VIỆN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
BÁO CÁO TỔNG QUAN
CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ NGÀNH RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
Hà nội, tháng 4 năm 2005
Mục lục
PHẦN 1. Tổng quan nghiên cứu rau quả Việt Nam.................................................... 1
1.1. Xu hướng phát triển sản xuất rau quả Việt Nam................................................... 1
1.2. Tình hình tiêu thụ trong nước................................................................................ 4
1.3. Tác động của chi tiêu và giá
48 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Báo cáo Tổng quan các nghiên cứu về ngành rau quả của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
á đối với cầu rau quả ................................................. 5
1.4. Xuất khẩu............................................................................................................... 7
1.5. Kiến nghị phát triển ngành rau quả Việt Nam .................................................... 14
PHẦN 2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ RAU QUẢ VIỆT NAM.................................... 17
2.1. Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, “Ngành rau quả ở Việt Nam:
Tăng giá trị từ khâu sản xuất đến tiêu dùng”, 2002................................................... 17
2.2. Nghiên cứu thị trường quả của Trung Quốc “Product market study: fruit market
in China”.................................................................................................................... 18
2.3. RIFAV và VASI, Chiến lược của các tác nhân trong kênh cung cấp rau cho Hà
Nội (Strategies of stakeholders in vegetable commodity chain supplying Hanoi
market), 2002.............................................................................................................. 19
2.4. Nguyễn Đỗ Tuấn, Những biện pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất rau ở
huyện Gia Lâm, Hà Nội, 2001.................................................................................... 20
2.5. Lê Anh Tuấn, Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả quận Đống Đa, 2001
.................................................................................................................................... 20
2.6. Lê Thế Anh, Tìm hiểu hệ thống thị trường tiêu thụ rau quả tại quận Cầu Giấy,
2001 ............................................................................................................................ 21
2.7. Đinh Đức Huấn, “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung
tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội”, 2001................................................................... 21
2.8. Paule Moustier (MALICA), Một số vấn đề về tổ chức và hiệu quả thị trường rau
Hà Nội (Some insights on the organization and efficiency of vegetable markets
supplying Hanoi) ........................................................................................................ 22
2.9. CIRAD, Nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua và rau muống) về -
Consumer perception of vegetable (tomatoes and water morning glories) quality in
Hanoi), 2003............................................................................................................... 23
2.10. Bộ Thương mại, “Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu rau hoa quả thời kỳ 2001 –
2010”, 2000................................................................................................................ 23
2.11. MALICA, Tổ chức thị trường rau Hà Nội, 2003 ............................................... 24
2.12. Ngành hàng rau quả Việt Nam.......................................................................... 24
2.13. Dự án SUSPER (Viện Rau quả cùng CIRAD), “Thông tin thị trường rau theo
mùa ở Hà Nội”, 2003 ................................................................................................. 25
2.14. Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt nam, Thị trường khoai tây ở Việt
Nam, 2003................................................................................................................... 25
2.15. Muriel Figuié (CIRAD), “Hành vi tiêu thụ rau ở Việt Nam” (“Vegetable
consumption behaviour in Vietnam”), tháng 4/2003 ................................................. 26
2.16. Hoàng Tuyết Minh, Trần Minh Nhật và Vũ Tuyết Lan, Chính sách và giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, 2000............................................................ 27
2.17. Lê Văn Hưng, Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và hướng phát triển
ở Việt Nam, 2004........................................................................................................ 27
2.18. Nguyễn Thế Nhã, Sự phát triển của một số tiểu ngành trong nông nghiệp Việt
Nam: Tiểu ngành rau và quả, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2004 ............................... 28
2.19. Ngô Văn Hải, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển các
ngành hàng sữa và dứa của nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2004......................... 28
i
2.20. Bộ Thương Mại, Dự thảo đề án đẩy mạnh xuất khẩu rau hoa quả thời kỳ 2001-
2010 ............................................................................................................................ 29
2.21. Pham Van Hung, Bui Thi Gia, Nguyen Thi Minh Hien và Tsuji Kazunari, An
empirical study on vegetable marketing system in the Red River Delta, Northern
Vietnam, 2001............................................................................................................. 30
2.22. PhD. Đào Thế Anh, Hàng Thanh Tùng và Bc. Hồ Thanh Sơn, Review of
structure of perishable commodity chains vegetables, fruits and some industral crops
of Vietnam 1990 - 2004 .............................................................................................. 30
2.23. UBND thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phát triển rau sạch an toàn trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005 ............................................ 31
2.24. Vũ Đình Hải, Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng trồng dứa cayen ở một số
tỉnh duyên hải miền Trung và Trung du miền Núi phía Bắc, 2002 ........................... 31
2.25. TS. Ngô Hồng Bình, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn
quả ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, 2005 .................................................................. 32
2.26. GS.TSKH. Trần Thế Tục - PGS.TS Vũ Mạnh Hải và TS. Đỗ Đình Ca, Các vùng
trồng cam quýt chính ở Việt Nam, 2005..................................................................... 32
2.27. ThS. Hoàng Bằng An, Đánh giá bước đầu về hiệu quả kinh tế sản xuất rau, hoa,
quả ở vùng đồng bằng sông Hồng, 2005.................................................................... 33
2.28. Hồ Thanh Sơn, Bùi Thị Thái và Nguyễn Văn Tình, Báo cáo đánh giá hoạt động
sản xuất rau sạch tại huyện Tam Dương, Bình Xuyên, 2001 ..................................... 34
2.29. GS.TS.KH Lê Doãn Diên, Nghiên cứu và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường ở một số vùng sản xuất rau quả trọng điểm, định hướng quy hoạch vùng sản
xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm, 2000............................................... 34
2.30. PGS.TS Trần Khắc Thi, Phát triển sản suất cà chua trong xu thế cạnh tranh
ASEAN, 2000 .............................................................................................................. 35
2.31. MARD, Đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010............ 36
2.32. Trần Thế Tục và PTS. Lê Bá Thăng, Các phương pháp sử dụng trong thị trường
thu mua, bán buôn, bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ cho thị trường rau quả.................. 36
2.33. Trần Khắc Thi (Chủ biên), Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản, chế biến một
số loại rau, hoa xuất khẩu, (Thuộc chương trình KC.06 - Đề tài KC.06.10NN - Đề tài
trọng điểm cấp nhà nước), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003 ................................... 37
2.34. TS. Chu Doãn Thành và cộng sự, “Nghiên cứu công nghệ bảo quản cà chua”37
2.35. PSG.TS. Lê Văn Ái, Lê Văn Hoan, Ngô Văn Khoa và Trần Tiến Dũng, Các giải
pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá................................. 38
2.36. Nguyễn Thị Tân Lộc, Sự phát triển của các cửa hàng, siêu thị trong ngành hàng
rau tươi tại Hà Nội và TPHCM - Việt Nam, 2002...................................................... 39
2.37. Viện Nghiên cứu thương mại, Một số ý kiến chuyên gia về Chính sách và chiến
lược xuất khẩu gia vị của Việt Nam............................................................................ 39
2.38. Nguyễn Văn Diểm, Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ nông
sản hàng hoá miền núi nước ta thời kỳ đến 2010, 2004............................................. 40
2.39. Bui Thi Gia, Dang Van Tien, Tran The Tuc và Satoshi Kai, Agricultural
Products Marketing in Japan and Vietnam, 2001...................................................... 40
2.40. Nguyễn Thị Tân Lộc, Phát triển các cửa hàng và siêu thị trong ngành hàng rau
tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 2003 ..................... 41
2.41. PGS.TS. Trần Khắc Thi, Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng các giải pháp
khoa học công nghệ và thị trường để phục vụ chương trình xuất khẩu rau và hoa... 42
2.42. Nguyễn Thị Tân Lộc, Tổ chức và quản lý chất lượng rau ở các kênh tiêu thụ tại
Hà Nội, 2002 .............................................................................................................. 42
2.43. Ths. Nguyễn Xuân Hoản - VASI, Nghiên cứu ngành hàng rau ở Bắc Ninh ...... 43
ii
Danh sách bảng
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam, 1991-2004..................................... 1
Bảng 1.2. Tỷ lệ thiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng............................................. 4
Bảng 1.3. Độ co giãn chi tiêu đối với rau và quả ............................................................. 6
Bảng 1.4. Hệ số co giãn của cầu giá đối với giá............................................................... 6
Bảng 1.5. Thị phần của một số nước châu Á trên thị trường rau quả thế giới giai đoạn
1997-2001....................................................................................................................... 11
Bảng 1.6. Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của xuất khẩu rau quả ....... 12
iii
Danh sách hình
Hình 1.1. Diện tích cây ăn quả ......................................................................................... 2
Hình 1.2. Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (nghìn ha) .................................... 2
Hình 1.3. Tỷ suất hàng hoá năm 2002.............................................................................. 3
Hình 1.4. Tiêu thụ rau quả theo vùng............................................................................... 5
Hình 1.5. Mức tiêu thụ rau quả phân theo nhóm chi tiêu................................................ 5
Hình 1.6. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (nghìn USD) ................. 7
Hình 1.7. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004............ 8
Hình 1.8. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc..... 8
Danh sách hộp
Hộp 1.1. Việt Nam - Thái Lan, chạy đua xuất khẩu vào Trung Quốc.............................. 9
Hộp 1.2. Việt nam mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì không thương hiệu............... 12
Hộp 1.3. Nhận định một số thị trường xuất khẩu rau quả .............................................. 13
iv
PHẦN 1. Tổng quan nghiên cứu rau quả Việt Nam
1.1. Xu hướng phát triển sản xuất rau quả Việt Nam
Trong thời gian qua, nhất là kể từ đầu thập kỷ 90, diện tích rau, quả của Việt Nam phát
triển nhanh chóng và ngày càng có tính chuyên canh cao. Tính đến năm 2004, tổng diện
tích trồng rau, đậu trên cả nước đạt trên 600 nghìn ha, gấp hơn 3 lần so với năm 1991.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vùng sản xuất lớn nhất, chiếm khoảng 29% sản lượng
rau toàn quốc. Điều này là do đất đai ở vùng ĐBSH tốt hơn, khí hậu mát hơn và gần thị
trường Hà Nội. ĐBSCL là vùng trồng rau lớn thứ 2 của cả nước, chiếm 23% sản lượng
rau của cả nước. Đà Lạt, thuộc Tây Nguyên, cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho
xuất khẩu và cho nhu cầu tiêu thụ thành thị, nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh
và cho cả thị trường xuất khẩu.
