chương I
KháI quát chung về thị trường bảo hiểm
I. sự RA Đời Và Phát Triển Của Bảo Hiềm.
l. Nguồn gốc ra đời và phát triển của ngành bảo hiểm thế giới.
Bất cứ ngành nghề nào đều ra đời từ nhu cầu đòi hỏi khách quan trong những điều kiện nhất định.
Cho đến nay, chưa ai có thể xác định chính xác nguồn gốc của bảo hiểm bắt đầu từ bao giờ, nhưng mọi người công nhận các hoạt động sơ khai, mang tính bảo hiểm đã có từ rất lâu. Các hoạt động đó đáp ứng nhu cầu bảo vệ cuộc sống con người ở mọi nơi,
109 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Bảo hiểm Việt Nam trước thềm hội nhập và giải pháp đẩy mạnh sự phát triển của TTBH Việt Nam đến 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mọi lúc trước những rủi ro trong cuộc sống. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu trở nên đa dạng và phức tạp hơn, cả về quy mô, mức độ và thời hạn. Theo đó, các hoạt động để đáp ứng nhu cầu ấy cũng phát triển một cách tương ứng. Các hoạt động này dần dần được quy định lại một cách chính thức, hợp pháp theo các tiêu chuẩn khác nhau và có tên gọi chung là bảo hiểm.
Những nghiên cứu về lịch sử phát triển của hoạt động bảo hiểm cho thấy hoạt động bảo hiểm trong quá trình phát triển đã trải qua 3 hình thái: dự trữ thuần túy, cho vay nặng lãi và cuối cùng là hình thức thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm các bên.
1.l. Dự trữ thuần túy.
Những bằng chứng lịch sử cho thấy từ rất xa xưa cho đến nay con người đã ý thức được việc tự bảo vệ để tồn tại, trong đó vấn đề đầu tiên là dự trữ thức ăn kiếm được hàng ngày phòng khi đói kém.
Ví dụ: vào những năm 2.500 trước công nguyên (TCN) - hơn 4.000 năm trước đây, ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thiết lập quỹ để giúp đỡ nạn nhân của các vụ tai nạn.
1.2. Cho vay nặng lãi.
Hệ thống cho vay phát triển cùng với sự mở rộng thương mại và buôn bán giữa các quốc gia, các vùng, các châu lục. Dấu ấn đáng chú ý là: hệ thống vay mượn lãi suất cao để mua và vận chuyển hàng hóa ở Babylon (khoảng l.700 năm TCN) và AThen (khoảng 500 năm TCN). Khi hàng hóa bị mất trong quá trình vận chuyển thì người đi vay sẽ không phải trả khoản tiền đã vay. Khiếm khuyết của hệ thống này là lãi suất hà khắc, có khi lên đến 40% và phải trả trước (Nghiên cứu lịch sử phát triển bảo hiểm cho thấy phần lãi suất cho vay được khấu trừ trước nay là dấu hiệu của phí bảo hiểm ngày nay). Do vậy, nhà thờ và các hội tôn giáo đã can thiệp bằng các sắc lệnh để chấm dứt hoạt động cho vay nặng lãi. (Trích: Đại cương về BH và BH nhân thọ - Tổng công ty BHVN)
Vì nhu cầu cần tiền và cần sự đảm bảo cho chuyến hàng của các nhà buôn vẫn rất lớn, đặc biệt khi thông thương buôn bán đang phát triển và mang lại lãi suất rất cao, các hình thức khác đã ra đời.
1.3. Thỏa thuận ràng buộc trách nhiệm và quyền lợi của các bên.
Để giải quyết nhu cầu tiền vốn và nhu cầu giảm các thiệt hại lớn cho các nhà buôn, có 2 phương pháp khả thi. Đó là:
a. Hình thức cổ phần.
Chuyến hàng được tạo lập bằng sự đóng góp của nhiều người. Mỗi người góp một phần nào đó (bằng tiền hoặc hàng hóa) vào chuyến hàng và cùng chịu trách nhiệm theo phần đóng góp đó. Khi chuyến hàng về đến đích, lợi nhuận sẽ được chia cho mọi người theo tỷ lệ đóng góp cổ phần. Nếu chuyến hàng chẳng may gặp rui ro thì hậu quả thiệt hại cũng được chia sẻ cho nhiều người. Hình thức này giảm được gánh nặng tổn thất cho nhiều người cùng gánh chịu. Nhưng nó vẫn bộc lộ nhiều hạn chế như: kêu gọi cho đủ người tham gia góp cổ phần sẽ mất nhiều thời gian, phải dàn xếp thỏa thuận chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi...
b. Hình thức bảo hiểm.
Những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên xuất hiện gắn liền với hoạt động giao lưu buôn bán hàng hóa bằng đường biển. Những thỏa thuận bảo hiểm trong lĩnh vực hàng hải có nội dung cơ bản như sau:
Một bên là nhà buôn, chủ tàu chấp nhận trả một khoản tiền nhất định, nếu hàng hóa, tàu thuyền không đến được nơi giao hàng do một số nguyên nhân nhất định thì bên thứ hai (Người bảo hiểm) sẽ trả bên thứ nhất một khoản tiền nhằm bù đắp cho những thiệt hại đã xảy ra. Như vậy, có thể coi bảo hiểm hàng hải là sự khởi đầu của ngành bảo hiểm. Bản hợp đồng bảo hiểm cổ nhất còn lưu lại được phát hành tại thành phố cảng Genoa - Italia, vào năm 1347. Sau đó, cùng với cuộc cách mạng thương mại vào thế kỷ 14, 15 thúc đẩy sự mở rộng vận tải hàng hải, bảo hiểm hàng hải cũng phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động bảo hiểm ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội xoài người. Hoạt động này đã đáp ứng được những nhu cầu cấp thiết về an toàn của con người trong cuộc sông và sinh hoạt. Bảo hiểm hàng hải là loại bảo hiểm đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm. Sau đó, lần lượt là bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác.[8]
b1. Bảo hiểm hỏa hoạn:
Vụ cháy lớn ở Anh vào năm 1666 đã thiêu hủy trên 13.000 tòa nhà, là thảm họa lớn nhất từ trước cho đến thời điểm đó. Nhu cầu về cơ chế bảo hiểm cho tài sản trước rủi ro cháy dẫn tới sự ra đời của các công ty bản hiểm trong lĩnh vực hỏa hoạn. Năm 1667, công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên đã ra đời ở nước Anh. [8]
b2. Bảo hiểm nhân thọ:
Công ty bảo hiểm nhân thọ Equitable là công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tiên được thành lập ở Anh vào năm 1762. Có thể nói rằng nước Anh là chiếc nôi của ngành dịch vụ bảo hiểm thế giới. Cho đến ngày nay, đây vẫn là trung tâm của các hoạt động bảo hiểm.
b3. Các loại bảo hiểm khác.
Cuối thế kỷ 19, cùng với sự phát triển của nền sản xuất đại công nghiệp cơ khí, hàng loạt các nghiệp vụ bảo hiểm đã xuất hiện và phát triển rất nhanh: bảo hiểm ô ô, bảo hiểm máy bay, bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Ngày nay, bảo hiểm đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Ngành bảo hiểm thương mại đang giữ một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước phát triển.
2. Sự phát tiền của ngành bảo hiểm thế giới.
Ngày nay ngành bảo hiểm trên thế giới đã trở thành một ngành rất lớn mạnh. Các hoạt động bảo hiểm bao trùm lên mọi lĩnh vực đời sống xã hội và thị trường bảo hiểm rộng lớn cũng tác động mạnh mẽ lên các thị trường khác.
2.1. Các thị trường bảo hiểm Châu Âu.
Châu Âu là cái nôi của bảo hiểm hiện đại và vẫn là một thị trường chủ yếu tầm thế giới với tốc độ phát triển nhanh, nhất là ngành bảo hiểm Nhân thọ và Tiết kiệm.
Dưới ảnh hưởng của ủy ban Châu Âu, các nước thuộc Liên minh Châu Âu (có 15 nước từ năm 1995) triển khai dần dần một thị trường bảo hiểm chung, nhưng vẫn chưa thống nhất về mặt pháp lý (hợp đồng, trách nhiệm dân sự), cũng như vấn đề thuế.Ba thị trường chính của Châu Âu là Đức, Anh và Pháp. Thị trường bảo hiểm của một số nước Tây Âu khác từ lâu có sự năng động vượt qua ban giới quốc gia như: Thụy Sĩ, Hà Lan, ý, Thụy điển, Luxembourg. Thị trường các nước Nam Âu, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, có tốc độ phát triển nhanh nhất. Các nước Đông Âu, đang trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nhà nước sang nền kinh tế tự do hơn, có những chuyển biến sâu sắc, tăng trưởng mạnh và rất sôi động.
ủy ban Bảo hiểm Châu Âu công bố các số liệu thống kê về thị trường của 25 Hiệp hội quốc gia là thành viên của ủy ban này. Năm 2001, các số liệu tổng thể như sau:
Bảng1: Các chỉ tiêu về Bảo hiểm của 25 quốc gia Châu Âu năm 2001
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
251.577 triệu ECU
51,3%
Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ
238.669 triệu ECU
48,7%
Tổng doanh thu của hai ngành bảo hiểm trên
490.246 triệu ECU
Số lượng nhân viên của các công ty này
5.303
Phí bảo hiểm nhân thọ theo bình quân đầu người
977.256
Phí bảo hiểm phi nhân thọ theo bình quân đầu người
492 ECU
Tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ theo BQ đầu người
659 ECU
Tỉ lệ: phí bảo hiểm/ Tổng sản phẩm quốc dân
6,9%
Đầu tư của các công ty bảo hiểm
2.585.506 triệu ECU
Tỉ lệ: đầu tư tài chính/ Tổng sản phẩm quốc dân
37,05%
37,05%
Phí bảo hiểm bình quân mỗi công ty
92 triệu ECU
Số lượng nhân viên trung bình mỗi công ty
184
(Nguồn: Giáo khoa Quốc tế về Bảo hiểm)
Năm 1999, doanh thu của các doanh nghiệp bảo hiểm Châu Âu tăng gần 7%, trong đó 5,9% trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và 7,5% là bảo hiểm nhân thọ. Mặc dù bị giảm so với những năm trước, nhưng việc này vẫn khẳng định xu hướng tăng được duy trì từ nhiều năm nay.
- Doanh thu bảo hiểm Châu Âu tăng nhanh hơn Tổng sản phẩm quốc nội một cách rõ rệt, năm 1980 chiếm 4% GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) lên tới 6,9% năm 1999
- Ngành bảo hiểm Nhân thọ tăng nhanh hơn ngành bảo hiểm Thiệt hại, gán đạt đến sự chín muồi, trừ ở các nước Nam Âu nơi mà nhu cầu còn rất lớn. Trong 15 năm gần đây, bảo hiểm Nhân thọ đã tăng nhanh hơn GDP 2,5 lần, điều này thể hiện một phần tiết kiệm của các hộ gia đình chuyển hướng sang sản phẩm bảo hiểm và nỗi lo lắng của một phần công chúng về tương lai của các chế độ bảo hiểm và hưu trí của Nhà nước.
Phần lớn các tập đoàn bảo hiểm Châu Âu hoạt động mạnh ở nước ngoài và đã trở thành những công ty đa quốc gia thực sự. Trong vòng 30 năm gần đây, thị trường bảo hiểm Châu Âu đã có những tiến triển sâu sắc. Không những chỉ phát triển rất ổn định mà tất cả các luật bảo hiểm quốc gia cũng biến đổi sâu sắc dưới tác động bền bỉ của giới lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU). Thậm chí những nước không nằm trong số 15 nước thành viên của EU cũng hầu như thông qua luật bảo hiểm được soạn thảo dựa trên các nguyên tắc của ủy ban bảo hiểm Châu Âu liên quan đến thị trường bảo hiểm.
- Thị trường bảo hiểm Anh:
Chúng ta đã thấy các hoạt động bảo hiểm hiện nay được biết đã ra đời chính tại ý, sau đó là ở các nước thuộc vùng Địa Trung Hải và vịnh Ban Tích. Tuy nhiên, một điều không thể chối cãi được là các hình thức bảo hiểm hiện đại lại phát triển chính tại Anh, từ thế kỷ XVII. Sự bành trướng phi thường về kinh tế và chính trị của Anh vào thế kỷ XIX đã làm cho các doanh nghiệp Anh quốc, trong đó có các công ty bảo hiểm phát triển rực rỡ trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong một thời gian dài. Rất nhiều ngành bảo hiểm đã được hình thành bởi những
Công ty bảo hiểm Anh và giữ được vai trò ngự trị lâu dài nhờ vào năng lực cao, khả năng bảo hiểm và mạng lưới rộng khắp thế giới của các chuyên gia, công ty tài chính và môi giới bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm Anh có 926 công ty, năm 2001, đạt doanh thu bảo hiểm trực tiếp là 227904 triệu USD, bằng 5,97% thị trường thế giới. Như vậy, phí bảo hiểm bình quân đầu người là 2.964,2 USD, trong đó 64% là bảo hiểm nhân thọ. Tỉ trọng bảo hiểm trong GDP đạt l4,33%, cao nhất ở Châu Âu, sau Thụy Sỹ. [16]
- Các thị trường bảo hiểm Châu á.
