tốt trên thị trường. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ khách hàng thân thiết, từ đó tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường kiểm toán Việt Nam.
Với một đội ngũ nhân viên có năng lực làm việc nhiệt tình, việc thực hiện thủ tục phân tích cũng sẽ đem lại kết quả tốt hơn, hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh đó, các kiểm toán viên tại công ty được tham gia tiếp xúc vơi nhiều khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau cũng là một môi trường tốt cho các kiểm toán viên nâng cao hiểu biết về lĩnh vực ngành nghề, thấy được mối quan hệ giữa các nghành nghề với nhau, như vậy khi thực hiện thủ tục phân tích cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn, có cái nhìn toàn diện hơn.
Một trong những phần việc hết sức quan trọng trong thực hiện thủ tục phân tích đó là quá trình phân tích soát xét. Công việc này thường được thực hiện bởi các senior và các manager có kinh nghiệm. Nhờ có đội ngũ các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm mà công tác soát xét sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả hơn.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhân viên của mình, công ty xây dựng một hệ thống đánh giá nhân viên cho phép thu nhận thông tin từ nhiều chiều. Đó là một biện pháp kiểm soát nhân viên tốt. Nó vừa tạo được môi trường làm việc không gò bó để nhân viên có thể phát huy khả năng của mình, đồng thời cũng giúp cho các nhân viên có thể có được những đánh giá khách quan nhất về thành quả công việc của mình, để từ đó có thể có những chính sách khen thưởng hợp lý giúp khuyến khích nhân viên tham gia công việc một cách nhiệt tình hơn, cống hiến hết khả năng cho công việc.
Bên cạnh các chính sách về nhân viên, công ty cũng thường xuyên tổ chức cho nhân viên tham gia các khóa học ACCA, các khóa học nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức mới liên quan đến nghệ nghiệp để củng cố và nâng cao chấ lượng làm việc của các kiểm toán viên, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp.
Một trong những điều cũng hết sức có lợi cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty đó là công ty thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa các bộ phận trong công ty, điều này tạo điều kiện cho các nhân viên trong công ty có cơ hội chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong công việc giúp đỡ nhau đưa ra các cách giải quyết tốt nhất, hướng tới mục tiêu vì chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Phương pháp, kĩ thuật kiểm toán
Hiện tại Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam đang thực hiện kiểm toán theo quy trình kiểm toán chung của Ernst & Young toàn cầu và áp dụng một cách linh hoạt tùy từng trường hợp cụ thể. Đây là một trong những nhân tố quan trọng giúp công ty có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ kiểm toán chất lượng cao với chi phí hợp lý.
Phương pháp kiểm toán được hướng dẫn chung và quy chuẩn theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp cho các thủ tục kiểm toán nói chung và thủ tục phân tích nói riêng được áp dụng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Thủ tục phân tích không phải được áp dụng một cách máy móc mà rất linh hoạt do vậy đảm bảo tính phù hợp với từng khách hàng.
Công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán dựa trên những đánh giá về rủi ro kiểm toán, bằng việc đánh giá các rủi ro kiểm toán có thể mắc phải trong suốt quá trình kiểm toán, công ty luôn đảm bảo được rằng dịch vụ kiểm toán của mình đảm bảo chất lượng, phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Dựa trên các đánh giá về rủi ro kiểm toán có thể xảy ra, các phương pháp kiểm toán của công ty chú trọng tới các khoản mục, chu trình kiểm toán chứa đựng các rủi ro cao và có thể ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin tài chính. Các phương pháp kiểm toán này góp phần giảm thời gian, khối lượng công việc kiểm toán giúp giảm thiểu chi phí kiểm toán thu hút thêm nhiều khách hàng
Công việc bố trí nhân sự và thời gian cho cuộc kiểm toán được thực hiện một cách khoa học, hợp lý.