Cũng trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 90, tổng sản lượng rau đậu các loại đã tăng tương
đối ổn định từ 3,2 triệu tấn năm 1991 lên đạt xấp xỉ 8,9 triệu tấn năm 2004.
Bảng 1.1. Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam, 1991-2004
Năm Diện tích (000ha) Sản lượng (000 tấn)
1991 197,5 3213,4
1992 202,7 3304,7
1993 291,9 3483,5
1994 303,4 3793,6
1995 328,3 4155,4
1996 360,0 4706,9
1997 377,0 4969,9
1998 411,7 5236,6
1999 459,1 5792,2
2000 464,6 5732,1
2001 514,6 6777,6
2002 560,6 7485,0
2003 577,8 8183,8
2004 605,9 8876,8
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bên cạnh rau, diện tích cây ăn quả cũng tăng nhanh trong thời gian gần đây. Tính đến
năm 2004, diện tích cây ăn quả đạt trên 550 ngàn ha. Trong đó, Đồng Bằng sông Cửu
long (ĐBSCL) là vùng cây ăn quả quan trọng nhất của Việt Nam chiếm trên 30% diện
tích cây ăn quả của cả nước.
1
Hình 1.1. Diện tích cây ăn quả
600 4500
Area
4000
500 Sản lượng
3500
400 3000
2500
300
2000
000 ha 000 ha
200 1500
1000
100
500
0 0
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Nguồn: MARD
Nhờ có nhu cầu ngày càng tăng này nên diện tích cây ăn quả trong thời gian qua tăng
mạnh. Trong các loại cây ăn quả, một số cây nhiệt đới đặc trưng như vải, nhãn, và chôm
chôm tăng diện tích lớn nhất vì ngoài thị trường trong nước còn xuất khẩu tươi và khô
sang Trung Quốc. Năm 1993, diện tích của các loại cây này chưa thể hiện trong số liệu
thống kê. Từ năm 1994, diện tích trồng 3 loại cây này tăng gấp 4 lần, với mức tăng
trường bình quân 37%/năm, chiếm 26% diện tích cây ăn quả cả nước. Diện tích cây có
múi và xoài cũng tăng mạnh bình quân 18% và 11%/năm. Chuối tuy là cây trồng quan
trọng chiếm 19% diện tích cây ăn quả cả nước nhưng chưa trở thành sản phẩm hàng hoá
qui mô lớn. Diện tích dứa giảm trong thập niên 1990, nhất là từ khi Việt Nam mất thị
trường xuất khẩu Liên Xô và Đông âu.
Hình 1.2. Biến động diện tích một số loại cây ăn quả (nghìn ha)
250000
200000 Nh·n v¶i, ch«m ch«m
150000
Chuèi
100000
C©y cã mói
Xoµi
50000
Døa
0
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
Nguồn: MARD
2
Nhìn chung sản xuất cây ăn quả mới nhắm vào phục vụ thị trường trong nước, một thị
trường dễ tính, đang tăng nhanh nhưng sẽ bị cạnh tranh mạnh trong tương lai. Triển
vọng của ngành sản xuất này là rất lớn với điều kiện đầu tư thích đáng và đồng bộ từ
nghiên cứu, tổ chức sản xuất giống, chế biến, đóng gói, vận chuyển, tiêu chuẩn cất
lượng, nhãn hiệu, tiếp thị,... những lĩnh vực Việt Nam còn rất yếu kém.
Hiện nay, xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá ngày càng tăng. Tuy nhiên mức độ
thương mại hoá khác nhau giữa các vùng. ĐBSCL là vùng có tỷ suất hàng hoá quả cao
nhất với gần 70% sản lượng được bán ra trên thị trường. Tiếp theo là Đông nam Bộ và
Nam Trung Bộ với tương ứng là 60% và 58%. Các vùng còn lại tỷ suất hàng hoá đạt từ
30-40%. Mức độ thương mại hoá cao ở Miền Nam cho thấy xu hướng tập trung chuyên
canh với quy mô lớn hơn so với các vùng khác trong cả nước. Sản xuất nhỏ lẻ, vườn tạp
vẫn còn tồn tại nhiều, đây chính là hạn chế của quá trình thương mại hoá, phát triển
vùng chuyên canh có chất lượng cao.
Hình 1.3. Tỷ suất hàng hoá năm 2002
Đồng bằng sông Hồng 38
Đông Bắc 34
Tây Bắc 38
Bắc Trung Bộ 37
Nam Trung Bộ 53
Tây Nguyên 32
Đông Nam Bộ 61
Đồng bằng sông Cửu Long 69
0 20406080
Nguồn: IFPRI (Viện Nghiên cứu Chính sách Lương thực Quốc tế) , 2002.
Sự khác nhau không chỉ thể hiện rõ giữa các vùng mà còn giữa các nhóm thu nhập. Kết
quả nghiên cứu cho thấy nông dân giàu bán nhiều sản phẩm hơn nông dân nghèo vì có
quy mô sản xuất lớn hơn và khả năng tiếp cận thị trường dễ dàng hơn so với nông dân
nghèo. Những người sản xuất giàu nhất bán 83% trong năm 2002 so với 76% những hộ
ở nhóm nghèo
3
1.2. Tình hình tiêu thụ trong nước
Hiện nay có một số nghiên cứu về tình hình tiêu thụ các loại rau quả của Việt Nam
trong thời gian qua. Các nghiên cứu cho thấy rau và quả là hai sản phẩm khá phổ biến
trong các hộ gia đình. Theo nghiên cứu của IFPRI (2002), ICARD (2004)1, hầu hết các
hộ đều tiêu thụ rau trong năm trước đó, và 93% hộ tiêu thụ quả. Các loại rau quả được
tiêu thụ rộng rãi nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), cà chua (88%) và chuối (87%).
Hộ gia đình Việt Nam tiêu thụ trung bình 71 kg rau quả cho mỗi người mỗi năm2. Rau
chiếm 3/4.
Thành phần tiêu thụ rau quả cũng thay đổi theo vùng. Đậu, su hào và cải bắp là những
loại rau được tiêu thụ rộng rãi hơn ở miền Bắc; trong khi cam, chuối, xoài và quả khác
lại được tiêu thụ phổ biến hơn ở miền Nam. Sự tương phản theo vùng rõ nét nhất có thể
thấy với trường hợp su hào với trên 90% số hộ nông thôn ở miền núi phía Bắc và Đồng
bằng sông Hồng tiêu thụ, nhưng dưới 15% số hộ ở miền Đông Nam bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long tiêu thụ. ở các khu vực thành thị, tỷ lệ hộ tiêu thụ đối với tất cả các sản
phẩm đều cao.
Bảng 1.2. Tỷ lệ thiêu thụ đối với từng sản phẩm theo vùng
Vùng
Hà nội TP
Sản phẩm HCMC Khác Thị xã MNPB ĐBSH BTB NTB TN ĐNB SCL
Đậu 64 64 52 54 62 57 50 65 62 38
Rau muống 97 99 96 91 98 98 90 79 94 94
Su hào 42 69 45 91 96 68 19 59 12 3
Bắp cải 94 92 90 90 94 70 47 78 79 78
Cà chua 98 99 95 85 94 78 76 79 89 87
Rau khác 94 93 91 81 84 91 98 97 98 97
Cam 92 92 68 33 65 57 46 70 60 48
Chuối 97 96 87 72 89 88 92 95 93 85
Xoài 89 76 68 17 27 22 49 83 65 72
Quả khác 90 83 82 53 57 59 83 91 90 88
Các loại rau 100 100 100 100 100 100 00 100 100 100
Các loại quả 99 98 93 79 92 94 97 99 97 94
Quả & Rau 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100
Nguồn: IFPRI, 2002
Theo tính toán của IFPRI, tiêu thụ ở các khu vực thành thị có xu hướng tăng mạnh hơn
nhiều so với các vùng nông.