ở Châu á, bảo hiểm bành trướng rất nhanh, cùng với sự phát triển kinh tế của lục địa này và quá trình tự do hóa kinh tế đang diễn ra tại phần lớn các nước có nền kinh tế tập trung. Trong thập kỷ qua, doanh thu bảo hiểm hàng năm tăng trung bình 15%.
Bảng 2: Các thị trường bảo hiểm chính ở Châu á năm 1999.
Nước
Doanh thu bảo hiểm năm 1999 (tr. USD)
Tỷ trọng bảo hiểm nhân thọ (%)
Phí bảo hiểm bình quân đầu người USD
Tỷ trọng bảo hiểm trong GDP
Nhật Bản
637.256
80,1
5.088
12,78
Hàn Quốc
59.989
77,9
1.337
13,16
Đài Loan
14.397
67,7
678
5,53
Trung Quốc (không kể Hồng Kông)
7.368
31,6
6
1,17
ấn Độ
6.026
70,0
6
2,01
Hồng Kông
5.037
60,9
813
3,51
Israel
5.010
45,5
904
5,78
Thái Lan
4.076
47,6
67
2,43
Singapor
3.678
67,2
1.190
4,25
Malaixia
3.651
49,3
181
4,28
Indonesia
2.380
38,8
12
1,40
Phillipines
1.123
43,4
16
1,52
A rập xê út
712
3,7
40
0,57
Các tiểu vương quốc ả Rập thống nhất
645
12,7
220
1,69
I ran
507
6,9
7
0,48
Pakistan
478
43,3
4
0,81
Cô oét
188
12,5
111
0,71
Oman
119
17,4
55
0,99
Jordanie
117
19,5
22
1,78
Ba – ranh
101
15,8
180
2,24
(Nguồn: Bảo hiểm quốc tế - Trường Quốc gia Bảo hiểm Paris)
2.2. Tình hình thị trường bảo hiểm toàn cầu.
Thị trường bảo hiểm trên thế giới hiện nay đang có những biến đổi sâu sắc.. Những người có trên 25 năm thâm niên công tác trong ngành bảo hiểm đã bình luận rằng, họ chưa từng thấy tình hình thị trường bảo hiểm toàn cầu như hiện nay:
Khả năng tài chính của thị trường là khổng lồ, cạnh tranh gay gắt và không lành mạnh mà hậu quả là phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm xấu đi một cách ghê gớm. Quan điểm chung hiện nay là các nhà bảo hiểm và các nhà n.hận tái bảo hiểm không còn bảo hiểm rủi ro nữa mà chỉ đơn thuần là chạy theo những tỉ lệ phí và những điều kiện bảo hiểm mà người ta cho là "điên rồ" và "không thể chịu đựng được". Sự thực là khái niệm "định giá đúng" đã bị lấn át bởi "các lí do thương mại", và ngày nay bảo hiểm giống như một thị trường hàng hóa thông thường, nơi mà chất lượng phục vụ và giá trị gia tăng, những nét đặc trưng cơ bản trong hoạt động kinh doanh của bảo hiểm không còn mấy ý nghĩa so với giá cả (phí bảo hiểm). Đối với một ngành kinh doanh như ngành bảo hiểm thì đó ít nhất cũng là điều đáng tiếc, đó là điều cực kỳ nguy hiểm xét về lâu dài đối với cả hai bên: người bán bảo hiểm và khách hàng của họ.
Mặt khác, tình trạng "thị trường mềm" không phải là mới. Nó đã từng xảy ra trước đây, nhưng có lẽ không phải với mức độ nghiêm trọng như hiện nay và với rất ít triển vọng sẽ được cải thiện trong những năm tới. Đương nhiên, không ai hoài nghi là trong mấy năm qua, các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm đã thu được khá nhiều lợi nhuận. Xét trên góc độ thị trường bảo hiểm toàn cầu thì vụ động đất ở Kobe Nhật Bản chỉ là một chấn động nhẹ. Lloydss of London có vẻ như vừa mới bình phục sau trận ốm "thập tử nhất sinh" đầu những năm 90 (Mặc dù bản báo cáo đầu tiên mới công bố gần đây của Equitas, một cơ quan đóng vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch xây dựng lại và cải cách của Lloyd's, chắc là đã làm chấn động toàn thị trường, bởi lẽ theo báo cáo đó thì những khiếu nại đòi bồi thường sẽ phải giải quyết trong tương lai tỏ ra khác xa một cách nguy hiểm so với dự kiến ban đầu).
Bảo hiểm thế giới đã được chứng kiến sự tăng lên chưa từng thấy của các khả năng tài chính mới ở Hoa Kỳ, Bermuda và các nơi khác, đặc biệt là trong lĩnh vực tái bảo hiểm. Ai nấy đều muốn chia phần và cạnh tranh ác liệt, hông chỉ làm cho phí bảo hiểm giảm xuống một cách đáng kể, mà còn làm giảm cả chất lượng sản phẩm bảo hiểm. Trước tình hình đó, tất cả đều buộc phải tập trung mọi sức lực bảo vệ công việc làm ăn của mình khỏi bị tấn công, cố gắng đạt được sự tăng trưởng và thực hiện được các mục tiêu chiến lược về lợi nhuận trước sự hiện diện của một "thị trường mềm", do đó còn đâu thời gian và cảm hứng để làm những việc như: tập trung nghiên cứu để cung cấp những sản phẩm mới có chất lượng cao nhằm đáp ứng các nhu cầu thay đổi hàng ngày, để hành động một cách chủ động sáng tạo chứ không phải phản ứng một cách thụ động; để ngẩng cao đầu và nhìn về tương lai.
Cũng cần nói thêm rằng ngành bảo hiểm đang trải qua những thay đổi cực kỳ sâu sắc. Một nhóm các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp đang thực hiện những thay đổi quan trọng về cơ cấu. Việc sáp nhập và mua lại các hãng môi giới và các công ty bảo hiểm đang diễn ra trên khắp thế giới. Ngày càng có nhiều công ty tái bảo hiểm được thành lập để cung cấp các giải pháp mới về bảo hiểm mức vượt trội cho những công ty muốn chọn mức giữ lại cao. Các giải pháp bảo hiểm trực tiếp không qua trung gian đang trở nên ngày càng phổ biến.
Cái mà người ta đang tập trung phê phán là ngành bảo hiểm đã tỏ ra không đủ hiệu quả một cách đáng ngại. Những vấn đề về vai trò tương lai của môi giới và của tái bảo hiểm vẫn chưa được giải đáp mặc dù ngày càng có nhiều người muốn bỏ hẳn hoặc giảm bớt khâu trung gian, tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa toàn bộ quá trình dịch chuyển từ người bán đến người mua. Trong khi đó thì bộ phận còn lại của giới tài chính quốc tế nhảy vào thị trường, chào bán các giải pháp cung cấp tài chính mà khách hàng có thể lựa chọn để xử lý rủi ro như các phương tiện phòng chống và các sản phẩm phát sinh vượt ra ngoài phạm vi các phương pháp chuyển giao rủi ro truyền thống thông qua bảo hiểm. Đối với các nhà bảo hiểm chuyên nghiệp quốc tế thì cũng chẳng có gì là chắc chắn: chỉ có sự thay đổi là chắc chắn mà thôi.
Còn đối với khách hàng thì trước mắt họ có thể mở tiệc ăn mừng. Họ giảm được nhiều chi phí để mua những sản phẩm văn hóa có điều kiện hời hơn, họ cảm thấy họ có được sự lựa chọn tự do hơn. Một số công ty lớn và công ty siêu quốc gia đã tiến đến giai đoạn mà sự lựa chọn ưa thích của họ là hạn chế tối đa việc sử dụng thị trường bảo hiểm trong chừng mực có thể. Đó là cách đáp lại tính không hiệu quả của quá trình bảo hiểm và tái bảo hiểm, một quá trình dẫn đến trên 40% phí bảo hiểm được dùng để chi trả cho quá nhiều bên tham gia vào một thương vụ bình thường, đặc biệt là dưới hình thức phụ phí và hoa hồng, chỉ có phần không lớn còn lại được chi cho chức năng bảo vệ thực sự của bảo hiểm. Đối với một số công ty lớn thì đó cũng là sự đáp lại nguyện vọng của họ muốn kiểm soát số phận của chính mình và muốn được ăn chia một phần thành quả tài chính mà ngành bảo hiểm giành được. Có mấy cách để họ thực hiện nguyện vọng đó. Đó là thành lập các công ty bảo hiểm "trong nhà" hay các công ty bảo hiểm nội bộ; săn tìm các giải pháp tài chính mới mà họ có thể lựa chọn để khắc phục rủi ro; lập ra các nhóm giữ lại rủi ro và các quỹ điều hòa. Tất cả những cái đó làm giảm quy mô của thị trường bảo hiểm và góp phần làm cho cạnh tranh ác liệt hơn.
II. Khái niệm và đặc điểm của thị trường bảo hiểm.
1. Các khái niệm cơ bản về bảo hiểm - tái bảo hiểm.
1.1. Bảo hiểm.
1.1.1. Khái niệm:
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm:
- Theo giáo trình bảo hiểm trường Đại học Kế toán Hà Nội: Hoạt động bảo hiểm là việc người bảo hiểm nhận trách nhiệm trước rủi ro, trên cơ sở người tham gia bảo hiểm ký kết hợp đồng, đóng phí bảo hiểm để người bảo hiểm bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm theo luật thống kê[9]. Khái niệm này mới chỉ nói lên được quy trình bảo hiểm, mà chưa nói lên được bản chất của bảo hiểm.
- Giai đoạn ban đầu phát triển của bảo hiểm thì bảo hiểm đã được định nghĩa là : "Bảo hiểm là tổ chức hợp lý một nhóm người có cùng chung một loại rủi ro có thể xảy ra. Các khoản đóng góp về tài chính của họ cho phép bồi thường những thiệt hại mà một số người trong nhóm phải gánh chịu khi tổn thất xảy ra [5]. Khái niệm trên chưa đầy đủ, không phải bất cứ thiệt hại nào cũng được bồi thường, mà chỉ một số những tổn thất đã được thoả thuận gây ra.
Nữ hoàng Anh Elisabeth đệ nhất đã từng khẳng định: Nhờ có bảo hiểm "tổn thất sẽ nhẹ đi nếu được chia sẻ cho nhiều người và sẽ rất nặng nếu để một ít người gánh chịu" [16]. Những người có nhà cửa, khi mua bảo hiểm hoả hoạn, hàng năm đều phải trả một khoản tiền nhỏ (tương đương 0,5%o giá trị ngôi nhà) để những người bất hạnh trong số họ, bị mất nơi ở do cháy, nhận được một khoản tiền bồi thường cho phép tái thiết lại nhà cửa.
- Còn trong giáo trình bảo hiểm - Trường Đại học Ngoại thương: Bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của Người bảo hiểm đối với Người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một số rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Khái niệm này khá đầy đủ nhưng chưa đề cập đến bản chất của hoạt động bảo hiểm. [7]
- Định nghĩa về bảo hiểm do giáo sư Hémard (Pháp) đưa ra có tính pháp lý hơn và đầy đủ hơn cả: ''Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó, một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền (phí bản hiểm hay đóng góp bảo hiểm) cho chính mình hoặc cho một người thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra sẽ được trả một khoản bồi thường từ một bên khác là người bảo hiểm, người trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù những thiệt hại theo Luật thống kê [16].
1.1.2. Các nguyên tắc bảo hiểm cơ bản của bảo hiểm :
a) Bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc chắn.
b) Nguyên tắc trung thực tuyệt đối.
c) Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm.
d) Nguyên tắc bồi thường.
e) Nguyên tắc thế quyền. [7]
1.1.3. Phương pháp phân tán rủi ro của các công ty bảo hiểm.
Rủi ro không chỉ xảy ra đối với những khách hàng mua bản hiểm mà còn xảy ra cả đối với các công ty bảo hiểm. Khi xảy ra những rủi ro tổn thất quá lớn thì cộng ty bảo hiểm cũng không đủ khả năng chi trả bồi thường và sẽ rơi vào tình trạng phá sản. Do vậy đối với những rủi ro quá lớn các nhà bảo hiểm sẽ tìm cách phân tán rủi ro để đảm bảo khả năng tài chính và ổn định hoạt động kinh doanh của chính mình. Từ khi bảo hiểm ra đời rất nhiều các phương pháp đã được áp dụng để phân chia rủi ro và phân tán các rủi ro cho nhiều nhà bảo hiểm để trong trường hợp tổn thất xảy ra, cam kết tối đa của mỗi một nhà bảo hiểm tương ứng với khả năng tài chính của họ và không làm phương hại đến khả năng thanh toán của họ.