Các chủ nhiệm kiểm toán thực hiện bố trí nhân sự và thời gian cho cuộc kiểm toán ngay khi cuộc kiểm toán bắt đầu trong giai đoạn lập kế hoạch, trước khi cuộc kiểm toán xảy ra một thời gian khá dài. Việc bố trí nhân sự và thời gian kiểm toán được chủ nhiệm kiểm toán thực hiện thông qua các căn cứ vào độ phức tạp của cuộc kiểm toán, đặc điểm cúng như tính chất đặc thù của dự án. Ban quản lý bố trí nhân sự luôn đảm bảo sao cho nhóm kiểm toán có những người có khả năng giám sát thích đáng các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, công ty cũng luôn ưu tiên bố trí những nhân viên đã tham gia các cuộc kiểm toán trước cho khách hàng, các khách hàng tương tự hoặc các kiểm toán viên có kiến thức và kinh nghiệm về các dự án tương tự. Việc dự trù được nhân sự và thời gian trước một khoảng thời gian như vậy giúp cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán có thời gian để tìm hiểu về dự án trước khi tham gia cuộc kiểm toán và đồng thời tham gia vào quá trình lập kế hoạch kiểm toán. Một thời gian chuẩn bị tương đối cung cấp cho kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán những kiến thức cần thiết về khách hàng trước khi tiến hàng kiểm toán, điều này góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán, giảm thiểu thời gian kiểm toán và tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra tại khách hàng. Từ đó giảm thiểu chi phí kiểm toán, tạo ra mối quan hệ tốt với khách hàng kiểm toán. Việc hiểu rõ khách hàng luôn là một lợi thế khi đưa ra những ý kiến chủ quan của mình trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích.
Hồ sơ kiểm toán được tổ chức một cách khoa học và thống nhất.
Việc sắp xếp hồ sơ kiểm toán theo từng khách hàng, từng năm kiểm toán, từng loại hồ sơ kiểm toán, từng phần hành cụ thể sẽ giúp cho kiểm toán viên dễ dàng tham khảo các thông tin chung về khách hàng, các thủ tục phân tích được thực hiện tại khách hàng các năm trước, xem xét thay đổi trong từng năm để có thể thực hiện thủ tục phân tích trong năm kiểm toán một cách có hiệu quả hơn.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Toàn bộ các công việc từ ký kết hợp đồng kiểm toán, thiết kế chương trình kiểm toán, phân công nhiệm vụ cho các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán, kết thúc hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và ra báo cáo kiểm toán cuối cùng đều được sự phê duyệt và thông qua của ban quản lý công ty. Công việc soát xét kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện qua nhiều khâu góp phần nâng cao chất lượng kiểm toán cũng như loại bỏ những sai sót của kiểm toán viên trong quá trình thực hiện kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán ngay khi hoàn thành được sự soát xét ban đầu của trưởng nhóm kiểm toán, sau đó sẽ được sự soát xét của chủ nhiệm kiểm toán và cuối cùng là giám đốc kiểm toán. Kiểm soát chất lượng kiểm toán tốt là một trong những yếu tố thúc đẩy được hiệu quả của thủ tục phân tích.
3.1.2. Những nhược điểm trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Bên cạnh những thuận lợi cho việc áp dụng thủ tục phân tích tại công ty Ernst & Young Việt Nam thì vẫn còn một số các nhược điểm sau đây:
Đội ngũ nhân viên của công ty đang được trẻ hóa từng ngày. Do vậy, trong một số trường hợp, đội ngũ nhân viên trẻ thường không có đầy đủ kinh nghiệm và các xét đoán nghệ nghiệp để có thể vận dụng thủ tục phân tích một cách có hiệu quả nhất.
Khi áp dụng thủ tục phân tích vào thực tế thì còn gặp một số khó khăn nên đôi khi thủ tục phân tích không được chú trọng đúng như vai trò của nó. Ở Việt Nam hiện nay, có một thực tế là việc đánh giá các nhân tố ảnh hưởng cũng gặp nhiều khó khăn do tính thiếu đồng bộ của thị trường. Thị trường ở Việt Nam còn đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên các loại hình thị trường ở Việt Nam có thể mới gọi là xuất hiện đầy đủ chứ chưa phát triển đúng tầm. Sự phát triển của các thị trường tại Việt Nam do chưa ổn định nên thường xuyên có những diễn biến bất ngờ, khó đoán.
Tại Việt Nam việc tìm được các số liệu thống kê kinh tế của ngành để so sánh thường khó khăn bởi chưa có một cơ quan nào có thể thống kê một cách chính thức số liệu của từng công ty trong ngành vì vậy một trong các thủ tục phân tích là so sánh với số liệu của ngành khó thực hiện.
Một thực tế tại Việt Namlà công tác lập kế hoạch của các công ty chưa đạt hiệu quả cao , nhiều khi công tác lập kế hoạch chỉ mang tính hình thức nên việc tìm nguồn số liệu để đối chiếu so sánh sẽ không hiệu quả.