1 Đây là bài viết Tiêu thụ rau quả và thịt cho Ngân hàng thế giới của nhóm nghiên cứu Trung tâm Thông
tin (ICARD)
2 Cần phải nói rằng những con số này có thể không bao gồm tiêu thụ rau quả như một phần sản phẩm chế
biến (như nước quả và mứt) và tiêu thụ ở nhà hàng
4
Hình 1.4. Tiêu thụ rau quả theo vùng
B×nh qu©n
§BSCL
§NBé
T©y nguyªn
Duyªn h¶i nam TB
Qu¶
B¾c trung bé Rau
§BSH
Vïng nói phÝa B¾c
ThÞ x·
TP kh¸c
Hµ Néi, TPHCM
0 20 40 60 80 100 120
Tiªu thô (kg/ng−êi/n¨m)
Nguồn: IFPRI , 2002
Khi thu nhập cao hơn, thì các hộ cũng tiêu thụ nhiều rau quả hơn. Tiêu thụ rau quả theo
đầu người giữa của các hộ giàu nhất gấp 5 lần các hộ nghèo nhất, từ 26 kg đến 134 kg.
Sự chênh lệch này đối với quả là 14 lần, với rau là 4 lần. Kết quả là, phần quả tăng từ
12% đến 32% trong tổng số tăng. Nhu cầu về cam, chuối và xoài tăng mạnh khi thu
nhập tăng, nhưng su hào thì tăng chậm hơn rất nhiều
Hình 1.5. Mức tiêu thụ rau quả phân theo nhóm chi tiêu
140
Qu¶ kh¸c
120 XoµI
100 Chuèi
êi/n¨m) Cam
−
80 Rau kh¸c
60 Cµ chua
B¾p c¶i
40
Su hµo
Tiªu thô (kg/ng
20 Rau muèng
§Ëu
0
12345
Nhãm chi tiªu (nhãm 20%)
Nguồn:IFPRI, 2002
1.3. Tác động của chi tiêu và giá đối với cầu rau quả
Kết quả phân tích về cầu cho thấy rau và quả có những kiểu tiêu thụ khác nhau. Độ co
giãn theo thu nhập của rau là 0,54; trong khi của quả là 1,09. Điều này có nghĩa là khi
5
thu nhập của hộ tăng, thì tỷ trọng chi cho rau giảm và cho quả tăng cao hơn so với mức
tăng chi tiêu.
Độ co giãn theo thu nhập đối với từng loại rau quả riêng. Cam và xoài có tính co giãn
theo nhu nhập cao nhất (cam 1,45 và xoài 1,38). Điều này cho thấy là khi thu nhập của
các hộ gia đình Việt Nam tăng, thì phần chi dành cho các sản phẩm này cũng tăng. Hay
nói cách khác, nhu cầu đối với các mặt hàng này của người dân Việt Nam sẽ tăng nhanh
hơn so với chi tiêu bình quân đầu người.
Bảng 1.3. Độ co giãn chi tiêu đối với rau và quả
Sản phẩm Độ co giãn
Rau muống 0,40
Su hào 0,46
Bắp cải 0,70
Cà chua 0,88
Rau khác 0,48
Cam 1,45
Chuối 0,79
Xoài 1,38
Quả khác 1,12
Các loại rau 0,54
Các loại quả 1,09
Quả & Rau 0,74
Nguồn: IFPRI, 2002
Nghiên cứu hệ số co giãn của cầu đối với giá một số loại rau quả chính như cam chuối,
xoài , nước quả cho thấy, dù không co giãn nhiều nhưng biến động của cầu khá tương
đương khi giá thay đổi. Hơn nữa, cầu của cam, xoài và nước quả có xu hướng tăng
nhanh hơn khi giá giảm.
Bảng 1.4. Hệ số co giãn của cầu giá đối với giá
Loại quả Hệ số co giãn
Cam -0.95
Chuối -0.8
Xoài -0.92
Nước quả 0.95
Nguồn: ICARD, 2004
6
1.4. Xuất khẩu
Những năm vừa qua, thị trường rau quả có xu hướng phát triển nhanh. Xu hướng hội
nhập cũng tạo điều kiện mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển.
Trước năm 1991, rau quả của Việt Nam chủ yếu là ở Liên Xô cũ và thị trường các nước
XHCN (chiếm 98% sản lượng xuất khẩu) thị trường này nhỏ bé và không phát triển.
Năm 1995 xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chỉ đạt con số 56,1 triệu USD nhưng đến
năm 2001 đã đạt mức kỷ lục với giá trị 330 triệu USD, tăng gấp gần 6 lần năm 1995 và
2,2 lần năm 2000, chiếm 2,2% trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2001.
Tuy nhiên, từ năm 2002 đến nay kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam giảm đáng
kể, năm 2002 giá trị xuất khẩu rau quả chỉ đạt 200 triệu USD, giảm 39,4% so với năm
2001 và năm 2003 đạt 152 triệu USD, giảm 24,4% so với năm 2002.
Hình 1.6. Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1991-2004 (nghìn USD)
350
300
250
200
150
100
50
0
6 9 2
91 9 9 0 03
9 0
1 1992 1993 1994 1995 19 1997 1998 19 2000 2001 20 2 2004
Nguồn:MARD
Hiện nay Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm rau quả đi trên 50 nước. Các mặt hàng xuất
khẩu chính như xoài, dứa, chuối, nhãn vải, thanh long, măng cụt và các loại nước quả.
Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn
Quốc. Gần đây chúng ta mở rộng sang một số nước Châu âu như Đức, Nga, Hà Lan và
nhất là Mỹ. Xuất khẩu nông sản nói chung và rau quả nói riêng sang Mỹ đã tăng lên
mạnh mẽ khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết. Hiện nay, kim ngạch xuất
khẩu rau quả sang Mỹ chiếm gần 10% tổng kim ngạch.
7
Hình 1.7. Thị trường xuất khẩu rau quả chính của Việt Nam năm 2000 và 2004
Năm 2000 Năm 2004
US, 1.0 China, 16.3
Russia, 2.2 Others, 8.6 Others, 25.4
Korea, 6.4
Hongkong, 3.1 Japan, 14.5
Japan, 5.5
German, 3.2
Neitherland, 3.9
Taiwan, 9.8 Taiwan, 12.8
US, 9.8
Campuchia, 4.0
China, 56.5 Russia, 7.1
Nguồn: AIE, Đánh giá tiềm năng xuất khẩu nông sản Việt Nam, 2005
Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của
Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, việc xuất khẩu sang Trung Trung Quốc gặp rất nhiều khó
khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh nhất là từ năm 2000. Mặc dù những năm gần
đây, xuất khẩu sang các nước khác được đẩy mạnh nhưng do xuất khẩu sang Trung
Quốc giảm mạnh làm kim ngạch xuất khẩu chung giảm xuống. Kim ngạch xuất khẩu
rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm từ 140 triệu USD năm 2001 xuống chỉ
còn 25 triệu USD năm 2004.
Hình 1.8. Kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung
Quốc
160000 70
Value (000USD)
140000
Share (%) 60
120000
50
100000
40
80000
30
60000
20
40000
20000 10
0 0
2000 2001 2002 2003 2004
Nguồn:Tổng cục Hải quan
Có ý kiến khác nhau giải thích việc xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm
xuống. Trong đó có hai quan điểm chính đáng chú ý:
• Thứ nhất, xuất khẩu rau quả giảm do kể từ khi Trung Quốc ra nhập WTO, Trung
Quốc có những quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ngặt nghèo
8
hơn. Các sản phẩm Việt Nam chưa đáp ứng được tiêu chuẩn và yêu của các nhà
nhập khẩu
• Thứ hai, do tác động của Hiệp định buôn bán rau quả của Trung Quốc và Thái
Lan. Việc ký kết Hiệp định thương mại Rau quả với Thái Lan giúp Trung Quốc
có nguồn hàng ổn định hơn, ưu dãi hơn và có chất lượng tốt hơn.
Hộp 1.1. Việt Nam - Thái Lan, chạy đua xuất khẩu vào Trung Quốc
Thái Lan là đối thủ trực tiếp của Việt Nam trên thị trường Trung Quốc. Những mặt hàng thế
mạnh của Việt Nam đồng thời cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan. Cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp hai nước trên thị trường Trung Quốc ngày càng gay gắt khi cả Việt Nam
và Thái Lan đang tìm mọi cách để gia tăng xuất khẩu.