Hiện nay có 3 phương pháp chính được áp dụng để phân chia rủi ro. Đó là: Đồng bảo hiểm, ký kết bảo hiểm theo lớp, tái bảo hiểm.
- Đồng bảo hiểm là sự phân chia theo tỉ lệ cùng một rủi ro giữa nhiều nhà bảo hiểm, những người được gọi là các nhà đồng bản hiểm. Mỗi một nhà đồng bảo hiểm trong số đó chấp nhận một tỉ lệ nào đó của rủi ro tùy thuộc vào mức chấp nhận riêng của anh ta và sẽ nhận được một tỉ lệ tương ứng như vậy về phí bảo hiểm do người được bảo hiểm và trong trường hợp tổn thất xảy ra toàn bộ hay từng phán thì anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo chính tỉ lệ đó. Thị trường thường xuyên áp dụng hình thức bảo hiểm này là thị trường Luân Đôn.
- Phân chia rủi ro theo lớp:
Khi một nhà bảo hiểm có khả năng bảo hiểm ở mức thấp hơn so với toàn bộ số tiền phải bảo hiểm, anh ta có thể đề nghị bảo hiểm cho rủi ro đầu tiên tương ứng với mức chấp nhận của anh ta và đề nghị một nhà bảo hiểm khác bảo hiểm mức còn lại của lớp đầu tiên này. Đối với các tập đoàn có tầm cỡ quốc tế, có thể quyết định bảo hiểm các lớp thấp ở các nhà bảo hiểm của nước nơi mà tập đoàn đó hoạt động (điều đó là một quy định bắt buộc của pháp luật) và có thể quyết định bảo hiểm các tổn thất thảm họa hoặc bảo hiểm các khoản tiền lớn nhất ờ các nhà bảo hiểm quốc tế được chấp nhận hoạt động tại nước mà tập đoàn này đặt trụ sở, đôi khi người ta gọi hợp đồng cuối cùng này là một hợp đồng ''cái ô'' (Umbrella Cover).
- Tái bảo hiểm:
Tái bảo hiểm là phương pháp thứ ba được áp dụng để phân tán các rủi ro và phân chia tốt hơn các rủi ro giữa các nhà bảo hiểm theo khả năng tài chính sẵn có của họ để bảo hiểm cho các rủi ro đó.
Người ta có thể nói người tái bảo hiểm là người bản hiểm của các nhà bảo hiểm. Thật vậy, tái bảo hiểm là một hợp đồng mà qua đó người bảo hiểm gốc trút bỏ tất cả hoặc một phần các rủi ro mà anh ta đã chấp nhận bảo hiểm sang một người khác, đó là người tái bảo hiểm.
Công ty bảo hiểm nhượng tái bảo hiểm, nhượng lại một phần các rủi ro đã chấp nhận và các khoản phí tương ứng. Chính vì vậy, trong một hợp đồng tái bảo hiểm, người bảo hiểm gốc được gọi là công ty nhượng, hoặc ngắn gọn hơn ''bên nhượng'' và người tái bảo hiểm được gọi là ''bên được nhượng''. Như vậy trong đồng bảo hiểm, có một mối quan hệ hợp đồng trực tiếp giữa người được bảo hiểm với mỗi một nhà đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm không hề có một mối quan hệ nào với các nhà tái bảo hiểm. Ngay cả sau khi đã ký một hợp đồng tái bảo hiểm, người bảo hiểm gốc vẫn giữ toàn bộ các rủi ro mà người đó đã chấp nhận bảo hiểm. Trong trường hợp tổn thất xảy ra, chính người bảo hiểm sẽ bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm và sau đó sẽ thu về phần mà nhà tái bảo hiểm phải trả cho mình (trên thực tế chúng ta sẽ thấy là trong trường hợp tổn thất xảy ra nghiêm trọng thì nhà tái bảo hiểm có thể ứng trước cho người bảo hiểm số tiền cần thiết để bồi thường cho người được bảo hiểm).
Như vậy, các hợp đồng tái bảo hiểm luôn luôn do các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp ký. Các hợp đồng tái bảo hiểm không bị sự kiểm tra chặt chẽ của các cơ quan Nhà nước như sự kiểm tra đối với các hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ những người được bảo hiểm. Vì vậy, nếu bắt buộc phải có các thủ tục chấp nhận đối với các nhà tái bảo hiểm thì thủ tục đó thường đơn giản hơn rất nhiều so với thủ tục của các nhà bảo hiểm gốc.
Tóm lại. Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác, trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo hiểm. Nếu như bảo hiểm là hình thức dàn trải tổn thất của một ít người cho nhiều người cùng chịu thì tái bảo hiểm là hình thức dàn trải một lần nữa những tổn thất mà các công ty bảo hiểm phải gánh chịu. Nói một cách ngắn gọn: tái bảo hiểm là bảo hiểm cho các nhà bảo hiểm.
Ưu nhược điểm của tái bảo hiểm
+ Ưu điểm: Tạo tâm lý an toàn cho các công ty bảo hiểm bằng các dịch vụ bảo hiểm, mở rộng phạm vi bảo hiểm, đảm bảo tài chính cho các công ty bản hiểm.
+ Nhưng nhược điểm là: Tái bảo hiểm có thể làm tăng hoặc giảm một cách đáng kể các chi tiêu tài chính của công ty bảo hiểm.
2. Thị trường bảo hiểm
2.l - Khái niệm về thị trường bảo hiểm
Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Có rất nhiều quan điểm về thị trường và cũng đã có nhiều tài liệu bàn về thị trường. Có thể nói quan điểm chung nhất về thị trường là ''thị trường bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn liền với một không gian nhất định''. [3]
Theo thuật ngữ bảo hiểm, thì trường bảo hiểm là nơi mua và bán các sản phẩm bảo hiểm. Sản phẩm bảo hiểm là loại sản phẩm dịch vụ đặc biệt; là loại sản phẩm vô hình không thể cảm nhận được hình dáng, kích thước, màu sắc v.v.. sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không được bảo hộ bản quyền, là sản phẩm mà người mua không mong đợi sự kiện bảo hiểm xảy ra đối với mình để được bồi thường hay trả tiền bảo hiểm (trừ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm nhân thọ )...
2.2. Các yếu tố cấu thành nên thị trường bảo hiểm.
2.2. l. Chủ thể của thị trường bảo hiểm.
Người mua hay khách hàng là những cá nhân hay tổ chức có tài sản, trách nhiệm dân sự trước pháp luật, tính mạng hoặc thân thể gặp rủi ro cần bảo hiểm thì mua các dịch vụ ( sản phẩm ) bảo hiểm hoặc trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức trung gian. Khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của một loại sản phẩm. Khách hàng bao gồm khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của một loại sản phẩm. Khách hàng hiện tại là khách hàng đang tham gia quá trình mua và sử dụng sản phẩm đó, khách hàng tiềm năng là khách hàng có thể tham gia vào quá trình mua và sử dụng sản phẩm đó trong tương lai.
Mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng là lợi nhuận. Muốn vậy phải tiêu thụ được sản phẩm của mình qua các kênh phân phối sản phẩm. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm thường sử dụng kênh phân phối là đại lý và môi giới bảo hiểm.
Theo thuật ngữ Bảo hiểm, Đại lý bảo hiểm là người làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm thay mặt doanh nghiệp bán các sản phẩm bảo hiểm cho người mua. Còn Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam: ''Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan".(Điều 84, chương IV). Như vậy Đại lý Bảo hiểm là những người hoặc tổ chức trung gian giữa và người tham gia bảo hiểm, đại diện cho doanh nghiệp và hoạt động vì quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Đại lý có thể là các tổ chức ngân hàng hay luật sư. Những người này làm Đại lý bảo hiểm rất thuận lợi do có sự tiếp xúc và hiểu biết nhiều khách hàng Trung gian phổ biến trên thị trường bảo hiểm nhân thọ là Đại lý bảo hiểm thường là các cá nhân chuyên hoạt động đại lý. Họ hoạt động tại văn phòng hoặc đi đến từng nhà, từng doanh nghiệp để bán bảo hiểm, thu phí bảo hiểm và đàm phán những thay đổi về nhu cầu bảo hiểm của khách hàng thực tế và tiềm năng.
Cũng là một trong 2 kênh phân phối qua trung gian, nhưng môi giới bảo hiểm lại là hình thức phổ biến của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ. Môi giới bảo hiểm là người trung gian giữa DNBH với khách hàng. Môi giới bảo hiểm khác với đại lý bảo hiểm một cách cơ bản là nếu Đại lý bảo hiểm đứng về phía quyền lợi của công ty bảo hiểm thì ngược lại môi giới bảo hiểm lại đứng về phía quyền lợi của khách hàng. Họ có nhiệm vụ tham mưu, tư vân, thu xẹp các hợp đồng bảo hiểm cho khách hàng. Môi giới là người được khách hàng ủy quyền và luôn luôn hành động vì lợi ích của khách hàng.
Môi giới bảo hiểm thường nắm rất vững về kỹ thuật nghiệp vụ, đặc biệt là những thông tin về thị trường. Về lý thuyết, người môi giới sau khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ tìm kiếm DNBH có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất với chi phí thấp nhất. Thực tế, môi giới thường lựa chọn trên thị trường một doanh nghiệp bảo hiểm có nhiều ưu đãi, sau đó giới thiệu cho khách hàng. Môi giới bảo hiểm làm cho cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm được chắp nối với nhau, đồng thời góp phần làm tăng uy tín của sản phẩm và doanh nghiệp bảo hiểm. Ngày nay kênh phân phối bằng môi giới được sử dụng nhiều đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm hàng hóa XNK...
Thông thường trên thị trường bảo hiểm có 2 loại môi giới bảo hiểm. Đó là môi giới bảo hiểm gốc và môi giới tái bảo hiểm. Môi giới bảo hiểm gốc sẽ giúp những người cần mua bảo hiểm nhưng không biết phải mua như thế nào và mua ở đâu tìm và kí được hợp đồng bảo hiểm phù hợp. Khách hàng có thể trực tiếp hoặc qua môi giới để mua bảo hiểm. Nhưng trong những trường hợp tái bảo hiểm thì môi giới tái bảo hiểm lại đặc biệt quan trọng, là người không thể thiếu khi tái bảo hiểm. Hầu hết các DNBH trên thế giới đều yêu cầu môi giới tái bảo hiểm tư vấn, giúp đỡ khi các rủi ro được bảo hiểm quá lớn so với khả năng tài chính của họ trong việc thanh toán bồi thường tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Đối với các rủi ro tiềm ẩn lớn, môi giới tái bảo hiểm sẽ giúp DNBH phân tích phạm vi rủi ro để thu xếp tái bảo hiểm khi cần thiết. Thông qua môi giới tái bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có được sự an toàn về tài chính, do đó sẽ có khả năng bảo vệ khách hàng lớn hơn và đem lại sự ổn định cao hơn cho xã hội.
2.2.2. Khách thể của thị trường bảo hiểm.
Khách thể của thị trường bản hiểm chính là sản phẩm bảo hiểm. Từ các góc độ khác nhau, có thể đưa ra các định nghĩa khác nhau về sản phẩm bảo hiểm. Xét trên góc độ những thứ cơ bản nhất mà khách hàng nhận được khi mua sản phẩm thì sản phẩm bảo hiểm có thể được định nghĩa là: Sự cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Định nghĩa này xuất phát từ việc khi mua bảo hiểm, bằng việc trả một khoản tiền nhất định - nộp phí bảo hiểm, bên mua bảo hiểm (các tổ chức, các cá nhân sẽ được DNBH cấp cho Hợp đồng bảo hiểm (giấy chứng nhận bảo hiểm) xác nhận rằng DNBH sẽ bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm cho họ khi xảy ra các sự kiện như đã thỏa thuận. Thông thường khi nói tới ''Sản phẩm bảo hiểm", người ta thường đồng nghĩa với nghĩa với ''nghiệp vụ bảo hiểm". Cách nói này thường được sử dụng khi phân loại DNBH theo sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Đ._.ặc điểm của sản phẩm bảo hiểm:
Bảo hiểm là một loại hình dịch vụ, do đó sản phẩm bảo hiểm cũng có các đặc điểm chung của các sản phẩm dịch vụ như tính vô hình, tính không thể tách rời và không thể cất trữ được, tính không đồng nhất với tính không được bảo hộ bản quyền. Ngoài ra, sản phẩm bảo hiểm còn có các đặc điểm riêng đó là: Sản phẩm ''không mong đợi", sản phẩm của "chu trình kinh doanh đảo ngược'' và sản phẩm có hiệu quả ''xê dịch''. Chính vì có những đặc điểm chung và đặc điểm riêng này nên sản phẩm bảo hiểm được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ ''đặc biệt''
a) Đặc điểm chung:
Bảo hiểm là sản phẩm vô hình. Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản phẩm, in những nội dung thỏa thuận... Nhưng khách hàng không thể chỉ ra được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói một cách khác, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm ''vô hình!" người mua không thể cảm nhận được sản phẩm bảo hiểm thông qua các giác quan của mình.
Tính vô hình của sản phẩm bảo hiểm làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên khó khăn hơn. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro.