3.2 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
3.2.1 Sự cân thiết của thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính
Đối tượng chung của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính. Đây là sản phẩm của công nghệ thông tin kế toán, được xử lý một cách khoa học bằng một hệ thống các phương pháp riêng biệt của kế toán, gồm có phương pháp tính giá, phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản và phương pháp tổng hợp cân đối kế toán. Bảng khai tài chính là tổng hợp của một chuỗi các chỉ tiêu, nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong khi đó các chỉ tiêu và nghiệp vụ kinh tế luôn luôn vận động và giữa chúng luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau (Ví dụ: đối với một doanh nghiệp thương mại nghiệp vụ bán hàng xảy ra một cách thường xuyên, sự biến động của lượng hàng hoá bán ra trong kỳ sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chí phí bán hàng, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận trước thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế ..trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về tiền, phải thu, hàng tồn kho..trên bảng cân đối kế toán, ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Từ đó dẫn đến sự thay đổi trong các chỉ tiêu như khả năng thanh toán, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, tỷ suất lợi nhuận.. của doanh nghiệp). Vì vậy việc xem xét đánh giá tính hợp lý, xu hướng, biến động của các chỉ tiêu là hết sức cần thiết.
Thủ tục phân tích có vai trò quan trọng không thể thay thế. Nó là một thủ tục kiểm toán có hiệu lực cao ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán.
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên thu thập những hiểu biết về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị, lĩnh vực hoạt động của đơn vị, những số liệu chung toàn ngành. Khi lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích giúp xác định hay khoanh vùng những khoản mục những nghiệp vụ trọng yếu cần kiểm toán.
Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán thủ tục phân tích được thực hiện như một thử nghiệm cơ bản để thu thập các bằng chứng kiểm toán về mục tiêu hợp lý chung của một cơ sở dẫn liệu cá biệt có liên quan đến số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ nào đó.
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được sử dụng để đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính.
Thủ tục phân tích có ưu điểm là tương đối đơn giản nhưng vẫn mang lại hiệu quả cao với thời gian ít và chi phí kiểm toán thấp. Kiểm toán viên có thể tập trung vào các sai sót trọng yếu, hạn chế tối đa các thủ tục kiểm toán chi tiết mà vẫn thu được các bằng chứng về sự đồng bộ, chuẩn xác và có giá trị về mặt kế toán.
Tuy nhiên, khi áp dụng kỹ thuật này, kiểm toán viên cần lưu ý một số điểm: việc phân tích sẽ không có ý nghĩa nếu các chỉ tiêu không có mối liên hệ với nhau; đối với các khoản mục trọng yếu kiểm toán viên không thể chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà cần kết hợp với các kỹ thuật khác để thu được bằng chứng thích hợp; trong điều kiện hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, cần cẩn trọng khi phân tích và nên kết hợp với nhiều kỹ thuật khác; trong điều kiên thực hiện trắc nghiệm phân tích cũng đòi hỏi nhiều ở năng lực và kinh nghiệm phán đoán của kiểm toán viên.
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Các văn bản hướng dẫn, quy định về thủ tục phân tích
Ở bất kỳ lĩnh vực nào, để đưa lý luận về một vấn đề vào hoạt động thực tiễn thì cần bắt đầu từ việc xây dựng hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ liên quan. Trong kiểm toán, những quy đinh hướng dẫn chuyên môn được thể hiện chủ yếu ở các chuẩn mực và quy trình kiểm toán. Chuẩn mực và quy trình kiểm toán vừa là tài liệu hướng dẫn chuyên môn, vừa là các quy định bắt buộc kiểm toán viên phải tuân thủ trong quá trình kiểm toán. Vì vậy nội dung của chuẩn mực và quy trình liên quan tới thủ tục phân tích sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình vận dụng trong thực tiễn của kiểm toán viên.