Bất lợi về thuế và kiểm dịch
Mặt hàng rau quả Việt Nam luôn được đánh giá có khả năng cao khi xuất
khẩu vào Trung Quốc, nhưng điều "nhức nhối" là kim ngạch xuất khẩu
rau quả Việt Nam liên tục sụt giảm trong mấy năm gần đây, trong khi xuất
khẩu của Thái Lan lại tăng rất nhanh. Năm 2004, Việt Nam xuất được 24
triệu USD (chỉ bằng 36% năm 2003) thì Thái Lan xuất được 445 triệu
USD (tăng 91% so với năm 2003), chiếm 41% thị phần nhập khẩu rau
quả Trung Quốc.
Lý giải điều này, Tổng Công ty Rau quả Việt Nam cho biết: từ năm 2003, Trái cây Việt Nam
Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thoả thụân song phương để giảm rất được người
thuế rau quả xuống 0%. Trong khi đó, mức thuế Việt Nam phải chịu thấp Trung Quốc ưa
nhất là 12% và cao nhất là 24,5%. Với chênh lệch này thì không một lợi thích.
thế nào có thể bù đắp nổi. Vì vậy, năm 2004, Tổng Công ty Rau quả tăng
trưởng xuất khẩu 21% nhưng số lượng vào Trung Quốc rất ít. Để đẩy mạnh xuất khẩu, Tổng
công ty cho rằng phải chờ đến 2006 khi mức thuế giảm xuống 0% theo cam kết của chương
trình "Thu hoạch sớm" giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.
Một bất lợi khác mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu kêu ca là việc Việt Nam và Trung Quốc
chưa thống nhất được các Hiệp định chung về kiểm dịch đối với động vật và thực vật. Trong khi
đó, một số thỏa thuận về kiểm dịch và giám sát vệ sinh đối với mặt hàng gạo, thuỷ sản đã được
ký kết đến nay vẫn chưa đi vào thực tế do các Bộ, ngành Việt Nam chậm hướng dẫn, phổ biến
để các doanh nghiệp thực hiện. Điều này khiến cho không chỉ rau quả mà nhiều nhóm hàng
khác vấp phải các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc. Một ví dụ được
nhiều doanh nghiệp nêu lên là cơ chế kiểm tra hải quan một lần giữa Trung Quốc và Việt Nam
vẫn chưa được thực hiện nên hàng hoá Việt Nam vào Trung Quốc, nhất là các mặt hàng tươi
sống hay bị gây khó dễ bởi mã hàng hai bên không thống nhất, chứng chỉ vệ sinh chưa được
hai bên công nhận...
Ngược lại, Thái Lan đã giải quyết rất tốt vấn đề này bằng các văn bản ký
kết giữa Chính phủ hai nước. Hơn nữa, sự đảm bảo về chất lượng từ
nguồn nguyên liệu đến công nghệ chế biến tốt là một lợi thế của doanh
nghiệp Thái Lan. Trong khi đó đây lại là điểm yếu của doanh nghiệp Việt
Nam. Trung Quốc có quy chế, nếu hàng Việt Nam có chứng chỉ C/O thì
sẽ được giảm 50% thuế nhưng từ trước đến nay doanh nghiệp Việt Nam
vẫn chưa làm được.
Mất dần lợi thế thị trường gần
Khoảng cách vận chuyển gần, có nhiều ưu đãi trong buôn bán biên mậu Thuỷ sản Việt Nam
là lợi thế đã được các doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam khai thác - "đặc sản phương
hiệu quả. Tàu thuyền đánh bắt ở Vịnh Bắc bộ có thể vào cảng Vạn Gia Nam" rất đắt hàng
(Trung Quốc) bán hàng rồi lại quay ra tiếp tục đánh bắt dài ngày trên ở Trung Quốc.
biển. Xe thuỷ sản đông lạnh từ các tỉnh miền Trung và miền Nam chỉ mất
vài ngày để lên đến cửa khẩu ở Lạng Sơn, qua những thủ tục đơn giản là có thể đưa hàng
sang các chợ đầu mối biên giới, thậm chí là có thể đi sâu vào nội địa hàng trăm kilomet để
nhập hàng đến cuối ngày quay về Việt Nam.
Các phương thức này đã tỏ ra rất có ưu thế và phát triển mạnh khi Nhà nước có chính sách
hoàn thuế GTGT cho xuất khẩu nông sản; kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản và rau quả thời kỳ đó
9
lên đến hàng trăm triệu USD. Nhưng tình hình đã thay đổi rất nhanh, khi Trung Quốc bãi bỏ dần
các ưu đãi biên mậu thì kim ngạch nhiều mặt hàng đã giảm xuống 4-5 lần. Cửa khẩu duy nhất
còn lại áp dung các ưu đãi biên mậu là Lào Cai thì gặp nhiều khó khăn về vận chuyển đường
bộ, nhất là các mặt hàng tươi sống.
Trong khi các nhà xuất khẩu Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn thì Thái Lan đã tìm ra các biện
pháp để khắc phục bất lợi về khoảng cách địa lý của mình. Theo ông Nguyễn Duy Luật - Tuỳ
viên thương mại ở Côn Minh: Thái Lan có những biện pháp mà doanh nghiệp Việt Nam chưa
hề nghĩ tới như: mỗi ngày, chở đến Côn Minh 8-10 tấn tôm biển tươi bằng máy bay và đã được
bán giá rất đắt. Thái Lan và Trung Quốc cũng đầu tư rất lớn để cải tạo sông Mêkông thành một
đường thủy vận chuyển rất an toàn, chi phí rất rẻ cho những mặt hàng cồng kềnh, đòi hỏi cao
về bảo quản như rau quả. Ngày ngày, hàng rau quả, thuỷ sản Thái Lan vẫn đến được với các
tỉnh miền Tây xa xôi của Trung Quốc bằng hàng không và đường thuỷ. Trong khi đó các doanh
nghiệp Việt Nam với phương thức vận chuyển bằng xe đông lạnh đã bị bỏ lại rất xa cuộc chạy
đua vào thị trường Trung Quốc.
Chuẩn bị bứt phá
Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu đến 2010 được đặt ra rất cao. Vì thế, ngay từ bây giờ, Bộ
Thương mại đã kêu gọi doanh nghiệp cần chuẩn bị để tạo ra sự bứt phá mạnh mẽ trong việc
xuất khẩu sang Trung Quốc, nhất là sau khi Việt Nam có được những ưu đãi thuận lợi như Thái
Lan hiện nay. Sự chuẩn bị trước hết là phải "kiên quyết chuyển sang phương thức buôn bán
chính ngạch những mặt hàng có kim ngạch lớn để thâm nhập ổn định và bền vững trên thị
trường Trung Quốc".
Tham tán Thương mại tại Trung Quốc Đào Ngọc Chương cho biết: bắt đầu từ 2006, cơ hội sẽ
mở ra rất nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam khi hầu hết các mặt hàng sẽ được giảm thuế
xuống 0%. Việc vận chuyển nhất là vận chuyển lên các tỉnh miền Tây Trung Quốc cũng dễ
dàng hơn nhờ tuyến đường cao tốc nối từ cửa khẩu biên giới với Lào Cai lên Côn Minh và đi
các tỉnh miền Tây hoàn thiện. Vấn đề còn lại là sự chuẩn bị của Việt Nam, từ phía các doanh
nghiệp là cách thức bán hàng, xây dựng hệ thống phân phối, phát triển chế biến, nâng cao chất
lượng; từ phía các cơ quan quản lý phải nhanh chóng thống nhất hành lang pháp lý để giải toả
các rào cản kỹ thuật cho hàng hoá Việt Nam. Ông Chương tin rằng: nếu chuẩn bị tốt, hàng hoá
Việt Nam có thể cạnh tranh tốt với đối thủ Thái Lan trên thị trên thị trường chiến lược Trung
Quốc.
Nguồn: Vietnamnet
Bên cạnh đó, hàng năm Việt Nam cũng nhập một lượng hoa quả lớn từ Trung Quốc. So
với kim ngạch xuất khẩu thì nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ Trung Quốc là tương
đối hạn chế. Tuy nhiên, lượng rau quả Trung Quốc và...
2.8. Paule Moustier (MALICA), Một số vấn đề về tổ chức và hiệu quả thị trường rau
Hà Nội (Some insights on the organization and efficiency of vegetable markets
supplying Hanoi)
Nghiên cứu được thực hiện bởi Paule Moustier, một chuyên gia nghiên cứu nhiều về thị
trường rau quả của Việt Nam nhất là thị trường tại các Trung tâm thành phố lớn như Hà
Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu cho thấy khi nhà nước thôi không kiểm soát thị trường lương thực thực
phẩm, các nhà hoạch định, các nhà nghiên cứu phải đối mặt với vấn đề hình thức hoạt
động của thị trường của các tư thương (private markets) và vai trò của Nhà nước trong
việc điều chỉnh các hoạt động đó. Các tài liệu về kinh tế đưa ra một cách giải quyết
mang tính truyền thống về hình thức thị trường thông qua mô hình cạnh tranh hoàn
hảo. Các tổ chức kinh tế đã đưa ra các công cụ để tìm hiểu về cơ chế tổ chức thị trường
nội địa. Kết quả điều tra định lượng và định tính về các kênh cung cấp rau quả cho Hà
Nội mô tả chung về các thị trường phi tổ chức của tư thương. Tổ chức của các chuỗi
ngành hàng phù hợp với một số dự đoán về các chi phí giao dịch như sắp xếp các hợp
đồng thường được giám sát thường xuyên hơn ở những kênh có đòi hỏi thông tin về
chất lượng và thời hạn cung cấp cao hơn.