Sản phẩm bảo hiểm không thể tách rời - tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng với việc tiêu dùng sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một thể thống nhất). Thêm vào đó, sản phẩm bảo hiểm cũng không thể cất trữ được - có nghĩa là khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình.
Đa số các sản phẩm hữu hình có thể được sản xuất với số lượng lớn sau đó được lưu trữ trong kho bán dần. Còn các sản phẩm dịch vụ thì không thể cất trữ được.
Các nhân viên của doanh nghiệp cũng như các đại lý bảo hiểm chỉ có một số giờ nhất định trong một ngày để gặp gỡ khách hàng và số giờ sẵn có trong ngày không thể mang sang ngày khác. Doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể "sản xuất'' trước một lượng lớn các cuộc kiểm tra các khiếu nại hay các dịch vụ khách hàng khác và gửi chúng cho các khách hàng có yêu cầu.
Tính không đồng nhất của dịch vụ bảo hiểm, cũng như các dịch vụ khác, chủ yếu được thực hiện bởi con người. Nhưng cho dù là người có kỹ năng đến đâu đi chăng nữa thì dịch vụ họ thực hiện không phải lúc nào cũng nhất quán. Ví dụ, các địa lý khi bán sản phẩm có thể quên các chi tiết, có thể chậm trễ hoặc mất kiên nhẫn... Nhìn chung chất lượng phục vụ của một cá nhân nào đó tại các thời điểm khác nhau, với các khách hàng khác nhau là khác nhau. Chất lượng phục vụ này phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, các yếu tố xung quanh. Ngoài ra, giữa các cá nhân khác nhau, chất lượng phục vụ cũng khác nhau.
b) Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm
Sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm ''không mong đợi". Một trong những đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm không mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, đối với các sản phẩm mang tính bảo hiểm thuần túy, mặc dù đã mua sản phẩm - nhưng khách hàng đều không mong muốn rủi ro xảy ra để được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường hay trả tiền bảo hiểm. Bởi vì rủi ro một khi đã xảy ra thì đồng nghĩa với thương tích, thiệt hại thậm chí là mất mát, do đó số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, chi trả khó có thể bù đắp được. Đặc tính này cũng làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên vô cùng khó khăn, sản phẩm bảo hiểm là sản phẩm của ''chu trình kinh doanh đảo ngược''.
Nếu như trong các lĩnh vực kinh doanh khác, giá cả sản phẩm được xác định trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh thì trong lĩnh vực bản hiểm, phí bảo hiểm - giá cả của sản phẩm bản hiểm được xác định dựa trên những số liệu ước tính về các chi phí có thể phát sinh trong tương lai như chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm), chi hoa hồng, chi tái bảo hiểm... Trong đó, khoản chi chiếm tỉ trọng lớn nhất là chi bồi thường (trả tiền bảo hiểm). Khoản chi này được xác định chủ yếu dựa trên số liệu thống kê quá khứ và các ước tính tương lai về tần suất và quy mô tổn thất.
Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí của người tham gia bảo hiểm hình thành nên quỹ bảo hiểm; sau đó nếu có các sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm mới phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường hay chi trả. Do vậy, với việc thu phí trước, nếu không có hoặc có ít rủi ro xảy ra, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn dự kiến. Ngược lại, nếu rủi ro xảy ra với tần suất hoặc với quy mô lớn hơn dự kiến, doanh nghiệp bảo hiểm có thể thua lỗ.
Về phía khách hàng, hiệu quả từ việc mua sản phẩm cũng mang tính ''xê dịch'' - không xác định. Điều này xuất phát từ việc không phải khách hàng nào tham gia bảo hiểm cũng '' được nhận" một số tiền chi trả của doanh nghiệp bảo hiểm (trừ trường hợp mua các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ mang tính tiết kiệm).
Người bán là các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo tính chất sở hữu, doanh nghiệp bảo hiểm có thể chia ra: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, công ty liên doanh v.v... Theo quy mô tổ chức có thể chia ra tổng công ty, công ty chia theo loại hình kinh doanh thì có công ty bảo hiểm nhân thọ hoặc phi nhân thọ; bán hàng trực tiếp cho khách hàng hoặc thông qua các tổ chức trung gian.
2.2.3 Các qui định pháp luật
Bất kì một thị trường nào hoạt động cũng đều phải tuân thủ theo hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.Thị trường bảo hiểm cũng không nằm ngoài qui luật đó ở những nước có thị trường bảo hiểm phát triển như các nước Châu Âu, hệ thống pháp luật thị trường bảo hiểm rất đầy đủ và chặt chẽ. Đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam, gần đây luật kinh danh bảo hiểm đã ra đời giúp cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thuận lợi hơn. Ngoài luật kinh doanh bảo hiểm, rất nhiều luật khác ảnh hưởng như luật Dân sự , luật Đầu tư nước ngoài.v.v.
2.3. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm
Thị trường bảo hiểm cũng như các thị trường khác đều có những đặc trưng chung là:
2.3.1. Cung - cầu về bảo hiểm luôn luôn biến động
Cung về bảo hiểm do các doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện. Các doanh nghiệp ngày một nhiều và luôn đưa ra thị trường những sản phẩm mới thích ứng với thị trường. Sản phẩm bảo hiểm ngày một nhiều và luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học kĩ thuật của nền kinh tế, của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa. Điều đó chứng tỏ sản phẩm bảo hiểm không dừng lại ở con số ban đầu mà luôn được cải tiến, hoàn thiện và sáng chế, phát minh ra cái mới.
Cầu về bản hiểm của dân cư, của các tổ chức xã hội, của doanh nghiệp cũng không ngừng tăng lên. Khi nền kinh tế phát triển thì các tổ chức kinh tế cũng phát triển theo, đời sống vật chất tinh thần của dân cư cũng được cải thiện.
Do đó, nhu cầu về đa dạng về các dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Với thời kỳ khởi nguyên của bảo hiểm và thị trường bảo hiểm còn nhỏ bé, các lĩnh vực bảo hiểm cũng hạn chế.Bạn đầu chỉ xuất hiện bảo hiểm hàng hải vì đây là lĩnh vực thường xuyên xảy ra rủi ro và tổn thất lại vô cùng lớn. Rồi sau đó đến bảo hiểm cháy vì nó mang tính chất thảm họa tổn thất lớn. Còn bây giờ bảo hiểm đã quá quen thuộc với mọi người từ bảo hiểm cho những tài sản công trình lớn cho đến ô tô xe máy. Thậm chí chúng ta có thể mua bản hiểm cho đôi chân, cho khuôn mặt, cho đôi mắt của chính mình nếu chúng ta muốn. Rất nhiều diễn viên, người mẫu, ca sĩ đã mua những sản phẩm bảo hiểm mà chúng ta tưởng như không thể có như bảo hiểm giọng hát. v.v.. ...
Những năm đầu thế kỉ XX, dịch vụ bảo hiểm chỉ có trên dưới vài chục sản phẩm nhưng đến nay đã tăng lên hàng trăm, hàng nghìn loại.
Cung và cầu về sản phẩm bảo hiểm phát triển song hành. Cầu tăng thì cung tăng và ngược lại.
2.3.2 - Giá bảo hiểm phụ thuộc nhiều nhân tố.
Trong thị trường hàng hóa, chúng ta đã quá quen với khái niệm giá cả của hàng hóa. Đó là giá mà hai bên mua và bán đồng ý để trao đổi giữa hàng và tiền hoặc một thứ khác (tùy vào mục đích trao đổi). Và thông thường nó dựa trên quy luật ngang bằng về giá trị. Quy luật ngang bằng về giá trị do hao phí lao động bình quân xã hội quyết định. Khi một người mua bỏ ra một số tiền X để mua hàng Y thì có nghĩa là giá cả của Y là X. Thế nhưng trong thị trường bảo hiểm, người ta không hoặc rất hiếm khi sử dụng giá cả bảo hiểm mặc dù về bản chất nó hoàn toàn giống nhau.
Phí bảo hiểm là số tiền mà người mua - khách hàng phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm trên cơ sở thỏa thuận giữa người mua và người bán về một dịch vụ bảo hiểm nào đó. Phí bảo hiểm được thỏa thuận giữa người mua và người bán cũng có thể xem đó là giá chấp nhận của thị trường về dịch vụ (hay sản phẩm) bảo hiểm.
Phí bảo hiểm bao gồm: phí thuần và phụ phí (hoặc phí hoạt động trong bảo hiểm nhân thọ). Phí bảo hiểm được tính toán trên cơ sở số tiền bảo hiểm (số tiền người mua chấp nhận với người bán - người bảo hiểm đưa ra) với tỉ lệ phí bác hiểm (R).
Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm bảo hiểm.
* Mục tiêu định giá của từng doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp đưa ra những mức giá cho sản phẩm, thì những mức giá đó nhằm giúp doanh nghiệp đại được những mục tiêu nhất định. Nói một cách khác, mục tiêu định giá chính là cơ sở cho các quyết định liên quan đến giá cả. Và mục tiêu định giá phải đưa (xác định dựa trên những mục tiêu chung của doanh nghiệp. Ví dụ, khi mục tiêu chung của doanh nghiệp là duy trì chất lượng dịch vụ hàng đầu vượt hẳn đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ đặt giá cao hơn hẳn đối thủ cạnh tranh nhằm trang trải được các chi phí cao hơn phát sinh do cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn. Ngoài ra các mục tiêu định giá của doanh nghiệp cũng phải phù hợp với các mục tiêu marketing cụ thể của doanh nghiệp.
- Các mục tiêu hướng theo lợi nhuận.
- Mục tiêu hướng theo số lượng hợp đồng khai thác.
- Mục tiêu hướng theo cạnh tranh.
Quá trình định phí có thể được gọi là quá trình dự đoán tổn thất và chi phí trong tương lai, phân bổ các chi phí này giữa những người tham gia bảo hiểm. ở các quốc gia có ngành bảo hiểm phát triển, trong các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, việc định phí được thực hiện bởi bộ phận định phí hoặc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ quy mô nhỏ hơn thì việc định phí do các công ty tư vấn định phí thực hiện. Còn trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản và trách nhiệm, giá cả sản phẩm bảo hiểm được xác định dựa trên số liệu thống kê về khuynh hướng tổn thất do các tổ chức tư vấn cung cấp hoặc do từng doanh nghiệp bảo hiểm tự thu thập.
* Cầu về sản phẩm của khách hàng là nhân tố quyết định giới hạn trên của giá cả sản phẩm. Kinh nghiệm marketing thực tế đều cho thấy, cầu của hầu hết các sản phẩm (trong đó có sản phẩm bảo hiểm) có quan hệ tỉ lệ nghịch với giá cả của sản phẩm (với điều kiện là các nhân tố khác - điều kiện kinh tế nói chung, sự sẵn có của sản phẩm, khả năng mua của khách hàng... không thay đổi). Khi phân tích cầu về sản phẩm phải xác định sự thay đổi của nó khi giá cả sản phẩm thay đổi. Để đo lường mức độ thay đổi này (tỉ lệ % thay đổi trong lượng cầu khi có tỉ lệ % thay đổi trong giá cả), kinh tế học vi mô đã đưa ra khái niệm ''độ co dãn của cầu theo giá''.
2.3.3. Canh tranh và liên kết diễn ra liên tục
Thị trường bảo hiểm cũng như các thị trường khác, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tranh giành khách hàng, để thu nhiều lợi nhuận diễn ra liên tục, gay go, quyết liệt. Cạnh tranh diễn ra trên nhiều khía cạnh, thủ thuật. Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là dễ bắt chước, không bảo hộ bản quyền, nên các doanh nghiệp bảo hiểm "đổ xô'' vào những sản phẩm được thị trường chấp nhận (ngoài việc tung vào thị trường những sản phẩm mới) bằng cách cải tiến để hoàn thiện sản phẩm đó hơn các doanh nghiệp khác; bằng cách tuyên truyền quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng và đặc biệt giảm phí và tăng tỉ lệ hoa hồng để giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường v.v... Thực tế sôi động đó đã được chứng minh khi thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia...
Cùng với cạnh tranh là liên kết. Cạnh tranh càng mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các doanh nghiệp mới, còn yếu về tiềm lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh; liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau v.v.. liên kết còn diễn ra giữa các doanh nghiệp nhỏ với doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh doanh nghiệp nhỏ đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và cũng để tăng thêm đồng minh cho doanh nghiệp lớn.
Liên kết còn là nhu cầu của thị trường bản hiểm mới hình thành và phát triển trong điều kiện'thị trường thế giới đã ổn định, có tiềm lực. Liên kết cũng là xu hướng chung của hội nhập và toàn cầu hóa.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam tuy mới hình thành và phát triển, nhưng cạnh tranh cũng diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp với đủ thủ thuật và mánh khóe. Cạnh tranh cũng gây thiệt hại đáng kể cho một số doanh nghiệp, nhưng cũng mang lại thành công cho các doanh nghiệp có lợi thế, v.v... Để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trước sự cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp liên kết lại trong tổ chức '' Hiệp hội bảo hiểm" để điều hòa và giữ thế cân bằng trong kinh doanh trước hiện tượng giảm phí và tăng tỉ lệ hoa hồng tùy tiện; đồng thời tiến hành liên kết dưới hình thức liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng tiềm lực kinh tế và kinh nghiệm kinh doanh để mở rộng thị trường v.v
2.3.4 - Thành phần các doanh nghiệp bảo hiểm luôn thay đổi
Thị phần bảo hiểm là tỉ lệ phần trăm (%) của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chiếm trong thị trường bảo hiểm. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao; kết quả kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển.