Việc xác định mức trọng yếu kiểm toán
Mức trọng yếu là cơ sở quan trọng để kiểm toán viên thiết kế thủ tục phân tích. Cụ thể, mức trọng yếu giúp kiểm toán viên xác định mức chênh lệch có thể chấp nhận được (Threshold) để đưa ra quyết định đối với kết quả chênh lệch đã được phát hiện. Các chỉ tiêu khoản mục có mức trọng yếu khác nhau sẽ có giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được khác nhau. Các khoản mục càng trọng yếu thì giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được được xác định càng thấp. Nếu kiểm toán viên xác lập mức trọng yếu quá nhỏ so với mức cần thiết thì số lượng chênh lệch cần xác định nguyên nhân sẽ tăng lên. Ngược lại nếu mức trọng yếu được xác lập càng cao thì có thể kiểm toán viên sẽ bỏ qua những chênh lệch quan trọng cần phải xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, về nguyên tắc đối với các khoản mục trọng yếu kiểm toán viên không chỉ sử dụng kỹ thuật phân tích đơn thuần mà phải kết hợp với các kỹ thuật khác để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán.
Việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
Độ tin cậy của kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Khi kiểm toán ở các đơn vị có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, để hạn chế rủi ro kiểm toán kiểm toán viên thường hạn chế sử dụng thủ tục phân tích và thận trọng đưa ra kết luận về các chênh lệch phát hiện được. Vì vậy, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không được đánh giá phù hợp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc thiết kế và cách thức thực hiện thủ tục phân tích trong từng trường hợp cụ thể.
Các thủ tục kiểm toán khác có cùng mục tiêu kiểm toán
Thủ tục phân tích có ưu điểm là chuẩn đoán nhanh chóng khu vực có khả năng chứa đựng sai sót nhưng lại không xác định được nguyên nhân cụ thể, chi tiết dẫn tới các sai sót đó nên phải kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác. Các thủ tục kiểm toán có cùng mục tiêu sẽ có thể khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của thủ tục phân tích. Vì vậy, khả năng phối hợp và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm toán khác ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng thủ tục phân tích.
Công tác chỉ đạo và kiểm tra, soát xét
Trong hoạt động kiểm toán, kế hoạch kiểm toán là một dự án tổng thể bao gồm các mục tiêu của cuộc kiểm toán, các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó trên cơ sở cân đối với các nguồn lực và thời gian thực hiện. Kế hoạch kiểm toán một mặt định hướng, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của cuộc kiểm toán, mặt khác lại là căn cứ để soát xét chất lượng của một cuộc kiểm toán vì vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới việc vận dụng thủ tục phân tích. Nếu công tác lập kế hoạch được thực hiện tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc kiểm toán sẽ nâng cao được vai trò và tính hiệu lực của thủ tục phân tích. Ngược lại, nếu công tác lập kế hoạch không tốt sẽ hạn chế vai trò của thủ tục kiểm toán này. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, soát xét là nhân tố đảm bảo cho các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ nói chung, thủ tục phân tích nói riêng được thực hiện tuân theo chuẩn mực và các quy trình kiểm toán.
3.2.3 Một số ý kiến đóng góp để hoàn thiện việc thực hiện thủ tục phân tích trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam
Để đảm bảo tính hiệu qủa của thủ tục phân tích, các kiểm toán viên trong công ty cần nhận thức được vai trò và ý nghĩa của thủ tục phân tích. Các kiểm toán viên cũng cần tuân thủ các hướng dẫn kiểm toán trong quy trình kiểm toán chung của công ty và các thủ tục kiểm toán được các chủ nhiệm kiểm tóan thiết kế riêng cho từng cuộc kiểm toán.
Để có thể áp dụng thủ tục phân tích một cách có hiệu quả, cần tiến hành lập kế hoạch một cách cẩn thận đảm bảo được tính bao quát và chủ động. Nếu công tác lập kế hoạch được thực hiện tốt, phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc kiểm toán sẽ nâng cao được vai trò và tính hiệu lực của thủ tục phân tích. Ngược lại, nếu công tác lập kế hoạch không tốt sẽ hạn chế vai trò của thủ tục kiểm toán này. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, soát xét là nhân tố đảm bảo cho các vấn đề chuyên môn nghiệp vụ nói chung, thủ tục phân tích nói riêng được thực hiện tuân theo chuẩn mực và các quy trình kiểm toán.