22
Cùng với các chi phí giao dịch, vận chuyển và sản xuất quy mô nhỏ là nguyên nhân
chính để đưa ra mô hình mang tính tổ chức bao gồm sự phối hợp sản xuất của các vùng
ven đô với các giai đoạn thu gom. Trong phần kết luận, báo cáo đề xuẩt một vài khu vực
mà các cơ quan công quyền nên tham gia như tính dụng cho sản xuất và các thiết bi vận
chuyển, phổ biến kỹ thuật và thông tin thị trường nhằm vào việc phát triển cung cấp rau
quả trái mùa, thúc đẩy sự lien kết thu gom của các nhà sản xuất.
2.9. CIRAD, Nhận thức của người tiêu dùng rau Hà Nội (cà chua và rau muống) về
-Consumer perception of vegetable (tomatoes and water morning glories) quality in
Hanoi), 2003
Năm 2003, Dự án SUSPER đã tiến hành điều tra 500 người tiêu thụ tại Hà Nội về
những đánh giá (nhận thức) của họ về ra quả vùng ven đô (chủ yếu và cà chua và rau
muống). Nghiên cứu tập trung vào đánh giá của người tiêu thụ về chất lượng sản phẩm
nhập từ Trung Quốc, Đà Lạt từ vùng ven đô, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm an toàn (rau
quả sạch) và các sản phẩm bán tại các siêu thị. Nghiên cứu chỉ ra rằng có hai mặt nổi
lên khi đưa ra những nhận xét về chất lượng các sản phẩm là liên quan tới sức khỏe con
người và mẫu mà hình thức bề ngoài của sản phẩm. Các sản phẩm của Trung Quốc luôn
bị đánh giá thấp trong mọi trường hợp. Các sản phẩm bán tại siêu thị được đánh giá cao
nhưng được xem là đắt. Rau hữu cơ và rau sạch thí có hình thức không đẹp và không
tạo đươc sự tin cậy. Ngược lại rau của các vùng ven đô có hình thức tốt và tạo được cho
là có chất lượng nhưng lại không được xem là tốt cho sức khoẻ. Niềm tin vào chất
lượng sản phẩm được tạo nên hình ảnh người bán cũng như địa điểm bán sản phẩm.
Cuối cùng, nghiên cứu đã đưa ra một số đề xuất nâng cao khả năng marketing sản
phẩm.
2.10. Bộ Thương mại, “Đề án Đẩy mạnh xuất khẩu rau hoa quả thời kỳ 2001 –
2010”, 2000
Để thực hiện Quyết định của Chính phủ và Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ
2001- 2010 trong đó mục tiêu đạt kinh ngạch xuất khẩu 1, 85 tỷ USD năm 2010, Bộ
Thương mại xây dựng đề án nhằm kiến nghị xử lý các vấn đề có liên quan trong sản
xuất - trồng trọt - chế biến và xuất khẩu rau quả, đặc biệt là các vấn đề về chính sách -
biện pháp tạo nguồn hàng có khả năng cạnh tranh cao và tìm kiến mở rộng thị trường
tiêu thụ ở nước ngoài. Cụ thể đề án bao gồm các phần:
• Tình hình xuất nhập khẩu rau quả trong thời gian qua (thế giới, Việt Nam)
• Mục tiêu xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010 (theo Chiến lược, kim ngạch xuất
khẩu rau quả đến 2010 dự kiến đạt 1,85 tỷ USD trong đó hạt tiêu là 250 triệu USD)
• Định hướng chủng loại rau quả xuất khẩu (rau quả tươi: bắp cải, ngô ngọt, cà tím,
dứa, chuối, vải, xoài, dừa, thanh long, quả có múi..; rau quả chế biến: nấm, đậu
nành, nước quả và quả đóng hộp.. ngoài ra còn có gia vị và hoa, cây cảnh)
23
• Định hướng thị trường xuất khẩu (thị trường châu Á-TBD, thị trường Âu-Mỹ và thị
trường Trung cận đông và châu Phi)
• Chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả: giống, tổ chức lại sản xuất,
kênh lưu thông, khuyến khích đầu tư sản xuất chế biến, đảm bảo chất lượng, kiểm
dịch, xúc tiến thương mại, hỗ trợ vận tải đối ngoại phục vụ xuất khẩu, xoá bỏ thủ
tục, lệ phí bất hợp lý
2.11. MALICA, Tổ chức thị trường rau Hà Nội, 2003
Nghiên cứu đưa ra bức tranh rõ nét về thị trường rau sạch tại Hà Nội thông qua việc tìm
hiểu nguồn gốc rau bán tại Hà Nội vào các khoảng thời gian trong năm, nghiên cứu tập
trung vào các phương tiện vận chuyển, tổ chức các kênh thị trường rau , mối quan hệ
giữa các mùa, nguồn gốc địa lý của các loại rau, khả năng phát triển sản xuất rau trái
mùa
Nghiên cứu tiến hành khảo sát vào tháng 3, 6, 8 và 11 để thấy được sự thay đổi trong
nguồn gốc sản phẩm và trong cách tổ chức kênh cung cấp. Phỏng vấn tập trung vào các
tác nhân khác nhau tham gia thị trường rau Hà Nội: người sản xuất, đầu mối, bán buôn,
bán lẻNghiên cứu cũng thực hiện các khảo sát ở cả chợ đầu mối và chợ bán lẻ.
Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính:
• Hầu hết loại rau ăn lá bán tại Hà Nội được trồng gần thành phố. Mặc dù loại rau này
được trồng quanh năm nhưng sản lượng giảm vào mùa lạnh. Các loại rau này hoàn
toàn không nhập từ các vùng ngoài đồng bằng sông Hồng.
• Hầu hết rau quả ôn đới (cà rốt, cà chua, bắp cải) bán tại Hà Nội vào mùa lạnh được
trồng ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Vào mùa nóng và ẩm, hầu hết rau quả này
được chuyển về từ những nơi xa như Sơn La, Lâm Đồng và Trung Quốc.
• Hầu hết rau được chở tới chở bằng phương tiện hai bánh (xe máy, xe đạp), chỉ một
phần nhỏ (1%)được chở tới chọ bằng xe tải
2.12. Ngành hàng rau quả Việt Nam
Nghiên cứu đưa ra một bức tranh chung về ngành rau quả Việt Nam từ sản xuất, chế
biến, tiếp thị trong nước tới xuất khẩu, kế hoạch và triển vọng.
Nghiên cứu cũng phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh tranh hiện tại như:
• Năng lực sản xuất: sản lượng quả nhiệt đới thấp so với các nước khác trong khu
vực, sự phát triển cây ăn quả trong thời gian qua phần nào mang tính tự phát của
người dân, năng suất cây ăn quả Việt Nam còn thấp
• Cơ cấu chi phí và giá cả: chi phí cao
24
• Chất lượng: thấp
• Tính đa dạng của sản phẩm
• Thị trường trong nước và xuất khẩu
• Các đối thủ cạnh tranh: chịu sự cạnh tranh mạnh
• Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh: điều kiện tự nhiên, xã hội, chính
sách tác động, tác động của hội nhập các tổ chức và các Hiệp định thương mại quốc
tế
Từ đó nghiên cứu đưa một số gợi ý về chính sách như: ưu tiên đầu tư nghiên cứu, thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu, hỗ trợ tín dụng, phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, cải
cách doanh nghiệp, phát triển công nghệ và thông tin, an toàn vệ sinh thực phẩm
2.13. Dự án SUSPER (Viện Rau quả cùng CIRAD), “Thông tin thị trường rau theo
mùa ở Hà Nội”, 2003
Điều tra thị trường rau theo mùa ở Hà Nội nhằm tìm hiểu sự thay đổi nguồn gốc, giá cả
rau theo mùa cung cấp cho thị trường Hà Nội, kênh cung cấp một số loại rau cho các
chợ bán buôn, đánh giá định tính các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán và theo dõi sự biến
động giá bán buôn và bán lẻ hàng tháng của một số loại rau
Một số kết luận từ nghiên cứu
• Khả năng tiêu thụ cà chua, bắp cải trái vụ ở các chợ bán buôn Hà Nội từ tháng 6 đến
tháng 9 khoảng 20-25 tấn /mỗi loại/mỗi ngày
• Phần lớn cà chua, bắp cải tiêu thụ ở các chợ bán buôn rau Hà Nội được cung cấp từ
Trung Quốc, Sơn La và Lâm Đồng
• Kênh cung cấp sản phẩm cho các chợ bán rau phụ thuộc vào từng loại rau, thời điểm
và vùng cung cấp
• Yếu tố tác động chủ yếu đến giá rau là chất lượng và nguồn gốc rau
• Mở rộng diện tích trồng bắp cải và cà chua
• Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất rau trái vụ
2.14. Dự án Thúc đẩy sản xuất khoai tây ở Việt nam, Thị trường khoai tây ở Việt
Nam, 2003
Nghiên cứu đánh gía thực trạng sử dụng và nhu cầu của thị trường về khoai tây giống,
ăn tươi và chế biến, cung về khoai tây ở Việt Nam, các kênh thị trường và các đặc điểm
cơ bản của các thành phần tham gia vào thị trường khoai tây.