Nói đến thị phần là nói đến thị trường phát triển không còn mang tính độc quyền. ở đây, các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội như nhau; song doanh nghiệp nào dành được thị phần nhiều hơn là doanh nghiệp đó làm tốt công tác quảng cáo, tiếp thị; do chất lượng phục vụ tốt hơn, phí bảo hiểm có thể thấp hơn v.v..
Như vậy, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm luôn thay đổi do số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi; do chiến lược maketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả v.v... của các doanh nghiệp thay đổi không những giữ được thị phần của mình mà còn giành giật được thị phần của các doanh nghiệp khác.
Ngoài việc cạnh tranh để giành giật thị trường của nhau, các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hợp lý để thu hút bộ phận khách hàng tiềm năng. Đây là bộ phận dân cư có nhu cầu bảo hiểm, nhưng chưa có thông tin chính xác về dịch vụ bảo hiểm trên thị trường. Doanh nghiệp nào có chiến lược tuyên truyền, quảng cáo, phục vụ tốt... sẽ thu hút thêm khách hàng ở bộ phận này góp phần tăng thị trường doanh nghiệp. Mặt khác, các doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tung ra thị trường những sản phẩm mới để thu hút dân cư trong bộ phận không tiêu dùng tuyệt đối bộ phận không có nhu cầu tuyệt đối với dịch vụ bảo hiểm có trên thị trường.
Ngoài ra, thị trường bảo hiểm còn có những đặc điểm riêng như:
- Thị trường bảo hiểm có đối tượng khách hàng rất rộng vì đối tượng bảo hiểm đa dạng, bao gồm tài sản, trách nhiệm dân sự, con người.
- Thị trường bảo hiểm là thị trường tài chính, do đó chịu sự kiểm tra, kiểm soát rất chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước có thể can thiệp khá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước không những xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm dân sự mà còn quyết định hình thức triển khai-bắt buộc hay tự nguyện. Chỉ có trong thị trường bảo hiểm mới có hình thức bắt buộc với người tham gia.
- Thị trường bảo hiểm ra đời muộn hơn so với các thị trường khác. Sự ra đời lại phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Chẳng hạn, bảo hiểm nhân thọ triển khai được trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển đến mức độ nhất định; thu nhập của người dân được nâng cao, trình độ học vấn được cải thiện, môi trường pháp lý tương đối phát triển ổn định; các loại thị trường khác đã hình thành (thị trường tài chính, đầu tư v.v...).
3. Các loại bảo hiểm
3.l - Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội giữ một vai trò nòng cốt chính trong hệ thống bảo trợ xã hội. Bất cứ nhà nước nào cũng đều thừa nhận rằng, sự nghèo khổ vì thất nghiệp, ốm đau, không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà còn là trách nhiệm của xã hội. Do đó, giải quyết những vấn đề này là trách nhiệm của nhà nước và công dân. Những đối tượng được bảo trợ xã hội là những người không đạt tiêu chuẩn '' mức sống bình thường về kinh tế '', nên mức bảo trợ cũng chỉ hạn chế trong phạm vi nhu cầu của mức sống cơ bản. Do đó, bảo hiểm xã hội cũng là một loại bảo hiểm của nhà nước thực hiện bắt buộc theo pháp luật và được coi là trách nhiệm chung của xã hội, nhằm bảo vệ quyền lợi cơ bản của nhân dân và thực hiện chính sách xã hội do nhà nước quy định.
Bảo hiểm xã hội thường có những đặc trưng sau đây:
* Đối tượng bảo hiểm xã hội:
Bảo hiểm xã hội thể hiện chính sách xã hội của nhà nước, chủ yếu là giải quyết vấn đề đời sống cơ bản của những người lao động trong xã hội, thực hiện trách nhiệm của xã hội đối với từng người lao động, vì vậy đối tượng bảo hiểm phải là đại đa số người dân trong xã hội.
* Phương pháp thực hiện bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội phần lớn có tính chất bắt buộc. Đối tượng của bảo hiểm xã hội là đa số người dân trong xã hội, những người làm công ăn lương, những người có quan hệ hợp đồng lao động. Thông thường bảo hiểm xã hội do nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật bắt buộc những người có đủ điều kiện đều phải tham gia bảo hiểm một cách bắt buộc.
* Đóng góp phí bảo hiểm
Bảo hiểm xã hội nhằm mục đích tạo điều kiện ổn định đời sống kinh tế của đa số người lao động trong xã hội.
* Tinh thần giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội
Trong quá trình điều hòa sử dụng thực tế quỹ bảo hiểm xã hội thường có lợi cho những người có thu nhập thấp, nên trong xã hội đã có tình trạng "người có mức lương cao nộp phí bảo hiểm nhiều lại được lợi ít, còn người có mức lương thấp nộp phí bảo hiểm ít lại được lợi hơn''. Số cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp lâu đời ít hơn so với các cơ quan, doanh nghiệp mới, nhưng số cán bộ, công nhân viên đã về hưu mà các cơ quan, doanh nghiệp lâu đời cần phải chăm sóc lại nhiều hơn so với các cơ quan, doanh nghiệp mới. Vì vậy, các doanh nghiệp lâu đời nộp phí bảo hiểm ít lại được hưởng lợi nhiều, còn các doanh nghiệp mới phải nộp phí bảo hiểm nhiều lại được hưởng lợi ít một cách tương đối.
3.2. Bảo hiểm thương mại
a. Bảo hiểm nhân thọ:
Là bảo hiểm đời sống hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Bao gồm các loại hình như bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ...
* Bảo hiểm phi nhân thọ là tính chất phân tán rủi ro và các công ty bảo hiểm có thể có mà cũng có thể không phải trả tiền bồi thường phụ thuộc vào tổn thất có xảy ra hay không.
* Bảo hiểm nhân thọ mang tính chất tiết kiệm, lâu dài và các công ty bảo hiểm nhân thọ chắc chắn phải trả tiền bảo hiểm khi đến hạn ghi trong hợp đồng bảo hiểm.
b. Bảo hiểm phi nhân thọ gồm:
Bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con người (Health and Person alaccident Insurance):
+ Bảo hiểm tai nạn hành khách.
+ Bảo hiểm tai nạn lao động.
+ Bảo hiểm khách du lịch.
+ Bảo hiểm tai nạn học sinh, sinh viên.
+ Bảo hiểm tai nạn con người.
+ Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật.
+ Bảo hiểm sinh mạng.
- Bảo hiểm xe cơ giới (Motor Vehlcle Insurance)
+ Bảo hiểm thân xe (hay còn gọi là bảo hiểm vật chất xe.
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy nổ (Fire Insurance)
- Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh (Business Interuption)
- Bảo hiểm vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không (cargo Inssurance) .
+ Bảo hiểm hàng hàng hóa xuất nhập khẩu
+ Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu (Hull and P & I Insurance):
+ Bảo hiểm thân tàu biển, tàu pha sông biển.
+ Bảo hiểm vật chất tàu sông, tàu cá.
- Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại khác (Other property and Casualty Irlsuarance):
+ Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt (Car, Ear)
+ Bảo hiểm dầu khí (Oil and gaz insuarance)
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro hành chính: bảo hiểm quỹ tín dụng nhân dân.
- Bảo hiểm nông nghiệp:
+ Bảo hiểm vật nuôi, cây trồng.
- Bảo hiểm trách nhiệm của người giao nhận.
- Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.
- Bảo hiểm du lịch.
II. vai trò của thị trường bảo hiểm
1. Vai trò của thị trường bảo hiểm trong nền kinh tế
1.1 Tạo ra một nguồn vốn lớn bằng phí bảo hiểm và tập trung vào một số đầu mối để đầu tư vào những lĩnh vực khác để phát tnển nền kinh tế quốc dân.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia tỉ lệ thuận với tốc độ gia tăng về đấu tư Đặc biệt với các khoản tiền lớn vô cùng cần thiết cho các lĩnh vực đầu tư lâu dài, yêu cầu vốn nhiều.
Ngày nay, ở các nước phát triển, số tiền do nhà bảo hiểm đang quản lý rất lớn: 2000 tỉ USD ở Hoa Kỳ, 1719 tỉ Bảng Anh, 2.967 tỉ Frăng ở Pháp. Nhờ khả năng đầu tư, giờ đây thị trường bảo hiểm đóng một vai trò chủ lực trong nền kinh tế ở Pháp nơi có truyền thống đầu tư vào trái phiếu, nhà bản hiểm đã nắm 60% số lượng trái phiếu của nhà nước và trong lĩnh vực bất động sản cũng giữ một vị trí quan trọng.
ở Anh, các nhà bảo hiểm đầu tư chủ yếu vào cổ phiếu nhất là qua Quỹ hưu trí (Fonds de pension), quỹ này thu về các khoản tiền đóng góp dài hạn để sau này trả lương hưu cho những người làm công ăn lương. ở đây thị trường bảo hiểm ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán và tài trợ cho các hoạt động đầu tư. Còn ở Việt Nam tính đến cuối năm 2002 Bảo Việt đã đầu tư và góp vốn vào tổng số 22 công ty và tập đoàn cả trong nước và nước ngoài, các ngân hàng, công ty cổ phần chứng khoán...(Nguồn:Báo cáo hàng năm của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam)
1.2. Bổ sung vào ngân sách của Nhà nước bằng lãi bảo hiểm.
Doanh thu của ngành bảo hiểm càng cao thì nguồn thu cho ngân sách càng lớn. Đó là điều tất yếu Thị trường bảo hiểm, đặc biệt là thị trường bảo hiểm nhân thọ. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm rất cao, năm 1999 tăng 142,4% (gấp 2,5 lần phí năm trước), năm 2000 là162,6%, 2001:l 15,6% và năm 2002 tăng 89,7% thì vai trò của nghành bảo hiểm trong GDP càng lớn. ở các nước phát triển thì thị trường bảo hiểm đóng góp trung bình là 8,3% GDP.
1.3. Tăng thu và giảm chi cho cán cân thanh toán quốc gia.
Nếu những nhà xuất khẩu và nhập khẩu lựa chọn mua bảo hiểm của các công ty bảo hiểm trong nước thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều ngoại tệ. Trước đây thị trường bảo hiểm chưa phát triển cộng với nghiệp vụ xuất nhập khẩu còn yếu, chúng ta thường xuất khẩu theo điều kiện FOB và nhập khẩu theo điều kiện CIF chung của doanh nghiệp là duy trì chất lượng dịch vụ hàng đầu vượt hẳn đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp sẽ đặt giá cao hơn hẳn đối thủ cạnh tranh nhằm trang trải được các chi phí cao hơn phát sinh do cung cấp dịch vụ với chất lượng cao hơn''.
Như vậy thì hoàn toàn các công ty của Việt Nam không thể mua bảo hiểm trong nước được. Nếu thị trường bảo hiểm trong nước lớn mạnh thì các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước hoàn toàn có thể tin tưởng mua bảo hiểm trong nước, vừa đảm bảo yếu tố tin cậy vừa tiết kiệm được ngoại tệ. Hơn nữa, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu tự mua bảo hiểm ở thị trường trong nước họ sẽ được tư vấn kĩ lưỡng về các loại, các hình thức bảo hiểm phù hợp nhất để tránh được rủi ro mà lại tiết kiệm chi phí. Các công ty bảo hiểm với những nhân viên tư vấn của mình sẽ còn góp phần tư vấn, tiếp thị khách hàng và có thể làm thay đổi tập quán bán FOB, nhập CIF, tư vấn thêm các nghiệp vụ mua bán cũng như các cách thức khiếu nại bồi thường một cách tỉ mỉ và dễ hiểu hơn.
1.4. Thị trường Bảo hiểm giúp cho việc thực hiện đổi mới cơ chế kinh tế nhanh chóng hơn.
Trong quá trình đổi mới cơ chế kinh tế, các doanh nghiệp trở thành tổ chức kinh tế tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lỗ, lãi. Sau khi thực hiện chế độ trách nhiệm kinh doanh, trách nhiệm và rủi ro kinh tế thuộc về các tổ chức này phải đảm nhận ngày càng nhiều hơn: thiên tai và tai nạn bất ngờ hay xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh và khai thác kĩ thuật mới, sản phẩm mới, còn những rủi ro về tín dụng hay xảy ra trong quá trình kinh doanh giữa các bên. Nhà nước không thể bao cấp cho những tổn thất do những rủi ro này gây ra như thời kì chưa đổi mới cơ chế kinh tế, những nhà sản xuất, kinh doanh phải tự đảm nhận giải quyết. Chỉ có tham gia bảo hiểm các doanh nghiệp có thể chuyển rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm, tức là chuyển những yếu tố không ổn định và những tổn thất không lường trước được trong quá trình kinh doanh, nhằm đảm bản cho những hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thuận lợi.