Thủ tục phân tích có ưu điểm là chuẩn đoán nhanh chóng khu vực có khả năng chứa đựng sai sót nhưng lại không xác định được nguyên nhân cụ thể, chi tiết dẫn tới các sai sót đó nên phải kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác. Các thủ tục kiểm toán có cùng mục tiêu sẽ có thể khẳng định hoặc phủ nhận kết quả của thủ tục phân tích. Vì vậy, khả năng phối hợp và tính hiệu lực của các thủ tục kiểm toán khác ảnh hưởng lớn tới việc vận dụng thủ tục phân. Do vậy trưởng nhóm kiểm toán khi thiết kế chương trình kiểm toán cần nhận thức được mối quan hệ giữa các thủ tục kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện cũng cần có sự phối hợp làm việc để có thể đạt được hiệu quả tối đa trong áp dụng thủ tục phân tích, giảm bớt thủ tục kiểm tra chi tiết.
Độ tin cậy của kết quả phân tích phụ thuộc nhiều vào mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của đơn vị được kiểm toán. Khi kiểm toán ở các đơn vị có mức rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cao, để hạn chế rủi ro kiểm toán kiểm toán viên thường hạn chế sử dụng thủ tục phân tích và thận trọng đưa ra kết luận về các chênh lệch phát hiện được. Vì vậy, nếu rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không được đánh giá phù hợp sẽ ảnh hưởng đáng kể tới việc thiết kế và cách thức thực hiện thủ tục phân tích trong từng trường hợp cụ thể.
Kết luận
Theo Chuẩn mực kiểm toán Hoa Kỳ SAS 56 (AU 329) “ Thủ tục phân tích được hiểu là sự đánh giá các thông tin tài chính dựa trên việc nghiên cứu mối quan hệ hợp lý giữa các thông tin tài chính và thông tin phi tài chính…bao gồm việc so sánh giữa các số liệu được ghi sổ với các ước tính của kiểm toán viên”. (Auditing: An integrated approach–Alvin A. Aren, James K. Loebbecke, Prentice Hall international, Inc, 2000, Tr 189).
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 520 “Thủ tục phân tích hay Quy trình phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng , qua đó tìm ra những xu hướng, biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến”. (Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển 2-Bộ Tài Chính, NXB Tài chính, 2001, Tr 79).
Theo chuẩn mực phân tích báo cáo tài chính của INTOSAI “Việc phân tích Báo cáo tài chính nhằm mục đích khẳng định sự tồn tại mối quan hệ mong muốn bên trong và giữa các yếu tố khác nhau của Báo các tài chính, nhận biết bất kỳ mối quan hệ không mong muốn nào và bất kỳ chiều hướng không bình thường nào”.(3, Tr 42).
Các quan điểm trên tuy các cách diễn đạt khác nhau về từ ngữ nhưng đều bao hàm các nội dung: mục tiêu phân tích là để thu thập bằng chứng kiểm toán; cách thức phân tích là xem xét tính hợp lý hoặc không hợp lý trong các mối quan hệ và xu hướng, biến động của các chỉ tiêu kinh tế; các kỹ thuật sử dụng là tính toán, so sánh, cân đối.. từ đó đưa ra những biện pháp xử lý thích hợp.
Cũng theo chuẩn mực số 520, chuẩn mực kiểm toán Việt Nam “ Kiểm toán viên phải thực hiện quy trình phân tích khi lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán. Quy trình phân tích cũng được thực hiện ở các giai đoạn khác của cuộc kiểm toán”. Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của thủ tục phân tích tron quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.
Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam, em đã được công ty tạo điều kiện làm việc như một nhân viên thực sự và đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của các anh chị kiểm toán viên, em đã được tiếp xúc với những kiến thức rất mới mẻ. Làm việc trong một môi trường những kiểm toán viên trẻ trung, năng động, say mê và cũng rất trách nhiệm, em cảm thấy mình đã học hỏi được rất nhiều không chỉ về kiến thức chuyên môn mà còn về phong cách làm việc và những yếu tố rất cần thiết mà một kiểm toán viên tương lai cần có.
Em một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kế toán đã tạo điều kiện cho chúng em có điều kiện tiếp xúc với thực tế. Và đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Đinh Thế Hùng và các anh chị kiểm toán viên Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong thời gian thực tập.
Tài liệu tham khảo
Quyết định về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp số:15/2006/QĐ-BTC.
Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp. Chủ biên PGS.TS Đặng Thị Loan. NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân
Giáo trình kiểm toán tài chính. . Đồng chủ biên GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS Ngô Trí Tuệ. NXB: Đại học Kinh tế Quốc dân
Chế độ kế toán tài chính doanh nghiệp tháng 04/2006.
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
GAM
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28563.doc