Nghiên cứu đưa ra một số kết quả chính:
25
• Mức tiêu dùng khoai tây hiện nay ỏ Việt Nam: 480.040 tấn. Trong đó bao gồm nhu
cầu khoai tây cho ăn tươi, nhu cầu khoai tây cho chế biến và nhu cầu khoai tây cho
xuất khẩu
• Việt nam vẫn tiếp tục là nước nhập khẩu khoai tây vì: cầu về khoai tây vượt so với
cung và lượng khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong vòng 6 tháng trong năm trong
khi đó nhu cầu về khoai tây đòi hỏi phải có khoai tây quanh năm.
Từ đó nghiên cứu đưa ra một số đề xuất:
• Hình thành hệ thống sản xuất và cung cấp khoai tây một cách bền vững
• Hình thành vùng sản xuất khoai tây hàng hoá cho làm giống, chế biến và xuất khẩu
• Tăng cường công tác khuyến nông để nâng cao kiến thức và kỹ năng của người sản
xuất, người kinh doanh chế biến xuất khẩu và người tiêu dùng khoai tây
• Phát triển hệ thống kho lạnh
• Thực hiện các chính sách hỗ trợ có hiệu quả và hoàn thiện quy trình và thủ tục kiểm
dịch, hải quan để quản lý tốt hơn khoai tây nhập khẩu và xuất khẩu.
• Thành lập hiệp hội khoai tây và tăng cường “liên kết 4 nhà” giữa nhà nghiên cứu,
chế biến, nhà nông và thương lái thông qua canh tác hợp đồng.
2.15. Muriel Figuié (CIRAD), “Hành vi tiêu thụ rau ở Việt Nam” (“Vegetable
consumption behaviour in Vietnam”), tháng 4/2003
Đây là nghiên cứu về tình hình tiêu thụ rau ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ rau bình quân
đầu người của Việt Nam sự khác nhau giữa thành thị nông thôn, giữa các vùng trong cả
nước. Phương pháp nghiên cứu kết hợp điều tra mức sống dân cư Việt Nam và khảo sát
điều tra người tiêu dùng.
Nghiên cứu cũng đề cập khá nhiều vấn đề liên quan đến cung cấp rau an toàn cho thành
thị, những vấn đề liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng về rau an toàn, biện pháp
đế có thể giúp người tiêu dùng có thể có được rau an toàn.
Một số kết luận chính của nghiên cứu bao gồm:
• Rau tiêu thụ rộng rãi ở Việt Nam, và khi mức sống dân cư ngày càng tăng, người
tiêu dùng sẽ chú ý rẩt nhiều đến chất lượng rau của Việt Nam.
• Tuy nhiên hầu hết người tiêu dùng cho biết, rau rủi so mang lại cho sức khoe khi có
dư lượng hoá học những hộ không nhân biết được sự tác hại đó. Chính vì thế chiến
lược thông tin về rau an toàn, ưu điểm của rau an toàn là rất cần thiết.
• Thị trường “đường phố”: thị trường bán lẻ lớn nhất của Việt Nam.
26
• Nghiên cứu cũng đưa ra một số những gợi ý để có thể mua được rau an toàn/ như
nên chọn điểm mua, chọn sản phẩm, nơi cung cấp và nơi sản xuất.
2.16. Hoàng Tuyết Minh, Trần Minh Nhật và Vũ Tuyết Lan, Chính sách và giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm rau quả, 2000
Nghiên cứu sử dụng số liệu nguồn số liệu thứ cấp mô tả được dùng trong phân tích, dự
báo.
Nội dung ngiên cứu bao gồm:
• Lợi thế sản phẩm xuất khẩu rau quả Việt Nam
• Kinh nghiệm thành công của một số nước trong lĩnh vực sản xuất - chế biến - xuất
khẩu rau quả
• Thực trạng hệ thống chính sách, cơ chế tác động tới hoạt động xuất khẩu rau quả
• Chính sách và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm rau quả
Kết quả nghiên cứu/kiến nghị :
• Hoàn thiện các chính sách thúc đẩy tiêu thụ rau quả bao gồm: chính sách đất đai,
chính sách phát triển thị trường xuất khẩu, đầu tư, vốn và tín dụng, bảo hiểm kinh
doanh xuất khẩu.
• Các giải pháp đề xuất:
o Qui hoạch vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch, hệ thống
tiêu thụ
o Đầu tư hoạt động nghiên cứu lai tạo giống, thâm canh cho năng suất cao,
chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu
o Đầu tư công nghệ sau thu hoạch
o Mở rộng thịt rường xuất khẩu
o Giải pháp về vốn, tài chính
o Phát triển nguồn nhân lực
2.17. Lê Văn Hưng, Phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và hướng phát triển
ở Việt Nam, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Lịch sử và sự phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới
• Tình hình phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam
• Định hướng sản xuất hữu cơ trong thời gian tới
Phương pháp nghiên cứu
• Các số liệu thứ cấp
27
• Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Xây dựng các tiêu chuẩn, qui định và hướng dẫn cho sản xuất hữu cơ đối với các
loại cây trồng
• Hình thành hệ thống tổ chức chứng nhận thực hiện quá trình giám sát, kiểm tra,
thanh tra, công nhận và cấp giấy chứng nhận sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam
• Mở rộng thị trường
• Qui hoạch vùng sản xuất tập trung, thâm canh, luân canh
• Áp dụng các tiến bộ KHKT trong sản xuất sản phẩm hữu cơ
• Tăng cường kiểm tra chất lượng, giáo dục tuyển truyền nâng cao nhận thức cho
người sản xuất và tiêu dùng
2.18. Nguyễn Thế Nhã, Sự phát triển của một số tiểu ngành trong nông nghiệp Việt
Nam: Tiểu ngành rau và quả, Nhà xuất bản nông nghiệp, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau quả trong 10 năm qua (1991-2000)
• Chủ trương phát triển rau quả trong thời gian tới
• Nghiên cứu một số mô hình phát triển
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Vai trò của sản xuất rau quả
• Những hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ
• Điều kiện để phát triển rau quả trong thời gian tới
2.19. Ngô Văn Hải, Nghiên cứu đề xuất các giải pháp và chính sách phát triển các
ngành hàng sữa và dứa của nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ, 2004
Nội dung ngiên cứu
• Các vấn đề lý luận và thực tiến phát triển các ngành hàng sữa và dứa ở Việt Nam
• Các giải pháp, chính sách phát triển ngnàh hàng dứa
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu:
28
o Điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi người sản xuất, chế biến, tiêu thụ.
o Địa bàn nghiên cứu Miền Núi và Trung du phía Bắc, Đồng bằng sông
Hồng, Duyên Hải miền Trung, Tây nguyên, Đồng Nam Bộ Đồng bằng
sông Cửu Long
o Hội thảo, thảo luận nhóm, PRA
o Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phân tích số liệu:
o Sử dụng thống kê mô tả, quản lý dữ liệu bằng Excel
o Sử dụng mô hình PAM trong phân tích ngành hàng
Kết quả nghiên cứu
• Điều chỉnh đề án phát triển dứa trên quan điểm hiệu quả kinh tế ở môi trowngf hội
nhập kinh tế quốc tế.
• Cần thành lập cơ quanc huyên môn rà soát, thẩm định lịa các qui hoạch để tư vấn
cho chính phủ việc quyết định phát triển các ngành hàng một cách kịp thời với
những điều chỉnh cần thiết, bảo đảm phát triển hiệu quả , bền vững.
• Qui hoạch vùng sản xuất thâm canh tập trung với giá thành hạ, chất lượng cao phục
vụ chế biến và tiêu thụ.