Đồng thời, chế độ phá sản doanh nghiệp được thực hiện trong quá trình đổi mới kinh tế hiện nay cũng phải được thực hiện đồng bộ với chế độ bản hiểm xã hội tương ứng, nhằm đảm bảo một phần nhất định đời sống công nhân viên chức của doanh nghiệp bị phá sản trong thời gian chờ việc lành. Nếu không, việc thực hiện luật phá sản doanh nghiệp sẽ gây ra những yếu tố không ổn định về trật tự xã hội.
1.5. Thị trường Bảo hiểm giúp cho việc thực hiện, bảo toàn vốn vay của các ngân hàng thương mại một cách thuận lợi.
Đảm bảo cho việc luân chuyển vốn cho vay. Trong thời kì đổi mới cơ chế kinh tế ở nước ta, một phần lớn vốn cần dùng cho doanh nghiệp được cung cấp từ khoản tiền vay của ngân hàng, những doanh nghiệp bị tai nạn rủi ro, việc đó chẳng những ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả khoản tiền vay đã hết hạn, mà còn yêu cầu ngân hàng tiếp tục cho vay, nhằm đáp ứng đầy đủ số tiền vốn cần dùng ngay để doanh nghiệp khôi phục sản xuất. Nếu doanh nghiệp bị tai nạn rủi ro đã kịp thời nhận được tiền bồi thường bảo hiểm, đã nhanh chóng khôi phục sản xuất và kinh doanh thì cũng có thể hoàn trả vốn vay ngân hàng.
1.6. Thị trường bảo hiểm có lợi cho sự phát triển và củng cố nền kinh tế hàng hóa ở nông thôn.
Nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm gần đây, nền kinh tế nông nghiệp và kinh tế hàng hóa ờ nông thôn nước ta đều có những bước phát triển rất lớn. Nhưng vì nền sản xuất nông nghiệp còn lệ thuộc vào nhiều điều kiện tự nhiên rất nhiều, còn có những đặc điểm như tính chất thời vụ, tính chất khu vực và tính chất không ổn định, nên kinh tế hàng hóa ở nông thôn phần lớn là kinh tế tập thể nhỏ và cá thể, vốn ít, sức mạnh về kinh tế tương đối non yếu. Do đó, trong sản xuất nông nghiệp và trao đổi buôn bán các mặt hàng nông nghiệp nếu bị thiên tai và tai nạn bất ngờ, sẽ càng thêm nhiều khó khăn cho các đơn vị sản xuất và kinh doanh, nên lại càng đòi hỏi phải có sự hỗ trợ đắc lực của các loại bảo hiểm nông nghiệp như bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm cây trồng...
1.7. Thị trường bảo hiểm tạo ra môi trường thuận lợi cho việc họp tác kinh tế, kĩ thuật, thương mại với nước ngoài và cho việc thu hút đầu tư của nước ngoài.
Đi đôi với việc thực hiện chính sách mở cửa ở nước ta hiện nay, việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến kinh tế đối ngoại càng trở nên quan trọng. Những rủi ro trong quá trình trao đổi kinh tế, thương mại, kĩ thuật với nước ngoài thường lớn hơn trong nước, vì vậy càng đòi hỏi phải có sự đảm bảo kinh tế dưới hình thức bảo hiểm. Thực hiện các loại nghiệp vụ bảo hiểm có thể tăng thêm mức độ an toàn đối với những nhà đầu tư đối với việc hợp tác hoặc đầu tư vào nước ta. Trong những năm gần đây, ngoài việc phát triển các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển và nghiệp vụ bảo hiểm tàu biển phục vụ cho thương mại xuất nhập khẩu, ở nước ta các loại nghiệp vụ bảo hiểm công trình thăm dò, khai thác dầu khí, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đã được triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu thu hút kĩ thuật tiên tiến và gọi vốn đầu tư của nước ngoài. Đồng thời, hoạt động bảo hiểm còn thu về cho Nhà nước một khoản ngoại tệ phi mậu dịch rất lớn.
1.8. Thị trường Bảo hiểm có thể tăng cường đề phòng, hạn chế tai nạn rủi ro, giảm bớt tổn thất của cải của xã hội.
Trong thị trường bảo hiểm người bảo hiểm chính là người sẽ bồi thường những tổn thất khi có rủi ro xảy ra cho những người mua bảo hiểm. Điều này không có nghĩa là trong thị trường bảo hiểm đơn thuần chỉ có sự chuyển giao rủi ro giữa người bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Thực tế, nếu rủi ro không xảy ra thì người bảo hiểm sẽ không phải bồi thường và họ sẽ có thu nhập khoản tiền ấy.
Do đó rủi ro càng ít, họ càng có lợi. Chính vì vậy mà chính những công ty bảo hiểm sẽ tăng cường việc đề phòng, hạn chế tổn thất. Doanh nghiệp bảo hiểm các nước trên thế giới thường tìm kiếm những người tài giỏi có đủ trình độ khoa học kĩ thuật cao, tổ chức những cuộc nghiên cứu ứng dụng thực tế, cung cấp dịch vụ tư vấn cho khách hàng tham gia bảo hiểm về việc đề phòng tổn thất.
2. Vai trò của thị trường bảo hiểm đối với các thị trường khác.
Trong nền kinh tế quốc dân có các kênh dẫn vốn sau:
NH
A
TTBH
B
NS
TTCK
Có vốn Cần vốn
Trong mô hình các kênh dẫn vốn trên thị trường bảo hiểm cũng là một kênh dẫn vốn lớn trong 4 kênh đó thì 3 kênh là kênh trực tiếp và chỉ có một kênh gián tiếp, Kênh gián tiếp đó là cách huy động vốn qua ngân hàng.
Kênh dẫn vốn qua ngân hàng có điểm yếu là chi phí sử dụng vốn cao (lãi suất cao) do phải trả một phần lãi cho ngân hàng. Hơn nữa các thủ tục cho vay phức tạp cần nhiều điều kiện, mặt khác các khoản tiền quá nhỏ người dân cũng ngại gửi ngân hàng. Ngoài ra còn một nỗi lo lạm phát nên nhiều người có vốn chỉ tự giữ chứ không gửi ngân hàng.
Trong 3 kênh dẫn vốn trực tiếp là. Ngân sách, thị trường chứng khoán tiền tệ bảo hiểm thì kênh thông qua ngân sách không phổ biến vì nó thường chỉ cung cấp cho các dự án quốc gia hay các doanh nghiệp nhà nước. Còn thị trường chứng khoán ngày nay đang được coi là kênh dẫn vốn rất hiệu quả nó là thị trường trực tiếp để mua bán vốn, chi phí sử dụng vốn thấp do không qua trung gian. Kênh này ngày càng phát triển. Nhưng sự phát triển của thị trường này rất khó khăn vì nó đòi hỏi các điều kiện về kinh tế phải phát triển tới một mức độ nhất định, cơ sở pháp lý chặt chẽ để nó có thể hoạt động một cách hiệu quả. Hơn nữa một điểm yếu của thị trường chứng khoán là không ph._. kinh doanh bảo hiểm và là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước duy nhất. Bảo Việt sẽ tăng vốn điều lệ từ 586 tỉ đồng (hiện nay) lên mức 3.000 tỉ đồng (năm 2005) và 5.000 tỉ đồng (2010).
Các công ty bảo hiểm Nhà nước khác như công ty bảo hiểm Tp Hồ Chí Minh (Bảo Minh), công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) và công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) sẽ tiến hành cổ phần hóa. Bảo minh chuyển thành công ty bảo hiểm cổ phần có vốn Nhà nước chi phối, chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và thực hiện các loại hoạt động khác như: đầu tư vốn, dịch vụ tài chính, trong đó bảo hiểm là hoạt động kinh doanh chủ yếu.
Công ty bảo hiểm dầu khí (PVI) 100% vốn Nhà nước, trực thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam sẽ chuyển thành cổ đông của Bảo Minh. Phần vốn Nhà nước của PVI sẽ là cổ phần của Tổng công ty dầu khí Việt Nam trong Bảo Minh.
Hiện nay, số vốn điều lệ của Bảo Minh là 67 tỉ đồng. Trong 2 năm 2003 - 2004, Nhà nước sẽ có cơ chế để bổ sung vốn điều lệ cho Bảo Minh đủ 70 tỉ đồng, theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Đồng thời, đánh giá lại giá trị tài sản và vốn của Bảo Minh để xác định vốn của Bảo Minh trước khi thực hiện cổ phần hóa. Bảo Minh phát hành cổ phiếu mới (trị giá tối thiểu 500 tỉ đồng) để tăng vốn điều lệ và mở rộng cho các tổng công ty Nhà nước có nhu cầu tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Trường hợp cả hai nguồn vốn này chưa đủ 1.100 tỉ đồng trong giai đoạn 2005 đến 2010, Bảo Minh sẽ bổ sung vốn điều lệ còn thiếu từ các nguồn: lợi nhuận để lại, chuyển nguồn vốn dự phòng dao động lớn, các quỹ dự trữ tự nguyện bổ sung vào vốn điều lệ hoặc tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu mới.
Giống như Bảo Minh, Vinare cũng chuyển thành công ty cổ phần, do vốn Nhà nước chi phối, hoạt động chuyên lĩnh vực tái bảo hiểm duy nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đến năm 2010, Vinare có đủ năng lực tài chính, năng lực kinh doanh để tham gia thị trường tái bảo hiểm quốc tế. Đến năm 2005, Vinare đủ sức giữ vai trò điều tiết thị trường tái bảo hiểm Việt Nam. Không cho phép thành lập thêm doanh nghiệp tái bảo hiểm. Nhà nước, không đầu tư vốn để thành lập thêm doanh nghiệp bảo hiểm tái bảo hiểm 100% vốn Nhà nước.
Việc cổ phần hóa Vinare sẽ được tiến hành theo hướng: vốn của Vinare (vốn Nhà nước) giữ cổ phần chi phối với sự tham gia góp vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường nhằm nâng cao mức giữ lại để hạn chế việc chuyển phí tái bảo hiểm ra nước ngoài, duy trì sự an toàn và ổn định của thị trường bảo hiểm Việt Nam. Củng cố công ty bảo hiểm liên doanh Samsung Vina trực thuộc Vinare góp vốn thành lập các công ty đầu tư, góp vốn vào các dự án lớn, phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án phục vụ yêu cầu sản xuất, kinh doanh.
Hiện nay, số vốn điều lệ của Vinare là 40,5 tỉ đồng. Trong 2 năm 2003 - 2004. Nhà nước có cơ chế để bổ sung vốn điều lệ cho đủ 70 tỉ đồng, theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm. Vinare phát hành cổ phiếu mới (trị giá tối thiểu 200 tỉ đồng) để hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Như vậy, vốn điều lệ của Vinare sẽ bao gồm phần vốn sau khi đánh giá lại giá trị và vốn cổ phần mới phát hành. Trường hợp cả hai nguồn vốn này chưa đủ 500 tỉ đồng, trong giai đoạn 2005 đến 2010 Vinare sẽ bổ sung số vốn điều lệ còn thiếu từ các nguồn: lợi nhuận để lại, chuyển nguồn vốn dự phòng dao động lớn, các quỹ dự trữ tự nguyện bổ sung vào vốn điều lệ hoặc tiếp tục phát hành thêm cổ phiếu mới.
2. Các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý vốn đầu tư.
Một trong những giải pháp lớn nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển ngành bảo hiểm đến năm 2010 là việc sử dụng tối đa, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm. Theo đó, các giải pháp sẽ thực hiện bao gồm, cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm thành lập quỹ đầu tư, quỹ tín thác và công ty quản lý vốn đầu tư theo quy định của pháp luật để tạo cầu nối giữa các nguồn vốn ngắn hạn và nhu cầu vốn dài hạn trên thị trường. Khuyến khích các hình thức đầu tư dài hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng phí bảo hiểm thu được đầu tư tại Việt Nam được hưởng chế độ đầu tư bình đẳng như các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
Các doanh nghiệp được phép phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu và tham gia thị trường chứng khoán, đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh và xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng.