2.20. Bộ Thương Mại, Dự thảo đề án đẩy mạnh xuất khẩu rau hoa quả thời kỳ 2001-
2010
Nội dung ngiên cứu
• Tình hình xuất nhập khẩu rau quả trên thị trường thế giới
• Sản xuất và Xuất khẩu rau quả Việt Nam trong thời gian qua
• Phương hướng và mục tiêu xuất khẩu rau quả của Việt Nam đến 2010
• Chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Dự thảo đề án mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam
29
2.21. Pham Van Hung, Bui Thi Gia, Nguyen Thi Minh Hien và Tsuji Kazunari, An
empirical study on vegetable marketing system in the Red River Delta, Northern
Vietnam, 2001
Nội dung ngiên cứu
• Đặc điểm sản xuất rau
• Cơ cấu và hoạt động thị trường
• Nhu cầu tiêu dùng rau
• Những đặc tính và hạn chế trong tiêu thụ rau
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu:
o Điều tra phỏng vấn bằng phiếu hỏi người sản xuất, tiêu thụ
o Địa bàn nghiên cứu Hưng Yên, Hà Nội
o Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phân tích số liệu:
o Sử dụng thống kê mô tả
Kết quả nghiên cứu
• Vai trò của tư nhân trong tiêu thụ rau
• Thị trường tiêu thụ rau mang đặc tính phân tán, nhỏ lẻ và theo mùa vụ, chi phí trung
gian cao.
• Thiếu qui định, luật lệ trong thị trường bán buôn
• Hệ thống vận chuyển thô sơ, lạc hậu
• Thiếu các nghiên cứu thị trường rau
2.22. PhD. Đào Thế Anh, Hàng Thanh Tùng và Bc. Hồ Thanh Sơn, Review of
structure of perishable commodity chains vegetables, fruits and some industral crops
of Vietnam 1990 - 2004
Nội dung nghiên cứu
• Thực trạng sản xuất rau quả, cây công nghiệp ở Việt Nam
• Tiêu thụ rau quả, cây công nghiệp
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích, dự báo
Kết quả
• Rau quả sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng tươi trong nước, tỷ lệ chế biến, xuất
khẩu rất thấp.
30
• Vấn đề rau quả sạch, an toàn đang ngày càng được chú trọng. Tỷ lệ lớn sản phẩm có
dư lượng hoá chất quá cao.
• Thiếu qui hoạch hợp lý, công nghệ sản xuất, chế biến hiện đại phù hợp với phát
triển ngành rau quả Việt Nam.
2.23. UBND thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phát triển rau sạch an toàn trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005
Nội dung nghiên cứu
• Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh,và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố
HCM
• Đánh giá được thực trạng ô nhiễm độc tố trên sản phẩm rau quả tại TP.HCM
• Triển khai sản xuất rau an toàn trong thời gian qua
• Nhận định và đánh giá chung
Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập số liệu trên địa bàn thành phố nhiều năm qua để phân tích về số lượng
nhằm dự báo được nhu cầu tiêu dùng rau thời kỳ tiếp theo
• Trên cơ sở phân tích số liệu về chất lượng rau dể xúc sản xuất rau sạch, rau an toàn
đến năm 2010.
• Điều tra, dự báo nhu cầu tiêu dùng rau để triển khai kế hoạch mở rộng diện tích gieo
trồng rau an toàn.
2.24. Vũ Đình Hải, Kết quả điều tra đánh giá hiện trạng trồng dứa cayen ở một số
tỉnh duyên hải miền Trung và Trung du miền Núi phía Bắc, 2002
Nội dung
• Điều tra khí hậu, đất đai cho phát triển trồng dứa ở các tỉnh
• Kết quả trồng dứa cayen về diện tích và năng suất
• Sinh trưởng, khả năng thích ứng và các chỉ tiêu kỹ thuật của các giống dứa.
• Khả năng cung cấp giống cho sản xuất ở từng tỉnh. Thuận lợi và khó khăn
Phương pháp
• Điều tra về đất đai, khí hậu ở các tỉnh trồng dứa cayen
• Thu thập số liệu thứ cấp và sơ cấp
• Tổng hợp, tính toán, phân tích
Kết quả
• Đánh giá được hiện trạng đất đai, khí hậu và hiện trạng trồng dứa ở các tỉnh
31
• Đánh giá được DT, NS, SL dứa cayen tại một số điểm điều tra
2.25. TS. Ngô Hồng Bình, Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển cây ăn
quả ở các tỉnh vùng Bắc Trung bộ, 2005
Nội dung:
Nêu lên thực trạng sản xuất cây ăn quả vùng Bắc Trung bộ
• Sản xuất
• Tiêu thụ
o Thị trường trong nước
o Xuất khẩu quả
o Công nghệ sau thu hoạch
o Rút ra được những nguyên nhan chính của các hình thức trên
• Một số giải pháp chủ yếu nghiên cứu, phát triển cây ăn quả vùng Bắc Trung Bộ
Phương pháp:
• Thu thập số liệu thứ cấp
• Thông qua số liệu thí nghiệm
• Phân tích, tổng hợp các vấn đề rút ra kết luận
Kết quả:
• Đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội của các mô hình trình diễn cây ăn quả
trong vùng.
• Bình tuyển thu nhập giống, cá thể ưu tú các giống dại của địa phương, nhập nội
giống cho một số vùng sinh thái.
• Điều tra bổ sung đánh giá thực trạng sản xuất giống, kỹ thuật, kinh tế, thị trường, xã
hội trên một số chủng loại cây ăn quả chính vùng duyên hải miền Trung.
2.26. GS.TSKH. Trần Thế Tục - PGS.TS Vũ Mạnh Hải và TS. Đỗ Đình Ca, Các
vùng trồng cam quýt chính ở Việt Nam, 2005
Nội dung:
Xác định 3 vùng trồng cam quýt của Việt Nam
• Vùng đồng bằng sông Cửu Long
• Vùng khu 4 cũ
• Vùng miền núi phía Bắc
Phương pháp:
• Thu thập số liệu thứ cấp - sơ cấp
• Tổng hợp phân tích để đưa ra kết luận
32
Kết quả:
• Chọn giống và cơ cấu giống cho từng vùng trồng cam quýt ở nước ta có nhiều vấn
đề cần giải quyết
• Phòng trừ sâu bệnh cho cam quýt là việc làm cấp thiết hiện nay
• Xử lý sau thu hoạch làm cho cam quýt có mã đẹp hơn vì ở vùng ĐBSCL khi quả
chính phần lớn mã quả màu vàng xanh, không đều nên ít hấp dẫn thị trường
• Đẩy mạnh kỹ thuật thâm canh cam quýt cần chú ý đến việc tạo hình, cắt tỉa, mật độ,
khoảng cách trồng thích hợp, bón phân đủ liều lượng và cân đối, trồng xen cây họ
đậu, bán vôi và cải tạo đất
2.27. ThS. Hoàng Bằng An, Đánh giá bước đầu về hiệu quả kinh tế sản xuất rau,
hoa, quả ở vùng đồng bằng sông Hồng, 2005
Nội dung:
• Đánh giá hiệu quả kinh tế một số lịa rau, hao, quả ở vùng đồng bằng sông Hồng
• Đánh giá được hiệu quả kinh tế một số loại rau, hoa, quả từ đó tìm ra các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các cây trồng này
Phương pháp:
• Thu thập thông tin, số liệu về diện tích, năng suất, sản lượng, chi phí, thu nhập một
số loại rau, hoa, quả vùng đồng bằng sông Hồng bằng cách tham khảo các tài liệu
nghiên cứu đã công bố, các loại báo cáo của các cơ quan quản lý ở các địa phương
vùng đồng bằng sông Hồng.
• Phỏng vấn trực tiếp bằng các phiếu điều tra đối với các đối tượng về sản xuất và tiêu
thụ rau, hoa quả.
• Xử lý tổng hợp số liệu trên phần mền EXEL
Kết quả:
• Những ưu thế của đồng bằng sông Hồng
o Ưu thế về khí hậu thời tiết thích hợp với các loại rau hao quả có nguồn
gốc ôn đới, Á nhiệt đới
o Ưu thế về lao động
o Ưu thế về cơ sở hạ tầng
• Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hao quả vùng đồng bằng sông Hồng
o Đối với cây rau
o Đối với cây ăn quả
o Đối với cây hoa
33
• Rau hoa quả là những cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, với các ưu thế về tự nhiên -
kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng có thể sản xuất quanh năm với hiệu
quả cao hơn một số cây trồng khác
2.28. Hồ Thanh Sơn, Bùi Thị Thái và Nguyễn Văn Tình, Báo cáo đánh giá hoạt
động sản xuất rau sạch tại huyện Tam Dương, Bình Xuyên, 2001
Vấn đề nghiên cứu
• Đánh giá tính hiệu quả của dự án về hoạt động sản xuất rau sạch tại huyện Tam
Dương, Bình Xuyên
• Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án đến sự phát triển của địa phương
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập số liệu (Thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, điều tra khảo sát)
• Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê kinh tế
Kết quả nghiên cứu
• Lợi ích của dự án về mặt xã hội
• Tính xác đáng về mặt thị trường
• Tác động kinh tế kỹ thuật của hoạt động trồng rau sạch
• Hoạt động của các nhóm sản xuất rau sacghj và các mối quan hệ về mặt thị trường,
thể chế
2.29. GS.TS.KH Lê Doãn Diên, Nghiên cứu và đánh giá thực trạng ô nhiễm môi
trường ở một số vùng sản xuất rau quả trọng điểm, định hướng quy hoạch vùng sản
xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm, 2000
Các vấn đề nghiên cứu
• Nghiên cứu, đánh giá thực trạng ô nhiếm môi trường ở một số vùng sản xuất rau quả
trọng điểm phục vụ cho quy hoạch vùng sản xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh
thực phẩm góp phần nâng cao chất lượng rau quả nước ta, đồng thời góp phần bảo
vệ sức khoẻ cộng đồng.
• Dự báo xu thế phát triển các vùng sản xuất rau quả trong cả nước đến năm 2010
• Đề xuất các định hướng quy hoạch vùng sản xuất rau quả trọng điểm an toàn về mặt
vệ sinh thực phẩm.
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thống kê thu thập tài liệu: Sơ cấp và thứ cấp.
• Thống kê kinh tế, phân tích, so sánh.
34
• Phương pháp ngoại suy
• Phương pháp dự báo
• Phương pháp xác suất thống kê
• Phương pháp hoá học, lý học
Kết quả nghiên cứu
• Thực trạng và đánh giá sự ô nhiễm môi trường tại một số vùng sản xuất rau quả
trọng điểm ở nước ta.
• Dự báo xu thế phát triển các vùng sản xuất rau quả trong cả nước năm 2010
• Định hướng, quy hoạch vùng sản xuất rau quả an toàn về mặt vệ sinh thực phẩm ở
Việt Nam
• Các giải pháp về phạm trù kinh tế, xã hội, nhân văn; Cơ chế chủ trương, chính sách;
Khoa học công nghệ.
2.30. PGS.TS Trần Khắc Thi, Phát triển sản suất cà chua trong xu thế cạnh tranh
ASEAN, 2000
Các vấn đề nghiên cứu
• Nghiên cứu thực trạng sản xuất, thị trường cà chua
• Đánh giá thách thức và triển vọng cạnh tranh ở thị trường Việt nam
• Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: (Thứ cấp)
• Phương pháp phân tích, thống kê kinh tế
• Phương pháp so sánh
Nội dung nghiên cứu
• Tóm tắt tình hình sản xuất cà chua thông qua nghiên cứu, đánh giá về sản xuất nông
nghiệp, sản xuất công nghiệp, kỹ thuật trồng, quy trình chế biến.
• Nghiên cứu giá cả thị trường cà chua dựa trên tìm hiểu, nghiên cứu về chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm cà chua, giá thành sản phẩm cà chua chế biến, giá cà
chua trên thị trường thế giới.
• Đánh giá thách thức và triển vọng cạnh tranh của các sản phẩm cà chua ở Việt nam
thông qua đánh giá khả năng các mặt hàng cà chua xuất khẩu, những yếu tố hạn chế
xuất khẩu, từ đó đưa ra các giải pháp, chínha sách nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh các mặt hàng cà chua xuất khẩu.
35
2.31. MARD, Đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh thời kỳ 1999-2010
Các vấn đề nghiên cứu
• Tìm hiểu thực trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, hoa, cây cảnh ở trên thế
giới và ở Việt Nam. Từ đó xây dựng đề án phát triển rau quả, hoa và cây cảnh thời
kỳ 1999-2010
Phương pháp thực hiện
• Thu thập số liệu thứ cấp
• Phương pháp phân tích thống kê
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp dự báo
Nội dung nghiên cứu
• Nghiên cứu sơ lược về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau quả, hoà, cây cảnh
trên thế giới và thực trạng ngành sản xuất rau hoa quả ở nước ta trên các khía cạnh:
Sản xuất nông nghiệp, chế biến và bảo quản, tiêu thụ.
• Định hướng và xây dựng giải pháp thực hiện trên cơ sở quy hoạch diện tích đất
trồng trọt; sản xuất nông nghiệp; bảo quản chế biến; các xia nghiệp, trung tâm hỗ
trợ; Thị trường xuất khẩu; vốn đầu tư; nguồn vốn; đào tạo, tập huấn, chính sách
• Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội và tổ chức thực hiện.
2.32. Trần Thế Tục và PTS. Lê Bá Thăng, Các phương pháp sử dụng trong thị
trường thu mua, bán buôn, bán lẻ và các dịch vụ hỗ trợ cho thị trường rau quả
Nội dung ngiên cứu
• Các phương thức tiêu thụ
• Các giải pháp lựa chọn
• Các dịch vụ hỗ trợ cần thiết
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Phương pháp thống kê mô tả được dùng trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Các giải pháp đề xuất
o Củng cố vai trò TCT rau quả Việt Nam làm trung tâm cho hoạt động tiêu
thụ trong và ngoài nước.
o Áp dụng phương thức thanh toán bù trừ không cần tiền mặt trên các hợp
đồng để giải quyết thiếu vốn trong kinh doanh.
36
o Đièu chỉnh các khoản thu từ người kinh doanh sang hỗ trợ người sản
xuất (giảm thuế, tránh đánh thuế 2 lần,...)
o Phổ biến hình thức thu mua theo hợp đồng
• Các dịch vụ hỗ trợ cần thiết bao gồm: cung cấp thông tin, tín dụng, vận chuyển, chế
biến.
2.33. Trần Khắc Thi (Chủ biên), Kỹ thuật trồng và công nghệ bảo quản, chế biến
một số loại rau, hoa xuất khẩu, (Thuộc chương trình KC.06 - Đề tài KC.06.10NN -
Đề tài trọng điểm cấp nhà nước), Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2003
Nội dung
• Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các
sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực
• Nâng cao chất lượng sản phẩm
• Phát triểnm vùng thị trường xuất khẩu
• Đánh giá thị trường sx và xuất khẩu rau, hoa
• Xác định giống và kỹ thuật thâm canh các đối tượng rau, hoa của đề tài
• Nghiên cứu quy trình của công nghệ sau thu hoạch với một số sản phẩm rau, hoa
cho xuất khẩu
• Dự báo một số thị trường nhập khẩu tiềm năng
Phương pháp
• Thu thập tài liệu, số liệu qua các năm, các vùng trong nước
• Thiết lập quy trình kỹ thuật cụ thể của mỗi loại cây trồng
• Phân tích tình hình rút ra ưu, nhược của các quy trình kỹ thuật
Kết quả
• Xây dựng được quy trình cụ thể cho mỗi loại cây trồng để xuất khẩu cũng như sản
xuất cho sản phẩm bán trong nước
• Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tác dụng tốt cho chương trình sản xuất
và xuất khẩu rau, hoa những năm tới
2.34. TS. Chu Doãn Thành và cộng sự, “Nghiên cứu công nghệ bảo quản cà chua”
Nội dung
• Nghiên cứu xác định công nghệ bảo quản cà chua đảm bảo thời hạn tồn trữ đến 25 –
30 ngày với tỷ lệ hư hao sau thu hoạch thấp hơn 10%.
37
• Sử dụng phương pháp xử lý nước nóng để xử lý sau thu hoạch thay thế cho việc sử
dụng các hóa chất truyền thống có thể gây tác hại cho sức khỏe con ngườn và môi
trường sinh thái.
• Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến thời hạn bảo quản và
chất lượng của cà chua
• Nghiên cứu xác định ảnh hưởng của xử lý nhiệt bằng cách nhúng nước nóng đến
thời hạn bảo quản và chất lượng của cà chua
• Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại bao bì chất dẻo khác nhau (LDPE, HDPE và PP)
đến thời hạn bảo quản và chất lượng của cà chua.
Phương pháp
• Thiết kế thí nghiệm theo phương pháp chia ô 2 nhân tố: Phương pháp bao gói và
nhiệt độ xử lý.
• Số liệu nghiên cứu được xử lý thống kê (ANOVA) trên phần mềm EXCEL.
Kết quả
• Bảo quản ở nhiệt độ thường
• Bảo quản ở nhiệt độ mát 13oC
2.35. PSG.TS. Lê Văn Ái, Lê Văn Hoan, Ngô Văn Khoa và Trần Tiến Dũng, Các
giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá
Nội dung ngiên cứu
• Một số vấn đề cơ bản về thị trường nông sản hàng hoá và vai trò của tài chính đối
với việc mở rộng thị trường nông sản.
• Thực trạng các giải pháp tài chính đối với vấn đề tiêu thụ nông sản của Việt Nam
trong thời gian qua.
• Các giải pháp tài chính mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản
Phương pháp nghiên cứu
• Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp
• Sử dụng thống kê mô tả trong phân tích, dự báo
Kết quả nghiên cứu
• Các giải pháp tác động đến các yếu tố môi trường.
• Các giải pháp tài chính tác động đến cầu
• Các giải pháp tài chính tác động tới cung
38
2.36. Nguyễn Thị Tân Lộc, Sự phát triển của các cử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_tong_quan_cac_nghien_cuu_ve_nganh_rau_qua_cua_viet_n.pdf