Bảo hiểm là một tổ chức trung gian tài chính lớn của nền kinh tế, có chức năng huy động các nguồn vốn và cung ứng vốn trung, dài hạn cho đầu tư phát triển. Trên thế giới, các doanh nghiệp bảo hiểm, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là người cung cấp chính nguồn vốn cho các quỹ đầu tư trên thị trường vốn. Do công cụ đầu tư chủ yếu của quỹ đầu tư là chứng khoán, các quỹ đầu tư có chức năng thúc đẩy sự phát triển thị trường chứng khoán và tạo ra tính thanh khoản của thị trường này. Sự hình thành các quỹ đầu tư độc lập của các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tạo thành trung tâm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nhỏ thành nguồn vốn lớn, ổn định. Chính vì vậy, quỹ đầu tư được coi là chiếc cầu nối tốt nhất giữa các nguồn vốn ngắn hạn và nhu cầu vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Tính đến năm 2002, tổng số nguồn đầu tư là 6.700 tỉ đồng, theo dự kiến đến năm 2010, tổng số nguồn vốn đầu tư đạt 90.000 tỉ đồng. Như vậy, quỹ đầu tư bảo hiểm có vai trò rất lớn trong giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam khi mà các dự án, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đang cần vốn còn các nhà đầu tư chưa quen với việc đầu tư. Các doanh nghiệp có đủ điều kiện về vốn, quy mô dự phòng lớn và khả năng đầu tư dài hạn sẽ được xem xét cho phép thành lập quỹ đầu tư theo các quy định của pháp luật.
Để các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh tỉ trọng đầu tư vào thị trường vốn thì ngoài giải pháp chuyển dịch cơ cấu theo hướng nâng tỉ trọng các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ dài hạn, Nhà nước cũng cần phải có các chính sách đồng bộ cho việc phát triển thị trường vốn trong nước.
3. Sửa đổi, hoàn thiện môi trường pháp lý
Có thể thấy hệ thống pháp luật về bảo hiểm của Việt Nam cho đến tháng 6/2001 khá đồ sộ, nhưng nếu xét về số lượng các văn bản được ban hành lại rất phân tán. Mỗi bộ luật, luật chuyên ngành lại đề cập tới một vấn đề trong khi các vấn đề đó hoàn toàn có thể đưa vào trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Sự phân tán còn thể hiện ở các văn bản hướng dẫn. Các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm không hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo hiểm hàng hải mà để các hướng dẫn thực hiện, Bộ luật Hàng hải hướng dẫn luôn các quy định về bảo hiểm mà Bộ luật đề cập. Việc phân tán như vậy dẫn tới việc tra cứu, hệ thống hết sức khó khăn, đặc biệt khi cần trích dẫn tham chiếu.
Đặc biệt có những quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hoàn toàn trái ngược với thực tiễn kinh doanh và thực tiễn pháp luật về bảo hiểm, ví dụ: điều 572 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thỏa thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm”, trong khi hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có tính chất chấp thuận. Điều khoản, điều kiện bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm hoặc là do Bộ Tài chính ban hành, hoặc là do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo và trình Bộ Tài chính chấp thuận như quy định của điều 18 Nghị định 42/2001NĐ-CP ngày 1/8/2000. Hơn nữa, các văn bản pháp luật khác nhau sử dụng các định nghĩa, khái niệm hay từ vựng khác nhau để chỉ cùng một việc. Lại còn có những quy định pháp luật trái ngược nhau về nội dung. Ví dụ trong khi khoản 3 điều 203 quy định: “Đơn bảo hiểm có thể được cấp theo hình thức đơn bảo hiểm đích danh, đơn bảo hiểm theo lệnh hoặc đơn bảo hiểm vô danh” thì khoản 4 lại quy định phải có tên người được bảo hiểm hoặc có quyền lợi được bảo hiểm và điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định về nội dung của Hợp đồng bảo hiểm bao gồm “Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng”. Như vậy không thể có trường hợp đơn bảo hiểm vô danh như quy định của khoản 3 điều 203.
Một số quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không có hướng dẫn thi hành làm cho việc thực hiện hết sức khó khăn. Ví dụ như khi quy định nguyên tắc tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ được tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam” mà không có hướng dẫn nên tình trạng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nhập CIF vẫn là phổ biến
Sửa đổi các quy định pháp luật về bảo hiểm chưa chuẩn xác, không phù hợp với thực tiễn kinh doanh như điều 572 của Bộ luật dân sự, các quy định tại Bộ luật hàng hải đã nêu.
Thống nhất sử dụng khái niệm và thuật ngữ trong bảo hiểm. Việc này không phải chỉ đơn thuần là làm trong sáng các thuật ngữ pháp lý mà còn tránh được các tranh chấp không cần thiết có thể phát sinh từ việc sử dụng các khái niệm và từ ngữ này. Ví dụ trong các điều khoản bảo hiểm nhân thọ mà Bộ Tài chính ban hành sử dụng thuật ngữ “giá trị giải ước” để chỉ khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người mua bảo hiểm sau khi hợp đồng bị hủy bỏ, nếu hợp đồng đã có hiệu lực trên 2 năm, nhưng pháp luật kinh doanh bảo hiểm lại sử dụng thuật ngữ giá trị hoàn lại để chỉ việc này (khoản 3 điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm).
Bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến các khái niệm người thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, hiện nay kể cả nghị định 115/CP của Chính phủ lẫn quy tắc bảo hiểm xe cơ giới, các quy định của pháp luật dân sự đều không có quy định rõ ràng thống nhất về khái niệm này. Nhiều chủ xe cho rằng 2 xe cùng chủ được 2 lái xe khác nhau lại bị đâm va thì thiệt hại cũng phải được xem xét theo các quy định của quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, thiệt hại phải được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường vì theo quy định của điều 3 Nghị định 115/CP thì: “Chủ xe cơ giới là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới”.
Cần sớm ban hành các quy định pháp luật về bắt giữ tàu biển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, các nhà quản lý, kinh doanh hàng hải tranh chấp, yêu cầu chủ tàu đã gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc làm ô nhiễm môi trường biển Việt Nam phải bồi thường. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới quy định khá chi tiết về vấn đề này. Ví dụ: Trung Quốc quy định 18 trường hợp có thể bắt giữ tàu. Pháp luật Cộng hòa Pháp coi con tàu là tài sản dùng để trả những khoản nợ liên quan đến con tàu đó. Hầu hết hệ thống luật lục địa và Anglô- Sắc xông đều có chung quan điểm này. Công ước Quốc tế về bắt giữ tàu biển (1999) coi việc bắt giữ tàu là một biện pháp quan trọng để giải quyết các khiếu nại hàng hải, trong khi đó Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có bất kỳ một quy định nào về vấn đề này.
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần phải điều chỉnh luôn cả hoạt động bảo hiểm tiền gửi do tổ chức bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng Nhà nước tiến hành. Như đã trình bày ở trên, hoạt động bảo hiểm tiền gửi cũng là một dịch vụ bảo hiểm thương mại nên không thể không bị điều chỉnh bởi pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Việc quản lý bảo hiểm phải thống nhất về một mối, tránh việc thành lập các bộ máy cồng kềnh, chồng chéo kém hiệu quả.
III. các giải pháp phát triển vi mô
1. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước cần có nhìn nhận về một thị trường cạnh tranh mới, đó là quá trình tự do hóa và toàn cầu hóa đang chuyển biến ngày càng rõ nét, quyết định cho mình những chiến lược thích hợp chuẩn bị cho hội nhập với thị trường thế giới.
Các công ty bảo hiểm không thể giữ mãi lối điều hành kinh doanh theo kiểu truyền thống để tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, họ bắt buộc phải tái lập lại và nỗ lực trong việc xây dựng những hướng dẫn kinh doanh để theo đuổi kịp những nhân tố thay đổi sau:
Thứ nhất, Sự gia tăng cạnh tranh ngày càng lớn. Cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm theo xu hướng sẽ chủ yếu tập trung mạnh mẽ vào các yếu tố về giá và dịch vụ khách hàng, nó như là kết quả của mậu dịch tự do và tự do hóa trong ngành bảo hiểm. Những lực mới của sự cạnh tranh sẽ bị chi phối bởi sự hiện diện của những tổ chức kinh doanh bảo hiểm trên thế giới có phương pháp điều hành kinh doanh tốt nhất, cũng những nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác trong nước, chỉ những nhà cung cấp nào phù hợp nhất mới tồn tại được.
Thứ hai, Sự hội tụ của những sản phẩm tài chính là xu hướng tất yếu. Để đáp ứng những yêu cầu tổng hợp khác nhau của khách hàng và những thay đổi về nhu cầu và đặc điểm của họ, xu hướng bắt buộc là theo đuổi sự hội tụ những sản phẩm tài chính. Xu hướng này là hướng dẫn bắt buộc đối với những công ty cung cấp dịch vụ tài chính cá biệt, đó là các công ty không thể tự cung cấp toàn bộ các loại dịch vụ tài chính bởi riêng họ, tạo nên những đồng minh hoặc có sự hợp nhất chung trong một tổ chức, nơi mà sẵn sàng cung cấp hàng loạt những sản phẩm dịch vụ tài chính tổng hợp.
Thứ ba, Nhu cầu của khách hàng thay đổi. Khách hàng đang ngày càng am tường và nhận thức rõ về những nhu cầu bảo hiểm của chính họ. Tại một thời điểm khách hàng sẽ có sự phân biệt rõ ràng hơn cho mỗi nhu cầu, và am hiểu về rủi ro tài chính họ sẽ phải đối mặt. Thị trường dành cho những nhà bảo hiểm sẽ thay đổi với những khách hàng mới và nảy sinh nhiều loại rủi ro mới cũng như việc xã hội ngay càng trở nên giàu có và nhận thức càng rõ về nhu cầu cho những đảm bảo an toàn và bảo vệ tài chính.
Thứ tư, Những thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực công nghệ đang chuyển đổi cách thức kinh doanh với những xu hướng đang được kỳ vọng và lớn mạnh không ngừng cách thức kinh doanh. Khả năng của một công ty bảo hiểm khi tiếp cận với công nghệ mới trong mọi lĩnh vực hoạt động sẽ đảm bảo cho công ty có đủ thế mạnh cạnh tranh với các đối thủ khác. Nó cũng có nghĩa rằng nếu công ty nào bị chậm lại quá lâu với sự thay đổi không ngừng của công nghệ sẽ dẫn đến sự tụt hậu và bị loại bỏ.
Để đối mặt với những thay đổi trong kinh doanh bảo hiểm, ngành bảo hiểm Việt Nam cần khẩn cấp lập kế hoạch cơ bản cho sự phát triển của mình thông qua hoàn thiện những nhiệm vụ sau:
* Phát triển một hạt nhân then chốt trong những công ty bảo hiểm trong nước trở thành người dẫn đầu thị trường và có tác động mạnh tới thị trường, đáp ứng hết những nhu cầu bảo hiểm của thị trường trong nước.
* Quan tâm để bảo hiểm là lĩnh vực quan trọng trong sự hợp nhất của hệ thống tài chính.
* Đưa ra những sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến để tăng khả năng xâm nhập vào thị trường mới.
* Phát triển những kênh phân phối sản phẩm mới như thương mại điện tử, Marketing trực tiếp... đảm bảo chi phí và tăng hiệu quả phân phối sản phẩm tới tay khách hàng.
* Cải tiến việc nâng cao chất lượng dịch vụ đối với chủ hợp đồng (khách hàng) thông qua việc đáp ứng và quan tâm tới mối quan hệ cộng đồng và áp dụng những công nghệ mới nhất trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng một cách hiệu quả.
Còn đối với các công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm trong nước ngay lập tức phải xem xét, đánh giá lại và điều chỉnh những chiến lược kinh doanh của mình. Đặt ra nhu cầu gấp cho việc quyết định những kế hoạch hành động mang tính chiến lược mà có thể bao gồm:
- Hợp nhất và mua lại.
Hợp nhất và mua lại giữa các công ty, tập đoàn... là khá phổ biến, khi thị trường đã trưởng thành, đảm bảo cho việc tăng sức mạnh vị trí thị trường. Nhằm đảm bảo không bị loại bỏ, các công ty bảo hiểm trong nước tự phải hướng tới cạnh tranh thông qua việc cải thiện sức mạnh tài chính, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, năng lực cạnh tranh bằng cách tìm đến nhau để có thể hợp nhất và mua lại. Ví dụ như ở Malaysia, đứng trước những thách thức của quá trình tự do hóa, tập trung hóa và nhu cầu sử dụng những phương thức phân phối mới, ngân hàng trung ương nước này đã yêu cầu 56 công ty bảo hiểm trong nước sáp nhập lại thành 10 đến 15 công ty, việc sáp nhập này sẽ đẩy mạnh quá trình tập trung hóa nâng cao tính ổn định của ngành bảo hiểm.
- Chiến lược liên kết:
Để tạo thế mạnh cũng như đáp ứng những đòi hỏi về sự thành thạo bước vào môi trường cạnh tranh mới trong lĩnh vực tài chính một cách hiệu quả là tạo ra sự liên kết giữa những nhà bảo hiểm với nhau hay với các ngành dịch vụ khác, mối liên kết này được ví như sự "kết hôn", nhằm khai thác sự hiệp lực lẫn nhau. Một ví dụ điển hình và phổ biến đó là Ngân hàng bảo hiểm (bảo hiểm qua ngân hàng), mối liên kết này bao trùm lên cả các hoạt động ngân hàng và bảo hiểm. Nhằm đảm bảo đồng lúc những nhu cầu về tài chính và bảo hiểm của một khách hàng được đáp ứng trong cùng một tổ chức. Thông qua liên két mà những nhà bảo hiểm sẽ có cơ hội khai thác những kênh phân phối sản phẩm mới hiệu quả hơn cách thức truyền thống.
- Cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động.
Các chuẩn mực đối với các thực tế đang diễn ra trong những mặt đặc biệt quan trọng của nhiều hoạt động và quản lý sẽ thường xuyên được dẫn dắt điều chỉnh để áp dụng như là những tiêu chuẩn đối với các công ty bảo hiểm nhằm tăng cường thành quả của họ. Đồng thời sẽ phải có một sự chuyển đổi hệ thống, một sự thay đổi trong nhận thức để tái cấu trúc lại các quy trình hiện hữu theo đó nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả hoạt động.
- Đẩy mạnh việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm nên đẩy mạnh cải thiến kỹ thuật chuyên môn thông qua việc đào tạo kiến thức và kỹ năng hiệu quả cho lực lượng lao động của mình. Mỗi cá nhân phải được đào tạo những kỹ năng hỗn hợp với một khả năng hoàn thành cong việc ở mức cao nhất và luôn có quan điểm tích cực công việc, theo kịp với sự phát triển không ngừng của tiến bộ kỹ thuật. Các công ty bảo hiểm không thể thờ ơ với việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực ngay bây giờ, quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ chuyên viên cao cấp luôn nhận thức được kiến thức, khoa học công nghệ là yếu tố của sự thành công. Nhìn nhận kỹ thuật chuyên môn là yếu tố cơ bản trong việc làm thỏa mãn những nhu cầu khác nhau và luôn thay đổi của khách hàng. Các công ty bảo hiểm phải coi việc theo đuổi áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ mới là đầu vào của hoạt động kinh doanh cũng giống như những khách hàng của công ty.
- Khuyếch trương hình ảnh ra công chúng.
Ngành bảo hiểm cần phải quảng bá tới công chúng về bảo hiểm và tầm quan trọng của nó trong cuộc sống của mọi người dân. Một sự gia tăng về nhận thức và am hiểu bảo hiểm của công chúng sẽ xóa bỏ nhiều sự hiểu không đúng và những mong đợi ảo tưởng về ngành bảo hiểm và mở đường cho việc phát triển thị trường lớn hơn về sau. Đồng thời nó sẽ rất quan trọng để đảm bảo cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật. Nó đặt ra việc sẵn sàng làm thỏa mãn dịch vụ sau bán hàng. Các công ty bảo hiểm phải luôn tỏ ra cảm thông và nhạy bén đối với những khách hàng mà họ đang gặp các vấn đề vướng mắc khi họ đưa ra khiếu nại hoặc tìm kiếm sự bồi thường, bằng việc cung cấp những nhân viên có đủ năng lực, giỏi kỹ thuật và có đầy đủ sự cảm thông để giải quyết chia sẻ khó khăn với khách hàng. Những nỗ lực tận tâm trong phục vụ khách hàng phải được quan tâm sẽ là cách để xóa bỏ tình trạng quan liêu, cửa quyền khi giải quyết vấn đề của khách hàng, chiếm được lòng tin của khách hàng, giữ uy tín của ngành bảo hiểm nói chung và vị trí thị trường của mỗi công ty bảo hiểm nói riêng.
Trong khi các công ty bảo hiểm trong nước còn yếu cả về vốn và công nghệ, họ phải đối đầu với các đối thủ cạnh tranh là các tổ chức bảo hiểm nước ngoài mạnh hơn về vốn và kinh nghiệm thì những chuẩn bị của ngành bảo hiểm Việt Nam là rất cần thiết để đẩy nhanh quá trình hội nhập với thị trường bảo hiểm các nước trong khu vực cũng như các tổ chức thương mại quốc tế. Các công ty bảo hiểm Việt Nam cần phải củng cố đầu tư cho phát triển quy mô, công nghệ kinh doanh bảo hiểm: kỹ thuật nghiên cứu nghiệp vụ, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp...
2. Những giải pháp và kiến nghị để phát triển bảo hiểm hàng hóa XNK
Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định có vai trò hết sức quan trọng được Đảng và Nhà nước quan tâm, hướng mục tiêu phục vụ cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và thế giới. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu giai đoạn 1991 - 2000 đạt trung bình khoảng 29%/năm. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất, giảm dần tỉ trọng hàng tiêu dùng.
Có thể nói, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, hình thành nhiều ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tạo cơ sở và khuyến khích các nước hợp tác kinh tế và đầu tư vào Việt Nam. Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Thế nhưng tỉ lệ bảo hiểm cho hàng hóa XNK của chúng ta vẫn còn rất thấp. Đó là do một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, Hoạt động XNK của nước ta chủ yếu áp dụng phương thức xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB và nhập khẩu theo điều kiện giao hàng CIF. Với các phương thức XNK trên đã hạn chế khả năng ký kết hợp đồng bảo hiểm của các công ty bảo hiểm Việt Nam.
Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán được quốc tế hóa bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.
Như vậy, đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.
Hai là, Năng lực hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam còn hạn chế, chưa mang tầm quốc tế. Ngoại trừ Bảo Việt thành lập năm 1965 có vốn lớn, các công ty bảo hiểm khác đều vừa mới được thành lập sau Nghị định 100/CP ngày 18/12/1993, với mức vốn kinh doanh chưa tới 80 tỉ đồng, trong khi đó, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài ra đời cách đây hàng trăm năm, vốn kinh doanh hàng tỉ Đôla Mỹ. Thêm vào đó, trình độ cán bộ làm công tác bảo hiểm nói chung còn bất cập so với đòi hỏi của của thị trường còn non yếu so với mặt bằng thế giới. Theo đánh giá khách quan, các nhà XNK nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi mua bảo hiểm của Việt Nam và điều này làm giảm sức thuyết phục khi các nhà đàm phán ngoại thương yêu cầu đối tác nước ngoài trao cho ta quyền mua bảo hiểm.
Ba là: Các nhà XNK Việt Nam đã quen với tập quán thương mại xuất khẩu theo điều kiện FOB, nhập khẩu theo điều kiện CIF: Việc thay đổi tập quán cũ nay khó thực hiện trong một sớm một chiều. Tuy nhiên, ở một chừng mực nhất định với phương thức giao hàng như trên, phía Việt Nam sẽ tránh được nghĩa vụ thuê tàu và mua bảo hiểm, đôi khi công việc này khó thực hiện do phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của đối tác nước ngoài trong bối cảnh năng lực hoạt động của các công ty bảo hiểm và đội tàu biển Việt Nam còn hạn chế.
Cần phải nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước. ở tầm vĩ mô, nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước có tác dụng góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Với hoạt động xuất khẩu theo điều kiện CIF, hàng hóa được chuyên chở bằng tàu trong nước và được công ty bảo hiểm trong nước bảo hiểm sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ và chi phí vận tải và phí bảo hiểm về thực chất được tính vào giá hàng và do phía nước ngoài trả. Nhập khẩu theo điều kiện FOB có tác dụng giảm chi ngoại tệ, trong trường hợp này chúng ta chỉ phải chi ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa, mà không phải chi tiền nhập dịch vụ vận tải đường biển và dịch vụ bảo hiểm của nước ngoài như trước đây. Số ngoại tệ chi cho mỗi hợp đồng ngoại thương giảm sẽ cải thiện tình trạng thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài trong nhiều năm như hiện nay của nước ta.
Đối với các công ty XNK nếu đơn bảo hiểm được ký kết với các công ty bảo hiểm Việt Nam, công ty XNK tránh được những phiền phức về thủ tục pháp lý, ngôn ngữ, địa lý... có thể sẽ gặp phải khi sự cố bảo hiểm xảy ra. Trong trường hợp công ty bảo hiểm Việt Nam không đủ năng lực bảo hiểm, phía Việt Nam vẫn có lợi do chúng ta có điều kiện lựa chọn công ty bảo hiểm uy tín bảo hiểm cho hàng hóa của mình, đồng thời lựa chọn các điều khoản bảo hiểm phù hợp với tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của công ty. Hơn nữa, tập quán thương mại quốc tế chỉ yêu cầu bên xuất khẩu mua bảo hiểm ở mức độ tối thiểu. Nhà nhập khẩu muốn an toàn hơn cho tài sản của mình phải ký các hợp đồng bổ sung. Như thế, suy cho cùng công ty nhập khẩu Việt Nam vẫn phải mua bảo hiểm trong trường hợp nhập khâu CIF. Công ty sẽ chủ động hơn nếu giành được quyền mua bảo hiểm thông qua hợp đồng nhập khẩu FOB hoặc C&F.
Kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước tăng có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy ngành bảo hiểm phát triển. Theo nguyên lý số đông, lượng khách hàng tham gia càng lớn công ty bảo hiểm càng có điều kiện phân chia rủi ro giữa các đối tượng bảo hiểm, tránh cho công ty trước những tổn thất lớn ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính công ty. Và điều này càng có ý nghĩa hơn khi mà tỉ lệ bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK nước ta trong những năm qua luôn ở mức cao, khoảng 65-70%. Mức bồi thường này đặt công ty bảo hiểm trước những nguy cơ tiềm ẩn không lường trước được.
Tóm lại, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải nói riêng cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường tiềm lực tài chính... để hội nhập thành công và cạnh tranh có hiệu quả với các công ty bảo hiểm nước ngoài, tạo cơ sở nâng cao tỉ trọng kim ngạch hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước.
Để nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK được bảo hiểm trong nước trước tiên cần có sự cố gắng nỗ lực của chính các công ty bảo hiểm. Trong những năm qua, ngành bảo hiểm Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong việc khai thác khách hàng mới. Chất lượng phục vụ được nâng lên rõ rệt. Ngoài việc cung cấp sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chủ động tăng cường tiếp cận khách hàng để tư vấn kỹ thuật chuyên môn, giúp khách hàng lựa chọn rủi ro tham gia bảo hiểm cho phù hợp và đạt hiệu quả. Tuy vậy, trong thời gian tới, ngành bảo hiểm Việt Nam cần không ngừng hơn nữa nâng cao năng lực bảo hiểm lên ngang tầm quốc tế. Phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ tinh thông kỹ thuật nghiệp vụ, hiểu luật pháp quốc gia, quốc tế, có nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trước khách hàng; phải đa dạng hóa sản phẩm, khai thác triệt để thị trường trong nước; phải có chiến lược nâng cao năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm để các công ty bảo hiểm Việt Nam có khả năng ký các hợp đồng bảo hiểm cho những tài sản có giá trị lớn, đối với các công ty bảo hiểm nhỏ cần mạnh bạo sáp nhập lại thành các công ty lớn, Nhà nước cần tăng cường cung cấp vốn cho công ty Bảo Việt để nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty này với các công ty bảo hiểm nước ngoài, tạo uy tín với các công ty XNK nước ngoài khi họ ký hợp đồng bảo hiểm với ta.
Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các công ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: giảm thuế XNK cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, hoặc giảm thuế doanh thu hay thuế giá trị gia tăng, giảm thủ tục hải quan, hoặc chủ hàng được giao hạn ngạch XNK cao hơn so với những chủ hàng không tham gia bảo hiểm tại Việt Nam... Như trên đã phân tích, điều kiện giao hàng có tác dụng chủ yếu đến phân định trách nhiệm giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng thương mại, còn ý nghĩa kinh tế không rõ ràng. Với các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán ký kết, thực hiện phương thức xuất khẩu theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỉ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy ngành bảo hiểm Việt Nam phát triển.
Đối với các công ty XNK cần nhanh chóng thay đổi tập quán thương mại cũ. Chuyển dần từ phương thức xuất khẩu FOB, nhập khẩu CIF sang xuất khẩu theo điều kiện FOB. Điều này xét về toàn cục có lợi cho nền Kinh tế quốc dân do đã tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm hàng hải và ngành vận tải biển phát triển. Và chính sự phát triển của hai ngành này có tác động ngược trở lại góp phần mở rộng không ngừng hoạt động kinh tế đối ngoại. Sự phối kết hợp hỗ trợ nhau cùng phát triển của ba lĩnh vực XNK, bảo hiểm hàng hải, và vận tải đường biển có ý nghĩa quan trọng. Sẽ là rất khó cho hoạt động XNK nếu ngành bảo hiểm và vận tải biển kém phát triển, và ngành bảo hiểm và vận tải biển cũng không thể phát triển mạnh được trong điều kiện kim ngạch XNK thấp.
Tóm lại, để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam trong những năm tới, các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay sẽ phải thay đổi rất nhiều về các cách tiếp cận khách hàng, khai thác sản phẩm và các chiến lược marketing bởi lẽ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn yếu kém về rất nhiều mặt nghiệp vụ kinh doanh lẫn tiềm lực tài chính. Nhưng hơn hết, Nhà nước cần phải kết hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để có thể có những giải pháp điều chỉnh về quản lý các quỹ đầu tư, luật cạnh tranh v.v.. thì thị trường bảo hiẻm Việt Nam mới có thể đứng vững trong hội nhập Quốc tế.
mục lục
lời mở đầu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVV520.doc